5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 5/2017 [57] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC Vài nét tiểu sử Trần Quốc Vượng sinh ngày 12/12/1934 ở Kinh Môn, Hải Dương, quê gốc ở sông Châu, núi Đọi (xã Lê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Từ năm 1954, định cư ở Hà Nội. Năm 1956, tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử - Địa, trường Đại học Văn khoa Hà Nội, được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tổ Cổ sử Việt Nam, khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1959, giảng dạy giáo trình Khảo cổ học đầu tiên tại khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1960, có sự giúp đỡ của Gs. Ts. Xô Viết P.I.Boriskovsky. Năm 1963-1965, học nghiên cứu sinh Triết - Sử ở Ủy ban Khoa học nhà nước. Năm 1980, được phong hàm Giáo sư, chính thức làm chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học ở khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1989, được cử làm Giám đốc Trung tâm liên văn hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1990-1996, được bầu làm Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội. Năm 1993, được cử làm Trưởng ngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1993-2005, được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Năm 1995, được cử làm Giám đốc Trung tâm liên văn hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2000-2005, làm Giám đốc Trung tâm liên văn hóa - lịch sử, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử văn hóa, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời từ 1989-2005, kiêm đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư ký Hội Văn hóa - Văn nghệ dân gian Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nghề truyền thống Việt Nam (trực thuộc Bộ Văn hóa thông tin), Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Nội - Tổng thư ký Hội văn nghệ dân gian Hà Nội (1976-2005). Năm 1990, ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Ông còn được nhận nhiều huy chương, huân chương, cao nhất là Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất. Ông qua đời lúc 2 giờ 30 phút ngày 8/8/2005 tại Hà Nội. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng GIÁO SƯ TRẦN QUỐC VƯỢNG L âu nay, nhiều người mới chỉ biết Trần Quốc Vượng (1934- 2005) là một nhà khảo cổ và nhà văn hóa nổi tiếng. Thật ra, ông là một giáo sư sắc sảo, đa tài, một trong số rất ít người đi đầu trong việc đổi mới tư duy khoa học. n Hồ Sĩ Hùy GS. Trần Quốc Vượng (1934-2005)

GS. Trần Quốc Vượng (1934-2005) GIÁO SƯ TRẦN QUỐC … CHAN DUNG.pdf · ... Ủy viên Ban chấp hành Hội liên ... Văn Tấn biên soạn Lịch sử chế độ

  • Upload
    ledien

  • View
    228

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2017 [57]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Vài nét tiểu sửTrần Quốc Vượng sinh ngày 12/12/1934 ở Kinh

Môn, Hải Dương, quê gốc ở sông Châu, núi Đọi (xãLê Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Từ năm 1954,định cư ở Hà Nội. Năm 1956, tốt nghiệp thủ khoa cửnhân Sử - Địa, trường Đại học Văn khoa Hà Nội, đượcgiữ lại làm cán bộ giảng dạy tổ Cổ sử Việt Nam, khoaSử, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1959, giảng dạygiáo trình Khảo cổ học đầu tiên tại khoa Sử, Đại họcTổng hợp Hà Nội, năm 1960, có sự giúp đỡ của Gs.Ts. Xô Viết P.I.Boriskovsky. Năm 1963-1965, họcnghiên cứu sinh Triết - Sử ở Ủy ban Khoa học nhànước. Năm 1980, được phong hàm Giáo sư, chínhthức làm chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học ở khoa Sử,Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1989, được cử làmGiám đốc Trung tâm liên văn hóa, Đại học Tổng hợpHà Nội. Năm 1990-1996, được bầu làm Chủ tịch HộiSử học Hà Nội. Năm 1993, được cử làm Trưởngngành Du lịch học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm1993-2005, được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành HộiKhoa học Lịch sử Việt Nam. Năm 1995, được cử làmGiám đốc Trung tâm liên văn hóa, Đại học Quốc gia

