16
1 GIÁM SÁT VÀ PHN BIN XÃ HI HIN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mđầu Vit Nam không chlà một đất nước đang phát triển mà còn là mt quc gia có nn kinh tế chuyển đổi, chuyn tkinh tế bao cp sang kinh tế thtrường. Điểm thay đổi mô hình kinh tế năm 1991 theo quyết định tại Đại hội Đảng ln thVII. Đây là quyết định rt quan trng trên con đường phát trin của đất nước. Thm chí, có thcoi đây là một quyết định sống còn đối vi nn kinh tế nước ta. Xét vmt thun túy kthut, Vin skinh tế hc ca Vin Hàn lâm Khoa hc Ba Lan O. Lange đã đưa ra lý luận rt tinh tế vskhác nhau gia kinh tế bao cp và kinh tế thtrường dưới góc nhìn của điều khin hc (1) . Kinh tế bao cp là nn kinh tế có điều khiển (do con người làm lãnh đạo quyết định điều khin) và kinh tế thtrường là nn kinh tế tđiều chnh (do các quy lut ca thtrường tto ra các quyết định điều chnh). Tđó ông rút ra ưu, nhược điểm ca tng mô hình kinh tế hướng ti cách thc vn hành tt nhất. Điểm nhn xét khái quát ca ông là: kinh tế báo cp (chhuy tập trung) có tính ưu việt hơn hẳn kinh tế thtrường vtính chđộng điều khin của con người nếu chúng ta có hthống con người làm nhim vđiều khin nn kinh tế tt cvnghip vlẫn đạo đức. Trên thc tế, thường điều kin tốt đẹp của con người trong toàn bhthng ít khi xy ra, mang tính lý thuyết nhiều hơn. Chính vì vậy mà mô hình kinh tế thtrường mang tính ưu việt hơn về mt thc tin. Xét vmt lý lun kinh tế - chính trhc, kinh tế bao cp da vào chế độ công hu mi ngun lực đầu vào ca nn sn xut xã hi, bao gồm đất đai và tài nguyên thiên nhiên, vn tài chính, sức lao động và các công nghchcht. Chế độ tư hữu chđược tha nhận đối vi các loi hàng hóa tiêu dùng. Mi hoạt động kinh tế và xã hội đều được lãnh đạo điều khin thông quá hthng kế hoch hóa tp trung và các quyết định giống như quyết định hành chính. Khi con người chưa thoát được bản tính tư hữu thì schhuy tp trung ca một nhóm người là ngun gc ca cquan liêu lẫn tham nhũng trong cả sdng ngun lc ln phân chia li ích tsn xut. Tnhng nhn xét này, có ththy cn phi xem xét chuyển đổi nhiu khía cnh mi có thxác lập được mt nn kinh tế thtrường đủ sc sng và mang li hiu quả. Trước hết, phi trao quyn tchsn xut, kinh doanh cho mi chthtrong xã hi và to lp môi trường pháp lut bảo đảm tính bình đẳng trong kinh doanh. Điều thhai cn làm là chuyển đổi thchế ththng chhuy tp trung sang hthng da vào dân ch. Khi không bảo đảm tính đồng btrong chuyn đổi thì hqutt yếu là sln qun trong cái by thu nhp trung bình. Việt Nam cũng như nhiều nước xã hi chnghĩa cũ trước đây đã quyết định chuyển đổi nn kinh tế tbao cp sang thtrường. Tùy hoàn cnh ca mỗi đất nước mà vic tiếp nhn kinh tế thtrường nhng mức độ khác nhau. Ti Việt Nam, Nhà nước đã quyết định đổi mi kinh tế tnăm 1986 với 3 Chương trình kinh tế ln gồm Chương trình lương thực - thc phẩm, Chương trình hàng hóa tiêu dùng và Chương trình hàng hóa xuất khu. Tthc tế triển khai 3 Chương trình kinh tế này, nhất là Chương trình lương thực - thc phẩm đã buộc chúng ta phi tha nhn quan hsn xut hp tác xã nông nghip không phù hp vi lực lượng sn xut lc hu nông thôn. Vic áp

GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

1

GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY

Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ

I. Mở đầu

Việt Nam không chỉ là một đất nước đang phát triển mà còn là một quốc gia có nền kinh tế

chuyển đổi, chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Điểm thay đổi mô hình kinh tế là

năm 1991 theo quyết định tại Đại hội Đảng lần thứ VII. Đây là quyết định rất quan trọng trên con

đường phát triển của đất nước. Thậm chí, có thể coi đây là một quyết định sống còn đối với nền

kinh tế nước ta.

Xét về mặt thuần túy kỹ thuật, Viện sỹ kinh tế học của Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan O.

Lange đã đưa ra lý luận rất tinh tế về sự khác nhau giữa kinh tế bao cấp và kinh tế thị trường dưới

góc nhìn của điều khiển học(1). Kinh tế bao cấp là nền kinh tế có điều khiển (do con người làm

lãnh đạo quyết định điều khiển) và kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều chỉnh (do các quy luật

của thị trường tự tạo ra các quyết định điều chỉnh). Từ đó ông rút ra ưu, nhược điểm của từng mô

hình kinh tế hướng tới cách thức vận hành tốt nhất. Điểm nhận xét khái quát của ông là: kinh tế

báo cấp (chỉ huy tập trung) có tính ưu việt hơn hẳn kinh tế thị trường về tính chủ động điều khiển

của con người nếu chúng ta có hệ thống con người làm nhiệm vụ điều khiển nền kinh tế tốt cả về

nghiệp vụ lẫn đạo đức. Trên thực tế, thường điều kiện tốt đẹp của con người trong toàn bộ hệ thống

ít khi xẩy ra, mang tính lý thuyết nhiều hơn. Chính vì vậy mà mô hình kinh tế thị trường mang tính

ưu việt hơn về mặt thực tiễn.

