27
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ CÔNG NGHVIT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHPHAN THANH PHƢƠNG NGHIÊN CU XÂY DNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH METYL THY NGÂN TRONG CÁC MU SINH HC VÀ MÔI TRƢỜNG TI KHU VC KHAI THÁC VÀNG THN SA, THÁI NGUYÊN LUN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NI - 2019

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHAN THANH PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH

METYL THỦY NGÂN TRONG CÁC MẪU SINH HỌC

VÀ MÔI TRƢỜNG TẠI KHU VỰC KHAI THÁC VÀNG

THẦN SA, THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Vũ Đức Lợi

2. PGS. TS. Lê Lan Anh

Phản biện 1:………………………………………………

Phản biện 2:………………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học

và Công nghệ Việt Nam

Vào hồi…giờ…ngày…tháng… năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Page 3: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Vân, Phan Thanh

Phƣơng, “Phân tích thủy ngân oxit (HgO) và thủy ngân sunfua

(HgS) trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy”, Tạp

chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 2015, Tập 20 (4), 135-142

2. Mineshi Sakamoto, Nozomi Tatsuta, Kimiko Izumo, Phuong Thanh

Phan, Loi Duc Vu, Megumi Yamamoto, Masaki Nakamura,

Kunihiko Nakai, Katsuyuki Murata, "Health Impacts and

Biomarkers of Prenatal Exposure to Methylmercury: Lessons from

Minamata, Japan", Toxics, 2018, 6 (3), 45

3. Vu Duc Loi, Duong Tuan Hung, Phan Thanh Phuong, “Mercury

pollution due to gold mining activities in Thai Nguyen province”, Food

Control Conference 2018, 4-5th October 2018, Hanoi, Vietnam.

4. Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Vân, Phan Thanh

Phƣơng. “Nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng metyl thủy

ngân trong mẫu sinh học bằng phương pháp quang phổ hấp thụ

nguyên tử kỹ thuật hóa hơi lạnh (CV - AAS)”, Tạp chí phân tích

Hóa, Lý và Sinh học, 2019, Tập 24 (3), 111-117.

5. Phan Thanh Phƣơng, Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng, Nguyễn

Thị Vân. “Đánh giá mức độ ô nhiễm metyl thủy ngân trong trầm tích

suối Nước Đục thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 2019, Tập 24 (3),

123-129.

Page 4: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

1

MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu được tất cả các quốc gia và

nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong số các chất ô nhiễm tồn tại trong môi

trường thì kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân đóng một vai trò quan trọng

trong các quá trình chuyển hóa và tích lũy sinh học, khi xâm nhập vào cơ thể

các kim loại nặng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, chúng được

coi là một trong các tác nhân gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Độc

tính của thuỷ ngân phụ thuộc vào dạng hóa học của nó; thủy ngân hữu cơ độc

hơn thuỷ ngân vô cơ, dạng độc nhất của thuỷ ngân là metyl thuỷ ngân

(CH3Hg+), dạng này được tích luỹ trong tế bào cá và động vật. Metyl thủy ngân

tan được trong mỡ, phần chất béo của các màng và trong não tủy. Đặc tính

nguy hiểm nhất của metyl thủy ngân là có thể chuyển dịch được qua màng tế

bào và thâm nhập vào mô của bào thai qua nhau thai.

Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp nhiễm độc thủy ngân xảy ra ở quy mô

lớn. Năm 1953 - 1960 tại thành phố Minamata, Nhật Bản đã có 2955 người

nhiễm độc thuỷ ngân. Trong số những người bị nhiễm độc, đã có 45 người

chết. Những khuyết tật về gien đã được quan sát thấy ở trẻ em sơ sinh mà mẹ

của chúng ăn hải sản được khai thác từ vịnh. Tiếp đó năm 1972 tại Irac đã có

459 nông dân bị chết sau khi ăn phải lúa mạch nhiễm độc thuỷ ngân do thuốc

trừ sâu.

Thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, phân

bón, chất dẻo, kỹ thuật điện, điện tử, sơn, tách vàng trong các quặng sa khoáng,

sản xuất các loại đèn huỳnh quang, pin, nhiệt kế, huyết áp kế, mỹ phẩm...

Theo báo cáo của Cục hóa chất - Bộ Công thương, năm 2016, Việt Nam có

4 ngành chính liên quan đến sử dụng và phát thải thủy ngân gồm sản xuất và sử

dụng thiết bị chiếu sáng, đốt than từ nhà máy, sử dụng trong lĩnh vực y tế và

khai thác vàng thủ công quy mô nhỏ, hàng năm nước ta phát thải ra môi trường

khoảng 49.131 kg thủy ngân.

Trong môi trường, thuỷ ngân biến đổi qua các dạng tồn tại hoá học của nó

bởi các hoạt động của tự nhiên và con người, thủy ngân được giải phóng vào

khí quyển bởi nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân tán và lắng đọng xuống trái

đất, thủy ngân được lưu giữ và chuyển hóa trong đất và nước. Sự chuyển hoá

sinh học của các hợp chất thuỷ ngân vô cơ thành các hợp chất metyl thuỷ ngân

có thể xảy ra trong trầm tích, trong nước và cả trong cơ thể sinh vật. Quá trình

metyl hoá thủy ngân là yếu tố quan trọng nhất góp phần đưa thủy ngân vào

trong chuỗi thức ăn. Các hoạt động khai thác vàng thủ công sử dụng thủy ngân

kim loại để tạo hỗn hống, tuy nhiên trong trầm tích tại khu vực khai thác lại

phát hiện thấy metyl thủy ngân. Sự chuyển hóa của các dạng thủy ngân tại khu

vực khai thác vàng diễn ra rất phức tạp, các nghiên cứu về quá trình metyl hóa

và tích lũy sinh học của thủy ngân trong cá và động vật đáy tại các khu vực này

còn hạn chế. Mặt khác, ở Việt Nam chưa có các quy trình hướng dẫn về phân

tích metyl thủy ngân trong trầm tích và các mẫu sinh học.

Page 5: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

2

Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân

tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường tại khu vực khai

thác vàng Thần Sa,Thái Nguyên”.

Mục tiêu của luận án được đặt ra là:

- Nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích metyl thủy ngân trong mẫu

sinh học có độ nhạy, độ chọn lọc và độ chính xác cao.

- Nghiên cứu, đánh giá sự chuyển hóa và tích lũy sinh học của thủy ngân

trong các mẫu trầm tích và sinh học tại khu vực khai thác vàng Thần Sa, huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu chính của luận án bao gồm:

- Khảo sát, lựa chọn các điều kiện tối ưu và xác nhận giá trị sử dụng của

phương pháp phân tích hàm lượng tổng thủy ngân trong mẫu trầm tích và mẫu

sinh học.

- Nghiên cứu, lựa chọn các điều kiện tối ưu và xác nhận giá trị sử dụng của

phương pháp phân tích hàm lượng metyl thủy ngân trong trầm tích bằng

phương pháp sắc ký khí sử dụng detector cộng kết điện tử (GC-ECD).

- Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng quy trình phân tích hàm lượng metyl

thủy ngân trong mẫu sinh học bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

với kỹ thuật hóa hơi lạnh cải tiến kết hợp các kỹ thuật chiết lỏng - lỏng.

