29

Chịu trách nhiệm xuất bản

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chịu trách nhiệm xuất bản
Page 2: Chịu trách nhiệm xuất bản

Chịu trách nhiệm xuất bảnTổng Biên tập:

TS. Nguyễn Ngọc Vân - Viện trưởngViện Khoa học tổ chức nhà nước

Ban Biên tập:

TS. Lê Anh TuấnThS. Thạch Thọ Mộc

ThS. Trần Thị Thơ

Bản tin được thực hiện bởi:

Phòng Thông tin khoa học và Hợp tác quốc tế

Số 8 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội

Điện thoại: (04) 62826733Website: http://isos.gov.vn

http://vienkhtcnn.vnMọi thư, bài xin gửi về email:[email protected]

Thiết kế bìa và trình bày: Phương Lan

SỐ 04

THÁNG 12 NĂM 2019

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

n Đào Mạnh Hoàn: Những vướng mắc trong tuyểndụng công chức ở Việt Nam hiện nay và phương hướngkhắc phục

n Nguyễn Thị Huế: Vài nét về cơ cấu Quốc vụ việnCộng hòa nhân dân Trung Hoa

n Lê Thị Kim Liên: Đánh giá những quy định phápluật về Chính quyền ở đô thị Việt Nam hiện nay

TRONG SỐ NÀY

Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước

1

3

3

8

19

Page 3: Chịu trách nhiệm xuất bản

1 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoạch định chính sách công dựa trênbằng chứng: kinh nghiệm của một số

quốc gia và bài học cho Việt Nam Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiển

Trưởng bộ môn Nguyên lý kinh tế, Khoa Quản lý nhà nước vềKinh tế và Tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia

Ngày nghiệm thu: 04/7/2019Kết quả đạt loại Khá

Đề tài khoa học cấp Bộ:Hoàn thiện thể chế đánh giá công chức

lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở

nước ta hiện nay Chủ nhiệm: ThS. Đào Thị Lanh - Nghiên cứu viên

Phòng Quản lý khoa học, Viện Khoa học tổ chức nhà nước Ngày nghiệm thu: 14/11/2019

Kết quả đạt loại Khá

Đề tài khoa học cấp Bộ: Nâng cao hiệu quả công tác truyền

thông ngăn ngừa ảnh hưởng của "Tinlành Đêga" trong đồng bào dân tộc

thiểu số ở Tây NguyênChủ nhiệm: ThS. Đào Huy Cường - Chuyên viên chính

Vụ Tin lành, Ban Tôn giáo Chính phủNgày nghiệm thu: 12/7/2019

Kết quả đạt loại Khá

Page 4: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 2

Thông tin cụ thể về đề tài được đăng tải trênwebsite của Viện Khoa học tổ chức nhà nước

tại địa chỉ:http://isos.gov.vn

(chọn liên kết: Cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ)

Page 5: Chịu trách nhiệm xuất bản

3 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨCỞ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC

ThS. Đào Mạnh Hoàn - Chuyên viên chínhPhó Trưởng phòng Nghiên cứu tổ chức, Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Tóm tắt: Đã có nhiều quy định đổi mớitrong văn bản pháp luật về tuyển dụng côngchức thể hiện quyết tâm thực hiện công táccải cách hành chính của Chính phủ. Tuynhiên, trong quá trình triển khai thực hiện,vẫn còn bộc lộ những khó khăn và hạn chế,cản trở quá trình tuyển dụng đội ngũ côngchức phù hợp, hiệu quả, theo kịp với yêu cầucải cách hành chính. Bài viết làm rõ nhữngrào cản quy định tuyển dụng công chức hiệnnay, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm khắcphục, giúp cho việc tuyển dụng công chứcphát huy được hiệu quả, góp phần xây dựngđội ngũ công chức nước ta ngày càng cótrình độ chuyên môn, năng lực, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ đề ra.

1. Đặt vấn đềXây dựng đội ngũ công chức có trình

độ chuyên môn, có đạo đức công vụ luônđược Đảng và Nhà nước ta hết sức quantâm. Sau Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương Khóa XII ngày 19/5/2018,thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũcán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủphẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầmnhiệm vụ. Trong Nghị quyết, Đảng ta đãmạnh dạn chỉ ra khâu yếu kém của công táccán bộ: “Công tác tuyển dụng, thi nângngạch công chức, viên chức còn nhiều hạnchế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, cónơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực. Chủtrương thu hút nhân tài chậm được cụ thểhóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp;kết quả thu hút trí thức trẻ và người có trìnhđộ cao chưa đạt yêu cầu”. Bên cạnh đó,Nghị quyết đã đưa ra một số giải pháp thenchốt nhằm nâng cao công tác tuyển dụngcông chức như sau: “Tiếp tục đổi mới côngtác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng và luân chuyển cán bộ; thống nhấtviệc kiểm định chất lượng đầu vào côngchức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa

chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ;đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm địnhtheo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khuvực”[5].

Tuy nhiên thực thế cho thấy việc tuyểndụng công chức vẫn còn tồn tại nhiều bấtcập như: thiếu công bằng trong xét đặc cách;tính cục bộ trong tuyển dụng công chức;thiếu tính cạnh tranh và cơ hội trong tuyểndụng công chức… Để đạt được mục tiêutrên, việc đổi mới phương thức tuyển dụngcông chức về quy trình, thẩm quyền, tráchnhiệm và có quy định về xử lý các vi phạmcũng như ứng dụng công nghệ thông tin, cácmô hình, phương pháp, công nghệ hiện đạitrong công tác tuyển dụng là điều hết sứcquan trọng.

2. Những vướng mắc trong công táctuyển dụng công chức ở nước ta hiện nay

Nhằm cụ thể hóa các quy định về tuyểndụng công chức tại Luật Cán bộ công chức,ngày 15/3/2010, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý công chứcvà Bộ Nội vụ đã kịp thời ban hành các vănbản hướng dẫn thực hiện nghị định trên.Ngày 29/11/2018, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 161/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổsung một số quy định về tuyển dụng côngchức, viên chức, nâng ngạch công chức,thăng hạng viên chức và thực hiện chế độhợp đồng một số loại công việc trong cơquan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập. Trong đó, có những quy định vềtuyển dụng công chức được sửa đổi, bổ sungnhư: quy định về việc không được phân biệtloại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ,trường công lập, trường ngoài công lập.Điểm cộng ưu tiên trong thi tuyển và xéttuyển đã được điều chỉnh lại cho các đốitượng ưu tiên. Thời gian Hội đồng tuyểndụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quancó thẩm quyền tuyển dụng công chức kếtquả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét,

Page 6: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 4

quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặcxét tuyển được điều chỉnh từ 15 ngày xuống10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong.

Mỗi thí sinh phải trải qua hai vòng thi:Vòng 1. Thi trắc nghiệm được thực hiện

bằng hình thức thi trên máy tính. Trườnghợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụngcông chức không có điều kiện tổ chức thitrên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.Nội dung thi: Kiến thức chung 60 câu hỏi,thời gian thi 60 phút; môn Ngoại ngữ 30 câuhỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga,Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữkhác theo yêu cầu của vị trí việc làm dongười đứng đầu cơ quan có thẩm quyềntuyển dụng công chức quyết định. Thời gianthi 30 phút. Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầucủa vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyênngành. Nội dung thi: Kiến thức, năng lực,kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyểncông chức theo yêu cầu của vị trí việc làmcần tuyển dụng. Hình thức thi: Thi phỏngvấn hoặc thi viết. Thang điểm (thi phỏngvấn hoặc thi viết): 100 điểm. Thời gian thi:Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.

Các văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh về tuyển dụng công chức được banhành đúng quy định của pháp luật, đáp ứngyêu cầu về chất lượng, đảm bảo đúng tiến độthời gian đề ra, có tính khả thi, góp phầnquan trọng trong việc thể chế hóa các chủtrương, đường lối của Đảng, góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và

có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xãhội. Một số văn bản mang tính đột phá, thểhiện chủ trương, quan điểm đổi mới trongcông tác cán bộ: Quy định về phân cấp trongtuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, côngchức; quy định về thu hút nguồn nhân lựcchất lượng cao từ khu vực tư; tuyển dụngđặc cách không qua thi tuyển hoặc xéttuyển; thí điểm thi tuyển các chức danh lãnhđạo quản lý cấp vụ, cấp phòng; quy định vềvị trí việc làm…

Tuy nhiên, công tác tuyển dụng côngchức trong thời gian qua đã bộc lộ nhữngkhó khăn và hạn chế như sau:

Các văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh về tuyển dụng công chức ở Việt Nammới chỉ quy định việc tuyển dụng công chứcchuyên môn, chưa có văn bản nào quy địnhviệc tuyển dụng công chức giữ các vị trílãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị.Vì thực tế hiện nay, trong chủ trương, đườnglối của Đảng có chủ trương thu hút nghuồnnhân lực chất lượng cao từ ngoài khu vựccông vào trong khu vực công. Ví dụ: Mộtngười tài ở doanh nghiệp, có năng lực, trìnhđộ, kinh nghiệm công tác và đang giữ vị trílãnh đạo ở doanh nghiệp, họ mong muốncống hiến, vào làm việc trong khu vựccông, họ không thể tham gia tuyển dụngcông chức như sinh viên mới tốt nghiệp cáccơ sở đào tạo. Do đó, họ có nhu cầu tham dựthi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quảnlý. Nhưng Nhà nước ta vẫn chưa có văn bảnquy định về việc tuyển dụng các chức danhlãnh đạo quản lý tại các cơ quan, đơn vị.Hiện nay, công chức được bổ nhiệm theoquy trình, tuần tự, chưa có quy định về thituyển chức danh lãnh đạo, quản lý. Do đó,khó tạo nên sự đột phá trong việc thu hút vàtrọng dụng, đãi ngộ nhân tài trong khu vựccông. Vì vậy, cần phải có quy định để bổsung trong hệ thống văn bản pháp luật tuyểndụng công chức.

Trong Quy chế thi tuyển công chức cóquy định về việc không chấm bài thi có dấuhiệu đánh dấu bài. Tuy nhiên, đến nay chưacó quy định cụ thể những dấu hiệu đánh dấubài là như thế nào. Do đó, khi tiến hànhthanh tra, kiểm tra, mặc dù phát hiện nhiềudấu hiệu đánh dấu bài (như gạch chân; cáchdòng; gạch dòng mặc dù đã viết đúng và

Nghiên cứu - Trao đổi

Các thí sinh đang làm bài thi vòng 1 tại kỳthi tuyển dụng công chức Bộ Nội vụ năm2019

Ảnh: Anh Ngọc 

Page 7: Chịu trách nhiệm xuất bản

một số dấu hiệu khác) nhưng không có căncứ pháp lý để đánh giá, kết luận. Vì vậy, đâylà kẽ hở, giám khảo chấm thi sẽ lợi dụng, cóhành vi tiêu cực trong quá trình tuyển dụngcông chức.

Thông báo tuyển dụng cần quy định lệphí thi tuyển. Tuy nhiên, tại thời điểm banhành Thông báo, chưa thể xác định được sốlượng thí sinh dự thi cụ thể nên các bộ,ngành và địa phương gặp vướng mắc trongviệc quy định cụ thể lệ phí thi tuyển là baonhiêu. Bên cạnh đó, tại Điều 4, Thông tư số228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của BộTài chính quy định mức thu, chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dựthi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viênchức quy định mức thu phí tuyển dụng: Đốivới kỳ thí có dưới 100 thí sinh, Hội đồngtuyển dụng thu 500.000 đồng/1 thí sinh/1lần sẽ gây khó cho cơ quan, đơn vị thực hiệntuyển dụng công chức. Vì nếu có số lượngthí sinh đăng ký dự thi thấp, việc thu phí sẽkhông đủ kinh phí để chi trả cho các nộidung công việc: Thuê phòng máy, công tácra đề thi, coi thi và chấm thi... Hơn nữa, việcquy định cứng các mức phí tuyển dụng500.000 đồng/1 người/ 1 lần như vậy, quanhiều năm quy định này sẽ trở lên lạc hậu,không phù hợp, sẽ phải điều chỉnh. Hàngnăm nhà nước có quy định tăng mức lươngtối thiểu chung và điều kiện kinh tế xã hộiphát triển. Nên quy định như vậy sẽ trở lênkhông phù hợp. Vì vậy, Bộ Tài chính nênthay việc quy định số tiền cụ thể bằng quyđịnh mức hệ số x mức lương tối tiểu chung(0,3 x 1.490.000 đồng). Qua các năm, mứclương tối thiểu chung tăng lên, quy định thuphí tuyển dụng không có sự lạc hậu vàkhông phải điều chỉnh như hiện nay.

Quy định về việc dưới 30 thí sinh đăngký thì sẽ không thành lập hội đồng tuyểndụng, quy định này có sự sáng tạo, tiết kiệm,tạo sự linh hoạt cho cơ quan tuyển dụngcông chức nhưng không toàn diện, chưakhách quan, chưa tạo sự thống nhất trongcông tác tuyển dụng công chức, khiến chomỗi bộ, ngành và địa phương sẽ có nhữngquy định riêng, tùy tiện, không đồng bộ vàcó phần không khách quan trong quá trìnhtuyển dụng công chức. Vì vậy, cần hướngdẫn quy định cụ thể về việc này, tạo sự thuậnlợi cho các bộ, ngành và địa phương khi áp

dụng.Thời gian tổ chức thi tuyển chưa cố

định, chưa thống nhất, kéo dài, gây tâm lýchờ đợi, mệt mỏi cho thí sinh, tốn kém chiphí bố trí người coi thi, phòng thi, ngườichấm thi, ảnh hưởng đến công việc chuyênmôn của cơ quan, đơn vị do phải tập trungnhân lực từ các phòng chuyên môn sang làmcông tác tuyển dụng công chức.

Quy định về các môn thi rất khó chocông chức làm công tác ra đề thi. Vì phạmvi ra đề thi quá rộng, quy định phạm vi kiếnthức hết sức chung chung. Công chức làmcông tác ra đề thi hiện nay, khi được phâncông ra đề thi, chủ yếu căn cứ vào các vănbản quy phạm pháp luật, các quyết định quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị, LuậtCán bộ công chức năm 2008 và Chươngtrình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn2010-2020... Các đề thi hiện nay chưa đảmbảo tính khoa học, logic, hệ thống, chủ yếumới chú trọng đến việc kiểm tra trí nhớ củathí sinh, nặng về lý thuyết, chưa có các câuhỏi mang tính tổng hợp, phân tích, suy luận,chưa có câu hỏi đánh giá về khả năng tưduy, logic, sáng tạo, đạo đức hay tráchnhiệm, cảm xúc, thái độ làm việc… của thísinh. Các bài thi chủ yếu kiểm tra kiến thứcnặng về lý thuyết, thiên về học thuộc. Vìvậy, rất khó đánh giá được các kỹ năng cũngnhư năng lực, trình độ của thí sinh, gây tốnkém về thời gian, công sức của thí sinh cũngnhư của cơ quan tuyển dụng công chức.

