41
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XHANV CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Biên soạn: TS. Đoàn Nam Hương TP Hồ Chí Minh 2007 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG........................................................ 2 Phần I: SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỘ MÔN KHOA HỌC NÀY......................................2 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.........................2 II. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.........5 Phần II: CHÍNH SÁCH XẴ HỘI LÀ GÌ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...................................................6 I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ?....................................... 6 II. CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...............................8 III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................8 Phần III: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI....................12 I.KHÁI NIỆM...................................................... 12 II. MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YÊU.......................13 III. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..............................14 PHẦN IV: CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI......................15 I. BA MÔ THỨC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..............15 II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỤ THỂ..............................16 III. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ TỆ NẠN XÃ HỘI:..................19 Phần V: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÔNG TÁC XẪ HỘI..........................22 I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI.................................22 II. ĐỊNH NGHĨA CÔNG TÁC XÃ HỘI................................... 23 III. NHỮNG NGUYÊN TAC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI...........24 Phần VI: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT............................26 I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CÔNG BANG XÃ HỘI - PHÁP LUẬT..............26 II PHÁP LUẬT VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI.................................... 28

Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

  • Upload
    vancong

  • View
    223

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XHANVCHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘIBiên soạn: TS. Đoàn Nam Hương TP Hồ Chí Minh 2007

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................2

Phần I: SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỘ MÔN KHOA HỌC NÀY.................................................................................2

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..................................................2II. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..........................5

Phần II: CHÍNH SÁCH XẴ HỘI LÀ GÌ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................................................................................6

I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ?...............................................................................6II. CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.............................................................8III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................8

Phần III: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................12I.KHÁI NIỆM.........................................................................................................12II. MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YÊU..........................................13III. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................................................14

PHẦN IV: CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..........................................15I. BA MÔ THỨC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...........................15II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỤ THỂ.............................................................16III. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ TỆ NẠN XÃ HỘI:..........................................19

Phần V: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÔNG TÁC XẪ HỘI...................................................22I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI.................................................................22II. ĐỊNH NGHĨA CÔNG TÁC XÃ HỘI......................................................................23III. NHỮNG NGUYÊN TAC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI.....................24

Phần VI: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT.........................................................26I. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CÔNG BANG XÃ HỘI - PHÁP LUẬT.................................26II PHÁP LUẬT VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI...........................................................................28

Page 2: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

PHẦN MỞ ĐẦU1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy) - thuật ngữ khoa học mới ở Việt

NamThuật ngữ chính sách xã hội xuất hiện trong đời sống khoa học xã hội và khoa

học quản lý ở nước ta chưa lâu, vào khoảng thời gian chuyển tiếp của thập niên 70 sang thập niên 80, bạn đọc Việt Nam đã làm quen với thuật ngữ này qua những bài thông tin khoa học về chính sách xã hội của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), nơi mà khái niệm chính sách xã hội được sử dụng và thảo luận rộng rãi trong thập niên 70 hoặc trước đó, tùy từng quốc gia khác nhau. Ngày nay chúng ta rất quen thuộc với thuật ngữ chính sách xã hội, nhưng việc sử dụng thuật ngữ này chỉ trở nên phổ biến từ năm 1986 và đi vào Văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu.

Khái niệm chính sách xã hội có nguồn gốc địa lý và lịch sử tương đối lâu đời từ truyền thống khoa học xã hội Tây Au thế kỷ XIX. Chính sách xã hội ra đời trong một không gian xã hội đặc thù: công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa Au - Mỹ. Chính sách xã hội là một “cuộc cách mạng thầm lặng” trong thế kỷ XIX đầy biến động, vì công bằng và phát triển và tiến bộ xã hội.

2. Chính sách xã hội là ngành khoa học trẻ, có nguồn gốc từ khoa học về nhà nước - lĩnh vực rất phát triển ở Đức và Mỹ thế kỷ XIX, và có tiền đề từ sự phát triển mạnh mẽ từ xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tây Au trong thế kỷ này. Cùng với sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, chính sách xã hội ra đời như một tất yếu lịch sử, nhằm tác động và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong xã hội công nghiệp, cùng với ba khuynh hướng hình thành nên các ngành khoa học xã hội mới, chính sách xã hội có thể coi là một bộ phận tri thức hay một chuyên ngành của xã hội học. Chính sách xã hội còn có mối liên hệ chặt chẽ với ngành công tác xã hội (social work) và những ngành khoa học khác. Là ngành khoa học phát triển, chính sách xã hội ra đời trong xã hội công nghiệp, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ to lớn của xã hội hiện đại, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xã hội mới nảy sinh, xác lập sự công bằng xã hội, hướng tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

3. Chính sách xã hội là một trong những chính sách cơ bản của nhà nước, do nhà nước, mà nguyên tắc cao nhất của nó là một hệ thống chính sách mang tầm quốc sách hàng đàu của mỗi quốc gia, nó thề hiện trình độ văn minh của một chế độ xã hội. Chính sách xã hội lấy cá nhân, con người, nhóm người, cộng đồng người làm đối tượng tác động.

Page 3: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Trong quá trinh thực hiện, chính sách xã hội nó hướng tới tạo cơ may đồng đều cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thời kề thừa nhưng giá trị văn hóa trryền thông nhân văn của mỗi dân tộc. Chính sách xã hội có mối quan hệ biện chứng với hệ thông chính sách khác của nhà nước, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế, nó vừa là hệ quả, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội.

PHẦN NỘI DUNGPhần I: SỰ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BỘ MÔN KHOA HỌC NÀYI. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Có một số quan điểm cho rằng chính sách xã hội là một bộ phận tri thức của xã hội học và một số ngành khoa học xã hội khác. Vì vậy chính sách xã hội cũng có nguồn gốc từ cuộc cách mạng công nghiệp.

1. Tây Âu: Thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự thay đổi lớn lao trong xã hội. Từ hỗn độn của xã hội thời trung cổ đã hình thành nên một thế giới mới, nảy sinh những điều mới lạ chưa từng thấy trong lịch sử con người. Đó là những sản phẩm mới, những tư tưởng mới, nền văn hoá lối sông mới, một câu trúc xã hội mới, tóm lại là những sản phẩm vật chất, xã hội và tinh thần mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp tây Âu không chỉ mang lại những tiến bộ về kinh tế xã hội, nó còn gây ra vô vàn những vân đề làm chấn động xã hội. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, xã hội Tây Âu đã hình thành những đô thị lớn, những khu công nghiệp khổng lồ thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị. Những biến động xã hội cùng với những cuộc di dân lớn trên các vùng lãnh thổ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống của những cộng đồng dân cư, những tập đoàn giai cấp, giai tầng trong xã hội:

+ Thứ nhất con người Tây Âu ở thế kỷ XIX bị tách khỏi hình thức sông cũ. Những dân cư mới của xã hội đô thị vừa bị tách khỏi quan hệ gia đình để trở thành những người kiếm sống riêng lẻ. Những quan hệ truyền thống như họ hàng, thân thích, ruột thịt, hàng xóm láng giềng... bị tan biến dần bởi hình thức kiếm sống mới của họ.

+ Thứ hai hình thức lao động của họ cũng thay đổi, trước đây là lao động thủ công, công nghiệp; còn ngày nay là lao động công nghiệp

Trong lao động nông nghiệp và thủ công trước đây con người lao động từ đầu đến cuối để tạo ra sản phẩm của mình. Ngày nay với lao động công nghiệp (quá trình xã hội hoá cao) con người chỉ phải làm một phần công việc trong quá trình tạo

Page 4: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

ra sản phẩm, thậm chí họ không biết hoặc không có liên hệ gì với sản phẩm mình làm ra (sản phẩm anh làm ra nhưng lại không phải của anh)

+ Thứ ba gia đình trong xã hội công nghiệp không còn giữ chức năng giáo dục hàng đầu nữa mà nhà trường hay nơi đào tạo ngành nghề lại quan trọng hơn đối với hoạt động và sự kiếm sống tương lai của con người. Sự đào tạo, giáo dục ở phương diện đa dạng, ở khía cạnh toàn diện bị hạn chế mà chú trọng ở việc đào tạo chuyên sâu, hướng tới một chức năng riêng biệt.

+ Thứ tư quá trình diễn biến cuộc sống và sinh hoạt của con người cũng dẫn đến sự thay đổi lớn: việc chăm sóc y tế tốt hơn, tuổi thọ trung bình cao hơn, đồng thời cuộc sống của con người đã diễn ra sự phân chia giai đoạn khác trước. Cuộc đời tập trung xoay quanh lao động kiếm sống chuyên nghiệp (bán sức lao động để kiếm sống) lao động kiếm sống tuổi trẻ là để chuẩn bị cho tuổi già. Như vậy đồng thời với những quan hệ gia đình bị suy yếu nên người già lâm vào những quan hệ hết sức khó khăn, họ không còn ý nghĩa, vai trò xã hội nữa, gia đình cũng không thể hỗ trợ gì được cho họ. Cùng với đời sống tuổi già là vô số những hiện tượng xã hội khác như thất nghiệp, rủi ro, khốn khó xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó dẫn đến việc phải thực hiện một số trợ giúp, bảo hiểm xã hội nhằm giúp đỡ cho người già, suy yếu, thiệt thòi.

Nói tóm lại sự biến đổi xuyên suốt thâm nhập và xã hội khiến cho con người trở nên kém tự tin, cảm thây không an toàn, một tâm thế thiên về bi quan, phó mặc cho số phận.

Ngoài ra ở Tây Âu những quan hệ xã hội trước đó chủ yếu đặc trưng bởi sự tin cậy lẫn nhau, những bổn phận mang tính đạo đức. Còn bây giờ, các quan hệ được điều chỉnh chủ yếu thông qua pháp luật.

