206
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ DUYÊN HÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2017

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ DUYÊN HÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO

HÀ NỘI - 2017

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Duyên Hà

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8

1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 22

1.3. Một số nhận xét rút ra từ các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 35

2.1. Khái niệm, nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai 35

2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai 46

2.3. Hình thức và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai 56

2.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các

tỉnh Tây Bắc và giá trị tham khảo cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 68

Chương 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM 75

3.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 75

3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam (từ năm 2011 đến năm 2016) 82

3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 106

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN

ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY 122

4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam 122

4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay 129

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 169

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ADPL : Áp dụng pháp luật

CB,CC : Cán bộ, công chức

CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CQNN : Cơ quan nhà nước

CT-XH : Chính trị - xã hội

DTTS : Dân tộc thiểu số

HCNN : Hành chính nhà nước

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTCT : Hệ thống chính trị

HVHC : Hành vi hành chính

KNHC : Khiếu nại hành chính

KT-XH : Kinh tế - Xã hội

QĐHC : Quyết định hành chính

QHXH : Quan hệ xã hội

QLHCNN : Quản lý hành chính nhà nước

QLNN : Quản lý nhà nước

QP-AN : Quốc phòng - an ninh

QPPL : Quy phạm pháp luật

THPL : Thực hiện pháp luật

TTHC : Thủ tục hành chính

UBND : Ủy ban nhân dân

VH-XH : Văn hoá - Xã hội

VPPL : Vi phạm pháp luật

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang

Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên 75

Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015 79

Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại 101

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền khiếu nại hành chính

(KNHC) nói chung và quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng, là một trong

những quyền quan trọng của công dân được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật

và các cơ chế xã hội khác. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và

pháp luật” [60, tr.14]. Để làm cơ sở cho việc giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng

của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp

luật (QPPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chính sách, pháp luật về giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng ngày càng hoàn thiện. Đây là cơ sở pháp

lý cơ bản để bảo đảm thực hiện pháp luật (THPL) về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên thực tế.

Thông qua THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Nhà nước kiểm tra tính

đúng đắn của các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) về

đất đai đã ban hành bị khiếu nại, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đồng thời là một hình thức phát huy dân chủ trực

tiếp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ

quan nhà nước, cán bộ, công chức (CB,CC) ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.

Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế - sinh thái đặc thù của Việt

Nam, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đồng thời là khu vực có tiềm

năng to lớn về đất đai. Nhiều năm qua, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã

đạt những kết quả tích cực; ý thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân được nâng cao. Nhiều vụ việc KNHC

về đất đai đã được cơ quan nhà nước (CQNN), người có thẩm quyền xem xét, áp

dụng pháp luật (ADPL) giải quyết kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng pháp

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

2

luật, qua đó góp phần tăng cường pháp chế, ổn định tình hình chính trị, kinh tế -

xã hội (KT-XH) vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt

được, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số cơ quan, người có

thẩm quyền trong quá trình ra các QĐHC, HVHC về cấp đất, giao đất, thu hồi đất,

đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu minh bạch, công

bằng, dẫn đến bức xúc của các chủ thể sử dụng đất, nên đã phát sinh nhiều các

KNHC về đất đai. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các CQNN để ADPL giải quyết

các KNHC trong lĩnh vực đất đai còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không gắn kết

giữa công tác tiếp dân, đối thoại với giải quyết khiếu nại, nhất là cấp huyện và các

sở, ngành chức năng. Một số vụ việc giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng

chưa được tổ chức thi hành một cách kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù về dân cư

vùng miền núi Tây Nguyên, trình độ dân trí còn rất thấp, sự hiểu biết pháp luật

còn nhiều hạn chế, nên nhiều vụ việc người đi khiếu nại vẫn không tuân thủ,

không chấp hành nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thậm chí còn

có thái độ cực đoan, quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn

vùng Tây Nguyên. Cá biệt, có trường hợp cấu kết với các thế lực phản động

FULRO lưu vong ở ngoài nước, các phần tử cơ hội kích động những người đi

khiếu nại đòi lại đất của các cơ sở tôn giáo; tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người,

biến các vụ việc KNHC thuần túy trở thành vấn đề CT-XH, dẫn đến tình hình

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên có

những diễn biến phức tạp và vẫn ở mức “nóng”. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu một

cách toàn diện, sâu sắc vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn

các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam cả phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa

sâu sắc và cấp thiết hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Thực hiện

pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận và

lịch sử nhà nước và pháp luật.

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

3

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, hệ thống giải

pháp mang tính đặc thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan

đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những

vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong

đó, phân tích các khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nghiên cứu THPL về KNHC trong lĩnh

vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc nước ta và rút ra các giá trị tham khảo vận dụng

cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.

- Phân tích những yếu tố tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai; khảo sát, đánh giá đúng thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; rút ra các nguyên nhân của những ưu điểm, hạn

chế và bài học kinh nghiệm trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa

bàn các tỉnh Tây Nguyên.

- Phân tích, luận chứng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp

bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên dưới góc độ của chuyên

ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung

nghiên cứu rất rộng. Với mục đích nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề dưới góc

độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án chỉ tập trung nghiên cứu

một số nhóm quan hệ chủ yếu về: Quyền KNHC của người sử dụng đất đối với

các QĐHC, HVHC của cơ quan QLHCNN; trình tự, thủ tục KNHC trong lĩnh vực

đất đai của người khiếu nại và cơ quan giải quyết; thẩm quyền ADPL giải quyết

KNHC theo thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai của các cơ quan QLHCNN trên

địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Đắk Lắk, Đắk

Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, đồng thời có tham khảo THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam từ năm 1998 đến nay,

(các số liệu chủ yếu từ năm 2011 đến năm 2016).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Nhà nước ta về pháp luật KNHC chính nói chung và THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai nói riêng; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề

tài đã được công bố.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

Triết học Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

phương pháp hệ thống; phương pháp lôgic; phương pháp lịch sử; phương pháp

phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết

hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh....để giải quyết các vấn đề đặt ra

trong nghiên cứu nội dung của luận án. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

5

rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề

của đề tài trong các chương. Cụ thể:

- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong chương 1 để phân loại và

nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu về KNHC trong lĩnh vực đất đai; pháp

luật KNHC về đất đai và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở một số địa

phương có điểm tương đồng với các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.

- Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện

chương 2, chương 3 và chương 4. Theo đó, trong chương 2 trước khi nghiên cứu

cơ sở lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nghiên cứu sinh đã nêu khái

quát lý luận về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời nội dung của ba

chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ

sở đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở chương 3 và từ đó

đưa ra các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong chương 4.

- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi Tây

Nguyên là xuất phát điểm để nghiên cứu sinh đánh giá đúng thực trạng THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ

năm 2011 đến năm 2016.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả chương 2,

chương 3 và chương 4 của luận án. Phân tích khái niệm pháp luật về KNHC trong

lĩnh vực đất đai, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc điểm, nội dung, hình

thức, vai trò và các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai;

phân tích các yếu tố đặc thù tác động tới THPL về KNHC, nguyên nhân của thực

trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên;

phân tích các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.

- Đối với việc nghiên cứu tham khảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai ở một số tỉnh, luận án chú trọng sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

6

rút ra kinh nghiệm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể áp dụng ở các

tỉnh Tây Nguyên.

- Trong chương 3, bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tác giả

còn sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp tổng

hợp các số liệu để chứng minh cho các luận giải đã nêu trong phần đánh giá thực

trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt

Nam, nên có một số đóng góp khoa học mới sau:

- Xây dựng khái niệm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính nền tảng xuyên suốt luận án; chỉ ra được một

số đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nêu ra được vai

trò, điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung, trong đó

có các tỉnh Tây Nguyên.

- Luận án phân tích chỉ ra yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, VH

-XH, tình trạng di dân tự do, quản lý và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên tác

động tới quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Phân tích được các kết

quả, hạn chế của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh

Tây Nguyên; chỉ ra được những nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của thực trạng

này; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm từ THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua.

- Xác lập các quan điểm, đề xuất được hệ thống giải pháp bao gồm nhóm

giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng mang tính đặc thù cho Tây Nguyên,

nhằm đảm bảo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào giải quyết

một số vấn đề lý luận hiện nay đang đặt ra đối với thực hiện quyền dân chủ trực

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

7

tiếp của nhân dân, trong đó có vấn đề lý luận THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai nói chung và trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.

- Về mặt thực tiễn:

+ Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp uỷ đảng,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở Tây Nguyên có cơ sở để hoạch

định, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, góp

phần nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân

tộc Tây Nguyên về pháp luật KNHC; vai trò của CB,CC trong THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai.

+ Luận án sẽ có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại

Trường chính trị, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên. Có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với những vùng có điều kiện,

hoàn cảnh tương đồng như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên và cho ai quan

tâm đến những vấn đề của luận án.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác

giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4

chương, 12 tiết.

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về khiếu nại

hành chính; khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách

- “Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh

nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh [50], đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các

cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp

thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải

quyết khiếu nại; có chính sách hợp lý cho CB,CC làm công tác giải quyết khiếu

nại; kiên trì, phối hợp giải quyết tốt các vụ khiếu nại đông người; thực hiện tốt

Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác giải

quyết khiếu nại.

- “Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp”

của Lê Tiến Hào [26], đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành

chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đánh giá đúng tình hình khiếu

nại, tố cáo hành chính và thực trạng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính;

phân tích những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, hạn chế

trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn hiện nay; đề xuất

định hướng, nguyên tắc và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về

khiếu nại, tố cáo và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- “Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện

nay” của Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán [71]. Đề tài tập trung nghiên cứu khái

niệm khiếu nại, quyền khiếu nại, pháp luật về khiếu nại, thực trạng pháp luật về

khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Về những hạn chế trong công tác giải quyết

khiếu nại, đề tài cho thấy: Tình hình khiếu kiện ở các địa phương có chiều hướng

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

9

gia tăng; nhiều trường hợp CQNN làm sai, người dân khiếu nại nhưng không giải

quyết kịp thời hoặc giải quyết thiếu khách quan, thấy sai không chịu sửa, bao che

cho cấp dưới; việc sửa chữa khuyết điểm trong thực thi công vụ, giải quyết khiếu

nại thiếu khẩn trương; nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân,

kể cả cán bộ các cấp chính quyền và các CQNN còn hạn chế... Đề tài cũng chỉ ra

một số nhân tố khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu

nại và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện pháp luật về khiếu nại trong

điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

- “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại” của Thanh tra Chính phủ [75], cuốn

sách nhằm giúp cán bộ và nhân dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi

thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nâng cao ý thức, trách nhiệm,

trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại và

tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách bao gồm 02 phần: Phần

I: Nêu bật được sự cần thiết và nguyên tắc xây dựng Luật khiếu nại. Phần II: Phân

tích những nội dung cơ bản của pháp luật về khiếu nại. Cuốn sách được trình bày

dưới dạng tài liệu tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, thể hiện đầy

đủ những quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu

pháp luật của cán bộ và nhân dân.

- Sách:“Hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở

Việt Nam” của Nguyễn Thế Thuấn [79]. Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở lý

luận và pháp lý về quyền khiếu nại; hiệu quả giải quyết khiếu nại; nguyên nhân

của những hạn chế và khó khăn trong giải quyết khiếu nại là nhiều chính sách,

pháp luật đã lạc hậu, thiếu hoàn chỉnh, không phù hợp; trình độ, trách nhiệm thực

thi công vụ của CB,CC chưa cao; lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy hết trách

nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu nại; một số quy định về thẩm quyền,

thủ tục, cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại còn bất cập, chồng chéo; đề xuất giải

pháp tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại.

- Cuốn sách“Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính

của công dân” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã tập trung đề cập những vấn đề

cơ bản về lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền KNHC của

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

10

công dân, từ đó, đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với việc hoàn thiện và tổ

chức thực hiện chính sách, pháp luật về khiếu nại, khiến kiện hành chính. Nội

dung cuốn sách còn giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khái

quát quá trình hình thành, phát triển của các phương thức giải quyết khiếu nại,

khiếu kiện hành chính ở Việt Nam. Những vấn đề về thủ tục pháp lý bảo đảm thực

hiện quyền KNHC và hoạt động giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại,

khiếu kiện hành chính sẽ giúp CB,CC, người có thẩm quyền có nhận thức đúng

đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ADPL để giải quyết các vụ

việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính, đồng thời nâng cao nhận thức của người

dân khi thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện hành chính.

- “Một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở

Việt Nam”của Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh [76]. Nội dung cuốn sách đề

cập và lý giải trên những vấn đề lý luận về KNHC và cơ chế giải quyết khiếu

kiện hành chính, các tác giả cho thấy quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn

được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan

trọng, thể hiện trách nhiệm của CQNN trước công dân; bên cạnh đó các tác giả

còn trung phân tích quá trình hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết

khiếu kiện hành chính ở Việt Nam; thực trạng về cơ chế và công tác giải quyết

khiếu kiện hành chính hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi

mới cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính

trong thời gian tới.

* Luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

- “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề

hoàn thiện” của Phạm Anh Tuấn [89], đã phân tích sự điều chỉnh pháp luật trong

lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC, thực trạng của hoạt động giải quyết

KNHC, đề tài hướng tới là làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc khiếu nại

và giải quyết KNHC; sự cần thiết phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu QLNN,

quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và trong

tình hình hội nhập hiện nay của nước ta. Đề tài hệ thống hóa một số khía cạnh lý

luận, đánh giá thực trạng KNHC, hoạt động giải quyết KNHC ở nước ta nói

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

11

chung nhằm tìm ra giải pháp khắc phục, góp phần đổi mới cơ chế giải quyết

KNHC hiện hành.

- “Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Ngô Mạnh Toan [87], đã tập

trung nghiên cứu lý luận khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố

cáo ở nước ta, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ những

yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

- “Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành

chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay”, của Nguyễn Thị Hồng Thơm [78], đã

phân tích những vấn đề lý luận về khiếu nại, tố cáo và pháp luật khiếu nại, tố cáo,

những yêu cầu đặt ra của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố

cáo. Đánh giá thực trạng pháp luật khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu

nại, tố cáo của các cơ quan HCNN tại tỉnh Ninh Bình; đưa ra những kiến nghị cụ

thể hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo và các giải pháp để nâng cao hiệu quả

hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo.

- “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở

Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng [15], đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận

và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong QLHCNN những năm qua ở nước ta.

Khảo sát, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết KNHC, trên có sở đó tác giả

làm rõ những kết quả, hạn chế trong khiếu nại và giải quyết KNHC, đưa ra quan

điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm giải quyết KNHC đáp ứng mục tiêu

CCHC ở Việt Nam hiện nay. Đây là tài liệu có thể tham khảo vận dụng tốt vào

việc xây dựng cơ sở lý luận của luận án.

-“Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” của

Nguyễn Hạnh [25], làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của các thủ tục pháp lý về

giải quyết khiếu nại của công dân, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện

và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải

quyết khiếu nại của công dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

-“Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở

nước ta hiện nay” của Nguyễn Tuấn Khanh [38], đã làm rõ quan niệm về quyền

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

12

KNHC của công dân, đưa ra khái niệm và xác định được nội dung cơ bản nhất của

bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân. Đồng thời cũng làm rõ

mối quan hệ giữa bảo đảm pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân với các

bảo đảm khác; phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng bảo đảm pháp lý

thực hiện quyền KNHC của công dân ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đánh giá

thực trạng từng yếu tố bảo đảm, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

của những hạn chế đó; đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm

pháp lý thực hiện quyền KNHC của công dân hiện nay.

- “Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” của Trần Thị

Thúy Mai [53]. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp công dân,

thực trạng công tác tiếp dân; quan điểm, giải pháp đổi mới công tác tiếp dân trong

giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta.

- “Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam” của Nguyễn Danh Tú [96], phân tích, đánh giá thực

tiễn giải quyết KNHC (từ năm 1996 - đến nay). Đặt vấn đề nghiên cứu trong

điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, cải cách tư pháp.

Đề xuất quan điểm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết KNHC nhằm tăng

cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN.

* Trên Tạp chí, cũng có các bài viết về pháp luật khiếu nại hành chính;

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai như:

- “Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính” của Vũ

Trọng Hách [27]. Theo đó, bài viết cho thấy tranh chấp hành chính là loại tranh

chấp phát sinh giữa cơ quan HCNN (chủ thể cơ bản, chủ yếu trong hoạt động

QLNN) và cá nhân hoặc tổ chức (đối tượng quản lý). Theo quy định của pháp

luật thì loại tranh chấp hành chính này được thể hiện bằng khái niệm “khiếu nại”

theo Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998; “khiếu kiện” theo Pháp lệnh Thủ tục giải

quyết các vụ án hành chính năm 1996. Thủ tục giải quyết tranh chấp hành chính

phát sinh giữa các cơ quan HCNN với cá nhân hoăc tổ chức được quy định trong

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

13

2 văn bản pháp luật này. Tác giả đã làm rõ những điểm chung của khiếu nại và

khiếu kiện hành chính; chỉ ra những điểm khác biệt giữa KNHC và khiếu kiện

hành chính.

- “Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định” của Cao Vũ Minh [48],

phân tích các hạn chế của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân hiện

hành cũng như thực tiễn thi hành quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trên thục tế

ở nước ta trong thời gian qua. Khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những

quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực

hiện, trên cơ sở đó, tác giả bài viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện

các văn bản pháp luật có liên quan tới quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- “Những mặt được và hạn chế, bất cập trong quy định về khiếu nại quyết

định hành chính, hành vi hành chính” của Trịnh Thu Thủy [80]. Theo tác giả các

quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã tạo cơ sở pháp lý để

người dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước

kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần

tăng cường pháp chế ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, quá trình

triển khai thực hiện Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành để giải

quyết các KNHC cho người dân cho thấy pháp luật về khiếu nại còn bộc lộ một số

hạn chế như: trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN còn chưa

đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; Các quy định pháp luật

hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai,

giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ QĐHC, chấm dứt HVHC với thủ tục giải quyết khiếu

nại đòi bồi thường thiệt hại.

- “Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất đai” của Bạch Thái

Toàn [88], tác giả bài viết đã chứng minh việc giải quyết khiếu nại đối với các

QĐHC trong quản lý đất đai chiếm tỷ lệ lớn trong việc giải quyết khiếu nại về đất

đai. Theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai, thì QĐHC về

đất đai được hiểu là quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất,

cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

14

bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử

dụng đất. Đồng thời tác giả cho rằng giải quyết tốt khiếu nại các QĐHC trong

quản lý đất đai sẽ góp phần làm giảm số lượng khiếu nại nói chung và tăng cường

hiệu quả QLNN trên thực tế.

- “Một số giải pháp đổi mới mô hình giải quyết tranh chấp hành chính

trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Thắng Lợi [41], đã phân tích chỉ rõ hoạt động

QLHCNN trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội sẽ không thể tránh

được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể QLNN và đối tượng quản

lý. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát

sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản

lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng QLNN về đất đai. Tác giả

phân tích tình hình tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai và kết quả giải

quyết. Bất cập, hạn chế và những thiếu hụt của pháp luật hiện hành về giải quyết

tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đưa ra một số giải pháp nâng cao

hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai” của Ngô Trường Lộc [42], đã chỉ rõ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của

hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ giúp cho nhân dân và Nhà

nước tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức; củng cố lòng tin của nhân dân đối

với Ðảng và Nhà nước, tăng cường hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Vì thế,

việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ góp

phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

XHCN ở nước ta hiện nay.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật;

thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung:

- “Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn

Văn Mạnh [51], các tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như: khái

niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm THPL, những vấn đề đặt ra

trong THPL ở nước ta. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản về THPL có giá trị

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

15

tham khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai.

- “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Đoan

[22], là cuốn sách chuyên khảo về THPL gồm 5 chương. Trong đó Chương 1 bàn

về lý luận THPL. Tác giả bàn luận về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của THPL.

THPL thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng

pháp luật và ADPL. Chương 2. Bàn sâu về ADPL, các trường hợp ADPL, đặc

điểm, nguyên tắc ADPL. Chương 3. Quy trình THPL. Chương 4. Tác giả đưa ra

và phân tích các yếu tố bảo đảm pháp luật ở Việt Nam. Chương 5. Bàn về hiệu

quả THPL; tiêu chí đánh giá hiệu quả của THPL; thực trạng và một số giải pháp

nâng cao hiệu quả THPL. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi

nghiên cứu lý luận về THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

- Cuốn“Xã hội học pháp luật” của Ngọ Văn Nhân [55, tr.277-310], nội

dung cuốn sách tác giả đã dành 2 chương, cụ thể chương VII - các khía cạnh xã

hội của hoạt động và chương VIII - các khía cạnh xã hội của hoạt động ADPL.

Trong 2 chương này tác giả phân tích về vấn đề và ADPL dưới góc độ xã hội học

pháp luật. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với lợi ích của

chủ thể THPL; cơ chế THPL; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của pháp luật.

Đồng thời tác giả cũng đã phân tích, luận giải những biện pháp nâng cao hiệu quả

của hoạt động THPL.

- “Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta

hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [58, tr.26-31]. Bài viết phân tích nhận thức

toàn diện về THPL của công dân bao gồm hai phương diện chủ yếu: không thực

hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp. Tác giả đã tập trung

phân tích sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến THPL của công

dân. Ngoài phần phương pháp luận của vấn đề, nội dung bài viết đã làm rõ việc

nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi pháp

luật của công dân như: đạo đức, niềm tin, dư luận xã hội, thói quen, lối sống; sự

minh bạch và cân bằng lợi ích của pháp luật; thông tin, tiếp cận pháp luật v.v.. Bài

viết nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ những yếu tố tác

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

16

động đến THPL, coi đó như là cơ sở để xây dựng các giải pháp đảm bảo hiệu quả

THPL của công dân ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về khiếu nại

hành chính trong lĩnh vực đất đai, gồm có các công trình tiêu biểu sau:

* Đề tài nghiên cứu khoa học và sách

- “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết

tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay” của Đinh Quốc Tuấn [91], đánh giá

được thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai qua kết quả nghiên cứu tình hình

tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ba tỉnh,

thành phố là Thành phố Hải Phòng, Hà Tĩnh và Kiên Giang và nghiên cứu thực

trạng tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước, chỉ ra những tồn tại của công tác

giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng, nguyên nhân

tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai, báo cáo đã đề xuất nhóm giải

pháp về chính sách pháp luật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng

cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đã đề xuất trình tự, thủ tục giải quyết

tranh chấp đất đai tại cơ quan HCNN.

- Cuốn: “Chỉ dẫn pháp luật khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra,

xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai” của Nguyễn Văn Hậu [28], nội dung cuốn

sách đã trình bày dưới dạng hỏi đáp về khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều

tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần II, các văn bản QPPL về khiếu nại,

tố cáo, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Phần III,

các văn bản QPPL về đất đai.

-“Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển đổi đất tự nguyện ở Việt Nam:

Phương pháp tiếp cận, định giá đất và cơ chế giải quyết khiếu nại (Compulsory

Land Acquisition and Voluntary Land Conversion in Vietnam: The Conceptual

Approach, Land Valuation and Grievance Redress Mechanisms) của Văn phòng

Ngân hàng Thế giới [54], ấn phẩm này đã phân tích và tư vấn về quản lý xung đột

xã hội và đất, với mục đích hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường để cải thiện việc

thu hồi đất và quá trình chuyển đổi để đạt được phát triển bền vững hơn trong quá

trình đô thị hóa và công nghiệp hóa quá trình nhanh chóng hiện nay. Có ba báo

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

17

cáo giải thích trong nghiên cứu này là: 1) các lưu ý chính sách về cải thiện việc

thu hồi đất và chuyển đổi đất đai tự nguyện ở Việt Nam; các nghiên cứu về cơ chế

định giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; và các nghiên cứu

về cải thiện hệ thống giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại

Việt Nam.

-“Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu

nại tố cáo về đất đai” của Thanh tra Chính phủ biên soạn [74], nội dung của

chuyên đề này gồm 2 phần: Trong đó phần 2 tập trung đánh giá, phân tích nội

dung về Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và trình tự, thủ tục giải

quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của các

quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;

Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo về đất đai.

- “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam” do Viện Xã hội học thuộc

Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện [116]. Đây là kết quả nghiên cứu của

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm “Đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà

nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam” (Policy

note on improving land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam),

nghiên cứu cơ chế phù hợp để giải quyết có hiệu quả các KNHC của người bị thu

hồi đất đối với các QĐHC, HVHC của các CQNN có thẩm quyền đối với việc thu

hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nhu cầu bức

xúc cần đặt ra. Một mặt, nghiên cứu này đáp ứng ngay cho thực tế giải quyết các

khiếu nại phát sinh trong các dự án đầu tư ở Việt nam, mặt khác kết quả nghiên

cứu sẽ đóng góp trực tiếp cho quá trình xây dựng pháp luật về KNHC và sửa đổi

Luật Đất đai của Việt Nam. Ấn phẩm này là tài liệu bổ ích giúp tác giả phân tích,

đánh giá sâu hơn phần cơ sở lý luận và thực tiễn về KNHC trong lĩnh vực đất đai

ở Việt Nam.

- “Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý

các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý [69], đã nghiên

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

18

cứu cơ sở lý luận về nhận thức và THPL đất đai của cán bộ lãnh đạo quản lý các

cấp chính quyền ở Việt Nam. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung

nhận thức THPL về đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền

nước ta; phân tích bốn hình thức THPL như tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật,

chấp hành pháp luật và ADPL của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở

Việt Nam.

* Luận văn, luận án tiến sĩ

- “Giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn thị

xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” của Dương Thị Thanh Huyền [30], đã phân tích cơ

sở lý luận của giải quyết KNHC về đất đai, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất

đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, từ đó nêu

lên những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất

đai của cơ quan HCNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện nay.

- “Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai trên địa

bàn tỉnh Quang Ninh” của Nguyễn Ngọc Linh [43], đã hệ thống hóa cơ sở lý luận

về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; tìm hiểu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của

việc xây dựng các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,

tố cáo về đất đai; nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về giải quyết

khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tinh Quảng Ninh nhằm tìm ra các định

hướng hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này và tăng cường hiệu quả công

tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Quảng Ninh, đưa ra định hướng và đề

xuất các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về

khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan hành chính nhà

nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)” của Phan Duy Hùng [32]. Tác giả đã làm rõ

nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu

nại, thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó chỉ ra

những thiếu sót, tồn tại của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành

và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật khiếu nại về đất đai, pháp luật

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

19

về đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp

phần hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN.

- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua thực tiễn tỉnh Thái

Nguyên” của Đặng Anh Tuấn [90] đã làm rõ quan niệm về khiếu nại, KNHC,

khiếu nại về đất đai: các nguyên tắc, ý nghĩa, tiêu chí đánh giá hiệu quả, các yếu tố

tác động đến công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.phân tích thực

trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan QLHC

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của từng

hạn chế). Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích

của nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đất đai ở địa phương.

- “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tỉnh Bắc

Giang” của Nguyễn Thị Thái Anh [1], trên cơ sở lý luận, tác giả phân tích, đánh

giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan

HCNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp

luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại hiện hành và đưa ra một số quan điểm đề

xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật khiếu nại về đất đai, nâng cao hiệu

quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân, lợi ích của nhà nước.

- “Áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bạc Liêu” của Lương Trung Kiên [39]. Nội dung luận văn góp phần làm rõ

cơ sở lý luận về ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai và đánh giá thực

trạng, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, tồn tại và nguyên

nhân trong ADPL giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu từ

2012-2015. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc

ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai của UBND tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

20

- “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân

dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Văn Thành [72], đã hệ thống hóa

một số quan điểm lý luận về ADPL trong QLNN về đất đai của UBND. Phân tích

đặc điểm, vai trò, các lĩnh vực và các yếu tố ảnh hưởng tới việc ADPL trong

QLNN về đất đai của cả nước cũng như của thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá

những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của ADPL trong

QLNN về đất đai của của UBND thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra nguyên nhân

của những hạn chế đó. Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải

pháp cụ thế nhằm đảm bảo ADPL trong QLHCNN về đất đai của UBND ở thành

phố Hồ Chí Minh.

* Ngoài các công trình tiêu biểu trên đây còn một số bài viết đăng trên Tạp

chí có nội dung gắn với về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và Tây

Nguyên nói riêng như:

- “Những vấn đề bất cập của pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại

về đất đai” của Nguyễn Mạnh Hùng [31]. Trong đó đã phân tích những bất cập

trong pháp luật về đất đai hiện hành đã ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết các

khiếu nại về đất đai của công dân trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn

thiện một số các QPPL nhằm góp phần vào việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở

Việt Nam hiện nay.

- “Quyền khiếu kiện khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư” của Phan Trung Hiền [34, tr.15-23]. Bài viết đã cho thấy số vụ

việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất luôn

chiếm một tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Trong khi đó, những quy định của

pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư có nhiều chỗ bất cập, không thống nhất.

- “Chính sách pháp luật và những thay đổi trong quan hệ đất đai ở khu vực

Tây nguyên từ năm 1945 đến nay” của Phạm Hữu Nghị [56]. Bài viết về THPL

đất đai, khái quát các chính sách pháp luật đất đai từ năm 1975 đến trước khi có

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

21

Luật Đất đai và nhấn mạnh một số văn bản QPPL đất đai từ năm 2003 đến nay,

như Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có tác động lớn

tới đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào Tây Nguyên, việc tổ chức THPL đất đai

ở Tây Nguyên đã từng bước đảm bảo cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên có đất

sản xuất, canh tác; có đất để ở, đất đai của đồng bào dân tộc được Nhà nước bảo

vệ. Vì vậy, cuộc sống của đồng bào dân tộc cũng như toàn thể nhân dân ở Tây

Nguyên từng bước ổn định và phát triển.

- “Những giải pháp hiệu quả trong việc giao đất, giao rừng ở tỉnh Kon

Tum” của Võ Văn Mạnh [52], bài viết đã đánh giá thực trạng THPL của UBND

tỉnh Kon Tum về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum. Phân tích ý

nghĩa và bài học kinh nghiệm về giao đất giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon

Tum; nêu lên những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và đề xuất một số giải pháp

nhằm đảm bảo giao đất, giao rừng cho nhân dân ở tỉnh Kon Tum.

- “Vai trò của luật tục Bahnar và Jrai trong quản lí, sử dụng đất đai, môi

trường và bảo vệ rừng” của Nguyễn Quang Tuyến [92, tr.59-67], nghiên cứu,

tìm hiểu thực trạng Luật tục Bahnar và Jrai về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai,

về vấn đề sở hữu đất đai, về cách thức xác định ranh giới sử dụng đất, về việc

phân chia đất ở, đất canh tác trong nội bộ dân làng. Đặc biệt về vấn đề giải quyết

tranh chấp đất đai phát sinh giữa các hộ dân trong buôn làng hoặc giữa hộ dân

của buôn làng với hộ dân thuộc các buôn, làng khác. Chỉ rõ cách thức giải quyết

tranh chấp đất đai, vai trò của già làng trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp về

đất đai.

- “Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở

Tây Nguyên hiện nay” của Trần Hồng Hạnh [24, tr.71-80]. Bài viết trình bày

thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động của nó đến mối quan hệ

dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến

và chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là trong cộng đồng các DTTS. Sự cộng

cư của các tộc người cùng với những thụ hưởng chính sách đất đai và các chính

sách dân tộc khác giữa các tộc người và giữa các nông, lâm trường với người

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

22

dân đã có những tác động, cả tích cực và tiêu cực, đến sự ổn định và phát triển

của vùng Tây Nguyên.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến khiếu nại hành chính;

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức

khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo

đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn

ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN.

- “Administrative Grievances: A developmental Study” (Khiếu kiện hành

chính: Nghiên cứu phát triển), của tác giả Michael Adle và các cộng sự [130]. Báo

cáo cứu chỉ rõ các CQHC, người có thẩm quyền trong CQHC ban hành rất nhiều

QĐHC, thực hiện HVHC có khả năng xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân.

Vì vậy, việc tìm ra những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của việc ban hành

QĐHC, thực hiện HVHC và những giải pháp hữu hiệu để giải quyết khiếu kiện

hành chính là rất quan trọng. Báo cáo nghiên cứu nêu ra nhiều vấn đề mang tính

gợi mở để có những nghiên cứu hoặc khảo sát tiếp theo nhằm làm rõ hơn về thực

trạng KNHC về đất đai, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải

quyết KNHC.

- “Complaint resolution system of the US administration” (Hệ thống giải

quyết KNHC của Hoa Kỳ), bài viết của Edwin Felter [121]. Theo kinh nghiệm

của nhiều nước công nghiệp phát triển, các KNHC của dân phải được giải quyết

khách quan và độc lập với bộ máy hành chính, bình đẳng giữa người bị khiếu nại

(người đã ban hành QĐHC) và người khiếu nại, công khai và minh bạch trong

quá trình giải quyết, bảo đảm kỷ cương trong thực thi pháp luật. Để bảo đảm

thực hiện tốt các nguyên tắc này, việc thành lập hệ thống các cơ quan tài phán

hành chính là cần thiết. Tài phán hành chính ở Hoa Kỳ là một hệ thống cơ quan

trực thuộc bộ máy hành pháp nhưng bảo đảm sự độc lập với hệ thống các

QLHC, có chức năng giải quyết các KNHC. Người có KNHC có quyền khiếu

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

23

nại quyết định giải quyết của tài phán hành chính lên thanh tra cấp bang hoặc

khởi kiện ra Tòa án hành chính.

- “Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại

Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hiệp [35], đã cho thấy Ở Nhật Bản, công dân có

quyền khiếu nại bất cứ hành vi và quyết định nào của nhà nước kể cả các văn bản

QPPL, các chính sách của nhà nước nếu như họ cho rằng những hoạt động đó ảnh

hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích của họ. Hệ thống các cơ quan tiếp nhận và giải

quyết KNHC của Nhật Bản được tổ chức thực sự đầy đủ, toàn diện và linh hoạt ở

cả hệ thống hành pháp, tư pháp và lập pháp, đảm bảo bất cứ một khiếu nại nào của

người dân cũng được xem xét thấu đáo và thoả đáng. Khiếu nại và giải quyết

KNHC đất đai tại Nhật Bản được thực hiện một cách chủ động và khoa học đảm

bảo mọi khiếu nại của người dân đều được tiếp nhận và giải quyết một cách thoả

đáng, các khiếu nại hầu như được xử lý triệt để ngay từ cấp dưới, không có việc

đùn đẩy và nếu khiếu nại không giải quyết được thì ra Tòa hành chính.

- “Beyond Dualism: Land Acquisition and Law in Indonesia” (Vượt lên chủ

thuyết song trùng: Thu hồi đất và luật đất đai ở In-đô-nê-xia) của Fitzpatrick,

Daniel [124, tr.224-247] đã chỉ rõ chính sách và pháp luật đất đai của In-đô-nê-xia

so với các quốc gia khác ở khu vực Đông Á là họ duy trì song song chế độ sở hữu

nhà nước và sở hữu adat (luật tục). Rất nhiều tranh chấp đất đai nảy sinh từ sự

giao thoa giữa hai chế độ sở hữu này, các quyền sở hữu đất đai có tính loại trừ và

cá nhân hóa được quy định bởi Luật Nông nghiệp Căn bản và Luật Lâm nghiệp

Căn bản của In-đô-nê-xia đã không đủ linh hoạt để bao trùm những quyền đất đai

có tính tương đối và biến động trong chế độ sở hữu adat.

- “Introduction to the LandLaw of Cambodia” (Giới thiệu pháp luật đất đai

Cam pu chia) của Hel, Chamroeun [126], đã cho thấy Luật Đất đai Cam pu chia

năm 2001 là một trong những luật đất đai toàn diện nhất ở Đông Á. Luật cho phép

xác lập quyền tài sản tư nhân đối với những nông dân có thể chứng minh rằng họ

đã sử dụng đất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để luật phát huy tác dụng thì

phải có một cơ quan QLHC đất đai minh bạch và có năng lực để cấp giấy tờ sở

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

24

hữu đất một cách vô tư theo các nguyên tắc căn bản đã đề ra trong Luật Đất đai

2001. Luật Đất đai 2001 quy định ba cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai: 1) Giải

quyết theo sự vụ; 2) Hòa giải thông qua Hội đồng Địa chính và Cơ quan Quốc gia

về Giải quyết Tranh chấp Đất đai; 3) Giải quyết tại Tòa án.

- “Property entails obligation: Land and property law in Germany”

(Quyền sở hữu gắn với nghĩa vụ: Luật sở hữu và đất đai ở Đức) của Fabian Thiel

[122] đã dẫn chứng về quyền sở hữu tư đối với đất thực ra chịu rất nhiều ràng

buộc với các nghĩa vụ khác. Để dung hòa giữa lợi ích tư và công, có hai công cụ

quan trọng nhất mà nhà nước áp dụng trong chính sách đất đai là quy hoạch, kế

hoạch và thuế giá trị gia tăng đối với đất.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật và

thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung

Thực hiện pháp luật là một phạm trù pháp lý cơ bản trong kho tàng lý luận

chung về nhà nước và pháp luật ở các nước XHCN nói chung và ở Liên Xô nói

riêng, cũng như ở Liên bang Nga hiện nay. THPL đã được đúc kết thành một phần

của giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật.

- “Lý luận về nhà nước và pháp luật” của Bộ Đại học và trung học chuyên

nghiệp Liên Xô [9, tr.558-568], trong chương XIII - áp dụng QPPL XHCN, đã

trình bày khái niệm nội dung THPL với các hình thức tuân thủ, chấp hành, sử

dụng và ADPL. Trong đó ADPL là hình thức THPL đặc biệt do các CQNN và nhà

chức trách có thẩm quyền thực hiện. Nội dung chuyên đề 20 của cuốn sách này đã

lý giải các hành vi pháp lý trong các trường hợp khác nhau để xác định các dạng

THPL khác nhau như: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật

và ADPL.

- Cuốn “Cơ sở xã hội pháp luật” của Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch)

[40, tr.179-251]. Trong cuốn sách này tác giả dành trọn chương V để phân tích về

những khía cạnh xã hội của thi hành pháp luật để nghiên cứu về vấn đề tuân theo

pháp luật, chính trị và sự ADPL, chuẩn mực pháp luật và quyết định ADPL, vai

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

25

trò của các nhân tố chủ quan trong quyết định ADPL, ra quyết định và tính hiệu

quả của pháp luật.

- “Những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp luật” của D.N.Gorhunov [23].

Trong nội dung bài viết, tác giả đã làm rõ những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp

luật, bao gồm tâm lý và lợi ích các nhân, nền tảng và truyền thống… trên cơ sở

đó, tác giả đã khẳng định các yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến THPL.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật về

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có những quy định phương thức

khiếu nại, thẩm quyền giải quyết KNHC, thủ tục và đối tượng KNHC nhằm bảo

đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Đại đa số các quốc gia vẫn

ghi nhận thẩm quyền giải quyết KNHC của các cơ quan QLHCNN. Một số nước

trên thành lập cơ quan tài phán hành chính từ rất lâu và việc xét xử các khiếu kiện

hành chính đã đi vào nề nếp nhưng việc giải quyết khiếu nại theo cấp hành chính

vẫn được coi trọng.

- “Grant Mediation in China” (Đại hòa giải ở Trung Quốc) 51(6) Asian

Survey 1065-1089 của Hu, Jieren [127], tác giả viết về vấn đề đại hòa giải ở

Trung Quốc trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, Tòa án yếu kém khiến

vai trò của các quy tắc chính thức trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp trở nên

mờ nhạt và tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách tùy tiện và quá nhiều quyền

tùy nghi cho các QLHC. Để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai và những

mâu thuẫn tập thể hoặc nhạy cảm khác, Nhà nước dựa vào thiết chế hòa giải với

sự phối hợp và hợp tác của nhiều cơ quan, đoàn thể - thường được gọi là đại hòa

giải. Đây là một thiết chế nhà nước, tính chất nhà nước này thể hiện ở chỗ hoạt

động hòa giải được tổ chức và thực hiện bởi các CQNN để đạt được về cơ bản các

mục tiêu ưu tiên của Nhà nước.

- “Land - Taking Disputes in East Asia: A Compartive Analysia and

Implications for Vietnam” (Tranh chấp thu hồi đất ở Đông Á: Phân tích so sách và

khuyến nghị với Việt Nam) của John Gillespie, Fu Hualing và Phạm Duy Nghĩa

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

26

[129]. Báo cáo đã đưa ra một bức tranh phân tích so sánh về những khiếu nại,

tranh chấp thu hồi đất ở ba quốc gia Đông Á, gồm Trung Quốc, In-đô-nê-xia và

Cam-pu-chia, nơi có những nét tương đồng với tình hình ở Việt Nam. Mỗi nghiên

cứu điển hình sẽ phân tích những đặc điểm về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp

luật, kinh tế chính trị ảnh hưởng đến tranh chấp thu hồi đất tại mỗi quốc gia. Sau

đó, các khiếu nại, tranh chấp này sẽ được phân tích tập trung ở ba nội dung: 1)

Thẩm vấn giữa cộng đồng dân và nhà nước và/hoặc nhà đầu tư thực hiện trước và

trong thời gian thực hiện dự án có thu hồi đất. 2) Hòa giải giữa cộng đồng, Nhà

nước và/hoặc nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề do những dự án thu hồi đất gây

ra. 3) Giải quyết khiếu nại, tranh chấp tại tòa án giữa cộng đồng, nhà nước và/hoặc

nhà đầu tư về những vấn đề do các dự án thu hồi đất gây ra.

- “Who owns America - Land use Planning for Sustainability” (Ai sở hữu

nước Mỹ - Kế hoạch sử dụng đất vì sự phát triển bền vững”) của John Ikerd [128],

đã đề cập đến vấn đề quyền sở hữu tư nhân về đất đai trong pháp luật nước Mỹ, có

ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của nhà nước và người sở hữu đất có phải là

người “sở hữu nước Mỹ” trên phương diện lãnh thổ, địa chất hay không? Trong

bài viết này, tác giả bày tỏ sự quan ngại các quy định pháp luật dân sự hiện nay rõ

ràng được thiết kế theo hướng bảo vệ quyền sở hữu hơn là bảo vệ con người.

Những trường hợp khiếu nại, tranh chấp liên quan đến “quyền cho các thế hệ

tương lai” hầu như không có ý nghĩa gì so với việc bảo vệ các quyền sở hữu tư

nhân được quy định hợp pháp và cụ thể trong luật. Việc sử dụng đất đai cần được

gắn vào những mục tiêu dài hạn thay vì việc tận thu giá trị của đất theo các kế

hoạch sử dụng đất.

- “Kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột

về đất đai” của Trần Phúc Thăng, Phạm Thị Thắng [77]. Bài viết dựa trên kết quả

của đề tài nghiên cứu khoa học do NAFOSTE tài trợ. Các tác giả đã cho thấy trên

thế giới và một số quốc gia trong khu vực như: Xinhgapo, Hàn Quốc, Thái lan và

Malaysia dù có các hình thức sở hữu về đất đai rất đa dạng, song đều phải đặt dưới

sự quản lý và điều phối thống nhất của nhà nước, nhà nước phải là người chịu

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

27

trách nhiệm trước toàn xã hội trong việc quản lý đất đai để đáp ứng yêu cầu phát

triển của đất nước và đảm bảo cuộc sống của người dân. Các quốc gia trên đây đã

xử lý tốt vấn đề xung đột khiếu nại về đất đai, không chỉ hạn chế được những

xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập

trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Kinh nghiệm của

các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình

và trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để hạn chế và giải tỏa các xung đột,

KNHC một cách hiệu quả hơn, nhất là các hình thức KNHC về đất đai.

