28

CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG
Page 2: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNGTS. Nguyễn Phú Cường

Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,Bộ Công Thương

Bà Đặng Thị Ngọc ThuTổng Biên tập Tạp chí Công Thương

BAN BIÊN TậPTS. Nguyễn Huy Hoàn

ThS. Kiều Nguyễn Việt HàThS. Lê Việt CườngNhà báo Hồ Nga

THư KÝ ấN PHẩMNhà báo Minh Thủy

TÒA SOạNSố 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: 04.22202306

Giấy phép xuất bản: Số 45/GP-XBBT- Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền

Thông cấp ngày 26/7/2012In tại: Nhà in Hợp tác Quốc tế

TIÊU ĐIỂM4 Cần cơ chế chính sách cho đổi mới sinh thái7 Diễn đàn: Đổi mới sinh thái dưới các góc nhìn 10 Giảm phát thải nhà kính bằng sử dụng nhiên liệu

sinh khối12 Xây dựng và thử nghiệm mô hình KCN cacbon

thấp trong KCN Liên Chiểu.

SẢN XUẤT SẠCH HƠN16 Đồng Nai: Thành quả 5 năm triển khai SXSH17 Công nghiệp Phú Thọ: Xanh, sạch, thân thiện môi

trường

CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM MỚI19 Bếp khí hóa sinh khối thân thiện môi trường21 Ngành thuộc da: Áp dụng sản xuất sạch hơn để

giảm thiểu ô nhiễm môi trường

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH22 Cao Bằng: Thêm doanh nghiệp sản xuất gạch

không nung23 Tiềm năng sản xuất điện từ bã mía24 Việt Nam đang nỗ lực phát triển khu công nghiệp

sinh thái

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM26 Mua sắm công xanh quốc tế kinh nghiệm cho

Việt Nam

VĂN BẢN MỚI

Page 3: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TIÊU ĐIỂM

Số 13 - Tháng 12/2015 3

Để tạo ra một sản phẩm gốm sứhoàn chỉnh đến tay người tiêu

dùng cần phải trải qua nhiều công đoạnnhư nghiền đất, phối liệu gốm sứ, tạohình, sấy, tráng men và nung. Trong đó,nung chiếm đến 90% tổng năng lượngcủa quá trình sản xuất.

Tại làng gốm Kim Lan, than chiếmđến hơn 97% năng lượng tiêu thụ, đượcsử dụng vào các công đoạn như nung,sấy. Với lò nung gốm, sứ truyền thốngbằng than có hiệu suất thấp, tiêu haonhiều năng lượng, không tận dụngđược nhiệt từ khói thải. Mặt khác, chấtlượng sản phẩm không đồng đều, tỷ lệchính phẩm chỉ đạt từ 65-80%, khiếnchi phí sản xuất bị đẩy lên cao.

Kiểm toán năng lượng tiến hành tạicác sơ sở tham gia thí điểm chuyển đổilò nung gas (có mức tiêu thụ than trên150 tấn/năm) cho thấy, doanh nghiệpcó thể tiết kiệm được từ 100-180 triệuđồng/năm. Trong khuôn khổ dự án, sauquá trình xét tuyển chọn, 2 hộ kinhdoanh của làng gốm Kim Lan đã đượclựa chọn cho vay thực hiện chuyển đổitừ lò nung gốm truyền thống bằng thansang lò nung gốm bằng gas.

Chuyển đổi công nghệ mới trongsản xuất không chỉ mang lại hiệu quả vềkinh tế cho doanh nghiệp, mà còn giảmthiểu những tác động đến môi trường.Nhân rộng mô hình chuyển đổi sang lònung gas, có thể là hướng đi đúng đắn,giúp gốm Kim Lan tăng tính cạnh tranhvà tìm lại chỗ đứng trên thị trường.

HảI NHI

2 DN gốm Kim Lan nhậnvốn vay chuyển đổi côngnghệ lò nung

Xác định tầm quan trọng của truyền thông, trong năm 2015,Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC Hà Nội) đã

xây dựng và phát hành 10.000 bộ tờ rơi giới thiệu những kiến thứccơ bản về việc triển khai áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất;giới thiệu kinh nghiệm từ các điển hình áp dụng SXSH thuộc cácngành như sản xuất vật liệu xây dựng, giấy và bột giấy… ECC HàNội cũng đã xây dựng 4 phóng sự về kết quả triển khai thực hiệnchương trình hành động SXSH của các cơ sở sản xuất công nghiệpvà làng nghề trên địa bàn thành phố. Phóng sự có nội dung chiasẻ những kinh nghiệm của các đơn vị đã áp dụng SXSH vào hoạtđộng sản xuất cũng như những kết quả đạt được.

Cùng với đó, Trung tâm còn tổ chức 6 hội nghị, tập huấn hướngdẫn áp dụng SXSH cho gần 450 lượt cán bộ. Các chương trình hộinghị, tập huấn đều đi sâu vào giới thiệu về SXSH, những lợi íchmang lại cho doanh nghiệp khi áp dụng, vấn đề tài nguyên và ônhiễm môi trường. Ngay tại hội nghị, tập huấn, học viên được giớithiệu về những mô hình trình diễn áp dụng SXSH, trao đổi kinhnghiệm trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp đã áp dụng SXSH,qua đó có cái nhìn rõ nét, sinh động về hiệu quả đem lại chodoanh nghiệp khi áp dụng SXSH.

TÔ LAN

Trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa các đối tác củaMạng lưới nghiên cứu các-bon thấp khu vực châu Á (Lo-

CARNet), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường(ISPONRE) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)và Đại học Công nghệ Malaysia (UTM) vừa tổ chức thành côngHội thảo Tăng cường năng lực về hoạch định chính sách phát triểncác-bon thấp.

Hội thảo nhằm giới thiệu khái niệm cơ bản và nâng cao vềhoạch định chính sách phát triển các-bon thấp cũng như các phântích đồng lợi ích của chính sách các-bon thấp thực hiện ở cấp quốcgia và địa phương; giới thiệu những điển hình thực tế và cách tiếpcận quản lý cho các chính sách các-bon thấp; tăng cường nănglực cho đội ngũ xây dựng chính sách phát triển các-bon thấp trongdài hạn. Trong các tham luận, những vấn đề xoay quanh chủ đềhội thảo đã được trình bày và thu hút nhiều ý kiến chia sẻ, thảoluận của các đại biểu tham gia Hội thảo.

Đại diện JICA khẳng định, việc hỗ trợ cho Việt Nam triển khaicác kế hoạch là một trong những sứ mệnh và JICA sẽ tiếp tục hỗtrợ một phần để hệ thống hóa và phổ biến kiến thức rộng hơn ởcác địa phương.

TÔ LAN

Tăng cường năng lực về hoạch địnhchính sách phát triển các-bon thấp

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông về sảnxuất sạch hơn

Page 4: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/20154

TIÊU ĐIỂM

PV: Thưa bà, chúng ta đã nóinhiều tới vai trò của ĐMSTtrong thúc đẩy SCP, vậy vai tròcủa ĐMST trong SCP là gì?

Bà NGUYễN THị BÍCH HÒA:ĐMST sẽ đóng góp rất lớn cho sựphát triển bền vững, thúc đẩySCP thông qua những thay đổi cótính hệ thống ở mức chiến lược,chuỗi giá trị gia tăngcủa doanhnghiệp (SP) cũng như vai trò thúcđẩy của doanh nghiệp đối với sựthay đổi của xã hội trong tiêudùng bền vững (SC). Với ĐMST,doanh nghiệp xem xét và tíchhợp mục tiêu “phát triển bềnvững” vào chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng nhưnhững quyết định hàng ngày củamình. Doanh nghiệp sẽ nhận ra

những cơ hội đổi mới theo hướngbền vững, cho phép doanhnghiệp cải thiện hiệu quả kinhdoanh và gia tăng tính cạnh tranhtrên thị trường. ĐMST rất thíchhợp cho doanh nghiệp vừa vànhỏ (SMEs).

PV: Vậy những gì được gọi làưu tiên hành động trong triểnkhai ĐMST, thưa bà?

Bà NGUYễN THị BÍCH HÒA:Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi nước,các doanh nghiệp (đặc biệt SMEs)còn gặp rất nhiều rào cản và khókhăn để thực hiện ĐMST. Tuynhiên, có những ưu tiên hànhđộng hỗ trợ tích cực và thúc đẩyĐMST phát triển: (1) Cải thiệnkhung chính sách pháp lý liên

Dự thảo Chương trình hànhđộng quốc gia về sản xuất và

tiêu dùng bền vững (SCP),trong đó, Đổi mới sinh thái

(ĐMST) được xác định là mộttrong các chương trình ưu tiên,có vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy thực hiện SCP củaViệt Nam giai đoạn tới. Bản tin

Công nghệ Xanh đã có cuộctrao đổi với Bà Nguyễn Thị

Bích Hòa – Phó Giám đốc ViệnCông nghệ châu Á tại Việt

Nam (AIT-VN) – Đơn vị triểnkhai thực hiện dự án ĐMST tại

Việt Nam về vấn đề này.

HỒ NGA (thực hiện)Bà Nguyễn Thị Bích Hòa

Cần cơ chế chính sách cho

đổi mới sinh thái

Page 5: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

quan đến Sản xuất và Tiêu dùng bềnvững thực sự hỗ trợ doanh nghiệpthực hiện ĐMST. Thực sự cần nhữngchính sách thúc đẩy (khuyến khíchvà khen thưởng) các doanh nghiệpthực hiện ĐMST. (2) Rà soát và hoànthiện các hướng dẫn thực thi chínhsách. Hiện nay Việt Nam có rấtnhiều chính sách hỗ trợ cho SCPnhưng còn thiếu rất nhiều phầnhướng dẫn thực thi, dẫn đến cácđơn vị triển khai gặp nhiều lúngtúng, khó vận dụng để đạt hiệu quả.(3) Doanh nghiệp Việt Nam phầnlớn là SMEs, nâng cao năng lực củadoanh nghiệp thực hiện ĐMST làđiều kiện kiên quyết. Rào cản vềvốn, tài chính, năng lực kỹ thuật vàđổi mới sáng tạo, năng lực thực hiệncác dự án đổi mới, năng lực nghiêncứu phát triển đã hạn chế doanhnghiệp thực hiện ĐMST.

Cuối cùng, cần có những chínhsách, chương trình hành động cụ thểnâng cao nhận thức của người dân,xã hội về tiêu dùng bền vững.Doanh nghiệp có sản xuất ra sảnphẩm sinh thái mà cuối cùng ngườitiêu dùng quay lưng hoặc không biếtđến, không ủng hộ thì không thể gọiĐMST thành công.

PV: Bà có thể cho biết các khókhăn mà doanh nghiệp đang mắcphải khi triển khai ĐMST?

Bà NGUYễN THị BÍCH HÒA:ĐMST là một hướng tiếp cận kinhdoanh mới và quả thật những ngườiđi tiên phong đều là những người rấtdũng cảm, bởi thực sự đụng đến đâumắc đến đó, mà chủ yếu là cơ chếchính sách. Tôi lấy một ví dụ điểnhình, đó là các doanh nghiệp chè.Muốn xây dựng một chuỗi chè sinhthái doanh nghiệp cần đảm bảonguyên liệu chè được thu mua từvùng trồng chè sinh thái, sản xuấtchế biến phải giảm thiểu tác độngmôi trường nhiều nhất có thể, khâucung ứng ra thị trường cũng cần sinhthái, tỷ lệ thải bỏ là ít nhất. Để đảm

bảo chuỗi sinh thái như vậy, doanhnghiệp gặp không ít khó khăn, trongđó khó khăn lớn nhất có lẽ lànguyên liệu chè thô được thu muatừ các vùng trồng chè sinh thái thuộcqui hoạch vùng trồng cây chè doNhà nước/địa phương quản lý. Chỉkhi Nhà nước có những chính sáchquy hoạch xây dựng vùng nguyênliệu sinh thái, yêu cầu nông dântrồng theo đúng tiêu chuẩn,thìdoanh nghiệp mới có thể phát triểncác chuỗi chè sinh thái. Hay nói mộtcác khác, rất cần những cơ chế hợptác giữa các bên liên quan trong mộtchuỗi sinh thái.

Bản thân doanh nghiệp cũngphải nhận thức ĐMST cần sự thamgia của nhiều bên lien quan, sự hợptác đồng bộ giữa các khâu trongchuỗi giá trị. Trong thời kỳ hội nhập,doanh nghiệp không thể đứng mộtmình khi thực hiện ĐMST, đặc biệtlà các SMEs.

Có thể tóm lược lại những ràocản chính đối với doanh nghiệp thựchiện ĐMST bao gồm: Khung chínhsách SCP chưa có; Qui trình thựcthi những chính sách liên quanhiện hành không rõ ràng, còn phứctạp (như quy trình vay vốn); Phầnlớn doanh nghiệp không chủ động;Nguồn hỗ trợ từ quỹ TW và địa

phương còn hạn chế; Doanhnghiệp còn gặp nhiều khó khăntrong hợp tác với các bên liên quantham gia chuỗi giá trị. Ngoài ra còncó những rào cản từ bên ngoài nhưthiếu công cụ chính sách thúc đẩy(5 công cụ chính) tính đến các yếutố bên ngoài tác động; Quỹ đầutư/nhà đầu tư cá nhân còn hạnchế; Hệ thống đổi mới các đơn vịthúc đẩy – liên kết các nhà: Nghiêncứu – Sản xuất – Phân phối – Thịtrường – Chính sách; Sự chấp nhậncủa thị trường/xã hội đối với sảnphẩm xanh…

PV: Vậy, với vai trò là đơn vị thựcthi Dự án hợp phần chính sách tạiViệt Nam, AIT-VN có đề xuấtnhững chính sách gì để gỡ khó chodoanh nghiệp?

Bà NGUYễN THị BÍCH HÒA:Trong quá trình triển khai Dự án,điều chúng tôi nhận thấy là nhữngsáng kiến về chính sách ban hành từđịa phương rất có tác động đếndoanh nghiệp, đặc biệt trong các dựán đổi mới. Phần lớn các chính sáchhiện tại của địa phương là sự triểnkhai các chính sách ban hành cấptrung ương với những hạn chế vềhướng dẫn thực thi và nguồn vốn hỗtrợ, các doanh nghiệp triển khainhững đổi mới trong các chươngtrình/chính sách này còn rất hạnchế, gần như không có tác độnghiệu quả lâu dài.

Một trong những biện pháp đểthúc đẩy ĐMST là địa phương cầnchủ động ban hành cơ chế, chươngtrình thúc đẩy của tỉnh mình, bởi Uỷban/các sở ban ngành cấp tỉnh trựctiếp làm với doanh nghiệp, hiểudoanh nghiệp, trực tiếp thấy đượckhó khăn của doanh nghiệp để cònkhắc phục bằng cách chỉnh lại cáccơ chế/chính sách của địa phươngsao cho phù hợp và có lợi chodoanh nghiệp thực hiện ĐMST.

