82
122 10/09 HËn Hò - änh: TrÀn Væn CÜÖng MD

Báo Quốc Gia số 122

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo Quốc Gia số 122

Citation preview

Page 1: Báo Quốc Gia số 122

quÓc gia 122 10/09

HËn Hò - änh: TrÀn Væn CÜÖng MD

Page 2: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 2

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

BAN GIÁM SÁTÔng TrÀn ñình Th¡ng ........................................Chû TÎchÔng ñ¥ng TÃn Nghi....................................Phó Chû TÎchBà Phan ThÎ SÏ............................................T°ng ThÜ KšÔng NguyÍn NhÜ Thành.....................................Ñy ViênÔng Phan Væn Ninh............................................Ñy Viên

BAN CHƒP HàNHBà ñ¥ng ThÎ Danh.............................................Chû TÎchBà NguyÍn Kim Chi.......................Phó Chû TÎch N¶i VøÔng ñ‡ QuÓc Bäo......................Phó Chû TÎch Ngoåi VøCô NguyÍn Ng†c Thuÿ Dung......................T°ng ThÜ KšBà Phó Thái Ng†c Trâm.................................... Thû QuÏ

C– VƒN ñOànÔng Thân Tr†ng An, Bà Lâm HÒng Hà, Bà TrÀn ThÎ MÜ©i,

Ông NguyÍn Væn Phú, Ông VÛ Væn Thái

CÓ vÃn pháp luÆtNguyÍn An Låc

CÁC ÑY VIÊNY t‰ và xã h¶i: Bà Tå Mai Anh; Gi§i trÈ: Ông ñ‡ QuÓc Bäo; Væn NghŒ: Ông Duy Ng†c; Thông tin: Ông DÜÖng Tâm Chí; Th‹ thao: Ông ñ¥ng VÛ Hoàng; Tài chánh Ç¥c trách tài tr® cûa chính phû:Bà NguyÍn Kim Chi; Sinh hoåt: Ông ñào Bá Anh Khoa

phø tá ÇiŠu hành: ông TrÜÖng QuÓc Thông

TåP CHí QUÓC GIAChû nhiŒm : Bà ñ¥ng ThÎ Danh

Chû bút: Ông TrÀn M¶ng Lâm T°ng thÜ Kš: Ông NguyÍn Væn Khiêm

BAN BIÊN TÆPÔng TØ Uyên, Ông Lê QuÓc, Ông NguyÍn Bá Hoa, Ông

Lâm Væn Bé, Ông Thân Tr†ng An, Ông TrÀn M¶ng Lâm, Ông NguyÍn LÜÖng TuyŠn

VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA QU´ VÎ:

Cấn T. Bích Ngọc, Dư Mỹ, Dương Tử, Ðặng Chương, Ðông Phước, Hồ Mạnh Trinh, Lâm Chương, Lâm Lễ Trinh, Lâm Xuân Quang, Lê Bạch Lựu, Lê Hữu Mục, Lê Mai Lĩnh, Lê Quang Xuân, Lê Quỳnh Mai, Lê Thái Lâm, Lê Văn Châu,

Lọ Lem, Lưu Nguyễn Ðạt, Lưu Thư Trung, Mộng Thu, Ngô Minh Hằng, Nguyễn Bá Dĩnh, Nguyễn Ðăng Tuấn,

Nguyễn Hải Bình, Nguyễn Khánh Hoà, Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngũ Yên, Phan Nhật Nam,

Phan Tấn Khôi, Phan Xuân Sinh, Quan Dương, Tiểu Thu, Thái Việt, Thuỷ Trang, Tôn Thất Tuệ, Tốt Ðen, Trà Lũ,

Trần Cao Thăng, Trần Thị Lý, Trần Văn Dũng, Trần Trung Ðạo, Trần Hoài Thư, Trương Chi

Møc Løc QG 122

Lá thÜ tháng mÜ©i .......................................................... 3Câu chuyŒn th©i s¿, TØ Uyên...........................................5T‰t Trung Thu, NguyÍn Ng†c Thuÿ Dung........................7 Chuy‰n du ngoån xuyên Canada, Võ Doãn Giàu.............9Ngày Y t‰, sinh hoåt c¶ng ÇÒng.....................................12H¶i c¿u sinh viên QGHC, HÜng QuÓc...........................15Phân Üu và Çi‰u væn .......................................................1830 næm sau ngÜ©i ViŒt tÎ nån cám Ön nhân dân Ý Çã cÙu giúp h†, Lê Væn Mão......................................................24 Chine et Viet Nam aujourd’hui, Bùi Xuân Quang........26 ChuyŒn m¶t bÙc tÜ©ng, TrÀn M¶ng Lâm......................31 BÙc tÜ©ng Bá Linh, DÜÖng BÌnh............................... ...34 Tu°i trÈ VN h†c lÎch sº..., TrÀn Trung ñåo..................36 Du h†c sinh VN, ñinh Lâm Thanh...............................41 ñi tìm Ƕng cÖ cûa m¶t án mång, SÖn Tùng................50 Daniel NguyÍn chàng trai ViŒt tåi giäi US Open, Hà Giang......................................................................53 M¶t ngôi sao r¿c sáng m¶t góc tr©i Canada, Lê QuÓc 55 Giáo døc ñåi h†c VN vÅn chÜa sáng sûa, Huy PhÜÖng phÕng vÃn GS Kim Oanh.............................................59 Xin ÇØng xuÃt cäng nŠn giáo døc XHCN, Bäo Ân.......61 ñâu là s¿ thÆt?, ñ¥ng Xuân Khánh..............................64 Phép lå xã h¶i, Ngô Nhân Døng...................................66 NgÜ©i xây lò, NguyÍn Thuœ Long.................................69 Tình yêu Beethoven, TM..............................................74

Hình bià: HËn Hò- änh: TrÀn Væn CÜÖng

Thư từ, bài vở, chi phiếu xin gửi về điạ chỉ :

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

6767 Côte des Neiges suite 495, Montréal, Québec, CANADA,H3S2T6

Tél : (514) 340-9630 Fax : (514) 340-1926 Web site : http://www.congdongvietnam.ca

E-mail : [email protected]

Văn phòng mở cửa 6 ngày trong tuần (nghỉ chủ nhật)

Page 3: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 3

Lá thÜ Tháng MÜ©i

Kính thưa Bạn Đọc.

SốbáonàyđếntaybạnđọckhiMùaThuđãtrởvềvớichúngta,vớitiếttrờilànhlạnh,vớilávàngláđỏrụngrơi,vớinhữngconnaivàngngơngác,vàvớinhữngtiếngthởdàicủanhữngconngườimangmộtnỗisầuxaxứ.Mộtmùathucủahaimươinămvềtrước,khibứctườngoannghiệtcủathànhphốBáLinhsụpđổ,chônvùidướiđốnggạchvụncủanómộtchếđộtànbạokhủngkhiếplàchếđộCSởNgavàĐôngÂu,thìngườiviếtbàinàyđãlầmtưởngrằngngàytrởvềquêchađấttổđãđếngần.Đãlầmtưởngrằngmùahènămsau,mìnhcóthểtrởvềbờhồHoànKiếm,nghevesầukêuvàngắmnhữngbôngphượngđỏrựctrongnắnghècủathậpniêncuốithếkỷ20.Nàongờthếkỷ20chấmdứt,vàthậpniênđầucủathếkỷ21cũngsắpqua,màquêhươngvẫncònchưathoátkhỏisựthốngtrịcủamộtđảngbạotàn,vànềnDânChủ,cùnglýtưởngDânQuyền,vẫncònxavờivợi.Tệhơnnữa,nguycơmấtnướcvềtayngườilánggiềngthamlam,quỷquyệtcàngngàycàngnhiêmtrọng.Saugần40nămnắmquyền,đảngCộngSảnViệtNamđã:1) KhôngthựchiệnđượcXãHộiChủNghĩa.XãhộiVNngàynaykhôngphảilàXHCNmặcdùtrêngiấytờngườitaghinhưvậy2) KhôngtiêudiệtđượctệnạnThamNhũng,Quanliêu3) Khôngthanhtoánđượccáctệnạnxãhội4) KhôngthựchiệnđượcAnSinhXãHội5) Vẫnnóidối,nóiláonhưcũ6) Khôngbảovệdượclãnhthổ.7) Hoàntoànbịchiphốibởingoạibang8) Khôngđưađượcđấtnướctiếnlênnganghàngcácnướclânbang.9) KhônglàmtanđượcsựhậnthùcủangườiMiềnNam10) Vànhấtlàkhôngbiếtđàotạo,hướngdẫngiớitrẻ.VướngmắcvìcáilýthuyếtCSlỗithời,giớitrẻhọcmộtđàng,làmmộtnẻotrongcáixãhộixôbồ,nhốnnháocủaVNngàynay. Thựctếchobiếtlànhờởnhữngphươngtiệntruyềnthông,nhờởInternet,cácngườitrẻsinhsau1975đãcóthểbiếtđược,hìnhdungđượcthếnàolàhiểmhọamấtnước,vớinhữngkinhnghiệmvàsựtranhđấucủangườiTâyTạng.HọcũnghiểuđượcmộtđiềuhiểnnhiênlàĐảngCộngSảnViệtNamtuyvẫnhuênhhoangtuyênbốlàđãđánhđuổingườiPháp,ngườiMỹ,dànhđộclậpchoViệtNamnhưngthựcraViệtNamchưabaogiờđượcĐộcLập.ViệtNamchưabaogiờđượcĐộcLậpvìnhấtcử,nhấtđộngcủaVNngàynaytùythuộcvàoTrungCộng.Lôithôithìchúngnódậyngaychomộtbàihọcđíchđáng.MỹkhôngđòiHoàngSa,TrườngSa-ChỉcóTrungHoađòiHoàngSa,TrườngSa.MỹkhôngkhaithácmỏnàoởVN,TrungHoađãvàđanggửicôngnhânvàocaonguyênVNkhaithácbâuxít.SựtùythuộcvàoTrungCônglàsựtệhạinhấtchoViệtNam,vànguycơBắcThuộcghêgớmhơnnguycơMỹthuộchàngngànlần.ĐánhbậtngườiMỹrakhỏiVNnhưngđemngườiTầuvàomiềncaonguyênTrungPhầnthìkhônhaydại?NgườiViệtNam,nhấtlànhữngngườicònởtrongnước,phảitỉnhtáolại.PhảithấyđượcmộtđiềulàVNchưabaogiờthoátkhỏinạnNgoạiXâm.Chúngtaphảitiếptụcchiếnđấuchokhỏihổthẹnvớitiềnnhân.TâyTạngthìítracòncóĐạiLaiLạtMa,đượckínhtrọngbởihàngtriệungườitrênkhắpthếgiới.NgườiViệtNam,thảmthay,chỉcóđượcnhữnglãnhtụsangBắcKinhngủvớigáirồibịquayphim,vềnước,miệngcâmnhưhến.ĐólàthựctrạngcủathảmkịchVN. NgồiởMontréal,ngườiViệt,vìthờicuộc,phảibỏnướcrađinhưchúngta,chỉbiếtcầumongchohồnthiêngsôngnúi,oailinhtiêntổ,vàsựdũngcảmcủathếhệtrẻ,mangđượcđấtnướcrakhỏinạnngoạixâm,đemlạiĐộcLậpthựcsựchotổquốcchúngta.ThàlàmquỷnướcNam,khônglàmVươngđấtBắc.NhưnglàmđầytớchoBắcKinh,nhưbọnHàNội,xưavànay,thìthựclàquátệ. BáoQuốcGiasốnàynêurahaichủđề:BứcTườngBáLinh,haimươinămnhìnlạivàTuổitrẻVNđivềđâu,mụcđíchchỉđểchúngtasuynghĩvềDânTộcvàTổQuốc.

Page 4: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 4

TØ Uyên

Sau vài tháng nghỉ hè,

các hoạt động chính trị lại trở lại sôi nổi khi

các nghị trường tái khai mạc.Thời sự Canada không tránh

khỏi biến chuyển theo các biến cố đang xảy ra quanh chúng ta.

Trên bình diện lớn các bài diễn văn của các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị thường niên Liên Hiệp Quốc tại New York đã khiến cả thế giới quan tâm.

Tổng Thống Obama là vị Tổng Thống Hoa kỳ đầu tiên đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, ông lên án những nước đang có ý định sãn xuất vũ khí hạt nhân và cho biết họ sẽ nhận lãnh những hậu quả trầm trọng và ông cũng mong ước các cuộc bất đồng tại các nước nên giải quyết song phương và không nên chờ mong Hoa kỳ can thiệp. Hoa kỳ là một trong năm thành viên thường trực cûa Liên Hiệp Quốc nhưng Hoa kỳ nhiều lần hành động vượt mọi ý kiến của Liên Hiệp Quốc qua những cuộc hành quân không tuyên chiến nhưng nhằm bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ cũng

như Hoa kỳ triệt để ủng hộ Israel trong cuộc tranh chấp tại Trung Đông ngay từ khi Israel tuyên bố lập quốc năm 1948 và như tầm ăn rỗi phát triển qua các cuộc lấn đất tại vùng Palestine mặc dầu phải trải qua bao thiệt hại về nhân mạng và gây nên đại thù với các nước láng giềng. Lần này qua bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc Tổng thống Obama đã cảnh cáo quốc tế đừng trông mong nhiều vào Hoa kỳ khi cần giải quyết các vấn đề chỉ liên quan tới nước họ và mong đợi Palestine cùng Do Thái đi tới thỏa hiệp.

Bài diễn văn thứ hai cũng gây nhiều ưu tư cho cử tọa khi Tổng thống Iran đăng đàn và lên tiếng như mọi năm nhất định khai tử nước Israel vì cho rằng dân Do Thái sống tại vùng tương tranh Palestine từ trước thế chiến thứ II đã dùng thủ đoạn và vũ lực chiếm đóng phần lớn vùng đất Palestine rồi tự thành lập nước Israel và gây nên cảnh di tản của dân Palestine trong khói lửa chiến tranh từ 60 năm . Thêm vào đó Tổng Thống Iran dù bị dân Iran

biểu tình tố cáo gian lận tuyển cử vẫn ngang nhiên thách thức thế giới bằng cách phát triển và biến cải các lò nguyên tử nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân, đồng thời cho phóng thử phi đạn tầm xa để đe dọa an ninh Israel và Thế giới.

Mahmoud Ahmadinejad T°ng thÓng IranDĩ nhiên khi Tổng thống

Iran đọc diễn văn các phái đoàn Hoa kỳ, Pháp. Israel và Canada cùng vài nước Âu châu tẩy chay không nghe, nhưng sau khi bài này được các giới truyền thông loan đi, lập tức phản ứng các nước Tây phương và Hoa kỳ đều lên án tư tưởng hiếu chiến này và cho biết sẽ có những

câu chuyŒn th©i s¿

Page 5: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 5

biện pháp triệt tiêu cần thiết.

Tên lºa Shahab3 cûa Iran

Khadafi Chû tÎch Libye

Bài diễn văn thứ ba của Chủ tịch Lybie, một nước nhỏ tại sa mạc Phi châu nhưng là nÖi phát xuất các chuyên viên khủng bố cũng khiến Liên Hiệp quốc vô cùng quan tâm vì bài diễn văn này dài gần 2 giờ và luôn luôn lên án Hoa kỳ và Tây phương và trách cứ Liên Hiệp Quốc bất lực trước các cuộc tranh chấp hiện tại.

Chủ tịch nước này còn diễn xuất qua cách không trú ngụ tại các khách sạn sang trọng nhưng thuê đất tại vùng New Jersey để dựng căn lều đặc biệt của ông với các tiện nghi quen thuộc cùng toán nữ binh bảo vệ. Ông dùng căn lều có tính cách đặc biệt này để tiếp khách và gây nên nhiều khó khăn cho cơ quan an ninh địa phương.

Ta cũng nên biết Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp thường kỳ mỗi năm vào tháng 09 dương lịch và đại diện các nước dù không có liên hệ ngoại giao

với Hoa kỳ cũng có quyền tham dự và phát biểu tự do, nhưng cấm không được di chuyển khỏi trung tâm thành phố New York trong phạm vi 50 dặm. Vì vậy dù tuyên bố quá khích tới đâu và gây trở ngại gì trong phạm vi 50 dặm quanh trụ sở Liên Hiệp Quốc vẫn mặc nhiên được chấp nhận.

Dĩ nhiên năm nay nuớc Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng gửi phái đoàn cao cấp đi họp và như thường lệ phái đoàn do Chû tịch Nguyễn minh Triết cầm đầu lại gập rừng cờ vàng đón chặn và phái đoàn vẫn quen đường cũ là đi cửa hậu. Nhưng một điểm rất lạ trong phái đoàn lại có mặt Đại tướng Phùng quang Thanh Tổng trưởng Quốc phòng và có tin tức cho biết vị tướng này có các cuộc họp khác với giới chức quân sự Hoa kỳ.

Thủ tướng Canada như thường lệ cũng đọc diễn văn liên hệ nhiều tới kinh tế và môi sinh nhưng trong lòng chưa yên vì tình trạng chính trị ngay tại Canada chưa ổn định khi ông đang làm Thủ tướng một chính phủ thiểu số và tình trạng suy thoái kinh tế hiện tại khiến chính phủ ông bất cứ lúc nào cũng bị lật đổ nếu các đảng đối lập cùng chung ý định bỏ phiếu chống chính phủ. Thực ra hiện nay đảng Conservative do Harper lãnh đạo chiếm được 144 ghế trong 308 ghế trong quốc hội, muốn lật đổ ông phải cần cả ba đảng bỏ phiếu chống mới đủ.

Tình hình kinh tế Canada cũng chưa khả quan mặc dầu chính phủ Harper đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kích thích kinh tế, tăng mãi lực qua các chương trình giảm thuế xây cất và tu sửa gia cư, không tăng thuế trực thâu

cá nhân như chương trình đua ra qua ngân sách đầu năm qua. Tuy nhiên tính lại thay vì dự trù mức thiếu hụt ngân sách 2009 là 42 tỷ nhưng theo con số ước tính của các chuyên gia kinh tế mức thiếu hụt nay lên tới 55 tỷ tương đương với 3,3% tổng sản lượng. Mức độ thiếu hụt này coi như lớn nhất cho tới nay nhưng còn thấp hơn mức thiếu hụt cuả Pháp, Anh và Hoa kỳ. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp cũng chưa sút giảm và toàn quốc vẫn có tới 9% người trong tuổi sản xuất (16-65) thất nghiệp.

Trước tình trạng đó đảng Liberal liên bang do tân lãnh tụ Michael Ignatieff tuy chỉ chiếm 77 ghế trong quốc hội nhưng vì là đảng đối lập chính thức đã quyết lật đổ chính phủ hiện tại bằng một quyết nghị không tín nhiệm chính phủ và đồng thời đã chuẩn bị tìm kiếm các ứng cử viên để sẵn sàng nhập cuộc.

Michael IgnatieffNếu cả hai đảng NDP và

Bloc Quebecois cùng ủng hộ quyết nghị này chính phủ Harper đương nhiên bị lật đổ và người dân lại đi bầu 6 tuần lễ sau khi quốc hội giải tán.

Thế nhưng lại một lần nữa chính phủ thiểu số lại có thể đứng vững. Sau khi biết chắc

Page 6: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 6

toàn đảng Liberal và toàn khối Bloc québecois bỏ phiếu chống ông, nhưng Harper đã khôn khéo chiều lòng đảng NDP trong việc nới rộng thời gian và điều kiện được hưởng lương thất nghiệp nên Jack Layton lãnh tụ đảng cho biết 26 dân biểu NDP chưa chắc đã ủng hộ việc đánh đổ chính phủ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Canada, một đảng cực tả đã ủng hộ đảng cực hữu và không đi chung đường với đảng Liberal như trước đây.

Nội bộ đảng Liberal cũng vừa trải qua một biến động lớn. Người phụ trách đảng vùng Quebec là dân biểu Denis Coderre đã từ nhiệm việc phụ trách vùng Québec vì Thủ lãnh đảng Ignatieff đã cử vị cựu dân biểu thân tín của Jean Chrétien trước đây là Martin Cauchon ra tranh cử tại đơn vị Outremont nơi ông này đã từng làm dân biểu cho tới 2004. Đơn vị này được Paul Martin dành cho Jean Lapierre nhưng sau cùng về tay Thomas Mulcair của đảng NDP.

Martin Cauchon

Việc Ignatieff đÜa ra quyết định trái với ý kiến của Denis Coderre khiến nhóm Québec bất mãn và nhất loạt rút lui khiến đảng Liberal không có

lực lượng nhân viên sºa soạn tranh cử và nếu có tuyển cử cả hai đảng Conservative vốn đang yếu kém tại Québec, nay lại thêm đảng Liberal khủng hoảng nội bộ cũng khó giữ được 15 ghế dân biểu trong số 75 ghế dành cho Québec. Và Bloc Québecois ngư ông hưởng lợi.

Trở qua tình hình chính trị và kinh tế Québec, trong thời gian này rất nhiều tin cho biết để tránh tình trạng thiếu hụt ngân sách năm tới, chính phủ Liberal của Jean Charest sắp đưa ra nhiều biện pháp để mức dự thu tăng gia qua cách tăng thuế TVQ lên 1%, tăng giá điện 1 cent trên mỗi kilowat giờ, tăng học phí mỗi tín chỉ các trường Cegep và dự tính thu lộ phí xe hơi dùng xa lộ, khuyến khích dùng các loại xe chuyên chở công cộng. Chỉ tăng 1 cent cho 1 kwh hydro québec mang lại cho chính phủ không dưới 1 tỷ rưỡi gia kim và bù đắp một phần tư mức thiếu hụt ngân sách.

Các tin này đang được đảng đối lập khai thác và các cơ quan truyền thông phổ biến và đưa ra nhiều giả thuyết, khiến dân Québec âu lo vì tăng giá thuế trên nhu yếu phẩm sẽ khiến người dân có mức độ thu nhập trung bình cũng chịu đựng một số chi phí quan trọng phương hại cho cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên trước tình trạng kinh tế chưa ra thoát mức suy thoái người dân cũng đành thắt lưng buộc bụng, nhận thêm mức khó khăn trong khi chờ đợi kinh tế toàn cầu hồi phục. Từ Uyên 29 -09-2009 k

Bão số 9 đổ vào miền Trung Việt Nam làm hàng chøc ngÜ©i ch‰t

RFI-30-09-09

Vào trưa nay, giờ Việt Nam, bão số 9 đã đổ ập vào các tỉnh miền Trung Việt Nam. Tâm bão vào thẳng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Hàng ngàn căn nhà bị tốc mái. Tính đến tối ngày 29/9, có ít nhất 31 người thiệt mạng và 170 ngàn người sơ tán

Theo dự báo, chiều tối nay vị trí tâm bão vào địa phận tỉnh Quảng Nam và gió cấp 8, cấp 9 tức khoảng từ 62 đến 88 km/giờ.

Theo ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, so về cường độ, bão số 9 tương đương với bão Xangsane năm 2006 nhưng phạm vi ảnh hưởng của bão số 9 rộng hơn và gây mưa nhiều hơn.

Do đã được dự báo có bão, nên các địa phương đã kịp thời chuẩn bị đối phó, điều động 170.000 dân di tản tránh bão nhưng không tránh được thiệt hại nhân mạng. Theo AFP, tính đến tối 29/9, có ít nhất 31 người thiệt mạng tại các tỉnh có bão.

Tại Đà Nẵng, mưa bão đánh vỡ 9 tàu thuyền, có hai người chết. Tỉnh Quảng Nam cũng đã có ba nạn nhân đầu tiên. Tại thành phố Tam Kỳ cây cối ngã đỗ gây tắt nghẽn giao thông, mực nước sông các huyện phía bắc tỉnh Quảng Nam dâng cao, nhiều địa phương bị ngập sâu.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng bị ngập. Nhà cửa dân chúng chung quanh nhà máy lọc dầu Dung Quất bị bão giật sập, các nạn nhân được đưa vào tạm trú trong khu vực nhà máy. Các trường học miền trung đã có lệnh đóng cửa. Từ hôm qua, hãng hàng không Việt Nam đã ngưng các chuyến bay đi Huế và Đà Nẵng.

l

Page 7: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 7

heo thông lệ hàng năm - Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia

vùng Montréal đứng ra tổ chức Ngày Trung Thu, nhằm mục đích qui tụ các em thiếu nhi để nhớ về nguồn cội, tập tục cổ truyền của nền văn hóa phương Đông, mà Việt Nam là quê hương luôn luôn có một cái Tết Trung Thu mỗi năm vào ngày rằm (15) tháng 8 âm lịch.

Tết Trung Thu còn gọi là Tết Nhi Đồng năm nay được tổ chức tại trụ sở Cộng Đồng Việt Nam (Phòng đại sảnh) số 6767 Côte-des-Neiges. Khai mạc lúc 13 giờ ngày Chủ Nhật, 6-9-2009. Đầu tiên là đội múa lân biểu diễn một màn thật đẹp mắt để mở màn chào đón một cái Tết Trung Thu 2009 thật vui tươi, hào hứng !

Sau nghi lễ chào Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam là lời chào mừng của bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal trước các hội đoàn và toàn thể quý Quan khách, quý Çồng hương cũng như tất cả các em thiếu nhi nam - nữ tham dự.

Chương trình vui Tết Trung Thu năm nay cũng có khá nhiều tiết mục vừa vui tươi, trong sáng vØa mới lạ và lành mạnh như :

a- Thi tài năng trẻ, gồm các bộ môn: ca hát, đàn tranh, đàn guitar, piano v..v

b- Thi Hoa hậu áo dài thiếu nhi :

Ban Giám Khảo gồm có : 1/ Bà Lê Thu Hà, Chủ tịch

Hội Phụ Nữ. 2/ Bà Dương Mộng Thu,

Hội Trưởng Hương Thơ Văn đàn.

3/ Bà Phan Thị Sĩ, Hội trưởng cựu Nữ Sinh Gia Long + Ban Giám Sát.

4/ Bà Trần Thị Mười, Cố vấn.

Kết quả như sau :1/ Hoa Hậu áo dài Thiếu Nhi

: Em Nguyễn Giáng Trúc (8). 2/ á Hậu 1 : Em Tuyết Ngọc

(1). 3/ á Hậu 2 : Em Mini (4).

Kết quả thi tài năng trẻ :Giải nhất : Em Tuyết Ngọc. Giải Nhì : Em Tuyết Nhi. Giải Ba : Em Giáng Trúc. Điều làm n°i bật và vui vÈ,

hào hứng nhất là chương trình Văn Nghệ Thiếu Nhi, gồm có :

- Bài hát: Rước đèn tháng tám do cháu Tuyết Ngọc trình diễn để mở đầu chương trình Văn Nghệ. Tiếp theo là màn kịch nhỏ : Bông Hoa Hồng do: Thuỳ Dung và các em : Tuyết Ngọc - Tuyết Nhi, Giáng Trúc và Ý Lan ca diễn: vui và đẹp mắt, mới lạ.

Kế tiếp là các màn :Đơn ca: Tuyết Nhi với bài

Sàigòn. Song ca: Tuyết Ngọc & Thùy

Dung, bài Khúc Hát ân tình. Tam ca: Thùy Dung - Bạch

Tuyết & Tuyết Nhi, bài ca : Sàigòn.

Hợp ca : Bài con Bướm Vàng với 21 em dự thi Hoa Hậu Áo Dài trình diễn.

Điều mới lạ làm mọi người chú ý, đó là màn nhảy HipHop do nhóm trẻ Tứ Cô Nương trình diễn: Nhật Tú, Nhàn, Justin & Thuỳ Dung làm cho sân khấu trở nên nóng bỏng và hào hứng; mà trước đó không lâu, một màn nhảy danser nhạc giựt do hai em : Alex Nguyễn Mini biểu diễn làm sôi động cả Hội Trường.

Kết thúc phần Văn Nghệ là phần vui chơi giải trí với các trò chơi mới lạ do ông Lê Ngọc Diệp và anh Đào Bá Anh Khoa phụ trách gồm có :

1- đập mặt Trăng để lấy kẹo.2- Nhảy dưới Trăng, em nào

nhanh chân đạp lên bóng đèn nhiều nhứt được lãnh thưởng do Hội Nhớ Huế tặng.

Để các em nhỏ tự do vui chơi, thỏa thích trong thời gian nghỉ giải lao (pause) tất cả các Quan Khách và Đồng Hương trong Hội Trường cũng như tất cả các em Thiếu Nhi dược mời dùng buổi tiệc trà thân mật do Cộng Đồng khoản đãi với sự bảo trợ của Banque Caisse populaire Desjardins do cô Phó Trâm bảo trợ.

Một vài nhận xét về Ngày Tết Trung Thu 2009 :

1- Duy trì tốt đẹp Tết Trung Thu truyền thống của Việt Nam, nhằm qui tụ đông đảo các em

Nguyễn Ngọc Thùy Dung

Page 8: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 8

Ñng h¶ c¶ng ÇÒng ûng h¶ báo QuÓc Gia

H† và Tên H† và TênÔng VÛ Ng†c Truy 200.00 Ông NguyÍn Ng†c L®i 20.00Ông Phåm H»u Trác 100.00 Bà Phåm Ng†c Liên 20.00

T.C 300.00 T.C 40.00Ñng h¶ Trung thu ûng h¶ ch® t‰t canh dÀnH¶i Tu°i vàng RÒng vàng 100.00 Ông NguyÍn Væn Ba 50.00

Ông NguyÍn Thanh Bình 100.00 H¶i c¿u Sinh viên QuÓc Gia Hành Chánh 100.00

Gia Çình c¿u Giáo chÙc ViŒt Nam 100.00

Bà Phó Trâm 500.00 T.C 150.00Ông Michel Servant 20.00 ûng h¶ tù nhân lÜÖng tâmÔng Ç¥ng VÛ Hòa H®p 200.00 Bà TrÀn ThÎ MÜ©i 50.00ông Hoàng Minh Chính 400.00 Bà TrÀn ThÎ Chín 100.00Ông Duy Anh 100.00 Bà Bùi ThÎ Mùi 100.00Caisse populaire Desjardins 250.00 1 vÎ Än danh 100.00Ông Phåm VÛ BiŠn 500.00 T.C 350.00Ông Ç¥ng Phú ân 50.00Trung tâm væn hoá HÒng Çùc 300.00H¶i Phø N» vùng Montréal 100.00Nhà hàng Yoko 150.00

2870.00 T°ng C¶ng 3710.00

Thiếu Nhi Nam Nữ để vui chơi hồn nhiên ở tuổi thơ.

2- được thành công tốt đẹp là do có một équipe trẻ của Cộng đồng nhiệt tình và tận tâm, hợp tác với rất nhiều Thiện Nguyện Viên hết lòng, góp sức, sát cánh với Ban điều hợp chương trình là :

Cậu BS Đỗ Quốc Bảo, Phó Ngoại với máy ảnh trên tay đã thâu những hình ảnh các em tươi cười ca hát, nhảy nhót dưới ánh trăng rằm nhân tạo, do anh Đào Bá Anh Khoa, Uỷ viên Sinh Hoạt sáng chế cho các em nhớ Trung Thu gắn liền với trăng. Cô Thùy

Dung - Tổng Thư Ký, Cô Phó Trâm - Thủ Quỹ của Tân Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia. Dưới sự cố vấn của bà Đặng Thị Danh - Chủ tịch Cộng Đồng với các thành viên trong Ban Giám Sát và Ban Chấp Hành, cũng như có sự h‡ trợ của các Hội Đoàn, Quí vị Mạnh Thường Quân và sự hợp tác của Nha Sĩ Nguyễn Xuân Vinh với nhiều quà tặng quý giá.

3- Với tinh thần Thiện Nguyện Viên nhiều năm nay, Nha Sĩ Brian Đào (Đào Mạnh Hùng) đã thực hiện những buổi quay phim, chụp ảnh để đưa lên

tri ân các månh thÜ©ng quân

Màn ảnh Internet WWW.THOI-NAY.COM để tất cả quý đồng hương xa, gần đều xem được, để biết vào theo dõi tất cả các Ngày Lễ, Hội Hè trong năm của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal tổ chức.

4- Nhân số tham dự Tết Trung Thu năm nay khoảng : 600 người, đủ nói lên tinh thần đoàn kết, Nhớ quê hương !

Kính chúc toàn thể quý đồng hương Việt Nam an khang và hân hạnh được tái hợp đông hơn vào năm tới !

Page 9: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 9

Trước hết, chúng tôi xin thành thật cám ơn Bà Đặng thị-Danh, Chủ tịch

Cộng Đồng Người Việt Q.G Vùng Montréal, đã không ngại khó nhọc dẫn CĐ đi xuyên qua Canada để hưởng những cảnh chim bay thẳng cánh, của những cánh đồng phì nhiêu trồng lúa mì và ngũ cốc thuộc tỉnh bang Alberta và Saskatchewan, mà diện tích lớn hơn xứ Pháp. Hơn nữa, nhứt là những thắng cảnh của đông băng Columbia Icefield (Champ de glace Columbia) với băng hà Athabasca (glacier Athabasca) thuộc dãy núi “Les Rocheuses.” Những cảnh thiên nhiên, hùng vĩ và rất là đẹp. Những cảnh nầy ghi mãi mãi trong trí nhớ của người thuật lại chuyến du ngoạn nầy.

Ngày một (15-08-09) Montreal-Sudbury

Chúng tôi tập trung tại métro Plamondon lúc 6:30 sáng. 7:00 sáng, bus bắt đầu lăn bánh đi xuống phố Tàu để rước vài khách Trung Hoa. Sau vài “lộn xộn” chỗ ngồi với hướng dẫn viên Trung Hoa, xe bus bắt đầu lăn bánh vào khoảng 8:00 sáng. Xe bus thẳng hướng Ottawa để lấy xa lộ số 60 đi đến Renfrew sau 3 tiếng đồng hồ. Đoạn đừơng nầy không có gì đặc sắc và sau một giờ ăn trưa, ở nhà hàng Wendy, xe bus tiếp tục đi đến Parc Alonquin để viếng một bảo tàng, chỗ ngủ… nói về đời sống của những tiều phu. Chúng tôi đựơc xem một cuốn phim quay lại đời sống của những người tiều phu vào thời điểm năm 1880. Như chúng ta đã biết, Canada là một xứ có nhiều rừng. Gỗ là một nguồn lợi quan trọng của nền kinh tế Canada. Sau vài giờ ngồi trên bus, chúng tôi đến North Bay và viếng nhà của 5 chị em sanh cùng một lúc ( 5 jumelles) vào năm 1934. Bảo tàng viện “The Dionne Quints Museum” với 5 chiếc xe em bé (landau) dùng cho 5 cô nầy đã đựơc hơn 3 triệu người đến xem trong những năm qua. Năm

chị em nầy vẩn khỏe mạnh và hiện sinh sống tại Montreal. Đường còn dài, chúng tôi không ngại tiếp tục đi đến Sudbury. Đến đây khoảng 8 gìờ tối và ngủ đêm lại đây ở khách sạn Holiday Inn

Ngày 2 (16-08-09) Sudbury-

Marathon8 giờ sáng, đã lên đường đi viếng

một mỏ kền (nickel) ở thành phố Sudbury (Ontario). Thành phố nầy nổi tiếng về chất liệu kền và chúng tôi cùng chụp chung một hình dưới tựơng “1 xu”(cent) cao 9 thước. Sau 2 giờ trên xa lộ, đoàn chúng tôi đến Blind River và đựơc phép ngắm cảnh trong 30 phút hồ Huron (Lac Huron.) Chúng tôi dừng chân ở Sault Ste-Marie để dùng trưa hầu đủ sức đi đến Parc provincial của “Lac Supérieur”, nơi đây chúng tôi viếng Vịnh “Old woman”(Old Woman Bay). Sau vịnh

Old Woman, đoàn đi ngắm cảnh ở thác nước “Scenic High Falls”. Sau đó, đoàn đi đến thành phố Wawa, để chụp hình dưới chân tượng con ngỗng trắng (oie blanche) khổng lồ.

Thành phố nầy là nơi “dừng chân “của những đàn ngỗng trắng nầy trước khi bay xuống miền Nam để trốn mùa đông lạnh buốt của Bắc Mỹ. Khi đến đây, trời đã xế chiều, và bắt đầu đổi hướng, có gió lạnh và mưa nhè nhẹ. Một số người nhanh chân chạy vào Safeway để mua chút đồ ăn tối dứơi cơn mưa, gió buốt. Đoàn du ngoạn tiến đến thành phố Marathon và ngủ đêm tại khách sạn Wayfare Inn

Ngày 3 (17-09-09) : Marathon- Thunderbay - Kenora :

8 gìờ sáng, đoàn đã lên đường đi đến thành phố Thunder Bay, hải cảng lớn thứ 3 của Canada. Chắc độc giả còn nhớ Terry Fox. Ông đã bị ung thư xương và cưa hết một cẳng. Và với một cẳng còn lại và cẳng kia thì là giả, Terry Fox đi bộ từ Terre Neuve (1980) đến Vancouver để quyên tiền

gây quỹ tìm kiếm về bịnh ung thư. Nhưng đến Thunder Bay (1981), ông bắt buộc bỏ cuộc vì ung thư xương di căn lên phổi (métastase). Sức khỏe không cho phép ông đi xa hơn nữa.

Võ-Doãn-Giàu

Đoàn đứng trước đồng 1 xu tại mỏ kền ở Sudbury

Page 10: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 10

Sau khi ăn trưa ở đây, đoàn rời nơi đây và bắt đầu vào xa lộ mang tên “Terry Fox Highway” dài 83 cây số từ Thunder Bay đến Nipigon và phải mất 2 giờ nữa, đoàn mới đến thác Kakabeca để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên của tạo hoá.. Tiếp tục đi đến Dryden để nhìn pho tượng con orignal. Kenora là thành phố chót của ngày thứ 3 trong chuyến đi xuyên Canada, với cảnh thiên nhiên của hồ Woods (Lac Woods), một địa danh nổi tiếng mà nhiều ngư phủ thường xuyên đến câu cá.

Tượng Terry Fox

Ngày thứ tư: đoạn đường Kenora – Winnipeg – Regina

Sáng hôm nay, trời rất là đẹp. Dưới ánh nắng dịu dàng, xe của đoàn bắt đầu lăn bánh để rời khỏi Kenora đi đến Winnipeg. Khi sang biên giới Manitoba, thì địa hình thay đổi một cách rõ rệt. Núi non và hồ không còn thấy nữa. Thay vào đó, những cánh đồng lúa mì thay phiên nhau ló dạng trước mắt chúng ta, pha lộn với những bãi cỏ xanh tươi, và những đàn bò sữa. Thành phố nầy là thủ đô của tỉnh bang Manitoba. Nơi đây đoàn bắt đầu đi viếng nơi đúc đồng tiền cho Canada (La monnaie royale du Canada) và các xứ khác trên thế giới như Hiệp chủng quốc Mỹ v…v…, viếng chợ Forks. Chợ Forks là một đa chủng với nhiều món hàng công nghệ bày bán.

Nơi đây chúng ta có thể lên từng

trên để nhìn thành phố Winnipeg. Sau khi thưởng thức những món thuần tuý của quê hương ở một nhà hàng VN trong khu phố Tàu, chúng ta đến viếng Toà Quốc Hội Winnipeg.

Nhờ dịp nầy, người viết mới có dịp gặp lại cô em út trong gia đình, sang tỉnh bang nầy từ năm 1967, xa cách nhau suốt 42 năm trời mà chỉ trò chuyện được vài phút. Chúng ta tiếp tục đoạn đường dài để ngủ đêm ở khách sạn Quality Inn tại Regina, thủ đô của Saskatchewan.

Ngày thứ năm: Regina – Saskatoon – Edmonton

Đêm thì ngủ ít, mà đường thì dài. Lớn tuổi lại mang cái bịnh khó ngủ. Vì có khi về đến khách sạn thì đã hơn 10 giờ đêm mà sáng thì phải rời khỏi khoảng 7:30 sáng. Như vây,

5 giờ sáng, đôi khi phải thức dậy để chuẩn bị rời khỏi khách sạn, vì ngủ 4 người một phòng. Phòng thì chỉ có một toitlette, phải thay phiên nhau xử dụng toilette. Rồi còn phải pha chế cà phê cho có sức chịu đựng trọn ngày và không ngủ gật trên xe bus. Nếu ngủ gật, thì rất là uổng, vì không ngắm cảnh. Ngày hôm nay, đoàn chúng ta được đi viếng, phía bên ngoài, của Quốc hội Saskatchewan. Vì sớm quá, nhân viên chưa làm việc. Trước toà nhà có một vườn hoa rất là đẹp và có tượng Bà Nữ Hoàng Victoria. Kế đến, viếng thăm khu trại của Cảnh Sát Hoàng Gia Gia Nã Đại (RCMP). Nơi đây là nơi huấn luyện cảnh sát đặc biệt nầy, mặc áo màu đỏ và cỡi ngựa trong các buổi lễ quan trọng. Sau khi rời Régina, đoàn đến thành phố Saskatoon, là thành phố thứ nhì của Saskatchewan. Đọan đường nầy rất là dài, vì chúng ta phải

đến Edmonton, chiều ngày hôm nay, trước giờ đóng cửa của West Mall Edmonton, là 9 giờ tối. Trong Mall có sân trợt nước đá. Khi chúng tôi đến đây thì có một trận hockey của các thiếu niên, có khu giải trí Water Park… có rất nhiều cửa hàng như các mall khác ở Canada. Chúng tôi ăn chiều ở tiệm phở Hoà, gần chợ Trung Hoa và đi môt vòng trong mall. Vì không có thời gian nhiều, chúng tôi không dám mạo hiểm đi xa hơn chỗ đến, vì sợ lạc đường về xe bus. Ngủ đêm ở Sutton Place Hôtel.

Ngày thứ sáu : Edmonton – Calgary - Banff

7:30 sáng xe bus đã lăn bánh đưa chúng tôi đến Toà nhà Quốc Hội Alberta. Sau 30 phút dừng chân ở đây, đoàn phải mất 2:30 phút để đến Calgary. Sau khi ăn trưa, chúng tôi đựơc đưa đến viếng tháp Calgary (Calgary Tower). Tháp nầy đứng thứ 2, về chiều cao, sau tháp Toronto. Kế đến là sân thế vận hội Calgary, nơi đây đã tổ chức, năm 1988, cuộc tranh tài các bộ môn thể thao mùa đông do các lực sĩ quốc tế thi đua. Sau Calgary đoàn chúng tôi đến Banff và viếng thác Bow (Bow Falls). Marilyn Monroe và Robert Mitchum đã đóng chung trong phim Rivière sans retour vào năm 1954 tại Bow Fall. Một xe đặc biệt treo trên đường dây cáp (téléphérique) đưa chúng tôi lên đỉnh núi, cao 7500 dậm Anh, mà chúng tôi có thể nhìn những cảnh đẹp xung quanh Banff và hồ Minner (Lac Minner). Trước khi về khách sạn để nghỉ đêm, chúng tội được tắm nước suối nóng, có nhiều chất diêm xanh (soufre), ở Hot Spring de Banff. Thành phố Banff, tuy đường xá chật hẹp, nhưng rất là đẹp. Nơi đây, phần đông là khách du lịch

Ngày thứ 7 ( 21-08-09 ) : Banff – Parc National Jasper – Champ de glace Columbia – Lac Louise - Revelstoke

7:30 xe bus đã lăn bánh, vì đường

Page 11: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 11

xa và có nhiều nơi phải viếng. Ngày hôm nay, chúng tôi đến Parc National Jasper. Trên đường đi, chúng tôi ghé lại Lac Bow và ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của đông băng Craefoot (glacier Craefoot).Nhưng Colombia Icefield đang chờ đón đoàn chúng ta. Columbia Icefield là một bãi nước đá lớn nhứt của vùng Les Rocheuses, với đông băng Athabasca ( glacier Athabasca). Muốn lên đến đông băng nầy, chúng tôi phải chuyển qua một xe bus đặc biệt gọi là “snocoach ”. Xe nầy trị giá 1.500.000 CND, và 1 vỏ xe phải mất 100.000 CND. Chúng tôi được hân hạnh đi trên đông băng Athabasca vài phút mà thôi, vì gió lạnh và sợ té. Đông băng nầy sâu 300m. Chúng ta lại phải trở lại xe bus để đến Lac Louise, với mặt nước yên lặng màu xanh biếc (bleue turquoise.) Louise là tên của Công chúa thứ 4 cũa Nữ Hoàng Victoria, phu nhân của Hầu Tước De Lorne ( Marquis De Lorne), Thống Đốc Toàn Quyền của Canada, vì thời đó Canada là thuộc điạ của Đế Quốc Anh. Hôtel Fairmont khi xưa là tài sản của CP Rail, và mua một sandwich để lót dạ phải mất 8,99 CND ở nơi đây, mà không ngon bằng tô phở Bằng (MTL).Tiếp tục đến Yoho. Nơi đây chúng ta chiêm ngưỡng cái cầu thiên nhiên (pont naturel), là một khối đá bị một dòng nước nhỏ đục khuyết. Chúng ta nhớ lại câu : “có công mài sắt, có ngày nên kim.” Vùng này có loại đá màu xanh giống như cẩm thạch ( jade BC) bày bán rất nhiều tại các tiệm “kỷ niệm”. Tối đến, đoàn ngủ ở Revelstoke.

