134
BGIAO THÔNG VN TI CC HÀNG HI VIT NAM ---------o0o--------- BÁO CÁO CUI KQUY HOCH PHÁT TRIN HTHNG THÔNG TIN DUYÊN HI VÀ CÔNG NGHTHÔNG TIN NGÀNH HÀNG HI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020 Hà Ni 12/2013 Chđầu tư: CC HÀNG HI VIT NAM Đơn vị tư vấn: VIN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYN THÔNG VIỆN TRƯỞNG Lê Xuân Lan

BÁO CÁO CUỐI KỲ · bỘ giao thÔng vẬn tẢi cỤc hÀng hẢi viỆt nam -----o0o----- bÁo cÁo cuỐi kỲ quy hoẠch phÁt triỂn hỆ thỐng thÔng tin duyÊn hẢi

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

---------o0o---------

BÁO CÁO CUỐI KỲ

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI VÀ

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH HÀNG HẢI

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2020

Hà Nội – 12/2013

Chủ đầu tư:

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Đơn vị tư vấn:

VIỆN CHIẾN LƯỢC

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN TRƯỞNG

Lê Xuân Lan

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................... 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................... 6

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 7

I. TỔNG QUAN ........................................................................................................................ 11

I.1 Tổng quan về vùng biển đảo Việt Nam ......................................................................... 11

I.2 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch cho ngành Hàng hải ................................................ 13

I.3 Các căn cứ xây dựng quy hoạch ..................................................................................... 14

I.4 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch .................................................................................... 18

I.5 Mục tiêu xây dựng quy hoạch ........................................................................................ 18

I.6 Phạm vi quy hoạch .......................................................................................................... 19

I.7 Đối tượng quy hoạch ....................................................................................................... 20

II. HIỆN TRẠNG ..................................................................................................................... 21

II.1 Hiện trạng hệ thống thông tin duyên hải ..................................................................... 21

II.1.1 Hiện trạng hạ tầng ..................................................................................................... 21

II.1.2 Hiện trạng các dịch vụ thông tin trên biển: ............................................................... 39

II.1.3 Hiện trạng tai nạn hàng hải: ....................................................................................... 46

II.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hàng hải: ............................... 48

II.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật: ...................................................................................... 48

II.2.2 Các hệ thống thông tin và CSDL lớn ........................................................................ 50

II.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước trong ngành hàng

hải. ....................................................................................................................................... 50

II.2.4 Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ............................................. 55

II.2.5 Đánh giá nguồn nhân lực CNTT hàng hải: ................................................................ 56

II.2.6 Đánh giá sự phối hợp chuyên ngành giữa cơ quan quản lý nhà nước ngành Hàng

hải và các ngành khác về CNTT ......................................................................................... 57

II.2.7 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải ................. 57

II.2.8 Đánh giá chung về hiện trạng ứng dụng CNTT trong ngành Hàng hải ..................... 59

II.3 Đánh giá các tồn tại trong cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thông tin duyên hải

và công nghệ thông tin ngành hàng hải .............................................................................. 60

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN .................. 61

III.1 Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam ............................................................. 61

III.2 Định hướng phát triển kinh tế cảng biển ................................................................... 63

III.3 Kinh tế VTB .................................................................................................................. 64

III.4 Khai thác nguồn lợi hải sản ......................................................................................... 65

IV. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ DỰ BÁO ...................................................................... 69

IV.1 Xu hướng các công nghệ sử dụng trong thông tin hàng hải: .................................... 69

3

IV.1.1 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin sóng vô tuyến điện .................................... 69

IV.1.2 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat ........................................ 70

IV.1.3 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Cospas Sarsat ................................ 71

IV.2 Kinh nghiệm triển khai các hệ thống thông tin hàng hải trên thế giới ................... 72

IV.2.1 Kinh nghiệm triển khai LRIT quốc tế ...................................................................... 72

IV.2.2 Kinh nghiệm triển khai AIS quốc tế ........................................................................ 75

IV.2.3 Kinh nghiệm triển khai VTS quốc tế ....................................................................... 81

IV.2.4 Các quy định quốc tế liên quan đến triển khai VTS, LRIT, AIS: ............................ 81

IV.3 Xu hướng ứng dụng CNTT ......................................................................................... 82

IV.3.1 Điện toán đám mây .................................................................................................. 82

IV.3.2 Xu hướng về chính phủ điện tử ................................................................................ 83

IV.3.3 Thương mại điện tử và chứng thực điện tử .............................................................. 88

IV.3.4 Xu hướng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực công nghệ

thông tin .............................................................................................................................. 90

IV.3.5 Định hướng phát triển CNTT tại Việt Nam ............................................................. 94

IV.4 Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống TTDH và CNTT Hàng hải ................... 94

V. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH .............................................................................................. 96

VI. MỤC TIÊU QUY HOẠCH ............................................................................................... 97

VI.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................ 97

VI.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................................ 97

VI.2.1 Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin duyên hải: ................................................... 97

VI.2.2 Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải ......................................... 98

VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH .............................................................................................. 99

VII.1 Nội dung phát triển hệ thống thông tin duyên hải ................................................... 99

VII.1.1 Phát triển hạ tầng hệ thống thông tin duyên hải ..................................................... 99

VII.1.2 Phát triển các dịch vụ thông tin trên biển ............................................................. 100

VII.1.3 Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................... 100

VII.1.4 Định hướng lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế ............................................... 100

VII.2 Nội dung phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải ..................................... 101

VII.2.1 Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ................................................... 101

VII.2.2 Xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn ............................................................................ 101

VII.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp ................... 101

VII.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý ....................... 102

VII.3 Các dự án ưu tiên đầu tư .......................................................................................... 102

VII.3.1 Các dự án phát triển hệ thống TTDH: .................................................................. 105

VII.3.2 Các dự án liên quan đến ứng dụng CNTT ngành hàng hải: ................................. 106

VIII. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ................................................................................ 108

VIII.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................ 108

VIII.2 Các giải pháp về khoa học - công nghệ .................................................................. 108

4

VIII.3 Các giải pháp về tài chính ....................................................................................... 108

VIII.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................... 109

VIII.5 Giải pháp về hợp tác quốc tế .................................................................................. 109

IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 110

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ........................................................................ 112

X.1 Bộ Giao thông vận tải .................................................................................................. 112

X.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................................ 112

X.3 Bộ Tài chính .................................................................................................................. 113

X.4 Bộ Quốc phòng ............................................................................................................. 113

X.5 Bộ Y tế ........................................................................................................................... 113

X.6 Bộ Thông tin và Truyền thông .................................................................................... 113

X.7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ................................................................... 114

X.8 Bộ Tài nguyên và Môi trường ..................................................................................... 114

X.9 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển .................. 114

X.10 Các doanh nghiệp của ngành hàng hải .................................................................... 114

XI. PHỤ LỤC I: CÁC NHÓM DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ..................................................... 115

XI.1 Nhóm dự án trọng điểm ............................................................................................. 115

XI.2 Mô tả chi tiết nhóm dự án trọng điểm:..................................................................... 116

XI.2.1 Nhóm dự án nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng mạng lưới TTDH ............... 116

XI.2.2 Nhóm dự án đầu tư, nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong ngành hàng hải 118

XI.2.3 Nhóm dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ............................................... 119

XI.2.4 Nhóm dự án về lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế ........................................... 119

XII. PHỤ LỤC II: BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC NGHIỆP VỤ .......... 121

XIII. PHỤ LỤC III: DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC

TUYẾN TRONG NGÀNH HÀNG HẢI ............................................................................... 126

XIV. PHỤ LỤC IV: BẢNG KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC CNTT NGÀNH HÀNG

HẢI ........................................................................................................................................... 131

XV. PHỤ LỤC V: BẢNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG HẢI ............................................................................. 133

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Dự báo lượng hàng qua cảng theo vùng lãnh thổ qua các năm: ...............................................63

Bảng 2. Dự báo nhu cầu hàng hóa vận tải qua đường biển của Việt Nam và nhu cầu lượt tàu cậ cảng

Việt Nam cho các giai đoạn: ..................................................................................................................65

Bảng 3. Thống kê các loại tàu cá ...........................................................................................................66

Bảng 4. Quá trình triển khai hệ thống LRIT trên thế giới ......................................................................72

Bảng 6. Các TTHC được cung cấp ở mức 1 tại Cục Hàng hải ............................................................126

Bảng 7. Các TTHC được cung cấp ở mức 2 tại Cục Hàng hải ............................................................126

Bảng 8. Các TTHC công được cung cấp ở mức 1 tại các Chi cục Hàng hải .......................................128

Bảng 9. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Chi cục Hàng hải .......................................129

Bảng 10. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Cảng vụ Hàng hải ....................................130

Bảng 11. Các TTHC công được cung cấp ở mức 3 tại các Cảng vụ Hàng hải ....................................130

Bảng 12. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các Cảng vụ ...............................................................131

Bảng 13. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải ..........131

Bảng 14. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển ......................................132

Bảng 15. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải ........................133

Bảng 16. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển ...................................................133

Bảng 17. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng

hải .........................................................................................................................................................134

Bảng 18. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp cảng biển ...................134

6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat ..........................................................................................22

Hình 2. Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat .................................................................................23

Hình 3. Vùng phục vụ của hệ thống thông tin duyên hải .......................................................................24

Hình 4. Mô hình mạng thông tin duyên hải ...........................................................................................25

Hình 5. Bản đồ Hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam ........................................................25

Hình 6. Bản đồ Vùng trách nhiệm VNMCC ..........................................................................................42

Hình 7. Kiến trúc hệ thống mạng của Cục Hàng hải Việt Nam .............................................................49

Hình 8. Xu hướng phát triển của hệ thống vệ tinh Cospas Sarsat ..........................................................72

Hình 9. Xu hướng phát triển của Hệ thống TTDH .................................................................................95

Hình 10. Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành HH ..........................................................................95

7

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Thuật ngữ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Diễn giải

AIS Automatic Identification System Hệ thống nhận dạng tự động

ASP Application Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ ứng

dụng

BGAN Broadband Global Area Network

Dịch vụ băng rộng phủ sóng

toàn cầu cung cấp bởi hệ thống

Inmarsat

CCTV Closed-Circuit Television Camera Camera truyền hình giám sát

COMSAR

Sub-Committee on

Radiocommunciations and Search

and Rescue

Tiểu ban về thông tin vô tuyến

điện và tìm kiếm cứu nạn

CRS Coast Radio Station Đài thông tin vô tuyến duyên

hải

CSP Communication Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ thông

tin liên lạc

CV Chevaux Vapeur Đơn vị tính mã lực của Pháp

DC Data Centre Trung tâm dữ liệu

DGPS Differential Global Positioning

System

Hệ thống định vị toàn cầu vi

sai

DSC Digital selective calling Phương thức gọi chọn số

DWT DeadWeight Tonnage Đơn vị đo năng lực vận tải an

toàn của tàu thủy tính bằng tấn

EDI Electronic data interchange Trao đổi dữ liệu điện tử

ELT Emergency Locator Transmitter Thiết bị phát tín hiệu vị trí

khẩn cấp dùng cho hàng không

ENC Electronic Navigational Chart Hai đồ điện tử

EPIRB Emergency Position Indicating

Radio Beacon

Thiết bị phát tín hiệu vị trí

khẩn cấp dùng cho hàng hải

F2M Fix to Mobile Dịch vụ điện thoại tàu – bờ

của Inmarsat

Fal-65 Convention on Facilitation of

International Maritime Traffic, 1965

Công ước về tạo thuận lợi cho

giao thông hàng hải quốc tế

năm 1965

FBB FleetBroadband

Dịch vụ băng rộng cung cấp

bởi hệ thống Inmarsat dánh

cho tàu thuyền

GEOSAR System The Cospas Sarsat Geostationary

Search and Rescue System

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và

cứu nạn ở quỹ đạo địa tĩnh

GIS Geographic information system Hệ thống thông tin địa lý

GMDSS Global Maritime Distress Safety

System

Hệ thống thông tin an toàn và

cứu nạn toàn cầu

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu (của

Hoa Kì)

8

GSM Global System for Mobile

Communications

Mạng điện thoại di động thế hệ

thứ 2

HF High Frequency Tần số HF

ICAO International Civil Aviation

Organization

Tổ chức hang không dân sự

quốc tế

ICD Inland Container Depot Cảng cạn

IDC International LRIT Data Centre Trung tâm dữ liệu LRIT quốc

tế

IDE International Data Exchange Hệ thống chuyển mạch quốc tế

IMN Inmarsat Mobile Number Số điện thoại Inmarsat

IMO International Maritime Organization Tổ chức hang hải quốc tế

IP Internet Protocol Giao thức Internet

ISDN Integrated Services Digital Network Mạng viễn thông số tích hợp

đa dịch vụ

ISN Inmarsat Serial Number Số sê-ri Inmarsat

ISP Inmarsat Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Inmarsat

ISPS Code International Ship & Port Security

Code

Bộ luật Quốc tế về An ninh

Tàu và Bến cảng

ITU International Telecommunication

Union Liên minh viễn thông quốc tế

LAN Local area network Mạng máy tính cục bộ

LEOSAR System

The Cospas Sarsat Low Altitude

Earth Orbit System for Search and

Rescue

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và

cứu nạn ở quỹ đạo thấp

LES Local Earth Station Trạm mặt đất khu vực

LESO Land Earth Station Operator Nhà vận hành trạm mặt đất

khu vực

LRIT Long-range identification and

tracking

Hệ thống nhận dạng và truy

theo tầm xa

LUT Local User Terminals Đầu cuối cho người dùng khu

vực

MCC Mission Control Centre Trung tâm kiểm soát nhiệm vụ

MEOSAR System Medium Altitude Earth Orbit Search

and Rescue System

Hệ thống vệ tinh tìm kiếm và

cứu nạn ở quỹ đạo tầm trung

MF Medium Frequency Tần số MF

MMSI Maritime Mobile Service Identity Số định danh dịch vụ di động

hàng hải

MPLS Multiprotocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao

thức

MSI Maritime Safety Information Thông tin an toàn hàng hải

NBDP Narrow Band Direct Printing Phương thức truyền chữ băng

hẹp

9

NCS National Communications System Hệ thống truyền thông quốc

gia

NCS Network Co-ordination Station Trạm phối hợp mạng lưới

NOS Network Operations Centre Trung tâm vận hành mạng lưới

PLB Personal Locator Beacon Thiết bị phát tín hiệu vị trí

khẩn cẩ dùng trên đất liền.

PSTN Public switched telephone network Mạng điện thoại chuyển mạch

công cộng

R/CDC Regional or Co-operative LRIT

Data Centre

Trung tâm dữ liệu LRIT khu

vực và phối hợp

RACON Radar Beacon Báo hiệu tiêu Radar

RCC Regional Control Centre Trung tâm kiểm soát khu vực

RCC Rescue Co-ordination Centre Trung tâm phối hợ cưu nạn

RF Radio Frequency Tần số vô tuyến điện

RTP Radio TelePhony Điện thoại vô tuyến

SAR-79 International Convention on

Maritime Search and Rescue, 1979

Công ước quốc tế về tìm kiếm

cứu nạn hàng hải năm 1979

SART Search and Rescue Transponder Bộ hát đá sử dụng trong tìm

kiếm và cứu nạn

SBB SwiftBroadband

Dịch vụ băng rộng cung cấp

bởi hệ thống Inmarsat dánh

cho máy bay

SOLAS 74 International Convention for the

Safety of Life at Sea, 1974

Công ước của hội nghị quốc tế

về an toàn sinh mạng trên biển

năm 1974

SPOC Search and rescue Point Of Contact Đầu mối liên hệ tìm kiếm và

cứu nạn

SSAS Ship Security Alert System Hệ thống báo động an ninh tàu

biển

S-VDR Simplified Voyage Recorder Máy ghi hải trình giản lược

TCP Transmission Control Protocol Giao thức kiểm soát truyền

dẫn

TEU Twenty-foot Equivalent Unit Đơn vị đo của hàng hóa được

côngtenơ hóa

UDP User Datagram Protocol Giao thức truyền dữ liệu người

dùng

VHF Very High Frequency Tần số VHF

VISHIPEL Vietnam maritime communication

and electronics LLC

Công ty trách nhiệm hữu hạn

một thành viên Thông tin Điện

tử Hàng hải Việt Nam

VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo

VSAT Very Small Aperture Terminal

Ăng-ten thu có khẩu độ mở

nhỏ/ Tên của một dịch vụ

thông tin vệ tinh

10

VTS Vessel traffic service Hệ thống quản lý lưu thông

hàng hải

WRC World Radiocommunication

Conference

Hội nghị truyền thông vô

tuyến thế giới

11

I. TỔNG QUAN

I.1 Tổng quan về vùng biển đảo Việt Nam

Nước ta giáp với biển Đông ở hai hía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là

một phần biển Đông.

Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy

cứ l00 km2 đất liền thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất

liền/1km bờ biển). Biển Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 diện

tích đất liền: l triệu km2/330.000km

2). Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ,

kiểm soát và làm chủ vùng biển.

Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với

Ấn Độ Dương. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển; có khí hậu biển

là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt; có tài

nguyên sinh vật và khoáng sản hong hú, đa dạng, quý hiếm.

Vùng biển Việt Nam có tiềm năng to lớn trên các lĩnh vực kinh tế cũng như

quốc phòng:

- Về kinh tế.

+ Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá

gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao

khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu

tấn/năm.

+ Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn

thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.

+ Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như:

thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền

và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân

3.500gr/m3.

+ Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có

500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng

dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ

lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn

thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ

lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10

tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng

khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.

+ Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều

dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất

thuận liện cho giao thông, đánh bắt hải sản. Nằm trên trục giao

thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ

Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ

12

trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn

dắt...).

+ Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự

nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.

- Quốc phòng, an ninh:

+ Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang

Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan

trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát

khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.

+ Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự

phát triển trường tồn của đất nước.

Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:

- Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.

- Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.

- Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư,

thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:

+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ

kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của

tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo

vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo,

quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú

Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long

Vĩ...

+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển KT-

XH. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn,

Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.

+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và

cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển

nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch

Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện

đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng

Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...

+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh

hưởng trực tiế đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa

xã hội, có liên quan trực tiế đến sự phồn vinh của đất nước.

Với tính chất quan trọng như vậy, việc đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc, an

ninh an toàn, TKCN cho các hương tiện hoạt động trên vùng biển Việt Nam

13

cũng như đảm bảo cho hoạt động quản lý trong lĩnh vực HH của cơ quan chuyên

ngành được thực hiện một cách hiệu quả có ý nghĩa rất lớn.

I.2 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch cho ngành Hàng hải

a) Quy hoạch phát triển Hệ thống thông tin duyên hải

Quy hoạch phát triển hệ thống TTDH (sau đây gọi tắt là HTTTDH) đã được

phê duyệt tại quyết định số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ

được lập cho thời đoạn đến 2000, định hướng đến 2010 do đó đã hết hiệu lực vì

vậy cần thiết phải lập mới quy hoạch phát triển để đá ứng yêu cầu quản lý.

b) Hạn chế, tồn tại của HTTTDH và Công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là

CNTT) ngành hàng hải (HH):

Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước, HTTTDH và CNTT

ngành HH đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm cung cấp dịch vụ

đá ứng yêu cầu quản lý điều hành, cấp cứu, an toàn, tìm kiếm cứu nạn hàng hải

(sau đây gọi tắt là TKCNHH), hoạt động khai thác, kiểm soát và quản lý các

hương tiện hoạt động trên biển và cảnh báo và giữ gìn an ninh quốc gia trên

biển, tuy nhiên HTTTDH và CNTT ngành HH còn tồn tại những hạn chế sau:

- HTTTDH được đầu tư, khai thác đã lâu nên năng lực phủ sóng của các

đài còn hạn chế, chưa đồng đều giữa các khu vực do nhu cầu của xã hội

ngày càng gia tăng. Các đài trong HTTTDH sử dụng sóng mặt đất hiện

đa hần sử dụng băng thông hẹp vì vậy rất khó phát triển các dịch vụ.

Chất lượng thông tin bị suy giảm do chịu tác động, ảnh hưởng của các

nguồn nhiễu công nghiệp, nhiễu điện, thời tiết.

- Các hệ thống thông tin trợ giúp hành hải chưa được quy hoạch, định

hướng đầy đủ vì vậy việc đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống.

- Hệ thống CNTT sau một thời gian hoạt động liên tục nên phần lớn các

thiết bị phần cứng đã lạc hậu, có cấu hình, tốc độ xử lý thấp, khai thác

kém hiệu quả; hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành

trong nội bộ ngành HH cũng như cung cấp dịch vụ công phục vụ người

dân và doanh nghiệ chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đá ứng nhu cầu

công việc cũng như yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

- Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực thông

tin duyên hải (TTDH), việc sử dụng, chia sẻ một phần cơ sở hạ tầng và

dữ liệu giữa ngành HH với các ngành khác như: Hải quan, Biên phòng,

Thủy sản và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chưa hiệu quả, do thiếu một

quy hoạch dài hạn dẫn đến hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng chưa cao.

c) Môi trường pháp lý liên quan đến lĩnh vực thông tin hàng hảỉ có sự thay

đổi

- Quy hoạch Vận tải biển (VTB)Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến

năm 2030, Quy hoạch hệ thống các cảng biển Việt Nam đến năm 2020

định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt và triển khai do đó cần

14

thiết phải quy hoạch lại HTTTDH và CNTT ngành HH để đồng bộ với

các quy hoạch trên.

- Một số công ước quốc tế liên quan đến hoạt động thông tin duyên hải

như SOLAS-74, FAL-65, các khuyến cáo của các tổ chức IMO, ITU,

Inmarsat, Cospas Sarsat đã được điều chỉnh bổ sung vì vậy cần thiết

phải cập nhật để đá ứng các yêu cầu quản lý.

Do vậy, việc cho phép nghiên cứu lậ đề án quy hoạch phát triển HTTTDH

và CNTT ngành HH là hợp lý và cần thiết.

I.3 Các căn cứ xây dựng quy hoạch

a) Căn cứ lập đề án quy hoạch:

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP

ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý

quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội(sau đây gọi tắt là KT-XH);

Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về

việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm

chủ yếu;

Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số

điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính

phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Quyết

định số 281/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban

hành định mức chi phí cho lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát

triển KT-XH, quy hoạch ngành và và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ

yếu;

Quyết định số 1179/QĐ-BGTVT ngày 07/5/2009 của Bộ Giao thông vận tải

ban hành Quy định về phân công nhiệm vụ trong công tác lập và quản lý quy

hoạch giao thông vận tải;

Quyết định số 2196/QĐ-BGTVT ngày 05/09/2011 của Bộ Giao thông vận tải

về việc cho phép lậ Đề án quy hoạch phát triển HTTTDH và CNTT ngành HH

đến năm 2020, định hướng sau năm 2020;

Quyết định số 361/QĐ-BGTVT ngày 21/02/2012 của Bộ Giao thông vận tải

về việc phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí khảo sát, lậ Đề án quy hoạch phát

triển HTTTDH và CNTT ngành HH đến năm 2020, định hướng sau năm 2020;

b) Các tiền đề xây dựng quy hoạch:

*) Các văn bản quốc tế:

Căn cứ Công ước quốc tế SOLAS-74 về an toàn sinh mạng con người trên

biển;

15

Căn cứ Bổ sung, sửa đổi 1988 của Công ước quốc tế SOLAS-74 về việc thiết

lập hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu GMDSS.

Căn cứ Bổ sung, sửa đổi 2002 của Công ước quốc tế SOLAS-74 kèm theo

Bộ luật ISPS về an toàn sinh mạng con người trên biển và an ninh tàu và cảng

biển mà Việt Nam đã chấp thuận thông qua tại Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg

ngày 16/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Bổ sung sửa đổi Công ước SOLAS-74 về việc thiết lập hệ thống nhận

dạng và truy theo tầm xa (LRIT - The Long range Identification and Tracking of

Ships) ngày 19/5/2006 của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), có khả năng nhận

dạng và dõi theo hành trình tàu biển trên phạm vi toàn cầu. Những sửa đổi này

sẽ có hiệu lực bắt buộc từ ngày 01/01/2008;

Căn cứ Công ước quốc tế về TKCNHH SAR-79 được IMO thông qua ngày

27/4/1979, có hiệu lực từ ngày 22/6/1985 trong đó Việt Nam là thành viên Công

ước từ ngày 15/4/2007;

Căn cứ Hiệ định Cospas-Sarsat quốc tế và các tài liệu Cospas-Sarsat.

Thông báo ngày 25/06/2002 của IMO về việc Tổ chức Cospas-Sarsat quốc tế

đã chính thức công nhận Việt Nam là một thành viên với tư cách Cơ quan khai

thác thành phần mặt đất kể từ ngày 26/06/2002.

Công ước về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế (Công

ước FAL 65);

*) Các văn bản quản lý về Viễn thông và CNTT:

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ,

vềỨng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính

phủ về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt

động của nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”;

Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ Thông

tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân CNTT

Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng

Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam

đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ quyết định 125/2009/QĐ-Tg ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;

16

Căn cứ các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực Viễn thông và CNTT.

*) Các văn bản về phát triển kinh tế biển và quy hoạch ngành hàng hải:

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X, 9/2/2007) về “Chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020” xác định mục tiêu nước ta phải trở thành

quốc gia mạnh về biển;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09

tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 278/QĐ-BGTVT ngày 29/01/2008 của Bộ Giao thông

vận tải về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải và

Quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/02/2008 của Cục Hàng hải Việt Nam

về việc ban hành Chương trình hành động của Cục Hàng hải Việt Nam về thực

hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng nâng cấp,

hiện đại hóa hệ thống các Đài TTDH nhằm đảm bảo thông tin liên lạc hàng hải

đồng thời kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của ngành thủy sản, trung

tâm dự báo khí tượng thủy văn và hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức liên

quan.

Căn cứ Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch phát triển VTB Việt Nam đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020

và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2009/QĐ-TTg ngày

03/3/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1353/QĐ-TTg ngày

23/9/2008 về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch các khu kinh tế ven biển của Việt

Nam đến năm 2020”; Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 về việc

phê duyệt vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ đến năm 2020; số

18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

KT-XH vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm

2020;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 của Thủ tướng Chính

phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

17

*) Các văn bản về thông tin duyên hải:

Căn cứ Quyết định số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ

về việc quy hoạch hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đến năm 2000 và định

hướng đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 597/TTg ngày 30/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đến

năm 2000 và định hướng sau năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 Phê duyệt Đề án tổ

chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển;

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 Phê duyệt Đề án đảm

bảo mạng lưới thông tin biển, đảo;

Căn cứ Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16/11/2006 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;

Căn cứ Quyết định số 17/2011/QĐ-TTg ngày 14/03/2011 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế báo Áp thấp Nhiệt đới, bão, lũ;

Căn cứ Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/05/2007 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế phòng chống động đất, sóng thần. Theo đó, hệ

thống các Đài TTDH Việt Nam thường trực nhận và phát tin cảnh báo kịp thời

về sóng thần;

Căn cứ Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12/07/2007 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai

đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 06/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn

hàng hải năm 1979 (SAR-79);

Căn cứ Quyết định số 133/2009/QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về Quy chế thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển. Theo đó,

hệ thống các Đài TTDH Việt Nam thuộc hệ thống truyền phát bản tin cảnh báo,

dự báo thiên tai trên biển;

Căn cứ Thông tư số 15/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/03/2011 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành “Quy chế thông tin đối

với tàu cá hoạt động trên biển”;

Căn cứ Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/03/2010 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát

triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16/09/2010 của Chính phủ quy

định về việc Cấp phép và Phối hợp hoạt động TKCN nước ngoài tại Việt Nam;

18

Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-BTTT ngày 15/06/2007 của Bộ trưởng

Bộ Bưu chính - Viễn thông nay là Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển CNTT và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó có quyết định nội

dung quy hoạch Phát triển và hiện đại hoá HTTTDH. Nâng cao tốc độ, chất

lượng các đường truyền của hệ thống các Đài TTDH trong vùng. Xây dựng

mạng thông tin chuyên dùng phục vụ công tác quản lý, điều hành trên biển.

I.4 Nguyên tắc xây dựng quy hoạch

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của đất

nước, của ngành HH và các ngành kinh tế biển (KTB) trong từng thời

kỳ; tuân thủ pháp luật của Việt Nam và các quy định của điều ước quốc

tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phù hợp với xu hướng phát triển thông tin liên lạc của ngành HH, tạo

điều kiện để ứng dụng công nghệ mới trong thông tin ngành HH.

- Bảo đảm việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, khai thác và sử

dụng hạ tầng mạng thông tin chuyên ngành HH một cách hiệu quả, đồng

bộ, tiết kiệm và đúng mục đích.

I.5 Mục tiêu xây dựng quy hoạch

- Đá ứng nhu cầu phát triển của ngành HH, cũng như quy hoạch phát

triển KTB trong giai đoạn tới.

- Phát triển mạng lưới TTDH và CNTT ngành HH thành một kế hoạch

dài hạn cùng các giải pháp cụ thể.

- Làm cơ sở bổ sung, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin để khắc

phục các điểm hạn chế còn tồn tại, đá ứng các yêu cầu mới, phù hợp

với chiến lược biển của Việt Nam, đá ứng các yêu cầu bổ sung, sửa đổi

của các tổ chức quốc tế và công ước quốc tế có liên quan (các bổ sung,

sửa đổi của Công ước SOLAS 74, các khuyến cáo của IMO, ITU,

ICAO…).

- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý thông tin phục vụ công tác an toàn, an

ninh HH; phòng chống giảm nhẹ thiên tai và TKCN trên biển.

- Thực hiện xây dựng mô hình chính phủ điện tử tại Cục Hàng hải Việt

nam và các đơn vị trực thuộc tại các khu vực cảng biển.

- Định hướng xây dựng cơ chế chính sách phối hợp giữa ngành HH với

các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển (Hải quan, Biên phòng,

Kiểm dịch) về việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Định hướng phát triển công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực hàng hải.

- Quy hoạch tổng thể các hệ thống công nghệ của ngành hàng hải trên cơ

sở sử dụng, chia sẻ một phần cơ sở hạ tầng (gọi tắt là CSHT) và dữ liệu

19

trong ngành HH cũng như giữa ngành HH với các ngành khác như: Hải

quan, Biên phòng, Khai thác thủy sản và TKCN quốc gia).

I.6 Phạm vi quy hoạch

a) Quy hoạch phát triển hệ thống TTDH:

- CSHT hệ thống TTDH

o Hệ thống TTDH

o Hệ thống thông tin quản lý điều hành…

- Dịch vụ TTDH

- Nguồn nhân lực HTTTDH

- Cơ chế chính sách

- Các đối tượng chịu tác động của quy hoạch:

o Tàu vận tải, tàu hàng

o Các hương tiện khác hoạt động trên biển (tàu cá, giàn khoan, tàu

nghiên cứu, …)

o Cơ quan quản lý chuyên ngành HH

o Các cơ quan hối hợp TKCN, cấp cứu khẩn cấp và an toàn an ninh

trên biển, bảo vệ môi trường biển (Biên phòng, Cảnh sát biển, Thủy

sản, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, Viện vật lý – địa cầu,

Bảo đảm an toàn hàng hải, Trợ giúp y tế,….)

o Các tỉnh, thành phố ven biển

b) Quy hoạch CNTT ngành HH:

- Hạ tầng CNTT ngành HH

o Các hệ thống cơ sở dữ liệu (gọi tắt là CSDL)

o Hệ thống thiết bị phần cứng (mạng LAN, kết nối, máy chủ, thiết bị

mạng)

- Các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Các hệ thống thông tin phục vụ tác nghiệp trong nội bộ ngành HH (thư

điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành...)

- Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý điều hành trong các lĩnh vực:

o Về quản lý cảng biển, luồng HH, các khu neo đậu tàu biển, quản lý

quy hoạch xây dựng cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.

o Về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng

hải khác.

o Về VTB và dịch vụ HH.

20

o Về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi

trường.

- Nguồn nhân lực

- Đối tượng chịu tác động:

o Các đơn vị trong ngành HH.

o Các cơ quan quản lý chuyên ngành tại các Cảng biển.

o Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực HH: cảng biển, VTB, đại lý hàng

hải, đóng tàu…

o Người dân.

I.7 Đối tượng quy hoạch

Quy hoạch tập trung chủ yếu vào các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải

và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan, đối với các đối tượng là các

doanh nghiệp (doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp cảng biển) quy hoạch chỉ

mang tính định hướng.

Về thời gian: Quy hoạch có thời hạn đến năm 2020, sau năm 2020 mang tính

định hướng.

Về không gian: Người và hương tiện hoạt động trên vùng biển, đảo thuộc

chủ quyền của Việt Nam; tàu thuyền Việt Nam hoạt động trong các vùng biển

quốc tế.

21

II. HIỆN TRẠNG

II.1 Hiện trạng hệ thống thông tin duyên hải

II.1.1 Hiện trạng hạ tầng

II.1.1.1 Hệ thống các đài TTDH

1. Hiện trạng đầu tư hệ thống đài TTDH

a) Chức năng nhiệm vụ của hệ thống Đài TTDH Việt Nam:

- Cung cấp dịch vụ phục vụ cho mục đích cấp cứu, an toàn và TKCN HH

(theo các tiêu chuẩn của Hệ thống Thông tin Cấp cứu và An toàn Hàng

hải Toàn cầu GMDSS – Globail Maritime Distress and Safety System),

- Phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động HH và các hoạt động khác trên

biển (khai thác hải sản, nghiên cứu biển...), thông tin phục vụ khai thác,

điều hành, kiểm soát và quản lý các hương tiện hoạt động trên biển,

- Phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện công tác TKCN HH,

hàng không trên biển và góp phần trong việc cảnh báo và giữ gìn an

ninh quốc gia trên biển.

b) Hạ tầng các Đài TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất:

Bao gồm 29 đài TTDH và 01 trung tâm xử lý thông tin HH có chức năng

cung cấp dịch vụ thông tin cấp cứu, cứu nạn, an toàn HH,…qua sóng vô tuyến

mặt đất, hoạt động trên các dải tần VHF, MF, HF có tầm phủ sóng rộng, bao phủ

các vùng biển trong nước và quốc tế (A1, A2, A3 và A4).

- 02 Đài TTDH loại I đặt tại: Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh.

- 03 Đài TTDH loại II đặt tại: Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.

- 08 Đài TTDH loại III đặt tại : Móng Cái, Cửa Ông, Hòn Gai, Cửa Lò,

Huế, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang.

- 16 Đài TTDH loại IV tại: Bạch Long Vĩ, Vũng Áng, Thanh Hoá, Cửa

Việt, Dung Quất, Quảng Ngãi, Phú Yên, Cam Ranh, Phan Rang,

PhanThiết, Bạc Liêu, Cà Mau, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Hà Tiên.

Sử dụng các công nghệ đang được quốc tế áp dụng trong ngành HH hiện nay:

- Gọi chọn số DSC với hương thức phát xạ F1B, J2B, G2B;

- Truyền chữ băng hẹp NBDP với hương thức phát xạ F1B, J2B;

- Thông tin thoại với hương thức phát xạ J3E, H3E và G3E.

- Trang bị các máy phát vô tuyến điện có công suất lớn từ 50 W đến 5

kW.

c) Đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES) tại Hải Phòng

Mạng viễn thông vệ tinh Inmarsat là mạng viễn thông di động vệ tinh toàn

cầu, mang đến cho người sử dụng giải pháp thông tin liên lạc mọi lúc, mọi nơi,

22

trong mọi điều kiện thời tiết với chất lượng và độ tin cậy cao và là giải há đặc

biệt hữu hiệu cho những nơi mà các mạng thông tin thông thường không thể phủ

sóng được như các vùng đại dương, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Mạng viễn thông vệ tinh Inmarsat cung cấp các dịch vụ viễn thông phục vụ

cho mục đích cấp cứu và an toàn HH theo GMDSS, thông tin báo động an ninh

tàu biển (SSAS), hoạt động giao thông vận tải, quản lý hương tiện giao thông,

trợ giú điều hành bay, thăm dò dầu khí, đánh bắt hải sản, kiểm soát và lấy dữ

liệu từ xa, thông tin trong công tác phòng chống thiên tai bão lụt, hỏa hoạn, động

đất,...

Đài LES Hải Phòng là đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat duy nhất ở

Việt Nam và là một trong 31 đài LES trên thế giới với các chức năng chính là

trực canh báo động cấp cứu chiều tàu - bờ, bờ - tàu, thông tin phối hợp TKCN,

thông tin quảng bá an toàn HH và thông tin liên lạc thông qua hệ thống vệ tinh

địa tĩnh Inmarsat. Đài làm việc qua vệ tinh I3F1 tại tọa độ 64OE hay trong vùng

IOR.

Cấu hình đài gồm 4 hệ thống chính:

- Hệ thống cao tần - RF

- Hệ thống B/mM-ACSE

- Hệ thống C-ACSE

- Hệ thống đường truyền kết nối tới mạng công cộng (PSTN, Internet,

NCS, NOC)

Hình 1. Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat

d) Đài vệ tinh LUT/MCC thuộc hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat

Hệ thống COSPAS – SARSAT được chia thành các phần chính sau:

- Các phao vô tuyến cấp cứu: thiết bị phát vị trí khẩn cấp (ELT-

Emergency Locator Transmitter, dùng trong ngành hàng không), Phao

vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB-Emergency Position Indicating

23

Radio Beacon, dùng trong ngành hàng hải), và phao vô tuyến vị trí cá

nhân (PLB - Personal Locator Beacon, dùng trên đất liền).