Xét về mặt lý luận kinh tế - chính trị học, kinh tế bao cấp dựa vào chế độ công hữu mọi

nguồn lực đầu vào của nền sản xuất xã hội, bao gồm đất đai và tài nguyên thiên nhiên, vốn tài

chính, sức lao động và các công nghệ chủ chốt. Chế độ tư hữu chỉ được thừa nhận đối với các loại

hàng hóa tiêu dùng. Mọi hoạt động kinh tế và xã hội đều được lãnh đạo điều khiển thông quá hệ

thống kế hoạch hóa tập trung và các quyết định giống như quyết định hành chính. Khi con người

chưa thoát được bản tính tư hữu thì sự chỉ huy tập trung của một nhóm người là nguồn gốc của cả

quan liêu lẫn tham nhũng trong cả sử dụng nguồn lực lẫn phân chia lợi ích từ sản xuất.

Từ những nhận xét này, có thể thấy cần phải xem xét chuyển đổi nhiều khía cạnh mới có thể

xác lập được một nền kinh tế thị trường đủ sức sống và mang lại hiệu quả. Trước hết, phải trao

quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho mọi chủ thể trong xã hội và tạo lập môi trường pháp luật

bảo đảm tính bình đẳng trong kinh doanh. Điều thứ hai cần làm là chuyển đổi thể chế từ hệ thống

chỉ huy tập trung sang hệ thống dựa vào dân chủ. Khi không bảo đảm tính đồng bộ trong chuyển

đổi thì hệ quả tất yếu là sẽ lẩn quẩn trong cái bẫy thu nhập trung bình.

Việt Nam cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũ trước đây đã quyết định chuyển đổi nền

kinh tế từ bao cấp sang thị trường. Tùy hoàn cảnh của mỗi đất nước mà việc tiếp nhận kinh tế thị

trường ở những mức độ khác nhau. Tại Việt Nam, Nhà nước đã quyết định đổi mới kinh tế từ năm

1986 với 3 Chương trình kinh tế lớn gồm Chương trình lương thực - thực phẩm, Chương trình

hàng hóa tiêu dùng và Chương trình hàng hóa xuất khẩu. Từ thực tế triển khai 3 Chương trình kinh

tế này, nhất là Chương trình lương thực - thực phẩm đã buộc chúng ta phải thừa nhận quan hệ sản

xuất hợp tác xã nông nghiệp không phù hợp với lực lượng sản xuất lạc hậu ở nông thôn. Việc áp

Page 2: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

2

dụng chính sách đất đai "giao đất của hợp tác xã nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân nông dân

để sử dụng ổn định lâu dài" đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu

gạo đứng hàng thứ 3 thế giới. Theo đà đổi mới này, Nhà nước đã quyết định áp dụng mô hình kinh

tế thị trường vào năm 1991 và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 1994.

Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được tiếp nhận khá cởi mở trên nguyên tắc Nhà

nước thừa nhận tất cả các thành phần kinh tế được bình đẳng trong mọi hoạt động kinh tế. Đây là

một chính sách quan trọng nhằm động viên mọi chủ thể tham gia thị trường. Ngược lại, chúng ta

chưa quan tâm tới chuyển đổi thể chế cho phù hợp với kinh tế thị trường. Toàn bộ thể chế quản lý

kinh tế của chúng ta vẫn giữ gần nguyên như trong thời kỳ kinh tế bao cấp. Trong khoảng vài năm

nay, Chính phủ ta bắt đầu có chủ trương đổi mới thể chế. Nói vậy, nhưng phải thấy đây là một câu

chuyện khá khó khăn, khó nhất là vì chưa đẩy được tính bao cấp ra khỏi tư duy của mỗi người.

Trên thế giới, các nhà khoa học đã khái quát lại trở thành kết luận rằng đổi mới thể chế quan

trọng nhất là chuyển đổi từ thể chế quản lý theo chiều trên xuống sang kết hợp quản lý với quản

trị theo chiều dưới lên. Khái niệm quản trị được hiểu là có sự tham gia của người dân vào mọi

khâu quản lý. Nhưng để người dân tham gia vào quản lý thì cần bảo đảm điều kiện cần là minh

bạch thông tin quản lý và điều kiện đủ là cơ quản quản lý của nhà nước phải thực hiện trách nhiệm

giải trình đối với dân. Như vậy, quản trị bao gồm 3 thành tố quan trọng nhất là (i) minh bạch thông

tin quản lý; (ii) sự tham gia của nhân dân vào quản lý; và (iii) trách nhiệm giải trình của các cơ

quan quản lý. Thực hiện quản trị tốt cho phép đạt được nhiều mục tiêu, trong đó các mục tiêu chính

bao gồm: (i) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội; (ii) thực thi tốt dân chủ và quyền công

dân, quyền con người; (iii) phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả; (iv) thực hiện tốt cải cách hành

chính; (v) giảm các xung đột xã hội. Quá trình chuyển đổi từ quản lý sang kết hợp quản lý và quản

trị là quá trình chuyển đổi thể chế quan trọng.