- “Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”

của Nguyễn Quang Tuyến [93], bài viết đã giới thiệu một số kinh nghiệm của

Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc về chính sách, pháp luật về bồi thường khi

Nhà nước thu hồi đất; Nguyên tắc bồi thường, vấn đề tái định cư cho người bị thu

hồi đất ở. Về bồi thường đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Đặc biệt về Khiếu nại và

giải quyết khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất ở Xinhgapo. Trường hợp người

bị thu hồi đất không nhất trí với mức giá bồi thường họ có quyền khiếu nại về giá

trị bồi thường. Hội đồng bồi thường là người có thẩm quyền quyết định về giá trị

bồi thường và đưa ra câu trả lời đối với người khiếu nại. Nếu người bị thu hồi đất

không đồng ý với câu trả lời của Hội đồng bồi thường thì có quyền khởi kiện vụ

việc ra Tòa Thượng thẩm.

- “Courts and Political Stability: Mediating Rural Land Disputes” (Tòa án

và ổn định chính trị: hòa giải các khiếu nại, tranh chấp đất đai nông thôn) của

Whiting, Susan H. and Shao Hua, (Cambridge: Cambridge University Press)

[131], tác giả chỉ rõ tính chất nhà nước và định hướng chính trị của thiết chế hòa

giải, hoạt động hòa giải có tính chất chủ động và các hòa giải viên can thiệp sâu để

ngăn ngừa xung đột xã hội một cách có hệ thống và bài bản. Các hòa giải viên

phải giải quyết triệt để những khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong phạm vi thẩm

quyền của mình để ngăn ngừa tình trạng khiếu kiện lên cấp chính quyền cao hơn.

Khi một vụ việc bị khiếu kiện vượt cấp, điều đó bị nhìn nhận như một sự thất bại

của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Cơ chế khuyến khích bằng vật chất

cũng như khuyến khích khác - cả khen thưởng lẫn chế tài - được áp dụng nhằm

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

28

đảm bảo các hòa giải viên sẽ nỗ lực hết mình để tránh tình trạng khiếu kiện vượt

cấp đối với các tranh chấp trong địa bàn họ phụ trách.

-“Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” Ấn phẩm của

Bộ Tài nguyên và Môi trường [10], đã khái quát đầy đủ nội dung trong pháp luật

đất đai của một số nước như: Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển

(nhóm G7); các quốc gia thuộc khối XHCN (Liên Xô và Đông Âu); Chế độ sở

hữu đất đai của các nước đang phát triển; Chế độ sở hữu đất đai của một số nước

ASEAN. Trong đó có nội dung luận về “Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà

nước thu hồi”. Việc khiếu nại về giá đất là quyền của các chủ sở hữu bất động sản,

được thực hiện qua các bước: Bước 1. Khiếu nại đối với kết quả định giá. Nếu một

tổ chức, cá nhân cho rằng một giá trị định giá của nhà nước là không chính xác thì

tổ chức, cá nhân cần gửi một đơn khiếu nại (bằng văn bản) tới Văn phòng định

giá; Bước 2. Giải quyết khiếu nại. Tổng định giá chỉ đạo Văn phòng định giá xem

xét, giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về giá đất trong thời gian 45 ngày.

Kết quả giải quyết do Tổng định giá ký gửi cho tổ chức, cá nhân. Nếu không đồng

ý với kết quả giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê tổ chức tư

vấn giá đất để tiến hành định giá độc lập; Bước 3. Định giá đất độc lập. Nếu

không đồng ý với kết quả giải quyết, trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhận được

văn bản giải quyết của Tổng định giá, tổ chức, cá nhân có thể thuê chuyên gia

định giá độc lập để xem xét lại kết quả định giá. Khi nộp đơn xem xét định giá, tổ

chức, cá nhân cần nộp một khoản phí theo quy định; Bước 4. Lựa chọn khiếu kiện.

Nếu vẫn không hài lòng với kết quả xem xét lại giá trị định giá của chuyên gia độc

lập, tổ chức, cá nhân đó có thể khởi kiện lên Tòa án về đất đai và định giá theo

quy định của Tòa án tối cao.

- “Resolving Land Disputes in East Asia: Exploring the Limit of Law”,

(Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai ở Đông Á: Tìm hiểu giới hạn của

pháp luật) (Cambridge: Cambridge University Press) của Fu Hualing and

Gillespie, John (eds) [123], đã cho thấy Hòa giải - đặc biệt trong trường hợp các

khiếu nại, tranh chấp đất đai có khả năng bùng phát thành các khiếu kiện tập thể -

là một chiến lược ngăn ngừa chung có ý nghĩa quan trọng. Mọi cơ quan, ban

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

29

ngành của nhà nước đều có nghĩa vụ chủ động xử lý triệt để các tranh chấp càng

sớm càng tốt. Nhà nước áp dụng các tiếp cận thực dụng để xác định và phân loại

các nguy cơ tiềm tàng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để loại trừ

nguy cơ đó. Hòa giải là công cụ chủ yếu phục vụ cho chức năng chính trị đó.

- “Research paper on Land acquisition in Indonesia” (Nghiên cứu về thu

hồi đất ở Indonesia) của Bagus S.D. Nur Buwono - Bastaman, (Enrico Bagus Law

office Indonesia) [120] và“Research paper on Law on land acquisition for public

interest” (nghiên cứu về Luật thu hồi đất cho lợi ích công cộng) của tác giả

Hanafiah Pongga & Partners (Global Busines Guide Company) [125], đã cho thấy

khi tiến hành thu hồi đất, nguồn kinh phí cho thu hồi đất cùng được quy định chủ

yếu từ ngân sách nhà nước và không có quy định cụ thể về sự tham gia của khu

vực tư nhân. Các khiếu nại về hoạt động thu hồi đất sẽ được giải quyết ở các cấp

từ Tòa hành chính tới Tòa tối cao với thời gian xử lý khoảng 4 tháng. Các khiếu

nại liên quan tới bồi thường sẽ được thụ lý ở các cấp từ Tòa địa phương tới Tòa

phúc thẩm, thời gian xử lý khoảng 4 tháng.

- “The Importance of Mainstreaming Alternative Dispute Resolution (ADR)

in Tenurial Conflict Resolution in Indonesia” (Tầm quan trọng của chính thống

hóa các phương thức giải quyết khiếu nại, tranh chấp thay thế trong giải quyết

tranh chấp sở hữu đất đai tại In-đô-nê-xia) của Zazali, Ahmad [132], vai trò của

các trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải. Một yếu tố quan trọng khác giúp cải

thiện vị thế của người nông dân trên bàn đàm phán là việc chỉ định những người

trung gian hỗ trợ cho nông dân đàm phán với lãnh đạo chính quyền và nhà đầu tư.

Một khảo sát về khiếu nại, tranh chấp đất rừng cho thấy thành công trong giải

quyết khiếu nại, tranh chấp có liên quan chặt chẽ đến năng lực của các trung gian

hỗ trợ đàm phán và hòa giải để người dân thương lượng cách giải quyết. Những

trung gian có khả năng điều hòa các khác biệt trong tư duy, nhận thức của người

dân, nhà đầu tư và lãnh đạo chính quyền là những người thành công nhất trong

việc giúp các bên đi đến sự đồng thuận. Những cải cách nhằm nới lỏng sự kiểm

soát đối với việc thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng đã tạo điều kiện

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

30

thuận lợi đáng kể cho hoạt động trung gian hỗ trợ đàm phán và hòa giải trong các

khiếu nại, tranh chấp đất đai.

1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÚT RA TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài

Qua kết quả các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận

án THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở trong nước và nước ngoài cho thấy

các công trình đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác

nhau. Có thể nêu lên mấy vấn đề cơ bản sau:

Một là, các công trình của các nhà khoa học ở những cấp độ và khía cạnh

khác nhau đã phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về KNHC, pháp luật

KNHC về đất đai, các yêu cầu, đặc điểm của KNHC trong lĩnh vực đai, các cơ chế

thực hiện khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai; đề cập đến việc

thực hiện KNHC, công tác giải quyết KNHC về đất đai nói chung và KNHC về

đất đai ở một số địa phương có sự việc nổi cộm nói riêng để thấy được sự cần thiết

phải có những giải pháp căn cơ trong việc giải quyết các KNHC nói chung KNHC

trong lĩnh vực đất đai nói riêng, đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của công dân

trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.

Hai là, một số công trình đã nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của hoạt

động khiếu nại và giải quyết KNHC về đất đai hiện nay; tìm ra những yếu tố tác

động, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai của nhân dân trong giai đoạn hiện nay; nhấn mạnh sự cần

thiết phải xây dựng quy trình giải quyết khiếu nại; đảm bảo giải quyết khiếu nại

theo đúng quy định của pháp luật. Một số công trình đã đề cập đến một vài khía

cạnh về lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đảm bảo thực hiện quyền KNHC của

công dân; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại trong quá

trình giải quyết KNHC về đất đai ở một số địa phương; đưa ra được các giải pháp

nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết KNHC về đất

đai ở nước ta hiện nay.

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

31

Ba là, các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL và THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai đã đề cập đến một số khía cạnh khác nhau như: tập trung

phân tích khái niệm, bản chất, hình thức, vai trò quan trọng của THPL và THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt

ra trong xây dựng và THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói chung và từng

địa phương nói riêng, mỗi tác giả có những cách tiếp cận cùng với mục đích

nghiên cứu riêng.

Bốn là, trong các nghiên cứu đối với nước ngoài có liên quan đến đề tài,

các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: do đặc trưng pháp luật về sở hữu, quyền

sử dụng đất đai của các nước trên thế giới có sự khác nhau về chế độ sở hữu, về

cách thức giải quyết tranh chấp, KNHC về đất đai. Các công trình nguyên cứu

quốc tế chủ yếu đề cập đến pháp luật về đất đai, chế độ quản lý sử dụng đất đai, lý

luận về THPL, về giải quyết xung đột, về khiếu nại và giải quyết KNHC chủ yếu

theo con đường tố tụng tại tòa án, nên hầu như các KNHC về đất đai được hòa

giải thương lượng giữa cá nhân với nhau và giải quyết tại Tòa án, thậm chí còn

giải quyết theo quy định trong luật tục…Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị

khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan trong luận án.

Tuy nhiên, riêng đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên Việt Nam, cho đến nay

chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể có hệ thống đối

với THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và

lịch sử về Nhà nước và pháp luật.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Để đạt được mục tiêu của luận án là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam dưới

góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế

thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học nêu trên đồng

thời nêu ra một số giả thuyết tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận,

thực tiễn liên quan đến đề tài luận án, cụ thể như sau:

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

32

- Giả thuyết 1: Về nghiên cứu lý luận của luận án: Dưới góc độ Lý luận và

lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ các khái

niệm liên quan đến đề tài của luận án, từ đó đưa ra khái niệm THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời luận án tiếp tục làm rõ các nhóm quan hệ về

KNHC trong lĩnh vực đất đai được pháp luật điều chỉnh, phân tích các hình thức

và điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở đó về

phương diện lý luận, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau: Pháp luật về KNHC

trong lĩnh vực đất đai điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai là gì?. Những đặc trưng của THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai là gì?. Những đối tượng thuộc pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai là gì?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những vai trò gì?. Có bao

nhiêu hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai?. Những điều kiện nào

bảo đảm cho THPL về KNHC trong lĩnh này?

- Giả thuyết 2: Về nghiên cứu thực tiễn của luận án:

Luận án nghiên cứu phân tích làm rõ các yếu tố tác động tới THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam; từ đó

chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở giả

thuyết đó, luận án tập trung trả lời các câu hỏi: Có những yếu tố tác động nào tới

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên?. Thực

trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế gì? Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

cần thiết cho THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên?

- Giả thuyết 3: Về nghiên cứu đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực

tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Luận án xây dựng luận cứ đề xuất các quan điểm và giải pháp đặc thù bảo đảm

cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh miền núi

Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, luận án

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

33

tập trung trả lời các câu hỏi: Những quan điểm nào để bảo đảm cho THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai?. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa

bàn các tỉnh Tây Nguyên, cần thực hiện những giải pháp nào?

Kết luận chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy, đến nay đã có các công

trình nghiên cứu được công bố trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận

án. Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau:

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề pháp luật về

KNHC và KNHC trong lĩnh vực đất đai. Các công trình ở nhóm này đề cập đến

một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về KNHC; nội dung, cơ chế pháp lý

bảo đảm thực hiện quyền KNHC của công dân, tổ chức; giải quyết KNHC trong

công cuộc CCHC ở Việt Nam; cơ chế giải quyết KNHC, về đổi mới cơ chế giải

quyết KNHC ở Việt Nam; trên cơ sở đó chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của

pháp luật và có những đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về KNHC

của công dân; giải quyết KNHC của các cơ quan HCNN.

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến THPL nói chung và THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình này chủ

yếu nghiên cứu dưới góc độ ADPL và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai;

THPL và tổ chức thực hiện nội dung pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai;

những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra về KNHC trong lĩnh vực đất

đai nói chung và từng địa phương nói riêng. Ít có công trình nghiên cứu THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên,

Việt Nam dưới góc độ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

- Những công trình của các tác giả nước ngoài và của các tác giả Việt Nam

nghiên cứu các vấn đề chủ yếu pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất; kinh

nghiệm về khiếu nại và giải quyết KNHC, phòng ngừa và giải quyết xung đột về

đất đai; Giải quyết khiếu nại về giá đất khi nhà nước thu hồi, các khiếu nại về hoạt

động thu hồi đất, vấn đề hòa giải… Những tài liệu này có giá trị tốt cho việc

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

34

nghiên cứu tìm ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên

hiện nay trong việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận án, ở mức độ

khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Song cho đến nay,

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống dưới góc độ Lý

luận và lịch sử nhà nước và pháp luật vấn đề THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên

cứu của các công trình khoa học này là các tài liệu bổ ích, giá trị có nhiều gợi ý

cho tác giả có thể tham khảo, vận dụng và so sánh trong quá trình nghiên cứu giải

quyết mục đích và nhiệm vụ của luận án.

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

35

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU

NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

2.1.1. Khái niệm pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực

đất đai

2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại hành chính và khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai

Trong khoa học pháp lý cũng như trong đời sống pháp luật của xã hội

hiện nay, các khái niệm KNHC vẫn được sử dụng, nhưng chưa có sự thống

nhất. Có tác giả sử dụng khái niệm KNHC trong trường hợp khiếu nại xảy ra

trong QLHCNN được giải quyết theo TTHC, phân biệt với “khiếu kiện hành

chính” là tranh chấp xảy ra trong QLHCNN, nhưng được giải quyết theo con

đường toà án (hay tư pháp). Trái lại, có tác giả lại cho rằng việc công dân đề

nghị xem xét, giải quyết đề nghị của cá nhân, tổ chức, cơ quan về quyền và lợi

ích hợp pháp của mình dù được xem xét theo TTHC hay thủ tục tư pháp thì đều

có tên gọi là KNHC.

Khiếu nại nói chung được thực hiện trong cả lĩnh vực hoạt động nhà nước

và trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực Nhà nước - pháp luật, khiếu nại là việc

một chủ thể đề nghị CQNN có thẩm quyền xem xét lại quyết định cá biệt, hành vi

khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm các

quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Khiếu nại là quyền của công dân, được pháp luật

công nhận và bảo hộ. (Điều 29 Hiến pháp năm 1959, Điều 73 Hiến pháp năm

1980, Điều 74 Hiến pháp năm 1992 và Điều 30 Hiến pháp năm 2013). Nếu như

các Hiến pháp trước đây chỉ quy định “công dân có quyền khiếu nại và tố cáo bất

kỳ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm VPPL của cán bộ, nhân viên

CQNN…”, thì Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng phạm vi quyền khiếu nại của

công dân “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

36

thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [60,

tr.30]. Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CB,CC theo thủ tục

do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, của người có thẩm

quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật CB,CC khi có căn

cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp của mình [63, tr.8 ].

Khiếu nại hành chính trước hết là khiếu nại diễn ra trong hoạt động nhà

nước - pháp luật, tức là yêu cầu xem xét và giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp

của một chủ thể liên quan đến quyết định hoặc hành vi của nhà nước, viên chức

nhà nước và do CQNN có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Nói cách khác, KNHC

là một dạng của khiếu nại pháp luật, tức là mọi quy định về quyền khiếu nại và

ADPL để giải quyết khiếu nại đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Đây

là tiêu chí đầu tiên phân biệt KNHC với các khiếu nại do các tổ chức của xã hội

(không có tính chất nhà nước) thực hiện. Theo pháp luật Việt Nam có hai loại

khiếu nại, là KNHC và khiếu nại tư pháp. Căn cứ vào nội dung khiếu nại, sự phân

biệt KNHC với khiếu nại tư pháp được căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung

của lĩnh vực hoạt động nhà nước làm nảy sinh khiếu nại.

Trên thực tế, KNHC là phương thức quan trọng mà thông qua đó công dân

yêu cầu các CQNN để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời là

phương tiện mà nhờ nó các CQNN hoặc CB,CC trong các cơ quan đó kiểm tra

được tính pháp lý, tính đúng đắn của các quyết định, hành vi mà mình đã thực

hiện. KNHC phải chứa đựng các chứng cứ của việc vi phạm các quyền hoặc lợi

ích được pháp luật quy định. Do vậy, có thể hiểu KNHC là hình thức bảo vệ

quyền công dân trước các quyết định hoặc hành vi vi phạm của CQNN. Khi có

một KNHC cũng đồng nghĩa với việc một cơ quan, tổ chức hoặc công dân cho

rằng quyền, lợi ích mà pháp luật quy định cho họ đã bị xâm hại hoặc có thể bị xâm

hại. Nội dung KNHC không phụ thuộc vào các CQNN mà chúng gửi đến mà phụ

thuộc vào chính QĐHC hoặc HVHC bị khiếu nại.

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

37

Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa về KNHC như sau:

“KNHC là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan HCNN xem xét, sửa chữa

một QĐHC hay HVHC mà họ cho là quyết định hoặc hành vi đó không đúng

pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của

họ...” [119, tr.506-507].

Từ phân tích trên có thể hiểu: KNHC là việc đối tượng (cơ quan, tổ chức,

cá nhân) chịu sự tác động trực tiếp của QĐHC, HVHC yêu cầu hoặc đề nghị cơ

quan HCNN, người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN xem xét lại các QĐHC,

HVHC do cơ quan HCNN, người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành

hoặc thực hiện khi cho rằng QĐHC, HVHC đó không hợp pháp, hợp lý, xâm

phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Lĩnh vực quản lý đất đai là một lĩnh vực rất rộng, nhưng chỉ những nội

dung nào khi cơ quan QLHCNN về đất đai ban hành các QĐHC hoặc có HVHC

đối với người sử dụng đất mà họ không đồng ý, cho rằng các QĐHC, HVHC đó

đã xâm phạm tới quyền lợi ích hợp pháp của người sử sụng đất, thì họ có quyền

khiếu nại.

Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là quyết định bằng

văn bản của cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN,

được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ

thể trong hoạt động QLNN về đất đai như: QĐHC về giao đất, cho thuê đất, thu

hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi

thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ;

quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. HVHC trong lĩnh vực quản lý đất đai là

hành vi của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN khi

thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của Luật Đất đai. Khi KNHC liên quan

đến các QĐHC, HVHC về đất đai, thì cơ quan HCNN cần tiến hành xem xét tính

hợp pháp của QĐHC, HVHC chính đó.

Khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai là một dạng của KNHC nói

chung, đó là việc khi người khiếu nại cho rằng, cơ quan, cá nhân có thẩm

quyền ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC trong quản lý đất đai xâm hại

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

38

đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì có quyền khiếu nại, yêu cầu chấm

dứt, cải sửa, thu hồi, huỷ bỏ QĐHC, HVHC đó, thậm chí phải bồi thường thiệt

hại xảy ra. Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất, người có

quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện

QĐHC hoặc HVHC về quản lý đất đai” [62, Điều 204].

Từ những nội dung trên có thể hiểu: KNHC trong lĩnh vực đất đai là việc

các chủ thể sử dụng đất đề nghị CQNN có thẩm quyền xem xét lại QĐHC hoặc

HVHC theo quy định của pháp luật, khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành

vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá

trình quản lý và sử dụng đất.

2.1.1.2. Khái niệm pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực

đất đai

Pháp luật giữ vai trò quan trọng, là phương tiện để nhân dân phát huy

quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế; là nhân tố bảo

đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực của nhân dân, thực hiện

công bằng xã hội. Các quyền dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, trong đó có

quyền KNHC về đất đai và các quy tắc thực hành các quyền này trên thực tế luôn

được nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị

quyết, văn bản pháp luật quy định về quyền KNHC, trong đó có Chỉ thị số 09-

CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm phát huy

và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cả HTCT; Pháp

lệnh Khiếu nại - Tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại - Tố cáo năm

1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - Tố cáo năm 2004 và

năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được

sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Lần đầu tiên Luật Khiếu nại được Quốc hội khóa

XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 tách thành luật riêng

biệt. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về đất đai cũng tương đối đầy đủ như: Luật

Đất đai 2003 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

39

197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2004/NĐ-CP ngày

25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp giấy CNQSDĐ, thu hồi

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định

69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,

thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Nhằm cụ thể hóa quyền KNHC của công dân trong lĩnh vực đất đai, Nhà

nước đã ban hành hệ thống các QPPL quy định phương thức thực hiện quyền

khiếu nại và trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại các QĐHC và HVHC

của các CQNN. Các QPPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai được quy định chủ

yếu, tập trung trong Luật Khiếu nại năm 2011, ngoài ra còn được quy định trong

nhiều các Văn bản QPPL khác như: Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa

giải ở cơ sở, Luật hình sự, luật về thuế, Luật CB,CC, Luật Phòng, chống tham

nhũng, Luật Xử lý vi phạm hành chính v.v.. và hàng loạt các văn bản dưới luật

hướng dẫn thi hành.

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai bao gồm hệ thống các QPPL quy

định về: đối tượng khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị

khiếu nại; nguyên tắc, phương thức thực hiện quyền khiếu nại của công dân, tổ

chức; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của CQNN trong lĩnh vực

QLHCNN về đất đai, giám sát việc giải quyết khiếu nại; những bảo đảm cho việc

thực hiện quyền khiếu nại v.v.

Theo Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật

Đất đai ngày 15/05/2014 thì: QĐHC và HVHC trong quản lý đất đai bị khiếu nại

gồm: Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính; Vi phạm quy định

về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất,

chuyển mục đích sử dụng đất; Vi phạm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư; Vi phạm quy định về trưng dụng đất; Vi phạm quy định về quản lý đất do Nhà

nước giao để quản lý; Vi phạm quy định về trình tự, TTHC trong quản lý và sử

dụng đất. Pháp luật quy định như trên là sự giới hạn phạm vi giải quyết các khiếu

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

40

nại theo TTHC của cơ quan HCNN trong điều kiện khiếu nại và việc giải quyết

khiếu nại có nhiều phức tạp.

Từ phân tích ở trên, có thể định nghĩa pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai như sau: Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là tổng hợp các QPPL

do các CQNN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, hình thức luật định, nhằm

điều chỉnh các quan hệ phát sinh về KNHC trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về

đất đai.

2.1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai

Nghiên cứu văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về KNHC trong

lĩnh vực đất đai cho thấy, nội dung điều chỉnh của pháp luật gồm nhiều nhóm

quan hệ. Luận án chỉ đề cập đến một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai được quy định trong Luật Khiếu nại và một số luật

chuyên ngành. Đây là những nội dung được quy định điều chỉnh các QHXH phát

sinh trong lĩnh vực thực hiện quyền khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai, bao gồm 5 nhóm quan hệ sau:

1) Nhóm các quy định pháp luật về nguyên tắc của pháp luật khiếu nại

hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Đất đai, các chủ thể KNHC và

ADPL giải quyết KNHC về đất đai tuân theo các nguyên tác sau:

- Việc KNHC của cá nhân, tổ chức về đất đai phải bảo đảm trật tự, kỷ

cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;

- Việc tiếp công dân về giải quyết KNHC phải bảo đảm thủ tục đơn giản,

thuận tiện; bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân;

- Giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai là công đoạn tiếp theo của quá

trình tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân và tổ chức sử dụng đất;

- Việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật

(phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn);

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

41

- Bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong quá trình thực

hiện khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai;

- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ

chức, cá nhân thực hiện việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về đất đai theo quy

định của pháp luật.

2) Nhóm các quy định về quyền khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Khiếu nại đất đai là một trong những quyền của người sử dụng đất, cũng là

khiếu nại thường gặp nhiều. Căn cứ vào Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Đất đai

năm 2013, pháp luật quy định người sử dụng đất có quyền khiếu nại QĐHC hoặc

HVHC về quản lý đất đai [62, tr.119-120]

- Người sử dụng đất, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có

quyền khiếu nại QĐHC hoặc HVHC về quản lý đất đai.

- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động

trực tiếp bởi QĐHC, HVHC mà mình khiếu nại. Luật Đất đai xác định đối tượng

bị khiếu nại về đất đai là các QĐHC hoặc HVHC. QĐHC trong quản lý đất đai bị

khiếu nại bao gồm: Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất,

cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng

mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời

hạn sử dụng đất.

- Người KNHC về đất đai phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực

hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định.

- Người KNHC về đất đai phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan

có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu

nại. Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình thông qua các hình thức

theo quy định tại Điều 8, Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định

số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

của Luật Khiếu nại năm 2011.

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

42

3) Nhóm các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại

hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai

thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, Luật Đất đai và các văn bản

hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm trực

tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu

đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án

hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính; Đối với QĐHC,

HVHC của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành

chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Đối với QĐHC,

HVHC của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì người

khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án

hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính [63].

Khi nhiều người cùng KNHC về đất đai thuộc một nội dung của vụ việc thì

cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để

trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng

văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại

năm 2011, việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại

Chương V của Luật Khiếu nại năm 2011.

4) Nhóm các quy định về thẩm quyền, thời hiệu và thời hạn giải quyết khiếu

nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

+ Thẩm quyền giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai lần đầu

Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình, của

người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch UBND cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC,

HVHC của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ

tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

43

lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa

được giải quyết.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực

đất đai lần đầu với QĐHC, HVHC của mình, của cán bộ, công chức do mình quản

lý trực tiếp.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần đầu

đối với QĐHC, HVHC của mình.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết của

Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận

được quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân

hoặc khiếu nại đến UBND cấp tỉnh.

+ Thẩm quyền giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai lần hai

Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần

hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc

UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần

đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai lần hai

đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc sở và cấp tương

đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết

thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền: Giải quyết khiếu

nại lần hai đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp huyện thủ trưởng cơ

quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu

đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với

QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản

lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu

nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Thời hạn khiếu nại hành chính về đất đai

Tương tự như các KNHC khác, thời hiệu khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là

90 ngày, kể từ ngày nhận được QĐHC hoặc biết được QĐHC, HVHC trong lĩnh

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

44

vực đất đai. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại

theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa

hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính

vào thời hiệu khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền

khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở

nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không

tính vào thời hiệu khiếu nại.

- Thời hạn giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai

+ Đối với khiếu nại lần đầu, thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất

đai lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời

hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở

vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực

đất đai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn

giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý [63].

+ Đối với khiếu nại lần hai, thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất

đai lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời

hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có thể kéo dài hơn nhưng không

quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn

giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;

đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có

thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý [63].

5) Nhóm các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai

Xâm phạm quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi lợi dụng chức

vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, việc xét, giải quyết hoặc xử lý người bị

khiếu nại; có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có

thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, gây thiệt hại cho người khiếu nại, hoặc trả

thù người khiếu nại. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm việc trả thù

người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

45

làm hại người khác” [60, Điều 30]. Luật Khiếu nại năm 2011 quy định rõ 09 hành

vi bị nghiêm cấm, cụ thể: (1) Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền

khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại. (2) Thiếu trách nhiệm trong

việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin,

tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật. (3) Ra

quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định. (4) Bao che cho

người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại. (5) Cố

tình khiếu nại sai sự thật. (6) Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi

kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

(7) Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích

của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ

quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm

vụ, công vụ khác. (8) Vi phạm quy chế tiếp công dân. (9) Vi phạm các quy định

khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại [59, Điều 6]. Bộ Luật hình

sự ngăn cấm các cá nhân, nếu cá nhân nào đó thực hiện các hành vi nghiêm cấm

nói trên, nghĩa là không tuân thủ pháp luật khiếu nại và KNHC về đất đai, thì có

thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 132 quy định về Tội xâm phạm

quyền khiếu nại, tố cáo hoặc Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm

phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân của Bộ

Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Như vậy, để tránh việc lợi dụng KNHC về đất đai hoặc quyền công dân để

gây rối làm mất ổn định xã hội hoặc cố tình khiếu nại do lợi ích chưa thỏa đáng,

cũng như chủ thể giải quyết KNHC không thực hiện hết trách nhiệm, không đúng

trình tự, thủ tục. Nhà nước quy định cấm một số hành vi của các chủ thể tham gia

vào quan hệ khiếu nại, giải quyết khiếu nại; nếu vi phạm điều này thì sẽ bị xử lý

hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại theo quy

định của nhà nước. Pháp luật về KNHC quy định rất rõ về các hành vi bị nghiêm

cấm và chế tài xử lý các hành vi VPPL về KNHC, theo đó các VPPL về KNHC

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

46

trong lĩnh vực đất đai cũng đều phải chịu trách nhiệm theo quy định chung của

pháp luật về KNHC.

2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

2.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là khái niệm được xây

dựng dựa trên cơ sở khái niệm THPL nói chung. THPL là một hiện tượng xã hội

mang tính pháp lý. Lý luận về nhà nước và pháp luật khẳng định quá trình THPL

được diễn ra tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nhà nước.

xây dựng pháp luật và THPL đều là những hoạt động có mục đích điều chỉnh các

QHXH và quản lý các quá trình xã hội. Trong đó xây dựng pháp luật là hoạt động

đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng để đạt được mục đích điều chỉnh của pháp luật.

Nhà nước ban hành các văn bản QPPL là để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

triển phù hợp với lợi ích chung của nhà nước. Chính vì vậy, phải xây dựng được

một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan

của xã hội. Pháp luật như vậy là pháp luật trong cuộc sống, trong hành động, được

thể hiện thông qua hoạt động của các CQNN, các tổ chức và mọi công dân, vai trò

đó thuộc về THPL.

Thực hiện pháp luật có vai trò “đưa pháp luật” vào cuộc sống. THPL là

giai đoạn tiếp nối của giai đoạn xây dựng pháp luật trong cơ chế điều chỉnh pháp

luật. trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm về THPL: Theo giáo

trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà nội,

“THPL được quan niệm là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy

định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp

của các chủ thể pháp luật” [98, tr.463]. Theo Giáo trình Lý luận về nhà nước và

pháp luật của Viện nhà nước và pháp luật thuộc Học Viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh: “THPL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm

của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt

động thực tế của các chủ thể pháp luật” [115, tr.270]. Giáo trình Lý luận nhà

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

47

nước và pháp luật của Khoa luật - Đại học quốc gia cho rằng: THPL là hành vi

(hành động hoặc không hành động) của con người, phù hợp với quy định của

pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động của con người, của tổ chức mà

thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật được coi là sự thực hiện

thực tế các QPPL [21, tr.140].

Nhìn chung, các quan niệm nêu trên tuy cách diễn đạt khác nhau, nhưng

đều có nội hàm tương đối đồng nhất, đó là: THPL là hoạt động có mục đích của

các chủ thể pháp luật nhằm làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực

trong cuộc sống. Sự khác nhau trong các quan niệm là không cơ bản, chỉ ở chỗ coi

THPL là một quá trình hay là một hiện tượng xã hội, song đều hướng đến mục

đích chung là hành vi hợp pháp của đối tượng THPL.

Trong lĩnh vực THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nhà nước ban hành

các văn bản QPPL về KNHC nói chung trong lĩnh vực đất đai nói riêng nhằm đảm

bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, lợi ích hợp pháp của tổ

chức được đảm bảo; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Như vậy, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hoạt động có mục đích làm

cho những quy định của pháp luật về KNHC, pháp luật về đất đai đi vào thực tiễn

đời sống xã hội, chuyển từ sự nhận thức về các quyền lợi ích thiết thực của công

dân thành hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, nhằm đảm

bảo sự công bằng của xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội giàu đẹp, dân chủ,

công bằng, văn minh. Tuy nhiên, mục đích điều chỉnh của pháp luật về KNHC

trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể đạt được nếu các chủ thể pháp luật thực hiện

nghiêm minh các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, tiếp

công dân. Dưới góc độ pháp lý THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là các hành

vi hợp pháp, có thể được các chủ thể pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

thực hiện tự giác hoặc do tác động ảnh hưởng của những người xung quanh. Pháp

luật KNHC trong lĩnh vực đất đai còn được đưa vào cuộc sống do kết quả của việc

áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

Từ những phân tích trên, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể

định nghĩa như sau: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi thực tế, hợp

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

48

pháp được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nhằm mở rộng, phát huy quyền dân chủ của

nhân dân và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần

nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai.

2.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh những đặc

điểm chung về THPL có tính phổ quát, còn có những điểm riêng, đó là:

2.2.2.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai là bộ phận của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính và được tiến

hành bởi các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quản lý và sử dụng đất

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là quá trình vận dụng

cái chung (các QPPL) để giải quyết các việc riêng lẻ, cụ thể. Điều này đòi hỏi

người có thẩm quyền ADPL phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng rất

phong phú, đa dạng và phức tạp. Trên cơ sở quy định chung của các QPPLvề

KNHC trong lĩnh vực đất đai, cơ quan HCNN sẽ phân tích, đánh giá và lựa chọn

các QPPL phù hợp để áp dụng đối với những tình huống cụ thể.

Ngoài ra, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai còn được tiến hành bởi

các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quyền quản lý và sử dụng đất.

Chủ thể pháp luật KNHC về đất đai chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và

quyền sử dụng đất, mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai. Quyền sử

dụng đất của các chủ thể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất

của nhà nước, được Nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng từ các chủ thể khác

hoặc được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất

đang sử dụng. Theo Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được

xác định gồm 07 nhóm đối tượng [62, tr.3-4]. Đó là các tổ chức trong nước; tổ

chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân trong nước;

cộng đồng dân cư được; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại

giao, tổ chức thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ; người Việt Nam định

cư ở nước ngoài về đầu tư hoặc về sống ổn định tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

49

nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư. Các chủ thể trên, tùy

từng đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử

dụng, chuyển quyền sử dụng đất.

Pháp luật KNHC về đất đai là lĩnh vực đặc thù trong đời sống xã hội. Khác

với nhiều quan hệ pháp luật, trong đó chủ thể thực hiện chủ yếu là người sử dụng

đất có quyền và nghĩa vụ khiếu nại các QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN và

người có thẩm quyền theo TTHC, do đó pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất

đai được thực hiện bởi chủ thể đặc thù. Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể đều trở

thành chủ thể THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai mà họ chỉ trở thành chủ thể

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai khi đảm bảo các điều kiện nhất định, đó là

phải có năng lực chủ thể (gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vi). Mỗi

chủ thể khác nhau sẽ có năng lực chủ thể khác nhau được quy định trong các văn

bản pháp luật khác và phải tham gia vào quan hệ pháp luật về KNHC trong lĩnh

vực đất đai.

2.2.2.2. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai có nội dung khiếu nại rất đa dạng, phức tạp

Cũng như việc thực hiện KNHC trên phạm vi cả nước nói chung, THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai có nội dung khiếu nại rất đa dạng, phức tạp

trong đời sống xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người có

quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất. Theo đó, hoạt động quản lý và

sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc

sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác

nhau. Nội dung KNHC về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp,

nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề: khiếu nại QĐHC, HVHC về quyết định

thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; khiếu nại về việc

cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ; khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai

của các cơ qaun HCNN; khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào hợp tác xã nông

nghiệp hay tập đoàn sản xuất nông nghiệp; khiếu nại quyết định giao đất; khiếu

nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quản lý và sử dụng đất

đai. Ngoài ra, còn có khiếu nại về việc thực hiện thủ tục cấp giấy CNQSDĐ,

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

50

chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, về thuế, lệ phí về

quản lý và sử dụng đất đai. Do vậy, có thể khẳng định THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai có nội dung khiếu nại hết sức đa dạng, phong phú và không kém

phần phức tạp.

2.2.2.3. Về tính chất thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai là thực quyền chính trị - pháp lý giữa người có quyền

lợi và nghĩa vụ liên quan liên quan đến sử dụng đất với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền

Về tính chất THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai thực chất là quan hệ

giữa người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng

đất với Nhà nước. Người sử dụng đất thực hiện quyền khiếu nại các QĐHC hoặc

HVHC về đất đai đối với các cơ quan QLHCNN chính là thực hiện các quyền

chính trị - pháp lý của mình theo quy định của pháp luật. Đây chính là đặc điểm

cơ bản của THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Pháp luật về KNHC trong

lĩnh vực đất đai không chỉ là công cụ để Nhà nước QLNN, quản lý xã hội mà

còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình, quyền

giám sát nhà nước trong QLHCNN về đất đai, bởi KNHC nói chung, KNHC

trong lĩnh vực đất đai nói riêng chỉ xuất hiện trong Nhà nước có sự hiện diện của

dân chủ và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ của nhân dân.

2.2.2.4. Thực hiện pháp luật khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

phát sinh chủ yếu từ các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ

quan hành chính nhà nước

Thủ tục hành chính là trình tự pháp lý cần thiết bảo đảm cho việc THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân. ADPL giải quyết bằng TTHC tại cơ

quan HCNN là giai đoạn trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện ra Toà án.

Đây là thủ tục được thực hiện bởi các cơ quan HCNN, trong nội bộ nền hành

chính, được tiến hành theo những nguyên tắc của hoạt động hành chính và thực

hiện theo những trình tự, TTHC. Trong TTHC, dù ở khâu nào đều thực hiện theo

nguyên tắc tổ chức mang tính trật tự thứ bậc hành chính.

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

51

Áp dụng pháp luật giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan HCNN là hoạt

động mang tính chất đặc thù do người đứng đầu cơ quan HCNN thực hiện và phải

tuân theo những hình thức, TTHC chặt chẽ. Bởi KNHC trong lĩnh vực đất đai là

việc cá nhân tổ chức thực hiện quyền sử dụng đất khiếu nại các QĐHC, HVHC do

cơ quan HCNN ban hành. Đây là đặc điểm của thực hiện quyền KNHC nói chung

và KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Nếu như việc khiếu nại đất đai theo thủ

tục tư pháp được thực hiện theo các văn bản pháp luật về tố tụng, thì việc thực

hiện tuân thủ, chấp hành, sử dụng và ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai được thực hiện bởi các cơ quan HCNN và giải quyết theo TTHC.

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai phát sinh chủ yếu từ

các QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, người có thẩm quyền trong QLHCNN về

đất đai, nên giải quyết là trách nhiệm của cơ quan HCNN, vì vậy ý thức, trách

nhiệm của người có thẩm quyền trong các cơ quan HCNN là yếu tố quan trọng

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Chỉ khi

nào các cơ quan HCNN ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc tuân thủ

các quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại, thì hoạt động giải quyết KNHC

về đất đai mới phát huy được hiệu quả. Theo quy định của pháp luật về KNHC

trong lĩnh vực đất đai, thì trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thuộc về thủ trưởng

cơ quan HCNN và cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, từ tiếp nhận đơn thư, thụ lý, thẩm

tra, xác minh, ra kết luận và ban hành quyết định giải quyết, quyết định xử lý. Do

đó, để giải quyết đạt hiệu quả, thủ trưởng cơ quan HCNN phải dựa vào đội ngũ

CB,CC tham mưu trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân.

2.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai

2.2.3.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là phương thức quản

lý thực hiện sự bảo đảm của Nhà nước đối với quyền khiếu nại của công dân, là

thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

52

nhận, là một hình thức biểu hiện của dân chủ XHCN, đấu tranh chống lại mọi việc

làm trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Mọi khiếu nại các QĐHC và HVHC trong lĩnh vực đất đai của cá nhân, tổ

chức được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật chính là

khôi phục kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại bởi quyết QĐHC

hoặc HVHC trái pháp luật; chủ thể QLHCNN sớm sửa chữa khắc phục những sai

phạm, hạn chế trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm minh những người có hành vi

sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai, tất yếu sẽ góp phần giảm bớt

khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Thông qua việc sử dụng quyền khiếu nại và ADPL giải quyết KNHC trong

lĩnh vực đất đai, không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, bảo vệ

các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, mà còn giúp cho Đảng và

Nhà nước kiểm tra được tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách,

pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai đã ban hành. Đồng thời, ngày càng có

cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện chính

sách, pháp luật về khiếu nại, đất đai. Chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới

thực sự là người sáng tạo ra lịch sử, các quyền và lợi ích hợp pháp của mình mới

được đảm bảo trên thực tế. Do vậy, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai luôn là

vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố

mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với đảng và nhà nước, bởi Người nhận thấy

đó là sức mạnh to lớn bảo đảm cho sự thành công của cách mạng, Người nói:

“Muốn cho dân yêu, muốn cho được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải ra sức

làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề

dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp

đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem đến” [45, tr.47-48]. Trong trường

hợp các KNHC về đất đai được các cơ quan HCNN có thẩm quyền ADPL xem

xét, giải quyết kịp thời, thoả đáng, đúng pháp luật thì người khiếu nại và cả những

người xung quanh sẽ thấy được nhà nước tôn trọng, lắng nghe, từ đó củng cố lòng

tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

53

Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa đảng, nhà nước và nhân dân ngày càng gắn

bó bền chặt và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư, giữ

gìn, phát huy truyền thống, đạo lý của con người Việt Nam.

2.2.3.2. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

góp phần xây dựng chính quyền nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó có hình thức

ADPL giải quyết khiếu nại là một trong những phương thức đảm bảo các QĐHC,

HVHC của chủ thể QLHCNN trong lĩnh vực đất đai được ban hành, thực hiện

đúng pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử

dụng đất. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đã bị xâm hại

được khôi phục, hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan HCNN trở nên có hiệu

quả, các QĐHC, HVHC trái pháp luật được sửa đổi hoặc hủy bỏ, chấm dứt kịp

thời; từ đó phòng ngừa các VPPL xảy ra từ phía những người thực thi công vụ do

nhà nước giao quyền. Việc xem xét giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai là nội

dung quan trọng và là một trong những biện pháp để pháp luật đất đai, pháp luật

về khiếu nại phát huy được vai trò trong đời sống xã hội; các quan hệ đất đai được

điều chỉnh phù hợp với lợi ích của nhà nước, của tập thể, xã hội và của người sử

dụng đất, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân ngăn ngừa VPPL khác có thể

xảy ra.

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, một mặt nhằm bảo

đảm các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng

đất được thực hiện nghiêm chỉnh, phát hiện những sai sót, hạn chế, biết được năng

lực, trình độ của cán bộ, đảng viên để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Mặt khác, qua

đó đảng và nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chủ

trương, chính sách, pháp luật đã ban hành, qua đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện

sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực QLNN trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, còn là phương thức bảo đảm quyền giám sát của

nhân dân đối với hoạt động QLNN và hành vi CB,CC. Thông qua quyền giám sát,

quyền KNHC của mình, người sử dụng đất đã chuyển cho CQNN những thông

tin, phát hiện hành vi VPPL trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, xâm phạm

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

54

đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Qua đó, Nhà nước

kiểm tra lại hoạt động của cơ quan, hành vi của công chức thông qua THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai, kịp thời xử lý hoặc chỉnh sửa những bất hợp lý về

chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại về đất đai nhằm nâng cao hiệu

quả trong quản lý và sử dụng đất đai.

