96
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC- 2009 VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ (Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57) NĂM 2014

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC- 2009 ơng trình...nhân kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển để học tiếp ... Pháp luật ĐC 12 TC

  • Upload
    lyduong

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC- 2009

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

(Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57)

NĂM 2014

3

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT

1 Mô hình và chương trình đào tạo

Mô hình và chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ các khóa nhập học năm 2009 (K54) được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa.

Các bậc học được cấu trúc lại theo mô hình 4-1-1 (Cử nhân-Kỹ sư-Thạc sĩ) kết hợp 4-2 (Cử nhân-Thạc sĩ), phù hợp với mô hình của các trường đại học trên thế giới.

Cử nhân Kỹ thuật

Kỹ sư

1 năm

1-1,5 năm

2 năm

Tốt nghiệp PTTH

4 năm

5 năm

Thi tuyển ĐH

Cử nhân Khoa học/QTKD..

4 năm

Cử nhân Công nghệ

4 năm

2 nămCT chuyển đổi

0,5 năm1 năm

Thạc sĩ KH/KT/QTKD

Chương trình cử nhân được thiết kế cho thời gian 4 năm, định hướng cơ bản, đào tạo ngành rộng; trang bị cho người học những kiến thức khoa học-kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau trong lĩnh vực ngành rộng được đào tạo. Khối lượng chương trình cử nhân tối thiểu 130 tín chỉ và tối đa 134 tín chỉ. Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, người học có thể đi làm hoặc học tiếp lên chương trình kỹ sư (≈1 năm đối với các ngành kỹ thuật) hoặc thạc sĩ (≈2 năm). Chương trình cử nhân được chia làm 3 loại:

Chương trình Cử nhân kỹ thuật (Bachelor of Engineering, BEng), áp dụng cho các ngành thuộc khối kỹ thuật, đào tạo theo định hướng tính toán, thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm kỹ thuật, công nghệ. Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển để học tiếp chương trình Kỹ sư cùng ngành rộng.

Chương trình Cử nhân khoa học (Bachelor of Science, BS)/Cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration, BBA) và các dạng tương đương khác, áp dụng cho các ngành khoa học, kinh tế, sư phạm, ngôn ngữ. Người tốt nghiệp Cử nhân khoa học (và các tên gọi tương đương khác) muốn học chương trình kỹ sư phải phải hoàn thành chương trình chuyển đổi theo quy định học văn bằng thứ hai.

Chương trình Cử nhân công nghệ (kỹ thuật) (Bachelor of Technology, BTech), áp dụng cho các ngành thuộc khối Công nghệ (kỹ thuật), đào tạo định hướng ứng dụng và vận hành hệ thống, thiết bị công nghệ. Cử nhân công nghệ muốn học tiếp chương trình Kỹ sư thuộc cùng lĩnh vực đào tạo phải hoàn thành chương trình chuyển đổi để đạt yêu cầu tương đương với chương trình Cử nhân kỹ thuật.

Chương trình kỹ sư được thiết kế cho thời gian 5 năm (1 năm đối với người tốt nghiệp cử nhân), áp dụng cho các ngành kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ngành hẹp (chuyên ngành), bổ sung cho người học những kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu để có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc. Chương trình kỹ sư có khối lượng tối thiểu 156-164 tín chỉ đối với người học thẳng hoặc 34-38 tín chỉ đối với người đã có bằng cử nhân cùng ngành học. Người tốt nghiệp kỹ sư cũng có thể học tiếp lên chương trình thạc sĩ (≈ 1-1,5 năm), trong trường hợp xuất sắc có thể được xét tuyển để làm thẳng nghiên cứu sinh.

2 Cấu trúc chương trình khối kỹ thuật

Cấu trúc chung cho khung chương trình các ngành kỹ thuật được thiết kế dựa trên các chuẩn mực quốc tế (ABET, CDIO), đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, liên thông giữa các bậc học và ngành đào tạo.

4

TTTN + ĐATN: 3+9 TC

Chuyên ngành: 22-26 TC(12-16 bắt buộc + 8-10 tự chọn)

Cử nhân

Kỹ sư

∑ 130-134 TC

Toán và khoa học cơ bản: ≥ 32 TC(26 chung khối ngành + 6 riêng từng ngành)

Cơ sở và cốt lõi của ngành: 36 - 48 TC

Tiếng Anh TOEIC: 6 TC

ĐATN: 6 TC

Lý luận CT, Pháp luật ĐC

12 TC

∑ 124-128 TC (Chứng chỉ CTCN)

Tự chọn ≥ 26 TC

TT kỹ thuật: 2 TC

∑ 158-166 TC

2.1 Cấu trúc chương trình cử nhân

TT Phần chương trình Số tín chỉ 1 Giáo dục đại cương ≥ 50 1.1 Toán và khoa học cơ bản

Bắt buộc toàn khối ngành Từng ngành bổ sung

≥ 32 26 ≥ 6

1.2 Lý luận chính trị 10 1.3 Pháp luật đại cương 2 1.4 Giáo dục thể chất Chứng chỉ 1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh Chứng chỉ 1.6 Tiếng Anh 6 2 Giáo dục chuyên nghiệp 80-84 2.1 Cơ sở và cốt lõi ngành 36-48 2.2 Tự chọn theo định hướng ≤ 18 2.3 Tự chọn tự do ≥ 8 2.4 Thực tập kỹ thuật 2 2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6 Tổng khối lượng chương trình 130-134

2.2 Cấu trúc chương trình kỹ sư

TT Phần chương trình Số tín chỉ 1 Chương trình môn học cử nhân

(bao gồm các mục 1.1-2.3 của chương trình cử nhân)

124-128

2 Chương trình chuyên ngành kỹ sư 34-38 2.1 Chuyên ngành bắt buộc 12-18 2.2 Chuyên ngành tự chọn 8-10 2.3 Thực tập cuối khóa và đồ án tốt

nghiệp kỹ sư 12

Tổng khối lượng chương trình 158-166

2.3 Chuẩn trình độ tiếng Anh

Để có đủ năng lực học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, sinh viên ĐHBK Hà Nội phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn (theo

5

kết quả kiểm tra phân loại đầu khoá). Những sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 450 TOEIC sẽ được miễn học.

Để sinh viên có kế hoạch học tập đạt yêu cầu chuẩn đầu ra này, Nhà trường quy định yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo trình độ năm học của sinh viên như sau:

Sinh viên trình độ năm thứ hai: 300 điểm Sinh viên trình độ năm thứ ba: 350 điểm Sinh viên từ trình độ năm thứ tư: 400 điểm Trước khi làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 450 điểm.

Sinh viên không đạt yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo từng học kỳ sẽ bị Nhà trường hạn chế đăng ký học tập chuyên môn xuống mức tối thiểu (12TC) để có thể bố trí thời gian học cải thiện trình độ tiếng Anh.

3 Chương trình giáo dục đại cương

3.1 Danh mục học phần học chung

Chương trình đào tạo của tất cả các ngành kỹ thuật có yêu cầu chung về phần kiến thức giáo dục đại cương như sau (cột HK ghi học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn).

Mã số Tên học phần Khối lượng HK

MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 1

MI1120 Giải tích II 3(2-2-0-6) 2

MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 2

MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 1

PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 1

PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 2

EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 3

FL1100 Tiếng Anh PreTOEIC 3(0-6-0-6) 1

FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 2

SSH1110 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin I

2(2-1-0-4) 1

SSH1120 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin II

3(3-0-0-6) 2

SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 3-4

SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN

3(3-0-0-6) 4-5

SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 1

PE1010 Giáo dục thể chất A x(0-0-2-0) 1

PE1020 Giáo dục thể chất B x(0-0-2-0) 2

PE1030 Giáo dục thể chất C x(0-0-2-0) 3

PE201x Giáo dục thể chất D x(0-0-2-0) 4

PE202x Giáo dục thể chất E x(0-0-2-0) 5

MIL1110 Đường lối QS của Đảng x(3-0-0-6) 1

MIL1120 Công tác QP-AN x(3-0-0-6) 2

MIL1130 QS chung và kỹ chiến thuật bắn súng AK

x(3-1-1-8) 3

Lưu ý:

6

Chương trình Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

có cấp chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một ngành đào tạo. Điểm từng học phần cũng không được tính trong tính điểm trung bình học tập của sinh viên, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp.

Hai học phần tiếng Anh được tính vào tổng khối lượng của chương trình toàn khóa, nhưng do đã có quy định riêng về chuẩn trình độ từng năm học và chuẩn trình độ đầu ra nên không dùng để tính điểm trung bình học tập, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp của sinh viên.

3.2 Danh mục các học phần tự chọn

Các học phần thuộc khối kiến thức Toán và khoa học cơ bản do ngành chọn bổ sung hoặc do sinh viên tự chọn để đảm bảo khối lượng tối thiểu 32 TC theo chuẩn ABET.

Mã số Tên học phần Khối lượng

MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) PH1130 Vật lý III 3(2-1-1-6) CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6)

3.3 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

MI1110 Giải tích I

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1120 Giải tích II

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Tích phân phụ thuộc tham số, Tích phân bội hai và bội ba, Tích phân đường và mặt, Ứng dụng của phép tính vi phân vào hình học, Lý thuyết trường. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật và kinh tế.

MI1130 Giải tích III

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chuỗi số, Chuỗi hàm, Chuỗi lũy thừa, Chuỗi Fourier, cùng với những kiến thức cơ sở về Phương trình vi phân cấp một, Phương trình vi phân cấp hai và phần tối thiểu về Hệ phương trình vi phân cấp một. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1140 Đại số

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết ma trận, Định thức và Hệ phương trình tuyến tính theo quan điểm tư duy cấu trúc và những kiến thức tối thiểu về logic, Tập hợp, Ánh xạ, Trường số phức và các ý tưởng đơn giản về đường bậc hai, mặt bậc hai. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI2020 Xác suất thống kê

3(2-2-0-6)

7

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích), MI1140 (Đại số).

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về xác suất là các khái niệm và quy tắc suy diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lý các bài toán thống kê trong các mô hình ước lượng, kiểm định giải thiết và hồi quy tuyến tính. Trên cơ sở đó sinh viên có được một phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó.

Nội dung: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.

PH1110 Vật lý I

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (cơ học, nhiệt học), làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ.

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi.

PH1120 Vật lý II

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ).

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

PH1130 Vật lý III

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: PH1110 (Vật lý I), PH1120 (Vật lý II).

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (quang học, vật lý lượng tử) làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các tính chất của ánh sáng: Tính sóng (giao thoa, nhiễu xạ..), tính hạt (bức xạ nhiệt, Compton), sự phát xạ (tự nhiên, cảm ứng) và hấp thụ ánh sáng, laser.

Vận dụng lưỡng tính sóng- hạt của electron (vi hạt) để xét năng lượng và quang phổ nguyên tử, trạng thái và nguyên lý Pauli, xét tính chất điện của các vật liệu (kim loại, bán dẫn), spin và các loại thống kê lượng tử.

CH1010 Hóa học đại cương

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hoá học tạo cho phương pháp luận đúng đắn trong tư duy học tập và chuẩn bị nghiên cứu sau này; cung cấp cho sinh viên những khái niệm, quy luật cơ bản của hóa học trong lĩnh vực nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung dịch, tạo điều kiện để sinh viên có thể học tốt và biết vận dụng những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học khi học các môn học khác, giải quyết các bài toán cụ thể trong nhiều lĩnh vực.

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học, thuyết Lewis, nắm được những nội dung của các phương pháp hoá học hiện đại: phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO); Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về sự tạo thành liên kết trong các phân tử phức; Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại); Nhiệt động hóa học: nghiên cứu sự biến đổi các đại lượng nhiệt động như ∆U, ∆H, ∆S, ∆G… của các quá trình hóa học hoặc các phản ứng hóa học, từ đó biết được chiều hướng của quá trình, điều kiện cân bằng của hệ hóa học; Ứng dụng các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học vào nghiên cứu các phản ứng và cân bằng trong dung dịch:

8

cân bằng axit – bazơ, cân bằng của chất điện ly và chất điện ly ít tan, cân bằng tạo phức…; Động hóa học: nghiên cứu tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng; Nghiên cứu quan hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện: pin ganvanic và điện phân; Sau mỗi phần học là phần bài tập bắt buộc để sinh viên nắm vững kiến thức đã học.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của hình học chiếu (là nền tảng của vẽ kỹ thuật) và vẽ kỹ thuật cơ bản

Nội dung: Phần Hình hoạ: phép chiếu, biểu diễn các đối tượng hình học, hình chiếu phụ và xác định hình thật; giao của các đối tượng; Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản: các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật, kỹ thuật vẽ phẳng, hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đô, đọc hiểu 2D sang 3D, vẽ các chi tiết ghép và mối ghép, vẽ lắp đơn giản.

ME2040 Cơ học kỹ thuật

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được kiến thức về xây dựng mô hình lực, lập phương trình cân bằng của hệ lực, hai bài toán cơ bản của động lực và các phương pháp cơ bản để giải chúng, phương trình chuyển động của máy.

Nội dung: Phần 1. Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương trình cân bằng của hệ lực không gian.Trọng tâm vật rắn. Phần 2. Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia tốc đối với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật. Phần 3. Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học - Động lực, phương trình chuyển động của máy.

IT1110 Tin học đại cương

4(3-1-1-8)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tổ chức máy tính, lập trình máy tính và cơ chế thực hiện chương trình, kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Nội dung: Tin học căn bản: Biểu diễn thông tin trong máy tính. Hệ thống máy tính. Hệ điều hành Linux. Lập trình bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C. Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc lập trình trong C. Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C. Mảng. Cấu trúc. Tệp dữ liệu.

EM1010 Quản trị học đại cương

2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và một phần kỹ năng về quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung: Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp; phương pháp thực hiện từng loại công việc và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

4 Quy trình đào tạo và thang điểm

Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân. Với sự hỗ trợ của cố vấn học tập, sinh viên chọn đăng ký môn học, lớp học thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình. Mọi quy trình thực hiện thuận lợi, dễ dàng qua mạng. Quy chế đào tạo theo tín chỉ của Trường có thể xem và tải về tại trang Web dtdh.hust.edu.vn.

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10 (điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

9

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1,0

Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

5 Quy định về học ngành thứ hai

Quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ cho phép sinh viên được tự do lựa chọn học thêm một ngành thứ hai theo chương trình song ngành hoặc song bằng. Toàn văn bản quy định có thể xem tại trang dtdh.hust.edu.vn.

Đối với chương trình song ngành, người tốt nghiệp được cấp một bằng đại học ghi tên chung hai ngành, ví dụ Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không, Kỹ thuật Máy tính và Phần mềm, Kỹ thuật Điện tử và Máy tính, Kỹ thuật Hóa học và Sinh học,... Theo quy định, để nhận được một bằng song ngành sinh viên cần hoàn thành kiến thức cơ sở và cốt lõi của cả hai ngành, như vậy khối lượng kiến thức toàn khóa sẽ tăng thêm khoảng 24-32 tín chỉ so với chương trình đơn ngành, tương đương với 1-2 học kỳ. Hiện tại, Trường đưa ra một danh mục gồm 38 chương trình song ngành để sinh viên lựa chọn.

Trong khi các chương trình song ngành hạn chế về khả năng kết hợp ngành học và bằng tốt nghiệp, thì đối với các chương trình song bằng sinh viên có thể lựa chọn học thêm một ngành bất kỳ thuộc khoa, viện khác để khi tốt nghiệp được cấp hai bằng cử nhân, hai bằng kỹ sư, hoặc một bằng cử nhân và một bằng kỹ sư. Theo quy định, khối lượng kiến thức toàn khóa của các chương trình song bằng sẽ tăng thêm khoảng 54-64 tín chỉ so với thông thường, tương đương với 3-4 học kỳ. Ví dụ, sinh viên các ngành kỹ thuật có thể học để lấy thêm bằng cử nhân của một ngành thuộc khoa kinh tế, quản lý với khối lượng kiến thức tăng thêm là 55 tín chỉ. Một ưu điểm của quy trình đào tạo theo tín chỉ là sinh viên có thể đăng ký học và tích lũy tín chỉ của ngành thứ hai ngay từ năm thứ hai theo kế hoạch của bản thân (có thể học thêm cả học kỳ hè), qua đó những sinh viên học tốt có thể rút ngắn đáng kể thời gian học toàn khóa.

Cấu trúc các chương trình song ngành và song bằng được quy định cụ thể trong bảng dưới đây.

Chương trình Khối kiến thức

Song ngành

Song bằng

NGÀNH 1

Giáo dục đại cương CN, KS CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướng Tự chọn bắt buộc

- CN, KS

Chuyên ngành bắt buộc KS KS

Chuyên ngành tự chọn - -

Tự chọn tự do - -

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

CN, KS CN, KS

Đồ án/khoá luận TN CN, KS CN, KS

NGÀNH 2

Giáo dục đại cương (CN, KS) CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướng Tự chọn bắt buộc

- -

Chuyên ngành bắt buộc KS KS

Chuyên ngành tự chọn - -

Tự chọn tự do - -

10

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

- -

Đồ án/khóa luận TN - CN, KS

11

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH KINH TẾ-QUẢN LÝ

6 Khung chương trình đào tạo

6.1 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

Khối lượng kiến thức toàn khoá: 134 tín chỉ (TC)

6.2 Cấu trúc khung chương trình

TT PHẦN CHƯƠNG TRÌNH KHỐI LƯỢNG (Tín chỉ, TC)

GHI CHÚ

1 Giáo dục đại cương 47 Yêu cầu chung cho toàn khối ngành

1.1 Toán và khoa học cơ bản 29

1.2 Lý luận chính trị 10 Theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (10)

1.6 Tiếng Anh 6 Xem chuẩn trình độ tiếng Anh trong mục 1.2 dưới đây

2 Giáo dục chuyên nghiệp 87

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 46

2.2 Tự chọn bắt buộc

20 Chọn trong danh sách quy định cho từng ngành

2.3 Tự chọn tự do

13 Chọn trong danh sách do Khoa phê duyệt

2.4 Thực tập kỹ thuật 2 Đăng ký thực hiện 4 tuần trong thời gian qui định và hè từ trình độ năm thứ 3

2.5 Khóa luận tốt nghiệp 6 Thực hiện khi chỉ còn thiếu không quá 10 TC tự chọn

Tổng khối lượng chương trình 134

6.3 Chuẩn trình độ tiếng Anh

Để có đủ năng lực học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, sinh viên ĐHBK Hà Nội phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn (theo kết quả kiểm tra phân loại đầu khoá). Những sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 450 TOEIC sẽ được miễn học.

Để sinh viên có kế hoạch học tập đạt yêu cầu chuẩn đầu ra này, Nhà trường quy định yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo trình độ năm học của sinh viên như sau:

Sinh viên trình độ năm thứ hai: 300 điểm Sinh viên trình độ năm thứ ba: 350 điểm Sinh viên từ trình độ năm thứ tư: 400 điểm Trước khi làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 450 điểm.

12

Sinh viên không đạt yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo từng học kỳ sẽ bị Nhà trường hạn chế đăng ký học tập chuyên môn xuống mức tối thiểu (12TC) để có thể bố trí thời gian học cải thiện trình độ tiếng Anh.

6.4 Danh mục học phần giáo dục đại cương

(bắt buộc chung cho tất cả các ngành kinh tế, quản lý)

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1 SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2 2 SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3 3 SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2 4 SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3 5 SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2 Giáo dục thể chất (5 TC)

6 PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x 7 PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) x 8 PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x 9 PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10 PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x Giáo dục quốc phòng-an ninh (8 TC)

11 MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x 12 MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) x 13 MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6TC 14 FL1100 Tiếng Anh Pre-TOEIC 3(0-6-0-6) 3 15 FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 29 TC 16 MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4 17 MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) 3 17 MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3 18 MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4 19 MI3130 Toán kinh tế 3(3-1-0-6) 3 20 PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3 21 PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3 22 EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2 23 IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

CỘNG 45 TC 18 17 9 3

Lưu ý:

Chương trình Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có cấp chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một ngành đào tạo. Điểm từng học phần cũng không được tính trong tính điểm trung bình học tập của sinh viên, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp.

Hai học phần tiếng Anh được tính vào tổng khối lượng của chương trình toàn khóa, nhưng do đã có quy định riêng về chuẩn trình độ từng năm học và chuẩn trình độ đầu ra nên không dùng để tính điểm trung bình học tập, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp của sinh viên.

13

6.5 Mô tả tóm tắt nội dung học phần giáo dục đại cương

MI1110 Giải tích I

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1130 Giải tích III

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chuỗi số, Chuỗi hàm, Chuỗi lũy thừa, Chuỗi Fourier, cùng với những kiến thức cơ sở về Phương trình vi phân cấp một, Phương trình vi phân cấp hai và phần tối thiểu về Hệ phương trình vi phân cấp một. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1140 Đại số

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết ma trận, Định thức và Hệ phương trình tuyến tính theo quan điểm tư duy cấu trúc và những kiến thức tối thiểu về logic, Tập hợp, Ánh xạ, Trường số phức và các ý tưởng đơn giản về đường bậc hai, mặt bậc hai. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI2020 Xác suất thống kê

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích), MI1140 (Đại số).

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về xác suất là các khái niệm và quy tắc suy diễn xác suất cũng như về biến ngẫu nhiên và các phân phối xác suất thông dụng (một và hai chiều); các khái niệm cơ bản của thống kê toán học nhằm giúp sinh viên biết cách xử lý các bài toán thống kê trong các mô hình ước lượng, kiểm định giải thiết và hồi quy tuyến tính. Trên cơ sở đó sinh viên có được một

phương pháp tiếp cận với mô hình thực tế và có kiến thức cần thiết để đưa ra lời giải đúng cho các bài toán đó.

Nội dung: Sự kiện ngẫu nhiên và phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên, phân phối xác suất, véc tơ ngẫu nhiên, lý thuyết ước lượng thống kê, lý thuyết quyết định thống kê.

MI3130 Toán kinh tế

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về toán học vận dụng trong phân tích các mô hình kinh tế để từ đó hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Môn học toán kinh tế cũng sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức để họ có thể vận dụng vào việc ra các quyết định sản xuất. Nội dung:

Giới thiệu mô hình toán kinh tế Phân tích cân bằng tĩnh Phân tích so sánh Tối ưu hoá sản xuất và tiêu dùng Bài toán quy hoạch tuyến tính Bài toán vận tải và ứng dụng Phương pháp sơ đồ mạng lưới PERT

PH1110 Vật lý I

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (cơ học, nhiệt học), làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ.

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi.

PH1120 Vật lý II

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ).

14

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

IT1110 Tin học đại cương

4(3-1-1-8)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tổ chức máy tính, lập trình máy tính và cơ chế thực hiện chương trình, kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Nội dung: Tin học căn bản: Biểu diễn thông tin trong máy tính. Hệ thống máy tính. Hệ điều hành Linux. Lập trình bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C. Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc lập trình trong C. Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C. Mảng. Cấu trúc. Tệp dữ liệu.

EM1010 Quản trị học đại cương

2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và một phần kỹ năng về quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung: Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp; phương pháp thực hiện từng loại công việc và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

6.6 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6.7 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

15

7 Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh

Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: D340101

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân khoa học

7.1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh là trang bị cho người tốt nghiệp: (1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau về quản trị kinh

doanh trong các ngành nghề và loại hình doanh nghiệp khác nhau của nền kinh tế. (2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề quản trị tại các doanh

nghiệp. (3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm quản trị đa ngành và trong môi trường quốc tế (4) Năng lực tham gia xây dựng kế hoạch chức năng, dự án đầu tư và chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp

trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7.2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản trị kinh doanh của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức đại cương về toán kinh tế và xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình kinh doanh và kinh tế trong doanh nghiệp và trong nền kinh tế.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học, pháp luật kinh tế, marketing và kế toán để nghiên cứu và phân tích các quá trình kinh doanh và kinh tế.

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành về quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, kế toán doanh nghiệp và quản trị chiến lược để thiết kế và đánh giá các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kinh doanh và kinh tế 2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức 2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình 2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc 2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp 2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm quản trị đa ngành 3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử

dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại. 3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng các giải pháp kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng về các giải pháp kinh doanh và tham gia xây dựng dự án đầu tư cho doanh nghiệp.

16

4.3 Năng lực tham gia thiết kế quá trình và giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp. 4.4 Năng lực tham gia tổ chức và triển khai các giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp 4.5 Năng lực đánh giá các hệ thống, các doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7.3 Cấu trúc chương trình đào tạo

Các học phần cơ sở và cốt lõi ngành có thể chia thành 4 khối kiến thức như sau: Khối kiến thức Kinh tế học cơ sở: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế Khối kiến thức Quản trị cơ sở: Quản trị học đại cương và Hành vi của tổ chức Khối kiến thức Toán – Phân tích kinh tế: Toán kinh tế, Kinh tế lượng, Thống kê ứng dụng, Phân tích hoạt động

kinh doanh. Khối kiến thức Quản trị chức năng trong kinh doanh: Quản trị marketing, Quản trị sản xuất, Quản trị nhân lực,

Quản trị tài chính, Kế toán doanh nghiệp.

