40
SAGA CáC phương pháp làm việC với nam giới

Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

  • Upload
    tripmhs

  • View
    160

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

SAGA

CáC phương pháplàm việC với nam giới

Page 2: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Page 3: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

3

MỤC LỤC

giới thiệu về cuốn sách 5

chương i: tại sao cần sự tham gia của nam giới trong các chương trình can thiệp phòng chống bạo lực giới 7

1. Bạo lực giới và các chương trình can thiệp thiếu sự tham gia của nam giới 7

2. Vai trò của nam giới trong quá trình tăng cường BĐG và phòng chống bạo lực giới 8

3. Lợi ích của sự tham gia của nam giới trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn chặn nạn bạo lực giới 9

4. Những thách thức khi huy động sự tham gia của nam giới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới 11

chương ii: các phương pháp tăng cường sự tham gia của nam giới vào hoạt động phòng chống BLg và BLgĐ 13

Phần 1: Chương trình ngăn ngừa bạo lực giới khởi đầu 14

Phần 2: Chương trình can thiệp thứ cấp dành cho nhóm nam giới gây ra bạo lực (BIPs) 24

chương iii: Một số ví dụ về sự tham gia của nam giới trong các chương trình phòng chống bạo lực đối với phụ nữ tại các nước 33

Kết Luận 36

tài Liệu thaM Khảo 37

Page 4: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi
Page 5: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

5

GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH

Trong vài thập kỉ qua, cùng với các chương trình can thiệp và phòng ngừa bạo lực, nhiều nơi trên thế giới đã và đang đạt được những bước tiến quan trọng trong việc làm giảm tình trạng bạo lực giới và hậu quả do bạo lực gây ra. Trên phạm vi rộng khắp, nhiều chương trình gồm các chiến dịch truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về bạo lực giới cũng như tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho những người chăm sóc nạn nhân của bạo lực giới đã được thực hiện. Ngoài ra, nhiều nhà tạm lánh được xây dựng, các dịch vụ xã hội kể cả những dịch vụ dành cho người gây ra bạo lực cũng đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, hầu hết các chương trình này đều hướng tới đối tượng là phụ nữ và được thực hiện bởi phụ nữ mặc dù trong những năm gần đây, vai trò tham gia của nam giới trong việc phòng chống bạo lực giới đã được khẳng định trên nhiều diễn đàn quốc tế. Các chương trình hướng tới việc lồng ghép sự tham gia của nhóm đối tượng này trong thực tế vẫn chưa được quan tâm và phát triển đúng mức tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển (Walston, 2005). Chính vì vậy, nhiều nam giới chưa nhận thức được tại sao họ cần tham gia, tham gia như thế nào và với mức độ, phạm vi ra sao (Lang, 2002).

Tại Việt Nam, các chương trình tăng cường bình đẳng giới nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng cũng chưa quan tâm nhiều tới sự tham gia của nam giới. Mặc dù trong khoảng từ năm 2008 đến 2010, đã có một số tổ chức trong nước và quốc tế đã lồng ghép các hoạt động dành cho nam giới vào chương trình của mình nhưng đều ở mức độ thử nghiệm và thiếu tính chiến lược. Nam giới chỉ tham gia như những người hưởng lợi của một số hoạt động nhỏ lẻ, chưa chủ động thể hiện hành động. Bản thân các hoạt động dành cho nam giới chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể chương trình nên nam giới chưa thực sự được thể hiện tiếng nói và hành động cụ thể. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này là sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm liên quan tới cách làm việc với nam giới. Xuất phát từ thực tế này, nhóm cán bộ làm việc với nam giới của CSAGA mong muốn có một cuốn sách tập hợp được các thông tin cơ bản liên quan tới phần thiếu hụt đó bao gồm cả khung lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về làm việc với nam giới.

Page 6: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

6

Các thông tin này cần được thu thập được từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức quốc tế đã và đang làm việc với nam giới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực với phụ nữ. Được sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, CSAGA đã biên soạn cuốn sách này với mong muốn sách sẽ góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ xã hội của chính CSAGA và các tổ chức có cùng mối quan tâm.

Trên cơ sở tham khảo những học thuyết, kinh nghiệm thực tiễn cũng như những tài liệu nghiên cứu đã có về lồng ghép sự tham gia của nam giới trong việc phòng chống bạo lực giới tại nhiều nước khác nhau, cuốn sách mong muốn tìm hiểu rõ hơn về các nhóm đối tượng tham gia từ đó xác định những cách thức, nội dung và phương pháp tiến hành can thiệp và phòng ngừa một cách phù hợp. Cuốn sách được chia làm 3 phần chính như sau: Chương I trình bày những lý do cho sự tham gia của nam giới trong việc phòng chống bạo lực giới; Chương II đề cập đến các nhóm đích cụ thể cũng như phương pháp tăng cường sự tham gia của từng nhóm nam giới trong các chương trình can thiệp; những ví dụ và kinh nghiệm thực hiện các chương trình can thiệp và phòng ngừa bạo lực giới có huy động sự tham gia của nam giới tại các nước sẽ được trình bày trong chương III của cuốn sách.

Để có được cuốn sách này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà Elsa Hastad, Bí thư thứ nhất, Phó ban hợp tác phát triển Đại sứ quán Thụy Điển. Xin cảm ơn sự cộng tác của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt trong việc biên tập cuốn sách.

Chúng tôi mong muốn rằng, cuốn sách sẽ góp phần giúp các cán bộ của những chương trình làm việc với nam giới có được thêm thông tin về các chương trình và cách làm hiện có của thế giới. Mong rằng, cuốn sách sẽ đem lại những gợi ý thiết thực cho các chương trình làm việc với nam giới tại Việt Nam. CSAGA xin chân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Page 7: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

7

Tại sao cần sự Tham gia của nam giới Trong các chương Trình can Thiệp phòng chống bạo lực giới?

CHƯƠNG 1:

1. Bạo lực giới và các chương trình can thiệp thiếu sự tham gia của nam giới

Bạo lực giới là một tội ác và nó phá hoại nghiêm trọng những quyền cơ bản của con người, những giá trị đạo đức và cuộc sống của nhiều gia đình trên thế giới. Bạo lực giới tồn tại mọi nơi, trong mọi xã hội và các nền văn hóa; và nó cũng không loại trừ bất cứ nhóm đối tượng, tầng lớp, ngành nghề và độ tuổi nào. Những hình thức phổ biến của bạo lực giới mà phần lớn trong số đó là nam giới gây ra bạo lực với phụ nữ, bao gồm các hình thức bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục, các vụ tấn công acid, cưỡng hiếp, bắt cóc, buôn bán người, kết hôn ép buộc, lựa chọn giới tính thai nhi, những cái chết liên quan đến của hồi môn hoặc những kiểu giết người nhằm bảo toàn danh dự cho gia đình hay dòng tộc, v.v…

Trong những năm qua, các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tiến tới xóa bỏ tình trạng bạo lực giới. Trong nỗ lực nhằm đạt được sự phát triển bền vững, cả nam giới và nữ giới đều được coi là các đối tượng cần được hướng tới. Tuy nhiên, các chương trình này thường tập trung vào phụ nữ và các trẻ em gái, ví dụ như việc nâng cao nhận thức, tăng cường các biện pháp và cải thiện dịch vụ nhằm bảo vệ cho nạn nhân của bạo lực là phụ nữ và trẻ em. Ngay cả trong “Các mục tiêu Thiên niên kỉ” được đưa ra bởi LHQ cũng đề cập rất ít tới vai trò của nam giới mặc dù sự cần thiết tham gia của họ là một điều rõ ràng (Vylder, 2004). Vô hình chung, nam giới bị đẩy ra ngoài cuộc trong nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng, bạo lực giới và nghèo đói trên nhiều quốc gia.

Các biện pháp can thiệp được áp dụng trong các chương trình và dự án dành riêng cho phụ nữ nhằm mục đích làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, làm đa dạng hóa và tăng nguồn thu nhập cho nữ giới. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, những chương trình này mặt khác cũng tạo thêm những gánh nặng công việc mới cho người phụ nữ do họ vừa phải đảm nhiệm thêm những trách nhiệm và công việc xã hội, đồng thời vẫn thực hiện những công

Page 8: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

8

việc gia đình và chăm sóc con cái. Theo một số nghiên cứu gần đây, phần nhiều các chương trình chỉ tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái đã không giải quyết được các vấn đề còn tồn tại – những điều phát sinh từ các giá trị và định kiến giới - thậm chí còn có thể củng cố thêm các khuôn mẫu xã hội được hình thành dựa trên khác biệt giới (Alan và Mathews, 2004).

Để phần nào giải quyết được những tồn tại trên, việc huy động sự tham gia của nam giới vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên thế giới đã được xem như một trong những giải pháp hiệu quả bởi phương pháp này đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho phụ nữ, trẻ em và nam giới mà còn cho toàn xã hội. Có những lợi ích trước mắt có thể dễ dàng nhận ra, ví dụ như đảm bảo quyền phụ nữ, cải thiện sức khỏe cho các thành viên gia đình, giúp giao tiếp hiệu quả cũng như gia tăng cơ hội quyết định giữa các thành viên này. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn, trong phần hai, cuốn sách sẽ đề cập đến vai trò của nam giới trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới và những lợi ích khi có sự tham gia của nam giới trong các hoạt động này.

2. vai trò của nam giới trong quá trình tăng cường Bình đẳng giới và phòng chống Bạo lực giới

Bình đẳng giới không phải là vấn đề của riêng phụ nữ. Nó đòi hỏi sự nỗ lực và cam kết tham gia một cách chủ động và tích cực của nam giới (từ trẻ em trai cho đến những người trưởng thành ở mọi tầng lớp và vị trí xã hội), phụ nữ cũng như các cơ quan tổ chức trong và ngòai chính phủ. Trong quá trình đó, sự tham gia của cả hai giới sẽ giúp đạt được công bằng trong việc chia sẻ quyền lực và trách nhiệm trong gia đình, nơi làm việc và ngoài cộng đồng. Trong bản Kế hoạch hành động Bắc Kinh năm 1995 cũng đã nhấn mạnh rằng bình đẳng giới chỉ có thể đạt được khi phụ nữ và nam giới cùng nhau hợp tác và chung sức để giải quyết các tồn tại trong xã hội mà có nguồn gốc từ sự bất bình đẳng và kì thị.

“Bình đẳng giới” không phải là một sự vật cố định, đó là một từ vắn tắt về một tiến trình lâu dài để thay đổi mối quan hệ về giới và làm cho các mối quan hệ này được bình đẳng hơn, dân chủ hơn, giảm bớt được tính áp bức và gia trưởng (Hearn, 2001). Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa được những mục đích này, các cơ quan, đoàn thể xã hội, các cá nhân và đặc biệt là nam giới cần được tăng quyền và nâng cao năng lực để nhận thức được bình đẳng giới không phải chỉ là việc riêng của phụ nữ, cho phụ nữ và vì phụ nữ. Thay vào đó, nam giới sẽ nhìn nhận ra những lợi ích có thể đạt được khi xã hội phát triển và có được bình đẳng giới trong các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, phúc lợi xã hội, giáo dục và y tế…, từ đó họ sẽ hành động như những người đồng hành tích cực cùng phụ nữ để thực hiện các hoạt động cần thiết, nhằm qiải quyết được tình trạng mất cân bằng về quyền lực giữa hai giới (UNESCO Bangkok, 2004).