Để xây dựng, kiện toàn chính quyền các cấp hoạt động ngày càng có chất

lượng, hiệu quả, phải tổ chức tốt việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, mới

động viên được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phát triển sản xuất, xây

dựng cộng đồng dân cư, chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở. Đây

cũng là một yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng chính quyền nhà nước ngày

càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và

hội nhập quốc tế hiện nay.

2.2.3.3. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, một lĩnh vực luôn có

tính thời sự và nhạy cảm. Qua nghiên cứu cho thấy, quản lý, sử dụng đất đai là

lĩnh vực xảy ra nhiều khiếu nại và phức tạp nhất. Thực tiễn ADPL giải quyết

KNHC về đất đai cho thấy, không chỉ đất đai ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn đều

bị lấn chiếm, cấp phát, mua bán, chuyển nhượng tuỳ tiện và không quản lý được,

gây thất thoát nghiêm trọng tài sản quốc gia về giá trị đất cũng như thuế chuyển

quyền sử dụng đất. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai một cách tích cực, kịp

thời, hiệu quả, ADPL giải quyết tốt các khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng

đất đai sẽ góp phần ổn định KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai không chỉ đáp ứng được

mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân, hạn chế các thiệt hại về kinh tế của cá

nhân, tập thể và nhà nước, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển mà còn

kích thích được các yếu tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện

đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy KT-

XH phát triển, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; bảo đảm an ninh

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

55

chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống lại các luận điểm xuyên tạc, vu cáo, kích

động, chống đối Đảng, Nhà nước ta về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và dân tộc

của các thế lực thù địch, lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”

chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, tạo niềm tin của nhân

dân đối với Đảng, Nhà nước, ổn định an ninh, CT-XH.

2.2.3.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các

hiện tượng tiêu cực khác

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của đảng đã yêu cầu “toàn Đảng, toàn bộ

HTCT và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng,

lãng phí” [17, tr.128] thể hiện quyết tâm chính trị đó. Văn kiện Đại hội lần thứ XI

của Đảng khẳng định:

Phòng và chống tham nhũng, lãng phí thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ

vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và

từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực

hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng

phí [19, tr.252].

Chúng ta kiên trì thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH do

đó việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong sạch, vững

mạnh là yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong thời gian qua ở nước ta,

hiện tượng một số người có chức, có quyền đã lợi dụng quyền lực để mưu cầu lợi

ích riêng cho mình không phải là ít. Họ đã dựa vào địa vị của mình để tham

nhũng, làm trái với mục tiêu của Đảng, trở nên những người xa lạ với nhân dân.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ tham nhũng “làm cản trở

sự phát triển KT-XH, gây bức xúc trong nhân dân, thách thức nghiêm trọng đối

với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn

vong của chế độ” [20, tr.196].

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

56

Pháp luật về KNHC ra đời, người dân đã sử dụng quyền làm chủ trực tiếp

của mình để đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực có hành vi lợi dụng chức vụ

quyền hạn để xâm hại tới quyên lợi ích của nhân dân trên các lĩnh vực trong đó có

lĩnh vực đất đai. Chính nhờ vậy, đã làm hạn chế rất nhiều sự lộng quyền, lạm

quyền của các CB,CC trong cơ quan HCNN. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai không chỉ làm cho nhân dân từng bước thể hiện quyền làm chủ mà còn làm

cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về quyền

làm chủ của nhân dân cũng như ý thức được trách nhiệm phục vụ nhân dân, phát

huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, phép nước. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai, cũng đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đẩy mạnh CCHC để phục vụ nhân dân

ngày càng tốt hơn theo hướng gần dân, thân dân, sát dân.

Tệ quan liêu, nạn tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực đã được bàn luận

nhiều, tính chất và mức độ diễn ra có tính chất phổ biến. Ở nước ta, tệ nạn quan

liêu, tham nhũng, lãng phí ngày càng tinh vi, dễ dẫn đến tình trạng khiếu kiện của

nhân dân. Biểu hiện ở CB,CC, có quyền ở các lĩnh vực liên quan đến cơ sở vật

chất, tiền bạc, đặc biệt về lĩnh vực đất đai. Vì vậy, phải có quan điểm, thái độ đúng

đắn trong việc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực.

CB,CC là “đầy tớ”, “công bộc” của dân nên phải gương mẫu, đi đầu trong việc

THPL và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt pháp luật, có như vậy THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.3. HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

2.3.1. Hình thức hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực

đất đai

Hình thức THPL là cách thức mà các chủ thể tiến hành các hoạt động có

mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Lý luận về nhà

nước và pháp luật Việt Nam đều thống nhất có bốn hình thức THPL, đó là: Tuân

thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật và ADPL. Từ phương diện

lý luận, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai thể hiện như sau:

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

57

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ vào tính chất của hình thức tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ

pháp luật trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hình thức THPL, trong

đó, các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi,

hoạt động mà pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai nghiêm cấm, không cho

phép thực hiện. Các QPPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai mang tính chất

nghiêm cấm chủ yếu được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp

công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở..., cụ thể:

- Đối với người khiếu nại, khi thực hiện tuân thủ pháp luật về KNHC trong

lĩnh vực đất đai được biểu hiện qua việc không lợi dụng các quyền tự do dân chủ

của công dân để khiếu nại đất đai; không được cố tình khiếu nại sai sự thật; không

được kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập

trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng; không lợi dụng việc

khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước;

xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức,

người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người tiếp công dân, người thi hành

công vụ khác.

- Đối với người có thẩm quyền THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai,

Tuân thủ pháp luật là không được giải quyết các vụ việc vượt quá thẩm quyền;

Không được thụ lý và giải quyết: Các QĐHC, HVHC bị khiếu nại không liên

quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; Người khiếu nại

không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ

ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà

không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần

hai; Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày

người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý

hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình

chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

58

Điều 6 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định những hành vi bị nghiêm

cấm: Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù,

trù dập người khiếu nại; Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không

giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố

ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật; Ra quyết định giải quyết khiếu nại không

bằng hình thức quyết định; Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp

luật vào việc giải quyết khiếu nại; Vi phạm quy chế tiếp công dân; Vi phạm các

quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Việc quy định

các hành vi bị nghiêm cấm trên đây nhằm bảo đảm cho pháp luật về KNHC trong

lĩnh vực đất đai được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc; bảo vệ lợi ích nhà

nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Hình thức tuân thủ pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai có thể biểu

hiện cách xử sự thụ động của các chủ thể; song, nó cũng có thể biểu hiện sự tự

giác, chủ động và nghiêm chỉnh THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ hai, chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

Chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là một hình thức

THPL, trong đó, các chủ thể pháp luật thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của

mình bằng các hành động tích cực được quy định trong luật chung như: Luật

Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phòng, Chống tham

nhũng, Luật Hình sự và luật chuyên ngành (Luật Đất đai) cụ thể:

- Trước hết, đối với người KNHC về đất đai, hình thức thi hành pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai thể hiện trong việc tích cực thực hiện các nghĩa

vụ pháp lý của mình như: Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

Phải có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; Phải trình bày

trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại

các QĐHC và HVHC; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết

khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp

thông tin, tài liệu đó; Chấp hành QĐHC, HVHC mà mình khiếu nại trong thời

gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

59

quy định tại Điều 35 của Luật Khiếu nại 2011 (Áp dụng biện pháp khẩn cấp);

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của

pháp luật.

- Đối với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai

Việc chấp hành các nguyên tắc về thực hiện trách nhiệm giải quyết khiếu

nại và phối hợp giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai là nhằm quán triệt và phát

huy tối đa tính hiệu lực và hiệu quả của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai, bảo đảm thực hiện hiệu quả việc ADPL giải quyết KNHC về đất đai. Bên

cạnh đó, hình thức chấp hành pháp luật còn được thực hiện đối với các điều luật

quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong việc tổ chức thực hiện giải quyết

KNHC về đất đai như: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp

luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết

nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu

nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết

định của mình; Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông

tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá

nhân đó; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại QĐHC,

HVHC, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa,

khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh

chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

Thứ ba, sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

Sử dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là hình thức của

THPL. Theo đó, các chủ thể pháp luật thực hiện quyền KNHC về đất đai của

mình một cách tự giác và tích cực, nghĩa là thực hiện các hành vi mà pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai cho phép. Đây là một trong những hình thức

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

60

quan trọng nhất của nhân dân được pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

quy định chi tiết, cụ thể trong các văn bản QPPL liên quan đến quyền lợi ích của

nhân dân là cơ sở pháp lý để cơ quan HCNN phải có trách nhiệm tôn trọng và

phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân sử dụng quyền dân chủ của mình về KNHC

trong lĩnh vực đất đai.

Các chủ thể sử dụng hình thức pháp luật này chủ yếu là đối tượng sử dụng

đất đai, có quyền khiếu nại các QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN nước liên

quan tới quyền và lợi ích của mình về sử dụng đất đai, như: Quyền tự mình

khiếu nại các QĐHC và HVHC của cơ quan HCNN liên quan tới quyền sử dụng

đất của mình; Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu

nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình về khiếu nại; Tham gia đối thoại

hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại về khiếu nại và

giải quyết khiếu nại về đất đai; Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu,

chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ

thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có

liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu

nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày

có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại về đất đai, trừ thông tin,

tài liệu thuộc bí mật nhà nước; Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng

các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành

QĐHC bị khiếu nại; Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của

mình về chứng cứ đó [63]. Những quyền này được quy định trong các văn bản

QPPL về quyền tự do khiếu nại của cá nhân và tổ chức. Trên cơ sở đó nhân dân

được quyền thể hiện ý chí, quan điểm của mình một cách chủ động, phù hợp với

quy định của pháp luật. Chỉ khi nào người sử dụng đất đai biết và sử dụng, phát

huy mạnh mẽ các quyền dân chủ theo quy định của Nhà nước thì các quyền và

lợi ích hợp pháp của mỗi người mới được bảo đảm trên thực tế, hạn chế bớt sự

lộng quyền, nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch của CQNN, người có thẩm quyền

phải công khai thông tin theo quy định của pháp luật đến với người dân. Đây

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

61

cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ tư, áp dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

Áp dụng pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai là một hình thức THPL

đặc biệt. Theo đó, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức

trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật

khiếu nại để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt

những quan hệ pháp luật cụ thể trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định pháp luật có

sự can thiệp của Nhà nước. Như vậy, ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể

hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua các CQNN có thẩm quyền,

nhà chức trách hoặc các tổ chức được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa các

QPPL vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức.

Hình thức ADPL trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai,

chỉ phát sinh khi người sử dụng đất cho rằng QĐHC, HVHC về đất đai có dấu

hiệu VPPL và xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, hình thức

ADPL trong giải quyết khiếu nại về đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc xây

dựng và bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cá

nhân và tổ chức, góp phần to lớn vào việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

Theo pháp luật hiện hành thì ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là

hoạt động trung tâm và chủ yếu của hoạt động tôn trọng và bảo đảm quyền khiếu

nại của công dân. ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là một nội dung cụ thể,

đặc biệt và quan trọng của hình thức ADPL nói chung. Người giải quyết KNHC

về đất đai có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để làm rõ sự thật khách quan của vụ

việc, xem xét, đề xuất người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý khiếu nại,

xác định tính có căn cứ hay không có căn cứ, có hợp pháp hay không hợp pháp

đối với QĐHC hoặc HVHC về đất đai có liên quan đến quyền lợi của người

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

62

khiếu nại. Từ đó quyết định giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần

hay toàn bộ QĐHC, chấm dứt HVHC bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể

trong nội dung khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có).

Để việc ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai liên quan đến những nội dung

nói trên được kịp thời, đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của người khiếu nại,

Luật Khiếu nại cũng quy định rõ ràng, cụ thể thời hạn thẩm quyền cho các

CQNN để ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đây cũng là những cơ sở

pháp lý quan trọng để các CQNN, CB,CC áp dụng có hiệu quả pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Như vậy, mặc dù tính chất, phạm vi, mức độ thực hiện có khác nhau, song,

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất bao hàm đầy đủ các hình thức: tuân thủ pháp

luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL. THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai, dù được tiến hành bằng hình thức nào cũng phải đảm bảo yêu

cầu, tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và giữ vững đường lối của Đảng,

tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, bảo đảm quyền dân chủ và hiện thực hóa

quyền khiếu nại của công dân trên thực tế.

2.3.2. Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai

2.3.2.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị

Hoạt động THPL trong đó có hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai muốn đạt được hiệu quả thì phải trên cơ sở những điều kiện bảo đảm về

chính trị nhất định. Đảm bảo chính trị cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai là sự bảo đảm về định hướng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

pháp luật và THPL về KNHC. Định hướng chính trị của Đảng đối với việc củng

cố, mở rộng và phát huy quyền dân chủ XHCN ở nước ta nói chung và pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng thể hiện trước hết ở mức độ quan tâm

và nhận thức của các cơ quan lãnh đạo của Đảng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng

của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, các quan điểm của Đảng về

những vấn đề đó phải được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng trong

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

63

từng thời kỳ phát triển của đất nước. Bên cạnh đó còn là hoạt động lãnh đạo, chỉ

đạo, phối kết hợp sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ

chức đoàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và tổ chức THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai; sự gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nghiêm minh pháp

luật về KNHC về đất đai của các cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng các cấp.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, ở nơi nào tổ chức cơ sở đảng

quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực

tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật trong đó có THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai thì ở đó thu được những kết quả thiết thực, việc áp dụng thẩm quyền giải

quyết khiếu nại của cơ quan HCNN được kịp thời, những trường hợp khiếu nại,

nhất là khiếu nại đông người liên quan tới lĩnh vực đất đai được giảm thiểu rõ rệt.

Ở nơi nào cấp ủy đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp công tác THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai thì ở đó kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của

các cơ quan HCNN chất lượng thấp, tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài, gây

hoang mang và mất niềm tin cho nhân dân. Đặc biệt ở những cơ sở yếu kém, tình

hình phức tạp, cán bộ trong tổ chức có vấn đề thì ở đó kết quả THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai kém hiệu quả.

Đảm bảo về chính trị là hết sức cần thiết đối với việc thực hiện có hiệu

quả pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt

đối của Đảng, đặc biệt là ở địa bàn các tỉnh miền núi. Đây cũng là tiền đề cần

thiết để các chủ thể nhận thức, hiểu biết đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của

việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, chủ động triển khai công tác này

trong đời sống xã hội, nhằm tiếp tục giữa vững ổn định chính trị, góp phần tạo

đồng thuận trong xã hội.

2.3.2.2. Điều kiện bảo đảm về kinh tế

Cùng với bảo đảm về chính trị, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai cần

được bảo đảm về kinh tế. Đó là các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí

và hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động triển khai pháp luật về KNHC trong lĩnh

vực đất đai trong thực tiễn cuộc sống.

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

64

Bảo đảm về kinh tế là điều kiện quan trọng đối với giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai, bởi một nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định là điều

kiện quan trọng bậc nhất cho hiệu quả hoạt động pháp luật, trong đó có hoạt động

giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và ngược lại; đường lối đổi mới của

đảng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho cá nhân sống trong xã

hội phát triển. Đây là điều kiện bảo đảm về kinh tế và là cơ sở tạo điều kiện thuận

lợi cho pháp luật khiếu nại nói chung, pháp luật KNHC về đất đai nói riêng được

hoàn thiện. Theo đó, công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai sẽ được

tăng cường về cơ sở vật chất và pháp lý vững chắc để đạt hiệu quả cao, bảo đảm

lợi ích của nhà nước trong quản lý đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử

dụng đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Hơn thế nữa, giải quyết

khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là một công tác đòi hỏi sự huy động tổng hợp

nhiều nguồn lực, nếu không có sự bảo đảm về kinh tế thì các điều kiện bảo đảm

cho việc giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi lẽ, các

chủ thể khi tiến hành các biện pháp giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cần

phải được đầu tư thỏa đáng về kinh tế cho các hoạt động của mình. Do đó, nếu

không có cơ sở kinh tế thì các chủ thể tiến hành giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết.

2.3.2.3. Điều kiện bảo đảm về văn hoá - xã hội

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

sẽ góp phần làm cho cuộc sống của dân cư ở thôn, buôn, tổ dân phố ổn định, đoàn

kết. Môi trường xã hội, văn hoá lành mạnh thì mới đảm bảo được an sinh, an ninh

cho cuộc sống của người dân. Trong một xã hội đáp ứng được các yêu cầu về giáo

dục đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻ, công

tác dân số, lao động, việc làm, xoá đói giảm nghèo… sẽ phản ánh trình độ phát

triển của xã. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến quá trình dân chủ hoá

đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc người dân lựa chọn và sử

dụng đúng đắn các quyền đúng tự do dân chủ của mình để thực hiện.

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

65

Truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán vùng miền, dư luận xã

hội, trình độ dân trí, văn hóa... Trong quá trình giải quyết các KNHC trong lĩnh

vực đất đai cần phải xem xét sự việc trên nhiều bình diện khác nhau, đảm bảo tính

toàn diện, có lý, có tình. Đây là trách nhiệm của CQNN trong giải quyết các khiếu

nại của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, là yêu

cầu, đòi hỏi của người dân khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại bởi các QĐHC,

HVHC của cơ quan, người có thẩm quyền trong CQNN.

Trên thực tế đã chứng minh rằng, sự phân cực do bất bình đẳng xã hội làm

nảy sinh những mâu thuẫn hoặc xung đột về đất đai, mà nhiều khi không thể sử

dụng thiết chế và phương pháp dân chủ để giải quyết các xung đột đó. Do vậy, các

hình thức và phương tiện để tuyên truyền THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

có nhiều hình thức lôi cuốn sự chú ý tham gia của người dân sẽ góp phần nâng cao

trình độ dân trí cho người dân có chính kiến lựa chọn quyết định những vấn đề sản

xuất, kinh tế…

Bên cạnh đó, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết các vấn đề CT-XH của

nhân dân cũng là một trong những những điều kiện bảo đảm cho quá trình THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Bởi vì, thực hiện quyền khiếu nại của công dân

là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân

trí, văn hoá nói chung. Chỉ khi người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và

nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội,

hoạt động với tư cách là công dân có tri thức văn hoá mới thực sự có điều kiện nói

chung, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Trong xã hội, những

bộ phận công dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngoài chính trị và dễ trở

thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ

hội. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trình độ văn hoá của nhân

dân ta nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển

dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để

xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu

mạnh” [47].

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

66

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai dù có được hoàn thiện đến đâu,

nhưng chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi mỗi người dân có đủ nhận thức và năng

lực thực hiện được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình đối với Nhà

nước, điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, ý thức cộng đồng, lối sống

theo pháp luật của các chủ thể.

2.3.2.4. Điều kiện bảo đảm về pháp luật

Một trong những điều kiện quan trọng, bảo đảm việc THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai là các điều kiện về pháp luật, bởi THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai là hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm đưa các

nguyên tắc, quy định của pháp luật về lĩnh vực này đi vào đời sống xã hội. Để đưa

pháp luật vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh các QHXH phát sinh trong

quá trình xây dựng và triển khai THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cần phải

đảm bảo tốt các điều kiện sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL về KNHC và giải quyết

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật

Hệ thống các văn bản QPPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai (Luật Đất đai,

Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân..., các văn bản dưới luật) bảo đảm pháp lý

quan trọng cho việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, là một trong những

cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện và ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đạt

kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực

hóa các quy định pháp luật về khiếu nại trong đời sống xã hội. Do vậy, hệ thống

các văn bản QPPL về khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải có

chất lượng và ngày càng hoàn thiện. Nếu hệ thống các văn bản QPPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai chất lượng không cao, tính khả thi kém thì việc THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có

những quy định không thể thực hiện được trên thực tế. Khi đánh giá về mức độ

hoàn thiện và chất lượng của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai phải dựa

vào các tiêu chí cơ bản, đó là: tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù

hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý.

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

67

Thứ hai, quy trình, thủ tục khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai phải được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ, chính xác, phù hợp với thực

tiễn quản lý và sử dụng đất đai

Đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật quy định cơ chế giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân. ADPL giải quyết các vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thực chất

là một hình thức THPL, theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Do đó, các cơ

quan, người có thẩm quyền ADPL vào giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

cần phải đảm bảo tuân thủ, chấp hành một cách triệt để quy định của pháp luật

trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

Đối với các tỉnh miền núi, do có nhiều khác biệt so với vùng đồng bằng và

đô thị về nhiều mặt, nên cần phải có những quy định mang tính đặc thù để áp dụng

cho phù hợp với cơ chế thực hiện của pháp luật hiện hành, (chẳng hạn trong giải

quyết các bức xúc, khiếu nại của người bị thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trong

phạm vi một dự án đối với vùng đồng bào DTTS phải có hướng dẫn thực hiện cơ

chế độc lập có nội dung áp dụng cho cộng đồng dân tộc ít người).

Thứ ba, ý thức pháp luật của các cơ quan HCNN, người có thẩm quyền

được coi là điều kiện bảo đảm cho việc ADPL vào giải quyết các KNHC trong

lĩnh vực đất đai

Để áp dụng đúng đắn các văn bản pháp luật vào giải quyết các khiếu nại

của chủ thể sử dụng đất, các chủ thể quản lý có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai trước hết phải có hiểu biết chính xác nội dung, yêu cầu của

QPPL và có khả năng phân tích tình tiết thực tế của từng trường hợp cụ thể, nắm

bắt được bản chất của sự việc để khi cần áp dụng một loại QPPL nào thì phải đánh

giá đúng đắn diễn biến của sự việc được đề cập tới. Điều đó đòi hỏi chủ thể ADPL

phải có ý thức pháp luật.

Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của CB,CC bảo đảm giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai đúng pháp luật, có tác động một cách trực tiếp đến công

dân, hình thành niềm tin của công dân đối với pháp luật. Những VPPL của

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

68

CB,CC, sự thiếu ý thức và trách nhiệm của đội ngũ này trong giải quyết khiếu nại

về đất đai sẽ tác động tiêu cực tới ý thức pháp luật của người dân, làm mất niềm

tin của nhân dân đối với pháp luật, với CQNN. Do vậy, việc rèn luyện và nâng cao

ý thức pháp luật XHCN đối với những CB,CC hành chính làm công tác giải quyết

khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là cần thiết và quan trọng.

Thứ tư, bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại

Trong thực tế cần xã hội hóa công tác tổ chức thực hiện bằng các dịch vụ

tư vấn pháp lý, hệ thống hỗ trợ pháp luật và qua các hoạt động bảo vệ pháp luật

đối với quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai như: thanh tra, kiểm

tra, giám sát và xử lý các VPPL trong khiếu nại và giải quyết KNHC trong lĩnh

vực đất đai. Thông qua đó, các chủ thể QLNN có thể phòng ngừa, ngăn chặn,

phát hiện và xử lý kịp thời các VPPL, các yếu kém trong tổ chức và hoạt động

của bộ máy nhà nước và đội ngũ CB,CC khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của

mình. Đồng thời, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với

công tác giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cũng cần được chú trọng

như: hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu quốc hội, HĐND các cấp và đại

biểu HĐND.

2.4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO

CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

2.4.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai ở các tỉnh Tây Bắc

Các tỉnh miền núi phía Tây Bắc bao gồm: Lai châu, Sơn La, Điện Biên,

Lào Cai, Hoà Bình, Yên Bái. Đây là vùng có nhiều điểm tương đồng với các tỉnh

vùng Tây Nguyên, Việt Nam về nhiều yếu tố. Do vậy, việc tham khảo kinh

nghiệm THPL và KNHC trong lĩnh vực đất đai của các tỉnh này đối với Tây

Nguyên là hết sức bổ ích và cần thiết. Qua kết quả nghiên cứu thu được từ các

công trình luận án, luận văn, các bài viết, báo cáo của địa phương trên các trang

thông tin điện tử của các tỉnh Tây Bắc, cho thấy:

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

69

Ở các tỉnh Tây Bắc những năm gần đây, THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai trên địa bàn về các vụ việc KNHC đất đai có phần giảm về mặt số lượng

nhưng về tính chất và mức độ vẫn còn gay gắt, phức tạp. Các vụ khiếu nại xảy ra

trong thực tế của các địa phương ở các tỉnh Tây Bắc nước ta thường gặp là các

khiếu nại các QĐHC, HVHC liên quan đến vấn đề quy hoạch, đền bù, giải toả khi

Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các công trình công cộng, lợi ích quốc gia, an

ninh quốc phòng, v.v.. Tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp vẫn còn xảy ra.

Tuy vậy, nhờ chủ động phối hợp chặt chẽ của ngành chức năng và cơ quan hữu

trách, hầu hết đơn thư KNHC về đất đai đều được giải quyết đảm bảo khách quan,

chính xác, đúng pháp luật với tỷ lệ đạt trên 85%, cụ thể:

Tỉnh Hòa Bình, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn từ

2010 đến nay cho thấy, song song việc triển khai, quán triệt thực hiện Luật khiếu

nại, các cơ quan ban ngành của tỉnh đã tổ chức làm tốt công tác tiếp công dân giải

quyết đơn thư KNHC về đất đai. Chỉ tính riêng trong năm 2016, Ban Tiếp công

dân các huyện, thành phố và cơ quan HCNN cấp tỉnh tiếp nhận, phân loại và xử lý

2616 đơn các loại. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 74 quyết định giải quyết

KNHC của công dân chủ yếu về lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng. Tỉnh đã tổ

chức Hội nghị giải quyết vụ việc tụ tập đông người cản trở sản xuất của doanh

nghiệp Trung Dũng tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy; vụ việc KNHC đông

người tại thôn Gò Mu, xã Thanh Lương, huyện Lương Sơn [70]. Kinh nghiệm của

tỉnh Hòa Bình trong THPL về KNHC lĩnh vực đất đai là: cần tăng cường thực

hiện tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện

các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao

hiệu lực, hiệu quả QLNN trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh khiếu nại.

Tỉnh Yên Bái, năm 2014 đã có 10/86 vụ khiếu nại được cán bộ thanh tra

giải quyết thông qua giải thích, thuyết phục công dân rút đơn, 72 vụ giải quyết

đúng thời hạn, góp phần kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 154,530 triệu đồng và

1.864m2 đất, đồng thời cũng kiến nghị trả cho tổ chức, công dân 29.531m2 đất.

Điểm nổi bật trong THPL về giải quyết đơn thư KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn tỉnh Yên Bái là các cấp, các ngành trong tỉnh thường xuyên coi

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

70

trọng và tuân thủ, chấp hành thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật về

khiếu nại. Việc ADPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN

để giải quyết vụ việc cho thấy chất lượng được nâng lên; quá trình giải quyết

được xem xét thận trọng, khách quan, có lý, có tình; quyết định, kết luận được

ban hành đúng pháp luật [33].

Tỉnh Điện Biên, từ 2010 đến nay đã nhận đơn khiếu nại và xem xét giải

quyết được 2.265 vụ việc thuộc thẩm quyền, trong đó cấp xã giải quyết 509 đơn;

cấp huyện 1.077 đơn; cấp tỉnh 529 đơn và 150 đơn tiếp khiếu quyết định của tỉnh.

Điểm tích cực đáng lưu ý là từ cuối năm 2010 đến nay hầu như không còn những

thiếu sót làm phát sinh khiếu nại do chính sách đền bù, giải tỏa mặt bằng. Nguyên

nhân của việc khiếu nại đòi đất đai là do sự hiểu biết của người dân về Luật Đất

đai còn hạn chế; bên cạnh đó công tác QLNN về đất đai những năm trước đây còn

hạn chế, chưa chặt chẽ nên đã để một số đối tượng lợi dụng quyền khiếu nại. Do

vậy, đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải quyết KNHC về đất đai, cần kiên trì

vận động, thuyết phục, đối thoại, phân tích cho người dân hiểu về chính sách pháp

luật đất đai [111]

Tỉnh Lào Cai, xác định công tác tiếp và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố

cáo của công dân có ý nghĩa quan trọng, thời gian qua, Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ đạo

các cơ quan chức năng tổ chức triển khai sâu rộng các văn bản chỉ đạo của Trung

ương đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong đó có Luật Khiếu nại

2011, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai và các văn bản QPPL có liên quan. Từ

năm 2012 đến năm 2016, toàn tỉnh đã tiếp đón, giải thích, hướng dẫn cho gần

14.150 lượt công dân đến KNHC, phản ánh, kiến nghị và đề nghị; tiếp nhận và xử

lý 10.128 đơn thư, trong đó, có 2.904 đơn KNHC, còn lại 7.224 đơn kiến nghị, đề

nghị, phản ánh, đơn nặc danh. Trong số 798/840 vụ KNHC thuộc thẩm quyền các

cấp đã giải quyết xong, chỉ có 19 vụ khiếu nại đúng, 140 vụ khiếu nại có đúng, có

sai, còn lại phần lớn là khiếu nại sai (639 vụ). Thông qua công tác giải quyết

KNHC đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 632 triệu đồng, 327m2 đất; trả lại cho

công dân 448 triệu đồng và hơn 900m2 đất; qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị

thu hồi về cho nhà nước hơn 500 triệu đồng, trả lại cho công dân 375 triệu đồng

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

71

và 100m2 đất... Việc tiếp công dân, giải quyết KNHC qua bảo đảm đúng quy định

pháp luật, các đơn thư được xem xét thấu tình đạt lý, nhiều vụ việc xảy ra được

giải quyết ngay từ cơ sở; đã hạn chế được việc xảy ra những điểm “nóng” về

khiếu kiện phức tạp, đơn thư vượt cấp giảm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội ở địa phương [97].

Tỉnh Lai Châu, năm 2015 so với năm 2014, tình hình KNHC trên địa bàn

tỉnh Lai Châu giảm cả về số lượt tiếp công dân, số lượng đơn thư và các đoàn

khiếu kiện đông người. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu trong THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai là: nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng

đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác tiếp công dân, giải quyết

khiếu nại. Lồng ghép công tác tiếp công dân với việc tuyên truyền, phổ biến chủ

trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đặc biệt là chủ trương,

chính sách, pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư. Tập

trung giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của nhân dân, những vụ việc

khiếu nại phát sinh ngay từ cơ sở không để dẫn đến khiếu kiện đông người, phức

tạp, vượt cấp [49].

Tỉnh Sơn La, trong năm 2016, các cơ quan HCNN tiếp 2.120 lượt/ 3.314

người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 1.778 việc; trong đó: tiếp thường

xuyên 1.735 lượt/ 2.486 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với

1.458 vụ việc; tiếp định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 385 lượt/ 828 người đến khiếu

nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với 320 vụ việc. Công dân KNHC chủ yếu liên

quan đến lĩnh vực đất đai, di dân tái định cư các công trình thủy điện, đền bù giải

phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, thực hiện các chế độ chính sách, liên

quan đến lĩnh vực tư pháp. Qua công tác tiếp công dân đã xem xét giải quyết,

hướng dẫn, giải thích cho công dân hiểu về các chế độ, chính sách có liên quan,

đồng thời giúp công dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định

[94]. Kinh nghiệm của Sơn La trong THPL về KNHC lĩnh vực đất đai là: Đẩy

mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, thực hiện tốt quy chế

dân chủ ở cơ sở. Kiên quyết xử lý cán bộ sai phạm, không để các thế lực thù địch

và kẻ xấu kích động, lôi kéo đông người lên CQNN cấp trên khiếu kiện.

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

72

2.4.2. Giá trị tham khảo từ thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc cho các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam

Một là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc luôn làm

tốt công tác tiếp dân, mở rộng việc đối thoại với công dân khi giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai, điển hình như tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. Đối với

những trường hợp đã giải quyết thoả đáng, đúng chính sách, đúng pháp luật, thì

các cơ quan chức năng, có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, đoàn thể và

nhân dân địa phương giải thích, động viên, thuyết phục họ thực hiện và chấm dứt

khiếu nại. Đối với những người có vai trò chủ chốt trong các đoàn khiếu nại đông

người nếu cố tình lợi dụng khiếu nại để kích động, lôi kéo khiếu nại trái pháp luật

thì kiên quyết xử lý theo quy định. Đây là kinh nghiệm quý báu để chính quyền

các tỉnh Tây Nguyên có thể vận dụng trong công tác tiếp dân, giải quyết KNHC về

đất đai, nhất là những nơi có khiếu nại kéo dài, vượt cấp.

Hai là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc luôn nêu

cao tính chủ động ADPL để giải quyết KNHC cho công dân. Vì vậy, đã giải quyết

dứt điểm được nhiều vụ việc, trong đó có một số vụ việc phức tạp, điều quan trọng

hơn là thống nhất được các quan điểm giải quyết thấu tình đạt lý, nếu còn sai sót

thì áp dụng chính sách xã hội đúng chủ trương chính sách. Thường xuyên kiểm

tra, giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đối với

thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại. Đẩy

mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai, khiếu nại đến các tầng lớp

nhân dân, trong đó đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

DTTS, đây là kinh nghiệm cần thiết để các tỉnh Tây Nguyên có thể vận dụng.

Ba là, các địa phương ở Tây Bắc trong THPL về KNHC về đất đai đã đề ra

nhiều biện pháp triển khai thực hiện như: công khai, nhất quán các quy hoạch,

tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử

dụng... Các tỉnh đưa ra chính sách ưu đãi hơn đối với những hộ dân bị thu hồi đất

để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,

vận dụng linh hoạt các chính sách về giá, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ tạo công ăn

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

73

việc làm để các hộ dân an tâm ổn định đời sống. Khuyến khích nhà đầu tư đào tạo

nghề, thu hút lao động, ưu tiên cho những người lao động bị thu hồi đất. Đối với

các dự án phát triển kinh tế, nên có tổ chức tư vấn cho người dân trong đàm phán

với các nhà đầu tư, về giá trị tài sản giao dịch, nên khuyến khích các nhà đầu tư

thoả thuận cho người dân góp vốn cổ phần đối với tài sản, đất đai để người dân

được trực tiếp tham gia vào dự án.

Bốn là, việc giải quyết KNHC luôn đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền

theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Khi có KNHC về đất đai vượt cấp, Chủ

tịch UBND địa phương các tỉnh Tây Bắc như Yên Bái, Lai Châu đã trực tiếp chỉ

đạo, bố trí người có trách nhiệm để trực tiếp đối thoại với công dân, trong các

trường hợp cần thiết đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền sở tại có biện pháp

hành chính để buộc công dân phải chấp hành và trở về địa phương. Việc giải

quyết KNHC luôn đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp

luật về khiếu nại.

Năm là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Bắc đã

thường xuyên tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận trong giải quyết các tranh chấp

đất đai. Đó là bí quyết "hai cộng" là: "Quyền lợi chính đáng của người dân + phong

tục tập quán = thành công". Nhờ làm tốt công tác nắm tình hình, biết tranh thủ các

già làng, trưởng bản, người có uy tín; vận dụng mềm dẻo giữa các yếu tố luật pháp

và luật tục, phù hợp với đặc điểm tâm lý của bà con người DTTS. Đây là một kinh

nghiệm quý trong giải quyết, xử lý các vụ tranh chấp đất đai ở các bản làng vùng

cao đã được chính quyền các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Hòa Bình vận dụng

mang lại kết quả tốt. Đây cũng là kinh nghiệm giá trị để các tỉnh Tây Nguyên tham

khảo áp dụng trong quá trình triển khai các biện pháp bảo đảm THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở Lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung và THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai nói riêng; kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, chương 2 của luận án đã tập trung luận giải một số

vấn đề lý luận cơ bản THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Cụ thể:

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

74

- Phân tích và đưa ra được các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

như: Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là khái niệm THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai. Luận án đã chỉ ra đặc điểm của THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai; phân tích được sự khác biệt của các hình thức THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai như tuân thủ, chấp hành, sử dụng và ADPL, từ đó đã

khẳng định vai trò của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai góp phần đảm

bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong KNHC về đất đai.

- Luận án chỉ ra và phân tích các điều kiện bảo đảm THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai như: điều kiện bảo đảm về chính trị; điều kiện bảo đảm về kinh tế,

về VH-XH và điều kiện bảo đảm về pháp luật. Nghiên cứu tham khảo THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai của một số tỉnh Tây Bắc có thể vận dụng cho các

tỉnh miền núi Tây Nguyên, Việt Nam.

Những vấn đề nêu trên thực sự là cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá

thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay.

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

75

Chương 3

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

3.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU

NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH

TÂY NGUYÊN

3.1.1. Yếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên

Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, là trung tâm của miền núi Nam

Đông Dương, gồm 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk

Nông và Lâm Đồng, là một trong những vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên

nhiên của Việt Nam, đó là đất đai, rừng, nước và khoáng sản, có diện tích tự nhiên

là 54.641 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước (xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Diện tích đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên

Nguồn: Tổng cục thống kê [100, tr.16]

Đây là vùng đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển KT-

XH, có diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển một nền

nông nghiệp vùng nhiệt đới, có quỹ rừng tự nhiên rộng lớn, nhiều khoáng sản kim

loại có giá trị như: than bùn, than nâu, bô xít, sắt, wonfram, antimon, chì, kẽm...

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan gần 2 triệu hécta (chiếm 74,25% tổng số

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

76

đất bazan của cả nước), ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển, Tây

Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu

tằm, điều và cây cao su. Tuy nhiên, vị trí nằm ở cả Đông và Tây Trường Sơn nên

đất đai, địa hình, khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Có nhiều dãy núi trùng điệp với

những đỉnh núi cao trên 2.000 mét (đỉnh Ngọc Linh thuộc dãy núi Ngọc Linh tỉnh

Kon Tum cao 2.598 mét, Chư Yang Sin ở tỉnh Đắk Lắk cao 2.445 mét). Tây

Nguyên có một mạng lưới sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác. Do điều kiện địa

lý tự nhiên, địa hình rộng, đa dạng đồi núi, cao nguyên và vùng thung lũng xen kẽ

nhau, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối và nhiều dãy núi cao, nhất là phía

Đông dãy Trường Sơn. Do vậy, nên việc đi lại, giao lưu giữa các vùng, đặc biệt là

ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS rất khó khăn.

Cùng với những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Tây

Nguyên, trong những năm qua, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và

khai thác lâm sản bừa bãi chưa được ngăn chặn, tại đây có thể dẫn đến nguy cơ

làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái và là một trong những

nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại về đất đai ngày càng gia tăng ở các

tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.

Những yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đã làm ảnh hưởng, hạn chế

đến hiệu quả việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên. Bởi lẽ, do đất đai hệ thống đường sá thiếu, chất lượng thấp việc đi lại khó

khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, nhiều nơi từ huyện về đến xã, thôn, buôn làng,

bị chia cắt, phải đi bộ mất cả ngày mới đến trung tâm xã. Chính những khó khăn

này đã làm hạn chế rất lớn đến công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên. Do đó, nên việc tổ chức

gặp gỡ, hòa giải, đối thoại với các đối tượng KNHC về đất đai, nhất là vùng sâu,

vùng xa, vùng biên giới nhằm tiến hành giải quyết một cách kịp thời, nhanh

chóng, dứt điểm là hết sức khó khăn, điều này đã làm ảnh hưởng, hạn chế không

nhỏ đến THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên,Việt Nam.

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

77

3.1.2. Yếu tố kinh tế và văn hoá tác động đến thực hiện pháp luật về

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên, Việt Nam

Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của cả nước, được sự đầu tư

của Trung ương và nỗ lực của các địa phương trong những năm qua, kinh tế vùng

Tây Nguyên đã có những chuyển biến quan trọng, liên tục duy trì được tốc độ tăng

trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội

vùng Tây Nguyên cơ bản ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhờ vậy,

tăng trưởng GDP hằng năm của Tây Nguyên đạt khá, đời sống nhân dân, nhất là

vùng đồng bào DTTS có nhiều cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,47%;

thu nhập bình quân đầu người đạt 39,56 triệu đồng, tăng 8,57% so với năm 2015;

tổng huy động vốn đầu tư phát triển xã hội hơn 78.796 tỷ đồng, tăng 7,25%; tổng

thu ngân sách toàn vùng đạt 18.151 tỷ đồng, tăng 25,5%; tổng kim ngạch xuất

khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 14,86%; toàn vùng có 2.886 doanh nghiệp thành lập

mới, tăng 14,22%, với tổng nguồn vốn đăng ký hơn 10 nghìn tỷ đồng [5, tr.8]. Tuy

nhiên, so với cả nước, vùng Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, chậm phát triển,

chưa thu hút được các nguồn lực và đầu tư đáng kể như các vùng khác, hoạt động

kinh tế phát triển còn manh mún chưa xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển vốn

có, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tiềm lực, trình độ phát triển KT-XH

còn ở mức thấp; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với thực hiện công bằng xã hội và củng cố khối

đại đoàn kết toàn dân tộc; chênh lệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa

đồng bào Kinh với đồng bào DTTS ngày càng tăng; việc tổ chức lại sản xuất, bảo

đảm không gian sinh sống cho các buôn làng còn nhiều bất cập. Theo tổng hợp

của Ban chỉ đạo Tây Nguyên đến thời điểm hiện nay, kết quả điều tra tiêu chí

chuẩn nghèo đa chiều (giai đoạn 2016-2020) cho thấy toàn vùng Tây Nguyên có

90.599 hộ được xếp vào diện cận nghèo, trong đó Đắk Lắk chiếm tỷ lệ cao nhất

8,28% với 34.884 hộ. Lần lượt được xếp tiếp theo là Gia Lai 7,3%, Kon Tum

6,36%, Đắk Nông 6,16% và Lâm Đồng 5,12%. Cũng theo kết quả điều tra trên, số

hộ nghèo trên địa bàn Tây Nguyên là 225.030 hộ, chiếm tỷ lệ 17,14% số hộ trên

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

78

toàn vùng. Số hộ nghèo ở Đắk Lắk xếp thứ 2 (sau Kon Tum) với 81.592 hộ, chiếm

tỷ lệ 19, 37%. Tiếp đến là Đắk Nông 19,26%, Gia Lai 19,17%. Riêng tỉnh Lâm

Đồng tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,17% [6, tr.13].

Trên thực tế xung đột về lợi ích vẫn còn tồn tại khá gay gắt và sự phân hóa

giàu - nghèo trong xã hội. Suy cho cùng, bản chất của việc khiếu nại - là vấn đề lợi

ích cho nên xung đột về lợi ích và sự phân hóa giàu - nghèo là những nguyên nhân

sâu xa dẫn đến phát sinh khiếu nại và khiếu nại gay gắt phức tạp. Nói cách khác,

xung đột về lợi ích ở đây được hiểu như một sự thiếu công bằng nghiêm trọng khi

phân chia và thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển KT-XH. Xung đột

lợi ích rõ nhất được thể hiện trong việc cấp đất, thu hồi đất để thực hiện các dự án

phát triển đô thị và khu công nghiệp, trong việc thực hiện các chính sách về bình

đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong việc cổ phần hóa

các doanh nghiệp... Đây là những nguyên nhân tiềm tàng làm phát sinh các khiếu

nại trên thực tại và cả trong tương lai. Với những khó khăn trên đây về điều kiện

kinh tế của Tây Nguyên đã tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng

ngày của đồng bào các dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp đến THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai.

