32
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM VIỆN HOÁ HỌC ------------ LÊ MINH THÀNH MÔ HÌNH HÓA SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ OXI TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LỚP BÙN ĐÁY Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý Mã số: 62.44.01.19 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội – 2015

vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KH&CN VIỆT NAM

VIỆN HOÁ HỌC ------------

LÊ MINH THÀNH

MÔ HÌNH HÓA SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ OXI TRONG MÔI

TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LỚP BÙN ĐÁY

Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý

Mã số: 62.44.01.19

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội – 2015

Page 2: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

Công trình được hoàn thành tại Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và

Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Lê Quốc Hùng. Viện Hóa học – Viện HLKH&CN VN.

2. TS. Phạm Hồng Phong. Viện Hóa học – Viện HLKH&CN VN.

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn. Trường ĐHKHTN – ĐHQG HN.

Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Thu Hà. Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam.

Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng. Trường Đại học Thủy Lợi.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp

tại: Hội trường tầng 3, nhà A18, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH và CN

Việt Nam. Địa chỉ tại 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Vào hồi

… giờ … ngày … tháng … năm ......

Có thế tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia; Thư viện Viện Hóa học -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Page 3: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

i

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1 Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu của luận án ................................. 1 2 Nội dung nghiên cứu của luận án ............................................................. 1 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án............................................... 2 4 Điểm mới của luận án .............................................................................. 3 5 Bố cục của luận án ................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 4 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ oxi hòa tan trong nước.................. 4 1.2 Các tính chất của bùn đáy ..................................................................... 4 1.3 Phương trình lan truyền khuếch tán tổng quát ...................................... 4 1.4 Tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết.......................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 5

2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình oxi hòa tan...................................... 5 2.1.1 Các giả thiết trong xây dựng mô hình............................................ 5 2.1.2 Phương trình toán học mô tả các yếu tố trong mô hình DO .......... 5 2.1.3 Thiết lập và giải mô hình ............................................................... 5

2.2 Thiết bị và phần mềm sử dụng .............................................................. 6 2.2.1 Mô hình vật lý và thiết bị ............................................................... 6 2.2.2 Phần mềm máy tính ....................................................................... 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 6 2.3.1 Phương pháp số giải bài toán khuếch tán....................................... 6 2.3.2 Phương pháp đo đạc thực nghiệm.................................................. 7 2.3.3 Phương pháp xây dựng và đánh giá mô hình................................. 7

2.4 Nhận xét chương 2 ................................................................................ 7 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 8

3.1 Bước đầu khảo sát khả năng mô phỏng của mô hình oxi hòa tan ......... 8 3.1.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả....................................... 8 3.1.2 Kết quả mô phỏng.......................................................................... 9 3.1.3 Nhận xét mô hình 1...................................................................... 11

3.2 Mô hình oxi hòa tan do ảnh hưởng chủ đạo bởi bùn đáy .................... 12 3.2.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả..................................... 12 3.2.2 Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng ............................. 13 3.2.3 Nhận xét mô hình 2...................................................................... 14

3.3 Mô hình khảo sát oxi hòa tan tại khu vực ranh giới pha bùn nước ..... 15 3.3.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả..................................... 16 3.3.2 Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng ............................. 17 3.3.3 Nhận xét mô hình 3...................................................................... 19

3.4 Mô hình tổng hợp ................................................................................ 19 3.4.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả..................................... 20

Page 4: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

ii

3.4.2 So sánh kết quả mô phỏng ........................................................... 20 3.4.3 Nhận xét mô hình 4...................................................................... 22

3.5 Nhận xét chương 3 .............................................................................. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 25

1 Kết luận .................................................................................................. 25 2 Các kiến nghị, đề xuất ............................................................................ 26

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 28

Page 5: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu của luận án

Một trong các thông số quyết định đến chất lượng nước là lượng oxi hòa

tan (Dissolved Oxygen – DO). Giá trị thông số này chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố như không khí, hệ thủy sinh vật trong nước và bùn đáy. Ở nước ta, phần

lớn các mô hình nghiên cứu sự biến đổi nồng độ DO đều phụ thuộc vào các

phần mềm hoặc mô hình có sẵn của nước ngoài. Việc sử dụng phần mềm có sẵn

như vậy không những hạn chế lựa chọn mô hình DO, mà còn ràng buộc về

phương pháp giải số khi giải mô hình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu khảo sát

chất lượng nước còn đang thiếu các mô hình toán mô phỏng sự biến đổi nồng độ

DO mà xuất phát từ bản chất của các quá trình vật lý, hóa học, sinh học và thủy

lực liên quan đến DO, dẫn đến thiếu nền tảng để tự xây dựng các phần mềm chất

lượng nước ở Việt Nam. Hơn nữa, các mô hình mô phỏng sự biến đổi nồng độ

DO hiện nay chưa tập trung khảo sát đánh giá bản chất các quá trình hóa học và

sinh học liên quan đến sự biến đổi nồng độ DO. Từ các lý do ở trên, kết hợp với

kinh nghiệm của tập thể hướng dẫn, luận án hướng đến vấn đề “Mô hình hóa

sự thay đổi nồng độ oxi trong môi trường nước dưới tác động của lớp bùn

đáy” làm nội dung nghiên cứu.

Mục đích của luận án nhằm xây dựng và phát triển mô hình toán học

mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO trong nước dưới tác động chủ yếu của bùn

đáy và một số yếu tố khác như: sự khuếch tán, tiêu thụ oxi bởi vi khuẩn tham

gia phân hủy chất hữu cơ chất hữu cơ, quá trình trao đổi oxi giữa không khí và

nước.... Đồng thời, khảo sát sự biến đổi nồng độ DO dưới tác động của lớp

bùn đáy.

2 Nội dung nghiên cứu của luận án

o Xây dựng mô hình toán học, các phương trình mô tả các quá trình hóa

học, vật lý, sinh học liên quan đến sự sinh ra và tiêu thụ oxi trong nước.

Cụ thể: quá trình trao đổi oxi giữa không khí và nước, nhu cầu oxi sinh

hóa (BOD), nhu cầu oxi bùn đáy (SOD), sự xáo trộn và lắng đọng chất

Page 6: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

2

hữu cơ giữa bùn và nước, quá trình khuếch tán của DO và các chất hữu cơ

tiêu thụ oxi.

o Thiết lập các bài toán biên nhằm khảo sát sự biến đổi của nồng độ DO

trong một số trường hợp cụ thể: khảo sát lý thuyết khả năng mô phỏng của

mô hình, xây dựng mô hình DO do ảnh hưởng chủ đạo của bùn đáy, xây

dựng mô hình khảo sát DO tại khu vực ranh giới pha bùn nước, và xây

dựng mô hình DO theo độ sâu.

o Giải các bài toán biên đặt ra bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM),

sử dụng phần mềm Comsol Multiphysics.

o Xây dựng mô hình vật lý để khảo sát thực nghiệm ảnh hưởng chủ đạo của

bùn đáy lên quá trình tiêu thụ DO trong nước, đồng thời để so sánh và

kiểm nghiệm mô hình toán học đã thiết lập.

o Khảo sát thực nghiệm sự biến đổi nồng độ DO do ảnh hưởng của bùn đáy

trên mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm. Đo khảo sát hiện trường sự biến

đổi nồng độ DO theo độ sâu tại các hồ tự nhiên vùng Hà Nội và Hòa Bình.

o So sánh, kiểm tra và phân tích sự tương quan giữa kết quả mô phỏng với các

số liệu đo thu được theo mô hình vật lý và trong các hồ tự nhiên.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học:

o Đã đưa ra được dạng phương trình động học mô tả tổng quát hơn sự tiêu

thụ oxi bởi phản ứng sinh hóa với các chất hữu cơ trong môi trường nước.

o Đã xây dựng được mô hình toán học mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO

trong môi trường nước, trong đó đã kết nối được các kiến thức toán học,

vật lý, hóa học vào việc mô phỏng.

o Luận án đã kết hợp được giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu lý thuyết với

thực tế.

