21
THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày………….. tháng 01 năm 2015 BÁO CÁO Tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ Thực hiện Định hướng chương trình thanh tra năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 2119/VPCP-KNTN ngày 15/10/2013 của Văn phòng Chính phủ; sau khi phổ biến, quán triệt và triển khai công tác thanh tra năm 2014 tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 ngày 08/01/2014, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Văn bản số 516/TTCP-V.I ngày 17/3/2014 (kèm theo Đề cương hướng dẫn) triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ (viết tắt là thanh tra chuyên đề diện rộng). Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng như sau: I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Thực trạng đầu tư xây dựng, nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ Việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại

Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

  • Upload
    voduong

  • View
    222

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày………….. tháng 01 năm 2015

BÁO CÁOTổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ

Thực hiện Định hướng chương trình thanh tra năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 2119/VPCP-KNTN ngày 15/10/2013 của Văn phòng Chính phủ; sau khi phổ biến, quán triệt và triển khai công tác thanh tra năm 2014 tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai công tác năm 2014 ngày 08/01/2014, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Văn bản số 516/TTCP-V.I ngày 17/3/2014 (kèm theo Đề cương hướng dẫn) triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ (viết tắt là thanh tra chuyên đề diện rộng). Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng như sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Thực trạng đầu tư xây dựng, nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ

Việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, trong khi, vốn ngân sách nhà nước hiện nay và trong thời gian tới rất hạn hẹp do dự báo tình hình thu ngân sách tiếp tục khó khăn; vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhiều để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép… thực trạng này đã và đang ảnh hưởng xấu đến an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trước thực trạng trên, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức rõ và quán triệt các yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư phát triển trong tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, bố trí vốn đến triển khai, giám sát thực hiện, kiểm toán quyết toán...; việc giao cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn danh mục dự án, dự kiến phân bổ vốn

Page 2: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

ngân sách Trung ương, bổ sung có mục tiêu đã tạo quyền chủ động trong việc bố trí kế hoạch đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư; bố trí vốn tập trung hơn cho các dự án đã hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi công mới các dự án chưa thật sự cần thiết; công tác rà soát, thẩm định dự án, trong đó có thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn được chú trọng hơn, hầu hết các dự án được triển khai thực hiện có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; các dự án đầu tư về cơ bản được thực hiện đúng theo mức vốn kế hoạch đã giao, góp phần hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản.

2. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủChính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt chỉ đạo

các cấp, các ngành triển khai xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và yêu cầu phải hoàn thành hết năm 2015. Tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ năm 2012 tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao. Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương yêu cầu việc xử lý nợ đọng thực hiện đúng theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg đồng thời quy định trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; các địa phương phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, xác định nguyên nhân và có kế hoạch, lộ trình đến năm 2015 hoàn thành xử lý tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Việc triển khai thực hiện các giải pháp tại các chỉ thị nêu trên đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thất thoát, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, song chưa triệt để. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý đầu tư, xử lý nợ đọng, yêu cầu tiếp tục thực hiện các chỉ thị trước và thực hiện một số nội dung sau: không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn, đối với những gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng phải tổ chức nghiệm thu thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định tại Điều 58, 59 của Luật Đầu thầu, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu; lập, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo tiến độ, kế hoạch vốn được phân bổ theo đúng quy định, không sử dụng vốn vay ngân sách địa phương để bố trí vốn cho các dự án khởi công mới khi chưa xác định hoặc thẩm định được nguồn vốn để hoàn trả.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và phân bổ, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; trong đó, tập trung kiểm tra việc phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư, nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án có mức độ thay đổi tổng mức đầu tư lớn. Tổ chức việc

2

Page 3: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

công bố công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật; đề xuất với Chính phủ có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.

3. Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng- Để thanh tra chuyên đề diện rộng đạt hiệu quả, Thanh tra Chính phủ đã tổ

chức 02 lần tập huấn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn Thanh tra các bộ, ngành, địa phương về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp triển khai và tiến độ tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng.

- Sau khi ban hành Văn bản số 516/TTCP-V.I ngày 17/3/2014 (kèm theo Đề cương hướng dẫn) chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng, Thanh tra Chính phủ có Quyết định số 766/QĐ-TTCP ngày 08/4/2014 thành lập Tổ công tác giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc, tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng và ban hành các văn bản (số 1042/TTCP-V.I ngày 12/5/2014, số 1323/TTCP-V.I ngày 10/6/2014, số 2140/TTCP-V.I ngày 15/9/2014 và số 2618/TTCP-V.I ngày 30/10/2014) tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai và tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng.