Hà Nội. Năm 2000-2005, làm Giám đốcTrung tâm liên văn hóa - lịch sử, Chủ nhiệmbộ môn Lịch sử văn hóa, Chủ tịch Hội đồngKhoa học và Đào tạo khoa Du lịch học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời từ1989-2005, kiêm đảm nhiệm chức vụ PhóTổng thư ký Hội Văn hóa - Văn nghệ dângian Việt Nam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vănhóa ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm Câulạc bộ nghề truyền thống Việt Nam (trựcthuộc Bộ Văn hóa thông tin), Ủy viên Banchấp hành Hội liên hiệp Văn hóa nghệ thuậtHà Nội - Tổng thư ký Hội văn nghệ dân gianHà Nội (1976-2005). Năm 1990, ông đượcphong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Ôngcòn được nhận nhiều huy chương, huânchương, cao nhất là Huân chương khángchiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huânchương Lao động hạng Nhất. Ông qua đờilúc 2 giờ 30 phút ngày 8/8/2005 tại Hà Nội.Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng

GIÁO SƯ TRẦN QUỐC VƯỢNG

Lâu nay, nhiều người mới chỉbiết Trần Quốc Vượng (1934-2005) là một nhà khảo cổ và

nhà văn hóa nổi tiếng. Thật ra, ông làmột giáo sư sắc sảo, đa tài, một trongsố rất ít người đi đầu trong việc đổimới tư duy khoa học.

n Hồ Sĩ Hùy

GS. Trần Quốc Vượng (1934-2005)

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2017 [58]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Hồ Chí Minh về cụm công trình Văn hóa Việt Namtruyền thống và hiện đại gồm 3 tác phẩm: Việt Nam,cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, 1998;Văn hóa Việt nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóadân tộc, 2000, tái bản 2003; Trên mảnh đất nghìn nămvăn vật, Nxb Hà Nội, 2000, tái bản 2009(1).

Trần Quốc Vượng là tác giả, chủ biên hoặc đồngtác giả trên 40 đầu sách, non ngàn bài báo đủ loại: báocáo, luận văn khoa học, thông báo khoa học, tạp lục,tản văn… đăng tải ở trong và ngoài nước, trên nhiềutạp chí, chuyên san, nhật báo, tuần báo trung ương, địaphương. Ông tự nhận và được các thế hệ học trò thừanhận: “không phải là người đi nhiều, nói nhiều, viếtnhiều không phải là Trần Quốc Vượng”. Ông Tự bạchmột năm chỉ ở Hà Nội khoảng 100 ngày, còn nữa là“suốt tháng, suốt năm rong ruổi khắp nước… và langbang khắp châu Á, Âu, Mỹ, Úc, Phi…, vừa đi, vừachơi, vừa học, vừa làm…”(2). Ông giao du với nhiềutầng lớp: trí thức (cả khoa học xã hội nhân văn, cảkhoa học tự nhiên), văn nghệ sĩ, nông dân, công nhân,cả bác lái tắcxi, lẫn người chạy xe ôm…, vừa trao đổitâm sự, vừa khai thác thông tin, tìm hiểu theo kiểu xãhội học những vấn đề quan tâm. Có người cười ônglúc nào cũng ở ngoài đường, còn bạn ông - Gs Hà VănTấn thì nói là không biết ông Vượng viết vào lúc nào.Một người bạn khác là Gs Phan Huy Lê thì cho rằng:“Gs Trần Quốc Vượng độc đáo không ai bắt chướcnổi”. Một học trò cũ - nhà Sử học Dương Trung Quốctrả lời phỏng vấn báo Tiền phong: cái dấu ấn sâu sắcnhất Gs Vượng để lại trong ông là cái đầu của thầy cảnghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cũng theo ông Quốc, mộtnhà điêu khắc nổi tiếng nói rằng, trong các danh nhân

giới sử học, có 2 cái đầu không thể khôngđặc tả, đó là cái đầu của Gs Đào Duy Anh vàcái đầu của Gs Trần Quốc Vượng. Học tròvà đồng nghiệp đã viết về Gs rất nhiều. Bàinày chỉ trình bày cảm nhận của một học trònhỏ về mấy nét đặc sắc của thầy còn chưađược chú ý đúng mức.

