25
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LIÊN BẢO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Tên chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ chuyên môn: Tổ Văn – Sử

fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LIÊN BẢO

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Tên chuyên đề: Thơ Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 7

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ chuyên môn: Tổ Văn – Sử

Năm học: 2019 – 2020

Page 2: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

CHỦ ĐÊ: THƠ HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7Ngày soạn: 22/11/2019Tuần: 13Ngày dạy: Từ ngày 25/11 đến ngày 30/11Tiết: Từ tiết 45 đến tiết 46 (theo phân phối chương trình)Từ tiết 48 đến tiết 49 (theo chương trình mới)Tên chủ đề: Thơ Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn lớp 7 - Các môn/bài học được tích hợp vào trong chủ đề: + Môn Lịch sử: Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1947- 1948 + Môn GDCD: Giáo dục chủ đề đạo đức: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất, niềm kính yêu lãnh tụ,… + Âm nhạc: Bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến + Tích hợp với phần Tiếng Việt về các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, điệp ngữ,… + Tích hợp với phần Tập làm văn: Văn bản biểu cảm, cách cảm thụ một tác phẩm thơ.Số tiết: 02I. MỤC TIÊUSau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:1. Kiến thứcHS hiểu được:- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung, tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ. - Hiểu được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của bài thơ.2. Kĩ năng:Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:- Đọc diễn cảm, đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật- Phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong thơ để thấy vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Bác Hồ.- Biết vận dụng kiến thức để làm bài nghị luận văn học, để tập sáng tác thơ- Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống. + Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.3. Thái độ - Trân trọng tài năng và tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.- Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập.

Page 3: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

4. Phát triển năng lực Các năng lực cần hình thành cho học sinh* Năng lực tự học:- Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.- Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.* Năng lực giao tiếp: - Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...- Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.* Năng lực hợp tác:- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.- Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.* Năng lực thẩm mỹ: - Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.- Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀA. PHẦN CHUNGI. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ1. Kiến thứcHS hiểu được:- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung, tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ. - Hiểu được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của bài thơ2. Kĩ năng

Page 4: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:- Đọc diễn cảm, đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật- Phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong thơ để thấy vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Bác Hồ.- Biết vận dụng kiến thức để làm bài nghị luận văn học, để tập sáng tác thơ- Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống. + Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.3. Thái độ - Trân trọng tài năng và tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.- Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập.4. Phát triển năng lực Các năng lực cần hình thành cho học sinhNăng lực tự học:- Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.- Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.Năng lực giao tiếp: - Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,...- Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.Năng lực hợp tác:- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.

Page 5: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

- Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.Năng lực thẩm mỹ: - Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.- Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác.II. Cấu trúc của chuyên đề và mô tả các năng lực cần phát triển1.Tên các bài của chuyên đề theo PPCT cũ:Bài 11, 12: Tiết 45, 46 – Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (2 tiết)2.Tên các bài của chuyên đề theo cấu trúc mới:Chủ đề 13: Thơ Hồ Chí MinhTiết 48 – Cảnh khuyaTiết 49 - Rằm tháng giêng3. Cấu trúc nội dung của bài học mới theo chủ đề:a. BẢNG ĐỊNH LƯỢNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀChủ đề Tiết Tên bài Định lượng kiến thức

Thơ Hồ Chí Minh

Tiết 48theo chủ đề , tiết 45 theo PPCT hiện hành)

Cảnh khuya

- Khởi động- Hình thành kiến thức mới.+ Giới thiệu chung về chủ đề.+ Hoàn cảnh lịch sử.+ Đặc điểm văn hóa xã hội.+ Nội dung, chủ đề.+ Mục đích sáng tác.+ Tác giả, tác phẩm.+ Đặc sắc nội dung, nghệ thuật.- Luyện tập, vận dụng.+ Hệ thống kiến thức.+ Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm- Mở rộng, sáng tạo+ Làm thơ thất ngôn tứ tuyệt+ Qua bài thơ, em học tập được điều gì ở Bác Hồ?

Tiết 49- theo chủ đề(Tiết 46 theo PPCT hiện hành)

Rằm tháng giêng

- Khởi động.- Hình thành kiến thức mới.+ Tác giả, tác phẩm.+ Hoàn cảnh sang tác+ Bố cảnh lịch sử+ Vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên+ Vẻ đẹp tâm hồn HCM+ Đặc sắc nội dung, nghệ thuật.