Page 9: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

9

3. lợi ích của sự tham gia của nam giới trong công tác thúc đẩy Bình đẳng giới và ngăn chặn nạn Bạo lực giới

Sự tham gia tích cực và chủ động của nam giới và trẻ em trai trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới là điểm mấu chốt để xây dựng một xã hội phát triển, bền vững và an toàn. Bạo lực chống lại phụ nữ dù trong thời chiến hay thời bình đều gây thiệt hại cho quốc gia về mọi mặt, ví dụ như gia tăng các chi phí về mặt kinh tế, chăm sóc sức khỏe và xã hội, từ đó làm giảm năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Ví dụ: bạo lực gia đình tại Canada gây thiệt hại ước tính khoảng 1.6 tỉ đô la hàng năm trong khi tại Mỹ, con số này lên tới 67 tỉ đô la. Tại New Zealand, thiệt hại gây ra do bạo lực gia đình vào năm 1993 ước tính khoảng 1.2 tỉ đô la-cao hơn cả lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu lông cừu của nước này (UNESCO Bangkok, 2004).

3.1. Lợi ích cho xã hội

3.2. Lợi ích cho phụ nữ

Một lý do quan trọng khác đó chính là nhằm bảo đảm quyền con người của cả hai giới nam và nữ - một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững. Phụ nữ cũng như nam giới có quyền được sống và được pháp luật bảo vệ trước mọi hình thức của bạo lực và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong thực tế, phụ nữ và trẻ em gái và đặc biệt là bạo lực đối với họ luôn nhận được ít sự quan tâm của xã hội. Do vậy, việc khuyến khích nam giới tham gia các hoạt động về phòng chống bạo lực giới sẽ giúp họ hiểu ra rằng bạo lực là một sự xâm phạm quyền con người, từ đó thấy rõ vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng để giải quyết vấn nạn này.

Thêm vào đó, việc lồng ghép và tăng cường sự tham gia của nam giới vào các hoạt động can thiệp sẽ tạo điều kiện cho hai giới chia sẻ vai trò, trách nhiệm và kinh nghiệm, từ đó phụ nữ được phát huy khả năng, vai trò của mình cũng như được tăng thêm cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội.

Page 10: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

10

Ngoài ra, sự tham gia của nam giới vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình sẽ trực tiếp làm giảm các hành vi bạo lực cho các thế hệ tiếp theo đồng thời tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển một cách tốt nhất. Bạo lực trong gia đình gây ra hàng loạt các hệ lụy đối với trẻ em, phụ nữ và kể cả nam giới. Những tác động này còn kéo theo những vấn đề tiêu cực liên quan tới sức khỏe và giáo dục. Ví dụ như trẻ em sống trong gia đình có bạo lực thường phải đối mặt những nguy cơ cao như mất ngủ, bị rối loạn tinh thần, sai lệch hành vi, thất học, sử dụng chất kích thích hoặc tự sát do phải chứng kiến những cảnh bạo lực. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trẻ sống trong môi trường này cũng có xu hướng lặp lại và giải quyết xung đột bằng các hành vi bạo lực như đã thấy được trong gia đình mình mặc dù điều này có vẻ đúng với trẻ trai hơn là trẻ gái (Vylder, 2004). Do đó, một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em sẽ là một trong những bảo đảm lớn nhất cho một xã hội công bằng và đạt được bình đẳng.

Sự tham gia của nam giới sẽ giúp chính họ nhận ra những khó khăn và thách thức mà bản thân khi phải tuân theo những quy ước xã hội dành cho hai giới, từ đó sẽ giúp họ tìm ra giải pháp thích hợp cho những khó khăn của mình thay vì sử dụng bạo lực. Hầu hết các xã hội đều mặc định rằng nam giới là người trụ cột chính trong gia đình. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kéo theo những thay đổi về nền kinh tế thế giới đã dần dần chuyển vai trò này sang người phụ nữ (UNESCO Bangkok, 2004). Sự thay đổi đó đã có những tác động hết sức to lớn tới cách nhìn của nam giới. Một mặt, họ phải cố gắng tuân theo những định kiến xã hội dành cho một người đàn ông để từ đó được chấp nhận như một thành viên trong cộng đồng (ví dụ như tìm kiếm vị trí xã hội hay kiếm tiền nuôi sống gia đình); mặt khác họ thấy mình đang mất dần quyền lực và tự hỏi vai trò của họ sẽ ở đâu trong chính gia đình của mình (Vylder, 2004). Những mâu thuẫn nội tại này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ của nam giới với người bạn đời. Do đó, sự chủ động tham gia các chương trình can thiệp phần nào giúp họ nhìn nhận rõ và khách quan hơn về vai trò và vị trí của mình thay vì việc chỉ nhất nhất tuân theo những khuôn mẫu có sẵn.

3.3. Lợi ích cho trẻ em

3.4. Lợi ích cho chính nam giới

Page 11: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

11

Sự tham gia của nam giới còn là một trong những giải pháp hiệu quả giúp giải quyết những mâu thuẫn gây ra bởi sự mất cân bằng quyền lực giữa các nhóm nam giới với nhau. Cũng giống như phụ nữ, nhiều nam giới đang sống trong điều kiện khổ cực hoặc kém an toàn. Để kiếm được thức ăn hoặc tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, họ bị buộc phải làm những công việc nguy hiểm cho bản thân. Nhiều người trong số đó cũng đã phải chịu những tổn thương sâu sắc khi cố gắng tuân theo những chuẩn mực mà xã hội đặt cho một người đàn ông nên có. Trong quá trình ấy, nhiều người tự tìm sự an ủi cho bản thân trong những rủi ro, rượu và chất gây nghiện và không ít người trong số đó còn trở thành đối tượng bị bạo lực bởi những ngừơi đàn ông khác có quyền lực hơn (Naomi, 2005). Họ bị trừng phạt, đe dọa hoặc có nguy cơ bị loại bỏ khỏi cộng đồng khi không tuân theo một hay một vài quy chuẩn xã hội dành cho nam giới, (ví dụ như việc có quan hệ tình dục đồng giới).

Trong nỗ lực thực hiện các chương trình nhằm ngăn chặn bạo lực giới, nam giới được nhìn nhận như những người hỗ trợ và đồng hành cùng phụ nữ để giải quyết vấn đề không chỉ dành riêng cho một giới nhất định. Việc lồng ghép sự tham gia của nam giới được hi vọng sẽ đem đến lợi ích không chỉ cho phụ nữ mà còn cho chính đàn ông như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình này còn gặp nhiều rào cản và điều đó cũng phần nào hạn chế kết quả đạt được của các chương trình có lồng ghép sự tham gia của nam giới. Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo “Những thách thức khi huy động sự tham gia của nam giới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới”.

4. những thách thức khi huy động sự tham gia của nam giới trong việc thúc đẩy Bình đẳng giới và phòng chống Bạo lực giới

Trước tiên, về khía cạnh chính sách, hầu hết các chương trình và chính sách của các nước trên thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng chưa đề cập cụ thể đến tính cần thiết có sự tham gia của nam giới, đồng thời cũng không đưa được ra các chiến lược hay phương pháp để huy động sự tham

Một trong những vấn đề quan trọng mà những người thực hiện các chương trình can thiệp nên quan tâm đó chính là xác định các khó khăn và rào cản khi huy động nam giới tham gia vào phòng chống bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực gia đình.

Page 12: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

12

gia của nhóm này trong quá trình thực hiện (Walston, 2005). Các chính sách liên quan đến giới thường có xu hướng bỏ qua vai trò của nam giới trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ cũng như sự tiếp cận của họ tới các cơ hội hay dịch vụ công cộng. Đối với những cơ quan hành pháp mà đã có sự lồng ghép của nam giới thì cũng chưa hỗ trợ đầy đủ về mặt kĩ thuật hoặc tài chính (Alan và Mathews, 2004). Nhìn chung, những chương trình này hiện đang chưa có sự rõ ràng về phương pháp làm việc với nam giới và điều này có thể dẫn tới bỏ sót nhu cầu thực tế của các nhóm phụ nữ và nam giới trong cộng đồng.

Thứ hai, về khía cạnh văn hóa, những áp lực cũng như những quy tắc và hình thái xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mẫu cho từng giới. Ở nhiều nước, quyền uy của nam giới được coi là là nền tảng của sự phát triển tôn giáo, tổ chức, văn hóa truyền thống và trong duy trì nòi giống. Nam giới luôn có nhiều lợi ích hơn phụ nữ và đương nhiên họ không muốn từ bỏ những quyền lợi tồn tại lâu đời này. Do vậy, mặc dù những lợi ích của việc tăng cường sự tham gia của nam giới vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình đã được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên vẫn có nhiều luồng ý kiến tranh cãi và không đồng nhất với cách tiếp cận này, thậm chí nhiều người trong số đó luôn tìm cách trì hoãn hay phản đối bình đẳng giới (UNESCO Bangkok, 2004).

Thứ ba, về mặt cá nhân, bản thân việc nam giới tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đã thể hiện họ đang thách thức cả một nền văn hóa phụ quyền tồn tại trong hầu hết mọi xã hội. Nhiều nhà hoạt động xã hội là nam giới, đặc biệt những người trực tiếp làm việc trong các hoạt động vì nhân quyền bị cho là đồng tính luyến ái, hoặc bị nghi ngờ về đặc trưng nam tính (David Alan và Mathews, 2004). Khi chương trình can thiệp được thực hiện, những người phản đối bao gồm cả phụ nữ và nam giới, những người cảm thấy lo sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng nếu bình đẳng giới diễn ra, thường tìm cách làm mất uy tín hay thể diện cũng như không công nhận các nỗ lực của những nam giới tham gia vào hoạt động có ý nghĩa này (Flood, 2005-2006). Do đó, việc huy động sự tham gia của nam giới là một quá trình phức tạp và đòi hỏi có sự cam kết lâu dài của các bên liên quan như các tổ chức nhân quyền, chính quyền địa phương và bản thân những người tình nguyện tham gia.

Bởi chính những trở ngại gặp phải trong quá trình huy động sự tham gia của nam giới, một câu hỏi đã được đặt ra là vậy có những phương pháp hay cách thức nào có thể thực hiện nhằm thuyết phục những người đàn ông này có thể tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trong gia đình? Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo của cuốn sách: Các phương pháp khuyến khích sự tham gia của nam giới.

Page 13: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

13

các phương pháp TĂng cưỜng sự Tham gia của nam giới VÀo hoạT ĐỘng phòng chống bạo lực giới VÀ bạo lực gia Đình

CHƯƠNG 2:

ngăn ngừa là gì: Là cách thức giúp cho một hoặc một nhóm đối tượng tượng tìm cách thoát khỏi những vấn đề tiêu cực của cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng này phát triển năng lực và nâng cao kiến thức, từ đó giúp họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn (Veinot 1999, tr.1).