- Áp dụng quy trình phân tích xây dựng được để xác định hàm lượng tổng

thủy ngân và metyl thủy ngân trong mẫu trầm tích, sinh học tại khu vực khai

thác vàng Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và đánh giá sự chuyển

hóa và tích lũy thủy ngân trong các đối tượng mẫu nghiên cứu trên.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Thủy ngân trong tự nhiên và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng

1.1.1. Thủy ngân trong tự nhiên

Thủy ngân (Hg) tồn tại chủ yếu ở các dạng 0, +1, +2, rất ít hợp chất của

thủy ngân tồn tại ở trạng thái oxit hóa +3. Trong tự nhiên thủy ngân tồn tại chủ

yếu ở các dạng sau:

- Dạng thủy ngân kim loại (Hgo), tồn tại ở trạng thái lỏng và hơi.

- Dạng thủy ngân vô cơ tồn tại ở các dạng như: HgS, HgO, Hg(OH)2,

Hg2Cl2, HgCl2, HgCN2, Hg(NO3)2,… có độ hòa tan khác nhau.

- Dạng có khả năng trao đổi ion (liên kết với Mn - Fe trong mẫu trầm tích).

- Dạng thủy ngân hữu cơ tồn tại ở các dạng như: (CH3)2Hg phân hủy chậm,

CH3Hg+ hầu như không phân hủy và các dạng thủy ngân hữu cơ RHgX;

- Dạng cặn dư (phần còn lại của thủy ngân bị ràng buộc bởi các nguyên tố

khác mà không thể chiết xuất được bởi các thuốc thử trước đó).

Trong tự nhiên, thủy ngân tồn tại chủ yếu dưới dạng các khoáng vật: xinaba

hay thần sa (HgS), timanic (HgSe), colodoit (HgTe), livingtonit (HgSb4O7),

montroydrit (HgO), calomen (Hg2Cl2)... Rất hiếm khi gặp thủy ngân dưới dạng

tự do. Thần sa là quặng duy nhất của thủy ngân, nhiều khi bắt gặp chúng tạo

Page 6: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

3

thành các mỏ lớn. Nói chung thần sa khác với các sunfua khác là khá bền vững

trong miền oxi hoá. Các khoáng vật cộng sinh với thần sa thường có antimonit

(Sb2S3), pyrit (FeS2), asenepyrit (FeAsS), Arsenic trisulfide (As2S3)... Các

khoáng vật phi quặng đi kèm theo thần sa thường có: thạch anh, canxit, nhiều

khi có cả fluorit, barit...

1.1.2. Chu trình chuyển hóa của thủy ngân trong môi trường

Chu trình tuần hoàn của thủy ngân trong môi trường có thể khái quát gồm 6

quá trình chính:

(1) Sự tách hơi thủy ngân từ đá, đất và nước mặt hoặc khí thải từ núi lửa,

các hoạt động của con người.

(2) Sự di chuyển ở dạng khí của thủy ngân trong khí quyển: Thủy ngân khi

phát tán vào khí quyển chủ yếu ở dạng hơi (Hgo). Hơi thủy ngân tồn tại với

thời gian dài trong khí quyển có thể đến một năm vì vậy chúng có khả năng

phát tán rộng.

(3) Sự lắng đọng thủy ngân xuống đất và nước mặt: Hơi thủy ngân trong

khí quyển qua quá trình oxi hóa quang hóa tạo thành thủy ngân II, kết hợp với

hơi nước và theo mưa rơi xuống mặt đất.

(4) Sự chuyển hóa thành sunfua thủy ngân không tan.

(5) Sự chuyển hóa hóa học và chuyển hóa sinh học thành các dạng dễ hòa tan.

(6) Quay trở lại khí quyển hoặc tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn.

1.1.3. Ứng dụng của thủy ngân

Thủy ngân có rất nhiều ứng dụng do có những tính chất phong phú như tính

dẫn điện, nhạy với sự thay đổi nhiệt độ, áp suất và tạo được hợp kim với hầu

hết kim loại. Chính vì vậy thủy ngân đóng một vai trò quan trọng trong nhiều

lĩnh vực công nghiệp khác nhau:

- Trong công nghiệp hóa chất: Thủy ngân được sử dụng phổ biến nhất là

công nghiệp sản xuất Cl2 và NaOH bằng phương pháp điện phân sử dụng điện

cực thủy ngân.

- Trong công nghiệp điện, điện tử: Thủy ngân được sử dụng để sản xuất

bóng đèn huỳnh quang, các thiết bị siêu dẫn, đồng hồ đo, pin oxit thủy ngân.

- Trong y học: Thủy ngân là một thành phần trong hỗn hợp để chữa các

bệnh sâu răng, hàn răng. Thủy ngân cũng được dùng làm thuốc sát trùng như

HgCl2. Nhiều hợp chất của thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản cho

nhiều loại dược phẩm.

- Trong nông nghiệp: Người ta sử dụng một lượng lớn các hợp chất của

thủy ngân hữu cơ để chống nấm mốc và làm sạch các hạt giống, và là thành

phần có trong thuốc bảo vệ thực vật.

- Trong khai thác vàng: Thủy ngân được sử dụng để tách vàng trong quặng

sa khoáng nhờ tạo hỗn hống.

Ngoài ra thủy ngân còn được sử dụng trong các thiết bị định hướng, các

dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất, được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân, làm

dung môi và xúc tác cho các kim loại hoạt động.

Page 7: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

4

1.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm thủy ngân trong môi trường

Nguồn phát thải thủy ngân vào môi trường gồm hai nguồn chính đó là

nguồn do phát thải tự nhiên và hoạt động của con người gây ra. Nguồn phát

thải do hoạt động của con người bao gồm: phát thải từ các sản phẩm phụ và

phát thải từ việc sử dụng thủy ngân có chủ ý. Nguồn sản phẩm phụ lớn nhất

phát thải ra thủy ngân là việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, than thường chứa

các tạp chất thủy ngân và trong quá trình đốt than giải phóng ra thủy ngân vào

môi trường không khí.

1.2. Tính chất của thủy ngân

1.2.1. Tính chất vật lý, hóa học của Hg

Thủy ngân (Hg) là nguyên tố thuộc nhóm IIB trong bảng hệ thống tuần

hoàn các nguyên tố hoá học, có số thứ tự là 80, cấu hình electron lớp ngoài

cùng là: 4f14

5d10

6s2.

1.2.2. Tính chất đặc trưng của thủy ngân

Phản ứng phát hiện ion Hg2+

Phản ứng của ion CH3Hg+

Phản ứng tạo thành Me-Hg trong cơ thể

Phản ứng tạo phức của Me-Hg với Cysteine

1.2.3. Độc tính của thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân

- Thủy ngân kim loại

- Thủy ngân vô cơ

- Thủy ngân hữu cơ

1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm Hg trong môi trƣờng

1.3.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

1.3.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

1.3.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

1.4. Các phƣơng pháp phân tích Hg

1.4.1. Một số phương pháp xử lý mẫu trước khi phân tích

1.4.2. Phương pháp phân tích tổng Hg

- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (CV-AAS)

- Phương pháp phổ huỳnh quang nguyên tử

- Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử

- Phương pháp phổ khối (ICP-MS)