Tây Nguyên còn là vùng đất có nền văn hoá phong phú giàu bản sắc của

nhiều dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Văn hoá Tây

Nguyên vừa đa dạng, vừa thống nhất kết hợp hài hoà với nhau tạo nên một bản sắc

độc đáo mang tính bền vững đặc trưng Tây Nguyên. Tuy nhiên, thời gian gần đây,

do sự tác động của đô thị hoá và sự tàn phá, lãng quên của con người, chính sách

đất đai của Nhà nước ta đã không tính đến các đặc điểm về quan hệ sở hữu, tập

tục, lối sống, thói quen và kỹ năng canh tác của đồng bào DTTS tại chỗ nên nhiều

giá trị văn hoá truyền thống của người dân Tây Nguyên với đất đai, với rừng đã bị

mai một, không gian văn hóa sinh tồn của người dân Tây Nguyên bị thu hẹp,

những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp quy định về quản lý, khai thác đất đai

dần mất đi. Thực tế ở vùng Tây Nguyên cho thấy, một trong những nguyên nhân

sâu xa của hầu hết các mâu thuẫn tộc người, mâu thuẫn dân tộc có nguồn gốc từ

quản lý, sở hữu và sử dụng đất đai. Sự ra đi của những giá trị văn hoá truyền đã

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

79

góp phần tạo điều kiện cho sự xâm nhập nhanh chóng của đạo Tin lành, Thiên

chúa giáo. Ngoài thủ đoạn dùng lợi ích vật chất mua chuộc, lôi kéo, các lực lượng

phản động đội lốt tôn giáo còn tiến hành xúi giục đồng bào DTTS Tây Nguyên

khiếu nại đòi lại đất đai. Những hủ tục lạc hậu đã tạo ra nhiều khó khăn trong giải

quyết xung đột, tranh chấp đất đai. Đây cũng là rào cản lớn tác động tới THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

3.1.3. Di dân tự do và trình độ dân trí tác động đến thực hiện pháp luật

về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên, Việt Nam

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, dân số các tỉnh Tây Nguyên

năm 1995 là 3.384.800 người, đến năm 2001 tăng lên 4.330.900 người; trong 5

năm tăng 946.100 người (gần 28%); riêng diện di cư tự do (từ năm 1976 đến năm

2000) đến Tây Nguyên là 98.687 hộ, 459.106 khẩu [2, tr.9]. Tổng số dân của Tây

Nguyên tính đến hết năm 2015 là 5.607.900 người (Biểu đồ 3.2.), với mật độ dân

số trung bình là 103 người/km [100]. Đa dạng tộc người là hiện tượng phổ biến ở

vùng Tây Nguyên, đến nay Tây Nguyên có đủ 54 dân tộc anh em cùng chung

sống, đồng bào các DTTS Tây Nguyên sống đan xen cùng dân tộc Kinh tại các

buôn làng của 707 xã, phường, thị trấn, thuộc 57 huyên, thị xã, thành phố [5, tr.7],

đây là kết quả của quá trình tăng dân số tự nhiên và cơ học của các cư dân tại chỗ

và các cư dân mới đến Tây Nguyên.

Biểu đồ 3.2: Dân số các tỉnh Tây Nguyên năm 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê [100]

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

80

Hiện nay, tại 5 tỉnh Tây nguyên đã có mặt đủ cư dân của 63 tỉnh, thành

trên cả nước cùng sinh sống, đồng thời cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến

động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Những mâu thuẫn, xung đột liên quan

đến đất đai có xu hướng ngày càng tăng khi sự gia tăng dân số (cả tăng tự nhiên và

cơ học) trở nên khó kiểm soát, thiếu sự minh bạch, rõ ràng và hiệu quả trong quy

hoạch đất đai và xử lý tình huống. Đặc biệt, mâu thuẫn tộc người và dân tộc càng

trở nên phức tạp khi có sự lợi dụng, kích động của các thế lực phản động trong và

ngoài nước. Quá trình thực hiện quy hoạch, phân bố lại dân cư, đưa dân các tỉnh

phía Bắc vào các khu kinh tế mới tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên; đặc biệt tình

trạng di cư tự do, đã gây biến động lớn về cư dân và sản xuất, làm trầm trọng thêm

tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng DTTS, ở các địa phương có dân di

cư tự do đến. Sự gia tăng về dân số của Tây Nguyên do di cư tự do đã kéo theo

nhiều hệ lụy về an ninh, trật tự an toàn XH, môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến

quy hoạch phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, đã tác động không nhỏ tới việc

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn toàn vùng trong những năm

qua. Các điểm nóng bùng phát tranh chấp, khiếu nại về đất đai diễn ra năm 2001 ở

các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, và tái phát năm 2004 ở các tỉnh Đắk Lắk,

Đắk Nông và Gia Lai có thể coi là hệ quả của tình trạng bất ổn trên.

Trình độ dân trí hạn chế cũng là lực cản không nhỏ đối với quá trình THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên. Thực hiện quyền làm chủ trực

tiếp của người dân không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp. Hiện nay, ở vùng

sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, vùng DTTS trình độ học vấn của đồng bào Tây

Nguyên còn thấp so với mặt bằng chung, tỷ lệ người không biết chữ còn nhiều;

thiếu thông tin, kiến thức về pháp luật, sản xuất, đời sống VH-XH, chăm sóc sức

khỏe, bảo vệ môi trường... còn hạn chế; tập quán sản xuất và tiêu dùng lạc hậu.

Một số cư dân đã đạt tới trình độ sản xuất tiên tiến, nhưng vẫn còn bộ phận mới

chỉ vừa qua giai đoạn canh tác thô sơ.

Do đó, nếu không tích cực nâng cao trình độ dân trí, không làm cho người

dân tiếp cận với lối sống mới, với văn hóa dân tộc và đại chúng thì không thể làm

thay đổi được đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

81

Nguyên. Do trình độ văn hóa thấp, lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những luật tục

(trong đó có những luật tục nhiều quy định không còn phù hợp) làm ảnh hưởng

đến chất lượng, hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại những vùng

này gặp không ít khó khăn.

3.1.4. Chính sách quản lý và sử dụng đất đai tác động đến thực hiện

pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên

Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà vùng Tây Nguyên đã đạt

được kể từ sau giải phóng. Các chính sách về KT-XH được đảng, nhà nước quan

tâm, đã làm thay đổi diện mạo Tây Nguyên, tạo động lực phát triển đáng kể cho

vùng đất này. Theo Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, trong nhiều năm qua,

các tỉnh Tây Nguyên đã giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hàng chục ngàn hộ đồng

bào DTTS nghèo tại chỗ thiếu đất ở, đất sản xuất. Chỉ riêng từ năm 2013 đến nay,

các tỉnh Tây Nguyên đã hỗ trợ đất sản xuất, đất ở trên 6.670 hộ đồng bào DTTS

nghèo thiếu đất sản xuất, đất ở; trong đó, giải quyết đất sản xuất trực tiếp cho

4.479 hộ, hỗ trợ đất ở cho 2.191 hộ [5, tr.7]. Tuy nhiên, những năm qua, trong

quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập: việc

tổ chức khai thác và bố trí đất chưa hợp lý; việc sử dụng đất đai một số nơi chưa

thực sự hiệu quả, không theo quy hoạch. Theo quy hoạch phát triển cà phê do Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, đến 2020 diện tích cà phê ở Tây

Nguyên chỉ nên ở mức 447 nghìn ha, chiếm 89,4% so với tổng diện tích cà phê

của cả nước; trong đó Đắk Lắk 170 nghìn ha, Lâm Đồng 135 nghìn ha, Gia Lai 73

nghìn ha, Đắk Nông 69 nghìn ha. Hiện nay, các địa phương trong vùng đều đã

vượt quy hoạch; tổng diện tích cà phê toàn vùng hiện là 539,8 nghìn ha; trong đó

tỉnh Đắk Lắk có 201.340 ha, Lâm Đồng 145.700 ha, Đắk Nông 116.350 ha [91,

tr.55]. Giao đất rừng, đất ở nhiều nơi còn chồng chéo, tình trạng tranh chấp, lấn

chiếm đất đai, sang nhượng đất trái phép, để đất đai hoang hóa còn xảy ra nhiều

nơi; thiếu đất trong một số bộ phận đồng bào DTTS.

Một số vấn đề liên quan tới sử dụng đất đai ở Tây Nguyên hiện đang trở

thành những điểm nóng cần xử lý trong chiến lược phát triển và điều hành của

quốc gia, mặc dù nhà nước đã có những chính sách đặc thù, trong đó có những

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

82

chính sách định canh, định cư nhằm cải thiện đời sống và nhu cầu về đất đai của

người dân, nhưng tình trạng thiếu đất vẫn chưa được giải quyết triệt để. “Hiện nay,

các tỉnh Tây nguyên vẫn còn 15.846 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, 32.006 hộ

đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhưng không có quỹ đất dự phòng để giải

quyết. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nạn phá rừng, tranh chấp, gây mất ổn định”

[5, tr.9]. Tình trạng thiếu đất, đặc biệt là đất sản xuất, cùng với những hạn chế

trong quản lý và phân bổ đất đai kèm theo sự lợi dụng, kích động và lôi kéo của

các thế lực thù địch trong và ngoài nước là yếu tố tác động không nhỏ đến những

bất ổn về an toàn xã hội và an ninh khu vực, tác động mạnh mẽ tới THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam thời

gian qua.

3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH

CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN,

VIỆT NAM (TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2016)

Căn cứ vào các quy định pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, thực

trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

được thể hiện dưới các hình thức tuân thủ, chấp hành, sử dụng và ADPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai.

3.2.1. Thực trạng tuân thủ pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

- Tuân thủ các quy định pháp luật về quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai

của các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ sử dụng đất

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 (nay là Luật Đất đai 2013) và Luật Khiếu

nại, Tố cáo năm 1998 (nay là Luật Khiếu nại 2011) ra đời đến nay, dưới sự lãnh

đạo của đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn

các tỉnh Tây Nguyên đã đề ra nhiều chủ trương, kế hoạch, biện pháp nhằm triển

khai THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nhờ vậy, đã thu được những kết quả

nhất định, ý thức tuân thủ các quy định về quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của

người sử dụng đất được nâng lên. Các chủ thể sử dụng đất đã tuân thủ thực hiện

nghiêm các quyền KNHC theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đai đai đối với

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

83

các QĐHC và HVHC của cơ quan QLHCNN về Quyết định giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết

định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy

CNQSDĐ; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất, đã không để xảy ra các vi

phạm pháp luật về khiếu nại.

Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân trong quá trình THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai đã không tuân thủ nghiêm các quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai

theo quy định của pháp luật, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của

người khiếu nại. Cá biệt có những cá nhân lợi dụng dân chủ đến trụ sở CQNN

lăng mạ CB,CC có trách nhiệm giải quyết; có thái độ cư xử thiếu văn hóa, không

tôn trọng đối với người tiếp công dân; không trung thực trong việc cung cấp thông

tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; bôi nhọ, vu khống chế độ đã

gây không ít khó khăn, cản trở cho người thi hành công vụ, cho cơ quan có thẩm

quyền giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên. Điển

hình, tại các xã IaR’vê và Ya Lốp của huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 -

2015 diễn ra tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các hộ dân được giao khoán

vườn cây điều với Đoàn kinh tế quốc phòng 737 thuộc quân khu V, một số phần

tử quá khích đã lợi dụng quyền khiếu nại có gây rối, chống người thi hành công vụ

và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình [104].

Nhiều buôn, làng, tổ dân phố đã phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân

dân, kịp thời khơi dậy sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định

CT-XH, an ninh và quốc phòng; tăng cường đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao

dân trí, góp phần thực hiện tốt pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thực tiễn trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên cho thấy, ở nơi nào tổ

chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cụ

thể là thực hiện tốt các quyết định của cơ quan HCNN về giải quyết KNHC thì

tình hình an ninh - trật tự, CT-XH ổn định, ít phát sinh đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Ngược lại, ở nơi nào các quyết định giải quyết KNHC về đất đai không được thực

hiện nghiêm túc, kịp thời sẽ làm cho tình hình an ninh, trật tự xã hội thiếu ổn định,

KNHC về đất đai dai dẳng kéo dài và vượt cấp, kỷ cương pháp luật bị coi thường,

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

84

hiệu lực, hiệu quả QLNN giảm sút, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào các

cấp chính quyền. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, để Tây Nguyên ổn định và

tiếp tục phát triển bền vững, làm giảm các KNHC về đất đai thì một trong những

nhiệm vụ chính trị trọng tâm là phải tiếp tục mở rộng và phát huy quyền dân chủ

trực tiếp cho nhân đân, tạo điều kiện sâu rộng để nhân dân tham gia QLNN, giám

sát hoạt động của chính quyền hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng sai phạm

trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai đã quy định cấm lợi dụng việc

thực hiện KNHC để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của nhà

nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ

chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công

vụ khác. Nhưng thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2000 đến nay, tình trạng

lợi dụng "dân chủ, nhân quyền", các thế lực thù địch trong nước cấu kết với bọn

phản động FULRO lưu vong ở nước ngoài vẫn ra sức tuyên truyền, xuyên tạc việc

người Kinh chiếm đất; gây sức ép với chính quyền và kêu gọi đấu tranh giành lại

đất đai cho những người theo “Đêga”, chúng đã lôi kéo hàng ngàn người là đồng

bào DTTS tại chỗ tham gia khiếu nại đòi lại đất đai, gây mất ổn định an ninh, trật

tự vùng Tây Nguyên. Tại huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến nay, đã

xảy ra vụ KNHC của 45 hộ dân thuộc Buôn Lách Ló xã Nam Ka đối với QĐHC

của UBND huyện đã thu hồi đất giao cho Lâm trường, các tổ chức và cá nhân

trồng rừng từ năm 1995. Các thế lực thù địch và bọn phản động FULRO lưu vong

đã lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại kích động các hộ dân khiếu nại đòi

lại đất chính quyền thu hồi cách đây 17 năm, gây rối trật tự, an ninh xã hội, tạo ra

điểm nóng chính trị trên địa bàn [104].

- Tuân thủ các quy định pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai của cơ

quan ADPL giải quyết KNHC về đất đai

Trong thực thi công vụ của CB,CC khi THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các cấp ủy đảng vùng Tây Nguyên đã

không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường sự lãnh đạo

toàn diện của đảng đối với các hoạt động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

85

trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác tiếp dân và giải quyết KNHC về đất đai.

Việc nắm bắt, tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ của CB,CC, nhất là cán bộ

lãnh đạo chủ chốt có chuyển biến tích cực, phong cách làm việc gần dân, sát dân,

hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân trong quá trình thụ lý và giải quyết các

QĐHC, HVHC bị khiếu nại. Qua điều tra của tác giả, khi hỏi người KNHC trong

lĩnh vực đất đai trên địa bản 5 tỉnh Tây Nguyên về năng lực của CB,CC giải quyết

khiếu nại tại địa phương cho thấy: có 65% khẳng định có: Bản lĩnh chính trị vững

vàng; có 74,5,% cho rằng: nắm bắt nhanh các văn bản về đất đai; 68,6% cho rằng:

có kỹ năng nhất định về công việc; có 77% khẳng định: nắm vững chủ trương,

đường lối, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước về đất đai; đặc biệt có

44,2% cho rằng: Ý thức trách nhiệm với công việc với nhân dân cao.

Cùng với những kết quả đạt được trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các chủ thể pháp luật vẫn còn chưa tuân thủ

pháp luật một cách triệt để những quy định mang tính chất “ngăn cấm” của Luật

Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phòng,

chống tham nhũng. Một bộ phận không nhỏ CB,CC thiếu gương mẫu, tư tưởng

lập trường không vững vàng, né tránh trách nhiệm trong việc thụ lý giải quyết đơn

thư KNHC về đất đai, thậm chí còn “theo đuôi” những công dân thiếu ý thức,

khiếu nại tập thể, vu cáo cán bộ, nên ảnh hưởng đến uy tín và năng lực lãnh đạo

của đảng.

Thực tế tại 5 tỉnh Tây Nguyên, nhiều vụ việc KNHC về đất đai chưa được

giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, pháp luật về KNHC, có biểu

hiện thiếu nghiêm minh, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua

điều tra xã hội học của tác giả, đối tượng người KNHC về đất đai đã được cơ quan

HCNN có thẩm quyền thụ lý giải quyết cho thấy: Có 269/500 người được hỏi

(chiếm 53,8%) trả lời: KNHC được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;

180/500 người được hỏi (chiếm 36%) cho rằng: giải quyết chưa đúng theo quy

định của pháp luật. Khi được hỏi về việc giải quyết không đúng quy định của

pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết KNHC của cơ quan HCNN tập trung vào

những nội dung nào?. Có 126/500 (chiếm 25,2%) người được hỏi trả lời rằng: cơ

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

86

quan HCNN không trả lời hoặc chậm trả lời việc thụ lý hay không thụ lý đơn

KNHC; có 90/500 (chiếm 18%) số người được hỏi trả lời: không thụ lý đơn khiếu

nại nhưng không có văn bản hoặc ý kiến giải thích rõ ràng; có 227/500 (chiếm

45,4%) cho rằng: không tiến hành đầy đủ các nội dung xác minh vụ việc; Có

160/500 (32%) cho rằng: kết quả xác minh vụ việc nhưng không gửi văn bản xác

minh cho người KNHC. Chính quyền các cấp một số nơi chưa tạo điều kiện cho

các tổ chức trong HTCT cùng tham gia giải quyết vụ việc, chưa phát huy tốt vai

trò của các tổ, ban hoà giải thôn, buôn, tổ dân phố. Thêm vào đó, khi giải quyết

KNHC về đất đai nhiều nơi không tổ chức đối thoại với người khiếu nại, không

ban hành quyết định giải quyết, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,

không kịp thời các quyết định giải quyết KNHC đã có hiệu lực, nên để xảy ra

không ít KNHC về đất đai vượt cấp.

- Tuân thủ các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khiếu nại và giải quyết KNHC trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế cần khắc

phục như việc tuân thủ pháp luật về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của

một số cá nhân tổ chức cũng như cơ quan HCNN, người có thẩm quyền chưa

nghiêm, những VPPL về khiếu nại chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức

xúc cho công dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động QLNN về

đất đai. Một số CB,CC có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái

quy định của nhà nước, giải quyết các vụ việc vượt quá thẩm quyền trong việc xác

nhận, xác lập khống nguồn gốc đất cho các cá nhân để trục lợi bản thân hoặc đứng

ra môi giới mua bán đất của đồng bào DTTS; cho người thân đứng ra nhận đất

công để bán, điều này đã dẫn đến tình trạng KNHC của người có quyền lợi nghĩa

vụ liên quan tới đất đai có phần gia tăng. Vụ việc điển hình diễn ra tại xã Mê Linh,

huyện Lâm Hà là một minh chứng, liên tục từ năm 2011 đến 2016, cán bộ địa

chính xã đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái trong việc xác nhận khống

nguồn gốc hơn 3 ha đất tại thôn 8 (xã Mê Linh); thiếu trách nhiệm trong việc xác

minh nguồn gốc sử dụng đất, dẫn tới tham mưu cho UBND xã Mê Linh xác nhận

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

87

đăng ký và lập thủ tục để được UBND huyện Lâm Hà cấp đất sai 3 giấy

CNQSDĐ cho các hộ trên địa bàn, vi phạm khoản 8, 9; điều 12; Luật Đất đai năm

2013 [105, tr.6].

Do vậy, việc đảm bảo tuân thủ pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua là một yêu cầu mang tính khách

quan, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực đất đai trên toàn vùng.

3.2.2. Thực trạng chấp hành pháp luật về khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Quyền làm chủ của nhân dân chỉ có thể được thực hiện trong thực tiễn cuộc

sống khi các CQNN, CB,CC và mọi cá nhân công dân thực hiện các nghĩa vụ

pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực. Theo đó, trong quá trình tổ chức

triển khai thực hiện, các CB,CC và công dân phải thực hiện nghiêm túc các trách

nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hoạt động tích cực mà pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai quy định.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về quyền KNHC trong lĩnh vực đất

đai của người khiếu nại

Theo quy định của pháp luật về KNHC, các cá nhân, tổ chức sử dụng đất

có quyền khiếu nại các QĐHC và HVHC của cơ quan QLHCNN phải làm đơn

khiếu nại gửi đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; trình bày trung thực sự

việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông

tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chấp hành QĐHC, HVHC

mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định

giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng về chấp hành pháp luật về KNHC

trong lĩnh vực đất đai, tác giả đã nghiên cứu lấy ý kiến các trường hợp KNHC liên

quan tới đất đai. Thông qua khảo sát các cá nhân, tổ chức đã KNHC về đất đai cho

thấy: có 391/500 (chiếm 78,2%) người KNHC về đất đai đã gửi đơn khiếu nại đến

đúng người có thẩm quyền giải quyết; có 86% cho rằng mình đã trung thực trong

KNHC về đất đai; 89% đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu

nại; có 69% người KNHC về đất đai khi thực hiện khiếu nại đã cung cấp thông

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

88

tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại kịp thời; có 56% người

KNHC về đất đai chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết KNHC đã có

hiệu lực pháp luật.

Từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có 319 cá nhân

gửi đơn KNHC liên quan đến lĩnh vực đất đai (tỷ lệ 82%) đến đúng các cơ quan ra

QĐHC, người có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Có 271 đơn/319 đơn KNHC liên

quan đến lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh, trong

năm 2012, số vụ khiếu nại đúng là 137 vụ; số khiếu nại có đúng, có sai là 108 vụ;

số sai hoàn toàn là 2.136 vụ [108, tr.8]. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011

đến tháng 12/2015, công dân đến KNHC về lĩnh vực đất đai đến Sở TN&MT là

481 người. Số đoàn đông người là 02 đoàn/18 người. Nội dung khiếu nại tập trung

chủ yếu vào bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Chỉ tính riêng thẩm

quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk giải quyết đã có 165 vụ việc được giải

quyết bằng QĐHC, có 07 vụ khiếu nại đúng; 147 vụ khiếu nại sai; 06 vụ khiếu nại

đúng một phần [104, tr.11]. Qua phân tích từ kết quả giải quyết KNHC của cơ

quan HCNN trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: có 16,9% vụ việc khiếu

nại đúng; 61,6% vụ việc khiếu nại sai; 21,51% vụ việc khiếu nại đúng một phần.

Nhìn chung các cá nhân, tổ chức đã chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai của người khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật về KNHC [Nguồn:

Tổng hợp của tác giả luận án: 104; 105; 107; 108; 112].

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện quyền khiếu nại của mình, vẫn còn

nhiều chủ thể thực hiện quyền KNHC về đất đai chưa chấp hành tốt các quy định

của pháp luật. Một số vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa

phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp

với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực

tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo

bám khiếu nại và làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn. Nhiều vụ công dân biết

quyết định của CQNN đúng nhưng vẫn cố tình không chấp hành, sao chụp đơn

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

89

gửi nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành để gây áp lực đối với cơ quan có thẩm

quyền giải quyết.

Cá biệt có những công dân còn hiềm khích cá nhân với nhau trong cuộc

sống đã suy diễn, tạo dựng việc không có thật, đưa tài liệu vu khống, kích động

khiếu nại. Một bộ phân nhân dân do nhận thức còn hạn chế, nên khi vụ việc khiếu

nại đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng

chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng vẫn không chấp nhận kết quả giải

quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, đã bị các thế lực thù địch, phần tử cơ

hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng kích động, khiếu nại kéo dài, gây rối

làm mất an ninh trật tự và làm cho tình hình một số nơi trên địa bàn Tây Nguyên,

nhất là vùng DTTS, vùng biên giới, vùng đồng bào di cư tự do phức tạp thêm.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai

của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai quy định đối với người có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại, trước hết, phải chấp hành các nguyên tắc THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai nhằm quán triệt và phát huy tối đa tính hiệu lực và

hiệu quả của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nâng cao hiệu quả hoạt

động giải quyết KNHC về đất đai. Đó là, việc tiếp công dân về giải quyết KNHC

phải bảo đảm thủ tục đơn giản, thuận tiện; bình đẳng, không phân biệt đối xử

trong khi tiếp công dân; việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy

định của pháp luật (phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn); Bảo

đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời trong quá trình giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai...

Trước tình hình KNHC của người khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các dự án diễn ra trên địa bàn một số tỉnh

vùng Tây Nguyên. Trong thời gian qua, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo

các ngành cùng UBND cấp huyện tập trung mọi nguồn lực để rà soát đơn thư

khiếu nại ở các dự án, qua đó đã phát hiện những bất hợp lý trong kê khai, đo đạc,

áp dụng chính sách đền bù cho từng hộ dân chưa theo đúng quy định của pháp

luật. Riêng tỉnh Đắk Nông qua 2 năm (2011 - 2012) rà soát đã xây dựng được

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

90

phương án đền bù, hỗ trợ cho hơn 473 hộ dân được hưởng chính sách hỗ trợ về

tiền là 24,6 tỷ, 50 lô đất tái định cư và 300 ha đất sản xuất [112, tr.7].

Khi xác định đúng quyền lợi, lợi ích của người dân thì tình hình KNHC về

đất đai có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là người dân chấp hành không tụ tập

đông người gửi đơn vượt cấp; các cơ quan cũng thấy được những tồn tại, hạn chế

và sai sót của chính mình trong công tác thẩm tra, thẩm định lập phương án đền bù

còn nhiều bất cập cần được rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác đền bù. Qua

khảo sát có 87% CB,CC có thẩm quyền giải quyết KNHC về đất đai cho rằng đã

chấp hành và giải quyết KNHC đúng theo pháp luật. Tuy nhiên, khi được hỏi đối

tượng là người KNHC về đất đai lại cho rằng vẫn còn 36% người giải quyết

KNHC chưa chấp hành và giải quyết đúng theo pháp luật. Tác giả đã phỏng vấn

nhanh ý kiến của 100 trường hợp có đơn KNHC về đất đai tại một số địa phương

các tỉnh Tây Nguyên, trong đó chỉ có 5 trường hợp có ý kiến là được giải quyết

thỏa đáng, 102 trường hợp nói là không thỏa đáng và 79 trường hợp vẫn đang chờ

đợi kết quả. Điều này cho thấy, việc chấp hành các quy định của pháp luật về

KNHC trong lĩnh vực đất đai của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vẫn

chưa cao.

- Chấp hành các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai

+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện

theo quy định của pháp luật về khiếu nại và theo TTHC. Thủ tục khiếu nại và giải

quyết KNHC cần được rà soát để tiếp tục đổi mới theo xu hướng đơn giản, hiệu

quả và thuận tiện. Trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN

phải công khai, minh bạch, bảo đảm cho công dân dễ tiếp cận, dễ thực hiện khi

tham gia vào quan hệ pháp luật khiếu nại, đồng thời cũng bảo đảm cho công dân

dễ dàng giám sát, phản ánh việc thực hiện trình tự, thủ tục này của cơ quan

HCNN. Nếu các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết KNHC phức

tạp, khó thực hiện và khó tiếp cận, thiếu minh bạch, công khai thì rất dễ dẫn đến

những vi phạm của công dân trong việc thực hiện trình tự thủ tục như: khiếu nại

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

91

vượt cấp, đông người, khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại

nhiều lần.

Có thể thấy, tiến độ giải quyết các KNHC về đất đai của cơ quan HCNN ở

một số địa phương các tỉnh Tây Nguyên chưa đúng thời gian, trình tự, thủ tục,

thẩm quyền và không đúng theo pháp luật; các vụ việc thuộc thẩm quyền nhìn

chung còn chậm so với kế hoạch đề ra. Nhiều vụ việc khiếu nại các QĐHC,

HVHC giải quyết còn chậm, để công dân khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, một số vụ

việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và phù hợp với thực tế nên

không dứt điểm. Nhiều địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ chú trọng đến việc

giải quyết KNHC cho hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm

vụ việc. Riêng tỉnh Lâm Đồng, theo thống kê, khoảng 84% số quyết định giải

quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh bị khởi kiện được Tòa án nhân dân công

nhận là đúng, có 7% bị tuyên hủy và 9% bị tuyên hủy một phần do hồ sơ không

đầy đủ chứng cứ pháp lý hoặc áp dụng pháp luật chưa đúng [95].

+ Tổ chức công tác tiếp dân, đối thoại giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai. Công tác tiếp công dân, đối thoại giải quyết các KNHC trong lĩnh vực

đất đai cũng được các quan tâm. Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày

18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công

tác tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai. UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ban

hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai các biện

pháp nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư của công dân góp phần đảm bảo an

ninh trật tự trên địa bàn. Trong thời gian qua, từ năm 2011 đến 2016, THPL về

giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các

cấp ủy, chính quyền các địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên luôn quan tâm chỉ đạo

giải quyết đúng mức, kịp thời công tác tiếp dân. Đến nay, 100% chính quyền các

cấp, các cơ quan chức năng cấp tỉnh trên toàn vùng Tây Nguyên đều có phòng

tiếp dân, xây dựng được Quy chế tiếp dân, thông báo lịch tiếp dân hằng tuần,

phân công cán bộ tiếp dân, bố trí địa điểm tiếp dân thuận lợi, từng bước chấn

chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương ở nơi tiếp dân. Vì vậy, công tác tiếp công dân,

việc giải quyết đơn thư KNHC của công dân trong lĩnh vực đất đai đã được quan

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

92

tâm. Theo kết quả phỏng vấn nhanh của tác giả tìm hiểu đối tượng là CB,CC

đang theo học tại trường chính trị của 5 tỉnh Tây Nguyên, có trên 87% người

được hỏi cho rằng công tác tiếp công dân khi giải quyết các KNHC về đất đai đã

thực hiện tốt.

Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên đã xem trọng

công tác tiếp dân, đối thoại giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, coi đó là

trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và

các Ủy viên UBND cấp tỉnh và cấp huyện trực tiếp tiếp công dân theo lịch phân

công, lãnh đạo các sở, ngành cùng tham gia tiếp công dân gồm: Thanh tra, Tài

nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tiếp

dân, Trung tâm Phát triển Quỹ đất; HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh

Tây Nguyên đều tổ chức tiếp công dân 2 ngày/tháng, có mời các sở, ngành thuộc

lĩnh vực tư pháp và hành pháp cùng tham gia tiếp công dân. Chỉ đạo các cơ quan,

đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn công

tác để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KNHC về đất đai kéo dài, có tính

chất gay gắt, phức tạp. Đôn đốc các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc đôn đốc

giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới có phần sâu sát hơn, góp

phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết, giải quyết đạt tỷ lệ cao, những khiếu nại mới

phát sinh được chỉ đạo giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở tránh để trở thành “điểm

nóng”, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tại tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2011 đến năm 2015, các cấp các ngành trong toàn

tỉnh đã tiếp nhận 3.221 vụ về KNHC đất đai; kiến nghị, phản ánh là: 7.893 vụ, chủ

yếu là kiến nghị, phản ánh về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt

bằng… Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã

nhận được 100 đơn thư, tiếp 65 lượt/65 công dân đến KNHC [103]; Tỉnh Kon

Tum trong năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp 697 lượt/791 người đến KNHC về đất đai.

Trong đó: Trụ sở tiếp công dân của tỉnh và Thanh tra tỉnh tiếp 180 lượt; các sở,

ngành, huyện, thành phố tiếp 389 lượt; các xã, phường, thị trấn tiếp 222 lượt [109,

tr.12]; Trong 6 tháng đầu năm 2016, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk

Nông đã tiếp 48 lượt công dân đến KNHC. Trong đó có 35/39 đơn KNHC đủ

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

93

thẩm quyền giải quyết liên quan đến lĩnh vực đất đai. Nội dung công dân đến

khiếu nại, kiến nghị phản ánh tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đất đai như: cấp

đất, giao đất, thu hồi, chế độ chính sách đền bù; bồi thường tái định cư. Kết quả

tiếp công dân đã hướng dẫn làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết 177

lượt, giải thích cho nhân dân hiểu về những vấn đề vướng mắc 520 lượt [110,

tr.9]. Cơ sở vật chất phục vụ tiếp công dân ngày càng được đầu tư nâng cấp; đội

ngũ công chức tiếp công dân được tuyển chọn, bố trí phù hợp, thường xuyên được

tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tiếp công dân, thái độ làm việc tận tình, chu

đáo. Thông qua công tác tiếp công dân, đối thoại đã giải quyết được nhiều vấn đề

phức tạp KNHC về các QĐHC, HVHC về đất đai. Đi đầu ở Tây Nguyên trong tổ

chức đối thoại trực tiếp với dân để giải quyết những vấn đề tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai tại địa bàn của từng xã là các huyện Tuy Đức, huyện Đắk Mil của

tỉnh Đắk Nông. Qua hình thức này, nhiều bức xúc, thắc mắc của người dân đã

được chính quyền xã, huyện và các ngành liên quan giải đáp một cách tường tận,

công khai, rõ ràng. Việc làm này cũng đã góp phần hạn chế được những vụ khiếu

kiện kéo dài, vượt cấp, đông người, gây mất an ninh trật tự địa phương [110].

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả luận án về đối tượng người

KNHC về đất đai cho thấy: có 144/500 (chiếm 28,8%) người KNHC về đất đai

cho rằng CB,CC tiếp dân có thái độ chưa thật chuẩn mực; có 90/ 500 (18,0%) làm

phiền hà cho dân phải đi lại nhiều lần; có 25/500 (5%) không tổ chức công tác tiếp

công dân; có 118/500 (23,6%) cho rằng nhiều TTHC còn rườm ra, bệnh giấy tờ

chưa giảm.

Đánh giá một cách khách quan cho thấy: nhận thức của lãnh đạo một số địa

phương, một số CB,CC bộ phận tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai chưa đầy

đủ dẫn đến sự phối hợp, thực hiện chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Một số địa

phương các tỉnh vùng Tây Nguyên chưa tổ chức tốt, thiếu gắn kết giữa công tác

tiếp công dân với việc giải quyết KNHC về đất đai, nhất là ở cấp huyện và Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy

định. Một số chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện chưa chủ động tổ chức tốt việc

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

94

tiếp công dân theo quy định, việc thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công dân

còn chậm, nhất là khâu kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân.

Qua khảo sát của tác giả trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cho thấy vẫn còn

36% số người được hỏi trả lời: cơ quan chức năng không tiến hành đối thoại với

người KNHC về đất đai. Một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu,

giải quyết khiếu nại thiếu tinh thần trách nhiệm; thiếu quan tâm đến quyền và lợi

ích chính đáng của người khiếu nại, hoặc có động cơ không trong sáng nên giải

quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời hoặc chưa bảo đảm vụ việc

được giải quyết hợp lý, hợp tình nên công dân không nhất trí, tiếp tục khiếu nại.

3.2.3. Thực trạng sử dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai có những đặc thù khác với THPL

một số lĩnh vực như hình sự, hành chính…, do vậy trong THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai chủ yếu tập trung nhiều vào hình thức sử dụng và ADPL. Các cá

nhân, tổ chức sử dụng đất có quyền KNHC đối với các QĐHC và HVHC của cơ

quan HCNN đã ban hành trong quá trình quản lý đất đai, theo đó cơ quan HCNN

ra QĐHC về giao đất, cấp đất, thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất, xử lý hành chính về

hành vi VPPL trong lĩnh vực đất đai... có trách nhiệm tôn trọng và phải tạo mọi

điều kiện giải quyết các KNHC trong lĩnh vực đất đai cho người khiếu nại.

- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC đối với các

QĐHC và HVHC về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất

Để thực hiện chính sách phát triển KT-XH trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, nhà nước đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các

dự án phát triển, các công trình phúc lợi công cộng. Các tổ chức được CQNN có

thẩm quyền trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giao đất, cấp đất để làm dự án kinh

doanh, sản xuất hầu hết đều cho rằng các QĐHC là áp dụng đúng theo quy định

của pháp luật, ít có khiếu nại, kiến nghị. Bên cạnh đó các cá nhân có đất bị CQNN

có thẩm quyền thu hồi đất để giao cho các tổ chức sử dụng lại phát sinh các

KNHC từ các QĐHC, HVHC đó, bởi lẽ các cá nhân đều cho rằng các QĐHC,

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

95

HVHC mà cơ quan HCNN thu hồi đất để cấp cho các doanh nghiệp là không theo

quy trình, quy định của pháp luật đất đai, nên đã khiếu nại các QĐHC tới các cơ

quan ban hành QĐHC, HVHC.

Theo kết quả điều tra của tác giả cho thấy, trong các KNHC về đất đai thì

KNHC về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng (167/500 chiếm

33,4%). KNHC về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đề nghị được tăng

giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất 105/500 (chiếm 21%); KNHC về giải

quyết tranh chấp đất đai 48/500 (chiếm 4,6). Điều này cho thấy trong KNHC về

đất đai thì KNHC về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là

chủ yếu.

Từ năm 2011 đến năm 2016 trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, KNHC về

bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm 59,7%, luôn có nhiều tiềm ẩn và diễn

biến phức tạp bởi nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Tại một số địa

bàn đã phát sinh tình trạng đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu kiện đòi

bồi thường giải phóng mặt bằng, có nơi đã trờ thành điểm nóng, điển hình như

trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, điểm nóng KNHC đông người xảy

ra tại xã Đắk R’moan, trong năm 2011 ngày nào cũng có vài trăm người kéo lên

UBND tỉnh và UBND thị xã khiếu nại, kiến nghị đòi hỗ trợ, đền bù trong việc

thu hồi đất để xây dựng Thủy điện Đắk R’tih, cùng với các hộ dân ở Dự án

Alumin Nhân Cơ, Đắk R’lấp hay đơn kiến nghị của đồng bào xã Đắk P’lao ở

Thủy điện Đồng Nai 3 và 4 hay 12 hộ dân KNHC Dự án mở rộng Quốc lộ 14 -

đoạn qua thị xã [110, tr.8].

Tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại,

trao đổi trực tiếp với người dân để giải quyết các KNHC về đất đai, bồi thường,

giải phóng mặt bằng, điển hình như các vụ việc: tranh chấp đất đai của 1 số hộ dân

thôn Phương Quý 1, 2 xã Vinh Quang; KNHC của người dân trong việc thực hiện

phương án khoán, liên kết trồng cao su với Công ty Cao su Kon Tum; lấn chiếm

sử dụng đất tại khu vực thao trường bắn do Sư đoàn 10 quản lý trên địa bàn xã

Đăk Blà, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum; bồi thường, giải phóng mặt bằng khu

quy hoạch công viên cây xanh đường Trương Quang Trọng, thành phố Kon

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

96

Tum... Đã làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để có biện pháp giải quyết tình trạng

dân xã Ia Khai, huyện Ia Grai và xã Ia Kreng, huyện Chư Păh xâm canh sang đất

Kon Tum [109, tr.5].

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, các đoàn khiếu nại với đông người tham gia tập

trung chủ yếu ở một số địa phương như các huyện: Kbang, Chư Prông, Ia Grai,

Đức Cơ, Chư Sê, Đăk Đoa, thành phố Pleiku... có đoàn lên đến cả trăm người;

một số cá nhân khiếu nại đeo băng rôn, khẩu hiệu, lợi dụng, lôi kéo những người

khác tập trung trước trụ sở cơ quan Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đeo bám tại các cơ quan

Trung ương hoặc đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo tỉnh để đưa đơn, đòi được

tiếp nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu hay yêu cầu cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại một số chủ trương, chính sách mà người

dân cho rằng việc thực hiện chủ trương, chính sách này đã làm ảnh hưởng trực

tiếp đến quyền lợi của họ, trong đó có một số cá nhân có thái độ rất gay gắt, cực

đoan, có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, mặc dù cán bộ tiếp

dân hướng dẫn, giải thích nhưng công dân không nghe. Tại thị xã An Khê năm

2011, khiếu nại của một số hộ dân ở xã Cửu An về bồi thường, hỗ trợ tái định cư

khi nhà nước thu hồi đất làm công trình thủy điện An Khê-Kanak; Tại huyện Chư

Prông 03 vụ: KNHC của một số hộ dân ở xã Bình Giáo đối với việc thu hồi đất để

xây dựng trại cá, bồi thường thấp không sát với giá thực tế; Vụ ông Siu Gi, đại

diện 16 hộ dân xã Ia Kly KNHC đối với việc đòi lại đất đã giao cho người khác;

năm 2010, khiếu nại của 27 hộ dân tại xã Ia Vê đối với các trường hợp giao đất

cho dân di cư tự do. Tại huyện Kbang, năm 2010, KNHC của 16 hộ dân ở thị trấn

Kbang liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để làm công

trình thủy điện An Khê - Kanat. Tại huyện Mang Yang 2011 xảy ra 01 vụ KNHC

đông người của người dân ở thôn Mỹ Yang, xã Đăk Yă về đất trồng cây bạch đàn

của Công ty trồng rừng. Tại huyện Ia Pa năm 2012, vụ khiếu nại của 47 hộ dân tổ

hợp Định Thành và Hạt 9 xã Ia Trôk về việc cấp giấy CNQSD đất cho những hộ

dân đi di cư tự do không có nguồn gốc đất rõ ràng [108, tr.4].

Tuy nhiên, vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những

hộ thuộc diện bị thu hồi đất ở nhiều địa phương các tỉnh vùng Tây Nguyên gặp

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

97

không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa

giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở, đất sản xuất của các hộ dân.

Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới

tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường,

đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.

Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện

tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất

kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác.

- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC các QĐHC và

HVHC về cấp đất, cho thuê đất, thu hồi giấy CNQSDĐ của cơ quan QLHCNN

Đây là nội dung KNHC cũng rất phổ biến trong lĩnh vực đất đai hiện nay ở

các tỉnh Tây Nguyên. Từ năm 2011 đến năm 2015, đã có trên 15.760 vụ việc

người sử dụng đất trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên thực hiện quyền khiếu nại của

mình đối với các QĐHC và HVHC về quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất chiếm 24%; khiếu nại quyết định cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ chiếm 14%.

Theo điều tra xã hội học của tác giả, trong các vụ KNHC đất đai đã được cơ

quan HCNN có thẩm quyền giải quyết thì KNHC các QĐHC và HVHC về cấp

đất, cho thuê đất, thu hồi giấy CNQSDĐ chiếm 15% (75/500).

Tuy nhiên, theo báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên thì chỉ tính riêng tỉnh Đắk

Nông, từ năm 2012 đến 9 tháng năm 2016, số người KNHC về quyết định giao đất,

cho thuê đất, thu hồi đất; khiếu nại quyết định cấp, thu hồi giấy CNQSDĐ là l.217

vụ việc. Tỉnh Gia Lai, tại huyện Ia Pa: Năm 2012, 47 hộ dân tổ hợp Định Thành và

Hạt 9 xã Ia Trôk khiếu nại về việc cấp GCNQSD đất cho những hộ dân đi di cư tự

do không có nguồn gốc đất rõ ràng. Tại thị xã An Khê năm 2009, khiếu nại của một

số hộ dân tại xã Song An về việc hộ liền kề ở mặt đường được cấp giấy CNQSDĐ

lấn chiếm đường đi chung của những hộ phía sau [108, tr.5].

Dạng KNHC này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền,

như: Cấp giấy CNQSDĐ sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có

trường hợp KNHC về việc không cấp giấy CNQSDĐ mà không có lý do chính

đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

98

quyết lại không giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy. Quá trình

giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu… gây khó khăn cho người

sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân

không chấp nhận dù lý do không cấp giấy CNQSDĐ là hợp pháp.

- Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất thực hiện quyền KNHC về quyết định

cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nội dung KNHC này cũng có nhiều dạng. Do nhận thức của người dân về

chính sách, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai còn hạn chế nên phát sinh

tình trạng VPPL trong các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một

số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát

hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần trách nhiệm

của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, như: ban hành QĐHC

xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định

xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra QĐHC cưỡng chế hành chính trong

các trường hợp thu hồi đất không đúng căn cứ pháp luật; việc ra QĐHC quá nhẹ

hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu

khách quan. Theo điều tra xã hội học của tác giả thì khiếu nại quyết định xử phạt

vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai chiếm 12% trong

các loại KNHC về đất đai. Cũng thông qua khảo sát 200/1200 đối tượng là

CB,CC xã, phường, thị trấn đang theo học tại các trường chính trị của 5 tỉnh Tây

Nguyên cho rằng trên 2/3 số xã, phường, thị trấn ở các tỉnh Tây Nguyên vi phạm

và có biểu hiện vi phạm về lĩnh vực quản lý đất đai. Số liệu trên cho thấy tình

trạng khiếu nại của công dân ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua ngày

càng diễn biến phức tạp một phần do trách nhiệm từ phía các cơ quan HCNN

trong quản lý, thực hiện chính sách đất đai thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản

lý, dẫn đến các sai phạm trong lĩnh vực đất đai, và phát sinh KNHC của các cá

nhân, tổ chức sử dụng đất.

3.2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Áp dụng pháp luật trong giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan

QLHCNN có đối tượng là những quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh trong lĩnh

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

99

vực khiếu nại về đất đai cần đến sự điều chỉnh cá biệt, cụ thể trên cơ sở những

mệnh lệnh chung là các QPPL trong lĩnh vực khiếu nại. Trên cơ sở các quy định

chung của các QPPL về khiếu nại đất đai, cơ quan QLHCNN sẽ phân tích, đánh

giá và lựa chọn các QPPL phù hợp để áp dụng đối với những tình huống cụ thể.

- Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản áp dụng pháp luật giải quyết

KNHC trong lĩnh vực đất đai

Trong những năm qua, nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nên Tỉnh ủy, HĐND, UBND của 5 tỉnh Tây

Nguyên đã ban hành nhiều văn bản (chỉ thị, kế hoạch, quyết định, báo cáo) để

triển khai thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết KNHC về đất đai, như: Chỉ thị số

11/2009/CT-UBND, ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường

công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Quyết định số

25/2009/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk Ban hành Quy

định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo

cơ chế một cửa tại UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Quyết

định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 21/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk “Ban hành

Quy định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính

theo cơ chế một cửa tại UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Báo cáo

số 243/BC-UBND, ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk “về tình hình thực

hiện nhiệm vụ KT-XH, QP-AN năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ KT-XH, QP-

AN năm 2015; Báo cáo số 566/BC-UBND, ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh Đắk

Lắk kết quả THPL về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo về phòng, chống

tham nhũng từ năm 2011 đến năm 2014; Chỉ thị số 08/2013/CT-UBND

ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc tăng

cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa

bàn tỉnh”; Chỉ thị số: 09/2014/CT-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Chủ

tịch UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý

đối với các trường hợp VPPL đất đai trên địa bàn tỉnh”; Báo cáo số 210/BC-

UBND, ngày 22/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Tổng kết 4 năm thi hành

Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Báo cáo số 321/BC-

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

100

UBND, ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Tình hình, kết quả thực

hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, các chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào

DTTS, giai đoạn 2011-2015; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn

2016-2020”; Chỉ thị số 05/2012/CT-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng “về việc

chấn chỉnh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh”; Báo

cáo số 139/BC-UBND, ngày 24/10/2016, của UBND tỉnh Gia Lai (2016), Tổng

kết 04 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên địa bàn tỉnh; Báo cáo số

308/BC-UBND, ngày 9/11/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện

nhiệm vụ KT-XH, QP-AN năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ KT-XH, QP-AN

năm 2013; Báo cáo, số 505/BC-UBND, của UBND tỉnh Đắk Nông “về tình hình

phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016 -

2020; Báo cáo, số 284/BC-UBND, ngày 12/7/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về

Tình hình các vụ việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp chưa được giải quyết dứt điểm;

Báo cáo, số 643/BC-UBND, ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về tình

hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2012 -2016,

trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Những văn bản trên đây là cở sở pháp lý giúp cho việc triển khai THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai thực sự mang lại hiệu quả ở các tỉnh Tây Nguyên

trong thời gian qua. Đây là căn cứ quan trọng của cơ chế THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai trên toàn vùng Tây Nguyên hiện nay.

- Các QĐHC, HVHC về đất đai của các cơ quan QLHCNN bị khiếu nại

Thực hiện Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/1/2008 của Bộ

Chính trị về “Kết luận về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm

2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”, trên địa bàn Tây Nguyên từ

2008 đến 2016 cho thấy, việc việc áp dụng, vận dụng các chính sách pháp luật

trên địa bàn các tỉnh đã nghiêm túc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện, các

tỉnh đã ban hành 257 văn bản QPPL về đất đai và trên 335.000 QĐHC về đất đai

(quyết định về cấp đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái

định cư).

Từ năm 2011 đến năm 2015, trên toàn vùng Tây Nguyên đã phát sinh

45.138 QĐHC bị khiếu nại trên tổng số 249.322 QĐHC trong quản lý đất đai đã

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

101

ban hành. Trong đó, QĐHC do UBND cấp tỉnh ban hành bị khiếu nại là 2.532,

QĐHC do UBND cấp huyện ban hành bị khiếu nại là 42.606 [5], (Biểu đồ 3.3).

Qua thực tiễn các vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các cấp, ngành

trên địa bàn Tây Nguyên cho thấy: Phần lớn các QĐHC về đất đai bị khiếu nại

đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, hầu hết đều tuân thủ các quy định về trình

tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành. QĐHC về đất đai trong các lĩnh vực giao đất,

cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy CNQSDĐ, giúp người sử

dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất trên đất, phát huy hiệu quả sử dụng đất được

giao, được thuê hoặc được công nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn hạn chế

tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, giúp công tác quản lý sử dụng đất đi

vào nề nếp, ổn định. Các QĐHC về thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng,

chuyển mục đích sử dụng đất nhằm mục đích phát triển KT-XH, quyết định giải

quyết tranh chấp đất đai.. luôn có sự xem xét kỹ tính khả thi và điều kiện để thực

hiện các quyết định của cơ quan nhà nước và người dân tránh tình trạng quyết

định ban hành ra nhưng việc thi hành chậm, không có hiệu quả.

Biểu đồ 3.3: Quyết định hành chính về đất đai 5 tỉnh Tây Nguyên bị khiếu nại

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [6; 10; 104; 105; 107; 108; 112]

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

102

- Thẩm quyền ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ

quan QLHCNN

Trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các

tỉnh Tây Nguyên, hoạt động ADPL của các cơ quan HCNN giải quyết KNHC về

đất đai hết sức đa dạng. Các cấp lãnh đạo trên toàn vùng Tây Nguyên đã chỉ đạo

các ngành chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết KNHC về đất đai, các

khiếu nại, kiến nghị, phản ánh đều được ghi chép đầy đủ, giải thích, hướng dẫn

công dân theo quy định. Đã có sự tham gia phối hợp tích cực của các ban, ngành

đoàn thể, do vậy việc giải quyết các yêu cầu của công dân đã tạo được sự đồng bộ,

thống nhất, có hiệu quả, từ đó đã góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, đảm bảo

quyền và lợi ích chính đáng của của cá nhân, tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu

quả QLNN về đất đai, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền.

Tỉnh Đắk Lắk, tổng số đơn giải quyết KNHC về đất đai trên toàn tỉnh trong

5 năm (2011 -2015) là: 2.887 đơn/2.567 vụ việc đạt 98%, trong đó, giải quyết

bằng QĐHC là 1.768 vụ việc, thông qua hòa giải thuyết phục là 799 vụ việc.

Riêng số vụ việc khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND tỉnh từ

năm 2011- 2015 là 325 vụ; số vụ việc được giải quyết thông qua giải thích thuyết

phục: 142 vụ; giải quyết bằng QĐHC là 165 vụ, (trong đó đã ban hành quyết định

giải quyết 150 vụ, báo cáo kết quả xác minh 08 vụ, đang xem xét giải quyết 13

vụ). Qua giải quyết KNHC đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân

32.001,3m2 đất. Riêng năm 2015 đã có 128 đơn/128 vụ khiếu nại thuộc thẩm

quyền của chủ tịch UBND, đã giải quyết xong 117 đơn/117 vụ, qua giải quyết

khiếu nại đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại 4572,3m2

đất [104, tr.9].

Áp dụng pháp luật giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh

Gia Lai (từ 2013-2016), chính quyền các cấp cùng đã có nhiều nỗ lực trong tiếp

nhận và giải quyết khiếu nại về đất đai, toàn tỉnh tiếp nhận hơn 2.800 đơn KNHC,

đã giải quyết 1.700 đơn, chiếm 98,5%. Qua giải quyết KNHC đã thu hồi cho Nhà

nước 36.200m2 đất, trả lại cho người dân 540 m2 đất, đền bù cho người dân số tiền

hơn 78 triệu đồng [109]. Tỉnh Kon Tum trong năm 2015. Đơn thuộc thẩm quyền

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

103

giải quyết KNHC về đất đai là 558 đơn, chiếm tỷ lệ 52,2%. Trong đó, đã giải

quyết 516/558 đơn thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,5%. Trong đó, UBND tỉnh Kon

Tum đã giao Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum hủy bỏ phương án bồi thường,

hỗ trợ không đúng quy định pháp luật đối với 01 hộ dân; kiểm tra và lập phương

án bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất 804,7m2 tại khu quy hoạch Nam Đăk

Bla theo đúng quy định hiện hành…, tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý kỷ

luật đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm [57].

Tỉnh Đắk Nông, từ năm 2012 đến 9 tháng năm 2016, tổng số vụ việc

KNHC thuộc thẩm quyền giải quyết l.217 vụ việc, số vụ đã được thụ lý ADPL

giải quyết xong là 1.193 vụ việc, đạt 98% (năm 2012, số vụ việc KNHC thuộc

thẩm quyền giải quyết là 332 vụ việc; năm 2013, số vụ việc KNHC thuộc thẩm

quyền giải quyết là 325 vụ việc; năm 2014, số vụ việc KNHC thuộc thẩm quyền

giải quyết là 223 vụ việc; năm 2015, số vụ việc KNHC thuộc thẩm quyền giải

quyết là 220 vụ việc) [112, tr.4]. Tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2012 đến năm 2016,

tổng số vụ việc liên quan đến khiếu nại là 3.811 vụ, cơ quan HCNN đã ADPL giải

quyết 3.733 vụ; trong đó có 686 vụ việc rút đơn, đình chỉ giải quyết, 278 vụ việc

khiếu nại đúng, 112 vụ việc có đúng, có sai, 2.657 vụ hoàn toàn sai. Sở Tài

nguyên và Môi trường đã thẩm tra, xác minh và tham mưu UBND tỉnh giao giải

quyết trên 621 đơn KNHC (lần 2) về đất đai, trong đó giải quyết bằng QĐHC 532

đơn, giải thích và thuyết phục người khiếu nại rút lại 67 trường hợp trong tổng số

1.665 đơn nhận được (trung bình 170 đơn/năm) [105, tr.6].

- Thời hạn ADPL giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan QLHCNN

Hiệu quả việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNHC về đất đai tồn

đọng, phức tạp, kéo dài đạt được chưa cao. Việc ban hành các văn bản giải quyết,

thông báo chấm dứt thụ lý, chấm dứt giải quyết KNHC đất đai theo hướng dẫn của

các cơ quan chức năng còn chậm. Việc thực hiện quy trình rà soát theo hướng dẫn

của Thanh tra Chính phủ (như: tổ chức đối thoại, đăng tải công khai thông báo,

quyết định giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng…) có lúc còn lúng

túng, thiếu thống nhất. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, đầy

đủ dẫn đến khó khăn trong việc chỉ đạo, theo dõi và tổng hợp báo cáo.

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

104

Theo kết quả khảo sát các vụ KNHC cho thấy về mức độ hài lòng của

người đi KNHC trả lời về cơ chế KNHC và giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: chỉ có 153/500 (chiếm 30,6%) cho là hài

lòng; có 52/500 (10,4%) cho rằng chấp nhận được và có tới 59% cho rằng không

hài lòng và rất không hài lòng. Trong các ý kiến được hỏi chi tiết về các khó

khăn gặp phải trong quá trình giải quyết khiếu nại, có 12,3% cho rằng thủ tục

quá phức tạp; 26,2% cho rằng đi lại quá tốn kém; 12,0% cho rằng không được

hướng dẫn; 37,5% cho rằng mất quá nhiều thời gian chờ đợi; 4,9% là các khó

khăn khác và 7,1% cho rằng không gặp khó khăn gì. Theo kết quả phỏng vấn của

tác giả giải quyết KNHC về đất đai lần đầu, chỉ có 38% cho rằng kết quả là thỏa

đáng; có 52% cho rằng kết quả giải quyết không thỏa đáng; cũng còn tới 10% số

trường hợp chưa được giải quyết và tiếp tục chờ đợi. Con số này nói lên hiệu quả

giải quyết KNHC về đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên không cao, cần tiếp tục đổi

mới cơ chế giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai để nâng cao hơn nữa hiệu

quả giải quyết.

- Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các

tỉnh Tây Nguyên gắn với giải quyết tốt chính sách đất đai, đặc biệt là các hộ

đồng bào DTTS

Từ năm 2000 đến 2016 Trung ương và địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên đã chỉ

đạo ban hành nhiều chính sách về đất đai, đặc biệt chính sách đầu tư đối với đồng

bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn của cả vùng Tây Nguyên như: Chương trình

phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135, Quyết định 132,

134, 167... của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước

sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; hay Nghị quyết 10 của

Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên...Các chương trình, chính sách trên đã

đầu tư đến với đồng bào DTTS trên địa bàn lên đến trên 4.040.299 tỷ đồng. Nhờ

vậy, đến nay trên 28.755 hộ gia đình đồng bào nghèo chưa có nhà ở, nhà rách nát,

nhà tạm đã an cư, ổn định cuộc sống. Riêng tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết đất ở cho

5.531 hộ gia đình đồng bào DTTS, với diện tích 144,51 ha, bình quân 260 m2/hộ,

giải quyết cho 7.737 hộ gia đình thiếu đất, hoặc không có đất sản xuất, với diện tích

2.771,5 ha. Ngoài việc cấp đất sản xuất, tỉnh Đắk Lắk còn áp dụng các hình thức

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

105

khác như hàng ngàn lao động, hộ gia đình được nhận vào làm công nhân ở các

doanh nghiệp, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ chăn nuôi trâu bò [103, tr.7].

Nhà nước đã có những chính sách đặc thù, trong đó có những chính sách

định canh định cư, nhằm cải thiện đời sống và nhu cầu về đất của người dân

nhưng tình trạng thiếu đất vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo Thường trực

Ban chỉ đạo Tây Nguyên, trong mấy năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã giải quyết

đất sản xuất, đất ở cho hàng chục ngàn hộ đồng bào DTTS nghèo tại chỗ thiếu đất

ở, đất sản xuất. Chỉ riêng từ năm 2013 đến 2015, các tỉnh Tây Nguyên đã hỗ trợ

đất sản xuất, đất ở trên 6.670 hộ đồng bào DTTS nghèo thiếu đất sản xuất, đất ở;

trong đó, giải quyết đất sản xuất trực tiếp cho 4.479 hộ, hỗ trợ đất ở cho 2.191 hộ.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho trên 57.322 hộ

đồng bào DTTS [5, tr.3].

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của tác giả vẫn còn 22% cơ quan thẩm

quyền giải quyết khiếu nại và 30,75% người KNHC đánh giá không cao về hiệu

quả của thực hiện chính sách đất đai. Nhiều chính sách đặc thù cho vùng Tây

Nguyên chưa được phát huy tác dụng. Trong quá trình giao đất, chưa có sự đánh

giá, kiểm tra hiện trạng đất trên thực tiễn, hồ sơ đất thiếu chính xác, ranh giới sử

dụng đất không rõ ràng. Ngoài ra, áp lực của dân di cư tự do cũng gây nên tình

trạng thiếu đất và phá vỡ kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Bên cạnh đó, công

tác quản lý, sử dụng đất của các lâm trường lỏng lẻo, nhiều nơi còn tùy tiện trong

giao khoán hoặc để hoang. Hơn nữa, cũng phải kể đến sự khác biệt về trình độ

phát triển KT-XH của các cư dân trong vùng, về quan niệm và thói quen sử dụng

đất rừng và đất sản xuất của họ.

Để thực hiện nghiêm pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa

bàn các tỉnh Tây Nguyên, điều đặc biệt quan trọng là ưu tiên giải quyết cơ bản

tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào

DTTS. Bên cạnh đó, cần có biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch đất đai, tiếp

tục sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp bằng cách rà soát lại

hoạt động sản xuất của các công ty. Đồng thời, cần tiếp tục hỗ trợ phát triển các

ngành nghề phi nông nghiệp cho đồng bào vùng DTTS có đất bị thu hồi.

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

106

Các tỉnh Tây Nguyên tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại thực trạng

tình hình thiếu đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS tại chỗ, đồng thời trên cơ

sở quỹ đất dự phòng hiện có giải quyết kịp thời cho những hộ đồng bào DTTS

thực sự đang khó khăn do thiếu đất ở, đất sản xuất. Khi tiến hành giải quyết đất ở,

đất sản xuất cho đồng bào DTTS phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết bảo đảm

công bằng, công khai đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở pháp luật và chính sách

về đất đai của nhà nước. Không xem xét giải quyết việc đòi lại đất cũ. Phù hợp với

phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-

XH của địa phương, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn văn minh hiện đại,

bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Các hộ được giao đất phải trực tiếp

quản lý và sử dụng đất để sản xuất và để ở. Trong thời gian 10 năm không được

chuyển nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Mọi trường hợp sang nhượng,

cầm cố sẽ bị CQNN có thẩm quyền thu hồi và không cấp lại.

Chính sách cấp đất sản xuất, đất ở cho các hộ đồng bào DTTS không có

hoặc thiếu đất sản xuất, đã giúp cho các hộ gia đình có đất để sản xuất, từng bước

ổn định cuộc sống, qua đó giúp đồng bào phấn khởi, yên tâm làm ăn, hạn chế phá

rừng, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, chính sách

cũng đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, bồi dưỡng nâng cao

năng lực cán bộ xã, thôn, buôn, hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện, nâng cao đời sống

nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật tại các xã, thôn, buôn

đặc biệt khó khăn.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

3.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm

3.3.1.1. Ưu điểm

Một là, ý thức tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật về KNHC của

người sử dụng đất ngày càng được nâng cao. Nhiều vụ KNHC trong lĩnh vực đất

đai công dân đã chấm dứt việc tiếp khiếu sau khi nhận được QĐHC giải quyết

khiếu nại lần đầu, văn bản kết luận, quyết định xử lý của cơ quan thẩm quyền.

Trong quá trình THPL về KNHC đất đai, các cá nhân tổ chức sử dụng đất khiếu

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

107

nại các QĐHC và HVHC luôn hợp tác với cơ quan giải quyết, tham gia đối thoại

trong quá trình giải quyết, do đó nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai người dân đã

rút đơn khiếu nại.

Hai là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên từ năm 2011 đến năm 2016, UBND các tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của

Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy liên quan

đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, ban hành

kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác

giải quyết KNHC về đất đai. Sự quan tâm và trực tiếp tiếp công dân của Thường

trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh vùng Tây Nguyên, đã góp phần giải quyết

kịp thời các KNHC về đất đai, đặc biệt là đối với các vụ KNHC phức tạp, tồn

đọng kéo dài.

Ba là, đối với công tác tiếp công dân, thời gian qua, công tác tiếp dân, giải

quyết KNHC về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã đi vào nề nếp, chất

lượng được nâng lên, nhiều đơn thư KNHC về đất đai vượt cấp, kéo dài đã được

giải quyết dứt điểm, có tình, có lý; việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại

đã giảm; tình hình tiếp tục khiếu nại lên cấp trên có giảm hơn so với những năm

trước. Qua phân tích số liệu và kết quả giải quyết KNHC về đất đai thuộc thẩm

quyền giải quyết của các cấp, các ngành trong hơn 5 năm qua cho thấy kết quả

giải quyết xong, có hiệu lực pháp luật cao đạt trung bình trên 87% trên tổng số

đơn nhận được; UBND các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với các Đoàn công tác

của Thanh tra Chính phủ rà soát, xử lý nhiều vụ KNHC có tính chất phức tạp,

riêng tỉnh Gia Lai 23 vụ việc, trong đó đã giải quyết dứt điểm xong 19 vụ [108].

Bốn là, công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và

thực hiện quyền khiếu nại theo quy định pháp luật luôn được chú trọng, riêng tỉnh

Đắk Lắk trong 5 năm (2011-2015), tỉnh đã ban hành 9 văn bản để chỉ đạo, thực

hiện công tác tiếp công dân, khiếu nại, tổ chức 3.523 lớp tuyên truyền quán triệt

pháp luật cho 256.672 lượt CB,CC và nhân dân [104, tr.5]; tỉnh Lâm Đồng (2012-

2016), Thanh tra tỉnh và Sở Tư pháp tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho

CB,CC, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác tiếp dân,

giải đáp vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. UBND các huyện, thành

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

108

phố đã tổ chức 222 đợt tuyên truyền đến trên 13.500 lượt người trực tiếp làm công

tác khiếu nại, 1.219 đợt phổ biến pháp luật đến 67.500 lượt người dân tham dự.

Phát hành hơn 9.000 tài liệu, 152.000 tờ gấp tuyên truyền, 74 đĩa CD liên quan

đến giáo dục pháp luật khiếu nại [96].

Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình

thức, trao đổi nghiệp vụ liên sở ngành nên tình hình giải quyết KNHC về đất đai

tại các tỉnh ở vùng Tây Nguyên có chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi

được giải thích, công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại, hồ sơ giải quyết KNHC

về đất đai nhìn chung đảm bảo chất lượng, tỷ lệ quyết định giải quyết KNHC về

đất đai của cấp huyện bị sửa đổi thấp. Đặc biệt, số lượng đơn thư tiếp nhận mới

trong năm 2015 - 2016 giảm 20%, các vụ KNHC về đất đai phức tạp, tồn đọng

bức xúc kéo dài được quan tâm giải quyết đạt kết quả tích cực.

Năm là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, các tỉnh Tây Nguyên đã

quan tâm giải quyết tốt chính sách đất đai cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, trong những năm qua, các tỉnh Tây

Nguyên đã giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hàng chục ngàn hộ đồng bào DTTS

nghèo tại chỗ thiếu đất ở, đất sản xuất. Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã

hoàn thành việc xây dựng đề án giao rừng, khoán bảo vệ 109.324ha rừng cho trên

4.770 hộ đồng bào DTTS tại chỗ quản lý, bảo vệ. Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện thí

điểm giao khoán rừng tự nhiên theo Quyết định 304 của Thủ tướng Chính phủ cho

945 hộ và 31 nhóm hộ, cộng đồng buôn, làng với tổng diện tích trên 9.108 ha. Các

công ty cà phê, cao su cũng đã tuyển dụng gần 15.570 lao động là đồng bào DTTS

tại chỗ vào làm công nhân ở các đơn vị [103, tr.9].

Tỉnh ủy, UBND các tỉnh Tây Nguyên quan tâm lãnh, chỉ đạo với nhiều

biện pháp đồng bộ, quyết liệt, có sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam tỉnh, các đoàn thể CT-XH, các cơ quan nội chính và các cấp, các ngành,

đồng thời kiên quyết trong theo dõi thực hiện các quyết định giải quyết KNHC về

đất đai có hiệu lực pháp luật nên tỷ lệ thực hiện các quyết định này hàng năm luôn

ở mức cao. Từ năm 2012 đến năm 2016, tổng số quyết định giải quyết KNHC về

đất đai có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện đạt 98,8%. Đồng thời, những

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

109

quyết định có hiệu lực pháp luật tồn đọng chưa thực hiện được trong thời gian

trước đây cũng được rà soát và tháo gỡ vướng mắc kịp thời, do đó đảm bảo tính

nghiêm túc của pháp luật KNHC về đất đai, tăng lòng tin của nhân dân vào các

cấp chính quyền. Là điều kiện thuận lợi để các tỉnh Tây Nguyên tập trung nguồn

lực, trí tuệ phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, góp phần

ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm

Quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, Việt Nam đã đạt được những kết quả nêu trên do những nguyên nhân cơ

bản sau đây:

Thứ nhất, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, Việt Nam đã được sự quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sát sao của các cấp

uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, đặc biệt ở đây phải kể đến vai trò của tổ

chức cơ sở đảng các tỉnh Tây Nguyên. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực

hiện nhiệm vụ giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của Thủ trưởng các sở,

ban, ngành, địa phương ngày càng tập trung và quyết liệt hơn, chủ động đề ra

nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KNHC trên

địa bàn; quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính

sách, quy định về lĩnh vực quản lý đất đai trong phạm vi địa phương.

Thứ hai, việc thụ lý giải quyết KNHC các QĐHC và HVHC của cơ quan

QLHCNN trong lĩnh vực đất đai cơ bản được thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự

theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi

hành. Trong quá trình giải quyết đã coi trọng đối thoại trực tiếp với người khiếu

nại, đánh giá đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để việc giải

quyết có lý, có tình, có tính khả thi và chấm dứt được khiếu nại. Công tác hòa giải

cơ sở được chú trọng và thực hiện ngày càng có hiệu quả nên đã giải quyết được

nhiều vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai ngay từ cơ sở.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KNHC đất

đai được các cấp chính quyền trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên quan tâm, tạo sự

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

110

chuyển biến về nhận thức pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai từ cơ sở; giúp

các cá nhân và tổ chức thực hiện quyền KNHC đúng theo quy định của pháp luật,

giảm bớt tình trạng KNHC về đất đai không có căn cứ, khiếu nại kéo dài, đông

người, vượt cấp.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp

dân, ADPL giải quyết KNHC về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ngày

càng được chú trọng; đã giúp các CB,CC tham gia giải quyết KNHC về đất đai có

thêm kinh nghiệm, am hiểu pháp luật. Trong điều hành, UBND và Chủ tịch

UBND các tỉnh Tây Nguyên đã thường xuyên chỉ đạo sát sao hình thức ADPL

giải quyết KNHC về đất đai, có nhiều biện pháp tập trung giải quyết các vụ

KNHC về đất đai phức tạp, tồn đọng, kéo dài liên quan đến đất đai, đặc biệt là các

KNHC về thu hồi đất, giải tỏa đền bù, tái định cư, từ đó tạo những chuyển biến

tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền địa

phương, hiệu quả giải quyết KNHC về đất đai ngày càng được nâng cao.

Thứ năm, UBND cấp tỉnh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam luôn

quan tâm, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập các

đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn công tác để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ

việc KNHC trong lĩnh vực đất đai kéo dài có tính chất gay gắt, phức tạp. Đôn đốc

các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc đôn đốc giải quyết các vụ việc thuộc

thẩm quyền của cấp dưới có phần sâu sát hơn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải

quyết đạt tỷ lệ cao, những KNHC về đất đai mới phát sinh được chỉ đạo giải quyết

kịp thời ngay từ cơ sở giảm bớt“điểm nóng”, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Thứ sáu, trình độ học vấn của CB,CC trực tiếp tham gia giải quyết KNHC

về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, có nhiệt huyết, phương pháp làm việc

với công dân ngày càng uyển chuyển, mềm dẻo, đã có bước phát triển khá so với

trước đây. Vai trò hạt nhân của cán bộ, đảng viên trong THPL về KNHC lĩnh vực

đất đai đã được phát huy tích cực. Bên cạnh đó, với truyền thống yêu nước, cần

cù, chịu khó, nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên đã luôn ý thức được trách nhiệm

của mình, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đảng và sự quản lý của nhà nước

trong quá trình xây dựng xã hội mới.

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

111

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức triển khai thực hiện các

quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai vào thực tiễn cuộc sống

đã bộc lộ không ít hạn chế. Những tồn tại, hạn chế đó đã tác động tới quá trình

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể:

Một là, đối với chủ thể thực hiện quyền KNHC về đất đai, ý thức tuân thủ,

chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và tổ chức chưa cao. Một số vụ

việc, người khiếu nại không hợp tác với cơ quan giải quyết khi không đạt được

yêu cầu mong muốn của họ (mời lên nhiều lần nhưng không đến làm việc, không

tham gia đối thoại trong quá trình giải quyết) và tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên cấp

trên. Có trường hợp không tin vào kết quả giải quyết của cơ sở nên gửi đơn khiếu

nại vượt cấp. Thực tế tại một số nơi có tình trạng chính quyền địa phương quản lý

chưa chặt chẽ và thiếu trách nhiệm nên người dân lấn chiếm đất công trong nhiều

năm, thậm chí còn làm thủ tục hợp thức hoá số đất lấn chiếm trái phép, xây dựng

nhà kiên cố mà không bị xử lý dứt điểm. Một số tổ chức kinh tế trước đây được

giao đất và cho thuê đất với số lượng lớn nhưng sử dụng không hiệu quả nên trốn

tránh việc nộp tiền thuê đất, thậm chí có nơi, có đơn vị còn tự chuyển đổi dưới

nhiều hình thức, vi phạm Luật Đất đai dẫn đến khiếu nại của tập thể khi phân chia

không đồng đều lợi nhuận từ đất đai.

Hai là, quá trình ADPL để giải quyết KNHC về đất đai của cơ quan HCNN

và người có thẩm quyền còn một số tồn tại như: Một số cơ quan có thẩm quyền

trong ADPL chưa ban hành quyết định thụ lý đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền;

thời hạn giải quyết KNHC đất đai còn kéo dài, chưa tổ chức đối thoại với công

dân khi giải quyết KNHC lần đầu theo quy định của pháp luật về KNHC. Một số

nơi, vụ việc khiếu nại chậm được thụ lý xem xét và giải quyết, vẫn còn một số vụ

việc để tồn động gây tâm lý bức xúc cho công dân; ngoài ra, việc phối hợp giữa

các cơ quan trong xác minh, thu thập hồ sơ và giải quyết vẫn còn có lúc chưa tốt

làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giải quyết của các cơ quan có thẩm

quyền. Nhiều quyết định có hiệu lực pháp luật chậm được tổ chức thực hiện.

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

112

Ba là, việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại (cụ thể là Luật

Khiếu nại năm 2011) có nhiều chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng trong giải

quyết KNHC về đất đai, bên cạnh đó chính sách, pháp luật về đất đai cũng thay

đổi thường xuyên; giá đất bồi thường, định mức hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

còn bất cập, thường thấp hơn thực tế. Có những trường hợp người sử dụng đất bị

thiệt thòi về quyền lợi nhưng thiếu cơ chế để giải quyết; nếu giải quyết cho quyền

lợi người sử dụng đất thì địa phương, cơ quan giải quyết và cán bộ sẽ VPPL nên

không dám vận dụng trong giải quyết.

Bốn là, công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập. Công tác cấp giấy

CNQSDĐ chậm và trong một số trường hợp không chính xác. Công tác quy hoạch

sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật

thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc

quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết KNHC về đất đai. Theo khảo sát ý kiến của

người KNHC về đất đai được hỏi cho thấy, có 204/500 (40,8%) số lượng ý kiến

cho rằng được góp ý phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trên 34,6% nói là

chỉ được thông báo về phương án và 24,6% cho rằng không được biết gì về

phương án này. Đối với ý kiến góp ý về giá đất, có 81/500 (chiếm 16,2%) cho

rằng ý kiến của mình được chấp nhận và có điều chỉnh; có 155/500 (31%) cho

rằng được chấp nhận để tham khảo; có 259/500 (51,8%) cho rằng không được

chấp nhận và còn 2% không muốn góp ý. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Năm là, công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, trong

đó công tác hậu kiểm đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê

đất ít được các địa phương chú ý. Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích,

không đúng tiến độ, không đầu tư theo dự án mà chỉ chờ chuyển nhượng kiếm

chênh lệch giá vẫn diễn ra nhưng ít bị phát hiện và xử lý kịp thời. Việc kiểm tra,

thanh tra chế độ công vụ và xử lý những vi phạm của CB,CC trong công tác quản

lý và sử dụng đất đai chưa được đặt ra một cách cụ thể, tích cực. Thiếu kiểm tra,

đôn đốc và có những biện pháp nhắc nhở, xử lý những trường hợp cố ý không giải

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

113

quyết kịp thời khiếu nại của công dân và không chấp hành các quyết định có hiệu

lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

Sáu là, đội ngũ CB,CC có thẩm quyền ADPL giải quyết KNHC về đất đai

còn yếu kém về năng lực, chưa ngang tầm với những đòi hỏi của nhiệm vụ. Cán

bộ làm công tác địa chính và thanh tra, đặc biệt là cán bộ thanh tra chuyên ngành

về đất đai tại các đơn vị còn quá ít, nên khó khăn trong việc giải quyết nhất là giải

quyết đúng hạn các vụ việc KNHC về đất đai phức tạp. Sự yếu kém, bất cập trong

công tác quản lý đất đai cùng với một bộ phận không nhỏ CB,CC có những hành

vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên

nhân trực tiếp làm phát sinh những KNHC về đất đai, đã làm ảnh hưởng đến chất

lượng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

thời gian qua.

Bảy là, đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn nghèo, chậm

phát triển so với nhiều vùng trong cả nước, kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ;

hệ thống đường sá thiếu và chất lượng thấp, một bộ phận đồng bào DTTS tại chỗ

thiếu đất ở và đất sản xuất. Đối với đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên, đất đai

không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị. Một số nơi

xảy ra tình trạng tranh chấp, KNHC đất đai giữa đồng bào địa phương với các

nông, lâm trường nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của đồng bào vào chủ trương,

chính sách của đảng, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch chống phá, chia rẽ khối

đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên.

Tám là, công tác tiếp dân, đối thoại trong giải quyết KNHC về đất đai ở một

số nơi chưa được coi trọng. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, một số đơn vị

chủ tịch UBND huyện, thành phố trên địa bàn Tây Nguyên chưa thực hiện tốt việc

tiếp dân. Tiếp công dân còn hình thức, né tránh, đùn đấy, nhất là đối với các vụ việc

phức tạp; mức độ tâm huyết và am hiểu chính sách, pháp luật của đội ngũ CB,CC

tiếp dân còn hạn chế; sự phối hợp giữa các bộ phận trong thực hiện hình thức

ADPL giải quyết KNHC về đất đai vẫn còn tình trạng chuyển đơn vòng vo, gây tâm

lý bức xúc, căng thẳng và mất lòng tin của công dân; việc giải quyết lại chưa dứt

điểm dẫn đến khiếu nại kéo dài, làm mất ổn định tình hình KT-XH ở địa phương.

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

114

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai còn

thiếu đồng bộ, chồng chéo. Pháp luật KNHC hiện hành cũng chưa phản ánh và cụ

thể hoá được đầy đủ tư tưởng, tinh thần của Hiến pháp năm 2013, (Luật Khiếu nại

ra đời trước Hiến pháp 2013), còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; Chính sách

về đất đai còn thiếu công bằng, chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là

chính sách tài chính đất đai. Cơ chế chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng,

đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; Các văn bản liên quan đến công

tác bồi thường và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua các năm có những thay

đổi theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất, tạo ra tâm lý so sánh thiệt hơn giữa

người được giải quyết trước và người được giải quyết sau. Sự bất cập của hệ thống

chính sách, pháp luật KNHC về đất đai, đã ảnh hưởng đến hiệu quả THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam thời

gian qua.

Hai là, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại giữa Luật Khiếu

nại và Luật Đất đai hiện nay còn có mâu thuẫn cũng là một trong những nguyên

nhân dẫn đến tình trạng các CQNN đùn đấy, né tránh trách nhiệm hoặc hướng dẫn

thiếu thống nhất làm cho công dân phải gửi đơn, đi lại nhiều nơi, nhiều lần để

khiếu nại với thái độ bức xúc. Bên cạnh đó, các quy định về đảm bảo thực hiện

quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý các hành vi VPPL trong lĩnh vực khiếu nại

cũng chưa đầy đủ, cụ thể, dẫn đến kỷ cương không được thực thi nghiêm, nên tác

dụng răn đe, chấn chỉnh còn hạn chế.

Ba là, đối với KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên liên

quan đến dự án đầu tư phải thu hồi đất, pháp luật hiện hành chưa tạo được những

chuẩn mực chung về giá bồi thường đất và cơ chế điều chỉnh giá theo thời gian;

nhiều dự án được phân thành các giai đoạn khác nhau nên kéo dài đã dẫn đến việc

so sánh giá bồi thường giữa các dự án; cũng như việc thay đổi, điều chỉnh pháp luật

thường xuyên có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến

người dân tại các dự án bồi thường chậm, kéo dài… Chính vì vậy, các cơ quan

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

115

HCNN đã áp dụng các quy định giải quyết không hợp tình, hợp lý công tác đền bù

nên đã phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng tới THPL về KNHC.

Bốn là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, do nguồn gốc sử dụng đất của người dân trên địa bàn, nhất là vùng kinh

tế mới, vùng di dân tự do, vùng đồng bào DTTS, vùng có đông đồng bào theo đạo

sinh sống, không được xác định rõ ràng. Nhiều diện tích là đất lấn chiếm, phá

rừng, quá trình sử dụng đất không liên tục… Có một số vụ việc khiếu nại các

QĐHC về đất do lịch sử để lại như: đòi lại đất nông nghiệp đưa vào hợp tác xã,

nông trường sản xuất, sau đó giải thể, trả lại đất cho nông dân, đất sản xuất của

dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm trường quốc doanh và nay cổ phần hóa.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, chủ thể thực hiện quyền KNHC các QĐHC và HVHC trong lĩnh

vực đất đai còn thiếu năng lực hiểu biết về pháp luật, chưa nhận thức đúng đắn và

đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng nội dung của pháp luật về khiếu nại nói

chung, KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Do trình độ dân trí, ý thức pháp luật của một bộ phân nhân dân vùng Tây

Nguyên còn rất thấp. Trong tiềm thức của một bộ phận người dân (đặc biệt là

những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, vùng biên giới), sở hữu

đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục,

tập quán truyền thống, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai. Một

bộ phận nhân dân có ý thức chấp hành chưa cao, nên có những yêu cầu, đòi hỏi

không đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật. Nhiều trường hợp người dân mặc dù

hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành những QĐHC

giải quyết đã có hiệu lực pháp luật; một số cá nhân khiếu nại có hành vi vượt quá

giới hạn, VPPL, lợi dụng quyền khiếu nại đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an

toàn công cộng, ảnh hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của các CQNN;

một số phần tử cơ hội, phản động lợi dụng lôi kéo, kích động người dân khiếu nại

chiếm trụ sở nơi tiếp công dân, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình

an ninh, trật tự tại địa phương, đã tác động tiêu cực đến tình hình KT-XH, đến việc

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

116

Hai là, cấp ủy, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ việc ADPL giải quyết

KNHC về đất đai, chưa huy động được vai trò của cả HTCT trong việc THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu

thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa phương, chưa

quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi đất như: tái định cư,

đời sống, việc làm, nghề nghiệp, nhất là vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới.

Hiện nay, các tỉnh Tây nguyên vẫn còn 15.846 hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở,

32.006 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất [5, tr.7].

Ba là, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều QĐHC về đất

đai, nhất là việc giải phóng mặt bằng, thực hiện đền bù, thu hồi đất để giao cho các

nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ,

khu công nghiệp, đường giao thông, công trình thủy lợi, thủy điện, nhưng cơ chế

thực hiện chính sách đền bù giá đất chưa phù hợp, dẫn đến bức xúc, phát sinh

khiếu nại các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực đất đai tăng lên.

Bốn là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong quá trình giải quyết

các vụ việc KNHC liên quan tới các QĐHC và HVHC về đất đai còn có sự bất

cập trong công tác giải quyết, nhiều cấp có thẩm quyền giải quyết chưa nghiên

cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp ADPL chưa thống

nhất. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi

hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp

thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết luận hoặc quyết định giải

quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những

khiếu nại mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải

quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trường hợp quyết

định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó

gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng chính sách

pháp luật và người dân tiếp tục khiếu nại.

Năm là, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước với lợi ích

của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của

việc giải phóng mặt bằng để có được dự án; chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy

sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

117

phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối

với đồng bào DTTS; chấp hành chưa đầy đủ các quy định của Nhà nước về trình

tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; một số dự án còn có tình

trạng ADPL thiếu công bằng giữa những trường hợp có điều kiện tương tự. Công

tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, công tác hậu kiểm đối với

các QĐHC về dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất ít được các địa

phương chú ý.

Sáu là, đội ngũ CB,CC khi ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai, nhất là ở cơ sở năng lực chuyên môn còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ của

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Tây Nguyên còn mỏng, chủ yếu

tập trung giải quyết các vụ việc liên quan đến khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

nên việc triển khai các đoàn theo kế hoạch và các đoàn thanh, kiểm tra do

UBND cấp tỉnh giao còn chậm; giải quyết thiếu thỏa đáng và làm cho người dân

đi khiếu nại nhiều lần gửi đơn vượt cấp. KNHC về đất đai chủ yếu nảy sinh ở

cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch UBND

các cấp là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu

nại nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm

về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết các khiếu

nại QĐHC và HVHC về đất đai trên địa bàn Tây Nguyên chậm chạp, thiếu dứt

điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.

Bảy là, nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên, các cấp

chính quyền chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục,

giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở, chưa thật sự coi trọng công tác tiếp công dân,

đối thoại gắn tiếp công dân với việc giải quyết khiếu nại; chưa tập trung giải quyết

KNHC về đất đai ngay từ đầu đối với việc triển khai thực hiện dự án liên quan đến

đất đai; việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, nhất là thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhiều nơi còn hạn chế; trong quá

trình triển khai thực hiện các dự án còn có những thiếu sót, sai phạm như không

tuân thủ trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng, là nguyên nhân trực

tiếp làm phát sinh những KNHC về đất đai.

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

118

3.3.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Từ thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, cần tạo được sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng

của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với việc ổn định an ninh,

chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên. Việc tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ

việc KNHC có mục tiêu rõ ràng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và người

khiếu nại, do đó phải tạo được sự quyết tâm, nhất trí cao của cả HTCT mà trực

tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương. Tạo được sự chuyển biến trong nhận thức

về tầm quan trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đối với việc ổn

định an ninh, chính trị và phát triển KT-XH bền vững ở các tỉnh Tây Nguyên. Đây

là những điều kiện bảo đảm cho các quy định của pháp luật KNHC trong lĩnh vực

đất đai được thực hiện có hiệu quả trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên trong

những năm qua.

Hai là, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục là khâu phải

được coi trọng trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đây được xem là

biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa hạn chế phát sinh KNHC về đất đai, nhất là các

vụ KNHC phức tạp, kéo dài. Kinh nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên trong những

năm vừa qua cho thấy, địa phương nào quan tâm đến công tác này, kiên trì vận

động, thuyết phục, giải thích pháp luật bằng nhiều hình thức (tiếp công dân, đối

thoại với công dân…) sẽ nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, giảm bớt

được tình trạng KNHC không đáng có trong lĩnh vực đất đai.