Các chương trình phòng ngừa bạo lực cho rằng nếu như bạo lực có thể được học (khi được chứng kiến hoặc qua phương tiện truyền thông) thì mọi người cũng có thể học cách loại bỏ nó và sử dụng các cách ứng xử phi bạo lực để thay thế (Adrine và Runner, 2005). Những chương trình này có thể thực hiện với các nhóm đối tượng khác nhau và theo từng giai đoạn như: Các chương trình phòng ngừa cơ bản và chương trình can thiệp thứ cấp.

Với các chương trình phòng ngừa cơ bản (dành cho tất cả mọi nam giới, không loại trừ theo nhóm gây ra bạo lực hay nhóm có nguy cơ cao), cuốn sách sẽ tập trung vào hai nhóm chính là các chương trình phòng ngừa bạo lực được thực hiện tại trường học với đối tượng là các học sinh; và các chương trình can thiệp thay đổi hành vi và nhận thức cho đối tượng nam thanh niên trong cộng đồng. Với chương trình can thiệp thứ cấp (dành cho đối tượng là người gây ra bạo lực), cuốn sách sẽ trình bày một số mô hình và học thuyết đã và đang được áp dụng trong việc huy động nam giới tham gia vào nỗ lực phòng chống bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng.

Phòng chống ban đầu: Là các biện pháp ngăn ngừa/can thiệp được thực hiện trước khi vấn đề xảy ra. Điều này có nghĩa là các hoạt động, chương trình phòng chống bạo lực giới sẽ được áp dụng và tiến hành nhằm ngăn chặn nguy cơ cho các đối tượng có khả năng trở thành kẻ gây bạo lực hoặc là nạn nhân.

Trong những năm gần đây, nhiều nơi trên thế giới đã tiến hành các chương trình phòng ngừa, can thiệp có sự tham gia của nam giới, trong đó nhiều người đã hoặc đang hoặc có nguy cơ sử dụng các hành vi bạo lực, lạm dụng tình dục hoặc ngược đãi bạn tình của mình. Trước khi tìm hiểu rõ hơn về nội dung các chương trình phòng ngừa dành cho từng đối tượng cụ thể, chúng ta cần hiểu một số khái niệm liên quan sau:

Page 14: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

14

1. chương trình ngăn ngừa Bạo lực giới dành cho trẻ em và thanh thiếu niên tại trường học

1.1. Mục tiêu của chương trình:

Ngăn chặn bạo lực trước khi nó xảy ra là một mục tiêu chính của chương trình phòng ngừa bạo lực dành cho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là các trẻ em trai. Các chương trình dành cho nhóm trẻ em và thanh thiếu niên trong trường học được dựa trên các mục tiêu cơ bản của giáo dục, đó là giúp thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết về bất bình đẳng giới, mối quan hệ quyền lực, về các chính sách, thông tin cơ bản liên quan đến bình đẳng giới, và về việc huy động sự tham gia của cộng đồng, từ đó có thể thay đổi hành vi, đồng thời giúp làm tăng quyền cho các nhóm đối tượng.

Các chương trình được thực hiện tại trường học được sử dụng để giải quyết một loạt vấn đề bao gồm bạo lực học đường, bạo lực trong quan hệ yêu đương và tấn công tình dục. Tuy nhiên, những chương trình này có xu hướng tập trung nhiều hơn vào trẻ em bị lạm dụng tình dục. Các hoạt động của chương trình phòng ngừa sớm tại trường học giúp tăng cường sự hiểu biết của trẻ về những vấn đề liên quan đến bạo lực và lạm dụng tình dục cũng như xây dựng cho trẻ năng lực tự bảo vệ mình.

Ngoài ra, các chương trình ngăn ngừa bạo lực sớm này vừa hỗ trợ học sinh/sinh viên học hỏi thêm các kĩ năng trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ cá nhân trong cuộc sống, vừa giúp những trẻ em/ thiếu niên sống trong môi trường có bạo lực hiểu rằng họ cần được giúp đỡ và sẽ luôn được giúp đỡ để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất (Silver, 1999).

phần 1: chương trình ngăn ngừa Bạo lực giới khỞi đầu

Phòng chống ban đầu: Là các biện pháp ngăn ngừa/can thiệp được thực hiện trước khi vấn đề xảy ra. Điều này có nghĩa là các hoạt động, chương trình phòng chống bạo lực giới sẽ được áp dụng và tiến hành nhằm ngăn chặn nguy cơ cho các đối tượng có khả năng trở thành kẻ gây bạo lực hoặc là nạn nhân.

Page 15: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

15

1.2. Lý do lồng ghép chương trình phòng ngừa bạo lực vào trường học

Bên cạnh sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng trẻ em và thanh thiếu niên, giúp họ nâng cao nhận thức và lựa chọn những giải pháp phi bạo lực. Đối với nhóm đối tượng này, trường học là một môi trường học hỏi xã hội quan trọng và an toàn để họ có thể lĩnh hội những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến phòng chống bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng. Ngòai ra, sự thành công về các mặt học tập, ứng xử ở trường học cũng giúp dự đoán được cuộc sống của người học sinh sau này (Bayard và Cross, 2008).

Thêm vào đó, giáo viên thường cảm thấy thiếu thời gian để giải quyết những vấn đề xung đột hay những hành vi bạo lực của học sinh, vô hình chung trẻ thiếu đi những hướng dẫn và định hướng cần thiết khi đối mặt với vấn đề liên quan đến bạo lực giới. Do đó nếu trẻ em được nâng cao năng lực chúng sẽ dễ dàng hơn trong việc tự giải quyết các vấn đề xung đột của mình, đồng thời giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian để thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn và giảng dạy (Tutty, Bradshaw và các cộng sự, 2002). Và cuối cùng, can thiệp khởi đầu là một chương trình cần thiết để loại bỏ sớm những hành vi và lựa chọn mang tính bạo lực, đặc biệt là sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng sử dụng bạo lực khi họ trưởng thành.

1.3. Các kĩ năng cần bổ sung cho trẻ trong chương trình phòng chống bạo lực ban đầu

Các kĩ năng mà trẻ được trau dồi và bổ sung khi tham gia các chương trình ngăn ngừa khởi đầu đã được thực hiện tại nhiều nước bao gồm:

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng lựa chọn giải pháp phi bạo lực

Khả năng thấu hiểu và tôn trọng lựa chọn, quan điểm của người khác

Kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua các hành vi phi bạo lực

Kĩ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững

Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi nguồn và hỗ trợ người khác

Như đã nói ở trên, nhiều chương trình can thiệp và phòng ngừa sớm được thực hiện tập trung vào các đối tượng trẻ em bị lạm dụng tình dục, và mục tiêu chính của những chương trình như thế này không chỉ giúp nâng cao kiến

Page 16: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

16

thức cho trẻ về bạo lực và lạm dụng tình dục mà còn biết cách và kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình. Những chương trình này đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada và đang dần được áp dụng ở các nước đang phát triển như Thái Lan. Với đối tượng trẻ bị bạo lực hoặc lạm dụng tình dục, nội dung chính trong các chương trình được thực hiện tại trường học là giáo dục cho trẻ em về các loại đụng chạm khác nhau, về lòng tự trọng, những bí mật, kế hoạch để tự bảo vệ mình (ví dụ như la hét, không ở trong nhà một mình, đe dọa kẻ lạm dụng về việc sẽ thông báo cho những người lớn khác về hành vi lạm dụng v.v…).

Một số ví dụ về các chương trình phòng chống bạo lực và lạm dụng tình dục cho trẻ em đã được thực hiện tại các nước1:

good-touch/Bad touch (thực hiện tại các trường học của Mỹ): Chương trình giáo dục này nhằm cung cấp thông tinh và thảo luận với trẻ em về bạo lực tình dục, lạm dụng tình dục nơi học tập, các hình thức của bạo lực học đường, sự an toàn của internet, những quy tắc khi tiếp xúc với người lạ, đồng thời cán bộ chương trình sẽ chịu trách nhiệm trả lời mọi câu hỏi của các em liên quan đến vấn đề này2

Feeling Yes-Feeling no (thực hiện tại trường học ở Canada): Chương trình đã được phát triển và dàn dựng dành cho nhóm thanh thiếu niên tại thành phố Vancouver vào năm 1980 bởi nhà hát Green Thumb. Vào năm 1985, hãng phim quốc gia của Canada đã sản xuất nội dung của 3 chương trình dưới dạng các băng video có tính tương tác, mỗi băng dài 15 phút. Chương trình này cũng có mặt tại Pháp dưới tên gọi “Mon Corps, C’est mon Corps”. Mục tiêu chính của chương trình là nhằm xác định những phản ứng khác nhau của trẻ em khi chúng bị động chạm vào cơ thể, làm thế nào để trẻ có thể tìm kiếm được sự giúp đỡ nếu chúng cảm thấy không an toàn khi bị động chạm, từ đó xác định một số nguyên nhân của việc trẻ cảm thấy khó khăn trong việc nói về cảm giác kém an toàn đó. Các băng video cũng cung cấp cho trẻ em những công cụ để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng tình dục bởi những người lạ, các thành viên gia đình và cả những người đáng tin cậy. Ba băng video được sử dụng như là bước đệm cho tòan bộ chương trình giảng dạy trên lớp kéo dài từ 15 cho đến 18 tiếng. Nội dung đoạn video thứ nhất dạy những kĩ năng cơ bản trong khi đoạn thứ 2 dạy các kĩ năng giúp trẻ em đánh giá được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra liên quan đến người lạ

1 http://www.ucalgary.ca/resolve/violenceprevention/English/reviewprog/childsxprogs.htm#prog20

2 http://www.co.ramsey.mn.us/NR/rdonlyres/CFB38D8C-0BC9-4080-AA1B-D3DF7025D015/1445/curriculum_12.pdf

3 http://www.ucalgary.ca/resolve/violenceprevention/English/reviewprog/childsxprogs.htm#prog20

Page 17: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

17

cũng như định nghĩa thế nào là lạm dụng tình dục. Đoạn băng cuối cùng giới thiệu về những khả năng bị lạm dụng bởi những người thân thiết. Chương trình “Feeling Yes-Feeling No” sau đó đã được áp dụng cho những trẻ em gặp khó khăn trong quá trình học tập tại Scotland3

My Body Belongs to Me (thực hiện tại Thái Lan): Là chương trình nhằm đảm bảo sự an toàn cá nhân cho trẻ em được phát triển dựa trên mô hình tăng quyền và tập trung vào việc dạy trẻ những kĩ năng biết từ chối và sống an toàn. Chương trình có sử dụng kết hợp của các phương pháp khác nhau như các bài hát, thảo luận nhóm, đóng kịch v.v… để giúp trẻ học cách sống an toàn hơn khi xa bố mẹ hoặc xa những người có trách nhiệm chăm sóc. Chương trình thường sử dụng mình họa bằng các con vật và nói về việc những con vật này sử dụng các kĩ năng tương tự để sống an toàn cũng như nói về sự quan trọng của sự thấu cảm, tôn trọng đối với động vật và con người. Trẻ em cũng học để hiểu rằng cơ thể chúng thuộc về chúng, làm thế nào để nhận ra những tình huống nguy hiểm, những phản ứng cần thiết và ai có thể là người mà chúng có thể tìm kiếm sự gíup đỡ. Với khẩu hiệu “NO GO TELL” (Say NO – get AWAY- TELL someone), chương trình được hi vọng sẽ trang bị cho trẻ em những kĩ năng để có một cuộc sống tốt đẹp và an toàn.