1.4.3. Các phương pháp phân tích metyl thủy ngân

- Phương pháp chiết chọn lọc

- Phương pháp điện di mao quản

- Phương pháp sắc ký khí

- Phương pháp sắc ký lỏng

1.5. Thẩm định phƣơng pháp phân tích

1.5.1. Giới hạn phát hiện LOD, giới hạn định lượng LOQ

1.5.2. Phương pháp xác định LOD và LOQ

1.5.3. Độ chính xác của phương pháp phân tích

Page 8: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

5

1.6. Tình hình nghiên cứu phân tích Hg, Me-Hg trong và ngoài nƣớc

1.6.1. Tình hình nghiên cứu về khả năng tích lũy và chuyển hóa thủy ngân

- Tình hình nghiên cứu về tích lũy và chuyển hóa thủy ngân trên thế giới

- Tình hình nghiên cứu về tích lũy và chuyển hóa thủy ngân ở Việt Nam

1.6.2. Tình hình nghiên cứu về các phương pháp phân tích thủy ngân

- Tình hình nghiên cứu về phương pháp phân tích thủy ngân tổng số

- Tình hình nghiên cứu về phương pháp phân tích metyl thủy ngân

1.7. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.7.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Thần Sa huyện Võ Nhai tỉnh

Thái Nguyên

1.7.2. Tình hình khai thác vàng trên địa bàn xã Thần Sa huyện Võ Nhai tỉnh

Thái Nguyên

Thái Nguyên phong phú và đa dạng về chủng loại khoáng sản. Các mỏ,

điểm mỏ ngoài các nguyên tố có giá trị kinh tế cao (Au, Ag, Bi, W, Zn…) còn

có chứa các nguyên tố độc hại (Hg, As, Cd…). Theo thời gian do tác động của

các yếu tố tự nhiên và con người sẽ làm phát tán chúng ra môi trường xung

quanh và có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí nếu

hàm lượng các nguyên tố độc hại vượt quá giới hạn cho phép.

Các mỏ, điểm khoáng sản độc hại trong tỉnh Thái Nguyên thường phân bố

ở những nơi có các dòng sông, suối chảy qua. Khi các con sông, con suối chảy

qua các khu vực có các mỏ chứa khoáng sản độc hại thì dưới tác dụng của

dòng chảy sẽ xói mòn, rửa trôi, hòa tan, vận chuyển và phát tán chúng ra môi

trường xung quang gây ô nhiễm cho môi trường sống.

Các khu mỏ, điểm mỏ chứa khoáng sản có kèm theo các nguyên tố độc hại có

hệ thống rừng nguyên sinh ít, đa số là rừng tái sinh và mới trồng nên độ che phủ từ

trung bình đến kém. Khi mưa xuống so mức độ che phủ kém gây ra hiện tượng phá

hủy bào mòn thân quặng làm cho quá trình phong hóa cơ học và hóa học diễn ra

nhanh hơn. Dưới tác dụng của dòng chảy mang theo các nguyên tố độc hại từ các

mỏ khoáng phát tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

Khi khai thác khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, luôn

đi kèm với sự phát thải các chất thải ra môi trường. Bụi, chất thải các loại

khoáng sản độc hại sẽ không ngừng phát thải vào môi trường xung quanh. Hoạt

động của các khu công nghiệp cũng phát thải các chất độc hại ra môi trường.

Ngoài ra, còn có các hoạt động khai thác vàng trái phép có sử dụng thủy ngân

để tách vàng sẽ phát thải thủy ngân vào môi trường.

Mỏ vàng Thần Sa huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từng là mỏ vàng hoạt

động trái phép lớn nhất miền Bắc bởi trong khu vực này chứa một lượng lớn

vàng sa khoáng. Trong thời gian gần đây, nạn khai thác vàng trái phép ở mỏ

vàng Thần Sa vẫn xảy ra trên địa bàn huyện Võ Nhai. Các bãi khai thác vàng ở

Thần Sa diễn ra từ khu vực suối Pó thuộc xóm Kim Sơn lên đến tận Thượng

Kim là vùng giáp với huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn, nhưng tập chung chủ

yếu ở khu vực lũng Tâu Lườn. Các bãi vàng hoạt động trái phép chủ yếu sử

Page 9: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

6

dụng thủy ngân để tạo hỗn hống vàng - thủy ngân để tách vàng, đây là nguyên

nhân chính gây ra phát tán thủy ngân vào môi trường tại huyện Võ Nhai. Ngoài

sự thủy ngân phát ra trong quá trình khai thác quặng vàng do thủy ngân là

nguyên tố đi kèm chiếm khoảng 0,16 đến 0,34 % trong quặng vàng ở Thần Sa.

CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Dụng cụ hóa chất

2.1.1. Dụng cụ, thiết bị

2.1.2. Hóa chất

2.1.3. Chuẩn bị hóa chất và các dung dịch chuẩn

2.2. Xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích hàm lƣợng tổng Hg

bằng phƣơng pháp CV-AAS

2.2.1. Xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng tổng Hg

2.2.2. Quy trình phân tích tổng Hg trong mẫu đất, trầm tích

2.2.3. Quy trình phân tích hàm lượng tổng Hg trong mẫu nước

2.2.4. Quy trình phân tích hàm lượng tổng Hg trong mẫu thủy sản, tóc và máu

2.3. Xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích hàm lƣợng Me-Hg

trong mẫu trầm tích bằng phƣơng pháp GC-ECD

2.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định Me-Hg bằng phương pháp GC-ECD

2.3.2. Quy trình phân tích hàm lượng Me-Hg trong mẫu trầm tích bằng

phương pháp GC-ECD

2.4. Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích hàm lƣợng Me-Hg trong

mẫu sinh học bằng phƣơng pháp CV-AAS

2.4.1. Xây dựng đường chuẩn xác định Me-Hg bằng phương pháp CV-AAS

2.4.2. Quy trình phân tích hàm lượng Me-Hg trong mẫu sinh học bằng

phương pháp CV-AAS

2.5. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các mẫu nghiên cứu:

Mẫu môi trường (trầm tích, nước) và mẫu thủy sản thuộc hệ thống

sông, suối trong khu vực khai thác vàng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên.

Mẫu sinh học ở người bao gồm mẫu tóc, máu của những người trực tiếp

khai thác và chế biến vàng tại xã Thần sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Quy trình phân tích các dạng thủy ngân trong các mẫu sinh học và

môi trƣờng:

Xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích thủy ngân tổng số bằng

phương pháp CV-AAS.

Xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích metyl thủy ngân bằng

phương pháp GC-ECD.

Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các

mẫu sinh học bằng phương pháp CV-AAS.

Page 10: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

7

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu

Tổng quan các tài liệu, bài báo, báo cáo khoa học trong và ngoài nước liên

quan đến nội dung luận án.

2.5.2.2. Các phương pháp đo, định lượng

a. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật hóa hơi lạnh CV-AAS

b. Phương pháp sắc ký khí kết hợp với detector bắt điện tử (GC-ECD)

c. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ sử dụng

nguồn cao tần cảm ứng plasma (HPLC-ICP-MS)

2.5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả thực nghiệm được xử lý bằng các phần mềm: Microsoft Excel 2010.

2.6. Lấy mẫu và xử lí mẫu

2.6.1. Vị trí lấy mẫu

Mẫu sinh học và môi trường được lấy tại 2 xóm Tân Kim và xóm Thượng

Kim (Bãi Mố, Hạ Kim, Thượng Kim) nằm ở phía Bắc của xã Thần Sa tỉnh

Thái Nguyên. Sơ đồ vị trí lấy mẫu được mô tả trong trong hình 2.7 và 2.8. Các

tọa độ lấy mẫu môi trường được đưa ra ở phần phụ lục.

