138
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies www.vbsp.org.vn CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng] (Phê duyệt theo Quyết định số 247/QĐ-NHCS Ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Tổng Giám đốc NHCSXH) D Á N P HÁT T RIỂN N GÀNH L ÂM N GHIỆP F OREST S ECTOR D EVELOPMENT P ROJECT

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIVietnam Bank for Social Policies

www.vbsp.org.vn

CẨM NANG TÍN DỤNGCredit Manual

[Dùng cho vay hộ trồng rừng]

(Phê duyệt theo Quyết định số 247/QĐ-NHCS Ngày 25 tháng 01 năm 2013 của Tổng Giám đốc NHCSXH)

DỰ ÁN PHÁ T TRI ỂN NGÀ NH LÂM NGH IỆ P

F O R E S T S E C T O R D E V E L O P M E N T P R O J E C T

Tháng 01/2013

Page 2: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Lời nói đầu

Cẩm nang Tín dụng (năm 2013) để thực hiện cho vay Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Dự án) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ theo Hiệp định Tín dụng số 3953-VN ký ngày 04/04/2005, Hiệp định tài trợ bổ sung số 5070-VN ký ngày 15/6/2012.Theo các Hiệp định trên, Bộ Tài chính và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã ký Hiệp định vay phụ ngày 28/04/2005 và Hiệp định vay phụ cho Tài trợ bổ sung ngày 26/11/2012.

Cẩm nang Tín dụng 2013 được xây dựng trên cơ sở: các văn bản Dự án và quy định cho vay hiện hành của NHCSXH và được chỉnh sửa trên cơ sở Cẩm nang Tín dụng ban hành theo Quyết định số 2786/QĐ-NHCS ngày 07/10/2008 của Tổng Giám đốc NHCSXH và các văn bản liên quan.

Cẩm nang Tín dụng ngoài các quy định, hướng dẫn cụ thể còn có phần phụ lục tham khảo cho quá trình cho vay theo Dự án.

Cẩm nang Tín dụng có thể được chỉnh sửa khi cần thiết tùy điều kiện thực tế của Dự án. Các ý kiến tham gia về nội dung Cẩm nang Tín dụng trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Hội Sở chính NHCSXH.

Ngân hàng Chính sách xã hội

2

Page 3: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNGCHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Số: 247/QĐ-NHCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Cẩm nang Tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội dùng cho

vay hộ trồng rừng trong Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp_________________

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;

Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 3953-VN ký ngày 4/4/2005 và Hiệp định Tài trợ bổ sung số 5070-VN giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, ký ngày 15/6/2012;

Căn cứ Hiệp định vay phụ số 3953-VN ký ngày 28/4/2005 và Hiệp định vay phụ số 5070-VN ký ngày 26/11/2012 cho Khoản tài trợ bổ sung giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Chính sách xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Ban Tín dụng học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác,

QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt Cẩm nang Tín dụng (năm 2013) của Ngân hàng Chính

sách xã hội dùng cho vay hộ trồng rừng trong Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp vay vốn Ngân hàng Thế giới.

Điều 2. Cẩm nang Tín dụng (năm 2013) có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế cho Cẩm nang Tín dụng ban hành theo Quyết định số 2786/QĐ-NHCS ngày 07/10/2008. Những quy định trong các văn bản khác trái với nội dung Cẩm nang Tín dụng này cũng hết hiệu lực thi hành. Đối với Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn đã ký trước ngày Cẩm nang Tín dụng (năm 2013) có hiệu lực thi hành thì việc quản lý, giải ngân cho vay và thu hồi nợ được thực hiện theo nội dung đã ký đến khi thu hồi hết khoản nợ này.

Điều 3. Giám đốc: Ban Quản lý dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, các Ban tại Hội sở chính, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đào tạo, Sở Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội; chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hoá và Nghệ An chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

Nơi nhận: - Chủ tịch HĐQT (để báo cáo); - Ban Tổng giám đốc;- Kế toán trưởng;- Trưởng Ban Kiểm soát HĐQT; - BQL các DALN - Dự án WB3, Bộ NN&PTNT; - Như Điều 3;

KT. TỔNG GIÁM ĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Đã ký

Page 4: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

- Lưu: VT, TDSV. Nguyễn Văn LýCÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLDA Ban quản lý Dự án

Dự án Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

EUR Đồng Ơ Rô

FRR Tỷ lệ hoàn vốn tài chính

FSDP Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

Hội/Tổ chức hội Tổ chức Chính trị - xã hội

IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

PGD Phòng giao dịch

Tổ/Tổ TK&VV Tổ Tiết kiệm & Vay vốn

UBND Ủy ban Nhân dân

USD Đôla Mỹ

WB Ngân hàng Thế giới

4

Page 5: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

MỤC LỤC

1. A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.................................................................................................7

2. B. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG..........................................................................................8

3. C. CÁC BÊN LIÊN QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH CHO VAY...............................14

4. D. TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN.................................................................................16

5. E. BẢO ĐẢM TIỀN VAY...............................................................................................16

6. G. UỶ THÁC CHO VAY QUA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.............................17

7. H. CÁC BƯỚC CHO VAY.............................................................................................17

8. J. CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN...............................21

9. K. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN...........................................................................................21

10. L. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT..........................................................................................24

11. M. QUẢN LÝ RỦI RO....................................................................................................25

12. N. MẪU BIỂU CHO VAY..............................................................................................26

13. O. BÁO CÁO...................................................................................................................45

14. R. TỔNG QUAN DỰ ÁN...............................................................................................56

15. S. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT........................................61

5

Page 6: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

DANH MỤC MẪU BIỂU CHO VAY THAY THẾ, BỔ SUNGTrong cẩm nang tín dụng Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

\ư\

TT Sử dụng mẫu mới Thay thế mẫu cũTên mẫu Ký hiệu Tên mẫu Ký hiệu

1 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay 01/TD Giấy đề nghị vay vốn kiêm

phương án trồng rừng 01/FSDP

2 Báo cáo thẩm định, tái thẩm định 02/FSDP

3 Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH 03/TD

4 Thông báo phê duyệt cho vay 04/TD5 Khế ước nhận nợ 05a/FSDP

6 Sổ vay vốn Thay nội dung Khế ước nhận nợ trên mẫu 05b/FSDP

7 Cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay 05C/TD

Thay nội dung cam kết bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay trên mẫu 05b/FSDP

8 Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay 06/TD9 Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ 08/TD10 Giấy đề nghị gia hạn nợ 09/TD

11 Biên bản họp tổ Tiết kiệm và vay vốn V/v…………………….. 10/TD

12 Hợp đồng uỷ nhiệm giữa NHCSXH với tổ TK&VV V/v…… 11/TD

13Bảng kê thu lãi - thu tiền gửi tiết kiệm - thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiệm và chi trả hoa hồng

12/TD Bảng kê các khoản thu 12/TD

14Bảng kê lãi phải thu - Lãi thực thu - Tiền gửi tiết kiệm - Thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiệm

13/TD

15 Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn 14/TD

16 Danh sách đối chiếu dư nợ vay 15/TD17 Giấy biên nhận 18/TD18 Giấy uỷ quyền 19/TD

19 Sao kê Kế hoạch Khế ước đến hạn trả gốc 22a/FSDP Tổng hợp nhu cầu vốn trồng

rừng từ các đơn vị thực hiện dự án (dùng cho NHCSXH huyện, tỉnh)

22/FSDP20 Tổng hợp sao kê kế hoạch nợ gốc

đến hạn trả 22b/FSDP

21 Sao kê Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn (dùng cho NHCSXH huyện) 23/FSDP

22 Tổng hợp sao kê Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn (dùng cho NHCSXH tỉnh) 24/FSDP

23 Đơn xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng trồng 25/FSDP

Trong đó: Các mẫu biểu 01/TD, 03/TD, 04/TD, 06/TD, 08/TD, 09/TD, 10/TD, 11/TD, 12/TD, 13/TD, 14/TD, 15/TD và Sổ vay vốn được dùng theo mẫu của chương trình cho vay hộ nghèo hiện hành của NHCSXH.

6

Page 7: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Các từ ngữ dùng trong Cẩm nang Tín dụng này được hiểu như sau:

Hộ trồng rừng tham gia dự án là hộ gia đình có thành viên trong gia đình đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp mà thửa đất này được quy hoạch là đất trồng rừng dự án, đồng thời có đăng ký tham gia dự án;

Cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án là cho vay bằng nguồn vốn rút từ tài khoản đặc biệt của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao. Cho vay bằng nguồn vốn Dự án được thực hiện cho đến khi hoàn thành rút hết vốn theo Hiệp định từ Ngân hàng thế giới.

Cho vay bằng nguồn vốn quay vòng là sử dụng nguồn vốn thu hồi nợ để tiếp tục cho vay các hộ trồng rừng theo quy định của Dự án trong phạm vi kế hoạch dư nợ được giao. Cho vay quay vòng được thực hiện khi Tổng giám đốc chưa thông báo giảm dư nợ để trả nợ Bộ Tài chính hoặc khi có thông báo giảm dư nợ để trả Bộ Tài chính nhưng số thu nợ vượt số thông báo kế hoạch giảm dư nợ. Việc cho vay bằng nguồn vốn quay vòng do NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào kế hoạch thu nợ để tự cân đối dư nợ với chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

Khách hàng vay là các hộ gia đình tham gia trồng rừng Dự án có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Cẩm nang Tín dụng Dự án;

Bảo đảm tiền vay là việc NHCSXH áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay;

Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên thế chấp và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.

Bên nhận bảo đảm là NHCSXH nơi cho vay;

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm;

Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.

Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.

Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với NHCSXH bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) được ghi trong Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn mà khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

- Tài sản được hình thành từ vốn vay

- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

7

Page 8: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

B. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

I. Khái quát chính sách tín dụngChính sách tín dụng đề cập trong Cẩm nang Tín dụng là những quy định chung nhất, mang

tính nguyên tắc, khi NHCSXH thực hiện cho vay tới khách hàng theo Dự án.

II. Chính sách cho vay1. Khách hàng mục tiêu

NHCSXH cho vay tới các Hộ gia đình tham gia trồng, chăm sóc rừng trồng của Dự án;

2. Nguyên tắc cho vay

Người vay phải đảm bảo:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;

Hoàn trả nợ vay [gốc, lãi] đủ và đúng hạn theo Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.

3. Địa bàn thực hiện trồng rừng Dự án

Địa bàn thực hiện trồng rừng Dự án là diện tích được quy hoạch và thiết kế để trồng rừng tại những xã tham gia thực hiện Dự án thuộc 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Nghệ An.

Danh sách xã và huyện thực hiện trồng rừng Dự án sẽ do Tổng giám đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.

4. Tổng nguồn vốn tín dụng thực hiện Dự án

Nguồn vốn thực hiện Dự án bao gồm 2 khoản:

4.1. Khoản tài trợ vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 28/4/2005.

Tổng số khoảng 32,71 triệu USD (tương đương 22.600.000 SDR), được rút vốn đến ngày 27/2/2013, thực hiện dự án tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi (trừ huyện Bình Sơn), Bình Định (trừ huyện Hoài Ân) và Thừa Thiên Huế

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính theo 25 kỳ bán niên bằng nhau (4% số gốc) vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2012 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2024.

4.2. Khoản tài trợ bổ sung vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 26/11/2012.

Tổng số khoảng 11,85 triệu USD (tương đương 7.750.000 SDR) được rút vốn đến ngày 31/3/2015, thực hiện dự án tại 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá và Nghệ An.

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2017 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2036.

5. Tỷ lệ vốn tự có tham gia của người vay

Trong mọi trường hợp:

Phần tham gia của người vay: tối thiểu 25% chi phí của phương án sử dụng vốn dưới các hình thức: bằng tiền, hiện vật hoặc nhân công;

NHCSXH cho vay: tối đa 75% chi phí của mỗi phương án sử dụng vốn.

8

Page 9: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

6. Mục đích sử dụng vốn vay

Khi quyết định cho vay, NHCSXH cho vay cần xem xét mục đích vay vốn.

Về nguyên tắc: mục đích vay vốn phải là hợp pháp và phù hợp với thực tiễn trồng rừng Dự án.

Mục đích vay vốn phải phù hợp với mục tiêu của Dự án, cụ thể:

Trang trải các chi phí trồng mới kết hợp chăm sóc hoặc tiếp tục quá trình trồng, chăm sóc rừng trồng như: cây giống, phân bón, nhân công, công cụ lao động, vận chuyển (cây giống, phân bón);

Trang trải các chi phí khác liên quan phục vụ cho việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng, như: thuốc trừ sâu bệnh, nhân công chăm sóc và bảo vệ, khai thác, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.

7. Mức cho vay

Mức cho vay đối với mỗi phương án sử dụng vốn được căn cứ:

Nhu cầu vay vốn của người vay (tối đa 75% chi phí trồng rừng);

Mô hình trồng rừng;

Đối tượng vay vốn cụ thể;

Khả năng trả nợ của người vay;

Mức cho vay tối đa một ha để trồng mới đối với từng loại cây trồng sẽ do Tổng giám đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.

Hiện nay mức cho vay tối đa được quy định như sau:

- Đối với mô hình 01, 04 (Mô hình rừng trồng cây mọc nhanh và những loài cây lâm sản ngoài gỗ luân kỳ ngắn, sản lượng trung bình), mức trần cho vay là 20 triệu đồng/ ha;

- Đối với mô hình 02, 03, 04 (Mô hình rừng trồng cây gỗ lớn và những loài cây lâm sản ngoài gỗ (Luân kỳ dài, sản lượng cao), mức trần cho vay là 25 triệu đồng/ ha;

- Đối với mô hình chuyển đổi từ mô hình 01 thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (Luân kỳ dài, sản lượng cao), cho vay bổ sung 10 triệu đồng/ ha.

- Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo mức cho vay đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn

Diện tích tối đa của một hộ tham gia trồng rừng được vay vốn dự án sẽ do Tổng giám đốc thông báo từng thời kỳ. Diện tích tối đa hiện nay được quy định là 10 ha/hộ.

8. Điều kiện để được vay vốn

NHCSXH xem xét cho vay khi người đề nghị vay vốn có đủ điều kiện sau:

Thuộc khách hàng mục tiêu (xem phần “Khách hàng mục tiêu”);

Có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;

Cư trú hợp pháp tại xã thực hiện Dự án (là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã xác nhận);

Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (cấp mới lần đầu hoặc đã được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng sau khi nhận chuyển nhượng) đối với diện tích đất sẽ trồng hoặc chăm sóc rừng sản xuất bằng vốn vay;

9

Page 10: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Mục đích vay vốn phù hợp với quy định của dự án;

Có khả năng tài chính để chi trả khoản nợ trong thời gian cam kết. Không có nợ quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khó đòi tại NHCSXH nơi cho vay;

Có vốn tự có tham gia (xem phần “Tỷ lệ vốn tự có tham gia của người vay”);

Phương án vay vốn khả thi, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Việc trồng, chăm sóc rừng phù hợp với thiết kế trồng rừng của Dự án về địa điểm, mô hình, kỹ thuật,…;

Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và theo văn bản hướng dẫn hiện hành của NHCSXH.

Đối với trường hợp vay vốn để tiếp tục trồng, chăm sóc rừng đã được trồng trước đây hoặc rừng đã nhận chuyển nhượng thì diện tích rừng đã trồng trước đây đã được nghiệm thu bởi Ban quản lý dự án huyện.

Đối với trường hợp hộ đã tham gia trồng rừng, nhưng rừng đã khai thác nay tiếp tục có nhu cầu vay vốn để trồng tiếp trên diện tích đó thì người vay có thêm điều kiện:

- Thực hiện trả nợ (lãi, hoặc gốc + lãi) đúng kỳ hạn đã cam kết ghi trên Sổ vay vốn hoặc khế ước nhận nợ;

- Dư nợ cũ và số vốn xin vay tiếp không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định hiện hành của Tổng giám đốc NHCSXH đối với Dự án PTNLN.

Đối với trường hợp hộ đã trồng rừng sản xuất gỗ ván dăm hiện tại (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ để chuyển thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (luân kỳ dài 15 năm) được xem xét cho vay bổ sung với tổng thời hạn cho vay tối đa là 15 năm, việc xem xét cho vay khi người vay có thêm các điều kiện sau:

- Đơn xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng trồng (Mẫu số 25/FSDP);

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định, phê duyệt.

9. Thời hạn cho vay: Trong mọi trường hợp, thời hạn cho vay không được quá 15 năm. NHCSXH nơi cho vay quyết định thời hạn cho vay dựa trên tiêu chí sau:

Mục đích và đối tượng vay vốn, chu kỳ trồng rừng của từng mô hình;

Khả năng trả nợ của người vay;

Thời hạn được sử dụng đất lâm nghiệp còn lại;

Hạn trả nợ cuối cùng:

Hạn trả nợ cuối cùng không quá ngày 30 tháng 9 năm 2024 đối với khoản vay bằng nguồn tài trợ theo Hiệp định 3953-VN (4 tỉnh thực hiện dự án Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế).

Hạn trả nợ cuối cùng không quá ngày 15 tháng 11 năm 2036 đối với khoản vay bằng nguồn tài trợ theo Hiệp định 5070-VN.

Thời gian ân hạn:

Phụ thuộc chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng;

Tối đa không quá 5 năm;

Trong thời gian ân hạn, người vay chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.

Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo thời gian ân hạn đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn

10

Page 11: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Định kỳ hạn trả nợ:

NHCSXH nơi cho vay và người vay thoả thuận định kỳ hạn trả nợ gốc làm nhiều lần: có thể 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần (sau khi đã hết thời gian ân hạn).

10. Các loại cho vay

Khoản vay ngắn hạn là khoản vay với thời hạn đến 12 tháng;

Khoản vay trung hạn là khoản vay với thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng;

Khoản vay dài hạn là khoản vay với thời hạn trên 60 tháng.

11. Lãi suất cho vay

11.1. Cơ sở quyết định lãi suất cho vay:

Các quy định trong Hiệp định đã ký;

Không thấp hơn lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH, trường hợp Chính phủ có quyết định thay đổi mức lãi suất cho vay hộ nghèo thì lãi suất cho vay của NHCSXH đến các hộ trồng rừng sẽ thay đổi tương ứng;

Phải trang trải đủ chi phí hoạt động của NHCSXH khi thực hiện Dự án, trả lãi nguồn vốn vay lại từ Bộ Tài chính và dự phòng rủi ro tín dụng;

11.2. Thẩm quyền ban hành lãi suất cho vay:

Trên cơ sở quy định lãi suất như trên, Tổng giám đốc NHCSXH sẽ thông báo lãi suất cho vay từng thời kỳ.

11.3. Mức lãi suất cho vay hiện nay:

Mức lãi suất cho vay hiện tại là 0,65%/tháng;

Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo lãi suất đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn

Lãi suất nợ quá hạn: bằng 150% của lãi suất cho vay trong hạn.

11.4. Trả lãi tiền vay:

Lãi tiền vay được trả theo định kỳ tháng.

12. Phương thức cho vay

NHCSXH cho vay trực tiếp đến người vay;

NHCSXH cho vay trực tiếp đến người vay nhưng có ủy thác 1 số công việc cho bốn tổ chức chính trị - xã hội và người vay tham gia Tổ TK&VV. Bốn Tổ chức chính trị - xã hội là: Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

13. Kế hoạch giải ngân

13.1. Trường hợp vay để trồng mới rừng:

Số tiền cho vay sẽ được giải ngân trong 2 năm đầu của quá trình trồng rừng với tỷ lệ các năm như sau:

- Lần thứ nhất: tối đa 50%;

- Lần thứ hai: số tiền duyệt cho vay còn lại.

13.2. Trường hợp vay vốn để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng trồng (chỉ xem xét trong vòng 2 năm đầu của quá trình trồng rừng):

11

Page 12: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Số tiền cho vay được giải ngân làm một hoặc hai lần trên cơ sở: số năm còn lại của quá trình trồng rừng [ví dụ: năm đầu trồng rừng (2007) chưa có nhu cầu vay hoặc chưa vay, vào năm trồng rừng thứ hai (2008) người trồng rừng mới đề nghị vay để thực hiện tiếp quá trình trồng và chăm sóc: trường hợp này chỉ giải ngân 1 lần, số tiền cho vay được giải ngân tương ứng với số tiền giải ngân quy định tại tiết 13.1 điểm 13 mục này và tổng số tiền phê duyệt cho vay tối đa bằng 50% mức cho vay tối đa theo quy định đối với 1 ha, theo quy định tại điểm 7 mục này.

13.3. Trường hợp cho vay vốn bổ sung đối với mô hình chuyển đổi: Số tiền cho vay sẽ được giải ngân thành 2 lần:

- Giải ngân lần 01: 50% số vốn vay khi hoàn thành hồ sơ

- Giải ngân lần 02: số vốn còn lại sau khi được nghiệm thu việc tỉa thưa rừng trồng.

14. Điều kiện giải ngân

14.1. NHCSXH chỉ thực hiện giải ngân cho người vay vốn khi các điều kiện sau được thỏa mãn:

NHCSXH nơi cho vay và người vay đã ký khế ước nhận nợ, sổ vay vốn;

Đã hoàn thành các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định;

Rừng trồng đã được nghiệm thu bởi Ban quản lý dự án huyện trước khi giải ngân lần thứ hai (đối với cho vay để trồng mới) hoặc đã được nghiệm thu việc tỉa thưa rừng trồng bởi Ban quản lý dự án huyện (đối với cho vay bổ sung với mô hình chuyển đổi) hoặc lần giải ngân đầu tiên (đối với cho vay rừng đã trồng);

Tại thời điểm giải ngân không có nợ quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khó đòi tại NHCSXH nơi cho vay;

Giải ngân lần thứ 2 (đối với cho vay để trồng mới), người vay phải xuất trình cho NHCSXH nơi cho vay giấy tờ chứng minh đã mua cây giống của các đơn vị cung cấp cây giống hợp pháp được dự án chấp nhận, ngân hàng nơi cho vay phô tô 01 liên để lưu vào hồ sơ cho vay.

