182
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG MINH vÊn ®Ò gi÷ g×n vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa ë thõa thiªn huÕ hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã s: 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2014

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ HỒNG MINH

vÊn ®Ò gi÷ g×n vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãaë thõa thiªn huÕ hiÖn nay

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU

HÀ NỘI - 2014

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập.

Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có

nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã

công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa

có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Trần Thị Hồng Minh

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

MỤC LỤC

TrangMMỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢNVĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 5

1.1. Các công trình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, di sản văn hóavà vấn đề giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc 5

1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp đến việc giữ gìn và phát huydi sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 13

Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAMHIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 22

2.1. Văn hóa, di sản văn hóa và vấn đề giữ gìn phát huy di sản vănhóa ở Việt Nam hiện nay 22

2.2. Vị trí và vai trò của di sản văn hóa đối với sự phát triển kinh tế -xã hội 45

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc giữgìn, phát huy giá trị di sản văn hóa 52

Chương 3: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ Ở THỪATHIÊN HUẾ HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤNĐỀ ĐẶT RA 70

3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy di sảnvăn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 70

3.2. Thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở ThừaThiên Huế hiện nay 79

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóaở Thừa Thiên Huế hiện nay 106

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂNÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DISẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠNHIỆN NAY 118

4.1. Phương hướng cơ bản, tầm nhìn để nâng cao hiệu quả của việcgiữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 118

4.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của việc giữ gìnvà phát huy các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 151DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152PHỤ LỤC 162

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH : Di sản văn hóa

KTTT : Kinh tế thị trường

UBND : Ủy ban nhân dân

TTBTDTCĐ : Trung tâm bảo tồn di tích cố đô

TTH : Thừa Thiên Huế

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 3.1: Tổng số khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triểnhơn trong những năm gần đây 101

Bảng 3.2: Doanh thu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2006-2012 101

Bảng 3.3: Lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và

Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009 104

Biểu đồ 3.1: Doanh thu vé tham quan từ năm 1996- 2011 102

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, bất kỳ dân tộc nào cũng có quátrình lịch sử phát triển riêng của mình, đồng thời sản sinh ra giá trị văn hóadân tộc và chính giá trị văn hóa đó đã làm nên diện mạo, cốt cách riêng củamỗi dân tộc để tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa chung củanhân loại. Thực tế ngày càng khẳng định vai trò to lớn của DSVH dân tộc đốivới quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia không thể phát triển bềnvững nếu thiếu một nền tảng văn hóa nội sinh, nếu các giá trị DSVH bị maimột hoặc không được giữ gìn, phát huy đúng đắn, có hiệu quả.

Hiện nay, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta đã thu đượcnhững thành tựu rất đáng khích lệ. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng3.000 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng DSVHquốc gia; 120 bảo tàng các loại ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong toàn

quốc. Nhiều DSVH phi vật thể đã và đang được phát hiện, nghiên cứu giữ gìn

và phát huy tác dụng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngtại Đại hội X, Đảng ta đã nêu rõ quyết tâm:

Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và

đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấmsâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hộiTiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cáchmạng, kháng chiến, các DSVH vật thể và phi vật thể của dân tộc,các giá trị văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục củacộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dângian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các DSVH với các hoạtđộng phát triển kinh tế, du lịch [32, tr.106].

Ngày nay, TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấpdẫn, đã được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại. Nơi đây

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

2

hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựnggiá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Ngay saungày Việt Nam thống nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi vào thăm Huếđã mừng rỡ cho rằng: "Giải phóng xong, Việt Nam may ra còn có Huế đểđối ngoại về văn hóa" [35, tr4]. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sựtham gia đầy nhiệt huyết của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ,Đảng viên và nhân dân TTH, công tác trùng tu, giữ gìn và phát huy các

DSVH ở TTH đã có những chuyển biến lớn lao và đạt nhiều thành tựu tolớn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị tiêu biểu đã được khôi phục;cảnh quan thiên nhiên được giữ gìn và tôn tạo; các DSVH phi vật thể và

ngành nghề truyền thống cũng được nghiên cứu, phục dựng và phát huy giá

trị. Nhìn chung, DSVH ở TTH đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đangchuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững. Nhữnggiá trị DSVH vật thể và phi vật thể tưởng chừng bị mai một đã dần dầnsống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp nghĩ và việc làm người dâncố đô Huế, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập trong đời sống văn hóa

của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá,

nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực trongcông tác trùng tu, bảo vệ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một quần thể ditích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng với tiềm năng vănhóa vốn có của tỉnh TTT. Không gian hoang phế ở các khu di tích còn lớn,một số công trình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu cho bộ mặt hoàng cung Huếvẫn chưa khôi phục, môi trường văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, hệ thốngnhà vườn vẫn còn bị xâm phạm; kho tàng văn hóa phi vật thể: ca múa nhạccung đình, các lễ hội dân gian, các ngành nghề truyền thống vẫn chưa đượckhai thác triệt để và đầu tư hiệu quả. Vai trò chủ thể của nhân dân TTH trongviệc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định.

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

3

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVHcủa TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trởthành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyếtđịnh chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên

Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đíchMục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực

tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH; phân tích, đánh giá thực trạng giữgìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DSVH tại địa phương nàyhiện nay.

2.2. Nhiệm vụĐể thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta

hiện nay. Đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án như: văn hóa,DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn

và phát huy DSVH. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Namnói chung và tỉnh TTH nói riêng.

- Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc giữ gìn, phát huy

DSVH ở TTH hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các quan điểm làm cơsở và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và

phát huy DSVH tại địa phương trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận án nghiên cứu hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH

dưới góc độ triết học. Chủ yếu nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy

DSVH ở TTH trên những nét tiêu biểu gắn liền với quần thể di tích Cố đôHuế do TTBTDTCĐ Huế quản lý.

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

4

3.2. Phạm vi nghiên cứuVề không gian: Qua quá trình điền dã thực tế, kế thừa từ các kết quả

nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả luận án lựa chọn và tập trungkhảo sát chủ yếu các DSVH ở TTH gắn liền với quần thể di tích cố đô Huế.

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ởTTH với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ 1996 đến năm2013, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH. Cơsở thực tiễn của luận án là phân tích kinh nghiệm của một số nước và đánh giáthực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH.

- Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương phápphân tích- tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sựkế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án- Làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH với những nét

đặc thù riêng có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm:những kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề giữgìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian tới.

6. Kết cấu luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài luận

án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

5

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓAỞ THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Trong thời gian gần đây, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được nhiều

nhà khoa học quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có

giá trị, đã công bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, bài báo cáo khoa

học…Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án,

luận án chia các công trình nghiên cứu khoa học theo 2 nhóm vấn đề: nhóm

công trình nghiên cứu tổng quát về văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn phát

huy DSVH dân tộc; nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề giữ gìn

và phát huy DSVH ở TTH. Trên cơ sở sự phân định đó, luận án tiến hành

chọn lọc có thực hiện tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học liên

quan đến luận án như sau:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA, DISẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

- Trong cuốn “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc” [34], các tác giả xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấuthành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơnnữa thế kỷ qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ những nét chính yếu về tínhtiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dântộc. Qua hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ởmột số nước trên thế giới, cuốn sách ghi nhận rõ nét về thực trạng văn hóa ViệtNam, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Namđáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ đó, đưa ra những định hướng chiến lượccơ bản cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”,để trở thành nền tảng tinh thần xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu: “Dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc”[139] gồm 3 chương và phần phụ lục đề cập đến những vấn đề lý luận về

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

6

DSVH dân tộc; về vai trò, chức năng của DSVH đối với việc lựa chọn môhình phát triển văn hóa dân tộc. Căn cứ vào những đòi hỏi thực tiễn của cuộcsống để tiến hành phân loại và bước đầu mô tả thực trạng vốn DSVH dân tộc.Làm nổi rõ những mặt tồn tại, những nguyên nhân đã và đang gây nên sựxuống cấp vốn DSVH trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra những kiến nghị,biện pháp cụ thể và giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản về giữ gìn và phát

huy DSVH.

Những nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài luận án:- Khái niệm DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong

hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đápứng những nhu cầu của hiện tại. Đóng vai trò then chốt ở đây là những kháiniệm “nhận biết” và sử dụng; bên ngoài mối quan hệ với chủ thể, không tồntại khái niệm DSVH theo nghĩa đích thực của nó.

- Chính sách về bảo tồn và phát triển DSVH dân tộc của nước ta trongthời gian qua thông qua các kỳ đại hội của Đảng.

- Một số bài học kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy DSVH tạiNhật Bản: Luôn coi bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa là một vấn đề quantrọng được quy định trong các văn bản pháp luật, chính sách. Thể hiện việcbảo tồn các DSVH được nhấn mạnh trong nhận thức của mỗi người dân và

thể hiện chức năng, vai trò của di sản trong qúa trình phát triển của đất nướcNhật Bản theo hướng bền vững. Từ những nhận thức trên, Nhật Bản đã thựchiện hóa DSVH trong đời sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể như:Tổ chức bộ máy hành chính và ngân sách hoạt động, khai thác các giá trị vănhóa trên cơ sở đưa chúng thâm nhập vào đời sống hiện đại của cộng đồng…

Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ nghiên cứu giá trị DSVH nói chung mà chưađi sâu nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở một số thành phố cónhiều tài sản văn hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển như TTH. Nhữnggợi ý đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc ở Việt Nam nêu trên mới ởtầm vĩ mô và ở phương diện lý luận chung, chưa đưa ra một cách cụ thể gắn vớimột loại hình DSVH nào, nhất là đối với TTH, một thành phố đang lưu giữ rất

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

7

nhiều tài sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, tác giả luận án xem đây là một côngtrình khoa học có thể kế thừa để làm những căn cứ tìm ra các giải pháp thích hợpnhằm giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.

- Cuốn sách “Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội”, ”[54] đã nghiên cứu bản chất của văn hóa nhằm chứng minh văn hóa vừa làmục tiêu phấn đấu vươn lên của xã hội loài người vừa là động lực mạnh mẽcó ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy quá trình phát triển xã hội theohướng nhân văn; từ đó vận dụng nguyên tắc về mối quan hệ thống nhất giữamục tiêu và động lực của văn hóa (văn hóa- phát triển- tiến bộ) vào quá trình

xây dựng và phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.Nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài chủ yếu nằm ở chương I,

trong đó tác giả có thể tiếp cận quan niệm triết học mát xít về văn hóa để làm

cơ sở lý luận của luận án.- Trong cuốn “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những

vấn đề phương pháp luận” [37] là kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài

khoa học cấp Nhà nước Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, mã

số KX04- 13/06 do tác giả làm chủ nhiệm. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 nămxây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”,các bài viết trong cuốn sách đã phân tích, đánh gía thực trạng văn hóa Việt Nam

và thực trạng lãnh đạo, quản lý văn hóa của Đảng, Nhà nước ta; chỉ rõ mối quanhệ giữa văn hóa và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóachính trị; đề xuất mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp có tínhchất đột phá để phát triển văn hóa dân tộc trong thập kỷ tới.

Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp đến đề tài luận ántập trung chủ yếu ở các bài viết: Khái niệm văn hóa và sự phát triển của vănhóa (GS.TS Đỗ Huy); Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựngvà phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (PGS.TSPhạm Đức Duy). Tác giả luận án có thể kế thừa các nội dung sau:

- Cách tiếp cận khái niệm văn hóa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệtcuốn sách khẳng định phương pháp tiếp cận mácxít về văn hóa là cách tiếp

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

8

cận về hình thái kinh tế - xã hội, do đó: “Văn hóa gắn bó chặt chẽ với sự vậnđộng của các phương thức sản xuất”, “nguyên tắc tiếp cận đầu tiên với vănhóa là phải tìm thấy mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa” [37, tr.22].

- Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam như văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thốngnhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; đồng thời chỉ ra mộttrong những nhiệm vụ quan trọng là cần giữ gìn và phát huy các DSVH:

DSVH là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giátrị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc kháctrên thế giới. DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhândân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để pháttriển kinh tế - xã hội” [37, tr.177].

- Cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội”[8] đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị củaDSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quảnlý di sản một số nước trên thế giới để vận dụng vào công tác bảo tồn, phát huycác giá trị di sản vật thể Thăng Long - Hà Nội; xuất phát từ thực trạng DSVH

vật thể Thăng Long - Hà Nội làm rõ giá trị của nó trong thời kỳ công nghiệphóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở chỉ ra những nguycơ, thách thức của công cuộc bảo tồn DSVH, cuốn sách đã đề xuất các giảipháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị disản vật thể Thăng Long - Hà Nội. Sách gồm 5 chương và những nội dung củacuốn sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án tập trung chủ yếu ở chương 2và chương 5. Từ kết quả nghiên cứu của cuốn sách, tác giả có thể chọn lọc, kếthừa và phát triển trong quá trình viết luận án là:

- Các văn bản của Đảng ta về công tác bảo tồn và phát huy các giá trịDSVH, đặc biệt một mốc đánh dấu quan trọng về định hướng của Đảng đó làNghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

9

VIII) viết: “DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi củabản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”.

- Thông qua các nhóm giải pháp về: Nâng cao năng lực quản lý DSVH;cơ chế chính sách kinh tế - tài chính; luật pháp; huy động sự tham gia củacộng đồng; nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ trong và ngoài ngành

văn hóa, thể thao và du lịch về giá trị của di sản và việc bảo tồn và phát huy

giá trị của di sản; xây dựng lưu trữ tài liệu, thông tin; hợp tác quốc tế… tácgiả luận án có thể áp dụng vào chính thực tiễn của công tác bảo tồn và phát

huy các giá trị DSVH ở TTH hiện nay.- Ở cuốn “Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở Thăng Long - Hà

Nội” [107], tác giả luận án có thể kế thừa có chọn lọc phần cơ sở lý luận vềbảo tồn và phát huy các giá trị DSVH như: Khái niệm văn hóa; văn hóa vậtthể và văn hóa phi vật thể; bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể, mối quanhệ giữa DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, quan điểm của UNESCO, Đảngvà Nhà nước ta về bảo tồn và phát huy DSVH phi vật thể đồng thời nêu kinh

nghiệm một số nước trong công tác này. Luận án quán triệt quan điểm: “Bảotồn cần phải đi kèm với khai thác, phát huy giá trị DSVH trong đờisống…Bảo tồn cần phải quan tâm đến đặc điểm xã hội trong từng thời điểmcụ thể để có những điều chỉnh phù hợp với thời đại” [107, tr.237]. Một trongnhững biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy DSVH là cần đẩy mạnhcông tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác, trách nhiệm của người dântham gia vào công tác này.

- Cuốn “Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25năm đổi mới (1986- 2010)” [38] là tập hợp các bài viết có chọn lọc của cácchuyên gia nghiên cứu về văn hóa. Xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, nhữngyếu tốc cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt độngvăn hóa do Đảng ta lãnh đạo, nội dung cuốn sách phản ánh thực trạng văn hóaViệt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu quan trọng, đồng thờivạch ra những mặt yếu kém, hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnvà kiến nghị xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

10

theo vừa đáp ứng những đòi hỏi bức xúc tinh thần của xã hội ta trên con

đường: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Bài viết trong cuốn sách liên quan trực tiếp tới đề tài luận án: Thực trạng bảo

tồn và phát huy DSVH dân tộc và bài học kinh nghiệm(Th.s Vũ Công Hội), tácgiả luận án kế thừa được khái niệm DSVH và vai trò của DSVH trong đời sống xã

hội, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát huy DSVH dân

tộc và đặc biệt là những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinhnghiệm, những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc.

- Trong cuốn “Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa hiện nay” [42] đã khằng định, vấn đề bản sắc dân tộc và việc giữ gìn

bản sắc dân tộc là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh toàn cầuhóa. Vì một trong những thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với sự pháttriển của các nước là sự nhạt nhòa, mai một bản sắc dân tộc. Đòi hỏi mỗi quốcgia phải có những phương thức xử lý để không những đưa đất nước phát triểnđi lên, hội nhập cùng thế giới và phát huy được sức mạnh vốn có của mình,

đưa bản sắc dân tộc thành động lực nội sinh thúc đẩy dân tộc phát triển.Trong cuốn sách, tác giả khẳng định: “Dân tộc Việt Nam phải giữ gìn…

bản sắc dân tộc một cách sáng tạo, linh hoạt; phải kết tinh lại và nâng lên tầmcao mới mọi đặc điểm tích cực của dân tộc và những đặc điểm tích cực mớicủa thế giới” [42, tr.69]. Với cách nhìn nhận này, tác giả luận án có thể tiếpthu vào công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH, vì suy cho đến cùng,

DSVH là biểu hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc. Hay nói cách khác, giữ gìn

DSVH là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.- Cuốn“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa

Việt Nam” [61] là kết quả nghiên cứu của hai tác giả tổng hợp qua các bài viếtđược đăng tải trên các tạp chí về lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển vănhóa Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế dưới sự chỉ đạo củaĐảng: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thầnnhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm nhuần

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

11

vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnhnội sinh quan trọng của phát triển”.

Những nội dung của cuốn sách này liên quan trực tiếp trực tiếp đến đềtài luận án tập trung chủ yếu ở phần 2, gồm:

- Kinh nghiệm của Trung Quốc về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trongxu thế toàn cầu hóa, xem “phát triển văn hóa dân tộc phải gắn với trình độkhoa học kỹ thuật” [61, tr.77], “Phải có những phương thức thích hợp trongviệc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc” [61, tr.78].

- Chính sách của Canada trong việc giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa. Theobách khoa toàn thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận

giá trị và bảo tồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đốivới sự phát triển văn hóa và lịch sử của đất nước” [61, tr.87]. Trong các phươngdiện đối nội và đối ngoại của mình, Canada luôn có những chính sách phù hợp,tối ưu cho công tác giữ gìn di sản lịch sử- văn hóa. Những kinh nghiệm đó có ýnghĩa lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, cuốn sách bàn về xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam nóichung và ở tầm vĩ mô, chưa bàn đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trịDSVH trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhất là đối với tỉnh TTH nóiriêng, chưa có điều kiện để đưa ra các giải pháp cụ thể để việc giữ gìn và phát

huy giá trị DSVH có hiệu quả.Ngoài ra còn có một số bài viết đăng ở các tạp chí khoa học cũng đề cập

đến vấn đề này như:- GS.TS Ngô Đức Thịnh trong bài “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật

thể” [89] đã khẳng định: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại, chỉ ra cácdạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng của văn hóa phi vật thểvà việc sưu tầm bảo tồn chúng. Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp rằng:Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian và thời gian, chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự giao thoa, giaolưu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thể mangtính mỏng manh, dễ bị thương tổn. Do đó, Nhà nước cần thông qua các cấp

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

12

chính quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hướng trong nhiệm vụ bảotồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc.

- Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc” [86] khẳng định từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sứcsống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua biết bao thử tháchkhắc nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhận thứcđược tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên

tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong bài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóavà vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” [55] khẳng định quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực chất tự bản thân nó chính là một quá trình

biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, đặc biệt là hoạt động sảnxuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước lên trình độ tiên tiến và hiệnđại. Trong đó, bản sắc văn hoá là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển ổn địnhvà trường tồn của văn hoá đất nước. Theo phương châm đó, CNH, HĐH ởViệt Nam phải lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng và động lực, lấy việclàm đậm đà bản sắc văn hóa làm mục tiêu.

- Tác giả Nguyễn Chí Bền trong bài viết “Bảo tồn DSVH phi vật thể ởnước ta hiện nay” [7] xuất phát từ khái niệm DSVH phi vật thể đến chínhsách đối với nó và các vấn đề đang đặt ra, tác giả đã khẳng định: Trong côngcuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy DSVH phi vật thể cácdân tộc đang được đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩmô lẫn vi mô, cả ở phương diện lý luận lẫn thực tiễn.

- Tác giả Ngô Phương Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từnhững góc nhìn” [87] đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay.Theo tác giả thì “Mỗi ngày, DSVH càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất pháttừ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

13

nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâurộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình

dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thểvà phi vật thể”.

- Giáo sư Hoàng Chương trong bài báo “Thực trạng vấn đề bảo tồn vàphát huy văn hóa dân tộc” [20] cho rằng: Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộclà vấn đề muôn thuở, nhưng cũng là vấn đề mang tính bức xúc của xã hội, bởithực trạng nền văn hóa dân tộc đang có nguy cơ mai một và có nhiều vấn đề mà

toàn xã hội cần quan tâm bên cạnh hiện tượng xâm thực văn hóa ngày càng gia

tăng. Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và nhất làtrong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóadân tộc đang bắt đầu nảy sinh những khó khăn, tiêu cực, thiếu lành mạnh. Cụthể là xu hướng thương mại hóa nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp cácsân khấu biểu diễn. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo,

Cải Lương, dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca kịch ngày càng thiếu hấp dẫnvới khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Các rạp hát dành cho nghệ thuật dân tộcphần lớn là vắng khách, “tối đèn”. Theo tác giả, muốn bảo tồn, phát huy vănhóa dân tộc tốt hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, Ðảng và Nhà nước phải cómột chính sách đầu tư hợp lý hơn, mạnh mẽ, thỏa đáng hơn, phải quan tâm,khuyến khích những cơ quan, những tổ chức, những cá nhân đang tâm huyếtcho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; đồng thời phê phán, có

biện pháp xử lý đối với những tổ chức và cá nhân không nhận thức đúng, làm

tổn hại DSVH của cha ông, làm mờ nhạt bản sắc văn hóa dân tộc và hình ảnhcủa đất nước nghìn năm văn hiến.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN

VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAYTTH hiện đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể

chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc ViệtNam nên cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận bằngnhiều cách khác nhau:

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

14

1.2.1. Từ góc độ sử học- Trong cuốn “Quần thể di tích Huế di sản thế giới” [75], tác giả Thái

Công Nguyên chủ yếu giới thiệu pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử,văn hóa và danh lam thắng cảnh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Hệ thống các DSVH của TTH như sông hương, núi Ngự Bình, cầu Trường tiền,Kinh thành, Hoàng thành, Đàn Nam giao, Điện hòn chén, chùa Linh mụ... đồngthời khẳng định giá trị của nó đối với sự phát triển của tỉnh TTH.

Với cuốn sách này tác giả luận án tiếp thu để có cái nhìn một cách có hệthống các giá trị DSVH ở Huế một cách chi tiết và khá đầy đủ.

- Tác giả Phan Thuận An trong cuốn“Kiến trúc cố đô Huế” [2] cho rằng,Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất và

tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Tronggần 400 năm (1558- 1945), Huế là trung tâm chính trị và văn hóa của Đàng

trong, rồi trở thành Kinh đô của cả đất nước thống nhất. Huế đã được xácnhận là một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam, và quần thể di tích cố đôHuế đã được công nhận là một DSVH Thế giới. Sau đó một thập niên, nhã

nhạc triều Nguyễn lại được tổ chức UNESSCO công nhận là kiệt tác di sảnphi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Cuốn sách chủ yếu giới thiệu các công trình kiến trúc, thời gian và vậtliệu xây dựng các DSVH: Quách thành cung điện, kinh thành, Đại nội, Ngọmôn, điện Thái Hòa, điện Long An, Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăngThiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định,Văn Miếu Huế, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ.

Nhìn chung, cuốn sách này đã bổ sung cho tác giả luận án một cách nhìn

phong phú hơn: có thể tiếp cận một cách cụ thể, hiểu thêm kiến trúc cácDSVH ở TTH để từ đó có cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo vệ, giữ gìn

và phát huy có hiệu quả các DSVH đó.1.2.2. Từ góc độ văn hóa học, quản lý văn hóaTập san kỷ niệm 5 năm thực hiện dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy

giá trị di tích cố đô Huế: “Thời gian đã chứng minh” [108] gồm 42 bài viếtbàn về những thành tựu mà Huế đạt được sau 5 năm thực hiện dự án quy

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

15

hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế. Trong đó các bài liên

quan đến trực tiếp đến luận án: Chặng đường ngắn trên con đường dài (Thái

công Nguyên), Đẩy mạnh công cuộc bảo tồn khu di tích Huế- di sản thế giớiđầu tiên ở Việt Nam (Trương Quốc Bình); công cuộc bảo tồn các di sản vănhóa Huế, Việt Nam (Phan Thanh Hải và Shin’e Toshihiki).

Tác giả luận án có thể kế thừa những khía cạnh sau:- Phương pháp đánh giá tình trạng di tích Huế trước và sau khi có quyết

định 105/TTg của thủ tướng chính phủ về bảo tồn và phát huy giá trị di tíchcố đô Huế.

- Kế thừa và phát triển thêm khi phân tích các yếu tố tác động đến côngtác bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH ở Huế hiện nay.

- Tham khảo những số liệu về kinh phí tu bổ, các công trình di sản đượctu bổ, mục tiêu bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế cũng như công tác

phát huy DSVH của tỉnh nhà trong thời gian tới.- Tham khảo vai trò của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương

trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nghị quyết 105/TTg của thủ tướngchính phủ và nghị quyết 06/NQ- TƯ của Tỉnh ủy TTH về bảo tồn và phát huy

giá trị di tích cố đô Huế.- Kế thừa chọn lọc một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việc

bảo vệ và phát huy quần thể di tích lịch sử- văn hóa Huế trước bối cảnh mớicủa thời kỳ mới.

Cuốn “Huế Di sản và cuộc sống” [109] gồm 28 bài viết của các nhà

nghiên cứu văn hóa Huế chủ yếu khẳng định sau 10 năm kể từ khi quần thể ditích cố đô Huế đã được công nhận là một DSVH Thế giới, sự nghiệp giữ gìn

và phát huy DSVH Huế đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt đượcnhiều thành tựu to lớn. Mới 5 năm được thế giới công nhận, quần thể di tíchcố đô Huế đã vượt qua được giai đoạn cứu nguy khẩn cấp để kịp bước vào thờikỳ ổn định và phát triển. Trong 5 năm tiếp theo hàng chục dự án trùng tu di tích

lớn đã được thực hiện thành công; các chính sách và biện pháp cụ thể để bảo tồnvà phát huy các DSVH phi vật thể cũng được xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là việc

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

16

xây dựng hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận nhã nhạc cung đình Huế là một“Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Huế đã trở thành điểmhẹn hấp dẫn của du khách bốn phương và lượng khách không ngừng gia tăng quacác năm. Từ năm 2000, Huế đã được chính phủ chọn làm thành phố Festival đặctrưng của Việt Nam.

Các bài viết trong cuốn sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án: DSVHHuế cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển của tác giả PhạmGia Khiêm; DSVH Huế- 10 năm hội nhập và phát triển của tác giả Phùng Phu;

Di tích Huế trên chăn đường chuẩn hóa trùng tu của tác giả Trần Bá Việt; Giá trịcủa Nhã nhạc cung đình Huế của tác giả Trần Văn Khê; DSVH Huế trong giaolưu và hội nhập với văn hóa Thế giới của tác giả Phan thuận An. Từ việc xâydựng các cơ sở khoa học trong hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản thế giớiđến thực tiễn công tác bảo tồn di tích Huế của tác giả TS. Phan Tiến Dũng.

Với những bài viết mang tính khái quát, tác giả luận án có thể kế thừanhững khía cạnh sau:

- Thành tựu 10 năm của tỉnh TTH trong việc giữ gìn các giá trị DSVH kểtừ khi UNESSO công nhận DSVH thế giới (1993- 2003) đã tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát huy các giá trị DSVH, làm động lực để phát triển du lịch địaphương, đóng góp ngân sách cho sự phát triển của tỉnh nhà.

- Đánh giá quần thể di tích cố đô Huế trong công tác nghiên cứu, trùng tu

các di tích tiêu biểu của DSVH Huế: Lăng Khải Định, Điện Khải Hoàn, LầuNgũ Phụng, cung An Định v.v…

- Có cái nhìn sâu hơn về giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Nhã nhạccung đình Huế, một kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu được tổ chứcUNESSCO công nhận năm 2003.

- Những chuyển biến tích cực của khu di tích Huế trong quá trình thựchiện Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn1996- 2010.

Kỷ yếu hội thảo: “DSVH Huế nghiên cứu và bảo tồn” [111] của Trung tâmBảo tồn di tích cố đô Huế gồm những bài viết về công tác bảo tồn, phát huy các

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

17

giá trị di sản ở TTH và các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao công tác này

cho hoạt động du lịch và phát triển kinh tế ở tỉnh nhà. Thông qua các bài viếttrong hội thảo tác giả kế thừa được sự đánh giá những mặt làm được và chưalàm được của công tác bảo tồn, phát huy DSVH ở TTH.

Cuốn sách “30 năm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Huế (1982-2012)” [115] khẳng định DSVH Huế là một kho báu, một bộ phận cấu thành

sinh thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là mấu chốt củavấn đề mở rộng phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội. Đồng thời biết khai thác và phát huy những giá trị văn hóa cũng là mộtgiải pháp để giữ gìn, làm cho di tích sống lại, hòa với cuộc sống đương đại.

Cuốn sách ghi lại những hình ảnh của hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích;

hoạt động bảo tồn, phục hồi văn hóa phi vật thể; hoạt động tôn tạo cảnh quanmôi trường; hoạt động hợp tác đối ngoại; hoạt động bảo tàng, trưng bày, triểnlãm; hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt động tuyên truyền quảng bá; hoạtđộng phát huy giá trị di tích; các lễ hội trong Festival Huế của TTBTDTCĐHuế, một cơ quan chủ quản trong việc tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Vớinhững tư liệu này tác giả luận án vận dụng khi luận giải những vấn đề thành

tựu và hạn chế của thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH.Kỷ yếu hội thảo khoa học: “ Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc trung

bộ” [135] của UBND tỉnh TTH, Thể thao và du lịch- Hội Khoa học lịch sử TTH là

tập hợp của 26 bài viết bàn về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch Bắctrung bộ. Trong đó có những bài viết như: phát huy lợi thế văn hóa- xây dựngTTH trở thành điểm đến ngang tầm thế giới của TS. Phan Tiến Dũng; Tiếptục khai thác tiềm năng, thiết kế thêm nhiều tuyến tham quan cho du lịch TTHcủa Nguyễn Đắc Xuân; DSVH lợi thế đặc biệt của du lịch TTH của TS. PhanThanh Hải…đã gợi mở cho tác giả luận án khi giải quyết vấn đề phát huyDSVH ở TTH hiện nay.

Cuốn “Công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở TTH” [116] là tập hợp củanhiều bài viết đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế qua một chặngđường bảo tồn di sản ở Huế. Khẳng định những nỗ lực của các cấp chính

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

18

quyền địa phương, nhân dân TTH đã là cho DSVH ở TTH từng bước hồi sinhdiện mạo vốn có trong lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngày càng

mãnh liệt. Cuộc vận động bảo vệ di tích Huế đã được Unesco đánh giá là mộttrong hai cuộc vận động toàn cầu mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Các bài

viết trong cuốn sách đã cho tác giả luận án một cái nhìn khái quát, hệ thốngquá trình giữ gìn và phát huy DSVH ở Huế giai đoạn 1993- 2013.

Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài luậnán như:

- Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng “Bảo tồn DSVH phi vật thể - mộtyếu tố cơ bản làm cho giá trị quần thể di tích Huế luôn được tỏa sáng” [25]

đã khẳng định bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể là một công việc khókhăn, phức tạp, đòi hỏi thời gian dài và sự quyết tâm của chính quyền, nhândân tỉnh TTH. Công tác bảo tồn sẽ đưa lại hiệu quả to lớn cho văn hóa - con

người xứ Huế: Bồi đắp cho Huế có được một diện mạo và tâm hồn sâu sắc, mộtvùng đất luôn hấp dẫn mọi người đến tìm tòi, khám phá. Từ những thành quảbước đầu của việc bảo tồn phi vật thể ở Huế, tác giả đã bàn đến một số địnhhướng bảo tồn cho các giai đoạn tiếp theo.

- Tác giả Huỳnh Đình Két trong bài “Di tích cảnh quan Huế- một số vấnđề về công tác bảo tồn” [62] khẳng định để làm tốt công tác bảo tồn di tíchcảnh quan Huế cần phải xem xét các mối quan hệ chi phối di tích cảnh quan,từ đó đưa ra một số kiến nghị như phải xây dựng một cơ chế bảo vệ di tích,cấp giấy chứng nhận di tích, cần có chế độ riêng đối với di tích đã được xếploại, xây dựng dư luận xã hội theo hướng bảo tồn di tích cảnh quan Huế làđảm bảo lợi ích văn hoá của cộng đồng...

- TS Lê Đình Phúc trong bài “Nhã nhạc cung đình Huế với việc pháttriển du lịch” [78] cho rằng, nhờ giá trị nổi bật của mình, Nhã nhạc có phạmvi lan tỏa và ảnh hưởng rộng đến các loại hình âm nhạc khác ở Việt Nam.Nhã nhạc được xem là tài sản chung của bốn nước trong khu vực: TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Sự tương đồng về nghệ thuật của Nhã

nhạc cung đình Huế với nhã nhạc của các nước đồng văn đã tạo điều kiện

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

19

thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữ các cộng đồng dân tộc, từ đó tất yếu nảysinh nhu cầu du lịch để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa.

- Tác giả Nguyễn Hữu Thông trong bài“ Hệ giá trị và nhân tố conngười trong DSVH xứ Huế” [91] trên cơ sở phân tích sự khác nhau giữa tínhbền vững của những giá trị truyền thống và tính hỗn dung hai mặt của disản cổ truyền đã tập trung lý giải 2 vấn đề lớn: Hệ di sản đặc trưng củaHuế; yếu tố con người trong bảo tồn và phát huy di sản. Đối với hệ di sảnđặc trưng của Huế, gồm: DSVH cung đình, DSVH dân gian, DSVH tâm

linh nhất thiết phải coi trọng cả phần “xác” lẫn phần “hồn”. Cững như trongphát triển kinh tế, tác giả bài viết cho rằng: yếu tố con người cực kỳ quan trọngtrong việc bảo tồn và phát huy DSVH Huế, phải cùng nhau tạo nên một nguồnnhân lực có thể lực cường tráng và tinh thần khỏe mạnh, phải biết làm chủ tínhcách và lề thói, biết đoạn tuyệt với lối mòn tư duy và nếp nghĩ, biết chất vấnchính mình, hiểu tận ngon nguồn những rào cản và trở lực một cách khoa họcđể tiến về phía trước.

- TS Phan Thanh Hải trong bài viết“30 năm bảo tồn và phát huy DSVHHuế” [46] cho rằng, DSVH Huế là một phức hệ bao gồm cả quần thể di tích

cố đô đồ sộ với thành quách, cung điện, lăng tẩm, đàn miếu, đài tạ, chùa quán,

cầu cống, phủ đệ; hệ thống kiến trúc cộng đồng, tôn giáo và kiến trúc dângian; các giá trị văn hóa phi vật thể phong phú; các giá trị cảnh quan môitrường độc đáo. Tuy nhiên, sau khi triều Nguyễn chấm dứt, hai cuộc chiếntranh kéo dài suốt 30 năm (1945-1975) đã tàn phá nghiêm trọng các DSVH .Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo cùng việc tu sửa các di tích một cách tùy

tiện trước đây đã gây ảnh hưởng bất lợi cho các di sản. Trong 30 năm qua,Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH và Bộ Văn hóa Thông tin,công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả rấtquan trọng: DSVH Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đangtừng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảotồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Bài viếtđã cho tác giả cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt được của việc giữ gìn

và phát huy DSVH của TTH trong giai đoạn hiện nay.

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

20

Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giữ gìn và phát

huy DSVH với những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trịtham khảo, nên tác giả đã kế thừa và phát triển để hoàn thành luận án với đềtài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay”.

Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận ánThứ nhất, trong thời gian qua, DSVH, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH

là một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứuvà đạt được những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị thamkhảo cho tác giả luận án.

Thứ hai, tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH

như đã trình bày ở trên cho thấy, từ mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau, phạm vinghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau,…phần lớn các công trình chủyếu nghiên cứu về giữ gìn và phát huy DSVH thuần túy mà chưa đề cập nhiềuđến mối quan hệ giữa giữ gìn, phát huy DSVH với tác động của KTTT, giữagiữ gìn với phát triển. Các công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệthống và quy mô về thực trạng giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH tronggiai đoạn hiện nay còn rất ít. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống cácvấn đề nghiên cứu còn bỏ ngõ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và

thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH được luận án xác định làhướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập đến nhiều vấn đềliên quan đến DSVH, việc giữ gìn và phát huy DSVH. Tuy nhiên, luận án chorằng, còn một số vấn đề sau đây cần tiếp tục để nghiên cứu:

- Luận án cần thiết làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về văn hóa;DSVH; giữ gìn và phát huy DSVH; vị trí và vai trò của nó trong đời sống xã

hội hiện nay.- Luận án đánh giá nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến vấn đề giữ gìn

và phát huy DSVH ở TTH chính là nhận thức của chủ thể văn hóa.- Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng của vấn đề giữ gìn và phát huy

DSVH ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó tìm kiếm các giải

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

21

pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiệnnay. Đây là việc làm hết sức cần thiết và chưa được nhiều người nghiên cứu.

Đó là những gợi mở để đề tài luận án: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di

sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” lựa chọn thực hiện, không trùng lặpvới công trình khoa học nào nêu trên về nội dung và hình thức luận án. Đồngthời, luận án này rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối vớivấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giai đoạn hiện nay.

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

22

Chương 2GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI

SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa- Khái niệm văn hóa (Culture)Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng, liên quan đến đời sống

vật chất và tinh thần của con người. Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, cónhững quan niệm và cách lý giải khác nhau về văn hóa.

Có khá nhiều định nghĩa về văn hóa, nhưng hầu hết các định nghĩa đóđều xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Hiện nay, có 2 xu hướngđịnh nghĩa về văn hóa: Xu hướng thứ nhất là loại định nghĩa miêu tả liệt kê

các thành tố về văn hóa, xu hướng thứ hai là loại định nghĩa nêu đặc trưng củavăn hóa. Các xu hướng có thể khác nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm rấtquan trọng là khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên,

nơi nào có con người là nơi đó có văn hóa, văn hóa là sản phẩm thích ứnggiữa con người với tự nhiên.

Quan điểm của triết học Mác - Lênin cho rằng: “Văn hóa là toàn bộnhững thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người -

hoạt động sản xuất vật chất và tái sản suất ra đời sống hiện thực của conngười” [71, tr.136-137], văn hóa là thiên nhiên thứ hai, thiên nhiên được conngười cải biến. Văn hóa là “tác phẩm của con người”, là phương thức hoạtđộng sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người. Đólà phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổivà cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiệnthực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình

“theo các quy luật của cái đẹp”. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844,

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

23

C. Mác viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giớitự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vậtcó tính loài có ý thức (…) Nhờ sự sản xuất đó, giới tự nhiên biểu hiện ra là tác

phẩm của nó (con người) và thực tại của nó” [71, tr.136-137].

Theo C.Mác, văn hóa xuất hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của conngười, trong đó hoạt động đặc trưng, cơ bản nhất là lao động và cải tạo xã hội.Văn hóa xuất hiện trong mối tương tác giữa con người với tự nhiên và với chínhbản thân mình. Văn hóa chính là trình độ người của các quan hệ đó. Chủ thểsáng tạo văn hóa là con người. Con người sử dụng văn hóa để phát triển năng lựccủa mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bảnthân mình. Trong quá trình đó, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơnsức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạomang bản chất người của mình- sáng tạo văn hóa, tái sản xuất ra giới tự nhiên,

“xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo quy luật của cái đẹp”. Bằng hoạtđộng lao động sáng tạo đó và với chính sự tồn tại, phát triển của mình trong thếgiới hiện thực, con người đã tự xác định cho mình cái ranh giới để phân biệtphương thức sống của mình với phương thức sinh hoạt sinh tồn của loài vật.

Như vậy quan điểm của C.Mác cho thấy, văn hóa với tư cách là hoạtđộng sống đặc thù của con người, văn hóa không chỉ là hoạt động lao độngsản xuất nhằm tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho cuộc sống con người mà

còn là hoạt động tinh thần, là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phươngthức sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩmvật chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễnlịch sử- xã hội của mình. Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóalà thước đo nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực. Vì

vậy, Ph. Ăngghen đã nói: “Mỗi bước tiến trên con đường văn hóa lại là mộtbước tiến tới sự tự do” [70, tr.164].

C.Mác còn quan niệm, văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, conngười sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

24

hội. Đó là hoạt động mà con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tínhđịnh hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của conngười trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi nềnvăn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khuôn mẫuứng xử xã hội của con người.

Hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo hướng tới chân- thiện- mỹ.Không phải sáng tạo nào cũng mang đặc trưng văn hóa mà phải là những hoạtđộng sáng tạo được chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ tiến bộ, mang lại giá trịcho con người. Các giá trị đó tất yếu phải vì con người, phải có tác dụng pháttriển các lực lượng bản chất người, rồi thông qua các hoạt động thực tiễn củacon người để tiếp tục lưu truyền, tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác đểthúc đẩy xã hội phát triển không ngừng và làm nên truyền thống văn hóa chomột cộng đồng xã hội.

V.I.Lênin trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên lý củatriết học Mác, đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cáchtiếp cận từ hình thái kinh tế- xã hội. Ông khẳng định tính tất yếu của cáchmạng văn hóa, cuộc cách mạng này rất khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sởhạ tầng lạc hậu song không phải ngồi chờ lực lượng sản xuất phát triển rồimới làm cách mạng văn hóa mà phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản củanền văn hóa cách mạng, là yếu tố quan trọng để xây dựng xã hội mới. Rõ

ràng, Lênin đã gắn văn hóa với sự phát triển xã hội, chỉ ra mục tiêu quan

trọng nhất của văn hóa là hoàn thiện con người về mọi mặt.Như vậy, trong quan điểm của triết học Mác- Lênin, văn hóa không chỉ

đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại mà

còn là lĩnh vực luôn ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,đến sự phát triển xã hội. Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa khôngchỉ ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó- đến tồn tại xã hội, đến quá trình

sản xuất vật chất của con người mà còn góp phần quyết định phương thức vậnđộng và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Văn hóa đem

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

25

lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động của mình và qua đó,điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành

nguồn nội sinh cho phát triển xã hội bền vững- phát triển vì mục tiêu nhân

văn, vì giá trị nhân đạo.Hồ Chí Minh nhận định về văn hóa ở cấp độ khái quát như sau:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mớisáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổnghợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà

loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đờisống và đòi hỏi của sự sinh tồn [72, tr.431].

Từ nhận xét trên của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn

bộ những gì con người tạo ra và lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm củavăn hóa. Văn hóa chỉ tất cả các khía cạnh biểu tượng và học thức của xã hội loài

người. Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận nghệthuật. Văn hóa phi vật chất bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kỹ năng, giá trị, tínngưỡng và tập quán. Như vậy, bản chất của văn hóa là có tính người và tính xã

hội. Văn hóa là một thực thể sống của con người. “Người ta có thể nhìn thấy,nghe thấy, sờ thấy và cảm thấy bằng những cách khác nhau của một nền vănhóa, một thời đại văn hóa, một giá trị văn hóa do con người tạo ra” [51, tr.11].

Theo từ điển triết học: “văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thầndo con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và tiêu biểu chotrình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội” [120, tr.656].

Định nghĩa này khẳng định văn hóa được biểu hiện trong toàn bộ giá trịvật chất, giá trị tinh thần và là kết quả khách quan của hoạt động con người.Cùng với quan điểm này còn có định nghĩa của GS.TS.Trần Ngọc Thêm: “Vănhóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

26

tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa conngười với môi trường tự nhiên và xã hội” [88, tr 41].

Định nghĩa văn hóa được cộng đồng thế giới sử dụng nhiều và đượcnhiều người trích dẫn hơn cả là định nghĩa của UNESCO:

Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệvà cảm xúc quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội nên

được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trongxã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [123].

Có thể nói, tính phức tạp của nội hàm khái niệm văn hóa được thể hiện rõkhi bản thân văn hóa là một yếu tố mang “tính động”. Tính động ở đây chính làtính chất biến đổi không ngừng của văn hóa theo tiến trình lịch sử cũng như thayđổi của nó theo không gian văn hóa. Vì vậy khi nói đến văn hóa , chúng ta phảixem xét trên cả hai chiều thời gian và không gian, nếu thiếu đi một trong haichiều nói trên, thành tố văn hóa mà chúng ta quan sát có thể trở nên vô nghĩa.