Ngày thứ 8 (22-08-09):

Revelstroke–Vancouver - RichmondLại phải thức dậy sớm để tiếp

tục cuộc hành trình. Trứơc khi vào Vancouver, đoàn được thăm chỗ nghiên cứu về đời sống giống cá saumon sinh sống trong vùng Tây Thái bình dương (Capilano salmon hatchery). Vancouver là thành phố lớn nhứt ờ miền Tây Canada, viếng

Park Stanley mà chúng ta thưởng thức tài nghệ điều khắc trên cột gỗ (totem ) của thổ dân sanh sống ở nơi đây. Được ngắm bờ biển với những chiếc du thuyền (yatch) sang trọng, với những cao ốc chọc trời, đi xem đồng hồ chạy bằng hơi nước, đi ngang khu phố Tàu, với màu sơn đỏ chói theo dân tộc tính Trung Hoa, màu đỏ mang lại may mắn. Xế chiều, đến khu phố tàu ở Richmond. Sau khi dùng cơm tối ở nhà hàng Việtnam - nhờ ông cháu của BS Ngọc, sống ở Vancouver nhiều năm đưa đến nhà hàng - chúng ta mới thưởng thức đựơc các món ăn thuần tuý của VN: “canh chua, cá kho tộ.” Tối đến, đoàn nghỉ đêm ở khách sạn “La Quinta”, Richmond.

Ngày thứ 9: Vancouver– Victoria Hôm nay lại phải dậy sớm. 7:30

xe bus đã lăn bánh đi đến bến phà Vancouver qua Victoria Ville, thủ đô của tỉnh bang Colombie britannique. Phải dậy sớm, vì trễ chuyến phà (ferry boat) là phải chờ hơn 1 giờ mới

có chuyến phà khác. Phải mất 1:30 giờ trên biển mới đến Victoria ville. Victoria Ville, rất là đẹp. Chúng ta có cảm tưởng như đang đi dạo phố ở Luân Đôn. Hướng dẫn viên đưa đoàn đến Parc Beacon Hill. Nơi đây có dựng tựơng kỷ niệm Terry Fox - 0 mile - và viếng Empress Hôtel, khi xưa là tài sản của CP Rail. Đoàn được viếng vườn hoa Buchart…Ôi choa ơi..! đẹp ơi… là đẹp… ! Lấy phà về Richmond. Dùng cơm tối ở tiệm VN. Bà phở Bằng đãi 1 chầu la ve. Vui...

ơi.., là vui…! Đoàn kết thúc ngày chót chuyến xuyên Canada trong “rừng” cười…

Nếu ai chưa có dịp biết Les Rocheuses, băng hà Athabasca, và vườn hoa Buchart, nếu có dịp, đừng bỏ qua cơ hội, rất là uổng, nên đi viếng nơi đây trước khi đi lên “thiên đàng.

Ngày thứ 10 ( 24-08-2009)Hôm nay là ngày “tự do” : đi dạo

phố ở Richmond, trước khi lên đường trở về Montreal :

- 1 :00 trưa phải ra phi trường – - 4: 00 (giờ Vancouver), máy bay

cất cánh – -24 :00 đến MTL ( giờ Montréal)

Như vậy, kết thúc 10 ngày đi xuyên Canada.

Mấy năm trước, khi đến giờ ăn, Air Canada cho ăn miễn phí. Lúc sau nầy, hành khách phải mua, nếu ai mà có cần ăn, mà mình không có mang theo thức ăn, ngoại trừ nước suối. Rựơu thì phải trả tiền. Vì tôi thấy có nhiều người Âu Châu, họ mang

theo sandwich. Như vậy, họ không tốn tiền, vì giá cả thì cũng hơi đặc biệt. Classe d’affaire, thì tôi biết. Nước uống, hình như miễn phí.

Thành thật cám ơn Bà

Danh, Chủ tịch CĐ và là phu nhân BS Ngọc, rất nhiều, đã tận tình, lo từ chai nước mỗi ngày, sáng một chai, chiều trước về phòng một chai để những ai cần uống thuốc, có nước mà uống, đến các buổi cơm trong “gia đình đoàn”, phòng ngủ sạch sẽ,và đủ tiện nghi, hướng dẫn cộng đồng du ngoạn xuyên Canada, từ ngày 15-08- 2009 đến 24 -08-2009. Những kỷ niệm khó mà quên được, tuy rằng ngắn ngủi.

Võ-doãn-Giàu– Septembre 2009

Bus Snocoach Çi trên Çông bæng Athabasca

Page 12: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 12

gày Thứ Bẩy 26 tháng 9 năm 2009 vừa qua, tại thành phố Montréal

, ba Hội đòan: Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada, Hội Dược Sĩ Việt Nam tại Québec và Hội Nha Sĩ Việt Nam tại Canada đã phối hợp tổ chức Ngày Y Tế 2009 với sự hỗ trợ đặc biệt của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal .

Ngày Y Tế 2009 đã được tổ chức long trọng tại Đại Sảnh Đường của Centre des loisirs de Saint-Laurent với sự tham dự của gần 500 đồng hương. Về phía quan khách chúng tôi ghi nhận có sự hiện diện của ông Alan de Sousa, Thị Trưởng Thành phố Saint-Laurent, một số các vị dân cử và đại diện các cơ quan chính quyền địa phương, Chủ tịch các Hội đòan Việt Nam, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí cùng các thân hào nhân sĩ.

Người điều khiển chương trình là Bác sĩ Đặng Phú Ân, trưởng khối huấn luyện hậu đại học Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada cũng là Trưởng Ban Tổ chức Ngày Y Tế 2009 và Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Anh, giảng Sư Đại học y khoa Montréal chuyên khoa gây mê hồi sức ( Bệnh viện Maisonneuve - Rosemont).

Chương trình khai mạc đúng13 giờ bằng phần nghi thức khai mạc chào cờ Canada, Việt

nam, tất cả Hội trường đã cùng vang lên hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là một phút mặc niệm. Bác sï Trâm Anh đã giới thiệu B.S. Đặng Phú Ân, Trưởng Ban Tổ chức lên đọc diễn văn khai mạc. Với một văn từ ngắn gọn, lưu loát bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp B.S. Ân đã cảm tạ sự hiện diện qúy báu của gần 500 đồng hương và các quan khách danh dự. B.S Ân đã nhấn mạnh

sự hiện diện đông đảo đó đã nói lên sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chính quyền, của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia và của toàn thể các Hội Đoàn, thân hào nhân sĩ trong việc bảo vệ và thăng tiến sức khỏe của đồng bào ta . Đó cũng là mục đích yêu cầu của việc tổ chức Ngày Y Tế hàng năm và đặc biệt của Ngày Y Tế 2009 năm nay. Bác sĩ Ân cũng giới thiệu chủ đề của Ngày Y Tế 2009 là: ”Những bệnh ung thư

thường gặp nơi người lớn: chẩn đoán sớm, trị liệu sớm, hữu hiệu nhiều!”.

Tiếp đó, B.S Trâm Anh đã giới thiệu ba vị Hội Trưỏng ( BS Đào Bá Ngọc, Hội Trưởng Hội Y Sï VN tại Canada, DS Bùi Thị Mùi, Hội Trưởng Hội Dược sï VN tại Québec và Nha si Nguyễn Alexandre Huy Quang, thay mặt Hội Trưởng Hội Nha Sï VN tại Canada ) lên sân khấu chào mừng toàn thể đồng bào va quan khách.

Kế tiếp là bài diễn văn của Bà Đặng Thị Danh, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và BS Đỗ Quốc Bảo, Phó Chủ Tịch Ngoåi vụ CĐNVQG/Montréal. Bà Chủ Tịch đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các công tác y tế giúp đỡ quý vị cao niên, những người tật bệnh để làm sao chúng ta có một Cộng Đồng vững mạnh . Bà Chủ Tịch cũng bầy tỏ lòng tri ân đối với các thiện nguyện viên trong Cộng Đồng và đặc biệt các chuyên viên y tế đã đóng góp lớn lao trong các công tác y tế này. BS Đỗ Quốc Bảo cũng đã trinh bầy bằng Pháp ngữ những điểm chính yếu của các công tác y tế Cộng Đồng và kêu gọi sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương . Sau phần phát biểu của Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Cộng Đồng, B.S. Trâm Anh đã mời ông Thị Trưởng Alan De Sousa lên diễn đàn đọc diễn từ. Trong phần phát biểu, ông Thị Trưởng Thành Phố đã nhân danh các cấp chính quyền địa phương tỏ lòng ngưỡng mộ đối với sự đóng góp lớn lao của Cộng Đồng Người Việt tại Montréal chúng ta trong các công tác chung của Thành phố, đặc biệt các công tác

Tin tÙc sinh hoåt c¶ng ÇÒng: NGÀY Y TẾ 2009

Page 13: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 13

y tế công cộng, bởi vì chính ông hàng năm đã được mời tới đây để đươc chứng kiến cách làm việc rất quy mô và khoa học của các chuyên gia y tế Việt Nam và sự tham dự thật đông đảo của hàng trăm đồng bào Việt Nam từ gìa tới trẻ đủ mọi thành phần trong xã hội. Những người này đã nghiêm túc theo dõi chương trình mặc dầu với một cuối tuần thật đẹp trời đáng lý ra có nhiều cuộc du hý ngoài trời khác. Ông cũng không quên nhấn mạnh tới sự cộng tác đặc biệt của chính quyền điạ phương trong các công tác xã hội, một khi Cộng Đồng Người Việt cần tới .

Sau phần nghi thức khai mạc, Bác sĩ Trâm Anh đã mời các diễn giả lên sân khấu để thuyết trình y học.

Mở đầu chương trình là Bác Sĩ Hồ Quang Nhân, Bác sĩ chuyên khoa về giải phÅu tổng quát tại Bệnh viện Santa Cabrini trình bầy đề tài về Ung Thư Vú (Cancer du sein), Bác sĩ Thành Quang Lân, Bác sĩ chuyên khoa về các bệnh đường tiêu hoá Bệnh viện Du Haut Richelieu trình bầy đề tài Ung Thư ruột già (cancer du colon) và Bác Sĩ Đặng Phú Ân, theo sự giới thiệu cuả Điều Hợp Viên Trâm Anh: Bác Sĩ Đặng Phú Ân đã đưọc Cộng Đồng chúng ta biết đến nhiều qua rất nhiều biên khảo gía trị của ông về chuyên khoa tiết niệu đăng tải trên các Tạp chí y học và Cộng Đồng Hải Ngoại,

kỳ này Bác Sĩ Đặng Phú Ân trình bây với đồng bào đề tài về Ung Thư Tiền Liệt Tuyến (Cancer de la Prostate).

Tất cả ba diễn giả đã trình bầy rất rõ ràng từng phần về 3 loại Ung Thư thường gặp trên: từ dịch tễ học (epidemiologie) với các bảng về tần suất phát hiện, tới các yếu tố nguy cơ ( facteurs de risques), đặc biệt cho biết các dấu chứng phát hiện sớm nhất của từng loại ung thư. Các thuyết trình viên đã cho đồng bào biết những phương pháp cơ bản cũng như các phương pháp tân tiến và tốn kém trong việc chẩn đoán chính xác nhất và phát hiện sớm nhất các căn bŒnh ung thư còn ở những giai đoạn đầu, cÆp nhật hóa các phương cách trị liệu mới

với kết quả cao. Ÿ phần kết luận, các diễn giả cũng đưa ra những lời khuyên thực tiễn để đề phòng, và chống từng loại ung thư . Một điểm chung là các diễn gỉä đều khuyên chúng ta nên đi thăm khám thường niên nơi Thầy Thuốc gia đình để được phát hiện sớm nhất những dấu chứng nghi ngờ và nếu cần sẽ được gửi đi

các Bác sĩ chuyên khoa để đư®c chÄn đoán chính xác nhất, trÎ liŒu sớm nhất. Các diễn giả cũng đã trình chiếu những hình ảnh về các bướu ung thư đã được giải phẫu cắt bỏ cùng các máy móc dụng cụ để thám sát và tri liệu của các căn bệnh ung thư vú, ruột già và tiền liệt tuyến.

Tiếp theo là phần trình bầy của Nha Khoa, Nha sĩ Nguyễn Huy Quang Alexandre, nguyên Giảng sư Đại Học Nha Khoa Montréal đã trình bầy về ung thư miệng (cancer buccal). Nha sĩ đã trình bầy một cách ngắn gọn bằng các hình ảnh của những trường hợp tiền ung thư, ung thư ở những giai đọan khác nhau của các sang thương ở miệng. Đồng thời Nha sï cũng cho biết các

phương pháp chữa trị và các phương pháp phòng ngừa các ung thư miệng này.

Trong phần Thông tin Y Học, mở đầu diễn giả Bà Cathérine Henry, Cố vấn các dịch vụ cộng đồng của Hiệp Hội Ung Thư Canada đã trình bầy các chương trình và các dịch vụ cung cấp bởi Hiệp Hội Ung Thư Canada. B.S. Đặng Phú Ân đã

thông dịch tại chỗ ra tiếng Việt phần trình bầy của Bà Henry để toàn thể đồng bào dễ dàng theo dõi và thâu nhận những thông tin cần thiết trên. Tất cả mọi thông tin cần thiết đồng bào có thê liên lạc với điŒn thoại 1 888 939 3333 hoặc [email protected] .

Tiếp theo là phần thông

Ông thÎ trܪng Alan de Sousa, các thuy‰t trình viên và quan khách

Page 14: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 14

tin quan trọng về Dịch Cúm A (H1N1) với diễn giả là Dược Sĩ Bùi Thị Mùi, Hội Trưởng Hội Dược Sĩ tại Québec, phối hợp với Bác Sĩ Nguyễn Thị Thanh Trà, Bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Jean Talon và cũng là Tổng Thư Ký Hội Y Sĩ VN tại Canada trình bầy. Dược sĩ Mùi và BS Thanh Trà đã trình bây rất rõ ràng về nguyên nhân sinh bệnh, các triệu chứng của cảm cúm A(H1N1), các yếu tố nguy cơ cũng như lây lan của căn bệnh này. Hai diễn giả đã khuyên đồng bào nên đi chích ngừa cúm A( H1N1) bắt đầu từ giữa tháng 11 năm 2009 và chích ngừa cúm mùa thu đông hàng năm vào tháng 1 năm 2010 (theo thông báo mới nhất của Cơ quan Y Tế Công Cộng Québec).

Sau cùng là phần trình bầy của Dược sĩ Bùi Thị Mùi về “ Các tác dụng phụ (effets secondaires) của các thuốc và các liệu pháp khác trong việc chống ung thư’’. Dược sĩ Mùi đã phân tích cặn kẽ các tác dụng này và cũng thông báo các phương pháp để ngừa và giảm các tác dụng phụ đó .

Cũng cÀn nhấn mạnh ở đây: trong tất cả các phần trình bầy của các diễn giả, Ban Tổ Chức đã đi tới tận chỗ của các tham dự viên để thu nhận tất cả các câu hỏi và trao cho các diễn giả. Các diễn giả đã trả lời một cách thoả đáng cho từng câu hỏi của đồng bào.

Ngoài phần thuyết trình, hỏi và đáp của các diễn giả, phần thứ hai không kém phần quan trọng, đó là phần thăm viếng các Quầy Y Tế với sự hiện diện tại chỗ của các Bác Sĩ, Dược Sĩ, Nha Sĩ để trả lời các thắc mắc về sức khỏe của đồng bào. Người ta cũng

nhận thâý có các quầy thông tin y học của Hiệp Hội Ung Thư Canada và một số các Viện Bào Chế Dược Phẩm tại Canada.

Trong phần kết từ, để Tổng kết Ngày Y Tế 2009, Bác Sĩ Đào Bá Ngọc, Hội Trưởng Hội Y Sĩ VN tại Canada và Bác Sĩ Đặng

Phú Ân, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Y Tế 2009 đã bầy tỏ lòng cảm tạ chân thành tới tòan thể đồng bào và các thân hào nhân sĩ đã tham dự đông đảo Ngày Y Tế 2009 và đặc biệt cám ơn sự đóng góp quý baú của rất nhiều thiện nguyện viên. Hai Bác Sĩ cũng thay mặt toàn Ban Tổ Chức xin đÒng bào thông cảm cho những sơ suất có thể có trong viêc sắp x‰p giờ giÃc các tiết mục. Những bông hoa tươi thắm đã được Chủ Tịch các Hội Đoàn trao tặng cho các diễn giả và các thiện nguyện viên để ghi nhận lòng tri ân của Cộng Đồng. Trong phần phát biểu, bác Đặng Tấn Nghi, Hội Trưởng Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng đã bÀy tỏ lòng cảm động và quý mến tới Ban Tổ Chức, các diễn giả và các Thiện nguyện viên đã cùng nhau tổ chức NGàY Y TẾ 2009 thật thành công và rất

h»u ích cho viêc bảo vệ và thăng tiến sức khoẻ cho toàn thể đồng bào ta .

Đê kết thúc Ngày Y Tế 2009, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và Ban Tổ Chức đã kính mời toàn thể đồng bào tham dự một tiệc trà thân

BS ñào Bá Ng†cmật trong tình đồng hương thắm thiết. Toàn thể đồng bào đã ra về trong một tinh thần thoải mái và an tâm trong viêc chăm lo sức khỏe của mình và của gia đình .

Page 15: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 15

Nguồn gốc :

Hội Cựu Sinh-Viên Quốc-Gia Hành-Chánh (CSVQGHC)

hay gọi tắt là Hội Quốc-Gia Hành-Chánh (QGHC) tại Montréal được thành lập năm 1991 trong buổi họp mặt mùa hè của các Cựu Sinh-Viên QGHC trên đỉnh núi Mont Royal. Trước đó, lần đầu tiện vào ngày 5.5.1985 ông Nguyễn Ngọc Chấn và bà Vương Thu Nguyệt đã tổ-chức tại nhà riêng số 4440 đường Bellechasse, Montréal, một buổi gặp gỡ thân mật các anh chị em đã đến định cư tại thành phố này sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam để đón tiếp các CSV mới đến là các ông Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Văn Định và Nguyễn Như Thi. Buổi hội đã qui tụ được 18 người với sự góp mặt của cụ Nguyễn Xuân Khương, nguyên Bộ trưởng Cải Cách Điền Địa thời Đệ I Cộng Hòa, cựu Giáo Sư QGHC. Buổi ấy, tuy đã có ý kiến thành lập Hội, nhưng chưa thực hiện được vì số người còn

ít ỏi và đa số còn mắc bận vì lo sinh kế cho gia đình trong cuộc đời mới nơi quốc gia tạm dung. Nhưng các anh chị em cũng đã quyết định từ đó mỗi năm một

lần những ai có hoàn cảnh thuận tiện sẽ đứng ra tổ chức họp mặt các cựu sinh viên để giữ liên lạc và thắt chặt tình thân ái. Lần lượt các ông Nguyễn Trung Thoại, Nguyễn Văn Tiên, Nguyễn Phú Thiệu … đã đứng ra đảm nhận công tác này. Cho mãi đến ngày 16.6.1991, qui tụ được trên 50 CSV trên đỉnh Mont Royal, do sự đề xướng của ông Nguyễn Ngọc Lý với nhận xét là đa số các anh chị em đã có cuộc sống ổn định, vững chắc nơi xứ người, nên đã đi đến quyết định thành

lập Hội với mục đích tương thân tương trợ và bÀu cử ngay tại chỗ ông Nguyễn Trung Thoại, CSV khóa 1 làm Hội Trưởng đầu tiên.

Hội đã soạn thảo bản điều lệ, nội qui cùng lập danh sách hội viên chính thức đệ trình tỉnh bang Québec và đã được nhìn nhận với quy chế là một Hội Ái Hữu.

Ông Nguyễn Trung Thoại đã được các CSV liên tục tín nhiệm ở chức vụ Hội trưởng suốt 14 năm từ 1991 đến 2005. Ông Lê Văn Châu kế nhiệm từ 2005 đến 2009. Trong buổi đại hội ngày 5.9.2009 tại nhà hàng Tong Por đường La Gauchetière, Montréal, ông Lê Văn Châu đã xin từ chức vì lý do riêng và ông Nguyễn Phú Thiệu

được đại hội đồng bÀu cử lên thay thế, nhiệm kỳ 2010-2012.

Đến đây tưởng cũng nên nói qua về Học-Viện QGHC, nơi đã đào tạo nên các CS-VQGHC này.

Học-Viện QGHC :Học Viện QGHC, trụ sở

tại số 4 đường Alexandre de Rhodes, Saigon, được thành lập năm 1955, năm đầu tiên của nền đệ I Cộng Hòa Việt Nam, để thay thế trường QGHC ở Dalat, trước thuộc bộ Quốc Gia Giáo Dục. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, sau là Tổng Thống, khi về chấp chánh, đặt trọng tâm vào việc cải tổ nền hành chánh quốc gia nên đã chú trọng đặc biệt đến việc đào tạo các viên chức điều khiển từ trung ương đến địa phương.

Hội Cựu Sinh-Viên Quốc-Gia Hành-Chánh Hưng-Quốc

LTS: Tåp chí QuÓc Gia xin gi§i thiŒu cùng quí Ƕc giä m¶t sÓ các h¶i Çoàn bån hiŒn Çang sinh hoåt tåi thành phÓ Montréal. Møc này do các thành viên cûa các h¶i Çoàn liên hŒ biên soån. Chúng tôi ܧc mong nh»ng tài liŒu này së giúp chúng ta có m¶t cái nhìn sâu s¡c hÖn vŠ các t° chÙc này.

H†c viŒn QuÓc Gia Hành Chánh

Page 16: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 16

Do đó ông đã chăm sóc đưa Trường QGHC thuộc bộ QGGD về phủ Thủ Tướng, sau đặt trực thuộc phủ Tổng Thống và thường xuyên quan tâm đến hoạt động của trường. Hàng năm mỗi khi có mãn khóa học, các sinh viên tốt nghiệp đều phải từ trường đi bộ khoảng 5 phút sang phủ Tổng thống để ngồi nghe ông ban huấn thị và tâm sự cả tiếng đồng hồ, có khi đến 2 giờ mới dứt.

Về sau, Học-Viện được chuyển đến trụ sở mới tân lập ở số 10 đường Trần Quốc Toản trên một diện tích rộng lớn, qui mô hơn với nhiều phòng ốc và tiŒn nghi hiện đại thích hợp cho việc giảng huấn và các việc ng-hiên cứu, sưu tầm. Trường cũng mở rộng phạm vi đào tạo các Đốc Sự HC trước là 3 năm rồi sau đổi thành 4 năm học tập để thay thế các Đốc Phủ Sứ ở Nam phần và các quan lại thời Pháp thuộc ở Bắc và Trung phần Việt Nam. Trong khoảng thời gian 1964-1975 Trường đã lập thêm các ban Cao Học cho các ngành Hành chánh và Chuyên môn với học kỳ 2 năm học liên tục, được phân ra 6 ngành : Hành chánh, Kinh tế, Tài chánh, Xã hội, Ngoại giao và Thẩm tra kế toán. Trường cũng mở các lớp đào tạo các công chức ngạch Tham Sự HC hạng B1, học kỳ 2 năm. Ngoài ra, trường còn có các lớp Năng lực HC dạy vào buổi tối để giúp các công chức và quân nhân đương tại chức cải thiện các kỹ năng của họ.

Từ danh hiệu Trường ở Dalat do 2 ông Nguyễn Văn Quí, rồi Trần Cửu Chấn làm Giám Đốc, đổi sang danh hiệu Học-Viện tại Saigon, trường lần lượt do các

Viện-Trưởng sau đây lèo lái : GS Vũ Quốc Thông (1955-1963), GS Nghiêm Đằng (1963-1964), GS Nguyễn Văn Bông (1964-1971). Ngày 10.11.1971, GS Nguyễn Văn Bông bị ám sát, GS Trần Văn Binh lên thay (1971-1972). Kế đến GS Nguyễn Quốc Trị, nguyên là CSV khóa I, đi du học ở Mỹ về có bằng PhD, làm Viện Trưởng sau cùng cho đến khi mất nước (1973-1975).

Học Viện QGHC có một khối Giáo Sư và Giảng Sư cơ-hữu là 32 vị. Ngoài ra còn mời được rất nhiều Giáo Sư Thỉnh Giảng thuộc các trường đại học (đa số là luật khoa) và các Bộ, Phủ trong đó có nhiều vị giữ các chức vụ Tổng, Bộ Trưởng, Tổng Lãnh-Sự, Tổng Giám-Đốc để diễn giảng về các đề tài chuyên môn. Ngoài ra, Học Viện cũng có mời các vị giữ những chức vụ quan trọng tại các Bộ, Phủ, Tổng Nha, Công Ty Quốc Doanh, Ngoại Giao Đoàn hay các Tổ Chức Quốc Tế đến nói chuyện về các vấn đề thời sự hay những kinh nghiệm giải quyết các vấn đề gai góc. Trong thời gian nghỉ hè giữa 2 khóa học, Học Viện còn gởi các nam sinh viên đi dự các khóa huấn luyện quân sự tại các quân trường Võ Bị Dalat, Đồng-đế Nhatrang và các nữ sinh viên đến thực tập tại các Bộ, Phủ ở trung ương.

Nhiệm vụ chánh của trường là huấn luyện và đào tạo cán bộ chỉ huy cho guồng máy hành chánh quốc gia. Người sinh viên sau khi tốt nghiệp phải được trang bị một kỹ năng đầy đủ về hành chánh, tài chánh, kinh tế và chánh trị và phải có một kiến thức tổng quát về các ngành hoạt

động chuyên môn khác để đảm bảo một sự phối hợp hài hòa, ăn khớp cho tất cả các sinh hoạt của các cơ quan công quyền trong quản hạt mình phụ trách. Hơn thế nữa, người sinh viên còn phải được trau dồi một nền đạo lý hành chánh vững vàng lấy an lạc của quê hương và phúc lợi của đồng bào làm kim chỉ nam. Những câu phương châm : Tri Hành hợp nhất, Danh chính Ngôn thuận, Thượng bất chánh, Hạ tắc loạn hay phương thức Tu, Tề, Trị, Bình được luôn luôn đem ra nhắc nhở trong các buổi học, nhất là trong các môn như: Các vấn đề hành chánh căn bản, Tổ chức hành chánh và các Cơ quan công quyền, Tâm lý Hành chánh, Lãnh đạo và Chỉ huy, Quản trị Tài chánh, Kế toán, Nhân viên, Vận động nhân dân, Lãnh đạo và kiểm soát quần chúng, Ý thức hệ và tranh chấp ý thức hệ, các Vấn đề chánh tri, lao động và xã hội, Kiểm soát các Hiệp hội và Hội đoàn v.v…Chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm lúc đương thời, mỗi khi có một khóa QGHC tốt nghiệp, ông đều triệu tập các sinh viên vào dinh Độc Lập để ban huấn thị và luôn luôn nhắc đến quan niệm Tu, Tề, Trị, Bình cùa người xưa, phải biết Tu Thân mình trước rồi mới có thể Tề Gia được, sau rồi mới có thể Trị Quốc và cuối cùng mới Bình Thiên Hạ. Phương thức này phải theo thứ tự cứng ngắc như trên mà không có thể đảo lộn được. Người chỉ huy phải có tác phong đúng đắn, giữ mình cho được “ Tiết trực, Tâm hư” nếu không sẽ đưa đến cảnh “Thượng bất chánh, Hạ tắc loạn”.

Page 17: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 17

Trở lại với Hội CSVQGHC Montréal :

Nhờ được thụ đắc một sự huấn luyện chặt chẽ, kỹ lưỡng và đa năng như đã nói ở trên mà người CSV QGHC ở Montréal cũng như tất cả hơn 2700 người tốt nghiệp từ HVQGHC đã phục vụ đắc lực quốc gia Việt Nam trong hơn 20 năm trước 1975 tại khắp các cơ quan công quyền từ trung ương xuống tới địa phương và không ai đã mang một tì vết gì trong khi thi hành nhiệm vụ. Các hội viên này đã từng đảm nhậm các chức vụ khá quan trọng trong các guồng máy quốc gia tại trung ương như Đổng Lý Văn Phòng Bộ, Chánh Thanh Tra, Giám Đốc Nha, Chánh Sự Vụ Sở và Tỉnh Trưởng, Phó Tỉnh Trưởng, Biện lý tòa án, Trưởng Ty, Quận Trưởng, Phó Quận Trưởng ở địa phương. Có người nguyên là Phó Quận Trưởng có quân hàm Thiếu Uý phục vụ tại một quận thiếu an ninh ở miền Trung đã được ông Tư lịnh Vùng kiêm Đại biểu Chánh Phủ đến đặc cách gắn lon Đại Úy tại mặt trận và bổ nhiệm làm Quận trưởng

tại chỗ vì đã có công giữ vững quận lỵ trong một cuộc tấn công biển người của địch quân trong khi ông Quận Trưởng vắng mặt.

Sau biến cố 30.4.1975, các CSVQGHC đã tản mát khắp nơi trên thế giới và với hành trang kiến thức sẵn có, những người lớn tuổi đa số đã đổi ngành, những người còn trẻ nhờ hoàn cảnh thuận tiện nơi xứ người thì tiếp tục cử nghiệp lên trên, có người đã thành viện trưởng hay giáo sư hành chánh, có người chuyển ngành làm kỹ sư, bác sĩ v.v..

Cũng như thế, ở Montréal, ngoài một số nhỏ hội viên may mắn được làm một số chức vụ trong các cơ quan công quyền tỉnh, thị xã sở tại, đa số học thêm một vài chứng chỉ chuyên môn để làm việc trong các ngành như: thư viện, tài chánh, kế toán, ngân hàng, vi tính v.v…hoặc chuyển sang làm thương mại. Có một hội viên có can đảm đã ghi danh học lại tại trường Hành Chánh Công (ENAP) và đã tốt nghiệp ra trường nhưng cũng không hành nghề cũ.

Có một điểm son cần nêu lên là các CSVHC trong lúc ban đầu

cuộc sống rất vất vả khó khăn nơi xứ lạ quê người, nhưng không ai thối chí, biết sống an bần lạc đạo, cố gắng phấn đấu và làm gương tốt, nuôi nấng cho đàn con nên người. Đa số thế hệ thứ hai của họ nay đã trưởng thành, thành công, tham gia vào đủ mọi ngành sinh hoạt trong xã hội mới và nắm giữ những chức vụ quan tr†ng. Đó cũng là do ở thế hệ cha, anh đã tiếp thâu được một nền học thức và đạo đức vững chắc khi còn ở HVQGHC theo đúng đạo Xuất Xử của thánh hiền và làm gương tốt cho các thế hệ đàn sau. Trong nội bộ, các hội viên CSVHC đã thể hiện một tinh thần tương thần tương trợ cao độ, không có sự ganh ghét, đố kỵ nhau. Ngoài xã hội, họ đã tham gia tích cực vào các sinh hoạt cộng đồng. Nhiều hội viên đã tham dự vào các ban chấp-hành Cộng Đồng, hội Khuyến Học, hội Tuổi Vàng, Hội Cao Niên, các Hiệp Hội Ái Hữu, Tương Tế, Chuyên Môn, các Phong Trào Hướng Đạo, tập luyện Dưỡng Sinh…

(tặng những người đẹp một thời áo trắng Trưng Vương)

Lòng rộn rã anh bước sau cô béNgó bâng quơ như thể rất vô tìnhNhưng bé ơi, anh đã thấy lòng mìnhĐang âm ỉ những cơn dài địa chấn

Trong gió thoảng, hương tóc em mùi mậtNhư ong vàng, anh quấn quýt theo hươngEm cứ ngây thơ thế nhé, Trưng VươngĐể kỳ diệu tình thơm từ hương tóc

Song Châu Diễm Ngọc Nhân

Cô bé ạ, lòng anh tha thiết lắmBởi em như cánh bướm lúc tan trường

Hồi hộp anh chờ trước cổng Trưng VươngĐể nhìn trộm dáng thiên thần áo trắng

Em bước chậm, má hồng lên với nắngMiệng cười vui cùng bè bạn truyện tròMắt nai hiền chưa gợn chút sầu loTrong sáng quá dưới làn mi diễm lệ

Page 18: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 18

PHÂN ƯU

Ban Chấp Hành, Ban Giám Sát, Ban Cố Vấn cùng toàn thể Hội Viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal vô cùng xúc động và thương tiếc sự ra đi vĩnh viễn của

Ông Cựu Hội Trưởngvà Hội Trưởng Danh Dự, Cố Vấn

Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng

LÝ HƯƠNG HUY

từ trần ngày 26 tháng 9 năm 2009nhằm ngày mồng 8 tháng 8 năm Kỷ Sửu

hưởng thọ 92 tuổi

Xin thành kính phân ưu cùng tang quyếnVà nguyện cầu xin lòng thương xót Chúa cho linh hồn Ông được sớm về Thiên Đàng hưởng phước thiên nhan Chúa.

Page 19: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 19

6767, C6767 Côte des Neiges # 495 Montréal (Québec) - H3S 2T6 - Tel: (514) 340 9630 - Fax: (514) 340 1926

ĐIẾU VĂN TRONG BUỔI LỄ PHỦ CỜ TRUY NIỆM CỤ LÝ HƯƠNG HUY NGÀY 01-10-2009

Kính thưa Đại Gia Đình Họ LÝKính thưa Anh Chị BS Lưu Thanh Phi và gia đìnhThưa quí quan khách,

Đại diện cho Ban Chấp Hành và Ban Giám sát CĐNVQG vùng Montréal, chúng tôi đến chia buồn cùng gia đình về sự ra đi đột ngột của Bác Lý Hương Huy. Bác ra đi là một mất mát không bút nào tả xiết cho gia đình nói riêng và cho tập thể Người Việt tại Montréal nói chung. Chúng tôi xin chia xẻ niềm đau đớn, mất mát với gia đình. Nỗi đau đớn của quý vị là nỗi đau đớn của chúng tôi. Đối với gia đình Bác là Ong, là Cha đáng kính. Đối với chúng tôi, những người có may mắn được làm việc cùng Bác từ mấy chục năm qua, Bác là bậc trưởng bối mà chúng tôi phải noi theo. Giờ đây, tử sanh đôi ngã cách biệt nhưng gương sáng của Bác lúc nào cũng mãi mãi trường tồn.

Kính thưa Bác Huy,

Nhận được hung tin Bác đột ngột ra đi chiều ngày 26 tháng 09 năm 2009, ai nấy đều bàng hoàng.Cháu đã hét lớn khi phu nhân BS Đặng Đình Quản điện thoại báo hung tin sau khi cô Mười và

chúng cháu vừa nhắc đến Bác vì đó là ngày Y Tế. Đồng hương đã ra về khi đã được các thuyết trình viên BS Hồ Quang Nhân, BSThành Quang Lân, BS Đăng Phú Ân... DS Mùi, NS Quan chỉ dẫn kỹ lưỡng những triệu chứng của bệnh ung thư, cảm… cô Mười nói anh Huy buồn lắm vì không đi được làm cháu nhớ ngày y tế của những năm trước bác là người tới sớm nhất cùng với bác Bích, bác Lợi, bác Sắc. Cô Mười cũng giống như cháu đã la SAO VẬY khi được cháu báo một sự mất mát lớn vừa xẩy ra trong tập thể người VIỆT QUỐC GIA.

Vẫn biết “ nhân sanh tự cổ thùy vô tử”, nhưng đàn chim Việt lưu lạc khắp bốn phương trời tìm nắng ấm TỰ DO rất cần sự hiện hữu của các bậc cha chú bác để chúng cháu không bơ vơ nơi quê hương tạm dung này. Từ lập trường, xã hội và đạo đức, cháu được Bác dạy bảo sau khi ba cháu mất, Bác đã nhẹ nhàng dạy “ đừng gọi bác vì chú nhỏ tuổi hơn anh Năm”, những lời lẽ mộc mạc nguyên thủy của miền Nam như dòng suối mát đã luân chuyển trong máu tim cháu. Làm sao cháu quên được, thưa Bác, khi những lời thương yêu đó vang vẳng mãi bên tai.

Bác không còn hiện hữu trên thế gian này nhưng cháu giữ mãi những hình ảnh đẹp về Bác. Đó là:

- Hình ảnh một Cụ già luôn luôn giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh.- Hình ảnh một Cụ già lúc nào cũng có mặt trong các sanh hoạt văn hóa của CĐ.

c¶ng ÇÒng ngÜ©i viŒt quÓc gia vùng montréal

Page 20: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 20

- Hình ảnh một Cụ già quắc thước trong các cuộc biểu tình cho Nhân Quyền, Tự Do và Dân Chủ ở Việt Nam

- Hình ảnh một Cụ già trên 90 tuổi mà vẫn say sưa hát những bản tình ca như Khúc ca ngày mùa, Bóng nhỏ đường chiều…

Trong thời loạn ly do Giặc Cộng gây ra, Bác là một trong những chàng trai sống trong một đất nước chiến tranh, nghèo nàn, đầy dẫy những hiểm nguy, những cạm bẫy, những phục kích của giặc. Với lòng quả cảm, quảng đại, với trách vụ bác đã một lòng thương, giúp đỡ và bảo vệ cho dân. Có lần Việt Cộng phục kích để sát hại Bác nhưng dân mến đức độ đã thông báo cho Bác để tránh chỗ phục kích,…

Sau bao nhiêu năm lao tù trong trại “Cải tạo” của CS với bác Đoàn Văn Bích, đến được bến bờ Tự Do, Bác gia nhập và hoạt động tích cực để xây dựng CĐ, giúp Hội, giúp đồng hương, giúp các bạn cùng sở…

Những công lao của một đời hy sinh, những thành quả của một đời quảng đại, những tình thương vô bờ cho gia đình, con cháu, cho TỔ QUỐC và QUÊ HƯƠNG. Dù được con thương cháu mến, đồng hương tưởng nhớ và Cộng Đồng đã 2 lần vinh danh Bác thì cũng chỉ là một đền đáp nhỏ nhoi cho công đức vô lượng của một tấm gương sáng ngời cho hậu thế.

Nay Bác đã ra đi nhưng thác là thể xác còn là tinh anh. Ngọn đuốc tinh anh sẽ soi đường cho chúng cháu trở về Quê Hương trong khúc ca ngày mùa, tình thắm duyên quê…trong một đất nước thanh bình, không còn những nhà tù “địa ngục trần gian” giam giữ những bậc chân tu, những nhà dân chủ…

Bác Huy kính mến,Trời đã vào Thu, không gian đượm một màu buồn ảm đạm. Ảm đạm như trong tâm tư của chúng

cháu cho buổi tiễn đưa này. Đưa một người thân, một người cha, một người Ông ruột thịt đi xa, xa mãi không về. Ngày gặp lại Bác không còn nữa. Nhìn những chiếc lá lìa cành, cháu lại thương nhớ Bác:

Chiều thu lác đác lá vàng rơi Đưa tiễn Bác Huy luống ngậm ngùi.

Nỗi ngậm ngùi thương nhớ sẽ không bao giờ nguôi.Hôm nay được các bác, các cô chú và các anh chị em đề cử cho cháu cái vinh hạnh được đại diện

cho toàn thể Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal đọc điếu văn trong buổi lễ truy điệu Bác, cháu xin kính dâng lên Bác lòng tri ân thành kính của tất cả những người con dân nước Việt và nguyện cầu cho linh hồn Bác sớm được lên Thiên Đàng để hưởng ân phước thiên nhan Chúa.

Kính thưa Chú, cháu xin vâng lời, khi về thiên giới đoàn tụ cùng anh em, chú sẽ không mắng vốn “anh Năm ơi, con nhỏ làm em thất lễ với anh”. Chú sẽ tiếp tục cùng ba cháu cùng các vị thần linh phù hộ cho nước Việt nhỏ bé của quả địa cầu sớm thoát nạn Cộng Sản, hưởng an bình.

Đặng Thị DanhChủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal

Montréal, ngày 01 tháng 10 năm 2009

Page 21: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 21

PHÂN ƯU

Được tin buồn

Cụ LÝ HƯƠNG HUY

Cựu Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, Phụ tá đặc biệt của Thủ Tướng Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa

Hội trưởng Danh dự và cố vấn Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng Montréal - Canada

Đã thất lộc ngày 26 tháng 9 năm 2009( Nhằm ngày 8 tháng 8 năm Kỷ Sửu )

tại Montréal , Québec - Canada

Hưởng thọ 93 tuổi

Chúng tôi kính phân ưu cùng tang quyến . Nguyện cầu hương linh Cụ Lý Hương Huy sớm được về nước Chúa.

Thân hữu và Hội viên HTVRV Montréal - Canada

Ông Đoàn văn Bích Ông Nguyễn Ngọc LợiÔ. Dương văn Thống Ô.B. Nguyễn PhươngÔ.B. Hồ văn Mai Ô.B. Nguyễn Bá HoaÔ.B. Lương Minh Trạch Ô.B. Nguyễn Thành LờiÔ.B. Nguyễn Lương Tuyền Ô. Nguyễn Phát TàiÔ. Nguyễn Thanh Bạch Ô.B. Quách Minh ChiêuB. Quách Kim Sa B. Võ Bửu CảnhB. Phan thị Quí Gđ Bà Lâm Chấn HùngB. Trần thị Mười B. Phạm Đăng Tu Ô. Võ Doãn Giàu Ô.B. Lê Long ẨnÔ. Phạm văn Sắc Ô.B. Võ văn NhungÔ.B. Nguyễn văn Rong B. Trương thị Thanh VânÔ.B. Lâm Kim Hảo Ô. Nguyễn Hữu LýÔ.B. Trương Thanh Lâm Ô. Nguyễn Ngọc TạoÔ.B. Đào Minh An Ô.B. Lê công TấnÔ. Huỳnh Kim Phước Ô.B. Đoàn văn LợiÔ.B. Lâm Xuân Quang Ô.B. Tå Kim Tiêng

Ô. B. VÛ Ng†c Linh

Page 22: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 22

Tưởng niệm Cụ Lý Hương Huy

Kính thưa quí quan khách,Kính thưa quí vị trong tang quyến,

Ngày 26-9-2009, nhằm ngày mùng 8 tháng 8 năm Kỷ Sửu, được tin buồn như sấm nổ bên tai :

Cụ LÝ HƯƠNG HUY đã trút hơi thở cuối cùng trên giừơng bệnh tại Hôpital Saint- Marie

Than ôi ! Một vì sao sáng đã khuất trên bầu trời Mộng -Thế -An, Cụ Lý Hương Huy đã được Chúa gọi về nước Chúa, Cụ ra đi trong an nhiên tự tại.

Từ nay trong gia đình vắng bóng một người thân, ngoài xã hội, Cộng Đồng Người Việt Quốc gia thiếu đi hình ảnh một nhân sĩ, một thi sĩ, đặc biệt hội Tuổi Vàng “ Rồng Vàng” thiếu đi một vị niên trưởng, một bậc tiền bối gương mẫu khả kính.

Than ôi !

Rừng cổ thụ ngàn năm cây có,Đời người sống trên trăm tuổi rất hiếm hoi !Vẫn biết tinh thần di tạo hóa,Sống là còn mà thác cũng như còn, “ Thác là thể phách, còn là tinh anh”

Nhớ xưa,

Dấu chân cụ đã từng để lại trên các miền đất nước từ Cà Mau đến Biên Hòa, Phước Tuy, Long An …

Giúp đời là cái nghĩa đáng làm, không ngại thân khổ cực.Biên Hòa ,Gia Định nỗi niềm xiết bao !“ Long An, muốn hỏi người xưa, mây nước chạnh đau lòng hậu bối,“ Thống Nhất, qua thăm dấu cũ, lâu đài xưa còn nhớ bậc cao hiền “.

Vận nước gặp cơn dâu bể, cụ đã từng mang nặng trên vai trách nhiệm vì dân giúp nước.

Nào hay, Trời đà éo le, sau năm 1975 , Cụ bị lưu đày vì lòng aí quốc.Mưa dào, gió dạt, xui khách lưu ly,Bao nhiêu năm bị lưu đày nơi rừng thiêng đất Bắc, khi đốn cây , khi lượm đá...

Miền Nam bi thảm bấy lâu,Quảng Ninh đất trích, gối sầu hôm mai.

