47
Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT SÓNG PHÁT THANH AN HẢI Giới thiệu chương 1.1 Cơ cấu tổ chức của Đài 1.2 Cơ sở vật chất 1.2.1 Trạm phát sóng AM 1.2.2 Trạm phát sóng FM 1.2.3 Các tần số làm việc của các trạm 1.2.4 Hệ thống tín hiệu của trạm FM 1.2.5 Hệ thống tín hiệu của trạm AM Kết luận chương Chương 2 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT FM PLATINUM Z10CD 10KW HARRIS Giới thiệu chương 2.1 Sơ đồ khối máy phát 2.2 Phân tích nhiệm vụ và chức năng của từng khối 2.3 Nguyên lý hoạt động của máy phát FM 2.4 Dò tìm hư hỏng 2.5 Bảng sự cố 2.6 Đèn Led sự cố ở trước mặt máy 2.7 Reset sự cố Kết luận chương Chương 3 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KĐ CÔNG SUẤT CỦA MÁY PHÁT FM Giới thiệu chương 3.1 Giới thiệu về bộ KĐCS SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 1

Tttn an Hai Congsuat

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT SÓNG PHÁT THANH AN HẢI

Giới thiệu chương

1.1 Cơ cấu tổ chức của Đài

1.2 Cơ sở vật chất

1.2.1 Trạm phát sóng AM

1.2.2 Trạm phát sóng FM

1.2.3 Các tần số làm việc của các trạm

1.2.4 Hệ thống tín hiệu của trạm FM

1.2.5 Hệ thống tín hiệu của trạm AM

Kết luận chương

Chương 2 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT FM PLATINUM Z10CD

10KW HARRIS

Giới thiệu chương

2.1 Sơ đồ khối máy phát

2.2 Phân tích nhiệm vụ và chức năng của từng khối

2.3 Nguyên lý hoạt động của máy phát FM

2.4 Dò tìm hư hỏng

2.5 Bảng sự cố

2.6 Đèn Led sự cố ở trước mặt máy

2.7 Reset sự cố

Kết luận chương

Chương 3 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KĐ CÔNG SUẤT CỦA MÁY PHÁT

FM

Giới thiệu chương

3.1 Giới thiệu về bộ KĐCS

3.2 Sơ đồ của mạch KĐCS

3.3 Phân tích hoạt động của mạch

3.4 Những sự cố của bộ KĐCS

3.5 Sửa chữa bộ KĐCS

Kết luận chương

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 1

Page 2: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

KẾT LUẬN

LỜI CẢM ƠN

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 2

Page 3: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống thu phát vô tuyến điện là một ngành điện kỹ thuật đóng vai trò quan

trọng trong dây chuyền sản xuất chương trình và đưa thông tin đến khán thính giả của

các đài phát thanh, truyền hình. Nó có tác dụng thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống

của con người như khoa học, quân sự, y học ... Ngày nay, với phương pháp phủ sóng

chuyển tiếp qua vệ tinh hoặc thông qua làn sóng phát thanh, truyền hình trên các băng

sóng trung, sóng ngắn, và cực ngắn với phương pháp truyền sóng theo tầm nhìn thẳng,

phản xạ nhiều lần nhờ tầng điện ly hoặc lan truyền trên mặt đất thì cự ly truyền sóng rất

xa. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phủ sóng tới 99% dân số trên lãnh thổ Việt

Nam và nhiều nước trên thế giới.

Với tính tất yếu của ngành ckỹ thuật này đóng góp cho mỗi quốc gia, đặc biệt

Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam, mang chủ

trương đường lối của Đảng và Nhà nước tới mọi người dân, trong thời gian thực tập em

đã chọn đề tài nghiên cứu “TÌM HIỂU HỆ THỐNG PHÁT THANH TẠI TRẠM FM

SƠN TRÀ”

Trong quá trình thực tập thực tế, công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình

em trong quá trình học tập cũng như thực tập, em xin trân trọng cảm ơn.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 3

Page 4: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀI PHÁT SÓNG PHÁT THANH

AN HẢI

Trong chương này sẽ tìm hiểu sơ bộ về cơ cấu tổ chức cũng như cơ sở vật chất

của Đài, hệ thống tín hiệu của các trạm FM (VOV1,VOV2,VOV3), trạm AM

(VOV1,VOV2)

1. 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐÀI

Đài Phát Sóng Phát Thanh An Hải là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc Ban Kỹ

Thuật PhátThanh_Đài Tiếng Nói Việt Nam. Đài PSPT chịu trách nhiệm trực tiếp

với trưởng ban kỹ thuật phát thanh về quản lý và khai thác an toàn các thiết bị được

giao để thực hiện kế hoạch truyền dẫn và phát sóng đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật,

chỉ tiêu liên tục và các chỉ tiêu chất lượng đã được quy định gồm: thời gian, hệ,

chương trình, tần số, kênh, công suất, anten, chất lượng điện thanh. Đồng thời, quản

lý tốt nhân sự theo định mức biên chế được giao và toàn bộ cơ sở vật chất được

trang bị như: các máy phát, anten, feeder, nguồn điện, máy phát điện, các thiết bị dự

phòng và các thiết bị phụ trợ phục vụ phát sóng phải luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt

động.

Dưới đây là cơ cấu tổ chức của Đài PSPT An Hải:

Ban giám đốc : Trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo Ban

về toàn bộ hoạt động của Đài. Tổ chức và lãnh đạo thực hiện tốt nhiện vụ được

giao, đôn đốc góp ý kiến để đẩy mạnh mọi hoạt động của Đài. Quản lý cán bộ, cơ

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 4

Page 5: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

sở vật chất, kỹ thuật, kinh tế và lao động theo phân cấp. Trong phạm vi quản lý, nếu

có vi phạm hoặc biểu hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ và quyền hạn

của Đài. Giám đốc được quyền áp dụng các biện pháp giải quyết khẩn cấp để loại

trừ vi phạm đó. Phải chịu trách nhiệm về nội dung quyết định của mình đồng thời

phải báo cáo nhanh nhất lên lãnh đạo Ban. Những sự cố gây ngưng sóng từ 5 phút

trở lên hay gây thiệt hại nghiêm trọng về chính trị, kinh tế dù thời gian ngưng sóng

ít hơn giám đốc đài phải chỉ đạo tổ đương sự và những thành viên liên quan đến sự

cố họp kiểm điểm.