Như trên đã nói, có sự khác biệt giữa lý luận kinh tế - chính trị học của kinh tế bao cấp và

kinh tế thị trường. Ví dụ như trong kinh tế bao cấp, đất đai không có giá trị, không có giá cả, không

có chuyển nhượng trên thị trường và do Nhà nước phân phối tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong kinh

tế thị trường, quy luật thị trường đã buộc phải chấp nhận đất đai có giá trị và giá cả, buộc phải cho

phép thực hiện các giao dịch tài sản tương ứng trên thị trường và buộc phải giảm đi tác động trực

tiếp của bộ máy quản lý tới đất thuộc phạm vi hưởng dụng riêng. Tiếp theo, từ thể chế quản lý của

Nhà nước tập trung theo hướng trên xuống phải chuyển sang thể chế có sự tham gia từ dưới lên

nhằm giám sát các tiêu cực có thể xẩy ra tại các cơ quan quản lý được Nhà nước trao thẩm quyền.

Thể chế quản lý của Nhà nước có sự tham gia từ dưới lên được gọi là thể chế quản trị. Đến

nay, lý thuyết quản trị đã được hoàn chỉnh khá rõ ràng và được áp dụng ở hầu hết các nước đang

phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Việt Nam vừa là nước đang phát triển và vừa là

nước có nền kinh tế chuyển đổi). Nếu tách riêng vế quản lý có sự tham gia từ dưới lên thì hạt nhân

là mọi chủ thể trong xã hội (sau này gọi chung là người dân) đều được pháp luật trao cho quyền

tham gia vào các quyết định của Nhà nước (tham gia vào quá trình quản lý) và tham gia vào giám

sát quá trình quản lý. Sự tham gia này được thể hiện dưới 2 hình thức:

1. Lấy ý kiến của người dân về các quyết định của Nhà nước (về chính sách, về pháp luật,

về quy hoạch và về các quyết định cụ thể khác)

2. Người dân tham gia giám sát việc thực thi công việc trên thực tế.

Để bảo đảm sự tham gia của người dân, pháp luật cần bảo đảm các điều kiện cụ thể bao gồm:

Page 3: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

3

1. Công khai và minh bạch toàn bộ thông tin quản lý, ngoại trừ các thông tin thuộc phạm vi

bảo mật theo quy định của pháp luật;

2. Tạo cơ chế cụ thể để người dân được sự trợ giúp tri thức từ tất cả các tổ chức, cộng đồng,

mà chủ yếu là các tổ chức hoạt động xã hội vì mục tiêu bảo vệ lợi ích của dân;

3. Có các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật về trách nhiệm giải trình của các cán bộ

quản lý khi có yêu cầu từ phía người dân;

4. Có quy định về vận hành một cơ chế phù hợp nhằm bảo đảm sự tham gia của người dân

vào các quyết định của Nhà nước và thực hiện quyền giám sát về thực thi các công việc hành

chính.

Từ các phân tích trên, có thể khái quát thể chế quản lý đất đai trong kinh tế bao cấp và kinh

tế thị trường trên Hình vẽ 1 và Hình vẽ 2 dưới đây.

Tương tự như khi Nhà nước ta quyết định chuyển đổi mô hình kinh tế từ bao cấp sang thị

trường, thể chế quản lý cũng phải thay đổi từ khái niệm quản lý nhà nước chỉ theo hướng trên

xuống sang khái niệm lồng ghép giữa quản lý nhà nước theo hướng trên xuống và quản trị với sự

tham gia của người dân theo hướng dưới lên. Căn nguyên là như vậy, nhưng đến nay người ta

thống nhất sử dụng khái niệm thể chế quản lý nhà nước về đất đai là thể chế một chiều theo hướng

trên xuống và khái niệm thể chế quản trị đất đai là thể chế 2 chiều bao gồm tác động của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền vào đất đai theo chiều trên xuống và tác động của sự tham gia của người

dân vào đất đai theo chiều dưới lên.

Điều cần quan tâm không phải là sơ đồ thể chế trên xuống hay dưới lên mà là thể chế quản

trị thì tốt hơn thể chế quản lý ở những điểm gì? Trước hết, mục tiêu chung được đặt ra đối với bất

kỳ hệ thống quản lý nào cũng bao gồm:

1. Hiệu suất (efficiency) cao nhất, nói cách khác là chi phí cần sử dụng là thấp nhất để thực

hiện các quy định của pháp luật;

2. Hiệu quả (effectiveness) cao nhất, nói cách khác là việc thực thi pháp luật đạt được gần

nhất với kỳ vọng đặt ra khi xây dựng pháp luật;

3. Tác động (impact) tích cực nhất tới kinh tế, xã hội và môi trường, nói cách khác là quản

lý đất đai mang lại tác động tích cực nhất tới các mục tiêu chung của đất nước.

Như vậy, có thể thấy sự tham gia của dân bao gồm các tổ chức ngoài nhà nước và của cá

nhân công dân được thể hiện dưới 2 dạng: thứ nhất là tham gia vào quản lý dưới dạng các ý kiến

đóng góp cho các quyết định của Nhà nước về chính sách, pháp luật, quy hoạch và các quyết định

cụ thể, các ý kiến tham gia dạng này thường gọi là các "phản biện xã hội"; thứ hai là tham gia vào

"giám sát xã hội" việc thực hiện các công việc hành pháp. Cả "phản biện xã hội" và "giám sát xã

hội" được gọi chung là sự tham gia của người dân.