Qua làm việc với 48 tổ chứcthuộc 5 tỉnh thành Cần Thơ,

Số 13 - Tháng 12/2015 5

TIÊU ĐIỂM

5 LợI ÍCH CủA ĐMST+ Khả năng gia nhập thịtrường nước ngoài cao

+ Tăng lợi nhuận chotoàn chuỗi giá trị

+ Đón trước các tiêuchuẩn và qui định

+ Thu hút các nguồn tàichính

+ Tăng năng suất vànăng lực kỹ thuật

Page 6: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TIÊU ĐIỂM

6 Số 13 - Tháng 12/2015

TP.HCM, Đà Nẵng… chúng tôi nhậnthấy, hiện tại các chính sách liênquan đến SCP đang tập trung chủyếu ở khâu sản xuất và cuối nguồnlà chính, thiên về phạt các doanhnghiệp không đáp ứng tiêu chuẩnmôi trường, các chế tài không đủmạnh nên doanh nghiệp “sẵn sàngnộp phạt để tiếp tục duy trì sảnxuất”. Doanh nghiệp cần thay đổi tưduy, có trách nhiệm với môi trường,chịu trách nhiệm với sản phẩm củadoanh nghiệp trong suốt vòng đờisản xuất, từ việc sử dụng nguồn tàinguyên, đến khâu thải bỏ khi hếtvòng đời sử dụng. Đây cũng là mộtrào cản mà không phải doanhnghiệp nào cũng sẵn sàng vượt qua.

PV: Ngoài ra, các công cụ để hỗ trợdoanh nghiệp được đề xuất là gì,thưa bà?

Bà NGUYễN THị BÍCH HÒA:Có nhiều công cụ chính sách banhành nhằm kiểm soát và thúc đẩythị trường mà không nhất thiếtphải có đủ ngân sách mới làmđược, ví dụ như các công cụ quiđịnh (qui định bắt buộc và có kiểmsoát), công cụ kinh tế (chính sáchkhuyến khích dựa trên biến độngcủa thị trường), công cụ thông tin(ví dụ như khuyến khích người tiêudùng lựa chọn sản phẩm dựa trênthông tin cung cấp trên sản phẩm),công cụ tự nguyện (khuyến khíchdoanh nghiệp xây dựng những hệthống kiểm soát và quản lý hiệuquả) hay những công cụ thay đổihành vi.

Tôi lấy ví dụ như TP.HCM, chỉtrong 1 năm có hơn 40 doanhnghiệp đạt tiêu chuẩn “Doanh

nghiệp Xanh”. Điều này đạt đượcthông qua việc vận hành một côngcụ chính sách qui định về “thưởngcacbon thấp”, khi doanh nghiệpgiảm lượng cacbon đến mức nàođó sẽ được công nhận “Doanhnghiệp Xanh”, họ được người tiêudùng nhận biết, đánh giá, tôn vinhhơn những doanh nghiệp khônglàm, như vậy các doanh nghiệpthấy có sự khác biệt, là cơ hội chohọ trong tương lai thì họ sẽ làmtiếp. Thực tế ta nhận thấy công cụchính sách quy định đã không cần“nguồn kinh phí” nhiều để “thúcđẩy doanh nghiệp ĐMST”. Ngoàira, lồng ghép nhiều chươngtrình/dự án khác nhau để tăng tínhtích hợp sẽ rất hiệu quả trong việcthúc đẩy doanh nghiệp ĐMST.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Ngày 20/10/2015, Bộ Tài chính ra Quyếtđịnh số 2183/QĐ-BTC ban hành Kếhoạch hành động của ngành Tài chính

thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhđến năm 2020. Trong đó qui định:

Các chính sách về thị trường vốn xanh bao gồm:+ Thiết lập một khung tài chính xanh cho các

hoạt động trên thị trường vốn như: ban hành các quyđịnh, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yếtxanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và tronggiám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh).

+ Huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng xanhthông qua thị trường vốn cho các doanh nghiệp, dựán và sản phẩm xanh thông qua niêm yết, phát hànhcổ phiếu xanh.

+ Phát hành trái phiếu, chứng chỉ đầu tư,... chocác dự án, chương trình và lĩnh vực xanh.

+ Xây dựng các bộ chỉ số xanh để theo dõi, đánhgiá và giao dịch trên thị trường vốn.

+ Ban hành quy chế hoặc hướng dẫn về quản trịrủi ro môi trường xã hội cho các tổ chức thị trường,cho các thành viên thị trường là các định chế tàichính và các doanh nghiệp niêm yết.

+ Hoạt động của Sở giao dịch chứng khoánbền vững.

Các sản phẩm của thị trường vốn xanh bao gồm:+ Trái phiếu xanh là các trái phiếu của doanh

nghiệp xanh, phát hành cho các dự án xanh hoặc cácsản phẩm xanh.

+ Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyềnđịa phương, phục vụ cho các mục tiêu, chương trình,dự án xanh.

+ Các chỉ số xanh, chỉ số bền vững, chỉ số Carbon.+ Các chứng chỉ, chứng chỉ đầu tư xanh của các

Quỹ đầu tư phát hành.- Nghiên cứu khả năng triển khai các sản phẩm

bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môitrường.

- Rà soát, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung (nếu có)chính sách giá đối với mặt hàng xăng, dầu, điện,nước, đảm bảo nguyên tắc cơ chế giá thị trường đồngthời khuyến khích sử dụng hiệu quả năng lượng vàtài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành sản xuất,dịch vụ và tiêu dùng xanh.

HN

Quy định về các chính sách và sản phẩm của thị trường vốn xanh

Page 7: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TIÊU ĐIỂM

7Số 13 - Tháng 12/2015

Trong Quyết định số 2183/QĐ-BTC, ngày 20/10/2015 của Bộ Tài chính ban hành Kếhoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhđến năm 2020, có qui định về việc Ban hành quy chế mua sắm công xanh. Trong đó, chimua sắm sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phải ưu tiên hàng hóa dán nhãn sinh thái,hàng hóa có khả năng tái chế, riêng các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinhphí công từ năm 2017 phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro, ưu tiên các loại phương tiện sửdụng nhiên liệu sạch (điện, khí hóa lỏng) và xe lai (hybid); Ưu tiên bố trí kinh phí cho cáchoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh, ưu tiên bố trívốn cho các dự án đầu tư công đáp ứng tiêu chuẩn kinh tế xanh theo cơ cấu ngành nghề,tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái,tính đến tác động của biến đổi khí hậu…

Tuy vậy, ĐMST dưới các góc nhìn, các doanh nghiệp tham gia chương trình ĐMST đanglo lắng điều gì, cũng như những tính toán của các nhà quản lý cho doanh nghiệp như thếnào đã được đề cập trong nội dung Hội thảo tham vấn đối với các cơ quan, tổ chức cóliên quan và các chuyên gia, nhằm có thêm thông tin hoàn thiện Dự thảo Chương trìnhhành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững và Lộ trình thực hiện đổi mới sinhthái tại Việt Nam ngày 10/11/2015, do Bộ Công Thương phối hợp với Viện Công nghệ châuÁ Việt Nam (AIT-VN) tổ chức.

Sau đây, Bản tin Công nghệ Xanh xin lược trích các ý kiến đáng chú ý tại buổi Hội thảonày.

Ông FREDRIC WILLIAM SWIERCZEK – Giám đốc AIT-VN:

“Tích hợp theo chuỗi để tăng tính hiệu quả” ĐMST cần phải được Việt Nam và các doanh nghiệp thực hiện ngay từ

bây giờ để đảm bảo tính bền vững. Rất nhiều doanh nghiệp của các bạn đãthấy rằng có thể tạo thêm giá trị gia tăng từ việc tích hợp các giải pháp liênquan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững. Vì vậy, họ đã sử dụng các hìnhthức và phương pháp tích hợp theo chuỗi vòng đời sản phẩm từ khâunguyên liệu đầu vào đến sản xuất, thương mại, phân phối. Nhờ tích hợpchuỗi, doanh nghiệp đã tạo thêm việc làm cho cộng đồng và thực tế là sảnxuất kinh doanh của họ cũng đạt hiệu quả cao. Đó chính là động lực để họtiếp tục tham gia vào các chương trình liên quan đến tăng trưởng xanh,ĐMST.

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp đang khó khăn chính là nguồn tíndụng cho họ tham gia các hoạt động đổi mới về sinh thái. Nó khó khăn từkhi tiếp cận, phức tạp khi quản lý, vì vậy các bạn cần kết hợp các qui trìnhmột cách hợp lý để quản lý nguồn vốn có hiệu quả.

DIỄN ĐÀN

Đổi mới sinh thái dưới các góc nhìn

Page 8: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/20158

TIÊU ĐIỂM

Ông SABIN BASNYAT – Điều phối viên Khu vực châu Á – Thái Bình Dương – UNEP:

“Chúng tôi hỗ trợ, các bạn là người thực hiện”

Tìm kiếm nhiều nguồn quĩ khác nhau để thực hiện chương trình, nhưng làmthế nào để không trùng lắp các chương trình nhằm thu được các hiệu quả

riêng biệt là một thách thức không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nướctrên thế giới. Do đó, cần đội ngũ điều phối cấp quốc gia để thực hiện cácchương trình khác nhau. Hoặc có thể hợp tác với các đối tác khác, với cácngành cũng muốn tham gia và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Hiện

tại, UNEP đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát năng lực, thông tin của các đơn vị để sử dụngcác nguồn quĩ đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cho phù hợp.

Các bạn hoàn toàn có thể nghĩ, xây dựng sản phẩm bền vững, doanh nghiệp sinh thái ngay từ đầu thì sẽ rất tốnkém, nhưng không có cách nào khác cần phải nghĩ đến ngay từ bây giờ. Chúng ta sẽ phải dựa trên những gì đã cóđể xây dựng thêm được khung chính sách hoàn thiện. UNEP cũng có nhiều chương trình mà việc điều phối cũngrất căng thẳng, tuy nhiên, muốn tránh hiện tượng chồng chéo trong chính sách cho môi trường thì cần làm thế nàođể thuận lợi và rõ ràng hơn.

Chúng ta đều mong muốn dù chạy dự án gì thì dự án đó cũng phải thể hiện nét riêng của Việt Nam, đảm bảođạt yêu cầu phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu chung là thu nhập tăng trưởng quốc dân.

Trong quá trình làm việc với nhiều quốc gia, chúng tôi nhận thấy, các quốc gia khác đều mong muốn hợp tác vớiViệt Nam, đó là điều rất đáng mừng, quan trọng là làm thế nào để đẩy mạnh hơn các hoạt động sản xuất và tiêu dùngbền vững của nhiều tổ chức khác nhau. Có thể thấy rằng, những chính sách cấp trung ương thì rất rộng và vì vậy cầnxem xét để kết hợp, lồng ghép nhiều chương trình có liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam đểđẩy mạnh ĐMST trong doanh nghiệp. Cách tiếp cận để xây dựng khung chính sách của sản xuất và tiêu dùng bềnvững là từng bước một, lấy ý kiến đóng góp từ các ngành, sau đó các bên liên quan sẽ xem xét về các vấn đề như nhãnsinh thái, các rào cản, lợi ích cho doanh nghiệp, cũng như làm thế nào để thực hiện được việc này mà vẫn đảm bảolợi ích của doanh nghiệp… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các bạn khi các bạn có khung pháp lý hoàn thiện, đủ độ tin cậy.

Tuy nhiên, tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, chúng tôi chỉ hỗ trợ, còn đây là chương trình của Việt Nam, cho nêncác bạn cần phải là người thực hiện.

Ông TRươNG QUANG CẩN- Trưởng ban Tư vấn Pháp luật, Hiệp hội làng nghề Việt Nam:

“Cần góp ý cụ thể để xây dựng Chương trình phù hợp”

Chúng ta hiện đang có rất nhiều chính sách, nhưng nguồn lực lại rất ít vàphân tán, dàn trải nên hiệu lực quản lý nhà nước kém, hiệu quả đầu tư

rất thấp.Quay trở lại nội dung mà Bộ Công Thương xây dựng Chương trình hành động

quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững có đưa ra 6 giải pháp, 8 ưu tiên ngherất hay, nhưng rất khó quản lý và thực hiện. Hiện cả nước có xấp xỉ 5.000 làng

nghề, 60% trong số đó tập trung tại đồng bằng Bắc bộ, 40% còn lại phân tán tại các vùng khác. Người dân làngnghề tập trung ở nông thôn. Các làng nghề càng phát triển thì càng làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường. Trong khiđầu tư để xử lý môi trường làng nghề không hề có chứ không phải là quá ít. Ngày nào cũng đưa hình ảnh ô nhiễmmôi trường nơi này, nơi kia, rồi giới thiệu các chính sách thì rất nhiều, nghe rất hay, nhưng để người dân tiếp cậnđược các chính sách đó, đặc biệt là nguồn tài chính thì cực khó. Đủ thứ nhằng nhịt, hồ sơ cực kỳ phức tạp, chạycác kiểu vẫn không tiếp cận được nguồn vốn. Rồi ông nào cũng nhận làm cùng một vấn đề na ná như nhau, nhưnglại chồng chéo, phân tán, cuối cùng là người dân không được thụ hưởng. Đó là thực trạng của chúng ta hiện nay.

Vì vậy, các bộ ngành tham gia Hội thảo này cần nói cái gì cho cụ thể, giúp Bộ Công Thương tiếp thu, chắt lọcđể xây dựng Chương trình cho phù hợp.

Page 9: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/2015 9

TIÊU ĐIỂM

Ông VăN NGUYễN THÁI BÌNH – Giám đốc sản xuất Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre:

“Phân biệt rõ trắng đen giữa doanh nghiệpĐMST và doanh nghiệp thông thường”

Cầu Tre là doanh nghiệp chế biến thực phẩm và chè. Trước kia, Công ty đã thamgia một số dự án về sản xuất sạch hơn, nên cách đây 6 tháng, khi được mời tham

gia dự án về ĐMST, Cầu Tre đã chọn mảng chè để tham gia. Với hơn 1000 lao động,Công ty cũng chọn cách tiếp cận theo 2 hướng: Một là, ĐMST từ vùng trồng nguyênliệu, khâu chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm; Hai là, dùng nhiên liệu sinh khốithay nhiên liệu hóa thạch để sấy trà. Chúng tôi tham gia dự án với mong muốn có

một hướng đi mới, một tư duy mới. Khi nhận thấy tham gia dự án mình có cơ hội, có hiệu quả, có khả năng đem lại lợinhuận trong tương lai thì chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chúng tôi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Tôi tạm chia ra thành 3 mảng chính.Thứ nhất là về cơ chế: ĐMST ở Việt Nam hiện vẫn là những dự án cho tương lai. Vì mới nên cơ chế chính sách chưa

đồng bộ, thống nhất, không mang tính hệ thống, nên khó hỗ trợ doanh nghiệp.Tôi lấy ví dụ như Công ty tôi muốn làm trà sinh thái, thì vấn đề ở đây là làm thế nào để các doanh nghiệp làm trà sinh

thái như chúng tôi có lợi thế hơn những doanh nghiệp bình thường khác, tức là phải phân biệt rõ trắng đen, anh làmđược gì, anh không làm thì như thế nào. Bởi chúng tôi phải đầu tư cao, chi phí lớn từ vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêuthụ. Nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ rõ ràng thì khi sản phẩm chúng tôi ra thị trường sẽ kém sức cạnh tranhhơn các doanh nghiệp không làm sinh thái vì giá của họ sẽ thấp hơn do chi phí ít hơn.