Page 23: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 23

Thời thế đen bạc may cũng lần lửa.Đá mòn , nhưng lòng ái quốc vẫn còn hăng hái,Tấm thân già còn nặng gánh giang sơn.

Bước chân đi tìm bạn nơi miền Bắc Mỹ,Đôi tay trắng quyết phất cờ kêu gọi Tự Do.Lòng yêu nước càng nhiều thử thách càng thêm vững bền.Dâu bể tang thương nhưng nguồn đạo nghĩa không bao giờ cạn.Tủi phận quê người, chạnh niềm cố quốc tha hương ...Nhìn mây bạc cuối trời, thắp thoáng gió hương trước áng.Hỏi vì sao, mây ngàn bỏ núi bay xa !

Nhớ đến Tiên sinh, bậc niên trưởng mẫu mực khả kính xưa nay: Lúc đương thời (đắc chí) vì nhân dân cùng lo việc nước, lúc không gặp thời (bất đắc chí) dầu một mình cũng lo giữ đạo làm người (Đắc chí, dữ dân do chi, bất đắc chí, độc hành kỳ đạo ... Sách Mạnh tử )

Kiếp phù sinh, b‡ng chốc Cụ đã ra người thiên cổ,Sống thanh cao, mà chết cũng thanh cao.Cụ Lý Hương Huy sớm được về nước Chúa, thế đáng vui mừng.Chỉ vì ngơ ngác đàn em, hậu bối lòng càng đớn đau.Xốn xang kẻ ở, người ra đi, hạc nghìn tuổi đau lòng khi tụ tán,Lời tối hậu ân cần khi tiÍn biệt. Trời Mộng -Thế-An thu lạnh, cảnh buồn hiu.Bậc Tiền bối, sống gương mẫu đạo đức, thác linh thiêng.Linh hồn đã về nơi vĩnh cữu,Danh thơm lưu lại với thế nhân,Tình đồng hương xin soi sáng,Bảng vàng, bia đá ngàn thu tiếc cho bậc nhân tài,Kiếp nhân sinh tóc bạc da mồi trăm tuổi,Danh viên mãn mà chí chưa viên mãn. !Mộng-Thế-An, mây mờ vần vũ, Thế nhân thương tiếc bậc niên trưởng đã cất bước ra đi..Ôi, một phút vân du cõi vĩnh hằng,ngàn thu vĩnh biệt cố nhân.

Kính cầu nguyện linh hồn Cụ Lý Hương Huy sớm được về nước Chúa.

Kính cẩn,

NGUYỄN BÁ HOA

Page 24: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 24

Nhân dÎp chúng tôi về thăm nước Ý, chúng tôi có cái may mắn được

dự buổi lÍ do các cựu thuyền nhân Việt tại Ý tổ chức tại Jesolo vào ngày 22 tháng 8 năm 2009. Jesolo là một thị trấn nhỏ nằm gần bờ biển Adriatique, rất gần thành phố danh tiếng Venise. Venise chính là nơi mà các chiến hạm Ý đã cập bến 30 năm về trước, sau một chuyến hải hành nhiều tháng đến biển đông để cứu thuyền nhân Việt Nam. Khi thấy cảnh hết sức là đẹp của Venise và rất nhiều dân chúng và chánh quyền địa phương tiếp đón niềm nở, đồng bào chúng ta hết sức cảm động và mới nhận xét là họ đã thật sự đến một xứ văn minh, tự do và đầy tình người. 907 đồng bào VN đã được vớt trên biển và được ba chiến hạm cûa hải quân đưa về an toàn tại Ý. Ngoài các đồng bào kể trên, chánh phủ Ý còn chấp nhận đem thêm, từ các trại tị nạn ñông Nam Á, trên hai ngàn đồng bào tị nạn VN khác. Sau một thời gian khám sức khoÈ và làm thủ tục hành chánh, các tị nạn VN được đưa đến các địa-phương bảo lãnh, do sự phân phối và chæm sóc rất chu đáo cûa hội Hồng Thập Tự Ý và cơ quan xã hội Caritas của Tòa Thánh Vatican. Các đồng bào ta được đưa đi định cư rải rác trên khắp xứ Ý. Ba chục năm sau, họ tổ chức buổi họp mặt với ý muốn

nói lên sự cám ơn đối với nhân dân và chánh quyền Ý năm xưa đã tận tình giúp đ« họ. Trong buổi lÍ, có sự hiện diện của các cựu thûy thủ và sï quan đoàn viên các chiến hạm tham gia cuộc cứu vớt thuyền nhân lịch sử này, các đại diện các cơ quan từ thiện và ông cựu Bộ Trưởng Zamberletti là người được chánh phủ Ý thời đó giao trách nhiệm tổ chức chương trình vớt các boat people VN. Tất cả người Ý hiện diện đã nói lên sự ngư«ng mộ của họ đối với tư cách của đồng bào ta trong khi còn ở trên tàu và trong thời gian định cư lập nghiệp tại phần đất lành này. Chúng tôi cÛng nhận xét (và rất mừng) là các đồng bào ta đã cố gắng về vật chất lÅn tinh thần để có một đời sống gia-đình hết sức là thỏa mái: họ đã thành công cho chính họ và cho con cái họ. Thật vậy, rất nhiều các thanh niên thiếu n» gốc Việt, mà chúng ta gọi là thế hệ thứ hai, đã tốt nghiệp đại học và đã và đang chiếm gi» một địa vị khá quan trọng trong xã hội Ý . Buổi lể đã rất thành công, kết quả rất tốt đẹp với sự tham dự của hàng trăm đồng bào ta đến từ nhiều địa phương xứ Ý, và cÛng nhờ sự tận tâm của Ban Tổ Chức lo chạy đủ bề. ñáng lẽ buổi lÍ tại Jesolo của ta để cám ơn một hành động vô cùng nhân đạo của nhân dân Ý, phải được các truyền thông Ý

quảng bá rộng rãi. Nhưng ngoài các đài phát thanh và một vài tờ báo tại địa phương tường thuật lại một cách sơ sài, chỉ có tờ báo phát hành rộng rãi tại Ý là tờ Avvenire (khuynh hướng thiên chúa giáo) có tường trình nhưng ngắn gọn thôi. Tại sao vậy? Thưa vì mấy lúc sau này, nước Ý trở thành (với xứ Tây Ba Nha) nơi mà các di dân đến ào ạt từ các xứ Phi Châu và “xin tị nạn”. Ý và Tây Ba Nha là hai xứ Âu Châu rất gần Phi Châu cho nên trở thành cái đích của hằng ngàn di dân từ các xứ nghèo đến, đến n‡i dư luận quần chúng ở Ý trở thành có ác cảm đối với tất cả người “tị nạn”. Các người này cÛng dùng thuyền để vượt biển Méditerranée, do đó họ cÛng được gọi là boat people. Vừa rồi, một thuyền nhỏ chở người Erythrée vượt biển với dự định tới Italie thì bị chìm làm cho trên 70 người bị chết đuối. Việc thương tâm là trước đó họ có vÅy tay xin các tàu đánh cá của Ý đến cứu nhưng không ai thèm ra tay cứu độ cả. Còn n»a, một tàu tuần của đảo Malte, nước nằm trên đường tới Ý, lại nhÅn tâm kéo thuyền của họ ra khơi sau khi cho thêm dầu và nước uống. Lë đương nhiên, Hội ñồng Giám Mục Ý liền lên tiếng và lên án nh»ng kẻ thấy người lâm nạn mà không giúp, nhưng các giới chính trị Ý, nhứt là nhóm cực

30 năm sau, người Việt tị nạn cám ơn nhân dân Ý đã cứu giúp họ

lê væn mão

Page 25: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 25

hữu, đã chỉ trích d» dội các giám mục này... Tại vì các vấn đề di dân “lậu” đó cho nên buổi lÍ vinh danh tại Jesolo không được chú ý lắm. Tôi cÛng không lầm nếu nói rằng về việc đưa tàu chiến đ‰n cứu người trên biển ñông năm xưa, có nhiều người Ý hiện nay cho rằng đấy là một l‡i lÀm lịch sử vì nó có thể làm cho các người tại các xứ nghèo khác hiểu lÀm và bắt chước... Tôi chực nhớ lại lý do thật sự tại sao chánh phủ Ý, ba chục năm về trước, đã có ý cứu người tị nạn VN. Vào năm 1978, cảnh các làn sống người Việt tị nạn vượt biên trên các thuyền mỏng manh, không kể các hiểm nguy của biển cả và hải tặc cướp bóc hãm hiếp, ba người đi một người chết, đã làm cả thế giới phải động lòng. Các nước kẻ ít người nhiều, đã đón nhận người tị nạn VN. Tuy nhiên, chánh phủ Ý không có cử chỉ gì cả vì phải chịu áp lực chống đối nặng nề của đảng cộng sản Ý (PCI) bởi vì vấn đề tương quan ý thức hệ với đảng CSVN. Phải nói là đảng cầm quyền tại Ý lúc đó là đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Democrazia Cristiana) vì không đủ phiếu bầu cho nên phải dựa trên đảng PCI để chánh phủ khỏi bị lật đổ. Từ đầu năm 1979, các vị linh mục Thiên Chúa Giáo như Padre Piero Gheddo, Padre Girardi, và chúng tôi, người Việt quốc gia, đứng lên đòi chánh phủ Ý phải nhận thuyền nhân VN. Chúng tôi phải đi nói chuyện khắp nước Ý trong nhiều tháng và đã phải chạm trán với các “đồng chí” Ý và VN (sinh viên thân cộng ho¥c nhân viên tòa đại sứ CSVN tại Roma), cho dân chúng Ý biết

rằng những người VN vượt biên không phải là “tay sai Mỹ Ngụy hoăc thành phần bất hảo” mà là những người đi tìm tự do mà CSVN đã tước mất.. Với sự tham dự càng ngày càng đông đảo của rất nhiều người trẻ đủ mọi thành phần, cuộc vận động này trở thành một phong trào quần chúng rất mạnh mẽ. Chúng tôi rất cảm động trước sự hăng say của hàng trăm hàng ngàn người trẻ Ý cùng đi vận động với chúng tôi. ñầu tháng 7 năm 1979, vì thấy phong trào đòi nhận thuyền nhân VN có thể bất lợi cho cuộc bầu cử sắp tới, cho nên thủ tướng Ý là ông Giulio Andreotti đã phải nhờ ông Zamberletti làm một cử chỉ ngoạn mục để xoa dịu các người đó. Vì vậy mới có sự kiện ba chiến hạm Ý được điều động tới biển đông xa xôi để vớt tị nạn VN. ñiều đáng nói là khi các đồng bào ta vừa đến đất Ý, thì nhóm sinh viên và nhân viên Tòa đại sứ CSVN tại Roma lại trơ trën tự đề nghị đến làm thông dịch. Chúng tôi liền đến g¥p các vị phụ trách chương trình định cư của tị nạn VN yêu cầu họ chỉ để một mình nhóm sinh viên quốc gia lo việc thông dịch cho đồng bào chúng ta mà thôi. Riêng vợ tôi (lúc đó có bầu 6 tháng) và ba đứa con của chúng tôi (chỉ biết tiếng Ý bập bẹ mà thôi) được phụ trách lo trại Palazzolo gần Milan. Về phần tôi, tôi phải phụ trách “emergency group” để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc định cư ở vùng Bắc Ý. Từ dạo đó, tuy chúng tôi không phài là tị nạn chính gốc, nhưng qua các chuyện mà các anh chị đó kể lại cho chúng tôi, chúng

tôi mới thông cảm và hiểu nhiều về những đau khổ của người tị nạn VN thời đó. Và chúng tôi hy vọng con cháu của các anh chị đó së luôn luôn nhớ tới sự cực khổ hy sinh của cha mẹ mình mà không khi nào phụ lòng những người thân yêu của mình.

GS Lê Văn Mão (Montréal, tháng 9 năm 2009)

TRĂM TRỨNG TRĂM CON Ai vá giùm ta một mảnh lòngTơi bời vụn vỡ với non sôngĐiêu linh tức tưởi đời dâu bểMấy độ thăng trầm vẫn thủy chung Ai sưởi giùm ta một cõi lòngLạnh lùng hoang vắng những ngày ĐôngÔi, con chim én cô đơn ấyĐời mãi chia lìa vạn nhánh sông ! Ai hiểu giùm ta một chuyện lòngĐau thương cuồn cuộn sóng vô chungHồn ta quằn quại hồn vong quốcNhững vết thương buồn của núi sông Hãy đến cùng ta, những tấm lòng !Như ta đã đến tự hư khôngNhìn nhau mà nhận ra nhau nhéTrăm trứng trăm con giống Lạc Hồng ! Và hiểu cho nhau những nỗi lòngĐể cùng chuyển núi lại dời sôngNắm cho chặt nhé, tay nhau đấyThì có nhiều chi nước biển Đông ?!

Ngô Minh Hằng

Page 26: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 26

NDLR : Que reste-t-il de l’amitié Chine-Vietnam, derniers bastions avec Cambodge, Corée du Nord, Cuba et Laos du « communisme réel » ? Des cendres et un goût amer… Surtout pour un Vietnam ayant subi 4 « malheurs : voisin pour l’éternité de la Chine, ancienne colonie française, victoire « à la Pyrrhus » sur les Etats-Unis et encore sous joug communiste. QUOC GIA choisit de publier cette interview de BXQ à l’occasion du 30e anniversaire de la « leçon » chinoise, première guerre des communismes asiatiques (Cambodge-Viêtnam-Chine, 1975-1979). Proclamer « saigner » le Vietnam et rentrer chez soi, toute honte bue, après quelques semaines d’opérations militaires infructueuses et de dégâts politiques, c’est, pour l’Armée Populaire de Libération (APL), jamais vainqueur d’une confrontation à l’extérieur, la tache rouge indélébile sur le front de la troisième puissance du monde.Le récent clash naval entre la Marine chinoise et la VIIe Flotte américaine du Pacifique (8 mars 2009), au sud de Hainan, montre que Pékin a lancé la guerre des golfes (Tonkin et Thaïlande) en mer de Chine méridionale, pêche, pétrole et gaz obligent. Au sommet du G20 à Londres (avril 2009), l’entrevue orageuse entre Hu Jintao, insolent et cassant, et Barack Obama, ombrageux et sur la défensive, a beaucoup plus porté sur les équilibres stratégiques et la « chasse gardée » maritime chinoise en Asie que sur la crise financière et économique mondiale. Premier avertissement verbal a été donné, en février 2009, à la Secrétaire d’Etat Hillary Clinton lors de sa visite protocolaire en Chine. Avertissement réitéré au Président américain en Grande-Bretagne. Pékin, premier créditeur de Washington, entend faire respecter ses intérêts, même sur mer. Avis de tempête…

1) Il y a 30 ans, la Chine et le Vietnam s’engageaient dans une guerre éclair, on sait peu sur ce conflit, les deux pays semblent affirmer qu’ils l’avaient emporté, que peut-on en dire 30 ans après?

On connaît la formule célèbre sur l’Alsace et la Lorraine, consacrée aux relations franco-allemandes, depuis la réconciliation entre les deux pays majeurs de la construction européenne : y penser toujours, n’en parler jamais. Si ce n’est par allusion. Dans les moments les plus tendus. Chacun se donne le beau rôle mais chacun sait à quoi s’en tenir : on n’en peut, mais… Le contentieux territorial politique, diplomatique, stratégique, économique et symbolique entre Vietnam et Chine n’y échappe pas. Le conflit Chine-Vietnam de 1979 est l’un des grands écueils dans le mémoriel national chinois (victoire à la Pyrrhus sur le Vietnam) et l’un des référentiels dans l’inconscient collectif vietnamien (encore une « victoire » - militaire de surcroît – sur le grand frère du Nord). Chacun crie victoire. Mais tous ont à l’esprit la « reculade » de l’Armée Populaire de Libération chinoise (« 3e armée du monde » à l’époque, derrière Etats-Unis et URSS) face au « petit » Vietnam (sorti « vainqueur » de la confrontation avec les Etats-Unis <1975> puis avec le Kampuchéa démocratique des Khmers rouges <décembre 1978-janvier 1979>). Mais aussi, de facto, la reconnaissance par le Vietnam de la primauté chinoise, surtout après la disparition du communisme en Europe. A somme nulle, finalement.La « leçon » annoncée par la Chine en 1978 pour amener le Vietnam à lâcher prise au Cambodge, allié de la République Populaire de Chine, a tourné au fiasco et au pas de clerc. Fiasco stratégique : invasion militaire en février puis « retrait » chinois du Vietnam en mars 1979, perte de face symbolique devant « plus petit que soi », brouille sino-soviétique jusqu’à la disparition de l’URSS, Cambodge toujours sous emprise militaire et dominance politique vietnamienne, même actuellement

Avatars du PoCo (*) :

Chine et Vietnam aujourd’huiBui Xuân Quang

Page 27: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 27

avec un Premier ministre, Hun Sen, revenu au pays en 1978 dans les fourgons de l’armée vietnamienne pour devenir l’homme fort du Cambodge. Pas de clerc diplomatique : raccommodage politique mais pas réconciliation véritable entre Pékin et Hànôi. Chacun fait avec…, tout en devenant - avec le Cambodge et le Laos, deux autres pays indochinois -, la Corée du Nord et Cuba les derniers bastions au monde du communisme réel. Depuis, heurs et malheurs contradictoires de l’économie socialiste de marché. L’Asie entière s’en est moquée. Le monde en a souri de cette « guerre d’auto-défense » chinoise où il faut plier bagage <face aux stratèges vietnamiens comme en 938, en 1288 ou en 1789> après s’être « aventuré » sur le territoire ennemi. Ici, le terrain commande. Les Vietnamiens tiennent les crêtes montagneuses dominant les voies terrestres de pénétration pour tenir à merci l’adversaire dispersé dans les vallées fluviales ou dans la plaine puis pour lui dicter alors leurs conditions : reddition ou destruction. La Chine, malgré ses effets d’annonce, ses rodomontades, ses menaces ou ses passages à l’acte, est toujours, à l’épreuve des faits, une puissance moyenne et non universelle. Quelle leçon à rebours du conflit Chine-Vietnam de 1979 ! Incapacité - malgré les gesticulations militaires - à mettre fin à la « dissidence » taiwanaise, à « l’autonomie » tibétaine ou au « bon voisinage » avec Inde et Japon, ses deux rivaux régionaux à l’échelle planétaire pour le 21e siècle. Image d’une Chine perçue comme perturbateur et non stabilisateur de la scène internationale.C’est la raison de la langue de bois diplomatique et du sauver la face à la chinoise dans les relations bilatérales : taire ce qu’on peut et en dire le moins. Encore et toujours, cette politique chinoise de la surenchère. Vis-à-vis des voisins. Face aux deux Grands et envers la communauté internationale. Pour se prouver à soi-même qu’on existe et pour dire aux autres qu’on est là : pour la Chine, agressive politique financière, spatiale et sportive <JO Pékin, voir le numéro spécial 28-29 Jeux olympiques de TT, été-automne 2008> et pour le Vietnam, politique du sourire, de l’ouverture, de la main tendue, de la feinte humilité. Reste le non-dit. Qui pèse si lourd…L’histoire des relations passionnelles, passionnées et passionnantes entre la Chine et le Vietnam – par le passé, au présent et dans l’avenir – est à la fois frein et accélérateur dans la conduite des affaires (interne-externe) bi-latérales (« ne pas pencher d’un seul côté ») et dans la (re)construction de cette région tourmentée qu’est l’Asie de l’Est. La Chine n’a jamais accepté que sa « région du Sud » (Nam Viêt) soit devenue le Viêt-Nam (pays des Viêt), rebelle, turbulent et ingérable. Pas plus la politique du tribut (volens nolens) que celle des relations spéciales (ou « relations privilégiées ») entre « pays frères »-« partis frères » n’y ont échappé. Dans le « nous sommes aussi proches que les lèvres et les dents », on peut sourire avec les premières (du bout des lèvres) mais mordre avec les secondes (pour faire le plus grand mal possible).

2) Pékin et Hanoi ont annoncé en décembre un accord sur leur frontière terrestre, cependant il reste des points de tension dans la mer de Chine du sud, peut-on dire que l’actuelle relation sino-vietnamienne est encore marquée par une certaine méfiance ?Toujours plus. Mieux, méfiance certaine ! Tous azimuts.La question des frontières terrestres et maritimes est le véritable baromètre des relations bilatérales entre la Chine et le Vietnam. Elle en est aussi le révélateur et la variable d’ajustement. Pour le moment, il n’y a pas d’avis de tempête. Juste des « coups de vent ». A prendre en compte dans les deux capitales. Ce qui n’est « réglé… que provisoirement » (dixit Pékin : Realpolitik ou loi du plus fort) peut servir de détonateur des deux côtés de la frontière dans une confrontation future. La « tolérance » chinoise vis-à-vis du Vietnam est de moins en moins admise dans l’opinion nationale. Le nhuong dât - céder des terres - est très présent et critiqué unanimement dans la population vietnamienne, à domicile comme dans la diaspora. La Chine s’est déjà installée en position confortable dans les litiges insulaires et maritimes en Asie du Sud-Est, en raison de la date butoir (décembre 2008) instituée par l’adoption de la Convention du Droit de la Mer (1982). Elle a pratiqué la politique du gage territorial (occupation, colonisation, revendication, déclaration, patrimonialisation) sur les archipels revendiqués ou contestés. Reste à savoir comment Chinois et Vietnamiens peuvent ou non s’entendre sur cet espace stratégique (Mer de Chine) où les appétences sur les énergies fossiles (gaz, pétrole, nodules polymétalliques) et le contrôle du rail maritime entre océan Indien océan Pacifique peuvent alternativement/simultanément/cumulativement faire régner la loi du plus fort ou la nécessité de la coopération bilatérale (Chine-Vietnam, Chine et/ou Vietnam - chacun pour soi - contre chaque membre de l’ASEAN pris un à un) ou multilatérale (Chine vs.ASEAN et/ou puissances extérieures). L’accalmie présente est dilatoire avec ou à cause de la crise financière mondiale. On peut tout aussi bien faire diversion avec la volonté chinoise de régler par la force les contentieux avec le voisinage (1979 est le prix à payer pour la politique des Quatre Modernisations de Deng Xiaoping) ou patte de velours circonstancielle. Que serait 2009 pour l’Empire du Milieu retrouvé ? Comme dans la chanson, que sera ? sera ! L’état du monde 2009, en crise, commande.En langage officiel, les relations bilatérales sont en « très bon état », ce qui veut dire en langage diplomatique : « ça peut être pire ». Les échanges entre les deux partis, gouvernements et Etats sont multiples, multipliés et très réguliers. En 2006, plus de 700 visites bilatérales/an, soit 2 visites/jour (quel « casse-tête » chinois). Les relations commerciales, en fort développement, doivent atteindre le niveau de 25 milliards de dollars fixé pour 2010 ($16,6 milliards pour les 10 premiers mois de 2008). L’important est que les deux pays ont trouvé et confirmé la formule des relations bilatérales, à savoir « voisinage amical,

Page 28: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 28

coopération globale compréhensive, stabilité à long terme, orientation vers le futur » (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai), entre les deux partis selon le principe des quatre bons (bon voisinage, bonne amitié, bonne camaraderie et bon partenariat - láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). En bref, les relations bilatérales sont devenues « normales » (đồng chí không đồng minh : « camarades mais pas alliés) c’est-à-dire « nord-malisées » dans le rapport a-symétrique Chine-Vietnam.« Histoire», quand tu nous tiens !... Commerce, quand tu nous lies !Quant au contentieux territorial sur terre et sur mer : Sur terre : depuis 7 ans les deux pays sont entrés, en principe, dans la démarcation : un accord a été signé en 1999. Les deux pays sont arrivés à se mettre d’accord sur la démarcation des dernières zones le 31 décembre 2008. « Difficile mais acceptable », surtout dans la perspective de modernisation des forces armées chinoises (pas de conflit sur terre en vue). De toutes façons, c’est la première fois que la frontière terrestre a pu être fixée exactement et concrètement entre les deux pays, évitant toute modification (déplacement unilatéral du bornage frontalier par la force ou par manœuvre politicienne déclaratoire) dans l’avenir. Sur mer : dans le golfe du Tonkin, il y a eu l’accord signé en 2000 : « acceptable pour les deux côtés ». La Chine est partisan du compromis : aller l’un vers l’autre sans faire chacun le même nombre de pas. Le Vietnam s’embrouille dans cette arithmétique des « petits pas ». La question sensible est de délimiter l’entrée du Golfe. Cela avance lentement. Les concessions d’exploration et d’exploitation, déjà accordées unilatéralement par chaque capitale, sont un point de discorde majeur. Sur la mer, pas de progrès. C’est devenu même très tendu avec les menaces chinoises contre les compagnies étrangères (BP et autres). Hu Jintao en a parlé avec le président vénézuélien Chavez, le cubain Raul Castro et le Brésilien Lula lors de sa récente tournée en Amérique latine pour établir un « front commun » anticapitaliste contre les majors. Pékin est tentée de fonder « une ville » (sic !) comprenant Hoàng Sa et Trường Sa (Spratley et Paracels) et relevant de la province spéciale chinoise de Hainan... De même, la hiérarchie militaire chinoise, frustrée politiquement et socialement à l’intérieur du Parti communiste chinois, attend l’occasion d’en découdre à l’extérieur pour montrer ses nouvelles capacités de projection de puissance. Le Vietnam, dans les concessions aux majors, saisit chaque opportunité de mettre le rival chinois devant le fait accompli.Ceci aboutit à une diplomatie vietnamienne sur corde raide. Le 5 février 2009, Lê Dung, porte-parole du ministère des Affaires étrangères de Hànôi, a demandé de « ne pas compliquer la situation en Mer orientale » : «en recherchant une solution fondamentale et définitive au litige sur les archipels de Paracels et Spratleys, les parties concernées doivent respecter la Convention des Nations unies de 1982 sur le droit de la mer et la Déclaration sur la conduite à tenir en Mer orientale <DOC>, ce afin de contribuer à maintenir la paix comme la stabilité dans la région ». Pour ne pas être le joueur en premier. Pour ne pas en être blâmé, rapport de force oblige. Des manifestations très virulentes des Vietnamiens à Hànôi, à Saigon et partout dans le monde se sont produites. Contre la politique d’abandon territorial/patrimonial et de soumission vietnamienne vis-à-vis de la Chine. Les vétérans de l’Armée vietnamienne, acteurs du conflit sino-vietnamien de 1979, sont parmi les plus actifs et les plus critiques contre l’Armée, le Parti et l’Etat : chose inimaginable dans un régime communiste. Manifestations contre la « politique expansionniste » chinoise. Manifestations relayées dans les opinions publiques des pays de l’ASEAN (opposées aux prétentions chinoises en mer de Chine orientale)... Ici, une chose très intéressante : pour la première fois depuis 1979, le nationalisme a pesé aussi fort dans la décision politique interne que dans les démarches externes du Vietnam. Le Vietnam a joué du nationalisme pour redorer son blason. A l’externe : dire à la Chine de ne pas réveiller sentiment et comportements anti-chinois au Vietnam et dans la région. Et en même temps contrôler à l’interne nationalisme et patriotisme : tous contre la Chine, mais pas contre l’Etat-Parti vietnamien ! C’est aussi leçon retenue par les Vietnamiens de la diplomatie pratiquée par la Chine contre le Japon : relance des contentieux insulaires et maritimes, récriminations sur l’indemnisation des exactions japonaises avant la seconde Guerre mondiale, réactions violentes des supporters chinois contre le Japon lors de rendez-vous sportifs. Ici, parfait mimétisme vietnamien du grand frère chinois.Temporalité asiatique ! User psychologiquement l’adversaire avant un « coup » gagnant.

3) Est-ce que l’Asean pourrait jouer un rôle d’apaisement de ces conflits potentiels?Oui et non… non et oui. Difficile pour l’ASEAN d’être à la fois juge et partie. La construction de l’ASEAN comme institution régionale a pu se faire d’abord contre le danger chinois (et accessoirement indochinois, Vietnam en tête) puis en coopération avec la République Populaire de Chine dès lors que celle-ci a su plus habilement cacher son jeu face à chaque pays membre de l’ASEAN. Mais chaque pays membre de l’ASEAN a eu, a et aura à faire avec la Chine. L’ASEAN, en passant de 5/6 à 10 membres, a changé la donne régionale : des pays « libéraux » peuvent y siéger avec des proto communistes dans une structure commune pour constituer un front commun. Surtout la Chine a su tirer les marrons du feu. Elle a conscience que jamais le Vietnam ne se laisserait imposer quoi que ce soit de la part des poids lourds de l’ASEAN <Singapour, Indonésie, Philippines, Thaïlande> si ses intérêts nationaux sont menacés, en mer de Chine par exemple. Pékin joue sur du velours, de ce côté-là.Le duo Chine-Vietnam impose son poids sur le clavier diplomatique ou politique pour rabattre les prétentions de chaque pays riverain de la mer de Chine (Taiwan, Philippines, Indonésie, Thaïlande, Malaisie). Ceci n’empêche pas le jeu en solo

Page 29: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 29

de la Chine vis-à-vis de ses trois obligés actuels : Cambodge (le procès en cours des Khmers rouges devant une Cour spéciale internationale est une épine douloureuse pour la Chine, lui rappelant son rôle en Indochine entre 1949 et 2000), Laos (commerce dépendant du grand voisin, pivot stratégique pour la Chine sur la Péninsule indochinoise, zone grise de trafics en tous genres), Birmanie (allié stratégique mis à l’index de la communauté internationale mais si nécessaire pour les bases relais de la Marine chinoise dans l’océan Indien face au rival régional, l’Inde). Ces trois pays sont véritablement cheval de Troie pour les intérêts chinois dans l’ASEAN : la Chine peut traiter individuellement avec chaque pays membre pris un à un ou collectivement avec une ASEAN, institution incontournable en Asie de l’Est. C’est donc un billard chinois à 3/4 bandes (Birmanie, Cambodge, Laos, voire VN) au sein des Dix de l’ASEAN. Cette configuration inconfortable rend l’ASEAN et tous ses membres très prudents face à la grande Chine.Que penser du rapprochement entre la Chine et l’ASEAN ?L’Asie du Sud-Est est toujours considérée comme aire de dépression démographique et politique naturelle pour l’Empire du Milieu. L’occasion est guettée, à tout moment, pour y imposer la dominance chinoise. D’où :- poussée de la Chine vers le Sud. C’est la stratégie 1 axe 2 ailes - một trục hai cánh) pour coincer le Vietnam entre deux feux : isoler le « verrou » vietnamien pour l’affaiblir. En le prenant à revers, non plus par le nord mais par le sud ou par ses flancs. Non militairement mais stratégiquement, politiquement et surtout symboliquement : la Chine a son mot à dire partout en Asie. Donc, soit obliger le Vietnam à jouer collectif, donc à se diluer dans l’Organisation régionale par peur du voisin du Nord soit jouer du rapprochement sino-vietnamien pour faire peur à l’ASEAN. Une pierre deux coups pour paralyser l’ASEAN de l’intérieur comme de l’extérieur : win win, gagnant-gagnant selon Pékin. - diviser pour dominer : dans l’ASEAN, il y a des pays moins concernés par la menace chinoise, d’autres plus. Donc, la Chine cherche à en profiter au maximum. Carotte et bâton…- exploiter le marché, les matières premières de l’ASEAN (là où c’est nécessaire : Laos, Cambodge, Vietnam, Birmanie...) en ménageant les réserves stratégiques chinoises à domicile- repousser l’influence américaine... se garder de la présence japonaise, de la fascination indienne, de la poussée sud-coréenne. Et compter avec la Russie, l’Union européenne, l’Australie… Diplomatie multi-tâches !Quelle attitude les deux pays ont-ils devant la crise financière mondiale? Y a-t-il des initiatives communes sur ce plan en bilatéral Chine-Vietnam ? Il n’y a pas de position commune, bien sûr. Fin 2007, le Vietnam a été en début de crise. On parlait alors de l’aide chinoise, mais sans grand écho et pas efficace au final. Maintenant, c’est le «sauve qui peut» institué. On entend même des voix inquiètes à Hànôi, à propos de la situation en Chine qui peut affecter le Vietnam.Chine-ASEAN et sécurité régionale (Asie de l’Est, Asie du Nord-Est)Il y a l’initiative Chiangmai (2000) qui consiste à renforcer la coopération financière dans la région. Récemment ASEAN+3 (Chine, Corée, Japon) a décidé de mettre sur pied un fonds commun de 80 milliards de dollars. Trop peu, trop tard face à la crise. Quant à ASEAN+3 pour garantir la sécurité de l’Asie du Nord-Est, le chantier est toujours en cours : on attend un geste politique fort de Séoul, de Pékin, de Tokyo pour passer des propositions aux réalisations. La crise mondiale peut être facteur de blocage ou opportunité pour mieux s’unir en Asie de l’Est. 4) éventuellement d’autres idées que vous souhaiteriez développer sur cette relation Chine-Vietnam (j’ai vu un analyste chinois reprenant une formule généralement attribuée à la relation Mexique-Usa : «Pauvre Vietnam, si loin du ciel, si près de la Chine»)Les JO de Pékin n’ont pas apporté à la Chine l’admiration espérée du monde entier. L’obtention de l’organisation des Jeux est une satisfaction mince au regard des insuffisances étalées aux yeux du monde (sur place et à la télévision : pays encore en reconstruction, crise sociale, société fracturée (entre le haut et le bas, entre Parti-Etat et société civile, entre nouveaux riches et nouveaux pauvres) et f(r)actionnée (fractures et factions dans le Parti) et facturée (factures à payer : pardon pour le jeu de mot !). L’exploit des taïkonautes chinois n’est pas une percée décisive pour ceux qui suivent de près les questions spatiales. La Chine n’est pas encore la puissance universelle annoncée. Même vis-à-vis de celles déjà en place. La crise financière et monétaire mondiale montre que la Chine, ayant à peine comblé le retard dans la mise du pays aux normes de la mondialisation et de la globalisation, souffre encore de handicaps quasi insurmontables. Les effets d’annonce sont surtout à destination interne pour flatter la population. Ils n’étonnent plus grand monde. D’où cette stratégie de la tension permanente affichée par Pékin. A l’interne comme à l’externe. Ce qui explique les relations « contournées » que la Chine a avec son environnement local, régional et mondial. Quand la « bulle » chinoise va éclater, beaucoup de monde a à en souffrir … L’effet boomerang est déjà là.D’où strabisme convergent (à domicile) et divergent (sur le monde entier) : on dit que, jusqu’à présent, la Chine a, pour elle-même et sous le regard des autres, deux fers au feu : paix et prospérité pour elle-même d’un côté/leadership régional et concurrence mondiale de l’autre côté. Désormais, sur le plan interne, trois dossiers brûlants l’attendent : Taiwan, Tibet, Asie du Sud-Est. En zoom, si le Moyen-Orient souffre de la guerre d’un golfe (Persique), ce qui s’annonce en Asie est autrement préoccupant en raison de la course off-shore aux énergies fossiles. Il y aura deux guerres du Golfe (de Siam/Thaïlande et du

Page 30: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 30

Tonkin). Sans compter les conflits triangulaires sur les ressources halieutiques et marines entre Corée(s), Chine et Japon. Et sur le plan mondial, la Chine va devoir courir tous les lièvres à la fois et sur tous les continents (Afrique, Amériques, etc.). En gardant un œil sur tout le monde. Le dragon chinois, au regard périphérique d’aigle, est myope et hypermétrope…La fiction, souvent, confirme et dépasse la réalité. Dans son dernier ouvrage, Au zénith (Sabine Wespieser éditeur, 787pps, janvier 2009:509-521) consacré à Hô Chi Minh, la romancière vietnamienne Duong Thu Huong évoque une « rencontre » entre le leader vietnamien (« le président ») et le président Mao Zedong (« président Man ») dans l’au-delà : « Un rire sarcastique. Il (< le président>) reconnaît immédiatement le visage bouffi du président Man qui est apparu sous la lumière violette. Il a la peau plissée comme celle d’un lézard et le regarde, l’air amusé… : « La Chine et le Vietnam ont toujours été des frères ennemis, comme vous et moi » … « Un rocher, même peint en blanc, ne devient pas une balle de coton. Je resterai éternellement seigneur du Nord et votre pays servira indéfiniment de paillasson où les populations du sud de la Chine pourront essuyer leurs pieds au besoin. La minuscule parcelle de terre que vous appelez Patrie sacrée n’est qu’une insignifiante province rebelle qui, tôt ou tard, reviendra dans le giron de la Chine… Il n’y a que les imbéciles qui jouent franc-jeu dans l’arène politique… »Ne pas oublier la règle des 3 I dans les relations Chine-Vietnam : Irrespect (réciproque), Indécision (au fil du temps), Irrésolution (loin du cœur mais près des intérêts). Insoluble, en somme.J’inverse votre citation : Pauvre Chine ! si loin du Ciel (qui l’a punie : tremblements de terre, inondations) et si près des (emmerd)… dérives ! En Asie, la légitimité venue du Ciel est toujours plus importante que celle auto-octroyée par le Parti. Relire Confucius, redevenu vintage et tendance en Chine!Chine et Vietnam, aux destins liés et avançant en tandem vers l’avenir, illustrent parfaitement la fable de Florian, « L’Aveugle et le Paralytique » : « Aidons-nous mutuellement, / La charge des malheurs en sera plus légère ; / Le bien que l’on fait à son frère / Pour le mal que l’on souffre est un soulagement. / Confucius l’a dit ; suivons tous sa doctrine. / Pour la persuader aux peuples de la Chine, / Il leur contait le trait suivant./… Nous possédons le bien à chacun nécessaire : / J’ai des jambes, et vous des yeux. / Moi, je vais vous porter ; vous, vous serez mon guide : / Vos yeux dirigeront mes pas mal assurés ; / Mes jambes, à leur tour, iront où vous voudrez. / Ainsi, sans que jamais notre amitié décide / Qui de nous deux remplit le plus utile emploi, / Je marcherai pour vous, vous y verrez pour moi ».

Article original BXQ/AFP Pékin (13 Février 2009)From: François BOUGON <mailto:[email protected]>To: [email protected]: Wednesday, February 04, 2009 6:49 AMSubject: AFPBonjour, je suis journaliste à l’Agence France Presse à Pékin, je prépare un papier sur les relations entre la Chine et le Vietnam 30 ans après la guerre, j’aurais voulu vous interviewer sur le sujet, seriez-vous disponible dans les jours qui viennent par mail ou par téléphone? Amicalement Original Message -----From: «François BOUGON» <[email protected]>To: «Xuan Quang Bui» <[email protected]>Sent: Wednesday, February 04, 2009 11:54 AMSubject: RE: AFPJe vous appellerai vendredi si cela ne vous ennuie pas, en fait notre correspondante à Hanoi va écrire deux ou trois reportages sur la présence chinoise au Vietnam et au Laos et je dois rédiger un papier beaucoup plus général sur les relations entre la Chine et le Vietnam, 30 ans après la guerre, c’est désormais la paix, mais malgré tout il reste des points de tensions, quel est l’intérêt du Vietnam ? Celui de la Chine ? De quelle manière le rapprochement de la Chine et de l’Asean a influé sur la relation Chine-Vietnam, etc.Amicalement

(*) PoCo : Post-Colonisme

Page 31: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 31

Cách đây 20 năm,năm 1989, lịch sử đã ngừng lại vào ngày

9 tháng 11. Đó là điều Francis Fukyama, một nhà trí thức Mỹ nổi tiếng đã khẳng định.

Lúc bấy giờ thì tình hình đã chin mùi. Tấm màn sắt chia đôi Âu Châu thành hai miền Đông Âu theo Công Sản và Tây Âu tư bản-tự do đã lủng lỗ tại nhiều nơi. Hàng ngàn người Đông Đức đã đến được các xứ Tây Ău tự do theo ngả nước Áo (Autriche). Tại Ba Lan, Solinardosc đã nắm được quyền hành. Tại liên bang Sô Viết, Gorbatchev đang tha thiết với Đổi Mới Perestroika.

Tại Đông Bá Linh, Đức quốc, tháng 10, những cuộc biểu tình phản kháng đã khiến cho chủ tịch Honecker phải từ chức, việc người ta không sao tưởng tượng ra được 6 tháng về trước. Đó là tình hình chung tại Âu Châu trước khi bức tường sụp đổ.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989,

19 giờ, Gunther Schabowski, bộ trưởng Thông Tin của Công Hòa Dân Chủ Đức họp báo. Sau khi thông báo với các ký giả về những bổ nhiệm mới của Hội Đồng Quốc Gia Đông Đức, mọi người đã sửa soạn ra về thì bỗng nhiên Schabowski rút từ túi áo

ra một tờ giấy và làm như không có gì quan trọng, thông báo với mọi người là kể từ nay, những “Ausreiseerlaubnis” sẽ được chấp nhận tức khắc cho những người nào làm đơn xin.

Ausreiseerlaubnis là gì ?Đó thực ra là những giấy

phép cấp cho người dân Đông

Đức được phép đi ra ngoài Đông Bá Linh, dĩ nhiên là để đi đến Tây Bá Linh. Trước đó, chỉ việc làm đơn xin giấy phép này đã bị coi như phản quốc.

Một ký giả không tin ở những điều mình vừa nghe được, hỏi lại : Như vậy là kể từ giờ phút nào, quyết định này có hiệu lực.Schabowski làm bộ suy nghĩ một lúc rồi trả lời : Quyết định này có hiệu lực ngay tức thì.

Tin tức được truyền ra, khoảng 100 người Đông Bá Linh can đảm nhất tình nguyện làm cobayes. Họ tiến đến trạm kiểm soát Bornholmer Strasse và xin hộ chiếu để sang Tây Bá Linh.

Lính gác gọi về người chỉ huy cơ quan Mật Vụ Stasi. Ông này gọi về tân Chủ Tịch nhà nước Đông Đức, Egon Krenz. Krenz ra lệnh:

-Cứ để cho họ đi đi.

Sự việc chỉ giản dị như vậy, không một tiếng súng, không một

giọt máu, không một chiến xa để húc đổ bức tường, không một diễn văn nào được đọc trên đài phát thanh như Saigon, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Không có Dương Văn Minh, không có Bùi Tín, chỉ có hàng loạt, hàng loạt người dân Đông Đức rủ nhau

Chuyện Một Bức Tường Đã Sập

Trần Mộng Lâm

BÙc tÜ©ng Berlin

Page 32: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 32

cùng vượt bức tường.Và bức tường dài 45 Km

phân chia Bá Linh ra làm 2 mảnh Đông và Tây trong 28 năm trời, kể từ 13 tháng 8 năm 1981 đã sụp đổ. Bức tường ô nhục đã khiến cho hàng ngàn người bỏ mạng và hàng chục ngàn người khác lâm vào cảnh lao tù trong gần 3 thập niên.

Hai mươi năm sau, năm 2009, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đảng Công Nhân Xã Hội Thống Nhất Đức (Đảng CS Đông Đức), ông Gunther Schabowski (đọc là cha bố Kỳ), người đã công bố lệnh cho dân Đông Đức tự do qua phương Tây như đã nói ở đoạn trên viết hồi ký. Ông ấy cho rằng: Bức Tường Bá Linh sụp đổ chỉ là “Tất Yếu của Lịch Sử”.Năm nay ông vừa 80 tuổi.

Ông Schabowski (Cha bố Kỳ) cho ra mắt một cuốn sách nói về ngày tàn của chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Đức, cuốn Wir haben fast alles fasch gemacht: Hầu như chúng ta đã làm hỏng mọi thứ. Cái mà ông ám chỉ không phải bức tường. Cái mà ông muốn nói tới là Chế Độ Cộng Sản, vào thời điểm đó cũng đang ở giai đoạn cuối ở Liên Sô.

Trở lại với Liên Sô, khi ấy Gorbachev nắm chính quyền. Kinh tế Liên Sô sa lầy. Gorbachev đề ra mô hình glasnost (mở cửa, công khai hóa) perestroika (tái cơ cấu, đổi mới) và uskoreniye (tăng tốc trong kinh tế). Phe cải tổ gập phải sự đối đầu quyết liệt của phe bảo thủ.

1988, Gorbachev tuyên bố chính sách glasnost (công khai hóa) cho phép người dân có những quyền tự do, đặc biệt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Cải

cách về kinh tế cho phép người dân có quyền sở hữu các doanh nghiệp tư nhân, sản xuất và thương mại với các nước ngoài.

Kinh tế Liên Sô suy thoái trầm trọng, cộng thêm tai nạn khủng khiếp của lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl, cộng thêm 10 năm xa lầy ở Afghanistan khiến Gorbachev phải tuyên bố từ bỏ học thuyết Brezhnev và không can thiệp vào nội bộ các quốc gia Đông Âu.

