8
Vướng mắc chuyện lập bến phà chở dân qua lòng hồ thủy điện KINH TẾ Nuôi thử nghiệm cá chép giòn ở Đạ Tẻh TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4886 - THỨ SÁU NGÀY 29/9/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Tân thủ khoa Đại học Yersin đam mê công nghệ sinh học TRANG 5 TRANG 3 Đoàn Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản năm 2017. Ảnh: N.Thu Phòng khám từ thiện độc đáo TRANG 5 TRANG 7 TRANG 6 Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi. (LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11-1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH) Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng quà cho ông Đoàn Vĩnh. Ảnh: Đ.Anh Trước việc Lâm Đồng tụt hạng sâu đến 22 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cả nước năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra một kế hoạch với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao Chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2017 cùng những năm sắp đến. Làm gì để nâng chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh trong năm 2017? TRANG 2 TRANG 4 TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” “Tôi tớ” của hận thù Phát biểu trước 2.000 người tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama nói: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ... Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột... Vì thế không thể mãi hận thù: Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”... Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà cho người cao tuổi tại TP Bảo Lộc XEM TIẾP TRANG 2 Nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, sáng 28/9, đng ch Nguyễn Xuân Tiến, y viên Trung ương Đảng, B thư Tỉnh ủy Lâm Đng, đã đến thăm và tặng quà một số người cao tuổi tiêu biểu trên địa bàn TP Bảo Lộc. Cùng đi có đng ch Lê Hoàng Phụng, y viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, B thư Thành ủy Bảo Lộc cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đng. Đng ch Nguyễn Xuân Tiến cùng đoàn đã đến thăm và tặng quà cho ông Phạm Đình Thược (67 tuổi, ngụ tại phường B’Lao), ông Đoàn Vĩnh (73 tuổi, ngụ tại Phường 2) và ông Nguyễn Công Khoái (86 tuổi, ngụ tại Phường 1). Đây là những người cao tuổi tiêu biểu trong lao động sản xuất, nuôi dạy con cái thành đạt và tch cực tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn TP Bảo Lộc. Tại những nơi đến thăm, B thư Tỉnh ủy đã ân cần hỏi thăm sức khỏe, tìm hiểu hoàn cảnh sống,... Đoàn kết, ổn định, phát triển CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

Vướng mắc chuyện lập bến phà chở dân qua lòng hồ thủy điện

KINH TẾNuôi thử nghiệm

cá chép giòn ở Đạ TẻhTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4886 - THỨ SÁU NGÀY 29/9/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘITân thủ khoa

Đại học Yersin đam mê công nghệ sinh học

TRANG 5

TRANG 3Đoàn Ủy ban MTTQVN tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo nhân Đại lễ Phật đản năm 2017. Ảnh: N.Thu

Phòng khám từ thiện độc đáoTRANG 5

TRANG 7

TRANG 6

Tất cả chúng ta phải thi hành phê bình và tự phê bình một cách liên tục và thực thà... Có thế ta mới tiến bộ... Nhưng nhận lỗi chưa đủ, phải kiên quyết sửa lỗi.

(LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11-1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH)

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng quà cho ông Đoàn Vĩnh. Ảnh: Đ.Anh

Trước việc Lâm Đồng tụt hạng sâu đến 22 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cả

nước năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra một kế hoạch với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao Chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2017 cùng những năm sắp đến.

Làm gì để nâng chỉ số cải cách hành chínhcấp tỉnh trong năm 2017?

TRANG 2

TRANG 4

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”“Tôi tớ” của hận thù

Phát biểu trước 2.000 người tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama nói: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ... Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột...

Vì thế không thể mãi hận thù:Xin hãy không quên rằng quá trình

hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”...

Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà cho người cao tuổi tại TP Bảo Lộc

XEM TIẾP TRANG 2

Nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, sáng 28/9, đông chi Nguyễn Xuân Tiến, Uy viên Trung ương Đảng, Bi thư Tỉnh ủy Lâm Đông, đã đến thăm và tặng quà một số người cao tuổi tiêu biểu trên địa bàn TP Bảo Lộc. Cùng đi có đông chi Lê Hoàng Phụng, Uy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bi thư Thành ủy Bảo Lộc cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đông.

Đông chi Nguyễn Xuân Tiến cùng đoàn đã đến thăm và tặng quà cho ông

Phạm Đình Thược (67 tuổi, ngụ tại phường B’Lao), ông Đoàn Vĩnh (73 tuổi, ngụ tại Phường 2) và ông Nguyễn Công Khoái (86 tuổi, ngụ tại Phường 1). Đây là những người cao tuổi tiêu biểu trong lao động sản xuất, nuôi dạy con cái thành đạt và tich cực tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn TP Bảo Lộc. Tại những nơi đến thăm, Bi thư Tỉnh ủy đã ân cần hỏi thăm sức khỏe, tìm hiểu hoàn cảnh sống,...

Đoàn kết, ổn định, phát triểnCHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Page 2: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

2 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trước đó, trong Tuyên bố chung chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng, người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã tuyên bố: Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Sự tôn trọng này một lần nữa được Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định trong chuyến thăm chính thức Việt Nam: “Mỗi nước có con đường, truyền thống, thể chế chính trị, văn hóa khác nhau”... Con đường đó, truyền thống đó, thể chế chính trị, văn hóa đó cần phải được tôn trọng và bất khả xâm phạm.

Trong khi một người quyền lực nhất nước Mỹ, nước từng ở bên kia bờ chiến tuyến, gắt gao bài cộng, nay đã dành cho Việt Nam sự tôn trọng đặc biệt, bắt tay nhau cùng hướng về phía tương lai tươi đẹp, thì một số người máu đỏ da vàng lại tự buộc mình làm tôi tớ cho hận thù, điên cuồng chống phá Đảng, chống phá chế độ bằng nhiều thủ đoạn dối lừa. Lợi dụng việc cá chết dọc biển miền Trung, họ xúi giục, kích động xuống đường đổ lỗi cho Đảng. Họ cử “thuộc hạ” trà trộn trong đám người gây rối, chụp ảnh, quay phim, sử dụng công nghệ photoshop, ngụy tạo hình ảnh “đàn áp” của chính quyền rồi tung lên mạng, xuyên tạc Đảng, chế độ vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Lợi dụng tình hình Biển Đông, họ loan tin rằng Đảng, Chính phủ bán nước; nhu nhược, yếu hèn; họ cổ súy đánh Tàu dù biết rằng chiến tranh là con đường ngắn nhất dẫn tới nấm mồ. Với chiêu bài chống tham nhũng, họ rêu rao rằng tham nhũng là do độc Đảng, độc trị, độc quyền rồi tuyên truyền chỉ có đa Đảng mới hết tham nhũng, dù họ thừa biết rằng đây là căn bệnh trầm kha mà cả thế giới phải gồng mình gánh chịu và đang chung tay diệt trừ.

Lợi dụng chuyến thăm Mỹ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, họ lu loa rằng Việt cộng cầu Mỹ đánh Trung cộng, dù biết rằng Đảng, Nhà nước thực hiện chiến lược đối ngoại đa phương, đa dạng, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, không phân biệt thể chế chính trị, nghèo, giàu.

Lợi dụng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, họ kích động, kêu gọi, đòi gặp Tổng thống Mỹ để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Mỗi khi diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước, các ngày lễ lớn, họ tung tin trên các trang mạng xã hội vu khống Đảng, họ nói Đảng không đủ tầm lãnh đạo, Đảng làm cho đất nước ngày càng nghèo, đời sống nhân dân ngày càng đói khổ, dù họ thừa biết rằng Việt Nam không còn là nước nghèo, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, người

giàu chân chính trong xã hội ngày một nhiều lên, các tỷ phú nhà nông không đâu trên đất nước này mà không có, diện mạo nông thôn đang từng ngày sáng lên màu no ấm; bê tông đường nhựa xã nối liền xã, bê tông xi măng thôn nối liền thôn; ô tô trên dưới tỷ đồng đã về với nhiều chủ nhân “Hai lúa”; từ nông thôn đến thị thành, ở đâu cũng bắt gặp người già tập dưỡng sinh, người trẻ tập thể hình (gym); điện sáng cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Sự thật đó, ngay cả người quyền lực nhất nước Mỹ, thậm chí là quyền lực nhất thế giới cũng phải thừa nhận: “... trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu mà các bạn đạt được… Chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến bộ của Việt Nam qua những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới, ở vệ tinh mà Việt Nam đã phóng vào không gian, và ở một thế hệ trẻ say mê công nghệ, những người đang khởi nghiệp và điều hành các doanh nghiệp mới...”.

Tổng thống Barack Obama ca ngợi: “Việt Nam đã giảm nghèo một cách ấn tượng, nâng cao thu nhập các hộ gia đình và tạo thêm hàng triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu. Đói nghèo và bệnh tật, tử vong ở phụ nữ và trẻ em đều đã giảm. Số người được tiếp cận với điện, nước sạch tăng lên... Đó là những tiến bộ phi thường, là điều các bạn đã làm được trong một thời gian rất ngắn”.

Một vị nguyên thủ nước lớn ở tận bên kia Thái Bình Dương đã nhìn thấy rất rõ ràng sự phát triển của Việt Nam đến nỗi phải dùng hai chữ “phi thường” để biểu lộ sự cảm phục, thì lẽ nào những thế lực “vỗ ngực xưng danh” yêu nước lại không nhìn thấy? để rồi luôn miệng kêu gào xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng... Vậy, thực chất, điều mà họ muốn là gì? Là chia rẽ dân tộc, làm rối loạn xã hội, giành quyền lãnh đạo đất nước.