17

PH1110 (3TC)Vật lý I

MI1110 (4TC)Giải tích I

MI1140 (4TC)Đại số

PH1120 (3TC)Vật lý II

MI2020 (3TC)Xác suất TK

MI1130 (3TC)Giải tích III

FL1101 (3TC)TA TOEIC I

FL1102 (3TC)TA TOEIC II

SSH1110 (2TC)CN Mác-Lênin I

SSH1120 (3TC)CN Mác-Lênin II

SSH1130 (3TC)Đường lối CM

IT1110 (4TC)Tin học ĐC

MI3130 (3TC)Toán kinh tế

EM3111 (3TC)Quản trị học

EM3100 (3TC)Kinh tế học vi mô

EM3110 (3TC)Kinh tế học vĩ mô

EM3130 (3TC)Kinh tế lượng

EM4413 (3TC)Quản trị nhân lực

EM3220 (3TC) Luật kinh tế

EM4417 (4TC)Kế toán DN

EM3210 (3TC)Marketing cơ bản

EM3522 (4TC)Quản trị TC

EM4527 (4TC)Quản trị sán xuất

EM3230 (3TC)Thống kê ƯD

EM5050 (2TC)Thực tập TN

HK116TC

HK217TC

HK317TC

HK417TC

HK517TC

HK618TC

HK716TC

HK814TC

Chú giảiBắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết

HP học trước

HP song hànhTự chọn tự do

SSH1050 (2TC)Tư tưởng HCM

EM4312 (4TC)QT marketing

EM4212 (3TC)Phân tích HĐKD

Tự chọn TD(2 TC)

EM5150 (6TC)ĐATN CN

Tự chọn BB(7 TC)

EM1010 (2TC)QT học ĐC

Tự chọn TD(5 TC)

Tự chọn TD(4 TC)

EM3500 (3TC)Nguyên lý KT

Tự chọn BB(3 TC)

Tự chọn BB(6 TC)

Tự chọn BB(4 TC)

Tự chọn TD(2 TC)

SSH1170 (2TC)Pháp luật ĐC

18

7.4 Danh mục học phần riêng của chương trình

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KẾ HOẠCH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Giáo dục đại cương 47 TC 18 17 9 3 0 0 0 0

Cơ sở và cốt lõi ngành 46 TC 0 0 3 12 15 11 8 0

1 EM3100 Kinh tế học vi mô 3(3-1-0-6) 3

2 EM3111 Quản trị học 3(3-1-0-6) 3

3 EM3110 Kinh tế học vĩ mô 3(3-1-0-6) 3

4 EM3210 Marketing cơ bản 3(3-0-0-6) 3

5 EM3230 Thống kê ứng dụng 3(3-0-0-6) 3

6 EM3220 Luật kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

7 EM3130 Kinh tế lượng 3(3-0-0-6) 3

8 EM3500 Nguyên lý kế toán 3(3-0-0-6) 3

9 EM4413 Quản trị nhân lực 3(3-0-0-6) 3

10 EM4720 Kế toán doanh nghiệp (1 BTL) 4(3-2-0-8) 4

11 EM4312 Quản trị marketing (1 BTL) 4(3-2-0-8) 4

12 EM4417 Quản trị sản xuất (1 BTL) 4(3-2-0-8) 4

13 EM3522 Quản trị tài chính (1 BTL) 4(3-2-0-8) 4

14 EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

Thực tập, đồ án tốt nghiệp 8 TC 8

15 EM4350 Thực tập tốt nghiệp 2(2-0-4-8) 2

16 EM4351 Khoá luận tốt nghiệp 6(0-0-6-12) 6

Tự chọn bắt buộc (20/36 TC) 20 TC 0 0 0 0 2 6 6 6

17 EM4317 Marketing dịch vụ 2(2-0-0-64) 2

18 EM4415 Quản trị công nghệ 2(2-0-0-4) 2

19 EM4316 Thương mại điện tử 3(3-0-0-6) 3

20 EM4412 Quản trị chất lượng 2(2-0-0-4) 2

21 EM4416 Quản trị chiến lược 3(2-2-0-6) 3

22 EM4218 Hệ thống thông tin quản lý 3(3-0-0-6) 3

23 EM4215 Khởi sự kinh doanh 2(2-0-0-4) 2

24 EM4322 Truyền thông marketing 2(2-0-0-4) 2

25 EM4435 Quản trị dự án đầu tư 3(3-0-0-6) 3

26 EM4216 P.pháp ng.cứu trong k.doanh 2(2-0-0-4) 2

27 EM4211 Anh văn chuyên ngành QTKD 2(2-0-0-4) 2

28 EM4512 Thuế và hệ thống thuế 3(3-0-0-6) 3

29 EM4323 Quản trị thương hiệu 2(2-0-0-4) 2

30 EM4319 Marketing quốc tế 2(2-0-0-4) 2

31 EM4314 Hành vi người tiêu dùng 2(2-0-0-4) 2

Tự chọn tự do (chọn 13 TC) 13 TC 0 0 5 4 0 0 2 2

19

32 EM3150 Kinh tế phát triển 2(2-0-0-4)

33 EM3140 Kinh tế quốc tế 2(2-0-0-4)

34 EM3170 Văn hoá doanh nghiệp 2(2-0-0-4)

35 EM3190 Hành vi của tổ chức 2(2-0-0-4)

36 ME2015 Đồ họa kỹ thuật 3(3-1-0-6)

37 ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí 2(2-0-1-4)

38 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(3-0-0-6)

39 EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện 3(2-0-3-6)

40 CH1010 Hoá đại cương 3(2-1-1-6)

41 CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học 3(2-0-2-4)

42 ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử v.thông 2(2-0-1-4)

… … (và các học phần khác được khoa phê duyệt)

CỘNG 134 TC 18 17 17 16 18 18 16 14

20

7.5 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần

EM3100 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung: Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

EM3110 Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao.

Nội dung: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

EM3111 Quản trị học (Management)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học: chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều phối) và kiểm tra.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học. Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức năng kiểm tra.

EM3130 Kinh tế lượng (Econometrics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: giúp học viên nắm rõ và vận dụng được các mô hình hồi qui để ước lượng, dự đoán giá trị trung bình của tổng thể của các biến phụ thuộc theo giá trị của biến giải thích nhằm xác định mức độ quan hệ giữa các biến, từ đó thấy được bản chất của các hiện tượng và tìm được các biện pháp khắc phục. Môn học còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể.

Nội dung: Cơ bản về Kinh tế lượng và phân tích hồi qui; mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định; mô hình hồi qui đa biến; đa cộng tuyến; hồi qui với biến giả; phương sai sai số thay đổi; tương quan chuỗi.

EM3210 Marketing cơ bản (Fundamentals of Marketing)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường, những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp và trình tự tiến hành hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh; (2) Phân biệt

21

được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; (3) Trình bày được các bước của quá trình marketing trong doanh nghiệp và các nội dung của các chính sách marketing-mix; (4) Vận dụng được các kiến thức marketing cho những loại sản phẩm khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống sản phẩm để giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing; (2) Thu thập thông tin marketing và nghiên cứu thị trường; (3) Môi trường marketing của doanh nghiệp; (4) Hành vi mua của khách hàng; (5) Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu; (6) Quyết định về sản phẩm; (7) Quyết định về giá; (8) Quyết định về phân phối; (9) Quyết định về truyền thông marketing.

EM3220 Luật kinh doanh (Business Law)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

EM3230 Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI2020

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và các phương pháp cơ bản phân tích và xử lý các số liệu thống kê mà chúng rất hữu ích trong nghiên cứu và thực hành kinh doanh. Học phần này tập trung vào những ứng dụng trong kinh doanh của các phương pháp phân tích thống kê. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) kể tên các tham số đặc trưng cho xu thế trung tâm và độ phân tán của tổng thể; (2) phân biệt được giả thuyết nghiên cứu và cặp giả thuyết thống kê (H0, H1); (3) biết cách thiết lập cặp giả thuyết thống kê phù hợp với các vấn đề kinh doanh; (4) thực hiện được một số kiểm định tham số và phi tham số cơ bản để giải quyết các vấn đề kinh doanh đã đặt ra; (5) diễn giải ý nghĩa kinh doanh của kết quả phân tích; (6) hiểu được và mô tả được các giả định hay các điều kiện áp dụng của một số phương pháp phân tích thống kê; (7) nắm được cách tìm hiểu mối liên hệ bằng phân tích tương quan và hồi quy.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê;(3) tóm tắt và trình bày dữ liệu; (4) Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung và độ phân tán; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) ước lượng; (7) kiểm định giả thuyết thống kê; (8) kiểm định phi tham số; (9) phân tích tương quan và hồi quy; (10) phân tích dãy số thời gian; và (11) chỉ số. EM3500 Nguyên lý kế toán (Fundamentals of Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các phần hành chủ yếu của kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể:

• Tự lập hoặc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ kế toán chủ yếu

• Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan

• Theo dõi được chu trình ghi chép, tính toán của kế toán để xác định được kết

22

quả kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

• Đọc và hiểu được các nội dung chủ yếu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: các nội dung chủ yếu của học phần này là: Tổng quan về kế toán; Xác định giá trị ghi sổ các đối tượng kế toán; Tài khoản kế toán và ghi sổ kép; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Chứng từ và sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán của doanh nghiệp; Tổ chức công tác kế toán.

EM3522 Quản trị tài chính (BTL) (Financial Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh những cơ sở ban đầu về quản lý tài chính làm tiền đề cho việc nghiên cứu các nội dung của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, người học sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định của quản lý tài chính bao gồm:

• Phân tích tài chính và lựa chọn cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn;

• Tổ chức huy động vốn để thực hiện các cơ hội đó; quản lý chi phí, hạch toán chi phí, và xác định lợi nhuận;

• Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; và hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Nội dung: các chủ đề chính gồm: Lý thuyết và các mô hình định giá, rủi ro và tỷ suất sinh lợi, lý thuyết danh mục đầu tư; Hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp; Cơ sở của các quyết định đầu tư (chi phí vốn và các phương pháp đánh giá đầu tư); Cơ sở của các quyết định tài trợ (cơ cấu vốn và đòn bẩy trong quản lý tài chính); Quản lý vốn lưu động và chính sách; Các mô hình hoạch định tài chính.

EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh (Business Analysis)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình phân tích, các phương pháp phân tích phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đó nhằm tìm hiểu bản chất và nguyên nhân để có thể đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Xác định các phương pháp phân tích kinh doanh phù hợp cho một loạt các vấn đề thực tế; (2) Áp dụng quy trình phân tích hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (3) Thực hiện được việc phân tích các mặt hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (4) Truyền đạt các kết quả phân tích, chỉ rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nội dung: học phần bao gồm (1) tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh; (2) phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ; (3) phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm; (4) phân tích tiêu thụ và lợi nhuận; (5) phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

EM4312 Quản trị marketing (BTL) (Marketing Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức nâng cao về marketing, lập kế hoạch marketing, tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Học phần đi sâu vào việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing và quản trị thương hiệu trong marketing. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung của quản trị marketing trong tổ chức kinh doanh; (2) Trình bày được những bước cần làm để xây dựng một bản kế hoạch marketing; (3) Nắm vững các loại chiến lược marketing của doanh nghiệp; (4) Trình bày được các nội dung cần làm trong quản trị marketing-mix; (5) Phân biệt được ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức hoạt động marketing trong doanh nghiệp; (6) Biết cách phân tích và đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động marketing trong các doanh nghiệp.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về quản trị marketing; (2) lập kế hoạch marketing; (3) thông tin marketing và dự báo thị trường; (4) phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp; (5) hành vi mua của khách hàng; (6) phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu; (7) lựa chọn các chiến lược marketing; (8) quản trị sản phẩm; (9) quản trị giá; (10) quản trị kênh phân phối; (11) quản trị truyền thông marketing

23

đại chúng; (12) quản trị bán hàng; và (13) tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động marketing.

EM4413 Quản trị nhân lực (Human Resource Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản trị một nguồn lực vô cùng quan trọng của doanh nghiệp đó là nguồn lực con người. Sinh viên sẽ nắm bắt được cách thức các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự như thế nào, sử dụng họ ra sao và cần phải đưa ra những cách thức gì để tưởng thưởng xứng đáng sự đóng góp của nhân viên. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những vấn đề chính của quản trị nguồn nhân lực và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về nhân lực đó. Nội dung chính của học phần gồm: những khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực; lập kế hoạch và tuyển dụng; đào tạo và phát triển; chính sách đãi ngộ; môi trường làm việc và quan hệ lao động.

EM4417 Quản trị sản xuất (BTL) (Operation Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản

xuất, những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

EM4720 Kế toán doanh nghiệp (BTL) (Company Accounting)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3500

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán vào việc tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của doanh nghiệp; đồng thời biết cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể:

• Hạch toán được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông thường (vật tư, tài sản cố định, nhân công)

• Phân biệt các loại chi phí sản xuất, tính toán được giá thành sản phẩm và biết cách hạch toán chi phi, giá thành

• Hạch toán được doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ

• Lập được báo cáo tài chính cho doanh nghiệp sản xuất

Nội dung: Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế toán chủ yếu bao gồm: Kế toán vật tư, hàng hóa; Kế toán tài sản có định và bất động sản đầu tư; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh; Báo cáo tài chính.

EM4350 Thực tập tốt nghiệp (Graduation Internship)

2(0-4-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4351

Mục tiêu: Học phần nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ: (1) biết cách thu thập những dữ liệu liên quan về

24

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (2) có thể phân tích và đưa ra những đánh giá hợp lý về các mặt quản trị của doanh nghiệp như sản xuất, nhân sự, marketing và tài chính; và (3) nhận dạng được những nguyên nhân sơ bộ tạo nên kết quả kinh doanh hiện tại.

Nội dung: Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần chính: (1) giới thiệu chung về doanh nghiệp; (2) phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và (3) đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp.

EM4351 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

6(1-10-0-12)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4350

Mục tiêu: Học phần này nhằm mục đích giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng nhận dạng vấn đề và giải quyết vấn đề bằng các kiến thức tổng hợp về quản trị kinh doanh. Sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ: (1) phát triển kỹ năng nhận dạng vấn đề kinh doanh; (2) biết cách thu thập tài liệu lý thuyết và dữ liệu thực tế để làm rõ và giải quyết vấn đề đó; (3) có được kỹ năng xây dựng giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề đó hoặc nâng cao kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nội dung: Trong đợt thực tập tốt nghiệp thông qua phân tích các mặt hoạt động quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên đề xuất hướng nghiên cứu và xây dựng thành một bản đồ án tốt nghiệp nhằm vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một vấn đề mà thực tế đang cần giải quyết.

EM4211 Anh văn chuyên ngành Quản trị kinh doanh (English for Business Administration)

2(2-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: FL1102

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng đọc hiểu và biên dịch Anh-Việt trong lĩnh vực quản trị kinh doanh với giả định rằng sinh viên đã nắm chắc phần Anh văn cơ bản. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có khả năng: (1) Nắm chắc quy trình đọc hiểu hiệu quả các bài đọc tiếng Anh chuyên ngành và các yêu cầu của dịch thuật; (2) Ứng dụng được

quy trình đọc hiểu này để hiểu đúng và tăng tốc độ đọc các bài đọc chuyên ngành; (3) Biên dịch Anh – Việt một cách khá chính xác các bài đọc chuyên ngành quản trị kinh doanh; (4) Cải thiện kỹ năng phát âm và thuyết trình tiếng Anh trước đám đông.

Nội dung: Học phần bao gồm các nội dung chính như sau: (1) lý thuyết đọc hiểu và dịch thuật; (2) các bài đọc về kinh tế học; (3) các bài đọc về quản trị học; (4) các bài đọc về kế toán; (5) các bài đọc về tài chính; (6) các bài đọc về marketing; (7) các bài đọc về nhân lực và (8) các bài đọc về sản xuất.

EM4215 Khởi sự kinh doanh (Business Start-up)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210, EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có thể hình thành ý tưởng và xây dựng được các dự án khởi nghiệp kinh doanh khả thi. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Nắm vững quá trình khởi sự doanh nghiệp bắt đầu từ một ý tưởng; (2) Có kỹ năng trong việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh từ điểm khởi đầu; (3) Lập được các kế hoạch marketing, nhân lực và tổ chức và tài chính; (4) Thành thạo trong việc xác định tổng vốn đầu tư, chi phí hoạt động và dòng tiền dự báo; (5) Hiểu được những chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của một dự án khởi nghiệp; (6) Biết được những cách thức có được nguồn tài chính cho việc khởi sự kinh doanh.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về khởi sự doanh nghiệp; (2) Lập kế hoạch marketing; (3) Nghiên cứu về kỹ thuật và tổ chức quản lý; (4) Lập kế hoạch tài chính; (5) Một số cách khác để khởi sự doanh nghiệp.

EM4216 Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh (Business Research Methods)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3110, EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức để thực hiện một nghiên cứu khoa học từ đầu tới cuối và giúp sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp có chất lượng cao hơn. Sau khi kết thúc học phần, người học có thể: (1) phân biệt được các loại hình nghiên cứu; (2) biết cách lựa chọn đề tài nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên

25

cứu, mục tiêu nghiên cứu và lập giả thuyết nghiên cứu; (3) viết được phần cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu; (4) lập được kế hoạch thu thập dữ liệu sơ cấp; (5) biết cách phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS; và (6) nắm được trình tự các phần của báo cáo nghiên cứu và nguyên tắc trình bày kết quả nghiên cứu.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về nghiên cứu trong kinh doanh; (2) Xác định mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu; (3) Thu thập dữ liệu thứ cấp; (4) Thu thập dữ liệu sơ cấp; (5) Chọn mẫu nghiên cứu; (6) Thiết kế bản câu hỏi; (7) Thu thập và chuẩn bị dữ liệu; (8) Phân tích dữ liệu; (9) Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu

EM4218 Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3500; IT1110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cách phân tích các yếu tố và thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Thiết kế và quản lý các tổ chức với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; (2) Xác định và tiếp cận được với các công nghệ thông tin mới nhất; (3) Quản lý sự thay đổi trong tổ chức do sự thay đổi của công nghệ thông tin; (4) Nhận ra và làm chủ được các cơ hội trên thị trường do công nghệ thông tin đem lại để phát triển tổ chức sẵn có và tạo ra các tổ chức mới.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về hệ thống thông tin quản trị; (2) Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin; (3) Quản trị cơ sở dữ liệu; (4) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin; (5) Hệ thống thông tin độc lập trong doanh nghiệp; (6) Hệ thống thông tin tích hợp; (7) Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

EM4314 Hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp các kiến thức về quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng cá nhân và các phương pháp ảnh hưởng đến quá trình đó. Sau khi kết thúc môn học, các sinh viên sẽ: (1) Mô tả được những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của người tiêu dùng: các yếu tố thuộc về bản thân người tiêu dùng và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài người tiêu dùng; (2) Hiểu rõ quá trình lĩnh hội của người tiêu dùng và cách thức tác động tới quá trình này của người tiêu dùng; (3) Nhận dạng được những cơ hội và vấn đề marketing trong những tình huống trao đổi giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp; (4) Ứng dụng được các khái niệm về hành vi người tiêu dùng vào việc phân tích các tình huống trao đổi và đề xuất các ý tưởng để giải quyết các vấn đề marketing gặp phải.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) tổng quan về hành vi người tiêu dùng; (2) sự ghi nhớ và xử lý thông tin của người tiêu dùng; (3) nhận thức và lĩnh hội của người tiêu dùng; (4) động cơ và cảm xúc của người tiêu dùng; (5) niềm tin, thái độ và hành vi của người tiêu dùng; (6) đặc điểm cá nhân của người tiêu dùng; (7) quá trình quyết định mua của người tiêu dùng; và (8) môi trường của người tiêu dùng.

EM4316 Thương mại điện tử (E-commerce)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; IT1110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đặc điểm, cách phân loại, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử, cũng như các đòi hỏi và điều kiện tham gia thương mại điện tử. Ngoài ra, học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên Internet; kỹ năng thiết kế, quản lý và vận hành một website thương mại điện tử đơn giản; khả năng phân tích và lập kế hoạch triển khai, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp thông qua các buổi thực hành, các tình huống thảo luận trên lớp và làm bài tập nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về thương mại điện tử; (2) Quy trình giao dịch trong thương mại điện tử; (3) Quy trình giao nhận trong thương mại điện tử; (4) Quy trình thanh toán trong thương mại điện tử; (5) Quản lý rủi ro trong thương mại điện tử; (6) Vấn đề luật pháp trong thương mại điện tử; (7) Tiếp thị số - Digital marketing.

EM4317 Marketing dịch vụ (Service Marketing)

2(2-0-0-4)

26

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp các cách thức marketing đối với các dịch vụ. Sau khi học xong môn học, sinh viên được cung cấp và nắm được kiến thức cơ bản về marketing dịch vụ, marketing-mix dịch vụ, vai trò dịch vụ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng trong sản xuất - kinh doanh, từ đó, có kiến thức về định vị sản phẩm dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung marketing dịch vụ trong tổ chức kinh doanh hiện đại; (2) Trình bày được những bước cần làm để xây dựng một bản kế hoạch marketing-mix dịch vụ; (3) Nắm vững các loại chiến lược marketing dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Phân tích và phát triển được các nội dung cần làm trong quản trị marketing-mix dịch vụ; (5) Diễn giải được ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức hoạt động marketing dịch vụ trong doanh nghiệp; (6) Xây dựng hệ thống giải pháp về năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh; (7) Biết tính toán và đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động marketing dịch vụ trong các doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về kinh tế dịch vụ; (2) Hành vi người tiêu dùng trong trải nghiệm dịch vụ; (3) Định vị dịch vụ trong thị trường cạnh tranh; (4) Thiết kế sản phẩm dịch vụ; (5) Quản trị gíá và doanh thu; (6) Quản trị kênh phân phối dịch vụ; (7) Thiết kế hỗn hợp truyền thông trong dịch vụ; (8) Thiết kế và quản lý quá trình dịch vụ; (9) Thiết kế và quản lý môi trường dịch vụ; (10) Chính sách con người dịch vụ, quá trình kinh doanh dich vụ và vai trò phần vật chất trong kinh doanh dịch vụ; (11) Cân đối nhu cầu và năng lực kinh doanh (ERP); (12) Quản trị quan hệ khách hàng (CRM), chuỗi cung ứng dịch vụ (SCM), quản trị quan hệ đối tác (PRM), phản hồi của khách hàng về sự hài lòng và khắc phục sự cố trong dịch vụ; và (13) Nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh doanh.

EM4319 Marketing quốc tế (International Marketing)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức về thị trường quốc tế, cách thức nghiên cứu và thâm nhập thị trường quốc tế, sự khác nhau giữa hoạt động marketing quốc tế so với marketing nội địa. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung của marketing quốc tế trong tổ chức kinh doanh hiện đại; (2) Trình bày được những bước cần làm để xây dựng một bản kế hoạch marketing-mix quốc tế; (3) Nắm vững các loại chiến lược marketing-mix quốc tế trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh kinh tế toàn cầu; (4) Phân tích và phát triển được các nội dung cần làm trong quản trị marketing-mix quốc tế; (5) Diễn giải được ưu nhược điểm và cơ hội kinh doanh của các hình thức tổ chức hoạt động marketing quốc tế của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế; (6) Xây dựng hệ thống giải pháp về hoàn thiện hoạt động marketing-mix quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại; (7) Biết tính toán và đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động marketing-mix quốc tế trong các doanh nghiệp hiện đại theo xu hướng toàn cầu hóa.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing quốc tế (International Marketing); (2) Lập kế hoạch marketing-mix quốc tế; (3) Thông tin marketing quốc tế và dự báo nhu cầu thị trường mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của môi trường quốc tế; (4) Phân tích môi trường marketing quốc tế của doanh nghiệp; (5) Hành vi mua của khách hàng quốc tế; (6) Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu quốc tế; (7) Lựa chọn các chiến lược marketing-mix quốc tế; (8) Quản trị sản phẩm/dịch vụ trong môi trường quốc tế; (9) Quản trị chiến lược giá trong marketing-mix quốc tế; (10) Quản trị kênh phân phối toàn cầu; (11) Quản trị truyền thông marketing-mix quốc tế đại chúng; (12) Quản trị bán hàng trong marketing quốc tế; và (13) Tổ chức và kiểm tra đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động marketing quốc tế.

EM4322 Truyền thông marketing (Marketing Communications)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng xây dựng một chương trình truyền thông marketing tổng hợp tác động tới khách hàng và công chúng, nhằm

27

tạo nên những hiệu quả thái độ và hành vi mong đợi. Các sinh viên sẽ được thảo luận và làm các bài tập chuyên sâu về thiết kế các chương trình quảng cáo, khuyến mại, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân và quan hệ với công chúng. Sau khi học xong môn học này, yêu cầu sinh viên có khả năng: (1) Phân tích ưu nhược điểm của các công cụ truyền thông marketing: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng trực tiếp, marketing trực tiếp và quan hệ với công chúng; (2) Mô tả được những tác động của truyền thông marketing tới khách hàng; (3) Diễn giải các quy trình lập kế hoạch chiến lược và thiết kế các chương trình truyền thông marketing; (4) Áp dụng lý thuyết truyền thông marketing trong việc lập kế hoạch cho một chương trình truyền thông cụ thể; (5) Đánh giá được những ưu nhược điểm của các phương tiện truyền thông; (6) Trình bày được những vấn đề xã hội và pháp lý trong truyền thông marketing.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về truyền thông marketing; (2) Quá trình truyền thông; (3) Xác định mục tiêu và ngân sách truyền thông marketing; (4) Quảng cáo; (5) Khuyến mại; (6) Bán hàng trực tiếp; (7) Quan hệ công chúng; (8) Marketing trực tiếp; (9) Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả truyền thông marketing.

EM4323 Quản trị thương hiệu (Brand Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức nâng cao về marketing, trong đó tập trung vào các hoạt động nhằm tạo dựng và duy trì được các thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp.Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung của công tác quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp; (2) Trình bày được khái niệm tài sản thương hiệu và những thành tố của nó; (3) Phân biệt được các khái niệm: cá tính thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu; (4) Hiểu được vai trò của kiến trúc thương hiệu và hệ thống thương hiệu đối với doanh nghiệp; (5) Nắm được cách thức tung thương hiệu ra thị trường và quản trị thương hiệu theo thời gian; (6) Hiểu được một số phương pháp thông thường để xác định giá trị thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về quản trị thương hiệu; (2) tài sản thương hiệu; (3) tung thương hiệu ra thị trường: hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị và tính cách thương hiệu; (4) quản trị hệ thống thương

hiệu sản phẩm trong doanh nghiệp; (5) xác định giá trị thương hiệu; (6) những vấn đề pháp lý về thương hiệu.

EM4412 Quản trị chất lượng (Quality Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu học phần này, sinh viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý chất lượng trong các tổ chức, đặc biệt là trong các Doanh nghiệp. Cụ thể là: nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến CLSP từ giai đoạn marketing, đến thiết kế SP, SX và tiêu dùng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng con người; biết được các phương thức QLCL và Quản lý chất lượng toàn diện (đồng bộ) là tiên tiến và các bộ tiêu chuẩn ISO là nền tảng vững chắc của sự đảm bảovà cải tiến chất lượng sản phẩm; biết được các công cụ quản lý chất lượng và có khả năng áp dụng vào thực tiến sản xuất của các DN để không ngừng nâng cao CLSP.

Nội dung: Học phần sẽ đề cập tới các vấn đề sau:tổng quan về quản lý chất lượng; sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm; quản lý chất lượng toàn diện; tiêu chuẩn hoá và giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000 và 14000…)

EM4415 Quản trị công nghệ (Technology Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Công nghệ và Quản trị công nghệ trong hoạt động kinh doanh; nắm được các nội dung cơ bản của quá trình quản trị công nghệ trong doanh nghiệp; bước đầu có khả năng ứng dụng kiến thức vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về quản trị công nghệ trong doanh nghiệp.

Nội dung: Vai trò của công nghệ đối với sản xuất kinh doanh; đánh giá trình độ công nghệ; lựa chọn công nghệ sản xuất và công nghệ phân phối sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; cải tiến công nghệ sản xuất; những công nghệ mới dùng trong sản xuất.