Sự việc Nga không thể can thiệp vào Đông Âu đưa đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh.

Bức Tường này đã sụp, kéo theo sự tàn tạ của chủ nghĩa Cộng Sản.

20 năm sau, nhìn lại thời đại hoàng kim của chủ nghĩa Cộng Sản, nữ văn sỹ người Belarus, Sletlana Alexievitch đã gọi thời đại này là “Thời Đại Của Những Lời Nói Dối Tuyệt Vời”.

Người Việt Nam mình không văn hoa như vậy. Người Việt nói thẳng: Nói láo như Vẹm (VM=Việt Minh).

Ông Nguyễn Văn Thiệu để lại cho đời sau một câu bất hủ : Đừng Nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.

Nỗi tuyệt vọng vì bị CS đánh lừa đã làm nhiều người phải đi tìm cõi chết sau khi đã quá chán chường và nhận ra sự sai lầm của mình.

Ivan Ivachovest sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ về chủ nghĩa “Marx và Tôn Giáo” đã nhẩy lầu tự tử.

Một người bạn tìm lại được bản luận án tiến sĩ của ông. Tất cả các trang đều bị gạch chéo với những dòng chữ viết thật to bên cạnh : Đồ Dởm, Láo Khoét, Nói

Dối.Một giai đoạn đã khép lại.

Lịch sử đã sang trang.Chế độ Cộng Sản đã cáo

chung, đã được chôn kín cùng với hàng triệu các nạn nhân của nó, ở Nga, ở Tầu, ở Ba Lan, ở Tiệp Khắc, ở Hung Gia Lợi...v.v

Thế nhưng ở nước Việt Nam của chúng ta, người ta, hay nói cho đúng hơn, một thiểu số tham quyền, cố vị, tham nhũng vẫn cố níu kéo vào cái lý thuyết dởm, láo khoét này để cai trị 80 triệu người dân Việt.Tại các trường học, trung và đại học, người ta vẫn đem cái lý thuyết này để giảng dậy. Thành ra giới trẻ VN, thế hệ sinh vào cuối thế kỷ 20, nghĩa là trước và sau vài năm khi bức tường Bá Linh sụp đổ, vẫn phải học, như những con vẹt, cái lý thuyết Mác, Lê. Vẫn phải học tư tưởng Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Trong khi ấy, khi ra đời, thì nền kinh tế hoàn toàn khác hẳn với những gì họ được giảng dậy trên ghế nhà trường.

Học với hành hoàn toàn khác nhau như vậy, hỏi làm sao họ không thể, nói một cách dễ hiểu, tẩu hỏa nhập ma. Họ không được trang bị đủ kiến thức để có thể thành công trên thương trường, thế nào là Quản Trị Xí nghiệp, doanh thương, lãi xuất, chứng khoán, đầu tư , cổ phần khi mà nhá cầm quyền cứ nhai nhài Cộng Sản Chủ Nghĩa, chống giới chủ nhân bóc lột người công nhân, ăn bám xã hội...

Hiểu làm sao được khi các nhà lãnh đạo miệng thì nói Xã Hội Chủ Nghĩa mà trong thực tế, xã hôi còn tệ hơn bất cứ xã hôi của một nước tư bản nào, nếu nói về vấn đề an sinh. Người nghèo

Page 33: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 33

đêm lề đường An Truyền lăn mương rãnhđêm sa mạc có tiếng vạc Vĩnh Longđêm một mình nước mắt chị Vinh Sơnđêm Xứ Chày hạt kinh thơm lúa mới

mười bốn chặng là Phục Sinh đang tớingười cầm quyền lề phải có tự hỏi ngày sauxin mời về bên hữu Đấng Tối Cao sẽ được tha Tình Yêu nhất định thắng

đêm Loan Lý vững lòng gà gáy sángbước Phê-Rô đá tảng rúng động những ngục tùhàng rào nào mà cản được thiên thu đêm Loan Lý đêm vô tư chén đắng

Tâm Giao

ĐÊM LOAN LÝ,ĐÊM VÔ TƯ CHÉN ĐẮNG

đường Thánh giá đã đi thêm một chặngđêm bằng lòng làm thân phận theo Thàyđêm Thánh Thần Thái Hà chia lửa đêm nayđêm gối đầu Tam Tòa thưa Thày còn hòn gạch

thì càng ngày càng nghèo mạt. Khoảng cách giàu nghèo tệ hơn bất cứ thời đại nào. Cái Xã Hội mà họ muốn vươn tới thực ra chỉ là một bản sao chép mờ nhạt của xã hội Mỹ, Pháp. Và bọn doanh nhân gốc Việt đem tiền của về dưới sự o bế của bọn chóp bu trong nước cũng chỉ mang theo cái kiến thức, cách làm ăn của bọn doanh thương Mỹ, Pháp, nói chung là phương Tây.

Cái cung cách làm ăn đó có thực hoàn hảo hay không ?

Câu trả lời là không. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các chính quyền phương Tây đã bỏ ra hàng trăm tỷ bạc để làm gì ?Chỉ là cứu nguy cho các nhà băng !!!

Obama muốn làm một cuộc cải tổ về Y Tế, lập tức gập sư chống đối. Các công ty bảo hiểm về Y Tế không muốn sự cải tổ này. Bác Sỹ đòi tiền khám bệnh thật cao nhưng số tiền họ trả cho các nhà bảo hiểm về mal practice cũng lên đến con số khổng lồ. Bởi thế mới có chuyện có bà bác sỹ chuyên khoa về Sản Phụ Khoa bỏ nghề vì tiền kiếm được không

đủ để trả cho các hãng bảo hiểm. Trong khi đó người bệnh thì bị hạn chế về các thử nghiệm quá tốn kém.

Cái xã hội như xã hội nước Mỹ hiện nay đã làm người ta chán ngán.

Michael Moore là một người nổi danh trong giới Điện Ảnh. Ông ta đã làm phim Fahrenheit 9/11 .

Nay ông lại cho trình chiếu một phim mới làm người ta xôn xao bàn tán. Cuốn phim có tên là Capitalisme :A love story hiện đang được trình chiếu tại Festival de Toronto. Cuốn phim này cho người ta một cái nhìn rất xấu về xã hôi tư bản Mỹ.

Hãy nghe ông ta trình bầy : «Le système capitaliste n’est tout simplement pas un bon système à la base. À mon sens, il s’agit même d’un système diabolique. Il faut le remplacer par un autre, plus équitable, plus démocratique. Et surtout plus moral! Sinon, je crains que la violence explose. Je ne la souhaite pas, bien au contraire. Mais si nous n’agissons pas, la

colère du peuple est tellement grande, tellement profonde, qu’elle peut faire mal »

Tóm lại, mọi sự cần phải thay đổi. Giới trẻ Việt Nam nên tỉnh táo để tìm thấy cho mình một con đường tốt cho dân tộc, cho đất nước trong tương lai.

Cách đây mấy năm, nhìn cung cách của người VN khi chào đón Bill Gates, và trước đó Bill Clinton, người viết bài này không cảm thấy hứng khởi chút nào.

Chúng ta kỳ vọng giới trè VN, tại trong nước và ở hải ngoại, một cái gì có chiều sâu hơn, để thực hiện cho VN, một xã hội « plus démocratique,plus équitable, et surtout, plus moral »

Chúng ta phải lạc quan, và phải tin tưởng vào giới trẻ. Nói theo Michael Moore: Je sais, cela paraitre utopique. Mais la chute du mur de Berlin était aussi une utopie.

(Việc này có vẻ như không tưởng. Nhưng mà trước đây , sự sụp đổ của bức tường Bá Linh cũng đã là một sự không tưởng).

Page 34: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 34

Với ý đồ “Muốn làm bá chủ, Đông Tây một

mình” thống trị châu Âu, Hitler, lãnh tụ Đức quốc xã cùng Stalin, lãnh tụ Liên bang Xô viết ký kết hiệp ước phân chia châu Âu. Ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần nước Ba lan, ngày 17-9-1939, Liên xô đánh chiếm phần Ba lan còn lại. Quân Đức mở hai mặt trận. Mặt trận phía tây, Đức đánh chiếm Áo, Tiệp, Ba lan, Pháp. Sau đó liên quân Anh Pháp Mỹ đánh bật ra khỏi lãnh thổ Pháp, quân Đức tháo lui về nước. Mặt trận phía đông, Đức đánh chiếm các nước Đông Âu rồi đánh thốc

vào Liên bang Xô viết, bị hồng quân Nga đánh tháo lui. Nước Đức bị quân đội Tứ Cường (Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô) bao vây, Hitler tự tử, Đức quốc xã đầu hàng.

Theo thỏa ước Potsdam, nước Đức bị chia làm bốn phần cho bốn nước chiến thắng Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô quản trị. Phần Liên xô ở phiá đông gọi là Đông Đức, với dân số lúc bấy giờ vào khoảng 17.000.000 người, theo chính thể Cộng hòa Nhân dân, thủ đô đóng tại Đông Bá linh. Ba phần còn lại ở phiá tây gọi là Tây Đức, do Anh, Pháp, Mỹ quản trị, dân số lúc ấy vào khoảng 50.000.000 người, theo thể chế

Cộng hòa Liên bang, thủ đô đặt tại Bonn. Thành phố Bá linh (Berlin), thủ đô nước Đức, nằm trong lãnh thổ Đông Đức cũng được chia là bốn phần: Đông Bá linh có khoảng 1.700.000 người do Liên xô quản trị, ba phần còn lại ở phía tây gọi là Tây Bá linh, có khoảng trên 2 triệu người do Anh, Pháp, Mỹ quản trị. Tại Tây Đức và Tây Bá linh, Anh Pháp Mỹ trao quyền tự chủ cho người Đức, kế hoạch Marshall đã giúp Tây Đức và Tây Bá linh nhanh chóng hồi phục, phát triển mọi mặt, trở thành giàu mạnh về kinh tế dưới thể chế tự do dân chủ. Tại Đông Đức và Đông Bá linh, chính quyền Liên xô mở ra những cuộc thanh lọc, thanh trừng, khủng bố, thủ tiêu đối lập, chính trị ngột ngạt, kinh tế bế tắc, lương công nhân rẻ mạt, thực phẩm khan hiếm. Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa Tây Bá linh, không cho vận chuyển lương thực, thuốc men, nhiên liệu ...vào Tây Bá linh. Các đường bộ và đường thủy từ Tây Đức đi ngang lãnh thổ Đông Đức để vào Tây Bá linh đều bị Liên xô đóng kín, đang khi dân chúng Tây Bá linh gặp một mùa đông khắc nghiệt và giá rét 1948-1949. Hoa kỳ đã lãnh đạo chiến dịch tiếp tế bằng cầu không vận cho Tây Bá linh. Các máy bay Anh Pháp Mỹ chở đến Tây Bá linh trên hai triệu tấn lương thực, thuốc men, xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác để cung cấp cho trên hai triệu cư dân sống trên thành phố Tây Bá linh mang cảnh đổ nát vì chiến tranh.

Kỷ Niệm 20 Năm

Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ Dương Bỉnh

Page 35: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 35

Trong suốt thập niên 50, đã có trên 3 triệu rưỡi người Đông Đức và Đông Bá linh vượt ranh giới vào Tây Đức và Tây Bá linh để tìm tự do và tránh nạn khủng bố, bắt bớ, tù đày... , đã làm hoen ố bộ mặt chính trị của Liên xô. Ngày 1 tháng 8 năm 1961, Tổng Bí thư Liên xô Krushchev điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất của Đông Đức, đề nghị xây tường ngăn cản không cho dân bên Đông chạy qua bên Tây. Ngày 12 tháng 8 năm 1961, Ulbricht ra lệnh đóng cửa biên giới và bức tường ngăn cách Đông-Tây Bá linh được chính quyền Đông Đức và hồng quân Liên xô xây dựng lên một cách hấp tấp trước sự bàng hoàng và tức tối của dân chúng, vì Đông Tây đôi bờ ngăn cách, nhiều người Đông Bá linh đi làm bên Tây Bá linh đã không thể trở về nhà được gây nên cảnh gia đình phân ly. Bức tường được dựng lên để bảo vệ một chế độ độc tài đảng trị, chuyên chế và hà khắc, đàng sau bức tường ấy là những người sống kiếp đọa đày, khát vọng tự do, thèm muốn dân chủ nên được gọi là “Bức Tường Ô Nhục”. Đã có trên 1370 người Đông Bá linh bị bắn chết khi vượt qua bức tường ô nhục để tìm tự do. Cùng thời với việc dựng bức tường ô nhục ở Bá linh, Hungary cũng dựng hàng rào kẽm gai dọc biên giới với Áo quốc, gọi là “Bức Tường Sắt” tượng trưng rào cản phân chia các nước Tư bản tự do và Cộng sản độc tài, ngăn ngừa dân Hungary vượt qua Áo tìm tự do. Ngày 12-6-1987, Tổng

thống Hoa kỳ Ronall Reagan đã đề nghị với Tổng Bí thư Cộng sản Liên xô Gorbachev: “Hãy phá bỏ bức tường Bá linh”. Tháng 3 năm 1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, đưa ra thăm dò ý định tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc biên giới với Áo, được ông Gorbachev cho ý kiến : “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”. Ngày 27-6-1989, hai nhà lãnh đạo Hungary và Áo gặp nhau tại đường biên giới hai nước để cắt một đoạn kẽm gai, mang ẩn ý phá vỡ rào cản giữa các nước tư bản và cộng sản ở châu Âu. Kế tiếp xẩy đến sự kiện lịch sử quan trọng “Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ” kéo theo sự triệt tiêu các chính quyền cộng sản trên khắp châu Âu. Dân chúng Đông Bá linh tuôn đến đập phá, xô ngã từng đoạn tường rồi ào ạt tràn qua Tây Bá linh, đường phố Tây Bá linh tràn ngập biển người Đông Tây hội ngộ. Bức tường Bá linh sụp đổ đem lại niềm vui cho Thế giới Tự do, nhưng đồng thời cũng gây mối lo ngại tiềm ẩn nơi một số chính khách quốc tế khi nghĩ đến việc “Một nước Đức thống nhất sẽ là một nước Đức quá mạnh, sẽ trở nên nguy hiểm như trước”. Bởi thế, bà Margaret Thatcher, cựu Thủ tướng Anh và cựu Tổng thống Pháp Mitterrand đều tỏ ra lo ngại về một nước Đức thống nhất. Nhưng các nhà ngoại giao phương Tây đều cho rằng: Không có hy vọng gì để ngăn cản quá trình tái thống nhất nước Đức. Thủ tướng Đức Helmut Kohl nhất mực thúc đẩy cho tiến trình thống nhất nước Đức diễn

ra nhanh chóng và dân chúng Đức rất phấn khởi việc tái thống nhất đất nước mình. Chính phủ Đức tỏ ra đại lượng đã cho công nhân viên chức chế độ Đông ñÙc được tiếp tục công vụ, trợ cấp thất nghiệp cho công nhân Đông Đức mất việc, tiếp tục trả tiền hưu trí,v.v...Một tấm gương cho chính phủ Hà nội khi đất nước thống nhất vào tháng 4 năm 1975, nhà tù mọc lên khắp nước Việt nam. Trong kế hoạch “Chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài”, chính phủ Đức đã không ngần ngại tuyển dụng nhân tài gốc Đông Đức, điển hình như đương kim nữ Thủ tướng Angela Merken. Bà sinh ở Đông Đức, học đại học Leipzig, đậu tiến sĩ vật lý năm 1986, từng là đại biểu quốc hội cộng sản Đông Đức, khi nước Đức thống nhất, bà được Thủ tướng Helmut Kohl bổ nhiệm làm Bộ trưởng phụ trách về Phụ nữ và Thanh Thiếu niên. Ngày 23-11-2005, Bà đắc cử Thủ tướng chính phủ Đức và tháng 9-2009 vừa rồi, Bà tái đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ 2. Bức tường Bá linh sụp đổ, nước Đức thống nhất, xóa bỏ cộng sản châu Âu, chấm dứt chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự do và Cộng sản, đem lại sự hòa dịu và bình ổn cho thế giới.

Tài liệu tham khảo: nguồn internet.

Montréal, Thu 2009.

Dương Bỉnh

Page 36: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 36

ôi còn nhớ rất rõ hình ảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng Giêng

ba mươi ba năm trước. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, chiều 20 tháng 1 năm 1974, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Vũ Văn Bang, Ngô Chí Thành và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân của bao nhiêu anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Sài Gòn ngày tháng đó buồn như một đám ma. Những cụm mai vàng chào đón xuân sang không làm phai đi màu đen tang chế đang phủ trùm lên cả miền Nam. Những cuộc biểu tình

rầm rộ từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ không làm vơi đi nỗi buồn nhược tiểu trong lòng những người đang ưu tư cho vận nước. Những bản hùng ca xen lẫn với những tiếng kèn truy điệu của các chương trình phát thanh quân đội đã làm người dân rơi nước mắt xót thương cho số phận hẩm hiu của tổ quốc mình. Hạm đội thứ bảy hùng hậu của Mỹ khóa súng an toàn nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ chối lời kêu gọi của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tố cáo Trung Quốc xâm lăng. Đồng minh dửng dưng, đồng bào ngoảnh mặt. Có nỗi xót xa nào lớn hơn nỗi xót xa của số phận một tiền đồn và có vết thương tâm linh nào sâu hơn, đau hơn vết thương của một người mẹ bị bỏ rơi bởi chính những đứa con yêu quý của mình.

Chiều năm đó ngồi trong thư viện tôi có làm một bài thơ và viết một đoản văn. Tôi không

còn nhớ bài thơ nhưng đoản văn tôi còn nhớ rất rõ, và sau này khi làm website xuQuang tôi có ghi lại trong phần tưởng niệm Hoàng Sa: “Mỗi người Việt Nam phải ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam. Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ hôm nay không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung cộng bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.”

Ba mươi ba năm sau. Cũng những ngày cuối năm, ngồi xem hình ảnh các cuộc biểu tình ở Hà Nội, đọc bản tin được viết vội vàng trên đường phố Sài Gòn, đọc danh sách của những người ký tên, trong đó đa số là tuổi trẻ, để phản đối Trung Quốc vi phạm lãnh thổ Việt Nam trên Internet, tôi vui mừng và cảm động. Trung Quốc không phải vì các cuộc biểu tình của các em mà trao trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách bá quyền của họ trên biển Đông. Để duy trì mức phát triển kinh tế hiện nay và chạy đua với các cường quốc kinh tế, Trung Quốc đang cần sự ổn định chính trị và kinh tế hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Nhìn các em tôi lại nhớ đến chính mình. Đường phố Sài Gòn, nơi các em đang đứng hôm nay cũng là nơi tôi đã đứng đọc từng tên của những người đã ở lại trong lòng biển cả. Khẩu hiệu “Hoàng

Trần Trung Đạo

Tuổi trẻ Việt Nam,

Học lịch sử để

Làm lịch sử

Page 37: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 37

Sa là của Việt Nam” cũng là khẩu hiệu mà sinh viên chúng tôi đã hô ba mươi ba năm trước. Chúng ta có thể còn vài điểm khác nhau nhưng có chung một tổ quốc. Đó là điều hệ trọng. Lòng yêu nước đã thúc giục các em vượt qua bức tường sợ hãi, bất chấp sự ngăn cản của Đảng, của nhà nước, của ban lãnh đạo trường để cùng xuống đường nói tiếng của một người Việt Nam khi tổ quốc lâm nguy. Lịch sử bao giờ cũng mang tính thời đại, và trang sử Việt Nam hôm nay đang được viết bởi các em, những người Việt Nam đang đứng trước toà đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội, trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Và cũng qua những biến cố lịch sử này, các em sẽ có cơ hội thấy những sự thật đắng cay, những bài học bẽ bàng mà từ trước đến nay đã bị che lấp bởi hệ thống tuyên truyền lừa dối của Đảng. Các em đang học lịch sử và đang làm lịch sử.

Trong các cuộc xung đột về lãnh thổ, bằng chứng và di tích lịch sử thì bên nào cũng có thể có nhưng văn kiện pháp lý được cả hai bên xung đột công nhận thì thường rất hiếm hoi. Tôi nhớ có đọc đâu đó một câu chuyện bên lề các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri. Theo câu chuyện này, mỗi lần có một cuộc họp giữa hai nước, phái đoàn Trung Quốc thường chở theo cả một toa xe lửa chứa đầy tài liệu và đồ vật để chứng minh chủ quyền Trung Quốc trên các đảo này. Trung Quốc là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển rất sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến,

từng đi đánh cá, từng đặt chân, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những tài liệu phía Trung Quốc đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục được Liên Xô về chủ quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ đang bị tranh chấp. Sau hơn 20 năm đánh rồi đàm, một hiệp ước biên giới Nga - Hoa đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1995 và lần nữa vào tháng 10 năm 2004. Theo nội dung hiệp ước, phần thắng nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Trung Quốc được kiểm soát cả hai đảo Trân Bảo, Ẩn Long và một nửa Hắc Hạt Tử. Giả thiết hiệp ước này được ký kết vào năm 1969, với nội dung tương tự, có lẽ nhân dân Trung Quốc đã được nghỉ một tuần lễ để ăn mừng chiến thắng và ngày ký đã trở thành ngày lễ lớn của quốc gia. Nhưng hiệp ước ký kết vào tháng 10 năm 2004 trôi qua gần như trong âm thầm. Cả Trung Quốc và Nga đều biết, ngay từ trong căn bản, lý do chính của xung đột không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực, uy thế của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế. Về phía Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, họ cần sự ổn định để phục hồi nền kinh tế gần như bị phá sản, và do đó sự xung đột chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào đã không còn lý do để kéo dài thêm. Việc xung đột lãnh thổ với Việt Nam thì khác. Để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền Trung Quốc không cần phải chở một toa xe lửa tài liệu hay bằng chứng nào cả. Những lời tuyên bố của phát ngôn viên

chính phủ Trung Quốc dù nói vòng vo từ chuyện đời xưa đến đời nay cho có lệ, cuối cùng cũng chỉ rút trong túi ra một văn kiện khá mới mẻ, rất hợp pháp, dài vỏn vẹn 121 chữ tính cả phần chào hỏi nhưng lại đầy thuyết phục, đó là công hàm của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng. Nội dung chính của công hàm: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”. Khi đọc bản tuyên bố này lần đầu cách đây khá lâu thú thật tôi không tin đó là văn bản thật mà là tài liệu giả mạo do Trung Quốc viết hay chỉ là sản phẩm tuyên truyền của một tổ chức chống cộng nào đó dựng lên để bêu xấu Đảng. Hai tiếng Hoàng Sa và Trường Sa thân thương quen thuộc từ bao đời là một phần của ngôn ngữ Việt Nam như hai quần đảo vẫn được xem là phần da thịt, máu xương bất khả phân ly của thân thể Việt Nam. Các chính phủ Trung Quốc, Philippines, Malaysia có quyền không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam hay hoàn toàn của Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei cũng

Page 38: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 38

có thể cho rằng Trường Sa là đất của họ. Tình cảm đất nước là một tình cảm thiêng liêng nhưng cũng ít nhiều bảo thủ mà dân tộc nào cũng có. Tình cảm đó cũng cần được xem xét và tôn trọng. Các quốc gia tranh chấp phải giới thiệu các bằng chứng lịch sử, các văn kiện pháp lý trong một hội nghị quốc tế đa phương để thương thảo và tìm một giải pháp phù hợp với công pháp quốc tế cũng như quyền lợi của các nước trong vùng tranh chấp. Những hòn đảo không người ở, những triền đá nhọn nhô lên giữa đại dương mênh mông từ mấy ngàn năm, trong thời đại dầu hoả bỗng trở thành quan trọng, việc xung đột vì thế là điều khó tránh, tuy nhiên, sự kiện một ông thủ tướng Việt Nam nhân danh nước Việt Nam để công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc mà không cần phải đưa ra trước quốc hội để biểu quyết, không cần tranh luận, hội họp, không cần phải bắn nhau một viên đạn nào, quả là một việc không thể nào tin được và đương nhiên cũng không thể nào chấp nhận được.

Văn bản do ông Phạm Văn Đồng ký là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc và tên tuổi ông Phạm Văn Đồng cũng sẽ dơ như chữ ký của ông. Tuy nhiên, thật bất công nếu chỉ đổ tội lên một mình ông Phạm Văn Đồng. Trong cương vị Thủ tướng, ông phải là người ký công hàm gởi cho Chu Ân Lai, Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhưng ông Phạm Văn Đồng không phải là người tự quyết định mà chỉ thừa hành quyết định chung của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Vào thời điểm tháng 9 năm 1958, những người sau đây phải chịu trách nhiệm cho việc triều cống hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, và danh sách của họ được sắp xếp theo thứ tự trong Bộ Chính trị Đại hội lần II năm 1951 cũng như được bổ túc trong những năm sau đó: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan.

Tại sao họ đã làm như thế? Họ bị áp lực của Trung Quốc? Không. Không có một tối hậu thư nào của nhà cầm quyền Trung Quốc buộc Việt Nam phải thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, nếu không họ sẽ dùng võ lực để tiến chiếm hai quần đảo, vượt biên giới Lạng Sơn hay đổ bộ lên Hải Phòng. Cho dù có tối hậu thư đi nữa thì cũng không phải lần đầu Việt Nam nhận tối hậu thư của quân xâm lược. Trước đây, các vua Lý, vua Trần đã nhận và mới đây Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương đã nhận, và các anh hùng dân tộc đã chọn chiến đấu tới cùng và đã chết trên nắm đất của tổ tiên thay vì dâng thành cho giặc.

Trên thế giới chưa có một cuộc phân định biên giới nào giữa hai quốc gia mà không phải trải qua những hội nghị, những cuộc thảo luận, đo đạc cần thiết về các giới hạn trên biển cả cũng như lằn ranh trên đất liền. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất là quan trọng nhất. Câu “tấc đất tấc vàng” không chỉ đúng cho trường hợp một nước đất hẹp người đông như Việt Nam mà đúng cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Hãy lấy trường hợp Bắc Hàn làm ví dụ. Nếu theo dõi các hội nghị về biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn chúng

ta có thể nghĩ rằng Trung Quốc muốn gì chắc là được nấy, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ. Không. Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Quốc không những chính trị, ngoại giao mà cả từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Quốc một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới dài 1416 kilomét giữa hai nước. Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, cha con Kim Nhật Thành ít ra có một điểm đáng khen mà giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không có, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.

Nhiệt tình cao độ của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chắc đã làm không chỉ Mao mà cả Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phải ngạc nhiên hết sức. Tôi tin bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hẳn đã tốn rất nhiều thời gian, tổ chức nhiều phiên họp tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội dung công hàm của ông Phạm Văn Đồng để xem phía Việt Nam có ẩn ý gì trong 121 chữ đó không, chẳng lẽ Việt Nam tự nguyện dâng hai quần đảo một cách dễ dàng như thế. Không, không có ẩn ý, âm mưu nào cả ngoài việc chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam với Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cấp lãnh đạo Trung ương Đảng thời đó còn lo ngại đàn anh Trung Quốc không tin vào lòng dạ chí thành của mình nên đã cho đăng toàn bộ nội dung công hàm trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 năm 1958 để toàn Đảng, toàn

Page 39: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 39

dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ nay không còn là của Việt Nam nữa. Không giống như hiệp ước biên giới Việt Trung vào các năm 1999 và năm 2000 được ký kết lén lút đến mức ngay cả những ông bà đại biểu quốc hội khi đưa tay phê chuẩn cũng không biết nội dung hiệp ước nói gì, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, qua công hàm 1958, chẳng những “ghi nhận”, “tán thành” mà còn chỉ thị cho các cấp “triệt để tôn trọng” hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của lục địa Trung Hoa, có đính kèm luôn bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Tại sao họ đã làm như thế? Họ không rành lịch sử Việt Nam? Chẳng lẽ họ chưa thấm thía câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” và không cảm thông cho sự chịu đựng vô bờ bến của tổ tiên suốt một ngàn năm qua bốn lần Bắc thuộc, phải xuống biển tìm ngọc trai, lên non tìm sừng tê, ngà voi, bạc vàng châu báu hay sao? Tôi không nghĩ vậy, vì ít nhất trong số 11 ủy viên Bộ Chính trị thời đó cũng có một người đã từng dạy sử. Họ làm thế chỉ vì niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa cộng sản. Niềm tin mù quáng vào một xã hội đại đồng đã làm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ rằng Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và những người cộng sản Trung Quốc mà họ đang thần phục là những bậc thánh hiền chứ không phải là giống dân đã hàng ngàn năm đày đoạ tổ tiên Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận sự lệ thuộc vào Trung Quốc hay đúng hơn là quan hệ chủ tớ này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992

và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992: “Tình hữu nghị Việt - Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.” Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc mà ông Nguyễn Mạnh Cầm nhắc trong buổi họp báo nêu trên, tương tự như khi ông Phạm Văn Đồng trả lời báo Far Eastern Economic Review tháng 3, 1979 hay hầu hết các lãnh đạo Đảng khác đã nhiều lần viện dẫn là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”, thế nhưng, năm 1958, ngoại trừ một số ít nhân viên thuộc Nhóm Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group), làm gì có quân Mỹ để mà chống? Tại sao họ đã làm như thế? Khi đem hai quần đảo vô cùng quan trọng của đất nước về chiến lược quân sự cũng như về tiềm năng kinh tế dâng hiến cho Trung Quốc để gọi là “ bảo vệ tổ quốc” thì tổ quốc mà các giới lãnh đạo Đảng cần phải bảo vệ là tổ quốc nào? Như giải thích trong hầu hết tài liệu học tập, giáo trình trung, đại học tại Việt Nam, người cộng sản không có tổ quốc theo nghĩa thông thường mà chúng ta thường hiểu. Khái niệm tổ quốc đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đơn thuần là dải giang sơn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà bao nhiêu thế hệ tiền nhân đã dày công gìn giữ, không phải chỉ gồm 40 triệu người ngày đó hay 80 triệu người ngày nay có cùng huyết thống, cùng một ngôn ngữ, cùng một

lịch sử, mà phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một đất nước bị thống trị trong bàn tay sắt của Đảng Cộng sản. Mụch đích của Đảng như đã đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ II tại Tuyên Quang bao gồm giai đoạn từ 1951 đến 1960: “Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.” Năm 1958, một nửa nước chưa trở thành chủ nghĩa xã hội và do đó mục đích của Đảng chưa hoàn thành. Để thôn tính miền Nam và hoàn thành mục đích cộng sản hóa cả nước, họ cần súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa là giá mà giới lãnh đạo Đảng phải ứng trước để đổi lấy nhiều vạn trái mìn, mấy trăm ngàn khẩu AK, mấy ngàn chiếc tăng đủ loại để đem về cày xéo lên các thành phố miền Nam, đốt cháy thôn làng miền Nam và tàn sát nhiều triệu dân miền Nam vô tội. Tuổi trẻ phải làm gì?

Đứng trước sự phân hóa, chia rẽ do hậu quả của mấy trăm năm phong kiến, đế quốc thực dân và cộng sản, chọn lựa duy nhất của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay là đoàn kết và vượt qua mọi thử thách để đoàn kết thành một khối đúng như khẩu hiệu “Ta là một” mà các em đang phát động trong nước. Lịch sử như một dòng sông. Dòng sông Việt Nam vẫn chảy dù phải băng qua bao nhiêu ghềnh đá cheo leo. Tương tự, các thế hệ Việt Nam lớn lên và vẫn phải tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm lịch sử của thế hệ mình. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần một ngọn hải đăng của bất cứ cường quốc nào để rọi sáng đêm tối trời dân tộc, nhưng ngay từ trong lòng họ đã bùng

Page 40: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 40

Bác đi, tiễn Bác bằng thơTuổi chín hai, vẫn métro và busDẫu mùa xuân, mùa hạ hay thu, đôngVẫn có mặt, rất đều và đến trướcVẫn hăng say với tất cả Cộng-đồng

Tuổi chín hai, vẫn còn đầy tâm huyếtVẫn nặng lòng với hai chữ TỰ DOVẫn còn giận, còn căm loài khốn kiếpĐang ngang nhiên xé nát cả cơ đồ !

Tuổi chín hai, Bác nằm yên rồi đóNơi xứ người, con, cháu khóc sinh, lyVà ngọn lửa Bác trao, xin giữ mãiVới kính thương cho Bác Lý Hương Huy !nbd(Montréal 28.09.2009)

cháy lên ngọn đèn tự chủ được thắp sáng bằng tâm thức Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần chờ đợi một minh quân ra đời hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc, bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử. Lãnh đạo Đảng đã, đang và chắc sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm để ngăn cản các cuộc biểu tình dù ôn hoà và bất bạo động của tuổi trẻ Việt Nam. Tuần trước

họ ra chỉ thị cấm biểu tình, tuần này họ chụp mũ các em chống phá trật tự xã hội, tuần sau họ sẽ đem xe chữa lửa đến đàn áp và tuần sau nữa có thể trục xuất khỏi trường, bắt giam, kết án, tù đày. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kệp để duy trì quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian. Hành động tuyệt vọng của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó. Lãnh tụ cộng sản Slobodan Milosevic một thời là tổng thống Serbia đầy quyền lực nắm trọn quyền sinh sát trong

tay, cuối cùng cũng phải chết trong tù. Erich Honecker hung thần Đông Đức, Idi Amin đao thủ phủ của Uganda hay Mobuto bạo chúa của Uganda đều đã gởi tấm thân tàn trên đất khách, để lại tiếng xấu muôn đời. Nếu giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam còn nghĩ đến tương lai của chính họ và còn biết lo cho tương lai của đất nước, họ phải chọn đứng về phía dân tộc. Con đường duy nhất để đạt đến một tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng là con đường dân tộc và cũng chỉ có một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng thì các thế hệ Việt Nam mai sau mới có cơ may giành lại được Hoàng Sa và Trường Sa. © 2007 talawas

Page 41: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 41

Qua các bản tin của cộng đồng, người ta được biết một số anh chị em du

học sinh Việt Nam đã đến sinh hoạt một cách chân tình và cởi mở với tập thể người Việt Quốc Gia tại Texas. Những bài tường trình và hình ảnh trong những lần họp mặt nầy đã gây sự chú ý của nhiều người, và từ cơ hội nầy, tôi xin góp một vài thiển ý cùng quý thính cũng như độc giả nhằm bổ túc cho những bài viết của tôi trước đây về vấn đề du học sinh Việt Nam. Trong thập niên vừa qua, số lượng thanh niên Việt Nam du học thật đông, nhìn chung đa số nằm trong chương trình trao đổi văn hóa với các xứ tự do Tây phương hoặc du học tự túc đối với những gia đình có khả năng và được nhà nước cho phép. Thừa cơ hội nầy cán bộ đảng viên, nói chung là thành phần lãnh đạo từ nhỏ đến lớn của đảng, đã ồ ạt gởi con em của họ ra ngoài du học. Trong đó, du học sinh gọi là “con ông cháu cha” thì đa số đều nằm trong kế hoạch “tẩu tán tài sản” và “đầu tư tương lai” cho gia đình dòng họ đảng viên và cán bộ nhà nước. Ngoài ra, một ít tư nhân có khả năng tài chánh hoặc có người nước ngoài bảo lãnh thì những gia đình nầy cũng tìm cách vận động con cháu ra hải ngoại để thoát những

chương trình giáo dục nhồi sọ vừa lạc hậu, vừa nặng phần chính trị của cộng sản trong nước. Có thể xem đây như một hình thức “tỵ nạn văn hóa” của những gia đình biết nghĩ đến tương lai của con cháu.Thật khó nắm được con số du học sinh cho chính xác cũng như không thể ước tính được các thành phần khác nhau hiện đang có mặt tại các xứ tự do, tuy nhiên con số nầy có thể lên đến vài trăm ngàn mà đa số đều tập trung vào các nước lớn như Mỹ, Úc, Pháp,Canada… Trước tiên phải nói rằng, đây là một điều vui mừng cho tương lai tuổi trẻ cũng như của Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam. Nguồn chất xám phong phú của thanh niên không thể bỏ phí hoặc đóng khung trong phạm vi hạn hẹp, một chiều, đi ngược với trào lưu tiến hóa nhân loại mà nhà nước cộng sản đãkềm kẹp và nhồi sọ thế hệ trẻ kể từ lúc đảng cộng sản nhập khẩu nền “văn hoá đỏ” của Mác-Lê-Mao vào đất nước không ngoài ngu muội hóa dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam thông minh, siêng năng đã ra sức xây dựng đất nước từ ngày lập quốc và anh dũng chống ngoại xâm cả ngàn năm lịchsử, nhưng thật bất hạnh, vì hơn 60 năm qua, chế độ cộng sản đã

ngu muội hóa con người, đồng thời biến những bộ óc thông minh giới trẻ trở thành những khối thịt thiếu khả năng, vô tri giác và chỉ biết hưởng thụ. Mục đích của cộng sản là làm cho dân trở nên ngu dốt để dễ dàng cai trị, do đó, trên phương diện truyền thông, người trong nước không am hi‹u gì về tình hình chính trị kinh tế cũng như những tiến bộ khoa học kỹ thuật đang biến chuyển từng giây từng phút trên thế giới. Như vậy, trước trào lưu tiến hóa của nhân loại, nếu một dân tộc nào chỉ cần dậm chân dừng lại tại chỗ vài bước tức là họ đã đi thụt lùi một đoạn đường quá xa. Huống gì người Việt trong nước chẳng những bị cộng sản bịt mắt che tai mà còn nhồi vào đầu những lời tuyên truyền tráo trở, đồng thời bưng bít thông tin, bóp méo sự thật…thì hành động của nhà cầm quyền Việt Nam đã phản lại đà tiến triển của nhân loại và chắc chắn chế độ cộng sản sẽ bị đào thải theo định luật tự nhiên. Sau ngày cộng sản Việt Nam tuyên bố mở cửa thu hút đầu tư và “vắt sữa” người Việt hải ngoại thì nhà nước cũng ồ ạt xuất khẩu giới trẻ ra nước ngoài theo chương trình du học. Con số du học sinh tăng vọt lên từng năm và bây giờ ra đường (nói riêng ở Paris), thoáng qua, người ta cũng thấy số du học sinh Việt Nam nhiều

DU HỌC SINH VIỆT NAM QUA NHẬN XÉT CỦA MỘT NGƯỜI TRANH ĐẤU

Đinh Lâm Thanh

Page 42: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 42

hơn giới trẻ sinh sống ở bên nầy.Nhưng đây cũng là một điều đáng mừng để thế hệ trẻ Việt Nam được dịp ra ngoài, có cơ hội tiếp xúc với thế giới văn minh, từ đó thanh niên Việt Nam có thể thấy được đâu là tự do thật sự của con người đồng thời hiếu thế nào về một nền văn hóa nhân bản chân chính ở các xứ không cộng sản.Những hình ảnh nầy sẽ khơi động trí óc cũng như con tim giới trẻ Việt Nam, đồng thời sẽ giúp họ suy nghĩ và so sánh với thế giới bên ngoài với những gì đã và đang xảy ra ở tại Việt Nam. Thử xếp loại du học sinh hiện đang có mặt tại những nước lớn qua nhiều lý do xuất ngoại khác nhau, rồi từ đó, tìm hiểu tâm tư tình cảm và nguyện vọng của từng thành phần một, như vậy mới hy vọng nắm được những yếu tố riêng biệt trước khi có một lối nhìn và phán đoán trung thực: A. Tạm chia thành phần du học sinh như sau : A1. Thành phần con ông cháu cha: Đa số du học sinh Việt Nam hiện nay thuộc dạng nầy, được hưởng đặc quyền đặc lợi của đảng và nhà nước. Họ dư thừa điều kiện và thế lực để chiếm hết chỗ trong những chương trình trao đổi văn hóa với các nước Tây phương. Phải nói rằng đa số thành phần con ông cháu cha dưới thời nào thì cũng là cặn bã của xã hội. Nhưng dưới chế độ cộng sản thì chúng còn tồi tệ gấp trăm lần so với hàng ngũ con ông cháu cha của chính thể Việt Nam Cộng Hòa trước kia. Những điều thấy trước mắt, con ông cháu cha ngày nay là những du học sinh thiếu khả năng ngay từ trong nước.

