68
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VIỄN THÔNG II _____________ BO CO THC TP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG HỆ CHÍNH QUY NIÊN KHÓA: 2009-2013 Đề tài: ĐO KIỂM ĐNH GI CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G VINAPHONE Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI MSSV: 409160017 Lớp: Đ09VTA1 Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM

Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGCƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VIỄN THÔNG II_____________

BAO CAOTHƯC TÂP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNGHỆ CHÍNH QUY

NIÊN KHÓA: 2009-2013

Đề tài:

ĐO KIỂM ĐANH GIA CHẤT LƯỢNG

MẠNG 3G VINAPHONE

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI

MSSV: 409160017Lớp: Đ09VTA1Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM

TP.HCM – 7/ 2013

Page 2: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGCƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VIỄN THÔNG II_____________

BAO CAOTHƯC TÂP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNGHỆ CHÍNH QUY

NIÊN KHÓA: 2009-2013

Đề tài:

ĐO KIỂM ĐANH GIA CHẤT LƯỢNG

MẠNG 3G VINAPHONE

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔIMSSV: 409160017Lớp: Đ09VTA1Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM

TP.HCM – 7/2013

Page 3: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Đơn vị thực tập : Công ty Dịch Vụ Viễn Thông Khu Vực 2 VinaphoneCán bộ hướng dẫn: Kỹ sư Hà Sơn Hải – Phòng OMC - Vinaphone Khu Vực 2Sinh viên thực tập: Nguyễn Nhất Anh KhôiLớp : D09VTA1 MSSV: 409160017Trường : Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực tập : Từ 03/06/2013 đến ngày 30/06/2013

Nội dung thực tập: “ Đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G”

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xác nhận của đơn vị thực tập TP.Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 07 năm 2013

Cán bộ hướng dẫn

Page 4: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

MỤC LỤC

MỤC LỤC HÌNH VÀ BẢNG....................................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................5

NỘI DUNG BÁO CÁO.............................................................................................................7

1 SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE................................................................7

1.1 Giới thiệu công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone :................................................7

1.2 Giới thiệu mạng thông tin di động 3G:........................................................................8

1.3 Sơ lược mạng thông tin di động 3G WCDMA và công nghệ truy cập gói tốc độ cao HSPA:.....................................................................................................................................9

1.3.1 Tổng quan mạng di động 3G WCDMA :.............................................................9

1.3.2 Công nghệ truy cập gói tốc độ cao HSPA:........................................................11

1.4 Tình hình triển khai mạng thông tin di động 3G của VinaPhone năm 2009 - 2012: 14

2 THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G :.................................................16

2.1 Định nghĩa, đặc điểm KPI :.......................................................................................16

2.2 Mục đích sử dụng KPI:..............................................................................................16

2.3 Phân loại chỉ số KPI:.................................................................................................16

2.4 Một số chỉ tiêu KPI dùng trong đo kiểm chất lượng 2G và 3G của VinaPhone:......18

2.4.1 Các chỉ tiêu KPI lấy trên hệ thống OMC:..........................................................18

2.4.2 Các chỉ tiêu KPI đo kiểm tại hiện trường (driving test) :...................................19

2.4.3 Sự khác nhau giữa các KPI trong mạng 2G và 3G:...........................................23

3 QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G:...............................24

3.1 Giới thiệu Drive Test và phần mềm TEMS Invertigation:........................................24

3.1.1 Drive Test:..........................................................................................................24

3.1.2 TEMS Investigation:..........................................................................................24

3.2 Thiết bị đo và thủ tục chuẩn bị trước khi thực hiện Drive Test:...............................25

3.2.1 Thiết bị Drive Test:............................................................................................25

3.2.2 Các nguồn hỗ trợ:...............................................................................................27

3.2.3 Các bước chuẩn bị:.............................................................................................27

3.3 Các bước tiến hành drive Test:..................................................................................28

3.4 Một số lưu ý trong quá trình drive test:.....................................................................37

3.4.1 Đối với cài đặt thiết bị:.......................................................................................37

3.4.2 Đối với quá trình thực hiện drive test:...............................................................37

3.5 Phân tích và đánh giá chất lượng mạng 3G:..............................................................38

3.5.1 Giới thiệu phần mềm Mapinfo:..........................................................................38

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 1

Page 5: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

3.5.2 Phân tích và đánh giá chất lượng mạng theo các chỉ tiêu KPI 3G:....................38

3.5.3 Công cụ hỗ trợ đánh giá chất lượng mạng 3G:..................................................45

KẾT LUẬN..............................................................................................................................49

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................50

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 2

Page 6: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 1.1: Kiến trúc mạng 3G WCDMAHình 1.2: Triển khai HSPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang với WCDMA (f1)Hình 1.3: Tốc độ số liệu khác nhau trên các giao diện (trường hợp HSDPA)Hình 1.4: Các chức năng mới của các phần tử của WCDMA khi đưa vào HSPAHình 1.5: Nguyên lý xử lý phát lại của nút BHình 1.6: Băng tần 2100MHz Hình 3.1: Giao diện phần mềm TEMS invergationHình 3.2: thiết bị TEMS handsetHình 3.3: Laptop và sạc dự phòngHình 3.4: Thiết bị GPSHình 3.5: Thiết bị chuyển đổi và cung cấp điện cho máy tínhHình 3.6: Thiết bị ScannerHình 3.7: Bảng định dạng cell 3G (cell file theo định dạng TEMS) của Vinaphone tại khu vực thành phố Hồ Chí MinhHình 3.8: Các cửa sổ theo dõi được sử dụng trong WorkSpace GSMHinh3.9: Các cửa sổ theo dỗi trong WorkSpace WCDMA + GSMHình 3.10: Giao diện chương trình TEMS Investigation 11.0.1 Data CollectionHình 3.11: Cửa sổ map trong TEMS InvestigationHình 3.12: Cửa sổ Layer Control Hình 3.13: Cửa sổ General trong TEMS InvestigationHình 3.14: Thêm cellfile trong bảng PropertiesHình 3.27: Cửa sổ xuất logfile Hình 3.15: Sơ đồ kết nối thiết bị Hình 3.16: Thiết bị kết nối hiển thị trên giao diệnHình 3.17: Chọn chế độ quét cho từng thiết bị kết nốiHình 3.18: Cấu hình cho ScannerHình 3.19: Cửa sổ cấu hình chuỗi lệnh hoạt động cho thiết bịHình 3.20: Các cấu hình thông số trong lệnh Dial Hình 3.21: Cấu hình số cuộc gọi liên tiếp và thời gian chờ Hình 3.22: Cửa sổ cài đặt ghi kết quảHình 3.23: Kết nối thiết bị hoàn tất Hình 3.24: Chạy chuỗi lệnh hoạt động cho thiết bịHình 3.25: Tiến hành ghi kết quảHình 3.26: Giao diện MapInfoHình 3.27: Cửa sổ xuất logfile Hình 3.28: Cài đặt xuất logfileHình 3.29: Xuất thông số từ logfile đo kiểmHình 3.30: Kết quả xuất logfileHình 3.31: Bản đồ thành phố và vị trí cell trong MapInfoHình 3.32: Tạo Thematic MapHình 3.33: Chọn kiểu phân loại cho Thematic MapHình 3.34: Chọn bảng và trường muốn phân loạiHinh 3.35: Tiêu chuẩn phân loại CPICH RSCP Hình 3.36: Thay đổi khoảng phân loại Hình 3.37: Kết quả phân loại theo tiêu chuẩn

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 3

Page 7: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

LỜI MỞ ĐẦU

Hình 3.38: Cấu hình Spider GraphHình 3.39: Kết quả tạo Spider GraphHình 3.40: Giao diện TIPP_W_6.0.2.3Hình 3.41: báo cáo RSCP và Ec/No của ScannerHình 3.42: báo cáo Pilot PollutionHình 3.43: Tỉ lệ rớt cuộc gọi miền CS - CS Drop Call RateHình 3.44: BLER đường xuống ( Downlink) cuộc gọi miền CS

Bảng 1.1: Lịch sử hoạt động của VinaPhoneBảng 2.1: Các chỉ tiêu KPI lấy trên hệ thống OMC mạng 2GBảng 2.2: Các chỉ tiêu KPI miền CS lấy trên hệ thống OMC mạng 3G Bảng 2.3: Các chỉ tiêu KPI lấy miền CS lấy từ hệ thống OMCBảng 2.4: Các chỉ tiêu KPI đo kiểm tại hiện trường mạng 3GBảng 2.5: Các chỉ tiêu KPI dịch vụ 3G đo kiểm tại hiện trườngBảng 3.1: Báo cáo kết quả đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G ngày 31/12/2011

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 4

Page 8: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, thông tin di động là ngành công nghiệp viễn thông được phát triển mạnh nhất với số lượng lên đến hàng tỷ thuê bao tính đến cuối năm 2012. Ban đầu, thông tin di động được phát triển dựa vào nhu cầu thoạị cho một số ít người đi xe. Tuy nhiên, với nhu cầu về các dịch vụ trên nền tảng thông tin di động không ngừng tăng, lần lược các thế thệ thông tin di động ra đời và được sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. 3G là thế hệ thông tin di động thứ 3 được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

Công nghệ thông tin di động 3G được đưa vào khai thác và hoạt động lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2009. 3G thật sự mang đến 1bước tiến mới về nhu cầu truyền dữ liệu trên nền tảng mạng thông tin di động. Với tốc độ truyền dữ liệu cao, các dịch vụ ngày càng phong phú, chất lượng và độ bảo mật thông tin cũng được cải thiện. Các dịch vụ như gọi video, hội nghị từ xa, truy cập internet... được ra đời và có thể được thực hiện trên chính điện thoại di động hoặc các thiết bị hỗ trợ cho máy tính sử dụng 3G. Các lợi ích 3G mang lại đã thực sự mở ra một tương lai tươi sáng, năng động cho ngành viễn thông nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

Với các lợi ích 3G mang lại, các nhà mạng không ngừng khai thác và phát triển công nghệ thông tin di động 3G nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành và khai thác, việc xảy ra sự cố, hư hỏng do con người hoặc tự nhiên là khó tránh khỏi. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng thông tin di động 3G cho người sử dụng, mỗi nhà mạng cần xác định được chất lượng mạng hiện tại đang mức tốt hay xấu. Đó chính là mục đích của việc thực hiện đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng 3G.

Đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và cải thiện chất lượng mạng 3G. Kết quả đo kiểm đánh giá phải chính xác để có thể xác định được tình trạng cũng như nguyên nhân gây ra sự giảm chất lượng. Nếu không kịp thời cải thiện chất lượng mạng, nhà mạng sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác các dịch vụ cũng như là giảm chất lượng của nhà mạng trong mắt người người sử dụng. Chính vì nhưng lí do trên, tôi đã chọn và thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp là: “ Đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G VinaPhone “.

Bài báo cáo được chia làm 3 chương chính với nội dung tìm hiểu như sau:Chương 1: Sơ lược mạng 3G của VinaPhoneTìm hiểu và khái quát mạng 3G của VinaPhone.Chương 2: Các thông số đánh giá chất lượng mạngTìm hiểu về thông số đánh giá chất lượng mạng, các chỉ tiêu đánh giá chất

lượng của VinaPhone, sự khác nhau giữa thông số đánh giá chất lượng mạng 2G và 3G

Chương 3: Quy trình đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3GTìm hiểu hoạt động đo kiểm Drive Test bằng các các phần mềm đo kiểm,

hoạt động phân tích và đánh giá chất lượng mạngBáo cáo được thực hiện tại trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực 2

( VinaPhone) dưới sự hướng dẫn của anh Hà Sơn Hải thuộc phòng OMC và thầy

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 5

Page 9: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

LỜI MỞ ĐẦU

Phạm Thanh Đàm trong quá trình thực tập. Báo cáo hy vọng sẽ cung cấp được các hiểu biết sơ lược cũng như các bước cơ bản trong quá trình đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G trong thực tế.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2013Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Nhất Anh Khôi

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 6

Page 10: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

NỘI DUNG BAO CAO

1 SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

1.1 Giới thiệu công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone :Công ty Dịch vụ Viễn thông là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên hoạch toán phụ

thuộc Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam ( nay là Tập đoàn ), theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định số 51/CP ngày 01/8/1995 cuả Chính phủ là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, hoạt động kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực thông tin di động ,nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc,cùng các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ Bưu chính - Viễn thông liên hoàn,thống nhất,có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính – Viễn thông, để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch Nhà nước do Tổng công ty giao.

Công ty được thành lập theo Quyết định số : 331/QĐ- TCCB ngày 14/6/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Nhiệm vụ chính của Công ty là quản lý khai thác kinh doanh 3 dịch vụ: Mạng điện thoại di động toàn quốc ( Vinaphone ), mạng Nhắn tin Việt Nam ( Paging), mạng điện thoại thẻ toàn quốc ( CardPhone). Do không còn phù hợp với thị trường nên sau 10 năm phát triển, mạng Nhắn tin toàn quốc đã được VNPT quyết định ngừng hoạt động vào tháng 9/2004.

Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, năm 1999, Vinaphone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100%các tỉnh, thành phố. Sau đó 7 năm, tháng 6 năm 2006, Vinaphone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% các huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi,hải đảo,vùng sâu,vùng xa.

Trong 5 năm từ 2005 – 2009, VinaPhone đã phấn đấu hoàn thành vượt mức toàn diện kế họach sản xuất kinh doanh của tập đoàn Bưu Chính Viễn thông giao. Tổng số thuê bao phát triển trong 5 năm ( 2005 – 2009) bằng 9,4 lần so với tổng số thuê bao giai đoạn 2000 – 2004, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm (2005 – 2009) là 1,73 lần; năm 2009 phát triển thuê bao gần bằng 4 năm 2005 – 2008 cộng lại . Số lượng thuê bao hòa mạng mới mạng VinaPhone trung bình hơn 400.000 thuê bao/ tháng. Đặc biệt, chỉ riêng năm 2009 VinaPhone đã phát triển được khoảng 1 triệu thuê bao trả sau, xấp xỉ bằng toàn bộ số thuê bao trả sau phát triển được trong 10 năm. VinaPhone hiện có hơn 27 triệu thuê bao đang hoạt động.

Đến cuối năm 2009, mạng VinaPhone có quy mô tổng thể : 38 MSC ( trong đó 30 tổng đài 2G và 8 tổng đài 3G); 222 BSC; 13.031 trạm BTS. Năm 2009 quy mô mạng lưới của VinaPhone đã được đầu tư phát triển tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Mạng đã lắp đặt 5000 trạm tổng đài 3G, đảm bảo có thể đáp ứng được 200% đến 300% nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng ngày. Hệ thống nhắn tin của VinaPhone được các chuyên gia đánh giá có dung lượng lớn nhất Việt Nam, có thể truyền tải 20 – 30 triệu SMS/ giờ. Hệ thống chăm sóc khách hàng củaVinaPhone cũng không ngừng cải tiến và hoạt động có hiệu quả nhằm giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng khi cần thiết. Tấc cả những yếu tố trên đã đưa VinaPhone trở thành 1 trong 3 nhà mạng lớn nhất của Việt Nam và đi đầu trong khai thác các dịch vụ Viễn thông cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Các bước phát triển của Vinaphone trong những năm qua:

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 7

Page 11: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

1996 Thành lập mạng di động VinaPhone

1997 Thành lập Công ty Dịch vu Viễn thông ( Vinaphone).Thành lập Trung tâm Dịch vụ Viễn thông khu vực 1,2,3.

2006 Thay đổi Logo ( GPC thành VinaPhone),công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới, khẳng định quyết tâm xây dựng VinaPhone hiện đại,năng động,hội nhập quốc tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.

2009 VinaPhone là mạng đầu tiên khai trương các dịch vụ 3G.

VinaPhone là nhà mạng được người tiêu dùng tin cậy thông qua giải thưởng “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất năm 2008” ( VietNam Mobile Award 2008).

VinaPhone đã được Cục quản lý chất lượng CNTT- TT công bố đo kiểm mạng chất lượng tốt. Các chỉ tiêu chất lượng kĩ thuật và chỉ tiêu chất lượng phục vụ của mạng VinaPhone đều vượt mức so với tiêu chuẩn Ngành. Trong đó VinaPhone đang nắm giữ quán quân về 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là điểm chất lượng thoại và tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công.

2010 VinaPhone vinh dự nhận giải thưởng CNTT - TT Việt Nam 2009 - ICT Award 2009 giải thưởng có uy tín và quy mô quốc gia do Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức, Vinaphone tự hào được nhận 2 giải thưởng xuất sắc nhất: Giải thưởng doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp dịch vụ trả sau xất sắc nhất và Giải thưởng doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp dịch vụ mới xuất sắc nhất.

VinaPhone đạt giải thưởng VMA 2009: “Mạng có dịch vụ 3G tiềm năng nhất năm 2009” do người tiêu dùng bình chọn

Bảng 1.1: Lịch sử hoạt động của VinaPhone

1.2 Giới thiệu mạng thông tin di động 3G: Công nghệ 3G là tiêu chuẩn di động băng thông rộng thế hệ thứ 3. Đây là bước

phát triển tiếp theo của công nghệ di động 2G và 2,5G. Chuẩn 3G cho phép truyền tải không dây đồng thời dữ liệu thoại và phi thoại (Email, hình ảnh, âm thanh, video...). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, 3G chính là xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ thông tin di động.

Hầu hết các nhà khai thác di động lớn trên thế giới đều tập trung cho công nghệ này, cả về khía cạnh thiết bị đầu cuối lẫn các dịch vụ nội dung. Nhiều tên tuổi lớn như: SK Telecom, NTT DoCoMo, KDDI...đã gặt hái được thành công khi bắt tay khai phá mảnh đất 3G. Thậm chí, chiếc điện thoại sẽ trở thành một văn phòng di động hay một công cụ thanh toán trực tuyến tiện ích cho những ai đam mê công việc. Trên thực tế tại các nước đã phát triển thì các dịch vụ được sử dụng nhiều nhất là Mobile Internet, Live TV (truyền hình trực tiếp trên ĐTDĐ), VOD/MOD (xem phim/nghe nhạc theo yêu cầu).

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 8

Page 12: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

Với 4 giấy phép 3G tại Việt Nam, 3G đã thực sự thu hút sự quan tâm của giới công nghệ. trước đó, từ năm 2004 và năm 2008, nhà khai thác thông tin di động Mobifone cũng đã triển khai thử nghiệm thành công dịch vụ 3G. Làn sóng thiết bị di động 3G cũng đã tràn vào Việt Nam với các dòng sản phẩm của: Nokia, Samsung, Apple… Điều này cho thấy sự quan tâm lớn của thị trường Việt Nam đối với dịch vụ 3G.

1.3 Sơ lược mạng thông tin di động 3G WCDMA và công nghệ truy cập gói tốc độ cao HSPA:

1.3.1 Tổng quan mạng di động 3G WCDMA :WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là một công nghệ truy

nhập vô tuyến được phát triển mạnh trên thế giới. Hệ thống này hoạt động ở chế độ FDD và dựa trên kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DSS- Direct Sequence Spectrum) với tốc độ chip 3,84Mcps.WCDMA hỗ trợ trọn vẹn cả dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói tốc độ cao và đảm bảo sự hoạt động đồng thời các dịch vụ hỗn hợp với chế độ gói hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Hơn nữa WCDMA có thể hỗ trợ các tốc độ số liệu khác nhau, dựa trên thủ tục điều chỉnh tốc độ.

Chuẩn WCDMA hiện thời sử dụng phương pháp điều chế QPSKcho cả hướng lên ( Uplink) và hướng xuống ( Downlink ), cung cấp tốc độ số liệu đỉnh là 2Mbps với chất lượng truyền tốt trong vùng phủ rộng.

Hệ thống WCDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS. Về mặt chức năng có thể chia cấu trúc mạng WCDMA ra làm hai phần: mạng lõi (CN) và mạng truy nhập vô tuyến (UTRAN), trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của mạng GPRS còn mạng truy nhập vô tuyến là phần nâng cấp của WCDMA. Ngoài ra để hoàn thiện hệ thống, trong WCDMA còn có thiết bị người sử dụng (UE) thực hiện giao diện người sử dụng với hệ thống. Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao gồm những giao thức mới được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến WCDMA, trái lại mạng lõi được định nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM. Điều này cho phép hệ thống W-CDMA phát triển mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM.

Hình 1.1: Kiến trúc mạng 3G WCDMA

Trong đó: UE (User Equipment): Thiết bị người sử dụng thực hiện chức năng giao tiếp người sử dụng với hệ thống. UE

gồm hai phần:- Thiết bị di động (ME: Mobile Equipment): Là đầu cuối vô tuyến được sử dụng cho

thông tin vô tuyến trên giao diện Uu.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 9

Page 13: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

- Module nhận dạng thuê bao UMTS (USIM): Là một thẻ thông minh chứa thông tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu giữ các khóa nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho đầu cuối.