- Phần không gian: là hệ thống các vệ tinh (LEOSAR và MEOSAR) có

vùng phủ sóng toàn cầu, để tiếp nhận tín hiệu được phát bởi các phao

cấp cứu.

- Trạm thu mặt đất (LUT-Local User Terminal): thu và xử lý các tín hiệu

được chuyển xuống từ vệ tinh để tạo nên các báo động cấp cứu.

- Trung tâm điều hành (MCC-Mission Control Centre) thu các báo động

cấp cứu được cung cấp từ các trạm LUT liên đới và chuyển tới các

RCCs, SPOCs, hoặc các MCCs khác.

Hình 2. Hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat

Việt Nam là một thành viên trong tổ chức Cospas-Sarsat với thành phần mặt

đất bao gồm 01 đài LEOLUT trong số 58 đài LEOLUT trên toàn thế giới có

chức năng thu nhận và xử lý tín hiệu báo động cấp cứu trên tần số 406MHz

chuyển tiếp xuống từ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp từ đó tính toán xác định vị trí bị

nạn; 01 trung tâm điều hành MCC trong tổng số 31 trung tâm điều hành MCC

trên toàn thế giới có chức năng thu thập và xử lý và cung cấp thông tin cấp cứu

và dữ liệu vị trí tới các RCC/SPOC liên đới và tới các MCC khác phục vụ cho

công tác TKCN.

Kể từ ngày 1/8/2008, hệ thống VNLUT/MCC đã được tổ chức Cospas-Sarsat

quốc tế công bố hoạt động chính thức đảm nhiệm một vùng rộng lớn (Vùng

trách nhiệm VNMCC) về tiếp nhận, xử lý, phân phối dữ liệu báo động và vị trí

cấp cứu. Qua đó, vùng trách nhiệm của VNMCC đã được mở rộng bao gồm toàn

bộ lãnh thổ Việt Nam; vùng biển Việt Nam, bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa; toàn bộ lãnh thổ Campuchia và lãnh thổ Lào. Theo đó,

24

VNMCC không chỉ hỗ trợ các hoạt động TKCN trong nước mà còn đảm nhận

trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và phân phối dữ liệu báo động cấp cứu Cospas-

Sarsat cho các SPOC của Lào và Campuchia phục vụ công tác phối hợp TKCN.

d) Vùng phục vụ của Hệ thống các Đài TTDH

- Vùng biển A1: Phạm vi phủ sóng của hệ thống VHF với bán kính đến

30 hải lý;

- Vùng biển A2: Phạm vi phủ sóng của hệ thống MF với bán kính 200 hải

lý không kể vùng biển A1;

- Vùng biển A3: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Inmarsat

từ vĩ tuyến 70ON đến vĩ tuyến 70

OS không kể vùng biển A1 và A2

- Vùng biển A4: Phạm vi phủ sóng của hệ thống HF và hệ thống Cospas-

Sarsat từ vĩ tuyến 70ON trở lên và từ vĩ tuyến 70

OS trở xuống là các

vùng cực của trái đất không kể vùng biển A1, A2 và A3.

Hình 3. Vùng phục vụ của hệ thống thông tin duyên hải

25

Hình 4. Mô hình mạng thông tin duyên hải

Hình 5. Bản đồ Hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam

2. Đánh giá hiện trạng phát triển hạ tầng hệ thống Đài TTDH

Trước năm 1996, Hệ thống thông tin duyên hải của Việt Nam gồm 05 Đài

TTDH đăng ký quốc tế bao gồm các Đài TTDH Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha

Trang, Vũng Tàu và Đài TTDH Hồ Chí Minh; 04 đài TTDH quốc gia bao gồm

Đài TTDH Quảng Ninh, Bến Thủy, Quy Nhơn và Cần Thơ được chuyển từ

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông sang Cục Hàng hải Việt Nam phục vụ

thông tin liên lạc trên biển cho đội tàu vận tải cũng như dịch vụ “điện báo” trong

nước với cơ sở hạ tầng cũ và xuống cấp, hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu,

khai thác không hiệu quả… một số Đài hải dừng hoạt động do thiết bị cũ hỏng

không có linh kiện thay thế.

Thực hiện Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển 1974

(Solas-74) mà Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định

số 269/TTg ngày 26/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy

26

hoạch hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đến năm 2000 và định hướng đến năm

2010.

Triển khai thực quy hoạch, ngày 30/07/1997 Thủ tướng Chính phủ có Quyết

định số 597/TTg phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng hệ thống các Đài

TTDH Việt Nam đến năm 2000 và định hướng sau năm 2000.

a) Kết quả thực hiện quy hoạch theo Quyết định 269/TTg:

Về quy mô hệ thống: đã triển khai nâng cấp và xây dựng mới 32 Đài

TTDH theo tiêu chuẩn GMDSS, bao gồm:

- 02 Đài TTDH loại I đặt tại: Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh.

- 03 Đài TTDH loại II đặt tại: Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.

- 08 Đài TTDH loại III đặt tại: Móng Cái, Cửa Ông, Hòn Gai (Hạ Long),

Bến Thuỷ, Huế, Quy Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang;

- 16 Đài TTDH loại IV bao gồm: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa, Hòn La,

Cửa Việt, Dung Quất, Lý Sơn, Phú Yên, Cam Ranh, Phan Rang, Phan

Thiết, Bạc Liêu, Côn Đảo, Cà Mau, Hà Tiên, Thổ Chu, Phú Quốc;

- 01 Đài kiểm soát;

- 01 Đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES);

- 01 Đài vệ tinh LUT/MCC thuộc hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat.

Về vùng phủ sóng:

- 29 Đài hủ sóng vùng A1 theo tiêu chuẩn GMDSS tại hầu hết các khu

vực cảng biển của 20/28 tỉnh thành ven biển, trong đó có 13 Đài TTDH

phủ sóng được cả vùng A2 và 05 Đài TTDH hủ sóng cả vùng A3 theo

tiêu chuẩn GMDSS;

- Đảm bảo thông tin vệ tinh Inmarsat trực tiếp trong vùng IOR;

- Đảm bảo thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat phủ sóng trên các vùng biển

A1, A2, A3, A4 theo tiêu chuẩn GMDSS.

Về năng lực hệ thống:

Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam được xây dựng theo khuyến nghị của

Công ước Solas-74, sửa đổi bổ sung năm 1988 (hiệu lực vào 02/1992), theo đó

sẽ đảm bảo thông tin khẩn cấp, cấp cứu, an toàn và tìm kiếm cứu nạn cho các

hương tiện hoạt động trên biển có trang bị theo tiêu chuẩn GMDSS. Cụ thể tất

cả là các tàu khách, tàu hàng có dung tải 300GT trở lên đóng mới sau ngày

1/2/1995 chạy tuyến quốc tế phải hoàn toàn trang bị hệ thống GMDSS và phải

được đăng kiểm kiểm tra cấp giấy chứng nhận hàng năm. Hệ thống Đài TTDH

Việt Nam đã được thiết kế chủ yếu đảm bảo thông tin liên lạc cho đội tàu vận tải

biển vì vậy các Đài TTDH được đặt tại những vị trí các khu vực cảng biển là nơi

mà loại tàu này có lưu lượng hoạt động lớn và đủ năng lực đảm bảo cung cấp

thông tin khẩn cấp, cấp cứu, an toàn và tìm kiếm cứu nạn cho ngành hàng hải.

27

b) Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch theo Quyết định 269/TTg:

Trong giai đoạn 1996 – 2000 đến năm 2006, đã thực hiện được mục tiêu quy

hoạch là phát triển được hệ thống các Đài thông tin Duyên hải Việt Nam đá

ứng các quy định của Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu – GMDSS.

Để phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế, khi triển khai các dự án trong từng

giai đoạn đã có sự điều chỉnh để đá ứng được mục tiêu của quy hoạch, cụ thể

bổ sung thêm các Đài TTDH loại III tại Cửa Ông và Huế; các Đài TTDH loại IV

tại Bạch Long Vỹ, Lý Sơn, Phú Yên, Phan Rang, Thổ Chu và Hà Tiên đã tập

chung phủ sóng tại các khu vực cảng biển với 29 vị trí tại 20/28 tỉnh thành ven

biển. Triển khai xây dựng Đài vệ tinh LUT/MCC, thiết lập hệ thống nhận dạng

và truy theo tầm xa (LRIT),…

Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam hát huy được hiệu quả KT-XH, đảm bảo

các thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn theo GMDSS góp phần tăng cường an

ninh, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Năm 2008, Cơ quan

Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức đoàn khảo sát tiến hành kiểm tra

thực tế hoạt động của hệ thống các Đài TTDH Việt Nam cũng như đối tượng thụ

hưởng và đã đánh giá xế công trình đạt hạng A, là hạng cao nhất theo thang

xếp hạng của tổ chức này với các tiêu chí đánh giá như tính hù hợp, hiệu suất,

hiệu quả/tác động và tính bền vững.

Tóm lại các nội dung các mục tiêu chủ yếu trong thời đoạn của quy hoạch đã

được triển khai thực hiện. Trong thời hạn tiếp theo, cần thiết phải quy hoạch hệ

thống thông tin duyên hải nhằm đá ứng các nhu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia

cũng như xu hướng phát triển theo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.

c) Các hạn chế, tồn tại của hệ thống Đài TTDH Việt Nam

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn

GMDSS với dung lượng thông tin chủ yếu đảm bảo thông tin liên lạc cho đội

tàu vận tải biển, ngoài ra còn phục vụ các hương tiện hoạt động trên biển khác

như giàn khoan, tàu công vụ, tàu cá,...

Thực tế trước những năm 2007, có rất ít các hương tiện hoạt động trên biển

khác ngoài tàu vận tải liên lạc, tiếp nhận và nhập sự trợ giúp của hệ thống các

Đài TTDH, nguyên nhân là do các đối tượng này thường không được trang bị

thiết bị thông tin hoặc nếu có thì không đá ứng tiêu chuẩn GMDSS, người đi

biển không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ thông tin hàng hải.

Do không được tiếp cận thông tin về an toàn, thiên tai và trợ giúp cấp cứu vì

vậy các hương tiện này thường xuyên bị thiệt hại khi hoạt động trên biển, đặc

biệt là đối tượng tàu cá.

Để trợ giú ngư dân hoạt động trên biển, ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính

phủ đã ra Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức thông tin

phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển, trong đó xác định Hệ thống

các Đài Thông tin duyên hải được xác định là thành phần chủ đạo (luồng thông

tin chính thức) tiếp nhận và xử lý thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển.

28

Để phục vụ tàu cá, Hệ thống các Đài TTDH đã sử dụng các kênh tần số quốc

gia 7903 kHz và 7906 kHz dành riêng cho gọi và trợ giúp thông tin an toàn, cứu

nạn cho đối tượng này. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân

về nghiệp vụ vô tuyến điện, cách thức liên lạc khi xảy ra sự cố trên biển. Bên

cạnh đó, thực hiện ký biên bản thảo thuận giữa Đài TTDH với Ủy ban nhân dân

và Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển về hợp tác hỗ trợ ngư dân

hoạt động trên biển. Kết quả, số lượng tàu cá liên lạc và nhận trợ giúp qua hệ

thống các Đài TTDH tăng lên nhanh theo từng năm, theo thống kê hiện có

khoảng 13.000 tàu thường xuyên liên lạc qua hệ thống. Đây mới chỉ là phần nhỏ

trong tổng số tàu cá đang hoạt động của Việt Nam hiện nay (hiện cả nước có

khoảng 126.458 chiếc, trong đó có 24.970 chiếc có công suất trên 90CV). Với

sự quan tâm của Chính phủ cùng các Bộ, ngành trong việc hỗ trợ cho ngư dân

bám biển, đồng thời nhận thức của ngư dân về an toàn sinh mạng cũng ngày

càng được nâng cao cho nên xu hướng ngày càng có nhiều tàu cá được trang bị

thiết bị thông tin liên lạc qua hệ thống các Đài TTDH và Hệ thống thông tin

duyên hải Việt Nam cũng cần định hướng để đá ứng nhu cầu của đối tượng

này.

Hơn nữa, sau hơn 20 năm công bố áp dụng trên toàn cầu, Hệ thống GMDSS

đã bộc lộ một số hạn chế cần phải cập nhật sửa đổi bổ sung để phù hợp với xu

hướng phát triển của khoa học công nghệ, cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho

người đi biển hơn, tin cậy và thân thiện với người dùng hơn. Hiện IMO và ITU

đã thành lập nhóm nghiên cứu, tổ chức đánh giá, điều chỉnh khái niệm các chức

năng thông tin GMDSS, xem xét đánh giá một số thiết bị và công nghệ mới có

thể triển khai trong hiện đại hóa GMDSS theo các lộ trình 2013-2017. Một số

giải pháp phát triển dịch vụ và công nghệ đã và đang được định hình có thể

hướng tới cho việc hiện đại hóa hệ thống GMDSS như: hệ thống truyền dữ liệu

và email trên dải HF (số hóa); hệ thống NAVDAT (Navigational Data); Hệ

thống VDES (hệ thống trao đổi dữ liệu trên dải VHF), e-Navigation, hệ thống

MEOSAR, Inmarsat thế hệ I4 và I5,….các thiết bị đầu cuối EPIRB-AIS (EPIRB

tích hợp thêm AIS); Man Over Board (MOB thiết bị dành cho thuyền viên rời

tàu như thiết bị AIS),…qua đây cũng cho thấy đang có xu hướng sự tích hợp

giữa hệ thống hỗ trợ hàng hải với hệ thống thông tin.

IMO cũng đã đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia thành viên về áp

dụng các quy định trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo định hướng GMDSS

trên tàu đánh bắt hải sản, cụ thể là trang bị các thiết bị thông tin VHF, HF,

MSI.... (thuộc GMDSS).

Tóm lại, Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam cần phát triển để giải quyết một

số hạn sau:

(i) Năng lực hệ thống các Đài TTDH hiện nay tuy đã đá ứng được nhu cầu

của ngành hàng hải nhưng trong giai đoạn tới cũng cần phát triển để đá ứng

nhu cầu phát triển ngày càng gia tăng của các hương tiện hoạt động trên biển

đặc biệt là tàu cá, cụ thể:

29

- Cần bổ sung thêm năng lực về công suất, kênh thông tin nhằm đá ứng

nhu cầu thông tin liên lạc, an toàn, an ninh, cấp cứu cho các hương tiện

hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia (không theo tiêu chuẩn

GMDSS);

- Tiếp tục phát triển mở rộng vùng phủ sóng A1 đá ứng nhu cầu phát triển;

- Bổ sung mở rộng Đài đến các tỉnh, thành phố ven biển có lưu lượng tàu cá

lớn để tăng cường phối hợp với chính quyền địa trong công tác quản lý

tàu cá, theo hương châm 4 tại chỗ trong phòng tránh, ứng phó khi có sự

cố thiên tai, lụt bão trên địa bàn;

(ii) Công nghệ sóng vô tuyến điện mặt đất (Analog) tuy hiện vẫn phù hợp

với ngành hàng hải nhưng do hạn chế băng thông hẹp, tốc độ truyền dữ liệu

thấp, vì vậy khó phát triển dịch vụ ứng dụng trên nền tảng công nghệ này. Hiện

IMO và ITU đã quy hoạch lại một số dải tần số VHF/MF/HF để định hướng

chuyển sang sử dụng công nghệ số.

(iii) Các Đài TTDH sử dụng nền tảng là các thiết bị thu phát sóng vô tuyến

điện mặt đất hoạt động ở các dải tần MF/HF theo hương thức phát xạ J3E,

H3E,…với cự ly liên lạc xa nhưng việc sử dụng công nghệ này cũng tồn tại

nhược điểm như chất lượng thông tin bị tác động, suy giảm do chịu tác động của

các nguồn nhiễu như thời tiết, nhiễu công nghiệ ,…

(iv) Nhiệm vụ của hệ thống các Đài TTDH là hải đảm bảo trực canh cấp

cứu, khẩn cấp, an toàn, an ninh liên tục 24/7 trong mọi tình huống thời tiết vì

vậy nhằm đảm bảo sẵn sàng cao, giảm thiểu mọi rủi ro tất cả các Đài TTDH

trong hệ thống đều phải phối hợp hiệ đồng trong việc tiếp nhận và xử lý tin

thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn - an ninh; tuy nhiên hiện các Đài TTDH

chưa có sự kết nối hạ tầng, việc xử lý hiệ đồng giữa các Đài TTDH mới chỉ

theo hương thức thông thường qua các kênh thoại, fax, email,…

(v) Một số Đài TTDH vẫn sử dụng hương thức truyền dẫn kết nối bằng viba

cần thiết phải chuyển đổi hoặc dự phòng bằng đường truyền với công nghệ

truyền dẫn có độ tin cậy cao hơn như cá quang, vệ tinh,…

(vi) Hệ thống Cospas Sarsat:

Hiện tổ chức Cospas-Sarsat sử dụng 02 hệ thống vệ tinh hoạt động ở 2 quỹ

đạo khác nhau: hệ thống vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) và hệ thống vệ tinh

quỹ đạo địa tĩnh (GEO). Cả hai hệ thống này tuy là đang hoạt động ổn định và

hỗ trợ tốt cho hoạt động TKCN toàn cầu nhưng cả hai hai hệ thống này đều tồn

tại một số hạn chế, cụ thể:

- Hệ thống LEOSAR (hệ thống Việt Nam đang sử dụng):

+ Số lượng vệ tinh LEOSAR hạn chế: 06 vệ tinh.

+ Vùng bao phủ của vệ tinh hẹp và không liên tục;

+ Thời gian trễ trong việc cung cấp thông tin vị cấp cứu: để xác

định vị trí cấp cứu của phao 406MHz hệ thống phải mất tối thiểu

khoảng 15 phút, thậm chí 100 phút;

30

- Hạn chế từ hệ thống GEOSAR (không phủ sóng vùng lãnh thổ Việt

Nam):

+ Tín hiệu dễ bị che chắn do địa hình: Do vệ tinh GEOSAR là cố

định so với phao nên tín hiệu không thể vượt qua các cản trở địa

lý hoặc địa hình phức tạ , đặc biệt là những vùng đồi núi cao.

+ Cường độ tín hiệu không mạnh do độ cao của vệ tinh GEOSAR

tính từ mặt nước biển là rất lớn khoảng 36000km.

+ Không bao phủ toàn cầu: các vệ tinh địa tĩnh GEOSAR chỉ bao

phủ vùng cố định từ 76 vĩ độ Bắc đến 76 vĩ độ Nam, không bao

phủ 2 vùng cực của Trái đất.

+ Việc cung cấp thông tin vị trí hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí được

mã hóa trong phao.

Để khắc phục các hạn chế của cả hai hệ thống LEOSAR và GEOSAR, tổ

chức Cospas Sarsat dự kiến sử dụng các vệ tinh quỹ đạo tầm trung (MEO) để lắp

đặt thiết bị SAR 406MHz. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm vào tháng

1/2013 và dự kiến đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015. Chính vì vậy Việt

Nam cũng cần phải có kế hoạch nâng cấp Trạm thu mặt đất (LUT-Local User

Terminal) nhằm tương thích với hệ thống vệ tinh mới (MEOSAR) của tổ chức

Cospas Sarsat.

(vii) Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng được đầu tư, đưa vào

hoạt động từ năm 2001 với các dịch vụ thông tin cơ bản như thoại, fax, truyền

dữ liệu tốc độ thấ ,…. Với xu thế ứng dụng, phát triển các dịch vụ trên nền tảng

băng thông rộng trong lĩnh vực thông tin vệ tinh, hệ thống chưa đá ứng nhu

cầu phát triển và cần đầu tư chuyển đổi trạm cổng để tương thích với công nghệ

vệ tinh thế hệ mới.

II.1.1.2 Hệ thống thông tin trợ giúp hàng hải:

1. Hệ thống VTS

a) Giới thiệu hệ thống

VTS (Vessel Traffic Service) là hệ thống giám sát các hương tiện tàu

thuyền, hương tiện thủy nội địa, các phao báo hiệu hàng hải thông qua các trạm

radar và camera được lắ đặt dọc theo tuyến luồng nhằm giám sát và hỗ trợ các

hương tiện khi ra vào luồng an toàn.

VTS được ứng dụng để cung cấp thông tin hành hải trong các luồng và vùng

biển an toàn và hiệu quả, an toàn sinh mạng trên biển và bảo vệ môi trường. Hệ

thống VTS được quy định tại Chương V, của Công ước về an toàn sinh mạng

trên biển Khuyến nghị 12 (Regulation 12) cùng với sự hướng dẫn về các dịch vụ

của VTS tại Giải pháp số A.857 kỳ họp thứ 20 đã được thông qua ngày

27/11/1997 bởi IMO.

Hệ thống VTS bao gồm các thành phần cơ bản thiết bị như radar, camera

giám sát (CCTV), thiết bị VHF và hệ thống nhận dạng tự động AIS để giám sát

và truy theo vị trí của tàu, tính toán được hướng, tốc độ và sự di chuyển của tàu,

31

từ đó dự đoán được các khả năng và nguy cơ có liên quan như đâm va, mắc

cạn… v.v. để đưa ra các trợ giúp về hành hải cho thuyền trưởng, hoa tiêu thông

qua hệ thống thông tin VHF.

b) Các dịch vụ cung cấp:

- Dịch vụ thông tin, là dịch vụ đảm bảo rằng các thông tin cần thiết phải sẵn

sàng kịp thời để ra các quyết định về lái tàu kịp thời. Các thông tin này được

cung cấp bằng cách phát quảng bá rộng rãi vào các thời điểm với chu kỳ cố định

hoặc theo yêu cầu của tàu thuyền, và có thể bao gồm cả các thông báo về vị trí,

nhận dạng và các dự định của tàu khác, thông tin về luồng, thông tin thời tiết,

các nguy hiểm, các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc quá cảnh của tàu …

- Dịch vụ tổ chức lưu lượng giao thông, là dịch vụ để ngăn sự phát sinh tình

huống lưu thông HH nguy hiểm và cung cấp cho an toàn, di chuyển hiệu của của

các tàu thuyền. Dịch vụ này liên quan đến quản lý khai thác lưu thông và

chuyển tiếp các thông tin về di chuyển của tàu để ngăn chặn sự tắc nghẽn và tình

huống nguy hiểm và có liên quan đến mật độ lưu thông cao hoặc khi sự di

chuyển của hương tiện mà ảnh hưởng lớn đến lưu lượng giao thông trên biển.

Dịch vụ này cũng bao gồm việc thiết lập và vận hành hệ thống để đảm bảo

thông thoáng lưu lượng hoặc kế hoạch di chuyển hoặc cả hai để đặt ưu tiên cho

việc di chuyển, phân bổ khoảng trống (space), thông báo bắt buộc về di chuyển,

tuyến phải theo, giới hạn về tốc độ và chuẩn bị các hương tiện khác phù hợp

được xem xét và chỉ huy bởi cơ quan VTS. Dịch vụ này đặc biệt quan trọng

trường hợp thời tiết hoặc dẫn đường khó. Dịch vụ này đá ứng yêu cầu của tàu

hoặc bởi Cơ quan quản lý hệ thống VTS thấy cần thiết phải thực hiện.

+ Hệ thống có khả năng bao trùm toàn bộ khu vực luồng từ vùng

đón trả hoa tiêu tới bến cảng;

+ Hệ thống có khả năng hát hiện tất cả các mục tiêu trong luồng và

nhận dạng được tất cả các mục tiêu có trang bị AIS;

+ Hệ thống có khả năng hiển thị được hướng, tốc độ, dự báo đâm

va;

+ Hệ thống có khả năng vẽ và lưu vết đường đi của hương tiện

trong luồng;

+ Hệ thống được trang bị trạm bờ AIS, có khả năng giám sát, nhận

dạng và gửi thông tin tới các hương tiện có trang bị AIS một

cách chính xác và dễ dàng;

+ Hệ thống cho phép các giám sát viên của Cảng vụ có thể liên lạc

bằng điện thoại vô tuyến VHF, điện văn tới các hương tiện di

chuyển trong luồng;

+ Hệ thống được trang bị các máy đo gió, đo nhiệt độ;

+ Hệ thống được trang bị thiết bị S-VDR, có thể lưu trữ các tín hiệu

hình ảnh radar, AIS và các tín hiệu thông tin liên lạc trên kênh

thoại VHF, các dữ liệu này có thể được giám sát trực tiế cũng

như truy xuất sử dụng lại khi cần thiết.

32

c) Hiện trạng triển khai

Hiện Việt Nam mới có 02 khu vực cảng trang bị hệ thống VTS để phục vụ

điều khiển giám sát hành hải là Hải Phòng và Sài Gòn Vũng Tàu.

Quy mô hệ thống VTS giám sát luồng Sài Gòn-Vũng Tàu, bao gồm 04 trạm

Radar chính được đặt tại các khu vực quận 7, Nhà Bè, Núi Lớn-Vũng Tàu và

Cái Mép-Thị Vải, kết hợp với hệ thống AIS, CCTV truyền thông tin về 02 trung

tâm điều khiển, thực hiện chức năng điều hành, giám sát toàn bộ tuyến Sài Gòn-

Vũng Tàu.

Hệ thống VTS Hải Phòng là 01 VTS độc lậ được đặt tại Cát Hải với khả

năng hủ sóng khu vực luồng từ vùng đón trả hoa tiêu tới bến cảng Đình Vũ. Hệ

thống kết hợp với các thiết bị khác AIS, CCTV, VHF, SDVR,… thực hiện các

chức năng quản lý, điều hành các hương tiện hoạt động trong khu vực cảng.

Hiện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đang xin chủ trương xây dựng hệ thống VTS

hiện đại bao phủ toàn bộ luồng hàng hải tại Hải Phòng.

Ngày 19/11/2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số

2987/QĐ-BGTVT phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện đề án phát triển bảo

đảm an toàn hàng hải Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm

2030, theo đó đã hê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống quản lý tàu thuyền

VTS và phát triển hệ thống nhận dạng tự động AIS Việt Nam với 467,9 tỷ đồng

triển khai trong giai đoan 2013-2020. Dự án dự kiến đầu tư 08 hệ thống VTS tại

các luồng Hòn Gai – Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Dung Quất, Đầm Môn, Vân

Phong, Sài Gòn – Vũng Tàu, Cái Mé – Thị Vải, Kênh Tắt – Trà Vinh.

2. Hệ thống AIS

Bổ sung sửa đổi 2002 của Công ước SOLAS-74 (có hiệu lực toàn phần kể từ

ngày 01/07/2004) đưa ra các quy định yêu cầu trang bị một số thiết bị cần thiết

cho tàu/ bến cảng nhằm tăng cường và bảo đảm an toàn HH. Cụ thể là các tàu

bắt buộc phải trang bị thiết bị nhận dạng tự động (AIS) và các ngành liên quan

đến HH phải tuân thủ Bộ luật an ninh tàu và cảng biển (ISPS Code).

Ngày 16/9/2003, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận thông qua Công ước

quốc tế về về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS - 74 sửa đổi 2002 và Bộ luật

an ninh tàu và cảng biển ISPS Code tại Quyết định số 191/2003/QĐ/TTg. Theo

đó, Việt Nam có nghĩa vụ phải thiết lập hệ thống thông tin cấp cứu an toàn HH

theo tiêu chuẩn GMDSS và trang bị một số thiết bị cần thiết cho tàu, bến cảng

nhằm tăng cường, đảm bảo an toàn HH.

Hệ thống tự động nhận dạng tự động AIS đóng vai trò như những ngọn hải

đăng số, cho phép ghi nhận và báo thông tin về tàu thuyền, truyền phát thông tin

về 1 báo hiệu HH giữa các trạm AIS với nhau và giữa những trạm kiểm soát trên

bờ với những tàu thuyền có kết nối mạng AIS. Các thành phần của hệ thống AIS

gồm: (a) AIS trang bị trên tàu; (b) AIS trang bị trên máy bay tìm kiếm cứu nạn;

(c) AIS trợ giúp hành hải và (d) AIS đài bờ.

33

Đến nay, thiết bị AIS trên tàu đã được trang bị 100% đối với các tàu chạy

tuyến quốc tế.

Các thiết bị AIS trợ giúp hành hải được lắ đặt trên các đèn biển, phao, phao

đèn,… có chức năng cung cấp các dữ liệu về mình như loại hao, đèn,.. thông

tin vị trí,…đang được các Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải nghiên cứu, thử

nghiệm.

Các AIS trạm bờ cũng được đầu tư trang bị tại các Cảng vụ hàng hải Hải

Phòng, Vũng Áng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu; các Công ty Bảo đảm an

toàn hàng hải Miền Bắc, Hoa tiêu 1,...

Ngoài ra, năm 2012 Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử HH Việt Nam

tự đã đầu tư trang bị hệ thống AIS gồm 25 trạm bờ phủ sóng các khu vực cảng

biển chính của Việt Nam, cùng hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý cho

phép theo dõi, hiển thị thông tin tàu và nhóm tàu hoạt động trong khu vực cận

bờ và tuyến luồng HH (khoảng 25 đến 40 hải lý). Dự kiến, trong các năm tiếp

theo Công ty sẽ tiếp tục đầu tư tăng thêm mật độ các trạm AIS để tăng cường

phủ sóng và chất lượng. Hệ thống đã hủ sóng được hầu hết các khu vực có lưu

lượng tàu qua lại nhiều trên toàn quốc. Hiện hệ thống đã thu hút khoảng hơn

1150 người sử dụng phần lớn là các chủ tàu, đại lý; các cơ quan quản lý Nhà

nước như Cảnh sát biển và Hải quan.

Về hệ thống AIS trên các báo hiệu HH, ngày 19/11/2012, Bộ trưởng Bộ Giao

thông vận tải đã hê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hệ thống nhận dạng tự động

AIS trên các báo hiệu HH với tổng mức đầu tư 362,2 tỷ đồng tại Quyết định số

2987/QĐ-BGTVT về phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện đề án phát triển bảo

đảm an toàn hàng hải Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm

2030.

3. Hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT

a) Tổng quan yêu cầu hệ thống:

Ngày 19/5/2006, IMO đã thông qua Nghị quyết MSC.202(81) (có hiệu lực

bắt buộc từ ngày 01/01/2008), bổ sung sửa đổi Công ước SOLAS-74 về việc

thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT - The Long range

Identification and Tracking of Ships), có khả năng nhận dạng và dõi theo hành

trình tàu biển trên phạm vi toàn cầu. Qua đó, tất cả các quốc gia thành viên tham

gia Công ước SOLAS-74 đều phải tuân theo các quy định trong Nghị quyết này

và phải thiết lập một hệ thống dữ liệu LRIT trung tâm nhằm quản lý và lưu trữ

dữ liệu LRIT của các tàu treo cờ quốc gia mình.

Đối tượng và thời điểm bắt buộc phải trang bị thiết bị LRIT:

Các loại tàu bắt buộc phải trang bị thiết bị LRIT bao gồm các tàu đóng từ

ngày 31/12/2008 trở đi; hoặc

Các tàu đóng trước ngày 31/12/2008 có chứng chỉ hoạt động vùng biển A1,

A2 và A1, A2, A3 không quá thời điểm đợt khảo sát lắ đặt thiết bị vô tuyến đầu

tiên sau ngày 31/12/2008; hoặc

34

Các tàu đóng trước ngày 31/12/2008 có chứng chỉ hoạt động vùng biển A1,

A2, A3, A4 không quá thời điểm đợt khảo sát lắ đặt thiết bị vô tuyến đầu tiên

sau ngày 01/07/2009.

Đối với những tàu chỉ hoạt động trong vùng A1 có trang bị thiết bị AIS phù

hợp với yêu cầu, không phải tuân theo điều khoản này.

Hệ thống LRIT bao gồm các thành phần cơ bản sau:

Thành phần trên tàu

Thiết bị phát thông tin LRIT lắp trên tàu (Thiết bị LRIT): Ngoài các yêu cầu

phục vụ cho mục đích cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) và các

thiết bị dẫn đường, thiết bi trên tàu phải có các yêu cầu tối thiểu sau:

- Có khả năng tự động phát thông tin LRIT trong khoảng thời gian 6 giờ 1

lần về trung tâm dữ liệu.

- Có khả năng cấu hình từ xa để thay đổi khoảng thời gian phát thông tin

LRIT.

- Có khả năng hát thông tin LRIT khi nhận được lệnh poll.

- Có giao diện kết nối trực tiếp với hệ thống thiết bị dẫn đường vệ tinh

hoặc thiết bị có tích hợp khả năng xác định vị trí.

- Tương thích với nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng trên tàu.

- Phải được kiểm tra khả năng tương thích điện từ theo khuyến nghị của

IMO.

Thành phần trên bờ

Hệ thống thông tin liên lạc:

(1) Hệ thống cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP - Application Service

Provider): Cung cấp giao thức liên lạc giữa hệ thống cung cấp thông tin liên lạc

CSP và trung tâm dữ liệu LRIT để đảm bảo các chức năng tối thiểu sau: chèn

thêm các thông tin cần thiết vào bức điện LRIT, quản lý, giám sát và định tuyến

các thông tin dữ liệu đầu vào, đảm bảo các thông tin LRIT được thu thậ , lưu trữ

và định tuyến một cách an toàn và bảo mật.

(2) Hệ thống cung cấp thông tin liên lạc (CSP - Communication Service

Provider): Cung cấp các dịch vụ kết nối giữa thiết bị LRIT lắp trên tàu với ASP,

sử dụng các giao thức liên lạc đảm bảo tính bảo mật khi truyền thông tin LRIT.

Hệ thống này đang được xây dựng và phát triển dựa trên các hệ thống thông tin

vệ tinh, vô tuyến điện hàng hải hiện có. (Một CSP cũng có thể cung cấp các dịch

vụ như một ASP).

Hệ thống dữ liệu:

(1) Hệ thống trao đổi dữ liệu LRIT quốc tế (International LRIT Data

Exchange): Xử lý tất cả các bức điện được trao đổi giữa các trung tâm dữ liệu

LRIT. LRIT Data Exchange sẽ chuyển các thông tin LRIT tới trung tâm dữ liệu

35

phù hợp dựa trên các thông tin định tuyến được lấy từ LRIT Data Distribution

Plan.

(2) Trung tâm dữ liệu LRIT (LRIT Data Centre): Trong hệ thống LRIT có

03 loại trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia (NDC - National

LRIT Data Centre) do quốc gia tham gia công ước thành lập và công bố; Trung

tâm dữ liệu LRIT khu vực hoặc Trung tâm dữ liệu LRIT hợp tác (R/CDC -

Regional or Co-operative LRIT Data Centre) do một số quốc gia thành lập lên

và việc thông báo về sự hoạt động của Trung tâm này phải được sự thống nhất

giữa các quốc gia tham gia thành lập; Trung tâm dữ liệu LRIT quốc tế (IDC -

International LRIT Data Centre) do Uỷ ban An toàn hàng hải quốc tế thành lập.

b) Hiện trạng triển khai:

Ngày 29/10/2010 , Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số

3215/QĐ-BGTVT phê duyệt Dự án đầu tư Thiết lập hệ thống nhận dạng tự động

và truy theo tầm xa (LRIT); dự án có tổng mức đầu tư 80,1 tỷ đồng, sử dụng vốn

NSNN. Hiện dự án đang trong giai đoạn triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn

thành đưa vào sử dụng trong năm 2014. Dự án triển khai các hạng mục bao

gồm:

- Lắ đặt thiết bị tại Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải phòng

(Đài LES Hải Phòng).

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu đặt tại Hải Phòng

- Kết nối với Hệ thống CSDL tàu thuyền đặt tại Văn hòng Cục Hàng hải

Việt Nam. Địa chỉ: Số 8, Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

- Kết nối với một số các đài LES khác trên thế giới như: Telenor (Na uy);

Sentosa (Singapore); Yamaguchi (Nhật bản); Satamatics (Anh);

Skywave (Canada); Iridium (Mỹ).

- Kết nối tới các Hệ thống dữ liệu LRIT trung tâm của các quốc gia; Hệ

thống chuyển mạch quốc tế IDE tại Mỹ; Trung tâm phân phối dữ liệu

DDP tại Anh.

- Kết nối tới các đơn vị TKCN.

- Kết nối tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: Bộ Thông

tin và Truyền thông; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Cục Hàng hải Việt Nam; …

4. Đánh giá hiện trạng các hệ thống thông tin trợ giúp hàng hải:

a) Các hệ thống VTS, AIS, LRIT mới chỉ bước đầu được đầu tư đưa vào sử

dụng tại Việt Nam. Hệ thống VTS hiện đại, đồng bộ hiện mới chỉ được đầu tư

xây dựng tại luồng Sài gòn – Vũng tàu và Hải Phòng, Đối với các Cảng, các

luồng hàng hải quan trọng, có mật độ lớn giao thông lớn chưa được đầu tư tương

xứng với quy hoạch phát triển cảng này, nhằm giảm thiểu tai nạn hàng hải cũng

như giám sát toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên luồng đảm bảo an ninh hàng hải.

36

b) Các trạm AIS đài bờ đã được nhiều đơn vị đầu tư lắ đặt phục vụ công tác

quản lý nhưng vùng phủ sóng chỉ trong phạm vi hẹp, phần mềm quản lý còn đơn

giản. Hệ thống AIS của Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt

Nam được đầu tư 25 trạm với vùng phủ sóng rộng bao phù phần hầu hết vùng

biển A1 ven bờ của Việt Nam vùng biển, phần mềm quản lý cho phép truy cập

theo dõi thông qua mạng Internet.

Tuy nhiên để hệ thống AIS thực sự hát huy được hiệu quả cao, khả năng

đá ứng dữ liệu với độ chính xác cao nhằm chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý cho

nhiều ngành khác nhau (Hàng hải, Cảnh sát biển, Hải quan, Biên hòng,…) thì

Cục Hàng hải Việt Nam cần chủ trì xây dựng hệ thống AIS quốc gia theo phê

duyệt của Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở tích hợp và mở rộng các trạm bờ

AIS hiện có, đồng thời xây dựng CSDL cùng phần mềm quản lý hiện đại trên

nền tảng hải đồ điện tử ENC.

c) Hệ thống thông tin trợ giúp hàng hải như VTS, AIS, LRIT chưa được xây

dựng để cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào quan trọng cho việc tích hợp chia sẻ

thông tin phục vụ quản lý cũng như là cơ sở để hình thành môi trường hành hải

điện tử e-Navigation.

II.1.1.3 Các hệ thống thu phát sóng vô tuyến điện ngoài ngành hàng hải

1. Ngành thủy sản

Hiên nay cả nước có khoảng 25.000 tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ và phần lớn

các hương tiện này liên lạc qua hệ thống các Đài Thông tin duyên hải khi xảy

ra sự cố cấp cứu, khẩn cấp.

Để hoàn thiện hương án tổ chức thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng,

chống thiên tai trên biển có sự phối hợ đồng bộ giữa các mạng lưới viễn thông,

phát thanh, truyền hình và ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết

định số 137/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác

phòng, chống thiên tai trên biển, trong đó xác định Hệ thống các Đài Thông tin

duyên hải được xác định là thành phần chủ đạo (luồng thông tin chính thức) tiếp

nhận và xử lý thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Để phát huy hiệu quả và năng lực của hệ thống các Đài TTDH đảm bảo

nhiệm vụ thông tin cho các công tác quản lý, điều hành của ngành Thủy sản đối

với tàu cá, Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã hê

duyệt “Dự án Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nghề cá giai đoạn I” trong đó

có hạng mục “Đầu tư nâng cấ 18 đài thuộc Hệ thống các đài thông tin duyên

hải” do Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng Cục Thủy sản – Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư. Dự án đầu tư các hạng

mục chính sau:

- Nâng công suất hát thông tin lên 500 W cho 14 Đài TTDH sau: Móng

Cái, Cửa Ông, Hòn Gai, Thanh Hóa, Bến Thủy, Huế, Quy Nhơn, Phú

Yên, Phan Rang, Phan Thiết, Cam Ranh, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang

phục vụ thông tin liên lạc cho ngư dân, hát các bản tin chuyên ngành

37

thủy sản, liên lạc hai chiều giữa ngư dân với cơ quan quản lý các cấp

khi có tình huống khẩn cấ , an toàn,…

- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa hệ thống các Đài TTDH với Trung tâm

quản lý nghề cá.

Đến cuối năm 2012, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã hoàn

thành việc chuyển giao lắ đặt các máy hát cho các Đài TTDH.

Để bảo đảm cung cấp thông tin trợ giúp công tác phòng chống thiên tai,

TKCN và nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản của ngư dân, Cục Khai

thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng Cục Thủy sản và Công ty TNHH MTV

Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (đơn vị quản lý khai thác Hệ thống các

Đài Thông tin duyên hải) đã ký biên bản thỏa thuận hợ tác trong đó Hệ thống

Đài Thông tin duyên hải sẽ đảm bảo thông tin cấp cứu an toàn cho tàu cá cũng

như tổ chức đào tạo huấn luyện nghiệp vụ thông tin liên lạc cho ngư dân.

Ngoài hệ thống Thông tin duyên hải, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy

sản – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn triển khai Dự án xây dựng

“Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ

vệ tinh”, dự án trang bị thiết bị kết nối vệ tinh cho 3000 tàu cá, nhằm theo dõi

hoạt động của tàu cá và cung cấp các bản tin về ngư trường. Hiện dự án đang

trong giai đoạn triển khai lắ đặt thiết bị, dự kiến đến hết quý I/2014 dự án hoàn

thành.

Dự án lắ đặt 28 trạm bờ HF&GPS đặt tại Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn

lợi thủy sản tại các tỉnh (hiện đã lắ đặt được 18 trạm) và lắ đặt thiết bị đầu

cuối dự kiến cho khoảng 5.000 tàu cá đăng ký hoạt động xa bờ theo Quyết định

48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống

HF&GPS cũng hục vụ yêu cầu xác định vị trí tàu cá nhằm giúp cho công tác

quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy sản đối với tàu cá, bảo vệ, hỗ trợ và

khuyến khích ngư dân ra vào hoạt động trên các vùng biển xa.

2. Hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng

Hiện có 83 Đài canh nghe vô tuyến điện tại các đơn vị biên phòng dọc bờ

biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang phục vụ thông tin liên lạc cho công tác

nghiệp vụ cũng như quản lý Nhà nước của Bộ đội biên hòng, trong đó có kiểm

soát các tàu cá hoạt động ra vào đất liền.

Trong thời gian qua, các Đài TTDH đã ký thỏa thuận hợp tác với một số đồn

biên phòng nhằm tăng cường công tác phối hợp phòng chống thiên tai, TKCN,

an toàn an ninh trên biển cũng như tuyên truyền hướng dẫn ngư dân về khai thác

thiết bị thông tin liên lạc, về cách xử lý tình huống an toàn trên biển, hỗ trợ hoạt

động cho các hương tiện hoạt động trên biển.

3. Các hệ thống tự phát

Ngoài các hệ thống thông tin chính thống của Nhà nước, tại một số địa

hương ven biển miền trung đã hình thành một số đài vô tuyến điện của bà con

ngư dân tự thiết lậ để phục vụ liên lạc cho hoạt động đánh bắt xa bờ.

38

Hoạt động của các đài vô tuyến điện này đã làm can nhiễu ảnh hưởng tới

hoạt của các hệ thống viễn thông khác do sử dụng tần số không tuân theo quy

định. Mặt khác, do công suất máy thấp và chỉ trực canh trên một dải tần số vì

khả năng liên lạc rất thấp.

Hoạt động này còn làm cho thông tin tàu-bờ không tập trung vào những đầu

mối trực canh thông tin quy định (Đài TTDH, Đài trực canh Bộ đội Biên Phòng,

...), gây khó khăn cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt

những thông tin liên quan đến an toàn hương tiện và hoạt động tìm kiếm cứu

nạn trên biển một cách nhanh chóng, chính xác để có những biện pháp can thiệp

kịp thời, hiệu quả khi cần thiết.

4. Đánh giá các hệ thống thu phát sóng VTĐ ngoài ngành hàng hải

a) Các hệ thống thu phát sóng phục vụ cho ngành thuỷ sản và hệ thống thông

tin của biên phòng hiện đang hoạt động đồng bộ, phối hợp tốt với các đài Thông

tin duyên hải trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, an toàn an

ninh trên biển, cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công tác quản lý chuyên ngành.

b) Một số hệ thống thông tin tự hát do người dân tự thiết lậ , chưa được quy

hoạch tần số, gây can nhiễu tới hoạt động của hệ thống viễn thông khác, ảnh

hưởng tới công tác đảm bảo an toàn an ninh, hoạt động thông tin liên lạc của các

đài Thông tin duyên hải. Các hệ thống thông tin tự phát này cần phải được quy

hoạch, quản lý để không ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống thông tin vô

tuyến điện.

II.1.1.4 Đánh giá hiện trạng thiết bị đầu cuối của phương tiện trên biển

Đối với tàu vận tải biển, theo quy định của Công ước Solas-74 và các sửa đổi

bổ sung tất cả là các tàu khách, tàu hàng có dung tải 300GT trở lên đóng mới

sau ngày 1/2/1995 chạy tuyến quốc tế phải hoàn toàn trang bị hệ thống GMDSS

và phải được đăng kiểm kiểm tra cấp giấy chứng nhận hàng năm. Ngày

30/7/2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số

28/2012/TT-BGTVT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị

an toàn tàu biển, trong đó quy định cụ thể về thiết bị vô tuyến điện lắ đặt trên

tàu. Thực tế đối tượng này do kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của chính quyền

cảng cho nên việc trang bị thiết bị là đầy đủ và được kiểm tra định kỳ hàng năm.

Các đối tượng như tàu thủy nội địa chạy trên tuyến luồng hàng hải, ven biển

hoặc từ đất liền ra đảo, tàu công vụ, phần lớn tàu cá… chưa được trang bị thiết

bị thông tin liên lạc hoặc có trang bị nhưng nhưng không liên lạc qua hệ thống

Đài TTDH để sử dụng các dịch vụ về khẩn cấp, an toàn, an ninh, TKCN và

phòng chống lụt bão,… do chưa biết đến hệ thống Đài TTDH hoặc do chưa

nhận thức đúng về lợi ích, vai trò của các Đài TTDH. Hiện cả nước có khoảng

25.000 tàu đánh bắt xa bờ trong khi đó chỉ có khoảng hơn 13.000 tàu cá thường

xuyên liên lạc qua hệ thống Đài TTDH. Đối với các hương tiện thủy nội địa

hoạt động trên các tuyến luồng HH, các tuyến ven biển hiện chưa có quy định

bắt buộc phải trang bị thiết bị thông tin trên tàu cũng như huấn luyện về thông

tin an toàn đã dẫn đến lúng túng trong công tác phối hợp TKCN, thiếu kịp thời

39

do mất thời gian trong việc liên hệ với có quan có trách nhiệm; Việc sử dụng

hương thức điện thoại di đông liên lạc khi xảy ra sự cố không đạt hiệu quả tốt

do thông tin chỉ có hai chiều, thiết bị không hoạt động được khi bị tiếp xúc với

nước. Hơn nữa, việc không có thiết bị thông tin cũng làm ảnh hưởng tới công

tác điều hành luồng HH tự động của các cảng vụ HH có trang bị hệ thống VTS,

cũng như thông tin liên lạc nhằm tránh đâm va giữa các tàu.

Theo xu hướng phát triển của công nghệ, các định hướng phát triển và

khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về HH thì hệ thống các thông tin duyên hải

sẽ đầu tư, nâng cấp phát triển công nghệ tuy nhiên việc chuyển đổi này sẽ theo

lộ trình, có tính kế thừa và luôn đản bảo tương thích với các thiết bị đầu cuối

được trang bị trên các hương tiện.

II.1.2 Hiện trạng các dịch vụ thông tin trên biển:

II.1.2.1 Dịch vụ TTDH cho các tàu thuyền trang bị theo GMDSS

Hệ thống TTDH đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ thông tin liên lạc theo

quy định của IMO cho các tàu thuyền vận tải và các hương tiện khác hoạt động

trên các vùng biển được trang bị các thiết bị thông tin theo GMDSS, bao gồm:

dịch vụ thông tin cấp cứu, khẩn cấp và dịch vụ thông tin an toàn hàng hải.

a) Thông tin duyên hải về cấp cứu, khẩn cấp, an toàn, an ninh

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam trực canh 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần kể cả các

ngày lễ tết, sẵn sàng cho việc thu nhận và xử lý các thông tin liên quan đến báo

động cấp cứu từ tất cả các tàu thuyền, hương tiện gặp nạn hoặc có sự cố trên

biển, trên không, trên đất liền qua các hương thức thông tin:

Thông tin trực canh cấp cứu DSC (Thu nhận, xử lý báo động cấp cứu

theo phương thức DSC)

- DSC là một hương thức kết nối thông tin mới và là một phần công

nghệ quan trọng của Hệ thống thông tin cấp cứu an toàn hàng hải toàn

cầu (GMDSS) trên các dải sóng HF, MF và VHF. Chức năng DSC trên

các thiết bị thu hát VHF/ MF/ HF được sử dụng để tàu phát tín hiệu

cấp cứu tới bờ cũng như bờ phát xác nhận điện cấp cứu tới tàu.

- Khi tàu gặp nạn, khai thác viên trên tàu gửi các thông tin ngắn gọn về

tình trạng của tàu theo mẫu điện sẵn có trên máy thông tin VHF/ MF/

HF. Nội dung của bức điện cấp cứu hát đi gồm các thông tin tên tàu

gọi, quốc tịch tàu, vị trí, thời gian bị nạn, tính chất bị nạn và hương

thức liên lạc tiế theo… Khi gửi điện DSC, tàu có thể lựa chọn gửi điện

tới một Đài TTDH, hoặc tới một nhóm Đài TTDH, hoặc tất cả các Đài

TTDH trong một khu vực địa lý. Trong trường hợp khẩn cấp, không còn

thời gian để gửi thông tin, khai thác viên có thể nhấn nút cấp cứu trên

thiết bị để gửi các thông tin cơ bản của tàu cho Đài TTDH.

- Thời gian phát mỗi bức điện DSC từ tàu đến Đài TTDH mất khoảng 0.6

giây trên sóng VHF và khoảng 7 giây trên sóng MF/ HF.

40

- Bức điện DSC Đài TTDH thu nhận được là một bức điện ngắn tương tự

như tin nhắn SMS trên điện thoại di động. Trường hợ là điện cấp cứu

hoặc khẩn cấp, chuông báo hiệu reo liên tục tại Đài TTDH cho tới khi

Khai thác viên tại Đài TTDH thực hiện thao tác báo nhận bức điện. Các

thông tin về tàu bị nạn như tên tàu, vị trí tàu, tính chất tai nạn và yêu cầu

trợ giúp của tàu ngay lập tức được Đài TTDH chuyển tới các cơ quan

chức năng về tìm kiếm cứu nạn để phối hợp thực hiện công tác TKCN

cho tàu.

- Các tần số quốc tế DSC Đài TTDH trực canh: 2187.5 kHz; 4207.5

kHz; 6312 kHz; 8414.5 kHz; 12577 kHz; 16804.5 kHz; Kênh 70 VHF

Thông tin trực canh cấp cứu phương thức thoại

- Dịch vụ trực canh thông tin cấp cứu thoại theo tiêu chuẩn GMDSS thực

hiện nhiệm vụ trực canh tiếp nhận các cuội gọi cấp cứu hương thoại

trên kênh 16 VHF. Phương thức vô tuyến thoại VHF là hương thức

liên lạc ở cự ly ngắn (khoảng trên dưới 30 hải lý) thuộc phân hệ sóng

mặt đất. Trong các trường hợp cấp cứu, việc sử dụng hương thức này

vừa đảm bảo yếu tố kết nối thông tin đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao.

Chính vì vậy, theo GMDSS thiết bị vô tuyến thoại VHF là một trong

những điều bắt buộc phải trang bị trên tàu.

- Hệ thống Đài TTDH Việt Nam luôn đảm bảo trực canh 24/7 trên kênh

16 VHF để thu nhận và xử lý các báo động cấp cứu. Bằng hương thức

này, hệ thống đã thu nhận và chuyển tiế thông tin đến các cơ quan

TKCN liên quan. Từ đó gó hần cứu sống hàng ngàn người và hương

tiện.

- Trong các tình huống khẩn cấ , hương thức thoại VHF không chỉ được

coi là hương thức báo động ban đầu mà còn có thể sử dụng để liên lạc

các thông tin tiếp theo.

- Ngoài việc báo nạn bằng hương thức thoại trên MF/HF, các tàu cũng

được khuyến cáo phát tín hiệu báo nạn bằng hương thức thoại VHF để

các tàu lân cận biết và trợ giúp.

Trực canh cấp cứu Inmarsat (Thu nhận, xử lý báo động cấp cứu qua hệ

thống vệ tinh Inmarsat)

- Hệ thống Đài TTDH Việt Nam thu nhận và xử lý báo động cấp cứu phát

đi từ các thiết bị Inmarsat B, Inmarsat-C.

- Hệ thống Inmarsat thiết kế một kênh thông tin vệ tinh ưu tiên riêng

trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp. Mỗi thiết bị Inmarsat-B, C đều

có khả năng tạo một bức điện yêu cầu với mức ưu tiên cấp cứu với cách

thức khá đơn giản cho người sử dụng. Chỉ cần nhấn nút được thiết kế

sẵn trên thiết bị, khai thác viên trên tàu có thể chuyển bức điện cấp cứu

tới Đài Thông tin vệ tinh Inmarsat (Đài LES) đã được chọn sẵn trong

máy.

41

- Đặc tính nổi bật của hương thức cấp cứu từ thiết bị Inmarsat là ngay

sau khi gửi đi điện cấp cứu, tàu bị nạn và Đài LES có thể thiết lập ngay

liên lạc 2 chiều với nhau bằng các hương thức thoại hoặc telex.

- Với chất lượng thông tin cao, ổn định, tầm phủ sóng rộng khắp toàn cầu

(ngoại trừ hai vùng Cực Bắc và Cực Nam), việc trang bị các thiết bị

Inmarsat theo GMDSS được quy định bắt buộc đối với các tàu hàng, tàu

vận tải hành trình trên các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.

Trực canh cấp cứu Cospas-Sarsat (Thu nhận, xử lý báo động cấp cứu

qua Hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat)

- Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua Hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat gồm 3

loại:

+ Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu ELT (Emergency Locator

Transmitter): dùng trong ngành hàng không

+ Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu EPIRB (Emergency Position

Indicating Radio Beacon): dùng trong ngành hàng hải.

+ Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu PLB (Personal Locator Beacon):

dùng trên đất liền.

- Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh hoạt động theo 2 cơ chế: tự

động và thủ công.

+ Phát tín hiệu cấp cứu tự động: khi tàu chìm xuống độ sâu khoảng

2-4m, dưới áp lực của nước khóa của bộ nhả thủy tĩnh được bật

tung ra, làm thiết bị được giải hóng ra giá đỡ và nổi lên trên mặt

biển. Nước biển lúc này sẽ làm dây dẫn điện ngắn mạch phao,

làm phao kích hoạt, tự động phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh.

+ Phát tín hiệu cấp cứu thủ công: trong các trường hợp cấp cứu,

khẩn cấ , người bị nạn có thể chủ động kích hoạt thiết bị phát tín

hiệu cấp cứu bằng tay.

- Khi các thiết bị trên phát tín hiệu cấp cứu và được các vệ tinh trong hệ

thống Cospas-Sarsat thu nhận và xử lý tín hiệu. Các tín hiệu đó được

chuyển tiếp tới đài thu và xử lý tín hiệu vệ tinh LUT, ở đó thông tin thu

nhận sẽ được xử lý để xác định vị trí bị nạn cùng các thông tin liên quan

đến người và hương tiện bị nạn. Các thông tin này sẽ cùng được gửi tới

Trung tâm Điều hành MCC (Mission Control Centre) và Trung tâm

Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn RCC (Rescue Co-ordination Centre) quốc

gia cũng như tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức TKCN thích hợp

xác định tính chất bị nạn của thông tin này để phối hợ hành động.

42

-

Hình 6. Bản đồ Vùng trách nhiệm VNMCC

b) Thông tin duyên hải về an toàn hàng hải MSI

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam phát quảng bá các loại tin an toàn hàng hải

phục vụ cho việc hành hải an toàn của các tàu thuyền trên biển gồm các loại tin:

- Cảnh báo hành hải gồm các báo hiệu hàng hải, thông báo thay đổi đặc

tính luồng hàng hải, thông báo vị trí phao luồng, cảnh báo chướng ngại

vật nguy hiểm trên biển…;

- Cảnh báo khí tượng gồm các tin bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy

hiểm trên biển, không khí lạnh tăng cường, gió mùa,… );

- Thông tin TKCN trên biển, thông báo cướp biển, Cảnh báo sóng thần;

- Thông tin dự báo thời tiết biển hàng ngày.

Các thông tin an toàn hàng hải được hát sóng qua các hương thức:

- Thoại (RTP): kênh 16 VHF;

- Navtex: tần số 4209.5 kHz và 518 kHz;

- SafetyNET (Inmarsat).

II.1.2.2 Dịch vụ TTDH cho các tàu thuyền không trang bị theo GMDSS

Thực hiện đề án "Tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

trên biển" ban hành theo Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/08/2007 của

Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hỗ trợ tàu cá của Quỹ Dịch vụ viễn thông

công ích, các Đài TTDH đã triển khai cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải cho

tàu cá là những tàu thuyền chưa được trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo

GMDSS, gồm dịch vụ thông tin cấp cứu cứu nạn và thông tin an toàn cho tàu cá.

43

a) Thông tin cấp cứu cứu nạn cho tàu cá

Hệ thống Đài TTDH trực canh và trả lời trên tần số 7903 kHz liên tục 24/7

bằng hương thức thoại để tiếp nhận và xử lý các tin liên quan đến tình hình cấp

cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền, hương tiện hoạt động chưa đá ứng tiêu chuẩn

GMDSS (chủ yếu là tàu thuyền đánh bắt hải sản).

Việc trực canh trên tần số 7903 kHz được thực hiện đồng thời tại các Đài

TTDH nằm trải dọc theo bờ biển đất nước từ Móng Cái tới Hà Tiên.

Các thông tin cấp cứu nhận được đều được gửi trực tiế đến các cơ quan tìm

kiếm cứu nạn như Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải, Ban chỉ huy

PCLB&TKCN các tỉnh thành ven biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân… để hỗ

trợ kịp thời cho người và hương tiện gặp nạn trên biển.

Đồng thời, Hệ thống đài TTDH cũng triển khai phát quảng bá điện cấp cứu –

khẩn cấp về các sự kiện cấp cứu nhận được qua hương thức DSC, thoại hoặc vệ

tinh để các tàu đang hoạt động ở lân cận khu vực bị nạn biết, tham gia TKCN.

b) Thông tin an toàn cho tàu cá

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam phát sóng hàng ngày thông tin dự báo thời

tiết biển, dự báo thiên tai và các thông tin khác cho các tàu thuyền chưa đá ứng

đủ theo tiêu chuẩn GMDSS (chủ yếu là tàu thuyền đánh bắt hải sản) bằng các

hương thức thoại và NAVTEX, gồm các loại tin:

- Cảnh báo hành hải gồm các báo hiệu HH, thông báo thay đổi đặc tính

luồng hàng hải, thông báo vị trí phao luồng, cảnh báo chướng ngại vật

nguy hiểm trên biển;

- Cảnh báo khí tượng gồm các tin bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy

hiểm trên biển, không khí lạnh tăng cường, gió mùa);

- Thông tin TKCN trên biển, thông báo cướp biển, Cảnh báo sóng thần;

- Thông tin Dự báo Thời tiết biển hàng ngày.

Ngoài ra, trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới gây nguy hiểm trên biển,

hệ thống Đài TTDH VN hát quảng bá trên khắp các vùng biển Việt Nam thông

tin từ các cơ quan quản lý nhà nước kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh

trú bão an toàn.

Các thông tin an toàn hàng hải được hát sóng qua các hương thức:

- Thoại (RTP): tần số 7906 kHz và 8294 kHz.

- Navtex: tần số 490 kHz và 4209.5 kHz;

II.1.2.3 Dịch vụ viễn thông hàng hải

Bên cạnh các dịch vụ thông tin khẩn cấp cứu nạn, thông tin an toàn hàng hải,

hệ thống TTDH còn triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông và thông tin

hàng hải theo hướng tăng cường chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ gia

tăng và tiện lợi cho người sử dụng, để từ đó thúc đẩy việc cung ứng dịch vụ

44

TTDH theo GMDSS và thông tin duyên hải cho tàu cá. Các dịch vụ viễn thông

hàng hải bao gồm dịch vụ điện thoại tàu bờ, các dịch vụ thông tin vệ tinh qua

Inmarsat và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

a) Điện thoại tàu bờ

Dịch vụ điện thoại tàu bờ là dịch vụ thông tin giữa các hương tiện hoạt động

trên biển với các thuê bao cố định và di động trên đất liền đã đá ứng nhu cầu

thông tin liên lạc với người thân của các thuyền viên hoặc các thuyền viên với

công ty, đại lý…

Đây cũng là một trong những hương thức đóng vai trò quan trọng trong việc

phát quảng bá thông tin cấp cứu - khẩn cấp từ bờ tới các tàu thuyền trên biển để

có thể trợ giúp tàu, thuyền bị nạn trên biển.

b) Dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat

Dịch vụ Inmarsat bờ - tàu

Dịch vụ Inmarsat F2M (Fix to Mobile), của VISHIPEL là dịch vụ vệ tinh

trực tiếp từ bờ ra tàu, cho hé người sử dụng trên bờ nhanh chóng liên lạc tới

thiết bị đầu cuối Inmarsat qua các hình thức sau:

- Qua mạng PSTN: từ các thuê bao điện thoại cố định tại văn hòng, gia

đình...

- Qua mạng GSM: từ máy điện thoại di động

- Qua mạng Internet: Internet Phone to Inmarsat

- Sử dụng Inmarsat F2M của VISHIPEL

Dịch vụ Inmarsat trên biển

Fleetbroadband

FleetBroadband là dịch vụ thông tin vệ tinh băng thông rộng cho ngành hàng

hải mới nhất của Inmarsat, cung cấ đồng thời gọi Thoại và Truyền dữ

liệu tốc độ cao với chi phí hiệu quả trên cùng một thiết bị đầu cuối.

Inmarsat-C/ miniC

Theo công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển SOLAS 74/88,

Inmarsat C là một thành phần của hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng

hải toàn cầu (GMDSS). Do vậy hệ thống Inmarsat C bắt buộc phải được trang bị

lắ đặt trên tất cả các hương tiện hoạt động trong vùng biển A3.

Inmarsat mini-M

Thiết bị Inmarsat miniM là hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh cho ngành

hàng hải, cho các cơ quan chính hủ, tổ chức phi chính phủ, khai thác dầu khí,

tìm kiếm khoáng sản.

Inmarsat-B

45

Hệ thống dịch vụ vệ tinh kỹ thuật số Inmarsat B cung cấp dịch vụ liên lạc

quay số trực tiếp hai chiều với các dịch vụ thoại, telex, fax và truyền dữ liệu với

tốc độ lên đến 9.6kbit/s đến và đi tới bất cứ nơi nào trên thế giới ngoại trừ các

vùng cực.

II.1.2.4 Kết luận hiện trạng cung cấp các dịch vụ thông tin trên biển:

a) Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin trên biển

Phạm vi cung cấp các dịch vụ thông tin duyên hải theo GMDSS (tìm kiếm

Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam được xây dựng nhằm phục vụ tốt các thông

tin cấp cứu, an toàn, an ninh và tìm kiếm cứu nạn hàng hải theo tiêu chuẩn quốc

tế GMDSS. Ngoài đối tượng là các tàu thuyền vận tải hoạt động trong vùng

trách nhiệm của Việt Nam theo yêu cầu của IMO, hệ thống còn đảm bảo thông

tin an ninh, an toàn sinh mạng con người và tài sản cho mọi hương tiện hoạt

động trên biển như giàn khoan, tàu cá, tàu nghiên cứu,…

Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đã và ngày càng đá ứng tốt hơn các

thông tin về an toàn, an ninh trên biển cũng như thông tin liên lạc phục vụ kinh

tế biển. Cụ thể:

Cung cấp dịch vụ công ích TTDH theo GMDSS (chủ yếu cho tàu vận

tải):

- Hệ thống các Đài TTDH Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ trực canh

cấp cứu 24/24 giờ trên các hương thức và tần số cấp cứu theo GMDSS

và theo quy định của Nhà nước với chất lượng đảm bảo, xử lý nhanh

gọn, chính xác các thông tin cấp cứu đá ứng theo các tiêu chuẩn quốc

tế cũng như yêu cầu của quốc gia.

- Trong giai đoạn từ năm 2005-2012, hệ thống trực canh thu nhận các

thông tin cấp cứu khẩn cấp, an ninh an toàn hàng hải trên đầy đủ 03

hương thức sóng vô tuyến MF/HF/VHF, sóng vệ tinh Inmarsat,

Cospas- Sarsat. Kết quả đã thu nhận 49.546 thông tin báo động cấp cứu,

phục vụ 9.822 trường hợp cấp cứu khẩn cấ , trong đó có 1.114 tàu hàng,

8.708 hương tiện khác; trợ giú cho 3.428 người trong đó có 2.662

người Việt Nam và 766 người nước ngoài.

- Hệ thống đã thực hiện hát các thông tin an toàn trên các hương thức

sóng HF/VHF, Inmarrsat đúng với quy định trong nước và quốc tế, phục

vụ cho các tàu thuyền hoạt động trên biển. Kết quả đã hát 409.382 bản

tin an toàn hàng hải trong đó bằng hương thức NAVTEX là 110.777

bản tin, DSC là 132.125 bản tin, trên thoại MF/HF/VHF là 166.480 bản

tin và trên INM là 3.666 bản tin.

Cung cấp dịch vụ công ích TTDH không theo GMDSS (chủ yếu phục

vụ tàu cá):

Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ TTDH không theo GMDSS tính đến

năm 2012 như sau:

46

- Trực canh trên tần số 7906 kHz 24/24h tại 19 đài TTDH phục vụ chủ

yếu cho tàu cá. Kết quả đã thu nhận và xử lý 1.241 trường hợp cấp cứu

cứu nạn, hỗ trợ 1.241 tàu cá, cứu giú được 6.934 ngư dân trong đó

6.856 ngư dân Việt Nam và 78 ngư dân là người nước ngoài.

- Phát các bản tin cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết biển và các thông

tin khác bằng hương thức thoại trên tần số 7906 kHz và 8294 kHz. Kết

quả đã hát 102.765 bản tin cảnh báo khí tượng và 82.809 bản tin dự

báo thời tiết biển phục vụ cho các tàu cá hoạt động trên biển.

Ngoài ra, hệ thống các đài TTDH còn triển khai hát chương trình TTDH

trên tần số 8294 kHz với tần suất 3 phiên/ngày nhằm cung cấp các thông tin về

hướng dẫn an toàn giao thông trên biển, pháp luật dành cho người đi biển, tổng

hợp thông tin an toàn hàng hải và TKCN, chuyên mục sức khỏe… đá ứng nhu

cầu của cộng đồng người đi biển.

Cùng với việc cung cấp các dịch vụ thông tin phục vụ cấp cứu, cứu nạn, an

toàn, an ninh, hệ thống các đài TTDH còn đảm bảo cung cấp các dịch vụ thông

tin cho các tàu thuyền, hương tiện hoạt động trên biển, vùng sâu, vùng xa, biên

giới, hải đảo đảm bảo một cơ sở hạ tầng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế

phát triển.

b) Hạn chế, tồn tại

Tuy hoạt động trực canh cấp cứu, khẩn cấp và an toàn hàng hải đã được đảm

bảo tốt, nhưng hệ thống cũng cần phải củng cố để hạn chế các vấn đề sau:

- Phạm vi cung cấp dịch vụ chưa đảm bảo: Một số khu vực có lưu lượng

hương tiện hoạt động trên biển lớn cần đảm bảo thông tin liên lạc phục

vụ phát triển kinh tế biển, tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn, phòng

chống lụt bão với các chính quyền địa hương cũng như công tác phối

hợ đảm bảo an ninh quốc phòng như Trường Sa, Bến Tre,…tuy nhiên

chưa có sự hiện diện của Đài TTDH.

- Công tác phối hợp trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt

bão tại một số tỉnh, thành phố nơi không có trụ sở Đài TTDH đóng trên

địa bàn còn gặp nhiều hạn chế do khoảng cách địa lý và quan niệm đơn

vị không thuộc đối tượng quản lý.

- Chất lượng dịch vụ thông tin qua hương thức truyền sóng Vô tuyến

điện chịu tác động của yếu tố địa hình, thời tiết...

- Chưa cung cấp dịch vụ thông tin vệ tinh sử dụng vệ tinh Vinasat của

Việt Nam phục vụ các hoạt động TTDH trên biển.

II.1.3 Hiện trạng tai nạn hàng hải:

Theo thống kê, các vụ tai nạn hàng hải xảy ra từ năm 2007 - 2011 cụ thể như

sau:

- Năm 2007: xảy ra 47 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 16 người chết, 16

người bị thương, 21 hương tiện thủy bị chìm đắm. Trong tổng số 47 vụ

47

tai nạn hàng hải xảy ra trong năm 2007 có 34 vụ tai nạn xảy ra do yếu tố

con người (chiếm 72,34 %).

- Năm 2008: xảy ra 59 vụ tai nạn (tăng 12 vụ so với năm 2007) gây hậu

quả làm 18 người chết, 05 người bị thương, 27 hương tiện thủy bị chìm

đắm (trong đó liên quan đến 11 tàu cá và 06 sà lan). Trong tổng số 59

vụ tai nạn có 31 vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 10 vụ mắc cạn.

- Năm 2009: xảy ra 69 vụ tai nạn hàng hải, hậu quả làm 13 người chết, 12

người bị thương, 04 người mất tích. Trong tổng số 69 vụ tai nạn có 25

vụ đâm va, 06 vụ va chạm, 24 vụ mắc cạn, 09 vụ chìm đắm, 01 vụ lật

tàu, 03 vụ cháy tàu.

- Năm 2010, xảy ra 42 vụ tai nạn, đã gây hậu quả làm 19 người chết, 16

người bị thương, 32 người mất tích. Trong tổng số 42 vụ có 22 vụ đâm

va, 02 vụ va chạm, 05 vụ mắc cạn, 10 vụ chìm đắm, 03 vụ tai nạn khác.

- Năm 2011, xảy ra 60 vụ tai nạn, đã gây ra hậu quả làm 22 người chết và

mất tích, 02 người bị thương. Trong tổng số 60 vụ có 30 vụ đâm va, 14

vụ va chạm, 07 vụ chìm đắm, 06 vụ mắc cạn, 01 vụ cháy tàu, 02 vụ tai

nạn khác.

- Năm 2012 đã xảy ra 34 vụ tai nạn, hậu quả làm 12 người chết và mất

tích; 04 người bị thương; đồng thời làm 15 hương tiện thủy bị chìm,

đắm gồm: 08 tàu hàng, 01 tàu kéo, 03 sà lan và 03 tàu cá, trong tổng số

34 vụ tai nạn có 19 vụ xảy ra ngoài biển, 15 vụ xảy ra trong vùng nước

cảng biển, trong đó có 08 vụ tai nạn liên quan đến Hoa tiêu hàng hải.

Qua kết quả điều tra cho thấy những nguyên nhân chính gây tai nạn cụ thể

như sau:

a) Nguyên nhân từ người điều khiển hương tiện:

- Thuyền viên các tàu bị tai nạn còn chủ quan, thiếu mẫn cán, thiếu kinh

nghiệm đi biển, ít hiểu biết các quy định về hành hải trên luồng tàu biển,

gây cản trở giao thông của các tàu biển lớn; thiếu sự tuân thủ đầy đủ các

quy định về hành hải như cảnh giới, tốc độ an toàn, tác nghiệp tránh va,

đèn hiệu.v.v...

- Ý thức, trách nhiệm của thuyền viên trong việc kiểm tra, bảo quản, bảo

dưỡng các trang thiết bị, máy móc của tàu chưa cao.

b) Nguyên nhân từ phía chủ tàu, người quản lý, khai thác tàu (sau đây gọi

chung là chủ tàu):

- Nhiều chủ tàu chưa làm tốt việc cung cấp cho tàu các tài liệu pháp luật

bắt buộc phải có theo quy định; bố trí thuyền bộ thực tế trên tàu không

phù hợp với các chức danh theo quy định.

c) Nguyên nhân từ yếu tố an toàn kỹ thuật của hương tiện:

- Đội tàu biển của Việt Nam có tuổi trung bình cao (trên 15 năm), một số

tàu nhỏ không được đầu tư thích đáng cho công tác duy tu bảo dưỡng

48

theo quy định nên thường có những khiếm khuyết liên quan đến an toàn

kỹ thuật của hương tiện, để xảy ra các sự cố kỹ thuật dẫn đến tai nạn.

II.2 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hàng hải:

II.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

100% các đơn vị trực thuộc đã được trang bị hệ thống mạng nội bộ (LAN),

hình thành 02 Trung tâm tích hợp dữ liệu tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Hệ thống truyền dẫn bao gồm 02 đường truyền Leadsed Line 512kbps quốc

tế (10Mb s và 5 Mb s băng thông trong nước); 01 đường truyền MPLS 1Mbps

Bắc Nam đá ứng nhu cầu sử dụng, kết nối giữa các đơn vị

Đã triển khai hệ thống mạng diện rộng tới các đơn vị trực thuộc trong ngành

thông qua mạng VPN, tuy nhiên, hiện nay hiệu quả sử dụng của hệ thống này

chưa cao.

Chưa hình thành hệ thống giao ban điện tử đa hương tiện giữa các đơn vị

trong ngành hàng hải từ trung ương đến địa hương, hiện nay Cục Hàng hải Việt

Nam mới triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến sử dụng công nghệ với độ phân

giải thấp cho 27 điểm cầu trên tổng số 28 đầu mối.

Hạ tầng mạng và hệ thống phần cứng của ngành hàng hải Việt Nam được

thiết lậ và đưa vào hoạt động theo dự án mạng Intranet từ năm 2004 với các

thành phần chính như : máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh

thông tin...sau hơn 8 năm đưa vào hoạt động liên tục và không được nâng cấp

thường xuyên nên phần lớn các thiết bị phần cứng đã lạc hậu, có cấu hình và tốc

độ xử lý thấp, hệ thống CNTT của ngành đã không đá ứng được và dần trở nên

lạc hậu, kém hiệu quả.

49

Hình 7. Kiến trúc hệ thống mạng của Cục Hàng hải Việt Nam

50

II.2.2 Các hệ thống thông tin và CSDL lớn

II.2.2.1 Về CSDL phục vụ ứng dụng CNTT nội bộ Cục Hàng hải:

Chưa hình thành hệ thống Quản lý văn bản tích hợp trong toàn ngành hàng

hải từ cấ trung ương đến địa hương để bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý

của văn bản trao đổi.

II.2.2.2 Về CSDL phục vụ quản lý cảng biển, luồng hàng hải, các khu neo

đậu tàu biển:

CSDL quản lý cảng biển chưa được cập nhật đầy đủ, chưa được hình thành

trên nền tảng GIS, chưa đá ứng được nhu cầu tra cứu một cách trực quan, thuận

tiện.

II.2.2.3 Về CSDL phục vụ quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn

nhân lực hàng hải khác:

Đã có hệ thống CSDL đăng ký tàu biển, được cập nhật đầy đủ, thường

xuyên, phục vụ tốt yêu cầu quản lý tàu biển của Cục Hàng hải.

Hệ thống CSDL về thuyền viên đã có và hoạt động tốt, hiện đã nâng cấp

phần mềm theo hướng kết nối đồng bộ phục vụ công tác tra cứu, đưa vào sử

dụng từ 01/7/2013 và đang hoàn thiện.

II.2.2.4 Về CSDL phục vụ quản lý VTB và dịch vụ hàng hải:

Hiện tại chưa có các hần mềm quản lý về CSDL phần mềm quản lý theo dõi

các doanh nghiệp kinh doanh khai thác VTB, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

hàng hải, sản lượng VTB của đội tàu biển Việt Nam, thống kê các loại giá cước..

do vậy chưa đá ứng được đầy đủ yêu cầu chuyên môn về quản lý VTB và dịch

vụ hành hải.

Đã có “Phần mềm quản lý tàu ra vào cảng biển”, nhưng hần mềm chỉ có số

liệu thống kê hàng thông qua cảng biển Việt Nam, chưa đá ứng được chỉ tiêu

quản lý của các phòng ban nghiệp vụ.

II.2.2.5 Về CSDL phục vụ an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng

ngừa ô nhiễm môi trường:

Đã có CSDL về thông tin kiểm tra tàu biển.

Hiện đang triển khai xây dựng CSDL tích hợp về tàu biển vận tải cho phép

cập nhật thường xuyên thông tin về tàu vận tải, về vị trí và hành trình tàu.

II.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước trong

ngành hàng hải.

Nhằm đá ứng mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và triển

khai ứng dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính trong toàn ngành, Cục Hàng

hải Việt Nam đã xây dựng 11 phần mềm sau:

51

- Quản lý thủ tục tàu biển;

- Đăng ký tàu biển và thuyền viên;

- Quản lý chứng chỉ thuyền viên;

- Kiểm tra tàu biển;

- Quản lý cán bộ tiền lương và đào tạo;

- Khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;

- Quản lý thông tin báo cáo tài chính;

- Thư viện điện tử;

- Quản lý thông tin an toàn hàng hải;

- Quản lý thông tin cảng biển;

- Cổng thông tin Cục Hàng hải Việt Nam.

Các phần mềm trên được xây dựng nhằm đá ứng các yêu cầu quản lý của

các phòng ban và các đơn vị trực thuộc của Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên

hiện tại chỉ có 05 phần mềm được sử dụng thường xuyên và hiệu quả. Hiện

trạng sử dụng các phần mềm được chia theo lĩnh vực quản lý của Cục hàng hải

Việt Nam như sau:

II.2.3.1 Về ứng dụng CNTT nội bộ Cục Hàng hải Việt Nam:

- Hiện tại, Cục Hàng hải Việt Nam đã có Cổng thông tin điện tử hàng hải

với nhiều trang thông tin thành phần về những lĩnh vực công tác trọng

tâm ngành thường xuyên được cập nhật, phát triển phục vụ tích cực cho

hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành

và các đơn vị. Cổng thông tin điện tử hàng hải đăng tải các thông tin

hoạt động, quy phạm pháp luật trong ngành hàng hải, tích hợp một số

phần mềm nội bộ phục vụ công tác văn hòng, quản lý hành chính, văn

thư lưu trữ,... đã đá ứng được nhiệm vụ cung cấp, quảng bá các thông

tin hoạt động của ngành, phục vụ nhu cầu thông tin của công dân, các tổ

chức kinh tế - xã hội, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Cổng thông tin điện tử hàng hải hiện cần được nâng cấ để đá ứng

theo chuẩn Cổng thông tin điện tử quy định tại văn bản số

1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền

thông, đồng thời là nền tảng để phát triển và tích hợp các ứng dụng dịch

vụ công trực tuyến trong tương lai, cũng như các ứng dụng quản lý cho

nội bộ ngành, phù hợp với định hướng thành cổng thông tin điện tử một

cửa cho tất cả các dịch vụ của ngành hàng hải.

- Hệ thống thư điện tử cũng đã được triển khai áp dụng. Đa hần cán bộ,

công chức, viên chức, các đơn vị thuộc ngành hàng hải (Cục Hàng hải,

các Chi cục Hàng hải, các Cảng vụ) đều được cấp hộ thư điện tử.

52

- Phần mềm thư viện điện tử: quản lý sách, tài liệu tham khảo cho thư

viện Cục Hàng hải Việt Nam.

- Các phần mềm nội bộ phục vụ công tác quản lý tại văn phòng, quản lý

hành chính, văn thư lưu trữ,... được sử dụng tốt và đem lại hiệu quả

trong công tác quản lý văn hòng tại Cục Hàng hải Việt Nam. Mặc dù

vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế, các phần mềm này cần nâng cấp lên

thành phần mềm Văn hòng điện tử kết hợp quản lý công việc, cho

phép kết nối đồng bộ từ Cục Hàng hải Việt Nam tới các đơn vị trực

thuộc và liên kết dữ liệu tới các bộ, ngành có liên quan.

- Phần mềm quản lý cán bộ tiền lương và đào tạo: được sử dụng bởi

Phòng Tổ chức cán bộ. Phần mềm nhằm nâng cao công tác quản lý cán

bộ, tăng độ chính xác, giảm thời gian làm báo cáo trong công tác quản

lý nhân sự, tiền lương. . Tuy nhiên, hần mềm vẫn chưa đá ứng được

các yêu cầu về quản lý hồ sơ nhân sự, tiền lương, đào tạo của nhân viên

tại Cục và các cảng vụ. Hiện tại Cục đã nâng cấp thành phần mềm HR.

- Phần mềm quản lý thông tin báo cáo tài chính: được sử dụng tại Phòng

Kế hoạch Tài chính, 02 Chi cục, các Cảng vụ Hàng hải. Phần mềm phục

vụ việc nhập và xử lý số liệu của phòng Tài chính kế toán. Phần mềm

hiện cần được nâng cấ để đá ứng yêu cầu quản lý đơn vị.

II.2.3.2 Về quản lý cảng biển, luồng hàng hải, các khu neo đậu tàu biển

a) Về quản lý hạ tầng:

Để phục vụ công tác quản lý hạ tầng cảng biển và luồng hàng hải, Cục Hàng

hải Việt Nam đã triển khai xây dựng các phần mềm sau:

- Phần mềm quản lý thông tin cảng biển: Cục Hàng hải hiện đang trình

Bộ GTVT phê duyệt đề cương, kinh hí xây dựng phần mềm quản lý

danh bạ cảng biển, nhưng chưa được Bộ GTVT phê duyệt.

- Phần mềm khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển: được sử dụng tại Phòng

Quản lý Kết cấu Hạ tầng Cảng biển. Phần mềm có nhiệm vụ quản lý

thông tin nguồn vốn Cảng biển, lậ hương án tạo nguồn vốn dựa trên

từng Cảng biển; Quản lý thông tin các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng hệ thống Cảng biển; Quản lý thông tin tình hình kinh doanh, cho

thuê cơ sở hạ tầng Cảng biển. Hiện phần mềm cần được nâng cấ để

đá ứng nhu cầu quản lý của đơn vị.

- Hệ quản trị CSDL bình đồ hàng hải điện tử: Hiện Cục Hàng hải Việt

Nam đang triển khai dự án Xây dựng Hệ thông tin Giao thông vận tải

lĩnh vực hàng hải, theo đó sẽ triển khai số hóa bình đồ luồng hàng hải

ENC dựa trên bản đồ giấy tỷ lệ 1: 25.000 hiện đang sử dụng, dự án sẽ

hoàn thành vào năm 2014.

53

b) Về quản lý hoạt động hàng hải tại Cảng biển:

Để thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính công tại các khu vực

cảng biển, Cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai xây dựng Phần mềm Quản lý

thủ tục tàu biển.

Đây là phần mềm phục vụ khai báo điện tử tại các Cảng vụ hàng hải và kết

xuất báo cáo thống kê cho Cục Hàng hải Việt Nam được xây dựng tuân thủ theo

Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về quản lý hoạt

động hàng hải tại cảng biển; Quyết định số 61, 62/2003/QĐ-BTC, ngày 25 tháng

4 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành biểu mức thu phí, lệ

phí hàng hải và giá dịch vụ cảng biển;

Phần mềm đã tin học hóa quy trình giải quyết thủ tục tàu ra vào cảng tại các

Cảng vụ hàng hải, cho phép chủ tàu, đại lý hàng hải có thể lập tờ khai tàu đến,

tàu đi từ xa thông qua mạng Internet. Các cơ quản lý nhà nước tại Cảng vụ sẽ

tiếp nhận được hồ sơ và xử lý một cách nhanh chóng ngay trên mạng, kết quả xử

lý cũng được thông báo ngay trên mạng,... Phần mềm đã gó hần thúc đẩy cải

cách thủ tục hành chính tại các khu vực cảng biển và tạo môi trường thuận lợi

cho hoạt động hàng hải, tuy nhiên hiện nay phần mềm không đá ứng được nhu

cầu quản lý do:

- Không được nâng cấp sửa đổi để phù hợp với các sửa đổi của các văn

bản quy phạm pháp luật.

- Mô hình tổ chức và quy trình nghiệm vụ của các cảng vụ hàng hải có sự

khác nhau dẫn đến một phần mềm dùng chung không thể thoả mãn hết

các yêu cầu của các đơn vị khác nhau.

- Ngoài ra, phần mềm này cũng có một số hạn chế như: chưa thực hiện

được việc tính phí tự động, thu phí và quản lý công nợ.

Trong năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng hệ thống khai báo thủ

tục tàu biển cho các Cảng vụ hàng hải, nhằm khắc phục các nhược điểm trên của

phần mềm quản lý thủ tục tàu biển. Theo kế hoạch, trong năm 2013 sẽ tích hợp

hệ thống này với Cổng thông tin ngành hàng hải và xây dựng phần mềm quản lý

nghiệp vụ cho 25 Cảng vụ hàng hải.

Tháng 12/2012, Cục Hàng hải Việt Nam đã đưa vào sử dụng Cổng thông tin

thủ tục tàu biển và kết nối cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia.

Trên Cổng thông tin thủ tục tàu biển, người truy cập có thể tìm hiểu thông tin

của của 6 cơ quan quản lý gồm Cảng vụ hàng hải, Hải quan, Biên phòng, Kiểm

dịch y tế, kiểm dịch động/thực vật. Người truy cậ cũng có thể mở tờ khai điện

tử, cho hé các đơn vị xem thông tin, phê duyệt các thông tin cập nhật từ các

bản khai và thông quan điện tử.

Cổng thông tin điện tử cũng cho hé 6 đơn vị chia sẻ thông tin, các tờ khai

khai, danh sách thuyền viên, hành khách; Phối hợ hành động bắt giữ tàu biển,

54

tạm giữ tàu biển; chia sẻ thông tin theo kênh (ví dụ Hải quan, Cảng vụ hàng hải)

hoặc tất cả nhằm có được tính phối hợp cao nhất, đồng bộ hóa trong việc quản lý

của đơn vị. Cổng cũng cho hé các Đại lý tàu biển quản quản lý công việc của

mình từ xa, làm các thông tin khai báo không cần đến trụ sở cảng vụ, biết được

hoạt động của các tàu mà Đại lý quản lý; chia sẻ thông tin giữa các đại lý…

Cổng thông tin cũng tạo CSDL cho các Cảng vụ hàng hải quản lý hoạt động của

tàu thuyền.

Cổng thông tin thủ tục tàu biển đã được kết nối với Cổng thông tin một cửa

quốc gia thực hiện thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnh, chủ

yếu thống nhất tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính một cửa là Cổng

thông tin một cửa quốc gia.

II.2.3.3 Về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng

hải khác:

Phục vụ công tác chuyên môn về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và

nguồn nhân lực hàng hải khác, Cục Hàng hải Việt Nam hiện đang sử dụng các

phần mềm sau:

- Phần mềm đăng ký tàu biển và thuyền viên: được sử dụng bởi Phòng

ĐKTB&TV, 02 Chi cục, cảng vụ Đà Nẵng. Phần mềm vẫn được cập

nhật thường xuyên, sử dụng ổn định và hiệu quả đá ứng được các yêu

cầu, phục vụ tốt công tác quản lý đăng ký tàu biển và thuyền viên.

- Phần mềm quản lý Thuyền viên: gồm Cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền

viên, hộ chiếu thuyền viên và sổ thuyền viên; CSDL thuyền viên và

quản lý thuyền viên. Hiện đang được sử dụng tại Phòng ĐKTB&TV

Cục Hàng hải Việt Nam, 02 Chi cục hàng hải và các Cảng vụ hàng hải.

- Năm 2009, phần mềm quản lý thuyền viên đã được xây dựng thêm 2

phần mềm bổ trợ: phần mềm – In giấy xác nhận và phần mềm – In hộ

chiếu để phù hợp với Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày

16/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, theo nội dung quy

định mới tại thông tư số 11/2012/TT- BGTVT quy định về tiêu chuẩn

chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an

toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam; Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT

quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và

đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, phần mềm này

cần phải tiếp tục được nâng cấp cho phù hợp với những thông tư trên và

yêu cầu thực tế trong công tác quản lý thuyền viên, hoạt động của

thuyền viên trên tàu đá ứng Công ước STCW 78/95 sửa đổi Manila

năm 2010.

II.2.3.4 Về quản lý VTB và dịch vụ hàng hải:

Hiện Cục Hàng hải Việt Nam chưa có hần mềm nào phục vụ lĩnh vực quản

lý này và có nhu cầu xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi, thông kê và phân

55

tích doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải, doanh nghiệp kinh doanh khai

thác VTB: theo loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tầm hoạt động

của doanh nghiệp; phần mềm theo dõi và quản lý biến động giá cước xếp dỡ

container, giá cước VTB, phụ phí hàng hải, giá cước lưu kho bãi tại cảng biển,

ICD,...

Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế thì việc triển khai xây dựng các phần

mềm này là không khó cũng như chi hí không cao nhưng việc vận hành khai

thác và cập nhật số liệu là khó khăn vì số liệu tổng hợp nằm hân tán….

Để triển khai xây dựng phần mềm này Cục Hàng hải Việt Nam cần nghiên

cứu xây dựng các cơ chế chính sách về các chế độ báo cáo thống kê,… xây dựng

cơ chế khuyến khích trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong các doanh nghiệp vận

tải và dịch vụ hàng hải nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điệu kiện thuận lợi

trong giao dịch,…

II.2.3.5 Về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi

trường:

Nhằm đá ứng công tác quản lý đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng

ngừa ô nhiễm môi trường, Cục Hàng hải Việt Nam hiện đã triển khai hệ thống

các phần mềm quản lý, được sử dụng tại Phòng An toàn Hàng hải và các Cảng

vụ Hàng hải:

- Phần mềm kiểm tra tàu biển nước ngoài: Đây là hần mềm do nước

ngoài xây dựng, quản lý CSDL kiểm tra tàu biển của khu vực Châu Á

Thái Bình Dương – Tokyo MOU. Việt Nam là một thành viên của Tổ

chức Kiểm tra nhà nước cảng biển Châu Á Thái Bình Dương – Tokyo

MOU nên được cung cấp tài khoản để truy cập, sử dụng.

- Phần mềm này đá ứng được yêu cầu về kiểm tra tàu biển nước ngoài

như: hân loại tàu, đánh giá mức độ chọn lựa tàu biển kiểm tra.

- Phần mềm kiểm tra tàu biển Việt Nam: Đá ứng được nhu cầu cần thiết

để xây dựng CSDL về kiểm tra tàu biển Việt Nam, giúp cho các sỹ quan

kiểm tra tàu có thể đánh giá, hân loại tàu, lựa chọn tàu kiểm tra; tàu

biển của các doanh nghiệp sẽ không bị kiểm tra chồng chéo.

- Phần mềm đã được đưa vào sử dụng vào năm 2010, các thay đổi cập

nhật vẫn được thực hiện để phù hợp với yêu cầu mới.

II.2.4 Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan đại diện cung cấp và xử lý các thủ tục

hành chính công về hàng hải. Các thủ tục hành chính công trực tuyến về Hàng

hải được Cục Hàng hải cung cấp bao gồm 4 mức độ theo chuẩn các mức độ

cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến, bao gồm:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấ đầy đủ các

thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

56

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và

cho hé người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ

theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu

điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và

cho hé người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ

chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp

dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và

nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và

cho hé người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến.

Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường

bưu điện đến người sử dụng

Hiện có tổng số 47 thủ tục hành chính công về hảng hải được cung cấp trực

tuyến, trong đó:

- Có 5 thủ tục được cung cấp ở mức độ 3 gồm các thủ tục liên quan đến

tàu thuyền xuất nhập cảnh và tàu thuyền nội địa ra vào cảng biển.

- Có 39 thủ tục được cung cấp ở mức 2, trong đó có các thủ tục liên quan

đến cấ , đổi giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên, đăng ký tàu biển...

- Có 3 thủ tục được cung cấp ở mức 1 như cấp sổ thuyền viên, gia hạn,

đổi giấy chứng nhận hoa tiêu.

Nhận xét: Hiện tại, hầu hết các TTHC công quan trọng trong lĩnh vực hàng

hải đều đã được cung cấp trực tuyến với các mức độ khác nhau. Các quy trình,

thủ tục đã được đơn giản hoá, rút ngắn được thời gian giải quyết, tạo điều kiên

thuận lợi cho doanh nghiệ và người dân đến làm thủ tục.

II.2.5 Đánh giá nguồn nhân lực CNTT hàng hải:

Quy hoạch khảo sát nguồn nhân lực CNTT tại các đơn vị quản lý nhà nước

ngành hàng hải, trong đó 17 cảng vụ lớn. có Có 16/17 số cảng vụ được khảo sát

có cán bộ phụ trách về CNTT, Trong đó 5/17 cảng vụ có cán bộ chuyên trách

CNTT, 100% đạt trình độ đại học. 11/17 cảng vụ có cán bộ kiêm nhiệm phụ

trách, 25% đạt trình độ đại học.

Nhận xét: Đa số các đơn vị đều có chú trọng đầu tư cho nguồn nhân lực về

CNTT, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực này nhìn chung chưa được đảm

bảo. Đối với các cán bộ sử dụng CNTT trong công việc hàng ngày, trình độ tin

học không đồng đều, một bộ phận cán bộ còn tư tưởng ngại thay đổi thói quen

làm việc, ý thức của người sử dụng chưa cao; công tác đào tạo về CNTT cho bộ

phận các cán bộ quản lý, người dùng chưa được chú trọng đúng mức.

57

II.2.6 Đánh giá sự phối hợp chuyên ngành giữa cơ quan quản lý nhà nước

ngành Hàng hải và các ngành khác về CNTT

Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà

nước chuyên ngành tại các cảng biển bao gồm: Cảng vụ, Hải quan, Biên phòng,

Kiểm dịch y tế, Bảo vệ môi trường.

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước, các Cảng vụ và các cơ

quan quản lý chuyên ngành khác cũng đã thực hiện đầy đủ quy chế phối hợp

hoạt động theo một số Quyết định, Nghị định đã ban hành. Mới đây, nhằm nâng

cao năng lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước về hàng hải, Cục Hàng hải Việt

Nam cũng đã xây dựng và ký kết với Bộ đội Biên phòng Quy chế phối hợp

trong quản lý Nhà nước về hàng hải, trong đó có đề cập chú trọng đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin, thủ tục điện tử trong quản lý, giám sát hoạt động hàng

hải.

Tuy nhiên, trên thực tế các cơ chế phối hợp này mới chỉ dừng ở mức trao đổi

các văn bản điều hành, chưa chú trọng công tác trao đổi, phối hợp hoạt động có

ứng dụng CNTT. Cụ thể như:

- Chưa có sự phối hợ đồng bộ bằng phần mềm giữa các cơ quan quản lý

nhà nước. Các phần mềm quản lý chuyên ngành mặc dù đã được triển

khai tại các đơn vị, nhưng chưa được chuẩn hoá, do vậy gây khó khăn

trong việc trích xuất trao đổi thông tin giữa các cơ quan.

- Các văn bản trao đổi phần lớn dưới dạng giấy tờ, công văn, nên thời

gian xử lý chậm, làm giảm hiệu quả trong công việc, tăng thời gian chờ

đợi giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đối với các tổ chức cá

nhân hoạt động trong ngành hàng hải.

Do vậy cần thiết phải đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà

nước tại cảng biển thông qua ứng dụng CNTT một cách triệt để nhằm tăng

cường tính hiệu quả hoạt động của các cơ quan cũng như rút ngắn thời gian xử

lý các thủ tục cho người dân.

II.2.7 Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp trong ngành Hàng

hải

II.2.7.1 Nguồn nhân lực CNTT:

- Doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải: Trong số 3 doanh nghiệp

được khảo sát, tất cả các doanh nghiệp có cán bộ chuyên phụ trách

CNTT, 100% đạt trình độ đại học; có 01 doanh nghiệp có cán bộ kiêm

nhiệm phụ trách, 100% trình độ đạt đại học.

- Doanh nghiệp cảng biển: Trong số 6 doanh nghiệp cảng biển được khảo

sát về nguồn nhân lực CNTT, có 1 doanh nghiệ chưa có cán bộ phụ

trách về CNTT. Các doanh nghiệp còn lại đều có cán bộ phụ trách hoặc

kiêm nhiệm với 100% đạt trình độ đại học.

58

Nhận xét: Nhìn chung các doanh nghiệ đều đã chú trọng về nhân lực cho

CNTT trong hoạt động của doanh nghiệp với việc đều có cán bộ chuyên trách về

CNTT, tuy nhiên số lượng cán bộ chuyên trách của các doanh nghiệp còn ít,

chưa tương xứng với quy mô tổ chức của doanh nghiệp.

II.2.7.2 Hạ tầng CNTT

- Doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải: Trong số 3 doanh nghiệp

VTB được khảo sát, 100% doanh nghiệ đều có máy chủ phục vụ công

tác, trong đó 100% hoạt động ổn định. 100% các đơn vị có đầy đủ máy

tính,được kết nối mạng LAN, internet.

- Doanh nghiệp cảng biển: 100% số doanh nghiệp cảng biển được khảo

sát đều có hệ thống máy chủ phục vụ quản lý, khai thác, điều hành của

doanh nghiệp. 100% các doanh nghiệ đều có hệ thống máy tính kết nối

mạng LAN, Internet.

Nhận xét: Hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệ được khảo sát đều được chú

trọng đầu tư đồng bộ, hiện đại, đá ứng được nhu cầu sử dụng của doanh

nghiệp. 100% doanh nghiệ đều có kết nối mạng LAN, có kết nối Internet. Đây

là điều kiện cần thiết để có thể triển khai một hệ thống quản lý trực tuyến thông

suốt, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhằm phục vụ tốt hơn

yêu cầu quản lý nhà nước trong ngành hàng hải.

II.2.7.3 Phần mềm ứng dụng.

Có 12/13 doanh nghiệp cảng được khảo sát có sử dụng phần mềm nghiệp vụ

phục vụ quản lý điều hành tại đơn vị.Các doanh nghiệ được khảo sát sử dụng

nhiều hệ thống phần mềm nghiệp vụ khác nhau như: GTOS, PL – TOS, CTMS,

MIS-G1. Các phần mềm này đều là các phần mềm phục vụ cho công việc đặc

thù của mỗi doanh nghiệp.

Nhận xét: Nhìn chung các hệ thống phần mềm này đá ứng được nhu cầu

quản lý tại cảng biển với các công cụ lập kế hoạch, giám sát, điều hành, quản lý

theo thời gian thực, báo cáo thống kê phân tích, giúp các doanh nghiệp nẳm bắt

được tổng quan tình hình hoạt động của cảng.

Tuy nhiên, hoạt động trao đổi thông tin ứng dụng CNTT giữa các doanh

nghiệ cũng như giữa doanh nghiệ và cơ quan quản lý chuyên ngành còn nhiều

hạn chế. Nguyên nhân chính là do các phần mềm này được các đơn vị tự trang

bị, chưa được chuẩn hoá, nên chưa đá ứng được yêu cầu về trao đổi dữ liệu

điện tử EDI giữa các doanh nghiệ cũng như với cơ quan quản lý nhà nước

ngành Hàng hải. Do vậy dẫn đến công tác chia sẻ thông tin, quản lý thông tin

của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước ngành Hàng hải còn chậm,

có hiệu quả không cao.

II.2.7.4 Mức độ phối hợp về CNTT trong quản lý giữa các doanh nghiệp và

cơ quan quản lý nhà nước ngành Hàng hải

59

Hiện tại, mức độ phối hợp về CNTT trong công tác quản lý tại các cảng vụ

và doanh nghiệp trong ngành Hàng hải mới chỉ dừng ở mức khai báo các thủ tục

đơn giản. Cụ thể như thủ tục khai báo thông tin về tàu ra vào cảng, hoặc cấp

chứng chỉ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên đã được cung cấp tại cổng dịch vụ

công trực tuyến tại các Cảng vụ. Các thủ tục này ngày càng được đơn giản hoá,

giúp giảm thời gian xử lý, giải quyết cũng như thuận tiện cho việc đưa lên cổng

dịch vụ công trực tuyến của ngành.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động quản lý khác chưa có hần mềm ứng

dụng, hoặc đang được xây dựng như:

- Chưa có ứng dụng CNTT trong việc phối hợp điều động, sắp xếp tàu

trong cảng của Hoa tiêu, doanh nghiệp cảng với Cảng vụ.

- Chưa có ứng dụng CNTT trong công tác thông tin thống kê hàng hoá,

giá cước của các doanh nghiệp tại Cảng vụ. Điều này cũng gây khó

khăn khi cần triển khai CSDL về hàng hoá, giá cước nhằm phục vụ mục

tiêu quản lý chuyên ngành Hàng hải.

Các hoạt động này có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các Cảng

vụ, do vậy cần có sự phối hợp nhanh chóng, kịp thời, chính xác giữa doanh

nghiệp và Cảng vụ. Điều này càng khẳng định sự cần thiết phải triển khai ứng

dụng CNTT nhằm tăng cường sự kết nối, phối hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động

của cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

II.2.8 Đánh giá chung về hiện trạng ứng dụng CNTT trong ngành Hàng hải

a) Kết quả đạt được:

Đã xây dựng được Cổng thông tin điện tử hàng hải làm địa chỉ cung cấp,

quảng bá các thông tin hoạt động của ngành, cung cấp các dịch vụ hành chính

công trực tuyến cho người dân, cũng như hục vụ công tác chỉ đạo, điều hành,

công tác văn hòng, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ của các đơn vị.

Các dịch vụ công quan trọng trong lĩnh vực hàng hải đều đã được cung cấp

trực tuyến với các mức độ khác nhau, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tạo điều

kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Tại các doanh nghiệ , trình độ cũng như số lượng cán bộ chuyên trách CNTT

được chú trọng hơn so với tại các cơ quan quản lý nhà nước, cho thấy các doanh

nghiệ cũng đã hần nào nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong hoạt

động của mình.

Các doanh nghiệp trong ngành Hàng hải đã chú trọng ứng dụng CNTT phục

vụ hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ doanh nghiệp.

60

b) Tồn tại:

Hiện trạng hạ tầng CNTT đã được đầu tư từ lâu, một phần thiết bị đã lạc hậu,

chưa hình thành mạng chuyên dùng của ngành Hàng hải, khó đá ứng được nhu

cầu phát triển của hệ thống trong thời gian tới.

Hiện tại, các CSDL về hàng hải chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ. Mới chỉ

có một vài CSDL chủ yếu phục vụ công tác quản lý theo các chuyên ngành hẹp,

phần lớn chưa có sự chia sẻ, bổ sung thông tin giữa các đơn vị quản lý, khó có

thể đá ứng nhu cầu quản lý tậ trung trong tương lai.

Các CSDL chuyên ngành Hàng hải đã xây dựng nhưng chưa được chuẩn hoá,

gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin quản lý giữa các đơn vị.

Việc ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp Hàng hải chưa được triệt đề.

Chưa hình thành chuẩn giao dịch điện tử EDI giữa các doanh nghiệp trong

ngành Hàng hải, dẫn đến công tác quản lý, chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp

và cơ quan quản lý không đạt hiệu quả cao.

Trình độ nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan quản lý trong ngành Hàng

hải chưa đồng đều, số cán bộ chuyên trách về CNTT còn ít, đa số kiêm nhiệm.

Chưa ứng dụng CNTT trong công tác phối hợp liên thông giữa các cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, dẫn đến công tác phối hợ chưa

đạt hiệu quả cao, chưa có quy chế phối hợ trao đổi thông tin liên ngành.

II.3 Đánh giá các tồn tại trong cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thông tin

duyên hải và công nghệ thông tin ngành hàng hải

Hiện tại, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực thông tin duyên hải và công

nghệ thông tin ngành Hàng hải còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Chưa có quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

- Chưa xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ thông tin duyên

hải.

- Chưa xây dựng danh mục các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung cho

cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng hải.

- Chưa có quy định về các chương trình đào tạo, tập huấn phổ biến kiến

thức nghiệp vụ khai thác thông tin liên lạc, thông tin cấp cứu, an toàn và

tìm kiếm cứu nạn trên biển cho người điều khiển các hương tiện thủy

nội địa hoạt động trên tuyến luồng hàng hải, ven biển, ra đảo và tàu cá.

- Chưa có quy chế quản lý đối với các đài vô tuyến tự phát của ngư dân.

- Chưa chủ động để tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của các

tổ chức quốc tế liên quan đến thông tin duyên hải.

- Chưa có sự thống nhất trong các quy định về trang thiết bị thông tin liên

lạc cho các hương tiện hoạt động trên biển không theo chuẩn GMDSS.

61

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BIỂN

III.1 Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam

Hội nghị lần thứ tư ban Chấ hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua

Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm

2020, trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại

dương”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến

lược biển Việt Nam đến năm 2020:

Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên

cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển

với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu

quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng - an

ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển,

ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.

Ba là, khai thác mọi nguồn lực để phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường biển

trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, hát huy đầy đủ và có hiệu quả các

nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên

ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, hấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia

mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ

quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực KT-XH,

khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến

năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng gó khoảng 53-55% tổng GDP của

cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống

nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhậ bình quân đầu người cao gấp hai

lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số

thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tậ đoàn kinh tế

mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản

lý tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế

trong các lĩnh vực về biển.

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Tư Ban chấ hành Trung ương Đảng (khoá

X) đã có những định hướng chiến lược sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế

biển đến năm 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng dưới đây:

62

Về KT-XH:

- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi

trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ

tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng tuyến

đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải

cao tốc trên biển.

- Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung

tâm kinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Đến năm 2020, hát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển,

ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và

chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các

khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn

với phát triển các khu đô thị ven biển.

- Trước mắt, sẽ tậ trung đầu tư hát triển du lịch biển, xây dựng cảng

biển, phát triển công nghiệ đóng tàu, hát triển những ngành dịch vụ

mũi nhọn như VTB, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết

bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển,

đảo và ở những vùng thường bị thiên tai.

Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.

- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện há đấu tranh chính trị, ngoại

giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển,

đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực lượng

vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng,

dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các

thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.

- Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ

nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển

kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Về phát triển khoa học - công nghệ biển:

- Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đá ứng yêu cầu sự

nghiệ đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa

học - công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và

khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học -

công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đá ứng được

yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước.

63

Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển:

- Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng bộ một số

cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng

nước sâu ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển

thông thương với thế giới.

- Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật

chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật -

công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu

tối đa chi hí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế

quốc tế.

- Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây

dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v…

III.2 Định hướng phát triển kinh tế cảng biển

Cả nước hiện có 219 bến cảng, với 373 cầu cảng tổng chiều dài khoảng

43.600m, năng lực thông qua hơn 430 triệu tấn/năm (trong đó 213 cầu cảng cho

hàng tổng hợ , container dài hơn 35.900m, tổng công suất khoảng 250 triệu

tấn/năm); 39 luồng vào cảng quốc gia và 10 luồng vào cảng chuyên dùng.

Bảng 1. Dự báo lượng hàng qua cảng theo vùng lãnh thổ qua các năm:

Đơn vị: Tr. tấn;

TT DANH MỤC 2012 2015 2020 2025 2030

1 NHÓM 1 (Quảng

Ninh đến Ninh Bình) 92,82 111,6 ÷ 116,8 153,3 ÷ 164,1 198,6 ÷ 218,8 262,4 ÷ 291,9

2 NHÓM 2 (Thanh Hóa

đến Hà Tĩnh) 9,57 46,8 ÷ 47,8 101,0 ÷ 105,5 138,7 ÷ 147,5 171,3 ÷ 181,6

3 NHÓM 3 (Quảng Bình

đến Quảng Ngãi) 26,41 31,2 ÷ 32,2 56,5 ÷ 69,6 88,4 ÷ 103,4 97,4 ÷ 114,9

4 NHÓM 4 (Bình Định

đến Bình Thuận) 18,25 24,0 ÷ 24,8 60,6 ÷ 62,6 71,0 ÷ 74,4 85,4 ÷ 91,2

5

NHÓM 5 (Đông Nam

Bộ, bao gồm cả Côn

Đảo và trên sông

Soài Rạp thuộc Long

An, Tiền Giang)

140,72 171,9 ÷ 175,2 238,0 ÷ 247,8 294,1 ÷ 316,4 358,5 ÷ 411,2

6 NHÓM 6 (Đồng bằng

sông Cửu Long) 6,66 10,0 ÷ 11,1 25,1 ÷ 28,1 41,0 ÷ 44,5 66,4 ÷ 71,4

TỔNG CỘNG 294,50 395,4 ÷ 408,0 634,4 ÷ 677,6 831,9 ÷ 904,9 1041,3 ÷ 1162,2

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

64

Định hướng phát triển cụ thể cảng biển trong giai đoạn đến 2020, định

hướng đến 2030 như sau:

- Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa

các vùng miền trong nước bằng đường biển; đá ứng yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước. Dự kiến lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển tại

các thời điểm trong quy hoạch như sau:

Năm 2015: 400 ÷ 410 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 275÷280

triệu tấn /năm).

Năm 2020: 640 ÷ 680 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 375÷400

triệu tấn /năm).

Năm 2025: 830 ÷ 905 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, container 495÷540

triệu tấn /năm).

Năm 2030: 1040÷1160 triệu tấn/năm (hàng tổng hợp, Container

630÷715 triệu T/năm).

- Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu

chuẩn quốc tế; đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu

và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (khi có điều kiện) tiếp nhận được tàu

trọng tải đến 100.000 DWT (tàu container 8.000TEU) hoặc lớn hơn, đủ năng lực

để có thể kết hợp vai trò trung chuyển container quốc tế; các cảng chuyên dùng

quy mô lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện chạy

than tiếp nhận được tàu trọng tải 100.000 ÷ 300.000 DWT hoặc lớn hơn.

- Chú trọng cải tạo, nâng cấp các cảng đầu mối hiện có; xây dựng có trọng

điểm một số cảng địa hương theo chức năng, quy mô hù hợp với yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động vốn.

- Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội để tiếp nhận hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

- Nâng cấp, phát triển trang thiết bị, dây chuyền công nghệ bốc xếp và quản

lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật - công nghệ,

yếu kém về chất lượng phục vụ, tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế

về cảng biển.

- Nghiên cứu kết hợp chỉnh trị với nạo vét để cải tạo nâng cấp luồng tàu vào

cảng, đảm bảo cho tàu lớn ra vào thuận lợi, an toàn và đồng bộ với quy mô cầu

bến và phù hợp với chức năng, vai trò của cảng.

III.3 Kinh tế VTB

Tính đến đầu năm 2013, tổng trọng tải đội tàu khoảng 6,9 triệu DWT với

hơn 1780 chiếc, đứng thứ 29 thế giới, thứ 4 khu vực Đông Nam Á (sau Singa o,

Malaisia, Indonesia). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2008 ÷ 2012

65

đạt tới 35,5%/năm, gấp gần 10 lần mức tăng bình quân chung của các nước

trong khu vực.

Những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu vận

tải biển tăng chậm, thậm chí sụt giảm, tình trạng thiếu hàng, thừa tàu ngày càng

trầm trọng, giá cước vận tải giảm sâu và chưa có dấu hiệu phục hồi đã ảnh

hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển đội tàu cũng như nhu cầu về vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển.

Bảng 2. Dự báo nhu cầu hàng hóa vận tải qua đường biển của Việt Nam và nhu cầu lượt tàu

cậ cảng Việt Nam cho các giai đoạn:

TT Danh mục 2012 2015 2020 2030

1 Hàng qua cảng(Tr. T) 294 395,4 ÷

408,0

634,4 ÷

677,6

1041,4 ÷

1162,2

2 Tàu qua cảng (lượt) 98.000 133.800 218.600 367.100

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Định hướng phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 định

hướng đến năm 2030 như sau:

Tổng khối lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt 140

÷ 152 triệu tấn. trong đó vận tải quốc tế đạt 40 ÷ 46 triệu tấn, vận tải trong nước

đạt 100 ÷ 106 triệu tấn.

Quy mô và nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu:

- Tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 là 6,84 ÷

7,52 triệu DWT; trong đó tàu hàng bách hóa, tổng hợp: 2,51 ÷ 2,68 triệu DWT;

tàu hàng container: 0,68 ÷ 0,72 triệu DWT; tàu hàng rời: 2,21 ÷ 2,54 triệu DWT;

tàu hàng lỏng: 1,44 ÷ 1,58 triệu DWT.

- Nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2020 là: 1,38 ÷ 2,12 triệu DWT.

- Nhu cầu bổ sung sức chở đội tàu khách du lịch, khách ven biển ra đảo

khoảng 14.000 ghế.

III.4 Khai thác nguồn lợi hải sản

Việt Nam là nước có tính biển lớn trong các nước Đông Nam á lục địa, với

3.260 km bờ biển/331.700 km2 diện tích; 226.000 km2 nội thuỷ lãnh hải và

vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2. Tiềm năng nguồn lợi cá biển được

ước tính hơn 3 triệu tấn và sản lượng khai thác bền vững là 1,4 - 1,5 triệu tấn.

Với những thuận lợi trên, nghề cá có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân. Một số ngư trường khai thác quan trọng bao gồm: Ngư trường Bạch

Long Vĩ, Ngư trường Giữa Vịnh Bắc Bộ, Ngư trường cửa Vịnh Bắc Bộ, Ngư

trường Hòn Mê-Hòn Mắt, Ngư trường Hòn Gió- Thuận An, Ngư trường Đông

66

Đà Nẵng, Ngư trường Đông Quy Nhơn, Ngư trường Đông Bắc Cù Lao Thu,

Ngư trường Nam Cù Lao Thu, Ngư trường Côn Sơn, Ngư trường Cửa sông Cửu

Long, Ngư trường bờ Tây Nam Bộ, Ngư trường Tây Nam Phú Quốc, Ngư

trường Nam Hoàng Sa đến Tây Nam Trường Sa.

Theo thông kê của Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Tổng Cục

Thủy sản thì năm 2010 số lượng tàu cá của nước là 128.449 chiếc, trong đó: Số

lượng tàu có công suất máy lớn hơn 90 CV: 18.063 chiếc; Số lượng tàu có công

suất máy từ 20 - 90 CV: 45.584 chiếc, còn lại là lượng tàu có công suất máy

dưới 20 CV. Đến năm 2011, số lượng tàu cá của nước là 126.458 chiếc, trong

đó: Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 90 CV: 24.970 chiếc; Số lượng tàu

có công suất máy từ 20 - 90 CV: 39.457 chiếc, còn lại là lượng tàu có công suất

máy dưới 20 CV. Theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước hằng năm thì tỉ trọng số

lượng tàu cá lắ đặt máy có công suất lớn ngày càng tăng, cụ thể nhóm tàu có

công suất máy trên 90 CV có sự tăng trưởng mạnh, bình quân khoảng 13%/năm

– thể hiện xu hướng phát triển khai thác hải sản hướng ra khơi xa. Định hướng

của Nhà nước sẽ tăng nhóm tàu có công suất lớn và giảm nhóm tàu có công suất

nhỏ.

Bảng 3. Thống kê các loại tàu cá

TT Loại tàu ĐVt 2001 2010 2011

1 Loại < 20 cv Chiếc 29.586 64.802 62.031

Tỷ lệ % 39,7 50,4 49,1

2 Loại 20 – 90 cv Chiếc 38.904 45.584 39.457

Tỷ lệ % 52,2 35,5 31,2

3 Loại > 90 cv Chiếc 6.005 18.063 24.970

Tỷ lệ % 8,10% 14,1 19,7

Tổng số tàu cá Chiếc 74.495 128.449 126.458

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản.

Ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1445/QĐ-TTg

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến

2030, theo đó đến năm 2020, tổng số tàu đánh bắt hải sản là 110.000 chiếc,

trong đó số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 28.000 – 30.000 chiếc, phân bổ theo

vùng: Vịnh Bắc bộ khoảng 16%, miền Trung (bao gồm cả các quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa) khoảng 28%; Đông Nam bộ khoảng 30% và Tây Nam bộ

khoảng 25%.

Ngày 15/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 346/QĐ-TTg

Về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030, theo đó đã đề ra những nội dung sau:

- Mục tiêu phát triển: Xây dựng ngành hải sản thành một ngành sản xuất

hàng hóa có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả

67

năng tự đầu tư hát triển góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước

nhất là các vùng ven biển hải đảo.

- Quy hoạch cảng cá: quy hoạch đến năm 2020 dọc theo chiều dài bờ biển

và các cửa sông, các hải đảo xây dựng 221 cảng cá, trong đó theo tuyến

bờ có 178 cảng, tuyến hải đảo có 33 cảng, sản lượng dự tính hơn 2,3

triệu tấn cá/năm.

Ngày 09/08/2011, Thủ tướng đã ký Quyết định số 1349/QĐ-TTg phê duyệt

điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030. Theo Quy hoạch, đến năm 2020 có 131 khu neo đậu tránh

trú bão cho tàu cá, với năng lực đá ứng khu neo đậu cho 84.200 tàu cá; trong

đó, tuyến bờ có 115 khu neo đậu cho 75.650 tàu cá (có 12 khu neo đậu cấp vùng

và 103 khu neo đậu cấp tỉnh); tuyến đảo có 16 khu neo đậu cho 8.550 tàu cá (có

5 khu neo đậu tránh trú bão cấ vùng và 11 khu neo đậu cấp tỉnh. Quy hoạch

theo vùng biển: vùng biển vịnh Bắc Bộ có 35 khu neo đậu (có 32 khu neo đậu

ven bờ và 03 khu neo đậu ở đảo (Cô Tô-Thanh Lân, Cát Bà và Bạch Long Vỹ);

vùng biển miền Trung có 57 khu neo đậu (có 52 khu neo đậu ven bờ và 5 khu

neo đậu ở đảo (Cồn Cò, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đá Tây, Phú Quý); vùng biển

Đông Nam Bộ có 23 khu neo đậu (có 21 khu neo đậu ven bờ và 2 khu neo đậu ở

đảo (Côn Đảo và Hòn Khoai); vùng biển Tây Nam Bộ có 16 khu neo đậu (có 9

khu neo đậu ven bờ và 7 khu neo đậu ở đảo (đảo Nam Du, Hòn Tre và 5 khu ở

đảo Phú Quốc: An Thới, mũi Gành Dầu, vũng Trâu Nằm, cửa Dương Đông, Cầu

Sâu).

Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng phải gần ngư trường, tập trung tàu cá

của nhiều tỉnh, vùng biển có tần suất bão cao, có điều kiện tự nhiên thuận lợi,

đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, có khả năng neo đậu được

khoảng 800 - 1.000 tàu cá các loại (kể cả loại tàu có công suất lớn đến 1.000 CV

và tàu cá nước ngoài); khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh, thành phố đá ứng đủ

các điều kiện như: gần ngư trường truyền thống của địa hương, đá ứng thời

gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào tránh trú bão, có điều kiện tự nhiên

thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão, đá ứng cho các

loại tàu cá của địa hương và các địa hương khác neo đậu tránh trú bão. Tổng

nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu các đến năm

2020 là 11.230 tỷ đồng; trong đó: giai đoạn 2010 - 2015 là 6.393 tỷ đồng để ưu

tiên hoàn thành 17 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng và cấp tỉnh

đang đầu tư xây dựng dỡ dang, giai đoạn 2016 - 2020 là 4.837 tỷ đồng đầu tư

các công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá còn lại theo quy hoạch.

Định hướng đến năm 2030, dự kiến năng lực đá ứng chỗ neo đậu tránh trú bão

của các khu neo đậu ổn định như năm quy hoạch 2020, hệ thống các khu neo

đậu có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống thông tin liên lạc được tự động hóa, tin

học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến…; hầu hết các

công trình khu neo đậu tránh bão có kết hợp với cảng cá sẽ là những trung tâm

68

dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ. Những khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

gắn với cảng cá loại I sẽ là trung tâm công nghiệp nghề cá.

69

IV. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ DỰ BÁO

IV.1 Xu hướng các công nghệ sử dụng trong thông tin hàng hải:

IV.1.1 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin sóng vô tuyến điện

a) Số hóa các hệ thống thông tin vô tuyến điện

Với các hạn chế băng thông hẹp, sử dụng các công nghệ cũ nên các hương

thức truyền phát thông tin trên các dải tần VHF/MF/HF có độ tin cậy không cao,

việc ứng dụng các dịch vụ gia tăng gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục các hạn chế trên, trong những năm vừa qua tổ chức vô tuyến

điện thế giới WRC đã nhóm họ đưa ra những định hướng nghiên cứu sửa đổi

thể lệ vô tuyến điện (Radio Regulations) để ứng dụng công nghệ số, cụ thể như:

- Sửa đổi phụ lục 17 của Thể lệ về hân kênh cho di động hàng hải để cho

phép ứng dụng công nghệ số tiên tiến, trong đó sẽ thực hiện giải phóng

các tần số NBDP, không bao gồm các tần số chính, để sử dụng công

nghệ số từ 1/1/2017 cũng như giải hóng các băng tần dành cho Fax,

Morse, điện báo băng rộng để dành cho phát xạ số.

- Điều chỉnh một số quy định của thể lệ liên quan đến hoạt động của các

hệ thống an toàn trên tàu biển, cảng biển; sửa đổi phụ lục 18, về phân

kênh VHF cho hàng hải để sử dụng các công nghệ số, cho phép ghép

các băng thông VHF từ 25 kHz lên 100kHz/200 kHz/400 kHz.

Trong thời gian gần đây, tiểu ban COMSAR của tổ chức IMO đã tổ chức

nghiên cứu một số các định hướng công nghệ, dịch vụ như:

- Hệ thống thông tin số trên băng tần 500 kHz cho việc phát quảng bá các

thông tin an toàn hàng hải MSI và thông tin liên quan an ninh.

- Ghép các kênh thoại VHF 25 KHz thành 100 KHz để phát triển các dịch

vụ hàng hải cận bờ trên nền băng rộng như như hát thông tin an toàn

hàng hải, Local warning, ENC update, Thủy triều, FAL form, Medical

service, Email, SMS,…

Theo hội nghị WRC2012, đã có những thay đổi đáng kể về quy hoạch phổ

tần số cho khu vực 3 có ảnh hưởng trực tiế đến quy hoạch phổ tần số của Việt

Nam, hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang điều chỉnh lại quy hoạch phổ

tần số vô tuyến điện quốc gia để đá ứng yêu cầu này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến phổ tần số dùng cho hệ thống TTDH.

b) Xu hướng phát triển hành hải điện tử (E-navigation)

Phát triển các thiết bị đầu cuối AIS, S-AIS để ứng các dịch vụ thu phát bản

tin MSI, thông tin cấp cứu (Distress communication), AIS-PLB và thiết bị gắn

theo người cho cứu nạn (MOB – man over board) dùng công nghệ AIS-

SART.Tại phiên họp MSC.81 của IMO, đã giao cho tiểu ban COMSAR thực

hiện nghiên cứu phát triển một tầm nhìn chiến lược cho e-navigation (hành hải

70

điện tử) với mục tiêu là tích hợp các hệ thống hàng hải hiện tại với các hệ thống

mới để tăng cường an toàn hàng hải (trong công tác tích cực bảo vệ môi trường

và an toàn hàng hải), cũng như giảm bớt gánh nặng cho công tác điều hành.

Phiên họ MSC.85, IMO đã đưa ra chiến lược đối với công tác phát triển và

thực thi E-navigation (strategy for the development and implementation of E-

navigation) và các bước tiến hành thực hiện đối với chiến lược e-navigation

(Framework For The Implementation Process For The E-Navigation Strategy).

Việc phát triển e-navigation sẽ góp phần cung cấp các dịch vụ thông tin đa dạng,

được chuẩn hóa giữa tàu biển và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

như Cảng vụ, Hoa tiêu, Bảo đảm ATHH, TKCN…, và các doanh nghiệp Cảng,

vận tải.

IV.1.2 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat

a) Bên cạnh đáp ứng an toàn hàng hải, nhu cầu kết nối với đất liền và truy

cập Internet để phục vụ các yêu cầu về giải trí bên cạnh các nhu cầu về báo

cáo công việc.

Với mục tiêu ban đầu khi thành lập từ năm 1979 là một tổ chức phi lợi

nhuận, Inmarsat cung cấp các dịch vụ cơ bản theo quy định của IMO bao gồm

các dịch vụ trên các thiết bị thuộc GMDSS như thoại, fax tốc độ thấp và telex.

Các dịch vụ này chỉ đá ứng được các yêu cầu về tăng khả năng an toàn cho

sinh mạng trên biển tuy nhiên chi hí để sử dụng thương mại là khá cao cho

người sử dụng.

Kể từ sau khi trở thành công ty hoạt động thương mại, Inmarsat không chỉ

dừng lại ở mục đích tăng khả năng an toàn cho sinh mạng trên biển mà là đá

ứng các nhu cầu thông tin liên lạc cho người sử dụng. Inmarsat tiếp tục cho ra

đời những sản phẩm dịch vụ như Inmarsat B, C, miniM, GAN, Fleet33, Fleet55,

Fleet77, ... Các dịch vụ của dòng sản phẩm này ngày càng đá ứng nhiều hơn

nhu cầu thông tin liên lạc với dịch vụ thoại và fax chất lượng tốt hơn, các dịch

vụ truyền dữ liệu (data) với tốc độ cao hơn. Với các dịch vụ trên về cơ bản các

khách hàng sử dụng dịch vụ trên tàu đã có thể kết nối với đất liền và truy cập

Internet để phục vụ các yêu cầu về giải trí bên cạnh các nhu cầu về báo cáo công

việc.

Cùng với xu hướng phát triển của công nghệ và xã hội, việc cập nhật thông

tin mang tính sống còn đối với sự phát triển của các doanh nghiệ đòi hỏi

Inmarsat phải có những sản phẩm đá ứng được nhu cầu chuyển và tiếp nhận

thông tin với một dung lượng lớn hơn. Để đá ứng nhu cầu của khách hàng,

Inmarsat đã cho ra đời các dịch vụ thuộc thế hệ vệ tinh thứ 4 (các dịch vụ băng

thông rộng: FBB, SBB, BGAN) với dung lượng băng thông lớn hơn, chi hí rẻ

hơn.

71

b) Sự ra đời của các vệ tinh Inmarsat thế hệ tiếp theo

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của dịch vụ VSAT với băng tần C,

Ku, Inmarsat tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ trên băng tần Ka song song với

việc khai thác băng tần L sẵn có. Dự kiến năm 2013 sẽ cung cấ thương mại

dịch vụ Global Xpress.

Với sự xuất hiện của dịch vụ Global Xpress cho thấy Inmarsat đang dần biến

VSAT với các đặc điểm nối bật về dung lượng dưới thương hiệu Inmarsat. Với

cách nhìn truyền thống về dịch vụ trên biển: Dịch vụ L-Band chỉ nhìn nhận với

việc bắt buộc trang bị đối với các tàu và cung cấp các dịch vụ với băng thông

thấp, dịch vụ VSAT là dịch vụ với băng thông lớn, mạng riêng ảo,.. Với sự ra

đời của dịch vụ Xpress Link và Global Xpress thì các dịch vụ của Inmarsat kỳ

vọng sẽ thu hẹp thị phần dịch vụ VSAT.

IV.1.3 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin vệ tinh Cospas Sarsat

Để thực hiện chức năng cung cấ thông tin báo động cấp cứu (BĐCC) và dữ

liệu vị trí của các phao vô tuyến 406MHz phục vụ cho công tác TKCN toàn cầu

hoạt động trên tất cả các lĩnh vực hàng hải, hàng không và đất liền, tổ chức

Cospas-Sarsat sử dụng 02 hệ thống vệ tinh hoạt động ở 2 quỹ đạo khác nhau: hệ

thống vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) và hệ thống vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh

(GEO). Tuy nhiên, cả hai hệ thống này đều tồn tại những ưu, nhược điểm nhất

định trong khả năng hát hiện và tính toán vị trí các hao như đối với hệ thống

LEO như trễ thời gian đưa ra báo động cấp cứu, trễ thời gian đưa ra dữ liệu về vị

trí thật, độ chính xác tính toán vị trí chưa cao, hệ thống GEO không có khả năng

bao phủ 2 vùng địa cực, số lượng vệ tinh hữu hạn hay phao bị che chắn bởi địa

hình. Hệ thống vệ tinh quỹ đạo tầm trung (MEO) được Cospas Sarsat phát triển

để hạn chế và khắc phục các nhược điểm của hai hệ thống vệ tinh LEO và GEO.

Từ năm 2000 các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu và Nga đưa ra kế hoạch

nâng cấp hệ thống Cospas-Sarsat với việc lắ đặt thiết bị SAR 406MHz trên các

vệ tinh quỹ đạo tầm trung (MEO) hỗ trợ cho hoạt động TKCN. Tại cuộc họp

CSC-47 năm 2011, tổ chức Cospas-Sarsat chính thức phê duyệt kế hoạch test

MEOSAR POC (proof-of-concept). Tháng 1/2013, hệ thống MEOSAR được

chính thức triển khai thử nghiệm và đánh giá hệ thống. Dự kiến giai đoạn này sẽ

kéo dài đến năm 2015 trước hệ thống đưa vào hoạt động hoạt động với năng lực

khai thác ban đầu-IOC năm 2015 và hoạt động với năng lực khai thác đầy đủ-

FOC năm 2017.

72

Hình 8. Xu hướng phát triển của hệ thống vệ tinh Cospas Sarsat

IV.2 Kinh nghiệm triển khai các hệ thống thông tin hàng hải trên thế giới

IV.2.1 Kinh nghiệm triển khai LRIT quốc tế

Hệ thống LRIT cho các tàu cỡ lớn đã được thiết lập là một hệ thống quốc tề

từ ngày 18 tháng 5 năm 2006 bởi IMO. Hệ thống này đã được đưa thành quy

định số MSC.202(81) và là một phần chương 5 của Công ước SOLAS. Tất cả

các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào IMO sẽ thực hiện theo quy định này.

Các tàu, thuyền là đối tượng của quy định này bao gồm:

- Tất cả các du thuyền, bao gồm cả các tàu tốc độ cao;

- Thuyền chở hàng, và các hương tiện tốc độ cao có tải trọng từ 300 tấn

trờ lên và;

- Các tàu khoan và thăm dò địa chất vùng thềm lục địa.

Các quốc gia tham gia Công ước SOLAS đã bắt đầu triển khai xây dựng và

vận hành hệ thống LRIT từ năm 2007. Quá trình triển khai hệ thống này ở các

quốc gia được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4. Quá trình triển khai hệ thống LRIT trên thế giới

Tên quốc

gia

Thời

gian

triển

khai

Quy mô Mô tả

Panama 2009 –

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

Trên 8000

Panama hiện có trung tâm dữ liệu LRIT lớn nhất thế

giởi với khoảng 8000 tàu mang cờ hiệu quốc gia

này.

Panama chọn công ty tư nhân Pole-Star làm nhà

73

tàu cung cấ dịch vụ và cung cấ trung tâm dữ liệu

LRIT duy nhất cho tất cả các tàu mang cờ Panama.

Singapore 1/2008 -

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

-

Singa ore thiết lậ trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia

với hệ thống LRIT Recognised ASP do công ty Pole

Star Space Applications cung cấ .

Đồng thời, công ty này cũng thực hiện công việc

kiểm tra tính tương thích của các thiết bị LRIT tại

Singapore.

Australia 7/2009 -

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

-

Australia thực hiện rất nghiêm túc việc triển khai hệ

thống LRIT với các lộ trình cụ thể cùng với các văn

bản hưỡng dẫn thực hiện chi tiết cho từng đối tượng.

Australia chọn công ty tư nhân Pole Star làm nhà

cung cấ dịch vụ và CSDL.Tuy nhiên, cơ quan có

thẩm quyền nước này tự thực hiện kiểm tra và đánh

giá tính tướng thích thiết bị. Đồng thời, chọn 2 đơn

vị để thực hiện quá trình kiểm tra thiết bị và cung

cấ chứng chỉ cần thiết.

Liên minh

Châu Âu

11/2007 -

nay

01 trung

tâm dữ liệu

khu vực cho

40 quốc gia

và vùng

lãnh thổ.

8000 tàu

Quyết định thành lậ một trung tâm dữ liệu LRIT

châu Âu (EU LRIT DC) thuộc Cơ quan an toàn hang

hải châu Âu (Euro ean Maritime Safety Agency -

EMSA). Cơ quan này sẽ hụ trách việc hát triển kĩ

thuật, vận hành và dùy trì EU LRIT DC.

Canada 1/2009 –

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

-

Canada trở thành một trong những quốc gia kí công

ước SOLAS đầu tiên triển khai trung tâm dữ liệu

quốc gia và tuân theo các quy định của LRIT. Việc

triển khai được thực hiện bởi Pole Star S ace

A lications, còn điều hành và quản lý do cơ quan

Canadian Coast Guard đảm nhiệm

Hoa Kì 1/2008 -

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

-

Giao diện truy cập thông tin vào hệ thống trung tâm

dữ liệu LRIT quốc gia của Hoa Kì được đặt ở Trung

tâm định vị và dẫn đường (NAVCEN) Alexandria,

Virginia. NAVCEN vận hành hệ thống giao diện có

tên gọi là Business Hel Desk (BHD). Các đơn vị sử

dụng BHD có thể thực hiện nhiều thao tác để trích

xuát dữ liệu từ giao diện trên nền web này. Trung

tâm dữ liệu LRIT quốc gia Hoa Kì

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kì xác nhận công

ty CLS America là đơn vị kiểm tra nhà cung cấp

dịch vụ ứng dụng và sẽ thực hiện các báo cáo kiểm

tra mức độ phù hợp (Conformance Test Reports

CTR) ở quốc gia này.

Các quốc - - Một số các quốc gia châu Phi đã hợ tác để

74

gia Châu

Phi

thành lập trung tâm phối hợp dữ liệu LRIT dùng

chung. Trung tâm dữ liệu quốc gia Nam Phi cung

cấp dịch vụ này cho một số các quốc gia châu Phi

khác, trong đó có Ghana và Gambia.

Liberia 2008 -

nay

- Quốc gia này có đội tàu mang cờ hiệu lớn thứ 2 thế

giới đã thiết lập trung tâm dữ liệu LRIT từ nằm

2008.

Brazil 1/2009 -

nay

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.-

Tháng 7 năm 2010 chính thức vận hành, triển khai

các trung tâm CSDL vùng của Brazil.

Venezuela

Honduras

- 01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

Chọn công ty tư nhân Fulcrum để cung cấp dịch vụ

Chile và

Vanuatu

01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.

Chọn công ty tư nhân CLS (Collecte localisation

satellites) là nhà cung cấp dịch vụ

Ecuador 01 trung

tâm dữ liệu

quốc gia.-

Ecuador có một trung tâm dữ liệu LRIT quốc gia và

chọn cơ quan nhà nước là nhà cung cấp dịch vụ ứng

dụng.

Kết luận : Các quốc gia trên thế giới có các hương há , hương án triển

khai hệ thống LRIT rất khác nhau. Tuy nhiên điểm chung có thể thấy bao gồm:

Tuân thủ chặt chẽ các quy định, hướng dẫn của công ước SOLAS cũng như

khuyến cáo của IMO.

Tăng cường cung cấp thông tin, truyền thông, hướng dẫn cho các đối tượng

có liên quan.

Rà soát, kiểm tra, đảm bảo các thiết bị sản xuất trước khi các quy định LRIT

đi vào thực hiện đảm bảo đủ tiêu chuẩn đi vào hoạt động. Đồng thời, chú trọng

công tác kiểm tra mức độ phù hợp cho tất cả các hương tiện, thiết bị có liên

quan

Mở rộng công tác đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành hệ thống LRIT cho

thuyền viên

Các điểm khác biệt trong cách thức triển khai ở các quốc gia có thể kể đến

như:

Chọn hương án triển khai: chọn công ty tư nhân hay cơ quan nhà nước để

triển khai cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ

75

Chọn hương án vận hành và quản lý CSDL quốc gia: chọn công ty tư nhân

hay cơ quan nhà nước để điều hành, duy trì.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng các quốc gia lớn, mạnh về hàng hải như Hoa Kì,

Canada, Liên minh châu Âu đều lựa chọn hương án cơ quan nhà nước vận

hành và quản lý hệ thống LRIT quốc gia, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, trung tâm

dữ liệu và triển khai dịch vụ. Điều này đảm bảo duy trì tính sẵn sàng và mức độ

đá ứng của hệ thống thông tin trong mọi trường hợp.

IV.2.2 Kinh nghiệm triển khai AIS quốc tế

Hệ thống tự động nhận dạng là một hệ thống theo dõi tự động, được sử dụng

trên các thuyền, các dịch vụ giao thông hàng hải, để nhận dạng và định vị tàu

thuyền bằng cách trao đổi các thong tin điện tử với các tàu lân cận và với các

trạm AIS gốc. Thông tin AIS dùng để hỗ trợ cho các radar hàng hải. Các hệ

thống radar hàng hải sẽ tiếp tục là hương há tránh va chạm chủ yếu cho giao

thong đường biển. Tuy vậy, sau khi được IMO chuẩn hóa, các quốc gia trên thế

giới đã nhanh chóng thử nghiệm và triển khai hệ thống AIS quốc gia của mình.

Thông tin cung cấp bởi các thiết bị AIS, như là số hiệu đăng ký, vị trí, hải

trình và tốc độ di chuyển, sẽ được hiển thị trên màn hình hoặc trên bản đồ

ECDIS. AIS được thiết kế nhằm hỗ trợ cho hoa tiêu các tàu thuyền và để các cơ

quan chức trách có thể truy theo và kiểm soát hoạt động của các tàu thuyền. AIS

tích hợp bộ thu phát VHF tiêu chuẩn, bộ thu của hệ thống định vị (như LORAN-

C hoặc GPS) với các cảm biến định vị điện tử khác (như la bàn hồi chuyển và bộ

hiển thì đồ nghiêng). Tàu thuyền được trang bị các bộ thu phát và các bộ tiếp

sóng AIS sẽ được theo dõi bởi các trạm gốc AIS được lắ đặt dọc bờ biển hoặc

khi ở ngoài tầm mạng lưới mặt đất, sẽ được theo dõi qua một số hệ thống vệ tính

với trang bị các bộ thu AIS đặc biệt.

Hội nghị quốc tế của Tổ chức hàng hải quốc tế về an toàn sinh mạng trên

biển yêu cầu AIS phải được lắ đặt trên các tàu có trọng tải từ 300 tấn trở lên và

tất cả các du thuyền bất kể kích thước, có một ước tính rằng hiện có hơn 40.000

tàu mang thiết bị AIS loại A. Năm 2007 tiêu chuẩn AIS loại B được giới thiệu

nhằm thúc đẩy một thế hệ thiết bị thu phát AIS mới giá thành thấp. Tiêu chuẩn

này đã tác động tới một loạt các quốc gia đưa tiêu chuẩn này vào thực hiện như

Singapore, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ tác động tới hàng trăm nghìn

tàu đang hoạt động. Năm 2010, các tàu hoạt động thương mại trong lãnh thổ EU

buộc phải lắ đặt thiết bị AIS loại A (thiết bị đã được cải tiến cho hoạt động

đường thủy nội địa). Tất cả các tàu đánh cá của EU có chiều dài trên 15m được

gia hạn đến 2014 để thực hiện việc lắ đặt. Thêm vào đó, một số các quốc gia

khác bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì và Singa ore đã bắt đầu thực hiện

chương trình lắ đặt thiết bị AIS bắt buộc, yêu cầu một lượng lớn các tàu phải

lắ đặt thiết bị AIS cho mục đích an toàn và an ninh quốc gia.

Tránh va chạm

76

AIS được phát triển để phòng tránh va chạm trên biển giữa các tàu lớn mà

không nằm trong tầm hoạt động của các hệ thống trên bờ biển. Do các hạn chế

của thông tin liên lạc sóng VGF và không phải tất cả các tàu đều được trang bị

AIS, hệ thống này nhắm tới sử dụng chủ yếu trong cảnh báo và xác định rủi ro

va chạm hơn là một hệ thống tự động phòng tránh va chạm theo như các quy

định quốc tế về phòng tránh va chạm trên biển.

Khi một tàu hoạt động trên biển, thông tin về hoạt động và xác định các tàu

khác trong vùng lân cận rất quan trọng cho các hoa tiêu đưa ra quyết định để

tránh va chạm với các tàu và các mối nguy hiểm khác (vùng nước nông hay đá

ngầm). Sự quan sát thông thường (không công cụ hỗ trợ hoặc ống nhòm, kính

nhín ban đêm), trao đổi tín hiệu âm thanh (như tiếng còi hiệu, điện đài sóng

VHF), và radar hoặc hỗ trợ từ bản đồ radar tự động đã được sử dụng trong lúc sử

cho mục đích này. Tuy nhiên các cơ cấu phòng tránh này, thỉnh thoảng vẫn sai

do trễ thời gian, hạn chế của radar, tính toán sai và hiển thị sai và gây nên va

chạm.

Trong khi các yêu cầu của AIS là để hiển thị các thông tin văn bản đơn giản,

dũ liệu thu thậ được có thể được tích hợp với một lược đồ điện tử hoặc một hiển

thị radar, cung cấp một thong tin hoạt động thống nhất trên một hiển thị đơn.

Các dịch vụ giao thông tàu biển

Ở những tuyến giao thông hàng hải quan trọng và các hải cảng, cần có một

dịch vụ tàu biển khu vực để quản lý giao thông. Ở đây AIS cung cấp thêm nhận

thức và thông tin giao thông về cấu hình và hoạt động của các tàu.

An ninh hàng hải

AIS cho hé cơ quan chức năng xác định các tàu nhất định và hoạt động của

chúng trong hoặc gần một vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Khi dữ liệu

AIS đi kèm với các hệ thống radar có sẵn, cơ quan chức năng có thể phân biệt

các tàu khác nhau dễ dàng hơn.

AIS tăng cường nhận biết hàng hải và cho phép nâng cao kiểm soát và an

ninh. Thêm nữa, AIS có thể được ứng dụng cả trên các cùng sông hồ nước ngọt.

Hỗ trợ hàng hải

AIS được phát triển với khả năng quảng bá vị trí và định danh các đối tượng

khác ngoài các tàu biển, như là hương tiện trợ giúp hàng hải, vị trí đánh dấu và

các thông tin động phản ảnh môi trường được đánh dấu (như là dòng hải lưu và

điều kiện thời tiết). Những hương tiện trợ giúp này có thể được đặt ở trên bờ

như là các hải đăng, hoặc trên biển như nhà dàn, hao. Lực lượng bảo vệ bờ biển

Hoa Kì đề xuất rằng AIS có thể thay thế các đài radar hiện đang được sử dụng

làm hương tiện trợ giúp số.

Khả năng quảng bá hỗ trợ vị trí hàng hải cũng tạo nên các khái niệm AIS

tổng hợp và AIS ảo. Trong trường hợ đầu, một bản tin AIS mô tả vị trí của một

77

đối tượng được đánh dấu nhưng tin hiệu này bắt nguồn từ một nguồn phát ở nơi

khác. Ví dụ một trạm gốc ở trên bờ sẽ quảng bá vị trí của mười phao đánh dấu

kênh, mỗi phao quá nhỏ để tự nó mang một bộ thu hát. Trong trường hợp thứ

2, nó có thể là bản tin AIS mà thông báo một điểm đánh dấu không tồn tại về

mặt vật lý hoặc quan ngại về những thứ không nhìn thấy như rặng đã ngầm hoặc

tàu đắm, mặc dù những hỗ trợ ảo đó chỉ những tàu trang bị AIS thấy được, chi

phí vận hành thấp có thể dẫn tới tăng tiềm năng sử dụng khi những điểm đánh

dấu vật lý không sẵn sàng.

Tìm kiếm và cứu nạn

Để phối hợp những nguồn lực sẵn có cho một nhiệm vụ TKCN, bắt buộc

phải có dữ liệu về tình trạng vị trí và hoạt động của các tàu khác trong khu vực

lân cận. Trong những tình huống đó, AIS có thể cung cấp các thông tin thêm và

tăng cường nhận thức của các nguồn lực sẵn có, ngay cả nếu khi phạm vi của

AIS bị giới hạn ở phạm vi của sóng vô tuyến VHF. Tiêu chuẩn AIS cũng được

xây dựng cho tiềm năng sử dụng trên các máy bay TKCN, và được bao gồm một

bản tin AIS loại 9 để báo cáo vị trí của máy bay.

Để hỗ trợ các tàu thuyền và máy bay tìm hiếm cứu nạn xác định vị trí người

gặp nạn, văn bản kĩ thuật (IEC 61097-14 Ed 1.0) cho một bộ thu phát tìm kiếm

cứu nạn dựa trên AIS được phát triển bởi nhóm TC80 AIS của IEC. AIS-SART

đã được thêm vào quy định của hệ thống an toàn nguy hiểm hàng hải toàn cầu

có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. AIS-SARTs đã xuất hiện trên thì

trường từ 2009.

Các quy định gần đây bắt buộc lắ đạt hệ thống AIS trên tất cả các tàu

SOLAS và tàu trên 300 tấn.

Điều tra tai nạn

Thông tin AIS thu được bởi VTS là rất quan trọng cho điều tra tai nạn vì nó

cung cấp dữ liệu chính xác về thời gian, nhận dạng, vị trí theo bản đồ GPS, định

hướng la bàn, khoảng cách với đáy biển, tốc độ (log/SOG), và tần suất đổi

hướng, hơn là những thông tin kém chính xác của radar.

Một hình ảnh đầy đủ của sự kiện có thể thu được từ bộ thu dữ liệu hải trình

(VDR) nếu bộ thu này được lắ đặt và vận hành trong suốt hành trình của tàu,

cho biết hoạt động của tàu, bản ghi truyền thông thoại và radar trong khi xảy ra

tai nạn. Tuy nhiên dũ liệu VDR không được duy trì do giới hạn lưu trữ 12 tiếng

theo yêu cầu của IMO.

Bản tin nhị phân

Bản tin AIS số 6, 8, 25, và 26 là các bản tin cho ứng dụng cụ thể (ASM), cho

hé các cơ quan có thẩm quyền tạo thêm những kiểu bản tin mới. Cớ 2 kiểu

bản tin loại này, loại có địa chỉ (ABM) và loại quảng bá (BBM). Bản tin có địa

chỉ, mang thông tin nhận dạng di động hàng hải MMSI, không được bảo mật và

có thể thu được bằng các loại đầu thu.

78

Một trong những ứng dụng đầu tiên của bản tin ASM là Saint Lawrence

Seaway dùng bản tin nhị phân AIS (loại 8) để cung cấp thông tin mực nước biển

và thời tiết. Kênh Panama dùng bản tin AIS loại 8 để cung cấp thông tin về mưa

và gió trên kênh đào. Năm 2010, IMO ban hành Thông tư 289 quy định vòng lặp

tiếp theo của bản tin ASM loại 6 và 8. Alexander, Schwehr and Zetterberg đề

xuất rằng các cơ quan có thẩm quyền làm việc với nhau để thống nhất một bản

ghi của các bản tin này và địa điểm sử dụng của chúng.

Tính toán và nối mạng

Một số chương trình máy tính đã được tạo ra để sử dụng dữ liệu AIS. Một số

chương trình như Shi Plotter và Gnuais dùng máy tính để giải điều chế thông tin

từ điện đàm VHF hàng hải được cải tiến, bắt tần số AIS (kênh 87 – 161.975

MHz và 88 – 162.025 MHz) thành dữ liệu AIS.

Một số chương trình có thể truyền lại thông tin AIS đến một mạng cục bộ

hoặc toàn cầu (qua TCP hoặc UDP) cho phép cả người có thẩm quyền hoặc

người dùng tự do quan sát giao thông đường biển trên máy tính và các thiết bị

dẫn đường.

Các chương trình quản lý AIS trên máy tính, theo định nghĩa, không có bộ

phát lại bản tin AIS. Hầu hết các thiết bị AIS phần cứng như (hộ đen USB

VHF) không có bộ phát lại AIS. Với những thiết bị kiểm soát này, vị trí của tàu

mang thiết bị không được truyền đi. Tuy nhiên, những thiết bị này có thể được

dùng như thiết bị AIS giá rẻ cho các tàu cỡ nhỏ nếu không có thiết bị tương

đương nào khác.

Ứng dụng AIS trên di động cũng đang trở nên phổ biến với các thiết bị

Android và iOS. Các ứng dụng này dùng định vị GPS và kết nối internet để cung

cấp dữ liệu vị trí thời gian thực từ mạng AIS. Khi thiết bị dùng mạng điện thoại

di động cho truyền dữ liệu, sự linh hoạt của các ứng dụng này bị giảm do tầm

phủ sóng của mạng. Các thiết bị di dộng này cũng không hải là bộ phát lại AIS

nên sẽ không bị nhìn thấy từ các hệ thống AIS trên các tàu khác, trừ khi các thiết

bị này cùng dùng dữ liệu từ một đài hát AIS.

Dữ liệu AIS trên Internet

Dữ liệu về vị trí AIS có thể truy cậ được qua Internet bằng một số hệ thống

thông tin địa lý riêng. Năm 2004, Ủy ban an toàn hàng hải của IMO chỉ trích

việc xuất bản thông tin AIS trên Internet như sau:

Cùng liên qua đến vẫn đề tự do truy cập dữ liệu hệ thống tự động định danh

tàu thuyền trên mạng toàn cầu, việc xuất bản trên mạng toàn cầu hoặc ở bất kì

nơi nào khác dữ liệu AIS được hát đi từ các tàu thuyền, có thể gây nguy hại

cho an toàn và an ninh của các tàu và hạ tầng hải cảng và làm xói mòn những nỗ

lực của IMO và các quốc gia thành viên trong việc tăng cường an toàn hoạt động

hàng hải và an ninh trên những vùng lãnh hải quốc tế.

Giới hạn tầm nhìn và truy theo trong không gian

79

Các bộ phát AIS trên tàu có tầm nhìn xa khác nhau, trung bình khoảng 74

kilomet (46 dặm). Còn theo tầm cao, có thể lên tới quỹ đạo 400 km của trạm vụ

trụ quốc tế (ISS).

Tháng 6 năm 2008, ORBCOMM hóng các vệ tinh quỹ đạo thấp dành cho

truyền thông máy-máy. Song song với hợ đồng của ORBCOMM với lực lượng

bảo vệ bờ biển Hoa Kì để phóng các vệ tinh thử nghiệm được trang bị bộ thu

AIS, tất cả các vệ tinh mới này cũng được trang bị bộ thu AIS. ORBCOMM trở

thành nhà cung cấp dịch vụ AIS vệ tinh thương mại đầu tiên, có đăng kí dịch vụ

dữ liệu AIS vệ tinh để cung cấp thuê bao cho chính phủ cũng như thương mại từ

năm 2009. Thêm vào đó, ORBCOMM đã tích hợp bộ thu AIS vào 18 vệ tinh

ORBCOMM thế hệ mới đang được phát triển. Khi các vệ tinh mới này được

phóng, ORBCOMM sẽ tăng khả năng cung cấ lượng lớn các bản cập nhật dữ

liệu AIS với tần suất tăng. ORBCOMM cũng thành lâ mạng lưới mặt đất với

15 trạm mặt đất trên toàn thế giới để đảm bảo thời điểm chính xác gửi bản tin dữ

liệu AIS đến các thuê bao.

ORBCOMM cũng kí hợ đồng với Luxs ace để cung cấp 2 vệ tinh phát hiện

AIS chuyên biệt, một vệ tinh ở quỹ đạo địa cực và một vệ tinh trên quỹ đạo xích

đạo. Vệ tinh trên quỹ đạo xích đạo VesselSat1, được phòng thành công từ Ấn

Độ vào ngày 12 tháng 10 năm 2011 trên tên lửa ISRO PSLV. Vệ tinh trên quỹ

đạo địa cực VesselSat2, được phóng từ trung tâm hóng tàu cũ trụ TSLC ngày 9

tháng 1 năm 2012 trên tên lửa Long March 4B vào quỹ đạo đồng bộ mặt trời.

Ngày 28 tháng 4 năm 2008, một công ty Canada COM DEV International,

trở thành công ty đầu tiên phóng một vệ tinh AIS cỡ nhỏ, được thiết kế để phát

hiện tín hiệu AIS trong không gian. Công ty này đang triển khai một mạng lưới

các vệ tinh cỡ nhỏ, mạng lưới mặt đất và các trung tâm xử lý dữ liệu tậ trung để

cung cấp dịch vụ dữ liệu AIS toàn cầu. Dịch vụ đang được vận hành và đã có

mặt toàn cầu từ giữa năm 2010 thông qua exactEarth, dịch vụ dữ liệu thuộc

COM DEV. exactEarth sử dụng công nghệ xử lý mặt đất và không gian được

cấp bản quyền làm giảm nhiễu do xung đột tín hiệu AIS, qua đó cải thiện đáng

kể khả năng hát hiện tín hiệu so với các hệ thống vệ tinh dịch vụ khác. Cùng

với số vệ tinh được hóng tăng lên, tần suất làm mới bản tin cũng tăng theo.

Tháng 11 năm 2009, tàu con thoi STS-129 mang 2 anten – một anten AIS

VHF, và một anten Amateur Radio lắ đặt trên mô đun Columbus của trạm vũ

trụ quốc tế ISS. Cả 2 anten đều được thiết kế với sự hợp tác của ESA và ARISS

(Amateur Radio on ISS). Từ tháng 5 năm 2010, cơ quan vũ trụ châu Âu thử

nghiệm một bộ thu AIS từ Kongsberg Seatex (Na Uy) hợp tác với FFI (Na Uy)

trong khuôn khổ thử nghiệm công nghệ cho kiểm soát tàu không gian. Đây là

bước tiến đầu tiên đến một dịch vụ kiểm soát AIS cho các vệ tinh.

Năm 2009, Luxs ace, một công ty từ Luxembourg, phóng vệ tinh RUBIN-

9.1 (AIS Pathfinder 2). Vệ tinh này hoạt động hợp tác với dịch vụ SES and

REDU.

80

Năm 2007, Hoa Kì thử nghiệm AIS truy theo trong không gian với vệ tinh

TacSat-2. Tuy nhiên, tín hiệu thu được bị hỏng bởi cùng lúc nhiều tín hiệu đến

từ khắp thế giới.

Tháng 7 năm 2009, S aceQuest hóng tàu A rizeSat-3 và AprizeSat-4 đều

mang bộ thu AIS. Các bộ thu này thu được thành công các bản tin SART thử

nghiệm từ một đài hát ở Hawaii của lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kì vào năm

2010. Tháng 7 năm 2010, SpaceQuest và exactEarth của Canada thông báo một

thỏa thuận mà qua đó dữ liệu từ AprizeSat-3 và AprizeSat-4 sẽ hợp nhất với hệ

thống của exactEarth và có thể truy cập toàn cầu như là một phần của dịch vụ

exactAIS.

Ngày 12 tháng 7 năm 2010, vệ tinh AISSat-1 của Na Uy được phóng thành

công vào quỹ đạo địa cực. Mục đích của vệ tinh này là cải thiện khả năng khảo

sát các hoạt động hàng hải ở vùng cực Bắc châu Âu. AISSat-1 là một vệ tinh

siêu nhỏ, kích thước chỉ 20x20x20 cm, với một bộ thu AIS sản xuất bởi

Kongsberg Seatex. Vệ tinh này nặng 6 kg và có hình dạng khối hộp.

Kiểm tra tương thích và chấp thuận

AIS là một công nghệ được phát triển dưới sự bảo trợ của IMO và các ban kĩ

thuật của tổ chức này. Các ủy ban kĩ thuật đã hát triển và xuất bản một loạt các

tài liệu kĩ thuật cho sản phẩm AIS. Mỗi tài liệu kĩ thuật dành cho một sản phẩm

ứng dụng AIS cụ thể mà đã được chuẩn bị cẩn thận để làm việc chính xác với tất

cả các thiết bị AIS khác, do đó đảm bảo hệ thống AIS hoạt động toàn cầu. Duy

trì sự thống nhất trong các tài liệu kĩ thuật là rất quan trọng với hoạt động của hệ

thống AIS và an toàn của các tàu thuyền và cơ quan thẩm quyền sử dụng công

nghệ. Do hầu hết các quốc gia đều yêu cầu các sản phẩm AIS phải được kiểm

định độc lập và chứng nhận phù hợp với một tài liệu kĩ thuật được xuất bản, Các

sản phẩm chưa được kiểm định và chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền có

thể không tương thích với tài liệu kĩ thuật do thiết bị AIS cung cấp và do đó có

thể hoạt động không như ý muốn trong thực tế. (Trên thế giới hiện nay chứng

nhận được biết tới và chấp nhận rộng rãi nhất là chứng nhận hướng dẫn R&TTE,

chứng nhận của Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kì và chứng nhận công

nghiệp Canada, tất cả đều yêu cầu kiểm chứng độc lập bởi đơn vị kiểm định độc

lậ được cấp phép).

Kết luận: Hệ thống AIS có tiềm năng lớn trong triển khai các dịch vụ thông

tin cơ bản trên vùng biển cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng.

Hệ thống AIS vệ tinh đang hát triển với khả năng mở rộng tầm hoạt động và

năng lực cung cấp dịch vụ.

Trong khoảng thời gian sắp tới, các quy định, tiêu chuẩn thiết bị mới của AIS

sẽ ra đời, hứa hẹn sẽ mang đến thêm các sản phẩm, dịch vụ sử dụng hệ thống

thông tin này làm nền tảng.

81

Xuất hiện thêm các vấn đề mới về quản lý, kiểm định các sản phẩm hành hải

điện tử AIS, có thể gây ra những khó khăn cho các cơ quan chức trách.

IV.2.3 Kinh nghiệm triển khai VTS quốc tế

Hệ thống (vessel traffic service-VTS) là hệ thống giám sát giao thông đường

thủy được thiết lập bởi các cảng vụ, gần giống với hệ thống kiểm soát không lưu

cho các hương tiện bay. Một hệ thống VTS thông thường bao gồm radar, hệ

thống màn hình quan sát, điện đàm sóng VHF và hệ thống tự động nhận dạng để

theo dõi hoạt động di chuyển các các tàu thuyền và cung cấ an toàn lưu thông ở

một khu vực địa lý giới hạn.

Hệ thống VTS được thiết kế để tăng cường an toàn và hiệu quả của hàng hải,

an toàn đường thủy và bảo vệ môi trường hàng hải. VTS được quy định bởi

SOLAS trong Chương V, quy định 12 cùng với văn bản hướng dẫn thực hiện

dịch vụ VTS (IMO Resolution A.857(20)), bởi IMO từ ngày 27 tháng 11 năm

1997. Các dịch vụ quan trọng nhất của hệ thống VTS bao gồm:

- Dịch vụ tổ chức giao thông đường thủy;

- Dịch vụ này tránh sự phát triển của các tình huống giao thông đường

thủy nguy hiểm và cung cấ điều khiển lưu thông đường thủy an toàn

trong khu vực VTS.

Tổ chức giao thông đường thủy bao gồm vận hành quản lý giao thông và

lập lịch trình cho việc lưu thông của các tàu thuyền để phòng tránh tắc nghẽn và

va chạm. Việc tổ chức giao thông này trở nên rất quan trọng khi mật độ lưu

thông trên tuyến đường thủy lớn hoặc việc di chuyển của một tuyến vận tải đặc

biệt bị ảnh hưởng bởi các tuyến khác. Dịch vụ này cũng bao gồm thiết lập và

vận hành một hệ thống ưu tiên giao thông cho lập lịch ngừng giao thông cùng

với mức ưu tiên cho hướng di chuyển, sắp xếp không gian, và bắt buộc báo cáo

thông tin hành hải trong khu vực VTS, tuyến phải tuân theo, tốc độ giới hạn để

theo dõi hoặc các thông số cần thiết khác mà được coi là cần thiết cho các cơ

quan quản lý VTS.

Dịch vụ hướng dẫn hành hải là dịch vụ giú đỡ bằng thông tin liên lạc cho

các tàu thuyền để đưa ra quyết định di chuyển và để giám sát việc thực hiện nó.

Dịch vụ hướng dẫn hành hải đặc biệt quan trọng trong những tình huống duy

trì hành hải khó hoặc khi thời tiết không thuận lợi cũng như các tính huống bất

thường như hỏng hóc hương tiện. Dịch vụ thường được thực hiện cho các tàu,

thuyền trong khu vực VTS khi có yêu cầu.

IV.2.4 Các quy định quốc tế liên quan đến triển khai VTS, LRIT, AIS:

Công nghệ sử dụng đối với hệ thống TTDH là tiếp tục sử dụng các công

nghệ thông tin vô tuyến mặt đất (MF/HF/VHF) và công nghệ vệ tinh (GPS và

Inmasat), tuy nhiên công nghệ vệ tinh sẽ thay thế dần công nghệ vô tuyến mặt

đất.

82

Quy định LRIT sẽ áp dụng cho các loại thuyền sau khi đi vào vùng hải phận

quốc tế: Tất cả các tàu thuyền chở khách bao gồm cả các tàu cao tốc, các tàu chở

hàng, bao gồm cả tàu cao tốc có trọng tải từ 300 tấn trở lên, các tổ hợp khoan,

khai thác thềm lục địa di động. Các thuyền này phải báo cáo vị trí với cơ quan

quản lý quốc gia ít nhất 4 lần mỗi ngày. Hầu hết các tàu thuyền cài đặt hệ thống

truyền thông vệ tinh tự động tạo các báo cáo này. Các chính phủ tham gia công

ước có thể yêu cầu cung cấp thông tin về tàu thuyền mà họ có sự quan tâm hợp

há theo quy định, Các quy định LRIT và hệ thống máy tính sẽ cho phép lực

lượng bảo vệ bờ biển thu thập các thông tin về tất cả các tàu trong khoảng 1000

hải lý (1900 km).

Hội nghị quốc tế của IMO về an toàn sinh mạng trên biển yêu cầu AIS phải

được lắ đặt trên các tàu có trọng tải từ 300 tấn trở lên và tất cả các du thuyền

bất kể kích thước.

Quy định 12 Chương 5 trong quy định an toàn sinh mạng trên biển SOLAS,

điều 2.3 quy định các chính phủ tham gia triển khai VTS ở những vùng nước có

lưu lượng giao thông thủy lớn hoặc nguy hiểm, cần một hệ thống thông tin tiên

tiến. Nhưng cũng giới hạn việc sử dụng VTS chỉ nên ở vùng đường thủy nội địa

của các quốc gia có đường bờ biển.

IV.3 Xu hướng ứng dụng CNTT

IV.3.1 Điện toán đám mây

Thời gian gần đây, chủ đề “Điện toán đám mây” đang là một trong những

chủ để được nhắc đến nhiều nhất tại các sự kiện công nghệ tại Việt Nam.

Có thể hiểu khái niệm điện toán đám mây là mô hình điện toán sử dụng các

công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây"

ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong

sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ

tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công

nghệ thông tin đều được cung cấ dưới dạng các "dịch vụ", cho hé người sử

dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấ nào đó "trong đám

mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng

như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ

chức IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các

máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao

gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các

hương tiện máy tính cầm tay, ...".

Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như

phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng

công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để

đá ứng những nhu cầu điện toán của người dùng.

83

Điện toán đám mây có thể được định nghĩa ngắn gọn như sau: Điện toán đám

mây là mô hình tính toán kiểu mới với việc sử dụng tài nguyên tính toán và dữ

liệu được thuê ngoài, đồng thời thỏa mãn các tiêu chí sau:

- Tài nguyên tính toán có khả năng tùy biến, thu hồi, mở rộng theo nhu

cầu khách hàng một cách nhanh chóng.

- Sử dụng thông qua môi trường Internet, có độ sẵn sàng cao

- Cung cấ theo hương thức dịch vụ: Chỉ trả tiền cho những gì cần thiết

- Chỉ trả tiền khi nào sử dụng - Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Như vậy, điện toán đám mây chỉ là khái niệm hoàn chỉnh cho một xu hướng

không mới bởi nhiều doanh nghiệp hiện không có máy chủ riêng, PC chỉ cài một

số phần mềm cơ bản còn tất cả đều phụ thuộc vào đám mây.

Điện toán đám mây là giải pháp mà các tài nguyên tính toán (phần cứng,

phần mềm, mạng, lưu trữ…) được cung cấ nhanh cho người dùng đúng như

yêu cầu. Yếu tố then chốt của hương cách này là chúng có khả năng điều chỉnh

tăng và giảm, để cho người dùng có được những tài nguyên đúng với gì họ cần:

không nhiều hơn và không ít hơn.

Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt

Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh

nghiệ nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi là giải pháp

cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ

thông tin, chi hí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông

tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.

IV.3.2 Xu hướng về chính phủ điện tử

Trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống

của chính phủ đã dần tỏ ra không bắt kịp với nhị độ phát triển xã hội, bằng việc

tận dụng một cách tối đa ưu thế của công nghệ máy tính và Internet, chính phủ

điện tử đóng gó mạnh mẽ vào quá trình cải cách chính phủ theo hướng trong

sạch, hiệu quả và toàn diện trên khắp toàn bộ hệ thống tổ chức các cơ quan nhà

nước. Điều này phù hợp với mục tiêu cải cách hoạt động quản lý điều hành của

chính phủ theo hướng lấy người dân làm trọng tâm, từ quản lý sang phục vụ

người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ điện tử không chỉ là tập hợp những giải há đơn lẻ dựa trên các

ứng dụng web, mà được kỳ vọng tạo ra một môi trường tương tác điện tử thống

nhất giữa một bên là các tổ chức, cơ quan nhà nước và một bên là người dân,

doanh nghiệp. Chính phủ điện tử cũng tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước nắm

bắt thông tin và công tác với nhau tốt hơn. Thông qua việc liên kết các quy trình

nghiệp vụ một cách hợp lý, nỗ lực giảm thiểu chi hí, đẩy mạnh nghiên cứu và

đánh giá hoạt động, hoạt động quản lý điều hành nhà nước sẽ được nâng cao cả

về chất lượng lẫn thời gian xử lý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các

chiến lược chính phủ điện tử cấp quốc gia cùng với các kế hoạch hành động cụ

84

thể theo từng giai đoạn khác nhau . Hạ tầng thông tin và các hệ thống thông tin

lớn phục vụ chính phủ điện tử đã nhận được nhiều ưu tiên về kinh phí và nguồn

lực. Các công nghệ mới được áp dụng rộng rãi cho phép cung cấp đa dạng kênh

truy cập thông tin, cùng với đó số lượng dịch vụ có chất lượng được gia tăng

nhanh chóng. Khởi đầu, chính phủ cung cấp các biểu mẫu trên trang thông tin

điện tử để người dân có thể truy cập vào tải về, dần dần phát triển các cổng

thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ công, thủ tục hành chính được truy xuất từ

xa, hệ thống các ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác, quản lý điều hành của

các cơ quan chính hủ. Chi phí mạng Internet băng rộng, các thiết bị không dây

ngày càng rẻ hơn đã cho hé thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử thống nhất,

có mặt ở khắp mọi nơi vượt qua giới hạn về thời gian và địa lý. Các mạng xã hội

trên mạng Internet thông qua máy tính cá nhân đã không còn là yếu tố mới mẻ.

Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt

động nghiệp vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế quan, ngân hàng. Chính vì vậy,

đã có sự điều chỉnh khi đánh giá chính hủ điện tử các nước trên thế giới, không

còn tập trung phân tích tiềm năng xây dựng chính phủ điện tử nữa mà chuyển

sang xem xét hiện trạng phát triển chính phủ điện tử tại mỗi quốc gia .

Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển chính phủ điện tử khác nhau. Tuy

nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ hài lòng của

xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và đảm bảo tính

công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước. Năm 2007, tạp chí Business

Insight có thực hiện một cuộc khảo sát về mục tiêu cụ thể của các giải pháp

chính phủ điện tử, kết quả thu được như sau:

Báo cáo đánh giá về hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử do Liên Hợp

quốc công bố có chỉ ra mức độ phát triển chính phủ điện tử dựa trên ba nền tảng

chính đó là: mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực . Tuy

nhiên, việc cùng lúc đẩy mạnh phát triển cả ba yếu tố này là không khả thi với

khá nhiều nước do đòi hỏi đầu tư có tính dài hạn. Chính phủ các nước, đặc biệt

là những nước phát triển, luôn phải chịu một sức ép từ xã hội về cách thức sử

dụng ngân sách sao cho có hiệu quả, vừa đá ứng các nhu cầu xã hội và phát

triển kinh tế, trong khi vẫn phải lưu ý thực hiện các biện pháp giảm thuế, cung

85

cấ thông tin đầy đủ và minh bạch, và tăng cường hệ thống phúc lợi xã hội .

Chính vì vậy, tới năm 2010 hần lớn chính phủ các nước vẫn tập trung vào nâng

cao khả năng cung cấp thông tin trực tuyến hoặc qua thiết bị di động thay vì đầu

tư vào các dịch vụ có tính tương tác mức độ cao. Các trang thông tin chính phủ

có chức năng diễn đàn trao đổi hoặc trao đổi thông tin với các mạng xã hội còn

hạn chế. Hầu hết chính phủ các nước vẫn chưa thực sự tích hợp hoàn toàn các hệ

thống giao tiế hía trước (front-office) và hệ thống nghiệp vụ phía sau (back-

office). Vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực về CNTT cũng vẫn còn nóng bỏng, đặc

biệt là tại những nước đang và chậm phát triển .

Chính phủ điện tử có tầm quan trọng ngày càng tăng trong bối cảnh khủng

hoảng tài chính toàn cầu cũng như mối quan tâm về các vấn đề môi trường ngày

càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, công nghệ thông tin và truyền thông có thể là

một công cụ mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề và giú con người hướng tới một

xã hội thông tin toàn diện. Chính phủ là chủ thể chính trong quá trình này và quá

trình phát triển chính phủ điện tử trong những năm gần đây cho thấy rằng toàn

thế giới đang hướng tới xây dựng mô hình nhà nước lấy công dân làm trọng tâm.

Điều này đã dẫn đến xu hướng tăng cường tham gia giao dịch trực tuyến về cả

chất lượng và chiều sâu của giữa người dùng và chính phủ. Điện toán đám mây

cũng là một chủ đề khác thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều chính phủ với tư cách

là công cụ giúp giảm chi phí hoạt động cũng như lượng giấy tờ in ấn trong giao

dịch.

Theo một nghiên cứu của trường đại học Waseda năm 2013, khảo sát mức

độ hát triển chính phủ điện tử của 55 quốc gia, Singapore đạt được vị trí đầu

tiên trong bảng xếp hạng, sau đó đến Phần Lan. Trong khi Mỹ - quốc gia giữ vị

trí đầu tiên trong suốt những năm 2005-2008, chỉ xếp hạng ở vị trí thứ ba. Danh

sách đầy đủ của mười quốc gia hàng đầu có sự phát triển tiên tiến nhất trong

chính phủ điện tử theo khảo sát Waseda là: (1) Singapore, (2) Phần Lan, (3) Mỹ,

(4) Hàn Quốc, (5) Anh, (6) Nhật Bản, (7) Thụy Điển, (8) Đức và Đài Loan, (10)

Hà Lan.

86

Nghiên cứu cũng đưa ra 6 xu hướng phát triển của chính phủ điện tử trong

tương lai:

1. Chính phủ điện tử và điện toán đám mây

Trong xây dựng chính phủ điện tử, các lĩnh vực công cần tận dụng những cải

tiến để phát triển và triển khai nhanh các giải pháp chính phủ điện tử. Điều này

có thể đạt được thông qua việc áp dụng các kiến trúc mới như điện toán đám

mây và kiến trúc hướng dịch vụ trong các lĩnh vực công. Điện toán đám mây

cho phép triển khai thống nhất trên phạm vi toàn quốc với các giải pháp chính

phủ điện tử, mà không bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau trong công tác chuẩn bị

giữa các đơn vị hành chính địa hương.

Kiến trúc hướng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch

vụ hợp nhất bao gồm các quy trình, hình thức quản trị điện tử (E-Governance)

và điện toán đám mây, nhằm cho phép quản lý tích hợp, giải quyết vấn đề tự trị,

quản lý bảo mật đầu cuối tới đầu cuối và giúp xây dựng ngân sách dựa trên việc

sử dụng dữ liệu thực tế. Trên phạm vi toàn cầu, kiến trúc điện toán đám mây có

thể giúp chính phủ giảm bớt nỗ lực chống trùng lặp dữ liệu và tăng cường hiệu

quả sử dụng các nguồn lực. Điều này sẽ giúp chính phủ giảm thiểu ô nhiễm và

quản lý phát thải hiệu quả. Thông qua điện toán đám mây có thể đẩy nhanh việc

triển khai các ứng dụng chính phủ điện tử ở mọi nơi.

2. Chính phủ di động và truyền thông xã hội

Chính phủ di động (m-Government) là sự mở rộng của chính phủ điện tử tới

các nền tảng di động cũng như chiến lược sử dụng các ứng dụng và dịch vụ

87

chính phủ thông qua điện thoại di động, máy tính xách tay, thiết bị PDA. Khả

năng di động sẽ mang lại cho chính phủ và các doanh nghiệp một công cụ hiệu

quả để cung cấp một cơ sở hạ tầng xã hội tốt hơn thông qua các ứng dụng và

dịch vụ di động.

Trong khi chính phủ điện tử là một bước đi quan trọng được nhiều quốc gia

triển khai, việc cung cấp các dịch vụ thông qua các công nghệ di động hiện đang

trở nên cấp thiết. M-Government được coi là bước tiếp theo trong việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong các lĩnh vực công. Ngoài ra, chính phủ còn có thể sử

dụng các hương tiện truyền thông xã hội để kết nối với công dân hoặc các

doanh nghiệp nhằm tương tác và trao đổi thông tin với nhau.

3. Chính phủ mở và dữ liệu lớn

OECD định nghĩa chính phủ mở (Open Government) như là "tính minh bạch

của các hoạt động của chính phủ, khả năng tiếp cận các dịch vụ và thông tin của

chính phủ và đá ứng của chính phủ với những ý tưởng, nhu cầu và mong muốn

mới". Ba yếu tố này được xây dựng cùng nhau để hỗ trợ và mang lại một số lợi

ích cho chính phủ và xã hội: Cải thiện CSDL cho hoạch định chính sách, tăng

cường tính toàn vẹn, giảm thiểu tham nhũng và xây dựng lòng tin của công dân

với chính phủ.

Các yêu cầu đặt ra đối với chính phủ mở là: truy cập dịch vụ công nhanh

chóng và dễ dàng; thông tin/dịch vụ chính phủ thời gian thực; các ứng dụng

mạng xã hội để tăng cường sự tương tác giữa chính phủ và người dân; sử dụng

dữ liệu mở; sự minh bạch của chính phủ điện tử; nhu cầu tiêu chuẩn toàn cầu

Dữ liệu lớn và việc phân tích dữ liệu lớn đã giú chính hủ có cái nhìn sâu

sắc và toàn diện về các vấn đề xã hội. Một số xu hướng liên quan đến sự tăng

trưởng của dữ liệu lớn không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng mà còn cung cấp

một phần giải há để quản lý các bộ dữ liệu lớn, ví dụ như y tế điện tử, quản lý

những vấn đề hát sinh khi xảy ra thiên tai,...

4. BCP cho quản lý thiên tai

Một kế hoạch liên tục kinh doanh (BCP- Business Continuity Plan)/ Kế

hoạch khôi phục thảm họa để đảm bảo rằng các chức năng kinh doanh quan

trọng của một tổ chức có thể tiếp tục được thực thi trong trường hợp có sự gián

đoạn lớn hay thiên tai.

Do hậu quả của khủng bố và thiên tai gần đây như trận động đất ở Nhật Bản

vào ngày 11/ 3/2011 và lũ lụt tại Bangkok vào tháng 10/2011, chính phủ và các

doanh nghiệ đã được nhận ra hơn bao giờ hết cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho

thảm họa tự nhiên và khủng bố không gian mạng. Các doanh nghiệ đang hấn

đấu để đá ứng nhu cầu về các dịch vụ liên tục. Với sự phát triển của thương

mại điện tử, Chính phủ điện tử và các yếu tố khác, sự mong đợi về độ sẵn sàng

của hệ thống được thúc đẩy theo hướng 24giờ/7ngày và 365 ngày/năm.

5. Đưa số hóa vào xã hội già hóa

88

Đưa vào số hóa (Digital inclusion) hay tham gia điện tử (e-Participation), ví

dụ khả năng tiếp cận, là một thuật ngữ khó được xác định rõ ràng. Nó liên quan

đến việc giải quyết sự bất bình đẳng, nơi có những người không thể tiếp cận các

công nghệ tiên tiến và chịu nhiều thiệt thòi, do đó gây cản trở quá trình số hóa.

Chính phủ điện tử bao gồm cả ICT và việc ứng dụng ICT để đạt được các

mục tiêu rộng hơn. Nó tập trung vào sự tham gia của tất cả các cá nhân và cộng

đồng trong mọi các khía cạnh của xã hội thông tin. Một trong những vấn đề mà

nhiều quốc gia đang hải đối mặt hiện nay là dân số già hóa tức là tăng tỷ lệ

người cao tuổi (Nhật Bản là một ví dụ điển hình), do đó cần có nhiều tiền hơn

cho an sinh xã hội cũng như sự hỗ trợ của chính phủ.

ICT có thể được ứng dụng để giải quyết các vấn đề gây ra bởi sự già hóa dân

số nhanh trong bối cảnh toàn cầu hiện nay. Ví dụ, ICT có thể giúp cung cấp các

cơ hội hội nghị truyền hình và học từ xa linh hoạt, kết nối những người già với

nhau và với thế hệ trẻ. Mặt khác đây cũng là một cơ hội mà chính phủ cần nắm

bắt và thực hiện các giải pháp toàn diện và nhanh chóng ứng dụng đầy đủ ICT

trong vấn đề này.

6. An ninh mạng và thẻ ID quốc gia

Tại nhiều quốc gia, các cuộc tấn công mạng hiện nay thường liên quan tới an

ninh chính phủ điện tử. An ninh mạng dùng để chỉ các biện há an ninh được

áp dụng cho các máy tính, nhằm cung cấp một mức độ bảo vệ mong muốn. Hoạt

động của chính phủ điện tử đang gia tăng cùng với nhu cầu của người dân về các

dịch vụ hiệu quả về chi phí và kịp thời. An ninh liên quan đến hệ thống cá nhân

tương tự như nhiều giải há thương mại điện tử. Khoảng thời gian kiểm soát

của chính phủ điện tử và tác động của nó trên một cộng đồng xác định một hệ

thống nhiều hơn là tổng của các hệ thống cá nhân. Hiện nay, chính phủ điện tử

cũng hải đối mặt với những thách thức tương tự mà kinh doanh điện tử phải đối

mặt trong các lĩnh vực tư nhân.

Thực tế, trong hầu hết các quốc gia, mỗi công dân có một số loại nhận dạng

khác nhau do các cơ quan quản lý khác nhau cấ . Đó là khó khăn cho các cơ

quan khác để tìm thông tin từ một cơ quan quản lý khác khi họ cần, do đó những

xu hướng mới đây là tích hợp tất cả các thông tin cá nhân vào một CSDL tập

trung - một thẻ ID cho dịch vụ một cửa.

Khi số lượng người dùng kết nối với Internet ngày càng tăng mỗi năm, và

khi các thiết bị phần cứng CNTT trở nên đa dạng, thông minh hơn và kết nối

nhiều hơn, với sự gia tăng không ngừng của số lượng người sử dụng các phần

mềm mạng xã hội, thì nhu cầu cho các dịch vụ giao dịch trực tuyến của người

dân sẽ tăng. Do đó việc triển khai chính phủ điện tử là tiền đề để giải quyết các

vấn đề này ngay bây giờ.

IV.3.3 Thương mại điện tử và chứng thực điện tử

1. Thương mại điện tử:

89

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm và EC, là sự mua

bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internetvà các mạng

máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện

tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực

tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các

hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng

mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch,

mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email,

các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh

nghiệp phục vụ Chương trình chỉ số thương mại điện tử 2012 cho thấy hầu hết

các doanh nghiệ đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục tiêu

chủ yếu là quảng bá, giới thiệu doanh nghiệ , trao đổi thông tin kinh doanh và

chăm sóc khách hàng. Trên 40% doanh nghiệ tham gia điều tra có website và

12% doanh nghiệ tham gia các sàn thương mại điện tử. Hoạt động kinh doanh

trên các website liên tục tăng về chất lượng với 36% các website cho hé đặt

hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn thương mại điện

tử mang lại hiệu quả cao.

Môi trường kinh doanh trực tuyến tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra

áp lực cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng mới có thể

lớn mạnh rất nhanh, trong khi đó doanh nghiệp nào lỗi nhịp với xu hướng mới

có thể mất khách hàng trong một thời gian ngắn.

Việc nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn tới là

rất cần thiết cho các doanh nghiệp ứng dụng và kinh doanh thương mại điện tử.

Những xu hướng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền tảng

công nghệ Internet cũng tác động sâu sắc tới mọi doanh nghiệp. Nhận thức được

tầm quan trọng của sự hiện diện trên môi trường Internet là quan trọng, nhưng

quan trọng hơn là hải đạt được các mục tiêu tiếp thị một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, thanh toán trực tuyến một cách tiện lợi và an toàn không chỉ có ý

nghĩa sống còn đối với các ngân hàng mà còn đối với mọi doanh nghiệp muốn

thành công trong bán hàng trực tuyến.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhu cầu giới

thiệu, quảng bá về sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp một ngày càng gia tăng và

trở nên cấp thiết, trong đó chi hí và hiệu quả là vấn đề thường được đặt ra.

Thực tế cho thấy, thương mại điện tử có thể đá ứng tất cả các nhu cầu đó với

chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Theo tính toán của các chuyên gia kinh

tế, thương mại điện tử giú người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể

thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo,

tiế xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán). Cụ thể, thời gian

giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, bằng khoảng

0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng

90

5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; Chi phí

thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10-20% chi phí thanh toán theo lối

thông thường. Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì

việc nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng mà không phải qua

trung gian có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.

2. Chứng thực điện tử:

Do sự phát triển của thương mại điện tử, ngày càng nhiều giao dịch được

thực hiện qua mạng, và đi liền với nó là nguy cơ thiếu an toàn. Do đó, an toàn

thông tin cho giao dịch điện tử là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng an

toàn thông tin. Chứng thực điện tử hay chữ ký số là một phần vô cùng quan

trọng trong việc phát triển thương mại điện tử.

Chứng thực điện tử là một chứng thực sử dụng chữ ký số để gắn một khóa

công khai với một thực thể (cá nhân, máy chủ hoặc công ty...). Một chứng thực

khóa công khai tiêu biểu thường bao gồm khóa công khai và các thông tin (tên,

địa chỉ...) về thực thể sở hữu khóa đó. Chứng thực điện tử có thể được sử dụng

để kiểm tra một khóa công khai nào đó thuộc về ai.

Chứng thực điện tử là hoạt động chứng thực danh tính của những người tham

gia vào việc gửi và nhận thông tin qua mạng, đồng thời, cung cấp cho họ những

công cụ, những dịch vụ cần thiết để thực hiện việc bảo mật thông tin, chứng

thực nguồn gốc và nội dung thông tin. Hạ tầng công nghệ của chứng thực điện

tử là cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI - Public Key Infrastructure) với nền

tảng là mật mã khóa công khai và chữ ký số.

Người sử dụng sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (CA)

trao chứng chỉ số và phải được gán một cặp khóa mã (khóa bí mật và khóa công

khai) để có thể tham gia sử dụng chứng thực điện tử trong các ứng dụng mà

mình tham gia.

Do tính xác thực, tính bảo mật, tính toàn vẹn dữ liệu và tính không chối bỏ,

chứng thực điện tử được sử dụng trong khá nhiều các ứng dụng như: ký vào tài

liệu điện tử, thư điện tử bảo đảm, thương mại điện tử, bảo vệ mạng WLAN

(Wireless Lan Area Network), mạng riêng ảo (VPN).

Để có thể cung cấ được dịch; vụ chứng thực điện tử, cần có hệ thống luật

pháp công nhận tính pháp lý của chữ ký số, quy định hoạt động của dịch vụ

chứng thực điện tử ( thường là luật chữ ký số hoặc luật giao dịch điện tử) và các

nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (CA).

IV.3.4 Xu hướng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực

công nghệ thông tin

1. Giới thiệu

Theo truyền thống, mỗi cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp phải xây dựng một

hệ thống thông tin riêng và thiết lập một đội ngũ IT riêng để phục vụ mục đích

91

duy trì ổn định hệ thống thông tin đó, khiến chi phí quản lý cơ quan/ tổ chức/

doanh nghiệ tăng lên rất nhiều. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ

và thị trường, tính chuyên môn hóa cũng định hình sâu sắc, các cơ quan/ tổ

chức/ doanh nghiệp có thêm một lựa chọn mới là thuê ngoài dịch vụ công nghệ

thông tin. Bằng cách này, cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp không phải bỏ ra chi

phí xây dựng , bảo dưỡng, duy trì hệ thống thông tin riêng mà chỉ phải trả cho

đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin khoản chi hí để duy trì dịch vụ

này.

Việc chuyển sang hình thức thuê lại một nhà cung cấp dịch vụ IT bên để thực

hiện các dịch vụ này là một cách tiếp cận mới, coi công nghệ thông tin như một

dịch vụ sẽ là một cách tiếp cận thực sự hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu

và tối ưu được nguồn nhân lực của cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp.

2. Đánh giá

Đánh giá ưu, nhược điểm của 2 hình thức tiếp cận: đầu tư và quản lý CNTT

truyền thống và thuê ngoài dịch vụ CNTT:

So với hình thức đầu tư và quản lý CNTT truyền thống, hình thức thuê ngoài

dịch vụ CNTT thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật:

Đơn vị sử dụng dịch vụ không phải chi phí vốn đầu tư hệ thống thông tin

ban đầu hoặc mức chi phí này ở mức tối thiểu.

Đơn vị sử dụng dịch vụ phải trả duy nhất chi phí duy trì và sử dụng dịch

vụ CNTT cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Theo hình thức truyền thống, đơn

vị sẽ phải tự chi trả chi phí duy trì và sử dụng hệ thống thông tin như: hạ

tầng thụ động, hạ tầng mạng Internet, bảo dưỡng và sửa chữa… cũng như

chi hí để duy trì đội ngũ nhân viên CNTT. Khó có thể so sánh chi phí

của 2 hình thức này với nhau, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ,

chuyển nghiệp và sự chuyên môn hóa nhanh chóng trong lĩnh vực CNTT,

có thể thấy trước được xu hướng giảm giá dịch vụ thuê ngoài dịch vụ

CNTT trong thời gian tới.

Nguồn nhân lực đá ứng các yêu cầu: bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và

xử lý sự cố cũng như đào tạo và chuyển giao công nghệ của đơn vị cung

cấp dịch vụ CNTT thường là tốt hơn so với nguồn nhân lực CNTT tại đơn

vị sử dụng dịch vụ thuê ngoài dịch vụ CNTT. Điều này có được do sự

chuyên môn hóa của đơn vị cung cấp dịch vụ, cũng như sự hạn chế về

nguồn nhân lực của đơn vị sử dụng dịch vụ thuê ngoài dịch vụ CNTT.

Nhược điểm đáng lưu ý nhất của thuê ngoài dịch vụ CNTT là khó đáng

ứng được các yêu cầu cao, chuyên biệt, đặc thù của một số ngành ứng

dụng CNTT như: lưu trữ bảo mật, an ninh quốc hòng…

Tự đầu tư và quản lý

CNTT

Thuê ngoài dịch vụ CNTT

Chi phí đầu tư hạ tầng hệ thống Cao Tối thiểu

92

thông tin

Chi phí duy trì hệ thông thông

tin

Trung bình – Cao (tùy

thuộc quy mô hệ thống)

Trung bình (xu hướng giảm

trong thời gian tới)

Khả năng xử lý các tác vụ bảo

dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, xử

lý sự cố và đào tạo, chuyển giao

công nghệ

Trung bình Tốt

Đáp ứng các yêu cầu chuyên

biệt, đặc thù Tốt Trung bình

3. Hiện trạng tại Việt Nam

Hiện ở Việt Nam, thuê ngoài dịch vụ CNTT đang là một lĩnh vực tương đối

mới trong ngành CNTT và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, Các thành

công nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể tới:

Hệ thống điều hành điện tử EPAS đã được triển khai cho Văn hòng

Quốc Hội

Hệ thống hỗ trợ và quản lý văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng được

triển khai tại Văn hòng Thủ tướng

3.1 Hệ thống điều hành điện tử EPAS đã được triển khai cho Văn phòng

Quốc Hội

VNPT đã đầu tư hệ thống điều hành điện tử EPAS (Electronic Parliament

Administration System) cho Văn hòng Quốc hội (VPQH) trị giá 30 tỷ đồng

theo cơ chế đầu tư và cho thuê dịch vụ, nhằm thay thế toàn bộ việc điều hành

công việc bằng văn bản giấy sang điều hành trên môi trường mạng. Theo đó, từ

16/2/2012 VNPT bắt tay triển khai xây dựng hệ thống EPAS trên một hạ tầng

CNTT hiện đại, nhằm mục đích chuyển đổi xử lý công việc bằng văn bản giấy

sang quản lý văn bản và điều hành trên mạng. Hệ thống đã đưa vào sử dụng tại

32/34 cơ quan của VPQH, với hơn 600 người sử dụng. Sau gần 2 tháng đã có

46.000 văn bản đến được số hóa, 13.000 văn bản đi được lưu trữ trong hệ thống

EPAS. Trước đây văn bản giấy gửi đến được đầu mối tiếp nhận, photo và gửi đi

các bộ phận liên quan xử lý. Đến nay, tất cả các văn bản đi - đến đã được các Vụ

tiếp nhận, scan và phát hành trên EPAS, việc điều hành, giao việc của các đơn vị

cũng được ứng dụng trên EPAS.

Khi xây dựng hệ thống, khó khăn lớn nhất là cơ sở hạ tầng của các cơ quan

VPQH không đồng bộ, các máy tính có nhiều loại, cũ mới khác nhau để kết nối

đồng bộ rất khó. VNPT đã cung cấp toàn bộ giải pháp và hạ tầng cho EPAS.

Phần mềm được miễn phí, tiền thiết bị phần cứng hết khoảng hơn 30 tỷ đồng do

VNPT chuyển giao, bao gồm máy móc, thiết bị từ máy tính, máy chủ, máy scan,

thiết bị mạng do VNPT đầu tư toàn bộ. VPQH chỉ ra bài toán, tham gia thiết kế,

tiếp nhận và sử dụng theo hình thức thuê lại dịch vụ. Khi đưa vào sử dụng,

93

VNPT còn hỗ trợ đào tạo sử dụng hệ thống. Chỉ trong hơn 10 ngày, hai bên đã

tậ trung đào tạo cho toàn bộ cán bộ các Vụ, đơn vị của VPQH. VNPT đã điều

sang hơn 50 chuyên viên tin học thường trực tại từng Vụ để hướng dẫn đào tạo,

xử lý ngay các tình huống hát sinh, đồng thời tiếp nhận những gó ý để hoàn

thiện vì quy trình làm việc của VPQH rất rộng lớn. Theo ý kiến các chuyên gia

CNTT, các cơ quan nhà nước nên theo hướng thuê dịch vụ CNTT, để làm giảm

tải áp lực đầu tư mới cơ sở hạ tầng lên nguồn ngân sách Nhà nước trong thời

điểm hiện nay.

Thời gian tới, bên cạnh việc phát huy thế mạnh trong các lĩnh vực truyền

thống, mảng dịch vụ CNTT của VTC Intecom đặt ra các mục tiêu: Đồng hành

cùng cơ quan Bộ và Chính phủ trong định hướng triển khai các dịch vụ hành

chính công trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc ứng dụng các

giải pháp CNTT phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; và thứ

ba là mục tiêu đưa ứng dụng CNTT vào thị trường Nông thôn, nhằm thúc đẩy sự

phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

3.2 Hệ thống hỗ trợ và quản lý văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng được

triển khai tại Văn phòng Thủ tướng

Văn hòng Chính hủ đang thí điểm thuê dịch vụ CNTT của Viettel để triển

khai hệ thống hỗ trợ và quản lý văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng. Dự kiến,

Viettel sẽ tiếp tục triển khai một số hệ thống CNTT cho Văn hòng Chính hủ

theo hình thức đầu tư và cho thuê dịch vụ CNTT.

Các chuyên gia CNTT trong nước cho rằng tiếp cận dự án CNTT theo hướng

chi tiêu từ ngân sách thì không thể xây dựng được chính phủ điện tử hay địa

hương điện tử. Bởi trong những năm tới ngân sách Nhà nước sẽ không đủ

nguồn kinh phí cấp cho các dự án CNTT, còn các địa hương tự làm các dự án

nhỏ lẻ sẽ khó đạt hiệu quả như kỳ vọng. Cũng theo hướng tiếp cận này Nhà

nước sẽ không chịu áp lực về đầu tư kinh hí ban đầu và quan trọng hơn là tránh

rủi ro, bởi không phải hệ thống nào ứng dụng cũng thành công. Một thống kê chỉ

ra chỉ có 30 - 40% số hệ thống đã đầu tư được sử dụng hiệu quả.

Bài toán thiếu kinh hí đã có lời giải khi Văn hòng Chính hủ là cơ quan

tiên phong trong việc thí điểm áp dụng hình thức cho thuê dịch vụ CNTT từ cuối

năm 2011. Tuy nhiên, dùng hương thức này cũng không đơn giản bởi chưa có

cơ chế nào cho phép thanh toán chi phí thuê dịch vụ CNTT. Do đó, Văn hòng

Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép một cơ chế đặc thù thí

điểm thuê dịch vụ CNTT và chọn Viettel làm đơn vị cung cấp dịch vụ.

Dự án đã được từng bước triển khai đưa dịch vụ công vào hệ thống. Dịch vụ

đầu tiên là hệ thống hỗ trợ và quản lý xử lý văn bản trên môi trường mạng, kết

nối với 63 địa hương và các cơ quan của Văn hòng Chính phủ để xử lý các hồ

sơ trình Chính hủ và Thủ tướng. Chức năng chính của hệ thống là gửi nhận văn

bản đã có thể sử dụng. Các địa hương khi gửi văn bản trình, sẽ gửi hồ sơ điện

tử kèm hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử đến trước thì các bộ phận chức năng hân loại

94

và xử lý luôn, hồ sơ giấy gửi đến sau chỉ đảm bảo tính pháp lý. Hệ thống này

không chỉ giúp quy trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn, mà còn có thể cho hé cơ

quan trình văn bản theo dõi quy trình giải quyết hồ sơ, hồ sơ trình đang ở đâu,

theo dõi được tiến độ công việc.

Viettel đang chuẩn bị làm tiếp dự án xây dựng CSDL phục vụ chỉ đạo điều

hành của Thủ tướng và chắc chắn còn làm nhiều hệ thống CNTT nữa cho Văn

phòng Chính phủ theo hình thức đầu tư trước và cho thuê dịch vụ.

IV.3.5 Định hướng phát triển CNTT tại Việt Nam

Ngày 22 tháng 09 năm 2010, Thủ tướng đã ký ban hành Đề án “Đưa Việt

Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” với các mục tiêu

như:

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công

nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch

vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng

trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên

phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh.

- CNTT và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự

tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh

bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian,

kinh hí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệ và người dân.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng

trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng CNTT và truyền thông

đóng gó vào GDP đạt từ 8 - 10%.

Đề án cũng nêu ra 6 nhiệm vụ chính đó là:

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT;

- Phát triển công nghiệp CNTT;

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT;

- Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợ để phổ cập thông

tin đến các hộ gia đình;

- Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã

hội;

- Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT và truyền thông,

làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho chế tạo sản phẩm mới.

IV.4 Dự báo xu hướng phát triển của hệ thống TTDH và CNTT Hàng hải

95

a. Xu hướng phát triển của TTDH

Hình 9. Xu hướng phát triển của Hệ thống TTDH

b. Xu hướng phát triển CNTT Hàng hải

Hình 10. Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành HH

96

V. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH

a) Phát triển hệ thống thông tin duyên hải hù hợ với định hướng hát

triển mạng thông tin truyền thông quốc gia, đảm bảo đồng bộ với quy

hoạch hát triển ngành hàng hải và các ngành kinh tế liên quan, đá

ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng hải và phát triển các ngành kinh

tế biển, đảo trong giai đoạn tới.

b) Phát triển hệ thông thống tin duyên hải trở thành hệ thống thông tin

chủ đạo trên biển về cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin cấp cứu, an

toàn, an ninh, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó ô

nhiễm môi trường biển.

c) Phát triển hệ thống thông tin duyên hải theo hướng hiện đại với chất

lượng ngày càng cao đá ứng xu hướng phát triển của thế giới nhưng

vẫn phải đảm bảo phù hợp với lộ trình phát triển trong nước.

d) Phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải là một bộ hận cấu

thành và không tách rời trong hát triển hệ thống thông tin duyên hải,

tạo cơ sở tiế nhận, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin kị thời hục vụ

công tác quản lý, hối hợ thực hiện công tác thông tin biển đảo, tìm

kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn an ninh hàng hải, tăng cường an ninh

toàn vẹn lãnh thổ, hỗ trợ thúc đẩy hát triển các ngành kinh tế biển và

hội nhậ kinh tế quốc tế.

đ) Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin làm hạt nhân lan tỏa và là

động lực thúc đẩy sự phát triển ngành hàng hải.

97

VI. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

VI.1 Mục tiêu chung:

a) Phát triển hệ thống thông tin duyên hải nhằm bảo đảm cung cấp dịch

vụ thông tin và truyền thông phục vụ công tác quản lý điều hành,

phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, an toàn an ninh, bảo vệ môi

trường biển và phát triển kinh tế biển theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc

tế cho người và phương tiện hoạt động trên vùng biển, đảo thuộc chủ

quyền của Việt Nam, các tàu thuyền Việt Nam hoạt động trong các

vùng biển quốc tế.

b) Tiếp tục phát triển hệ thống các Đài thông tin duyên hải Việt Nam

nhằm đá ứng lộ trình hiện đại hóa hệ thống cấp cứu và an toàn hàng

hải toàn cầu (GMDSS) của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).

c) Triển khai Chính phủ điện tử trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

rộng rãi trong hoạt động nội bộ của các cơ quan trong ngành hàng hải,

hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Cung cấp thông

tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân

và doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của cơ

quan nhà nước trong lĩnh vực hàng hải, phục vụ người dân và doanh

nghiệp tốt hơn, đồng thời đá ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

d) Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại bảo

đảm chất lượng, tốc độ, băng thông rộng, an toàn, an ninh, độ tin cậy,

tạo lậ môi trường làm việc điện tử làm tiền đề ứng dụng công nghệ

thông tin đạt chất lượng và hiệu quả.

đ) Xây dựng môi trường tạo tiền đề thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông

tin tại các doanh nghiệp trong ngành hàng hải.

VI.2 Mục tiêu cụ thể:

VI.2.1 Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin duyên hải:

Đến năm 2020:

a) Nâng cao năng lực sẵn sàng cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải theo

tiêu chuẩn GMDSS và tiêu chuẩn quốc gia cho 100% tàu thuyền,

hương tiện hoạt động trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt

Nam và các tàu thuyền, hương tiện của Việt Nam hoạt động trên các

vùng biển quốc tế.

b) 100% các Đài thông tin duyên hải loại I có ứng dụng công nghệ kỹ

thuật số.

c) Đá ứng yêu cầu quản lý giám sát vị trí 100% tàu thuyền theo Công

ước SOLAS.

98

d) Đa dang hóa dịch vụ nhằm đá ứng các yêu cầu phát triển kinh tế biển,

bảo đảm an ninh quốc phòng.

đ) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đá ứng yêu cầu hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực thông tin duyên hải.

Sau năm 2020:

a) 100% các Đài thông tin duyên hải loại I, II, III có ứng dụng công nghệ

số.

b) Mở rộng đối tượng quản lý giám sát vị trí đối với các tàu thuyền không

theo Công ước SOLAS;

c) Phát triển các hệ thống hỗ trợ hành hải đá ứng định hướng hành hải

điện tử (e-navigation).

VI.2.2 Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải

Đến năm 2020:

a) 100% các văn bản, tài liệu theo quy định trao đổi giữa các đơn vị thuộc

ngành hàng hải được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

b) 100% các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải có hạ tầng mạng

máy tính đủ năng lực kết nối và truyền dẫn internet băng thông rộng.

c) 100% các dịch vụ công trực tuyến của ngành hàng hải được cung cấp ở

mức độ 2, hầu hết các dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho công tác

quản lý tàu thuyền ra vào cảng, các thủ tục đăng ký tàu biển, thuyền

viên tối thiểu mức độ 3.

d) 100% các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý điều hành

của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc ngành hàng hải được triển khai

đồng bộ và định hướng liên thông.

đ) 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung trong ngành hàng hải được chuẩn

hóa.

Sau năm 2020:

a) Hầu hết các dịch vụ công trực tuyến quan trọng trong lĩnh vực hàng

hải đều được cung cấp ở mức 3 và 4 phục vụ người dân và doanh

nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều hương tiện khác nhau.

b) Hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng điện toán đám

mây, ảo hóa, số hóa thông tin địa lý (GIS) được áp dụng phổ biến

trong ngành hàng hải.

c) Các doanh nghiệp khai thác Cảng biển có ứng dụng công nghệ thông

tin định hướng liên thông với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng

hải.

99

VII. NỘI DUNG QUY HOẠCH

VII.1 Nội dung phát triển hệ thống thông tin duyên hải

VII.1.1 Phát triển hạ tầng hệ thống thông tin duyên hải

- Ứng dụng công nghệ số trên các băng tần MF/HF/VHF cho các đài

thông tin duyên hải loại I: Hải Phòng và Hồ Chí Minh.

- Bổ sung và phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực thông tin cho các

Đài thông tin duyên hải tại những khu vực có mật độ tàu thuyền, lưu

lượng thông tin liên lạc lớn như Đà Nẵng, Nha Trang, Hòn Gai, Thanh

Hóa, Bến Thủy, Huế, Lý Sơn, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan Rang, Phan

Thiết, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

- Thiết lập mới các Đài TTDH tại Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà

Tĩnh, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, đảo Phú Quý và khu vực quần

đảo Trường Sa.

- Thiết lập các trung tâm thu dự phòng nhằm nâng cao chất lượng thông

tin tại 04 khu vực: (1) từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh; (2) từ Quảng Bình

đến Quy Nhơn, (3) từ Phú Yên tới Ninh Thuận và (4) từ Bình Thuận tới

Kiên Giang.

- Ứng dụng các công nghệ giám sát, điều khiển liên đài cho toàn hệ

thống; Kiện toàn hạ tầng mạng kết nối nội bộ các đài thông tin duyên

hải sử dụng công nghệ truyền dẫn cáp quang, vệ tinh,… để đảm bảo độ

tin cậy, tính sẵn sàng và khả năng xử lý hiệ đồng trong toàn hệ thống.

- Nâng cấ các đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat (LES), Đài vệ tinh

mặt đất /Trung tâm điều khiển và xử lý dữ liệu báo động cấp cứu qua vệ

tinh Cospas – Sarsat (LUT/MCC) đá ứng định hướng phát triển của

Inmarsat sử dụng hệ thống vệ tinh I4, I5 và của Cospas-Sarsat sử dụng

hệ thống vệ tinh tầm trung MEOSAR; thiết lập mạng dịch vụ thông tin

vệ tinh băng rộng trên cơ sở sử dụng hệ thống vệ tinh Vinasat quốc gia

để phát triển hệ thống thông tin biển, đảo.

- Thiết lập hệ thống AIS trạm bờ và ứng dụng AIS vệ tinh nhằm hỗ trợ

hành hải, quản lý và theo dõi tàu thuyền hoạt động trên biển, kết nối,

đồng bộ với các hệ thống thông tin khác như LRIT, VTS.

- Đầu tư hệ thống thông tin hỗ trợ hành hải, giám sát tàu (VTS) phục vụ

khai thác, điều hành, kiểm soát và quản lý các hương tiện hoạt động

trên biển hiện đại, đồng bộ tại các cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc

tế, cảng tổng hợp quốc gia quan trọng.

- Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin duyên hải đá ứng định

hướng hành hải điện tử (e-navigation) của tổ chức IMO nhằm cung cấp

các dịch vụ thông tin đa dạng, được chuẩn hóa giữa tàu biển với các cơ

100

quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Cảng vụ hàng hải, Hoa tiêu,

Bảo đảm an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các doanh nghiệp Cảng,

vận tải biển.

VII.1.2 Phát triển các dịch vụ thông tin trên biển

- Duy trì, bảo đảm chất lượng dịch vụ trực canh thông tin cấp cứu, khẩn

cấ , an toàn, an ninh và thông tin thông thường trên các hương thức

sóng mặt đất và vệ tinh;

- Triển khai cung cấp các dịch vụ trực canh cấp cứu mới trong lĩnh vực

thông tin vệ tinh theo định hướng của IMO;

- Triển khai cung cấp dịch vụ giám sát, theo dõi vị trí tàu; hành hải điện

tử; đá ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý nhà nước đối với hương

tiện hoạt động trên biển.

- Phát triển và cung cấp các dịch vụ thông tin duyên hải mới sử dụng

công nghệ số trên băng tần VHF/MF/HF và công nghệ vệ tinh băng

rộng.

VII.1.3 Phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao trình độ khai thác viên và kỹ thuật viên của hệ thống thông tin

duyên hải theo hướng tích cực cập nhật áp dụng công nghệ mới trong

khai thác và điều hành.

- Đào tạo trưởng ca khai thác đài loại I, II, đài vệ tinh, trạm mặt đất khu

vực (LES), trung tâm tìm kiếm, cứu nạn (LUT/MCC) đạt trình độ đá

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về thông tin duyên hải.

- Nâng cấ cơ sở vật chất và năng lực đội đội ngũ giảng viên Trung tâm

đào tạo nghiệp vụ viễn thông hàng hải phục vụ cho hoạt động đào tạo

nghiệp vụ thông tin duyên hải.

- Đào tạo và phổ cập kiến thức nghiệp vụ khai thác hệ thống thông tin

liên lạc cho người đi biển.

VII.1.4 Định hướng lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo an toàn,

an ninh và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

- Tích cực, chủ động tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của

các tổ chức quốc tế về hàng hải.

- Chủ động triển khai thực hiện các sửa đổi, bổ sung của các công ước

quốc tế về Hàng hải liên quan đến hệ thống thông tin duyên hải;

101

VII.2 Nội dung phát triển công nghệ thông tin ngành hàng hải

VII.2.1 Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin

- Nâng cấp hạ tầng mạng hiện có thành hệ thống đủ mạnh trên cơ sở

mạng băng thông rộng, làm nền tảng kết nối, tích hợp dữ liệu giữa các

hệ thống thông tin của ngành hàng hải, bảo đảm kết nối liên tục, thông

suốt với hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ,

ngành liên quan (Hải quan, Biên phòng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn) và hạ tầng công nghệ thông tin của quốc gia;

- Xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ

thông tin đá ứng thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế

một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo

khuyến nghị của Công ước Fal-65;

VII.2.2 Xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn

- Xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về hạ tầng hàng hải trên cơ sở ứng

dụng công nghệ mới, tiên tiến, đồng bộ, thống nhất bao gồm các cơ sở

dữ liệu về cảng biển, luồng hàng hải, các khu neo đậu tàu biển, cầu

cảng, nhà kho, bến bãi, hệ thống công trình phục vụ khai thác cảng, cơ

sở sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, hệ thống báo hiệu hàng hải, làm cơ

sở xây dựng các ứng dụng phần mềm trên nền tảng hệ thống thông tin

địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành;

- Chuẩn hóa, xây dựng, nâng cấp, tích hợ các cơ sở dữ liệu về tàu biển

trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến làm nền tảng thống nhất

quản lý và cập nhật thường xuyên về tàu biển;

- Chuẩn hóa, xây dựng, nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuyền viên,

hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng hải trên cơ sở ứng dụng công nghệ

mới, tiên tiến bảo đảm thống nhất thông tin về nguồn nhân lực hàng hải

từ khâu đào tạo cấp chứng chỉ đến quá trình hành nghề;

- Chuẩn hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu vận tải biển và dịch vụ hàng hải

phục vụ cho công tác dự báo, thống kê, báo cáo, kết nối giữa các cơ

quan quản lý nhà nước về hàng hải và các doanh nghiệp trong ngành

hàng hải;

- Bảo đảm liên kết cơ sở dữ liệu của ngành hàng hải với cơ sở dữ liệu của

các đơn vị liên quan như Hải quan, Kiểm dịch, Biên phòng nhằm cung

cấp dịch vụ công một cửa tại các Cảng vụ hàng hải.

VII.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Từng bước nâng cấp và hoàn thiện cổng thông tin điện tử nhằm cung

cấp các dịch vụ công, cung cấp thông tin chính thức cho doanh nghiệp,

người dân, đặc biệt khai báo thủ tục tàu ra vào cảng có kết nối liên

thông với các bộ, ngành liên quan nhằm phục vụ cơ chế hải quan một

102

cửa quốc gia, đá ứng yêu cầu cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện

thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-

65.

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành hàng

hải phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Hình thành môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng

hải, thông qua các hoạt động thúc đẩy và phát triển mạnh thương mại

điện tử, sàn giao dịch tàu biển và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hải.

- Xây dựng hộ chiếu thuyền viên điện tử phục vụ công tác quản lý thuyền

viên một cách hiệu quả, thuận tiện.

- Từng bước triển khai các hệ thống thông tin lớn, đồng bộ, thống nhất

phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp

trong ngành hàng hải theo hình thức đối tác công - tư (PPP), cho thuê

dịch vụ công nghệ thông tin.

VII.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý

- Xây dựng và triển khai văn hòng điện tử tích hợp vào cổng thông tin

điện tử ngành hàng hải nhằm trao đổi thông tin, xử lý văn bản, điều

hành tác nghiệp và quản lý công việc đối với các đơn vị thuộc ngành

hàng hải một cách thống nhất, đồng bộ, đồng thời đảm bảo điều kiện

tích hợp với hệ thống quản lý văn bản của quốc gia;

- Hoàn thiện, nâng cấp các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý,

điều hành của ngành hàng hải trên cơ sở tăng cường sử dụng phần mềm

mã nguồn mở;

- Số hóa các văn bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm và

xử lý thông tin của cán bộ, công chức, viên chức qua mạng.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tầu biển, cảng biển, luồng hàng

hải, phao, tiêu và hiển thị trực quan trên hệ thống thông tin địa lý (GIS)

phục vụ công tác điều hành, quản lý.

VII.3 Các dự án ưu tiên đầu tư

103

Bảng 5. Các dự án ưu tiên đầu tư

TT Tên chương trình, dự án Đơn vị chủ

trì Đơn vị phối hợp Nguồn vốn

Kinh phí

(tỷ

đồng)

Thời gian

thực hiện

1 Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến

mặt đất:

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ

Thông tin và Truyền

thông

Ngân sách Nhà

nước, Quỹ

VTCI và nguồn

vốn khác

332 2014 - 2020

2 Dự án đầu tư thiết lậ Đài vệ tinh mặt đất Cos as Sarsat thế

hệ mới – MEOLUT

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ

Thông tin và Truyền

thông

Ngân sách Nhà

nước 85 2016 - 2018

3 Dự án nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vệ

tinh

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ

Thông tin và Truyền

thông

Ngân sách nhà

nước và Nguồn

vốn khác

50 2016 - 2018

4 Dự án xây dựng hệ thống quản lý tàu VTS: Ưu tiên đầu tư

hệ thống VTS luồng Hải Phòng, Đà Nẵng

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ

Thông tin và Truyền

thông

(Đã được phê

duyệt theo QĐ

2987/QĐ-

BGTVT)

2014 - 2016

5 Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT trong ngành

hàng hải

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách Nhà

nước 5 2014 - 2015

6 Xây dựng, nâng cấ các dịch vụ công trực tuyến Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách nhà

nước và Nguồn

thu để lại

15 2014 - 2020

7 Nâng cấ trung tâm tích hợ dữ liệu chung của ngành Hàng

hải

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách nhà

nước, ODA,

nguồn thu để lại

và hình thức đối

20 2016 - 2020

104

tác công tư

(PPP)

8 Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý, cung cấ dịch vụ công

ngành hàng hải

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách nhà

nước, ODA,

nguồn thu để lại

và hình thức đối

tác công tư

(PPP)

80 2016 - 2020

9 Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý và

khai thác cảng biển, vận tải biển và Logistic tại Việt Nam

Bộ Giao

thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách nhà

nước và Nguồn

thu để lại

2016 - 2020

105

VII.3.1 Các dự án phát triển hệ thống TTDH:

1. Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất:

- Bao gồm:

o Thiết lập các trung tâm thu dự phòng nhằm nâng cao chất lượng

thông tin;

o Kiện toàn hạ tầng mạng kết nối nội bộ các đài thông tin duyên hải

sử dụng các công nghệ truyền dẫn cáp quang, vệ tinh,…;

o Bổ sung và phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực thông tin cho

các Đài thông tin duyên hải tại những khu vực có mật độ tàu

thuyền, lưu lượng thông tin liên lạc lớn như Đà Nẵng, Nha Trang,

Hòn Gai, Thanh Hóa, Bến Thủy, Huế, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan

Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang;

o Thiết lập mới các Đài TTDH tại Nam Định, Bến Tre, đảo Phú Quý

và khu vực quần đảo Trường Sa;

- Giai đoạn 2014-2020;

- Kinh phí: 332 tỷ đồng;

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Quỹ Viễn thông công ích Việt Nam

và Nguồn vốn khác.

2. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống MEOLUT (Đài vệ tinh mặt đất Cospas

Sarsat thế hệ mới - đã được phê duyệt theo QĐ 135/QĐ-BGTVT ngày

20/1/2011):

- Đầu tư, nâng cấ các đài thông tin vệ tinh LUT/MCC đá ứng định

hướng phát triển của các tổ chức Cospas Sarsat chuyển sang hệ thống vệ

tinh tầm trung MEOSAR và phao EPIRB thế hệ 2

- Giai đoạn: 2016-2018;

- Kinh phí: 85 tỷ đồng;

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.

3. Dự án nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vệ tinh

- Bao gồm:

+ Chuyển đổi hạ tầng trạm cổng Đài LES Hải Phòng đá ứng hệ

thống vệ tinh Inmarsat thế hệ I4, I5,…

+ Thiết lập mạng dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng trên cơ sở sử

dụng hệ thống vệ tinh Vinasat quốc gia để phát triển hệ thống thông

tin biển, đảo,…

+ Thiết lập và tích hợp các hệ thống vệ tinh khác: Thuraya, Iridium,

AIS vệ tinh,…

- Giai đoạn : 2016-2018;

106

- Kinh phí: 50 tỷ đồng;

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và Nguồn vốn khác.

+ Hạ tầng trên bờ: dự kiến xây: 21 trạm cơ sở và 8 trạm trung tâm.

4. Dự án xây dựng hệ thống quản lý tàu VTS

- (Đã được phê duyệt theo QĐ 2987/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2012 về

phát triển BĐATHHVN)

- Ưu tiên đầu tư hệ thống VTS luồng Hải Phòng, Đà Nẵng;

- Giai đoạn: 2014-2016.

VII.3.2 Các dự án liên quan đến ứng dụng CNTT ngành hàng hải:

1. Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT trong ngành hàng hải

- Nhằm phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện cơ chế hải quan

một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong

giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-65;

- Giai đoạn 2014-2015;

- Kinh phí: 5 tỷ đồng,

- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước.

2. Xây dựng, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến:

- Xây dựng, nâng cấp 03 dịch vụ công trực tuyến mức 4, các phần mềm

và ứng dụng thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế một

cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo

khuyến nghị của Công ước Fal-65.

- Giai đoạn 2014 -2015;

- Kinh phí: 15 tỷ đồng,

- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước và nguồn thu để lại.

3. Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu chung của ngành Hàng hải.

- Giai đoạn 2016-2020;

- Kinh phí: 20 tỷ đồng,

- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức

đối tác công tư (PPP).

4. Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ công ngành

hàng hải,

- Bao gồm: xây dựng phần mềm nghiệp vụ quản lý thủ tục tàu ra vào

cảng, kết nối liên thông với các bộ ngành khác, xây dựng hệ thống cung

cấp dịch vụ công, nâng cấp hoàn thiện cổng thông tin điện tử.

107

- Giai đoạn 2016 -2020;

- Kinh phí: 80 tỷ đồng;

Nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức

đối tác công tư (PPP).

5. Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý và khai thác

cảng biển, vận tải biển và Logistic tại Việt Nam:

- Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới và tình hình ứng dụng CNTT trong

trong quản lý và khai thác cảng biển, vận tải biển và Logistic tại Việt

Nam; nghiên cứu các chuẩn giao tiế điện tử ứng dụng trong giao

thương hàng hải; xây dựng chuẩn và đưa ra các khuyến nghị về việc ứng

dụng CNTT trong quản lý và khai thác cảng biển, vận tải biển và

Logistic tại Việt Nam;

108

VIII. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

VIII.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách

- Tổ chức rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải hiện

hành, hoàn thiện theo hướng hiện đại, phù hợp với các công ước, điều

ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Cập nhật và hoàn thiện Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng

nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam.

- Xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang

thiết bị thông tin an toàn cho tàu, thuyền không theo SOLAS.

- Xây dựng cơ chế chính sách quy định về đối tượng, mức và nguồn vốn

để hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ thông tin duyên hải khi đầu

tư chuyển đổi công nghệ.

- Xây dựng danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ công trực tuyến;

danh mục các phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành hàng hải.

- Sửa đổi các văn bản quy định về quản lý cảng biển, luồng hàng hải,

quản lý tàu biển, thuyền viên và các văn bản liên quan khác để đồng bộ

với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của ngành hàng hải.

VIII.2 Các giải pháp về khoa học - công nghệ

- Áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ tiên tiến trên thế giới trong hệ thống

thông tin ngành hàng hải, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn đối

với hệ thống thông tin duyên hải phù hợp với các công ước, điều ước

quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp,

ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn áp

dụng trong ngành hàng hải.

- Phát triển các hệ thống thông tin lớn trong ngành Hàng hải, áp dụng các

tiến bộ trong công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều

hành trong ngành hàng hải.

- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin

trong ngành hàng hải.

VIII.3 Các giải pháp về tài chính

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ viễn thông công

ích, nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) và các nguồn vốn

hợp pháp khác tham gia xây dựng phát triển lĩnh vực thông tin duyên

hải, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.

- Xây dựng các cơ chế huy động các nguồn vốn, các cơ chế ưu đãi khác

và sử dụng các nguồn thu của ngành để đảm bảo đầu tư cho hát triển

109

hệ thống thông tin duyên hải và ứng dụng công nghệ thông tin trong

ngành hàng hải.

- Bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai

thực hiện các dự án tại quy hoạch..

VIII.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở đào tạo

chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin hàng hải, phục vụ tốt

hơn cho công tác đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao đối với lĩnh

vực thông tin duyên hải và công nghệ thông tin ngành hàng hải.

- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho

lãnh đạo các đơn vị trong ngành hàng hải. Tập huấn nghiệp vụ, tổ chức

các khóa học quản lý, chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ ứng dụng công

nghệ thông tin và thông tin duyên hải cho đội ngũ nhân viên, cán bộ,

công chức.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, xây dựng chương trình tập huấn phổ biến

kiến thức nghiệp vụ thông tin liên lạc cho người đi biển.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức chuyên

trách về công nghệ thông tin tại các đơn vị, nhằm thu hút nguồn nhân

lực chất lượng cao.

VIII.5 Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tích cực tham gia các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo của tổ chức

hàng hải quốc tế (IMO) và các tổ chức quốc tế khác; đẩy mạnh hoạt

động hợ tác trong lĩnh vực thông tin cấp cứu, an toàn an ninh, tìm kiếm

cứu nạn hàng hải với các nước trong khu vực.

- Khảo sát và học tập mô hình phát triển mạng lưới thông tin duyên hải,

mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải đã thành

công trên thế giới.

110

IX. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Xây

dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiếc lược, việc đánh giá môi trường chiến

lược cho Quy hoạch Hệ thống thông tin duyên hải và công nghệ thông tin ngành

hàng hải thuộc nội dung đánh giá cho quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thông tin liên

lạc. Do vậy mục tiêu đánh giá chỉ liên quan đến tác động của việc xây dựng và

hoạt động của trạm phát sóng và hệ thống truyền dẫn tới sức khỏe con người và

môi trường; hướng tuyến hệ thống đường dây và tác động tới hệ sinh thái; ảnh

hưởng tới dòng chảy nước mặt hoặc ô nhiễm nước ngầm do xây dựng hệ thống

ngầm, trạm viba.

Đối với tác động của hoạt động các trạm phát sóng tới sức khoẻ con người,

hiện đã được nhiều tổ chức của thế giới nghiên cứu từ trước đây, ví dụ như:

- Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health

Orgnization): bắt đầu từ năm 1996 WHO cũng thực hiện các chương trình

nghiên cứu nhằm xác định các ảnh hưởng có thể của trường điện từ tần số vô

tuyến trong dải tần đến 300 GHz đến sức khoẻ con người và đề ra các biện pháp

hạn chế.

- Nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế về phòng chống Bức xạ phi ion hoá

(ICNIRP – International Commission on Non-ionizing Radiation Protection):

các nghiên cứu tập trung vào việc xác định ảnh hưởng và đề ra các giới hạn ảnh

hưởng cho hé , hướng dẫn tuân thủ;

- Nghiên cứu của Liên minh Viễn thông Quốc tế, lĩnh vực Viễn thông: các

nghiên cứu về ảnh hưởng của trường điện từ thuộc trách nhiệm của Nhóm

nghiên cứu số 5 (ITU-T Study Group 5). Các nghiên cứu bắt đầu được thực hiện

từ năm 1996 với mục đích hướng dẫn thực hiện để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng

trong lĩnh vực viễn thông...

Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức nêu trên, sóng điện từ tùy theo

cường độ, tần số, khoảng cách, mức độ che chắn… mà có thể có ảnh hưởng nhất

định đến sức khoẻ con người; đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng xác định

được mức độ an toàn (gọi là mức hơi nhiễm trường điện từ an toàn) đối với

khu vực sinh sống người dân, khu vực làm việc và khuyến nghị cần có các biện

pháp quản lý để đảm bảo an toàn hơn cho khu dân cư.

Kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (được đưa ra trong tài liệu - WHO Fact

sheet N0304 May 2006: Electromagnetic fields and public health – Base stations

and wireless technologies) là: “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và

các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học

thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến yếu từ các trạm thu phát

vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức

khoẻ”.

111

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn số 616/BKHCN-

KHCN ngày 20/3/2006 gửi Văn hòng Chính hủ khẳng định cho đến nay chưa

có bằng chứng khoa học cho thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây

nguy hiểm cho sức khoẻ.

Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã có

công văn số 1251/BBCVT-KHCN ngày 28/6/2006 gửi Văn hòng Chính hủ

nêu rõ kết luận của Tổ chức Y tế thế giới là chưa có bằng chứng khoa học cho

thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có tiêu chuẩn về mức giới hạn an

toàn của sóng điện từ dưới dạng bắt buộc áp dụng hoặc hướng dẫn, tự nguyện áp

dụng. Giới hạn của Uỷ ban quốc tế về phòng chống bức xạ phi ion hoá

(ICNIRP) được nhiều tổ chức khuyến nghị và nhiều nước chấp nhận. Ở Việt

Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

3718-1:2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô - Phần 1: Mức

hơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz”. Bộ Bưu chính, Viễn

thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã có Quyết định số

19/2006/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2006 quy định bắt buộc áp dụng TCVN 3718-

1:2005 đối với các trạm thu phát thông tin di động.

Hiện nay, hệ thống thu phát sóng của các đài thông tin duyên hải được đầu tư

đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Quốc tế và Việt Nam về bức xạ tần số. Việc

xây dựng các trạm thu phát sóng cũng đã được tuân thủ chặt chẽ theo các quy

định liên quan về chiều cao anten, tần số phát sóng, mức độ bức xạ điện từ đều

nằm trong giới hạn cho phép. Do vậy mức độ ảnh hưởng của các trạm thu phát

sóng của hệ thống thông tin duyên hải đối với sức khoẻ của người dân khu vực

lân cận được hạn chế tối đa. Các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng cho hệ thống

thông tin duyên hải trong quy hoạch nhằm nâng cấ các đài trạm, cũng như bổ

sung xây mới, đều được đầu tư trang thiết bị phù hợp theo các tiêu chuẩn Quốc

tế, nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường sau khi quy hoạch là không đáng kể.

Đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành hàng hải, quy hoạch tập

trung vào việc đầu tư hệ thống máy tính, thuê đường truyền, xây dựng cơ sở dữ

liệu, xây dựng các phần mềm nghiệp vụ, do vậy nội dung quy hoạch không có

hoạt động nào tác động trực tiế đến môi trường.

112

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

X.1 Bộ Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Quy

hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành các tiêu

chuẩn, quy chuẩn về chất lượng thiết bị thông tin trong ngành hàng hải

phù hợp với với sự phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế;

- Chủ trì xây dựng, sửa đổi các quy định đối với hoạt động đăng ký, đăng

kiểm các tàu vận tải, tầu công vụ, tàu hoạt động tại các tuyến nội thủy

theo hướng đảm bảo trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu theo tiêu

chuẩn hàng hải quốc tế và quy định về đăng kiểm của Việt Nam

- Chủ trì xây dựng và ban hành danh mục, lộ trình cung cấp các dịch vụ

công trực tuyến cho ngành hàng hải;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các cơ chế huy

động các nguồn vốn và sử dụng các nguồn thu của ngành để đảm bảo

đầu tư cho hát triển hệ thống thông tin duyên hải và ứng dụng công

nghệ thông tin trong ngành hàng hải;

- Chủ trì xây dựng và ban hành kế hoạch, lộ trình số hoá một số đài thông

tin duyên hải trọng điểm.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế chính

sách quy định về đối tượng, mức và nguồn vốn để hỗ trợ cho các đối

tượng sự dụng dịch vụ thông tin duyên hải khi đầu tư chuyển đổi công

nghệ tương tự sang công nghệ số;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch và dự toán ngân

sách hàng năm cho phát triển hệ thống thông tin duyên hải và ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngành hàng hải;

- Chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền cho tàu, thuyền

hoạt động trên biển các tần số phát tin dự báo thiên tai và trực canh cứu

hộ, cứu nạn của các Đài thông tin duyên hải;

X.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp, trình cấp có thẩm

quyền quyết định việc bố trí đủ vốn đầu tư hát triển từ ngân sách trung

ương cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong dự toán ngân sách

hàng năm;

113

- Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định nguồn vốn hỗ trợ

phát triển chính thức (ODA) thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì bổ sung đối tượng đầu tư cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải

và công nghệ thông tin ngành hàng hải được thực hiện đầu tư theo hình

thức đối tác công – tư (PPP).

X.3 Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp, trình cấp có thẩm

quyền quyết định việc bố trí đủ vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương

cho các dự án, nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm cho các dự

án trong quy hoạch.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo kết nối tin cậy, thông suốt hạ

tầng công nghệ thông tin của ngành với các Bộ, ngành liên quan nhằm

tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của

Công ước Fal-65 và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.

X.4 Bộ Quốc phòng

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế cung

cấp thông tin phục vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và an

toàn hàng hải;

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan Đầu tư các dự án hệ thống

công nghệ thông tin của Biên phòng phù hợ , đồng bộ với hệ thống của

toàn ngành Hàng hải.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo kết nối tin cậy, thông suốt hạ

tầng công nghệ thông tin của ngành với các Bộ, ngành liên quan nhằm

tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của

Công ước Fal-65 và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.

X.5 Bộ Y tế

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đầu tư các dự án hệ thống

công nghệ thông tin của các Trạm kiểm dịch y tế phù hợ , đồng bộ với

hệ thống của toàn ngành hàng hải.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo kết nối tin cậy, thông suốt hạ

tầng công nghệ thông tin của ngành với các Bộ, ngành liên quan nhằm

tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của

Công ước Fal-65 và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN.

X.6 Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, hướng dẫn và

tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài nguyên viễn thông đảm

bảo hoạt động hệ thống thông tin duyên hải phù hợp với điều kiện Việt

Nam và thông lệ quốc tế, ban hành quy định nhằm tăng cường kiểm tra,

kiểm soát đài vô tuyến tự phát của ngư dân;

114

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho

cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin; bồi dưỡng kiến

thức về công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cấp.

X.7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức tiếp nhận các loại thông tin liên quan để biên soạn và ra các bản

tin thông tin nghề cá cung cấ cho các đài thuộc hệ thống thông tin

duyên hải Việt Nam;

- Chủ trì việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ

thông tin liên lạc cho các thuyền viên trên các tàu cá hoạt động trên

biển.

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đầu tư các dự án hệ thống

thông tin của ngành phù hợ , đồng bộ với hệ thống của toàn ngành

Hàng hải.

X.8 Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện các mục tiêu và

nội dung của quy hoạch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền

hạn của Bộ.

X.9 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển

- Chỉ đạo các đơn trực thuộc tạo điều kiện khi triển khai xây dựng cơ sở

hạ tầng thông tin duyên hải và công nghệ thông tin ngành hàng hải tại

địa hương;

- Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn ngư dân sử dụng trang

thiết bị liên lạc, tăng cường kiểm tra kiểm soát đài vô tuyến tự phát của

ngư dân theo quy định;

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện các mục tiêu và

nội dung của Quy hoạch.

X.10 Các doanh nghiệp của ngành hàng hải

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải khi triển khai

các dự án về thông tin duyên hải và công nghệ thông tin lớn của ngành

hàng hải phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động của ngành.

115

XI. PHỤ LỤC I: CÁC NHÓM DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

XI.1 Nhóm dự án trọng điểm

TT Tên chương trình, dự án Đơn vị

chủ trì

Đơn vị phối hợp Nguồn vốn Kinh phí

(tỷ đồng)

Thời gian

thực hiện

1 Nhóm dự án nâng cấp, hoàn thiện, phát

triển hạ tầng thông tin duyên hải.

Bộ Giao thông

vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Bộ

Thông tin và Truyền

thông

Ngân sách Nhà

nước, Quỹ VTCI

và nguồn vốn khác

542 2014-2020

2

Nhóm dự án đầu tư, nâng cấp hạ tầng và

ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành

hàng hải

Bộ Giao thông

vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách Nhà

nước, nguồn thu để

lại

25 2014 - 2015

Ngân sách nhà

nước, nguồn thu để

lại, ODA và hình

thức đối tác công

tư (PPP).

186 2016 - 2020

3 Nhóm dự án đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực

Bộ Giao thông

vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách Nhà

nước nguồn thu để

lại của ngành

7 2014 -2020

4 Nhóm dự án về lĩnh vực pháp chế và hợp

tác quốc tế

Bộ Giao thông

vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư

Ngân sách Nhà

nước và nguồn thu

để lại của ngành

7 2014 -2020

Tổng 767 2014 -2020

116

XI.2 Mô tả chi tiết nhóm dự án trọng điểm:

XI.2.1 Nhóm dự án nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng mạng lưới

TTDH

Nội dung đầu tư:

- Nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vô tuyến mặt đất,

bao gồm:

+ Thiết lập các trung tâm thu dự phòng nhằm nâng cao chất lượng

thông tin;

+ Kiện toàn hạ tầng mạng kết nối nội bộ các đài thông tin duyên hải

sử dụng các công nghệ truyền dẫn cáp quang, vệ tinh,…;

+ Bổ sung và phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực thông tin cho

các Đài thông tin duyên hải tại những khu vực có mật độ tàu

thuyền, lưu lượng thông tin liên lạc lớn như Đà Nẵng, Nha Trang,

Hòn Gai, Thanh Hóa, Bến Thủy, Huế, Quy Nhơn, Phú Yên, Phan

Rang, Phan Thiết, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang;

+ Thiết lập mới các Đài TTDH tại Nam Định, Bến Tre, đảo Phú

Quý và khu vực quần đảo Trường Sa;

Kinh phí: 332 tỷ đồng; Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Quỹ Viễn thông

công ích Việt Nam và Nguồn vốn khác.

- Dự án ứng dụng công nghệ số cho hệ thống TTDH sử dụng sóng vô

tuyến mặt đất (Giai đoạn: 2017-2020):

+ Triển khai ứng dụng công nghệ số cho hệ thống TTDH đá ứng

định hướng tổ chức IMO trên các băng tần VHF/MF/HF nhằm

cung cấp các dịch vụ thông tin đa dạng, được chuẩn hóa giữa tàu

biển với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Cảng

vụ, Hoa tiêu, Bảo đảm ATHH, TKCN…, và các doanh nghiệp

Cảng, vận tải.

+ Xây dựng hạ tầng thu phát sóng sử dụng công nghệ số trên các

băng tần MF/HF, VHF tại một số đài TTDH trọng điểm.

Kinh phí: 50 tỷ đồng; Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Quỹ Viễn thông

công ích Việt Nam và Nguồn vốn khác.

- Dự án đầu tư thiết lập Đài vệ tinh mặt đất Cospas Sarsat thế hệ mới

MEOLUT (đã được phê duyệt theo QĐ 135/QĐ-BGTVT ngày 20/1/2011): Đầu

tư, nâng cấ các đài thông tin vệ tinh LUT/MCC đá ứng định hướng phát triển

của các tổ chức Cospas Sarsat chuyển sang hệ thống vệ tinh tầm trung

MEOSAR và phao EPIRB thế hệ 2 (Giai đoạn: 2016-2018). Kinh phí: 85 tỷ

đồng; Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.

- Dự án nâng cao năng lực hệ thống TTDH sử dụng sóng vệ tinh,

(Giai đoạn 2016-2018):

117

+ Chuyển đổi hạ tầng trạm cổng Đài LES Hải Phòng đá ứng hệ

thống vệ tinh Inmarsat thế hệ I4, I5,…

+ Thiết lập mạng dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng trên cơ sở sử

dụng hệ thống vệ tinh Vinasat quốc gia để phát triển hệ thống thông

tin biển, đảo,… (Giai đoạn : 2016-2018);

+ Thiết lập và tích hợp các hệ thống vệ tinh khác: Thuraya, Iridium,

AIS vệ tinh,… (Giai đoạn : 2016-2018);

Kinh phí: 50 tỷ đồng; Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và Nguồn vốn

khác.

- Dự án đầu tư thiết lập hệ thống AIS trạm bờ: Thiết lập các trạm AIS

đài bờ phủ sóng toàn bộ vùng biển Việt Nam và thực hiện kết nối, đồng bộ với

LRIT, VTS,… hục vụ công tác quản lý (Giai đoạn: 2015-2018). Kinh phí: 25

tỷ đồng; Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác.

- Dự án xây dựng Hệ thống AIS trên các báo hiệu hàng hải (Kinh phí:

362,2 tỷ đồng, đã được phê duyệt theo QĐ 2987/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2012

về phát triển BĐATHHVN), (Giai đoạn 2013-2020)

+ Dự kiến lắ đặt 1.395 thiết bị trên các đèn biển cấp I, II, III và trên

báo hiệu luồng. Trong đó:

o 109 lắ trên đèn biển được nâng cấp;

o 1286: trên luồng.

+ Hạ tầng trên bờ: dự kiến xây: 21 trạm cơ sở và 8 trạm trung tâm.

- Dự án thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT (đang

thực hiện, giai đoạn: 2011-2014); Kinh phí: 80 tỷ đồng.

- Dự án xây dựng hệ thống quản lý tàu VTS (Kinh phí: 468 tỷ đồng, đã

được phê duyệt theo QĐ 2987/QĐ-BGTVT ngày 19/11/2012 về phát triển

BĐATHHVN), (Giai đoạn 2013-2020):

+ Xây dựng 05 hệ thống tại các tuyến luồng dự kiến sau: (1) Hòn Gai – Cái

Lân; (2) Hải Phòng; (3) Đà Nẵng; (4) Dung Quất; (4) Đầm Môn; (5 )Văn

Phong; (6) Cái mép – Thị Vải; (7) Kênh tắt – Trà Vinh; (8) Sài Gòn –

Vũng Tàu (đã xây dựng)

Tổng kinh phí dự kiến: 542 tỷ đồng (không bao gồm các dự án đang được

thực hiện)

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Quỹ Viễn thông công ích Việt Nam, và các

nguồn vốn khác;

Thời gian thực hiện: 2014 - 2020

118

XI.2.2 Nhóm dự án đầu tư, nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT trong

ngành hàng hải

Nội dung đầu tư:

- Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống Công nghệ thông tin trong ngành

hàng hải phục vụ triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện cơ chế hải quan một

cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông

hàng hải theo khuyến nghị của Công ước Fal-65; (Giai đoạn 2014-2015), kinh

phí: 5 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước.

- Trang bị, nâng cấp hệ thống máy chủ, máy tính cá nhân, và các thiết bị văn

hòng khác để đá ứng yêu cầu triển khai của các ứng dụng nghiệp vụ. (Giai

đoạn 2014-2015), kinh phí: 5 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước và nguồn

thu để lại.

- Xây dựng, nâng cấp 03 dịch vụ công trực tuyến mức 4, các phần mềm và

ứng dụng thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN,

tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải theo khuyến nghị của Công

ước Fal-65 (Giai đoạn 2014 -2015), kinh phí: 15 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách

nhà nước và nguồn thu để lại.

- Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu chung của ngành Hàng hải. (Giai đoạn

2016-2020), kinh phí: 20 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA,

nguồn thu để lại và hình thức đối tác công tư (PPP).

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống hội nghị trực tuyến chất lượng cao phục vụ tất

cả các cuộc họp qua môi trường mạng trong ngành hàng hải Việt Nam với các

đơn vị trực thuộc, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành đến các đơn vị liên quan

(Giai đoạn 2016-2020), kinh phí: 6 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước và

nguồn thu để lại.

- Xây dựng và chuẩn hóa các CSDL về hạ tầng hàng hải, CSDL về tàu biển,

CSDL thuyền viên, CSDL vận tải biển và dịch vụ hàng hải nhằm phục vụ công

tác quản lý nhà nước chuyên ngành. (Giai đoạn 2016-2020), kinh phí: 30 tỷ

đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối

tác công tư (PPP).

- Đầu tư xây dựng hệ thống văn hòng điện tử tích hợp vào cổng thông tin

điện tử ngành hàng hải (Giai đoạn 2016-2020), kinh phí: 30 tỷ đồng, nguồn vốn:

ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối tác công tư (PPP).

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tầu biển, cảng biển, luồng hàng hải,

phao, tiêu và hiển thị trực quan trên hệ thống thông tin địa lý (GIS).(Giai đoạn

2016 -2020), kinh phí: 20 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA,

nguồn thu để lại và hình thức đối tác công tư (PPP).

- Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý, cung cấp dịch vụ công ngành hàng

hải, bao gồm: xây dựng phần mềm nghiệp vụ quản lý thủ tục tàu ra vào cảng, kết

119

nối liên thông với các bộ ngành khác, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công,

nâng cấp hoàn thiện cổng thông tin điện tử. (Giai đoạn 2016 -2020), kinh phí:

80 tỷ đồng, nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình

thức đối tác công tư (PPP).

- Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quản lý và khai thác cảng

biển, vận tải biển và Logistic tại Việt Nam: Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới và

tình hình ứng dụng CNTT trong trong quản lý và khai thác cảng biển, vận tải

biển và Logistic tại Việt Nam; nghiên cứu các chuẩn giao tiế điện tử ứng dụng

trong giao thương hàng hải; xây dựng chuẩn và đưa ra các khuyến nghị về việc

ứng dụng CNTT trong quản lý và khai thác cảng biển, vận tải biển và Logistic

tại Việt Nam;

Tổng kinh phí dự kiến: 211 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2014 - 2015 là: 25 tỷ đồng,.

Nguồn vốn: ngân sách nhà nước, nguồn thu để lại.

- Giai đoạn 2016 -2020 là 186 tỷ đồng

Nguồn vốn: ngân sách nhà nước, ODA, nguồn thu để lại và hình thức đối

tác công tư (PPP).

XI.2.3 Nhóm dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nội dung đầu tư:

- Xây dựng trung tâm đào tạo nghiệp vụ khai thác thông tin hàng hải. (Giai

đoạn 2014-2020)

- Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý điều hành trong lĩnh vực

hàng hải. (Giai đoạn 2014-2020)

- Đào tạo nâng cao trình độ khai thác viên và kỹ thuật viên của hệ thống

thông tin duyên hải, đá ứng được tiêu chuẩn hội nhập quốc tế. (Giai đoạn

2014-2020)

- Đào tạo cho tất cả cán bộ, công chức trong ngành hàng hải về kỹ năng sử

dụng máy tính, Internet và các phần mềm quản lý chuyên dùng. (Giai đoạn

2014-2020)

- Xây dựng chương trình đào tạo và phổ cập kiến thức nghiệp vụ khai thác hệ

thống thông tin liên lạc cho ngư dân hoạt động trên biển. (Giai đoạn 2014-2020)

Tổng kinh phí dự kiến: 7 tỷ

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và nguồn thu để lại của ngành.

Thời gian thực hiện: 2014-2020

XI.2.4 Nhóm dự án về lĩnh vực pháp chế và hợp tác quốc tế

- Chương trình xây dựng, hoàn thiện, hoàn thiện văn bản pháp luật trong lĩnh

vực thông tin liên lạc trên biển, bao gồm: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

120

trong lĩnh vực thông tin an toàn, an ninh và cứu nạn trên biển, xây dựng quy chế

phối hợp thông tin liên lạc, ban hành quy định về trang thiết bị an toàn an ninh

cho các tàu chạy tuyến thuỷ nội địa, chạy trên luồng hàng hải.(Giai đoạn 2014-

2020)

- Chương trình hợp tác quốc tế với các tổ chức liên quan, bao gồm: đăng cai

tổ chức các hội nghị hội thảo quốc tế về GMDSS, cử cán bộ tham gia làm việc

trực tiếp tại một số tổ chức quốc tế về hàng hải. (Giai đoạn 2014-2020)

- Chương trình xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật phục vụ ứng dụng

CNTT trong ngành hàng hải. (Giai đoạn 2014-2020)

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế KOICA, IMO, JICA,… về chuẩn hóa ứng

dụng CNTT trong ngành hàng hải. (Giai đoạn 2014-2020)

Tổng kinh phí dự kiến: 7 tỷ

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và nguồn thu để lại của ngành

Thời gian thực hiện: 2014-2020

121

XII. PHỤ LỤC II: BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC

NGHIỆP VỤ

(trích từ Dự thảo quy hoạch phổ tần số Việt Nam giai đoạn 2015-2020)

Tần số (kHz) Phân chia của Khu vực 3 Phân chia của Việt Nam

14-19,95 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

5.55 5.56

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

5.56

20,05-70 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

5.56 5.58

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

5.56

70-72 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải 5.57

5.59

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải 5.57

72-84 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

84-86 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải 5.57

5.59

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải 5.57

86-90 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.57

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

90-110 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.62

Cố định

5.64

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.62

5.64

110-112 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

122

Tần số (kHz) Phân chia của Khu vực 3 Phân chia của Việt Nam

112-117,6 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải

5.64 5.65

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải

5.64

117,6-126 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

126-129 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải

5.64 5.65

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

Cố định

Di động hàng hải

5.64

129-130 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG 5.60

5.64

130-135,7 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

5.64

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

5.64

135,7-137,8 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiệ dư 5.67A

5.64 5.67B

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

Nghiệ dư 5.67A

5.64 5.67B

137,8-160 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

5.64

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

5.64

285-315 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG HẢI (pha vô tuyến) 5.73

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG HẢI (pha vô tuyến) 5.73

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

123

Tần số (kHz) Phân chia của Khu vực 3 Phân chia của Việt Nam

315-325 VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG HẢI (pha vô tuyến) 5.73

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG HẢI (pha vô tuyến) 5.73

415-472 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

Vô tuyến dẫn đường hàng không 5.77

5.80

5.78 5.82

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

Vô tuyến dẫn đường hàng không 5.77

5.80

5.78 5.82

472-479 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

Nghiệ dư 5.80A

Vô tuyến dẫn đường hàng không

5.77 5.80

5.80B 5.82

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

Nghiệ dư 5.80A

Vô tuyến dẫn đường hàng không

5.77 5.80

5.80B 5.82

479-495 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

5.79A

Vô tuyến dẫn đường hàng không

5.77 5.80

5.82

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79

5.79A

Vô tuyến dẫn đường hàng không

5.77 5.80

5.82

495-505 DI ĐỘNG HÀNG HẢI

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

505-526,5 DI ĐỘNG HÀNG HẢI

5.79 5.79A 5.84

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

Di động hàng không

Di động mặt đất

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

5.79 5.79A 5.84

VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG

HÀNG KHÔNG

Di động hàng không

Di động mặt đất

2065-2107 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.105

5.106

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

5.106

2170-2173,5 DI ĐỘNG HÀNG HẢI DI ĐỘNG HÀNG HẢI

2173,5-

2190,5

DI ĐỘNG (cứu nạn và gọi)

5.108 5.109 5.110 5.111

DI ĐỘNG (cứu nạn và gọi)

5.108 5.109 5.110 5.111

2190,5-2194 DI ĐỘNG HÀNG HẢI DI ĐỘNG HÀNG HẢI

124

Tần số (kHz) Phân chia của Khu vực 3 Phân chia của Việt Nam

4000-4063 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.127

5.126

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.127

5.126

4063-4438 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79A 5.109

5.110 5.130 5.131 5.132

5.128

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.79A 5.109

5.110 5.130 5.131 5.132

5.128

6200-6525 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.130 5.132

5.137

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.130 5.132

5.137

8100-8195 CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

CỐ ĐỊNH

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

8195-8815 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

5.111

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

5.111

12230-

13200

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

16360-

17410

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.109 5.110

5.132 5.145

18780-

18900

DI ĐỘNG HÀNG HẢI DI ĐỘNG HÀNG HẢI

19680-

19800

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132

22000-

22855

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132

5.156

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132

25070-

25210

DI ĐỘNG HÀNG HẢI DI ĐỘNG HÀNG HẢI

26100-

26175

DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132 DI ĐỘNG HÀNG HẢI 5.132

156,4875-

156,5625

DI ĐỘNG HÀNG HẢI (cứu nạn và

gọi qua gọi chọn số DSC)

5.111 5.226 5.227

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

VTN5A 5.111 5.226

125

Tần số (kHz) Phân chia của Khu vực 3 Phân chia của Việt Nam

156,7625-

156,7875

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ)

5.111 5.226 5.228

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ)

5.111 5.226 5.228

156,7875-

156,8125

DI ĐỘNG HÀNG HẢI (Cứu nạn và

gọi)

5.111 5.226

DI ĐỘNG HÀNG HẢI (Cứu nạn và

gọi)

5.111 5.226

156,8125-

156,8375

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ)

5.111 5.226 5.228

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ)

5.111 5.226 5.228

161,9625-

161,9875

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động hàng không (OR) 5.228E

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ) 5.228F

5.226

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động hàng không (OR) 5.228E

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ) 5.228F

5.226

162,0125-

162,0375

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động hàng không (OR) 5.228E

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ) 5.228F

5.226

DI ĐỘNG HÀNG HẢI

Di động hàng không (OR) 5.228E

Di động qua vệ tinh (chiều từ trái

đất đến vũ trụ) 5.228F

5.226

126

XIII. PHỤ LỤC III: DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG

TRỰC TUYẾN TRONG NGÀNH HÀNG HẢI

Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải được cung cấp trực tuyến

được chia theo các cấp có thẩm quyền quyết định như sau:

1. Cục Hàng hải Việt Nam

a. Các TTHC công được cung cấp ở mức 1:

Bảng 6. Các TTHC được cung cấp ở mức 1 tại Cục Hàng hải

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức

dịch vụ

công

trực

tuyến

1 Gia hạn Giấy chứng nhận khả năng

chuyên môn hoa tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 1

2 Đổi Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa

tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 1

b. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2:

Bảng 7. Các TTHC được cung cấp ở mức 2 tại Cục Hàng hải

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức

dịch vụ

công

trực

tuyến

1 Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên

môn hoa tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

2 Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động

hoa tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

3 Gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

4 Gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

5 Cấp Giấy chứng nhận vùng hoạt động

hoa tiêu hàng hải đối với hoa tiêu hàng

hải chuyển vùng hoạt động

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

127

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức

dịch vụ

công

trực

tuyến

6 Cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng

biển

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

7 Xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận

phù hợp của cảng biển

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

8 Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo

đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối

với tổn thất ô nhiễm dầu năm 1992.

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

9 Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo

đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối

với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm

2001.

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

10 Cấ mới Hộ chiếu thuyền viên Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

11 Cấ lại Hộ chiếu thuyền viên Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

12 Cấ Giấy chứng nhận huấn luyện viên

chính

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

13 Cấ lại Giấy chứng nhận khả năng

chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấ

Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy

chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy

chứng nhận huấn luyện viên chính

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

14 Cấ Giấy công nhận Giấy chứng nhận

khả năng chuyên môn

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

15 Đề nghị thiết lậ kết cấu hạ tầng cảng

biển tạm thời

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

16 Tàu thuyền nước ngoài đến cảng để thực

hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa

học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

128

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức

dịch vụ

công

trực

tuyến

chìm đắm, lai dắt hỗ trợ trong vùng nước

cảng biển, huấn luyện, văn hóa, thể thao,

xây dựng công trình biển, khảo sát, thăm

dò, khai thác tài nguyên và các hoạt

động khác về môi trường trong vùng

biển Việt Nam

17 Cấ Giấy chứng nhận khả năng chuyên

môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca,

thợ kỹ thuật điện

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

18 Công bố đóng bến cảng, cầu cảng, bến

hao và khu nước, vùng nước

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

19 Cấ Giấy xác nhận việc cấ Giấy chứng

nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS

hạng tổng quát (GOC), Giấy chứng nhận

vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn

chế (ROC) và Giấy chứng nhận huấn

luyện nghiệ vụ đặc biệt

(GCNHLNVĐB)

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

20 Phê duyệt danh sách học viên tham dự

khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng

nghiệ vụ; dự thi sỹ quan, thuyền

trưởng, máy trưởng và cấ Giấy chứng

nhận khả năng chuyên môn sỹ quan,

thuyền trưởng, máy trưởng

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

21 Trả lời về sự hù hợ quy hoạch cảng

biển

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

22 Công bố mở bến cảng, cầu cảng và các

khu nước, vùng nước

Cục Hàng hải

Việt Nam

Hàng hải 2

2. Chi Cục hàng hải

a. Các TTHC công được cung cấp ở mức 1:

Bảng 8. Các TTHC công được cung cấp ở mức 1 tại các Chi cục Hàng hải

129

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức dịch

vụ công

trực tuyến

1 Cấp Sổ thuyền viên Chi Cục Hàng hải Hàng hải 1

b. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2:

Bảng 9. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Chi cục Hàng hải

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức dịch

vụ công

trực tuyến

1 Đăng ký thay đổi tên chủ tàu biển Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

2 Đăng ký tàu biển Việt Nam Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

3 Đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

4 Đăng ký lại tàu biển Việt Nam Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

5 Đăng ký thay đổi tên tàu biển Việt Nam Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

6 Đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

7 Đăng ký thay đổi kết cấu và thông số kỹ

thuật tàu biển

Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

8 Đăng ký thay đổi cơ quan đăng ký tàu

biển khu vực

Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

9 Đăng ký thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu

biển Việt Nam

Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

10 Đăng ký tạm thời tàu biển mang cờ quốc

tịch Việt Nam

Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

11 Đăng ký tàu biển Việt Nam đang đóng Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

12 Đăng ký tàu biển Việt Nam loại nhỏ Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

13 Xoá đăng ký tàu biển Việt Nam Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

130

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức dịch

vụ công

trực tuyến

14 Cấp Sổ thuyền viên. Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

15 Cấp lại Sổ thuyền viên Chi Cục Hàng hải Hàng hải 2

3. Các Cảng vụ

a. Các TTHC được cung cấp ở mức 2 tại các Cảng vụ bao gồm:

Bảng 10. Các TTHC công được cung cấp ở mức 2 tại các Cảng vụ Hàng hải

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức dịch

vụ công

trực tuyến

1 Thẩm định, phê duyệt Đánh giá an ninh

cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 2

2 Phê duyệt hương án bảo đảm an toàn

hàng hải

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 2

b. Các TTHC được cung cấp ở mức 3 tại các Cảng vụ:

Bảng 11. Các TTHC công được cung cấp ở mức 3 tại các Cảng vụ Hàng hải

TT Tên thủ tục Cơ quan có thẩm

quyền quyết định

Lĩnh vực

thống kê

Mức dịch

vụ công

trực tuyến

1 Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội

địa vào cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 3

2 Tàu thuyền nhập cảnh tại cảng dầu khí

ngoài khơi

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 3

3 Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước

ngoài nhập cảnh

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 2

4 Tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội

địa rời cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 2

5 Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước

ngoài xuất cảnh

Cảng vụ Hàng hải Hàng hải 2

131

XIV. PHỤ LỤC IV: BẢNG KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC CNTT

NGÀNH HÀNG HẢI

1. Nguồn nhân lực CNTT tại cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải

Bảng 12. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các Cảng vụ

STT

Đơn vị

Cán bộ phụ trách

CNTT

Cán bộ kiêm nhiệm

phụ trách CNTT

Số

lượng

Trình độ Số

lượng Trình độ Đại

học

Cao

đẳng

1 Cảng vụ hàng hải Mỹ Tho 0 1 Cao đẳng

2 Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa 1 Cử

nhân 1 Kỹ thuật viên

3 Cảng vụ hàng hải Nghệ An 0 1 Kỹ thuật viên

4 Cảng vụ hàng hải Quảng Nam 1 Cử

nhân 0

5 Cảng vụ hàng hải Đồng Tháp 0 2 Đại học

6 Cảng vụ hàng hải Thái Bình 0 0

7 Cảng vụ hàng hải Đồng Nai 0 1

8 Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế 0 2 Đại học, Cao

đẳng

9 Cảng vụ hàng hải Quảng Trị 1 Cử

nhân 0

10 Cảng vụ hàng hải Quảng Bình 0 1

11 Cảng vụ hàng hải Nam Định 0 1 Đại học

13 Cảng vụ hàng hải Kiên Giang 1

14 Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn 0 1 Trình độ vi

tính B

15 Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu 0 có

16 Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng 0 1 Trung cấp

17 Cảng vụ hàng hải thành phố Hồ

Chí Minh 1

Cử

nhân 0

2. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp ngành hàng hải

Bảng 13. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải

STT Đơn vị Cán bộ phụ trách CNTT Cán bộ kiêm nhiệm phụ

trách CNTT

132

Số

lượng

Trình độ

Số

lượng

Trình độ

Đại học Cao

đẳng Đại học

Cao

đẳng,

chuyên

nghiệp

1 Công ty vận tải hàng công

nghê cao tại Hải Phòng 1 Cử nhân 1 Cử nhân

2 Công ty cổ phần vận tải

Biển Bắc 1 Cử nhân 0

3 Công ty CP vận tải biển

Việt Nam 3 Đại học 0

Bảng 14. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển

STT Đơn vị

Cán bộ phụ trách CNTT Cán bộ kiêm nhiệm phụ

trách CNTT

Số

lượng

Trình độ

Số

lượng

Trình độ

Đại học Cao

đẳng Đại học

Cao

đẳng,

chuyên

nghiệp

1 Công ty TNHH Cảng Hải

An 3 Kỹ sư

2 Công tyTNHH MTV Cảng

Nghệ Tĩnh 0 0

3 Công ty CP Cảng Đoạn Xá 0 3 Đại học

4 Công ty CP Container Việt

Nam 4 Cử nhân

5 Công ty liên doanh Bông

Sen 2 Cử nhân

6 Công ty liên doanh phát

triển tiếp vận số 1 4+3

Đại học,

trung cấp 0

133

XV. PHỤ LỤC V: BẢNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG HẢI

Bảng 15. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp vận tải và dịch vụ hàng hải

STT Đơn vị

Máy chủ

Số lượng Mục đích sử dụng

1 Công ty vận tải hàng công nghê

cao tại Hải Phòng 1 Quản lý khai thác tàu, bãi, logistics

2 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 2 Mail và phần mềm kế toán

3 Công ty CP vận tải biển Việt Nam 3 ISA, OC, Server cho các phần mềm

ứng dụng

Bảng 16. Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các doanh nghiệp cảng biển

STT Đơn vị Máy chủ

Số lượng Mục đích sử dụng

1 Công ty TNHH Cảng Hải An 3 Lưu trữ dữ liệu quản lý điều hành

khai thác cảng

2 Công tyTNHH MTV Cảng Nghệ

Tĩnh 3 Kết nối mạng internet, mạng LAN

3 Công ty CP Cảng Đoạn Xá 1 Chạy CSDL, phần mềm quản lý

container

4 Cảng Hải Phòng 11 Quản lý điều hành

5 Công tyTNHH MTV Cảng Quảng

Ninh 1 Quản lý điều hành

6 Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng

Việt - Lào (VLP) 1 Quản lý, khai thác, lưu trữ,

7 Công ty TNHH MTV Cảng Đà

Nẳng 1

Chạy CSDL, phần mềm quản lý

container

8 Công ty TNHH MTV Cảng Quy

Nhơn 1 Quản lý điều hành

9 Cty TNHH Một Thành Viên Cảng

Nha Trang 1 Quản lý nghiệp vụ, điều hành

10 Công ty TNHH MTV Cảng Sài

Gòn 1 Quán lý điều hành khai thác cảng

11 Công ty CP Container Việt Nam 2 Cài đặt phần mềm chuyên dụng

12 Công ty liên doanh Bông Sen 2+1 2 CSDL + 1 tường lửa

134

13 Công ty liên doanh phát triển tiếp

vận số 1 3

Chạy các ứng dụng phục vụ công

tác của Cảng

Bảng 17. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp vận tải và dịch

vụ hàng hải

STT Đơn vị

Phần mềm nghiệp vụ phục vụ

quản lý điều hành dùng riêng

tại đơn vị

1 Công ty vận tải hàng công nghệ cao tại Hải

Phòng Có

2 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Không

3 Công ty CP vận tải biển Việt Nam Không

Bảng 18. Hiện trạng ứng dụng phần mềm trong quản lý tại các doanh nghiệp cảng biển

STT Đơn vị Phần mềm nghiệp vụ phục vụ quản

lý điều hành dùng riêng tại đơn vị

1 Công ty TNHH Cảng Hải An Có

2 Công tyTNHH MTV Cảng Nghệ Tĩnh Không

3 Công ty CP Cảng Đoạn Xá Có

4 Cảng Hải Phòng Có

5 Công tyTNHH MTV Cảng Quảng Ninh Có

6 Công ty cổ phần Cảng Vũng Áng Việt -

Lào (VLP) Có

7 Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẳng Có

8 Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn Có

9 Cty TNHH MTV Cảng Nha Trang Có

10 Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn Có

11 Công ty CP Container Việt Nam Có

12 Công ty liên doanh Bông Sen Có

13 Công ty liên doanh phát triển tiếp vận số

1 Có