Vậy, để thống nhất về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau để giảiquyết các vấn đề của luận án: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thầndo con người sáng tạo ra, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội.Những giá trị vật chất và tinh thần đó làm nên hệ giá trị xã hội, là một thành tốcốt lõi tạo ra bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phốiđời sống tâm lý và mọi hoạt động của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy.

Khái niệm di sản văn hóa (Cultural leritage)Theo nghĩa Hán Việt, DSVH là những tài sản văn hóa có giá trị của quá

khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại,dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sảnvăn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.

Khái niệm DSVH với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quátrình hình thành khá lâu dài, được hình thành và biết đến từ cuộc cách mạng

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

27

tư sản Pháp 1789. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung,tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã

tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [40, 32].

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã địnhnghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao chothế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiệnnay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [83, tr.20].

Như vậy, với các quan niệm về di sản nói trên thì DSVH được hiểu nhưlà tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài

sản văn hóa như các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc,các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học... mà các thế hệ trước để lạicho hậu thế mai sau.

Tuy nhiên, khái niệm DSVH là một khái niệm có tính vận động thayđổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm DSVH không hoàn toàn đồng nhất vớikhái niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứcũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứđã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từquá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu,nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại.

Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa DSVH như sau:DSVH là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng di sảnquá khứ truyền lại cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thểnhân loại. Là một phần của việc khẳng định cũng như làm giàu thêmbản sắc văn hóa, là một dạng di sản nhân loại, DSVH mang lạinhững đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơicất giữ kinh nghiệm con người. Việc bảo tồn và giới thiệu DSVHnày là cốt lõi của mọi chính sách văn hóa [8, tr.14].

Luật DSVH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:“DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần,

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

28

vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này

qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [15, tr.17].

Như vậy, theo các quan điểm trên, con người bao giờ cũng có 2 nhu cầucơ bản, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Do đó hoạt độngcủa con người cũng có 2 loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sảnxuất ra các giá trị tinh thần. Tương ứng với nó là những giá trị của DSVH vậtthể và DSVH phi vật thể:

Thứ nhất, DSVH vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuấtvật chất của con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất

và sinh hoạt, đồ ăn, đồ mặc, các phương tiện đi lại. DSVH vật thể là một dạngthức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao,chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong khônggian và thời gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo củacon người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. DSVH vật thể được khách thể hóa và

tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người, luôn chịu sự thách thứccủa quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đạisau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiềuso với nguyên gốc. Do đó, vấn đề giữ gìn những DSVH vật thể lâu đời đòi hỏicần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.

Tại điều 4, Luật DSVH định nghĩa DSVH vật thể như sau: “DSVH vật thểlà sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịchsử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [21, tr.15-16].

Thứ hai, DSVH phi vật thể bao gồm những sản phẩm do hoạt động sảnxuất tinh thần của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiệntrong lối sống, trong các mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thểhiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lựclượng siêu nhiên mà con người luôn tin tưởng. Đó là toàn bộ tri thức liên quan

đến việc sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự sống và phát triển của conngười như sản xuất lương thực, y học dân gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công.

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

29

Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, múa rối, sân khấu, các loạihình thức trình diễn cho đến kiến trúc, trang trí, đồ họa…Đó là các loại hình

nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ.Theo điều 2 của bản Công ước về bảo vệ DSVH phi vật thể, khái niệm

DSVH phi vật thể được UNESSCO hiểu như sau:Các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và

kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian

văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong

một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần DSVH củahọ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vậtthể được các cộng đồng và nhóm người không ngừng tái tạo đểthích nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tựnhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức vềbản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đadạng văn hóa và tính sáng tạo của con người [21, tr.84].

Điều 4 của Luật DSVH cho rằng:DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,

vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyềntừ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và

các hình thức khác [81].

Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quyước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biệt rạch ròi.

Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và phát huy.

Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tácgiả đi trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là tổngthể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và vănhóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đótiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi củacuộc sống hiện tại.

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

30

Như vậy, khái niệm DSVH được hiểu là một tập hợp những cặp phạmtrù vừa tương phản, vừa thống nhất, trong đó có hai cặp phạm trù chính là:

Truyền thống - hiện đại, Kế thừa - phát triển.Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Truyền thống - hiện đại, DSVH

tồn tại như một thực thể khách quan. DSVH là cái hiện đại được truyền lại từtrong quá khứ như một “mã di truyền xã hội” (Abraham Moles), một ký ứctập thể được tái sinh, nhớ về quá khứ trên trục thời gian, tạo nên tính liềnmạch của nền văn hóa dân tộc. DSVH là hiện thân của một hệ thống giá trị(Federico Mayor) hình thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. “Bản ở đâyvừa là cái gốc, cái nguyên thủy, vừa là cái cốt lõi, cái nền tảng cho phép nềnvăn hóa đó tự hồi sinh, tự hóa trên cơ sở của chính mình” [139, tr.7].

Trong mối quan hệ với cặp phạm trù Kế thừa- phát triển, DSVH khẳng địnhtính khả biến của mình dưới tác động của chủ thể. Chủ thể nhận thức, tiếp thu các

DSVH trên cơ sở kế thừa, đưa chúng vào hiện tại trong những phức hợp loại hình

quan hệ với những gí trị mới nảy sinh, làm phong phú cho kho tàng DSVH vănhóa của mình. Trên thực tế, việc khai thác và sử dụng DSVH của chủ thể có thểchính xác và cũng có thể sai lầm, dẫn đến DSVH có thể được phát triển, cũng cóthể bị suy kiệt, nghèo nàn, thẩm chí bị triệt thoái từng phần hoặc toàn bộ. Gắn liềnvới vấn đề nhận thức, khai thác, sử dụng nền DSVH, trong bình diện này không

còn là những giá trị trừu tượng, mà là những giá trị đã được hiện thực hóa, vậtchất hóa thành lối sống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, những vật thể…

DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa đựngvốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Thứ hai, DSVH hội tụnhững yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích. Thứ ba, DSVH phải biểu hiệnthành những hiện tượng văn hóa. Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn DSVHcó bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình.

2.1.2. Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam vềgiữ gìn, phát huy di sản văn hóa

Theo từ điển Tiếng Việt thì “ giữ gìn” có nghĩa là giữ cho được nguyên

vẹn, không bị mất mát, tổn hại. Về cơ bản, khái niệm giữ gìn và bảo tồn có

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

31

nghĩa gần giống nhau đó là giữ lại không để cho mất đi. Theo bách khoa toàn

thư Canada, “Giữ gìn di sản- đó là sự nhận thức, sự thừa nhận giá trị và bảotồn một cách xác đáng những vật thể được coi là quan trọng đối với sự pháttriển văn hóa và lịch sử của đất nước” [61, tr.87]

Giữ gìn DSVH là bảo vệ sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạngthức vốn có của nó. Giữ gìn DSVH là không để DSVH bị mai một, “không đểbị thay đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữnày, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa,khi nói đối tượng giữ gìn “phải được nhìn là tinh hoa”, có nghĩa chúng ta đã

khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thểtrạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.

Đối tượng giữ gìn (giữ gìn với nghĩa bao hàm cả phát huy) các giá trịDSVH cần thỏa mãn hai điều kiện:

- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực đượcthừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.

- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâudài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước nhữngbiến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất dưới tácđộng của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập đang diễnra cực kỳ sôi động.

Giữ gìn DSVH nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): là vận dụngthành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạnghiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi

cần phục nguyên các DSVH vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹthuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụpảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của DSVH vậtthể. Sau khi tiến hành bảo quản nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu vớinguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng DSVH vật thể.

Giữ gìn, bảo quản DSVH phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều trasưu tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

32

trình khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, môtả bằng băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượngvăn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.

Giữ gìn DSVH trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): là giữgìn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các DSVH vật thể sẽ được bảotồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lạinguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.Đối với các DSVH phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồncác hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộngđồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vậtthể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóaphi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phivật thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong cáchình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.

Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của conngười mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là nhữngBáu vật nhân văn sống. Do đó giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thểcòn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hộithừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốtnhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy đượckhả năng của họ trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách khách quan,sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những giá trị văn hóaphi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có tínhchất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục thông qua các dự ánđiều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích DSVH phi vật thể.

Giữ gìn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chínhlà mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể giữ gìn nguyêndạng thì phải giữ gìn, bảo quản theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật củathời gian thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

33

gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì giữ gìn hiện dạnglà điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.

Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng.

Theo đó, cần xác định rõ thời điểm giữ gìn, bảo quản để sau này khi có thêm

tư liệu tin cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc các DSVH.Còn “phát huy” có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp

tục nảy nở thêm” [77, tr.39]. Nói một cách đơn giản phát huy DSVH chính

là việc khai thác, sử dụng di sản một cách có hiệu quả. Công việc này xuấtphát từ nhu cầu thực tế, con người mong muốn DSVH của họ phải đượcnhiều người cùng biết đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Phát huy

DSVH là một hoạt động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích làphục vụ cho sự tiến bộ của xã hội, cho việc phát triển du lịch bền vững và

góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu.

Cách thức phát huy của mỗi di sản, mỗi thời điểm có khác nhau, điều đótùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng, vào nhận thức của từng người. Nhưngtất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào giá trị sẵn có của di sản, làm

tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa đó. Hình thức chủ đạo củaphát huy DSVH là quảng bá hình ảnh của di sản trên mọi phương diệnnhằm khai thác, thu hút khách đến tham quan, đầu tư. Từ đó giúp việc phụchồi tối đa các giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội giao lưu giữa các nềnvăn hóa khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối quan hệquốc tế vì hòa bình, vì sự phát triển của xã hội. Mặt khác, nếu biết phát huylợi thế của di sản văn hóa thì đây còn được xem là một tiềm lực kinh tế đểphát triển xã hội.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng DSVH tồn tạitrong đời sống kinh tế - xã hội như một tất yếu khách quan, minh chứng choquá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc. Vì thế, DSVH là vấnđề được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và được chú trọng trong quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

34

- Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH..Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc- Unesco-

(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization), là mộttrong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mụcđích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoáđể đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản chotất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo".

Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh:Kinh nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hộingày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xuhướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền vớinhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu phát triển kinhtế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mấtcân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năngsáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự phát triển chânchính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật lực củamỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các độnglực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...).

Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếpcho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ mộtvị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội... [trích theo 137, tr.23].

Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có công ước về bảo vệ di sản thiên

nhiên và văn hóa thế giới (năm 1972). Mục tiêu chính của công ước này là

xây dựng một chương trình nhằm phục hồi, bảo tồn các di tích, địa danh hayphong cảnh nổi tiếng.

Để đảm bảo có được những biện pháp hữu hiệu và tích cực cho việc giữgìn, phục hưng DSVH và thiên nhiên có trên lãnh thổ đất nước mình, mỗi quốcgia tham gia Công ước này sẽ nỗ lực, trong điều kiện phù hợp với sự triển kinhtế - xã hội đất nước đó: Tiếp nhận một chính sách chung nhằm quy định mộtchức năng cho DSVH trong đời sống của cộng đồng và đưa việc bảo vệ di sản

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

35

vào một chương trình quy hoạch tổng thể; có những biện pháp thích hợp về luậtpháp, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính cần thiết cho việc xác định, bảovệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản đó; thiết lập hoặc phát triển các trungtâm đào tạo tầm quốc gia hoặc địa phương về bảo vệ, bảo tồn và giới thiệuDSVH, ưu tiên nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

Năm 1989, UNESCO đưa ra một văn bản Đề nghị về việc bảo tồn vănhóa truyền miệng và văn hóa dân gian. Văn bản này yêu cầu các quốc gia trên

thế giới đưa ra những giải pháp bảo tồn văn hóa phi vật thể nằm trong đườngbiên quốc gia của họ. Và từ năm 2001, UNESCO đã xây dựng chương trình

Những kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể và 4 lần công bố các danhsách vào các năm 2001(gồm 19 di sản), năm 2003 (gồm 28 di sản), năm 2005(gồm 43 di sản) và gần đây nhất năm 2009 (76 di sản).

Mục tiêu chương trình này của tổ chức UNESCO là nâng cao nhận thứcvề tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể của nhânloại. Kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy các DSVH, bằngviệc thống kê các DSVH trong lãnh thổ của mình; thiết lập một ủy ban bảo vệDSVH phi vật thể.

Năm 2003, với Công ước quốc tế về bảo vệ DSVH phi vật thể đã đượccác thành viên trong tổ chức UNESCO thông qua và có hiệu lực sau khi có đủ30 nước phê chuẩn vào năm 2005. Điều 12 của bản công ước quy định: “Đểđảm bảo cho công việc bảo tồn, mỗi quốc gia thành viên dựa vào năng lựcriêng của mình sẽ xây dựng một hay nhiều thống kê các DSVH phi vật thểtrên lãnh thổ của họ. Những bản thống kê này sẽ được cập nhật một cáchthường xuyên”. Ngoài việc thống kê, bản công ước còn yêu cầu các quốc gia,các cộng đồng phát triển hành động cho công việc bảo tồn các DSVH.

- Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn vàphát huy DSVH.

Thứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và pháthuy DSVH

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đề caogiá trị của DSVH trong sự phát triển văn hóa của dân tộc. Quan điểm chỉ đạo

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

36

của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế thừa và phát huy

những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì tiến bộcủa nhân dân.

Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, khi Đảng tiến hành đổi mới đất nước, Đảngta không chỉ đổi mới về kinh tế mà còn đổi mới trong nhận thức và tư duy: Pháttriển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, gắn chặt với phát triển văn hóa. Rõ

ràng, Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc hơn về vai trò của vănhóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên nền tảng đó, các DSVH được tôntrọng, phát triển, góp phần làm cho đời sống tinh thần của xã hội ngày càng

phong phú. Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VII (tháng 1- 1993) đã khẳngđịnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, một động lực phát triển kinh tế - xã

hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” và đề ra nhiệm vụ:Trước mắt, tập trung xây dựng để sớm ban hành Luật xuất bản và

luật bảo vệ DSVH dân tộc...cần có chính sách cụ thể giữ gìn và nâng

cao tinh hoa văn hóa của công đồng các dân tộc và của từng dân tộc.Vấn đề này cần được quan tâm một cách toàn diện, từ sưu tầm,nghiên cứu bảo tàng, phổ biến các DSVH dân tộc đến đào tạo cánbộ văn hóa cho các dân tộc... Nhà nước có kế hoạch xây dựng cácbảo tàng, bảo vệ và tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, xây dựng cáctượng đài về các anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa ở Thủ đôvà các thành phố lớn [31, tr.413-416].

Phát triển tư duy đó, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (7- 1998)

Đảng ta đã ra Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và khẳng định:

DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi củabản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưuvăn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trịvăn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, baogồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể [28, tr.63].

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

37

Nghị quyết Trung ương 5 cũng nhấn mạnh việc bảo tồn, phát huyDSVH dân tộc không chỉ bó hẹp trong phạm vi trong nước mà còn phải “làm

tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới”.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng tiếp tục nêu rõ:

Bảo tồn và phát huy các DSVH dân tộc, các giá trị văn học, nghệthuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc;tôn tạo các di tích lịch sử; văn hóa và danh lam thắng cảnh; khaithác các kho tàng văn hóa cổ truyền. Tiếp thu tinh hoa và góp phầnlàm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại [29, tr.115].

Trong kết luận của hội nghị Trung ương 10 khóa IX, mục tiêu, các

nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triểnvăn hóa trong thời kỳ đổi mới được Đảng đề ra:

Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu vănhóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóaViệt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kếthừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộcvà tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự pháttriển của thời đại [30, tr.243].

Đại hội X, Đảng ta xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chấtlượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽhơn giữa văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Làm cho văn hóa thấm sâu vào

mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách conngười Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳCNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanhniên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạođức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đặc biệt chú trọng đến đầu tư cho việc bảotồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, DSVH vật thể, phi vậtthể. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di

tích với phát triển kinh tế du lịch, tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

38

trong xây dựng văn hóa. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa.Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định. Tăng cường mở rộng giao lưu, hợptác quốc tế về văn hóa. Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phảnđộng. Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa.

Tiếp tục phát triển các quan điểm của các đại hội trước, đại hội XI củaĐảng đã đưa ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa tập trung vào 4 nội dungquan trọng:

Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trongviệc cưới, việc tang, lễ hội...; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình ViệtNam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa,con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trịcác DSVH truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học,nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn,dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dântộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồngthời lên án cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy địnhcủa pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các DSVH vật thểvà phi vật thể của dân tộc. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào

tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũnhững người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩmcó giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổchức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi íchcủa nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũhoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có

năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,

nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

39

tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa

Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóacủa các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nướcngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhậpvà tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồidưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, những quan điểm trên của Đảng đã cho thấy, nền văn hóa mà

chúng ta xây dựng mang bản sắc dân tộc, vừa phản ánh đậm cốt cách truyềnthống dân tộc, vừa hiện đại phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của nhân loại.Đó là sự tiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại một cách tự nhiên trong quá

trình hội nhập và phát triển. Từ nhận thức này, Đại hội đã đưa ra những địnhhướng lớn về phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ quá độ đilên chủ nghĩa xã hội như: xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phongphú, đa dạng để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộctrong hội nhập quốc tế, phát huy giá trị các DSVH truyền thống… Rõ ràng,

Đảng đã nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa, đặc biệt là các di sản truyềnthống đối với sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay, để hội nhập mà không

đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua các DSVH để giáo dục lịch sửdân tộc cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc để họ sống có lý tưởng,niềm tin, bồi dưỡng để họ có một thế giới quan và nhân sinh quan cách mạngđúng đắn, tránh sự cám dỗ của kẻ thù, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời mụctiêu và lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Thứ hai, chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và phát huy DSVH.Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11-1945 Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi ViệtNam. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cổ tích” được hiểu với nghĩa DSVH, baogồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bảnquy phạm pháp luật được ban hành. Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệmcủa Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát huy DSVH dân tộc.Đặc biệt là Quyết định số 25/TTg ngày 19/1/1993 của Thủ tướng chính phủ

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

40

về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa, nghệthuật, trong đó nêu rõ:

“Đầu tư 100% kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng,những di tích gắn với quá trình hoạt động của Đảng và cuộc chiến tranh giảiphóng dân tộc; hỗ trợ một phần kinh phí và vốn đầu tư của nước ngoài, để giữgìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa khác, kể cả các công trình mang tính

chất tôn giáo đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đầu tư 100% chocông tác sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sảnphẩm văn hóa tinh thần như: Văn hóa dân gian, các điệu múa, các làn điệu âmnhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc cụdân tộc. Đầu tư 100% kinh phí cho việc xây dựng tiết mục,, luyên tập thườngxuyên và trang bị cho các đơn vị nghệ thuật dân tộc: tuồng, chèo, dân ca, cảilương, múa rối... Nhà nước khuyến khích và dành một khoảng kinh phí đễ hỗtrợ các tập thể hoặc gia đình tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật và truyềndạy trên cơ sở khai thác, phổ biến nghệ thuật truyền thống, các loại hình nhạccụ cổ truyền, xét khen thưởng xứng đáng cho những người có công sưu tầmcác giá trị văn hóa dân gian, các hiện vật bảo tàng có giá trị, những người cócông bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, bao gồm cả các bí quyết ngành

nghề thủ công truyền thống”.Tại Quyết định số 62/QĐ- TTg, ngày 3/2/ 1994, Thủ tướng chính phủ đã

giao cho bộ Văn hóa- Thông tin quản lý điều hành ba chương trình có mục tiêu

cấp nhà nước, trong đó có chương trình Chống xuống cấp và tôn tạo các di tíchlịch sử văn hóa Việt Nam. Thời gian thực hiện chương trình từ năm 1994 đếnnăm 2000 với nội dung chủ yếu tập trung vào công tác bảo tồn di tích và công

tác bảo tàng, nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo vệ, phục cấp, nâng cấp tôn tạo các ditích lịch sử, cách mạng và kháng chiến đặc biệt quan trọng, các di tích kiến trúcnghệ thuật có giá trị lớn đang có nguy cơ sụp đổ cần tu bổ gấp; xây dựng mớimột số khu di tích lịch sử và cách mạng quan trọng, phục cấp, nâng cấp, sắp xếplại và hiện đại hóa các nhà bảo tàng và một số kho bảo tàng có nhiều hiện vật

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

41

quý hiếm; xây dựng mới một vài viện, hoặc khu bảo tàng đặc biệt; bồi dưỡng và

nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý di tích, quản lý bảo tàng...

Tiếp đến là văn bản 4739/KG- TƯ ngày 26/8/1994, Thủ tướng chính phủđã cho phép bộ Văn hóa- Thông tin triển khai Chương trình mục tiêu quốc giavề văn hóa. Đây là sự thể hiện một sự đầu tư đúng hướng, trên cơ sở cácchính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giữ gìn và phát

huy các giá trị DSVH.Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Luật DSVH đã được Quốc hội

khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001 được xem là văn bản hoàn

chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước ta. Nộidung của Luật gồm 7 chương, 74 điều quy định những nội dung chủ yếu nhưkhái niệm, nội dung của DSVH; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chínhsách biện pháp chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của cơquan Nhà nước, tổ chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ DSVH;giải thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH; xác định quyềnsở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu khácđối với DSVH; những mục đính của việc sử dụng và phát huy DSVH; các điềucấm nhằm bảo vệ DSVH.

Đối với việc giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể, Luật DSVH quy định:Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếnhành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giớithiệu DSVH phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc và làm giàu kho tàng DSVH của cộng đồng các dân tộc ViệtNam [21, tr.21].

Luật DSVH quy định những nội dung: Chính sách của Nhà nước đối vớiviệc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy giá trị DSVH phi vật thể; trách nhiệmcủa Bộ văn hóa Thông tin và UBND cấp tỉnh trong việc quản lý chỉ đạo lậphồ sơ khoa học về DSVH phi vật thể; chính sách của Nhà nước trong việckhuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại DSVH phivật thể; khuyến khích và tạo điều kiện bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

42

của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các ngành nghề thủ côngtruyền thống có giá trị tiêu biểu, những kinh nghiệm, bài thuốc cổ truyền dântộc, đặc sản văn hóa ẩm thực và các tri thức văn hóa dân gian khác; tạo điềukiện cho việc duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống;bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực và thương mại hóa trong

việc tổ chức và hoạt động lễ hội; Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đốivới tổ chức, nghệ nhân nắm giữ, có công phổ biến bí quyết nghề nghiệp; nghệthuật và kỹ thuật truyền thống có giá trị đặc biệt; quy định việc nghiên cứu, sưutầm DSVH phi vật thể ở Việt Nam của tổ chức cá nhân nước ngoài.

Còn đối với việc giữ gìn và phát huy các DSVH vật thể, văn bản Luậtnày chia thành ba hạn mục.

Mục 1 là di tích- danh lam thắng cảnh, quy định các nội dung chủ yếu:Phân hạng các di tích, danh lam thắng cảnh; Thẩm quyền, thủ tục xếp hạngcác di tích, danh lam thắng cảnh; các khu vực bảo vệ di tích, danh lam thắngcảnh; tổ chức quản lý bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích, danh lamthắng cảnh; bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lam thắng cảnh; thẩmquyền phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, danh lamthắng cảnh; trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án với việc bảo vệ di tích, danhlam thắng cảnh trong quá trình xây dựng; việc thăm dò, khai quật khảo cổ.

Mục 2 gồm di vật, cổ vật quốc gia được quy định những nôi dung chủ yếu:Quyền và trách nhiệm cua tổ chức cá nhân khi mua bán, thay đổi sở hữu, dichuyển, xuất khẩu di vật, cổ vật; quy định về chế độ bảo vệ bặc biệt đối vớ bảovật quốc gia; thẩm quyền, thủ tục, điều kiện đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc giara nước ngoài nhằm mục đích giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước; quyđịnh việc đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài; điều kiện làm bản sao cổ vật.

Mục 3 là bảo tàng và quy định những nội dung chủ yếu sau: khái niệmvề bảo tàng; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; nhiệm vụ và

quyền hạn của bảo tàng; điều kiện, thẩm quyền và thủ tục thành lập bảo tàng;

việc quản lý các di vật, cổ vật trong các nhà truyền thống, nhà lưu niệm và tổchức trưng bày tại bảo tàng.

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

43

Khi Luật DSVH chính thức có hiệu lực ngày 11-11-2002, Thủ tướngChính phủ đã ký ban hành nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thihành một số điều của Luật DSVH. Chính sách của Nhà nước ta về giữ gìn và

phát huy DSVH được thể hiện:1. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn DSVH tiêu biểu.2. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và

phát huy giá trị văn hóa; thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vậtchất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và công bố phổ biến nghệ thuậttruyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

3. Nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học- công nghệ các hoạtđộng sau đây:

+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá

trị di tích.+ Thẩm định, bảo quản hiện vật và chỉnh lý, đổi mới nội dung trưng bày,

hình thức thông tin bảo tàng.

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị DSVH phi vật thể, thành lập ngânhàng giữ liệu về DSVH phi vật thể.

4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệvà phát huy giá trị DSVH.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và

nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạtđộng bảo vệ và phát huy giá trị DSVH.

6. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát

huy giá trị DSVH; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quyđịnh của pháp luật.

Ngoài ra, Nhà nước ta còn chỉ ra các biện pháp cụ thể, cần thiết để giữgìn và phát huy DSVH phi vật thể, từ đó xem xét thực tiễn của công tác này

để thấy được những thành tựu cũng như bất cập đặt ra hiện nay như:1. Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê, phân

loại các DSVH phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

44

2. Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên và định kỳvề DSVH phi vật thể;3. Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và

phục dựng các loại hình DSVH phi vật thể;4. Đầu tư và hổ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy

giá trị DSVH phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, thấttruyền DSVH phi vật thể;5. Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và phát

huy giá trị DSVH phi vật thể;6. Thực hiện thẩm quyền miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợlưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của các tổchức, cá nhân là chủ sở hữu DSVH phi vật thể đó [21, tr.46- 47].

Trước tình hình cấp thiết của vấn đề này thì đây là một văn bản quantrọng ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy DSVH vật thể. Từ đó, là cơ sởđể đưa ra quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và

danh lam thắng cảnh đến năm 2020.“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” của Thủ tướng chính

phủ đã thể hiện sự coi trọng công tác giữ gìn và phát huy DSVH, cho rằng:Bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lượcphát triển văn hoá. Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồnvà phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và văn hoá phi vật thể; các loạihình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hoá dân gian của từng địa phương,từng vùng văn hoá, từng vùng dân tộc; nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu

biểu, kho tàng Hán Nôm. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát huy giá DSVH

với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.Trong những năm qua, vấn đề giữ gìn và phát huy các DSVH đã có những

sự thay đổi từ nhận thức cho đến hành động từ các cấp chính quyền cho đến ngườidân. Mọi người đều ý thức được rằng giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH làchúng ta đang lưu giữ cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đồng thời tạođộng lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo hướng phát triển nhanhvà bền vững. Quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về chống

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

45

xuống cấp và tôn tạo di tích đã tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc thù, có sức hútmới làm tăng đáng kể số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm ditích và nguồn thu từ phí tham quan và các dịch vụ văn hóa tại di tích cũng tăng lên

đáng kể, góp phần không nhỏ việc thúc đẩy phát triển du lịch.Như vậy, các quan điểm Unesco, đường lối của Đảng, chính sách của

Nhà nước Việt Nam đã có tác dụng chỉ đạo công tác giữ gìn và phát huy

DSVH, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác động mạnh mẽđến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc, tạo động lực phát triển ngành du lịch "một ngành công nghiệp khôngkhói" mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

2.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁTTRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xu thế tất yếu của nhiều quốc giatrên thế giới là bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hộinhập quốc tế và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điềuđó, nhiều nước đã tìm về DSVH , bởi DSVH chính là một trong những cộinguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phảiđược bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Nhận thức được vai trò to

lớn đó của DSVH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đất nướcta trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức vị trí và vai trò của DSVHđối với đời sống xã hội được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, DSVH là một bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hóacủa các cộng đồng dân tộc.

Con người từ khi sinh ra đã thường xuyên chịu tác động của hai môitrường: Môi trường tự nhiên (tự nhiên) và môi trường văn hóa - xã hội (môitrường nhân tạo). Môi trường văn hóa- xã hội đó được coi là thiên nhiên thứhai nuôi dưỡng đời sống cá nhân, cộng đồng. Khi văn hóa là tổng thể các giátrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại, thì

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

46

bản thân các giá trị đó sẽ làm nên một môi trường, ta gọi đó là môi trường vănhóa của cộng đồng. Môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội cóquan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai môi trường đócon người sẽ không thể tồn tại với tư cách là con người.

Trong môi trường văn hóa, DSVH chiếm một vị trí quan trọng so vớinhững sản phẩm, giá trị văn hóa mới được sáng tạo ra trong cuộc sống hiệntại. Môi trường văn hóa chính là sinh thái văn hóa được trừu tượng hóa khitách các yếu tố, các giá trị văn hóa ra khỏi những cá nhân, những nhóm cộngđồng cụ thể (chỉ nói đến yếu tố có tính khách quan bao quanh nó) thì DSVH

là yếu tố cơ bản.DSVH được tích tụ trong thời gian tạo nên môi trường nhân tạo, giúp

cho con người tồn tại an toàn hơn trong môi trường tự nhiên. Hơn thế nữa, nógiúp cho con người có được năng lực mang bản chất con người, để phát triểntrên nền tảng văn hóa mà chính mình đã sáng tạo ra. Con người chính là sựtích hợp những yếu tố của hai môi trường: tự nhiên và văn hóa, là sự tích hợpcủa DSVH quá khứ với sự sáng tạo văn hóa mới của xã hội hiện đại. DSVHcó vai trò bảo tồn, bảo vệ sự sống của con người. Các DSVH thức tỉnh ý thứcbảo vệ môi trường văn hóa truyền thống trước hết là bảo vệ chính các di sảnđó. Các DSVH gắn bó với môi trường bao quanh con người nên bảo vệ chúngchính là bảo vệ môi trường sống. Các DSVH còn là cơ sở để chống lại sự xâmlăng văn hóa, chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa cùng những sản phẩm văn hóađộc hại, lai căng... xâm nhập trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Trong điều KTTT và

mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóadân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tựhào dân tộc” [27, tr.111].

Những chuẩn mực giá trị của DSVH sẽ góp phần tạo nên môi trường vănhóa lành mạnh, mang đậm nét giá trị, tính truyền thống- hiện đại phù hợp vớiđặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

47

Thứ hai, DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc dân tộc, cơ sở lựa chọnvà sáng tạo những giá trị văn hóa mới, tạo điều kiện cho sự phát triển củavăn hóa dân tộc trong giai đoạn tiếp theo.

Trong xu toàn cầu hóa hiện nay, mỗi dân tộc đều có những giá trị bảnsắc văn riêng phù hợp với quá trình phát triển của dân tộc, phù hợp với điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của dân tộc đó. Giữ gìn và phát huy DSVH dân

tộc sẽ góp phần khẳng định nguồn lực nội sinh một cách mạnh mẽ, trên cơ sởxác lập được những bước đi phù hợp và khai thác có hiệu quả nguồn nội lựcđó. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận được những ảnh hưởngtích cực từ bên ngoài do quá trình toàn cầu hóa mang lại. Đây là cơ hội để đấtnước chúng ta rút ngắn con đường phát triển, đưa nước ta sánh vai cùng vớicác cường quốc năm châu.

Bản sắc dân tộc là “Đặc tính dân tộc”, là “cốt cách dân tộc” được biểuhiện ở hệ giá trị dân tộc, được cả cộng đồng lựa chọn, thừa nhận và chấp nhậntrên nền tảng của lịch sử của cộng đồng, được đem vào vận dụng trong đờisống của cộng đồng.

DSVH của một dân tộc chứa đựng những giá trị văn hóa của quá khứlàm cơ sở cho sự chuyển đổi giá trị mới, làm cho bản sắc dân tộc luôn luônđược khẳng định và trường tồn cùng dân tộc “Trong một nền văn hóa nếu disản bị xóa bỏ thì nền văn hóa ấy sẽ mất bản sắc, tự đánh mất mình” [38,

tr.247]. DSVH chính là nguồn “sử liệu” quý báu của mỗi dân tộc để truyềnđạt cho các thế hệ kế tiếp những giá trị, chuẩn mực trên mọi phương diện củacuộc sống. Vì vậy, DSVH có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyềnthống cho các tầng lớp nhân dân.

Mặc khác, DSVH còn là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo ra cái mớitrong văn hóa đời sống. Trong điều kiện hiện nay, sự giao lưu, hội nhập vănhóa, bản sắc văn hóa có tác dụng một cái màng lọc để chắt lọc những yếu tốvăn hóa mới phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Những giá trị văn hóa tiếnbộ sẽ được phát triển, những giá trị văn hóa không phù hợp sẽ bị loại bỏ.

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

48

Theo nguyên lý của triết học phát triển bao giờ cũng có sự kế thừa: những giátrị văn hóa mới ra đời bao giờ cũng dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển bản sắcvăn hóa dân tộc trước đây, trong đó DSVH là một minh chứng. Hơn nữa,DSVH còn là nguyên vật liệu cho sự phát triển văn hóa bằng sự tích lũy cácgiá trị văn hóa của quá khứ. DSVH còn là đối tượng cho sự tiếp thu, cải biếnđể phát triển phù hợp với tình hình mới, để tránh sự lạc hậu. Chính vì vậy,DSVH của các thời đại trước tạo ra cơ sở cho sự phát triển văn hóa của thờiđại sau, bằng việc kế thừa những giá trị tích cực.

Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ mới, hội nhập quốc tế DSVH làyếu tố cơ bản tạo nên truyền thống văn hóa, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dântộc cũng đang trong quá trình phát triển để đáp ứng những đòi hỏi mới.Những hệ giá trị của nền văn hóa dân tộc cũng đang được phát huy, chuẩnmực xã hội mới cũng đang được hình thành để đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn

diện đất nước. Công cuộc đổi mới hiện nay đã tạo ra bước phát triển toàn diện,trong lĩnh vực văn hóa sự phát triển đó chính là sự kế thừa và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loạilàm cơ sở cho sự phát triển của văn hóa trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, tạonên động lực tinh thần của xã hội.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ một quốc gia nào đềuđặt ra mục tiêu phát triển riêng của đất nước mình. Từ năm 1986 đến nay, vớiđường lối đổi mới, mở cửa, hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới, đấtnước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, khẳng định được các mục tiêu

đặt ra phù hợp với xu thế vận động của thời đại và đất nước. Nhưng bên cạnhđó, vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập, bước rào cản lớn,làm kìm hãm sự phát triển của đất nước.

DSVH, một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, được xác địnhvừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là nguồn lực (năng lượng, nguồn vốn)của sự phát triển xã hội đã ngày càng được thể hiện rõ trong nhận thức và

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

49

thực tiễn đời sống. DSVH là nguồn năng lượng xã hội, có khả năng làm tăngsức sống và sức mạnh của con người và xã hội. Nghị quyết Trung ương 4khóa VII và Trung ương 5 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳngđịnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.

Trong nền văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng có sự hiểndiện của các DSVH của nó. Do đó, DSVH hiển nhiên là yếu tố cơ bản của nềntảng tinh thần xã hội, nó được thể hiện ở sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh củamột dân tộc, được biểu hiện qua truyền thống và hệ giá trị đặc trưng cho bảnsắc dân tộc. Truyền thống và hệ giá trị này thấm nhuần trong mỗi con ngườivà cả cộng đồng, dân tộc được chắt lọc, kế thừa và phát triển qua các thế hệ,được vật chất hóa trong các cấu trúc thiết kế chính trị- xã hội và hoạt độngsống của cả dân tộc.

Là nền tảng tinh thần của xã hội, DSVH biểu hiện sức sống, sự pháttriển, sự hiểu biết và trí tuệ, đạo lý...của con người, của dân tộc trong mốiquan hệ của con người với đồng loại, với xã hội, với tự nhiên được xây dựngvà bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Giữ gìn và phát huy được cácDSVH là bảo vệ, bồi đắp nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh của xã hội.Nếu thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không có sự phát triểnkinh tế - xã hội bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu hội nhập quốc tế hiệnnay,việc nhận thức rõ tính chất nền tảng của DSVH dân tộc trong sự tồn tại và

phát triển, nhất là trên lĩnh vực tinh thần càng trở nên quan trọng, bức thiếthơn bao giờ hết. Ở đây hai nhiệm vụ gắn liền với nhau: vừa giữ gìn vừa pháttriển, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; vừa tăng cường giao lưu tìm hiểu,biết tiếp thu, đối thoại và hợp tác với các nền văn hóa khác. Chúng ta không

chỉ chú trọng văn hóa truyền thống mà còn phải chú ý hơn văn hóa hiện đại.Nếu biết phát huy các giá trị DSVH dân tộc, biến di sản thành ý chí, sức

mạnh sẽ tạo nên động lực cho sự phát triển xã hội; tạo ra nghị lực, bản lĩnh,khát vọng cho mỗi người trong công cuộc phục hưng đất nước, chống nghèo

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

50

nàn lạc hậu, khắc phục những yếu tố bảo thủ, trì trệ của văn hóa cũ. Các giátrị tinh thần truyền thống nếu được nuôi dưỡng trong tâm hồn dân tộc sẽ làngọn đèn hải đăng soi sáng cho mọi người dân đi tới tương lai tươi sáng, làmbớt đi những tiêu cực, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường. Từ kinhnghiệm phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, từ thực tiễn đờisống của dân tộc, chúng ta thấy được vai trò không thể thiếu của các DSVHtrong sự phát triển của xã hội. Nó được xem như là bộ “gen” di truyền, thẻ“căn cước” để các dân tộc có thể giao lưu văn hóa với nhau mà vẫn giữ đượcbản sắc, vẫn không bị hòa tan trong nền văn hóa của nhân loại, đồng thời làđiểm tựa để tiếp nhận các giá trị văn hóa ngoại nhập. DSVH của dân tộckhông chỉ là tài sản của quá khứ mà còn là của hiện tại và tác động mạnh mẽđến tương lai của mỗi cộng đồng.

Thứ tư, DSVH là tài sản vô giá, là nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước.Trong nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam

đã xem DSVH là “tài sản vô giá”. Đây là một nhận thức rất mới mẽ và đúngđắn của Đảng ta.

DSVH là “tài sản vô giá” bởi nó luôn chứa đựng tâm hồn, in dấu nhữngnét văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc. Có thể nói, nó là chất mennuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, là chất keo, là sợi dây vô hình gắnkết mỗi con người Việt Nam với cộng đồng dân tộc. Chính những DSVH docha ông để lại đã tạo ra môi trường giáo dục cho các thế hệ đời sau bài học vềtình yêu đất nước, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, cần cù

sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống....Đây chính là nguồn lựcphong phú và mạnh mẽ nhất để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu,tiến lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, DSVH còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và là

nguồn lực để phát triển kinh tế. Bởi lẽ, những DSVH thông qua các hoạt độngkinh tế, du lịch đang là một trong những nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài

lớn nhất. Đối với nước ta, trong vài năm gần đây, trong số hàng nghìn dự án đầu

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

51

tư vào Việt Nam được cấp giấy phép, thì 20% tổng số vốn đầu tư vào ngành dulịch, chưa kể đến hàng chục triệu đôla tài trợ của các tổ chức quốc tế vào việctôn tạo, bảo tồn các DSVH như Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long,hoành thành Thăng Long v.v...Nó không chỉ tạo điều kiện cho ngành kinh tế dulịch phát triển mà còn tác động đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế khác.

Thứ năm, DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế, làmcho văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại ngày càng phát triển đa dạng.

Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và mọixã hội từ xưa đến nay. Xét về thực chất, giao lưu văn hóa chính là sự tác động qualại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, mà trung tâm là con người,giữ vai trò chủ thể, có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ củachúng với các yếu tố ngoại sinh. Ngược lại, các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởngmạnh mẽ dưới dạng kích thích hay kìm hãm sự tiến triển của yếu tố nội sinh. Lịchsử các nền văn minh nhân loại cho thấy rằng: không có một nền văn hóa nào, dù

lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển trong một địabàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác.

Đới với quốc gia, dân tộc, văn hóa là biểu tượng, là cội nguồn hình

thành các giá trị cho xã hội, sự phát triển của văn hóa trước hết là sự tựthân vận động của các yếu tố nội sinh, tạo nên bản chất của nền văn hóadân tộc đó. Nhưng phát triển nội sinh của văn hóa không tách rời ảnh hưởngcủa các yếu tố ngoại sinh. Tính năng động, sự sáng tạo và nhịp độ của pháttriển của văn hóa - xã hội phụ thuộc vào sự trao đổi, tác động qua lại giữa cácyếu tố nội sinh và ngoại sinh. Phát triển văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũngcó sự kế thừa và gạn đục khơi trong các yếu tố bên ngoài để phù hợp với bảnsắc dân tôc. Nhưng nếu nhân danh sự phát triển để tiếp nhận vô điều kiện cácyếu tố ngoại sinh đến mức bỏ các giá trị nội sinh, thì kết quả không tránh khỏiđánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, thậm chí bị đồng hóa. Trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nay, xu thế này đang diễn ra rất mạnh mẽ, những chuẩnmực của các nước lớn với sức mạnh của đồng tiền và vũ khí đang ra sức làm

băng hoại các giá trị văn hóa của các dân tộc nhỏ bé hơn.

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

52

Vì vậy, điều cốt lõi là làm sao xử lý đúng mối quan hệ biện chứng giữacác yếu tố nội sinh và ngoại sinh của phát triển xã hội, phải dựa vào các yếutố cốt lõi của bản sắc dân tộc để kế thừa và tiếp biến các giá trị văn hóa mới.Cách xử lý này làm cho xã hội phát triển bền vững, văn hóa dân tộc biến đổiphù hợp với thời đại mà không mất đi tính độc đáo và bản sắc riêng của mình;

vừa biết tiếp nhận những yếu tố mới từ bên ngoài vừa không để mình bị thahóa, biến mất trong xu thế phát triển. Sự giao lưu hợp tác trong việc giữ gìn

và phát huy DSVH tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, hình thành tinh thần hòa bình,

hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc và nhân loại.Trong giao lưu văn hóa, DSVH luôn giữ vai trò như màng lọc có tác

dụng để ngăn chặn những nguy cơ làm băng hoại các DSVH, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc. Với vai trò của mình, DSVH thúc đẩy quy luật giao lưu, làmphong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc và toàn nhân loại, đồng thời phát huytính đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc làm cho văn hóa phát triển vừa mangtính đa dạng, vừa mang tính nhân văn độc đáo.

Trong giao lưu văn hóa, DSVH còn góp phần tạo lập các quan hệ kinh tế- xã hội giữa các nước với nhau. Để hợp tác, kinh doanh các nhà doanh nghiệpnước ngoài cần phải hiểu biết về văn hóa, tính cách, truyền thống và năng lựctinh thần của các dân tộc. DSVH là lăng kính, nguồn cung cấp thông tin quantrọng và đáng tin cậy nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để họ đề ra kếhoạch, chính sách đầu tư, quản lý phù hợp. Đồng thời, những giá trị văn hóatruyền thống tốt đẹp của cha ông để lại cộng với sự phát huy của con người ViệtNam trong giai đoạn hiện nay tất yếu tạo ra được những mối quan hệ tốt đẹpgiúp cho việc hợp tác kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VIỆCGIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA

Thứ nhất, kinh nghiệm từ Trung Quốc.“Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số đông nhất thế giới

(khoảng 1,3 tỉ người) bao gồm 56 tộc người khác nhau” [trích theo 107,

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

53

tr.55]. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có sự thay đổi rất quan trọngtrong việc chú trọng thực thi xây dựng nền văn hóa hiện đại. Với 20 côngtrình được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác DSVH của nhân loại,Trung Quốc trở thành một cường quốc về văn hóa, du lịch.