UTRAN (UMTS Terestrial Radio Access Network):Mạng truy cập vô tuyến có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên quan đến truy cập

vô tuyến. UTRAN gồm hai phần tử :- Node B: Thực hiện chuyển đổi dòng số liệu giữa các giao diện Iub và Uu. Nó cũng

tham gia quản lý tài nguyên vô tuyến.- Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC: Có chức năng sở hữu và điều khiển các tài

nguyên vô tuyến ở trong vùng (các Node B được kết nối với nó). RNC còn là điểm truy cập tất cả các dịch vụ do UTRAN cung cấp cho mạng lõi CN.

CN (Core Network):Các phần tử chính của mạng lõi bao gồm:- HLR (Home Location Register): Là thanh ghi định vị thường trú lưu giữ thông tin

chính về lý lịch dịch vụ của người sử dụng. Các thông tin này bao gồm : Thông tin về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển mạng và các thông tin về dịch vụ bổ sung như: trạng thái chuyển hướng cuộc gọi, số lần chuyển hướng cuộc gọi.

- MSC/VLR (Mobile Services Switching Center/Visitor Location Register): Là tổng đài (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh cho UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao dịch chuyển mạch kênh. VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người sử dụng cũng như vị trí chính xác của UE trong hệ thống đang phục vụ.

- GMSC (Gateway MSC): Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động cổng kết nối với mạng ngoài.

- SGSN (Servicing GPRS Support Node): Node hỗ trợ GPRS (dịch vụ vô tuyến gói chung) đang phục vụ, có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói (PS).

- GGSN (Gateway GPRS Support Node): Node hỗ trợ GPRS cổng, có chức năng như GMSC nhưng chỉ phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói.

Để kết nối MSC với mạng ngoài cần có thêm phần tử làm chức năng tương tác mạng (IWF). Ngoài mạng lõi còn chứa các cơ sở dữ liệu cần thiết cho các mạng di động như: HLR, AuC và EIR.

Các giao diện vô tuyến:- Giao diện Cu: Là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện này tuân

theo một khuôn dạng chuẩn cho các thẻ thông minh.- Giao diện Uu: Là giao diện mà qua đó UE truy cập các phần tử cố định của hệ thống

và vì thế mà nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.- Giao diện Iu: Giao diện này nối UTRAN với CN, nó cung cấp cho các nhà khai thác

khả năng trang bị UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.- Giao diện Iur: Cho phép chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà sản xuất khác

nhau. - Giao diện Iub: Giao diện cho phép kết nối một Node B với một RNC. Iub được tiêu

chuẩn hóa như là một giao diện mở hoàn toàn.

1.3.2 Công nghệ truy cập gói tốc độ cao HSPA:

Truy nhập gói tốc độ cao đường xuống (HSDPA: High Speed Down Link Packet Access) được 3GPP chuẩn hóa trong R5 với phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên vào năm 2002. Truy nhập gói đường lên tốc độ cao (HSUPA) được 3GPP chuẩn hóa trong R6 vào tháng 12 năm 2004. Cả 2 HSDPA và HSUPA được gọi chung là HSPA. Các mạng HSDPA đầu tiên được đưa vào thương mại vào năm 2005 và HSUPA được đưa vào thương mại vào năm 2007.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 10

Page 14: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

Tốc độ số liệu đỉnh dùng công nghệ HSDPA của VinaPhone giai đoạn đầu là 7,2 Mbps, sau đó là 14,4 Mbps và hiện tại đã đạt đến 21 Mbps. Đối với HSUPA, trong giai đoạn đầu, tốc độ đỉnh là 2Mbps và hiện tại tốc độ này đã đạt đến 5,76 Mbps.

HSPA được triển khai trên WCDMA hoặc trên cùng một sóng mang hoặc sử dụng một sóng mang khác để đạt được dung lượng cao

Hình 1.2. Triển khai HSPA với sóng mang riêng (f2) hoặc chung sóng mang với WCDMA (f1)

HSPA chia sẻ chung hạ tầng mạng với WCDMA. Để nâng cấp WCDMA lên HSPA chỉ cần bổ xung phần mềm và một vài phần cứng trong Node B và RNC.

Lúc đầu HSPA được thiết kế cho các dịch vụ tốc độ cao phi thời gian thực, tuy nhiên R6 và R7 cải thiện hiệu suất của HSPA cho VoIP và các ứng dụng tương tự khác.

Khác với WCDMA trong đó tốc độ số liệu trên các giao diện như nhau (384kbps cho tốc độ cực đại chẳng hạn), tốc độ số liệu HSPA trên các giao diện khác nhau. Hình sau minh họa điều này cho HSDPA. Tốc độ đỉnh tại đầu cuối chỉ xảy ra trong thời điểm điều kiện kênh truyền tốt vì thế tốc độ trung bình có thể không quá 1Mbps. Để đảm bảo truyền lưu lượng mang tính cụm này, BTS cần có bộ đệm để lưu lại lưu lượng và bộ lập biểu để truyền lưu lượng này trên hạ tầng mạng.

Hình 1.3: Tốc độ số liệu khác nhau trên các giao diện (trường hợp HSDPA)

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 11

R5 HSDPA

Uu

Đầu cuối Node BRNC

Iub Iu-cs

SGSN

Số liệu từ GGSN

Tốc độ bit HS-DSCH đỉnh 7,7 Mbps trên 2ms

Tốc độ bit Iub 0-1 Mbps

Thông số QoS: tốc độ bit cực đại: 1Mbps

Page 15: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

Hình 1.4: Các chức năng mới của các phần tử của WCDMA khi đưa vào HSPA

Trong đó:

Lập biểu phụ thuộc kênh: Lập biểu (Scheduler) điều khiển việc dành kênh chia sẻ cho người sử dụng nào tại

một thời điểm cho trước. Bộ lập biểu này là một phần tử then chốt và quyết định rất lớn đến tổng hiệu năng của hệ thống, đặc biệt khi mạng có tải cao. Trong mỗi TTI, Bộ lập biểu quyết định HS-DSCH sẽ được phát đến người (hoặc các người) sử dụng nào kết hợp chặt chẽ với cơ chế điều khiển tốc độ (tại tốc độ số liệu nào).Dung lượng hệ thống có thể được tăng đáng kể khi có xét đến các điều kiện kênh trong quyết định lập biểu: lập biểu phụ thuộc kênh. Vì trong một ô, các điều kiện của các đường truyền vô tuyến đối với các UE khác nhau thay đổi độc lập, nên tại từng thời điểm luôn luôn tồn tại một đường truyền vô tuyến có chất lượng kênh gần với đỉnh của nó (hình 4.6). Vì thế có thể truyền tốc độ số liệu cao đối với đường truyền vô tuyến này. Giải pháp này cho phép hệ thống đạt được dung lượng cao.

HARQ với kết hợp mềm: HARQ với kết hợp mềm cho phép đầu cuối yêu cầu phát lại các khối thu mắc lỗi,

đồng thời điều chỉnh mịn tỷ lệ mã hiệu dụng và bù trừ các lỗi gây ra do cơ chế thích ứng đường truyền. Đầu cuối giải mã từng khối truyền tải mã nó nhận được rồi báo cáo về nút B về việc giải mã thành công hay thất bại cứ 5ms một lần sau khi thu được khối này. Cách làm này cho phép phát lại nhanh chóng các khối số liệu thu không thành công và giảm đáng kể trễ liên quan đế phát lại so với phát hành R3.

Nguyên lý xử lý phát lại HSDPA được minh họa trên hình dưới. Đầu tiên gói được nhận vào bộ nhớ đệm của nút B. Ngay cả khi gói đã được gửi đi nút B vẫn giữ gói này. Nếu UE giải mã thất bại nó lưu gói nhận được vào bộ nhớ đệm và gửi lệnh không công nhận (NAK) đến nút B. Nút B phát lại cả gói hoặc chỉ phần sửa lỗi của gói tùy thuộc vào

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 12

Page 16: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

gải thuâth kết hợp gói tại UE. UE kết hợp gói phát trước với gói được phát lại và giải mã. Trong trường hợp giải mã phía thu thất bại, nút B thực hiện phát lại mà không cần RNC tham gia. Máy di động thực hiện kết hợp các phát lại. Phát theo RNC chỉ thực hiện khi xẩy ra sự cố hoạt động lớp vật lý (lỗi báo hiệu chẳng hạn). Phát lại theo RNC sử dụng chế độ công nhận RLC, phát lại RLC không thường xuyên xảy ra.

Hình 1.5: Nguyên lý xử lý phát lại của nút B

Không như HARQ truyền thống, trong kết hợp mềm, đầu cuối không loại bỏ thông tin mềm trong trường hợp nó không thể giải mã được khối truyền tải mà kết hợp thông tin mềm từ các lần phát trước đó với phát lại hiện thời để tăng xác suất giải mã thành công.

Điều chế và mã hóa thích ứng:Truyền dẫn thích ứng là quá trình truyền dẫn trong đó tốc độ số liệu được thay đổi

tùy thuộc vào chất lượng đường truyền: tốc độ đường truyền được tăng khi chất lượng đường truyền tốt hơn, ngược lại tốc độ đường truyền bị giảm. Để thay đổi tốc độ truyền phù hợp với chất lượng kênh, hệ thống thực hiện thay đổi sơ đồ điều chế và tỷ lệ mã nên phương pháp này được gọi là điều chế và mã hóa thích ứng (AMC: Adaptive Modulation and Coding). Chẳng hạn khi chất lượng đường truyền tốt hơn, hệ thống có thể tăng tốc độ truyền dẫn số liệu bằng cách chọn sơ đồ điều chế 16QAM và tăng tỷ lệ mã bằng 3/4 bằng cách đục lỗ, trái lại khi chất lượng truyền dẫn tồi hơn hệ thống có thể giảm tốc độ truyền dẫn bằng cách sử dụng sơ đồ điều chế QPSK và không đục lỗ để giảm tỷ lệ bằng 1/3.