Không học vẫn thi đỗ hoặc để xuất ngoại thì xài bằng giả, bằng mua hay bằng chạy chọt. Chữ nghĩa đã kém mà trình độ ngoại ngữ không ra gì nhưng vẫn luôn luôn ưu tiên đi du học do ngân sách nhà nước đài thọ hay bởi tiền ăn cắp của dân. Khi ra xứ ngoài thì cậy tiền, cậy quyền, cậy thế không đến trường và phung phí tiền bạc. Đa số không đủ khả năng, vừa sinh ngữ vừa kiến thức để vào giảng đường thì chỉ còn cách tụ tập ở các nơi ăn chơi trác táng. Tiền của cướp của dân nghèo Việt Nam qua tay con ông cháu cha quá dư thừa. Thành phần nầy không xài tiền cắc, tiền đồng ($US) mà đơn vị tiền tệ căn bản của con ông cháu cha để đối thoại, trao đổi với nhau hoặc chi dùng mua sắm hằng ngày là ‘giấy’ (một giấy là 100 dollars)! Tôi lấy một một trường hợp có thật 100% sau đây : Hai cô thuộc loại con ông cháu cha qua Pháp du học theo ngành kinh tế thương mãi. Sau vài giờ ở giảng đường thì phải bỏ lớp vì không đủ kiến thức và sinh ngữ để theo dõi bài học. Các cô quay qua việc ăn chơi du hý và tìm cách gầy dựng hôn nhân cho mình. Xin ghi nguyên văn điều kiện chào hàng kiếm chồng của hai cô: Phải là quốc tịch Pháp, bác sĩ chuyên môn hay kỹ sư cao cấp (?), đẹp trai và chính thức độc thân…Ai đủ tiêu chuẩn thì gia đình liên hệ sẽ được bù đắp xứng đáng bằng quà cáp và tiền bạc! Hai cô thuê hai phòng trong một ngôi nhà lớn ở ngoại ô Paris. Vì theo thói tiêu xài phung phí nên xử dụng điện nước một cách bừa bãi. Chủ nhà than phiền và đề nghị tiết kiệm giùm thì hai cô đã trả lời một câu

thật dễ thương như sau: Nhằm nhò gì, muốn mấy “giấy” nói đi ! “Bà” sẽ thí cho để trả thêm tiền điện nước! (Người chủ nhà hiện sống tại ngoại ô Paris). Từ đó tôi có thành kiến với thành phần du học sinh con ông cháu cha. A2. Dạng xuất khẩu lao động: Ngoại trừ những trường hợp tu nghiệp trong vài lãnh vực chuyên môn, số còn lại được nhà nước cài thành phần công an, điệp viên trong công tác địch vận, hoặc có những trường hợp chính tư nhân phải đóng tiền để được xuất khẩu dưới lớp vỏ du học sinh…như tu nghiệp uốn tóc, làm móng tay và làm việc trong các nhà hàng, tiệm chạp phô. Đối với tôi, ngoài thành phần con ông cháu cha ra thì cần phải cảnh giác nhóm tình báo, công an, tuyên truyền do nhà nước gởi đi lẫn lộn trong thành phần du học sinh theo kế hoạch của nghị quyết 36. Số còn lại là những du học sinh có tinh thần học hỏi, muốn mở mang thêm tầm hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như những người ra ngoại quốc dưới dạng xuất khẩu “lao động cao cấp” do hợp đồng ăn chia với nhà nước, thì người Việt hải ngoại cần tìm phải h‡ trợ và nâng đ« họ. Tôi đã gặp nhiều thanh thiếu niên làm việc trọn ngày trong tuần tại các siêu thị, quán ăn nhà hàng. Qua vài lần tâm sự thì biết họ chính là du học sinh trá hình, trả tiền cho nhà nước để ra ngoại quốc làm việc kiếm tiền giúp gia đình. Một vài năm, sau khi trừ “hụi chết” đóng cho các cơ sở ăn cướp họ cũng kiềm được một số vốn cho gia đình còn khá hơn là đi làm nô lệ tại các xứ Á châu như Đại Hàn, Đài loan, Mã lai…Những

Page 43: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 43

trường hợp nầy tôi đề nghị giúp đ« họ để chống lại các ma đầu Tàu cũng như Việt đang ăn cướp mồ hôi của những người làm lậu, ép giờ giấc làm việc, bóp chẹt tiền lương trả cho nhân công theo thói quen của người Á châu thường khai man với sở thuế. A3. Thành phần tỵ nạn văn hóa: Đây là một hình thức gởi thanh niên ra ngoại quốc mà đa số người trong nước đã cố gắng lo cho con em mình đi du học. Mục đích vì tương lai con cháu. Nếu không thuộc thành phần có liên hệ mật thiết với cộng sản thì dù có thông minh, học hành đ‡ đạt đến đâu…cũng không được xã hội trọng dụng so với lớp trẻ con ông cháu cha và tỷ phú đỏ. Và một điểm quan trọng không kém nữa, cho con cháu ra ngoại quốc học không ngoài mục đích để thoát khỏi chương trình giáo dục nhồi sọ đã lạc hậu, phản khoa học, yếu kém mà còn nặng mùi chính trị một chiều. Tôi đã gặp nhiều du học sinh thuộc thành phần nầy trong các thư viện, họ chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu tìm tòi để sớm hoàn tất chương trình học vì các anh chị nầy thấy được giá trị đồng tiền, mồ hôi nước mắt mà gia đình phải thắt lưng buộc bụng để nuôi họ ăn học. Một điều cần ghi nhận thêm, thành phần nầy khá kín đáo trong giao tiếp và ít đề cập đến vấn đề chính trị, có lẽ vì sợ liên lụy cho gia đình một khi tiếp xúc với người Việt nước ngoài . A4. Thành phần hiếu học và cầu tiến: Khi nói về du học sinh Việt Nam thì không thể vơ đũa cả nắm. Giữa đa số thành phần xấu “con ông cháu cha” và tỷ phú đỏ, tôi đã gặp những anh chị em thật

chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến, ngoài giờ vào giảng đường thì họ đi làm thêm ban đêm hoặc cuối tuần dành trọn hai ngày để bán hàng trong các siêu thị cũng như phụ bếp hay phục vụ khách hàng ở các tiệm ăn. Họ có những nét dễ gây thiện cảm đối với người Việt hải ngoại hơn thành phần du học sinh con ông cháu cha và tỷ phú đỏ. Trong tiểu mục nầy tôi xin đề cao một số anh chị em du học sinh tiến bộ, vì sau khi giao tiếp với thế giới văn minh, hiểu được thế nào là nền văn hóa nhân bản, là hai chữ tự do đúng nghĩa, thì họ đã mạnh dạn công khai bày tỏ quan điểm về những sai lầm của nhà cầm quyền trong nước đồng thời kêu gọi giới trẻ hãy tỉnh giấc, đứng lên làm lại lịch sử. B. Mục đích của đảng cộng sản trong việc gởi con cháu và nhân viên công an tình báo qua chương trình du học sinh: B1. Đào tạo thế hệ đỏ: Đưa con “ông cháu cha” đi du học, mục đích của cộng sản là nhờ thế giới văn minh bên ngoài đào tạo một thành phần cai trị trẻ trung để có thể nối tiếp sự nghiệp đảng cộng sản sau nầy. Các ủy viên bộ chính trị trung ương đảng cũng biết rằng, cả thế giới đều xem họ là thành phần xuất thân từ rừng rú, có người chưa qua được bậc tiểu học trường làng nhưng đã dựa vào súng đạn để ngồi lên đầu người dân từ trên 60 năm qua và đã đưa đất nước cũng như dân tộc Việt Nam từ lạc hậu đến chỗ diệt vong. Ngày nay, chúng phải đào tạo cho con cháu một chút vốn kiến thức văn minh, học hỏi thêm những trò ma giáo của giới tư bản để mai kia tiếp tục nối tiếp

sự nghiệp cai trị theo đường lối của chúng. Nhóm “con ông cháu cha” nầy đã nắm chắc trong tay tương lai tươi sáng của mình, dù có học được chữ nào ở hải ngoại hay không cũng không quan trọng, vì những chiếc ghế quyền lực đã được đánh số theo thứ tự ưu tiên. Đối với thành phần nầy thì “nhỏ thất học lớn cũng thành bộ trưởng” và rồi…tương lai đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu dưới tay những thứ cặn bã xã hội nầy! B2. Tẩu tán tài sản và đầu tư tương lai: Vấn đề nầy quan trọng hơn việc cán bộ đảng viên cộng sản gởi con cháu ra nước ngoài học hỏi để mở mang kiến thức. Đó chính là việc “tẩu tán tài sản” và “đầu tư tương lai”. Ngoài những bất động sản tại Việt Nam mà chúng không thể bứng đi, vàng bạc ngoại tệ chìm nổi cướp được không thể lưu lại hay đầu tư ngay trên đất nước vì ngày tàn của chế độ cộng sản đã điểm. Chúng bắt buộc phải tấu tán tối đa những gì có thể đưa ra nước ngoài mà sự hiện diện người thân của chúng ở trên khắp các xứ tự do là một thời cơ thuận lợi. Một khi có con cháu ở nước ngoài thì chúng có thể tạo được điều kiện hợp pháp để chuyển tiền bạc, mua nhà đất và thiết lập các cơ sở thương mãi. Đó chưa kể đến việc mang tiền bất hợp pháp của việc đi lại thường xuyên giữa gia đình và du học sinh, cũng như chuyển lậu dưới hình thức ngoại giao qua các tòa đại sứ Việt cộng. Tạm lấy một con số nhỏ để tính : Ví dụ 100.000 du học sinh ở nước ngoài một năm gia đình chuyển cho “tiền tiêu vặt” tệ nhất là 10.000 dollars mỗi người, dù chỉ nói sơ qua chuyện “tiêu vặt”

Page 44: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 44

của một du học sinh thì tổng số tiền cũng lên đến một tỷ mỹ kim (100.000 x 10.000). Đó chưa kể đến việc giữa con ông cháu cha và gia đình đi lại như con thoi giữa các năm học, mỗi lần cất giấu vài ba chục ngàn, trăm ngàn dollars thì số tiền chuyển lậu ra nước ngoài qua ngả du học sinh là bao nhiêu ? Tóm lại việc gởi con cháu đi du học của đảng viên cán bộ nhà nước chính là âm mưu “đầu tư tương lai” cho gia đình dòng họ. Ngoài ra, nhờ thành phần du học sinh nầy mà các cơ sở vật chất cũng như các điều kiện nhập cảnh đã được con cháu chuẩn bị chu đáo từ trước, do đó, một khi bị đá xuống ngựa thì gia đình giòng họ nội ngoại của cán bộ đảng viên cứ thong dong lên máy bay đi ra nước ngoài. B3. Phá hoại cộng đồng: Thành phần phá hoại được cài trong dạng du học sinh ra nước ngoài để tham gia vào các sinh hoạt của người Việt ở các thành phố lớn. Nhóm nầy có mặt từ trong các trường đại học, câu lạc bộ trẻ, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ văn hóa và nhất là những nơi đông người Việt như chợ Á châu, cửa hàng chạp phô cũng như các tiệm ăn. Thành phần nầy được huấn luyện chu đáo về các chương trình đặc công, “hành động”, võ thuật, kiều vận, địch vận, thông tin tình báo…rồi cộng sản cho ra nước ngoài làm việc ở hai môi trường. Môi trường thứ nhất với tập thể người Việt, thì thu nhặt tin tức, lôi kéo, truyên truyền, điều tra, báo cáo theo chỉ thị cấp trên. Môi trường thứ hai đối với thành phần du học sinh, thì theo dõi, điều tra, hăm họa

và “hành động” đối với anh chị em nào có tinh thần tiến bộ cũng như có liên hệ với người nước ngoài, nhất là đối với những ai mà cộng sản đã liệt kê trong sổ đỏ và đánh giá theo thứ tự qua 4 loại : nghi ngờ (1), theo dõi (2), nguy hiểm (3) và cực kỳ phản động (4). B4 : Tiếp xúc và lôi kéo thành phần trẻ hải ngoại: Một vai trò quan trọng được đảng cộng sản giao cho du học sinh trong các trường đại học : Du học sinh phải tiếp xúc, len lỏi vào các sinh hoạt của sinh viên để lôi kéo giới trẻ hải ngoại theo âm mưu nghị quyết 36 của Hà Nội. Đây là môi trường mua chuộc giới trẻ hải ngoại thật hiệu quả, bằng chứng là một số sinh viên con cháu của những người thuộc thành phần tỵ nạn chính trị cũng vướng vào bẫy, trở mặt chống lại cha chú, ngang nhiên chống đối chính nghĩa quốc gia cũng như cộng cuộc tranh đấu của cộng đồng, điển hình là vụ Brian Đoàn với cuộc triển lãm hình già Hồ và cờ đỏ sao vàng tại Santa Anna ! B5 : Trồng-cấy người bằng hôn nhân: Cộng sản lợi dụng tình trạng hôn nhân để cấy và trồng người một cách rất hợp pháp. Kế hoạch của cộng sản là cứ đưa ra nước ngoài hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ chưa có gia đình, tạo cho họ những cơ hội giao tiếp giữa nam với nữ. Giới trẻ ở nước ngoài, dù thuộc thành phần gia đình đố kỵ với cộng sản, nhưng một khi chung đụng lâu ngày với du học sinh Việt Nam thì tình cảm vẫn nở ra. Hậu quả đã làm cho nhiều bậc cha mẹ thuộc giới

tỵ nạn chính trị phải đau lòng. Trớ trêu là thời đại nầy, việc hôn nhân của con cháu ví như chuyện cái “cày đi trước con trâu”, đôi khi nhiều bậc cha mẹ phải ngậm đắng nuốt cay gật đầu khi chuyện đã rồi ! Đó là bài học mà cộng sản nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa thanh niên nam nữ độc thân ra xứ ngoài trong kế hoạch cấy người qua hình thức hôn nhân. Một điều xin ghi nhận, khi một đảng viên cán bộ nào cưới hoặc gã được con cho một gia đình người Việt ở hải ngoại thì xem như được lên thiên đàng với nhiều lý do sau : Thứ nhất, cơ hội ngàn vàng để hợp thức hóa gia tài đang cất giấu ở nước ngoài dưới tên dâu, tên rể đồng thời có cơ hội mang tiền của ra đi qua lý do thăm con thăm cháu. Thứ hai, nhờ dâu nhờ rể để hy vọng bám được tình trạng tạm trú lâu dài và có thể nhập tịch sau nầy nhằm bảo đảm tương lai một khi bị đá xuống ngựa. Thứ ba, quan trọng hơn cả là khi một gia đình hải ngoại trở thành người nhà, cộng sản chẳng những đã giảm bớt được một số người chống cộng mà gia đình sui gia ở hải ngoại còn trở thành “thành viên” danh dự xã hội chủ nghĩa. Tự nhiên nhờ vấn đề hôn nhân mà hàng chục người liên hệ trong gia đình người Việt tỵ do hải ngoại phải ngậm miệng chống đối và còn có người hãnh diện được làm ông bà sui gia với các tay lãnh đạo cao cấp của chế độ cộng sản. Như chúng ta đã thấy, chỉ vì chuyện hôn nhân nhỏ nhặt nhưng đã đổi thế xoay chiều một số lớn người trong thành phần tranh đấu chống cộng. Nếu chừng 20% du học sinh (khoảng 20.000) thành công trong việc

Page 45: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 45

bắt được khế ước hôn thú với người nước ngoài thì xem như chính thức cộng đồng người Việt hải ngoại mất đi 40.000 người chống cộng (tính cha mẹ là vai chính mà thôi, chưa kể anh chị em dòng họ bạn bè…). Bởi vì những người kết sui gia với đảng viên cán bộ gộc cộng sản thì chắc chắn họ phải tránh né cộng đồng, ít xuất hiện trong các cuộc hội họp, biểu tình vì “sợ mất lòng” và “khó ăn nói” với gia đình ông bà sui !Ngoài ra, âm mưu kết sui gia với gia đình người Việt nước ngoài còn là một hình thức rửa tiền dơ và chuyển tiền lậu qua hình thức qua lại hai chiều như sau : Gia đình nước ngoài (ông bà sui gia, con dâu hoặc chú rể) sẽ đứng tên, thành lập các công ty tại Việt Nam với số vốn hang triệu, hàng chục triệu Mỹ Kim. Vốn nầy không phải mang từ nước ngoài vào mà là tiền do đảng viên cán bộ ăn cướp của Việt Nam đưa ra đầu tư.Các công ty nầy lúc nào cũng kết toán ma với thương số hàng tỷ và lời hàng trăm triệu. Mục đích của chúng để làm bình phong chuyển tiền lời ra nước ngoài theo đặc ân của đảng qua chương trình mở cửa. Đồng thời, giới cầm quyền trong nước mua cổ phần hay mở ngược trở lại ở xứ ngoài nhiều ngân hàng với hàng ngàn trương mục của người trong nước cũng như con cháu dòng họ đã ra đến ngoại quốc đứng tên, mục đích nhằm để chuyển tiền, vừa chính thức vừa lậu ra nước ngoài. Một khi những gia đình sui gia đã có cơ sở thương mãi với vốn đầu tư nước ngoài 100% tại Việt Nam và những ngân hàng ở ngoại

quốc móc nối với nhau thì sẽ có trăm phương ngàn kế để chuyển tiền, rửa tiền một cách mờ ám và bất hợp pháp mà chỉ có đảng viên cộng sản, là những tên điếc không sợ súng mới dám thực hiện. Do đó đừng ngạc nhiên có nhiều gia đình người Việt hải ngoại tự nhiên “ăn nên làm ra một cách thần thánh” với Việt Nam khi trở thành sui gia với đảng viên cán bộ nhà nước !!! Để chấm dứt phần trình bày về vấn đề hôn nhân, tôi không quên đưa ra vài trường hợp ngoại lệ của những cuộc cưới hỏi giữa người Việt hải ngoại với gia đình “thường dân” trong nước. Đây là những cuộc thành hôn đáng chia vui, vì nhờ cơ hội nầy, một số thanh niên nam nữ có dịp thoát được cái ‘địa ngục trần gian cộng sản’ để làm lại cuộc đời và tìm hạnh phúc ở những vùng trời tự do. Nhưng các gia đình hãy coi chừng bị móc túi, cần lưu ý các tòa lãnh sự nước ngoài cũng như cơ quan ăn cướp trong nước làm tiền cô dâu chú rể một cách trắng trợn chưa từng thấy. Riêng việc chi tiền máy bay đi về nhiều lần, xin vài con dấu trên tấm giấy hôn thú từ khóm, phường, quận, thành phố ra đến cơ quan trung ương thì đã thấy chóng mặt và mất khá nhiều tiền về cái gọi là thủ tục “đầu tiên” ! C. Vai trò các cơ quan ngoại giao cộng sản Việt Nam với Việt kiều và du học sinh : C1. Vai trò của các toà đại sứ: Là cơ quan ngoại giao nhưng các tòa đại sứ, lãnh sự ở nước ngoài chính là những cơ sở kinh tài, ổ phá hoại và là nơi kiểm soát kềm

kẹp du học sinh cũng như những ai mang trên người giấy thông hành quốc tịch Việt Nam. Những việc nầy xảy ra tại các tòa đại sứ Việt cộng ở các nước Đông-Âu, là nơi đa số thành phần lao động được cộng sản gài lại sau khi các quốc gia nầy thay đổi chế độ cũng như đi những người trong nước đóng tiền để được xuất khẩu đi bán mồ hôi, nước mắt và máu. Truyền thông báo chí thường phổ biến những tin tức cho thấy rằng thành phần du học sinh cũng như những người lao động cũ còn lại ở các xứ nầy đều bị những yêu sách làm tiền, kiểm soát kềm kẹp và gây khó khăn về tất cả mọi phương diện. Mục đích của cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là bảo vệ quyền lợi công dân của họ, nhưng đối với cộng sản thì đây là nơi tập trung buôn lậu, ăn cắp, bán visa, kềm kẹp và làm tiền những ai còn mang quốc tịch Việt Nam. Trong đó thành phần du học sinh (ngoại trừ con ông cháu cha) cũng chẳng hơn gì thành phần lao động, là những nạn nhận bị chèn ép và hành hạ từ tinh thần đến vật chất. C2. Làm tiền, khống chế và hăm dọa là nghề chính của các tòa đại sứ cũng như lãnh sự quán. Một câu chuyện xảy ra ngay trong tòa đại sứ Nhật Bản chừng vài tháng trước đây đã làm thế giới kinh ngạc tột độ : Đó là một người đàn bà có chồng người Nhật nhưng còn mang quốc tịch Việt Nam đến lãnh sự quán xin về phép thăm quê nhà. Nếu bà nầy để ông chồng ra mặt đóng tiền mua visa thì chắc không có chuyện gì xảy ra. Nhưng tại đây,

Page 46: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 46

bà nầy tiếp xúc với nhân viên sứ quán thì bị làm tiền một cách trắng trợn. Bà không chấp nhận một số tiền hối lộ quá lớn thì nhân viên tòa đại sứ ở đây đã giựt bóp lấy tiền và xô bà nầy té dập mặt bể đầu trước mặt ông chồng cũng như những người Việt cũng như người ngoại quôc đang sắp hàng “mua” visa. Đối với thành phần du học sinh thì tất cả các cơ quan ngoại giao không những là cơ sở “công an” để rình rập, theo dõi từ tư tưởng đến hành động từng du học sinh một mà còn là một lò kềm kẹp, khống chế du học sinh để bắt thành phần trẻ nầy phải vào khuôn phép và thi hành mệnh lệnh của trung ương. Nhìn lại những cảnh tòa đại sứ điều động du học sinh mang cờ đỏ xuống đường thì có thể hiểu được phần nào tổ chức của họ. Bọn “đầu gấu” thì giấu mặt chỉ huy, “con ông cháu cha” tập trung thành một nhóm được bảo vệ kỹ càng còn các em du học sinh thuộc thành phần “con chốt” bị đẩy ra thi hành nhiệm vụ, nếu có chuyện gì xảy ra thì chính thành phần đáng thương nầy sẽ lãnh đủ. Trong một cuộc biểu tình tố cáo tình trạng nhân quyền tại quảng trường Trocadéro cách đây hai năm, tôi được anh em báo cho biết là có hai em du học sinh trưng cờ đỏ sao vàng ra để chụp hình. Tôi vừa đi đến thì các tay “đầu gấu” ra hiệu cho hai em có sự hiện diện của tôi đang ở sau lưng. Hai em nhìn tôi có vẻ sợ, tôi cười và ôn tồn nói với hai em rằng : Ở đây chúng tôi chống chế độ các anh, chống cờ đỏ sao vàng thì các anh trương cờ đỏ sao vàng ra trong dịp nầy thấy không thích

hợp chút nào cả. Các anh đến với chúng tôi, chúng tôi hoan nghênh nhưng xin cuốn cờ và cất đi để tránh những trường họp đáng tiếc xảy ra. Một em nhìn tôi nói nhỏ như phân trần : Mong bác thông cảm, cháu có nhiệm vụ phải chụp một vài tấm hình với cờ…để nạp cho tòa đại sứ. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía thân phận của một du học sinh dưới chế độ cộng sản và tôi mỉm cười nói với hai em : Hai em cứ chụp vài tấm hình để nạp cho tòa đại sứ rồi cuốn cờ lại. Vậy có thể kết luận rằng vai trò của các cơ quan ngoại giao nước ngoài đối với du học sinh là việc kiểm soát từ tư tưởng đến hành động, chỉ huy và sai khiến du học sinh phải tuân theo kế hoạch kiều vận của chúng. Cúp học bổng, không gia hạn visa, đuổi về nước là những biện pháp đế hăm dọa, đàn áp những thành phần du học sinh có tinh thần học hỏi, yêu nước và có đầu óc tiến bộ. C3. Vô trách nhiệm đối với du học sinh: Trong tiểu đoạn nầy, tôi xin đưa ra một chuyện thương tâm để chứng minh tinh thần vô trách nhiệm của các cơ quan đại diện cộng sản ở nước ngoài. Trước đây, một nữ du học sinh bị chết vì một nguyên nhân nào đó trong lúc cô không có thân nhân tại Pháp. Đáng lý các cơ quan ngoại giao sở tại phải có bổn phận cũng như trách nhiệm lo việc hậu sự cho cô du học sinh nầy, nhưng toà lãnh sự tại Pháp đã phủi tay trốn tránh trách nhiệm. Sự việc gây bất bình cho các anh chị em du học sinh cùng thời, trong đó có vài người nằm trong tổ chức “đầu gấu” (nhiệm vụ ngầm là

theo dõi, kiểm soát và khống chế du học sinh) đã bất mãn, lên tiếng phản đối thì trong số nầy có một anh bị đuổi về lại Việt Nam ! D. Thái độ, suy tư và nguyện vọng của các thành phần du học sinh: D1. Đối với thành phần con ông cháu cha thì chúng ta nhận ra rất dễ dàng: Đã quen thói mất nết từ trong nước và khi ra xứ ngoài thì chứng nào vẫn tật nấy. Chúng hống hách vì ỷ vào quyền lực và tiền bạc của gia đình, do đó xem thường tất cả mọi người, chẳng những với đồng môn du sinh với nhau mà còn đối với “Việt kiều cùng loại”, khách đi đường cũng như người lạ mặt. Chúng phung phí tiền bạc một cách kịch cỡm như cha ông chúng nó, trong nước, dám thách đố nhau trước người đẹp bằng lối chơi của các công tử rừng xanh : Chúng “boa” (biếu) cho gái chạy bàn một xấp “giấy” (100 $/US) hay nhét vào áo lót của các em nguyên cả cây vàng, thì tại Paris người ta cũng gặp những tên mặt còn búng ra sữa nầy trong các nhà hàng ca vũ nhạc “De luxe” với những chai champagne giá cả ngàn euros ! Đầu óc thành phần cặn bã nầy chí có tiền và chỉ biết hưởng thụ, chúng chẳng có suy tư, mơ ước hay một ý niệm gì cho tương lai đất nước…Một mai nếu quê hương sẽ nằm trong tay thành phần nầy thì đây là một đại họa cho cả dân tộc cũng như quê hương Việt Nam. Đi du học nước ngoài thành công hay thất bại, có lấy được mảnh bằng gì hay không cũng không quan trọng với đám “con ông cháu cha” nầy, vì tiền bạc đang

Page 47: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 47

đầy túi và sau khi trở về nước thì chỗ ngồi đã có sẵn. Chỉ một điều duy nhất làm chúng nó lo sợ…đó là cuộc một “đổi đời” sắp đến và số phận quyền lực tương lai của gia đình dòng họ của chúng mà thôi ! D2.Mỗi thành phần du học sinh có tính hiếu học và có trí óc biết suy nghĩ đều có những trăn trở và nguyện vọng khác nhau về thân phận của họ, của gia đình cũng như tương lai đất nước. Nhưng những suy nghĩ cũng như hoạt động của các nhóm du học sinh nầy ngày đêm đều bị tổ chức “đầu gấu” theo dõi và kiểm soát. Do đó ngay giữa họ với nhau cũng đã có những e dè sợ sệt, vì trong mỗi tổ sinh hoạt không biết ai là công an, ai là “ăng ten” đang theo dõi. Nếu vô ý phạm một lỗi lầm nào theo những điều khoản đã cam kết trước khi đi thì phải bị những hình phạt, từ hình thức nhẹ nhất là tự kiểm đến việc không được gia hạn chiếu khán, hăm dọa gia đình hoặc đuổi về lại Việt Nam. Thành phần thầm lặng nầy cũng chiếm đa số trong giời sinh viên, họ chăm chỉ học hành và làm việc thêm để phụ với gia đình vào các việc chi phí. Tuy nhiên gần đây người Việt hải ngoại vẫn đọc được rất nhiều bài viết trên các diễn đàn hay blogs cá nhân : Họ đã biễu lộ sự bất mãn bằng những tâm sự nhẹ nhàng mục đích nhắn nhủ với nhà cầm quyền, hoặc những bài viết phẫn nộ kêu gọi giới trẻ quốc nội đứng dậy giải thể chế độ. D3.Tôi đã nhiều lần đến các thư viện

kiếm cách làm quen với những thành phần du học sinh tiến bộ không ngoài mục đích tìm hiểu và tạo cảm thong với họ. Sau một thời gian khá dài tôi có thể tóm lược những quan điểm khác nhau từ các anh chị em du học sinh khi được hỏi về hiện tình đất nước cũng như sự hiện diện của chế độ cộng sản. Đây là bốn câu trả lời của họ : 1. Bảo vệ nhà nước hiện tại và duy trì chế độ cộng sản. 2. Muốn thay đổi một vài điểm trong đường lối cai trị nhưng phải giữ nguyên chế độ cộng sản. 3. Hòa giải hòa hợp với cộng sản để xây dựng đất nước. 4. Muốn có một cuộc cách mạng toàn diện để thay đổi hoàn toàn đường lối chính trị của Việt Nam. Đi vào bốn câu 1, 2, 3, 4 trên, tôi xin trình bày quan điểm của tôi : Thứ nhất: Quan niệm phải bảo vệ nhà nước hiện nay và duy trì chế độ cộng sản, thì theo tôi, không cần thiết phải bàn đến vì đây là chủ trương của nhóm du học sinh “con ông cháu cha” cũng như “tỷ phù đỏ”. Nghĩa là họ thuộc thành phần sinh ra và trưởng thành đều do ân huệ của đảng và nhà nước thì dĩ nhiên họ phải bảo vệ lấy cha ông, bảo vệ lấy tài sản để tiếp tục nối nghiệp quyền lực và hưởng quyền lợi mà đảng và nhà nước đã dành cho họ. Thứ hai: Muốn một vài thay đổi để cho dân chúng có được chút tự do, nhưng vẫn giữ nguyên chế độ cộng sản, là quan điểm của đảng đối lập cuội của Hoàng Minh Chính do một số du học sinh được đưa ra nước ngoài dưới danh từ “tập hợp thanh niên dân chủ”, “nối vòng tay lớn”.

Mục đích của nhóm nầy là “cầu khẩn” và “van xin” nhà nước cộng sản nới tay ban phát một chút tự do cho người dân trong nước. Điều nầy thì người Việt tự do không bao giờ chấp nhận. Đối với cộng sản là phải đánh đổ chứ không thể đội lên đầu hoặc đặt chúng trên ngai vàng rồi quỳ lạy van xin như một kẻ ăn xin. Tự do dân chủ và nhân quyền của con người không thể chầu chực cầu khẩn mà có, mà phải tranh đấu, phải hy sinh từ mồ hôi nước mắt và xương máu mới dành lại được. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh, dân tộc ta phải hy sinh từ thế hệ nầy đến thế hệ khác mới đánh đuổi quân Tàu cũng như Tây để dành lấy độc lập. Ngoại trừ già Hồ, là tên đồ tể ngoại lệ, đã bán nước, đội quan thầy Nga Tàu lên đầu xin quyền lực về đàn áp dân tộc Việt Nam. Ngày nay nhóm du học sinh trẻ nầy bắt chước theo đường lối già Hồ, vận động giới trẻ trong ngoài nước quỳ lạy đảng cộng sản để xin một chút ít tư do dân chủ thì không thể chấp nhận được. Thứ ba: Hô hào hòa giải hòa hợp để xây dựng đất nước, nghĩa là hợp tác với kẻ thù và dành cho cộng sản một con đường sống. Như tôi đã trình bày vấn đề nầy trong các bài tham luận từ mấy năm qua ; cộng sản là loại siêu vi khuẩn vô cùng độc hại, một khi đã diệt thì phải diệt tận gốc, nếu không, mầm mống cộng sản trổi dậy thì còn độc và nguy hiểm gấp trăm gấp ngàn lần. Nguy hiểm nầy có thể ví như một bệnh truyền nhiễm mà chích ngừa không đủ dung lượng hay bệnh nhân sắp chết lại uống nhầm phải thuốc giả. Ngoài ra còn một

Page 48: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 48

vấn đề nữa, tôi xin nhắc nhở, một khi chấp nhận hòa giải hòa hợp với công sản là người Việt hải ngoại đã mặc nhiên hợp thức hóa những gì mà đảng cộng sản cướp của người dân, hợp thức hóa những gia tài khổng lồ của chúng đang cất giấu trên thế giới và nhất là hợp thức hóa việc đảng cộng sản bán đất nhượng biển cũng như đồng lõa với cộng sản chấp nhận vai trò nô lệ mà chúng đã thỏa thuận ngầm trao giang sơn tổ quốc vào tay Tàu cộng. Thứ tư: Một số lớn du học sinh tiến bộ thuộc thành phần thầm lặng thường dành nhiều thời giờ lo việc học hành thi cử. Họ ngập ngừng và hạn chế trả lời những câu hỏi chính trị có liên quan đến vấn đề đất nước cũng như vai trò của đảng cộng sản tại Việt Nam. Nhưng một khi đã đặt tin tưởng vào người đối thoại thì họ bày tỏ tâm huyết một cách chân thành. Tôi đã hân hạnh ghi nhận những suy tư thầm kín và tấm lòng trăn trở của tuổi trẻ trước hiện tình đất nước, đồng thời tôi cũng lợi dụng cơ hội để chia sẻ những khó khăn với giới trẻ có tâm hồn và trí óc, biết suy nghĩ đến tương lai đất nước. Trong nhiều lần tiếp xúc, họ đặt ngược lại vài câu hỏi làm cho chúng ta là những người Việt hải ngoại cần phải suy nghĩ. Nhân dịp nầy xin nêu lên hai vấn đề chính do một số du học sinh có tinh thần quốc gia đã đưa ra để hỏi tôi : 1 . Nếu trong tương lai một cuộc “đổi đời” sẽ trở lại trên đất nước Việt Nam thì những cuộc trả thù của thành phần bị áp bức đối với cán bộ công nhân viên

nhà nước có xảy ra không ? 2. Có hay không một cuộc tắm máu sẽ đến đối các thành phần lãnh đạo nòng cốt của đảng cộng sản sau khi bị hạ bệ ? Tôi đã đắn đo rất nhiều về hai câu hỏi trên và tạm trả lời với anh chị em du học sinh như sau : Tôi không phải là một nhà lãnh tụ, cũng hoàn toàn không có tham vọng chính trị mà chỉ là một người tranh đấu thuần túy thật nhỏ bé trong lòng cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Một khi chế độ cộng sản bị giải thể xong xuôi thì tôi xem như hết bổn phận của một người công dân Việt Nam, do đó tôi không đủ tư cách để trả lời một cách chính thức hai câu hỏi trên. Tuy nhiên với tình cảm của một người dân Miền Nam, một người có tín ngưỡng và nhất là một người đã hấp thụ nền văn hóa nhân bản tự do, thì tôi nghĩ rằng, những gì tôi nói cũng có thể phản ảnh một phần nào chủ trương nhân đạo của những lãnh tụ trong khối tự do. Câu trả lời thứ nhất: Trong lúc tranh tối tranh sáng cuộc của một chiến vừa chấm dứt thì làm sao tránh được những xáo trộn nho nhỏ có tính cách địa phương và bồng bột nhất thời của những người bất mãn đã hàng chục năm qua. Nếu sự việc có xảy ra, thì đó là chuyện cá nhân, nhất thời và ân oán cá nhân. Nhưng theo tôi thì không có gì trầm trọng, vì bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng quan tâm đến những vấn đề phức tạp nầy ngay trong thời điểm hậu chiến. Chắc chắn họ đã sẵn sàng những chương trình ngắn, trung cũng như

dài hạn để bảo vệ người “thua trận” và vãn hồi an ninh trật tự theo tinh thần nhân đạo và đầy tình người của người dân miền Nam. Tôi nhắc lại, người quốc gia không có tâm địa căm hờn và trả thù dai dẳng như người cộng sản mà các anh chị em là những người đã chứng kiến tận mắt từ trên ba chục năm nay ! Câu trả lời thứ hai: Một cuộc tắm máu chắc chắn không bao giờ xảy ra. Những cuộc trả thù tràng giang đại hải trong nhà tù cũng như các trại tập trung cũng không xảy ra, mà có thể vì an ninh trật tự nhất thời, những kẻ đứng đầu chế độ sẽ bị cô lập trong tinh thần nhân đạo và trong một thời gian ngắn. Rồi sau đó, tùy theo tội phạm mà các cơ quan tư pháp sẽ công minh phán xét. Tôi nghĩ rằng, hành động cô lập nầy chỉ dành cho một số nhỏ đứng đầu trong giới lãnh đạo đảng mà thôi và sẽ không có chuyện đưa hang chục triệu người đã phục vụ dưới chế độ cộng sản vào tù, vào trại cải tạo lâu dài như Hà Nội đã áp dụng cho các thành phần quân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và gia đình của họ. Lịch sử đã chứng minh cho thấy sau khi Liên Bang Sô Viết cũng như các xứ cộng sản Đông Âu tan rã, người ta chưa bao giờ thấy một cuộc tắm máu lớn nhỏ nào xảy ra dưới các quốc gia vừa “đổi đời” từ cộng sản qua tự do. Đó chính là tình người và lòng nhân đạo của những ai đã hấp thụ một nền văn hóa nhân bản. E. Du học sinh với tương lai đất nước Qua tiếp xúc với một số du học sinh tiến bộ, tôi thông cảm nỗi suy tư thầm kín cũng như những

Page 49: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 49

xót xa ngấm ngầm của giới trẻ Việt Nam trong nước hiện nay. Dù họ được sinh ra và trưởng thành dưới chế độ cộng sản, bị bưng bít ngăn cách thông tin với thế giới bên ngoài, bị nhồi sọ bởi một nền văn hóa đỏ cộng sản, nhưng hình ảnh đau lòng của xã hội cũng như những sai lầm trầm trọng của chế độ đã khơi động con tim và trí óc giới trẻ. Từ đó những bất mãn đã lớn dần và bộc phát mạnh mẽ qua sự chống đối của giới trẻ Việt Nam sau vụ Hoàng Sa Trường Sa và Bauxite. Một điều cũng nên ghi nhận rằng, ngay cả con cháu cán bộ, ngày nay cũng nhận biết những sai lầm trầm trọng do ông cha họ gây ra, nhất là ngay sau khi bộ mặt gian dối của đảng cộng sản rơi xuống và thần tượng già Hồ bị sụp đổ…. Tôi không đề cập đến các du học sinh thuộc thành phần con ông cháu cha mà hy vọng vào giới trẻ Việt Nam, nhất là những người đã có cơ hội du học ở nước ngoài, là những anh chị em thông minh, hiếu học, có tình người, biết yêu tổ quốc và nghĩ đến tương lai dân tộc. Các anh chị em nầy đã sống trong một thế giới tự do và đã hưởng một thời gian hoàn toàn cởi mở từ tư tưởng, lời nói đến hành động. Vậy họ đã biết đâu là tự do, đâu là quyền lợi của người dân và đâu là bổn phận và trách nhiệm của giới cầm quyền. Chính họ đã chứng kiến cảnh sát Tây phương bảo vệ cho dân chúng xuống đường biểu tình chống chính phủ hằng ngày. Tôi tin các anh chị em du học ở Pháp đã nghe vấn đề thanh liêm của giới cầm quyền, như chuyện phu nhân tổng thống Nam Phi

(xứ đứng đầu thế giới về sản xuất kim cương) biếu một cách công khai cho bà cựu tổng thống Pháp một viên hột xoàn nhỏ tí xíu (hình như trên dưới một cara gì đó, tôi không nhớ rõ) trong một chuyến công du. Sự việc chỉ đơn giản như vậy nhưng đã gây ồn ào từ cơ quan lập pháp đến hành pháp buộc vị cựu tổng thống phải lên tiếng ! Tôi tin các anh chị em du học tại Mỹ cũng biết, một cựu tổng thống chỉ vì nghe lén điện thoại mà phải tự động từ chức cũng như một vị cựu tổng thống trẻ ham vui “dung giăng dung dẻ” một chút với cô thư ký riêng mà chiếc ghế quyền lực phải sụp đổ sau đó. Tôi dài dòng như vậy để các bạn du học sinh thử nhìn lại và suy nghĩ những gì đã nghe, đã biết để so sánh với tội trạng ngập đầu của tập đoàn lãnh đạo Việt Nam từ địa phương lên đến trung ương ! Tôi hy vọng, dù trong một vài ba năm ở nước ngoài nhưng cũng đủ thời gian để anh chị em hồi tâm đánh thức con tim và trí óc của mình, vì giới trẻ Việt Nam, mà anh chị em du học sinh là thành phần nòng cốt, là rường cột của nước nhà thì phải biết suy nghĩ và hành động cho kịp thời. Như vậy, đất nước sẽ nằm trong tay anh chị em thì tương lai Việt Nam phải do các anh chị em định đoạt. Thế hệ đi trước đã sai lầm đưa đất nước vào tình trạng yếu kém lạc hậu và trở thành nô lệ của một ngoại bang thâm hiểm, tàn bạo và độc ác…Mai đây khi đất nước rơi vào tay các bạn thì Việt Nam chỉ là một gia tài rách nát, nợ nần chồng chất, đạo đức vắng bóng, văn hóa sa đoạ, tình người thui chột…thì

dù có tài giỏi đến đâu, các bạn cũng khó vực dậy một cổ xe đã mục nát đang nằm dưới đáy của vực thẳm. Vậy ngay từ bây giờ, cũng chưa muộn đâu, các anh chị em hãy can đảm đứng lên xóa hết cái cũ và xây dựng cái mới, làm một cuộc cách mạng theo gương tiền nhân, là những anh hùng đã dựng nước và giữ nước trong suốt hàng chục thế kỷ qua. Xin Ơn Trên và Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho dân tộc và đất nước chúng ta. Đinh Lâm Thanh 31 tháng 8 năm 2009 Nguồn : http://www.hoivanho anguoiviettudo. com/

● Lời nói là bạc, im lặng là vàng.● Nói thật cọc cằn còn hơn nói dối văn vẻ.● Kẻ nói ít nhất thường là người biết nhiều nhất.● Hãy hy vọng về điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho cái xấu nhất.● Cái gì cũng biết là không biết gì cả.● Biết đủ là giàu nhất.● Biết mình là tiến bộ thật sự.● Người mẹ của sự khôn ngoan là kinh nghiệm.● Việc gia đình nên giữ kín trong nhà.● Nhượng bộ không phải là hạ mình, nhận lỗi không phải là nhục.

Page 50: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 50

Trong một đất nước mà án mạng xảy ra mỗi ngày, cái chết

của Cô Annie Le ngày 8.9 vừa qua có những yếu tố khiến dư luận tại Mỹ đặc biệt chú ý: vụ giết người đã xảy ra tại một trường đại học danh tiếng, nạn nhân là một nữ sinh viên đã chết thương tâm trước khi lấy chồng vài ngày, án mạng đã xảy ra gần như “không duyên cớ”.

Nghi can đã bị bắt và bị giam giữ chờ ngày ra tòa, nhưng không nhận tội và không tiết lộ những gì đã thực sự xảy ra đưa đến cái chết của cô sinh viên. Cảnh sát chỉ khẳng định không có quan hệ tình cảm giữa nạn nhân và nghi can, và nạn nhân đã không bị cưỡng dâm, và coi đây là một trường hợp “bạo động tại nơi làm việc” (work place violence) mà “có thể không bao giờ biết động cơ của vụ án mạng”.

Cộng đồng người Việt tại Mỹ đặc biệt quan tâm đến vụ án mạng này vì nạn nhân là một người Việt, hay người Mỹ gốc Việt. Cô Annie Le, 24 tuổi, sinh viên ban tiến sĩ dược

khoa tại Đại học Yale, dự định làm lễ thành hôn vào ngày Chủ nhật 13.9.2009 với Jonathan Widawsky, tốt nghiệp cao học Đại học Columbia ở New York. Nhưng hôn lễ đã không bao giờ diễn ra vì cô dâu tương lai đã biến mất từ ngày 8.9 và xác được tìm thấy vào ngày 13.9, đúng ngày cưới. Xác cô được giấu bên trong một bức tường phía dưới phòng thí nghiệm nơi cô làm việc trong khuôn viên đại học.

Annie Le

Với những phương tiện khoa học ngày nay, các thám tử không khó khăn lắm để tìm ra kẻ tình nghi của vụ án mạng thương tâm này. Hơn 70 máy thu hình tự động đặt chung quanh tòa nhà trong khu đại học ghi hình tất cả những người ra vào cho

thấy Annie Le đã đi vào cửa sáng ngày 8.9 nhưng không thấy đi ra, và sau đó cảnh sát đã tìm thấy những vật dụng cá nhân của cô bỏ lại trong phòng thí nghiệm, rồi chiếc áo dính máu và nhiều tang vật khác. Các thám tử cũng kiểm tra các thẻ điện tử từ tính được dùng để ra vào các phòng trong khu thí nghiệm để biết những ai đã có mặt tại đâu và vào giờ phút nào. Sau khi điều tra, thẩm vấn, và với kết quả của thử nghiệm DNA, cảnh sát đã bắt giữ Raymond Clark III, kỹ thuật viên phụ trách phòng thí nghiệm. Phúc trình của cảnh sát cho rằng đã có sự xô xát trước khi nạn nhân bị bóp cổ đến chết.

Raymond Clark III

Đó là những gì được biết cho đến khi bài này được viết.

Trừ khi có những diễn biến bất ngờ trong các phiên xử trước tòa, tôi tin nhận định của cảnh sát là chính xác: án mạng thương tâm này là hậu quả của một vụ “bạo động nơi làm việc”.

Dựa theo những dữ kiện của cuộc điều tra tư pháp và lời khai của một số nhân chứng, diễn biến của vụ bạo động này có thể đã xảy ra như sau: sáng ngày 8.9, cô sinh viên tiến sĩ Annie Le, một thiếu nữ gốc Việt lớn lên và được giáo dục tại Mỹ, đầy tự tin và Mỹ hóa, đã vào phòng

Đi Tìm Động Cơ Của Một Án Mạng

Sơn Tùng

LTS: Bài viết của Sơn Tùng không nhất thiết phản ảnh lập trường của tåp chí QuÓc Gia. Tuy nhiên, tác giả đã nêu ra một vấn đề rất đáng cho chúng ta quan tâm suy nghĩ: Tương lai con cháu chúng ta sẽ đi về đâu cho dù họ đã thành đạt và cố gắng hết sức để vượt qua trở ngại chủng tộc và ngôn ngữ trên đất nước tạm dung hay trong “nÒi súp tåp chûng’’?

Page 51: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 51

thí nghiệm vắng vẻ làm việc một mình trong tâm trạng yêu đời trước cuộc hôn nhân sắp tới với một thanh niên da trắng đẹp trai có học. Trong khi làm việc cô gặp điều gì đó không vừa ý và đã có những lời qua tiếng lại giữa cô và Raymond Clark, một nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm được một số sinh viên nhận xét là tính tình “khó chịu”. Việc tranh cãi giữa đôi bên tăng dần cường độ, không bên nào nhịn bên nào. Raymond muốn chứng tỏ là kẻ có quyền trong phòng thí nghiệm, phần nào đó mang mặc cảm thua kém trước cô gái da vàng nhỏ bé và học giỏi. Ngược lại, Annie lại nghĩ rằng mình là một cô gái Mỹ một trăm phần trăm, tân tiến và thông minh, phần nào mang mặc cảm tự tôn trước anh nhân viên da trắng thua kém địa vị xã hội. Những lời lẽ trao đổi tới một lúc nào đó đã vượt khỏi sự kiểm soát của đôi bên, và Raymond đã sử dụng bạo lực để đàn áp cô gái nhỏ bé cao 1.5 mét, nặng khoảng 41 ki-lô. Annie đã chống cự lại để tự vệ, và Raymond đã hoàn toàn không còn tự chủ, biến thành một con thú dữ, bóp cổ đối thủ yếu thế cho đến chết.

Trong lúc vùng vẫy để cố bám lấy sự sống và trước khi thở hơi cuối cùng, có lẽ Annie Le đã nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu giờ phút ấy đang ở quá xa, không còn cứu giúp gì được cô, và cô đã nhận thấy sự sai lầm của cô: đã quá tự tin và nghĩ rằng lẽ phải luôn luôn được tôn trọng trong xã hội rất văn minh này, nhất là trong khuôn viên một trường đại học.

Annie Le nhận ra sai lầm ấy khi đã quá muộn và đã

phải trả giá bằng mạng sống. Cuộc đời đầy tương lai hứa hẹn đã đột ngột chấm dứt mà không một dấu hiệu báo trước.

Theo tin tức được cung cấp, Annie Le được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình người Việt bình thường tại Placerville, một thành phố nhỏ với khoảng 10,000 dân tại phía bắc California. Trong truyền thống hiếu học và yểm trợ con em ăn học của hầu hết các gia đình người Việt ở hải ngoại, cùng với tư chất thông minh, Annie Le đã là một học sinh xuất sắc ở bậc trung học. Tại trường Union Mine High School ở phía đông Sacramento, thủ phủ tiểu bang California, Annie Le cùng một học sinh ưu tú khác đã được tặng danh hiệu “Most likely to be the next Einstein”. Lên bậc đại học, Annie Le tốt nghiệp khoa sinh học tại Đại học Rochester ở New York năm 2007 và làm việc mùa hè tại Viện Y Tế Quốc Gia (National Institute of Health) trước khi ghi danh học tại Yale để lấy bằng tiến sĩ với mộng làm giáo sư hay nhà nghiêu cứu.