Đối với câu hỏi phục vụ thi trắcnghiệm: Chưa có văn bản quy định về ngânhàng câu hỏi, độ khó, cũng như nội dung cáccâu hỏi phải thiết kế chủ yếu kiểm tra vềkiến thức, nặng về lý thuyết chưa đảm bảocác tiêu trí: Trắc nghiệm nhân cách, trắcnghiệm trí thông minh, trắc nghiệm năngkhiếu và trắc nghiệm kiến thức. Tại tiết c,khoản 8, điều 3, mục 2, chương 1, quy chếtổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thinâng ngạch công chức, thi thăng hạng chứcdanh nghề nghiệp viên chức ban hành kèmtheo Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụcó quy định số lượng câu hỏi trắc nghiệm:“Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi cho đềthi trắc nghiệm phải bảo đảm số lượng câuhỏi xây dựng gấp tối thiểu 3 lần so với số

5 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 8: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 6

câu hỏi theo quy định của từng phần thi”.Như vậy, quy định tối đa là bao nhiêu câuhỏi, quy định như vậy sẽ tạo kẽ hở cho cáccơ quan, địa phương sẽ ra quá nhiều câu hỏi,gây khó khăn cho thí sinh hoặc nếu quy địnhsố lượng câu hỏi xây dựng gấp tối thiểu 3lần, đối với môn kiến thức chung là 60 câuthành 180 câu. Nếu số lượng thi sinh thamgia một kỳ thi hoảng 2000 - 3000 thí sinh, sốlượng câu hỏi thấp sẽ dẫn đến tình trạngtrùng lặp lại các câu hỏi, thí sinh tham gia cathi trước sẽ nhớ đề và chia sẻ lại với các thísinh khác. Như vậy, số lượng câu hỏi thấp sẽkhông đảm bảo được tính khách quan, độkhó cũng như sự đa dạng của kiến thức, khóđáp ứng đuợc yêu cầu tuyển dụng công chứccó chất lượng cao.

Thực tế cho thấy việc sửa đổi, bổ sungcác quy định về tuyển dụng công chức đãtháo gỡ được phần nào những khó khăncũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cơquan tuyển dụng công chức và các thi sinh.Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung vẫn chưatriệt để, còn tồn tại một số vấn đề cần đượccơ quan quản lý nhà nước tiếp thu, nghiêncứu kỹ lưỡng để hoàn thiện pháp luật vềtuyển dụng công chức.

3. Giải pháp đổi mới quy định trongtuyển dụng công chức hiện nay

Tại khoản 3, điều 7, Luật Cán bộcông chức năm 2008 quy định: “Vị trí việclàm là công việc gắn với chức danh, chứcvụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác địnhbiên chế và bố trí công việc trong cơ quan,tổ chức, đơn vị”. Việc xác định vị trí việclàm có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ đểthực hiện công tác quản lý, tuyển dụng,đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức và chế độ tiền lương, thunhập. Tuy nhiên, đây là một nội dung rấtmới đối với các cơ quan, đơn vị, phạm vitriển khai rộng khắp các ngành và lĩnh vực,đối tượng điều chỉnh rất đa dạng, thuộcnhiều ngành nghề khác nhau nên trong quátrình tổ chức thực hiện đã gặp nhiều khókhăn, vướng mắc. Do đó, tại Nghị quyết số26-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra mụctiêu đến năm 2020: “Hoàn thành việc xâydựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại độingũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổchức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực,hiệu quả”. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung cácvăn bản có liên quan nhằm xác định rõ thẩm

quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vịtrong việc tiếp tục thực hiện xây dựng vị tríviệc làm, vì vị trí việc làm kết hợp với yêucầu nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế là căn cứđể các cơ quan, đơn vị xác định, mô tả vị tríviệc làm, xây dựng kế hoạch tuyển dụngcông chức, giúp cho việc triển khai thựchiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nướcvề tái cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức gắnvới tinh giản biên chế và cải cách tiềnlương, cải cách hành chính.

Ban hành quy định về thi tuyển côngchức giữ các chức danh lãnh đạo quản lý,nhằm tận dụng thời gian, kinh phí đào tạo,kinh nghiệm làm việc của những người cókinh nghiệm, năng lực ở khu vực tư vào làmviệc trong nền hành chính nước ta. Vì hiệnnay thi tuyển các chức danh lãnh đạo quảnlý mới dừng ở việc thí điểm ở một số bộ,ngành và địa phương, chưa được áp dụngrộng rãi và chưa có cơ sở pháp lý để ápdụng. Trong thời gian qua, một số bộ, ngànhvà địa phương đã tích cực triển khai thí điểmcông tác thi tuyển chức danh lãnh đạo quảnlý cấp sở, cấp phòng. Việc tổ chức thi tuyểnchức danh lãnh đạo, quản lý đã bảo đảm sựcông bằng, tính công khai, minh bạch, cạnhtranh lành mạnh và đúng thẩm quyền theophân cấp quản lý cán bộ; góp phần lựa chọnđược người giỏi, tốt nhất trong số nhữngngười đủ tiêu chuẩn, điều kiện đã dự thi đểtrình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chứcdanh tuyển chọn. Qua đó, tạo nên sự đồngthuận trong dư luận xã hội và góp phần xâydựng nên đội ngũ công chức có trình độchuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có bảnlĩnh chính trị và kỹ năng, kinh nghiệm làmviệc, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu củatổ chức và công dân.

Quy định thống nhất về thời gian nộphồ sơ thi tuyển, thời gian tổ chức tuyển dụngcông chức như vậy sẽ đảm bảo tính kháchquan, công khai, minh bạch trong tuyểndụng công chức. Tránh tình trạng như hiệnnay, không thống nhất, thí sinh rất khó khănkhăn trong việc tiếp cận thông tin tuyểndụng, khi biết thì đã hết hạn nộp hồ sơ hoặckhó tiếp cận. Hiện nay, mỗi cơ quan tùy theokế hoạch tuyển dụng sẽ công bố thời giantuyển dụng, có khi mấy năm mới tổ chứcthi, thời gian thì bất kỳ trong năm. Nên quyđịnh thời gian tuyển dụng công chức vàothời gian cố định, phù hợp với khoảng thời

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 9: Chịu trách nhiệm xuất bản

gian sinh viên kết thúc năm học ở các cơ sởđào tạo (khoảng tháng 8-10 hàng năm). Cónhư vậy mới kịp thời thu hút và bổ sungđược nhân tài cho nền công vụ. và tạo nênsự thông nhất, giúp cho sinh viên và nhữngngười có nhu cầu thi tuyển dụng công chứcđược biết và đăng ký tham gia, hạn chế đượctình trạng bị động thông tin và khó khăntrong việc tiếp cận với thông tin về các kỳtuyển dụng công chức.

Xây dựng bộ các câu hỏi và đáp án thituyển công chức đối với từng môn thi theohướng gắn với yêu cầu về trình độ và nănglực của cơ quan, tổ chức, đơn vị cần tuyểndụng. Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng,thẩm định và ban hành Ngân hàng đề thituyển công chức, trong đó cần quy định vềsố lượng câu hỏi trắc nghiệm môn tin học,ngoại ngữ và kiến thức chung và công khaitrên các ấn phẩm và phát hành rộng rãi trêncác phương tiện thông tin đại chúng để cácthí sinh được biết, học tập, ôn luyện. Hàngnăm có thành lập Hội đồng ra đề thi để tiếnhành sửa đổi, bổ sung, cập nhật các câu hỏinhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tìnhhình kinh tế xã hội và các văn bản quy phạmpháp luật mới được ban hành. Bên cạnh đó,cần tổ chức rà soát và loại bỏ các câu hỏikhông còn phù hợp.

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn choThanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra Sở Nội vụcó nhiệm vụ giám sát, kiểm tra công táctuyển dụng công chức khi kỳ thi tuyển dụngcông chức đang diễn ra. Hiện nay, công tácthanh tra chỉ diễn ra sau khi kỳ thi tuyểndụng công chức kết thúc theo kế hoạch củacơ quan thanh tra hoặc theo đơn thư phảnánh của người dân, cơ quan báo chí. Nênkhông đảm bảo được tính kịp thời, vì cónhũng vụ sai phạm, tiêu cực trong công táctuyển dụng diễn ra trong nhiều năm, đến khithanh tra mới phát hiện ra sai phạm, lúc đónhững thí sinh do sai phạm của hội đồngtuyển dụng đã trở thành công chức, thâm chícó người đã thăng tiến trong nền công vụ.Những công chức tiếp tay hay để xảy rahành vi sai phạm đã chuyển công tác, làmcông việc khác hoặc nghỉ hưu nên rất khókhăn cho việc xử lý các hành vi sai phạm. Vìvậy, cần có cơ chế tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra trong các kỳ tuyển dụngcông chức của Bộ Nội vụ. Quy định như vậy

mới tạo sự nghiêm minh, kịp thời phát hiệnnhững hành vi sai phạm trong quá trìnhtuyển dụng công chức. Nhằm đảm bảo pháthiện kịp thời những hành vi vi phạm để uốnnắn, xử lý theo đúng quy định pháp luật,đảm bảo sự công bằng, công khai, minhbạch và đúng quy định pháp luật.

Ban hành quy định tạo sự ổn định trongcông tác tổ chức cán bộ, đối với công chứclàm công tác tổ chức cán bộ, phụ trách lĩnhvực tuyển dụng công chức phải có kinhnghiệm làm việc, giữ vị trí công tác phải ổnđịnh từ 5 năm trở lên. Tránh tình trạng điềuđộng, xáo trộn như hiện nay, sẽ khó đảm bảotính ổn định, chuyên nghiệp và thiếu kinhnghiệm làm việc.

Quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡngtheo vị trí việc làm, bồi dưỡng kỹ năng,nghiệp vụ về công tác tuyển dụng công chứccũng như đạo đức công vụ, tăng cường ýthức, trách nhiệm trong khi thực thi công vụcho công chức làm công tác tổ chức cán bộtại các Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ, phòng Tổchức, Vụ tổ chức cán bộ tại các bộ, ngành vàđịa phương. Hiện nay, theo quy định mới chỉcó đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh lãnhđạo quản lý và bồi dưỡng theo tiêu chuẩnngạch công chức, chưa có văn bản nào quyđịnh về việc tiêu chuẩn của công chức làmcông tác Nội vụ hay là công tác tuyển dụngcông chức. Do đó, công chức khi tham giacông tác tuyển dụng công chức đa số dựavào kinh nghiệm và chưa được đào tạo vềnghiệp vụ tuyển dụng công chức.

———————————————Tài liệu tham khảo:1. ThS. Thạch Thọ Mộc, Tiếp tục đổi

mới công tác tuyển dụng và đánh giá độingũ công chức ở nước ta hiện nay, Trangthông tin điện tử Viện Khoa học tổ chức nhànước,

2. Nguyễn Thị Hồng Hải, Một số vấn đềvề đổi mới tuyển dụng công chức ở ViệtNam, Tạp chí Quản lý nhà nước, 2017.

3. Trương Hải Long, Vụ trưởng VụCông chức - Viên chức (Bộ Nội vụ), Đổi mớicông tác tuyển dụng phù hợp với thực tiễn,Báo Hà Nội mới, ngày 24/02/2019.

7 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 10: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 8

Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa, cụ thể là Chính phủ Nhân dânTrung ương, là cơ quan hành pháp cao nhấtcủa quyền lực Nhà nước, cũng như cơ quanhành chính Nhà nước cao nhất. Quốc vụviện gồm có một Thủ tướng, các Phó thủtướng, các ủy viên Quốc vụ viện, các bộtrưởng phụ trách các bộ và ủy ban, Tổngkiểm toán và Tổng thư ký. Thủ tướng củaQuốc vụ viện được đề cử bởi Chủ tịch nước,được bầu bởi Đại hội Đại biểu Nhân dânToàn quốc (NPC), và được Chủ tịch nước bổnhiệm và bãi nhiệm. Các thành viên kháccủa Quốc vụ viện được đề cử bởi Chủ tịchnước, được bầu bởi NPC hoặc Ủy banThường vụ và được Chủ tịch nước bổ nhiệmvà bãi nhiệm. Quốc vụ viện có nhiệm kỳ là05 năm và những người đương nhiệm khôngthể được bổ nhiệm lại sau hai nhiệm kỳ liêntiếp.

Quốc vụ viện tuân theo sự chỉ đạo củaChủ tịch nước, các Bộ và Ủy ban khác nhauthuộc Quốc vụ viện tuân theo sự chỉ đạo củacác Bộ trưởng. Trong việc thực hiện các vấnđề đối ngoại, các Ủy viên Quốc vụ viện cóthể thay mặt Thủ tướng chỉ đạo những việcquan trọng sau khi được Thủ tướng ủyquyền. Tổng kiểm toán viên là người đứngđầu Cơ quan Kiểm toán Nhà nước, phụtrách việc kiểm toán và giám sát tài chínhNhà nước. Tổng thư ký, dưới quyền Thủtướng, chịu trách nhiệm về công việc hàngngày của Quốc vụ viện và phụ trách vănphòng của Quốc vụ viện.

Quốc vụ viện chịu trách nhiệm thựchiện các chủ trương, chính sách của ĐảngCộng sản Trung Quốc cũng như các quyđịnh và các luật được NPC thông qua, vàgiải quyết các vấn đề như chính trị nội bộ,ngoại giao, quốc phòng, tài chính, kinh tế,văn hóa và giáo dục của Trung Quốc.

Theo Hiến pháp hiện hành, Quốc vụviện thực hiện quyền lực của pháp luật hànhchính, quyền đệ trình các đề xuất, quyền

lãnh đạo hành chính, quyền quản lý kinh tế,quyền quản lý ngoại giao, quyền quản trị xãhội và các quyền khác được giao bởi NPCvà Ủy ban thường vụ.

1. Cơ cấu tổ chức của Quốc vụ việnCác bộ và ủy ban thuộc Quốc vụ viện:1.1. Bộ Ngoại giaoChức năng chính là điều hành các vấn

đề đối ngoại, bao gồm ban hành các chínhsách và quyết định liên quan đến đối ngoại;ban hành các văn bản và tuyên bố ngoạigiao; tiến hành đàm phán ngoại giao; ký kếtcác hiệp ước và thỏa thuận; tham gia cáccuộc họp, hoạt động quốc tế và liên chínhphủ của Liên hợp quốc và các tổ chức quốctế khác; giám sát việc thành lập đại sứ quán,tổng lãnh sự quán và các cơ quan đại diệnkhác ở nước ngoài; điều hành cán bộ đồn trúở nước ngoài; hướng dẫn, tổ chức và điềuphối các hoạt động ngoại giao của các cơquan đối ngoại của các Bộ, cơ quan củaQuốc vụ viện cũng như của các tỉnh, khu tựtrị và đô thị trực thuộc Trung ương; đào tạovà điều hành của các nhân viên ngoại giao.

1.2. Bộ Quốc phòngChức năng chính là phụ trách xây dựng

lực lượng vũ trang quốc gia bao gồm: cơ cấuvà thành lập lực lượng vũ trang; công tácnghĩa vụ quân sự; vũ khí; giáo dục và đàotạo quân nhân; nghiên cứu khoa học choquốc phòng, hệ thống xếp hạng, xây dựngcủa lực lượng dự bị quốc phòng; giáo dục vềquốc phòng.