1.4 Tình hình triển khai mạng thông tin di động 3G của VinaPhone năm 2009 - 2012:Ngày 11/8/2009, Vinaphone chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng và cung cấp

dịch vụ viễn thông di động mặt đất IMT 2000 trong băng tần 1900-2200 MHz.Mạng 3G của Vinaphone sử dụng công nghệ WCDMA/HSPA băng tần 2100

MHz, cho phép triển khai dịch vụ 3G di động băng rộng, cung cấp cho khách hàng tốc độ truy cập lên đến 14,4 Mbps. Việc cung cấp dịch vụ trên 2 hoặc 3 tần số hầu như không gây khó khăn cho khách hàng vì máy đầu cuối hiện nay phần lớn đã hỗ trợ 2 băng tần 900/1800 MHz và các máy 3G đều hỗ trợ băng tần 2100MHz.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 13

Page 17: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG 3G CỦA VINAPHONE

Hình 1.6: Băng tần 2100MHz

Năm 2011, Vinaphone tiếp tục đầu tư 2440 trạm SingleRAN (tích hợp 2G/3G) để lắp đặt và phủ sóng trên địa bàn các tỉnh Hà Nội Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng. Cho đến thời điểm hiện nay (sau 18 tháng mạng 3G đi vào hoạt động), tổng số Node B đã được đầu tư là 8745 NodeB. Hiện tại Vinaphone đã lắp đặt và phát sóng được khoảng 7500 Node B.

Như vậy với số lượng Node B đã được đầu tư và đi vào hoạt động đã đảm bảo cho vùng phủ sóng 3G của Vinaphone theo dân số đạt 139,8%, vùng phủ sóng 3G theo diện tích lãnh thổ đạt 58,49 % và mức độ sử dụng năng lực hạ tầng mạng lưới 3G là 53 %. Tổng vốn đầu tư khoảng trên 5.000 tỷ chủ yếu từ nguồn vốn vay.

Các dịch vụ 3G cơ bản tại thời điểm khai trương, bao gồm: Video Call, Mobile Internet, Mobile TV, Mobile Camera và Mobile Broadband với nhiều gói cước khác nhau, ngoài ra mạng Vinaphone có khoảng trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng khác cho 3G và liên tục được Bộ TT-TT, khách hàng đánh giá là một trong các mạng có số lượng và chất lượng các dịch vụ 3G tốt nhất.

Hiện nay, Vinaphone đã hoàn thành triển khai HSDPA trên nền kiến trúc 3G được đề cập ở trên. Cấu trúc của hệ thống HSDPA về cơ bản tuân theo chuẩn 3GPP Release 5 và với hạ tầng mạng đã triển khai. TRong giai đoạn đầu, Vinaphone cung cấp dịch vụ HSDPA với tốc độ 7,2 Mbps và hiện tại đã nâng cấp tốc độ đỉnh đến 21 Mbps. Để triển khai HSDPA, Vinaphone đã nâng cấp phần mềm trên phần cứng đã hỗ trợ sẵn tại phần mạng UTRAN là RNC và NodeB để có thể sử dụng các kỹ thuật điều chế, mã hóa kết hợp với các phương thức điều khiển kênh truyền, lập biểu cung cấp dịch vụ tốc độ cao đường xuống.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 14

Page 18: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

2 THÔNG SỐ ĐANH GIA CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G :

2.1 Định nghĩa, đặc điểm KPI :KPI là các chỉ thị có thể định lượng được trong một điều kiện, thủ tục và thiết bị

đo lường cho trước, hơn nữa còn là các chỉ thị then chốt để hướng dẫn cho việc xác định các mục tiêu tối ưu mạng sau này. Các KPI được các nhà vận hành sử dụng để theo dõi trạng thái và chất lượng dịch vụ của mạng một cách toàn diện, có đáp ứng tốt các yêu cầu đã thoả thuận với khách hàng hay không.

KPI phải có định nghĩa, biểu thức rõ ràng và trọn vẹn trong đó phải bao gồm cả thủ tục và điểm đo lường. Không thể so sánh các KPI chỉ dựa trên tên hay biểu thức của chúng. Khi các KPI được so sánh rất cần thiết phải biết định nghĩa chính xác, đặc biệt là chỉ tiêu lọc được sử dụng để lựa chọn đầu vào, các mức thoả thuận và các liên hệ về tham số.

Việc định nghĩa và việc xác định cách thức đo lường KPI thường ít thay đổi và thường là các quan tâm có tính dài hạn.

Cho đến thời điểm hiện tại, các KPI vẫn chưa được chuẩn hoá giữa các nhà cung cấp thiết bị. Các nhà vận hành mạng và các nhà cung cấp thiết bị sẽ phải thoả thuận và kết hợp một số các đo lường chủ yếu và sử dụng chúng để tính toán các KPI. Vì vậy, định nghĩa và biểu thức để tính toán cùng một KPI cụ thể có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp khác nhau.

Các KPI cần được phân tích một cách chi tiết cho mỗi dịch vụ (thoại, thoại video, video hoặc gói), cho mỗi phần tử mạng (cell, Node B, RNC, SGSN, MSC), cho mỗi loại thuê bao (dựa trên IMSI) để điều hành qua các kết quả dữ liệu thu nhận được và hạn chế phạm vi của các vấn đề giúp dễ dàng tách biệt, và tìm ra các nguyên nhân cơ bản gây ra các sự cố của mạng.

2.2 Mục đích sử dụng KPI:Mục đích chủ yếu của việc sử dụng KPI là để đo lường chất lượng của dịch vụ

theo một cách phù hợp và duy nhất. Qua việc kiểm soát sự thay đổi của các KPI ta có thể phát hiện các vấn đề của mạng nhanh nhất có thể.

Việc kiểm tra các KPI cho một mạng là một chức năng của công việc quản lý chất lượng mạng hàng ngày. Việc kiểm tra này sẽ cho nhà vận hành các thông tin liên quan đến việc mạng đang thực hiện chức năng của nó như thế nào:

Mạng có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng không? Chất lượng mạng có thay đổi không? Tăng lên hay giảm đi? Khu vực gặp sự cố ở đâu? Đã gặp phải những loại vấn đề gì?

2.3 Phân loại chỉ số KPI: Phương pháp phân loại theo nhóm chất lượng dịch vụ

Theo ITU-T E800, các KPI chất lượng dịch vụ được chia thành 4 nhóm đó là: Nhóm các KPI lưu lượng. Nhóm các KPI khả năng truy cập dịch vụ. Nhóm các KPI về khả năng duy trì dịch vụ. Nhóm các KPI tính di động.

Nhóm KPI lưu lượng: chỉ ra lưu lượng của mạng, sự thay đổi của lưu lượng theo thời gian, và sự phân bố theo khu vực. Các KPI lưu lượng được sử dụng để kiểm soát tải của các cell điểm nóng và mạng. Các KPI đó là các tham chiếu cho việc phát triển dung lượng mạng.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 15

Page 19: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Nhóm KPI khả năng truy cập dịch vụ: là khả năng của một dịch vụ có thể đạt được trong phạm vi các dung sai đặc trưng và các điều kiện cho trước khác nhau khi được yêu cầu bởi người dùng. Ví dụ như khả năng liên lạc với mạng. Nói cách khác, các nhà vận hành phải theo dõi tỷ lệ thành công thiết lập cuộc gọi, tỷ lệ thành công tìm gọi và xác suất nghẽn...

Nhóm KPI khả năng duy trì dịch vụ: là khả năng của một dịch vụ một khi đạt được có thể tiếp tục được cung cấp dưới các điều kiện cho trước trong khoảng thời gian được yêu cầu. Ví dụ các nhà vận hành phải theo dõi tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR).

Nhóm KPI tính di động dịch vụ: chỉ ra khả năng cung cấp các dịch vụ một cách liên tục. Ví dụ nhà vận hành phải theo dõi tỷ lệ thành công chuyển giao mềm, tỷ lệ thành công chuyển giao liên tần số.

Phân loại theo đối tượng đo lườngTheo cách phân loại này, các KPI được chia thành 2 nhóm là:

Nhóm KPI mức RNC. Nhóm KPI mức Cell.

Nhóm KPI mức RNC sử dụng để giám sát trạng thái vận hành và chất lượng toàn diện của mạng.

Nhóm KPI mức cell được sử dụng để giám sát trạng thái vận hành và chất lượng của mỗi cell trong mạng.

Phân loại theo phương thức thu thập dữ liệu để xác định KPI Theo cách phân loại này KPI được chia thành 2 nhóm là:

Các KPI được xác định bằng quá trình drive test và CQT. Các KPI lấy từ hệ thống OSS-RC

2.4 Một số chỉ tiêu KPI dùng trong đo kiểm chất lượng 2G và 3G của VinaPhone:

2.4.1 Các chỉ tiêu KPI lấy trên hệ thống OMC: Đối với 2G:

STT Tên Đơn vị Phân loại Giá trị yêu cầu1 SDCCH

Blocking Rate% A ≤ 2 %

2 TCH BLocking Rtae

% A ≤ 5 %

3 Call Setup Sucess Rate

% A1 ≥ 95 %

4 Drop Call Rate

% R ≤ 1 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 3 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

5 Handover Success Rate

% M ≥95 %

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu KPI lấy trên hệ thống OMC mạng 2G

Đối với 3G: Miền CS:

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 16

Page 20: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

STT TÊN ĐƠN VỊ PHÂN LOẠIGIÁ TRỊ

YÊU CẦU

1CS radio resource congestion

% A ≤ 2 %

2 CS Call Setup Sucess Rate % A1 ≥ 98%

3 CS Drop CAll Rate % R

≤ 1,5 % đối với tất cả các cell thuộc v ùng kín.≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

4CS Soft/Softer Handover Sucess Rate

% M ≥ 98%

5CS Inter-Freq Handpver Success Rate

% M≥ 97 % ( Áp dụng khi có chuyển giao tần số)

6CS Inter-RAT Handover Success Rate

% M ≥ 95%

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu KPI miền CS lấy trên hệ thống OMC mạng 3G

Miền PS:

STT TÊN ĐƠN VỊ PHÂN LOẠIGIÁ TRỊ

YÊU CẦU

1 Radio Resource Congestion % A ≤ 2 %

2 Access Success Rate % A1 ≥ 98 %

3 Drop Rate % R

≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2.5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

4Soft/ Softer Handover Success Rate

% M ≥ 98 %

5Inter-Freq Handover Success Rate

% M≥ 97 % ( Áp dụng khi có chuyển giao tần số)

6Inter-RAT Handover Success Rate

% M ≥ 95 %

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 17

Page 21: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

7UL User Throughput (Average)

Kbps I ≥ 184 Kbps

8DL User Throughput (Average)

Kbps I ≥ 210 Kbps

9HSPA User Throughput (Average)

Kbps I ≥ 600 Kbps

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu KPI lấy miền CS lấy từ hệ thống OMC