Ý nghĩa thực tiễn:

o Đưa ra được mô hình toán học mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO, mô

hình được sử dụng như một công cụ để dự đoán, so sánh, đánh giá sự biến

Page 7: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

3

đổi hàm lượng DO trong nguồn nước theo thời gian dưới tác động của các

yếu tố như bùn đáy, chất hữu cơ phân hủy tiêu thụ oxi...

o Tạo được cơ sở cho định hướng nghiên cứu chuyên sâu giải quyết các vấn

đề của thực tiễn chăn nuôi thủy sản.

o Góp phần vào việc nghiên cứu, bảo vệ chất lượng môi trường nước.

4 Điểm mới của luận án

o Đã giải quyết được một vấn đề trong lý thuyết mô hình hóa DO trước đây,

đó là đưa ra được dạng phương trình mô tả tổng quát hơn sự tiêu thụ oxi

bởi các vi khuẩn tham gia phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học

trong môi trường nước (phương trình 2.2), xuất phát từ bản chất phản ứng

sinh hóa đó. Đồng thời, cải tiến và đề xuất dạng phương trình toán học mô

tả các quá trình tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy, quá trình xáo trộn và lắng

đọng của chất hữu cơ giữa bùn và nước (phương trình 2.10-2.12, 2.15).

o Xây dựng được mô hình toán học mô phỏng sự thay đổi nồng độ DO trong

môi trường nước (tổ hợp các phương trình 2.1-2.16).

o Nghiên cứu, khảo sát ảnh hưởng của bùn đáy lên DO trong môi trường

nước. Đồng thời mô phỏng các ảnh hưởng đó bằng mô hình toán học.

o Thiết lập được các bài toán biên cho các trường hợp cụ thể, phù hợp với

điều kiện giả lập trên mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm cũng như

trong các hồ ở môi trường tự nhiên (các mô hình 1-4).

5 Bố cục của luận án

Luận án gồm 147 trang, gồm phần Mở đầu (4 trang), Chương tổng

quan (38 trang), Chương thực nghiệm (24 trang), Chương kết quả và thảo luận

(64 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục các công trình khoa học liên quan đến

luận án (1 trang), và Tài liệu tham khảo (11 trang).

-----------------------------------------------

Page 8: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ oxi hòa tan trong nước

Phần này trình bày tổng quan về các đặc điểm cơ bản nhất cũng như

các phương trình toán học mô tả các quá trình liên quan đến sự tiêu thụ DO

như: sự trao đổi oxi giữa không khí và nước, quá trình quang hợp và hô hấp

của thủy sinh vật, nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi bùn đáy (SOD),

nhu cầu oxi hóa học (COD), quá trình nitrat hóa, sự xáo trộn và lắng đọng chất

hữu cơ giữa trầm tích và nước, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến DO.

1.2 Các tính chất của bùn đáy

Giới thiệu sơ lược một vài đặc điểm và tính chất của bùn đáy như:

thành phần hóa học của bùn đáy, độ xốp của bùn đáy, mật độ của bùn đáy, và tỉ

khối của bùn đáy. Việc lựa chọn những trình bày những yếu tố trên bởi chúng có

ảnh hưởng nhất định tới khả năng tích trữ chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học

cũng như hàm lượng oxi hòa tan tích trữ trong bùn.

1.3 Phương trình lan truyền khuếch tán tổng quát

Để mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO cần phải giải quyết các bài

toán lan truyền chất trong môi trường nước, bởi vì sự vận chuyển của các chất

hòa tan trong nước phụ thuộc chủ yếu vào quá trình đối lưu và khuếch tán. Các

bài toán này thường được biểu diễn bởi các phương trình lan truyền khuếch

tán, có dạng phương trình vi phân đạo hàm riêng (Partial Differential Equation

– PDE) [58]. Do vậy, phần này giới thiệu sơ lược phương trình lan truyền

khuếch tán dạng tổng quát, các dạng điều kiện biên trong phần mềm Comsol

Multiphysics (một phần mềm giải và phân tích phần tử hữu hạn cho các bài

toán thuộc ngành vật lý và kỹ thuật ứng dụng).

1.4 Tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết

Điểm qua những đặc điểm cơ bản trong lịch sử phát triển của mô hình

hóa DO, bắt đầu từ năm 1925 cho đến ngày nay. Tiếp đó, tóm tắt lại những

vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong việc xây dựng và phát triển mô

hình DO.

-----------------------------------------------

Page 9: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình oxi hòa tan

2.1.1 Các giả thiết trong xây dựng mô hình

Các yếu tố tác động vào nồng độ DO trong nước luôn luôn thay đổi và

diễn biến phức tạp, cho nên khó có thể phản ánh đồng thời các yếu tố đó vào

trong một mô hình. Do đó, để có thể đưa ra được kết quả mô phỏng hợp lý

nhất trong khuôn khổ của một luận án Hóa lý thuyết và Hóa lý nghiên cứu về

bài toán khuếch tán, một số giả thiết được đưa ra như sau:

o Môi trường nước trong hệ là đồng nhất.

o BOD đại diện cho các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học tham gia tiêu thụ

oxi, bao gồm CBOD, NBOD [11].

o Khuếch tán là cơ chế lan truyền duy nhất của DO và các chất hữu cơ tiêu

thụ oxi trong hệ nghiên cứu.

2.1.2 Phương trình toán học mô tả các yếu tố trong mô hình DO

Trong phần này, các phương trình toán học mô tả các yếu tố cơ bản

thường có trong mô hình mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO, bao gồm phương

trình (2.1) mô tả sự khuếch tán, phương trình (2.2) mô tả sự tiêu thụ DO bởi

các chất hữu cơ, phương trình (2.3) mô tả sự trao đổi oxi tại ranh giới pha

nước – không khí, phương trình (2.10), (2.11) mô tả nhu cầu tiêu thụ oxi bởi

bùn đáy, và cuối cùng là phương trình (2.15) mô tả sự trao đổi chất hữu cơ

giữa bùn đáy và nước được giới thiệu trong luận án.

2.1.3 Thiết lập và giải mô hình

Toàn bộ các phương trình tính toán mô phỏng các thành phần của mô

hình được thiết lập và giải bằng phần mềm Comsol Multiphysics. Các bước cài

đặt và thực hiện giải hệ bằng phần mềm Comsol được trình bày trong phần

phụ lục PL.4.

Page 10: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

6

2.2 Thiết bị và phần mềm sử dụng

2.2.1 Mô hình vật lý và thiết bị

Một mô hình vật lý được thiết kế trong phòng thí nghiệm để nghiên

cứu tác động của quá trình khuếch tán và phản ứng giữa DO và các chất hữu

cơ. Mô hình này bao gồm một hệ thống sáu ống nhựa hình trụ trong suốt, có

đường kính ống 10 cm, với chiều dài các ống là 0,5 m, 1,0 m và 2,0 m (mỗi

chiều dài tương ứng có hai ống) đại diện cho các mức độ sâu khác nhau của

nguồn nước, một đầu của ống được hàn kín, như được minh họa ở hình 2.1.