2.6.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

2.6.2.1. Lấy mẫu môi trường

a. Mẫu trầm tích

b. Mẫu nước

2.6.2.2. Lấy mẫu sinh học

a. Mẫu thủy sản

b. Mẫu máu

c. Mẫu tóc

2.7. Xác định hàm lƣợng thủy ngân trong các mẫu môi trƣờng và sinh học

Trên cơ sở các quy trình phân tích đã nghiên cứu xây dựng và đánh giá,

tiến hành phân tích xác định hàm lượng thủy ngân tổng số và metyl thủy

ngân trong các mẫu môi trường và sinh học lấy tại xã Thần Sa, huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích hàm lƣợng

tổng Hg bằng phƣơng pháp CV-AAS

3.1.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng tổng Hg

3.1.2. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

3.1.3. Độ chính xác của phương pháp

3.2. Kết quả xác nhận giá trị sử dụng của quy trình phân tích hàm lƣợng

Me-Hg trong mẫu trầm tích bằng phƣơng pháp GC-ECD

3.2.1. Đường chuẩn xác định Me-Hg bằng phương pháp GC-ECD

3.2.2. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

3.2.3. Độ chính xác của phương pháp GC-ECD

Page 11: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

8

3.3. Kết quả xây dựng quy trình phân tích hàm lƣợng Me-Hg trong mẫu

sinh học bằng phƣơng pháp CV-AAS

3.3.1. Quy trình phân tích Me-Hg trong mẫu sinh học bằng phương pháp

CV-AAS

Bảng tổng hợp kết quả các thí nghiệm khảo sát điều kiện quy trình xử lý

mẫu xác định metyl thủy ngân trong mẫu sinh học trên thiết bị CV-AAS theo

các bước từ (1) đến (3).

Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố trong quy trình xử lý mẫu xác

định Me-Hg trong mẫu sinh học bằng phương pháp CV-AAS

STT Các yếu tố khảo sát Các thông số lựa chọn

1 Ảnh hưởng của nồng độ KOH (M) đến hiệu suất

thu hồi Me-Hg 2,0

2 Ảnh hưởng của thời gian gia nhiệt T (phút) đến

hiệu suất thu hồi Me-Hg 60

3 Ảnh hưởng tỷ lệ dung môi chiết thể tích toluen/

pha nước đến hiệu suất thu hồi của Me-Hg 1,0

4 Ảnh hưởng tác nhân tạo phức đến

hiệu suất thu hồi của Me-Hg HBr (1M)

Như vậy qua kết quả nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm, chúng tôi đã lựa

chọn được các thông số thí nghiệm cho quy trình xử lý mẫu xác định metyl

thủy ngân trong mẫu sinh học bằng phương pháp CV- AAS.

3.3.2. Xây dựng đường chuẩn xác định Me-Hg bằng phương pháp CV-AAS

3.3.2.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định Me-Hg

Metyl thủy ngân sau khi chiết chọn lọc được vô cơ hóa và xác định theo

quy trình phân tích tổng thủy ngân, đường chuẩn xác định metyl thủy ngân

được trình bày trên hình 3.13:

Hình 3.13. Kết quả đo lặp các điểm nồng độ khi xây dựng đường chuẩn xác định

Me-Hg bằng phương pháp CV-AAS (sự phụ thuộc tín hiệu đo vào nồng độ)

-50

150

350

550

750

950

1150

1350

1550

1750

0 500 1000 1500 2000 2500

AD

C (

a.u

.)

Thời gian (s)

Page 12: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

9

Hình 3.14. Đường chuẩn xác định Me-Hg bằng phương pháp CV-AAS

Đường chuẩn trên hình 3.14 có phương trình: y = 1454,6 x + 34,771 với độ

dốc a = 1454,6 và hệ số tương quan R2

= 0,9998. Với thể tích mẫu là 5 mL thì

khoảng tuyến tính trong khoảng từ 0,05 đến 1,0 µg/L do đó phù hợp để phân

tích hàm lượng vết nguyên tố Hg trong các mẫu môi trường và sinh học

3.3.2.2. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của

phương pháp

Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của quy trình phân

tích đã xây dựng được đánh giá trên nền mẫu sinh học có hàm lượng Me-Hg

thấp. Phân tích lặp 10 lần mẫu cá chuẩn DOLT-3 có hàm lượng metyl thủy

ngân là 1,590 ppm, lượng mẫu sử dụng là 1g theo quy trình đã xây dựng ở trên.

Kết quả phân tích và tính toán các đại lượng LOD, LOQ thu được ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả xác định LOD, LOQ của phương pháp

STT Lần đo lặp Khối lƣợng

mẫu (g) mHg (ng)

Hàm lƣợng Me-Hg trong

mẫu sinh học (ng Hg/g)

1 1 1,0003 3,5279 1,6880

2 2 1,0035 3,3336 1,5950

3 3 1,0012 3,4506 1,6510

4 4 1,0015 3,4590 1,6550

5 5 1,0045 3,3273 1,5920

6 6 1,0053 3,4694 1,6600

7 7 1,0011 3,1308 1,4980

8 8 1,0035 3,3336 1,5950

9 9 1,0005 3,2729 1,5660

10 10 1,0002 3,3127 1,5850

Giá trị trung bình ( ) 1,6085

Độ lệch chuẩn (SD) 0,0559

LOD 0,17

LOQ 0,56

R 9,58

y = 1454.6x + 34.771 R² = 0.9998

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1

AD

C (

a.u

.)

Nồng độ CH3HgCl(µg/L-Hg)

Page 13: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

10

Kết quả trong bảng 3.16 cho thấy: Giới hạn phát hiện của quy trình đã xây

dựng LOD = 0,17 ng Hg/g, giới hạn định lượng LOQ = 0,56 ng Hg/g, khi sử

dụng 1,0000 g mẫu cá chuẩn để phân tích.

Giá trị HR thu được thỏa mãn: 4 < HR = 9,58 < 10 đáp ứng yêu cầu theo

AOAC, vì vậy các giá trị LOD, LOQ được chấp nhận.

3.3.2.3. Độ chính xác của phương pháp

- Đánh giá độ chính xác dựa vào mẫu chuẩn được chứng nhận (CRM)

Các kết quả thực nghiệm và tính toán thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả phân tích Me-Hg trong mẫu cá chuẩn DOLT-3

Lần

lặp

Khối

lƣợng

cân (g)

Hàm lƣợng xác

định đƣợc trong

mẫu (ng/g)

Hàm lƣợng

trung bình

(ng/g)

Giá trị

chứng chỉ

(ng/g)

Độ chệch

∆ (%)

RSD

(%)

1 1,0003 1,6880

1,611 1,59 ± 0.12 Nhỏ nhất: 0,83

Lớn nhất: 7,54 4.64

2 1,0043 1,6703

3 1,0012 1,6512

4 1,0025 1,4890

5 1,0004 1,5974

6 1,0015 1,5685

Theo quy định của Cục Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (USFDA) quy định

độ chệch của các phương pháp xác định hàm lượng các chất trong mẫu phân

tích theo cách sử dụng vật liệu chuẩn phải không được lớn hơn 15%. Theo kết

quả bảng 3.14 giá trị ∆ = 0,83% - 7,54%; RSD = 4,64% thỏa mãn điều kiện

theo yêu cầu về đánh giá độ chính xác của phương pháp

3.4. Kết quả xác định hàm lƣợng tổng Hg và Me-Hg trong mẫu môi

trƣờng và mẫu sinh học

Áp dụng các quy trình đã được xác nhận giá trị sử dụng, quy trình xây dựng

mới để phân tích hàm lượng tổng Hg và Me-Hg trong mẫu môi trường và mẫu

sinh học.