Một học giả liên, đa, xuyên ngànhSinh thời, Gs Trần Quốc Vượng ca ngợi

thầy mình - Gs Đào Duy Anh (1904-1988)là một học giả “liên, đa, xuyên ngành”. Đếnlượt mình, nhiều học trò Gs Vượng cũng suytôn ông như thế. Cứ nhìn vào tiểu sử của ôngcũng đủ thấy ông đảm nhận nhiều chức vụquan trọng, quản lý nhiều lĩnh vực khoa họcxã hội nhân văn khác nhau: khảo cổ học, sửhọc, văn hóa học, du lịch học, văn hóa - vănnghệ dân gian, liên văn hóa - lịch sử… Thậtra, những “chức vụ hư danh hão, nào chủnhiệm, chủ tịch, giám đốc...” như ông tự nóivề mình(3), chỉ thể hiện năng lực chuyên mônđa dạng tuyệt vời của ông. Ông hoàn toànkhông phải là kiểu người thích quyền lực. Làcon trai út trong một gia đình trí thức cótruyền thống cách mạng, cha tốt nghiệp Caođẳng Canh nông và là cán bộ cao cấp, lại cóthông minh trời phú, nếu muốn ông đã làViện trưởng, Thứ trưởng(4)…

Tiếng nói sắc sảo của Gs Trần QuốcVượng cất lên trong nhiều lĩnh vực. Ông làngười đầu tiên giảng dạy Khảo cổ học vàcùng với Hà Văn Tấn viết giáo trình Đại họcđầu tiên về Khảo cổ học ở nước ta. Đó là bộSơ yếu khảo cổ học nguyên thủy ở Việt Nam,Nxb Giáo dục, H.1961. Được giao nhiệm vụgiảng dạy lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đếnthời nhà Hồ (1400-1407), ông lại cùng HàVăn Tấn biên soạn Lịch sử chế độ cộng sảnnguyên thủy ở Việt Nam, Nxb Giáo dục,H.1960; Lịch sử chế độ phong kiến ViệtNam, tập1, Nxb Giáo dục, H.1960, tái bản1963. Theo Gs Lương Ninh, 3 bộ sách này“đứng vững là giáo trình cơ sở bậc đại họctrong mấy chục năm qua, có tác dụng tốt chocông tác đào tạo”(5). Ông còn dịch và chúgiải Việt sử lược, bộ sử vào loại xưa nhất cònlại đến nay khi mới 24 tuổi.

Tháng 8/1995, bộ môn Văn hóa học đượcGS Trần Quốc Vượng trong một chuyến điền dã

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2017 [59]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

chính thức đưa vào giảng dạy tại Đại học Quốc gia HàNội trong 2 chương trình: Văn hóa học đại cương vàCơ sở văn hóa Việt Nam. Gs Trần Quốc Vượng đượccử làm Trưởng môn Văn hóa học và ông đã chủ biêncuốn Văn hóa học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam,Nxb Khoa học Xã hội, H.1996; tiếp đó chủ biên bộCơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia HàNội, 1997. Là cử nhân Sử - Địa, nếu Hà Văn Tấn tiếptục sự nghiệp thầy Đào Duy Anh đóng góp vào lĩnhvực địa lý học lịch sử khi hiệu đính, chú giải Dư địachí công phu, tài tình thì Trần Quốc Vượng lại bướcsang lĩnh vực địa - văn hóa và viết nên tác phẩm xuấtsắc: Việt Nam, cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóadân tộc, 1998. Đây là một công trình nghiên cứu sâusắc về văn hóa Việt Nam, bao quát cả diễn trình vănhóa theo dòng chảy thời gian và sự phong phú, đadạng các vùng văn hóa trong không gian: “Gs TrầnQuốc Vượng… đã định vị được bản sắc văn hóa củatừng vùng đất, từ góc nhìn địa - văn hóa… Từ CaoBằng đến Cà Mau, có nơi nhiều, có nơi ít, đều đượcGs cắt nghĩa bằng tư liệu chân xác, cặn kẽ, dựng đượcdiện mạo văn hóa của mỗi tỉnh, mỗi vùng. Các bài viếtnhư những mảng màu hợp lại thành bức tranh về vănhóa Việt Nam để trả lời thế nào là bản sắc văn hóaViệt Nam ”(6).

Gs Trần Quốc Vượng còn là nhà Hà Nội học hàngđầu. Ông đã viết hàng trăm bài báo, hàng chục cuốnsách về Hà Nội, tiêu biểu như Hà Nội nghìn xưa viếtchung với Tảo Trang Vũ Tuân Sán (1975); Tìm hiểuvăn hóa dân gian Hà Nội (1997); Làng nghề, phố nghềThăng Long - Hà Nội (2000); Hà Nội như tôi hiểu(2005); Thăng Long - Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm(2006)…; đặc biệt là cuốn tuyển tập: Trên mảnh đấtnghìn năm văn vật (2000, tái bản 2009). Có thể nóidẫu đi và tìm hiểu khắp mọi miền Tổ quốc nhưng GsTrần Quốc Vượng hầu như lúc nào cũng miệt màinghiên cứu về Hà Nội, có những công trình đặc sắc vềHà Nội. Ông cũng là người có công đầu trong việc xâydựng ngành Hà Nội học.

Ngoài ra, Gs Trần Quốc Vượng còn có tiếng nóitrong các lĩnh vực Dân tộc học, Tâm lý học, Xã hộihọc, Nghệ thuật học, Ngôn ngữ học, Văn học dân gian,cả phong thủy, tướng số… Ở bất cứ lĩnh vực nào quantâm, ông đều có những ý tưởng mới lạ, sắc sảo nênđược giới khoa học trong và ngoài nước hết sức chúý. Ông từng tham gia chủ trì và đồng chủ trì nhiều hộithảo khoa học trong nước và quốc tế (Nga, Nhật, Hàn,Mỹ, Thái, Malaysia, Philippines…). Với tầm hiểu biết

hạn hẹp và trong điều kiện tư liệu cho phép,bài viết này chỉ đề cập mấy ý kiến độc đáo,đặc sắc thể hiện tư duy đổi mới của ôngtrong lĩnh vực Cổ sử Việt Nam.

Người đi đầu trong việc đối mới nhậnthức về nhà Nguyễn và nhà Mạc

Trước đổi mới, chính sử nước ta phê phántriều Nguyễn hết sức nặng nề.

Năm 1962, Lời giới thiệu bộ Đại Namthực lục của Viện Sử học có đoạn: “Nhữngsự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời giantừ Nguyễn Hoàng đến Đồng Khánh (1558-1888), những công việc mà các vua (chúa)nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian330 năm ấy, …tự chúng tố cáo tội ác củanhà Nguyễn trước lịch sử của dân tộc chúngta……không những chúng đã cõng rắn cắngà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đàyđọa nhân dân Việt Nam trong một đời sốngtối tăm đầy áp bức”(7).

Năm 1971, sách Lịch sử Việt Nam, tập 1,do Ủy ban Khoa học Xã hội biên soạn nhậnđịnh: “Triều Nguyễn là vương triều phongkiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộcchiến tranh phản cách mạng nhờ thế lựcxâm lược của người nước ngoài……Chínhquyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập vớinhân dân và dân tộc”(8).

Năm 1985, trong sách Lịch sử Việt Nam,tập 2, các tác giả thuộc Ủy ban Khoa học Xãhội tiếp tục phê phán gay gắt: “Triều đìnhnhà Nguyễn thối nát và hèn mạt” (tr.11),“Vương triều nhà Nguyễn tàn ác và nguxuẩn” (tr.15), “tên chúa phong kiến bánnước số 1 là Nguyễn Ánh... Nguyễn Ánh cầucứu các thế lực ngọai bang giúp hắn thỏamãn sự phục thù giai cấp” (tr.29)…(9).

Khuynh hướng kết án nhà Nguyễn nhưtrên trở thành quan điểm chính thống trongviệc biên soạn sách giáo khoa phổ thông vàgiáo trình đại học. Nó nảy sinh trong bốicảnh cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiếntranh hết sức ác liệt giải phóng đất nước,thống nhất Tổ quốc nên bất cứ hành độngnào xúc phạm hay đi ngược lại độc lập dântộc, thống nhất đất nước đều bị phê phán.

Tháng 6/1987, trong một bài viết trên Tạpchí Sông Hương, Gs Trần Quốc Vượng đã

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2017 [60]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

có một cách nhìn khách quan khác hẳn gần với sự thậtlịch sử hơn: “Tôi không cố ý biện minh cho mọi mưuđồ chính trị của chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Nhưngtôi không thích nhà làm sử cứ theo ý chủ quan củamình và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn,chửi lấp toàn bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ravẻ “có lập trường...

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672) cố nhiênlà thiệt dân, hại của. “Hận sông Gianh” cố nhiên làđập mạnh vào tình cảm thống nhất Việt Nam. Nhưngtheo tôi hiểu thì cái nhìn sử học Mác xít phải xét sựkiện lịch sử trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Sựtách đôi Đàng Trong - Đàng Ngoài là ở trong cái thế“chẳng đặng, chẳng đừng”. Ai ở trong trường hợp“ông Hai” cũng làm như vậy. Ông Hai (NguyễnHoàng) là một người tốt… Và Đàng Trong có đủ tinhthần và lực lượng để mở mang đất mới, mở mang lãnhthổ, mở mang kinh tế, văn hóa. Đó là mặt tốt đẹp củalịch sử Việt Nam thế kỷ XVI-XVII… Có thời Nguyễn,chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngàynay”(10).

Cái nhìn của ông thật biện chứng: “Phải phân biệtthời Nguyễn và nhà Nguyễn. Thời nào dù là thời suythoái thì vẫn có dân, có trí thức. Không nên và khôngthể ghét vua Nguyễn mà phủ nhận các thành tựu vănhóa - nghệ thuật đạt được dưới triều Nguyễn. ThờiNguyễn là thời “tổng kết” tri thức Việt Nam từ xưa đếnthế kỷ 19 đấy”(11).

Thật ra, trước 1987 khá lâu, Gs Trần Quốc Vượngđã có tư duy mới mẻ và sắc sảo về nhiều vấn đề lịchsử, chính trị, văn hóa… Năm 1979, “khảo cổ ngày,khảo kim đêm” như ông nói, ông đã thuyết trình trước

Tỉnh ủy Thanh Hóa sự phá sản của mô hìnhĐịnh Công. Năm 1982, có dịp đi Liên Xô về,ông đã “nói lén qua hơi men” với bạn bèrằng chế độ Xô Viết “dứt khoát hỏng”…Cuối năm 1986, bắt gặp chủ trương đổi mớitư duy của Đảng: “nhìn thẳng vào sự thật,đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”(12),ông nhanh chóng trở thành người đi tiênphong đổi mới tư duy Sử học. Nhận địnhmới mẻ, đúng đắn của ông về triều Nguyễnmở đầu cho một loạt hội thảo, công trìnhkhoa học đánh giá lại triều Nguyễn.