Thiết bị được sử dụng để đo DO là thiết bị đo DO đa kênh (MCDM,

do Phòng Tin học trong Nghiên cứu Hóa học, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo) có thể điều khiển 16 sensor oxi,

được kết nối với máy tính, như minh họa trên hình 2.2.

Cùng với thiết bị MCDM, trong quá trình khảo sát DO thì nghiên cứu

cũng đã sử dụng hai loại sensor để đo nồng độ DO, gồm sensor điện hóa tự chế

tạo và loại sensor nhập ngoại (hình 2.3).

2.2.2 Phần mềm máy tính

Phần mềm đo đa kênh oxi hòa tan (MultiDO) chạy trên hệ điều hành

Windows XP hoặc Windows 7, được thiết kế để điều khiển hệ thiết bị MCDM

đã giới thiệu ở trên (hình 2.5).

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp số giải bài toán khuếch tán

Phương pháp số được sử dụng để giải gần đúng các bài toán khuếch

tán trong luận án là phương pháp phần tử hữu hạn (Finite Element Method –

FEM). Phương pháp này được lựa chọn bởi có khả năng giải quyết với những

bài toán với miền xác định phức tạp và sử dụng lưới phi cấu trúc gồm các hình

tam giác (trong không gian 2 chiều) hoặc các hình tứ diện (trong không gian 3

chiều)…

Page 11: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

7

2.3.2 Phương pháp đo đạc thực nghiệm

Quá trình đo đạc thu thập số liệu thực nghiệm đã tiến hành hai phương

pháp khảo sát DO: khảo sát DO dựa trên mô hình vật lý và khảo sát DO trong

môi trường tự nhiên.

2.3.3 Phương pháp xây dựng và đánh giá mô hình

Các bước xây dựng mô hình mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO do

ảnh hưởng của lớp bùn đáy được tóm tắt như hình 2.7.

Hình 2.7. Minh họa các bước để xây dựng một mô hình mô phỏng

2.4 Nhận xét chương 2

Nội dung của chương này đã trình bày chi tiết cơ sở lý thuyết của các

phương trình toán mà mô hình đã áp dụng, trong đó bao gồm những phương

trình toán tự nghiên cứu đề xuất và các phương trình toán thừa kế từ các

nghiên cứu trên thế giới. Đồng thời chương 2 cũng giới thiệu các trang thiết bị

và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng,

các phương pháp đo đạc nồng độ DO trên mô hình vật lý trong phòng thí

nghiệm và ngoài thực địa, cùng với các phương pháp xây dựng, kiểm tra và

đánh giá mô hình cũng được mô tả chi tiết trong phần nội dung của chương.

-----------------------------------------------

Page 12: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

8

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Bước đầu khảo sát khả năng mô phỏng của mô hình oxi hòa tan

Trong phần 3.1 này giới thiệu bài toán mô hình hóa dưới dạng nghiên

cứu lý thuyết (được kí hiệu là mô hình 1) xuất phát từ vấn đề cơ bản nhất, dựa

trên cơ sở các quá trình hóa học, vật lý, sinh học xảy ra trong môi trường nước,

sử dụng các phương trình đạo hàm riêng để biểu diễn.

3.1.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả

Để thiết lập mô hình 1, hệ nghiên cứu được giả định là một hồ kín

hình lập phương cạnh 1 m, mặt hồ có sự trao đổi oxi với không khí, còn đáy hồ

và 4 mặt bên được coi như không có sự trao đổi chất với bên ngoài. Hệ khảo

sát được giả định đơn giản như vậy để có thể tập trung vào xem xét, đánh giá

khả năng mô phỏng về mặt lý thuyết của các phương trình toán đã thiết lập

trong phần 2.1.2. Hệ phương trình chủ đạo mô tả quá trình xảy ra trong hệ, với

giả thiết rằng chỉ xét đến phần khuếch tán và tương tác giữa DO và các chất

hữu cơ tiêu thụ oxi (đại diện bởi BOD). 2 2 2

*DO DO DO DO1 1 DO BOD2 2 2

2 2 2*BOD BOD BOD BOD

2 1 DO BOD2 2 2

C C C CD k C C

t x y z

C C C CD k C C

t x y z

(3.1)

Ngoài ra, các phương trình mô phỏng các quá trình xảy ra tại các ranh

giới pha được áp dụng dưới dạng điều kiện biên, và được thiết lập như sau:

o Tại ranh giới pha nước – không khí:

*DO2 DOsat DO

0

BOD

0

0

z

z

Ck C C

n

C

n

(3.2)

o Tại bề mặt đáy và bốn mặt bên của hồ kín:

DO

,

BOD

,

0

0

maët beân maët ñaùy

maët beân maët ñaùy

C

n

C

n

(3.3)

Page 13: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

9

o Tại ranh giới pha giữa nguồn thải – môi trường nước:

DO

BOD BOD

0

beàmaët nguoàn thaûi

beàmaët nguoàn thaûi

C

n

C v

(3.4)

3.1.2 Kết quả mô phỏng

Kết quả giải hệ phương trình đạo hàm riêng phi tuyến (3.1) kết hợp

với các điều kiện biên (3.2)-(3.4) thu được các thông tin về nồng độ DO trong

hệ mô phỏng như:

o Giá trị nồng độ DO tại các mốc thời gian và vị trí bất kỳ trong hệ.

o Bài toán có thể giải quyết được với trường hợp đơn điểm và đa điểm gây ô

nhiễm, trong đó mô hình tự động tính tới sự giao thoa của nồng độ DO tại

các vùng mà chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nguồn tác động.

o Khuynh hướng chuyển dịch của nồng độ và đường đồng mức nồng độ tại

mốc thời gian bất kỳ, xét theo các mặt phẳng cắt tùy ý.

o Khoảng thời gian cần có để DO được phục hồi lại như ban đầu.

o Mô phỏng động (dưới dạng video) diễn biến khuếch tán của DO trong toàn

bộ thời gian xét.

Kết quả mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO trong toàn hệ khi có một

nguồn thải hữu cơ được minh họa tại hình 3.2 dưới dạng hình ảnh ba chiều.

Theo hình 3.2 có thể thấy, chất hữu cơ tiêu thụ oxi từ nguồn thải lan

tỏa ra toàn bộ hệ với hàm lượng lớn nên DO ở các vị trí lân cận với nguồn thải

bị suy giảm trước. Sự suy giảm này có thể thấy rõ rệt hơn ở vùng nước phía

dưới nguồn thải (hình 3.2b-c). Khi chất hữu cơ không còn lan tỏa (thời điểm

sau 20 giây) thì nồng độ DO được hồi phục dần.

Kết quả mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO dưới dạng hình ảnh hai

chiều tại một số vị trí trong hệ được thể hiện trên hình 3.4. Kết quả thu được

cho thấy vị trí nào càng ở gần nguồn thải thì hàm lượng DO càng biến động

mạnh. Sau một khoảng thời gian nhất định, nồng độ DO có dấu hiện phục hồi

lại gần như giá trị ban đầu.

