124
8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11… http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 1/124  4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bài tập hóa học : BTHH Công thức cấu tạo : CTCT Công thức phân tử : CTPT Công thức tổng quát : CTTQ Đối chứng : ĐC Giáo viên : GV Hệ thống bài tập : HTBT Học sinh : HS Phương trình hóa học: PTHH Sách giáo khoa : SGK Sách tham khảo : STK Thực nghiệm : TN Trung học phổ thông : THPT  

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 1/124

 

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

Bài tập hóa học : BTHH

Công thức cấu tạo  : CTCT

Công thức phân tử  : CTPT

Công thức tổng quát : CTTQ

Đối chứng  : ĐC 

Giáo viên : GV

Hệ thống bài tập  : HTBT

Học sinh  : HS

Phương trình hóa học: PTHH

Sách giáo khoa : SGK

Sách tham khảo  : STK

Thực nghiệm  : TN

Trung học phổ thông : THPT 

Page 2: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 2/124

 

5

DANH MỤC CÁC BẢNG 

Trang

Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 ................................................................... 85

Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 ............ 85

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 ........................................... 86

Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1 ................................. 86

Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 ................................................................... 87

Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 ............ 87

Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2  ........................................... 88Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2 ................................. 88

Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3 ................................................................... 89

Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 .......... 89

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ......................................... 90

Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 3 ............................... 90

Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 4 ................................................................. 91

Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 4 .......... 91Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 ......................................... 92

Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 4 ............................... 92

Bảng 3.17. Bảng điểm bài kiểm tra lần 5 ................................................................. 93

Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 5 .......... 93

Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 5  ........................................ 94

Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 5 ............................... 94

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả của 5 bài kiểm tra .................................................... 95

Bảng 3.22. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 5 bài kiểm tra ........ 95

Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra......................................... 96

Bảng 3.24. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 5 bài kiểm tra ............................. 96

Page 3: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 3/124

 

6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 

Trang

Hình 1.1. Chu trình tự học ......................................................................................... 6

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập ..................................................................... 9

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1  .................................................. 86

Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1  ................................................. 86

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2  .................................................. 88

Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .................................................. 88

Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3  .................................................. 90

Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3  ................................................. 90

Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 4  .................................................. 92

Hình 3.8. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 .................................................. 92

Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 5 .................................................... 9

Hình 3.10. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 ................................................ 94

Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích 5 bài kiểm tra ..................................................... 96

Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra ............................... 96

Page 4: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 4/124

 

7

MỤC LỤC 

Trang

Lời cảm ơn …………………………………………………………………………..i 

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ……………………………………………..ii Danh mục các bảng ……………………………………………………………… ..iii 

Danh mục các biểu đồ ……………………………………………………………...iv 

MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ  LÍ LUẬN VÀ THỰ C TIỄN VỀ TỰ  HỌC VÀ BÀI TẬP

HÓA HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................4

1.2. Tự học  ..............................................................................................................5 

1.3. Bài tậ p hóa học ................................................................................................7

1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở

trường trung học phổ thông.......................................................................................13 

Chƣơng 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ BỒI DƢỠNG NĂNG

LỰ C TỰ  HỌC CHO HỌC SINH

2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập ..................................... ......22 

2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập..................................................................22 2.3. Các dạng bài tập điển hình và hướng dẫn giải phần hóa học hữu cơ thuộc hóa

học 11 nâng cao …………………………………………………………................23 

2.4. Hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh tự học …………………………….........54

2.5. Sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học phần  hóa học hữu cơ

11 nâng cao ..............................................................................................................79

Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 

3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................813.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................81

3.3. Đối tượ ng thực nghiệm ..................................................................................81

3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm ...................................................82 

3.5. Phương pháp xử lý k ết quả thực nghiệm sư phạm ........................................ 83

3.6. K ết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 99 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................101

Page 5: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 5/124

 

8

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 104 

MỞ ĐẦU 

1. Lí do chọn đề tài 

Hiện nay, chúng ta đang sống trong xã hội tri thức. Xã hội có sự phát triển

như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã và đang dẫn đến bùng nổ thông tin. 

Trong giai đoạn này, nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

và hội nhập quốc tế là con người. Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát

triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với

nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp

dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính độc

lập, sáng tạo, những người có khả năng tự học, tự đánh giá, có khả năng hòa nhập

và thích nghi với cuộc sống luôn biến đổi. Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4

(khóa VII) đã xác định: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương

 pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng

lực giải quyết vấn đề”. 

Vì vậy, hiện nay ở nước ta đang tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy

học theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tự học để họ tự học suốt đời. Có thể nói, dạy học

chủ yếu là dạy cách học, dạy cách tư duy. Dạy cách học  chủ yếu là dạy phương

 pháp tự học.

Một trong những phương pháp bồi dưỡng học sinh tự học môn Hóa học ở

trường Trung học phổ thông là sử dụng hệ thống bài tập. Bài tập hoá học đóng vai

trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và

kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng

cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình

thành kiến thức mới.

Mặt khác, do thời gian dạy học môn Hoá học trên lớp còn hạn hẹp, thời gian

ôn tập, hệ thống hoá kiến thức Hóa học 11 nâng cao và giải bài tập chưa được

nhiều, không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận dụng

những kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, việc tự học ở nhà của

Page 6: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 6/124

 

9

học sinh là rất quan trọng và cần thiết.

Với những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài : “ Bồi dƣỡng năng lực

tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp  11

nâng cao ”. 

2. Mục đích nghiên cứu 

Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa

học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao trường Trung học phổ thông. 

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

3.2. Sưu tầm và xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học phần hoá học hữu

cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao.

3.3. Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách hợp lí, hiệu quả. 

3.4. TN sư phạm để đánh giá hiệu quả của HTBT đã xây dựng và các biện pháp

đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với HTBT đã đề xuất. 

3.5. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng việc tự  học cho

 HS trong quá trình dạy học. 

4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 

- Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học choHS phần hóa học hữu cơ  thuộc Hóa học 11 nâng cao . 

- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 

5. Phƣơng pháp nghiên cứu 

5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý  luận

- Nghiên cứu lý luận về việc HS tự học. 

- Nghiên cứu về tác dụng và cách sử dụng bài tập trong dạy học hoá học. 

5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng các phiếu câu hỏi 

- Phỏng vấn. 

- TN sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của HTBT và các biện pháp bồi

dưỡng HS tự học đã đề xuất. 

5.3. Xử lí kết quả TN sư phạm bằng các phương pháp thống kê toán học. 

Page 7: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 7/124

 

10

6. Phạm vi nghiên cứu

 Nội dung kiến thức được giới hạn trong 6 chương : “Đại cương về hoá học

hữu cơ”, “Hiđrocacbon no”, “ Hiđrocacbon không no”, “Hiđrocacbon thơm - nguồn

hiđrocacbon thiên nhiên”, “Dẫn xuất halogen –   Ancol - Phenol” và “Anđehit – 

Xeton - Axit cacboxylic ” thuộc Hóa học  11 (chương trình  nâng cao) ở trường

THPT.

7. Giả thuyết khoa học 

 Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả HTBT bồi dưỡng năng lực   tự

học cho học sinh phần hóa học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao thì sẽ nâng cao

được chất lượng dạy học hóa học hiện nay ở trườ ng THPT.

8. Những đóng góp của đề tài

8.1. Về lý  luận 

Bước đầu xác định được cơ sở lý  luận của việc xây dựng hệ thống bài tập

theo từng chương phần hoá học hữu cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao  nhằm bồi dưỡng

năng lực tự học cho HS 

8.2. Về thực tiễn 

- Nội dung của luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ ích cho việc giảngdạy hoá học phần hữu cơ lớp 11 

- Giúp HS rèn luyện các kỹ năng giải BTHH góp phần nâng cao chất lượng

dạy học hóa học ở trường THPT. 

9. Cấu trúc luận văn 

 Ngoài phần mở đầu, kết luận,  khuyến nghị,  tài liệu tham khảo,  luận văn

được trình bày trong ba chương: 

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự học và bài tập hoá học  

Chương 2: Hệ thống bài tậ p hóa học hữu cơ bồi dưỡng năng lực tự học cho

học sinh

Chương 3:Thực nghiệm sư phạm

Page 8: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 8/124

 

11

CHƢƠNG 1 

CƠ SỞ  LÝ LUẬN VÀ THỰ C TIỄN VỀ TỰ  HỌC VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC

1.1. Lịch sử  vấn đề nghiên cứ uĐã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về BTHH và việc sử dụng BTHH trong dạy

học hoá học. Ở trong nước có GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về

 bài toán; PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về bài tập thực nghiệm định

lượng; PGS.TS. Lê Xuân Trọng, PGS.TS. Đào Hữu Vinh, PGS.TS. Cao Cự Giác và

nhiều tác giả khác quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán, ... Các tác giả

ngoài nước như Apkin G.L, Xereda. I.P, ... nghiên cứu về phương pháp giải toán. 

Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa học nghiên cứu về

vấn đề sử dụng hệ thống BTHH ở trường THPT ở các khía cạnh, mức độ khác nhau

như : 

1.  Hoàng Kiều Trang (2004), Tăng cường năng lực tự học phần hoá vô cơ

(chuyên môn I) cho HS ở trường Cao đẳng Sư phạm bằng phương pháp tự

học có hướng dẫn theo môđun, Luận văn thạc sĩ giáo dục , ĐHSP Hà Nội.

2.   Nguyễn Thị Liễu (2008), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần

hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ

Chí Minh.

3.  Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều

lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớ  p 11- chương trình chuẩn,

Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

4.  Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E -book hỗ trợ việc dạy và học phần

 Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao), Luận văn thạc sĩ giáodục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

5.  Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế E -book hỗ trợ khả năng tự học của HS lớp

12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ

giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

6.  Lại Tố Trân (2009), Xây dựng HTBT phát triển tư duy cho HS phần hóa hữu

cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.

Page 9: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 9/124

 

12

Hồ Chí Minh. 

7.  Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E -book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt,

đồng nhằm hỗ trợ HS tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ

Chí Minh.

8.  Trần Thị Thanh Hà (2009), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo

môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 12, Luận văn thạc

sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

9.   Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010),  Xây dựng website nhằm tăng cường năng

lực tự học cho HS giỏi hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.

Hồ Chí Minh. 

10. Đặng Nguyễn Phương Khanh (2010), Thiết kế ebook hỗ trợ HS tự học hóa

học lớp 9 THCS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

11.  Nguyễn Ngọc Nguyên (2010), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn  theo

môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho HSG hóa lớp 11, Luận văn thạc sĩ

giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 

12. Đỗ Thị Việt Phương (2010), Thiết kế ebook hướng dẫn HS tự học phần hóa

vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP

TP. Hồ Chí Minh.  Như vậy, việc sử dụng hệ thống BTHH phần hoá học hữu cơ  thuộc Hóa học 11

nâng cao trường THPT bồi dưỡng năng lực tự học cho HS vẫn chưa được quan

tâm đúng mức. Điều đó gây trở ngại lớn cho HS khi học phần này. Do đó, xây

dựng và sử dụng HTBT bồi dưỡng năng lực tự học cho HS phần hóa học hữu

cơ thuộc Hóa học 11 nâng cao là cần thiết. 

1.2. Tự  học 

1.2.1. Khái niệm tự học

Theo GS.TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy

nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có

khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động

cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có

chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý

muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu

Page 10: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 10/124

 

13

 biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [23, tr.59 - 60].

Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như

sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh

tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình

nhằm đạt được mục đích nhất định. 

1.2.2. Các hình thức của tự học

Theo TS. Trịnh Văn Biều [ 10, tr.38], có 3 hình thức tự học : 

- T ự học không có hướng  dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận

dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người

học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao. 

- T ự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc

 bằng các phương tiện thông tin khác. 

- T ự học có hướng dẫn trực tiếp : Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết

trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 

1.2.3. Chu trình tự học của học sinh [23]  

Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời  :

- Tự nghiên cứu

- Tự thể hiện - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh 

Thời (1) : Tự nghiên cứu 

 Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định

hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo

ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. 

Thời (2) : Tự thể hiện 

 Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các

tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu

Hình 1.1.Chu trình tự học 

(3)

Tự kiểm tra, Tựđiểu chỉnh

(2)

Tự thể hiện 

(1)

Tự nghiên cứu 

Tự học 

Page 11: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 11/124

 

14

của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và

thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. 

Thời (3) : T ự kiểm tra, tự điều chỉnh

Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi

thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa

sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). 

1.2.4. Vai trò của tự học

Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng

kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý :

học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.  

Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả

của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ

đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây

dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành,

 phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự

đào tạo”. 

Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo

dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại  các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì

vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân

loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. 

Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt

đối với HS THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu  

thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng, … HS sẽ khó thích ứng

do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả

năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm “Học suốt đời” mà

Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.  

1.3. Bài tập hóa học 

1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học

Thực tiễn ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việc

Page 12: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 12/124

 

15

thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là phương

 pháp dạy học hiệu quả. Bài tập cung cấp cho HS cả kiến thức, con đường giành lấy

kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng

 phấn - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng

cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú ý

trong nhà trường của các nước phát triển. 

Vậy BTHH là gì ? nên hiểu khái niệm này như thế nào cho trọn vẹn, đặc biệt là

GV nên sử dụng BTHH như thế nào để đạt hiệu quả trí - đức dục cao nhất ? 

Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để

vận dụng những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học.

Một số tài liệu lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập

định lượng - đó là những bài tập có tính toán - khi HS cần thực hiện những phép

tính nhất định. 

Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài

toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện  một tri

thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo

thực nghiệm. 

Ở nước ta, sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” đượcdùng theo quan điểm này. 

Về mặt lý luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của BTHH trong quá

trình dạy học người GV phải sử dụng và hiểu nó theo quan điểm hệ thống và lý

thuyết hoạt động. Một HS lớp 1 không thể xem bài tập lớp 11 là một “bài tập” và

ngược lại, đối với HS lớp 11, bài toán lớp 1 không còn là “bài tập” nữa ! Bài tập  chỉ

có thể là “bài tập” khi nó trở thành đối tượng hoạt động của chủ thể, khi có một

người nào đó có nhu cầu chọn nó làm đối tượng, mong muốn giải nó, tức là khi có

một “người giải”. Vì vậy, bài tập và người học có mối quan hệ mật thiết tạo thành

một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, và liên hệ chặt chẽ với nhau.

a) Bài tập - đối tượng 

 b) Người giải - chủ thể 

 Bài tập là một hệ thông tin chính xác, bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác

động qua lại với nhau đó là những điều kiện và những yêu cầu.  

Page 13: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 13/124

 

16

  Người giải (hệ giải) bao gồm hai thành tố là cách giải và phương tiện giải (các

cách biến đổi, thao tác trí tuệ, ...). 

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập 

Thông thường trong sách giáo khoa và tài liệu lý luận dạy học bộ môn, người

ta hiểu bài tập là nhưng bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích

chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hoá học, hình thành khái niệm, phát triển tư

duy hoá học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn. 

1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học [22], [29]

 BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy

HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiêncứu khoa học, biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của

chính mình. Kiến thức nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A Đanilôp

nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành

thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành”. 

 Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có

vận dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. 

 Là  phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt

nhất.

 Rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS như kỹ năng viết và cân bằng phương

trình phản ứng, kỹ năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kỹ năng

thực hành như cân, đo, đun nóng, nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất...

 Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS cần phải hiểu

sâu mới hiểu được trọn vẹn). Một số bài tập có tình huống đặc biệt, ngoài cách giải

Bài tập 

 Những điều kiện 

 Những yêu cầu 

 Người giải 

Phương pháp giải 

Phương tiện giải 

Page 14: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 14/124

 

17

thông thường còn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc xảo. Thông thường

nên yêu cầu HS giải bằng nhiều cách, có thể tìm cách giải ngắn nhất, hay nhất - đó

là cách rèn luyện trí thông minh cho HS. Khi giải bài toán bằng nhiều cách dưới góc

độ khác nhau thì khả năng tư duy của HS tăng nên gấp nhiều lần so với một HS giải

nhiều bài toán bằng một cách và không phân tích đến nơi đến chốn. 

  BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới

(hình thành khái niệm, định luật...) khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự

lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. Điều này thể hiện rõ khi HS

làm bài tập thực nghiệm định lượng. 

 BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp

học tập hợp lý.  BTHH còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của HS một cách

chính xác.

 BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung

thực, chính xác khoa học và sáng tạo,  phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế

hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập

thực nghiệm. 

 Bản thân một BTHH chưa có tác dụng gì cả: không phải một BTHH “hay” 

thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là “ người sử dụng nó”.

 Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi

khía cạnh của bài toán, để HS tự mình tìm ra cách giải, lúc đó BTHH mới thật sự

có ý nghĩa. 

1.3.3. Phân loại bài tập hóa học [12] 

Theo quan niệm thông thường, bài tập gồm cả câu hỏi và bài toán. BTHH

được chia làm 2 loại là bài tập trắc nghiệm tự luận (thường quen gọi là bài tập tự

luận) và bài tập trắc nghiệm khách quan (thường quen gọi là bài tập trắc nghiệm).  

- Bài tập tự luận là loại  bài tập, HS phải trình phải tự viết câu trả lời, HS phải

tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình. 

- Bài tập trắc nghiệm là loại bài tập khi làm bài HS chỉ phải chọn câu trả lời

trong số các câu trả lời đã được cung cấp. Do không phải viết  câu trả lời nên thời

gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn câu trả lời chỉ từ 1 –  2 phút. Gọi là trắc

Page 15: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 15/124

 

18

nghiệm khách quan do cách chấm điểm rất khách quan. Bài làm của HS được chấm

 bằng cách đếm số lần chọn được câu trả lời đúng nên không phụ thuộc vào sự đánh

giá chủ quan của người chấm. 

1.3.4.  Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa

học [13]  

1.3.4.1. Các giai đoạn của quá trình giải bài tập hóa học

Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau : 

a) Nghiên cứu đầu bài 

+ Đọc kỹ đầu bài. 

+ Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ

cho dễ sử dụng). 

+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản. 

+ Viết các PTHH có thể xảy ra. 

 b) Xây dựng tiến trình luận giải 

Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm

đến cái đã cho. Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan. Tính logic của bài

toán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này. Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự

xây dựng cho mình một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy cho HS bằng bàitập. Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có được

một cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bài tập nào khác. Điều này được

thông qua một số dạng câu hỏi như sau (GV gợi ý sau đó tập dần  cho HS tự đặt câu

hỏi). 

c) Thực hiện tiến trình giải 

Thực hiện tiến trình giải thực chất là trình bày lời giải một cách tường minh

từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài tập định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa

vào mối tương quan giữa các ẩn số để lập phương trình, giải phương trình hay hệ

 phương trình và biện luận kết quả (nếu cần). 

d) Đánh giá việc giải 

Bằng cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải. Có thể đi đến

kết quả bằng cách khác không ? tối ưu hơn không ? tính đặc biệt của bài toán là gì?,

... Trên thực tế ngay cả với những HS giỏi, sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập

Page 16: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 16/124

 

19

luận của mình một cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc. Như vậy

chúng ta đã bỏ mất một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi. Việc

nhìn lại cách giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng cố

kiến thức và phát triển khả năng giải bài tập của mình. Người GV phải hiểu và làm

cho HS hiểu : không có một bài tập nào hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại

một cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể

hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu

sắc hơn. 

1.3.4.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập hóa học 

 Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả quá trình nhận thức bao

gồm “một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khái

niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi có những đòi hỏi

tương ứng”. 

 Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do có tích luỹ thêm kỹ

năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh.  

 Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận

dụng được. 

+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến

thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu

mà HS cần đạt được trong giờ học tập. 

+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được

nó vào trong hệ thống kinh nghiệm của bản thân. Nói cách khác, hiểu một kiến thức

là nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập được những quan hệ giữa nó và

hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào những tình huống

quen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo. 

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìm

được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ

mới. Thông qua vận dụng kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc

hơn càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách tự giác, sáng tạo, làm cho

mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn càng sâu sắc, gần gũi. Mặt khác, trong khi

vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ  xảo được

Page 17: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 17/124

 

20

hình thành và củng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao. 

 Để đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắn

cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều

hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ

dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất. Theo

nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức

sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến

thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau. Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ biện chứng

giữa nắm vững và vận dụng kiến thức trong quá trình nhận thức của học sinh:  

1.4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở

trƣờng trung học phổ thông 

1.4.1. Mục đích điều tra

1.4.1.1.Về phía học sinh 

- Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH. 

- Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS. 

- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu tốgiúp HS giải thành thạo một dạng bài tập. 

- Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học. 

- Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học. 

- Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác

động đến hiệu quả của việc tự học.

1.4.1.2. Về phía giáo viên

- Tìm hiểu về tình hình xây dựng HTBT của GV. 

- Tìm hiểu cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong

dạy học hóa học. 

- Tìm hiểu tình hình dạy BTHH ở trường THPT : mức độ thành công, những

khó khăn gặp phải khi dạy BTHH. 

- Tìm hiểu về biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng HS

tự học, tự làm bài tập. 

Page 18: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 18/124

 

21

1.4.2. Đối tượng điều tra 

Chúng tôi tiến hành điều tra trên hai đối tượng: HS và GV hóa học.

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 68 GV hóa

học ở các trường THPT ở Tp.Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 66 phiếu.  

- Chúng tôi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 600 HS (13 lớp) ở các trường

THPT khác nhau ở Tp. Hà Nội. Số phiếu thu hồi được là 597 phiếu. 

1.4.3. Kết quả điều tra 

1.4.3.1. Phiếu điều tra cho học sinh 

Gồm 17 câu hỏi xoay quanh 6 vấn đề: 

a) Tìm hiểu thái độ, tình cảm, nhận thức của HS về BTHH

Câu 1: Thái độ của HS đối với các giờ BTHH 

Thái độ  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất thích  66 11,1

Thích 231 38,7

Bình thường  270 45,2

Không thích 30 5,0

Câu 4: Ứng xử của HS khi gặp một bài tập khó 

Phương án  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Mày mò tự tìm lời giải  117 19,7

Xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn  243 40,6

Tham khảo lời giải trong sách bài tập  156 26,1

Chán nản, không làm  81 13,6

 b) Việc chuẩn bị cho tiết bài tập và giải bài tập của HS

Câu 2: Thời gian HS dành để làm BTHH trước khi đến lớp

Thời gian  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Không cố định  414 69,4

Khoảng 30 phút  51 8,5

Từ 30 đến 60 phút 75 12,6

Trên 60 phút 57 9,5

Page 19: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 19/124

 

22

Câu 3: Chuẩn bị cho tiết bài tập 

Phương án  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Làm trước những bài tập về nhà  237 39,7

Đọc, tóm tắt, ghi nhận những chỗ chưa hiểu  147 24,6

Đọc lướt qua các bài tập  147 24,6

Không chuẩn bị gì cả 66 11,1

Câu 5: Số lượng bài tập HS làm được 

Ai% 12,5 37,5 62,5 87,5

Số ý kiến  63 252 201 81

%1,50597

)5,8781()5,62201()5,37252()635,12(

 A  

Câu 7: Việc giải bài tập tương tự của HS 

Mức độ  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Chưa bao giờ   84 14,1

Thỉnh thoảng  468 78,4

Thường xuyên  39 6,5

Rất thường xuyên 6 1,0c) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi giải bài tập và các yếu

tố giúp HS giải thành thạo một dạng bài tập

Câu 6 : Thời gian GV dành để giải bài mẫu ở lớp 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Dư để theo dõi và ghi chép  36 6,0

Vừa đủ để theo dõi và ghi chép 348 58,3

Đủ để theo dõi nhưng chưa kịp ghi chép  144 24,1Không đủ để theo dõi và ghi chép  69 11,6

Câu 8 : Những khó khăn mà HS gặp phải khi giải BTHH

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

- Thiếu bài tập tương tự  330 55,3

- Không có bài giải mẫu  387 64,8

- Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó  291 48,7

Page 20: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 20/124

 

23

- Không có đáp số cho bài tập tương tự  297 49,8

Câu 9 : Yếu tố giúp HS giải tốt bài tập 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

- GV giải kỹ 1 bài mẫu  393 65,8

- Em xem lại bài tập đã giải  381 63,8

- Em tự làm lại bài tập đã giải  297 49,7

- Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập  351 58,8

- Em làm các bài tập tương tự  351 58,8

d) Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học

Câu 11 : Sự đầu tư để học tốt môn hóa học 

Số ýkiến 

Tỉ lệ %  Xếphạng 

Chỉ cần học trên lớp là đủ  252 42,2 3

Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm)  387 64,8 1

Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn

của thầy cô 357 59,8 2

Câu 12 : Sự cần thiết của tự học để đạt kết quả cao trong các kì thi hoặc kiểm tra  

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất cần thiết  351 58,8

Cần thiết  201 33,7

Bình thường  36 6,0

Không cần thiết  9 1,5

Câu 13 : Lý do HS cần phải tự học

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn  375 62,8

Giúp HS nhớ bài lâu hơn  399 66,8

Phát huy tính tích cực của HS  321 53,8

Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức  324 54,3

Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời   294 49,2

Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic  369 63,7

Page 21: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 21/124

 

24

 Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi  384 64,3

e) Tìm hiểu về vấn đề sử dụng thời gian và cách thức tự học

Câu 14 : HS sử dụng thời gian tự học 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Để đọc lại bài trên lớp  390 65,3

Để chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn  318 53,3

Để đọc tài liệu tham khảo 282 47,2

Câu 15 : Cách thức tự học của HS 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Chỉ học bài, làm bài khi cần thiết  336 56,3

Học theo hướng dẫn, có nội dung câu hỏi, bài tập của GV   327 54,8

Chỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú  339 56,8

f) Tìm hiểu những khó khăn mà các em gặp phải khi tự học và các yếu tố tác

động đến hiệu quả của việc tự học 

Câu 16: Những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình tự học

Số ý

kiến 

Tỉ lệ %  Xếp

hạng 

Thiếu tài liệu học tập, tham khảo  345 57,8 3

Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập  375 62,8 1

Kiến thức rộng khó bao quát  360 60,3 2

Câu 17 : Những tác động đến hiệu quả của việc tự học

Số ý kiến  Tỉ lệ %  Xếp hạng 

 Niềm tin và sự chủ động của HS 357 59,8 3

Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy  372 62,3 1

Tài liệu hướng dẫn học tập 366 61,3 2

1.4.3.2. Phiếu điều tra cho giáo viên

Chúng tôi nêu lên 12 câu hỏi, xoay quanh 4 nội dung:  

a) Tình hình xây dựng HTBT của GV

Câu 2 : Sự đầy đủ các dạng và bao quát kiến thức của BTHH trong SGK và

sách bài tập

Page 22: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 22/124

 

25

Thái độ  Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất đầy đủ  2 3,0

Đầy đủ  20 30,3

Chưa đầy đủ  44 66,7

Câu 3 : Sự cần thiết phải sử dụng thêm HTBT để nâng cao kết quả học tập

của HS 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất cần thiết  46 69,7

Cần thiết  18 27,3

Bình thường  1 1,5Không cần thiết  1 1,5

Câu 4 : Mức độ sử dụng thêm HTBT

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất thườ ng xuyên 18 27,3

Thường xuyên  36 54,5

Thỉnh thoảng  12 18,2

Chưa bao giờ   0 0,0

Câu 5 :  Nguồn gốc của HTBT mà thầy cô đã sử dụng thêm

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

sách tham khảo  50

Mạng internet  24

tự xây dựng  18

Câu 6 : HTBT được thiết kế theoSố ý kiến  Tỉ lệ % 

 bài học  20

Chương  34

Chuyên đề  32

Câu 7 : Cách thức sử dụng HTBT

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Page 23: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 23/124

 

26

- HS tự giải sau khi học xong bài học.  12

- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự. 30

- GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự  có kèm

theo đáp số.