Page 6: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

- Luyện tập, vận dụng.+ Hệ thống kiến thức.+ Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm- Mở rộng, sáng tạo.+ Cảm nhận vẻ đẹp trong tâm hồn HCM

b. Nội dung liên môn và tích hợp* Nội dung liên môn- Môn Lịch sử: Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1947- 1948 - Môn GDCD: Giáo dục chủ đề đạo đức, tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.- Âm nhạc: Bài hát “Bác Hồ một niềm tin bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến* Nội dung tích hợp- Tích hợp với phần Tiếng Việt: các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, điệp ngữ- Tích hợp với phần Tập làm văn: Đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm một bài cảm thụ thơ trữ tình.4. Câu hỏi, bài tập theo chủ đềa) Câu hỏi nhận biết- Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?- Bài thơ “Cảnh khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?- Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần?- Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì?- Trong câu thơ thứ hai có những hình ảnh gì?- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu 1,2, 3,4?- Giọng điệu, cách ngắt nhịp của bài thơ?b) Câu hỏi thông hiểu- Chỉ ra hình ảnh so sánh và sự vật được đem ra để so sánh?- Hình ảnh so sánh đó đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận gì về vẻ đẹp của cảnh vật?- Điệp từ “lồng” làm nổi bật điều gì?- Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc?- Điệp ngữ “chưa ngủ” diễn tả nỗi lòng gì của Bác?c) Câu hỏi vận dụng thấp- Em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?- Có ý kiến cho rằng trong thơ Bác kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện đại. Hãy chỉ ra đặc điểm đó trong bài thơ?- Nêu những đặc sắc về mặt nghệ thuật, nội dung của bài thơ?- Bài thơ cho em biết được điều gì về con người Bác?d) Câu hỏi vận dụng cao- Qua bài thơ, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh?- Em có cảm nhận gì về tâm hồn hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh?- Em học tập được điều gì ở Bác?

Page 7: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾTNgày giảng:Ngày soạn: CHỦ ĐỀ 13: THƠ HỒ CHÍ MINH

A. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀTIẾT TÊN BÀI48 Cảnh khuya49 Rằm tháng giêng Tiết 48: C¶nh khuya ( Hå ChÝ Minh)I. Mục tiêu bài học1. Kiến thứcHS hiểu được:- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung, tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan của Hồ Chí Minh biểu hiện trong bài thơ. - Hiểu được thể thơ và chỉ ra được nét đặc sắc, nghệ thuật của bài thơ2. Kỹ năngHọc sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:- Đọc diễn cảm, đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật- Phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong thơ để thấy vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của Bác Hồ.- Biết vận dụng kiến thức để làm bài nghị luận văn học, để tập sáng tác thơ- Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống. + Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.3. Thái độ- Trân trọng tài năng và tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.- Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập.4. Năng lực: Các năng lực cần hình thành cho học sinh: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mỹ.

Page 8: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

5. Tích hợp* Nội dung liên môn: + Môn Lịch sử: Phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1947- 1948 + Môn GDCD: Giáo dục chủ đề đạo đức: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất, niềm kính yêu lãnh tụ,… + Âm nhạc: Bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến* Nội dung tích hợp+ Tích hợp với phần Tiếng Việt về các biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, điệp ngữ,…+ Tích hợp với phần Tập làm văn: Văn bản biểu cảm, cách cảm thụ một tác phẩm thơ.II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH1. Giáo viên:- Thiết bị: Giáo án, SGV, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 7, bảng, máy vi tính, máy chiếu…- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn học liệu mở, tư liệu từ đồng nghiệp, hình ảnh…- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm: + Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập.+ Tìm đọc các tài liệu2. Học sinh:- Đọc bài và soạn bài. - Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia.- Sách vở, đồ dùng học tập.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) 3. Bài mới (35 phút)* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu, ý tưởng: + Nhận biết ban đầu về tác phẩm, về thơ Hồ Chí Minh sang tác ở Việt Bắc năm 1947 – 1948. + Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. - Nội dung hoạt động:Xem tranh ảnh và trình bày những hiểu biết liên quan- Cách thức thực hiện: + Giới thiệu chủ đề: GV giới thiệu với HS về bối cảnh lịch sử đất nước ta năm

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Page 9: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

1947 – 1948 ở chiến khu Việt Bắc.GV chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. - Phương tiện: Máy chiếu HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (7 phút)- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.- Nội dung hoạt động: Tái hiện khái quát kiến thức về tác giả, tác phẩm.- Phương tiện: SGK, máy chiếu- Cách thức thực hiện: GV: Yêu cầu học sinh đại diện từng nhóm trình bày những hiểu biết tiểu sử Hồ Chí Minh, (ngoài phần chú thích) qua tìm hiểu tư liệu từ mạng intenet và các nguồn khác. HS: Trình bày những thông tin về tác giả, tác phẩm mà mình đã tìm hiểu bằng hình thức thuyết trìnhGV: + Giới thiệu ảnh chân dung Hồ Chí Minh, Chiếu ảnh một số tập thơ của HCM.+ Chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ.

GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu Gọi 2 HS đọc bài, nhận xét GV treo ¶nh ch©n dung Bác đang lµm viÖc t¹i ViÖt B¾c lên bảng.GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử của bức ảnh- Em hãy giíi thiÖu ®«i nÐt vÒ t¸c gi¶ Hồ Chí Minh?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. ĐọcGiọng chậm rãi, sâu lắng, thanh thản2. Chú thícha. Tác giả- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam,- Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới- Nhà thơ lớn của dân tộc VN.

Page 10: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

GV giảng:- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn chương có giá trị: văn chính luận để đấu tranh chính trị/ truyện và kí/ trên dưới hai trăm năm mươi bài thơ được viết bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán. Trong đó tiêu biểu nhất là tập thơ Nhật kí trong tù, thơ Hồ Chí Minh viết ở Việt Bắc. Người đã để lại cho dân tộc VN một di sản văn học vô giá. Sinh thời, Bác Hồ không hề có ý định muốn trở thành nhà thơ và Người cũng không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Nhưng sự nghiệp văn chương mà Người để lại đã cho thấy Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc.- Trình bày hoµn c¶nh s¸ng t¸c bµi th¬?GV đưa lược đồ vùng căn cứ địa Việt Bắc, chỉ lược đồ cho HS quan sát

Gv giảng: GV chỉ trên lược đồ vùng căn cứ cách mạng Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên+ Đây là lúc tình hình đất nước ở thời điểm khó khăn gian khổ nhất. Quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lức lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh

b. Tác phẩm:- Hoàn cảnh sáng tác:+ Viết năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Page 11: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

đạo cuộc kháng chiến của ta. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.* Hoạt động 2: Nhận biết chung về văn bản (5 phút)- Mục tiêu, ý tưởng: Học sinh tìm hiểu khái quát về kiểu văn bản, PTBĐ, bố cục văn bản.- Nội dung hoạt động: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu vb, bố cục, PTBĐ, thể thơ- Phương tiện: SGK, máy chiếu- Cách thức thực hiện: + Bước 1: GV yêu cầu HS xác định kiểu văn bản, PTBĐ, thể thơ.+ Bước 2: GV yêu cầu HS chia bố cục- Bµi th¬ ®îc viÕt theo kiÓu v¨n b¶n nµo? - Sử dụng những phương thức biểu đạt nào?- ThÓ thơ?

- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? - Nội dung của từng phần?

* Hoạt động 3: Phân tích văn bản (12 phút) - Mục tiêu, ý tưởng: HS cảm nhận được Bức tranh thiên nhiên ở Việt Bắc đẹp, thơ mộng, quyến rũ lòng người, đậm chất nhạc, chất họa; tấm lòng yêu nước sâu nặng của HCM.- Nội dung hoạt động: HS đọc lại từng câu thơ và phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong từng câu đầu để cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Việt Bắc và tâm hồn HCM.- Phương tiện: SGK, tranh ảnh.- Cách thức thực hiện: GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để HS tìm hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài

II. Tìm hiểu văn bản

1. Kiểu văn bản và PTBĐ- Kiểu vb: Biểu cảm- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp miêu tả- Thể thơ: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.2. Bố cục: 2 phần+ 2 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng+ 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác.3. Phân tích

Page 12: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

thơ, rút ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả vẻ đẹp của cảnh vật và tâm hồn con người.

- Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì?+ Tả âm thanh tiếng suối chảy- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ trên?- Chỉ ra hình ảnh so sánh và sự vật được đem ra để so sánh?- Hình ảnh so sánh đó đã đem đến cho bạn đọc cảm nhận gì về vẻ đẹp của cảnh vật?