Quy trình phân tích hàm lượng tổng Hg trong mẫu môi trường, mẫu sinh

học bằng phương pháp CV-AAS

Quy trình phân tích hàm lượng Me-Hg trong mẫu trầm tích bằng phương

pháp GC-ECD

Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích Me-Hg trong mẫu sinh học

bằng phương pháp CV-AAS

3.4.1. Kết quả phân tích các mẫu môi trường

3.4.1.1. Mẫu trầm tích

21 mẫu trầm tích được lấy tại khu vực khai thác vàng thuộc xã Thần Sa

huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, vị trí lấy mẫu được chia theo 3 khu vực Bãi

Page 14: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

11

Mố, Thượng Kim và Hạ Kim. Khu vực Bãi Mố và Thượng Kim là hai khu vực

khai thác và chế biến nằm ở khu vực thượng nguồn suối nước đục còn khu vực

Hạ Kim nằm ở hạ nguồn.

Hàm lượng tổng thủy ngân được phân tích bằng phương pháp CV-AAS và

metyl thủy ngân được phân tích bằng phương pháp GC-ECD. Kết quả được

trình bày trong bảng 3.18 và Hình 3.15.

Hình 3.15. Hàm lượng tổng thủy ngân và metyl thủy ngân trong mẫu trầm tích

Biểu đồ trên hình 3.15 cho thấy có 17/21 (80,95%) mẫu có hàm lượng thủy

ngân tổng số lớn hơn giới hạn cho phép (0,5 ppm) theo Quy chuẩn Việt Nam

về chất lượng trầm tích (QCVN 43:2012/BTNMT). Hàm lượng thủy ngân tổng

số trong các mẫu trầm tích có giá trị trung bình là 5,68 ppm vượt trên 10 lần

quy chuẩn cho phép. Hàm lượng tổng thủy ngân trong mẫu trầm tích nhỏ nhất

là 0,30 ppm và cao nhất là 57,60 ppm. Mẫu trầm tích có hàm lượng thủy ngân

tổng số lớn nhất được quan sát tại khu vực Bãi Mố.

Hàm lượng metyl thủy ngân trong mẫu trầm tích tại khu vực nghiên cứu có

giá trị trung bình là 3,41 ppb. Hàm lượng Me-Hg nhỏ nhất là 0,31 ppb và lớn

nhất là 33,71 ppb. Điều đặc biệt là hàm lượng metyl thủy ngân cao nhất được

quan sát tại khu vực Hạ Kim nằm ở hạ lưu của khu vực khai thác. Để đánh giá

sự chuyển hóa của metyl thủy ngân, hàm lượng thủy ngân tổng số, metyl thủy

ngân và tỷ lệ Me-Hg/T-Hg được đánh giá tại 3 khu vực. Kết quả được đưa ra ở

hình 3.16, 3.17, 3.18 và 3.19.

.000

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

.000

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

55.000

60.000

65.000

Me-

Hg (

pp

b)

T-H

g (

pp

m)

T-Hg (ppm)

QCVN 43:2012/BTNMT

Me-Hg (ppb)

Ký hiệu mẫu

Page 15: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

12

Hình 3.16. Hàm lượng trung bình của T-Hg trong mẫu trầm tích tại các khu

vực lấy mẫu khác nhau

Biểu đồ trên hình 3.16 cho thấy giá trị trung bình của hàm lượng tổng thủy

ngân trong mẫu trầm tích tại khu vực Bãi Mố (7,93 ppm) là lớn nhất, tiếp theo

đến Thượng Kim (4,91 ppm) và Hạ Kim (3,31) là thấp nhất. Điều này được lý

giải là do các hoạt động khai thác và chế biến đều được thực hiện ở khu vực

Thượng Kim và Bãi Mố, dẫn đến lượng thủy ngân được sử dụng và thải ra khu

vực này lớn hơn khu vực Hạ Kim.

Hình 3.17. Hàm lượng trung bình Me-Hg trong mẫu trầm tích

tại các khu vực lấy mẫu khác nhau

Tuy nhiên, kết quả thu được từ hình 3.17 lại cho thấy hàm lượng metyl thủy

ngân tại khu vực Hại Kim (8,26 ppb) là cao nhất tiếp đến là khu vực Bãi Mố

(1,90 ppb) và Thượng Kim (1,89 ppb). Do đó có thể nhận thấy có sự chuyển

hóa từ các dạng thủy ngân vô cơ thành metyl thủy ngân trong trầm tích tại khu

vực Hạ lưu là Hạ Kim. Hàm lượng Me-Hg tại khu vực Hạ Kim cao gấp 4 lần

tại khu vực Thượng Kim và Bãi Mố, trong khi đó hàm lượng tổng thủy ngân tại

khu vực Hạ Kim thấp hơn 2,4 lần so với khu vực Bãi Mố và 1,5 lần so với khu

vực Thượng Kim.

.000

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

9.000

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

m l

ƣợ

ng

T-H

g(p

pm

)

Vị trí lấy mẫu

T-Hg

.000

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

9.000

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

m l

ƣợ

ng

Me-H

g(p

pb

)

Vị trí lấy mẫu

Me-Hg

Page 16: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

13

Hình 3.18. Tỷ lệ phần trăm hàm lượng metyl thủy ngân so với tổng thủy ngân

trong trầm tích tại các khu vực lấy mẫu khác nhau

Kết quả thu được từ hình 3.18 cho thấy tỷ lệ hàm lượng trung bình metyl

thủy ngân/ tổng thủy ngân trong các mẫu trầm tích tại Hạ Kim (0,25%) lớn hơn

6 đến 12 lần so với khu vực Thượng Kim (0,04 %) và Bãi Mố (0,02%). Tương

tự, hình 3.19 cho thấy tỷ lệ hàm lượng trung bình thủy ngân tổng số/ metyl

thủy ngân trong các mẫu trầm tích tại Thượng Kim là lớn nhất sau đó là Bãi

Mố và Hạ Kim.

Hình 3.19. Tỷ lệ hàm lượng trung bình T-Hg so với hàm lượng trung bình Me-

Hg trong trầm tích tại các vị trí khác nhau

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

Me-H

g/T

-Hg

(%

)

Vị trí lấy mẫu

Me-Hg/T-Hg (%)

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

T-H

g/M

e-H

g

Vị trí lấy mẫu

T-Hg/Me-Hg

Page 17: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

14

Các kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây [21],

theo các tác giả thuỷ ngân hoặc muối của nó có thể chuyển thành metyl thuỷ

ngân bởi các vi khuẩn yếm khí trong trầm tích và nước. Sự chuyển hoá này

được thúc đẩy bởi Co(III) trong coenzym vitamin B12. Nhóm CH3- liên kết với

Co(III) trong coenzym được chuyển thành CH3Hg+ hoặc (CH3)2Hg dẫn đến sự

tích lũy metyl thuỷ ngân trong trầm tích và chúng được khuếch đại sinh học

qua chuỗi thức ăn.

3.4.1.2. Mẫu nước

Mẫu nước được lấy tại 3 khu vực bao gồm Bãi Mố, Thượng Kim và Hạ

Kim. Mẫu được lọc qua màng lọc 0,45 µm và axit hóa đến pH < 2. Hàm

lượng tổng thủy ngân được phân tích bằng phương pháp CV-AAS. Kết quả

phân tích hàm lượng thủy ngân trong mẫu nước được trình bày trong bảng

3.19 và hình 3.20.