36

 b) Cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về vai trò của BTHH trong dạy học

hóa học

Câu 1 : Mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học

 Nội dung Mức độ quan trọng 

1 2 3 4 5

- Kiến thức hóa học mới  0 0 8 18 40

- BTHH0 0 4 16 46

- Thí nghiệm thực hành 0 2 14 30 20

- Liên hệ giữa lý thuyết

và thực tế 0 0 12 34 20

c) Tình hình dạy BTHH ở trường THPT: mức độ thành công, những khó

khăn gặp phải khi dạy BTHH

Câu 8 : Số lượng bài tập trung bình mà thầy cô hướng dẫn giải trong 1 tiết

học

Ai  2 bài 3 bài 4 bài 5 bài > 5 bài

Số ý kiến  8 24 16 18 0

6,366

)518()416()324()28(

 A  

Số bài tập được thực hiện trong một tiết học trung bình là 3,6 bài 

Câu 9 : Số HS làm được bài tập (ở lớp)

Ai% 12,5 37,5 62,5 87,5

Số ý kiến  0 30 30 6

%4,5366

)5,876()5,6230()5,3730()05,12(

 A  

Câu 10 : Những khó khăn mà thầy cô gặp phải trong khi dạy BTHH

 Nội dung Mức độ khó khăn 

1 2 3 4 5

Page 24: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 24/124

 

27

- Không đủ thời gian  0 6 8 18 34

- Trình độ HS không đều  0 0 10 36 20

- Không có HTBT chất

lượng hỗ trợ HS tự học  0 5 7 18 36

c) Biện pháp xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự

học, tự làm bài tập cho HS 

Câu 11: Mức độ cần thiết của việc xây dựng hệ thống BTHH bồi dưỡng

năng lực tự học cho HS 

Số ý kiến  Tỉ lệ % 

Rất cần thiết  62 93,9

Cần thiết  4 6,1

Bình thường  0 0,0

Không cần thiết  0 0,0

Câu 12 : Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng hệ thống BTHH bồi

dưỡng năng lực tự học cho HS

Biện pháp 

Mức độ cần thiết 

1 2 3 4 5

- Soạn theo từng bài học  0 6 10 16 34

- Phân dạng 0 0 4 8 54

- Có hướng dẫn cách giải

cho từng dạng 0 4 4 12 46

- Có bài giải mẫu cho từng

dạng 

0 2 4 20 40

- Có đáp số cho các bài tập

tương tự 0 2 8 28 28

- Xếp từ dễ đến khó  0 0 2 14 50

- Có bài tập tổng hợp để

HS hệ thống và củng cố

kiến thức

0 2 2 22 40

Page 25: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 25/124

 

28

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý

luận của đề tài bao gồm :

- Khái niệm, các hình thức tự học, chu trình tự học và vai trò của tự học 

- Mối quan hệ giữa BTHH và vấn đề bồi dưỡng học sinh tự học.  

- Tình hình sử dụng BTHH bồi dưỡng HS tự học hiện nay. 

Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề cần

được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần thúc đẩy việc tự học,

tự nghiên cứu của HS lên một mức cao hơn.

Page 26: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 26/124

 

29

CHƢƠNG 2 

HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỰ

HỌC CHO HỌC SINH 

2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập

 Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học.

 Nguyên tắc 2: Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống bài tập

đa cấp để tiện sử dụng : 

- sắp xếp theo từng dạng bài toán 

- xếp theo mức độ từ dễ đến khó 

- hệ thống bài tập phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cót lõi nhất cần

cung cấp cho học sinh. Tránh bỏ sót, phần thì qua loa, phần thì quá kĩ. 

 Nguyên tắc 3: Bài tập trong một chương, một học kì, một năm phải kế thừa nhau, bổ sung lẫn nhau.

 Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức với cả 3 loại trình độ học sinh.  

 Nguyên tắc 5: Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm bài tập. Không

tham lam bắt học sinh làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác. 

2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 

 Ngoài việc triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong SGK, SBT hoặc các tài

liệu tham khảo khác, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên Hoá học cần biếtcách xây dựng một số đề bài tập mới phù hợp với đối tượng HS và quan trọng hơn

cả là bài tập mới phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp mình giảng dạy .

Để biên soạn một bài tập mới cần tiến hành các bước sau đây : 

Bước 1: Chọn nội dung kiến thức để ra bài tập.

Bước 2: Xét tính chất và mối quan hệ qua lại giữa các chất (phù hợp với nội

dung kiến thức đã chọn) và tạo ra các biến đổi hóa học. Trên cơ sở các biến đổi hóa

học, xây dựng các giả thiết (tạo ra các số liệu) và kết luận của bài toán (hướng đếncái phải tìm). 

Bước 3: Viết đề bài tập (cần diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và súc

tích).

Bước 4: Giải bài tập vừa xây dựng bằng nhiều cách, phân tích ý nghĩa hóa

học, tác dụng của mỗi cách giải và xem mỗi cách giải  đó ứng với trình độ tư duy

của đối tượng học sinh nào.

Bước 5: Loại bỏ các dữ kiện thừa; các câu, chữ gây hiểu nhầm đồng thời sửa

Page 27: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 27/124

 

30

chữa các lỗi ngữ pháp, chính tả để hoàn thiện bài tập. 

2.3. Các dạng bài tập điển hình và hƣớng dẫn giải phần hóa học hữu cơ thuộc

hóa học 11 nâng cao. 

2.3 .1. Chương  “Đại cương về hoá học hữu cơ”  

Dạng 1: Xác định công thức phân tử dựa vào phần trăm khối lượng cácnguyên tố và vào phản ứng cháy.

Phương pháp : Dựa vào khối lượng CO2, H2O, N2 (hay NH3) sinh ra khi phân

tích chất hữu cơ để xác định CTPT CxHyOz Nt  bằng các cách sau: 

- Cách 1: Tính trực tiếp 

)(;.28;.2;.12222   N  H C  X O N  N O H  H COC    mmmmmnmnmnm    

Á p dụng công thức: 

100

M

N%

t14

O%

z16

H%

y

C%

x12hay

m

M

m

t14

m

z16

m

y

m

x12   X

X

X

NOHC

 

Suy ra:

 X 

 N  X 

 X 

 X  N 

 x

O H  X 

 X 

 X  H 

 x

CO X 

 X 

 X C 

n

n M  N 

m

 M mt 

n

n M  H 

m

 M m y

n

n M C 

m

 M m x

2

2

2

2

100.14

.%

.14

.

2

100

.%.

100.12

.%

.12

.

 

t14yx12(M16

1z X    

- Cách 2: Tính gián tiếp 

Sử dụng công thức: 

)N,,,(:::n2:n:n2:n

14

N%:

16

O%:

1

H%:

12

C%

14

m:

16

m:

1

m:

12

mt:z:y:x

222   NOOHCO

NOHC

 

-> Công thức thực nghiệm (CTTN) của X: n)NOHC(  

  n = 1 -> công thức đơn giản nhất (CTĐG) 

 

141612

Mn   X  => CTPT của X 

- Cách 3: Dựa vào sản phẩm cháy 

Page 28: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 28/124

 

31

222222

)22

(   N t 

O H  y

 xCOO z  y

 x N O H C t  z  y x  

 

Gọi a là số mol của CxHyOz Nt

Suy ra: 222   NOHCO   na2t;n

a2y;n

a1x    

)t14yx12(M16

1z X    

Chú ý:

+ Trường hợp X có CTTQ là CxHy; CxHyOz hoặc CxHy Nt  thì ta vẫn xác định

CTPT dựa vào 3 cách trên nhưng trong biểu thức ta bỏ z, t hoặc cả hai. + Trường hợp X có chứa Na -> CTTQ: CxHyOz Nat thì tương tự như trên cũng

có các biểu thức: 

Cách 1: Tính trực tiếp

X

X

NaOHC   m

M

m

t23

m

z16

m

y

m

x12  

Hay100

M

Na%

t23

O%

z16

H%

y

C%

x12   X  

Cách 2: Tính gián tiếp 

)N,,,(:::

23

Na%:

16

O%:

1

H%:

12

C%

23

m:

16

m:

1

m:

12

mt:z:y:x   NaOHC

 

Cách 3: Dựa vào phản ứng cháy 

32222tZyx   CONa

2

tOH

2

yCO)

2

tx(O)

2

t

2

z

4

yx(NaOHC   *

 Những điểm cần lưu ý khi giải toán: 

-  Nếu đề toán cho oxi hoá hoàn toàn chất hữu cơ tức là đốt cháy hoàn toàn

chất hữu cơ. 

-  Nếu đốt cháy bởi CuO thì khối lượng của bình đựng CuO giảm đi là khối

lượng của oxi tham gia phản ứng, lúc đó để tìm khối lượng của chất hữu cơ đem đốt

cần lưu ý định luật bảo toàn khối lượng: 

Page 29: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 29/124

 

32

OHCOgiambinhX 22mmmm    

- Sản phẩm cháy thường được hấp thụ bởi bình đựng H2SO4 đặc (hay P2O5) và

 bình đựng dung dịch kiềm. Lưu ý rằng N2 và O2 dư không bị hấp thụ. 

- Những chất hấp thụ nước: CaCl2 (khan), H2SO4 đặc, P2O5, CaO và dung dịch

 ba zơ kiềm (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,…). Khối lượng của bình tăng lên là

khối lượng của H2O hấp thụ. 

-  Những chất hấp thụ CO2: dung dịch kiềm (NaOH, KOH,…) và kiềm thổ

(Ca(OH)2, Ba(OH)2) khối lượng của bình tăng lên là khối lượng của CO2 hấp thụ.

- Cần phân biệt khối lượng  bình tăng và khối lượng dung dịch tăng 

m bình tăng = )mm( OHCO 22 hấp thụ 

m dung dịch tăng = )mm( OHCO 22 hấp thụ  –  m kết tủa  (nếu có) 

m dung dịch giảm = m kết tủa - )mm( OHCO 22 hấp thụ 

-  Nếu hợp chất hữu cơ đem đốt thu được CO2, H2O, HCl thì thành phần

nguyên tố nhất thiết phải có C, H, Cl, ngoài ra có thể có O 

)HCl(H)OH(HH   mmm2

 

- Nếu đốt cháy chất hữu cơ chỉ chứa C, H hoặc C, H, O rồi cho sản phẩm cháy

đi qua bình đựng dung dịch PdCl2; bình 2 đựng nước vôi trong dư, điều đó có nghĩa

là sản phẩm cháy gồm CO, CO2 và H2O. Trong đó CO bị hấp thu bởi dung dịch

PdCl2 theo phản ứng: 

HCl2COPdOHPdClCO 222    

Bình nước vôi trong hấp thụ CO2 có trong sản phẩm cháy và CO2 sinh ra do

 phản ứng trên và  )CO(C)CO(CC 2mmm    

Ví dụ  . Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A (CnHx) và

hiđrocacbon B (CnHy) (x < y < 6), hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng

600ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 98,5 gam kết tủa. Biết tỉ khối của X so với

H2 là 13,6.

a. Xác định công thức phân tử của A, B.

 b. Tính khối lượng của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X.

Giải : a. Ta có: 2,272.6,13    X 

 M   

Page 30: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 30/124

 

33

 yn X  xn   H C  M  H C     

→12n +x < 27,2 < 12n+y (*) →  n < 267,212

2,27  

=> n = 1 hoặc n = 2 

 Nếu n = 1 2,2718612y1.12MynHC   (loại) 

 Nếu n = 2, từ (*) => 12.2 + x < 27,2 < 12.2 + y => x < 3,2 < y < 6

-> x = 2 và y = 4

=> Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là: C2H2 (axetilen) ; C2H4 (etilen)

 b. Tính khối lượng của mỗi hiđrocacbon 

Gọi a, b lần lượt là số mol của C2H2 và C2H4 trong m gam X.

Ta có:  X  M  = X 

 X 

n

m → 27,2 =   abba

ba 5,12826  

a3a5,1

OH2CO2O3HC

a2a

OHCO2O2

5HC

22242

22222

 

Vì mol6,0nmol5,0n bd)OH(BaBaCO23

, nên ta xét 2 trường hợp: 

Trường hợp 1: Ba(OH)2 còn dư: 

gam2,415,0.28m;gam6,226.1,0m

mol1,0a5,0a3a2n

5,0197

5,985,0

OHBaCO)OH(BaCO

4222

2

HCHC

CO

2322

 

Trường hợp 2: Ba(OH)2 vừa hết 

 

mol14,0a7,02,05,0a5n

1,0)5,06,0(2,0

)HCO(Ba)OH(BaCO2

5,05,05,0

OHBaCO)OH(BaCO

2CO

2322

2322

 

gam88,55,1.14,0.28m;gam64,326.14,0m4222   HCHC    

Page 31: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 31/124

 

34

Dạng 2. Biện luận tìm công thức phân tử 

*. Tìm công thức phân tử khi chỉ biết M  A 

Phương pháp: Lập phương trình phân tử rồi biện luận, khi biện luận thường

dựa vào cơ sở: 

- Trường hợp X là CxHy hoặc CxHyOz 

12x + y = MX hoặc 12x + y + 16z = MX

Điều kiện x, y hoặc x, y, z : nguyên dương 

y (chẵn) ≤ 2x + 2 Ví dụ 1. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Biết

A có tỉ khối so với heli là 15. 

Giải : MA = 15.4 = 60 g/mol 

Đặt công thức tổng quát của A là: CxHyOz; x, y, z: nguyên dương; y (chẵn) ≤

2x + 2

-> 12x + y + 16z = 60 (1 ≤ z ≤ 2) 

z = 1 => 12x + y = 44 (1 ≤ x ≤ 3) 

6y3x314

42x2x2x1244y    

-> CTPT của A là: C3H6O

z = 2 -> 12x + y = 28 (1 ≤ x ≤ 2) 

4y2x85,114

26x2x2x1228y    

-> CTPT của A là: C2H4O2 

- Trường hợp A là: CxHy Nt hoặc CxHyOz Nt 

12x + y + 14t = MA hoặc 12x + y + 16z + 14t = MA 

Điều kiện x, y, t, hoặc x, y, z, t : nguyên dương y, t cùng lẻ hoặc cùng chẵn 

y ≤ 2x + 2 + t 

*. Tìm công thức phân tử khi chỉ biết công thức nguyên của hợp chất hữu cơ  

- Trường hợp này chỉ có thể xác định được công thức phân tử khi biết hợp chất

thuộc chức hoá học nào (ancol, ete, xeton, amin, axít cacboxylic, este,…). Chuyển

công thức nguyên thành công thức chứa nhóm chức cần xác định. 

Ví dụ: Công thức nguyên của axit cacboxylic (C2H3O2)n có thể chuyển thành

Page 32: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 32/124

 

35

CnH2n(COOH)n. Từ đó biện luận tìm n dựa vào số nguyên tử oxi. 

- Công thức tổng quát của hợp chất hữu cơ chứa nhóm thế hoá trị 1 (- X) có

dạng: CnH2n + 2 –  2a –  zXz 

Ta luôn có: số nguyên tử H của gốc ≤ 2n + 2 –  z

- Có thể biện luận dựa vào số liên kết   trong phân tử CxHyOz NtXv  (X:

halogen)

2

t)vy(2x2a

   

Ví dụ. 

Hãy biện luận xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là axít no,

mạch hở có công thức nguyên là (C2H3O2)n 

Giải : (C2H3O2)n = CnH2n(COOH)n 

Mỗi 1 nhóm –  COOH có chứa 1 liên kết   => tổng số liên kết   trong X là n

))COOH(HC(2nn2

n32n2.2242

 

*.  Biện luận xác định công thức phân tử của hai hay nhiều chất trong cùng

một hỗn hợp. 

a. Trường hợp 1: Thiếu 1 phương trình Phương pháp: Giả sử có p ẩn (số nguyên tử C và số mol) mà chỉ có p –   1

 phương trình (thiếu 1 phương trình), trong trường hợp này giữa 2 ẩn số (thường là

giữa hai số nguyên tử cacbon n, m của A, B) liên hệ với nhau bằng biểu thức:

2COnmbna    

Trong đó:2COn,b,a đã biết 

Ta chọn n hoặc m những giá trị nguyên dương 1, 2, 3… rồi tính các giá trịtương ứng của ẩn còn lại. Chỉ giữ lại các cặp n, m sao cho cả hai đều nguyên dương. 

 b. Trường hợp 2: Thiếu 2 phương trình 

Giả sử có p ẩn nhưng chỉ có p –  2 phương trình (thiếu 2 phương trình). Trong

trường hợp này người ta thường áp dụng tính chất trung bình (n < m):

n < n  < m hoặc MA <  M < MB để xác định n, m 

Công thức tính n và M 

Page 33: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 33/124

 

36

n=ba

mbna

;  M =ba

b M a M   B A

.. 

Chú ý: Chỉ sử dụng công thức trung bình trong trường hợp các chất trong hỗn

hợp tham gia phản ứng với cùng hiệu suất. 

c. Trường hợp 3: Thiếu 3 phương trình trở lên 

Trong trường hợp này vẫn có thể sử dụng tính chất trung bình: n <   n< m hoặc

MA <  M < MB và trong một số trường hợp đặc biệt vẫn có thể xác định được CTPT

và thành phần của hỗn hợp. Ta cũng có thể sử dụng công thức tính số nguyên tử H

trung bình:  y =ba

by ya

21  nếu y1< y2 → y1<  y < y2 

Ví dụ 1. Đốt cháy một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon ankan A (CnH2n + 2) và

ankan B (CmH2m) thu được 15,68 lít CO2  (đktc) và 14,4 gam H2O. Biết rằng hỗn

hợp X chiếm thể tích 6,72 lít ở đktc. Xác định công thức phân tử của A, B.  

Giải :  mol8,018

4,14n;mol7,0

4,22

68,15n OHCO 22

 

mol3,04,22

72,6nX    

mola)1n(naa

OH)1n(nCOO2

1n3HC 2222n2n

 

)3m2(7m2n7,0m2,0n1,0n

mol2,01,03,0anb

mol1,07,08,0ann

molmbmbb

OmHmCOO2

m3HC

2

22

CO

X

COOH

222m2m

 

M 2 3

 N 3 1

Có 2 cặp nghiệm phù hợp 

)HC(3n

)HC(2m

83

42  hoặc

)CH(1n

)HC(3m

4

63  

Ví dụ 2.  Cho một hỗn hợp X gồm một anken A và một ankin B. Đốt cháy m

Page 34: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 34/124

 

37

gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước

vôi trong được 25 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,56 gam so

với ban đầu. Khi thêm vào lượng KOH dư lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Biết

50ml hỗn hợp X phản ứng tối đa với 80ml H2 (các thể tích khi đo ở cùng điều kiện).

CTPT của A, B lần lượt là: 

A. C3H6 và C3H4  B. C2H4 và C3H4 

C. C2H2 và C3H6  D. C2H4 và C4H6 

Giải :

y2y

HCH2HC

xx

HCHHC:HX

2m2m22m2m

2n2n2n2n2

 

Ta có hệ:

)ml(80y

)ml(20x

80y2x

50yx 

 

)mol(35,01,025,0n

05,005,0

OH2COKCaCOKOH2)HCO(Ca

05,01,0

)HCO(Ca)OH(CaCO225,025,0

OHCaCO)OH(CaCO

:OX

3:2v:vn:n

2CO

232323

2322

2322

2

B AB A

 

=> mdung dịch giảm = mkết tủa  –   )mm( OHCO 22 hấp thụ 

OH2m  = mkết tủa

2COm - mdung dịch giảm = 25 –  44.0,35 –  4,56 = 5,04 gam

mol3

35,0

3

14,007,0n

mol3

14,007.0.

3

2n

3

2n

mol07,028,035,0nnn

mol28,0n

X

B A

OHCOB

OH

22

2

 

Ni

Ni

Page 35: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 35/124

 

38

3

3

35,0

35,0

n

n

07,03

14,0

07,0.m3

14,0.n

nX

CO2

 

-> 2n + 3m = 15 -> n = m = 3 -> CTPT của A là C3H6 và B là C3H4 

-> Đáp án A Dạng 3. Xác định đồng phân

Phương pháp: Các bước viết công thức cấu tạo 

+ Bước 1: Tính độ bất bão hoà (số liên kết  và vòng)

Cho A có CTTQ: CxHyOz NtXv (X: halogen)

Độ bất bão hoà:2

)vy(t2x2k

   

Chú ý:

- Công thức trên không áp dụng cho hợp chất chứa liên kết ion. 

- Một liên kết   bằng một vòng no. 

-> k = ∑ số liên kết   + ∑ số vòng no 

+ Bước 2: Dựa vào số lượng các nguyên tố O, N… và độ bất bão hoà để xác

định các nhóm chức phù hợp (-CH, - CHO, - COOH,…) đồng thời xác định độ bất

 bão hoà trong gốc hiđrocacbon. + Bước 3: Viết cấu trúc mạch cac bon 

Mạch hở: không nhánh và có nhánh (1 nhánh ≠ 2 nhánh ≠....) 

Mạch vòng: vòng không nhánh và có nhánh 

Đưa liên kết bội (liên kết đôi, ba) vào mạch cacbon (nếu có). 

+ Bước 4: Đưa nhóm chức vào mạch cacbon (cần chú ý các trường hợp kém

 bền hoặc không tồn tại của nhóm chức). 

+ Bước 5: Điền số H vào để đảm bảo đủ hoá trị của các nguyên tố, sau đó xét

đồng phân hình học (nếu có). Với các bài tập trắc nghiệm có  thể không cần điền số

H.

Ví dụ 1.  Tổng số hợp chất hữu cơ, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức

 phân tử C5H10O2, phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng

 bạc là: 

A. 4 B. 5 C. 8 D. 9

Page 36: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 36/124

 

39

Giải  :  C5H10O2  phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng

tráng bạc => là axit hoặc este (không tạo bởi axit fomic): 

Axít (4 đồng phân): CH3CH2CH2CH2COOH, CH3CH2CH(CH3)COOH,

CH3CH(CH3)CH2COOH, CH3C(CH3)2COOH

Este (5 đồng phân): CH3CH2CH2COOCH3, CH3CH(CH3)COOCH3,

CH3CH2COOC2H5, CH3COOCH2CH2CH3, CH3COOCH(CH3)2 

=> Đáp án D 

Ví dụ 2.  Tổng số chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Giải :  C2H4O2 có a = 1 

+ Trường hợp 1: C2H4O2  là axit (hoặc este) no, đơn chức, mạch hở (nhóm

chức axit và este đều chứa một liên kết đôi nên gốc hiđrocacbon phải no, mạch hở). 

+ Trường hợp 2: C2H4O2 chứa đồng thời nhóm –  OH và CHO

Các công thức thoả mãn: CH3COOH, HCOOCH3 và HOCH2CHO

-> Đáp án A 

Chú ý: Học sinh dễ mắc sai lầm trong trường hợp C 2 H 4O2 có một nhóm chức

este (- O- ) và một nhóm chức –  CHO: CH 3  –  O –  CHO => chọn D 

Tuy nhiên, nhóm chức ete liên kết với nhóm chức anđehit hoặc xeton chính lànhóm chức este. 

2.3 .2.Chương " Hiđrocacbon no"

Dạng 1: Bài toán về phản ứng thế halogen (Cl2 hoặc Br 2) của ankan 

CnH2n + 2 + zX2    CnH2n + 2 –  z Xz + zHX

(n ≥ 1; 1 ≤ z ≤ 2n + 2) 

Ví dụ . Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 22 gam CO 2 và 10,8

gam H2O. Khi cho X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 1 sản phẩm thế.