1.4. Các nhóm chương trình ngăn ngừa bạo lực được thực hiện tại trường học

1.4.1. Các chương trình ngăn ngừa bạo lực tại trường học thường do các cơ quan hoặc các tổ chức bên ngoài đề xuất thực hiện.

Các chương trình ngăn ngừa bạo lực này khá đa dạng và phong phú về hình thức như việc sử dụng các hình thức nghệ thuật (đóng kịch, bài hát, dàn dựng các băng video hướng dẫn), tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông như tờ rơi, sách mỏng, đặc biệt là hệ thống bảng tin của nhà trường để tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, bạo lực chống lại phụ nữ và các loại hình bạo lực khác. Với loại hình tờ rơi và sách mỏng, các tổ chức thực hiện hướng tới cả ba đối tượng, đó là giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Hiện nay, có hai nhóm chương trình ngăn ngừa bạo lực dành cho đối tượng học sinh, sinh viên được thực hiện tại trường học, bao gồm: chương trình được đề xuất và thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức và chuyên gia bên ngoài trường học; và thứ hai là các chương trình ngăn ngừa bạo lực nội bộ (do nhà trường lên kế hoạch và thực hiện) được lồng ghép trực tiếp vào nội dung học tập tại nhà trường.

Page 18: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

18

Các khóa học ngắn hạn dành cho từng đối tượng học sinh cụ thể cũng được nhấn mạnh với nội dung chủ yếu về các kĩ năng tự bảo vệ bản thận, xây dựng và giữ gìn mối quan hệ, tìm kiếm địa chỉ và sự giúp đỡ khi cần thiết cũng như khả năng bộc lộ cảm xúc khi bản thân là nạn nhân của bạo lực. Không chỉ có vậy, nhiều tổ chức còn thiết lập một mạng lưới liên kết giữa nhà trường và các cơ quan có trách nhiệm nhằm cải thiện và cung cấp dịch vụ cần thiết cho học sinh, như dịch vụ tư vấn tại trường học, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, dịch vụ tư vấn pháp lý và người đại diện về mặt pháp lý cho trẻ trong trường hợp cần thiết v.v…

Một trong những ưu điểm nổi bật của các chương trình được đề xuất từ các tổ chức bên ngoài là: Thứ nhất, những người thực hiện thường là các chuyên gia và họ có thể lựa chọn và xác định chính xác những tài liệu nào tốt và cần thiết cho từng loại hình bạo lực cụ thể. Thứ hai, các chương trình được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau và không nhất thiết phải tuân theo một trình tự nhất định như trong các giáo trình trên lớp, do đó thu hút trẻ quan tâm và tham gia nhiều hơn. Thứ ba, những chuyên gia và cán bộ thực hiện sẽ lựa chọn được các phương pháp thảo luận phù hợp với trẻ em về các nội dung liên quan, đồng thời cũng giúp giảm bớt trách nhiệm về mặt nào đó cho các giáo viên tại trường - bởi thực tế, giáo viên thường cảm thấy miễn cưỡng khi đảm nhiệm vai trò chính trong những chương trình ngăn ngừa bạo lực này và họ cũng thấy các hoạt động này nằm ngòai phạm vi công việc của mình.

Nhược điểm của chương trình ngăn ngừa bạo lực thực hiện tại trường học do các tổ chức bên ngoài đề xuất và phát triển đó là các chương trình này chỉ mang tính tình nguyện, và cũng chỉ một bộ phận trẻ em trong khu vực hoặc trường đó đó có cơ hội tham gia. Nhược điểm thứ hai đó là hầu hết các giáo viên đều không có nhiều thời gian để tham gia chương trình một cách trọn vẹn. Nhược điểm thứ ba chính là việc tốn kém thời gian khi các chuyên gia tiến hành các khóa tập huấn, nâng cao kiến thức cho nhóm giáo viên nòng cốt, mặc dù đây là một bước cần thiết trong chương trình.

1.4.2. Chương trình ngăn ngừa bạo lực được thực hiện bởi chính các trường học

Những chương trình này được nhà trường và các giáo viên chịu trách nhiệm và tiến hành lồng ghép trực tiếp vào nội dung học tập tại trường, ví dụ như trong các môn học về sức khỏe hoặc giáo dục về cuộc sống gia đình. Giáo viên thường đảm nhiệm chính trong việc thiết kế nội dung và trình bày, cũng như sau đó trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh về các vấn đề liên quan.

Page 19: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

19

Ưu điểm:

Trường học là một môi trường tự nhiên cho các chương trình ngăn ngừa như thế này và nó tác động đến tòan bộ các học sinh trong trường. Với nội dung giảng dạy đa dạng và nhiều môn học khác nhau, giáo viên có thể lồng ghép vào những chủ đề có liên quan một cách linh hoạt, ví dụ khi đề cập đến các vấn đề về lòng tự trọng, giải quyết mâu thuẫn hay các vấn đề nổi cộm của giới học sinh sinh viên.

nhược điểm:

Học sinh thường cảm thấy ngại ngần khi chia sẻ với giáo viên về các vấn đề liên quan đến bạo lực trong gia đình mình và bản thân gặp phải. Hơn nữa nhiều giáo viên cũng cảm thấy không thoải mái khi trao đổi trước lớp những chủ đề nhạy cảm; thậm chí, có những giáo viên đã từng trải qua hoặc là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình sẽ đặc biệt cảm thấy khó khăn khi thảo luận vấn đề này (Tutty và Bradshaw, 2002). Và như đã nói ở trên, nhiều giáo viên sẽ cảm thấy gượng ép và mất thời gian vì họ thấy những công việc này nằm ngòai trách nhiệm giảng dạy chuyên môn của mình.

1.5. Sự tham gia của cha mẹ học sinh trong chương trình can thiệp được thực hiện tại trường học

Bên cạnh môi trường giáo dục của nhà trường, cha mẹ học sinh mới chính là những người giáo dục cho sự phát triển nền tảng của trẻ em. Do vậy, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa và phòng chống bạo lực giới cho trẻ em, nhà trường có trách nhiệm chia sẻ và cung cấp đầy đủ thông tin về các nội dung hoạt động trong chương trình cho phụ huynh học sinh được biết. Thông qua các buổi họp phụ huynh, hội thảo, thư từ, tờ rơi, sách mỏng và các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, cha mẹ có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc giải quyết các mâu thuẫn đồng thời nói chuyện với trẻ em về các chủ đề nhạy cảm như việc lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực trong tình yêu hay bạo lực tại trường học.

1.6. Một số đánh giá về hiệu quả của các chương trình ngăn ngừa bạo lực thực hiện tại trường học

Cho đến nay, trong số những nghiên cứu đánh giá về các chương trình ngăn ngừa khởi đầu dành cho đối tượng là học sinh/sinh viên, có nhiều ý kiến cho rằng đây là một phương pháp tiếp cận đem lại hiệu quả cao (McGuire và Mattaini, 2006). Một loạt nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng các

Page 20: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

20

chương trình này đã có tác động tích cực tới sự tham gia của các đối tượng (đặc biệt là trẻ em trai) và việc thay đổi thái độ của họ về bạo lực chống lại phụ nữ (Irwin, Waugh và các cộng sự, 2006). Kết quả của một trong số nghiên cứu đó cho thấy, sau khi tham gia khóa học về vấn đề cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục, các em học sinh nam ở các trường học cao đẳng và đại học có áp dụng chương trình này đều cho thấy họ đã ít bị ám ảnh bởi các hành động lạm dụng hơn và thái độ ủng hộ cho việc này cũng giảm đi. Ngoài ra, những học sinh này cũng thấu hiểu những nỗi đau khổ của các nạn nhân của cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục hơn là nhóm sinh viên không tham gia chương trình (McGuire và Mattaini, 2006).

Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có khá ít các đánh giá tổng thể về tính hiệu quả của phương pháp ngăn ngừa tại trường học. Do đó, với những bằng chứng hiện tại thì khó có thể khẳng định tất cả các chương trình ngăn ngừa khởi đầu tại trường học đều đem lại hiệu quả và thay đổi thái độ cũng như hành vi của những người tham gia. Nguyên nhân của vấn đề này chính là do nhiều nghiên cứu được thực hiện khoảng một thời gian ngắn (khoảng 2 tháng) ngay sau khi chương trình giáo dục và ngăn ngừa được tiến hành (Jackson và Fedder, 2003). Hơn thế nữa, nhiều đánh giá còn có các hạn chế về phương pháp nghiên cứu và có sự khác biệt trong việc sử dụng các thuật ngữ chính (Cornelius và Resseguie, 2007).

Nhìn chung, cho dù thế nào đi nữa thì các chương trình giáo dục phòng chống ban đầu với việc sử dụng các phương pháp sư phạm này bước đầu cũng có những thành công nhất định bởi chúng có thể tạo ra những thay đổi về cả mặt nhận thức và hành vi của các nhóm đối tượng một cách lâu dài và bền vững.

2. các chương trình can thiệp dành cho nhóm nam thanh niên trong cộng đồng

2.1. Tại sao cần thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho nhóm nam thanh niên trong cộng đồng?

Trong các chương trình can thiệp và ngăn ngừa bạo lực chống lại phụ nữ, thuật ngữ “Nam thanh niên” đề cập đến một nhóm người đa dạng với những trải nghiệm và nhận thức khác nhau về bạo lực giới. Bạo lực giới trong cuộc sống của nhóm đối tượng này, nhất là những người nằm trong nhóm thu nhập và và học vấn thấp cũng thường khác nhau. So với những nhóm nam giới ở các độ tuổi khác, nam thanh niên trở thành nhóm đích đặc biệt cho các chương trình nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bởi với độ tuổi của họ,

Page 21: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

21

đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng để họ có thể hiểu và áp dụng những mong đợi của xã hội về khuôn mẫu thế nào là một người đàn ông đích thực.

Trong suốt quá trình trưởng thành, không phải đối tượng nào trong nhóm này (nếu không muốn nói là rất ít) cũng được học hỏi và nuôi dưỡng trong những mô hình tích cực của bình quyền – yếu tố quan trọng của bình đẳng giới (UN, 2004). Thay vào đó, nam thanh niên thường tiếp nhận từ môi trường sống những câu chuyện, tư tưởng hay thừa hưởng kinh nghiệm mà trong đó vị trí của nam giới luôn cao hơn nữ giới. Chính vì vậy, họ cần được hỗ trợ dài hạn từ nhiều nguồn khác nhau để họ có được những cách nhìn nhận tiến bộ hơn về bình quyền, từ đó tăng cường tham gia vào các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.