1.3. Ủy ban cải cách và phát triển quốcgia

Là một bộ phận kiểm soát vĩ mô củaQuốc vụ viện, có các chức năng chính sau:

(1) Tổ chức và thực hiện các chiến lượcphát triển kinh tế và xã hội quốc gia, các kếhoạch dài hạn và trung hạn và hàng năm;

(2) Nghiên cứu và phân tích các xuhướng và phát triển kinh tế trong nước và

Nghiên cứu - Trao đổiVÀI NÉT VỀ CƠ CẤU QUỐC VỤ VIỆN CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

ThS. Nguyễn Thị Huế - Chuyên viên, Phòng Quản lý khoa học Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Page 11: Chịu trách nhiệm xuất bản

quốc tế, đưa ra các dự báo kinh tế vĩ mô;nghiên cứu các vấn đề quan trọng liên quanđến an ninh kinh tế quốc gia, đưa ra các đềxuất chính sách kiểm soát vĩ mô, điều phốiphát triển kinh tế và xã hội toàn diện; chịutrách nhiệm điều tiết và điều chỉnh các hoạtđộng kinh tế thông thường và giải quyết cácvấn đề lớn trong hoạt động kinh tế;

(3) Tổng hợp và phân tích các tìnhhuống tài chính tiền tệ, tham gia xây dựngcác chính sách tài chính và tiền tệ, xây dựngvà tổ chức thực hiện các chính sách côngnghiệp và giá cả; phân tích toàn diện về hiệuquả và kết quả trong việc thực hiện cácchính sách tài chính, tiền tệ, công nghiệp vàgiá cả; giám sát và kiểm tra việc thực hiệncác chính sách công nghiệp và giá cả; rút ravà điều chỉnh giá của một nhóm thiểu số cácmặt hàng quan trọng được kiểm soát bởi nhànước và các tiêu chuẩn thu phí quan trọng;chịu trách nhiệm kiểm soát tổng số tiền vàtối ưu hóa cơ cấu cũng như giám sát cáckhoản nợ nước ngoài và duy trì cán cânthanh toán quốc tế;

(4) Nghiên cứu các vấn đề lớn trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa ra thếgiới bên ngoài, tổ chức xây dựng kế hoạchchuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, điềuphối kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởcác khu vực cụ thể; đưa ra các đề xuất để cảithiện hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa và thúc đẩy phát triển thông qua cảicách và mở cửa, cung cấp hướng dẫn vàthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổngthể;

(5) Đề xuất quy mô tổng thể đầu tư vàotài sản cố định, lập kế hoạch cho các dự ántrọng điểm và bố trí lực lượng sản xuất; thuxếp tài trợ tài chính nhà nước cho xây dựng,hướng dẫn và giám sát các khoản vay nướcngoài để xây dựng và định hướng cho vaytheo hướng dẫn chính sách; hướng dẫn địnhhướng đầu tư vốn tư nhân vào tài sản cốđịnh; đưa ra chiến lược, mục tiêu và chínhsách để cân bằng và tối ưu hóa vốn đầu tưnước ngoài và đầu tư nước ngoài; sắp xếpcho các dự án xây dựng với sự chiếm dụngcủa nhà nước và các dự án xây dựng chính,các dự án đầu tư nước ngoài quan trọng, cácdự án phát triển nguồn lực ở nước ngoài vàcác dự án đầu tư tiền tệ lớn; tổ chức và quảnlý công việc của thanh tra viên đặc biệt chocác dự án trọng điểm;

(6) Thúc đẩy điều chỉnh chiến lược vànâng cấp cơ cấu công nghiệp; đưa ra cácchiến lược và kế hoạch phát triển cho cácngành kinh tế quốc gia quan trọng; nghiêncứu và điều phối các vấn đề lớn trong nôngnghiệp và phát triển kinh tế xã hội nôngthôn, điều phối các chính sách và quy hoạchđặc biệt ở nông thôn; hướng dẫn phát triểncông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa vàphát triển công nghệ thông tin; xây dựng cácquy định công nghiệp, hướng dẫn xây dựngcác quy tắc và quy định công nghệ côngnghiệp cũng như các tiêu chuẩn côngnghiệp; lập kế hoạch phát triển năng lượngcho dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than và nănglượng; thúc đẩy phát triển công nghệ cao,thực hiện tiến bộ công nghệ và cung cấphướng dẫn vĩ mô về hiện đại hóa côngnghiệp; hướng dẫn tiêu hóa các công nghệchính và bộ thiết bị hoàn chỉnh được giớithiệu;

(7) Nghiên cứu và phân tích sự pháttriển của kinh tế khu vực và đô thị hóa, đềxuất phối hợp phát triển kinh tế khu vực vàhoạch định chiến lược phát triển khu vựcphía tây, đưa ra các chiến lược, chính sáchvà biện pháp chính cho phát triển đô thị hóa;chịu trách nhiệm điều phối hợp tác kinh tếkhu vực và hướng dẫn hợp tác kinh tế khuvực;

(8) Nghiên cứu và phân tích các tìnhhuống thị trường trong nước và quốc tế,chịu trách nhiệm về tổng số dư và kiểm soátvĩ mô của các mặt hàng chính; lập kế hoạchxuất nhập khẩu cho các sản phẩm nôngnghiệp, sản phẩm công nghiệp và nguyênliệu chính, giám sát việc thực hiện các kếhoạch đó; quản lý dự trữ quốc gia cácnguyên liệu và hàng hóa chính như ngũ cốc,bông, đường, dầu mỏ và thuốc và đưa ra cácchiến lược và kế hoạch phát triển hậu cầnhiện đại;

(9) Duy trì sự phối hợp và cân bằnggiữa các hiểu biết xã hội về dân số và kếhoạch hóa gia đình, khoa học và công nghệ,giáo dục, văn hóa và y tế và quốc phòng mộtmặt và phát triển kinh tế quốc gia; đưa racác chính sách để phát triển và thúc đẩy lẫnnhau của nền kinh tế và các chủ trương xãhội và điều phối các vấn đề lớn trong việcphát triển các hiểu biết xã hội;

(10) Thúc đẩy các chiến lược phát triển

9 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 12: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 10

bền vững, nghiên cứu và vạch ra kế hoạchbảo tồn và sử dụng toàn diện tài nguyên,tham gia lập kế hoạch xây dựng sinh thái,điều phối các vấn đề lớn trong xây dựngsinh thái và bảo tồn và sử dụng toàn diện tàinguyên; tổ chức và điều phối công việc củacác ngành công nghiệp môi trường;

(11) Nghiên cứu tình hình sở hữu kinhtế, đưa ra các đề xuất để tối ưu hóa cơ cấusở hữu và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, thúcđẩy cạnh tranh công bằng và phát triểnchung của các doanh nghiệp thuộc các loạihình sở hữu khác nhau; nghiên cứu và đưara các chính sách và biện pháp thúc đẩy cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực phinhà nước của nền kinh tế, tăng cường hướngdẫn vĩ mô và điều phối các vấn đề phát triểnlớn;

(12) Nghiên cứu và đưa ra các chínhsách thúc đẩy việc làm, điều chỉnh phânphối thu nhập, cải thiện an sinh xã hội vàđiều phối phát triển kinh tế, điều phối cácvấn đề lớn trong việc làm và chứng khoánxã hội;

(13) Dự thảo luật và xây dựng các quyđịnh liên quan đến phát triển kinh tế xã hộiquốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mởcửa ra thế giới bên ngoài và tham gia soạnthảo và thực hiện các luật và quy định liênquan; và

(14) Thực hiện các công việc khác đượcủy quyền bởi Quốc vụ viện.

Nó cũng giám sát Cơ quan Quản lý HạtNhà nước và Cơ quan Độc quyền Thuốc láNhà nước.

1.4. Bộ Nội vụBộ Nội vụ Cộng hòa Nhân dân Trung

Quốc chịu trách nhiệm về các vấn đề hànhchính xã hội thuộc Quốc vụ viện. Nhiệm vụchính gồm: Xây dựng kế hoạch và chínhsách phát triển cho các vấn đề dân sự; Quảnlý đăng ký và giám sát các nhóm xã hội, quỹvà các đơn vị phi doanh nghiệp tư nhân;Xây dựng các chính sách ứng phó thảm họa;Tổ chức và phối hợp nỗ lực cứu trợ; Chuẩnbị các kế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn trợgiúp xã hội; Trợ cấp cho cư dân thành thị vànông thôn, hỗ trợ y tế và tạm thời; Xây dựngkế hoạch, chính sách và tiêu chuẩn pháttriển phúc lợi xã hội; Cải cách các chínhsách liên quan đến hôn nhân, chôn cất và

tang lễ.1.5. Bộ Giáo dụcPhụ trách các chủ trương giáo dục và

những hoạt động liên quan đến ngôn ngữ.Chức năng chính của nó là: nghiên cứu vàsoạn thảo các chính sách và hướng dẫn chocông tác giáo dục; soạn thảo luật và các quyđịnh liên quan đến giáo dục; đưa ra cácchiến lược cải cách và phát triển giáo dục vàkế hoạch quốc gia để phát triển giáo dục;xây dựng chính sách cải cách hệ thống giáodục và các vấn đề về cơ cấu và tốc độ pháttriển giáo dục; hướng dẫn và phối hợp thựchiện các chính sách.

1.6. Bộ Khoa học và Công nghệChức năng chính là nghiên cứu và đề

xuất chiến lược vĩ mô cho phát triển khoahọc và công nghệ, chính sách, hướng dẫn vàquy định để thúc đẩy phát triển kinh tế và xãhội với khoa học và công nghệ; nghiên cứucác vấn đề chính thúc đẩy phát triển kinh tếvà xã hội với khoa học và công nghệ; nghiêncứu và xây dựng các kế hoạch lớn và cáclĩnh vực ưu tiên phát triển khoa học và côngnghệ; thúc đẩy hệ thống sáng tạo khoa họcvà công nghệ quốc gia và nâng cao khả năngsáng tạo; tổng hợp các kế hoạch dài hạn vàtrung hạn quốc gia và kế hoạch hàng năm đểphát triển khoa học và công nghệ; nghiêncứu và đề xuất chính sách, hướng dẫn vàbiện pháp cải cách hệ thống khoa học vàcông nghệ; thúc đẩy thiết lập các cơ chếsáng tạo khoa học phù hợp với nền kinh tếthị trường xã hội chủ nghĩa và các quy tắcphát triển của khoa học và công nghệ.

1.7. Ủy ban Dân tộcChức năng chính là thực hiện các chính

sách và hướng dẫn của nhà nước về công tácdân tộc thiểu số; nghiên cứu và đưa ra cácchính sách, hướng dẫn và chiến lược pháttriển liên quan đến các dân tộc thiểu số; xâydựng các quy định và quy tắc về quản lý cácvấn đề dân tộc thiểu số; cải thiện hệ thốngpháp luật liên quan đến tất cả các nhóm dântộc; tổ chức và tiến hành điều tra về các vấnđề lớn liên quan đến lý luận, chính sách đốivới dân tộc thiểu số; thực hiện công khai,giáo dục và giám sát việc thực hiện cácchính sách, luật pháp và những quy định vềdân tộc thiểu số; giám sát việc thực hiện vàcải thiện hệ thống tự trị dân tộc ở các khuvực nơi quyền tự chủ đó được thực thi và

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 13: Chịu trách nhiệm xuất bản

giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích của cácdân tộc thiểu số; nghiên cứu và xây dựngcác nguyên tắc và phương pháp để điều phốimối quan hệ giữa các dân tộc, thúc đẩy bìnhđẳng, đoàn kết và hợp tác lẫn nhau giữa cácnhóm dân tộc khác nhau; bảo vệ sự ổn địnhxã hội và sự toàn vẹn nhà nước.

1.8. Bộ Công anPhụ trách an ninh công cộng đất nước.

Trách nhiệm của các cơ quan an ninh côngcộng ở Trung Quốc bao gồm: Ngăn chặn vàđiều tra các hoạt động tội phạm; Chống lạicác hoạt động khủng bố; Duy trì sự ổn địnhvà trật tự; Quản lý vận chuyển, chữa cháy vàcác đối tượng nguy hiểm; Quản lý hộ khẩu,thẻ căn cước, quốc tịch cũng như nhập cảnh,tình trạng xuất cảnh của người Trung Quốcvà người nước ngoài; Duy trì an ninh biêngiới; Bảo vệ người, địa điểm và cơ sở theochỉ định của nhà nước; Quản lý các cuộc tụhọp, diễu hành và biểu tình; Giám sát mạngthông tin công cộng; Giám sát an ninh liênquan đến các tổ chức nhà nước, tổ chức xãhội, doanh nghiệp, tổ chức và các côngtrường xây dựng lớn; Hướng dẫn các tổchức an ninh cộng đồng.

1.9. Bộ An ninh Nhà nướcChịu trách nhiệm bảo vệ an ninh nhà

nước, Bộ có trách nhiệm chính sau: thựchiện công tác chống gián điệp, phòng ngừa,kiểm tra và chống lại các hoạt động tộiphạm bất hợp pháp gây nguy hiểm cho anninh và lợi ích nhà nước của Trung Quốctheo luật pháp; bảo vệ an ninh nhà nước,duy trì xã hội và ổn định chính trị; bảo đảmxây dựng xã hội chủ nghĩa, công khai vàgiáo dục công dân Trung Quốc trung thànhvới quê hương; duy trì bí mật quốc gia, anninh và lợi ích nhà nước.

1.10. Bộ giám sátĐây là một cơ quan nhà nước chịu trách

nhiệm thực thi và giám sát pháp luật. Tráchnhiệm chính của nó bao gồm: thực hiện sựlãnh đạo thống nhất trong công tác giám sáthành chính; nghiên cứu hệ thống giám sáthành chính (các nghị định, thông tư hướngdẫn) và tổ chức, giám sát việc thực hiệnchúng; kiểm tra các vấn đề việc tuân thủ vàthực thi các luật, quy định và quyết định củanhà nước do Quốc vụ viện ban hành trongphạm vi thẩm quyền của mình; điều tra cácvấn đề có tính chất phổ quát, thường xuyên

và báo cáo với Quốc vụ viện; điều tra, xử lývà cáo buộc về trường hợp cán bộ, ngườigiám sát vi phạm kỷ luật hành chính; xử lýkháng cáo trong trường hợp người giám sátbị khiếu nại hình phạt kỷ luật; quyết định bổnhiệm và bãi nhiệm các công chức làm việctại các sở khác nhau của bộ; phê chuẩn việcbổ nhiệm và bãi nhiệm các công chức do cáccơ quan giám sát hành chính cấp tỉnh đềxuất; tổ chức và hướng dẫn đào tạo chuyênmôn cho nhân viên trong các bộ phận giámsát hành chính của đất nước.

1.11. Bộ Tư phápBộ Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện

các nguyên tắc, chính sách và các quyếtđịnh của Trung ương Đảng để quản lý toàndiện đất nước theo pháp luật, duy trì và củngcố sự lãnh đạo tập trung và thống nhất củađảng đối với toàn bộ pháp luật trong quátrình thực thi nhiệm vụ. Các trách nhiệmchính là:

(1) Thực hiện nghiên cứu chính sách vềcác vấn đề lớn liên quan đến quản lý toàndiện đất nước theo luật, phối hợp các bênliên quan đề xuất các quy hoạch dài hạn vàtoàn diện cho pháp luật và chịu trách nhiệmtriển khai thanh tra cho việc ra quyết địnhchính.