14.2. Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện giải ngân nêu trên hoặc NHCSXH nơi cho vay phát hiện người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả thì NHCSXH:

Không tiếp tục giải ngân cho đến khi người vay đáp ứng được các yêu cầu giải ngân;

Trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích NHCSXH ngừng cho vay và thu hồi nợ cho vay trước hạn hoặc chuyển dư nợ của người vay sang nợ quá hạn.

15. Thông báo chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn

Trong giai đoạn rút vốn từ Ngân hàng thế giới để triển khai Dự án, hàng năm, căn cứ kế hoạch trồng rừng được Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) phê duyệt, Tổng giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ làm cơ sở để các chi nhánh NHCSXH triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, tùy thuộc tiến độ thực hiện trên thực tế và nhu cầu vay vốn của khách hàng, chi nhánh NHCSXH nơi cho vay có thể lập kế hoạch bổ sung, điều chỉnh trình Tổng giám đốc phê duyệt.

NHCSXH nơi cho vay được sử dụng nguồn vốn thu hồi nợ để tiếp tục cho vay các hộ trồng rừng theo quy định của Dự án trong phạm vi kế hoạch dư nợ được giao. Việc giải ngân bằng nguồn vốn quay vòng, NHCSXH nơi cho vay không phải sao kê sau giải ngân gửi ngân hàng cấp trên như trường hợp cho vay tăng trưởng vốn mới.

Khi đến thời kỳ trả nợ gốc vốn vay cho Bộ Tài chính, hàng năm, căn cứ lịch trả nợ gốc vốn vay Bộ Tài chính và tổng hợp sao kê kế hoạch nợ gốc đến hạn trả trong năm kế hoạch của các

12

Page 13: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện dự án, Ban quản lý Dự án lập kế hoạch giảm chỉ tiêu dư nợ từng chi nhánh trình Tổng giám đốc. Căn cứ chỉ tiêu giảm dư nợ được Tổng giám đốc giao và sao kê nợ đến hạn trong năm kế hoạch của các huyện thực hiện dự án, NHCSXH tỉnh thông báo chỉ tiêu giảm dư nợ cho từng huyện để có kế hoạch thực hiện thu hồi và giảm dư nợ cho vay tương ứng.

16. Chu trình luân chuyển vốn Dự án

(1) Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao và nhu cầu vay vốn trồng rừng sản xuất của khách hàng trên địa bàn, NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn vốn tại đơn vị để giải ngân cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án, trường hợp không đủ vốn để giải ngân, đơn vị lập điện báo đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn để kịp thời giải ngân.

(2) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày giải ngân vốn vay cho khách hàng (giải ngân bằng nguồn vốn mới của Dự án), NHCSXH nơi cho vay lập sao kê giải ngân gửi chi nhánh NHCSXH tỉnh. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được sao kê giải ngân của NHCSXH nơi cho vay, chi nhánh NHCSXH tỉnh tổng hợp sao kê trong toàn tỉnh gửi Ban Quản lý Dự án.

(3) Căn cứ tổng hợp sao kê giải ngân từ các tỉnh, Ban quản lý Dự án làm thủ tục rút vốn từ tài khoản đặc biệt chuyển tới Sở giao dịch số tiền đã giải ngân, đồng thời gửi Bảng Tổng hợp sao kê các khoản đã giải ngân đến WB và Bộ Tài chính để làm thủ tục rút vốn từ WB bổ sung vào tài khoản đặc biệt của NHCSXH.

(4) Thu hồi nợ gốc cho vay khi đến hạn;

(5) NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn để tiếp tục cho vay quay vòng trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao.

(6) Khi được giao giảm chỉ tiêu kế hoạch dư nợ để thu hồi vốn trả Bộ Tài chính, NHCSXH nơi cho vay thu hồi nợ để thực hiện giảm dư nợ theo chỉ tiêu dư nợ được giao. Khi thu hồi nợ giảm chỉ tiêu kế hoạch, NHCSXH nơi cho vay được sử dụng vốn thu nợ để cân đối vốn hoạt động tại đơn vị, nếu vượt định mức Quỹ an toàn chi trả được giao thì điều chuyển vốn về NHCSXH cấp trên theo quy đinh.

(7) Hội sở chính NHCSXH cân đối nguồn vốn hoạt động để hoàn trả nợ vay Ngân hàng Thế giới cho Bộ Tài chính theo quy định trong Thỏa thuận vay vốn phụ.

13

Page 14: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

16. Địa điểm giải ngân, thu nợ, thu lãi

Việc tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác theo nguyên tắc:

- Đối với hộ vay trực tiếp: việc giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Ngân hàng nơi cho vay hoặc tại Điểm giao dịch theo Thông báo của NHCSXH nơi cho vay;

- Đối với hộ gia đình vay vốn thông qua Tổ TK&VV thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Điểm giao dịch.

- Trường hợp người vay không trực tiếp nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vay. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật (khi ủy quyền phải có xác nhận của UBND xã trên mẫu số 19/TD).

C. CÁC BÊN LIÊN QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH CHO VAY

1. NHCSXH nơi cho vay

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn;

Kiểm tra, thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định tại Khoản 8 Mục B (trực tiếp, phối hợp với Tổ TK&VV, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tại địa phương) để phê duyệt giải ngân;

14

Ngân hàng Thế giới Bộ Tài chính

(1) (2)

(1) (4)

(6)

(5)

(1) (4) (5)

(6)(1) (2)

(1) (2) (6)

Hội sở chính NHCSXH

Chi nhánh NHCSXH tỉnh

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện

Khách hàng vay vốn

(6)(1) (2)

(3) (7)

Page 15: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Trực tiếp giải ngân, thu nợ gốc và lãi (thu lãi có thể thu trực tiếp hoặc ủy nhiệm cho Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện);

Kiểm tra sử dụng vốn vay (độc lập hoặc phối hợp với các bên liên quan);

2. Người vay

Tham gia Tổ TK&VV (trường hợp tham gia Tổ TK&VV);

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định;

Cung cấp thông tin và phối hợp với các bên có liên quan: NHCSXH, Ban quản lý dự án huyện,…;

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả;

Trả lãi, trả nợ đủ và đúng hạn.

3. Ủy ban Nhân dân xã

Chấp thuận cho Tổ TK&VV được phép hoạt động;

Xác nhận cho người vay về các nội dung sau:

- Đang cư trú hợp pháp tại xã;

- Tham gia vào Dự án;

- Chấp hành tốt các quy định của pháp luật tại địa phương, không mắc các tệ nạn xã hội.

- Các trường hợp xác nhận khác khi người vay đề nghị được gia hạn nợ, định lại kỳ hạn nợ và xử lý nợ bị rủi ro theo quy định.

4. Ban quản lý dự án huyện

Phối hợp và hỗ trợ NHCSXH nơi cho vay trong việc thẩm định, kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn của người vay;

Chủ trì, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của Tổ công tác dự án xã và cán bộ khuyến nông/lâm tiến hành kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và đề xuất cho những lần giải ngân tiếp theo. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện trước khi giải ngân 1 tháng, tùy thuộc vào tiến độ giải ngân của NHCSXH, kết quả kiểm tra sẽ được chuyển cho NHCSXH nơi cho vay.

Cung cấp kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng hoặc Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng.

Ban quản lý dự án huyện xác nhận trên Giấy đề nghị vay vốn cho người vay về nội dung sau: Phương án sử dụng vốn vay của từng hộ là phù hợp với quy định và thiết kế kỹ thuật trồng rừng của Dự án hoặc phù hợp với Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng.

5. Tổ công tác Dự án xã

Hỗ trợ các hộ gia đình lập hồ sơ vay vốn;

Giúp hộ gia đình: mua vật tư đầu vào, cây giống, tiếp thị sản phẩm;

Phối hợp với cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án huyện thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và đề xuất cho những lần giải ngân tiếp theo.

6. Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác

Thực hiện một số khâu trong quá trình cho vay theo Dự án tùy theo Hợp đồng ủy thác cho vay cụ thể ký giữa NHCSXH và tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

15

Page 16: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

D. TỔ TIẾT KIỆM & VAY VỐN

Việc thành lập và hoạt động của Tổ TK&VV thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

E. BẢO ĐẢM TIỀN VAY

1. Tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm khi vay vốn dự án, gồm:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp;

Tài sản hình thành trong tương lai là cây rừng các loại và các sản phẩm, hoa lợi khác gắn liền với đất lâm nghiệp được giao;

Trường hợp hai loại tài sản trên không đủ giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay khách hàng có thể dùng bổ sung tài sản khác của mình hoặc được người khác thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để khi vay vốn.

2. Các trường hợp người vay không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản: là các trường hợp người vay tham gia Tổ TK&VV và đề nghị vay đến 30 triệu đồng.

Đối với các trường hợp này khách hàng phải:

Giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho NHCSXH giữ trong suốt thời gian còn nợ vay NHCSXH theo Dự án

Cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm trả nợ vay cho NHCSXH.

3. Các trường hợp người vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

Người vay không tham gia Tổ TK&VV;

Người vay tham gia Tổ TK&VV nhưng có số tiền đề nghị vay vượt quá 30 triệu đồng hoặc tổng của dư nợ vay theo Dự án hiện tại cộng (+) với số tiền đề nghị vay lần này vượt quá 30 triệu đồng;

4. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay của khách hàng khi vay vốn dự án:

Thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHCSXH. Về Hợp đồng bảo đảm tiền vay thực hiện theo mẫu quy định của cơ quan công chứng (có thể tham khảo mẫu đính kèm tại văn bản hướng dẫn hiện hành về thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHCSXH).

Trường hợp vay vốn bổ sung: Trường hợp hộ có nhu cầu dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đang lưu giữ trong kho của NHCSXH nơi cho vay) để làm thủ tục thế chấp tại cơ quan thẩm quyền để vay vốn bổ sung của dự án (có đảm bảo thế chấp tiền vay theo qui đinh) thực hiện như sau:

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay làm được thủ tục thế chấp tài sản cho khoản vay bổ sung, để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay có thể cử cán bộ có trách nhiệm để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cùng với hộ vay vốn làm thủ tục tại cơ quan giao dịch đảm bảo. Cán bộ được giao thực hiện phải có giấy đề nghị nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Giám đốc NHCSXH nơi cho vay ký duyệt. Việc xuất, nhập và vận chuyển, bảo quản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này phải được đảm bảo thực hiện đúng qui trình thủ tục theo qui định quản lý tiền và giấy tờ có giá. Việc xuất kho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này sau đó phải được nhâp lại trong ngày làm việc.Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phải thực hiện theo qui định này.

16

Page 17: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

G. UỶ THÁC CHO VAY QUA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Việc ủy thác cho vay của Dự án được thực hiện như ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện hành của NHCSXH.

H. CÁC BƯỚC CHO VAY

I. Sơ đồ tóm tắt các bước cho vay:

(1a)

(2) (1b)

(6) (5)

(3) (4)

1. (1a) Người trồng rừng làm Hồ sơ đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV (trường hợp có tham gia Tổ); hoặc (1b) gửi UBND xã xác nhận (trường hợp không tham gia Tổ);

2. (2) Tổ TK&VV tổ chức họp bình xét dưới sự tham gia, giám sát của tổ chức Hội và Trưởng thôn, lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (trường hợp có tham gia Tổ TK&VV), sau đó gửi Danh sách đề nghị vay vốn tới Ban giảm nghèo trình UBND xã xác nhận;

3. (3) Tổ/Người vay gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến BQL Dự án huyện để xác nhận;

4. (4) Tổ/Người vay gửi Danh sách kèm hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH huyện; NHCSXH huyện tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, thông báo kết quả phê duyệt;

5. (5) NHCSXH huyện giải ngân trực tiếp tới hộ trồng rừng được phê duyệt;

6. (6) Người vay trả nợ cho NHCSXH huyện;

17

Hộ vay vốn trồng rừng

Tổ Tiết kiệm & vay vốn

UBNDxã

Ban Quản lý Dự án huyện

NHCSXHnơi cho vay

Page 18: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

II. Bắt đầu khoản vayCác trường hợp xem xét để cho vay có thể gồm:

1. Cho vay khách hàng mới;

2. Cho vay bổ sung, món mới của khách hàng hiện tại;

Theo tính chất rừng trồng mới hoặc đã trồng, có thể có các trường hợp sau:

1. Cho vay trồng mới rừng;

2. Cho vay để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng đã trồng;

3. Cho vay vốn bổ sung đối với mô hình chuyển đổi.

III. Các bước quá trình cho vay1. Đối với Tổ TK & VV lần đầu quan hệ với NHCSXH

Khi Tổ được UBND xã chấp thuận và cho phép hoạt động, Tổ TK&VV gửi NHCSXH nơi cho vay hồ sơ pháp lý của Tổ, gồm:

Danh sách các tổ viên của Tổ TK&VV và thành viên Ban quản lý Tổ;

Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV;

2. Người trồng rừng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

2.1. Người trồng rừng mới hoặc mua lại rừng đã trồng có nhu cầu vay vốn NHCSXH để thực hiện trồng rừng làm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, gồm:

01 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD);

01 Phiếu báo giá hoặc Phiếu đặt mua hàng đối với cây giống của các đơn vị cung cấp cây giống hợp pháp được dự án chấp nhận.

2.2. Người trồng rừng có nhu cầu vay vốn bổ sung để chuyển đổi mô hình rừng trồng sản xuất gỗ ván dăm hiện tại (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ để chuyển thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (luân kỳ dài 15 năm) làm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, gồm:

Đơn xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng trồng (mẫu 25/FSDP);

01 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD);

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định, phê duyệt

3. Người trồng rừng tham gia Tổ TK&VV

Gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho Tổ trưởng Tổ TK&VV.

4. Bình xét của Tổ TK&VV

Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét các trường hợp có giấy đề nghị vay vốn.

Tổ TK&VV kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ đề nghị vay vốn, đối chiếu với quy định cho vay theo dự án, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu;

Tổ TK&VV lập Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (theo mẫu 03/TD) kèm theo các giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị vay của từng hộ gửi NHCSXH nơi cho vay.

5. Xác nhận của UBND xã

18

Page 19: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của các hộ là thành viên của Tổ TK&VV tới Ban giảm nghèo cấp xã để trình UBND xã để xác nhận

Người vay không tham gia Tổ TK&VV thì trực tiếp gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới UBND xã xin xác nhận;

UBND xã xác nhận vào Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn (đối với hộ tham gia Tổ TK&VV); hoặc xác nhận vào Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (đối với hộ không tham gia Tổ TK&VV). Nội dung xác nhận gồm:

Đang cư trú hợp pháp tại xã;

Tham gia vào Dự án;

Chấp hành tốt các quy định của pháp luật tại địa phương, không mắc các tệ nạn xã hội.

6. Xác nhận của Ban quản lý dự án huyện

Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay đến Ban quản lý dự án huyện để xác nhận.

Người đề nghị vay vốn (không tham gia Tổ TK&VV) gửi Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay đến Ban quản lý dự án huyện để xác nhận.

Ban quản lý dự án huyện xác nhận nội dung sau:

Phương án sử dụng vốn vay của từng hộ phù hợp với quy định và thiết kế kỹ thuật trồng rừng của Dự án (đối với vay vốn trồng rừng mới hoặc vay mua lại rừng đã trồng).

Hoặc phương án sử dụng vốn vay của từng hộ phù hợp với hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt (đối với vay vốn bổ sung để chuyển đổi mô hình).

7. Nộp hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH nơi cho vay

Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH nơi cho vay (đối với hộ tham gia Tổ TK&VV).

Người đề nghị vay (không tham gia Tổ TK&VV) gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH nơi cho vay.

8. Thẩm định tín dụng

Trên cơ sở ý kiến bình xét của Tổ TK&VV, xác nhận của UBND xã, Ban quản lý dự án huyện, NHCSXH nơi cho vay thực hiện:

8.1. Đối với trường hợp người đề nghị vay vốn có tham gia Tổ TK&VV và có số tiền đề nghị vay lần này đến 30 triệu đồng hoặc có tổng dư nợ vay hiện tại + số tiền đề nghị vay lần này đến 30 triệu đồng:

Thực hiện kiểm soát trước từng trường hợp:

Kiểm tra, đối chiếu với từng điều kiện vay vốn Dự án;

Đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn với danh sách hộ khi tham gia Tổ TK&VV (trong bộ hồ sơ Tổ TK&VV lưu tại NHCSXH);

Đối tượng, mức vay, thời hạn có đúng quy định tín dụng của Dự án không?

Tính hợp lệ và hợp pháp của bộ hồ sơ.

Căn cứ phương án sử dụng vốn của từng hộ, xác định số kỳ giải ngân và số tiền giải ngân từng kỳ;

19

Page 20: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Có thể tiến hành kiểm tra lại một số thông tin, hoặc thẩm định các trường hợp xét thấy cần thiết (do Giám đốc NHCSXH nơi cho vay quyết định). Nếu tiến hành thẩm định thì kết quả thẩm định thể hiện tại Báo cáo thẩm định (mẫu 02/FSDP);

8.2. Đối với trường hợp người vay không tham gia Tổ TK&VV hoặc người vay có tham gia Tổ TK&VV nhưng có số tiền đề nghị vay lần này trên 30 triệu đồng hoặc có tổng dư nợ vay hiện tại + số tiền đề nghị vay lần này trên 30 triệu đồng, ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào hồ sơ do người vay gửi và Hồ sơ thiết kế trồng rừng hoặc hồ sơ thiết kế nuôi dưỡng rừng trồng đối với mô hình chuyển đổi của hộ để:

Thực hiện thẩm định từng trường hợp;

Kết quả thẩm định thể hiện tại Báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định (mẫu 02/FSDP).

9. Phê duyệt

Trưởng bộ phận tín dụng ký trình Giám đốc phê duyệt.

Trong vòng 03 ngày làm việc theo lịch kể từ ngày NHCSXH nơi cho vay nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ từ Tổ TK&VV, từ người đề nghị vay không tham gia Tổ TK&VV, NHCSXH nơi cho vay phải có thông báo về kết quả xét duyệt (mẫu cho vay hộ nghèo số 04/TD):

Đối với hộ không tham gia Tổ TK&VV: thông báo trực tiếp hoặc thông qua UBND xã (điểm giao dịch tại xã);

Đối với hộ tham gia Tổ TK&VV: thông báo qua Tổ TK&VV.

10. Lập hồ sơ

Nếu xét duyệt cho vay, NHCSXH nơi cho vay cùng với từng người vay vốn tiến hành các thủ tục cần thiết và lập hồ sơ vay vốn NHCSXH, gồm:

Khế ước nhận nợ (mẫu 05a/FSDP) hoặc Sổ vay vốn. Đối với trường hợp người vay tham gia Tổ TK&VV thì lập Sổ vay vốn, đối với trường hợp người vay không tham gia Tổ TK&VV thì lập Khế ước nhận nợ.

Cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay (mẫu số 05C/TD) áp dụng đối với trường hợp không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản hoặc chưa thế chấp rừng cây là tài sản hình thành trong tương lai trong hợp đồng bảo đảm;

Hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản), công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, Biên bản giao nhận các giấy tờ về tài sản bảo đảm.

Biên bản giao nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (bản gốc) trong suốt thời gian hộ vay còn nợ vay NHCSXH (đối với hộ không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản);

11. Chuyển vốn giải ngân

11.1 NHCSXH nơi cho vay:

Căn cứ kế hoạch dư nợ được giao trong năm, nhu cầu vốn giải ngân cụ thể từng đợt, đơn vị tự cân đối nguồn vốn để giải ngân. Trường hợp không đủ nguồn vốn để giải ngân, đơn vị lập Điện báo chuyển vốn (trước ít nhất 03 ngày làm việc) đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn theo quy định hiện hành;

11.2 Chi nhánh NHCSXH tỉnh:

Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được điện báo chuyển vốn do NHCSXH nơi cho vay gửi lên, chi nhánh NHCSXH tỉnh cân đối chuyển vốn cho ngân hàng nơi cho vay. Trường

20

Page 21: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

hợp không cân đối đủ nguồn, NHCSXH tỉnh tổng hợp, lập Điện báo chuyển vốn gửi Hội sở chính (Sở giao dịch) cân đối chuyển vốn theo quy định hiện hành;

12. Giải ngân

12.1. Trước khi giải ngân:

NHCSXH nơi cho vay phải kiểm tra các điều kiện giải ngân, nếu đáp ứng đủ mới thực hiện giải ngân;

12.2. Khi giải ngân cho người vay tham gia Tổ TK&VV: phải có sự chứng kiến của Tổ trưởng và cán bộ đại diện có trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

12.3. Khi phát tiền vay:

Khi phát tiền vay, cán bộ NHCSXH nơi cho vay lập Phiếu chi tiền, người vay ký nhận tiền vào Phiếu chi và Phụ lục Khế ước nhận nợ hoặc sổ vay vốn.

13. Sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân

13.1. Đối với cho vay bằng nguồn vốn mới của dự án:

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày giải ngân vốn vay cho khách hàng, NHCSXH nơi cho vay lập sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân (mẫu số 23/FSDP) gửi Chi nhánh NHCSXH tỉnh tổng hợp.

Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phải thực hiện tổng hợp sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân (mẫu số 24/FSDP) nhận từ các NHCSXH huyện để gửi Ban Quản lý Dự án.

13.2. Đối với trường hợp cho vay bằng nguồn vốn quay vòng:

Không phải thực hiện sao kê.

J. CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN

Đến hạn trả nợ của từng phân kỳ hạn trả nợ hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, nếu người vay không trả được nợ và không được NHCSXH nơi cho vay thực hiện định lại kỳ hạn hoặc gia hạn nợ thì NHCSXH nơi cho vay chuyển số nợ chưa trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn;

Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ bị rủi ro khác được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

K. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

I. Tại Hội sở chính NHCSXH:

1- Khi nhận vốn rút từ Ngân hàng thế giới về tài khoản đặc biệt:

Căn cứ vào thông báo nhận vốn, Tổng giám đốc lệnh cho Sở giao dịch NHCSXH thực hiện hạch toán bổ sung số vốn rút từ Ngân hàng Thế giới về tài khoản đặc biệt – hợp phần tín dụng FSDP (Dự án phát triển ngành lâm nghiệp), hạch toán cân đối ngoại tệ như sau:

Nợ TK 132101 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (tiểu khoản Dự án FSDP)

Có TK 442111 – Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận

2- Rút vốn từ tài khoản đặc biệt:Căn cứ tổng hợp sao kê giải ngân từ các tỉnh báo cáo về, Ban Quản lý Dự án lập hợp đồng

mua bán ngoại tệ với ngân hàng nơi mở tài khoản đặc biệt, Tổng giám đốc lệnh cho Sở Giao dịch hạch toán rút vốn từ tài khoản đặc biệt chuyển cho NHCSXH số tiền đã giải ngân cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp như sau:

21

Page 22: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

2.1 Hạch toán cân đối ngoại tệ:

Nợ TK 442111 – Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận

Có TK 132101 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (tiểu khoản Dự án FSDP)

2.2 Hạch toán cân đối nội tệ:

Nợ TK 131101 - Tiền gửi tại Ngân hàng.Có TK 441205 - Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận – Dự án FSDPCó TK 631101 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (nếu tỷ giá bán ngoại tệ cao hơn tỷ giá nhận nợ với Bộ Tài chính).Nợ TK 631101 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (nếu tỷ giá bán ngoại tệ thấp hơn tỷ giá nhận nợ với Bộ Tài chính)

3- Trả gốc, lãi cho Bộ Tài chính:

3.1- Trả lãi cho Bộ Tài chính:

- Việc trả lãi được thực hiện theo định kỳ 06 tháng 1 lần, vào các ngày 01/05 và 01/11 hàng năm.

- Lãi suất trả Bộ Tài chính theo Hiệp định vay phụ và các văn bản bổ sung về lãi suất cho vay lại giữa Bộ Tài chính và NHCSXH.

- Phương pháp tính lãi: Tính theo phương pháp tích số hàng tháng của tài khoản: Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận – FSDP (dự án phát triển ngành Lâm nghiệp)

- Hạch toán trả lãi: Căn cứ kết quả tính được, Kế toán lập uỷ nhiệm chi trả lãi cho Bộ Tài chính, hạch toán:

Nợ TK 802004- Trả lãi tiền vay.

Có TK thích hợp (Tiền gửi tại Ngân hàng khác, thanh toán bù trừ...)

3.2- Trả tiền gốc cho Bộ Tài chính:

Kỳ hạn trả tiền gốc cho Bộ Tài chính được tính trên 2 khoản vay khác nhau:

a) Khoản tiền gốc vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 28/4/2005.

Tổng số khoảng 32,71 triệu USD (tương đương 22.600.000 SDR), thực hiện dự án tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính theo 25 kỳ bán niên bằng nhau (4% số gốc) vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2012 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2024.

b) Khoản tiền gốc vay bổ sung từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 26/11/2012.

Tổng số khoảng 11,22 triệu USD (tương đương 7.750.000 SDR), thực hiện dự án tại 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá và Nghệ An.

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2017 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2036.

Khi chuyển trả vốn gốc cho Bộ tài chính, Kế toán Sở giao dịch hạch toán:

Nợ TK 441205 - Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận – Dự án FSDP

Có TK thích hợp (Tiền gửi tại Ngân hàng khác, thanh toán bù trừ...)

22

Page 23: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

4- Trích dự phòng rủi ro tín dụng:

- Định kỳ 6 tháng Sở giao dịch NHCSXH, Hội sở chính căn cứ dư nợ cho vay bình quân tháng của dự án để xác định số dự phòng rủi ro tín dụng phải trích theo công thức sau:

Dự phòng rủi ro TD = 0,05% x Dư nợ cho vay bình quân tháng.

Dư nợ cho vay bình quân tháng =( Dư nợ đầu tháng + Dư nợ cuối tháng)/2

- Căn cứ số tiền dự phòng rủi ro tín dụng tính theo công thức trên, hạch toán:

Nợ TK 882203: Chi dự phòng rủi ro tín dụng dự án FSDP.

Có TK 259201: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng HSC nhận (dự án FSDP).

II. Tại NHCSXH tỉnh thực hiện dự án:

1. Thông báo chỉ tiêu cho vay đến các Phòng giao dịch:

Khi nhận được thông báo của Hội sở chính NHCSXH về chỉ tiêu cho vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp, NHCSXH tỉnh phân bổ và thông báo chỉ tiêu cho vay dự án đến từng Phòng giao dịch NHCSXH Huyện, thông báo lập thành 02 liên.

- 01 liên gửi Phòng giao dịch NHCSXH Huyện.

- 01 liên lưu ở bộ phận theo dõi dự án.

2- Sao kê hồ sơ đã cho vay: trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được sao kê giải ngân do Phòng giao dịch NHCSXH huyện gửi lên, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phải thực hiện tổng hợp sao kê Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn (Mẫu số 24/FSDP) gửi Ban Quản lý Dự án NHCSXH.

3- Sao kê nợ đến hạn phải thu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp sao kê kế hoạch nợ gốc đến hạn phải thu từ các NHCSXH huyện nơi cho vay để gửi Ban Quản lý Dự án Hội sở chính trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm căn cứ lập kế hoạch giảm chỉ tiêu dư nợ, thu nợ trả Bộ Tài chính (mẫu 22b/FSDP).

III. Tại phòng giao dịch trực tiếp cho vay:

1- Giải ngân

Căn cứ hồ sơ tín dụng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế toán lập thủ tục phát tiền vay và hạch toán:

Nợ TK 252121: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay ngắn hạn dự án FSDP

Nợ TK 252122: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay trung hạn dự án FSDP

Nợ TK 252123: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay dài hạn dự án FSDP

Có TK: Thích hợp.

Lưu ý :

- Chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở chính thông báo là số dư nợ tối đa các địa phương được cho vay.

- Đối với hồ sơ thế chấp tài sản (với những hộ vay phải thế chấp tài sản), Kế toán lập phiếu nhập kho giấy tờ thế chấp của người vay và tổ chức hạch toán vào tài khoản ngoại bảng theo quy định của NHCSXH.

- Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do NHCSXH giữ trong trường hợp người vay tham gia Tổ TK&VV và đề nghị vay đến 30 triệu đồng, Kế toán lập phiếu nhập kho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NHCSXH giữ của hộ vay vốn và hạch toán nhập ngoại bảng với giá trị hạch toán là 1 đồng/1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

23

Page 24: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

2- Sao kê hồ sơ đã cho vay: trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân, Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải thực hiện sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn (mẫu 23/FSDP) gửi NHCSXH tỉnh.

3- Sao kê nợ đến hạn phải thu:

Định kỳ sao kê: hàng năm vào ngày 30 tháng 6 Phòng giao dịch NHCSXH huyện nơi cho vay thực hiện sao kê kế hoạch khế ước đến hạn trả gốc (Mẫu số 22a/FSDP) gửi ngân hàng cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7.

Thời điểm thực hiện sao kê: đối với NHCSXH huyện thực hiện Dự án theo Hiệp định số 3953-VN, bắt đầu từ năm 2012, đối với NHCSXH huyện thực hiện Dự án theo Hiệp định số 5070-VN, bắt đầu từ năm 2016.

4. Chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn trả nợ, hộ vay không trả nợ và không được Ngân hàng cho gia hạn nợ, Kế toán thực hiện chuyển nợ quá hạn, hạch toán:

Nợ TK: Nợ thích hợp (Nợ cần chú ý, Nợ nghi ngờ…)

Có TK: Nợ đủ tiêu chuẩn

5- Hạch toán Thu nợ ( gốc, lãi):

5.1- Thu nợ:

Nợ TK: Tiền mặt, hoặc TK thích hợp khác

Có TK: Nợ thích hợp

5.2 Thu lãi

Nợ: Tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Có: TK thu lãi thích hợp

6 - Trả hoa hồng cho Tổ TK&VV và phí uỷ thác các tổ chức Hội, Đoàn thể

Trường hợp NHCSXH cho vay trực tiếp đến hộ vay nhưng có uỷ thác một số công việc cho 4 tổ chức chính trị xã hội và người vay vốn tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn thì thực hiện hạch toán và chi trả hoa hồng, phí uỷ thác như qui định đối với cho vay hộ nghèo.

Trường hợp NHCSXH cho vay trực tiếp đến hộ vay thì không phải trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác.

L. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT

1. Kiểm tra của NHCSXH

1.1. Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, NHCSXH nơi cho vay kết hợp với Ban quản lý Dự án tỉnh và các Ban quản lý dự án huyện, Tổ công tác dự án xã, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay tại địa phương, Tổ TK&VV: tiến hành kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận trong Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.

Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra, thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; sự khớp đúng giữa CMND và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn.

Kiểm tra sau khi cho vay: cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay, kiểm tra đột xuất:

24

Page 25: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

o Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong khế ước nhận nợ, sổ vay vốn;

o Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án;

o Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).

1.2. Các nội dung kiểm tra:

Thực hiện độc lập hoặc phối hợp với Ban quản lý dự án huyện, Tổ công tác dự án xã, Tổ TK&VV. Các nội dung kiểm tra gồm:

Kiểm tra loài cây trồng theo mục đích vay vốn được duyệt.

Kiểm tra nguồn gốc cây trồng: có mua của các đơn vị cung cấp cây giống hợp pháp không?

Diện tích trồng rừng so với thiết kế và kế hoạch trồng.

Cách thức trồng, chăm sóc: xử lý thực bì, đào hố, bón lót (chủng loại phân, liều lượng và kỹ thuật bón), mật độ trồng rừng so với thiết kế.

Tỷ lệ cây sống (đối với mẫu được chọn: phải đạt từ 90% trở lên đối với các loài keo và bạch đàn và từ 80% trở lên đối với các loài thông, các loài cây bản địa và các loài cây lá rộng).

Bảo vệ phòng chống cháy rừng (chống người và gia súc phá hoại, xây dựng chòi canh lửa, đường băng cản lửa).

1.3. Mẫu biểu kiểm tra: sử dụng mẫu kiểm tra của chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH (mẫu 06/TD).

2. Kiểm tra của NHCSXH các cấp

NHCSXH cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động của NHCSXH cấp huyện theo các nội dung sau: chấp hành quy định trong cho vay; quá trình thẩm định dự án; tình hình sử dụng vốn vay; hạch toán kế toán, công tác nhận ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động của Tổ TK&VV,...

3. Kiểm tra của Hội sở chính NHCSXH

Hội sở chính NHCSXH sẽ tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện dự án theo các nội dung sau:

Chấp hành quy định cho vay;

Tiến độ giải ngân;

Tình hình sử dụng vốn vay;

Sổ sách, chứng từ; hạch toán, kế toán;

Công tác kiểm tra, kiểm soát;

Nhận ủy thác cho vay của tổ chức chính trị - xã hội;

Hoạt động của Tổ TK&VV.

M. QUẢN LÝ RỦI RO

1. Tính bền vững và Rủi ro

Cho vay trồng rừng thương mại là dự án thuộc loại này đầu tiên của WB thực hiện ở Việt Nam, hơn nữa giá trị khoản cho vay có thể rất lớn (có thể lên đến 400 triệu đồng), thời gian dài (có thể lên đến 15 năm), thời gian ân hạn lớn (tối đa là 7 năm), rừng trồng phụ thuộc nhiều điều kiện tự nhiên (thiên tai, cháy rừng, bệnh dịch đối với cây trồng), sự biến động giá cả và các chi phí

25

Page 26: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

đầu vào, đầu ra. Do vậy, có thể nói: cùng với rủi ro của tự bản thân hoạt động tín dụng, cho vay theo dự án của NHCSXH chứa đựng những rủi ro nhất định.

Tính bền vững của hợp phần tín dụng trồng rừng thương mại này trong tổng thể Dự án phụ thuộc vào khả năng sinh lời của mỗi dự án vay vốn đối với người vay, trong việc thu hồi nợ và lãi, cũng như dự phòng rủi ro tín dụng của NHCSXH.

2. Chính sách quản lý rủi ro

Tuân thủ các quy định của dự án thể hiện trong Cẩm nang tín dụng khi cho vay;

Yêu cầu người vay có biện pháp hạn chế và giảm thiểu rủi ro;

Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án;

Kiểm tra trong quá trình thực hiện hợp phần tín dụng trồng rừng định kỳ hoặc đột xuất, độc lập hoặc phối hợp với các bên liên quan (ít nhất kiểm tra, đối chiếu dư nợ mỗi năm 1 lần đối với mỗi món cho vay).

3. Xử lý rủi ro

3.1. Dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ trích dự phòng áp dụng cho giai đoạn hiện nay là 0,05% trên dư nợ bình quân tháng.

3.2. Xử lý rủi ro:

Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu phát sinh rủi ro do nguyên nhân khách quan liên quan vốn cho vay của NHCSXH theo Dự án: NHCSXH nơi cho vay phối hợp cùng với các bên có liên quan để lập thủ tục hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy trình hiện hành của NHCSXH.

N. MẪU BIỂU CHO VAY

26

Page 27: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số 01/TD

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY Chương trình cho vay: ............................................................................

Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội .........................................................1. Họ tên người vay:................................................Năm sinh: ........./........../..................

- Số CMND: ........................... ngày cấp: ...... /...... /...... , nơi cấp: ......................- Địa chỉ cư trú: thôn ......................; xã ..........................huyện ............................- Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) ................................. làm tổ trưởng.- Thuộc tổ chức Hội: ................................................................................quản lý.

2. Đề nghị NHCSXH cho vay số tiền:………………............đồng (Bằng chữ...............................................................................................................)Để thực hiện phương án:...........................................................................................Tổng nhu cầu vốn:...................................đồng. Trong đã:

+ Vốn tự có tham gia:............................đồng.+ Vốn vay NHCSXH:...........................đồng để dùng vào việc:

Đối tượng ........................................................................................................................

Số lượng......................................................................................................

Thành tiền........................................................................................................................

- Thời hạn xin vay: ….. tháng; Kỳ hạn trả nợ: ….. tháng/lần. - Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./...../.......

Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày….. tháng …. năm …..Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG1. Số tiền cho vay: ……………đồng (Bằng chữ:…………………………...)2. Lãi suất: ……%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: ………% lãi suất khi cho vay.3. Thời hạn cho vay: ……......... tháng; Kỳ hạn trả nợ: .............tháng/lần.4. Số tiền trả nợ: ............. đồng/lần.Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…../….../………5. Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày ......................................

Cán bộ tín dụng(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng (Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng……năm……Giám đốc

(Ký tên, đãng dấu)

NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘICỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcMẫu số 02/FSDP

Lập 01 liên

27

Page 28: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Chi nhánh: .....................

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, TÁI THẨM ĐỊNH(Dùng cho Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp)

I – Thông tin chung về khách hàng:

1. Chủ phương án: ................................................, sinh ngày: ..../..../.........; Nam/Nữ.CMND số: .........................................; cấp ngày: ......./......../..........., tại: ....................Hiện cư trú tại: .................................................., xã (phường, thị trấn) .......................huyện (quận, thị xã) ......................................., tỉnh (thành phố) ..................................

q Hộ khẩu thường trú;q Đăng ký tạm trú: thời hạn ....... tháng, kể từ ngày .../...../.......

2. Họ tên người thừa kế: ............................................., quan hệ với chủ hộ: ...............

3. Chủ phương án và người thừa kế có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự không? q Có q Không

4. Hộ được giao ....... ha đất trồng rừng tại: thửa đất số: ........... thôn: ..................; xã: .......................; huyện: ................................; tỉnh: .............................

5. Thửa đất trồng rừng này;q Đã được giao sử dụng trồng rừng trong ........ năm, kể từ năm ...............q Đã được cấp Giấy chứng nhận quyển sử dụng.

II – Mục tiêu của phương án:

1. Loại cây trồng rừng: ......................................................................................Trong đã:

...... ha trồng loại cây: ........................................................................................ ...... ha trồng loại cây: ........................................................................................ ...... ha trồng loại cây: ........................................................................................ ...... ha trồng loại cây: ........................................................................................ Trồng mới ........ ha cây ....................................................................................; Trồng bổ sung: ....... ha cây ..............................................................................;

2. Thu hoạch được ........ m3 gỗ loại: ...............................................................;3. Tạo thêm việc làm tương đương ............. lao động;4. Tăng thêm thu nhập cho hộ trồng rừng bình quân .............................../năm;

III – Kỹ năng trồng, chăm sóc rừng của chủ phương án:

1. Chủ phương án đã qua lớp tập huấn khuyến lâm về loại cây trồng này chưa?q Có q Không2. Chủ phương án có đủ kỹ năng về trồng, chăm sóc loại cây trồng này không?

28

Page 29: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

q Có q Không

IV – Thị trường đầu vào, đầu ra:

1. Nguồn cung cấp cây/hạt giống (tên, địa chỉ): ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. Nguồn cung cấp này có tên trong Danh sách nhà cung cấp được Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh xác nhận không?

q Có q Không3. Dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm trồng rừng tại địa phương:

Gỗ: q Có q Không Củi: q Có q Không ....................... q Có q Không ....................... q Có q Không

V – Doanh thu, Chi phí, Thu nhập của phương án:

1 Tổng doanh thu bán sản phẩm rừng trồng2 Tổng chi phí trồng rừng3 Lợi nhuận [= (1) – (2)]4 Trả lãi tiền vay NHCSXH5 Thu nhập ròng [= (3) – (4)]

VI – Khả năng trả nợ của người thực hiện phương án trồng rừng:

Khả năng trả nợ của hộ từ các nguồn thu nhập: Từ doanh thu bán sản phẩm rừng trồng: ……………………..………………. Từ các thu nhập khác dùng để trả nợ vay:……………………………………: Tổng các nguồn trên có thể dùng để trả nợ vay: ……………………………...

Dư nợ quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khó đòi tại NHCSXH:VII – Bảo đảm tiền vay:

1. Hình thức bảo đảm tiền vay: ……………………………………………………...

2. Loại tài sản ………………………………………………………………………..

3. Giá trị tài sản bảo đảm: …………………………………………………………...

VIII – Cam kết của chủ phương án về bảo vệ môi trường, phòng cháy, phòng chống dịch bệnh:

Chủ phương án đã có cam kết, biện pháp nào về bảo vệ môi trường, phòng cháy, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ rừng không? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

29

Page 30: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

IX – Phê duyệt của NHCSXH:

1. Đã tiến hành thẩm định ngày ...../ ....../..............;2. Kiến nghị:

Cho vay hay không cho vay: ............................................................................. Lý do không cho vay: ........................................................................................ Số tiền cho vay (hạn mức tín dụng): ................................................................. Phương thức cho vay, giải ngân (số kỳ và số tiền từng kỳ): .............................

................................................................................................................................. Thời hạn cho vay: ........... tháng; Lãi suất cho vay: ......%/tháng; Thời gian ân hạn: ....... tháng; Trả nợ gốc thành ........ kỳ; Trả gốc kỳ thứ nhất: ngày

…../……/…………; kỳ trả nợ cuối cùng: ……/……./……….; Trả lãi tiền vay theo hàng tháng.

Ngày ..... tháng ...... năm ........ Ngày ..... tháng ...... năm ........Cán bộ thẩm định Trưởng phòng (tổ trưởng) Tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ..... tháng ...... năm ........Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

30

Page 31: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Tên tổ TK&VV: .............. Thôn: ............................... Xã: ................................... Huyện: .............................

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNHĐỀ NGHỊ VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chương trình cho vay..................................................

Mẫu số: 03/TDLập 04 liên: - 02 liên lưu

NH(01 liên đóng chứng từ, 01 liên lưu hồ sơ cho vay) - 01 liên lưu tổ TK&VV, 01 liên tổ chức CTXH

Tại cuộc họp các thành viên trong tổ ngày ....... / ...... / ...... đã bình xét các hộ thành viên xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Toàn tổ nhất trí đề xuất những người có tên dưới đây được vay vốn đợt này:

Đơn vị: nghìn đồng

STT Họ và tên Địa chỉ Đề nghị của Tổ TK&VV Phê duyệt của Ngân hàngSố tiền Đối tượng Thời hạn Số tiền Thời hạn

1 2 3 4 5 6 7 8

1      

2      

3      

.....      

Cộng:      

Tổ trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ... tháng ... năm ......Phần xác nhận của UBND xã

Các hộ có tên trên đang cư trú hợp pháp tại xã, thuộc diện hộ ………...............................…………………………………………….

UBND xã(Ký tên, đóng dấu)

Ngày ... tháng ... năm ...Phê duyệt của Ngân hàng

Số hộ được vay vốn đợt này:....................................................hộ.Tổng số tiền cho vay: ........................................................ đồng.Số hộ chưa được vay đợt này:..........hộ, có số thứ tự trong danh sách là:..........................................................................................................Cán bộ tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên)Trưởng phòng(Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc(Ký tên, đóng dấu)

31

Page 32: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

MẤU SỐ: 18/TDNHCSXH ..........……...............

PGD huyện……….................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY BIÊN NHẬN

Hôm nay, ngày………tháng………năm……… tại …………..…………......................................................................…………………………………………Họ và tên người nhận hồ sơ vay vốn…………………….…………………......Đon vị công tác: Phòng (Tổ)………..……. NHCSXH huyện ...…………........Đã nhận hồ sơ vay vốn của Ông (Bà)……………………………..……............Là ........................................................................................................................Địa chỉ:…………………………………………………………………............ Hồ sơ nhận gồm:

- Dự án vay vốn…….. bản, của ………………………………………...- Đơn tham gia dự án của từng hộ (dự án nhóm hộ) - Biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn

- Giấy tờ về bảo đảm tiền vay (nếu có): ……………………………….............………………………………………………………………………………….- Các giấy tờ liên quan khác: ...............……………………..…………….........………………………………………………………………………………….- Số bộ hồ sơ:…………. bộ

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ(Ký, ghi rõ họ tên)

32

Page 33: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số: 19/TDLập 01 liên lưu NH

..................... ngày ..... tháng ...... năm ...........

GIẤY ỦY QUYỀN

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội ..............................................

1. Người ủy quyền:

Họ và tên……………………………………………………………………………………

Giấy CMND/Hộ chiếu số:…………………… do ……………... cấp ngày …./…./………

Địa chỉ cư trú: Khu phố/Thôn……………………… Phường/Xã…………………………

Quận/Huyện …………………………………Tỉnh/Thành phố………………..………….

2. Người được uỷ quyền:

Họ và tên ……………..……………………………………… Nam , Nữ

Ngày, tháng, năm sinh:………/………/……... Quốc tịch……………………………….

Quan hệ với người ủy quyền (chủ hộ)……………………………………………………..

Giấy CMND /Hộ chiếu số:………………..… do CA ……………... cấp ngày …./…./……

Địa chỉ: Khu phố/Thôn………………………… Phường/Xã ……………………………

Quận/Huyện ……………………………… Tỉnh/Thành phố………………..………….

Điện thoại liên hệ: ………………………………….. Fax: ……………………………….

4. Nội dung ủy quyền: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Thời hạn uỷ quyền:

Kể từ ngày ..... tháng ..... năm .......... đến hết ngày ..... tháng ...... năm ...........

NGƯỜI ĐƯỢC UỶ QUYỀN(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI UỶ QUYỀN(Ký, ghi rõ họ tên)

............, ngày ..... tháng ...... năm .........Xác nhận của UBND xã.................

Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu)

33

Page 34: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số: 05a/FSDP

KHẾ ƯỚC NHẬN NỢSố: ........

(Dùng cho Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp)Số: ………….……….../KƯ

Hôm nay, ngày ..... tháng ...... năm ....... tại ............................... chúng tôi gồm:Bên cho vay (sau đây gọi tắt là Bên A):- Ngân hàng Chính sách xã hội: ……………………………………………………..- Địa chỉ:…………………………………………………………………………….. - Người đại diện Ông (bà): ......……………..……..…Chức vụ:……….……………- Giấy uỷ quyền (nếu có) số: ….. ngày…./…../…..do ông (bà) …..………uỷ quyền.Bên vay (sau đây gọi tắt là Bên B):1. Họ và tên người vay:……..…..……………………….....năm sinh……/……/..…... CMND số ……………… ngày cấp …../…../…… Nơi cấp:…..………...………. Nơi cư trú: Khu phố/ thôn (ấp)…................., xã (phường,T.trấn) .......................... huyện (quận)…….......................tỉnh (T.phố).................................2. Họ và tên người thừa kế:……………………………. ……… năm sinh…/…./..… Quan hệ với người vay:… ………………………………………………………….. CMND số …….………… ngày cấp ....…/…../…….Nơi cấp:……………………

Hai Bên cùng thỏa thuận nội dung sau đây:

Điều 1. Nội dung cho vay1.1. Tổng số tiền cho vay (bằng số): ……………………………………đồng

Bằng chữ: ………………………………………………………………………1.2. Mục đích sử dụng tiền vay:

……………………………………………………………………………...……1.3. Thời hạn cho vay:……tháng; Hạn trả nợ cuối cùng, ngày ….../…./……..

Định kỳ hạn trả nợ gốc ……… kỳ, …………tháng/l lần.1.4. Lãi suất cho vay: . ……%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: ….....% lãi suất khi cho vay.

Tiền lãi trả theo định kỳ tháng, vào ngày……../……./….….Lãi suất tiền vay sẽ được điều chỉnh khi có văn bản thay đổi lãi suất cho vay của Bộ

Tài chính và hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.Điều 2. Phát tiền vay

Số lần phát tiền vay: ……………………...……………..…………Điều 3. Hình thức bảo đảm tiền vay

Khoản tín dụng này được bảo đảm bằng tài sản sau:3.1. Quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Thửa đất số …., Tờ Bản đồ số …., xã …., huyện

….., tỉnh …. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …. do UBND huyện ….., tỉnh ….. cấp ngày ……., vào số cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ……..

34

Page 35: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

3.2. Tài sản hình thành trong tương lai: là toàn bộ cây rừng, sản phẩm thu được từ rừng hình thành trong tương lai trên diện tích thửa đất nêu trên.Chi tiết về bảo đảm tiền vay thể hiện tại Hợp đồng bảo đảm tiền vay số ……………… ký ngày: ……………. giữa Ngân hàng và Bên thế chấp;

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A.4.1. Quyền của bên Aa. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của bên B.b. Ngừng cho vay và thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn nếu phát hiện bên B

sử dụng vốn vay sai mục đích. c. Đến kỳ hạn trả nợ, bên B không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho gia hạn nợ thì

chuyển số dư nợ đến hạn phải trả sang nợ quá hạn.d. Được phát mại các tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi bên B không trả

được nợ.e. Yêu cầu bên B thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận.4.2- Nghĩa vụ của bên Aa. Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận.b. Phát đủ số tiền vay phù hợp với tiến độ thực hiện phương án sản xuất của bên B,

thu hồi nợ (gốc và lãi).Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B5.1. Quyền của bên Ba. Được trả nợ trước hạn.b. Từ chối mọi yêu cầu của bên A trái với thỏa thuận.5.2. Nghĩa vụ của bên Ba. Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận.b. Sử dụng tiền vay đúng mục đích xin vay. Hoàn trả đầy đủ nợ vay (cả tiền gốc và

lãi) theo đúng thời hạn đã thoả thuận.c. Không được sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để bảo đảm cho một nghĩa vụ

dân sự khác, hoặc chuyển nhượng tài sản này khi chưa trả hết nợ vay.d. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên A trong sử dụng vốn vay.Điều 6. Khế ước nhận nợ có hiệu lực kể từ ngày ký cho tới khi bên B hoàn thành

nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và lãi.Điều 7. Cam kết chung1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của Khế ước nhận nợ này. Mọi

sửa đổi, bổ sung nội dung của các điều, khoản phải được sự thỏa thuận của hai bên bằng văn bản.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trường hợp không hòa giải được thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện theo pháp luật.

Khế ước nhận nợ này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Đại diện bên B(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện bên A(Ký tên, đóng dấu)

35

Page 36: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

PHỤ LỤC KHẾ ƯỚC NHẬN NỢcủa Khế ước nhận nợ số ...................., ngày ...... tháng ...... năm ..........)

Lập ngày ...... tháng ...... năm ..........---*---

1. Theo dõi nợ vay, phân kỳ trả nợ:

Phát tiền vay Định kỳ hạn trả nợ Chữ ký

Ngày, tháng, năm

Số tiền cho vay Dư nợ Ngày, tháng,

nămSố tiền

gốc Người vay Cán bộ NH

2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn nợ gốc,…

Ngày, tháng, năm Diễn giải

Điều chỉnhkỳ hạn trả nợ gốc Gia hạn nợ gốc

Số tiền Đến ngày…/…./… Số tiền Đến

ngày…/…./…

36

Page 37: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

3. Theo dõi thu nợ, chuyển nợ quá hạn, dư nợ:Ngày, tháng,năm

Thu nợ trong hạn Chuyển nợquá hạn

Thu nợ quá hạn Dư nợ

Gốc Lãi Gốc Lãi Tổng số Trđó: Nợ quá hạn

37

Page 38: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CAM KẾT DÙNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAYLÀM BẢO ĐẢM TIỀN VAY

Số: ………….………...

- Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2005 ngày 27/6/2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

- Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

- Căn cứ Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

- Theo thỏa thuận của các bên, hôm nay ngày ……….tháng…….năm……….., tại…………………….., chúng tôi gồm:Bên nhận cho vay (Bên A):- Ngân hàng Chính sách xã hội: ………………………..……………….………..- Địa chỉ:…………………… ………………………………………………….. - Điện thoại…………………………………..Fax………………………………. - Người đại diện Ông (bà): ......…………………...…Chức vụ:…………..…….- Giấy uỷ quyền (nếu có)…………………do ông (bà) ………………..uỷ quyền.Bên vay (Bên B):Họ và tên người vay:……....………………….....năm sinh…………………... CMND số ………….....……ngày cấp …../…../…… Nơi cấp:………..………Địa chỉ: ………………………………………………………...…....................Họ tên người thừa kế:.............................................................................................CMND số:......................................, cấp ngày......................, nơi cấp.....................

Hai Bên cùng thỏa thuận nội dung sau đây:Căn cứ khoản vay theo Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn số………...………….ngày ……../……/……., tại NHCSXH…………hai bên thống nhất lập cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay với các nội dung sau:

Điều 1. Danh mục tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm nợ vaySTT Tên tài sản Số lượng Chủng

loạiĐặc điểm kỹ

thuật Giá trị

Dự kiến thời gian tài sản sẽ hình thành: Ngày……/……/………1.1. Giao cho Bên cho vay giữ Giấy tờ về quyền sử dụng tài sản (nếu có):

số……………..do UBND huyện (tỉnh)…………………cấp ngày……/…../….., vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……………………………….

2.2. Dùng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay theo danh mục trên để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, trả lãi cho Ngân hàng.

Mẫu số 05C/TD(Do Ngân hàng và

khách hàng cùng lập)

38

Page 39: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho vay.2.1. Quyền của Bên cho vaya) Tiến hành kiểm tra và yêu cầu Bên vay vốn cung cấp các thông tin để kiểm tra,

giám sát tài sản hình thành từ vốn vay.b) Thu hồi nợ vay trước hạn, nếu phát hiện Bên vay không sử dụng vốn vay để hình

thành tài sản như đã cam kết; c) Xử lý tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi Bên vay không thực hiện hoặc

thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ2.2. Nghĩa vụ của Bên cho vaya) Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo Bên vay và tài sản hình thành từ vốn vay dùng

làm bảo đảm tiền vay đáp ứng được các điều kiện quy định;b) Trả lại giấy tờ về tài sản khi chấm dứt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản

hình thành từ vốn vay.Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên vay3.1. Quyền của Bên vayTừ chối mọi yêu cầu của Bên cho vay trái với thỏa thuận.3.2. Nghĩa vụ của Bên vaya) Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận.b) Không được sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để bảo đảm cho một nghĩa vụ

dân sự khác, hoặc chuyển nhượng tài sản này khi chưa trả hết nợ vay.Điều 7. Cam kết chung1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của cam kết bảo đảm tiền vay

bằng tài sản hình thành từ vốn vay này. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung của các điều, khoản phải được sự thỏa thuận của hai bên bằng văn bản.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trường hợp không hòa giải được thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện theo pháp luật.

Bản cam kết này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Bên vay(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngân hàng(Ký tên, đóng dấu)

Người thừa kế Bên vay

(Ký, ghi rõ họ tên, quan hệ)

39

Page 40: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Mẫu số: 22a /FSDPNHCSXH tỉnh...PGD …..

SAO KÊ KẾ HOẠCH KHẾ ƯỚC ĐẾN HẠN TRẢ GỐCTính đến ngày 31 tháng 12 năm …… (năm kế hoạch)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT Tên khách hàng

Số khế ước

Dư nợ đến ngày sao kê Tiền gốc đến hạn trả nợ Ngày

trả nợ cuối cùng

Trong hạn Quá hạn

Năm thực hiện (từ ngày 1 tháng 7 đến hết năm)

Năm kế

hoạch               

               

               

               

               

               

               

Tổng Cộng            

……., ngày 30 tháng 6 năm ……Lập Biểu Trưởng Kế toán Giám đốc

Ghi chú: Mẫu này được thực hiện tại NHCSXH nơi cho vayThời điểm sao kê: ngày 30 tháng 6 hàng năm để lập kế hoạch thu nợ cho năm sauNăm thực hiện là năm của ngày tiến hành sao kêNăm kế hoạch là năm sau liền kề với năm thực hiệnVí dụ: ngày 30/6/2013 thực hiện sao kê, năm thực hiện là 2013, năm kế hoạch là 2014

40

Page 41: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NHCSXH tỉnh…… Mẫu số: 22b /FSDP

TỔNG HỢP SAO KÊ KẾ HOẠCH NỢ GỐC ĐẾN HẠN TRẢĐến ngày 31 tháng 12 năm …….(năm kế hoạch)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT Đơn vị

Dư nợ đến 30 tháng 6 năm ....(năm thực hiện) Kế hoạch nợ gốc đến hạn trả

Tổng dư nợ Trong hạn

Quá hạn

Năm thực hiện (từ ngày 1 tháng 7

đến hết năm)Năm kế hoạch

             

             

             

             

             

             

             

Tổng Cộng          

….., ngày …. tháng... năm …..Lập Biểu Trưởng phòng kế toán Giám đốcGhi chú:Mẫu này được chi nhánh NHCSXH tỉnh tổng hợp từ Sao kê của các PGD trực thuộc

41

Page 42: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NHCSXHCHI NHÁNH

………................……Số: ......................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số: 23/FSDPLập 02 liên,

lưu NH

SAO KÊ KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ, SỔ VAY VỐN(Dùng cho NHCSXH huyện - Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp)

Kính gửi: Chi nhánh NHCSXH tỉnh ........................................................................

Căn cứ kết quả giải ngân của Phòng giao dịch huyện ......................................... cho các hộ vay vốn trồng rừng từ ngày .../..../........ đến ngày ...../...../........., Phòng giao dịch huyện sao kê các Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn đã giải ngân trong thời gian này như sau:

Đơn vị: nghìn đồng

Họ và tên SốKhế ước

Số tiền cho vay

theo Khế ước nhận nợ, sổ vay

vốn

Số tiền giải ngân đợt này

Dư nợsau giải ngânNgày

giải ngânSố tiền

giải ngân

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)I Xã AA Hộ tham gia TổA1 Tổ TK&VV A11 Nguyễn Văn A2 Nguyễn Văn B... ...A2 Tổ TK&VV A21 Nguyễn Văn C2 Nguyễn Văn D... ...B Hộ không tham gia Tổ1 Nguyễn Văn E2 Nguyễn Văn G... ...II Xã B... ...

Cộng Ngày ...... tháng ..... năm ...........

Lập Bảng Kiểm Soát Giám đốc

42

Page 43: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NHCSXHCHI NHÁNH

………................……Số: ......................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu số: 24/FSDPLập 02 liên,

lưu NH

TỔNG HỢP SAO KÊ KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ, SỔ VAY VỐN(Dùng cho NHCSXH tỉnh - Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp)

Kính gửi: Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội

Căn cứ kết quả giải ngân của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thực thi Dự án trên địa bàn cho các hộ vay vốn trồng rừng từ ngày .../..../........ đến ngày ...../...../........., chi nhánh NHCSXH tỉnh sao kê các Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn đã giải ngân trong thời gian này như sau (đính kèm sao kê giải ngân của các NHCSXH huyện):

Đơn vị: hộ, nghìn đồngTT Hộ vay phân theo địa bàn Giải ngân đợt này Dư nợ sau khi giải

ngânSố hộ Số tiền(1) (2) (3) (4) (5)I Huyện AA Xã A11 Hộ tham gia Tổ2 Hộ không tham gia TổB Xã A21 Hộ tham gia Tổ2 Hộ không tham gia Tổ... ...II Huyện BA Xã B11 Hộ tham gia Tổ2 Hộ không tham gia TổB Xã B21 Hộ tham gia Tổ2 Hộ không tham gia Tổ... ...

Cộng Ngày ...... tháng ..... năm ...........

Lập Bảng Kiểm Soát Giám đốc

43

Page 44: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CỘNG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu số: 25/FSDP

ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH KINH DOANH RỪNG TRỒNG

Kính gửi: Tổ công tác dự án xã……………………………………… Ban quản lý dự án huyện………………………………….

- Họ và tên chủ rừng:………………………….. Năm sinh:……./……./……- Số CMND: ........................... ngày cấp: ...... /...... /...... , nơi cấp: ......................- Địa chỉ cư trú: thôn ......................; xã ..........................huyện ............................- Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) ................................. làm tổ trưởng.- Thuộc tổ chức Hội: ................................................................................quản lý.

Tôi đã vay vốn tại NHCSXH .................................... theo Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay ngày......./......./........... Tổng số tiền................ đồng/ diện tích........ ha, thời hạn trả nợ cuối cùng ngày......./......./.........

Tính đến thời điểm hiện nay tôi đã trả nợ được số tiền.................... đồng, số tiền còn lại so với tổng số tiền vay là...................... đồng.

Trong quá trình kinh doanh rừng, tôi nhận thấy việc nuôi dưỡng rừng trồng hiện tại để kinh doanh gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cải thiện môi trường rừng tốt hơn. Nên tôi kính đề nghị Tổ công tác dự án xã, Ban quản lý dự án huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện xem xét và duyệt cho tôi được vay vốn tiếp để đầu tư cho nuôi dưỡng rừng trồng với diện tích........... ha.

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng mục đích kinh doanh, hoàn thiện tất cả các thủ tục vay vốn theo quy định của NHCSXH và trả nợ đúng, đủ theo thời hạn vay.

Tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan./.

Ngày.......... tháng.........năm 201....Người xin chuyển đổi

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

Xác nhận Tổ công tácdự án xã

(Ký tên, đóng dấu)

Xác nhận Ban quản lýdự án huyện

(Ký tên, đóng dấu)

44

Page 45: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

O. BÁO CÁO

Nhằm phát huy thế mạnh của hệ thống thông tin đã trang bị cho các chi nhánh, qua đã tiết giảm các chi phí trong khâu lập báo cáo; đồng thời làm thuận tiện cho quá trình tổng hợp và quản lý ở các cấp, Tổng giám đốc NHCSXH quy định chế độ thống kê báo cáo và mẫu biểu báo cáo dự án.

I. Quy định chung Thông tin báo cáo phải trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời và đầy đủ các

chỉ tiêu như quy định. Giám đốc đơn vị báo cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin và báo cáo của đơn vị mình.

Một khách hàng vay vốn được thống kê là một lượt. Các trường hợp cho vay bổ sung, giải ngân từng lần theo lịch đã thỏa thuận của các Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn đã ký không được tính là một lượt khách hàng vay vốn.

Không tính vào doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với số tiền chuyển nợ quá hạn.

NHCSXH nơi cho vay lập báo cáo chi tiết đến cấp xã, Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh lập báo cáo chi tiết đến cấp huyện, Hội sở chính lập chi tiết đến cấp tỉnh;

Phương thức báo cáo: báo cáo được lập, gửi và nhận theo hai hình thức: báo cáo văn bản và báo cáo điện tử:

Báo cáo văn bản là báo cáo thể hiện dưới dạng mẫu biểu hoặc lời văn trên giấy, phải được trình bày theo đúng mẫu quy định, có đủ dấu, chữ ký của Giám đốc đơn vị báo cáo.

Báo cáo điện tử: là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu theo cấu trúc quy định và được truyền nhận qua hệ thống mạng máy tính hoặc vật mang tin (đĩa mềm,...).

Báo cáo bằng văn bản và báo cáo bằng file dữ liệu phải khớp đúng với nhau.

II. Các báo cáo cụ thể1. Các báo cáo định kỳ

1.1. Mẫu báo cáo 01a/FSDP:

Đây là mẫu dùng để phản ánh giải ngân từ nguồn vốn mới của Dự án do Hội sở chính rút từ Tài khoản Đặc biệt của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao.

Về nguyên tắc: NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn vốn tại đơn vị để giải ngân cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạc tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao, trường hợp không đủ vốn để giải ngân, đơn vị lập điện báo đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn để kịp thời giải ngân.

Báo cáo này được làm định kỳ hàng tháng trong giai đoạn rút vốn của dự án để cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao.

1.2. Mẫu báo cáo 01b/FSDP:

Đây là mẫu dùng để phản ánh giải ngân từ nguồn vốn quay vòng tại từng NHCSXH nơi cho vay và toàn tỉnh. Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.3. Mẫu báo cáo 02/FSDP:

45

Page 46: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Đây là mẫu dùng để phản ánh kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ từ nguồn vốn dự án. Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.4. Mẫu báo cáo 03/FSDP:

Đây là mẫu dùng để phản ánh cho vay, dư nợ của các Tổ TK&VV tại ngân hàng và dư nợ cho vay phân theo từng tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay theo Dự án khi thực hiện giải ngân cho hộ trồng rừng tham gia Tổ tiết kiệm & vay vốn.

Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.5. Mẫu báo cáo 04/FSDP:

Đây là mẫu dùng để báo cáo dư nợ quá hạn và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn theo Dự án. Những ô gạch chéo (Cột 19 và 20): không phải báo cáo.

Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.6. Mẫu báo cáo 05/FSDP:

Đây là mẫu báo cáo dùng để phản ánh tỷ lệ thu lãi cho vay theo dự án trong kỳ báo cáo.

Số lãi phải thu trong kỳ (tháng, quý, năm) là toàn bộ số lãi đến hạn phải trả của người vay theo lịch trả lãi đã ghi trong Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.

Công thức xác định số lãi phải thu trong kỳ:

= Dư nợ cho vay đến kỳ hạn trả lãi x Lãi suất cho vay x Thời gian tính lãi

Tỷ lệ thu lãi trong kỳ: là tỷ lệ giữa số lãi thực thu trong kỳ và số lãi phải thu trong kỳ.

Số lãi thực tế thu được trong kỳ: lấy từ TK 70xxx (tiểu khoản thu lãi cho vay Dự án).

2. Báo cáo đột xuất

Trong quá trình thực hiện dự án, theo yêu cầu của công tác quản lý theo dõi (yêu cầu của NHCSXH, của đối tác,...), Tổng giám đốc NHCSXH sẽ có yêu cầu báo cáo bằng văn bản theo nội dung cụ thể yêu cầu các Chi nhánh thực hiện.