Tổ kỹ thuật : lập kế hoạch kiểm tra chất lượng, sửa chữa bảo đưỡng thiết bị

định kỳ, tổng hợp tình hình hoạt động, sơ đồ của thiết bị. Ngoài ra, phải liên hệ và

phối hợp chặt chẽ với các đầu mối thuộc hệ thống truyền dẫn tín hiệu trong nước và

ngoài nước.

Các tổ kỹ thuật khác hoạt động tùy theo tính chất ổn định của điện lưới, máy

nổ … theo quy định của giám đốc Đài.

Tổ quản lý_khai thác : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật

nhà máy được phân công. Thực hiện chế độ làm ca, mỗi ca có ca trưởng phụ trách.

Vận hành máy phát và các thiết phụ trợ làm việc đúng chế độ quy định. Ca phải tự

sửa chữa máy phát và các thiết bị phụ trợ đang vận hành gặp sự cố. Được yêu cầu

lực lượng hỗ trợ khi cảm thấy cần thiết nhưng trách nhiệm chính thuộc ca vận hành

của tổ khai thác. Lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên hoặc chu kì nhỏ với các

phần việc phân công cho ca. Ngoài giờ phát sóng, tổ chức sửa chữa hoàn chỉnh đối

với các sự cố xử lý tạm thời, phân tích, tổng hợp kiểm điểm sự cố để đảm bảo phát

sóng. Tìm hiểu nắm chắc nguyên lý hoạt động của máy. Ghi chép thường xuyên vào

sổ nhận biên những vấn đề cần thiết để giám đốc xem xét giải quyết.

Tổ hành chính_bảo vệ : nhiệm vụ và quy chế làm việc của tổ do giám đốc

đài quy định. Công tác bảo vệ, ngoài lực lượng công an bảo vệ chuyên nghiệp Đài

còn có 1 lực lượng làm công tác thường trực và bảo vệ do Ban quy định cho Đài.

1.2 CƠ SỞ VẬT CHẤT

Đài PSPT An Hải quản lý 2 cơ sở vật chất gồm:

1.2.1 TRẠM PHÁT SÓNG AM.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 5

Page 6: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trạm phát sóng AM đươc đặt tại số 42 đường Nguyễn Trung Trực, hệ thống

gồm 2 máy phát Harris hiệu VP50 với công suất danh định 50KW, phát 2 hệ VOV1

và VOV2. Ngoài ra, hệ VOV2 còn thực hiện chuyển tiếp sóng của Đài phát thanh

truyền hình Đà Nẵng và Đài phát thanh truyền hình Quảng Nam ở những mốc thời

gian cố định như sau:

Giờ phát sóng Đài Quảng Nam:

Sáng : 5h25’ đến 5h45’

Trưa : 11h00’ đến 11h30’

Tối : 18h45’ đến 19h15’

Giờ phát sóng Đài Đà Nẵng:

Sáng : 5h45’ đến 6h00’

Trưa : 11h30’ đến 11h45’

Tối : 19h15’ đến 20h15’

Thứ 7: 19h15’ đến 19h30’

Chủ nhật: 19h15’ đến 21h00’

1.2.2 TRẠM PHÁT SÓNG FM

Trạm phát sóng FM được đặt tại đỉnh núi Sơn Trà thuộc Bán đảo Sơn Trà,

nhà máy gồm 3 máy phát trong đó có 2 máy FM phát với công suất 10KW và 1

máy 20KW được ghép từ 2 máy phát công suất 10KW sử dụng bộ cộng lai 3dB để

ghép cộng công suất. Tổng công suất trạm FM là 40KW được phát trên 3 hệ:

VOV1, VOV2, VOV3 trong đó hệ VOV1 thực hiện phát sóng tiếng Cơ Tu dành cho

đồng bào dân tộc với các mốc thời gian cố định như sau:

Giờ phát sóng Tiếng Cơ Tu:

Sáng : 5h25’ đến 5h45’

Trưa : 11h00’ đến 11h30’

Tối : 18h45’ đến 19h15’

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 6

Page 7: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

1.2.3 CÁC TẦN SỐ LÀM VIỆC CỦA CÁC TRẠM:

Trạm AM :

Máy VP50: Hệ VOV1: 594 KHz

Hệ VOV2: 702 KHz

Trạm FM:

Harris Z10CD: Hệ VOV1: 100 MHz

Hệ VOV2: 89 MHz

Hệ VOV3: 102,5MHz

1.2.4 HỆ THỐNG TÍN HIỆU CỦA TRẠM PHÁT SÓNG FM:

Sơ đồ tín hiệu hệ VOV1 trạm FM

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 7

Page 8: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Sơ đồ tín hiệu hệ VOV2 trạm FM

Sơ đồ tín hiệu hệ VOV3 trạm FM

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 8

Page 9: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

1.2.5 HỆ THỐNG TÍN HIỆU CỦA TRẠM PHÁT SÓNG AM:

Sơ đồ tín hiệu hệ VOV1 trạm AM

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 9

Page 10: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Sơ đồ tín hiệu hệ VOV2 trạm AM

Chương này đã khái quát cơ cấu tổ chức của Đài, cở sở vật chất, các hệ phát

thanh, mốc thời gian của các chương trình, hệ thống tín hiệu, các tần số làm việc của

các máy phát thuộc phạm vi quản lý của Đài.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 10

Page 11: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT FMPLATINUM

Z10CD 10KW HARRIS

Chương này sẽ tìm hiểu về sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động của máy phát, và chức

năng của từng khối nhỏ trong máy phát.

2.1 SƠ ĐỒ KHỐI MÁY PHÁT FM PLATINUM Z10CD 10KW HARRIS.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 11

Page 12: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Mặt trước của 3 máy phát FM

Mặt sau của 3 máy phát FM

2.2 PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CÁC KHỐI

2.2.1.KHỐI EXCITER:

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 12

Page 13: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Nhiệm vụ:

Tạo ra tín hiệu RF điều tần có tần số bằng tần số hoạt động của máy phát. Công

suất ra lớn nhất là 50W để kích thích cho khối tiền KĐCS thông qua bộ chia RF.

- Mỗi máy FM 10KW có 2 exciter có thể hoạt động thay đổi cho nhau thông qua

phần mềm chuyển đổi exciter tại khối điều khiển.

- Các phương pháp chuyển đổi exciter:

+ Bằng tay: Người sử dụng chuyển đổi exciter tại các nút ấn để truy cập tới mềm

huyển đổi exciter tại mặt trước khối điều khiển.

+ Tự động: Máy phát sẽ tự động chuyển đổi exciter trong trường hợp nhận biết

được công suất kích thích cho khối tiền KĐCS không đủ lớn.