Cùng với những yếu tố trên một vấn đề bao trùm nhất trong xã hội Tây Âu bấy giờ là “vấn đề công nhân” (trong các tài liệu đương thời người ta hay viết vấn đề xã hội bằng vấn đề công nhân) tức là sự tồn tại của một giai cấp lao động công nghiệp —là một trong hai nhân vật chủ yếu tạo nên sức cạnh tranh của một xã hội tư bản - song giai cấp vô sản lại bị đẩy vào một hoàn cảnh lao động và sinh hoạt khôn cùng đến mức đe doạ cả sự tồn tại cái xã hội sinh ra họ.

Từ thực tế xã hội đó, giới trí thức tìm lời giải đáp cho những vân đề trên. Có ba khuynh hướng quan trọng, mang tầm vóc lịch sử liên quan đến lĩnh vực mà chúng ta quan tâm:

Thứ nhất, yêu cầu phải hình thành một ngành khoa học, giải thích những vấn đề xã hội đã và mới nảy sinh trong xã hội công nghiệp, nhằm bênh vực con người,

Page 5: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

nhằm trả lại niềm tin, sự lạc quan của con người trong xã hội, ngành khoa học đó chính là xã hội học. Mục đích làm công cụ để nhận thức trong một cách thực chứng sự vận động của xã hội hiện đại, từ đó tìm ra cách chữa trị những bệnh tật xã hội.

Thứ 2, một số người (bắt nguồn từ môn học về nhà nước - lĩnh vực rất phát triển ở Đức) nêu lên khái niệm chính sách xã hội như là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù về chính sách Nhà nước nhằm giải quyết “vấn đề xã hội” của thời đại.

Thứ ba,khuynh hướng hình thành và phát triển mạnh ở Anh và Mỹ đi vào những công việc thực tế cụ thể, những chủ trương trực tiếp với thế giới cần lao, tìm hiểu giúp đỡ từng cá nhân, gia đình, khu xóm, nhằm cải thiện từng bước hoàn cảnh sống của họ, đó là ngành công tác xã hội.

Ba khuynh hướng này tương đối độc lập song lại có quan hệ khăng khít với nhau, chúng nảy sinh cùng một thực tế lịch sử. Để giải quyết những vân đề thuộc ba khuynh hướng này chắc chắn phải có sự liên quan mật thiết với nhau.

Điều kiện kinh tế xã hội ở Phương Đông có nhiều nét khác hẳn với xã hội Phương Tây, vì vậy việc hình thành và phát triển chính sách xã hội ở Phương Đông cũng mang những nét đặc thù riêng.

Trước hết là tính cộng đồng của công xã nông thôn, nhờ kết cấu chặt chẽ và luật lệ của nó mà dễ dàng huy động lực lượng xã hội cho việc phục vụ và phát triển đất nước thực thi nghĩa vụ, đạo đức của công dân.

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo tới việc thực hiện những chính sách trong xã hội.

Xã hội Phương Đông coi trọng lễ giáo trong quản lý xã hội. Họ thường nhấn mạnh việc lễ trị nhiều hơn là pháp trị. Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm và tình yêu thương nhau luôn là cơ sở và gắn liền với quá trình phát triển chính sách xã hội.

Chính sách xã hội ở Việt Nam có nét mang truyền thống phương Đông đồng thời có nét đặc thù của xã hội Việt Nam.

II. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘIChính sách xã hội được hình thành từ lâu đời và phát triển tại nhiều quốc gia

trên thế giới. Nó có vị trí quan trọng trong hệ thống tri thức các khoa học nói chung, cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người.

1. Với tư cách là một ngành khoa học trong hệ thông tri thức của khoa học xã hội chính sách xã hội có mối quan hệ đặc biệt với khoa học chính trị, khoa học quản lý, khoa học kinh tế, xã hội học, chính trị xã hội, luật học, dân tộc học, nhân chủng học... vì vậy trong nghiên cứu chính sách xã hội học đòi hỏi kiến thức của nhiều

Page 6: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

ngành khoa học và là bộ phận kiến thức của khoa học xã hội nói trên, đồng thời nó tác động và góp phần hoàn thiện các tri thức khoa học ấy:

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của con người cũng càng đa dạng, phong phú, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Cho nên việc nghiên cứu chính sách xã hội càng trở nên bức bách, mục tiêu gần của nó là giảm bớt những vấn đề phức tạp, hướng tới sự công bằng xã hội trong chừng mực nhất định, mục tiêu xa hơn là tiến tới thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân con người trong xã hội. Các nhà khoa học trên thế giới đã dầy công nghiên cứu xây dựng hệ thống lý thuyết về chính trị xã hội “social Policy ” và lý thuyết về những vấn đề xã hội (Social Problems) nhiều trường đại học ở Mỹ, Anh, Pháp Thái Lan, Philipin đã “những vấn đề xã hội” vào chương trình giảng dạy, đào tạo sau đại học.

2. Trong hoạt động thực tiễn rõ ràng chính sách xã hội tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chính sách xã hội nào phản ánh đúng hiện thực khách quan, đời sống xã hội, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi giai tầng lịch sử sẽ góp phần giải quyết có hậu quả những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Ngược lại chính sách nào bảo thủ, không nắm bắt kịp với những vấn đề xã hội đang diễn ra, không phản ánh đúng thực trạng của đời sông nhân dân sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng, làm tăng tính phức tạp trong đòi sống xã hội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam về mặt lý luận cũng như hoạt động thực tiễn - chính sách xã hội luôn ở vị trí trung tâm. Rút bài học kinh nghiệm từ những nước anh em, vì mục đích cao cả là phục vụ người lao động, vì sự phát triển đất nước. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI khẳng định: “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con ngưđi, và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất”.

Như vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách, không những đối với nhà quản lý, lãnh đạo mà cả đối với những người làm công tác khoa học, nhà xã hội học, công tác xã hội...

Đứng trước những vấn đề của thời đại hiện nay, thời đại hậu công nghiệp và khoa học kỹ thuật, một chính sách xã hội khoa học thiết thực sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà nội 1987, tr 221.

Page 7: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Phần II: CHÍNH SÁCH XẴ HỘI LÀ GÌ, CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CHÍNH SÁCH XÃ HỘII. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ?

Chính sách xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiến trình lịch sử xã hội trong từng giai đoạn, bởi môi trường xã hội cũng như các yếu tố dân số, văn hoá, chuẩn mực... do đó thực tiễn chính sách xã hội rất khác nhau từ nước ngày qua nước khác, từ vùng này qua vùng khác.

Điều đó có nghĩa là không nên và không thể tìm kiếm một định nghĩa tối hậu, bất biến về chính sách xã hội cũng như tìm kiếm sự loại trừ lẫn nhau giữa các định nghĩa. Điều quan trọng là ta xem xét chúng trong khung cảnh nghiên cứu cụ thể, chú trọng đến sự đổng góp của chúng làm cho chính sách xã hội thêm phong phú, nhiều vẻ.

1. Một Số định nghĩa về chính sách xã hộỉ+ V.Z Ro-go-vin cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học,

nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy.2

2. V.Z.Rogovin, Chính sách xã hội ưong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển, Matxcơva, 1980, tr10 -11, bản dịch Thông tin khoa học xã hội.

+ Còn theo Giáo sư G.Winkler, nguyên viện trưởng Viện xã hội học và chính sách xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng hoà các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội... phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tri thức và những người lao động khác”.3

3. Tạp chí Xã hội học và Chính sách xã hội, số 2, 1982, tr 1-21+ Theo quan điểm của G.Winler thì chính sách xã hội đề cập đến sự phát triển

các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội trong quá trình xích lại gần nhau. Chính sách xã hội, chính sách kinh tế, chính sách văn hoá, chính sách dân tộc không tách rời nhau.

+ Theo quan điểm của giáo sư Anthoay Giddens nhà xã hội học Mỹ thì chính sách xã hội là “sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa

Page 8: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh vượng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, một phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả”.4

4. Trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại”, Nxb. KHXH, HN, 1980Như vậy có thể coi chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, các biện

pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội... Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ở nước ta hiện nay chính sách xã hội thường được nhìn nhận ở hai cấp độ. Thứ nhất, theo nghĩa hẹp là chính sách xã hội cho những nhóm lao động xã hội gọi là “đối tượng chính sách” và “đối tượng xã hội”. Thứ hai, theo nghĩa rộng bao hàm cả chính sách giai cấp, chính sách đối với các tầng lớp, những nhóm xã hội lớn như thanh niên, trí thức, chính sách dân tộc, tôn giáo...

2. Vậy có thể định nghĩa chính sách xã hội như sau: “Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đằng và cổng bằng xã hội trong một bổi cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.

Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của chính sách xã hội là nghiên cứu những quan hệ xã hội trên cơ sở những quan hệ ấm mà nảy sinh những “vấn đề xã hội” và mục đích của nó không ngoài việc làm cho xã hội ổn định phát triển và tiến bộ. Vì vậy, khi nghiên cứu chính sách xã hội cần lý giải được những nội dung sau:

- Tổ chức chính trị nào đặt ra chính sách xã hội vì chính sách xã hội luôn thể hiện bản chất của chính trị xã hội ấy.

- Mục đích của chính sách xã hội: Mục đích chung, mục đích riêng, mục đích cho từng ngành, từng lĩnh vực.

- Nội dung của mỗi chính sách bao gồm những gì?- Mục đích, nội dung trên dựa trên quan điểm nào?

II. CHỨC NĂNG CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI1. Chức năng nhận thức

Page 9: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Chính sách xã hội với những nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điều kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội cụ thể.

Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội, tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thông chính trị trong xã hội. Tính qui luật của đời sổng tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sông văn hoá và các quan hệ văn hoá xã hội khác. Tất cả các tính qui luật này đều phản ầnh nội dung của chính sách và đóng vai trò qui định nội dung, phương hướng của chính sách xã hội, nênviệc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng của chính sách xã hội.

2. Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội

Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong một tương lai gần, hoặc xa, làm cơ sở để đề xuất một chính sách mơi phù hợp.

3. Chức năng thực tiễnChính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và xâm

nhập vào thực tiễn một các thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ển định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước.

- Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đôi.

III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÃ HỘI1. Chính sách xã hội làm cơ sở, nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệ gỉữa lợi

ích, nhu cầu và gắn với hoạt động thực tiễnChính sách xã hội làm cơ sở, nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi

ích, nhu cầu và gắn vđi hoạt động thực tiễn của các thành viên trong xã hội.Lợi ích xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động cơ kích thích hoạt động xã hội của

cá nhân hay một nhóm xã hộị. Hoạt động xã hội sẽ nảy sinh nhu cầu xã hội của các thành viên, nhu cầu càng cao, phong phú càng kích thích hoạt động của con người có hiệu quả hơn.

2. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong hoạt động của các thành viên xã hội.

Page 10: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Cái khách quan ở đây chỉ cái bên ngoài hay môi trường trong đó có cá nhân con người hoạt động, cái chủ quan là cái bên trong, là tư duy, suy nghĩ, cái tâm linh của con người.

Cái bên ngoài (hay môi trường) chỉ là động cơ tiềm tàng, gợi ra khả năng hoạt động nếu có liên hệ với các động cơ bên trong. Trong cùng một lúc môi trường có thể chỉ ra cho ta hành động như thế này hoặc thế khác. Nên khi hoạt động con người phải biết chọn lựa những yếu tố thuận lợi do môi trường gợi ra, tuy nhiên, sự lựa chon không phải bao giờ cũng dễ dàng, cũng được thể hiện một cách tự do, mà có sự ràng buộc nhất định.

Cái chủ quan (bên trong) biểu hiện ở sự tự do lựa chọn của cá nhân, vấn đề ở chỗ phải xem xét sự lựa chọn đó phù hợp với bôi cảnh chung như thế nào, với cái chuẩn trong xã hội ra sao.

Hoạt động của con người vừa có tính chủ quan và khách quan và hoạt động luôn hướng tới một nhu cầu nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu ấy. Nhưng khi đã thoả mãn, hoạt động lại nảy sinh nhu cầu mới, nhưng nhu cầu có do xã hội quy định và gắn với xã hội mới có ý nghĩa thực sự đối với con người. Nhu cầu là những sự kiện, hiện tượng xã hội, là mối liên hệ tự nhiên giữa khách thể và cá nhân. Do đó nhu cầu hoạt động bao giờ cũng trải qua sự biến đổi về chất khi gặp những nhân tố xã hội.

Từ đó khẳng định rằng nhu cầu có quan hệ cực kỳ phức tạp với hoạt động của con người. Nó vừa là động cơ của hành động vừa là kết quả của hành động (thông qua việc thoả mãn nhu cầu đã có tới đâu) và nhằm vào cả kết quả tương lai, từ đó làm nảy sinh nhu cầu mới. Khi nhu cầu được thoả mãn là chất dứt tình trạng thiếu thôn ban đầu, thể hiện sự thông nhất giữa khách thể và chủ thể, làm cơ sở nảy sinh nhu cầu mới.

Tóm lại, khi nghiên cứu và hình thành chính sách xã hội phải xuất phát từ lợi ích (lợi ích của cá nhân, tập thể và của toàn xã hội), từ những nhu cầu nảy sinh trong hoạt động của con người và việc thoả mãn những nhu cầu mới nảy sinh trong thực tiễn, thể hiện sự thống nhất giữa cái khách quan (môi trường) và cái chủ quan trong hoạt động của các thành viên xã hội.

IV. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1. Quá trình hình thành chính sách xã hội nước taỞ nước ta ngày nay chúng ta quen với thuật ngữ “Chính sách xã hội” nhưng

đúng ra thuật ngữ này xuất hiện trong sinh hoạt khoa học và quản lý xã hội ở nước ta chưa lâu. Vào những năm 70, 80 chúng ta có thể làm quen với thuật ngữ này qua

Page 11: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

thông tin khoa học với các nước xã hội chủ nghĩa đông Âu và Liên Xô (cũ), nơi khái niệm chính sách xã hội đã đựơc thảo luận và sử dụng rộng rãi. ơ Việt Nam, thuật ngữ này chỉ được sử dụng nhiều sau thời kỳ mở đầu cuộc cải cách kinh tế. Năm 1986, chính sách xã hội đã đi vào văn kiện chính thức của Đại hội đảng cộng sản Việt Nam

Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, chính sách xã hội Việt Nam phản ánh mức độ khác nhau của mỗi giai đoạn, ở các triều đại phong kiên Việt Nam, một số chính sách xã hội đã được thể hiện thông qua các điều luật để duy trì quan hệ xã hội, duy trì sự tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” Tối lửa tắt đèn có nhau”, duy trì những giá trị nhân văn của người Việt Nam. Trong 722 điều luật bộ Quốc triều hình luật thời Lê ghi rõ: “Trong kinh thành, trong làng xóm, có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm đường xá, thì dựng lều lên mà chăm sóc cho họ, cơm cháo, thuốc men, cốt sao để cứu sống họ, không đựơc bỏ mặc họ rên rỉ, khốn khổ...” Điều 295 quy định trách nhiệm đối với những nơi hạn hán, lụt lội, mưa đá, sâu keo, châu chấu, thiên tai phá hoại mùa màng. Bước vào thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, tính cộng đồng và lòng yêu thương con người được phát huy cao độ, tạo nên sự đoàn kết dân tộc cùng nhau bảo vệ đất nước. Chính sách xã hội lúc này biểu hiện những sắc thái khác để duy trì trật tự xã hội, tạo nên sự hoà hợp để chiến thắng kẻ thù.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những chính sách xã hội có ý nghĩa quyết định đối với đời sống nhân dân như: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Một số tổ chức xã hội ra đời trong đó có Hội Đồng thập tự, được thành lập để tổ chức hành động cứu tế xã hội, chăm sóc kẻ mồ côi, người già, người tàn tật, không nơi nương tựa ở các trại tế sinh, tế bần.

Những chính sách này ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu to lớn của nhân dân trong cuộc chiến tranh giữ nước và sau chiến ranh, hướng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, động viên sức người, sức của, cứu trợ xã hội, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, giảm tệ nạn xã hội những vấn đề xã hội khác mới nảy sinh.

Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đã tạo ra sự tiến bộ rõ rệt ở nước ta về kinh tế - xã hội. Song mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều yếu tố xã hội mới phức tạp: hiện tượng phân tầng xã nội, phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Những người không có việc làm ngày sàng nhiều, những giá trị xã hội truyền thống suy giảm, tệ nạn xã hội ngày càng tăng... Thực tiễn xã hội đòi hỏi

Page 12: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

cần phải sửa đổi, bổ sung chính sách xã hội cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thoả mãn ở mức độ nhất định đối với các lợi ích của các nhóm xã hội - kết hợp hài hoà giữa lợi tích cá nhân và lợi ích xã hội.

Quá trình đổi mới ở nước ta gắn với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Quá trình đó cũng đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn của chính sách xã hội. Sự chăm sóc người cao tuổi, sự quan tâm đến đời sống gia đình, đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội, đảm bảo chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em bị thiệt thòi. Sự cứu trợ xã hội đối với người tàn tật, rủi ro, những nhóm xã hội gặp khó khăn, thiên tai... đều là đối tượng nghiên cứu và giúp đỡ thực hiện của chính sách xã hội và sự quan tâm của các tổ chức quốc tế.

Chính sách xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện tính đảng, tính giai cấp và tính nhân dân. Nó cụ thể hoá thể chế bằng pháp luật những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị khác, nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của nhân dân, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ. Góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

2. Một số đặc điểm của chính sách xã hội nước ta.Chính sách xã hội Việt Nam được tổ chức và hoạt động thông qua một hệ

thống nhất quán các biện pháp và phương pháp tuân theo những nguyên tắc chung của chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng tính đến sự khác biệt xã hội giữa các giai cấp, giai tầng, những nhóm xã hội do nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ngày nay.

Chính sách xã hội ở Việt Nam nhằm phát huy nhân tố con người Việt Nam trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng công bằng xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của cá nhân và xã hội.

Quá trình đổi mới kinh tế và xã hội ở Việt Nam tạo nên sự biến đổi nhất định về hệ thông giá trị xã hội. Chính sách xã hội đã tác động vào việc duy trì các giá trị truyền thống nhân văn, thực hiện nguyên tắc công bằng, bác ái, tự do con người. Đồng thời chính sách xã hội cũng hướng vào đảm bảo sự thông nhất giữa các cá nhân và xã hội trên cơ sở những giá trị về quyền con người.

Chính sách xã hội việt Nam cũng đề cập đến sự phát triển các quan hệ xã hội với tư cách là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội. Đó là những quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp thương nhân và các tầng lớp xã hội khác. Các quan hệ này ngày càng được củng cố

Page 13: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

và phái triển - tạo nên sự ổn định xã hội và chính sách xã hội, tác động vào các quan hệ này góp phần điều chỉnh các quan hệ theo hướng phát triển.

Chính sách xã hội Việt Nam coi trọng chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, các vùng, các miền đất nước, tạo điều kiện cho sự gắn bó, tiến bộ và phát triển trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính sách xã hội Việt Nam tôn trọng lợi ích truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng , tôn giáo... của các bộ phận, các nhóm dân cư trong xã hội. Nó góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội, phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, lôi cuốn nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và quản lý đất nước.