2.2. Nội dung chương trình

Các chương trình dành cho nam thanh niên trong việc phòng chống bạo lực với phụ nữ có thể giúp giải quyết vấn đề bạo lực chung của nam giới hoặc các loại bạo lực cụ thể khác như bạo lực trong gia đình, bạo lực tình dục hay lạm dụng tình dục nơi công sở v.v…Những chương trình này giúp giải quyết vấn đề bạo lực một cách trực tiếp bằng việc hướng dẫn và nâng cao các kĩ năng như kĩ năng xây dựng, giữ gìn mối quan hệ cá nhân và gia đình; kĩ năng làm cha mẹ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc và sự giận giữ, kĩ năng giao tiếp và hòa nhập xã hội. Các thông tin về địa chỉ hỗ trợ sức khỏe, tham vấn và các vấn đề về pháp lý cũng được tuyên truyền đến cho các nhóm đối tượng đích. Ngoài ra, những chia sẻ và kinh nghiệm tích cực về cuộc sống trong tù hay sự tái hòa nhập xã hội của những đối tượng đã từng sử dụng bạo lực cũng là một trong những nội dung của các chương trình này.

2.3. Hình thức thực hiện của chương trình

Các chương trình phòng chống bạo lực tập trung vào việc thay đổi hành vi và nhận thức của nam giới có thể được thực hiện một hay nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như:

các khóa tập huấn.

hội thảo hoặc tọa đàm

các sự kiện thể thao và văn hóa

Xây dựng các nhóm câu lạc bộ

giáo dục đồng đẳng cho nhóm nam thanh niên tại cộng đồng

Page 22: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

22

hỗ trợ nhóm nam giới tổ chức các sự kiện tại cộng đồng – những hoạt động góp phần ngăn chặn bạo lực chống lại phụ nữ v.v…

Trên đây là những hình thức truyền thống và thường xuyên được sử dụng trong các chương trình giáo dục phòng chống bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng ở các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển (Adrine và Runner, 2005).

Các chương trình giáo dục tại cộng đồng dành cho các đối tượng nam thanh niên nói chung và người dân nói riêng luôn luôn là một thành tố quan trọng trong chiến lược hành động của chính phủ. Những chương trình này đã được thực hiện rộng rãi tại nhiều quốc gia như Úc, Canada và Thái Lan. Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đóng vai trò trọng tậm trong các chương trình giáo dục tai cộng đồng bởi nó không chỉ tuyên truyền các thông tin liên quan đến phòng chống bạo lực giới cũng như định hướng về mặt quan điểm và nhận thức cho cộng đồng về vấn đề này. Thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức là chiến dịch tiếp thị về các hình thái xã hội hay như chiến dịch White Ribbon (đọc thêm phần III), các nhà hoạt động xã hội đã tìm cách tác động tới nhận thức của nam giới, cộng đồng nói chung một cách sâu rộng hơn. Trong những chiến dịch này, các thông điệp về nam giới, vấn đề nữ quyền, và phòng chống bạo lực gia đình đã được tuyên truyền rộng rãi tới mọi đối tượng, đặc biệt là nam thanh niên. Tại nhiều thành phố của Australia, các thông điệp về phòng chống bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng được tuyên truyền rộng rãi trên các sản phẩm tiêu dùng thông dụng như các túi xách đi chợ tại siêu thị, sản phẩm khuyến mại hoặc tại những nơi tập trung đông người như câu lạc bộ thể hình, bể bơi hay sân vận động.

Theo đánh giá của nhiều nhà hoạt động xã hội, các hình thức giáo dục và tuyên truyền tại địa phương đạt hiệu quả hơn là những chương trình truyền thông ở phạm vi quốc gia mặc dù những chương trình địa phương nằm trong kế hoach hay chiến lược chung của từng nước (Alan và Mathews, 2004). Những chương trình truyền thông địa phương có thể thúc đẩy những mô hình tích cực về cách cư xử của nhóm nam giới với mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ, từ đó họ sẽ có thể nhận ra những cơ hội cũng như mối liên hệ giữa các hành vi phi bạo lực với sự phát triển của các mối quan hệ cá nhân, gia đình cũng như sự phát triển của trẻ em (Tutty và Bradshaw, 2002).

2.4. Đánh giá về chương trình phòng chống bạo lực với phụ nữ dành cho đối tượng nam thanh niên tại cộng đồng

Có nhiều ý kiến cho rằng rất khó để làm việc với nhóm nam thanh niên tại cộng đồng về vấn đề phòng chống bạo lực với phụ nữ vì nhóm đối tượng

Page 23: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

23

này thường được nhìn nhận như là nhóm thủ phạm gây ra bạo lực. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người trong nhóm đối tượng này lại là nạn nhân hơn là người gây ra bạo lực trong gia đình (Alan và Mathews, 2004). Do đó, chúng ta không thể làm việc một cách có hiệu quả với họ trừ phi bản thân những nhà hoạt động trong lĩnh vực này coi họ như là một phần không thể thiếu của giải pháp nhằm tăng cường sự an toàn cho cộng đồng, gia đình và cho chính bản thân họ (Cornelives và Ressegues, 2007).

Cho đến nay, các chiến dịch tuyên truyền, dù ở quy mô nhỏ, đã được các nhà hoạt động xã hội đánh giá cao và cho rằng có tác động tích cực trong việc tác động tới thái độ và hành vi của cộng đồng nói chung và nam giới nói riêng (Berkowitz, 2003; Hillenbrand-Gunn và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, để có thể đạt hiệu quả một cách toàn diện và cao nhất, các chương trình này nên phối hợp với nhau để tận dụng những điểm mạnh của từng loại hình can thiệp, đồng thời làm tăng số lượng nam giới tham gia vào hoạt động hội thảo và tập huấn

Page 24: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

24

1. can thiệp thứ cấp là gì?

Bên cạnh việc thực hiện các chương trình ngăn ngừa sớm hành vi bạo lực chống lại phụ nữ, nhiều phương pháp và chương trình can thiệp dành cho đối tượng đang sống trong bạo lực hoặc có sử dụng bạo lực cũng đã được áp dụng và thử nghiệm ở nhiều nơi. Các đối tượng này có nguy cơ cao trở thành người gây ra bạo lực với vợ hoặc bạn gái của mình hơn những người chưa bao giờ có trải nghiệm về vấn đề này.

Chương trình can thiệp dành cho các đối tượng gây bạo lực (Batterer Intervention Programs - BIPs) là các chương trình can thiệp an toàn cho cộng động, được thiết kế dành cho đối tượng bị bắt giữ hoặc có khả năng bị các cơ quan pháp luật bắt giữ vì hành vi gây bạo lực (Bennett.L and Williams.O, 2001). Đây cũng là một phần không thể thiếu trong các phương pháp tổng thể nhằm làm giảm bạo lực giới. BIPs thường bao gồm các lớp đào tạo hoặc các nhóm trị liệu nhưng cũng có thể bao gồm các biện pháp can thiệp khác như tư vấn cho các cá nhân, các cặp vợ chồng hoặc theo dõi từng trường hợp cụ thể.

Các bằng chứng trong nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để khuyến khích những đối tượng này tham gia đó chính là thông qua các hệ thống các cơ quan hành pháp, đặc biệt là cơ quan công an và tòa án (Bennett.L and Williams.O, 2001). Cùng với sự phối hợp của các ban ngành này, các chương trình lồng ghép sẽ đem đến sự thay đổi về hành vi thông qua việc giúp họ hiểu được bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm với chính các hành động bạo lực của mình. Tòa án hoặc các cơ quan hành pháp của chính phủ cũng được hi vọng là sẽ hỗ trợ các chương trình bằng việc chỉ định rõ những đối tượng nào cần tham gia BIPs.

phần 2: chương trình can thiệp thứ cấp dành cho nhóm nam giới gÂy ra Bạo lực (Bips)

Can thiệp thứ cấp là các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện ngay sau khi các hành vi bạo lực xảy ra. Biện pháp này nhằm giải quyết các hậu quả trước mắt của bạo lực gia đình, đồng thời để đối phó tức thời với các rủi ro cũng như ngăn chặn bạo lực có thể tiếp diễn trong thời gian tới.

Page 25: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

25

Tuy nhiên, trong thực tế, giải quyết các vấn đề với người sử dụng bạo lực với vợ hoặc bạn tình là một trong những vấn đề khó khăn nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất mà các nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực này gặp phải. Mặc dù đã được thực hiện ở nhiều nơi, nhưng việc tăng cường sự tham gia của đối tượng gây bạo lực vào các chương trình này vẫn là một phương pháp mới so với phương pháp tăng quyền cho phụ nữ hoặc tiếp cận dựa trên quyền. Thêm vào đó, những tồn tại và hạn chế trong từng phương pháp tiếp cận của BIPs cũng như những đánh giá bước đầu cho thấy BIPs chưa đem lại hiệu quả cao trong việc phòng chống bạo lực gia đình cũng khiến cho nhiều nhà hoạt động xã hội cảm thấy lúng túng khi thực hiện (Jackson và Fedder, 2003)

2. chương trình can thiệp thứ cấp dành cho nhóm nam giới gÂy ra Bạo lực (Bips)

2.1. Mục tiêu của BIPs

Hầu hết các chương trình can thiệp này đều nhằm mục đích hỗ trợ những người đàn ông có xu hướng đối đầu hoặc ưa sử dụng bạo lực để họ có thể vượt qua bản thân và không nghĩ tới những thủ đoạn hay hành vi ngược đãi bạn đời, bao gồm bằng lời nói, vũ lực, tình dục hoặc dùng biện pháp cô lập. Thông qua các hoạt động khác nhau trong chương trình giáo dục, BIPs tìm cách phục hồi và thay đổi hành vi của các đối tượng gây bạo lực như xây dựng kĩ năng, thay đổi suy nghĩ – thái độ hay kiểm soát những cảm xúc của bản thân (Healey, Smith và Sullivan, 1998). Ngòai ra, một mục tiêu khác của BIPs đó là nhằm đảm bảo an tòan cho các nạn nhân. Khi thực hiện các chương trình này, việc đảm bảo sự an toàn cho các nạn nhân của bạo lực phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, trong mọi khâu, ví dụ như việc gặp gỡ, tư vấn hay liên lạc với nạn nhân để lấy thêm thông tin về người gây bạo lực.

2.2. Các nhóm mô hình BIPs:

Bao gồm 3 mô hình chính: Mô hình Duluth, mô hình Emerge và mô hình Amend

2.2.1. Phương pháp tiếp cận dựa trên thuyết bình quyền (Mô hình Duluth)

Hầu hết các chương trình BIPs đều dựa trên mô hình Duluth. Đây là một mô hình điển hình trong việc xây dựng các chương trình giáo giục về bình quyền, trong đó nêu rõ hệ tư tưởng gia trưởng chính là yếu tố cốt lõi gây nên tình trạng bạo lực gia đình. Trọng tâm của chương trình can thiệp này chính là phân tích giới dưới góc độ quyền lực. Mô hình Duluth giúp cho nam giới học

Page 26: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

26

cách đối mặt và kiểm soát thái độ đồng thời hướng dẫn họ các cách để giải quyết mâu thuẫn với bạn đời. Mô hình này được áp dụng khá phổ biến và các chương trình BIPs ra đời sau này cũng đã dựa cơ bản vào mô hình Duluth (Jackson, Feder và các cộng sự, 2003).