Giới sử học nước ta trước và cả sau đổimới cũng kết án nhà Mạc không khách quannhư đã từng kết án nhà Nguyễn. Chẳng hạn,bộ Lịch sử Việt Nam (1427-1858) của các tácgiả Nguyễn Phan Quang, Trương HữuQuýnh, Nguyễn Cảnh Minh viết: “Tuy thànhlập trên sự đồi bại và sụp đổ của triều Lê,nhưng về căn bản, họ Mạc vẫn tiếp tụcnhững chính sách cũ của nhà Lê, không đềra được những chính sách mới nhằm đápứng yêu cầu phát triển của xã hội… Về mặtđối nội, trong suốt thời gian thống trị, họMạc chỉ lo tăng cường lực lượng quân sự vàra sức đào tạo một tầng lớp sĩ phu, quan liêumới, nhằm duy trì cơ nghiệp của dòng họmình……Nhà Mạc lại thực hiện một chínhsách đầu hàng nhà Minh hết sức nhục nhã…Cuối năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng 40viên quan nhà Mạc lên tận cửa Nam quanlàm lễ đầu hàng. Tất cả đều buộc dây vào cổđể tỏ ý tự trói mình, đi chân không và khi đếnnơi thì khúm núm phủ phục, cúi đầu lạy,dâng nộp tất cả sổ sách điền hộ cho quannhà Minh… Sau đó …cắt đất 5 động ở phíaĐông Bắc …cho sáp nhập vào KhâmChâu… Nhà Mạc đã phản bội điều tốithiêng liêng của dân tộc đã được xây đắptrải qua bao thế hệ, đó là nền độc lập dântộc, toàn vẹn lãnh thổ và thanh danh của đấtnước”(13).

Mãi đến năm 2006, cuốn sách hướng dẫntrả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 10 (chươngtrình chuẩn nâng cao) của Nguyễn Thị Côi(chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ ChíMinh vẫn viết: “Việc nhà Mạc thực hiệnchính sách ngoại giao lúng túng, Mạc Đăng

GS Trần Quốc Vượng khảo sát một bia ký ở chùa Quan Thánhlàng Lỗ Giáng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2017 [61]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Dung cùng 40 quan lại cởi trần quỳ gốicửa ải Nam Quan dâng sổ sách cắt đất 5động phía Đông cho nhà Minh là việc làmđáng chê trách”(14).

Từ năm 1991, Gs Trần Quốc Vượng đãcó một cách nhìn khác hẳn: “Hành động“đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chéplà một sự phóng đại để khoe khoang. Hànhđộng ấy sau này vua Lê cũng lặp lại gầnnguyên xi thì lại không bị sử gia nhà Lênêu lên để phê phán. Đó chẳng qua là mộthành động “tượng trưng” (quàng dây lụavào cổ, không phải là tự trói), một sự“nhún mình”(cũng có thể nói là hơi quáđáng) của một nước nhỏ đối với một nướclớn trong điều kiện tương quan chính trịngày xưa và nên nhớ lúc ấy, Mạc ĐăngDung đã thôi ngôi được 10 năm rồi và mộtông già đã sắp chết (từ Nam Quan trở vềđược mấy tháng thì ông qua đời), ông giànày gánh nhục cho con, cho cháu, cho cảnước mà cứ bị mang tiếng mãi!). Tất cảứng xử của Mạc Đăng Dung đối với Minhcũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoạigiao hằng xuyên của Việt nhỏ Hoa lớn“thần phục giả vờ, độc lập thật sự”.

Mà thật sự ở thời Mạc không có bóngmột tên xâm lược nào trên đất nước ta,quan bảo hộ, dù hình thức như chức “Đạt-lỗ-hoa-xích” ở Thăng Long triều Trầncũng không. Thế tại sao người này làm thìkhen là khôn khéo, người khác lại chê làhèn hạ?”.

…Nhưng thực ra việc Mạc cắt đất làthế nào? Chính sử nhà Minh cũng phảinhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ “dâng”những cái tên đất chứ đâu có đất thực,hoặc là đất vốn là của Trung Quốc rồi chứđâu phải là đất Việt mới cắt sang!”(15).