28

EM4416 Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các mô hình phân tích chiến lược, trình tự hoạch định chiến lược và các loại hình chiến lược thường được áp dung trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: tham gia dự án hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty; phân tích đánh giá các phương án chiến lược kinh doanh

Nội dung: Trang bị kiến thức: các mô hình phân tích chiến lược; các loại hình chiến lược cấp công ty; các loại hình chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; những vấn đề thực thi chiến lược

EM4435 Quản trị dự án (Project Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp phân tích và quản lý dự án đầu tư. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng lập và phân tích dự án, triển khai, tổ chức và kiểm soát được dự án.

Nội dung: Học phần đề cập đến các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, các quan điểm đánh giá dự án và vận dụng các kiến thức quản lý trong việc quản lý dự án.

EM4512 Thuế và hệ thống thuế (Taxes and Taxation System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần trang bị cho người học thuộc ngành quản trị kinh doanh các kiến thức và kỹ năng ban đầu để hiểu được vai trò của thuế, hệ thống thuế quốc gia làm nền tảng cho việc xử lý các tình huống liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có khả năng: hiểu được các

vấn đề lý luận chung về thuế và hệ thống thuế; hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế từ trung ương đến địa phương; hiểu được các qui định hiện hành về các sắc thuế chủ yếu chủ yếu (bao gồm thuế XNK, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN) và mối quan hệ giữa các sắc thuế đó; thực hiện các tính toán thuế cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung: Bao gồm: Thuế và hệ thống thuế; Vai trò, chức năng và tác động của nó đến hành vi của các chủ thể liên quan trong nền kinh tế; nội dung của các sắc thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, các sắc thuế khác, phí và lệ phí; nhận dạng những vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý thuế của doanh nghiệp và nguyên tắc giải quyết

CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học (Introduction to Chemical Engineering)

2(2-0-2-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia); Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản; Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm; Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các seminar với nội dung định hướng nghề nghiệp; Tham quan, kiến tập tại nhà máy, cơ sở sản xuất; Làm đồ án nhập môn (theo nhóm)

CH1010 Hoá đại cương (Fundamentals of Chemistry)

3(2-1-1-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

29

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; giúp các cử nhân tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: Học phần bao gồm: cấu tạo chất; nhiệt động hóa học; động hóa học; điện hoá học.

EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện (Introduction to Electrical Engineering)

3(2-0-3-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giúp sinh viên mới bước vào ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho công việc của người kỹ sư, đồng thời giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin trong học tập và trong con đường nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn của ngành học, rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề tối thiểu, kỹ năng làm việc nhóm, lập báo cáo và thuyết trình.

Nội dung: Giờ lên lớp giảng dạy hoặc thảo luận theo chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm, giới thiệu các dự án công nghiệp… Tổ chức đi tham quan một số cơ sở sản xuất. Chia nhóm 3 sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên để thực hiện đề tài chế tạo, lắp đặt một thiết bị tự động đơn giản ở nhà và tại các xưởng thực hành (theo kế hoạch đăng ký của từng nhóm). Yêu cầu nhóm sinh viên viết báo cáo (dưới dạng một đồ án con) và bảo vệ trước Hội đồng.

EM3140 Kinh tế quốc tế (International Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các học thuyết thương mại quốc tế, các công cụ và biện pháp được sử dụng trong chính

sách thương mại quốc tế, bản chất và nội dung của sự dịch chuyển các nguồn lực quốc tế: vốn, lao động và công nghệ, hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

Nội dung: Học phần bao gồm: các học thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, thuế quan xuất nhập khẩu, các hạn chế phi thuế quan, các liên kết kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

EM3150 Kinh tế phát triển (Development Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể: hiểu và bắt đầu có các kỹ năng phân tích môi trường phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển; hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt nam và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Nội dung: Những lý thuyết và mô hình phát triển, những hiện trạng kém phát triển tại các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; khả năng triển vọng và những nguồn lực phát triển, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và xu thế toàn cầu hoá tới sự phát triển của Việt nam; những mô hình và các bài học thành công và thất bại trong phát triển của các nước trên thế giới nhằm giúp sinh viên đánh giá đúng về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp tham gia; tìm hiểu những chính sách phát triển và các mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế của Việt nam.

EM3170 Văn hoá doanh nghiệp (Business Culture)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh;

30

khái niệm, nội dung, và hình thức thể hiện, vai trò, những điều kiện, cách thức xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phân tích vấn đề xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; tổng quan về đạo đức kinh doanh; định nghĩa, các nhân tố tác động, các bộ phận cấu thành, vai trò của doanh nhân trong phát triển văn hóa doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân; chi tiết về văn hóa doanh nghiệp; phân tích vai trò, tác động của văn hóa kinh doanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

EM3190 Hành vi của tổ chức (Organizational Behavior)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động của các tổ chức, nhóm trong tổ chức, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức và nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu hành vi tổ chức; (2) Những cơ sở của hành vi cá nhân; (3) Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc; (4) Động viên; (5) Những cơ sở của hành vi nhóm; (6) Hành vi trong nhóm và xung đột; (7) Đổi mới và phát triển tổ chức.

ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử viễn thông (Introduction to Electronics and Communication Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: ET2020 Mục tiêu: Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn

thông là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật (Technical Drawing)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu và nội dung: Dựa vào phép chiếu thẳng góc để biểu diễn các đối tượng hình học không gian và giải các bài toán hình học không gian trên một mặt phẳng. Nghiên cứu phương pháp giải các bài toán về vị trí, về lượng (góc, khoảng cách, ...), về quan hệ tương giao của các đối tượng hình học. Nghiên cứu bài toán tập hợp, bài toán tiếp xúc giữa các mặt hình học. Giới thiệu tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật cơ khí. Giới thiệu hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần, hình chiếu trục đo. Biểu diễn đúng, chính xác các chi tiết máy. Thiết lập bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết. Sử dụng AutoCad vào vẽ kỹ thuật.

ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí (Introduction to Mechanical Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Học phần nhằm: cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ khí đặc thù, vai trò vị trí của ngành cơ khí trong sản xuất công nghiệp, cơ hội việc làm và những vị tí mà người cư nhân/ kỹ sư đảm nhiệm; (2) Cung cấp kiến thức về chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung các học phần và mối liên kết giữa các học phần; (3) Cung cấp kiến thức về định hướng chuyên ngành và các học phần thuộc các định hướng; (4) Cung cấp những khái niệm, kiến thức kỹ thuật cơ sở, đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cơ khí bao gồm vật liệu, máy móc, dụng cụ, các phương pháp công nghệ gia công, lắp ráp, xử lý, bảo quản các chi tiết, máy móc, thiết bị công nghiệp; (5) Cung cấp các kiến thức tổng quan nhất về máy móc, phương pháp gia công cơ khí thông qua các bài kiến tập tại các PTN; (6) Kết thúc học phần sinh viên được trang bị một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và thực hành) về ngành cơ khí. Đây là

31

kiến thức nền tảng ban đầu cần thiết cho người cử nhân/ kỹ sư đào tạo trong một trường đại học kỹ thuật.

Nội dung: Nhập môn kỹ thuật cơ khí là học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ khí. Học phần bao gồm phần giới thiệu ngành cơ khí, chương trình đào tạo, các học phần, các chuyên ngành và định hướng chuyên ngành. Học phần trình bày những khái niệm cơ bản nhất mang tính nhận thức về một quá trình sản xuất cơ khí, kiến thức về máy móc thiết, thiết bị, dụng cụ và các phương pháp công nghệ gia công cơ khí để chế tạođược một sản phẩm. Học phần bao gồm cả phần thực hành/kiến tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và tham quan tại các cơ sở sản xuất bên ngoài về phương pháp gia công và máy móc thiết bị ngành cơ khí.

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu (Introduction to Material Engineering)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu.

Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán, lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu về các chủ đề vật liệu; Thực hành, thí nghiệm Lab/Thảo luận; Từng nhóm sinh viên phân tích và tổng hợp.

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm). Thực tập nhận thức tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

32

8 Chương trình Cử nhân Kinh tế năng lượng

Ngành đào tạo: Kinh tế công nghiệp Mã ngành: D510604 Bằng tốt nghiệp: Cử nhân khoa học

8.1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân chuyên ngành Kinh tế năng lượng là trang bị cho người tốt nghiệp: (1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau về tổ chức

quản lý các quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng năng lượng trong các đơn vị trong ngành năng lượng cũng như trong các đơn vị có sử dụng và tiêu thụ năng lượng

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công tại các doanh nghiệp, hoặc tại các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến vấn đề năng lượng .

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm quản trị đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực tham gia xây dựng kế hoạch chức năng, dự án đầu tư và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

8.2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân chuyên ngành Kinh tế năng lượng của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được: 1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức đại cương về toán kinh tế và xác suất thống kê để mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp và trong nền kinh tế.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học, pháp luật kinh tế, kinh tế năng lượng để nghiên cứu và phân tích , lập các bảng dự báo, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển ngành năng lượng hay các doanh nghiệp trong ngành năng lượng

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành về kinh tế năng lượng, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, kế toán doanh nghiệp và quản trị chiến lược để thiết kế , đánh giá và đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý các doanh nghiệp năng lượng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kinh tế xã hội năng lượng và môi trường 2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức 2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình 2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc 2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp 2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm 3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình

huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

33

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng các giải pháp trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức và vấn đề môi trường sống vấn đề phát triển bền vững đã trở thành vấn đề toàn cầu 4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp với các yếu tố

thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp trong thế giới toàn cầu hóa 4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng về các giải pháp kinh doanh và tham gia xây

dựng dự án đầu tư cho doanh nghiệp. 4.3 Năng lực tham gia thiết kế quá trình và giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp. 4.4 Năng lực tham gia tổ chức và triển khai các giải pháp kinh doanh trong doanh nghiệp 4.5 Năng lực đánh giá các hệ thống, các doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình

quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8.3 Cấu trúc chương trình đào tạo

Các học phần cơ sở và cốt lõi ngành có thể chia thành 4 khối kiến thức như sau: • Khối kiến thức Kinh tế học cơ sở: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế • Khối kiến thức Quản trị cơ sở: Quản trị học đại cương và Hành vi của tổ chức, Quản trị marketing,

Quản trị sản xuất, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Kế toán doanh nghiệp. • Khối kiến thức Toán – Phân tích kinh tế: Toán kinh tế, Kinh tế lượng, Thống kê ứng dụng, Phân

tích hoạt động kinh doanh. • Khối kiến thức ngành năng lượng và công nghiệp: Cơ sở kinh tế năng lượng , Phân tích và dự báo

nhu cầu năng lượng, Kinh tế vận hành hệ thống điện,

34

PH1110 (3TC)Vật lý I

MI1110 (4TC)Giải tích I

MI1140 (4TC)Đại số

PH1120 (3TC)Vật lý II

MI2020 (3TC)Xác suất TK

MI1130 (3TC)Giải tích III

FL1101 (3TC)TA TOEIC I

FL1102 (3TC)TA TOEIC II

SSH1110 (2TC)CN Mác-Lênin I

SSH1120 (3TC)CN Mác-Lênin II

SSH1130 (3TC)Đường lối CM

EM1010 (2TC)QT học ĐC

IT1110 (4TC)Tin học ĐC

MI3130 (3TC)Toán kinh tế

EM3100 (3TC)Kinh tế học vi mô

EM3110 (3TC)Kinh tế học vĩ mô

EM3130 (3TC)Kinh tế lượng

EM4612 (2TC)CS kinh tế NL

EM3220 (3TC)Luật kinh tế

EM4619 (4TC)QH & PT HTNL

EM3210 (3TC)Marketing cơ bản

EM4617 (3TC)KTvận hành HTĐ

EM4613 (4TC)PT & DB NCNL

EM4111 (2TC)CN phát điện

EM5050 (2TC)Thực tập TN

HK116TC

HK217TC

HK317TC

HK417TC

HK516TC

HK616TC

HK719TC

HK814TC

Chương trình Cử nhân Kinh tế công nghiệpKế hoạch học tập chuẩn (áp dụng cho K57, nhập học 2012)

Chú giảiBắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết

HP học trước

HP song hànhTự chọn tự do

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn BB(4 TC)

SSH1050 (2TC)Tư tưởng HCM

EM4614 (4TC)PT&QL DA ĐTNL

EM4615 (3TC)LT giá NL

EM5150 (6TC)ĐATN CN

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn BB(4 TC)

EM4618 (3TC)Kinh tế SD NL

Tự chọn TD(5 TC)

Tự chọn TD(4 TC)

Tự chọn BB(3 TC)

EM3522 (3TC)Quản trị tài chính

EM4625 (3TC)Kinh tế TN MT

Tự chọn BB(6 TC)

Tự chọn BB(3 TC)

SSH1170 (2TC)Pháp luật ĐC

35

8.4 Danh mục học phần riêng của chương trình

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Số TC từ CT chung toàn trường 44TC 18 17 6 3 0 0 0 0

Bổ sung toán 3TC 0 0 3 0 0 0 0 0

1 MI3130 Toán kinh tế 3(2-2-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 46TC 0 0 0 9 12 8 9 8

1 EM3100 Kinh tế học vi mô 3(3-0-0-6) 3

2 EM3110 Kinh tế học vĩ mô 3(3-0-0-6) 3

3 EM3130 Kinh tế lượng 3(3-0-0-6) 3

4 EM3210 Marketing cơ bản 3(3-0-0-6) 3

5 EM3220 Luật kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

6 EM3500 Nguyên lý kế toán 3(3-0-0-6) 3

7 EE4111 Công nghệ phát điện 2(2-0-0-4) 2

8 EM4612 Cơ sở kinh tế năng lượng 3(3-1-0-6) 3

9 EM4613 PT và dự báo nhu cầu năng lượng (BTL) 4(3-2-0-8) 4

10 EM4614 PT và quản lý dự án năng lượng (BTL) 4(3-2-0-8) 4

11 EM4615 Lý thuyết giá năng lượng 3(3-0-0-6) 3

12 EM4617 Kinh tế vận hành hệ thống điện 3(3-0-0-6) 3

13 EM4618 Kinh tế sử dụng năng lượng 3(3-0-0-6) 3

14 EM4619 Quy hoạch phát triển HT năng lượng (BTL) 4(3-2-0-8) 4

15 EM4625 Kinh tế tài nguyên & môi trường 2(2-0-0-4) 2

Thực tập, đồ án tốt nghiệp 8TC 8

16 EM4650 Thực tập tốt nghiệp 2(0-4-0-8) 2

17 EM4651 Khoá luận tốt nghiệp 6(1-10-0-12) 6

Tự chọn định hướng (chọn 20 TC) 20TC 0 0 3 4 3 4 6 0

18 EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện 3(2-0-3-6) 3

19 EE4112 Nhà máy thủy điện 2(2-0-0-4) 2

20 EM3111 Quản trị học 3(3-0-0-6) 3

21 EM3230 Thống kê ứng dụng 3(3-0-0-6) 3

22 EM3523 Quản trị tài chính 3(3-0-0-6) 3

23 EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

24 EM4218 Hệ thống thông tin quản lý 3(3-0-0-6) 3

25 EM4415 Quản trị công nghệ 2(2-0-0-4) 2

26 EM4416 Quản trị chiến lược 3(3-0-0-6) 3

27 EM4418 Quản trị sản xuất 3(3-0-0-6) 3

28 EM4621 Các mô hình tổ chức thị trường 2(2-0-0-4) 2

36

điện

29 EM4622 Thị trường năng lượng quốc tế 2(2-0-0-4) 2

30 EM4623 Kinh tế dầu khí 2(2-0-0-4) 2

31 EM4716 Kế toán quản trị 3(3-0-0-6) 3

32 PH3240 Năng lượng mới đại cương 3(3-0-0-6) 3

Tự chọn tự do (chọn 13 TC) 13TC 0 0 5 0 2 4 2 0

33 CH1010 Hoá đại cương 3(2-1-1-6) 3

34 CH4051 Công nghệ khai thác chế biến dầu và than đá 3(3-0-0-6) 3

35 EE3469 Hệ thống cung cấp điện 4(3-1-1-8) 4

36 EE4206 Kỹ thuật chiếu sáng 2(2-0-0-4) 2

37 EM3140 Kinh tế quốc tế 2(2-0-0-4) 2

38 EM3150 Kinh tế phát triển 2(2-0-0-4) 2

39 EM4611 Anh văn chuyên ngành KTNL 2(2-0-0-4) 2

40 ME2015 Đồ họa kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3

41 HE4152 Phần nhiệt nhà máy điện 2(2-0-0-4) 2

42 HE2000 Nhập môn Kỹ thuật nhiệt – lạnh 2(2-0-0-4) 2

… … (và các học phần khác được khoa phê duyệt)

CỘNG 134TC 18 17 17 16 17 16 17 16

37

8.5 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần

EM3100 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung: Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

EM3110 Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những

kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao.

Nội dung: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

EM3130 Kinh tế lượng (Econometrics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: giúp học viên nắm rõ và vận dụng được các mô hình hồi qui để ước lượng, dự đoán giá trị trung bình của tổng thể của các biến phụ thuộc theo giá trị của biến giải thích nhằm xác định mức độ quan hệ giữa các biến, từ đó thấy được bản chất của các hiện tượng và tìm được các biện pháp khắc phục. Môn học còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể.

Nội dung: Cơ bản về Kinh tế lượng và phân tích hồi qui; mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định; mô hình hồi qui đa biến; đa cộng tuyến; hồi qui với biến giả; phương sai sai số thay đổi; tương quan chuỗi.

EM3210 Marketing cơ bản (Fundamentals of Marketing)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường, những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp và trình tự tiến hành hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh; (2) Phân biệt được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; (3) Trình bày được các bước của quá trình marketing trong doanh nghiệp và các nội dung của các chính sách marketing-mix; (4) Vận dụng được các kiến thức marketing cho những loại sản phẩm khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống sản phẩm để giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing; (2) Thu thập thông tin marketing và nghiên cứu thị trường; (3) Môi

38

trường marketing của doanh nghiệp; (4) Hành vi mua của khách hàng; (5) Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu; (6) Quyết định về sản phẩm; (7) Quyết định về giá; (8) Quyết định về phân phối; (9) Quyết định về truyền thông marketing.

EM3220 Luật kinh doanh (Business Law)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

EM3500 Nguyên lý kế toán (Fundamentals of Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các phần hành chủ yếu của

kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể:

• Tự lập hoặc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ kế toán chủ yếu

• Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan

• Theo dõi được chu trình ghi chép, tính toán của kế toán để xác định được kết quả kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

• Đọc và hiểu được các nội dung chủ yếu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: các nội dung chủ yếu của học phần này là: Tổng quan về kế toán; Xác định giá trị ghi sổ các đối tượng kế toán; Tài khoản kế toán và ghi sổ kép; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Chứng từ và sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán của doanh nghiệp; Tổ chức công tác kế toán.

EE4111 Công nghệ phát điện (Power Supply Technology)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: EE4030

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những khái niệm chung nhất về quá trình sản xuất điện năng trong hệ thống điện: công ngfhệ biến đổi các dạng năng lượng tự nhiên khác nhau thành điện năng ở các nhà máy điện. Các đặc điểm về công nghệ phát điện ở các loại nhà máy phát điện.

Nội dung vắn tắt học phần: Môn học này trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng các dạng năng lượng tự nhiên và công nghệ phát điện ở các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử. Các nội dung về nguyên lý phát điện của các nhà máy thủy điện (NMTĐ), khai thác và vận hành tối ưu NMTĐ trong hệ thống được trình bầy trong môn học Nhà máy thủy điện.

EM4612 Cơ sở kinh tế năng lượng (Fundamentals of Energy Economics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

39

• Học phần tiên quyết:

Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho học viên các khái niệm cơ bản về năng lượng, kinh tế năng lượng, nội dung các phương pháp phân tích mối quan hệ giữa năng lượng và tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Nghiên cứu xây dựng và phân tích các bảng thống kê năng lượng, cân bằng năng lượng. Sau khi học môn này học viên sẽ có khả năng tổng hợp và phân tích một vấn đề kinh tế xã hội, vấn đề kinh tế năng lượng từ đó có khả năng tiếp thu các môn khác trong chuyên ngành đào tạo kinh tế năng lượng.

Nội dung: Bao gồm các nội dung cơ bản sau: các khái niệm cơ bản; nguồn năng lượng; mối quan hệ kinh tế, năng lượng và môi trường; thống kê năng lượng; cân bằng năng lượng; doanh nghiệp năng lượng và các mô hình tổ chức.

EM4613 Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng (BTL) (Analysing and Forecasting Energy Demand)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Sinh viên học xong biết và vận

dụng được một số phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng; biết và vận dụng được một số phương pháp dự báo năng lượng thông dụng: xu thế, hồi quy, chuyên gia, mô hình kinh tế-kỹ thuật; biết nội dung cơ bản một số phần mềm ứng dụng trong phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng

Nội dung: Bao gồm các nội dung sau:các khái niệm cơ bản; phương pháp phân tích nhu cầu năng lương; dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp ngoại suy; dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp hồi quy; dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp chuyên gia; dự báo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp tiếp cận kinh tế - kỹ thuật; giới thiệu một số phần mềm ứng dụng trong phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng.

EM4614 Phân tích và quản lý dự án năng lượng (BTL) (Analysis and Management of Energy Projects)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Trang bị cho học viên các khái

niệm cơ bản về phân tích hiệu quả và tổ chức thực hiện dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư trong ngành năng lượng. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phân tích hiệu quả dự án đầu tư đồng thời học phần này cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện các dự án. Học viên sẽ nắm được các bước và các thủ tục cần thực hiện, cũng như các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh khi triển khai các dự án trong thực tế.

Nội dung: Bao gồm những nội dung sau: các khái niệm cơ bản; dòng tiền dự án; giá trị theo thời gian của dòng tiền; các giá trị tương đương; các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư; phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư; phân tích hiệu quả dự án đầu tư trong điều kiện có rủi ro; phân tích hiệu quả kinh tế xã hội dự án đầu tư; quản lý dự án đầu tư.

EM4615 Lý thuyết giá năng lượng (Energy Price Theory)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612, EM3100, EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết giá và việc vận dụng vào ngành năng lượng. Lý thuyết và phương pháp định giá năng lượng chủ yếu điện, dầu, khí, than. Áp dụng lý thuyết cơ bản vào định giá năng lượng ở Việt Nam và thế giới. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nắm vững những kiến thức cơ bản về hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm; Nắm vững các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của các sản

40

phẩm năng lượng; Các vấn đề phương pháp luận về định giá các sản phẩm năng lượng.

Nội dung: Các vấn đề lý thuyết cơ bản về chi phí và giá năng lượng; chính sách giá năng lượng và vai trò quản lý của nhà nước; thị trường dầu mỏ và lý thuyết về định giá dầu; lý thuyết về định giá khí đốt; các vấn đề lý thuyết về giá than; lý thuyết về định giá điện.

EM4617 Kinh tế vận hành hệ thống điện (Power System Operations)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sinh viên học xong biết các phương pháp cơ bản về phân phối tối ưu trong nhà máy nhiệt điện; biết các phương pháp cơ bản về phân phối tối ưu trong hệ thống điện trong ngắn và trung hạn.

Nội dung: (1) Kinh tế nhà máy nhiệt điện: đặc điểm cơ bản và các chỉ tiêu sản xuất năng lượng; bộ máy tổ chức quản lý trong nhà máy điện; đặc tính năng lượng của các thiết bị chính trong nhà máy nhiệt điện; phân phối tối ưu phụ tải giữa các tổ máy trong nhà máy nhiệt điện; cân bằng năng lượng trong nhà máy nhiệt điện; kế hoạch năm của nhà máy nhiệt điện. (2) Kinh tế vận hành hệ thống: một số khái niệm cơ bản; dự trữ công suất trong hệ thống điện.

EM4618 Kinh tế sử dụng năng lượng (Economic Use of Energy)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612

• Học phần song hành: EM4614

Mục tiêu: Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về các dạng sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế quốc dân và đời sống dân sinh, các kỹ năng triển khai công tác kiểm toán năng lượng, nhận dạng các cơ hội tiết kiệm

năng lượng và xây dựng, phân tích, đánh giá các dự án tiết kiệm năng lượng cho các hộ tiêu thụ. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nhận thức được lợi ích của các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Tổ chức các hoạt động quản lý sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp, các đơn vị và tổ chức; Tiến hành các hoạt động kiểm toán năng lượng, đề xuất các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức; Lập, phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án tiết kiệm năng lượng

Nội dung: Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng; các dạng sử dụng năng lượng và các công cụ quản lý; kiểm toán năng lượng; quản lí sử dụng hệ thống chiếu sáng; quản lí sử dụng động cơ điện; quản lí sử dụng lò hơi và hệ thống nhiệt; quản lí sử dụng hệ thống làm lạnh.

EM4619 Quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng (BTL) (Energy System Planning)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI3130

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Trang bị cho học viên các khái

niệm cơ bản, các đặc điểm của hệ thống năng lượng. Yêu cầu sinh viên phải hiểu các phương pháp quy hoạch toán học và biết cách vận dụng xây dựng mô hình quy hoạch phát triển tối ưu hệ thống năng lượng. Sử dụng được một số phần mềm thông dụng để giải bài toán quy hoạch có kích thước lớn. Sau khi hoàn thành học phần học viên có thể nắm được nguyên lý, nội dung, các bước xây dựng quy hoạch cung cấp năng lượng cho một vùng, một khu vực hoặc cho toàn bộ hệ thống năng lượng quốc gia. Biết cách sử dụng các công cụ, các mô hình toán học để xác định cấu trúc tối ưu của các hệ thống.

Nội dung: Tổng quan về quy hoạch và quy hoạch phát triển hệ thống năng lượng; các mô hình quy hoạch; quy hoạch phát triển hệ thống điện; quy hoạch năng lượng tổng thể; các mô hình và phần mềm ứng dụng phục vụ cho quy hoạch năng lượng

EM4625 Kinh tế tài nguyên và môi trường (Natural Resources and Environmental Economics)

41

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kinh tế ứng dụng trong lĩnh vực khai thác & sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Nội dung: Bao gồm các nội dung sau: các vấn đề lý thuyết cơ bản về kinh tế tài nguyên thiên nhiên; mối quan hệ giữa khan hiếm tài nguyên, phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường; cơ sở lý thuyết kinh tế môi trường; các vấn đề về quản lý môi trường ở Việt Nam.

EM4650 Thực tập tốt nghiệp (Graduation Internship)

2(0-4-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612, EM4613, EM4618

• Học phần song hành: EM4651

Mục tiêu: Học phần nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn của các doanh nghiệp trong ngành năng lượng. Sau khi kết thúc học phần này, người học sẽ: (1) biết cách thu thập những dữ liệu liên quan về hoạt động của doanh nghiệp; (2) có thể phân tích và đưa ra những đánh giá hợp lý về các mặt hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các tồn tại và (3) nhận dạng được những nguyên nhân của những tồn tại để làm tiền đề cho việc phát triển các biện pháp khắc phục.

Nội dung: Các sinh viên sẽ tự liên hệ nơi thực tập theo từng cá nhân. Thực tập tốt nghiệp có thời gian 5 tuần. Kết thúc giai đoạn thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải bảo vệ thực tập tốt nghiệp. Chỉ những sinh viên nào đạt 5 điểm thực tập tốt nghiệp trở lên (thang điểm 10) mới được tiếp tục làm luận văn tốt nghiệp. Những sinh viên không đạt học phần này phải thực tập lại vào

học kỳ tiếp theo. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần chính: (1) giới thiệu chung về doanh nghiệp; (2) phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và (3) đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp.

EM4651 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

6(1-10-0-12)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612, EM4613, EM4618

• Học phần song hành: EM4650

Mục tiêu: Khoá luận tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên vận dụng, tổng hợp các kiến thức đã học để có thể nhận dạng những vấn đề liên quan đến năng lượng trong các doanh nghiệp, các ngành trên phạm vi vùng, quốc gia, quốc tế. Sinh viên có khả năng phân tích hiện trạng, tìm hiểu được nguyên nhân; tổng hợp để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các tồn tại trong các quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng năng lượng.

Nội dung: Khoá luận tốt nghiệp được tiến hành theo cá nhân. Mỗi sinh viên tự lựa chọn một vấn đề liên quan đến năng lượng để thu thập dữ liệu và viết khoá luận tốt nghiệp. Ngoài các tài liệu tại doanh nghiệp, sinh viên phải thu thập thêm các tài liệu từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp và tự điều tra phỏng vấn để có dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đồ án. Nội dung đồ án tốt nghiệp thường bao gồm 3 phần chính: cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và thiết kế biện pháp hoàn thiện.

EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện (Introduction to Power Engineering)

3(2-0-3-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

42

Mục tiêu: Giúp sinh viên mới bước vào

ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho công việc của người kỹ sư, đồng thời giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin trong học tập và trong con đường nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn của ngành học, rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề tối thiểu, kỹ năng làm việc nhóm, lập báo cáo và thuyết trình.

Nội dung: Giờ lên lớp giảng dạy hoặc thảo luận theo chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm, giới thiệu các dự án công nghiệp… Tổ chức đi tham quan một số cơ sở sản xuất. Chia nhóm 3 sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên để thực hiện đề tài chế tạo, lắp đặt một thiết bị tự động đơn giản ở nhà và tại các xưởng thực hành (theo kế hoạch đăng ký của từng nhóm). Yêu cầu nhóm sinh viên viết báo cáo (dưới dạng một đồ án con) và bảo vệ trước Hội đồng.

EE4112 Nhà máy thủy điện (Hydroelectric Power Plant)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thuỷ năng, các vấn đề liên quan đến thiết kế vận hành nhà máy thuỷ điện trong hệ thống điện.

Nội dung: Môn học này trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng thuỷ năng của các dòng chảy tự nhiên và nhà máy thủy điện: Khái niệm về sử dụng năng lượng của dòng nước và nguyên lý xây dựng các nhà máy thủy điện; phương pháp tính toán điều tiết dài hạn và ngắn hạn dòng chảy đảm bảo sự vận hành tối ưu nhà máy thủy điện trong hệ thống; các đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của nhà máy thủy điện.

EM3111 Quản trị học (Management)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học: chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều phối) và kiểm tra.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học. Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức năng kiểm tra

EM3230 Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI2020

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và các phương pháp cơ bản phân tích và xử lý các số liệu thống kê mà chúng rất hữu ích trong nghiên cứu và thực hành kinh doanh. Học phần này tập trung vào những ứng dụng trong kinh doanh của các phương pháp phân tích thống kê. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Kể tên các tham số đặc trưng cho xu thế trung tâm và độ phân tán của tổng thể; (2) Phân biệt được giả thuyết nghiên cứu và cặp giả thuyết thống kê (H0, H1); (3) Biết cách thiết lập cặp giả thuyết thống kê phù hợp với các vấn đề kinh doanh; (4) Thực hiện được một số kiểm định tham số và phi tham số cơ bản để giải quyết các vấn đề kinh doanh đã đặt ra; (5) Diễn giải ý nghĩa kinh doanh của kết quả phân tích; (6) Hiểu được và mô tả được các giả định hay các điều kiện áp dụng của một số phương pháp phân tích thống kê; (7) nắm được cách tìm hiểu mối liên hệ bằng phân tích tương quan và hồi quy.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê;(3) tóm tắt và trình bày dữ liệu; (4) Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung và độ phân tán; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) ước lượng; (7) kiểm định giả thuyết thống kê; (8) kiểm định phi

43

tham số; (9) phân tích tương quan và hồi quy; (10) phân tích dãy số thời gian; và (11) chỉ số.

EM3522 Quản trị tài chính (Financial Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh những cơ sở ban đầu về quản lý tài chính làm tiền đề cho việc nghiên cứu các nội dung của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, người học sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định của quản lý tài chính bao gồm:

Phân tích tài chính và lựa chọn cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn;

Tổ chức huy động vốn để thực hiện các cơ hội đó; quản lý chi phí, hạch toán chi phí, và xác định lợi nhuận;

Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; và hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Nội dung: các chủ đề chính gồm: Lý thuyết và các mô hình định giá, rủi ro và tỷ suất sinh lợi, lý thuyết danh mục đầu tư; Hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp; Cơ sở của các quyết định đầu tư (chi phí vốn và các phương pháp đánh giá đầu tư); Cơ sở của các quyết định tài trợ (cơ cấu vốn và đòn bẩy trong quản lý tài chính); Quản lý vốn lưu động và chính sách; Các mô hình hoạch định tài chính.

EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh (Business Analysis)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình phân tích, các phương pháp phân tích phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đó nhằm tìm hiểu

bản chất và nguyên nhân để có thể đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Xác định các phương pháp phân tích kinh doanh phù hợp cho một loạt các vấn đề thực tế; (2) Áp dụng quy trình phân tích hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (3) Thực hiện được việc phân tích các mặt hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (4) Truyền đạt các kết quả phân tích, chỉ rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nội dung: học phần bao gồm (1) tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh; (2) phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất; (3) phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm; (4) phân tích tiêu thụ và lợi nhuận; (5) phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

EM4218 Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3500; IT1110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cách phân tích các yếu tố và thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Thiết kế và quản lý các tổ chức với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; (2) Xác định và tiếp cận được với các công nghệ thông tin mới nhất; (3) Quản lý sự thay đổi trong tổ chức do sự thay đổi của công nghệ thông tin; (4) Nhận ra và làm chủ được các cơ hội trên thị trường do công nghệ thông tin đem lại để phát triển tổ chức sẵn có và tạo ra các tổ chức mới.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về hệ thống thông tin quản trị; (2) Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin; (3) Quản trị cơ sở dữ liệu; (4) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin; (5) Hệ thống thông tin độc lập trong doanh nghiệp; (6) Hệ thống thông tin tích hợp; (7) Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

EM4415 Quản trị công nghệ (Technology Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

44

• Học phần tiên quyết:

Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Công nghệ và Quản trị công nghệ trong hoạt động kinh doanh; nắm được các nội dung cơ bản của quá trình quản trị công nghệ trong doanh nghiệp; bước đầu có khả năng ứng dụng kiến thức vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về quản trị công nghệ trong doanh nghiệp.

Nội dung: Vai trò của công nghệ đối với sản xuất kinh doanh; đánh giá trình độ công nghệ; lựa chọn công nghệ sản xuất và công nghệ phân phối sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới; cải tiến công nghệ sản xuất; những công nghệ mới dùng trong sản xuất.

EM4416 Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các mô hình phân tích chiến lược, trình tự hoạch định chiến lược và các loại hình chiến lược thường được áp dung trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: tham gia dự án hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty; phân tích đánh giá các phương án chiến lược kinh doanh

Nội dung: Trang bị kiến thức: các mô hình phân tích chiến lược; các loại hình chiến lược cấp công ty; các loại hình chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; những vấn đề thực thi chiến lược

EM4418 Quản trị sản xuất (Operation Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

EM4621 Các mô hình tổ chức thị trường điện (Models of Electricity Market)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành về các mô hình tổ chức thị trường điện lực từ mô hình truyền thống đến các mô hình tổ chức thị trường điện cạnh tranh với các nội dung cơ bản: Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp điện lực và sản phẩm điện năng; Mô hình độc quyền liên kết dọc và các lý do phá điều tiết ngành điện; Các mô hình tổ chức thị trường điện cạnh tranh.

Nội dung: các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của công nghiệp điện lực; mô hình độc quyền liên kết dọc và các nguyên nhân phá điều tiết ngành điện lực; các mô hình tổ chức thị trường điện cạnh tranh; ngành điện lộ trình thị trường điện cạnh tranh ở Việt nam.

EM4622 Thị trường năng lượng quốc tế (International Energy Markets)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

45

• Học phần tiên quyết:

Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110, EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về các đặc trưng, cơ chế vận hành của thị trường năng lượng quốc tế bao gồm: thị trường dầu mỏ, thị trường khí đốt, thị trường than đá. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: nắm bắt được các tác nhân chính của các thị trường năng lượng quốc tế; cơ chế hoạt động và cấu trúc các thị trường năng lượng quốc tế; giải thích được các biến động thực tế của giá và thị trường năng lượng quốc tế; xây dựng các dự liệu đầu vào cho chính sách năng lượng quốc gia.

Nội dung: Thị trường dầu mỏ quốc tế; thị trường khí đốt quốc tế; thị trường than đá quốc tế.

EM4623 Kinh tế dầu khí (Oil and Natural Gas Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kinh tế trong lĩnh vực dầu khí như những vấn đề kinh tế trong khai thác, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm dầu khí. Trên cơ sở đó cho phép người học có thể giải thích, phân tích những vấn đề kinh tế trong lĩnh vực dầu khí. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: nắm bắt và nhận thức được tầm quan trọng của dầu mỏ và khí thiên nhiên cũng như ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia cũng như toàn thế giới; những vấn đề về kinh tế trong khai thác, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm này; hiểu được các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dầu khí; lập, phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án trong ngành dầu khí, đánh giá rủi ro cho các dự án trong thăm dò và khai

thác dầu khí; phân tích tối ưu trong quy hoạch phát triển khí.

Nội dung: Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí thế giới; công nghiệp dầu khí Việt Nam; thuế và các chính sách trong hoạt động khai thác và XK dầu khí; kinh tế thăm dò và khai thác dầu khí; tối ưu hóa trong quy hoạch khí và nhà máy lọc dầu; giá dầu khí.

EM4716 Kế toán quản trị (Managerial Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Kết thúc học phần, học viên cần nắm được vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, nắm được những kỹ năng xây dựng các báo cáo kế toán quản trị và đặc biệt, kỹ năng phân tích và sử dụng các báo cáo cho quá trình ra quyết định. Kiến thức học phần sẽ là cơ sở tốt cho sinh viên hành nghề Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bổ sung về kế toán quản trị bên cạnh chuyên môn kế toán tài chính. Ngoài ra, là kiến thức ban đầu và bổ trợ tốt nếu sinh viên xem xét luyện thi chứng chỉ CMA để làm việc như một nhân viên Kế toán quản trị tại công ty quốc tế.

Nội dung: Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp; Các phương pháp xác định chi phí điển hình; Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận; Phân tích báo cáo bộ phận; Kế hoạch tổng thể và kiểm soát chi phí; Định giá; Chi phí thích hợp và ra quyết định ngắn hạn.

PH3240 Năng lượng mới đại cương (Fundamentals of New Energy)

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

46

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những

kiến thức cơ bản về kỹ thuật và công nghệ năng lượng tái tạo.

Nội dung: Giới thiệu đặc tính các nguồn và các công nghệ ứng dụng năng lượng tái tạo bao gồm: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ năng, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt và năng lượng đại dương.

CH1010 Hoá đại cương (Fundamentals of Chemistry)

3(2-1-1-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những

kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; giúp các cử nhân tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: Học phần bao gồm: cấu tạo chất; nhiệt động hóa học; động hóa học; điện hoá học.

CH4051 Công nghệ khai thác chế biến dầu và than đá (Oil and Coal Exploring and Processing Technology)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dầu thô, than đá, các công nghệ chế biến dầu và than đá thành những sản phẩm có giá trị phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và đời sống.

Nội dung: Học phần bao gồm: Dầu thô và khí hydrocacbon; các quá trình chế biến dầu chủ yếu trong nhà máy lọc dầu; công nghệ chế biến than

EE3469 Hệ thống cung cấp điện (Power Supply System)

4(3-1-1-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Cung cấp cho người học các kiến

thức chung về hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, các vấn đề cơ bản trong phân tích, tính toán thiết kế và vận hành lưới điện trung và hạ áp. Sau môn học này người học sẽ biết cách tính toán quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện. Cụ thể:

• Hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng

• Những đặc trưng cơ bản của phụ tải điện và cách phân loại phụ tải điện.

• Các phương pháp xác định phụ tải tính toán và phạm vi ứng dụng.

• Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện.

• Tính toán, lựa chọn và kiểm tra các thiết bị điện: máy biến áp, đường dây, máy cắt, aptomat…

• Tính toán hệ thống nối đất an toàn, nối đất chống sét, hệ thống bảo vệ rơ le.

• Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng.

• Tính toán, thiết kế hệ thống chiếu sáng công nghiệp.

Nội dung: Tổng quan về hệ thống điện. Phụ tải điện, Sơ đồ cung cấp điện, Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khi thiết kế và vận hành hệ thống cung cấp điện. Tính toán ngắn mạch trong hệ thống cung cấp điện, Lựa chọn các thiết bị điện. Phân tích an toàn điện. Bảo vệ và chống sét trong các hệ thống cung cấp điện. Nâng cao chất lượng điện năng của HTCCĐ. Tính toán chiếu sáng công nghiệp.

EE4206 Kỹ thuật chiếu sáng (Illumination Engineering)

2 (2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kỹ thuật về

cơ sở chiếu sáng, các dụng cụ chiếu sáng và phương pháp thiết kế chiếu sáng cho các đối tượng nội thất, đường giao thông, các công trình

47

thể thao trong và ngoài trời. Đồng thời thiết kế cung cấp điện cho các đối tượng trên.

Nội dung: các đại lượng đặc trưng trong chiếu sáng. Các loại đèn điện. Điều khiển ánh sáng. Các bộ đèn. Thiết kế chiếu sáng trong nhà. Thiết kế chiếu sáng sơ bộ. Kiểm tra thiết kế. Chiếu sáng đường giao thông. Tính toán chiếu sáng bằng đèn pha. Cung cấp điện chiếu sáng.

EM3140 Kinh tế quốc tế (International Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các học thuyết thương mại quốc tế, các công cụ và biện pháp được sử dụng trong chính sách thương mại quốc tế, bản chất và nội dung của sự dịch chuyển các nguồn lực quốc tế: vốn, lao động và công nghệ, hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

Nội dung: Học phần bao gồm: các học thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, thuế quan xuất nhập khẩu, các hạn chế phi thuế quan, các liên kết kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

EM3150 Kinh tế phát triển (Development Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể: hiểu và bắt đầu có các kỹ năng phân tích môi trường phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển; hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt nam và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Nội dung: Những lý thuyết và mô hình phát triển, những hiện trạng kém phát triển tại các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; khả năng triển vọng và những nguồn lực phát triển, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và xu thế toàn cầu hoá tới sự phát triển của Việt nam; những mô hình và các bài học thành công và thất bại trong phát triển của các nước trên thế giới nhằm giúp sinh viên đánh giá đúng về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp tham gia; tìm hiểu những chính sách phát triển và các mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế của Việt nam.

EM4611 Anh văn chuyên ngành Kinh tế năng lượng (English for Energy Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho học viên các khái niệm tiếng Anh cơ bản về ngành kinh tế công nghiệp, các kỹ năng đọc tài liệu, trình bày báo cáo tiếng anh, các kỹ năng nghe nói về các vấn đề trong lĩnh vực năng lượng.

Nội dung: Gồm các chủ đề về: hệ thống sưởi ấm sử dụng nhiên liệu gỗ, than, ngô; hệ thống sưởi ấm sử dụng dầu và khí; các hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời; sản xuất điện từ năng lượng mới và tái tạo.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật (Technical Drawing)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không Mục tiêu và nội dung: Dựa vào phép chiếu

thẳng góc để biểu diễn các đối tượng hình học không gian và giải các bài toán hình học không gian trên một mặt phẳng. Nghiên cứu phương pháp giải các bài toán về vị trí, về lượng (góc, khoảng cách, ...), về quan hệ tương giao của các đối tượng hình học. Nghiên cứu bài toán tập hợp, bài toán tiếp xúc giữa các mặt hình học. Giới thiệu tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật cơ khí. Giới thiệu hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần, hình chiếu trục đo. Biểu diễn đúng,

48

chính xác các chi tiết máy. Thiết lập bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết. Sử dụng AutoCad vào vẽ kỹ thuật.

HE4152 Phần nhiệt nhà máy điện (Thermal Section in Power Plant)

2 (2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Mục tiêu của học phần nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được cơ sở lí thuyết của nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hữu cơ. Nắm được nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị nhiệt chính trong dây chuyền sản xuất nhiệt điện. Phân tích và biết cách xác định các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của nhà máy và một số vấn đề về vận hành nhà máy nhiệt điện hiệu quả và an toàn.

Nội dung: Nội dung chính của học phần là những kiến thức về: Cơ sở lí thuyết của nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hữu cơ, trong đó giới thiệu về thiết bị lò hơi, thiết bị tuabin hơi nước và các thiết bị phụ khác; Ảnh hưởng của các thông số hơi đến hiệu quả của NMNĐ; Biện pháp quá nhiệt trung gian và hiệu quả của nó; Biện pháp gia nhiệt hồi nhiệt nước cấp và ý nghĩa kinh tế của nó; Khử khí và thiết bị cấp nước; Sơ đồ nhiệt nguyên lý và chi tiết của một nhà máy nhiệt điện; Vấn đề về cung cấp nước, cung cấp nhiên liệu trong NMNĐ; Trình bầy phương pháp tính toán xác định các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của nhà máy và tìm hiểu một số vấn đề về vận hành nhà máy nhiệt điện.

HE2000 Nhập môn Kỹ thuật nhiệt – lạnh (Introduction toThermal and Refrigeration Engineering)

2 (2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu:

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu.

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung:

• Giới thiệu các chuyên đề bao gồm: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm…

• Chia nhóm 3 sinh viên để thực hiện theo một đề tài do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Hướng đề tài có thể là vận hành thiết bị, lắp đặt, chế tạo, thực thi một sản phẩm hoặc một giải pháp cụ thể của ngành kỹ thuật Nhiệt - Lạnh. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài ở nhà và trong giờ thực hành/thí nghiệm tại PTN, xưởng thực hành, có thể kết hợp đi tham quan để thực hiện các yêu cầu của đề tài.

49

9 Chương trình cử nhân Quản lý Công nghiệp

Ngành đào tạo: Quản lý công nghiệp

Mã ngành: D510601

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Quản lý Công nghiệp

9.1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý Công nghiệp là trang bị cho người tốt nghiệp:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng về Quản lý kinh tế trong các ngành Công nghiệp.

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

(4) Năng lực tham gia xây dựng dự án đầu tư; phát triển chiến lược Công ty; thiết kế và điều khiển hệ thống sản xuất, quản lý chuỗi cung cấp trong các ngành công nghiệp trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường biến đổi.

(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

9.2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Quản lý Công nghiệp của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng về quản lý kinh doanh trong các ngành công nghiệp.

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán kinh tế, thống kê ứng dụng để mô tả, tính toán và mô phỏng các hệ thống, quá trình, sản phẩm và đối tượng quản lý.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế học, quản trị học và công nghệ sản xuất để nghiên cứu và phân tích các hệ thống và quá trình quản lý.

1.3 Khả năng áp dụng kiến thức về quản trị sản xuất, nhân lực, chất lượng, chuỗi cung cấp và dự án đầu tư kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong các ngành công nghiệp.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề quản lý công nghiệp;

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành);

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực xây dựng, phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp quản lý các hoạt động công nghiệp trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường cạnh tranh ngày càng găy gắt:

50

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp quản lý kỹ thuật với các yếu tố kinh tế, xã hội

và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa;

4.2 Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp quản lý, tham gia xây dựng dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp;

4.3 Năng lực tham gia thiết kế hệ thống, quá trình, sản phẩm và các giải pháp quản lý;

4.4 Năng lực tham gia thực thi các nghiệp vụ quản lý sản xuất, chất lượng, nhân sự, tài chính, dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp.

4.5 Năng lực quản lý các hệ thống, quá trình, sản phẩm và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình

quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.3 Cấu trúc chương trình đào tạo

51

PH1110 (3TC)Vật lý I

MI1110 (4TC)Giải tích I

MI1140 (4TC)Đại số

PH1120 (3TC)Vật lý II

MI2020 (3TC)Xác suất TK

MI1130 (3TC)Giải tích III

FL1101 (3TC)TA TOEIC I

FL1102 (3TC)TA TOEIC II

SSH1110 (2TC)CN Mác-Lênin I

SSH1120 (3TC)CN Mác-Lênin II

SSH1130 (3TC)Đường lối CM

EM1010 (2TC)QT học ĐC

IT1110 (4TC)Tin học ĐC

EM3111 (3TC)Quản trị học

EM3100 (3TC)Kinh tế học vi mô

EM3110 (3TC)Kinh tế học vĩ mô

EM3230 (3TC)Thống kê ƯD

EM3130 (3TC)Kinh tế lượng

EM3500 (3TC)Nguyên lý KT

EM4414 (4TC)Tổ chức LĐ

EM3210 (3TC)Marketing cơ bản

EM4436 (4TC)Quản trị dự án

EM4450 (2TC)Thực tập TN

HK116TC

HK217TC

HK317TC

HK416TC

HK517TC

HK617TC

HK715TC

HK815TC

Chương trình Cử nhân Quản lý công nghiệpKế hoạch học tập chuẩn (áp dụng cho K57, nhập học 2012)

Chú giảiBắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết

HP học trước

HP song hànhTự chọn tự do

Tự chọn ĐH(3TC)

Tự chọn TD(2 TC)

SSH1050 (2TC)Tư tưởng HCM

EM4427 (4TC)Lập KH & ĐĐSX

EM4432 (3TC)Quản trị logistics

Tự chọn TD(3 TC)

EM4451(6TC)KLTN CN

Tự chọn ĐH(2TC)

Tự chọn TD(4 TC)

EM4428 (4TC)KS chất lượng trong SXCN

EM 3220(3TC)Luật kinh doanh

EM44423 (3TC)TK HT sản xuất

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn ĐH(8TC)

Tự chọn ĐH(4TC)

Tự chọn ĐH(3TC)

MI3130 (3TC)Toán kinh tế

SSH1170 (2TC)Pháp luật ĐC

52

9.4 Danh mục học phần riêng chương trình

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Số tín chỉ từ CT chung toàn trường 42 TC 16 17 6 3 0 0 0 0

Bổ sung toán 3 TC 0 0 3 0 0 0 0 0 1 MI3130 Toán kinh tế 3(2-2-0-6) 3 Cơ sở và cốt lõi ngành 46TC 0 0 3 9 12 7 11 4 1 EM3100 Kinh tế học vi mô 3(3-1-0-6) 3 2 EM3110 Kinh tế học vĩ mô 3(3-1-0-6) 3 3 EM3111 Quản trị học 3(3-1-0-6) 3 4 EM3130 Kinh tế lượng 3(3-0-0-6) 3 5 EM3210 Marketing cơ bản 3(3-0-0-6) 3 6 EM3220 Luật kinh doanh 3(3-0-0-6) 3 7 EM3230 Thống kê ứng dụng 3(3-0-0-6) 3 8 EM3500 Nguyên lý kế toán 3(3-0-0-6) 3 9 EM4414 Tổ chức lao động (BTL) 4(3-2-0-8) 4

10 EM4423 Thiết kế hệ thống sản xuất 3(2-2-0-6) 3

12 EM4427 Lập kế hoạch và điều độ sản xuất (BTL) 4(3-2-0-8) 4

13 EM4428 Kiểm soát chất lượng (BTL) 4(3-2-0-8) 4 14 EM4432 Quản trị logistics (BTL) 3(3-1-0-6) 3 15 EM4436 Quản trị dự án (BTL) 4(3-2-0-6) 4 Thực tập, đồ án tốt nghiệp 8TC 8

16 EM4450 Thực tập tốt nghiệp 2(0-4-0-8) 2 17 EM4451 Khoá luận tốt nghiệp 6(1-10-0-12) 6 Tự chọn định hướng (chọn 20TC) 20 TC 0 0 2 0 3 8 4 3 18 EM3523 Quản trị tài chính 3(3-0-0-6) 3

19 EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

20 EM4216 P.pháp ng.cứu trong k.doanh 2(2-0-0-4) 2 21 EM4218 Hệ thống thông tin quản lý 3(3-0-0-6) 3 22 EM4316 Thương mại điện tử 3(3-0-0-6) 3 23 EM4413 Quản trị nhân lực 3(3-0-0-6) 3 24 EM4415 Quản trị công nghệ 2(2-0-0-4) 2 25 EM4416 Quản trị chiến lược 3(2-2-0-6) 3 26 EM4422 Mô hình hoá trong sản xuất 2(2-0-0-4) 2 27 EM4429 Quản trị mua sắm 2(2-0-0-4) 2

28 EM4431 Quản lý chuỗi cung cấp (SCM) 2(2-0-0-4) 2

29 EM4442 Quản lý dự trữ 2(2-0-0-4) 2

30 EM4625 Kinh tế tài nguyên & môi trường 2(2-0-0-4) 2

31 EM4716 Kế toán quản trị 3(3-0-0-6) 3 Tự chọn tự do (chọn 12 TC) 12TC 0 0 3 5 2 2 0 0 32 CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học 3(2-0-2-4) 3 33 CH1010 Hoá đại cương 3(2-1-1-6) 3

53

34 EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện 3(2-0-3-6) 3

35 EM3140 Kinh tế quốc tế 2(2-0-0-4) 2 36 EM3150 Kinh tế phát triển 2(2-0-0-4) 2 37 EM3170 Văn hoá doanh nghiệp 2(2-0-0-4) 2 38 EM3190 Hành vi của tổ chức 2(2-0-0-4) 2

39 ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử v.thông 2(2-0-1-4) 2

40 ME2015 Đồ họa kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3 41 ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí 2(2-0-1-4) 2 42 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(3-0-0-6) 3 CỘNG 133TC 18 17 17 17 17 17 15 15

54

9.5 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần

EM3100 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung: Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

EM3110 Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao.

Nội dung: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

EM3111 Quản trị học (Management)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học: chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều phối) và kiểm tra.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học. Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức năng kiểm tra

EM3130 Kinh tế lượng (Econometrics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: giúp học viên nắm rõ và vận dụng được các mô hình hồi qui để ước lượng, dự đoán giá trị trung bình của tổng thể của các biến phụ thuộc theo giá trị của biến giải thích nhằm xác định mức độ quan hệ giữa các biến, từ đó thấy được bản chất của các hiện tượng và tìm được các biện pháp khắc phục. Môn học còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể.

Nội dung: Cơ bản về Kinh tế lượng và phân tích hồi qui; mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định; mô hình hồi qui đa biến; đa cộng tuyến; hồi qui với biến giả; phương sai sai số thay đổi; tương quan chuỗi.

EM3210 Marketing cơ bản (Fundamentals of Marketing)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường, những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp và trình tự tiến hành hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh; (2) Phân biệt

55

được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; (3) Trình bày được các bước của quá trình marketing trong doanh nghiệp và các nội dung của các chính sách marketing-mix; (4) Vận dụng được các kiến thức marketing cho những loại sản phẩm khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống sản phẩm để giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing; (2) Thu thập thông tin marketing và nghiên cứu thị trường; (3) Môi trường marketing của doanh nghiệp; (4) Hành vi mua của khách hàng; (5) Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu; (6) Quyết định về sản phẩm; (7) Quyết định về giá; (8) Quyết định về phân phối; (9) Quyết định về truyền thông marketing.

EM3220 Luật kinh doanh (Business Law)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

EM3230 Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI2020

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và các phương pháp cơ bản phân tích và xử lý các số liệu thống kê mà chúng rất hữu ích trong nghiên cứu và thực hành kinh doanh. Học phần này tập trung vào những ứng dụng trong kinh doanh của các phương pháp phân tích thống kê. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Kể tên các tham số đặc trưng cho xu thế trung tâm và độ phân tán của tổng thể; (2) Phân biệt được giả thuyết nghiên cứu và cặp giả thuyết thống kê (H0, H1); (3) Biết cách thiết lập cặp giả thuyết thống kê phù hợp với các vấn đề kinh doanh; (4) Thực hiện được một số kiểm định tham số và phi tham số cơ bản để giải quyết các vấn đề kinh doanh đã đặt ra; (5) Diễn giải ý nghĩa kinh doanh của kết quả phân tích; (6) Hiểu được và mô tả được các giả định hay các điều kiện áp dụng của một số phương pháp phân tích thống kê; (7) nắm được cách tìm hiểu mối liên hệ bằng phân tích tương quan và hồi quy.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê;(3) tóm tắt và trình bày dữ liệu; (4) Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung và độ phân tán; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) ước lượng; (7) kiểm định giả thuyết thống kê; (8) kiểm định phi tham số; (9) phân tích tương quan và hồi quy; (10) phân tích dãy số thời gian; và (11) chỉ số. EM3500 Nguyên lý kế toán (Fundamentals of Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các phần hành chủ yếu của kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể:

• Tự lập hoặc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ kế toán chủ yếu

• Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan

• Theo dõi được chu trình ghi chép, tính toán của kế toán để xác định được kết

56

quả kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

• Đọc và hiểu được các nội dung chủ yếu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: các nội dung chủ yếu của học phần này là: Tổng quan về kế toán; Xác định giá trị ghi sổ các đối tượng kế toán; Tài khoản kế toán và ghi sổ kép; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Chứng từ và sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán của doanh nghiệp; Tổ chức công tác kế toán.

EM4414 Tổ chức lao động (BTL) (Workforce Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng tổ chức quá trình lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất. Sau khi nghiên cứu môn học, sinh viên có thể thực hành được các nghiệp vụ của công tác tổ chức các quá trình lao động trong thjwc tiễn sản xuất ở các Doanh nghiệp.

Nội dung: Học phần sẽ đề cập tới các vấn về sự hình thành và bản chất của TCLĐ; nội dung cơ bản của tổ chức lao động trong doanh nghiệp từ phân công đến hiệp tác lao động; Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc; Cải thiện điều kiện lao động; Xây dựng chế làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; và công tác tổ chức trong lĩnh vực tổ chức lao động của doanh nghiệp.

EM4423 Thiết kế hệ thống sản xuất (Production System Design)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng hiểu biết một cách Logic về quy trình thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình công nghê, các phương pháp được sử dụng trong lựa chọn công suất thiết kế của dây chuyền, nhà máy, các công cụ hỗ trợ trong lựa chọn vị trí và bố trí mặt bằng sản xuất. Các quyết định về thiết kế trong môn học này chủ yếu tập trung giải quyết trên tiếp cận về kinh tế có xem xét trong mối quan hệ ràng buộc hữu

cơ với các quyết định thuộc lĩnh vực về kỹ thuật, công nghệ, môi trường và pháp luật khác...

Nội dung: Khái niệm về hệ thống sản xuất; các mô hình tổ chức hệ thống sản xuất; kỹ thuật mô phỏng hệ thống; xác định nhu cầu nguồn lực của một hệ thống sản xuất và các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất.

EM4427 Lập kế hoạch và điều độ sản xuất (BTL) (Production Planning and Scheduling)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản lý hệ thống kế hoạch từ cấp dài hạn cho đến cấp ngắn hạn của doanh nghiệp hay các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức sản xuất. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của hệ thống kế hoạch sản xuất; Hiểu được trình tự các cấp kế hoạch trong tổ chức, doanh nghiệp; Nắm được các bước xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp; Thực hiện được việc lập kế hoạch trong một giai đoạn nhất định và đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng như đặt ra.

Nội dung: Môn học sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, những vấn đề chính của việc vận hành các kế hoạch và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về kế hoạch đó. Nội dung chính của học phần: Những khái niệm cơ bản về Kế hoạch sản xuẩt; Dự báo và năng lực sản xuất; Hệ thống kế hoạch sản xuất; Tổ chức kế hoạch sản xuất; Các công cụ phần mềm phục vụ lập và triển khai kế hoạch sản xuất.

EM4428 Kiểm soát chất lượng (BTL) (Quality Control)

4 (3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và phương pháp xác định vấn đề trong quản lý chất lượng. Biết sử dụng các công cụ quản lý chất lượng để tìm nguyên nhân và dề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng . Hiểu

57

được hệ thống quản lý chất lượng. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Hiểu được sự phức tập của phân tích thống kê, và diễn giải các biểu đồ kiểm soát, cũng như ứng dụng sử dụng các công cụ này; Nắm được kỹ năng chẩn đoán và phân tích vấn đề gây ra sai lệch trong quá trình sản xuất và dịch vụ; Hiểu cơ bản các công cụ, các kỹ thuật phân tích chất lượng hiện được sử dụng rộng rãi. Tạo ra ý thức trong việc dùng các công cụ giải quyết vấn đề trong quản lý chất lượng

Nội dung: Môn học đề cập đến khái niệm cơ bản về kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê, quản lý chất lượng tổng thể, và 6 sigma và các ứng dụng của các khái niệm này, cũng như chiến lược để giải quyết các vấn đề đang nảy sinh trong các ngành công nghiệp. Nội dung chính của môn học: Khái niệm chung về chất lượng; Quản lý chất lượng tổng thể (Deming, Juran, Crosby, quản lý chất lượng); Các kỹ thuật cải tiến chất lượng (các công cụ kiểm soát chất lượng); Chi phí chất lượng; Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9000, Six Sigma; Benchmarking và kiểm toán chất lượng.

EM4432 Quản trị logistic (BTL) (Logistics Management)

3 (3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Logistics trong kinh doanh. Trên cơ sở đó học viên có thể hiểu rõ hơn vai trò của Logistics trong công ty và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý và thực hiện công tác Logistics cho công ty của mình hiệu quả hơn. Sau khi kết thúc khoá học học viên phải: Hiểu được Logistics, và tầm quan trọng của Logistics trong công ty; Biết cách quản lý Logistics sao cho hiệu quả nhất; Ra quyết định liên quan đến Logistics như quyết định về kho hàng, hàng dữ trữ, vận chuyển, quyết định hoàn thành đơn hàng, quyết định về dịch vụ khách hàng.

Nội dung: Môn học đề cập đến những kiến thức chuyên sâu về logistics và quản lý mua sắm, quản lý cầu, tìm kiếm đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức kho hàng và vận chuyển; quản lý thông tin và tài chính chuỗi trong Logistics. Nội dung chính của môn học: Tổng quan về Logistics; Quản lý nhu cầu và dịch vụ khách hàng; Quản lý mua sắm; Quyết định kho hàng; Quản lý vận tải; Các mối quan hệ Logistics và bên thứ ba tham gia vào Logistics; Logistics và hệ thống thông tin chuỗi cung cấp; Đo lường kết quả chuỗi cung cấp; Thiết kế mạng

lưới Logistics và vị trí nhà xưởng; Tác động của Logistics tới tình hình tài chính công ty ; Thách thức đối với Logistics và chuỗi cung cấp trong tương lai.

EM4436 Quản trị dự án (BTL) (Project Management)

4(3-2- 0- 8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp phân tích và quản lý dự án đầu tư. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng lập và phân tích dự án, triển khai, tổ chức và kiểm soát được dự án.

Nội dung: Học phần đề cập đến các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, các quan điểm đánh giá dự án và vận dụng các kiến thức quản lý trong việc quản lý dự án.

EM4450 Thực tập tốt nghiệp (Graduation Internship)

2(0-4-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4451

Mục tiêu: Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.

Nội dung: Thực tập tốt nghiệp được tiến hành theo cách hình thành nhóm sinh viên (3- 5 người) thực tập tại 1 doanh nghiệp sản xuất. Trong đợt thực tập này sinh viên cần tìm hiểu các hoạt động quản lý kỹ thuật trên các mặt: quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý vật tư, quản lý công nghệ và máy móc thiết bị, quản lý chất lượng. Từ đó phân tích các hoạt động quản lý kỹ thuật diễn ra trong doanh nghiệp nhận dạng các điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý, đề xuất hướng đề tài thiết kế tốt nghiệp.

EM4451 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

6(1-10-0-12)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

58

• Học phần song hành: EM4450

Mục tiêu: Tập cho sinh viên áp dụng kiến thức đã được đào tạo, xây dựng một đồ án áp dụng vào thực tiễn quản lý các hoạt động kỹ thuật trong một doanh nghiệp.

Nội dung: Trong đợt thực tập tốt nghiệp thông qua phân tích các mặt hoạt động quản lý các hoạt động kỹ thuật của doanh nghiệp. Sinh viên đề xuất hướng nghiên cứu và xây dựng thành một bản đồ án tốt nghiệp nhằm vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một vấn đề mà thực tế đang cần giải quyết

EM3523 Quản trị tài chính (Financial Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh những cơ sở ban đầu về quản lý tài chính làm tiền đề cho việc nghiên cứu các nội dung của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, người học sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định của quản lý tài chính bao gồm:

• Phân tích tài chính và lựa chọn cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn;

• Tổ chức huy động vốn để thực hiện các cơ hội đó; quản lý chi phí, hạch toán chi phí, và xác định lợi nhuận;

• Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; và hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Nội dung: các chủ đề chính gồm: Lý thuyết và các mô hình định giá, rủi ro và tỷ suất sinh lợi, lý thuyết danh mục đầu tư; Hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp; Cơ sở của các quyết định đầu tư (chi phí vốn và các phương pháp đánh giá đầu tư); Cơ sở của các quyết định tài trợ (cơ cấu vốn và đòn bẩy trong quản lý tài chính); Quản lý vốn lưu động và chính sách; Các mô hình hoạch định tài chính.

EM4212 Phân tích hoạt động kinh doanh (Business Analysis)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên những kiến thức về quá trình phân tích, các phương pháp phân tích phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả đó nhằm tìm hiểu bản chất và nguyên nhân để có thể đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Xác định các phương pháp phân tích kinh doanh phù hợp cho một loạt các vấn đề thực tế; (2) Áp dụng quy trình phân tích hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (3) Thực hiện được việc phân tích các mặt hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp; (4) Truyền đạt các kết quả phân tích, chỉ rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nội dung: học phần bao gồm (1) tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh; (2) phân tích kết quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ; (3) phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm; (4) phân tích tiêu thụ và lợi nhuận; (5) phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

EM4216 Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh (Business Research Methods)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3110, EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức để thực hiện một nghiên cứu khoa học từ đầu tới cuối và giúp sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp có chất lượng cao hơn. Sau khi kết thúc học phần, người học có thể: (1) phân biệt được các loại hình nghiên cứu; (2) biết cách lựa chọn đề tài nghiên cứu, xác định câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và lập giả thuyết nghiên cứu; (3) viết được phần cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu; (4) lập được kế hoạch thu thập dữ liệu sơ cấp; (5) biết cách phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS; và (6) nắm được trình tự các phần của báo cáo nghiên cứu và nguyên tắc trình bày kết quả nghiên cứu.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về nghiên cứu trong kinh doanh; (2) Xác định mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu; (3) Thu thập dữ liệu thứ cấp; (4) Thu thập dữ liệu sơ cấp; (5) Chọn mẫu nghiên cứu; (6) Thiết kế bản câu hỏi; (7) Thu thập và chuẩn bị dữ liệu; (8) Phân tích dữ liệu; (9) Viết báo cáo và thuyết trình kết quả nghiên cứu

EM4218 Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

59

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; EM3500; IT1110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản có liên quan tới việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dùng trong công tác quản lý doanh nghiệp, cách phân tích các yếu tố và thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Thiết kế và quản lý các tổ chức với sự trợ giúp của công nghệ thông tin; (2) Xác định và tiếp cận được với các công nghệ thông tin mới nhất; (3) Quản lý sự thay đổi trong tổ chức do sự thay đổi của công nghệ thông tin; (4) Nhận ra và làm chủ được các cơ hội trên thị trường do công nghệ thông tin đem lại để phát triển tổ chức sẵn có và tạo ra các tổ chức mới.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về hệ thống thông tin quản trị; (2) Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin; (3) Quản trị cơ sở dữ liệu; (4) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin; (5) Hệ thống thông tin độc lập trong doanh nghiệp; (6) Hệ thống thông tin tích hợp; (7) Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

EM4316 Thương mại điện tử (E-commerce)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210; IT1110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về đặc điểm, cách phân loại, lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử, cũng như các đòi hỏi và điều kiện tham gia thương mại điện tử. Ngoài ra, học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên Internet; kỹ năng thiết kế, quản lý và vận hành một website thương mại điện tử đơn giản; khả năng phân tích và lập kế hoạch triển khai, ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp thông qua các buổi thực hành, các tình huống thảo luận trên lớp và làm bài tập nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về thương mại điện tử; (2) Quy trình giao dịch trong thương mại điện tử; (3) Quy trình giao nhận trong thương mại điện tử; (4) Quy trình thanh toán trong thương mại điện tử; (5) Quản lý rủi ro trong thương mại điện tử; (6) Vấn đề luật pháp trong thương mại điện tử; (7) Tiếp thị số - Digital marketing.

EM4413 Quản trị nhân lực (Human Resource Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản trị một nguồn lực vô cùng quan trọng của doanh nghiệp đó là nguồn lực con người. Sinh viên sẽ nắm bắt được cách thức các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự như thế nào, sử dụng họ ra sao và cần phải đưa ra những cách thức gì để tưởng thưởng xứng đáng sự đóng góp của nhân viên. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những vấn đề chính của quản trị nguồn nhân lực và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về nhân lực đó. Nội dung chính của học phần gồm: những khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực; lập kế hoạch và tuyển dụng; đào tạo và phát triển; chính sách đãi ngộ; môi trường làm việc và quan hệ lao động.

EM4415 Quản trị công nghệ (Technology Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về Công nghệ và Quản trị công nghệ trong hoạt động kinh doanh; nắm được các nội dung cơ bản của quá trình quản trị công nghệ trong doanh nghiệp; bước đầu có khả năng ứng dụng kiến thức vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về quản trị công nghệ trong doanh nghiệp.

Nội dung: Vai trò của công nghệ đối với sản xuất kinh doanh; đánh giá trình độ công nghệ; lựa chọn công nghệ sản xuất và công nghệ phân phối sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm

60

mới, công nghệ mới; cải tiến công nghệ sản xuất; những công nghệ mới dùng trong sản xuất.

EM4416 Quản trị chiến lược (Strategy Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các mô hình phân tích chiến lược, trình tự hoạch định chiến lược và các loại hình chiến lược thường được áp dung trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: tham gia dự án hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty; phân tích đánh giá các phương án chiến lược kinh doanh

Nội dung: Trang bị kiến thức: các mô hình phân tích chiến lược; các loại hình chiến lược cấp công ty; các loại hình chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; những vấn đề thực thi chiến lược

EM4422 Mô hình hóa trong sản xuất (Production Simulation)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: MI3130

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giới thiệu cho sinh viên chuyên ngành quản lý công nghiệp về các mô hình dùng cho việc hỗ trợ ra quyết định trong quá trình quản lý sản xuất. Các khái niệm và phương pháp mô hình hóa bằng toán học, cũng như các công cụ phần mềm hỗ trợ giải bài toán tối ưu sẽ được trang bị cho sinh viên. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: nhận biết đặc điểm của vấn đề cần giải quyết và xác định đúng mô hình cần dùng để giải bài toán. Sau khi lập mô hình, sinh viên có thể giải ra nghiệm tối ưu bằng các công cụ cần thiết,v à biện luận nghiệm thu được.

Nội dung: Giới thiệu cho sinh viên chuyên ngành QLCN về các mô hình tất định dùng cho việc hỗ trợ ra quyết định trong quá trình quản lý sản xuất. Các khái niệm và phương pháp mô hình hóa bằng toán học sẽ được đề cập liên quan đến mô hình tuyến tính, mô hình vận tải, mô hình biến nguyên và mô hình qui hoạch động. Sinh viên sẽ được học và biết cách sử dụng phần mềm máy tính dùng để giải mô hình cho các bài toán tối ưu.

EM4429 Quản trị mua sắm công nghiệp (Industrial Purchasing Management)

2 (2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức, kỹ năng trong quản lý mua sắm vật tư hiệu quả, nhằm tiết kiệm chi phí cho công ty, nhưng vẫn đảm bảo mức dịch vụ khách hàng mong muốn, với mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: hiểu được các vấn đề cơ bản trong hoạt động mua sắm diễn ra trong công ty; thực hiện quá trình mua sắm hiệu quả; nắm được các cách tiếp, các công cụ, và chiến lược trong đàm phán mua sắm; quản lý hiệu quả nhà cung cấp.

Nội dung: Môn học đề cập đến những kiến thức chuyên sâu về quản lý hoạt động mua sắm như: hoạt động tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp và triển khai thực hiện quá trình mua sắm vật tư sao cho hiệu quả

EM4431 Quản lý chuỗi cung cấp (SCM) (Supply Chain Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần này, người học có được những kiến thức cơ bản về chức năng chuỗi cung cấp trong doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của chuỗi cung cấp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty nói riêng, và toàn bộ các công ty trong chuỗi cung cấp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: định hình được vai trò từng thành viên trong chuỗi cung cấp; tổ chức triển khai quản lý chuỗi cung cấp và hoạt động logistics trong doanh nghiệp; hoạch định chiến lược vị thế của từng công ty và phối hợp giữa các công ty trong chuỗi cung cấp; hiểu rõ các nhân tố quyết định sự thành công cho chuỗi cung cấp

Nội dung: Môn học đề cập đến những kiến thức chuyên sâu về logistics và quản lý chuỗi cung cấp, quản lý cầu, tìm kiếm đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức kho hàng và vận chuyển; quản lý thông tin và tài chính chuỗi cung cấp.

61

EM4442 Quản lý dự trữ (Inventory Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110; EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và ví dụ tình huống về Quản lý dự trữ cho đơn vị sản xuất và kinh doanh. Học phần sẽ bao gồm khái niệm chung cũng như các mô hình quản lý dự trữ, phương pháp đánh giá quản lý dự trữ của doanh nghiệp và từ đó có bước cải tiến cần thiết để nâng cao công tác quản lý dự trữ. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: hiểu được vai trò của quản lý dự trữ trong sản xuất, kinh doanh, cách tính toán định lượng và cơ sở khoa học về quản lý dự trữ; nắm được và vận dụng được các mô hình quản lý dự trữ; các biện pháp cải tiến công tác quản lý dự trữ trong sản xuất, kinh doanh

Nội dung: Học phần gồm các nội dung chính như sau: Tổng quản về Quản lý dự trữ; Các mô hình Quản lý dự trữ; Đánh giá và Cải tiến công tác Quản lý dự trữ trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

EM4626 Kinh tế tài nguyên và môi trường (Natural Resources and Environmental Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110; EM4612

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản về kinh tế ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế, vấn đề về khai thác và quản lý nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như các công cụ cho công tác qui hoạch và xây dựng các chính sách khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó cho phép người học có thể giải thích được các mối quan tâm hiện nay của cộng đồng về các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Từ đó giúp cho người học có khả năng tham gia vào các nghiên cứu về các vấn đề xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nội dung:

• Các vấn đề lý thuyết cơ bản về kinh tế tài nguyên thiên nhiên

• Mối quan hệ giữa khan hiếm tài nguyên, phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường

• Cơ sở lý thuyết kinh tế môi trường

• Các vấn đề về quản lý môi trường ở Việt nam

EM4716 Kế toán quản trị (Managerial Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Kết thúc học phần, học viên cần nắm được vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, nắm được những kỹ năng xây dựng các báo cáo kế toán quản trị và đặc biệt, kỹ năng phân tích và sử dụng các báo cáo cho quá trình ra quyết định. Kiến thức học phần sẽ là cơ sở tốt cho sinh viên hành nghề Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bổ sung về kế toán quản trị bên cạnh chuyên môn kế toán tài chính. Ngoài ra, là kiến thức ban đầu và bổ trợ tốt nếu sinh viên xem xét luyện thi chứng chỉ CMA để làm việc như một nhân viên Kế toán quản trị tại công ty quốc tế.

Nội dung: Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp; Các phương pháp xác định chi phí điển hình; Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận; Phân tích báo cáo bộ phận; Kế hoạch tổng thể và kiểm soát chi phí; Định giá; Chi phí thích hợp và ra quyết định ngắn hạn.

CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học (Introduction to Chemical Engineering)

3(2-0-2-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia); Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản; Giúp sinh

62

viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm; Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các seminar với nội dung định hướng nghề nghiệp; Tham quan, kiến tập tại nhà máy, cơ sở sản xuất; Làm đồ án nhập môn (theo nhóm)

CH1010 Hoá đại cương (Fundamentals of Chemistry)

3(2-1-1-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; giúp các cử nhân tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: Học phần bao gồm: cấu tạo chất; nhiệt động hóa học; động hóa học; điện hoá học.

EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện (Introduction to Electrical Engineering)

3(2-0-3-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giúp sinh viên mới bước vào ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho công việc của người kỹ sư, đồng thời giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin trong học tập và trong con đường nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn của ngành học, rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề tối thiểu, kỹ năng làm việc nhóm, lập báo cáo và thuyết trình.

Nội dung: Giờ lên lớp giảng dạy hoặc thảo luận theo chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm, giới thiệu các dự án công nghiệp… Tổ chức đi tham quan một số cơ sở sản xuất. Chia nhóm 3 sinh viên dưới sự

hướng dẫn của giảng viên để thực hiện đề tài chế tạo, lắp đặt một thiết bị tự động đơn giản ở nhà và tại các xưởng thực hành (theo kế hoạch đăng ký của từng nhóm). Yêu cầu nhóm sinh viên viết báo cáo (dưới dạng một đồ án con) và bảo vệ trước Hội đồng.

EM3140 Kinh tế quốc tế (International Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các học thuyết thương mại quốc tế, các công cụ và biện pháp được sử dụng trong chính sách thương mại quốc tế, bản chất và nội dung của sự dịch chuyển các nguồn lực quốc tế: vốn, lao động và công nghệ, hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

Nội dung: Học phần bao gồm: các học thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, thuế quan xuất nhập khẩu, các hạn chế phi thuế quan, các liên kết kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

EM3150 Kinh tế phát triển (Development Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể: hiểu và bắt đầu có các kỹ năng phân tích môi trường phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển; hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt nam và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Nội dung: Những lý thuyết và mô hình phát triển, những hiện trạng kém phát triển tại các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; khả năng triển vọng và những nguồn lực phát triển, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và xu thế toàn cầu hoá tới sự phát triển của Việt nam; những mô hình và các bài học thành công và thất bại trong phát triển của các nước trên thế giới nhằm giúp sinh viên đánh giá đúng về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp tham gia; tìm hiểu những chính sách phát triển và các mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế của Việt nam.

63

EM3170 Văn hoá doanh nghiệp (Business Culture)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh; khái niệm, nội dung, và hình thức thể hiện, vai trò, những điều kiện, cách thức xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phân tích vấn đề xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; tổng quan về đạo đức kinh doanh; định nghĩa, các nhân tố tác động, các bộ phận cấu thành, vai trò của doanh nhân trong phát triển văn hóa doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân; chi tiết về văn hóa doanh nghiệp; phân tích vai trò, tác động của văn hóa kinh doanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

EM3190 Hành vi của tổ chức (Organizational Behavior)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động của các tổ chức, nhóm trong tổ chức, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức và nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu hành vi tổ chức; (2) Những cơ sở của hành vi cá nhân; (3) Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc; (4) Động viên; (5) Những cơ sở của hành vi nhóm; (6) Hành vi trong nhóm và xung đột; (7) Đổi mới và phát triển tổ chức

ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử viễn thông (Introduction to Electronics and Communication Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: ET2020 Mục tiêu: Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn

thông là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật (Technical Drawing)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu và nội dung: Dựa vào phép chiếu thẳng góc để biểu diễn các đối tượng hình học không gian và giải các bài toán hình học không gian trên một mặt phẳng. Nghiên cứu phương pháp giải các bài toán về vị trí, về lượng (góc, khoảng cách, ...), về quan hệ tương giao của các đối tượng hình học. Nghiên cứu bài toán tập hợp, bài toán tiếp xúc giữa các mặt hình học. Giới thiệu tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật cơ khí. Giới thiệu hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình chiếu riêng phần, hình chiếu trục đo. Biểu diễn đúng, chính xác các chi tiết máy. Thiết lập bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết. Sử dụng AutoCad vào vẽ kỹ thuật.

ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí (Introduction to Mechanical Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Học phần nhằm: cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ khí đặc thù, vai trò vị trí của ngành cơ khí trong sản xuất công

64

nghiệp, cơ hội việc làm và những vị tí mà người cư nhân/ kỹ sư đảm nhiệm; (2) Cung cấp kiến thức về chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung các học phần và mối liên kết giữa các học phần; (3) Cung cấp kiến thức về định hướng chuyên ngành và các học phần thuộc các định hướng; (4) Cung cấp những khái niệm, kiến thức kỹ thuật cơ sở, đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cơ khí bao gồm vật liệu, máy móc, dụng cụ, các phương pháp công nghệ gia công, lắp ráp, xử lý, bảo quản các chi tiết, máy móc, thiết bị công nghiệp; (5) Cung cấp các kiến thức tổng quan nhất về máy móc, phương pháp gia công cơ khí thông qua các bài kiến tập tại các PTN; (6) Kết thúc học phần sinh viên được trang bị một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và thực hành) về ngành cơ khí. Đây là kiến thức nền tảng ban đầu cần thiết cho người cử nhân/ kỹ sư đào tạo trong một trường đại học kỹ thuật.

Nội dung: Nhập môn kỹ thuật cơ khí là học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ khí. Học phần bao gồm phần giới thiệu ngành cơ khí, chương trình đào tạo, các học phần, các chuyên ngành và định hướng chuyên ngành. Học phần trình bày những khái niệm cơ bản nhất mang tính nhận thức về một quá trình sản xuất cơ khí, kiến thức về máy móc thiết, thiết bị, dụng cụ và các phương pháp công nghệ gia công cơ khí để chế tạođược một sản phẩm. Học phần bao gồm cả phần thực hành/kiến tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và tham quan tại các cơ sở sản xuất bên ngoài về phương pháp gia công và máy móc thiết bị ngành cơ khí.

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu (Introduciton to Material Engineering)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu.

Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán, lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu về các chủ đề vật liệu; Thực hành, thí nghiệm Lab/Thảo luận; Từng nhóm sinh viên phân tích và tổng hợp.

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm). Thực tập nhận thức tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

65

10 Chương trình Cử nhân Tài chính-Ngân hàng

Ngành đào tạo: Tài chính-Ngân hàng Mã ngành: D340201 Bằng tốt nghiệp: Cử nhân khoa học

10.1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng là trang bị cho người tốt nghiệp :

1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh tài chinh doanh nghiệp, ngân hàng và bảo hiểm.

2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4) Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận động của nguồn lực tài chính, từ việc huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn đến phân phối lợi ích, hướng tới mục tiêu hiệu quả.

5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với sự một sự định hướng ban đầu, cùng với năng lực và nguyện vọng, những người tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng có thể làm việc tại các tổ chức khác nhau với tư cách là:

Chuyên viên tài chính, giám đốc ngân quỹ, giám đốc tài chính, và kiểm soát viên tài chính tại các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, kiểm soát viên tài chính tại các công ty kiểm toán, các cơ quan kiểm toán của nhà nước

Chuyên viên tài chính, chuyên gia thẩm định đầu tư và tín dụng, kế toán trưởng và kiểm soát viên tại các định chế tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm và cả các tổ chức phi lợi nhuận.

Chuyên gia tài chính, nhà môi giới, chuyên gia phân tích đầu tư và danh mục đầu tư tại các công ty chứng khoán hoặc hàng môi giới.

10.2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được :

1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành :

1.1 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản để mô tả, tính toán mô phỏng quá trình vận động của nguồn lực tài chính trong các tổ chức và giữa các tổ chức với môi trường.

1.2 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận động của nguồn lực tài chính của tổ chức.

1.3 Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành trên cơ sở khai thác hữu hiệu các phương pháp, các công cụ hiện đại để có thể tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính khan hiếm cho quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức.

2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề quản lý.

66

2.2 Khả năng nghiên cứu và khám phá tri thức.

2.3 Tư duy hệ thốngvà tư duy phê bình.

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (đạt điểm TOEIC = 450).

4) Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận động của nguồn lực tài chính, từ việc huy động vốn, đầu tư sử dụng vốn đến phân phối lợi ích, hướng tới mục tiêu hiệu quả.

4.1 Năng lực nhận thức về mối liên hệ giữa giải pháp kinh tế tài chính với hoạt động của tổ chức dưới ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài.

4.2 Năng lực nhận dạng vấn đề và định hướng hình thành giải pháp giải quyết vấn đề.

4.3 Năng lực tham gia xây dựng và xác định giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.

4.4 Năng lực tổ chức triển khai và kiểm soát quá trình thực thi giải pháp.

4.5 Năng lực đánh giá và điều chỉnh giải pháp thích ứng với những thay đổi khách quan và chủ quan.

5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10.3 Cấu trúc chương trình đào tạo

Các học phần cơ sở và cốt lõi ngành có thể chia thành 4 khối kiến thức như sau: • Khối kiến thức Kinh tế học cơ sở: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế • Khối kiến thức Quản trị cơ sở: Quản trị học đại cương và Hành vi của tổ chức • Khối kiến thức Toán – Phân tích kinh tế: Toán kinh tế, Kinh tế lượng. • Khối kiến thức ngành Tài chinh – Ngân hàng: Nghiệp vụ ngân hàng , Kế toán ngân hàng, Đầu tư

tài chính, Cơ sở quản trị tài chính, Ly thuyết tài chính tiền tệ.

67

PH1110 (3TC)Vật lý I

MI1110 (4TC)Giải tích I

MI1140 (4TC)Đại số

PH1120 (3TC)Vật lý II

MI2020 (3TC)Xác suất TK

MI1130 (3TC)Giải tích III

FL1101 (3TC)TA TOEIC I

FL1102 (3TC)TA TOEIC II

SSH1110 (2TC)CN Mác-Lênin I

SSH1120 (3TC)CN Mác-Lênin II

SSH1130 (3TC)Đường lối CM

EM1010 (2TC)QT học ĐC

IT1110 (4TC)Tin học ĐC

MI3130 (3TC)Toán kinh tế

EM3111 (3TC)Quản trị học

EM3100 (3TC)Kinh tế học vi mô

EM3110 (3TC)Kinh tế học vĩ mô

EM3130 (3TC)Kinh tế lượng

EM3510 (3TC)Lý thuyết TC-TT

EM3500 (3TC)Nguyên lý KT

EM4720 (4TC)Kế toán DN

EM3220 (3TC)Luật kinh tế

EM3210 (3TC)Marketing cơ bản

EM4521 (4TC)Nghiệp vụ NH

EM3522 (4TC)CS quản trị TC

EM4512 (3TC)Thuế và HT thuế

EM5050 (2TC)Thực tập TN

HK116TC

HK217TC

HK317TC

HK416TC

HK517TC

HK618TC

HK716TC

HK815TC

Chương trình Cử nhân Tài chính - Ngân hàngKế hoạch học tập chuẩn 132TC (áp dụng cho K57, nhập học 2012)

Chú giảiBắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết

HP học trước

HP song hànhTự chọn tự do

Tự chọn ĐH(5TC)

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn ĐH(5 TC)

SSH1050 (2TC)Tư tưởng HCM

EM3522 (4TC)Quản trị TC

EM4526 (3TC)Đầu tư tài chính

EM5150 (6TC)ĐATN CN

Tự chọn TD(5 TC)

Tự chọn TD(4 TC)

Tự chọn ĐH(6 TC)

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn ĐH(4 TC)

SSH1170 (2TC)Pháp luật ĐC

68

10.4 Danh mục học phần riêng của chương trình

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Số tín chỉ từ CT chung toàn trường 44 TC 18 17 6 3 0 0 0 0

Bổ sung toán 3 TC 0 0 3 0 0 0 0 0

1 MI3130 Toán kinh tế 3(2-2-0-6) 3

TT Mã HP Cơ sở và cốt lõi ngành 46 TC 0 0 3 9 12 11 8 3

1 EM3100 Kinh tế học vi mô 3(3-1-0-6) 3

2 EM3110 Kinh tế học vĩ mô 3(3-1-0-6) 3

3 EM3111 Quản trị học 3(3-1-0-6) 3

4 EM3130 Kinh tế lượng 3(3-0-0-6) 3

5 EM3210 Marketing cơ bản 3(3-0-0-6) 3

6 EM3220 Luật kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

7 EM3500 Nguyên lý kế toán 3(3-0-0-6) 3

8 EM3510 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3(3-0-0-6) 3

9 EM3520 Cơ sở quản trị tài chính (BTL) 4(3-2-0-8) 4

10 EM3522 Quản trị tài chính (BTL) 4(3-2-0-8) 4

11 EM4512 Thuế và hệ thống thuế 3(3-0-0-6) 3

12 EM4521 Nghiệp vụ ngân hàng 4(4-0-0-8) 4

13 EM4526 Đầu tư tài chính (BTL) 3(3-1-0-6) 3

14 EM4720 Kế toán doanh nghiệp (BTL) 4(3-2-0-8) 4

Thực tập, đồ án 8 TC 8

15 EM4550 Thực tập tốt nghiệp 2(0-4-0-8) 2

16 EM4551 Khoá luận tốt nghiệp 6(1-10-0-12) 6

Tự chọn định hướng (chọn 20/36TC) 20 TC 0 0 0 0 5 5 6 4

17 EM3230 Thống kê ứng dụng 3(3-0-0-6) 3

18 EM4317 Marketing dịch vụ 2(2-0-0-4) 2

19 EM4412 Quản trị chất lượng 2(2-0-0-4) 2

20 EM4413 Quản trị nhân lực 3(3-0-0-6) 3

21 EM4416 Quản trị chiến lược 3(3-0-0-6) 3

22 EM4418 Quản trị sản xuất 3(3-0-0-6) 3

23 EM4435 Quản trị dự án 3(3-0-0-6) 3

24 EM4528 Bảo hiểm 2(2-0-0-4) 2

25 EM4529 Tài chính công 2(2-0-0-4) 2

26 EM4531 Thị trường chứng khoán 2(2-0-0-4) 2

27 EM4533 Quản trị rủi ro 2(2-0-0-4) 2

69

28 EM4535 Phân tích tài chính 2(2-0-0-4) 2

29 EM4537 Tài chính quốc tế 2(2-0-0-4) 2

30 EM4539 Định giá doanh nghiệp 2(2-0-0-4) 2

31 EM4732 Kế toán ngân hàng 3(3-0-0-6) 3

Tự chọn tự do (chọn 13TC) 13 TC 0 0 5 4 0 2 2 0

32 CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học 2(2-0-2-4) 2

33 CH1010 Hoá đại cương 3(2-1-1-6) 3

34 EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện 3(2-0-3-6) 2

35 EM3140 Kinh tế quốc tế 2(2-0-0-4) 2

36 EM3150 Kinh tế phát triển 2(2-0-0-4) 2

37 EM3170 Văn hoá doanh nghiệp 2(2-0-0-4) 2

38 EM3190 Hành vi của tổ chức 2(2-0-0-4) 2

39 ET2000 Nhập môn Kỹ thuật đ.tử v.thông 2(2-0-1-4) 2

40 ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí 2(2-0-1-4) 2

41 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(3-0-0-6) 3

… … (và các học phần khác được khoa phê duyệt)

CỘNG 134 18 17 17 16 17 18 16 15

70

10.5 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần

EM3100 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung: Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

EM3110 Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao.

Nội dung: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

EM3111 Quản trị học (Management)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học: chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều phối) và kiểm tra.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học. Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức năng kiểm tra

EM3130 Kinh tế lượng (Econometrics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: giúp học viên nắm rõ và vận dụng được các mô hình hồi qui để ước lượng, dự đoán giá trị trung bình của tổng thể của các biến phụ thuộc theo giá trị của biến giải thích nhằm xác định mức độ quan hệ giữa các biến, từ đó thấy được bản chất của các hiện tượng và tìm được các biện pháp khắc phục. Môn học còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể.

Nội dung: Cơ bản về Kinh tế lượng và phân tích hồi qui; mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định; mô hình hồi qui đa biến; đa cộng tuyến; hồi qui với biến giả; phương sai sai số thay đổi; tương quan chuỗi.

EM3210 Marketing cơ bản (Fundamentals of Marketing)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường, những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp và trình tự tiến hành hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh; (2) Phân biệt được hoạt động marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; (3) Trình bày được các bước của quá trình marketing

71

trong doanh nghiệp và các nội dung của các chính sách marketing-mix; (4) Vận dụng được các kiến thức marketing cho những loại sản phẩm khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống sản phẩm để giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing; (2) Thu thập thông tin marketing và nghiên cứu thị trường; (3) Môi trường marketing của doanh nghiệp; (4) Hành vi mua của khách hàng; (5) Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu; (6) Quyết định về sản phẩm; (7) Quyết định về giá; (8) Quyết định về phân phối; (9) Quyết định về truyền thông marketing.

EM3220 Luật kinh doanh (Business Law)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

EM3500 Nguyên lý kế toán (Fundamentals of Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các phần hành chủ yếu của kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể: Tự lập hoặc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ kế toán chủ yếu; Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan; Theo dõi được chu trình ghi chép, tính toán của kế toán để xác định được kết quả kinh doanh thông thường của doanh nghiệp; Đọc và hiểu được các nội dung chủ yếu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: các nội dung chủ yếu của học phần này là: Tổng quan về kế toán; Xác định giá trị ghi sổ các đối tượng kế toán; Tài khoản kế toán và ghi sổ kép; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Chứng từ và sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán của doanh nghiệp; Tổ chức công tác kế toán.

EM3510 Lý thuyết tài chính-tiền tệ (Monetary and Financial Theory)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học có được kiến thức tổng quan về hoạt động của hệ thống tài chính; vai trò và chức năng và nhiệm vụ của các phần tử của hệ thống đó làm cơ sở cho việc hiểu và thực thi các chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nắm được các kiến thức cơ bản về: tài chính tiền tệ; chính sách vận hành chính sách tiền tệ của NHTW; cơ chế vận hành của NSNN; tài chính quốc tế; Phân biệt được các chủ thể và công cụ của thị trường tài chính và hiểu các vấn đề về giá trị thời gian của tiền; Phân tích được một số vấn đề cơ bản về TCDN; Tìm hiểu và phân tích các vấn đề tài chính tiền tệ một cách có hệ thống, sáng tạo và độc lập; Nắm bắt và giải thích thực trang bối cảnh tài chính hiện tại trong và ngoài nước, qua đó thấy được mối liên kết giữa thực tiễn với những lý thuyết đã được học và nghiên cứu. Từ đó, có thể áp dụng những lý thuyết đó để dự báo sơ lược những diễn biến tiếp theo của thị trường.

Nội dung: Trang bị cho người học kiến thức về: Tiền tệ, vai trò và chức năng của tiền trong nền kinh tế; chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của chính phủ; các định chế tài chính cấu thành hệ thống tài chính quốc gia, mối quan hệ giữa các định chế đó; vai trò, phạm vi và nguyên

72

tắc hoạt động của mỗi loại định chế tài chính; quan hệ của các định chế tài chính với các chủ thể khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế; và những dịch vụ cơ bản của mỗi loại định chế tài chính.

EM3520 Cơ sở quản trị tài chính (BTL) (Fundamentals of Financial Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3510, EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho người học những cơ sở ban đầu của quản lý tài chính làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các nội dung của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, người học sẽ có được những kiến thức và kỹ năng ban đầu để đưa ra các quyết định của quản lý tài chính bao gồm: Lựa chọn cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn; Tổ chức huy động vốn để thực hiện các cơ hội đó; Quản lý chi phí, hạch toán chi phí, và xác định lợi nhuận; Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; Hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Nội dung: Các chủ đề chính gồm: Lý thuyết và các mô hình định giá, rủi ro và tỷ suất sinh lợi, lý thuyết danh mục đầu tư; Hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp; Cơ sở của các quyết định đầu tư (chi phí vốn và các phương pháp đánh giá đầu tư); Cơ sở của các quyết định tài trợ (cơ cấu vốn và đòn bẩy trong quản lý tài chính); Quản lý vốn lưu động và chính sách; Các mô hình hoạch định tài chính.

EM3522 Quản trị tài chính (BTL) (Financial Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4720, EM3520.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học có khả năng vận dụng các kiến thức và nâng cao các kỹ năng đưa ra các quyết định tài chính cơ bản của một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: Hoàn thiện kiến thức và các kỹ năng nâng cao về quản trị tài chính doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa môn học "Cơ sở quản trị tài chính" với các nội dung chính như sau: Nhận dạng và lựa chọn cơ hội đầu tư; Lập và phân tích dự án đầu tư; Xây dựng kế hoạch huy động vốn cho đầu tư; Xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; Phân tích tài chính và các

biện pháp can thiệp để cải thiện tình hình tài chính; Kế hoạch tài chính ngắn hạn và các giải pháp đảm bảo vốn cho hoạt động thường xuyên; Quản trị các tài sản ngắn hạn.

EM4512 Thuế và hệ thống thuế (Taxes and Taxation System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: EM3510

• Học phần học trước: EM3110, EM3100

• Học phần song hành: EM4527, EM4521

Mục tiêu: Người học hiểu được vai trò của thuế, hệ thống thuế quốc gia từ tổ chức bộ máy đến các sắc thuế và cơ chế hành thu thuế để có thể xử lý các tình huống liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nắm được lý luận chung về thuế và hệ thống thuế; Nắm được cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế; Nắm được các qui định hiện hành về một số sắc thuế chủ yếu bao gồm: thuế XNK, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN; Biết cách tính và hiểu được mối quan hệ giữa các loại thuế trên.

Nội dung: Người học được cung cấp các kiến thức bao gồm: Thuế và hệ thống thuế: Vai trò, chức năng và tác động của nó đến hành vi của các chủ thể liên quan trong nền kinh tế; Nội dung của các sắc thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập các nhân, các sắc thuế khác, phí và lệ phí; Nhận dạng những vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý thuế của doanh nghiệp và nguyên tắc giải quyết.

EM4521 Nghiệp vụ ngân hàng (Banking Transactions)

4(4-0-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học nắm được vai trò, vị trí và cấu trúc của hệ thống ngân hàng trong hệ thống tài chính; vai trò của các ngân hàng thương mại cũng như những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, các dịch vụ cốt lõi mà ngân hàng thương mại cung cấp cho các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.

Nội dung: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về: Tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng từ ngân hàng Nhà nước đến các ngân hàng thương mại; Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại như quản lý ngân

73

quỹ, tín dụng, thanh toán, giao dịch ngoại hối, phòng ngừa rủi ro; Các công cụ tài chính chủ yếu được sử dụng bởi các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

EM4526 Đầu tư tài chính (BTL) (Financial Investment)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3510, EM3520.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học nắm vững phương pháp, kỹ năng và có khả năng vận dụng các công cụ đầu tư tài chính để hình thành kỹ năng thiết kế các danh mục đầu tư từ các chứng khoán riêng biệt ; xác định được các chỉ số hiệu quả làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án đầu tư ; hiểu tác dụng và cách sử dụng các công cụ hỗ trợ nhằm hạn chế rủi ro trong đầu tư tài chính.

Nội dung: Cung cấp các kiến thức và các công cụ bao gồm: Cơ sở để lựa chọn các chứng khoán mục tiêu; Phương pháp xây dựng các danh mục đầu tư tài chính; Đánh giá hiệu quả của đầu tư tài chính; Kiểm soát rủi ro trong đầu tư tài chính.

EM4720 Kế toán doanh nghiệp (BTL) (Company Accounting)

4(3-2-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3500

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán vào việc tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của doanh nghiệp; đồng thời biết cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể: Hạch toán được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông thường (vật tư, tài sản cố định, nhân công); Phân biệt các loại chi phí sản xuất, tính toán được giá thành sản phẩm và biết cách hạch toán chi phi, giá thành; Hạch toán được doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ; Lập được báo cáo tài chính cho doanh nghiệp sản xuất.

Nội dung: bao gồm: Kế toán vật tư, hàng hóa; Kế toán tài sản có định và bất động sản đầu tư; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh; Báo cáo tài chính

EM4550 Thực tập tốt nghiệp (Graduation Internship)

2(0-4-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4551

Mục tiêu: Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.

Nội dung: Thực tập tốt nghiệp được tiến hành theo cách hình thành nhóm sinh viên (3 - 5 người) thực tập tại một doanh nghiệp sản xuất. Trong đợt thực tập này sinh viên cần tìm hiểu các hoạt động quản lý kỹ thuật trên các mặt: quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý vật tư, quản lý công nghệ và máy móc thiết bị, quản lý chất lượng. Từ đó phân tích các hoạt động quản lý kỹ thuật diễn ra trong doanh nghiệp nhận dạng các điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý, đề xuất hướng đề tài thiết kế tốt nghiệp.

EM4551 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

6(1-10-0-12)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4550

Mục tiêu: Tập cho sinh viên áp dụng kiến thức đã được đào tạo, xây dựng một đồ án áp dụng vào thực tiễn quản lý các hoạt động kỹ thuật trong một doanh nghiệp.

Nội dung: Trong đợt thực tập tốt nghiệp thông qua phân tích các mặt hoạt động quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại. Sinh viên đề xuất hướng nghiên cứu và xây dựng thành một bản đồ án tốt nghiệp nhằm vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một vấn đề mà thực tế đang cần giải quyết.

EM3230 Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI2020

• Học phần song hành: Không

74

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh

viên các khái niệm và các phương pháp cơ bản phân tích và xử lý các số liệu thống kê mà chúng rất hữu ích trong nghiên cứu và thực hành kinh doanh. Học phần này tập trung vào những ứng dụng trong kinh doanh của các phương pháp phân tích thống kê. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Kể tên các tham số đặc trưng cho xu thế trung tâm và độ phân tán của tổng thể ; (2) Phân biệt được giả thuyết nghiên cứu và cặp giả thuyết thống kê (H0, H1); (3) Biết cách thiết lập cặp giả thuyết thống kê phù hợp với các vấn đề kinh doanh; (4) Thực hiện được một số kiểm định tham số và phi tham số cơ bản để giải quyết các vấn đề kinh doanh đã đặt ra; (5) Diễn giải ý nghĩa kinh doanh của kết quả phân tích; (6) Hiểu được và mô tả được các giả định hay các điều kiện áp dụng của một số phương pháp phân tích thống kê; (7) nắm được cách tìm hiểu mối liên hệ bằng phân tích tương quan và hồi quy.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê;(3) tóm tắt và trình bày dữ liệu; (4) Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung và độ phân tán; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) ước lượng; (7) kiểm định giả thuyết thống kê; (8) kiểm định phi tham số; (9) phân tích tương quan và hồi quy; (10) phân tích dãy số thời gian; và (11) chỉ số.

EM4317 Marketing dịch vụ (Service Marketing)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp các cách thức marketing đối với các dịch vụ. Sau khi học xong môn học, sinh viên được cung cấp và nắm được kiến thức cơ bản về marketing dịch vụ, marketing-mix dịch vụ, vai trò dịch vụ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng trong sản xuất - kinh doanh, từ đó, có kiến thức về định vị sản phẩm dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung marketing dịch vụ trong tổ chức kinh doanh hiện đại; (2) Trình bày được những bước cần làm để xây dựng một bản kế hoạch marketing-mix dịch vụ; (3) Nắm vững các loại chiến lược marketing dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Phân tích và phát triển được các nội dung cần làm trong quản trị marketing-mix dịch vụ; (5) Diễn giải được ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức hoạt động marketing dịch vụ trong doanh nghiệp; (6) Xây dựng hệ thống giải pháp về năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh; (7) Biết tính toán và đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động marketing dịch vụ trong các doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về kinh tế dịch vụ; (2) Hành vi người tiêu dùng trong trải nghiệm dịch vụ; (3) Định vị dịch vụ trong thị trường cạnh tranh; (4) Thiết kế sản phẩm dịch vụ; (5) Quản trị gíá và doanh thu; (6) Quản trị kênh phân phối dịch vụ; (7) Thiết kế hỗn hợp truyền thông trong dịch vụ; (8) Thiết kế và quản lý quá trình dịch vụ; (9) Thiết kế và quản lý môi trường dịch vụ; (10) Chính sách con người dịch vụ, quá trình kinh doanh dich vụ và vai trò phần vật chất trong kinh doanh dịch vụ; (11) Cân đối nhu cầu và năng lực kinh doanh (ERP); (12) Quản trị quan hệ khách hàng (CRM), chuỗi cung ứng dịch vụ (SCM), quản trị quan hệ đối tác (PRM), phản hồi của khách hàng về sự hài lòng và khắc phục sự cố trong dịch vụ; và (13) Nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh doanh.

EM4412 Quản trị chất lượng (Quality Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu học phần này, sinh viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý chất lượng trong các tổ chức, đặc biệt là trong các Doanh nghiệp. Cụ thể là: nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ giai đoạn marketing, đến thiết kế SP, SX và tiêu dùng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng con người; biết được các phương thức quản lý chất lượng và Quản lý chất lượng toàn diện (đồng bộ) là tiên tiến và các bộ tiêu chuẩn ISO là nền tảng vững chắc của sự đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm; biết được các công cụ quản lý chất lượng và có khả năng áp dụng vào thực tiến sản xuất của các doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nội dung: Học phần sẽ đề cập tới các vấn đề sau: tổng quan về quản lý chất lượng; sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm; quản lý chất lượng toàn diện; tiêu chuẩn hoá và giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000 và 14000…)

EM4413 Quản trị nhân lực (Human Resource Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

75

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản trị một nguồn lực vô cùng quan trọng của doanh nghiệp đó là nguồn lực con người. Sinh viên sẽ nắm bắt được cách thức các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự như thế nào, sử dụng họ ra sao và cần phải đưa ra những cách thức gì để tưởng thưởng xứng đáng sự đóng góp của nhân viên. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những vấn đề chính của quản trị nguồn nhân lực và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về nhân lực đó. Nội dung chính của học phần gồm: những khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực; lập kế hoạch và tuyển dụng; đào tạo và phát triển; chính sách đãi ngộ; môi trường làm việc và quan hệ lao động.

EM4416 Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các mô hình phân tích chiến lược, trình tự hoạch định chiến lược và các loại hình chiến lược thường được áp dung trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: tham gia dự án hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty; phân tích đánh giá các phương án chiến lược kinh doanh

Nội dung: Trang bị kiến thức: các mô hình phân tích chiến lược; các loại hình chiến lược cấp công ty; các loại hình chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; những vấn đề thực thi chiến lược

EM4418 Quản trị sản xuất (Operation Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất, những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

EM4435 Quản trị dự án (Project Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp phân tích và quản lý dự án đầu tư. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng lập và phân tích dự án, triển khai, tổ chức và kiểm soát được dự án.

Nội dung: Học phần đề cập đến các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, các quan điểm đánh giá dự án và vận dụng các kiến thức quản lý trong việc quản lý dự án.

EM4528 Bảo hiểm (Insurance Transactions)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110, EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về bảo hiểm và tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên nắm được: Lý thuyết về rủi ro và rủi ro có thể bảo hiểm, bản chất và nguyên tắc bảo hiểm, nguyên tắc của những hợp đồng bảo hiểm, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiến thức về bảo hiểm tại Việt Nam và thế giới; đặc điểm và những nguyên tắc chung của các loại hình bảo hiểm (bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm)

76

Nội dung: tổng quan về rủi ro và bảo hiểm;

bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế; các loại bảo hiểm thương mại

EM4529 Tài chính công (Public Finance)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Kết quả của việc can thiệp của chính phủ thông qua tài chính công. Người học có hiểu biết cơ bản về tài chính công để phân tích, hiểu và thực thi các chủ trương và chính sách tài chính của chính phủ đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực công tác của người học sau khi tốt nghiệp nói riêng.

Nội dung: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản để nhận dạng và làm rõ những vấn đề liên quan đến việc chính phủ sử dụng các công cụ tài chính với mục tiêu can thiệp vào nền kinh tế nhằm ốn định hóa và duy trì sự tăng trưởng. Các nội dung chính bao gồm: vai trò của chính phủ trong trong nền kinh tế thị trường và sự cần thiết cũng như thời điểm thích hợp để chính chủ can thiệp vào nền kinh tế, những phương thức và công cụ tài chính được chính phủ sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế như chi tiêu công cộng, thuế… và lý do lựa chọn những phương thức đó.

EM4531 Thị trường chứng khoán (Stock Market)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3110, EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học hiểu được vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính; các thành phần cấu thành và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán; những điều kiện cơ bản để tham gia thị trường chứng khoán đối các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có hiểu được: khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung; các thành phần cấu thành thị trường chứng khoán; các chủ thể trong thị trường chứng khoán, mối quan hệ giữa các chủ thể đó và cơ chế hoạt động của các chủ thể trong thị trường chứng khoán; cơ chế tổ chức và kiểm soát giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Nội dung: Học phần này cung cấp cho người học các nội dung chính sau: khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán; thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp; khái niệm và hoạt động của công ty chứng khoán; lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; phân tích và đầu tư chứng khoán; thị trường trái phiếu quốc tế.

EM4533 Quản trị rủi ro (Risk Management in Finance)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro nói chung, có định hướng vào lĩnh vực tài chính-ngân hàng, giúp người học hình thành kỹ năng vận dụng các công cụ thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu khi xẩy ra sự kiện rủi ro.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và nguồn phát sinh rủi ro từ môi trường vĩ mô. Những rủi ro trong các giao dịch tài chính với các phương pháp, mô hình đánh giá cũng như các công cụ quản trị nhằm hạn chế rủi ro hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính bao gồm cả các bài tập tình huống ứng dụng.

EM4535 Phân tích tài chính (Financial Analysis)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4720, EM3520

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các khái niệm và công cụ cơ bản liên quan đến phân tích tài chính và thực hành phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Sau khi kết thúc môn học này, sinh viên sẽ nắm được: nội dung cơ bản của phân tích tài chính: cơ sở thông tin, mục đích, phương pháp, nội dung và kết quả của phân tích tài chính, định hướng sử dụng kết quả phân tích; tổ chức phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các dự án đầu tư: thực trang, nguyên nhân và các định hướng cải thiện. Sử dụng phân tích tài chính trong hoạch định tài chính và hoạt động đầu tư.

Nội dung: Tổng quan về phân tích tài chính; báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính; phân tích hoạt động huy động vốn; phân tích tình hình tài sản; phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích

77

dòng tiền; phân tích khả năng sinh lời; hoạch định tài chính và phân tích viễn cảnh tài chính; phân tích rủi ro và các đòn bẩy tài chính

EM4537 Tài chính quốc tế (International Finance)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học có hiểu biết cơ bản về những vấn đề phát sinh khi đối diện với các giao dịch tài chính quốc tế và những công cụ cần sử dụng nhằm xử lý các vấn đề có thể nẩy sinh khi tham gia giao dịch tài chính với các chủ thể ở các quốc gia khác.

Nội dung: Mục tiêu của môn học này là cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản ban đầu về: Chức năng, vai trò, cấu trúc và hoạt động của thị trường ngoại hối và các định chế tài chính ở một số thị trường và trung tâm tài chính quốc tế; những nguyên tắc và các phương thức cơ bản áp dụng trong các giao dịch tài chính quốc tế; các nhân tố ảnh hưởng và rủi ro phát sinh trong giao dịch tài chính quốc tế; các phương thức phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trong giao dịch tài chính quốc tế; các học thuyết về cân bằng lãi suất, ngang giá sức mua.

EM4539 Định giá doanh nghiệp (Business Valuation)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4720; EM3520

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức liên quan đến việc xác định giá trị của doanh nghiệp từ quy trình đến các phương pháp xác định giá doanh nghiệp, giúp người học có khả năng vận dụng các phương pháp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp.

Nội dung: Trang bị cho người học các kiến thức và công cụ để xác định giá trị của doanh nghiệp, bao gồm: quy trình xác định giá trị của doanh nghiệp để phát hành cổ phiếu lần đầu, để xác định giá cổ phiếu khi bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán, để ra quyết định mua lại hoặc xác định phương án hợp nhất; phân tích doanh nghiệp trước khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp; các phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp.

EM4732 Kế toán ngân hàng (Bank Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại các ngân hàng (ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại) và các tổ chức tín dụng khác, giúp người học hiểu được các nội dung và đặc điểm chính của kế toán ngân hàng và có thể đảm đương được nhiệm vụ của chuyên viên kế toán tại ngân hàng. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của ngân hàng; Lập các báo cáo tài chính ngân hàng.

Nội dung: Tổng quan về Kế toán ngân hàng; kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng nhà nước; kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại; báo cáo kế toán – tài chính ngân hàng thương mại

CH2000 Nhập môn Kỹ thuật hoá học (Introduction to Chemical Engineering)

2(2-0-2-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia); Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản; Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm; Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các seminar với nội dung định hướng nghề nghiệp; Tham quan, kiến tập tại nhà máy, cơ sở sản xuất; Làm đồ án nhập môn (theo nhóm)

CH1010 Hoá đại cương (Fundamentals of Chemistry)

78

3(2-1-1-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; giúp các cử nhân tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: Học phần bao gồm: cấu tạo chất; nhiệt động hóa học; động hóa học; điện hoá học.

EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện (Introduction to Electrical Engineering)

3(2-0-3-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giúp sinh viên mới bước vào ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho công việc của người kỹ sư, đồng thời giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin trong học tập và trong con đường nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn của ngành học, rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề tối thiểu, kỹ năng làm việc nhóm, lập báo cáo và thuyết trình.

Nội dung: Giờ lên lớp giảng dạy hoặc thảo luận theo chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm, giới thiệu các dự án công nghiệp… Tổ chức đi tham quan một số cơ sở sản xuất. Chia nhóm 3 sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên để thực hiện đề tài chế tạo, lắp đặt một thiết bị tự động đơn giản ở nhà và tại các xưởng thực hành (theo kế hoạch đăng ký của từng nhóm). Yêu cầu nhóm sinh viên viết báo cáo (dưới dạng một đồ án con) và bảo vệ trước Hội đồng.

EM3140 Kinh tế quốc tế (International Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các học thuyết thương mại quốc tế, các công cụ và biện pháp được sử dụng trong chính sách thương mại quốc tế, bản chất và nội dung của sự dịch chuyển các nguồn lực quốc tế: vốn, lao động và công nghệ, hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

Nội dung: Học phần bao gồm: các học thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, thuế quan xuất nhập khẩu, các hạn chế phi thuế quan, các liên kết kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

EM3150 Kinh tế phát triển (Development Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể: hiểu và bắt đầu có các kỹ năng phân tích môi trường phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển; hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt nam và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Nội dung: Những lý thuyết và mô hình phát triển, những hiện trạng kém phát triển tại các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; khả năng triển vọng và những nguồn lực phát triển, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và xu thế toàn cầu hoá tới sự phát triển của Việt nam; những mô hình và các bài học thành công và thất bại trong phát triển của các nước trên thế giới nhằm giúp sinh viên đánh giá đúng về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp tham gia; tìm hiểu những chính sách phát triển và các mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế của Việt nam.

EM3170 Văn hoá doanh nghiệp (Business Culture)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.

79

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến

thức cơ bản về: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh; khái niệm, nội dung, và hình thức thể hiện, vai trò, những điều kiện, cách thức xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phân tích vấn đề xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; tổng quan về đạo đức kinh doanh; định nghĩa, các nhân tố tác động, các bộ phận cấu thành, vai trò của doanh nhân trong phát triển văn hóa doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân; chi tiết về văn hóa doanh nghiệp; phân tích vai trò, tác động của văn hóa kinh doanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

EM3190 Hành vi của tổ chức (Organizational Behavior)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động của các tổ chức, nhóm trong tổ chức, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức và nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu hành vi tổ chức; (2) Những cơ sở của hành vi cá nhân; (3) Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc; (4) Động viên; (5) Những cơ sở của hành vi nhóm; (6) Hành vi trong nhóm và xung đột; (7) Đổi mới và phát triển tổ chức

ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử viễn thông (Introduction to Electronics and Communication Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: ET2020

Mục tiêu: Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm). Thực tập nhận thức tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí (Introduction to Mechanical Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Học phần nhằm: cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ khí đặc thù, vai trò vị trí của ngành cơ khí trong sản xuất công nghiệp, cơ hội việc làm và những vị tí mà người cư nhân/ kỹ sư đảm nhiệm; (2) Cung cấp kiến thức về chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung các học phần và mối liên kết giữa các học phần; (3) Cung cấp kiến thức về định hướng chuyên ngành và các học phần thuộc các định hướng; (4) Cung cấp những khái niệm, kiến thức kỹ thuật cơ sở, đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cơ khí bao gồm vật liệu, máy móc, dụng cụ, các phương pháp công nghệ gia công, lắp ráp, xử lý, bảo quản các chi tiết, máy móc, thiết bị công nghiệp; (5) Cung cấp các kiến thức tổng quan nhất về máy móc, phương pháp gia công cơ khí thông qua các bài kiến tập tại các PTN; (6) Kết thúc học phần sinh viên được trang bị một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và thực hành) về ngành cơ khí. Đây là kiến thức nền tảng ban đầu cần thiết cho người cử nhân/ kỹ sư đào tạo trong một trường đại học kỹ thuật.

Nội dung: Nhập môn kỹ thuật cơ khí là học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ khí. Học phần bao gồm phần giới thiệu ngành cơ khí, chương trình đào tạo, các học phần, các chuyên ngành và định hướng chuyên ngành. Học

80

phần trình bày những khái niệm cơ bản nhất mang tính nhận thức về một quá trình sản xuất cơ khí, kiến thức về máy móc thiết, thiết bị, dụng cụ và các phương pháp công nghệ gia công cơ khí để chế tạođược một sản phẩm. Học phần bao gồm cả phần thực hành/kiến tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và tham quan tại các cơ sở sản xuất bên ngoài về phương pháp gia công và máy móc thiết bị ngành cơ khí.

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu (Introduction to Material Engineering)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu. Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán, lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu về các chủ đề vật liệu; Thực hành, thí nghiệm Lab/Thảo luận; Từng nhóm sinh viên phân tích và tổng hợp.

81

11 Chương trình Cử nhân Kế toán-Kiểm toán

Ngành đào tạo: Kế toán Mã ngành: D340301 Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kế toán

11.1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Kế toán là trang bị cho người tốt nghiệp các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây:

1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.

2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp. 3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế. 4) Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến việc tổ

chức hệ thống thông tin kế toán của tổ chức phục vụ cho các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư.

5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với một sự định hướng ban đầu, cùng với năng lực và nguyện vọng, những người tốt nghiệp cử nhân kế toán-kiểm toán có thể làm việc tại các tổ chức khác nhau trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính với tư cách là:

Chuyên viên kế toán, giám đốc ngân quỹ, kế toán trưởng, và kiểm soát viên tại các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán, các cơ quan kiểm toán của nhà nước. Chuyên viên kế toán, chuyên gia thẩm định đầu tư, kế toán trưởng và kiểm soát viên tại các định chế tài

chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm và cả các tổ chức phi lợi nhuận. Các nhà quản lý hoặc giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp và tổ chức.

11.2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kế toán của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được : 1) Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh

vực kế toán và kiểm toán:

1.1 Khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng cơ bản để mô tả, tính toán, ghi chép và kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong lòng tổ chức và giữa tổ chức với môi trường bên ngoài.

1.2 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở ngành để nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế tài chính đó.

1.3 Khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành trên cơ sở khai thác hữu hiệu các phương pháp, các công cụ hiện đại để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực khan hiếm của tổ chức.

2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết các vấn đề quản lý.

2.2 Khả năng nghiên cứu và khám phá tri thức.

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình.

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc.

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học tập suốt đời. 3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

3.1 Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm.

82

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc (đạt điểm TOEIC = 450). 4) Năng lực tham mưu, tư vấn hỗ trợ việc ra quyết định và trực tiếp ra quyết định liên quan đến sự vận

động của nguồn lực tài chính của tổ chức.

4.1 Năng lực nhận thức về mối liên hệ giữa giải pháp kinh tế tài chính với hoạt động của tổ chức dưới ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan về phía tổ chức và khách quan từ môi trường kinh tế-xã hội và quốc tế.

4.2 Năng lực nhận dạng vấn đề và định hướng hình thành giải pháp giải quyết vấn đề.

4.3 Năng lực tham gia xây dựng và xác định giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.

4.4 Năng lực tổ chức triển khai và kiểm soát quá trình thực thi giải pháp.

4.5 Năng lực đánh giá, điều chỉnh giải pháp thích ứng với những thay đổi khách quan và chủ quan. 5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.3 Cấu trúc chương trình đào tạo

Các học phần cơ sở và cốt lõi ngành có thể chia thành 4 khối kiến thức như sau: • Khối kiến thức Kinh tế học cơ sở: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế • Khối kiến thức Quản trị cơ sở: Quản trị học đại cương và Hành vi của tổ chức • Khối kiến thức Toán – Phân tích kinh tế: Toán kinh tế, Kinh tế lượng, Thống kê ứng dụng, Phân tích

hoạt động kinh doanh. • Khối kiến thức ngành kế toán – kiểm toán: Kế toán doanh nghiệp, Kế toán thuế, Kiểm toán cơ bản,

Kế toán quản trị, Hệ thống thông tin kế toán.

83

PH1110 (3TC)Vật lý I

MI1110 (4TC)Giải tích I

MI1140 (4TC)Đại số

PH1120 (3TC)Vật lý II

MI2020 (3TC)Xác suất TK

MI1130 (3TC)Giải tích III

FL1101 (3TC)TA TOEIC I

FL1102 (3TC)TA TOEIC II

SSH1110 (2TC)CN Mác-Lênin I

SSH1120 (3TC)CN Mác-Lênin II

SSH1130 (3TC)Đường lối CM

EM1010 (2TC)QT học ĐC

IT1110 (4TC)Tin học ĐC

MI3130 (3TC)Toán kinh tế

EM3110 (3TC)Kinh tế học vi mô

Tự chọn ĐH(6TC)

EM3130 (3TC)Kinh tế lượng

EM3510 (3TC)Lý thuyết TC-TT

EM3500 (3TC)Nguyên lý KT

EM4725 (4TC)Kiểm toán CB

EM3220 (3TC)Luật kinh tế

EM3210 (3TC)Marketing cơ bản

EM3522 (4TC)Quản trị TC

EM4717 (4TC)Kế toán QT

EM4713 (4TC)Kế toán TC 1

Tự chọn TD(2TC)

EM5050 (2TC)Thực tập TN

HK116TC

HK217TC

HK317TC

HK416TC

HK518TC

HK617TC

HK717TC

HK814TC

Chương trình Cử nhân Kế toánKế hoạch học tập chuẩn (áp dụng cho K57, nhập học 2012)

Chú giảiBắt buộc chung khối ngành

Bắt buộc riêng của ngành

HP tiên quyết

HP học trước

HP song hànhTự chọn tự do

Tự chọn BB(3TC)

Tự chọn TD(2 TC)

Tự chọn BB(3 TC)

SSH1050 (2TC)Tư tưởng HCM

EM4714 (3TC)Kế toán TC2

EM4715 (3TC)HT thông tin KT

EM5150 (6TC)ĐATN CN

EM3111 (3TC)Quản trị học

EM3100 (3TC)Kinh tế học vĩ mô

Tự chọn TD(5 TC)

Tự chọn TD(4 TC)

Tự chọn BB(3TC)

Tự chọn BB(5TC)

Tự chọn BB(6TC)

SSH1170 (2TC)Pháp luật ĐC

84

11.4 Danh mục học phần riêng của chương trình

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Số tín chỉ từ CT chung toàn trường 44 TC 18 17 6 3 0 0 0 0

TT Mã HP Bổ sung toán 3 TC 0 0 3 0 0 0 0 0

1 MI3130 Toán kinh tế 3(2-2-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 46 TC 0 0 3 6 12 11 11 3

1 EM3100 Kinh tế học vi mô 3(3-1-0-6) 3

2 EM3110 Kinh tế học vĩ mô 3(3-1-0-6) 3

3 EM3111 Quản trị học 3(3-1-0-6) 3

4 EM3130 Kinh tế lượng 3(3-0-0-6) 3

5 EM3210 Marketing cơ bản 3(3-0-0-6) 3

6 EM3220 Luật kinh doanh 3(3-0-0-6) 3

7 EM3500 Nguyên lý kế toán 3(3-0-0-6) 3

8 EM3510 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3(3-0-0-6) 3

9 EM3522 Quản trị tài chính (BTL) 4(3-2-0-8) 4

10 EM4713 Kế toán tài chính 1 (BTL) 4(3-2-0-8) 4

11 EM4714 Kế toán tài chính 2 3(3-0-0-6) 3

12 EM4715 Hệ thống thông tin kế toán 3(3-0-0-6) 3

13 EM4717 Kế toán quản trị (BTL) 4(3-2-0-8) 4

14 EM4725 Kiểm toán cơ bản (BTL) 4(3-2-0-8) 4

Thực tập, đồ án tốt nghiệp 8 TC 8

15 EM4750 Thực tập tốt nghiệp 2(0-4-0-8) 2

16 EM4751 Khoá luận tốt nghiệp 6(1-10-0-12) 6

Tự chọn định hướng (chọn 20TC) 20 TC 0 0 0 3 5 3 5 4

17 EM3230 Thống kê ứng dụng 3(3-0-0-6) 3

18 EM4317 Marketing dịch vụ 2(2-0-0-4) 2

19 EM4412 Quản trị chất lượng 2(2-0-0-4) 2

20 EM4413 Quản trị nhân lực 3(3-0-0-6) 3

21 EM4416 Quản trị chiến lược 3(3-0-0-6) 3

22 EM4418 Quản trị sản xuất 3(3-0-0-6) 3

23 EM4435 Quản trị dự án 3(3-0-0-6) 3

24 EM4531 Thị trường chứng khoán 2(2-0-0-4) 2

25 EM4535 Phân tích tài chính 2(2-0-0-4) 2

85

26 EM4718 Kế toán các doanh nghiệp đặc thù 2(2-0-0-4) 2

27 EM4719 Kế toán hành chính sự nghiệp 2(2-0-0-4) 2

28 EM4726 Kiểm toán tài chính 2(2-0-0-4) 2

29 EM4730 Kế toán thuế 2(2-0-0-4) 2

30 EM4732 Kế toán ngân hàng 3(3-0-0-6) 3

31 EM4734 Kế toán quốc tế 2(2-0-0-4) 2

Tự chọn tự do (chọn 13TC) 13 TC 0 0 5 6 0 2 0 0

32 CH1010 Hoá đại cương 3(2-1-1-6) 3

33 EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện 3(2-0-3-6) 3

34 EM3140 Kinh tế quốc tế 2(2-0-0-4) 2

35 EM3150 Kinh tế phát triển 2(2-0-0-4) 2

36 EM3170 Văn hoá doanh nghiệp 2(2-0-0-4) 2

37 EM3190 Hành vi của tổ chức 2(2-0-0-4) 2

38 ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử v.thông 2(2-0-1-4) 2

39 ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí 2(2-0-1-4) 2

40 MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu 3(3-0-0-6) 3

… … (và các học phần khác được khoa phê duyệt)

CỘNG 134 18 17 17 18 17 16 16 15

86

11.5 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần

EM3100 Kinh tế học vi mô (Microeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

Nội dung: Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường, ứng xử của người mua, người bán và vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Học phần bao gồm: (1) Kinh tế học và những vấn đề cơ bản của kinh tế học; (2) Thị trường, cung và cầu; (3) Lý thuyết về tiêu dùng; (4) Lý thuyết về sản xuất; (5) Cấu trúc thị trường và cạnh tranh không hoàn hảo; (6) Thị trường các yếu tố sản xuất; (7) Sự suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ.

EM3110 Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, các mô hình cơ bản, phản ánh mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản và các yếu tố khác, giúp cho người học hiểu được nền kinh tế vận động như thế nào và chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ra sao.

Nội dung: Học phần trình bày những kiến thức cơ bản về sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua các mô hình từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phân tích cơ chế tự cân bằng và cả những thất bại của thị trường, phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng kinh tế vĩ mô cơ bản như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, mức giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra khả năng tác động vào nền kinh tế để có được lợi ích tốt nhất cho xã hội.

EM3111 Quản trị học (Management)

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học: chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (điều phối) và kiểm tra.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị học như khái niệm, nguyên tắc các chức năng của quản trị học. Chức năng lập kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng lãnh đạo (điều phối). Chức năng kiểm tra

EM3130 Kinh tế lượng (Econometrics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: giúp học viên nắm rõ và vận dụng được các mô hình hồi qui để ước lượng, dự đoán giá trị trung bình của tổng thể của các biến phụ thuộc theo giá trị của biến giải thích nhằm xác định mức độ quan hệ giữa các biến, từ đó thấy được bản chất của các hiện tượng và tìm được các biện pháp khắc phục. Môn học còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể.

Nội dung: Cơ bản về Kinh tế lượng và phân tích hồi qui; mô hình hồi qui hai biến, ước lượng và kiểm định; mô hình hồi qui đa biến; đa cộng tuyến; hồi qui với biến giả; phương sai sai số thay đổi; tương quan chuỗi.

EM3210 Marketing cơ bản (Fundamentals of Marketing)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, vai trò của marketing đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường, những quyết định chính của marketing trong doanh nghiệp và trình tự tiến hành hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các công việc marketing cần làm và vai trò của marketing trong một tổ chức kinh doanh; (2) Phân biệt được hoạt động

87

marketing với hoạt động tiêu thụ sản phẩm; (3) Trình bày được các bước của quá trình marketing trong doanh nghiệp và các nội dung của các chính sách marketing-mix; (4) Vận dụng được các kiến thức marketing cho những loại sản phẩm khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống sản phẩm để giúp doanh nghiệp nâng cao kết quả tiêu thụ và hình ảnh thương hiệu.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) Tổng quan về marketing; (2) Thu thập thông tin marketing và nghiên cứu thị trường; (3) Môi trường marketing của doanh nghiệp; (4) Hành vi mua của khách hàng; (5) Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu; (6) Quyết định về sản phẩm; (7) Quyết định về giá; (8) Quyết định về phân phối; (9) Quyết định về truyền thông marketing.

EM3220 Luật kinh doanh (Business Law)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần cung cấp những hiểu biết về các quy định pháp luật đại cương và pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân trong nền kinh tế thị trường, từ lúc một đơn vi kinh doanh ra đời, hoạt động tới khi chấm dứt hoạt động. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Có những hiểu biết tổng quan về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng; (2) Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp, nắm được quá trình thành lập doanh nghiệp; (3) Hiểu được những quy định về pháp luật hợp đồng, biết cách soạn thảo những bản hợp đồng thông dụng trong kinh doanh; (4) Nắm vững những quy định về pháp luật cạnh tranh; (5) Biết được những phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết để từ đó có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất; và (6) Nắm được cách thức doanh nghiệp rút lui khỏi thương trường thông qua quá trình phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp

Nội dung: Học phần bao gồm (1) tổng quan về pháp luật kinh tế, (2) Pháp luật về doannh nghiệp, (3) Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, (4) Pháp luật về cạnh tranh, (5) pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, (6) pháp luật về phá sản và giải thể doanh nghiệp.

EM3500 Nguyên lý kế toán (Fundamentals of Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các phần hành chủ yếu của kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể:

• Tự lập hoặc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ kế toán chủ yếu

• Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan

• Theo dõi được chu trình ghi chép, tính toán của kế toán để xác định được kết quả kinh doanh thông thường của doanh nghiệp

• Đọc và hiểu được các nội dung chủ yếu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung: các nội dung chủ yếu của học phần này là: Tổng quan về kế toán; Xác định giá trị ghi sổ các đối tượng kế toán; Tài khoản kế toán và ghi sổ kép; Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu; Chứng từ và sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán của doanh nghiệp; Tổ chức công tác kế toán.

EM3510 Lý thuyết tài chính-tiền tệ (Monetary and Financial Theory)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học có được kiến thức tổng quan về hoạt động của hệ thống tài chính; vai trò và chức năng và nhiệm vụ của các phần tử của hệ thống đó làm cơ sở cho việc hiểu và thực thi các chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nắm được các kiến thức cơ bản về: tài chính tiền tệ; chính sách vận hành chính sách tiền tệ của NHTW; cơ chế vận hành của NSNN; tài chính quốc tế; Phân biệt được các chủ thể và công cụ của thị trường tài chính và hiểu các vấn đề về giá trị thời gian của tiền; Phân tích được một số vấn đề cơ bản về TCDN; Tìm hiểu và phân tích các vấn đề tài chính tiền tệ một cách có hệ thống, sáng tạo và độc lập; Nắm bắt và giải thích thực trang bối cảnh tài chính hiện tại trong và ngoài nước, qua đó thấy được mối liên kết giữa thực

88

tiễn với những lý thuyết đã được học và nghiên cứu. Từ đó, có thể áp dụng những lý thuyết đó để dự báo sơ lược những diễn biến tiếp theo của thị trường.

Nội dung: Trang bị cho người học kiến thức về: Tiền tệ, vai trò và chức năng của tiền trong nền kinh tế; chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của chính phủ; các định chế tài chính cấu thành hệ thống tài chính quốc gia, mối quan hệ giữa các định chế đó; vai trò, phạm vi và nguyên tắc hoạt động của mỗi loại định chế tài chính; quan hệ của các định chế tài chính với các chủ thể khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế ; và những dịch vụ cơ bản của mỗi loại định chế tài chính.