Nổi tiếng với các DSVH mang tính toàn cầu, Trung Quốc đã thu hút sựchú ý của người dân trên thế giới. Ngoài mức độ hoành tráng của các côngtrình cùng các giá trị nghệ thuật, khoa học, lịch sử, các DSVH ở Trung Quốcđã luôn nhận được sự quan tâm của mỗi người dân với ý thức dân tộc rất cao.Tuy nhiên, những DSVH đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử của ngườiTrung Hoa cũng không tránh khỏi sự tàn phá nặng nề của những biến độngchính trị - xã hội diễn ra trong thế kỷ XX, đặc biệt là sự tàn phá của hai cuộcchiến tranh thế giới trong giai đoạn này. Sự xuống cấp của DSVH là do

DSVH ở Trung Quốc đa phần được hình thành từ giai đoạn lịch sử phongkiến nên chủ yếu được làm bằng sức người và những công nghệ thô sơ. Trongkhi đó, tác động của những cuộc cách mạng trong thế kỷ XX là sử dụngnhững thành quả của khoa học và công nghệ mới để tạo ra những cuộc chiếntranh khủng khiếp mang tính hủy diệt, nên sức tàn phá những DSVH nhanhhơn rất nhiều.

Sau tổn thất nặng nề do cuộc “Đại cách mạng văn hóa” đưa lại, TrungQuốc rất kiên trì trong cải cách văn hóa. Chủ trương được quán triệt xuyên

suốt qua nhiều hội nghị của Ban chấp hành Trung ương và Đại hội ĐảngCộng sản là: “Phải nắm hai tay cho thật chắc, không được cứng trong vănminh vật chất và mềm trong xây dựng văn minh tinh thần” [trích theo 61,

tr.72]. Cũng từ đây, các DSVH của người Trung Hoa đã nhận được sự quantâm thích đáng, sự quản lý ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các DSVH được đầu tưnghiên cứu, bảo tồn, trùng tu một cách tích cực với một chính sách đồng bộ từtrung ương đến địa phương. Đặc biệt, với chính sách bảo tồn trùng tu kết hợpvới khai thác tiềm năng du lịch nên các DSVH Trung Quốc đã vừa phát huy

được tiềm năng kinh tế, vừa đảm bảo các giá trị về văn hóa.

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

54

Đối với các DSVH vật thể, chính quyền trung ương đã chi một khoảngkinh phí lớn để nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo. Mặc dù vậy, Nhà nước TrungQuốc không đầu tư ồ ạt, dàn trải mà luôn có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thứhạng, mức độ. Thẩm chí, ở mỗi DSVH từng hạng mục cũng cân nhắc đầu tư ởcác mức độ khác nhau. Một trong những hướng đi đúng đắn tạo tiền đề chocông tác bảo tồn và phát huy DSVH của Trung Quốc thành công là sự đầu tưcho nghiên cứu. Chính những kết quả nghiên cứu hết sức chi tiết mà việctrùng tu DSVH luôn đạt được kết quả cao. Ví dụ: Trung Quốc có hàng ngàn

công trình nghiên cứu về đấu củng mặc dù đây chỉ là một dạng kết cấu kiếntrúc gỗ. Thậm chí, còn có một viện nghiên cứu mang tên Viện củng học vớimột tạp chí chuyên ngành mang tên Củng học tạp chí để nghiên cứu vấn đềnày. Đối với các di khảo cổ, Trung Quốc đã chú trọng đến công tác điều tra,thám sát, khai quật và trưng bày: Điển hình cho trường hợp này là di chỉ TâyAn. Đây là một di sản khổng lồ với khối lượng hiện vật thu được lên tới hàng

chục triệu. Đặc biệt hơn, những hiện vật này đa số đều được tác chế từ triềuđại nhà Tần, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của TrungHoa. Thông qua công tác điều tra, khảo sát, các nhà khoa học Trung Hoakhẳng định phần di chỉ đã khai quật mới chỉ chiếm 1/3 trong tổng số diện tích.

Một thành công lớn nữa của Trung Quốc là đã khai thác rất hợp lý cácDSVH trong giai đoạn mở cửa. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan,ban ngành chủ quản, các chuyên gia, các nhà khoa học và các hãng du lịch lữhành đã giúp cho Trung Quốc có một hệ thống các “nhà khai thác di sản” hùng

hậu. Số lượng du khách và nhiều tỷ USD thu được trong những năm qua đủ đểnói lên hiệu quả kinh tế của việc khai thác tiềm năng DSVH Trung Quốc. Bên

cạnh đó, người Trung Hoa còn biết “tái đầu tư” cho công tác bảo tồn nên các

DSVH vật thể Trung Quốc luôn được bảo vệ một cách có hiệu quả.Đối với các DSVH phi vật thể, Trung Quốc lại có biện pháp bảo vệ đặc biệt

để phù hợp với bối cảnh chung của Trung Quốc và thế giới. Có một thực tế làdưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, môi trường không gian dành cho các

hoạt động văn hóa truyền thống ngày càng bị thu hẹp và mất dần đi. Một số loại

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

55

hình nghệ thuật dân gian đã bị “hiện đại hóa, sân khấu hóa” tới mức không thểnhận ra. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những chính sách đầu tư đíchđáng cho các loại hình DSVH phi vật thể.

Đầu năm 1979, Bộ văn hóa phối hợp với Ủy ban quốc gia về các vấn đềdân tộc và Liên đoàn văn nghệ sĩ Trung Quốc khởi xướng biên soạn 10bộ sưu tập về các dân tộc và nghệ thuật dân gian Trung Quốc, kết quả là298 tập sách đã được xuất bản vào cuối năm 2004. Hội đồng quốc giaTrung Quốc đã lên danh 200 kiệt tác thủ công và nghệ thuật, nhờ đónhiều loại DSVH phi vật thể đã được bảo tồn [trích theo 113, tr.59].

Trung Quốc cũng đã thành lập ủy ban Phục hồi nhạc kịch Bắc Kinh và

Kinh kịch. Để bảo tồn kinh kịch không có nghĩa là chỉ phục dựng một vài vai

diễn mà còn phải phục dựng toàn bộ sân khấu, đạo cụ, lớp- vở…bên cạnh sựtập luyện thường xuyên của các nghệ nhân. Thẩm chí khi đã phục dựng đượctất cả các yếu tố nói trên thì một công việc vô cùng khó khăn cần phải làm là

khôi phục khán giả. Có khán giả tức là có không gian tồn tại và hoạt động củakinh kịch, đó chính là môi trường sống của di sản này. Để khôi phục khán giả,Nhà nước Trung Quốc đã bỏ ra khá nhiều công sức, tiền của cho công táctuyên truyền, phát vé miễn phí, tổ chức các hội nghị, hội thảo về kinh kịch và

giá trị văn hóa của nó.Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập thế giới, Trung Quốc đặc biệt chú

trọng thúc đẩy việc bảo vệ DSVH thông qua giáo dục cộng đồng. Đề cươngvề chương trình: “Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ DSVH của đất nước”do Bộ Văn hóa và Cục Di sản đã công bố từ năm 1989, được quán triệt và

thực hiện trong cả nước. Các viện bảo tàng, nhà tưởng niệm và các cơ quanbảo vệ DSVH đã mở cửa đón công chúng và cung cấp nhiều chương trình vềbảo vệ DSVH. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đề cậpnhiều tới tầm quan trọng và giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học của DSVHTrung Quốc. Nhiều tờ báo lớn đã có chuyên mục về luật bảo vệ DSVH. Chínhphủ Trung Quốc đã xác định: những tài sản văn hoá là do nhân dân tạo nên,

chỉ khi nào bản thân tài sản ấy được nhân dân nhận thức đúng đắn, khi ấy nó

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

56

mới có những giá trị đích thực. Đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, công tácbảo tồn, phát huy và quảng bá DSVH dân tộc của Trung Quốc càng được coitrọng. Trong Báo cáo Chính trị của Đại hội 17, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đã

chỉ rõ: Trung Quốc sẽ đẩy mạnh bảo tồn văn hoá trong quá trình xây dựngmột xã hội thịnh vượng hài hoà trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nói, đây là lầnđầu tiên, vấn đề bảo tồn văn hoá được đưa vào một văn kiện chính trị quan

trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính phủ sẽ thúc đẩy bảo tồn văn hoábằng cách tạo ra cấu trúc các ngành công nghiệp, cách thức tăng trưởng và

phương thức tiêu dùng đặt cơ sở trên hiệu quả về năng lượng và tài nguyên,

thân thiện với môi trường.Như vậy, trong quá trình giữ gìn và phát huy DSVH, ở Trung Quốc đã có

những chính sách hợp lý, không những đã giữ gìn được các giá trị DSVH mà

còn phát huy nó một cách hiệu quả: Kinh tế phát triển, quảng bá du lịch, nângcao tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc trong mỗi người dân Trung Quốc.

Thứ hai, kinh nghiệm từ Nhật BảnNhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới và có một

nền văn hóa với bề dày lịch sử hàng nghìn năm ở Châu Á. Nhật Bản và Việt Namcó chung một hằng số cho sự phát triển văn hóa dân tộc, đó là nền văn minh lúanước. Cho nên việc xác lập dự án giữ gìn và khai thác DSVH của Việt Nam hiệnnay thì sự biểu hiện tiếp thu những kinh nghiệm từ Nhật Bản là hết sức cần thiết.

Người Nhật có lòng tự tôn dân tộc rất cao nên các di sản lịch sử ở Nhậtluôn được họ coi trọng, được quan niệm và được xã hội đối xử như một tài

sản- tài sản văn hóa.Khi tiến hành mở cửa với phương Tây, Nhật Bản vẫn là một quốc gia lạc

hậu hàng thế kỷ so với các nước đã công nghiệp hoá. Với điều kiện như vậy,người Nhật đã huy động mọi tiềm năng sức mạnh dân tộc để phát triển đấtnước. Những giá trị văn hoá truyền thống đã trở thành lực cố kết sức mạnhcủa toàn dân tộc cho mục tiêu hiện đại hoá đất nước. Ở thời kỳ đầu, nhữngthành tựu của văn minh phương Tây đã hấp dẫn người Nhật, khuynh hướng

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

57

Tây hoá ồ ạt đã làm cho không ít thành tựu văn hoá truyền thống bị mai một.Cũng trong giai đoạn này, Nhật Bản đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúclịch sử và chùa chiền liên quan đến Phật giáo và nghệ thuật truyền thống, hiệntượng này chấm dứt khi đạo luật về bảo tồn DSVH ra đời. Kể từ đấy, các yếutố bản địa được phục hồi với tất cả vẻ đẹp độc đáo của nó trong một địnhhướng giá trị mới, biểu tượng cho tinh hoa dân tộc. Đối với Nhật Bản, quanniệm DSVH là tài sản văn hoá không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn đượccụ thể hoá trong những đạo luật, chính sách văn hoá, nổi bật nhất là Bộ luậtbảo tồn các tài sản văn hoá được ban hành vào những năm 80 của thế kỷtrước. Bộ luật ra đời nhằm thực hiện bảo tồn DSVH trên cơ sở xác lập quyềnsở hữu và bảo trợ của nhà nước. Trong đó, Bộ luật quy định rõ, mọi tài sảnvăn hoá đều thuộc quyền sở hữu của các công dân, các cơ quan sự vụ, các tổchức chính phủ và phi chính phủ. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài

sản văn hoá bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.Việc công nhận quyền của các chủ sở hữu được đảm bảo bằng một “Giấychứng nhận” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục cấp. Bộ luật cũng quy định rõ, chính

phủ và các cấp chính quyền địa phương phải tôn trọng quyền của các chủ sởhữu và quyền sở hữu của những người hữu quan. Như vậy, từ một khái niệmtriết học (DSVH), các vật thể mang các giá trị văn hoá được gọi là tài sản vănhoá (thuật ngữ luật học) có thể sở hữu. Khi DSVH được công nhận là tài sản vănhoá sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động nhằm bảotồn và phát huy các DSVH. Bởi vì, việc giữ gìn và khai thác tài sản văn hoá chỉcó thực hiện tốt khi nó thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó. Nếuchưa được pháp luật công nhận, các di sản đó luôn phải đứng trứớc nguy cơ bịthất thoát, mai một làm tổn hại đến vốn tài sản văn hoá dân tộc, một hiện tượngđã xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không những đượccoi là tài sản văn hoá, DSVH còn được xác định là một thứ văn hoá đặc biệt,thuộc về những chủ sở hữu cụ thể nhưng giá trị của nó luôn là tài sản quốc gia.Khoản 2 điều 4 của Bộ luật ở Nhật Bản quy định: “Các chủ sở hữu tài sản văn

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

58

hoá cùng những người hữu quan sẽ chịu trách nhiệm bảo quản chúng một cáchtốt nhất và khai thác các giá trị văn hoá của chúng với một ý thức đầy đủ rằng:đó là những tài sản quý báu của quốc gia”.

Vai trò của Nhà nước ở đây rất quan trọng, nhà nước bảo trợ việc thựchiện các quyền trong quyền sở hữu. Chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việcbán các tài sản văn hoá ra nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhà nước bỏ tiếnmua lại các tài sản văn hoá quan trọng, trợ cấp một phần kinh phí và phươngtiện kỹ thuật cho việc bảo tồn tài sản văn hoá thuộc tư nhân đối với các tài sảnhữu hình. Nhà nước nắm giữ vai trò điều tiết hoạt động bảo tồn và khai thác

tài sản văn hoá trong tổng thể các hoạt động chung của toàn xã hội. Do đó,các DSVH hữu hình được giữ gìn trong các dự án phát triển. Việc đảm bảogiữ nguyên cảnh quan trong đó DSVH đuợc bảo vệ chỉ có thể tiến hành mộtcách hiệu quả dưới sự quản lý của nhà nước với vốn kinh phí đầu tư thíchđáng, với sự hợp tác của các ngành, các tổ chức liên quan. Qua đó, các hoạtđộng bảo tồn văn hoá được tiến hành dưới một hành lang pháp lý. Các DSVH

ở Nhật Bản được kiểm kê và bảo tồn hiệu quả, tránh được mọi mất mất, thấtthoát và hư hại từ phía thiên nhiên và con người.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội,Nhật Bản đã tiến hành rộng rãi sự hợp tác giữa chính phủ và các tổ chức phichính phủ, giữa Trung ương và địa phương, giữa bộ máy hành chính nhà nướcvà nhân dân và giữa các thiết chế văn hoá hữu quan. Sự hợp tác với các tổchức phi chính phủ (chủ yếu là tư nhân) làm tăng mạnh mẽ nguồn kinh phícho các hoạt động khai thác DSVH. Các công ty tư nhân tăng lượng đầu tưcho lĩnh vực văn hoá để qua đó khuếch trương danh tiếng và quảng cáo chothương hiệu của họ. Nhà nước cũng khuyến khích tư nhân tham gia đầu tưbằng việc áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho các công ty này. Cùng vớiviệc hợp tác như trên, hoạt động khai thác văn hoá truyền thống còn được mởrộng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa nhândân và các cơ quan nhà nước. Tại các địa phương, văn phòng hỗ trợ văn hoá

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

59

vùng của chính phủ có chức năng phổ biến và đưa giá trị văn hoá thâm nhậpvào cộng đồng nhân dân nơi đây. Qua việc tổ chức các chương trình liên hoan

văn hoá toàn quốc, lập các bảo tàng, hiện đại hoá phương tiện thông tin đạichúng… các tài sản văn hoá tại các địa phương được “tái sinh” trong sựkhẳng định giá trị của mình ngay trong đời sống hiện tại. Các hoạt động trên

thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, qua đó giúp họ tiếp nhận mộtcách tích cực, chủ động đối với các giá trị văn hoá truyền thống.

Trong nhiều trường hợp, vai trò chủ thể tiến hành khai thác tài sản văn

hoá chuyển từ cơ quan nhà nước sang nhân dân. Sự hợp tác rộng rãi của các

lực lượng toàn xã hội trong hoạt động khai thác tài sản văn hoá đã làm tăng

lên mạnh mẽ sức sống của những giá trị truyền thống. Với các hình thức tồn

tại khác nhau, được khai thác từ những mối quan tâm khác nhau, vô số tài sản

văn hoá từ truyền thống đã hoá thân vào cuộc sống hiện tại, trở thành một bộ

phận quan trọng và gần gũi với đời sống cộng đồng.

Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngôi nhà cổ, công trình

kiến trúc, DSVH có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng, đường

cao tốc chạy dài hay những cây cầu...trong các dự án phát triển. Bài toán đặt

ra cho Việt Nam là cần tìm ra được giải pháp thỏa đáng dung hòa giữa giữ gìn

DSVH với phát triển kinh tế, biến DSVH thành nguồn tài nguyên quí giá

phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Kinh nghiệm của Nhật Bản về vai

trò chủ đạo của nhà nước trong công tác giữ gìn và khai thác các DSVH là

một bài học quý cho nước ta trong quá trình phát triển hiện nay.

Một bài học kinh nghiệm nữa của Nhật Bản trong việc giữ gìn, khai thác

các DSVH là phải có một bộ máy hành chính có tính chuyên biệt và thống nhất

cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, chỉ đạo và giám định thi hành

pháp luật. Cục Văn hoá Nhật Bản là cơ quan duy nhất có chức năng pháp lý điều

hành các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH từ Trung ương đến địa phương.

Cơ quan này có nhiệm vụ phổ biến văn hoá, bảo tồn và sử dụng các tài sản văn

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

60

hoá, cũng như thực hiện việc quản lý nhà nước liên quan đến tôn giáo với sự

cộng tác của các cơ quan chính phủ hữu quan. Người đứng đầu Cục Văn hóa

Nhật bản có quyền tiến hành hoặc đình chỉ mọi hoạt động bảo tồn và khai thác

DSVH trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật. Nếu chính quyền

các địa phương các cấp muốn tiến hành hoạt động bảo tồn và khai thác DSVH,

phải được uỷ quyền của Cục Văn hoá. Ngân sách cho những hoạt động của Cục

Văn hoá cũng không ngừng tăng theo các năm.

Như vậy, cách thức tổ chức của Cục Văn hoá Nhật Bản và ngân sách

dồi dào của chính phủ nước này đã giúp cho bộ máy điều hành triển khai cáchoạt động bảo tồn và khai thác DSVH một cách hiệu quả.

Chính sách trao đổi văn hoá của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào đẩymạnh văn hoá Nhật Bản bằng những hoạt động quản lý mà tạo ảnh hưởng rathế giới. Nhật Bản gửi các nghệ sĩ của mình sang phương Tây để học hỏi trào

lưu mới và tìm những nguồn cảm hứng mới. Mục tiêu chính của việc trao đổi vănhoá của Nhật Bản là nâng cao chất lượng (theo tiêu chuẩn quốc tế)của các hoạtđộng nghệ thuật Nhật Bản nhằm đạt được sự thừa nhân trong cộng đồng quốc tế.Nhật Bản còn gửi các nghệ sĩ Kabuki và kịch Noh ra nước ngoài học tập, giớithiệu võ thuật Nhật Bản ra nước ngoài. Nhật Bản đã nỗ lực truyền bá các hoạtđộng nghệ thuật tuyền thống của mình ra khắp thế giới, đầu tư nhiều tiền củacho nỗ lực đẩy mạnh các mối quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế về văn hoá.Đó là thực hiện các triển lãm tài sản văn hoá Nhật Bản tại nước ngoài, tổ chứccác liên hoan mời các đoàn nghệ thuật dân gian từ các nước đến biểu diễncùng với các nhóm nhạc dân gian Nhật Bản. Qua đó, những giá trị văn hoátruyền thống của Nhật Bản được truyền bá rộng rãi ra khắp thế giới, trở thành

tài sản chung của văn hoá nhân loại. Trong số các nước châu Á, Nhật Bản cólẽ là nước đã thành công nhất trong việc “xuất khẩu” các hình ảnh văn hóamang tính thương hiệu, mà mỗi khi nó xuất hiện, lập tức khiến người ta nghĩngay đến nền văn hóa Nhật. Đó là các biểu tượng mang tính truyền thống nhưhoa Anh đào, Trà đạo, các môn võ thuật Sumo, Judo, Karate, Kendo... “Chính

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

61

những nét văn hóa của người Nhật Bản đã giúp cho những thương hiệu NhậtBản trở nên có giá trị cao hơn” [113, tr.71].

Thứ ba, kinh nghiệm của Thái LanThái Lan là một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sự

nghiệp phát triển cũng như việc giữ gìn DSVH. Trong giai đoạn hiện nay,Thái Lan đã có bước phát triển nhanh về kinh tế, đặc biệt là kinh tế - du lịch.Riêng ngành công nghiệp không khói này mỗi năm đóng góp vào GDP củaThái Lan hàng tỷ USD.

Thái Lan có diện tích lãnh thổ là 513.520 km2, dân số hơn 60 triệungười. Với văn hóa gần 1000 năm, các triều đại người Thái đã xây dựng nên

một kho tàng DSVH lớn, rải khắp các miền của vương quốc Thái Lan. Vào

khoảng nữa cuối thế kỷ XX, nền dân chủ của Thái Lan phát triển rất mạnh,nhờ đó mà nền kinh tế cũng có cơ hội vươn lên, lúc này nhiều thành tốn vănhóa có giá trị của Thái Lan đã trở thành “những cổ máy in tiền” khổng lồđóng góp cho nền kinh tế Thái Lan hành tỷ nghìn USD mỗi năm nhờ vào

công nghiệp du lịch. Trong nhiều năm qua, ngành du lịch của Thái lan đượcđánh giá có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Góp phần đưa Thái Lan lênmột vị trí chưa từng có trong lịch sử nước này,trở thành một trong những “conhổ Châu Á” bên cạnh Singapore và Malaysia.

Một kinh nghiệm lớn của Thái Lan là từ nguồn tài chính thu được trongcông cuộc phát triển, Thái Lan đã dành một khoảng đầu tư lớn cho các dự án vănhóa. “Một số dự án đầu tư này đã thành công mỹ mãn như cung điện Hoàng gia,

vườn du lịch Noongnook, khu du lịch Pattaya, khu du lịch biển Phukhet…Nhữngtrung tâm kinh tế du lịch này thu hút hàng triệu lượt khách và hàng tỷ USD choThái Lan” [109, tr.75]. Cùng với việc đầu tư vào trung tâm du lịch, Thái Lan cũngđã dành nhiều khoảng đầu tư cho các công trình văn hóa khác như hàng vạn ngôichùa, hàng trăm di tích khảo cổ, hàng trăm bảo tàng được đầu tư tôn tạo. Sự đầutư đúng đắn này không chỉ góp phần biến Thái lan thành một “thiên đường du

lịch” của thế giới mà còn góp giữ gìn và phát huy những nét đặc trưng của người

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

62

Thái. Có thể thấy rằng, việc sử dụng nét đặc trưng và biểu tượng văn hóa để chấnhưng du lịch, phát triển văn hóa và quảng bá văn hóa là một trong những thành

công lớn nhất của Thái Lan trong lịch sử hiện đại.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, Thái Lan cũng đã và đang

hứng chịu những mất mất không thể cân, đo, đong, đếm được. Đó là, với tốcđộ phát triển quá nhanh và rộng khắp, sự phát triển kinh tế của Thái Lan đangđể lại những di chứng nặng nề cho nền văn hóa Thái Lan. Từ một đất nướcthanh bình, trầm mặc với những ngôi chùa cổ kính, Thái Lan đã biến thành

một kinh đô du lịch sex. Sự phát triển nhanh chóng của nhiều người dân ởkhu vực thành thị đã khiến số lượng ôtô ở khu vực này tăng lên nhanh chóng,gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ Tháilan cũng đã chi nhiều tỷ USD cho việc xây dựng đường sắt trên cao và gầnđây là tàu điện ngầm trong nội đô. Tuy nhiên, những đường sắt được đặt trên

các trụ bê tông khổng lồ trong khu vực trung tâm đô thị đã vô tình biến thành

những lô cốt phá vỡ cảnh quan của thành phố. Đây là vấn đề rất nan giải đốivới Thái Lan trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn và phát triển.

Thứ tư, kinh nghiệm từ Ấn Độ.Ấn Độ là một quốc gia giàu DSVH vào loại bậc nhất trên thế giới và có

nền văn hóa trải qua hơn 5000 năm phát triển và ra đời từ các tôn giáo.Tuynhiên, điều đáng nói ở đây là chính phủ Ấn Độ hầu như không quan tâm đếnnhiều khía cạnh khai thác nguồn tài nguyên to lớn này. Dù vậy, những DSVHcủa Ấn Độ rất ít bị hủy hoại (ngoại trừ những ảnh hưởng của thiên tai). Vậyđiều kỳ lạ gì đang diễn ra ở các DSVH của Ấn Độ từ hơn 5000 năm qua vàvẫn đang tồn tại một cách sống động trong thời đại ngày nay.

Thực tế cho thấy ở Ấn Độ, tất cả các hoạt động văn hóa tôn giáo, tínngưỡng luôn diễn ra một cách đều đặn như không quan tâm đến những biếnđổi của thời cuộc. Khác với cách quản lý chặt chẽ, thống nhất của TrungQuốc, Ấn Độ hầu như không có một thiết chế chung nào cho hệ thống DSVHdày đặc của đất nước mình. Việc quản lý các khu di tích phụ thuộc vào từng

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

63

bang, từng quận, từng tôn giáo hoặc từng tổ chức có mối quan hệ với DSVHđó. Việc quản lý Bồ đề đạo tràng là do chính quyền bang Bilar, Tajmahal làdo chính quyền bang Utah Pradesh...Tuy nhiên, chính quyền cũng chỉ quản lývề mặt hành chính, còn hoạt động của các di tích liên quan đến tôn giáothường do giáo đoàn đảm nhiệm. Điều này có vẽ như “bỏ phí” một nguồn thulớn của chính phủ nhưng thật ra lại có một tác dụng vô cùng to lớn đối vớiviệc bảo vệ các di tích tránh khỏi sự tàn phá của thiên nhiên và con người. Ởđây, chúng tôi sẽ phân tích về tính hai mặt của một vấn đề trong cách bảo tồnmang tính tự nhiên này.

Ở Ấn độ, DSVH phi vật thể tồn tại một cách gần như tự nhiên. Các loạihình sinh hoạt văn hóa tự chúng đã tạo ra môi trường tồn tại ngay trong mộtxã hội hiện đại. Hiếm thấy một quốc gia nào phát triển nhanh về mặt kinh tếmà lại bảo tồn một cách gần như “nguyên trạng” các sinh hoạt văn hóa dângian như Ấn độ.

Ý thức của người dân Ấn Độ trong việc bảo tồn các hoạt động văn hóarất cao, một buổi hành lễ của một tôn giáo sẽ làm ngưng trệ toàn bộ hoạt độngcủa một khu vực buôn bán và họ sẵn sàng nghĩ việc để chờ các hoạt động đókết thúc rồi mới tiếp tục. Thậm chí những hoạt động hành chính pháp

quyền...cũng nhường chỗ cho các sinh hoạt văn hóa. Chẳng hạn, trườngĐại học Delhi, một trong những trường đại học lớn nhất Ấn Độ, có tới ¼ sốngày học chính thức phải nghỉ do trùng với các ngày lễ của các tôn giáo. Tạicác gia đình, người Ấn có thể trình diễn bất cứ loại hình nhạc cụ nào để phụcvụ các nghi lễ gia đình của họ, thậm chí có gia đình còn phóng đại âm thanhđó lên giàn loa có công suất lớn. Tất nhiên, cảnh sát và chính quyền khôngbao giờ can thiệp vào những hoạt động đó. Ở Ấn Độ rất hiếm khi chúng tathấy các phương tiện thông tin nói về vấn đề bảo tồn khôi phục không giansống của các DSVH phi vật thể một cách cấp thiết và nóng hổi như Việt Nam,mà dường như cả nước Ấn Độ dường như đã là một sân khấu dân gian lớn.Đặt biệt, sân khấu đó vẫn luôn “sáng đèn” trong hơn 5000 năm qua.

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

64

Lấy ví dụ hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata.

Đây là những bộ sử thi gắn liền với kinh Vera- bộ kinh đóng vai trò nền tảngcủa văn hóa Ấn Độ. Theo tiến trình phát triển chung của nhân loại, các bộ sửthi nói trên đều dược văn bản hóa thành sản phẩm văn chương. Tuy nhiên sựảnh hưởng của hai bộ sử thi này tới đời sống của người Ấn Độ là vô cùng to

lớn. Tại đất nước này, các nghi lễ sinh hoạt văn hóa và rất nhiều tác phẩmthuộc nhiều ngành nghệ thuật khác nhau có nội dung liên quan đến các nhânvật trong hai bộ sử thi này như: Sita, Rama, hanuman,v.v...

Việc xã hội hóa hai tác phẩm sử thi cổ đại đóng một vai trò hết sức tolớn trong việc bảo tồn và phổ biến các DSVH phi vật thể của Ấn Độ. Có thểkhẳng định rằng, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã giữgìn DSVH phi vật thể bằng biện pháp xã hội hóa các di sản đó ở mức độ toàn

dân. Đây là kinh nghiệm rất đáng để chúng ta lưu tâm vì chỉ có cách xã hộihóa các yếu tố văn hóa truyền thống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thểdưới dạng “sống” trong cơn lốc của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đangdiễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Thứ năm, kinh nghiệm từ Vương quốc AnhVương quốc Anh quy định chặt chẽ về giữ gìn di sản, thể hiện ở những

văn bản luật, như quy định khi cấp phép xây dựng những công trình mới, chủđầu tư phải tuân thủ quy hoạch, phải đảm bảo sự hài hòa với vốn kiến trúc cổhiện có. Nhà nước quan tâm đến vấn đề quy hoạch bảo tồn di tích. Tùy theo

giá trị của từng loại hình di sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà họ cóphương án ứng xử (bảo vệ, khai thác) cho phù hợp. Chẳng hạn, khu đá ởStonehenge được bảo vệ rất nghiêm ngặt, khi xây dựng đường cao tốc họ thiếtkế đường tránh nhằm hạn chế độ rung, tiếng ồn do các phương tiện giao thônggây ra. Di tích trên vốn nổi tiếng thế giới nên thu hút nhiều khách du lịchquốc tế. Vì vậy, khi thiết kế, xây dựng hầm ngầm dưới đường cao tốc, ngườita tính rất kỹ đến khoảng cách giữa di tích với vùng phụ cận (bãi đậu xe, nơibán vé, bán hàng lưu niệm…), đảm bảo tối đa sự phù hợp giữa cảnh quan,không gian và môi trường, không để tác động xấu đến di tích. Ngược lại, tại

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

65

Cung điện Blenheim là nơi ở của Công tước đời thứ 11 của Hoàng gia Anh,

trưng bày những kỷ vật về cuộc sống Hoàng tộc từ những thế kỷ trước, dukhách được đến gần chiêm ngưỡng hiện vật, được sống trong không gian sinhhoạt như chủ nhân của nó đã và đang sinh sống...

Sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý di sản ở Vương quốc Anh đã pháthuy tốt vai trò của Trung ương - địa phương, Nhà nước và các tổ chức phichính phủ. Nhà nước hoạch định chính sách, Bộ Văn hóa, Truyền thông vàThể thao luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng xây dựng và phát

triển văn hóa. Nhà nước quản lý các khoản trợ cấp của Chính phủ đối với cácHội đồng di sản, Bảo tàng quốc gia, Hội đồng Nghệ thuật, Thư viện nướcAnh, cũng như các DSVH quốc gia khác. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Truyềnthông và Thể thao cũng quản lý ngành phim và âm nhạc, phát thanh - truyềnhình và báo chí, xổ số quốc gia, kinh doanh đánh bạc và cấp phép xuất khẩucác sản phẩm văn hóa... Cơ quan quản lý nhà nước thành lập các hội đồngvùng và sẽ chuyển giao trách nhiệm của chính phủ Trung ương cho các cơquan này hoặc là giao cho các địa phương - nơi sở hữu di sản đó quản lý (nhưở thành phố Bath, Oxford...); hoặc là giao cho gia đình quản lý (trường hợpLâu đài Blenheim). Các tổ chức phi chính phủ ở lĩnh vực giữ gìn DSVH, khảocổ học, tư vấn... hoạt động khá sôi động, giữ một vai trò quan trọng, hỗ trợNhà nước ở lĩnh vực này. Công ty sổ số kiến thiết là đơn vị hỗ trợ kinh phícho hoạt động giữ gìn di sản từ lợi nhuận của hoạt động này...

Việc giữ gìn DSVH ở nước Anh thể hiện rõ: Tính năng động, hiệu quảtrong hoạt động của hệ thống bảo tàng. Cách trưng bày, giới thiệu di vật, hiện vậttrong hệ thống bảo tàng ở Vương quốc Anh vừa đảm bảo tính khoa học vừa sinhđộng, hấp dẫn người xem. “Ngoài việc đưa những nội dung giáo dục lịch sử vào

chương trình học các cấp, hoạt động của hệ thống bảo tàng với chức năng vừalưu giữ hiện vật quốc gia lại vừa minh họa lịch sử” [146]. Nước Anh luôn đổimới cách trưng bày bảo tàng để cho khách tham quan không cảm thấy nhàm

chán. Chẳng hạn, tại Bảo tàng Máy móc công nghiệp tại thành phố Manchessto,

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

66

các loại máy móc mà người Anh chế tạo từ những thế kỷ trước như máy dệt,máy hơi nước được trưng bày dưới trạng thái động. Người xem biết được sựhình thành một tấm vải khi nó còn ở dạng sợi bông; bên ngoài trưng bày đầumáy xe lửa, cứ khoảng hai tiếng đồng hồ, đầu máy hơi nước lại chạy xung quanhBảo tàng…Phần trưng bày Phòng truyền thống của Câu lạc bộ Manchetsto có sựkết hợp giữa hình ảnh, hiện vật của các cầu thủ nổi tiếng với hình ảnh, tiếng nóicủa huấn luyện viên...

Bảo tàng Nhân học Pit Rivers trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm của cácnước có niên đại cách đây hơn 5.000 năm. Trong đó phải kể đến khu trưngbày gốm sứ, tranh nghệ thuật... với đa số hiện vật có xuất xứ từ nhiều nền vănminh trên thế giới như Ai Cập cổ đại, Trung Hoa, Nhật Bản... được lưu giữcẩn thận, khoa học và cách trưng bày hiện đại. Trong không gian rộng, hiệnvật được trưng bày theo khu sản phẩm (kim loại, gốm sứ, tranh nghệ thuật…)luôn có sự so sánh về niên đại, xuất xứ, giá trị của từng hiện vật, giúp ngườixem hiểu được trình độ tay nghề của thợ thủ công ở từng châu lục...

Nước Anh nổi tiếng với chính sách phát triển du lịch từ việc giữ gìn,

phát huy giá trị DSVH, lượng khách du lịch đến đất nước xứ sở sương mù dulịch văn hóa ngày càng tăng. Các di tích khảo cổ ở Vương quốc Anh như: Bãi

đá Stonehenge, làng Avebury, thành phố lịch sử Bath, cung điện Blenheim(đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới) được bảo tồn và

khai thác trên cơ sở nghiên cứu khoa học (khảo cổ học, tiến hành phục dựngtừng phần). Thậm chí có thể dừng khai thác du lịch, nếu cảm thấy hoạt độngnày làm ảnh hưởng xấu đến di tích.

Nằm ở vùng Wiltshire, phía Nam nước Anh, bãi đá Stonehenge đượcxây dựng và thay đổi qua nhiều thế kỷ, từ khoảng năm 2850 - 2200 Tr CN,

trên diện tích 111 ha (bao gồm cả một phần làng Avebury) gồm hai vòng tròn

đá cao 30m, rộng 160m. Đây là một trong những di sản được dùng làm biểutượng của nước Anh. “Avebury là một ngôi làng mang kiến trúc cổ truyềnthống. Vòng đá tiền cổ của làng lớn nhất thế giới có tổng chu vi là 1.3 km”

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

67

[146]. Trong đó, 180 viên đá lớn, dựng thẳng đứng tạo nên một vòng tròn bên

ngoài và hai vòng tròn nhỏ bên trong. Mục đích xây dựng cũng như kỹ thuậtvận chuyển, sắp đặt điêu luyện này, đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Khi làng

Avebury trở thành điểm du lịch thì cư dân ở đây trở thành chủ nhân của cáchoạt động dịch vụ du lịch, họ được hưởng thành quả từ ngôi làng nhỏ nhưngcổ kính của mình. Cả khu vực bãi đá Stonehenge và làng Avebury còn là nơichôn cất hàng trăm ngôi mộ gắn liền với nghi lễ chôn cất, thờ cúng của ngườithời tiền sử. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, việc sử dụng Stonehengenhư một nghĩa trang hỏa thiêu. Stonehenge còn được biết đến như như là ngôimộ cất chứa bằng đá lớn nhất tại phía Nam nước Anh.

Thành phố lịch sử Bath, được người La Mã xây dựng như một trung tâmnghỉ dưỡng. Thời Trung cổ là một trung tâm quan trọng sản xuất len. Thế kỷXVIII trở thành một thành phố nghỉ ngơi với những phòng tắm lấy từ nướcnóng thiên nhiên. Hiện nay đây là một trong những thành phố du lịch nổitiếng của nước Anh với 4 triệu lượt du khách/năm. Nét nổi bật của Thành phốBath là việc tái hiện những giá trị về khảo cổ học và kiến trúc hiện đại, giúpdu khách hình dung được khung cảnh của các bể tắm thời Trung cổ một cáchsinh động. Hiện nay, các bể tắm được sử dụng để phục vụ khách du lịch.Trong quá trình khảo cổ, nơi đây vừa giữ được nét hoang sơ, cổ kính dướilòng đất vừa xây dựng, cải tạo để phục vụ nhu cầu du lịch thời hiện đại.

Cung điện Blenheim là một trong 5 DSVH đầu tiên của nước Anh đượctổ chức UNESCO công nhận năm 1997. Cung điện xây dựng từ năm 1795,hoàn thành năm 1822 trên diện tích 7/2000 ha. Hiện nay, Cung điện Blenheimlà nơi ở của Công tước đời thứ 11 của Hoàng gia Anh, trưng bày những kỷvật về cuộc sống Hoàng tộc từ những thế kỷ trước. Đây là di sản duy nhất củaAnh do tư nhân quản lý và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Anh vì nó gắnliền với lịch sử của Hoàng gia Anh và vì phong cảnh tuyệt vời của nơi này. Cungđiện Blenheim là di sản duy nhất trong số 28 di sản thế giới ở Anh không nhậnđược sự tài trợ của Nhà nước. Kinh phí bảo dưỡng, duy trì các hoạt động, đượcsử dụng từ số tiền khoảng 1 triệu bảng thu được hàng năm qua bán vé du lịch.

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

68

Mặc dù vậy, cung điện chỉ cho khách tham quan 10/12 tháng trong năm và hạnchế lượng khách không quá 600.000 người/năm. Thời gian còn lại để phục vụsinh hoạt của Hoàng gia và tu bổ định kỳ. Ngoài ra, họ còn sử dụng đất đai sẵncó để phát triển trang trại, tạo thêm nguồn thu cho hoạt động của Cung điện chứkhông nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.

Qua một số kinh nghiệm của nước ngoài về giữ gìn và phát huy DSVH,

chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau:- DSVH nói chung là tài sản của mỗi quốc gia, là cơ sở hình thành nên

bản sắc dân tộc. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, việc giữ gìn và phát huy

DSVH ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc vẫn có những đặc trưng riêng.Tuy nhiên, dù theo cách thức nào thì vai trò của chủ thể văn hóa cũng quyếtđịnh lớn đến thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH

của mỗi nước.- Trong việc giữ gìn và phát huy DSVH, chú ý vai trò chủ đạo của Nhà

nước. Cần có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước, trong đầu tư chú ý

cân nhắc kỹ lưỡng về thứ hạn, mức độ như kinh nghiệm của Trung Quốc. Cầncó sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý DSVH như kinh nghiệm từ Vươngquốc Anh. Đồng thời, Nhà nước phải thật sự quan tâm đến vấn đề quy hoạchgiữ gìn DSVH, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về văn hóa cho công tác này,

phải xem DSVH như là tài sản quý báu quốc gia từ kinh nghiệm của nướcNhật Bản.

- Cần thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giữ gìn các di tích nói

riêng và xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Đây là kinh nghiệm rấtquý giá để Việt Nam lưu tâm vì chỉ có cách xã hội hóa các yếu tố văn hóa truyềnthống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thể dưới dạng “sống” trong cơn lốccủa quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạng mẽ hiện nay.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc giữ gìn di sảndân tộc trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về giá trịcủa DSVH. Thông qua, giáo dục cộng đồng để thúc đẩy việc giữ gìn DSVH

trong quá trình hội nhập thế giới.

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

69

- Gắn giữ gìn và phát huy DSVH với phát triển du lịch xanh và hợp tác

quốc tế. Trong quá trình trao đổi văn hóa, cần chú ý nổ lực trong việc truyềnbá DSVH dân tộc, ”xuất khẩu” các hình ảnh mang tính thương hiệu của dântộc ra khắp bạn bè thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, TháiLan điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là các quốc gia nói trên đều pháttriển du lịch để tái đầu tư cho công tác giữ gìn di sản. Đây là kinh nghiệm đểViệt Nam nói chung và TTH nói riêng có thể phát huy tác dụng của DSVHtrong quá trình hội nhập, phát triển đất nước.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận án đã dẫn chứng một số định nghĩa về văn hóa và

giới hạn khái niệm văn hóa của luận án hướng đến giải quyết. Giữa con ngườivà văn hóa đã, đang và sẽ mãi mãi có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Chương 2, luận án cũng phân tích các định nghĩa về DSVH và cho rằngDSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vậtthể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhậnbiết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và

đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. DSVH tồn tại như một thực thể khách quan,bởi nó luôn gắn kết yếu tố truyền thống với hiện đại. Nó là hình bóng của quákhứ trong đời sống hiện tại, luôn luôn tác động, ảnh hưởng tới tâm tư tình

cảm của con người. DSVH đóng vai trò như một “mã di truyền xã hội” hay“một hệ thống các giá trị” những nhân tố quan trọng hình thành nên bản sắcvăn hóa dân tộc. Luận án đưa ra được những chính sách của Đảng, chủ trươngcủa Nhà nước ta trong việc giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc; kinh nghiệmcủa một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn và phát huy DSVH. Đồng thời,khẳng định ở Việt Nam nói chung và TTH nói riêng hiện nay, cần tập trungnhận thức vai trò, vị trí của DSVH đối với đời sống xã hội, giải quyết hiệuquả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy DSVH. Nói

cụ thể hơn là cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa quá trình đổi mới,phát triển với vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH.

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

70

Chương 3GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ

Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐVẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT

HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thừa Thiên Huế ảnh hưởngđến vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa

- Về vị trí địa lý.TTH là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. TTH

có diện tích 503.320,53 ha nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-

Nam, trục hành lang Đông- Tây nối Thái Lan- Lào- Việt Nam theo đường chính.TTH ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phốHồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển chính của ViệtNam, nằm ở khu vực tập trung nhiều di sản của miền Trung Việt Nam hội tụnhững tinh hoa văn hóa nhân loại và được UNESSCO công nhận là các DSVH

thế giới như Quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế [126].

Với vị trí địa lý như vậy, TTH trở thành trung tâm của các di sản “trongcon đường di sản miền trung”. Tạo điều kiện cho DSVH ở đây có điều kiệngiao lưu, hội nhập, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh trong phát triển kinh tếdu lịch với các tỉnh khác. Vì thế mà các DSVH của tỉnh TTH cần phải đượcgìn giữ và phát huy tốt hơn, để trở thành điểm thăm quan, viếng cảnh, ẩm

thực của du khách và đủ sức cạnh tranh với DSVH của các tỉnh lân cận.- Về địa hình, khí hậuThừa Thiên Huế là một dãi đất hẹp với địa hình khá phức tạp và bị chia

cắt mạnh: phía Tây chủ yếu là núi, đồi (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên);

vùng đồng bằng và trung du có 129.620ha (chiếm 25,6% diện tích đất tựnhiên); tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, đồng bằng

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

71

ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá Tam Giang có diện tích 22.000 ha, đượcxem là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú vềđộng thực vật [126].

Nằm ở giữa Việt Nam, TTH có vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậumiền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên

vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn và

hay xảy ra thiên tai bão lụt. Đặc điểm nổi bật của khí hậu TTH là lượng mưalớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạnchế ngập rất khó khăn.

Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắtđầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới30% lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85%- 86%. Đặcđiểm mưa ở TTH là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từBắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gâylũ lụt, xói lở...đã tác động nghiêm trọng đến đời sống của tỉnh TTH [135].

Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hội tụ đầy đủ tất cả những điều kiện bấtlợi về thời tiết và khí hậu của cả nước, đã và đang là vấn đề lớn đối với giữ gìn

và phát huy các DSVH ở TTH. Đa số các DSVH chịu tác động mạnh từ yếu tốtự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm càng làm cho các di tích của tỉnh xuống cấp trầmtrọng. Ngay cả việc tu bổ tôn tạo di tích cũng bị hạn chế vì ảnh hưởng của thờitiết, khí hậu. Do vậy, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH cần phải đượcquan tâm đúng mức, để thế hệ mai sau còn biết đến TTH với hai DSVH thế giớivà chứa đựng trong đó là những bước thăng trầm của lịch sử văn hóa dân tộc.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội.Về tốc độ phát triển kinh tế: Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao

và bền vững, trong các giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh TTH khá

cao và ổn định. Bình quân tốc độ tăng tưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2010 là

12,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,4%, công nghiệp- xây dựng tăng 15,7% và

nông lâm- ngư nghiệp tăng 2,1% [131]; năm 2011 đạt 11,1%, trong đó dịch

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

72

vụ tăng 12,7%, công nghiệp- xây dựng tăng 11,6% và nông lâm- ngư nghiệptăng 3,3%; năm 2012 đạt 9,7%, trong đó dịch vụ tăng 12,8%, công nghiệp-

xây dựng tăng 8,5% và nông lâm ngư nghiệp tăng 2,2% [142].

Về tiềm năng du lịch: TTH có tiềm năng du lịch phong phú bao gồm cáctài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Những tài nguyên này là điều kiện đểphát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, du lịch biển, du lịch sinh thái,du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu... Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng biểnrất kỳ thú và hấp dẫn: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân và Hải Vân Quan, núiBạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, đầm phá Tam Giang...Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đanglưu giữ một kho tàng tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ, đặc sắc tiêu

biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam; là địa bàn vừa có quần thể di tích đượcUNESCO xếp hạng DSVH nhân loại với những công trình về kiến trúc cungđình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng; vừa có Nhã nhạc cung đình Huế cũngđược UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể nhân loại. "Huế là một kiệt tácvề thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình nhữngkho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thầncủa Việt Nam" (UNESCO). Ngoài ra, TTH còn có hàng trăm chùa chiền vớikiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật chất đồ sộ với các loạihình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình...

TTH còn là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn lưu giữnhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và

nhiều nhà cách mạng tiền bối cũng như nhiều địa danh lịch sử về hai cuộcchiến tranh chống Pháp và chống Mỹ như chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, ALưới; đường mòn Hồ Chí Minh...

Trong cơ cấu kinh tế, du lịch của TTH chiếm một vai trò chủ đạo trong

việc thu ngân sách phát triển của tỉnh nhà. Đặc biệt du lịch đã góp phần quan

trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TTH theo hướng du lịch- dịch

vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế tỉnh

TTH liên tục tăng cả về tổng giá trị và tỷ lệ phần trăm trong GDP. Năm 1995,

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

73

doanh thu du lịch toàn tỉnh đạt 116,64 tỷ đồng, trong đó, 98% doanh thu dulịch được tạo ra tại Thành phố Huế đạt 114,3 tỷ đồng. Đến năm 2000 đã đạt

hơn 290 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 1995. Đến năm 2005, doanh thu đã

tăng lên 380 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2000. Năm 2008, đạt 738 tỷ đồng,

tăng gần 2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng doanh thu bình quân hằng nămđạt 12,7%/ năm trong giai đoạn 2000- 2008. Đến năm 2010, doanh thu du lịch

ước đạt 917,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%.Lĩnh vực du lịch tiếp tục được duy trì phát triển, đặc biệt năm Du lịch

Quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ năm 2012, trọng tâm là Festival Huế, đã tổchức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc tạo ra sự tăng trưởng caotrong phát triển du lịch. “Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.395 tỷ đồng,tăng 24,9%. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tiếp tục duy trì phát triểnổn định, một số dự án mới đi vào hoạt động như dự án Laguna Huế đã góp

phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh” [143].

Mặc dù tiềm năng du lịch ở TTH là rất lớn nhưng do kinh tế phát triểncòn chậm, thu nhập còn thấp, các ưu đãi đối với DSVH còn hạn chế cộng vớinguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc giữ gìn, phát huy DSVH ở TTH còn

thiếu so với nhu cầu cũng là một trong những khó khăn khiến các DSVH củatỉnh chưa phát huy hết tác dụng.

3.1.2. Về nhận thức của các cấp chính quyền Trung ương và tỉnhThừa Thiên Huế đối với công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa

Có thể nói, việc UNESSCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế làDSVH thế giới đã đem lại một cơ hội lớn cho Việt Nam và TTH mở rộng quanhệ giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, lựa chọn bổ sung những yếu tốthích hợp làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc trên con đường hội nhập và

phát triển. DSVH ở TTH đã trở thành một ví dụ tiêu biểu, sâu sắc cho chiến lượcngoại giao văn hóa của Việt Nam. Đồng thời, giúp các cấp chính quyền Trungương và tỉnh TTH nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết cũng như vai trò củaviệc giữ gìn và phát huy các DSVH đối với phát triển và hội nhập quốc tế tronggiai đoạn hiện nay.

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

74

Trong nhiều năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn dành sựquan tâm đặc biệt đối với công tác giữ gìn phát huy DSVH ở TTH. Dưới sựchỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành cùng với nỗ lực củatỉnh TTH, năm 1996, dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cốđô Huế, giai đoạn 1996- 2010” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vớimục tiêu bảo tồn và phát huy các DSVH của cố đô Huế trên cả 3 lĩnh vực:DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và cảnh quan môi trường trong nghị quyết105/TTg ngày 12.2.1996. Đây là cơ sở tiền đề đầu tiên cho sự nghiệp giữ gìn

và phát huy DSVH ở TTH. Sau đó, Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng Huếtrở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam ngày 25.8.2008, Quyếtđịnh 1085/TTg về việc xây dựng Huế thành một trung tâm văn hóa du lịch lớncủa cả nước ngày 12.8.2008. Đặc biệt là với kết luận 48KL/TW ngày

25.5.2009 của Bộ Chính trị về việc xây dựng, phát triển tỉnh TTH và đô thịHuế đến năm 2020, sự nghiệp giữ gìn DSVH ở TTH đã có những điều kiệnthuận lợi để thành công trong bối cảnh phát triển chung của đất nước. Cùng thờigian đó, 17.6.2009, chính phủ cũng ra quyết định số 86/2009/QĐ- TTg phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh TTH đến năm 2020. Và

quyết định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnhquy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020, đã

tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ởTTH trong thời gian qua và định hướng cho nhiệm vụ của thời gian tới.

Cùng với các quyết định chỉ đạo của các cấp trung ương, Tỉnh ủy,UBND tỉnh TTH trong nhiều năm qua cũng đã có nhiều chiến lược cho vấnđề giữ gìn và phát huy các DSVH, tạo điều kiện để làm sống lại mọi tiềmnăng văn hóa, xem đó là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng tưởngkinh tế và tiến bộ xã hội. Nhiều quyết định quan trọng nhằm chỉ đạo công tácnày của tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH được ban hành như:

- Ngày 20/1/1998, Tỉnh ủy TTH đã ra Nghị quyết số: 06-NQ/TV về côngtác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; trong đó khẳng định bảo tồn

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

75

DSVH phi vật thể cung đình Huế là một trong 3 mục tiêu chính của công cuộcbảo tồn DSVH Cố đô Huế.

- Ngày 18/6/1999, UBND tỉnh TTH đã ra Quyết định số: 1264/QĐ-UB vềviệc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm

Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; trong đó khẳng định bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống văn hóa cung đình Huế... để khôngngừng nâng cao khả năng hưởng thụ văn hóa của nhân dân và phục vụ cho sựnghiệp phát triển du lịch của tỉnh nhà. Đồng thời cho phép thành lập Nhà hát

Truyền thống Cung đình Huế để bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế.- Ngày 30/7/2001, Tỉnh ủy TTH đã ra Nghị quyết số: 04-NQ-TU về tiếp

tục đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong thờikỳ 2001-2005 theo Quyết định 105/TTg của Thủ tướng Chính phủ; trong đómục tiêu bảo tồn DSVH phi vật thể cung đình Huế cần tiếp tục đẩy mạnh và

phát huy giá trị.- Ngày 9/4/2002, UBND tỉnh TTH đã có công văn số 731VH-UB về việc

lập hồ sơ Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc, đề nghị UNESCO công

nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại(đợt 2) để tạo điều kiện phục hồi nền âm nhạc truyền thống Việt Nam đangđứng trước nguy cơ bị mai một.

- Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 15/5/2011 về thực hiện Quyết định818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quyhoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020.

- Định hướng phát triển văn hóa được đại hội lần thứ XIV của Đảng bộtỉnh TTH tiếp tục khẳng định: Xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoáđặc sắc của Việt Nam. Xây dựng môi truờng văn hoá lành mạnh, đậm đà bảnsắc văn hoá dân tộc và văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cácDSVH truyền thống. Nghiên cứu, từng buớc hoàn thiện nét đặc trưng và bảnsắc văn hoá Huế để xây dựng TTH trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc củaViệt Nam... Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tập trung

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

76

đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Ðại Nội và một số di tích quan trọng. Nâng

cao chất luợng và hiệu quả của các kỳ Festival, các hoạt động đối ngoại để tăngcuờng quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạcCung đình, quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh đẹp Lăng Cô.

- Nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIVvề xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nướcgiai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cũng chỉ rõ mục tiêu: phát

huy truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, giàu bản sắc; khai thác tiềmnăng, lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch. Xây dựng môi trường văn hoálành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cácDSVH. Gắn văn hoá với du lịch, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũinhọn, đóng góp tỷ lệ ngày càng cao trong GDP.

- Quyết định số 2295 ngày 5/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh TTH phê

duyệt Đề án phát triển dịch vụ tại di tích Huế, mở ra triển vọng mới cho việcphát huy giá trị các DSVH của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH còn chú trọng đến việc đầu tưngân sách địa phương cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH, kịp thời chỉđạo phân công, phân cấp các ngành các cấp địa phương cùng phối hợp triểnkhai đồng bộ công tác giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH. Đồng thời tăngcường hoạt động hợp tác quốc tế trong quá trình giữ gìn trùng tu các di tích và

đem lại cho DSVH ở TTH những giúp đỡ thiết thực và hiệu quả: “10 chínhphủ, 26 tổ chức phi chính phủ, 4 tổ chức quốc tế lớn (UNESCO, ICCROM,ICOMOS, ICOM) đã có quan hệ hợp tác và tài trợ cho di sản Huế với khoảngkinh phí khoảng 6 triệu USD” [110, tr.458].

Những thành tựu của việc giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh TTH trongnhững năm qua trước hết là nhờ vào sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấpchính quyền Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, để vượt qua những khó

khăn, thử thách, đảm bảo hài hòa giữa giữ gìn và phát huy DSVH, đòi hỏiphải cần có một chiến lược phù hợp hơn cùng những sách lược linh hoạt của

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

77

lãnh đạo các cấp, cơ chế đặc thù của Chính phủ dành cho khu di sản ở TTH;

đồng thời phải có sự nỗ lực lớn hơn từ đơn vị được trực tiếp giao phó việcquản lý khu di sản và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

3.1.3. Về nhận thức của nhân dân Thừa Thiên Huế trong việc giữgìn và phát huy các di sản văn hóa

Con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Do đó, DSVH

phải được gắn với con người, cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủthể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa) và coi việc đáp ứng nhu cầusinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu

hoạt động. Như vậy, việc nhận thức đúng đắn của người dân TTH về vị trí, vaitrò to lớn của DSVH đối với sự phát triển xã hội có một ý nghĩa thực tiễn vôcùng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy DSVH ở địa phương. Nói như TSNguyễn Chí Bền:

việc tu bổ, tôn tạo, giữ gìn và phát huy di sản đòi hỏi trước hết là ở ýthức cộng đồng. Bởi cho dù chúng ta có một DSVH đồ sộ đến đâu,Luật Di sản có chặt chẽ đến thế nào thì cũng thật khó mà giữ gìn và

phát huy, nếu ý thức của người dân nằm ngoài các dự án, hoặc nóicách khác, dự án bảo tồn được xây dựng nằm ngoài đời sống củangười dân [144].

Tồn tại trong gần 160 năm (1788-1945), với tư cách là Kinh đô, PhúXuân - TTH là điểm hội tụ tinh hoa của dân tộc, mang đậm bản sắc văn hoátruyền thống của Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất riêng củavùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - TTH. Vì vậy, trong nhận thức của ngườidân TTH, các DSVH có một ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của họ.

Trước hết, đối với người dân TTH, DSVH ở địa phương đã ghi lại dấutích của một giai đoạn lịch sử với sự tồn tại của 13 triều đại vua chúa và giữlại được một quần thể di tích đền đài, cung điện, thành quách, lăng tẩm rất đồsộ với công sức, xương máu của rất nhiều người dân. Do vậy, người dân Huếxem đây là tài sản vật chất quý giá cần được lưu truyền và giáo dục lịch sử

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

78

dân tộc cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, ở TTH còn một bộ phận không nhỏtrong dân cư là dòng dõi, hậu duệ của vua chúa, vì thế họ ý thức rất lớn việc giữgìn DSVH của thế hệ trước để lại. Họ xem đó là trách nhiệm, là trọng trách đểbảo vệ một khối tài sản có giá trị của cha ông họ để lại và nó gắn liền với quátrình phát triển lịch sử của dòng tộc. Việc góp sức cả về vật chất và tinh thần đểgiữ gìn DSVH chính là điểm tựa tinh thần đồng thời là niềm tự hào của họ vềlịch sử của thế hệ cha ông đi trước.

Đối với các hoạt động lễ hội, người dân Huế xem đó như nhu cầu sinhhoạt văn hóa. Nếu lễ tế Nam Giao chỉ mới được nghiên cứu và phục dựng lạitừ Festival năm 2008 thì trong đời sống tinh thần của người Huế lễ cúng trờiđất cầu mong mưa thuận gió hòa, bình yên đã diễn ra thường xuyên trong mỗigia đình vào dịp tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Hay các lễ hội dân gian mangyếu tố tâm linh được người Huế tham gia với tấm lòng thành kính. Có lẽchẳng nơi nào trên thế giới cúng âm hồn mà quy mô tổ chức lại có tính cáchtoàn dân trong một thành phố như ở TTH. Đó là ngày lễ cúng âm hồn 23tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ đến biến cố thất thủ kinh đô vào năm Ất Dậu1885. Không như các lễ cúng thường thấy, lễ vật và hình thức cúng âm hồn ởTTH trong dịp này khá đặc biệt, thể hiện rõ sự xót xa và đồng cảm của mỗingười dân xứ Huế đối với những mất mát của đồng bào trong biến cố đauthương năm nào. Không chỉ làm lễ cúng trong mỗi gia đình, người dân Cố ĐôHuế còn long trọng chiêm bái tại phủ thờ quan phụ chính đại thần Tôn ThấtThuyết để bày tỏ lòng thành kính đối với đức hy sinh cao cả cũng như tinhthần yêu nước của ông trong những ngày này.

Lễ tế âm hồn thất thủ kinh đô ở Huế trong lòng mỗi người dân là bứcthông điệp về tình người được lưu truyền qua bao thế hệ. Tập tục cúng âmhồn là một mỹ tục thắm được tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, tấm lòng nhân

hậu bao la của người dân xứ Huế. Hàng trăm năm đã trôi qua sau biến cố lịchsử năm nào, nhưng với người dân Cố Đô Huế, câu chuyện này sẽ còn mãi vớithời gian để ghi nhớ những mất mát, đau thương của đồng bào, ruột thịt và để

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

79

cho mỗi người yêu quý hơn, trân trọng hơn những gì đang có. Đó là niềm tựhào dân tộc, là tính chủ quyền và sự độc lập, tự do của đất nước hôm nay.Đồng thời lễ tế âm hồn này còn mang ý nghĩa đầy đủ của một lễ hội dân gianvới màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.

Đối với các lễ hội dân gian như một số lễ hội tiêu biểu: lễ hội Huệ Nam(điện Hòn Chén) hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na theo tín

ngưỡng của người Chămpa xưa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành

nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng đã thu hút

rất nhiều người dân TTH tham gia với lòng thành kính.

Ngoài ra, nhân dân TTH còn ý thức được rằng: DSVH không chỉ nhằmthỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc mà

còn là nguồn lực để tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinhtế - xã hội. Trong giai đoạn mới, bản thân các giá trị DSVH làng nghề truyềnthống như: đúc đồng, chằm nón...đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiềungười dân TTH. Đặc biệt, những năm gần đây, khi ngành du lịch phát triển thì

các ngành nghề này ngày càng được sự quan tâm của du khách thập phương vàđưa lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều gia đình làm nghề truyền thống ở TTH.

Thông qua việc giới thiệu các sản phẩm truyền thống, chính DSVH còn là cơ sởđể liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới, là tiềnđề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới.

Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức của chủ thể văn hóacó tác động hai chiều đến công tác giữ gìn và phát huy các DSVH ở tỉnh TTH.Trong thời gian tới đòi hỏi tỉnh TTH phải khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế,đồng thời có giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mới có thể giữ gìn và

phát huy được giá trị DSVH để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.

3.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓAỞ THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.2.1. Đặc điểm của các di sản văn hóa ở Thừa Thiên HuếTTH có một hệ thống di tích phong phú gồm 891 di tích, trong đó có

532 di tích lịch sử cách mạng, lưu niệm danh nhân và sự kiện lịch sử, 44 di

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

80

tích khảo cổ học và di tích thời kỳ Chămpa, 298 di tích kiến trúc nghệ thuật,17 di tích danh thắng, trong đó có 136 di tích được Bộ văn hóa thông tin côngnhận di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là Quần thểdi tích cố đô Huế, một trong những kiệt tác về kiến trúc đã được công nhận Disản thế giới với hàng trăm công trình di tích độc đáo, riêng có cùng với hệthống kiến trúc nhà rường, phủ đệ, đình chùa; hệ di tích lưu niệm về Hồ ChíMinh, di tích lịch sử cách mạng, di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh, di tíchChampa là những tài sản vô cùng quý báu của vùng đất lịch sử này. HệDSVH phi vật thể gồm di sản Hán Nôm, nghệ thuật ca Huế, kịch Huế, tuồngHuế, hò Huế, nếp sống văn hóa Huế, ngành nghề thủ công truyền thống và

đặc biệt là âm nhạc cung đình Việt Nam- Nhã nhạc triều đình nhà Nguyễn đã

được ghi danh vào DSVH phi vật thể và truyền khẩu đại diện cho nhân loại.Trời đất và con người ở Huế qua thời gian đã tích tụ nên những “thành

phần độc sáng” và tích tụ nên vùng văn hóa Huế. Những thành phần độc sángđó là: hệ tiếng Huế, hệ ca Huế, hệ pháp lam Huế, hệ kinh thành Huế, hệ lăngtẩm Huế, hệ chùa đền Huế [141, tr.113]. Hệ món ăn Huế, Hệ y phục Huế, Hệnhà vườn Huế, Hệ thi ca Huế, Hệ sân khấu Huế [66, tr.125].

Với nhiều tiểu hệ văn hóa đã được phát hiện, đó mới chỉ là bước pháthọa chân dung của một vùng văn hóa đặc sắc. Lịch sử vẫn tiếp biến, cấu trúccủa hệ thống văn hóa ở TTH vẫn còn chứa đựng những tiểu hệ chưa pháthiện. Tuy vậy qua kết quả nghiên cứu và giới hạn của công trình, chúng tôi có

thể nêu ra những DSVH tiêu biểu ở TTH một cách khái quát nhất như sau:+ Về DSVH vật thể: giá trị của DSVH vật thể ở TTH được thể hiện đậm nét

ở hệ kiến trúc đồ sộ, độc đáo và đặc biệt là quy mô của Quần thể di tích Huế.- Kinh thành Huế: Đây là một hệ thống kiến trúc cung đình còn tồn lưu gần

như nguyên vẹn của một hoàng đô Việt Nam. Kinh thành Huế được xây dựngvào đầu thế kỷ XIX, dựa theo nguyên tắc địa lý phong thủy của Đông phương vàthuyết âm dương ngũ hành của Dịch học, có diện tích mặt bằng bên trong là

520ha (tương đương 5,2 km2) với khoảng 140 công trình kiến trúc lớn nhỏ, hệ

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

81

thống kinh thành lộng lẫy, uy nghi, đường bệ là chứng tích của một triều đạiphong kiến đã đạt đến đỉnh cao của chế độ quan chủ tập quyền. Nét sáng tạo củaKinh thành Huế là sự phối hợp hài hòa giữa hai dòng kiến trúc Âu- Á. Các nhà

kiến trúc đã cho hệ thống quách thành và cung điện quay mặt về hướng nam.Lấy núi Ngự Bình làm tiền án và hai cồn nhỏ: cồn hến và cồn Dã Viên trên sông

Hương làm “tả Thành Long” “Hữu bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành.

Hoàng cung Huế có đặc điểm là xây miếu thờ các vua chúa tiễm nhiệmbên trong. Đó là điểm phân biệt với các hệ thống hoàng cung của Việt Namvà Trung Quốc. Có một điều đáng nói ở đây là: việc xây miếu thờ các “Tiềnvương liệt thánh” trong Hoàng cung phải chăng chứng minh triều Nguyễn rấttôn trọng tổ tiên- một nét văn hóa rất đáng ghi nhận, phù hợp với quan niệmcủa dân tộc “uống nước nhớ nguồn”?

Một nét đặc sắc có tính văn hóa trong kiến trúc Kinh thành Huế là thơxuất hiện khắp các công trình. Đây là nét sáng tạo, là việc làm có ý thức củanhững con người muốn thể hiện văn hóa dân tộc trên những công trình kiếntrúc của Kinh thành.

- Lăng tẩm Huế: Cùng với Kinh thành cổ kính ở phía Bắc sông Hương,Huế còn có các khu lăng tẩm của các vị vua Nguyễn. Tất cả đều nằm ở phíaTây và Tây nam kinh đô Huế, bởi vì các vị vua cho rằng họ là thiên tử (contrời), theo quan niệm con trời như mặt trời sinh ra ở phương đông và lặn ởphương tây. Các vị vua Nguyễn theo quan niệm của ngường Đông phươngxưa là sinh quý tử quy (sống gởi thác về), họ cho rằng sống trên cõi đời chỉ làgởi tạm, ngắn ngủi, khi chết mới trở về ngội nhà vĩnh cữu của mình, vì vậykhi nắm quyền trong tay, các nhà vua đã cho huy động nhân tài vật lực để xâydựng lăng của mình.

Phải thừa nhận rằng, lăng tẩm Huế vừa là một quần thể di tích có giá trịvăn hóa, vừa là một cách biểu hiện tính cách và tâm hồn con người Huế. Kiếntrúc ở đây thể hiện được sự hài hòa giữa đạo và đời. Ngoài ý nghĩa triết lý,lăng tẩm Huế còn thể hiện tính thẩm mỹ rất cao. Đó là sự hài hòa của thiên

nhiên, phải hội tụ đầy đủ sơn triều thủy tụ, tả long hữu hổ, minh đường, tiền

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

82

án hậu chẩm. Kiến trúc lăng Gia Long gợi lên một ấn tượng hùng tráng nhưngđơn giản và thanh thản giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ. Lăng Minh Mạng với vẻđăng đối nghiêm trang như tính cách của nhà vua lúc sinh thời. Lăng Thiệu Trịvới vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát mà khiêm tốn trầm mặc ẩn mình giữa chốn núi đồirộng lớn. Lăng Tự Đức uyển chuyển phá bỏ đối xứng để trở thành một bài thơcủa sự hài hòa thiên nhiên, mang tính lãng mạn trữ tình. Lăng Dục Đức thể hiệnvẻ đơn giản, khiêm nhường. Lăng Đồng Khánh mang dấu ấn của sự pha trộn Á-

Âu buổi đầu với vẻ gòn gàng, xinh xắn. Lăng Khải Định đánh dấu rõ nét giao

thời giữa hai nền văn hóa Á- Âu, với kiến trúc tinh xảo, cầu kỳ. Lăng tẩm Huếhơn các công trình kiến trúc khác ở chổ biểu hiện rõ nét nhất nhân sinh quan, thếgiới quan của một nền triết học phương Đông. Một nhà bình luận trong ủy banUNESCO đã lý giải ý nghĩa triết lý trong quan niện kiến trúc lăng tẩm Huế nhưsau: Với cảnh thiên đường chóng qua trên dương thế, các lăng tẩm uy nghi đã

được xây dựng để làm chốn thiên đường vĩnh cữu mai sau.- Chùa Huế: Huế được biết đến không phải chỉ dưới tên gọi đất thần

kinh mà còn cả danh xưng xứ sở thiền kinh. Bởi lẽ, Huế đã là thủ đô của Phậtgiáo xứ đàng Trong hơn ba thế kỷ với hàng trăm chùa chiền và niệm phậtđường. Chùa chiếm một vị trí đáng kể trong tổng thể kiến trúc ở Huế. Mỗingôi chùa mạng một dáng vẻ riêng của nét trầm mặc, thanh thoát phươngĐông. Lối kiến trúc chùa gần gũi với dân gian. Nó hòa mình vào được vớitâm thức dân tộc, đi được vào lòng người. Nếu Hà Nội có Tháp Rùa, chùa

Một Cột là biểu trưng cho văn hóa Thăng Long thì Huế có chùa Thiên Mụ vớiTháp Phước Duyên cao 7 tầng, soi bóng trên dòng sông Hương đã là dấu ấnkhông thể lạc, không thể quên khi nhắc đến Huế, văn hóa Huế. Buổi chiều,khi mặt trời chỉ còn là vùng hồng, ngồi trên đồi thông ngắm nhìn mái chùa rêu

phong, nghe vọng tiếng chuông chậm rãi, hẳn lòng người cũng dịu hiền thêm.

Cảnh đẹp của các mái chùa cổ ở Huế không những ở trong kiến trúc mà còn

gợi cho con người những đức hạnh: Chân- Thiện -Mỹ.- Văn miếu Huế: Đây là biểu trưng của truyền thống khuyến khích người

hiếu học, ưa chuộng kẻ có văn tài, coi trọng chất xám. Văn miếu Huế được

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

83

xây dựng vào tháng 7 năm Gia Long thứ 7 (tức tháng 9- 1808). Không đượcnhư Văn Miếu Hà Nội, nhưng văn miếu Huế đã để lại đến ngày nay 32 tấmbia liệt sĩ, khắc ghi tên 293 người trong 39 khóa thi hội, từ khoa đầu tiên đượctổ chức vào năm 1822 dưới thời Minh Mạng đến khoa cuối cùng diễn ra năm1919 dưới thời vua Khải Định.

Nhìn lại hai di tích ở hai cố đô, chúng ta thấy Văn Miếu Hà Nội và văn miếuHuế đều ở trên cùng một dòng chảy của lịch sử tư tưởng, của văn hóa phươngĐông từ mấy ngàn năm về trước. Chúng gắn liền với một triết thuyết chính trị và

đạo lý ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân tộc ta trong nhiều thế kỷ qua.- Nhà vườn Huế: Từ lâu, các nhà vườn Huế nổi tiếng là những mảnh vườn

xanh tươi bao quanh những ngôi nhà cổ kính. Những ngôi nhà cổ và vườn cây lànơi tiềm ẩn, chứa đựng những tư tưởng, tính cách của con người Huế.

Nhà vườn Huế như một tiểu vũ trụ của cuộc sống thường ngày rất dândã, gắn kết cuộc sống cần cù, nhẫn nại của con người với thiên nhiên. Nhà

vườn Huế là một mẫu mực của lối kiến trúc cảnh vật hóa. Đó là những ngôinhà cổ kính nằm trong mảnh vườn có lối kiến trúc mà những bộ vi kèo chạmtrổ hết sức công phu, những bờ nóc, bờ quyết được đắp nổi, những trang trírồng, mây trông đẹp mắt. Nhà vườn Huế được lợp bằng một thứ ngói cổ quathời gian đã phủ lên một lớp rêu xanh cùng hòa lẫn vào màu xanh của vườncây quanh nhà càng làm cho bức tranh thiên nhiên ở đây hết sức quyến rũ.

Tổng thể một ngôi nhà vườn Huế thường là dãy hàng rào chè tàu hay

hàng dâm bụt được tỉa xén ngay ngắn, cẩn thận trông đẹp mắt. Ở mặt sau làhàng rào, tre trúc xanh tốt. Cửa ngõ vào nhà thường bằng gạch lát, mái ngóihay bằng gỗ đơn sơ, tiếp đến là bình phong nhỏ bằng gạch hoặc bằng cây,rồi mới đến khoảnh sân, hồ sen có bông súng hay bể cạn với hòn non bộ ởtrên. Cuối sân mới đến ngôi nhà chính ba gian hay năm gian, hai chái.Chung quanh ngôi nhà là vườn cây hay vườn hoa gồm có các loại hoa và cây

cảnh với các thứ cây ăn quả phong phú về chủng loại của cả ba miền Bắc -

Trung - Nam. Khoảnh đất còn lại ở phía sau nhà là khu vườn để trồng rau và

chăn nuôi gia cầm.

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

84

Nhà vườn Huế là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ vừa cóhiệu quả kinh tế trong sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống. Thú tiêu

khiển của người Huế trong ngôi nhà vườn cũng là một nét văn hóa độc đáo.Phổ biến nhất là hòn non bộ với cảnh núi non thu nhỏ, có hang động, có chùa

tháp, có suối, có thác, có người và thú vật, tượng trưng cho cảnh sinh hoạt haysự tích lịch sử, huyền thoại, cổ tích nào đó. Ở những nhà khá giả, trong nhà

thường có bộ trường kỷ, hai bên là tủ chè, sập gụ, có chưng những món đồ cổquý giá, thậm chí cả những súc trầm chạm chim muông, hoa trái...

Ngày nay, những ngôi nhà vườn cổ kính còn lại ở Huế rất ít. Đó làvườn Ân Hiên xây dựng từ năm 1895, nhà vườn Lạc Viên xây năm 1889,nhà vườn Ngọc Sơn công chúa xây khoảng năm 1920... Bên cạnh một sốnhà vườn được tôn tạo thì cũng còn nhiều nhà vườn đang xuống cấp trầmtrọng vì các chủ nhân không có tiền sửa chữa hoặc phân chia nhỏ cho concháu. Đó là chưa kể nhiều trường hợp các chủ gia đình phải bán cả nhà

vườn cho chủ khác để thanh toán nợ nần. Vì vậy mà số nhà vườn mỗi nămbị thu hẹp dần, và thay thế vào vị trí nhà vườn là những ngôi biệt thự khangtrang, hiện đại...

+ Về DSVH phi vật thể: Trong đời sống tinh thần của người Việt, TTHkhông chỉ là một trung tâm mà còn là cao điểm của văn hóa. Với số lượng dâncư không nhiều nhưng TTH lại là chủ sở hữu của một truyền thống văn hóa

nghệ thuật rất riêng biệt, gọi là bản sắc văn hóa Huế.- Trong âm nhạc- giải trí: Âm nhạc Huế được hình thành từ hai nguồn lớn

là dòng nhạc chuyên nghiệp và dòng nhạc dân gian. Điển hình có Nhã nhạc cungđình Huế, đây là một trong những loại hình âm nhạc cung đình, được xem làquốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình quân chủ. Nhạc cung đình

Huế có nguồn gốc từ truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc và chịu ảnh hưởngđáng kể từ Nhã nhạc Trung Hoa đồng thời cũng có mối quan hệ gần gũi với Nhã

nhạc Nhật Bản và hàn Quốc. Dưới triều Nguyễn, các quy định về quy mô dàn

nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản… của Nhã nhạc cung đình đềuchặt chẽ, cho thấy tính quy củ qua các chế định thẩm mỹ rất cao, có khả năng

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

85

phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. Nhã nhạccung đình Huế đã được Unessco công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóaphi vật thể nhân loại với 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo hai điệu thức lớnlà điệu Bắc tươi vui, trang trọng, điệu Nam buồn nỉ non, ai oán, trữ tình.

Nhìn chung nhạc cung đình Huế đã phản ánh rõ nét quan niệm triết họcvề vũ trụ và nhân sinh quan của giai cấp phong kiến với các khái niệm về âm-

dương, ngũ hành, bát quái, thuyết thiên mệnh, tư tưởng tôn quân…Người xưađã dùng âm nhạc như một phương tiện để giao tiếp với thế giới thần linhnhằm tôn vinh trời đất, thần thánh, tổ tiên và cầu mong cho sự bình an, thịnhvượng của đất nước. Nhờ kỹ năng diễn tấu đặc biệt của các nghệ sĩ, nhạc cungđình Huế vừa thể hiện được sự trang trọng, uy nghiêm trong các trọng lễ củatriều đình, vừa mang đậm nét văn hóa dân gian Huế.

Về âm nhạc dân gian Huế như hát ru, hò, vè hay những lễ nhạc tôn giáo,nhạc lễ cổ truyền thì ca Huế làm môn nghệ thuật xuất phát từ cách chơi củagiới quý tộc sau đó dần dần được dân gian hóa. Do tiếp xúc với nhạc Chàm,

các làn điệu ca Huế là sản phẩm của một quá trình dung hòa âm nhạc Chàm

cho phù hợp với tâm hồn người Việt ở vùng đất mới. Đặc trưng của ca Huế làchất trữ tình sâu lắng, ngọt ngào, thâm trầm đầy vẻ tế nhị và trong sáng. Đó làkết quả của sự kết hợp hài hòa cũng tính chất cung đình và dân gian.

- Trong các lễ hội truyền thống: Huế là vùng đất của lễ hội. Chính nhữnghoạt động của lễ hội đã đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt văn hóa đadạng của con người trên nhiều lĩnh vực các loại là một nhu cầu sinh hoạt vănhóa của con người TTH đã trở thành giá trị truyền thống. Nhìn tổng quát lễhội ở TTH tuy không phong phú như miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng vớihai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian.

Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớnchỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội", như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã

Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạocủa thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế,hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

86

Lễ hội dân gian vô cùng đa dạng, phong phú và diễn ra gần như quanhnăm, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như sau: Lễ hội tưởng nhớ vị khai

canh, Thành hoàng làng (Lễ Thu tế làng Phú Ốc, Lễ Thu tế làng Thanh Lương,Lễ tế làng Hương Cần, Lễ tế đông chí làng Phù Bài, Lễ hội làng Thanh Phước,Hội vật làng Sình, Cầu ngư ở Thuận An, Thu tế làng Dương Nỗ, Lễ tế làng HạLang, Thu tế làng Thanh Cẩn, Hội Dinh làng Cổ Bi, Lễ Thu tế làng Xuân Hòa,

Lễ Thu tế làng Thế Chí Tây, Lễ Tế thần làng Phù Ổ); Lễ hội tưởng niệm vị tổ sưngành nghề (điêu khắc, kim hoàng, Lễ cúng tế ở Phường Đúc, ca nhạc Huế,Tuồng, thợ Nề, nghề thêu, nghề rèn); Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo (Lễ Hội ĐiệnHòn Chén, Nghi lễ Đám tang Cá Ông voi, Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô,Lễ Phật đản, Vu lan); Lễ hội theo tục lệ (Lễ hội đua ghe truyền thống, Hội thảdiều truyền thống, Lễ rước hến), cầu an theo mùa (cầu mưa ở Thần Phù); Lễ tếtưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử (Lễ tế Ngài Võ Đại Nho); giỗ tổnghề (kim hoàn). Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đuathuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút rất đông người xem. Ngaycả các ngày lễ lớn của nhân dân theo đạo Phật cũng là một sinh hoạt văn hóa tinhthần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân xứ Huế.

- Trong sinh hoạt ẩm thực: TTH hiện còn lưu giữ những giá trị nghệ

thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.

Với người dân xứ Huế, ẩm thực là một nét văn hóa, một nghệ thuật, có tính

triết lý riêng được hình thành bởi nhiều yếu tố lịch sử- địa lý- xã hội: sự xuất

hiện của đẳng cấp quý tộc và trung lưu với các đô thị Kim Long- Phú Xuân

Huế; sự hội tụ của dòng người khắp mọi miền đất nước đã mang theo những

món ăn đặc sản, đa dạng của các loại thủy sản (sông, đầm phá, biển) trên địa

bàn TTH, các loại rau quả thích nghi được khí hậu gió mùa; và quan trọng

hơn cả là nề nếp công- dung- ngôn- hạnh được tu dưỡng lâu đời trong mô

hình văn hóa của người phụ nữ Huế.

Là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, DSVH ở TTH là một bộ phận của

văn hóa dân tộc, là tinh túy, cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc, đã từng nuôi

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

87

dưỡng tinh thần của nhiều thế hệ người dân Việt Nam tại Huế. Những DSVH

đó tồn tại đến ngày nay và ngày càng thể hiện những giá trị đặc sắc sau:

- Thứ nhất, trong kho tàng DSVH dân tộc, TTH là nơi duy nhất còn giữlại một quần thể di tích kinh đô lịch sử của chế độ quân chủ phong kiến cuốicùng ở Việt Nam, phản ánh khá trung thực cơ chế của triều đình nhà Nguyễntừ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. Là kho sử liệu vật chất phong phúvề một giai đoạn lịch sử của đất nước. Chính các công trình kiến trúc đã ghi

lại dấu ấn sinh động của hầu hết các nhân vật lịch sử, các danh nhân tiêu biểucủa Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.

Thứ hai, đi liền với tổng thể kiến trúc kinh đô Huế là di sản nghệ thuậtcung đình Việt Nam, di sản nghệ thuật truyền thống của vùng đất cố đô, trungtâm nghệ thuật Việt Nam ở thế kỷ XIX. Giá trị của nghệ thuật cung đình và

nghệ thuật dân gian cố đô là sự tập trung của tinh hoa tài năng của dân tộc.Thứ ba, DSVH TTH là cơ sở, tiền đề để nâng cao mức hưởng thụ cho

nhân dân lao động góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới. Khu di tích, các

làng nghề truyền thống còn là đối tượng thúc đẩy các ngành sản xuất nhất làdu lịch và giao lưu văn hóa.

3.2.2. Thực trạng của việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể ở ThừaThiên Huế hiện nay

Hoạt động tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thừa Thiên HuếDưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH, Bộ Văn hóa thể thao và

du lịch, công cuộc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đã được triển khai và

đạt kết quả rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực tôn tạo, trùng tu hệ thống di

tích lịch sử đã thực hiện một cách toàn diện, có hệ thống. Nhờ đó mà di tích

lịch sử văn hóa ở TTH đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từngbước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử dần dần đượchồi phục và đang chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển bền vững.

Phải nói rằng dù với bất cứ lý do nào, việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo ditích, di sản cũng cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc bảo lưu tối đa những giá

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

88

trị nguyên gốc của di sản, do vậy công tác tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích

lịch sử văn hóa ở TTH trong nhiều năm qua được xem là lĩnh vực có đầu tưlớn nhất về kinh phí và chất xám. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh TTH đã tiếnhành tu bổ hàng chục di tích. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, thể thao và du

lịch tỉnh TTH từ năm 2006- 2012 nhiều di tích đã được tu bổ như: di tích nhàlưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng

Dương Nổ, di tích 112 Mai Thúc Loan, di tích nhà thờ Nguyễn Tri Phương, ditích Đình chùa Thủy Dương, di tích nhà thờ Đặng Huy Trứ, di tích đình làng

Vân Thê, di tích đình Miếu Thế lại Thượng, di tích đình làng Hòa Phong…Đặc biệt, Quần thể di tích Cố đô Huế, một kiệt tác của DSVH của TTH

từ năm 1996 đến năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn

tạo cảnh quan hơn 600 tỷ đồng gồm ngân sách Trung ương 275,840 tỷ đồng,ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế: 313, 678 tỷ đồng đã trùng tu, phụchồi 132 công trình, hạn mục di tích tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa,

Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường,Cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phươngvô sự, điện Long An(bảo tàng cổ vật Cung đình Huế), tổng thể lăng Gia Long,

Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), ĐiệnHòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Điện, (lăng Tự Đức), Thiên

Định Cung, Bi Đình (lăng Khải Định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10

cổng Kinh Thành... Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng ThiệuTrị và lăng Tự Đức cũng đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục sau

khi các dự án trùng tu được phê duyệt [xem phụ lục 1].

+ Đi đôi với tu bổ, công tác bảo quản cấp thiết như chống dột, chốngsập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bịlão hóa... đã được triển khai trên phạm vi rộng với hàng trăm công trình. Nhờvậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫnđược giữ gìn và kéo dài tuổi thọ.

+ Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sángkhu vực: Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn- Kỳ Đài, điện đường đến các lăng

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

89

Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... đã được đầu tư, nâng cấp. Hệthống sân vườn sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung Diên Thọ,Cung An Định... được tu bổ hoàn nguyên đáp ứng kịp thời công tác tu bổ và

phục vụ du lịch.Do yêu cầu của công tác trùng tu phải dựa trên nguyên tắc bảo quản, giữ

cho nguyên vẹn các di tích vì một công trình kiến trúc được ra đời trong hoàn

cảnh lịch sử cụ thể, cần phải giữ lại dấu ấn lịch sử của nó, từ hình dáng đếnvật liệu xây dựng. Việc thành lập ra xưởng phục chế vật liệu cổ là một dựkiến chuẩn xác, một quyết định đúng hướng và mang tính chiến lược cao.Xưởng phục chế này còn thể hiện rõ ưu điểm phục hồi một ngành nghề truyềnthống đã bị thất truyền từ lâu như: chạm, khảm, gạch ngói men, pháp lam, đúcđồng… Với sự chủ động trong tu bổ nên nhiều sản phẩm đã được phục chếtương đối nguyên trạng với tính thẩm mỹ cao và ngày càng đạt nhiều kết quả.

Cùng với sự gia tăng về khối lượng thì chất lượng trong công tác tu bổcác di tích cũng được nâng lên, công tác khảo sát, đánh giá, thiết kế và lập hồsơ tu bổ đã làm đúng quy trình và đảm bảo tính chính xác khoa học. Quá trình

thi công tái tạo lại các DSVH đã kết hợp áp dụng các phương pháp thủ côngtruyền thống với kỹ thuật tu bổ hiện đại, chính vì vậy đạt hiệu quả rất cao,được các chuyên gia trong nước và nước ngoài đánh giá tốt. Chuyên gia

UNESSCO, kiến trúc sư BaLan- Kwiat Kowski đã nhận xét: “Tôi khâm phụcsự chuẩn xác của những người công nhân mộc và nghệ nhân đã tìm ra nhữngbiện pháp thích hợp để thay thế các chi tiết bị hỏng” [138, tr.22].

Nhờ vậy, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các nguyên tắc khoa họcvề bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Côngước quốc tế mà Chính phủ ta đã thừa nhận, được các nhà khoa học trong nướcvà quốc tế đánh giá cao. Tuyệt đối không có tình trạng “Tân cổ giao duyên”trong bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế. Và cũng chính qua thực tiễn củacông cuộc bảo tồn tôn tạo Di tích cố đô Huế đã tích luỹ được nhiều kinhnghiệm quý báu và phong phú, đặc biệt đã nắm vững cả 2 mặt cốt yếu củaphương pháp trùng tu khoa học: Đó là phương pháp luận khoa học và kỹ năng

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

90

thực hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã đem lại những hiệu quả tích cực vềmặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế,tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự quan tâm đặc biệt của cáctầng lớp xã hội đối với DSVH truyền thống… Nhiều công trình khi tu bổ xongđã phát huy tốt hiệu quả kinh tế, xã hội như: Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm

Đường (nơi biểu diễn múa, hát, tuồng và các nhạc khúc Cung đình phục vụ dukhách), Quảng trường Ngọ Môn-Kỳ Đài. Các công trình hạ tầng Đại Nội, Quảngtrường Ngọ Môn-Kỳ Đài, điện chiếu sáng Đại Nội và các lăng đã phục vụ tốt cáclễ hội Festival cũng như cầu truyền hình trong các dịp lễ, Tết.