(2) Trách nhiệm đối với công tác lập kếhoạch và lập pháp tổng thể. Chịu tráchnhiệm dự thảo luật pháp và các quy định đểxây dựng các đề xuất dự án.

(3) Chịu trách nhiệm soạn thảo hoặc tổchức soạn thảo các luật và quy định hànhchính liên quan. Chịu trách nhiệm điều phốilập pháp.

(4) Thực hiện việc giải thích các quyđịnh hành chính và đánh giá sau lậppháp. Chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ củapháp luật và quy định địa phương. Tổ chứcchỉnh sửa các quy định.

(5) Trách nhiệm điều phối và thúc đẩyviệc xây dựng một chính phủ theo luậtpháp. Để thực hiện công việc nộp đơn xinxem xét lại phán quyết hành chính của Quốcvụ viện. Hướng dẫn và giám sát việc thẩmđịnh lại và phản hồi hành chính trên toànquốc; chịu trách nhiệm xem xét lại hànhchính và trả lời việc xử lý các vụ kiện tụng.

(6) Trách nhiệm đối với việc lập kếhoạch và xây dựng tổng thể của một xã hội

11 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 14: Chịu trách nhiệm xuất bản

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 12

được cai trị bởi pháp luật. Chịu trách nhiệmxây dựng kế hoạch công khai và giáo dụccủa nhà nước pháp quyền, tổ chức thực hiệncông tác pháp lý công khai và tổ chức thúcđẩy nhà nước pháp quyền. Thúc đẩy sựtham gia của mọi người và thúc đẩy nhànước pháp quyền. Hướng dẫn quản trị pháplý và tạo ra các quy tắc của phápluật. Hướng dẫn quản trị dựa trên pháp luậtvà xây dựng quy định pháp luật; tiến hànhlựa chọn, bổ nhiệm và quản lý bồi thẩmnhân dân và giám sát viên nhân dân; và thúcđẩy xây dựng văn phòng tư pháp.

(7) Chịu trách nhiệm quản lý các nhà tùtrong cả nước, giám sát và quản lý việc thihành hình phạt và chuyển đổi tộiphạm. Hướng dẫn và quản lý việc điềuchỉnh các hành vi của cộng đồng. Hướngdẫn thả tù nhân để giúp dạy công tác tái địnhcư.

(8) Chịu trách nhiệm quản lý các địađiểm phục hồi ma túy hành chính tư pháp.

(9) Chịu trách nhiệm xây dựng kếhoạch xây dựng hệ thống dịch vụ pháp lýcông cộng và hướng dẫn thực hiện, đồngthời điều phối và sắp xếp các nguồn lực dịchvụ pháp lý đô thị và khu vực. Hướng dẫn,giám sát luật sư, trợ giúp pháp lý, nhận dạngpháp y, công chứng, trọng tài và quản lýdịch vụ pháp lý cơ sở. Luật sư phụ tráchHồng Kông và Macao được ủy thác và quảnlý bởi công chứng viên.

(10) Chịu trách nhiệm tổ chức và thựchiện kiểm tra trình độ chuyên môn pháp lýquốc gia thống nhất.

(11) Chịu trách nhiệm về sự hợp tácquốc gia trong nhà nước pháp quyền. Thựchiện nghĩa vụ của các cơ quan đối ngoại (cơquan trung ương) được xác định bởi hiệpước tương trợ quốc tế và tham gia đàm pháncác hiệp ước hỗ trợ pháp lý quốc tế có liênquan. Để thực hiện đánh giá pháp lý cácđiều ước quốc tế được ký kết hoặc tham giabởi Trung Quốc đệ trình để Quốc vụ việnxem xét. Tổ chức xây dựng sự thống trị củapháp luật và trao đổi nước ngoài. Để thựchiện các vấn đề pháp lý liên quan đến HồngKông, Macao và Đài Loan.

(12) Chịu trách nhiệm quản lý vũ khí,đạn dược, quần áo và xe cảnh sát trong hệthống này, đồng thời hướng dẫn và giám sáttài chính, thiết bị, phương tiện và địa điểm

của hệ thống.(13) Lập kế hoạch, điều phối và hướng

dẫn các công việc liên quan đến việc xâydựng đội ngũ cán bộ luật tài năng, đồng thờihướng dẫn và giám sát việc xây dựng độingũ hệ thống. Chịu trách nhiệm quản lýcảnh sát và công tác giám sát của hệ thốngnày. Hỗ trợ các tỉnh, khu tự trị, và các đô thịtrực thuộc chính quyền trung ương để quảnlý các cán bộ lãnh đạo của Bộ Tư pháp(Cục).

(14) Hoàn thành các nhiệm vụ khác doBan Chấp hành Trung ương Đảng và Quốcvụ viện giao.

1.12. Bộ Tài chínhLà một cơ quan kiểm soát và điều tiết vĩ

mô phụ trách chi tiêu và thu nhập tài chính,chính sách tài chính, thuế và các hoạt độngcơ bản liên quan đến vốn nhà nước, Bộ chịutrách nhiệm chính sau đây: xây dựng vàthực hiện các chiến lược phát triển tài chính,thuế, các chính sách, hướng dẫn, kế hoạchdài hạn và trung hạn và các chính sách liênquan khác; tham gia đề xuất các chính sáchkinh tế vĩ mô khác nhau, đưa ra các đề xuấtsử dụng chính sách tài chính và thuế để thựchiện kiểm soát vĩ mô và cân bằng ổn định tàisản xã hội; xây dựng và thực hiện các chínhsách phân cấp, phân quyền giữa chínhquyền trung ương và địa phương và giữanhà nước với doanh nghiệp; dự thảo luật vàcác quy định liên quan đến tài chính, quản lývốn và kế toán nhà nước, xây dựng và thựchiện các quy định đó; tổ chức đàm phánquốc tế và soạn thảo các thỏa thuận liênquan đến tài chính và các khoản nợ liênquan đến nước ngoài; dự thảo ngân sáchtrung ương hàng năm, thực hiện báo cáoviệc thực hiện ngân sách trung ương và địaphương hàng năm cho Đại hội Đại biểuNhân dân Toàn quốc và Ủy ban thường vụQuốc hội nhân dân do Quốc vụ viện ủy thác;quản lý các khoản thu của tài chính trungương, vốn ngoài ngân sách trung ương vàcác tài khoản tài chính đặc biệt, quản lý cácquỹ của chính phủ; đề xuất kế hoạch lậppháp về thuế, sắp xếp và hoàn thiện kếhoạch thu thuế tài chính và thuế theo ngânsách nhà nước, đưa ra các đề xuất về tănghoặc giảm thuế, điều chỉnh lại các khoản vàmức thuế, giảm và miễn thuế và miễn trừ cóảnh hưởng lớn đến tài chính trung ương;

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 15: Chịu trách nhiệm xuất bản

tham gia đàm phán về thuế liên quan đếnnước ngoài và thuế quan quốc tế, ký kết cácdự thảo về thỏa thuận thuế liên quan đếnnước ngoài, dự thảo mô hình thỏa thuậnthuế quốc tế và quản lý công việc thườngxuyên của Ủy ban điều chỉnh thuế quan củaQuốc vụ viện ; quản lý chi tiêu công của tàichính trung ương, soạn thảo và thực hiệncác chính sách liên quan đến mua sắm củachính phủ, quản lý ngoại hối phi thương mạicủa các cơ quan hành chính, các tổ chứcchính phủ, các tổ chức xã hội trong ngânsách tài chính và cân đối quốc tế trong ngânsách tài chính; xây dựng và thực hiện cácchính sách, hướng dẫn, kế hoạch cải cách,quy tắc, quy định và phương pháp quản lývốn nhà nước; tổ chức thực hiện kiểm kê tàisản và nợ của doanh nghiệp nhà nước, đăngký quyền sở hữu và quyền về vốn và tài sản;chịu trách nhiệm thống kê và phân tích vốnnhà nước, hướng dẫn thẩm định tài sản; xâydựng và thực hiện các chính sách, hướngdẫn, quy tắc và quy định của chính phủ vàphương pháp quản lý nợ trong nước, lập kếhoạch phát hành trái phiếu kho bạc cũngnhư xây dựng chính sách, hướng dẫn củachính phủ, các quy tắc, quy định và phươngpháp quản lý nợ nước ngoài; giám sát việcthực hiện các chính sách, hướng dẫn, luậtpháp và các quy định về tài chính và thuế;kiểm tra và báo cáo về các vấn đề quantrọng trong quản lý chi tiêu và doanh thu tàichính và đưa ra các đề xuất chính sách vềtăng cường quản lý tài chính.

1.13. Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn- Đô thị

Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn - Đôthị của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốcđược thành lập năm 2008 với tư cách là mộtbộ thuộc Quốc vụ viện, chịu trách nhiệmquản lý các dự án xây dựng tại Trung Quốc.

Chức năng chính của Bộ là: Hướng dẫnquy hoạch và xây dựng nông thôn, thành thịở Trung Quốc; Xây dựng tiêu chuẩn quốcgia về xây dựng; Hướng dẫn hoạt động xâydựng và điều tiết thị trường xây dựng tạiTrung Quốc; Quản lý nhà ở và ngành bấtđộng sản.

1.14. Bộ Nhân lực và An sinh xã hộiBộ Nhân lực và An sinh xã hội

(MOHRSS) của Cộng hòa Nhân dân TrungQuốc là một bộ thuộc Quốc vụ viện, chịu

trách nhiệm về các tiêu chuẩn, quy địnhchính sách lao động quốc gia và quản lý hệthống an sinh xã hội quốc gia. Do đó, nóchịu trách nhiệm quản lý lực lượng laođộng, quan hệ lao động, quản lý bảo hiểm xãhội và xây dựng lao động hợp pháp. Nhânviên của nó được coi là công chức.

Bộ này được thành lập vào năm 2008bằng cách sáp nhập Bộ Nhân sự và Bộ Laođộng và An sinh Xã hội, sau một quyết địnhđược công bố tại Đại hội Nhân dân Quốcgia.

MOHRSS chịu trách nhiệm quản lý thịtrường việc làm tại Trung Quốc và cùng vớicác cơ quan chính phủ khác cung cấp hỗ trợcho các ngành công nghiệp và doanh nghiệpthâm dụng lao động với mục đích tạo ranhiều cơ hội việc làm.

1.15. Bộ Đất đai và Tài nguyênChịu trách nhiệm điều tra, lập kế hoạch,

quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các tàinguyên thiên nhiên như đất, trữ lượngkhoáng sản và tài nguyên biển với tráchnhiệm như dự thảo luật hoặc xây dựng, banhành các quy định quản lý tài nguyên thiênnhiên như đất, khoáng sản và tài nguyênbiển; nghiên cứu và xây dựng chính sáchquản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyênthiên nhiên; xây dựng các tiêu chuẩn kỹthuật, quy định, thông số kỹ thuật vàphương pháp quản lý tài nguyên đó; biênsoạn và thực hiện kế hoạch tổng thể quốcgia và các kế hoạch đặc biệt khác cho việcsử dụng đất; giám sát các bộ phận hànhchính tài nguyên đất ở các cấp khác nhautrong việc thực thi pháp luật và thực hiệncác kế hoạch về tài nguyên đất, khoáng sảnvà biển; bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của chủ sở hữu và người sử dụng tàinguyên đất, khoáng sản và biển theo quyđịnh của pháp luật. Nó cũng quản lý CụcQuản lý Đại dương và Khảo sát và Bản đồ.

1.16. Bộ Bảo vệ môi trườngBộ có nhiệm vụ xây dựng chính sách,

hướng dẫn và quy định của nhà nước về bảovệ môi trường; xây dựng các quy định hànhchính, thẩm định tác động đến môi trườngbởi các chính sách kinh tế và công nghệquan trọng theo ủy thác của Quốc vụ viện;xây dựng các kế hoạch phát triển quốc giavề bảo vệ môi trường, đề xuất và giám sátviệc thực hiện các kế hoạch phòng ngừa, xử

13 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi

Page 16: Chịu trách nhiệm xuất bản

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 14

lý ô nhiễm chính, bảo vệ sinh thái ở các khuvực trọng điểm và dọc theo sông hồ theo chỉđịnh của nhà nước; soạn thảo quy định phânchia chức năng bảo vệ môi trường; điều tracác vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vàcác vụ phá hủy sinh thái, phối hợp tranhchấp ô nhiễm liên tỉnh, chịu trách nhiệmgiám sát môi trường và kiểm tra hành chínhđể bảo vệ môi trường, thực hiện các hoạtđộng thanh tra và thực thi pháp luật trêntoàn quốc về bảo vệ môi trường.

1.17. Bộ Giao thông vận tảiChịu trách nhiệm vận chuyển đường

bộ, đường thủy và đường hàng không. Có10 bộ phận chức năng thuộc Bộ Giao thôngvận tải, với mục đích thiết lập một hệ thốnggiao thông thuận tiện, thông suốt, hiệu quả,an toàn và tích hợp.

Nhiệm vụ chính của nó là: Xây dựng vàthực hiện các kế hoạch, chính sách và tiêuchuẩn phát triển của các ngành vận tảiđường bộ, đường thủy và đường hàngkhông; Lập kế hoạch và điều phối các côngviệc liên quan đến hệ thống giao thông tíchhợp; Thúc đẩy kết nối các phương thức vậntải khác nhau; Tối ưu hóa bố trí giao thông.

1.18. Bộ Công nghiệp và Công nghệthông tin

Là Bộ phụ trách sản xuất các sản phẩmđiện tử và thông tin, công nghiệp viễn thôngvà công nghiệp phần mềm, thúc đẩy thôngtin trong nền kinh tế quốc gia và các dịch vụxã hội trong nước. Bộ chịu trách nhiệmchính như nghiên cứu và xây dựng chiếnlược phát triển, chính sách, hướng dẫn vàlập kế hoạch tổng thể của ngành thông tinquốc gia, thúc đẩy phát triển thông tin trongnền kinh tế và dịch vụ xã hội quốc gia, dựthảo luật và chuẩn bị quy định, ban hành cácquy định hành chính về ngành sản xuất sảnphẩm thông tin và điện tử, công nghiệp viễnthông và công nghiệp phần mềm; chịu tráchnhiệm thực thi pháp luật hành chính và giámsát thực thi pháp luật; nghiên cứu và xâydựng kế hoạch phát triển thông tin trong nềnkinh tế quốc dân, hỗ trợ các doanh nghiệpcông nghiệp và các tổ chức thúc đẩy các dựán phát triển thông tin quốc gia quan trọng.Nó cũng giám sát Bưu điện Nhà nước.

1.19. Bộ Tài nguyên nướcLà một chi nhánh của Quốc vụ viện phụ

trách quản lý nước, Bộ có nhiệm vụ xâydựng chính sách, quy định, chiến lược pháttriển, kế hoạch bảo tồn nước dài hạn vàtrung hạn; dự thảo luật liên quan, quy địnhvà giám sát việc thực hiện; thực hiện quản lýthống nhất nguồn nước.