Hai bộ exciter của 1 máy phát

2.2.2 KHỐI CHIA RF1:

- Nhiệm vụ: Chia đôi công suất đầu ra của exciter để cung cấp RF tới các bộ KĐCS

của khối tiền KĐCS.

- Để thực hiện nhiệm vụ này khối chia RF sử dụng mạch chia đôi công suất. Tạo ra

hai biên độ xuất RF bằng nhau lệch pha nhau 90

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 13

Page 14: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Bộ chia RF

2.2.3 KHỐI TIỀN KĐCS: (IPA)

- Nhiệm vụ: KĐCS RF đầu vào từ khối chia RF1 khoảng từ 10W-20W lên mức

công suất đủ lớn để cung cấp cho các bộ khuếch đại PA.

- Công suất ra của máy phát tăng hay giảm phụ thuộc vào công suất ra của khối

IPA, sự lựa chọn ở mức ra ở mức cao hay thấp cũng tác động trực tiếp tới khối này

để công suất IPA đưa ra phù hợp với mức công suất được yêu cầu phát ra anten.

- Khối IPA gồm 4 bộ KĐCS giống hệt nhau và hoàn toàn giống với các bộ KĐCS

khác ở trong máy phát. 02 bộ KĐCS được lắp ráp trên 1 modul công suất riêng biệt,

khối IPA gồm 2 modul KĐCS.

- Bình thường chỉ có 02 bộ tiền KĐCS làm việc (IPA AB1 và IPA CD2) còn 2 bộ

kia (IPA AB2 và IPA CD1) được dùng cho dự phòng. Khi có sự cố xảy ra đối với

các bộ tiền KĐCS đang làm việc thì bộ điều khiển sẽ tự động chuyển đổi sang làm

việc với 2 bộ KĐCS dự phòng. Sự chuyển đổi IPA cũng có thể thực hiện bằng tay

tại nút ấn truy cập phần mềm chuyển đổi.

- Công suất ra danh định của mỗi bộ tiền KĐCS là 400W, mức công suất thực tế

dùng phụ thuộc vào mức công suất yêu cầu của máy phát.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 14

Page 15: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Bộ tiền khuếch đại công suất

2.2.4 KHỐI CHIA RF2:

- Chia công suất đầu ra của các bộ IPA thành các mức công suất bằng nhau, lệch

pha nhau 90 để cung cấp cho các bộ KĐCS.

- Đầu ra 1 bộ tiền KĐCS được chia để kích RF tới 16 bộ KĐCS của máy phát, 2 bộ

tiền KĐCS cung cấp cho 32 bộ KĐCS nằm trên 16 modul công suất riêng biệt.

2.2.5 CÁC BỘ KĐCS:

- Nhiệm vụ: KĐCS RF từ khối chia RF2 lên đủ lớn để đưa tới bộ cộng công suất.

- Gồm có 32 bộ KĐCS giống hệt nhau được bố trí nằm trên 16 modul KĐCS .

- Mỗi bộ KĐCS có thể đưa ra mức công suất tối đa là 400W. Khi chạy mức công

suất 10KW thì công suất ra của mỗi bộ là 312,5W.

- 32 bộ KĐCS trên một mặt phẳng A,B,C,D nhằm mục đích dễ dàng đi dây và thuận

tiện trong việc chuẩn định hệ thống. Mỗi mặt phẳng được bố trí 8 bộ KĐCS.

- Điểm chú ý là các bộ KĐCS trên một mặt phẳng không nằm trên cùng một modul

công suất.

- Các modul công suất này có thể thay thế được cho nhau và thay thế cho modul

công suất IPA.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 15

Page 16: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Các bộ khuếch đại công suất

2.2.6 BỘ CỘNG 2,5KW

-Sử dụng bộ cộng Wilkinson 4 đường cách ly. Hai đầu ra của bộ cộng 4 đường

được cộng với nhau để đưa ra mức công suất 2,5KW. Đầu vào của bộ cộng được

lấy từ đầu ra của các bộ KĐCS đưa tới.

- Mỗi bộ cộng 2,5KW được ghép cộng công suất từ 8 bộ KĐCS nằm trên cùng một

mặt phẳng.

- Có 4 bộ cộng 2,5KW cho 4 mặt phẳng riêng biệt.

2.2.7 BỘ CỘNG 5KW:

- Sử dụng bộ cộng mạch lai 3dB. Thực chất mạch cộng lai 3dB là một bộ nhân đôi

công suất, gồm 2 đầu vào và 1 đầu ra, các đầu vào của bộ cộng lệch pha 90 để đảm

bảo điều kiện về pha.

- Gồm có 2 bộ cộng 5KW, bộ cộng thứ nhất là cộng công suất RF từ 2 mặt phẳng C

và D.- Đầu ra RF của 2 bộ cộng 5KW có mức công suất là 5KW và lệch pha nhau

90.

2.2.8 BỘ CỘNG 10KW:

- Làm nhiệm vụ cộng công suất ra của hai bộ cộng 5KW để đưa ra mức công suất

10KW. Nó cũng sử dụng bộ cộng mạch lai 3Db.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 16

Page 17: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Bộ cộng mạch lai 3dB dùng cho máy phát 20 KW (cộng 2 máy 10KW với nhau)

2.2.9 KHỐI LỌC THÔNG THẤP:

- Lọc các thành phần hài không cho ra anten.

- Phối hợp trở kháng ra anten

Tải giả 10KW

2.2.10 KHỐI NGUỒN THẤP:

- Sử dụng các mạch chỉnh lưu cầu, lấy ra điện áp DC cung cấp cho các mạch điện ở

trong máy phát.

- Tất cả các nguồn thấp cấp cho các bảng đều được thông qua bảng nguồn công

suất.

- Các nguồn 1 chiều một chiều cấp đi từ bảng nguồn thấp:

+ 20VDC

- 20VDC

+10VDC

Ngoài ra bảng nguồn thấp còn làm nhiệm vụ khống chế cấp nguồn 220VAC tới các

exciter của máy phát.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 17

Page 18: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

2.2.11 KHỐI NGUỒN CÔNG SUẤT:

- Sử dụng bộ nguồn 3 pha, bốn dây, có dải điện áp vào từ 342VAC tới 432VAC.

Tủ nguồn xoay chiều 3pha

Bảng báo hiệu dòng và áp của nguồn xoay chiều 3pha

- Tạo ra mức điện áp một chiều ổn định ở mức 52VDC cung cấp cho khối KĐCS.