3. Báo cáo tình hình thực hiện Dự án hàng năm

Ngoài báo cáo định kỳ theo biểu mẫu nêu trên, hàng năm Chi nhánh thực hiện dự án phải có báo cáo bằng văn bản đánh giá chung về thực hiện dự án trong năm trên địa bàn. Báo cáo này phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: các công việc đã thực hiện, các kết quả đạt được, tiến triển của dự án, các vấn đề phát sinh, những thuận lợi, khó khăn và tồn tại, những đề xuất kiến nghị. Báo cáo này yêu cầu báo cáo bằng văn bản.

4. Cách thức lập báo cáo

Đối với các Phòng giao dịch huyện: việc lập các mẫu báo cáo định kỳ được thực hiện trên máy vi tính thông qua phần mềm hỗ trợ. Đối với các chỉ tiêu không thể lấy tự động thông qua phần mềm thì cán bộ làm công tác báo cáo sẽ nhập bằng tay trên giao diện của phần mềm.

Đối với cấp tỉnh và Hội sở chính: việc tổng hợp từ báo cáo do Chi nhánh cấp dưới gửi lên sẽ được thực hiện tự động trên cơ sở phần mềm hỗ trợ.

5. Lập, tổng hợp và gửi báo cáo

5.1. Tại Phòng giao dịch huyện:

46

Page 47: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Định kỳ báo cáo hàng tháng, Phòng giao dịch lập báo cáo theo quy định thông qua sử dụng phần mềm hỗ trợ. Báo cáo thực hiện bằng văn bản và truyền file thông qua mạng máy tính về Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố theo thời gian quy định.

5.2. Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố:

Phần mềm hỗ trợ sẽ tự động tổng hợp báo cáo trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu từ báo cáo của các đơn vị cấp dưới gửi đến. Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo thực hiện tổng hợp và gửi báo cáo file và bằng văn bản đến đơn vị cấp trên.

5.3. Tại Hội sở chính:

Tổng hợp số liệu báo cáo từ chi nhánh thực hiện dự án.

Ban quản lý Dự án của NHCSXH tại Hội sở chính sẽ lập báo cáo gửi cho Ban quản lý dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và báo cáo tiến độ gửi Ngân hàng Thế giới theo mẫu và kỳ báo cáo theo quy định.

6. Quy định về thời gian gửi báo cáo

6.1. Đối với báo cáo hàng tháng:

Phòng giao dịch cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo lên Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh chậm nhất là ngày 05 của tháng kế tiếp;

Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh gửi báo cáo về Hội sở chính chậm nhất là ngày 07 của tháng kế tiếp.

6.2. Đối với báo cáo tình hình thực hiện hàng năm:

Báo cáo tình hình thực hiện hàng năm Chi nhánh gửi Hội sở chính chậm nhất là ngày 15 tháng 1 năm kế tiếp.

III. Hướng dẫn tạo lập và tổng hợp báo cáo1. Phần dành cho cán bộ tin học

Bộ chương trình chứa trong file nén TTBC_DALN.ZIP, trong đó chứa thư mục TTBC. Người dùng chỉ việc mở nén file này và copy thư mục TTBC vào các thư mục TTBC của chi nhánh.

2. Phần giành cho cán bộ trực tiếp vận hành

2.1. Quy trình tạo lập các báo cáo:

Tương tự báo cáo theo mẫu của các chương trình tín dụng khác, chi tiết như sau:

+ Mẫu 01a/FSDP, 01b/FSDP

- Thực hiện tạo số liệu báo cáo, chương trình sẽ tự động nhặt số tiền giải ngân trong tháng, lũy kế từ đầu năm và lũy kế từ đầu dự án vào các cột tương ứng;

- Thực hiện nhập mới và sửa đổi số liệu tại màn hình sửa số liệu báo cáo nếu có thay đổi.

Lưu ý: Hiện tại, để khớp đúng số liệu vốn giải ngân dự án chuyển về và vốn quay vòng nên toàn bộ số tiền giải ngân trong tháng, lũy kế từ đầu năm, lũy kế từ đầu dự án sẽ được lấy lên cột 6,7,8 (mẫu 01a/FSDP) và 10,11(mẫu 01b/FSDP) tương ứng, sau khi tạo xong số liệu ở bước 1 cán bộ tín dụng phải sửa lại số liệu cho khớp.

+ Mẫu 02/FSDP, 03/FSDP

47

Page 48: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Yêu cầu thực hiện tạo Hồ sơ tín dụng chi tiết tại menu “Tạo số liệu từ KTGD” trước khi tạo 2 báo cáo này.

+ Mẫu 04/FSDP

Đầu tiên, chọn tạo số liệu để chương trình lấy thông tin số hộ và số tiền, tiếp theo vào sửa số liệu để thay đổi số liệu cho các trường còn lại.

+ Mẫu 05/FSDP

Tạo số liệu để chương trình lấy số liệu của lãi thu trong kỳ. Sau khi tạo xong có thể chọn sửa số liệu sẽ hiển thị màn hình nhập số liệu.

+ Mẫu 22a/FSDP và 22b/FSDP

- Thực hiện tạo số liệu báo cáo trước, chương trình sẽ tự động lấy danh sách xã trong huyện; khi thực hiện bước này chương trình sẽ yêu cầu nhập khoảng thời gian từ ngày đến ngày báo cáo, sau đó thực hiện nhập số liệu tại màn hình sửa số liệu báo cáo.

+ Mẫu 23/FSDP

Chỉ tạo tại cấp ngân hàng (Phòng giao dịch). Khi tạo số liệu chương trình sẽ yêu cầu nhập khoảng thời gian từ ngày đến ngày báo cáo. Sau khi nhập ngày xong, nhấn Enter chương trình sẽ tự động nhặt các món vay có ngày giải ngân nằm trong khoảng từ ngày bắt đầu và ngày kết thúc.

+ Mẫu 24/FSDP

- Tạo mẫu 23/FSDP trước khi tạo báo cáo này.

- Quy trình tạo như các báo cáo tự động khác.

2.2. Quy trình tổng hợp báo cáo tại cấp tỉnh (cấp TW):

Bộ phận tổng hợp báo cáo tại cấp tỉnh sẽ nhận file báo cáo do các phòng giao dịch trực thuộc mình gửi lên (file nén) qua đường truyền hoặc đĩa mềm.

Người tổng hợp vào chương trình TTBC (lưu ý vào đúng cấp báo cáo, mã chi nhánh) trong chức năng Tổng hợp báo cáo\Báo cáo theo mẫu.

Chức năng này cho phép người dùng tổng hợp báo cáo theo mẫu và gửi dữ liệu báo cáo lên cấp trên. Tại chức năng này, chương trình cũng hỗ trợ in báo cáo tổng hợp cho cả chi nhánh (toàn quốc) hay một số đơn vị đã chọn hoặc in báo cáo chi tiết cho từng đơn vị đã chọn.

Chức năng tổng hợp: Tại cấp chi nhánh (Toàn quốc), người sử dụng nhấn vào nút Tổng hợp khi muốn tạo số liệu tổng hợp. Chương trình sẽ quét toàn bộ file báo cáo của các đơn vị để tổng hợp thành file toàn tỉnh/toàn quốc.

Tổng hợp báo cáo: Khi người dùng muốn tổng hợp báo cáo nào, thì người dùng chọn báo cáo đó trên lưới báo cáo và thực hiện kích chọn vào nút lệnh “Tổng hợp”.

Công việc chính của người tổng hợp báo cáo tại tỉnh hoặc TW là kiểm soát tính đúng đắn của số liệu báo cáo đơn vị trực thuộc gửi về. Báo cáo nào của đơn vị nào bị sai thì phải thông báo kịp thời cho đơn vị đó chỉnh sửa lại và gửi lại file số liệu. Khi nhận được file số liệu do chi nhánh đã sửa và gửi lại thì thực hiện tuần tự các bước xử lý của người tổng hợp tại tỉnh như làm với báo cáo mới.

Sau khi báo cáo đã được tổng hợp đúng về số liệu, đã in ra giấy, ký đóng dấu của chi nhánh, người tổng hợp báo cáo cần thực hiện bước gửi file số liệu lên NHCSXH cấp trên.

48

Page 49: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO

49

Page 50: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNGBÁO CÁO GIẢI NGÂN

NGUỒN VỐN MỚI CỦA DỰ ÁN Mẫu biểu số 01a/FSDPCHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP - PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh ngày 5 hàng tháng sauChi nhánh Tỉnh/TP: ………. Tháng ….. năm …... - Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính

ngày 7 tháng sauĐơn vị: 1000 đồng, khách hang

TT Huyện/TỉnhSố tiền giải ngân Số tiền giải ngân đã sao kê gửi NHCSXH cấp trên Số giải ngân chưa sao

kêDư nợ cuối kỳ báo

cáoTrong tháng

Lũy kế từ đầu năm

Lũy kế từ đầu dự án Trong tháng Lũy kế từ

đầu nămLũy kế từ đầu dự

án1 2 3 4 5 6 7 8 9=5-8 101 Tỉnh A              

1.1 Hội sở tỉnh1.2 Huyện A              1.3 Huyện B                …              2 Tỉnh B              

2.1 Hội sở tỉnh2.2 Huyện A              2.3 Huyện B                …              

  Cộng              

Ghi chú : * NHCSXH nơi cho vay tự cân đối vốn hoặc xin điều chuyển vốn từ cấp trên để giải ngân. Sau khi giải ngân vốn vay cho khách hàng, lập sao kê giải ngân gửi Ban Quản lý Dự án làm thủ tục rút vốn từ tài khoản đặc biệt; * Giá trị cột 4 tối đa bằng số được thông báo tăng trưởng dư nợ trong năm.

* «Đơn vị» có thể là chi nhánh tỉnh (nếu là báo cáo do chi nhánh tỉnh lập), là Phòng giao dịch nếu là báo cáo do Phòng giao dịch lập.

Ngày …. tháng ….. năm …..Lập biểu Kiểm soát Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đãng dấu)

50

Page 51: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNG BÁO CÁO GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN Mẫu biểu số 01b/FSDPCHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP - PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh ngày 5 hàng tháng sauChi nhánh Tỉnh/TP: ………. Tháng ….. năm …... - Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính

ngày 7 tháng sauĐơn vị: 1000 đồng, khách hang

TT Huyện/TỉnhDư nợ tại thời điểm đầu năm

Số tiền giải ngân bằng nguồn vốn mới

Số tiền giải ngân bằng nguồn vốn quay vòng Thu nợ trong năm Dư nợ cuối kỳ báo

cáo

Trong tháng Lũy kế từ đầu năm

Trong tháng

Lũy kế từ đầu năm Trong tháng Lũy kế từ đầu năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=3+5+7-91 Tỉnh A            

1.1 Hội sở tỉnh    1.2 Huyện A            1.3 Huyện B              …            2 Tỉnh B            

2.1 Hội sở tỉnh2.2 Huyện A            2.3 Huyện B              …            

  Cộng            * Giá trị Cột 4 mẫu này = giá trị cột 3 mẫu 01a/FSDP và giá trị cột 5 mẫu này = giá trị cột 4 mẫu 01a/FSDP.

Ngày …. tháng ….. năm …..Lập biểu Kiểm soát Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đãng dấu)

51

Page 52: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNG BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY Mẫu biểu số 02/FSDPCHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP - PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh ngày 5 hàng tháng sauChi nhánh Tỉnh/TP: ………. Tháng ….. năm …... - Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính

ngày 7 tháng sauĐơn vị: 1000 đồng, hộ

TT Diễn giải

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Doanh số xoá nợ

Tổng dư nợ

Tổng dư nợ phân tích theo tính chất nợ

Tổng dư nợ phân theo thời gian Số

hộ còn dư nợ

Luỹ kế số hộ được

vay vốn từ đầu năm

Luỹ kế số hộ tất toán nợ từ đầu năm

Diện tích trồng

rừng (ha)

Trong kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

Trong kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

Nợ trong hạn

Nợ quá hạn

Nợ khoanh

Ngắn hạn

Trung hạn

Dài hạn

T. kỳ

Luỹ kế từ đầu năm

1Cho vay trực tiếp hộ cá thể

1.1 Huyện A1.2 Huyện B  …

2

Cho vay ủy thác qua tổ chức CT-XH

2 Huyện A2 Huyện B

  …  Cộng

Ngày …. tháng ….. năm …..Lập biểu Kiểm soát Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đãng dấu)

52

Page 53: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNGBÁO CÁO PHÂN LOẠI DƯ NỢ CHO VAY THEO ĐƠN VỊ

NHÂN ỦY THÁC Mẫu biểu số 03/FSDPCHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP - PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh ngày 5 hàng tháng sauChi nhánh Tỉnh/TP: ………. Tháng ….. năm …... - Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính

ngày 7 tháng sauĐơn vị: 1000 đồng, khách hàng

TT Phân theo từng tổ chức nhận ủy thác

Dư nợ cho vay Trong đó: dư nợ quá hạn

Số Tổ TK&VV có dư nợ Số hộ còn dư nợ Số tiền Số hộ Số tiền

1 2 3 4 5 6 71 Hội Nông dân Việt Nam          

1.1 Huyện A          1.2 Huyện B            ,,,          2 Hội Phụ nữ Việt Nam          

2.1 Huyện A          2.2 Huyện B            ,,,          3 Hội Cựu Chiến binh VN          

3.1 Huyện A          3.2 Huyện B            ,,,          

4Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh          

4.1 Huyện A          4.2 Huyện B            ,,,            Cộng          

Ngày …. tháng ….. năm …..Lập biểu Kiểm soát Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đãng dấu)

53

Page 54: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNG BÁO CÁO DƯ NỢ QUÁ HẠN VÀ PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN Mẫu biểu số 04/FSDP

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP- PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh ngày 5 hàng tháng sau

Chi nhánh Tỉnh/TP: ………. Tháng ….. năm …...- Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính ngày 7 tháng sau

Đơn vị: 1000 đồng, khách hang

TT Diễn giải

Nợ quá hạn Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân

Số hộ Số tiền Rủi ro bất

khả kháng

Người vay trốn, chết, mất

tích mà hộ không có khả năng trả nợ

Sản xuất kinh

doanh thua lỗ

Sử dụng vốn vay sai mục

đích

Người vay chây ỳ

Cho vay sai quy

định

Tổ trưởng Tổ TK&VV chiếm dụng

Cán bộ tổ chức hội

chiếm dụng

Cán bộ cơ quan khác

chiếm dụng

Nguyên nhân khác

1 2 3 4 13 14 15 16 17 18 19 20 21 221 Cho vay trực tiếp hộ cá thể                        

1.1 Huyện A                        1.2 Huyện B                          …                        

2Cho vay ủy thác qua tổ chức CT-XH                        

2,1 Huyện A                        2,2 Huyện B                          …                        

  Cộng                        Ngày …. tháng ….. năm …..

Lập biểu Kiểm soát Giám đốc(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đãng dấu)

54

Page 55: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

NGÂN HÀNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THU LÃI Mẫu biểu số

05/FSDPCHÍNH SÁCH XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP - PGD gửi NHCSXH cấp tỉnh

ngày 5 hàng tháng sau

Chi nhánh Tỉnh/TP: ………. (Tháng … năm ………) - Chi nhánh NHCSXH tỉnh gửi Hội sở chính

ngày 7 tháng sau

  Tiêu chí Cho vay trực tiếp Cho vay ủy thác Tổng số

1 2 3  4 5 1 Dư nợ đến kỳ trả lãi    2 Tổng lãi phải thu trong kỳ    3 Tổng số lãi thực thu trong kỳ    4 Tỷ lệ thu lãi trong kỳ    

Ngày … tháng …. năm …. Lập biểu Kiểm soát Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, ghi rõ họ

tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

55

Page 56: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

R. TỔNG QUAN DỰ ÁN

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (Dự án) trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Ngành Lâm nghiệp giữa Chính phủ và các đối tác, các nhà tài trợ. Dự án gồm có hai trọng tâm chính: (i) Phát triển trồng rừng sản xuất ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam; và (ii) Quỹ bảo tồn thiên nhiên. Trong giai đoạn đầu (từ 2005 đến 2011), Dự án dự kiến tài trợ trồng khoảng 66.000 ha rừng sản xuất chủ yếu là do các hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ thực hiện tại 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Trong giai đoạn sau (từ 2012 đến 2015), Dự án dự kiến tài trợ trồng 25.000 ha rừng sản xuất tại sáu tỉnh (thêm Thanh Hóa và Nghệ An).

1. Các mục tiêu của dự án

Đưa đất rừng sản xuất chưa được sử dụng hợp lý vào quản lý có hiệu quả hơn và làm tăng sản xuất gỗ bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình.

Thiết lập một khu vực trồng rừng tư nhân dựa vào các hộ tư nhân ở các tỉnh dự án.

Duy trì tính đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu

Cải thiện công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế.

2. Các hợp phần của Dự án

Dự án sẽ đạt được các mục tiêu của mình bằng cách thực hiện 4 hợp phần sau:

Hợp phần 1: Phát triển thể chế;

Hợp phần 2: Trồng rừng của các hộ gia đình quy mô nhỏ;

Hợp phần 3: Rừng đặc dụng;

Hợp phần 4: Quản lý, kiểm tra và đánh giá dự án.

3. Hợp phần tín dụng (thuộc Hợp phần 2)

Mục tiêu tổng quát của hợp phần 2 là xây dựng năng lực kỹ thuật và tài chính của chủ đất (đặc biệt là của các hộ nông dân nhỏ) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất kỹ thuật trồng rừng trong thực tế để tạo ra những cánh rừng trồng thương mại có năng suất, hiệu quả.

Hợp phần tín dụng này về cơ bản là một kênh tín dụng cung cấp vốn vay ưu đãi tới các hộ gia đình và các thành viên khác có đủ điều kiện tham gia vào dự án trồng rừng thương mại trong khuôn khổ kỹ thuật và khuôn khổ quy định về quyền sử dụng đất trong tài liệu dự án. Hợp phần tín dụng dự kiến được thực hiện vào giữa năm 2004. Tuy nhiên, để xác định được công việc của kế hoạch thực hiện thì đối tượng khách hàng, hộ gia đình phải được xác định cụ thể.

Việc tham gia vào các hoạt động trồng rừng trên cơ sở tự nguyện và dựa trên nhu cầu. Dự án sẽ tập trung vào các nỗ lực dựa theo nhu cầu bằng cách cung cấp cho các hộ gia đình những điều khoản ưu đãi: (i) thời hạn vay ưu đãi, (ii) các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng, (iii) trợ giúp trong việc cấp đất, (iv) cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư; (v) tạo ra nhiều mô hình trồng rừng khác nhau cho các hộ nông dân lựa chọn.

4. Quản lý dự án ở cấp quốc gia

Ban chỉ đạo dự án Quốc gia (BCĐ DA QG) liên bộ, do Bộ NN&PTNT chủ trì nhằm chỉ đạo về mặt chính sách tổng thể và đánh giá định kỳ việc thực hiện dự án.

Ban Điều phối dự án cấp quốc gia (BĐP) được thành lập để phụ trách việc điều phối và quản lý Dự án chung ở cả cấp quốc gia và tỉnh, đấu thầu tập trung hóa, quản lý tài

Page 57: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

chính, theo dõi và báo cáo. BĐP cũng chịu trách nhiệm về việc phối hợp và liên hệ với Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp. BĐP còn có trách nhiệm về việc thực hiện các hoạt động dự án ở cấp quốc gia liên quan đến hợp phần làm rõ các chính sách, phát triển thể chế và thị trường và Quỹ bảo tồn thiên nhiên.

BĐP có trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và theo dõi, theo đúng thỏa thuận giữa Chính phủ và Ngân hàng thế giới.

Quản lý dự án ở cấp tỉnh, huyện và xã

Phần lớn các hoạt động liên quan đến phát triển trồng rừng kinh doanh đều được tiến hành tại thực địa. Việc thực hiện trên thực địa thuộc trách nhiệm trực tiếp của các tỉnh, huyện và xã nằm trong dự án.

Ở mỗi tỉnh thành lập:

Ban quản lý dự án (BQLDA) cấp tỉnh đặt tại sở NN&PTNT;

Ban điều hành dự án cấp tỉnh (BĐHDAT) để chỉ đạo BQLDA Tỉnh.

Phương án tốt nhất nhằm tránh một cơ cấu trùng lắp và để tăng cường sự phối hợp giữa các dự án lâm nghiệp trong tỉnh là Ban điều hành dự án 5 triệu ha rừng cấp tỉnh cũng có thể đóng vai trò điều hành DAPTLN ở tỉnh.

BQLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và Kiểm tra dự án trong phạm vi tỉnh, sự phối hợp hoạt động của dự án và cơ chế quản lý, bao gồm cả việc hỗ trợ thành lập Ban điều hành dự án tỉnh và Ban quản lý dự án huyện ở mỗi huyện thực hiện dự án.

Tại mỗi huyện tham gia dự án thành lập:

Ban quản lý dự án huyện trực thuộc BQLDA tỉnh. Các Ban quản lý dự án huyện sẽ được lồng ghép chặt chẽ vào hoạt động thường nhật của bộ máy quản lý hành chính cấp huyện.

Các Ban quản lý dự án huyện sẽ có trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và Kiểm tra dự án trong phạm vi huyện; sự phối hợp hoạt động của dự án và cơ chế quản lý, bao gồm cả việc hỗ trợ thành lập và hoạt động của Nhóm công tác dự án cấp xã.

Ở cấp xã dự kiến có:

Các Tổ công tác dự án cấp xã. Vai trò của các Tổ công tác này sẽ ít mang tính chính thức hơn nhưng dự kiến họ sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND xã, là đầu mối liên lạc và là nơi thúc đẩy việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân cho dự án ở cấp xã.

5. Cơ chế dự án

Ch ương trình sẽ được thực hiện dưới sự Kiểm tra của Ban điều hành dự án 5 triệu ha rừng. Đây cũng sẽ là Ban điều hành của Dự án PTNLN, vạch ra các định hướng, chính sách và là đầu mối sắp xếp các công việc của Dự án.

Bộ Tài chính sẽ cho NHCSXH vay lại khoản vốn tín dụng này theo Hiệp định vay phụ được ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH.

NHCSXH:

Ban Quản lý dự án PTNLN là đầu mối thực hiện hợp phần tín dụng này.

Để chỉ đạo và thực hiện các mảng nghiệp vụ liên quan, tại Hội sở chính có sự tham gia của các Ban và đơn vị nghiệp vụ khác như: Kế toán & Quản lý Tài chính, Tín dụng học sinh sinh viên và các đối tượng khác, Kế hoạch Nguồn vốn, Trung tâm CTTT và Sở giao dịch.

57

Page 58: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Hoạt động chính gồm: (i) Quản lý chung hợp phần tín dụng (ii) Hoàn chỉnh cẩm nang tín dụng cho chương trình tín dụng, (iii) Quản lý tài khoản đặc biệt, (iv) Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thể chế cho các tỉnh và huyện tham gia dự án, đào tạo và hỗ trợ cho các chi nhánh huyện;

Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và huyện sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp phần tín dụng này tại địa phương: cho vay, thu nợ.

6. Thời gian rút vốn dự án

Đối với phần vốn được phân bổ theo Hiệp định 3953-VN: hạn cuối là ngày 27/2/2013 dành cho 20 huyện, thị đã và đang thực hiện dự án thuộc 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo danh sách trong Phụ lục 1 dưới đây.

Đối với phần vốn được phân bổ theo Hiệp định 5070-VN: hạn cuối là ngày 31/3/2015 dành cho toàn bộ 34 huyện, thị đã, đang và sẽ thực hiện dự án thuộc 6 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa và Nghệ An theo danh sách trong Phụ lục 1 dưới đây.

58

Page 59: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Sơ đồ 1. Tóm tắt các hợp phần Dự án

59

Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

Phát triển thể chế

Trồng rừng Quỹ bảo tồn Quản lý, Giám sát, Đánh giá

Gắn việc thực hiện ở thực địa với Phát triển

thể chế

Lập các Nhóm Lâm nghiệp Trang trại

Xúc tiến cấp Chứng chỉ trồng rừng

Gắn việc thực hiện ở thực địa với Phát triển

thể chế

Giao đất, cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng dất

Cung cấp dịch vụ khuyến lâm

Thiết kếtrồng rừng

Đầu tưtrồng rừng

Kiểm tra,đánh giá

Thành lập Quỹ bảo tồn và đưa vào hoạt động

Quản lý Dự án

Lập kế hoạch cho Rừng Đặc Rụng và thực hiện kế hoạch

Giám sát và đánh giáDự án

Page 60: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Phụ lục 1

Danh sách các huyện thực hiện dự án(Tính đến năm 2012)

TT Tỉnh Huyện thực hiện Ghi chú1 Thừa Thiên Huế: 5 Phú Lộc2 Hương Trà3 Phong Điền4 Nam Đông5 Hương Thủy1 Quảng Nam: 4 Tiên Phước2 Hiệp Đức3 Quế Sơn4 Bắc Trà My1 Quảng Ngãi: 5 Ba Tơ2 Sơn Tịnh3 Mộ Đức4 Trà Bồng5 Bình Sơn Thực hiện từ 20121 Bình Định: 8 An Nhơn2 Vân Canh3 Phù Cát4 Phù Mỹ5 Tuy Phước6 Tây Sơn7 TP Quy Nhơn (Xã Phước Mỹ tách ra từ

huyện Tuy Phước)8 Hoài Ân Thực hiện từ 20121 Thanh Hóa: 6 Hà Trung

Thực hiện từ 2012

2 Ngọc Lặc3 Như Thanh4 Thạch Thành5 Triệu Sơn6 Tĩnh Gia1 Nghệ An: 6 Đô Lương

Thực hiện từ 2012

2 Diễn Châu3 Nghi Lộc4 Tân Kỳ5 Thanh Chương6 Yên Thành

Tổng các huyện, thị 34

60

Page 61: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

S. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

Phần này mang tính tham khảo, phục vụ quá trình thẩm định và phê duyệt cho vay của NHCSXH nơi thực thi Dự án, được trích một phần từ Báo cáo khả thi Dự án.

1. Các giải pháp kỹ thuật

1.1. Chọn loại đất trồng rừng

Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng còn gọi là đất trống được chia thành 3 loại:

Loại IA: Đặc trưng bởi thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng

Loại IB: Đặc trưng bởi thực bì cây bụi, cũng có thể có một số ít cây gỗ, tre mọc rải rác

Loại IC: Đặc trưng bởi cây gỗ rải rác và các cây thân gỗ tái sinh.

Đối với rừng phòng hộ, việc trồng rừng chủ yếu được tiến hành trên đất Loại IA, phần lớn diện tích Loại IB và phần nhỏ Loại IC. Còn phần lớn diện tích Loại IC đưa vào khoanh nuôi. Đối với rừng sản xuất việc trồng rừng được tiến hành trên cả ba đối tượng trên.

Để có thể chọn loài cây trồng, phương thức trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đất còn được phân chia theo các dạng lập địa với các nhân tố chính sau:

Bảng 1: Cơ sở chọn đất trồng rừng

Hạng đất Độ dày

tầng đấtĐộ dốc Thành phần

cơ giới và đá mẹ Thực bì chỉ thị

IRất

thuận lợi

>50cm <15o - Thịt nhẹ, thịt trung bình- Đá mẹ: Rhiolit, granit.

- Trảng cỏ cây bụi dày, sinh trưởng từ trung bình đến tốt.- Cây bụi hoặc nứa tép sinh trưởng trung bình đế tốt.- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao > 70 %

IIThuận

lơi

30-50 cm 15-25o - Thịt nhẹ đến rất nhẹ.- Thịt pha cát xốp ẩm hay sét pha cát hơi chặt- Đá mẹ: Phấn sa.

- Cỏ may, sim mua sinh trưởng xấu đến trung bình- Tế guột dày đặc, sinh trưởng trung bình- Lau, chít, chè vè mọc xen cây bụi, nứa tép mọc thành bụi rải rác, sinh trưởng xấu đến trung bình.- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 50-70%

IIIít

thuận lợi

<30 cm 26-35o - Thịt nặng hơi chặt- Sét pha thịt chặt khô- Cát pha- Đá mẹ: sa phiến thạch.

- Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột mọc rải rác sinh trưởng xấu- Đất trống hoặc có rất ít thực vật sinh trưởng xấu- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 30-50 cm

IVKhông thuận

lợi

Các độ dày khác

nhau

>35o - Sét nặng- Sét pha sỏi đá chặt khô- Cát di động- Trơ sỏi đá. - Đá mẹ: Phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết.

- Cỏ tranh lau lách dây gai mọc rải rác- Có rất ít thực vật sinh trưởng xấu.- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao dưới 30cm

61

Page 62: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Đối với rừng sản xuất chỉ nên trồng trên đất Hạng I và Hạng II. Một vài dạng đất ở Hạng III hay IV khi có đủ điều kiện làm đất, cải thiện đất mới tiến hành trồng, nhưng sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao nên sẽ không được khuyến cáo.

Tuỳ từng loài cây sẽ chọn đất trồng phù hợp cũng như bố trí các công thức trồng cho hợp lý.

1.2. Chọn loại cây trồng rừng sản xuất

Cơ sở và tiêu chí chọn loại cây trồng

Việc chọn loại cây trồng phải căn cứ vào các cơ sở sau:

Mục tiêu kinh tế

Đặc tính lâm sinh của từng loài cây

Điều kiện lập địa (khí hậu, đất đai, thực bì)

Nguyện vọng của người trồng rừng (người dân, doanh nghiệp).

Cụ thể theo các tiêu chí:

Tiêu chí chung:

Tiêu chí chung để chọn loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất là:

- Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp

- Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng

- Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước.

- Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế

- Dễ gây trồng hoặc có hiểu biết kỹ thuật gây trồng

- Có khả năng chống chịu các nhân tố khí hậu có hại và không gây ảnh hưởng xấu đến môi rường .

- Chưa bị sâu bệnh.

Tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí chính để chọn cây lấy gỗ là khối lượng gỗ và chất lượng gỗ có thể lấy ra trong thời gian xác định. Các nhóm cây lấy gỗ chính là: Gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc.

+ Gỗ nguyên liệu là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, trong điều kiện thâm canh phải đạt lượng tăng trưởng hàng năm lớn hơn 15 m3/ha/năm. Gỗ nguyên liệu được chia thành các nhóm nhỏ là gỗ làm giấy, gỗ làm ván dăm và MDF.

- Gỗ làm giấy phải có tỷ trọng lớn hơn 0,40 (ở độ ẩm 12%), có hiệu suất bột giấy trên 47%.

- Gỗ làm ván dăm và MDF có tỷ trọng 0,40 - 0,45, dễ băm dăm.

- Gỗ làm ván mặt phải có thớ mịn, tỷ trọng 0,45-0,50; dễ bóc hoặc dễ lạng.

+ Gỗ đồ mộc và gỗ xây dựng (gỗ lớn) được cung cấp bởi nhóm các loài cây bản địa và nhập nội lá rộng có sinh trưởng tương đối nhanh so với các loài trong nhóm này. Cụ thể, phải đạt sinh trưởng về đường kính trên 0,8 cm/năm và sinh trưởng về chiều cao trên 0,8 m/năm. Gỗ lớn còn được cung cấp thông qua kết hợp kinh doanh từ rừng trồng gỗ nguyên liệu.

62

Page 63: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Gỗ đồ mộc phải có vân, mầu sắc đẹp ít bị co rút; gỗ xây dựng phải có độ bền phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra, các loại gỗ này đều cần có cây thân thẳng, tương đối tròn đều và có chiều dài đoạn thân dưới cành lớn (trên 4 m).

+ Các loài cây đặc sản cung cấp lâm sản ngoài gỗ như dầu, nhựa, hương liệu... có giá trị kinh tế cao được người dân ưa chuộng.

Chọn loại cây trồng rừng:

Với mục tiêu chính của vùng dự án là sản xuất gỗ nguyên liệu cho các nhà máy giấy, ván nhân tạo, dăm mảnh, đối chiếu với các tiêu chí nói trên, loài cây trồng rừng chính được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Các loài keo, đặc biệt là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), thứ đến là keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lai của hai loài nói trên, ngoài ra ở một số nơi khô hạn có thể trồng keo lá liềm (Acacia crasicapa). Đây là các loài có biên độ sinh thái rộng, rất thích hợp với vùng dự án, nơi có tổng lượng nhiệt cao, tổng giờ chiếu sáng lớn, sẽ sinh trưởng nhanh, cho năng xuất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn, gỗ phù hợp cho làm giấy, dăm mảnh và ván nhân tạo, ngoài ra có thể kết hợp kinh doanh gỗ lớn, khả năng bồi hoàn và cải tạo đất tốt. Các loài keo sẽ chiếm khoảng 50% trong tổng diện tích trồng rừng.

- Các loài bạch đàn E. urophylla, E.camaldulensis và E.tereticornis cũng có những ưu điểm như các loài keo nhưng khả năng cải tạo đất kém hơn. Dự kiến chiếm khoảng 20% diện tích trồng rừng.

- Các loài thông:

Thông caribê (P. Caribaea) là loài cây nhập nội được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi và cho kết quả khả quan ở vùng dự án. Nó có khả năng cung cấp gỗ sợi dài cho công nghiêp giấy và cho gỗ lớn

Thông nhựa (P. Merkusii) được chọn để trồng ở Thừa-Thiên-Huế là loài cây bản địa của Việt Nam, có giá trị kinh tế cao, chủ yếu cung cấp nhựa, kết hợp cho gỗ, được người dân ưa chuộng. Đặc biệt thông nhựa chịu được đất nghèo xấu, khô cằn.

Các loài thông chiếm khoảng 10% trong diện tích trồng rừng.

- Các loài cây lâm sản khác:

Cây quế (Sinamomum cassia), được chọn để trồng ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao được nhân dân ưa chuộng nhưng đòi hỏi đất tốt.

Cây lát Mêhicô (Cedrela ordorata) là cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ lớn, đòi hỏi đất tương đối tốt,

Cây dầu rái (Dipterocarpus alatus) là cây sinh trưởng tương đối nhanh, cho gỗ lớn, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nhưng đòi hỏi đất tương đối tốt.

Cây trầm hương (Aquilaria crassna) là loài cây cho hương liệu có giá trị khinh tế cao, được người dân ưa chuộng, dễ gây trồng, đòi hỏi đất tốt.

Các loài cây này chiếm khoảng 20% trong diện tích trồng và sẽ được bổ xung thêm trong quá trình thực thi dự án.

Giống cây con phục vụ trồng rừng:

Giống là khâu quan trọng nhất đảm bảo nâng cao năng suất, hiệu quả của trồng rừng. Vì vậy cần được quản lý chặt chẽ. Giống phải được cung cấp bởi đơn vị có đầy đủ chức năng

63

Page 64: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

kinh doanh giống, có nguồn gốc được công nhận và được quản lí chặt chuỗi hành trình từ khâu thu hái đến tạo cây con xuất vườn. Trong dự án này Sở NNPTNT sẽ cấp giấy chứng nhận cho các vườn ươm của các Lâm trường Quốc doanh và các hộ dân đủ điều kiện sản xuất cây giống chất lượng cao. Quá trình cấp chứng nhận sẽ công bằng và minh bạch. Chỉ có những nhà sản xuất đã được cấp chứng nhận mới được cung cấp giống cho dự án. Cụ thể:

Đối với keo và bạch đàn phải sử dụng các dòng đã được công nhận và tạo cây con bằng phương pháp vô tính (mô, hom). Giống gốc để tạo vườn cây mẹ cung cấp vật liệu giống phải lấy từ các trung tâm của các viện, trường đại học hay công ty giống Lâm nghiệp trung ương. Vườn cây mẹ không được sử dụng quá thời hạn 5 năm.

Đối với các loài cây khác, sử dụng hạt giống từ các nguồn giống đã được công nhận (rừng giống chuyển hoá, rừng giống, vườn giống).

Hạt giống phải được xác định rõ nguồn gốc, tiêu chuẩn sinh lý, có lý lịch nhãn mác rõ ràng.

Cây con phải được ươm trong các vườn ươm đạt tiêu chuẩn.

Cây con phải được gieo ương theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm đủ chất lượng và đạt tiêu chuẩn khi xuất vườn.

1.3. Phương thức trồng

Tuỳ theo loài cây, điều kiện đất đai, nhu cầu của người trồng rừng mà lựa chọn phương thức trồng thích hợp.

Trồng thuần loại.

Trồng hỗn giao theo băng hay theo đám.

Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp.

1.4. Phương pháp trồng

Trồng bằng cây con có bầu được tạo trong vườn ươm từ 2,5 - 18 tháng tuỳ theo loài cây. Cây con có chiều cao và đường kính cổ rễ đạt tiêu chuẩn theo quy định, không bị sâu bệnh, không bị cụt ngọn.

Xử lý thực bì, làm đất:

Tuỳ điều kiện thực bì, điều kiện địa hình, loài cây, công thức trồng mà lựa chọn các phương pháp khác nhau. Cụ thể là:

Xử lý thực bì toàn diện đối với nơi có độ xốp thấp, trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng các cây mọc nhanh;

Xử lý thực bì theo rạch, theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc lớn, trồng cây bản địa, cây lá rộng gỗ lớn, sinh trưởng chậm;

Xử lý thực bì cục bộ quanh hố trồng ở nơi thực bì thấp, mọc thưa thớt, trồng cây bản địa, cây lá rộng sinh trưởng chậm;

Đào hố trồng kích thước 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm cho mọi loài cây, cho mọi phương thức trồng và ở mọi điều kiện địa hình;

Cày toàn diện rồi đào hỗ trồng đối với trồng rừng các loài cây mọc nhanh, trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở nơi độ dốc thấp < 20o;

64

Page 65: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Cày ngầm đối với đất chặt, đá ong hoá, đá lẫn nhiều ở nơi độ dốc thấp < 20o, trồng các loài cây mọc nhanh;

Việc xử lý thực bì và làm đất phải hoàn thành trước khi trồng rừng 1 tháng. Việc lấp hố dược thực hiện trước khi trồng rừng 1 tuần.

Chăm sóc:

Số lần chăm sóc: chăm sóc trong 3 năm đối với các loài cây mọc nhanh, 4 năm đối với các loài cây bản địa, cây lá rộng mọc chậm.

Năm thứ nhất (năm trồng): chăm sóc 1 lần

Năm thứ hai: chăm sóc 2-3 lần

Năm thứ ba: 2 lần

Năm thứ tư: chăm sóc 1 hoặc 2 lần đối với các loài cây bản địa, cây lá rộng mọc chậm.

Nội dung chăm sóc:

Làm cỏ toàn diện đối với cây mọc nhanh, nơi xử lý thực bì toàn diện;

Làm cỏ cục bộ xung quanh gốc cây đối với xử lý thực bì theo rạch hoặc theo hố, đối với các loài cây lá rộng cung cấp gỗ lớn, cây thông.

Xới đất và vun đất vào xung quanh gốc cây, đường kính 0,6m trong năm đầu, các năm sau tăng dần lên 0,8 m, rồi 1m.

Đối với mô hình nông lâm kết hợp, việc chăm sóc cây rừng được kết hợp với chăm sóc cây nông nghiệp;

Trồng dặm cây chết sau khi trồng 10-15 ngày.

1.5. Bón phân

Chủng loại và chất lượng phân bón:

- Phân N:P:K = 5:10:3.

Hàm lượng NPK tối thiểu phải đạt 18%.

Ni tơ tổng số: 5%

Lân tổng số (P2O5): 10%

Kali ( K2O) tổng số: 3%

- Phân hữu cơ vi sinh: Có tác dụng bổ xung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật hữu ích cho đất và cây trồng nhăm tăng cừơng hiệu lực của phân NPK, đặc biệt trên những hiện trường thoái hoá, chua (loại đất III và IV).

Tiêu chuẩn chất lượng như sau:

Hàm lượng P2O5 tổng số không dưới 3,0%

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu không dưới 1,5%

Hàm lượng chất hữu cơ tối thiểu 23,0%

Hàm lượng axit humic không dưới 1,5%

Độ ẩm không lớn hơn 30,0%

Mật độ vi sinh vật sống có ích có ít nhất 1 triệu vi sinh vật/1gr phân.

65

Page 66: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Kỹ thuật bón phân:

Bón lót:

Bón lót bằng phân vi sinh trước khi trồng 1 tuần, kết hợp với việc lấp hố bằng phân vi sinh.

Cách bón: trộn đều phân với lớp đất mặt đã được lấp vào đáy hố.

Lượng phân bón: 100gr phân vi sinh/hố.

Nếu không có điều kiện bón lót thì có thể bón bổ xung vào lần chăm sóc đầu tiên, thường tiến hành vào thời điểm sau khi trồng từ 1 tháng đến 1,5 tháng.

Bón thúc:

Bón thúc được thực hiện vào năm thứ 2 (lần 1), sau khi trồng rừng được 6-12 tháng, kết hợp với việc chăm sóc.

Loại phân và liều lượng bón: 50 gr NPK + 50 gr phân vi sinh/cây.

Nếu có điều kiện bón thúc cả vào năm thứ 3 (lần 2) với liều lượng và loại phân như sau: 100 gr NPK + 100 gr phân vi sinh/cây.

Cách bón: đào rãnh sâu khoảng 10 cm thành hình bán cung, cách gốc cây khoảng 30-40cm (đối với bón thúc lần 1) và khoảng 40-50cm (đối với bón thúc lần 2) ở phía trên dốc, sau đã rắc phân và lấp đất lại;

Bón phân vào những ngày trời râm mát, đất ẩm, khi có mưa nhỏ hay sau khi có mưa lớn, tránh bón vào những ngày nắng gắt.

1.6. Bảo vệ, phòng trõ sâu bệnh và chống cháy rừng

Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trõ kịp thời. Trong vùng dự án thường xảy ra bệnh tua mực đối với quế. Đây là bệnh khó khắc phục.

Đối với thông thường bị sâu róm phá hoại. Trong trường hợp dịch phát triển mạnh cần báo cho Cục Kiểm lâm và Cục Bảo vệ thực vật để có biện pháp diệt trõ.

Về phòng chống cháy: Vùng dự án là vùng có mùa khô tương đối dài, nạn cháy rừng thường xuyên có thể xảy ra. Vì vậy, trong trồng rừng phải chú ý hết mức đến các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tuân thủ các quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng. Cụ thể là:

Trong thiết kế phải chú ý đến bố trí hệ thống đường ranh cản lửa, chòi canh lửa và bảo đảm xây dựng hệ thống này khi trồng rừng;

Tổ chức đội canh phòng, tuần tra trong mùa khô hanh;

Thường xuyên theo dõi cấp dự báo cháy và thường trực 24/24 giờ, nghiêm cấm người mang lửa vào rừng trong những ngày có nguy cơ cháy rừng cao.

Tổ chức mạng lưới phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm bộ đội, công an, cơ quan, đoàn thể và hộ dân trong khu vực để kịp thời phát hiện cháy và huy động lực lượng chữa cháy kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

Trang bị vật tư kỹ thuật cần thiết phục vụ phòng chống cháy rừng.

2. Các mô hình trồng rừng đề xuất

2.1. Các phương thức trồng rừng

Trồng rừng thuần loài thâm canh cung cấp nguyên liệu

66

Page 67: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng năng suất cây trồng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, biện pháp kỹ thuật trồng rừng được áp dụng trong Dự án này là thâm canh toàn diện từ khâu tuyển chọn giống đến làm đất, bón phân và chăm sóc.

Trồng rừng hỗn loài cây nguyên liệu mọc nhanh với cây bản địa

Để tăng giá trị rừng trồng đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm, kết hợp với việc phát huy cao nhất tác dụng của mỗi loài trong việc cải tạo đất, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, việc chọn các tập đoàn cây phù hợp để trồng hỗn giao là cần thiết.

Trồng rừng theo phương thức lâm nông kết hợp:

Việc trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày là yêu cầu của địa bàn lâm nghiệp nói riêng và địa bàn nông thôn nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống trước mắt và khả năng tích luỹ lâu dài. Việc chọn các loại cơ cấu cây trồng phù hợp cho mỗi địa bàn là việc làm cần thiết của dự án.

Trồng rừng bằng các loài cây lâm đặc sản đa dụng:

Tại địa bàn 6 tỉnh có nhiều loài lâm đặc sản có giá trị. Việc đưa các loài này vào dự án cũng là việc cần làm để nâng cao giá trị sản phẩm và phát huy thế mạnh của mỗi vùng.

2.2. Các mô hình trồng rừng định hướng đề xuất:

Các mô hình rừng trồng được thiết lập dựa trên những kết quả khảo sát trên hiện trường và qua trao đổi kinh nghiệm với các hộ nông dân, công nhân lâm nghiệp trong khu vực dự án và các chuyên gia quốc tế, ngoài ra còn tham khảo những kinh nghiệm ở các vùng khác của Việt Nam.

2.2.1. Mô hình 01: Mô hình rừng trồng gỗ ván dăm: (Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn - sản lượng trung bình)- Mô hình này đòi hỏi trồng độc canh các loài cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch

đàn...), mật độ 1.650 cây/ha để sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ giấy có chu kỳ rất ngắn, thông thường từ 5 - 7 năm, thời gian trả nợ là 7 năm. Sản phẩm là gỗ ván dăm nên yêu cầu duy nhất là cành không vỏ có đường kính tối thiểu 5cm và dài 1m. Chi tiết và cơ chế lâm sinh, tham khảo Phụ lục D Sổ tay thực hiện dự án (PIM).

- Về kỹ thuật: phải trồng thâm canh, thông qua chọn giống, làm đất, bón phân.- Năng xuất: được xác định dựa vào các thông tin nêu trên, rừng trồng trên đất Hạng II

sẽ cho sản lượng gỗ là 16 m3/ha/năm .- Không yêu cầu thực hiện tỉa cành cũng như tỉa thưa. Cuối luân kỳ, rừng trồng bị

chặt trắng và khu vực đó được trồng lại trong trường hợp là rừng keo hoặc tái sinh chồi nếu là rừng bạch đàn cho luân kỳ tiếp theo.

- Trồng xen cây lương thực được tiến hành trong năm đầu tiên, thông thường Sau khi chuẩn bị lập địa và/hoặc sau khi trồng cây.

2.2.2. Mô hình 02: Mô hình rừng trồng lấy gỗ: (Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ dài - sản lượng cao)

- Rừng trồng các loài cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha được thiết lập nhằm sản xuất gỗ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm, tức là gấp đôi luân kỳ của mô hình rừng trồng lấy gỗ ván dăm, thời gian trả nợ là 15 năm. Củi đun và gỗ ván dăm là sản phẩm trung hạn từ hoạt động tỉa thưa và sản phẩm thứ cấp

67

Page 68: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

trong lần khai thác cuối cùng. Mô hình này có thể trồng xen canh cây lương thực trong năm đầu tiên. Phụ lục D Sổ tay thực hiện dự án (PIM), trình bày chi tiết về cơ chế lâm sinh.

- Nhằm cải thiện khả năng lợi nhuận của hoạt động sản xuất gỗ xẻ, rừng trồng cần có: Tỷ lệ sống của cây trồng cao; Tăng trưởng nhanh để sản xuất được gỗ xẻ trong thời gian ngắn nhất có thể (gỗ dài

2 m và đường kính đầu nhỏ đạt 15 cm được xếp vào loại gỗ xẻ) Hình thái cành tốt: cành tương đối thẳng, ít chạc ba và cành nhánh nhỏ Gỗ xẻ không bị bệnh thối ruột, u bướu và các khuyết điểm khác- Mô hình này yêu cầu phải tỉa thân, tỉa cành và tỉa thưa nhằm cải thiện chất lượng

gỗ thành phẩm. 2.2.3. Mô hình 03: Mô hình rừng trồng lấy gỗ hỗn giao: (Trồng cây bản địa hoặc

cây lá rộng hỗn loại với cây mọc nhanh chu kỳ ngắn với mục tiêu vừa lấy gỗ nhỏ và gỗ lớn)

- Rừng trồng các cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) và mọc chậm là những loài cây gỗ lớn có giá trị (cây bản địa), mật độ 1.428 cây/ha, trồng trên khu vực sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ. Những loài mọc nhanh được khai thác Sau 5 đến 7 năm để lấy gỗ ván dăm hoặc gỗ lớn Sau 12 đến 15 năm, trong khi đó các loài cây bản địa như Sến trung, Sao đen, dầu rái, lim xanh, cây huỳnh, v.v cần được quản lý từ 20 năm trở lên để lấy gỗ. Chi tiết cơ chế lâm sinh tham khảo Phụ lục E Sổ tay thực hiện dự án (PIM).

- Rừng trồng hỗn giao các loài cây mọc nhanh và các loài cây lấy gỗ có giá trị có những lợi ích Sau đây:

Rừng trồng hỗn giao cho các sản phẩm đa dạng và ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả thị trường như hiện tượng giá gỗ giấy/gỗ ván dăm giảm mạnh trong những năm gần đây.

Những lâm phần hỗn giao ít xảy ra sâu bệnh.

Rừng trồng hỗn giao ít bị ảnh hưởng bởi bão gió.

Tận dụng địa điểm trồng rừng hiệu quả hơn so với rừng trồng thuần loài.

Có sự đa dạng hơn về loài cây trồng trong rừng trồng hỗn giao so với rừng độc canh, đặc biệt là có trồng nhiều hơn một loài cây bản địa.

Trồng xen canh cây lương thực thường có tỷ lệ thành công hơn trên những lập địa xấu so với những lâm phần thuần loài.

Rừng trồng hỗn giao có tiềm năng hấp thu khi các bon cao hơn và lâu hơn đặc biệt là nếu gỗ thành phẩm được sử dụng làm đồ nội thất và trong xây dựng.

Lỗi nghiêm trọng trong việc lựa chọn loài cây trồng có thể dễ dàng được sửa chữa trong những rừng trồng hỗn giao so với rừng độc canh.

Mô hình này có một số biến thể trồng hỗn giao hai loài cây:

a) Các loài cây mọc nhanh và loài lấy gỗ lớn được trồng cách hàng và trong cùng thời điểm.

- Loài lấy gỗ phải có thể sinh trưởng bình thường dưới bóng của các loài cây mọc nhanh. Có hai phương án: a) chặt cây mọc nhanh Sau 5 đến 7 năm để lấy gỗ ván dăm và các

68

Page 69: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

loài lấy gỗ lớn được trông nom cho đến khi đạt kích thức có thể khai thác, hoặc b) tỉa thưa loài cây mọc nhanh còn những cây còn lại được trồng để lấy gỗ và khai thác Sau 12 đến 15 năm. Cây bản địa được quản lý cho đến tuổi khai thác là 20-30 năm.

- Trồng các loài lấy gỗ lớn dưới tán cây mọc nhanh. Trồng cây mọc nhanh trước và Sau 1-3 năm mới trồng cây lẫy gỗ lớn. Sau 5-7 năm tiến hành khai thác cây mọc nhanh để lấy gỗ ván dăm, giữ lại cây lấy gỗ cho đến khi được khai thác khoảng 20 năm hoặc lâu hơn.

b) Trồng loài cây lấy gỗ lớn và loài cây mọc nhanh ở hai khu vực khác nhau trên cùng một lô rừng.

- Cần phải làm như vậy nếu cây lấy gỗ không thể sinh trưởng được dưới tán như xà cừ, huỳnh, muồng đen và các loài không ưa bóng khác. Tiến hành chặt các loài mọc nhanh khi đủ từ 5-7 tuổi và trồng lại khu vực này cho chu kỳ khai thác tiếp theo.

c) Trồng làm ranh giới: cây lấy gỗ lớn được trồng dọc theo các đường ranh giới giữa các lô rừng trồng.

Cây mọc nhanh được khai thác để lấy gỗ ván dăm hoặc gỗ lớn, và Sau đó trồng lại. Khai thác loài lấy gỗ Sau khi đạt tới kích thước có thể bán được.

Có thể trồng xen canh cây lương thực Sau khi chuẩn bị lập địa và trồng cây mọc nhanh.

2.2.4. Mô hình 04: Mô hình rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài gỗ:a) Rừng trồng cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) trồng cùng những loài

cây Lâm sản ngoài gỗ (Quế, Gió bầu, mây và Tre) trên cùng một khu vực trồng rừng, luân kỳ ngắn từ 5 - 7 năm, thời gian trả nợ là 7 năm. Lâm sản ngoài gỗ có thể bao gồm như dầu, gia vị, thuốc, mây và các lâm sản ngoài gỗ khác, phụ thuộc vào loài cây trồng.

Lâm sản ngoài gỗ như cây mây được trồng dưới các loài cây mọc nhanh. Mây là loại ưa bóng và cần cây khác hỗ trợ. Một số loài như mây nếp, việc khai thác sợi mây có thể bắt đầu từ năm thứ 4 hoặc thứ 5 sau khi trồng và thu hoạch hàng năm Sau thời điểm này. Chi tiết về cơ chế lâm sinh, tham khảo Phụ lục F Sổ tay thực hiện dự án (Pim).

b) Rừng trồng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ trồng cùng cây lấy gỗ (các loài Keo, cây bản địa) được trồng theo khu vực trên cùng một diện tích luân kỳ dài, thời gian trả nợ là 15 năm.

Những khu vực trồng loài cây lấy gỗ lớn và loài cây mọc nhanh ở hai khu vực khác nhau trên cùng một lô rừng. Trường hợp cây lấy gỗ không thể sinh trưởng được dưới tán rừng các loài cây xà cừ, huỳnh, muồng đen và các loài không ưa bóng khác. Tiến hành chặt các loài mọc nhanh khi đủ từ 5-7 tuổi và trồng lại khu vực này cho chu kỳ khai thác tiếp theo.

2.2.5. Mô hình 5: Chuyển đổi rừng trồng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài.

Chuyển đổi rừng trồng sản xuất các loài cây mọc nhanh chu kỳ ngắn (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc, quản lý bảo vệ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng, vệ sinh rừng...) để chuyển thành rừng trồng

69

Page 70: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

các loài cây mọc nhanh chu kỳ dài nhằm sản xuất gỗ xẻ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm; thời gian trả nợ là 15 năm.

Thực hiện chuyển đổi rừng trồng theo Mô hình 05 sẽ chỉ thực hiện trên những diện tích rừng trồng trước đây của dự án, đảm bảo tuân thủ về mặt môi trường và kỹ thuật theo quy định của dự án đã ban hành

Trên đây là 05 mô hình trồng rừng cơ bản sẽ phát triển và được mở rộng trong vùng Dự án. Trong quá trình thực hiện Dự án, Ban QDDA các tỉnh sẽ tiến hành đánh giá các mô hình trồng rừng đại diện cho các loại đất khác nhau trong tỉnh. Việc đánh giá này nằm trong các hoạt động phụ của dự án, đã được ghi nhận thông qua các điều khoản hỗ trợ về kỹ thuật, bao gồm hỗ trợ cho công tác đánh giá, xây dựng mô hình thử nghiệm trên hiện trường và tài liệu hoá hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền phổ cập các mô hình, tạo thuận lợi cho 6 tỉnh hợp tác thiết lập và áp dụng mô hình trong hệ thống quản lý dự án vay vốn trồng rừng. Các mô hình trồng rừng còn là cơ sở cho quá trình xét duyệt vốn vay và cho công tác giám sát theo dõi trong quá trình thực hiện.

Chi phí đầu vào, đầu ra của việc sản xuất và hạch toán tài chính cho mỗi mô hình trồng rừng sẽ được dự toán và sẽ tạo cơ sở cho mỗi hộ gia đình định lượng vốn vay để đầu tư cho trồng rừng. Tính toán so sánh các thông số đầu vào và đầu ra, đặc biệt là các thông số liên quan đến chất lượng và số lượng của đầu vào với các thông số đạt được của đầu ra, trong đó quan trọng nhất là sản lượng có thể thu được. Đây là cơ sở để giám sát, theo dõi các hộ trồng rừng trong quá trình lựa chọn.

70

Page 71: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Bảng 2: Các mô hình trồng rừng của dự án

Mô hình Đặc điểm của mô hìnhLập địa trung bình

Lập địa tốt

Chu kỳ ngắn

Chu kỳ dài

Nông lâm kết

hợp

Cây bản địa

Gỗ nguyên liệu bột

giấy

Gỗ xẻ

Quả. hạt. gia vị. lâm

sản ngoài gỗ 1

Đầu tư phân bón

trung bình

Đầu tư phân

bón cao

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)Mô hình 1Chu kỳ ngắn - Sản lượng trung bình

Mô hình này trồng độc canh các loài cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha để sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ giấy có chu kỳ ngắn, sản lượng trung bình, thông thường từ 5 - 7 năm.

* * * *

Mô hình 2Chu kỳ dài – Sản lượng cao

Rừng trồng các loài cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha được thiết lập nhằm sản xuất gỗ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm, thời gian trả nợ là 15 năm.

* * * * * *

Mô hình 3Rừng trồng cây lấy gỗ hỗn giao. chu kỳ dài

Rừng trồng các cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...) và mọc chậm là những loài cây gỗ lớn có giá trị (cây bản địa), mật độ 1.300-1.500 cây/ha, trồng trên khu vực sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ xẻ. Mục tiêu vừa lấy gỗ nhỏ và gỗ lớn, luân kỳ trên 10 năm.

* * * * * * *

Mô hình 4Rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài

Rừng trồng cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) trồng cùng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ (Quế, Gió bầu, mây và Tre) trên cùng một khu vực trồng rừng. luân kỳ ngắn từ 5 - 7 năm. Mục tiêu lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ.

* * * * * *

1

71

Page 72: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

gỗ. chu kỳ ngắn và dài

Rừng trồng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ trồng cùng cây lấy gỗ (các loài Keo, cây bản địa) được trồng theo khu vực trên cùng một diện tích luân kỳ dài, thời gian trả nợ là 15 năm.

* * * * * * * * *

Mô hình 5Chuyển đổi rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài

Chuyển đổi rừng trồng sản xuất các loài cây mọc nhanh chu kỳ ngắn của các hộ gia đình đã trồng trước đây thành rừng trồng các loài cây mọc nhanh chu kỳ dài nhằm sản xuất gỗ xẻ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm; thời gian trả nợ là 15 năm.

* * * * * * * *

72

Page 73: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

B¶ng 3. §Æc ®iÓm cña c¸c m« h×nh trång rõng

Mô hình Loài cây Địa điểm

Chất lượng lập địa

(Chỉ số lập địa)

Sản phẩm Luân kỳ(Năm)

Lượng tăng trưởng hàng

năm(m3/ha/ năm)

Năng suất gỗ

(m3)

Gỗ xẻ(m3)

Bột giấy(m3)

Gỗ củi(m3)

1. Mô hình 1Chu kỳ ngắn - Sản lượng trung bình Keo, Bạch đàn… Đồi trung bình I. II & III

Gỗ ván dăm;Gỗ xẻ

Củi đun

7 14 98 8 80 10

2. Mô hình 2Chu kỳ dài – Sản lượng cao Keo, Bạch đàn… Đồi trung bình I & II

Gỗ xẻ;Ván dămCủi đun

15 20 150 50 85 15

3. Mô hình 3Rừng trồng cây lấy gỗ hỗn giao. chu kỳ dài

Keo, Bạch đàn…

Sao đen.Dầu rái, Lim

xanh

Đồi trung bình I & II Gỗ xẻ;Củi đun

7

20-25

10

8

70

200

6

140

56

0

8

60

4. Mô hình 4Rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài gỗ. chu kỳ ngắn và dài

Keo

Mây,Quế…

Đồi trung bình I & II

Gỗ xẻ;Ván dămCủi đunLâm sản ngoài gỗ

7

15

10

8

70

140

8

130

56

0

6

10

5. Mô hình 5Chuyển đổi rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài

Keo, Bạch đàn… Đồi trung bình I & IIGỗ xẻ;

Ván dămCủi đun

15 20 140 50 75 15

Page 74: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

ĐỊNH MỨC CHI PHÍBảng 4. Mưc chi phi cho thiết lập, nuôi dương và bảo vệ một hec ta rừng trồng tiểu điền

Mô hình Mô hình I: sản xuất gỗ ván dăm

Mô hình II: sản xuất gỗ xẻ

Mô hình III: hỗn giao, sx gỗ xẻ*

Mô hình IV: sản xuất gỗ và sản phẩm ngoài gỗ **

Mô hình V: chuyển đổi từ rừng trồng luân kỳ ngắn

sang rừng trồng luân kỳ dài

Các hoạt động/ Năm

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

Chuẩn bị lập địa và nuôi dương (ngày công/ha)Phát dọn thực bì 20 20 20 20 20

Đào hố 25 25 25 25 25 25

Lấp hố 8 8 8 8 8

Bón phân 10 10 10 10 10

Trồng 9 9 9 9 10 9

Trồng dặm 2 2 2 2 2 2

Làm cỏ lần 1 14 14 12 10 14 14 12 10 14 14 12 10 14 14 12 10 14 14 12 10

Làm cỏ lần 2 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10

Xới đất lần 1 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10

Xới đất lần 2 10 10 10 10 10 10

Bón phân 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 6 6 3 3 3

Tỉa thân và cành tạo dáng 5 5 5

Tỉa cành nhỏ 10 10 10

Tỉa thưa**** 40 40 40 40

Tổng 101 47 25 20 109 47 25 70 109 47 25 70 106 87 48 60 101 47 25 60

1. Trồng xen (ngày công/ha, trồng sắn: tùy chọn)Chuẩn bị lập địa 20 20 20 20 20

Trồng 20 20 20 20 20

Page 75: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Mô hình Mô hình I: sản xuất gỗ ván dăm

Mô hình II: sản xuất gỗ xẻ

Mô hình III: hỗn giao, sx gỗ xẻ*

Mô hình IV: sản xuất gỗ và sản phẩm ngoài gỗ **

Mô hình V: chuyển đổi từ rừng trồng luân kỳ ngắn

sang rừng trồng luân kỳ dài

Nuôi dưỡng 30 30 30 30 30

Khai thác 20 20 20 20 20

Tổng 90 90 90 90 90

2. Bảo vệ, duy tu đường xá và giám sát (ngày công/ha) ***Bảo vệ 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7 7

Duy tu đường xá 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Giám sát 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Tổng 4 11 11 11 4 11 11 11 4 11 11 11 4 11 11 11 4 11 11 11

Loài cây và mật độ trồngCác loài keo 1.665 1.665 952 1.100 1.665

Bạch đàn u-rô 2.000 1.665 2.000

Sao đen/Dầu rái 476

Mây nếp 4.400

Phân bón (g/cây)NPK 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 100 100 200 200 200

Phân hữu cơ 100 100 100 100 100

* Mô hình 3 trồng so le cây keo và sao đen** Mô hình 4 Keo (Mô hình 2) + trồng mây nếp dưới tán rừng. *** Bảo vệ, duy tu đường xã và giám sát/đánh giá được thực hiện hàng năm cho đến khi khai thác**** Hoạt động tỉa thưa có thể được thực hiện 1, 2 hoặc 3 lần và tiến hành vào các năm từ thứ 4 đến thứ 10.

75

Page 76: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Dự toán chi phí thiết lập và quản lý rừng trồng được trình bày trong bảng 5A, 5B và 5C.

Bảng 5A. Dự toán chi phí thiết lập và nuôi dương rừng trồng cho mỗi héc ta rừng trồng luân kỳ ngắn, VND x 1.000.

Hạng mục Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5-7 (*)

Cây giống (**) 1.832 1.665 167      Phân bón 7.370 3.685 3.685       Tổng chi phí đầu vào (1) 9.202 5.350 3.852 0 0 0Chuẩn bị lập địa và trồng 12.120 12.120        Chăm sóc/ nuôi dưỡng rừng trồng 12.840   5.640 3.000 2.400 1.800Công tác bảo vệ, duy tu đường xá và giám sát

8.400 480 1.320 1.320 1.320 3.960

Tổng chi phí lao động (***) (2) 33.360 12.600

6.960 4.320 3.720 5.760TỔNG CHI PHÍ (3)= (1)+(2) 42.562 17.95

010.812 4.320 3.720 5.760

Vốn vay (20 triệu đồng) (4) 20.000 10.000

10.000      Lãi (5) 9.360 720 1.440 1.440 1.440 4.320Thu nhập từ tỉa thưa rừng trồng (6) 0 0 0 0 0 0Lưu lượng tiền mặt (7)=(4)-(3)-(5) -31.922 -8.670 -2.252 -5.760 -5.160 -10.080* Tổng chi phí các năm; **Giá cây con Keo lai hom là 1.000 đồng/cây; giá cây con Keo lai mô là 1.500 đồng/cây; giá Bạch đàn u-rô là 1.000 đồng/cây.(***) Giá nhân công = 120.000 đồng/ngày.

Page 77: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Bảng 5B. Dự toán chi phí thiết lập và nuôi dương rừng trồng cho mỗi héc ta rừng trồng hỗn giao - luân kỳ dài, VND x 1.000.

Hạng mục Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5-7 (*) Năm 8 Năm 9-11 (*) Năm 10 Năm 11-15 (*)Cây giống (**) 6.283 5.712 571              + Cây keo 1.047 952 95              + Cây Sao đen/ Dầu rái 5.236 4.760 476              Phân bón 7.370 3.685 3.685              Tổng chi phí đầu vào (1) 13.653 9.397 4.256              

Chuẩn bị lập địa và trồng 12.720 12.720                Chăm sóc/nuôi dưỡng rừng trồng 39.240   5.640 3.000 8.400 1.200 8.400 1.200 8.400 3.000Công tác bảo vệ, duy tu đường xá và giám sát 18.960 480 1.320 1.320 1.320 2.640 1.320 2.640 1.320 6.600Tổng chi phí lao động (***)(2) 70.920 13.20

06.960 4.320 9.720 3.840 9.720 3.840 9.720 9.600

TỔNG CHI PHÍ (3)=(1)+(2) 84.573 22.597

11.216 4.320 9.720 3.840 9.720 3.840 9.720 9.600

Vay (25 triệu đồng) (4) 25.000 12.500

12.500              

Lãi (5) 28.275 975 1.950 1.950 1.950 3.900 1.950 3.900 1.950 9.750

Thu nhập từ tỉa thưa rừng trồng (****) (6) 28.506       3.448   9.232   15.826

 

Lưu lượng tiền mặt (7)=(4)-(3)-(5)+(6) -59.342 -11.07

-666 -6.270 -8.222 -7.740 -2.438

-7.740 4.156 -19.350

* Tổng chi phí các năm; ** Giá cây con Keo lai hom là 1.000 đồng/cây; giá cây con Keo lai mô là 1.500 đồng/cây; giá cây Sao đen/Dầu rái là 10.000 đồng/cây.*** Giá nhân công = 120.000 đồng/ngày. **** Hoạt động tỉa thưa có thể được thực hiện 1, 2 hoặc 3 lần và tiến hành vào các năm từ thứ 4 đến thứ 10.

Page 78: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Bảng 5C. Dự toán chi phí thiết lập và nuôi dương rừng trồng cho mỗi héc-ta rừng trồng chuyển đổi từ luân kỳ ngắn sang luân kỳ dài, VND x 1.000.

Hạng mục Tổng cộng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5-6 (*) Năm 7 Năm 8-9 (*) Năm 10 Năm 11-15 (*)

Cây giống (**) 1.832 1.665 167              Phân bón 7.370 3.685 3.685               Tổng chi phí đầu vào (1) 9.202 5.350 3.852        Chuẩn bị lập địa và trồng 12.120 12.120                Chăm sóc/ nuôi dưỡng rừng trồng 39.240   5.640 3.000 8.400 1.200 8.400 1.200 8.400 3.000Công tác bảo vệ, duy tu đường xá và giám sát

18.960 480 1.320 1.320 1.320 2.640 1.320 2.640 1.320 6.600

Tổng chi phí lao động (***) (2) 70.320 12.600

6.960 4.320 9.720 3.840 9.720 3.840 9.720 9.600

TỔNG CHI PHÍ (3)= (1)+(2) 79.522 17.950

10.812

4.320 9.720 3.840 9.720 3.840 9.720 9.600

Vốn vay (20 triệu đồng + 10 triệu vay bổ sung) (4)

30.000 10.000

10.000

  10.000

         

Lãi (5) 7.920 720 1.440 1.440 1.440 2.880 1.440 2.880 1.440 7.200Thu nhập từ tỉa thưa rừng trồng (****) (6)

49.879       6.029   16.155   27.695  

Lưu lượng tiền mặt (7)=(4)-(3)-(5)+(6)

-57.442 -8.670 -2.252

-5.760

-1.160

-6.720 4.995 -6.720 16.535 -16.800

* Tổng chi phí các năm; ** Giá cây con Keo lai hom là 700 đồng/cây; giá cây con Keo lai mô là 1.500 đồng/cây; giá cây Sao đen/Dầu rái là 6.000 đồng/cây.*** Giá nhân công = 120.000 đồng/ngày. **** Hoạt động tỉa thưa có thể được thực hiện 1, 2 hoặc 3 lần và tiến hành vào các năm từ thứ 4 đến thứ 10.

78

Page 79: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Những quan sát từ các bảng 4, 5A, 5B và 5C trên được tổng hợp như sau:

1) Đối với mô hình trồng rừng luân kỳ ngắn: Chi phí đầu tư cho riêng năm đầu tiên lên tới 17,95 triệu đồng; năm thứ hai là 10,812 triệu đồng và tổng chi phí cho các năm còn lại là 13,8 triệu đồng. Trong số đó, có 1,832 triệu dành cho cây giống (keo lai hom; con số này sẽ cao hơn nếu mua cây mô), và 7,37 triệu đồng mua phân bón (NPK:16:16:8). Số tiền còn lại 33,36 triệu đồng dành cho chi phí nhân công trong cả luân kỳ 7 năm.

Như vậy, với tổng số tiền vay vốn là 20 triệu đồng (47% tổng chi phí) và được giải ngân làm 2 lần người dân có đủ kinh phí để xây dựng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ rừng trồng. Tổng lượng tiền mặt còn thiếu (7) là 31,922 triệu đồng, phân chia theo từng năm (7 năm) sẽ do các hộ nông dân tự bỏ ra bằng nguồn vốn tự có và bằng công lao động, phần này được xem như là phần vốn đối ứng của các hộ dân trồng rừng.

2) Đối với mô hình trồng rừng hỗn giao luân kỳ dài: Chi phí đầu tư cho riêng năm đầu tiên lên tới 22,597 triệu đồng; năm thứ hai là 11,216 triệu đồng và tổng chi phí cho các năm còn lại là 50,76 triệu đồng. Trong số đó, có 6,283 triệu dành cho cây giống (keo lai hom; sao đen/dầu rái; con số này sẽ cao hơn nếu mua cây Keo lai mô), và 7,37 triệu đồng mua phân bón (NPK:16:16:8); Số tiền còn lại 70,92 triệu đồng dành cho chi phí nhân công trong cả luân kỳ 15 năm.

Ở mô hình này, vào các năm thứ 4 đến thứ 10 rừng trồng sẽ cho thu nhập từ tỉa thưa. Tổng thu nhập từ tỉa thưa rừng trồng có thể đạt 28,506 triệu đồng.

Như vậy, với tổng số tiền vay vốn là 25 triệu đồng (30% tổng chi phí) và được giải ngân làm 2 lần người dân có đủ kinh phí để xây dựng, chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ rừng trồng. Tổng lượng tiền mặt còn thiếu (7) là 59,342 triệu đồng, phân chia theo từng năm (15 năm) sẽ do các hộ nông dân tự bỏ ra bằng nguồn vốn tự có và bằng công lao động, phần này được xem như là phần vốn đối ứng của các hộ dân trồng rừng.

3) Đối với mô hình rừng trồng chuyển đổi từ luân kỳ ngắn sang luân kỳ dài: Giống như rừng trồng luân kỳ ngắn, Chi phí đầu tư cho năm đầu tiên là 17,95 triệu đồng; năm thứ hai là 10,812 triệu đồng. Tuy nhiên tổng chi phí cho các năm còn lại là 50,76 triệu đồng. Trong số đó, có 1,832 triệu dành cho cây giống (keo tai tượng; con số này sẽ cao hơn nếu mua cây Keo lai mô), và 7,37 triệu đồng mua phân bón (NPK:16:16:8); Số tiền còn lại 70,32 triệu đồng dành cho chi phí nhân công trong cả luân kỳ 15 năm.

Ở mô hình này, vào các năm thứ 4 đến thứ 10 rừng trồng sẽ cho thu nhập từ tỉa thưa. Tổng thu nhập từ tỉa thưa rừng trồng có thể đạt 49,879 triệu đồng.

Như vậy, với tổng số tiền vay vốn ban đầu là 20 triệu đồng để trồng rừng luân kỳ ngắn và vay bổ sung 10 triệu đồng để chuyển đổi thành rừng trồng luân kỳ dài (tổng mức vay vốn đạt 38% tổng chi phí) người dân có đủ kinh phí để xây dựng, chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ rừng trồng. Tổng

Page 80: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

lượng tiền mặt còn thiếu (7) là 57,422 triệu đồng, phân chia theo từng năm (15 năm) sẽ do các hộ nông dân tự bỏ ra bằng nguồn vốn tự có và bằng công lao động, phần này được xem như là phần vốn đối ứng của các hộ dân trồng rừng.

4) Đối với những mô hình trồng rừng sản xuất gỗ xẻ, cần thêm chi phí nhân công để tỉa thân và tỉa cành tạo dáng trong năm đầu tiên, tỉa thưa và tỉa cành nhỏ trong năm thứ 4. Giá cây giống của các loài bản địa sẽ đắt hơn nhiều so với cây giống của các loài mọc nhanh.

5) Việc trồng xen cây nông nghiệp là không bắt buộc; tuy nhiên đó cũng là một cách tạo thu nhập tiềm năng cho chủ rừng. Chi phí và thu nhập từ hoạt động trồng xen canh không được đưa vào trong phân tích tài chính này.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Kết quả phân tích tài chính mô hình trồng rừng gỗ ván dăm; với 3 số tiền vay khác nhau được tóm tắt trong Bảng 6. Dự toán chi tiết, thu nhập và dòng tiền cho loài keo tai tượng với số tiền vay khác nhau được trình bày trong các phân tích tài chính (Phụ lục 1.1; 1.2; 1.3).

Khả năng thu lợi nhuận của rừng trồng không hề bị ảnh hưởng bởi việc tăng số tiền cho vay từ 15 triệu lên 20 triệu hay thậm chí là 25 triệu. Mặc dù thu nhập thuần và giá trị hiện tại thuần (NPV) giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Trên thực tế, tỷ suất hoàn vốn nội bộ tăng đáng kể (IRR).

Tác động đáng kể của việc tăng vốn vay từ 15 triệu đồng lên 20 triệu và 25 triệu là tăng lượng tiền để mua vật tư đầu vào đặc biệt là phân bón và giảm số tiền bị âm trong năm đầu tiên, như thể hiện dưới đây:

Số tiền vay Giải ngân lần 1 Giải ngân lần 215 triệu 7,5 triệu 7,5 triệu

20 triệu 10 triệu 10 triệu

25 triệu 12,5 triệu 12,5 triệu

Việc này sẽ tạo điều kiện cho các hộ gia đình thiếu tiền giờ đây có thể trang trải để mua vật tư đầu vào cần thiết và cải thiện sinh trưởng và sản lượng của rừng trồng sau này.

80

Page 81: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Bảng 6: Kết quả phân tích tài chính của 3 mức trần vay vốn

Tổng hợp: Phân tích tài chính Mô hình 1: Cây mọc nhanh. luân kỳ 7 năm Thu nhập và NPV = VND x 1.000

Keo tai tượng

Cấp lập địa Vay: 15 triệu VND Vay: 20 triệu VND Vay: 25 triệu VNDThu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR

Lập địa I 169.522 74.864 44% 164.132 74.515 49% 158.742 74.167 57%Lập địa II 129.847 51.412 37% 124.457 51.063 41% 119.067 50.715 46%Lập địa III 94.287 30.392 28% 88.897 30.043 31% 83.507 29.695 33%Lập địa IV 62.707 11.725 17% 57.317 11.376 19% 51.927 11.028 21%                   Keo lai                  

Cấp lập địa Vay: 15 triệu VND Vay: 20 triệu VND Vay: 25 triệu VNDThu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR

Lập địa I 181.399 81.548 46% 176.009 81.200 51% 170.619 80.851 58%Lập địa II 112.400 40.762 32% 107.010 40.414 36% 101.620 40.065 41%Lập địa III 57.213 8.141 15% 51.823 7.792 16% 46.433 7.443 17%Lập địa IV 18.039 - 15.015   12.649 - 15.364   7.259 - 15.713                     Bạch đàn u-rô                  

Cấp lập địa Vay: 15 triệu VND Vay: 20 triệu VND Vay: 25 triệu VNDThu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR Thu nhập NPV IRR

Lập địa I 170.510 75.886 44% 165.120 75.537 49% 159.730 75.189 56%Lập địa II 126.990 50.161 36% 121.600 49.812 40% 116.210 49.464 46%Lập địa III 87.365 26.738 26% 81.975 26.390 29% 76.585 26.041 33%Lập địa IV 52.130 5.910 13% 46.740 5.562 14% 41.350 5.213 15%

Phụ lục 1.1. Phân tích tài chính rừng keo tai tượng với số tiền vay là 15 triệu đồng.

Page 82: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

82

Page 83: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

83

Page 84: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

84

Page 85: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Phụ lục 1.2: Phân tích tài chính rừng trồng keo tai tượng với số tiền hỗ trợ cho vay là 20 triệu

85

Page 86: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

86

Page 87: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

87

Page 88: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Phụ lục 1.3: Phân tích tài chính của rừng trồng keo tai tượng với khoản vay hỗ trợ là 25 triệu đồng

88

Page 89: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

89

Page 90: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

90

Page 91: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

3. Phương án quản lý, khai thác rừng

Điều tra lập địa, quy hoạch sử dụng đất: Trước hết tiến hành điều tra theo lô (lô tối thiểu là 0,5 ha) và phân loại theo nhóm lập địa để làm cơ sở xác định loài cây trồng phù hợp. Kết quả điều tra lập địa sẽ được thảo luận với người dân thôn bản;

Giao đất: Công tác giao đất cho các hộ dân tham gia trồng rừng phải được tiến hành trước khi thiết lập rừng;

Lập kế hoạch hàng năm: Căn cứ để lập kế hoạch hàng năm chủ yếu dựa vào khối lượng công việc đã được xác định trong văn kiện dự án, vào khả năng thực hiện của các địa phương, vào khả năng cấp vốn thực tế;

Thiết kế trồng rừng: Thiết kế trồng rừng phải đảm bảo trồng rừng đạt yêu cầu quản lý rừng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và đa dạng sinh học. Cụ thể là:

o Về kinh tế: bảo đảm cơ cấu cây trồng phù hợp với ý nguyện của người dân, rừng có năng suất, hiệu quả cao và sản phẩm có khả năng tiêu thụ;

o Về xã hội: tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân, góp phần xoá đãi giảm nghèo

o Về môi trường và đa dạng sinh học: không làm thoái hoá đất, nâng cao độ phì, sử dụng đất lâu bền. Tăng khả năng phòng hộ giữ đất, giữ nước, chống xói mòn. Bảo vệ những mảnh rừng tự nhiên mọc xen kẽ trong khu rừng trồng, đặc biệt ở đỉnh đồi trọc, dọc các khe suối, khe cạn.

Mục đích:

o Giúp Ban Quản lý dự án các cấp chủ động trong việc lập hế hoạch,tổ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện kế hoạch trồng rừng đến từng hộ gia đình cũng như các chủ hộ trồng rừng khác.

o Lập được bộ hồ sơ để làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá và thanh quyết toán.

Yêu cầu:

o Bảo đảm độ chính xác về diện tích trong thiết kế.

o Có sự tham gia của người dân trong việc phân chia đất đai, nhận biết ranh giới trên thực địa và lựa chọn loài cây trồng.

o Nên thiết kế liền lô liền khoảnh để giảm chí phí trong các khâu mua nguyên vật liệu và nâng cấp các đường giao thông, một lô rừng cùa một hộ gia đình phải có diện tích tối thiểu là 0,5 ha.

o Lựa chọn được loài cây trồng rừng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp.

o Việc thiết kế trồng rừng phải hoàn thành trước thời điểm xây dựng kế hoạch trồng rừng cho năm sau.

Nội dung thiết kế trồng rừng bao gồm:

o Xây dựng bản đồ lô trồng rừng 1/5000 hoặc 1/10000.

o Xác định lô trồng rừng trên thực địa cho đến từng hộ gia đình.

o Xác định lại điều kiện đất đai, đối chiếu với kết quả điều tra lập địa.

o Xác định loài cây trồng cho từng lô.

91

Page 92: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

o Lựa chọn phương thức trồng, biện pháp kỹ thuật như sử lý thực bì,làm đất, tạo cây con, trồng, chăm sóc bảo vệ cho từng lô.

o Tính toán dự toán cho từng công thức trồng rừng.

o Tổng hợp diện tích trồng rừng theo loài cây theo từng công thức từ cấp thôn bản đến cấp xã, huyện và tỉnh.

o Tính toán tổng dự toán trồng rừng theo các cấp nói trên.

o Viết bản huyết minh thiết kế trồng rừng để biện giải cho các vấn đề nêu trên.

o Lập các phụ biểu kèm theo.

Bản thiết kế trồng rừng phải được Sở NN&PTNT phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Chi cục Lâm nghiệp hay Ban quản lý dự án tỉnh phê duyệt.

Hỗ trợ dịch vụ khuyến lâm: Các dịch vụ khuyến lâm sẽ hỗ trợ, tư vấn cho hộ dân tham gia trong việc thiết lập và quản lý rừng bền vững vùng rừng sản xuất của mình. Dịch vụ khuyến lâm thuộc dự án bao gồm: triển khai hệ thống khuyến lâm theo địa bàn xã dự án; triển khai chương trình đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và vận hành dự án thuận lợi; trang bị các dụng cụ, giáo trình cần thiết; thiết lập các mô hình trình diễn.

Phương án vay vốn và quản lý nguồn vốn: Trong hoạt động thực hiện kế hoạch trồng rừng theo Dự án, hộ gia đình hay các lâm trường trực tiếp vay vốn qua Ngân hàng, không có bên trung gian. Họ vay vốn và thi công trồng rừng theo sự chỉ đạo kỹ thuật của các BQL dự án tỉnh, huyện. Quá trình kiểm tra nghiệm thu, Ban quản lý dự án có thể mời thêm các tư vấn chuyên ngành (như Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Đoàn điều tra qui hoạch nông lâm nghiệp).

Kiểm tra nghiệm thu trong quá trình trồng rừng

Sự cần thiết của công tác kiểm tra và nghiệm thu

Bài học kinh nghiệm trồng rừng ở Việt Nam cho thấy do ý thức tự nguyện của người dân chưa cao nên việc quản lý trồng rừng là hết sức cần thiết và quan trọng. Rừng trồng do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ, rừng trồng của một số công ty có tỷ lệ sống cao, chất lượng tốt, tỷ lệ thành rừng cao là do tăng cường khâu quản lý, kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ, bảo đảm quy trình quy phạm theo đúng thiết kế. Trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, kinh phí dành cho khâu quản lý thấp (chỉ chiếm 8% trong tổng kinh phí trồng rừng) nên chất lượng rừng trồng không cao. Vì vậy, đối với dự án này, cần tăng mức đầu tư cho khâu quản lý một cách phù hợp để thực hiện tốt các công việc sau:

Kiểm tra trong quá trình thực hiện

Nghiệm thu công đoạn (thíêt kế trồng rừng, sử lý thực bì, làm đất, tiêu chuẩn cây con,bón phân, trồng, chăm sóc).

Nghiệm thu hàng năm ở cấp cơ sở toàn bộ khối lượng công trình để quyết toán

Nghiệm thu hàng năm của Ban quản lý dự án trung ương 10% khối lượng công trình.

Nghiệm thu hoàn thành trồng rừng (sau khi hoàn thành chăm sóc)

Chuyển rừng sang giai đoạn nuôi dưỡng và bảo vệ.

Trong giai đoạn này chủ rừng cần thường xuyên báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên về tình tạng rừng trồng.

Nội dung cụ thể của kiểm tra và nghiệm thu

Kiểm tra loài cây trồng theo điều kiện lập địa quy định.

92

Page 93: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIQĐ... · Web viewNGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Vietnam Bank for Social Policies CẨM NANG TÍN DỤNG Credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng

Đánh giá chất lượng cây con đem trồng theo quy trình quy phạm hay theo quy định của dự án.

Đánh giá diện tích trồng rừng so với thiết kế.

Kiểm tra kỹ thuật sử lý thực bì, đào hố, bón lót (chủng loại phân, liều lượng và kỹ thuật bón).

Đánh giá mật độ trồng rừng so với thiết kế.

+ Tỷ lệ cây sống tốt ≥85% so với mật độ thiết kế: nghiệm thu 100% theo thiết kế.

+ Tỷ lệ cây sống tốt từ 50% đến <85%: phải trồng dặm đủ mật độ quy định (≥85%) mới được nghiệm thu.

+ Tỷ lệ cây sống tốt <50% so với mật độ thiết kế: Không nghiệm thu; báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét.

Nghiệm thu kỹ thuật chăm sóc (phát dọn thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc).

Nghiệm thu bảo vệ phòng chống cháy rừng (chống người và gia súc phá hoại, xây dựng chòi canh lửa, đường băng cản lửa).

Khai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm

Khai thác rừng:

Thời điểm khai thác do chủ rừng quyết định có sự tham gia tư vấn của các cơ quan lâm nghiệp để bảo đảm hiệu quả kinh tế cao nhất

Việc khai thác phải tuân thủ quy định, tránh gây những tác động xấu đến môi trường, gây xói mòn, thoái hoá đất. Tại những nơi có độ dốc cao, cần mở đường vận xuất nhỏ, vận xuất thủ công. Tiến hành khai thác xen kẽ các lô có diện tích nhỏ hơn 10 ha hoặc khai thác theo băng rộng 30 m.

Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong thời vụ trồng kế tiếp (riêng với bạch đàn, áp dụng biện pháp tái sinh chồi). Sau khi trồng xong mới khai thác lô hoặc băng kế tiếp.

Vận chuyển sản phẩm:

Sản phẩm khai thác từ rừng trồng được tự do lưu thông và chủ rừng được tự chủ trong việc chọn phương tiện vận chuyển. Trong vùng dự án chủ yếu là vận chuyển bộ, những nơi có điều kiện có thể kết hợp với vận chuyển thuỷ.

Tiêu thụ sản phẩm:

Việc tiêu thụ sản phẩm do chủ rừng quyết định. Trong vùng dự án có thể tiêu thụ sản phẩm gỗ dưới một số hình thức sau:

Cung cấp cho các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu;

Cung cấp cho các nhà máy chế biến ván nhân tạo, chế biến bột giấy;

Cung cấp cho các xí nghiệp chế biến đồ mộc;

Xuất gỗ cây.

[VBSP-01/2013]

93