2.4.2 Các chỉ tiêu KPI đo kiểm tại hiện trường (driving test) :

2.4.2.1 Các tham số chất lượng mạng :

STT TÊN DIỄN GIẢI GIÁ TRỊ YÊU CẦU GHI CHÚ

1 CPICH Ec/Io Ec/Io của kênh CPICH

97% số mẫu có CPICH Ec/No ≥ -12 dB

Sử dụng Scanner

2 CPICH RSCP RSCP của kênh CPICH

98% số mẫu có CPICH RSCP ≥ -95 dBm

Sử dụng Scanner

3 Pilot Polution ratio Ô nhiễm Pilot Số mẫu bị ô nhiễm Pilot ≤ 5%

Sử dụng ScannerÔ nhiễm Pilot: UE phát hiện có từ 4 tín hiệu trở lên nằm trong dãi 0 – 5 dB so với tín hiệu CPICH_RSCP lớn nhất

4 UE_TX_Power Công suất phát UE 98% số mẫu UE có công suất phát ≤ 10dBm

Phân tích từ tất cả các cuộc gọi thoại và truyền dữ liệu trong quá trình đo

5 Soft/Softer Handover Success Rate

Tỷ lệ chuyển giao mềm/ mềm hơn thành công

≥ 98% Chuyển giao mềm/ mềm hơn trong 3G bao gồm thoại, video, dữ liệu

6 Inter-Freq Handover Success Rate

Tỷ lệ chuyển giao cứng thành công

≥ 97% Chuyển giao mềm/ mềm hơn trong 3G bao gồm thoại, video, dữ liệu( Áp dụn khi có chuyển giao giữa các tần số )

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 18

Page 22: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

7 Inter-RAT Handover Success Rate

Tỷ lệ chuyển giao 2G - 3G thành công

≥ 95% Chuyển giao giữa cac hệ thống bao gồm thoại và dữ liệu

8 CS Quality (DL) BLER đường xuống cuộc gọi miền CS

Hơn 95% số mẫu có BLER ≤ 2%

Bao gồm cả cuộc gọi thoại và video

9 CSV Access Successful Rate

Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thoại thành công

≥ 98%

10 CSV Drop Rate Tỷ lệ rớt cuộc thoại ≤ 1,5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

11 CSD Access Successful Rate

Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi video thành công

≥ 98%

12 CSD Drop Rate Tỷ lệ rớt cuộc gọi video

≤ 1,5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

13 PSD Access Success Rate

Tỷ lệ thiết lập truyền dữ liệu thành công

≥ 98%

14 PSD Drop Rate Tỷ lệ rớt truyền dữ liệu

≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2.5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

15 PSD_RTT Round Trip Time miền PS

95% số mẫu có PSD_Latency ( độ trễ) < 200 ms

Thời gian ping gói 32 bit đến server tại GGSN

16 PSD Ave UL/DL Throughput

thông lượng trung bình của dường lên/xuống miền PS

Đường lên (UL) : ≥184Kbps Đường xuống (DL) : ≥210 Kbps

17 HSDPA Access Successful Rate

Tỷ lệ thiết lập truyền dữ liệu HSDPA thành công

≥ 98%

18 HSDPA Crop Rate Tỷ lệ rớt truyền dữ liệu HSDPA

≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2.5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

19 HSDPA_RTT Round Trip Time qua HSDPA

20 HSDPA Ave_Throughput

Thông lượng trung bình truyền dữ liệu sử dụng HSDPA

≥ 600 Kbps

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu KPI đo kiểm tại hiện trường mạng 3G

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 19

Page 23: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

2.4.2.2 Các tham số chất lượng dịch vụ :

STT TÊN DIỄN GIẢI GIÁ TRỊ YÊU CẦU GHI CHÚ

1 CSV Access Successful Rate

Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thoại thành công

≥ 98%

2 CSV Drop Rate Tỷ lệ rớt cuộc thoại ≤ 1,5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

3 CSV Call Setup Time

Thời gian thiết cuộc gọi thoại miền CS

95% số mẫu có CSV Call Setup Time ≤ 9s

4 CSD Access Successful Rate

Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi video thành công

≥ 98%

5 CSD Drop Rate Tỷ lệ rớt cuộc gọi video

≤ 1,5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

6 CSD Call Setup Time

Thời gian thiết phiên cuộc gọi miền CS

95% số mẫu có CSD Call Setup Time ≤ 9s

7 CS Voice MOS Chất lượng thoại của cuộc gọi miền CS

Voice MOS trung bình ≥ 3

Đánh giá cả cho cuộc gọi thoại và cuộc gọi video

8 CSD Voice MOS Chất lượng thoại của cuộc gọi miền CS

Voice MOS trung bình ≥ 2

Đánh giá thoe chuẩn PEVQ

9 Cước cuộc gọi miền CS

Theo tiêu chuẩn của Bộ

10 PSD Access Success Rate

Tỷ lệ thiết lập truyền dữ liệu thành công

≥ 98%

11 PSD Drop Rate Tỷ lệ rớt truyền dữ liệu

≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2.5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

12 PSD Call Setup Time

Thời gian thiết phiên dữ liệu miền PS

95% số mẫu có PSD Call Setup Time ≤ 5s

13 PSD Ave UL/DL Throughput

thông lượng trung bình của dường lên/xuống miền PS

Đường lên (UL) : ≥184Kbps Đường xuống (DL) : ≥210 Kbps

14 HSDPA Access Tỷ lệ thiết lập ≥ 98%

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 20

Page 24: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Successful Rate truyền dữ liệu HSDPA thành công

15 HSDPA Crop Rate Tỷ lệ rớt truyền dữ liệu HSDPA

≤ 2 % đối với tất cả các cell thuộc vùng kín.≤ 2.5 % đối với tất cả các cell thuộc vùng hở

16 HSDPA Call Setup Time

Thời gian thiết phiên dữ liệu HSDPA

95% số mẫu có HSDPA Call Setup Time ≤ 5s

17 HSDPA Ave_Throughput

Thông lượng trung bình truyền dữ liệu sử dụng HSDPA

≥ 600 Kbps

18 VT_VIDEO_MOS Chất lượng hình ảnh của phiên video streaming

VT_VIDEO_MOS trung bình ≥2

Đánh giá theo chuẩn PEVQ

19 Cước Data Áp dụng theo tiêu chẩn cước internet của Bộ

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu KPI dịch vụ 3G đo kiểm tại hiện trường

2.4.3 Sự khác nhau giữa các KPI trong mạng 2G và 3G:Mạng 2G hoạt động chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ truyền thoại và dữ liệu

tốc độ thấp. Do đó, các chỉ số KPI của mạng 2G được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc gọi thoại như tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công ( Call Setup Successful Rate), tỷ lệ rớt cuộc gọi (Drop Call Rate), tỷ lệ nghẽn kênh lưu lượng ( TCH Blocking Rate), ... Trong khi đó, mạng 3G ra đời được phát triển từ cơ sở mạng 2G, mục đích hoạt động của mạng 3G không chỉ cung cấp các dịch vụ thoại mà còn các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao. Do đó, các chỉ số KPI của mạng 3G không chỉ đánh giá chất lượng thoại mà còn đánh giá chất lượng truyền dữ liệu thông qua cuộc gọi video, truy cập internet,... Các chỉ số KPI của mạng 3G cũng được chia làm 2 loại là KPI trong miền CS và KPI trong miền PS. Các KPI trong miền CS có đặc điểm khá giống KPI của 2G. Tuy nhiên, những đặc điểm khác nhau giữa 2 hệ thống mạng 2G và 3G đã tạo chỉ số KPI khác với KPI 2G.

Ví dụ:Trong mạng 2G, chuyển giao cũng được chia thành chuyển giao cứng và

chuyển giao mềm, mỗi UE chỉ được thực hiện kết nối đến một BTS nên mục đích chung của cả 2 chuyển giao đều là đề chuyển đổi tần số hoạt động. Tuy nhiên, trong 3G, chuyển giao cũng được chia làm 2 loại là chuyển giao cứng và chuyển giao mềm/ mềm hơn nhưng đa dạng hơn 2G. Chuyển giao cứng trong 3G được thực hiện cho 2 trường hợp là chuyển giao giữa các tần số và chuyển giao giữa các hệ thống (2G sang 3G). Chuyển giao mềm/ mềm hơn trong 3G sử dụng nhiều kết nối từ một UE đến nhiều node B. Do đó, trong 2G chỉ có chỉ số KPI là Handover Successful Rate ( HOSR), còn trong 3G được chia ra các chỉ số KPI cho từng loại chuyển giao như sau: Solf/Solfer Handover Successful Rate, Inter-Freq Handover Successful Rate, Inter-RAT Handover Successful Rate.

Như vậy, ta thấy các chỉ số KPI của 3G đa dạng và cụ thể hơn so với 2G do những kĩ thuật cũng như cấu trúc mà mạng 3G sử dụng để phát triển dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao từ 2G. Các chỉ số đánh giá chất lượng dành riêng cho hệ thống 3G

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 21

Page 25: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 2: THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

cũng được tính toán như Pilot Pollution, các chỉ số KPI cho từng loại chuyển giao, các chỉ số KPI trên miền PS,...

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 22

Page 26: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

3 QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐANH GIA CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G:

3.1 Giới thiệu Drive Test và phần mềm TEMS Invertigation:

3.1.1 Drive Test:Driving test là việc đi đo kiểm bằng ô tô (hoặc xe máy), thường để chỉ công

việc của nhóm kỹ sư tối ưu vô tuyến của các mạng di động đi kiểm tra, đo thử chất lượng phủ sóng của mạng truy nhập vô tuyến trong giai đoạn đầu mới triển khai mạng hay trong quá trình tối ưu mạng truy nhập vô tuyến. Những người đi driving test thường mang theo các thiết bị sau: máy thu GPS, máy đo, laptop có kết nối tới các máy đo trên.

Máy thu GPS cho biết tọa độ của điểm đo trên bản đồ số, máy TEMS cho biết nhiều thông số khác nhau như vùng phủ pilot (CPICH RSCP), Ec/No, LAC (Location Area Code), tần số sóng mang của cell, công suất phát của cell này và các cell lân cận... Số liệu đo được được ghi trong máy tính, sau đó các kỹ sư vô tuyến sẽ sử dụng các tools (các phần mềm chuyên dụng) để tính toán và xác định trên bản đồ địa hình số dạng vùng phủ sóng (được vẽ theo màu, mỗi màu ứng với một dải nào đó của CPICH RSCP level), tính toán nhiễu..., từ đó sẽ đưa ra các CR (Change Request) cho các bộ phận như NOC (Network Operating Centre) để thay đổi các thông số của NodeB một cách thích hợp (công suất phát, quy hoạch tần số lại...) hoặc các bộ phận đi chỉnh các thông số của trạm như chiều cao ăng-ten, góc ngẩng (down-tilt angle), góc phương vị (azimuth angle) hoặc lỗi đấu nối trong tủ NodeB,...