Thứ hai là đổi mới trong sử dụng nhiên liệu sấy trà: Tức là dùng nhiên liệu sinh khối như lõi ngô, vỏ cà phê, vỏ trấu…để sấy trà nhằm giảm phát thải, thì lại gặp vấn đề về sự ổn định nguồn nguyên liệu. Về lý thuyết, dùng nhiên liệu sinhkhối có thể giảm chi phí gấp 3 lần, nhưng lại phụ thuộc mùa, trong khi nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá… thì cóquanh năm. Khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ đốt bằng nhiên liệu sinh khối, khi không phải mùa thì không có nhiênliệu, đi mua còn đắt gấp mấy lần thì làm sao doanh nghiệp dám mạo hiểm. Chẳng nhẽ tháng làm, tháng nghỉ, hoặc làmnửa sinh khối, nửa hóa thạch. Hơn nữa, thường với doanh nghiệp sử dụng năng lượng quá lớn, chiếm hầu hết chi phí thìmới muốn áp dụng, chứ nếu năng lượng chỉ chiếm 3-5% chi phí thì người ta sẽ không mặn mà thay đổi. Nhà nước cũngcần có hỗ trợ tạo điều kiện cho thị trường nhiên liệu sinh khối phát triển ổn định.

Thứ ba là vấn đề tiếp cận nguồn vốn: Liệu làm ĐMST, chúng tôi có được hỗ trợ vay trung hạn không, cách tiếp cậnthế nào cho nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia dự án ĐMST có được bảo hộ, nếu vì tham gia màthua lỗ thì có được hỗ trợ phần nào đó để đảm bảo sự an toàn của doanh nghiệp?

Bà TRầN THị LIÊN – Phó phòng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT TP.HCM:

“Đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp trong cảvòng đời sản phẩm”

Là một thành phố phát triển sôi động, trong những năm qua, TP.HCM luôn đặcbiệt chú trọng đến việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các dự án bảo

vệ môi trường. Thành phố sử dụng chính sách khen thưởng để khuyến khích doanhnghiệp. Như từ năm 2012 trở về trước, chúng tôi lập giải thưởng doanh nghiệp xanh.Từ năm 2012 trở về sau này gọi là giải thưởng môi trường. Các cá nhân, tổ chức đạtgiải thưởng này sẽ được giới thiệu tham gia giải thưởng môi trường quốc gia. Mỗi lần

có giải thưởng như vậy, chúng tôi lại xây dựng mục tiêu rất cụ thể như giảm bao nhiêu phần trăm tỉ lệ ô nhiễm môi trường,nâng bao nhiêu phần trăm tỉ lệ xử lý chất thải… Mỗi năm, tiêu chí lại thay đổi, cập nhật cho phù hợp với tình hình thựctế. Ngoài ra, việc tuân thủ những qui định về môi trường chỉ là một trong số những tiêu chuẩn của giải thưởng này, chúngtôi còn đánh giá những nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất từ khâu sử dụng nguyên liệu trong quá trình sảnxuất, các giải pháp xử lý ô nhiễm, rồi trách nhiệm với sản phẩm sau khi hết thời gian sử dụng…

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp cận theo hướng trách nhiệm của doanh nghiệp với sản phẩm của họ sau khi đưara thị trường thu hồi như thế nào, tức là xây dựng giải thưởng thông qua đánh giá tiêu chí theo vòng đời sản phẩm. Cácdoanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sẽ được tôn vinh, được hỗ trợ trong các hoạt động và cái chính là thương hiệu của họsẽ được khẳng định, là sự đảm bảo cho những cơ hội kinh doanh trong tương lai.

ANH TUấN (thực hiện)

Page 10: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/201510

TIÊU ĐIỂM

Thực trạngQua kết quả khảo sát của Viện

Nghiên cứu chiến lược, chính sáchcông nghiệp (Bộ Công Thương),trong KCN DVTS Đà Nẵng có 14doanh nghiệp, hầu hết đều sử dụngcông nghệ cũ. Chỉ số suất tiêu haonăng lượng trung bình của các doanhnghiệp là 0,23TOE/tấn sản phẩm,cao hơn mức trung bình của thế giớilà 2,4 lần. Các máy móc thiết bịđược sử dụng qua thời gian dài vàkhông được thay mới, bản thân cácthiết bị này khi được mua về cũng đãđược qua sử dụng. Nhiều trườnghợp, thông tin về thiết bị đang hoạtđộng trong các phân xưởng cũngkhông được rõ ràng, không có cácthông số của máy móc.

Qua khảo sát, phát thải KNK tạiKCN DVTS Đà Nẵng thuộc 03 lĩnhvực, trong đó, lĩnh vực phát thải

KNK cao nhất là năng lượng baogồm sử dụng điện (41-47%) vànhiên liệu đốt (30-36%).

Chuyển đổi các nhiên liệu đốthóa thạch sang khí LPG hoặc nhiênliệu sinh khối

Qua tính toán, kiểm kê KNK choriêng lĩnh vực đốt nhiên liệu của cácdoanh nghiệp trong KCN DVTS ĐàNẵng cho kết quả như bảng 1.

Trong các nguồn nhiên liệu đốtthì than đá và dầu (DO + FO) lànguồn nhiên liệu hóa thạch, có hệsố phát thải KNK cao hơn nhiều sovới khí LPG hoặc nhiên liệu sinhkhối (trấu, củi…). Việc chuyển đổinhiên liệu đốt hóa thạch sang khíLPG hoặc nhiên liệu sinh khối vừacó ý nghĩa cắt giảm phát thải KNK,bảo vệ môi trường, giảm phụ thuộcvào nhiên liệu hóa thạch và đem lạilợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Trong số 10 doanh nghiệp tạiKCN DVTS Đà Nẵng có sử dụngnhiên liệu đốt, thì có 02 công tyđang sử dụng khí LPG và nhiên liệusinh khối, là Công ty Minh Nghĩa vàCông ty CP XNK Thủy sản miềnTrung. Công ty CP XNK Thủy sảnmiền Trung có sử dụng một lượngnhỏ dầu DO để chạy máy phát điệntrong trường hợp thiếu điện hoặc sựcố, còn Công ty Minh Nghĩa sử dụng100% LPG.

Tiềm năng giảm phát thải trongtrường hợp 08 công ty còn lạichuyển đổi nhiên liệu đốt sangsang LPG được tính toán trongbảng 2.

Nhóm 05 doanh nghiệp đầu tiêntrong bảng sử dụng nhiên liệu dầu(DO và FO) sẽ có tiềm năng giảmphát thải gần 15%. Trong khi đó,nhóm 03 doanh nghiệp còn lại sử

Giảm phát thải nhà kính bằng Sử DụNG NHIÊN LIệU SINH KHốI

Mô hình khu công nghiệp (KCN) phát thải carbon thấp hướng tới việc cắt giảm tối đalượng phát thải khí nhà kính (KNK), giúp các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy các giảipháp quản lý phát thải hiệu quả, trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển công nghiệp,phát triển kinh tế đang là mục tiêu mà Đà Nẵng hướng tới. Trong đó có KCN Dịch vụ thủysản (DVTS) Đà Nẵng.

Bảng 1: Kiểm kê KNK

Page 11: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/2015 11

TIÊU ĐIỂM

dụng than sẽ có tiềm năng giảm phátthải trên 30%.

Trong giai đoạn 2014-2015:Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu cho02 doanh nghiệp, phấn đấu giảm15% phát thải trong lĩnh vực nhiênliệu đốt của 02 doanh nghiệp này sovới mức phát thải lý thuyết đượctính toán vào thời điểm nghiên cứu.

Trong giai đoạn 2016-2020: Thựchiện chuyển đổi nhiên liệu cho 05doanh nghiệp khác, phấn đấu giảm30% phát thải trong lĩnh vực nhiênliệu đốt của 05 doanh nghiệp này sovới mức phát thải lý thuyết được tínhtoán vào thời điểm nghiên cứu.

Các giải phápĐể đạt được các mục tiêu đề ra,

Dự án giảm phát thải KNK tại KCNDVTS Đà Nẵng do nhóm nghiên cứucủa Viện Nghiên cứu chiến lược, chínhsách công nghiệp đề xuất các nhómgiải pháp nhằm chuyển đổi nhiên liệuđốt hoá thạch sang khí LPG hoặcnhiên liệu sinh khối tại KCN bao gồm:

+ Định hướng công nghệ, ngừngcấp phép mới các lò đốt sử dụngnhiên liệu cũ, nhiên liệu hoá thạch,tiến tới thay thế các lò cũ bằng cáclò sử dụng khí LPG hoặc nhiên liệusinh khối.

+ Thẩm định công nghệ các lòđốt sử dụng nhiên liệu sinh khối,

đảm bảo không thải ra các khí thảigây ô nhiễm môi trường.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong cácthủ tục hành chính liên quan đếnviệc thay đổi ĐTM khi thay thế trangthiết bị.

+ UBND Thành phố có cơ chếtín dụng ưu đãi đối với các dự ánđầu tư của doanh nghiệp nhằmchuyển đổi nhiên liệu đốt nhằmgiảm phát thải KNK.

THANH HảI(theo tài liệu của Dự án giảm

phát thải KNK tại KCN DVTS ĐàNẵng, Viện Nghiên cứu chiến lược,chính sách công nghiệp)

Doanh nghiệp

Năm 2015 Năm 2020

Tổnglượng phátthải

Phátthải LPG

tương đương

Chênh lệch

Tổnglượngphátthải

Phátthải LPG

tươngđương

Chênh lệch

Tấn CO2 Tấn CO2 Tấn CO2 % Tấn CO2 Tấn CO2 Tấn CO2 %

1 Bắc Đẩu 2.508,8 2.136,2 372,6 14,85 3.571,4 3.041 530,4 14,85

2 Thủy sản Đà Nẵng 7.509,6 6.394,3 1.115,3 14,85 10.191,6 8.678 1.513,6 14,85

3 Danifood 95,6 81,4 14,2 14,85 95,6 81,4 14,2 14,85

4 Nhật Hoàng 2.745,6 2.337,8 407,8 14,85 3.843,8 3.272,9 570,9 14,85

5 Proximex 407,4 346,9 60,5 14,85 523,1 445,4 77,7 14,85

6 Thuận Phước 888,8 601,2 287,5 32,35 1.144,3 774 370,2 32,35

7 Đại Thuận 178,8 114,7 64 35,79 219,2 140,7 78,5 35,81

8 Hạ Long 852,7 547,3 305,4 35,82 1.235,4 792,9 442,5 35,82

MụC TIÊU CắT GIảM KNK CủA KCN DVTS ĐÀ NẵNG- Đến hết năm 2017, cắt giảm 15% lượng phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng

nhiên liệu đốt so với mức phát thải năm 2013; - Đến hết năm 2017, cắt giảm 3-5% điện năng tiêu thụ so với mức năm 2013,

tương ứng với cắt giảm 3-5% phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng điện; - Đến hết năm 2017, 100% các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng

lượng và có cán bộ chuyên trách quản lý năng lượng.

Bảng 2: Tiềm năng giảm phát thải KNK của doanh nghiệp

Page 12: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TIÊU ĐIỂM

12 Số 13 - Tháng 12/2015

XÂY DựNG VÀ THử NGHIệMmô hình KCN cacbon thấp tại Đà Nẵng

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp tại KCNLiên Chiểu (Đà Nẵng) thì phát thải trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp chỉ có ở haidoanh nghiệp là Giấy Sức Trẻ và Thép Đà Nẵng. Một số ngành công nghiệp có đặc thùphát thải KNK trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp như ngành xi măng hay ngànhphân bón, đối với trường hợp KCN Liên Chiểu đều không phát thải KNK.

Kết quả tính toán khi chưathực hiện các giải pháp giảmphát thải KNK đối với KCN

Liên Chiểu cho thấy, lĩnh vực nănglượng (NL) bao gồm sử dụng điện vànhiên liệu đốt chiếm tỷ trọng caonhất trong tổng phát thải KNK củaKCN Liên Chiểu.

Tỷ trọng phát thải KNK từ việc sửdụng điện dao động trong khoảng 81-87%, trong khi đó phát thải KNK từviệc đốt nhiên liệu lại không đáng kể,dao động trong khoảng 3-6%. Kế đếnlà lĩnh vực các quá trình công nghiệp,chiếm từ 6-10%. Phát thải KNK củalĩnh vực chất thải là rất nhỏ vì lượngnước thải rất ít, đồng thời nồng độhữu cơ rất thấp, còn chất thải rắn(CTR) chủ yếu là trong sinh hoạt.

Từ đây, kế hoạch hành độnggiảm phát thải KNK tại KCN LiênChiểu được nhóm nghiên cứu đềxuất, bao gồm:

1. Thúc đẩy thực hiện kiểm toánnăng lượng và xây dựng mô hìnhquản lý sử năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả cho doanh nghiệp

Mục tiêu:Cắt giảm việc tiêu thụ năng

lượng, giảm phát thải KNK, đồngthời làm lợi cho hệ thống năng lượngquốc gia.

Hoạt động:

+ Xây dựng báo cáo kiểm toánNL.

+ Xây dựng hệ thống quản lý NLtiết kiệm và hiệu quả

Kết quả dự kiến:

+ 100% nhận thức được tầmquan trọng của tiết kiệm NL.

+ 100% đơn vị sử dụng NL trọngđiểm.

+ 50% các DN còn lại trongKCN Liên Chiểu thực hiện kiểmtoán NL.

Nguồn vốn thực hiện:

+ Từ DN;

+ Đề án thành phố môi trường,đề án tiết kiệm NL của Sở KHCN;chương trình mục tiêu quốc gia vềsử dụng NL tiết kiệm hiệu quả(VNEEP).

2. Chuyển đổi nhiên liệu đốt từnguồn gốc hóa thạch sang nhiênliệu tái tạo

Mục tiêu:

Giảm phát thải KNK thông quasử dụng nhiên liệu tái tạo, giảm tiêuthụ tài nguyên hóa thạch, bảo vệmôi trường và đem lại lợi ích kinh tếcho DN

Hoạt động:+ Tuyên truyền, hướng dẫn và

khuyến khích sử dụng nhiên liệu táitạo.