Không phủ nhận rằng: Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, mắc những khuyết điểm, sai lầm; tham nhũng, lãng phí còn nhiều; bộ máy Đảng, Nhà nước còn cồng kềnh; vẫn tồn tại các biểu hiện hách dịch, cửa quyền, sống xa hoa, vô cảm; và... đây đó vẫn còn những tiếng ca thán. Nhưng! Điều quan trọng là Đảng đã nhìn thấy. Đảng không phủ nhận. Đảng không làm ngơ và Đảng đang khắc phục với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu Đảng - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên mặt trận chống tham nhũng: Lò đã nóng rồi, củi tươi cũng phải cháy.

Người đứng đầu nước Mỹ cũng

phải thừa nhận: “... không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc... Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn.

Nên nhớ rằng: Lời phê phán ở đây là phê phán về hiện thực, về chủ trương, chính sách phát triển; tranh luận cởi mở đi liền với hiến kế vì mục tiêu chung là làm cho lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế thời đại. Điều đó, khác rất xa với mục tiêu làm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đánh đổ chế độ như những kẻ tôi tớ hận thù mong muốn.

Một lần nữa xin mượn lời Tổng thống Mỹ: Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin của tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn” là mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình.

Những lạc quan trên của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chính là lạc quan của người kế nhiệm - Tổng thống Donald Trump thể hiện rõ ràng trong chuyến thăm Mỹ mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Trong đó, người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, định hướng xây dựng đối tác chiến lược, nâng tầm cao mới hợp tác song phương. Niềm lạc quan đó còn được cụ thể hóa bằng chuyến thăm chính thức Việt Nam trong thời gian đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ, được hai bên dự kiến vào tháng 11 tới. Đây là hoạt động đối ngoại rất đặc biệt chưa từng diễn ra trong quá khứ của Mỹ đối với Việt Nam. Điều đó, cho thấy thái độ và góc nhìn mới của Hoa Kỳ trong quan hệ đối với một nước từng là cựu thù.

Mãi mãi, người Việt Nam luôn nguyện cầu cho quốc thái, dân an, xã hội phú cường. Bởi thế, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn coi trọng chính sách đối ngoại đa phương, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới; quan tâm đặc biệt thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định kiều bào là bộ phận không tách rời với dân tộc Việt Nam. Nhưng họ - những kẻ tôi tớ hận thù cứ lê ngược bước chân trong miền hoang tưởng, hão huyền về một giấc mơ không bao giờ là hiện thực. HOÀI TRUNG

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

“Tôi tớ” của hận thùPhát biểu trước 2.000 người tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5/2016, Tổng thống

Hoa Kỳ - Barack Obama nói: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ... Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột...

Vì thế không thể mãi hận thù:Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối

đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”...

Ngày 28/9, đồng chí Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng cùng đoàn công tác của UBND tỉnh Lâm Đồng đã đến thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Mái ấm Tín Thác, ở thôn Thanh Xuân 1, xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc.

Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ân cần thăm hỏi, động viên các cháu nhỏ đang được chăm sóc tại Mái ấm Tín Thác. Đồng chí ghi nhận, đánh giá cao tấm lòng cao cả của các sơ

trong Mái ấm Tín Thác đã chăm sóc, yêu thương những trẻ nhỏ có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Về những vướng mắc trong thủ tục pháp lý của mô hình này, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND TP Bảo Lộc nghiên cứu để tháo gỡ tạo điều kiện tốt nhất cho Mái ấm Tín Thác hoạt động.

Mái ấm Tín Thác hiện có 85 trẻ nhỏ. Bé nhỏ nhất mới được 3 tháng tuổi và bé lớn tuổi nhất 8 tuổi.

Dịp này, đồng chí Đoàn Văn Việt đã dành 10 triệu đồng tiền cá nhân hỗ trợ Mái ấm Tín Thác.

TRỊNH CHU

Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

... điều kiện sinh hoạt của các cụ người cao tuổi. Đồng chí cũng đã gửi lời chúc sức khỏe tới các cụ và gia đình, mong các cụ tiếp tục phát huy vai trò tuổi cao gương sáng và là chỗ dựa tinh thần, động viên con cháu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế và các phong trào xã hội.

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến đã đi khảo sát, kiểm tra một số công trình trọng điểm trên địa bàn TP Bảo Lộc như Nhà đa năng Trung tâm Văn hóa Bảo Lộc, Trung tâm thương mại VinCom…

Đặc biệt, tại Nhà đa năng Trung tâm Văn hóa Thể thao Bảo Lộc - nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính của Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng, Bí thư Tỉnh ủy đã được nghe báo cáo về tiến độ xây dựng, công tác chuẩn bị để tổ chức tuần lễ văn hóa này. Theo đó, Tuần lễ Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng với chủ đề “Bảo Lộc hương Trà - sắc Tơ” dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 23/12/2017 đến 27/12/2017). Các chương trình chính của Tuần lễ gồm: “Đêm hội Tơ - Trà”, “Phiêu du xứ Bảo”, “Bảo Lộc ngày mới, óng ánh sắc tơ”, “Hội chợ thương mại, triển lãm, trưng bày hương Trà - sắc Tơ”, “Hội thảo ngành trà và dâu tằm tơ”. Ngoài ra, Tuần lễ còn có các chương trình hưởng ứng khác.

Tại đây, đồng chí Nguyễn Xuân

Tiến đã chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị tổ chức Tuần lễ Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, hoàn thành trước giữa tháng 11 để đảm bảo công tác tổ chức đạt yêu cầu.

* Tại huyện Di Linh, đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và huyện Di Linh đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà cho các cụ là người cao tuổi tiêu biểu của huyện trong dịp ngày 1/10.

Tại các gia đình cụ K’Nhơr (thôn Taly, xã Bảo Thuận), K’Bèo (Thôn 5, xã Liên Đầm) và cụ bà Nguyễn Thị Lý (TDP 18, thị trấn Di Linh), thay mặt lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tặng quà, ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống kinh tế gia đình và chúc các cụ sống vui, sống khỏe và trường thọ; luôn động viên con cháu và bà con nơi cư trú chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã bày tỏ niềm phấn khởi, ghi nhận những đóng góp của các cụ trong phong trào hoạt động của địa phương; tích cực tuyên truyền, vận động con cháu và người dân nỗ lực vượt khó phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

ĐÔNG ANH - NDONG BRỪM

Lãnh đạo tỉnh... TIẾP TRANG 1

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt tặng quà giúp trẻ em Mái ấm Tín Thác.

Page 3: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

3 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017KINH TẾ

Hai hộ nông dân được lựa chọn để triển khai mô hình nuôi thử nghiệm

cá chép giòn là gia đình ông Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Viết Bạn (ở thôn Xuân Phong, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh). Quy mô ao để triển khai mô hình này tại hai gia đình là khoảng 1.000 m2. Đây được xem là mô hình mới và hứa hẹn đem lại nhiều thành công.

Ông Nguyễn Văn Quân cho biết: “Trước đây, gia đình tôi đã sử dụng diện tích ao hồ để nuôi nhiều loại cá khác nhau như trắm, chép, rô phi… Từ khi được Hội Nông dân hỗ trợ, gia đình bắt tay vào nuôi thử nghiệm loại cá chép giòn. Ban đầu, gia đình được hỗ trợ 60 kg cá giống và 4 tạ hạt đậu tằm để cho cá ăn. Theo quy trình được Hội Nông dân hướng dẫn, khi cá còn nhỏ, tôi cho cá ăn thức ăn truyền thống, chủ yếu là cám. Sau đó, đến khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg thì tôi chuyển qua cho ăn bằng đậu tằm. Loại thức ăn này được xem là sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm”. Cũng theo ông Quân, sau 5 tháng, trọng lượng cá đạt khoảng 2 kg/con. Dự kiến, sau khoảng 2 tháng nữa là có thể thu hoạch, sản lượng cá thu được vào khoảng 3 tạ. Với giá bán như hiện nay thì giá trị lợi nhuận khá cao. Còn theo bà Nguyễn Thị Dân, vợ ông Quân, cũng đã có nhiều người đến hỏi mua cá nhưng chủ yếu để tiêu thụ nhỏ lẻ trong dân hoặc các hàng quán nhỏ. Một số mối tiêu thụ lớn như nhà hàng, tiệc cưới cũng đã hỏi mua nhưng chưa đặt vấn đề tiêu thụ chính thức.

Theo Hội Nông dân huyện

Nuôi thử nghiệm cá chép giòn ở Đạ TẻhChất lượng sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, giá trị thương phẩm cao là những yếu tố khiến Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh triển khai nuôi thử nghiệm loại cá chép giòn trên địa bàn huyện.

Đạ Tẻh, cá chép giòn là giống cá chép bình thường nhưng có chất lượng thịt săn giòn nhờ áp dụng cách chăm sóc, cho ăn thức ăn mới.