Page 14: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

10

a) Thời điểm t = 0 (s)

b) Thời điểm t = 15 (s)

c) Thời điểm t = 25 (s)

d) Thời điểm t = 40 (s)

Hình 3.2. Sự biến thiên nồng độ DO (mg/L) trong toàn bộ hệ

Hình 3.4. Sự biến thiên nồng độ DO theo thời gian tại một số vị trí

Không chỉ biểu diễn diễn biến nồng độ DO bằng màu sắc trong không

gian hoặc theo mặt cắt của hệ, kết quả mô phỏng còn được biểu diễn dưới

dạng các đường đồng mức theo một mặt phẳng tùy ý tại thời điểm bất kỳ. Hình

ảnh đường đồng mức của nồng độ DO theo mặt phẳng Oyz và Oxy tại một vài

thời điểm trong hệ được biểu diễn trên hình 3.5.

Page 15: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

11

a) Thời điểm t = 15 (s)

b) Thời điểm t = 40 (s)

c) Thời điểm t = 15 (s)

d) Thời điểm t = 40 (s)

Hình 3.5. Đường đồng mức nồng độ DO (mg/L) theo mặt phẳng Oyz (a, b); và theo mặt phẳng Oxy (c, d)

3.1.3 Nhận xét mô hình 1

Bài toán lý thuyết này đã đưa ra cách tiếp cận mới trong mô phỏng

thông số chất lượng nước, cụ thể là mô phỏng thông số DO. Trong đó tính mới

của nghiên cứu thể hiện ở việc chủ động xây dựng và giải thành công các

phương trình đạo hàm riêng biểu diễn các quá trình hóa, lý có trong môi

trường nước mà liên quan trực tiếp đến nguồn sinh và nguồn tiêu thụ oxi (công

việc mà các nghiên cứu ở nước ta khi mô phỏng chất lượng nước thường sử

dụng các phần mềm có sẵn của nước ngoài, như đã trình bày trong phần 1.4.1).

Bên cạnh đó, mô hình 1 này cũng đã sử dụng một dạng phương trình

toán học mới (phương trình 2.2) để biểu diễn sự tiêu thụ DO bởi các chất hữu cơ

theo cơ chế động học bậc hai (hàm số của nồng độ DO và hàm lượng các chất

hữu cơ tiêu thụ oxi). Việc đề xuất phương trình này đã được phân tích chi tiết

Page 16: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

12

trong phần 2.1.2. Kết quả mô phỏng thành công đã chứng tỏ được tính đúng đắn

của phương trình toán học được đề xuất kể trên. Đồng thời, sự thành công đó sẽ

là tiền đề cho việc ứng dụng thực tiễn của phương trình đó trong điều kiện thực

nghiệm hoặc trong môi trường tự nhiên.

Kết quả mô phỏng đã cho thấy diễn biến theo thời gian và không gian

của nồng độ DO trong không gian ba chiều, hoặc theo mặt cắt, tại một thời

điểm bất kỳ hoặc toàn bộ thời gian mô phỏng dưới dạng video, đường đồng

mức hoặc đường xu hướng. Đồng thời, tác động của sự giao thoa và cộng hợp

của đồng thời nhiều nguồn thải chất hữu cơ cũng được tính đến trong quá trình

giải. Các kết quả mô phỏng sự biến thiên nồng độ DO tỏ ra tương đối phù hợp

với sự biến đổi nồng độ DO khi ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm thường

thấy trong tự nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng mô hình 1 có khả năng mô phỏng

tốt sự biến đổi nồng độ DO trong môi trường nước trong không gian và theo

thời gian.

3.2 Mô hình oxi hòa tan do ảnh hưởng chủ đạo bởi bùn đáy

Mô hình oxi hòa tan do ảnh hưởng chủ yếu từ bùn đáy (được kí hiệu là

mô hình 2) được nghiên cứu không chỉ để khảo sát sự khuếch tán và sự tiêu

thụ DO trong nước bởi phản ứng oxi hóa sinh hóa các chất hữu cơ, mà còn xét

đến sự phát tán chất hữu cơ từ bùn đáy vào nước. Hơn nữa, kết quả mô phỏng

còn được kiểm chứng với số liệu nồng độ DO đo được từ mô hình vật lý trong

phòng thí nghiệm.

3.2.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả

Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu bao gồm DO, chất hữu cơ trong

nước, SOD trong bùn, oxi khuếch tán từ không khí vào nước và chất hữu cơ

phát tán từ bùn đáy vào nước, như được minh họa ở hình 3.10a. Mô hình vật lý

được thiết kế để tiến hành thực nghiệm đo đạc được minh họa trên hình 3.10b.

Hệ phương trình chủ đạo mô tả quá trình xảy ra trong hệ có dạng

phương trình (3.1). Ngoài ra, các phương trình mô phỏng các quá trình xảy ra tại

các ranh giới pha được áp dụng dưới dạng điều kiện biên, và được thiết lập như

sau:

Page 17: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

13

o Tại ranh giới pha nước – không khí sử dụng phương trình (3.2).

o Tại bề mặt bên xung quanh cột nước sử dụng phương trình (3.3).

o Tại ranh giới pha nước – bùn đáy:

* ( 20)DO3 s sed

*BODrese BODsed BOD

T

z h

z h

Ck S

n

Ck C C

n

(3.6)

a) Minh họa các yếu tố trong mô hình

b) Mô hình vật lý khảo sát

Hình 3.10. Các thành phần trong hệ nghiên cứu

3.2.2 Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng

Kết quả phân tích sự tương quan giữa nồng độ DO mô phỏng và đo

đạc tại hai vị trí (cách bề mặt bùn khoảng 1 cm và 33 cm) cho thấy, mô hình

đã mô phỏng tốt sự thay đổi nồng độ DO theo thời gian ở các vị trí khảo sát,

với hệ số xác định R2 khoảng 0,99 (hình 3.11a-b). Đồng thời, kết quả đó cũng

chứng tỏ rằng bộ các hệ số và tham số, được trình bày trong bảng 3.3, thu

được từ quá trình hiệu chỉnh mô hình là phù hợp với mô hình khi mô phỏng hệ

thí nghiệm tiến hành trên mô hình vật lý.

Kết quả mô phỏng và so sánh với số liệu đo nồng độ DO trong quá

trình kiểm chứng được minh họa trên hình 3.12, với các vị trí kiểm chứng

được lấy tương tự như trong quá trình hiệu chỉnh. Một cách tổng quát có thể

thấy mô hình đã mô phỏng tương đối chính xác sự biến đổi nồng độ DO trong

thực nghiệm, với hệ số xác định R2 xấp xỉ 0,95 ở các vị trí kiểm tra.

Page 18: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

14

a) Vị trí cách bề mặt bùn 1 cm

b) Vị trí cách bề mặt bùn 33 cm

Hình 3.11 So sánh kết quả mô phỏng và đo đạc sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan trong quá trình hiệu chỉnh.

a) Vị trí cách bề mặt bùn 1 cm

b) Vị trí cách bề mặt bùn 33cm

c) Vị trí cách bề mặt bùn 1 cm

d) Vị trí cách bề mặt bùn 33 cm

Hình 3.12. So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) sự biến thiên nồng độ DO trong cột nước 1,0 m (hình a, b), cột nước 0,5 m (hình c, d), cùng kết quả phân tích tương quan trong quá trình kiểm chứng

3.2.3 Nhận xét mô hình 2

Nếu trong mô hình 1, các tham số được thiết lập mang tính giả định

nhằm kiểm tra tính hợp lý của các phương trình toán học, thì trong mô hình 2

Page 19: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

15

này các tham số đó được thiết lập hầu hết từ các số liệu đo đạc trong môi trường

thực nghiệm thực hiện trên mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm. Điều đó giúp

mô hình tiệm cận gần hơn với việc áp dụng mô hình trong điều kiện môi trường

nước tự nhiên, thể hiện trong mô hình 4 sau này.

Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm chứng với số liệu thu được từ các

thí nghiệm tiến hành với cùng một nguồn nước và nguồn ô nhiễm. Mô hình

cho kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả đo đạc thực nghiệm, với hệ số xác

định R2 xấp xỉ 0,95. Điều đó đó chứng tỏ rằng mô hình toán học đã xây dựng

cùng với các điều kiện biên tương ứng có khả năng mô phỏng tốt sự biến đổi

nồng độ DO trong nước do ảnh hưởng của lớp bùn đáy, trong điều kiện thực

nghiệm trên mô hình vật lý. Đồng thời, sự thành công đó sẽ là tiền đề cho việc

ứng dụng thực tiễn của mô hình khi áp dụng để mô phỏng sự biến đổi DO

trong môi trường tự nhiên.

Kết quả mô phỏng thành công cũng chỉ ra rằng, các yếu tố được xây

dựng trong mô hình toán học (bao gồm cả những phương trình được đề xuất

trong luận án như phương trình 2.2, 2.11 và 2.15) đã thể hiện tốt vai trò của

mình và phối hợp với nhau một cách hiệu quả khi mô tả các quá trình gây ảnh

hưởng đến sự biến đổi nồng độ DO, như quá trình khuếch tán của oxi và các

chất hữu cơ, quá trình trao đổi oxi tại ranh giới nước – không khí, quá trình

tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy...

3.3 Mô hình khảo sát oxi hòa tan tại khu vực ranh giới pha bùn nước

Với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn về sự biến đổi nồng DO tại khu vực

gần ranh giới pha bùn – nước, phần tiếp sau đây sẽ cải tiến lại một mô hình

nghiên cứu sự tiêu thụ oxi của bùn đáy (SOD) đã được công bố trong các tài

liệu [7, 118, 120]. Trong các nghiên cứu đó đã đưa ra được phương trình mô tả

sự biến đổi nồng độ DO trong môi trường nước và trong khối bùn, nhưng chưa

có các phương trình cụ thể cho điều kiện biên của DO tại ranh giới pha nước –

không khí, ranh giới pha bùn – nước và ranh giới pha phía dưới lớp đáy bùn.

Những điều kiện biên đó đó sẽ được bổ sung trong mô hình khảo sát oxi hòa

Page 20: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

16

tan tại khu vực ranh giới pha bùn nước (được kí hiệu là mô hình 3) như được

trình bày trước đây.

3.3.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả

a) Minh họa các yếu tố trong mô hình

b) Sự phân bố lý thuyết nồng độ DO

gần ranh giới pha bùn – nước Hình 3.17. Các thành phần trong hệ khảo sát

Xét một môi trường nước tĩnh, trong đó không có dòng chảy trao đổi

và đối lưu, như vậy DO chỉ còn chuyển động khuếch tán trong nước cũng như

trong bùn. Thành phần của mô hình bao gồm sự trao đổi oxi tại ranh giới pha

nước – không khí, oxi trao đổi tại ranh giới pha bùn – nước và sự tiêu thụ oxi

trong bùn, đại diện bởi SOD. Các thành phần của mô hình được biểu diễn tóm

tắt trên hình 3.17a.

Các phương trình mô tả sự biến đổi nồng độ DO ở môi trường nước và

khối bùn sẽ có dạng: 2 2 2

DO DO DO DO1 2 2 2

2 2 2 **DO DO DO DO DO1 2 2 2

DOhalf DO

0

( )

C C C CD khi h z

t x y z

C C C C CD khi d h z h

t x y z k C

(3.7)

Ngoài ra, các phương trình mô phỏng các quá trình xảy ra tại các ranh

giới pha được áp dụng dưới dạng điều kiện biên, và được thiết lập như sau:

o Tại ranh giới pha nước – không khí:

*DO2 DOsat DO

0z

Ck C C

n

(3.9)

o Tại ranh giới pha bùn – nước:

Page 21: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

17

* ( 20)DO3 s sed

T

z h

Ck S

n

(3.10)

o Tại bề mặt xung quanh của môi trường nước:

DO 0

maët beân

C

n (3.11)

3.3.2 Đánh giá mô hình, so sánh kết quả mô phỏng

Số liệu đo đạc sự biến thiên nồng độ DO trong cột nước 2,0 m trong

khoảng thời gian 4 giờ đầu được lựa chọn để hiệu chỉnh mô hình. Kết quả so

sánh và phân tích tương quan giữa nồng độ DO mô phỏng và đo đạc được

trình bày tại hình 3.18.

Hình 3.18. So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan trong hiệu

chỉnh, tại vị trí cách bề mặt bùn 1,0 cm

Kết quả phân tích tương quan giữa nồng độ DO mô phỏng và đo đạc

với hệ số xác định R2 xấp xỉ 0,94 cho thấy khả năng mô phỏng tương đối phù

hợp của mô hình đã đưa ra. Đồng thời, kết quả đó cũng chứng tỏ rằng bộ các

hệ số và tham số, được trình bày trong bảng 3.4, thu được từ quá trình hiệu

chỉnh mô hình là phù hợp với mô hình khi mô phỏng hệ thí nghiệm trên mô

hình vật lý.

Bộ hệ số và các tham số thu được từ quá trình hiệu chỉnh ở trên được

sử dụng để tính toán mô phỏng cho các cột nước cao 1,0 m và 0,5 m trong quá

trình kiểm chứng mô hình. Tương tự như đã trình bày với mô hình 2, quá trình

kiểm chứng cũng được tiến hành kiểm tra với thời gian mô phỏng và đo đạc

Page 22: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

18

lâu hơn (72 giờ) so với quá trình hiệu chỉnh (4 giờ) nhằm đánh giá tính ổn định

của mô hình trong khoảng thời gian dài, đồng thời bước đầu kiểm tra khả năng

dự đoán sự biến đổi của nồng độ DO của mô hình toán học đã xây dựng. Kết

quả thu được từ quá trình kiểm chứng được trình bày trên hình 3.19.

a) Trong cột nước 1,0 m

b) Trong cột nước 0,5 m

Hình 3.19. Giá trị nồng độ DO mô phỏng (đường nét liền), DO đo đạc (đường nét đứt) và kết quả phân tích tương quan trong quá trình kiểm chứng, tại vị trí

cách bề mặt bùn 1,0 cm

Song song với việc hiệu chỉnh và kiểm chứng mô hình 3, trong phần

này cũng tiến hành so sánh đồng thời kết quả mô phỏng của mô hình 2 và mô

hình 3 với cùng một bộ số liệu nồng độ DO đo đạc, và được biểu diễn trên

hình 3.22.

a) Trong cột nước 1,0 m

b) Trong cột nước 0,5 m

Hình 3.22. So sánh kết quả mô phỏng (của mô hình 3, mô hình 2) và đo đạc sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan tương ứng

Theo hình 3.22 có thể thấy, cả hai mô hình đều đưa ra được xu hướng

chung nhất diễn biến của sự biến đổi nồng độ DO theo thời gian, trong đó mô

Page 23: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

19

hình 2 đã thể hiện khả năng mô phỏng tốt hơn so với mô hình 3, với giá trị R2

của mô hình 2 ( 2MH2R ) trong cả hai môi trường nước đều đạt giá trị cao hơn.