II. KẾT QUẢ THANH TRA CHUYÊN ĐỀ DIỆN RỘNG

Theo số liệu tổng hợp của 15 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng số Đoàn thanh tra được thành lập là 740 Đoàn để tiến hành thanh tra 12.990 dự án, kiểm tra 194 dự án với tổng mức đầu tư 502.202,900 tỷ đồng và đã có báo cáo kết quả, cụ thể như sau:

1. Tại các bộ, ngành1.1. Kết quả triển khai thanh tra chuyên đề diện rộngCó 15 bộ, ngành triển khai và báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện

rộng theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Lãnh đạo các bộ, ngành đã chỉ đạo cơ quan thanh tra và các cục, vụ chức năng khác thành lập 96 đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra tại 444 dự án công trình, kiểm tra 194 dự án có tổng mức đầu tư là 357.330 tỷ đồng. Qua thanh tra đã kết luận những thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các công trình, dự án.

1.2. Các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm được phát hiện qua thanh tra - Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn sơ sài, thiếu chính xác, chưa phản

ánh đúng thực tế địa hình, địa chất công trình dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện dự án làm tổng mức đầu tư của dự án thay đổi. Chủ đầu tư chưa xác định rõ về quy mô, công năng sử dụng và thời gian thực hiện dự án ngay từ khi lập dự án nên khi triển khai thực hiện phải phê duyệt lại quy mô dự án vì không phù hợp, phải điều chỉnh thiết kế hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế (có dự án không sử dụng thiết kế phê duyệt lần đầu), có dự án phê duyệt chưa phù hợp

3

Page 4: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

phải điều chỉnh theo quy hoạch của các vùng miền, theo đề nghị của các tỉnh, thành phố. Việc lập tổng mức đầu tư của dự án không chính xác (thường là nhỏ hơn) dẫn tới thẩm quyền quyết định đầu tư không đúng, cụ thể như:

+ Do còn có những tồn tại, thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư nên giá trị của dự án phải bổ sung tăng so với quyết định phê duyệt ban đầu là 21.316 tỷ đồng; bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là 11.533 tỷ đồng; trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu… là 27.887 tỷ đồng;

+ Phê duyệt dự án chưa hoặc không nằm trong quy hoạch: có bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có 09 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là 14.638 tỷ đồng, gây nợ đọng xây dựng cơ bản tổng số tiền là 673 tỷ đồng; có bộ còn một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được bộ thẩm tra, phê duyệt quyết toán;

+ Nhiều dự án thiết kế xong không sử dụng, có dự án do thiết kế không sử dụng được phải thay đổi hoàn toàn gây lãng phí 60,5 tỷ đồng; nhiều dự án do lập tổng mức đầu tư chưa chính xác nên phải thay đổi nhiều lần (có dự án thay đổi tới 04 lần), có dự án do lập dự án chưa chính xác phải loại bỏ tới 192,8 tỷ đồng;

+ Có 09 dự án xây dựng trường học ở 01 bộ được Chủ đầu tư phê duyệt nhưng không có vốn đối ứng với tổng số tiền là 68,47 tỷ đồng dẫn tới dự án dở dang không đưa vào sử dụng được; có bộ Chủ đầu tư chưa thu hồi nộp ngân sách nhà nước khoản tạm ứng trước vốn cho nhà thầu tại các dự án bị đình hoãn với tổng số tiền là 521,353 tỷ đồng.

- Các cơ quan quản lý chuyên ngành không quản lý chặt chẽ thiết kế cơ sở (TKCS), dẫn đến nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng TKCS không phù hợp, phải thay đổi tổng mức đầu tư, phát sinh tăng chi phí xây dựng gây lãng phí lớn; nhiều dự án TKCS thiếu chính xác, dẫn tới thiết kế thi công không thực hiện được, phải thiết kế lại làm chậm thời gian hoàn thành dự án và nhiều dự án do chậm bàn giao mặt bằng, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng còn bất cập cùng với sự thay đổi đơn giá tiền lương, ca máy thiết bị, vật liệu... dẫn tới tăng tổng mức đầu tư (có bộ tổng mức đầu tư phải điều chỉnh do thiết bị không phù hợp 94,8 tỷ đồng; tự bổ sung các hạng mục, dự án không đúng với quyết định phê duyệt 198 tỷ đồng; cơ quan tư vấn thiết kế tính toán sai suất đầu tư 2.154 tỷ đồng; thay đổi về quy mô dự án không đúng với quyết định phê duyệt làm tăng tổng mức đầu tư 25.767 tỷ đồng);

- Phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn, cấp công trình, thời gian thực hiện dự án trong khi có nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được quyết toán theo quy định (có bộ còn 99 dự án đã đưa vào khai thác nhưng chưa quyết toán với tổng số tiền là 102.729,37 tỷ đồng và 16 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác từ nhiều năm nhưng chưa quyết toán được do mất, không đủ hồ sơ với tổng giá trị thực hiện là 7.194,608 tỷ đồng).

4

Page 5: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

- Việc lựa chọn một số nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế thi công chưa tốt, nhà thầu xây lắp năng lực kém, dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tư. Khi triển khai thi công chậm bàn giao mặt bằng, dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí phát sinh tăng làm tăng tổng mức đầu tư, phá vỡ kế hoạch vốn ban đầu gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản: có bộ còn 34 dự án phải điều chỉnh thiết kế, thời gian xây dựng kéo dài, vốn đầu tư chưa được giải ngân theo đúng kế hoạch, phải thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, 05 dự án phải dừng thi công gây lãng phí vốn.

- Thời gian thực hiện dự án còn kéo dài (có dự án nhóm C kéo dài tới 10 năm, nhóm B kéo dài tới 15 năm); trong khi theo quy định dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm (các bộ ngành có tổng số 165 dự án chậm kéo dài thời gian thực hiện).

- Còn có những dự án không được cấp và cấp không đủ theo kế hoạch vốn được phê duyệt dẫn đến dự án phải kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư (có bộ còn tới 15 dự án không được cấp hoặc không cấp đủ vốn theo kế hoạch với tổng số tiền là 165,2 tỷ đồng).

- Các sai phạm kiến nghị xử lý về kinh tế:Tổng số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiến nghị xử lý về kinh tế là

4.763,200 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước là 1.122,012 tỷ đồng, giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.425,016 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác là 2.216,200 tỷ đồng.

1.3. Việc thực hiện các chỉ thị của Thủ tướngSau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011

và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị (số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013), các bộ, ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án, tiến hành rà soát, dừng, giãn, hoãn nhiều dự án và có các biện pháp xử lý kịp thời để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản (tổng số các dự án phải dừng, giãn, hoãn là 106 dự án với tổng mức đầu tư là 78.017 tỷ đồng); chỉ đạo Chủ đầu tư không yêu cầu các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư khi chưa bố trí vốn hoặc bỏ vốn đầu tư cao hơn mức vốn kế hoạch được giao; kế hoạch vốn năm 2014, 2015 ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đối với dự án mới kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình kế hoạch đã phê duyệt, chỉ đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

Từ năm 2011, do có nhiều biện pháp được triển khai trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nên đã cơ bản khắc phục được tồn tại về phân bổ vốn đầu tư dàn trải, hạn chế được tình trạng quy mô và suất đầu tư bất hợp lý; một số bộ đã ban hành các Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp hạng năng lực các chủ thể tham gia các dự án xây dựng công trình giao thông, quy định về kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình; có bộ đã rà soát lại quy mô dự án, cắt giảm 35.517 tỷ đồng, chuyển đổi 48 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách với tổng số tiền là

5

Page 6: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

117.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được các bộ ngành còn có tồn tại sau:

+ Chưa tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành đã bàn giao và đưa vào sử dụng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Phần II, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các dự án dự kiến hoàn thành năm 2012 theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Phần II, Văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 phải có khối lượng hoàn thành so với vốn đầu tư đến ngày 31/10/2011 đạt tối thiểu 75% đối với dự án nhóm B, 60% đối với dự án nhóm C). Việc bố trí vốn đầu tư đối với dự án chuyển tiếp chưa đúng theo quy định: dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm, nhóm C hoàn thành trong 3 năm nhưng còn nhiều dự án nhóm B kéo dài tới 15 năm, nhóm C kéo dài tới 10 năm.

+ Có bộ còn 91 dự án phải dừng, giãn, hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nhưng vẫn khởi công xây dựng nhiều dự án mới với tổng mức đầu tư là 204.373 tỷ.

2. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương2.1. Kết quả triển khai thanh tra chuyên đề diện rộngUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo cơ quan

thanh tra và cơ quan chức năng khác triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ như điều chỉnh bổ sung kế hoạch thanh tra, tổ chức hội nghị tập huấn cho các cơ quan thanh tra cấp dưới, thành lập Tổ công tác và thành lập các Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra các dự án, công trình. Theo báo cáo tổng hợp các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập 644 Đoàn thanh tra (Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 158 đoàn, Thanh tra cấp huyện là 419 đoàn, các sở, ngành là 67 đoàn) tiến hành thanh tra 12.546 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là 144.872,953 tỷ đồng và 63/63 tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng gửi về Thanh tra Chính phủ.

2.2. Các thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra- Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn thấp, các dự án đầu tư phải điều

chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh nhiều lần, tiến độ thực hiện dự án chậm làm phát sinh tăng tổng mức đầu tư; cụ thể:

+ Chủ đầu tư chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng như: chủ trương đầu tư, chủ trương điều chỉnh dự án, lập, trình, phê duyệt các thủ tục theo quy định;

+ Công tác tư vấn xây dựng còn nhiều bất cập, năng lực chuyên môn còn hạn chế, hồ sơ dự án thiết kế - dự toán chất lượng còn thấp, dự báo chưa đầy đủ chuẩn xác dẫn đến một số dự án còn phải điều chỉnh, bổ sung quy mô tổng mức đầu tư gây khó khăn trong quá trình thực hiện và làm chậm tiến độ xây dựng dự án công trình: đơn vị khảo sát thiết kế lập dự án khả thi (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) khi khảo sát tính toán chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố lạm

6

Page 7: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

phát, trượt giá vật tư, hệ số nhân công, ca máy, bồi thường giải phóng mặt bằng, xem xét đầy đủ cơ sở hạ tầng, công năng sử dụng thiết bị, phụ trợ đi kèm sau khi công trình đưa vào sử dụng dẫn đến trong quá trình thi công phải bổ sung, xử lý kỹ thuật nhiều hạng mục cần thiết thì dự án hoàn thành mới đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ…;

+ Công tác thẩm định, thẩm tra hồ sơ chưa đầy đủ, còn thiếu sót do lập sai khối lượng, đơn giá thiết kế dự toán mà cơ quan thẩm tra, thẩm định chưa phát hiện được dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư; nội dung thẩm định dự án đầu tư ở một số công trình chưa xem xét đến các yêu tố như: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động, hoàn trả vốn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; đơn vị thẩm tra thiết kế bản vẽ - dự toán chưa kịp thời phát hiện những thiếu sót của đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư.

- Phê duyệt đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm vẫn còn dàn trải, thiếu tập trung nhất là đối với cấp huyện, xã; vốn giải ngân các tháng đầu năm còn thấp, chủ yếu tập trung vào các tháng cuối năm; phân bổ kế hoạch vốn chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên; phê duyệt một số dự án vượt khả năng cân đối vốn, không rõ nguồn vốn, không thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

- Phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu tư chưa đảm bảo, chưa chính xác do công tác khảo sát không sát với thực tế, phải điều chỉnh đơn giá tiền lương, tiền công, giá nguyên vật liệu, chi phí dự phòng không được tính đúng, tính đủ dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Chưa đảm bảo xử lý nợ đọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (ngày 20/5 hàng năm phải xử lý được 30% nợ đọng xây dựng cơ bản).

- Một số công trình, dự án có khối lượng thi công vượt kế hoạch vốn được bố trí hoặc chưa được bố trí vốn nhưng vẫn triển khai thực hiện là vi phạm quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Mục I, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ “từ năm 2012 tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nên nợ đọng xây dựng cơ bản”, có tỉnh đa số các dự án do UBND huyện, thành phố quyết định đầu tư từ năm 2012 chưa được ghi vốn trong kế hoạch nhưng vẫn được triển khai thực hiện, gây nợ đọng xây dựng cơ bản ...