Driving Test chủ yếu là đo tín hiệu đường downlink chứ không phải uplink do tín hiệu downlink phân bố trên khắp khu vực phủ sóng của NodeB nên không thể đánh giá chính xác được nhờ kết quả thống kê. Trên thực tế UE có thể báo cáo tín hiệu downlink nhưng chỉ mang tính tương đối vì vị trí địa lý của UE thay đổi thường xuyên nên không thể đánh giá chính xác khu vực nào tín hiệu downlink có vấn đề. Vì vậy cần phải thông qua Driving Test. Riêng đối với uplink, tất cả tín hiệu của UE đều chui vào cùng một điểm là máy thu NodeB nên có thể dễ ràng nhận biết.

Hiện tại, có rất nhiều bộ phần mềm hỗ trợ Drive Test như: TEMS Investigation (cho laptop) và TEMS Pocket ( cho điện thoại), Nemo Outdoor ( cho laptop) và Nemo Handy ( cho điện thoại), Probe ( của hãng Huawei) , CNT ( của hãng ZTE)... Tuy nhiên, phần mềm được sử dụng phổ biến và được đại đa số các nhà mạng sử dụng trong nhiều năm qua cho việc Drive Test là TEMS

3.1.2 TEMS Investigation:TEMS Investigation là một công cụ đo kiểm đánh giá chất lượng mạng di động

qua giao diện vô tuyến cho phép chúng ta chuẩn đoán, đo kiểm lỗi, vùng phủ thời gian thực. TEMS cho phép chúng ta giám sát kênh thoại cũng như truyền data qua các kết nối GPRS, EDGE, chuyển mạch kênh (CSD) hoặc chuyển mạch gói (PSD). Các phiên truyền data, voice có thể được kiểm soát trong phạm vi của TEMS. TEMS được trang bị các chức năng kiểm tra và giám sát tiên tiến cùng với khả năng phân tích và xử lý mạnh mẽ. Dữ liệu mà TEMS thu được sẽ được trình bày ngay thời điểm thực hiện đo. Điều đó đã làm cho TEMS phát huy những ưu việt trong việc Driving test để khắc phục lỗi, thực hiện điều chỉnh, tối ưu vùng phủ nâng cao chất lượng mạng. Ngoài ra dữ liệu mà TEMS thu được có thể lưu thành Logfiles phục vụ mục đích xử lý, điều chỉnh, so sánh trước và sau khi có sự tác động, thống kê, báo cáo (Report).

TEMS Investigation có nhiều chế độ hoạt động. Chế độ hoạt động thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu đo để đạt được kết quả chính xác

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 23

Page 27: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.1: Giao diện phần mềm TEMS invergation

3.2 Thiết bị đo và thủ tục chuẩn bị trước khi thực hiện Drive Test:

3.2.1 Thiết bị Drive Test:Thiết bị Drive Test bao gồm:TEMS Handset: Là các thiết bị dùng để tạo cuộc gọi, đồng thời thực hiện các

chuỗi lệnh được cấu hình trong TEMS Investigation nhằm thu được kết quả theo mục đích đo của kĩ sư. Hiện nay, tồn tại rất nhiều loại thiết bị TEMS Handset. Tuy nhiên, các thiết bị này phải hỗ trợ bởi phiên bản phần mềm TEMS Investigation cũng như phù hợp với mục đích đo. Bảng hướng dẫn các thiết bị được TEMS Investigation hỗ trợ có thể được tra trong mục trợ giúp ( Help) của từng phiên bản. Thiết bị TEMS Handset có thể được chia làm 2 loại là dành cho đo kiểm mạng 2G và dành cho đo kiểm mạng 3G. Trong thực tế, các thiết bị đo kiểm mạng 3G cũng có hỗ trợ đo kiểm mạng 2G.

Hình 3.2: thiết bị TEMS handset

Laptop được cài phần mềm TEMS Investigation và sạc dự phòng: Laptop sử dụng cho Drive Test cần đảm bảo chất lượng cấu hình và đã được cài đặt TEMS Investigation. Để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo, nguồn điện của laptop phải được đảm bảo ổn định nên cần có bộ sạc dự phòng kèm theo trong quá trình đo kiểm.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 24

Page 28: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.3: Laptop và sạc dự phòng

Thiết bị thu GPS: máy thu tín hiện GPS cho phép ghi thông tin vị trí đo tại mỗi thời điểm trên lộ trình.

Hình 3.4: Thiết bị GPS

Nguồn điện cung cấp: Trong quá trình đo kiểm, để cung cấp điện cho laptop, cần có thiết bị được nối với acqui xe để chuyển đổi điện thành 220V.

Hình 3.5: Thiết bị chuyển đổi và cung cấp điện cho máy tính

Scanner: trong quét sóng 2G, để đánh giá vùng phủ chỉ cần sử dụng 1 TEMS Handset ở chế độ Idle. MS này sẽ giám sát kênh BCCH, tuy nhiên không giám sát liên tục mà theo chu kì. Trong đo kiểm mạng 3G, scanner là 1 thiết bị chuyên dụng và rất quan trọng khi đo kiểm. Tính năng chính của Scanner là phát hiện nhiễu và nguyên nhân gây nhiễu. Ưu điểm nổi bật của scanner là khả năng quét liên tục, tần suất quét nhanh và kết quả quét không bị ảnh hưởng bởi điều khiển công suất, do đó xác định vùng phủ chính xác hơn

Hình 3.6: Thiết bị Scanner

3.2.2 Các nguồn hỗ trợ: - Ô tô phải có nguồn làm việc ổn định và acquy hoạt động tốt.- Bản đồ đường phố cho phép định hướng đường đi- Các bản đồ vị trí site, bao gồm tên site, tên cell, hướng ăng ten, BSIC,

ARFCH, SC,... Bảng dữ liệu bao gồm: tên cell, các tần số, các thông số định vị cell, ...

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 25

Page 29: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

- Bản đồ có lộ trình đo kiểm đã được lên kế hoạch.- Event Log mà kĩ sư có thể ghi chú các sự kiện về thời gian, địa điểm gây

ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo ( ví dụ như đi trong đường hầm, cầu cao,... )

Hình 3.7: Bảng định dạng cell 3G (cell file theo định dạng TEMS) của Vinaphone tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

3.2.3 Các bước chuẩn bị:Lộ trình đo Drive Test phải được xác định và lên kế hoạch cẩn thận trước khi

thực hiện. Các điểm sau cần cân nhắc khi lên kế hoạch đo: - Đường đi phải đảm bảo qua tất cả các Cell của 1 cluster và hạn chế

tối đa lặp lại tuyến đường đã qua trong quá trình đo.- Tùy thuộc vào phản ánh chất lượng của khách hàng mà việc đo

kiểm sẽ được quyết định địa điểm thực hiện.- Nếu có thể, đường đi phải được lên kế hoạch để có thể thực hiện

chuyển giao ( Handover ) cả 2 chiều.- Ít nhất tất cả các tuyến đường chính phải được đo.

Trước khi Drive Test được tiến hành, tất cả thông tin bao gồm độ cao, góc và hướng anten phải được kiểm tra lại. Những vấn đề về lấp đặt phải được giải quyết trước khi thực hiện phép đo.

Các site chưa hoạt động cần phải được lưu ý và nếu cần thiết có thể thay đổi tuyến đường để đảm bảo kết quả đo.

3.3 Các bước tiến hành drive Test:Trước khi tiến hành đo kiểm, kĩ sư cần nắm rõ loại mạng đo kiểm, mục đích, đối

tượng đo kiểm... Vì đối với từng loại mạng đo kiểm khác nhau sẽ có các chỉ số KPIdùng để đánh giá chất lượng khác nhau nên các đối tượng cần đo kiểm cũng khác nhau. Ví dụ: để đánh giá vũng phủ của của 1 cell, trong 2G, kĩ sư sẽ dựa vào các chỉ số Rx Level, Rx Qual,.. còn đối với mạng 3G, kĩ sư sẽ dựa vào chỉ số CPICH RSCP. Trong quá trình Drive Test, các cửa sổ theo dõi cũng phải được thiết kế trên WorkSpace sao cho phù hợp với loại mạng được đo kiểm và mục đích đo

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 26

Page 30: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.8: Các cửa sổ theo dõi được sử dụng trong WorkSpace GSM

Hinh3.9: Các cửa sổ theo dỗi trong WorkSpace WCDMA + GSM

Bước 1: Cấu hình bản đồ Mở phần mềm TEMS Investigation:Start > All Programs > Ascom > TEMS Product > TEMS Investigation 11.0.1

Data Collection

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 27

Page 31: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.10: Giao diện chương trình TEMS Investigation 11.0.1 Data Collection

Ở cửa sổ Map, chọn biểu tượng ( Geoset Manager)

Hình 3.11: Cửa sổ map trong TEMS Investigation

Trong cửa sổ xuất hiện chọn biểu tượng ( Layer Control) và thêm vào các layer : Route, Road, MCOM Site và một số file tab khác và lưu lại.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 28

Page 32: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.12: Cửa sổ Layer Control

Tiếp theo là mở cell file: Configuration > General > Cellfile Load

Hình 3.13: Cửa sổ General trong TEMS Investigation

Trong cửa sổ Properties xuấ hiện, thêm ( add) vào cell file đã được chuẩn bị:

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 29

Page 33: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.14: Thêm cellfile trong bảng Properties

Bước 2: Kết nối thiết bị

Hình 3.15: Sơ đồ kết nối thiết bị

Sau khi kết nối thiết bị vật lí, nếu latop không nhận diện được thì cần phải cài driver. Thiết bị được nhận diện sẽ được báo trong ô equipment bên góc trái màn hình

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 30

Page 34: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.16: Thiết bị kết nối hiển thị trên giao diện

Chọn chế độ quét cho thiết bị:

Hình 3.17: Chọn chế độ quét cho từng thiết bị kết nối

Cuối cùng là chọn kênh và băng tần hoạt động cho Scanner. Tùy thuộc vào loại mạng và băng tần hoạt động của nhà mạng cung cấp mà ta thay đổi thông số cho phù hợp. Ở đây, ta cấu hình thiết bị đo kiểm cho mạng 3G WCDMA và hoạt động ở băng tần 2100

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 31

Page 35: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.18: Cấu hình cho Scanner

Bước 3: Cấu hình chuỗi lệnh cho MS trong quá trình đoCác chuỗi lệnh được cấu hình cho MS để hoạt động trong suốt quá trình đo kiểm.