- Ở mức điện áp đầu vào sơ cấp điện áp là 380VAC thì có 4 bộ chỉnh lưu điện áp

một chiều có điện áp ra là: +48VDC, +50VDC, +52VDC, +54VDC.

- Sở dĩ có 4 mức điện áp đầu ra như vậy là do: Khi nguồn AC đầu vào ổn định thì

chỉ có duy nhất một bộ chỉnh lưu duy nhất làm việc để đưa điện áp một chiều ra là

52VDC, nếu điện áp AC đầu vào thay đổi thì tùy thuộc vào điện áp thay đổi mà bộ

điều khiển nguồn cho phép bộ chỉnh lưu nào làm việc, để đảm bảo điện áp cấp cho

bộ KĐCS luôn ở mức ổn định là xấp xỉ 52VDC

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 18

Page 19: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

2.2.12 BỘ CHỐNG XUNG:

- Bảo vệ các khối nguồn và máy phát trong trường hợp có các xung tác động tại đầu

vào nguồn AC cung cấp cho máy phát. Tránh trường hợp đột biến và quá tair gây

nguy hiểm cho máy phát.

2.2.13 KHỐI LÀM MÁT:

- Là một quạt làm mát có 2 tốc độ đó là mức tốc độ cao và mức tốc độ thấp, thay

đổi tốc độ quạt làm mát được thực hiện bởi bộ điều khiển. Khi mới lên máy quạt

làm việc ở tốc độ cao, sau khoảng thời gian một phút không có lỗi xảy ra, bộ điều

khiển sẽ tự động chuyển đổi quạt về làm ở tốc độ thấp.

- Có các bộ cảm biến gió nằm trên các bảng mẹ IPA, nếu lượng gió suy giảm xấp xỉ

25% thì quạt sẽ tự động chuyển sang hoạt động ở tốc độ cao, nếu có lỗi gió suy

giảm xảy ra mà lượng gió thổi không gia tăng thì máy phát sẽ tắt.

- Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 50C, quạt sẽ được chuyển làm việc ở tốc độ cao.

Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn hoặc bằng 60C thì máy sẽ tắt.

- Khi có lỗi xảy ra hoặc máy làm việc ở chế độ life support quạt gió sẽ được điều

khiển hoạt động ở tốc độ cao do sự tiêu hao lớn hơn khi chạy ở mức công suất đã

được giảm.

2.2.14 KHỐI ĐIỀU KHIỂN:

- Là một hệ thống điều khiển toàn bộ hoạt động của máy phát. Nó sử sụng các bộ vi

xử lí, vi điều khiển dùng kĩ thuật xung số để thực hiện kiểm tra và điều khiển máy

phát làm việc ở mức bình thường, suy giảm công suất hoặc tắt máy phát trong từng

điều kiện hoạt động cụ thể của máy phát.

- Bộ điều khiển kiểm tra trên 100 chức năng hoạt động của máy phát, nó cho phép

kiểm tra nhanh và hiệu quả mọi hoạt động của máy phát một cách an toàn và chính

xác. Để thực hiện các chức năng đó bộ điều khiển gồm các khối sau:

+ Khối điều khiển chủ: Có nhiệm vụ điều khiển chính cho hoạt động của máy phát.

Nó tổng hợp và xử lí tất cả các bo IPA, các bo điều khiển nguồn công suất, bo life

support và toàn bộ hệ thống của máy phát.

+ Khối life support: Hệ thống điểu khiển được thiết kế them một bo life support,

nhằm mục đích cho phép máy hoạt động ở mức an toàn (suy giảm công suất) nếu

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 19

Page 20: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

như bộ điều khiển chủ không làm việc. Để máy phát làm việc ở chế độ này yêu cầu

các bảng điều khiển công suất và điều khiển nguồn công suất phải làm việc bình

thường.

Bo life support có hai chế độ hoạt động:

Chế độ hoạt động bình thường thì bo life support hoạt động như một bộ giao

tiếp giữa bộ điều khiển chủ và các bộ phận khác ở trong máy phát.

Chế độ life support: Ở chế độ này nó sẽ cung cấp một hệ thống điều khiển

thiết bị tối ưu khi bộ điều khiển chủ bị hư hỏng. Bo life support sẽ cắt mọi tín hiệu

từ bo điều khiển chủ vá cho phép máy hoạt động ở mức công suất giảm xuống còn

¼ cùng với sự bảo vệ lỗi tối thiểu và không thể kiểm tra sự hoạt động của máy phát.

+Khối hiển thị: Làm nhiệm vụ trung gian trong việc đấu nối dây giữa các mạch

điện ở trong máy phát và hiển thị các thông số và lỗi xảy ra ở trong máy phát.

+ Khối điều khiển PA:

Có 4 bo điều khiển PA trong máy phát Z10 hoàn toàn giống hệt nhau. Chúng sử

dụng để đưa tín hiệu điều khiển tới bộ điều khiển chủ và các bộ KĐCS nhưng nó

hoạt động độc lập với bộ điều khiển chủ. Mỗi bo điều khiển sẽ điều khiển 8 bộ

KĐCS riêng biệt không nằm trong một mặt phẳng Z.

Khối điều khiển PA có các chức năng: Bảo vệ chéo, điều khiển ON/OFF các bộ

KĐCS, điều khiển các chuyển mạch trong bộ cách ly, các trạng thái, số đo vá kiểm

tra lỗi của các bộ KĐCS.

+ Khối điều khiển nguồn PA: Có 2 bo điều khiển nguồn PA trong máy phát Z10,

mỗi bo điều khiển 2 modul nguồn công suất riêng biệt ở trong máy phát. Điều này

cho phép một bộ nguồn công suất có thể bị hư hỏng mà không ảnh hưởng tới các bộ

còn lại.

Bo điều khiển nguồn PA có các chức năng: Khởi động nguồn và phóng nguồn

công suất, kiểm tra và dò tìm hư hỏng của các bộ nguồn, điều khiển các mạch

chuyển mạch rẽ sử dụng thiristor để điều chỉnh điện áp đạt xấp xỉ 52VDC.

* Các chức năng điều khiển cơ bản của khối điều khiển:

- Chức năng điều khiển máy phát.

- Tự động điều khiển công suất hoặc tự động điều khiển nguồn công suất.

- Kiểm tra hệ thống số sóng đứng và bảo vệ quá tải.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 20

Page 21: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Kiểm tra và bảo vệ nguồn.

- Kiểm tra và bảo vệ các bộ KĐCS.

- Khống chế ngược công suất (tự động suy giảm công suất khi có sóng đứng quá

nhiệt hoặc quá dòng xảy ra )

- Khởi động lại AC.