Điều kiện cần để thực hiện cả "phản biện xã hội" và "giám sát xã hội" là phải công khai,

minh bạch mọi thông tin quản lý. Điều kiện đủ để thực hiện phản biện và giám sát nói trên là các

cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có liên quan phải thực hiện trách nhiệm giải trình trước các

ý kiến phản biện và giám sát của dân. Như vậy Nhà nước cần có quy định pháp luật cụ thể về công

khai, minh bạch thông tin quản lý, sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của các cơ

quan và cán bộ quản lý.

Page 4: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

4

1. Q

uyế

t đ

ịnh

củ

a N

ớc v

ề đ

ất đ

ai

2. T

hự

c h

iện

nh

iệm

vụ

qu

ản

lý đ

ất đ

ai

CƠ QUAN CÓ

THẨM QUYỀN

CỦA NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI

Hình 1. Thể chế quản lý nhà nước về đất đai chỉ theo 1 hướng trên xuống

trong kinh tế bao cấp

Page 5: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

5

Hình 2: Thể chế quản lý đất đai theo cả hướng trên xuống của các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền và hướng dưới lên với sự tham gia của người dân

1. Q

uyế

t đ

ịnh

củ

a N

ớc v

ề đ

ất đ

ai

2. T

hự

c h

iện

nh

iệm

vụ

qu

ản

lý đ

ất đ

ai

CƠ QUAN CÓ

THẨM QUYỀN

CỦA NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI

1. S

ự th

am

gia

củ

a n

ời d

ân

2. C

ôn

g k

ha

i và

min

h b

ạch

th

ôn

g tin

3. T

rách

nh

iệm

giả

i tr

ình

củ

a c

án

bộ

4. G

iám

t th

ực h

iện

th

ẩm

qu

yề

n

củ

a c

ơ q

ua

n q

uả

n lý

QU

ẢN

TR

Ị T

HE

O

ỚN

G D

ƯỚ

I L

ÊN

QU

ẢN

TH

EO

ỚN

G T

N X

UỐ

NG

Page 6: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

6

II. Các loại hình giám sát và mối quan hệ với hoạt động kiểm tra - thanh tra

Bộ máy nhà nước của các nước dân chủ và quân chủ lập hiến đều được tổ chức theo mô hình

tam quyền phân lập gồm khối lập pháp, khối hành pháp và khối tư pháp, trong đó khối lập pháp là

Quốc hội chịu trách nhiệm xây dựng pháp luật, giám sát việc thực thi pháp luật và quyết định

những vấn đề lớn của đất nước; khối hành pháp là Chính phủ chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt

động kinh tế - xã hội, khối tư pháp thay mặt công lý chịu trách nhiệm quyết định giải quyết các

xung đột xẩy ra trong xã hội. Trong ba khối nói trên, khối hành pháp bao gồm các cơ quan hành

chính luôn phải ban hành những quyết định hành chính mà trong hầu hết các trường hợp đều có

liên quan đến lợi ích. Do đặc điểm này mà những người làm quan chức trong bộ máy hành chính

thường được tập trung quyền lực mang tính độc quyền có liên quan đến lợi ích. Sự độc quyền như

vậy trong thời gian nhất định sẽ phát sinh tính cửa quyền và lạm quyền mà người ta thường nói

bộ máy hành chính luôn gắn với quan liêu và tham nhũng.

Để khắc phục tình trạng này (để kiểm soát quyền lực), người ta thường thiết lập thể chế kiểm

tra (control), thanh tra (inspection) ngay trong nội bộ bộ máy hành chính. Kiểm tra là việc mà cơ

quan hành chính cấp trên thực hiện việc xem xét, đánh giá công việc của các cơ quan hành chính

cấp dưới thực hiện và đôn đốc để thực hiện đúng trách nhiệm được giao. Thanh tra là việc mà một

hệ thống cơ quan riêng trong bộ máy hành chính có trách nhiệm thực hiện việc xem xét, đánh giá

đối với các cơ quan hành chính ngang cấp hoặc cấp thấp hơn trong thực thi nhiệm vụ được giao

và trong thi hành pháp luật. Công việc thanh tra được thực hiện theo hệ thống pháp luật về thanh

tra. Cả công việc kiểm tra và thanh tra đều thực hiện theo phương thức định kỳ hoặc theo vụ việc

khi có phát hiện.

Sự thực, cơ chế kiểm tra và thanh tra cũng chưa khẳng định được có thể kiểm soát được tính

độc quyền (monopoly) và cửa quyền (discretion) vì đây chỉ là công việc phát hiện trong nội bộ bộ

máy hành chính. Trong thể chế hiện đại, người ta đưa ra thêm 2 thể chế quan trọng mang tính độc

lập đối với bộ máy hành chính: đó là "kiểm toán" (audit) do Kiểm toán Nhà nước với tư cách một

thiết chế độc lập thuộc khối lập pháp thực hiện với nội dung xem xét lại các công việc (chủ yếu

thuộc khối hành pháp) đã được quyết toán; và "giám sát" (supervision) do các chủ thể ngoài khối

hành pháp thực hiện việc xem xét lại quá trình triển khai các công việc do các cơ quan hành pháp

thực hiện, đánh giá hiệu suất (efficiency), hiệu quả (effectiveness) và tác động tới kinh tế, xã hội

và môi trường. Các chủ thể ngoài khối hành pháp có thể thực hiện nhiệm vụ giám sát gồm có các

cơ quan thuộc khối lập pháp và các tổ chức ngoài nhà nước, công dân thực hiện. Các cơ quan nhà

nước thuộc khối lập pháp thực hiện quyền giám sát của các cơ quan nhà nước. Các tổ chức ngoài

nhà nước thực hiện quyền giám sát xã hội và người dân có quyền giám sát trực tiếp hoặc thông

qua các tổ chức đại diện cho mình.