Các chuỗi lệnh được cấu hình tùy vào mục đính đo kiểm cũng như loại mạng. Nếu trong đo kiểm mạng 2G thường sử dụng chuỗi lệnh cấu hình cho thực hiện thoại và chuyển dữ liệu như SMS thì trong đo kiểm 3G, ngoài cuộc gọi thoại còn có thể thiết lập các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao như cuộc gọi video, internet,...

Chọn Control > Command Sequence

Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại sau và chọn Edit :

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 32

Page 36: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.19: Cửa sổ cấu hình chuỗi lệnh hoạt động cho thiết bị

Ví dụ:Thiết lập cuộc gọi thoạiChọn Voice/ Video > Dial để cấu hình chuỗi lệnh cho cuộc gọi thoại ( hoặc video),

bao gồm số điện thoại gọi đi (Phone number) , thời gian thực hiện cuộc gọi (Duration), loại cuộc gọi (Call Type),...

Hình 3.20: Các cấu hình thông số trong lệnh Dial

Sau đó chọn Properties để điều chỉnh lại các thông số: số cuộc gọi liên tiếp (Number Excution), thời gian chờ ( Interval) .

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 33

Page 37: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.21: Cấu hình số cuộc gọi liên tiếp và thời gian chờ

Bước 4: Thực hiện ghi lại kết quả đoChọn thư mục ghi lại kết quả đo: Trên hanh menu chọn : Logfile > Recording

Properties. Trên cửa sổ Recording Properties, chọn thư mục để lưu lại kết quả đo :

Hình 3.22: Cửa sổ cài đặt ghi kết quả

Kết nối tất cả thiết bị: Chọn biểu tượng Connect all. Tuy nhiên, trong thực tế, các thiết bị kết nối sẽ xảy ra xung đột nếu kết nối đồng thời. Do đó, ta cần kết nối từng thiết bị.

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 34

Page 38: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.23: Kết nối thiết bị hoàn tất

Trong cửa sổ Command Sequence đã được cấu hình, chọn Run (Ctrl + G) để chạy chuỗi lệnh hoạt động cho MS:

Hình 3.24: Chạy chuỗi lệnh hoạt động cho thiết bị

Chọn biểu tượng ( Start Recording) để ghi lại kết quả đo:

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 35

Page 39: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.25: Tiến hành ghi kết quả

Sau khi hoàn thành tất cả tuyến đường cần đi, chờ đến khi kết thúc cuộc gọi, ngừng thực hiện chuỗi lệnh trong khung Command Sequence và ngừng ghi kết quả (stop recording).

3.4 Một số lưu ý trong quá trình drive test:

3.4.1 Đối với cài đặt thiết bị:Các lỗi ngắt nguồn trong phép đo có thể sinh ra lỗi dữ liệu khi tiến hành phép

đo. Do đó, để ngăn ngừa các hiện tượng trên phải đảm bảo rằng máy tính xách tay, điện thoại test và GPS phải được nạp điện. Kiểm tra tất cả các kết nối với nguồn đã an toàn chưa và đảm bảo bộ chuyển đổi không bị quá tải.

Một qui tắc rất quan trọng cần phải nhớ đó là giữ các thiết bị đo luôn được ổn định suốt quá trình đo để đảm bảo kết quả đo chính xác.

Kiểm tra lại tất cả các kết nồi để đảm bảo rằng phần mềm đo được kết nối với các thiết bị.

3.4.2 Đối với quá trình thực hiện drive test:Bởi vì khi khởi động xe sẽ có xu hướng làm sụt điện thế accqui nên sinh ra lỗi

hiệu điện thế trên hầu hết các Inverter. Do đó cần giữ xe chạy liên tục trong suốt quá trình cần đo.

Tiến hành thực hiện đo khi tốc độ xe ổn định nếu có thể và tốc độ không quá 60km/h. Khoảng thời gian dừng lại cần được ghi chú vì có thể sinh ra kết quả sai lệch trên 1 vùng.

Logfile phải được đảm bảo bắt đầu và kết thúc khi MS ở trạng thái rỗi. Điều này ngăn ngừa sự thống kê sai

Trong quá trình ghi dữ liệu đo, nếu vì một nguyên nhân nào đó máy tính bị mất kết nối với thiết bị, hay bản ghi bị dừng thì log file vẫn được lưu đến thời điểm bị mất kết nối. Do đó, chúng ta cần thực hiện ghi tiếp bằng logfile mới, khôngđược ghi đè lên log file cũ

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 36

Page 40: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

3.5 Phân tích và đánh giá chất lượng mạng 3G:Sau khi thực hiện quá trình Drive Test, kết quả đo kiểm sẽ được lưu lại dưới

dạng logfile. Để có thể đánh giá được chất lượng mạng thông qua kết quả đo, đầu tiên, logfile sẽ được phân tích bằng các phần mềm như TEMS Investigation, Mapinfo, Actix... để tính toán và đưa ra các thông tin cần thiết để đánh giá. Sau đó, các thông tin này được so sánh với các chỉ tiêu chất lượng do nhà mạng đưa ra. Kết quả so sánh sẽ cho biết chất lượng mạng đo kiểm hiện tại đang trong tình trạng tốt hay xấu và xác định nguyên nhân lỗi dẫn đến chất lượng mạng giảm.

3.5.1 Giới thiệu phần mềm Mapinfo:Mapinfo là phần mềm bản đồ trợ giúp quan sát và phân tích hệ thống các cell,

các trạm của nhà mạng thực tế sau khi được mô thỏng trên bản đồ số. Các kết quả đo được phân tích trên MapInfo sẽ trợ giúp các kĩ sư đánh giá chất lượng mạng, đồng thời xác định nguyên nhân gây giảm chất lượng mạng nhằm cải thiện và tối ưu hệ thống mạng thông tin di động tại vùng thực hiện đo kiểm.

Hình 3.26: Giao diện MapInfo

3.5.2 Phân tích và đánh giá chất lượng mạng theo các chỉ tiêu KPI 3G: Bước 1: Chuyển logfile sang tab file cho Mapinfo:Trong giao diện TEMS Investigation, chọn menu Logfile > Export Logfile

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 37

Page 41: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.27: Cửa sổ xuất logfile

Chọn biểu tượng Add. Sau đó, trong cửa sổ Add Export Order, chọn MapInfo Tab-file trong khung Format, chọn Browse file... để thêm vào logfile cần export, Browse directory... để chọn nơi lưu file sau khi export

Hình 3.28: Cài đặt xuất logfile

Sau đó, chọn Setup để chọn thông số cần xuất ra ( trong ví dụ này, ta xuất ra các thông số của MS1 sau: Latitude ( vĩ độ), Longitude (Kinh độ), AS CPICH RSCP, AS CPICH Ec/No, SAN Cell Id, SAN SC, UE-Tx Power ).

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 38

Page 42: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.29: Xuất thông số từ logfile đo kiểm

Sau khi hoàn thành, TEMS Investigation sẽ tạo ra 5 tab file từ các thông tin được xuất ra trong logfile đã chọn.

Hình 3.30: Kết quả xuất logfile

Bước 2: Phân tích trên MapinfoMở chương trình Mapinfo : Start > All Programs > MapInfo > MapInfo

Professional. Sau đó,mở file định dạng cell, file bản đồ nơi kiểm tra và tab file vừa được export từ logfile : File > Open > ...

Hình 3.31: Bản đồ thành phố và vị trí cell trong MapInfo

Ví dụ: đánh giá chất lượng vùng phủ - CPICH RSCPCPICH RSCP là công suất tín hiện mã nhận được của UE trên kênh hoa tiêu

chung (Common Pilot Chanel). Tại 1 sự kiện, nếu CPICH RSCP của 1 cell gửi tới UE

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 39

Page 43: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

càng nhỏ thì suy hao đường truyền càng lớn. Suy hao đường truyền càng lớn thì để khoảng cách từ UE đến Node B để đảm bảo chất lượng tín hiệu ở mức cho phép sẽ giảm, điều đó cũng đồng nghĩa với vùng phủ của cell sẽ càng nhỏ. Dựa vào kết quả đo CPICH RSCP trên từng thời điểm của lộ trình kiểm tra sẽ giúp kĩ sư đánh giá được chất lượng vùng phủ của từng cell đã đi qua.

Chọn menu Map > Create Thematic Map

Hình 3.32: Tạo Thematic Map

Trong cửa sổ Create Thematic Map, tùy theo mục đích đánh giá mà chọn kiểu phân loại phù hợp. Trong trường hợp đánh giá vùng phủ ( CPICH RSCP), chọn Type là Range và Template là RSCP

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 40

Page 44: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.33: Chọn kiểu phân loại cho Thematic Map

Kế tiếp chọn bảng (file tab) và trường cần phân loại ( trong trường hợp này, chọn trường AS CPICH RSCP)

Hình 3.34: Chọn bảng và trường muốn phân loại

Tiếp theo, trong cửa sổ mới, chọn khoảng phân loại ( Range), Kiểu hiển thị phân loại ( Style), hiển thị chú thích ( Legend), ...

Ở đây ta chọn khoảng phân loại theo tiêu chuẩn của VinaPhone như sau:

Hinh 3.35: Tiêu chuẩn phân loại CPICH RSCP

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 41

Page 45: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.36: Thay đổi khoảng phân loại

Sau khi điều chỉnh các thiết lập trong cửa sổ Create Thematic Map, trên bản đồ, kết quả đo CPICH RSCP tại mỗi điểm trên lộ trình sẽ được phân loại như sau:

Hình 3.37: Kết quả phân loại theo tiêu chuẩn

Tạo Spider Graph cho biết cell phục vụ tại mỗi thời điểm đo trên tuyến kiểm tra:

Chọn menu Tool > Spider Graph > Spider GraphTrong cửa sổ Spider Graph, chọn 2 tab file cần thực hiện: 1 tab file định nghĩa

cell trên map ( trong trường hợp này là Cell_3G_HCM_030613) và 1 tab file kết quả đo được chuyển từ logfile ( Testspider3G_Q7_0107). Sau đó, chọn trường Cell ID cho mỗi tab

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 42

Page 46: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.38: Cấu hình Spider Graph

Kết quả sẽ hiển thị đường phục vụ của các Cell đến từng điểm trên lộ trình kiểm tra:

Hình 3.39: Kết quả tạo Spider GraphLúc này, dựa vào hiển thị trên map, kĩ sư sẽ đánh giá được chất lượng của

vùng phủ thông qua CPICH RSCP. Tại 1 thời điểm trên lộ trình, kĩ sư có thể biết CPICH RSCP được phân loại loại tốt hay chưa đạt và được phục vụ bởi cell nào. Nếu kết quả đo được CPICH RSCP ≥- 95 dBm đạt trên 98% thì chất lượng vùng phủ đạt tiêu chuẩn của VinaPhone. Nếu không đạt tiêu chuẩn trên, kĩ sư có thể xác định tại từng thời điểm kết quả kém (nhỏ hơn -95dBm) là thuộc cell phục vụ nào và tiến hành phân tích nguyên nhân để yêu cầu thực hiện sửa chữa, lấp đặt, cải thiện chất lượng tốt hơn.

Trên đây là cách đánh giá vùng phủ thông qua CPICH RSCP qua Mapinfo. Thực tế, tùy thuộc vào mục đích đánh giá chất lượng mạng dựa trên thông số nào mà cách phân tích kết quả đo trên phần mềm cũng thay đổi. Trong quá trình đánh giá chất

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 43

Page 47: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

lượng mạng dựa vào kết quả đo, kĩ sư cần chọn cách phân tích cũng như chỉ tiêu so sánh phù hợp để đạt được kết quả chính xác.

3.5.3 Công cụ hỗ trợ đánh giá chất lượng mạng 3G:Trong thực tế, các kĩ sư thường sử dụng tool TiPP_W 6.0.2.3 để tạo ra báo cáo

các thông số chất lượng được tính toán từ kết quả đo kiểm. Kết quả đo sẽ được tính toán và thống kê thành các thông số chất lượng để thực hiện so sánh với các chỉ tiêu.

Hình 3.40: Giao diện TIPP_W_6.0.2.3

Ngoài ra, TiPP_W Marco không chỉ tạo ra các báo cáo thông số chất lượng mạng mà còn tạo ra các tabfile của MapInfo thể hiện các thông số đó. Các báo cáo và tabfile này giúp cho công việc đánh giá chất lượng mạng dễ dàng và chính xác hơn.

Một số báo cáo thông số chất lượng mạng được tạo ra từ TiPP_W Marco:

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 44

Page 48: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.41: báo cáo RSCP và Ec/No của Scanner

Hình 3.42: báo cáo Pilot Pollution

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 45

Page 49: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Hình 3.43: Tỉ lệ rớt cuộc gọi miền CS - CS Drop Call Rate

Hình 3.44: BLER đường xuống ( Downlink) cuộc gọi miền CS

Các thông số chất lượng sau khi tính toán sẽ được tổng hợp và so sánh với các chỉ tiêu do nhà mạng đưa ra để có thể đánh giá chất lượng mạng hiện tại. Dưới đây là 1 báo cáo kết quả đo kiểm của VinaPhone

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 46

Page 50: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH ĐO KIỂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG 3G

Cluster 1 31/12/2011 Kết quả Drive Test Chỉ tiêu chất lượng Đánh giáTỉ lệ số mẫu có CPICH Ec/No ≥ -12 dB

98,62 % ≥ 97 % Đạt

Tỉ lệ số mẫu có CPICH RSCP ≥ -95 dBm

98,97 % ≥ 98 % Đạt

Pilot Polltion ( Scanner) 3,73 % ≤ 5 % ĐạtTỉ lệ chuyển giao 2G- 3G thành công ( Inter-RAT Handover Success rate)

100% ≥ 95 % Đạt

Chất lượng miền CS ( đường xuống) – tỉ lệ số mẫu có BLER ≤ 2 %

99,73% ≥ 95 % Đạt

Thông lượng HSDPA 2,483 Mbps ≥ 600 Kbps ĐạtBảng 3.1: Báo cáo kết quả đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G

Ngày 31/12/2011

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 47

Page 51: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

KẾT LUẬN

KẾT LUÂN

Đo kiểm đánh giá chất lượng là một quá trình quan trọng trong duy trì và cái thiện chất lượng mạng nên đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức rất nhiều về hệ thống mạng 3G cũng như kinh nghiệm đo kiểm thực tế. Trong quá trình thực hiện báo cáo, do bản thân còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm, cũng như thời gian thực hiện ngắn nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót và chưa phân tích đầy đủ quy trình đo kiểm từng thông số chất lượng mạng 3G. Mang tính chất đưa ra hướng dẫn cơ bản quy trình đo kiểm trong thực tế ,báo cáo mong cung cấp được cái nhìn sơ lược trong đo kiểm đánh giá chất lượng mạng 3G, đồng thời cũng là cung cấp bước đầu trong quá trình tìm hiểu sâu về khai thác và bảo dưỡng mạng 3G hiện nay.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn anh Hà Sơn Hải, nhân viên phòng OMC trung tâm VinaPhone khu vực 2 và các anh chị trong quí công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài báo cáo thực tập.

Em cũng xin gủi lời cám ơn chân thành đến thầy Phạm Thanh Đàm, giảng viên bộ môn Thông tin di động của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài báo cám thực tập này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2013Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Nhất Anh Khôi

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 48

Page 52: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

THUÂT NGỮ VIẾT TẮT3GPP 3rd Generation Partnership Project Đề án đối tác thế hệ thứ 3

AAMPS Advance Mobile Phone Service Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến

AI Acquisition Indicator Chỉ thị thăm dòAICH Acquisition Indicator Channel Kênh chỉ thị thăm dòAMR Adaptive Multi Rate Đa tốc thích nghiBBCH Broadcast Channel Kênh quảng báBLER Block Error Rate Tỷ lệ lỗi khốiCCS Circuit Switch Chuyển mạch kênhCDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mãCDR Call Drop Rate Tỷ lệ rớt cuộc gọiCSSR Call Setup Success Ratio Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành côngCQT Communication Quality Test Kiểm tra chất lượng liên lạcCLPC Closed-Loop Power Control Điều khiển công suất vòng lặp đóngCRNC Controlling RNC RNC điều khiểnDDPCCH Dedicated Physical Control Channel Kênh điều khiển vật lý dành riêng

DL DownLink Đường xuốngDPDCH Dedicated Physical Data Channel Kênh dữ liệu vật lý dành riêng

DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển dành riêngDCH Dedicated Channel Kênh dành riêngDTX Discontinuous Transmission Phát không liên tụcD-AMPS Digital AMPS AMPS sốDRNC Drifting RNC RNC trôiDCS1800 Digital Cellular System (GSM) at

1800 MHz bandHệ thống di động số GSM tại dải tần 1800 MHz

FFACH Forward Access Channel Kênh truy cập đường xuốngFDD Frequency Division Duplex Song công phân chia theo tần sốFDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần số

GGSM Global System for Mobile

CommunicationHệ thống toàn cầu cho thông tin di động

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầuHHSDPA High-speed Downlink Packet Access Truy cập gói đường xuống tốc độ

caoHSUPA High-speed Uplink Packet Access Truy cập gói đường lên tốc độ caoHHO Hard HO Chuyển giao cứngHO HandOver Chuyển giaoIIS-95 North American Version of the Phiên bản Bắc Mỹ cho tiêu chuẩn

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 49

Page 53: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CDMA Standard CDMAIS-54 North American TDMA Digital

CellularDi động số TDMA khu vực Bắc Mỹ

ITU International Telecommunication Union

Liên minh viễn thông quốc tế

ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịchKKPI Key Performance Indicator Chỉ thị chất lượng chủ yếuLLA Location Area Vùng định vịLAC Location Area Code Mã vùng định vịLTE Long Term Evolution Sự tiến hóa dài hạnNNMT Nordic Mobile Telephone Điện thoại di động Bắc ÂuNode B WCDMA BS Trạm gốc trong WCDMAOOMC Operations and Maintenance Centre Trung tâm vận hành và bảo dưỡngOLPC Openned-Loop Power Control Điều khiển công suất vòng hởPPCS Personal Communications Systems Hệ thống thông tin cá nhânPCCPCH Primary Common Control Physical

ChannelKênh vật lý điều khiển chung chính

PCA Power Control Algorithm Thuật toán điều khiển công suấtPCPICH Primary Common Pilot Channel Kênh hoa tiêu chung sơ cấpPCH Paging Channel Kênh tìm gọiPICH Page Indication Channel Kênh chỉ thị tìm gọiPRACH Physical Radom Access Channel Kênh truy cập ngẫu nhiên vật lý PS Packet Switch Chuyển mạch góiQQoS Quality of service Chất lượng dịch vụRRA Routing Area Khu vực định tuyếnRAB Radio Access Bearer Vật mang truy cập vô tuyếnRACH Radom Access Channel Kênh truy cập ngẫu nhiênRNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyếnRAN Radio Access Network Mạng truy cập vô tuyếnRRC Radio Resource Control Kiểm soát tài nguyên vô tuyếnRTWP Received Total Wideband Power Công suất mã băng rộng tổng cộng

thu được RSCP Received Signal Code Power Công suất mã tín hiệu thu đượcSSHO Short HO Chuyển giao mềmSC Screaming Code Mã xáo trộnSCH Synchronization Channel Kênh đồng bộSIR Signal to Interference Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễuS- SCH Secondary Synchronization Channel Kênh đồng bộ thứ cấp SCCPCH Secondary Common Control

Physical ChannelKênh vật lý điều khiển chung thứ cấp

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 50

Page 54: Đo kiểm chất lượng mạng 3G (TTTN)

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

SMS Short Message Services Dịch vụ tin nhắn ngắnSF Spreading Factor Hệ số trải phổTTDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời

gian

TPC Transmit Power Control Điều khiển công suất phátTFCI Transport Format Combination

IndicatorChỉ thị kết hợp khuôn dạng truyền tải

TPC_cmd Transmit Power Control Command Câu lệnh điều khiển công suất

U

UE User Equipment Thiết bị người dùngUL UpLink Đường lênUMTS Universal Mobile

Telecommunications SystemHệ thống viễn thông di động toàn cầu

UARFCN UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number

Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối UTRA

UTRAN Universal Terrestrial Radio Access Network

Mạng truy cập vô tuyến mặt đất toàn cầu

WWCDMA Wide Band Code Division Multiple

Access Đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng

SVTH: NGUYỄN NHẤT ANH KHÔI LỚP: D09VTA1 51