Các chương trình can thiệp dành cho nam giới có dựa trên thuyết bình quyền có mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò giới tính và làm thế nào để khống chế cảm xúc và các hành vi tiêu cực của nam giới (thông qua các chương trình giáo dục về giới tính, về sự hòa nhập xã hội và những quyền lợi của của nam giới)

Theo như mô hình này thì bạo lực giới, cụ thể hơn là bạo lực gia đình, là tấm gương phản chiếu về các thứ tự xã hội mà trong đó nam giới đóng vai trò đứng đầu. Các vai trò kinh tế đã khiến cho phụ nữ phụ thuộc vào nam giới và khiến họ không thể thoát khỏi tình trạng bị bạo lực hay lạm dụng. Nam giới cũng có thể sử dụng sự khác biệt về mặt sinh học để từ đó lấn áp phụ nữ bằng vũ lực. Đối với những người ưa sử dụng bạo lực, phụ nữ giống như những đứa trẻ và thiếu tính cạnh tranh. Thật khó để thuyết phục những người nam giới này hiểu rằng phụ nữ hành động như những người trưởng thành, ví dụ như họ có thể lái xe và đi làm như mọi người khác. Trong cách nhìn của những người theo thuyết bình quyền thì nam giới cho rằng họ có trách nhiệm phải lo lắng cho gia đình của mình, thông qua việc: ra quyết định, đảm nhận các trọng trách lớn…Những người đàn ông này cũng tự cho mình quyền được phụ nữ nể trọng và tuân lệnh, do đó, khi họ không được tôn trọng hay bị phản đối, họ sẽ cảm thấy tức giận vì điều đó.

hạn chế của mô hình:

Nhiều người cho rằng mô hình can thiệp này đã quá đề cao nhân tố về mặt văn hóa xã hội, ví dụ như các giá trị của tính gia trưởng, từ đó loại bỏ những yếu tố cá nhân ví dụ như môi trường sinh trưởng của người gây bạo lực. Thực tế cho thấy, hành vi bạo lực của nam giới thay đổi theo từng cá nhân, từng hoàn cảnh cụ thể. Trong khi đó, thuyết bình quyền cho rằng tất cả nam giới trong xã hội sẽ có các hành vi bạo lực, điều này là không đúng. Ngoài ra, thuyết này cũng không giúp dự đoán được đối tượng nào sẽ có khả năng gây bạo lực. Quan điểm khác còn cho rằng các chương trình giáo dục này có thể chuyển giao thông tin một cách hiệu quả nhưng không hề làm hạn chế các hành vi gây bạo lực (Taylor, Davis và các cộng sự, 2001)

2.2.2 Mô hình về hệ thống gia đình (EMERGE)

Mô hình này có vay mượn các yếu tố chính của các phương pháp giáo dục thuyết bình quyền. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản là mô hình này tìm cách

Page 27: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

27

mở rộng các nhóm làm việc dựa trên các mối quan hệ họ hàng thân thiết của các thành viên tham gia. Phương pháp tiếp cận này coi các hành vi bạo lực như là biểu hiện bất thường mà trong đó các thành viên trong gia đình ấy đều là tác nhân. Thay vì coi bạo lực là các hành vi mang tính cá nhân và tìm cách giải quyết vấn đề với một mình thành viên đó, mô hình này có xu hướng làm việc với cả gia đình hoặc cùng với người vợ, đồng thời cung cấp những hỗ trợ với mục tiêu không phá vỡ cấu trúc gia đình của những người gây ra bạo lực (Bennett và Williams, 2001).

Theo mô hình này thì cả chồng và vợ đều có thể khiến cho vấn đề thêm căng thẳng bởi sự tương tác giữa các thành viên sẽ có thể sinh ra bạo lực. Theo các nhà học thuyết của EMERGE, việc ngược đãi thường tập trung vào lời nói, cảm xúc nhưng khi mâu thuẫn leo thang thì cả hai bên đều có thể tính tới việc sử dụng bạo lực. Theo quan điểm này, khó có thể phán xét được ai là người gây bạo lực và ai là nạn nhân, ngay cả khi nếu chỉ có một người sử dụng hành vi bạo lực thể chất (Healey, Smith và O’Sullivan, 1998). Ngoài ra, học thuyết này cũng cho rằng mối tương tác có thể là tác nhân thúc đẩy các hành vi ngược đãi cho đối tượng gây bạo lực. Ví dụ, cha mẹ không sử dụng bạo lực nhưng lại thất bại trong việc điều chỉnh hành vi bạo lực của con cái hoặc một gia đình gặp thất bại trong việc tạo ra khuôn khổ, quy tắc cư xử cho thành viên khác – quá trình này được xem như một giai đoạn của việc bản thân bị biến thành nạn nhân của chính hành vi ấy.

Do chính quan niệm trên, mô hình EMERGE thường tập trung vào công tác trị liệu có liên quan đến việc giúp cải thiện kĩ năng giao tiếp và giải quyết xung đột. Cả vợ và chồng (đối tượng gây bạo lực và nạn nhân) đều có thể phát triển các kĩ năng này thông qua liệu pháp “tập trung vào giải pháp”, bao gồm:

- Xác định vấn đề tồn tại trong mối quan hệ của hai bên hơn là tìm ra các bệnh lý của mỗi cá nhân

- Tập trung vào giải quyết các vấn đề trên hơn là chỉ chú ý tìm nguyên nhân của mâu thuẫn

- Nhấn mạnh vào các yếu tố mang tính khả quan, ví dụ như đưa ra các hoàn cảnh mà cặp đôi có thể tránh được bạo lực

Ưu và nhược điểm của mô hình EMERgE

Những người ủng hộ thuyết này đã chỉ ra rằng một trong những tín hiệu tích cực của tư vấn chính là giúp khoảng hơn một nửa trong số tổng các cặp vợ chồng có tham gia chương trình can thiệp muốn duy trì mối quan hệ sau khi có bạo lực.

Page 28: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

28

Những người theo hai học thuyết trên đều có chung quan điểm rằng bản thân những nạn nhân thường không phải chịu trách nhiệm trước các hành vi ngược đãi mà chính những kẻ gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm trước những gì mình làm. Có một hình thái chung mà những người ủng hộ hai học thuyết trên đều khuyến khích sử dụng đó là tư vấn giữa các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, việc khuyến khích các cặp vợ chồng này chia sẻ một cách cởi mở các vấn đề tồn tại sẽ có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân nếu người phụ nữ thể hiện sự phàn nàn hoặc đưa ra các ý kiến của mình trong quá trình thảo luận. Hơn thế nữa, trước mặt người gây ra bạo lực, sẽ rất khó cho cả nhà tư vấn và nạn nhân bày tỏ quan điểm thẳng thắn về các hành vi ngược đãi. Và cuối cùng, nếu tòa án nghiêm cấm người gây ra bạo lực tiếp xúc với nạn nhân thì phương pháp tiếp cận này sẽ vi phạm nguyên tắc của tòa án.

Chính vì những lý do trên mà việc tư vấn cho các cặp đôi đã không được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó tại Mỹ có trên 20 bang bị cấm sử dụng phương pháp này (Bennett và Williams, 2001). Ngòai ra, trong quá trình can thiệp, nếu phương pháp tiếp cận này vẫn được lựa chọn như một giải pháp bắt buộc thì nạn nhân của bạo lực và trẻ em sống trong các gia đình đó cần phải được cán bộ hỗ trợ đảm bảo an toàn và giám sát chặt chẽ.

Cuối cùng, học thuyết này bị nhiều nhà hoạt động xã hội cho rằng chỉ tập trung vào các cá nhân mang trong mình một khiếm khuyết nào đó (ví dụ như ít lòng tự trọng, sống lệ thuộc hoặc hay cáu giận…) trong khi lại bỏ qua việc phát triển các kĩ năng cần thiết để đảm bảo sự an toàn giữa các cá nhân với nhau (Taylor, Davis và các cộng sự, 2001).

2.2.3. Phương pháp tiếp cận tâm lý (Mô hình AMEND)

Đây là mô hình tập trung chủ yếu vào các vấn đề mang tính cá nhân. Mô hình này cho rằng các vấn đề cá nhân hoặc những tổn thương mà cá nhân đã trải nghiệm chính là yếu tố dẫn đến bạo lực. Ví dụ như việc đã từng bị lạm dụng thể xác có thể là nguyên nhân của rối loạn cảm xúc; hoặc việc cha mẹ ngược đãi, lơ là hay không quan tâm đến trẻ có thể là một trong những lý do khiến trẻ đó trở thành người ưa sử dụng bạo lực. Những đối tượng này có thể lựa chọn bạn đời, những người có các phẩm chất phù hợp để họ có cơ hội lặp lại các mối quan hệ mà họ đã từng trải qua (trong quá khứ) như đã từng có với cha mẹ mình. Trong phương pháp tiếp cận này, có hai hình thức can thiệp chính, bao gồm: liệu pháp tâm thần cho cá nhân và theo nhóm; và phương pháp trị liệu nhằm thay đổi hành vi-nhận thức nhóm.

Page 29: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

29

2.2.3.1. Tư vấn tâm lý cho nhóm và cá nhân gây ra bạo lực

Phương pháp này không chỉ thực hiện trong quá trình tư vấn cho cá nhân mà còn cho cả nhóm người gây ra bạo lực, trong đó cho phép các thành viên chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống của mình. Liệu pháp tâm thần tìm cách phát hiện ra các vấn đề vô thức của người gây ra bạo lực và sau đó tìm cách giải quyết một cách có chủ ý. Những người ủng hộ phương pháp can thiệp này cho rằng các phương pháp khác được sử dụng đều không mang lại hiệu quả thực chất, những phương pháp ấy chỉ giúp tạm thời làm giảm bạo lực chứ không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề (Jackson và Fedder, 2003). Ngoài ra, những nhà nghiên cứu này cũng cho rằng để có được tác động lâu dài, đòi hỏi phải tìm và giải quyết các vấn đề cơ bản, những tác nhân gây nên các hành vi bạo lực (Bennett và Williams, 2001).

Điểm mạnh và yếu của phương pháp trị liệu tâm lý cho nhóm và cá nhân người gây ra bạo lực:

Phương pháp can thiệp này có hai điểm mạnh đó là số lượng người tham gia trị liệu luôn ở mức cao so với các phương pháp khác và nó cũng đem lại nhiều thành công hơn với các đối tượng bị rối loạn nhân cách (Browne và Saunders, 1996).

Tuy nhiên, phương pháp này cũng bị chỉ trích bởi nó chỉ đơn thuần gắn mác trị liệu tâm thần cho người gây ra bạo lực mà không hề đề cập hay giải thích làm thế nào để tiến hành và những việc gì cần làm để đạt được mục tiêu đó. Hơn thế nữa, những người phản đối còn cho rằng phương pháp này đã cho phép người gây ra bạo lực tiếp tục duy trì các hành vi đó cho đến khi các vấn đề tồn tại mang tính cá nhân được phát hiện và giải quyết (Jakson và Fedder, 2003). Một hạn chế khác của phương pháp này là chỉ chú ý đến các chức năng tâm thần nội tại của cá nhân gây ra bạo lực mà bỏ qua chức năng xã hội giữa các cá nhân với nhau, yếu tố quyết định đến hành vi của từng con người (Browne và Shaunders, 1996)

2.2.3.2. Phương pháp thay đổi hành vi và nhận thức

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình trị liệu cho người phạm tội bạo lực. Trong khi phương pháp trên tập trung vào các rối loạn tâm lý gây ra bởi các trải nghiệm buồn trong cuộc sống của cá nhân thì phương pháp thay đổi hành vi và nhận thức tập trung vào giải quyết các vấn đề về mặt ý thức ở thời điểm hiện tại. Phương pháp này có xu hướng giúp cá nhân gây bạo lực sống tốt hơn thông qua việc điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của họ ở thời điểm tiến hành can thiệp; đồng thời cho rằng các hành vi của con người là kết quả của quá trình học hỏi các kinh nghiệm gồm cả tích cực lẫn tiêu cực. Ngoài

Page 30: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

30

ra, cách cư xử cũng bị ảnh hưởng bởi sự thích nghi với môi trường và bởi cách con người xây dựng các yếu tố về mặt tinh thần cho chính mình ( Ví dụ cách họ nghĩ như thế nào về bản thân, về mọi người xung quanh và những mối quan hệ hiện tại). Phương pháp này chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các hành vi bạo lực, gồm:

+ Họ bắt chước các hành vi bạo lực mà họ đã từng chứng kiến khi còn nhỏ hoặc được xem, nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Các hành vi ngược đãi giúp kẻ gây ra bạo lực đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

+ Khi gây bạo lực có thể họ được khuyến khích.

+ Bạo lực được thúc đẩy bởi sự tuân theo và chấp nhận của nạn nhân

Các biện pháp can thiệp hành vi và nhận thức chủ yếu tập trung vào việc tái xây dựng nhận thức và bổ sung các kĩ năng cần thiết. Các nhà tư vấn giúp người gây ra bạo lực có thể xây dựng được niềm tin và cách “tự nói chuyện” một cách tích cực. Ví dụ như trong trường hợp người vợ đến muộn 10 phút, người chồng có thể nghĩ theo cách như: “có thể cô ta có người tình”, “cô ta thật không đáng tin cậy”, hay “cô ta không tôn trọng mình”. Chương trình can thiệp sẽ giúp người gây bạo lực xây dựng một niềm tin và tự nghĩ theo cách như: “Tôi không biết tại sao cô ấy đến muộn nhưng tôi chắc chắn rằng cô ấy đang cố gắng đến đây sớm nhất”. Chương trình can thiệp theo phương pháp này cũng giúp người gây ra bạo lực phân tích các ý nghĩ của bản thân và những vấn đề thực sự đằng sau các hành động bạo lực (ví dụ như “bữa tối chưa được chuẩn bị, nghĩa là vợ tôi không tôn trọng tôi”) và học cách tiếp nhận hay suy nghĩ mới trước các tình huống khác nhau. Chương trình cũng dạy các đối tượng gây bạo lực những cách cư xử thay thế mà không cần sử dụng đến bạo lực ví dụ như kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng giao tiếp và các cách thư giãn.

Điểm mạnh và hạn chế của các chương trình can thiệp sử dụng phương pháp thay đổi nhận thức và hành vi:

Một trong các lợi thế lớn nhất của phương pháp này chính là cách phân tích để tìm ra nguyên nhân của bạo lực cũng như chiến lược can thiệp phù hợp với những nguyên tắc về mặt pháp luật (có liên quan đến lĩnh vực này). Ngoài ra, các chương trình này cũng đảm bảo tính chịu trách nhiệm của người gây ra bạo lực đồng thời giúp họ học hỏi và ứng dụng những cách cư xử phi bạo lực. Những người tham gia các chương trình về cơ bản sẽ tự hành động và tự thay đổi nhận thức của chính mình. Phương pháp này cũng là một lợi thế để sử dụng trong một thời gian ngắn.

Page 31: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

31

Tuy nhiên, những người phản đối phương pháp can thiệp này đã chỉ ra một số hạn chế, bao gồm việc phương pháp chưa đưa ra được những lời giải thích thỏa đáng cho những trường hợp tại sao một người có thể gây ra các hành vi bạo lực với người này mà không phải với người khác, văn hóa và các phong tục ảnh hưởng như thế nào tới bạo lực, và tại sao nam giới vẫn tiếp tục bạo hành vợ khi họ không hề được khuyến khích.

2.3. Những đánh giá bước đầu về hiệu quả của BIPs

BIPs không phải là các liệu pháp được sử dụng giống như trong y học hay chữa bệnh, do đó không có gì phải ngạc nhiên nếu kết quả từ các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng hiểu quả của BIPs chưa cao. Ngoài ra, khi so sánh hiệu quả giữa các mô hình can thiệp của BIPs, các nhà nghiên cứu cũng không thấy có sự khác biệt đáng kể nào (Bennett và Williams, 2001). Có nhiều ý kiến cho rằng BIPs thường đem lại hiệu quả cao nếu nó là một phần trong chiến lược của các cơ quan hành pháp. Do vậy bạo lực trong gia đình có xu hướng giảm mạnh nhất khi chương trình được thực hiện ở các cộng đồng mà trong đó có sự phối hợp chặt chẽ và làm việc có trách nhiệm cao giữa những bên liên quan. Tuy nhiên, để làm được điều này, những người thực hiện chương trình không chỉ tiến hành các hoạt động ở mức độ cá nhân mà còn phải tác động đến phạm vi rộng lớn hơn – đó là cộng đồng. Thêm vào đó, các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến các yếu tố tiêu cực của văn hóa và các hình thái xã hội cũng cần được tính đến như một phần không thể thiếu, nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho gói chương trình.

Nhìn chung, có thể khẳng định rằng không có một cách tiếp cận hay can thiệp nào của BIPs đúng cho mọi đối tượng gây bạo lực. Do đó, việc xác định phương pháp tiếp cận nào là phù hợp và đem lại hiệu quả cho từng mội trường và hoàn cảnh cụ thể là một điều cần thiết. Và để làm điều này, cần dựa trên hai yếu tố chính sau: Thứ nhất, các chương trình nên được thiết kế và thực hiện dựa trên điều kiện của từng nhóm gây bạo lực cụ thể (ví dụ như các yếu tố về mặt tâm lý, đánh giá nguy cơ hoặc dựa trên các hồ sơ lưu trữ và tiểu sử của đối tượng). Thứ hai, các chương trình can thiệp nên được thiết kế để củng cố và đáp ứng nhu cầu cho một nhóm dân cư nhất định (dựa trên sự khác biệt về mặt văn hóa – xã hội, như nghèo đói, học vấn, chủng tộc, giới hay xu hướng tình dục…) (Jackson và Fedder, 2003).

Page 32: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

32

Tuy nhiên, ngay cả khi BIPs hội tụ đủ cả hai điều kiện trên thì các chương trình này vẫn trong giai đoạn khởi đầu đầy mới mẻ và vẫn cần tiếp tục được bổ sung cho hoàn chỉnh. Thay vì tìm hiểu liệu BIPs có hiệu quả hay không thì các nhà họat động xã hội nên tìm ra chương trình nào đem lại hiệu quả cao nhất với nhóm đối tượng mà chương trình muốn can thiệp và trong một hoàn cảnh nhất định. Và cũng bởi vì là một phương pháp mới nên sẽ là quá sớm để khẳng định nên tiếp tục hay hạn chế áp dụng BIPs cũng như các khái niệm và học thuyết liên quan của chúng vào thực tế.

Page 33: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

33

mỘT số VÍ DỤ VỀ sự Tham gia của nam giới Trong các chương Trình phòng chống bạo lực Với phỤ nỮ Tại các nước

CHƯƠNG 3:

tại azerbaijan, các tổ chức phi chính phủ đã làm việc với Bộ Giáo dục của nước này để thực hiện một nghiên cứu đánh giá về các chương trình giảng dạy liên quan đến giới trong trường học. Tại một số nước khác, chính sách giáo dục giới đã được đưa vào thực thi bằng cách thông qua hệ thống trường học, những thông tin về giới sẽ đến được tới nam nữ thanh niên. Các thông tin được truyền tải thông qua các bài học có liên quan đến sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực giới và xây dựng mối quan hệ bình đẳng giới

tại các nước scandinavian và một số nứơc thuộc châu Âu, thúc đẩy các hành vi bình đẳng giới được thực hiện qua việc chính phủ khuyến khích ban hành luật cho phép nam giới nghỉ làm để tham gia vào việc chăm sóc con cái và chia sẻ trách nhiệm làm việc nhà với bạn đời. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ của việc tăng thời gian chăm sóc gia đình và con cái sẽ có xu hướng làm giảm nguy cơ gây ra bạo lực của nam giới trong gia đình.

tại carribe, một hiệp hội mang tên Carribbean Association for Feminist Research and Action hiện đang tiến hành tập huấn cho mọi đối tượng trong lực lượng cảnh sát Barbados. Khóa tập huấn này nhằm tăng cường năng lực của các thành viên trong lực lượng cảnh sát có thể hỗ trợ một cách tích cực

Trong khi vẫn có nhiều nam giới tiếp tục muốn nắm giữ quyền lực và tìm cách bảo toàn vị trí thống trị của mình với phụ nữ thì nhiều người đàn ông trên thế giới sẵn sàng tham gia những chương trình giúp phần nào giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay. Nhiều người trong số đó đang dần thay đổi thái độ và cách ứng xử với phụ nữ thông qua việc tạo điều kiện hỗ trợ cho phụ nữ kiếm thêm thu nhập từ các nguồn bên ngoài, hoặc họ cũng sẵn sàng lên tiếng phản đối hành vi bạo lực giới. Sau đây là một số ví dụ về một số chương trình và chính sách của quốc gia nhằm thúc đẩy sự tham gia của nam giới trong lĩnh vực này được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới:

Page 34: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

34

cho các cuộc gọi có lên quan đến bạo lực gia đình. Ngoài ra, họ còn được trang bị các kiến thức như chu kì của bạo lực và lạm dụng đồng thời phát triển bộ hướng dẫn dành cho những người trực đường dây tư vấn về vấn đề này.

chiến dịch White Ribbon (White Ribbon Campaign-WRC) được tổ chức hàng năm từ ngày 25 tháng 11 cho đến ngày 6 tháng 12 tại Canada đã thu hút được hàng nghìn trường học và công sở tham gia. Chiến dịch này nhằm mục đích kêu gọi sự lên tiếng của nam giới về việc đấu tranh với nạn bạo lực chống lại phụ nữ và từ đó nhằm thay đổi thái độ và hành vi của mọi người trong cộng đồng. Chiến dịch này đã được tiến hành trong 11 năm và hiện các hoạt động của WRC có mặt trên 25 quốc gia trên thế giới.

tại Romani, chương trình giáo dục cộng đồng (The Public Education Program) được thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức về vấn đề bạo lực thông qua hệ thống radio của địa phương, các chương trình giải trí trên TV, các bài phát biểu trước dân chúng và trên báo chí. Nội dung các chương trình này có thể do nam hoặc nữ đảm nhiệm. Ngoài ra, trên kênh truyền hình quốc gia cũng chiếu các chương trình giải trí nhằm tới mọi đối tượng, bao gồm cả nam và nữ, với mục đích xóa bỏ thói gia trưởng ăn sâu trong nền văn hóa nước này.

tổ chức Promundo tại Rio de Janeiro, Brazil tiến hành một chương trình giáo dục đồng đẳng với một phạm vi lớn được mang tên Guy-to-Guy. Chương trình tập huấn cho nhóm nòng cốt gồm 20 nam thanh niên ở các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp. Những đối tượng này sau đó sẽ làm việc với các nam giới khác nhằm mục đích thúc đẩy việc ngăn chặn bạo lực giới và nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản4.

tại guyana, một số nhóm nhà thờ thực hiện các cuộc thảo luận với nam giới về các vấn đề như sức khỏe, sức khỏe tâm thần, các vấn đề gia đình và cách giải quyết vấn nạn bạo lực. Ở nước này, các nhóm nhà thờ cùng các tổ chức tôn giáo là nơi lý tưởng để giúp chính phủ giải quyết nạn bạo lực gia đình một cách hiệu quả.

Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa đều có điểm khởi đầu cho việc phòng chống bạo lực giới khác nhau. Do vậy, để lựa chọn những chương trình phù hợp cần tính đến thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Hơn thế nữa, việc lồng ghép và khuyến khích sự tham gia của nam giới vào các chương trình này cũng cần thay đổi một cách linh hoạt. Một trong những cách để hệ thống lại các chương trình này

4 Tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại trang web: http://www.promundo.org.br/en/wp-content/uploads/2010/03/Guy-to-Guy_Cover.pdf

Page 35: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

35

là phân loại các dự án và những phương thức can thiệp tùy theo mức độ tác động, ví dụ như về cấp độ chính sách, cộng đồng hay ở mức độ cá nhân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luật pháp và chính sách sẽ đem lại rất ít hiệu quả nếu người ta không tìm cách tác động trực tiếp đến yếu tố văn hóa và các thể chế xã hội. Ví dụ, khi tiến hành các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, phương tiện thông tin đại chúng và những nhà cung cấp dịch vụ. Cảnh sát, cán bộ y tế và truyền thông cũng cần được tập huấn nâng cao nhận thức cùng với cộng đồng để việc lồng ghép sự tham gia của nam giới được tiến hành đồng bộ và đạt hiệu quả. Và trên đây chỉ là một số ít ví dụ của chương trình khuyến khích nam giới tham gia, với mục tiêu cơ bản là giúp mọi người hiểu được đây là vấn đề của cộng đồng thay vì là vấn đề mang tính cá nhân. Ngoài ra, chương trình cũng nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức để họ có thể giải quyết nạn bạo lực một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo vai trò của nam giới trong việc đứng lên chống lại bạo lực trong gia đình.

Bên cạnh yếu tố luật pháp và chính sách, nhận thức của người dân và cách ứng xử của họ với mọi người và với chính bản thân mình cũng đóng vai trò quan trọng nhằm giải quyết nạn bạo lực. Phạm vi cá nhân bao gồm các mối quan hệ, nhận thức, niềm tin trong gia đình và giữa các cá nhân với nhau. Dựa trên những yếu tố này, các dự án làm việc với những người nam giới gây ra bạo lực thường nhấn mạnh vai trò truyền tải thông tin giữa các cá nhân với nhau. Trong các buổi gặp mặt giữa các cá nhân, gia đình hay nhóm cộng đồng, họ sẽ có cơ hội trao đổi và chia sẻ nhận thức cũng như niềm tin của mình, từ đó tác động đến những cá nhân xung quanh mình, tạo ra một động lực để cùng giải quyết vấn đề bạo lực giới.

Page 36: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

36

Tăng cường sự tham gia của nam giới vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực là một trong những thách thức lớn mà nhiều chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng đang gặp phải. So với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền hay tăng quyền cho phụ nữ, việc huy động sự tham gia của nam giới có thể coi là một phương pháp mới đem lại hiệu quả cao, đang được xây dựng và phát triển tại nhiều nước. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả một cách cao nhất, bên cạnh việc kết hợp với nhau để phát huy điểm mạnh của các phương pháp, các chương trình với những hoạt động can thiệp cụ thể cần được lựa chọn dựa trên những đánh giá cẩn thận về các yếu tố như văn hóa vùng miền, đối tượng tham gia, trình độ học vấn của các nhóm đích, yếu tố dân tộc hay ngôn ngữ v.v…

Ngoài ra, ở cấp vĩ mô, việc xây dựng một chiến lược tổng thể cho các chương trình can thiệp này cũng sẽ tạo điều kiện và là kim chỉ nam cho những cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động phòng chống bạo lực giới. Chính phủ các nước, các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức xã hội dân sự cần thúc đẩy hành động và sự phối hợp tham gia của tất cả các cấp trong mọi lĩnh vực, như: giáo dục, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập huấn nâng cao và truyền thông, từ đó tăng cường những đóng góp của nam giới vào quá trình thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng.

kết luẬn

Page 37: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

37

1. Bennett, L. and O. Williams (2001). Những vấn đề và các nghiên cứu gần đây về hiệu quả của các chương trình can thiệp đối với người gây ra bạo lực, Mạng lưới điện tử về bạo lực chống lại phụ nữ.

2. Adrine, H. R. and M. W. Runner (2005). “Chiến lược lồng ghép sự tham gia của nam giới trong việc phòng chống bạo lực gia đình: Sự tham gia của các tòa án.” Tạp chí của Trung tâm Nghiên cứu về Gia đình, Trẻ em và tòa án: 175-190.

3. Alan, D. B. and D. Mathews (2004). Làm việc với nam giới để phòng chống bạo lực chống lại phụ nữ: Tổng quan (phần 1), The Centers for Disease Control and Prevention.

4. Banyard, V. L. and C. Cross (2008). “Hậu quả của bạo lực trong tình yêu của thanh thiếu niên: Tìm hiểu về các biện pháp can thiệp thay thế trong môi trường sinh thái.” Tạp chí về phòng chống bạo lực chống lại phụ nữ 14(9): 998-1013.

5. Browne, K., G. Shaunders, et al. (1996). Điều trị tâm thần theo nhóm cho các những người gây ra bạo lực: Mô tả tóm tắt về phương pháp điều trị, University of Michigan.

6. Cornelius, T. L. and N. Resseguie (2006). “Các chương trình Can thiệp sớm và thứ cấp trong việc phòng chống bạo lực trong tình yêu: Tổng quan các tài liệu.” Các hành vi bạo lực và có tính gây hấn 12: 364-375.

7. Flood, M. (2005-2006). “Thay đổi nam giới: Cách làm tốt nhất trong giáo dục về bạo lực tình dục.” Tạp chí Phụ nữ phòng chống lại bạo lực 18: 26-36.

8. Healey, K., C. Smith, et al. (1998). Chương trình can thiệp dành cho ngừơi gây ra bạo lực: Các phương pháp tiếp cận của chương trình và những chiến lược, vấn đề và thực tiễn về mặt pháp lý. Washington, DC, US Department of Justice, National Institute of Justice.

9. Irwin, J., F. Waugh, et al. (2006). “Trẻ em và thanh thiếu niên trong nghiên cứu về bạo lực gia đìnhThe Inclusion of Children and Young People in Research on Domestic Violence.” Communities, Children and Families in Australia 1(1): 17-23.

10. Jackson, S., L. Feder, et al. (2003). Các chương trình can thiệp dành cho người gây ra bạo lực: Hướng phát triển của chương trình? Washington, DC 20531, U.S.Department of Justice, Office of Justice Programs, National Institute of Justice.

tài liệu tham khẢo

Page 38: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

38

11. Lang, J. (2002). Làm việc với nam giới nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực giới (Cho thành phố và nhà tạm lánh nằm trong khu vực dự án “Những cách thức giải quyết với bạo lực trong cuộc sống hàng ngày trong một xã hội dân chủ”), CANTERA organization.

12. McGuire, M. S. and M. A. Mattaini (2006). “Các chiến lược hành động cho việc xây dựng nền văn hóa phi bạo lực với thanh thiếu: Tổng quan.” Behavior Modification 30(2): 184-224.

13. Silver, B. (1999). Hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên chịu tác động của bạo lực trong gia đình: Các cơ quan hỗ trợ và giải pháp khẩn (EASE), Victorian Government Department of Human Services, Melbourne.

14. Taylor, B. G., R. C. Davis, et al. (2001). “Những tác động của chương trình trị liệu cho nhóm gây ra bạo lực tại Brooklyn.” Justice Quarterly 18: 170-201.

15. Tutty, M., C. Bradshaw, et al. (2002). Các chương trình can thiệp phòng chống bạo lực tại nhà trường: Sách hướng dẫn (Cuốn sách này hướng tới việc phòng chống bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái), National Crime Prevention Centre-Crime Prevention Partnership Program.

16. UNESCO Bangkok (2004). Vai trò của nam giới và trẻ em trai trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, UNESCO Bangkok.

17. Vylder, S. (2004). Chấm dứt bạo lực giới: Lời kêu gọi hành động toàn cầu nhằm tăng cường sự tham gia của nam giới. Cái giá của bạo lực do nam giới gây ra, The Swedish International Development Cooperation Agency, SIDA.

18. Walston, N. (2005). Thách thức và cơ hội cho sự tham gia của nam giới vào các chương trình về sức khỏe sinh sản tại Campuchia, United States Agency for International Development (USAID).

19. Veinot, T. (1999). Chương trình phòng chống bạo lực: Tóm tắt về các nghiên cứu đánh giá gần đây, Toronto, On: Education wife assault.

20. United Nations Division for the Advancement of Women (2004). Vai trò của trẻ em trai và nam giới trong việc đạt được bình đẳng giới. Báo cáo của nhóm chuyên gia tại Brasila, Brazil, United Nations Division for the Advancement of Women: 52.

21. Hearn,J. (2001). Nam giới và bình đẳng giới: Sự đối kháng, trách nhiệm và phương hướng đạt tới mục tiêu. Department of Applied Social Science, University of Manchester, UK; and The Swedish School of Economics and Business Administration, Helsinki, Finland.

Page 39: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

Biên soạn:

nguyễn Minh nguyệt

Chịu trách nhiệm nội dung:

Lê thị hồng giang

Thiết kế:

công ty tnhh t.E.a.M DP

In 500 cuốn tại Công ty TNHH T.E.A.M DP

Page 40: Cac phuong phap lam viec voi nam gioi

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VỀ GIỚI - GIA ĐÌNH - PHỤ NỮ VÀ VỊ THÀNH NIÊN (CSAGA)Địa chỉ: Tòa nhà Công ty Cơ khí-Điện-Điện tử Tàu thủy. Tổ 6 phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà NộiTel: (84-4) 3754 0421 / (84-4) 3756 9547 - Fax: : (84-4) 3793 0297Email: [email protected] - Website: http://csaga.org.vn

SAGA