Tên gọi của X là: 

A. metan B. pentan C. Neo pentan D. 2, 3 - đimetylbutan 

Giải :    mol6,0n;mol5,0n OHCO 22 X là ankan (CnH2n + 2) 

5n

nnmol1,0nnn

X

CO

COOHX2

22  

=> CTPT của X là: C5H12

Page 37: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 37/124

 

40

X + Cl2   cho 1 sản phẩm thế duy nhất -> X có tâm đối xứng -> CTCT phù

hợp của X là: 

CH3 

CH3 --- C --- CH3  : neopentan -> Đáp án C 

CH3 

Dạng 2: Phản ứng tách của ankan (phản ứng crackinh) 

)2m,0mn(HCHCHC 2)mn(2)mn(m2m2n2n      

 bđ a 

 pứ x x x dư a –  x (a –  x ≥ 0) 

Gọi X là hỗn hợp các ankan ban đầu, Y là hỗn hợp thu được sau phản ứng, ta

có:

nakan pư = nY  –  nX ; Vankan = VY - VX , mX = mY (Định luật bảo toàn khối lượng) 

Hiệu suất phản ứng crackinh 

  %100.1V

V%100.1)

YX(d%100.1

M

M

%100.1P

P

%100.1n

n

%100.n

nn

H

X

Y

Y

X

X

Y

X

Y

X

XY

 

  

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Do hàm lượng C, H ở X và Y là như nhau nên đốt cháy X hay Y ta cần số mol

O2 như nhau và số mol CO2 và H2O tạo ra cũng như nhau. Vì vậy, trong khi giải bài

toán để đơn giản ta nên thay vì đốt cháy Y bằng đốt cháy X.  

Ví dụ.  Nhiệt phân C4H10 được hỗn hợp Y gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, H2,

C4H8 và C4H10 dư. Biết MY = 36,25 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là: 

A. 40% B. 80% C. 20% D. 60%

Giải : Cách 1. C4H10         ot  xt , C3H6 + CH4 

x x x

C4H10         o

t  xt ,  C2H4 + C2H6 

y y y

C4H10          ot  xt ,   C4H8 + H2 

xt,o 

Page 38: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 38/124

 

41

z z z

Đặt abđ n  H C    104

mol →   H C n104

dư = a –  (x + y + z)

25,36

a58

M

m

M

m)zyx(an

Y

X

Y

YY    

(vì theo định luật bảo toàn khối lượng :mX = mY = 58a)

%60%100.25,36

75,21%100.

a

)zyx(H

25,36

a75,21)zyx(

 

-> Đáp án D 

Cách 2. %60%100.125,36

58

%100.1M

M

H Y

HC 104

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dạng 3: Phản ứng cháy 

a)1n(naa2

1n3a

OH)1n(nCOO2

1n3HC 2222n2n

 

 Nếu tính được22   COOH

  nn   hoặc22   COO

  n5,1n    thì hiđrocacbon đó là ankan 

)n5,1n(2

n

nn

nn

22

2

22

2

OO

CO

COOH

CO

 

OnHnCOO2

n3HC 222n2n    

Đốt cháy một hiđrocacbon no cho số mol CO2  bằng số mol H2O hoặc

22   COO   n5,1n   thì hiđrocacbon no đó là mono xicloankan 

Ví dụ.  Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản

 phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản

ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2  ban đầu. Xác định

công thức phân tử của X. 

Giải :15,015,0

OHBaCO)OH(BaCO 2322    

Page 39: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 39/124

 

42

mdd giảm = 29,55 –  (44 . 0,15 + OH2m ) = 19,35;

22   COOH   nmol2,018

6,3n    

-> X là ankan (CnH2n + 2)

)HC(315,02,0

15,0

nn

nn

83COOH

CO

22

2

 

2.3.3. Chươ ng" H iđrocacbon không no"

Dạng 1: Bài tập về phản ứng cộng của hiđrocacbon 

1. Phản ứng cộng H2 

CnH2n + 2 –  2k  + kH2   CnH2n + 2 , k : số liên kết π 

x kx

Ta có: kn

n

 A

H2

 

Gọi X là hỗn hợp trước khi cộng H2; hỗn hợp sau phản ứng là Y, ta có: 

2HYX   nkxnn    đã tham gia phản ứng 

YX   mm    và YXXY   MMnn    

1P

P

n

n

M

M)

YX(d

X

Y

X

Y

Y

X  

(Giả sử X, Y đo cùng điều kiện to, thể tích) 

+ Mỗi nguyên tố C hoặc H đều có khối lượng (số mol cũng vậy) bằng nhau

trong hỗn hợp X và Y. 

+ Đốt cháy hỗn hợp X hoặc Y, đều tạo thành2COn   bằng nhau, OH2

n   bằng

nhau,2On  bằng nhau. Do đó khi làm toán, nếu gặp hỗn hợp sau khi qua Ni/to đem

đốt (hỗn hợp Y) thì thay vì tính toán với hỗn hợp Y (thường phức tạp hơn X) ta có

thể dùng phản ứng đốt cháy X để tính2COn  và OH2

n  

 Nếu nhiều hiđrocacbon không no cùng dãy đồng đẳng tác dụng với hiđro cùng mộthiệu suất ta có thể thay các hiđrocacbon không no này bằng một hiđrocacbon tươngđương. 

Ví dụ. Một hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X

qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của

 phản ứng hiđro hoá là bao nhiêu? 

A. 25% B, 20% C. 50% D. 40%

Ni,o 

Page 40: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 40/124

 

43

Giải :  Giả sử có 1 mol hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 

MX = 3,75 . 4 = 15 ; MY = 5 . 4 = 20

PTHH: C2H4 + H2   C2H6 

Gọi2Hn  ban đầu: x mol ;

42HCn   ban đầu = (1 –  x) mol

Ta có: 2x + 28 (1 –  x) = 15 => x = 0,5 mol

Á p dụng ĐLBT khối lượng: mhhX = mhhY 

<=> nX . MX = nY . MY <=> 1.15 = nY.20 => nY = 0,75 mol

2Hn  phản ứng = 1 –  0,75 = 0,25 mol

%50%100.5,0

25,0H     -> Đáp án C 

2. Phản ứng cộng Br 2 * Cho hiđrocacbon chưa no A qua dung dịch Br 2:

+ Khối lượng bình Br 2 tăng = mA đã phản ứng 

+ Bảo toàn khối lượng:2Br  A   mm    phản ứng = msản phẩm 

+ Phản ứng tổng quát: CnH2n + 2 –  2k  + Br 2   CnH2n + 2 –  2k Br 2k  

Ta luôn có: k

n

n

 A

Br 2  

 Nếu bài toán cho một hay một hỗn hợp các hiđrocacbon mạch hở, cùng dãy

đồng đẳng tác dụng với Br 2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì đó là anken. 

 Nếu biết số mol CO2 và số mol Br 2 đã phản ứng, ta lập tỉ lệ: 

k

n

kx

nx

n

n

2

2

Br 

CO  => hệ thức n theo k  

Sau đó biện luận suy ra n và k, xác định công thức phân tử. 

Ví dụ. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X

cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2.

Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra

4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt

cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là: 

A. 22,4 lít B. 44,8 lít C. 26,88 lít D. 33,6 lít

Giải:  Gọi a là số mol của C2H2 và H2 

Page 41: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 41/124

 

44

Mhh khí = 8.2 = 16

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX = 10,8 + 16.0,2 = 14 gam

Theo đề bài, ta lại có: 26a + 2a = 14 => a = 0,5 mol  

Phản ứng đốt cháy: 

lit V mol aaannn

O H O H O

O H COO H C 

O H  H C O 6,335,135,05,25,05,2

22

22

5

22222

222

22222

 

-> Đáp án D 

3.  Phản ứng cộng nước của anken 

CnH2n + H2O       H    CnH2n+1OH

   Nếu bài toán cho một hay một số hiđrocacbon mạch hở, thuộc cùng dãy đồng

đẳng tác dụng với H2O tạo ra ancol no, đơn chức thì các hiđrocacbon đó là

anken.

nancol = nanken  pư =2

H On  pư 

n2co( sinh ra do đốt ancol) = n

2co( sinh ra do đốt anken) 

Anken đối xứng khi tác dụng với H2O chỉ thu được một ancol còn các anken bất đối

sẽ cho ra hai sản phẩm trong đó sản phẩm chính tuân theo qui tắc cộng Mac –  cop –  nhi –  cop.Ví dụ. Hiđrat hóa hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon

mạch hở, cùng dãy đồng đẳng thu được một số ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn

toàn các ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung

dịch Ba(OH)2 dư thấy có 167,45 gam kết tủa. Tìm m. 

Giải :  Hiđrat hóa hoàn toàn một hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon mạch hở,

cùng dãy đồng đẳng thu được một số ancol no, đơn chức → X gồm một số anken  

Đăt công thức của X là CnH

n2 + Br 2  → C

nH

n2Br 2

CnH

n2  → C

nH

n2 

1OH → nCO2 

CO2 + Ba(OH)2  → BaCO3 + H2O

0,85  ← 0,85 

→ nCO2= n   O H 2

= 0,85 mol → m = 12.0,85 + 2.0,85 = 11,9 gam 

Dạng 2: Bài tập phản ứng thế với dung dịch AgNO3/ NH3 

Page 42: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 42/124

 

45

Phương pháp: Cho hiđrocacbon A mạch hở bất kì qua dung dịch AgNO3/ NH3 tạo

kết tủa vàng nhạt => hiđrocacbon A phải có liên kết ba ở đầu mạch 

AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo phức: 

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4 NO3 

Phương trình tổng quát:

CxHy +t[Ag(NH3)2]OH → CxHy-tAgt↓ + 2t NH3  + t H2O

( kết tủa màu vàng nhạt) 

- Nếu A là ankin thì y= 2x-2 và t≤ 2 

Chỉ có axetilen và ank - 1- in mới tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 tạo kết tủa

vàng nhạt 

Phản ứng:

CH≡CH + 2 [Ag(NH3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 2 H2O + 4 NH3 

R-C≡CH + [Ag(NH3)2]OH → R -C≡CAg↓ + H2O + 2 NH3

Suy ra:

Axetilen phản ứng với [Ag(NH3)2]OH theo tỉ lệ mol 1: 2. Còn R -C≡CH phản

ứng với [Ag(NH3)2]OH theo tỉ lệ mol 1: 1 

- Luôn có số mol kết tủa = số mol hiđrocacbon ban đầu. 

- m↓= mA + 107 t.a với t là số nguyên tử H liên kết với C≡C và a là số mol của A - Nếu thu lấy kết tủa cho tác dụng với dung dịch axit( HCl hoặc H2SO4) sẽ tái tạo lại

hiđrocacbon ban đầu 

Ví dụ: AgC≡CAg + 2HCl→ HC≡CH + 2AgCl 

- Cho hỗn hợp hai hiđrocacbon qua dung dịch [Ag(NH3)2]OH có kết tủa có

thể có hai trường hợp: một hiđrocacbon phản ứng tạo kết tủa hoặc cả hai

hiđrocacbon đều phản ứng tạo kết tủa 

Ví dụ. Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với

lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu

đồng phân cấu tạo thoả mãn tính chất trên? 

A. 5 B. 4 C. 6 D. 2

Giải :87 H C n  =

92

8,13= 0,15 mol 

C7H8 + x AgNO3 + x NH3 → C7H8-x Agx  + x NH4 NO3  

Page 43: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 43/124

 

46

0,15 0,15

=>( 92+107x).0,15 = 45,9 => x=2

Vậy X phải có hai liên kết ba ở đầu mạch:  

CH≡C-CH2-CH2-CH2-C≡CH CH≡C-CH(CH3)- CH2-C≡CH

CH≡C-CH(C2H5) -C≡CH CH≡C-C(CH3)(CH3)-C≡CH

→ Đáp án B

Dạng 3: Bài tập về phản ứng cháy 

CxHy + ( x +y4 ) O2  → xCO2 +

y2   H2O

CnH2n+2-2k   +(3n+1-k 

2  )O2  → nCO2 + ( n + 1 –  k) H2O

  Bảo toàn khối lượng: mA  + moxi phản ứng= 2COm + 2H Om và mA = mC(trong

CO2) + mH( trong H2O)

  Đốt một hiđrocacbon hoặc hỗn hợp hiđrocacbon bất kì, ta đều có:2On  phản

ứng = nCO2+

2

1  2H O

n  

  Đốt cháy các hiđrocacbon đồng đẳng, nếu tỉ số a =O H 

co

n

n

2

2  

- Không đổi khi số nguyên tử cacbon tăng nCO2 = 2H On   dãy đồng đẳng anken

( hay xicloankan)

- Giảm khi số nguyên tử cacbon tăng → hiđrôcacbon chưa no có k≥ 2 liên kết

 ( hay vòng )

- Đốt cháy hiđrocacbon A, nếu tính được 

+2H O

n = nCO2  hoặc

2on = 1,5 nCO

2= 1,5

2H On   → A là anken ( hay

xicloankan)

+2H O

n < nCO2hay

2

2

CO

O

n

n< 1,5 → hiđrocacbon A là ankin, ankađien hoặc aren.

 Nếu A có mạch cacbon hở → hiđrocacbon A là ankin hoặc ankađien : nA = nCO2-

2H On  = 2( 1,5 nCO2-

2on )

Số nguyên tử cacbon ( trong A) =O H CO

CO

nn

n

22

2

 =)5,1(2 22

2

OCO

CO

nn

n

 

Page 44: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 44/124

 

47

Ví dụ. Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so

với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm

cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị

của m là: 

A. 5,85 B. 3,39 C. 6,6 D. 2,3

(Đề thi tuyển sinh đại học khối B 2011) 

Giải : Gọi công thức chung của X là CxH4 

Ta có: MX = 17.2 = 34 => 12x + 4 =34 => x = 2,5

CxH4   xCO2 + 2H2O

0,05 0,125 0,1

=> m bình tăng

 = gam3,218.1,044.125,0mmOHCO 22

 

-> Đáp án D 

Dạng 4: Bài tập về phản ứng oxi hoá anken bởi dung dịch KMnO 4 

3CnH2n + KMnO4 + 4H2O 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2  + 2KOH

Ví dụ. Để khử hoàn toàn 200ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn

màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là: 

A. 1,344 B. 2,240 C. 4,480 D. 2,688

(Đề thi tuyển sinh đại học khối A 2009)

Giải : 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

0,06  0,04

-> V = 1,344 lít -> Đáp án A 

Dạng 5: Nhận biết và tách hiđrocacbon mạch hở  

1. Nhận biết: Các hiđrocacbon mạch hở chưa no anken, ankadien, ankin làm

mất màu dung dịch brom và làm mất màu dung dịch KMnO4. Ngoài ra axetilen vàankin có liên kết ba đầu mạch khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết

tủa vàng. 

Cách nhận biết 

-  Nhận biết anken, ankađien, ankin không có liên kết ba đầu mạch cacbon:

dùng dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 

- Nhận biết axetilen và ankin có liên kết ba đầu mạch cacbon: dùng dung dịch

AgNO3/NH3, hiện tượng: cho kết tủa màu vàng 

Page 45: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 45/124

 

48

2. Tách:

a. Anken: Cho hỗn hợp của anken qua dung dịch brom tạo sản phẩm cộng

đibromankan, sau đó cho Zn vào đun nóng, anken bay ra: 

CnH2n + Br 2 CnH2nBr 2 

CnH2nBr 2 + Zn ZnBr 2 + CnH2n 

 b. Axetilen, ankin có liên kết ba đầu mạch cacbon: 

Cho hỗn hợp có axetilen, ankin có liên kết ba đầu mạch cacbon vào dung dịch

AgNO3/NH3. Lọc kết tủa rồi cho vào dung dịch axít (HCl, H2SO4) thu được axetilen

và ankin có liên kết ba đầu mạch các bon: 

R –  C CH + Ag(NH3)2OH  R –  C CAg + 2NH3 + H2 

R –  C CAg + HCl

 R –  C CH + AgCl  Ví dụ.  Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:

etan, etilen, axetilen

- Dùng dung dịch (Ag[NH3]2)OH nhận biết được axetilen do tạo kết tủa màu

vàng.

- Dùng dung dịch brom nhận biết được etilen do làm mất màu dung dịch brom. 

- Còn lại là etan. 

Dạng 6: Tính số liên kết π và số vòng no trong phân tử hiđrocacbonCông thức tổng quát của hiđrocacbon no (ankan) là CnH2n + 2 

 Nếu số nguyên tử H trong phân tử nhỏ hơn 2n + 2 có nghĩa là phân tử phải có

liên kết π hoặc vòng no. 

Khi tạo một liên kết π hay một vòng no cần bớt đi hai nguyên tử H. 

Công thức phân tử của hiđr ocacbon là CnHy; y < 2x + 2

Gọi a là số liên kết π và vòng no

Ta có:2

b2n2a

   

Ví dụ. Caroten (chất màu vàng da cam có trong củ cà rốt) C40H56 chứa liên kết

đơn, liên kết đôi và vòng no trong phân tử.  

Tìm số liên kết đôi và vòng no trong phân  tử caroten, biết rằng khi hiđro hoá

hoàn toàn caroten thu được hidrocacbon no C40H78 

Giải : Tổng số liên kết đôi và vòng no trong phân tử là:  

Page 46: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 46/124

 

49

132

56240.2

 

 Nếu phân tử không chứa vòng no thì số nguyên tử H tối đa phải là: 2.40 + 2 = 82 

Vậy số vòng no là: 2

2

78240.2

 

Số liên kết đôi là: 13 –  2 = 11

Dạng 7: Phản ứng trùng hợp 

Ví dụ. Trùng hợp một mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu

gam PE (giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%) 

Giải :mPE = metilen = 1.28 = 28 gam

2.3 .4. Chương “Hiđrocacbon thơm –  nguồn hiđrocacbon thiên nhiên”  

Dạng 1: Phản ứng nitro hoá benzen 

C6H6 + xNO –  NO2   C6H6 –  x(NO2)x + xH2O

Ví dụ.   Nitro hoá benzen bằng HNO3/H2SO4  thu được hai chất hữu cơ A, B. Đốt

cháy hoàn toàn 7,275 gam hỗn hợp A, B thu được CO2, H2O và 0,84 lít N2 (đktc).

Tìm công thức cấu tạo A, B và tính phần trăm khối lượng của A, B trong hỗn hợp.  

Giải : Giả sử có x nhóm –  NO2 thế chỗ H trong C6H6 tạo ra 2 sản phẩm A, B.

Số mol A, B là a mol C6H6 + x HONO2   C6H6 –  x(NO2)x + xH2O

mol2

xamola

N2

xOH

2

x6CO6O

2

x5,25,1)NO(HC 2222x2x66  

 

Ta có:x

075,0a

4,22

84,0

2

xa  

x97

x

075,0

275,7M )B, A(    

C6H6 –  x(NO2)x có M = 97x => 78 + 45x = 97x => x = 1,5

Vậy A là a′ mol o NO2 

Page 47: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 47/124

 

50

B là  b′ mol 

mol05,05,1

075,0an )B, A(    

Ta có: a’ + b’ = 0,05

075,0'b2'a5,105,0

b2ax  

 

=> a’ = b’= 0,025 mol 

Khối lượng A (C6H5 NO2) = 0,025.123 = 3,075 g

Khối lượng B [C6H4(NO2)2] = 0,025.168 = 4,2 g

Dạng 2: Cách chứng minh một hợp chất có vòng nhân benzen 

Chứng minh hợp chất hữu cơ có vòng nhân benzen dựa vào các cơ sở: 

+ Benzen không tan trong nước, không làm mất màu dung dịch brom, không

làm mất màu của dung dịch KMnO4 

+ Độ bất bão hoà của C6H6 

42

626.2 a  

Tức là cấu tạo benzen có 1 vòng lục giác và 3 liên kết đôi. Đặc điểm 3 liên kết

đôi này là tác dụng với 3 phân tử H, nhưng không tác dụng với dung dịch brom.  

Ví dụ. Một chất hữu cơ A có công thức phân tử C8H8 tác dụng với dung dịch

 brom theo tỉ lệ phản ứng 1 : 1 nhưng tác dụng với H2 theo tỉ lệ phản ứng 1 : 4. Tìm

công thức cấu tạo của A? 

Giải : Độ bất bão hoà của C8H8 : 52

822.8 a  

A tác dụng H2 theo tỉ lệ 1 : 4 nên A có 4 liên kết π nên A phải có thêm 1 vòng

cacbon. A tác dụng với Br 2 theo tỉ lệ 1 : 1 chứng tỏ trong 4 liên kết π phải có 1 liên

kết π tác dụng với Br 2 (dung dịch). Vậy A có 8C: có 1 liên kết π tác dụng với dung

dịch Br 2, có 1 vòng nhân 3 liên kết π không tác dụng với dung dịch Br 2 (đó là vòng

 benzen) nên công thức cấu tạo của A là: 

o

NO2 

NO2 

Page 48: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 48/124

 

51

(Stiren)

Dạng 3: Nhận biết và tách benzen và ankyl benzen 

1. Nhận biết: - Benzen không tan trong H2O, không làm mất màu nâu của dung dịch brom,

không làm mất màu tím dung dịch KMnO4.

- Thuốc thử cần dùng: HNO3/H2SO4.

- Hiện tượng: cho chất lòng nitro benzen có mùi thơm hạnh nhân. 

Đồng đẳng benzen (ankyl benzen): không tan trong nước, không làm mất màu

nâu dung dịch brom. 

Thuốc thử: dung dịch KMnO4 đun nóng. 

Hiện tượng: màu của dung dịch nhạt từ từ. 

2. Tách: Benzen, ankyl benzen không tan trong nước và các dung dịch nên

dùng phương pháp chiết để tách. 

Ví dụ.  Chỉ dùng một thuốc thử, hãy nhận biết 3 chất lỏng: benzen, toluen,

stiren.

Giải :  - Thuốc thử cần dùng là dung dịch KMnO4. 

- Lần lượt cho dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm chứa mẫu thử của các chất

 benzen, toluen, stiren.

+ Stiren làm mất màu quỳ tím ngay 

C6H5  –  CH = CH2 + H2O + [O] C6H5  –  CH –  CH2 

OH OH

+ Toluen làm mất màu tím nhạt từ từ  

C6H5  –  CH3 + 3[O] C6H5COOH + H2O+ Benzen không làm mất màu tím của dung dịch brom.

2.3.5. Chương “ Dẫn xuất halogen - ancol - phenol ”  

Dạng 1. Phân biệt các dẫn xuất halogen 

Phân biệt các dẫn xuất halogen chủ yếu dựa vào phản ứng thế nguyên tử

halogen bằng nhóm – OH.

Ví dụ. Có ba hợp chất: anlyl clorua, etyl bromua và clobenzen đựng trong 3

o

CH = CH2 

Page 49: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 49/124

 

52

lọ nhãn dán bị mờ đọc không rõ. Một HS đã tìm ra cách để xác định được các hóa

chất trong mỗi lọ. HS đó đã thực hiện bằng cách nào ? 

Giải :Tiến hành thí nghiệm với từng lượng nhỏ 3 chất lỏng như trình bày ở

 bảng sau: 

CH3CH2Br

etyl bromua

CH2=CH-CH2Cl

anlyl clorua

C6H5Cl

Clobenzen

Đun sôi với nước,

gạn tách bỏ lớp

hữu cơ, nhỏ tiếp

vào đó dd AgNO3.

Không có kết tủa  Có kết tủa trắng

(AgCl)

Không có kết tủa 

Đun với dd NaOH,

tách bỏ lớp hữu

cơ, axit hóa phần

còn lại bằng

HNO3, nhỏ tiếp

vào đó dd AgNO3.

Có kết tủa vàng

nhạt (AgBr) 

Không có kết tủa 

CH2 = CHCH2-Cl + H2Oot

 CH2 = CHCH2-OH + HCl

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 

CH3CH2Br + NaOHot

 CH3CH2OH + NaBr

HBr + AgNO3 → AgBr  + HNO3 

Dạng 2. Xác định CTPT 

Ví dụ.  Một ankanol có 12,5% H về khối lượng trong phân tử. 

a) Xác định CTPT của A. 

 b) Cho 19,2 gam A tác dụng với Na thì thu được bao nhiêu lít H2 ở đktc ? 

Giải : a) Ankanol A : CnH2n+2O

 H 

n

 H 

n

%

22

%100

1612  

 

 5,12

22

5,12100

1612  

  nn

 

  n = 1

Page 50: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 50/124

 

53

 b) CH3OH + Na → CH3ONa + 1/2H2 

nCH3OH = 6,032

2,19 mol

2 H n  =2

1  OH CH n

3 = 0,3 mol  

2 H V   = 6,72 lít

Dạng 3. Biện luận tìm CTPT ancol dựa vào tỉ lệ O H CO   nn22

: ,   ancol  H    nn :2  

* Dựa vào tỉ lệ  O H CO   nn22

:  

  Mối tương quan 2 chiều : Ancol no nH2O > nCO2

Ancol no : nancol = nH2O  –   nCO2 

Ancol no, đơn chức : nO2 tham gia = 1,5. nCO2 

* Dựa vào tỉ lệ  ancol  H    nn :2  

- Cho ancol hoặc hỗn hợp ancol tác dụng với Na, K ... thu được muối ancolat và H2.

R(OH)a + aNa  R(OH)a +2

aH2 (1)

Dựa vào tỉ lệ số mol giữa ancol và H2 để xác định số lượng nhóm chức. 

+ Nếu 21

2

 H 

ancol 

n

n    ancol đơn chức. 

+ Nếu

2

1

 H 

ancol 

n

n    ancol 2 chức. 

+ Nếu 23

2

 H 

ancol 

n

n    ancol 3 chức. 

 Lưu ý:

+ Nếu cho hỗn hợp 2 ancol tác dụng với Na, K mà 21

2

 H 

ancol 

n

n     trong hỗn hợp 2

ancol có 1 ancol đa chức. 

+ Trong phản ứng thế của ancol với Na, K ta luôn có:2

2 Na H n n  Ví dụ.  Đốt cháy hoàn toàn ancol A và cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng

H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 1 tăng 2,7 gam và bình 2 tăng

4,4 gam. Tỉ khối hơi của A so với nitơ bằng 2,214. Xác định CTPT, viết CTCT và

gọi tên A, biết 1 mol A tác dụng với Na giải phóng 1 mol H2.