Phần III: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘII.KHÁI NIỆM

1. Học thuyết (Doctrine)Học thuyết chính sách xã hội: được hiểu là cái được áp dụng hoặc được dựng

nên để áp đụng vào thực tế và trở thành cơ sở lý luận của chính sách xã hội. Học thuyết chính sách xã hội là bộ phận hợp thành hữu cơ của học thuyết xã hội hiện đại. Ba bộ phận hợp thành của nó là học thuyết tổ chức nền kinh tế, học thuyết về các cấu trúc chính trị và học thuyết về hệ thông đảm bảo xã hội. Học thuyết có thể không được trình bày ở đâu cả song nó tự hiện hữu trong nội dung của một hệ thống chính sách xã hội thực tế của một nước hoặc một thời kỳ. Học thuyết chính sách xã hội có thể được sáng tạo bởi một cá nhân, song thường thì nó là sản phẩm lâu dài của một tập thể, một Đảng, một nhà nước, một giai cấp hay một phong trào xã hội.

2. Lý thuyết (theory) chính sách xã hội được hiểu là một tập hợp có tổ chức các mệnh đề và giả thuyết nhằm nhận diện và giải thích các thực tế chính sách xã hội. Sự phân tích khoa học chỉ có thể được tiến hành nhờ vào một lý thuyết nào đó. Từ đấy nhà khoa học quan sát đối tượng nghiên cứu, thu thập dữ liệu và đánh giá các phân tích của các nhà nghiên cứu khác. Như vậy học thuyết và lý thuyết chính sách xã hội là hai khái niệm khác nhau, học thuyết ở tấm rộng hơn, vĩ mô, còn lý thuyết lại mang tính cụ thể hơn. Ngày nay người ta nêu lên bốn khuynh hướng lý thuyết chính sách xã hội hiện đại sau.

II. MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YÊU1.Khuynh hướng phân tích xã hội vi mô theo truyền thống Dur KheimKhuynh hướng này chú trọng mô tả và giải thích các xu hướng phát triển dài

hạn liên quan đến quá trình hiện đại hoá phổ quát. Theo quan điểm lý thuyết này sự tiến triển của hệ thống đảm bảo xã hội hiện đại đi kèm với công nghiệp hoá và hiện

Page 14: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

đại hóa tư bản chủ nghĩa, đồng thời vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của việc suy yếu các nhóm quan hệ ruột thịt và láng giềng khiến cho khả năng tự giúp cho các nhóm xã hội sơ cấp bị suy giảm, vì vậy các nhu cầu trợ giúp tăng lên và chức năng đảm bảo xã hội chuyển vào tay nhà nước

Đóng góp của khuynh hướng này là chỉ ra đường hướng lịch sử lớn và các mối hên hệ phụ thuộc chức năng cơ bản. Nhưng nó không nhấn mạnh đến tác động của yếu tố chính trị đối với những chính sách xã hội cụ thể và giải thích Sự khác biệt ở phạm vi quốc tế đối với chính sách xã hội.

2. Khuynh hướng phân tích kinh tế trị Mác xít ở phương Tây. Khuynh hướng này tập trung vào việc làm rõ cấu trúc và các vấn đề của hệ

thống chính sách xã hội ở nước tư bản chủ nghĩ a cũng như cách thức mà hệ thống này đang sử dụng để giải quyết các vấn đề của nó. Giống như trường phái Dur-Kheim nó quan tâm tới mối quan hệ của chức năng cơ bản trong hệ thiíng chính sách xã hội và nhấn mạnh đến các biến số kinh tế, chính trị và xã hội của chính sách xã hội.

3. Khuynh hướng phân tích kinh tế xã hội:Đặt trọng tâm vào việc giải thích những khác biệt quốc tế và lịch sử trong chi

tiêu và xã hội dựa vào việc nhấn mạnh đến tính quyết định của các biến số kinh tế xã hội và nhân khẩu, xem nhẹ biến số chính trị. Các công trình thuộc trường phái này mang nhiều tính thực nghiệm. Chẳng hạn một số tác giả đã phân tích khá thuyết phục mối quan hệ giữa chính sách xã hội với tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nhân khẩu. Việc xem nhẹ biến số chính trị khiến cho trường phái này không giải thích được sự khác biệt trong chính sách xã hội ở những nước mà điều kiện kinh tế và nhân khẩu tương đồng nhau.

4. Khuynh hướng phân tích thiết chế chính trị: Khác với khuynh hướng trên, khuynh hướng này được nhấn mạnh ảnh hưởng

của biến số chính trị (các thiết chế, các tổ chức, các quyết định chính trị, phân bố quyền lực, các giai cấp, các nhóm và các tác nhân chính trị...) đến những biến đổi của chính sách xã hội. Trường phái này đôi khi còn gọi là trường phái phân tích thiết chế chính trị mở rộng khi nó kết hợp việc phân tích thiết chế chính trị với phân tích xã hội học chính trị. Các tác giả của khuynh hướng này chú trọng việc so sánh quốc tế, giải thích sự khác biệt trong chính sách xã hội cụ thể của các nước hoặc các nhóm nước. Phương pháp này khá thích hợp để phân tích để giải thích những biến đổi chính sách xã hội ở những nước công nghiệp phát triển phương Tây những năm sau chiên tranh thế giới thứ II.

Page 15: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Tóm lại, trong nghiên cứu chính sách xã hội thực nghiệm có nhiều lý thuyết khác nhau song không một trường phái nào có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề mà thực tiễn chính sách xã hội đặt ra. Trên bình diện quốc tế ngày nay, để giúp cho các nhà quản lý và nghiên cứu, người ta thường tiến hành những công trình có tính chất kết hợp để phân tích thực tế chính sách xã hội một cách đa biến số.

III. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘIChính trị (Politics) có thể hiểu là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các

đảng phái, của nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn, để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra. Ở Việt Nam ngày nay có dấu hiệu quan tâm nhiều đến môn chính trị học. Chính trị học lại là bộ phận cấu thành của khoa học chính trị. Chính trị học nghiên cứu những quy luật trong sự hình thành và phát triển của chính trị, của quyền lực chính trị của những phương thức, cơ chế, thủ đoạn để sử dụng các quy luật đó.

Còn chính sách xã hội lại là tác động của nhà nước và các đảng phái chính trị khác nhau vào hoàn cảnh sống của con người, của những nhóm người khác nhau trong xã hội. Vậy rõ ràng giữa chính trị và chính trị xã hội có mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động xã hội.

Để hiểu mối quan hệ này ta cần hiểu và phân biệt ba khía cạnh căn bản của chính trị khoa học. Khía cạnh thứ nhất là các lĩnh vực cổ điển của khoa học chính trị như lý luận chính trị, chính trị quốc tế, nội trị. Phân tích so sánh các thể chế và các quá trình chính trị - trong tiếng Anh người ta dùng thuật ngữ “phân tích chính trị” (Politics analysis) hai khía cạnh sau mới nổi lên trong mấy thập niên gần đây. Trước hết là phương pháp phân tích chính sách (Policy analysis) như chính sách môi trường, chính sách kinh tế, chính sách giáo dục, chính sách công nghệ và chính sách xã hội - loại chính sách này đựơc quan tâm hơn. Khía cạnh thứ 3 là việc phân tích thiết chế - chính trị (Polity analysis).

Như vậy giữa Politics với Polixy và Polity dĩ nhiên là có mốì quan hệ rất mật thiết. Chúng là ba trường hoạt động thể hiện các lợi ích được tổ chức lại thành chính trị. Nếu Politics là biểu hiện trực tiếp của sự tương tác các lợi ích do đó có tính quyết định bao trùm, thì Policy và Polity một mặt vẫn thể hiện các lợi ích, mặt khác còn bao hàm mặt kỹ thuật - tổ chức của lĩnh vực này. Chính vì vậy, Policy hay Polity trở thành điểm chú ý trong nghiên cứu khoa học ngày nay.

PHẦN IV: CƠ CẤU VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘII. BA MÔ THỨC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chính sách xã hội bao gồm ba mô thức cơ bản sau:

Page 16: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

1. Hệ thống chăm sóc công dân (hay còn gọi là bảo đảm an toàn), hệ thống này biểu hiện ở những đặc trưng sau:

Cung cấp một sự đảm bảo kinh tế và xã hội cho mọi công dân không phân biệt sự khác nhau trong địa vị kinh tế xã hội và nghề nghiệp (khẩu hiệu của nó là: phúc lợi xã hội cho tất cả mọi người).

Về khía cạnh tổ chức, chiếm ưu thế là nguyên tắc bảo hiểm xã hội thống nhất.Các trợ cấp xã hội được tái phân phối mạnh mẽ nhằm thu hẹp phân hoá và

bất bình đẳng về kinh tế xã hội.Về khía cạnh tài chính, phần đáng kể của chỉ tiêu xã hội trực tiếp lấy từ thuế

khoá.Chuyển dịch thu nhập thường thông qua các hình thức dịch vụ xã hội do nhà

nước tổ chức (như y tế, công cộng....)2. Hệ thống bảo hiểm xã hộiHệ thông này có những đăc trưng sau:Cốt lõi của nó là các khoản đóng góp phụ thuộc vào thu nhập của mọi người

được bảo hiểm (ở Việt Nam là tỷ lệ lương).Mục tiêu hàng đầu của hệ thống này là cung cấp một sự bảo đảm, vị thế kinh

tế, xã hội cho những thành viên cụ thể. Bằng cách quy định mức dóng góp và chi trả theo mức thu nhập, mô thức này chuyển dịch vị trí thu nhập và xã hội của mỗi người trên thị trường lao động vào lĩnh vực chính sách xã hội.