Ba là, tập trung giải quyết tốt vấn đề di dân tự do; chính sách về đất đai

cho đồng bào DTTS Tây Nguyên. Một trong những nguyên nhân sâu xa của hầu

hết các mâu thuẫn tộc người, mâu thuẫn dân tộc có nguồn gốc từ quản lý, sở hữu

và sử dụng đất đai liên quan từ vấn đề di dân tự do, nên THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên phải giải quyết tốt nạn di dân tự do, chính sách về

đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS Tây Nguyên, giữ vững ổn định tình CT-

XH vùng đồng bào DTTS, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính

quyền. Bên cạnh đó sự ổn định phát triển vùng đồng bào DTTS cũng là nhân tố

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

119

quan trọng đảm bảo cho quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Sự ổn

định và phát triển của vùng Tây Nguyên, là cơ sở để xây dựng, củng cố khối đại

đoàn kết dân tộc. Vì vậy, phải có quan điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp

đúng đắn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào khi giải

quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể.

Bốn là, ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải tuân thủ đúng

các quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Giải quyết các vụ

việc KNHC trong lĩnh vực đất đai, nhất là các vụ KNHC đông người, phức tạp

phải được sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp các ngành, của cả HTCT

bằng nhiều biện pháp tối ưu. ADPL giải quyết KNHC về đất đai phải tuân thủ

đúng các quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật về KNHC để

chất lượng giải quyết dần được nâng cao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

trách nhiệm của thủ trưởng trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cần

thường xuyên rà soát và chỉ đạo kiên quyết đối với những vụ KNHC về đất đai tồn

đọng. Các cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết KNHC về đất đai thực

hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về KNHC; hoạt động giám sát của

đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và các đoàn thể cùng với các phương tiện truyền

thông phải được chú trọng. Đó sẽ là cơ sở thực tế bảo đảm hiệu quả cho việc

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong

những năm tiếp theo.

Năm là, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên cần

tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các CQNN với các tổ chức đoàn thể trong

HTCT, tổ chức thanh tra nhân dân ở cơ sở trong vận động thuyết phục, kiểm tra,

giám sát, áp dụng các biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết KNHC trong lĩnh

vực đất đai được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Tại các địa phương ở các tỉnh Tây

Nguyên diễn ra nhiều vụ việc KNHC về đất đai nên thành lập Tổ rà soát của UBND

cấp tỉnh làm nhiệm vụ kiểm tra việc giải quyết KNHC đất đai trên địa bàn tỉnh do

Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng phối hợp với các Sở, ngành. Trên cơ sở đó, tham mưu

đề xuất các biện pháp hiệu quả để Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo tháo gỡ

những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện ở các địa phương.

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

120

Sáu là, thường xuyên nâng cao năng lưc cho CB,CC làm công tác tiếp dân,

giải quyết hiệu quả KNHC về đất đai. Do tính chất đặc thù của THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai, nên đội ngũ CB,CC làm công tác tiếp dân tham mưu giải

quyết KNHC về đất đai phải thật sự tâm huyết, gắn bó với công việc và phải được

trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là phải có trình độ chuyên môn đại

học luật; không chỉ chuyên sâu một lĩnh vực về đất đai, mà còn phải am hiểu

nhiều lĩnh vực khác. Chính vì vậy, chính quyền các cấp ở Tây Nguyên đã luôn chú

trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CB,CC làm công tác công tác

tiếp dân tham mưu giải quyết KNHC về đất đai, nên hiệu quả giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai thời gian qua luôn đạt kết quả tích cực.

Kết luận chương 3

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai luôn là vấn đề nhạy

cảm và nhiều khó khăn trong thực hiện, không chỉ đối với vùng Tây Nguyên mà

còn đối với mọi miền đất nước. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng to lớn quyền

làm chủ của nhân dân, đặc biệt là quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai, Đảng và

Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này. Để có cơ sở pháp lý đảm bảo THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo kết luận số

130-TB/TW, ngày 10/01/2008, về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ

năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới; Chỉ thị số 35/CT-TW, ngày

26/5/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải

quyết khiếu nại, tố cáo; Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại 2011, Luật Đất đai

2003, Luật Đất đai 2013 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ

29/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Luật Khiếu nại; Nghị định quy định chi

tiết một số điều của luật tiếp công dân. số 64/2014/NĐ-CP; Nghị định số

43/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, cùng

nhiều văn bản QPPL khác liên quan đến quyền THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai, quy định cụ thể những nội dung về quyền KNHC về đất đai, trình tự, thủ

tục, thẩm quyền giải quyết KNHC về đất đai.

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

121

Để đánh giá đúng thực trạng quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai ở Tây Nguyên, luận án đã chỉ ra những điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa,

xã hội tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên. Những

yếu tố này có tác động không nhỏ và đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở giúp

tác giả luận án phân tích, đánh giá thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên một cách phù hợp. Bằng việc nghiên cứu,

điều tra xã hội học, tác giả luận án đã bám sát mục tiêu khi tiến hành nghiên cứu,

đưa ra những đánh giá chung mang tính lý luận và thực tiễn, những ưu điểm, hạn

chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như bài học kinh nghiệm THPL

về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Từ những hạn chế và nguyên nhân tồn tại THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai ở Tây Nguyên nêu trong nội dung chương 3 là cơ sở thực tiễn quan trọng

để luận cứ các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai ở Tây Nguyên, Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

122

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY

NGUYÊN, VIỆT NAM

4.1.1. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai ở các tỉnh Tây Nguyên cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về

khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - một

nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - đòi hỏi phải xây dựng,

hoàn thiện pháp luật và triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp nhằm

đưa pháp luật vào cuộc sống. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền khiếu

nại với tư cách là các quyền chính trị quan trọng của công dân. Do vậy, THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai, về bản chất, là nhằm phát huy các quyền dân chủ

của nhân dân, tạo các cơ chế, diễn đàn thuận lợi để người dân được bày tỏ quan

điểm, ý kiến cá nhân, nêu các đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích hợp

pháp của họ với các cơ quan QLNN có thẩm quyền, nâng cao ý thức pháp luật,

góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho CB,CC và nhân dân.

Với ý nghĩa đó, việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải quán triệt

quan điểm của đảng về khiếu nại nói chung và KNHC về đất đai nói riêng.

Mục tiêu chung của đường lối, chính sách của Đảng là phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân,

hướng tới lợi ích của nhân dân. Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, Đảng ta chỉ

đạo: Tăng cường giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của dân, soát, xét, bổ

sung và thể chế hoá các chính sách, trước hết đối với các nội dung mà dân khiếu

nại nhiều, khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

123

dân... Đồng thời, quan điểm của Đảng cũng chỉ rõ: việc giải quyết khiếu nại trong

lĩnh vực đất đai phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật và được tiến hành

ngay tại nơi phát sinh khiếu nại. Việc ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, có cơ chế

phù hợp để ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai hữu hiệu. Hoàn thiện

hệ thống pháp luật KNHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân

thực hiện quyền khiếu nại. Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số

35/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải

quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nội dung của chỉ thị nêu rõ:

... Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

trong lĩnh vực đất đai, tố cáo. và khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông

người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan,

tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét

toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công

khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình

đạt lý [8].

Quán triệt các chỉ thị, nghị định của Trung ương Đảng và Chính phủ về đất

đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để người dân tuân thủ

triệt để, trước hết phải làm thông suốt trong cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất

trong nhận thức và hành động. Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, thường

xuyên quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phải có sự phối hợp chặt

chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành để có chương

trình, kế hoạch tổ chức và thực hiện hiệu quả, gắn việc giải quyết khiếu nại trong

lĩnh vực đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hoá phù hợp

với từng địa bàn dân cư làm cho việc sử dụng đất đai có hiệu quả.

Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về

thực hiện KNHC trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực và tác động trên phạm vi toàn

quốc; song, khi triển khai thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội thì hiệu quả

của nó phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm, tình hình kinh tế, chính trị, VH-XH,

phong tục tập quán, tâm lý truyền thống… của từng địa phương, từng địa bàn cụ

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

124

thể. Những đặc điểm, tình hình cụ thể đó chỉ có các cấp ủy đảng, chính quyền địa

phương mới nắm bắt được một cách trực tiếp, cụ thể nhất thông qua hoạt động của

đội ngũ CB,CC, đảng viên của mình. Với ý nghĩa đó, quá trình THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải luôn được

đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền

từ tỉnh đến cơ sở, phải được coi là một quan điểm chỉ đạo quan trọng trong việc

xây dựng các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên cần phải

xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là

nhiệm vụ chính trị có tầm quan trọng hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay khi mà ở

một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu,

tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện

của nông dân, tổ sản xuất, các hợp tác xã diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ

đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, thì sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu

sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền đối với THPL về KNHC trong lĩnh

vực đất đai vùng Tây Nguyên lại càng phải được đề cao. Đây là cơ sở vững chắc để

các địa phương trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Nguyên tiếp tục phát huy và bảo

đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trong giai đoạn hiện nay.

4.1.2. Thống nhất nhận thức của các chủ thể về vai trò, trách nhiệm,

tầm quan trọng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực

đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể được đi vào cuộc

sống khi các chủ thể pháp luật hiểu biết pháp luật, có ý thức tuân thủ các quy định

của pháp luật. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua là chủ thể

thực hiện thiếu năng lực, chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò và

tầm quan trọng nội dung của pháp luật về khiếu nại nói chung, KNHC trong lĩnh

vực đất đai nói riêng.

Thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên

cho thấy người dân chưa biết, chưa hiểu hết những quy định về quyền khiếu nại,

các quy định về đất đai cũng như các nghĩa vụ của công dân, do đó chưa biết sử

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

125

dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm hại, hoặc vượt quá giới

hạn pháp luật cho phép. Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ: “Điều kiện quan trọng để

phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp

chế XHCN, nâng cao dân trí trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp

luật của nhân dân” [16].

Nâng cao nhận thức pháp luật trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và

vì dân ở nước ta hiện nay, thì vấn đề tối quan trọng là nâng cao nhận thức của

người đứng đầu, cụ thể là Thủ trưởng các sở, ban, ngành; cơ quan thanh tra; Chủ

tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng các tổ

chức CT-XH, đoàn thể trong chỉ đạo, điều hành việc tổ chức chính sách pháp luật

về KNHC trong lĩnh vực đất đai; nhận thức trong việc bố trí đầu tư các nguồn lực

thực hiện công tác giải quyết KNHC về đất đai. Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là

phải làm thế nào cho mọi người đều hiểu rõ những quy định của pháp luật về

khiếu nại, đất đai. Mỗi một người dân phải hiểu biết quyền lợi và trách nhiệm của

mình để tham gia vào QLNN trong lĩnh vực đất đai, thực hiện các quyền về khiếu

nại liên quan tới các QĐHC và HVHC theo đúng pháp luật, Lênin từng nói: “dân

chủ là một chế độ chính trị. Chế độ đó phải đem lại lợi ích cho dân và nhân dân

tham gia công việc Nhà nước” [114, tr.365].

Để nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ của các chủ thể trong THPL về

tầm quan trọng của việc KNHC trong lĩnh vực đất đai, cũng như cần phải nâng

cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân và đội ngũ CB,CC

các cấp trong THPL về khiếu nại, pháp luật về đất đai, phải tạo điều kiện thuận lợi

để các chủ thể tiếp cận với các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết

KNHC trong lĩnh vực đất đai một cách tốt nhất.

Do trình độ dân trí, đặc biệt là vùng miền núi Tây Nguyên còn thấp so với

mặt bằng chung của cả nước, vì vậy, nếu không tích cực nâng cao trình độ dân trí,

không làm cho người dân tiếp cận với tri thức pháp lý trên các lĩnh vực, thì không

thể thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây

Nguyên. Cũng do trình độ dân trí thấp, lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những Luật

tục (trong đó có những Luật tục không còn phù hợp) làm cho việc THPL về

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

126

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gặp không ít khó

khăn, tác động tới việc nhận thức của người dân về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Nếu người dân không đủ trình độ, khả năng để nắm bắt, hiểu biết những quyền

của mình, không đủ trình độ để đánh giá hoạt động của cơ quan công quyền có

đảm bảo đúng luật hay không thì họ không thể đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của

mình, chứ chưa nói đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công

quyền. Người dân không nắm được luật pháp, chính sách thì cán bộ làm sai, dân

không biết để góp ý, không biết quyền lợi của mình thì dễ bị người khác lợi dụng.

Nâng cao dân trí, coi trọng dư luận xã hội là tạo ra môi trường kiểm tra, giám sát

công việc của CB,CC, của chính quyền. Đây là biện pháp rất quan trọng và là

động lực thúc đẩy cán bộ chăm lo tu dưỡng đạo đức, nâng cao lập trường, quan

điểm, nhận thức pháp luật về KNHC và lĩnh vực đất đai.

Các cơ quan Thanh tra nhà nước tăng cường thanh tra trách nhiệm giải

quyết khiếu nại đối với thủ trưởng và CB,CC có trách nhiệm của các cơ quan

HCNN cấp dưới, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc KNHC trong lĩnh vực

đất đai kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả giải quyết

khiếu nại thấp; không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên... để làm rõ

trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử

lý công khai, nghiêm minh những CB,CC thiếu trách nhiệm, VPPL trong giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, tăng cường

hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại.

4.1.3. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn Tây Nguyên phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Các nhà nước dân chủ, nền hành chính hiện đại đều luôn hướng tới ghi

nhận ngày càng nhiều hơn và bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người,

quyền công dân, trong đó có quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai. Nhà nước pháp

quyền là một thể chế chính trị mà mọi hoạt động của các CQNN, các chủ thể khác

trong xã hội đều được bảo đảm trên cơ sở của pháp luật.

Thực hiện quyền KNHC về đất đai là một trong những quyền công dân

được bảo đảm bằng pháp luật và các cơ chế xã hội. KNHC về đất đai chính là việc

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

127

thực hiện quyền tự vệ chính đáng của công dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình, lợi ích của Nhà nước, của tập thể; là một hình thức phát huy dân

chủ, tạo điều kiện để nhân dân giám sát các cơ quan, CB,CC, tham gia vào hoạt

động QLNN. Do vậy, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai phải được các cơ

quan, cá nhân có thẩm quyền ADPL giải quyết một cách khách quan, công bằng,

đúng pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm và nhạy bén trong xử lý tình

huống. Hơn nữa, trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, khi phát

hiện những thiếu sót hoặc VPPL của CB,CC, cần sớm có biện pháp khắc phục,

sửa chữa nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân.

Quá trình giải quyết của các cơ quan thẩm quyền phải đảm bảo đúng thời

hạn, không kéo dài thời gian giải quyết, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của

pháp luật, đảm bảo dân chủ, quyền khiếu nại tiếp. Cơ quan có thẩm quyền ADPL

giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải tạo điều kiện thuận lợi để người

khiếu nại tiếp cận với các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các CQNN trong thi

hành các quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Như vậy, việc tăng

cường công tác giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi

nhất để công dân thực hiện quyền khiếu nại, phát huy dân chủ của nhân dân cũng

như nâng cao trách nhiệm của người có thẩm giải quyết.

4.1.4. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phải phù hợp với điều kiện về kinh tế,

văn hóa, xã hội; đảm bảo chính sách về đất đai

Thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai cho thấy, mỗi vùng miền

có những đặc thù riêng, nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có chính sách tác

động phù hợp. Đối với các tỉnh miền núi Tây Nguyên, nơi có đông đồng bào

DTTS sinh sống, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, trình độ dân trí còn thấp

so với mặt bằng chung. Do đó, cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù tác

động thích hợp tới đối tượng KNHC trong lĩnh vực đất đai. Trong giải quyết

KNHC về đất đai ở các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, cần kết hợp giữa pháp

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

128

luật thực định với luật tục của đồng bào DTTS để hòa giải, giải quyết một cách

thấu tình đạt lý. Chính vì vậy, hoạt động THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định

trong Luật Khiếu nại, trong các luật chuyên ngành quy định về quyền KNHC

trong lĩnh vực đất đai, còn cần có sự quan tâm chỉ đạo bằng các văn bản dưới luật

của các cấp chính quyền địa phương ở từng tỉnh, thành phố, huyện, thị trên toàn

vùng Tây Nguyên để giải quyết.

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên còn phải gắn với phát triển KT-XH. C.Mác đã chỉ rõ: “Đất là không

gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài

người” [11, tr.47], phải đảm bảo giải quyết tốt chính sách, pháp luật về đất ở, đất

sản xuất cho đồng bào DTTS. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa

phương phải đảm bảo quỹ đất cho đồng bào ổn định sản xuất và đời sống. Đảng ta

đã chỉ rõ: “Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Kiên quyết lập lại trật tự trong

quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật… có chế tài nghiêm trong thực thi chính

sách, pháp luật đất đai” [18, tr.61- 62].

Cần lồng ghép trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như các cơ

quan quản lý về dân tộc trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

trong vùng. Khi tiến hành thu hồi đất vùng đồng bào DTTS để sử dụng vào mục

đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển KT-XH

cần phải được sự nhất trí của đa số đồng bào có quyền sử dụng đất thì mới tiến

hành thu hồi đất và phải tạo quỹ đất để phân bổ cho các hộ đồng bào không có

hoặc thiếu đất sản xuất. Ưu tiên quản lý đất theo cộng đồng nếu người đồng bào

DTTS có nhu cầu. Bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở phải đảm bảo phù

hợp với điều kiện phong tục, tập quán và sinh kế của người bị thu hồi đất. Triển

khai tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào khó khăn về đất ở, đất sản

xuất như các chương trình của Quyết định 1592/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện

chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho

đồng bào DTTS số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành

[82]. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 33/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện chính

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

129

sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS đến năm

2015 [84]. Quyết định số 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế

hoạch định canh, định cư cho đồng bào DTTS du canh, du cư đến năm 2012 [83],

nhằm nhanh chóng hoàn thành chương trình định canh, định cư cho nhóm đồng

bào DTTS còn sống du canh, du cư. Đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS sống tại

những vùng nhạy cảm với môi trường, vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai bất

thường. Quy hoạch khu dân cư cũng như vùng sản xuất ổn định cho nhóm đồng

bào này. Thúc đẩy thực hiện Quyết định 146/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ “về việc thu hồi đất sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho các hộ

đồng bào DTTS nghèo, tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường

quốc doanh” [81].

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược

quan trọng của cả nước về kinh tế, chính trị và QP-AN; là địa bàn cư trú lâu đời

của nhiều dân tộc, các dân tộc dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán,

nhưng đều là “anh em một nhà”. Vì thế, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt

Nam phải đảm bảo chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, coi việc

phát triển KT-XH, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, nâng cao dân trí cho

đồng bào các DTTS là những nội dung lớn để thực hiện tốt pháp luật về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên toàn vùng Tây Nguyên.

4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY

NGUYÊN, VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

4.2.1.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai, loại bỏ những quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc

hậu, không nhất quán và bổ sung những quy định còn thiếu

Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về KNHC trong lĩnh vực đất

đai cho thấy, dù pháp luật đã tạo lập khung pháp lý quan trọng để đảm bảo thực

hiện quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại cũng như trách nhiệm giải quyết

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

130

KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan có thẩm quyền; tạo chuyển biến tích

cực trong hoạt động giải quyết KNHC lĩnh vực đất đai, góp phần phát huy dân

chủ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy

nhiên, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai còn có sự mâu thuẫn, chồng

chéo, trùng lặp, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về quyền khiếu nại,

giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về KNHC trong Luật Khiếu nại đã

cho thấy có những điểm bất cập, cụ thể:

- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập, theo Khoản 6

Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, Luật

Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái

pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người

khiếu nại lần đầu đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc

khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành

chính” [63, Điều 7]. Quy định này không phù hợp, có sự mâu thuẫn với thẩm

quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại

năm 2011, bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không

thuộc về cơ quan, tổ chức. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì người đứng đầu

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của

mình và của CB,CC do mình quản lý trực tiếp. Nếu phát hiện QĐHC, HVHC trái

pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức

chứ không khiếu nại đến người đã ra QĐHC, càng không phải là cơ quan có người

có HVHC trái pháp luật.

- Về thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được QĐHC, HVHC

tại Điều 9 Luật Khiếu nại. Trong khi đó, Điều 104 Luật Tố tụng hành chính quy

định thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC là 1 năm; Điều 33 Luật Khiếu nại

năm 2011 quy định thời hiệu khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Điều

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

131

44 về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày ban hành

[63, tr.16, 19]. Như vậy, cách tính thời hiệu tại 2 điều này là không giống nhau.

- Về thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Điều 44 Luật

Khiếu nại năm 2011 quy định: quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp

luật sau 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo

dài hơn nhưng không quá 45 ngày [63, tr.19]. Quy định này là chưa thống nhất

với Điều 104 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Điều 116 Luật Tố tụng hành

chính năm 2015: Thời hạn để khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm, kể từ ngày

nhận được hoặc biết được QĐHC. Hơn nữa, quy định về thời hạn giải quyết khiếu

nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 là chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các tỉnh có

địa bàn rộng, đi lại khó khăn như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên. Thực tế

nhiều vụ việc kéo dài, vượt quá thời hạn có nội dung xác minh phải tìm hiểu toàn

diện mới có thể kết luận đầy đủ, đúng đắn.

- Về quyền của người khiếu nại tại Điểm d, Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu

nại quy định chưa cụ thể cung cấp sao chụp, tài liệu trong thời gian giải quyết hay

sau khi ban hành quyết định giải quyết; về đình chỉ giải quyết khiếu nại trong Luật

Khiếu nại chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết khiếu nại khi

người khiếu nại có đơn rút. Những điều này đã gây khó khăn cho công tác giải

quyết khiếu nại và thi hành các QĐHC có hiệu lực pháp luật của các cơ quan

HCNN. Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một QĐHC

mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm

của CQNN. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực

tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí

dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ

thống pháp luật về KNHC nói chung và KNHC về đất đai hiện nay, vẫn chưa đủ

cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những

thay đổi đáng kể. Vì vậy, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về

khiếu nại, về đất đai cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, Luật Đất đai 2003 và nay là Luật Đất đai 2013 áp dụng trong thực

tiễn đã có nhiều điểm hạn chế, bất cập giữa Luật Đất đai và các văn bản hướng

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

132

dẫn thi hành. Bất cập trong công tác thu hồi đất; cho thuê đất, chuyển đổi mục

đích sử dụng đất, cấp giấy CNQSDĐ; vướng mắc trong công tác xác định giá; về

bồi thường hỗ trợ tái định cư và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Theo Điểm c

Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước thu hồi đất do VPPL về đất đai

đối với “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng…”. Tuy nhiên, tại Điểm d

Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 lại quy định“…trừ trường hợp người được

cấp giấy CNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài

sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai” (tức là không thu hồi

giấy CNQSDĐ với trường hợp này) [62], còn tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định số

43/2014/NĐ-CP hướng dẫn:

Nhà nước không thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật trong các

trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai nếu người được

cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất

và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật [62].

Việc quy định này chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất, dễ gây ra nhiều cách

hiểu (trên quy định thu hồi đất đối với truờng hợp đất giao, cho thuê không đúng

đối tượng, dưới lại quy định không được thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp

luật đối với người được cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển quyền sử

dụng đất) và áp dụng khác nhau; đây cũng là nguyên của nhiều cuộc tranh chấp,

khiếu nại kéo dài. Liên quan đến nhóm các vấn đề trong việc xử lý vi phạm đất

đai, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn vì Điều 71 Luật Đất đai 2013 chỉ

quy định cưỡng chế thực hiện đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án

đầu tư mà không quy định việc cưỡng chế thu hồi đất VPPL đất đai.

Do vậy, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện nay về chế độ sử dụng

các loại đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ là điều

hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi việc sửa đổi, bổ sung các quy định này là cơ

sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai hiệu quả, hạn chế phát sinh

KNHC đất đai. Xử lý các quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, không thống

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

133

nhất trong các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các văn bản

pháp luật có liên quan; nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật quy định vấn

đề bồi thường thiệt hại trong thu hồi đất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý

và sử dụng đất đai, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ

chức sử dụng đất.

4.2.1.2. Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách

thủ tục hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong sạch,

vững mạnh

Mục tiêu của việc cải cách HCNN là việc xây dựng các cơ quan HCNN

chính quy, hiện đại, có cơ cấu tổ chức hợp lý, có sự phân định nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng; đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, có tinh

thần phục vụ nhân dân, tôn trọng và có ý thức trách nhiệm cao trước nhân dân.

Cải cách TTHC thực chất là bảo đảm cho các cơ quan HCNN phục vụ tốt

hơn yêu cầu của người dân, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của họ. Nội

dung này chi phối nhiều đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quyền

KNHC trong lĩnh vực đất đai của người sử dụng đất. Thủ tục khiếu nại và giải

quyết KNHC cần được rà soát để tiếp tục đổi mới theo xu hướng đơn giản, hiệu

quả và thuận tiện. Trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN

phải công khai, minh bạch, bảo đảm cho công dân dễ tiếp cận, dễ thực hiện khi

tham gia vào quan hệ pháp luật khiếu nại, đồng thời cũng bảo đảm cho công dân

dễ dàng giám sát, phản ánh việc thực hiện trình tự, thủ tục này của cơ quan

HCNN. Nếu các quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết KNHC phức

tạp, khó thực hiện và khó tiếp cận, thiếu minh bạch, công khai thì rất dễ dẫn đến

những vi phạm của công dân trong việc thực hiện trình tự thủ tục như: khiếu nại

vượt cấp, đông người, khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại

nhiều lần. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công

việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [45, tr.269].

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, mỗi công việc lại đòi hỏi một đội ngũ

CB,CC có trình độ, phẩm chất, năng lực tương ứng. Hiện nay ở nước ta, việc

không ngừng nâng cao chất lượng CB,CC hành chính nói chung và CB,CC làm

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

134

công tác giải quyết KNHC về đất đai nói riêng là một trong những yếu tố quan

trọng góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ

là yếu tố quyết định lớn đến tiến độ và chất lượng của văn bản pháp luật đất đai,

đến việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó, đến hoạt động ADPL giải

quyết khiếu nại về đất đai. Qua thực tiễn giải quyết KNHC về đất đai, cho thấy

KNHC về đất đai có thể chia thành nhiều loại, nhưng trong từng loại, từng dạng

khiếu nại thì mỗi việc đều có những tình tiết, diễn biến và mức độ khác nhau, theo

đó thì đường lối giải quyết trong từng vụ việc, việc vận dụng chính sách, cách lựa

chọn quy phạm áp dụng có thể khác nhau. Do đó, việc giải quyết đúng theo pháp

luật là phụ thuộc rất lớn vào năng lực của người tham gia giải quyết khiếu nại, nếu

có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì chất

lượng của các văn bản pháp luật đất đai do người có thẩm quyền ban hành hoặc

tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ

chức thực hiện các văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, kịp thời và nghiêm túc;

bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Ngược lại, sự hạn

chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sự yếu kém về phẩm chất có thể

dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật, đến việc ADPL sẽ thiếu

nghiêm minh ngay cả khi hệ thống pháp luật đã được quy định khá hoàn thiện.

Như vậy, việc xây dựng đội ngũ CB,CC trong sạch, vững mạnh góp phần

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh

vực đất đai. Tuân thủ theo trình tự, thủ tục giải quyết KNHC về đất đai cũng là nội

dung quan trọng của CCHC nhằm thực hiện tốt thẩm quyền giải quyết KNHC về

QĐHC, HVHC về đất đai của công dân trên thực tế.

4.2.1.3. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai đảm bảo lợi ích của các chủ thể theo quy định của pháp luật

Để bảo đảm quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân không chỉ

đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản QPPL mà quan trọng hơn

là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả

các khiếu nại của công dân. Muốn vậy, một mặt đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

135

một hệ thống các văn bản QPPL nhằm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

đồng bộ, khoa học và khả thi; mặt khác yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả

các CQNN phải triệt để tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy

định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Khi phát sinh vụ việc KNHC

trong lĩnh vực đất đai, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của

mình trong quá trình ADPL để giải quyết KNHC về đất đai, phải tạo điều kiện cho

công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại. Đồng thời

phải khắc phục ngay hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây

khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở một số

cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Trong thực tế quản lý đất đai, đa phần các vụ việc KNHC trong lĩnh vực

đất đai có nguyên nhân cốt lõi từ việc giải quyết không công bằng, không chấp

hành nghiêm quy định của pháp luật về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ

pháp luật đất đai, chẳng hạn khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án

khu dân cư, người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường số tiền thấp hơn giá thị

trường, trong khi người được giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền

sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về khoản lợi nhuận

rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị

thu hồi đất khiếu nại QĐHC, HVHC trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó.

Vì vậy, trong QLNN về đất đai, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một

hệ thống chính sách tổng hợp về KT-XH, đảm bảo giải quyết theo đúng pháp luật,

giữa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, (đặc biệt là

lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của người được giao đất, cho thuê đất để

thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt và lợi ích của Nhà nước - lợi ích của

toàn dân). Có như vậy mới hạn chế được một trong những nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến KNHC trong lĩnh vực đất đai.

4.2.1.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Đây là một giải pháp vừa mang tính chất là giải pháp phòng ngừa, vừa

mang tính chất là giải pháp nâng cao hiệu quả. Do đó, các cấp các ngành bằng mọi

biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người hiểu rõ

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

136

mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai,

cụ thể:

Một là, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần xây

dựng các chương trình hành động cụ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật

Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở... cho từng đối

tượng; trong đó cần tập trung vào đối tượng là CB,CC trực tiếp làm công tác tiếp

dân, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, để tạo sự chuyển biến về nhận thức,

ý thức chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nâng cao năng lực,

nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của CB,CC trong việc tiếp dân, giải quyết KNHC

trong lĩnh vực đất đai.

Hai là, các biện pháp tuyên truyền phải thiết thực, đơn giản, dễ hiểu mang

tính trực quan sinh động và đi vào chiều sâu. Đặc điểm đáng chú ý trong quá trình

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn

đề dân tộc, tôn giáo để xúi giục đồng bào DTTS đòi lại đất đai, không ít nơi, kẻ

xấu lợi dụng tình hình khó khăn và những hạn chế của nhân dân ở những vùng đặc

biệt khó khăn, ra sức tuyên truyền kích động, lôi kéo quần chúng tham gia khiếu

nại, tranh chấp đất đai gây hỗn loạn xã hội. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải cần

có sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể, trong đó nhấn mạnh vai

trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong việc giáo dục pháp luật với nhiều nội

dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và đối tượng khác nhau.

Ba là, khi tuyên truyền phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với đối

tượng, đặc biệt đối với vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới, vùng biên giới;

những nơi có trình độ dân trí thấp thì hình thức tuyên truyền càng phải cụ thể, dễ

hiểu, dễ nhớ bằng cả chữ và tiếng phổ thông với chữ và tiếng của các dân tộc

mang tính phổ biến ở vùng đó. Xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo

dục pháp luật thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, góp

phần ngăn chặn những hạn chế trong quản lý và sử dụng đất đai, KNHC về đất đai

ngay từ cơ sở, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH ở địa phương.

Bốn là, hệ thống đài truyền thanh từ huyện, thành phố, thị xã đến xã,

phường, thị trấn cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

137

triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên

mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú, tăng thời

lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển và nâng cao trình độ

chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về

pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của đảng và pháp luật

của nhà nước về đất đai, về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

4.2.2. Nhóm giải pháp riêng cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

4.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với thực hiện

pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên

Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong tổ chức và

hoạt động của bộ máy nhà nước. THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó

có hoạt động ADPL để giải quyết KNHC, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của

các cơ quan HCNN và CB,CC do đó cần phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phải đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thông qua đó đảng ban hành nhiều chủ trương, chính

sách nhằm định hướng cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về KNHC trong lĩnh

vực đất đai, lãnh đạo việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết KNHC trong lĩnh

vực đất đai. Có thể nói, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng là nhân tố quan trọng để

bảo đảm quyền KNHC của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và

nâng cao hiệu quả QLNN.

Qua sự lãnh đạo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, Đảng có thêm

điều kiện để kiểm tra sự đúng đắn, phù hợp của cương lĩnh, đường lối, chủ trương

của đảng đề ra. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai cần phân định rõ giới hạn của sự lãnh đạo với việc giải quyết trực

tiếp của nhà nước. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai

không có nghĩa là làm thay Nhà nước trong việc giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là không quan tâm đến

việc đề cao vai trò và trách nhiệm của cơ quan HCNN trong THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai.

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

138

Để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng với việc THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phải chú trọng:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ, Đảng bộ theo quy

định của Điều lệ đảng, nhấn mạnh đến nhiệm vụ của thường vụ cấp uỷ, mà trước

hết là đồng chí bí thư phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác ADPL để giải quyết

KNHC về đất đai

... gắn giải quyết khiếu nại, tố cáo với CCHC, đấu tranh phòng chống

tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, coi hiệu quả giải

quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng

lực, hiệu quả công tác của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và

CB,CC có trách nhiệm [8, tr.15].

Thứ hai, cấp uỷ phải thường xuyên nghe báo cáo về tình hình KNHC trong

lĩnh vực đất đai để chỉ đạo, nghiên cứu, đề ra các giải pháp, biện pháp phòng ngừa

để hạn chế tiếp khiếu phát sinh. Khi xảy ra những vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo

dài, điểm nóng thì cấp uỷ phải kịp thời phân tích, đánh giá tình hình, tìm ra

nguyên nhân và có giải pháp, phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo hoặc giải quyết.

Thứ ba, cấp ủy kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong dân cư

từ đất đai, không để tình trạng KNHC đông người về đất đai phát sinh thành

những “điểm nóng”, hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị ở thôn,

buôn, tổ dân phố. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn có đảng bộ tốt, chi bộ tốt

phải có đảng viên tốt” [46, tr.617].

Thứ tư, kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng,

nhất là đảng viên quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm nghiệm trọng pháp luật

của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về cấp đất, thu hồi, đền bù giải phóng

mặt bằng.

4.2.2.2. Nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của

cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn

Tây Nguyên

Khiếu nại hành chính về đất đai là quyền dân sự, chính trị quan trọng của

công dân, nếu cá nhân, tổ chức (gọi chung là người khiếu nại) có hiểu biết đúng về

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

139

pháp luật thì không những họ có thể tự thực hiện được quyền khiếu nại mà còn tạo

điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết KNHC về đất đai

hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, nếu người khiếu nại không hiểu biết đầy đủ về

pháp luật thì không những không biết cách để thực hiện quyền khiếu nại của mình

mà còn gây khó khăn cho việc ADPL trong giải quyết KNHC về đất đai.

Hiện nay, nhận thức của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là vùng

DTTS về pháp luật nói chung, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai nói

riêng, đặc biệt là pháp luật về sở hữu đất đai chưa đồng đều; bên cạnh đó còn

chịu ảnh hưởng sâu sắc của các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước,

luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã "ăn

sâu, bám rễ" trong tiềm thức của một bộ phận người dân vốn ít có điều kiện tiếp

xúc với pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận người sử dụng đất, đặc biệt

là những người dân sống ở khu vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại quan niệm đất đai

là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc có một số người dân quan niệm rằng đất đai

là thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định

lâu dài và cấp giấy CNQSDĐ thì là của họ. Chính vì nhận thức không đúng này

nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình

trạng đòi lại đất của ông cha càng gia tăng; thậm chí khi bị Nhà nước thu hồi để

sử dụng vào mục đích công cộng cũng gặp cản trở lớn và dễ dẫn đến khiếu nại.

Do đó, nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân,

tổ chức trong THPL về KNHC về đất đai trên địa bàn Tây Nguyên là hết sức cần

thiết. Để nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân,

tổ chức thực hiện quyền KNHC về đất đai trên địa bàn Tây Nguyên, phải tăng

cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về KNHC trong lĩnh vực

đất đai, nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc

biệt là vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, vùng kinh tế mới.

4.2.2.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền thực

hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền nhằm

ADPL giải quyết các KNHC về đất đai là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất,

quyết định chất lượng và hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Năng

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

140

lực, trình độ, ý thức trách nhiệm là biểu hiện cụ thể của tâm, tầm, tài của người có

thẩm quyền khi thực hiện chức năng giải quyết KNHC về đất đai được giao. Vì

người có thẩm quyền khi thụ lý, áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết

KNHC về đất đai không nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình công tác

mà nhân danh nhà nước để kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết KNHC

đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Xét về nhân cách của CB,CC cho thấy người có thẩm quyền giải quyết KNHC về

đất đai, ngoài các tiêu chuẩn quy định trong pháp luật về CB,CC, còn phải có năng

lực xem xét, đánh giá thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải

quyết; đồng thời phải có ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; hiểu rõ pháp

luật để ADPL giải quyết khiếu nại trên tinh thần tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tôn

trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người KNHC.

Để THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên đạt

hiệu quả, trong thời gian tới phải nâng cao ý thức trách nhiệm của CB,CC trong

thực thi công vụ, cụ thể: Tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc KNHC;

tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Đất

đai năm 2013; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, quyết định giải

quyết của cấp có thẩm quyền, khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ được giao.

Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn tình

trạng trình độ, năng lực của người có thẩm quyền THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai chưa ngang tầm với sự đòi hỏi của xã hội. Do chính sách pháp luật về đất

đai thay đổi qua từng thời kỳ, nên hệ thống các văn bản pháp luật đất đai thường

xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chính sách đất đai của Nhà nước,

nên người có thẩm quyền trong giải quyết KNHC không cố gắng sẽ rất khó cập

nhật kịp thời sự thay đổi này. Mặt khác, năng lực, trình độ của người có thẩm

quyền giải quyết KNHC về đất đai còn thiếu và yếu, không đồng đều. Thậm chí

có người chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên nên chưa nắm bắt kịp những

thay đổi liên tục của các QPPL về đất đai. Do vậy, để bảo đảm hiệu quả THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, việc nâng cao ý

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

141

thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong ADPL để giải quyết khiếu nại

cần phải được quan tâm chú trọng.

4.2.2.4. Tập trung phát triển các ngành kinh tế, tạo việc làm cho người

dân có đất bị thu hồi; giải quyết tốt chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên

Đảm bảo cuộc sống sau thu hồi đất là nguyện vọng của tất cả người dân có

đất bị thu hồi. Trên thực tế ở các tỉnh Tây Nguyên, đây cũng là vấn đề được đặt ra

khi nhà nước tiến hành thu hồi đất để phục vụ cho dự án, công trình công cộng.

Với những người dân bị thu hồi đất thì giá đất đền bù và tạo việc làm luôn là mối

quan tâm hàng đầu. Song thực tế đây lại là 2 vấn đề tồn tại nhiều bất cập nhất

trong thời gian qua. Nhiều hộ gia đình quan tâm tới giá đất đền bù, nhiều hộ gia

đình trăn trở về việc làm, việc mưu sinh ổn định cuộc sống nơi ở mới vẫn luôn là

nỗi lo của họ, đặc biệt là con em đồng bào DTTS tại chỗ, gắn bó lâu đời với đất

nương rẫy mà cha ông đã khai phá, họ quen với cuộc sống của buôn làng, nên khi

đến làm việc trong công ty tại các khu đô thị là điều rất khó thay đổi, không phù

hợp với trình độ và năng lực của các nông hộ bị thu hồi đất sản xuất. Do vậy, Nhà

nước tập trung phát triển các ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân,

đặc biệt là người dân có đất bị thu hồi, cần tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành

nghề phi nông nghiệp cho đồng bào DTTS. Khi đời sống kinh tế của người dân ổn

định, ngày một nâng lên thì nhận thức về pháp luật KNHC trong lĩnh vực đất đai

sẽ nâng lên, hiểu rõ về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hơn, từ đó sẽ

hạn chế KNHC tràn lan trong lĩnh vực đất đai.

Bên cạnh đó, để giải quyết thỏa đáng vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng

bào, trong giải pháp lâu dài, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên tập

trung rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất trên từng

địa bàn kết hợp với “khai hoang phục hóa” đảm bảo đất sản xuất cho nhân dân

theo mức quy định tại Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng

Chính phủ. Đối với những khu vực có khó khăn về quỹ đất, cần có kế hoạch đào

tạo nghề, tạo việc làm hoặc bố trí chuyển dân đến địa bàn khác theo quy hoạch, kế

hoạch. Ngoài ra, hạn chế tối đa việc quy hoạch, cấp phép cho các dự án chiếm quá

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

142

nhiều diện tích đất ngay trong vùng đông dân cư, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt

là dự án thủy điện, có thể làm ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất của người dân. Tiếp

tục rà soát, thu hồi diện tích đất của các Công ty nông, lâm nghiệp sử dụng không

đúng mục đích, kém hiệu quả để tạo quỹ đất giao cho địa phương quản lý hỗ trợ

đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, đồng thời khẩn trương sắp xếp lại các doanh

nghiệp, nông, lâm trường quốc doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chính sách giải quyết đất cho đồng bào DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên, nhằm bảo

đảm cho đồng bào sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp có đất sản xuất và

đất ở để ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đoàn kết dân

tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tây

Nguyên, góp phần hạn chế KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các buôn làng.

4.2.2.5. Xây dựng các chính sách, chế độ đặc thù về đất đai phù hợp với

điều kiện thực tế vùng Tây Nguyên, Việt Nam

Cùng với việc đổi mới, hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Khiếu nại và chính

sách liên quan đến đất đai phù hợp với điều kiện thực tế vùng Tây Nguyên, nhất là

xác định một cách đúng đắn 5 quyền của người sử dụng đất. Tiến hành xây dựng

một hệ thống chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất ở Tây Nguyên, đây là một

chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm khuyến khích người sử dụng đất

yên tâm canh tác trên diện tích của mình.

Việc giao đất nông nghiệp phải trên cơ sở xác định rõ trên một địa bàn cụ

thể để quyết định giao cho từng đối tượng. Đối với các doanh nghiệp tư nhân,

công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng đất vào mục đích phát triển sản xuất thì

được thuê đất trên cơ sở luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền

phê duyệt, thời hạn sử dụng nếu để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20

năm, nếu trồng cây lâu năm là 50 năm. Các doanh nghiệp đầu tư vồn để phủ xanh

đất trống, đồi trọc phát triển các nông sản phẩm thì cần khuyến khích cho thuế đất

trên cơ sở phân vùng, quy hoạch cụ thể của địa phương. Có chính sách sử dụng

đất đai phát triển, bảo vệ đồng cỏ, trồng các loại cây phục vụ chăn nuôi để tách

chăn nuôi ra khỏi nông nghiệp, đưa chăn nuôi thành một ngành chính ở Tây

Nguyên. Đặc biệt, thực hiện chính sách phát triển dân cư nông thôn cũng như thực

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

143

hiện chính sách chuyển nhượng, tích tụ đất đai theo các lĩnh vực và các vùng, nhất

là vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, cần áp dụng một số chính sách ưu tiên sử dụng

đất nông nghiệp vào mục đích quốc phòng và đất ở của gia đình quân nhân; chính

sách ưu đãi đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc ít người; chính sách và biện pháp

cụ thể để hạn chế mức tăng dân số; chính sách động viên mọi nguồn lực trong và

ngoài nước để huy động vốn đầu tư khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả.

Có chính sách riêng đối với thị trường đất đai ở các khu vực cư trú mà đồng

bào DTTS tại chỗ chiếm số đông, theo hướng bảo đảm cho đồng bào có đất ở, đất

sản xuất và sinh hoạt cộng đồng ổn định lâu dài. Nên nghiên cứu vận dụng một số

quy định quản lý đất đai như ở các cộng đồng truyền thống (như khoanh vùng,

hạn chế người ngoài cộng đồng vào mua bán để chiếm hữu) nhằm mục đích vừa

đảm bảo sinh kế cho đồng bào, vừa bảo tồn và hỗ trợ phát triển các vùng văn hóa

truyền thống đặc trưng của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Đối với những người

mới di cư đến Tây Nguyên, không có đất hoặc thiếu đất, thì việc sắp xếp lại các

nông lâm trường có thể tạo ra quỹ đất để phân phối một phần cho họ. Cần có

những biện pháp tổ chức về KT-XH của chính quyền để chuyển những người di

cư “tự do” thành di cư “có tổ chức”. Vì vậy, xây dựng và thực hiện tốt các chính

sách, chế độ đặc thù sẽ là điều kiện làm giảm bớt sự xung đột KNHC trong lĩnh

vực đất đai trên toàn vùng Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay.