Hình 3.20. Hàm lượng tổng thủy ngân (T-Hg) trong các mẫu nước

Biểu đồ trên hình 3.20 cho thấy nồng độ tổng thủy ngân trong mẫu nước rất

nhỏ, giá trị trung bình là 0,086 µg/l, nồng độ cao nhất được quan sát tại khi vực

Hạ Kim có nồng độ là 0,668 µg/l thấp hơn quy chuẩn cho phép là 1,0 µg/l theo

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN

08:2008/BTNMT). Do hàm lượng tổng thủy ngân trong mẫu nước mặt rất nhỏ,

nên trong nghiên cứu này không thể đánh giá được mức độ chuyển hóa metyl

thủy ngân trong nước tại khu vực nghiên cứu.

3.4.2. Kết quả phân tích các mẫu sinh học

3.4.2.1. Mẫu thủy sản

24 mẫu thủy sản được lấy tại khu vực khai thác vàng thuộc xã Thần Sa

huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, vị trí lấy mẫu được chia theo 3 khu vực bao

gồm Bãi Mố, Thượng Kim và Hạ Kim. Khu vực Bãi Mố và Thượng Kim là hai

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

ThK

I 0

1

ThK

I 0

2

ThK

II

01

ThK

II

02

ThK

III

01

ThK

III

02

ThK

III

03

ThK

IV

-01

ThK

IV

-02

TK

I

TK

II

TK

III

TK

IV

TK

V

HK

I

HK

II

HK

III

HK

IV

HK

V

HK

VI

BM

I01

BM

I02

BM

I03

BM

II01

BM

II02

BM

II03

BM

III0

1

BM

III0

2

BM

III0

3

BM

IV01

BM

IV02

m l

ƣợ

ng

T-

Hg

(p

pb

)

Ký hiệu mẫu

T-Hg (ppb)

Page 18: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

15

khu vực khai thác và chế biến nằm ở khu vực thượng nguồn suối nước đục còn

khu vực Hạ Kim nằm ở hạ nguồn.

Hàm lượng tổng thủy ngân trong mẫu hải sản được phân tích bằng phương

pháp CV-AAS và metyl thủy ngân được phân tích theo phương pháp tách chiết

chọn lọc và cuối cùng xác định bằng phương CV-AAS. Kết quả phân tích các

mẫu thủy sản được trình bày trong bảng 3.20 và hình 3.21.

Hình 3.21. Hàm lượng tổng thủy ngân và metyl thủy ngân

trong mẫu thủy sản

Kết quả thu được từ bảng 3.20 và hình 3.21 cho thấy: 16/24 (66,67%) mẫu

có hàm lượng thủy ngân tổng số lớn hơn giới hạn cho phép (0,5 ppm) về ô

nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT) và 15/24

(62,50%) mẫu có hàm lượng metyl thủy ngân lớn hơn giới hạn cho phép (0,5

ppm) về ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT). Hàm

lượng thủy ngân tổng số trong các mẫu thủy sản có giá trị trung bình là 0,88

ppm vượt giới hạn an toàn theo quy chuẩn cho phép 1,8 lần còn hàm lượng

metyl thủy ngân trung bình trong mẫu thủy sản là 0,79 ppm vượt giới hạn an

toàn theo quy chuẩn cho phép là 1,6 lần. Mẫu thủy sản có hàm lượng thủy ngân

và metyl lớn lớn nhất là được thu tại khu vực Hạ Kim có hàm lượng T-Hg là

3,15 ppm và Me-Hg là 3,06 ppm.

Hàm lượng trung bình tổng thủy ngân, metyl thủy ngân và mối tương quan

giữa hàm lượng Me-Hg và T-Hg trong thủy sản được đánh giá tại 3 khu vực.

Kết quả được đưa ra ở hình 3.22, 3.23 và 3.24

.000

.500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

Hàm

ợn

g t

hủ

y n

gân

(p

pm

)

Ký hiệu mẫu

T-Hg (ppm)

Me-Hg (ppm)

QCVN 8-

2:2011/BYT

Page 19: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

16

Hình 3.22. Hàm lượng trung bình tổng thủy ngân trong mẫu thủy sản

tại các khu vực lấy mẫu khác nhau

Hình 3.23. Hàm lượng trung bình metyl thủy ngân trong mẫu thủy sản

tại các khu vực lấy mẫu khác nhau

Biểu đồ trên hình 3.22 và 3.23 cho thấy giá trị trung bình của hàm lượng

tổng thủy ngân trong mẫu thủy sản tại khu vực Hạ Kim (1,13 ppm) là lớn nhất,

tiếp theo đến Thượng Kim (0,79 ppm) và Bãi Mố (0,59) là thấp nhất. Tương tự,

hàm lượng metyl thủy ngân trong hải sản cũng có quy luật tương tự như hàm

lượng tổng thủy ngân, hàm lượng metyl thủy ngân tăng dần từ Bãi Mố (0,52

ppm) đến Thượng Kim (0,69 ppm) và Hạ Kim (1,04 ppm).

.000

.200

.400

.600

.800

1.000

1.200

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

m l

ƣợ

ng

T-H

g (

pp

m)

Vị trí lấy mẫu

T-Hg

.000

.200

.400

.600

.800

1.000

1.200

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

m l

ƣợ

ng

Me-H

g (

pp

m)

Vị trí lấy mẫu

Me-Hg

Page 20: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

17

Hình 3.24. Tỷ lệ phần trăm hàm lượng metyl thủy ngân so với tổng thủy

ngân trong thủy sản tại các khu vực lấy mẫu khác nhau

Các kết quả nghiên cứu thu được của luận án hoàn toàn phù hợp với các

nghiên cứu về cơ chế tích lũy sinh học. Theo các tác giả, quá trình metyl hoá

thuỷ ngân là yếu tố quan trọng nhất góp phần đưa thuỷ ngân vào trong chuỗi

thức ăn. Sự chuyển hoá sinh học của các hợp chất thuỷ ngân vô cơ thành các

hợp chất metyl thủy ngân có thể xảy ra trong trầm tích, trong nước và cả trong

cơ thể sinh vật. Khoảng trên 90% thủy ngân tích luỹ sinh học trong cá là dạng

metyl thủy ngân. Mặc dù tất cả các dạng của thuỷ ngân đều có thể tích luỹ tới

một mức nhất định, tuy nhiên metyl thuỷ ngân tích luỹ trong thủy sản và hải

sản nhiều hơn các dạng khác của thuỷ ngân. Quá trình metyl hóa thủy ngân

trong trầm tích tại khu vực Hạ Kim đã đẫn đến làm tăng khả năng tích lũy sinh

học của thủy ngân.

Mối tương quan giữa hàm lượng tổng thủy ngân và metyl thủy ngân trong

các mẫu thủy sản tại khu vực Thượng Kim, Hạ Kim và Bãi Mố được đưa ra

trên hình 3.25.