+ Hỗ trợ DN thực hiện việcchuyển đổi nhiên liệu đốt hóa thạchsang nhiên liệu tái tạo được Quỹđầu tư phát triển cho vay với lãi suấtưu đãi mức thấp nhất.

Kết quả dự kiến:Các DN hiểu được lợi ích của

việc sử dụng nhiên liệu tái tạo, từngbước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu.

Nguồn vốn thực hiện:Từ DN, vốn vay từ quỹ đầu tư

phát triển.3. Thúc đẩy cơ chế trao đổi chất

thải giữa các DNMục tiêu:+ Tái sử dụng chất thải của DN

này làm nguyên liệu cho DN kháctrong cùng KCN.

+ Gián tiếp giảm phát thải KNKthông qua tái sử dụng.

+ Giảm thiểu tác động đến môitrường.

Hoạt động:+ Nghiên cứu thử nghiệm tái sử

dụng chất thải, trao đổi chất thải.+ Triển khai thực hiện kết quả

Page 13: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TIÊU ĐIỂM

13Số 13 - Tháng 12/2015

nghiên cứu, đưa lý thuyết vào thực tiễn.Kết quả dự kiến:+ Thực hiện 01 đề tài Nghiên cứu khoa học về tái

sử dụng xỉ thép thải ở Thép Đà Nẵng để sử dụng chongành xi măng.

+ Thực hiện được việc trao đổi chất thải của ThépĐà Nẵng với Xi măng Hải Vân và Xi măng Ngũ Hành Sơn.

+ Tìm kiếm các cơ hội trao đổi chất thải giữa cácngành khác.

Nguồn vốn thực hiện:Nguồn sự nghiệp môi trường của Sở TN&MT; đề tài

KHCN của Sở KH&CN.4.Thúc đẩy thu hồi nhiệt thải khói lò để sử dụng

vào các mục đích khácMục tiêu:Sử dụng được nhiệt thải khói lò để sử dụng vào các

mục đích có íchHoạt động:+ Nghiên cứu sử dụng nhiệt thải của khói các lò

luyện thép, lò đốt, lò hơi để sử dụng vào các mục đíchnhư sấy, hấp, làm khô;

+ Triển khai thực hiện kết quả nghiên cứu, đưa lýthuyết vào thực tiễn.

Kết quả dự kiến:+ Thực hiện thu hồi nhiệt thải lò luyện thép của

Thép Đà Nẵng, và lò đốt của Gốm sứ Cosani;+ Giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu đốt của hai

doanh nghiệp trên;+ Gián tiếp giảm phát thải KNK thông qua giảm

lượng nhiên liệu đốt.Nguồn vốn thực hiện:+ Nguồn sự nghiệp môi trường của Sở TN&MT; đề

tài KHCN của Sở KH&CN+ Các nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế5. Xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý dữ liệu

doanh nghiệp trực tuyếnMục tiêu:+ Giúp DN kiểm tra được các hoạt động của mình,

lưu trữ số liệu, thuận tiện trong việc xây dựng báo cáođịnh kỳ cho cơ quan QLNN.

+ Giúp cơ quan QLNN có thể giám sát hoạt độngphát thải KNK của DN.

Hoạt động:+ Tổ chức tập huấn, hội thảo, hướng dẫn DN thu

thập các thông số cần khai báo, cách thức tổng hợp vàcập nhật lên hệ thống.

+ Giám sát chất lượng và tiến độ cập nhật thông tinlên hệ thống.

Kết quả dự kiến:Vận hành ổn định được hệ thống quản lý dữ liệu DN

trực tuyến.Giải pháp và chính sách hỗ trợ Các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động giảm phát

thải KNK cho KCN Liên Chiểu chủ yếu dựa trên các

Page 14: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

14 Số 13 - Tháng 12/2015

chính sách hỗ trợ thực hiện cácchương trình mục tiêu quốc gia nhưChương trình mục tiêu quốc gia vềSử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả; Chương trình mục tiêuquốc gia về đổi mới công nghệ vàmột phần từ ngân sách của Thànhphố Đà Nẵng. Cụ thể:

Đối với chính sách thúc đẩy thựchiện kiểm toán năng lượng và xâydựng mô hình quản lý sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả chodoanh nghiệp, bao gồm:

+ Tăng cường kiểm tra, đôn đốcviệc thi hành đúng Luật Sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Hỗ trợ các doanh nghiệpkhông trọng điểm xây dựng báocáo kiểm toán năng lượng; xâydựng mô hình quản lý sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả.Nguồn kinh phí: Đề án thành phốmôi trường, đề án tiết kiệm nănglượng của Sở KHCN và chươngtrình mục tiêu quốc gia về sử dụngnăng lượng tiết kiệm hiệu quả(VNEEP).

+ Các doanh nghiệp đã thựchiện báo cáo kiểm toán nănglượng thì có thể vay vốn thôngqua quỹ đầu tư phát triển, quỹbảo lãnh tín dụng, đề án 08 – đổimới công nghệ.

+ Tuyên truyền, thông báo chocác doanh nghiệp về các cơ chế hỗtrợ tài chính của Luật Sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả, về hìnhthức dịch vụ TKNL (ESCO).

Đối với chuyển đổi nhiên liệuđốt từ dầu nguồn gốc hóa thạchsang nhiên liệu tái tạo, bao gồm:

+ Tuyên truyền về lợi ích khi sửdụng nhiên liệu tái tạo

+ Phát triển nhiên liệu tái tạo từnhựa, túi nilon, cao su thải

Đối với thúc đẩy cơ chế traođổi chất thải giữa các doanhnghiệp, bao gồm:

+ Đặt hàng nghiên cứu côngnghệ tận dụng hết lượng quặngtrong quá trình luyện thép, giảm tỷlệ sắt còn trong xỉ thép thải;

+ Tuyên truyền về lợi ích khiứng dụng xỉ thép thải làm thànhphần trộn xi măng;

+ Thiết lập liên kết giữa ThépĐà Nẵng với Xi măng Hải Vân, Ximăng Ngũ Hành Sơn để triển khaihoạt động trao đổi chất thải.

Đối với thúc đẩy thu hồi nhiệtthải từ khói lò để sử dụng vào cácmục đích khác, bao gồm:

+ Đặt hàng nghiên cứu sử dụngnhiệt thải khói lò để sử dụng vàocác mục đích khác;

+ Bố trí nguồn lực (tài chính và

nhân lực) để các doanh nghiệp vừavà nhỏ thực hiện thu hồi nhiệt thảitừ khói lò để sử dụng vào các mụcđích khác;

+ Bố trí nhân lực, huy động tàichính từ các tổ chức quốc tế để cácdoanh nghiệp lớn thực hiện thu hồinhiệt thải từ khói lò để sử dụng vàocác mục đích khác.

Đối với xây dựng và vận hành hệthống quản lý dữ liệu doanh nghiệptrực tuyến, bao gồm:

+ Ban hành văn bản bắt buộccác doanh nghiệp thực hiện việckhai báo, cập nhật thông số lên hệthống quản lý dữ liệu doanh nghiệptrực tuyến;

+ Ban hành văn bản về cơ chếchia sẻ thông tin giữa các đơn vịquản lý và doanh nghiệp.

+ Bố trí nguồn lực (tài chính vànhân lực) để duy trì hoạt động hệthống quản lý dữ liệu doanh nghiệptrực tuyến.

Kế hoạch hành động sẽ đượctriển khai từ tháng 12/2014 đếnnăm 2020.

BảO LINH(Theo tài liệu của Viện

Nghiên cứu chiến lược, chínhsách công nghiệp)

TIÊU ĐIỂM

MụC TIÊU XÂY DựNG VÀ THử NGHIệM MÔ HÌNH KCN CACBON THấP TRONG KCN LIÊN CHIểU

- Đến hết năm 2020, cắt giảm 10% lượng phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụngnhiên liệu đốt so với mức phát thải năm 2013;

- Đến hết năm 2020, cắt giảm 5-8% điện năng tiêu thụ so với mức năm 2013, tươngứng với cắt giảm 5-8% phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng điện;

- Đến hết năm 2020, 100% các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng lượngvà có cán bộ chuyên trách quản lý năng lượng.

Page 15: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

15Số 13 - Tháng 12/2015

Tăng cường năng lực chođơn vị đầu mối

Đến năm 2015, Sở Công Thươngđã tiến hành xây dựng và tăng cườngnăng lực cho đơn vị đầu mối vềSXSH tại địa phương. Sở CôngThương đã chỉ đạo Phòng Kỹ thuật– An toàn Môi trường cử 03 cán bộtheo dõi, hỗ trợ Trung tâm tư vấncông nghiệp về công tác SXSH.Phòng SXSH của Trung tâm đượcbiên chế 04 cán bộ chuyên trách cótrình độ đại học với các nghiệp vụchuyên môn khác nhau để triển khaikế hoạch SXSH hằng năm của tỉnhtrên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hằngnăm, Sở Công Thương đã chỉ đạoTrung tâm đã cử cán bộ tham gia cáclớp tập huấn về SXSH do Cục Côngnghiệp địa phương tổ chức, đồngthời tham gia các lớp tập huấn chocán bộ quản lý về SXSH, quản lý vềnăng lượng của các Sở, ban ngành,các huyện thị và các doanh nghiệp,các cơ sở sản xuất công nghiệp trênđịa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kết quả những đề án lớnĐề án Nâng cao nhận thức và

năng lực áp dụng SXSH Trong giai đoạn 2010-2015, Sở

Công Thương Đồng Nai đã thực hiệnhàng loạt những hội nghị tập huấn vàđào tạo tạo sản xuất nhằm nâng caonhận thức và năng lực áp dụng choSXSH trong công nghiệp. Đây cũngchính là mục tiêu của đề án “Nângcao nhận thức và năng lực áp dụng

sản xuất sạch hơn trong côngnghiệp” mà Sở Công Thương ĐồngNai đã đề ra ngay từ khi Chiến lượcđược bắt đầu. Trong năm 2012, SởCông Thương đã triển khai thêm mộtsố nhiệm vụ mới như thành lậpPhòng SXSH đặt tại Trung Tâm tư vấncông nghiệp thuộc Sở Công Thương,nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướngdẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thựchiện các biện pháp về tiết kiệm nănglượng, sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ môi trườnghướng đến phát triển bền vững. Tiếpđó, năm 2013, tiếp tục tổ chức tuyêntruyền, phổ biến các kiến thức vềSXSH thông qua đài phát thanh cáchuyện, thị xã Long Khánh và thànhphố Biên Hòa với số lượng 03chương trình, tổ chức được 2 lớpSXSH và 3 lớp tiết kiệm năng lượnghiệu quả với khoảng 500 học viêntham dự.

Năm 2014, Sở Công Thương đãnâng mức độ tuyên truyền lên mộtbậc là biên soạn chương trình tuyêntruyền về SXSH lồng ghép với chươngtrình sử dụng điện, tiết kiệm nănglượng, thu CD để phát trên đài phátthanh các huyện, thị xã Long Khánhvà thành phố Biên Hòa, biên soạnchương trình tuyên truyền về SXSHđặt in trên Bản tin Khu công nghiệpĐồng Nai, quay Video các chuyênmục, phóng sự tuyên truyền về SXSHphát định kỳ trên đài truyền hìnhĐồng Nai… Năm 2015, Sở CôngThương Đồng Nai tiếp tục nhân rộng

hơn nữa hoạt động tuyên truyền phổbiến trên các phương tiện thông tinđại chúng, lồng ghép với chươngtrình sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cườngkhảo sát, đánh giá tình hình sản xuấtthực tế của doanh nghiệp, tìm ranguyên nhân gây thất thoát nguyên,nhiên liệu và năng lượng để từ đó đềra các giải pháp SXSH, đề ra kếhoạch hành động để nâng cao hiệuquả trong sản xuất kinh doanh. Dựkiến lập báo cáo đánh giá SXSH 03đề tài, đồng thời, thành lập mạng lướicộng tác viên về SXSH từ tỉnh đến cáchuyện thị, các ban quản lý khu côngnghiệp và các doanh nghiệp.

Đề án xây dựng và vận hành cơsở dữ liệu và trang thông tin điện tử

Năm 2014, Sở Công ThươngĐồng Nai đã chỉ đạo Trung Tâm tưvấn Công nghiệp, xây dựng websiteđể tuyên truyền sâu rộng về chủtrương, chính sách hỗ trợ của nhànước về SXSH đến các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nayTrung tâm tư vấn công nghiệp đangvận hành trang Website vềSXSH:www.tuvancongnghiepdong-nai.gov.vn

Phòng SXSH đã phân công cácbộ phụ trách, xây dựng và duy trìhoạt động trang website chuyênngành, kết nối với cổng thông tinđiện tử của tỉnh và kết nối với cáctrang website về SXSH và sử dụngnăng lượng tiết kiệm hiệu quả củacác tỉnh trong toàn quốc.

ĐồNG NAI:

Thành quả 5 năm triển khai SXSHThực hiện Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”, từ đóđến nay, Sở Công Thương Đồng Nai đã đi được một hành trình khá dài và đạt được nhiềuthành công.

HOÀNG QUÂN

Page 16: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

16 Số 13 - Tháng 12/2015

Tăng hiệu quả sản xuất Nhận thức được tầm quan trọng của SXSH, nên trong

những năm qua, Phú Thọ đã tích cực triển khai phổ biến,thông tin tuyên truyền về áp dụng SXSH trên phạm vi toàntỉnh. Trong đó đặc biệt tập trung vào các điểm nóng vềmôi trường, mà tại đó, các doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp có tác động xấu đến điều kiện sống và làm việccủa người lao động và cộng đồng dân cư. Mục tiêu củacác giải pháp là nhằm cải thiện chất lượng môi trường,tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo sức khỏe của người dân,người lao động trong và xung quanh các cơ sở sản xuấtcông nghiệp gây ô nhiễm.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, các dự án vềSXSH đã các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnhđánh giá được thực trạng sản xuất của đơn vị mình, đồngthời hoạch định phương hướng để giải quyết những bấtcập trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó xâydựng, thiết lập phương pháp luận và hạ tầng SXSH đểkhắc phục những rào cản, đưa kế hoạch hành động quốcgia về SXSH vào hoạt động. Bên cạnh đó, thắt chặt cácquản lý nội vi và xây dựng cơ chế tổ chức, cũng như

Đề án “Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại cáccơ sở sản xuất công nghiệp:

Năm 2011 Sở Công Thương đã tiến hành hỗ trợ03 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lập báo cáo đánhgiá SXSH. Năm 2014 Sở Công Thương đã tiến hànhhỗ trợ 05 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lập báocáo đánh giá SXSH.