EM3522 Quản trị tài chính (BTL) (Financial Management)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: trang bị cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh những cơ sở ban đầu về quản lý tài chính làm tiền đề cho việc nghiên cứu các nội dung của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, người học sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định của quản lý tài chính bao gồm:

• Phân tích tài chính và lựa chọn cơ hội kinh doanh trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn;

• Tổ chức huy động vốn để thực hiện các cơ hội đó; quản lý chi phí, hạch toán chi phí, và xác định lợi nhuận;

• Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư; và hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Nội dung: các chủ đề chính gồm: Lý thuyết và các mô hình định giá, rủi ro và tỷ suất sinh lợi, lý thuyết danh mục đầu tư; Hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp; Cơ sở của các quyết định đầu tư (chi phí vốn và các phương pháp đánh giá đầu tư); Cơ sở của các quyết định tài trợ (cơ cấu vốn và đòn bẩy trong quản lý tài chính); Quản lý vốn lưu động và chính sách; Các mô hình hoạch định tài chính.

EM4713 Kế toán tài chính 1 (BTL) (Financial Accounting 1)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trên cơ sở nền tảng ban đầu của nguyên lý kế toán, người học sẽ nắm được và có khả năng vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán để tính toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống các báo cáo kế toán và tài chính của tổ chức. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

• Hạch toán được các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông thường (vật tư, tài sản cố định, nhân công)

• Phân biệt các loại chi phí sản xuất, tính toán được giá thành sản phẩm và biết cách hạch toán chi phi, giá thành

• Hạch toán được doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ

Nội dung: Học phần trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế toán chủ yếu bao gồm: Kế toán vật tư, hàng hóa; Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh

EM4714 Kế toán tài chính 2 (Financial Accounting 2) 3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713, EM4730

• Học phần song hành: Không Mục tiêu: Học phần giúp người học có thể

vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán để tính toán và ghi chép cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến các đối tượng kế toán trên. Đồng thời, trên cơ sở nắm vững phương pháp lập các báo cáo tài chính cho một tổ chức, người học có thể tham gia và tổ chức hình thành hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho công tác quản lý. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Nắm được những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất-kinh doanh, tài chính … liên quan đến các đối tượng kế toán nghiên cứu; Ghi chép được các nghiệp vụ kinh tế cơ bản vào các sổ kế toán liên quan đến các đối tượng kế toán nghiên cứu; Lập và đọc được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp

89

Nội dung: Học phần trang bị chuyên sâu cho

người học kiến thức và phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế toán chủ yếu như sau: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính; Kế toán tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán; Kế toán vốn chủ sở hữu và các nghiệp vụ khác; Lập Báo cáo tài chính.

EM4715 Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information System)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713, EM4730, EM4513.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về hệ thống thông tin kế toán, tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp và biết thực hành kế toán trên các phần mềm kế toán. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: Thiết lập hệ thống thông tin kế toán nhằm đưa ra các thông tin hữu hiệu hỗ trợ quyết định quản lý; Thiết lập hệ thống kiếm soát nội bộ; Thực hành công tác kế toán với sự trợ giúp của phần mềm kế toán.

Nội dung: Cung cấp những kiến thức: Tổng quan về Hệ thống thông tin kế toán; Kiểm soát trong hệ thống thông tin kế toán; Các chu trình nghiệp vụ; Tổ chức hệ thống thông tin kế toán; Giới thiệu về phần mềm kế toán; Kế toán mua hàng và công nợ phải trả; Kế toán hàng tồn kho; Kế toán chi phí và giá thành; Kế toán bán hàng và công nợ phải thu; Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; Kế toán TSCĐ; Kế toán tổng hợp

EM4717 Kế toán quản trị (BTL) (Managerial Accounting)

4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Kết thúc học phần, học viên cần nắm được vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp, nắm được những kỹ năng xây dựng các báo cáo kế toán quản trị và đặc biệt, kỹ

năng phân tích và sử dụng các báo cáo cho quá trình ra quyết định. Kiến thức học phần sẽ là cơ sở tốt cho sinh viên hành nghề Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện chức năng bổ sung về kế toán quản trị bên cạnh chuyên môn kế toán tài chính. Ngoài ra, là kiến thức ban đầu và bổ trợ tốt nếu sinh viên xem xét luyện thi chứng chỉ CMA để làm việc như một nhân viên Kế toán quản trị tại công ty quốc tế.

Nội dung: Vai trò của kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp; Các phương pháp xác định chi phí điển hình; Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận; Phân tích báo cáo bộ phận; Kế hoạch tổng thể và kiểm soát chi phí; Định giá; Chi phí thích hợp và ra quyết định ngắn hạn.

EM4725 Kiểm toán cơ bản (BTL) (Fundamentals of Auditing) 4(3-2-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713, EM4730.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản liên quan đến kiểm toán và thực hành kiểm toán các chu trình cơ bản. Sau khi kết thúc môn học này, sinh viên sẽ nắm được: Các khái niệm về kiểm toán, báo cáo kiểm toán, mục tiêu kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán và các thủ tục phân tích, tính trọng yếu và rủi ro, chọn mẫu kiểm toán; Cách kiểm toán các chu trình cơ bản: chu trình bán hàng và thu tiền.

Nội dung: Tổng quan về kiểm toán; lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện chương trình kiểm toán; tổng quan về chu trình bán hàng – thu tiền; đánh giá rủi ro môi trường chu trình bán hàng – thu tiền; thử nghiệm cơ bản trong chu trình bàn hàng – thu tiền.

EM4750 Thực tập tốt nghiệp (Graduation Internship) 2(0-4-0-8)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4751

Mục tiêu: Thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các

90

lĩnh vực quản lý kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.

Nội dung: Thực tập tốt nghiệp được tiến hành theo cách hình thành nhóm sinh viên (3- 5 người) thực tập tại 1 doanh nghiệp sản xuất. Trong đợt thực tập này sinh viên cần tìm hiểu các hoạt động quản lý kỹ thuật trên các mặt: quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý vật tư, quản lý công nghệ và máy móc thiết bị, quản lý chất lượng. Từ đó phân tích các hoạt động quản lý kỹ thuật diễn ra trong doanh nghiệp nhận dạng các điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý, đề xuất hướng đề tài thiết kế tốt nghiệp.

EM4751 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

6(1-10-0-12)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: EM4750

Mục tiêu: Tập cho sinh viên áp dụng kiến thức đã được đào tạo, xây dựng một đồ án áp dụng vào thực tiễn quản lý các hoạt động kỹ thuật trong một doanh nghiệp.

Nội dung: Trong đợt thực tập tốt nghiệp thông qua phân tích các mặt hoạt động quản lý các hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Sinh viên đề xuất hướng nghiên cứu và xây dựng thành một bản đồ án tốt nghiệp nhằm vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một vấn đề mà thực tế đang cần giải quyết.

EM3230 Thống kê ứng dụng (Applied Statistics)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: MI2020

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và các phương pháp cơ bản phân tích và xử lý các số liệu thống kê mà chúng rất hữu ích trong nghiên cứu và thực hành kinh doanh. Học phần này tập trung vào những ứng dụng trong kinh doanh của các phương pháp phân tích thống kê. Kết thúc môn học này các sinh viên có thể: (1) Kể tên các tham số đặc trưng cho xu thế trung tâm và độ phân tán của tổng thể ; (2) Phân biệt được giả thuyết nghiên cứu và cặp giả thuyết thống kê (H0, H1); (3) Biết cách thiết lập cặp giả thuyết thống kê phù hợp với các vấn đề kinh doanh; (4) Thực hiện được một số kiểm định tham số và phi tham số cơ bản để giải quyết các

vấn đề kinh doanh đã đặt ra; (5) Diễn giải ý nghĩa kinh doanh của kết quả phân tích; (6) Hiểu được và mô tả được các giả định hay các điều kiện áp dụng của một số phương pháp phân tích thống kê; (7) nắm được cách tìm hiểu mối liên hệ bằng phân tích tương quan và hồi quy.

Nội dung: Học phần bao gồm (1) giới thiệu chung về thống kê; (2) thu thập dữ liệu thống kê;(3) tóm tắt và trình bày dữ liệu; (4) Các đại lượng đo lường xu hướng tập trung và độ phân tán; (5) biến ngẫu nhiên và các quy luật phân phối xác suất thông dụng; (6) ước lượng; (7) kiểm định giả thuyết thống kê; (8) kiểm định phi tham số; (9) phân tích tương quan và hồi quy; (10) phân tích dãy số thời gian; và (11) chỉ số.

EM4317 Marketing dịch vụ (Service Marketing)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3210

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp các cách thức marketing đối với các dịch vụ. Sau khi học xong môn học, sinh viên được cung cấp và nắm được kiến thức cơ bản về marketing dịch vụ, marketing-mix dịch vụ, vai trò dịch vụ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng trong sản xuất - kinh doanh, từ đó, có kiến thức về định vị sản phẩm dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ có thể: (1) Mô tả được các nội dung marketing dịch vụ trong tổ chức kinh doanh hiện đại; (2) Trình bày được những bước cần làm để xây dựng một bản kế hoạch marketing-mix dịch vụ; (3) Nắm vững các loại chiến lược marketing dịch vụ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Phân tích và phát triển được các nội dung cần làm trong quản trị marketing-mix dịch vụ; (5) Diễn giải được ưu nhược điểm của các hình thức tổ chức hoạt động marketing dịch vụ trong doanh nghiệp; (6) Xây dựng hệ thống giải pháp về năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh; (7) Biết tính toán và đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động marketing dịch vụ trong các doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Tổng quan về kinh tế dịch vụ; (2) Hành vi người tiêu dùng trong trải nghiệm dịch vụ; (3) Định vị dịch vụ trong thị trường cạnh tranh; (4) Thiết kế sản phẩm dịch vụ; (5) Quản trị gíá và doanh thu; (6) Quản trị kênh phân phối dịch vụ; (7) Thiết kế hỗn hợp truyền thông trong dịch vụ; (8) Thiết kế và quản lý quá trình dịch vụ; (9) Thiết kế và quản lý môi trường dịch vụ; (10) Chính sách con người dịch

91

vụ, quá trình kinh doanh dich vụ và vai trò phần vật chất trong kinh doanh dịch vụ; (11) Cân đối nhu cầu và năng lực kinh doanh (ERP); (12) Quản trị quan hệ khách hàng (CRM), chuỗi cung ứng dịch vụ (SCM), quản trị quan hệ đối tác (PRM), phản hồi của khách hàng về sự hài lòng và khắc phục sự cố trong dịch vụ; và (13) Nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh doanh.

EM4412 Quản trị chất lượng (Quality Management)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu học phần này, sinh viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý chất lượng trong các tổ chức, đặc biệt là trong các Doanh nghiệp. Cụ thể là: nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến CLSP từ giai đoạn marketing, đến thiết kế SP, SX và tiêu dùng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng con người; biết được các phương thức QLCL và Quản lý chất lượng toàn diện (đồng bộ) là tiên tiến và các bộ tiêu chuẩn ISO là nền tảng vững chắc của sự đảm bảovà cải tiến chất lượng sản phẩm; biết được các công cụ quản lý chất lượng và có khả năng áp dụng vào thực tiến sản xuất của các DN để không ngừng nâng cao CLSP.

Nội dung: Học phần sẽ đề cập tới các vấn đề sau:tổng quan về quản lý chất lượng; sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm; quản lý chất lượng toàn diện; tiêu chuẩn hoá và giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000 và 14000…)

EM4413 Quản trị nhân lực (Human Resource Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần này giúp cho sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến việc quản trị một nguồn lực vô cùng quan trọng của doanh nghiệp đó là nguồn lực con người. Sinh viên sẽ nắm bắt được cách thức các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự như thế nào, sử dụng họ ra sao và cần phải đưa ra những cách thức gì để tưởng thưởng xứng đáng sự đóng góp của nhân viên. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được

các phương pháp, các mô hình được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những vấn đề chính của quản trị nguồn nhân lực và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề về nhân lực đó. Nội dung chính của học phần gồm: những khái niệm cơ bản về quản trị nguồn nhân lực; lập kế hoạch và tuyển dụng; đào tạo và phát triển; chính sách đãi ngộ; môi trường làm việc và quan hệ lao động.

EM4416 Quản trị chiến lược (Strategic Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các mô hình phân tích chiến lược, trình tự hoạch định chiến lược và các loại hình chiến lược thường được áp dung trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: tham gia dự án hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty; phân tích đánh giá các phương án chiến lược kinh doanh

Nội dung: Trang bị kiến thức: các mô hình phân tích chiến lược; các loại hình chiến lược cấp công ty; các loại hình chiến lược cấp đơn vị kinh doanh; những vấn đề thực thi chiến lược

EM4418 Quản trị sản xuất (Operation Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và hiện đại về quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp- quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có khả năng: ứng dụng được các phương pháp, các mô hình định lượng được trang bị để giải quyết các vấn đề khác nhau của quản trị tác nghiệp thông qua các bài tập đi kèm và bài tập lớn.

Nội dung: học phần sẽ cung cấp những nền tảng lý thuyết quan trọng về hệ thống sản xuất,

92

những vấn đề chính của quản trị tác nghiệp và những phương pháp, công cụ phân tích, tính toán định lượng và định tính để giúp giải quyết những vấn đề đó.

EM4435 Quản trị dự án (Project Management)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, phương pháp phân tích và quản lý dự án đầu tư. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng lập và phân tích dự án, triển khai, tổ chức và kiểm soát được dự án.

Nội dung: Học phần đề cập đến các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư, các quan điểm đánh giá dự án và vận dụng các kiến thức quản lý trong việc quản lý dự án.

EM4531 Thị trường chứng khoán (Stock Market)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3110, EM3510

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Người học hiểu được vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính; các thành phần cấu thành và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán; những điều kiện cơ bản để tham gia thị trường chứng khoán đối các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có hiểu được: khái niệm, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung; các thành phần cấu thành thị trường chứng khoán; các chủ thể trong thị trường chứng khoán, mối quan hệ giữa các chủ thể đó và cơ chế hoạt động của các chủ thể trong thị trường chứng khoán; cơ chế tổ chức và kiểm soát giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Nội dung: Học phần này cung cấp cho người học các nội dung chính sau: khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán; thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp; khái niệm và hoạt động của công ty chứng khoán; lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán; phân tích và đầu tư chứng khoán; thị trường trái phiếu quốc tế

EM4535 Phân tích tài chính (Financial Analysis)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM4720, EM3520

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các khái niệm và công cụ cơ bản liên quan đến phân tích tài chính và thực hành phân tích tài chính trong các doanh nghiệp. Sau khi kết thúc môn học này, sinh viên sẽ nắm được: nội dung cơ bản của phân tích tài chính: cơ sở thông tin, mục đích, phương pháp, nội dung và kết quả của phân tích tài chính, định hướng sử dụng kết quả phân tích; tổ chức phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, các dự án đầu tư: thực trang, nguyên nhân và các định hướng cải thiện. Sử dụng phân tích tài chính trong hoạch định tài chính và hoạt động đầu tư.

Nội dung: Tổng quan về phân tích tài chính; báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính; phân tích hoạt động huy động vốn; phân tích tình hình tài sản; phân tích hoạt động kinh doanh; phân tích dòng tiền; phân tích khả năng sinh lời; hoạch định tài chính và phân tích viễn cảnh tài chính; phân tích rủi ro và các đòn bẩy tài chính

EM4718 Kế toán các doanh nghiệp đặc thù (Accounting for Special Company)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713, EM4513.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần Kế toán các doanh nghiệp đặc thù trang bị cho học viên những kiến thức tổng quát, cơ bản về kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp đặc thù. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có kỹ năng: phân biệt được các loại hình kinh doanh cụ thể về: Đặc điểm, khái niệm, nội dung, phương thức thanh toán; hạch toán được chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh đối với từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể; đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nắm vững được các phương thức thanh toán; vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành trong kế toán đối với từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể ở trên.

93

Nội dung: Bao gồm: kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa; kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu; kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh du lịch; kế toán trong doanh nghiệp xây dựng

EM4719 Kế toán hành chính sự nghiệp (Governmental and Nonprofit Accounting)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710

• Học phần song hành: EM4716, EM4715

Mục tiêu: Học phần sẽ giúp người học sẽ có được các kiến thức và kỹ năng ban đầu để có thể đảm đương nhiệm vụ của chuyên viên kế toán tại các tổ chức hành chính sự nghiệp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: phân biệt được kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp với kế toán trong các doanh nghiệp; nắm bắt được những vấn đề chung về kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; biết cách hạch toán được các phần hành chủ yếu trong một đơn vị hành chính sự nghiệp như vật tư, tài sản cố định, thanh toán, các khoản thu chi, nguồn kinh phí; biết cách lập BCTC trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Nội dung: bao gồm: khái niệm về kế toán công; tổ chức hạch toán các phần hành kế toán như kế toán vốn bằng tiền; kế toán vật tư sản phẩm hàng hóa; kế toán tài sản cố định, kế toán các nghiệp vụ thanh toán; kế toán các khoản thu chi; kế toán nguồn kinh phí; lập báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

EM4726 Kiểm toán tài chính (Financial Auditing)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4725, EM4730, EM4713, EM4513

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: học phần Kiểm toán tài chính sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức kiểm toán tài chính áp dụng trong các chu trình kiểm toán. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: thực hiện các bước kiểm toán chu trình và khoản mục chủ yếu như: kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, chu trình mua hàng – thanh toán, chu trình hàng tồn kho, chu trình tiền lương và nhân viên; kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn, chu trình tiếp nhận và hoàn trả vốn, kiểm toán tiền; kiểm toán các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh.

Nội dung: Tổng quan về kiểm toán tài chính; kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền; kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán; kiểm toán chu trình hàng tồn kho; kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên; kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn; kiểm toán chu trình tiếp nhận và hoàn trả vốn; kiểm toán tiền; kiểm toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

EM4730 Kế toán thuế (Taxation Accounting)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100, EM3110, EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần giúp người học có khả năng vận dụng các quy định của Luật thuế và Luật Kế toán để tính toán và và xử lý các tình huống liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, biết cách hạch toán các loại thuế và lập các báo cáo thuế có liên quan. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: hạch toán và kê khai các loại thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu, thuế Thu nhập cá nhân, các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

Nội dung: Học phần bao gồm các nội dung: kế toán thuế Giá trị gia tăng; kế toán thuế Tiêu thụ đặc biệt; kế toán thuế Xuất nhập khẩu; kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp; kế toán thuế Thu nhập cá nhân; kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

EM4732 Kế toán ngân hàng (Bank Accounting)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại các ngân hàng (ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại) và các tổ chức tín dụng khác, giúp người học hiểu được các nội dung và đặc điểm chính của kế toán ngân hàng và có thể đảm đương được nhiệm vụ của chuyên viên kế toán tại ngân hàng. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của ngân hàng; Lập các báo cáo tài chính ngân hàng.

Nội dung: Tổng quan về Kế toán ngân hàng; kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng

94

nhà nước; kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại; báo cáo kế toán – tài chính ngân hàng thương mại

EM4734 Kế toán quốc tế (International Accounting)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3710, EM4713, EM4513.

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giúp cho người học có được những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực kế toán quốc tế và các hệ thống kế toán của các nền kinh tế lớn trên thế giới, đồng thời thấy được mối liên hệ với kế toán Việt Nam, làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống có liên quan đến kế toán quốc tế. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: nắm được hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống các chuần mực kế toán của Việt Nam; nắm được những vấn đề cơ bản về hệ thống kế toán Mỹ và hệ thống kế toán Pháp; đánh giá được những điểm khác biệt giữa kế toán Việt nam với kế toán Mỹ, Pháp.

Nội dung: bao gồm các chủ đề chính: giới thiệu chung về kế toán quốc tế và các chuẩn mực kế toán quốc tế; giới thiệu về hệ thống kế toán Mỹ (cách hạch toán các đối tượng kế toán chủ yếu, các sổ sách và báo cáo kế toán); giới thiệu về hệ thống kế toán Pháp (cách hạch toán các đối tượng kế toán chủ yếu, các sổ sách và báo cáo kế toán)

CH1010 Hoá đại cương (Fundamentals of Chemistry)

3(2-1-1-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; giúp các cử nhân tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra. Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: Học phần bao gồm: cấu tạo chất; nhiệt động hóa học; động hóa học; điện hoá học.

EE1010 Nhập môn Kỹ thuật ngành điện (Introduction to Electrical Engineering)

3(2-0-3-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Giúp sinh viên mới bước vào ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho công việc của người kỹ sư, đồng thời giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin trong học tập và trong con đường nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn của ngành học, rèn luyện kỹ năng thực hành tay nghề tối thiểu, kỹ năng làm việc nhóm, lập báo cáo và thuyết trình.

Nội dung: Giờ lên lớp giảng dạy hoặc thảo luận theo chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm, giới thiệu các dự án công nghiệp… Tổ chức đi tham quan một số cơ sở sản xuất. Chia nhóm 3 sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên để thực hiện đề tài chế tạo, lắp đặt một thiết bị tự động đơn giản ở nhà và tại các xưởng thực hành (theo kế hoạch đăng ký của từng nhóm). Yêu cầu nhóm sinh viên viết báo cáo (dưới dạng một đồ án con) và bảo vệ trước Hội đồng.

EM3140 Kinh tế quốc tế (International Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các học thuyết thương mại quốc tế, các công cụ và biện pháp được sử dụng trong chính sách thương mại quốc tế, bản chất và nội dung của sự dịch chuyển các nguồn lực quốc tế: vốn, lao động và công nghệ, hội nhập kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

Nội dung: Học phần bao gồm: các học thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại, thuế quan xuất nhập khẩu, các hạn chế phi thuế quan, các liên kết kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế.

95

EM3150 Kinh tế phát triển (Development Economics)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM3100; EM3110

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể: hiểu và bắt đầu có các kỹ năng phân tích môi trường phát triển của Việt nam và các nước đang phát triển; hiểu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt nam và xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Nội dung: Những lý thuyết và mô hình phát triển, những hiện trạng kém phát triển tại các nước đang phát triển trong đó có Việt nam; khả năng triển vọng và những nguồn lực phát triển, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và xu thế toàn cầu hoá tới sự phát triển của Việt nam; những mô hình và các bài học thành công và thất bại trong phát triển của các nước trên thế giới nhằm giúp sinh viên đánh giá đúng về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp tham gia; tìm hiểu những chính sách phát triển và các mối quan hệ hợp tác trong phát triển kinh tế của Việt nam.

EM3170 Văn hoá doanh nghiệp (Business Culture)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh.

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về: khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh; khái niệm, nội dung, và hình thức thể hiện, vai trò, những điều kiện, cách thức xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phân tích vấn đề xây dựng và phát huy triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; tổng quan về đạo đức kinh doanh; định nghĩa, các nhân tố tác động, các bộ phận cấu thành, vai trò của doanh nhân trong phát triển văn hóa doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá văn hóa doanh nhân; chi tiết về văn hóa doanh nghiệp; phân tích vai trò, tác động của văn hóa kinh doanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

EM3190 Hành vi của tổ chức (Organizational Behavior)

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: EM1010

• Học phần song hành: Không

Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động của các tổ chức, nhóm trong tổ chức, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức và nhóm.

Nội dung: Học phần bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu hành vi tổ chức; (2) Những cơ sở của hành vi cá nhân; (3) Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc; (4) Động viên; (5) Những cơ sở của hành vi nhóm; (6) Hành vi trong nhóm và xung đột; (7) Đổi mới và phát triển tổ chức

ET2000 Nhập môn Kỹ thuật điện tử viễn thông (Introduction to Electronics and Communication Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Không

• Học phần học trước: Không

• Học phần song hành: ET2020 Mục tiêu: Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn

thông là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

96

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm). Thực tập nhận thức tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ME2110 Nhập môn Kỹ thuật cơ khí (Introduction to Mechanical Engineering)

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Học phần nhằm: cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ khí đặc thù, vai trò vị trí của ngành cơ khí trong sản xuất công nghiệp, cơ hội việc làm và những vị tí mà người cư nhân/ kỹ sư đảm nhiệm; (2) Cung cấp kiến thức về chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung các học phần và mối liên kết giữa các học phần; (3) Cung cấp kiến thức về định hướng chuyên ngành và các học phần thuộc các định hướng; (4) Cung cấp những khái niệm, kiến thức kỹ thuật cơ sở, đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cơ khí bao gồm vật liệu, máy móc, dụng cụ, các phương pháp công nghệ gia công, lắp ráp, xử lý, bảo quản các chi tiết, máy móc, thiết bị công nghiệp; (5) Cung cấp các kiến thức tổng quan nhất về máy móc, phương pháp gia công cơ khí thông qua các bài kiến tập tại các PTN; (6) Kết thúc học phần sinh viên được trang bị một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và thực hành) về ngành cơ khí. Đây là kiến thức nền tảng ban đầu

cần thiết cho người cử nhân/ kỹ sư đào tạo trong một trường đại học kỹ thuật.

Nội dung: Nhập môn kỹ thuật cơ khí là học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ khí. Học phần bao gồm phần giới thiệu ngành cơ khí, chương trình đào tạo, các học phần, các chuyên ngành và định hướng chuyên ngành. Học phần trình bày những khái niệm cơ bản nhất mang tính nhận thức về một quá trình sản xuất cơ khí, kiến thức về máy móc thiết, thiết bị, dụng cụ và các phương pháp công nghệ gia công cơ khí để chế tạođược một sản phẩm. Học phần bao gồm cả phần thực hành/kiến tập tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và tham quan tại các cơ sở sản xuất bên ngoài về phương pháp gia công và máy móc thiết bị ngành cơ khí.

MSE2011 Nhập môn Kỹ thuật vật liệu (Introduction to Material Fundamentals)

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: không

• Học phần học trước: không

• Học phần song hành: không

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu. Nội dung: Tổng quan Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ sở hiểu biết về quan hệ cấu trúc/tính chất/quá trình công nghệ; Ứng dụng các khoa học khác toán, lý, vi tính trong việc giải quyết các vấn đề khoa học vật liệu đơn giản; Các loại vật liệu khác nhau/phân loại và tiêu chuẩn, kỹ thuật luyện kim; Minh họa vai trò vật liệu trong xã hội hiện tại; Các công nghệ vật liệu tiên tiến/các từ chuyên ngành; Tổng quan tài liệu về các chủ đề vật liệu; Thực hành, thí nghiệm Lab/Thảo luận; Từng nhóm sinh viên phân tích và tổng hợp.