- Chuẩn định và bố trí hệ thống.

- Chi tiết về trạng thái, số đo, cấu hình và màn hiển thị dò tìm sự cố.

Khối điều khiển của máy phát 20KW

Khối điều khiển của máy phát 10KW

2.2.15 CÁC BẢNG CÁCH LY:

Có nhiệm vụ cách ly các bộ KĐCS khỏi các bộ cộng và nối đất đầu ra cho các bộ

khuếch đại công suất đó trong trường hợp bộ KĐCS đó trong trường hợp bộ khuếch

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 21

Page 22: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

đại công suất bị hư hỏng, công suất ra quá lệch so với các bộ khác hoặc điện áp RF

đầu ra bộ KĐCS bị lệch pha.

2.2.16 BỘ CHIA ĐÔI CÔNG SUẤT RF

- Dùng chia đôi công suất RF 40kw để đưa ra anten, trước khi đưa ra anten người ta

đưa qua tải giả để cân chỉnh, sau đó đưa qua feeder bức xạ ra anten

Bộ chia đôi công suất RF

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 22

Page 23: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy phát FM

2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT FM

Tín hiệu thu từ vệ tinh VINASAT1(K+¿ ¿ hoặc internet) được đưa đến bộ

chuyển đổi và xử lý tín hiệu sau đó đưa đến bộ exciter.

Bộ exciter tạo ra tín hiệu RF bằng phương pháp điều tần dùng kỹ thuật vòng

khóa pha (PLL)các phần tử cỏ bản của PLL gồm bộ tách sóng pha, bộ lọc thông

thấp và tạo dao động khống chế bằng điện áp (VCO). Tín hiệu RF tạo ra có tần số

bằng tần số hoạt động của máy phát.

Tín hiệu RF được đưa đến bộ chia RF1 chia đôi công suất sau đó đưa 2

đường công suất đã chia đến 2 bộ tiền khuếch đại coong suất (IPA) KĐCS RF đầu

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 23

Page 24: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

vào từ khối chia RF1 khoảng từ 10W-20W lên mức công suất đủ lớn để cung cấp

cho các bộ khuếch đại (PA). Công suất ra của máy phát tăng hay giảm phụ thuộc

vào công suất ra của khối IPA, sự lựa chọn mức ra ở mức cao hay thấp cũng tác

động trực tiếp tới khối này để công suất IPA đưa ra phù hợp với mức công suất

được yêu cầu phát ra anten. Công suất ra danh định của mỗi bộ tiền KĐCS là

400W, mức công suất thực tế dùng phụ thuộc vào mức công suất yêu cầu của máy

phát.

Hai tín hiệu RF này được đưa qua 2 bộ chia đôi tín hiệu, chia thành 4 đường

tín hiệu mỗi bộ chia đôi tín hiệu thành 2 tín hiệu lệch pha nhau 900, 1 pha 00 và 1

pha 900 .

Bốn đường tín hiệu này được đưa qua 4 bộ chia đôi tín hiệu, chia thành 8

đường tín hiệu.

Tám đường tín hiệu này được đưa qua 8 bộ chia 4 tín hiệu, chia thành 32

đường tín hiệu.

Các đường tín hiệu này được đưa qua 32 bộ khuếch đại công suất giống hệt

nhau được bố trí nằm trên 16 modul KĐCS nằm trên 4 mặt phẳng, chúng có nhiệm

vụ KĐCS RF lên đủ lớn để đưa tới các bộ cộng công suất, Mỗi bộ KĐCS có thể đưa

ra mức công suất tối đa là 400W. Khi chạy mức công suất 10KW thì công suất ra

của mỗi bộ là 312,5W.

Sau khi đã được khuếch đại các đường tín hiệu này được đưa đến 8 bộ cộng

Wilkinson 4 đường cách ly 4 đầu vào và 1 đầu ra. 2 bộ nằm trên cùng 1 mặt phẳng

KĐCS, Hai đầu ra của bộ cộng 4 đường được đưa qua bộ cộng 2 đường cách ly 2

đầu vào và 1 đầu ra, cộng với nhau để đưa ra mức công suất 2,5KW. Với 4 mặt

phẳng ta có 4 đường ra với mức công suất 2,5KW.

Sử dụng 2 bộ cộng 5KW là bộ cộng mạch lai 3 dB gồm 2 đầu vào và 1 đầu

ra, các đầu vào của bộ cộng lệch pha 900 để đảm bảo điều kiện về pha, cộng 2

đường tín hiệu công suất RF 2,5KW từ 2 mặt phẳng A với B, và 2 đường từ 2 mặt

phẳng C với D. Đầu ra RF của 2 bộ cộng 5KW có mức công suất là 5KW và lệch

pha nhau 90.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 24

Page 25: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hai đường tín hiệu này được đưa qua bộ cộng 10KW là bộ cộng mạch lai 3

dB gồm 2 đầu vào và 1 đầu ra Làm nhiệm vụ cộng công suất ra của hai bộ cộng

5KW để đưa ra mức công suất 10KW.

Hai máy phát FM 10KW được sử dụng bộ cộng mạch lai 3dB cộng công suất

thành 20KW dành phát cho hệ VOV3.

Ba máy phát được đưa đến bộ cộng công suất 40KW, tạo ra tín hiệu 40KW,

tín hiệu này được đưa đến bộ chia 2 công suất RF thành 2 đường tín hiệu với công

suất 20KW, đưa 2 đường tín hiệu này đến 2 Switch, Switch này có nhiệm vụ cho

phép tín hiệu đưa đến feeder để bức xạ ra anten hoặc đưa tín hiệu đến tải giả để cân

chỉnh cho phù hợp với yêu cầu để đưa đến feeder bức xạ ra anten.

2.4 DÒ TÌM HƯ HỎNG

Để giúp dò tìm hư hỏng trong máy phát Platinum Z10, phần này sẽ tập trung

các vùng sau:

Dùng hệ thống hiển thị dò tìm, tập trung trên bảng liệt kê sự cố.