70.000

75.000

80.000

85.000

90.000

95.000

100.000

Thượng Kim Bãi Mố Hạ Kim

Me-H

g/

T-H

g (

%)

Vị trí lấy mẫu

Me-Hg/T-Hg

Page 21: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

18

Hình 3.25. Biểu đồ tương quan giữa hàm lượng thủy ngân tổng số

và metyl thủy ngân trong mẫu thủy sản

Kết quả đưa ra ở hình 3.25 cho thấy có sự tương quan giữa tốt giữa hàm

lượng thủy ngân tổng số và metyl thủy ngân trong mẫu thủy sản. Hàm lượng

metyl thủy ngân chiếm hơn 90% trong hàm lượng tổng thủy ngân.

3.4.2.2. Mẫu máu và mẫu tóc

Để đánh giá khả năng phơi nhiễm của thủy ngân đối với công nhân khai

thác và chế biến vàng hàm lượng tổng thủy ngân và metyl thủy ngân được

phân tích trong mẫu máu và mẫu tóc của 3 nhóm đối tượng nghiên cứu bao

gồm nhóm đối chứng, nhóm công nhân khai thác và nhóm công nhân tạo hỗn

hống để thu hồi vàng. Do đặc điểm về giới tính trong các hoạt động khai thác

vàng nên nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng chỉ lấy mẫu các đối tượng là

nam giới:

- Nhóm 1: Nhóm chứng gồm 50 sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội độ

tuổi từ 18 đến 22 được lấy các mẫu máu và mẫu tóc.

- Nhóm 2: Nhóm tạo hỗn hống gồm 40 công nhân trực tiếp sử dụng thủy

ngân tạo hỗn hống với vàng trong khai thác và chế biến tại mỏ vàng xã Thần

Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nhóm đối tượng này được lấy cả mẫu

máu và mẫu tóc.

- Nhóm 3: Nhóm khai thác gồm 24 công nhân trực tiếp khai thác quặng tại

mỏ vàng xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Do khó khăn về tín

ngưỡng nên nhóm nghiên cứu này chỉ lấy được mẫu máu mà không lấy được

mẫu tóc.

Hàm lượng tổng thủy ngân trong mẫu máu và mẫu tóc được phân tích bằng

phương pháp CV-AAS, hàm lượng metyl thủy ngân được phân tích bằng quy

trình phân tích trong mẫu sinh học đã xác lập được. Kết quả đánh mức độ phơi

y = 0.9247x - 0.0232

R² = 0.9837

.000

.500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

.000 .500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500

Me-H

g (

pp

m)

T-Hg (ppm)

Page 22: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

19

nhiễm thủy ngân và metyl thủy ngân trong tóc được trình bày trong bảng 3.21

và hình 3.26.

Hình 3.26. Hàm lượng T-Hg, Me-Hg trong mẫu tóc của nhóm đối chứng

và nhóm tạo hỗn hỗng

Kết quả thu được từ bảng 3.21 và hình 3.26 cho thấy: hàm lượng trung bình

thủy ngân tổng số trong nhóm tạo hỗn hống (33,35 ppm) cao hơn so với nhóm

đối chứng (0,95 ppm) là 35,3 lần. Trong khi đó hàm lượng Me-Hg của nhóm

tạo hỗn hống (0,82 ppm) lại thấp hơn so với nhóm đối chứng (0,83 ppm). Hàm

lượng metyl thủy ngân trong tóc của nhóm chứng chỉ chiếm 87,3% so với hàm

lượng thủy ngân tổng số. Trong khi đó hàm lượng metyl thủy ngân trong tóc

của nhóm tạo hỗn hống chỉ chiếm 2,45% so với hàm lượng thủy ngân tổng số.

Hàm lượng metyl thủy ngân chỉ chiếm một lượng nhỏ so với hàm lượng tổng

thủy ngân là một sự bất thường. Các kết quả nghiên cứu của Nakano và

Wakisaka cho thấy trong máu và tóc, thủy ngân tồn tại chủ yếu ở dạng metyl

thủy ngân, hàm lượng metyl thủy ngân trong máu và trong tóc chiếm khoảng

90%, các kết quả nghiên cứu của Elinder năm 1998 về động học của thủy ngân

vô cơ và metyl thủy ngân ở người, tác giả đã chỉ ra rằng thủy ngân thải qua

nước tiểu chủ yếu là dạng thủy ngân vô cơ, còn dạng metyl thủy ngân sẽ kết

hợp với L-cystein trong máu để tạo ra phức metyl thủy ngân cystein có cấu trúc

hóa học giống như methionin là một axit amin cần thiết cho cơ thể, do vậy

metyl thủy ngân cystein sẽ dễ dàng vận chuyển qua màng tế bào. Metyl thủy

ngân tích lũy trong tóc được lý giải như sau: Metyl thủy ngân trong máu được

vận chuyển qua thành mạch máu cùng với các axit amin, sau đó chúng kết hợp

với keratin tạo ra các protein cấu tạo nên tóc. Các quá trình trên được mô tả

theo hình dưới đây.

.947 .825

33.546

.820

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

T-Hg Me-Hg T-Hg Me-Hg

Nhóm chứng Nhóm tạo hỗn hống

T-H

g v

à M

e-H

g (

pp

m)

Page 23: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

20

Hình 3.27. Sự chuyển hóa của metyl thủy ngân trong tóc

Các kết quả nghiên cứu trên nhóm chứng, tỷ lệ hàm lượng metyl thủy ngân

trên tổng thủy ngân hoàn toàn tuân theo quy luật trên do nhóm đối chứng phơi

nhiễm với thủy ngân thông qua chuỗi thực ăn có chứa Me-Hg. Còn đối với

nhóm tạo hỗn hống hàm lượng thủy ngân trong tóc cao ngoài phơi nhiễm thông

thường thông qua chuỗi thức ăn có chứa metyl thủy ngân còn có nguồn phơi

nhiễm khác là hơi thủy ngân được hấp thụ vào tóc dẫn đến hàm lượng tổng

thủy ngân cao và tỷ lệ giữa hàm lượng metyl thủy ngân trên tổng thủy ngân

nhỏ và không tuân theo quy luật thông thường.

Mối tương quan giữa hàm lượng thủy ngân tổng số và metyl thủy ngân

trong nhóm chứng và nhóm tạo hỗn hống được đưa ra ở hình 3.28 và 3.29.

Hình 3.28. Mối tương quan giữa hàm lượng T-Hg và Me-Hg trong tóc

của nhóm đối chứng

Axit aminMªtyl thñy ng©n

ProteinTãc

Ch©n tãc

Thµnh m¹ch m¸u

Axit aminMªtyl thñy ng©n

Axit aminMªtyl thñy ng©n

ProteinProteinTãc

Ch©n tãc

Thµnh m¹ch m¸u

y = 0.9624x - 0.0867

R² = 0.9129

.000

.500

1.000

1.500

2.000

.000 .500 1.000 1.500 2.000

T-H

g(p

pm

)

Me-Hg (ppm)

Page 24: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

21

Hình 3.29. Tương quan giữa hàm lượng T-Hg và Me-Hg trong tóc

của nhóm tạo hỗn hống

Đối với nhóm đối chứng có sự tương quan tốt giữa hàm lượng T-Hg và Me-

Hg trong mẫu tóc, phương trình hồi quy cho thấy hệ số tương quan là 0,91 và

hàm lượng T-Hg. Trong khi đó đối với nhóm tại hỗn hống, không có sự tương

quan này, hệ số tương quan là 0,04. Do vậy, thông qua việc phân tích hàm

lượng tổng thủy ngân và metyl thủy ngân trong tóc cũng có thể đánh giá được

tác nhân phơi nhiễm.