Việc thực hiện quyền giám sát của các tổ chức ngoài nhà nước và quyền giám sát trực tiếp

của người dân có sự giống nhau là thực hiện quyền giám sát của khu vực ngoài nhà nước, tức là

khu vực không có bất kỳ quyền quản lý nào, khác với giám sát của các cơ quan nhà nước thuộc

khối lập pháp là giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Yếu tố khác nhau này thường

mang tính tâm lý thực thi pháp luật vì thực sự quyền giám sát nào cũng được pháp luật bảo đảm

nhưng từ tâm lý thực thi pháp luật cho thấy việc giám sát thuộc khu vực ngoài nhà nước thường

yếu thế hơn, có thể bị coi thường hoặc chậm đáp ứng. Việc giám sát của các tổ chức ngoài nhà

nước và quyền giám sát trực tiếp của người dân có sự khác nhau về chủ thể, một bên tổ chức là

Page 7: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

7

chủ thể có pháp nhân và bên cá nhân người dân là chủ thể thể nhân. Chủ thể pháp nhân thường có

nhiều điểm mạnh hơn chủ thể thể nhân về tri thức, khả năng tài chính, mối quan hệ với các cơ quan

nhà nước, v.v. Về mặt tâm lý quản lý thì thường pháp nhân được coi trọng hơn thể nhân. Ở các

nước phát triển, không có sự khác biệt giữa pháp nhân và thể nhân do quan niệm về bình đẳng đã

đạt ở mức cao ngay trong tư duy quản lý của từng người. Mặt khác, việc giám sát của tổ chức và

cá nhân có mối quan hệ đặc biệt, cá nhân có thể thực hiện quyền thực hiện giám sát trực tiếp hoặc

thực hiện giám sát gián tiếp thông quan tổ chức đại diện cho mình; các tổ chức xã hội có thể trợ

giúp về tri thức, thông tin, kinh phí, v.v. cho các thành viên để thực hiện quyền giám sát trực tiếp.

Mô hình giám sát có thể được mô tả như trên hình 3 dưới đây:

Hình 3: Mối quan hệ giữa các thể loại giám sát và thanh tra, kiểm tra

Ở Việt Nam mô hình tam quyền cũng được đưa vào tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó

Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thuộc khối lập pháp; Chính phủ và Ủy ban nhân dân các

cấp thuộc khối hành pháp; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thuộc khối tư pháp. Các

KHỐI HÀNH PHÁP

bao gồm các cơ quan

hành chính

KHỐI LẬP PHÁP

bao gồm các cơ

quan thuộc Quốc hội

KHỐI TƯ PHÁP

bao gồm các cơ quan

thuộc tòa án

NHÂN DÂN

CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

NGOÀI KHU VỰC

NHÀ NƯỚC

Giám

sát

của d

ân

Giám sát

của các tổ

chức xã hội

Kiểm

tra, than

h tra củ

a bộ

máy h

ành

chín

h

Page 8: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

8

khối lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam có các hoạt động độc lập tương đối theo quy định

của pháp luật.

III. Giám sát của các cơ quan quyền lực của Nhà nước ở Việt Nam

III.1. Giám sát của Quốc hội

1, Hình thức giám sát

a. Xem xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác do

Quốc hội thành lập và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

b. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám

sát tối cao các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch mà một bên ký là các cơ quan, cá nhân nói

trên nếu có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

c. Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

d. Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề.

đ. Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội thành lập để điều tra về một vấn đề

nhất định.

e. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc

phê chuẩn.

g. Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kiến nghị giám sát của Ủy ban

thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu

Quốc hội.

2. Thẩm quyền xử lý đối với kết quả giám sát

a. Yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản quy định chi tiết Hiến pháp, luật, nghị

quyết của Quốc hội;

b. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giám sát

của Quốc hội khi nhận thấy trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định

của Quốc hội;

c. Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

d. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

e. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý

đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

Page 9: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

9

g. Ra nghị quyết về chất vấn; ra nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và các nội dung

khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

III.2. Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội

1. Hình thức giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội

a. Thực hiện các nhiệm vụ giám sát a., b., c., d. của Quốc hội giữa 2 kỳ họp Quốc hội.

b. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xem xét nghị quyết của

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của

cơ quan nhà nước cấp trên.

c. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

d. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

đ. Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

e. Xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại

biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

g. Kiến nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê

chuẩn.

2. Thẩm quyền xử lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với kết quả giám sát

a. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm

quyền giám sát của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét bãi bỏ khi nhận thấy trái với Hiến pháp,

luật, nghị quyết của Quốc hội;

b. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giám sât

của mình khi nhận thấy trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

c. Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi

nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng;

d. Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc

phê chuẩn;

đ. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến

pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của

Nhân dân;

e. Ra nghị quyết về chất vấn; ra nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề.

g. Định kỳ 06 tháng, người bị chất vấn, cá nhân, tổ chức chịu sự giám sát phải báo cáo kết

quả thực hiện nghị quyết chất vấn, nghị quyết giám sát chuyên đề và kết quả thực hiện kết luận,

yêu cầu, kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

h. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp

thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, kịp thời khôi

phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.