Bên cạnh công tác trung tu tôn tạo các di tích thì công tác giữ gìn, tôn

tạo cảnh quan môi trường đô thị và thiên nhiên gắn liền với di tích cũng đượcthực hiện một cách có hiệu quả. Trong những năm qua, phần lớn các di tíchchính đã được đầu tư tu bổ và tôn tạo hệ thống sân vườn, cảnh quan và trồngcây bổ sung ở các khu vực đệm. Nổi bật như việc trồng lại vành đai xanh lăngvua Minh Mạng, tôn tạo phục hồi cảnh quan vườn Cơ Hạ,…TTBTDTCĐ Huếđã thành lập một Đội Tôn tạo Cảnh quan di tích với hơn 70 người chuyên làm

công tác vệ sinh môi trường, gây dựng và trồng mới cây xanh, hoa kiểng,nghiên cứu tôn tạo môi trường cảnh quan. Chính công việc đó đã làm thu hẹpkhông gian hoang phế, từng bước trả lại các giá trị cảnh quan vốn có của cốđô, mang lại sinh khí cho di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa củanhân dân, góp phần quan trọng trong việc giao lưu và hợp tác văn hóa trongnước và quốc tế. Tính đến năm 2008, trên địa bàn khu di tích Huế có 30.000cây hoa, 4.196 cây kiểng, hơn 26.600 cây xanh các loại và khoảng 70.000 concá cảnh. Diện tích sân vườn được vệ sinh thường xuyên là 110.00m2, diện tíchthường xuyên được cắt cỏ là 250.000m2 (Số liệu của Đội Tôn tạo Cảnh quan,Trung tâm BTDTCĐ Huế, tháng 11/2008).

Đồng thời, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các trục đường Thành phố Huếđã được quan tâm, nhất là các trục đường trong Kinh Thành, đường đến một sốđiểm di tích. Đặc biệt là việc chỉnh trang, tôn tạo 2 bên bờ sông Hương, nạo vétsông Ngự Hà và tu bổ kè Hộ Thành Hào đã tạo điều kiện để phát triển dân sinh

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

91

và chỉnh trang đô thị. Việc giải tỏa gần 300 hộ dân ở khu vực Bến Me và HộThành Hào, hơn 50 hộ dân ở Thượng thành mặt Nam, hàng chục hộ dân ở đàn

Xã Tắc, Võ Miếu, gần 100 hộ dân dọc theo Ngự Hà…với kinh phí hàng chục tỉđồng phần nào trả lại cảnh quan cho mặt Nam Kinh thành Huế.

Hoạt động quy hoạch khoanh vùng bảo vệ các di tích lịch sử văn hóaĐây là một việc làm khá phức tạp và luôn gặp khó khăn, vướng mắc vì

nó liên quan trực tiếp đến tâm lý và đời sống của người dân ở quanh khu vựcdi tích. Dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh TTH, công tác khoanh vùng bảo vệcác điểm di tích do TTBTBTCĐ Huế quản lý và đã được triển khai từ nhữngnăm cuối thập niên 1990. Trong hơn 20 năm qua, TTBTDTCĐ Huế đã từngbước lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ cho các di tích và bước đầu đã bảo vệnguyên vẹn không gian văn hóa cũng như các giá trị nổi bật toàn cầu củaDSVH ở TTH, tạo điều kiện không nhỏ để Quần thể Di tích cố đô Huế, Nhã

nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Thế giới.Theo báo cáo của TTBTDTCĐ Huế, tính đến thời điểm tháng 8 năm

2013, số lượng hồ sơ quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích do bộ phậnkhoanh vùng bảo vệ thực hiện đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

- Công bố 23 pa- nô quy hoạch:

Năm 2007, bộ phận khoanh vùng bảo vệ di tích đã thực hiện 23 pa nôquy hoạch các điểm di tích, cụ thể: Lăng Gia Long, lăng Thoại Thánh, lăngMinh Mạng, lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh,lăng Khải Định, lăng Vạn Vạn, lăng Hiếu Đông, lăng Cơ Thánh, đàn NamGiao, Văn Miếu- Võ Miếu, chùa Thiên Mụ, Hổ Quyền- điện Voi Ré, điệnHòn Chén, cung An Định, Xiển Võ Từ, đàn Xã tắc, Khâm Thiên Giám- BộHọc, Lục Bộ, Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải- Tàng Thư Lâu.

- Lập 5 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ (đã được phê duyệt năm 2006)Năm 2008, 5 hồ sơ khoanh vùng bảo về đã được phê duyệt gồm: lăng

Hiếu Đông, Lăng Vạn Vạn, Cung An Định, Đàn Xã Tắc, Xiển Võ Từ.- Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích (đã được phê duyệt năm 2009)Lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, Đàn Nam Giao, Hồ Quyền- Điện Voi Ré.- Cắm mốc khu vực I

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

92

Cắm mốc các khu vực cần được bảo nguyên hiện trạng: Đàn Xã Tắc, vănMiếu- Võ Miếu, lăng Khải Định, Hoành Thành, Cung An Định, Lăng VạnVạn, lăng Hiếu Đông, Lăng Minh Mạng, lăng Dục Đức, lăng Tự Đức, Đàn

Nam Giao, Hồ Quyền- Điện Voi Ré, Lầu Tàng Thơ- Hồ Hải học.- Cắm mốc khu vực IILăng Tự Đức; đàn Nam Giao

Tuy nhiên, quy hoạch di tích với các khu vực khoanh vùng bảo vệ đã

được phê duyệt vào năm 1991 nhưng đến nay các quy hoạch di tích này vẫn làquy hoạch treo. Các hộ sinh sống trong khu vực di tích cần bảo nguyên hiệntrạng thường được di dời giải tỏa theo các dự án chỉnh trang, trùng tu di tích,

như các dự án chình trang Hồ Thành Hào, Kinh Thành, Ngự Hà…nhưng tiếntrình di dời, giải tỏa vẫn còn rất chậm chạp, còn số dân và các hộ dân cư ngàycàng tăng. Nghịch lý này đang diễn ra ngày một phổ biến.

Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Thượng thành- nam Kinh Thành được triểnkhai để phục vụ Festival Huế năm 2006 nhưng đến Festival Huế năm 2012 thì

các hộ dân ở mặt Nam Kinh Thành vẫn chưa được di dời theo kế hoạch. Ba mặtcòn lại của Kinh Thành (đông, tây, bắc) đang triển khai dự án và liệu đến khi kếtthúc thì sẽ phát sinh thêm bao nhiêu hộ dân nữa trong khu vực này.

Như vậy có thể thấy rằng, quy hoạch di tích là một công việc khókhăn, không thể thực hiện ngày một ngày hai.Và vấn đề xây dựng mới, ổnđịnh cuộc sống của người dân trong khu vực di tích nếu không được giảiquyết một cách đồng bộ sẽ rất dễ đi vào ngõ cụt. Thực tế đã cho thấy: Mặtnam Kinh Thành sau khi di dời, giải tỏa các hộ dân và làm đường đi dạophục vụ Festival Huế năm 2006, dự án hoàn tất, festival qua đi, đường đidạo không có người quản lý, cây hoang, cỏ dại…xâm lấn di tích, nhà cửa bịgiải tỏa, phá bỏ nhếch nhác… Thẩm chí có nơi đã trở thành tụ điểm của cáctệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, còn là sự chồng chéo trong phân cấp quản lý đã

gây ra nhiều khó khăn trong công tác xây dựng cải tạo và xử lý vi phạm,cũng như quản lý sử dụng đất và chuyển đổi chức năng sử dụng côngtrình...TTBTDTCĐ Huế chỉ quản lý thực tế trong phạm vi di tích, còn

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

93

những khu vực còn lại do chính quyền địa phương hoạch do công ty tráchnhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý.

Công tác khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử văn hóa sau nhiều năm nhìn

lại đã cho thấy những cái làm được cũng rất nhiều nhưng cái chưa làm đượccũng không phải ít. Tuy nhiên, quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sửvăn hóa hiện nay của tỉnh TTH đã đánh giá đúng hiện trạng dân cư, thực trạngquản lý giữ gìn và đã tạo được sự ổn định, tâm lý thoải mái cho người dânsống trong khu vực di tích đang trong quá trình chờ di dời, giải tỏa.

Hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học giữ gìn và

phát huy di sản văn hóaNhận thức được giữ gìn và phát huy DSVH không đơn thuần chỉ là công

việc nội bộ, nó cần có sự hợp tác của nhiều bên, trong đó tranh thủ sự giúp đỡcủa bên ngoài về nguồn vốn, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật công nghệ, kinhnghiệm điều hành, quản lý các Dự án quốc tế là vấn đề rất quan trọng. “Trong15 năm, Di tích Huế đã hợp tác với hơn 25 tổ chức quốc tế, hàng chục cácviện, trường đại học, ban ngành trong nước để tiến hành các hoạt động nghiên

cứu bảo tồn di sản trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quanmôi trường” [110, tr.119].

Với các tổ chức quốc tế, TTBTDTCĐ Huế đã hợp tác với tổ chứcUnesco, Nhật Bản ( quỹ Toyota, quỹ Japan Foundation, Đại học Nihon,…),Ba Lan, Canada, Pháp, Anh, Mỹ, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Hàn

Quốc,… thực hiện hàng chục dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn DSVH hếtsức có ý nghĩa. Nổi bật là dự án hợp tác nghiên cứu kiến trúc truyền thốngHuế và phục hồi điện Cần Chánh (phối hợp với Đại học Waseda) đã thực hiệngần 19 năm (1994- 2013) với nguồn kinh phí đầu tư ngày càng lớn và bướcđầu đạt nhiều kết quả tốt.

Những dự án trùng tu di tích lớn được sự tài trợ quốc tế có thể kể đến là:

Ngọ Môn (quỹ Ủy thác Nhật Bản), Nhà bia Văn Miếu (hỗ trợ của người yêu

Huế ở Pháp), Duyệt Thị Đường (do tổ chức CODEV và hội nghệ thuật MớiViệt Nam của Pháp), cửa Quảng Đức (Hiệp hội thương mại Việt- Mỹ ở

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

94

Honolulu, Mỹ), Hữu Tùng Tự- lăng Minh Mạng (do quỹ Nhật Bản và quỹToyota- Nhật Bản hỗ trợ), một loạt công trình ở lăng Minh Mạng như MinhLâu, Hiển Đức Môn, Tả Vu (do ngân hàng American Express tài trợ thôngqua Tổ chức Bảo tồn Di tích Thế giới, Mỹ), Thế Tổ Miếu (Chính phủ Ba Lan),bảo tồn phục hồi nội thất Cổng và Bình phong tại Lăng Tự Đức (đều do bộ ngoạigiao Đức tài trợ), bảo tồn phục hồi điện Long Đức và điện Chiêu Kính thuộc khuvực Thái Miếu (do Viện Di sản Đại học Waseda và Viện Công nghệ Đại họcMonotsukuri, Nhật Bản đóng góp tài trợ…[xem phụ lục 2].

Trong lĩnh vực giữ gìn DSVH phi vật thể, hợp tác quốc tế đã giúp TTH

triển khai thực hiện các dự án, chương trình như: thực hiện kế hoạch hành

động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc- Âm nhạc cung đình Việt Nam do Unescotài trợ (với sự đóng góp của quỹ Ủy thác Nhật Bản) trong giai đoạn 2005-

2009, dự án nghiên cứu phục chế một số nhạc cụ Nhã nhạc (Biên chung Biên

khánh, Bác chung Đặc khánh) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốccùng Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ [xem phụ lục 2].

Trong lĩnh vực quảng bá phát huy giá trị DSVH của Huế, đã có một số bộphim, sách ảnh về Huế và DSVH do TTBTDTCĐ Huế phối hợp hoặc được sựhỗ trợ của nhiều tổ chức như Unesco, ACCU, NHK, BBC, Our Place…thựchiện, đã giúp bạn bề quốc tế hiểu rõ hơn về những giá trị DSVH Huế.TTBTDTCĐ Huế cũng đã tiếp nhận dự án sản xuất phim giới thiệu về việc phụcdựng khu Hoành Thành Huế bằng công nghệ kỹ thuật số và phim 3D về di tíchHổ Quyền do Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ. Bên cạnh đó,TTBTDTCĐ Huế còn tham gia công tác tiếp và làm việc các đoàn khách quốc tếđến khu di sản Huế với mục đích: Nghiên cứu, khảo sát tình trạng bảo tồn các ditích Huế; thiết lập quan hệ hợp tác trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvật thể cũng như phi vật thể; chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn di sản...

Đồng thời, TTBTDTCĐ Huế đã tiến hành các thủ tục để nghệ sĩ Nhà

hát NTTT Cung đình Huế đi biểu diễn Nhã nhạc tại các nước: Thái Lan, Áo,Đức, Hàn Quốc… Biên tập nội dung, cập nhật tin tức cho trang web củaTrung tâm, tăng cường tập trung vào mảng tin tức các hoạt động hướng đến

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

95

Festival và năm Du lịch Quốc gia, tuyên truyền quảng bá các chương trình do

Trung tâm tổ chức (trước Festival đến 16.04.2012, biên soạn, biên tập 82 tin,bài). Đẩy mạnh công tác quảng bá cho các hoạt động trong các kỳ FestivalHuế bằng việc thiết kế pa-nô, băng-rôn, tờ gấp giới thiệu các chương trình

như Ngự thuyền khám phá Sông Hương, Lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung và

chương trình sân khấu hóa Thiên hạ Thái bình. Phối hợp với GCREP chuẩn bịtriển lãm dự án. In ấn và gửi giấy mời và thông báo đến các cơ quan thông tấnbáo chí, các hãng lữ hành về các lễ hội do TTBTDTCĐ Huế tổ chức; đồngthời làm công tác tổ chức lễ hội sân khấu hóa Thiên hạ Thái Bình, khai mạctrưng bày triển lãm cây kiểng Huế tại Vườn Cơ Hạ...

Như vậy, những thành tựu trong hoạt động hợp tác quốc tế đã khẳng địnhđược hình ảnh tốt đẹp của DSVH Huế trong con mắt của bạn bề quốc tế và tạodấu ấn riêng đầy hấp dẫn đối với các đối tác trong và ngoài nước. Hành trình củaDSVH Huế để tiếp tục đi đến đích được giữ gìn và phát triển bền vững khôngthể thiếu được hoạt động hợp tác quốc tế. Trong thời gian tới, tỉnh TTH cần phốihợp với các ban ngành liên quan thực hiện tốt hơn công tác này để hợp tác quốctế tại khu di sản Huế sẽ vẫn là một hoạt động mẫu mực trong công cuộc giữ gìn

và phát huy DSVH của Việt Nam và ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.3.2.3. Thực trạng của việc giữ gìn các giá trị di sản văn hóa phi vật

thể ở Thừa Thiên Huế hiện nayHoạt động sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thểNăm 2003, khi UNESCO đã chính thức công nhận Nhã nhạc Cung đình

Huế là Kiệt tác DSVH phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (nay là DSVH

phi vật thể đại diện nhân loại), những người làm công tác văn hóa ở tỉnh TTHđã đẩy mạnh công tác sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH phi vậtthể, cụ thể TTBTDTCĐ Huế đã tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốcgia và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, giữ gìn các tài sản văn hóa phi vật thể,như: Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế, Hội thảo bảotồn và phát huy giá trị Di sản Hán Nôm Huế, Hội thảo bảo tồn âm nhạc cungđình Huế, hội thảo tổng kết dự án Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế..vv. Tổ

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

96

chức nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và xuất bản nhiều công trình về DSVHphi vật thể như: sách Lễ Hội cung đình triều Nguyễn; hồ sơ Lễ tế xã tắc; kịchbản Lễ tế xã tắc; hồ sơ phục chế Biên chung, Biên khánh; hồ sơ trang phụcCung Đình Huế; hồ sơ Lễ tế Nam Giao; kịch bản và dàn dựng lễ tế NamGiao; kịch bản và dàn dựng lễ tế hội Truyền Lô; kịch bản và dàn dựng lễ hộiTiến sĩ võ; Hồ sơ lễ Truyền lô- Yết bảng, Vinh quy bái tổ; hồ sơ lễ tế TịchĐiền; hồ sơ lễ công chúa hạ giá; hồ sơ ẩm thực cung đình Huế; hồ sơ lễNguyên đán; hồ sơ lễ thiết đại triều; hồ sơ lễ tế Văn Miếu; hồ sơ lễ đăngquang; hồ sơ lễ hội điện Hòn Chén…. [xem phụ lục 3].

TTBTDTCĐ Huế còn tổ chức nghiên cứu ứng dụng, sưu tầm và bảo tồnđược hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc khúctrong lễ Tế Giao, 9 nhạc khúc trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc khúc trong lễ ĐoanDương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc khúc diễn tấu với dàn Tiểunhạc, 10 nhạc khúc diễn tấu trong các đợt vua ngự, 14 nhạc khúc kèn dùng

trong Đại nhạc… Sưu tầm nghiên cứu và dàn dựng thành công 15 điệu múaCung đình tiêu biểu, trong đó phục hồi được 7 điệu múa như: Trình trường tậpkhánh, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất lân nhi, Song phụng, Vũ phiến, Hoađăng lục cúng, Long hổ hội. Dàn dựng 13 điệu múa nâng cao như Huyền trân,

Lộng điệp, Xẩm Huế, phách nhịp du xuân…Nghiên cứu dàn dựng 2 vở tuồngNgon lửa hồng sơn (tuồng cổ) và Người khởi nghiệp Đàng trong (tuồng lịch sử),13 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao lưu văn hóa nghệ thuật.

TTBTDTCĐ Huế tập trung đầu tư hơn 8 tỷ đồng để trùng tu và đưa Nhàhát Duyệt thị Đường ở Đại nội Huế vào hoạt động, phục vụ du khách thamquan, du lịch tại đây. Nhã nhạc Cung đình Huế được đưa vào biểu diễn, giúpcho du khách hiểu hơn về những giá trị văn hóa độc đáo của Nhã nhạc, đồngthời cũng là cơ sở, nền tảng để các nhạc công Nhã nhạc trau dồi, phát huy. Cùng

với việc trùng tu và đưa Nhà hát Duyệt Thị Đường vào hoạt động, trong thờigian qua, TTBTDTCĐ Huế đã sưu tầm, bảo tồn và dàn dựng các nghi lễ tế; phụchồi gần 20 điệu múa cung đình; dựng một số vở tuồng cổ đáp ứng cho các lễ hộivà giao lưu văn hóa. Đặc biệt, Trung tâm đã phục chế bộ Biên chung - một loại

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

97

nhạc cụ của Nhã nhạc Cung đình Việt Nam đã bị thất lạc hơn một trăm năm qua.Bên cạnh đó, hàng năm, TTBTDTCĐ Huế luôn chú ý đến công tác mở các lớpđào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ cho các thế hệ nghệ nhân, nghệ sỹ,nhạc công của Nhà hát nghệ thuật Cung đình Huế. Đặc biệt, việc thí điểm giáodục di sản cho giới trẻ tại các trường học cũng bước đầu mang lại hiệu quả trongcông tác giữ gìn DSVH phi vật thể.

Hằng năm, tỉnh TTH còn có nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu, sưu tầmDSVH phi vật thể như: nghiên cứu điệu lý trong sinh hoạt làng văn hóa xứ Huế,Hội vật Làng Sình, biên soạn giáo trình vũ đạo ca kịch Huế, bước đầu xây dựngcơ sở dử liệu Hán Nôm Huế và tuyển dịch một số tư liệu Hán Nôm liên quan đếnlịch sử và văn hóa Huế, sưu tầm dân ca dân vũ các dân tộc thiểu số miền tây TTH.

Nhằm giữ gìn các dạng thức văn hóa đang được lưu truyền trong nhân dân,tỉnh TTH phối hợp với học viện Âm nhạc, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuậtđã tổ chức nhiều lớp truyền dạy âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn dân gian chothế hệ trẻ. Nhiều nghành nghề truyền thống cũng đã được đầu tư khôi phục nhưnghề chạm khảm, đúc đồng, kim hoàn, pháp lam…Đặc biệt, chính sách tôn vinhvà đãi ngộ đối với các nghệ nhân luôn được tỉnh rất quan tâm. Hằng năm, từnguồn kinh phí của tỉnh, sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các buổi tọađàm gặp mặt nhân ngày DSVH, ngày lễ, ngày tết. Tỉnh cũng đã điều tra, thốngkê các lễ hội trên địa bàn tỉnh bằng nhiều công trình nghiên cứu khác nhau và

ngày càng sưu tầm được nhiều DSVH phi vật thể trên địa bàn tỉnh.Hoạt động phục hồi các loại hình nghệ thuật cung đình và lễ hộiTrong các dịp lễ hội Festival Huế, sự khôi phục các loại hình nghệ thuật

Cung đình, bao gồm cả lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật ẩmthực, trò chơi… đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động vănhóa của nhân dân tỉnh TTH, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa Huếtrong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế. Có hơn 100 lễ hội dân gian, lễhội truyền thống và hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy.

Thông qua, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các nămchẵn và Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

98

lẻ, các hoạt động văn hóa này đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấntượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất nhiều DSVH.

Đáng nói là trong những năm qua việc sưu tầm, nghiên cứu lễ nghi, trangphục và các bài thài trong lễ tế Xã Tắc và đàn Nam Giao được triển khai mộtcách toàn diện…Nếu trước năm 2004, việc khôi phục các lễ hội này chỉ trongtrạng thái “tĩnh”, tức là tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và lưu giữ thì từnăm 2004 trở lại đây, việc bảo tồn này đã ở trong trạng thái “động”, tức là đã

giữ gìn và phát huy giá trị của lễ tế Xã Tắc và lễ tế đàn Nam Giao trong sinh

hoạt cộng đồng, được tái hiện trong các hoạt động định kỳ của Festival Huế.Cộng đồng là nơi thực hiện lễ tế và là cách thức giữ gìn và phát huy hiệu quảnhất các DSVH trong đời sống xã hội hiện nay.

Lễ tế Nam Giao đã được phục dựng từ năm 2004, 2006, 2008, 2010, 2012thông qua Festival Huế với trình tự của lễ tế là các nghi thức lễ Nghênh thần(lễđón các thần), lễ điện Ngọc bạch (tế ngọc và lụa), lễ Tấn trở (lễ dâng con vật tế),lễ Hiến tước (lễ dâng rượu), lễ Tứ phúc tộ (lễ ban phúc) ngày càng chân thật và

quy mô hơn. Khác với các kỳ Festival trước, Lễ tế Nam Giao năm 2012 ngoài

phần nghi lễ tế chính tại Đàn Nam Giao, các giai đoạn còn lại được tổ chức dướidạng sân khấu hóa để phục vụ đông đảo du khách và nhân dân đến tham dự.

Năm 2008, di tích đàn Xã Tắc đã được khoanh vùng, giải tỏa khu vựcquan trọng, phục dựng một phần dần Xã Tắc và trong kỳ Festivas Huế 2008,lễ tế xã Tắc lần đầu tiên được phục dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu tâmlinh của khách du lịch và người dân xứ Huế. Lễ tế Xã tắc đã diễn ra với đầyđủ nghi thức cơ bản cửa các lễ tế, chuẩn bị bài vị của thần, từ cách bày đặtcúng lễ trong di tích đến nghi lễ được tái tạo lại sau bao nhiêu năm bị vắngbóng. Lễ vật dâng lên thần là những sản vật nông nghiệp do chính bàn tay con

người Việt Nam làm ra. Lễ tế được tổ chức theo đúng như lịch sử đã diễn ranhưng được gói gọn với thực tế của đàn Xã Tắc thời điểm bấy giờ. Báo Nhândân, ngày 21.3.2011 viết “Lễ tế đàn Xã Tắc tập trung khai thác các yếu tốtruyền thống tốt đẹp từ Lễ tế Xã tắc của Việt Nam đã từng diễn ra trong lịchsử, đặc biệt dưới thời Nguyễn ở Huế. Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, chủ

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

99

yếu là hình thức gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên; tôn vinh nềnnông nghiệp nước nhà; biểu thị khát vọng cầu mong quốc thái dân an, mưathuận gió hòa, thiên hạ thái bình, đoàn kết và phát triển” [115, tr.78]. Lễ tế Xã

tắc đã được khôi phục trở lại trên môi trường sản sinh ra nó sau một thời gianbị lãng quên. Động thái này đã làm sống lại di tích, vừa là cách giữ gìn vănhóa phi vật thể tốt nhất, vừa là cách phát huy nó trong thời gian tiếp theo.Trong những năm 2009, 2010, 2011, 2012 lễ tế Xã Tắc dần dần đi vào tiềmthức của mỗi người con Huế nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung.

Lễ hội Truyền lô sưu tầm nghiên cứu và được phục hiện khá quy mô tạiFestival 2006 để xướng danh các tiến sỹ được Hoàng đế ban Sắc chỉ sau khiđã trải qua cuộc đình thí.

lễ hội đã thấy ghi chép từ thời vua Lê Thánh Tông. Dưới triềuNguyễn, khoa thi tiến sỹ đầu tiên được tổ chức vào năm Minh Mạngthứ 3 (1882) và Lễ Truyền lô cũng được bắt đầu tổ chức từ đó. Khoathi cuối cùng diễn ra vào năm Minh Mạng thứ 4 (1919). Nguyễntriều đã tổ chức tất thẩy 39 khoa [145].

Nghi lễ này tái hiện nhằm tôn vinh giáo dục nhân tài, ôn lại truyền thốnghiếu học của cha ông ta từ ngàn xưa và gởi gắm một lời nhắc nhở ý nhị cho

nền giáo dục của nước ta hiện nay.Lễ hội Tiến sỹ võ cũng được phục dựng vào Festival 2008 nhằm tôn

vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, đồng thời tạo ra một sản phẩm dulịch mới để phục vụ du khách. Hội thi còn là cuộc hội ngộ và trình diễn củanhững võ sư hàng đầu VN, "trong vai" những tiến sĩ võ đã được xướngdanh trong lịch sử, qua đó xiển dương và giới thiệu cho công chúng, dukhách những đặc sắc của võ thuật cổ truyền VN. Tại Festival Huế 2008,ban tổ chức không tái hiện cuộc thi tiến sĩ võ một cách chân xác, mà chỉxây dựng một lễ hội với các tiết mục rước chiếu chỉ, tuyên đọc các môn võ

tiến sĩ đã vượt qua trong hội thi vớiNguyên tắc phục hồi lễ hội thi Tiến sỹ võ là nhấn mạnh đến tínhcộng đồng, đề cao ý nghĩa giáo dục của lễ hội, tôn vinh giáo dục nhân

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

100

tài, tạo một điểm nhấn trong Festival 2008, đồng thời tạo ra một sảnphẩm du lịch độc đáo mang tính nhân văn cao cả [115, tr.82].

Như vậy, Lễ hội cung đình Huế đang trở thành một DSVH tinh thần và

là một sản phẩm du lịch cao cấp nhất; là phần hồn sẽ làm sống động và nâng

cáo giá trị hơn cho các di tích kiến trúc mà tỉnh TTH còn gìn giữ được. Nếuchúng ta không phục hồi ngay từ bây giờ, thì e sẽ muộn màng. Mấu chốt củavấn đề được đặt ra hiện nay là việc tổ chức thực hiện của các nhà quản lý vănhoá và hoạch định du lịch tại địa phương.

3.2.4. Thực trạng của việc phát huy có hiệu quả di sản văn hóa ởThừa Thiên Huế hiện nay

Tỉnh TTH đã nhận thức sâu sắc rằng: khai thác và phát huy các giá trịcác di tích lịch sử là giải pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích

sống, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và

nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạonguồn sinh lợi để bảo tồn di tích. Đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triểnngành công nghiệp du lịch và các loại hình dịch vụ, tạo cơ sở để giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch là xu thế tất yếucủa xứ sở giàu DSVH này.

Nhờ những thành tựu trong công tác giữ gìn mà DSVH TTH đã đượcquảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của TTHđối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ củatỉnh TTH trong những năm qua có những bước phát triển nhanh chóng, thựcsự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhu cầu du lịch quốctế và nội địa đến Huế ngày càng tăng rõ rệt, nếu năm 1990, du lịch TTH chỉđạt 11.500 lượt khách tham quan quốc tế và 15.000 lượt khách nội địa, năm1992 có 30.000 lượt khách quốc tế và 139.000 lượt khách nội địa thì đến năm2000, năm đầu tiên tổ chức Festival, tổng số khách du lịch đã lên tới con số là470.000 lượt, trong đó có 194.610 lượt khách quốc tế và 275.000 lượt kháchnội địa. Và trong các kỳ Festival tiếp theo, con số này đã tăng lên rất nhiềubáo hiệu tín hiệu đáng vui mừng cho sự phát triển kinh tế ở tỉnh TTH.

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

101

Bảng 3.1: Tổng số khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhữngnăm gần đây

STT Năm Tổng khách Quốc tế Nội địa1 2000 470000 195000 2750002 2001 560500 232500 3280003 2002 663000 272000 3910004 2003 610000 210000 4000005 2004 760000 260000 5000006 2005 1050000 369000 6810007 2006 1230000 436000 7940008 2007 1517790 666590 8512009 2008 1680000 790750 88925010 2009 1430000 601113 82888711 2010 1486433 612463 87397021 2011 1604350 653856 95049422 2012 1729540 730490 99905023 6 th 2013 919098 392775 507360

Nguồn: Sở VHTT và DL tỉnh TTH [84].Cùng với sự phát triển về số lượng người tham quan, cho thấy tác động

đến doanh thu của tỉnh cũng tăng rõ rệt theo từng năm. So với năm 2006 thì

năm 2007 doanh thu của tỉnh tăng 44,98%, so với năm 2007 thì năm 2008tăng 7,8%; so với năm 2008 thì năm 2009 tăng 5,24%,; so với năm 2009 thì

năm 2010 tăng 11,22%; so với năm 2010, năm 2011 tăng 23,8% và so vớinăm 2011 thì năm 2012 tăng 33,3%. Con số này cho thấy sự khả quan củacông tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH và mối quan hệ của công tác này

với phát triển kinh tế của tỉnh TTH.Bảng 3.2: Doanh thu của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2006-2012

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Doanh

thu(tỷ đồng 731.300 1.060.270 1.143.500 1203450 1.338.530 1.657.496 2.209.795

Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch TTH [84].Đặc biệt, nhịp độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với Huế đạt mức

rất cao so với cả nước: “Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1991 trở lại đâynhịp độ tăng trưởng khách quốc tế đến với du lịch TTH luôn luôn dẫn đầu cảnước; 85% (trong khi cả nước chỉ 50%), các nguồn thu từ hoạt động du lịch

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

102

đã góp phần tích cực vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đạt 84% caohơn mức bình quân chung của cả nước (7,9%) [129].

Kết quả mà ngành du lịch TTH đạt được chắc chắn có sự đóng gópkhông nhỏ của các DSVH của địa phương. Tại các điểm di tích, số lượngkhách quan quan du lịch theo thống kê của TTBTDTCĐ Huế từ năm 1996đến năm 2011, nguồn khách tham quan các khu di tích cho thấy, từ chổ chỉđạt trên 730 ngàn lượt/năm(1996) thì đến nay đã xấp xỉ 2 triệu lượt/năm. Theođó nguồn thu từ vé tham quan của TTBTDTCĐ Huế cũng tăng thêm nhiềulần, nếu tổng doanh thu từ lúc đầu chỉ đến trên 16 tỷ đồng (năm 1996) thì

càng về sau nguồn thu càng tăng, đến năm 2011, nguồn thu đạt đến trên 80 tỷđồng. (xem biểu đồ 3.1). Trong năm 2012 đã có hơn 2 triệu lượt khách đếnthăm khu di sản Huế, trong đó có 1.792.539 lượt khách mua vé và hơn 200ngàn lượt khách được miễn giảm vé. Tổng thu từ dịch vụ năm 2012 củaTrung tâm đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng, doanh thu từ vé tham quan và dịch vụ lầnđầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ đồng. (trong đó thu từ vé thăm quan: 104,573 tỷ,vượt kế hoạch 4,573 tỷ) [115]. Chính nguồn thu này đã góp phần rất quantrọng trong việc tái đầu tư cho việc giữ gìn các DSVH ở TTH.

16.1316.5816.6216.319.725.06

34.3728.73

42.4946.96

65.4770.8873.3473.16

77.7680.07

0102030405060708090

1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

ĐƠN VỊ TÍNH: TỶ ĐỒNG

Biểu đồ 3.1: Doanh thu vé tham quan từ năm 1996- 2011[115, tr.13].

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Qua kết quả đạt được như trên, theo chúng tôi, để đạt được lượt kháchnhư vậy, rõ ràng cần một sự đầu tư tu bổ các DSVH hợp lý để phát triển

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

103

ngành công nghiệp du lịch và các loại dịch vụ. Việc khai thác hợp lý làm cho

các di tích lịch sử thoát khỏi sự lãng quên mà Luật DSVH đã chỉ rõ là hướngđến xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, đúng với

Mục tiêu cơ bản của chương trình phát huy giá trị di tích lịch sử vănhóa bao gồm:+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ phát triển kinh tế+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ phát triển văn hóa, xã hội+ Khai thác các giá trị di tích phục vụ vui chơi, giải trí, du lịch+ Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống xây dựng nền văn hóamới v.v… [7, tr.242].

Vì suy cho đến cùng, việc khai thác và phát huy DSVH là để góp phầnphát triển ngành công nghiệp du lịch, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồnsinh lợi để giữ gìn DSVH.

Có lẽ, để nhìn thấy rõ nét nhất của vấn đề phát huy DSVH ở TTH là từnăm 2000, khi TTH xây dựng gói sản phẩm văn hóa du lịch Festival Huế (lễhội văn hóa quốc tế Huế đầu tiên) và đến nay đã qua 7 lần tổ chức, dần dầnFestival Huế đã trở thành lễ hội văn hóa mang tính đặc trưng, là mùa vụ thuhút khách du lịch trong nước và quốc tế. Thương hiệu về du lịch lễ hội vănhóa trên cơ sở đó đã được hình thành và nay đã khẳng định được vị thế về quymô của tổ chức, phong phú nội dung lễ hội, mở rộng địa bàn lễ hội, lượngkhách tham quan du lịch ngày càng đông, nhân dân quan tâm nhiều hơn,hưởng thụ văn hóa và đời sống nhân dân cũng được nâng cao. Từ năm2005(năm lẻ), thành phố Huế còn tổ chức Festival nghề thành công cũng gópphần tôn vinh nghề truyền thống và khẳng định sự gắn kết giữa lễ hội văn hóavới du lịch TTH như một tất yếu của sự phát triển. Đặc biệt, năm 2012, TTHđăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia với 30 sự kiện văn hóa thể thao và du

lịch có quy mô trong nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, Festival Huế 2012với chủ đề: “DSVH với hội nhập và phát triển- Nơi gặp gỡ các thành phố lịchsử” là điểm nhấn đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài

nước. Thành công của Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2012 đã tạo

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

104

tiếng vang lớn, góp phần khẳng định vị thế của Trung tâm văn hóa, du lịchlớn của cả nước, tạọ sức lan tỏa của một vùng đất DSVH, thành phố Festivalđặc trưng của Việt Nam.

Đáng chú ý sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được ghi danh vào mục Disản thế giới vào năm 2003, ngành văn hóa TTH đã có nhiều dự án khôi phụcvà phát triển Nhã nhạc trong môi trường mới, môi trường du lịch thì sức hútcủa loại hình nghệ thuật này ngày càng cao, lượng du khách đến Huế cũngtăng lên rõ rệt vào các năm về sau, góp phần rất lớn vào phát triển du lịch tình

TTH. Tại nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình thuộc TTBTDTCĐ Huế,đại diện cho DSVH phi vật thể của Việt Nam đã trở thành một sân khấu tấpnập du khách, theo con số thống kê gần đây cho biết số lượt khách và doanh

thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể:

Bảng 3.3: Lượt khách và doanh thu của nhà hát Duyệt Thị Đường và

Minh Khiêm Đường từ 2003 đến 2009Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Số lượt khách 7.300 25.000 70.000 39.026 42.722 36.134 32.489Doanh thu

(Triệu đồng) 140 500 1 tỷ 935 1.333 2.084 1.833

Nguồn: Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế [trích theo 78].

Rõ ràng, DSVH khi đã công nhận là di sản thế giới không chỉ chứng tỏnó mang trong mình những giá trị văn hóa hoặc tự nhiên đặc biệt mà còn thểhiện rằng quá trình quảng bá về các DSVH đã được tiến hành một cách rộngrãi. Vì vậy, đã có nhiều người tìm về DSVH dân tộc, thúc đẩy họ tham quantìm hiểu ngày càng nhiều hơn, không chỉ với khách nội địa mà còn là khách

quốc tế, cùng với nó là số ngày lưu trú của khách cũng tăng lên.

Theo kết quả điều tra của báo cáo cuối cùng quy hoạch phát triển bềnvững du lịch thành phố Huế đến năm 2020, phần lớn du khách quốc tế khi đếnTTH đều có dự kiến tham quan các điểm di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như:Đại Nội (60,2%), các di tích lăng tẩm (47,5%), các Chùa (51,7%). Ngoài ra,

các điểm du lịch khác như di tích nhà vườn chiếm (12,7%), các làng nghề thủ

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

105

công mỹ nghệ (14,4%), các bãi biển (7,6%)… đều được du khách quan tâm.Còn khách tham quan nội địa thì cho rằng, đến Huế họ dự kiến tham quannhiều nhất cũng là Đại Nội (83,8%), đến lăng tẩm (79,5%), các chùa (73%),

sau đó đến các điểm du lịch văn hóa (37,3%)…[133, tr.270-280].

Đối với các điểm di tích, theo kết quả điều tra về đánh giá các điểm thamquan DSVH, du khách quốc tế đánh giá mức độ hài lòng đối với với các điểmtham quan như: Đại Nội Huế 4,01; các di tích lăng tẩm 4,21, các làng nghề 4.00;hệ thống đầm phá (4.00), các bãi biển (4,00) và khá hài lòng với các điểm như:chùa Huế (3,87); các nhà vườn, nhà cổ Huế (3,57), các điểm du lịch văn hóa(3,69) [125, tr.271.Còn đối với khách nội địa, họ cũng thể hiện sự đánh giá củamình như sau: Đại Nội (4,22); các lăng tẩm (4,18); các chùa Huế (4,21); nhà

vườn, nhà cổ Huế (4,10); vườn quốc gia Bạch Mã(4,14); các điểm du lịch vănhóa (4,29), khá hài lòng với các làng nghề truyền thống (3,66) [131, tr.280].

Có thể thấy, đây là một thuận lợi cơ bản để chúng ta nhận thấy rõ hơncác giá trị của DSVH, ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân.Chứng tỏ, trong cuộc sống xô bồ, với sự tác động không nhỏ của mặt trái nềnKTTT, người ta vẫn muốn tìm về với nguồn cội, tắm mát trong những giá trịcủa văn hóa truyền thống. Những du khách vẫn muốn khám phá những giá trị củaDSVH ở TTH thông qua các hoạt động của ngành du lịch, cho thấy đây là mộtniềm tự hào của nhân dân TTH nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực chonhững người làm công tác văn hóa trong việc tìm ra những giải pháp giữ gìn và

tôn vinh các giá trị DSVH để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thập phương.Khi được hỏi ý định trở lại Huế những lần tiếp theo để thăm các DSVH,

có 49,2% du khách quốc tế trả lời là có và 57% ý kiến du khách nội địa cũngđồng ý với ý kiến đó. Với tỷ lệ như vậy, có thể khẳng định, TTH cũng đã tạođược dấu ấn tốt đẹp cho du khách, đặc biệt là các DSVH đã tạo nên cho TTH

một bản sắc riêng có thể thu hút để phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn có31,3% du khách quốc tế, 39,2% du khách nội địa còn lưỡng lự không có ýkiến, 19,5% du khách quốc tế và một số ít du khách nội địa trả lời là không có ý

định quay lại Huế. Rõ ràng chúng ta cần lưu tâm con số này, vấn đề là chúng ta

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

106

phải tìm ra nguyên nhân, xem xét làm thế nào để phát huy một cách hiệu quảhơn nữa các giá trị của DSVH, để thu hút sự quan tâm của cũng như việc quaytrở lại Huế lần sau của du khách.. Đòi hỏi tỉnh TTH phải có chiến lược đúng đắntrong việc khai thác và phát huy có hiệu quả DSVH để phục vụ công tác này.

Việc khai thác và phát huy giá trị DSVH ở TTH còn tạo điều kiện thuậnlợi cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và nghệ thuậttruyền thống. Các nghề đúc đồng, sơn thếp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ,làm diều Huế, may áo dài, chằm nón lá, làm kẹo mè xửng, tôm chua, nghệthuật ẩm thực, ca Huế… đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ để đáp ứngcác nhu cầu của ngành du lịch. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho một bộphận dân cư, góp phần ổn định và phát triển đời sống người lao động ở TTH.

Du lịch văn hóa, lễ hội ở TTH ngày càng được khai thác và phát huy có

hiệu quả, trở thành tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan chức, các nhà

nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách tham quan trong và

ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi đấu thể thao và tham quan

du lịch. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên TTH cũng là địabàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai,trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI

SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

3.3.1. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ởThừa Thiên Huế và nguyên nhân của nó

Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở TTH

Đánh giá một cách tổng quát, việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ởTTH trong những năm gần đây là cơ bản và đáng trân trọng. Trong đó, việcđịnh hướng giá trị DSVH và tác động của nó đối với sự phát triển của tỉnhnhà ngày một rõ ràng và hiệu quả hơn. Hình ảnh DSVH của TTH trong bốicảnh hội nhập và phát triển ngày càng rõ nét, góp phần không nhỏ vào việcgiữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, phục vụ phát triển du lịch, không ngừngnâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân và đặc biệt là chiếm đượcsự quan tâm của du khách trong nước cũng như bạn bè trên khắp thế giới.

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

107

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều DSVHở TTH đang có nguy cơ bị mất mát, hư hại, bị biến dạng hoặc làm sai lệch.Đây là một thực trạng đã được các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu và

truyền thông đại chúng báo động trong nhiều năm qua nhưng chưa đượcchính quyền, các nhà quản lý và chủ sở hữu các DSVH ở TTH quan tâm thíchđáng, đồng thời chưa phát huy hết hiệu quả của các giá trị DSVH.

Những hạn chế và bất cập trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH ởTTH hiện nay tập trung chủ yếu ở mấy khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, bên cạnh những chính sách hợp lý thì chính quyền và các nhà

quản lý DSVH ở Huế chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối vớiviệc nghiên cứu, giữ gìn và phát huy giá trị DSVH của tất cả các thời kỳ lịchsử ở TTH. Phải nói rằng đây là một vùng đất có bề dày lịch sử, với các “vỉatầng” DSVH giàu có, nối tiếp nhau qua các thời kỳ: tiền - sơ sử, Champa, HóaChâu, Thuận Hóa - Phú Xuân (với các chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn),thời nhà Nguyễn, cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên, chính sách và sự đầu tưcủa Chính phủ và của chính quyền tỉnh TTH dường như chỉ ưu tiên quan tâmtới các DSVH thuộc thời kỳ nhà Nguyễn; ít quan tâm, hoặc quan tâm khôngđáng kể đến các thời kỳ khác. Thậm chí, ngay trong thời kỳ nhà Nguyễn, cũngchỉ ưu tiên tập trung nguồn lực để bảo tồn và khai thác các DSVH thuộc quầnthể di tích cố đô Huế, vốn là những nơi có đông đảo du khách đến tham quan,du lịch, có nguồn thu; mà thiếu quan tâm đến các di tích khác như phủ đệ, đềnmiếu và một số công trình văn hóa - tâm linh khác, trong khi các di tích này

đang đã và đang xuống cấp nghiêm trọng.Nhiều chủ trương, chính sách của chính quyền tỉnh và của cơ quan trực

tiếp quản lý các DSVH ở Huế thể hiện việc ưu tiên khai thác di sản để phụcvụ du lịch hơn là dành nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, bảo tồn đúngnghĩa; thiếu chiến lược quản lý và khai thác DSVH một cách bền vững.

Đồng thời, chưa có chính sách hữu hiệu nhằm quản lý (hoặc phối hợpquản lý) và bảo vệ các DSVH, các cổ vật, tư liệu lịch sử không thuộc sở hữucủa nhà nước đang tồn tại trên địa bàn tỉnh TTH; chưa quan tâm đến việc tậphợp các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cổ vật ở Huế, vận động họ thành lập

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

108

các hội, các tổ chức để nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật và các di sảnvăn hóa như ở nhiều địa phương khác.

Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn

thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sựđóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưađược qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được địnhhướng để sử dụng có hiệu quả.

Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồngbộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắpđặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đilối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơsở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phảiđã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việctiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi.

Thứ hai, trong công tác giữ gìn các di tích, Huế đang thiếu một đội ngũchuyên gia bảo tồn di tích thật sự, thiếu các công nhân lành nghề để đảm tráchcông việc này. TTBTDTCĐ Huế là cơ quan chuyên trách về quần thể di tíchcố đô Huế, nhưng cơ quan này chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý, khaithác di tích để phục vụ du lịch là chính. Đội ngũ chuyên gia bảo tồn trong cơquan này hiện rất mỏng; nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác trùng

tu cũng rất ít, phần lớn phải thuê mướn nhân công từ các địa phương khác đếnđể trùng tu, tôn tạo di tích; phòng nghiên cứu khoa học của cơ quan này chủyếu nghiên cứu các nguồn tư liệu theo kiểu hàn lâm, không có bộ phận nghiên

cứu thực nghiệm phục vụ trùng tu, bảo tồn di tích; phòng kỹ thuật thì cũng chỉđảm trách việc tư vấn lập dự án và giám sát thi công là chính.

Chính vì thiếu vắng các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và công nhân

lành nghề, nên công tác trùng tu, tôn tạo di tích ở TTH hiện nay đang tậptrung vào việc trùng tu, phục nguyên các công trình phụ trong các di tích (nhưhệ thống trường lang trong Đại Nội), cải tạo hạ tầng (đường, điện chiếu sáng,thoát nước…), hơn là trùng tu các di tích kiến trúc quan trọng trong quần thểdi tích cố đô Huế. Việc trùng tu tôn tạo các công trình phụ và cải tạo cơ sở hạ

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

109

tầng sẽ nhanh chóng làm giảm bớt cảnh trạng hoang tàn của di tích, tạo cảnhquang mới, “bắt mắt” du khách, nhưng xét về toàn cục thì lại thiếu một chiếnlược trùng tu, bảo tồn di tích một cách khoa học và bền vững.

Rất nhiều công trình trùng tu, tôn tạo sai với di tích gốc do nhiều nguyên

nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân do thợ thi công non tay nghề, nên

đã làm sai lệch tính nguyên gốc của di tích, hoặc có khi do những người chủtrì dự án trùng tu cố tình áp đặt những yếu tố mới vào di tích để mưu lợi (nhưviệc sơn son thếp vàng nội thất Hưng Miếu, nội thất điện Minh Thành ở lăngGia Long, nội thất Minh Lâu ở lăng Minh Mạng…).

Nhiều di tích lịch sử - văn hóa không thuộc sở hữu nhà nước đã bị xuốngcấp, hư hại nặng nề, nhưng chủ nhân của các di tích này không có kinh phí đểbảo tồn, trùng tu; nhiều di tích, cảnh quan văn hóa bị “chia năm, xẻ bảy” dotác động của quá trình đô thị hóa và do nạn nhân mãn.

Hoạt động bảo tàng ở Huế cũng có nhiều hạn chế do thiếu đội ngũ cánbộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo tàng, thiếu kinh phí hoạt động và thiếuphương tiện để bảo quản, trưng bày. Vì thế, nhiều hiện vật quý trong các bảotàng ở Huế chưa được đưa ra trưng bày để phục vụ du khách tham quan, chưađược bảo quản đúng phương pháp. Đặc biệt, việc nghiên cứu hiện vật, tư liệutrong các bảo tàng để phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trịcủa di tích sau khi trùng tu chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều cổ vật, tư liệu, DSVH nói chung thuộc các hình thức sở hữu “phinhà nước” chưa được giữ gìn, bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị chủnhân của chúng do những khó khăn về tài chính, không gian và phương tiệncất giữ, trưng bày. Nhiều cổ vật quý bị mất mát, mua bán trái phép do tình

trạng quản lý lỏng lẻo. Khi có người rao bán cổ vật cho các bảo tàng của nhà

nước thì các bảo tàng này không có kinh phí để mua hoặc do vướng nhữngthủ tục pháp lý liên quan đến việc mua bán cổ vật nên không thể mua các cổvật này. Vì thế, nhiều cổ vật quý của Huế đã bị thất thoát ra bên ngoài.

Nhiều tư liệu, sách vở quý hiếm, nhất là tư liệu thuộc các tủ sách, thưviện gia đình đã không được bảo vệ và khai thác hiệu quả. Rất nhiều tư liệu

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

110

quý hiếm đã bị hư hại do thiên tai và côn trùng phá hoại, hoặc thất thoát domua bán trái phép.

Thứ ba, trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể vẫn còn

nhiều bất cập.Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và ở TTH nói riêng, việc khai thác

DSVH phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống, để phục vụ hoạt độngdu lịch và các “lễ hội đương đại” đang là một trào lưu phổ biến. Tuy nhiên,

không phải khi nào việc khai thác DSVH phi vật thể này cũng mang lại hiệuứng tốt. Ngược lại, do thiếu hiểu biết về DSVH, do xu hướng thương mại hóacác hoạt động lễ hội đã tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với công tácgiữ gìn và phát huy các giá trị DSVH phi vật thể ở TTH. Cụ thể:

- Nội dung và hình thức tổ chức của một số lễ hội truyền thống đã bị làm

sai lệch vì các lý do thương mại, do nhu cầu của truyền thông. Chẳng hạn ngườita sẵn sàng thay đổi không gian và hình thức tổ chức lễ hội vì lý do thương mại,hay thay đổi thời gian tổ chức lễ hội chỉ vì lý do truyền hình trực tiếp.

- Nhiều hình thức diễn xướng dân gian đã bị tách khỏi môi trườngnguyên thủy, bị sân khấu hóa, nên bị xơ cứng, giả tạo và thiếu sức sống.

- Nhiều nghi thức truyền thống trong các lễ hội đã bị loại bỏ hoặc đượcthay thế bằng những biến tướng.

- Nhiều loại trang phục, đạo cụ truyền thống sử dụng trong lễ hội bị thaythế bởi trang phục, phương tiện, thiết bị hiện đại hơn.

- Những sinh hoạt dân gian, trò chơi và thú tiêu khiển truyền thống gắnliền với lễ hội đã bị thay thế bằng các sinh hoạt mới lạ, những trò tiêu khiểnhiện đại, xa lạ với truyền thống.

- Thái độ của người tham gia lễ hội không còn thành kính, nhiệt tâm nhưtrước. Họ không còn đóng vai trò là chủ thể trong lễ hội, là đối tượng sáng tạonên DSVH mà trở thành khách thể, là những người thưởng thức, sử DSVH.

- Nhiều món ăn truyền thống của xứ Huế đã bị biến đổi do không tìmđược nguồn nguyên liệu truyền thống hoặc không có người chế biến theo lối xưa,hoặc đơn giản chỉ để phục vụ thói quen ẩm thực của du khách. Thậm chí, vì mục

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

111

đích kinh doanh, nhiều nơi đã sáng tác nên những món ăn mới, xa lạ với Huếnhưng lại gắn mác “ẩm thực cung đình Huế”, “cơm vua” để phục vụ du khách.

Những vấn nạn kể trên đã khiến cho nhiều DSVH phi vật thể ở TTH cónguy cơ biến dạng, đánh mất tính chân xác mà lẽ ra, phải được bảo toàn theo

các công ước của UNESCO và các tổ chức liên quan.

Thứ tư, những thách thức trong công tác phát huy giá trị DSVH ở TTH.Một thách thức to lớn mà tỉnh cần nhận thức đó là sự cạnh tranh giữa

các khu di sản trong khu vực. Tại miền Trung và Tây Nguyên đã có 6/7 di sảnThế giới của Việt Nam(cả vật thể và phi vật thể). Vì vậy, mỗi khu di sản đềucố gắng khẳng định vai trò và vị thế của mình. Trên tầm rộng hơn, TTH vàcác di sản khác của Việt Nam phải cạnh tranh với các nước Đông Nam Á và

Trung Quốc. Đó thật sự là một thách thức rất lớn đối với TTH.Trong khi đó, một thực tế cho thấy ở TTH việc giới thiệu, tổ chức khai

thác ở di tích văn hóa còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thácDSVH vật thể với DSVH phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại DSVHchưa được làm một cách khoa học, bài bản. Thiếu những cuốn sách cẩm nangvề DSVH để phục vụ du khách. Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở,người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. Chưa có sự kết hợpchặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tạicác khu di tích văn hóa. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các“hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù

lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và

ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích.Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý,

chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếubàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưuniệm thường không được đẹp, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng,giá thành đắt và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịchvụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp.

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

112

Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di

sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Nhìn chung, hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay còn

bộc lộ những thiếu sót trên là xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và

nguyên nhân khách quan sau:

Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan:- Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò,

ý nghĩa của DSVH và trách nhiệm của toàn xã hội đối với DSVH đã đượcnâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằngcác biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể.

- Trong quá trình triển khai việc giữ gìn và phát huy DSVH, chúng ta còn

lúng túng để xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn và phát triển, chưanhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của di tích đối với quá trình đổi mới đất nước và

hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích,đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích,thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có ditích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để giữ gìn di tích.

- Do những chủ sở hữu các DSVH và những người trực tiếp tham giacông tác giữ gìn và phát huy DSVH chưa thực sự am tường những DSVH mà

mình đang trực tiếp sở hữu, quản lý và giữ gìn, nên đã dẫn đến những hành xửkhông đúng mực với DSVH.

- Do việc mưu cầu lợi ích cá nhân trong quá trình trùng tu, bảo quản và

phát huy DSVH. Vì các lợi ích này, người ta sẵn sàng làm sai lệch tínhnguyên gốc khi trùng tu di tích hay làm biến dạng DSVH phi vật thể vì mụcđích thương mại.

Thứ hai, về nguyên nhân khách quan:

- Mặc dù, rất muốn thực hiện nhanh việc giữ gìn và phát huy DSVH

nhưng ở TTH hiện nay nguồn tài chính còn hạn hẹp và nguồn nhân lực chocông tác này còn thiếu hụt nên đã ảnh hưởng lớn đến quy mô đầu tư, tiến độvà chất lượng công việc trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

113

- Do sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là sự biến đổi khí đã gây ra

những tác hại nghiêm trọng cho DSVH ở TTH, khiến cho nhiều DSVH ở đây bịgiảm tuổi thọ, bị hư hỏng, thiệt hại hoặc biến dạng, làm giảm giá trị của di sản.

3.3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản

văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

DSVH là tài sản của dân tộc do lịch sử để lại, phản ánh trình độ, diệnmạo, bản sắc và bản lĩnh dân tộc. Đồng thời DSVH còn là cơ sở để liên kếtcộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mởrộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới. Nhận thức được điềuđó, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH là một việc làm được Đảng, Nhà nướcvà đặc biệt là các cấp chính quyền tỉnh TTH hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên

cạnh những thành tựu đạt được thì công tác giữ gìn và phát huy các DSVH ởTTH hiện nay đang đặt ra nhiều mâu thuẫn cần giải quyết:

Thứ nhất, phải giải quyết mâu thuẫn việc giữ gìn, phát huy DSVH ởTTH với tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.

Có thể khẳng định rằng, KTTT không phải là nguồn gốc và nguyên nhân

chủ yếu gây ra những sa sút về văn hóa- xã hội. Nhưng tác động của KTTTgây nên những hậu quả không lành mạnh, thiếu văn hóa làm tổn hại đến vănhóa dân tộc là điều không thể phủ nhận. Đối với DSVH ở TTH, có thể thấyđược sự tác động đó ở một số điểm sau đây:

- Giá trị DSVH dân tộc được khơi dậy, sức hấp dẫn của các di sản ngày

càng lớn, do vậy đã thu hút đối tượng quan tâm ngày càng nhiều. Các tổ chứcvà tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa du lịch ngày càng có điều kiệnđể thu nhập cao. Từ đây, xuất hiện xu hướng chạy theo lợi nhuận, dẫn đếntình trạng giảm sút chất lượng từ khâu “sản xuất, phân phối đến tiêu dùng”sản phẩm văn hóa. Một số DSVH ở TTH bị khai thác “méo mó”, phục vụ tùy

tiện. Hiện tượng “thương mại hóa” đã làm biến dạng diện mạo văn hóa Huế.Đội ngũ cán bộ làm trong công tác văn hóa đã không theo kịp với tốc độ pháttriển nhu cầu của khách tham quan du lịch. Một số hướng dẫn viên không

được đào tạo chuyên nghiệp đã không đủ hiểu biết cần thiết để thuyết phục

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

114

người thưởng ngoạn. Nghe ca Huế trên sông Hương đã trở thành nhu cầukhông thể thiếu của du khách đến Huế nhưng không chỉ còn là ca Huế vớinguyên nghĩa của nó mà còn cùng với sự lợi dụng “hát theo yêu cầu” đã nảysinh xu hướng hát vì đồng tiền bằng bất cứ giá nào...

- Sự xuất hiện cách nhìn lệch lạc đối với một số vấn đề trong DSVH ởHuế. Đó là việc bênh vực, bào chữa những cái xấu đã được lịch sử khẳng định.Trong khoa học, việc thẩm định một giá trị, một chân lý không phải là việc làm

đơn giản, không chỉ làm một lần. Trong thực nghiệm lịch sử, lại càng phảinghiêm ngặt hơn đối với tính xác thực của nó. Đây là lúc chúng ta có đủ điềukiện và thời gian để xem xét lịch sử khách quan hơn, nhưng không vì thế mà

những cái xấu, cái phản văn hóa lại có thể trở thành giá trị lịch sử. Gắn liền vớicác di tích ở Huế là các triều đại thời phong kiến, gắn liền với tên tuổi một sốnhân vật của Nhà nước quân chủ Việt Nam. Chúng ta không phủ nhận nhữngđóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. Mặt khác, không vì để nâng tầm giá trịcho các di tích mà nâng công lao của họ lên đến mức phi hiện thực.

Bên cạnh những quan điểm lệch lạc đó, việc phục hồi tự phát một số lễhội đã tiếp tay cho hoạt động mê tín trong một bộ phận nhân dân. Tác độngcủa KTTT không phải là nguyên nhân duy nhất và trực tiếp làm nãy sinh

những hiện tượng này trong xã hội, nhưng rõ ràng là trong điều kiện KTTTthì những biểu hiện trên có cơ hội thuận lợi nãy sinh ngay trong các lễ hội,trong tín ngưỡng của nhân dân.

- Trong nền KTTT, ngay cả “nhu cầu có khả năng thanh toán” cũngđược thể hiện qua việc khai thác DSVH ở TTH. Đó là việc chú trọng tậptrung khai thác, phục hồi những DSVH đem lại lợi ích kinh tế mà chưa quantâm đúng mức đối với các di sản khác.

Thứ hai, giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên đòi hỏi cao của việcgiữ gìn và phát huy DSVH với ý thức của chủ thể văn hóa còn hạn chế.

Trước hết, trong thời gian qua, trên phương diện lý luận và thực tiễn, vấnđề DSVH ở TTH chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Điều này dẫn đếnviệc giữ gìn và phát huy các loại hình DSVH chưa kịp thời và vẫn diễn ra tình

trạng mai một, thất truyền. Ngay cả DSVH vật thể cũng còn bị xem xét một

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

115

cách phiến diện, đó là việc quá nhấn mạnh các giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc mà không nhận thức rõ DSVH vật thể còn là khối lượng tài sản vật chấtgiá trị to lớn chưa được lượng hóa cụ thể (qua vật liệu xây dựng, chất lượngcông trình và ngày công lao động mà người xưa đã phải đầu tư tạo dựng ditích). Thậm chí mâu thuẫn này còn diễn ra khá phổ biến trong những ý kiếngiữ gìn và phát huy các giá trị DSVH của một số nhà nghiên cứu, chưa có sựthống nhất về cách thức khôi phục, tôn tạo lại các DSVH để đạt hiệu quả caomà ít tốn kinh phí nhất.

Nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chưa cân đối giữa khai thác di tích và

đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Chưa có những thái độ tích cực đốivới việc tạo sự bền vững cho di tích. Nhiều ngành nghề phát triển tại các disản thế giới, đời sống kinh tế có phát triển nhưng cũng làm tăng nguy cơ huỷhoại di tích. Không chỉ chúng ta nhận thức điều này mà chuyên gia UNESCO

trong các bản báo cáo giám sát hàng năm của mình cũng đã cảnh báo vềnhững tác động tiêu cực đối với các di sản thế giới của Việt Nam. Điển hình

như báo cáo tình trạng bảo tồn di tích của Việt Nam năm 2004 của Uỷ ban disản thế giới. Ba trong năm di sản thế giới của Việt Nam đã bị Uỷ ban di sảnthế giới cảnh báo về tình trạng bảo tồn di sản. Bên cạnh việc đánh giá những mặtđược, tích cực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương đối vớiviệc bảo tồn di sản thế giới, Uỷ ban di sản thế giới có phần đánh giá các tác độngtiêu cực đối với di sản thế giới của Việt Nam, trong đó có đánh giá việc xâydựng cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị tại quần thể di tích kiến trúc Huế.

Thứ ba, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn DSVH với phát triển xã hội.Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu, khách quan tác động mạnh mẽ

tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.Toàn cầu hóa mở ra cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thứckhông nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang pháttriển. Sự tác động của toàn cầu hóa đặt ra đối với các nước là phát triển có trởthành cái bóng của các dân tộc khác, có làm mất đi các bản sắc văn hóa dântộc của mình hay không.

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

116

Hơn 26 năm đổi mới, nền văn hóa Việt Nam nói chung và DSVH ở TTHnói riêng đang đứng trước những thử thách rất lớn do toàn cầu hóa đặt ra: sựnhạt nhòa, hòa tan, lệ thuộc, đánh mất dần bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, lànhững va chạm, đụng độ giữa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vớicác giá trị văn hóa từ bên ngoài vào. Đòi hỏi chúng ta phải làm thế nào để giảiquyết mâu thuẫn giữa giữ gìn và phát huy DSVH (bản sắc văn hóa dân tộc) vớiphát triển. Trong thực tế, không phải bao giờ người ta cũng tìm được lời giảiđúng đắn cho vấn đề bảo tồn và phát triển. Nguyên nhân của mọi sự sai lầm đềuxuất phát từ nhận thức lệch lạc, trong đại bộ phận các trường hợp là do quá coi

trọng việc phát triển kinh tế, đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Và do đó, khônglưu ý hoặc không xử lý thoả đáng nhu cầu bảo tồn DSVH. Ở TTH, dự án xâydựng khu du lịch tại khu vực đồi Vọng Cảnh cũng là trường hợp điển hình trong

nhận thức về phương án xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nhưchúng ta đã biết, cảnh quan thiên nhiên luôn được coi là một trong những bộphận quan trọng của cơ cấu không gian kiến trúc một đô thị nói chung và củamột khu vực cư dân nói riêng. Đối với quần thể di tích Cố đô Huế - một khuDSVH thế giới, thì yếu tố cảnh quan thiên nhiên lại càng có ý nghĩa quan trọnghơn nơi nào hết. Đồi Vọng Cảnh là một trong những yếu tố cảnh quan thiên

nhiên như vậy. Và cũng có thể, khu vực cảnh quan thiên nhiên này đã từng gópphần tạo ra ý tưởng quy hoạch ban đầu cho kinh thành Huế, rất nổi tiếng. Trảiqua nhiều trăm năm, với biết bao nhiêu thăng trầm và biến thiên lịch sử, đồiVọng Cảnh vẫn hoang sơ, không ai xây dựng các công trình quy mô lớn ở đây.Điều đó chứng tỏ địa danh đồi Vọng Cảnh đã đi vào tiềm thức của người dân xứHuế như một yếu tố thiêng. Nhưng ngày nay, nhân danh phát triển kinh tế mà đã

từng có dự án xây dựng ở đây một khu khách sạn nghỉ dưỡng quy mô lớn ngaysát mép nước sông Hương thì thật khó tưởng tượng, tuy nhiên rất may là dự ánđã dừng lại.

Kết luận chương 3Trong chương 3, luận án cho rằng, DSVH là biểu hiện của bản sắc văn

hóa dân tộc. Giữ gìn DSVH là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho bản

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

117

sắc văn hóa dân tộc không ngừng tiến kịp với những biến chuyển khách quancủa thời đại. Để tồn tại và phát triển, tỉnh THH phải giữ gìn và phát huy

DSVH một cách sáng tạo, linh hoạt; phải kết tinh lại và nâng lên tầm cao mớinhững nét đặc sắc, riêng có của giá trị DSVH. Tuy nhiên, nằm ở vùng có địa lýkhí hậu khắc nghiệt, kinh tế phát triển chậm, ý thức bảo vệ của con người chưacao, nên nhiều DSVH ở TTH chưa được khai thác và phát huy hết tác dụng.

Trong chương 3, luận án đã chỉ ra đặc điểm, những thành tựu của việcgiữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH như: thành tựu trong việc tu bổ tôntạo di tích, khoanh vùng bảo vệ các khu di sản, nghiên cứu sưu tầm và khôi

phục nhiều DSVH phi vật thể…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác này vẫn bộc lộ những hạn

chế. Điều đó được thể hiện trên một số mâu thuẫn cơ bản sau: mâu thuẫn việcgiữ gìn, phát huy DSVH Huế với tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường,

việc giữ gìn và phát huy DSVH với ý thức của chủ thể văn hóa, mâu thuẫngiữa giữ gìn DSVH với phát triển xã hội.Với tất cả những hạn chế và mâu

thuẫn trên, đòi hỏi tỉnh TTH cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng caocông tác giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh nhà góp phần xây dựng TTHxứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước.

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

118

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN

ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂNHÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN, TẦM NHÌN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆCGIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

4.1.1. Những quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữgìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Để có cơ sở xác định và thực hiện những giải pháp nhằm nâng cao vai

trò của DSVH đối với sự phát triển ở TTH hiện nay, trước hết là cần xác định

các quan điểm có tính chất định hướng chỉ đạo.

Thứ nhất, thường xuyên quán triệt các quan điểm của Đảng đối với việcgiữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH hiện nay.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn luôn khẳng định: DSVH là tài

sản vô giá của dân tộc và tài sản tinh thần quý báu của nhân dân. Giữ gìn và

phát huy các DSVH chính là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, của đất nước.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã ghi rõ:

DSVH là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của

bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vănhóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn kế thừa và phát huy những giá trị vănhóa truyền thống (bác học và nhân gian) văn hóa cách mạng bao

gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu

rộng những đạo lý dân tộc tốt đệp do cho ông để lại [28, tr.58].

Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW khóa IX đã nêu rõ:

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu vănhóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóaViệt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kếthừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

119

và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát

triển của thời đại [30, tr.243].

Văn kiện Đại hội đại điểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt

Nam xác định:

Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộhơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (…) Tiếp tục đầu tư cho việc bảo

tồn, tôn tạo các di tích cách mạng, kháng chiến, các DSVH vật thểvà phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ,

thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy

văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy

các DSVH với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch [32, tr.106].

Kế thừa những thành tựu đạt được trên phương diện lý luận và thực tiễn

25 năm đổi mới đất nước, Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,

phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh

thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và

thấm sau vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần

vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển [33, tr.75-76].

Như vậy, rõ ràng Đảng không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò to

lớn của văn hóa đối với quá trình đổi mới đất nước mà còn xác lập vị trí chiến

lược của văn hóa, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tếlà trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với xây dựng văn hóa- nền tảng tinh

thần của xã hội, tạo thế vững chắc cho quá trình phát triển đất nước. Trong

chiến lược phát triển văn hóa, Đảng đã khẳng định giữ gìn và phát huy DSVH

dân tộc là nhiệm vụ then chốt.

Những định hướng cơ bản nói trên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

phương hướng cơ bản cho việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH đến

năm 2020. Đòi hỏi tỉnh TTH thông qua các định hướng này để đề ra các chính

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

120

sách phù hợp cho công cuộc giữ gìn và phát huy các DSVH ở địa phương. “Phải

coi bảo vệ và phát huy DSVH như là một quốc sách, đầu tư cho hoạt động bảo

vệ và phát huy DSVH là đầu tư cho sự phát triển” [9, tr.122].

Thứ hai, đảm bảo tính kế thừa và đổi mới trong việc giữ gìn và phát huyDSVH ở TTH trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã quan niệm kế thừa là biểu hiện tất yếu

của quá trình vận động và phát triển của thế giới vật chất. Tính khách quan ấy

của kế thừa cũng được phản ảnh trong quá trình vận động và phát triển của

nhận thức. Bản chất của kế thừa là thực hiện sự lọc bỏ, chuyển hóa cái cũ tíchcực thành nhân tố của cái mới, là mắc khâu cơ bản trong quá trình biến đổi vềchất. Kế thừa là quy luật của sự phát triển, của mối liên hệ tất yếu giữa cái cũvà cái mới, của tính liên tục qua những đứt đoạn. Trong lĩnh vực văn hóa,quan niệm về sự kế thừa bao gồm cả nhận thức tính kế thừa (khách quan, phổbiến, phủ định, bản chất), về mặt lý luận cũng như hành động biểu hiện ở sựđánh giá có phê phán các giá trị văn hóa và sử dụng chúng một cách sáng tạo.

Một quy luật lớn của vận động văn hóa là:- Kế tục các giá trị đã có trong văn hóa truyền thống.

- Bù đắp các giá trị thiếu hụt.

- Tiếp biến các giá trị nhập nội để hiện đại hóa.

- Chuẩn bị tiền đề cho hình thành các giá trị tương lai [3, tr.19-20].

Trong quá trình vận động của văn hóa, quy luật này được thể hiện rõ nét

ở hai cấp độ:

Một là, mối liên hệ tất yếu giữa hiện tượng văn hóa với các hiện tượng

khác như sản xuất vật chất, chính trị, kinh tế.

Hai là, mối liên hệ bản chất bên trong giữa các yếu tố hợp thành văn hóa.

Đó là sự tác động biện chứng giữa các yếu tố khoa học, đạo đức, thẩm mỹ. Sựthống nhất giữa tiến bộ văn hóa và sự kế thừa nền văn hóa nhân loại, bản sắc vănhóa dân tộc và sự giao lưu giữa các nền văn hóa thế giới, sự thống nhất giữa việc

làm chủ văn hóa quá khứ và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới…

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

121

Như vậy, rõ ràng DSVH dân tộc không chỉ phát triển trong sự vận động

của môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, mà còn tiếp

thu các giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Do đó, DSVH dân tộc không

phải là cái cố hữu, bất biến mà luôn được bổ sung hoàn thiện phù hợp với sựvận động của dân tộc. Thể hiện tính kế thừa, tiếp thu các giá trị DSVH dân tộc

mình trong lịch sử và các giá trị DSVH dân tộc khác: kế thừa là một trong

những đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó “như là" cái cầu nối

giữa cái cũ với cái mới. Trong xã hội, kế thừa cái gì, kế thừa như thế nào...

điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chủ thể kế thừa.

Kế thừa không có nghĩa chúng ta giữ lại toàn bộ những gì mà quá khứ đã

tạo ra, “bê” nguyên xi cái lịch sử đặt vào tương lai - nghĩa là kế thừa một cách

nguyên vẹn, không có đổi mới. Nếu như vậy là không biện chứng, không khoa

học. Kế thừa nhưng phải biết lọc bỏ những gì không phù hợp với hiện tại, đã bịthực tiễn “vượt qua”, chỉ giữ lại những gì còn có giá trị, còn có ý nghĩa với cuộc

sống hôm nay. Điều đó, cũng có nghĩa là “đổi mới” những gì quá khứ trao lại

cho chúng ta, làm cho “cái cũ của quá khứ” có giá trị hơn, ý nghĩa hơn trongcuộc sống hôm nay. Đổi mới không có nghĩa là phủ định sạch trơn những gì tốt

đẹp nhất mà lịch sử dày công vun xới, tạo lập. Đổi mới là làm cho những giá

trị đó tiếp tục phát huy vai trò, tác dụng, giá trị của mình trong hiện tại.

Việc đảm bảo tính kế thừa và đổi mới trong công tác giữ gìn và phát huy

các giá trị DSVH ở tỉnh TTH có một ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. Có

như vậy, chúng ta mới hiện thực hóa mục tiêu mà trong báo cáo của Đảng bộtỉnh TTH đã đưa ra: “Phát huy mọi giá trị quý giá của DSVH Cố đô Huế bao

gồm giá trị DSVH vật chất, giá trị DSVH tinh thần và giá trị DSVH môi trường

cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản

sắc văn hoá dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân” [101].

Thứ ba, trong điều kiện KTTT, giá trị DSVH ở TTH cần thiết phải đượcbảo vệ và phát triển.

Việt Nam chuyển sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa theo một

kiểu thị trường không phải mọi giá trị văn hóa phải thích nghi với nó mà

ngược lại vai trò của văn hóa mang một ý nghĩa chủ động to lớn, làm sao để

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

122

Nhà nước làm chủ được cơ chế thị trường, vì lẽ đó sản phẩm văn hóa khôngnhững không tất yếu là con đẻ của thị trường mà ngược lại nó sẽ tìm cách

định hướng một thị trường mà ở đó hiệu quả kinh doanh phải được thống nhất

với đạo đức lao động. Văn hóa điều tiết làm cho tính thực dụng, tính thươngmại, tính cạnh tranh của thị trường phải được xác lập trên nền tảng văn hóa.

Kế thừa DSVH dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, cần nhận thức và thực hiện

các vấn đề sau:

Một là, trong cơ chế thị trường, một bộ phận văn hóa là hàng hóa, nhưngkhác với hàng hóa thông thường, nó có những thuộc tính, giá trị đặc biệt.

Hiệu quả sử dụng của nó không chỉ là thõa mãn nhu cầu tức thời mà còn có ý

nghĩa để đầu tư cho lâu dài, cho các thế hệ nối tiếp. Vì vậy, không thể để mặc

sản phẩm văn hóa trôi nổi trên thị trường mà phải hướng dẫn, điều tiết theo

những định hướng nhất định.

Hai là, hàng hóa đặc biệt, sản phẩm văn hóa cũng phải tuân thủ những quy

luật phổ biến của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh,

nhưng đồng thời cũng bị quy định bởi tính đặc thù của văn hóa. Do đó, cần phân

loại sản phẩm văn hóa để áp dụng các chính sách điều tiết thích hợp.

Ba là, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh khiến ba nhân tố kinh tế, xã hội, vănhóa phải luôn là những yếu tố đồng hành làm tiền đề cho nhau phát triển.

Bốn là, trong nền KTTT, quản lý văn hóa là quản lý một loạt các hoạt

động của toàn xã hội, trong đó có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Cho

nên, cần mở rộng hơn, dân chủ hơn để phát huy tính tự giác của toàn xã hội

trong sự nghiệp xây dựng văn hóa.Năm là, yếu tố quyết định cuối cùng sức sống của một nền văn hóa dân

tộc không chỉ dừng lại ở cái dân tộc đã có mà ở khuynh hướng phát triển của

nó. Giao lưu văn hóa là một quy luật phát triển của mọi nền văn hóa dân tộc.

Điều đó cũng có nghĩa là: không giao lưu thì bất cứ nền văn hóa cũng bị ngạt

thở và dễ bị mỏi mòn, tàn lụi. Giao lưu văn hóa quốc tế và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc là hai mặt của vấn đề phát triển.

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

123

4.1.2. Tầm nhìn về công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở tỉnh

Thừa Thiên Huế đến năm 2020Căn cứ vào kết luận 48 của Bộ Chính Trị, tỉnh TTH phấn đấu đến năm

2020 xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước.

Với mục tiêu phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, giàu bản sắc;khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch; xây dựng môi trườngvăn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giátrị các di sản văn hoá.; gắn văn hoá với du lịch, phát triển du lịch thành ngành

kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỷ lệ ngày càng cao trong GDP, tỉnh đã xác định:- Đến năm 2015, tỉnh TTH cố gắng huy động các nguồn lực trong nước

và quốc tế để đầu tư hoàn chỉnh một số khu vực trọng điểm trong Quần thể ditích Cố đô Huế. Triển khai quyết liệt Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trịDi tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020; trong đó, tập trung dự án di dời,

giải toả, tái định cư dân vùng Thượng Thành, Eo Bầu để tiến tới hoàn thànhcơ bản trùng tu khu vực Đại Nội và các di tích tiêu biểu trong Kinh thànhHuế. Bổ sung cơ chế, chính sách khai thác và bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà

rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn.

- Giữ gìn, phát huy các giá trị DSVH phi vật thể, đặc biệt là Nhã nhạc

Cung đình Huế và các lễ hội mang bản sắc văn hoá Huế. Khai thác giá trị các

loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian gắn với nghiên cứu, phát triển các loại

hình nghệ thuật hiện đại. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào

các dân tộc thiểu số. Đồng thời, phát huy truyền thống văn hoá, cốt cách con

người Huế; đưa văn hoá Huế thấm sâu vào đời sống xã hội.

- Xây dựng các thiết chế văn hóa, trong đó trọng tâm đầu tư xây dựng Bảo

tàng Lịch sử - Cách mạng, Hệ thống bảo tàng Huế… Đầu tư tôn tạo, nâng cấp hệthống di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh; các nhà trưng bày nghệ thuật; Nhà hát

Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Bảo tàng Cổ vật

Cung đình Huế... Xây dựng, tôn tạo tượng đài Phan Bội Châu, tượng đài 11 cô gáisông Hương và một số tượng đài danh nhân văn hoá, lịch sử. Củng cố, phát huy

giá trị di tích Văn Miếu, Di Luân Đường và các di tích văn hoá, lịch sử khác.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

124

- Tổ chức khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về DSVH vật thể và phi vật

thể, di tích lịch sử, cách mạng, danh lam, thắng cảnh... để xây dựng, phát triển

du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2015, có từ 2,5 - 3

triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt; doanh thu du lịch

đạt trên 3.000 tỷ đồng; du lịch - dịch vụ chiếm 48%.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn thu dịch vụ tại TTBTDTCĐ Huếbình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2015 đạt 70%; tốc độ tăng trưởng bình

quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 20%. Tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm cho cả thời kỳ 2012 - 2020 đạt 45% [134].

- Phát huy lợi thế văn hóa Huế, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, lễ hội

đặc sắc, xây dựng thương hiệu văn hoá Huế. Tổ chức có hiệu quả các hoạt

động văn hóa mang tầm quốc gia, quốc tế nhằm nâng cao đời sống văn hoácho người dân và từng bước xây dựng thương hiệu văn hoá Huế.́ Tiếp tục

nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ Festival Huế và Festival nghề truyền

thống Huế. “Xây dựng, phát triển, khai thác và quảng bá du lịch khu DSVH

Huế là điểm đến tham quan, mua sắm, tính văn minh hóa và tiện ích trong

chuỗi di sản thế giới của khu vực Miền Trung” [134].

Như vậy, với tầm nhìn chiến lược của tỉnh TTH đến năm 2020 là hướng đến

xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước đã đặt

ra cho tỉnh nói chung và ngành văn hóa nói riêng một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Đòi hỏi cần có sự nổ lực hết mình của những người làm công tác quản lý DSVH,

sự quan tâm chỉ đạo sao sát của các cấp chính quyền địa phương, nhận thức sâu

sắc của nhân dân thì công tác này mới đạt được những kết quả như mong muốn.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO VIỆC GIỮ GÌN VÀ

PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Thứ nhất, giải pháp về đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục nhằm nâng caonhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH.

Sự nghiệp giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH chỉ có thể được đẩy mạnhvà đạt hiệu quả khi người dân ý thức và tự giác tham gia. Do đó, việc tuyên

truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

125

hào đối với DSVH của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng đểhướng người dân cùng tham gia tìm tòi, sưu tầm, giữ gìn và bảo vệ các DSVH.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, các tổ chứcquốc tế và những chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH đã

dần dần thay đổi nhận thức của nhân dân địa phương đối với các giá trị DSVH.Tuy nhiên, để nhân dân nhận thức hơn nữa về vai trò của chủ thể văn hóa củamình, chúng ta cần có nhiều giải pháp trong việc tuyên truyền giáo dục như:

Một là, cần có nhiều các ấn phẩm sách báo viết về DSVH của TTH. Nếutuyên truyền giới thiệu các DSVH càng nhiều và chất lượng các bài viết càng

tốt thì nhân dân và cộng đồng quốc tế càng hiểu thêm nhiều hơn lịch sử vănhóa Huế thông qua các DSVH còn giữ lại. Khi họ nhận thức được giá trịDSVH và tự hào về nó, bản thân họ sẽ tự thấy phần trách nhiệm của họ trongviệc giữ gìn và phát huy DSVH của cha ông để lại.

Hai là, nên thường xuyên thực hiện gắn kết hoạt động giữ gìn và phát

huy giá trị DSVH với giáo dục học đường. Đưa vào chương trình giáo dục cáccấp nội dung, ý nghĩa, vai trò của DSVH đối với đời sống xã hội, phổ biếnrộng rãi các kết quả nghiên cứu về văn hóa, biên soạn và hệ thống thành tài

liệu, giáo trình giảng dạy ở nhà trường. Thường xuyên phối hợp với tổ chứcliên quan để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DSVH ở TTH, đưa vào chươngtrình học tập của học sinh, sinh viên việc định kỳ tổ chức cho các em thamquan, hoạt động ngoại khóa tại các DSVH, qua đó sẽ nâng cao nhận thức củathế hệ trẻ về lịch sử văn hóa dân tộc. Đồng thời, cần thiết phải giữ gìn các giá

trị DSVH phi vật thể thông qua quá trình đào tạo. Các trường văn hóa nghệthuật của tỉnh TTH phải là nơi lưu giữ, truyền bá đầy đủ và chuẩn xác nhấtcác loại hình nghệ thuật văn hóa như: múa hát cung đình, tuồng Huế, caHuế... Việc đào tạo một đội ngũ kế thừa là cách làm hiệu quả nhất để giúp thếhệ trẻ hiểu rõ hơn những giá trị, những đặc trưng của văn hóa Huế.

Ba là, chú ý đến việc tuyên truyền nhận thức của nhân dân về DSVHthông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phátthanh. Tiếp tục đẩy mạnh việc phổ biến Luật DSVH đến mọi tầng lớp nhân

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

126

dân và nên có nhiều chương trình thông báo về di tích, xây dựng những cuốnphim tư liệu về DSVH để giới thiệu với đông đảo quần chúng nhân dân. Tổchức nhiều cuộc thi tìm hiểu DSVH TTH và vận động thế hệ trẻ tham gianhư các phong trào “Hướng về cội nguồn”, “Tuổi trẻ với công cuộc bảo vệdi sản”, “di sản ở trong tay và trong tim thế hệ trẻ”... Làm như thế, mọingười dân và nhất là thế hệ trẻ sẽ hiểu được giá trị đích thực, vai trò, vị trícủa các DSVH đối với sự phát triển của đất nước. Nếu hiểu được, họ sẽ tựbảo quản, không làm phương hại đến di sản và hơn nữa họ còn tự nguyệnbỏ kinh phí để trùng tu cho di sản của địa phương mà không cần đến kinhphí của nhà nước, của tỉnh. Và trên thực tế, ở tỉnh TTH việc người dân tựbỏ kinh phí để trùng tu các di tích văn hóa khá nhiều nhưng trên hết mụcđích mà chúng ta cần hướng tới là ý thức tôn trọng lịch sử, trân trọng giá trịvăn hóa của nhân dân.

- Cũng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần nâng caonhận thức của nhân dân về việc ứng xử một cách có văn hóa với các di tíchlịch sử, ý thức bảo vệ DSVH trong điều kiện KTTT. Lịch sử văn hóa TTHđã khẳng định truyền thống của một vùng văn hóa có bề dày lịch sử đángkhâm phục. Tất cả những DSVH còn truyền lại đến ngày nay là do chính

bàn tay và khối óc của bao thế hệ người Huế làm nên. Những công trình

kiến trúc, một Quần thể di tích văn hóa- lịch sử độc đáo có một không haitrên thế giới, đó chính là kết quả của sự lao động (khổ sai và sáng tạo) làm

nên, đó là mồ hôi, là máu thịt của nhân dân. Bởi vậy, cần làm cho thế hệchúng ta thấy được đầy đủ giá trị quý báu đó.Trên cơ sở đó, làm cho mọingười thấy được trách nhiệm phải bảo vệ DSVH dân tộc như bảo vệ chínhbản thân mình. Bảo vệ DSVH không chỉ là giữ cho nó không bị tàn phá-

điều đó là vô cùng quan trọng- nhưng cái quan trọng hơn nữa là làm cho

giá trị DSVH thực sự là đời sống tinh thần hướng tới chân- thiện- mỹ.Đồng thời, phải ngăn chặn, nghiêm cấm và có xử lý nghiêm các hành vi

xâm phạm các DSVH. Biểu dương, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ các

việc làm có lợi mang ý nghĩa bảo vệ DSVH.

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

127

Bốn là, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND tỉnh TTH vềcông tác xã hội hóa giữ gìn và phát huy DSVH ở địa phương. Những văn bảnhướng dẫn đó phải rõ ràng, dể hiểu, thể hiện sự cụ thể hóa các quy định chung

của Nhà nước để mọi người dân dể tiếp thu và tự giác chấp hành. Ngoài ra cầnlàm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động giữ gìn và phát

huy giá trị DSVH. Đây là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữDSVH truyền thống của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việcvận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức tự giác của người dân cần gắn vớicuộc vận động xã hội hóa trong công tác này. Chỉ khi người dân có ý thức trongviệc giứ gìn DSVH thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng,hiệu quả.Người dân sẽ không tiếc công sức, thời gian, thẩm chí họ có thể mangtiền bạc, của cải và tài sản cua mình để phục vụ cho hoạt động giữ gìn và phát

huy DSVH. Công tác tuyên tuyền, vận động cần phải làm một cách đồng bộ vớinhiều cách thức khác nhau, tránh làm ồ ạt. Nội dung của chương trình tuyên

truyền, giáo dục cần cụ thể, sát thực và gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhândân nhằm mang lại hiệu quả cao.

Năm là, hàng năm nên tiến hành các lớp tập huấn cho cán bộ, các tình

nguyện viên nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng để công tác tuyên truyềnngày càng có chất lượng hơn. Bởi vì hiện nay, có rất nhiều hướng dẫn viên

không chuyên nghiệp giới thiệu ở di tích. Việc chưa hiểu biết sâu sắc, hoặchiểu sai về di tích sẽ gây tác hại nghiêm trọng và làm cho giá trị di tích bị méomó, không đúng với lịch sử dân tộc.

Sáu là, giáo dục ý thức bảo vệ DSVH gắn liền với ý thức làm giàu vềmặt kinh tế cho nhân dân TTH. Khơi dậy ý thức giữ gìn DSVH thông qua các

hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, dứt khoát phải hướng nhân dân TTH khôngđược chạy theo sự tăng trưởng kinh tế phi văn hóa, làm giàu bằng cách “bánrẻ” văn hóa dân tộc hoặc phản lại những giá trị của văn hóa dân tộc.

Thứ hai, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy tạo điều kiện tăng đầutư cho việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 10 năm thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh TTH đã đạt được những thành tựu

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

128

rất quan trọng, đưa tỉnh thoát khỏi tỉnh nghèo, kém phát triển. Tuy nhiên, hiệnnay TTH vẫn là một trong những tỉnh có trình độ phát triển thấp, ngành dịchvụ, nhất là dịch vụ du lịch được xác định là ngành mũi nhọn của tỉnh nhữngvẫn chưa tạo được sự phát triển đột phá; công nghiệp chưa phát triển; nôngnghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các ngành kinh tế; sự phát triển giữa cácvùng chưa đồng đều; khả năng tích lũy thấp. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đếnviệc đầu tư cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH, đặc biệt là công tác tu

bổ, tôn tạo các di tích lịch sử bị mai một theo thời gian.Để các DSVH ở TTH được khôi phục và bảo quản, nhu cầu vốn đầu tư

là rất lớn. Từ nay đến năm 2020, chỉ riêng Quần thể di tích Cố đô Huế đã có

hàng trăm công trình cần được tu bổ, tôn tạo, nhiều DSVH phi vật thể cầnđược phục hồi. Để có nguồn vốn tương xứng với công tác này, ngoài ngân

sách của Trung ương, tài trợ của quốc tế, đòi hỏi địa phương cần phải có mộtnguồn ngân sách nhất định. Vì thế trong thời gian tới, tỉnh phải đẩy nhanh tốcđộ phát triển kinh tế, bởi phát triển kinh tế là khâu quan trong nhất quyết địnhtăng tích lũy, tạo điều kiện để đầu tư có hiệu quả cho công tác giữ gìn và phát

huy các giá trị DSVH, cụ thể:Một là, đẩy mạnh chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng

dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp dựa vào lợi thế, tiềm năng vốn có của tỉnh.Hai là, phát triển dịch vụ: tập trung phát triển các ngành dịch vụ mà tỉnh

có lợi thế, nhất là ngân hàng, giáo dục- đào tạo, bưu chính viễn thông...; tiếnhành quy hoạch lại việc phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Huế, đầutư vốn để mở rộng các khu du lịch mới, mở rộng mạng lưới du lịch dịch vụ dulịch, phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.