- Tại một số tỉnh, việc phân bổ vốn đối ứng cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa kịp thời, nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện dự án theo cam kết với nhà tài trợ là rất lớn trong khi ngân sách địa phương quá hạn hẹp do đó không thể bố trí đủ vốn đối ứng theo trách nhiệm và tỷ lệ quy định tại Quyết định số 60/2001/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Còn tình trạng dự án chưa bố trí vốn vẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu là vi phạm quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Mục II, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và để nhà thầu ứng vốn thi công gây phát sinh nợ đọng là chưa thực hiện đúng quy định tại Điểm d, Khoản 1, Mục II, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ (14 dự án tại 01

7

Page 8: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

tỉnh có nợ đọng là 28,544 tỷ đồng và có tỉnh chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu ứng vốn thi công 58 dự án với số vốn ứng là 193,643 tỷ đồng...); có Chủ đầu tư tại 02 tỉnh lại cho nhà thầu tạm ứng vốn nhưng không thực hiện hợp đồng đến nay chưa thu hồi nộp về ngân sách nhà nước với tổng số tiền là 16,8 tỷ đồng.

- Nhiều công trình đã nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng không bố trí vốn (tại 02 tỉnh với 96 dự án thiếu vốn là 241,096 tỷ đồng...) là chưa thực hiện đúng quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục II, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Điểm c, Khoản 1, Mục 2, Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “ưu tiên bố trí đủ vốn đối với các dự án, công trình đã nghiệm thu, hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng”.

Một số tỉnh, thành phố chưa bố trí đủ vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành, bàn giao và dự án đang thi công dở dang nhưng vẫn khởi công các công trình mới dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, trái với Điểm d, Khoản 3, Mục I, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ (có tỉnh tính đến 31/12/2011 còn 599 công trình, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và dự án đang thi công dở dang với tổng số vốn còn phải bố trí là 9.147,11 tỷ đồng nhưng năm 2012, 2013 vẫn quyết định phê duyệt 347 dự án với tổng mức đầu tư là 6.943,22 tỷ đồng là nguyên nhân dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản; có tỉnh đa số các công trình do UBND huyện, thành phố quyết định đầu tư từ năm 2012 chưa được ghi vốn trong kế hoạch nhưng vẫn được triển khai thực hiện gây nợ đọng xây dựng cơ bản).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức.

- Qua thanh tra phát hiện các sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án tại 789 dự án với tổng số tiền sai phạm là 280,019 tỷ đồng; sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại 272 dự án với tổng số tiền sai phạm là 248,058 tỷ đồng; sai phạm về nợ đọng xây dựng cơ bản tại 1.527 dự án với tổng số tiền là 1.869,825 tỷ đồng và sai phạm khác ở 2.324 dự án với tổng số tiền là 791,664 tỷ đồng.

- Cơ quan thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kết luận và kiến nghị xử lý về kinh tế tổng số tiền là 3.189,565 tỷ đồng, trong đó: thu hồi về ngân sách nhà nước là 123,633 tỷ đồng; giảm trừ giá trị thanh quyết toán là 128,638 tỷ đồng và xử lý khác là 2.937,294 tỷ đồng.

- Kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc.

2.3. Việc thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủSau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TTg ngày 24/02/2011

và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị (số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 và số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013), các địa phương đã có các Nghị quyết, Chỉ thị tăng cường công tác thanh tra,

8

Page 9: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

kiểm tra, giám sát, rà soát tình hình thực hiện các dự án, công trình đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời những tồn tại, không phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản; chỉ đạo Chủ đầu tư không yêu cầu các doanh nghiệp tự bỏ vốn khi chưa bố trí vốn kế hoạch hàng năm dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; trong Kế hoạch vốn năm 2012-2015 ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; đối với dự án mới, phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình kế hoạch đã phê duyệt, chỉ phê duyệt đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

Từ năm 2012, công tác quản lý đầu tư có nhiều chuyển biến với nhiều giải pháp được triển khai để lập lại kỷ cương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; bước đầu khắc phục được một số tồn tại về phân bổ vốn đầu tư dàn trải, hạn chế được tình trạng quy mô và suất đầu tư bất hợp lý. Có 12 tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, ra quyết định dừng, giãn, hoãn 325 dự án, trong đó 09 tỉnh có tổng số dự án phải dừng, giãn, hoãn là 210 dự án với tổng mức đầu tư là 8.755,2 tỷ đồng… Có 01 tỉnh chuyển 46 dự án triển khai sau 2015 với tổng mức đầu tư là 3.368 tỷ đồng và chuyển đổi hình thức đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước 06 dự án với tổng mức đầu tư 639 tỷ đồng; có tỉnh chuyển 15 dự án sử dụng vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu với tổng số tiền là 176 tỷ đồng sang thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có các thiếu sót, khuyết điểm sau:

+ Phê duyệt dự án khi chưa rõ nguồn vốn, khả năng cân đối vốn; chưa tập trung bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành đã bàn giao và đưa vào sử dụng;

+ Chất lượng công tác lập dự án còn hạn chế dẫn đến dự án phải điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư phải phê duyệt điều chỉnh nhiều lần;

+ Việc rà soát danh mục dự án dự kiến hoàn thành, các dự án chuyển tiếp còn chưa chính xác; tiếp tục phê duyệt triển khai nhiều dự án trong khi chưa có đủ vốn để thanh toán cho các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của những năm trước;

+ Để doanh nghiệp ứng vốn thi công hoặc thi công vượt kế hoạch vốn được giao; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa bố trí vốn gây phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá chung- Thực trạng về tình hình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái

phiếu Chính phủ thời gian vừa qua đã và đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, do đó chủ trương lựa chọn nội dung thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ là cần thiết để có cơ sở xử lý kịp thời những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Thanh tra Chính phủ và việc triển khai thực hiện của các cơ quan

9

Page 10: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

thanh tra, cơ quan chức năng khác tại các bộ, ngành và địa phương cơ bản bám sát chương trình, kế hoạch, nội dung các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng là cơ sở đánh giá việc Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, làm rõ thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư, qua đó phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời, đối với: những bất cập về cơ chế, chính sách; những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý dự án đầu tư trên phạm vi cả nước. Các vi phạm được phát hiện và kiến nghị xử lý về kinh tế lên đến hàng nghìn tỷ đồng (7.952,600 tỷ đồng) góp phần làm giảm khó khăn đối với ngân sách nhà nước; kiến nghị xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có vi phạm, chấn chỉnh những tồn tại vi phạm trong công tác đầu tư xây dựng thời gian qua, làm cơ sở để lãnh đạo các bộ, ngành địa phương có biện pháp khắc phục, xử lý những tồn tại vi phạm trong công tác quản lý đầu tư nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công, phát huy hiệu lực của cơ quan thanh tra trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.

- Để kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng đạt kết quả tốt hơn, Tổ công tác đề xuất với lãnh đao Thanh tra Chính phủ cần ban hành sớm Đề cương hướng dẫn, nội dung Đề cương hướng dẫn chi tiết hơn, bám sát tỉnh hình thực tế của các bộ, ngành, địa phương và bố trí lực lượng phù hợp thực hiện việc đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương. Việc tổ chức tập huấn thanh tra chuyên đề diện rộng đối với các bộ, ngành, địa phương cũng cần được bổ sung thêm thời gian và thành phần tham gia.

2. Kết quả cụ thể2.1. Những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm chủ yếu được phát hiện

qua thanh tra- Một số bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa tập

trung thanh tra các dự án có tổng mức đầu tư lớn, mức điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ mà thanh tra các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ, do cấp sở, ngành, huyện phê duyệt hoặc tập trung rà soát, kiểm tra các dự án còn nợ đọng.

- Một số bộ, ngành tỉnh, thành phố chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình và chưa thực hiện đầy đủ nội dung các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, 14/CT-TTg ngày 28/6/2013).

- Công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án đến thời hạn quy định để đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư nhưng chưa đủ các thủ tục cần thiết theo quy định như thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán...

- Do suy thoái kinh tế nên việc huy động vốn cho các dự án đầu tư gặp khó khăn, nhiều dự án được phê duyệt nhưng không bố trí đủ vốn theo quy định,

10

Page 11: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ còn chậm so với quy định, ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương.

- Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc, sự thay đổi về đơn giá tiền lương, ca máy thiết bị, vật liệu... tiếp tục là yếu tố làm chậm tiến độ thực hiện dự án, phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.

- Chủ trương phân cấp mạnh cho các cấp, các ngành trong quản lý đầu tư là xu hướng đúng nhưng thiếu các quy định cụ thể và các chế tài xử lý vi phạm, chưa xây dựng được các giải pháp kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng phê duyệt nhiều dự án với tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn do cấp mình quản lý; bên cạnh đó còn có những tồn tại bất cập khác như: đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và hạn chế về năng lực chuyên môn, kiến thức pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác được giao và hệ thống pháp luật quy định về đầu tư xây dựng còn có những nội dung chưa phù hợp cần phải điều chỉnh, bổ sung.

- Thanh tra một số bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng) và Kiểm toán Nhà nước tiến hành nhiều cuộc thanh tra đối với các dự án đầu tư tại nhiều bộ ngành, tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước có ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng của các cơ quan thanh tra (nhiều tỉnh, thành phố báo cáo có sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra).

2.2. Tổng hợp kiến nghị xử lý của các bộ, ngành, địa phương- Tổng số tiền được phát hiện kiến nghị xử lý là: 7.952,600 tỷ đồng, trong

đó: thu hồi về ngân sách nhà nước là 1.245,600 tỷ đồng; giảm trừ khi thanh quyết toán là 1.553,600 tỷ đồng và xử lý khác (điều chỉnh giá trị dự toán, giá trị hợp đồng, yêu cầu sửa chữa lại...) là 5.153,400 tỷ đồng.

- Kiến nghị xử lý hành chính: kiểm điểm rút kinh nghiệm và có hình thức kỷ luật đối với 240 tập thể và 197 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 01 vụ việc.

- Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với những cá nhân, đơn vị liên quan đến những hạn chế, yếu kém, vi phạm được phát hiện qua thanh tra; đồng thời kiến nghị tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.

3. Kiến nghị Qua kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng, Tổ công tác báo cáo Tổng

Thanh tra Chính phủ kiến nghị một số nội dung sau đây:3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá, có

biện pháp tháo gỡ đối với những dự án, công trình dừng, giãn, hoãn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ.

11

Page 12: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

- Chính phủ sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, Luật Đầu tư công 2014, Nghị định về Đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) và chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn.

- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xem xét sửa đổi việc thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với các công trình cấp III trở lên quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của Chính phủ theo hướng phân cấp cho các phòng chuyên môn cấp huyện thực hiện thẩm tra thiết kế một số công trình do UBND cấp huyện quyết định đầu tư để giảm áp lực đối với sở chuyên ngành và đẩy nhanh tiến độ dự án.

- Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố tập trung thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng đến năm 2015, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 theo quy định tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và Luật Đầu tư công.

- Thủ tướng Chính phủ khi quyết định đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương đề nghị giao cho địa phương chủ động trong việc điều chuyển kế hoạch vốn trong năm thuộc nội bộ ngành lĩnh vực để phù hợp với tình hình thực tế triển khai dự án công trình và giao vốn đúng tiến độ.

3.2. Đối với các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử

dụng nhưng còn nợ đọng xây dựng cơ bản, những dự án cấp bách, trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới...) nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án. Đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo… và không bố trí vốn ngân sách trung ương cho phần tăng tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư quy định tại các quyết định giao vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ theo nội dung các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục chấn chỉnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trong đó việc xác định rõ nguồn vốn, thẩm định nguồn vốn là một nội dung quan trọng. Kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt dự án đầu tư, chỉ phê duyệt dự án đầu tư khi có nguồn vốn được cấp thẩm quyền phê duyệt, rà soát, đánh giá các dự án đầu tư, tập trung bố trí nguồn lực đối với các dự án có hiệu quả, dự án cấp bách; cắt giảm, dừng các dự án không có hiệu quả; chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án có khả năng chuyển đổi để huy động các nguồn lực khác.

- Tiếp tục xác định nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước, trái phiếu Chính phủ theo quy định; không để phát sinh nợ đọng mới. Xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ đọng, tập trung vốn giải quyết nợ đọng, sớm hoàn thành

12

Page 13: Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề, diện rộng về XDCB

các công trình chuyển tiếp đưa vào khai thác sử dụng, hạn chế khởi công các công trình mới nhằm xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.

- Tổng hợp, đề xuất với cơ quan chức năng, Chính phủ xử lý những dự án kết thúc trước năm 2005 nhưng thiếu, thất lạc hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công, không có quyết toán A-B...

- Các bộ, ngành, địa phương tiến hành công khai kết luận thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, theo dõi việc xử lý sau thanh tra đối với những sai phạm phát hiện qua thanh tra.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án, công trình và hiệu quả đầu tư1./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

1 Ghi chú: Do Thanh tra Chính phủ không thanh tra trực tiếp các dự án, công trình cụ thể, đây là tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng của các bộ, ngành, tỉnh thành phố. Nếu đơn vị nào có ý kiến góp ý, bổ sung xin gửi bằng văn bản (hoặc qua hộp thư điện tử - Email) cho Thanh tra Chính phủ đến hết tháng 01/2015 để hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

13