Page 10: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

10

3. Hình thức giám sát của Ủy ban Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

a. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối

cao, Kiểm toán nhà nước thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách hoặc

theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giám sát của Quốc hội có liên

quan tới phạm vi phụ trách của mình.

c. Giám sát chuyên đề.

d. Tổ chức hoạt động giải trình những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của

Quốc hội phụ trách.

đ. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

e. Kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc

phê chuẩn.

3. Thẩm quyền xử lý của Ủy ban Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

a. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi

hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật;

b. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và

những người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan về những vấn đề thuộc lĩnh vực do mình phụ

trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ

ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trường hợp không

tán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lời tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc

hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội gần nhất; đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì đề nghị Thủ

tướng Chính phủ xem xét;

c. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp

thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi

ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.

III.3. Giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội

1. Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội

a. Chất vấn những người do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn;

b. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật và giám sát việc thi hành pháp luật;

c. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

d. Tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tham gia Đoàn giám sát của

Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi

có yêu cầu.

2. Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

a. Giám sát chuyên đề việc thi hành pháp luật ở địa phương;

Page 11: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

11

b. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội,

Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

c. Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát của Quốc

hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương khi có

yêu cầu.

III.4. Mô hình giám sát của các cơ quan nhà nước thuộc khối lập pháp

Từ mô hình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy

ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, có thể được khái quát mô hình

giám sát của Quốc hội như sau:

1. Đối tượng giám sát là các cá nhân do Quốc hội bầu ra và các tổ chức, cơ quan mà người

đứng đầu do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn.

2. Hình thức giám sát bao gồm: (i) xem xét các báo cáo hoạt động; (ii) xem xét các văn bản

quy phạm pháp luật do người bị giám sát ban hành; (iii) tổ chức đoàn giám sát theo các chuyên đề;

(iv) chất vấn người bị giám sát; (v) điều tra về một vấn đề được chỉ định; (vi) lấy phiếu tín nhiệm

và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người bị giám sát.

3. Hình thức xử lý sau khi có kết quả giám sát: (i) yêu cầu đối tượng bị giám sát ban hành

văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; (ii) bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không phù

hợp; (iii) miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ; (iv) bỏ phiếu tín nhiệm; (v) yêu cầu người có thẩm

quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm người có chức vụ vi phạm pháp luật; (vi) ra nghị quyết về chất vấn,

về kết quả giám sát chuyên đề và các nội dung thuộc thẩm quyền.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có một số nội dung giám sát thay cho Quốc hội giữa 2 kỳ họp

và có một số nội dung giám sát theo thẩm quyền riêng có liên quan tới các văn bản quy phạm pháp

luật do cấp tỉnh ban hành; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân; việc giải quyết kiến nghị của

cử tri; việc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có thẩm quyền giám sát đối với nhóm đối

tượng bị Quốc hội giám sát trong phạm vi phụ trách của mình.

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn và tham gia các đoàn gián sát. Đoàn đại biểu Quốc hội

có quyền giám sát chuyên đề tại địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị

cử tri, cử đại biểu quốc hội tham gia các đoàn giám sát.

Mô hình này được áp dụng cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các

Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân.

IV. Kinh nghiệm từ hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội về tài nguyên và môi

trường

Kể từ khi ban hành Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Quốc hội đã tổ chức nhiều

đoàn giám sát chuyên đề về tài nguyên và môi trường. Các chuyên đề đã được giám sát có thể kể

tới như quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chương trình trồng mới 5

triệu ha rừng, v.v. và gần đây nhất là vấn đề nông lâm trường quốc doanh.

Page 12: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

12

Quá trình tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội cho thấy hiệu quả giám sát

ngày một cao hơn, vấn đề đưa ra giám sát ngày càng được xem xét kỹ lưỡng hơn, vấn đề được

đánh giá đầy đủ và kỹ lưỡng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn và nhất là việc giám sát trên

thực tế được đầy đủ hơn. Hệ quả của giám sát là đưa ra được những kết luận xác đáng làm cơ sở

để ban hành nghị quyết có tính khả thi trên thực tế.

Kết hợp với nhiều hình thức giám sát khác của Quốc hội như chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm,

có thể thấy hoạt động giám sát của Quốc hội đang đóng một vai trò quan trọng, có tác động trực

tiếp vào đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng của triển khai nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong

Chính phủ và của cả Chính phủ.

V. Giám sát và phản biện của các tổ chức ngoài nhà nước và của người dân

Đến nay pháp luật mới giao cho Mặt trận tổ quốc chịu trách nhiệm thực hiện giám sát xã hội

và phản biện xã hội. Theo Luật về Mặt trận Tổ quốc, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của

Nhà nước; góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,

hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán

bộ, công chức.

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc được thực hiện bằng các hình thức bao gồm:

1. Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát;

2. Tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước;

3. Tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà

nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những

trường hợp vi phạm pháp luật.

Giám sát và phản biện xã hội là sự thể hiện của sự tham gia của người dân vào quản lý đất

nước như Điều 28 của Hiến pháp 2013 quy định "1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước

và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa

phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.".

Điều 28 của Hiến pháp đã được thể hiện về việc lấy ý kiến của dân trong nhiều luật như Luật

Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ngân sách, Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, v.v. Đặc

biệt, Luật Đất đai 2013 có Điều 199 quy định về quyền tham gia giám sát trực tiếp của dân đối với

quản lý và sử dụng đất. Tất cả những luật có quy định về việc lấy ý kiến của dân hay quyền giám

sát trực tiếp của dân đều chưa có quy định về phương thức tham gia của người dân.