Gv giảng:+ Tiếng suối chảy róc rách, nhẹ nhàng nghe trong trẻo, ngân nga, du dương, réo rắt như tiếng hát từ xa vẳng lại cho ta cảm nhận được không gian bao la của núi rừng VB trong đêm khuya rất tĩnh lặng, thơ mộng, quyến rũ lòng người. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, nên câu thơ có âm thanh mà vắng lặng, tĩnh mịch. Qua cách cảm nhận của HCM, lấy tiếng suối là hình ảnh của thiên nhiên để so sánh với tiếng hát là hình ảnh của con người, làm cho núi rừng VB không hoang vu, lạnh lẽo mà trở nên gần gũi với con người, mang hơi thở ấm áp của con người.GV liên hệ:- Nguyễn Trãi cũng có hai câu thơ miêu tả tiếng suối rất hay. Em hãy đọc hai câu thơ đó?+ Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai- Nguyễn Trãi đã miêu tả tiếng suối chảy với hình ảnh nào?- Em có cảm nhận gì về tâm hồn hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh?+ Hai tác giả ở hai thời đại khác nhau

a. Hai câu đầu* Câu 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,”- So sánh: tiếng suối = tiếng hát- Lấy động tả tĩnh

→ Không gian yên tĩnh, thiên nhiên gần gũi mang hơi ấm cuộc sống con người→ Đậm chất nhạc→ Tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên.

Page 13: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

nhưng cùng có những rung động và cách cảm nhận tiếng suối rất đẹp và tinh tế. Đó chính là sự đồng điệu về tâm hồn, tình yêu thiên nhiên.

- Câu thơ thứ hai có những hình ảnh nào?- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ trên?

- Điệp từ “lồng” đã góp phần diễn tả cảnh đẹp như thế nào?

GV giảng:Câu thơ mở ra 3 tầng không gian: tầng trên cùng là ánh trăng, tầng trung là vòm cây cổ thụ, tầng dưới cùng là mặt đất. Ánh trăng từ trên cao chiếu tỏa, lồng vào vòm cây cổ thụ, vòm cây cổ thụ lại in bóng xuống mặt đất tạo thành ngàn bông hoa lung linh. Hoặc có thể hiểu ánh trăng chiếu xuống vòm cây cổ thụ, vòm cây cổ thụ in bóng lồng vào những cây hoa dưới mặt đất. Dù hiểu theo cách nào thì cảnh cũng rất đẹp rất hay, thơ mộng và quyến rũ lòng người. Điệp từ “lồng” khiến ta cảm nhận hình ảnh trăng, vòm cây cổ thụ, hoa cuốn quýt bên nhau, có tình ý, ấm áp tình người. - Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc?GV giảng:Hình ảnh: Trăng, cổ thụ, hoa → có tính thẩm mĩ cao, mang màu sắc cổ điển. “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.”Thơ Hồ Chí Minh là thơ trữ tình hiện đại nhưng lại sử dụng những thi liệu mang đậm chất cổ điển, có tính ước lệ tượng trưng của thơ cổ.

* Câu 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”- Điệp ngữ:“lồng”: đan cài: nhiều tầng lớp màu sắc đường nét → Đậm chất họa → Bức tranh lung linh, có hồn, tình ý, quấn quýt, ấm áp tình người → Tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế → chất thi sĩ (nghệ sĩ)

* Ti ể u k ế t: Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, quyến rũ lòng người, đậm chất nhạc, chất họa.

Page 14: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

GV liên hệ với những bài thơ khác của HCM có hình ảnh trăng.

GV đưa ảnh Bác Hồ.

- Vai trò của câu thơ thứ ba trong toàn bài?

- Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ này?

- Điệp ngữ “chưa ngủ” diễn tả nỗi lòng gì của Bác?

- Em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?GV giảng:Bác lo cho vận mệnh của đất nước. Lo làm thế nào để tìm ra con đường cứu nước, để đất nước được độc lập, tự do. Lo làm thế nào để nhân dân được ấm no hạnh phúc. Nỗi lo chồng chất nỗi lo, nỗi băn khoăn, trằn trọc cứ nối tiếp băn khoăn trằn trọc. Rồi trở thành sự thôi thúc, niềm khao khát đất nước được độc lập, nhân dân được tự do để hình ảnh quê hương đất nước mình mãi thanh bình, đẹ như tranh vẽ. Tấm lòng yêu nước thương dân. Tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nước.GV giảng:Sự “chưa ngủ” của Bác không chỉ đêm nay, đêm mai và nhiều đêm sau nữa,

b. Hai câu cuối* Câu 3,4:“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

- Câu 3: Chuyển ý: nửa trước khép lại ý 2 câu đầu, nửa sau mở ra ý 2 câu cuối.- Nghệ thuật: + So sánh: cảnh khuya = tranh vẽ+ Nhịp thơ 4/3+ Điệp ngữ “chưa ngủ”: Vì cảnh trăng rừng đẹp quá → say mê thưởng thức → quên ngủ. → Tâm hồn nghệ sĩ (chất tình) → Phong thái ung dung, lạc quan.Vì nỗi lo lắng cho dân, nước → tâm hồn chiến sĩ → chất thép

* Ti ể u k ế t : Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên/ nặng lòng vì dân vì nước/ phong thái ung dung, lạc quan.