4.2.2.6. Dân chủ hóa quá trình thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên

Thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN cần tiếp tục hoàn thiện

theo hướng khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm sự tham gia của

luật sư và để người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có liên quan

được đối thoại, tranh luận trong quá trình giải quyết khiếu nại. Cụ thể là:

Mở rộng việc đối thoại trong quá trình giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai thông qua việc xác định rõ những người tham gia đối thoại gồm người

giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi

ích liên quan. Thông qua đối thoại, người giải quyết khiếu nại sẽ kiểm tra, rà soát

đủ các nội dung của vụ việc khiếu nại, quan điểm của người khiếu nại, nguyên

nhân phát sinh vụ việc, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành;

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

144

những bất cập của pháp luật hay những hạn chế, vi phạm trong công tác QLNN

khi ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC trong lĩnh vực đất đai bị khiếu nại;

qua đó giúp người giải quyết khiếu nại có quyết định đúng đắn, phù hợp với quy

định của pháp luật.

Mở rộng sự tham gia của luật sư và các tổ chức, cá nhân khác trong quá

trình giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, thông qua việc ghi nhận luật sư có

quyền đại diện cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, đặc biệt đối với đồng

DTTS. Trong trường hợp cần thiết, người KNHC trong lĩnh vực đất đai là đồng

bào DTTS, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng thuê luật sư

thì Thủ trưởng cơ quan QLNN có thể mời một trong các cơ quan Hội luật gia, Mặt

trận Tổ quốc, Hội Nông dân để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại.

Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan HCNN thành lập Hội đồng

tư vấn giải quyết những vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai có tính chất phức

tạp. Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu nại,

mất đoàn kết kéo dài trong nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, xin ý kiến góp ý

qua hòm thư góp ý việc CB,CC tiếp nhận và giải quyết công việc.

4.2.2.7. Đổi mới công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại hành chính

trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây Nguyên, Việt Nam

Tiếp công dân là một giai đoạn giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai

(giai đoạn đầu tiên) thuộc thẩm quyền của cơ quan HCNN, đồng thời đó là

phương thức để tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh của nhân dân đối với Đảng

và Nhà nước. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân không chỉ nâng cao chất

lượng, hiệu quả KNHC trong lĩnh vực đất đai, hạn chế một bước tình trạng

KNHC về đất đai vượt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết

KNHC trong lĩnh vực đất đai mà còn giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà

nước và công dân. Hoạt động tiếp công dân có mối quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp

đến tình trạng KNHC và hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai cuả

cơ quan HCNN.

Cùng với công tác tiếp công dân việc tiếp nhận và xử lý đơn thư hiệu quả

sẽ giúp cho việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đúng thời hạn luật định,

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

145

khắc phục sự chồng chéo trong việc chuyển đơn hiện nay và là cơ sở để quản lý,

theo dõi tình hình KNHC trong lĩnh vực đất đai. Bất cập chủ yếu trong công tác

tiếp công dân và xử lý đơn thư hiện nay là việc tiếp công dân, xử lý đơn thư chưa

gắn với KNHC trong lĩnh vực đất đai; mô hình tiếp công dân chưa được tổ chức

hợp lý; nhiều cơ quan có thẩm quyền tiếp công dân và chuyển đơn dẫn đến việc

tình trạng đơn thư KNHC trong lĩnh vực đất đai bị chuyển vòng vo làm cho cơ

quan có thẩm quyền khó quản lý và giải quyết theo đúng trình tự. Vì vậy, để

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cần kiện toàn về tổ chức, chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiếp công dân nhằm tăng cường hiệu quả

công tác tiếp công dân của các CQNN; nâng cao nhận thức, tăng cường trách

nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các cơ quan HCNN trong công

tác tiếp công dân; xây dựng đội ngũ CB,CC có phẩm chất và năng lực đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KNHC

trong lĩnh vực đất đai, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt

động có hiệu lực, hiệu quả. Trong thời gian tới, đổi mới công tác tiếp công dân và

xử lý đơn thư KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

phải theo hướng:

Một là, đổi mới công tác tiếp công dân tập trung vào việc nâng cao nhận

thức, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp và Thủ trưởng cơ quan

HCNN trong công tác tiếp công dân; kiện toàn tổ chức, làm rõ chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của cơ quan tiếp công dân; tăng cường, nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân; có chế độ chính sách ưu đãi, thỏa đáng đối

với cán bộ làm công tác tiếp công dân; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

làm việc cho cơ quan tiếp công dân.

Hai là, xác định rõ mô hình tiếp công dân ở các cấp; thời gian tiếp công

dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vi; nội dung tiếp công dân; chủ thể có trách

nhiệm tiếp công dân; trình tự tiến hành một cuộc tiếp công dân... Việc tiếp công

dân trong giải quyết một vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai cụ thể được quy

định trong Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân...

Ba là, đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý đơn thư cần quy định riêng cơ chế

tiếp nhận, phân loại, đề xuất thụ lý giải quyết đối với đơn KNHC trong lĩnh vực

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

146

đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan HCNN; cơ chế tiếp nhận, xử lý

đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến KNHC trong lĩnh vực đất đai, quy định cụ

thể về việc hướng dẫn người KNHC trong lĩnh vực đất đai, đơn phản ánh, kiến

nghị liên quan đến KNHC trong lĩnh vực đất đai đến cơ quan, đơn vị, người có

thẩm quyền giải quyết đối với đơn không thuộc thẩm quyền. Việc đổi mới cơ chế

tiếp nhận và xử lý đơn thư cần được thực hiện đồng bộ với đổi mới cơ chế giải

quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai và đổi mới công tác tiếp công dân.

4.2.2.8. Phát huy vai trò người có uy tín vào thực hiện pháp luật về

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam

Trong thời gian qua, việc bảo đảm vai trò của người có uy tín tham gia vào

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền

và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt chú trọng. Thông

qua vai trò của người có uy tín vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên, các cấp ủy

đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nắm bắt được tâm tư nguyện

vọng chính đáng của đồng bào DTTS, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát

sinh từ cơ sở về đất đai. Nhiều buôn, làng trên toàn vùng, đã phát huy tích cực vai

trò của người có uy tín vào việc giải quyết các KNHC về đất đai trong nội bộ nhân

dân dựa trên nguyên tắc tự thương lượng, hoà giải giữa các bên. Trong trường hợp

các bên không tự giải quyết được thì mới mời già làng người có uy tín phân xử.

Với uy tín và vai trò của mình đối với người dân, cùng với cách thức giải quyết

dựa trên việc xem xét chứng cứ, nguồn gốc đất, phán xử của già làng thường được

các bên tranh chấp tôn trọng và chấp thuận. Nhận biết được cơ chế này, khi giải

quyết KNHC về đất đai có liên quan đến đồng bào DTTS tại chỗ cần kết hợp giữa

các quy định của Luật Đất đai với các yếu tố tích cực của luật tục bằng cách dựa

vào vai trò và uy tín của già làng, người có uy tín, kết hợp với tổ viên tổ hoà giải ở

cơ sở để hoà giải các bất đồng, xung đột về đất đai phát sinh trong nội bộ buôn

làng Tây Nguyên.

Ngày nay, môi trường sống của đồng bào DTTS có sự thay đổi. Khả năng

và xu hướng phát triển văn hóa, xã hội của các tộc người được mở rộng. Các tộc

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

147

người cư trú đan xen tạo nên sự giao lưu, ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, văn

hoá giữa các tộc người một cách sâu sắc, vì vậy, cần phải hiểu và đánh giá đúng

nhận thức về vai trò người có uy tín trong điều kiện mới, đó là đội ngũ già làng,

người có uy tín có nhận thức cao hơn, tốt hơn trước. Bởi trong số họ có nhiều

người đã từng tham gia cách mạng ở những mức độ khác nhau, nay về giữ vị trí

già làng có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng buôn, làng. Vì thế, cần phát huy

vai trò của già làng, người có uy tín trong giải quyết các KNHC về đất đai, có thể

dành một phần ngân sách hỗ trợ cho già làng, người có uy tín giúp để họ tham gia

vào làm tốt công tác hòa giải cơ sở về giải quyết KNHC về đất đai. Mặc dù các

già làng, người có uy tín vẫn còn những hạn chế nhất định, đặc biệt sự thiếu hụt về

các tri thức mới, khả năng cập nhật thông tin, mức độ hiểu biết về pháp luật, song

họ vẫn đang là linh hồn của buôn làng, là người phát ngôn tâm tư nguyện vọng

của nhân dân các dân tộc, là chiếc cầu nối, chất keo dính kết trong nội bộ dân tộc

họ và giữa các dân tộc với đảng và nhà nước. Cần phải vận động lớp người có uy

tín đó tham gia vào thực hiện tốt pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trong

các buôn, làng Tây Nguyên hiện nay và những năm tiếp theo.

4.2.2.9. Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gắn với tăng cường củng cố vững chắc

quốc phòng, an ninh

Không thể đảm bảo các quyền dân chủ thực sự trên mọi lĩnh vực, trong đó

có quyền KNHC về đất đai mà điều kiện QP-AN, trật tự an toàn xã hội bất ổn.

Việc bảo đảm các điều kiện này là một trong những giải pháp rất quan trọng,

không thể thiếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả pháp luật KNHC về đất đai

trên địa bàn Tây Nguyên.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án của

Đảng, Nhà nước, Chính phủ về đảm bảo QP-AN vùng Tây Nguyên. Tổ chức tốt

công tác nắm tình hình, phân tích và dự báo đúng tình hình, đặc biệt là nắm tình

hình từ xa, từ bên ngoài và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương, giải pháp,

đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

148

chống phá của các thế lực thù địch. Khẩn trương giải quyết các vụ việc KNHC về

đất đai có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là vùng biên giới; kiên quyết xử

lý các hoạt động lợi dụng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai để gây rối,

chống phá. Kết hợp biện pháp giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng với

huy động lực lượng đấu tranh, trấn áp, xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp tại

chỗ, ngay tại cơ sở, không để lan rộng, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng”,

không để địch lợi dụng chống phá. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, cảm

hóa đối tượng liên quan đến FULRO đang sinh sống ở cộng đồng buôn làng, coi

đây là công tác thường xuyên, lâu dài và đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất

của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể để tạo

điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, từ bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi, ý thức về “Nhà

nước Đêga”. Tăng cường củng cố vững chắc QP-AN với THPL về KNHC trong

lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên sẽ góp phần hạn chế tình trạng

KNHC về đất đai tại các vùng có đông đồng bào DTTS tại chỗ sinh sống, vùng

biên giới, vùng kinh tế mới.

4.2.2.10. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam

Để nâng cao hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn

các tỉnh Tây Nguyên, ngoài việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, phải tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết các QĐHC, HVHC về đất

đai của các cơ quan HCNN. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết các

QĐHC, HVHC về đất đai của các cơ quan HCNN nhằm nâng cao trách nhiệm của

thủ trưởng các CQNN trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thực tiễn cho thấy, một số địa phương trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

trong thời gian qua để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai

phải xử lý bằng pháp luật, một phần là do công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy

cùng cấp và cấp trên thiếu thường xuyên, thậm chí còn có biểu hiện bao che.

Chính vì vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể phải thường xuyên

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

149

tiến hành kiểm tra, giám sát, đặc biệt là kiểm tra, giám sát chính quyền trong việc

thực hiện giải quyết khếu nại về đất đai. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

việc hoàn thiện các thể chế như hương ước, quy ước thôn, buôn, tổ dân phố; trách

nhiệm, ý thức chấp hành và gương mẫu thực hiện của cán bộ, đảng viên, công

chức trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Để thanh tra, kiểm tra, giám sát THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên

địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có kết quả, nên tập trung Thanh tra, kiểm tra trách

nhiệm của các cơ quan HCNN về tổ chức việc tiếp công dân; Thanh tra, kiểm tra

trách nhịêm giải quyết các KNHC thuộc thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra trách

nhiệm của các cơ quan HCNN trong việc QLNN về khiếu nại; Thanh tra, kiểm tra

trách nhiệm của các cơ quan HCNN trong việc xử lý những vụ việc KNHC về đất

đai phức tạp trên địa bàn. Về lâu dài, những nội dung trên đây có thể được tập hợp

thành bộ quy chuẩn làm mẫu khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các

CQNN trong THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Tăng cường giám sát, kiểm tra của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và các

tổ chức chính trị, xã hội đối với công tác giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Viêc giám sát, kiểm tra của của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp và

các tổ chức CT-XH không được mang tính hình thức mà cần đi vào thực chất, chi

tiết đối với từng vụ việc cụ thể. Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và các tổ

chức CT-XH cần có nhiều hình thức giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ

quan HCNN các cấp; tích cực lắng nghe ý kiến cử tri nhằm góp phần nâng cao

chất lượng của công tác giải quyết KNHC về đất đai.

4.2.2.11. Tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm; xử lý nghiêm các hành vi

vi phạm pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn

các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Thực tiễn sinh động là nơi kiểm nghiệm đúng đắn nhất mọi chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu

lý luận, những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn; từng bước cụ thể, bổ

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

150

sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, đấu tranh với khuynh hướng tư

tưởng sai trái” [19, tr.141]. Do đó, tiếp tục đẩy mạnh việc tổng kết thực tiễn thi

hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

từ đó phải có đánh giá sát thực tế, đầy đủ, khách quan tình hình, kết quả, những

khó khăn, vướng mắc, tồn tại và những bài học kinh nghiệm trong việc thi hành

pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm việc lãnh đạo,

chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất

đai. Theo định kỳ hàng năm, đề ra những biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt, hiệu

quả chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, giải quyết

KNHC trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời, cần có chế tài xử lý những vi phạm

trong giải quyết KNHC về đất đai, những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản

lý, sử dụng, giải quyết chế độ chính sách liên quan tới đất đai được phát hiện qua

công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Công khai hình thức xử lý để nhân dân được

biết, tránh tình trạng xử lý qua loa, bao che người vi phạm, như vậy sẽ làm giảm

lòng tin của nhân dân đối với đảng và chính quyền, ảnh hưởng tới tiến trình thực

hiện dân chủ hóa mà đảng và nhà nước ta đã và đang triển khai thực hiện, đặc biệt

là khu vực miền núi Tây Nguyên, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Bên

cạnh đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch,

vô trách nhiệm, những trường hợp lợi dụng quyền dân chủ để kích động người đi

khiếu nại gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam.

Kết luận chương 4

Xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng trọng điểm của cả nước về KT-XH,

QP-AN, môi trường sinh thái phải đảm bảo quyền và lợi ích thiết thực cho nhân

dân trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đất đai. Với ý nghĩa đó, việc đẩy

mạnh, nâng cao hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các

tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay cần dựa trên các quan điểm có tính chất

chỉ đạo, cụ thể:

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

151

- Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về KNHC trong lĩnh vực

đất đai. Theo đó, quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các

tỉnh Tây Nguyên phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp

ủy đảng và các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phải được coi là một quan điểm

chỉ đạo quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai.

- Thống nhất nhận thức của các chủ thể về vai trò, trách nhiệm, tầm quan

trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, Việt Nam.

- Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên phải phù hợp với điều kiện về kinh tế, VH-XH, đảm bảo chính sách

về đất đai.

- Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Tây

Nguyên, Việt Nam phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Trên cơ sở luận giải các quan điểm cần quán triệt nhằm bảo đảm thực hiện

các quy định pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, Việt Nam, luận án cũng đã đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính đặc

thù nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

152

KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam về bản chất là nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của

nhân dân trên thực tế, tạo các cơ chế, diễn đàn thuận lợi để người dân được bày tỏ

quan điểm, ý kiến cá nhân, nêu các đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích

hợp pháp của họ với các CQNN có thẩm quyền, tham gia QLNN trên địa bàn

vùng Tây Nguyên, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống và làm

việc theo pháp luật cho đảng viên, CB,CC và nhân dân; bảo đảm cho sự thành

công của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Qua thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu

kém. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề THPL về KNHC

trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên trên cả phương diện lý luận và thực

tiễn, đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính đặc thù cụ thể nhằm phát huy những

thành tựu và khắc phục hạn chế là hết sức cần thiết. Từ những kết quả nghiên cứu

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, tác giả

luận án rút ra một số kết luận như sau:

1. Bằng những khái niệm, phạm trù của khoa học Lý luận và lịch sử về nhà

nước và pháp luật, luận án đã xây dựng và phân tích được một số vấn đề lý luận

pháp luật về KNHC như: khái niệm KNHC; khái niệm pháp luật về KNHC trong

lĩnh vực đất đai, nội dung pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai; khái niệm,

đặc điểm, hình thức THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; vai trò và những điều

kiện bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; kinh nghiệm THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai của các tỉnh vùng Tây Bắc có giá trị tham khảo vận

dụng cho vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

2. Trên cơ sở tiền đề lý luận, luận án đã phân tích, đánh giá các điều kiện

đặc thù tác động tới THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên như: điều kiện về tự nhiên, kinh tế, VH-XH, tình trạng di dân tự do,

chính sách quản lý và sử dụng đất đai; phân tích, đánh giá những ưu và nhược

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

153

điểm của thực trạng THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những nguyên nhân của ưu

điểm và hạn chế. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc trong

việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên,

Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo.

3. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong THPL về KNHC trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, luận án đề xuất các quan điểm chỉ

đạo: THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai phải quán triệt sâu sắc quan điểm của

Đảng về KNHC trong lĩnh vực đất đai; Thống nhất nhận thức của các chủ thể về

vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên

địa bàn Tây Nguyên, Việt Nam phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; THPL về

KNHC trong lĩnh vực đất đai phải phù hợp và gắn với điều kiện kinh tế, VH-XH,

đảm bảo chính sách về đất đai.

4. Các giải pháp khả thi nhằm bảo đảm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất

đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, bao gồm nhóm giải pháp chung và nhóm

giải pháp riêng cho các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Hy vọng các quan điểm và hệ

thống giải pháp luận án xây dựng có thể góp phần vào việc bổ sung những vấn đề

lý luận cho việc THPL về KNHC nói chung và THPL về KNHC trong lĩnh vực

đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Các giải pháp căn bản nêu lên

trong luận án cần tiến hành thực hiện một cách đồng bộ, mới có thể bảo đảm cho

THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên được

thực hiện trên thực tế, từng bước xây dựng vùng Tây Nguyên, Việt Nam ngày

càng ổn định, phát triển theo hướng toàn diện và bền vững.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Duyên Hà (2006), Nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chính

quyền cấp xã ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay, thư ký đề tài nghiên

cứu khoa học cấp tỉnh, tháng 7/2006, Đắk Lắk.

2. Lê Duyên Hà (2008), “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (155), tr.49 -51.

3. Lê Duyên Hà (2010), Xây dựng mẫu hình đổi mới nội dung và phương thức

hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện

hiện nay, thư ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nghiệm thu tháng

6/2010, Đắk Lắk.

4. Lê Duyên Hà (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở các tỉnh

Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (185),

tr.39-42.

5. Lê Duyên Hà (2011), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở các tỉnh Tây

Nguyên, góp phần củng cố, kiện toàn chính quyền xã, phường, thị trấn

vững mạnh”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10 (190), tr.47-49.

6. Lê Duyên Hà (2013), “Một số yếu tố đặc thù tác động đến hoạt động HTCT

cơ sở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây

Nguyên, (3), tr.53-59.

7. Lê Duyên Hà (2013), “Phát huy vai trò già làng, người có uy tín vùng DTTS

trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí

Quản lý nhà nước, số (214), tr.57-60.

8. Lê Duyên Hà (2013), “Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật dân chủ

cơ sở cấp xã vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên”, Tạp chí

Khoa học Chính trị, (3), tr.61.

9. Lê Duyên Hà (2013), “Vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế - xã

hội bền vững ở Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9),

tr.76-79.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

155

10. Lê Duyên Hà (2013), Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo

thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk

Lắk, thư ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nghiệm thu tháng

12/2013, Đắk Lắk.

11. Lê Duyên Hà (2014), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Hội

đồng nhân dân cấp xã về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất ở Đắk

Lắk”, Đại biểu nhân dân của Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc

hội tỉnh Đắk Lắk, số 25(1), tr.9-11.

12. Lê Duyên Hà (2015), Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu

quả, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Đắk

Lắk, thư ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh nghiệm thu tháng

12/2015, Đắk Lắk.

13. Lê Duyên Hà (2015), “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở Tây Nguyên vững

mạnh để phát triển KT-XH theo hướng toàn diện và bền vững”, Tạp chí

Khoa học xã hội Tây Nguyên, (2).

14. Lê Duyên Hà (2015), “Luật tục của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đối

với sự phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19 (229),

tr.15-19.

15. Lê Duyên Hà (2015), “Một số vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây

Nguyên”, Báo cáo chuyên đề Hội thảo khoa học cấp Nhà nước, do Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, tháng 8/2015, Đắk Lắk.

16. Lê Duyên Hà (2015), Những thành tựu và định hướng phát triền kinh tế Đắk

Lắk qua các thời kỳ, Nxb Lý Luận chính trị, Hà Nội.

17. Lê Duyên Hà (2015), Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng Hội đồng

nhân dân cấp xã ở tỉnh Đắk Lắk, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh

nghiệm thu tháng 2/2016, Đắk Lắk.

18. Lê Duyên Hà (2016), Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng

nhân dân cấp xã trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam - từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, Nxb Lý Luận Chính trị,

Hà Nội.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

156

19. Lê Duyên Hà (2016), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết

khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Đắk Lắk.

20. Lê Duyên Hà (2017), Lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ cấp

xã ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

21. Lê Duyên Hà (2017), Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đắk Lắk, Tập bài

giảng chương trình trung cấp Lý luận chính trị, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

22. Lê Duyên Hà (2017), “Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh

vực đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra”. Báo

cáo chuyên đề Hội thảo khoa học cấp Nhà nước, do Viện Nghiên cứu

Lập pháp - Đại học Đông Đô thực hiện, (6), Cần Thơ.

23. Lê Duyên Hà (2017), “Những yếu tố tác động tới thực hiện pháp luật về khiếu

nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3), tr.51-55.

24. Lê Duyên Hà (2017), “Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, số 10 (338), tr.42-48.

25. Lê Duyên Hà (2017), “Thực trạng và bài học kinh nghiệm thực hiện pháp luật

về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây

Nguyên, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 4 (28)

26. Lê Duyên Hà (2017), Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện

nay, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

27. Lê Duyên Hà (2017) “Phát huy vai trò của già làng trong thực hiện dân

chủ cơ sở trên địa bàn các tỉnh vùng tây nguyên theo hướng phát

triển toàn diện, bền vững”, Báo cáo chuyên đề Hội thảo khoa học cấp

Quốc Gia, do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, tháng

11/2017, Gia Lai.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Thái Anh (2015), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai qua

thực tiễn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước

và pháp luật, Đại học quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo tình hình di dân tự do giai đoạn

2005-2010, Buôn Ma Thuột.

3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 07-BC/BCĐTN, ngày

20/4/2011, tổng kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ

Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm Quốc phòng - An

ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Buôn Ma Thuột.

4. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2014), Một số tư liệu về kinh tế, xã hội vùng Tây

Nguyên, Buôn Ma Thuột.

5. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Tổng quan kinh tế - xã hội và tiềm năng

phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

6. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2016), Một số tư liệu kinh tế, văn hóa, xã hội, dân

tộc, tôn giáo, An ninh - Quốc phòng vùng Tây Nguyên, Nxb Thông tấn,

Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2008), Thông báo Kết luận số 130-TB/TW, ngày 10/01/2008 về

tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và

giải pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

8. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 35/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

9. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Liên Xô (1984), Lý luận về Nhà

nước và pháp luật, (tái bản lần thứ 2 có bổ sung), Nxb Sách pháp lý,

Mátxcơva.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và

pháp luật đất đai, Báo cáo dự án, Hà Nội.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

158

11. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 25, phần 2, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

12. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

Luật Khiếu nại, Hà Nội.

13. Chính phủ (2014), Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều

của luật tiếp công dân, Hà Nội.

14. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật đất đai, Hà Nội.

15. Hoàng Ngọc Dũng (2015), Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc

cải cách hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ hành chính công, Học

viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp

hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21. Đại học quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật,

Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. D.N.Gorhunov (2006), “Những yếu tố tâm lý trong thực thi pháp luật”, Tạp

chí Nghiên cứu Lập pháp, (79).

24. Trần Hồng Hạnh (2015), "Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến

quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam, số 8 (93), tr.71-80.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

159

25. Nguyễn Hạnh (2005), Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của

công dân, Luận án tiến sĩ luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam,

Hà Nội.

26. Lê Tiến Hào (2011), Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng

và giải pháp, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà

nước của Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

27. Vũ Trọng Hách (2008), "Phân biệt rõ khiếu nại hành chính và khiếu kiện

hành chính", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 149 (6), tr.19-22.

28. Nguyễn Văn Hậu (2010), Chỉ dẫn pháp luật khiếu nại, tố cáo, thanh tra,

kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, Nxb Tư pháp,

Hà Nội.

29. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ

(2014), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 09 “Tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai”,

Hà Nội.

30. Dương Thị Thanh Huyền (2015), Giải quyết khiếu nại hành chính trong

lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình,

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp

luật, Đại học quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Những vấn đề bất cập của pháp luật trong công

tác giải quyết khiếu nại về đất đai”, Tạp chí Thanh tra, (6).

32. Phan Duy Hùng (2011), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ

quan hành chính Nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An), Luận văn thạc

sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc

gia, Hà Nội.

33. Thanh Hương (2015) “Yên Bái nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo”, tại trang http://www.baoyenbai.com.vn/244/130938/Yen-

Bai-nang-cao-chat-luong-giai-quyet-don-thu-khieu-nai-to-cao-.htm,

[truy cập ngày 7/5/2016].

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

160

34. Phan Trung Hiền (2011), “Quyền khiếu kiện khi Nhà nước thực hiện việc thu

hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Tạp chí Luật học, (7), tr.15 -23.

35. Nguyễn Quốc Hiệp (2013), “Một số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết

khiếu nại hành chính tại Nhật Bản”, tại trang http://canhsatnhandan.vn

/Home/Print/774/Mot-so-kinh-nghiem-ve-khieu-nai-va-giai-quyet-

khieu-nai-hanh-chinh-tai-Nhat-Ban, [truy cập ngày 9/10/2016].

36. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ

(2014), “Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh

chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai”, Đặc san Tuyên truyền pháp luật,

(09), Hà Nội.

37. Nguyễn Tuấn Khanh (2013), Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành

chính của công dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện

Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

38. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu

nại hành chính của công dân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

39. Lương Trung Kiên (2016), Áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai

của ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

40. Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch) (1999), Cơ sở xã hội pháp luật, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Thắng Lợi (2014), "Một số giải pháp đổi mới mô hình giải quyết

tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai" Tạp chí Dân chủ và Pháp

luật, số 10, tr.9.

42. Ngô Trường Lộc (2016), "Nâng cao hiệu quả giải quyết KNHC trong lĩnh vực

đất đai", tại trang http://baocamau.com.vn/quoc-phong-an-ninh/nang-

cao-hieu-qua-giai-quyet-khieu-nai-hanh-chinh-trong-linh-vuc-dat-dai-

41170.html, [truy cập ngày 25/3/2017].

43. Nguyễn Ngọc Linh (2014), Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố

cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quang Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

161

44. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

46. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Cao Vũ Minh (2012), "Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định", Tạp

chí Nhà nước và Pháp luật, số (10), tr.55-59.

49. Bình Minh (2015) “Kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2015”, tại trang http://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-dia-

phuong/201511/lai-chau-ket-qua-cong-tac-tiep-cong-dan-giai-quyet-

khieu-nai-to-cao-nam-2015-299270/, [truy cập ngày 4/6/2016].

50. Nguyễn Văn Mạnh (1999), Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và

những bài học kinh nghiệm, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

51. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2010), Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Hành chính, Hà Nội.

52. Võ Văn Mạnh (2008), "Những giải pháp hiệu quả trong việc giao đất, giao

rừng ở tỉnh Kon Tum", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7).

53. Trần Thị Thúy Mai (2010), Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu

nại, tố cáo, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

54. Ngân hàng Thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển đổi đất

tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và cơ chể

giải quyết khiếu nại, Hà Nội.

55. Ngọ Văn Nhân (2010), Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

56. Phạm Hữu Nghị (2009), "Chính sách pháp luật và những thay đổi trong quan

hệ đất đai ở khu vực Tây Nguyên từ năm 1945 đến nay", Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số (9), tr.36 -39.

57. Thái Văn Ngọc (2015), Kon Tum nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và

giải quyết khiếu nại, tố cáo, Trang thông tin Ban Nội chính Trung ương,

ngày 19/12/2015.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

162

58. Hoàng Thị Kim Quế (2015), “Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của

công dân ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà

Nội: Luật học, tập 31, (3) tr.26-31.

59. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật Hình sự

(sửa đổi năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

61. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

64. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Phòng,

chống tham nhũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Tiếp công

dân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

66. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Hoà giải

cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

67. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị quyết số

30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Hà Nội.

68. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị quyết số

39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả

thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của

công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Hà Nội.

69. Nguyễn Cảnh Quý (2012), Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán

bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

163

70. Thảo Quyên (2017), “Tăng cường tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo năm 2016” tại trang http://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-dia-

phuong/201701/hoa-binh-tang-cuong-tiep-cong-dan-giai-quyet-don-

thu-khieu-nai-to-cao-nam-2016-301780, [truy cập ngày 15/3/2017].

71. Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán (2001), Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố

cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học

viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

72. Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của

Uỷ ban nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật

học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

73. Thanh tra Chính phủ (2011), Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân, số

07, Hà Nội.

74. Thanh tra Chính phủ (2012), Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải

quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai, Hà Nội.

75. Thanh tra Chính phủ (2014), Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, Hà Nội.

76. Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh (2004), Một số vấn đề về đổi mới cơ

chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

77. Trần Phúc Thăng, Phạm Thị Thắng (2014), "Kinh nghiệm của một số nước

trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai", Tạp chí Lý luận

Chính trị, (8).

78. Nguyễn Thị Hồng Thơm (2010), Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố

cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay, Luận

văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

79. Nguyễn Thế Thuấn (2001), Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công

dân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

80. Trịnh Thu Thủy (2017), “Những mặt được và hạn chế, bất cập trong quy định

về khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính” tại trang

http://tnmtphutho.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-

lieu-tuyen-truyen/Nhung-mat-duoc-va-han-che-bat-cap-trong-quy-

dinh-ve-khieu-nai-quyet-dinh-hanh-chinh-hanh-vi-hanh-chinh-2329,

[truy cập ngày 21/5/2017].

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

164

81. Thủ Tướng Chính phủ (2005), Quyết định 146/2005/QĐ-TTg Về việc thu hồi

đất sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho các hộ đồng bào dân

tộc thiểu số nghèo, tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm

trường quốc doanh, Hà Nội.

82. Thủ Tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1592/QĐ-TTg Về việc tiếp tục thực

hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến

năm 2010 cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn,

Hà Nội.

83. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1342/QĐ-TTg Phê duyệt Kế

hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư

đến năm 2012, Hà Nội.

84. Thủ Tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg Về việc tiếp

tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho

đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015, Hà Nội.

85. Thủ Tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg, ngày

20/5/2013 Phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh

hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo, Hà Nội.

86. Tỉnh ủy Đắk Nông (2016), Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 27/7/2016 của Tỉnh

ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, sử dụng đất đai

gắn với quản lý dân cư giai đoạn năm 2016-2020, Đắk Nông.

87. Ngô Mạnh Toan (2007), Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều

kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Luật học, Đại học quốc gia, Hà Nội.

88. Bạch Thái Toàn (2015), "Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về đất

đai", tại trang http://tnmtphutho.gov.vn/index.php?language=vi&nv=

news&op=Tai-nguyen-dat/Giai-quyet-khieu-nai-Quyet-dinh-hanh-

chinh-ve-dat-dai-2088, [truy cập ngày 23/11/2016].

89. Phạm Anh Tuấn (2011), Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam

hiện nay và vấn đề hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

165

90. Đặng Anh Tuấn (2014), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - Qua

thực tiễn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

91. Đinh Quốc Tuấn (2011), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay,

Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai, Hà Nội.

92. Nguyễn Quang Tuyến (2012), "Vai trò của luật tục Bahnar trong quản lý,

sử dụng đất đai, môi trường và bảo vệ rừng", Tạp chí Luật học, (12),

tr.59-67.

93. Nguyễn Quang Tuyến (2013), "Kinh nghiệm của một số nước về bồi thường

khi nhà nước thu hồi đất", Bản tin Thông tin Khoa học Lập pháp, (01).

94. Lữ văn Tuyền (2017), “Sơn La: Kết quả công tác tiếp công dân và giải quyết

khiếu nại, tố cáo năm 2016”, tại trang http://noichinh.vn/cong-tac-noi-

chinh/201701/son-la-ket-qua-cong-tac-tiep-cong-dan-va-giai-quyet-

khieu-nai-to-cao-nam-2016-301735/, [truy cập ngày 5/3/2017].

95. Đức Tú (2016), “Lâm Đồng thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Tố cáo" tại trang

http://baolamdong.vn/phapluat, [truy cập ngày 24/1/2017].

96. Nguyễn Danh Tú (2013), Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây

dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học

viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Việt Nam, Hà Nội.

97. Ngô Hữu Tường (2017), “Tỉnh ủy Lào Cai chỉ đạo việc tiếp và giải quyết đơn thư,

khiếu nại, tố cáo của công dân”, tại trang http://www.xaydungdang.org.vn

/Home/nghiquyet/2017/10404/Tinh-uy-Lao-Cai-chi-dao-viec-tiep-va-

giai-quyet-don.aspx, [truy cập ngày 9/6/2017].

98. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp

luật (tái bản lần thứ 3 có sửa đổi), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

99. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà

nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

100. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

166

101. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 243/BC-UBND, ngày

09/11/2014 về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng

- an ninh năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc

phòng - an ninh năm 2015, Đắk Lắk.

102. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo số 566/BC-UBND ngày

17/11/2014 tổng kết quả về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo

về phòng, chống tham nhũng từ năm 2011 đến năm 2014, Đắk Lắk.

103. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo thực hiện các giải pháp

phòng, chống tham nhũng, Đắk Lắk.

104. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo số 15/BC-UBND, ngày

27/01/2016 về Tổng kết 10 năm luật phòng, chống tham nhũng,

Đắk Lắk.

105. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2016), Báo cáo số 210/BC-UBND, ngày

22/11/2016 Tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên

địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.

106. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2016), Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế xã hội, các chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2011-2015; mục tiêu, nhiệm vụ và giải

pháp thực hiện giai đoạn 2016-2020, Lâm Đồng.

107. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2012) Chỉ thị số 05/2012/CT-UBND về

việc chấn chỉnh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa

bàn tỉnh, Lâm Đồng.

108. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2016), Báo cáo số 139/BC-UBND, ngày

24/10/2016, Tổng kết 04 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trên

địa bàn tỉnh, Gia Lai.

109. Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2015), Báo cáo số 308/BC-UBND, ngày

9/11/2015 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng

- an ninh năm 2015, Kon Tum.

110. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế

- xã hội 5 năm 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016 -

2020, Báo cáo, số 505/BC-UBND, Đắk Nông.

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

167

111. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2017), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải

quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ công

tác 6 tháng cuối năm 2016, Báo cáo, số 167/BC-UBND, Điện Biên.

112. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo số 643/BC-UBND, ngày

29/9/2016 về tình hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo từ năm 2012 -2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Đắk Nông.

113. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Nghị quyết số 759/UBTVQH13, ngày

15/5/2014 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan

của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân và đại biểu hội

đồng nhân dân các cấp, Hà Nội.

114. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

115. Viện Nhà nước và Pháp luật (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước

và pháp luật, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

116. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải

quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.

117. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1996), Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

118. Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian - Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Gia Lai

(1999), Luật tục Jrai, Pleiku, tr.40.

119. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin,

Hà Nội.

* Tài liệu tiếng Anh

120. Bagus S.D. Nur Buwono - Bastaman, Enrico Bagus Law office Indonesia,

(2012). Research paper on Law on land acquisition for public interest.

121. Edwin Felter (2003), Complaint resolution system of the US administration”,

Senior Judge Administrative Law, Administrative Court Colorado.

122. Fabian Thiel (2009), Property entails obligations: Land and property law in

Germany, https://www.fig.net/.../magel_melbourne_feb_2003.pdf.

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

168

123. Fu Hualing and Gillespie, John (eds) (2014) Resolving Land Disputes in East Asia:

Exploring the Limit of Law, (Cambridge: Cambridge University Press).

124. Fitzpatrick, Daniel (2008), “Beyond Dualism: Land Acquisition and Law in

Indonesia”, Tim Lindsey (ed.), Indonesia: Law and Society (2nd ed),

Sydney: The Federation Press 224-247.

125. Hanafiah Pongga & Partners, Global Busines Guide Company (2012).

Research paper on Law on land acquisition for public interest in

Indonesia.

126. Hel, Chamroeun (2012), “Introduction to the LandLaw of Cambodia”, Hor

Peng, Kong Phallack, and Jörg Menzel (eds.) Introduction to

Cambodian Law (Phnom Penh, Konrad-Adnauer Stiftung).

127. Hu, Jieren “Grant Mediation in China” 51(6) Asian Survey 1065-1089.

128. John Ikerd (2001), “Who owns America - Land use Planning for

Sustainability” Univercity Missouri, 07/3/2001.

129. John Gillespie, Fu Hualing and Pham Duy Nghia (2014), Land - Taking

Disputes in East Asia: A Compartive Analysia and Implications for

Vietnam, UNDP Vietnam 2014. Director of the Asia Pacific Business

Regulation Group, Department of Business Law and Taxation, Monash

University, Australia.

130. Michael Adler, Christopher Farrell, Steven Finch, Jane Lewis và Dan Philo

(2006), Administrative Grievances: A developmental Study.

131. Whiting, Susan H. and Shao Hua (2014), “Courts and Political Stability:

Mediating Rural Land Disputes”, Cambridge: Cambridge University Press).

132. Zazali, Ahmad (2012), The Importance of Mainstreaming Alternative

Dispute Resolution (ADR) in Tenurial Conflict Resolution in Indonesia,

Scale-up website, February 20, http://www.forestpeoples.org.

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

169

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN VIỆT NAM, NĂM 2017

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

170

Phụ lục 2

Phiếu số: 01- NKNHCĐĐ

PHIẾU KHẢO SÁT

Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về khiếu nại

hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam

(Dành cho người đi khiếu nại hành chính về đất đai)

Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từ đó góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực đất đai của các cơ quan thẩm quyền, đặc biệt trong việc

giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của cơ quan

hành chính nhà nước. Chúng tôi rất mong ông (bà) cho biết ý kiến của mình thông qua việc

trả lời các câu hỏi mà chúng tôi chuẩn bị cùng các phương án trả lời.

Xin ông (bà) dành thời gian đọc kỹ các câu hỏi và các chỉ dẫn kèm theo, đánh dấu

(x) vào ô trống cùng dòng.

Những thông tin do ông (bà) cung cấp trong phiếu này, được đảm bảo chỉ sử dụng

vào mục đích nghiên cứu khoa học.

PHẦN 1

THÔNG TIN CHUNG

1. Ông (bà) hãy cho biết độ tuổi của mình?

Từ 21 đến 30 tuổi: Từ 31 đến 40 tuổi: Từ 41 đến 50 tuổi: Từ 51 trở lên:

2. Giới tính của ông (bà)?

- Nam: Nữ:

3. Trình độ học vấn của ông (bà)?

- Trung cấp: Cao đẳng: Đại học: Sau đại học: Khác:

4. Nghề nghiệp của ông (bà)?

- Cán bộ hưu trí

- Nông dân

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

171

PHẦN 2 NỘI DUNG CÂU HỎI

Câu 1: Xin ông (bà) hãy cho biết, vụ khiếu nại hành chính về đất đai mà ông (bà) đề

nghị đã được cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết thuộc nội dung

nào sau đây?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Khiếu nại hành chính về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng

mặt bằng

2 Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng 3 Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất,

đề nghị được tăng giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

4 Khiếu nại hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai

5 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6 Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ

quản lý, sử dụng đất đai

Câu 2: Vụ việc KNHC đã được cơ quan HCNN có thẩm quyền thụ lý giải quyết có đúng

theo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu Nại năm 2011 và

Luật Đất đai năm 2013 hay không?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Đã giải quyết đúng theo luật 2 Giải quyết chưa đúng theo luật 3 Vừa đúng vừa không đúng

Câu 3: Việc giải quyết không đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết

khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính chủ yếu tập trung vào những nội dung nào

sau đây? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Không trả lời hoặc chậm trả lời việc thụ lý hay không thụ lý đơn

khiếu nại

2 Không thụ lý đơn khiếu nại nhưng không có văn bản hoặc ý kiến giải

thích rõ ràng

3 Không tiến hành đầy đủ các nội dung xác minh vụ việc 4 Có kết quả xác minh vụ việc nhưng không gửi văn bản xác minh cho

người khiếu nại

5 Không tiến hành đối thoại với người khiếu nại

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

172

Câu 4: Ông (bà) hãy cho biết những quyền lợi sau đây của người khiếu nại đã được cơ

quan hành chính nhà nước thực hiện đảm bảo chưa? (có thể chọn nhiều phương án)

Lựa chọn Stt Quyền lợi

Không

Bảo

đảm

Bảo

đảm

một

phần

Bảo

đảm

tốt

1 Quyền được thông báo trước về chủ trương, phương

án và quyết định thu hồi bồi thường, tái định cư

2 Quyền được tham gia các buổi họp dân liên quan đến

bồi thường đất đai, hỗ trợ tái định cư

3 Quyền được bồi thường về đất và các tài sản gắn liền

trên đất đúng theo quy định của pháp luật về bồi

thường đất đai của chính quyền địa phương và các

CQNN cấp trên

4 Quyền được nhận hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định

sản xuất

5 Quyền được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo

việc làm

6 Quyền được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải

quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại

đất đai

7 Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại đất đai và giải trình

ý kiến của mình về chứng cứ đó;

Câu 5: Trong quá trình khiếu nại hành chính về đất đai, ông (bà) có gặp những khó

khăn, vướng mắc về thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính đất đai sau

đây? (chọn nhiều phương án)

Stt Vướng mắc Lựa chọn

1 Vướng mắc về thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính

đất đai

2 Vướng mắc trong việc liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước

có trách nhiệm phối hợp giải quyết

3 Vướng mắc về thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại hành chính đất

đai

4 Vướng mắc trong việc đối thoại 5 Vướng mắc về đo đạc, lập bản vẽ hoặc thẩm định phần đất tranh chấp 6 Vướng mắc về công tác kê khai diện tích đất đai, tài sản gắn liền trên

đất được bồi thường

7 Vướng mắc trong việc chứng minh nguồn gốc sử dụng đất

8 Vướng mắc trong việc hỗ trợ ổn định tái định cư

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

173

Câu 6: Ông/bà đánh giá như thế nào về thái độ tiếp công dân giải quyết khiếu nại hành chính đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương?