1.20. Bộ Nông nghiệpĐây là một văn phòng của Quốc vụ

viện phụ trách khu vực nông thôn và pháttriển kinh tế nông thôn. Trách nhiệm chínhcủa nó là nghiên cứu và xây dựng chiến lượcphát triển, kế hoạch phát triển dài hạn vàtrung hạn cho nông nghiệp, kinh tế nôngthôn và tổ chức thực hiện các chiến lược, kếhoạch đó; nghiên cứu và đưa ra các chínhsách công nghiệp cho nông nghiệp, đảmnhiệm việc soạn thảo các dự thảo luật và cácquy định nông nghiệp; nghiên cứu và đềxuất ý kiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn; đại diện cho nhà nước thực hiện cácquyền kiểm tra, quản lý ngành thủy sản,giám sát và quản lý các cảng cá; dự thảo luậtvà các quy định về phòng chống và kiểm tradịch bệnh động vật và thực vật, tổ chức vàgiám sát công tác phòng chống dịch bệnhcủa động vật dưới nước; thực hiện các vấnđề liên chính phủ liên quan đến nôngnghiệp; tổ chức trao đổi, hợp tác kinh tế vàcông nghệ quốc tế; thực hiện công việcthường xuyên về giảm nghèo.

1.21. Bộ Thương mạiPhụ trách thương mại trong nước và

quốc tế và hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ cótrách nhiệm chính là nghiên cứu và xâydựng các chính sách, quy định để chuẩn hóahoạt động thị trường và trật tự lưu thông;thúc đẩy thiết lập và cải thiện hệ thống thịtrường; cải cách lưu thông hệ thống; giámsát, phân tích hoạt động thị trường và tìnhhình cung cầu hàng hóa; tiến hành hoạtđộng kinh tế quốc tế, phối hợp xử lý các vấnđề chống phá giá, đầu cơ và điều tra các táchại mà các hành vi đó đã mang lại cho cácngành công nghiệp.

1.22. Bộ Văn hóaTrách nhiệm chính là nghiên cứu và xây

dựng các chính sách, hướng dẫn và quy địnhvề văn hóa nghệ thuật và giám sát việc thựchiện; nghiên cứu và xây dựng các chiếnlược, kế hoạch phát triển văn hóa; hướngdẫn cải cách hệ thống văn hóa; phụ trách cácchủ trương văn học và nghệ thuật; hướng

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 17: Chịu trách nhiệm xuất bản

dẫn sáng tạo nghệ thuật và sản xuất; hỗ trợcho các hình thức nghệ thuật đại diện, trìnhdiễn và thử nghiệm; phụ trách quản lý tổngthể các hoạt động văn hóa lớn của quốc gia;lập kế hoạch và hướng dẫn xây dựng các cơsở văn hóa quốc gia quan trọng; chịu tráchnhiệm chung trong việc điều hành thị trườngvăn hóa, xây dựng kế hoạch phát triển chothị trường văn hóa; quản lý thư viện và giámsát Văn phòng Di tích Văn hóa Nhà nước.

1.23. Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Giađình

Trách nhiệm chính là nghiên cứu, soạnthảo và xây dựng luật, quy định, chính sáchvà các thông tư hướng dẫn về công tác y tế,các quy định, chính sách liên quan đến kếhoạch hóa dân số và gia đình, hỗ trợ các bộphận liên quan xây dựng chính sách kinh tếvà xã hội, thúc đẩy xử lý toàn diện công tácdân số và kế hoạch hóa gia đình, nghiên cứuchiến lược phát triển dân số Trung Quốc vàđưa ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn cũngnhư hàng năm cho kế hoạch hóa gia đìnhtrong nước, phù hợp với các mục tiêu kiểmsoát dân số do Quốc vụ viện quyết định;xem xét và đưa ra kế hoạch phát triển vàmục tiêu chiến lược cho các chủ trương y tế;xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, kế hoạchtổng thể về y tế và phối hợp phân phối cácnguồn lực y tế quốc gia; xây dựng các kếhoạch dịch vụ y tế cộng đồng và tiêu chuẩndịch vụ, hướng dẫn thực hiện các kế hoạchy tế; thực hiện giáo dục y tế quốc gia, lên kếhoạch phòng ngừa và chữa các bệnh gây hạinghiêm trọng cho các nhóm người, tổ chứcphòng ngừa toàn diện và chữa các dịch bệnhnghiêm trọng; công khai kiểm dịch phòngchống các bệnh truyền nhiễm và theo dõidanh mục bệnh truyền nhiễm; nghiên cứu vàđưa ra hướng dẫn cải cách cơ cấu y tế, quyđịnh tiêu chuẩn nghề nghiệp cho nhân viêny tế, chất lượng y tế, tiêu chuẩn dịch vụ vàgiám sát việc thực hiện chúng; xem xét vàvạch ra các kế hoạch quốc gia quan trọngcho phát triển khoa học và giáo dục y tế; tổchức các dự án nghiên cứu khoa học quốcgia quan trọng về y học và y tế; chỉ đạo phổbiến và ứng dụng các thành tựu nghiên cứukhoa học y tế. Giám sát Cục Quản lý Y họcCổ truyền Trung Quốc.

1.24. Ngân hàng Nhân dân Trung QuốcPhụ trách xây dựng và thực hiện các

chính sách tiền tệ và thực hiện kiểm soát vĩmô của lĩnh vực tiền tệ. Trách nhiệm chínhcủa nó là xây dựng và thực hiện các chínhsách tiền tệ theo luật định; phát hành tráiphiếu và quản lý lưu thông của nó; kiểm tra,phê duyệt và giám sát các tổ chức tiền tệtheo quy định; giám sát và quản lý thịtrường tiền tệ; công khai các đơn đặt hàngvà quy định về quản lý và hoạt động kinhdoanh của ngành tài chính; nắm giữ, quản lývà vận hành dự trữ ngoại hối và dự trữ vàngcủa Trung Quốc; quản lý kho bạc quốc gia;duy trì hoạt động bình thường của hệ thốngthanh toán và thanh toán; chịu trách nhiệmvề thống kê, điều tra, phân tích và dự báocủa ngành tiền tệ; tiến hành kinh doanh tiềntệ khác; thực hiện các hoạt động tiền tệ quốctế liên quan trong khả năng của ngân hàngtrung ương Trung Quốc. Giám sát Cục Quảnlý Ngoại hối.

1.25. Văn phòng kiểm toán quốc giaTrách nhiệm chính của văn phòng là

xem xét và xây dựng các chính sách vàhướng dẫn kiểm toán, tham gia xây dựngcác luật và quy định liên quan đến kiểmtoán, tài chính và kinh tế, quy định các quyđịnh và quy tắc kiểm toán và giám sát việcthực hiện của họ; xử lý việc xem xét và đăngký quy chế kiểm toán địa phương, các quytắc, chỉ đạo, điều phối và giám sát hoạt độngcủa các tổ chức kiểm toán ở các cấp khácnhau; báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốcvụ viện và các phòng ban của Quốc vụ viện,đưa ra các đề xuất và cải thiện các chínhsách, quy định và biện pháp kiểm soát vĩ môcó liên quan; trực tiếp thực hiện các lĩnh vựckiểm toán theo kiểm toán của Trung Quốc;tổ chức thực hiện kiểm toán công nghiệp,kiểm toán đặc biệt và kiểm toán điều tra vềviệc thực hiện các chính sách của nhà nướcvà kiểm soát vĩ mô tài chính và kinh tế, tổchức các cơ quan kiểm toán địa phươngthực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế củacác quan chức trong nhiệm kỳ của họ, xử lýkháng cáo đối với các quyết định kiểm toáncủa các cơ quan kiểm toán; làm việc cùngvới chính quyền tỉnh để cùng lãnh đạo cáccơ quan kiểm toán cấp tỉnh, hợp tác xử lýviệc bổ nhiệm và bãi nhiệm lãnh đạo các cơquan kiểm toán cấp tỉnh, điều hành vănphòng của các kiểm toán viên đặc biệt đóngtại các khu vực khác nhau; phối hợp vớithanh tra viên đặc biệt để thực hiện giám sát,

15 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 18: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 16

kiểm toán các doanh nghiệp lớn của quốcgia và các dự án xây dựng quốc gia quantrọng theo quy định và quyết định của Quốcvụ viện; thực hiện hướng dẫn, giám sát kiểmtoán trong nước; giám sát chất lượng kinhdoanh kiểm toán của các tổ chức kiểm toánxã hội; tiến hành đào tạo đặc biệt trong lĩnhvực kiểm toán và thực hiện trao đổi quốc tếtrong lĩnh vực kiểm toán.

2. Tổ chức đặc biệt trực thuộc Quốcvụ viện:

Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhànước của Quốc vụ viện

3. Các tổ chức trực thuộc Quốc vụviện:

3.1. Tổng cục Hải quanMột cơ quan hành pháp hành chính

trong lĩnh vực hải quan, chịu trách nhiệmnghiên cứu và vạch ra các chính sách,hướng dẫn, quy định và kế hoạch phát triểncho công việc của hải quan và giám sát việcthực hiện của họ, quản lý tất cả các cơ quanhải quan trong đất nước từ trung ương đếncấp địa phương; nghiên cứu và xây dựng cácquy định và quy tắc thực hiện thu thuế, tổchức thu thuế xuất nhập khẩu và quản lý cácloại thuế khác, thực hiện các biện phápchống giảm thuế và chống trợ cấp của phápluật; thực hiện tìm kiếm hải quan và nhậntrách nhiệm thống nhất chống buôn lậu.

3.2. Cục thuế nhà nướcNó chủ yếu thực hiện các trách nhiệm

như soạn thảo luật và quy định về thu thuếvà xây dựng quy tắc thực hiện phù hợp, đưara các đề xuất về chính sách thuế và cùngvới Bộ Tài chính, xem xét, đệ trình và đưara các biện pháp thực hiện, nghiên cứu mứcđộ chung của thuế, đưa ra các đề xuất vềkiểm soát vĩ mô thông qua phương pháp thuthuế, soạn thảo và giám sát việc thực hiệncác quy định về thuế.

3.3. Cục Quản lý Báo chí, Xuất bản,Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình

Là một cơ quan hành pháp thuộc Quốcvụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.Nó trực tiếp kiểm soát các doanh nghiệp nhànước ở cấp quốc gia như Đài truyền hìnhtrung ương Trung Quốc (CCTV), Đài phátthanh quốc gia Trung Quốc, Đài phát thanhquốc tế Trung Quốc, cũng như các hãngphim và truyền hình khác và các tổ chức sự

nghiệp.3.4. Tổng cục Thể thaoCòn được gọi là Liên đoàn thể thao toàn

Trung Quốc, bao gồm 09 phòng: PhòngTổng hợp, Phòng Thể thao quần chúng,Phòng Thể thao cạnh tranh, Phòng Kinh tếthể thao, Phòng chính sách và quy định,Phòng Nhân sự, Phòng Liên lạc bên ngoài,Phòng Khoa học và giáo dục và công khaibộ phận.

3.5. Cục Thống kê Quốc giaMột văn phòng của Quốc vụ viện chịu

trách nhiệm tổng hợp số liệu thống kê vàđánh giá nền kinh tế quốc gia, chịu tráchnhiệm xây dựng các quy định cho công tácthống kê, cải cách thống kê và thực hiện kếhoạch điều tra và thống kê quốc gia, lãnhđạo, giám sát và kiểm tra công tác thống kêở các khu vực và phòng ban khác nhau,giám sát và kiểm tra việc thực hiện các luậtvà quy định thống kê.

3.6. Cục quản lý nhà nước về côngthương

Một tổ chức của Quốc vụ viện chịutrách nhiệm giám sát và quản lý và thực thipháp luật hành chính trên thị trường, nógánh vác các nhiệm vụ chính như nghiêncứu, xây dựng các chính sách, hướng dẫn vàdự thảo luật và quy định về quản lý côngnghiệp và thương mại, soạn thảo và banhành các quy định liên quan đến quản lýtrong ngành công nghiệp và thương mại;chịu trách nhiệm đăng ký các doanh nghiệpcông nghiệp và thương mại, các đơn vị, cánhân hoạt động kinh doanh, phê duyệt tên,kiểm tra, phê duyệt và cấp giấy phép kinhdoanh và giám sát hoạt động của họ; giámsát và kiểm tra cạnh tranh thị trường, đốiphó với độc quyền và các trường hợp cạnhtranh bất công khác, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của người tiêu dùng, giám sát cácnhà điều hành kinh doanh và đại lý, hợpđồng kinh tế và đăng ký cầm cố tài sản lưuđộng, giám sát đấu giá và chăm sóc đăng kýnhãn hiệu thương mại.

3.7. Cục quản lý nhà nước về an toànlao động

Cục An toàn lao động trực thuộc Quốcvụ viện và các trách nhiệm của nó bao gồm:Hướng dẫn và phối hợp kiểm tra an toàn laođộng quốc gia; Tổ chức và hướng dẫn giáo

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 19: Chịu trách nhiệm xuất bản

dục liên quan đến an toàn lao động quốc gia;Giám sát, kiểm tra huấn luyện an toàn laođộng của doanh nghiệp; Tổ chức và thựchiện trao đổi quốc tế và hợp tác liên quanđến an toàn lao động với chính phủ nướcngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phichính phủ.

3.8. Cục Lâm nghiệp nhà nướcCác nhiệm vụ như xây dựng các chính

sách và hướng dẫn chăm sóc môi trườngsinh thái rừng, bảo vệ tài nguyên rừng vàtrồng cây trong nước, dự thảo luật và quyđịnh liên quan và giám sát việc thực hiệnchúng; xây dựng chiến lược phát triển quốcgia, kế hoạch dài hạn và trung hạn chongành lâm nghiệp và thực hiện chúng.

3.9. Tổng Cục Giám sát, Kiểm tra vàKiểm dịch chất lượng

Năm 2001, theo quyết định của Quốcvụ viện, Cục giám sát chất lượng và kỹ thuậtnhà nước và Cục kiểm tra xuất nhập cảnh vàkiểm dịch đã được sáp nhập vào tổ chứcnày, chịu trách nhiệm giám sát các vấn đềliên quan đến chất lượng, đo lường, kiểm trahàng hóa xuất nhập cảnh, kiểm dịch xuấtnhập cảnh, kiểm dịch xuất nhập cảnh thựcvật và động vật và phê duyệt các giấy phépvà tiêu chuẩn liên quan.

Theo quyết định ủy quyền của Quốc vụviện, việc quản lý phê duyệt và tiêu chuẩnhóa giấy phép lần lượt được đặt với Ủy bangiám sát và phê duyệt giấy phép nhà nướcTrung Quốc (còn gọi là Cục giám sát và phêduyệt giấy phép nhà nước) và Ủy ban tiêuchuẩn hóa Trung Quốc (còn gọi là Cục Tiêuchuẩn hóa Nhà nước). Cả hai ủy ban đềuđược giám sát bởi Tổng Cục Giám sát,Kiểm tra và Kiểm dịch chất lượng.

3.10. Cục quản lý Thực phẩm và Dượcphẩm nhà nước

Một tổ chức thực thi pháp luật hànhchính của Quốc vụ viện về giám sát thựcphẩm và thuốc, chủ yếu chịu trách nhiệm vềcác nhiệm vụ như nghiên cứu, sản xuất, lưuthông, giám sát thuốc bằng các phương tiệnhành chính và kỹ thuật trong nước; thựchiện giám sát và phối hợp toàn diện để quảnlý an toàn thực phẩm, các sản phẩm tăngcường sức khỏe và mỹ phẩm, tiến hành điềutra và xử lý các tai nạn nghiêm trọng theoquy định của pháp luật.