Lời kếtĐại thi hào Nguyễn Du có câu“Thác là

thể phách, còn là tinh anh”. Đây là cụmtừ trân trọng và chính xác dành cho nhàkhoa học - GS Trần Quốc Vượng khikhông chỉ các công trình nghiên cứu củaông còn để lại giá trị mà tinh thần và tưtưởng của ông vẫn ảnh hưởng đến các họctrò thế hệ sau./.

Chú thích:(1) Trần Quốc Vượng (2000), Bìa 4 cuốn Văn hóa Việt Nam,

tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóaNghệ thuật; Đỗ Lai Thúy (2002), Trần Quốc Vượng người theonết đất trong cuốn Chân trời có người bay, Nxb Văn hóa Thôngtin, tr.409-410.

(2) Trần Quốc Vượng (2000), Tự bạch của Trần Quốc Vượngtrong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Sđd, tr.977.

(3) Trần Quốc Vượng (2000), Nguyễn Đức Từ Chi trong Vănhóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Sđd, tr.957.

(4) Theo Lê Văn Lan trong bài Gs Trần Quốc Vượng - “mõlàng” của Hà Nội đăng trên báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh, 2004,đăng lại trên Facebook của Lê Văn Lan ngày 5/2/2015: Gs TrầnQuốc Vượng từng được Gs. Vs Trần Huy Liệu cử làm Viện trưởngViện Khảo cổ; Ông Hà Huy Giáp, Gs. Vs Nguyễn Khánh Toàn mờilàm Giám đốc Viện bảo tàng lịch sử Quốc gia; Gs Vũ Khiêu rủ làmThứ trưởng Bộ Văn hóa… nhưng ông đều từ chối. Xem thêm: Tựbạch của Trần Quốc Vượng trong cuốn Văn hóa Việt Nam, tìm tòivà suy ngẫm, Sđd, tr.976-978.

(5) Lương Ninh (2009), Bản thẩm định độc lập về giải thưởngHồ Chí Minh cho công trình khoa học công nghệ (Sử học) củaGiáo sư Hà Văn Tấn trong sách: Một con đường sử học, Nxb Đạihọc Sư phạm, tr.502.

(6) Nguyễn Chí Bền (1998), Lời bạt cuốn Việt Nam, cái nhìn địa- văn hóa của Trần Quốc Vượng, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chíVăn hóa Nghệ thuật, tr.491.

(7) Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục, NxbSử học, bản dịch, T.I, tr.6-7.

(8) Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam,Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H.tr.368.

(9) Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1985), Lịch sử Việt Nam,Tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H.tr.11-29. Lời nhà xuất bản của sáchghi rõ: “Nội dung tập II được đồng chí Trường Chinh Ủy viên BộChính trị Ban chấp hành Trung ương Đáng cho những ý kiến vàtư tưởng chỉ đạo (tr.7).

(10) Trần Quốc Vượng (1987), Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế vàvị thế lịch sử của nó, tạp chí Sông Hương, Huế, số 25, tháng 5-6/1987, tr.74, 75.

(11) Xem xét lại thời Nguyễn và nhà Nguyễn, Phỏng vấn Gs TrầnQuốc Vượng, Minh Chúc thực hiện, Tờ Tổ Quốc số 400, tháng12/1987, tr.20.

(12) Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộngsản Việt Nam (Do Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa V, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh trình bày ngày15/12/1986). Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chínhtrị Quốc gia, 2005, tr.10.

(13) Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn CảnhMinh (1977): Lịch sử Việt Nam (1427-1858) Nxb Giáo dục, Quyển2, Tập 1, in lại lần 2, tr. 60-65.

(14) Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2006), Lịch sử 10, Nxb Đại họcQuốc gia TP Hồ Chí Minh, tr. 127.

(15) Trần Quốc Vượng (2000), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêmtrong bối cảnh văn hóa Việt Nam thế kỷ XVI trong sách: Văn hóaViệt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Vănhóa Nghệ thuật, tr.853-854.

(16) Hồ Liên (2008), Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, NxbVăn học, tr.99.