Những khó khăn và thuận lợiQuá trình triển khai thực hiện Kế hoạch SXSH

trong công nghiệp đến năm 2015 trên địa bàn tỉnhĐồng Nai đã thu được những kết quả khả quan, nângcao được nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý vềSXSH của các sở, ban ngành, huyện thị và các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo được điềukiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng cácquy trình SXSH, nâng cao hiệu quả sử dụng tàinguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ônhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường,sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Có được những điều này là do những năm qua,Sở Công Thương Đồng Nai luôn nhận được sự quantâm, sự hỗ trợ tích cực và chỉ đạo kịp thời của BộCông Thương, Cục Công nghiệp địa phương vàUBND tỉnh; sự phối hợp hỗ trợ của các Sở, ban,ngành để thực hiện tốt các kế hoạch đề ra hàngnăm. Đồng thời, qua thời gian tuyên truyền về lợiích của SXSH , đa số doanh nghiệp đã nhận biếtđược tầm quan trọng của việc thực hiện SXSH, đãtích cực phối hợp trong quá trình triển khai kế hoạchhằng năm.

Cũng như các tỉnh, thành khác, bên cạnh cácdoanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng củaviệc thực hiện SXSH thì ở Đồng Nai vẫn còn một sốdoanh nghiệp chưa quan tâm và hiểu biết về SXSH.Nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch SXSH hằngnăm còn hạn hẹp nên công tác triển khai kế hoạchcòn chậm, chủ yếu mới thực hiện nhiệm vụ tuyêntruyền vận động, mục tiêu đạt được chưa cao. Dovậy, kết quả “Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại cáccơ sở sản xuất công nghiệp” còn rất khiêm tốn.

Không thể không nhắc tới một vướng mắc nữalà công tác tiếp cận với các doanh nghiệp để tuyêntruyền về chủ trương, chính sách hỗ trợ về SXSHcòn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp ngại cungcấp thông tin do nhiều nguyên nhân khác nhau.Do đó, Sở Công Thương Đồng Nai đề nghị BộCông Thương mở thêm lớp đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên sâu về SXSH để có thể hỗ trợ tốtcông tác đánh giá nhanh, đề ra giải pháp khả thicho các doanh nghiệp n

CÔNG NGHIệP PHÚ THọ:

XANH, SạCH, thân thiện môi trường

Là một trong những tỉnh triển khai SXSHtương đối sớm, ngành công nghiệp Phú Thọđã đạt được nhiều thành quả trong lĩnh vựcnày, góp phần phát triển ngành công nghiệptheo hướng xanh, sạch, thân thiện môi trường.

Page 17: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

SẢN XUẤT SẠCH HƠN

17Số 13 - Tháng 12/2015

mạng lưới các hoạt động về SXSHnhằm giảm chi phí, tăng tính cạnhtranh và bảo vệ môi trường.

Thông qua các dự án trình diễnđược giới thiệu, các doanh nghiệpsẽ được thấy làm thế nào để cảithiện tình hình với chi phí thấp màhiệu quả cao, đó là nhờ áp dụngcác giải pháp SXSH phù hợp. Trongnhững năm qua, ngành CôngThương Phú Thọ đã lựa chọn 13doanh nghiệp sản xuất công nghiệpđể triển khai các mô hình trình diễnvà đem lại một số kết quả đáng ghinhận. Có thể kể ra đây một số ví dụđiển hình.

Công ty CP Việt Vương: Kết quảđánh giá nhanh cho thấy, trong sảnxuất từ trước đến nay, hệ thống mạkẽm của Công ty cho chất lượngkhông cao, sơn phủ không đều; môitrường khí thải, bụi và nước thảicông nghiệp không đảm bảo tiêuchuẩn. Sau khi được tư vấn và ápdụng các giải pháp SXSH đã giảmtiêu hao nguyên liệu (axit) và nângcao chất lượng sản phẩm mạ, chosản phẩm đều; hệ thống máy hútbụi, trang thiết bị cho hệ thống xử lýnước thải công nghiệp được lắp đặt,đảm bảo chất lượng khí thải, môi

trường công nghiệp, đầu ra nướcthải đảm bảo tiêu chuẩn.

Công ty CP Rượu Sài Gòn - ĐồngXuân: Sau khi khảo sát, đội SXSHnhận thấy, hệ thống rửa chai chochất lượng không đồng đều nên vẫnxảy ra hiện tượng chai không đượclàm sạch triệt để; hệ thống hút mùiở khu vực nấu và sang chiết khôngđảm bảo; không tuần hoàn đượclượng nước thải sản xuất do hệthống tháp giải nhiệt hoạt độngkhông hiệu quả. Sau khi được tư vấnvà áp dụng các giải pháp SXSH, hệthống rửa chai đã cho sản phẩmđều, sạch triệt để; mùi ở khu vựcnấu và sang chiết được đảm bảo,tuần hoàn và tận thu 95% lượngnước thải sản xuất, hiệu quả sảnxuất kinh doanh nâng lên rõ rệt.

Công ty CP Giấy Phong Châu:Trước khi áp dụng SXSH, nguyênliệu đầu vào của Công ty có chấtlượng thấp do bị ẩm ướt và nhiềumùn, hiệu quả sản xuất không cao;hệ thống thu gom xử lý nước thải vàđặc biệt màu nước thải không đạttiêu chuẩn. Sau khi được tư vấn vàáp dụng các giải pháp SXSH, Côngty đã giải quyết được khâu nguyênliệu, khu vực kho chứa nguyên liệu

cho chất lượng nguyên liệu đầu vàocao, hiệu quả sản xuất tăng. Hệthống xử lý nước thải được cải thiện,màu nước thải được đảm bảo...

Duy trì SXSHTừ kết quả thu được của một số

ví dụ điển hình trên có thể khẳngđịnh, qua triển khai thực hiện việcáp dụng khoa học công nghệ, ápdụng các giải pháp SXSH vào sảnxuất của các doanh nghiệp, nhậnthức của các cấp, các ngành, các cơsở sản xuất kinh doanh, cộng đồngvề tầm quan trọng của việc thựchiện áp dụng SXSH đã được nângcao. Các doanh nghiệp đã nhận thấylợi ích của việc áp dụng SXSH khôngchỉ bảo vệ môi trường trong từngkhu vực của các doanh nghiệp, đảmbảo an toàn môi trường cho ngườilao động, mà còn hạn chế cácnguồn gây ô nhiễm tác động tới môitrường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời,các doanh nghiệp sau khi áp dụngcác giải pháp SXSH đã thu đượcnhững hiệu quả tích cực như giảmtiêu hao nhiên liệu, năng lượng,phân loại xử lý giảm thiểu ô nhiễmngay tại nguồn phát sinh nên nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh,giảm chi phí sản xuất. Điều nàyđồng nghĩa với việc tăng tính cạnhtranh của sản phẩm và khẳng địnhthương hiệu của doanh nghiệp,hướng tới phát triển bền vững.

Để duy trì, nâng cao hiệu quảcủa việc áp dụng các giải pháp vềkhoa học công nghệ trong sản xuấtcông nghiệp, tới đây rất cần sự vàocuộc tích cực hơn nữa của các cấp,các ngành trong việc đẩy mạnhphong trào nghiên cứu sáng tạokhoa học công nghệ. Đặc biệt, cầntập trung khắc phục một số tồn tạihạn chế và đề ra các giải pháp cụthể để nâng cao hiệu quả ứng dụngkhoa học công nghệ nhằm tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh ở cácdoanh nghiệp, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệpCNH, HĐH của tỉnh Phú Thọ n

Dây chuyền sản xuất của Công ty Bia rượu nước giải khát Hồng Hà - Hà Nội

Page 18: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM MỚI

18 Số 13 - Tháng 12/2015

Tận dụng tiềm năng nhiênliệu sinh khối

Khởi nguồn là vấn đề rác thải sinhkhối tại Việt Nam đang được sử dụngchưa đúng tiềm năng, thậm chí gâyô nhiễm môi trường khi bị đốt ngoàithiên nhiên. Hiện tượng các đốngrơm bị đốt trên đường làng, hay vỏtrấu bị đổ xuống sông, lõi ngô, vỏlạc… lăn lóc khắp nơi ở các vùngnông thôn vào mùa vụ là điều khônghiếm gặp. Với tiềm năng khổng lồ vềnăng lượng sinh khối, ước tínhkhoảng 118,5 triệu tấn/năm, nhómnghiên cứu của CCS đã đặt vấn đề“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫuthử và triển khai sử dụng Bếp khí hóasinh khối hiệu suất cao sử dụngnhiên liệu viên nén sinh khối”. Đâylà một dự án thộc Chương trình Mụctiêu quốc gia về sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả.

Bếp khí hóa sinh khối dùng viênnhiên liệu được sản xuất từ phụphẩm nông nghiệp với những nghiên

cứu đầu tiên từ năm 2010. Các nămtiếp theo, mỗi năm, nhóm nghiêncứu lại cải tiến chiếc bếp ngày càngtiện dụng với hiệu suất sử dụng caohơn. Năm 2014, bếp được giới thiệulà không dùng điện. Trải qua thêmcác lần cải tiến đến buổi Hội thảomới đây, nhóm nghiên cứu đã giớithiệu chiếc bếp phiên bản 2015 vớithiết kế gọn gàng, vỏ bếp mát, điệnmột chiều, không cháy nổ, hiệu suấtkhí hóa được công bố lên tới 40%,do đó, giảm chi phí nguyên vật liệuchế tạo bếp, giảm chi phí nhiên liệumà vẫn đảm bảo được công suất đủcho nhu cầu nấu nướng của các hộgia đình.

Hiệu suất cao, giảm phát thải nhà kính

Những ưu điểm vượt trội mànhóm nghiên cứu đưa ra khi so sánhvới các sản phẩm cùng loại trongnước và quốc tế mở ra một hướngmới trong sử dụng nhiên liệu sinh khối, không chỉ trong đun nấu

gia đình mà cả trong sản xuất công nghiệp.

Ông Nguyễn Hồng Long – Giámđốc Trung tâm chia sẻ thông tin:Chúng tôi phát triển một mẫu bếpmà thực chất là loại bếp gas, hệ sốphát thải rất thấp nên rất ít ảnhhưởng đến sức khỏe người dân, đápứng tiêu chí sạch, đặc biệt càng đunthì càng bẫy được khí CO2 từ khíquyển vào trong phụ phẩm của bếpđấy là than sinh học.

Nhiên liệu đốt là sinh khối, loạinăng lượng tái tạo có chu trình tuầnhoàn từ các bon ngắn, khí thải củabếp khí hóa gồm các bon và nước,một phần các bon cố định được giữlại trong than sinh học, do đó côngnghệ khí hóa còn có thể coi là phátthải các bon âm, đây cũng là lý do đểcác nhà quản lý đánh giá tích cực vềsản phẩm thân thiện môi trường này.Ông Trịnh Quốc Vũ – Vụ trưởng VụKHCN và TKNL, Tổng cụ Năng lượngcho biết, “chúng tôi đang nghiên cứuđể đưa mô hình bếp khí hóa nhiên

Bếp khí hóa sinh khối thân thiện môi trường

Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triểnbền vững - CCS (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) vừagiới thiệu Bếp khí hóa sinh khối hiệu suất cao phiên bản2015 với nhiều ưu điểm vượt trội so với những sản phẩmcùng loại khác trên thị trường trong nước và quốc tế.

HỒ NGA

Loại bếp Nhiên liệu sử dụng Giá nhiên liệu (VND)

Lượng nước đun sôi (lít)

Thời gian đun mỗi lít nước

Tổng thời gianmỗi mẻ

Chi phí mỗi lítnước sôi (VND)

Bếp khí hóa 0,6 kg viên nhiên liệu 2.100 12 2’10” 45’ 105Bếp than tổ ong 1 viên than tổ ong 3.000 20 9’ 180’ 150Bếp gas Bình gas 12kg 300.000 760 4’9” - 395Bếp từ 73,46 kWh 2.141 760 2’23” - 207

So sánh tính kinh tế với các loại bếp phổ thông trên thị trường

Giới thiệu bếp CCS với thời gian đun sôi 1 lítnước hết 2’10” 1 ấm nước.

Page 19: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM MỚI

19Số 13 - Tháng 12/2015

liệu sinh khối hiệu suất cao thay thếcho việc đun nấu bằng gas, điện, haythan tổ ong trong các hộ gia đình,nhất là ở khu vực nông thôn - nơi cótiềm năng lớn về nguồn nguyên liệusinh khối tại chỗ”.Hướng triển khai sử dụng

Bếp khí hóa nhiên liệu sinh khốikhông phải bây giờ mới được đề cậpđến, mà trên thế giới cũng như ở ViệtNam đã có rất nhiều sản phẩm cùngloại đang hiện hữu ở các vùng nôngthôn ở dạng này hay dạng khác.

Tuy nhiên, trong khi các nhà sảnxuất bếp khí hóa khác cố gắng giảmtối đa giá thành sản xuất bằng cách sửdụng vật liệu và các chi tiết chất lượngthấp, thiết kế quá đơn giản và chủ yếutập trung vào sản xuất thủ công, thìnhóm nghiên cứu của CCS lại chọnmột phương pháp tiếp cận khác, đólà, đã là giá rẻ thì không thể có chấtlượng tốt. Thay vào đó, CCS nghiêncứu chuyên sâu làm chủ công nghệkhí hóa, dùng phương pháp luận khoahọc để ứng dụng vào thiết kế và cảitiến, hoàn chỉnh bếp theo thời gian. Vìthế, các loại bếp thông thường chỉ đạthiệu suất trung bình khoảng 18% thìbếp khí hóa CCS đạt hiệu suất 40%, lànhờ bếp đã tạo điều kiện tối ưu chocác phản ứng nhiệt hóa học (quá trình

khí hóa), sản sinh ra lượng gas nhiềunhất, chất lượng tốt nhất. Mặt khác,bếp làm nóng không khí thứ cấp trướckhi đốt, nhằm tránh hiện tượng làmlạnh khí gas đột ngột tạo ra hắc ín,đồng thời hòa trộn khí gas với khôngkhí (chế hòa khí) tăng chất lượng cháy,đốt cháy hoàn toàn khí gas cho nhiệtlượng cao nhất và khí thải sạch nhất.Bên cạnh đó, bếp còn điều chỉnhlượng khí gas sinh ra cho phép điềuchỉnh ngọn lửa to hay nhỏ tùy thuộcnhu cầu sử dụng và tối ưu hóa lượngnhiên liệu sử dụng.

Trong quá trình triển khai loại bếpnày tại 3 tỉnh Hà Giang, Đà Nẵng, HàNội (Ba Vì), nhóm nghiên cứu cũng đãnhận thấy một số vấn đề cần tiếp tụccải tiến như khâu tiếp nhiên liệu khiđang đốt cho an toàn hơn, đảm bảođộ bền của bếp theo lý thuyết… Mặtkhác, trong buổi Hội thảo giới thiệubếp, nhiều đại biểu tham dự cho

rằng, muốn thương mại hóa được sảnphẩm này thì cần xây dựng một hệthống bán viên nén nhiên liệu đi kèmvới bếp. Bởi trên thực tế, bếp tốtnhưng viên nén nhiên liệu không chủđộng được, khó mua thì sẽ rất khó đểtriển khai trên diện rộng.

Để khắc phục vấn đề này, ôngNguyễn Hồng Long cho biết, đâycũng chính là lý do nhóm nghiên cứuđang rất quan tâm để có thể triển khaibếp ở dạng công nghiệp. Bởi trênthực tế, rất nhiều nhà sản xuất muốnchuyển sang dùng nhiên liệu sinh khốinhưng không tìm được nguồn cungnguyên liệu, trong khi nhiều nhà sảnxuất viên nén nhiên liệu lại không tìmđược khách hàng. Chính vì hai đốitượng không gặp được nhau nên sảnxuất chưa phát triển. CCS đang cótham vọng sẽ đề xuất các mô hìnhtrọn gói, bán sản phẩm là hơi côngnghiệp. Tức là CCS lo đầu tư máymóc và chịu trách nhiệm nguyên liệuđầu vào, doanh nghiệp chỉ mua hơiphục vụ sản xuất. Về phía các hộ cáthể, sẽ triển khai các mô hình cungcấp bếp kèm nhiên liệu để đảm bảocó thể triển khai trên diện rộng,thương mại hóa sản phẩm bếp khíhóa sinh khối hiệu suất cao như mụctiêu của Dự án đề ra n

Chúng tôi đã kiểm tra bằng các máy mócchuyên dụng để đưa ra kết quả là các thông

số kỹ thuật đo được và xác nhận các chỉ số của bếpđúng như báo cáo. Đây thực sự là một sản phẩmcông nghệ xanh rất phù hợp với đất nước nôngnghiệp như Việt Nam hay các nước trong khu vực.

Các bạn đã có sự cải tiến rất tốt, từ một chiếcbếp to có thể thu gọn lại, đạt hiệu suất khí hóa cao.Theo tôi, những gì các bạn cần phải làm là truyềnthông tốt hơn để mọi người biết đến sản phẩm này,khuyến khích tiêu dùng sản phẩm để từ đó có thểthay thế việc đốt nhiên liệu theo cách truyền thốnggây ô nhiễm khói, bụi ra môi trường.

Tuy tôi chưa sử dụng loại bếp này, nhưng trongtương lai tôi cũng muốn dùng thay cho bếp

than tổ ong mùi rất khó chịu. Tôi thấy nó khá thuậnlợi và phù hợp với các hộ gia đình như chúng tôi.Tuy nhiên, điều tôi còn băn khoăn là liệu khi sửdụng loại bếp này, chúng tôi sẽ mua nhiên liệu ởđâu. Đương nhiên là hiện nó không có sẵn và tiệndụng như than tổ ong.

Còn một điều nữa, bếp có thể điều chỉnh đượcnhiệt độ thì khá thích hợp để chúng tôi làm rèn,nhưng chắc thiết kế bếp cho các hộ làm rèn phảicó sự khác biệt chứ không thể như dùng cho hộgia đình. Như vậy thì chúng tôi liệu có áp dụngđược không?

TS. Marcel Crul Đại học Công nghệ Dell Hà Lan:

Bà Hoàng Thị Hà Làng rèn Đa Sĩ, Hà Đông, Hà Nội:

Tham chiếu giá một số loại bếpkhí hóa quốc tế

Hãng Giá (USD)Bếp khí hóa CCS 09Bếp Awamu 20Bếp Philips 130Bếp Biolite 150Bếp Ace 1 150

Page 20: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

NINH BÌNH: Tập huấn bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn

Ngày 25/11, Sở Công Thương Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch, Bộ Công Thươngvà UBND xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư tổ chức khóa tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường và

SXSH cho các đơn vị sản xuất công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ trên địa bàn xã Ninh Vân.Tại khóa tập huấn, gần 150 học viên đến từ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ đã được

cung cấp các tài liệu, kiến thức về Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trong đó chú trọng đến những nội dung thuộctrách nhiệm thực hiện của doanh nghiệp; quy định bảo vệ môi trường tại làng nghề, hướng dẫn quản lý chất thảitheo quy định của pháp luật; việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định 179/2013 củaChính phủ; các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, sản xuất sạch hơn tại các làng nghề đá mỹ nghệ.

Bên cạnh đó, các học viên cũng đã trao đổi, thảo luận về cách khắc phục những vấn đề thường gặp trongquản lý môi trường của doanh nghiệp.

Thông qua tập huấn nhằm góp phần để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ hiểu rõ vàthực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật, từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững làngnghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch, cũng như xây dựng nông thôn mới của địa phương. Điều quan trọnghơn, đó chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của chính những người dân làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân.

QUANG MạNH

BÌNH THUẬN: Tiếp tục đào tạo cán bộ tuyên truyền và đánh giá SXSH

Từ ngày 11-13/11, Trung tâm Khuyến công Bình Thuận phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tàinguyên và Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức lớp

đào tạo nâng cao cán bộ tuyên truyền và đánh giá SXSH năm 2015 với chuyên đề 3 về Nước thải và xử lýnước thải trong công nghiệp.

Sau khi học lý thuyết trên lớp, các học viên được học thực hành 01 ngày tại Xí nghiệp Phát triển hạ tầng KCNPhan Thiết. Kết quả lớp học chuyên đề 3, các học viên đã được 02 giảng viên thuộc Trường Đại học Tài nguyênvà Môi trường TP.HCM và Công ty TNHH TV XD Long Phụng tại TP.HCM truyền đạt các kiến thức liên quan đếnviệc đánh giá nước thải công nghiệp và giới thiệu các phương pháp xử lý nước thải, cũng như lựa chọn công nghệxử lý nước thải phù hợp đối với các nguồn nước thải khác nhau trong công nghiệp... Qua đó có thể giúp học viêncó khả năng nhận dạng và đánh giá các hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đề xuất, đánh giá công nghệ xử lý,nhằm hỗ trợ cho công tác tư vấn đánh giá SXSH tại doanh nghiệp. Tại buổi đi thực tế tại Xí nghiệp Phát triển hạtầng KCN Phan Thiết, các học viên đã được giảng viên và cán bộ Xí nghiệp hướng dẫn tuần tự quy trình hoạtđộng, vận hành của hệ thống xử lý nước thải, đồng thời được giải đáp các thắc mắc ngay tại hiện trường. Sau khitham quan thực tế, các học viên đã tham gia thảo luận với lãnh đạo, cán bộ Xí nghiệp và cùng 02 giảng viên tưvấn các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động cho hệ thống xử lý nước thải của Xí nghiệp.

Đây là chuyên đề cuối của lớp đào tạo nâng cao cán bộ tuyên truyền và đánh giá SXSH. Sau khi các học viênhoàn thành tất cả các bài kiểm tra cuối khóa, sẽ được nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học.

THÙY CHI

SÓC TRĂNG: Hỗ trợ xây dựng hơn 3.600 công trình khí sinh học

Thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, tỉnh Sóc Trăng được hỗ trợ xây dựng, lắp đặt 3.600 côngtrình khí sinh học qui mô nhỏ (3 triệu đồng/công trình), 4 công trình khí sinh học qui mô vừa (10 triệu

đồng/công trình) và 1 công trình khí sinh học quy mô lớn (20 triệu đồng/công trình). Qua đó, đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giảm ô nhiễm, hướng tới giảm thiểu phát thải

khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. SÔ LINH

Số 13 - Tháng 12/201520

CÔNG NGHỆ VÀ SẢN PHẨM MỚI

Page 21: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Số 13 - Tháng 12/2015 21

Năm 1912, công nghiệpthuộc da ở Việt Namđược hình thành. Khi đócó 35 doanh nghiệp,

62% là doanh nghiệp tư nhân cóquy mô nhỏ và vừa. Nguyên liệuchính là da trâu bò (chiếm 70%), daheo và 1 lượng ít da dê, da trăn, rắn,cá sấu, đà điểu, được nhập khẩu tới70-80% từ Đài Loan, Hàn Quốc,Trung Quốc, Ấn Độ, Đức. Sản phẩmlà da thuộc. Năm 2013, năng lực sảnxuất trong nước là 350 triệusqft/năm, 60% phục vụ cho sản xuấthàng xuất khẩu.

Ngành Thuộc da thải ra môitrường rất nhiều chất thải rắn, chấtthải khí và nước thải. Đối với chấtthải rắn, hiện trạng là bạc nhạc,lông, da vụn, mùn bào diềm da, vụnda chứa Crôm (Cr) độc hại gây mùikhó chịu. Đối với loại chất thải nàyhầu hết các doanh nghiệp thu gomrồi chuyển qua cho công ty môitrường đô thị địa phương xử lý đểlàm phân bón, thức ăn gia súc…nhưng chưa được áp dụng rộng rãi.Các chất thải khí thì cụ thể là phânhủy các chất hữu cơ như khí thảiH2S, NH3, VOC gây mùi hôi khóchịu vô cùng. Giải quyết vấn đề này,phần lớn các doanh nghiệp áp dụngbiện pháp thông thoáng nhà xưởng,một số ít cơ sở sản xuất cho hệthống xử lý khí. Còn đối với nướcthải với đặc trưng là mùi hôi rất khóchịu, BOD, COD, Cr, chất rắn lơlửng (SS) gấp nhiều lần các quychuẩn cho phép, các doanh nghiệpxây dựng hệ thống xử lý nước thảicao, chi phí vận hành hệ thống xửlý nước thải (máy móc thiết bị, hóachất, nhân công…) rất tốn kém. Bêncạnh đó vẫn có những doanh

nghiệp không có hệ thống xử lýnước thải hoặc hệ thống này khôngvận hành thường xuyên nên xử lýkhông hiệu quả.

Da là động vật hữu cơ tự nhiên,không đồng nhất, cấu tạo cơ bản cácaxit amin. Cấu tạo của da gồm: lớplông, lớp da giấy, lớp da cật, lớp bạcnhạc. Trong quá trình sản xuất, phảisử dụng dung môi phân cực mạnh,có khả năng hòa tan nhiều chất.Nước là nguyên liệu thiết yếu choquá trình thuộc da, tham gia trựctiếp vào hầu hết các công đoạn sảnxuất. Người ta đã có đánh giá vềmức tiêu hao nước trong ngànhthuộc da giữa các nước như sau:Pakistan: 60m3/tấn, Đông Nam Á30m3/tấn, Việt Nam 35-40m3/tấn,các nước tiên tiến là 15-20m3/tấn.Ngành Thuộc da còn gây ra ô nhiễmcho không khí, gồm khí VOC, CO,NOx, SO2 và bụi từ lò hơi, NH3,H2S, SO2 và các hợp chất chứa N, Sphát sinh từ công đoạn hồi tươi, tẩylông, ngâm vôi, thuộc da… dẫn đếnmùi hôi rất khó chịu. Hơi các axit dễbay hơi, hơi dung môi VOC từ côngđoạn hoàn thiện, sơn. Rồi tiếng ồntừ hoạt động của máy nạo thịt, máycán ép nước, thùng quay, máy tia…

Nắm được đặc điểm sản xuấtcủa ngành Thuộc da, các doanhnghiệp hoàn toàn có thể có cơ hộiáp dụng SXSH vào quy trình tuầnhoàn và tái sử dụng. Đối với khâuthu hồi muối trước khi hồi tươi, cầnphải giũ muối bằng tay hoặc thiết bịlắc, khả năng thu hồi được 30%lượng muối là rất cao, đồng thờigiảm lượng nước sử dụng, hóa chất,giảm lượng ô nhiễm. Trong khâutuần hoàn dung dịch tẩy lông, ngâmvôi, nước được sử dụng là 9-15m3,

lọc tách các chất cặn, vôi, mỡ và bổsung thêm hóa chất mới để sử dụnglại. Đồng thời có cơ hội giảm 50%lượng nước sử dụng, tiết kiệm 2-30% hóa chất, giảm được chi phí xửlý nước thải. Trong quá trình thuộcda, sẽ thừa ra một số vụn da chứaCr, những mẩu vụn da này có thểhòa tan với kiềm trở thành dungdịch hòa tan của Protein, dung dịchnày có thể sản xuất keo, gelatin,thức ăn chăn nuôi gom thu hồi tái sửdụng trong quá trình thuộc da. Tỷ lệprotein thu hồi là 60-70%.

Cơ hội SXSH cũng có thể đến vớidoanh nghiệp qua phương phápthay đổi công nghệ, cụ thể là thayđổi phương pháp tẩy lông, xẻ datrước khi ngâm vôi lại và thay đổiphương pháp thuộc da. Đối với việcthay đổi phương pháp tẩy lông cóthể áp dụng tẩy lông không hủynhằm thu hồi lông để sản xuất thảm,vật liệu cách điện, vật trang trí, phânbón, đồng thời loại bỏ chất ô nhiễmvào nước. Hoặc cũng có thể sử dụngchế phẩm enzym nhằm giảm đi 50-70% lượng Na2S, ô nhiễm trongnước thải giảm khoảng 30-50%, dathành phẩm đàn hồi tốt hơn. Đối vớikhâu xẻ da trước khi ngâm vôi lại,cần bào, nạo thịt, xẻ theo một mứcđộ thích hợp, rồi ngâm vôi, có thểtiết kiệm hóa chất, năng lượng vàthời gian thuộc.

Về quản lý nội vi trong ngànhThuộc da, cần xác định chính xáctrọng lượng da ở từng công đoạnbằng cách: Cân chính xác lượng datrong mỗi công đoạn; Tính toánlượng nước và hóa chất; nâng caochất lượng da thuộc, hạn chế sự lãngphí nguyên liệu, hóa chất, giảmlượng nước thải… n

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH

NGÀNH THUộC DA:

ÁP DụNG SảN XUấT SạCH HơN để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

ĐÀO THU

Page 22: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH

Dự án thân thiện môi trườngDự án đầu tư dây chuyền sản xuất

gạch không nung của Công ty DuTrọng Đại ra đời nhằm giải quyết nhucầu vật liệu xây thân thiện môi trường.Những năm gần đây, mức tiêu thụgạch xây toàn quốc vào khoảng 20 tỷviên/năm. Dự báo đến năm 2020,nhu cầu sẽ tăng vào khoảng 40 tỷviên/năm, cao gấp đôi so với tiêu thụhiện nay. Nếu toàn bộ nhu cầu vềgạch xây dựng đều tập trung vào gạchđất sét nung thì gần 10 năm nữa,chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sétmà phần lớn xâm phạm vào đất canhtác. Điều này làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến tài nguyên đất. Khôngnhững thế, quá trình nung sản phẩmgạch truyền thống cũng làm tiêu tốnnhiều nguyên liệu, đặc biệt là quátrình đốt lò gạch bằng than làm thải ramôi trường một lượng lớn khí độc hạikhông chỉ ảnh hưởng môi trường, sứckhỏe con người mà còn làm giảmnăng suất cây trồng. Bởi vậy nhu cầuvề một công nghệ mới thân thiện vớimôi trường để từng bước thay thếcông nghệ gạch đất sét nung là hết sứccần thiết và có ý nghĩa.