Về mặt tổ chức: hệ thống bảo hiểm không được tổ chức thống nhất, mà theo các loại rủi ro và các nhóm nghề nghiệp

Mức độ tái phân phối kém hơn so với mô thức bảo đảm toàn dânNguồn tài chính do mô thức này lấy ra từ thoả ước đóng góp hoặc là ba bên

(Nhà nước, giới thuê lao động, người lao động) hoặc hai bên (Nhà nước, giới thuê lao động)

Chuyển dịch thu nhập bằng tiền đóng vai trò lớn hơn là các dịch vụ xã hội do nhà nước tổ chức (bởi tổng ngân quỹ là do đóng góp từ tỷ lệ thu nhập của người được bảo hiểm).

3. Các hệ thông bảo đảm chọn lọcNhững đặc trưng của mô thức này là:+ Dựa trên cơ sở các hệ thống bảo hiểm tự nguyện+ Trách nhiệm nhà nước hạn chế trong việc bảo đảm khuôn khổ cho các hoạt

động bảo hiểm tự nguyện (tư nhân hoặc tập thể) và có một số chương trình nhà nước hỗ trợ các nhóm dân cư đặc biệt có nhu cầu

Page 17: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

+ Mục tiêu chính yếu của mô thức náy có tính hai mặt. Một mặt bảo đảm tính hoạt động tự do cho các lực lượng thị trường, mặt khác chú trọng các chính sách xã hội đốì với người nghèo.

+ Mức độ và thời gian trợ cấp công cộng cho mô thức này thường rất hạn chế+ Mức độ tái phân phối thấp, song các ảnh hưởng của tái sản xuất lại nghiêng

nhiều cho những nhóm dân cư nghèo, điều này đặc biệt thể hiện rõ trong các trợ cấp của hệ thông trợ giúp xã hội.

Mô thức thứ ba thường đóng vai trò lớn trong giai đoạn đầu của chính sách xã hội của Mỹ, úc, Canada và Thuỵ Sĩ

Mô thức thứ hai có thể thấy ưu thế của nó ở các hệ thông bán đảo Scandinavơ (Đan Mạch, Thuỵ Điển và vương quốc Anh (thời bà Thát Chơ). Hệ thống bảo đảm xã hội được thực hiện trong chính sách-xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa ở đông Âu và Liên Xô cũ có thể thây gần với mô thức thứ nhất và kết hợp một phần với mô thức thứ hai.

Cũng cần nhấn mạnh rằng không ở đâu trong thực tế các mô thức nói trên tồn tại một cách thuần tuý trong chính sách xã hội, các hệ thống chính sách xã hội của quốc gia thường là thể hiện sự kết hợp khác nhau của ba mô thức trên. Ngay một số nước đặt hệ thống chính sách xã hội của mình trên nguyên tắc của mô thức thức nhất thì các hệ thông bảo hiểm xã hội cũng hết sức phát triển. Thêm nữa, thường thì hệ thống bảo hiểm xã hội cũng được pha trộn bởi các cấu trúc bảo hiểm nhà nước (như ở Hà lan, Thuỵ Sĩ, Ailen).

II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỤ THỂ1. Chính sách xã hội trên lĩnh vực sản xuất lao độngy việc làmTrên lĩnh vực sản xuất, lao động việc làm, chính sách xã hội đảm bảo không

ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội từ ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, đến khám chữa bệnh, nâng cao thể chất. Chính sách xã hội vừa là kết quả vừa là tiền đề của sự phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân.Một trong những chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuât tăng trưởng kinh tế đó là lao động, việc làm.

Ở nước ta điều 13 (Bộ luật lao động 1994) qui định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật câm đều được thừa nhận là việc làm”

Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra. Mục tiêu của chính sách lao động và việc làm là ai cũng có việc làm phù hợp với

Page 18: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

nghề nghiệp hữu ích cho xã hội. Pháp luật đã quy luật quyền tự do lao động, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong mọi thành phần kinh tế. Chính sách xã hội tạo điều kiện cho mỗi người khi đến tuổi lao động cần có nghề và có cơ hội bình đẳng trước pháp luật trong việc chọn nghề và sáng tạo việc làm để làm chủ sức lao động của mình. Từ đó giảm bớt sự nghèo khổ trong dân cư, tạo sự ổn định xã hội, loại trừ mọi tệ nạn xã hội.

Tổ chức quốc tế về lao động (ILO) nhằm thúc đẩy phát triển công bằng xã hội cho người lao động ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức này coi trọng iệc xem xét đánh giá và khuyến nghị tăng cường các chính sách về việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo. Do tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng nên ILO đã xây dựng chương trình việc làm thế giới và từng bước điều chỉnh chính sách để phân bố nguồn lực cho đúng, thực hiện kế hoạch việc làm có hiệu quả.

Ở nước ta tình trạng thiếu việc làm thất nghiệp cũng ngày càng tăng, tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở tuổi thanh niên mặc dù thị trường lao động ngày càng phát triển đa dạng. Những sự đòi hỏi về chuyên môn cũng như tay nghề ngày càng cao, chính phủ và các bộ, các ngành đã có nhiều giải pháp để mở rộng thị trường lao động, đầu tư vào các ngành, phân bố lại lực lượng lao động giữa các ngành, các vùng hoặc đưa lao động ra nước ngoài làm việc, song những người chưa có việc làm vẫn còn nhiều.

2. Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đìnhChính sách dân số và chính sách xã hội có liên quan mật thiết với nhau, chính

sách dân số cũng bao gồm các khía cạnh của chính sách xã hội. Chính sách phân bố là các biện pháp, pháp chế, các chương trình quản lý và những hoạt động khác như của chính phủ nhằm mục tiêu thay đổi hoặc sửa đổi các xu hướng hiện hành vì sự tồn tại và phồn vinh của mỗi quốc gia. Có nhiều khía cạnh cũa chính sách xã hội tác động đến các xu hướng của nhân khẩu học.

Nước ta có quy mô dân số khá lớn, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh và là nước có dân số trẻ, lực lượng dân số ở độ tuổi lao động khá lớn, chiếm 52%.

Ngay từ năm 1961 hội đồng chính phủ đã quyết định chủ trương hướng dẫn sinh đẻ, nhằm làm cho dân số phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đảng và Chính phủ đã đề ra chính sách dân số. Trong văn kiện Đại hội VI (1986) Đảng ta đã nhấn mạnh: tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, đòi hỏi giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống 1,7% vào năm 1990.

3. Chính sách bảo đảm xã hội

Page 19: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Chính sách bảo đảm xã hội là vấn đề rộng lớn, bao trùm nhiều mối quan hệ và chịu sự tác động tổng hợp của kinh tế, chính trị - xã hội. Đó là chính sách bảo đảm, hoặc giúp của xã hội bao gồm nhà nước, cộng đồng và cá nhân ở mức độ nhất định cho những thành viên xã hội gặp rủi ro, khó khăn... góp phần đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên, giữ vững trật tự và an ninh xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Bảo đảm xã hội không phải là sự ban ơn mà là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng, của cá nhân đối với mỗi thành viên của xã hội.

Trong đó nhà nước giữ vai trò định hướng, quản lý công tác bảo đảm xã hội, đề ra các biện pháp thực hiện chính sách này, cộng đồng xã hội có nhiệm vụ tạo ra môi trường và điêu kiện vật chất cho các hoạt động bảo đảm xã hội, huy động các nguồn lực trong cộng đồng, các nhóm xã hội và cá nhân cho công tác này.

Chính sách bảo đảm xã hội có liên quan mật thiết với các chính sách xã hội khác nhu chính sách lao động, việc làm, chính sách tiền lương, tiền công... các chính sách này hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quẩ trình thực hiện chính sách.

Ngày nay, chính sách bảo đảm xã hội ngày càng được xã hội hoá. Nguồn đóng góp của công tác bảo đảm xã hội vừa từ nhà nước, cộng đồng và cá nhân, ngoài ra còn có sự hộ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức từ thiện và nhân đạo.

4. Chính sách bảo hiểm xã hội.Chính sách bảo hiểm xã hội không những mang nội dung của chính sách xã

hội mà còn có ý nghĩa kinh tế, chính trị và nhân văn sâu sắc. Bảo hiểm xã hội thực hiện phương thức: lấy sự đóng góp nhỏ của số đông chia cho số ít do nảy sinh sự ốm đau, sinh đẻ, bệnh tật, tai nạn, tuổi già... lấy sự đóng góp dần trong lúc còn lao động bình thường, ổn định để dành cho những lúc tuổi già, hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là mọi người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp đóng bảo hiểm xã hội. Tuỳ theo mỗi quốc gia khác nhau việc xác định đổi tượng đóng bảo hiểm xã hội cũng khác nhau. Nguồn thu quỹ của bảo hiểm xã hội là do chính sách tiền lương quy định, nó là bộ phận trong cơ cấu tiền lương (đôi với khu vực kinh tế nhà nước) và một bộ phận trong cơ cấu tiền lương (đối với khu vực kinh tế nhà nước) và một bộ phận trong cơ cấu thu nhập (đôi với khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình).

Hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm: bảo hiểm y tế, trợ cấp hưu trí, trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông... lực lượng đóng góp bảo hiểm xã hội trước hết là sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm xã hội, người sử dụng các lao động tham gia bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước

Page 20: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Hình thức bảo hiểm xã hội ở nước ta cũng đa dạng: bảo hiểm xã hội đối với lao động khu vực nhà nước và lực lượng vũ trang, bảo hiểm xã hội đốì với khu vực làm công ăn lương ngoài nhà nước và bảo hiểm xã hội đôi với Ị khu vực kinh tế cá thể.

5. Chính sách cứu trợ xã hộiCứu trợ xã hội là một chính sách cụ thể nằm trong chính sách bảo đảm xã hội

ở Việt Nam. Thực tiễn xã hội ở nước ta đang làm xuất hiện ngày Nng nhiều đối tượng cần cứu trợ, mặt khác, những người mất sức lao động, người già cô đơn, trẻ mồ côi, phụ nữ độc thân nuôi con nuôi một mình, người tàn tật, lang thang, các đối tượng rủi ro, ngày càng tăng đòi hỏi sự cứu trợ kịp thời.

Cứu trợ xã hội cũng là hoạt động mang tính tự nguyện, từ thiện, vì vậy cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân, các tổ chức tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội tham gia tích cực vào cứu trợ xã hội

Cứu trợ xã hội ở nước ta gồm ba nội dung sau:Cứu trợ thường xuyên + Cứu trợ đột xuất + Xoá đói giảm nghèo

III. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ TỆ NẠN XÃ HỘI:1. Khái niệm tệ nạn xã hộiCó khá nhiều cách hiểu khác nhau về tệ nạn xã hội , ở những cơ quan chức

năng khác nhau chưa có sự thông nhất về khái niệm tệ nạn xã hội, từ đó cũng có ảnh hưởng lớn đến phương phán phòng chống, đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội. Tuy nhiên những quan điểm khác nhau đó cũng có những điểm chung có thể khái quát được như sau.

Thứ nhất, tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật, nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội do nhiều người mắc phải đưa đến những tác hại nghiêm trọng cho đời sống nhân dân.

Thứ hai, tệ nạn xã hội là những hành vi lệch chuẩn, trái với những quy tắc, đạo đức xã hội.

Thứ ba, tệ nạn xã hội là những hiện tượng xấu, tiêu cực, đem lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sông kinh tế, văn hóa - xã hội, gây ra tâm trạng xã hội nặng nề, gây mất an ninh chính trị trật tự và an toàn xã hội.

Các quan niệm khác nhau trên nói lên tính nghiêm họng và phức tạp của vấn đề tệ nạn xã hội, mỗi một định nghĩa trên đều chưa bao hàm đầy đủ bản chất của tệ nạn xã hội. Vì vậy khi tìm hiểu định nghĩa, khái niệm này ta cần làm sáng tổ bản chất, hình thức, mức độ của tệ nạn xã hội.

2. Bản chất của tệ nạn xã hộ!:

Page 21: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

- Các tệ nạn xã hội trước hết là những hiện tượng xã hội, nó không phải là những hành vi đơn nhất mang tính cá nhân mà có nguồn gốc nảy sinh từ xã hội, có nguyên nhân từ xã hội và tồn tại phát triển của như cũng mang tính chất xã hội. Những điều kiện xã hội về kinh tế, lối sống . . . là điều kiện nảy sinh và nuôi dưỡng tệ nạn xã hội. Điều đó nói lên mối liên hệ tác động qua lại của các hiện tượng xã hội, với các quá trình đang diễn ra xung quanh đời sống con người. Vì vậy khi nghiên cứu tệ nạn xã hội phải gắn với những sự kiện, hiện tượng xã hội khác mới hiểu được bản chất của vấn đề, đồng thời phòng chống tệ nạn xã hội cũng phải xem xét giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội khác nhau, những hiện tượng tiêu cực khác nhau trong xã hội.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, nó không tồn tại bất biến mà thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội, mang màu sắc xã hội. Bản chất, hành vi, sự thể hiện, cả những dấu hiệu của tệ nạn xã hội cũng luôn thay đổi cùng với mô hình, cơ cấu xã hội ở mỗi giai đoạn nhất định.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ía do những yếu tố phức tạp của quá trình chuyển đổi xã hội, bên cạnh lối sống XHCN lành mạnh còn tồn tại tàn dư của văn hóa, lối sống cũ. Các tệ nạn xã hội do đó cũng rất đa dạng và nghiêm trọng, cần phải phòng chống một cách khoa học và hiệu quả.

3. Tệ nạn xã hội có các dấu hiệu đặc trưng sau:Thứ nhất, đây là những hiện tượng nguy hiểm đối với con người và xã hội. Tệ

nạn xã hội làm hại đến các giá trị xã hội cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đạo đức, niềm tin trong nhân dân, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (nạn tham nhũng...)

Thứ hai, tệ nạn xã hội là những hành vi vỉ phạm pháp luật, tức là làm trái với những quy định của pháp luật. Hành vỉ này ảnh hưởng lớn đến môi trường thực thi pháp luật trong xã hội, ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội dược pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.

Như vậy các tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội xuất phát từ hành vi của con người, có nguy hiểm lớn cho xã hội được thay đổi về mặt lịnh sử và thể hiện ở sự thống nhất biện chứng các hành vi vi phạm pháp luật xâm dại đến lợi ích của xã hội, của nhà nước, đến tài sản, đến lợi ích chính đáng rủa thành viên trong xã hội.

Các tệ nạn xã hội:Tệ nạn xã hội rất đa dạng và phức tạp. Song có thể khái quát hai loại tệ nạn

là: tệ nạn trong bộ máy nhà nước và tệ nạn ngoài xã hội.

Page 22: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Loại 1, bao gồm những tệ nạn như tham nhũng, hối lộ, lợi dụng chức quyền, bè phái, cục bộ...

Loại 2, bao gồm những tệ nạn như cờ bạc, nghiện hút, rượu chè, mại dâm, trộm cắp...

Các loại tệ nạn trên đều có môi liên hệ với nhau sự phát triển, tồn tại rủa loại tệ nạn này lại làm tiền đề cho sự tồn tại và phát trển của tệ nạn khác

4. Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay:Việc giải quyết các vấn đề tệ nạn xã hội hiện nay đang là một vấn đề cấp

bách, nan giải của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, cuộc đấu tranh chống tệ nạn xã hội là một quá trình bền bỉ, sáng tạo, nhạy bén, bằng tổng hợp các biện pháp văn hóa, kinh tế, chính tri, giáo dục. Đặc biệt việc điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật và sự tác đọng mạnh mẽ của những chính sách xã hội là điều có tầm quan trọng đặc biệt. Trong đó vai trò của nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân phải tham gia hết sức tích cực và toàn bộ, đấu tranh kiên quyết và triệt để đối với các tệ nạn và những hiện tượng có thể trở thành tệ nạn xã hội.

Có thể nêu hai biện pháp cơ bản để chống tệ nạn xã hội gắn liền với chức năng Chính sách xã hội của nhà nước như sau:

Một là, điều chỉnh pháp luật đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội, điều chỉnh các biện pháp nhằm hạn chế các nguyên nhân, điều kiện gây nên các tệ nạn xã hội, làm giảm đi sự hoạt động của các tệ nạn, loại trừ các tiêu cực trong đời sống xã hội. Điều chỉnh hệ thông pháp luật phòng chống tệ nạn với 2 phương hướng cơ bản.

Xác lập, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, hành chính, thi án hình sự và pháp luật tác động lên các yếu tố tệ nạn để hạn chế chúng.

Xây dựng, hoàn thiện các tổ chức, cơ quan đấu tranh chống tệ nạn xã hội, củng cố quyền và nghĩa vụ của các cán bộ có thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm công dân chống tệ nạn xã hội.

Hai là, nhà nước phải có một chương trình quốc gia phòng chống tệ nạn xã hội, thành lập một ủy ban phòng chống tệ nạn xã hội có sự tham gia của các ngành chức năng như công an, xã hội, y tế, giáo dục... và có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cơ quan trên. Tạo điều kiện cho ủy ban này làm việc có hiệu quả nhất.

Page 23: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Phần V: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÔNG TÁC XẪ HỘII. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nếu chính sách xã hội là một hệ thống chính sách, chủ trương dưới sự lác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống của con người thuộc các thành phần, các nhóm xã hội khác nhau trong các khu vực, thu nhập, nhà ở,việc làm, sức khỏe, giáo dục trên cơ sở mở rộng bình đẳng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định. Còn công tác xã hội (social work), hiểu một cách đơn giản là một hoạt động xã hội mà mục tiêu cũng như nội dung căn bản của nó là giúp đỡ những con người trong hoàn cảnh cần được giúp đỡ. Hiểu như vậy có thể nói rằng công tác xã hội đã hình thành và tồn tại từ khi có xã hội loài người, vì trong mọi xã hội, mọi thời đại thì con người đều cần được giúp đỡ, cũng như cần những người khác vượt ra khỏi khó khăn, những mất mát, rủi ro trong mộc sôhg. Song cần phải nói thêm một sự giúp đỡ con người trong hoàn cảnh của nó chỉ được xem là công tác xã hội khi sự giúp đỡ này được đặt vào một bối cảnh xã hội, không phải là một vấn đề riêng tư, mang tính xã hội hóa cao.

Công tác xã hội có nguồn gốc từ xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa Tây Âu thế kỷ XIX. Nó là một trong những khuynh hướng khoa học nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp ấy, một quá trình đảo lộn chưa từng thấy, khiến nhiều giai tầng và cá nhân thời kỳ ấy phải trăn trở tìm lời giải đáp. Và một trong những lời giải đáp mang tầm vóc thời đại là “công tác xã hội" công tác xã hội được hình thành dựa trên truyền thống hoạt động của nền văn hóa châu Âu thiên Chúa giáo. Trên thực tế ở những ở những nước nói tiếng Anh, chính sách xã hội đôi khi còn được hiểu như là một bộ phận của công tác xã hội. Vì rằng đối tượng tác động của công tác xã hội cũng được xác định là thế giới phúc lợi xã hội ( social welfare) của con người.

Ngày nay ở các quốc gia hiện đại phúc lợi (hay an sinh) xã hội trở thành một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều cơ quan, nhiều tổ chức thiết chế trong đó từ các chiều cạnh khác nhau. CTXH hiện diện như một nội dung hoạt động chủ yếu của một tổ chức hay như một phương pháp đặc thù, như một nghề nghiệp chuyên môn. Người thực hiện CTXH là một loại cán bộ đặc biệt, thực hiện những chức năng nhiệm vụ không thể thay thế.

Đối với một quốc gia, CTXH trở thành một mạng lưới đa dạng, trải dài cấp quốc gia đến các cộng đồng thôn xóm, khu phố từ các cơ quan lớn của nhà nước như: bộ y tế, nội vụ, lao động xã hội, nhiều cơ cấu chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến trẻ em , phụ nữ, thanh niên và các thành phần xã hội cần giúp đỡ khác, đến các tổ chức quần chúng phi chính phủ ở cấp địa phương, quốc

Page 24: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

gia, khu vực và toàn cầu. Sự phát triển, của các tổ chức nhằm phối hợp và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực xã hội đang diễn ra rất mạnh mẽ. Các bộ CTXH hiện nay có thể là thành viên chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp (tình nguyện) của một cộng đồng to lớn và hữu ích vì hạnh phúc con người. Như vậy CTXH là một ngành hoạt động xã hội lớn lao, nảy sinh trong xã hội công nghiệp phát triển. Nhưng đồng thời cũng nảy sinh vô vàng những vấn đề xã hội, những con người khốn khó cần được giúp đỡ, cần có phúc lợi xã hội cho họ, cũng như Chính sách xã hội, hoạt động của Công tác xã hội thể hiện trình độ văn minh của xã hội.

II. ĐỊNH NGHĨA CÔNG TÁC XÃ HỘICó nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về công tác xã hội, cũng như

Chính sách xã hội, công tác xã hội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xã hội, vào môi trường con người đang sinh sống, vào từng thời kỳ cũng như từng nhà nghiên cứu khác nhau khi đưa ra khái niệm và công tác xã hội. Có thể coi công tác xã hội là một dạng hoạt động xã hội thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc, phương pháp nhất định, nhằm giúp đỡ cá nhân và những nhóm người trong việc giải quyết những vấn đề đời sống của bản thân họ, qua đó công tác xã hội theo đuối mục tiêu vì phúc lọi và hạnh phúc của con nguời và tiến bộ xã hội.

Trong định nghĩa trên có 7 yếu tố cần chú ý phân tíchThứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động xã hội cũng là sự giúp đỡ lẫn

nhau giữa người vớí người, như một lẽ đương nhiên của đời sống xã hội, nhưng sự giúp đỡ đó chỉ thành CTXH khi nó mang tính chất xã hội, khi nó trở thành một công việc của xã hội, được đảm đương của một cơ quan, một tổ chức mang tính chất xã hội, những giúp đỡ riêng tư, có nhiều tình chất giống như công tác xã hội cũng không thể xem là công tác xã hội.

Thứ hai, CTXH là một hoạt động xã hội mang tính thực tiễn và cụ thể. Nó tác động trực tiếp vào con người với từng cá nhân cụ thể, từng gia đình hay các nhóm xã hội cần được giúp đỡ. Nó không phải là hoạt động thuần túy nghiên cứu quản lý hay chính sách, mặc dù những hoạt động này đều hàm chứa và là cơ sở cho sự vận động trong việc thực hiện công tác xã hội. Nội dung căn bản của công tác xã hội là sự tương tác trực tiếp giữa các cán bộ công tác xã hội với từng cá nhân, con người và nhóm, nhằm thay đổi bản thân họ, làm biến đổi hoàn cảnh của họ theo hướng tiến bộ, trả lại chức năng xã hội cho họ.

Thứ ba, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn nhưng không phải là dạng hoạt động thực tiễn thông thường mà mang tính tổng hợp cao, mang tính phức tạp. Điền này cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam.

Page 25: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Người làm công tác xấ hội phải tiếp xúc, làm việc, trao đổi với rất nhiều kiểu người, từ những người có quyền lực, địa vị cao đến những người bình dân chịu thiệt thòi hay có vấn đề trong xã hội. Nối các tổ chức, các cơ quan, thiết chế xã hội khác nhau.

Thứ tư, cần phân biệt công tác xã hội với những hoạt động khác mà nội dung và mục đích có phần tương tự như công tác xã hội.

Thứ năm, công tác xã hội làm việc trực tiếp với từng cá nhân, nhóm xã hội nhưng không làm thay mà chỉ trợ giúp họ, để họ có thể tự giải quyết những vấn đề của mình, hoặc thuộc phạm vi nhóm, cộng đồng của mình.

Thứ sáu, công tác xã hội không tham vọng giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội, mà công tác xã hội chỉ trực tiếp nhắm vào các vấn đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của con người và nhóm, mà người ta xếp chúng vào một khái niệm chung, đó là phúc lợi (hay an sinh xã hội).

Thứ bảy, qua việc giúp đỡ con người để giải quyết những vấn đề cụ thể của họ, công tác xã hội thực hiện mục tiêu chung của mình là phức lợi xã hội và hạnh phúc chung của mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.

Từ sự phân tích trên từ các định nghĩa công tác xã hội cho thấy đây là một công việc khó khăn, đầy trách nhiệm, nhiều thử thách và phải thật nhiều sáng tạo, đòi hỏi những người làm công tác xã hội phải có những phẩm chất khác với những công việc khác. Có thể nêu lên một số phẩm chất của người cán bộ công tác xã hội:

+ Ham muốn và biết làm việc một cách cụ thể, sáng tạo, thiết thực với mọi người ở mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.

+ Hiểu biêt tốt về xã hội và văn hóa trong đó diễn ra tác động qua lại của công tác xã hội.

+ Nắm vững và thực hiện đúng, sáng tạo các phương pháp, nguyên tắc và kỹ năng trong công tác xã hội.

+ Có kỹ năng giỏi để tiến hành thiết kế, tiến hành và tổng kết một chương trình công tác xã hội.

III. NHỮNG NGUYÊN TAC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘICũng giống như các hoạt động khác, công tác xã hội cũng được tiến hành và

triển khai qua một chương trình nhất định. Ta gọi là những nguyên tắc của công tác xã hội. Có 4 nguyên tắc công tác xã hội sau:

1. Phải thể hiện được mục tiêu cơ bản của công tác xã hội là hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội.

Page 26: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

2. Phải đảm bảo mối quan hệ qua lại bình đẳng giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần được giúp đỡ. Nguyên tắc này cũng giúp ta phân biêt công tác xã hội với những hoạt động từ thiện khác.

3. Trong công tác xã hội cần tin tưởng rằng con người là giá trị tối cao, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, giữa các cá nhân và xã hội là mối quan hệ tương hỗ, có quyền hạn và trách nhiệm đối với nhau. Những vấn nạn của cá nhân là của xã hội và ngược lại, đồng thời chúng ta phải giải quyết cùng theo 2 cách thức chung mang tính toàn xã hội và cách thức riêng phù hợp với từng đối tượng khác nhau của công tác xã hội.

Cá nhân cũng như xã hội đều có khả năng tự biến đổi và phát triển, người làm công tác xã hội là chiếc cầu nốì trong mối liên hệ này, trong quá trình cùng phát triển này. Từ việc giải quyết những vấn đề của cá nhân, nhóm, cộng đồng đến việc ổn định và phát triển xã hội. Tất cả những yếu tố đó có liên quan đến nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên những giá trị tinh thần lớn lao và niềm tin trong xã hội.

4. Công tác xã hội và phương pháp tiến hành của nó phải chấp nhận và tạo sự phù hợp với các nền văn hóa và các khung cảnh xã hội đặc thù của từng địa phương nơi diễn ra công tác xã hội, đồng thời góp phần phát triển những yếu tố văn hóa và hình cảnh ấy.

Từ bốn nguyên tắc trên có thể nêu nên 4 chức năng cơ bản của công tác xã hội:

+ Chức năng trị liệu: điều trị, sửa chữa giải quyết các vấn đề cụ thể nảy sinh trong xã hội.

+ Chức năng phục hồi: giúp đỡ con người cụ thể trở về với cuộc sông bình thường và hòa nhập vào xã hội.

+ Chức năng phòng ngừa: thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc nảy sinh hoặc giảm nhẹ hậu quả của vấn đề.

+ Chức năng biến đổi: phát triển biến đổi và phát triển môi trường, cũng như con người, nhóm người, nâng cao nguồn lực con người.

IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI1. Công tác xã hội với cá nhân,gia đình, nhóm và cộng đồng.Nhóm phương pháp này thể hiện sự khác về đối tượng tác động, dẫn đến sự

khác biệt về phương pháp, kỹ năng thực hành.2. Phỏng vấn,thảo luận, tư vấn.

Page 27: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Nhóm phương pháp này thể hiện các kỹ liên quan đến tác động qua lại giữa người làm công tác xã hội với đôi tượng, làm cho đối tượng tự hiểu mình, phát hiện và nhận diện vấn đề, phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các khẳ năng để cùng nhau giải quyết.

3. Vận dụng các nguồn lực của công xã hội.Các nguồn lực (tài nguyên) là khái niệm rất rộng cần được hiểu cụ thể trong

mỗi nền văn hóa xã hội của mỗi địa phương, quốc gia khác nhau liên quan đến vấn đề tài chính, tổ chức chương trình, cả các phong tục tập quán...

4.Thiết kế thực hiện một công tác xã hộiCần thực hiện một công tác xã hội khi có một thiết kế khoa học về chương

trình, kế hoạch, dự án... và tuân theo các bước sau: phát hiện và nhận diện các vấn đề, nhu cầu, phát triển ý tưởng các mục tiêu công tác. Xác định kế hoạch, phương pháp kỹ thuật cần sử dụng và tìm kiếm các nguồn lực thực hiện

Tóm lại các nội dung hên của công tác xã hội có quan hệ mật thiết vói Chính sách xã hội, đặc biệt ta xem xét nó trong một quốc gia cụ thể, xây dựng Chính sách xã hội không tách rời với phương pháp công tác xã hội, cần nhấn mạnh sự cần thiết liên hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu Chính sách xã hội và công tác xã hội, ngoài ra chúng ta cần chú ý đến sự khác biệt giữa hai lĩnh vực này.