3.11. Văn phòng Sở hữu trí tuệ nhànước

Đây là một tổ chức của Quốc vụ việnchịu trách nhiệm giám sát và điều phối cácvấn đề liên quan đến bằng sáng chế và tàisản trí tuệ liên quan đến quốc tế. Nó cũng dựthảo luật và xây dựng các quy định về sởhữu trí tuệ và giám sát việc thực thi của họ.

3.12. Tổng cục Du lịchNhiệm vụ của nó là nghiên cứu và xây

dựng các chính sách, hướng dẫn và kế hoạchphát triển ngành du lịch, xây dựng các quytắc và quy định hành chính cho ngành vàgiám sát việc thực hiện, nghiên cứu và vạchra chiến lược phát triển của thị trường dulịch quốc tế, thực hiện công khai bên ngoàicủa Trung Quốc hình ảnh du lịch tổng thể vàcác hoạt động xúc tiến bán hàng lớn, tổ chứcvà cung cấp hướng dẫn phát triển các sảnphẩm du lịch quan trọng, đưa ra hướng dẫnphát triển thị trường của các văn phòngđóng bên ngoài Trung Quốc; nuôi dưỡng vàcải thiện thị trường du lịch trong nước,nghiên cứu và xây dựng các chiến lược vàphương pháp để phát triển du lịch nội địa vàhướng dẫn thực hiện.

3.13. Cục quản lý nhà nước về các vấnđề tôn giáo

Trách nhiệm chính của nó là nghiên cứuvà đề xuất các chính sách và hướng dẫn chocác công việc liên quan đến tôn giáo, xâydựng và thực hiện các chính sách và hướngdẫn đó, điều tra và nghiên cứu tình hình tôngiáo ở Trung Quốc và nước ngoài để duy trìsự phát triển, nghiên cứu vấn đề lý thuyếttôn giáo, đề xuất chính sách, hướng dẫn vàthúc đẩy các nhóm tôn giáo tiến hành cáchoạt động của họ trong khuôn khổ luật phápvà chính sách và bảo vệ quyền tự do tôngiáo của công dân.

3.14. Văn phòng cố vấn của Quốc vụviện

Đây là một mặt trận thống nhất và tổchức tư vấn của Quốc vụ viện được giaonhiệm vụ như nghiên cứu và điều tra tìnhhình thực thi một số chính sách trong hoạtđộng của chính phủ, tìm hiểu và phản ánhtâm tư, nguyện vọng của người dân và dưluận xã hội, tham gia thảo luận về các hoạtđộng của chính phủ và đưa ra ý kiến tư vấn.

17 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 20: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 18

3.15. Cơ quan hành chính nhà nước củaQuốc vụ viện

Nó chủ yếu đảm nhận các công việcnhư nghiên cứu và xây dựng chính sách,hướng dẫn và quy định cho công việc củacác cơ quan chính phủ và thực hiện chúng,quản lý quỹ hành chính, quỹ an sinh xã hộivà trợ cấp nhà ở của văn phòng chính phủ vàngân sách của các văn phòng chính phủ.

4. Cơ quan hành chính thuộc Quốcvụ viện

4.1. Văn phòng đối ngoại Trung Quốccủa Quốc vụ viện

Là một cơ quan hành chính hỗ trợ Thủtướng xử lý các vấn đề của Trung Quốc ởnước ngoài. Văn phòng chịu trách nhiệmxây dựng các chính sách, hướng dẫn và quyđịnh liên quan đến các vấn đề Trung Quốc ởnước ngoài cũng như giám sát và kiểm traviệc thực hiện chúng.

4.2. Văn phòng các vấn đề Hồng Kôngvà Macao của Quốc vụ viện

Chức năng của nó là nghiên cứu cácvấn đề về chính trị, kinh tế, tài chính, vănhóa và xã hội ở Hồng Kông và Macao vàđưa ra các đề xuất cho các cơ quan Trungương trong việc xây dựng các chính sáchliên quan đến Hồng Kông và Macao; chịutrách nhiệm chung và phối hợp hợp tác traođổi trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, vănhóa, khoa học, công nghệ giữa Trung ươngvà chính quyền tỉnh với chính quyền ở cáckhu vực hành chính đặc biệt của Hồng Kôngvà Macao.

4.3. Văn phòng Lập pháp của Quốc vụviện

Văn phòng hỗ trợ Thủ tướng xử lý cácvấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý. Chức năngcủa nó là lập kế hoạch tổng thể và thực hiện

các kế hoạch thống nhất về công tác lậppháp của Quốc vụ viện; xây dựng kế hoạchhàng năm của Quốc vụ viện về pháp luật vàgiám sát việc thực hiện chúng khi đượcQuốc vụ viện phê duyệt.

4.4. Văn phòng Nghiên cứu của Quốcvụ viện

Có nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện vềchính sách và tư vấn về việc xây dựng vàban hành các chính sách.

5. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộcQuốc vụ viện:

1) Tân Hoa Xã2) Học viện Khoa học Trung Quốc3) Học viện Khoa học Xã hội Trung

Quốc4) Học viện Kỹ thuật Trung Quốc5) Trung tâm nghiên cứu phát triển của

Quốc vụ viện6) Trường hành chính quốc gia7) Cục địa chấn Trung Quốc8) Cục Khí tượng Trung Quốc9) Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung

Quốc10) Ủy ban điều tiết bảo hiểm Trung

Quốc11) Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung

Quốc12) Hội đồng quỹ an sinh xã hội quốc

gia13) Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia.———————————————Nguồn: Văn phòng Ủy ban Nhà nước

về cải cách khu vực công, tháng 8 năm2017

Tài liệu tham khảo: The StateCouncil the people’s republic of China:http://english.www.gov.cn/state_council/2014/09/03/content_281474985533579.htm

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Tòa nhà chính phủ quận Tú Châu, Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang

Page 21: Chịu trách nhiệm xuất bản

Những quy định pháp luật liên quan đếntổ chức và hoạt động của chính quyền ở đôthị được thể hiện trong nhiều loại văn bảnquy phạm pháp luật như Hiến pháp, Luật vàcác văn bản dưới luật do các bộ ngành vàcác địa phương ban hành. Tuy chưa có Luậtvề chính quyền đô thị nhưng những văn bảnquy định về chính quyền ở đô thị đã tạohành lang pháp lý cần thiết để bộ máy chínhquyền ở đô thị hoạt động và phát huy vai tròcủa mình.

Có thể kể tới một số ưu điểm của nhữngvăn bản đó như sau:

1. Những ưu điểm1.1 Đã có các quy định về phân loại đô

thị và cấp quản lý đô thị. Những quy địnhnày được điều chỉnh cho phù hợp với tìnhhình thực tiễn của Việt Nam.

+ Về phân loại đô thị và cấp quản lý đôthị:

Trước đây, việc phân loại đô thị đượcthực hiện theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ. Tiếpđó, các đô thị tại Việt Nam được phân loạidựa theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày07/5/2009. Gần đây nhất, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thườngvụ Quốc hội, đô thị tại Việt Nam là nhữngđô thị bao gồm thành phố trực thuộc Trungương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thịtrấn và khu vực dự kiến hình thành đô thịtrong tương lai được phân loại theo tiêu chíloại đô thị tương ứng. Do đó, các đô thị ViệtNam được chia thành 6 loại, dùng số La Mãđể phân ra. Các đô thị đặc biệt, loại I và loạiII phải do Thủ tướng Chính phủ ra quyếtđịnh công nhận; các kiểu đô thị loại III vàIV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết địnhcông nhận; và loại V do Chủ tịch Ủy banNhân dân cấp tỉnh công nhận.

Nghị quyết cũng đưa ra các tiêu chí

phân loại đô thị: Thay vì 6 tiêu chuẩn phânloại đô thị cũ được quy định tại Nghị định số42/2009/NĐ-CP của Chính phủ, điểm mớitrong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụQuốc hội lần này chỉ đưa ra 5 tiêu chí cơ bảnđể đánh giá phân loại đô thị gồm: 1. Vị trí,chức năng, vai trò; 2. Cơ cấu và trình độphát triển kinh tế - xã hội; 3. Quy mô dân số;4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; 5. Trìnhđộ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnhquan đô thị.

Nghị quyết cũng quy định, đô thị đặcbiệt là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấpquốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, vănhóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoahọc và công nghệ, đầu mối giao thông, giaolưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cảnước. Đồng thời, quy mô dân số đô thị phảiđạt từ 6 triệu người trở lên, thay vì từ 5 triệungười như quy định trước đây; mật độ dânsố đô thị đạt từ 3.000/km2 trở lên.

Đối với đô thị loại I cần có mật độ dânsố toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trởlên; khu vực nội thành tính trên diện tích đấtxây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trởlên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đôthị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạttừ 85% trở lên. Các đô thị loại II, III, IV vàV cũng có các con số về quy mô và mật độdân số đô thị rất chi tiết với nhiều quy địnhchặt chẽ, tiêu chuẩn cụ thể.

+ Trách nhiệm lập đề án phân loại đôthị:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đềán phân loại đô thị cho các đô thị loại đặcbiệt và loại I là thành phố trực thuộc trungương; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chứclập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loạiI là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc trung ương, đô thị loạiII, loại III, loại IV và loại V.

Sau khi nhận được đề án phân loại đôthị, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành tổ chức thẩm

19 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Giới thiệu kết quả nghiên cứuGiới thiệu kết quả nghiên cứuĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

ThS. Lê Thị Kim Liên - Chuyên viên, Phòng Nghiên cứu Tổng hợpViện Khoa học tổ chức nhà nước

Page 22: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 20

định đề án đối với đô thị loại đặc biệt, loại I,loại II, loại III và loại IV, còn Sở Xây dựngcác tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ chứcthẩm định đề án phân loại đô thị loại V.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhậnđược tờ trình, đề án phân loại đô thị và báocáo thẩm định, người có thẩm quyền phânloại đô thị có trách nhiệm xem xét, quyếtđịnh công nhận loại đô thị theo quy định.

+ Thẩm quyền quyết định:Thủ tướng Chính phủ quyết định công

nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II. Bộtrưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhậnđô thị loại III và loại IV. Chủ tịch Úy bannhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đôthị loại V.

Thành phố trực thuộc trung ương đượcphân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặcbiệt hoặc đô thị loại I; Thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trungương được phân loại đô thị theo tiêu chí đôthị loại I hoặc đô thị loại II hoặc đô thị loạiIII; Thị xã được phân loại đô thị theo tiêuchí đô thị loại III hoặc đô thị loại IV; Thịtrấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đôthị loại IV hoặc đô thị loại V; Khu vực dựkiến hình thành đô thị trong tương lai đượcphân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.

Cách phân loại đô thị này đã cơ bản đápứng được yêu cầu đổi mới mà thực tiễn đặtra, cũng như hạn chế nhiều tiêu cực với mộtquốc gia đang phát triển phải đối mặt. Nghịquyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vềphân loại đô thị đã dự đoán được nhiều kịchbản để thích nghi với giai đoạn phát triểnmới của Việt Nam. Các đô thị chính là độnglực để phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thịViệt Nam, tạo điều kiện phát triển kinh tế -xã hội các địa phương.Việc định lượng thíchhợp của từng tiêu chí như mật độ, tỷ lệ dânsố phi nông nghiệp…, tạo đà cho các đô thịvừa và nhỏ (loại III, IV và V) và đô thị đặcthù phát triển bền vững.

1.2. Có sự phân biệt về tổ chức bộ máy,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạtđộng của chính quyền đô thị

Các văn bản quy phạm pháp luật có sựphân biệt trong việc tổ chức bộ máy chứcnăng nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động củachính quyền đô thị với chính quyền nôngthôn.

Hiến pháp năm 2013 đã công nhận sự

khác nhau giữa chính quyền đô thị, nôngthôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt. Luật Tổ chức chính quyền địaphương năm 2015 đã quy định nhiều điểmmới về nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương ở nông thôn, đô thị, cụthể:

Điều 110 Hiến pháp năm 2013 phânchia lãnh thổ thành các đơn vị hành chínhnhư sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; Tỉnh chia thànhhuyện, thị xã và thành phố thuôc tinh; thànhphố trực thuộc trung ương chia thành quận,huyên, thị xã và đơn vị hành chính tươngđương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xãvà thành phố thuôc tinh chia thành phườngva xã; quận chia thành phường; Đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thànhlập”. Như vậy, có ba cấp đơn vị hành chínhphổ biến là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã vàmột cấp không phổ biến hơn là đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt. Việc quy định đơnvị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hộithành lập được xem như một bước “mở” đếnkhả năng thành lập các đơn vị hành chínhđặc biệt, không giống như cấu trúc chung đãấn định.

Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quyđịnh: “1. Chính quyền địa phương được tổchức ở các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa XHCN Việt Nam. 2. Cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhândân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)được tổ chức phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt do luật định”. Với quy địnhnày, Hiến pháp đã công nhận sự khác nhaugiữa chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo,đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Quy định này cũng khẳng định các cấpđơn vị hành chính đều phải có HĐND vàUBND, vì vậy nếu trong mô hình chínhquyền đô thị, nếu thí điểm không tổ chứcHĐND huyện, quận, phường sẽ phải quantâm đến cấp chính quyền để phù hợp vớiquy định của Điều 111.

Như vậy, chế định chính quyền địaphương (CQĐP) theo Hiến pháp năm 2013đã có sự phát triển mới khi quy định linhhoạt về đơn vị hành chính. Hiến pháp khôngquy định áp dụng thống nhất một loại môhình cho toàn quốc mà được tổ chức dựa

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 23: Chịu trách nhiệm xuất bản

21 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

trên cơ sở đặc điểm nông thôn, đô thị, hảiđảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vànguyên tắc phân định thẩm quyền giữatrung ương với địa phương, giữa các cấpchính quyền địa phương với nhau. Với cáchquy định này, chính quyền được tổ chức ởmọi đơn vị hành chính nhưng không phải ởtất cả các đơn vị hành chính, CQĐP được tổchức giống nhau.

Luật Tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳhọp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015 và cóhiệu lực từ ngày 01/01/2016 xác định đơnvị hành chính gồm 3 cấp: 1. Tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (cấp tỉnh); 2. Huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương (làcấp huyện); 3. Xã, phường, thị trấn (là cấpxã) (Điều 2). Luật lần này quy định nhiềuđiểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền địa phương ở nông thôn, đô thị; phânđịnh thẩm quyền, phân quyền, phân cấp chochính quyền địa phương. Như vậy, LuậtCQĐP vẫn giữ chính quyền 3 cấp nhưng đãbổ sung mô hình thành phố trong thành phốvà đã có sự phân định giữa chính quyền đôthị và chính quyền nông thôn. Điều 4 LuậtTổ chức chính quyền địa phương quy định:“Chính quyền địa phương ở nông thôn gồmchính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chínhquyền địa phương ở thành phố trực thuộctrung ương, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương, phường, thị trấn”.