Quý IV/2014, Công ty TNHHMTV thương mại Du Trọng Đại đãchính thức đầu tư triển khai thực hiệndự án “xây dựng Nhà máy sản xuấtgạch không nung” tạo ra sản phẩmmới có chất lượng cao trên địa bàntỉnh Cao Bằng. Quý II- III/2015, Côngty lắp đặt hoàn chỉnh dây chuyềnmáy móc thiết bị đưa vào sản xuấtthử. Đây là một dự án nhỏ, tạo cơ sở

hạ tầng vững chắc cho Công ty pháttriển, đồng thời khuyến khích cácdoanh nghiệp khác trên địa bàn sảnxuất sản phẩm mới có chất lượng cao,góp phần giải quyết việc làm vàchuyển đổi cơ cấu kinh tế địaphương. Dự án có kinh phí 5,6 tỷđồng, trong đó được hỗ trợ 322 triệuđồng từ nguồn kinh phí khuyến côngquốc gia năm 2015 với tiêu đề “Môhình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạchkhông nung” đã được Bộ CôngThương phê duyệt. Với Dự án này, CtDu Trọng Đại hy vọng sẽ góp phầncùng các doanh nghiệp tạo ra sựchuyển biến, thay đổi từng phần cơcấu cho ngành xây dựng của CaoBằng nói riêng và cả nước nói chung,mang lại hiệu quả đích thực cho Côngty và cho xã hội.

Hướng đi phù hợpDự án hướng đến việc đẩy mạnh

phát triển sản xuất và sử dụng vật liệuxây không nung để thay thế dần gạchđất sét nung, tiết kiệm đất nôngnghiệp, góp phần bảo đảm an ninhlương thực quốc gia, giảm thiểu phátthải khí nhà kính và ô nhiễm môitrường, giảm chi phí xử lý phế thải củacác ngành công nghiệp, tiết kiệmnhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinhtế chung cho toàn xã hội.

Thông qua mô hình trình diễn,Trung tâm Khuyến công và tư vấnmong muốn quảng bá, giới thiệu rộngrãi đến các tổ chức, đơn vị, cơ sở vàngười dân thấy rõ công dụng và lợi íchcủa gạch không nung, cũng như công

nghệ sản xuất loại gạch này. Trên cơsở đó, đóng góp vào việc nâng sảnlượng gạch không nung chiếm 40%tổng sản lượng gạch xây ở Việt Namtrong mục tiêu phấn đấu đến năm2020 của Chính phủ; Tiến tới xoá bỏhoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đấtsét nung bằng lò thủ công.

Dự án này không chỉ khai thácnăng lực sản xuất sẵn có, chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm rẻ, thânthiện với môi trường, mà còn đem lạihiệu quả kinh tế cao cho doanhnghiệp, góp phần chuyển đổi cơ cấungành nghề, tạo việc làm cho trên 30lao động có thu nhập khoảng 3,5 triệuđồng/người/ tháng, góp phần tăng thungân sách địa phương, phù hợp vớiquy hoạch phát triển công nghiệp củatỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020.

Đại diện của Sở Công ThươngCao Bằng đã nhận xét, việc Công tyDu Trọng Đại đầu tư dây chuyền sảnxuất gạch không nung từ mạt đá, bộtđá và xi măng là hướng đi đúng đắnphù hợp với chủ trương của Nhànước và của tỉnh Cao Bằng hiện naylà tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuấtgạch nung vào năm 2020. Tuy nhiên,sau khi đưa dây chuyền thiết bị vàosản xuất ổn định, Công ty cần chú ýquan tâm đến việc phát triển sảnphẩm, nâng cao chất lượng và hoànthiện các thủ tục pháp lý liên quanđến tiêu chuẩn sản phẩm để có thểcạnh tranh với các sản phẩm cùng loạitrên thị trường, đáp ứng nhu cầu xâydựng của đời sống xã hội n

22 Số 13 - Tháng 12/2015

CAO BằNG:

Thêm doanh nghiệp sản xuất gạch không nung

Mới đây, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Khuvực I (Cục Công nghiệp địa phương) phối hợp với Công ty TNHH MTVthương mại Du Trọng Đại đã tổ chức giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuậtsản xuất gạch không nung tại xóm Cốc Cáng, thị trấn Hùng Quốc, huyệnTrà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. THÙY CHI

Page 23: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

23Số 13 - Tháng 12/2015

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH

Nguồn năng lượng sạchƯu điểm của đồng phát nhiệt

điện từ bã mía là không gây hiệu ứngnhà kính do sử dụng lò hơi côngnghệ hiện đại; không ảnh hưởngđến môi trường do không sử dụngnhiên liệu hóa thạch, đồng thờikhông cạn kiệt như dầu mỏ haynguy hiểm như điện hạt nhân. Bêncạnh đó, quy trình sản xuất điện từbã mía không quá phức tạp. Bã míasau khi ép được đưa vào lò đốt sinhhơi, trải qua áp suất và nhiệt độ caotrước khi được sử dụng làm quay tu-abin và máy phát sinh ra điện.

Theo thống kê, năm 2010, ViệtNam có tổng số 41 nhà máy đường,với khoảng 24 triệu tấn mía ép tạora 7,8 triệu tấn bã mía, khoảng 80%trong số đó được đốt để nạp vào nồihơi phục vụ sản xuất điện và nhiệtđiện. Hiện nay cơ chế hỗ trợ mớicho giá điện sinh khối là 5,8cent/kWh, kết hợp chi phí tránhđược lên đến 7-9 cent/kWh, là cơhội để mía đường Việt Nam mở rộngđầu tư vào đồng phát điện từ bãmía.

Với công nghệ hiện đại, mỗi tấnmía có thể sản xuất được 100 kWh

điện; dự báo đến năm 2020 cảnước sẽ sản xuất khoảng 24 triệu tấnmía, tương đương 2.400 MW, đồngnghĩa với việc ngành mía đường cóthể đảm nhận khoảng 10% sảnlượng điện quốc gia. Việc xử lýlượng bã mía tồn đọng thông quasản xuất điện và phát lên điện lướiquốc gia đã góp phần giải quyết cácvấn đề môi trường, tạo điều kiện đểcác doanh nghiệp thu mua míanguyên liệu của nông dân với giá tốthơn, góp phần giảm giá thành sảnxuất trước sức ép cạnh tranh ngàycàng lớn.

Không nằm ngoài xu thế đó, mộtsố doanh nghiệp mía đường tiêubiểu tại miền Trung, Tây Nguyên vàĐông Nam bộ đã đẩy mạnh áp dụngcác chính sách đầu tư đồng bộ,nhằm tận dụng tối ưu nguồn nănglượng sạch từ bã mía.

Công ty CP Mía đường Nhiệtđiện Gia Lai

Hiện nay Công ty có công suấtép 6.000 tấn mía nguyên liệu/ngày,tương đương 1.200.000 tấnmía/năm. Trong vụ ép năm 2015,Công ty đã đầu tư 2,4 tỷ đồng để lắp

đặt thêm 1 lò hơi cao áp 22,5 MWvới công suất 150 tấn/giờ để đốt hếtlượng bã thừa.

Thành công của dự án không chỉđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệpmà còn góp phần nâng cao năng lựcnguồn cho hệ thống, giải quyết tìnhtrạng thiếu điện cục bộ tại địaphương, tạo thêm công việc ổn địnhcho người dân trên địa bàn AyunPavà các vùng lân cận; đảm bảo nguồnnăng lượng đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, đảm bảo anninh quốc phòng trên địa bàn.

Công ty CP Đường Ninh Hòa Hiện Công ty đang triển khai xây

dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng bãmía tại xã Ninh Xuân, thị xã NinhHòa, tỉnh Khánh Hòa, công suất đạt30 MW với tổng mức đầu tư trên345 tỷ đồng. Đến nay, đã bán đượccho Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) 5,56 triệu kWh với giá 603đồng/kWh.

Nhà máy có hệ thống lò hơi côngsuất 170 tấn hơi/giờ, áp suất 6,8Mpa, một tua bin kiểu đối áp, máyphát điện công suất 30.000 kW và

TIềM NăNG sản xuất điện từ bã mía

Điện năng được sản xuất từ bã mía là một dạng nănglượng tái tạo có công nghệ hiện đại, an toàn và hiệu quả,góp phần tiết kiệm được tài nguyên năng lượng hóa thạch...

Hệ thống dây chuyền đồng phát nhiệt điệntừ bã mía tại Cty CP Mía đường Nhiệtđiện Gia Lai (SEC)...

NGÔ BÁ THÀNH

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), mỗi năm các nhà máyđường ép trên 15 triệu tấn mía, tương đương 4,5 triệu tấn bã mía. Nếulượng bã này được sử dụng và khai thác hiệu quả để phát điện sẽ tạo ralượng điện tương đương 1,2-1,4 tỷ kWh.

Page 24: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

24 Số 13 - Tháng 12/2015

Kalundborg – KCNST kiểu mẫuKalundborg ở Đan Mạch được xem là một ví dụ điển hình để

hình thành hệ thống lý luận sinh thái học công nghiệp và cácKCNST trên thế giới. Thành phần chính tham gia vào KCN này baogồm: Nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại Đan Mạch - Nhà máy điệnAsnaes; Nhà máy lọc dầu Staltoil, Nhà máy sản xuất dược phẩmvà enzym Novo Nordisk; Nhà máy sản xuất ván trát tường Gyproc- nhà máy lớn nhất vùng Scandinavia, đô thị Kaludborg, phân phốinước, điện cho 20.000 người dân. Sự cộng sinh đã phát triển quanhiều năm bao gồm các đối tác từ các huyện khác, cũng như nôngtrại. Các công ty tham gia trao đổi nguyên liệu và năng lượng vì lợiích chung, trên cơ sở đó phế thải từ một công ty này có thể đượcsử dụng như là đầu vào chi phí thấp cho công ty khác.

Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quanhệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: Sự phù hợp giữacác ngành công nghiệp trên phương diện “Trao đổi chất thải”;Khoảng cách (về vị trí địa lý giữa các nhà máy không quá lớn; Mỗinhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy kháctrong KCN; Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST làsự phát triển kinh tế bền vững; Sự phối hợp giữa các nhà máy làtrên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quanchức năng.

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH

Việt Nam đang Nỗ LựC PHÁT TRIểN Khu công nghiệp sinh thái

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một “cộngđồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mốiliên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, cùng hướngtới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môitrường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trongquản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

các hệ thống thiết bị trọn bộ đi kèm; hệthống đường dây 110 kV truyền tải dài5km đấu nối với hệ thống điện lướiquốc gia.

Đây là dự án năng lượng tái tạo, sửdụng bã mía để sản xuất điện, giải quyếtô nhiễm môi trường và cung cấp điệnlên lưới quốc gia chủ yếu vào mùa khô(từ tháng 12 năm trước đến tháng 4năm sau), đồng thời tăng doanh thu chodoanh nghiệp và giải quyết việc làm chongười lao động.

Công ty CP Mía đường ThànhThành Công Tây Ninh

Ngay từ khi xây dựng từ năm 1995,Công ty CP Mía đường Thành ThànhCông Tây Ninh đã xác định xây dựng hệthống phát điện từ bã mía thay vì xử lýthô như hầu hết nhà máy đường thờiđó. Từ khi đi vào hoạt động năm 1997đến nay, cụm thiết bị lò hơi công suất235 tấn hơi/giờ và hai tua bin phát điệntổng công suất 24.000 kW, là một trongnhững trung tâm đồng phát nhiệt điệnhiện đại và lớn nhất Việt Nam.

Lượng điện bã mía của Công ty chủyếu phục vụ sản xuất đường, phần cònlại được đưa lên lưới điện quốc gia củaEVN, mỗi ngày đơn vị này bán cho EVNkhoảng 360.000 kWh, cả vụ là50.000.000 kWh, với giá bán điện choEVN hiện tại là 5.8 cent/kWh.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam,điện sản xuất từ bã mía là nguồn nănglượng tái tạo nhiều tiềm năng. Nguồnbã mía được sử dụng để phát điện vàomùa này sẽ đáp ứng đáng kể cho nhucầu điện trong mùa khô, giảm áp lựccho các nhà máy thủy điện đang thiếunước, đảm bảo tính an toàn và thuận lợicho việc cấp điện tại khu vực nôngthôn.

Việt Nam có tiềm năng to lớn vềnăng lượng tái tạo, phát triển nănglượng tái tạo góp phần giảm tiêu thụthan, dầu, khí đồng thời giảm phát thảikhí nhà kính. Vì thế, cần tăng cườngđầu tư và hỗ trợ phát triển năng lượngtái tạo để bảo vệ môi trường, đảm bảongành năng lượng phát triển hiệu quảvà bền vững theo định hướng chiếnlược quốc gia về tăng trưởng xanh... n

TIẾN QUANG

Page 25: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

25Số 13 - Tháng 12/2015

Thực tế vận hành KCNST từnăm 1972-2003 cho thấy mang lạilợi ích thiết thực như sau (Côté vàHakk, 1995; Cohenrosenthal vàMcGalliard, 2003): Giảm tiêu thụnguồn tài nguyên (Dầu:19.000tấn/năm, than đá: 30.000 tấn/năm,nước: 600.000 m3/năm); Giảmlượng khí thải phát sinh: CO2:130.000 tấn/năm, SO2: 3.700tấn/năm: Tái sử dụng phế phẩm(Tro: 135 tấn/năm, Sulphua: 2.800tấn/năm, Thạch cao: 80.000tấn/năm, Nito trong bùn: 800.000tấn/năm).

Việt Nam đã có 2 KCNSTTại Việt Nam, với mục tiêu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Việt Nam đã và đang chú trọng đầutư và phát triển các KCN. Tuynhiên, thực tế cho thấy các KCN,cụm công nghiệp hiện tại khôngtuân theo quy hoạch thống nhất,một số nơi thiếu cơ sở khoa học dochưa được giải quyết đồng bộ giữađầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môitrường. Hiện tại, chỉ có một sốKCN, KCX ở phía Nam hoạt độngtheo mô hình KCNST. Ví dụ:

KCX Linh Trung I (TP.HCM) có

tổng diện tích 62 ha hoạt động từnăm 1995 với 26 công ty. Đây lànơi tập hợp của các cơ sở sản xuấtvà dịch vụ cùng hướng tới một mụcđích là nâng cao chất lượng môitrường và nguồn tài nguyên. Tất cảcác cơ sở sản xuất trong KCX đềuthực hiện trao đổi chất thải vớiCông ty Liên doanh Sepzone hoặcvới các cơ sở thu mua phế liệu, táisinh, tái chế hoặc xử lý chất thảibên ngoài KCX;

KCN Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai)thành lập năm 1997 trên địa bàn 2xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyệnNhơn Trạch, với diện tích 347 ha,với các ngành công nghiệp như: dệtmay, cơ khí chế tạo, sản xuất vậtliệu xây dựng, chế biến sản phẩmgỗ, thực phẩm, hóa chất và hóa mỹphẩm, điện tử, điện gia dụng…

KCN hình thành một mạng lưới traođổi chất thải, giấy caton được sửdụng để sản xuất hộp cát tông,nguyên liệu vải, sợi phế liệu đượcsử dụng để sản xuất các sản phẩmnhư giẻ lau, bụi bông… Còn mạnglưới trao đổi chất thải bên ngoàiKCN được thiết lập đối với tái chếphế liệu như: nhựa, giấy và cáttông… Chất thải rắn, khí thải đềuđược xử lý, còn nước thải được xửlý và tái sử dụng cho các thiết bị vệsinh ở khu lưu trú của công nhân(240 m³/ngày), tưới cây (500m³/ngày) ngoài ra nước thải sau xửlý là 7.500 m³/ngày.

Có thể nói, việc áp dụng KCNSTtại Việt Nam là một trong nhữnggiải pháp để hướng đến Tăngtrưởng xanh và phát triển bềnvững. Phát triển KCNST có thể cảithiện hoạt động kinh tế, đồng thờigiảm thiểu các tác động tới môitrường bởi nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn tài nguyên và giảm thảibỏ chất thải, thích hợp cho pháttriển công nghiệp xanh. Tuy nhiên,để phát triển và nhân rộng mô hìnhnày tại Việt Nam thì hệ thống chínhsách đóng vai trò vô cùng quan trọng n

GIỚI THIỆU ĐIỂN HÌNH

CÓ THể PHÂN LOạI CÁC KCNSTTHÀNH 5 NHÓM SAU: - KCNST nông nghiệp; - KCNST tái tạo tài nguyên; - KCNST năng lượng tái sinh; - KCNST nhà máy điện - KCNST lọc hóa dầu hay hóa chất.

Theo “Sổ tay phát triểnKCNST cho các nước đang phát

triển châu Á” của Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB), KCNST

có 7 nguyên tắc cơ bản gồm:- Hài hòa với thiên nhiên;

- Hệ thống năng lượng; - Quản lý dòng nguyên liệu

và chất thải; - Cấp thoát nước;

- Quản lý KCNST hiệu quả; - Xây dựng/cải tạo;

- Hòa nhập với cộng đồngđịa phương.

Page 26: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

26 Số 13 - Tháng 12/2015

Những nguyên tắc cơ bảnỞ Việt Nam, mua sắm xanh hiện

vẫn còn là một khái niệm mới. Đểthực hiện mua sắm xanh một cáchhiệu quả và thành công, mạng lướimua sắm xanh quốc tế (IGPN) đãxác định bốn nguyên tắc cơ bản củamua sắm xanh như sau:

Nguyên tắc 1- Tính cần thiếtBước đầu tiên trước khi mua

sắm là cân nhắc kỹ xem sản phẩmhay dịch vụ có cần thiết hay không.Việc sửa chữa hay thay đổi cũngnên được cân nhắc đối với các sảnphẩm đang được sử dụng. Bên cạnhđó, giải pháp thuê hoặc cho thuêcũng nên được xem xét hoặc muacác sản phẩm mới với số lượng vừađủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Nguyên tắc 2- Vòng đời củasản phẩm

Khi quyết định mua cần cânnhắc các tác động khác nhau tớimôi trường trong suốt vòng đời củasản phẩm, từ giai đoạn thu muanguyên liệu thô cho tới khi sảnphẩm bị thải bỏ, cần phải xem xétđến một số các đặc tính sau:

+ Giảm thiểu các chất độc hại.Người tiêu dùng có thể góp phầngiảm thiểu phát sinh các chất có hạibằng cách lựa chọn các sản phẩmthân thiện môi trường hay nhữngsản phẩm chứa ít các chất độc hại.Điều này sẽ khuyến khích các nhàsản xuất loại bỏ việc sử dụng cácchất gây hại đến môi trường và sứckhỏe con người trong quá trình sảnxuất sản phẩm hay dịch vụ.

+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên,năng lượng. Khuyến khích ngườitiêu dùng mua các sản phẩm tiếtkiệm tài nguyên và năng lượng.

+ Sử dụng bền vững nguồn tàinguyên thiên nhiên. Nên chọnnhững sản phẩm sử dụng tàinguyên thiên nhiên tái tạo mộtcách bền vững, theo đó các tàinguyên tái tạo phải được sử dụnghiệu quả để giảm thiểu tối đa cáctác động xấu đến môi trường.

+ Tăng độ bền. Nên lựa chọncác sản phẩm có tuổi thọ sử dụnglâu dài. Ngoài ra, trước khi mua sảnphẩm, người tiêu dùng cũng nêncân nhắc đến việc sử dụng các bộphận thay thế, khả năng sửa chữa

và thời gian bảo trì. Nên tránh muasản phẩm có yêu cầu thay thế cácbộ phận quá thường xuyên.

+ Thiết kế để tái sử dụng. Chọnnhững sản phẩm có thể tái sử dụngmà không cần phải sản xuất lại chocùng mục đích sử dụng. Điều nàysẽ làm giảm đáng kể gánh nặng chomôi trường.

+ Thiết kế để tái chế. Giải pháptốt nhất cho những sản phẩm khikhông thể sử dụng tiếp là tái chế.Trước khi quyết định mua một sảnphẩm, người tiêu dùng cũng nêncân nhắc hệ thống thu hồi và táichế sẵn có cho những vật liệu đó.

+ Sản phẩm có chứa vật liệutái chế. Sản phẩm có chứa các vậtliệu tái chế hoặc những bộ phậncó thể tái sử dụng sẽ góp phần tiếtkiệm tài nguyên và giảm thiểuphát sinh chất thải.

+ Tính thải bỏ. Với những sảnphẩm không thể sử dụng nhiềulần hoặc tái chế, người tiêu dùngnên chọn sản phẩm cho phép dễdàng xử lý và thải bỏ nhằm giảmtối đa các tác động xấu đến môi trường.

MUA SắM CÔNG XANH QUốC Tế

KINH NGHIệMcho Việt Nam

ThS. HOÀNG HỒNG HẠNHBan Môi trường và Phát triển bền vững

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

Mua sắm xanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉviệc lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ có cùngchức năng nhưng ít gây tác động xấu đến môi trường,có cùng mức giá cạnh tranh mà vẫn thể hiện đượctrách nhiệm xã hội. Tại những quốc gia có chi tiêucông chiếm từ 10-15% GDP, mua sắm xanh là mộttrong những công cụ chính sách quan trọng nhằmthúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Page 27: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

27Số 13 - Tháng 12/2015

Nguyên tắc 3- Nỗ lực của nhàcung ứng

Ngoài việc đánh giá sản phẩm,người tiêu dùng cũng cần đánh giánhững hoạt động bảo vệ môi trườngcủa nhà cung ứng như: Liệu doanhnghiệp có áp dụng chính sách môitrường không? Có triển khai các biệnpháp quản lý môi trường phù hợphay không? Hoặc họ có tích cực thamgia công tác bảo vệ môi trườngkhông?

Nguyên tắc 4- Thu thập thông tinvề môi trường

Trước khi quyết định mua mộtsản phẩm, những thông tin môitrường mà người tiêu dùng nên quantâm như nhãn môi trường, thông tincủa doanh nghiệp trên sản phẩmhoặc website. Ngoài ra, người tiêudùng cũng có thể yêu cầu nhà phânphối cung cấp các thông tin chi tiếthơn về môi trường của sản phẩm đó.

Nhật Bản - Quốc gia đầu tiênban hành chính sách muasắm xanh

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thếgiới đã có những chính sách về muasắm xanh nhằm thúc đẩy mô hình sảnxuất và tiêu dùng bền vững. Nhữngchính sách này đồng thời cũng gópphần hướng tới nền kinh tế xanh,các-bon thấp.

Tại Hoa Kỳ, mua sắm xanh đượcthiết lập và triển khai thực hiện trongmột số chương trình mua sắm xanhcủa Liên bang, trong đó các cơ quanđiều hành được yêu cầu cân nhắccác tác động môi trường, giá thànhvà các yếu tố khác của một sảnphẩm trước khi đưa ra quyết địnhmua sắm. Theo quy định mua sắmLiên Bang và Sắc lệnh 13101 vềxanh hóa chính phủ, tất cả các cơquan chính phủ phải thực hiện muasắm các sản phẩm có thành phần táichế nhằm khuyến khích việc sử dụngcác vật liệu tái sinh.

Ủy ban châu Âu cũng đã có nhiềunỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩyviệc thực hiện mua sắm công xanhtrong các nước thành viên, bao gồm

việc triển khai các nghiên cứu/dự án,ban hành các chính sách và xây dựngcác tiêu chuẩn. Mặc dù vẫn là tựnguyện, tuy nhiên hiện nay nhiềunước thành viên đã và đang xây dựngKế hoạch hành động quốc gia và cáchướng dẫn về mua sắm xanh.

Tại châu Á, Nhật Bản hiện là mộttrong những quốc gia đi đầu trongphong trào bảo vệ môi trường nóichung và mua sắm xanh nói riêng.Những quy định liên quan tới muasắm xanh đã được đưa ra vào nhữngnăm 1990. Điển hình, Luật thúc đẩymua sắm xanh đã được Chính phủthông qua vào năm 2001 và trởthành quốc gia đầu tiên ban hanhchính sách về mua sắm xanh. Chínhsách này yêu cầu tất cả các bộ và cơquan chính phủ phải thực hiện chínhsách mua sắm xanh. Ngoài ra, Nhậtbản cũng đã ban hành Luật hợpđồng xanh vào năm 2007 nhằm thúcđẩy ký kết các hợp đồng giảm thiểuphát thải khí nhà kính.

Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốccũng là quốc gia thưc hiện và ápdụng các chính sách về mua sắmxanh từ rất sớm. Chương trình dánnhãn môi trường bắt đầu được triểnkhai từ năm 1992 và đây là điểmkhởi đầu chính thức của chính sáchvề sản phẩm xanh tại quốc gia này.Ngoài ra, Chính phủ đã có nhữngnghiên cứu nhằm liên kết hệ thốngdán nhãn môi trường với hệ thốngmua sắm công và đã đạt được nhữngkết quả rõ rệt. Không những vậy,chính phủ Hàn Quốc luôn coi nhữngnhà sản xuất là những nhà tiêu dùnglớn. Thông qua những hợp đồng tựnguyện về mua sắm xanh sẽ gắn kếtviệc mua các nguyên liệu xanh, gópphần thúc đẩy sản xuất và bán ra cácsản phẩm thân thiện môi trường.

Ở Trung Quốc và một số nướcĐông Nam Á như Malaysia, Indone-sia..., mặc dù chưa có chính sách cụthể về mua sắm xanh, nhưng chínhphủ các quốc gia này đã nhận thứcđược tầm quan trọng về sự cần thiếtcủa mua sắm xanh trong việc bảo vệmôi trường và thúc đẩy phát triển bền

vững. Đặc biệt, mua sắm xanh tronglĩnh vực công đang dần được hìnhthành như là một trong nhiều côngcụ chính sách cải thiện chất lượngmôi trường.Kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhằm đảm bảo mục tiêu cơ bảntrở thành nước công nghiệp vào năm2020, chủ trương của Đảng và Nhànước ta là thúc đẩy mạnh mẽ hơnnữa quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa. Tuy nhiên, cùng với sự giatăng dân số và sự gia tăng về tiêudùng của xã hội, hơn bao giờ hết,đất nước ta đang đứng trước nhữngthách thức to lớn về bảo vệ môitrường và phát triển bền vững. Vìvậy, việc triển khai và áp dụng cácchính sách mua sắm xanh ở ViệtNam nhằm khuyến khích sản xuất vàtiêu dùng bền vững là một nhu cầubức thiết.

Để đẩy mạnh triển khai áp dụngmua sắm xanh ở Việt Nam, về phíacác cơ quan quản lý nhà nước cầnthực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng và ban hành khungchính sách, hướng dẫn toàn diện,hiệu quả về mua sắm xanh, trong đóưu tiên thực hiện mua sắm xanh tạikhu vực công.

- Nâng cao năng lực và xây dựngđội ngũ cán bộ chuyên trách nhằmthúc đẩy mua sắm xanh với các mụctiêu, chương trình cụ thể.

- Xây dựng và thực hiện các chiếnlược, chương trình quốc gia về sảnxuất và tiêu dùng bền vững.

- Nghiên cứu và ban hành các cơchế, chính sách hỗ trợ, khuyến khíchtạo động lực cho các doanh nghiệptham gia vào ngành công nghiệp sảnxuất các sản phẩm thân thiện vớimôi trường.

- Thúc đẩy và triển khai mua sắmxanh song song với các Chương trìnhdán nhãn sinh thái.

- Tuyên truyền, phổ biến, nângcao nhận thức của người dân về muasắm xanh để xây dựng thói quen tiêudùng bền vững và lối sống thân thiệnvới môi trường n

Page 28: CHịU TRÁCH NHIệM NộI DUNG

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xanhBộ Tài chính đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo dự thảo này, chínhsách thuế sẽ tập trung ưu đãi cho các doanh nghiệp triển khai dự án mới, ứng dụng công nghệ cao hoặc sáng chếbảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm “xanh”.

Cụ thể, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc diện được ưu đãi gồm: xử lý nước thảisinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 ngày/đêm nước thải trở lên đối với khu vực đô thị từ loại 4 trởlên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ônhiễm tại các khu vực công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác; xây dựnghạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề…

Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn “Nhãnxanh Việt Nam”; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận;sản xuất xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sửdụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác cũng được ưu đãi thuế thunhập, theo nội dung dự thảo.

Về thuế suất, dự thảo thông tư trên xác định, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trongcác hoạt động trên được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm. Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệcao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm, nhưngtổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường theo quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thunhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanhnghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư.

Về miễn, giảm thuế, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ở nhóm hoạt động trên đượcmiễn thuế 4 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi thuế cho phát triển, sử dụng năng lượng tái tạoNgày 25/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển

năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, các dự án phát triển và sử dụngnăng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về thuế như sau:

- Về thuế nhập khẩu: Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án;hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụsản xuất của dự án.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện như đối với dựán thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

Ngoài ra, các dự án phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo này còn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư,ưu đãi về đất đai…

Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Quy định mới về nhập khẩu máy móc, thiết bị cũBộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015, quy định việc

nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Theo đó, thiết bị đã qua sử dụng đượcnhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tuổi của thiết bị không vượt quá 10 năm.- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc Tiêu chuẩn

Quốc gia của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảovệ môi trường.

Trường hợp thiết bị đã qua sử dụng có tuổi vượt quá 10 năm, nhưng doanh nghiệp cần thiết phải nhập khẩuđể bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ hồ sơ và kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Khoa họcvà Công nghệ phối hợp với các Bộ, ngành xem xét, quyết định.

Thông tư 23/2015/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.