Trong thực tế, ta thấy những nghiên cứu khoa học, kiến nghị hay những ý tưởng khoa học chưa làm thay đổi được thực tế. Để giải quyết được vấn đề xã hội, khoa học xã hội cần và có thể tác động ít nhất qua 2 kênh: Thứ nhất, chuyển tri thức khoa học vào chính sách. Thứ hai, chính sách đó phải được áp dụng, thực thi thông qua công tác xã hội. Nếu tách rời mặt này, rõ ràng trong thực tế như ông bác sĩ chỉ khám mà không chữa bệnh, như những người chỉ nghiên cứu thể dục, thể thao mà không tập tành gì. Nói cách khác để khoa học thực hiện được chức năng xã hội, Chính sách xã hội được “thử lửa” qua thực tiễn cần có một quá trình chuyển giao tri thức và kỹ năng từ nhóm xã hội này sang nóm xã hội khác. Vậy công tác xã hội chính là cái cầu nối giưa khoa học với thực tiễn, giữa Chính sách xã hội với kết quả hoạt động của nó thông qua hoạt động của những nhóm xã hội bằng những phương pháp, cách thức riêng.

Phần VI: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬTI. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CÔNG BANG XÃ HỘI - PHÁP LUẬT

Đây là mối liên hệ cơ bản, xuyên xuốt và bao trùm nhất của Chính sách xã hội. Nhận thức đúng đắn, chính xác và khoa học mối quan hệ này là cơ sở để xác lập, thực hiện đầy đủ những yêu cầu của mốì liên hệ ấy, cũng là điều có ý nghĩa

Page 28: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

phương pháp luận quan trọng có ý nghĩa quyết định thành công và hiệu quả của Chính sách xã hội.

Chính sách xã hội là hệ thống chính sách hướng vào phục vụ con người trong xã hội, nó xuất phát từ chức năng xã hội của nhà nước mà hạt nhân của nó là công bằng xã hội và chỉ đi vào cuộc sống thực sự của con người nhằm phát huy mọi năng lực sáng tạo của cá nhân, con người vì sự phát triển của chính bản thân họ. Tiến trình đó chỉ được thực hiện một cách tích cực nhất, hiêu quả nhất khi được sự hỗ trợ của pháp luật

Chính sách xã hội là chính sách của nhà nước mà nguyên tắc cơ bản của nó là công bằng xã hội, nó biểu hiện giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời được coi là thước đo của trình độ văn minh xã hội. Giải quyết các vấn đề Chính sách xã hội đã trở thành nhân tố quyết định đến sự phát triển xã hội. Ở nước ta trong công trình xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đã khẳng định Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chính sách xã hội là mảng công tác xã hội rộng lớn, nó liên quan trước hết đến lợi ích và những quyền cơ bản của cá nhân con người trong sinh hoạt và hoạt động xã hội, đến tự do và những lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có quyền được lao động, học tập, nghỉ ngơi, giải trí, bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, tôn giáo, tín ngưỡng, quyền chống các tệ nạn xã hội. Hệ thống chính sách của nhà nước hướng vào thực hiện những vấn đề đó một cách hiệu quả nhất biểu hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội, đồng thời giải quyết tất những nhiệm vụ đó góp phần thiết thực vào việc ổn định và phất triển xã hội bền vững

Trong khi đó pháp luật là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời là công cụ hữu hiệu đối với nhiệm vụ quản lý xã hội cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. Đời sống của pháp luật gắn bó với đời sống xã hội bằng mối quan hệ mật thiết với đời sông lao động, nghỉ ngơi; học tập và an sinh xã hội. Xã hội học và Chính sách xã hội là công cụ hết sức quan trọng trong việc tham gia vào quản lý các quá trình đó. Còn pháp luật lại là hiện tượng xã hội góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội và các vấn đề xã hội.

Chính sách xã hội được cụ thể hóa bằng pháp luật, thể hiện qua những đường lối, chủ trương, biện pháp để giải quyết các “vấn đề xã hội” dựa trên chững tư tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất của chế độ - xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của công bằng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn nhu cầu ngày

Page 29: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

càng tăng về vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong xã hội. Luật học và xã hội học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hoạch định các chính sách xã hội và đưa các chính sách đó vầo cuộc sống hiện thực, bản thân hai môn học này cũng có vai trò rất lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, Chính sách xã hội để công dân thực hiện đúng và đầy đủ những tinh thần và pháp luật. Chính sách xã hội — Công bằng xã hội - Pháp luật là mối liên hệ cơ bản xuyên suốt và bao trùm nhất trong chính sách xã hội. Nhận thức đúng đắn, chính xác mối quan hệ đó, xác lập thực hiện yêu cầu mối quan hệ đó là điều có ý nghĩa pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của Chính sách xã hội

II PHÁP LUẬT VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Chính sách xã hội là sự thể hiện và nhằm thực hiện chức năng xã hội của nhà nước Chính sách xã hội là tổng hợp những phương hướng cơ bản, những nguyên tắc chủ yếu và những biện pháp lớn của nhà nước nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội theo hướng xác lập và đảm bảo sự công bằng xã hội, bảo đảm tính được tôn trọng và được bảo vệ của công dân trong xã hội hiện đại. Cũng như các hệ thống Chính sách khác của nhà nước- Chính sách xã hội chỉ có thể được thực hiện đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, khoa học và chặt chẽ, chính xác nhất khi được xác lập dưới một hình thức luật nhất định và bảo đảm được thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp, nhà nước sử dụng pháp luật như một công cụ không thể thay thế để quản lý các vấn đề xã hội, từ đó đưa ra Chính sách xã hội áp dụng vào cuộc sống.

Pháp luật được coi là hình thức quan trọng nhất để thể hiện chính sách của nhà nước, củng cố các đạo luật, các văn bản, những phương hướng, nguyên tắc nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, hướng tới sự công bằng và ổn định xã hội. Những nguyên tắc, phương hướng này là cơ sở để xây dựng Chính sách xã hội,làm cho Chính sách xã hội đi đúng hướng, chặt chẽ và khoa học.

Công bằng xã hội là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với chế độ xã hội ta. Xã hội dân chủ, song để thực hiện công bằng xã hội, trước hết cần phải giải quyết một loạt những vấn đề cơ bản trước hết là quyền cá nhân, con người, đến những vấn đề cơ bản khác như xóa đói giảm nghèo, thất nghiệp rủi ro, bệnh tật, tệ nạn xã hội, thủ tiêu sự bất bình đẳng, đặc quyền đặc lợi.v.v

Trong việc thực hiện những nhiệm vụ trên, để hướng tới công bằng xã hội, pháp luật đóng vai trò cơ bản, định hướng cho Chính sách xã hội.

Page 30: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính sách xã hội là tạo ra những điều kiện bình thường trong đời sống hằng ngày của con người trong hoạt động sống như: ăn, ở, đi lại, học tập chăm sóc y tế... Ớ đây cần xây dựng một hệ thống các đảm bảo xã hội nhằm mang lại cho mọi công dân một sự bảo vệ nhất định tức là áp dụng các biện pháp nhà nước khác nhau để đáp ứng những nhu cầu của con người về lao động, học tập, nghỉ ngơi trong một môi trường xã hội lành mạnh.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên một cách hiệu quả, rõ ràng cần phải giải quyết một loạt các vấn đề trước hết từ pháp luật. Đó chính là việc đảm bảo các quyền của công dân trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội... một cách đồng bộ để tạo ra một cơ sở pháp lý phù hợp đem lại những giá trị thực sự cho công bằng xã hội.

Ngược lại Chính sách xã hội cũng phải xây dựng được một hệ thống, cơ cấu đảm bảo xã hội có hiệu lực nhờ sự giúp đỡ tích cực của pháp luật, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm làm cho chính sách xã hội đảm bảo được mục đích đã đề ra, những nội dung trong quá trình thực hiện đẫm bảo được tính nhân văn, tính hiệu quả của Chính sách xã hội, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của xã hội cũng như khơi dậy được mọi tiềm năng sáng tạo của cá nhân, con người, vì hạnh phúc của con người.

Như vậy Chính sách xã hội với tư cách là hệ thống chính sách của nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước. Mà nguyên tắc cơ bản của nó là công bằng xã hội vào cuộc sống vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người khi được định hướng và trợ giúp tích cực của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. J. Andersen, “ Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong tiến trình phát

triển”, Tạp chí Xã hội học, số 1.1993.3. Bùi Thế Cường. “Tệ nạn xã hội, xã hội học và công tác xã hội”, Tạp chí Xã

hội học và công tác xã hội, số 1. 1992.3. Bùi Thế Cường “Về công tác xã hội”,Tạp chí xã hội học, tháng 1.19934. Bùi Thế Cường, “Chính sách xã hội công tác xã hội ở Việt nam thập niên

90”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 2002.5. Công ty ADUKI, “Vấnđề người nghèo ở Việt Nam", Nxb. Chính trị Quốc gia.

Hà nội, 1996.6. Đảng Cộng sản Việt Nam, " Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ VI”, Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1987.

Page 31: Chuyên Đề Chính Sách Xã Hội (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/863.ChuyenDeChinhSachXaHoi.d…  · Web view1. Thuật ngữ chính sách xã hội (social policy)

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2006.

8. Nguyễn Thị Oanh, “Phát triển cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 1995

9 . Tổng cục Thống kê, “Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu”, Nxb. Thống kê, Hà nội, 1998.

10. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, “ Người cao tuổi và an ninh xã hội”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 1994.

11. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, “Chính sách xã hội và những vấn đề pháp lý”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 1994.

12. Tương Lai (chủ biên), “Xã hội học từ nhiều hướng tiếp cận”, Nxb. Khoa xã hội, Hà nội, 1994.