Tuy vậy, vẫn tồn tại sự chênh lệch nhất định giữa giá trị giữa nồng độ DO mô

phỏng của mô hình 2 và mô hình 3 tại một vài thời điểm (hình 3.22a). Điều

này có thể do hai mô hình đã dùng các giả thuyết khác nhau để mô tả quá trình

tiêu thụ oxi trong nước, cũng như việc sử dụng các đại lượng khác nhau trong

phương trình toán học để biểu diễn các quá trình đó. Sự sai khác đó giảm đi

trong trường hợp cột nước nước 0,5 m (hình 3.22b), với kết quả so sánh đã thể

hiện sự chênh lệch không nhiều khác về giá trị nồng độ DO mô phỏng tại mỗi

thời điểm.

3.3.3 Nhận xét mô hình 3

Nếu mô hình trong các tài liệu [7, 118, 120] chưa đưa ra được các điều

kiện biên cho DO tại các ranh giới pha, thì các điều kiện biên đó đã được bổ

sung trong mô hình 3 này. Kết quả mô phỏng của mô hình 3 đã đưa ra được xu

hướng chung phù hợp với sự biến đổi nồng độ DO theo thời gian tại khu vực

gần ranh giới pha bùn – nước, và kết quả đó cũng tương đồng với các số liệu

đo đạc DO nêu ra trong các tài liệu trên. Đồng thời, sự chính xác của kết quả

mô phỏng cũng thể hiện ở giá trị phân tích tương quan giữa nồng độ DO mô

phỏng và đo đạc cho hệ số xác định R2 đạt xấp xỉ 0,95.

Sự thành công của kết quả mô phỏng cũng minh chứng rằng, phương

trình mô tả sự tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy mà được đề xuất trong luận án

(phương trình 2.11) khi áp dụng vào một mô hình khác vẫn thể hiện nghiệm

đúng và đã thể hiện tốt vai trò của nó trong việc góp phần vào mô tả tổng thể

sự biến đổi nồng độ DO trong môi trường nước.

3.4 Mô hình tổng hợp

Nhằm kế thừa các mô hình toán học đã được xây dựng và kiểm chứng

bằng kết quả đo đạc trong phòng thí nghiệm, như đã trình bày trong phần 3.2.

Trong mô hình tổng hợp (được kí hiệu là mô hình 4) này, sẽ phát triển một bài

toán biên để đánh giá khả năng ứng dụng của mô hình đó trong môi trường

nước tự nhiên. Bài toán biên được xây dựng cũng bao gồm các yếu tố như oxi

Page 24: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

20

khuếch tán từ không khí, chất hữu cơ phát tán từ bùn đáy vào nước, quá trình

phát tiêu thụ DO bởi các chất hữu cơ.... Các kết quả mô phỏng nồng độ DO

theo độ sâu của một số hồ tự nhiên trong các vùng Hà Nội và Hòa Bình được

so sánh với số liệu đo đạc thực địa. Đồng thời, mô hình 4 cũng mô phỏng sự

biến đổi nồng độ DO theo độ sâu của hai hồ trên thế giới và đưa ra kết quả so

sánh giữa giá trị DO mô phỏng với dữ liệu DO đo đạc của hai hồ đó.

3.4.1 Thiết lập mô hình và phương trình mô tả

Áp dụng phương trình (2.17) cho hệ nghiên cứu trên với giả thiết rằng

chỉ xét đến phần khuếch tán và tương tác hóa học giữa DO và các chất hữu cơ.

Khi đó động học của các quá trình khuếch tán oxi hòa tan và tiêu thụ oxi sinh

học trong hệ được mô tả bởi một hệ hai phương trình có dạng như sau: 2

*DO DO1 1 DO BOD2

2*BOD BOD

2 1 DO BOD2

C CD k C C

t z

C CD k C C

t z

(3.14)

Ngoài ra, các phương trình mô phỏng các quá trình xảy ra tại các ranh

giới pha được áp dụng dưới dạng điều kiện biên, và được thiết lập như sau:

o Tại ranh giới pha nước – không khí, sử dụng phương trình dạng (3.2).

o Tại ranh giới pha bùn – nước:

*( 20)DO 3 DOs

DOhalf DO

*BODrese BODsed BOD

T

z h

z h

C k C

n h k C

Ck C C

n

(3.16)

3.4.2 So sánh kết quả mô phỏng

Kết quả so sánh, đánh giá giữa số liệu mô phỏng và số liệu đo đạc

thực địa nồng độ DO tại một số hồ Hà Nội được trình bày trên hình 3.24.

Page 25: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

21

a) hồ Bảy Mẫu

b) hồ Gươm

c) hồ Tây

d) hồ Hòa Bình Hình 3.24. So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét

đứt) sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan

Nhìn chung có thể thấy, mặc dù nồng độ DO đo đạc trong các hồ đều

thể hiện sự giảm mạnh theo độ sâu và diễn biến theo nhiều hướng khác nhau,

nhưng kết quả mô phỏng vẫn khá trùng khớp. Đồng thời, xu hướng của đường

DO mô phỏng khá sát với đường DO đo đạc, được thể hiện ở hệ số xác định

(R2) trong các trường hợp đều có giá trị trong khoảng 0,93 đến 0,99 (hình

3.24a-d). Điều đó có thể chứng tỏ rằng, các phương trình động học cùng với các

tham số tương ứng trong mô hình là tương đối phù hợp để mô tả sự biến thiên

của DO theo độ sâu trong các trường hợp hồ đã khảo sát.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã tiến hành mô phỏng nồng độ

DO theo độ sâu hồ Toronto và Las Vegas (Mỹ), và so sánh kết quả mô phỏng

với dữ liệu đo đạc nồng độ DO theo độ sâu của hai hồ đó thu được từ các

nghiên cứu [125, 126] và kết quả đó được trình bày trên hình 3.25.

Page 26: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

22

a) hồ Toronto

d) hồ Las Vegas

Hình 3.25. So sánh kết quả mô phỏng (đường nét liền) và đo đạc (đường nét đứt) sự biến thiên nồng độ DO, cùng kết quả phân tích tương quan

Kết quả mô phỏng diễn biến nồng độ DO theo độ sâu ở hồ Toronto

(hình 3.25a) diễn ra khá sát với diễn biến nồng độ DO đo đạc được trong thực

tế, cả về xu hướng lẫn giá trị. Kết quả phân tích tương quan với hệ số xác định

R2 xấp xỉ 0,99 cho thấy kết quả mô phỏng và kết quả đo đạc gần như tương

đồng nhau. Với trường hợp của hồ Las Vegas, đây là một hồ khá sâu trong đó

độ sâu tại vị trí khảo sát là 24 m. Tương ứng với độ sâu đó thì nồng độ DO

trong hồ dao động tương đối phức tạp từ ranh giới pha nước – không khí

xuống đáy, giảm từ 9,0 mg/L về xấp xỉ 0 mg/L (hình 3.25b). Tuy vậy, kết quả

mô phỏng cũng đã mô tả phù hợp được một phần của diễn biến này, thể hiện ở

lớp nước có độ sâu từ 16-24 m cả nồng độ DO mô phỏng và đo đạc đều có giá

trị xấp xỉ 0 mg/L..