Xác định mọi chỉ dẫn sự cố máy phát, nguồn gốc phát sinh sự cố và ảnh

hưởng của nó đến máy phát. Tính hấp dẫn với những nhà kỹ thuật này là máy phát

Platinum Z10 có rất ít bộ phận riêng rẽ do sự thiết kế bằng modular. Triết lý cơ bản

đằng sau cách thiết kế này là cho phép hoán đổi và thay thế những thành phần

modular tương đói ít tốn kém khi một sự cố xảy ra, nếu cụ thể hơn nữa thì dò tìm hư

hỏng ở mức thành phần không phải là sự tự chọn. Nhưng do tính phức tạp của mạch

điện và dùng các thành phần không phải gắn trên bề mặt, đặc biệt là trong bo điều

khiển ( giống như là những bo đa lớp), việc dò tìm hư hỏng và thay thế dã chiến là

rất khó khăn. Khi dùng những kỹ thuật hàn và thiết bị hàn không tốt cũng dễ dàng

làm hư hỏng những bo này do kích thước nhỏ bé của những thành phần, vết hàn và

những bộ suy giảm.

Cũng có rất ít sự điều chỉnh Analog trong máy phát và hệ thống điều khiển

mà hầu hết chúng được điều chỉnh một lần ở xưởng sản xuất. Điều này nhằm hạn

chế sự điều chỉnh sai có thê gây ra sự hư hỏng. Chính bộ điều khiển cũng là một

mudular, dùng ít nhất là 5 bo riêng biệt, những sự dò tìm chính trên những bo này

cho những thông tin giữa những bộ vi xử lý và những thử nghiệm viết hay đọc vào

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 25

Page 26: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

bo nhớ. Cũng có hệ số dư thừa cung cấp bởi bo Life support, mà nó sẽ làm hoạt

động máy phát ở mức công suất giảm với chỉ một trong những bo điều khiển PA

hoạt động.

2.5 BẢNG SỰ CỐ:

Bảng sự cố hiển thị trên màn hình dò tìm, để xem bảng sự cố hãy nhấn

[ FAULT,D]. lúc này nó sẽ được đưa ra màn hình. Màn hình này có thể chỉ ra 32 sự

cố như được ký hiệu bằng “ LOG NO 1 :N”. ở đây N là tổng sự cố hiện diện

“TYPE” cho biết tên của sự cố. “TIME” cho thời gian trôi qua kể từ khi sự cố xảy

ra không phải thời gian thực mà sự cố xảy ra lúc đó. “Status” báo cho bạn biết hoặc

là sự cố tích cực hay sự cố không tích cực. nhấn A hay prev( previous) sẽ đưa bạn

tới sự cố bên cạnh trong bản sự cố.

2.6 ĐÈN LED SỰ CỐ Ở TRƯỚC MẶT MÁY:

Bất kỳ lúc nào một sự cố được dò ra đèn led báo sự cố ở mặt trước bộ điều

khiển sẽ phát sáng đỏ đều với điều kiện là có một sự cố tích cực. nếu có sự cố trong

bảng sự cố, nhưng không phải là tích cực đèn led sự cố sẽ chớp sáng để ra hiệu báo

động cho nhân viên kỹ thuật kiểm tra bảng sự cố.

2.7 RESET SỰ CỐ:

Từ bảng sự cố, nhấn [BACK], màn hình sẽ hiện ra, cho phép truy cập lại sự

cố. nhấn nút Fault Reset sẽ xóa bất kỳ một sự cố nào trong bảng sự cố mà nó chưa

tác động, nhưng nó sẽ hỏi bạn nếu bạn đảm bảo rằng bạn đã xóa những sự cố trong

trường hợp đã nhấn nút Fault Reset. Nếu bạn trả lời YES ( bằng cách nhấn nút D)

những sự cố không hoạt động sẽ bị xóa, nhấn [C] sẽ đưa bạn lại lớp trước mà không

xóa bảng lưu sự cố.

Kết luận chương

Chương 2 đã phân tích nhiệm vụ và chức năng của các khối như khối

Exciter, khối chia RF…, các bộ KĐCS … và nêu rõ cách hoạt động của máy phát

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 26

Page 27: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG

SUẤT CỦA MÁY PHÁT FM

Trong chương 3 này sẽ tìm hiểu hoạt động của bộ KĐCS của máy phát FM, phân

tích cách hoạt động của khối,cũng như những sự cố hay gặp phải và cách khắc

phục.

3.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT

• Là bộ khuếch đại dải rộng.

• Sử dụng linh kiện bán dẫn cao tần (MOSFET) băng thông rộng hoạt động ở

chế độ C.

• MOSFET công suất được nối với bảng mạch (PCB) bằng phương pháp hàn.

• Tùy theo kết cấu, mỗi khối công suất thường bao gồm 2; 4; 6 hoặc 8

MOSFET công suất.

• Các MOSFET phổ biến hiện nay là: BLF177, BLF278, SD2932, MRF151,

MRF151G, D1040UK…

• Các mô đun được ghép công suất thông qua bộ cộng công suất. Điều này cho

phép các bộ khuếch đại làm việc ở công suất giảm, thậm chí trong trường

hợp mô-đun bị hỏng.

• Sự thay thế mô đun khuếch đại công suất có thể thực hiện mà không cần tắt

máy.

• Một mạch bảo vệ fold back làm giảm công suất đầu ra mà không có bất kỳ

sự gián đoạn phát sóng nào, giữ cho các thiết bị luôn an toàn trong các

trường hợp:

- Mất phối hợp trở kháng (Load mismatching)

- Nhiệt độ môi trường quá cao.

- Bộ phận làm mát bị hỏng

- Hỏng 1 hoặc nhiều mô đun khuếch đại

- Hỏng mô đun nguồn.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 27

Page 28: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

3.2 SƠ ĐỒ MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT

3.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH

Tín hiệu kích RF từ IPA đưa vào những bộ khuếch đại PA ở điểm C. Mức

vào RF cho mỗi bộ khuếch đại là 20W - 25W. TL1, C1 và C2 cho phép trở kháng

vào được phối hợp ở 50Ω và làm dịch pha của các bộ khuếch đại công suất để tinh

chỉnh với một giá trị cho phép modul kết hợp về pha.

Tín hiệu RF được gửi tới T1(một biến thế đồng trục 9:1) chia đầu ra thành 2

phần cơ biên độ bằng nhau và cơ pha là 00 và 1800 để kích cho cặp MOSFET công

suất ghép theo kiểu đẩy kéo ( Q1 và Q2).

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 28

Page 29: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Điện áp phân cực Q1 và Q2 được nối qua tâm của cuộn dây thứ cấp T1.

R8 đặt mức phân cực của Q1 và Q2 và được điều chỉnh trong suốt quá trình

thử nghiệm ở nhà sản xuất đến một mức chuẩn phụ thuộc vào chế độ làm biệc của

MOSFET.