Tất cả tương lai rực rỡ ấy sau những năm tháng học hành chuyên cần đã vụt tắt một cách phi lý và đau thương. Vẫn biết phi lý và đau thương là định mệnh không báo trước của kiếp người vô thường, nhưng phải chăng thảm kịch đã có thể tránh được với một chút nhận thức khôn ngoan trên bước đường hội nhập vào xã hội mới?

“Bi kịch Annie Le” đã nhắc tôi nhớ tới cái chết thương tâm của một người trẻ khác cách nay hơn 15 năm tại Florida: Nguyễn Phan Luyện.

Năm 1992, Nguyễn Phan

Luyện 19 tuổi, một sinh viên y khoa, nuôi mộng theo nghề cha: Bác sĩ Nguyễn Đạt. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Ông Đạt là một quân y sĩ và đã bị đi “cải tạo” ba năm sau biến cố tháng 4.1975. Sau khi ra tù, Ông Đạt cùng bà vợ đã đưa hai con trai đi vượt biên, may mắn đến được Malaysia và được định cư tại Mỹ. Gia đình ông Đạt khởi sự làm lại cuộc đời tại Houston, Texas. Bà Đạt, một nhà giáo tại Việt Nam, đã làm việc tại một tiệm gà chiên Kentucky để giúp chồng có điều kiện đi học lại để lấy bằng hành nghề y sĩ tại Mỹ. Năm 1982, Ông Đạt tốt nghiệp y khoa và trở thành bác sĩ tại Mỹ và làm việc trong một bệnh viện ở Buffalo. Vài năm sau, gia đình Bác sĩ Đạt di chuyển về Coral Spring, Florida.

Coral Spring được cư dân địa phương tự hào gọi là “America’s Best Hometown” với những câu lạc bộ dành cho thành phần khá giả trong xã hội, với những trường công phẩm chất cao và tỉ số tội ác thấp. Tại trường trung học, Nguyễn Phan Luyện là một học sinh xuất sắc với toàn điểm A và cũng nổi bật trong những hoạt động xã hội và thể thao. Sau khi tốt nghiệp trung học, Luyện theo học y khoa tại trường Đại học Miami.

Mọi sự có vẻ đều tốt đẹp đối với gia đình Bs Đạt. Một sự hội nhập toàn hảo của những “thuyền nhân” Việt Nam đã bỏ lại tất cả để ra đi vì tự do. Một câu chuyện “mộng thành sự thật”.

Nhưng, tất cả đã tan vỡ vào tối 15.8.1992. Theo biên bản điều tra của cảnh sát và theo các nhân chứng, Luyện đã tới tham dự một “party” với một số bạn cùng lứa

Page 52: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 52

tại một chung cư ở Coral Spring vào lúc 11 giờ đêm. Tại đây, Luyện đã tham dự vào một cuộc tranh cãi giữa đám thanh thiếu niên da trắng về tính “chì” giữa hai binh chủng Thủy quân Lục chiến và Bộ binh Hoa Kỳ, trong đó anh đứng về phía một người bạn vừa mãn khóa huấn luyện “boot camp” TQLC về phép. Những người khác bênh vực Bộ binh. Cuộc tranh cãi mỗi lúc một thêm gay gắt, tăng dần sức nóng, lôi kéo thêm nhiều người. Bất ngờ, một đứa đứng dậy chửi thề, gọi Luyện là “chink” (thằng chệt). Nhiều tên khác tham gia cuộc sỉ nhục chủng tộc với những lời lẽ lỗ mãng, dơ bẩn, trong đó có đứa chửi “thằng Việt Cộng, đáng lẽ tao phải giết mày tại VN”!

Có lẽ cảm thấy không thể ngồi lại, Luyện bỏ ra về. Đám thanh thiếu niếu da trắng đuổi theo trong lúc tiếp tục tuôn ra những lời lăng mạ chủng tộc và khởi sự hành hung Luyện trên một bãi cỏ trước mắt khoảng 20 người điềm nhiên đứng làm khán giả.

Theo biên bản cảnh sát, trong lúc Luyện cố chạy trốn “như một con nai bị thương”, đám thanh thiếu niên da trắng đã đuổi theo đánh đập cho đến khi anh nằm bất tỉnh trên bãi bỏ. Người quản lý khu chung cư nghe tiếng ồn chạy ra thì thấy một đám đông đứng nhìn Luyện nằm chết mà không ai thốt một lời “Oh, my God!”

Tôi không nhớ sáu can phạm trong vụ án mạng đã bị tòa phạt ra sao, nhưng vụ giết người dã man này đã gây “sốc” cho cư dân tại cái “tỉnh nhà tốt đẹp nhất nước Mỹ”. Bà thị trưởng Coral Spring đã chỉ trích những kẻ điềm nhiên đứng xem trong khi

một đồng loại bị đám đông vô cớ đánh đập tàn nhẫn và gọi đó là một sự “phi nhân” (inhumanity). Còn Bà Đạt, người mẹ đau khổ, đã nói với báo chí Mỹ: “Chúng tôi tới đây để tìm tự do ... Giờ đây, mỗi khi nghĩ đến cách người ta giết con tôi, tôi không tin là đang sống trên đất Mỹ, chúng tôi đang sống ở địa ngục.”

Thiên đàng đã biến thành địa ngục mà không một dấu hiệu báo trước. Và, phải chăng đó cũng là trường hợp của Annie Le.

Tôi không muốn làm một sự suy đoán vì khác với Nguyễn Phan Luyện, Annie Le đã bị giết trong một căn phòng khóa kín, không một nhân chứng. Tuy nhiên, có lẽ hai nạn nhân đã giống nhau một điểm: họ đã Mỹ hóa, đã quá tự tin, đã tưởng rằng mọi người sống trên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đều như nhau trong cái “melting pot”.

Một hiện tượng không thể chối cãi trong cộng đồng người Việt tại Mỹ là có một số người chọn lối sống cách biệt với đồng hương, mua nhà dọn vào những khu không có người Việt, tránh tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam. Những người này thường là đã có đời sống ổn định, thành công trong xã hội Mỹ, kể cả một số người trở nên giàu có nhờ làm ăn với cộng đồng người Việt. Việc Bác sĩ Đạt dọn vào sống trong cái “tỉnh nhà tốt đẹp nhất nước Mỹ” là một thí dụ. Có lẽ ông bà Đạt nghĩ rằng sống như thế an toàn hơn, và ít phiền hà hơn là chung đụng với đồng hương.

Một hiện tượng khác là người Việt, hay Mỹ gốc Việt, ít quan tâm tới việc nhắc nhở con em tới nguồn gốc của chúng để

giới trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Mỹ có ý thức rằng dù họ làm gì hay thành công đến đâu, cộng đồng Việt Nam vẫn là chỗ dựa của họ. Hãy nhìn những người Mỹ gốc Do Thái, gốc Ý, gốc Ái Nhĩ Lan, gốc Cuba, Triều Tiên... Họ vẫn là người Mỹ, vẫn yêu nước Mỹ, và phục vụ nước Mỹ, nhưng vẫn gắn bó với nguồn gốc của họ, đóng góp xây dựng cộng đồng của họ. Họ không quay lưng lại cộng đồng của họ vì họ khôn ngoan biết rằng đó là chỗ dựa của họ, về tinh thần cũng như sức mạnh của họ trong xã hội. Cộng đồng của họ càng vững mạnh, địa vị của họ trong xã hội càng lớn, và càng được kính nể.

Nhìn lại cộng đồng người Việt, người ta không thể không lo ngại khi thấy giới trẻ rất thưa thớt trong những sinh hoạt cộng đồng, ít người nói được tiếng Việt trôi chảy, biết đọc biết viết tiếng Việt càng ít hơn. Họ nghĩ rằng họ đã Mỹ hóa, và dường như cha mẹ cũng nghĩ như vậy. Đó là một sai lầm cần sửa chữa.

Trường hợp của Nguyễn

Phan Luyện và Annie Le chỉ là những thảm kịch rất hiếm và mọi người sẽ dễ quên đi, nhưng có thể xảy ra cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, nếu ta quá tự tin và tưởng rằng an toàn trong “nồi xúp tạp chủng”.

Cuối tháng 9, 2009

Sơn Tùng

Page 53: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 53

Daniel Nguyen & J.T. Sundling

WESTMINSTER - Những ngày cậu bé Daniel Nguyễn theo chân mẹ, là bà Cindy Nguyễn, ra sân loay hoay với chiếc vợt tennis lần đầu tiên, cả hai không thể ngờ rằng, sau này Daniel sẽ trở thành đấu thủ tennis được đi tranh tài tại giải Hoa Kỳ Mở Rộng, U.S. Open.

Mới đó mà đã 15 năm!Daniel hội đủ điều kiện

tham dự giải Hoa Kỳ Mở Rộng, U.S. Open, sau khi đoạt giải đôi nam lứa tuổi 18 cùng đồng đội J.T. Sundling, trong cuộc thi tài cách đây hơn một tuần lễ, ở Kalamazoo, Michigan.

Trước đó, cặp đôi Daniel - J.T. đã đoạt giải đôi nam lứa tuổi 16; và cả hai đều được xem như những đấu thủ trẻ đầy triển vọng.

Daniel từng là “cao thủ” của

trung học Santa Barbara, và từng được báo Santa Barbara News Press trao danh hiệu “đấu thủ tennis trong năm” hồi 2008.

Bước chân vào đại học, trong mùa tennis đầu tiên tại USC (University of Southern California), Daniel thắng liên tiếp tám lần, rồi đoạt luôn giải vô địch đơn nam tại UC Irvine Pre-Regional.

Chưa hết, tại ITA Regional, Daniel lọt vào đến vòng thứ 64!

Nói với phóng viên Người Việt, Daniel cho biết em “hãnh diện được tham dự giải US Open.” Cả gia đình rất vui, còn Daniel thì “hồi hộp chứ không lo lắng.”

Sáu mươi bốn đôi nam sẽ thư hùng trong giải U.S. Open. Chắc hẳn, 128 cao thủ tennis đều gia công tập dượt. Daniel và bạn đồng đội J.T. cũng vậy, “ráo riết tập dợt” và chờ kết quả bốc thăm xem ai sẽ là đối thủ đầu tiên của mình.

Daniel Nguyễn, trong một cách nói nào đó, đã tạo lập một kỷ lục: trở thành người Việt Nam đầu tiên thư hùng tại giải quần vợt US Open.

Daniel Nguyễn, năm nay 19 tuổi, sinh tại Long Beach, sẽ vào học năm thứ hai đại học ngành quản trị kinh doanh tại đại học đường USC. Em tâm sự, “đã mê tennis từ nhỏ,” và từ lúc 10 tuổi

đã biết “đời mình rồi sẽ dính liền với tennis.”

Daniel đến với tennis là nhờ mẹ, “Mẹ là người mua cho em cây vợt đầu tiên!” Và những thành tựu hôm nay luôn là món quà tặng mẹ.

Thân phụ của Daniel, ông Tiến Nguyễn, kể với Người Việt, rằng vợ ông rất yêu thích môn tennis. “Quần vợt là một sinh hoạt bình thường của gia đình.” Ông đề cao người bạn đời Cindy, rằng “nhờ nhà tôi mà cả ba anh em của Daniel đều đánh tennis rất khá!”

Bà Cindy rất chú tâm đến việc phát triển tài năng của các con. Bà tự đi tìm những huấn luyện viên thật giỏi. Daniel còn được cha mẹ gởi hẳn sang Tây Ban Nha trong hai mùa Hè liên tiếp để tập luyện. Và hiển nhiên, mọi tài năng đều phát triển qua nỗ lực và cả khả năng thiên phú. Ông Tiến quan niệm, “Thành công của Daniel đến từ bản thân cháu. Chúng tôi chỉ hỗ trợ.”

Thân mẫu Daniel thành thật, rằng bà “chơi tennis không giỏi, nhưng rất say mê.” Bà kể, về kỷ niệm đầu tiên của Daniel với môn thể thao này, “Tôi cho cháu ra sân lúc cháu mới bốn tuổi.” Hôm đó, Daniel rất “í ẹ,” hầu như không đỡ được banh, “Ðưa cho 10 trái thì may ra Daniel mới đánh được một.”

Nhưng, điều quan trọng là sự kiên tâm và khích lệ từ người mẹ. Cậu bé Daniel “10 quả mới đánh được được một,” nay trở thành một cao thủ thư hùng tại U.S. Open.

Huấn luyện viên của Daniel và J.T., ông Zibu, cho rằng cặp đôi này có nhiều triển vọng trong

Daniel Nguyễn, chàng trai Việt tại giải US Open

Hà Giang/Người Việt

Page 54: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 54

cuộc tranh tài tại US Open năm nay, vì “hai người chơi rất hợp.” Tuy hạn chế về thể hình so với các đấu thủ Hoa Kỳ, những chương trình huấn luyện rất nặng tại Tây Ban Nha đã cho Daniel nhiều thuận lợi. Huấn luyện viên Zibu nhận xét, học trò ông “có lợi thế trong các thao tác của chân,” có lối đánh “vừa tấn công vừa tự vệ rất hiệu quả.”

Daniel, cao 5’10” (1m78), có lối đánh “từ cuối sân đánh lên,” có thể đối đầu hữu hiệu với chiến thuật “ào ạt tấn công” của các đối thủ to con hơn.

Huấn luyện viên Zibusiso Ncube, tên tắt là Zibu, người Zimbawe, nói với Người Việt, rằng điều đầu tiên khiến ông đặc biệt chú ý đến Daniel là khả năng “phối hợp lạ lùng giữa tay và mắt.” Người học trò của thầy Zibu được đánh giá là “năng động, dẻo dai, tự tin” trên trường đấu, nhưng lại “rất khiêm tốn, dễ mến” ngoài đời thường.

Hai thầy trò tình cờ gặp nhau năm 2004. Ông Zibu mến trò Daniel, nhận lời huấn luyện, rồi mang luôn cậu bé đi dự hai khóa huấn luyện mùa Hè tại Tây Ban Nha cùng ba tay vợt tennis khác.

Cũng không thể không nhắc đến người thầy đầu tiên, khi Daniel vừa tròn sáu tuổi. Bà Cindy kể lại, lúc ấy con trai đứng còn thấp hơn lưới, và cơ thể còn nhỏ hơn cây vợt. Huấn luyện viên Craig Heinberg than vãn với bà Cindy, “Bà chọc quê tôi hay sao vậy! Thằng nhóc còn nhỏ quá.”

Rồi cậu bé đánh thử vài đường. Chỉ vài đường thôi, ông thầy Craig sửng sốt, “Thắng bé có khả năng ‘phối hợp lạ lùng

giữa tay và mắt.’”Daniel được thâu nhận ngay,

chẳng phải trả chút thù lao nào.“Nhưng huấn luyện viên

Craig Heiberg đối với em là quan trọng hơn cả, vì ông đã uốn nắn em ngay từ lúc còn nhỏ.” Daniel tâm sự.

Daniel Nguyễn và J.T. quen nhau từ lúc tám tuổi. Cả hai chỉ thỉnh thoảng tập dợt với nhau, cho đến khi họ bắt đầu đánh đôi cách đây ba năm.

Sau khi cùng đoạt giải đôi nam lứa tuổi 16, cả hai luyện đánh đôi nhiều hơn. Chàng trai gốc Việt đầu tiên tranh tài tại US Open nhận định, đánh đôi, điều quan trọng là “biết cách hỗ trợ nhau trên sân.” Nếu cả hai lại là “bạn thân thiết với nhau, thì rất tuyệt!”

Hiện nay, mỗi ngày Daniel luyện tập ba tiếng đồng hồ, chưa kể thời gian “dợt” chung với J.T., để chuẩn bị cho US Open.

Daniel tâm sự, rằng trước mắt chỉ có “học, tennis, và tennis, học.” Vào mùa tựu trường, thời gian sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Chàng trai kể lại chuyện ngày xưa, cũng là lời gởi gắm cho các bạn yêu thích tennis, “Ðiều quan trọng không phải là thể hình cao lớn. Ðiều quan trọng là ý chí! Nếu bạn muốn trở thành một tay vợt giỏi, hãy tin vào điều ấy, và tập trung tất cả những gì bạn có cho môn thể thao này.”

Daniel có hai anh trai, Khải và Thiện, cũng giỏi tennis nhưng không đi vào con đường chuyên nghiệp.

BAO NHIÊU TUỔI LÀ GIÀ?

Thất thập xưa khó tìm ra, Ngày nay thất thập mỗi nhà đều đông. Ngày xưa thất thập ngồi không, Ngày nay thất thập còn mong đi làm.. Ngày xưa thất thập lão làng, Ngày nay thất thập là chàng thanh niên. Thất thập về nước liên miên, Các cháu gái nhỏ luân phiên chào mời: " Mừng anh thăm nước nhà chơi, Mời anh cắt tóc, thảnh thơi gội đầu, Mời anh trẻ đẹp sang giàu Đón em qua Mỹ, em hầu hạ anh.." Các bà bảy chục xuân xanh, Tóc đen, má phấn, xâm viền vành môi. Bà nào cũng đẹp, cũng tươi, Lả lướt sàn nhảy, nói cười thật duyên. Các bà dáng dấp dịu hiền, Các ông say đắm nghiêng nghiêng mắt nhìn. Bây giờ tôi vững niềm tin Trả lời câu hỏi linh tinh ban đầu: " Tuổi già khởi sự từ đâu ? Tuổi già khởi sự khi nào ta quên : Quên chồng, quên vợ, quên tên, Quên cười, quên bạn, quên mình là ai ? "

Dzoãn ThÜ©ng

Page 55: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 55

Lời người viết: Giải quần vợt ‘‘Les Petits As’’ (Những hảo thủ trẻ) gồm 14 quốc gia trên thế giới, tổ chức lần thứ 26 tại Tarbes - vùng Hautes Pyrénées (Pháp) đã diễn ra cách đây hơn một năm . Tuy nhiên - người đoạt chức vô địch là một cậu bé Việt Nam chưa đầy 14 tuổi mà báo chí, đài Radio Canada – đã hết lời khen ngợi là: ``Là một đệ nhứt đấu thủ toàn cầu hạng dưới 14 tuổi và đây là đầu tiên trong lịch sử quần vợt nam Canada``. Tờ báo lớn của Canada - tờ La Presse chọn cậu thanh niên nầy làm ‘‘Nhân vật trong tuần``. Đài Radio Canada, đài RFI làm cuộc phỏng vấn trên đài, để giới thiệu với quần chúng Canada. Thành tích sáng chói nầy mang vinh quang tột đỉnh về quần vợt trẻ cho Quốc Gia Canada cũng như cho người Việt Nam tại hải ngoại. Danh dự lớn lao trên đây cần được phổ biến rộng rãi đến quần chúng Việt Nam như một phần thưởng tinh thần xuất sắc cho người thiếu niên đầy triển vọng nầy và cũng là một thông điệp gửi cho giới trẻ Việt Nam:``Hơn cả tài năng, trí thông minh, cả đến thiên tài - sự xuất chúng thường phát sinh từ sự cố gắng`` (Encore plus du talent, l`intelligence,même du génie - l`excellence nait l`effort ).

LÊ QUỐC

Ngày vinh quang rực rỡ: Chúa nhật 03-tháng 02-2008, tại Tarbes – Pháp.

Như một ngôi sao sáng rực ở một góc trời Canada - một cậu bé người Việt Nam tên Nguyễn thanh Bình ( Edward Nguyên) 13 tuổi – hiên ngang đi vào lịch sử quần vợt Canada bằng hào quang chiến thắng giải vô địch ``Les Petits As`` hạng dưới 14 tuổi. Phải đợi đến một phần tư thế kỷ - Canada mới đạt được kỳ tích nầy - lại do một thiếu niên Việt Nam mang đến .

Edward Nguyen & Liam BroadyTờ báo lớn của Canada - tờ La Presse - chọn Edward Nguyên làm `Nhân vật trong tuần`, tuyên dương cậu là ``một tay vợt xuất sắc nhứt toàn cầu, hạng thiếu niên dưới 14 tuổi’’(meilleur joueur du monde, chez les 14 ans et moins).``Lần thứ nhứt trong

lịch sử quần vợt nam Canada’’ mới có một thiếu niên Canada gốc Việt đạt được kỳ tích nầy. Phía nữ - Gabriela Dabrowski đoạt danh dự nầy năm 2006. Đài Radio Canada, đài RFI, ngày 17-02-2008 -2 biên tập viên René Homer Roy và Louis Le Mieux mở cuộc phỏng vấn Edward Nguyên, để giới thiệu với quần chúng Canada. Báo chí Pháp, tờ Côté France - báo chí Canada, tờ Ottawa citizen, tạp chí Tennis Canada - các báo Việt, Thời Báo, Người Việt on line – báo liên mạng khắp nơi - đều đăng tin và hình ảnh với hàng tít lớn và về thành tích vẻ vang của Nguyễn thanh Bình.Báo chí cũng như quần chúng thưởng ngoạn đã không lầm: Quả thật – trong 3 ngày liên tiếp – Edward Nguyên - bạch giáp bạch bào - Đông xung,Tây đục như Triệu tử Long trong Đương Dương Trường Bản: - Những trận đấu trước trận chung kết, thu hút khoảng 5000 khán giả thanh thiếu niên hâm mộ - Nguyên tung hoành trên sân với những lối đánh mà đặc phái viên thể thao báo Côté France Rémi Bourrières gọi là đường banh``biến hóa’’ (``jeu varié ``), tấn công (``offensif``) và có thể nói là thông minh (‘‘intelligent``). Edward Nguyên - với cú droit như vũ bão thọc sâu xuống tận cuối sân làm đối phương lúng túng, rồi ào lên lưới dùng volée dứt điểm. Cú giao banh ``As`` ghi nhiều điểm thắng. Nguyên làm điên đảo nhiều đối thủ danh tiếng thiếu niên thế giới: Thắng dễ dàng Rancelet ở vòng 1, Miki Jankovic ( Serbe) vòng 2 – và mặc dù bị

MỘT NGÔI SAO RỰC SÁNGMỘT GÓC TRỜI CANADA

LÊ QUỐC

Page 56: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 56

trặc chưn (ankle injury, nhưng nhờ sự săn sóc tận tình của các chuyên viên, Nguyên tiếp tục được các trận đấu) và tiếp tục hạ Maxim Lunkin ( Russia) 6-1; 6-3 ở vòng tứ kết - hạ Karlovski 6-4; 6-4 ở vòng bán kết - để rồi cuối cùng đụng độ một trận thư hùng với Liam Broady ở chung kết (final).``Chiến thắng không hiểm nguy thì thành công không vinh quang`` ( A vaincre sans péril , on triomphe sans gloire ) - Thật vậy – theo tường thuật đặc phái viên Rémi Bourrières - Ed.Nguyên đã hết sức cam go qua nhiều cửa ải để bước vào trận chung kết với Liam Broady (Anh Quốc). Với một kinh nghiệm có thừa - Nguyên đương đầu với chiếc vợt tay trái (gauchet) có đuờng banh bén nhọn và chính xác của Broady. Sau khi hòa 4 đều – Nguyễn bứt đi bằng những cú service ``As`` thắng ván đầu với tỉ số: 6-4 .Trận thứ 2 – theo nhịp độ cũ – Nguyễn áp đảo, dẫn đầu 4-0. Trận đánh đã rõ rệt - phần thắng nghiêng về phía Nguyễn. Bất thần - Broady vùng dậy - với cú đánh bằng poignet mạnh như vũ bảo – Broady theo sát nút 1-4; 2-4; rồi 3-4 . Nguyễn bình tïnh chống đ« và tấn công trở lại, dẫn 5-3. Broady bám sát 5-4 rồi lên hòa 5-5. Trận đấu vô cùng gay cấn, ngoạn mục - khán giả hồi h¶p theo dõi từng trái banh, từng cú giao banh. Đến đây – theo báo chí – nơi Nguyễn, xuất hiện một sự khác biệt với đối thủ: bình tïnh, sự quyết tâm và sự già giặn (mature) mà đấu thủ trẻ khác không có được - Nguyễn tung những cú giao banh sấm sét, thần tốc như vũ bảo hạ đối phương 1 bàn trắng, rồi dẫn luôn 7-5, kết

thúc trận đánh để bước lên đài vinh quang với chiếc cúp bạc lóng lánh cũng như danh vọng sáng chói là: `` Đệ nhứt đấu thủ toàn cầu, hạng dưới 14 tuổi’’. Ký giả thể thao Remi Bourrières và Antoine Couvercelle đánh giá E.Nguyên:

Edward Nguyen v§i lối đánh ``biến hóa’’, ``tấn công``

``Tương lai vô cùng rạng rỡ cho một thiếu niên đầy tài năng – không những thắng giải vô địch Les Petits As – mà còn làm no nê, say sưa khán giả bằng lối đánh ``biến hóa’’, ``tấn công`` và có thể nói là ``thông minh`` Nguyễn đã theo vết chưn của Rafael Nadal (danh thủ nhà nghề số 2 toàn cầu 2008 ) - Gasquet (số 7) - Juan Carlos Ferrero (Spain) và Martina Hingis (số 1, nữ ) - đều là những vô địch giải ` Les Petits As `- khi còn là những cậu bé dưới 14 tuổi. Trên cõi đời nầy – thành quả nào cũng phải do sức tranh đấu. Nguyễn thanh Bình đạt được ngôi vị tuyệt đÌnh vinh quang lúc 13 tuồi là do kết quả giáo dục gia đình, do sự luyện tập cần mẫn, kỷ luật – và do tài năng bẩm sinh. Giáo dục gia đình : Xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, Nguyễn đã hấp thụ được tinh

hoa của dòng máu ông cha (gia đình giáo sư Nguyễn văn Phú) và truyền thống ``nuôi con ăn học thành tài`` của người Việt Nam - Nguyễn thanh Bình được sự chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tận tình của cha là ông Nguyễn mạnh Cường và mẹ là bà Lê quỳnh Dao. Nguyễn cầm vợt từ lúc 5 tuổi và đã tỏ ra có năng khiếu về bộ môn nầy. Một trong những đức tính Nguyễn có được do sự giáo dục của bà mẹ là có lần Nguyễn giận dữ quăng vợt xuống đất. Bà mẹ ôn tồn giải thích: ``Giận dữ, tức tối là làm mất tập trung, làm tiêu hao năng lượng… để rồi thua những ván sau``. Nguyễn được giáo dục và luyện tập như thế. Sau nầy – trong những trận đấu - người ta không thấy Nguyễn tức tối, giận dữ ở bất cứ tình huống nào khi giao đấu. Tất nhiên là nhờ ở sự giáo dục gia đình và sự tự luyện mình của NguyÍn. Nhưng có lẽ còn do Nguyễn học hỏi được nhưng tấm gương của những tài danh Roger Fedérer, Peter Sampras và tránh được những tánh xấu quăng vợt xuống đất, sÌ mạ trọng tài như Serena Williams (2009), tánh láu táu của J.Mac Enroe .. Bình có một cung cách rất khiêm cung, kỷ luật – một tinh thần luôn luôn học hỏi, cầu tiến .. Bình có đầy đủ đức tính của một đấu thủ quốc tế.. ở tuổi 13. Sự huấn luyện : Nhờ những thành tích ở các trận địa phương - nhứt là ở Florida - Tạp chí ``Tennis Canada``: Edward Nguyên brille en Florida. La seule chose qui monte plus rapidement que le thermomètre - est la performance du jeune canadien Ed. Nguyên:

Page 57: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 57

Entrée fracassante, résultats impressionnants dans des tournoi prestigieux ``. Bằng vào những thành tích nầy - Nguyễn nhanh chóng được giới thiệu vào Trung Tâm huấn luyện những chiếc vợt tài năng trẻ (Junior national training centre in Montréal ). Nơi đây – qui tụ các huấn luyện viên quốc tề nhà nghề (world classes coaches). Sau một thời gian huần luyện rất nghiêm nhặt, kỷ luật rất chặt chë - Huần luyện viên Guillaume Marx đã đưa ra nhận xét: `` Ed. Nguyên là một thiếu niên rất già dặn và rât trầm tïnh (``Il est très mature et zen``. Và Ed. Nguyên có một lợi thế về sự già dặn của mình hơn các đối thủ ( Il a 1` avantage de maturité sur ses adversaires) ``. Kết quả của sự tập luyện nầy là nhiều lần đoạt giải vô địch đơn và đôi từ năm 2006 – 2009 - nhiều lần vào chung kết đơn và đôi ở các trận khác. Thành tích rực rỡ, tài năng sáng chói – nhưng cậu bé Nguyễn thanh Bình lúc nào cũng tỏ ra khiêm tốn , cần mẫn và kỷ luật trong tập dượt .. Bình hy vọng mình sẽ được vào `` Top Teen``các cây vợt quốc tế nhà nghề. Dù vậy - dưới sự giáo dục của gia dình - cậu vẫn không xao lãng việc học hành. NHỮNG CÂY VỢT TIỀN BỐI

VIỆT NAM Những danh vợt thời xưa của Việt Nam, thật là tội nghiệp! Chưa bao giờ được học với một huấn luyện viên nào – không xuất thân từ một trung tâm huấn luyện nào. Tất cả đều do tài năng riêng của mình. Từ cách cầm vợt, đến cú đánh ``droit, revers, volée, smash’’ - đều do tự mình sáng

chế ra, không theo một phương pháp nào . Còn những tay vợt tài tử đều đánh võ rừng ! Thế mà những tài danh như những cặp Chim – Giao – Champion double d`indochine đã từng làm mưa gió một thời. Nh»ng tay vợt vô địch như Gỉỏi, Tịch và sau nầy là Võ văn Bảy, Võ văn Thành, Lưu hoàng Đức, Đinh quốc Tuấn, Lý Aline An, Dương văn Minh v.v.. cũng đã từng làm điên đảo các danh vợt Nhựt Bản, Đại Hàn.

Võ Væn BäyRiêng Võ văn Bảy – vô địch Việt Nam 18 năm liền – chưa có cây vợt nào hạ nổi. Mãi đến năm 1975 – Đinh quốc Tuấn đánh bại Võ văn Bảy một lần duy nhứt, để rồi mọi người phải ngậm ngùi thương tiếc khi hay tin anh bỏ xác ngoài biển khơi trong một chuyến vượt biển tìm Tự Do. Mấy em lượm banh làm một cái trang đơn giản thờ Đinh quốc Tuấn tại sân CSV – Sàigòn. Buồn thay ! Nhắc đến Võ văn Bảy - giới quần vợt Sàigòn thưở ấy không thế quên được cú đánh vô cùng ngoạn mục trong trận Sakai (Nhựt bổn) và Võ văn Bảy (Việt Nam): Bảy dùng revers bỏ nhỏ sát lưới bên trái đối phương – Sakai chạy chúi nhủi lên lưới, chỉ đủ thì giờ hất banh qua lưới..Bảy

đã hờm sẳn, bắt volée ``lốp`` bổng khỏi đầu, banh xuống tận dưới cuối sân .. Không thể nào rượt kịp banh Sakai chỉ còn nước đứng ngó và cúi đầu thán phục! Năm mươi năm sau – Novak Djokovic thắng đương kim vô địch toàn cầu Federer một cú tương tự tại sân Uniprix – Montréal . Có lẽ - tuyệt chiêu nầy vô cùng bất ngờ đối với Federer nên anh cũng bó tay. Mãi đến năm 2009 – trong giải U.S Open – Djokovic lại mang cú ngoạn mục nầy ra áp dụng với Federer một lần nữa… Tuy nhiên - lần nầy,dường như Federer đã tầm sư tập luyện miếng võ để xuất thần phá v« chiêu nầy của Novak. Bị bỏ nhỏ sát lưới – Federer chạy nhanh lên lưới, chỉ đủ thì giớ hất banh qua lưới, liền bị Djokovic bắt volée lốp khỏi đầu, banh xuống tận cuối sân.. Federer quay đầu lại 180 độ - chạy nhanh rượt banh xuống phía dưới sân và dang 2 chân ra lòn vợt giữa 2 chưn, chỉ đủ thì giờ dùng demi-volée đánh trả lại.. Bất thần, banh lướt khỏi lưới rơi về phía đối phương. Djokovik bất ngờ, sửng sốt, không kịp đối phó, đành bó tay. Một cú đánh ngoạn mục của Djokovic và thế võ phá tuyệt chiêu của Federer vô cùng lạ lùng và hiếm khi xảy ra… làm tất cả khán giả đứng dậy vỗ tay như sấm, để tán thưởng. Ban tổ chức cho quay đi quay lại nhiều lần khúc phim nầy cho quần chúng thưởng thức. Ngày xưa- khi Võ văn Bảy sử dụng thế võ nầy – Novak Djokovic chưa ra đời. Thế mà Djokovik lại sử dụng miếng võ của 50 năm trước của một người

Page 58: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 58

Việt Nam tiền bối. Thật là những tài năng lớn đã gặp nhau và cũng là một niềm hảnh diện cho ngưởi Việt Nam. MỘT CHÚT SUY TƯ…Vụ án Annie Le ngày 08-09-2009 làm xôn xao, bàng hoàng Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại. Annie là một cô gái thông minh, xuất sắc, được tặng danh hiệu là:``Có thể trở thành một Einstein tương lai`` ( Most likely to be the next Einstein) tại trư©ng Trung học Union Mine High school, California. Vào Đại học – cô là một sinh viên Tiến sĩ trường Đại học Yale danh tiếng của Mỷ . Cô

bị một người MÏ cùng làm việc trong phòng thí nghiệm bóp cổ đến chết - sau một cuộc cãi vã. Nhà văn Sơn Tùng nhận xét cô là ``một người được ``Mỷ hóa`` hoàn toàn, tự tín, thông minh,tân tiến và tin tưởng hoàn toàn vào lẽ phải được tôn trọng trong nền văn minh Hoa Kỳ``. Cô đã phần nào có mặc cảm tự tôn trước một anh da trắng thua kém mình. Còn thủ phạm - cũng mang mặc cảm thua kém nhưng là người da trắng có quyền trong phòng thí nghiệm. Cho nên cuộc cãi vã trở nên gay gắt quyết liệt – không ai chịu thua ai. Cuối cùng- tên da trắng vì những yếu tố trên và vì nghĩ rằng không lẽ mình thua một cô gái da vàng nhỏ bé, cao chỉ 1,50m và nặng 41 kg , tức khí lồng lộn lên như một con thú dữ .. nhào đến giết chết cô gái da vàng! Thương thay ! mà cũng

tiếc thay ! Năm 1992 - trường hợp Nguyễn phan Luyện – con bác sĩ Nguyễn Đạt –theo lời kể của Sơn Tùng: Luyện bị giết một cách tàn nhẫn, đau đớn ..chỉ vì một cuộc cãi vã không đâu. Dù Luyện bỏ chạy, bọn thanh niên da trắng vẫn đuổi theo… chºi bới , lời lẽ dơ bẩn và cuối cùng đánh gục Luyện nằm bất tÌnh trên sân cỏ, trước một nhóm thanh niên khoảng 20 người đứng nhìn một cách thản nhiên … không ai can thiệp, cũng không ai kêu 911.. cũng không ai một tiếng kêu Trời thương xót! Nếu là một người da trắng - bất cứ là gốc Ý, gốc Pháp,

gốc Anh, gốc Do Thái - thì chắc chắn không có sự thản nhiên đến mức tàn nhẫn, vô nhân như vậy. Hai án mạng nhưng cùng một thân phận : Thân phận của một người da vàng trên đất người. Trái chuối chín - ruột trắng nhưng vÕ vẫn vàng – chín mùi đến đâu, ruột trắng đến thế mấy – vÕ vẫn vàng. Người Việt Nam – dù tài giỏi, dù thành công đến đâu, địa vị cao cấp thế mấy- vẫn là người da vàng. Ngàn đời sau cũng không đổi màu da được. Và chỗ dựa tinh thần vẫn là cái Cộng Đồng người Việt. Hãy nhìn xem các người Do Thái, Cuba, Ý, I-pha-Nho, Hòa Lan, Bồ đào Nha, Trung Hoa trên đất MÏ . Họ lúc nào cũng xem Cộng Đồng là xứ sở thu hẹp của họ. Lúc nào họ cũng sống với Cộng Đồng, xây dựng Cộng Đồng của họ. Và chính nhờ vậy mà họ được người

MÏ kính nể, và cũng nhờ vậy mà họ thành công. Người Việt Nam ta - nhứt là giới trẻ cũng thành công trên nhiều lãnh vực ở khắp nơi trên thế giới. Riêng lãnh vực thể thao – dù thể lực ta có yếu hơn những người Tây Phương – nhưng ta cũng đoạt những thành tích lẫy lừng, gây thán phục cho người ngoại quốc như Nguyễn thanh Bình (Edward Nguyên) là một. Daniel Nguyên (cùng J.T Sundling) được đặc cách vào đánh đôi giải U.S OPEN 2009 là hai . Người Việt Nam ta có quyền hãnh diện về những thành tích nầy. Nhưng người Việt Nam

cũng không khỏi lo lắng, bâng khuâng và suy nghĩ về thân phận mình trên xứ người, trước 2 cái chết thảm thương của Annie Le và Nguyễn phan Luyện. Và như đã nói – dù người Việt Nam ta có tài giỏi đến đâu – có thành công đến mấy .. thì ta cũng là người da vàng và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhứt cho tất cả người Việt lưu vong – cho tất cả mọi thế hệ. Dù mình là người MÏ, người Pháp, người Canada – cũng xin đừng quay lưng với Cộng Đồng người Việt nơi mình đang sống… LÊ QUỐC l

Người Việt Nam ta có quyền hãnh diện về những thành tích nầy. Nhưng người Việt Nam cũng không khỏi lo lắng, bâng khuâng và suy nghĩ về thân phận mình trên xứ người...

Page 59: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 59

Nhân dịp có tin một hiệu trưởng của một trường Trung Học Phổ Thông

trong tỉnh Hà Giang cùng 2 c¿u h†c sinh Çã nhìn nhÆn hành vi mua dâm và môi gi§i måi dâm, ban Việt ngữ VOA xin trình bày cùng quý vị một tài liệu của 2 chuyên viên Mỹ nói về hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, và nhận xét của một chuyên viên giáo dục ở California.

Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh

Tài liệu mà chúng tôi định trình bày có tựa là “HŒ thÓng giáo døc Çåi h†c tåi ViŒt Nam, khûng hoäng và ÇÓi phó’’do hai chuyên viên ban châu Á của Ash Institute, thuộc trường đại học Harvard soạn thảo sau khi đến Việt Nam làm việc, nghiên cứu và giảng dạy một thời gian. Trong tài liệu này, trước nhất, 2 ông Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson chỉ ra mức độ của cuộc khủng hoảng giáo dục đại học và đi tìm các nguyên nhân cội nguồn của chúng. Sau đó 2 ông xem giới hữu trách đã đối phó với cuộc khủng hoảng này như thế nào. Cuối cùng họ kết luận rằng cần phải có những cải cách có tính cách định chế nếu muốn đối phó với cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả. PhÀn cuÓi cûa tài liŒu có kèm m¶t bài vi‰t cûa giáo sÜ Hoàng Tuœ, một nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam.

Một trong những người có theo dõi tài liệu này là giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, Ủy viên Giáo dục Học khu Garden Grove, thành viên Ủy ban Cố vấn Giáo dục tiểu bang California. Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Các tác giả đưa ra một vài dữ kiện để cho chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trên đà suy thoái, suy thoái đây có nghĩa là trong số các quốc gia châu Á lân cận đang cố gắng có những thay đổi giúp cho sinh viên có bằng cấp, có kiến thức, thì hệ thống đại học Việt Nam gần như là dậm chân tại chỗ.” Một ví dụ điển hình là trong một cuộc tổng kết các bài nghiên cứu đại học, các bài tham luận cùng cấp đại học được công bố vào năm 2007, người ta thấy Nam Triều Tiên có 5.060 bài, Singapore có 3.590 bài, Thái Lan có 1.750 bài, trong khi Việt Nam chỉ có 96 bài. Một ví dụ khác là trong một cuộc tổng kết các bằng phát minh trong năm 2006, Nam Triều Tiên có 102.633 bằng phát minh, Singapore có 995 bằng, Thái Lan có 158 bằng, nhưng Việt Nam không có bằng nào. Hai chuyên viên Vallely và Wilkinson của trường đại học Harvard cho rằng có nhiều nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này.

Thứ nhất là do lịch sử, trong đó có những cuộc chiến tranh kéo dài. Thứ hai là do cách quản lý của chính quyền, trong đó đại học chưa có quyền tự trị, bằng cấp có thể mua bán, xa lạ với những tiêu chuẩn đại học quốc tế, các công trình nghiên cứu được tài trợ cho những người quen biết hơn là những người có khả năng thực sự, số người có điều kiện du học rất ít, những người thành tài không chịu trở về, và nhất là Internet bị hạn chế trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin. Giáo sư Kim Oanh nói rằng trong tài liệu phân tích này, các tác giả thừa nhận là chính quyền Việt Nam cũng có đưa ra một số biện pháp, ví dụ Nghị quyết 14 và kế hoạch tạo điều kiện để có nhiều sinh viên du học. Giáo sư Kim Oanh cho biết: “Nghị quyết 14 Cải cách Toàn diện Giáo dục Đại học, đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải có một số giáo sư được đào tạo cấp cao học hay tiến sĩ. Nhưng khi đưa ra dự án đó, họ không nói làm thế nào để thay đổi cách quản lý điều hành trường đại học. Nếu vẫn tiếp tục hệ thống trung ương tập quyền thì không thay đổi được. Thứ hai là họ có chương trình đẩy mạnh số sinh viên du học ngoại quốc, số đó bắt đầu tăng từ 1986, qua các chương trình học bổng của Fulbright và World

GS Kim Oanh:

Giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa sáng sủa

VOA-Huy Phương 24/09/2009

Page 60: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 60

Bank. Một số gia đình khá giả có phương tiện gửi con đi du học. Mặc dù bây giờ Việt Nam được liệt kê trong số 20 quốc gia hàng đầu có sinh viên du học tại Hoa Kỳ, nhưng so với số sinh viên toàn quốc, số này rất là nhỏ. Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam càng ngày càng lớn, do đó số người có cơ hội du học rất nhỏ, không giải quyết được vấn đề đào tạo sinh viên. Tóm lại, hai chính sách được đưa ra có ảnh hưởng rất ít.”Qua kinh nghiệm huấn luyện giáo chức từ hơn 20 năm qua và bây giờ còn phụ trách điều hành

Chương trình Ngôn ngữ Chiến lược cho Hệ thống Đại học California, giáo sư Kim Oanh đưa ra nhận xét cá nhân về hệ thống đại học Việt Nam hiện nay. Giáo sư Kim Oanh nói: “Tôi chưa thấy một viễn tượng gì sáng sủa hết, tại vì chính ngay những người trong nước, ngoài giáo sư Hoàng Tụy còn có những người trong hệ thống giáo dục đại học ở Hà Nội và Sài Gòn đã bắt đầu lên tiếng, viết những bài nhận định rất rõ ràng. Họ biết những gì cần làm, những gì cần thay đổi, các đề nghị rất cụ thể, chúng tôi đọc vào chúng tôi hoàn toàn đồng

ý, nhưng cho tới bây giờ chính quyền Hà Nội, những người có thực sự có thẩm quyền để thay đổi vẫn chưa áp dụng những cái đó. Do đó, theo nhận định giới hạn của tôi, tôi thấy viễn tượng tương lai của thế hệ trẻ, của sinh viên Việt Nam chưa sáng sủa; mặc dù tôi biết có rất nhiều sinh viên có khả năng, có tiềm năng rất cao, có những suy nghĩ, có những nghiên cứu muốn đeo đuổi về toán học, khoa học; nhưng họ chưa có môi trường và chính phủ hiện nay chưa tạo môi trường cho họ. Do đó, khi nhìn vấn đề này thì tôi thấy rất bi quan.”

Kính cÄn t¥ng các bà v® HiŠn

Vợ là quả ớt chín cây Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng. Vợ là một đoá hoa hồng Vợ là “sư tử Hà Đông” trong nhà. Vợ là nắng gắt mưa sa Vợ là giông tố phong ba bão bùng.. Nhiều người nhờ Vợ lên Ông Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ Vợ là cả những vần thơ Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy Vợ là một chất men say Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng Vợ là một áng mây hồng Vợ là hoa hậu để chồng mê say. Vợ là khối óc bàn tay Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta Vợ là nụ, Vợ là hoa Vợ là chồi biếc, Vợ là mùa xuân.. Vợ là tín dụng nhân dân Vợ là kế toán giải ngân trong nhà Vợ là biển rộng bao la Vợ là hương lúa đậm đà tình quê Vợ là gió mát trưa hè Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông. Vợ là chỗ dựa cho chồng Ông nào dám bảo vợ không là gì !?