3.4.3 Nhận xét mô hình 4

Kế thừa và phát triển mô hình 2 đã được kiểm chứng trong phòng thí

nghiệm, mô hình DO trong nghiên cứu này đã được thiết kế mở rộng để mô

phỏng sự thay đổi của nồng độ DO theo độ sâu cho một số hồ trong môi

trường tự nhiên. Trong đó, mô hình này đã tính đến ảnh hưởng của các yếu tố

quan trọng như sự khuếch tán của oxi và chất hữu cơ, phản ứng tiêu thụ oxi

bởi chất hữu cơ đại diện bởi BOD, nhu cầu oxi của lớp bùn đáy (SOD), sự trao

Page 27: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

23

đổi oxi ở ranh giới pha nước – không khí, tốc độ phát tán chất hữu cơ từ bùn

vào nước…

Kết quả mô phỏng nồng độ DO theo độ sâu trong mỗi hồ tự nhiên (các

hồ ở khu vực Hà Nội, Hòa Bình, và hai hồ trên thế giới) đều được so sánh và

phân tích tương quan với số liệu đo thực địa (do nghiên cứu tự tiến hành đo

đạc, hoặc thu thập số liệu đo đạc từ các tài liệu tham khảo đã công bố). Kết

quả phân tích tương quan thu được hệ số xác định R2 dao động trong khoảng

0,93 đến 0,99 (hình 3.24-3.25), chứng tỏ rằng mô hình toán học đã thiết kế có

thể mô phỏng tương đối phù hợp xu hướng thay đổi của nồng độ DO theo độ

sâu ở hồ tự nhiên.

Sự thành công của kết quả mô phỏng cũng chứng minh rằng, các

phương trình toán học mô tả các yếu tố thành phần mà được đề xuất trong luận

án, như phương trình mô tả sự tiêu thụ oxi bởi các chất hữu cơ (2.2), phương

trình mô tả sự tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy (2.12), phương trình mô tả sự xáo

trộn và lắng đọng các chất hữu cơ giữa bùn đáy và nước (2.15), đã hoàn thành

tốt vai trò của mỗi phương trình. Đồng thời, các yếu tố kể trên cùng với các yếu

tố khác trong mô hình toán học cũng đã phối hợp nhau một cách hiệu quả, để

góp phần làm mô hình tổng thể đạt được kết quả mô phỏng như mục tiêu đề ra.

3.5 Nhận xét chương 3

Nội dung chương này đã trình bày chi tiết các kết quả thu được khi áp

dụng mô hình DO tổng quát đã giới thiệu trong phần 2.1 vào bốn trường hợp

cụ thể, ứng với bốn mô hình 1-4. Các mô hình này mô phỏng sự biến đổi nồng

độ DO trong môi trường nước dưới tác động của lớp bùn đáy, được phát triển

theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời kế thừa và phát huy được

những ưu điểm của nhau, như được minh họa trên hình 3.27.

Theo hình 3.27 có thể thấy, nghiên cứu trong mô hình 1 chỉ mang tính

định hướng và thuần túy lý thuyết, nhằm kiểm tra khả năng mô phỏng của

phương trình toán học (2.2) biểu diễn phản ứng tiêu thụ oxi bởi các chất hữu

cơ mà được đề xuất trong luận án. Đồng thời, cũng là để khảo sát khả năng

giải số của phần mềm Comsol Multiphysics. Tiếp nối với thành công của mô

Page 28: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

24

hình 1, mô hình 2 ngoài việc vẫn tiếp tục áp dụng phương trình (2.2), còn được

bổ sung thêm các phương trình cũng được đề xuất trong luận án như phương

trình mô tả sự tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy (2.11), phương trình mô tả sự xáo

trộn & lắng đọng của chất hữu cơ (2.15). Hơn nữa, các kết quả mô phỏng thu

được trong mô hình 2 đã bước đầu được kiểm chứng bởi các số liệu đo đạc

nồng độ DO trên hệ thí nghiệm trong mô hình vật lý. Từ những kết quả đó,

những thông tin quan trọng đã được ứng dụng vào để phát triển mô hình 4, mô

hình mô phỏng sự biến đổi nồng độ DO theo độ sâu của một số hồ trong môi

trường nước tự nhiên. Những kết quả bước đầu của mô hình này khi áp dụng

trong môi trường tự nhiên đã phần nào chứng minh khả năng ứng dụng cao

của mô hình trong điều kiện thực tế. Cuối cùng, nhằm đi sâu vào khảo sát sự

biến đổi nồng độ DO trên ranh giới pha bùn – nước và khu vực lân cận ranh

giới này, mô hình 3 được cải tiến từ các nghiên cứu [7, 118, 120] đồng thời đã

ứng dụng các điều kiện biên tổng quát đã xây dựng trong phần 2.1 để đưa ra

kết quả mô phỏng. Kết quả đó cũng được kiểm chứng bằng các số liệu đo đạc

thực hiện trên mô hình vật lý tương tự mô hình 2.

Hình 3.27. Mối liên hệ giữa bốn mô hình

-----------------------------------------------

Page 29: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố, các quá trình sinh – hóa

– lý tác động đến sự biến đổi nồng độ DO trong môi trường nước, cũng như

ảnh hưởng của bùn đáy lên DO, các phương trình toán học mô phỏng các quá

trình đó đã được xác lập. Kết quả mô phỏng của mô hình toán học đã được

kiểm chứng qua việc so sánh với dữ liệu đo được trong thực tế. Nghiên cứu

trong luận án đã thu được một số kết quả như sau:

1) Đã thiết lập thành công mô hình toán học tổng quát mô phỏng sự thay đổi

nồng độ DO trong môi trường nước do ảnh hưởng chủ yếu của lớp bùn

đáy. Sự thành công của mô hình tổng quát thể hiện ở:

a. Bên cạnh yếu tố khuếch tán, mô hình đã bao quát tương đối đầy đủ các

nguồn sinh và nguồn tiêu thụ oxi chủ yếu trong môi trường nước như:

sự trao đổi oxi tại ranh giới không khí – nước, sự tiêu thụ oxi do phản

ứng với các chất hữu cơ, tiêu thụ oxi do lớp bùn đáy...

b. Các thành phần của mô hình toán học được thiết kế tương tự như các

mô hình chất lượng nước trên thế giới. Bao gồm hệ phương trình PDE

mô tả phản ứng xảy ra trong miền khảo sát (phương trình 2.1-2.2), hệ

các phương trình PDE mô tả phản ứng xảy ra tại ranh giới của miền

khảo sát với môi trường bên ngoài (được mô tả dưới dạng các điều kiện

biên Neumann và Dirichlet, phương trình 2.3-2.16).

c. Chủ động được công cụ toán học, quá trình thiết lập mô hình toán cũng

như cách giải các bài toán biên. Giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các

phần mềm mô phỏng chất lượng nước có sẵn của nước ngoài.

2) Đã đề xuất:

a. Phương trình toán học chủ đạo của mô hình (phương trình 2.2) mô tả sự

tiêu thụ oxi bởi các chất hữu cơ xuất phát từ bản chất phản ứng sinh hóa

tiêu thụ oxi bởi các chất hữu cơ.

b. Phương trình mô tả sự tiêu thụ oxi bởi lớp bùn đáy (phương trình 2.10-

2.12).