Điện áp phân cực có thể không liên quan tới Vg khi modul PA được sử dụng

vào vị thế IPA, điện áp cực cổng Vg sẽ được dùng để thay đổi công suất ra IPA và

cũng làm thay đổi công suất ra của máy phát. Vg có thể thay đổi từ - 0,7 V tới -

18V. Khi bộ khuếch đại công suất dược sử dụng ở vị trí PA, Vg đơn giản là tính

hiệu điều khiển ON/OFF cho modul công suất.

Đầu ra của MOSFET được kết hợp trong biến áp T2 (một biến thế 1:4), C19

và C20 phối hợp trở kháng tốt với gánh 50 Ω ở đầu ra với trở kháng của T2

Điện áp nguồn DC được đưa vào ở vị trí C-1 và được lọc và chặn cao tần bởi

các tụ C11, C12, C13, C14, C16, C24, L1 và L2. Điện áp được đưa tới cực máng

của Q1 và Q2 qua điểm giữa của cuộn sơ cấp T2. Sự thuận lợi của phương pháp này

là cho phép nối trực tiếp điện áp DC tới MOSFET và cấp một đầu ra RF AC tới cáp

đồng trục mà không cần đến tụ chặn.

Công suất ra RF cực đại của 1 bộ khuếch đại là 425W. Mức cơ bản là 300 -

400W.

Điện áp điều khiển ở Vg được dùng để ngắt MOSFET khi xảy ra sự cố

VSWR. Điện áp phân cực cho cực cổng MOSFET công suất được điều chỉnh bởi

biến trở R8.

Điện áp +52V từ bộ nguồn chính đưa vào ở VD. Điểm này được nhà sản

xuất điều chỉnh ở phân cực tốt và không phải can thiệp vào nó.

Điện áp điều khiển đưa vào bo công suất là Vg nó được đưa đến từ bo điều

khiển PA. Cực cổng có thể phân cực thấp hơn để thực hiện một điều kiện suy giảm

công suất trong trường hợp sự cố.

Có hai phương pháp điều chỉnh công suất bộ khuếch đại công suất trong máy

phát FM Z10CD là:

+ Thay đổi công suất RF kích thích cho các bộ khuếch đại công suất làm

nhiệm vụ tiền khuếch đại (thay đổi công suất của Exciter).

+ Thay đổi điện áp 1 chiều cục cổng của MOSFET công suất.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 29

Page 30: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hai phương pháp trên có thể làm thay đổi công suất bộ IPA, khi công suất

IPA thay đổi dẫn đến công suất của bộ PA thay đổi và làm thay đổi công suất RF

của máy phát.

Một đặc điểm độc đáo của modul PA này là sự thay thế MOSFET khuếch đại

đơn giản trong một trường hợp mà MOSFET công suất RF hư, kỹ sư sữa chữa cao

tần có kinh nghiệm thay thế nó một cách có hiệu quả. Đây là một công việc cần có

kỹ năng cao vì nếu không thực hiện đúng thì sẽ xảy ra sự hư hỏng của modul được

lắp. Cũng rất dễ dàng làm hư hỏng vĩnh viễn bo khuếch đại công suất bởi kỹ thuật

hàn kém, do thiếu kinh nghiệm về mạch điện cao tần khi làm việc với bo mạch.

Những bo PA bị hư cần được gởi để sửa chữa hoặc đổi modul mới, những

MOSFET công suất đẩy kéo phải là một cặp cân xứng. Trong thực tế phải thực hiện

được sự thay thế lẫn nhau giữa những bo khuếch đại công suất, modul này được

thiết kế để thay thế dễ dàng từng bộ khuếch đại riêng biệt trong mỗi máy.

3.4 NHỮNG SỰ CỐ CỦA BỘ ĐIỀU KHIỂN PA:

3.4.1 QUÁ DÒNG PA, OC:

Ngưỡng quá dòng PA đối với mỗi PA thông thường là 14,3A, với điều kiện

là không có PAs bị hư. Nếu một PA riêng biệt vượt quá dòng này, máy sẽ phát khởi

một sự tái lập 3 lần, nếu dòng PA không giảm PA sẽ bị câm và relay cách ly của bộ

kết hợp sẽ nối đất đầu ra của PA. điều này tối ưu được bộ kết hợp đối với 3 PAs

khác cho đến khi một sự điều chỉnh mới được tái hiện bằng cách nhấn một trong

những nút ON. Điều này nó sẽ ngắt PA bị hư ra. Nếu dòng điện vẫn còn cao quá,

mạch tái lặp 3 đường được hoạt động trở lại.

3.4.2 SỰ TỤT DÒNG PA:

Ngưỡng bắt đầu tụt dòng PA là 13,4 A. Điều náy có nghĩa là những bộ điều

khiển PA sẽ làm tụt công suất của một bộ PA để giữ dòng của nó ở mức 13,4A hay

thấp hơn, bằng cách cấp điện áp cổng PA âm hơn. Giá trị dòng điện này cũng là giá

trị thay đổi, phụ thuộc vào số PAs đang làm việc.

3.4.3 PA UNDER – CURRENT, UC:

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 30

Page 31: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Thiếu dòng PA – So sánh với những chỉ số dòng điện của những PAs , mà nó

ở cùng chung với mỗi nhóm bốn. Ví dụ: A1, A2, A3, A4. Toàn bộ bốn trong những

PAs này được cắm vào bộ kết hợp 4 đường. Nếu một trong những PAs này có một

chỉ số dòng điện mà chỉ số ở dưới 10% của dòng điện trung bình của 3 cái khác, hệ

thống sẽ bị câm khoảng 120ms, relay cách ly làm cho PAs đó ngắt ra và những PA

còn lại trở lại hoạt động bình thường. Điều này được chỉ ra trong bảng sự cố A# -

UC hoặc B# - UC (ở đây # là số từ 1 – 8).

3.4.4 SỰ CỐ CÂM PA

Bất cứ khi nào sự làm câm xảy ra trên Pas, dòng điện tạo ra bởi mỗi PA cũng

được kiểm tra. Nếu sự làm câm xảy ra nhưng vẫn có dòng điện chạy trong 1 PA, rồi

một tính hiệu MUTE – FLT sẽ làm toàn bộ máy phát bị câm 120ms, trong lúc đó

PA hư bị ngắt ra và relay cách ly sẽ chuyển nó . điều này được chỉ ra trên bảng sự

cố như là: A#-MUTE- FLT hoặc B#- MUTE- FLT( ở đây # là số từ 1- 8).