Stt Nội dung câu hỏi 1 Nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, dễ gần 2 CB,CC tiếp dân có thái độ chưa thật chuẩn mực 3 Không tổ chức công tác tiếp công dân 4 Nhiều TTHC còn rườm rà, bệnh giấy tờ chưa giảm 5 Làm phiền hà cho dân phải đi lại nhiều lần

Câu 7: Ông/bà đánh giá như thế nào về cán bộ cơ quan hành chính nhà nước giải quyết khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương? (Có thể chọn nhiều đáp án)

Phương án trả lời Stt Nội dung câu hỏi

Đồng ý Không đồng ý

1 Bản lĩnh chính trị vững vàng

2 Nắm bắt nhanh các văn bản về đất đai 3 Có kỹ năng nhất định về công việc

4 Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nướcvề đất đai

5 Ý thức trách nhiệm với công việc với nhân dân cao

6 Khác (xin nêu rõ ……………………………………………

Câu 8: Theo ông /bà thời hiệu khiếu nại đất đai nên quy định thời gian là?

1 45 ngày 2 60 ngày 3 1 năm 4 Không quy định thời gian chậm nhất

Câu 9: Xin ông/bà cho biết đánh giá của mình về thời gian giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai mà ông/bà đã được cơ quan hành chính nhà nước giải quyết?

1 Chậm so với quy định 2 Sớm hoặc đúng quy định 3 Trễ hẹn nhưng được thông báo lý do 4 Trễ hẹn nhưng không thông báo lý do

Câu 10: Xin ông/bà cho biết đánh giá của mình về thời gian giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai mà ông/bà đã được cơ quan hành chính nhà nước giải quyết?

Chậm so với quy định

Sớm hoặc đúng quy định

Trễ hẹn nhưng được thông báo lý do

Trễ hẹn nhưng không thông báo lý

do

Theo ông (bà) thời gian giải quyết khiếu nại đất đai nên quy định là? 20 ngày 30 ngày 45 ngày 90 ngày

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

174

Câu 11: Vụ việc khiếu nại hành chính đất đai của ông/bà có liên quan đến vụ việc khiếu

nại đất đai phức tạp, đông người hay không? (Nếu có trả lời tiếp câu 13)

1 Có 2 Không

Câu 12: Nội dung khiếu nại hành chính đất đai phức tạp, đông người liên quan đến

lĩnh vực nào sau đây?

1 Khiếu nại đất đai liên quan đến việc đòi lại lại đất có nguồn gốc

của nhà thờ, từ đường dòng họ

2 Khiếu nại đất đai liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng để

xây dựng các công trình quốc gia, địa phương

3 Khiếu nại đất đai liên quan đến việc ra quyết định thu hồi đất

sai quy định pháp luật

Câu 13: Ông/bà tiếp cận hay tìm hiểu quy định về tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

hành chính qua hình thức, kênh thông tin nào?

1 Qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng điện tử…) 2 Đọc bảng niêm yết tại nơi tiếp nhận hồ sơ 3 Nhờ người quen hướng dẫn 4 Qua công chức tiếp nhận hướng dẫn

Câu 14: Ông (bà) hài lòng về việc khiếu nại tranh chấp đất đai cơ quan HCNN ?

1 Hài lòng 2 Chấp nhận được 3 Không hài lòng 4 Rất không hài lòng

Câu 15: Theo ông (bà) các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

đất đai ?

1 Quy định rõ ràng 2 Còn chồng chéo, mâu thuẫn 3 Chưa thống nhất, còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho

người dân

Câu 16: Theo ông (bà) chất lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc khiếu nại hành về

đất đai cơ quan hành chính nhà nước ?

1 Đã đáp ứng rất tốt được yêu cầu

2 Đáp ứng được yêu cầu một phần

3 Chưa đáp ứng được yêu cầu

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

175

Câu 17: Theo ông (bà) một số quy định về trình tự, thủ tục, thời gian khiếu nại và giải quyết khiếu nại như thế nào ?

1 Phù hợp 2 Phù hợp một phần 3 Chưa phù hợp với thực tế với các quy định của pháp luật về

thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai ?

Câu 18: Theo ông (bà) Các văn bản hướng dẫn của chính quyền địa phương về thực thi pháp luật đất đai, giải quyết khiếu nại đất đai như thế nào ?

1 Văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể 2 Còn chung chung, thiếu tính cụ thể 3 Còn chồng chéo

Câu 19: Theo ông (bà) đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương ? (chọn nhiều phương án) STT Hạn chế, bất cập Lựa chọn

1 Một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức hết tính chất phức tạp của các vụ việc khiếu nại đất đai dẫn đến thiếu nhiệt tình trong việc giải quyết

2 Hiểu biết pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai của một bộ phận người khiếu nại còn thấp

3 Năng lực giải quyết khiếu nại đất đai hành chính của chính quyền các cấp còn hạn chế dẫn đến nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài

4 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại đất đai chưa chặt chẽ

Câu 20: Xin ông/bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về năng lực làm việc, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại địa phương ông/bà sinh sống?

Yếu, kém Trung bình Khá Tốt

Câu 21: Theo ông/bà để nâng cao hơn nữa chất lượng trong phục vụ, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cho người dân thì cơ quan giải quyết cần cải thiện các nội dung nào sau đây ? (chọn nhiều phương án trả lời) Stt Nội dung Lựa chọn

1 Tiếp tục duy trì việc thực hiện cơ chế một cửa

2 Cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị nơi tiếp nhận hồ sơ

3 Công khai thủ tục đầy đủ, rõ ràng hơn đến người dân

4 Cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức 5 Hướng dẫn kê khai biểu mẫu cụ thể hơn

6 Rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết 7 Giảm bớt mẫu giấy tờ, thông tin kê khai 8 Giảm bớt các khoản phí, lệ phí

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

176

Câu 22: Theo ông (bà) cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết

khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương? (Có thể chọn nhiều phương án)

Stt Giải pháp Lựa chọn

1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại và đất đai

2 Xác định rõ thẩm quyền giải quyết, quy định trách nhiệm giải trình của cán

bộ, công chức vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời

3 Tăng cường đối thoại với đương sự

4 Xây dựng mô hình giải quyết khiếu nại đất đai nhanh chóng, thuận tiện phù

hợp với công cuộc cải cách hành chính và hội nhập quốc tế

5 Không ngừng năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của đội

ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đất đai

6 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại đất đai

7 Nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, pháp luật đất đai cho người dân

8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết

khiếu nại đất đai

9 Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giải quyết khiếu nại

10 Giải pháp khác (Xin nêu rõ) ……………….....................................

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông /bà

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

177

Phụ lục 3

Phiếu số: 02- GQKNHCĐĐ

PHIẾU KHẢO SÁT

Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về khiếu nại

hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh

Tây Nguyên, Việt Nam

(Dành cho các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai)

Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành

chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, để từ đó góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai của các cơ quan thẩm quyền, đặc biệt trong

việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của cơ

quan hành chính nhà nước. Chúng tôi rất mong đồng chí cho biết ý kiến của mình thông

qua việc trả lời các câu hỏi mà chúng tôi chuẩn bị cùng các phương án trả lời.

Xin đồng chí dành thời gian đọc kỹ các câu hỏi và các chỉ dẫn kèm theo. Nhất trí

với phương án nào xin đồng chí đánh dấu (x) vào ô trống cùng dòng.

Những thông tin do đồng chí cung cấp trong phiếu này, được đảm bảo chỉ sử dụng

vào mục đích nghiên cứu khoa học.

PHẦN 1

THÔNG TIN CHUNG

1. Đồng chí hãy cho biết độ tuổi của mình?

Từ 21 đến 30 tuổi: Từ 31 đến 40 tuổi: Từ 41 đến 50 tuổi: Từ 51 đến 60 tuổi:

2. Giới tính của đồng chí ?

- Nam: Nữ:

3. Trình độ học vấn của đồng chí?

- Trung cấp: Cao đẳng: Đại học: Sau đại học: Khác:

4. Nghề nghiệp của đồng chí ?

- Viên chức:

- Cán bộ lãnh đạo, công chức cấp xã:

- Cán bộ lãnh đạo, công chức cấp huyện:

- Cán bộ lãnh đạo, công chức cấp tỉnh

Page 184: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

178

PHẦN 2

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Theo đồng chí tổ chức Đảng có vai trò như thế nào đối với quá trình áp dụng

pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Không quan trọng

Câu 2: Theo đồng chí mức độ hài lòng người dân hiện nay đối với quá trình tiếp nhận

và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đại của nhà nước như thế nào?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Rất hài lòng 2 Bình thường 3 Không hài lòng 4 Rất không hài lòng

Câu 3: Theo đồng chí thái độ của người khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay đã tuân thủ pháp luật?

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Đúng theo pháp luật 2 Chưa tuân thủ theo pháp luật 3 Không có ý kiến

Câu 4. Đồng chí đang công tác thuộc loại hình cơ quan nào dưới đây? Stt Nội dung Lựa chọn 1 Ủy ban nhân dân 2 2. Cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân

Câu 5: Theo đồng chí các cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại hành chính về đất đai thường tập trung vào các loại nào sau đây?

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Khiếu nại hành chính về quản lý đất đai, chính sách đền bù

giải phóng mặt bằng

2 Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đề nghị được tăng giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

3 Khiếu nại hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai 4 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất

5 Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

6 Khiếu nại đòi lại đất cũ Câu 6. Theo đồng chí trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức

tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai như thế nào?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Phát huy tốt

Page 185: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

179

2 Có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng còn chậm 3 Không có gì thay đổi

Câu 7: Theo đồng chí những dấu hiệu nào sau đây được coi là vụ việc khiếu nại đất đai

phức tạp?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều CQNN

trong khi quan điểm giải quyết thiếu thống nhất nên vụ việc

chưa được giải quyết dứt điểm

2 Căn cứ để xem xét, giải quyết nội dung khiếu nai, tố cáo, tranh

chấp không rõ ràng, hồ sơ liên quan đến vụ việc không đầy đủ

3 Vụ việc đã được CQNN có thẩm quyền giải quyết hết thẩm

quyền (quyết định giải quyết, bản án có hiệu lực pháp luật)

nhưng công dân không chấp hành quyết định giải quyết, tiếp

tục khiếu nại

4 Vụ việc khiếu nại, tranh chấp có nhiều người tham gia, có tổ

chức

5 Dấu hiệu khác (đề nghị ghi

rõ):.............................................................

Câu 8: Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành tiếp nhận giải quyết

khoảng bao nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Từ 1 đến 5 vụ việc 2 Từ 5 đến 10 vụ việc Từ 10 đến 15 vụ việc 3 Trên 15 vụ việc (ghi số lượng cụ thể):..........................

Câu 9: Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành giải quyết khoảng bao

nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Không có vụ việc nào 2 Từ 1 đến 5 vụ việc 3 Từ 5 đến 10 vụ việc 4 Từ 10 đến 15 vụ việc

Câu 10: Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành giải quyết khoảng bao

nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai tồn đọng, phức tạp, kéo dài?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Không có vụ việc nào Từ 1 đến 5 vụ việc 2 Từ 5 đến 10 vụ việc 3 Từ 10 đến 15 vụ việc Trên 15 vụ việc (ghi số lượng cụ thể………

Page 186: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

180

Câu 11: Xin đồng chí vui lòng cho biết về việc bố trí nguồn lực (nhân lực, tài chính…)

cho công tác tiếp nhận giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nơi đồng chí công tác

đã phù hợp chưa?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Chưa phù hợp 2 Phù hợp 3 Rất phù hợp 4 Nắm chắc Không có gì thay đổi

Câu 12: Theo đồng chí quy định pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành

chính về đất đai hiện nay?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Rất tốt 2 Tốt 3 Chưa tốt

Câu 13: Những lĩnh vực khiếu nại đất đai nào dưới đây mà cơ quan đồng chí đã từng

giải quyết và mức độ của nó?

Stt Lĩnh vực khiếu nại đất đai Rất

phổ

biến

Phổ

biến

Ít

phổ

biến

Không

1 Liên quan đến công tác bồi thường đất 2 Liên quan đến hỗ trợ, tái định cư 3 Liên quan đến công tác thu hồi đất, cấp

và giao đất

4 Liên quan đến công tác quy hoạch và

chuyển đổi mục đích sử dụng đất

5 Liên quan đến công tác tổ chức thi hành

pháp luật đất đai

6 Liên quan đến công tác cán bộ và quản

lý cán bộ địa chính các cấp.

7 Khác (ghi rõ):……………………….

……………………………………….

……………………………………….

Câu 14: Cơ quan đồng chí có quy trình tiếp công dân của mình không?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Có 2 Không

Câu 15: Cơ quan đồng chí có quy trình riêng về tiếp công dân ðến khiếu nại, ðối với các vụ việc có dấu hiệu phức tạp của mình không?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Có 2 Không

Page 187: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

181

Câu 16: Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại đất đai đối với các vụ việc có dấu hiệu phức tạp của cơ quan được thực hiện qua những bước nào sau đây? (tích vào những mục mà cơ quan đồng chí thường thực hiện)

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Xác định nhân thân của người khiếu nại, tính hợp pháp của

người đại diện theo quy định của pháp luật (đối với khiếu nại); giữ bí mật và bảo vệ người

2 Nghe ghi chép 3 Tiếp nhận thông tin tài liệu 4 Phân loại 5 Xử lý

Nếu cơ quan đồng chí có quy trình tiếp công dân đặc thù không theo các bước trên đây xin vui lòng trình bày tóm tắt lại quy trình đó ở dưới đây: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 17: Quy trình giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan đồng chí được thực hiện qua những bước nào sau đây? (tích vào những mục mà Quý cơ quan thường thực hiện)

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Tiếp nhận khiếu nại đất đai qua bộ phận đầu mối 2 Xử lý phân loại khiếu nại 3 Chuyển đến đơn vị phối hợp giải quyết khiếu nại 4 Chuyển đến phòng ban chức năng 5 Chuyển đến người đứng đầu cơ quan/người có thẩm quyền

giải quyết

6 Tiến hành xác minh 7 Đối thoại với người khiếu nại 8 Trả lời/ra quyết định giải quyết khiếu nại 9 Gửi quyết định giải quyết khiếu nại tới cá nhân, cơ quan, tổ

chức khiếu nại và các bên liên quan

Nếu cơ quan đồng chí có quy trình giải quyết khiếu nại đặc thù không theo các bước trên đây xin vui lòng trình bày tóm tắt lại quy trình đó ở dưới đây: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 18: Theo đồng chí kết quả giải quyết khiếu nại đất đai có được cơ quan hành chính công bố công khai không?

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Có 2 Không

Câu 19: Theo đồng chí kết quả giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan đồng chí được công khai bằng hình thức nào dưới đây?

Stt Nội dung Lựa chọn 1 Công bố tại cuộc họp cơ quan 2 Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ

quan

3 Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. 4 Hình thức khác (ghi rõ):.................................................

Page 188: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

182

Câu 20: Theo đồng chí những vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại đất đai hiện là? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa chi tiết, cụ thể

2 Chưa có quy trình khung cho công tác này 3 Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại đất đai của cán bộ hạn chế 4 Loại vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai quá phức tạp 5 Công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn việc chấp hành pháp

luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn chưa sát sao, thường xuyên

6 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa đạt hiệu quả cao

7 Nguyên nhân khác(ghi rõ)..................................................................................

Câu 21: Đồng chí hãy đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai trong thời gian tới?

Mức độ Stt Giải pháp Rất cần

thiết Cần thiết

Không cần thiết

1 Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, các quy trình về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

2 Có một quy trình mẫu về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai

3 Có một quy trình mẫu về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

4 Có đầu mối, cán bộ chuyên trách về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

5 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm của người đứng đầu đơn vị đối với công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

6 Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

7

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

8

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tranh chấp đất đai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao động trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

9 Khác:.........................................................................

Page 189: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

183

Câu 22: Nếu phải tham gia các khóa bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức phụ trách công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính thì đồng chí mong muốn được bồi dưỡng về những vấn đề/nội dung gì?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Các kỹ năng giao tiếp với người dân

2 Cập nhật văn bản pháp luật

3 Các vấn đề về tư vấn soạn thảo, đàm phán, ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng

Câu 23: Đồng chí hãy cho biết thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức đối với việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đại như thế nào?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Thái độ tích cực

2 Chưa tích cực

3 Một bộ phận chưa tích cực

Câu 24: Nhận xét của đồng chí về việc giải quyết khiếu nại hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay như thế nào?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Rất phù hợp

2 Phù hợp

3 Chưa phù hợp

Câu 25: Theo đồng chí giải quyết tốt các khiếu nại hành chính về đất đại hiện nay, cần chú ý tới những vấn đề gì?

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật

2 Có sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên

3 Năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức

4 Nâng cao hiểu biết của người dân

5 Tăng cường phối hợp trong giải quyết

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của đồng chí!

Page 190: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

184

Phụ lục 4

BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN (Dành cho đối tượng người khiếu nại hành chính về đất đai)

TT Nội dung câu hỏi Tổng số Tỷ lệ

(%)

Câu 1 Xin ông (bà) hãy cho biết, vụ khiếu nại đất đai mà ông (bà) đề nghị đã được cơ

quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết thuộc nội dung nào sau

đây?

1 Khiếu nại hành chính về quản lý đất đai, chính sách đền bù

giải phóng mặt bằng.

167/500 33,4%

2 Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu

hồi đất, đề nghị được tăng giá bồi thường khi nhà nước thu hồi

đất

105/500 21%

3 Khiếu nại hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai 48/500 9,6%

4 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất

75/500 15%

5 Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm

chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

60/500 12%

6 Khiếu nại đòi lại đất cũ 26/500 5,2%

Câu 2 Vụ việc khiếu nại đất đai đã được cơ quan HCNN có thẩm quyền thụ lý giải

quyết có đúng theo quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Luật

Khiếu Nại năm 2011 và Luật Đất đai năm 2013 hay không?

1 Đã giải quyết đúng theo luật 269/500 53.8%

2 Giải quyết chưa đúng theo luật 180/500 36%

3 Vừa đúng vừa không đúng 51/500 10,2%

Câu 3 Việc giải quyết không đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết

khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính chủ yếu tập trung vào những nội dung nào sau đây? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

1 Không trả lời hoặc chậm trả lời việc thụ lý hay không thụ lý

đơn khiếu nại

126/500 25,2%

2 Không thụ lý đơn khiếu nại nhưng không có văn bản hoặc ý

kiến giải thích rõ ràng

90/500 18%

3 Không tiến hành đầy đủ các nội dung xác minh vụ việc 227/500 45,4%

4 Có kết quả xác minh vụ việc nhưng không gửi văn bản xác

minh cho người khiếu nại

160/500 32%

5 Không tiến hành đối thoại với người khiếu nại 180/500 36%

Page 191: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

185

Câu 4 Ông (bà) hãy cho biết những nội dung nào sau đây được cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đảm bảo? (chọn nhiều phương án)

1 Được thông báo trước về chủ trương, phương án và quyết định thu hồi bồi thường, tái định cư

220/500 44%

2 Góp ý cho phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 204/500 40,8%

3 Chỉ được thông báo về phương án 173/500 34,6%

4 Không được biết gì về phương án này 123/500 24,6%

Câu 5 Ông (bà) có được góp ý về giá đất khi bồi thường?

1 Ý kiến của mình được chấp nhận và có điều chỉnh 81/500 16,2%

2 Được chấp nhận để tham khảo 155/500 31%

3 Không được chấp nhận 259/500 51,8%

4 Không muốn góp ý 10/500 2%

Câu 6 Trong quá trình khiếu nại hành chính về đất đai, ông (bà) có gặp những khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính đất đai sau đây? (chọn nhiều phương án)

1 Vướng mắc trong việc liên hệ với các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm phối hợp giải quyết

411/500 82,2%

2 Vướng mắc về thời hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại hành chính đất đai

325/500 65,0%

3 Vướng mắc trong việc đối thoại 435/500 87,0%

4 Vướng mắc trong việc chứng minh nguồn gốc sử dụng đất 463/500 92,6%

5 Vướng mắc trong việc hỗ trợ ổn định tái định cư 394/500 78,8%

4 Thông tin về kết luận xác minh giải quyết vụ việc khiếu nại đất đai

160/500 32%

Câu 7 Ông/bà đánh giá như thế nào về thái độ tiếp công dân giải quyết khiếu nại hành chính đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương?

1 Nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, dễ gần 235/500 47,0%

2 CB,CC tiếp dân có thái độ chưa thật chuẩn mực 144/500 28,8%

3 Không tổ chức công tác tiếp công dân 25/500 5,0%

4 Nhiều TTHC còn rườm rà, bệnh giấy tờ chưa giảm 118/500 23,6%

5 Làm phiền hà cho dân phải đi lại nhiều lần 90/500 18,0%

Câu 8 Ông/bà đánh giá như thế nào về cán bộ cơ quan hành chính nhà nước giải quyết khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1 Bản lĩnh chính trị vững vàng 235/500 65%

2 Nắm bắt nhanh các văn bản về đất đai 377/500 75,4%

3 Có kỹ năng nhất định về công việc 343/500 68,6%

4 Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nướcvề đất đai

385/500 77%

5 Ý thức trách nhiệm với công việc với nhân dân cao 221/500 44,2%

6 Khác (xin nêu rõ …………………………………………… 0/500 0%

Page 192: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

186

Câu 9 Theo ông /bà thời hiệu khiếu nại đất đai nên quy định thời gian là?

1 45 ngày 271/500 54,2%

2 60 ngày 125/500 25%

3 1 năm 79/500 15,8%

4 Không quy định thời gian chậm nhất 25/500 5%

Câu 10 Xin ông/bà cho biết đánh giá của mình về thời gian giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai mà ông/bà đã được cơ quan hành chính nhà nước giải quyết?

1 Chậm so với quy định 288/500 57,6%

2 Sớm hoặc đúng quy định 0/500 0,0%

3 Trễ hẹn nhưng được thông báo lý do 170/500 34%

4 Trễ hẹn nhưng không thông báo lý do 100/500 20%

Câu 11 Theo ông (bà) thời gian giải quyết khiếu nại đất đai nên quy định là?

1 20 ngày 173/500 34,6%

2 30 ngày 130/500 26%

3 45 ngày 147/500 29,4%

4 90 ngày 50/500 10%

Câu 12 Vụ việc khiếu nại hành chính đất đai của ông/bà có liên quan đến vụ việc khiếu nại đất đai phức tạp, đông người hay không? (Nếu có trả lời tiếp câu 13)

1 Có 71/500 14,2%

2 Không 429/500 85,8%

Câu 13 Ông/bà đã gửi đơn khiếu nại hành chính về đất đai đến cơ quan chức năng bằng cách nào sau đây?

1 Tự mình làm đơn khiếu nại 52/500 10,4%

2 Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật 16/500 3,2%

3 Ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

3/500 0,6%

Câu 14 Ông/bà đã gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết?

1 Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết 391/500 78,2%

2 Gửi chưa đúng 95/500 19%

3 Vượt cấp 65/500 13%

Câu 15 Theo ông (bà) hài lòng về việc giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

1 Hài lòng 153/500 30,6%

2 Chấp nhận được 52/500 10,4%

3 Không hài lòng 170/500 34%

4 Rất không hài lòng 125/500 25%

Câu 16 Theo ông (bà) các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai ?

1 Quy định rõ ràng 110/500 22%

2 Còn chồng chéo, mâu thuẫn 237/500 47,4%

3 Chưa thống nhất, còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho người dân

205/500 41%

Page 193: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

187

Câu 17 Theo ông (bà) chất lượng tiếp nhận, thụ lý, giải quyết vụ việc khiếu nại tranh chấp đất đai cơ quan hành chính nhà nước ?

1 Đã đáp ứng rất tốt được yêu cầu 125/500 25%

2 Đáp ứng được yêu cầu một phần 200/500 40%

3 Chưa đáp ứng được yêu cầu 228/500 45,6%

Câu 18 Theo ông (bà) một số quy định về trình tự, thủ tục, thời gian khiếu nại và giải quyết khiếu nại như thế nào ?

1 Phù hợp 168/500 33,6%

2 Phù hợp một phần 207/500 41,4%

3 Chưa phù hợp với thực tế với các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai ?

125/500 25%

Câu 19 Theo ông (bà) Các văn bản hướng dẫn của chính quyền địa phương về thực thi pháp luật đất đai, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai như thế nào ?

1 Văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể 157/500 31,4%

2 Còn chung chung, thiếu tính cụ thể 263/500 52,6%

3 Còn chồng chéo 135/500 27%

Câu 20 Theo ông (bà) đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương ? (chọn nhiều phương án)

1 Một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức hết tính chất phức tạp của các vụ việc khiếu nại đất đai dẫn đến thiếu nhiệt tình trong việc giải quyết

70/500 14%

2 Hiểu biết pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai của một bộ phận người khiếu nại còn thấp

180/500 36%

3 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại đất đai chưa chặt chẽ

151/500 30,2%

Câu 21 Xin ông/bà vui lòng cho biết đánh giá của mình về năng lực làm việc, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết khiệu nại hành chính về đất đai tại địa phương ông/bà sinh sống?

1 Yếu, kém 107/500 21,4%

2 Trung bình 253/500 50,6%

3 Khá 85/500 17%

4 Tốt 55/500 11%

Câu 22 Theo ông/bà để nâng cao hơn nữa chất lượng trong phục vụ, giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cho người dân thì cơ quan giải quyết cần cải thiện các nội dung nào sau đây? (chọn nhiều phương án trả lời)

1 Tiếp tục duy trì việc thực hiện cơ chế một cửa 355/500 71%

2 Cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị nơi tiếp nhận hồ sơ 407/500 81,4%

3 Công khai thủ tục đầy đủ, rõ ràng hơn đến người dân 385/500 77%

4 Cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức

405/500 81%

Page 194: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

188

5 Hướng dẫn kê khai biểu mẫu cụ thể hơn 403/500 80,6%

6 Rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết 455/500 91%

7 Giảm bớt mẫu giấy tờ, thông tin kê khai 335/500 67%

Câu 23 Theo ông (bà) cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính đất đai tại địa phương? (Có thể chọn nhiều phương án)

1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại và đất đai 208/500 41,6%

2 Xác định rõ thẩm quyền giải quyết, quy định trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời

305/500 61%

3 Tăng cường đối thoại với đương sự 435/500 87%

4 Xây dựng mô hình giải quyết khiếu nại đất đai nhanh chóng, thuận tiện phù hợp với công cuộc cải cách hành chính và hội nhập quốc tế

255/500 51%

5 Không ngừng năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đất đai

306/500 61,2%

6 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

170/500 34%

7 Nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, pháp luật đất đai cho người dân

399/500 79,8%

8 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác giải quyết khiếu nại đất đai

445/500 89%

9 Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giải quyết khiếu nại

255/500 51%

Page 195: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

189

Phụ lục 5

BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG

KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

(Dành cho đối tượng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai)

TT Nội dung câu hỏi Tổng số Tỷ lệ (%)

Câu 1 Theo đồng chí tổ chức Đảng có vai trò như thế nào đối với quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai?

1 Rất quan trọng 97/100 97%

2 Quan trọng 3/100 3%

3 Không quan trọng 0/100 0%

Câu 2 Theo đồng chí mức độ hài lòng người dân đối với quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của nhà nước như thế nào?

1 Rất hài lòng 60/100 60%

2 Bình thường 35/100 35%

3 Không hài lòng 5/100 5%

Câu 3 Theo đồng cơ quan HCNN đã giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai?

1 Đúng theo pháp luật 87/100 87%

2 Chưa tuân thủ theo pháp luật 13/100 13%

3 Không có ý kiến 0/100 0%

Câu 4 Theo đồng chí thái độ của người khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay đã tuân thủ pháp luật? Đồng chí đang công tác thuộc loại hình cơ quan nào dưới đây?

1 Ủy ban nhân dân 30/100 30%

2 Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân 70/100 70%

Câu 5 Theo đồng chí các cá nhân, tổ chức thực hiện khiếu nại hành chính về đất đai thường tập trung vào các loại nào sau đây?

1 Khiếu nại hành chính về quản lý đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng

80/100 80%

2 Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đề nghị được tăng giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

70/100 70%

3 Khiếu nại hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai 50/100 50%

4 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

55/100 55%

5 Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai.

30/100 30%

6 Khiếu nại đòi lại đất cũ 35/100 35%

Page 196: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

190

Câu 6 Theo đồng chí trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai như thế nào?

1 Phát huy tốt 70/100 70%

2 Có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng còn chậm 25/100 25%

3 Chưa phát huy được vai trò của cán bộ giải quyết khiếu nại 5/100 5%

Câu 7 Theo đồng chí những dấu hiệu nào sau đây được coi là vụ việc khiếu nại đất đai phức tạp?

1 Nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều CQNN trong khi quan điểm giải quyết thiếu thống nhất nên vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm

80/100 80%

2 Căn cứ để xem xét, giải quyết nội dung khiếu nai, tố cáo, tranh chấp không rõ ràng, hồ sơ liên quan đến vụ việc không đầy đủ

75/100 75%

3 Vụ việc đã được CQNN có thẩm quyền giải quyết hết thẩm quyền (quyết định giải quyết, bản án có hiệu lực pháp luật) nhưng công dân không chấp hành quyết định giải quyết, tiếp tục khiếu nại

50/100 50%

4 Vụ việc khiếu nại, tranh chấp có nhiều người tham gia, có tổ chức

70/100 70%

Câu 8 Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành tiếp nhận khoảng bao nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai?

1 Từ 1 đến 5 vụ việc 0/100 0%

2 Từ 5 đến 10 vụ việc 2/100 2%

3 Từ 10 đến 15 vụ việc 20/100 20%

4 Trên 15 vụ việc 78/100 78%

Câu 9 Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành giải quyết khoảng bao nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai?

1 Không có vụ việc nào 0/100 0%

2 Từ 1 đến 5 vụ việc 4/100 4%

3 Từ 5 đến 10 vụ việc 15/100 15%

4 Từ 10 đến 15 vụ việc 81/100 81%

Câu 10 Trung bình trong một năm, cơ quan đồng chí tiến hành giải quyết khoảng bao nhiêu vụ việc khiếu nại đất đai tồn đọng, phức tạp, kéo dài?

1 Không có vụ việc nào 0/100 0%

2 Từ 1 đến 5 vụ việc 20/100 20%

3 Từ 5 đến 10 vụ việc 70/100 70%

4 Từ 10 đến 15 vụ việc 10/100 10%

5 Trên 15 vụ việc 0/100 0%

Câu 11 Xin đồng chí vui lòng cho biết về việc bố trí nguồn lực (nhân lực, tài chính…) cho công tác tiếp nhận giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nơi đồng chí công tác đã phù hợp chưa?

1 Chưa phù hợp 0/100 0%

2 Phù hợp 70/100 70%

3 Rất phù hợp 20/100 20%

4 Nắm chắc Không có gì thay đổi 10/100 10%

Page 197: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

191

Câu 12 Theo đồng chí quy định pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay?

1 Rất tốt 80/100 80%

2 Tốt 15/100 15%

3 Chưa tốt 5/100 5%

Câu 13 Quy trình giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan đồng chí được thực hiện qua những bước nào sau đây?

1 Tiếp nhận khiếu nại đất đai qua bộ phận đầu mối 100/100 100%

2 Xử lý phân loại khiếu nại 100/100 100%

3 Chuyển đến đơn vị phối hợp giải quyết khiếu nại 90/100 90%

4 Chuyển đến phòng ban chức năng 95/100 95%

5 Chuyển đến người đứng đầu cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết

100/100 100%

6 Tiến hành xác minh 100/100 100%

7 Đối thoại với người khiếu nại 100/100 100%

8 Trả lời/ra quyết định giải quyết khiếu nại 100/100 100%

9 Gửi quyết định giải quyết khiếu nại tới cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại và các bên liên quan

100/100 100%

Câu 14 Theo đồng chí kết quả giải quyết khiếu nại đất đai có được cơ quan hành chính công bố công khai không?

1 Có 100/100 100%

2 Không 0/100 0%

Câu 15 Theo đồng chí kết quả giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan đồng chí được công khai bằng hình thức nào dưới đây?

1 Công bố tại cuộc họp cơ quan 100/100 100%

2 Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan 95/100 95%

3 Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. 0/100 0%

4 Hình thức khác 5/100 5%

Câu 16 Công tác giải quyết khiếu nại đất đai tại cơ quan hành chính nhà nước hiện nay có vướng mắc gì không?

1 Không 80/100 80%

2 Có 20/100 20%

Câu 17 Theo đồng chí những vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại đất đai hiện là? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

1 Những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa chi tiết, cụ thể

5/100 5%

2 Chưa có quy trình khung cho công tác này 10/100 10%

3 Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại đất đai của cán bộ hạn chế 50/100 50%

4 Loại vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai quá phức tạp 69/100 69%

5 Công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn chưa sát sao, thường xuyên

30/100 30%

6 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa đạt hiệu quả cao

40/100 40%

7 Nguyên nhân khác 30/100 30%

Page 198: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

192

Câu 18 Đồng chí hãy đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đất đai trong thời gian tới?

1 Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, các quy trình về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

80/100 80%

2 Có một quy trình mẫu về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai

70/100 70%

3 Có một quy trình mẫu về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

74/100 74%

4 Có đầu mối, cán bộ chuyên trách về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

80/100 80%

5 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm của người đứng đầu đơn vị đối với công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

85/100 85%

6 Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

90/100 90%

7

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai

96/100 96%

8

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tranh chấp đất đai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao động trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai

89/100 89%

9 Khác 3/100 3%

Câu 19 Đồng chí hãy cho biết thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức đối với việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đại như thế nào?

1 Thái độ tích cực 90/100 90%

2 Chưa tích cực 1/100 1%

3 Một bộ phận chưa tích cực 9/100 9%

Câu 20 Theo đồng chí giải quyết tốt các khiếu nại hành chính về đất đai hiện nay, cần chú ý tới những vấn đề gì?

1 Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật 90/100 90%

2 Có sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên 20/100 20%

3 Năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức 95/100 95%

4 Nâng cao hiểu biết của người dân 80/100 80%

5 Tăng cường phối hợp trong giải quyết 80/100 80%

Page 199: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

193

Phụ lục 6

CÁC LOẠI ĐẤT KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Phụ lục 7

CHỦ THỂ SỬ DỤNG ĐẤT

Page 200: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

194

Phụ lục 8

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÙNG TÂY NGUYÊN, NĂM 2015

Đơn vị hành chính Diện tích

(ha) Dân số (người)

Xã thuộc khu vực

Xã thuộc vùng ĐBKK

Xã thuộc CT 135

Tổng số thôn buôn

Toàn vùng 5.464.100 5.6079.000 721 538 221 6.984

Khu vực I 352.915 1.794.256 159 4 0 1.741

Khu vực II 2.229.486 2.244.497 323 321 12 3.462

Khu vực III 2.729.737 749.970 204 203 204 1.710

Chưa xác định 138.475 201.513 35 10 5 71

Số đơn vị hành chính cấp huyện Số đơn vị hành chính cấp huyện xã

Tỉnh Huyện Thị xã Th.phố Xã Phường Thj trấn

Kon Tum 8 0 1 86 10 6

Gia Lai 14 2 1 186 24 12

Đắk Lắk 13 0 1 152 20 12

Đắk Nông 7 1 0 61 5 5

Lâm Đồng 10 1 1 117 18 12

Toàn vùng 53 4 5 600 77 49

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 [100]

Page 201: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

195

Phụ lục 9

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT NHÀ Ở CỦA 5 TỈNH TÂY NGUYÊN

(theo Quyết định: 132 và 134 của TTgCP)

Đất ở Đất sản xuất Nhà ở

Diện tích Số hộ Diện tích Số hộ Địa

phương Đã GQ

(ha)

Tỷ lệ (%) Đã GQ

(hộ)

Tỷ lệ (%) Đã GQ

(ha)

Tỷ lệ % Đã GQ

(hộ)

Tỷ lệ

%

Căn Tỷ lệ so với

KH

Kon Tum 137 53,95 3.272 48,70 6.429 61,2 14.672 58,7 7.623 97,00

Gia Lai 62 100 1.278 100 4.966 74,1 14.408 75,4 19.342 99,29

Đắk Lắk 353 89,74 8.545 95,58 7.130 89,0 14.857 85,2 15,429 99.06

Đắk Nông 87 100 2.382 100 2.162 100 2.981 100 5.235 99,64

Lâm Đồng 8.516 86,3 9.530 80,2 10.620 100

Toàn vùng 639 80,66 15.477 82,29 29.204 78,0 56.448 75.3 58.249 99,08

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Bộ kế hoạch đầu tư

Page 202: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

196

Phụ lục 10

TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân

1. CHỈ TIÊU KINH TẾ

GDP năm 2015 (theo giá HH) Tỷ đồng 14.301 48.500 63.500 18.108 51.292 195.701

Trong đó: - Nông-lâm-thủy sản Tỷ đồng 4.722 15.992 23.000 6.107 20.157 69.978

- Công nghiệp-XD Tỷ đồng 4.509 17.813 16.500 7.165 12.976 56.963

- Dịch vụ Tỷ đồng 5.070 14.695 24.000 4.836 18.159 66.760

GDP năm 2015 (Giá CĐ1994) Tỷ đồng 5.034 12.306 25.200 8.48l 29.796 80.817

Trong đó: - Nông-lâm-thủy sản Tỷ đồng 1.334 3.358 8.200 2.737 9.240 24.869

- Công nghiệp-XD Tỷ đồng 1.774 5.117 6.500 3.994 9.897 27.282

- Dịch vụ Tỷ đồng 1.926 3.831 10.500 1.750 10.659 28.666

Tốc độ tăng GDP BQ năm % 15,0 12,9 14,0 15,0 14,0 14,17

Trong đó: - Nông-lâm-thủy sản % 9,8 6,0 5,0 5,2 7,0 6,59

- Công nghiệp-XD % 15,9 16,4 22,0 21,5 18,5 18,87

- Dịch vụ % 15,3 14,7 20,0 17,8 16,5 16,86

GDP BQ đầu người 2015 USD 1.350 1.622 1.789 1.593 2.100 1.710

Cơ cấu kinh tế năm 2015 100 100 100 100 100 100

- Nông-lâm-thủy sản % 33,0 33,0 36,2 33,7 39,3 35,04

- Công nghiệp-XD % 31,0 36,7 26,0 39,6 25,3 31,72

- Dich vu % 35,0 30,3 37,8 26,7 35,4 33,04

Page 203: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

197

Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 Bình quân

Tổng thu NS năm 2015 Tỷ 2.000 4.500 6.350 1.883 7.450 22.183

Tổng chi NS năm 2015 Tỷ đồng 7.746 8.950 7.500 7.715 7.761 39.672

- Tỷ lệ thu/chi NS % 25,81 50,27 84,66 24,40 96,00 55,91

Tổng vốn ĐT toàn XH 2011-2015 Tỷ đồng 52.021 67.700 72.150 73.499 76.348 341.718

Tổng KN xuất khẩu (2015) Tr.USD 130 250 910 550 645 2.485

Tổng KN nhập khẩu 2015 Tr.USD 40 50 50 30 40 210

Độ che phủ rừng năm 2015 % 68,0 53,2 52,0 51,8 62,0 57,0

2. CHỈ TIÊU XÃ HÔI

Dân số trung bình năm 2015 Ngàn.ng 510 1.417 1.850 670 1.300 5.747

Tỷ lệ tăng DS tự nhiên BQ % 1,50 1,28 1,20 1,30 1,30 1,32

Giải quyết việc làm 2011-2015 Ngàn.ng 75 220 130 89 165 679

Lao động qua đào tạo đến 2015 % 45,0 40,0 50,0 26,0 40,0 40,20

Tỷ lệ hộ dùng điện đến 2015 % 95,0 98,0 99,0 95,0 98,0 97,5

TL hộ dùng nước sạch đến 2015 % 90,0 90,0 90,0 90,0 90,0 90,0

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [5].

Page 204: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

198

Phụ lục 11

DÂN DI CƯ TỰ DO ĐẾN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ SAU NĂM 1975

Thời kỳ

1976 - 1989 1990 - 2010 Tỉnh Số hộ Số khẩu

Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu

Kon Tum 7.852 40.186 3.001 13.056 4.851 27.112

Gia Lai 27.116 87.172 1.731 7.968 0.030 79.204

Đăk Lăk 77.343 375.623 28.038 146.123 9.305 229.500

Lâm Đồng 53.300 282.000 12.240 61.680 41.060 220.320

Tổng cộng 160.256 784.963 45.010 228.827 15.264 556.136

Nguồn: Thống kê Báo cáo 56/BC-BCĐTN ngày 25/10/2012 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên

Page 205: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

199

Phụ lục 12

KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO VÙNG TÂY NGUYÊN(2006-2010)

Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng Toàn vùng

Tổng số hộ 66.989 192.506 309.896 79.865 187.779 837.035

- Trong đó: Hộ DTTS 34.682 78.535 76.531 27.639 36.841 254.228

Tổng số hộ nghèo (tiêu chí cũ) 18.933 42.544 78.217 18.881 24.167 182.742

- Trong đó: Hộ DTTS 16.326 33.251 34.408 13.361 10.511 107.857

Tỷ lệ hộ nghèo chung (%) 28,26 22,11 25,24 23,61 11,63 21,83 Năm

201

0

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) 47,07 42,34 44,96 48,52 28,53 42,25

Tổng số hộ 88.339 263.492 340.927 86.625 222.169 1.001.552

- Trong đó: Hộ DTTS 45.735 99.830 91.316 23.871 47.391 308.143

Tổng số hộ nghèo (tiêu chí mới) 25.520 60.337 79.716 23.676 40.701 228.950

- Trong đó: Hộ DTTS 22.738 50.210 42.569 10.538 20.260 146.315

Tỷ lệ hộ nghèo chung (%) 31,38 27,22 23,28 27,33 18,32 22,85 Năm

200

6

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) 53,97 57,79 49,82 44,14 42,75 47,48

Tổng số hộ 104.962 331.053 387.726 126.204 277.988 1.206.933

- Trong đó: Hộ DTTS 52.456 121.075 98.820 29.906 43.954 364.233

Tổng số hộ nghèo 17.297 35.430 38.927 17.214 14.054 124.796

- Trong đó: Hộ DTTS nghèo 15.390 29.460 16.517 7.446 6.953 72.766

Tỷ lệ hộ nghèo chung (%) 16,48 10,82 10,04 13,39 5,08 10,34

Năm

201

0 (ư

ớc tí

nh)

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) 29,34 23,33 17,42 24,89 15,81 19,97

Tốc độ giảm nghèo 2006-2010(%) 15,36 16,40 13,24 13,94 13,24 12,67

Giảm bình quân mỗi năm(%) 3,84 4,10 3,31 3,48 3,31 3,16

Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, NGTK và báo cáo của các tỉnh năm 2011.

Page 206: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ …hcma.vn/Uploads/2018/1/12/LA _ Le Duyen Ha _nop QD_.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ DUYÊN HÀ

200

Phụ lục 13

SỐ HỘ NGHÈO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Dân số năm 2012 Hộ nghèo năm 2012 Tỷ lệ Hộ Nghèo (%) Đơn vị

Số hộ Nhân khẩu Hộ DTTS Nhân khẩu Tổng số DTTS Tổng số DTTS

KON TUM 88.339 453.200 45.735 224.280 22.089 19.384 25,0 42,38

GIA LAI 263.492 1.322.000 99.830 423.228 50.451 38.660 19,15 38,73

ĐẮC LĂC 356.907 1.771.800 91.316 539.680 67.273 37.319 18,85 40,87

ĐẮC NÔNG 93.413 516.300 28.332 141.598 13.637 8.205 14,60 28,96

LÂM ĐỒNG 183.429 1.218.700 39.759 206.526 34.367 18.771 18,74 47,06

TOÀN VÙNG 985.580 5.282.000 304.972 1.535.312 187.817 122.279 19,06 40,10

Nguồn: Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, tháng 03-2013.