Hàm lượng thủy ngân trong máu của nhóm chứng, nhóm khai thác và nhóm

tạo hỗn hỗng được trình bày trong bảng 3.22 và hình 3.30.

Hình 3.30. Hàm lượng thủy ngân trong máu của các đối tượng nghiên cứu

y = 0.0022x + 0.7446

R² = 0.0411

.000

.200

.400

.600

.800

1.000

1.200

1.400

.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000

Me-H

g (

pp

m)

T-Hg (ppm)

4.97

14.86

5.57

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Nhóm chứng Nhóm tạo hỗn hống Nnóm khai thác

T-H

g (

pp

b)

Page 25: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

22

Kết quả thu được từ hình 3.30 cho thấy hàm lượng T-Hg trong máu nhóm

tạo hỗn hống gấp hơn 3 lần trong nhóm chứng và gấp hơn 2,5 lần trong nhóm

khai thác. Kết quả trên cho thấy trong các công nhân khai thác vàng thì nhóm

tạo hỗn hống có mức độ phơi nhiễm cao hơn và hàm lượng thủy ngân trong

máu của nhóm đối tượng này vượt quá giới hạn cảnh báo của WHO là 10 ppb.

Mối tương quan giữa hàm lượng tổng thủy ngân trong tóc và trong máu đã

được nhiều tác giả nghiên cứu do tóc cũng là một chỉ số để xác định mức độ

phơi nhiễm thủy ngân, mặt khác mẫu tóc dễ dàng lấy hơn so với mẫu máu. Mối

tương quan giữa hàm lượng tổng thủy ngân trong máu và trong tóc của nhóm

chứng và nhóm công nhân khai thác vàng được đưa ra ở hình 3.31 và 3.32.

Hình 3.31. Tương quan giữa hàm lượng T-Hg trong máu và tóc

của nhóm chứng

Hình 3.32. Tương quan giữa hàm lượng T-Hg trong máu và tóc

của nhóm tạo hỗn hống

Hàm lượng T-Hg trong máu và tóc của nhóm nhóm chứng có sự tương

quan tốt, hệ số tương quan là 0,817 và hàm lượng thủy ngân trong tóc lớn hơn

hàm lượng thủy ngân trong máu. Trong khi đó không tìm được môi tương quan

giữa hàm lượng thủy ngân trong mẫu tóc và mẫu máu của nhóm công nhân

khai thác vàng.

y = 3.9834x + 1.1943

R² = 0.8173

.000

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

9.000

.000 .500 1.000 1.500 2.000

T-H

g tr

on

g m

áu

(p

pb

)

T-Hg trong Tóc (ppm)

y = -0.1312x + 17.999

R² = 0.0486

.000

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

70.000

.000 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000

T-H

g m

áu(p

pb

)

T-Hg trong tóc (ppm)

Page 26: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

23

Do vậy đối với nhóm công nhân khai thác vàng, không thể sử dụng kết quả

hàm lượng thủy ngân trong tóc để đánh giá mức độ phơi nhiễm mà phải phân

tích thủy ngân trong máu và metyl thủy ngân trong tóc.

KẾT LUẬN

1. Đã nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn các điều kiện tối ưu và đánh giá độ tin

cậy của phương pháp xác định hàm lượng tổng thủy ngân trong các mẫu sinh

học và môi trường. Kết quả thu được là: Giới hạn phát hiện (LOD) của phương

pháp là 1,04 ng/g; Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp là 3,47 ng/g;

độ thu hồi từ 89,76 đến 105,80 % đối với mẫu trầm tích và LOD của phương

pháp là 0,22 ng/g; LOQ của phương pháp là 0,75 ng/g đối với mẫu sinh học; độ

thu hồi từ 90,14 đến 101,30 %. Phương pháp có độ lặp tốt và độ chính xác cao

được đánh giá thông qua độ thu hồi của mẫu chuẩn MESS-3, DORM-2 và

DOLT-3. Các kết quả này cho thấy quy trình có độ tin cậy cao, đáp ứng yêu

cầu phân tích hàm lượng vết thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường.

2. Đã nghiên cứu và xây dựng được quy trình phân tích metyl thủy ngân

trong các mẫu sinh học bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ

thuật hóa hơi lạnh (CV-AAS). Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp là

0,17 ng/g; Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp là 0,56 ng/g. Phương

pháp có độ lặp tốt và độ chính xác cao được đánh giá thông qua độ thu hồi của

mẫu chuẩn DORM-2 và DOLT-3, độ thu hồi từ 83,50 đến 104,70 %. Quy trình

phân tích này đơn giản và hoàn toàn có thể thay thế được phương pháp GC-

ECD đã công bố trước đây.

3. Đã áp dụng các quy trình phân tích thủy ngân tổng số và metyl thủy ngân

để phân tích các mẫu môi trường (trầm tích, nước), mẫu thủy sản, mẫu sinh học

ở người tại khu vực khai thác vàng xã Thần Sa, tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả

cho thấy môi trường trầm tích có hiện tượng ô nhiễm thủy ngân, hàm lượng T-

Hg trong 17/21 mẫu lớn hơn giới hạn cho phép theo QCVN 43:2012/BTNMT

trong 3 khu vực nghiên cứu thì Hạ Kim có tỉ lệ metyl thủy ngân cao nhất. Các

mẫu thủy sản cũng có dấu hiệu ô nhiễm thủy ngân hàm lượng thủy ngân tổng

số trong 16/24 mẫu có hàm lượng tổng thủy ngân lớn hơn giới hạn cho phép và

15/24 mẫu có hàm lượng metyl thủy ngân lớn hơn giới hạn cho phép theo

QCVN 8:2-2011- BYT, có sự tương quan tốt giữa hàm lượng thủy ngân tổng

số và metyl thủy ngân trong mẫu thủy sản. Hàm lượng thủy ngân trong máu và

trong tóc của nhóm công nhân tạo hỗn hống lần lượt là 14,86 ppb và 33,55

ppm cao hơn rất nhiều so với nhóm chứng lần lượt là 4,97 ppb và 0,83 ppm.

Điều đó cho thấy thủy ngân trong tóc và máu của nhóm chứng chủ yếu là metyl

thủy ngân và có sự tương quan tốt giữa hàm lượng thủy ngân tổng số và metyl

thủy ngân trong nhóm chứng. Ngược lại, không tìm được sự tương quan giữa

hàm lượng thủy ngân tổng số trong máu và trong tóc ở nhóm tạo hỗn hống. Do

vậy, việc đánh giá mức độ phơi nhiễm hơi thủy ngân trên người phức tạp hơn

rất nhiều so với phơi nhiễm metyl thủy ngân.

Page 27: HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHgust.edu.vn/media/27/uftai-ve-tai-day27144.pdfCông trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn

24

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Đã nghiên cứu và xây dựng được phương pháp phân tích metyl thủy

ngân trong các mẫu sinh học bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

kỹ thuật hóa hơi lạnh (CV-AAS) kết hợp với quy trình chiết chọn lọc. Phương

pháp có độ lặp tốt và độ chính xác cao. Quy trình phân tích này đơn giản và

hoàn toàn có thể thay thế được phương pháp GC-ECD đã công bố trước đây.

2. Các kết quả nghiên cứu của luận án bước đầu đã đánh giá được quá trình

chuyển hóa các dạng thủy ngân trong trầm tích và tích lũy sinh học của thủy

ngân trong thủy sản tại khu vực khai thác vàng sa khoáng xã Thần Sa, huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.