3.4.5 QUÁ NHIỆT PA ,OT:

Nhiệt độ của mỗi PA được cảm thụ bởi bộ điều nhiệt RT1, mà được đặt trên

mỗi bộ khuếch đại. ký hiệu sự cố trong bảng sự cố sẽ là: A#-OT hoặc B#- OT.

Điểm khởi phát hoặc quá nhiệt PA là 900 C. Nếu vượt quá, máy phát sẽ phát khởi

một sự tái lập 3 lần, và nếu cần thiết nó ngắt sự cố PA ra. Không cho chu trình tụt

công suất cho sự quá nhiệt PA.

3.4.6 SỰ CỐ MẠCH RA PA

Đây là một sự cố khóa liên kết cho mọi PA. Hai trong những tiếp điểm cùa

bộ nối có gờ trên mỗi PA, J1-A và J1-V, ngắn hơn những cái khác. Chúng sẽ không

tiếp với nhau ngoại trừ PA được gài chặt vào trong ổ nối trong mặt phẳng Z. Nếu

PA không dựa chặt vào, hai tiếp điểm này sẽ bị hở và bộ điều khiển sẽ ngắt PA ra

khỏ hệ thống và tường trình sự cố trong bảng sự cố là: A#-OUT hoặc B#-OUT.

Thông tin này cũng được chỉ ra trên bảng trạng thái ở màn hiển thị dò tìm dưới

trạng thái PA. Để kiểm soát trạng thái của mỗi PA hãy nhấn [ STATUS C, rồi C hay

D để kiểm tra mặt phẳng Z- A hay B].

3.4.7 SỰ CỐ BỘ CÁCH LY PA

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 31

Page 32: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Ngưỡng sự cố cho những điện trở cách ly PA là230 C0. Những điện trở này

được ký hiệu R1-R8 trên mỗi một trong những bo cách ly. Khi vượt quá, bảng sự cố

sẽ ghi một sự cố A#-ISO hoặc B#-ISO ( # là số từ 1 tới 8). Máy phát sẽ câm khoảng

120ms, PA hư được tách ra và sự làm câm được trở lại. Quá trình này thực chất là

một quá trình được dự đoán trước dựa trên sự tăng của nhiệt độ - đã được đo trong

quá trình cách ly trên một khoảng thời gian đã cho. Điều đó có nghĩa là điện trở

cách ly thực sự không đạt đến 230 C0trước khi hệ thống phát động, trừ khi hệ thống

ngát PA bị hư ra nếu nhiệt độ đó xảy ra dựa trên tốc độ tăng nhiệt độ trên điện trở

cách ly.

3.4.8 SỰ CỐ ĐIỆN ÁP CHUẨN +5V, PAC# - REF

Sự cố này có nghĩa là điện áp chuẩn +5v, mà nó đi đến từ bo Life Support và

chung cho mọi bo điều khiển, thấp hơn 4,6v. Điện áp này được dùng để làm chuẩn

cho mọi sự chuẩn định của hệ thống. Moi sự thay đổi trong những điện áp này gây

ra một sai số lớn trong sự chuẩn định hệ thống và điều chỉnh quá gánh và do đó nó

là một sự cố tới hạn. Nếu chỉ một trong những bộ điều khiển PA có sự cố này, mội

PAs kèm theo với bo đó sẽ bị câm và bị ngắt ra khỏi mạch. Sự cố này được chỉ ra

trong bảng sự cố như là PAC1-REF hay PAC2-REF.

3.4.9 SỰ CỐ BỘ NGUỒN PAC#-VOLTS:

Sự cố này phát hiện sự mất điện áp +52v tới PAs dưới sự điều khiển của một

bộ điều khiển PA riêng. Nó xảy ra sử phải khởi 3 lần liên tiếp. Nếu sực cố này vẫn

còn, mọi Pas dưới sự điều khiển này ( Và bo nguồn) sẽ bị câm và ngắt ra khỏi mạch.

3.5 SỬA CHỮA BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT:

Không nên thực hiện thay thế dã chiến những MOSFETs trên những PAs. Để sửa

chữa một PA, yêu cầu cần phải có kinh nghiệm dầy đủ và những thiết bị đo dung sai

chặt chẽ cần phải lấy chuẩn những trang thiết bị thử nghiệm và đặt biệt là pha và bộ

khuếch đại của PA. Những PAs bị hư phải được thay đổi bằng cách giao dịch với

nhà sản suất harris, phòng cung cấp bộ sửa chữa

Để đối chiếu nhanh những nhóm 4 được bố trí như sau:

A1,A2, A3 và A4 – nhóm 4 bên phải phía trước.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 32

Page 33: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

B1, B2, B3 và B4 - nhóm 4 bên phải phía trước.

A5, A6, A7 và A8 – nhóm 4 bên phải phía sau.

B5, B6, B7 và B8 - nhóm 4 bên phải phía sau.

Kết luận chương

Chương này đã tìm hiểu về hoạt động của khối KĐCS, phân tích hoạt động,

những sự cố như sự cố quá dòng, tụt dòng, quá nhiệt … cách sửa chữa bộ KĐCS

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 33

Page 34: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Đài PSPT An

Hải, em đã hoàn thành đợt thực tập theo đúng thời gian quy định. Trong đợt thực tập,

em đã thực hiện được những công việc sau:

Tìm hiểu cấu hình trạm phát FM Tổng quan máy phát FM 10KW HARRIS Z10CD Hệ thống tín hiệu trong truyền dẫn

Mặc dù, thời gian thực tập ngắn nhưng đã hệ thống cho em được những kiến

thức cần thiết, kỹ năng cơ bản trong ngành kỹ thuật vô tuyến điện và hoàn thành báo

cáo đúng yêu cầu và thời gian quy định, song vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì

vậy, em kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn cho báo cáo tốt

nghiệp.

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 34

Page 35: Tttn an Hai Congsuat

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Đài PSPT An Hải tại Đà Nẵng, dưới sự hướng dẫn

của cán bộ kỹ thuật, em đã có cơ hội được tiếp xúc, tham gia vào công việc tìm hiểu

quá trình phát sóng FM, củng cố những kiến thức đã học ở trường lớp để áp dụng

vào thực tế, bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn giúp ích cho công tác của

em sau này.

Để có được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện của Ban

lãnh đạo Đài PSPT An Hải. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan, bộ

phận kỹ thuật. Đặc biệt là đồng chí PGĐ_Nguyễn Đăng Thăng người đã trực tiếp

hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành quá trình thực tập đúng yêu cầu và thời

gian quy định.

Đà Nẵng, tháng 19 năm 2013

Sinh viên thực hiện

SVTH: Trần Thị Mỹ Lê Page 35