Page 15: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

Người đều không ngủ được khi nước nhà chưa được độc lập, dân ta chưa được bình yên thì Bác chưa thể có được giấc ngủ ngon. Nhà thơ Tố Hữu cũng có câu thơ: “Cả một đời Bác có ngủ yên đâu,”Người ra đi năm 1969 khi miền Nam đang trong giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước nên giấc ngủ của Người chưa trọn vẹn khi nước nhà chưa thống nhất. Hay trong chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch , Người cũng viết: “Một canh hai canh lại ba canh…”Rồi trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cũng bắt gặp hình ảnh Bác không ngủ vì lo cho chiến dịch, lo cho dân công, bộ đội. → Cả cuộc đời hi sinh cho hạnh phúc của nhân dân.

- Trình bày những nét tiêu biểu về nghệ thuật của bài thơ?

- Nêu giá trị nội dung của bài thơ?

4. Tổng kếta. Nghệ thuật- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật- Thi liệu vừa cổ điển vừa hiện đại.- Sử dụng điệp ngữ và cá so sánh đẹpb. Nội dung- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước.- Phong thái ung dung, lạc quan CM- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ tài hoa, tinh tế.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP* Hoạt động 1: Tái hiện kiến thức- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, củng cố phương pháp đọc hiểu văn bản thơ.- Nội dung hoạt động: Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”, sưu tầm những bài thơ của Bác viết về trăng, cảnh thiên nhiên- Cách thức thực hiện: GV cho thời gian 2 phút để tất cả HS chuẩn bị. Gọi 3 em ngẫu nhiên lên trình bày.* Hoạt động 2: Trả lời nhanh câu hỏi

III. Luyện tập* B à i t ậ p 1 Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của HCM?* B à i t ậ p 2 :

Sưu tầm những bài thơ của Bác viết về trăng, cảnh thiên nhiên

Page 16: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

trắc nghiệm- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học.- Cách thức thực hiện: + GV phát đề trắc nghiệm.+ HS trả lời bằng cách khoanh vào đáp án đúng

HS chọn đáp án đúng

KIỂM TRA NHANHCâu 1. Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya là gì? A. Thơ lục bát B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệtCâu 2. Bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu? A. Thủ đô Hà Nội. B. Việt Bắc. C. Tây Bắc. D. Nghệ An.Câu 3. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước. B. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp. C. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.Câu 4. Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là: A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và điệp ngữ. B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi. D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.Câu 5.Trong những cụm từ so sánh sau, cụm từ nào không phải so sánh với tiếng suối? A. Tiếng hát xa B. Nước ngọc tuyền C. Cung đàn cầm D. Tiếng hạc bay qua.Câu 6. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya là: A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người HCM C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. D. Gồm cả 3 ý trên.

ĐÁP ÁNCâu 1 2 3 4 5 6Đáp án B B C A D D

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠTGV đặt ra tình huống, HS liên hệ bản thân

- Em đã học tập được điều gì ở Bác Hồ?

- HS trình bày cách giải quyết của bản thân+ Lòng kính yêu lãnh tụ+ Trân trọng, yêu mến cảnh đẹp TN của

Page 17: fn.vinhphuc.edu.vn · Web view- Sự nghiệp văn học của HCM có tầm vóc lớn lao, phong phú đa dạng về thể loại. Người sáng tác nhiều tác phẩm văn

quê hương đất nước, sống chan hòa, gần gũi thiên nhiên+ Biết yêu quê hương, đất nước.+ Học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO Giáo viên yêu cầu học sinh 2 việc, làm ở nhà:- Học bài.- Tìm thêm những bài thơ của Bác viết về trăng và cảnh thiên nhiên đẹp?4. Củng cố và vận dụngGV củng cố bằng sơ đồ tư duy5. Hướng dẫn về nhà- Học bài- Soạn tiếp bài: Rằm tháng giêng