Khoan khoan hãy nghĩ lại đi Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu. Việc nhà vợ có công đầu Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà. Vợ là máy giặt trong nhà Vợ là Cát-sét, Vợ là Tivi. Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe Lời ru xưa lại vọng về trong ta. Vợ là làn điệu dân ca. Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên Vợ là cái máy đếm tiền Vợ là “Nội lực” làm nên cơ đồ Vợ là thủ quỹ, thủ kho Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà. Vợ là vũ trụ bao la Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường. Khi nào giận, lúc nào thương. Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu. Vợ là một khúc sông sâu Vợ như là cả một bầu trời xanh Vợ là khúc nhạc tâm tình Vợ là cây trúc bên đình làm duyên Vợ là cô Tấm, thảo hiền. Vợ là cô Cám, hám tiền ham chơi. Vợ là con Phật, cháu Trời, Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.

Thô Vui

Page 61: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 61

Cali Today News - Trong mọi xã hội, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng: Là cơ sở đào luyện con người về nhân cách và tri thức. Tri thức hậu thuẫn cho nhân cách để tránh cho con người khỏi bị lợi dụng vào những mục đích bất thiện hoặc phi nhân bản, đồng thời nhân cách cũng trợ giúp biến tri thức của con người trở thành những phát minh, những công trình, hữu ích cho cuộc sống và cũng tạo môi trường cho con người gần gũi nhau hơn, bởi trong thế giới loài người dù phát triển ở mức độ nào, mọi sinh hoạt của họ đều có tính hổ tương lẫn nhau. Chế độ cộng sản không coi giáo dục là nền tảng quan trọng của xã hội với mục tiêu đào luyên con người về cả nhân cách lẫn tri thức mà chỉ nhằm đào tạo họ thành những con người chỉ biết cúi đầu tuân phục, biết hô khẩu hiệu và biết dối trá một cách có hệ thống, biết đánh lừa người khác và biết đánh lừa luôn cả nhận thức của bản thân, vì lẽ này mà trong các xã hội do cộng sản cai trị không thể có những công dân đích thực mà chỉ có những thần dân như những con rối không hơn không kém mà thôi.Từ năm 1945 ở miền Bắc và sau

năm 1975 ở miền Nam, nhiều thầy cô giáo giàu lòng tự trọng đã mạnh dạn rời khỏi bục giảng, chấp nhận mưu sinh bằng tất cả mọi việc làm nặng nhọc và bần hèn nhất trong xã hội, bởi chính cái sỹ của n h ữ n g kẻ sỹ đã k h ô n g cho phép họ phủ n h ậ n chân lý, bóp méo sự thật, bôi đen hay tô hồng cho lịch sử để tào tạo thế hệ trẻ thành những con rối, những thần dân chỉ biết cúi đầu tuân phục. Một số khác vì sự sống còn của bản thân và gia đình mà chấp nhận uốn lưỡi mình để nói theo chủ trương đường lối của đảng dù từ sâu thẳm trong nhân thức của cá nhân, họ hiểu rằng họ đang dối trá, họ đang đánh lừa lương tri của họ và đang nói hoàn toàn dối trá với các thế hệ đàn em, thế hệ cháu con, bởi đảng và nhà nước đang cho họ bước đi trong một hành

lang thật thấp, thật hẹp, họ không thể ngẩng đầu, cũng không thể quay trái, ngoảnh phải, bởi chính từ các buổi “quán triệt” nghị quyết của cấp trên đảng và nhà nước vẫn luôn nhắc nhở họ rằng “sách giáo khoa là pháp lệnh!” Bởi thực tế này khiến gần 50 năm theo đảng, để đến những ngày tháng cuối đời, tướng Trần Độ phải ngậm ngùi và uất nghẹn nói ra những tâm tư của mình liên quan đến vấn nạn giáo dục ở quê nhà rằng: “Bộ máy quản lý xã hội đã thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính. Đó là

chuyên chính tư tưởng, được thực hiện bởi một đội ngũ nòng cốt là “những lưu manh tư tưởng”. Nền chuyên chính tư tưởng định ra những điều luật tàn khốc để bóp nghẹt mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói. Nó làm cho tất cả trí thức không dám suy nghĩ gì, hay ít nhất cũng không muốn suy nghĩ. Từ đó làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc và biến họ trở thành những con rối, chỉ biết nhai như vẹt những nguyên lý bảo thủ giáo điều. Nó cũng làm cho nền giáo dục khô cứng, làm

Diễn đàn tự do ngôn luận:

Xin đừng xuất cảng nền giáo dục XHCN

Bảo Ân, Sep 23, 2009

LTS: Những ý kiến từ các bài viết trong mục Diễn Đàn là của riêng tác giả, không nhất thiết phải phù hợp với quan điểm của toà soạn, và tòa soạn đón nhận những ý kiến dị biệt khác.

Page 62: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 62

cho các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết cảm hứng. Nó cũng làm cho các hoạt động khoa học bị khô cứng và nô dịch. Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc đảng, lệ thuộc nhà nước, lệ thuộc cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả người cao nhất cũng phải tuân phục vào một cái gì bí và hiểm. Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Suy cho cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.

Từ sau khi cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp năm 1945 cũng như sau khi cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam vào tháng 4 năm 1975, chính sách giáo dục của lãnh đạo Cộng sản Việt nam trên toàn cõi Việt Nam là nhằm mục tiêu phục vụ chính trị, nhằm đào tạo những thế hệ thần dân để tuân phục họ, trong khi dối trá ích kỷ với mọi người chung quanh. Giáo dục, ch£ng những không giúp tuổi trẻ khai phá óc sáng tạo, trái lại chính sách của chế độ đã bịt mắt bịt tai bịt miệng tuổi trẻ và mọi người, đồng thời trừng phạt những ai suy nghĩ khác, làm khác, nói khác với những gì đảng dạy. Nói chung, để giữ vững vai

trò độc tôn lãnh đạo của đảng, nhà nước cộng sản Việt nam đã và đang áp đặt lên xã hội một hệ thống giáo dục giáo điều cho cả người dạy và người học mà để tồn tại, để được trọng dụng thì cả người dạy và người học phải nhất nhất tuân theo cho dù những điều họ phải nghe, phải nói, phải nhìn là dối trá, là bịp bợm, là ngược hẳn với các quy luật của tự nhiên và trái h£n với chân lý, với sự thật. Hệ lụy của hệ thống giáo dục giáo điều này mà theo tài liệu của một nhà giáo dục trong nước, tiến sỹ Bửu Sao thì: “Hiện nay, trong cả nước, hệ giáo dục trung học, gồm cả hai bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông có khoảng 17.600.000 học sinh. Đa số trong số hơn 17 triệu học sinh này có trình độ rất thấp về kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành, và vận dụng kiến thức trong tinh thần sáng tạo. Đội ngũ giáo viên giáo sư trong tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu về số lượng và thừa vì trình độ thấp nên không sử dụng được bao nhiêu. Giáo dục trung học chuyên nghiệp, có 1.500.000 học sinh. Kiến thức chuyên nghiệp không cao so với đòi hỏi của thị trường lao động. Trong hằng chục năm qua đã đào tạo được khoảng 1.500.000 chuyên viên, nhưng khả năng của họ không thích ứng với nhu cầu việc làm, đã dẫn đến tình trạng “thầy không phải thầy mà thợ cũng chưa phải thợ”, họ đành phải làm những công việc không phải là những gì mà họ đã học mấy năm trong trường. Giáo dục bậc đại học, có 1.030.000 sinh viên. Số lượng giáo sư vào khoảng 40.000 nhưng trình độ còn thấp, chỉ khoảng 45% có

trình độ thạc sĩ mà đa số trong số này đều cao tuổi. Cơ sở vật chất nghèo nàn chất lượng giáo dục thấp. Tình trạng “học thì giả mà bằng thì thật” khá phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày nay. Trong mấy chục năm qua, lãnh đạo đảng với lãnh đạo nhà nước xem Giáo sư với Phó Giáo sư đại học là “học hàm” do nhà nước phong, chớ không phải tước vị của người giảng dạy có trình độ đại học trở lên. Muốn được nhà nước phong chức “học hàm” này, cho dù có mấy cái bằng đại học đi nữa mà không có bằng chính trị do Học Viện Chính Trị Quốc Gia cấp, vẫn không được phong chức vị đó!”. Cũng theo Tiến sỹ Bửu Sao: “Việt nam hiện nay có khoảng 6.384 Giáo sư và Phó Giáo sư, mà một số đáng kể trong số này không đọc được một tờ báo ngoại ngữ. Thêm nữa, có khoảng 75% số nhân sỹ có học hàm giáo sư và phó giáo sư này lại không giảng dạy trong ngành giáo dục, trong khi ngành này chưa bao giờ đủ giáo sư. Hiện thời Việt nam đang có khoảng 20.000 thạc sĩ, và dự tính đến năm 2010 sẽ tăng lên 38.000 thạc sĩ và 15.000 tiến sĩ. Xem ra bằng cấp đại học và trên đại học khá nhiều, nhưng đa số là bằng cấp giả, hoặc những bằng cấp loại đặc cách, hữu nghị với vài năm đại học là có bằng tiến sĩ. Một điển hình cho nhận định này đó là giáo sư Cao Xuân Hạo, khi làm phản biện cho một luận án tiến sĩ ngôn ngữ học dài 380 trang, trong tờ trình lên Bộ Giáo Dục, có đoạn ông viết: “Là tiến sỹ phải hơn một học sinh trung học. Nghiên cứu sinh này không bằng một học sinh lớp 3 thì làm sao trở thành một tiến sỹ?” Thế

Page 63: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 63

nhưng Bộ Giáo Dục vẫn cho nghiên cứu sinh này bảo vệ luận án, và Bộ cử 3 vị gọi là trong làng “ngôn ngữ học” vào Hội Đồng Phản Biện, kèm theo cái lệnh “bằng mọi cách phải giúp nghiên cứu sinh đó có bằng tiến sỹ!”.

Khi nói về những trường hợp đặc cách, hữu nghị cho những học hàm, học vị này, tiến sỹ Dương Thiệu Tống, giảng dạy tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội, mỉa mai rằng: “Thật ngược đời, khi có những người không có trình độ về chuyên môn lẫn đạo đức lại được cử vào Hội Đồng Phản Biện, còn người không có trình độ trung học lại có bằng tiến sĩ”. Cũng bởi chính sách giáo dục giáo điều nhằm đào tạo con người thành những con rối, những thần dân hơn là đào luyện công dân này mà xã hội Việt nam đã băng hoại đến mức không còn có thể băng hoại hơn được nữa, từ những bảo mẫu trong các nhà trẻ mẫu giáo dùng nhục hình với trẻ thơ ở Biên Hòa Đồng Nai, cho đến công an tra tấn học sinh lớp 4 ở Châu Thành Đồng Tháp vì bị giáo viên chủ nhiệm nghi học sinh này đánh cắp 47 ngàn đồng tiền quỹ lớp. Từ các học sinh ở Đông từ Liêm Hà nội và ở Cái Bè Tiền Giang đâm trọng thương thầy cô giáo ngay trong giờ học cho đến sinh viên ở Đại Học Nông Lâm, Sài gòn đâm chết thầy giáo, từ phó chủ nhiệm khoa ở trường cao đẳng phát thanh truyền hình ở Nam Hà gạ tình sinh viên để đổi diểm thi tốt nghiệp cho đến hiệu trưởng trường trung học Việt Lâm, Vị Xuyên Hà Giang đã mua trinh hàng chục học sinh tiểu học… và

còn nhiều nhiều nữa, còn vô số nữa những hành vi vô đạo, trụy lạc, suy đồi của thầy cô giáo và sinh viên học sinh trong các cơ sơ giáo dục ở Việt nam cho thấy rằng lời tiên báo của cụ Tú Xương nay đã trở thành hiện thực: “Cái học ngày nay đã hỏng rồi….”. Với chính sách giáo dục bưng tai bịt mắt của đảng, những thầy cô giáo ở Việt nam không còn là những nhà mô phạm, những gương vàng thước ngọc như ngày xưa nữa, học sinh sinh viên cũng không còn là những sỹ tử, những thầy khóa dung dị mà đạo mạo của ngày nào nữa rồi và theo đó, những ý niệm mới cũng xuất hiện để thay cho những ý niệm xưa cũ lạc hậu như là tàn dư của nền giáo dục phong kiến, chẳng hạn, những nhà mô phạm ở Việt nam hiện nay được hiểu là những con người mà “ở bất cứ ch‡ mô cũng phạm” hay sư phạm là một ngành học đào tạo ra những con người “ăn như sư và ở như phạm”...

Ấy vậy mà gần đây đảng và nhà nước Việt nam có chủ trương xuất cảng giáo dục sang các nước phương tây nơi có đông đảo các cộng đồng người Việt đang sinh sống để thông qua dạy chữ mà dạy cho con em người Việt hải ngoại thành những thần dân chỉ biết tuân phục đảng và bác, biết dối trá, bịp bợm, biết đâm chém thầy cô giáo, biết dùng nhục hình với học sinh, biết gạ tình sinh viên để đổi lấy điểm thi, biết mua bán trinh tiết học sinh tiểu học. Hay bằng chính sách xuất cảng giáo dục này, đảng và nhà nước chỉ đơn thuần để vươn vòi bạch tuộc ra hải ngoại để truyền bá tư tưởng và đạo đức Hồ Chí

Minh để đào tạo con em người Việt hải ngoại thành những thần dân kệch cỡm biết dùng nhiều bút danh bút hiệu khác nhau để tự đánh bóng cho mình, biết tự tôn mình lên thành bậc “Cha già dân tộc”, biết dùng xảo ngôn để có thể đi qua đời hàng trăm thiếu nữ, để có đến hàng chục đứa con rớt con rơi và rồi cũng biết cách để không thừa nhận chúng… Ôi đảng ơi, chính sách giáo dục của đảng áp dụng trên đất nước này mấy chục năm qua đã làm băng hoại cả xã hội Việt nam này rồi, hãy có ngay những giải pháp nào thật hữu hiệu cho cái thực trạng đau thương này đi để còn kịp cứu lấy giống nòi. Con em của cộng đồng người Việt hải ngoại hiện biết rất rõ tại sao cha anh của họ đã phải bỏ nước ra đi và tại sao họ lại phải trở thành những người Mỹ người Pháp, người Úc… da vàng… Xin đừng cố gắng lằm băng hoại họ bằng chính sách giáo dục theo mô thức bịt mắt bưng tai của đảng nữa.

Huế những ngày đầu Thu 2009

Bảo Ân

Bác nà cha già dân t¶c, bác hãy còn trinh nhÜng mà...Çào cûa bác ló to cæng nhÜ th‰ lÀy lÀy.....

Page 64: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 64

Giới trẻ chúng tôi, thành phần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết

lý do tại sao đã có cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1954-1975), mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam (Vietnam War). Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-DiŒm”, ”miền Nam bị Mỹ, nguỵ kìm kẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v… Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàn toàn không phải như chúng tôi đã được tuyên truyền trong nhà trường. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vài thắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng và nhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm: 1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954 chấm dứt chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lên tàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam

để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp” mà không ở lại cùng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này có thể còn nhiều lần hơn nếu nhà nước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đua nhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơ mà?? 2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðua nhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị

“Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à? 3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc mà vượt Biển Ðông; bất chấp các bãi mìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua Campuchia sang Thái Lan? Theo ước tính của các cơ quan truyền thông, thông tin quốc tế thì hơn 1 triệu người đã đi bằng hình thức này (h**p://archives. cbc.ca/id- 1-69-324/ l...ty/boat_ people). Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ- Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đi khắp miền Nam”, nào là “bè lũ tay sai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”… v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thì chúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thế nhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay

Ðâu Là Sự Thật?

Ðặng Xuân Khánh (Sinh viên trẻ đang sống trong lòng quê hương VNXHCN)

Page 65: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 65

vì đến khi bộ đội ta từ miền Bắc vào Nam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàn dân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang Hong Kong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươi đẹp”? 4. Năm 2005, sau khi hoà bình đã về trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền Sài Gòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20 năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cách rủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàn tật, hết thời, …) của Ðài Loan, Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tương lai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách

(ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam??? 5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thành phần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêu nước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làm công dân nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam??? 6. Trong bộ môn lịch sử chương trình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày 20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm

lược Mỹ và chính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thì miền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vào thời điểm 20/12/1960, làm gì có bóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược mà chống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???

Ðặng Xuân Khánh

NAÉNG THU Ý Nga

Bóng lá chờn vờn theo điệu ru Lung linh ẩn hiện, gió vi vu Lá rơi từng chiếc! Rơi từng chiếc! Nắng nhảy chập chờn trong lá thu. Thu quyến rÛ, thu đẹp lạ lùng! Buồn hiu hắt, sắc thu mông lung Vàng trong nắng, lá xanh thay đỏ Cỏ đổi màu hòa sắc lá chung. Autumn leaves John Everett Millais (1856)

Page 66: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 66

“…Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Nam cũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi…”

Ở nước Mỹ có những nơi người ta không có thói quen khoá cửa xe khi đậu ngoài đường ban đêm. Tại Brattleborrough, tiểu bang Vertmont, khi tôi cẩn thận khoá cửa xe trước khi vào nhà, người bạn Mỹ cười: “Anh vẫn làm như ở thành phố lớn nhỉ?” Tại thị xã Dubuque, Iowa, có 100,000 dân, gia đình con gái tôi cũng không quen khoá xe khi đậu trước cửa nhà qua đêm. Ban ngày, cả nhà đi làm hoặc đi học, lúc đi cũng không khoá cửa nhà. Tất nhiên trong các thành phố lớn thì khác.

Nhưng ở Nhật Bản, thủ đô Tokyo là một thành phố lớn 26 triệu người, một ký giả Mỹ ở đó 5 năm trời, cũng ngạc nhiên vì trong xóm không ai lo nạn trộm cắp. Các con anh đi xe đạp về nhà bỏ xe trước cửa không bao giờ phải khoá. Và không bao giờ bị mất. Ðứa con gái 9 tuổi được một cô bạn Nhật rủ đi chơi sở thú, mỗi chuyến đi xe điện mất 90 phút, đổi tầu ba lần, nhưng cha mẹ cô bé người Nhật không tỏ vẻ gì lo

âu. Anh coi đây là một phép lạ!Sau những năm 1970, chúng

ta thường nghe nói đến “Phép lạ kinh tế” của những con rồng nhỏ Á Ðông: Những nước Ðài Loan, Nam Hàn, Singapore và lãnh thổ Hồng Kông phát triển kinh tế nhanh chóng. Một nhà báo Mỹ đã nhìn thấy một thứ phép lạ khác: Phép lạ xã hội trong vùng đất này.

T.R. Reid đã sống nhiều năm ở Nhật Bản và đi khắp miền Ðông Châu Á. Năm 1997 có một cuộc khủng hoảng tài chánh và khủng hoảng kinh tế ở vùng này. Năm sau, Reid giúp hướng dẫn một đoàn quay phim Mỹ đi làm một phim tài liệu về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế suy sụp trên xã hội Nhật Bản. Ði mãi, nhà sản xuất hỏi nhà báo: Ðâu? Khủng hoảng đâu? Ði tìm những nơi tụ tập người vô gia cư coi? Phải tìm ra một cảnh gia đình tan vỡ để phỏng vấn chứ? Ðoàn quay phim thất vọng.

T. R. Reid kể vào giữa thập niên 1990 anh đã chứng kiến cảnh suy sụp của thị trường chứng khoán Tokyo và bao nhiêu người phá sản vì trái bong bóng trong thị trường địa ốc cũng bể vỡ. Ba bốn năm sau kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống, anh đã tới phỏng vấn vị tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, để hỏi xem số người phạm

pháp đã tăng lên như thế nào. Người chỉ huy cảnh sát cả nước Nhật lễ phép trả lời anh rằng số tội phạm đã giảm xuống trong 20 năm qua, và trong hai năm gần đây vẫn tiếp tục giảm. Reid giải thích rằng theo các cuộc nghiên cứu xã hội học ở Mỹ thì khi kinh tế xuống tình trạng phạm pháp, số gia đình ly dị thế nào cũng tăng, vì thế anh mới đặt câu hỏi. Ông cảnh sát trưởng chỉ biết gật đầu một cách lịch sự: “À, ra thế”.

Sau khi đi thăm các quốc gia khác trong vùng, T.R. Reid khám phá ra một phép lạ khác ngoài phép lạ kinh tế, đó là một “phép lạ xã hội” mà các dân tộc này đã thực hiện được, mà người Tây phương chưa nhìn thấy. Kinh tế không quyết định lối sống của con người trong xã hội khi đối đãi với nhau. Những số thống kê cho thấy tỉ lệ tội phạm ở nhiều thành phố Mỹ cao gấp hàng chục lần, có nơi hàng trăm lần tỉ lệ ở Tokyo. Trong những năm kinh tế khủng hoảng sau năm 1997, số người phạm pháp ở Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan, từ tội sát nhân đến trộm cắp không tăng lên. Những quốc gia này đã tạo được một nền tảng tinh thần vững chắc, từ hàng ngàn năm, nền tảng đạo đức đó không lên xuống theo chỉ số thị trường và thống kê về tổng sản lượng nội địa. Ðó là một phép lạ xã hội làm một người Tây phương kinh ngạc.

Reid nhận thấy nền tảng đạo lý truyền thống trong các nước Á Ðông này là do lối giáo dục Khổng Giáo. Vì ông hàng xóm người Nhật của anh luôn luôn giải thích các điều anh thắc mắc về cách cư xử của người Nhật bằng một câu mở đầu:

phép lå xã h¶i

Page 67: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 67

“Ðức Khổng Tử nói rằng...” Những nhà kinh tế Nhật Bản mà tôi đọc giải thích cả nền đạo lý của nước họ là do ảnh hưởng đạo Khổng, được dạy theo lối các triết gia đời Tống bên Trung Quốc. Những quy tắc sống như Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ được các ông Trình, ông Chu đề cao đã tạo nên tinh thần các võ sĩ đời xưa cũng như cách hành động của các doanh nhân bây giờ. Lề lối quản trị xí nghiệp cũng như guồng máy hành chánh đều theo tinh thần Tống Nho. Nhiều tác giả Việt Nam trước đây hay trút hết mọi suy đồi trong xã hội mình vào thế kỷ 19 là do Tống Nho gây nên. Nhưng thứ Tống Nho đã gây ra tình trạng trì trệ về trí thức và ỷ lại về tinh thần đó thực ra do những Âu Dương Tu, Tư Mã Quang để lại. H† đã củng cố chế độ nhà Tống bằng cách thiết lập một kỷ cương cho chế độ quân chủ tập quyền; họ ấn định phương pháp tuyển mộ quan lại bằng khoa cử, dần dần sinh ra bọn hủ Nho trọng khoa cử và bằng cấp, chỉ biết học thuộc lòng rồi lập lại nhưng điều học trong sách; còn trong hành động thì chỉ biết vâng lời vua quan. Chính đó là mầm mống gây nên cảnh suy đồi của giới trí thức Nho Giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, trong nhiều thế kỷ. Người Nhật cũng theo Tống Nho nhưng không tổ chức thi cử, trọng thực tài và thực dụng, chỉ dạy nhau các đạo nghĩa sống ở đời theo “Trình Chu sự nghiệp”.

Ðến thế kỷ 20 vừa qua, hai nước Việt Nam và Trung Hoa đã thay đổi bằng cách du nhập chủ nghĩa Mác Lê Nin và đem guồng máy cai trị kiểu Stalin

vào áp dụng trong việc chính trị. Những định chế thượng tầng này trong bản chất không khác gì chủ trương tôn quân và lối học từ chương nô lệ đời trước. Các chế độ Cộng Sản chỉ thay thế ông Vua bằng Ðảng. Các cán bộ, đảng viên đóng vai trò các hủ nho mới, tuyệt đối trung thành với đảng, cố học thuộc lòng các khẩu hiệu do các lãnh tụ nói ra, và không chấp nhận cho ai bất đồng ý kiến. Cuốn sách mà Mao Trạch Ðông đọc hàng ngày không phải là sách của Karl Marx mà của Tư Mã Quang. Chế độ chính trị mà đảng Cộng Sản Trung Quốc lập ra không khác gì chế độ nhà Thanh, trừ các tên gọi. Cũng một chính quyền tập trung quyền hành, cũng một guồng máy thư lại làm tay sai cho Vua, hoặc Ðảng, và cả nước phải tôn thờ những ông thánh mới, học thuộc lòng cuốn Sách Ðỏ của Mao Chủ Tịch coi là một cuốn sách vạn năng. Nhà Nguyễn ở nước ta đã thiết lập một chế độ theo khuôn khổ nhà Thanh cai trị dân Hán. Luật Gia Long thay thế Luật Hồng Ðức cũng đề cao quân quyền; đề cao quyền của người đàn ông và giảm quyền phụ nữ; cũng ngăn cấm không cho học trò được viết những ý kiến mới dù chỉ cho bạn bè cùng đọc; cũng cấm dân không được phê bình quan lại, vân vân. Ðó là một guồng máy cai trị của một nhóm thiểu số ở Trung Quốc dùng để kiểm soát khối dân đa số. Nhưng đã được áp dụng vào nước ta từ thế kỷ 19. Photobucket-Video and Image Hosting.

Chủ nghĩa Mác Lênin gieo vào Trung Quốc gặp đúng mảnh đất đã được nhà Mãn Thanh

chuẩn bị, chỉ cần hô ra những khẩu hiệu mới. Hồ Chí Minh theo đúng con đường mà Mao Trạch Ðông vạch ra; không khác gì Vua Gia Long theo Thanh triều. Hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đả kích Khổng Giáo để thay thế ý thức hệ cũ bằng chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng họ học Mác Xít theo lối dạy của Stalin cho nên vẫn là lối học nô lệ cũ. Như Hồ Chí Minh thường nói với các cán bộ: Bác Stalin không thể nào nhầm được. Vì tinh thần nô lệ tư tưởng và “suy tôn Ðảng như suy tôn Vua” như vậy cho nên các chế độ Cộng Sản đã không giúp được hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa thoát khỏi nền nếp mà đám hủ Nho đã tạo ra trên hai quốc gia này trong các thế kỷ trước. Trong khi đó, các nước Á Ðông khác may mắn không theo chủ nghĩa Cộng Sản và tự giải phóng khỏi những gông xiềng quá khứ. Họ không tôn thờ Nho học nữa, mà cũng không cần nhập cảng một chủ nghĩa, một lý thuyết nào thay thế Nho Giáo. Nhưng vì các quốc gia này vẫn bảo vệ truyền thống cho nên những tinh túy trong nền đạo lý cũ vẫn được cả xã hội đề cao. Lễ Nghĩa Liêm Sỉ là cách sống với mọi người. Chính nền đạo lý mà Nho Giáo đã tạo raở các nước Á Ðông là một nguyên nhân giúp các nước này bước vào thế kỷ 21 với sức mạnh kinh tế và niềm tự tin vào dân tộc của họ.

Ðọc cuốn sách Ông Khổng Tử bên hàng xóm của T.R. Reid (Confucius lives next door), thấy ký giả này thán phục khi mô tả những đức tính của người

Page 68: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 68

Nhật trong việc cư xử với láng giềng, trong trường học, trong sở làm, đối với người ngoại quốc, vân vân. Người đọc phải thấy là người Nhật được cha mẹ, ông bà dạy dỗ những điều chẳng khác gì người Việt Nam mình, ít nhất là trong các gia đình Việt Nam vẫn giữ lễ giáo. Mà trong tất cả các trường học ở miền Nam trước năm 1975 các thầy cô cũng dạy học sinh như vậy. Phải tôn trọng của công? Phải giữ lời hứa? Phải kính trọng người lớn tuổi? Phải hòa thuận với xóm làng? Phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo? Phải giúp đỡ người hoạn nạn? Nếu ai đã được học Gia Huấn Ca thì đều biết đó là những quy tắc luân lý bình thường mà gia đình Việt Nam nào cũng phải dạy con cái. Hiện nay ở nước ta các gia đình có lễ giáo vẫn dạy con cái như thế, không khác gì người Nhật Bản cả. Mà hàng ngàn năm trước đây, người Việt Nam vẫn dạy con như thế. Vậy tại sao một

người ngoại quốc như T.D. Reid đã thán phục xã hội Nhật Bản sống đạo đức và an hòa trong khi hiện nay chính nhiều người Việt Nam cũng nhiều lúc đau lòng vì phong hoá, đạo đức xuống dốc? Khi so sánh nước mình với các con rồng Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Singapore, chỉ có một điểm khác biệt lớn, là các nước đó không sống dưới một chế độ độc tài Cộng Sản như ở nước ta.

Cho nên nếu có một chế độ chính trị thích hợp, dân tộc Việt Nam vẫn có thể phục hồi được truyền thống Lễ Nghĩa Liêm Sỉ không khác gì các nước Á Ðông khác. Phải có một chế độ đề cao chữ Tín thì trẻ em đến trường học chữ Tín dễ dàng hơn. Phải xoá bỏ hệ thống tham nhũng, thì trẻ em và người lớn mới tin ở điều Thiện. Phải chấm dứt chế độ độc quyền chính trị thì những người có thiện chí và có khả năng mới được tiến lên thay thế những người chỉ quen

nịnh hót và luồn lọt. Chúng ta có thể tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam có khả năng đó. Một điều đáng lo là nhiều người quá quan tâm đến vấn đề kinh tế, chỉ muốn bắt chước các con rồng Á Ðông trên mặt phát triển kinh tế mà quên mất mối lo về xã hội. Sức mạnh của các quốc gia đó nằm trong truyền thống đạo lý của họ, tạo nên phép lạ mà một người Mỹ phải kính trọng. Dân Việt Nam cũng có đủ các hạt giống tốt đó, chỉ cần được tưới tẩm, vun trồng trở lại mà thôi. Sẽ có ngày người dân Việt sống ở một thị xã như Cà Mau, Hội An, Bắc Giang có thể để xe trước cửa nhà mà không cần khoá, đêm không khoá cổng cũng vẫn ngủ ngon. Người ta ra đường không lo bị trấn lột. Trẻ em biết lễ phép, làng xóm sống hòa thuận. Sẽ có ngày phép lạ xã hội cũng xuất hiện với nước ta.

Ngô Nhân Dụng

Mùa Xuân Năm Ấy Tôi còn nhớ mãi mùa xuân năm ấyMùa Xuân thật buồn vào tháng tư đen Nước nhà hỗn loạn như cơn bão vũBầu trời u ám, như tối không đèn .

Tôi còn nhớ mãi mùa xuân đen tốiBon giặc rợ vào dân khóc như tangAnh hùng lỡ vận tuẩn tiết máu đàoQuân lịnh đầu hàng xé nát tâm can .

Tôi nhớ mãi một mùa xuân thật buồnHàng hàng lớp lớp xác người ngổn ngang

Thương những anh hùng chiến trận nắm xuốngGiặc rợ tàn phá mồ mả tan hoang .

Nay mùa xuân đã về nơi xứ lạGợi tôi nhớ mãi mùa xuân năm ấyMùa tang tóc giữa lòng mẹ Việt NamDâng trào tủi hận trên đất nước nầy .

Ngoài trời mưa gió lòng tôi lạnh buốtNằm thao thức đếm từng hạt mưa tuôn Rồi thiếp đi trong nỗi niềm xao xuyếnNửa đêm thức dậy buồn ray rứt buồn . Tôi ước mơ có mùa xuân tươi sángĐể trở về ca hát giữa quê hương Ca khúc khải hoàn chan chúa tình thươngVà để nắm tro tàn nơi lòng đất Mẹ .

Nguyễn Minh Châu TĐ3 Soibien

Page 69: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 69

T ôi không nhớ ai là người giới thiệu cho tôi vào làm việc ở

công ty thủy tinh. Hiện tôi là một công nhân viên thuộc công ty. Một công nhân viên không biên chế, nghĩa là một anh cu li, nếu nói theo thời thực dân tôi là một thằng cu li hạng bét. Có được việc làm thời mới giải phóng miền Nam là may mắn rồi, bao nhiêu người thất nghiệp, hoặc bị ngưng việc ngang, công việc làm không thích hợp hoặc chưa thể thích hợp được, vì chưa được học tập đường lối chính trị của nhà nước. Nhưng lao động là vinh quang, lang thang là chết đói, hay nói thì ở tù. Khẩu hiệu khuôn vàng thước ngọc đã đề ra như vậy, đừng có lôi thôi. Anh làm bất cứ nghề gì, miễn là có việc làm, lại được cơ quan nhà nước chứng nhận là công nhân viên, lương hướng dù không đáng bao nhiêu, nhưng cũng đáng kể đấy. Người không chê việc mà việc không chê người. Đừng có ỷ ôi lựa chọn, kiểu việc này thích hợp, kiểu việc kia không thích hợp. Mọi con người bình đẳng. Hình như hiến chương Liên Hiệp Quốc đã ghi, bác Hồ đã nói trong tuyên ngôn độc lập như vậy. Người ta sẽ tìm ra ngọc trong đá thôi. Anh có thể trả lời với nhà cầm quyền ở phường anh là người lao động

có cơ sở chứng minh, không ăn bám ai cả, công an và mấy vị chức sắc ở phường để anh yên thân, anh không bị đòi lên Công An phường làm kiểm điểm vì tội chây lười lao động, hoặc anh bị tống đi làm thủy lợi đào kinh vét mương, tự anh lo lấy miếng ăn cho anh, đuổi khỏi nhà anh cho đi xây dựng vùng Kinh Tế Mới, một công việc được coi là ăn cơm nhà vác ngà voi. Không chấp hành thì anh phải trốn chui trốn nhũi ra chợ trời buôn gian bán lận. Tất cả đều là quốc doanh. Ắn tô phở phải mua phiếu, phải đứng xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ, đồng một loạt phở bò lèo tèo mấy tiếng thịt chín, nước lèo lạt thếch, đục ngầu ngầu, lại phải tự hầu lấy mình, bưng tô lấy đũa. Ôi còn đâu thuở ăn phở tái chín nạm gầu, nước béo hành trần, tương ớt rau giá ăn thả cửa. Thuở đó cách nay không lâu, nhưng cũng coi như lâu lắm rồi. Một kỷ niệm khi nghĩ đến khiến chảy nước mắt, nhưng chỉ nên khóc thầm thôi, anh khóc thật thì bị mang tội phản động đấy, liệu cái thần hồn. Tư tưởng anh lệch lạc anh có thể được đi học tập cải tạo mút mùa Lệ Thủy, khi nào anh học tập tốt nhà nước khoan hồng cho anh về sum họp với gia đình. Anh chọn cách sống nào thì chọn, tôi chọn làm thinh.

Lao động suốt tám tiếng đồng hồ một ngày, tôi đẩy hàng mấy chục xe thủy tinh vỡ bể vào nhà kho cho mấy chục nữ công nhân lựa chọn, mầu thứ nào ra thứ nấy. Tiếng bánh xe sắt ở chiếc xe cút kít tôi đẩy nghiến trên đường cót két như một điệp khúc buồn nản. Cán bộ chấm công đứng dọc đường đi miệng quang quác hối thúc, động viên: “Khẩn trương, khẩn trương nên, không được nề mề, vượt chỉ tiêu nào...

Anh ta chính là cai cu li, trên tay chỉ thiếu cái roi quất cu li túi bụi, nhưng đủ khiếp rồi, lời anh hót còn sót sa còn hơn roi vọt. Chớ ngu dại mà gọi anh là cai cu ly, mang họa đấy. Phải gọi anh là trưởng ban thi công cho ra vẻ cách mạng. Cũng đừng gọi anh ta là “đại ca” xách mé giang hồ kiểu Đơn Hùng Tín của người miền Nam. Tốt hơn hết là làm thinh, mặt mũi ngu độn một chút cho hợp thời. Ngu độn thôi chứ đừng làm mặt khổ. Không ai chấp nhận cái mặt khổ của anh, có cuốn sổ chấm công, giá một xu một xe đẩy đầy có ngọn. Cũng chẳng thiếu gì người vượt chỉ tiêu, được phong anh hùng lao động. Thèm một đĩa cơm bình dân đầu đường ghê, mà tôi không mua nổi. Cơm cũng phải bán “chui” ngoài cửa xí nghiệp. Ly cà phê

NGUYỄN THỤY LONG

Page 70: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 70

bắp rang cháy cũng vậy. Cũng bán chui. Tôi không dám ăn uống thứ lương thực xa xỉ ấy. Bữa cơm trưa của tôi là mấy củ khoai lang sùng đắng nghen nghét và bình nước lạnh mang theo. Khoai mẹ tôi phải đứng xếp hàng mua ở tổ Hợp Tác Xã phường. Không có tên trong sổ lương thực, anh phải có tên trong hộ khẩu. Cái tên đó có thể bị gạch xóa đi bất cứ lúc nào, nếu anh bị ghét bỏ, phường không chịu quản lý con người anh nữa thì bỏ mẹ. Không khí hãi sợ trùm lên tất cả mọi người. Tôi ở tuổi 40 rồi, sức lao động cũng kém đi, chưa bao giờ tôi đạt chỉ tiêu qua những chuyến xe đẩy thủy tinh vỡ. Tôi là nhà văn tự gác bút, mấy anh bạn đồng hành đẩy xe với tôi, người là luật sư, dược sĩ, người là nhà giáo “mất dậy”, thay phiên nhau đứng hạng bét, dù cố gắng thế nào cũng không đạt chỉ tiêu trên đề ra, chứ chẳng mong gì đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu. Anh hùng lao động chỉ là điều mơ ước, khó còn hơn làm luận án thi tiến sĩ. Con đường chúng tôi đi từ cổng vào đến nhà kho, lẩn thẩn mà tính ra cũng phải đẩy xe cả trăm cây số mỗi ngày. Thuở mới đổi tiền, từ tiền Ngụy sang tiền Cách Mạng, tỉ lệ một ăn mười. Đồng tiền không vàng bảo chứng cũng quí giá vô cùng. Tìm ra nó khó ngàn lần vào rừng ngậm ngải tìm trầm. Giờ nghỉ giải lao buổi trưa chỉ có một tiếng đồng hồ vừa ăn vừa nghỉ. Bình nước ni lông tôi mang theo uống từ sáng đến giờ đã hết, tôi ra bể nước vục bình xuống múc. Cái bình chứa hơn phân nửa nước vẫn nổi lềnh bềnh trong bể. Tôi nghịch ngợm nhấn chìm xuống, thả tay ra, cái bình

vẫn nổi lên như cái phao. Nghĩa là bình còn một phần không khí chứa bên trong thì cái bình vẫn nổi. Có một người đang đứng nhìn tôi nghịch ngợm, anh kỹ sư xây lò của công ty. Nghe đâu anh ta là người chế độ cũ, làm việc ở công ty này lâu năm, nay được cách mạng lưu dùng (lưu dùng chứ không phải lưu dụng). Hành động đùa nghịch của tôi giờ nghỉ nên sẽ không bị khiển trách hay phê bình. Anh đứng xem tôi nghịch ngợm, rồi nở nụ cười, buột miệng nói: “Cám ơn nhà văn, anh đã cho tôi ý tưởng hay.” Tôi ngừng chơi, tròn xoe mắt nhìn anh, không nói được mà chỉ há hốc miệng. Một lát sau tôi mới lắp bắp chối: “Không anh nhầm rồi tôi là..là cu li không công nhân viên.” Anh kỹ sư vẫn cười: “Thôi đừng chối nữa, tôi biết mà, tên anh có trong kia, tôi không lạ gì anh, tôi từng là độc giả của anh. Tôi không phải công an, đừng lo. Anh ăn cơm chưa?” Tôi hoàn hồn, lắc đầu: “Không ăn được, mấy củ khoai sùng đắng nghét.”“Vậy tôi mời anh ra cổng ăn đĩa cơm bình dân chui với tôi, uống ly cà phê bắp rang.” Tôi toan từ chối, nhưng anh đã thân mật vỗ vai tôi: “Đừng từ chối, tôi người Nam, thật tình đó.” Thế là tôi với anh cùng nhau ra cổng. Đĩa cơm chui rưới nước mắm ớt, đậu que xào loáng thoáng mỡ, “chạy qua” hàng thịt mà ngon lành làm sao. Xong bữa cơm anh lại mời tôi qua đường uống cà phê đen, đường tán cạo ra xúc được nửa thìa vừa đắng vừa thiếu

ngọt, hút điếu thuốc rê vấn sẵn. Anh kỹ sư chẳng thèm hỏi đến thân phận cùn mằn của tôi bây giờ ra sao, có lẽ anh cũng thừa biết rồi. Anh hỏi tôi: “Mấy ngày hôm nay anh có thấy những phái đoàn đến thăm cơ sở của ta không?” “Có, đi xe ô tô con, có vệ sĩ đi hộ vệ nữa.”Anh hớp một miếng cà phê đắng nghét, nhăn mặt: “Cho thêm tí đường đi, đắng quá.” Cô hàng cà phê xúc cho thêm tí đường tán cạo, anh kỹ sư có vẻ hài lòng, không còn xin thêm chất ngọt nữa. “Còn hơn là uống cà phê quốc doanh, đắng xin thêm tí đường mà sợ bỏ mẹ. Thằng bảo vệ nhìn mình chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống. Đừng coi thường chúng nó, chúng có thế có quyền đấy, có ô dù che chắn.” Tôi đồng ý với anh, vì tôi từng thấy cảnh này. Anh kỹ sư như chợt nghĩ lại chuyện các phái đoàn đến công ty. Anh nói: “Toàn những cấp lớn, phái đoàn bự.”“Họ tới chi vậy?”“Tới vì việc xây lò nấu thủy tinh, xem bản vẽ thiết kế xây lò của tôi.” “Vậy hả, chính anh là người thiết kế xây lò?”“Ờ chính tôi, tôi đã làm việc này nhiều năm, có tay nghề.” “Mừng cho anh.”Anh kỹ sư gắt lên:“Mừng cái mẹ gì, tôi đang lo này.”“Lo gì?”

“Chuyện lắm thầy thối ma.như thế nào tôi không biết sao. Đúng là lắm thầy thối ma,nhiều cha con khó lấy chồng. Ông nào cũng to cũng có quyền

Page 71: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 71

hết. Tôi giải thích, thậm chí lấy chuyên môn ra lý luận cũng không xong. Tôi mang tiếng là cãi lệnh cấp trên, chống đối lại ý kiến xây dựng của lãnh đạo. Tôi đành phải chiều theo ý kiến xây dựng của họ. Nhưng tôi yêu cầu họ ký tên vào sự sửa đổi ấy ngay dưới bản vẽ, vị nào cũng xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi không thể làm ngần ấy cái cửa lò trong một cái lò. Tôi sẽ lấy ý kiến cuối cùng, ý kiến ấy mới có ở phái đoàn sáng nay. Tôi biết sẽ thất bại, sẽ không ổn nhưng cũng đành phải nghe theo thôi. Lò sẽ nổ tung hay xụp đổ vào ngày khánh thành, đốt lò. Khi đó chẳng ai chịu trách nhiệm hết ngoài thằng kỹ sư xây dựng lò là tôi. Vứt đi hàng bao nhiêu ngàn viên gạch chịu nóng, loại gạch đặc biệt phải mua của nước ngoài giá đến mười đồng mới đổi một viên chứ có ít đâu, chưa kể phải kê giá lên cao theo lệnh cấp trên. Tôi há hốc miệng nghe anh kỹ sư tả oán. Tôi không có ý kiến gì, vì tôi dốt đặc cán mai về nghề xây lò. Tôi dụt dè hỏi anh kỹ sư: “Anh đã có cách nào thoát khỏi “kiếp nạn” này chưa?”