Để người dân tham gia ý kiến phản biện, góp ý hay ý kiến giám sát, cần có quy định ai chịu

trách nhiệm tiếp nhận ý kiến của dân và chuyển ý kiến tới nơi có trách nhiệm giải trình. Quy trình

này cần được quy định cụ thể, mỗi bước được quy định số ngày cho phép. Khi pháp luật đã giao

cụ thể cho tổ chức chịu trách nhiệm là Mặt trận Tổ quốc với vai trò là tổ chức đại diện cho dân.

Lúc đó, Mặt trận Tổ quốc phải tổ chức mạng lưới để thu nhận ý kiến của dân và chuyển tới cơ

quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.

Page 13: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

13

Tương tự như người dân, các tổ chức xã hội cũng có quyền tham gia như của từng người

dân, nhưng cũng vẫn chưa đủ điều kiện để triển khai trên thực tế. Tất nhiên, một số tổ chức ngoài

nhà nước ở cấp Trung ương như Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương

mại và công nghiệp Việt Nam, v.v. vẫn có thể gửi ý kiến tham gia trực tiếp cho các cơ quan nhà

nước đang triển khai công việc cần giám sát.

Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc chưa có bất kỳ một chương trình nào triển khai nhiệm vụ phản

biện xã hội và giám sát xã hội. Người dân muốn tham gia cũng không thể có một quy trình cụ thể

để chuyển tới ý kiến phản biện và ý kiến giám sát. Nói cách khác, quyền tham gia của người dân

vào quản lý và giám sát vẫn chỉ là quy định trên giấy, chưa đủ điều kiện để thực hiện trên thực tế.

VI. Chính sách và phân tích chính sách

Chính sách là một mục đích được đặt ra và một tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyến

khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích đã đặt ra. Ví dụ như chính sách

bảo vệ đất trồng lúa thì mục đích là không cho chuyển đất trồng lúa ở một số vùng trọng điểm sang

sử dụng vào các mục đích khác làm mất ruộng lúa. Các biện pháp đi kèm chính sách này là các

địa phương có nhu cầu sử dụng đất lúa trên 10 ha phải xin phép Thủ tướng Chính phủ và dưới 10

ha phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Cũng có những định nghĩa chính sách phức tạp hơn như "Chính sách là đường lối cụ thể của

một chính đảng hoặc một chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế

hoạch thực hiện đường lối ấy". Như vậy cấu trúc của chính sách gồm đường lối cụ thể (nhằm thực

hiện đường lối chung) và các biện pháp, kế hoạch thực hiện.

Chính sách nói chung chỉ đưa ra mục tiêu cần đạt được gắn với một số chủ trương, các giải

pháp cần được nghiên cứu và đưa vào dưới dạng hướng dẫn thực thi pháp luật nếu biện pháp đó

phù hợp luật hoặc bổ sung các quy định của luật. Cũng ví dụ như chính sách bảo vệ đất lúa, trước

năm 2013, biện pháp để bảo vệ đất lúa là đưa diện tích đất lúa cần bảo vệ vào trong phê duyệt quy

hoạch sử dụng đất. Trên thực tế thực thi chính sách này trong giai đoạn 2003 - 2013, đất lúa vẫn

bị mất nhiều vì không có cách thức giám sát quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Khi xây

dựng Luật Đất đai 2013, Quốc hội đã quyết định đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối

với quá trình chuyển đất lúa sang sử dụng vào các mục đích khác.

Phân tích chính sách là đánh giá tính đầy đủ, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu suất, hiệu

quả, tác động của chính sách nhằm điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và thực tế thực

thi. Việc phân tích chính sách thường được thực hiện trước khi ban hành hoặc sau khi đã thực hiện

được một thời gian nhất định.

Đánh giá tính đầy đủ của một chính sách là việc (i) đối chiếu chính sách với đường lối chung

xem chính sách có thể hiện đầy đủ đường lối chung không (đối chiếu lý thuyết); (ii) đối chiếu với

yêu cầu của thực tế xem chính sách có đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tế không (đối chiếu thực

tế).

Đánh giá tính thống nhất của một chính sách là việc: (i) đối chiếu các bộ phận của chính

sách xem các bộ phận ấy có thống nhất không; (ii) đối chiếu chính sách đang xem xét với hệ thống

chính sách xem có thống nhất không.

Page 14: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

14

Đánh giá tính khả thi của chính sách chủ yếu bằng việc: (i) xem xét các hoàn cảnh thực tế

có chấp nhận chính sách hay không; (ii) xem xét xem chính sách có gây thiệt hại cho nhóm đối

tượng nào trong xã hội không và nếu có gây thiệt hại thì biện pháp bù đắp có thỏa đáng hay không.

Đánh giá hiệu suất thực hiện chính sách bằng việc dự tính các chi phí cần thiết để thực hiện

chính sách và các lợi ích do chính sách mang lại, nếu chi phí lớn hơn lợi ích thì không có hiệu suất,

chi phí nhỏ hơn lợi ích thì có hiệu suất, càng nhỏ thì hiệu suất càng cao.

Đánh giá hiệu quả của chính sách là việc ước tính các kết quả đạt được của chính sách so

với mục tiêu của chính sách đề ra, có thể thực hiện trên thực tế chỉ được một phần mục tiêu đặt ra,

cũng có thể vượt hơn cả mục tiêu đề ra.