Ba là, phát triển công nghiệp, xây dựng: tập trung phát triển các ngành

mũi nhọn của địa phương như xi măng, titan,...; tập trung xúc tiến đầu tư vàonhững ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp vật liệu mới, côngnghệ thông tin nhất là công nghiệp phần mềm; phát triển các khu côngnghiệp, khu kinh tế tập trung và các cum tiểu công nghiệp; phát triển nghề và

làng nghê tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu.

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

129

Bốn là, phát triển nông nghiệp: đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa, hiện đạihóa vào khâu sản xuất công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học- công

nghệ, nhất là công nghệ sinh học để đa dạng hóa cây tròng, vật nuôi nhằmnâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp bằng việc tăng cường phát triển công nghiệp, dịch vụ...

Thực tế, công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian

qua gặp rất nhiều khó khăn là do nền kinh tế của tỉnh phát triển còn thấp. Vì

vậy, việc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tích lũy để đầu tưvốn cho công tác tôn tạo, trùng tu, giữ gìn các DSVH là một việc làm cầnthiết và chỉ khi tỉnh có nguồn vốn đầu tư đích đáng thì công tác này mới đạtđược hiệu quả cao và phát huy hết tác dụng.

Mặc dù, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tổ chức đoàn thểcác cấp của tỉnh TTH đã tập trung chi ngân sách xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH của tỉnh, từng bước làm

cho DSVH của tỉnh được khai thác và phát huy có hiệu quả. Tuy nhiên, do

hậu quả của chiến tranh nặng nề trong quá khứ, do thiên tai lũ lụt liên tục đã

phá hủy nhiều cơ sở vật chất, công trình kiến trúc, trang thiết bị ở các DSVH,nhiều DSVH phi vật thể có nguy cơ bị mai một. Trong khi đó khả năng kinhphí của Nhà nước, của tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu giữ gìn

và phát huy DSVH của tỉnh, điều này đặt ra cho tỉnh một bài toán khá nan

giải, đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtvà kinh phí cho hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH bằng nhiều nguồn lực,coi đây là nhiệm vụ quan trọng ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế.

- Việc tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp này có ý

nghĩa như một giải pháp mở đường, để từ đó có thể triển khai các dự án bảotồn, trùng tu, khai thác các DSVH của tỉnh nhà, nhằm phát huy các giá trị tốtđẹp vốn có của nó.

- Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cần tiếp tục đầu tư hoặc huyđộng các nguồn lực đầu tư để ưu tiên bổ tôn tạo các DSVH trọng điểm, lựachọn những di tích có giá trị lớn có khả năng khai thác phục và phát triển du lịch

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

130

như Quần thể di tích cố đô Huế, các di tích lịch sử cách mạng, nhã nhạc cung

đình,…Tăng cường vốn, kinh phí để chống xuống cấp, tôn tạo các di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Cần kết hợp giữa đầu tư tôn tạo các ditích, danh lam thắng cảnh với khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.

- Phương thức đầu tư phải được tính toán kỹ lưỡng, thận trọng để mang lạihiệu quả cao. Những di tích này cần lập dự án quy hoạch, tôn tạo tổng thể làm cơ sởcho việc tu sửa từng hạng mục công trình không đầu tư tràn lan, dàn trải mà cần đầutư có trọng điểm, có quy hoạch theo từng vùng, từng loại hình di sản.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cho lĩnh vực giữ gìn và phát

huy DSVH cũng cần được xây dựng thành những quy định chặt chẽ, phân minh,kể cả đối tượng được đầu tư và tỷ lệ phần vốn đầu tư. Đầu tư cần có tỷ lệ thích

hợp cho cả ba khâu thược lĩnh vực này:1) Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, côngnhận, định giá; 2) Hoạt động bảo vệ, bảo tồn, bảo tàng; 3) Hoạt động truyền bá,sáng tạo, phát triển. Mà ba khâu hoạt động này là do nhiều cơ quan, tổ chức đảmtrách, cho nên phải phân bổ đầu tư đủ và tỷ lệ thích đáng cho mọi cơ quan hữutrách đó, chứ không phải chỉ tính riêng cho công tác bảo tồn DSVH của trungtâm bảo tồn Di tích cố đô, hay sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh TTH.

- Cần tổ chức nhiều hoạt động để tăng nguồn thu từ phí tham quan và các

dịch vụ du lịch văn hóa để khuyến khích các ban quản lý di tích có nguồn thuđược chủ động sử dụng kinh phí trong việc bão dưỡng thường xuyên, bảoquản tu bổ di tích. Tỉnh cần cho phép sử dụng 100% kinh phí chi cho hoạtđộng quản lý và tái đầu tư cho DSVH tại địa phương.

Thứ ba, giải pháp về các chương trình hành động đối với từng loại hìnhDSVH ở TTH.

Việc đề ra các chương trình hành động cụ thể đối với từng loại hình

DSVH ở TTH là một việc làm rất cần thiết. Thể hiện tầm chiến lược và nhậnthức đúng đắn của tỉnh đối với công tác này.

* Đối với các DSVH vật thể- Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng của tỉnh

TTH. Do đó, cần xây dựng bộ quy tắc về công tác bảo tồn, trùng tu các di tích

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

131

lịch sử - văn hóa ở TTH theo đúng chuẩn mực quốc gia và quốc tế, tôn trọngtuyệt đối tính nguyên gốc, giá trị gốc, tính chân xác của di tích và triệt để ápdụng bộ quy tắc này trong công tác trùng tu các di tích lịch sử - văn hóa ởTTH. Tính nguyên gốc, giá trị gốc gắn bó với những bộ phận cấu thành của ditích được sáng tạo ngay từ lúc khởi dựng ban đầu. Còn tính chân xác lịch sửlại gắn với những dấu ấn sáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại củadi tích (các bộ phận kiến trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, chức năng truyềnthống và những công năng tương ứng của di tích…). Như vậy, yếu tố nguyên

gốc và yếu tố chân xác lịch sử sẽ quyết định các mặt giá trị của di tích. Đếnlượt mình, các mặt giá trị của di tích và nhu cầu khai thác và sử dụng nó sẽquyết định phương pháp để giữ gìn và trùng tu di tích của tỉnh.

- Cần tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm củachính quyền, đoàn thể của tỉnh trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích.Hỗ trợ tài chính cho các cá nhân và cộng đồng bảo vệ, tôn tạo các di tíchkhông thuộc sự quản lý của nhà nước; góp phần ngăn chặn tình trạng xuốngcấp, “chia xẻ” di tích vì các nguyên nhân khác nhau.

- Nên sử dụng đội ngũ nhân công am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuậtHuế trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích ở Huế; hạn chế việc sử dụngnhân công đến từ các địa phương khác, ít am hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệthuật Huế để trùng tu, tôn tạo các di tích ở Huế.

- Tăng cường công tác sưu tầm cổ vật, hiện vật bảo tàng. Lập quỹ tài

chính để mua lại các cổ vật liên quan đến các thời kỳ lịch sử của xứ Huế chocác bảo tàng công lập; tạo điều kiện thuận lợi về tài chính và thủ tục pháp lýđể các bảo tàng công lập ở Huế có thể tham gia mua cổ vật trong các cuộc bánđấu giá cổ vật ở trong và ngoài nước.

- Vận động thành lập Hội những người sưu tầm cổ vật Huế để tập hợpnhững nhà sưu tầm ở Huế vào một tổ chức nhằm tạo thuận lợi cho việc sưutầm và nghiên cứu cổ vật; thúc đẩy xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cácbảo tàng công lập với các nhà sưu tầm, nghiên cứu cổ vật tư nhân để trao đổithông tin, trao đổi cổ vật và phối hợp trưng bày cổ vật phục vụ nhu cầu thamquan, tìm hiểu của người dân xứ Huế và của du khách.

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

132

- Tạo điều kiện để các nhà sưu tầm tư nhân thành lập các bảo tàng tư nhânở TTH như tạo thuận lợi về thủ tục cấp phép; hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ trongcác công tác trưng bày, kiểm kê, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cóchính ưu đãi trong việc cho thuê đất để xây dựng bảo tàng tư nhân ở Huế.

* Đối với các DSVH phi vật thể- Cần tiến hành kiểm kê, trên cơ sở đó phân loại, xếp hạng các loại hình

DSVH phi vật thể để xem loại hình di sản nào đã biến mất hoặc có nguy cơmai một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào. Mục đích của kiểmkê là để bảo vệ di sản. Hoạt động cụ thể của công tác kiểm kê là để nhận diện,xác định giá trị, sức sống của di sản, để từ đó đề xuất khả năng giữ gìn và phát

huy. Rõ ràng, việc nhận diện, xác định các yếu tố phản ảnh hình thức, đặcđiểm và giá trị của di sản cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng tồn tại,sức sống và nguy cơ bị mai một của di sản được coi là vấn đề quan trọng củacông tác kiểm kê. Qua đó, đánh giá giá trị các loại hình di DSVH phi vật thểlàm cơ sở để xác định loại hình nào cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu. Về vấnđề này, Công ước của tổ chức UNESSCO đã khuyến nghị, trước tiên cần tậptrung kiểm kê những di sản hiện có, bởi đây là yếu tố sống quyết định việcbảo vệ di sản mộ cách bền vững. Khi có điều kiện cho phép, chúng ta sẽ tiếnhành phục hồi một số các di sản đã bị mai một. Như vậy, việc xây dựng hồ sơvà số hóa các DSVH phi vật thể tiêu biểu của TTH như: lễ hội, các sinh hoạttâm linh, tín ngưỡng, nhã nhạc và ca múa cung đình, tuồng cung đình Huế, canhạc dân gian Huế, ẩm thực Huế, nghề thủ công truyền thống,... là một việclàm cần được ưu tiên hàng đầu. Trước khi tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơvà số hóa DSVH phi vật thể cần phải xây dựng một mạng lưới chuyên gia và

cộng tác viên. Đó là những người có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài, có

kiến thức sâu rộng và am hiểu về di sản; là những người trực tiếp tham giavào quá trình sáng tạo, trình diễn, gìn giữ và truyền dạy và chuyển giao di sảncho các thế hệ tiếp nối. Chỉ có những người này mới có đủ trình độ để phânbiệt “giả - chân” và tư vấn cho quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóaDSVH phi vật thể ở TTH. Khi tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóaDSVH phi vật thể cần phải nghiên cứu một cách cẩn trọng để xác định tính

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

133

nguyên gốc của di sản; xây dựng các bộ tiêu chí nhận dạng di sản và các biểuhiện đặc trưng của di sản để bảo toàn tính xác thực của di sản, tránh tình trạngkiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa di sản dựa trên những tiêu chí, đặc điểm đã

bị sai lệch và biến dạng do quá trình khai thác, sử dụng và truyền dạy di sảnkhông đúng cách. Chỉ số hóa (và tư liệu hóa di sản dưới những hình thức khácnhau) những giá trị gốc của di sản; loại bỏ những biến tướng, cải biên di sảnvì nhiều mục đích khác nhau ra khỏi quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ, đưadi sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Huế. DSVH phi

vật thể là di sản sống, “không phải bất di bất dịch, mà thường thay đổi theoniên đại, môi trường sống và quan điểm thẩm mỹ của quần chúng”. Trong

quá trình kiểm kê, xây dựng hồ sơ và số hóa di sản cần phải nghiên cứu làm

rõ quá trình hình thành và phát triển của di sản; tính kế thừa giữa các thời kỳ;tính tương đồng và dị biệt giữa các địa phương có cùng một loại hình di sản,để từ đó có những giải pháp hữu hiệu trong việc bảo tồn giá trị gốc của di sản,tránh tình trạng giáo điều, xơ cứng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trịcủa di sản. Cần kết hợp việc kiểm kê, xây dựng hồ sơ, công nhận di sản vớiviệc chuyển giao, truyền dạy các tri thức, kỹ năng liên quan đến việc lưu giữ,trình diễn và phát huy di sản số hóa DSVH phi vật thể từ các thế hệ tiền bốicho các thế hệ kế cận; bởi lẽ, DSVH phi vật thể chỉ tiềm ẩn trong ký ức và thểhiện bởi kỹ năng của một nhóm người.

- Duy trì sự tồn tại của DSVH phi vật thể trong lòng cộng đồng, trongmôi trường nguyên thủy mà di sản đã nảy sinh và phát triển; luôn tạo điềukiện cho cộng đồng bảo vệ, tổ chức khai thác và phát huy DSVH phi vật thể;tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ thực hành và chuyển giao di sản chocộng đồng và cho thế hệ trẻ, vì những người này thường là các bậc cao niên,

“gần đất, xa trời”, nên nguy cơ thất truyền di sản là rất cao. Thực tế đã chứngminh rằng, “chỉ cần những người kế thừa DSVH phi vật thể vẫn còn sống thì

những DSVH truyền thống sẽ không bị biến mất; chỉ cần những người kếthừa DSVH phi vật thể vẫn còn tràn đầy sức sống thì DSVH phi vật thể sẽkhông ngừng được sáng tạo trong quá trình trao truyền và kế thừa; chỉ cầnngười kế thừa DSVH phi vật thể vẫn thu nhận đồ đệ để truyền nghề, thì

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

134

DSVH phi vật thể có người kế thừa, kéo dài mãi mãi” [21]. Để “bảo vệ”những báu vật nhân văn sống, ngoài việc thừa nhận những tài năng, tỉnh TTHcần tôn vinh và tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để họ có thểphát huy mọi khả năng trong việc giữ gìn các DSVH truyền thống. Và quan

trọng hơn là để họ có ý thức trao truyền những giá trị vô giá kết tinh trongDSVH truyền thống của dân tộc cho thế hệ tương lai.

- Duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống ”để làm sống lại những sựkiện, những nhân vật lịch sử đáng ghi nhớ, để con người hiện tại có thể đượctắm mình trong dòng suối trong lành của lịch sử” [9, tr.124]. Nên biến các lễhội thành hoạt động văn hóa thường niên, kết hợp với các công ty du lịch đểtruyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của TTH đến mọi du kháchtrong và ngoài nước. Cần thiết có sự đầu tư chiều sâu của tỉnh cho việc duy trìmột lễ hội, nghệ thuật trình diễn tiêu biểu độc đáo tại các khu di sản.

- Cần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều hình

thức như: mở những hội thi hàng năm để các nghệ nhân một mặt hoàn thiệnhơn về tay nghề, một mặt nhằm giới thiệu đến công chúng những sản phẩmvăn hóa độc đáo của các làng nghề ở Huế. Hiện nay,”trên địa bàn tỉnh TTHcó 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống, 8 làng

nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập” [130] cần đượcgiữ gìn và phát huy giá trị bằng cách thiết kế và tổ chức các tour du lịchlàng nghề nhiều hơn nhằm tạo sự hấp dẫn mới lạ. Việc các du khách tậnmắt chứng kiến vào tham gia các công đoạn làm nghề sẽ giúp họ hiểu thêm

về văn hóa Huế với sự tài tình khéo léo của những người thợ. Thườngxuyên mở các lớp dạy nghề truyền thống cho thanh thiếu niên, đồng thời cóchính sách khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư kinh phí dạy nghề truyền nghề, giữgìn bí quyết gia truyền nghề truyền thống để các làng nghề không bị maimột giá trị truyền thống.

- Về văn hóa ẩm thực cần nghiên cứu các tư liệu ghi chép và hình ảnhcác món ăn truyền thống của TTH. Kết hợp ở các lễ hội Festival, tổ chức các hộichợ ẩm thực...để quảng bá các món ăn đặc sắc riêng có của Huế.

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

135

- Khi đủ điều kiện thì cần đăng ký DSVH phi vật thể với các tổ chứcquốc gia và quốc tế (như đã thực hiện với di sản Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn)để nhận được sự công nhận và bảo vệ tốt nhất đối với DSVH phi vật thể.

* Đối với các di sản tư liệu- Khẩn trương thành lập và đưa vào hoạt động một thư viện lưu trữ tất cả

các nguồn sử liệu liên quan đến các thời kỳ lịch sử từ thời Nguyễn trở vềtrước, dưới các hình thức khác nhau, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu lịchsử; nghiên cứu để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Huế. Thư việnnày có thể đặt dưới sự quản lý của Viện nghiên cứu và bảo tồn DSVH Huế, cónhiệm vụ sưu tầm, sao chụp, bảo quản và lưu trữ tất cả các nguồn sử liệu liên

quan đến các thời kỳ lịch sử và DSVH ở TTH. Những tư liệu này cần được sốhóa và kết nối với các hệ thống tìm kiếm dữ liệu hiện đại trên internet để phụcvụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của những người có nhu cầu.

- Nên tổ chức tổng điều tra, kiểm kê di sản tư liệu hiện đang được lưu giữtrong cộng đồng, trong các thư viện tư nhân và tủ sách gia đình ở TTH để xâydựng một cơ sở dữ liệu về nguồn tư liệu này. Cơ sở dữ liệu này sẽ rất hữu íchtrong việc cung cấp những thông tin cơ bản về các tư liệu quý hiếm, nội dung cơbản của tư liệu, nơi lưu trữ hiện thời... Từ đó, phối hợp với chủ nhân các di sản tưliệu này trong việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tư liệu này.

- Chính quyền nên có chính sách cho phép tư nhân và cộng đồng được gửinhững tư liệu quý hiếm vào các thư viện công lập có cơ sở vật chất và điều kiệnbảo quản tốt hơn, để phòng tránh các trường hợp bị thiên tai, tai nạn, bị tác độngbởi thời tiết, khí hậu, côn trùng tấn công... Đặc biệt, trong các trường hợp khẩn cấp(như lụt bão, hỏa hoạn...), nên có những hỗ trợ về nhân lực để cứu các tư liệu này

khỏi bị thiệt hại và tạo điều kiện để cho tư nhân và cộng đồng tạm thời gửi nguồntư liệu này đến những nơi có điều kiện bảo quản, phục hồi tốt hơn.

- Chính quyền nên có chính sách hỗ trợ để triển khai dự án số hóa nhữngdi sản tư liệu hiện có trên địa bàn TTH, bắt đầu từ những tư liệu đặc biệt quýhiếm và khi có đủ điều kiện thì số hóa toàn bộ di sản tư liệu hiện có để lưu trữvà tạo thuận lợi cho việc phổ biến và khai thác di sản tư liệu này.

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

136

Thứ tư, giải pháp nâng cao năng lực quản lý DSVH ở tỉnh TTH.Quản lý DSVH là một ngành khoa học. Trong xã hội hiện đại, khoa học

quản lý có một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giữ vị trí định hướng cho sựphát triển của một chế độ xã hội thông qua các phương pháp, cách thức thể chếhóa, đường lối chung. Chức năng quản lý một lĩnh vực, một ngành bao gồmviệc hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển; chỉ đạo điều hành thông qua

các chế tài và giám sát; quản lý hoạt động của ngành hay lĩnh vực đó.Mục tiêu của việc quản lý DSVH trước hết là phải thông báo ý nghĩa và

giá trị của DSVH đó và sự cần thiết phải bảo vệ DSVH cho cộng đồng và

khách du lịch. Muốn nâng cao năng lực quản lý DSVH ở TTH cần phải chú ýtới các giải pháp sau:

Một là, nâng cao kiến thức về phát triển và quản lý DSVH cho đội ngũcán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở và cho đa số nhân dân để tham gia quản lý. Dovậy, việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ và đa số nhân dân là việccần thiết phải làm. Tổ chức ngân hành dữ liệu đối với các trị thức về nhữngvấn đề này và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng,tăng cường giáo dục thông qua thực tiễn hoạt động phát triển, xây dựng quảnlý DSVH từ việc hay và cả việc dở. Mở những khóa đào tạo bổ túc nghiệp vụcho cán bộ ngành quản lý văn hóa để nâng cao trình độ chuyên môn cho họ và

phải xây dựng chương trình phù hợp, kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn. Trên

thực tế, ở TTH, số lượng cán bộ được đào tạo để làm tốt công tác giữ gìn và

phát huy DSVH chưa nhiều, kinh phí cho việc đào tạo để nâng cao trình độchuyên môn cho cấn bộ văn hóa còn hạn chế. Không ít, cán bộ văn hóa đượctrang bị một lượng kiến thức lý thuyết mang tính tổng hợp về văn hóa nhưnglại không vận dụng được vào công việc thực tế của mình. Do đó, trong nhữngnăm tiếp theo, tỉnh cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm nângcao năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý DSVH. Khi hiểu rõ văn hóatruyền thống của địa phương, các nhà quản lý DSVH sẽ có những can thiệpnhanh chóng, có hiệu quả đối với những hành động làm phương hại đến DSVH.

Hai là, cần phân cấp quản lý và phối hợp với chính quyền địa phương(bộ phận công an chuyên nghiệp) làm tốt công tác bảo vệ DSVH tại tỉnh TTH.

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

137

Bởi vì di tích, di vật có còn thì mới có cơ hội cho các nhà khoa học nghiên

cứu về giá trị các di tích ấy. Thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng, triệt để đốivới các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở TTH, qua đó xác định tráchnhiệm, quyền lợi cụ thể của các cấp, các ngành, các đoàn thể đối với việc giữgìn và phát huy giá trị di sản.

Ba là, cần tổ chức nghiên cứu cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụngtrong việc phát triển và quản lý DSVH làm cơ sở, tiền đề khoa học và thựctiễn cho các chủ trương và quyết định quản lý mang tính thực thi và hiệu quảcao. Đồng thời, huy động các chuyên gia có tâm huyết, trình độ vào công tác

quản lý DSVH. Nên tăng cường việc nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnhcác di tích lịch sử văn hóa cách mạng chưa có đủ tiêu chí để xếp hạng quốcgia, qua đó tạo cơ sở pháp lý, khoa học vững chắc cho việc giữ gìn, phát huy

giá trị các di tích đó được lâu dài.

Bốn là, nên huy động nhân dân tham gia vào việc phát triển và quản lýDSVH với một cơ chế dân chủ, trực tiếp. Trong xã hội công dân, dân chủ và hiệnđại thì nếu không có sự tham gia quản lý và chống tiêu cực của nhân dân từ xã hộidân sự, nhất là khi người dân là chủ thể của văn hóa thì coi như không quản lýđứng nghĩa và sẽ kém hiệu quả. Cần xã hội hóa công tác quản lý DSVH.

Năm là, phải học tập kinh nghiệm quản lý DSVH ở các nước trên thếgiới và trong khu vực một cách sáng tạo khi áp dụng vào tỉnh TTH. Chú ýthích đáng kinh nghiệm của các địa phương làm tốt từng mặt. Tuy nhiên, phảihướng mọi hoạt động vào phục vụ xã hội, vì quản lý là phục vụ xã hội.

Như vậy, để nâng cao năng lực quản lý cho đội ngưc quản lý DSVH ở TTHnhất thiết phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý cả giáo dục và hành chính, kinh tếvà văn hóa, nâng cao tính khoa học trong quy hoạch phát triển, nhưng phải tăngcường công tác dân vận và nghiêm túc, xử lý mạnh hơn với các sai phạm.

Thứ năm, giải pháp về quy phạm luật pháp, tăng cường đổi mới công tácquản lý Nhà nước đối với vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.

Việc điều chỉnh công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH bằng các

văn bản pháp luật là điều rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Qua các

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

138

văn bản quy phạm pháp luật các cơ quan, đoàn thể, chủ đầu tư và nhân dân sẽnhận thức rõ hơn về những vấn đề nên làm hoặc không thể làm được đối vớicông tác này.

- Nên hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kết hợp với việcnâng cao năng lực quản lý nhà nước về DSVH trên địa bàn tỉnh TTH, làm cho

Luật DSVH thực sự đi vào đời sống nhân dân. Trước mắt, cần xây dựng và

ban hành quy chế đầu tư đặc thù cho hoạt động tu bổ và tôn tạo các di tíchlịch sử- văn hóa cách mạng, các DSVH phi vật thể tiêu biểu.

- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật cần phải đặt ra nhữngđiều khoản để đảm bảo sự hài hòa, tránh khỏi va chạm giữa việc giữ gìn, bảoquản những DSVH với việc phát triển những công trình và quy hoạch kinh tế.Mặc khác, cũng cần thiết có những điều khoản cho việc sản xuất, kinh doanh,trao đổi, xuất khẩu chính những DSVH tại tỉnh nhà.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềDSVH. Muốn điều hành tốt, muốn thực hiện có hiệu quả thì chức năng quảnlý việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật và các chế tài là một yêu

cầu tất yếu. Tuy nhiên khi ban hành luật cần chú ý các yếu tố cơ bản sau:+ Phải có tính kế thừa sâu sắc (kế thừa tinh thần các văn bản trước)+ Cần phải có quan điểm không ngừng hoàn thiện văn bản để phù hợp

với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại.+ Phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài của các văn bản.- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị của DSVH;

tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH. Để việc quản lý di tíchlịch sử văn hóa có hiệu quả cao nhất Nhà nước cần phải thống nhất về tổ chứctrên cơ sở đó chỉ đạo các hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị các DSVH. Cóchương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền và phổ biến các văn bản phápluật cụ thể và luật DSVH để mọi người dân đều hiểu rõ tinh thần cơ bản củaluật và làm theo những quy định của pháp luật.

- Cần thiết ban hành và thực hiện chính sách đồng bộ trong việc giữ gìn

DSVH của tất cả các thời kỳ ở TTH, bởi lẽ các di sản của các thời kỳ này có

liên hệ mật thiết với nhau và đều là thành tố cấu thành diện mạo lịch sử và

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

139

văn hóa của TTH. Có sự đầu tư thích đáng cho việc trùng tu, tôn tạo tất cả cácloại hình di tích và có một chính sách tuyên truyền quảng bá hấp dẫn đối vớicác di tích, DSVH của các thời kỳ khác ngoài thời Nguyễn; khuyến khích cácnhà khoa học đi sâu nghiên cứu về các thời kỳ tiền sơ sử, thời kỳ Champa,thời kỳ Hóa Châu, thời kỳ Thuận Hóa - Phú Xuân… ở TTH.

- Nên có văn bản thành lập bộ phận thăm dò khảo cổ học trực thuộc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch TTH. Bộ phận này có nhiệm vụ tiến hành việcthăm dò, khai quật khảo cổ học, lập bản đồ di tích và công bố định kỳ để tưvấn cho chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc quy hoạch, địnhhướng phát triển đô thị; cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết địnhđầu tư xây dựng một công trình nào đó trên địa bàn tỉnh TTH. Để có thể thành

lập bộ phận này, cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo nguồn nhânlực. Có thể lựa chọn những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, gửi đi đào tạocác lĩnh vực: quy hoạch và quản lý đô thị, quản lý di sản văn hóa, khảo cổhọc… ở trong và ngoài nước, với các ưu đãi về học phí và học bổng, cùng các

điều kiện để họ phải trở về làm việc cho Huế sau khi học xong.- Nên cải tổ TTBTDTCĐ Huế theo hướng đây không chỉ là một cơ quan

quản lý và khai thác quần thể di tích cố đô Huế để phục vụ du lịch, mà phải làmột cơ quan nghiên cứu và ứng dụng các khoa học liên quan đến hoạt độngbảo tồn và bảo tàng theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Với định hướngtrên, nên thay đổi tên của trung tâm để hoạt động với ba nhiệm vụ chính: quảnlý di sản; nghiên cứu di sản và bảo tồn di sản, tương tự như Viện Nghiên cứuQuốc gia về DSVH Nara (Nabunken) ở Nhật Bản. Sự chuyển đổi này nhằmbiến cơ quan này trở thành một thiết chế có các chức năng sau:

+ Quản lý và khai thác các di tích, di vật và DSVH phi vật thể liên quan

đến triều Nguyễn và văn hóa Huế để phục vụ du lịch.+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu các ngành khoa học và kỹ thuật liên

quan đến lĩnh vực lịch sử, văn bản Hán - Nôm, bảo tàng, bảo tồn di tích...+ Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao đáp ứng

công việc nghiên cứu các ngành khoa học xã hội - nhân văn, khoa học bảo tồn và

quản lý DSVH để cung cấp cho địa phương và cho các tỉnh trong khu vực.

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

140

+ Tổ chức trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa ở TTH theo đúngcác chuẩn mực quốc gia và quốc tế; tiến đến đảm nhận việc trùng tu, bảo tồncác di tích hoặc chuyển giao các quy trình công nghệ trùng tu và bảo tồn ditích cho các tổ chức xã hội theo nhu cầu.

- Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí, đồng thời mở rộng việc huyđộng các nguồn lực đầu tư cho vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH. Cầnchú ý, tăng cường đầu tư cho hoạt động này là không chỉ tăng cường về sốlượng kinh phí đầu tư mà tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động cũng phải được chútrọng cân đối phù hợp.

Thứ sáu, giải pháp gắn kết chặt chẽ DSVH với phát triển du lịch ởtỉnh TTH.

Bảo vệ, giữ gìn DSVH mới chỉ là một nữa nhiệm vụ, đương nhiên phảiưu tiên làm trước. Giữ gìn DSVH không đồng nghĩa với cách hiểu “giữnguyên hiện trạng” hoặc “ôm khư khư”. Việc phát huy DSVH bằng khaithác phát triển du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích. Văn hóa và du lịch có mốiquan hệ biện chứng và trực tiếp, văn hóa là tiền đề để phát triển du lịch.Đối với TTH, muốn bảo vệ sự toàn vẹn cho văn hóa nói chung và DSVH

nói riêng như tăng thêm kinh phí cho tu bổ di tích, tạo thêm công ăn việclàm cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sống cho những người trực

tiếp trong nom di tích… thì nên lựa chọn giải pháp gắn kết chặt chẽ pháthuy DSVH với phát triển du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt,hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá

trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị DSVH được xem làdạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khácbiệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phươngtrong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị DSVH, tuy nhiên

du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối vớibạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữacác dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

141

lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế,mà còn được hiểu về giá trị các DSVH nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị vănhóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, củanếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có

thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách nhữngtrải nghiệm đặc biệt, sống động.

Công tác giữ gìn các giá trị DSVH đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thuthập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v. bên cạnh những yêu cầuvề kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v. trong lĩnhvực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động giữ gìn DSVH từ ngân sáchnhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điềunày ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác giữ gìn DSVH . Trong

bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt độnggiữ gìn của chính những giá trị văn hoá.

Có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa giữ gìn với phát huyDSVH và giữa giữ gìn, phát huy DSVH với hoạt động phát triển du lịch. Đâylà những mối quan hệ biện chứng cần được các cấp chính quyền và nhân dân

tỉnh TTH nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ để xây dựng định hướngkhai thác có hiệu quả các gía trị DSVH phục vụ phát triển du lịch và xây

dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cựcvà trách nhiệm nhất cho hoạt động giữ gìn, phát huy các giá trị DSVH, haynói cách khác việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH chính là một địnhhướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháplệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích

lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thểđược sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch,khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy, nếu làm tốt việc giữgìn và phát huy giá trị DSVH và thiên nhiên chính là góp phần giữ gìn và

phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của TTH. Trong quá trình gắn kếtDSVH với du lịch cần chú ý mấy điểm sau:

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

142

Một là, cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát huy các DSVH đặc sắc củaTTH trong quá trình phát triển du lịch.

DSVH ở TTH được thể hiện thông qua các loại hình: Kiến trúc, lễ hội,đời sống… đây là những tài sản vô giá, là chìa khóa để phát triển du lịch, thểhiện qua nhiều giá trị riêng biệt.

- Tính lịch sử: đó là sự nối tiếp của nhiều giá trị truyền thống qua các

giai đoạn lịch sử: tiền sơ sử, Chămpa, Đại Việt, Tây Sơn, Triều Nguyễn…- Tính phong phú, đa dạng của văn hóa: gồm văn hóa dân gian, văn hóa

cung đình được kế thừa sáng tạo và bổ sung lẫn nhau.- Tính hội tụ và lan tỏa: đỉnh cao trình độ của dân tộc Việt Nam qua 4

thế kỷ từ quá trình hình thành thủ phủ Đàng trong đến trị sở kinh đô của cácthời đại.

- Tính tiêu biểu: thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc cung đình, kiến trúctôn giáo, kiến trúc dân gian, tư tưởng, phong cách, lối sông con người Huế.

Phương pháp nghiên cứu để sử dụng tài nguyên văn hóa như thế nào cho

hiệu quả thậm chí còn có ý nghĩa quyết định thành công của du lịch hơn làchính bản thân tài sản văn hóa mà chúng ta đang có. Ở đây muốn nói đếngiá trị của tri thức, của kiến thức ẩn bên trong các DSVH. Ví dụ, chiều sâucủa văn hóa Huế không phải chỉ là mấy trăm năm, đó là một cuộc hành

trình dài của lịch sử, nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa. Mảnh đất này đã in

dấu vết văn hóa từ thời văn hóa Sa Huỳnh cách đây 3000 năm, văn hóaChăm hơn 1500 năm, đến các di tích và di sản phi vật thể được xây dựngbởi các Vua Nguyễn và những người kế vị, và kế tiếp là những công trình

kiến trúc theo phong cách Pháp dưới thời thực dân. Nếu không hiểu đượccội nguồn của các nguồn tài nguyên văn hóa Huế, thật khó có thể xây dựngđược một cơ sở cho các bài thuyết trình hướng dẫn du khách và giới thiệuhiện vật trưng bày. Về vấn đề này, quan trọng là tỉnh TTH cần phát triểnmột hệ thống các nhà bảo tàng, trung tâm khảo cổ, lịch sử và thẩm mỹ, mà

trung tâm DSVH Huế hiện có chỉ là một phần của hệ thống này. NhiềuDSVH độc đáo vẫn chưa được phát hiện hoặc không được giữ gìn tốt trongcác công trình công cộng cũ, là những nơi cần được khôi phục. Với sự hội

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

143

tụ của nhiều nghề thủ công và lịch sử liên quan, TTH có thể trở thành mộttrong những hệ thống bảo tàng khảo cổ và lịch sử được giữ gìn ở ViệtNam, và thậm chí là trong khu vực.

Việc nghiên cứu giá trị văn hóa đòi hỏi phải thể hiện tính xã hội cao và

công việc phải thực tế khách quan. Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị DSVH,phục dựng và giữ gìn các lễ hội phải tiếp thu các thành tựu khoa học kết hợpvới nghiên cứu tình hình thực tế. Nếu không sẽ dẫn đến những sự hiểu lầm vềsau, sẽ giảm các giá trị đích thực của văn hóa. Trong quá trình đưa các giá trịtruyền thống vào phục vụ du khách cần xem xét và có biện pháp thích hợpcho từng bước đi, tránh các khuynh hướng chỉ nhằm mục đích thương mại mà

làm mất đi giá trị của các DSVH.Hai là, cần khai thác có hiệu quả các giá trị các DSVH để phát triển

những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch.Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch ở Việt Nam nói

chung và TTH nói riêng là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnhtranh cao trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh TTHtrong giai đoạn tới sẽ ưu tiên khắc phục hạn chế này. Trong trường hợp này,

bản thân các DSVH, đặc biệt là các di sản thế giới là những tài nguyên du lịchcó giá trị. Vấn đề là cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trịDSVH thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Sựtăng trưởng về khách du lịch đến các điểm di sản sẽ đồng nghĩa với việcnhững giá trị di sản này sẽ càng được phát huy.

Trong những năm tới, tỉnh TTH cần chú ý hơn nữa trong việc nâng caohiệu quả các loại hình du lịch đặc sắc, như:

- Phát huy giá trị các điểm du lịch hấp dẫn cùng một số di tích tiềm năng:Bên cạnh di tích Hoàng Thành, lăng tẩm, chùa chiền cần nối kết nâng cao hiệuquả các di tích khác như hồ Tịnh Tâm, Hổ Quyền- Voi Ré, các di tích lịch sửcách mạng như di tích Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn CHíDiễu, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh…cần khai thác, tăng cường mởrộng các tuyến du lịch đến các di tích lịch sử độc đáo mới được trùng tu, các bảotàng,… nhằm tạo sự hấp dẫn phong phú cho các tour du lịch văn hóa.

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

144

- Phát huy giá trị các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch pháttriển: TTH tồn tại rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như phườngPhường Đúc, làng Kim hoàn Kế Môn, làng gốm Phước Tích, làng điêu khắcMỹ Xuyên, làng rèn Hiền Lương, làng tranh Lại Ân, làng hoa giấy ThanhTiên… Đến nay, một số làng nghề này vẫn còn duy trì và hòa nhập với nềnsản xuất hiện tại. Những làng nghề thủ công này là một thực thể sống động,tạo nên nét đặc trưng văn hóa, đồng thời đem lại nguồn lợi về kinh tế. Do đó,ngoài việc tỉnh cần có chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển làng nghề thì cầntập trung hình thành những tuyến tham quan hợp lý, tổ chức các hoạt độngtriễn lãm bên cạnh các xưởng và nơi sản xuất để mọi người thấy thao tác trình

diễn và mua sản phẩm. Nên duy trì Festival làng nghề truyền thống để phổbiến, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tìm cách khôi phục, phát triển cácnghề thủ công truyền thống để thu hút thêm khách du lịch đến Huế.

Ba là, phát triển du lịch DSVH cần xây dựng mối liên kết giữa cộngđồng với các hoạt động du lịch ở Tỉnh TTH.

Cộng đồng là một phần không thể thiếu của DSVH, trong nhiều trường hợpcộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Tính biện chứng ở đây thể hiệnở chỗ phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực disản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Trongtrường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần giữ gìn và phát huy các

giá trị DSVH trên quê hương của họ. Người dân trong cộng đồng phải là chủ thểtrong các lễ hội, trong bảo vệ di tích, tham gia sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ.

Như vậy, đòi hỏi tỉnh phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyềnvận động mọi người dân thực hiện đúng những yêu cầu của Nhà nước, cácquy tắc của công đồng. Trong du lịch, muốn người dân tham gia cụ thể, tỉnhphải có những chính sách hỗ trợ mang tính lâu dài để họ có thể chuyển đổinghề nghiệp, mua sắm thiết bị phương tiện nhằm sản xuất và phục vụ du lịch.

Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽcòn khai thác được những giá trị DSVH bản địa góp phần làm đa dạng và

phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quảkinh doanh du lịch.

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

145

Thứ bảy, giải pháp đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giữ gìnvà phát huy DSVH ở TTH

Các hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đang diễn ra trong tình

hình đất nước thực hiện mở cửa, tăng cường các mối giao lưu và quan hệquốc tế, do đó đòi hỏi tỉnh TTH phải nhận thức được vai trò to lớn của việctăng cường hội nhập quốc tế, tiếp cận công nghệ tiên tiến, tranh thủ nguồnvốn tài trợ của quốc tế cho các dự án tu bổ, tôn tạo DSVH vật thể và sưu tầm,nghiên cứu DSVH phi vật thể. Để thực hiên tốt hơn cho công tác này, tỉnhTTH cần chú ý đến cách yếu tố sau:

- Một là, trong quá trình hợp tác quốc tế, các nhà quản lý văn hóa cầntrang bị kiến thức, sự hiểu biết để hợp tác với các chuyên gia nhằm tôn tạo,trùng tu hay bảo vệ di sản một cách tốt nhất.

- Hai là, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giớithiệu các DSVH ở TTH cho bạn bè quốc tế hiểu đúng giá trị tư tưởng, thẩmmỹ. Đó cũng là con đường thích hợp nhất để thu hút khách du lịch đến thămHuế, góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Ba là, tỉnh TTH cần có những văn bản đề nghị Chính phủ phê chuẩn và

tham gia các công ước quốc tế về bảo tồn các DSVH. Đồng thời, tích cựctham gia các hoạt động của ủy ban Di sản thế giới nhằm thực hiện “Công ướcvề việc bảo tồn các DSVH và thiên nhiên thế giới”, hướng ứng những nộidung và biện pháp cụ thể của UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị cácDSVH phi vật thể.

- Bốn là, cần tham gia với tư cách là thành viên các tổ chức chuyên môn

quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế theohướng hợp tác song phương, đa phương, hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu,tư vấn chuyên môn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ TTH thông qua cácchương trình dự án, tập huấn trong nước và nước ngoài. Hợp tác thông quacác dự án trùng tu một số công trình cụ thể v.v. Để việc hợp tác có hiệu quả,chúng ta cần chuẩn bị sẵn một số dự án ở nhiều cấp độ khác nhau để có thểgọi mời các đối tác phù hợp.

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

146

Kết luận chương 4Trong thời đại của chúng ta, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh

tế thế giới, vấn đề DSVH và giữ gìn, phát huy DSVH có ý nghĩa vô cùng

quan trọng. Xét về một phương diện nào đó thì vấn đề giữ gìn và phát huy

DSVH liên quan đến sự tồn tại của các dân tộc. Do vậy, từ thực trạng củachương 3, trong chương 4 luận án đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm nângcao chất lượng của công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giaiđoạn tới. Những giải pháp đó bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đểnâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH;

thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy tạo điều kiện tăng đầu tư cho giữ gìn

DSVH; nâng cao năng lực quản lý, các chương trình hành động cụ thể đối vớitừng loại hình DSVH, các quy phạm về pháp luật; kết hợp chặt chẽ DSVH vớiphát triển du lịch; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giữ gìn và phát

huy DSVH ở TTH. Khẳng định, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTHnếu được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, khoa học và có quy

hoạch đúng đắn sẽ không những đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh mà còn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKẾT LUẬN

1. DSVH là bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa của mỗi quốcgia dân tộc. Những giá trị văn hóa đọng lại trên các DSVH là những bằngchứng về sự trường tồn của cái đẹp, của quá khứ đối với hôm nay và ngày

mai. Việc giữ gìn và phát huy các DSVH không những phải đảm bảo sự vẹntoàn các giá trị của thế hệ đi trước để lại mà quan trọng hơn là phải xây dựngniềm tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh cho quá trình phát

triển bền vững của đất nước.2. TTH là trung tâm văn hóa và du lịch của cả nước. Là nơi đầu tiên

của Việt Nam có khu di tích được công nhận là DSVH thế giới. Các DSVH ởTTH có vai trò rất quan trọng, là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, là nơigặp gỡ giao lưu các luồng văn minh nhân loại. Vấn đề giữ gìn và phát huy các

giá trị DSVH ở TTH trong giai đoạn đổi mới là một yêu cầu khách quan, cấpthiết hiện nay.

3. Sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH là trách nhiệm của mọingành, mọi cấp, trong đó Đảng và Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, vạch đườngchỉ lối, các cơ quan tham gia tổ chức thực hiện, song mấu chốt cuối cùng vẫnlà chủ thể nhân dân TTH. Chỉ khi nào nhân dân ý thức được trách nhiệm,tham gia xây dựng đời sống văn hóa thì lúc đó công cuộc giữ gìn và phát huy

DSVH ở TTH mới mang đầy đủ ý nghĩa giá trị trong cuộc sống xã hội theođúng phương châm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công tác trên

không nằm ngoài chân lý đó.4. Công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong thời gian qua đã

đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: DSVH ở TTH đã vượt qua giai đoạncứu nguy khẩn cấp và từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một cố đôlịch sử. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiềucông trình di sản vẫn còn trong tình trạng hư hỏng nặng nề, nhiều lễ hội,ngành nghề truyền thống trong quá trình khôi phục chưa đáp ứng yêu cầu và

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

148

còn nhiều hạn chế, bất cập. Những nguyên nhân được rút ra từ thực tiễn và

những vấn đề đặt ra cần phải được nhận thức đúng để nâng cao hơn nữa chấtlượng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong tình hình mới.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy DSVH ởTTH trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt quan điểm của Đảng về DSVH,phải đảm bảo tính kế thừa, đổi mới và nhìn nhận sự cần thiết phải bảo vệDSVH trong điều kiện KTTT. Phải thực hiện hệ thống các giải pháp toàn

diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Căn cứ vào đặc điểmriêng của tỉnh TTH mà các chủ thể, tỉnh ủy, UBND và ngành văn hóa cần vậndụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn và phát

huy DSVH ở TTH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.6. Không một DSVH nào để lại mà không kèm theo một trách nhiệm.

Với ý thức góp phần xây dựng đời sống kinh tế- xã hội hôm nay và chuyểngiao tài sản văn hóa một cách trọn vẹn đầy đủ cho thế hệ mai sau, sự nghiệpgiữ gìn và phát huy DSVH nói chung và ở tỉnh TTH nói riêng phải không ngừngnổ lực, tìm tòi, tạo ra những sáng tạo mới, và đặc biệt là sự quyết tâm của cáccấp chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân nhằm góp phần vào sựnghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

KIẾN NGHỊ1. Đối với Trung ương- Kiến nghị đưa dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô

Huế vào dự án ưu tiên của Nhà nước nhằm tạo điều kiện chủ động nguồn vốnđầu tư. Nâng cấp đầu tư kinh phí cả về tu bổ công trình, bảo vệ, bảo quản hiệnvật và phục hồi các DSVH phi vật thể. Hiện nay, còn khá nhiều di tích bịxuống cấp do ảnh hưởng của thiên tai khí hậu cần tu bổ và rõ ràng, DSVH ởTTH là tài sản quan trọng của quốc gia, được coi là “quốc gia chi bảo”.DSVH sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu sự tài trợ từ Nhà nước. Chính vì

thế, Trung ương cần điều tiết, cốt sao có nguồn vốn kịp thời nhằm đảm bảocho các công trình thực thi theo kế hoạch, không bị chậm lại hoặc gián đoạn.

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

149

- Nhà nước nên xây dựng đề án thiết lập Quỹ quốc gia văn hóa ViệtNam nhằm huy động các nguồn kinh phí, các tài sản hiến tặng. Điều chỉnhmột phần lãi ở những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận cao để đầu tư cho cácdi tích lịch sử văn hóa tiêu biểu đang xuống cấp và DSVH phi vật thể đặcsắc đang bị mai một.

- Đề nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch tiếp tục duy trì tạp chí chuyên

ngành DSVH để phục vụ cho việc trao đổi học thuật, phổ biến thông tin. Hiệnnay, đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn hóa khá đông, đối tượng để nghiên cứuDSVH rất phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để tạp chí DSVH có nội dungsâu sắc. Cần đi sâu xây dựng tạp chí có nội dung thiết thực về các lĩnh vực tubổ di tích, bảo quản hiện vật, phục dựng các di sản lễ hội…Tăng cường mởcác lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ vănhóa cơ sở để hội nhập với quốc tế.

2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH tăng cường chỉ đạo các ngành phối

hợp có các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các nội dung trong quyết định818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quyhoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020. Có

kế hoạch triển khai đồng bộ những nội dung thực hiện trong giai đoạn 4.- Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có chính sách thuận lợi để di dời, giải tỏa một

số hộ dân sống trong khu di tích để trả lại tính nguyên vẹn cho khu di tích và

thuận lợi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích.- Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ

chức nghiên cứu các đề tài lớn, nhằm xác định các giá trị DSVH phi vật thể,xem cái gì có giá trị cần phải nghiên cứu, giữ gìn và phát huy, cái gì cần loạibỏ. Vì hiện nay, ở một số địa phương, nhiều ngành nghề truyền thống, nhiềuloại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị biến dạng hoặc bị xóa sổ nhưng vẫnchưa có các biện pháp để giữ gìn, bảo quản.

Cần tập trung đầu tư kinh phí để khôi phục các ngành nghề đặc sắc đểphục vụ du lịch và giữ gìn văn hóa. Có chính sách đãi ngộ để tranh thủ truyền

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

150

nghề của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ về kinh nghiệm, kiến thức nghề đểkhích lệ họ chuyển giao tích cực hơn. Cần xem các nghệ nhân, nghệ sĩ nhưnhững “bảo tàng sống” đang lưu giữ vốn quý về văn hóa. Khi tiến hành

nghiên cứu phục vụ lễ hội, ngành nghề cần tính toán một cách khoa học,hoạch định rõ ràng để tránh tình trạng phục hồi tràn lan, ít hiệu quả.

- Đề nghị tỉnh TTH đôn đốc, chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức biên soạntài liệu giáo khoa đưa giáo dục ý thức bảo vệ DSVH vào trường học. Tổ chứcnhiều hơn các giờ học ngoại khóa ở khu di sản vì việc giáo dục truyền thốngcho thế hệ trẻ thông qua tiếp xúc với DSVH là rất cần thiết và có ý nghĩa. Di tíchlịch sử văn hóa là những kinh thông tin nguyên gốc của quá khứ gởi cho hiện tại,nó giúp cho mỗi dân tộc khi bước vào cuộc sống luôn thành kính tìm đến để họchỏi và chiêm ngưỡng. Trong các nội dung biên soạn cần tập trung những khíacạnh như truyền thống yêu nước, tinh thần sáng tạo, tinh thần hiếu học của dântộc, ý thức tôn trọng thuần phong mỹ tục, nét đặc sắc của văn hóa Huế…

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Hồng Minh (2009), Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh

vào việc xây dựng lối sống cho thanh niên hiện nay, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở.

2. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Những định hướng về phát triển văn hóa

Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí

Mặt trận, (102), tr.30-37.

3. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Huế đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế", Tạp chí Giáo dục lý, (189),

tr.73-77.

4. Trần Thị Hồng Minh (2013), "Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa,

nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống", Tạp chí Lý luận

Chính trị, (8), tr.56- 59.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nxb Thuận Hóa Huế.

2. Phan Thuận An (2009), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Đà Nẵng.3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Giáo dục lý luận chính trị

(1994), Tìm hiểu về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trần Quốc Bảng (1995), "Chính sách văn hóa đối với phát triển", Tạp chíVăn hóa nghệ thuật, (6).

5. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóatrong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,

Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa.6. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa Việt Nam - những suy ngẫm, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền (2007), "Bảo tồn DSVH phi vật thể ở nước ta hiệnnay", Tạp chí Cộng sản, (7/127).

8. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vậtthể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.

9. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới nhữngthời cơ và thách thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (006), Một conđường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 2, Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2008), Một conđường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 3, Hà Nội.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2009), Một conđường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 4, Hà Nội.

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2010), Một conđường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 5, Hà Nội.

14. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế,

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2006), Đề án điều chỉnh quyhoạch bảo tồn phát huy di tích cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020, Huế.

15. Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động vàquản lý văn hoá thông tin, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

153

16. Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung

tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2006), Đề án điều chỉnh quy hoạchbảo tồn phát huy di tích cố đô Huế giai đoạn 1996- 2015, Huế.

17. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật,

Hà Nội.

18. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Huy (2002), Giá trịtruyền thống trong những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), "Vấn đề khai thác những giá trị văn hóatruyền thống vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, (2).

20. Hoàng Chương (2012), "Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóadân tộc", Báo Nhân Dân, ngày 2/4/2012, tr.5.

21. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tập 1,Nxb Thế giới, Hà Nội.

22. Đoàn Bá Cự (1997), "Bảo tồn di tích và vấn đề xã hội hóa văn hóa", Tạpchí Văn hóa nghệ thuật, (1/151).

23. Trần Huy Hùng Cường (2005), Đường đến di sản thế giới miền Trung,

Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

24. Thành Duy (1996), Văn hóa trong phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Phan Tiến Dũng, "Bảo tồn DSVH phi vật thể - một yếu tố cơ bản làm

cho giá trị quần thể di tích Huế luôn được tỏa sáng", http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=39&catid=52&ID=2763&shname=

26. Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hóa, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

154

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng(2001- 2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 52, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

34. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vănhóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt nam giaiđoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

38. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Thành tựu trong xây dựng và pháttriển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986- 2010), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Phú Đức (2003), "Di sản văn hóa Huế với phát triển du lịch",

Tạp chí Huế xưa và nay, (60).

40. Hiếu Giang (2003), "Về giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội",Tạp chí Di sản văn hoá, (3), tr.90-92, 32.

41. Trần Văn Giàu (Chủ biên) (1996), Giá trị tinh thần truyền thống của dântộc Việt Nam, Tái bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắcdân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Đinh Hồng Hải, Nguyễn Viết Cường (2005), Bảo tồn và khai thác vănhóa - một số vấn đề cần đặt ra, Kỷ yếu Hội nghị thông báo Văn hóadân gian năm 2004.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

155

45. Phan Thanh Hải (2012), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế: cơ hộivà thách thức", Tạp chí Xưa và Nay, (112+113).

46. Phan Thanh Hải (2012), “30 năm bảo tồn và phát huy DSVH Huế”, Tạpchí Huế xưa và nay, (109).

47. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc văn hóa trong lối sống hiện đại, Nxb Thông

tin, Hà Nội.

48. Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế (1991), Bảo tồn và phát triểnvăn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế, Huế.

49. Đỗ Huy (Chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam- sự thống nhất và đadạng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trongthế kỹ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.52. Nguyên Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Huyên (1999), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đềgiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học, (1/107).

54. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2006), Văn hóa mục tiêu và động lựccủa sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Nguyễn Văn Huyên (2007), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đềgiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học.

56. Lê Văn Huyên (2002), Lễ hội Huế thời Nguyễn, tuyển tập những bàinghiên cứu về thời Nguyễn, Sở Khoa học công nghệ và môi trường

Thừa Thiên Huế.

57. Trần Huyền (2009), "Bảo toàn tính xác thực của di sản văn hóa phi vật thểtrong hoạt động du lịch và tổ chức lễ hội", Tạp chí Xưa và Nay, (96).

58. Nguyễn Quốc Hùng (2001), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - khái

niệm và nhận thức", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (4/202).

59. Nguyễn Quốc Hùng (2003), "Hành trình 10 năm của di sản văn hóaHuế", Tạp chí Huế xưa và nay, (60).

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

156

60. Nguyễn Quốc Hùng (2002), "Luật di sản văn hóa - văn bản luật hoàn

chỉnh về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa ở nước ta", Tạp chí Vănhóa nghệ thuật, (2).

61. Nguyễn Thị Hương (Chủ biên), Trần Kim Cúc (2011), Một số vấn đề lýluận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.62. Huỳnh Đình Két, "Di tích cảnh quan Huế- một số vấn đề về công tác bảo

tồn",http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=39&catid=52&ID=2763&shname=

63. Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (1993), Mấy vấn đề văn hóa vàphát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

64. Vũ Khiêu (Chủ biên), Phạm Xuân Nam, Hoàng Trinh (1993), Phươngpháp luận về vai trò cuả văn hóa trong phát triển, Tái bản có bổsung và sửa chữa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

65. Tùng Lâm (1995), "Những việc làm cơ bản và cấp thiết trong công cuộc

bảo tồn di sản văn hóa Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (5).

66. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và conngười Việt Nam hiện nay, Hà Nội.

67. Trường Lưu (2003), Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.68. F. Mayor (1994), "Ban đầu và cuối cùng là văn hóa", Người đưa tin

UNESCO, (10).

69. C.Mác - Ph.Ăngghen (1958), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.

70. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội.

71. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.72. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.73. Phạm Xuân Nam (1998), "Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn

hóa với khu vực và thế giới", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (5).

74. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,Hà Nội.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

157

75. Thái Công Nguyên (Chủ biên) (1999), Quần thể di tích Huế di sản thếgiới, Nxb Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

76. Nhiều tác giả (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ởViệt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội.

77. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ 9, Nxb Đà Nẵng - Trung

tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

78. Lê Đình Phúc (2010), “Nhã nhạc cung đình Huế với việc phát triển dulịch”, Tạp chí Huế xưa và nay, (101).

79. Lê Đình Phúc (2012), "Các di sản thế giới với sự phát triển du lịch ởmiền trung", Tạp chí Huế xưa và nay, (105).

80. Nguyễn Vinh Phúc (1997), "Xây dựng làng văn hóa nên chú ý tới tính

chất khu vực", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (1/151).

81. Quốc hội (2003), Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thihành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản vănhóa của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, số 32/ 2009/QH 12, ngày18 tháng 6 năm 2009.

83. Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châuthổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

84. Sở Văn hóa thể thao du lịch Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo tổng kếtnăm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

85. Sở Văn hóa thể thao du lịch Thừa Thiên Huế (2013), Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013- 2020, địnhhướng đến năm 2030.

86. Chu Thái Thành (2007), "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc",

Tạp chí Cộng sản, (14/134).

87. Ngô Phương Thảo (2008), "Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những gócnhìn", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (289).

88. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

158

89. Ngô Đức Thịnh (2007), "Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể", Tạpchí Cộng sản, (15/135).

90. Nguyễn Hữu Thông (1994), Huế nghề và làng nghề thủ công truyềnthống, Nxb Thuận Hóa Huế.

91. Nguyễn Hữu Thông (2012), "Hệ giá trị và nhân tố con người trong di sản

văn hóa xứ Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (109).

92. Lê Văn Thuyên (1998), "Một số giải pháp bảo tồn di tích lịch sử văn hóavà danh lam thắng cảnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa", Tạp chí Huế xưa và nay, (28).

93. Đỗ Thị Minh Thúy (Chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền vănhóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: thành tựu và kinh nghiệm,

Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.

94. Đỗ Thị Minh Thúy (Chủ biên) (2003), 60 năm đề cương văn hóa với vănhóa và phát triển ở Việt Nam hôm nay, Viện Văn hóa và Nxb Vănhóa Thông tin Hà Nội.

95. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và pháthuy giá trị Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020.

96. Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuậtở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

97. Đàm Văn Thụ (1998), "Về chính sách giữ gìn và phát huy di sản văn hóanghệ thuật", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (6/168).

98. Trần Mạnh Thường (2000), Những di sản nổi tiếng thế giới, Nxb Vănhóa thông tin, Hà Nội.

99. Nguyễn Danh Tiên (2012), Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển vănhóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Nguyễn Quang Trung Tiến, Phan Tiến Dũng và các tác giả khác (1994),

Huế thành phố du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Lưu Trần Tiêu (1991), “Di tích- bản thông điệp của các thế hệ”, Tạp chíVăn hóa nghệ thuật, (97).

102. Lưu Trần Tiêu (2002), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam",

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

159

103. Lưu Trần Tiêu (2003), "Di sản văn hóa thế giới - 10 năm nhìn lại", Tạpchí Huế xưa và nay, (60).

104. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2011), Nghị quyết hội nghị lần thứ năm củaBch Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầmlà trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011 -2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

105. Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006) (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

107. Võ Quang Trọng (Chủ biên), Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thểở Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.

108. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2001), Thời gian đã chứng minh,

Tập san kỷ niệm 5 năm thực hiện dự án quy hoạch bảo tồn và phát

huy giá trị di tích cố đô Huế.109. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2003), Huế Di sản và cuộc sống, Huế.110. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2003), Công cuộc bảo tồn di sản

Thế giới ở Thừa Thiên Huế, Huế.111. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Phòng Nghiên cứu khoa học và hướng

dẫn tổ chức (2010), DSVH Huế nghiên cứu và bảo tồn, Kỷ yếu hội thảo.

112. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học

(2010), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 1, Huế.

113. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học

(2012), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 2, Huế.

114. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - Phòng Nghiên cứu khoa học

(2013), Di sản văn hóa Huế nghiên cứu và bảo tồn, Tập 3, Huế.

115. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2012), 30 năm bảo tồn và phát huygiá trị DSVH Huế (1982- 2012), Huế.

116. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2013), Công cuộc bảo tồn di sảnthế giới ở TTH, Công ty cổ phần in Thuận Phát, Huế.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

160

117. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Tính đa dạngcủa văn hóa Việt Nam: Những tiếp cận về sự bảo tồn, Công ty in và

thương mại Thái Hà xuất bản, Hà Nội.

118. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1995), Huế di tích và con người, Nxb Thuận

Hóa, Huế.

119. Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôngiáo ở Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

120. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.121. UNESCO (1993), "Hội nghị tư vấn quốc tế về các di sản văn hóa phi vật

chất", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (6/114).

122. UNESCO (1995), "Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể(Quan điểm của UNESCO và một số kinh nghiệm quốc tế)", Tạp chíVăn hóa Nghệ thuật, (3/129).

123. UNESCO (2001), Tuyên bố toàn cầu về sự đa dạng văn hóa, Hội nghị quốctế do UNESCO.

124. UNESCO (2005), Công ước UNESCO về bảo tồn và phát huy đa dạngvăn hóa, Hội thảo quốc tế “Khía cạnh pháp lý của vấn đề bảo tồn đadạng văn hóa”, Hà Nội.

125. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Quyết định phê duyệt quy hoạchchi tiết khu Kinh thành Huế, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

126. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Địa chí Thừa Thiên Huế,

Tập 1, Phần tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

127. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2006), Báo cáo tổng hợp Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đếnnăm 2020.

128. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Quyết định về việc phâncông quản lý di tích.

129. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạchtổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (1995- 2010), Huế.

130. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Công thương (2010), Đề ánkhôi phục và phát triển làng nghề truyền thống và ngành nghềTTCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007- 2015.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

161

131. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Dự thảo phát triển nhânlực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2020, Huế.

132. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo hai năm thựchiện Kết luận 48- KL/ TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triểnThừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

133. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo cuối cùng quyhoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Huế.

134. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Đề án phát triển du lịchtrên cơ sở phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2012- 2020.

135. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Thể thao và du lịch - Hội Khoahọc lịch sử Thừa Thiên Huế (2012), Tiềm năng và hướng phát triểndu lịch Bắc trung bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

136. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đôHuế (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướngnhiệm vụ năm 2013.

137. Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1992), Thập kỷ thếgiới phát triển văn hóa, Bộ văn hóa Thông tin và thể thao, Hà Nội.

138. Viện Văn hóa nghệ thuật (1990), Huế ngàn năm văn vật, Hà Nội.139. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển DSVH dân

tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.140. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở

nước ta, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.141. Hồ Sỹ Vịnh (Chủ biên) (1993), Văn hóa vì con người, Nxb Văn hóa và

Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, Hà Nội.142. Website: http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/Default.

aspx?OneID=

143. Website: http://batdkt.hue.gov.vn/Portal/?GiaoDien=1&ChucNang=63&

NewsID=20130111143149.

144. Website: http://vietbao.vn/Van-hoa/Can-danh-thuc-y-thuc-giu-gin-di-san/

40110062/181/

145. Website: http://www.huefestival.com/?cat_id=121&id=1244

146. Website: http://tuyengiao.vn/Home/vanhoavannghe/nghiencuutraodoivanh

oa/2012/7/43843.aspx

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

162

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆNGIAI ĐOẠN TỪ 1996 ĐẾN 2012

TT HẠNG MỤCCÔNG TRÌNH

Tổng kinhphí đã thực

hiện

Giai đoạn1996-2000

Giai đoạn2001-2005

Giai đoạn2006-2009

Giai đoạn2010- 2012

Ghichú

TỔNG SỐ 589.518.112 87.445.885 148.162.917 194.521.238 159.388.072I KINH THÀNH 102.483.051 8.253.552 26.033.966 41.470.056 26.725.4771 Cửa Quảng Đức

XHoànthành(HT)

2 Cửa Thể Nhơn X HT3 Cửa Chánh Nam X HT4 Cửa Chánh Bắc X HT5 Cửa Đông Nam X HT6 Cửa Chánh Tây X X X HT7 Cửa Tây Nam X X HT8 Cửa Tây Bắc X X HT9 Cửa Đông Bắc X HT10 Cửa Chánh

Đông X X HT

11 ĐiệnLong An( Bảo tàng cổvật)7788

X X X X HT

12 Cữu VịThần Công(Nhà chesúng)

X X HT

13 Kỳ Đài X HT14 Phu Văn Lâu X HT15 Hệ thống điện

chiếu sángQTNM

X X HT

16 Hệ thống điệnchiếu sáng KỳĐài

X HT

17 Mặt Nam KinhThành

X X HT

18 Quảng trườngNgọ Môn X HT

19 Bảo tồn, tu bổtôn tạo mặt KèHào

XChuyển

tiếp(CT)

20 Tu bổ Đàn XãTắc X X CT

21 Bảo tồn, tu bổtôn tạo KinhThành

X CT

Hợp phần: Tu X CT

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

163

bổ, tôn tạo ditích Huế

22 Nhà Tế Tửu X HT23 Bình phong Tam

ToàX HT

24 Xiền Võ Từ X HT25 Bảo tồn, tôn tạo

Nhà Bia Thị Học X HT

26 Bình An Đường X HT27 Lầu Tàng Thơ (

Đền bù, giảiphóng mặt bằng)

X CT

28 Nạo vét hồ TịnhTâm

X CT

IIKHU VỰCHOÀNGTHÀNH

163.776.093 59.237.196 59.403.671 16.796.584 28.338.642

1 Hồ Kim Thuỷ X HT2 Ngọ Môn

(Tu bổ Hữu DựcLâu)

X X X CT

3 Điện Thái Hoà X CT4 Pháp lam Nghi

Môn cầu TrungĐạo

X X HT

5 Lầu Tứ PhươngVô Sự X X HT

6 Điện Long Đức X HT7 Pháp lam Nhật

Tinh, NguyệtAnh Môn

X HT

8 Phủ Nội Vụ X CT9 Hệ thống điện

quanh khu vựcĐại Nội

X HT

10 Tây Khuyết Đài X HT11 Đông Khuyết

Đài X CT

12 Điện Chiêu Kính X CT13 Cửa Chương

Đức X HT

14 Khu vực CungTrường Sanh X X X HT

1.Trường AnMôn HT

2.Ngũ Đại ĐồngĐường HT

3.Tả Vu HT4.Hữu Vu HT5.Hồ Tân Nguyệt HT

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

164

6.Sân vườn, nonbộ HT

7.Lạch ĐàoNguyên HT

8.Cầu Kiều HT9.Bình Phong HT10.Tường, cổng HT11.Điện chiếusáng, PCCC HT

15 Cụm di tích DiệnThọ X X X CT

1.Chính điện-cung Diên Thọ X HT

2.Tịnh Minh Lâu X HT3.Trường Du Tạ X HT4.Khương NinhCác X HT

5.Sân vườn khuvực Cung DiênThọ

X HT

6.Các cổng ThọChỉ, ThiệnKhánh,…

X HT

7.Điện chiếusáng cung DiênThọ

X HT

8.Tường thànhcung Diên Thọ X HT

10.Hệ thốngtrường lang X HT

- Trường langA2 X HT

- Trường langA5 X HT

11.Tả Trà X CT12.Điện ThọNinh X CT

16 Cụm di tích ThếMiếu1.Thế Tổ Miếu X X HT2.Hiển Lâm Các X HT3.Hưng Tổ Miếu X HT4.Hữu Tùng Tự X HT5.Sùng Côngmôn, Tuấn Liệtmôn

X HT

6.Tường baoquanh Thế Miếu X HT

7.Các cổng ThếMiếu X HT

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

165

8.Nhà Thổ Công X HT9.Nhà Thần Trù X HT10.Sân đườngnội bộ Thế Miếu X HT

12.HT điện chiếusáng Thế Miếu X HT

13.HT cấp thoátnước Thế Miếu X HT

14.Di tích bấtđộng sản ThếMiếu

X HT

15.Chống mốiThế Miếu X HT

17 Hạ tầng Đại Nội(Gđ1) X HT

18 Hạ tầng Đại Nội(Gđ2) X X HT

19 Hạ tầng Đại Nội(Gđ3) X X X HT

20 Hạ tầng Đại Nội(Gđ4) X HT

21 Hạ tầng Đại Nội(Gđ5) X HT

22 Hệ thống cấpnước Đại Nội X HT

23 Hệ thống điệnchiếu sáng ĐạiNội(Gđ1)

X X HT

24 Hệ thống điệnchiếu sáng ĐạiNội(Gđ2)

X X HT

III KHU VỰC TỬCẤM THÀNH 118.372.468 6.856.020 10.549.794 65.074.078 35.892.576

1 Tả Vu X HT2 Duyệt Thị

Đường X X X HT

3 Nhà Bát giácphía Đông X HT

4 Nhà Bát giácphía Tây

X HT

5 Trường lang –Tử Cấm Thành

X X X CT

5.1.HL-01: Điện CànThành – HưngKhánh Nội

HT

5.2.HL-04: Điện CànThành – HT Gia

HT

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

166

Tường Môn5.3.HL-05A: Hồi langĐại Cung Môn –Tả Vu – ĐiệnCần Chánh –Hữu Vu5.4.HL-05B: Hồi langĐại Cung Môn –Tả Vu – điệnCần Chánh –Hữu Vu5.5.HL-06A: Hồi langĐại Cung Môn –Tả Vu – điệnCần Chánh –Hữu Vu5.6.HL-06B: Hồi langĐại Cung Môn –Tả Vu – điệnCần Chánh –Hữu Vu5.7.HL-02A: Hồi langđiện QuangMinh – điện CànThành – điệnTrinh Minh5.8.HL-03A: Hồi langđiện QuangMinh – điện CànThành – điệnTrinh Minh5.9.HL-02C: Hồi langđiện Cần Chánh-viện Thuận Huy-điện Cao TrungMinh Chính5.10.HL-03C: Hồi langđiện Cần Chánh-viện Thuận Huy-điện Cao TrungMinh Chính

HT

6 Thái Bình Lâu X X CTIV CÁC LĂNG 119.691.327 10.546.671 19.036.799 39.254.801 50.853.056

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

167

VUA1 Lăng vua Gia

LongX X X X CT

1.Lăng ThiênThọ X HT

1.1.Minh ThànhĐiện X X HT

2.2.Sân chầulăng Thiên Thọ X HT

2.3.Cổng Tamquan HT

2.4.Tả VuMinh ThànhĐiện

HT

2.5.Hữu Vu (Minh ThànhĐiện)

HT

2.6.Tường, cổng HT2.7.Bi Đình HT2.8.Hạ tầng kỹthuật lăng ThiênThọ(nạo vét suốiKim Ngọc, điệnchiếu sáng, bếnlăng, đường vàolăng,…)

X X HT

2 Lăng vua MinhMạng X X X X CT

1.Điện Sùng Ân X X HT2.Minh lâu X HT3.Bi Đình X HT4.Tả Tùng Tự X CT5.Pháp lamphường môn X X HT

6.Hiển Đức Môn X HT7.Đền bù câyxanh X HT

3 Lăng vua ThiệuTrị X X X CT

1.Điện Biểu Đức X X X HT4 Lăng vua Tự

Đức X X X CT

1.Ôn KhiêmĐường X HT

2.Chấp KhiêmĐiện X HT

3.Tường thành X HT5 Lăng vua Khải

Định X X CT

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

168

Thiên ĐịnhCung X HT

6 Lăng vua ĐồngKhánh

X X CT

1.Cung môn HT2.Hữu Phối Điện(Minh Ân Điện) HT

3.Tả Phôi Điện(Công NghĩaĐiện)

HT

4.Hữu Tòng Viện HT5.Tả Tòng Viện(Vĩnh KhánhĐường)

HT

6.Tường thànhkhu tẩm điện HT

7 Lăng Dục Đức X CT1.Điện Long Ân X HT

V CÁC CÔNGTRÌNH KHÁC 85.195.209 2.255.446 33.138.687 31.925.755 17.578.321

1 Chùa Thiên Mụ X X X X HT1.Tháp PhướcDuyên HT

2.Cửa TamQuan HT

3.Nhà bia HT4.Lầu chuông HT5.Lầu trống HT6.Lôi gia Đông HT7.Lôi gia Tây HT8.Điện Đại Hùng HT9.Điện Địa Tạng HT10.Điện QuanÂm HT

11.Nhà Tăng HT12.Trụ Biểu HT13.Các cổng,tường, la thành,lan can

HT

14.Nhà trực bảovệ chùa ThiênMụ

X HT

2 Đàn Nam Giao& Trai Cung

X X X X CT

3 Văn Thánh, VõThánh

X X X CT

1.Linh Tinh Môn(Văn Miếu Huế) X HT

2.Văn Miếu Môn HT4 Phòng thí X HT

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

169

nghiệm5 Cung An Định X X X HT

1.Cổng, tườngthành, bếnthuyền, kè hồ

HT

2.Lầu KhảiTường HT

3.Đình TrungLập HT

4.Nhà phụ A HT5.Nhà phụ B HT6.Nhà ở chuyêngia(Cung An Định)

X HT

7.Cây xanh, sânvườn, điện chiếusang

HT

6 Phục hồi thíchnghi thuyềnCung đình

X

7 Lưới điện lăngKhải Định, MinhMạng

X X HT

8 HT điện chiếusang Tự Đức &Đồng Khánh

X HT

9 HT điện chiếusang lăng KhảiĐịnh

X HT

10 HT điện CS TựĐức, MinhMạng, KhảiĐịnh

X X HT

11 HT điện CS điệnThái Hoà

X HT

12 TBA & ĐCSĐàn Nam Giao X X HT

13 Điện CSN/Lương Đình& Phu Văn Lâu

X HT

14 HT điện CS HồTịnh Tâm X HT

15 HT điện CS NLĐình & Phu VănLâu

X HT

16 Hệ thống chốngsét các cổngKinh thành Huế

X HT

17 Khắc phục sự cốsét Cửa Tây Bắc X HT

18 Chống sét các X HT

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

170

điểm di tích19 Khảo cổ Cung

Diên Thọ X HT

20 Khảo cổ DuyệtThị Đường X HT

21 Khảo cổ Lầu TứPhương Vô Sự X HT

22 Khảo cổ CungTrường Sanh X HT

23 Khảo cổ HồTịnh Tâm X HT

24 Khảo cổ VườnThiệu Phương X HT

25 Khảo cổ TrườngLang

X HT

26 Khảo cổ CungAn Định X HT

27 Khảo cổ LăngGia Long

X HT

28 Khảo cổ lăngMinh Mạng X HT

29 Khảo cổ lăngThiệu Trị X HT

30 Khảo cổ lăng TựĐức X HT

31 H/thống chốngsét các CT ditích Huế

X HT

32 Các nhà vệ sinhtại Tả Vu, HữuVu, Thần Trù-Thế Miếu thuộckhu vực Đại Nộivà tại Bảo tangCVCĐ Huế

X HT

33 Các nhà vệ sinhtại lăng MinhMạng, Tự Đức,Khải Định vàcác nhà vệ sinhtại khu vực NgọMôn

X HT

34 Khảo cổ đàn XãTắc X HT

Tổng cộng: 174 lượt công trình, hạng mục công trình được bảo tồn trùng tu

Trong đó:

1, Số công trình được bảo tồn trùng tu là 132

2, Số công trình phụ trợ (điện, nước, khảo cổ, cây xanh…) là 42

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

171

Tổng hợp nguồn vốn đầu tư: 589.518 tỷ đồng VN

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 275,840 tỷ đồng VN

- Ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế: 313,678 tỷ đồng VN

- Giai đoạn 1996 – 2000: Bảo tồn 54 CT, hạng mục CT, kinh phí: 87,445 tỷ

- Giai đoạn 2001 – 2005: Bảo tồn 74 CT, hạng mục CT, kinh phí: 148,16 tỷ

- Giai đoạn 2006 – 2009: Bảo tồn 79 CT, hạng mục CT, kinh phí: 194,521 tỷ

- Giai đoạn 2010 – 2012: Bảo tồn 37 CT, hạng mục CT, kinh phí: 159,338 tỷ

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

172

PHỤ LỤC 2: CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC CHÍNH PHỦ VÀ

TỔ CHỨC QUỐC TẾ (giai đoạn 1992- 2013)

STT Tên chương trình Năm Cơ quan tài trợ và hợp tác Kinh phí tài trợ1 Trùng tu di tích

Ngọ Môn1992 Quỹ Ủy thác Nhật Bản

thông qua UNESCO100.000 USD

2 Thiết bị cho kho cổvật

1994 Toyota Foundation( Nhật Bản)

40.000 USD

3 Văn Thánh 1995 Hội người yêu Huế tạiParis

150.000 Fr(# 30.000 USD)

4 Gỗ lim phục vụtrùng tu di tích Huế

1995 Chính phủ nướcCHDCND Lào

400m3gỗ(#200.000 USD)

5 Hữu Tùng Tự( lăng Minh Mạng)

1996 Toyota Foundation vàJapan Foundation ( NhậtBản)

40.000 USD

6 Cửa Quảng Đức 1996 Hội Thương mại Việt- Mỹở Honolulu (Mỹ)

50.000 USD

7 Phục chế ba án thờcác vua Hàm Nghi,Thành Thái, DuyTân( Thế Miếu)

1996 Đại sứ Anh và 10 công tycủa Anh tại Việt Nam tàitrợ

35.000 USD

8 Thiết bị cho phòngcông nghệ thông tinvà đào tạo về GIS

1996-1997

UNESCO 50.000 USD

9 Bảo quản và tư vấnkỹ thuật chống mốicho công trình HiểnLâm Các, Đại Nội

Huế

1996-1997

Công ty hóa chất RhonePolenc, Pháp

1.000.000 USD

10 Bảo tồn trùng tucông trình MinhLâu (lăng Minh

Mạng)

1997-1999

Express (Mỹ) thông quaquỹ di tích Thế giới WMF

80.000 USD

11 Thiết bị cho phònghóa nghiệm bảo tồn

1997 Trung tâm Di sản Thế giớicủa UNESCO

467.301 Fr(# 90.000 USD)

12 Bảo tồn trung tucông trình Hưng

Miếu

1997 Thủ tướng Chính phủ TháiLan

20.000 USD

13 Tu bổ khẩn cấp cáccông trình bị hưhỏng do cơn lốc

tháng 9/1997(cungDiên Thọ)

1997 Trung tâm Di sản Thế giớicủa UNESCO

50.000 USD

14 Bảo tồn trùng tucông trình Thế Tổ

Miếu

1997-1998

Xử lý nợ giữa nướcCHXHCN Việt Nam vàchính phủ Ba Lan với sựhợp tác của các chuyên gia

900.000 USD

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

173

Xí nghiệp bảo tồn Tài sảnvăn hóa Ba Lan(PKZ)

15 Trùng tu tôn tạonhà Bát giác phíađông (Đại Nội)

1998 Đại sứ Canada thông quaTrung tâm nghiên cứu vàhợp tác Quốc tế CECI

10.000 USD

16 Hệ thống bia biểnchỉ dẫn tham quan

di tích(đợt 1)

1999 Đại sứ Canada thông quaTrung tâm nghiên cứu vàhợp tác Quốc tế CECI

4.200 USD

17 Hỗ trợ phục hồi cáccông trình di tíchdo hậu quả lũ lụt

1999

1999 UNESCO 40.000 USD

18 Tổ chức hội thảobảo tồn và phát huygiá trị Tuồng cung

đình Huế

2000 Ford Foundation 9.500 USD

19 Bảo tồn trùng tucông trình Bi đình(lăng Minh Mạng)

2001-2003

Quỹ di tích thế giới(World Monuments Fund)

50.000 USD

20 Hệ thống bia biểnchỉ dẫn tham quan

di tích(đợt 2)

2001 Đại sứ Canada thông quaTrung tâm nghiên cứu vàhợp tác Quốc tế CECI

12.040 USD

21 Trùng tu tôn tạoNhà hát Duyệt Thị

Đường

1998-2001

Chính phủ Pháp và cáccông ty của Pháp,EDF,CBC, PAIMBEUFủy thác cho tổ chứcCODEV Việt Pháp đónggóp

124.000 USD

22 Lập hồ sơ quốc giaứng cử Nhã nhạc là

Kiệt tác di sảntruyền khẩu và phivật thể của nhân

loại

2002 Quỹ Nhật Bản thông quaUNESCO

15.000 USD

23 Phục hồi tranhtường nội thất

Cung An Định-Giaiđoạn 01

2003 VP đối ngoại CHLB Đứcthông qua ĐSQ Đức tại HàNội

17.580 EURO (#20.100 USD)

24 Dự án kế hoạchhành động Quốcgia nhằm bảo vệ

Nhã nhạc-Âm nhạcCung đình Việt

Nam

2005-2008

Quỹ ủy thác Nhạt Bảnthông qua UNESCO

154.900 USD

25 Phối hợp nghiêncứu, đào tạo và bảotồn tại khu di tích

2005-2012

Viện di sản Thế giớiUNESCO-Đại học Wasda,Nhật Bản

1.600.000 USD

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

174

Huế26 Tu bổ, phục hồi

tranh tường nội thấtCung An Định vàđào tạo kỹ thuật-

giai đoạn 2.

2005-2008

Bộ Ngoại Giao Đức thôngqua Hiệp hội trao đổi Vănhóa Leibniz, Hiệp HộiĐông tây hội ngộ.

355.000 EURO(# 420.000USD)

27 Phối hợp nghiêncứu, bảo tồn VõThánh và chùa

Thiên Mụ, thiết lậphệ thống GÍ về

công viên khảo cổdi tích Huế

2007-2009

Đại học Bách KhoaMarche, Ancona, Ý

30.000 USD

28 Bảo tồn trung tutôn tạo di tích Hiển

Đức Môn (LăngMinh Mạng)

2008-2009

- Quỹ Robet W.WilsonChallenge to ConserveOur Heritage thông qua tổchức World MonumentsFund, Mỹ- Tập đoàn Công nghiệpthan- Khoáng sản ViệtNam

75.000 USD +3.200.000.000VNĐ (# 194.000USD)

29 Gỗ phục vụ trùngtu di tích Huế

2008 Chính phủ nướcCHDCND Lào

150 m3 gỗ (#35.000 USD)

30 Phục dựng khuHoành Thành Huếvà Hổ Quyền bằngcông nghệ kỹ thuật

số 3D

2007-2010

Tổng cục quản lý Di sảnvăn hóa Hàn Quốc thôngqua viện KAIST

500.000 USD

31 Xây dựng mạnglưới cộng đồng hỗ

trợ bảo tồn khu vựcdi sản Huế

2008-2009

Hội đồng vùng Nord Pasde Calais, Pháp

13.650 EURO (#18.000 USD)

32 Xây dựng lộ trìnhchuẩn bị kế hoạchquản lý và chương

trình xây dựngnăng lực cho khuvực di sản Huế(giai đoạn 1)

2008-2009

Đại sứ quán vương quốcHà Lan thông qua Công tytư vấn giải pháp đô thịUrban Solutions, Hà Lan

41.630 EURO(#54.600 USD)

33 Bảo tồn trung tucổng và bình phongkhu mộ vua ở lăng

Tự Đức kết hợpđào tạo kỹ thuật

2009-2010

Bộ ngoại giao CHLB Đứcthông qua Hiệp hội Bảotồn di sản văn hóa Đức vànhóm GCREP

110.525 EURO(#145.450 USD)

34 Bảo tồn tu bổ vàtôn tạo bia Thị học-Quốc Tử Giám Huế

2010-2011

Chương trình hổ trợ quốctế 2010 của Bộ ngoại giaoCộng hòa Ba Lan thông

18.700 USD

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

175

qua đại sứ quán Ba Lan ởViệt Nam

35 Đào tạo kỹ thuật vàbảo tồn, tu sửa tại

công trình Tối LinhTừ- Phủ Nội vụ,

Hoành Thành Huế

2011-2012

Bộ ngoại giao CHLB Đứcthông qua Hiệp hội Bảotồn di sản văn hóa Đức vànhóm GCREP

91.395 EURO (#125.000 USD)

36 Trùng tu tôn tạo ditích Tả Tùng Tự

(Lăng Minh Mạng)

2011-2012

Quỹ Robet W.WilsonChallenge to ConserveOur Heritage thông qua tổchức World MonumentsFund, Mỹ

46.000USD

37 Bảo tồn tu bổ côngtrình Linh TinhMôn- Văn Miếu

Huế và đào tạo kỹthuật bảo tồn

2011 Chương trình hổ trợ quốctế 2010 của Bộ ngoại giaoCộng hòa Ba Lan thôngqua đại sứ quán Ba Lan ởViệt Nam

25.497 USD

38 Đào tạo bảo tồncho cán bộ kỹ thuậtcủa khu di sản Huếvà miền trung tại

Việt Nam

2012-2013

Chương trình hổ trợ quốctế 2010 của Bộ ngoại giaoCộng hòa Ba Lan thôngqua đại sứ quán Ba Lan ởViệt Nam

16.872 USD

39 Đào tạo kỹ thuật vàbảo tồn phục hồi

nội thất công trìnhTả Vu- Hoành

Thành Huế

2012-2013

Bộ ngoại giao CHLB Đứcthông qua Hiệp hội Bảotồn di sản văn hóa Đức vànhóm GCREP

139.660 EURO(#181.558 USD)

40 Bảo tồn, trùng tu vàđào tạo kỹ thuật tạicông trình Bi đình-

lăng Tự Đức

2013-2014

Chương trình hổ trợ quốctế 2013 của Bộ ngoại giaoCộng hòa Ba Lan thôngqua đại sứ quán Ba Lan ởViệt Nam

173.874,3 USD

41 Tập huấn xây dựngnăng lực quản lý di

sản đô thị Huếthông qua ứng

dụng GIS

6-10/2013

Tổ chức tài chínhNUFFIC- Hà Lan thôngqua tổ chức UrbanSolutions tại Hà Nội

49.935.90EURO

42 Dự án đào tạo kỹthuật và bảo tồnphục hồi nội thấtcông trình Tả Vu-Hoàng Thành Huế

2012-2014

Bộ ngoại giao CHLB Đứcthông qua Hiệp hội Bảotồn di sản văn hóa Đức vànhóm GCREP

139.660 EURO(# 181.558USD)

43 Chương trình hợptác nghiên cứu vàphục hồi nhạc cụtruyền thống Biênchung, Biên khánh

2010 Bộ văn hóa Thể thao Dulịch Hàn Quốc thông quatrung tâm Nghệ thuật biểudiễn truyền thống Quốcgia Hàn Quốc

20.000 USD

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

176

44 Chương trình hợptác nghiên cứu vàphục hồi nhạc cụtruyền thống Bácchung, Đặc khánh

2012 Bộ văn hóa Thể thao Dulịch Hàn Quốc thông quatrung tâm Nghệ thuật biểudiễn truyền thống Quốcgia Hàn Quốc

14.000 USD

45 Phục hồi điệnChiêu Kính- TháiMiếu Đại Nội Huế

2013-2015

Bộ giáo dục, Văn hóa, Thểthao, Khoa học và côngnghệ Nhật Bản thông quaviện Công nghệ Đại họcMonotsukuri- Nhật Bản vàviện Di sản Đại họcWaseda

210.000 USD

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2014/5/4/tran_thi_hong_minh_LA.pdfHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG

177

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁCNGHIÊN CỨU VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TTH GIAI ĐOẠN 1994- 2013

STT TÊN CÔNG TRÌNH

1 Viết sách lễ hội cung đình triều Nguyễn

2 Hồ sơ lễ tế xã tắc

3 Kịch bản lễ tế xã tắc

4 Hồ sơ phục chế Biên chung, Biên khánh

5 Hồ sơ trang phục Cung đình Huế

6 Hồ sơ lễ tế Nam giao

7 Kịch bản và dàn dựng lễ tế Nam giao

8 Kịch bản và dàn dựng lễ hội Truyền lô

9 Kịch bản và dàn dựng lễ hội Tiến sỹ võ

10 Hồ sơ lễ Truyền lô- Yết bảng, Vinh quy bái tổ

11 Hồ sơ lễ tế Tịch điền

12 Hồ sơ lễ Công chúa hạ giá

13 Hồ sơ ẩm thực Cung đình Huế

14 Hồ sơ lễ nguyên đán

15 Hồ sơ lễ Thiết đại triều

16 Hồ sơ lễ tế Văn Miếu

17 Hồ sơ lễ Đăng quang

18 Hồ sơ lễ hội điện Hòn chén

19 Kịch bản công chúa hạ giá

20 Dịch sách Thần nhạc chi lữ

21 Dịch các phần tài liệu tiếng Trung, Hán cổ sang tiếng Việt phục vụcho việc nghiên cứu văn hóa phi vật thể: Thiên Đàn, đàn Xã Tắc,

vườn cảnh Trung Quốc, Minh Sử, Thanh sử, Khâm định Đại Nam hộiđiển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn.

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế [116].