Anh mỉm cười gật đầu: “Có rồi, mới trưa nay thôi, khi nhìn anh đổ nước vào bình.” Trời đất ơi, tôi có liên quan gì đến chuyện này, tôi thầm kêu lên như vậy. Nhưng anh không giải thích cho tôi, anh quay sang một chuyện khác:

“Tôi có một người bạn làm thợ máy không quân. Sau giải phóng anh chạy không kịp nên được lưu dùng, làm việc tại phi đoàn trực thăng, vẫn công việc sửa máy bay của anh ta xưa kia. Ai cũng nói anh được may mắn,

có công việc làm, không phải đi học tập cải tạo. Một ngày kia, anh nhận thấy loạt bu gi của máy bay đã hết hạn xài, vì thứ đó cần được thay thế vì đã xài đến hằng ngàn giờ bay rồi, phải liệng đi thôi, thay thế cái mới. Kho tiếp liệu lại hết đồ, anh đành lên báo cáo với tân chỉ huy trưởng phi đoàn. Chỉ huy trưởng không giải quyết chuyện này mà chỉ ra lệnh vắn tắt: “Khắc phục! Anh cạo bu gi, mài lại vít lửa, báo cáo với tôi làm gì, rồi chờ Liên Xô viện trợ thì thay thế. Anh cứ thi hành lệnh của tôi, tôi chịu trách nhiệm. Anh không làm thì có người của chúng tôi làm, anh có thể xin nghỉ việc, không phải chỉ anh mới là người giỏi, tôi không thể bao che cho anh mãi được, cách mạng từng chế ra tên lửa bắn rơi được B52 của Mỹ, nữa là cái chuyện vặt này có gì quan trọng đâu.”. Hú hồn, anh ta làm đơn xin nghỉ việc liền, mới đây tôi gặp anh ta ngồi lề đường sửa xe gắn máy, xe đạp. Anh tha hồ cạo bu gi, phục hồi bu gi và mài vít lửa. Anh hiểu chứ, chiếc Honda đang chạy trên đường bỗng nhiên chết máy còn giắt bộ mang đi sửa được. Chứ cái máy bay đang bay bỗng nhiên bị tịt ngòi bu gi giữa trời khắc phục cái nỗi gì.”Dứt câu chuyện, anh kỹ sư cười hì hì:

“Tôi thì không có may mắn bằng người lính thợ bạn tôi, vì tôi không được phép làm đơn xin nghỉ việc. Mãi ngày hôm nay tôi mới tìm ra cách thoát thân, một sống một chết mà. Cùng tắc biến, biến tắc thông phải không anh. Sắp đến giờ lao động rồi, chúng ta vào thôi. Mai Chủ nhật rảnh mời anh sang nhà tôi chơi. Tôi

ở Nhà Bè, tôi chỉ đường cho dễ tìm lắm. Thứ Hai này khởi công xây lò rồi.Tôi bận mất mấy ngày. Tôi tìm nhà anh kỹ sư xây lò nấu thủy tinh ở Nhà Bè không khó, anh đã chỉ dẫn đường đi nước bước cho tôi cặn kẽ, cặn kẽ từng chi tiết, vả lại bấy giờ chưa đổi tên đường. Tôi cọt kẹt đạp chiếc xe đạp cũ rích sang nhà anh chơi. Anh đón tôi ngoài cửa nhà cười toe toét. Căn nhà của anh là một chiếc bè, thả nổi trên sông, neo ngay cạnh bờ, lối lên xuống là chiếc cầu gỗ vững chãi, nhưng cũng tiện lợi, có thể điều khiển được, rút cầu lên, chiếc cầu ở trên bè, bởi vì anh ta là một người khoa học, hình như chiếc bè ấy còn di chuyển được. Tôi nhìn thấy một cánh buồm cuốn lại, không biết còn máy móc gì khác không. Trước mắt tôi là một căn nhà gỗ đơn sơ nhưng khá vững chắc. Đời sống của con người này, một vợ và một con nhỏ có vẻ bụi đời. Nhưng thực ra chẳng bụi đời tí nào, khi vào hẳn căn nhà của anh tôi mới rõ. Một căn nhà đầy đủ tiện nghi, có máy phát điện riêng, cầu tiêu buồng tắm, bếp núc, kho chứa lương thực nước ngọt. Tôi dạo chơi thăm căn nhà anh một vòng, tôi rất hài lòng và ao ước có một căn nhà như thế, cây kiểng xung quanh nhà được trồng trong chậu sành, bè là những thân gỗ lớn, ghép lại bằng bù loong và dây xích sắt. Tôi hỏi anh: “Sao anh lại có căn nhà này, mới đây hay từ lâu rồi?” “Mới đây thôi, từ khi tôi bán căn nhà ở đường Trịnh Minh Thế.” “Tại sao anh phải bán căn nhà đó?” “Nhà tôi rộng nên Cách Mạng xin vào ở chung, làm nhà

Page 72: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 72

tập thể, tôi không muốn sự chung chạ nào, cũng không thích tập thể, phiền lắm. “Làm cách nào mà anh bán được căn nhà anh đang ở?” “Một người cách mạng lớn cần một căn nhà cho phù hợp với địa vị của ông ta, tôi bán với giá bèo ấy mà, tiền bạc ấy tôi xây dựng cái bè này, làm nhà cây lên trên, vậy là cả gia đình tôi ở được. Tôi muốn di chuyển đi đâu cũng dễ, về quê chẳng hạn, cả gia đình tôi cho chạy về quê, chỉ cần nhổ neo giong buồm lên, cần thì máy đuôi tôm hỗ trợ. Miền nam mình thiếu gì sông ngòi. Cả gia đình tôi như con ốc, đi đâu mang theo cái nhà của mình, chắc ăn.” “Tại sao anh có sáng kiến ấy, nhà anh có hộ khẩu không?” “Có chứ, hộ khẩu thành phố đàng hoàng. Sáng kiến làm căn nhà biết bơi này tôi cũng mượn ý qua một chuyện ngắn “Căn nhà biết đi” đăng trên báo, cũng do chuyện đó tôi xin hộ khẩu tại căn nhà này, như nhân vật nào đó trong truyện ngắn xin hộ khẩu trên toa xe lửa bỏ hoang, vô tình toa xe lửa ấy của hỏa xa, bị kéo đi ra Nha Trang sửa chữa, thế là chủ hộ khẩu mất nhà. Trường hợp tôi thì không, tài sản này của tôi không thể mất được, vì chính tôi làm chủ hộ khẩu và chủ căn nhà. Thời buổi này gạo châu củi quế phải không, tôi vẫn sống đầy đủ đó anh, cần gạo thì tôi về nhà quê rồi lên, không lẽ người ta khám xét nhà tịch thu gạo, tịch thu đồ kho dự trữ .” Tôi khen:

“Ý kiến anh rất hay, sống ngay trong thành phố mà anh tự do, không theo luật lệ nào hết, nhiều người ao ước như vậy

mà không được đấy. Anh coi chừng bị kết tội là phản động.” “Ấy không, tôi vẫn đi họp tổ dân phố đều đặn, có điều lương thực tôi được phép mua nhường lại cho người khác thôi. Tôi là một công dân hợp pháp.” Anh kỹ sư cười với tôi:

“Hôm nay anh ở lại đây ăn với tôi một bữa cơm thịt cá, cơm trắng gạo Long An, cá tươi tôi mới lưới đêm qua, nhậu rượu đế Gò Đen, tráng miệng bằng xoài, thơm Bến Lức, để anh biết Nhà Bè là như thế nào. Miền Nam ta là xứ chim trời cá nước, đừng ép nhau quá. Tôi nguyên là gốc nông dân từ mấy đời nay, tôi không sợ đói, không cần lệ thuộc vào một thế lực nào hết. Cần lúa gạo thì trời cũng cho. Hẳn anh có nghe tại miền Nam này có loại lúa mọc tự nhiên, không phải do người gieo trồng mà trời cho. Hoàn cảnh khó khăn này tôi sẽ sống như thế đấy ..Hoàn cảnh của tôi còn may mắn hơn Robinson Crusoé lạc trên đảo hoang. Tôi phải tồn tại.” Tôi tưởng chừng như đã lâu lắm mới được ăn một bữa cơm ngon như vậy. Đúng là tôi đã gặp một quái nhân, sống khắc phục trong mọi hoàn cảnh. Anh không hề than phiền về đời sống hiện tại. Rượu vào lời ra, ly rượu đế nếp Gò Đen thơm ngon nhậu với gỏi soài xanh khô cá lóc bắt đáo để. Chẳng mấy chốc chúng tôi trở nên thân thiết, bóc ruột bóc gan ra với nhau, tinh thần tôi vốn dĩ nhiễm tinh thần người Nam Kỳ. Tôi nói với anh: “Anh buồn gì nào, đời sống anh đầy đủ như thế này khối người thèm đấy, buồn thì anh về quê. Còn như tôi có quê đâu mà về, nay thống nhất rồi, quê tôi ở miền

Bắc xa xôi, nay khác lắm rồi.” “Quê tôi ở miền Nam, nhưng bây giờ cũng vậy cả thôi, rập khuôn một mẫu mã, nhiều con người họ hàng bà con cũng đã thay đổi, không giống thời gian tôi sống và lớn lên. Họ phải sống theo thời như thế mới tồn tại được. Tôi buồn là vậy đó, tôi muốn đi khỏi đất nước này từ mấy tháng trước. Yêu quê hương thì có yêu chứ, nhưng cũng đành thôi. Tôi cứ nấn ná mãi cho đến lúc nhận lệnh xây cái lò, tưởng rằng mọi chuyện xuông xẻ, không ngờ?” “Chính vậy, tôi có xây cái lò theo ý tôi được đâu, tức là theo kinh nghiệm chuyên môn mà tôi đã làm từ hai chục năm qua. Làm cái đếch gì cũng bị biên tập thì làm sao nổi, nó sẽ ra cái quái thai nào. Họ ngoan cố mà có giáp trụ phòng thân, tôi thì có gì, như anh vậy, anh có gì? Lần này thì tôi đi xa, mang cả vợ con đi. Tôi ở đây không toi mạng thì cũng tù mọt gông. Cũng vì công việc xây lò, tôi biết chắc chắn rằng cái lò của tôi thiết kế thế nào cũng tiêu vào ngày khánh thành. Vậy thì “tẩu vi thượng sách”. Dù có bao nhiêu chữ ký đi nữa, nhưng rồi khi có “sự cố” xảy ra thì tôi người xây lò vẫn phải chịu sự “truy cứu trách nhiệm hình sự”. Biết vậy nên tôi phải tìm cách trốn đi bằng chính chiếc bè nhà tôi. Chuyện vượt biển không phải chuyện dễ, nhưng tôi phải liều thôi, tìm cái sống trong cái chết. Nói theo người miền Nam thì “nhất chín nhì bù”. Tôi đã lo liệu mọi thứ cho sự an toàn “chỉ mành treo chuông” này, nhưng còn một thứ tôi ưu tư là lượng nước ngọt mang theo những ngày còn lênh đênh trên biển, sợ

Page 73: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 73

không đủ dùng. Ngày hôm qua, nhìn anh cho nước vào bình, anh nghịch ngợm, nhấn chìm mãi cái bình nước mà cái bình không đầy nước cứ nổi lên lềnh bềnh, tôi nẩy ra sáng kiến, chứa nước vào những thùng phuy, đổ vào mỗi thùng phuy chỉ 2/3 phuy thôi, gắn xuống đáy bè, khi nào dùng đến nước uống thì cứ việc bơm lên thôi, tôi an tâm ở chuyến ra đi này, dù rằng phiêu lưu đó, giao cả sinh mạng của mình và sinh mạng vợ con cho biển cả. Khi cần thì tôi chạy bằng máy, khi chạy bằng buồm, tôi hy vọng rằng tôi chỉ ra khỏi hải phận là thoát.”

Anh kỹ sư có vẻ tin tưởng, anh nói với tôi rằng anh sẽ không có mặt vào ngày khai trương lò, dặn tôi tránh xa lò khi người ta đốt lò. Anh mơ mộng không, hay hoang tuởng trong một vụ thoát thân? Như gần dây có tin đồn có người đã thoát thân được bằng khinh khí cầu tự chế. Chuyện ấy có thật hay không, nhưng lời đồn đại thì um xùm trong thành phố, chốn chợ trời, có người tin và người không tin, nhưng lời đồn thì có đó.

Tôi không được chứng kiến và tham dự ngày khánh thành lò nấu thủy tinh, nên không được biết kết quả lành dữ ra sao, dù tôi rất muốn chứng kiến ngày trọng đại ấy. Tôi không có cái hân hạnh, vì chỉ một tuần lễ sau, tôi bị vồ ở chợ trời, do giao du với những phần tử phản động. Tôi lên trại học tập cải tạo, những năm tháng chán nản tôi cũng muốn quên đi, điều duy nhất tôi còn quan tâm là số phận anh kỹ sư và gia đình anh có thoát được không? Dù chuyện ấy rất phiêu như người thoát thân bằng khinh

khí cầu, treo người trên cái giỏ cần xế, mặc cho gió đưa đi rồi hạ cánh xuống đâu cũng được, miễn là xa dời được quê hương yêu dấu. Như những người vượt biên bằng chiếc thuyền chỉ dài mười hai thước, mỏng manh như chiếc lá giữa đại dương, có thể bị sóng to gió lớn vùi lấp bất cứ lúc nào, không kể bọn côn đồ trên biển, bọn hải tặc Thái Lan mất nhân tính, đe dọa tính mạng, trinh tiết của phụ nữ. Người ta vẫn cứ ra đi, tâm niệm tất cả những người ấy đều giống nhau qua câu” tự do hay là chết”. Đồng bào tôi đau khổ quá, như tôi vậy, bỗng nhiên mang thân tù tội, không biết ngày nào ra, dù rằng từ cái lồng nhỏ ra cái lồng lớn hơn. Một ngày kia, trại học tập tôi đang ở tiếp nhận một đám tù mới từ trại nào đó chuyển tới. Tôi nhận ra một người quen, anh ba luật sư làm cu ly với tôi ở công ty sành sứ thủy tinh hồi nào. Việc đầu tiên tôi hỏi anh về số phận cái lò nấu thủy tinh, anh cho biết cái lò ấy vì xây không đúng qui cách nên nóng quá đã sụp rồi. Tác giả cái lò bị qui trách nhiệm là phá hoại và bị truy nã, vì anh ta đã trốn mất tiêu với gia đình, không biết anh ta đi đâu. Riêng tôi biết anh ta đã trốn ra biển, việc thoát được hay không, tôi không biết, vì nhiều năm sau không nghe một trường hợp thoát thân như thế. Hai mươi lăm năm đã trôi qua, một phần tư cuộc đời.

Ấp Đông Ba cuối năm 2001

NGUYỄN THỤY LONG

Nhà Văn

Nguyễn Thụy Long Từ Trần, Thọ 71 Tuổi

SAIGON (VB, 3/9/2009) Nhà Văn Nguyễn Thụy Long đã qua đời ngày 3, tháng 9, 2009 tại Sài Gòn, hưởng thọ 71 tuổi. Theo lời kể từ gia đình, nhà văn Nguyễn Thụy Long trước đây từng bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, và mấy tháng trứơc đã bị một cú stroke, tai biến mạch máu não. Mới mấy tuần trứơc đây, nhà văn nằm ngủ một giấc dài, sáng ra vẫn chưa thấy tỉnh dậy, gia đình mới đưa vào bệnh viện, cho nằm điều trị khoảng nửa tháng, rồi mới cho ra. Bác sĩ lúc đó nói rằng nhà văn bị nhiễm trùng đường tiểu. Ngày 2/9/2009, bác sĩ cho ra ngoài, khi vợ thăm, nhà văn nói khó thở và bảo vợ hãy vỗ lưng như lời bác sĩ dặn. Vài phút sau, nhà văn Nguyễn Thụy Long từ trần. Nhà văn Nguyễn Thụy Long để lại vợ và 7 con, trong đó có 4 con ở ngoaị quốc và 3 còn ở Sài Gòn. Nguyễn Thụy Long là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Loan Mắt Nhung và từng được thực hiện thành phim. Nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, từng là lính Không Quân VNCH, đã viết cho nhiều báo trước 1975, nổi tiếng về văn tiểu thuyết, từng đi tù cải tạo, và rồi lại đi tù vì vượt biên. Và gần đây, Nguyễn Thụy Long được báo Khởi Hành ở California, với chủ nhiệm là Viên Linh, trao giải Sự nghiệp Văn chương.

(trích Việt Báo Thứ Sáu, 9/4/2009 )

Page 74: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 74

Mùa hè năm 1803, nhà soạn nhạc Beethoven được nhà điền chủ De Brunowick

người Hungary mời từ thành Vienna về điền trang của mình ở Malfati để dạy nhạc cho cô con gái Theresa 12 tuổi.

Đón Beethoven ở phòng khách, nhà điền chủ gọi con gái ra và giới thiệu:

- Theresa, đây là thầy của con, thầy Ludwig van Beethoven, một nghệ sĩ Piano lừng danh, nhưng con có thể gọi thầy là chú Ludwig.

Theresa làm cả ông bố lẫn Beethoven ngạc nghiên, khi cô chào bằng cả hai nhân xưng:

- Em chào thầy Beethoven, cháu chào chú Ludwig.Buổi gặp gỡ đầu tiên làm Lud

rất hài lòng. Chàng thấy ngay Ther là một cô học trò thông minh, chàng sẽ không phải mất công kèm cặp nhiều. Lud đề nghị Ther đàn thử cho chàng nghe, cô trò nhỏ rất tự nhiên lướt tay trên phím đàn tự tin và thoải mái.

- Thế nào, Lud? Anh thấy liệu nó có thể trở thành một nghệ sĩ Piano theo bước chân anh được không? Nhà điền chủ hỏi.

- Không, Johan, tôi sẽ không dạy cháu để trở thành một anh nhạc công như tôi đâu, tôi sẽ hướng dẫn cháu sáng tác. Mà anh biết đấy, bản thân tôi cũng đang

nung nấu những bản nhạc để đời. Còn làm một anh nhạc công, dù là Piano hay Đại phong cầm thì đâu có vinh hạnh gì.

- Anh phải nghiêm khắc với nó mới được đấy.

- Lại cũng không, Johan. Âm nhạc là thiên bẩm. Người ta chỉ có thể hướng dẫn nó, phát triển nó, nếu nó có. Còn không, thì đành chịu. Âm nhạc không bắt ép được.

Therese Malfatti

Chàng nói thế, vì chàng nhớ lại quãng đời niên thiếu của chàng. Cha chàng vốn rất ngưỡng mộ Mozart, người chỉ mới 6 tuổi đã là một nhà soạn nhạc. Thấy Lud còn nhỏ thích bấm lên phím piano của ông nội để lại, ông cũng muốn chàng trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên chàng được tập

đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ … Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làm ngăn trở sự phát triển của cậu con trai. Chàng bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên. Cuối cùng, không những chẳng học được gì mà hễ cứ bị bắt ngồi vào đàn là chàng đã thấy sợ hãi, hai tay run bần bật.

Với Ther, chàng sẽ không làm như thế. Chàng sẽ làm thế nào để Ther yêu âm nhạc, tự đến với âm nhạc, và dần dà phát triển nó lên.

Điền trang Malfatti là cả một vùng rộng lớn. Ở đó có những cánh đồng lúa bạt ngàn, những đồi hoa dại trải hết tầm mắt, những con suối chảy róc rách, những hồ ao đầm lầy với hoa súng, hoa sen thơm ngát.

Lud và Ther thường đi dạo trong các buổi chiều. Một lần, ngồi trên tảng đá, Ther hỏi:

- Chú có nghe thấy tiếng suối reo không?

- Không, chú chẳng nghe thấy gì cả.

- Ồ, chú!, tai chú làm sao thế? Chú nghễnh ngãng à? Cháu nghe rõ mà.

Lud tập trung chú ý. Ừ thật, dòng suối ở đâu đây mà không thấy. Tiếng suối chảy vào khe đá

TM

Tặng TD và MC, một người có số đào hoa, một nười luôn lững thững trong cuộc đời, nhưng vẫn hy vọng được hên trong các cuộc phiêu lưu tình ái. Muốn học tập Goethe ở tận đâu đâu, sao không ngưỡng mộ Nguyễn Công Trứ ngày xưa hay Trần quốc Vượng ngày nay, ngay trên đất nước mình?

Page 75: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 75

róc rách róc rách như tiếng cá nhảy. Quả thật là mình nghễnh ngãng. Từ mười năm nay, Lud thấy tai chàng có vấn đề. Nhiều khi bạn bè gọi sau lưng, chàng không nghe thấy. Không phải chàng điếc, nhưng muốn nghe được những âm thanh tinh tế, chàng phải tập trung lắm mới nghe được.

Buổi tối, Lud đề nghị Ther mô phỏng lại tiếng suối chảy lúc chiều. Ther lúng túng không làm được. Lud ngồi vào đàn, dạo qua một lượt rồi bảo:

- Ther, cháu nghe đây. Chàng lướt tay vèo một lượt

qua các phím đàn, và dòng suối chảy hiện lên róc rách trong suốt, thỉnh thoảng lại tách một cái như có con cá nhẩy.

Ther sững sờ một chút rồi chạy lại ôm choàng hôn vào cổ Lud:

- Tuyệt vời. Chú thật là một thiên tài!

Lud còn đánh lại vài lần cho Ther nghe lại. Nhưng rồi Ther chợt bảo:

- Chú Lud. Cháu muốn sửa nốt mi của chú thành nốt fa được không? Và chỗ sol-la-mi thì nhanh hơn một chút nữa?

Lud làm lại, và chàng công nhận là Ther có đôi tai tinh tế hơn mình.

Cứ thế, chiều chiều đi dạo, tối về Lud hướng dẫn Ther ghi lại, mô phỏng lại các âm thanh nghe được trong rừng, trên cánh đồng hoặc ngay sau vườn nhà mình. Khi thì tiếng ve réo rắt đến inh tai, khi thì tiếng con chim cuốc sầu não gọi bạn đời, tiếng đàn vịt bơi nhẹ nhàng hoặc tiếng một con ễnh ương nhày “póc” xuống nước.

Thỉnh thoảng, hai chú cháu lại mang cả khung vải và cành cọ ra cánh đồng ngồi vẽ. Khả năng hội họa của cả hai thầy trò chẳng lấy gì làm xuất sắc, nhưng ít nhất họ cũng ghi lại được những mảng màu mà họ trông thấy.

Một lần, Ther hỏi:- Chú này, hội họa có thể mô

tả được gió. Chú xem, cháu vẽ cành cấy uốn cong theo chiều gió, những chiếc lá vàng rơi bay theo cùng một hướng. Nhưng âm nhạc liệu có ghi được tiếng gió không hả chú?

- Sao không? Lud trả lời. Người ta ghi được tiếng bão tố gầm rú, tiếng sóng biển cuộn trào, và những cột buồm trong bão bị gãy răng rắc đó thôi.

- Không, đấy là bão tố. Cháu muốn nói tới tiếng gió thiết tha, da diết, nó thổi nhẹ vào làn tóc cháu, lách vào các ngọn cỏ, lướt nhẹ trên những tấm lá xanh mướt này cơ. Có lẽ chú không nghe được đâu, nhưng cháu nghe rất rõ.

Lud lại phải tập trung, quả thật là có một âm thanh của gió, nhưng chàng không nghe rõ. Quả thật là Ther có đôi tai thật là tinh tế. Buổi tối hai thầy trò lại cố ghi âm thanh của gió, những làn gió nhẹ nhàng, thiết tha, da diết. Đôi tai tinh tế của Ther cộng với thiên tài bẩm sinh của Lud như quyện vào nhau, hợp tác với nhau để mô tả làn gió nhẹ này.

Malfati không chỉ có cảnh thiên nhiên, ở đó còn có những con người. Lud và Ther thường đến thăm gia đình của nông dân quanh vùng. Ther là cô bé dễ mến. Đi đên đâu cô cũng được mọi người yêu thích. Hai bím tóc vàng, bộ đồng phục học sinh với

chiếc áo sơ mi trắng, váy xanh chớm gối, đôi chân trần, làm cô hòa quyện với các gia đình nông dân. Ở đó, họ quan sát và nghe được tiếng lũ gà vịt ríu rít, tiếng con bê gọi mẹ, và những cô thôn nữ vắt sữa bò, sữa dê, những dòng sữa chảy tí tách. Lud ghi lại tất cả. Ghi để chơi, ghi để hướng dẫn Ther, chứ bản thân Lud cũng chưa biết là để làm gì.

Dạo ấy, Lud đang có những kế hoạch lớn. Chàng đang tập trung để ra được bản Sonate Kreutza trong năm này, viết cho violon và piano và dự định năm sau sẽ viết Bản Giao hưởng số 3 Anh hùng ca mạnh mẽ. Để viết bản anh hùng ca này Lud phải đọc rất nhiều. Những chiến công lừng lẫy của Napoleon hồi đó đã hút tâm trí của chàng. Chàng cảm phục, chàng ngưỡng mộ tài năng quân sự của Napoleon. Chàng khâm phục việc dùng người: trong số 26 nguyên soái của Napoleon, chỉ có 2 người xuất thân là quý tộc, số còn lại là từ những người dân bình thường, do tài năng và bản lĩnh mà thăng tiến. Lud cảm phục thống chế Jean Lannes, vị tướng thân cận nhất của Napoleon, người mà mọi anh hùng đều công nhận ông là anh hùng số 1, nhưng ông thì nói : “Ba mươi mà chưa tử trận thì không thể nói là anh hùng, tôi năm nay đã ba chín tuổi rồi…”

Chàng đọc, chàng ghi chép, chàng viết, rồi những bản giao hưởng khổng lồ cứ hình thành. Bản giao hưởng ấy, lúc đầu chàng đề tặng Napoleon “thống chế của mọi thống chế, anh hùng của mọi anh hùng”, nhưng sau khi Napoleon lên ngôi hoàng đế thì chàng xé bỏ lời tặng cho

Page 76: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 76

Napoleon, vì ông ta không còn xứng đáng nữa, chàng đề “Tặng những người anh hùng không bao giờ trở thành vua chúa”.

Mùa Thu, Lud trở lại thành Vienna tập trung vào công việc của chàng. Những ngày này là những ngày cực kỳ bận rộn. Người ta nói rằng những năm 1803 đến 1809 là những năm ra đời các tác phẩm nổi trội của Beethoven. Quả là chàng lao động không biết nghỉ.

Hè năm sau, Lud lại trở lại điền trang. Ở điền trang, không khí tĩnh mịch và trong lành. Những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân và những đêm nằm đau ê ẩm mình mẩy cũng ít đến với chàng hơn khi chàng về sống ở điền trang. Chàng về đấy như vừa nghỉ ngơi, vừa dạy học cho cô trò nhỏ, lại cũng như một thú đam mê cuốn hút chàng. Năm nay Ther đã 13 tuổi, không còn là cô bé con mà là cô bé đã ở tuổi dậy thì. Đôi vú nhỏ nhô lên như hai quả cau dưới làn áo mỏng. Cô không tết tóc nữa mà để tóc xõa xuống ngang vai, cũng không để chân trần mà đi đôi tất màu da. Vẫn rất thận thiện với Lud, vẫn hồn nhiên, nhưng không còn cái độ nhảy lên bám vào vai và hôn chụt một cái vào cổ chú nữa. Lud nhận thấy rằng, dưới làn áo mỏng kia, một sức sống, một sức sống mãnh liệt, đang trào dâng.

Mỗi mùa hè, Lud lại về điền trang. Năm qua năm, Lud quan sát thấy Ther cứ lớn dần. Từ cô bé ngây thơ, đến cô bé dậy thì biết giữ ý, đến một thiếu nữ mơ mộng, rồi thành một cô gái với đầy đủ mọi thứ mà ngôn từ có thể tả được.

Bây giờ thì Ther luôn luôn

gọi Lud bằng thầy, không còn chú cháu như xưa.

Một lần, Ther bảo :- Thưa thầy, thầy phải viết cái

gì về đồng quê đi chứ, bao nhiêu là tư liệu thầy đã có rồi. Thầy phải viết, viết một cái gì đó thật lãng mạn, một cái gì đó thật yêu thương, và em tin chắc rằng cái này sẽ khác hẳn những gì thầy vừa công bố trong những năm gần đây.

Lud giật mình. Quả đúng thế. Những năm này chàng đã cho ra đời các Sonate cho piano, Bình minh và Appasionta, Bản Giao hưởng Số 4, Bản Giao hưởng Số 5 Định mệnh, đều có giá trị nghệ thuật lớn lao. Trong giao hưởng Định mệnh chàng muốn lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio ra sức bảo vệ người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến tranh. Tất cả những cái đó đều là âm nhạc cổ điển, đã đến lúc chàng phải làm một cái gì khác, hoàn toàn khác, với những gì chàng đã làm cũng như người ta đã và đang làm. Phải chăng đây là dòng âm nhạc mới, theo gợi ý của Ther?

Năm ấy, chàng tập trung vào sáng tác bản giao hưởng số 6: Đồng Quê, Bản 6 hoàn thành gần cùng lúc với bản giao hưởng số 5 nhưng đây là một tác phẩm có nội dung và tính chất hoàn toàn khác bản giao hưởng số 5. Trong bản giao hưởng số 5, tất cả đều căng thẳng đến cao độ: bằng

những phương tiện âm thanh hùng vĩ, nó phản ánh cuộc đấu tranh và niềm vui chiến thắng. Còn bản giao hưởng Đồng Quê, xét về nội dung âm nhạc thôn dã cũng như tiêu đề của nó là một loạt những bức tranh thanh bình. Chàng nói rằng bản giao hưởng Đồng Quê là sự truyền đạt những cảm xúc nảy sinh do tiếp xúc với thế giới thiên nhiên và cuộc sống thôn dã nhiều hơn là bức tranh phong cảnh bằng âm thanh. Tuy vậy, trong bản giao hưởng này, chúng ta vẫn thấy rõ tính chất hội hoạ đậm nét của nó.

Buổi biểu diễn đầu tiên bản giao hưởng này diễn ra ở Vienna trong một đêm đẹp trời mùa Thu năm 1809. Thành công đến không ngờ. Khán giả ào lên vỗ tay mỗi khi kết thúc một trường đoạn. Nhưng Lud không chú ý. Chàng chỉ chú ý đến một khán giả duy nhất, Ther, người ngồi ở hàng đầu trong hàng khán giả. Nàng, lẽ ra phải được ngồi trong tư thế đồng tác giả của bản giao hưởng này. Lud quan sát thấy mặt nàng lúc thì hồng lên, lúc lại tái đi, lúc rạng rỡ, lúc lại chùng lòng xuống, buồn rầu theo giai điệu của bản hòa ca. Bản nhạc dắt ta tới đồng quê.

Buổi biểu diễn kết thúc, sau khi chào khán giả, Lud đã cùng với Ther gần như phải chạy trốn. Chàng không muốn gặp gỡ những khán giả cuồng nhiệt vào lúc này. Chàng chỉ muốn một mình với Ther. Lẽ ra có thể đón xe đưa nàng về, nhưng Lud lại muốn đi bộ một lát cùng nàng. Chỉ cách phòng hòa nhạc một quãng thôi là cung điện Belvedere, rồi tượng đài Moza,

Page 77: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 77

và hai người có thể đi bộ qua từng ngõ hẻm vẫn giữ được nét thơ mộng có từ thời trung cổ. Đi mãi mà Ther vẫn còn thổn thức.

- Thầy ơi, thầy đừng nói gì cả. Em muốn lặng im, để em nuốt hết những dòng nhạc của thầy, để em suy ngẫm, để em thưởng thức, để em sống lại tuổi thơ tại điền trang thơ mộng của em.

Lud đi cạnh nàng. Hãy im lặng cho nàng suy ngẫm, cho nàng thưởng thức. Nhưng phải nói thôi, phải nói thôi, rằng ta yêu nàng từ lâu rồi. Ta đã chứng kiến từng ngày, từng tháng, từng năm lớn lên của nàng. Ta cũng không biết ta thực sự yêu nàng từ lúc nào nữa. Nhưng rõ ràng là nàng cũng yêu ta. Đã có lúc, tự miệng nàng nói, thưa thầy, em yêu thầy. Chàng ngỡ ngàng một chút, nhưng rồi chàng hiểu ngay đấy là nàng nói nàng yêu người thầy của nghệ thuật, chứ không phải yêu cá nhân chàng. Lắm lúc chàng nghĩ chàng như cây sồi mùa Đông, sù sì, rụng hết lá, trông như một cành củi khô, còn nàng, nàng là con chim Sơn ca, đậu trên cành Sồi khô trụi. Sơn ca vẫn hót, vẫn vỗ tung cánh bay lên, vẫn ríu rít bên cành Sồi, liệu đó có thể là tình yêu được không?

Nhưng , dù sao, chàng phải nói, không nói hôm nay nghĩa là không bao giờ.

Lấy hết bình tĩnh, chàng nói:- Ther, tôi phải nói với em

điều này.- Vâng, em nghe đây, thưa

thầy.Chàng lại lặng im. Có nên

nói hay không nhỉ? Đã phải lúc chưa? Ồ không, không thể nói được. Nhưng không nói hôm nay

nghĩa là không bao giờ.- Em nghe thầy chứ? Chàng

lại hỏi, chứ chưa nói lên được điều muốn nói.

Nàng không đáp mà ngước đôi mắt tròn to nhìn chàng. “Sao hôm nay thầy có cái gì mà lạ thế?”

Lấy hết sức bình sinh, chàng nói nhỏ:

- Ther, em làm vợ tôi được không?

Trời ơi, nàng sững người. Nàng như chết đứng giữa trời. Nếu như người ta có thể sáng tác được một bản nhạc mô tả phút giây này thì đó là giông tố, là chớp giật, là cầu vồng, rồi là hoàng hôn vụt tắt hay là bình minh rực sáng. Lud tưởng như Ther đứng im như thế trong khoảnh khắc, vì tim nàng như ngừng đập, rồi nàng quay người lại gục đầu vào vai chàng, thổn thức, “em đợi câu này lâu lắm rồi, anh!”. Rồi nàng ngước mắt lên, đặt một nụ hôn nồng cháy lên môi chàng, nụ hôn cháy bỏng chứ không phải hôn chụt vào cổ chàng như thuở nàng còn bé thơ.

Nhưng Ther đứng im lâu hơn chàng nghĩ. Mặt nàng lúc đầu hồng đỏ, nhưng sau chuyển sang màu tái xám. Nàng lắp bắp cái gì không rõ, rồi hai giọt nước mắt từ từ chảy ra và lăn trên gò má. “Tại sao nàng khóc? Vì xúc động?, vì hạnh phúc?, hay vì nuối tiếc bởi lời cầu hôn đã quá muộn màng?”

Cuối cùng thì Ther cũng dồn hết sức mình, để cất tiếng nói:

- Thưa thầy, em quý trọng thầy (sao lại là quý trọng?), thÀy là tất cả của em (tất cả là thế nào?), thầy là thầy em, …là anh em, …là chị em, …là mẹ em, …là cha em, …là thần tượng của em,

…là niềm yêu thương của em…Thầy là tất cả của em… Thầy cao hơn nhiều so với những gì thầy vừa đề nghị với em, nhưng thưa thầy, điều thầy đề nghị thì em chưa bao giờ nghĩ tới, không bao giờ nghĩ tới, và em không thể, thưa thầy!

Nàng nói một hơi, rồi nàng òa lên khóc, nàng bỏ chạy, như muốn trốn khỏi cái thế giới oái oăm kỳ quái này.

Lud không đuổi theo nàng. Cứ để nàng chạy, cứ để nàng chạy khỏi cuộc đời chàng. Nhưng lúc sau, bình tĩnh, nàng quay lại, đã lau khô nước mắt.

- Thưa thầy, để em tiếp tục đi cùng thầy về nhà được chứ ạ?

Hai người lại đi, đi trong im lặng. Lud biết, thế là cuộc đời chàng cuối cùng chỉ có các bản giao hưởng mà thôi. Nàng vẫn đi bên cạnh chàng, nhưng là đi bên cạnh cuộc đời chàng, chứ không bao giờ đi vào cuộc đời chàng được.

Sau này, người ta nói rằng Beethoven là người dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn, và bản giao hưởng số 6, bản giao hưởng Đồng Quê, là mở đầu cho trào lưu âm nhạc lãng mạn đó. Nhưng với chàng, chàng cho rằng nàng, chính nàng mới là người dọn đường, người truyền cảm xúc, còn chàng, chàng chỉ là người ghi lại mà thôi.

Mười năm sau, Beethoven đã điếc đặc cả hai tai, chàng vẫn còn tiếp tục sáng tác, Bản Giao hưởng số 8, rồi Bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu. Trong toàn bộ di sản của Beethoven,

Page 78: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 78

những tác phẩm này nổi bật hơn cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.

Một lần, trong buổi trình diễn đầu tiên của bản Giao hưởng 9 ở Vienna. Hôm đó, khi người nhạc trưởng đã buông đũa xuống, cả nhà hát vẫn còn đang lặng đi trong niềm xúc động, người ta dắt chàng lên sân khấu. Phía dưới, đám đông như chợt bừng tỉnh, đứng dậy hoan hô cuồng nhiệt.

Còn chàng, chàng vẫn đờ đẫn đứng nhìn dàn nhạc và dàn đồng ca (ở chương 4 của bản giao hưởng này có một đoạn choral) vì có nghe thấy gì đâu. Một nữ danh ca giọng soprano tiến lên quay người chàng lại. Trông thấy cảnh tác phẩm của mình được mọi người đón nhận

nồng nhiệt ra sao, chàng đã rỏ những giọt nước mắt sung sướng, mãn nguyện. Người nữ ca sĩ đó nói một câu gì đó, được khán giả hoan hô nhiệt liệt rồi quay lại ôm choàng vào vai chàng, ngước mắt hôn vào môi chàng. Cả khán phòng lại vang lên những tiếng vỗ tay. Chàng hiểu rồi, người ca sĩ đó đề nghị khán giả cho phép cô được thay mặt mọi người ôm hôn để cám ơn chàng. Lần đầu tiên được một người con gái hôn vào môi, nhưng chàng biết, đây là cái hôn nghệ thuật, là cái hôn sân khấu, chứ còn cái hôn trong cuộc đời thì vĩnh viễn chàng sẽ không bao giờ có được.

Ngẫm lại cuộc đời chàng, không biết cái gì dằn vặt chàng nhất. Những cơn đau bụng quằn quại hay những đêm đau đớn toàn thân, hoặc những đêm thao thức không ngủ để sáng tác, bệnh xơ hóa thính giác cứ tiến dần dần gặm nhấm đôi tai chàng? Cái gì,

cái gì làm chàng đau khổ nhất? Chàng không biết. Chàng chỉ biết một điều duy nhất, cái gì cũng không so sánh được với việc có nàng bên cạnh mà lại không được nàng. Có lẽ, đó là điều đau khổ nhất, nhưng có lẽ đó cũng là điều làm chàng vắt hết cả sức mình để để lại những tuyệt tác cho nhân loại cho đến ngày nay.

Hẳn vì thế mà chẳng có ai ngạc nhiên khi thằng cháu hư đốn của chàng, cái thằng đã làm chàng phiền muộn bao lần, thế mà khi làm di chúc chàng vẫn để lại toàn bộ tài sản cho nó. Hẳn thế mà, khi bác sĩ báo tin cho chàng trên giường bệnh rằng giờ phút cuối cùng đang đến, thì chàng lại buông một câu để đời: “các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!”./.

�nh th©i s¿ Ç¥c biŒt: MÛ ÇÕ c© vàng

Nhân dịp lễ St-Michel (29/09/2009), hội Union Nationale des Parachutistes tổ chức một buổi diễn hành trên Champs-Élysées với dépôt de gerbes dưới Arc de Triomphe.Phái đoàn Việt Nam có 3 mũ đỏ và Cờ Vàng.Thật hãnh diên khi thấy phái đoàn Việt Nam có 3 mũ đỏ và Cờ Vàng bay phất phới trên bầu trời xanh của thành phố Paris.

DN

Page 79: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 79

Họa diệt chủng xảy ra như Tây TạngNếu Việt Nam còn cộng sản độc quyềnHam danh, bán nước, hối lộ, tham tiềnQuên thù hận thiên niên làm nô lệ . Quên thù truyền kiếp Bắc phương đồ tểKhông noi gương chống Hán đế xâm lăngTừ Trưng, Triệu đến Đinh, Lê, Lý, TrầnNguyễn Huệ đuổi Mãn Thanh về đất Bắc . Tội Việt gian cộng Hồ cao chất ngấtBán ải Nam Quan, Bản Giốc, biển ĐôngBán Tây Nguyên mỏ Bauxite, uraniumVịnh Bắc Việt, Hoàng Sa, Trường Sa đảo . Tội cộng phỉ Hồ phi nhân, vô đạoThờ Mac-Lê, diệt tôn giáo, thờ MaoGây chiến tranh máu đỏ nhuộm chiến bàoKhéo ngụy biện theo Tàu làm cách mạng . Đặt dân tộc Việt trên bờ vực thẳmDuẫn, Anh, Phiêu, Mạnh, Triết, Dũng rước TàuTừ Nam Quan, Trung Việt xuống Cà MâuĐến Tây Nguyên không thông hành khai báo . Tội phỉnh lừa dân, chuyên trò nói láo Thế giới đại đồng, cơm áo đảng nuôiAi cũng như ai, không chia giai cấpBình đẳng, tự do, vô sản mọi ngưoi . Chủ trương “thà giết lầm hơn bỏ sót”Cộng phỉ Hồ giết chết đạo, đảng, người :Tạ thu Thâu, Phạm Quỳnh, Ngô đình Khôi ... Hòa Hảo, Cao Đài, Quốc Dân, Đại Việt ...

Tội cộng Hồ phải trời tru đất diệtMới an ủi hồn người Việt chết oanDo cải cách ruộng đất, tết Mậu thânTù cải tạo, đi vùng kinh tế mới . Mới an ủi hồn gái thơ khờ dạiBị dâm tặc Hồ phá hoại đồng trinh Nông thị Xuân bị giết sau ngày sinhDo lệnh Hồ ô danh lưu vạn kỷ . Nhìn Hán hóa Tân Cương Duy Ngô Nhĩ Thêm đau lòng Tây Tạng, xót quê hươngGiặc Tàu Mao ngạo nghễ vượt biên cương Do Việt cộng chủ trương mời Tàu Hán . Nạn vong quốc còn có ngày phục hậnNhưng mất dân, diệt chủng lấy chi đòiĐau đớn thay nếu Bắc thuộc lần nầySao khỏi cảnh lưu đày như Tây Tạng ! Vùng dậy mau lên toàn dân chống HánGiải thể ngay lũ cộng sản tiếm quyềnĐể núi sông cho dân Việt ba miền Xây dựng lại nền tự do dân chủ . Tìm cơ hội tạo liên minh phòng thủChống giặc Tàu phù, quyết gi» quê hươngNoi gương tổ tiên tự lực tự cườngPhất ngọn cờ vàng biểu dương chính đạo .

TTX, Montréal, 18-09-2009

HỌA DIỆT CHỦNG

TTX

Page 80: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 80

COMMUNIQUÉ DE PRESSE

Le Bouclier d’Athéna et ses partenaires donnent le coup d’envoi d’une nouvelle campagne de sensibilisation multilingue sur l’agression sexuelle :

“EST-CE QUE VOUS AVEZ UN SECRET?”

Montréal, le 15 septembre 2009 – Le Bouclier d’Athéna, en collaboration avec plusieurs organismes communautaires, des services sociaux et de santé, des médias ethniques et le Service de Police de la Ville de Montréal ont lancé une nouvelle campagne de sensibilisation sur l’agression sexuelle intitulée « Est-ce que vous avez un secret? » « Cette nouvelle campagne est une étape de plus dans l’évolution de notre organisme car elle répond aux besoins grandissants des communautés que nous desservons» selon Melpa Kamateros, directrice exécutive du Bouclier d’Athéna. Depuis plus de 18 ans, le Bouclier fournit des services de support, d’intervention et d’hébergement aux femmes et aux enfants victimes de violence familiale et est également un chef de file en matière de sensibilisation communautaire.

L’invitée d’honneur, Sophie Grégoire Trudeau, correspondante pour le Québec de l’émission eTalk Daily, était également présente pour apporter son soutien au Bouclier qui par sa mission souhaite éradiquer la violence faite aux femmes. « Je suis très optimiste sur le fait que cette campagne va permettre aux femmes de pouvoir partager leur secret afin de leur assurer un futur fait de liberté et de sécurité pour elles-mêmes et leurs enfants. »

Grâce au soutien financier de Condition féminine Canada, le Bouclier d’Athéna et ses partenaires ont développé des outils de sensibilisation et d’information traduits en 15 langues et en braille, comprenant un livret d’information, un message d’intérêt public et des lignes téléphoniques de référence qui vont faciliter la transmission d’informations sur l’agression sexuelle, les lois et les ressources d’aide. Ces outils ont pour objectif d’accroître la sensibilisation à l’égard de l’agression sexuelle qui survient dans le cadre des relations intimes.

Avec cette campagne, Le Bouclier d’Athéna et ses partenaires souhaitent promouvoir l’accès à de l’information vitale pour les femmes et les communautés qui font face à des barrières culturelles et linguistiques. Docteure Banagchech Hejazi, médecin de famille et collaboratrice à la campagne confie : « J’ai vu des femmes victimes d’agression sexuelle qui ont porté ce secret jusqu’au jour de leur mort car elles n’étaient pas au courant des ressources qui auraient pu leur venir en aide ou encore parce qu’elles étaient honteuses ou effrayées à l’idée d’être stigmatisées. »

Pour plus d’information communiquer Melpa Kamateros au 514 274 8117

Page 81: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 81

Page 82: Báo Quốc Gia số 122

QuÓc Gia 82