Page 30: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

26

c. Phương trình mô tả sự xáo trộn & lắng đọng của chất hữu cơ (phương

trình 2.15).

Các phương trình trên đã thể hiện tốt vai trò của mỗi phương trình trong

mô hình tổng thể, đồng thời các phương trình đó cũng đã phối hợp nhau

một cách hiệu quả để đạt được kết quả mô phỏng tốt nhất.

3) Các mô hình 1-4 với các điều kiện biên tương ứng trong các trường hợp cụ

thể đã được giải thành công. Sự thành công của việc giải các bài toán biên

trong mô hình thể hiện ở:

a. Kết quả giải phù hợp với tiêu chí đặt ra khi thiết lập bài toán.

b. Các kết quả mô phỏng có độ tương quan tốt với các kết quả đo đạc thực

nghiệm kiểm chứng, như đã phân tích trong phần kết quả của mỗi mô hình.

4) Các mô hình đều được đánh giá theo các bước cơ bản như hiệu chỉnh,

kiểm chứng, phân tích độ nhạy các tham số... tương tự như hầu hết các mô

hình trên thế giới. Quá trình hiệu chỉnh và kiểm chứng được tiến hành với

số liệu đo đạc thực nghiệm trên mô hình vật lý, số liệu đo đạc trong môi

trường tự nhiên hoặc từ các dữ liệu đo đạc đã công bố. Kết quả phân tích

tương quan của các quá trình trên đều cho hệ số xác định R2 đạt kết quả ở

mức độ chấp nhận được, với giá trị R2 đều lớn hơn 0,9.

5) Đã tiến hành các hoạt động thực nghiệm nhằm đánh giá, kiểm tra các giả

thiết toán học đã đặt ra, cũng như kiểm tra kết quả mô phỏng như:

a. Xây dựng mô hình vật lý để khảo sát thực nghiệm ảnh hưởng chủ đạo

của bùn đáy lên quá trình tiêu thụ DO trong nước, đồng thời để so sánh

và kiểm nghiệm mô hình toán học đã thiết lập.

b. Đo đạc thực nghiệm sự biến đổi nồng độ DO do ảnh hưởng của bùn đáy

trên mô hình vật lý trong phòng thí nghiệm. Đo đạc hiện trường sự biến đổi

nồng độ DO theo độ sâu tại các hồ tự nhiên vùng Hà Nội và Hòa Bình.

2 Các kiến nghị, đề xuất

Trong điều kiện cho phép, mô hình toán học cần được bổ sung thêm

các yếu tố như:

Page 31: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

27

1) Cần bổ sung thêm các yếu tố phổ biến trong môi trường nước vào thành

phần của mô hình, như yếu tố thủy văn (mực nước, lưu lượng nước, độ đục,

hàm lượng chất lơ lửng, nhiệt độ nước...), yếu tố thủy lực (vận tốc dòng

chảy, gia tốc dòng chảy...), sự đối lưu (gây ra bởi dòng chảy, bởi nhiệt độ...),

thực vật thủy sinh (sự quang hợp, hô hấp, hàm lượng tảo, thành phần tảo...),

yếu tố sinh học (thành phần và hàm lượng vi sinh vật tham gia xúc tác cho

phản ứng tiêu thụ DO bởi chất hữu cơ...).

2) Cần nghiên cứu sâu hơn vào vai trò của lớp bùn đáy tới tốc độ tiêu thụ oxi,

cũng như tốc độ phát tán chất hữu cơ của bùn vào nước, như độ sâu, độ

dầy lớp bùn, thành phần lớp bùn (thành phần cơ giới, thành phần hóa học,

thành phần vi sinh vật...), cấu trúc lớp bùn, độ xốp... và các yếu tố đó ảnh

hưởng như thế nào tới nồng độ DO.

3) Cần nghiên cứu thực nghiệm thêm các trường hợp khác nhau giữa tương

tác của bùn với nước, bằng cách chủ động tạo ra lớp bùn có BOD theo các

mức độ khác nhau, cũng như chủ động tạo ra các môi trường nước nhân

tạo khác nhau, như nước ô nhiễm từ nhẹ tới nặng, nước sông hồ tự nhiên,

nước trong các bể xử lý nước...

-----------------------------------------------

Page 32: vienhoahoc.ac.vnvienhoahoc.ac.vn/uploads/tom_tat_thanh.pdfbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo viỆn hÀn lÂm kh&cn viỆt nam viỆn hoÁ hỌc ----- ----- lÊ minh thÀnh mÔ hÌnh

28

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ

1. Mô hình hóa quá trình suy giảm oxi trong môi trường nước do dư lượng

thức ăn nuôi cá gây ra. Lê Minh Thành, Phạm Hồng Phong, Vũ Thị

Thu Hà & Lê Quốc Hùng. Tạp chí Hóa học, 2012, 50 (4B), 205-209.

2. Ảnh hưởng của cấu hình điện cực đến tính năng của cảm biến oxi tự chế

tạo. Lê Quốc Hùng, Phạm Thị Hải Yến, Vũ Phúc Hoàng, Phạm Thu

Giang, Vũ Thị Thu Hà, Phạm Hồng Phong, Nguyễn Hoàng Anh, Lê

Quốc Long & Lê Minh Thành. Tạp chí Hóa học, 2012, 50 (6), 742-746.

3. Bước đầu ứng dụng hệ đo đa kênh trong công nghệ xử lý nước thải và

nuôi cá lồng. Lê Quốc Hùng, Phạm Thị Hải Yến, Vũ Phúc Hoàng,

Phạm Thu Giang, Vũ Thị Thu Hà, Phạm Hồng Phong, Nguyễn Hoàng

Anh, Lê Quốc Long & Lê Minh Thành. Tạp chí Hóa học, 2012, 50 (6),

751-755.

4. Modeling dissolved oxygen in water affected by the sediment layer in

the bottom. Le Minh Thanh, Pham Hong Phong, Vu Thi Thu Ha & Le

Quoc Hung. Vietnam Journal of Chemistry, 2013, 51 (5), 556-561.

5. Mô hình hóa sự biến đổi nồng độ oxi trong môi trường nước do ảnh

hưởng bởi lớp bùn đáy. Lê Minh Thành, Phạm Hồng Phong & Lê

Quốc Hùng. Tạp chí Hóa học, 2014, 52 (1), 24-29.

6. Mô phỏng sự suy giảm nồng độ oxi hòa tan theo độ sâu hồ. Lê Minh

Thành, Phạm Hồng Phong & Lê Quốc Hùng. Tuyển tập Hội nghị Khoa

học thường niên trường Đại học Thủy lợi, 2014, 11/2014, 298-300.

7. Mô phỏng sự phân bố oxi hòa tan trong môi trường nước theo độ sâu.

Lê Minh Thành, Phạm Hồng Phong, Vũ Thị Thu Hà & Lê Quốc Hùng.

Tạp chí Hóa học, 2014, 52 (6A), 33-37.

8. Xây dựng cơ sở hóa lý và toán học để mô phỏng sự biến đổi oxi hòa

tan trong môi trường nước. Lê Minh Thành. Tuyển tập Hội nghị Khoa

học thường niên trường Đại học Thủy lợi, 2015, 11/2015, 298-300.

-----------------------------------------------