Giải : nCO2=   mol 1,0

44

4,4 ; n   O H 2

=   mol 15,018

7,2  

 Nếu2 ( ) ( ) H ancol An n ancol A  đa chức

Page 51: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 51/124

 

54

n   O H 2 > nCO

2  ancol no

Mặt khác 2 1 H 

ancol 

n

n    ancol 2 chức. 

 X là ancol no 2 chức : CnH2n+2O2 

14n + 2 = 2,214.28 = 62  n = 2 X: C2H6O2 

CH2(OH)-CH2(OH) etylen glicol (etan-1,2-điol). 

Dạng 4. Giải toán ancol dựa vào phản ứng tách nước 

Tách nước tạo anken : xúc tác H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≥ 170oC.

-  Nếu 1 ancol tách nước cho ra 1 anken duy nhất => ancol đó là ancol no đơn

chức có số C ≥ 2. 

-  Nếu 1 hỗn hợp 2 ancol tách nước cho ra 1 anken duy nhất => trong hỗn hợp2 ancol phải có ancol metylic ( CH3OH) hoặc 2 ancol là đồng phân của nhau. 

- Ancol bậc bao nhiêu, tách nước cho tối đa bấy nhiêu anken => khi tách nước

1 ancol cho 1 anken duy nhất thì ancol đó là ancol bậc 1 hoặc ancol có cấu

tạo đối xứng cao.

- Trong phản ứng tách nước tạo anken ta luôn có :

+   ancol n       O H anken   nn2

 

+   ancol m       O H anken   mm2

 

2.Tách nước tạo ete : xúc tác H2SO4 đặc ở to < 170oC

- Tách nước từ n phân tử ancol cho ra2

)1(   nn ete, trong đó có n phân tử ete đối

xứng. 

- Trong phản ứng tách nước tạo ete ta luôn có : 

+ nancol 

 bị ete hóa = 2       O H ete   nn 22  

+   ancol m       O H ete   mm2

 

 Nếu hỗn hợp các ete sinh ra có số mol bằng nhau thì hỗn hợp các ancol ban đầu

cũng có số mol bằng nhau. 

  Lưu ý : Trong phản ứng tách nước của ancol X, nếu sau phản ứng được chất

hữu cơ Y mà : 

Page 52: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 52/124

 

55

  + dY/X < 1 hay 1 X 

 M 

 M  => chất hữu cơ Y là anken. 

  +dY/X > 1 hay 1 X 

 M 

 M  => chất hữu cơ Y là ete. 

Dạng 5. Toán liên quan đến hiệu suất phản ứng và độ rượu Độ rượu (ancol)

- Độ rượu  (ancol) là thể tích (cm3, ml) của ancol nguyên chất trong 100 thể tích

(cm3, ml) dung dịch ancol. 

Độ ancol = ancolV

Vdd ancol 

nguyªn chÊt .100

- Muốn tăng độ ancol: thêm ancol nguyên chất vào dung dịch; muốn giảm độ ancol:

thêm nước vào dung dịch ancol. 

Dạng 6. Cách xác định số nhóm OH liên kết với vòng benzen hoặc nhánh của

 phenol

Cho hợp chất thơm A ( không chứa chức axit hoặc este) tác dụng với NaOH hoặc 

 Na. Nếu A có n nhóm OH trên vòng benzen và m nhóm OH liên kết với C ở nhánh 

- 2R(OH)n+m + 2(n+m)Na → 2R(Ona)n+m  + (n+m) H2 

Ta có :2

2   mnn

n A

 H      => (n + m) = Số nhóm chức OH 

- Chỉ có nhóm OH liên kết với vòng benzen phản ứng với NaOH - R(OH)n+m +

nNaOH → R(OH)m (ONa)n  + nH2O

Ta có : A

 NaOH 

n

nn  , rồi từ đó suy ra m từ tổng (n+m) 

Ví dụ.  Khi đốt 0,1 mol một chất X ( dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 

thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng một mol X  chỉ tác dụng được với một mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. C2H5C6H4OH B. HOC6H4CH2OH

C. HOCH2C6H4COOH D. C6H4(OH)2 

Giải :Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz 

CxHyOz  O H  y

 xCOO

222

2        

0,1 0,1x

Page 53: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 53/124

 

56

Theo đề bài : m 2,352CO ↔ 0,1.x.44 < 35,2 => x < 8 

Mặt khác : 1 mol X tác dụng với 1 mol NaOH => trong cấu tạo của X có 1 nguyên

tử H linh động ( nằm trong chức –OH hoặc – COOH).

Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có C2H5C6H4OH thỏa mãn điều kiện trên

=> Đáp án A 

Dạng 7. Tính khối lượng phenol tham gia và sản phẩm tạo thành trong phản ứng 

 Để tiện lợi cho việc tính toán, viết PTHH các phản ứng dưới dạng CTCT thu gọn (

không vẽ vòng benzen)

C6H5OH + 3HNO3→ (O2 N)3C6H2OH↓ + 3H2O

C6H5OH + 3Br 2→ C6H2Br 3OH↓ + 3HBr  

Ví dụ.  Nhỏ dd HNO3 vào dd phenol bão hòa trong nước và khuấy đều, thấy cókết tủa màu vàng X có CTPT là C6H3 N3O7.

a)  Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng các PTHH. 

 b)  Tính khối lượng kết tủa X thu được khi cho 23,5 g phenol tác dụng với lượng

vừa đủ axit nitric, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. 

Giải : a) Từ CTPT cho thấy X có 3 nhóm –  NO2  thay thế cho 3 nguyên tử H của

vòng benzen do xảy ra phản ứng: 

C6H5OH + 3HNO3→ (O2 N)3C6H2OH↓ + 3H2O

 b) n phenol = 0,25 mol → nX = n phenol pư = 0,25 mol

mX = 0,25.229 = 57,25 g

2.3.6. C hương “Anđehit  - xeton –  axit cacboxylic”  

Dạng 1. Xác định CTPT- Xác định CTPT dựa vào % nguyên tố : 

+Giả sử anđehit no đơn chức CnH2nO và đề cho biết %O 

OO

n

%

16

%100

14

 

+ Giả sử axit cacboxylic no đơn chức CnH2nO2 và đề cho biết %O 

OO

n

%

2.16

%100

14

 

- Tác dụng với kiềm : R(COOH)x + x NaOH R(COONa)x + xH2O

+ Vì khối lượng 1 mol muối Na hơn 1 mol axit là : 23 -1 = 22g nên ta có:

n NaOH (phản ứng)

=22

1(m

muối  –  m

axit)

Page 54: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 54/124

 

57

+ Dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thì : mchất rắn=mmuối+ mkiềm dư 

nH2=

2

1naxit  Axit đơn chức 

- Phản ứng đốt cháy 

  Với anđehit CnH2nO +2

13   n O2   nCO2 + nH2O

CnH2n-1-CHO +2

13   n O2   (n+1)CO2 + nH2O

+ anđehit no: nCO2 = nH2O 

+ anđehit không no, gốc hiđrocacbon có 1 liên kết đôi: nCO2 - nH2O = nanđehit.

  Với axit cacboxylic 

+ Khi đốt cháy axit mà ta có n 2CO = n   O H 2  Axit no đơn chức, mạch hở. + Khi đốt cháy một axit cacboxylic không no (1 nối đôi C = C) đơn chức thì:

2 2axit CO H On n n  

- Dựa vào phản ứng tráng bạc 

R(CHO)x + 2x[Ag(NH3)2]OH → R(COONH4)x + 3xNH3 + 2xAg + xH2O

Với anđehit đơn chức( x = 1) 

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 3NH3 + 2Ag + H2O

Tỉ lệ mol: HCHO

 Ag 

n

n= 2

Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: HCHO

 Ag 

n

n= 4.

H C

O

H  

 Nếu tìm công thức phân tử của anđehit đơn chức thì trước hết giả sử anđehit

này là anđehit fomic. Nếu các số liệu không phù hợp với nhau thì giải lại với

anđehit đơn chức dạng RCHO. 

- Dựa vào phản ứng oxi hóa ancol

CnH2n+1OH + CuO   CnH2nO + Cu + H2O (tổng quát cho cả ancol bậc 1 lẫn bậc 2) 

+4[Ag(NH3)2]OH  (NH4)2CO3 + 6NH3  + 4Ag

+ H2O

Page 55: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 55/124

 

58

Hay CnH2n+1OH + O   CnH2nO + H2O

1 1 1 1 (mol)

Khối lượng chất rắn giảm = mO(PƯ) = mO(trong CuO)

Ví dụ.  Công thức đơn giản nhất của một anđehit no, mạch hở B là C2H3O. Tìm

CTPT của B.

Giải : 

Cách 1 : Anđehit no, mạch hở hay CmH2m + 2 –  z (CHO)z  Cm+zH2m+2Oz 

Công thức anđehit trên có thể viết C2nH3nOn 

Ta phải có :

n z 

nm

n z m

322

2

 

2

2

2

n

 z 

m

 

Vậy CTPT của B là C4H6O2.

Cách 2 : Công thức B có thể viết C2nH3nOn hay CnH2n(CHO)n 

Số liên kết    trong phân tử = số nhóm – CHO = n

  nnn

2

32)2(2 

Vậy n = 2, tức B có CTPT là C4H

6O

2.

Cách 3 : Công thức B có thể viết C2nH3nOn hay CnH2n(CHO)n 

B no nên 3n + n = 2n + 2

Vậy n = 2, tức B có

Ví dụ 3.  Axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở A có 53,33 %O về khối lượng.

Tìm CTPT của A. 

Giải : A: CnH2nO2 

33,532.16

33,5310014

n  n = 2

Vậy CTPT của A là C2H4O2.

CTPT là C4H6O2.

Dạng 2. Biện luận CTPT dựa vào tỉ lệ O H CO   nn22

: , nAg : nanđehit, nH2 : nanđehit 

  Anđehit mà nCO2 = nH2O  no, đơn chức, mạch hở. 

  Phản ứng cộng H2 

Page 56: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 56/124

 

59

CnH2n+2 –  2k – m (CHO)m  + ( k+m) H2        0

,t  Ni  CnH2n+2-m(CH2OH)m 

 Nếu nanđehit= n2 H    hoặc nxeton=n

2 H     Anđehit hoặc xeton đơn chức có gốc

hiđrocacbon no, mạch hở. 

 Nếu nanđehit< n2

 H hoặc nxeton < n

2

 H    Anđehit hoặc xeton có thể là đa chức hoặc

có gốc hiđrocacbon không no hoặc vừa có gốc hiđrocacbon không no vừa đa chức. 

  Số chức của anđehit =andehit 

 Ag 

n

n

.2 ; anđehit đơn chức :

anđnđeh

 Ag 

n

n= 2

Đặc biệt : nHCHO khi phản ứng với AgNO3/NH3 cho tỉ lệ: HCHO

 Ag 

n

n= 4. Vậy : 

- Anđehit đơn chức màandehit 

 Ag 

n

n= 4   phải là HCHO. 

- Hỗn hợp các anđehit đơn chức màandehit 

 Ag 

n

n> 2  Hỗn hợp phải có HCHO. 

Hỗn hợp 2 anđehit mạch hở ( khác HCHO ) mà 2 <andehit 

 Ag 

n

n < 4  có một anđehit

đơn chức và 1 anđehit 2 chức. 

Ví dụ. Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2  bằng số mol

H2O. Nếu cho X tác dụng v ới lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol

Ag gấp 4 lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

Giải :  nCO2 = nH2O  X là anđehit no đơn chức. 

Mặt khác :andehit 

 Ag 

n

n= 4  X phải là HCHO. 

Dạng 3. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng. 

Ví dụ.  Cho 50 gam andehit axetic tác dụng với dung dịch AgNO3  /NH3  (đủ) thu

được 21,6 gan Ag kết tủa. Tính C% của andehit axetic trong dung dịch đã dùng. 

Giải :  nAg = 0,2 mol 

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4  + 3NH3 + 2Ag + H2O

0,1 0,2 (mol)

C% (CH3CHO)=50

100).44.1,0(= 8,8 (%)

Dạng 4. Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học 

Page 57: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 57/124

 

60

- Axit cacboxylic làm quì tím hóa đỏ, tác dụng với Cu(OH)2  tạo dung dịch màu

xanh nhạt, sủi bọt khí khi tác dụng với Na, Na2CO3.

- Axit fomic(HCOOH) tham gia được phản ứng tráng gương, axit

acrylic(CH2=CH-COOH) làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom và màu tím

của dung dịch KMnO4.

H C

O

OH  

CH2=CH-COOH + Br 2 → CH2Br - CHBr- COOHVí dụ.  Phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học : 

a) Andehit axetic, axit axetic, glixerol và etanol.

 b) Axit fomic, andehit axetic, axit axetic, ancol etylic.c) Propan-1-ol, propan-1,2-điol, andehit axetic, axit axetic. 

d) Fomalin, axit axetic, andehit axetic, axit fomic.

Giải :a) 

Andehit axetic Axit axetic Glixerol Etanol

Quì tím - Hóa đỏ  - -

AgNO3  / dd

 NH3, to 

Ag   /// - -

Cu(OH)2  /// /// Tạo dd xanh lam  -

CH3CH=O + 2Ag(NH3)2OH    o

t    CH3-COONH4 + 2Ag  + 3NH3 + H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5O(OH)2]2Cu + 2H2O

 b), c), d) Tự giải. 

Dạng 5. Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng Ví dụ . Cho 100 gam dung dịch CH3COOH 6% (dung dịch A) thêm tiếp 17,6 gam

một axit X cùng dãy đồng đẳng của axit axetic vào dung dịch A được dung dịch B. 

a) Tính nồng độ % các axit trong dung dịch B. 

 b) Để trung hòa dung dịch B cần 200 ml dung dịch KOH 1,5M. Lập CTPT và viết

CTCT của X. 

+ 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2NH3  +

2Ag + H2O

Page 58: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 58/124

 

61

Giải :

a) mCH 3 COOH =100

100.6= 6 g

m dd B = 100 + 17,6 = 117,6 g

C% CH 3 COOH =6,117

100.6  = 5,10%

C% X =6,117

100.6,17 = 14,97%

 b) n CH 3 COOH =60

6= 0,1 mol

n2axit = nKOH = 0,3 mol  nX = 0,3 –  0,1 = 0,2 mol

X : CnH2n+1COOH 14n + 46 =

2,0

6,17 = 88  n = 3

Vậy X là C3H7COOH

CTCT : CH3-CH2-CH2-COOH và CH3-CH(CH3)-COOH

2.4. Hệ thống bài tập bồi dƣỡng học sinh tự học 

2.4.1. Hệ thống bài tập chương “Đại cương về hóa hữu cơ”  

2.4.1.1. Bài tập tự luận 

1. Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ :

CH3-CH2-COOH, CH3-NH2, CH3-CH3, CaCO3, NaHCO3, H2CO3, C2H5-OH, 

C6H5-CHO, C2H5-CO-CH3.

2. Có các hoá chất sau : NaCl, C12H22O11, H2O, (C17H33COO)3C3H5, C2H5OH,

CaCO3, CH3COOH, NaOH, C6H6 , CaC2, CO2 , H2CO3, CH4.

Chỉ ra những chất nào thuộc chất hữu cơ. 

3. Cho các chất : CH4, C2H6, C4H6, C2H5Cl, C2H5OH, CH3OCH3, C6H6,

CH3COOC2H5, C6H5 NH2, C6H12O6, (CH2-CH2)n, CH3CHO. Xếp riêng thành hai dãy

chất : hiđrocacbon, dẫn xuất của hiđrocacbon. 

4. Đốt cháy hoàn toàn 5,80 gam chất X thu được 2,65 gam Na2CO3 ; 2,25 gam H2O

và 12,10 gam CO2. Tìm công thức phân tử của X. .

5. Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử

của X bằng 88. Xác định CTPT của X. 

Page 59: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 59/124

 

62

6. Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam một hợp chất hữu cơ A thu được CO 2 và H2O rồi

dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 8 gam và

xuất hiện 10 gam kết tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong A.  

7. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu cơ X thu được CO 2 và H2O. Dẫn toàn bộ

sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, rồi qua bình (2)đựng dung dịch KOH thấy khối lượng bình(1) tăng 5,4 gam, khối lượng bình(2)

tăng 8,8 gam. Xác định % khối lượng các nguyên tố trong X.

8. Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau

và lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Xác định công thức phân tử của Y

9. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 

(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch

Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoátra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Xác định công thức phân tử của X. 

10. Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO 2 và 0,2714

gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong

A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà

axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết

MA= 60. Tìm công thức phân tử của A. 

11. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít(đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít

khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Tìm công thức phân tử của X ?  

12. Phân tích 1,47 gam chất hữu cơ Y (C, H, O) bằng CuO thì thu được 2,156 gam

CO2 và lượng CuO giảm 1,568 gam. Tìm công thức đơn giản nhất của Y. 

13. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14.

14. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2  bằng

2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.

Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử

của hiđrocacbon đó. 

15. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí

vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ

sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối

lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít

Page 60: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 60/124

 

63

(đktc). Biết2OX

d < 2. Xác định công thức phân tử của X. 

16. Viết công thức các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10. 

17. Cho các chất sau: CH3 - CH2  – CH3 (1), CH2 = CH –  CH3 (2), CH3  –  CH = CH –  

CH3 (3), CH2 = CH –  CH2  – CH2  –  CH3 (4), CH3  –  CH2  –  CH2  –  CH3 (5)

Hỏi những chất nào là đồng đẳng của nhau? Những chất nào là đồng phân của nhau

? Chất nào có đồng phân hình học ? 

18. Viết công thức các đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Br 3 .

19. Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử

C3H6O.

20. Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp

khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch

KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít.Xác định công thức phân tử của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều

kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.

Đáp án bài tập tự luận 

4. C6H5ONa 5. C4H8O2. 

6. % C = 75%; %H = 25%  7. % C = 52,17%; %H = 13,04%; %O = 34,79%

8. C3H6O. 9. C3H7O2 N. 

10. CH4ON2.  11. C2H7O2 N. 

12. CH2O 14. C3H8.

15. C2H7 N.  20. C2H6. 

2.4.1.2. Bài tập trắc nghiệm 

21. Vitamin A có công thưc phân tư C 20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có

chưa liên kêt ba. Sô liên kêt đôi trong phân tư vitamin A la 

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

22. Metol C10H20O va menton C10H18O chung đêu co trong tinh dâu bac ha. Biêt phân tư metol không co nôi đôi, còn phân tử menton có 1 nôi đôi. Vây kêt luân nao

sau đây la đung ? 

A. Metol va menton đêu co câu tao vong

B. Metol co câu tao vong, menton co câu tao mach hơ 

C. Metol va menton đêu co câu tao mach hơ

D. Metol co câu tao mach hơ, menton co câu tao vong 

23. Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H10 là:

Page 61: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 61/124

 

64

A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 

24. Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 là:

A. 7 B. 8 C. 9 D. 10

25. Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam hợp chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) cần 1,904 lít

khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Công thức phân tử của Z là: 

A. C4H6O2  B. C8H12O4  C. C4H6O3  D. C8H12O5 

26. Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO 2 và

H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A? 

A. 4 B. 2 C. 3  D. A.1

27. Hợp chất X có thành phần % về khối lượng : C (85,8%) và H (14,2%). Hợp

chất X là A. C3H8  B. C4H10  C. C4H8  D. kết quả khác 

28. Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối

lượng. Công thức phân tử của hợp chất là: 

A. C3H6O2  B. C2H2O3  C. C5H6O2  D. C4H10O

29. Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích

khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). CTPT của X là:  

A. C4H10O  B. C4H8O2  C. C4H10O2  D. C3H8O30. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO 2 và 1,8

gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe  = 4) là 7,5. CTPT của X là: 

A. CH2O2  B. C2H6  C. C2H4O D. CH2O

31. Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam

H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O 2. Các thể tích đo ở cùng

điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hợp chất đó là: 

A. C2H

6O

2  B. C

2H

6O C. C

2H

4O

2  D. C

2H

4O

32. Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O ; 6,72 lít

CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:  

A. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26%  B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%

C. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2% D. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%

33. Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam

CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH 3 

rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được

Page 62: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 62/124

 

65

trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38

gam. CTPT của X là: 

A. CH5 N B. C2H5 N2  C. C2H5 N D. CH6 N

34. Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O 2, thể

tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếptheo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở

cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của Y là: 

A. C3H6O  B. C3H8O2  C. C3H8O D. C3H6O2 

35. Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO 2 ; 0,9 gam H2O và 112

ml N2 đo ở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất X ở 127o C và 1,64 atm

người ta thu được 0,4 lít khí chất X. CTPT của X là:  

A. C2H5ON B. C6H5ON2  C. C2H5O2 N  D. C2H6O2 N36. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cân 10 thê tich oxi (đo

cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O vơi

mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biêt MA < 150. A co công thưc phân tư la:

A. C4H6O B. C8H8O C. C8H8  D. C2H2 

37. Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi

đốt. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn

800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thểtích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của chất hữu

cơ là:

A. C3H8  B. C2H4  C. C2H2  D. C2H6 

38. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09

gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO 3 

người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng

42,5. Công thức phân tử của hợp chất là:A. CH3Cl B. C2H5Cl C. CH2Cl2  D. C2H4Cl2 

39.  Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, N) cần dùng 15,12 lít O2

(đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua bình đựng nước vôi trong, dư thấy có 40

gam kết tủa xuất hiện và có 1120 ml (đktc) khí bay ra. CTPT của X là

A.  C3H9 N B.  C3H10 N2 C.  C4H11 N  D.  C4H9 N

Page 63: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 63/124

 

66

2.4.2. H ệ thố ng bài t ậ p chương “Hiđrocacbon no”  

2.4.2.1. Bài t ậ p t ự  luận

40. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X với lượng vừa đủ O2, toàn bộ sản phẩm

cháy được dẫn qua hệ thống làm lạnh thì thể tích giảm hơn một nửa. Hỏi X thuộc

dãy đồng đẳng nào ?41. Nhiệt phân C3H8 , giả sử xảy ra 2 phản ứng: 

C3H8        0

t,xt  CH4  + C2H4 

C3H8        0

t,xt  C3H6  + H2 

ta thu được hỗn hợp Y. Biết có 70% C3H8   bị nhiệt phân.Tính giá trị của

YM (gam/mol).

42. Crackinh hỗn hợp X gồm C4H10, CH4, H2 thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Biết

có 80% C4H10  bị phân hủy. Tính tỉ khối (d ) của X so với Y.

43. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B (MA < MB)

thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào   bình đựng

dung dịch nước vôi trong dư thấy có 85 gam kết tủa xuất hiện và thu được dung

dung dịch có khối lượng giảm 27,8 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi ban

đầu. Xác định CTPT và phần trăm số mol của A, B trong hỗn hợp X.

44. Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn

toàn m gam X cần dùng 32,8 gam O2 và thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Tìm m. 45. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A cần dùng 38,4 gam O2 và thu được 16,8

lít CO2 (đktc). Khi cho A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 1 sản phẩn

thế. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.

46. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon có phân tử khối hơn kém nhau 28

đvC trên ta thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,2 gam H2O. Xác định công thức phân tử

của 2 hiđrocacbon đã cho.

47.  Hỗn hợp 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trênta thu được 5,6 lít CO2  và 6,3 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hai

hiđrocacbon. 

48.  Hỗn hợp X gồm 2 ankan cùng dãy đồng đẳng, có phân tử khối hơn kém nhau

14 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp trên ta thu được 3,36 lít CO2 (đktc).

Tìm công thức phân tử của hai ankan . 

49. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 6,3 gam H2O. Cho sản phẩm

cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được m gam. Tính m. 

Page 64: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 64/124

 

67

50. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần

lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình một tăng 4,14

gam; bình 2 tăng 6,16 gam. Hỏi số mol ankan có trong hỗn hợp là bao nhiêu ? 

51. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon thuộc

cùng dãy đồng đẳng. Hấp thu toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịchCa(OH)2 dư thấy có 45 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch nước vôi

giảm 14,4 gam. Hỏi giá trị của V là bao nhiêu?

52. Oxi hoá hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X cần  17,92 lít O2 (đktc) thu được

11,2 lít CO2(đktc). Tìm CTPT của X. 

53. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy

đồng đẳng cần dùng 9,52 lít O2 và thu được 5,6 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc.

Tính giá trị của m. 54. Đốt cháy hết hỗn hợp X gồm hai hiđro cacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng liên

tiếp, hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu

được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 7,7 gam. Xác

định CTPT của hai hiđrocacon trong X.

55. Hỗn hợp X gồm hai ankan thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn

toàn hỗn hợp X sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào bình I đựng H2SO4 đặc

 bình II đựng 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng bình I tăng 6,3 gam, bình II có 25 gam kết tủa xuất hiện. Xác định CTPT của hai

ankan trong X.

56. Oxi hoá hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 ankan. Sản phẩm thu được cho đi

qua bình I đựng H2SO4 đặc, bình II đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng của

 bình I tăng 6,3 gam và bình II có m gam kết tủa xất hiện. Tìm m. 

57. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon no mạch hở.  Sản

 phẩm thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 37,5 gam kết tủavà khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm m gam. Tính m.

58. Crackinh m gam hỗn hợp C4H10 thu được hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4 

và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp này thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam

H2O. Tính giá trị của m ?

59. Crackinh C4H10 được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, H2 và C4H10 dư.

Có MX  = 36,25 đvC. Tính hiệu suất phản ứng crackinh.

60. Khi crackinh 40 lít C4H10 ta thu được 56 lít hỗn hợp khí X gồm C4H8, H2, C2H4,

Page 65: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 65/124

 

68

C2H6, C3H6, CH4 và C4H10 dư. Tính hiệu suất phản ứng crackinh là (các thể tích khí

đo ở cùng điều kiện).

Đáp án bài tập tự luận 

40.   Ankan  41. 25,88 gam/mol

42. 1 < d < 1,8 43.  A: C 3 H 8  60%,  B : C 4 H 10 40% 

44. m = 8,9 gam

45. CTPT của A là C5H12  CTCT phù hợp của A là: 

CH3

 

CH3  C  CH3 : neopentan 

46. C2H6 và C4H10  CH3 47. C2H6 và C3H8 

48. CH4 và C2H6  49. 49,25 gam 50. 0,09 mol

51. 3,36 lit 

52. C5H12  53. 3,7 gam 54. C2H6 và C3H8 

55. C2H6 và C3H8 56. 49,25 gam 57. 11,55 gam 

58.  5,8 gam  59. 60%  60. 40%

2.4.2.2. Bài tập trắc nghiệm 

61. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo

của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2  B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3 

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3 

62. Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14 là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

63. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6  B. C3H8  C. C4H10  D. C5H12 

64. Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng

nào ? A. ankan B. không đủ dữ kiện để xác định

C. ankan hoặc xicloankan  D. xicloankan

65. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là 

A.  phản ứng tách  B.  phản ứng thế  C.  phản ứng cộng  D. Cả A, B, C 

Page 66: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 66/124

 

69

66. Cho iso- pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối

đa thu được là: 

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

67. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam

H2O. CTPT của X là A. C2H6 B. C3H8  C.  C4H10  D.  CH4 

68. Oxi hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng liên

tiếp, thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. CTPT của hai hidrocacbon trong X là 

A.  CH4.và C2H6  B.  C2H6 và C3H8 

C.  C3H6 và C4H8 D.  C2H4 và C3H8 

69. Một hiđrocacbon mạch hở thể khí ở điều kiện thường, nặng hơn không khí và

không làm mất màu nước brom. Biết bằng X chỉ cho một sản phẩm thế monoclo,CTPT của X là 

A. CH4  B.  C2H6  C.  C3H8  D.  C4H10 

70.  Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 giả sử xảy ra 2 phản ứng : 

C3H8 0t   CH4  + C2H4 

C3H8 0t   C3H6  + H2 

ta thu được hỗn hợp X. Biết có 90% C3H8  bị nhiệt phân, giá trị của

XM (gam/mol) làA.  39,6 B.  23,15 C. 2,315 D.  3,96

71. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4

gam H2O. CTPT của X là

A.  CH4.  B.  C2H6 C. C2H2 D.  C2H4 

72.  Một hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối hơi so với metan là 1,5. Hỗn

hợp X có thể là hỗn hợp nào trong số hỗn hợp sau đây : 

A.  CH4 và C4H10  B.  C2H4 và C3H6

C.  C2H2 và C3H4  D.  C2H6 và C3H8 

73. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lít (đktc) một ankan và hấp thụ hết sản phẩm cháy

 bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 31,92 gam. CTPT của

ankan là

A. C2H6  B. C3H8  C. C4H10  D.  C5H12 

74. Ankan X tác dụng với Cl2 (askt) tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm

38,38% khối lượng. Vậy X là 

Page 67: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 67/124

 

70

A. CH4  B. C3H8  C. C5H12  D.  C4H10 

75.  Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X và 1,16 gam sec  –   butylaxetat

(CH3COOCH(CH3)CH2CH3) thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 2,43 gam H2O. Công

thức phân tử của X là 

A.  C3H6  B.  C4H10  C.  C2H4  D.  C3H8 76.  Nạp một hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon A và O2 dư theo tỉ lệ thể tích 1 : 4 vào

khí kế. Sau khi cho nổ và ngưng tự hơi nước rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì hỗn

hợp khí Y có áp suất giảm chỉ còn một nửa so với áp suất của hỗn hợp X. CTPT của

A là

A. C2H4 B. C2H6  C. C2H2  D. C3H6 

77.  Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được 1,792 lít CO2 (đktc) và 1,62 gam

H2O. X tác dụng được với Cl2 có ánh sáng được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Xcó tên là A. isooctan B.  neopentan

C.  2,3 –  đimetylbutan D.  2,2,3,3 –  tetrametylbutan 

2.4.3.  Hệ thống bài tập chương “Hiđrocacbon không no”

2.4.3.1. Bài tập tự luận 

78. Một bình kín có chứa C2H4 và H2 (đktc) và một ít bột Ni. Nung bình một thời

gian sau đó làm lạnh đến 00C. Áp suất trong bình lúc đó là p atm. Tỉ khối so với H2 

của hỗn hợp khí trước và sau phản ứng là 7,5 và 9.  a) Phần trăm thể tích của khí C2H6 trong hỗn hợp khí sau phản ứng. 

 b) Tính giá trị của P. 

79. Một hỗn hợp X gồm 2 anken A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Trộn một

thể tích X với một thể tích H2 được hỗn hợp Y có d(Y/H2) =3

26. Cho hỗn hợp Y

vào bình kín dung tích 2,8 lít thì P1 = 4,8 atm (00C), bình có chứa một ít bột Ni thể

tích không đáng kể. Nung bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp

suất trong bình P2 = 2,64 atm.

a) Xác định công thức phân tử của hai anken A, B.

 b) Tính số mol H2 đã phản ứng.

80.  Cho 1,904 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm H2 và hai anken kế tiếp đi qua bột Ni,

nung nóng thu được hỗn hợp khí B (h = 100%), giả sử tốc độ của hai anken phản

ứng là như nhau. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 8,712 gam CO 2 

và 4,086 gam H2O. Xác định công thức phân tử của hai anken . 

Page 68: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 68/124

 

71

81. (Thi ĐH - 2009) Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr

cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 là 9,1. Đun nóng X có xúc

tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y không làm mất màu

nước brom; tỉ khối của Y so với H2  bằng 13. Xác định công thức cấu tạo của anken. 

82. Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình đựng dung dịch brom dư. Sau phản ứng hoàn toàn thấy có 24 gam brom bị mất

màu, khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 6,3 gam và 2,24 lít (đktc) khí đi ra

khỏi bình. Tỉ khối của X so với H2 là 18,6. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon

trong X là

83.  Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CnH2n, CmH2m +2, Cn + m + 1H2(n+m) + 2 (m <

n) có số mol bằng nhau lội chậm qua bình đựng dung dịch brom dư, kết thúc phản

ứng thấy khối lượng của bình tăng m gam. Tính m. 84. Hiđrat hóa hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon mạch hở,

cùng dãy đồng đẳng thu được một số ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn các

ancol này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch

Ba(OH)2 dư, thấy có 167,45 gam kết tủa. Tính giá trị của m.

85. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở A, B

cùng dãy đồng đẳng (A chiếm 60% về thể tích trong hỗn hợp X) cần 23,52 lít O2 

(đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư,thấy có 70 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng

hết với dung dịch KMnO4 1/3M thì có 500 ml dung dịch này bị mất màu. Tìm công

thức phân tử của A, B.

86. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở,

cùng dãy đồng đẳng liên tiếp, sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào bình đựng dung

dịch Ba(OH)2 dư thấy có 108,35 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch này

giảm 74,25 gam. Phần trăm thể tích của hiđrocacbon trong X ?

87. Một hỗn hợp A gồm 0,12 mol C2H2  và 0,18 mol H2. Cho A đi qua Ni nung

nóng, phản ứng không hoàn toàn và thu được hỗn hợp khí B. Cho B vào bình đựng

dung dịch brom dư , thu lấy khí C thoát ra rồi đốt cháy hoàn toàn khí này và cho

toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa

xuất hiện và khối lượng của dung dịch giảm 1,36 gam. Hỏi độ tăng khối lượng của

 bình đựng dung dịch brom là bao nhiêu ?

88. (Đhka-08).Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc

Page 69: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 69/124

 

72

tác Ni,sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ

qua bình dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so

với O2 là 0,5. Tính khối lượng bình dung dịch  brom tăng lên. 

89. (đhka-07)Cho 4,48 lít hhX(đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình

chứa 1,4 lít dd Br 2 0,5 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn , số mol brom giảm đi mộtnửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Xác định CTPT của 2 hiđrocacbon. 

90. Hiđrocacbon A (mạch hở, thể khí) có khối lượng 6 gam, tham gia phản ứng

cộng vừa đủ với 0,3 mol Br 2 .CTPT của A. 

91.Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A mạch hở,thể khí và H2 tác dụng vừa

đủ với 0,4 mol Br 2 trong dd, còn khi đốt cháy hoàn toàn X tạo ra 0,6 mol CO2 . Tìm

CTPT của A và % thể tích của A.

92.Cho hỗn hợp khí A gồm 0,1 mol axetilen , 0,2 mol etilen , 0,1 mol etan và 0,36mol hiđro đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác , đun nóng, thu được hỗn hợp khí B.

Dẫn hỗn hợp khí B qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình brom tăng

1,64 gam và có hỗn hợp khí C thoát ra khỏi bình brom. Tính khối lượng của hỗn

hợp khí C. 

93. Nung 0,04 mol C2H2 và 0,05 mol H2 với Ni nung nóng(H=100%)được hỗn hợp

X gồm 3 chất , dẫn X qua dd AgNO3/NH3 dư, được 2,4 gam kết tủa.Tính số mol

chất có phân tử khối lớn nhất. 94.Trong 1 bình kín chứa hỗn hợp gồm hiđrocacbon A và hidro có Ni xúc tác(thể

tích không đáng kể). Nung nóng bình 1 thời gian,thu được 1 khí B duy nhất ở cùng

nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất sau khi nung

nóng. Đốt cháy 1 lượng B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.CTPT của A. 

95.Một bình kín đựng hỗn hợp hiđro và axetilen với 1 ít bột Ni. Nung nóng bình 1

thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu. Nếu cho 1 nửa khí trong bình sau khi

nung nóng đi qua dd AgNO3/NH

3 dư thì có 1,2 gam kết tủa vàng nhạt.Nếu cho nửacòn lại qua bình dd brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,41 gam. Tính khối lượng

etilen tạo ra sau phản ứng cộng H2 .

96. Cho 0,6 mol hỗn hợp A gồm C2H2 , C2H6và H2 qua Ni nung nóng thu được 0,3

mol 1 khí duy nhất . Tính tỉ khối hơi của A so với H2 và % số mol C2H2 trong A.

97. Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6, C3H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X thu

được 28,8 g H2O.Mặt khác, 0,5 mol hh này tác dụng vừa đủ với 500 g dd Br 2 20%.

Tính % thể tích của mỗi khí trong hh X. 

Page 70: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 70/124

 

73

Đáp án bài tập tự luận 

78. a) 20% b) 0,83 atm 79. a) C2H4 và C3H6 b) 0,27 mol

80.  C3H6 và C4H8  81. CH3CH = CHCH3 

82. C2H6 và C3H6  83. 4,2 gam 

84.  11,9 gam  85. C2H4 và C4H8 86. 80 %, 20%  87. 2,72 gam 

88. 1,32 gam  89. C2H2 và C4H8 

90. C3H4  91. C3H4, 40% 

92. 10,28 gam  93. 0,02 mol 

94. C2H2  95.  0,56 gam 

96.  7,5 và 25%  97. 50%, 25%, 25% 

2.4.3.2. Bài tập trắc nghiệm 98. Dẫn 4,48 lít (đktc) hh khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng

dd AgNO3/NH3 dư thấy có 14,7 g kết tủa vàng nhạt. Thành phần % về thể tích của

mỗi khí trong X là: 

A. 80% và 20%  B. 20% và 80% 

C. 50% và50%  D. 60% và 40%

99. Hôn hơp X gôm etilen va H 2 có tỉ khối so với H 2  là 4,25. Dân X qua bôt Ni

nung nong đươc hôn hơp Y ( hiêu suât 75%). Tỉ khối của Y so với H2 là A. 5,23 B. 5,5 C. 5,8 D. 6,2

100. Khi điêu chê axetylen băng phương phap nhiêt phân metan đươc hôn hơp A

gôm axetylen , hidro, metan. Biêt ti khôi cua A so vơi hidro la 5. Vây hiêu suât

chuyên hoa metan thanh axetylen la 

A. 60% B.70% C. 80% D. 90%

101. Cho 4,96 gam gôm CaC2 và Ca tác dụng hết với nước được 2,24 lít (đktc) hôn

hơp khi X.

Dân X qua bôt Ni nung nong môt thơi gian đươc hôn hơp Y. Cho Y qua

 bình đựng brom dư thấy thoát ra 0,896 lít (đktc) hôn hơp Z . Cho dZ/H2 = 4,5. Độ

tăng khôi lương binh nươc brom la 

A. 0,4g B. 0,8g C. 1,2g D. 0,86g

102. Hôn hơp X gôm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hidro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6

lít X (đktc) thì khối lượng CO2 và H2O thu được lần lượt là 

A. 33g va 17,1g B. 22g va 9,9g

C. 13,2g va 7,2g D. 33g va 21,6g

Page 71: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 71/124

 

74

103. Hôn hơp X gôm C2H2 và C3H8 có tỉ khối so với hidro là 15,25. Đê đôt chay hêt

4,48 lít (đktc) hôn hơp X thi thê tich O2 (đktc) tôi thiêu cân dung la 

A. 14 lít  B. 15,6 lít  C. 22,4 lít D. 28 lít 

104. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) C2H4. Hâp thu toan bô san phâm chay vao

dung dich Ca (OH)2  (có chứa 11,1 gam Ca(OH)2). Hỏi sau khi hấp thụ khối lượngdung dich tăng hay giam bao nhiêu gam ?

A. Tăng 2,4g  B. Tăng 12,4g  C. giảm 8,1g D. Giảm 10g

105. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4, 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn

hợp X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch brom dư thu được

hỗn hợp khí Z có phân tử lượng trung bình là 16. Độ tăng khối lượng của dung dịch

 brom là 0,82 gam. Phần trăm thể tích của C2H6 trong hỗn hợp Z là 

A. 44,44% B. 22,22% C. 11,11% D. 33,33%106.  Một hỗn hợp X gồm 0,18 mol C2H2, 0,025 mol C3H4 và 0,27 mol H2. Cho X

đi qua bột Ni nung nóng, phản ứng không hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho

B vào bình đựng dung dịch brom dư, thu được hỗn hợp khí Z thoát ra. Đốt cháy

hoàn toàn Z rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch nước vôi trong

dư, thu được 18 gam kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 13,32 gam. Khối lượng

của bình đựng dung dịch brom tăng lên là 

A. 6,22 gam B. 4,76 gam C. 14,6 gam D. 1,46 gam107. Cho hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon X, Y mạch hở (Y nhiều hơn X một liên

kết ). Lấy 161,28 ml hỗn hợp A rồi cho lội chậm qua bình đựng dung dịch br om

dư thấy có 1,92 gam brom phản ứng và không có khí thoát ra khỏi bình. Mặt khác

đốt cháy hoàn toàn 322,56 ml hỗn hợp A ở trên thu được 1,848 gam CO 2. Các thể

tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của X, Y trong hỗn hợp A lần lượt là  

A.  C2H4 và C2H2  B. C3H6 và C3H4

C. C3H6 và C2H2 D. C2H4 và C3H6 108. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở A, B

liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng cần dùng 2,744 lít O2  (đktc). Sản phẩm

cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 17,73 gam kết

tủa xuất hiện. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên lội qua bình đựng dung dịch AgNO 3 

dư trong NH3 thấy có 1,47 gam kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện. Tên của B là 

A.  propin B. but - 1 - in C. but - 2 –  in D. etin

109. Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125 ml dung dịch KMnO4 1M trong môi trường

Page 72: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 72/124

 

75

trung tính, khối lượng etilenglicol thu được là 

A.  11,625 gam B.  23,250 gam C.  15,500 gam D.  31,000 gam

110. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình

nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức của hai anken là 

A.  C2H4 và C3H6  B.  C3H6 và C4H8 C. C4H8 và C5H10 D.CH4 và C2H6 

111. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợ  p X thu

được a mol CO2 và b mol H2O. Hỏi tỉ số T = b/a có giá trị trong khoảng nào?  

A. 1,2 < T < 1,5 B.  1 < T < 2

C. 1  T  2 D.  1,2  T  1,5

112. Hai hiđrocacbon A và B đều là chất khí điều kiện thường. A có công thức

C2xHy; B có công thức CxH2x. Biết tỉ khối của A so với không khí bằng 2; tỉ khốicủa B so với A bằng 0,482. Công thức phân tử của A và B là 

A. C2H4 và C4H10  B. C4H10 và C3H6 

C.  C4H10 và C2H4  D. C6H14 và C3H6 

113. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken X thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Cho

X tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là  

A. CH2 = CH2  B. (CH3)2C = C(CH3)2 

C. CH2 = C(CH3)2  D. CH3CH = CHCH3 114. Khi đốt cháy 1 lít hiđrocacbon X cần 6 lít O2 tạo ra 4 lít CO2, X có thể làm mất

màu dung dịch brom. Khi cho X cộng hợp với H2O (xt, t0) ta chỉ thu được một sản

 phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là 

A.  CH3C  CCH3 B.  CH3CH = CHCH3 

C.  CH2 = CHCH2CH3  D.  CH3CH2CH = CHCH2 –  CH3 

115. Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp khí X gồm but  – 1 –  en và but – 2 –  en lội chậm qua

 bình đựng dung dịch brom, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam Br 2  bị mất màu .Giá trị của m là 

A. 12 B.  24 C.  36 D.  48

116. Một hỗn hợp khí X gồm C3H6, C4H8 và H2. Cho 8,96 lít (đktc) lít khí X vào một

 bình kín dung tích 5,6 lít có chứa một ít bột Ni (thể tích không đáng kể). Nung nóng

 bình một thời gian, sau đó đưa về 00C, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình

 bây giờ là 0,8 atm. Số mol H2 đã phản ứng là 

A.  0,15 B.  0,2 C.  0,25 D.  0,3

Page 73: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 73/124

 

76

2.4 .4. Hệ thống bài tập chương “ Hiđrocacbon thơm –   Nguồn hidrocacbon thiên

nhiên”  

2.4.4.1. Bài tập tự luận 

117. Từ ben zen , toluen và clo hãy viết PTHH của phản ứng điều chế các hợp chất:

C6H5Cl, CH3-C6H4Cl và C6H5CH2Cl118. Hãy nhận biết các chất sau bằng phương pháp hoá học: 

a. Benzen, hexan và hexen.

 b. ben zen, toluen , stiren.

c. etyl ben zen , vynyl ben zen, phenyl axetilen.

119. Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ chứa vòng nhân benzen và có công

thức phân tử C8H10, C9H12.

120. Cho 1 lít C6H6 (d=0,8 g/ml) tác dụng với 112 lít Cl2 (đktc),xúc tác FeCl3 thuđược450 g cloben zen. Tính hiệu suất phản ứng điều chế cloben zen.

121. Đem trùng hợp 5,2 g stiren . Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100 ml

dd Br 2 0,15 M sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635 g iot. Tính hiệu

suất phản ứng trùng hợp.

122. Nung nóng hỗn hợp X( dạng hơi và khí) gồm 0,1 mol ben zen, 0,2 mol toluen ;

0,3 mol stiren và 1,4 mol H2 trong 1 bình kín ,xúc tác Ni. Hỗn hợp sau phản ứng

đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dd nước vôicó dư. Hỏi khối lượng bình đựng nước vôi tăng lên là bao nhiêu ?

123. Hiđro cacbon X có CTPT C8H10  không làm mất màu dd brom. Khi đun nóng

X trong thuốc tím tạo thành hợp chất C7H5KO2(Y). Cho Y tác dụng với dd HCl tạo

thành hợp chất C7H6O2. Xác định công thức cấu tạo của X. 

124. Đốt cháy 0,39 g chất hữu cơ A hoặc B đều thu được 1,32 g CO 2 và 0,27 g H2O,

có dA/B=3. Xác định CTPT của A và B, biết chúng thuộc loại hiđrocacbon đã biết.

Viết CTCT của A,B.Biết A tác dụng được với Br 2 khi đun nóng , có mặt bột sắt125. Hiđrocacbon A ở   thể lỏng có M <115. Đốt 1,3 g A được 4,4 g CO2. A phản

ứng với H2 (xúc tác Ni) theo tỉ lệ mol là 1:4,với brom trong dd theo tỉ lệ mol 1:1 

Tìm CTPT, CTCT của A. 

126. Cho 13,8g ankyl benzen A tác dụng brom có bột Fe xúc tác thu được 2 dẫn

xuất monobrom có khối lượng 20,52g. Trong mỗi dẫn xuất monobrom đều có

46,784% brom trong phân tử. 

Tìm công thức A và hiệu suất chung của phản ứng. 

Page 74: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 74/124

 

77

127. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm ben zen và xiclo hexen rồi cho toàn bộ

khí sinh ra tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 36,46g kết tủa.Cũng hỗn hợp đó

làm mất màu 50g nước brom3,2%. Tính thành phần % về khối lượng của hỗn hợp. 

128. Hai hiđrocacbon A và B đều có CTPT C6H6  và A có mạch cacbon không

nhánh. A làm mất màu dd brom và dd thuốc tím ở điều kiện thường; B không phảnứng với cả 2 dd trên nhưng tác dụng với H2 dư tạo ra D có CTPT C6H12. A tác dụng với

dd AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa D có CTPT C6H4Ag2. Xác định CTCT của A, B.

129. Hiđrocacbon A là chất lỏng,tỉ khối hơi so với không khí là 2,7. Đốt cháy hoàn

toàn A thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng CO2/H2O=4,9/1

a.Tìm CTPT của A? 

 b. Cho A cộng brom khan theo tỉ lệ 1:1 có mặt bột Fe thu được chất B và khí C. Khí

C hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dd NaOH 0,5 M.Để trung hoà NaOH dư cần 0,5 lít ddHCl 1M.Tìm khối lượng A tham gia phản ứng và khối lượng B sinh ra?

Đáp án bài tập tự luận 

119.  C8H10 : 4 công thức ; C9H12 : 8 công thức.  120. 80%

121. 25% 122.  260,2 g  123. C6H5 - C2H5 

124. C6H6, C2H2  125.  C8H8, C6H5-CH=CH2  126. A :C7H8 toluen, H=80%

127.  %m(benzen)=65,5% ;%m(xiclo hexen)=34,5%

128. A :CH≡C-CH2-CH2-C≡CH, B:129. a) A là C6H6  b) khối lượng (C6H6)=39g, khối lượng (C6H5Br)=78,5 g

2.4.4.2. Bài tập trắc nghiệm 

130. Cumen con co tên goi la 

A. iso-propyl benzen B. etyl benzen C. sec-butyl bezen D. o-xilen

131. Một ankylbenzen A có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy A là: 

A. 1,2,3-trimetyl benzen. B. n-propyl benzen.

C. iso-propyl benzen. D. 1,3,5-trimetyl benzen.132.  Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ? 

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 

133.  Benzen + X  etyl benzen. Vậy X là

A. axetilen. B. etilen. C. etyl clorua. D. etan.

134. Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là: 

A. Brom (dd). B. Br 2 (Fe).

C. KMnO4 (dd). D. Br 2 (dd) hoặc KMnO4(dd).

o

Page 75: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 75/124

 

78

135. A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên (CH)n. 1 mol A cộng tối đa 4 mol

H2 hoặc 1 mol Br 2 (dd). Vậy A là: 

A. etyl benzen B. metyl benzen C. vinyl benzen D. ankyl benzen

136. Cho 100ml bezen ( d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (

xúc tác bột sắt, đun nong) thu đươc 80 ml brom benzen ( d = 1,495 g/ml). Hiêu suât brom hoa đat la 

A. 67,6% B. 73,49% C. 85,3% D. 65,35%

137. Tiên hanh trung hơp 10,4 gam stiren đươc hôn hơp X gôm polistiren va stiren

(dư). Cho X tac dung vơi 200ml dung dịch Br 2 0,15M, sau đo cho dung KI dư vao

thây xuât hiên 1,27 gam iôt. Hiêu suât trung hơp stiren là 

A. 60% B. 75% C. 80% D. 83,33%

138. A la hidrocacbon co %C (theo khôi lương) là 92,3%. A tac dung vơi dung dich brom dư cho san phâm co %C ( theo khôi lương ) là 36,36%. Biêt MA < 120. Vây A

có công thức phân tử là 

A. C2H2  B. C4H4  C. C6H6  D. C8H8 

139. Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với

hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn

 polisitren là:

A.13,52 tấn. B. 10,6 tấn. C.13,25 tấn. D. 8,48 tấn. 140. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về

thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể

tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X. 

A. X không làm mất màu dung dịch Br 2  nhưng làm mất màu dung dịch

KMnO4 đun nóng. 

B. X tác dụng với dung dịch Br 2 tạo kết tủa trắng. 

C.X có thể

 trùng hợp thành PS.

 

D. X tan tốt trong nước. 

141.  Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được

10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:

A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.

2.4 .5. Chương dẫn xuất halogen –  Ancol - Phenol

2.4.5.1. Bài tập tự luận

142. Có ba hợp chất: anlyl clorua, etyl bromua và clobenzen đựng trong 3 lọ nhãn

Page 76: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 76/124

 

79

dán bị mờ đọc không rõ. Một HS đã tìm ra cách để xác định được các hóa chất

trong mỗi lọ. HS đó đã thực hiện bằng cách nào ? 

143. Phân biệt các chất sau : metyl clorua, anlyl bromua và brombenzen 

144. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt : 

a) Glixerol, stiren, ancol benzylic. b) Etanol, glixerol và benzen.

c) Propan-1,2-điol; propan-1,3-điol. 

d) Etanol, đietyl ete, ancol acrylic, etanđiol 

145. Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân có công thức phân tử C 7H8O chứa

vòng benzen. Gọi tên và phân loại chúng theo nhóm chức.  

146. Một ankanol có 12,5% H về khối lượng trong phân tử.  

a) Xác định CTPT của A. b) Cho 19,2 gam A tác dụng với Na thì thu được bao nhiêu lít H2 ở đktc ? 

147. X là hợp chất có CTĐGN là C2H5O, biết X là ancol no, đa chức, mạch hở. Hãy

 biện luận để xác định CTPT của X. 

148. Khi đun nóng ancol no đơn chức X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở điều kiện

nhiệt độ thích hợp thu được một chất hữu cơ B. Tỉ khối của B so với X là 0,7 (hiệu

suất phản ứng là 100%). Tìm CTPT của X. 

149. Cho natri phản ứng hoàn toàn với 11,04 g ancol no, đơn chức, mạch hở A sinhra 2,688 lít khí hiđro (đktc). Xác định công thức phân tử ancol. 

150. Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với

H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6 gam hh Y gồm 3 ete. Biết 3 ete có số mol bằng nhau

và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định CTPT của 2 ancol.

151. Đốt cháy hoàn toàn 3,96 g chất hữu cơ A, thu được 1,792 lít CO2 ( đktc) và

1,44 g H2O. Nếu chuyển hết lượng clo có trong 2,475 g chất A thành AgCl thì thu

được 7,175 g AgCl. 

a) Xác định công thức đơn giản nhất của A. 

 b) Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A so với etan là 3,3.

c) Viết các CTCT mà A có thể có và gọi tên. 

152. Khi cho ankan X tác dụng với Cl2 thu được dẫn xuất monoclo Y trong đó clo

chiếm 33,33% về khối lượng. Tìm CTPT của X. Viết CTCT của X và của Y, biết

rằng X có mạch cacbon không phân nhánh và khi đun nóng Y với dd KOH trong

etanol tạo ra anken duy nhất.

Page 77: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 77/124

 

80

153. Thủy phân hoàn toàn a g chất hữu cơ X chứa clo bằng dd NaOH đun nóng, thu

được 7,40 g ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y tạo thành, dẫn sản phẩm qua bình

1 đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình

1 tăng 9,00 g và bình 2 có 40,00 g kết tủa. 

a)  Tìm CTPT của X, Y và tính a. Viết CTCT và gọi tên X, Y, biết rằng khi X tác dụng với dd KOH trong etanol có

thể tạo ra anken có đồng phân hình học 

154. Thực hiện phản ứng tách nước với một ancol đơn chức A ở điều kiện thích

hợp, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất B có tỉ khối so với A là 1,7.

Xác định CTPT của A. 

155. Cho 20,3 gam hỗn hợp glixerol và một ancol no đơn chức A tác dụng với Na

thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 8,12 gam A hoàn tan vừa hết 1,96 gamCu(OH)2.

a) Xác định công thức phân tử của ancol A.

 b)Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

156. Có 5 lít rượu  etylic 300. Hỏi thêm vào bao nhiêu gam rượu nguyên chất để

được rượu 450 ? Cho biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. 

157. Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 14,00 g hỗn hợp tác dụng với Na

dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). b)  Tính phần trăm khối lượng của các chất trong X. 

c)   Nếu cho 14,00 g X tác dụng với dd Br 2  thì thu được bao nhiêu g kết tủa của

2,4,6-tribromphenol ? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 

Đáp án bài tập tự luận 

146. a) CH3OH. b) 6,72 lit. 147. C4H10O2 

148. X là C3H8O 149. A là C2H6O 

150.CH4O và C

2H

6O 151.a) CH

2Cl b) C

2H

4Cl

152. CTPT của X : C5H12; CTCT của X : CH3CH2CH2CH2CH3, 

Y : CH3CH2CH2CH2CH2Cl hoặc CH3CH2CHClCH2CH3 

153. a) X là C4H10O, Y là C4H9Cl, a = 9,25 gam.

 b) HS tự viết  154. A : C3H7OH

155. a)A: C4H9OH, b) %m   OH  H C  94 = 45,32% ; %m

383   O H C  = 54,68%. 

156. 1008 gam

157. a)%m   OH  H C  56 = 67%, %m   OH  H C  52 = 33% ; b) 0,1 gam

Page 78: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 78/124

 

81

2.4.5.2. Bài tập trắc nghiệm 

158. Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất 

A. poli(phenol-fomanđehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric.

B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 6,6,6. 

C. nhựa poli(vinyl clorua), nhựa novolac và chất diệt cỏ 2,4-D.D. nhựa rezit, chất diệt cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNB.

159. Cho hợp chất thơm ClC6H4CH2Cl tác dụng với dung dịch KOH (đặc, dư, to, p)

thu được

A. KOC6H4CH2OK. B. HOC6H4CH2OH.

C. ClC6H4CH2OH. D. KOC6H4CH2OH. 

160. Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox 

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.161. Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy

đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam

hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là 

A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. 

162. Khi đun nóng một ancol đơn chức no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ

thích hợp thu được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. A là  A. C4H7OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C2H5OH.

163. Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4  đặc trong điều kiện

nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. X là  

A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.

164. Đun nong hôn hơp X gôm 2 ancol đơn chưc no (có H2SO4 đăc lam xuc tac ) ở

140oC. Sau khi phan ưng đươc hôn hơp Y gôm 21,6 gam nươc va 72 gam ba ete co

sô mol băng nhau. Công thưc 2 ancol noi trên la A. CH3OH va C2H5OH. B. C2H5OH va C3H7OH.

C. C2H5OH va C3H7OH. D. C3H7OH va C4H9OH.

165. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng đựng trong 3 lọ mất

nhãn : phenol, stiren, ancol benzylic là

A. quì tím. B. nước Br 2.

C. Na. D. dung dịch NaOH

166. Dãy gồm các chất đều  phản ứng với phenol là 

Page 79: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 79/124

 

82

A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. 

B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH. 

C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH. 

D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH. 

167. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồ m metanol va butan-2-ol đươc 30,8 gamCO2 và 18 gam H2O. Giá trị a là 

A. 30,4. B. 16. C. 15,2. D. 7,6.

168. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu

được V lít khí CO2(ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là

A. m = 2a - V/22,4. B. m = 2a - V/11,2.

C. m = a + V/5,6. D. m = a - V/5,6.

169. Khí CO2  sinh ra khi lên men rượu m gam glucozơ được dẫn vào dung dịchBa(OH)2 dư tạo được 157,6 gam kết tủa. Nếu hiệu suất phản ứng lên men là 80% thì

giá trị của m là

A. 45. B. 90. C. 36. D. 40.

170. Ancol no mạch hở A chứa n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân

tử. Cho 7,6 gam A tác dụng hết với Na cho 2,24 lít H 2 (đktc). Mối quan hệ giữa n và

m là

A. 2m = 2n + 1. B. m = 2n + 2.C. 11m = 7n + 1. D. 7n = 14m + 2

171. Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2,

tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol

H2  thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng được với NaOH theo

tỉ lệ số mol 1 : 2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C6H5CH(OH)2. B. CH3C6H3(OH)2.

C. CH3OC6H4OH. D. C. HOCH2C6H4OH172. X la hôn hơp gôm phenol va ancol đơn chưc A. Cho 25,4 gam X tac dung vơi

 Na (dư) đươc 6,72 lít H2 (ở đktc). A là  

A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H5OH. D. C4H9OH

173. A la chât hưu cơ co công thưc phân tư C xHyO. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A

rôi hâp thu toan bô san phâm chay vao nươc vôi trong thây co 30 gam kêt tua . Lọc

 bỏ kết tủa đem đun nong phân nươc loc thây co 20 gam kêt tua nưa . Biêt A vưa tac

dụng Na, vưa tac dung NaOH. Chỉ ra công thức phân tử của A.

Page 80: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 80/124

 

83

A. C6H6O. B. C7H8O. C. C7H8O2. D. C8H10O.

174. Cho X là hợp chất thơm ; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH

1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được

22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HOC6H4COOCH3. B. CH3C6H3(OH)2.C. HOC6H4COOH. D. HOCH2C6H4OH.

175. Tư 400 gam benzen co thê điêu chê đươc tôi đa bao nhiêu gam phenol . Cho

 biêt hiêu suât toan bô qua trinh đat 78%.

A. 376 gam. B. 312 gam. C. 618 gam. D. 320 gam.

176. Hiệu suất của quá trình lên là 80%, nếu lượng benzen ban đầu là 2,340 tấn thì

khối lượng phenol thu được là 

A. 2,820 tấn.  B. 3,525 tấn.  C. 2,256 tấn.  D. 0,564 tấn.2.4.6. Hệ thống bài tập chương “ Anđehit –  xeton –  axit cacboxylic”  

2.4.6.1. Bài tập tự luận 

177. Cho các chất sau : anđehit axetic, propan, ancol etylic, đimetyl ete. Chất nào có

liên kết hiđro ? Từ đó hãy dự đoán thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi.

178. Hoàn thành các chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học : 

a) CH≡CH → CH3CHO → CH3CH2OH → CH3COOH → CH3COOC2H5.

 b) Propilen → 2-clopropan → CH3CH(CN)CH3 → CH3CH(CH3)COOH.c) CH3CHO → CH3CH(OH) SO3 Na → CH3CHO → CH3COOH → CH2Cl COOH

→ CH2(OH)COOH.

179. Phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học : 

a) Andehit axetic, axit axetic, glixerol và etanol.

 b) Axit fomic, andehit axetic, axit axetic, ancol etylic.

c) Propan-1-ol, propan-1,2-điol, andehit axetic, axit axetic. 

d) Fomalin, axit axetic, andehit axetic, axit fomic.

180. Viết CTCT và gọi tên thay thế 

a. các andehit có CTPT là C4H8O, C5H10O.

 b. Các axit cacboxylic có CTPT là C4H8O2, C5H10O2.

181. So sánh lực axit của các chất sau và giải thích ngắn gọn. 

a)  CH3COOH, CH3CH2COOH, HCOOH, CH3 [CH2]4COOH

 b)  CH3COOH, Cl-CH2COOH, F-CH2COOH.

c)  Axit axetic , axit phenic, axit cacbonic , axit clohidric.

Page 81: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 81/124

 

84

182. Axit fomic ngoài tính chất axit còn có tính chất của 1 anđehit, khi cho axit

fomic vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ thấy có bạc kim loại kết tủa. Viết PTHH

và giải thích. 

183. Anđehit no, đơn chức, mạch hở A có 36,36 %O về khối lượng. Tìm CTPT của A.  

184. Cho m gam ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam; hỗn hợp hơi thu

được có tỉ khối đối với H2 là 15,5. Xác định giá trị của m và CTPT của X. 

185. Cho 3,6 gam anđehit no đơn  chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư 

Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan

hoàn toàn m gam Ag  bằng  dung dịch HNO3  đặc, sinh ra 2,24 lít NO2  (sản phẩm 

khử duy nhất, ở đktc). Xác định CTPT của X. 

186. Cho 10,20 g hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđehit propionic tác dụng vớidung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,20 g Ag kết tủa. 

a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. 

 b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 

187. Hiđro  hoá hoàn toàn hỗn  hợp  M gồm  hai anđehit X và Y no, đơn  chức, 

mạch  hở,  kế  tiế p nhau trong dãy đồng  đẳng (MX < MY) thu đượ c hỗn  hợp  hai

ancol có khối  lượ ng lớn hơn khối  lượ ng M là 1 gam. Đốt  cháy hoàn toàn M thu

đượ c 30,8 gam CO2. Xác định công thức và phần trăm khối lượ ng của X trong hỗnhợp M. 

188. X và Y là 2 axit hữu cơ no, đơn chất, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho

hỗn hợp gồm 2,3 gam X và 3 gam Y tác dụng hết với kim loại K thu được 1,12 lít

hiđro (đktc). Xác định công thức phân tử của 2 axit. 

189. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxylic X. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần

lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH đặc. Sau thí

nghiệm khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam, khối lượng bình 2 tăng 4,4 gam. Nếu cho bay hơi 1 gam X thì được 373,4 ml hơi (đktc). Xác định CTCT của X. 

Đáp án bài tập tự luận 

183. A là C2H4O. 184. m = 0,92 ; CTPT X : C2H5OH. 

185. CTPT của X : C3H7CHO  186. %  CH3CHO = 43,14%; % C2H5CHO =

56,86%. 

187.% HCHO = 45,45% ; % CH3CHO = 54,55% 

188. HCOOH và CH3COOH.  189. CTCT X : CH3-COOH

Page 82: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 82/124

 

85

2.4.6.2 . Bài tập trắc nghiệm 

190. Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là

A. 6. B. 4. C. 5.  D. 3.

191. Anđehit fomic phản ứng được với tất cả các chất trong dãyA. H2, C2H5OH, AgNO3/dd NH3. B. H2, AgNO3/dd NH3, C6H5OH.

C. CH3COOH, Cu(OH)2/OH-, C6H5OH. D. CH3COOH, H2, Ag2O/dd NH3.

192. Cho cac chât : HCN, H2, dung dịch KMnO 4, dung dich Br 2/H2O, dung dịch

Br 2/CH3COOH. Sô chât phan ưng đươc vơi (CH3)2CO ở điều kiện thích hợp là  

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

193. Để phân biệt anđehit axetic với ancol etylic có thể dùng 

A. dung dịch NaOH. B. giấy quì tím. 

C. AgNO3/ NH3, đun nóng. D. dung dịch NaCl. 

194. Cho hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa C, H, O và một loại nhóm chức).

Biết khi cho 5,8 g X tác dụng với dd AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Mặt

khác 0,1 mol X sau khi được hidro hóa hoàn toàn phản ứng vừa đủ với 4,6 g Na.

CTCT của X là

A. HCOOH. B. CH3CHO.

C. O=CH-CH=O. D. CH2=CH-CHO.

195. Cho 0,945 g hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết

với dd AgNO3/NH3 được 3,24 g Ag. Công thức của 2 anđehit là 

A. CH3CHO và HCHO. C. C2H5CHO và C3H7CHO.

B. CH3CHO và C2H5CHO. D. C3H7CHO và C4H9CHO.

196. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư

Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra

hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là 

A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.

197. Chất A có nguồn gốc từ thực vật và thường gặp trong đời sống (chứa C, H,

O), mạch hở. Lấy cùng số mol của A cho phản ứng hết với Na2CO3 hay với Na thì

thu được số mol CO2  bằng 3/4 số mol H2. Chất A là 

A. axit malic : HOOCCH(OH)CH2COOH.

B. axit xitric : HOOCCH2C(OH)(COOH)CH2COOH.

Page 83: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 83/124

 

86

C. axit lauric : CH3[CH2]10COOH.

D. axit tactaric : HOOCCH(OH)CH(OH)COOH.

198. Thuôc thử để phân biêt 4 lọ mất nhãn chứa : fomon, axit fomic, axit axetic,

ancol etylic là

A. dd AgNO3/NH3. B. CuO. C. Cu(OH)2/OH-. D. NaOH.199. Đê trung hoa0,2 mol hôn hơp X gôm2 axit cacboxylic cân0,3 mol NaOH. X gôm co 

A. 2 axit cung day đông đăng. B. 1 axit đơn chưc, 1 axit hai chưc.

C. 2 axit đa chưc. D. 1 axit đơn chưc, 1 axit đa chưc.

200 Đun nong 6 gam CH3COOH vơi 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đăc lam xuc tac )

đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Hiêu suât

 phản ứng este hóa là 

A. 55%. B. 62,5%. C. 75%. D. 80%.

2.5. Sử dụng hệ thống bài tập bồi dƣỡng năng lực tự học phần hóa học hữu cơ

11 nâng cao

Khi sử dụng HTBT, các em cần lưu ý : 

 Đọc kỹ phần phương pháp, nắm vững kiến thức có liên quan và phương

 pháp giải, hiểu rõ các bài tập mẫu và sau đó mới tiến hành giải các bài tập tương tự.

Các em có thể dò đáp số để kiểm tra mình làm  đúng hay sai. Dạng bài tập nào bản

thân chưa vững thì dành nhiều thời gian hơn cho dạng bài tập đó.

 Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Nếu thấy câu hỏi đó tương đối dễ

thì chỉ cần nhẩm nhanh và kiểm tra đáp số. Các em nên tập trung vào các bài vừa

sức đối với bản thân, sau đó nâng dần. Nếu các em chưa tự giải được các bài toán

khó thì đừng quá lo lắng, có thể chia nhỏ bài toán, suy nghĩ từng phần và nhớ chú ý

vào các dữ kiện cốt lõi. Nếu vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết có thể trao đổi với

 bạn bè, thầy cô.

Sau khi làm bài tập phần tự luận, em bắt tay vào bài tập trắc nghiệm khách

quan. Phần bài tập trắc nghiệm là phần giúp em một lần nữa kiểm tra kiến thức, kỹ

năng giải bài tập và củng cố kiến thức đã học. 

 Các em hãy tự định hướng và chọn cho mình một phong cách tự học tốt

nhất, phù hợp với bản thân. Các em áp dụng phương pháp tự học không chỉ cho

riêng môn hóa học mà có thể thay đổi đôi chút cho phù hợp với đặc thù bộ môn và

áp dụng vào tất cả môn học.

Page 84: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 84/124

 

87

Chúc các em thành công !

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 

Trên cơ sở lý luận và thực tiến đã nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất nguyên tắc

xây dựng, quy trình xây dựng, xây dựng và hướng dẫn HS sử dụng HTBT bồi

dưỡng năng lực tự học phần hóa học hữu cơ lớp 11 cho HS.

Khi xây dựng HTBT, chúng tôi đã bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để khắc sâu

kiến thức trọng tâm và chú ý để nội dung kiến thức phải phủ kín chương trình. Với

số lượng 200 bài tập (kể cả tự luận và trắc nghiệm khách quan), để tạo điều kiện

thuận lợi cho HS tự học, chúng tôi đã :

- Phân dạng bài tập và hướng dẫn cách giải từng dạng 

- Soạn bài giải mẫu 

- Đưa ra các bài tập tương tự để HS tự giải 

- Cho đáp số cho bài tập tương tự 

- Sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó 

Chúng tôi đã hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng để bồi dưỡng năng lực

tự học cho HS trong quá trình học phần hóa học hữu cơ lớp 11.

Page 85: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 85/124

 

88

CHƢƠNG 3 

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 

3.1. Mục đích thự c nghiệm

- Đánh giá hiệu quả của những nội dung và biện pháp đã đề xuất để bồi

dưỡng học sinh tự học thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập, việc giải bài tập ởtrường THPT. 

- Đối chiếu và so sánh kết quả của lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối

chứng để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy

hóa học ở trường THPT. 

3.2. Nhiệm vụ thự c nghiệm

- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của luận văn. Trao đổi với

giáo viên để thực hiện tốt nội dung và phương pháp đã đề xuất. - Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các nội dung đã thực nghiệm và cách áp

dụng trong dạy học hóa học ở trường THPT. 

- Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận. 

3.3. Đối tƣợ ng thự c nghiệm 

Tổ chức thực nghiệm tại khối 11 của 4 trường: 

  Trường THPT Tân Lập - Đan Phượng - TP. Hà Nội 

 

Trường THPT Hồng Thái - Đan Phượng - TP. Hà Nội.  Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức - TP. Hà Nội.

  Trường THPT Phúc Thọ - Phúc Thọ - TP. Hà Nội. 

Bảng 4.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng 

STT

Lớp TN –  ĐC

Lớp thực tế Họ tên GV tiến hành thực

nghiệm 

SốHS

1 T.N 1 11A1 (THPT Tân Lập) Chu Thị Hương  50

2 ĐC 1  11A2 (THPT Tân Lập) Chu Thị Hương  49

3 T.N 2 11A1 (THPT Hồng Thái)   Nguyễn Thị Ngọc Anh  474 ĐC 2  11A2 (THPT Hồng Thái )   Nguyễn Thị Ngọc Anh  46

5 T.N 3 11A3 (THPT Hồng Thái)   Nguyễn Thị Hoài Thanh  45

6 ĐC 3  11A4 (THPT ) Hồng Thái   Nguyễn Thị Hoài Thanh  45

7 T.N 4 11A1 (THPT Vạn Xuân)  Đức Thị Lan  46

8 ĐC 4  11A02 (THPT Vạn Xuân)  Đức Thị Lan  46

9 T.N 5 11A1 (THPT Phúc Thọ)  Bùi Tất Thành  46

10 ĐC 5  11A2 (THPT Phúc Thọ) Bùi Tất Thành  46

  466

Page 86: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 86/124

 

89

3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sƣ phạm 

3 .4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng  

Tôi đã chọn các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về các

mặt sau: 

- Số lượng học sinh. 

- Chất lượng học tập bộ môn. 

- Cùng một giáo viên giảng dạy. 

- Các trường tham gia thực nghiệm đều có 1 –  2 tiết tự chọn/ tuần. 

3.4.2. Tr ao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm 

Trước khi TNSP, tôi đã gặp GV dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề sau:  

- Nhận xét của GV về các lớp TN và ĐC đã chọn. - Nắm tình hình học tập và khả năng tự học của các đối tượng HS trong các

lớp TN. 

- Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của HS. 

- Tình hình học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp. 

- Suy nghĩ của GV về việc dùng hệ thống BTHH để củng cố, vận dụng kiến

thức đồng thời hỗ trợ HS tự học. 

- Những yêu cầu của tôi về việc sử dụng hệ thống BTHH để bồi dưỡng năng

lực tự học cho HS thông qua việc giải bài tập trên cơ sở xây dựng tiến trình luận

giải và giúp HS vượt qua chướng ngại nhận thức. 

3.4.3. Tiên hanh thưc nghiêm  

3.4.3.1. Chuân bi cho tiêt lên lơp  

Trươc khi tiên hanh thưc  nghiêm, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên tham

gia day hoc cac vân đê sau: 

- Thông nhât nôi dung kiên thưc trong môi bai luyên tâp va bai kiêm tra ơ

lơp thực nghiệm va đối chứng la như nhau.

- Phương phap day hoc ơ lơp t hực nghiệm là các phương pháp được đề xuất

nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua hệ thống bài tập con ơ lơp đối

chứng tiên hanh theo phương phap truyên thông như thuyêt trinh , đam thoai theo

hương giai thich, … 

- Cung câp phiêu học tập, các bài kiểm tra,…. cho giáo viên. 

Page 87: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 87/124

 

90

3.4.3.2. Tô chưc kiêm tra  

Chúng tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng , đanh gia kha năng tiêp

thu, vân dung kiên thưc cua học sinh cac lơp thực nghiệm va đối chứng.

- Có 3 bài kiểm tra 15  phút dưới hình thức trăc nghiêm, sau tiết 45 (bài 32),

sau tiết 59 (bài 44) và sau tiết 66 (bài 49).

- Có 2 bài kiểm tra 1 tiêt dươi hinh thưc trắc nghiệm , sau tiết 50 (bài 37) và

sau tiết 76 (bài 56). - Nôi dung chi tiêt 5 bài kiểm tra đươc trinh bay ơ phu luc 3.

3.4.3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 

Dùng hệ thống BTHH để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trên cơ sở giúp

HS xây dựng tiến trình luận giải rèn luyện năng lực suy nghĩ độc lập, giúp HS tự

tìm ra phương pháp giải toán cho một vài dạng bài tập cụ thể, giúp HS phát hiện và

giải quyết chướng ngại nhận thức. 

3.5. Phƣơng pháp xử  lý k ết quả thự c nghiệm sƣ phạm

Kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học theo

các bước sau: 

1. Lập các bảng  phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 

2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích 

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập  4. Tính các tham số thống kê đặc trưng 

a. Trung bình cộng

1 1 2 2 k k  i i

11 2 k 

n x + n x + ... + n x 1x = = n x

n + n +... + n n

i  

ni: tần số của các giá trị xi 

n: số HS tham gia thực nghiệm 

 b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân

 phối. S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán. 

S2 =2

i in (x -x)

n-1

  và S =2

i in (x -x)

n-1

 

c. Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2

 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất

khác nhau.

Page 88: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 88/124

 

91

V =S

x  .100%

d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m  

Sm =

n

 

e. Đại lượng kiểm định Student 

t =TN DC 2 2

TN DC

n(x - x )

(S + S ) 

(trong biểu thức trên n là số HS của nhóm thực nghiệm) 

- Chọn xác suất    (từ 0,01 0,05). Tra bảng phân phối Student [13], tìm giá trị ,k t  

 

với độ lệch tự do k = 2n - 2.

- Nếu ,  k t t  

  thì sự khác nhau giữaTN 

 x  và  DC  x  là có ý nghĩa với mức ý nghĩa   .

-  Nếu ,  k t t  

thì sự khác nhau giữaTN 

 x   và  DC  x   là không có ý nghĩa với mức ý

nghĩa   .

3.6. K ết quả thự c nghiệm sƣ  phạm 

3.6.1. Kết quả định lƣợng thu đƣợc qua bài kiểm tra của học sinh

3.6 .1.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 (sau bài 32 : Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp

chất hữu cơ  )

Page 89: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 89/124

 

92

Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 

Lớp Số HS

Điểm xi  Điểm TB

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

T.N 1 50 0 0 0 0 2 3 5 9 12 12 7 7,80ĐC 1  49 0 0 0 0 3 5 7 8 11 12 3 7,37

T.N 2 47 0 0 0 0 2 2 1 7 15 17 3 8,00

ĐC 2  46 0 0 0 0 3 5 6 9 12 10 1 7,22

T.N 3 45 0 0 0 0 6 3 7 9 9 7 4 7.09

ĐC 3  45 0 0 0 1 5 8 12 13 4 2 0 6,13T.N 4 46 0 0 0 0 0 2 5 10 18 8 3 7,74

ĐC 4  46 0 0 0 0 3 4 6 10 15 5 3 7,24T.N 5 46 0 0 0 0 0 2 3 9 8 18 6 8,20

ĐC 5  46 0 0 0 0 3 4 6 11 5 14 3 7,41Σ T.N  234 0 0 0 0 10 12 21 44 62 62 23 7,77

Σ ĐC  232 0 0 0 1 17 26 37 51 47 43 107.08

Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 

Điểm Xi  Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi 

% HS đạt điểm Xi trở

xuống T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 

0 0 0 0 0 0 0

1 0 0 0 0 0 02 0 0 0 0 0 0

3 0 1 0 0,43 0 0,434 10 17 4,27 7,33 4,27 7,76

5 12 26 5,12 11,20 9,40 18,97

6 21 37 9,00 15,95 18,38 34,907 44 51 18,80 21,98 34,43 62,318 62 47 26,50 20,26 56,13 81,419 62 43 26,50 18,53 82,08 95,48

10 23 10 9,81 4,32 100,00 100,00

Σ  234 232 100,00 100,00

Page 90: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 90/124

 

93

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN ĐC

 Hình 3.1. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra lần 1 

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 

Lớp  % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá –  Giỏi 

T.N 4,27 14,11 81,62

ĐC  7,76 27,15 65,09

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 

Hình 3.2. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 

Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 1 

Lớp  x m   S V%

T.N 7,77 ± 0,10 1,52 19,55

ĐC  7,08 ± 0,11 1,63 23,09

Page 91: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 91/124

 

94

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm   =

0,01; k = 2n - 2 = 2.234 - 2 = 466. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 =

2,58. Ta có t = 4,74 >,k t 

 , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập ( bài kiểm tra lần

1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01).

3.6 .1.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 (sau bài 37 “Luyện tập: Ankan và xicloankan”) 

Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 

Lớp Số HS

Điểm xi  Điểm TB0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 50 0 0 0 0 2 3 5 9 10 14 7 7.84ĐC 1  49 0 0 0 2 3 8 10 8 7 9 2 6.76TN2 47 0 0 0 0 0 4 6 12 10 9 6 7.68ĐC 2  46 0 0 0 0 3 10 7 9 8 9 0 6.78

TN3 45 0 0 0 0 1 5 5 9 11 9 5 7.58ĐC 3  45 0 0 0 3 1 6 7 10 11 7 0 6.8TN4 46 0 0 0 0 2 4 5 9 11 10 5 7.59ĐC 4  46 0 0 0 1 3 9 7 7 9 9 1 6.83TN5 46 0 0 0 0 2 4 4 9 11 10 6 7.67ĐC 5  46 0 0 0 1 2 5 13 7 9 7 2 6.91Σ T.N  234 0 0 0 0 7 20 25 48 53 52 29 7.68Σ ĐC  232 0 0 0 7 12 38 44 41 44 41 5 6.81

Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 

ĐiểmXi 

Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở

xuống 

T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 

0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.001 0 0 0.00 0.00 0.00 0.002 0 0 0.00 0.00 0.00 0.003 0 7 0.00 3.02 0.00 3.024 7 12 2.99 5.17 2.99 8.195 20 38 8.55 16.38 11.54 24.576 25 44 10.68 18.97 22.22 43.537 48 41 20.51 17.67 42.74 61.218 53 44 22.65 18.97 65.38 80.179 52 41 22.22 17.67 87.61 97.84

10 29 5 12.39 2.16 100.00 100.00Σ  234 232 100.00 100.00

Page 92: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 92/124

 

95

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

 ĐC

 

Hình 3.3. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra lần 2 

Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 

Lớp  % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi 

T.N 2,99 19,23 77,78

ĐC  8,19 35,35 56,46

0

10

20

30

40

50

60

70

80

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 

Hình 3.4. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 

Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 2 

Lớp x m   S V%

T.N 7,68 ± 0,10 1,58 20,62

ĐC  6,81 ± 0,11 1,69 24,82

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm  =

0,01; k = 2n - 2 = 2.234 –  2 = 466. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 = 2,58.

Ta có t = 5,57 > ,k t  

, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập ( bài kiểm tra lần

Page 93: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 93/124

 

96

2) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01). 

3.6 .1.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3 (sau bài 44 “Luyện tập: Hidrocacbon không no”) 

Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3 

Lớp  Số 

HS

Điểm xi  Điểm 

TB0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10TN1 50 0 0 0 0 1 3 5 12 11 12 6 7.78ĐC 1  49 0 0 0 2 1 6 13 9 9 7 2 6.86TN2 47 0 0 0 0 2 2 5 9 8 13 8 7.91ĐC 2  46 0 0 0 1 2 7 8 9 7 10 2 7.02TN3 45 0 0 0 0 1 5 7 11 9 7 5 7.4ĐC 3  45 0 0 0 3 1 6 7 10 11 7 0 6.8TN4 46 0 0 0 0 2 4 8 9 8 10 5 7.46ĐC 4  46 0 0 0 3 5 5 5 7 10 9 2 6.83TN5 46 0 0 0 0 5 4 4 9 8 10 6 7.41ĐC 5  46 0 0 0 1 3 6 7 14 7 6 2 6.85Σ T.N  234 0 0 0 0 11 18 29 50 44 52 30 7.60Σ ĐC  232 0 0 0 10 12 30 40 49 44 39 8 6.87

Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi 

% HS đạt điểm Xi trởxuống 

T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.001 0 0 0.00 0.00 0.00 0.002 0 0 0.00 0.00 0.00 0.003 0 10 0.00 4.31 0.00 4.314 11 12 4.70 5.17 4.70 9.485 18 30 7.69 12.93 12.39 22.416 29 40 12.39 17.24 24.79 39.667 50 49 21.37 21.12 46.15 60.78

8 44 44 18.80 18.97 64.96 79.749 52 39 22.22 16.81 87.18 96.5510 30 8 12.82 3.45 100.00 100.00Σ  234 232 100.00 100.00

Page 94: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 94/124

 

97

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

 ĐC

 

Hình 3.5. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra lần 3 

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 

Lớp  % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi 

T.N 4,70 20,06 75,24ĐC  9,48 30,17 60,35

0

10

20

30

40

50

60

70

80

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 

Hình 3.6. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 

Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 3 Lớp  x m   S V%

T.N 7,60 ± 0,108 1,66 21,76

ĐC  6,87 ± 0,114 1,74 25,27

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm   =

0,01; k = 2n - 2 = 2.234 –  2 = 466. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 = 2,58.

Page 95: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 95/124

 

98

Ta có t = 4,64 > ,k t  

, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần

3) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01).

3.6 .1.4. Kết quả bài kiểm tra lần 4 (sau bài 49. “Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu

trúc và tính chất của hidrocacbon thơm với hidrocacbon no và không no”) 

Bảng 3.13. Bảng điểm bài kiểm tra lần 4 

Lớp  Số  Điểm xi  Điểm 

HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB

TN1 50 0 0 0 0 2 3 5 11 10 12 7 7.76

ĐC 1  49 0 0 1 0 4 5 8 9 11 8 3 7.02

TN2 47 0 0 0 0 2 2 1 7 15 16 4 8.02

ĐC 2  46 0 0 0 0 3 3 8 10 12 9 1 7.22

TN3 45 0 0 0 0 1 5 5 7 13 9 5 7.62

ĐC 3  45 0 0 0 2 2 6 7 10 9 7 2 6.91TN4 46 0 0 0 0 2 4 5 9 11 10 5 7.59

ĐC 4  46 0 0 0 0 4 7 3 9 13 9 1 7.11

TN5 46 0 0 0 0 5 4 4 9 8 10 6 7.41

ĐC 5  46 0 0 0 1 3 3 7 14 7 9 2 7.11

Σ T.N  234 0 0 0 0 12 18 20 43 57 57 27 7.68

Σ ĐC  232 0 0 1 3 16 24 33 52 52 42 9 7.07

Bảng 3.14. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 4 

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi 

% HS đạt điểm Xi trởxuống 

T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 

0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

2 0 1 0.00 0.43 0.00 0.43

3 0 3 0.00 1.29 0.00 1.724 12 16 5.13 6.90 5.13 8.62

5 18 24 7.69 10.34 12.82 18.97

6 20 33 8.55 14.22 21.37 33.19

7 43 52 18.38 22.41 39.74 55.60

8 57 52 24.36 22.41 64.10 78.02

9 57 42 24.36 18.10 88.46 96.12

10 27 9 11.54 3.88 100.00 100.00

Σ  234 232 100.00 100.00

Page 96: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 96/124

 

99

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

 ĐC

 

Hình 3.7. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra lần 4 

Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 

Lớp  % Yếu –  Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi 

T.N 5,13 16,24 78,63

ĐC  8,62 24,57 66,81

0

10

20

30

40

50

60

70

80

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 

Hình 3.8. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 

Bảng 3.16. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 4 

Lớp  x m   S V%

T.N 7,68 ± 0,107 1,63 21,21

ĐC  7,07 ± 0,110 1,67 23,64

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm   =

0,01; k = 2n - 2 = 2.234 –  2 = 466. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 = 2,58.

Ta có t = 4,00 > ,k t  

, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần

4) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01).

Page 97: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 97/124

 

100

3.6 .1.5. Kết quả bài kiểm tra lần 5 (sau bài 56 “Luyện tập : Ancol, phenol”) 

Bảng 3.17. Bảng điểm bài kiểm tra lần 5 

Lớp 

Số 

HS

Điểm xi  Điểm 

TB0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN1 50 0 0 0 0 2 3 7 9 10 12 7 7.72ĐC 1  49 0 0 0 2 3 8 11 7 7 9 2 6.73

TN2 47 0 0 0 0 1 3 2 14 9 12 6 7.85

ĐC 2  46 0 0 0 1 3 7 8 10 6 9 2 6.89

TN3 45 0 0 0 0 3 5 4 9 9 9 6 7.49

ĐC 3  45 0 0 0 2 4 9 7 7 8 7 1 6.56

TN4 46 0 0 0 0 0 2 5 10 14 8 7 7.91

ĐC 4  46 0 0 0 1 2 6 8 9 12 7 1 6.98

TN5 46 0 0 0 0 0 2 5 9 10 13 7 8.04

ĐC 5  46 0 0 0 0 3 5 11 8 9 8 2 7.02

Σ T.N  234 0 0 0 0 6 15 23 51 52 54 33 7.80

Σ ĐC  232 0 0 0 6 15 35 45 41 42 40 8 6.84

Bảng 3.18. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 5 

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi trở

xuống 

T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 

0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

3 0 6 0.00 2.59 0.00 2.59

4 6 15 2.56 6.47 2.56 9.055 15 35 6.41 15.09 8.97 24.14

6 23 45 9.83 19.40 18.80 43.53

7 51 41 21.79 17.67 40.60 61.21

8 52 42 22.22 18.10 62.82 79.31

9 54 40 23.08 17.24 85.90 96.55

10 33 8 14.10 3.45 100.00 100.00

Σ  234 232 100.00 100.00

Page 98: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 98/124

 

101

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

 ĐC

 

Hình 3.9. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra lần 5 

Bảng 3.19. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 

Lớp  % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi 

T.N 2.5641 16.239 81.197

ĐC  9.0517 34.483 56.466

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 Hình 3.10. Đồ thị kết quả học tập bài kiểm tra lần 5 

Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 5 

Lớp  x m   S V%

T.N 7,80 ± 0,100 1,54 19,71

ĐC  6,84 ± 0,113 1,72 25,17

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm   =

Page 99: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 99/124

 

102

0,01; k = 2n - 2 = 2.234 –  2 = 466. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 = 2,58.

Ta có t = 6,36 > ,k t  

, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần

5) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01).

3.6 .1.6. Kết quả tổng hợp 5 bài kiểm tra

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả của 5 bài kiểm tra

Lớp Số 

HS

Điểm xi  Điểm 

TB0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Σ T.N  1170 0 0 0 0 46 83 118 236 268 277 142 7.71

Σ ĐC  1160 0 0 1 27 72 153 199 234 229 205 40 6.94

Bảng 3.22. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp5 bài kiểm tra 

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi  % HS đạt điểm Xi 

% HS đạt điểm Xi trở

xuống 

T.N ĐC  T.N ĐC  T.N ĐC 

0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00

2 0 1 0.00 0.09 0.00 0.09

3 0 27 0.00 2.33 0.00 2.41

4 46 72 3.93 6.21 3.93 8.62

5 83 153 7.09 13.19 11.03 21.81

6 118 199 10.09 17.16 21.11 38.97

7 236 234 20.17 20.17 41.28 59.14

8 268 229 22.91 19.74 64.19 78.889 277 205 23.68 17.67 87.86 96.55

10 142 40 12.14 3.45 100.00 100.00

Σ  1170 1160 100.00 100.00

Page 100: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 100/124

 

103

0

20

40

60

80

100

120

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

 ĐC

 

Hình 3.11. Đồ thị đƣờng lũy tích 5 bài kiểm tra

Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm tra 

Lớp  % Yếu –  Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi 

T.N 3,93 17,18 78,89

ĐC  8,62 30,35 61,03

0

10

20

30

40

50

60

70

80

% Yếu - Kém   %Trung Bình % Khá - Giỏi

T.N

 ĐC

 

Hình 3.12. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập của 5 bài kiểm traBảng 3.24. Tổng hợp các tham số đặc trƣng của 5 bài kiểm tra

Lớp x m   S V%

T.N 7,71 ± 0,046 1,58 20,56

ĐC  6,94 ± 0,050 1,69 24,40

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm   =

0,01; k = 2n - 2 = 2.1170 –  2 = 2338. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị ,k t  

 = 2,58.

Page 101: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 101/124

 

104

Ta có t = 11,38 > ,k t  

, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực

nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa   = 0,01). 

Từ kết quả tổng hợp của 5 bài kiểm tra, ta thấy: 

- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng,

chứng tỏ việc sử dụng hệ thống  bài tập bồi dưỡng năng lực tự học đã góp phần nâng

cao kết quả học tập. 

- Học sinh ở lớp thực nghiệm do được tự học, tự nghiên cứu các  bài trong

chương trình hóa hữu cơ  lớp 11 nâng cao nên các em học tốt hơn, dẫn đến kết quả

học tập cao hơn so với lớp đối chứng. 

Từ những kết quả thu được ở trên phần nào cũng cho thấy việc sử dụng hệ

thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS đã góp vai trò quan trọng trongviệc lĩnh hội kiến thức của học sinh, là công cụ tự học hiệu quả. 

3.6  .2. Nhận xét của giáo viên về hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, tr ao đổi với GV và HS các lớp thực

nghiệm, xem vở bài tập của HS, … cho phép tôi rút ra một số nhận xét sau đây: 

+ Sử dụng hệ thống BTHH một cách có hiệu quả thông qua việc lựa chọn

và tổ chức để HS tự tìm ra phương pháp giải bài tập sẽ giúp HS thông hiểu kiến

thức một cách sâu sắc hơn. Điều đó cho thấy người sử dụng hệ thống BTHH có vai

tò rất quan trọng trong việc định hướng học tập cho HS. 

+ Thông qua việc xây dựng phương pháp giải bài tập giúp HS biết cách

quan sát, phân tích và tự hình thành cách giải BTHH một cách dễ dàng hơn. 

+ HS ở các lớp thực nghiệm không chỉ phát tr iển được khả năng tư duy

độc lập, tự chủ mà còn rèn luyện được cả cách trình bày lập luận của mình một cá ch

logic, chính xác; đồng thời khả năng tự học được nâng cao dần. 

+ Tr ong quá trình giải bài tập, tư duy của HS các lớp thực nghiệm cũng

không rập khuôn, máy móc mà trở nên linh hoạt, mềm dẻo hơn đồng thời khả năng

nhìn nhận vấn đề (bài toán) dưới nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững

kiến thức cơ bản cũng được nâng cao dần. 

+ Với các lớp đối chứng, HS gặp khó khăn trong việc định hướng nhanh

 phương pháp giải bài tập, hầu hết đều sử dụng phương pháp thông thường (truyền

thống) để giải vừa mất thời gian mà nhiều bài sẽ bị bế tắc không giải được. 

Page 102: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 102/124

 

105

Bên cạnh những ý thống nhất như trên thì các GV tham gia thực nghiệm còn

có các nhận xét sau:

- GV Chu Thị Hương trường THPT Tân Lập- Đan Phượng: “Nhìn chung hệ

thống bài tập dễ sử dụng vì được sắp xếp theo nội dung kiến thức của từng chương,

 phân dạng các bài  tập rõ ràng cụ thể. Hệ thống bài tập gần như phủ kín chương

trình hóa học hữu cơ  lớp 11, có phần bài tập trọng tâm. Những câu hỏi trắc nghiệm

hay, vừa là kiến thức cơ bản, vừa vận dụng phương pháp giải nhanh giúp HS học

tập hiệu quả đồng thời có thể tự học được.” 

- GV Bùi Tất Thành trường THPT Phúc Thọ - Phúc Thọ - Hà Nội “ Chất

lượng bài tập khá tốt,  phủ kín chương trình hóa học hữu cơ 1. Dạy học theo hình

thức sử dụng hệ thống bài tập  là một phương tiện bồi dưỡng năng lực tự học rất

tích cực cho cả GV và HS. Mong rằng hình thức này sẽ được phổ biến rộng rãi ở

các trường phổ thông” 

Page 103: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 103/124

 

106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 

1. Kết luận 

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những vấn đề sau : 

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm :  

-  Nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học bao gồm : Khái niệm tự học, các

hình thức của tự học, chu trình học và vai trò của tự học. 

- Bài tập hóa học: Khái niệm, phân loại và tác dụng của bài tập hóa học.

- Hoạt động của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải bao gồm: Các giai đoạn

của quá trình giải bài tập và mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và giải bài tập

hóa học. 

- Một vài nhận xét về việc sử dụng bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay.  

1.2. Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài

tập hỗ trợ học sinh tự học gồm:

- Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. 

- Quy trình xây dựng hệ thống bài tập. 

1.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học   phần hóa hữu cơ

lớp 11 nâng cao trường THPT gồm các nội dung sau :  

- Những kĩ năng GV cần có để hỗ trợ HS tự học. - Phân dạng bài tập. 

- Xây dựng hệ thống bài tập  bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

- Sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS .

1.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. 

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học đã

đạt được các yêu cầu đề ra. 

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho phép chúng tôi xin có một số kiến  nghị sau: 

2.1. Trong điều kiện hiện nay, cần phải đưa vào áp dụng đại trà phương pháp

dạy học phân hóa bằng bài toán phân hóa, kích thích mọi đối tượng đều phải động

não, nâng cao dần khả năng tư duy và hứng thú học tập.  

2.2. Các trường THPT nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới

 phương pháp dạy học đặc biệt là việc khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống

Page 104: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 104/124

 

107

 bài tập có chất lượng tốt, ưu tiên các bài bài tập có nhiều cách giải, các bài tập có

tình huống nêu vấn đề để giúp HS tự mình giải quyết chướng ngại nhận  thức đế kích

thích sự phát triển tư duy, kích thích niềm say mê học tập, tự nghiên cứu của HS.  

2.3. Trong quá trình giải dạy, GV cần chú ý rèn luyện cho HS giải thật thành

thạo các dạng bài tập cơ bản, ngoài ra hướng HS đến việc tự mình xây dựng tiến

trình luận giải cho một số dạng bài tập cụ thể. Đồng thời luôn khuyến khích và

động viên những HS có cách giải hay, suy nghĩ độc đáo và những sáng tạo dù nhỏ

vì đó là những điều kiện nền tảng cho việc thông hiểu kiến thức và thúc đẩy khả

năng tự học của HS. 

Page 105: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 105/124

 

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11.  Nhà xuất

 bản Giáo dục. 

2.  Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên.  Nhà xuất bản Giáo dục. 

3.  Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học đại học ở trường phổ thôngvà đại học.  Nhà xuất bản Giáo dục. 

4.  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn

hóa học.  Nhà xuất bản Giáo dục. 

5.  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV

biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập .  Nhà xuất bản Giáo dục. 

6.  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ khối A,

 B từ năm 2003 đến 2012.

7.  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

THPT môn hóa học.  Nhà xuất bản Giáo dục. 

8.  Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương

trình thay SGK hóa học 11 môn hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục. 

9.  Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP

TP. HCM.

10. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP. HCM. 

11. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,

ĐHSP Tp. HCM. 

12. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung  (1999),  Phương pháp dạy học hóa

học (tập 1). Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. 

13. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

và đại học.  Nhà xuất bản Đại học Giáo Dục. 14. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển nhận thức và tư duy cho HS thông qua bài

tập hóa học , Luận án tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội. 

15. Cao Tự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và TN hóa học ( T ập 2 - hoá học hữu

cơ).  Nhà xuất bản Giáo dục. 

16. Cao Cự Giác  (2000),  Hướng dẫn giải nhanh BTHH, tập 1, 2, 3.  Nhà xuất

 bản ĐHQG Hà Nội. 

Page 106: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 106/124

 

109

17. Trần Trung Ninh, Đinh Thị Nga, Đinh Thị Hồng Nhung  (2008), Giải

 BTHH 11 (chương trình nâng cao). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 

18. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu  (2006),  Phương pháp dạy học các

chương mục quan trọng trong chương trình - SGK hoá học phổ thông (học

 phần PPDH 2), ĐHSP Hà Nội. 

19. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hoá học (tập 1). Nhà xuất bản 

Giáo dục. 

20. Cao Thị Thặng  (1955),  Hình thành kỹ năng giải BTHH ở trường PTCS ,

Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lí, Viện Khoa học Giáo dục Hà

 Nội. 

21. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học trong HS . Nhà xuất bản KHKT Hà Nội. 

22. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học

hóa học, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ CHí Minh. 

23. Nguyễn Cảnh Toàn  (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng

(1998), Quá trình dạy –  tự học. Nhà xuất bản Giáo dục. 

24. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Nhƣ  Ất, Nguyễn Tinh Dung, Vũ

Ngọc Khánh, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Chi, Đào Thái Lai, NguyễnTrọng Thừa (2000), Biển học vô bờ .  Nhà xuất bản Thanh niên.

25. Nguyễn Cảnh Toàn  (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn

Tảo (2004), Học và dạy cách học. Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. 

26. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Châu An, (2009), Tự học thế nào

cho tốt . Nhà xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 

27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2003), BTHH ở trường phổ thông . Nhà xuất bản Sư

Phạm. 

28. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ

thông . Nhà xuất bản Giáo dục. 

29. Nguyễn Xuân Trƣờng  (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở

trường phổ thông . Nhà xuất bản ĐHSP. 

30. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung

Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kì 2004 -

Page 107: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 107/124

 

110

2007 . Nhà xuất bản ĐHSP. 

31. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong

dạy học hoá học ở trường phổ thông . Nhà xuất bản ĐHSP. 

32. Nguyễn Xuân Trƣờng (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11.  Nhà

xuất bản ĐHQG Tp.HCM.

33. Nguyễn Xuân Trƣờng (2010), Rèn kỹ năng giải BTHH THPT -Chuyên đề :

 Dẫn xuất hiđrocacbon. Nhà xuất bản ĐHQG Tp.HCM. 

34. Lê Xuân Trọng  (Tổng Chủ biên)  - Nguyễn Hữu Đĩnh  (Chủ biên) - Lê

Chí Kiên - Lê Mậu Quyền (2007), SGK Hóa học 11 nâng cao.  Nhà xuất

 bản Giáo dục. 

35. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị

Thặng (2007), BTHH 11 nâng cao.  Nhà xuất bản Giáo dục. 

36. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên) –  Trần Quốc Đắc –  Phạm Tuấn Hùng -

Đoàn Việt Nga –   Lê Trọng Tín (2007), Sách GV hoá học 11 nâng cao.

 Nhà xuất bản Giáo dục. 

37. Từ điển tiếng Việt (2001), Trung tâm từ điển Viện ngôn ngữ học. Nhà xuất

 bản Đà Nẵng. 

Page 108: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 108/124

 

111

PHỤ LỤC 

PHỤ LỤC 1 : Phiếu tham khảo ý kiến GV 

Trường Đại học Giáo dục  –  ĐHQG HN 

Lớp cao học LL & PPDH ( bộ môn hóa học)

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN 

Kính chào quý thầy cô! 

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng BTHH lớp 11 ở trường THPT, xin

quý thầy cô cho ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh (x) vào các ô lựa

chọn. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của thầy cô! 

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:(có thể ghi hoặc không) …………………………………….. 

Số điện thoại :(có thể ghi hoặc không) ……………. 

Số năm giảng dạy:…………………….. 

Trình độ đào tạo: □ Cử nhân □ Học viên cao học □ Thạc sĩ   □ Tiến sĩ  

 Nơi công tác: …………………………………………………………… 

Địa điểm trường: □ Thành phố  □ Tỉnh □ Nông thôn □ Vùng sâu 

Loại hình trường:

□ Chuyên  □ Công lập  □ Công lập tự chủ  □ Dân lập/Tư thụcII. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

1.  Thầy cô xếp theo mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học

sau : (1 ứng với mức độ thấp nhất, 5 ứng với mức độ cao nhất)  

Câu 1 : Mức độ quan trọng của những nội dung dạy học hóa học

 Nội dung Mức độ quan trọng 

1 2 3 4 5

- Kiến thức hóa học mới 

- BTHH

- Thí nghiệm thực hành

- Liên hệ giữa lý thuyết

và thực tế 

2. Theo thầy cô, BTHH trong SGK và sách bài tập đã đầy đủ các dạng và bao quát

kiến thức của chương trình chưa ? 

Page 109: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 109/124

 

112

□ Rất đầy đủ  □ Đầy đủ  □ Chưa đầy đủ 

3. Theo thầy cô, để nâng cao kết quả học tập của HS có cần thiết phải sử dụng thêm

HTBT không ?

□ Rất cần thiết  □ Cần thiết  □ Bình thường □ Không cần thiết 

4. Thầy cô đã từng sử dụng thêm HTBT chưa ? 

□ Rất thường xuyên □ Thường xuyên  □ Thỉnh thoảng □ Chưa bao giờ  

5. Nếu thầy cô đã sử dụng thêm HTBT thì HTBT đó có nguồn gốc từ

(có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn) 

□ sách tham khảo □ mạng internet □ tự xây dựng 

6. HTBT mà thầy cô đã sử dụng được thiết kế theo (có thể đánh dấu vào nhiều lựa

chọn) 

□ bài học □ chương  □ chuyên đề 

7. Cách thức mà thầy cô đã sử dụng HTBT (có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn) 

□ HS tự giải sau khi học xong bài học.

□ GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự.

□ GV giải bài mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự có kèm theo đáp số.

8. Số lượng bài tập trung bình mà thầy cô hướng dẫn giải trong 1 tiết học là

□ 2 □ 3  □ 4 □ 5  □ nhiều hơn 5. 9. Với mỗi bài tập trên lớp, số HS làm được vào khoảng

□ dưới 25%  □ 25%-50% □ 50%-75% □ trên 75%.

10. Những khó khăn mà thầy cô gặp phải trong khi dạy BTHH (1 ứng với mức độ

thấp nhất, 5 ứng với mức độ cao nhất)

Khó khăn  Mức độ khó khăn 

1 2 3 4 5

- Không đủ thời gian 

- Trình độ HS không đều 

- Không có HTBT chất lượng hỗ trợ HS tự

học 

- Khác… 

Page 110: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 110/124

 

113

III. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG

 NĂNG LỰC TỰ   HỌC 

11. Theo thầy cô, việc xây dựng hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực  tự học cho

HS là

□ rất cần thiết  □ cần thiết  □  bình thường  □ không cần thiết 

12. Theo thầy cô, hệ thống BTHH bồi dưỡng năng lực tự học cho HS phải (1 ứng

với mức độ thấp nhất, 5 ứng với mức độ cao nhất)

Biện pháp  Mức độ cần thiết 

1 2 3 4 5

- Phân dạng

- Có hướng dẫn cách giải cho từng dạng - Có bài giải mẫu cho từng dạng 

- Có đáp số cho các bài tập tương tự 

- Xếp từ dễ đến khó 

- Có bài tập tổng hợp để HS hệ thống và củng

cố kiến thức

- Khác… 

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô !  

PHỤ LỤC 2 : Phiếu tham khảo ý kiến HS 

Trường Đại học Giáo dục –  ĐHQG HN 

Lớp cao học LL & PPDH ( bộ môn hóa học)

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN 

Chào các em!

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng BTHH lớp 11 ở trường THPT, mong các

em cho ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh (x) vào các ô lựa chọn. Cám

ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em!  

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên cá nhân( có thể ghi hoặc không).

.............................……………………………………Lớp:…………… 

Trường:……………………………Tỉnh (thành phố):……………… 

Địa điểm trường: □ Thành phố  □ Tỉnh □ Nông thôn □ Vùng sâu

Page 111: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 111/124

 

114

II. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

1. Đối với giờ BTHH, em cảm thấy 

□ rất thích  □ thích  □ bình thường  □ không thích. 

2. Thời gian em dành để làm BTHH trước khi đến lớp 

□ không cố định  □ khoảng 30 phút 

□ 30 phút đến 60 phút □ trên 60 phút

3. Em chuẩn bị cho tiết bài tập như thế nào ?  

□ Làm trước những bài tập về nhà 

□ Đọc, tóm tắt, ghi nhận những chỗ chưa hiểu 

□ Đọc lướt qua các bài tập 

□ Không chuẩn bị gì cả

4. Khi gặp một bài toán khó, em 

□ mày mò tự tìm cách giải 

□ xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn 

□ tham khảo lời giải trong sách bài tập 

□ chán nản, không làm 

5. Với bài tập về nhà, số bài em làm được vào khoảng

□ dưới 25%  □ 25%-50% □ 50%-75% □ trên 75%.6. Thời gian GV dành để giải bài mẫu ở lớp 

□ dư để theo dõi và ghi chép □ vừa đủ để theo dõi và ghi chép

  □ đủ để theo dõi nhưng chưa kịp ghi chép □ không đủ để theo dõi và ghi

chép

7. Sau khi giải 1 bài tập trên lớp, em tìm bài tập tương tự để giải 

□ Chưa bao giờ □ Thỉnh thoảng  □ Thường xuyên  □ Rất thường xuyên

8. Em gặp phải những khó khăn nào khi giải BTHH ?

Có Không

- Thiếu bài tập tương tự 

- Không có bài giải mẫu 

- Các bài tập lộn xộn không theo dạng 

- Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó 

- Không có đáp số cho bài tập tương tự 

Page 112: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 112/124

 

115

9. Theo em để thành thạo 1 dạng bài tập em cần

Có Không

- GV giải kỹ 1 bài mẫu 

- Em xem lại bài tập đã giải 

- Em tự làm lại bài tập đã giải 

- Em từng bước làm quen và nhận dạng bài tập 

- Em làm các bài tập tương tự 

10. Em chưa thích bài tập ở những điểm nào ?

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

III. VỀ VIỆC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 11. Để học tốt môn hóa, theo em 

Có Không

Chỉ cần học trên lớp là đủ 

 Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm) 

Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn của thầy

12. Khi thi hoặc kiểm tra, để đạt kết quả cao thì theo các em, yếu tố tự học, tự

nghiên cứu của mình là:

□ rất cần thiết  □ cần thiết  □ bình thường □ không cần thiết 

13.  Lý do các em cần phải tự học ở là vì:

Có Không

Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu  sắc hơn 

Giúp HS nhớ bài lâu hơn  Phát huy tính tích cực của HS  

 Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức 

Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời  

 Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic 

 Nội dung đang học thường đề cập tr ong các kì thi

 Lí do khác...

Page 113: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 113/124

 

116

14. Em sử dụng thời gian tự học 

Có Không

 Để đọc lại bài trên lớp 

 Để chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn 

 Để đọc tài liệu tham khảo

15. Cách thức tự học của em là gì? 

Có Không

Chỉ học bài, làm bài khi cần thiết  

 Học theo hướng dẫn, có nội dung câu hỏi, bài tập của

GVChỉ học phần nào quan trọng, cảm thấy thích thú 

16. Những khó khăn mà em gặp phải trong quá trình tự học là

Có Không

Thiếu tài liệu học tập, tham khảo 

Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 

 Kiến thức rộng khó bao quát  

17. Theo em, những tác động đến hiệu quả của việc tự học là 

Có Không

 Niềm tin và sự chủ động của HS

Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy 

Tài liệu hướng dẫn học tập

Cảm ơn những ý kiến đóng góp của các em !  

Page 114: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 114/124

 

117

PHỤ LỤC 3

BÀI KIỂM TRA LẦN 1 –  KHỐI 11 

Môn: Hóa –  Thời gian: 15’ 

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ  

A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến  halogen,

S, P,...

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. 

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 

D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ được phân loại như sau:

A. Hiđrocacbon và hợp chất hữu cơ có nhóm chức. B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

C. Hiđrocacbon no, không no, thơm và dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. Tất cả đều đúng 

Câu 3: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan

(sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau 

đây ?

A. Kết tinh B. Chưng cất  C. Thăng hoa.  D. Chiết 

Câu 4: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? 

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.

C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br

Câu 5:  Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ? 

A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III

Câu 6: Tổng số liên kết  và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là:

A. 0 B. 1. C. 2. D. 3

Page 115: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 115/124

 

118

Câu 7: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 8: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy

hoàn toàn A bằng khí O2  thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử

 phù hợp với A ? 

A. 2. B. A. 1. C. 3. D. 4.

Câu 9: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi  (dư)

rồi đốt. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ

còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các

thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của chất

hữu cơ là:

A. C3H8. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 

 bằng 2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn

1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.

Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của hiđrocacbon là: 

A. C4H10. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6.

BÀI KIỂM TRA LẦN 2  –  KHỐI 11 Môn: Hóa –  Thời gian: 45’

Câu 1: Hai chất: (A) 2 –  metylpr opan và (B) butan là đồng phân của nhau. Điểm

khác nhau giữa (A) và (B) là: 

A. Công thức cấu tạo  B. Công thức phân tử 

C. Số nguyên tử H  D. Số nguyên tử C 

Câu 2: Cracking hoàn toàn 2,88g pentan (phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì thể tích

khí etan sinh ra ở  đktc là: 

A. 0,448 lít B. 0,672 lít C. 0,336 lít D. 0,896 lít

Câu 3: Chất nào dưới đây có khả năng cộng mở vòng? 

A. xiclopentan B. xiclopropan

C. metylxiclohexan D. xiclohexan

Câu 4: Dãy chất nào sau đây không  có chứa ankan: 

A. C5H8, C2H4, C3H8, C10H20  B. C3H4, CH4, C2H5Cl, C6H10 

Page 116: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 116/124

 

119

C. C4H8, C2H2, C4H6, C7H16  D. C2H2, C5H10, C7H14, C4H4.

Câu 5: Chọn định nghĩa đầy đủ nhất về đồng phân: 

A. là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau. 

B. là hiện tượng các chất có tính chất khác nhau 

C. là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử, nhưng có cấu tạo khác nhau

nên có tính chất khác nhau. 

D. là hiện tượng các chất có công thức khác nhau nên tính chất khác nhau. 

Câu 6: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với

Hidro là 31. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z?  

A. CH3O B. C2H6O C. C2H6O2  D.C3H9O3 

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g chất hữu cơ. Sau phản ứng dẫn sản phẩm sinh ra

qua bình chứa H2SO4đ thấy khối lượng bình tăng lên 0,54g. Phần trăm H trong chất

hữu cơ là: 

A. 20% B. 33,33% C. 13,33% D. 6,67%

Câu 8: Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành? 

A. Liên kết σ  B. Liên kết π 

C. Liên kết π và σ  D. Hai liên kết σ 

Câu 9: Công thức chung của xicloankan là: A. CnH2n+2 (n ≥ 1)  B. CnH2n (n ≥ 2) 

C. CnH2n (n ≥ 3)  D. CnH2n – 2 (n ≥ 2) 

Câu 10: Khi tiến hành phân tích định lượng một chất hữu cơ chứa C, H, O, Na.

 Nguyên tố được định lượng cuối cùng là: 

A. C B. H C. Na D. O

Câu 11: Một ankan A có tỉ khối hơi so với cacbon monooxit là 1,5714. Số đồng

 phân của ankan A là: 

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 12: Số đồng phân mạch hở, phẳng của C5H12 là:

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,9g chất hữu cơ A thu được 6,6g CO2 và 2,7g H2O.

Biết rằng công thức đơn giản nhất cũng chính là công thức phân tử. A có công thức

 phân tử là: 

Page 117: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 117/124

 

120

A. CH2O B. C2H4O2  C. C3H6O D. C4H7OH

Câu 14: Thể tích hơi của 3,3g chất hữu cơ X bằng thể tích của 1,76g khí Oxi (đo

cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khối lượng mol phân tử của  chất X có giá

trị: 

A. 88 B. 60 C. 30 D. 45

Câu 15: Chất hữu cơ A (chứa C, H, N) có phần trăm theo khối lượng các nguyên tố

như sau: 53,33% C; 15,55% H; 31,11%N. A có công thức đơn giản nhất là:  

A. C2H7 N B. CH5 N C. C3H9 N D. C4H11 N

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 2,2g một ankan B thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Công

thức cấu tạo của B là: 

A. CH3  –  CH3  B. CH3  –  CH2  –  CH3 

C. CH4  D. CH3  –  CH(CH3) –  CH3 

Câu 17: Etyl là gốc ankyl có công thức là: 

A. C2H5 –   B. C3H7 –   C. C2H4 –   D. CH3 –  

Câu 18: Clo hóa Metan được một dẫn xuất X trong đó clo chiếm 92,2% về khối

lượng. Tên của dẫn xuất X là: 

A. Metyl clorua B. Cacbon tetraclorua

C. Metylen clorua D. ClorofomCâu 19: Công thức phân tử nào sau đây ứng với xicloheptan? 

A. C7H16  B. C7H14  C. C7H12  D. C7H10 

Câu 20: Tỉ khối hơi của chất hữu cơ A so với amoniac là 2,647. Phân tử khối của

chất hữu cơ này có giá trị là: 

A. 40 B. 74 C. 45 D. 42

Câu 21: Khi cho Metan tác dụng với khí Cl2 (điều kiện đầy đủ) theo tỉ lệ 1:3, sau

 phản ứng sản phẩm hữu cơ thu được là: 

A. CCl4  B. CH3Cl C. CHCl3  D. CH2Cl2 

Câu 22: Khi cho 2 –  metylbutan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1, sản phẩm chính

thu được là: 

A. 2 –  brom –  2 –  metylbutan B. 1 –  brom –  2 –  metylbutan

C. 1,3 –  dibrompentan D. 2,3 –  dibrompentan

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ có công thức CxHyOz. Hệ số của Oxi

Page 118: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 118/124

 

121

trong phương trình là: 

A. x + y/4 + z B. x + y/2 –  z/4 C. x + y + z/2 D. x + y/4 –  z/2

Câu 24: Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất: 

A. C4H6  B. C2H2 C. C3H6O3 D. CH2O

Câu 25: Tên gọi nào sau đây ứng với công thức của C8H18?

A. Nonan B. Heptan C. Decan D. Octan

Câu 26: Phản ứng đặc trưng của ankan là: 

A. Phản ứng cháy  B. Phản ứng cộng 

C. Phản ứng trùng hợp  D. Phản ứng thế 

Câu 27: Ankan Y có phần trăm theo khối lượng của C là 80%. Công thức phân tử

của Y là: 

A. C3H8  B. CH4  C. C4H10  D. C2H6 

Câu 28: Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, kết luận nào sau đây đúng :

A. Số mol Oxi cần dùng bằng số mol H2O sinh ra.

B. Số mol H2O lớn hơn số mol CO2 

C. Số mol CO2  bằng số mol H2O

D. Số mol Oxi cần dùng bằng số mol CO2 sinh ra.

Câu 29: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có toàn liên kết đơn: A. C4H10  B. C6H6  C. C3H6  D. CH3COOH

Câu 30: Công thức nào sau đây ứng với tên gọi 2,3 –  dimetylhexan:

A. CH3  –  CH(CH3) –  CH(CH3) –  CH3 

B. CH3  –  CH(CH3) –  CH(CH3) –  CH2  –  CH2  –  CH3 

C. CH3  –  CH(CH3) –  CH2  –  CH(CH3) –  CH2  –  CH3 

D. CH3  –  CH(CH3) –  CH2  –  CH(CH3) –  CH3 

---- BÀI KIỂM TRA LẦN 3 –  KHỐI 11 

Môn: Hóa –  Thời gian: 15’

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 3 hiđrocacbon, mạch hở cùng dãy đồng đẳng thu được 

O H CO   nn22

. Vậy 3 hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng: 

A. ankan B. ankan, ankin

C. anken D. anken hoặc xicloankan 

Page 119: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 119/124

 

122

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,6g một anken A ở thể khí trong những điều kiện bình

thường, dA/H2 = 28 thu được 8,96 lit CO2 (đktc). A là

A. CH2 = CH –  CH2  –  CH3  B. CH2 = C (CH3) CH3 

C. CH3  –  CH = CH –  CH3  D. Cả A, B, C đúng 

Câu 3: CH3  –  CH (CH3) –  C = C –  CH3 có tên là:

A. 2- metyl pent –  3 - en B. 2 –  metyl pent –  4 - en

C. 4 –  metyl pent –  2 - en D. A hoặc C 

Câu 4: Etilen lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi H2O. Loại bỏ tạp chất bằng cách sau: 

A. Dẫn hỗn hợp qua dd Br 2 dư B. Dẫn hỗn hợp qua dd NaCl dư 

C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đ NaOH dư và bình chứa dd H2SO4 đặc 

D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình Br 2 dư và bình chứa dd H2SO4 đặc. 

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C4H8 thu được 4,4g

CO2 và 2,52 g H2O, m có giá trị nào sau đây: 

A. 1,48g B. 14,8g C. 2,48g D. 24,7g

Câu 6: Cho 0,896 l hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp lội qua dd Br 2 dư. Khối

lượng bình Br 2 tăng thêm 2 gam. 2 anken là: 

A. C2H4, C4H8  B. C2H4, C3H6  C. C3H6, C4H8  D. C4H8, C5H10

Câu 7: Phản ứng điển hình của anken là: A. phản ứng oxi hoá B. phản ứng thế 

C. Phản ứng huỷ  D. phản ứng cộng và trùng hợp 

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của anken có CTPT C4H8 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9:  Trong bình kín chứa đầy hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 với lượng dư bột

 Ni, d X/H2 = 6,2. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y, d Y/H2 = 8.

Hiệu suất quả phản ứng hiđro hoá C2H4 là:

A. 62,5% B. 56,25% C. 43,75% D. 37,5%

Câu 10: Phản ứng cộng hiđro vào phân tử anken được gọi là: 

A. Phản ứng hiđrat hoá  B. Phản ứng ankyl hoá 

C. Phản ứng khử hoá  D. Phản ứng hiđro hoá 

Page 120: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 120/124

 

123

BÀI KIỂM TRA LẦN 4 –  KHỐI 11 

Môn: Hóa –  Thời gian: 15’ 

Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là: 

A. CnH2n+6 ; n  6 B. CnH2n-6 ; n 3

C. CnH2n-6 ; n  6 D. CnH2n-6 ; n  6

Câu 2: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n

và a lần lượt là: 

A. 8 và 5 B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8.

Câu 3:  CH3C6H4C2H5 có tên gọi là: 

A. etylmetylbenzen B. metyletylbenzen

C. p-etylmetylbenzen D. p-metyletylbenzen

Câu 4:  C7H8 có số đồng phân thơm là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử

duy nhất là: 

A. dd AgNO3/NH3. B. dd Brom. C. dd KMnO4. D. dd HCl.

Câu 6:  Ứng với công thức C9H12 có bao nhiêu đồng phân có cấu tạo chứa vòng

 benzen ?A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

Câu 7:  Benzen  A  o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là: 

A. nitrobenzen. B. brombenzen.

C. aminobenzen. D. o-đibrombenzen.

8. Cho 1 lít C6H6 (d=0,8 g/ml) tác dụng với 112 lít Cl2 (đktc),xúc tác FeCl3 thu

được450 g cloben zen. Hiệu suất điều chế cloben zen là: 

A. 62,5%  B.75%  C. 82,5%  D. 80%

9. Đem trùng hợp 5,2 g stiren . Hỗn hợp sau phản ứng  cho tác dụng với 100 ml dd

Br 2 0,15 M sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635 g iot. Hiệu suất phản

ứng trùng hợp là: 

A. 75%  B. 25%  C. 80%  D. 90% 

10. Nung nóng hỗn hợp X( dạng hơi và khí) gồm 0,1 mol ben zen, 0,2 mol toluen ;

0,3 mol stiren và 1,4 mol H2 trong 1 bình kín ,xúc tác Ni.Hỗn hợp sau phản ứng

Page 121: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 121/124

 

124

đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dd nước vôi

có dư. Khối lượng bình đựng nước vôi tăng lên:  

A. 240,8 g  B. 260,2 g  C. 193,6 g  D. kết quả khác 

BÀI KIỂM TRA LẦN 5 –  KHỐI 11 

Môn: Hóa –  Thời gian: 45’

Câu 1:  Cho các dẫn xuất halogen sau  : (1) C2H5F ; (2) C2H5Br ; (3) C2H5I ; (4)

C2H5Cl. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tr ên là

A. (1),(2),(3),(4). B. (3),(2),(4),(1). C. (1),(4),(2),(3). D. (4),(3),(2),(1).

Câu 2:  Cho 34,6 gam hỗn hợp phenol, etanol và metanol tác dụng vừa đủ với

100ml dung dịch NaOH 1M. Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng hết với Na thu được

8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol trong hỗn hợp là 

A. 53,2%. B. 26,6%. C. 46,2%. D. 27,2%.

Câu 3: Số đồng phân ancol bậc II ứng với công thức phân tử C 5H12O là

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 4: Phenol tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Na, NaOH, dd Br 2  B. dd Br 2, HCl, Na

C. Na, dd Br 2, CO2  D. Na, NaOH, CO2 

Câu 5: Bậc của ancol isobutylic là A. bậc I.  B. bậc 0.  C. bậc III.  D. bậc II. 

Câu 6: Ancol nào dưới đây khi tác dụng với CuO, đun nóng tạo ra sản phẩm chính

là xeton (mạch C không đổi) ?

A. (CH3)3COH B. C6H5CH2OH

C. CH3CHOHCH3  D. CH3CH2CH2OH

Câu 7: Phát biểu nào sau đây luôn đúng? 

A. Trong nước nóng, anlyl clorua bị thuỷ phân. 

B. etyl clorua thuộc loại dẫn xuất halogen bậc II. 

C. Phenyl bromua dễ tham gia phản ứng thế hơn benzyl clorua.

D. Có thể điều chế trực tiếp vinyl clorua từ etanol bằng 1 phản ứng. 

Câu 8: Chất 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) thường lẫn trong nước và có thể

gây bệnh ung thư có công thức cấu tạo là 

A. CH2Cl-CH2-CH(OH)2  B. CH3-CHOH-CH(OH)Cl

Page 122: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 122/124

 

125

C. CH2OH-CHCl-CH2OH D. CH2Cl-CHOH-CH2OH

Câu 9:  X là dẫn xuất điclo của một ankan trong đó clo chiếm 62,83% về khối

lượng. Thuỷ phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH loãng thu dược ancol Y. Biết

rằng Y tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch trong suốt màu xanh da trời. Công

thức cấu tạo thu gọn của Y là 

A. CH2Cl-CH2Cl B. CH2Cl-CHCl-CH3 

C. CH3-CH2-CHCl2  D. CH2Cl-CH2-CH2Cl

Câu 10: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là 

A. C6H5OH B. C4H10  C. CH3OCH3  D. C2H5OH

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được CO2 và nước có tỉ lệ

mol lần lượt là 4 :5. Công thức phân tử và số lượng đồng phân của X là  

A. C4H8O ; 5 đồng phân.  B. C3H8O ; 2 đồng phân. 

C. C4H10O ; 4 đồng phân.  D. C5H10O ; 8 đồng phân. 

Câu 12: Ancol no, đơn chức X có tỉ khối đối với H2  bằng 30. Số đồng phân cấu tạo 

có thể có của X là 

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 13:  Nhỏ nước brom vào dung dịch phenol, hiện tượng xảy ra là 

A. xuất hiện kết tủa trắng. B. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa vàng. 

C. nước brom bị mất màu. 

D. nước brom mất màu, xuất hiện kết tủa trắng. 

Câu 14: Sản phẩm hữu cơ tạo thành khi cho Cl-C6H4-CH2Cl tác dụng với dung dịch

 NaOH đặc, dư ở nhiệt độ cao, áp suất cao là 

A. NaO-C6H4-CH2Cl. B. HO-C6H4-CH2ONa .

C. NaO-C6H4-CH2OH D. HO-C6H4-CH2OH.

Câu 15: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X chỉ thu được một anken

Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn X tạo ra 5,6 lít CO2  (đktc) và 5,4 gam nước. Số

đồng phân cấu tạo phù hợp với ancol X là 

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 16: Cho 18,8 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ancol

etylic tác dụng với Na dư tạo ra 5,6 lít khí (ở đktc). CTPT hai ancol là  

Page 123: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 123/124

 

126

A. C2H4O và C3H6O. B. C2H6O và C3H8O.

C. CH4O và C2H6O. D. C3H8O và C4H10O.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Phenol là dẫn xuất hidroxi mà nhóm OH đính với nguyên tử C của vòng

 benzen.

B. Phenol có tính axit nhưng không làm đổi màu quì tím. 

C. Sản phẩm chính khi cho but-2-en tác dụng với H2O (H+,to) là butan-2-ol.

D. Ancol thơm là đồng đẳng của phenol. 

Câu 18: Cho phương trình phản ứng : (CH3)2CBr-CH2-CH3 + KOH           o

t OH  H C  ,52  X

(sản phẩm chính). 

CTCT của X là A. (CH3)2CH-CH=CH2  B. (CH3)2C=CHCH3 

C. (CH3)2C(OH)CH2CH3  D. CH2=CH(CH3)CH2CH3 

Câu 19: Có thể nhận biết các chất : phenol, ancol anlylic và isopropyl clorua mà chỉ

dùng

A. dung dịch KMnO4. B. Cu(OH)2. C. nước brom.  D. Na.

Câu 20: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử: C4H9Br, đun nóng X với dung

dịch KOH trong etanol thu được 3 anken đồng phân (kể cả đồng phân hình học).Tên thay thế của X là 

A. sec-butyl bromua. B. butyl bromua.

C. 1-brombutan. D. 2-brombutan.

Câu 21: Đun hỗn hợp hai ancol no, đơn với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 21,6 gam

nước và 72 gam hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau. Giả sử các phản ứng xảy ra

hoàn toàn, công thức hai ancol là 

A. C3H5OH và CH3OH. B. CH3OH và C3H7OH.

C. C2H5OH, C3H7OH. D. CH3OH, C2H5OH 

Câu 22: Đun nóng anlyl clorua với dung dịch NaOH, gạn lấy lớp nước, axit hoá

 bằng dung dịch HNO3 sau đó nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào, hiện tượng xảy ra là 

A. không có hiện tượng gì.  B. có kết tủa vàng tạo thành.

C. có kết tủa trắng tạo thành.  D. có khí màu nâu đỏ. 

Câu 23: Cho 15,6 hỗn hợp hai ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với

Page 124: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NÂNG CAO

8/20/2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11…

http://slidepdf.com/reader/full/boi-duong-nang-luc-tu-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-he-thong 124/124

 

H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp hai anken và 5,58 gam nước, giả sử phản ứng

xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol là

A. C2H5OH và C3H7OH. B. CH3OH và C2H5OH.

C. C2H5OH và C4H9OH. D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 24: Số kiểu liên kết hidro tối đa có thể tạo ra trong hỗn hợp etanol và phenol là  

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 25: Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ phenol là axit rất yếu ?

A. C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 

B. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C. C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2 

D. 2C6H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H5OH + Na2CO3