Với ba cấp đơn vị hành chính phổ biến,Luật CQĐP vẫn xác định mỗi đơn vị hànhchính đều thiết lập hai loại cơ quan làHĐND và UBND. Và “Việc tổ chức cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânphải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của từng địaphương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thôngsuốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhànước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đếncơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyềnhạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặttại địa bàn. Chính phủ quy định cụ thể tổchức và hoạt động của cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”(Khoản 3,4 Điều 9).

Mỗi một cấp chính quyền địa phương ởđô thị trong Luật CQĐP đều quy định cơ cấutổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồngnhân dân, ủy ban nhân dân và nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhândân.Theo đó, Hội đồng nhân dân gồm cácđại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địaphương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địaphương và cơ quan nhà nước cấp trên. Ủyban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùngcấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồngnhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương, chịu trách nhiệm trước nhândân địa phương, Hội đồng nhân dân cùngcấp và cơ quan hành chính nhà nước cấptrên. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, PhóChủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thểPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp doChính phủ quy định.

Luật Tổ chức Chính quyền địa phươngquy định tổ chức chính quyền của các đơn vịtrong đô thị như sau:

* Tổ chức chính quyền thành phố trựcthuộc trung ương

Ở thành phố trực thuộc trung ương,HĐND được thành lập 04 ban gồm: Banpháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban vănhóa - xã hội, Ban đô thị, trong đó, Ban Đôthị là Ban đặc thù, khác với HĐND cấp tỉnh.Về mặt nhiệm vụ quyền hạn: Nhiệm vụchung của chính quyền địa phương ở nôngthôn và đô thị là giống nhau (Điều 17, Điều38), nhưng nhiệm vụ quyền hạn cụ thể củaHĐND ở đô thị có sự phân biệt rõ ràng sovới chính quyền địa phương ở nông thôn(Điều 19, Điều 40).

* Tổ chức chính quyền quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thànhphố trực thuộc trung ương

HĐND quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương thành lập Ban pháp chế và Bankinh tế - xã hội. Thường trực HĐND gồmChủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐNDvà các Ủy viên là Trưởng ban của HĐNDquận. Chủ tịch HĐND có thể là đại biểuHĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủtịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt độngchuyên trách. HĐND quận có nhiệm vụ,quyền hạn cũng được quy định cụ thể trên

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 24: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 22

các lĩnh vực.Như vậy, Luật CQĐP 2015 đã có những

quy định cụ thể, đặc thù cho HĐND quận,phù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liênthông trong khu vực nội thành, nội thị tạicác đô thị.

Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trungương, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND baogồm những nhiệm vụ, quyền hạn tương tựnhư của HĐND huyện và có thêm nhữngnhiệm vụ, quyền hạn đặc thù (Điều 54).

UBND thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trungương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạnnhư của UBND huyện và có thêm nhiệm vụ,quyền hạn liên quan đến đô thị như: Xâydựng, trình HĐND thị xã; thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương quyết định các nội dung thuộcnhiệm vụ đặc thù của HĐND thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương (quy định tại cácKhoản 2, 3 và 4 Điều 54 của Luật CQĐP) vàtổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐNDthị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốthuộc thành phố trực thuộc trung ương;Quyết định cơ chế khuyến khích phát triểncông trình hạ tầng đô thị trên địa bàn theoquy định của pháp luật; Quyết định kếhoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị,quy hoạch phát triển đô thị theo quy địnhcủa pháp luật.

* Tổ chức chính quyền phường, thị trấnHĐND phường, thị trấn thành lập Ban

pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Thường trựcHĐND phường, thị trấn gồm Chủ tịchHĐND, một Phó Chủ tịch HĐND. Phó Chủtịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt độngchuyên trách. Ban của HĐND phường, thịtrấn gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởngban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên củacác Ban của HĐND do HĐND phường, thịtrấn quyết định.

Nhìn chung, Luật CQĐP 2015 đã thểhiện được một số điểm khác biệt trong tổchức, chức năng, nhiệm vụ của chính quyềnđô thị và chính quyền nông thôn. Nhiệm vụ,quyền hạn của CQĐP ở thành phố, thị xãngoài việc quyết định các vấn đề của địaphương như đối với địa bàn nông thôn, còn

tập trung quyết định các vấn đề quy hoạchphát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầngđô thị, quản lý và tổ chức đời sống dân cưđô thị,... Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐPquận và phường đã được điều chỉnh cho phùhợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liênthông trong khu vực nội thành, nội thị tạicác đô thị. Quy định nhiệm vụ, quyền hạnđặc trưng, riêng có của chính quyền đô thịnhằm thể hiện sự khác biệt giữa chính quyềnđô thị, nông thôn. Theo đó, nhiệm vụ, quyềnhạn của HĐND, UBND ở thành phố trựcthuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộctrung ương, thị trấn ngoài việc quyết địnhvề ngân sách, nhân sự, giám sát (như ở địabàn nông thôn) còn tập trung quyết định cácvấn đề quy hoạch phát triển đô thị, xây dựngkết cấu hạ tầng đô thị, sắp xếp mạng lướithương mại, dịch vụ, du lịch đô thị, quản lýdân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị,các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, antoàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, bảovệ môi trường và cảnh quan đô thị,... Nhiệmvụ, quyền hạn của HĐND ở quận vàphường chủ yếu tập trung quyết định nhữngvấn đề về ngân sách, nhân sự và giám sáthoạt động của UBND mà không quyết địnhvề quy hoạch do địa bàn quận và phường lànhững đô thị lõi, đã đô thị hóa hoàn toàn nênđể bảo đảm tính liên thông, thống nhất,những vấn đề này sẽ do chính quyền thànhphố trực thuộc trung ương quyết định.

Để hướng dẫn thi hành những điểm mớicủa Luật Chính quyền địa phương năm2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã banhành: (i) Nghị quyết số1206/2016/UBTV/QH13 ngày 13/5/2016quy định về chế độ chính sách và các điềukiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hộiđồng nhân dân; (ii) Nghị quyết số1210/2016/UBTV/QH13 ngày 25/5/2016 vềphân loại đơn vị hành chính; (iii) Nghị quyếtsố 1211/2016/UBTV/QH13 ngày 25/5/2016về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phânloại đơn vị hành chính; (iv) Chính phủ banhành Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày25/01/2016 quy định số lượng Phó Chủ tịchỦy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu,từ chức miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động,cách chức thành viên Ủy ban nhân dân; (v)Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 25: Chịu trách nhiệm xuất bản

23 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biênchế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

Những văn bản này đã góp phần triểnkhai Luật Tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015 trên thực tiễn.

Như vậy, với sự ra đời của Luật Tổchức CQĐP và các văn bản hướng dẫn, môhình chính quyền địa phương ở Việt Namđược định hình, mặc dù còn nhiều vấn đềphải bàn nhưng Luật Tổ chức CQĐP đã xáclập được mô hình chính quyền đầy đủ, đãtính đến sự khác biệt của đô thị với nôngthôn.

1.3 Các văn bản quy phạm pháp luật đãđiều chỉnh một cách hệ thống những lĩnhvực đặc thù của đô thị, tạo cơ sở pháp lý đểchính quyền đô thị thực hiện các chức năngquản lý của mình.

Đó là các văn bản liên quan đến các lĩnhvực như: Quản lý xây dựng, kinh doanh bấtđộng sản, nhà ở; Quản lý giao thông đô thị;Quản lý môi trường; Quản lý phát triển kinhtế - văn hóa - xã hội và tổ chức cung ứngdịch vụ công. Chẳng hạn như: Luật Quyhoạch đô thị năm 2015 và các văn bản liênquan được ban hành đã quy định nguyên tắc,yêu cầu đối với quy hoạch đô thị; Nghị địnhsố 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư pháttriển đô thị; Luật Ngân sách nhà nước 2015đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trongcác quy định về chính sách thu, chi ngânsách, định mức phân bổ ngân sách, bổ sung,cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷlệ phần trăm (%) phân chia các khoản thungân sách giữa các cấp chính quyền. Lĩnhvực xây dựng, hoạt động kinh doanh bấtđộng sản, phát triển nhà ở được quy định tại4 bộ luật là: Luật Xây dựng năm 2014, LuậtNhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất độngsản năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm2015. Các đạo luật này đã góp phần tạo lậpmôi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng,thông thoáng, tạo thuận lợi tối đa cho doanhnghiệp, người dân tiếp cận các thủ tục vàdịch vụ công, huy động tối đa các nguồn lựctrong và ngoài nước cho đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội; khắc phục tư tưởng “nhànước hóa”, cũng như tư tưởng “thị trườnghóa” một cách cực đoan trong quản lý đầu

tư xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở...Trong lĩnh vực dịch vụ công ích: Thực hiệnNghị quyết Trung ương 4, khóa XII (Nghịquyết số 04/NQ-CP) và Nghị quyết số24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nềnkinh tế giai đoạn 2016-2020 các đô thị đãtiếp tục thực hiện tái cơ cấu khu vực dịch vụcông ích theo hướng mở rộng, tạo điều kiệncho kinh tế tư nhân tham gia, hoạt động theocơ chế thị trường...

Những văn bản quy phạm pháp luật trênnhững lĩnh vực cụ thể này tạo hành langpháp lý cần thiết để bộ máy chính quyền ởđô thị vận hành.

Một số bất cậpMặc dù hệ thống văn bản pháp quy về

tổ chức hoạt động của chính quyền đô thịhiện nay đã có sự điều chỉnh quan trọng,đóng góp vào sự phát triển chung của các đôthị, tuy nhiên so sánh với yêu cầu thực tiễn,hệ thống pháp luật về đô thị còn nhiều bấtcập, còn tồn tại nhiều thiếu sót, thiếu đồngbộ, tập trung. Các quy định còn nằm rải rácở nhiều văn bản khác nhau nên khó áp dụngmột cách thống nhất. Tình trạng Luật chờnghị định, thông tư vẫn là một thực tế gâykhó khăn trong tổ chức và hoạt động chínhquyền đô thị.

2.1. Các quy định về tổ chức và hoạtđộng của chính quyền đô thị còn một sốđiểm chưa hợp lý, trên thực tế, một số quyđịnh chưa có sự phân biệt rõ ràng giữachính quyền đô thị và chính quyền nôngthôn.

Mặc dù Luật Tổ chức CQĐP 2015 đã cónhững tiến bộ nhất định trong việc phân biệtsự khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn củachính quyền đô thị với chính quyền nôngthôn, nhưng trên thực tế vẫn chưa đủ rõ,chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tínhchất của quản lý nhà nước và cung ứng dịchvụ công trên địa bàn đô thị, cụ thể:

Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạncủa CQĐP ở tỉnh tại Điều 17 không có bấtkỳ sự khác biệt nào so với nhiệm vụ, quyềnhạn của CQĐP ở thành phố trực thuộc trungương tại Điều 38 ngoài tên đơn vị hànhchính “tỉnh” và “thành phố trực thuộc trungương”. Tương tự như vậy, nhiệm vụ, quyềnhạn của CQĐP ở huyện quy định tại Điều 24không có điểm nào khác so với nhiệm vụ,

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 26: Chịu trách nhiệm xuất bản

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 24

quyền hạn của CQĐP ở thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trựcthuộc trung ương quy định tại Điều 52; cũngnhư Điều 31 (xã) và Điều 66 (thị trấn). Cóthể nhận thấy, những nhiệm vụ cụ thể củaquản lý đô thị, theo quy định của pháp luậthiện hành, đang còn khá mờ nhạt, chưa đủcụ thể và chưa xác định rõ định lượng, địnhtính của từng nhiệm vụ, chưa rõ chế độ tráchnhiệm của mỗi cấp chính quyền, cũng nhưcủa mỗi cơ quan và mỗi cá nhân trong bộmáy đó.

Sự điều chỉnh Luật Tổ chức CQĐP năm2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện vềtổ chức bộ máy của chính quyền đô thị sovới chính quyền nông thôn nhìn chung chưađáp ứng được yêu cầu của thực tiễn do chưaquán triệt quan điểm đa dạng hoá mô hình tổchức CQĐP, chưa xuất phát từ sự khác biệtvề đặc điểm, tính chất của đô thị và nhữngđặc thù của công tác quản lý nhà nước ở đôthị.

2.2. Còn tồn tại nhiều bất cập trong quyđịnh cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

* Bất cập trong quy định về cơ cấu tổchức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

Về số lượng: Quy định số đại biểu Hộiđồng nhân dân (HĐND) của các đơn vị hànhchính các cấp đều tăng so với quy định trướcđây, ví dụ: HĐND cấp tỉnh được bầu từ 50 -95 đại biểu, tăng 10 đại biểu so với trướcđây, riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đượcbầu 105 đại biểu (Điều 39. Cơ cấu tổ chứccủa Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộctrung ương). Về chức danh: Thay chức danhỦy viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấphuyện bằng chức danh Phó Chủ tịch HĐND.Đồng thời, theo Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ươngthì trong 02 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh,cấp huyện phải có 01 đồng chí là Ủy viênBan Thường vụ và 01 đồng chí là cấp ủyviên, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã phải là Ủyviên Ban Thường vụ Đảng ủy xã. Về cơ cấucác ban của HĐND: Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 đã quy định rõ:Ban của HĐND cấp huyện gồm có trưởngban, một phó trưởng ban và các ủy viên.Trưởng ban của HĐND cấp huyện có thể làđại biểu HĐND hoạt động chuyên trách;phó trưởng ban của HĐND cấp huyện là đại

biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Đốivới cấp xã, được thành lập 02 Ban gồm BanPháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

Tuy nhiên, quy định tăng đại biêu hoạtđộng chuyên trách cho HĐND cấp tỉnh, cấphuyện là rất khó khăn, bởi lẽ, việc tăng đạibiểu HĐND chuyên trách cân phải đượcxem xét trong tông thê biên chê của bộ máynhà nước, mà theo Nghị quyêt của Bộ Chínhtrị thì không tăng biên chê và phải thực hiệnlộ trình tinh giản biên chê; việc thành lậpthêm 02 Ban ở cấp xã, đại biểu thường kiêmnhiệm, vì vậy xảy ra tình trạng đại biểu ở haiBan này giám sát những công việc do chínhhọ đảm nhiệm, nên không bảo đảm tínhkhách quan, hoặc chỉ là hình thức.

Bài toán về cơ cấu thành phần và nănglực trách nhiệm của đại biểu HĐND: Cómột thực tế là trình độ, năng lực, tráchnhiệm và chất lượng hoạt động của đại biểuHĐND, đặc biệt là đại biểu chuyên trách,còn rất nhiều bất cập. Luật Tổ chức chínhquyền địa phương năm 2015 đã quy định rõràng, cụ thể về tiêu chuẩn đại biểu, thếnhưng, trong thực tiễn, ngoài việc đảm bảocác tiêu chuẩn đại biểu, còn phải giải quyếthợp lý mối quan hệ giữa cơ cấu và chấtlượng đại biểu. Phải làm sao vừa bảo đảmcơ cấu, thành phần hợp lý, vừa đảm bảođược chất lượng đại biểu - đó là yêu cầukhách quan, cần thiết, quyết định tính chấtvà chất lượng hoạt động của HĐND.

- Về cơ chế giám sát của đại biểuHĐND cấp tỉnh: Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương năm 2015 cũng quy định rất rõvề nhiệm vụ, quyền hạn của tổ đại biểuHĐND cấp tỉnh, cấp huyện, tạo cơ sở pháplý để có thêm một bộ phận của HĐND thựchiện chức năng giám sát. Tuy nhiên, cần cónhững quy định rõ ràng, cụ thể hơn về cơchế giám sát của tổ đại biểu, đồng thời phảităng cường phối hợp chặt chẽ giữa Thườngtrực, các Ban và tổ đại biểu HĐND trongviệc triển khai các hoạt động giám sát, nhằmtránh tình trạng chồng lấn, trùng lặp về thờigian, đối tượng chịu sự giám sát; tránh việcmột đại biểu phải tham gia nhiều đoàn giámsát của HĐND.

Mặc khác, hiện nay theo quy định, vănbản do các Ban của HĐND phát hành đượcđóng dấu của HĐND, còn văn bản của tổ đạibiểu thì chưa có quy định (thông thường

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 27: Chịu trách nhiệm xuất bản

25 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

được đóng dấu cơ quan của tổ trưởng tổ đạibiểu). Như vậy, nếu quy định thâm quyềngiám sát cho tổ đại biểu thì văn bản thôngbáo về chương trình giám sát và kết quảgiám sát sẽ được đóng dấu như thế nào?

Các quy định về hoạt động tiếp côngdân của đại biểu HĐND được quy địnhtrong Luật Tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015 rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hoạt độngtiếp công dân của cơ quan dân cử ở địaphương chủ yếu chỉ do Thường trực HĐND,Ban Pháp chế HĐND thực hiện, còn các đạibiểu khác hầu hết chưa thực hiện tráchnhiệm của mình trong việc tiếp công dân.Thực tiễn triển khai trong thời gian qua chothấy, hoạt động này không hề dễ dàng mà rấtkhó khăn, phức tạp. Vì vậy, phải tăng cườngcông tác tập huấn, bồi dưỡng cho đại biểucác kỹ năng tiếp công dân, đồng thời, phảicung cấp kịp thời các thông tin cần thiết đểphục vụ đại biểu tiếp công dân.

Một quy định mới nữa của Luật Tổchức chính quyền địa phương năm 2015 làbổ sung quy định cử tri ở xã, phường, thịtrấn có quyền làm đơn yêu cầu HĐND xã,phường, thị trấn để họp, bàn và quyết địnhnhững công việc của xã, phường, thị trấn.Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên10% tổng số cử tri của xã, phường, thị trấntheo danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐNDcấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thườngtrực HĐND cấp xã có trách nhiệm tổ chứckỳ họp HĐND bất thường để bàn về nộidung mà cử tri kiến nghị. Đây thật sự là mộtquy định mới, tiến bộ, thể hiện rõ tư tưởngdân chủ trong hoạt động của chính quyềnđịa phương. Trước đây, pháp luật chỉ quyđịnh việc tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặckỳ họp bất thường là theo đề nghị của Chủtịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặckhi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểuHĐND cùng cấp yêu cầu, thì hiện nay, mộtkỳ họp HĐND bất thường còn có thể đượctriệu tập theo yêu cầu của cử tri. Tuy nhiên,có rất nhiều ý kiến cho rằng, quy định nàycũng chưa tính đến thực tế có thể phục vụcho lợi ích của một nhóm người (trong làngcó thể một chi họ là có thể chiếm tới 10%).

* Quy định về cơ cấu tổ chức và hoạtđộng của Ủy ban nhân dân cũng còn nhiềubất cập hạn chế:

- Quy định về thành thành viên UBND

cấp tỉnh, cấp huyện là chủ tịch, các phó chủtịch và ủy viên là người đứng đầu các cơquan chuyên môn thuộc UBND, quy địnhnày tạo sự thuận lợi trong việc nắm bắt vàtriển khai các công việc. Tuy nhiên, có thểxảy ra tình trạng người đứng đầu các cơquan chuyên môn không được bầu là thànhviên UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Mặc dùtình huống này chưa xảy ra trên thực tế,nhưng nếu có thì trường hợp này sẽ giảiquyết như thế nào, điều chuyển sang côngtác khác, hay hướng xử lý như thế nào, đểbảo đảm công tác nhân sự và ổn định tổchức.

- Quy định về trách nhiệm của các cơquan đơn vị trong giới thiệu, thẩm định nhânsự: Chính phủ đã ban hành Nghị định08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy địnhsố lượng phó chủ tịch UBND và quy trình,thủ tục bầu, từ chức miễn nhiệm, bãi nhiệm,điều động, cách chức thành viên UBND.Nghị định này cùng với các quy định củaĐảng về công tác cán bộ đã nhằm hoànthiện, xây dựng tổ chức bộ máy và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ địa phương cáccấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tuy nhiên, hiệnnay chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơquan đơn vị trong quy trình giới thiệu nhânsự, thẩm định nhân sự, có địa phương đã bầuphó chủ tịch UBND vượt quá số lượng quyđịnh, có trường hợp nhân sự được giới thiệuchưa bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quytrình, thủ tục theo quy định của Đảng vàpháp luật. Nhiều đơn vị hành chính chưađược phân loại nên chưa có căn cứ để xácđịnh số lượng phó chủ tịch UBND theo quyđịnh.

- Quy định về tổ chức hội nghị đối thoạicủa chính quyền địa phương cấp xã/phườngvới nhân dân: mỗi năm, cấp xã/phường cótrách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghịtrao đổi, đối thoại với nhân dân, nâng caotính minh bạch, trách nhiệm giải trình củachính quyền địa phương đối với nhân dân.Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn gặpkhó khăn vì thiếu hướng dẫn quy trình cụthể để chuẩn hóa áp dụng tất cả các địaphương. Do đó, trên thực tế, việc đối thoạivới người dân mới chỉ mang tính hình thức,chưa thống nhất chung trên phạm vi cảnước, chưa có quy trình để tổ chức đối thoạivà giải quyết các công việc sau đối thoại.

Giới thiệu kết quả nghiên cứu

Page 28: Chịu trách nhiệm xuất bản

Nghiên cứu - Trao đổi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC 26

Thậm chí việc tổ chức đối thoại cần đượcxếp vào tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức.

* Cùng với đó, bộ máy quản lý đô thịcòn thiếu, chậm được hoàn thiện. Cụ thể,Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có yêu cầu rấtrõ về việc phải thành lập Ban Quản lý khuvực phát triển đô thị như một “nhạc trưởng”để kết nối, điều hành việc đầu tư của các chủđầu tư khác nhau, tạo ra sự kết nối, đồng bộcủa đô thị. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địaphương còn chưa triển khai thực hiện.

2.3. Còn nhiều bất cập trong một sốlĩnh vực quản lý như: quy hoạch, đất đai, kếtcấu hạ tầng đô thị, tài chính - ngân sách,xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở

* Trong công tác quy hoạch: hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật còn nhiềuvướng mắc dẫn đến tình trạng quy hoạchchậm hơn so với thực tế tốc độ xây dựng đôthị, quy hoạch chi tiết đô thị còn thiếu vàchất lượng còn hạn chế. Kiến trúc đô thịphát triển chưa có định hướng; nhiều di sản,kiến trúc văn hóa có giá trị của dân tộc đangbị vi phạm và biến dạng nghiêm trọng. ỞViệt Nam, trách nhiệm quy hoạch đô thị bịxé lẻ so với các nước phương Tây. Sự xé lẻnày diễn ra giữa các bộ ngành và các cấpchính quyền khác nhau. Quy hoạch, kếhoạch phát triển kinh tế xã hội do Bộ Kếhoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm; quyhoạch không gian (quy hoạch xây dựng) choBộ Xây dựng chịu trách nhiệm; quy hoạch,kế hoạch phát triển từng ngành do từng bộngành chịu trách nhiệm. Chính vì thế, tạicác đô thị, những trách nhiệm này cũng bịxé lẻ ra gây nên tình trạng hỗn độn trongcông tác quy hoạch đô thị.

* Quản lý đất đai ở đô thịSau một thời gian thực hiện Luật Đất

đai năm 2013 đã bộc lộ nhiều điểm bất cậpnhư: vướng mắc trong quy hoạch phát triểnkinh tế vùng, thời gian xác định giá đất táiđịnh cư kéo dài do nhiều khâu, ảnh hưởngđến công tác đền bù giải phóng mặt bằng,văn bản không thống nhất, chồng chéo;chênh lệch giữa giá đền bù đất do Nhà nướcthu hồi và dự án do doanh nghiệp thu hồi,giá đất chênh lệch giữa các địa phương cùngđất nông nghiệp; thủ tục cấp giấy chứngnhận đất phức tạp, áp dụng thủ tục hànhchính, xử lý vi phạm còn khó khăn.

Công tác quản lý kết cấu hạ tầng đô thị

còn nhiều hạn chế. Việc xác định tiêu chí,tiêu chuẩn, quy mô của dự án khu đô thị mới(KĐTM) còn nhiều bất cập, Cụ thể: Một là,về các quy định hiện hành liên quan đếnkhái niệm KĐTM, dự án KĐTM. Theo quyđịnh tại Khoản 3, Điều 3 Luật Quy hoạch đôthị, “KĐTM là một khu vực trong đô thị,được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở”. Theoquy định tại Khoản 9, Điều 2 Nghị định số11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 củaChính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đôthị, “Dự án đầu tư xây dựng KĐTM là dự ánđầu tư xây dựng mới một khu đô thị trên khuđất được chuyển đổi từ các loại đất khácthành đất xây dựng đô thị”. Theo Quy chuẩnxây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quyhoạch xây dựng Việt Nam, Điều 1.2 ChươngI quy định: “Khu đô thị là khu vực xây dựngmột hay nhiều khu chức năng của đô thị,được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên,ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đôthị. Khu đô thị bao gồm: Các đơn vị ở;các công trình dịch vụ cho bản thân khu đôthị đó; có thể có các công trình dịch vụchung của toàn đô thị hoặc cấp vùng”;Trong đó đơn vị ở là khu chức năng baogồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụcấp đơn vị; vườn hoa, sân chơi trong đơn vịở; đất đường giao thông nội bộ và bãi đỗ xephục vụ trong đơn vị ở... Hai là, Dự ánKĐTM trên thực tế có nhiều quy mô khácnhau từ vài hécta đến hàng trăm hécta (thậmchí hàng nghìn hécta) và là một loại hìnhcủa dự án đầu tư phát triển đô thị, có tínhchất đa dạng, thuộc phạm vi điều chỉnh củanhiều lĩnh vực quản lý nhà nước. Hiện naychưa có văn bản quy phạm pháp luật nàoquy định cụ thể về quy mô của khu đô thị,KĐTM. Vì vậy, cần thiết phải xây dựngLuật Quản lý phát triển đô thị.

Việc quản lý kết cấu hạ tầng đô thịtrong các khu đô thị mới còn nhiều vấn đềphải bàn, phần lớn diện tích đất của quỹ nhàở là để xây dựng công trình dịch vụ để bánvà cho thuê. Diện tích cây xanh, khu vuichơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớtsuất đầu tư hạ tầng cơ sở, an toàn về phòngchống cháy nổ kiểm duyệt một cách hìnhthức. Xét về lợi ích kinh tế, trước mắt, cáchđầu tư xây dựng này sẽ giúp chủ đầu tư thuhồi vốn nhanh nhất nhưng về lâu dài nó ảnhhưởng xấu đến chất lượng môi trường cũng

Nghiên cứu - Trao đổi

Page 29: Chịu trách nhiệm xuất bản

như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực(khu nhà ở ngày càng thiếu vườn hoa câyxanh, nhà trẻ, các tuyến đi bộ…). Tuy nhiên,đến nay, nhà nước vẫn chưa có bất cứ côngcụ hữu hiệu nào để kiểm tra, đánh giá, phảnhồi hoặc chất vấn những hoạt động quyhoạch như vậy.

Hơn nữa, các quy định về phân loại đôthị hiện nay dẫn đến tình trạng đô thị thườngtập trung vào đầu tư các loại công trình hạtầng cho phép đô thị đó đạt yêu cầu của mộtđô thị cấp cao hơn chứ không phải là côngtrình nhu cầu trước mắt của người dân. Thídụ một thành phố, thị trấn thay vì mở rộngmạng lưới cấp nước mà rõ ràng là cần thiếtvới người dân, họ có thể ưu tiên mở rộngđường xá mặc dù nhu cầu giao thông ở đóchưa cao...

Kết luậnQua việc hệ thống hóa các văn bản quy

phạm pháp luật các lĩnh vực liên quan đếnchính quyền đô thị, bên cạnh những ưu điểmcòn cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế bất cập.Có thể tổng quát lại như sau: Các văn bảnquản lý đô thị có tính dự báo và tiên liệuthấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triểnđô thị. Văn bản pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của chính quyền đô thị vẫn còn nhiềuđiều vướng mắc. Vẫn tồn tại tình trạng“treo”: Luật không có văn bản hướng dẫnthi hành một cách kịp thời. Luật ban hànhmới chỉ mang tính chất khung, nếu không cóđịnh nghị định hướng dẫn thì mặc dù cóhiệu lực cũng đành nằm chờ, khó đi vàothực tế, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nướcở địa phương. Việc sử dụng đa cấp độ nguồnpháp luật điều chỉnh về quản lý nhà nước ởđô thị có ưu điểm là các văn bản bổ sungcho nhau, cụ thể hóa ở mức cao nhất nộidung các quy định thể hiện trong điều luật,

khắc phục được những khiếm khuyết củaluật khung. Tuy vậy, mặt hạn chế của việcnày là ở chỗ có nhiều các quy phạm thể hiệntrong các văn bản, do vậy không thuận lợicho hoạt động điều chỉnh pháp luật, ngườisử dụng phải liên tục cập nhật thông tin đểđảm bảo chấp hành thực hiện thi hành đúngquy định khi một văn bản luật thay đổi hoặccần bổ sung một số nội dung thì tất yếu phảithay đổi cả nội dung ở văn bản hướng dẫnthi hành, điều này làm chậm quá trình thựchiện pháp luật, lãng phí nguồn nhân lực trêncác mặt.

Nguyên nhân của tình trạng trên là dochưa làm tốt công tác rà soát văn bản quyphạm pháp luật có liên quan trong quá trìnhxây dựng, thẩm định, ban hành văn bản mới.Thời gian vật chất đầu tư cho hoạt độngsoạn thảo văn bản còn hạn hẹp. Chưa thựchiện tốt công tác văn bản trước khi banhành.v.v. Tình trạng đó dẫn đến những hạnchế nhất định về chất lượng pháp luật quảnlý đô thị.

Tài liệu tham khảo:Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô

thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.Chu Văn Thành (Chủ biên) (2007), Đô

thị Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê, HàNội.

Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch Đôthị, Hà Nội.

Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chínhquyền địa phương, Hà Nội.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước, BộNội vụ (2018), Báo cáo Tổng hợp kết quảDự án điều tra thực trạng tổ chức và hoạtđộng của chính quyền đô thị ở nước ta, HàNội.

27 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

Nghiên cứu - Trao đổiNghiên cứu - Trao đổi