Để thịt cá có độ săn chắc, khi cá đạt trọng lượng khoảng 1 kg sẽ cho ăn hoàn toàn bằng hạt đậu tằm. Để triển khai mô hình nuôi cá chép giòn, từ tháng 4 năm 2017, Hội Nông dân đã hỗ trợ 120 kg cá chép giống và 8 tạ đậu tằm trị giá 16 triệu đồng cho 2 hộ dân. Được sự hướng dẫn sát sao của Hội Nông dân huyện, hai hộ ông Quân và ông Bạn đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá từ khâu cải tạo ao, chăm sóc cho đến các biện pháp phòng bệnh. Trước khi cho cá chép ăn, hạt đậu tằm được ngâm với nước pha ít muối trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 giờ. Sau đó, hạt đậu tằm được vớt ra, rửa sạch và tiếp tục đem

ủ cho đến khi nứt mầm thì mới cho cá ăn. Khi cho ăn, hạt đậu rất dễ bị chìm nên thả đậu cho cá ăn từng ít một và phải khoanh vào một vùng nhỏ để có thể dễ dàng kiểm soát. Kết quả sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ cá sống đạt 95%, trọng lượng đạt bình quân 1,9 - 2 kg/con. Hiện tại, giá thành bán ra thị trường khoảng 160.000 - 170.000 đồng/kg. Ông Trương Quang Lang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh cho biết: “Với giá thành bán ra thị trường hiện nay thì việc nuôi cá chép giòn cho hiệu quả kinh tế cao hơn cách nuôi bình thường. So sánh với nuôi cá chép truyền thống, nuôi cá chép giòn phải chú trọng khâu thức ăn và công chăm sóc chu đáo hơn. Nuôi bằng đậu tằm, cá chép giòn được đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

người tiêu dùng. Trong thời gian tới, khi tìm được nguồn tiêu thụ ổn định, Hội Nông dân sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn tại các xã, thị trấn trong toàn huyện”.

Trong năm 2017, Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh còn triển khai nhiều mô hình phát triển nông nghiệp. Với nguồn kinh phí 150 triệu đồng được UBND huyện hỗ trợ, ngoài mô hình nuôi cá chép giòn, Hội Nông dân huyện đã triển khai 3 mô hình phát triển kinh tế khác, gồm: Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt cho 2 hộ tại xã Triệu Hải và xã Quốc Oai, mô hình trồng cây bơ xen cà phê quy mô 2 ha tại Tôn K’Long (xã Đạ Pal), mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Pseudomonas trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu tại xã Hà Đông và Đạ Kho.

ĐÔNG ANH

Cá chép giòn tại gia đình ông Quân đã đạt trọng lượng bình quân khoảng 2 kg/con.

Hỗ trợ 50 hệ thống tưới thông minh Zero.agri

Sở NN&PTNT Lâm Đồng vừa được giao làm cơ quan đầu mối

tiếp nhận 50 hệ thống tưới thông minh Zero.agri do Công ty Routrek Networks (Nhật Bản) hỗ trợ, nhằm chuyển giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân

sản xuất rau, hoa, chè, cây ăn quả có đủ các điều kiện phù hợp để lắp đặt

sử dụng trên địa bàn. Đây là hệ thống tưới nước tiết kiệm

kết hợp với châm phân tự động, kiểm soát chất lượng đất dựa vào kỹ thuật điện toán đám mây ứng dụng trong

nông nghiệp. Trước đó, qua thời gian khảo sát, thực nghiệm và đối chứng trên các vùng sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng, hệ thống tưới thông minh Zero.agri vừa nêu của Công ty Routrek

Networks (Nhật Bản) đã mang lại những kết quả đáng khích lệ: tăng 30%

năng suất cây trồng; giảm 50% mức tiêu dùng nước và phân bón; giảm 90%

thời gian quản lý nước tưới và bón phân theo phương pháp thông thường.

VŨ VĂN

Mỗi huyện trồng mới gần 10 ha dứa

Công ty Cổ phần Him Lam vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất đề xuất dự án phát triển vùng

nguyên liệu dứa ở 4 huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên gắn với xây dựng nhà máy chế biến tập trung.

Theo đó, vào đầu năm 2018, Công ty Cổ phần Him Lam phối hợp với Sở

NN&PTNT Lâm Đồng tiến hành hỗ trợ nguồn giống cây dứa và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho 4 huyện

nói trên, mỗi huyện trồng mới thí điểm khoảng 10 ha. Đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp thu mua hoặc

liên kết với các doanh nghiệp khác để chế biến toàn bộ nguyên liệu dứa thu hoạch - trong khi chưa xây dựng nhà

máy chế biến của công ty này.Trước mắt từ nay đến giữa tháng

11/2017, Công ty Cổ phần Him Lam phối hợp với UBND 4 huyện nói trên cùng Sở NN&PTNT Lâm Đồng khảo sát vùng khảo nghiệm giống, mô hình

sản xuất trình diễn, xây dựng nhà chế biến nguyên liệu dứa..., đề xuất

UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.VĂN VIỆT

Từ năm 2018, chỉ kinh doanh xăng E5 RON 92 và RON 95

ĐƠN DƯƠNG: 13 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo thông tin từ UBND huyện Đơn Dương, trong 9 tháng năm 2017,

các đơn vị liên quan đã kiểm tra, đánh giá phân loại để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

cho 13 cơ sở. Trong đó có 2 cơ sở thu mua sữa nguyên liệu, 2 cơ sở chế

biến cà phê, 1 cơ sở kinh doanh thịt lợn, còn lại là các cơ sở sản xuất, kinh

doanh nông sản. Tính đến thời điểm hiện tại, trên

toàn địa bàn huyện Đơn Dương có 67 cơ sở được cấp giấy chứng nhận

VietGAP và 18 cơ sở được cấp nhãn hiệu Rau Đà Lạt.

N.NGÀ

4 doanh nghiệp tham gia trưng bày giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn tại Hà NộiÔng Nguyễn Xuân Hùng -

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hiện tại có 4 doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã tham gia đặt gian hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm trưng bày giới thiệu, phân phối nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội, ở địa chỉ 489 Hoàng Quốc

Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.Cụ thể, các doanh nghiệp

tham gia đặt gian hàng tại đây gồm: Công ty TNHH cà phê Thái Châu, Công ty Trà Atiso Ngọc Duy, Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt, Công ty TNHH Ngọc Thảo. Các doanh nghiệp tham gia đặt cửa hàng lâu dài tại trung tâm nhằm giới thiệu sản phẩm chất lượng, thế mạnh của

Lâm Đồng, là điểm mua hàng tin cậy cho các nhà phân phối, người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội và thị trường phía Bắc.

Được biết, Trung tâm trưng bày giới thiệu, phân phối nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Đây được đánh giá là trung tâm phân phối nông sản an toàn đầu tiên trên cả

nước, là đầu mối kết nối, tập hợp sản phẩm nông sản thực phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các địa phương. Tại đây có những đặc sản vùng, miền được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có chất lượng, có uy tín để quảng bá, giới thiệu và phân phối vào các kênh tiêu thụ lớn. SONG AN

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sử dụng xăng sinh học E5 RON 92 đối với các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước, trừ các phương

tiện sử dụng động cơ trước năm 1993.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Công thương thông báo đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu triển khai lộ trình phân phối xăng sinh học E5 RON 92 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo từ ngày 1/1/2018

chỉ kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95. Thực hiện đúng theo lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo Quyết định số 53 ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thống kê, trên địa bàn

toàn tỉnh hiện có 170 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với 250 cửa hàng cung cấp xăng dầu. Trong đó, có 13 doanh nghiệp đã triển khai thực hiện kinh doanh xăng E5 gồm 21 cửa hàng, mới đạt tỷ lệ 8,4%.

DIỄM THƯƠNG

Page 4: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

4 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

PV: Thưa Hòa thượng, hoạt động phật sự tỉnh Lâm Đồng luôn gắn bó với đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đặc biệt luôn đề cao giá trị đạo đức, văn hóa con người, vậy Hòa thượng có thể cho biết ý nghĩa và những kết quả đạt được?

Hòa thượng Thích Toàn Đức: Đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo đã góp phần tạo nên truyền thống văn hóa thực sự giàu bản sắc. Ngày nay, đạo đức Phật giáo đã có vị trí vững chắc trong nền văn hóa dân tộc. Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, đạo đức Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, đạo đức Phật giáo phù hợp với đạo đức lẽ sống của con người Việt Nam và đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra.

Đạo đức Phật giáo khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”. Thêm vào đó, những không gian chùa chiền của Phật giáo luôn thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm, nơi chiêm nghiệm và cảm nhận... Tất cả những điều đó là những giá trị đạo đức tích cực, thiết thực góp phần giáo hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân văn, coi trọng thiên nhiên...

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 310.000 phật tử, trong đó phật tử là người dân tộc thiểu số khoảng 7.000 người, có 1.979 tăng ni, trong đó có 11 Hòa thượng, 15 Thượng tọa, 392 Đại đức, 11 Ni trưởng, 31 Ni sư, 479 sư cô, 97 Thức xoa Mana, 409 Sa di, 534 Sa ni di. Toàn tỉnh có 424 cơ sở thờ tự; 1 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành.

Trong nhiệm kỳ qua, tổ chức Phật giáo cấp tỉnh, cấp huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn; các sinh hoạt, hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng quy định pháp luật. Tăng, ni, phật tử phát huy tốt tinh thần đoàn kết; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,

giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, tích cực tham gia các hoạt động và phong trào bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, duy trì tốt các hoạt động phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên, các tôn giáo bạn nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó, hướng đến mục tiêu ổn định, phát triển mọi mặt.

Thời gian qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp nên nhiều cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất được trùng tu, sửa chữa, xây dựng khang trang; các ngày lễ lớn như lễ Phật đản, nhiều lễ đài trang nghiêm được thiết lập, việc diễu hành xe hoa, nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo diễn ra sôi nổi đã tạo niềm hoan hỉ trong giới tăng, ni, phật tử và nhân dân, tạo điều kiện để mọi hoạt động phật sự, mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng ổn định, phát triển. Mọi hoạt động củng cố, kiện toàn tổ chức Giáo hội đã được Ban Thường trực Ban Trị sự GHPG tỉnh quan tâm, chú trọng, nhiều nội quy, hiến chương, quy chế được ban hành và đi vào hoạt động nề nếp, góp phần vào các hoạt động phụng đạo yêu nước.

PV: Hoạt động từ thiện xã hội của Ban Trị sự GHPG tỉnh đã có nhiều đóng góp tích cực và luôn nhận được sự đồng tình của đông đảo giới tăng, ni, bà con phật tử và nhân dân, vậy những kết quả nổi bật trong hoạt động này của GHPG Lâm Đồng thời gian qua là gì, thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Toàn Đức: Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động phật sự đạo đức mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật với tinh thần vô ngã vị tha, cứu giúp người hoạn nạn là phương châm hành động của tăng, ni và đồng bào phật tử. Vì thế, các hoạt động từ thiện nhân đạo trong cộng đồng tăng, ni, phật tử đã trở thành phong trào mang tính xã hội rộng lớn, bà con phật tử luôn thể hiện tấm lòng đoàn kết nhân ái đối với mọi hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

5 năm qua, các tăng ni, phật tử đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, Quỹ Khuyến học, giúp đỡ hỗ trợ cho Hội Người mù, Quỹ Bảo trợ người cao tuổi, bảo trợ bệnh nhân nghèo, ủng hộ xây dựng cầu đường, nhà tình nghĩa, hỗ trợ đào giếng

nước sinh hoạt cho người dân khó khăn, tặng xe đạp, xe lăn, hỗ trợ lương thực, thuốc men cho các hộ đồng bào DTTS còn khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trong tỉnh. Ngoài ra, Ban từ thiện của GHPG Lâm Đồng còn tích cực tham gia hỗ trợ các hoạt động như “Chương trình tiếp sức mùa thi” cho hàng vạn lượt thí sinh... Phối hợp với phật tử duy trì hoạt động bếp ăn từ thiện tại một số bệnh viện nhằm giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà cho người già neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tặng quà cho người nghèo dịp tết nguyên đán, dịp lễ Vu lan báo hiếu, hỗ trợ giúp kinh phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận, hỗ trợ miễn phí trong dịch vụ chuyển viện lên tuyến trên đi thành phố Hồ Chí Minh cho nhiều bệnh nhân nghèo, khó khăn. Thực hiện kêu gọi gây quỹ cứu trợ cho đồng bào không may bị thiên tai, lũ lụt tại miền Trung… Tổng kinh phí làm công tác từ thiện xã hội 5 năm qua ước khoảng trên 100 tỷ đồng.

Đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh từ thiện cũng được Ban từ thiện quan tâm chú trọng, thời gian qua đã thành lập được 4 phòng khám chữa bệnh, châm cứu, bốc thuốc cho bệnh nhân như ở chùa Linh Phong (Phường 10), chùa Linh Quang (Phường 6), chùa Vương Xá (Phường 5) tại Đà Lạt và chùa Khánh Hỷ, huyện Đạ Huoai… Các địa chỉ này hiện đang hoạt động hiệu quả, khám chữa bệnh, phát thuốc cho hàng ngàn lượt

Ngày 28/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các cấp công đoàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Lệ - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tới dự.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20/ NQ-TW, các cấp công đoàn trong tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đã tham mưu kịp thời

cho các cấp ủy Đảng xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, công tác đào tạo, dạy nghề cho công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CNVCLĐ được cải thiện; tiền lương, thu nhập và đời sống của người lao động được nâng lên... Vị thế của tổ chức công đoàn trong xã hội được nâng lên, đoàn viên và người lao động ngày càng tin tưởng vào tổ chức công đoàn, qua đó, tiếp tục khơi dậy sức mạnh to lớn trong CNVCLĐ; ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tinh thần hăng say lao động của đội ngũ CNVCLĐ đã

có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, trong những năm qua, Đảng, Đoàn và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã quan tâm tập trung xây dựng đề án, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác cán bộ.

Đội ngũ cán bộ công đoàn Lâm Đồng phần lớn đều nhiệt tình, tâm huyết, được quần chúng tín nhiệm; có phẩm chất đạo đức, tin tưởng, biết vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng và phong trào công nhân vào hoạt động Công đoàn. Cán bộ công đoàn luôn cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn bó với tổ chức công đoàn và người lao động. Đồng thời,

đội ngũ cán bộ công đoàn cũng được đào tạo về chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ công tác công đoàn...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Lệ cho rằng, những kết quả đạt được trên là cơ bản và toàn diện, song, cần phải nghiêm túc nhìn nhận một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Việc triển khai quán triệt Nghị quyết, chương trình của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn chậm, chưa được thường xuyên ; các vấn đề bức xúc của CNVCLĐ còn chậm được giải quyết; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế... T.VŨ

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

Đoàn kết, ổn định, phát triểnNhân Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, để giúp bạn đọc, đông đảo bà con phật tử hiểu rõ thêm về hoạt động công tác phật sự trong 5 năm 2012 - 2017, định hướng hoạt động phật sự trong thời gian tới, phóng viên Báo Lâm Đồng có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Toàn Đức - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh Lâm Đồng xung quanh nội dung này.

Hòa thượng Thích Toàn Đức - Trưởng Ban Trị sựGiáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.

bệnh nhân mỗi năm với tổng kinh phí hỗ trợ gần 1 tỷ đồng. Nổi bật hơn cả là hoạt động của phòng khám Tuệ Tĩnh Đường, tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2016 nhưng đã phát huy hiệu quả tích cực, thực hiện khám chữa bệnh, châm cứu, siêu âm, trị liệu các bệnh về xương khớp, thần kinh… cho hàng chục ngàn bệnh nhân, được nhân dân, phật tử tín nhiệm, tin yêu.

PV: Thưa Hòa thượng, để tiếp tục phát huy tốt vai trò của Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu nào?

Hòa thượng Thích Toàn Đức: Kết quả công tác phật sự đạt được 5 năm qua là to lớn và quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong quá trình quản lý, điều hành công tác, Ban Trị sự vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định như công tác hành chính đạo của Ban Trị sự chưa khoa học, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng dẫn đến nhiều phật sự thiếu thống nhất, thiếu kịp thời, đôi khi còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhiều hoạt động chưa được quan tâm đúng mức như hoạt động Hoằng pháp, giáo dục tăng ni, công tác thống kê, quản lý tăng ni, cơ sở thờ tự, chỉ đạo hoạt động gia đình phật tử… Đôi lúc, đôi nơi còn để xảy ra tình trạng mâu thuẫn nội bộ và chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng phần nào đến uy tín Giáo hội.

Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên phần lớn do nhân sự chủ chốt Ban trị sự có sự thay đổi, các thành viên Thường trực Ban trị sự mỗi người ở một nơi nên việc điều hành chưa hiệu quả, tính đoàn kết, thống nhất chưa cao, một số thành viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động chung của Giáo hội.

Trong thời gian tới, với phương châm “Đoàn kết - ổn định - phát triển”, Ban Trị sự GHPG tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ tới cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm, phát huy năng lực, trí tuệ tập thể để lãnh đạo giới tăng, ni, phật tử thực hiện đúng Hiến chương, nội quy, quy chế của Ban Trị sự. Kịp thời chỉ đạo Ban Trị sự GHPG các huyện, thành phố xây dựng và ban hành thực hiện có hiệu quả quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPG cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021. Nâng cao tính kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành hoạt động Ban Trị sự, hướng đến xây dựng hoạt động phật sự trong tỉnh ngày càng ổn định, phát triển.

PV: Xin chân thành cảm ơn Hòa thượng!NGUYỆT THU (thực hiện)

Vị trí, vai trò của giai cấp công nhân ngày càng được khẳng định

Page 5: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

5 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bệnh nhânđược “xóa án tử”Đến phòng khám từ thiện này,

nhiều bệnh nhân thường lui tới chữa bệnh hay dẫn chứng câu chuyện “phép màu” của một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư bị bệnh viện trả về nhưng nhờ đến đây điều trị đã xóa được “án tử”. Các bệnh nhân kể với nhau nghe câu chuyện này để có động lực và niềm tin chữa bệnh. Qua tìm hiểu thực hư câu chuyện thế nào thì được Đại đức Thích Linh Toàn - từng học y sỹ đa khoa Khóa 10 của Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, đang quản lý phòng khám từ thiện này cho biết: Bệnh nhân tên là Phan Văn T, 86 tuổi, cư ngụ ở đường 3/4 TP Đà Lạt, còn có mã số hồ sơ bệnh án lưu ở đây, ngày điều trị ban đầu là 16/9/2016.

Theo lời bệnh nhân kể lại: Bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi, u đại tràng, gan nhiễm mỡ, đã điều trị tại Trung tâm Ung Bướu TP Hồ Chí Minh 6 năm và đã qua nhiều đợt hóa trị. Trong một lần tái khám vào tháng 9/2016, bác sĩ báo tin cho người nhà với tiên liệu bệnh nhân chỉ còn sống khoảng 1 tháng nên cho bệnh nhân về nhà thích ăn uống gì thì cứ chiều theo ý người bệnh.

Ngày 16/9/2016, người nhà chở bệnh nhân đến phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường Linh Quang xin điều trị. Đoàn người đi bằng taxi, đến phòng khám bệnh nhân T đi không vững, thể trạng gần như suy kiệt, phải có 3 người nhà nâng đỡ dìu ông vào phòng khám. Bệnh nhân T được lập hồ sơ bệnh án theo dõi điều trị, uống thuốc nam và châm cứu hằng ngày. Nhưng thời gian ban đầu bệnh nhân có biểu hiện không hợp tác điều trị

Phòng khám từ thiện độc đáoĐà Lạt có một địa chỉ nhân đạo khám chữa bệnh từ thiện với mô hình quản lý độc đáo, đó là Phòng chẩn trị Y học cổ truyền từ thiện Tuệ Tĩnh đường Linh Quang (địa chỉ 146 Ngô Quyền - Phường 6 - Đà Lạt). Người chịu trách nhiệm điều hành phòng khám này là Đại đức Thích Linh Toàn - Trưởng Ban từ thiện xã hội - Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, từng được tỉnh biểu dương là một trong những điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước năm 2016 về những đóng góp to lớn trong công tác từ thiện, xã hội.

như: uống thuốc, châm cứu không đều; điều trị gián đoạn. Qua theo dõi hồ sơ bệnh án hằng ngày, Đại đức Thích Linh Toàn đã trò chuyện với bệnh nhân và quyết định từ chối không nhận điều trị cho bệnh nhân T với lý do: bệnh nhân không tuân theo y lệnh điều trị của phòng khám.

Một tuần sau, người nhà bệnh nhân T đưa ông đến phòng khám và xin được tiếp tục điều trị. Đại đức Thích Linh Toàn chấp nhận và bằng phương pháp tâm lý trị liệu, an ủi chia sẻ với bệnh nhân khiến cho bệnh nhân yên tâm điều trị và xin hứa sẽ tích cực chăm chỉ điều trị theo phác đồ của lương y. Kể từ đó, bệnh nhân T đều đặn uống thuốc, tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc phòng khám. Sau 1 năm điều trị tích cực (từ ngày 16/9/2016 đến 26/9/2017) bệnh nhân T đã uống 270 thang thuốc, trải qua 25 lần tái khám.

Về sức khỏe hiện tại, bệnh nhân cho biết ăn, ngủ tốt, tự đi lại một mình, ông T thường tự lái xe máy một mình đến phòng khám lấy thuốc, tái khám. Theo ông T cho biết, đôi mắt trước kia cứ mờ dần, làm ông tuyệt vọng cứ ngỡ mình sẽ bị mù thì nay, đôi mắt sáng, nhìn mọi vật rõ ràng, tự tin đi xe honda một mình.

Hiện nay, bệnh nhân T vẫn còn duy trì điều trị uống thuốc và châm cứu. Mỗi khi đến khám bệnh, ông T thường đem chuyện của mình kể cho các bệnh nhân khác và khuyên họ nên chăm chỉ, yên tâm uống thuốc tại Tuệ Tĩnh đường Linh Quang và thực hiện đúng theo lời khuyên của các lương y. Và câu chuyện ông T được xóa “án tử” được lan truyền như thế.

Phương pháp“Nghiêm và từ”Trên cơ sở tự nguyện của 29 y, bác

sĩ về hưu và các thành viên trong Ban từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh, được sự cấp phép của Sở Y tế Lâm Đồng, Phòng chẩn trị YHCT miễn phí Tuệ Tĩnh đường Linh Quang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/5/2016, do lương y Nguyễn Chánh Tòa phụ trách chuyên môn. Đại đức Thích Linh Toàn trực tiếp quản lý phòng khám, tiếp nhận và tư vấn cho bệnh nhân, quản lý theo dõi hồ sơ sổ sách, cho biết: “Việc thành lập Tuệ Tĩnh đường Linh Quang cũng là hạnh nguyện, nối tiếp truyền thống chữa bệnh cứu người bằng phương pháp YHCT mà trước đây, cố đại lão hòa thượng khai sơn ngôi Tổ đình Linh Quang của chúng tôi đã từng phát nguyện chữa bệnh cứu người”.

Từ khi thành lập phòng khám đến cuối tháng 8/2017, theo thống kê có tổng số 16.834 bệnh nhân đến khám; 7.476 bệnh nhân được uống thuốc nam, với tổng số thuốc đã cấp cho bệnh nhân 77.700 thang; châm cứu 7.561 trường hợp; xung điện 8.012 trường hợp; chiếu tia hồng ngoại 7.276 trường hợp; siêu âm trị liệu cho 7.388 trường hợp.

Hoạt động của Phòng chẩn trị YHCT Tuệ Tĩnh đường Linh Quang ngày càng đông bệnh nhân, lúc đầu trung bình mỗi ngày khám cho 70 bệnh nhân và cấp 250 thang thuốc; còn hiện tại phòng khám đã quá tải bệnh nhân, một ngày khám trung bình 100 bệnh nhân và cấp phát thuốc lúc cao điểm lên đến 720 thang/ngày.

Mặc dù rất đông bệnh nhân đến mức quá tải nhưng Đại đức Thích Linh Toàn cho biết: Hoạt động của phòng khám vẫn diễn ra trật tự và số bệnh nhân mới mỗi ngày tăng thêm

khoảng 7 - 10 bệnh, còn lại là số bệnh nhân cũ ổn định duy trì điều trị. Dù bệnh nhân có đông thì các thầy thuốc của phòng khám vẫn phục vụ chu đáo cho đến khi giải quyết hết bệnh nhân. Phòng khám chẩn trị Tuệ Tĩnh đường Linh Quang tiếp đón bệnh nhân vào các buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 (từ thứ Hai đến thứ Sáu). Buổi chiều tập trung nhân lực để chế biến dược liệu, đặc biệt, nguồn thuốc do các bệnh nhân tự nguyện thu gom cung cấp cho phòng khám chiếm 90%.

Đại đức Thích Linh Toàn cho biết, với phương pháp chữa bệnh YHCT, chúng tôi luôn kiên nhẫn, tận tụy giải thích cho bệnh nhân bằng phương pháp tâm lý trị liệu kết hợp với các liệu pháp YHCT, động viên và đồng hành cùng với người bệnh trong việc điều trị các bệnh mạn tính đòi hỏi thời gian lâu dài, kiên trì và quan trọng là giúp người bệnh uống thuốc đều đặn, tuân thủ điều trị thì bệnh sẽ mau khỏi. Phòng khám quản lý bệnh nhân theo mã số, yêu cầu mỗi bệnh nhân có sổ ghi chép tình trạng bệnh và việc tuân thủ điều trị…

Đại đức Thích Linh Toàn cho biết: “Chữa bệnh dù từ thiện cũng phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, phải thực hiện nghiêm túc việc theo dõi bệnh nhân tuân thủ theo phác đồ điều trị, uống thuốc phải đúng liều lượng, quản lý thuốc chặt chẽ. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh mạn tính buộc phải điều trị lâu dài nên nguyên tắc chữa bệnh trước hết phải nghiêm. Bên cạnh đó, phải có sự từ tâm, thầy thuốc đặt mình vào người bệnh để biết họ cần gì, để chia sẻ, động viên, khuyến khích và có lúc phải có biện pháp mạnh để bệnh nhân cảnh tỉnh, sám hối, ý thức được lợi ích của việc uống thuốc, chữa bệnh phải đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc thì điều trị mới hiệu nghiệm”.

AN NHIÊN

Ấn tượng Đại học YersinTừ năm học lớp 8, khi xem

chương trình SV 2012, ấn tượng về màu áo cam đồng phục cũng như yêu thích, tò mò về tiết mục múa bóng đã giúp Trường Đại học Yersin Đà Lạt vô địch cuộc thi khiến cậu học trò xứ Nghệ - Hồ Sỹ Quang đeo đuổi ước mơ trở thành sinh viên của trường. Luôn nằm trong top học sinh xuất sắc, nổi trội về môn Sinh học nên cả thầy giáo dạy Sinh và gia đình đã hướng cho Quang theo ngành Y. Tuy nhiên, niềm đam mê công nghệ sinh học cùng với ấn tượng về ngôi trường mang tên nhà thám hiểm lừng danh đã thôi thúc Quang quyết tâm đăng ký vào Đại học Yersin. Quang đã thuyết phục được gia đình và thầy giáo bằng sự tự tin và quả quyết của mình.

Với số điểm khối B là 26 (Sinh 8,75, Hóa 8,25, Toán 9), Quang

trở thành tân thủ khoa khóa 14 của Trường Đại học Yersin và là thủ khoa có số điểm cao nhất từ trước đến nay. Một mình lần đầu tiên vào Đà Lạt nhập học, mọi bỡ ngỡ ban đầu được xua tan khi Quang nhanh chóng hòa mình vào các hoạt động của trường. Sự thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ của anh chị khóa trước khiến Quang không còn cảm giác xa lạ nơi đất khách quê người. “Ngay từ ngày đầu mới vào trường, em đăng ký tham gia vào Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện và Vovinam của trường để có nhiều hoạt động trải nghiệm, tích lũy kỹ năng sống cho bản thân”, Quang chia sẻ.

Còn với anh Nguyễn Văn Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Quang là “tân binh” chính của đội hình tham gia các hoạt động của trường. “Tuy là tân sinh viên, nhưng Quang rất

năng nổ, tích cực trong các phong trào. Có những hoạt động của sinh viên khóa trước, nhưng thiếu người chỉ cần gọi là Quang sẵn sàng tham gia, không những vậy Quang còn

rất có năng khiếu trong hoạt động phong trào”, anh Hoàng nhận xét.

Đam mê nghiên cứu sinh họcQuang cho biết, trong 12 bạn học

chuyên Sinh ở trường cấp 3 thì 11 bạn thi vào ngành Y, riêng chỉ có mình Quang chọn Công nghệ sinh học. Bởi, ngay từ nhỏ, môn Sinh đã là sở thích cũng như năng khiếu của Quang. Em có thể ngồi hàng giờ quan sát cây trồng hay chỉ là một bông hoa. Cùng với sự yêu thích công nghệ, đam mê nghiên cứu, tìm tòi nên Quang theo đuổi ước mơ trở thành nhà nghiên cứu sinh học với mong muốn sẽ nghiên cứu ra các sản phẩm phục vụ cho lợi ích con người và bảo vệ môi trường. Những giờ theo chân các anh chị khóa trước vào phòng thí nghiệm hay ra vườn thực nghiệm là khoảng thời gian Quang như được

Đại đức Thích Linh Toàn đang tiếp nhận bệnh nhân tại Phòng chẩn trị YHCTmiễn phí Tuệ Tĩnh đường Linh Quang. Ảnh: A.N

Tân thủ khoa Đại học Yersin đam mê công nghệ sinh họcthỏa niềm đam mê của mình.

Là con đầu trong gia đình cha mẹ đều làm công nhân, Quang luôn là người anh gương mẫu cho cậu em trai khi đảm đang nhiều công việc phụ giúp gia đình. Có lẽ vì vậy nên khi sống ở môi trường mới, xa gia đình, nhưng Quang vẫn làm cha mẹ yên tâm khi em biết cách tự chăm sóc bản thân cũng như tự giác trong chuyện học hành. Trong căn phòng trọ nhỏ gần trường, sách là gia tài quý nhất của Quang bởi sự say mê đọc sách từ nhỏ, chủ yếu là những cuốn sách về sinh học, về công nghệ…

Với sự năng nổ, hoạt bát, cậu lớp trưởng lớp Sinh học - môi trường K14 Hồ Sỹ Quang luôn khuấy động phong trào để tạo ra không khí sôi nổi, thân thiện cho những tân sinh viên trong lớp. “Quang say mê khi nói về công nghệ sinh học, điều đó cũng khiến các bạn cùng lớp như được truyền thêm cảm hứng ở ngành học này”, Bùi Hà Thanh Sang - Bí thư chi đoàn lớp Sinh học - môi trường cho biết.

TUẤN HƯƠNG

Yêu Đà Lạt, ấn tượng với Đại học Yersin và đam mê công nghệ sinh học, chàng trai xứ Nghệ - Hồ Sỹ Quang chọn ngôi trường mang tên người đã khám phá ra cao nguyên Lâm Viên để theo đuổi ước mơ. Với điểm số đầu vào cao nhất từ trước đến nay, Quang trở thành tân thủ khoa khóa 14 Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

Hồ Sỹ Quang - tân thủ khoaĐại học Yersin Đà Lạt. Ảnh: T.H

Page 6: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

6 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017

Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cho biết, do trước nay hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh chỉ mang tính

nhỏ lẻ nên hiện đơn vị chưa xây dựng được quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa, việc cấp phép vì vậy còn nhiều vướng mắc liên quan chưa được giải quyết triệt để.

Nảy sinh khiếu nại vì quyền lợi bị “san sẻ”Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại khu

vực đầu nguồn hồ Thủy điện Đồng Nai 2, vị trí thôn Hà Lâm, xã Liên Hà (huyện Lâm Hà) và thôn Lộc Châu 3, xã Tân Nghĩa (huyện Di Linh) có hai chiếc phà chở người dân qua lại lòng hồ thủy điện có chiều dài hơn 1 km, bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2015 tới nay. Một phà do ông Nguyễn Văn Xuân (67 tuổi, ngụ thôn Hà Lâm) làm chủ, giấy phép hoạt động do anh Nguyễn Văn Diệu (con ông Xuân) đứng tên với trọng tải phà chở 12 người và 2,5 tấn hàng hóa. Chiếc phà còn lại do ông Đặng Hữu Khuyến làm chủ và con trai Đặng Hữu Cương (28 tuổi, ngụ thôn Hà Lâm) đứng tên trong giấy phép hoạt động. Trọng tải chở của phà ông Khuyến là 15 người và 8,5 tấn hàng hóa.

Về nguồn gốc bến đò này, ông Nguyễn Văn Xuân thông tin: Năm 1998, do đường đi học (ra xã Liên Hà) dài 14 km rất xấu nên ông mua chiếc đò gỗ chở con và một số học sinh trong thôn qua hướng xã Tân Nghĩa cho bớt vất vả. Tới năm 2002, ông được chính quyền địa phương chấp thuận cho gia đình nâng cấp phương tiện và mở rộng đường xuống bến, đảm bảo chở khoảng 10-30 bà con qua lại hằng ngày. Để duy trì việc chạy đò, tu sửa bến bãi, ông thu từ 2.000 - 5.000 đồng/người tùy từng thời điểm.

“Hồi đó con sông này chỉ rộng 50 m nối hai bờ xã Liên Hà và Tân Nghĩa. Năm 2014, Thủy điện Đồng Nai 2 tích nước làm chiều rộng giữa hai bờ tăng lên hơn 1 km nên bắt buộc tôi phải có phương tiện chuyên chở người dân chuyên nghiệp hơn. Tôi dốc vốn lớn để đóng phà theo đúng quy định được Cục Đăng kiểm giám sát kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho người tham gia đi phà. Chúng tôi cũng đã hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh mở bến khách ngang sông với chính quyền cả hai bên huyện Di Linh và Lâm Hà. Tới ngày 29/1/2015, Sở GTVT cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông mang tên: bến đò ông Xuân. Thế nhưng, khi chúng tôi đưa phương tiện vào hoạt động chưa được bao lâu thì ông Đặng Hữu Khuyến, người cùng thôn cũng đóng phà lớn và được Sở GTVT cho phép vào bến tôi làm khai thác, sử dụng. Sau khi tôi phản ứng nhiều lần, Sở GTVT họp cùng chính quyền địa phương ra biên bản yêu cầu tôi được chạy 8 buổi, gia đình ông Khuyến chạy kế tiếp 6 buổi khiến tôi rất bức xúc vì ảnh hưởng lớn tới quyền lợi kinh tế gia đình” - ông Xuân nói.

Vướng mắc chuyện lập bến phà chở dân qua lòng hồ thủy điệnVài năm nay, tại khu vực đầu nguồn Thủy điện Đồng Nai 2 có hai chiếc phà khá lớn chở người dân huyện Lâm Hà và Di Linh qua khu vực lòng hồ thủy điện rộng hơn 1 km. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục xin cấp phép mở bến phà, bến thủy nội địa do mới mẻ nên người dân thực hiện các thủ tục còn nhiều lúng túng, phát sinh khiếu nại kéo dài.

Bến phà qua lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 2 nối hai huyện Di Linh và Lâm Hà. Ảnh: C.Thành

Ngày 25/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng đối với Phan Anh Tuấn (trú tại KP3, TT Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) để điều tra về hành vi làm nhục người khác.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2017, Công an tỉnh Lâm Đồng nhận được đơn tố cáo của chị T.H (SN 1995, trú tại P4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) về việc chị bị một thanh niên tên Tuấn đăng clip nhạy cảm của mình lên một trang web khiêu dâm trên mạng. Tiến hành điều tra xác minh, cơ quan công an xác định: Vào khoảng năm 2012, Tuấn có quen biết với chị H và hai người có nảy sinh tình cảm. Trong một lần quan hệ, Tuấn đã dùng điện thoại quay lại video clip. Chị H đã yêu cầu Tuấn xóa nhưng Tuấn không xóa. Sau khi chia tay, Tuấn đã đăng đoạn video clip trên lên một trang web khiêu dâm và nhắn tin cho chị H biết. Chị H có nhờ một người bạn đến nói chuyện với Tuấn và yêu cầu Tuấn gỡ clip xuống, tuy nhiên video clip này đã bị phát tán trên mạng internet gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của chị H. Sự việc xảy ra khiến chị H rất hoang mang, xấu hổ không dám tiếp xúc với mọi người nên đã trình báo lên cơ quan công an.

Tại cơ quan điều tra, Tuấn đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Ngoài video clip nhạy cảm của chị H, Tuấn còn đăng nhiều clip khác có nội dung đồi trụy lên mạng. Hiện Công an tỉnh Lâm Đồng đang củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo pháp luật. LÊ TIẾN

ĐÀ LẠT: Khởi tố đối tượng làm nhục người khác

10 năm tù vì tội cướp tài sảnTAND huyện Bảo Lâm vừa tuyên phạt

bị cáo Đàm Văn Nghĩa (20 tuổi, ngụ thôn 4, xã B’Lá, huyện Bảo Lâm) 10 năm tù về tội cướp tài sản. Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Nghĩa phải bồi thường cho bị hại gần 80 triệu đồng.

Theo cáo trạng, khoảng 18 giờ ngày 28/12/2016, vì cho rằng bà Nguyễn Thị Phụng (ngụ cùng thôn) vu oan cho mẹ mình hái trộm cà phê, Nghĩa đã mang dao đến chòi canh cà phê của bà Phụng để trả thù cho mẹ. Tại đây, Nghĩa dùng đá ném lên mái chòi, với ý định làm cho bà Phụng thấy động thì sẽ bước ra khỏi chòi. Tuy nhiên, việc ném đá của Nghĩa không có kết quả. Nghĩa bèn tiến lại gần chòi, xô ngã chiếc xe máy mà bà Phụng đang dựng ở ngoài chòi. Nghe tiếng xe máy đổ, bà Phụng mở cửa chòi, đi ra dựng xe lên, rồi nhanh chóng trở vào chòi. Nghĩa lại xô ngã xe. Sau đó, bà Phụng lại dựng chiếc xe lên. Trong khi bà Phụng dựng xe máy lên thì Nghĩa lại lóng ngóng đánh rơi con dao. Nghĩa lại tiếp tục xô xe ngã và bà Phụng lại mở cửa chòi để dựng chiếc xe lên. Khi bà Phụng đang lom khom dựng xe, Nghĩa dùng cây gỗ cà phê tấn công bà Phụng khiến nạn nhân bị thương tật 26%. Sau đó, Nghĩa lấy của bà Phụng 1 đôi hoa tai bằng vàng, 1 nhẫn vàng và 1 dây chuyền bằng bạc. Chưa dừng lại ở đó, Nghĩa còn có ý định tạo hiện trường giả của một vụ hiếp dâm. Thấy vậy, bà Phụng lập tức vùng chạy và được người dân gần đó đưa đi cấp cứu.

Tại phiên tòa, Nghĩa đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. HĐXX cho rằng, hành vi của bị cáo Nghĩa thể hiện tính côn đồ, mức độ phạm tội là rất nghiêm trọng, nên đã tuyên phạt bị cáo Nghĩa mức án như trên.

TRỊNH CHU

Trong khi đó, anh Đặng Hữu Cương cho biết, việc mở bến phà với số tiền gia đình bỏ ra rất lớn nên về điều kiện cấp phép, các giấy tờ liên quan gia đình anh đều tham khảo nhiều ý kiến và được chính quyền đồng thuận, Sở GTVT cấp phép theo quy định mới bắt tay vào đầu tư. “Do bến đò hai bên như đường bê tông, nhà chờ, bến múc bác Xuân có công mở mang và đầu tư nên gia đình tôi chấp thuận trả lại số tiền gia đình bác đã bỏ ra làm trước đó. Đồng thời, do phà gia đình tôi mở sau nên cũng phải chạy ít ngày hơn nhưng tới giờ phía gia đình bác Xuân vẫn chưa nhận tiền đền bù và không đồng ý với cơ quan chức năng về cách giải quyết trên” - anh Cương chia sẻ.

“Nhiều thủ tục chưa sát với thực tế”Trước sự việc trên, Sở GTVT Lâm Đồng

cũng thừa nhận đơn vị có thiếu sót về việc đã hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông ban đầu cho ông Xuân chưa đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư 50/2014/TT - BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa. Theo Sở GTVT, sai sót trên là do đây là lần đầu tiên Sở tiếp nhận giải quyết thủ tục này, cán bộ Sở không có chuyên môn về hoạt động thủy nội địa và chưa nghiên cứu kỹ nội dung Thông tư 50/2014/TT - BGTVT nên đã hiểu sai và nhầm lẫn giữa thủ tục chấp thuận chủ trương mở bến khách ngang sông với thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.

Chính vì vậy, vào cuối tháng 5/2015, Sở GTVT đã yêu cầu ông Xuân bổ sung các thủ tục còn thiếu sau: hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công; biên bản nghiệm thu công trình; sơ đồ vùng nước trước bến và luồng vào bến do chủ bến lập; văn

bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho sử dụng tạm thời đối với trường hợp bến nằm trong hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Tuy nhiên, thực tế việc hoàn thành các thủ tục cấp phép trên theo Thông tư 50/2014/TT-BGTVT lại rất phức tạp. Ví dụ như đường bê tông, nhà chờ xây tại bến phà chính quyền xã, chủ phà cũng rất lúng túng chưa xác nhận diện tích mặt nước xung quanh, bến phà là đất thuộc thủy điện Trung Nam (đơn vị quản lý lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 2) hay là đất công chưa chuyển mục đích sử dụng đất,… Hay vướng mắc, khó khăn trong việc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương cấp phép bến thủy nội địa theo Thông tư 50/2014/TT-BGTVT cũng không nêu rõ yêu cầu về điều kiện đất đai để mở (về quyền sở hữu, diện tích, vị trí,...). Khi đề nghị cấp phép hoạt động Thông tư lại yêu cầu hoàn tất các thủ tục về xây dựng và văn bản cho phép dùng tạm vùng đất, vùng nước nên đối với bến khách ngang sông việc yêu cầu người dân phải có hồ sơ thiết kế phê duyệt, nghiệm thu là rất khó khăn. Và nếu chiếu theo Thông tư 50, hiện tại cả ông Xuân và ông Cương đều chưa đủ thủ tục cấp phép theo quy định.

Về giải pháp trước mắt, để người dân qua lòng hồ Thủy điện Đồng Nai 2 được thuận lợi, an toàn, Sở GTVT, UBND huyện Lâm Hà và Di Linh vẫn đang yêu cầu hai chủ phà nêu trên chở khách từng bước bổ sung các hồ sơ cấp phép liên quan. Đồng thời, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cũng đang kiến nghị tới Cục đường thủy nội địa Việt Nam bổ sung các điều kiện về đất đai, các bước kiểm tra đánh giá, khảo sát trước khi chấp thuận chủ trương mở bến cũng như kiến nghị bổ sung chế tài xử lý chủ bến vi phạm, rút giấy phép hoạt động khi chủ nhà không thực hiện đúng quy định Thông tư ban hành.

C.THÀNH

Qua công tác kiểm tra, Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Nông nghiệp huyện đã phát hiện ổ dịch lở mồm long móng trên đàn bò tại địa bàn xã Đạ Tông.

18 con bò của 15 hộ dân được xác định là bị bệnh lở mồm long móng. Hiện, ngành chức năng huyện đang tiến hành thực hiện

các biện pháp khống chế, khoanh vùng ổ dịch và tiêu độc khử trùng tại nơi phát hiện ổ dịch; đồng thời, phối hợp với UBND các xã kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia súc và các sản phẩm từ gia súc, cũng như xử lý những trường hợp mua, bán, vận chuyển

bò từ ngoài vào địa bàn huyện mà không rõ nguồn gốc.

Được biết, trước đó ngành chức năng huyện cũng phát hiện 2 ổ dịch lở mồm long móng tại địa bàn xã Đạ K’Nàng và Đạ Rsal làm 14 con bò bị mắc bệnh.

LÊ TUẤN

ĐAM RÔNG: Xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn bò

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

Phấn đấu trở lại vị trí 26/63 tỉnh, thành Với việc công bố bảng xếp hạng

Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp tỉnh hằng năm trong những năm gần đây, mục tiêu của Bộ Nội vụ nhằm đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng trên cơ sở lượng hóa kết quả triển khai công tác CCHC hằng năm của các tỉnh, thành phố trong nước trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ. Thông qua kết quả này, các tỉnh, thành phố sẽ xác định được những mặt mạnh, mặt yếu trong CCHC của địa phương mình nhằm kịp thời chấn chỉnh, có các hoạt động cải thiện chỉ số, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC tại địa phương cũng như cả nước nói chung.

Với Lâm Đồng, trong nhiều năm liền, từ 2012 đến 2015 chỉ số CCHC cấp tỉnh hằng năm luôn được nâng lên trong bảng xếp hạng cả nước, năm 2015 Lâm Đồng xếp ở vị trí 26/63 tỉnh thành. Tuy nhiên, đến năm 2016 vừa qua, Lâm Đồng đã bị tụt hạng rất sâu. Trong đợt công bố chỉ số CCHC toàn quốc giữa năm 2017 vừa qua, Lâm Đồng đã tụt 22 bậc, xuống đến vị trí 48 trong tổng số 63 tỉnh thành và nằm trong nhóm C - nhóm chỉ đạt chỉ số trên 70% đến dưới 80%.

Nhiều cuộc mổ xẻ đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác CCHC của tỉnh. Trong khi các tỉnh thành khác trong nước không ngừng vươn lên để cải thiện chỉ số CCHC thì những nỗ lực gần đây của Lâm Đồng trong lĩnh vực này có vẻ chưa đủ để tạo ra sự bứt phá. Chính vì vậy, để cải thiện và nâng cao chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2017 và những năm kế tiếp, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra một kế hoạch cụ thể.

Mục tiêu của kế hoạch này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC năm 2016; xác

Làm gì để nâng chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh trong năm 2017? Trước việc Lâm Đồng tụt hạng sâu đến 22 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC cả nước năm 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra một kế hoạch với các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao Chỉ số CCHC cấp tỉnh năm 2017 cùng những năm sắp đến.

định nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện các chỉ số thành phần, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh hướng đến tính hiệu quả, bền vững qua các năm; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công tác CCHC nói chung và Chỉ số CCHC của tỉnh nói riêng.

Yêu cầu đặt ra cho kế hoạch này trong nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh phải gắn với việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 cũng như kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh; gắn với việc cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

UBND tỉnh cũng nhấn mạnh rằng, công tác cải thiện và nâng cao

Chỉ số CCHC là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành; trọng tâm là các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì các lĩnh vực liên quan đến công tác CCHC, liên quan đến các tiêu chí đánh giá, xác định chỉ số CCHC hằng năm của tỉnh. Tỉnh đưa ra mục tiêu phấn đấu, năm 2017 Lâm Đồng sẽ trở lại vị trí 26/63 tỉnh, thành phố trong nước và sẽ nỗ lực duy trì, cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng các năm tiếp theo.

Những giải pháp cụ thểNhiều giải pháp cụ thể đã được

UBND tỉnh với sự tham mưu của Sở Nội vụ Lâm Đồng, đưa ra, từ công tác chỉ đạo điều hành; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đến cải cách tài chính

công; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông…

Trước nhất, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các cấp theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong bảng Chỉ số CCHC cấp tỉnh đã được Bộ Nội vụ ban hành. Với các tiêu chí năm 2016 đã đạt điểm tối đa cần tiếp tục rà soát, triển khai hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra theo quy định của Chỉ số CCHC (vì hầu hết các tiêu chí thành phần của chỉ số đều lượng hóa và đánh giá trong năm nên những tiêu chí đạt điểm năm 2016 chưa hẳn những năm tiếp theo sẽ đạt điểm). Với những tiêu chí năm 2016 không đạt điểm hoặc chưa đạt điểm tối đa, các đơn vị cần bám sát các yêu cầu quy định của từng tiêu chí để kịp thời

chấn chỉnh, khắc phục đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra theo quy định của Chỉ số CCHC.

Chẳng hạn, trong công tác chỉ đạo điều hành CCHC của tỉnh năm 2016, Lâm Đồng chỉ đạt 6/8,5 điểm, trong đó báo cáo tự chấm điểm CCHC của tỉnh do chấm sai số trên 3% nên không có được 1 điểm trong phần này; yêu cầu năm nay Sở Nội vụ Lâm Đồng phải chấm sát với thực tế.

Với công tác tuyên truyền CCHC, do Lâm Đồng trong năm 2016 chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chưa tổ chức cuộc thi hoặc hội thi, tọa đàm… nên không đạt được 1 điểm trong cột điểm này. Rút kinh nghiệm, trong thời gian vừa qua, tỉnh đã tổ chức hội thi CCHC 2017 từ cấp cơ sở đến cấp huyện thành và cấp tỉnh. Tỉnh yêu cầu trong thời gian đến Sở Nội vụ phải nghiên cứu, đề xuất các hình thức tuyên truyền CCHC phù hợp với thực tiễn.

Nhiều lĩnh vực khác tỉnh cũng có những chỉ đạo cụ thể, như trong xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong năm 2016 chỉ đạt 5,5/7,5 điểm, trong đó mất 1,5 điểm do năm 2016 tỉnh chỉ đạt dưới 80% số văn bản được ban hành đúng tiến độ, chính vì vậy năm nay tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp Lâm Đồng cần đẩy nhanh hơn tiến độ ban hành văn bản. Hay trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, do một số cơ quan đơn vị chưa công khai thủ tục hành chính đầy đủ, đúng qui định nên tỉnh chỉ đạt 0,5 trong 1 điểm của phần này.

UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần quán triệt, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức đơn vị mình các nội dung, tiêu chí qui định về đánh giá chỉ số CCHC của Bộ Nội vụ; thực hiện tốt các yêu cầu đề ra của tỉnh và chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về việc thực hiện kế hoạch này tại đơn vị mình.

VIẾT TRỌNG

Một tiết mục dự thi tại Vòng chung kết Hội thi CCHC cấp tỉnh năm 2017. Ảnh: VT

Tối 27/9, Nhà thiếu nhi Lâm Đồng cùng Sở LĐ-TB-XH đã tổ chức Chương trình “Vầng trăng yêu thương” cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vui Tết Trung thu. Tham dự đêm hội có hơn 200 em nhỏ đến từ các mái ấm, nhà mở, trường khiếm thính, trường thiểu năng, làng trẻ em SOS, trung tâm bảo trợ xã hội; đồng chí Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo MTTQ, đoàn thể, các ban, ngành, của tỉnh, TP Đà Lạt đã chung vui cùng các em.

Đến với đêm hội, các em được hòa mình vào không khí của trống lân, vui múa, hát ca, lồng đèn, được phá cỗ với trăng rằm, được xem hoạt cảnh “Kể chuyện đêm trăng” với sự

“Vầng trăng yêu thương” dành cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)

đã được UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất đề xuất hoạt động Dự án Xúc tiến đầu tư nông nghiệp trên địa bàn, triển khai từ nay đến tháng 5/2019, tổng nguồn vốn hỗ trợ 550.000 USD.

Dụ án đã khảo sát những nhả đầu tư FDI tiềm năng vào lĩnh vực nông nghiệp Lâm Đồng đang tập trung ở các công ty Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan… Riêng các tập đoàn kinh tế của Việt Nam cũng vừa mở rộng đầu tư vừa làm đối tác liên doanh với các công ty FDI mới làm quen trên lĩnh vực nông nghiệp Lâm Đồng.

Dựa trên kinh nghiệm trong nước

và quốc tế, Dự án khuyến nghị thiết lập một bộ phận hỗ trợ đầu tư trọng tâm vào lĩnh vực rau và hoa; xây dựng danh mục các dự án đầu tư tốt và điều phối các hoạt động hỗ trợ của cơ quan chính quyền; xác định những khu vực đất cụ thể để xây dựng mô hình mẫu sản xuất chuỗi sản phẩm rau, hoa; chủ động xúc tiến đàm phán với các nhà đầu tư có năng lực theo từng hợp đồng hợp tác công-tư…

Thông qua đó, Dự án nâng cao năng lực xúc tiến và hỗ trợ các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Lâm Đồng một cách bền vững, hiệu quả để nhân rộng mô hình trong cả nước.

VĂN VIỆT

tích chị Hằng chú Cuội và những bài hát ngợi ca trăng rằm do các bạn nhà thiếu nhi biểu diễn.

Tết Trung thu luôn là những ngày vui được mọi thiếu nhi mong chờ, dù các em đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều em khuyết tật, nhiều em mồ côi cha mẹ, nhưng

ánh trăng Trung thu thì “công bằng” với tất cả các em. “Vầng trăng yêu thương” đã trao tặng hơn 200 phần quà cùng lồng đèn, bánh trung thu, kẹo, sữa...; mang đến cho trẻ em kém may mắn niềm vui, ký ức tuổi thơ đẹp và một mùa Trung thu ấm áp. QUỲNH UYỂN

Xúc tiến đầu tư nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng

Chương trình nghệ thuật“Kể chuyện đêm trăng”do các bạn nhỏ Nhà thiếu nhi Lâm Đồngbiểu diễn.

7 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TỈNH LÂM ĐỒNG …baolamdong.vn/upload/others/201709/25752_Bao_Lam_Dong_ngay_29_9_2017.pdf · Có thế ta mới tiến bộ

8 THỨ SÁU 29 - 9 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh;

+ Thuộc thửa đất số 138, diện tich: 3.511 m2. Đất trông cây lâu năm (CLN). Tờ bản đô 15, xã Lộc Đức.

+ Thời hạn sử dụng đất: Đất trông cây lâu năm: 10/2043.

- Giấy CNQSD đất số hiệu: M 619346, số vào sổ cấp giấy: 01903/QSDĐ của hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 31/10/1998.

Năm 2010, hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Duy Sơn và bà Trần Thị Thu Thúy nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đông thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu M 619346 cho ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hô sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh

Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Phạm Văn Thắng;

+ Thuộc thửa đất số 146, diện tich: 5.610 m2; đất trông cây lâu năm (CLN).

- Tờ bản đô 13.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Ông Phạm Văn Việt nhận chuyển nhượng

đất tại GCN số hiệu: AĐ 389667, số vào sổ cấp giấy: H02099, ngày 29/6/2006.

Năm 2011, ông Phạm Văn Việt sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Phạm Văn Thắng; đông thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: AĐ 389667 cho ông Phạm Văn Thắng để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Ông Phạm Văn Việt ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hô sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện

Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Phạm Văn Thắng tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Phạm Kim Chi;

+ Thửa đất số 129, diện tich: 903 m2; đất nông nghiệp (CLN).

- Tờ bản đô 26.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Hộ bà Ka Bếu được UBND huyện Bảo Lâm

cấp GCN số hiệu: Q 492502, số vào sổ cấp giấy: 01454, ngày 26/9/2000.

Năm 2002, hộ bà Ka Bếu sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho bà Phạm Kim Chi; đông thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: Q 492502 cho bà Phạm Kim Chi để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ bà Ka Bếu ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hô sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Phạm Kim Chi tại thửa đất nêu trên theo

thông tin bản đô địa chinh mới đo đạc. Hộ ông Nguyễn Thanh Xuất và bà

Cao Thị Hà được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSDĐ số AL 765426; cấp ngày 18/9/2008 thuộc thửa đất số 690 - tờ bản đô số 03 - xã Mỹ Đức. Diện tich 773 m2 đất trông cây lâu năm, thời hạn sử dụng đất tháng 10/2043.

Năm 2011, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích, thường trú tại thôn 4 - xã Mỹ Đức - huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đông. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã giao GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và bà Nguyễn Thị Đich. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã đi khỏi địa phương từ năm 2012 cho đến nay.

Hiện nay, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà ở đâu liên hệ với UBND xã Mỹ Đức hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đông thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hô sơ địa chinh và thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM - TƯ VẤN CÁ NHÂN

1. Bên mời thầu: Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi & An toàn thực phẩm tỉnh Lâm Đông

2. Tên gói thầu: Tư vấn trong nước tăng cường hệ thống quản lý kinh doanh cho các Tổ hợp tác/Hợp tác xã

3. Ký hiệu gói thầu: LD-LIFSAP-AF-02-TV-20174. Nguôn vốn: IDA5. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Tuyển chọn tư vấn cá nhân6. Phương thức đấu thầu: 1 giai đoạn, 1 túi hô sơ 7. Hình thức hợp đông: Hợp đông theo thời gian8. Thời gian thực hiện hợp đông: 12 tháng kể từ ngày ký hợp đông9. Địa điểm & thời gian phát hành Hô sơ mời bày tỏ quan tâm:- Địa điểm: Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi & An toàn thực phẩm,

tầng 4, khu D, Trung tâm Hành chinh, số 36, Trần Phú, Phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.

Số điện thoại: 02633 818868Email: [email protected] Thời gian phát hành hô sơ mời bày tỏ quan tâm: Từ 7 giờ 00 phút sáng ngày 2/10/2017

đến trước 9 giờ 00 phút, sáng ngày 16/10/2017.10. Giá bán hô sơ mời bày tỏ quan tâm: Không11. Địa điểm & thời gian nộp hô sơ bày tỏ quan tâm:- Địa điểm: Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Ngành Chăn nuôi & An toàn thực phẩm,

tầng 4, khu D, Trung tâm Hành chinh, số 36, Trần Phú, Phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đông.

Số điện thoại: 02633 818868Email: [email protected] Nhà thầu nộp hô sơ bày tỏ quan tâm về địa điểm nêu trên trước 9 giờ 00 phút sáng

ngày 16/10/2017. Hô sơ bày tỏ quan tâm nộp muộn sẽ bị loại.12. Thời điểm đóng, mở thầu:- Đóng thầu vào lúc: 9 giờ 00 phút sáng ngày 16/10/2017- Mở thầu vào lúc: 9 giờ 5 phút sáng ngày 16/10/2017

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT