24
Bài 4: Kế toán các khon phi thu ACC301_Bai4_v2.0013107203 65 BÀI 4: KTOÁN CÁC KHON PHI THU Ni dung Kế toán các khon phi thu. Kế toán các khon ng trước. Kế toán dphòng phi thu khó đòi. Gii thiu Mc tiêu Bài này shướng dn bn nguyên tc và phương pháp kế toán ca đối tượng kế toán khon phi thu. Các khon phi thu là khon phát sinh trong quan hthương mi, thanh toán, tài chính và là mt bphn thuc tài sn lưu động bchiếm dng tm thi (như các khon nca khách hàng, các khon chi h, giá trtài sn thuế chưa xlý…). Vì vy, cn phân loi ghi chép chi tiết, qun lý cht chđể thu hi đúng hn và nếu có ththì thu hi trước hn để phòng nga ri ro nkhó đòi. Cui niên độ, kế toán tiến hành đối chiếu công n, kim tra các khon phi thu. Nếu có các khon phi thu đã quá hn và các khon phi thu chưa đến hn nhưng có đủ bng chng là mt khon ri ro khó đòi thì tiến hành lp dphòng để phòng nga ri ro. Theo chế độ kế toán, các khon phi thu được phân loi thành: o Phi thu khách hàng o Phi thu ni b Phi thu khác Thi lượng hc 7 tiết. Hc xong bài này, các bn s: Nm được ni dung các khon phi thu và các khon ng trước trong doanh nghip. Trình tghi scác nghip vliên quan ti khon phi thu ca khách hàng, thuế GTGT được khu tr, các khon phi thu khác, các khon tm ng cho công nhân viên, các khon chi phí trtrước, cm c, ký cược, ký qu. Nguyên tc và phương pháp lp dphòng các khon phi thu khó đòi.

BÀI 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 65

BÀI 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Nội dung

Kế toán các khoản phải thu.

Kế toán các khoản ứng trước.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi.

Giới thiệu Mục tiêu

Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán của đối tượng kế toán khoản phải thu.

Các khoản phải thu là khoản phát sinh trong quan hệ thương mại, thanh toán, tài chính và là một bộ phận thuộc tài sản lưu động bị chiếm dụng tạm thời (như các khoản nợ của khách hàng, các khoản chi hộ, giá trị tài sản thuế chưa xử lý…). Vì vậy, cần phân loại ghi chép chi tiết, quản lý chặt chẽ để thu hồi đúng hạn và nếu có thể thì thu hồi trước hạn để phòng ngừa rủi ro nợ khó đòi.

Cuối niên độ, kế toán tiến hành đối chiếu công nợ, kiểm tra các khoản phải thu. Nếu có các khoản phải thu đã quá hạn và các khoản phải thu chưa đến hạn nhưng có đủ bằng chứng là một khoản rủi ro khó đòi thì tiến hành lập dự phòng để phòng ngừa rủi ro.

Theo chế độ kế toán, các khoản phải thu được phân loại thành:

o Phải thu khách hàng

o Phải thu nội bộ

Phải thu khác

Thời lượng học

7 tiết.

Học xong bài này, các bạn sẽ:

Nắm được nội dung các khoản phải thu và các khoản ứng trước trong doanh nghiệp.

Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan tới khoản phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, các khoản phải thu khác, các khoản tạm ứng cho công nhân viên, các khoản chi phí trả trước, cầm cố, ký cược, ký quỹ.

Nguyên tắc và phương pháp lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

66 ACC301_Bai4_v2.0013107203

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống

Maritime Bank đáp ứng nhu cầu vay vốn của Quý khách hàng để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và đầu tư phát triển,… với hình thức cho vay linh hoạt, thủ tục đơn giản và đặc biệt không cần tài sản bảo đảm. Vì vậy mà nhu cầu về tính thanh

khoản của vốn tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Do các doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm nhưng lại cần vốn lưu động phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Với sản phẩm cho vay các khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ được Maritime Bank ứng trước

một khoản tiền dựa trên giá trị khoản phải thu.

Câu hỏi

Vậy thế nào là khoản phải thu mà ngân hàng có thể cho vay?

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 67

4.1. Kế toán các khoản phải thu

4.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản phải thu phát sinh khi

doanh nghiệp đã cung cấp thành phẩm, hàng hóa và

dịch vụ, đã được khách hàng chấp nhận thanh toán

nhưng chưa thu được tiền.

Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi đến từng khách hàng về

số tiền phải thu, đã thu, được ứng trước và còn phải thu.

Cuối niên độ kế toán, kế toán kiểm tra công nợ của

từng khách hàng, nếu có những khoản nợ quá hạn hoặc chưa đến hạn mà khách hàng

gặp khó khăn về tài chính như phá sản, giải thể thì kế toán cần tính toán để lập dự

phòng, nhằm phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

4.1.1.1. Chứng từ kế toán

Các nghiệp vụ phát sinh các khoản phải thu đều được theo dõi qua chứng từ kế toán gốc.

Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTGT-3LL)

Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu số 02GTGT-3LL)

Phiếu thu (có thể có)

Khi phát sinh khoản phải thu, trên chứng từ kế toán gốc sẽ ghi rõ số tiền phải thu. Nếu

khách hàng trả thì sẽ giảm khoản phải thu của khách hàng đó, nhiều doanh nghiệp

thường dùng phiếu thu để ghi nhận nghiệp vụ này.

4.1.1.2. Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán các khoản phải thu khách hàng là tài khoản kế

toán 131 (được chi tiết đến từng đối tượng)

Kết cấu của tài khoản kế toán 131 được trình bày trong sơ đồ 4.1 dưới đây:

Tài khoản 131

SDĐK SDĐK

- Số tiền phải thu khách hàng phát sinh trong kỳ.

- Số tiền chi hộ hoặc tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Số tiền điều chỉnh chênh lệch tỷ giá tăng về số dư phải thu bằng ngoại tệ.

- Số tiền giảm giá và chiết khấu thanh toán cho các khách hàng.

- Bù trừ công nợ.

- Số tiền đã thu của khách hàng (kể cả ứng trước).

- Số tiền điều chỉnh chênh lệch tỷ giá giảm về số dư phải thu bằng ngoại tệ cuối kỳ.

- Nợ khó đòi đã xử lý.

SDCK:

Số tiền còn phải thu của khách hàng.

SDCK:

Số tiền được khách hàng ứng trước.

Sơ đồ 4.1: Kết cấu của tài khoản kế toán 131 “Phải thu của khách hàng”

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

68 ACC301_Bai4_v2.0013107203

Chú ý

Trên Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) cần tổng hợp và tách riêng tổng số tiền phải thu khách hàng (số dư nợ) và tổng số tiền các khách hàng ứng trước (số dư có).

4.1.1.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán các khoản phải thu khách hàng

(1) Bán hàng và một số hoạt động khác như: thanh lý TSCĐ, chưa thu tiền… kế toán ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 511: Doanh thu từ bán hàng

Có TK 711: Doanh thu từ các hoạt động khác

Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp

(2) Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:

Nợ TK 531, 532: Các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 333: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

(3) Chi hộ khách hàng hoặc trả lại tiền thừa cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 111, 112, 113 ,...

(4) Khách hàng trả tiền, bù trừ công nợ với số phải thu trước đó, kế toán ghi:

Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp, khách hàng

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

(5) Hạch toán số tiền đã thu trong khoản phải thu của khách hàng (kể cả số tiền ứng

trước), kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 113: Phương thức trả tiền tương ứng

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

(6) Khoản nợ khó đòi đã xử lý vào chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

(7) Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ:

(7a) Điều chỉnh tăng, kế toán ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái

Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

(7b) Điều chỉnh giảm, kế toán ghi:

Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nợ TK 635

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 69

TK 111, 112, 113

Bán hàng chưa thu tiền

TK 511, 711,721 TK 131 TK 531, 532

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

Thuế VAT

(2)

(1)Thuế VAT

phải nộp

TK 33311

TK 111, 112, 113

(3) Số tiền chi hộ, trả lại

tiền thừa cho khách hàng

(4) Bù trừ công nợ

(5) Số tiền đã thu của KH

(Kể cả ứng trước)

(6) Nợ khó đòi đã xử lý

(7a) Cuối kỳ điều chỉnh (7b) Cuối kỳ điều chỉnh

TK 331

TK 642

TK 413

TK 413

TK 33311

Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm

TK 111, 112, 113

Bán hàng chưa thu tiền

TK 511, 711,721 TK 131 TK 531, 532

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

Thuế VAT

(2)

(1)Thuế VAT

phải nộp

TK 33311

TK 111, 112, 113

(3) Số tiền chi hộ, trả lại

tiền thừa cho khách hàng

(4) Bù trừ công nợ

(5) Số tiền đã thu của KH

(Kể cả ứng trước)

(6) Nợ khó đòi đã xử lý

(7a) Cuối kỳ điều chỉnh (7b) Cuối kỳ điều chỉnh

TK 331

TK 642

TK 413

TK 413

TK 33311

Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm

Sơ đồ 4.2: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến khoản phải thu khách hàng

Ví dụ ( ĐVT: Nghìn đồng )

Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:

(1) Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu sau: Xuất kho thành phẩm bán chịu

cho doanh nghiệp B với giá trị xuất kho 45.000. Giá bán (bao gồm cả thuế GTGT

10%) là 66.000

(2) Doanh nghiệp B trả lại 1/10 số hàng trên vì kém phẩm chất và thanh toán bằng tiền

mặt số thực mua.

Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (ĐVT: Nghìn đồng)

(1) Xuất kho bán hàng chưa thu tiền:

Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: 45.000

Có TK 155: 45.000

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

70 ACC301_Bai4_v2.0013107203

Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131 (B): 66.000

Có TK 511: 60.000

Có TK 3331: 6.000

(2) Phát sinh khoản hàng bán bị trả lại:

Nhập kho số thành phẩm bị trả lại:

Nợ TK 155: 4.500

Có TK 632: 4.500

Giảm phải thu về hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 531: 6.000

Nợ TK 3331: 600

Có TK 131 (B): 6.600

4.1.1.4. Sổ kế toán

Kế toán theo dõi các khoản phải thu khách hàng trên các loại sổ sau:

Kế toán chi tiết: Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) (mẫu số S31-

DN), nếu có nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì dùng sổ chi tiết thanh toán với

người mua (người bán) bằng ngoại tệ (S32-DN).

Kế toán tổng hợp: Căn cứ theo trình tự phát sinh của các nghiệp vụ, kế toán ghi

chép các khoản nợ phải thu và số tồn quỹ cuối ngày trên sổ nhật ký thu tiền (mẫu

số S03a1-DN), sổ nhật ký bán hàng (mẫu số S03a4-DN).

4.1.2. Kế toán thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ

Thuế GTGT là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của vật tư, hàng hóa trong các quá

trình vận động từ sản xuất đến tiêu dùng.

Thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ.

4.1.2.1. Chứng từ kế toán Chứng từ sử dụng trong kế toán thuế GTGT được khấu trừ là: Hóa đơn GTGT (mẫu

số 01GTGT-3LL).

4.1.2.2. Tài khoản kế toán Khi kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thì dùng TK 133 để phản ánh các

nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản 133 hiện có 2 tài khoản cấp 2 là:

TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

Nội dung của tài khoản 133 được thể hiện trên sơ đồ 4.3 như sau:

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 71

Tài khoản 133

SDĐK:

- Số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ. - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ. Số thuế GTGT được hoàn trả.

- Số thuế GTGT đầu vào về hàng mua trả lại người bán.

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vì không đúng đối tượng.

SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.

Sơ đồ 4.3: Kết cấu của tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”

4.1.2.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ

(1) Khi mua vật tư, hàng hóa và tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh

doanh, chịu thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 156, 211, 213: Vật tư hàng hoá, TSCĐ tương ứng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,…: Phương thức trả tiền tương ứng

(2) Khi mua vật tư, hàng hóa dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế

GTGT khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241: Chi phí liên quan đến vật tư, hàng hóa mua về

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có 111, 112, 331,…: Phương thức trả tiền tương ứng

(3) Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng không qua nhập kho, công ty

thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,…: Phương thức trả tiền tương ứng

(4) Khi trả lại hàng hóa cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 331,…: Phương thức trả tiền tương ứng

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 152, 153,…: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa trả lại

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

72 ACC301_Bai4_v2.0013107203

TK 111, 112, 331TK 111, 112, 331 TK 133

Mua vật tư, TSCĐ vào SXCD Trả lại hàng cho người bán

TK 152, 153TK 152, 156, 211, 213,…

TK 621, 627, 641, 642, 241,…

TK 111, 112, 331

TK 111, 112, 331

TK 632

Mua hàng hóa bán ngay

Mua vật tư hàng hóa dùng ngay

(3)

(2)

(1)

(4)

TK 111, 112, 331TK 111, 112, 331 TK 133

Mua vật tư, TSCĐ vào SXCD Trả lại hàng cho người bán

TK 152, 153TK 152, 156, 211, 213,…

TK 621, 627, 641, 642, 241,…

TK 111, 112, 331

TK 111, 112, 331

TK 632

Mua hàng hóa bán ngay

Mua vật tư hàng hóa dùng ngay

(3)

(2)

(1)

(4)

TK 111, 112, 331 TK 133

Mua vật tư, TSCĐ vào SXCD Trả lại hàng cho người bán

TK 152, 153TK 152, 156, 211, 213,…

TK 621, 627, 641, 642, 241,…

TK 111, 112, 331

TK 111, 112, 331

TK 632

Mua hàng hóa bán ngay

Mua vật tư hàng hóa dùng ngay

(3)

(2)

(1)

(4)

Sơ đồ 4.4: Trinh tự ghi sổ một nghiệp vụ kế toán liên quan đến hạch toán thuế GTGT được khấu trừ

Ghi nhớ

Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT

đầu ra, kế toán ghi:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Nếu doanh nghiệp được hoàn trả thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Phương thức trả tiền tương ứng

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Nếu doanh nghiệp phải nộp thuế sau khi khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112: Phương thức trả tiền tương ứng

Ví dụ (ĐVT: nghìn đồng)

(1) Công ty A trong kỳ có nhận được hoá đơn GTGT của người bán, giá mua chưa thuế 25.000 (thuế GTGT 10%) nhưng hàng mua chưa về.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 151: 25.000

Nợ TK 1331: 2.500

Có TK 331: 27.500

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 73

(2) Công ty B trong kỳ mua nguyên vật liệu bằng tiền tạm ứng với giá mua chưa thuế là 50.000 (GTGT 10%) nhưng khi nhập kho, vật liệu thiếu trị giá 5.000 chưa rõ

nguyên nhân.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 152: 45.000

Nợ TK 1381: 5.000

Nợ TK 1331: 5.000

Có TK 141: 55.000

4.1.2.4. Sổ kế toán

Khi theo dõi thuế GTGT kế toán sử dụng các loại sổ chi tiết như sau:

Sổ theo dõi thuế GTGT (mẫu số S61- DN)

Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoàn lại (mẫu số S62-DN)

Sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được miễn giảm (mẫu số S63-DN)

Báo cáo thuế GTGT bao gồm:

Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01/KHBS)

Tờ khai thuế giá trị gia tăng (mẫu số 01-GTGT)

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT)

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT)

Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (mẫu số 02A/GTGT)

Bảng tổng hợp thuế giá trị gia tăng theo bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01-3/GTGT)

Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong năm (mẫu số 01-4A/GTGT)

Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm (mẫu số 01-4B/GTGT)

Bảng kê số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh (mẫu số 01-5/GTGT)

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (mẫu số BC-26/HĐ)

4.1.3. Kế toán các khoản phải thu nội bộ

Phải thu nội bộ là các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ thương mại, tài chính giữa các đơn vị cấp trên, cấp dưới, thành viên trong tổng công ty, tập đoàn kinh tế, liên hiệp xí nghiệp.

CHÚ Ý

Kế toán mở sổ chi tiết phải thu nội bộ và phải trả nội bộ đến từng đối tượng thường xuyên hoặc định kỳ đối chiếu công nợ và thanh quyết toán giữa các đơn vị với nhau.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

74 ACC301_Bai4_v2.0013107203

4.1.3.1. Chứng từ kế toán

Chứng từ sử dụng trong kế toán các khoản phải thu nội bộ là các chứng từ kế toán liên quan đến thu, chi, thanh toán bù trừ trong nội bộ như:

Phiếu thanh toán nội bộ.

Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05-TT).

Tùy theo từng doanh nghiệp sử dụng các mẫu khác nhau.

4.1.3.2. Tài khoản kế toán

Để kế toán các khoản phải thu nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 136.

Kết cấu của tài khoản 136 được thể hiện trên sơ đồ 4.5 như sau: Tài khoản 136

SDĐK:

- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới. - Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới. - Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, đơn vị cấp dưới phải nộp. - Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, cấp trên giao xuống. - Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ.

- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên. - Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí đã cấp, đã sử dụng. - Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ. - Bù trừ phải thu và phải trả trong nội bộ.

SDCK: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.

Sơ đồ 4.5: Kết cấu của tài khoản 136 “Phải thu nội bộ”

Tài khoản 136 có các tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc.

Tài khoản 1368: Phải thu khác: Nội bộ trong các đơn vị hạch toán độc lập.

4.1.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến kế toán phải thu nội bộ:

(1) Cấp vốn, kinh phí cho các đơn vị cấp dưới:

(1a) Cấp trên, kế toán ghi:

Nợ TK 136: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

Có TK 111, 112, 152, 153, 211, ...: Các hình thức cấp vốn

(1b) Cấp dưới, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,.. : Vốn được cấp

Có TK 411, 441,…: Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

(2) Nhận tiền trả vốn, kinh phí của các đơn vị cấp dưới

(2a) Cấp trên, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 211, 213,…: Theo hình thức trả

Có TK 1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

(2b) Cấp dưới, kế toán ghi:

Nợ TK 411, 441,…: Nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn xây dựng cơ bản

Có TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,..: Theo hình thức cấp vốn

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 75

(3) Phát sinh các khoản thu hộ

(3a) Đơn vị thu hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 336: Phải trả nội bộ

(3b) Đơn vị nhờ thu, kế toán ghi:

Nợ TK 136

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 511: Doanh thu bán hàng

(4) Thanh toán tiền thu hộ

(4a) Đơn vị thu hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 336

Có TK 111, 112

(4b) Đơn vị nhờ thu, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 136: Khoản phải thu nội bộ đã thu được

(5) Phát sinh các khoản chi hộ trong các đơn vị nội bộ

(5a) Đơn vị chi hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 136: Phải thu nội bộ

Có TK 111, 112: Các loại tiền chi hộ do yêu cầu

(5b) Đơn vị nhờ chi, kế toán ghi:

Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp

Nợ TK 311: Vay ngắn hạn

Có TK 336: Phải trả nội bộ

(6) Hai bên thanh toán các khoản chi hộ

(6a) Đơn vị chi hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 136: Phải thu nội bộ

(6b) Đơn vị nhờ chi, kế toán ghi:

Nợ TK 336: Phải trả nội bộ

Có TK 111, 112

(7) Đơn vị cấp dưới nộp cho đơn vị cấp trên các khoản ngoài vốn theo quy chế tài chính nội bộ như kinh phí quản lý, trích các quỹ,…

(7a) Cấp trên, kế toán ghi:

Nợ TK 136: Phải thu nội bộ

Có TK 461: Nguồn kinh phí sự nghiệp

Có TK 414: Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 415: Quỹ dự phòng tài chính

Có TK 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

(7b) Cấp dưới, kế toán ghi:

Nợ TK 642, 414, 415, 431

Có TK 336: Phải trả nội bộ

Cấp trên - Cấp dưới

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

76 ACC301_Bai4_v2.0013107203

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:

(1) Tổng công ty X trong kỳ có các tài liệu như sau. Cấp vốn kinh doanh cho công ty A số tiền 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng.

Tại Tổng công ty X, kế toán định khoản:

Nợ TK 1361 (A): 50.000

Có TK 112: 50.000

Tại công ty A, kế toán định khoản:

Nợ TK 112: 50.000

Có TK 411 (X): 50.000

(2) Công ty A và công ty B là 2 công ty thành viên trong tổng công ty X. Công ty A tiến hành nộp hộ công ty B lên tổng công ty số tiền 10.000 bằng tiền mặt.

Tại công ty A, kế toán định khoản:

Nợ TK 136 (B): 10.000

Có TK 111: 10.000

Tại công ty B, kế toán định khoản:

Nợ TK 336 (X): 10.000

Có TK 336 (A): 10.000

4.1.4. Kế toán các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu khác là các khoản phải thu ngoài các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thuế GTGT.

4.1.4.1. Chứng từ kế toán

Bao gồm các chứng từ kế toán về các khoản phải thu khác như: Giấy báo nợ, phiếu chi, bảng lương,...

4.1.4.2. Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng TK 138 để phản ánh các khoản phải thu khác.

Tài khoản 138 có các tài khoản cấp 3 sau:

TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

TK 1385: Phải thu về cổ phần hóa

TK 1388: Phải thu khác

Kết cấu tài khoản 138 được thể hiện trên sơ đồ 4.6 như sau:

Tài khoản 138

SDĐK: - Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý. - Các khoản phải thu khác phát sinh trong kỳ.

- Tài sản thiếu đã xử lý. - Phải thu khác đã thu được. - Phải thu khác đã xử lý.

SDCK: Tài sản thiếu chờ xử lý và phải thu khác hiện có.

Sơ đồ 4.6: Kết cấu của tài khoản 138 “Phải thu khác”

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 77

4.1.4.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan kế toán các khoản phải thu khác.

(1) Khi kiểm kê phát hiện tài sản thiếu nhưng chưa rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý của cấp trên, kế toán ghi:

Nợ TK 138: Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý

Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn của TSCĐ thiếu

Có TK 211, 111, 152, 155,…: Giá trị các loại tài sản thiếu

(2) Khi đã có quyết định xử lý, căn cứ vào biên bản xử lý, kế toán ghi:

Nợ TK 1388: Yêu cầu người có lỗi phải bồi thường

Nợ TK 415: Bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính

Nợ TK 811: Tính vào chi phí bất thường

Có TK 1381: Giá trị tài sản thiếu được xử lý

(3) Khi phát sinh các khoản phải thu khác như tiền bồi thường tài sản thiếu hoặc hư hỏng, chi tiền nhà, tiền nước cho công nhân viên, phạt bồi thường của nhân viên,.. kế toán ghi:

Nợ TK 1388: Yêu cầu người có lỗi phải bồi thường

Có TK 111, 152, 154,…:Phải thu tiền bồi thường tài sản thiếu

Có TK 111, 112: Chi hộ tiền nhà, tiền điện nước cho công nhân viên

Có TK 711: Phải thu tiền phạt, tiền bồi thường

Có TK 1381: Tài sản thiếu yêu cầu người phạm lỗi bồi thường

Có TK 515: Thu nhập hoạt động tài chính chưa nhận

(4) Khi thu được các khoản phải thu khác, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 334,…: Theo hình thức thu thực tế

Có TK 1388

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

(1) Tại công ty A trong kỳ có các tài liệu sau. Vào thời điểm ngày 31/01/2008 có kết quả kiểm kê quỹ như sau: Tiền mặt tồn quỹ thực tế là 155.000. Số dư tài khoản tiền mặt là 152.000, số thiếu hụt 3.000 được thủ quỹ xác nhận bồi thường.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 1388: 3.000

Có TK 111: 3.000

(2) Doanh nghiệp B trong kỳ có các tài liệu sau: Mua nguyên vật liệu nhập kho với giá mua là 44.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%) đã trả bằng tiền gửi ngân hàng nhưng khi nhập kho, thiếu 5.000 nhưng chưa rõ nguyên nhân nên chưa đưa ra quyết định xử lý.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 152: 35.000

Nợ TK 1381: 5.000

Nợ TK 1331: 4.000

Có TK 112: 44.000

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

78 ACC301_Bai4_v2.0013107203

4.2. Kế toán các khoản ứng trước

Khoản ứng trước là các khoản tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo những quy định riêng

doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi và xử lý.

4.2.1. Kế toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên Tạm ứng cho công nhân viên là việc doanh nghiệp ứng trước cho công nhân viên một số tiền nhất định để họ thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao mà chi phí mới

tạm dự toán.

4.2.1.1. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ tạm ứng cho công nhân viên bao gồm: Phiếu chi (mẫu số 02-TT), giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03-TT), giấy thanh toán tiền

tạm ứng (mẫu số 04-TT).

4.2.1.2. Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán dùng để hạch toán là TK 141 (chi tiết theo đối tượng).

Kết cấu của tài khoản 141 được thể hiện trên sơ đồ 4.7 như sau:

Tài khoản 141

SDĐK:

- Số tiền tạm ứng phải thu.

- Số tiền tạm ứng thiếu đã chi trả thêm.

- Các khoản tạm ứng đã thanh toán.

SDCK: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán.

Sơ đồ 4.7: Kết cấu của tài khoản 141 “Tạm ứng cho công nhân viên”

4.2.1.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

(1) Giao tiền tạm ứng cho công nhân viên, kế toán ghi:

Nợ TK 141: Tạm ứng cho công nhân viên

Có TK 111, 112: Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

(2) Thanh toán số tiền tạm ứng đã thực chi, kế toán ghi:

Nợ TK 641, 642, 627: Giảm chi phí tương ứng

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng

Có TK 141: Số tiền tạm ứng thực chi

(3) Thanh toán chênh lệch tạm ứng thừa, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 334, 138: Các hình thức thanh toán khác nhau

Có TK 141: Số tiền tạm ứng thừa

(4) Thanh toán chênh lệch tạm ứng thiếu, kế toán ghi:

Nợ 141: Số tạm ứng bổ sung

Có TK 111, 112

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 79

TK 641, 642, 627, 133TK 111, 112

(1) Giao tiền tạm ứng (2) Thanh toán số thực chi

TK 141

(4) Hạch toán bổ sung (3) Tạm ứng thừa được thu hồi

TK 111, 334, 138TK 111

TK 641, 642, 627, 133TK 111, 112

(1) Giao tiền tạm ứng (2) Thanh toán số thực chi

TK 141

(4) Hạch toán bổ sung (3) Tạm ứng thừa được thu hồi

TK 111, 334, 138TK 111

Sơ đồ 4.8: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến các khoản tạm ứng cho CNV

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

(1) Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu như sau. Tạm ứng cho chị X tiền mặt 15.000 để đi mua vật tư.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 141 (X): 15.000

Có TK 111: 15.000

(2) Sau khi mua vật tư nhập kho, chị X thanh toán mua vật tư hết 12.000, 1.000 trả lại bằng tiền mặt, còn lại trừ hết vào lương.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 152: 12.000

Nợ TK 111: 1.000

Nợ TK 334: 2.000

Có TK 141: 15.000

4.2.1.4. Sổ kế toán

Các loại sổ để phản ánh các khoản tạm ứng cho công nhân viên bao gồm: Sổ chi tiết tài khoản 141 (mẫu số S16: DN), Bảng tổng hợp công nợ tạm ứng.

4.2.2. Kế toán chi phí trả trước

Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ): Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này, mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kinh doanh sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh tác động đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ kinh doanh.

Chi phí trả trước có thể là:

Giá trị công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần.

Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.

Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh trả trước.

Dịch vụ mua ngoài trả trước.

Chi phí mua bảo hiểm cho nhiều kỳ.

Lệ phí giao thông, bến bãi… thanh toán một lần cho nhiều kỳ.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

80 ACC301_Bai4_v2.0013107203

4.2.2.1. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí trả trước là bảng tính và phân bổ chi phí trả trước (TK 142, 242) (mẫu số 07-VT).

4.2.2.2. Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán sử dụng là TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn và TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Kết cấu 2 tài khoản 142 và tài khoản 242 được thể hiện trên sơ đồ 4.9 như sau:

CHÚ Ý

Về cơ bản tài khoản 142 và tài khoản 242 có kết cấu và nội dung tương đương.

Cần phân biệt thế nào là chi phí tả trước dài hạn và thế nào là chi phí trả trước ngắn hạn.

Tài khoản 142, 242

SDĐK:

Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh. Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh.

SDCK: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.

Sơ đồ 4.9: Kết cấu của tài khoản 142, 242 “Chi phí trả trước”

4.2.2.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí trả trước dài hạn và ngắn hạn:

(1) Khi trả trước một khoản chi phí bằng tiền để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh như thuê nhà,… kế toán ghi:

Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 111, TK 112, TK 331, TK 334: Các hình thức trả trước (trả trước tiền thuê nhà xưởng, dịch vụ mua ngoài, tiền thuê CCDC, đồ dùng…)

(2) Chi phí trả trước được phân bổ dần vào các kỳ phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642, 241: Chi phí trả trước tại các bộ phận

Có TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

TK 111, 112, 331, 334 TK 142, 242

(1) Chi phí trả trước thực

tế phát sinh

(2) Phân bổ dần chi phí trả

trước vào các kỳ

(3) Kết chuyển các chi phí(4) Kết chuyển vào tài

khoản xác định kết quả

TK 641, 642 TK 911

TK 627, 641, 642, 241TK 111, 112, 331, 334 TK 142, 242

(1) Chi phí trả trước thực

tế phát sinh

(2) Phân bổ dần chi phí trả

trước vào các kỳ

(3) Kết chuyển các chi phí(4) Kết chuyển vào tài

khoản xác định kết quả

TK 641, 642 TK 911

TK 627, 641, 642, 241

Sơ đồ 4.10: Kế toán các khoản chi phí trả trước

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 81

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:

(1) Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu sau. Xuất dùng công cụ dụng cụ dự kiến phân bổ 2 lần, dùng cho phân xưởng 8.500, dùng cho quản lý doanh nghiệp 5.500, dùng cho bán hàng 3.000.

Kế toán định khoản:

Khi xuất dùng:

Nợ TK 142: 17.000

Có TK 153: 17.000

Phân bổ lần 1:

Nợ TK 627: 8.500

Nợ TK 642: 5.500

Nợ TK 641: 3.000

Có TK 142: 17.000

(2) Theo quyết toán về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại bộ phận văn phòng bị hư hỏng bất thường là 60.000 với dự kiến phân bổ 6 lần.

Kế toán định khoản:

Khi hoàn thành bàn giao:

Nợ TK 242: 60.000

Có TK 2143: 60.000

Phân bổ mỗi lần:

Nợ TK 642: 10.000

Có TK 242: 10.000

4.2.2.4. Sổ kế toán

Sổ sử dụng trong kế toán các khoản chi phí trả trước là:

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (mẫu số S11-DNN)

Sổ chi tiết tài khoản 142, 242 (mẫu số S20-DNN).

4.2.3. Kế toán các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ

Cầm cố, ký cược, ký quỹ là việc doanh nghiệp đem tiền hoặc tài sản giao cho đối tác hoặc bên thứ 3 để đảm bảo thực hiện một cam kết hợp đồng.

4.2.3.1. Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ là các chứng từ kế toán liên quan đến tài sản được mang đi cầm cố, ký cược, ký quỹ và các biên lai nhận được khi đi cầm cố.

4.2.3.2. Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng 2 tài khoản kế toán là:

TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn đối với các tài sản có thời gian thu hồi vốn dưới một năm.

TK 244: Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn đối với các tài sản có thời gian thu hồi vốn trên một năm.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

82 ACC301_Bai4_v2.0013107203

Kết cấu tài khoản 144, 244 được thể hiện trên sơ đồ 4.11, 4.12 như sau: Tài khoản 144

SDĐK: Giá trị tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Giá trị tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn nhận lại.

SDCK: Giá trị tài sản còn đang cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Sơ đồ 4.12: Kết cấu của tài khoản 244: “Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn”

Tài khoản 244 SDĐK: Giá trị tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn.

Giá trị tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn nhận lại.

SDCK: Giá trị tài sản còn đang cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn.

Sơ đồ 4.12: Kết cấu của tài khoản 244: “Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn”

4.2.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

(1) Thế chấp tài sản để vay tiền, kế toán ghi: Nợ TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 214: Hao mòn Tài sản cố định

Có TK 152, 153, 211, 121, 221: Theo hình thức thế chấp (2) Trả nợ tiền vay, nhận lại tài sản thế chấp, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 211, 121, 221: Theo hình thức thế chấp

Có TK 144: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (3) Giao nhận tài sản ký quỹ, ký cược, kế toán ghi: Nợ TK 144, 244: Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn

Có TK 111, 112 (4) Thanh toán tiền ký quỹ, ký cược, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Nhận thanh toán bằng tiền Nợ TK 331: Thanh toán bù trừ

Có TK 144, 244: Cầm cố, ký cược ngắn hạn, dài hạn (5) Vi phạm hợp đồng bị phạt mất tiền ký cược, ký quỹ, kế toán ghi: Nợ TK 811: Chi phí bất thường

Có TK 144, 244: Cầm cố, ký cược ngắn hạn, dài hạn TK 152, 153, 211, 121, 221 TK 152, 153, 211, 121, 221TK 144, 244

TK 111, 112, 221TK 111, 112, 331

TK 811

(1) Thế chấp tài sản vay tiền (2) Trả nợ vay, lấy TS

(4) Thanh toán ký cược

(5) Bị phạt tiền ký cược

(3) Giao TS ký cược

TK 152, 153, 211, 121, 221 TK 152, 153, 211, 121, 221TK 144, 244

TK 111, 112, 221TK 111, 112, 331

TK 811

(1) Thế chấp tài sản vay tiền (2) Trả nợ vay, lấy TS

(4) Thanh toán ký cược

(5) Bị phạt tiền ký cược

(3) Giao TS ký cược

Sơ đồ 4.13: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán liên quan các

khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 83

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:

(1) Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu sau. Đem một TSCĐ thế chấp vay vốn ngân hàng nguyên giá là 250.000, hao mòn luỹ kế 75.000 để vay vốn bằng tiền mặt 125.000.

Kế toán định khoản:

Khi thế chấp:

Nợ TK 214: 75.000

Nợ TK 144: 175.000

Có TK 211: 250.000

Khi vay vốn:

Nợ TK 111: 125.000

Có TK 311: 125.000

(2) Cuối tháng, khi đến hạn trả, doanh nghiệp A không có tiền, đồng ý cho Ngân hàng phát mãi bán đấu giá TSCĐ thu tiền mặt 200.000, trả nợ ngay ngân hàng, trang trải chi phí đấu giá 5.000, còn lại nhập quỹ.

Kế toán định khoản:

Nợ TK 311: 125.000

Nợ TK 811: 5.000

Nợ TK 111: 70.000

Có TK 144: 175.000

Có TK 711: 25.000

4.2.3.4. Sổ kế toán

Các loại sổ liên quan như: Sổ tài sản cố định (mẫu số S21-DNN), sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (mẫu số S11-DN), sổ chi tiết tài khoản 144, 244 (mẫu số S20-DNN)

4.3. Kế toán dự phòng khoản phải thu khó đòi

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản doanh nghiệp trích lập để đề phòng các khoản phải thu bị thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ và xác định giá trị thực của khoản tiền phải thu bị tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài chính.

Thời điểm lập dự phòng: Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản phải thu có thể bị thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính hiện hành

Cách trích lập dự phòng

Ước tính một tỷ lệ nhất định (theo kinh nghiệm) trên tổng doanh số đã bán chịu.

Lập dự phòng trên số % nợ khó đòi của khách hàng trong dạng nghi ngờ khó đòi như:

o Phải thu khách hàng đã quá hạn từ 2 năm trở lên

o Khách hàng trong tình trạng chờ giải thể, phá sản hoặc trốn nợ

4.3.1. Chứng từ kế toán

Căn cứ để lập dự phòng là các bản báo cáo về tình hình tài chính của khách hàng.

Mỗi khách hàng được theo dõi trên một tài khoản phải thu riêng, khi báo cáo tài chính có dấu hiệu khó khăn thì lập tức đưa vào dạng nghi ngờ và lập dự phòng

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

84 ACC301_Bai4_v2.0013107203

Chú ý

Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

Đề phòng các khoản phải thu bị thất thu khi khách hàng không có khả năng trừ nợ.

Xác định giá trị thực của khoản tiền phải thu bị tồn trong thanh toán khi lập các báo cáo tài chính.

4.3.2. Tài khoản kế toán

Kế toán theo dõi dự phòng phải thu khó đòi trên tài khoản 139.

Kết cấu tài khoản 139 được thể hiện trên sơ đồ 4.14 như sau:

Tài khoản 139

SDĐK

- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.

- Dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

SDCK: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ

Sơ đồ 4.14: Kết cấu của tài khoản 139: “Dự phòng phải thu khó đòi”

4.3.3. Trình tự ghi sổ kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

Hạch toán một số nghiệp vụ lập và hoàn nhập dự phòng:

(1) Cuối niên độ kế toán, căn cứ các khoản phải thu được xác định là khó đòi, kế toán

xác định số nợ phải thu khó đòi cần hoàn nhập hoặc trích lập. Nếu số dự phòng nợ

phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó

đòi ở kỳ kế toán trước, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi

(2) Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự

phòng nợ phải thu khó đòi ở kỳ kế toán trước, kế toán ghi:

Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

(3) Khi xác định các khoản nợ khó đòi là không đòi được, kế toán ghi:

Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131, 138

Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

(4) Đối với các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa nợ nhưng sau đó lại thu hồi được, kế

toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền đòi được

Có TK 131, 138 : Phải thu của khách hàng

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 85

(3) Xóa số nợ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng)

(4) Nợ khó đòi đã xóa nợ nay lại thu hồi được

TK 111,112

(2) Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi

Số chênh lệch ký này nhỏ hơn số kỳ trước chưa sử dụng

(3) Xóa số nợ phải thu khó đòi

(nếu đã lập dự phong)

(1) Lập dự phòng phải thu

Khó đòi

TK 131, TK 138 TK 139 TK 642

(3) Xóa số nợ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng)

(4) Nợ khó đòi đã xóa nợ nay lại thu hồi được

TK 111,112

(2) Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi

Số chênh lệch ký này nhỏ hơn số kỳ trước chưa sử dụng

(3) Xóa số nợ phải thu khó đòi

(nếu đã lập dự phong)

(1) Lập dự phòng phải thu

Khó đòi

TK 131, TK 138 TK 139 TK 642

Sơ đồ 4.15: Sơ đồ hạch toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi

Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng)

Cuối năm 2007, doanh nghiệp A có các tài liệu như sau. Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi năm 2006 là 30.000 và lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho năm 2008 là 150.000.

Kế toán định khoản:

Hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 139: 30.000

Có TK 642: 30.000

Lập dự phòng mới :

Nợ TK 642: 150.000

Có TK 139: 150.000

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

86 ACC301_Bai4_v2.0013107203

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài này hướng dẫn các bạn về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu bao gồm: Các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, chi phí trích trước, tạm ứng

cho công nhân viên, ký cược, ký quỹ…

Đối với các khoản phải thu này, kế toán cần lưu ý mở tài khoản chi tiết theo dõi công nợ đến từng đối tượng để có thể tổng hợp vào cuối tháng và có thể theo dõi sát sao các khoản nợ để lập

dự phòng tránh rủi ro một cách kịp thời nhất.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

ACC301_Bai4_v2.0013107203 87

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán các khoản phải thu khách hàng.

2. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ?

3. Kế toán các khoản phải thu khác sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán các khoản phải thu khác?

4. Kế toán các khoản ứng trước sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán các khoản ứng trước?

5. Có những phương pháp nào để xác định các khoản lập dự phòng? Trình bày? Sử dụng tài khoản nào để trích lập dự phòng? Trình bày sơ đồ kế toán trong trích lập dự phòng ?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1: (ĐVT: Nghìn đồng)

Doanh nghiệp A trong kỳ có các tài liệu như sau. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Có số dư của các tài khoản phải thu như sau:

TK 131: 25.000 trong đó:

TK 131 (B): 12.000

TK 131 (C): 5.000

TK 131 (D): 10.000

TK 33311: 5.000 TK 141: 20.000

TK 1388: 3.000 TK 144: 1.000

TK 142: 3.000

1. Doanh nghiệp xuất kho thành phẩm bán chịu cho công ty D với giá trị xuất kho là 20.000, giá bán chưa thuế là 24.000, thuế GTGT 10%.

2. Doanh nghiệp được công ty B ứng trước 10.000 bằng tiền mặt.

3. Doanh nghiệp xuất xưởng bán chịu cho công ty E 30.000 thành phẩm, giá bán là 44.000 (thuế GTGT 10%). Nhưng sau đó, công ty E trả lại 1/5 giá trị thành phẩm vì kém phẩm chất và thanh toán bằng chuyển khoản số thực mua.

4. Doanh nghiệp mua chịu một lô hàng bán trả chậm rồi bán cho xí nghiệp F với giá mua chưa thuế là 50.000 (thuế GTGT 10%), giá bán chưa thuế trả ngay 60.000 (thuế GTGT 10%), thời gian trả chậm là 6 tháng, lãi suất 0.5%/tháng. 3 tháng sau, xí nghiệp F đề nghị thanh toán trước hạn bằng chuyển khoản và xin hưởng chiết khấu thanh toán 1% bằng tiền mặt.

Bài 4: Kế toán các khoản phải thu

88 ACC301_Bai4_v2.0013107203

5. Doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu và chi phí giá trị hàng hóa bằng tạm ứng là 10.000.

6. Doanh nghiệp xử lý nguyên vật liệu thiếu 9.000 tháng trước là bắt nhân viên áp tải bồi thường 3.000 và 2.000 tính vào nguyên vật liệu kho, còn lại hạch toán vào giá vốn.

7. Doanh nghiệp tạm ứng cho chị T một tờ séc với số tiền 20.000 để đi mua vật tư.

8. Doanh nghiệp xuất dùng công cụ, dụng cụ loại phân bổ 2 lần, dùng cho phân xưởng 8.000, dùng cho quản lý doanh nghiệp 5.000, dùng cho bán hàng 3.000.

9. Doanh nghiệp mua 3.000 chai bia Hà Nội 0,5 lít với giá là 19.500, ký cược vỏ là 6.000. Đã trả bằng tiền mặt và bia được sử dụng cho Đại Hội CNV. Sau Đại Hội, doanh nghiệp hoàn trả 2.000 vỏ, nhận lại 4.000 tiền mặt.

10. Doanh nghiệp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho năm sau sau khi tính toán các khoản nợ nghi ngờ trong năm khoảng 50.000.

Yêu cầu

1. Hãy định khoản các nghiệp vụ trên.

2. Phản ánh vào các tài khoản 131, 138, 141, 144, 142, và 139.

Bài 2: (ĐVT: Nghìn đồng)

Trong tháng 12/2007, công ty A xảy ra các nghiệp vụ kinh tế sau:

1. Xuất kho bán 2.000 túi kẹo Chip cho công ty Thương Mại B với giá gốc mỗi túi kẹo là 3.000 đồng, giá bán bao gồm cả thuế GTGT là 4.400đồng/túi. Công ty B thanh toán ngay ½ tổng số tiền bằng tiền mặt, còn lại hẹn tháng sau trả nốt.

2. Công ty phát hành séc bảo chi trả trước tiền thuê một cửa hàng với thời gian 6 tháng, số tiền là 13.200.000 đồng bao gồm cả (thuế GTGT 10%).

3. Công ty xuất quỹ tiền mặt cho công nhân viên mượn tạm mua xe máy với tổng số tiền là 80.000.000 đồng và trừ dần vào lương.

4. Công ty trả hộ anh H là nhân viên có thâm niên lâu năm của công ty số tiền là 3.000.000 đồng tiền mặt để cho vợ ly hôn nuôi con.

5. Công ty thuê tài chính một máy nhào bột, trả trước lãi thuê theo năm là 30.800.000 bằng chuyển khoản gồm (10% thuế GTGT).

6. Công ty ký một hợp đồng nhập khẩu một thiết bị đóng gói với giá CIF Hải Phòng là 10.000 USD. Doanh nghiệp đã trích từ tài khoản tiền gửi 2.000 USD để ký quỹ với tỷ giá ngoại tệ là 15.800 đồng/USD, tỷ giá thị trường bình quân là 16.000 đồng/USD.

7. Công ty được công ty C ứng trước 6.000.000 đồng chuyển vào tài khoản tại ngân hàng.

8. Công ty lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho năm sau sau khi tính toán các khoản nợ nghi ngờ trong năm khoảng 60.000.000 đồng.

Yêu cầu:

Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.