Đánh giá tác động cần chỉ ra các nhóm đối tượng (nông dân, thanh niên, phụ nữ, v.v.), lĩnh

vực (kinh tế, kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn, đô thị, môi trường đất, môi trường nước, v.v.)

chịu tác động của chính sách và xem mức độ tác động của chính sách tới các nhóm đối tượng, lĩnh

vực chỉ ra ở mức độ nào, trước hết là tích cực hay tiêu cực và mức độ tích cực hay tiêu cực cao

hay thấp, tác động trực tiếp hay gián tiếp.

Khi đưa ra một chính sách, các nhà hoạch định chính sách đã phải phân tích chính sách bằng

tư duy logics về tính đầy đủ, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu suất, hiệu quả, tác động. Nhiều

chính sách lớn có thể được đưa ra thử nghiệm thực tế ở một số mô hình.

Bước tiếp theo là đưa ra lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan quan lý có liên quan trực

tiếp, các tổ chức thuộc khu vực ngoài nhà nước có quan tâm và những nhóm dân cư có liên quan

trong quá trình thực thi chính sách, những nhóm dân cư chịu tác động trực tiếp và gián tiếp. Sau

khi có kết quả lấy ý kiến, việc phân tích chính sách lại được rà lại và bổ sung trên cơ sở tập hợp

các ý kiến thu nhận được. Từ đó, chính sách hoàn chỉnh được hình thành và trình cơ quan nhà

nước có thẩm quyền xem xét ban hành.

Ở Việt Nam, chính sách thường được ban hành từ chủ trương của Đảng thông qua các Nghị

quyết hoặc đề xuất từ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoặc từ đề xuất của

Chính phủ, các Bộ ngành thuộc Chính phủ hoặc từ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã

hội thành viên. Việc đề xuất chính sách thường bắt nguồn từ thực tế vướng mắc, bất cập trong thi

hành pháp luật được các địa phương phản ảnh lên các cơ quan ở Trung ương. Trong thời gian gần

đây, hình thức vận động chính sách do các tổ chức xã hội thực hiện cũng là một nguồn đề xuất

chính sách mà khá nhiều chính sách được chấp thuận.

VII. Quy trình xây dựng chính sách và sự tham gia của người dân

Quy trình xây dựng chính sách ở Việt Nam đã được đưa vào khá cụ thể trong Luật Ban hành

văn bản quy phạm pháp luật 2015, trong đó việc lấy ý kiến của dân là một công đoạn bắt buộc.

Điều 5 về các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưa ra 6 nguyên tắc,

trong đó nguyên tắc thứ 6 là "Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,

kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm

pháp luật.". Điều 6 về tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã quy định khá

tiến bộ, cụ thể gồm 3 Khoản: "(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có

quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự

Page 15: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

15

thảo văn bản quy phạm pháp luật. (2) Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ

quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để

các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp

luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực

tiếp của văn bản quy phạm pháp luật. (3) Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình

chỉnh lý dự thảo văn bản."

Luật này đã tách quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thành 2 công đoạn: công

đoạn thứ nhất là hình thành chính sách và công đoạn thứ hai mới là công đoạn xây dựng văn bản

quy phạm pháp luật. Điều 34 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc

lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh (đề nghị chính sách) phải thực hiện các công việc sau:

1. Trước khi lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, người đề xuất chính sách phải tiến hành

hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành: (a) Tổng kết việc thi hành pháp luật có

liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên

quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; (b) Tổ chức nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên

quan để hỗ trợ cho việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều

ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây

dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; (c) Xây dựng nội dung

của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; đánh giá tác động của chính sách; (d) Dự

kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội,Ủy

ban thường vụ Quốc hội thông qua.

2. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về đề nghị xây dựng luật,

pháp lệnh; tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.

4. Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình thì phải lấy ý kiến của

Chính phủ và nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chính phủ.

Điểm 3 ở trên là quy định về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan và thực hiện trách nhiệm giải trình.

Như phần trên đã nói, điều kiện cần của sự tham gia là công khai, minh bạch, và điều kiện

đủ là cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước thực hiện trách nhiệm giải trình.

VIII. Kết luận

Trong thời gian gần đây, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã đẩy mạnh công tác giám

sát lên tầm quan trọng đặc biệt. Công việc này được thực hiện thường xuyên và đã mang lại hiệu

quả đáng kể. Lúc này đang cần công tác giám sát đạt hiệu quả cao hơn theo hướng mỗi lần giám

sát cần được thiết kế theo những mục tiêu cụ thể, để từ đó đánh giá đúng và đưa ra giải pháp giải

quyết kịp thời.

Bên cạnh đó, việc tham gia giám sát của các tổ chức xã hội và người dân đã được quy định

nhưng chưa được cụ thể hóa để thực hiện. Mặt trận Tổ quốc lúc này cần tích cực hơn trong việc

Page 16: GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘ Ệ · 1 GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI HIỆN NAY Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ I. Mở đầu Việt Nam không chỉ là một đất

16

đưa ra quy chế cụ thể về việc tiếp nhận ý kiến giám sát của các tổ chức xã hội và người dân và

chuyển tới các cơ quan nhà nước để thực hiện trách nhiệm giải trình.

Hiện nay khá nhiều Luật đã có quy định cụ thể về lấy ý kiến của tổ chức, công dân trong

nhiều công việc triển khai. Đây chính là cách để thực hiện tiếp nhận các ý kiến phản biện xã hội

ngay trong quá trình hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật.