48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TẠI KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN 50 NĂM NỬA THẾ KỶ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 19/8/1965 - 19/8/2015 K T H U T C Ô N G N G H I P

50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC BÁCH KHOATẠI KHU GANG THÉP THÁI NGUYÊN

50 NĂM NỬA THẾ KỶ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

19/8/1965 - 19/8/2015

K THU T CÔNG NGHI P

Page 2: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

2

Nội dung Trang

PHẦN I: NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 3

1. Giai đoạn 1965 - 1966: Phân hiệu ĐH Bách khoa tại khu Gang Thép TN 3

2. Giai đoạn 1966 - 1975: Trường Đại học Cơ Điện 5

3. Giai đoạn 1976 - 1982: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc 10

4. Giai đoạn 1982 - 1994: Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên 13

5. Giai đoạn 1994 - 2005: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp 16

6. Giai đoạn từ 2006 đến nay: Trường ĐHKTCN nghiệp chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ 19

PHẦN II: TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG 22

1. Đoàn kết, quyết tâm xây dựng và phát triển Nhà trường 22

2. Kiên trì bám trụ xây dựng Nhà trường phát triển thành TTĐT cán bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế của khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung

23

3. Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng theo phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội

24

4. Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với giữ gìn bản sắc dân tộc

25

5. Biến những điều không thể trong tư duy thành có thể trong thực tiễn 26

PHẦN III: THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG 28

1. Công tác đào tạo 29

2. Công tác Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ 31

3. Công tác xây dựng, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ 32

4. Công tác Hợp tác quốc tế 33

5. Công tác Xây dựng cơ sở vật chất và Kế hoạch - Tài chính 35

PHẦN IV: TỔ CHỨC HỘI CƠ ĐIỆN TOÀN QUỐC 38

1. Hội làng cơ điện nay đổi tên là hội làng Công nghiệp 38

2. Hội Cơ điện thành phố Hà Nội 38

3. Hội Cơ điện thành phố Hồ Chí Minh 40

4. Hội Cơ điện tỉnh Lạng Sơn 40

5. Hội Cơ điện tỉnh Đắc Lắc 42

6. Hội khóa 42

7. Những cá nhân thành đạt từ mái trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp 42

Lời kết 43

Chương trình tiến tiến, liên kết đào tạo Quốc tế và sau Đại học 44

Chương trình đào tạo Đại học 46

MUC LỤC

Page 3: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

PHẦN I

NĂM MƯƠI NĂM HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên ngày nay là cơ sở đào tạo đa ngành bậc đại học và sau đại học. Địa chỉ Nhà trường: Số 666, đường 3-2, phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên. Tiền thân của Trường là “Phân hiệu Đại học Bách khoa” tại khu Gang thép Thái nguyên, thành lập theo quyết định số 164/CP của Hội đồng Chính phủ do phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh ký ngày 19 tháng 8 năm 1965. Đến năm 2015, Nhà trường đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển với nhiều giai đoạn và các tên gọi khác nhau:

- Phân hiệu Đại học Bách khoa tại khu Gang Thép Thái Nguyên (1965-1966);- Phân hiệu Đại học Cơ Điện (1966-1976);- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc (1976-1982);- Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên (1982-1994);- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc ĐH Thái Nguyên (1994 - nay).Lịch sử 50 năm thành lập, xây dựng và phát triển đối với trường Đại học Kỹ thuật

Công nghiệp không phải là dài nếu so với trường Đại học Đông Dương xây dựng ở Hà Nội từ thời Pháp thuộc cũng như các trường đại học danh tiếng của các nước tiên tiến trên thế giới. Nhưng những thành quả do nhiều thế hệ giảng viên, sinh viên và cán bộ công nhân viên đóng góp xây dựng bằng cả tâm huyết, trí tuệ và sức lực của mình để có mái trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp khang trang, bề thế và hiện đại như ngày hôm nay là niềm tự hào rất lớn của những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Nhà trường.

Qua mỗi chặng đường xây dựng và phát triển của Nhà trường, dù trong thời kỳ đất nước có chiến tranh hay khi hòa bình thống nhất, trong chế độ hành chính bao cấp cũng như khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng nhớ.

CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Giai đoạn 1965 - 1966: Phân hiệu ĐH Bách khoa tại khu Gang Thép Thái NguyênDo nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam ngày càng cao và để đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật cho khu gang thép Thái Nguyên, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 164/CP ngày 19/8/1965, thành lập “Phân hiệu Đại học Bách khoa” tại khu gang thép Thái Nguyên. Phân hiệu chịu sự lãnh đạo chung của hai Bộ là Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Giáo dục, đặt dưới sự quản lý trực tiếp là Công ty Gang thép Thái Nguyên.

3

Page 4: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

4

Công ty Gang thép Thái Nguyên đã xây dựng cho Nhà trường nhà Ban Giám hiệu và một số nhà làm việc bằng tranh, tre, nứa, lá. Chỗ ở của cán bộ và sinh viên chủ yếu nhờ nhà dân địa phương. Cơ sở vật chất của Nhà trường có thể nói đã bắt đầu gần như từ số không (không có nhà ở cho cán bộ, giảng viên, không có nhà làm lớp học, không có ký túc xá, không có phòng thí nghiệm và thư viện,…) mà hoàn toàn dựa vào sự đùm bọc giúp đỡ của nhân dân xã Tích Lương, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái lúc bấy giờ.

Đội ngũ cán bộ ban đầu chỉ có một số đồng chí của phòng Giáo dục Công ty Gang thép Thái Nguyên cử sang và 10 giáo viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội cử lên biệt phái giúp đỡ. Sau đó, đội ngũ giảng viên được Bộ Giáo dục và Bộ Công nghiệp nặng tăng cường thêm. Ban quản lý của Nhà trường đầu tiên gồm có: KS. Đỗ Hữu Phú (nguyên cán bộ giảng dạy khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa Hà Nội) được Bộ công nghiệp nặng bổ nhiệm là Hiệu phó, quyền Hiệu trưởng, KS. Trần Công Khanh (nguyên phó trưởng phòng giáo dục Công ty Gang thép Thái Nguyên) được bổ nhiệm là Hiệu phó.

Địa điểm chính thức của Nhà trường đã được lựa chọn là xã Tích Lương, huyện Đồng Hỷ thuộc Tỉnh Bắc Thái (nay là Phường Tích Lương thuộc Thành phố Thái Nguyên của Tỉnh Thái Nguyên). Đó là 50 ha khu đồi guột hoang vắng gần quốc lộ 3, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 9 km, bên phía phải theo hướng từ thành phố đi về huyện Phổ Yên và cách thủ đô Hà Nội 70 km. Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên cuối năm 1965 và đầu năm 1966 đã được tăng cường lên 120 người và Nhà trường đã tích cực chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức được khóa học đầu tiên gồm 206 sinh viên hai lớp 116, 117 (gọi là K1, hệ chính quy dài hạn) và hai lớp chuyên tu cho cán bộ đi học, các chuyên ngành học chủ yếu là luyện kim và cơ khí luyện kim.

Để đảm bảo an toàn cho việc dạy và học trong chiến tranh phá hoại bằng không quân do kẻ thù gây ra, Nhà trường đã sơ tán tại ba nơi: Khu A ở lại tại Trường, khu B tại huyện Phổ Yên, khu C về xã Thịnh Đức, ở các địa điểm sơ tán, cán bộ công nhân viên và thầy, trò đều ở nhờ nhà dân, mượn cánh cửa làm bàn, nhà trẻ, nhà kho làm lớp học. Ngay tên của Nhà trường cũng mang danh là Hợp tác xã Thắng lợi, các lớp mang số hiệu các đội sản xuất, chẳng hạn như lớp 116 là đội 1, lớp 117 là đội 2,v.v. Các địa chỉ trên phong bì gửi thư đi và đến đều tuân thủ ghi tên HTX Thắng Lợi, đội:...

Số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên tuy ít nhưng đội ngũ đảng viên lại khá đông vì sinh viên hầu hết là cán bộ đi học. Tháng 6 năm 1966, Đảng ủy Công ty Gang thép Thái Nguyên đã thành lập Đảng bộ cơ sở tại Nhà trường và chỉ định đồng chí Đỗ Hữu Phú là bí thư Đảng ủy đầu tiên. Tháng 7 năm 1966, tổ chức công đoàn được thành lập, ông Lê Minh Phú được chỉ định là thư ký (nay gọi là chủ tịch) Công đoàn đầu tiên của Nhà trường. Đoàn thanh niên cũng hình thành và đồng chí Chiêu Hằng được chỉ định là bí thư Đoàn trường đầu tiên, năm 1967 đồng chí Chiêu Hằng hy sinh vì bom Mỹ ở địa điểm sơ tán Huyện Phổ Yên và đồng chí Mai Văn Trọng lên thay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, Nhà trường đã triển khai và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ngay từ ngày đầu

Page 5: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

5

thành lập.Thầy, trò nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh cùng với cán bộ ban kiến thiết cơ bản

Nhà trường đã đi khai thác các loại vật liệu ở rừng sâu Phú Lương, Bình Định, Bá Vân, Trại Cau, Long Thành, Phú Xuân,v.v. như gỗ, tre, vầu, nứa và lá. Mặc cho gai cào, vắt cắn, thầy và trò đã lội suối, băng rừng, khai thác hàng vạn cây vầu, cây nứa, cây tre và cắt hàng ngàn tấn cỏ tranh. Giặc đánh ngày thì vận chuyển đêm để đưa vật liệu về nơi sơ tán an toàn. Chỉ trong một thời gian ngắn, các nhà ở, lớp học có cột, kèo làm bằng tre, vầu và lợp bằng nứa, lá đã mọc lên, đủ chỗ cho các phòng làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm, chỗ ở cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tại cơ sở chính cũng như tại các điểm sơ tán.

Trường Đại học của chúng ta ngày nay có cơ sở vật chất khang trang ngày càng hiện đại, có đội ngũ cán bộ viên chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cao và số lượng sinh viên đông đảo nhưng đã được bắt đầu từ một cơ ngơi như thế.

2. Giai đoạn 1966 - 1975: Phân hiệu Đại học Cơ ĐiệnNgày 6/12/1966, do yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, yêu cầu về đào tạo cán

bộ khoa học kỹ thuật cũng như yêu cầu về tổ chức và quản lý của ngành đại học, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 206/CP đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa tại khu Gang thép Thái Nguyên thành phân hiệu Cơ điện thuộc quyền quản lý của Bộ Đại học và

Page 6: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

6

Trung học chuyên nghiệp, do phó Thủ tướng Phạm Hùng ký. Trong quyết định đã giao nhiệm vụ: “Phân hiệu Cơ điện có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học cho các ngành cơ khí, luyện kim và điện lực. Việc đào tạo và bồi dưỡng này tiến hành theo các hình thức học tập trung và học tại chức,…”. Đảng bộ phân hiệu Đại học Cơ Điện trực thuộc Tỉnh ủy Bắc Thái, ngày 25/11/1967 Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất khai mạc. Có 61 đại biểu thay mặt cho 259 đảng viên trong 19 chi bộ dự đại hội (4 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ giáo viên và 14 chi bộ sinh viên). Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Đỗ Hữu Phú được bầu làm Bí thư Đảng ủy, phó bí thư Đảng ủy là đồng chí Trần Quốc Tường (1967-1973) và đồng chí Dương Đình Giáp (1973-1976). Ban Giám hiệu nhà trường gồm các ông: KS. Đỗ Hữu Phú - quyền Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng là các ông: KS. Trần Công Khanh (1966-1967), KS. Đỗ Quang Hân (1969-1974) và KS. Hoàng Chương (1973 - 1976). Thời gian này Công đoàn đã phát triển lên hơn 300 đoàn viên, chủ tịch Công đoàn lần lượt là các ông: CN. Lê Minh Phú (1965-1968), KS. Nguyễn Văn A (1968-1973), CN. Dương Cao Thăng (1973-1975), KS. Hoàng Chương (1975-1976). Phó chủ tịch Công đoàn lần lượt là các ông: Ngô Đình Ba (1966-1968), Nguyễn Hoàng Hiếu (1968-1973), KS. Phạm Dương (1973-1975), Giang Văn Lật (1975-1976). Lực lượng đoàn thanh niên ngày càng củng cố phát huy vai trò xung kích xây dựng trường. Bí thư Đoàn thanh niên lần lượt là các đồng chí: CN. Chiêu Hằng (1966-1967), CN. Mai Văn Trọng (1967- 1969), KS. Võ Bình (1969-1970), KS. Hoàng Liệu (1970-1973), KS. Nguyễn Thanh Trúc (1973-1974), KS. Vũ Hữu Bài (1974-1976).

Sự kiện đáng nhớ nhất là ngày 30/10/1972, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ra quyết định thành lập hai khoa Cơ khí và Điện. Bổ nhiệm PTS. Dương Đình Giáp là trưởng khoa Cơ khí và KS. Phạm Thơm là phó Trưởng khoa Điện, phụ trách khoa. Ngay trong đêm, sau lễ công bố quyết định, thầy và trò khoa Cơ khí khẩn trương hành quân lên địa điểm sơ tán là huyện Đại Từ và khoa Điện đến địa điểm sơ tán là thôn Long Thành, xã Thành Công thuộc huyện Phổ Yên. Để bảo đảm an toàn, thầy và trò đã đào hạ nền lớp học xuống thấp, đào hầm hào, địa đạo để phân tán nhanh khi có báo động.

Dù vô cùng khó khăn gian khổ, Nhà trường vẫn đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Trong sinh viên đã dấy lên phong trào “diệt 2 bỏ 3 vượt 4 giành 5” (thời kỳ đó thang điểm 5 là cao nhất), phong trào “dũng sĩ điểm 5” đã lôi cuốn mọi tập thể cá nhân hưởng ứng sôi nổi.

Đi đôi với đào tạo, Nhà trường vẫn tiến hành xin cấp trên cho quy hoạch đất đai tiến hành thi công xây dựng các công trình bán kiên cố và kiên cố để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập lâu dài. Nhà trường đã xây dựng được 7.150m2 nhà cấp 4 để làm chỗ ở cho giảng viên, nhà trẻ, phòng thí nghiệm và xưởng thực tập.

Page 7: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

7

Về công tác chuyên môn, Nhà trường tiếp tục thực hiện chỉ thị 05/CP ngày 16/5/1972 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nghị quyết 220 ngày 1/6/1972 của Bộ chính trị về chuyển hướng công tác trong tình hình thời chiến, chỉ thị 222/TTG ngày 8/7/1972 của thủ tướng chính phủ về chuyển hướng công tác đại học và trung học chuyên nghiệp trong tình hình mới. Nhà trường đã tổ chức nhiều đợt đưa hàng ngàn cán bộ giáo viên, sinh viên đi phục vụ giao thông, quốc phòng, công nghiệp, thủy nông. Đã sửa chữa phục hồi hàng trăm tấn thiết bị ở các địa điểm như Đông Anh, Hà Nội; trạm thủy nông Hữu Bị, Cốc Thành, tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định), khôi phục thiết bị ở nhà máy cơ khí mỏ Việt Bắc thuộc Bộ điện và than, khắc phục hậu quả lũ lụt ở tổng kho Yên Viên - Hà Nội, phục vụ yêu cầu của Bộ giao thông vận tải tại nhà máy 5/8 ở Tuyên Quang, xí nghiệp cơ khí 200 ở Hà Nội, Ban kiến thiết nhà máy xe lửa Gia Lâm, Cục vật tư bộ giao thông,... Mỗi một lần đi thực tế như vậy kiến thức thực tiễn của sinh viên đã được nâng cao. Nhiều tấm gương sáng xuất hiện, như các thầy Nguyễn Thư Xá, Nguyễn Phú Thùy, Trương Kim Hiếu (Bộ môn Vật lý) đã nghiên cứu thành công đề tài tạo màng mỏng CDS và chế tạo quang điện trở phục vụ hệ thống đèn biển tự động (ban đêm sáng, ban ngày tắt) đã được bộ giao thông đánh giá cao.

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, Nhà trường đã thực hiện 6 đợt tuyển quân đưa 505 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh

Page 8: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

8

viên lên đường nhập ngũ, bổ sung cho các đơn vị quân đội tham gia trực tiếp chiến đấu ở các chiến trường ác liệt và 34 người đã hy sinh tại mặt trận.

Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, khó khăn thiếu thốn, nhưng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt vẫn phát triển, phong trào văn nghệ, thể thao của trường vẫn duy trì và góp phần tích cực cho phong trào chung của ngành và địa phương tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Đặc biệt là phong trào “Tự quản” trong học sinh, sinh viên do Đoàn trường chỉ đạo phát triển mạnh. Năm 1974 chi đoàn K7I của Nhà trường là một trong hai tập thể đầu tiên của miền Bắc đã được Trung ương Đoàn công nhận là tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, được tặng Bằng khen và cờ Nguyễn Văn Trỗi. Các năm tiếp theo đã có thêm nhiều tập thể đạt được danh hiệu này.

Trong điều kiện các lớp học sơ tán ở xa nhau hàng chục cây số đường tắt qua đồi rừng, vất vả nhất là các thầy, cô giáo. Nhiều thầy, cô sáng lên lớp ở khu C, chiều lại đến giảng dạy ở khu B, gian nan nhưng các thầy cô không hề phàn nàn, kêu ca đòi hỏi đãi ngộ về quyền lợi mà vẫn vô tư phục vụ. Hình ảnh các thầy, cô giáo cầm đèn dầu soi đường, chống gậy lặn lội trong đêm mưa đường trơn, lầy lội, gió rét để đến các lớp học phụ đạo giúp sinh viên yếu, sinh viên là cán bộ lớn tuổi đi học, khắc họa vào tâm trí sinh viên những hình ảnh thân thương của các thầy, cô tâm huyết với nghề, không bao giờ phai nhạt trong ký ức của mỗi người.

Sinh viên Nhà trường trường với phong trào văn nghệ

Page 9: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

9

Trong những ngày tháng chiến tranh ác liệt, Nhà trường đã vinh dự được đón tiếp đoàn đại biểu Bộ văn hóa Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Hungari do đồng chí Janos Monas dẫn đầu đến thăm trường vào ngày 30/3/1970. Trong buổi gặp mặt ấy đồng chí Janos Monas xúc động nói: “Tôi đã đi thăm nhiều nước, thăm nhiều trường đại học, nhưng đến trường Đại học Cơ điện của các đồng chí, tôi có những cảm tưởng đặc biệt. Những việc làm của các đồng chí, trên thế giới tôi chưa thấy nơi nào làm được. Ở các nước Châu Âu, khi có chiến tranh phần lớn các trường đại học đều đóng cửa, thanh niên đi tòng quân, ở Việt Nam chiến tranh ác liệt là thế, rất đông thanh niên Việt Nam đã tình nguyện tòng quân, mà các trường đại học vẫn tiếp tục đào tạo, sinh viên của các đồng chí lại tự làm lấy nhà ở, lớp học, phòng thí nghiệm, lại trồng cả sắn, nuôi cả lợn, gà để cải thiện đời sống. Đó là điều mà sinh viên trên thế giới không thể làm được. Không ai nghĩ rằng dưới mái tranh đơn sơ như thế này lại là một trường đại học đang đào tạo những kỹ sư để phục vụ cho nhu cầu của đất nước, thật là một điều kỳ diệu...”.

Chặng đường 10 năm đầu xây dựng (1966 - 1976), Nhà trường đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học ở một số ngành thuộc các lĩnh vực quan trọng của nền công nghiệp nặng nước nhà như Cơ khí, Điện lực, Luyện kim,... phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đó chính là chặng đường đầy gian nan và thử thách trong lịch sử xây dựng và phát triển của trường ta. Cũng chính từ điều kiện và hoàn cảnh như vậy đã đào tạo nên một thế hệ luôn tự hào là được sống, học tập, rèn luyện và trưởng thành dưới mái trường Cơ điện

Lớp sinh viên Nhà trường học tập nơi sơ tán

Page 10: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

10

thân yêu.Trường Đại học Cơ điện đã trở thành niềm mơ ước và hấp dẫn đối với nhiều học

sinh tốt nghiệp phổ thông thời kỳ đó đăng ký dự thi vào, các kỹ sư của Nhà trường đào tạo ra đã làm rạng danh cho mái trường nơi mình đã học tập và trưởng thành.

3. Giai đoạn 1976 - 1982: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt BắcSau đại thắng mùa xuân năm 1975, non sông đã thu về một mối, đất nước ta bước

vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh như vậy, đã có nhiều nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân. Mạng lưới các trường đại học của đất nước thống nhất cũng được Chính phủ xem xét là vấn đề cấp bách. Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Chính phủ ra quyết định 426-TTg: “Về một số vấn đề cấp bách mạng lưới các trường đại học”. Quyết định ghi rõ: “Ở miền Nam, từ sau ngày giải phóng, chúng ta đã tiến hành hiệu quả nhiều công tác nhằm cải tạo các trường đại học của chế độ cũ thành những trường đại học Xã hội Chủ nghĩa. Đã đến lúc cần bước đầu sắp xếp lại hệ thống đại học cũ và xác định sự phân công quản lý giữa các Bộ, tạo điều kiện cho các trường tiếp tục hoạt động tốt. Ở miền Bắc, do trước đây có mặt chưa tính toán đầy đủ khi thành lập một số trường và do hiện nay cả nước đã thống nhất đặt ra những yêu cầu mới, nên cũng cần có một số thay đổi trong mạng lưới đại học cho hợp lý hơn, bảo đảm cho các trường có thể nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Vì vậy, trong khi chờ đợi việc xác định chính thức toàn bộ mạng lưới đại học trong cả nước phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số vấn đề cấp bách sau đây…”. Cụ thể là: …“4. Chuyển phân hiệu Đại học Cơ điện Thái Nguyên thành Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ về các ngành Cơ, Điện, Xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, thuỷ lợi, cầu đường, v.v... cho khu vực phía Bắc. Trường do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý”.

Từ đây, Nhà trường được ưu tiên tuyển chọn con em các dân tộc thiểu số và con em đồng bào Kinh sống trên các vùng trung du, các huyện và tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để đào tạo họ trở thành các cán bộ khoa học kỹ thuật và các cán bộ quản lý công nghiệp phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Sau khi ông Đỗ Hữu Phú được điều động đi công tác ở Liên Xô, PGS. PTS. Nguyễn Văn Bình (nguyên trưởng khoa Động lực trường Đại học Bách khoa Hà Nội) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (1979-1981), PGS. PTS. Dương Đình Giáp là Hiệu phó kiêm bí thư Đảng ủy và quyền Hiệu trưởng (1981-1982). Chủ tịch Công đoàn lần lượt là các ông, bà: BS. Phạm Thị Vân (1976-1979), PTS. Lê Nguyên Ngữ (1979-1983), phó chủ tịch là ông Lương Văn Tự. Bí thư đoàn TNCS HCM lần lượt là KS. Đỗ Văn Phương (1976-1979), KS. Phạm Văn Diễn (1979-1983).

Sau hơn 20 năm bị chiến tranh tàn phá, cái đói cái nghèo do hậu quả của chiến tranh đã gây ra những khó khăn rất lớn về nhiều mặt cho đất nước. Đội ngũ giáo viên của Nhà trường tuy còn thiếu nhưng vẫn cử 25 người đi chi viện cho các trường đại học và các

Page 11: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

11

cơ quan ở miền Nam mới giải phóng. Sau đó ít lâu, cấp trên lại có ý định chuyển Nhà trường vào Đà Nẵng, điều đó đã tác động một phần không nhỏ đến cán bộ giáo viên, công nhân viên và sinh viên về tư tưởng, ảnh hưởng nhất thời đến việc xây dựng, củng cố cơ sở vật chất và chất lượng công tác. Mặt khác, các vết thương chiến tranh chưa được hàn gắn xong thì cuối năm 1978 và đầu năm 1979 lại xảy ra chiến tranh biên giới phía Nam và phía Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, quân ta đã chiến đấu anh dũng bảo vệ được biên cương của Tổ quốc. Tuy chiến tranh biên giới diễn ra thời gian ngắn nhưng hậu quả của nó để lại không hề nhỏ. Trong nhiều thứ thiếu thốn thì thiếu ăn đã diễn ra trầm trọng, Đảng ủy Nhà trường đã từng phải ra Nghị quyết không để cán bộ và sinh

viên bị đứt bữa, thậm chí Nhà trường phải dừng tuyển sinh K18 năm học 1981 - 1982.Phát huy những thắng lợi đã đạt được của 10 năm trước, đứng trước thử thách gay

gắt của giai đoạn mới, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã xác định đúng hướng đi. Dù ngày mai trường có chuyển đi nơi khác, thì ngày hôm nay vẫn phải tiếp tục xây dựng các công trình đang còn dang dở, vẫn phải dạy thật tốt và học thật tốt. Thầy và trò tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, phong trào nghiên cứu khoa học, thực hiện tốt công tác kết hợp phục vụ sản xuất công nghiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện. Bên cạnh đó, Nhà trường đã phát triển mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại chức và dự bị đại học.

Nhà trường luôn động viên mọi người vượt qua mọi khó khăn, xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên với tinh thần “Tất cả cho học tập, tất cả vì học sinh thân yêu”.

Trường đã củng cố lại các phòng ban, bộ môn, thành lập phòng kế hoạch tổng hợp,

Nữ tự vệ K10I

Page 12: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

12

mở xưởng in, bổ sung thêm một số cán bộ giáo viên, mua sắm thêm vật tư thiết bị, sửa chữa các máy móc trong thời kỳ sơ tán bị hỏng hóc, hoàn chỉnh thêm hai nhà bốn tầng, nhà ăn hai tầng, làm thêm ba nhà ba tầng,...

Về công tác chuyên môn, Nhà trường đã thành lập tiểu ban cải cách, cải tiến, bổ sung, điều chỉnh nội dung của một số giáo trình đã có và cho sinh viên mượn các giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc tham khảo và làm đồ án, giúp cho sinh viên học tập hiệu quả cao hơn.

Nhà trường đã quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đã cử giáo viên đi làm nghiên cứu sinh, đi học các lớp tập trung và tại chức tiếng Nga ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ, đi dự các lớp chuyên đề do Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước và trường bạn mở. Ngoài ra trường còn thường xuyên mở các hội nghị nghiên cứu khoa học cấp khoa và cấp trường để tổng kết và định hướng các hướng nghiên cứu cơ bản của Nhà trường phù hợp với thời kỳ mới. Tất cả giải pháp đó đều nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên và kiến thức cho sinh viên.

Thực hiện Nghị quyết 142 của Bộ chính trị, Nhà trường đã chú trọng nâng dần tỷ lệ sinh viên thuộc các đối tượng chính sách, cử tuyển vào học. Đó là bộ đội, thương binh, công nhân viên, xã viên hợp tác xã, con liệt sĩ, thương bệnh binh và con em các dân tộc thiểu số,... Có năm tỷ lệ các đối tượng này lên tới 47,29% trên tổng số sinh viên. Đối với các sinh viên thuộc diện chính sách, gặp nhiều khó khăn trong học tập, kiến thức phổ thông bị thiếu hụt,… Nhà trường đã bố trí các thầy, cô có kinh nghiệm, tâm huyết kèm cặp, giúp đỡ.

Đối với hệ tại chức, Nhà trường đã thay đổi cách học từ 2 ngày/tuần sang hai lần tập trung/1 học kỳ. Trường còn mở thêm “trạm tại chức” tại khu công nghiệp Gò Đầm (huyện Phổ Yên) để thuận lợi cho người học. Chính nhờ có biện pháp tích cực và thích hợp đó đã giúp cho sinh viên nâng cao được chất lượng học tập.

Từ đó, toàn trường đã dấy lên các phong trào thi đua: “Mùa thi dâng Đảng”, “Mùa thi mừng Việt Nam đại thắng”, “Mùa thi kiểu mẫu”, “Phong trào tự quản sinh viên”,... Các phong trào thi đua đó đã làm cho mái trường ấm áp, chất lượng học tập của sinh viên nâng lên rõ rệt.

Phát huy truyền thống vừa học, vừa làm, Nhà trường đã chú trọng nghiên cứu nội dung giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp sao cho phù hợp với thực tiễn. Chú ý kết hợp giữa học tập nghiên cứu khoa học với phục vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ. Thầy và trò Nhà trường đã khẳng định chỉ có kết hợp giữa dạy và học với nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo mới nâng lên. Cũng nhờ thế, thầy và trò được rèn luyện vững vàng về mọi mặt, tình cảm đoàn kết được gắn bó.

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của tỉnh Bắc Thái giao cho. Công đoàn, Đoàn thanh niên đã vận động cán bộ công nhân viên, đoàn viên, sinh viên tham gia đào kênh mương xây hồ Núi Cốc, đi khai hoang ở xã Hợp Tiến,

Page 13: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

13

tính ra Trường đã góp 29.000 ngày công. Công tác tuyển và giao quân đúng chỉ tiêu, đúng thời hạn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng phòng tuyến phía Bắc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái cấp bằng khen,v.v.

Tính đến năm 1982, Trường đã đào tạo được 3.214 sinh viên tốt nghiệp kỹ sư, trong đó hệ chính quy có 2.828 kỹ sư, hệ chuyên tu được 334 kỹ sư, hệ tại chức được 52 kỹ sư thuộc 5 chuyên ngành: Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí luyện kim, Luyện kim, Cán thép và Điện khí hóa xí nghiệp.

Trong một giai đoạn có vô vàn khó khăn gian khổ và nhiều thử thách, Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm là đào tạo, đã cung cấp cho đất nước một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đáng kể phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Từ một ngôi trường đơn sơ toàn tranh, tre, nứa, lá lúc đầu đến năm 1982 trường đã có một cơ ngơi được xây dựng kiên cố và bán kiên cố cơ bản đảm bảo cho việc phục vụ giảng dạy và học tập.

4. Giai đoạn 1982 - 1994: Trường Đại học Công nghiệp Thái NguyênCuối năm 1982, trường Trung học Công nghiệp miền núi đã hoàn thành sứ mệnh

của mình, được hợp nhất với trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc và trở thành một khoa của Nhà trường. Ngày 14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 332/CT đổi tên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc thành trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, do Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký. Ban Giám hiệu gồm: PGS. PTS. Dương Đình Giáp là Hiệu trưởng (1982-1990), KS. Phạm Thơm (1981-1990), KS. Nguyễn Văn Dược (1982-1990) là phó Hiệu trưởng, năm 1984 bổ sung thêm PTS. Lê Đình Tư là phó Hiệu trưởng (1984-1990) kiêm chủ tịch Công đoàn (1983-1985). Chủ tịch Công đoàn lần lượt tiếp theo là PGS. PTS. Đoàn Kim Luân (1985-1986), PTS. Lê Nguyên Ngữ (1986-1989), PTS. Phạm Dương (1989-1991), phó chủ tịch lần lượt là các ông, bà: KS. Nguyễn Trọng Khanh (1981-1983), CN. Ngô Quang Tạo (1982-1983), KS. Trần Thị Thủy (1983-1991). Bí thư đoàn TNCS HCM lần lượt là các đồng chí: KS. Phạm Văn Diễn (1979-1983), KS. Nguyễn Duy Nhiên (1983-1985), KS. Nguyễn Gia Tín (1985-1989), KS. Nguyễn Văn Dự (1989-1991).

Ngày 19/11/1983, Đại hội Đảng bộ trường đã được tiến hành, có 99 đại biểu thay mặt cho 241 Đảng viên đã về dự và bầu ra BCH gồm 15 đồng chí. Đồng chí Phạm Thơm đã được bầu là Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Minh là phó bí thư. Nhân dịp này, Giáo sư, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ đã lên thăm trường và giao nhiệm vụ, Giáo sư, Bộ trưởng căn dặn:

“Đây là xây dựng mẫu hợp nhất hai trường đầu tiên trong ngành”. Với tình cảm thân thiết, Bộ trưởng đã chỉ rõ: “Trước mắt phải ổn định tổ chức để đảm bảo công tác liên tục, giai đoạn đầu là đoàn kết, nhất trí chỉ đạo thống nhất”.

Nhà trường được sát nhập trong bối cảnh đất nước đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế của giá - lương - tiền hết sức nặng nề, lo chạy gạo ăn cho cán bộ, công nhân

Page 14: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

14

viên, sinh viên lúc bấy giờ thật vô cùng khó khăn. Các công trình nhà ở thì dột nát, các nhà cao tầng hư hỏng nặng cần phải sửa chữa lớn. Trong khi đó tiền vốn không có, ngân sách của nhà nước cấp chỉ đủ để duy trì sự tồn tại của trường,...

Nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho ban lãnh đạo hợp nhất của Nhà trường thật nặng nề. Từ sự đoàn kết nhất trí cao, bố trí hoạt động đều tay đã tạo ra sức mạnh tổng hợp. Chưa đầy 2 năm (1982 - 1983), đã di chuyển xong trường trung học cũ nhập về Nhà trường, hoàn thành việc hợp nhất để Nhà trường ổn định, phát triển lâu dài.

Sau đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước đổi mới, nền kinh tế bao cấp được chuyển dần sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nhưng khó khăn về đời sống vẫn kéo dài tận tới năm 1989 - 1990.

Theo Quyết định số 435 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về bầu cử Hiệu trưởng trường đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Ban Giám hiệu (1990 - 1996) được bầu gồm các ông PTS. Lê Cao Thăng - Hiệu trưởng, PTS. Trần Thúc Nhàn - Bí thư đảng ủy (1990-1995), phó Hiệu trưởng (1991-1995), PTS. Võ Quang Lạp - phó Hiệu trưởng. Chủ tịch Công đoàn là KS. Lâm Tự Tiến (1991-1996), phó Chủ tịch là KS. Trần Thị Thủy (1991-1996). Bí thư đoàn TNCS HCM là KS. Nguyễn Kim Bình (1991-1996).

Đảng ủy và ban Giám hiệu Nhà trường đã đưa ra những chủ trương mới, đó là: Đào tạo phải kết hợp tốt với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ lao động sản xuất công nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với thực tiễn đồng thời mang lại cho Nhà trường khoản thu đáng kể có hiệu quả kinh tế cao, tạo thuận lợi cho việc tăng cường cơ sở vật chất, giải quyết một phần khó khăn về đời sống cho cán bộ giáo viên, công nhân viên, sinh viên góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt.

Điều trước tiên, Nhà trường quan tâm đến là phải kiện toàn bộ máy tổ chức, thật gọn nhẹ nhưng phải đạt hiệu quả cao. Sau khi sát nhập hai trường làm một, chỉ trong thời gian ngắn nhà trường đã tiến hành tốt các công việc:

- Ổn định tổ chức khoa trung học (trường THCN cũ).- Xây dựng trung tâm thực nghiệm nghiên cứu khoa học - Lao động sản xuất.- Thành lập tổ xuất bản, phục vụ trực tiếp việc cung cấp tài liệu học tập cho học

sinh, sinh viên.- Chuyển đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sang đội ngũ cán bộ quản sinh, nhằm đưa

công tác quản lý học sinh, sinh viên có nề nếp tốt hơn. Đồng thời đưa ký túc xá vào hoạt động phục vụ theo mô hình mới phù hợp với quy định của Bộ ĐH và THCN.

Song song với việc ổn định tổ chức nhà trường rất quan tâm chú trọng đến việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên, thầy có giỏi thì trò mới giỏi. Vai trò của thầy rất quan trọng, trường đã chọn những sinh viên giỏi tốt nghiệp ở các trường và tại trường để bồi dưỡng thành giáo viên. Đồng thời, Nhà trường tiếp tục đưa các giáo viên đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở nước ngoài, mở các lớp bồi dưỡng tại trường (Anh văn, triết học nâng cao, tin học, giáo học pháp). Theo hướng đó, đã có 267 lượt cán bộ, công nhân viên

Page 15: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

15

(có 240 giáo viên) tham dự. Nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường theo định hướng XHCN

đã tác động rất lớn đến công cuộc đào tạo nhân lực ở các trường đại học và dạy nghề. Muốn đáp ứng được yêu cầu của xã hội, các trường đại học và dạy nghề trong cả nước phải xây dựng một chiến lược riêng cho mình để tồn tại và phát triển.

Trường đại học Công nghiệp Thái Nguyên đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, sinh viên đã ra trường, nghiên cứu kế hoạch phát triển công nghệp của từng địa phương tại 7/8 tỉnh miền núi phía Bắc. Dựa trên những cơ sở đó nhà trường đã kết hợp cùng 8 tỉnh xây dựng quy hoạch cán bộ. Đây là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đáp ứng nguyện vọng chuyên môn và quản lý cho các ngành kinh tế địa phương và trung ương, nhất là ở cấp huyện và các cơ sở hợp tác xã. Từ đó, nhà trường đã từng bước điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung chương trình cũng như các cơ sở ở ngoài trường. Qua việc khảo nghiệm và làm việc cụ thể với các tỉnh, nhà trường đã lập đề án xây dựng và phát triển trung hạn và dài hạn. Nhà Trường đã đề nghị Bộ GD&ĐT cho mở các ngành mới như: Kỹ thuật điện tử, Cơ khí động lực, Luyện kim, Cán thép, Thiết bị cơ khí luyện kim,...

Xuất phát từ nhiệm vụ của trường đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật cho nền kinh tế miền núi và trung du phía Bắc cũng như đào tạo nhân lực cho thời kỳ đổi mới, trường đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Ngoài ra, trường còn đào tạo tại chức, tiếp nhận các lớp riêng (KV0) để đào tạo cán bộ cho vùng sâu, vùng cao, đào tạo cán bộ theo hợp đồng cho các cơ quan xí nghiệp. Nhà trường đã tổ chức quy trình đào tạo mới ở tất cả các khâu theo đúng tinh thần chỉ đạo cải cách đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT. Nhờ đó, chất lượng học tập từng bước được nâng lên. Chương trình khung đào tạo theo học phần, học trình đã ổn định.

Nhà trường đã quyết định xây dựng phòng thí nghiệm chế thử. Qua chế thử đạt kết quả tốt sẽ đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ kết hợp lao động sản xuất của trường đã giải quyết được khó khăn cho nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó có: Liên hợp Luyện kim màu, nhà máy Su pe phốt phát Lâm Thao, nhà máy ắc quy Vĩnh Phú, nhà máy xe đạp Xuân Hòa, xí nghiệp in nhãn Phúc Yên,...

Phát huy thế mạnh là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kết hợp phục vụ lao động sản xuất công nghiệp, Nhà trường đã ký được nhiều hợp đồng kinh tế kỹ thuật với các công ty nhà máy và cơ sở sản xuất, có doanh số năm sau tăng hơn năm trước. Năm 1990 có 33 hợp đồng doanh thu 204.165.000 đồng, năm 1991 có đến 106 hợp đồng doanh thu 3.216.961.000 đồng... chênh lệch thu chi từ các hợp đồng sản xuất NCKH mang lại đã giải quyết một phần khó khăn đời sống cho cán bộ công nhân viên, giáo viên, học sinh sinh viên góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt.

Giai đoạn 1982 đến 1994, đất nước chuyển mạnh từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang đổi mới theo kinh tế thị trường định hướng XHCN đã gặp phải vô vàn khó khăn như trượt giá đồng tiền tới 700%, thiếu ăn, thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu,…Nghị

Page 16: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

16

quyết số 10 NQ/T.Ư về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là quyết sách có tác dụng trực tiếp, tạo ra những chuyển biến căn bản và sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Kết quả là: năm 1988 nước ta tiếp tục phải nhập khẩu 199,5 nghìn tấn lương thực, nhưng năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu trong các năm tiếp theo. Khó khăn về lương thực cơ bản được giải quyết, đời sống người dân dần ổn định. Trên nền tảng đó, Nhà trường đã tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

5. Giai đoạn 1994 - 2005: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Năm 1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập. Trường đại học Công nghiệp

Thái nguyên là một trường thành viên và mang tên mới: Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Năm 1996, sau khi TS. Lê Cao Thăng được điều động lên làm phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu mới khóa (1996 - 2000) bao gồm: TS. Võ Quang Lạp là Hiệu trưởng - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng là: TS. Lê Lương Tài (1996-1998), TS. Trần Hữu Đà (1998-2000). Chủ tịch Công đoàn là ThS. Lâm Tự Tiến, phó Chủ tịch lần lượt là KS. Trần Thị Thủy (1996-1997), ThS. Nguyễn Trọng Khanh (1997-2000). Bí thư đoàn TNCS HCM là KS. Nguyễn Kim Bình (1996-1998), CN. Trương Tú Phong (1998-2003).

Về tổ chức cán bộ: Trường giải thể khoa Trung học, đưa các ngành đào tạo của khoa này về các khoa đại học có ngành đào tạo; Thành lập các ban Động lực; ban Kinh tế và Trung tâm Giáo dục quốc phòng (tiếp nhận từ Đại học Sư phạm chuyển về).

Sau khi ổn định tổ chức với bộ máy mới, Nhà trường đi vào hoạt động nhanh chóng. Nhà trường vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh là nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kết hợp phục vụ lao động sản xuất công nghiệp, giải quyết khó khăn trong đời sống cho cán bộ công nhân viên, giáo viên, học sinh, sinh viên góp phần đẩy mạnh phong trào dạy tốt, học tốt. Thành tích nổi bật về đào tạo là Nhà trường đã mở được hai chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sỹ (Công nghệ chế tạo máy và Tự động hóa), bước đầu đã tự chủ được đào tạo nguồn cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học cho trường.

Năm 2000 bắt đầu nhiệm kỳ mới của Hiệu trưởng Nhà trường. Ban Giám hiệu nhiệm kỳ (2000 - 2004) gồm các ông: TS. Nguyễn Đăng Bình - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Như Hiển - phó Hiệu trưởng, phó Bí thư Đảng ủy, TS. Lê Văn Trang - phó Hiệu trưởng, phó Bí thư Đảng ủy (2003 - 2005), nhiệm kỳ 2004 - 2009 bổ sung thêm các ông: TS. Nguyễn Văn Vỵ (2004-2005), PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòe (2004-2011) là phó Hiệu trưởng. Đảng bộ Nhà trường trực thuộc Đảng bộ Đại học Thái Nguyên. Đảng bộ có 9 chi bộ theo đơn vị hành chính gồm 144 đảng viên (tính đến 3/2004). Chủ tịch Công đoàn là ThS. Lâm Tự Tiến (2000-2005), phó Chủ tịch lần lượt là KS. Phạm Đức Ngọc (2000-2003), ThS. Phạm Trọng Hoạch (2003-2005). Bí thư đoàn TNCS HCM lần lượt là

Page 17: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

17

CN. Trương Tú Phong (2000-2003), TS. Nguyễn Thanh Hà (2003-2006).Do quy mô tuyển sinh phát triển nhanh, Nhà trường đã kịp thời tuyển dụng thêm gần

200 cán bộ công chức (chủ yếu là giảng viên) để kịp thời đáp ứng cho công tác đào tạo. Trong thời gian này, đã có 13 giảng viên đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ cấp nhà nước, 3 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ cấp cơ sở, 51 giảng viên được cấp bằng thạc sỹ, 3 giảng viên được phong chức danh phó giáo sư.

Với đội ngũ cán bộ giảng dạy như trên, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã trở thành một trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Về đào tạo Bên cạnh loại hình đào tạo tập trung thường chú trọng phát triển đào tạo tại chức

và các hình thức giáo dục và đào tạo thường xuyên khác tạo nhiều cơ hội cho người học. Trường thực hiện mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phục hồi

các ngành trước đây đã đào tạo như Công nghệ cán thép, Cơ khí luyện kim.Trường liên kết với Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học

Xây dựng, và các trường trong Đại học Thái Nguyên để mở các ngành học mới: Cơ khí động lực, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật Điện tử, Tin học công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật xây dựng công trình,...

Nhà trường đã phối hợp với UBND các tỉnh, các cơ sở đào tạo để mở lớp tại 19 tỉnh và thành phố từ Bình Định trở ra.

Nhà trường đã tổ chức nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo ở giai đoạn hai theo hướng phù hợp hơn nữa với nhu cầu đào tạo theo diện rộng, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế xã hội đang đổi mới. Đã hoạch định được cấu trúc kiến thức giai đoạn hai của các ngành, bước đầu đã thể hiện được thay đổi căn bản, bảo đảm được tính rộng của khối kiến thức cốt lõi và tính mềm dẻo của khối kiến thức chuyên môn. Đồng thời tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học. Từ đó mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chính trị vững vàng, chuyên môn nghiệp vụ giỏi. Đây là nhiệm vụ quan trọng đổi mới đào tạo của ngành.

Việc tăng quy mô tuyển sinh và quy mô đào tạo đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao với nhiều hình thức phong phú và linh hoạt. Nhờ vậy mà năm 2000 trường có 5.000 học sinh, sinh viên đến năm 2005 tăng lên 12.000. Các ngành đào tạo tăng từ 7 lên 14 ngành. Đặc biệt Nhà trường đã được giao chỉ tiêu đào tạo bậc tiến sỹ và thêm một số ngành bậc thạc sỹ.

Về nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tếSố lượng đề tài cấp trường, cấp Bộ mỗi năm một tăng. Trong đó đề tài nghiên cứu

về khoa học đào tạo chiếm tỷ lệ thích đáng (30%). Các đề tài đều đã tổ chức đánh giá

Page 18: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

18

nghiệm thu. Đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất đã giải quyết được nhiều yêu cầu của các địa phương, các doanh nghiệp, đặc biệt đã chế tạo được một số sản phẩm cơ khí chính xác thay cho hàng nhập ngoại. Từ đó đã tạo thêm uy tín cho trường với các cơ sở.

Trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường, cấp liên trường và cấp khu vực.

Trường cũng tham gia giao lưu thông tin khoa học, công nghệ trong các câu lạc bộ khoa học của các trường đại học kỹ thuật phía Bắc. Trường đã cử nhiều đoàn cán bộ đi nghiên cứu học tập tại Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Pháp, Nhật... Trường đã được tổ chức GAP cử 6 giảng viên tình nguyện nước ngoài dạy tiếng Anh thực hành cho giáo viên, học sinh, sinh viên.

Trường đã tham gia chương trình hợp tác liên kết với các trường đại học của 3 thành phố ở 3 nước (Việt Nam, Pháp, Đức...). Hàng năm trường cử hàng chục cán bộ đi làm thạc sỹ, tiến sỹ và đi làm thực tập sinh theo chương trình của Nhà nước, hợp tác song phương cũng như các chương trình của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Cán bộ của trường thường xuyên tham dự các hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế tổ chức trong và ngoài nước. Ngoài ra trường còn tiếp nhiều đoàn quốc tế đến thăm và làm việc tại trường.

Chuyển giao công nghệTừ tháng 5 - 1994, trường thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Đại học Kỹ thuật

công nghiệp (được Bộ GD&ĐT cho phép). Từ đó trường đã ký được nhiều hợp đồng (có hợp đồng có giá trị gần 4 tỷ đồng). Nhờ có công ty ra đời mà trường đã hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học - lao động sản xuất vào các tỉnh trung du, miền núi (Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ...).

Hoạt động của công ty đem lại hiệu quả kinh tế cho trường. Từ nguồn này trường đã đầu tư hàng tỷ đồng vào việc cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo quản lý, cải thiện đời sống cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên. Theo hướng đi đúng, cơ ngơi của trường ngày càng một khang trang, sạch đẹp.

Tính đến đầu năm 2005, nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hơn 30.000 kỹ sư và cử nhân kỹ thuật ở bậc đại học, cao đẳng và hơn 5.000 kỹ thuật viên trung học với nhiều chuyên ngành khác nhau như cơ khí, luyện kim, điện, công nghệ thông tin, kinh tế, sư phạm kỹ thuật. Trong số cán bộ khoa học kỹ thuật và phục vụ do trường đào tạo ra có nhiều người là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc.

Trong 40 năm xây dựng và phát triển nhà trường, với những bài học đã được đúc rút từ thực tế, với những thành tựu đã được xây đắp từ mồ hôi và nước mắt và cả máu của biết bao thế hệ thầy và trò, của biết bao anh chị em cán bộ công nhân viên đã hiến dâng gần trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo của trường. Có được những kết quả

Page 19: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

19

to lớn trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh Thái Nguyên và của Đại học Thái Nguyên, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, sự cố gắng phấn đấu làm việc hết sức mình của tập thể cán bộ công chức, giáo viên và học sinh, sinh viên toàn trường. Sự ổn định về chính trị, đoàn kết nội bộ của trường đã tạo nên sức mạnh cho mọi hoạt động. Chúng ta phấn khởi, tự hào đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận những công lao bằng những phần thưởng, các Huân chương cao quý trong đó có ba huân chương lao động (hạng nhất, nhì và ba) và hai Huân chương Độc lập (hạng nhì và ba). Thành tích đạt được trên đây có thể khẳng định Nhà trường đã hoàn thành sứ mệnh của mình là trung tâm đào tạo - Nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực miền núi phía Bắc và cả nước.

6. Giai đoạn từ 2006 đến nay: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ

Tiếp tục nhiệm kỳ (2005-2009) của Ban Giám hiệu với PGS. TS. Nguyễn Đăng Bình là Hiệu trưởng (2005-2011) kiêm bí thư Đảng ủy (2005-2010), PGS. TS. Nguyễn Như Hiển (2005-2011) phó hiệu trưởng kiêm phó bí thư Đảng ủy (2005-2010), TS. Lê Văn Trang (2006), PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòe (2005-2011) là phó Hiệu trưởng, năm 2007 bổ sung thêm PGS. TS. Phan Quang Thế là phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy (2010-nay). Chủ tịch công đoàn là ThS. Phạm Trọng Hoạch (2007-2010), KS. Phạm Đức Ngọc (2010-nay), phó chủ tịch là ThS. Phạm Thị Bông (2007-2010). Bí thư Đoàn TNCS HCM là TS. Nguyễn Thanh Hà (2006-2007), TS. Đỗ Trung Hải (2007-2010). Đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt lớn về sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường trong việc chuyển mạnh từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên thực sự là trung tâm và được chủ động lựa chọn, đăng ký môn học, số tín chỉ phù hợp với năng lực bản thân.

Sau khi tìm hiểu, học tập phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, Nhà trường tiến hành từng bước, tiến tới chuyển toàn phần từ đào tạo theo học phần niên chế sang học chế tín chỉ thành công và trở thành cơ sở đào tạo đầu tiên thực hiện triệt để đào tạo theo học chế tín chỉ, được bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm địa điểm mở hội thảo về đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường vào năm 2008. Bằng sự đóng góp to lớn của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên và sinh viên, Nhà trường đã lớn mạnh và trở thành đơn vị điển hình tiên tiến trong Đại học Thái Nguyên trong Bộ GD&ĐT, rất xứng đáng được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu tập thể Anh hùng lao động năm 2010.

Năm 2011, bắt đầu nhiệm kỳ Hiệu trưởng (2011-2016) của PGS. TS. Phan Quang Thế kiêm bí thư Đảng ủy Nhà trường, PGS. TS. Trần Xuân Minh là phó Hiệu trưởng, phó Bí thư Đảng ủy, các ông: PGS. TS. Nguyễn Như Hiển (2011-2013), PGS. TS. Vũ Ngọc Pi, PGS. TS. Trần Minh Đức là phó Hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn là KS. Phạm Đức

Page 20: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

20

Ngọc và phó chủ tịch là TS. Ngô Đức Minh, TS. Nguyễn Thị Quốc Dung, bí thư Đoàn TNCS HCM lần lượt là TS. Đỗ Trung Hải (2010-2012), ThS. Hồ Bá Dũng. Nhà trường đã có những đổi mới căn bản và toàn diện trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nhằm tạo ra đột phá, sáng tạo nhờ cởi bỏ tư duy truyền thống, Nhà trường đã có đổi mới tư duy lãnh đạo, đổi mới tư duy trong quản lý theo quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhờ vậy Nhà trường đã thu được những kết quả chính mang tính đột phá sau đây:

Tạo ra chuyển biến căn bản tư tưởng của CBVC về ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc, với dân tộc và với Nhà trường, biết đặt lợi ích của toàn thể trên lên lợi ích của bộ phận và cá nhân.

Nhà trường trở thành cơ sở đào tạo đứng đầu cả nước về triển khai thành công Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 khối không chuyên. Điều chỉnh các chương trình đào tạo theo mô hình tiên tiến. Điểm đặc biệt là có nhiều biện pháp từ động viên khuyến khích đến bắt buộc sử dụng sách giáo khoa bằng tiếng Anh làm giáo trình giảng dạy, ra 60 bài tập và nhiệm vụ về nhà/1 tín chỉ cho sinh viên. Thực hiện tương tác thầy trò ngoài giờ lên lớp trên sử dụng công nghệ thông tin qua hệ thống E - Learning. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy các học phần bằng tiếng Anh cho chương trình tiên tiến và các chương trình liên kết đào tạo.

Bước đầu đã thực hiện tốt chủ trương “Kỹ sư Việt Nam phải tạo ra được công nghệ của người Việt Nam” trong đó việc tạo ra công nghệ và sản phẩm thực đang trở thành mũi nhọn đột phá trong việc đổi mới công tác NCKH và chuyển giao công nghệ. Công tác hợp tác quốc tế đã đạt được những thành tích to lớn trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các trường Đại học ở Hoa Kỳ, Châu Âu (Đức, Phần Lan,…), Nhật bản, Hàn Quốc và Thái Lan,... Hàng trăm lượt giảng viên đã được tiếp cận với giáo sư nước ngoài, được cử ra nước ngoài tập huấn, thăm quan học tập và hội nhập quốc tế thông qua tổ chức đào tạo thành công 3 chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Anh, sẽ tổ chức thêm 2 chương trình vào năm 2016, bước đầu hình thành môi trường quốc tế tại Trường.

Nhà trường tiến hành việc tu sửa giảng đường, xây dựng phòng làm việc cho giảng viên, xây dựng thư viện mới, mua sách tiếng Anh làm giáo trình, phủ sóng wifi trên toàn bộ khuôn viên Trường. Hiện tại, khuôn viên Nhà trường đã được tu bổ hiện đại, xanh, sạch, đẹp và xây dựng được nhiều sân chơi, khu dịch vụ phục vụ sinh viên,…

Sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, giảng dạy của giảng viên, sinh viên; xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ tiên tiến của cả nước, Nhà trường đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng một môi trường đào tạo quốc tế, hội nhập với các cơ sở đào tạo trong khu vực và trên thế giới. Những thành công trong quá trình đổi mới

Page 21: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

21

Nhà trường đã và đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và cả xã hội ghi nhận.

Toàn cảnh Nhà trường năm 2015

Phong trào sinh viên tình nguyện

Page 22: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

22

PHẦN II

TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Đoàn kết, quyết tâm xây dựng và phát triển Nhà trườngRa đời trong những năm tháng khó khăn của đất nước, lại “đóng quân” tại một địa

phương nghèo, giấy báo triệu tập học sinh - sinh viên về trường nhập học yêu cầu phải mang theo đèn dầu, cuốc hoặc xẻng và những tư trang cần thiết của cá nhân. Chiến tranh phá hoại bằng không quân của kẻ thù ngày càng lan rộng và ác liệt, nhà trường phải lấy tên là Hợp tác xã Thắng Lợi, đội sản xuất số 1 tương ứng với lớp 116, số 2 là 117 (K1 - khóa đầu tiên của Trường),… Hòa bình lập lại có thời kỳ Nhà trường phải đối mặt với thiếu lương thực gay gắt. CBVC và SV phải ăn bánh bằng bột mỳ luộc, sắn luộc, hạt bobo thay cơm, rồi đến lúc không còn gì để ăn phải tạm cho về sống dựa gia đình, thậm chí K18 còn không tuyển sinh được,… Khó khăn chồng chất khó khăn, thiếu thốn mọi bề nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ủy và BGH Nhà trường, cùng sự phối hợp động viên của Công đoàn và Đoàn TN, CBVC và SV đã đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban chấp hành Đảng bộ, từng bước khắc phục khó khăn, kiên quyết thực hiện tốt nguyên lý phương châm giáo dục của Đảng là học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong Nhà trường.

Trong hoàn cảnh rất khó khăn và thiếu thốn, nhưng công tác tuyển sinh và quy mô đào tạo vẫn liên tục phát triển, từ chỗ một khóa chỉ tuyển hai lớp cơ khí và một lớp điện, tiến lên tuyển ba lớp cơ khí và hai lớp điện, điểm tuyển sinh vào trường luôn bằng thậm chí còn cao hơn một số trường kỹ thuật ở Thủ đô Hà Nội. Nhà trường đã đào tạo cho đất nước một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đáng kể phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Cho đến nay (2015), bộ máy tổ chức Nhà trường đã phát triển thành 25 đơn vị trong đó có 12 khoa, trung tâm đào tạo và nghiên cứu với 37 bộ môn chuyên môn, 05 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập, 12 phòng và trung tâm chức năng, 01 viện nghiên cứu và 01 công ty TNHH chuyển giao công nghệ và phát triển các kết quả nghiên cứu ra thị trường. Đội ngũ của Nhà trường gồm 594 cán bộ viên chức với 416 giảng viên với 78% giảng viên có trình độ trên đại học, 10% giảng viên có trình độ tiến sỹ, gần 95% giảng viên giảng dạy lý thuyết thành thạo ngoại ngữ hoặc có trình độ tiếng Anh trên 450 TOEFL ITP… đang phục vụ đào tạo trên 11.000 sinh viên trong nước và quốc tế theo học các hệ với 29 ngành, chuyên ngành đào tạo đại học và 09 chuyên ngành sau đại học, trong đó có 05 chương trình tiên tiến, liên kết đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh.

Ngược dòng thời gian theo năm tháng qua đi, nhìn lại những đổi thay của một ngôi trường 50 năm vượt khó đi lên, chúng ta càng thêm tự hào là được sống, học tập, rèn luyện và trưởng thành dưới mái trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp thân yêu mà tiền thân là phân hiệu đại học Bách khoa khu gang thép Thái Nguyên.

Page 23: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

23

2. Kiên trì bám trụ xây dựng Nhà trường phát triển thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế của khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được độc lập thống nhất, ngày 27 tháng 10 năm 1976 theo Quyết định số 426-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học. Chính phủ đã cho phép: “…Trường Đại học Xây dựng (hiện ở Hương Canh, Vĩnh Phú) và trường Đại học Mỏ và Địa chất (hiện ở Phổ Yên, Bắc Thái) được phép tìm địa điểm mới để xây dựng trường sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giảng dạy, học tập và tổ chức đời sống của trường”. Theo đó, các trường này đã chuyển địa điểm về Hà Nội.

Đồng thời quyết định cũng chỉ rõ “…Chuyển phân hiệu Đại học Cơ điện Thái Nguyên thành Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ về các ngành cơ, điện, xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, thuỷ lợi, cầu đường, v.v... cho khu vực phía Bắc. Trường do Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp quản lý”.

Theo quyết định trên, đồng nghĩa với việc Trường không phải di chuyển toàn bộ vào Đà Nẵng (như chủ trương trước đó) mà “an cư” và “lạc nghiệp” ở vị trí hiện tại. Điều đó, góp phần làm cho tư tưởng của CBVC, giảng viên và sinh viên yên tâm trong công tác và học tập. Theo quyết định mới, Nhà trường mang tên mới trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Một nấc thang mới mở ra cho trường đảm nhận nhiệm vụ đào tạo rộng lớn hơn.

Năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, trường lại huy động hàng ngàn cán bộ, giảng viên và sinh viên đi xây dựng phòng tuyến phía Bắc, những ngày gian khổ vất vả đầy thử thách đó đã tôi luyện con người. Có những lúc khó khăn, thiếu thốn tưởng chừng không thể vượt qua được, nhất là thời kỳ khủng hoảng về kinh tế của đất nước, vì lương thực không đủ để đáp ứng nhu cầu nên Nhà trường không tuyển sinh K18, nhưng thầy trò Nhà trường đã cố gắng vượt bậc, vượt qua khó khăn gian khổ, tham gia tốt vào hoạt động đào tạo của Nhà trường, hàng năm vẫn có hàng trăm kỹ sư tốt nghiệp, cung cấp kịp thời cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành kinh tế của cả nước nói chung khu vực miền núi phía Bắc nói riêng.

Nhân tố quan trọng trong sự phát triển của Nhà trường đó là sự đoàn kết nhất trí của cán bộ công chức và sinh viên toàn trường, trước hết là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ Nhà trường dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đặc biệt là Công đoàn và Đoàn thanh niên. Trong 50 năm qua với nhiều nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ nhà trường luôn luôn đề ra được những phương hướng phát triển đúng đắn và những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của nhà trường trong từng giai đoạn. Nhờ vậy mà nhà trường liên tục phát triển và lớn mạnh không ngừng. Đảng bộ thực sự đã chiếm được niềm tin của quần chúng, có uy tín lớn trong toàn Đảng bộ Đại học Thái Nguyên và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Trường đại học

Page 24: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

24

Kỹ thuật Công nghiệp đã khẳng định là một trung tâm đào tạo cán bộ Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế của khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp của đất nước. Nhà trường đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng một môi trường đào tạo quốc tế, hội nhập với các cơ sở đào tạo trong khu vực và trên thế giới.

3. Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Đảng theo phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội

Quan điểm “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội” đóng vai trò quan trọng trong định hướng lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn giáo dục, đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong suốt lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên nói riêng.

Nhà trường đã chủ trương rút ngắn chương trình đào tạo, cụ thể đào tạo trình độ thạc sỹ với thời gian 1,5 năm, rút ngắn được nửa năm, triển khai ba chương trình đào tạo công nghệ kỹ thuật hệ 4 năm theo hướng ứng dụng. Đặc biệt là gần 30 chương trình đào tạo kỹ thuật hệ kỹ sư 5 năm của trường đã được rà soát và điều chỉnh rút xuống còn 4,5 năm, trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của Hoa Kỳ và các nước tiên tiến khác, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản cập nhật với nền giáo dục của thế giới.

Trong giảng dạy, kiến thức lý thuyết được gắn liền với các bài tập vận dụng mang tính thực tiễn cao. Sau khi học lý thuyết trên lớp, về nhà sinh viên phải hoàn thành 60 bài tập/1 tín chỉ, trong đó khuyến khích sinh viên giải bài tập bằng tiếng Anh. Phương pháp dạy học chú trọng đến bồi dưỡng khả năng tư duy thông qua các bài tập mang tính ứng dụng cao giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin và sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Phương châm “học đi đôi với hành” thì “hành” được hiểu thực hành thực tiễn nhưng cũng cần phải hiểu rộng ra là tính chuyên cần trong học tập, hăng hái tham gia thảo luận trên lớp, có kết quả hai bài kiểm tra của một tín chỉ tốt, làm đầy đủ bài tập về nhà, …chứ không chỉ làm thí nghiệm, thực hành, thực tập tại phòng thí nghiệm, tại xưởng trường hay ngoài cơ sở sản xuất.

Nhà trường tập trung mạnh vào khắc phục khâu yếu nhất của NCKH là kết quả các đề tài không được ứng dụng vào thực tiễn. Do vậy, những năm qua Nhà trường sẵn sàng cấp kinh phí cho các đề tài vừa có tính khoa học vừa có ứng dụng thực tiễn cao, tạo điều kiện tiến hành nghiên cứu tốt nhất.

Những hoạt động trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học như trên thực sự phù hợp theo nguyên lý giáo dục của Đảng với phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Những kết quả này đã góp phần làm cho công tác giáo dục đào tạo của Nhà

Page 25: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

25

trường ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và Nhà trường luôn là địa chỉ giáo dục đào tạo tin cậy của xã hội.

4. Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với giữ gìn bản sắc dân tộc

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp được đánh giá là một trong những trường đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với giữ gìn bản sắc dân tộc. Đánh giá này được khẳng định qua ba điểm nhấn chính trong hoạt động của Nhà trường như sau:

(1). Tất cả mọi hoạt động của Nhà trường vì mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh trong đó lợi ích của tổ quốc và tập thể phải đặt trên lợi ích của bộ phận và cá nhân, bố trí công tác đúng người, đúng việc là khâu đột phá.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã xây dựng, ban hành quy chế, quy định liên quan đến công tác tổ chức cán bộ đặc biệt là quy chế tổ chức hoạt động, quy định về bổ nhiệm cán bộ, thực hiện công tác cán bộ công khai, minh bạch và dân chủ;

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng cán bộ: đề bạt nhiều cán bộ trẻ, nữ có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và quản lý đảm nhiệm các chức vụ quản lý Nhà trường và các đơn vị; chú trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuẩn hóa trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, tin học đối với đội ngũ giảng viên, CBVC khối văn phòng. Song song với đó, Nhà trường đã triển khai tốt việc xếp thứ tự giảng viên, xếp hạng sử dụng Elearning, xếp hạng sử dụng tiếng Anh... trong bộ môn, CBVC khối văn phòng và phục vụ đơn vị. Những hoạt động này đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ giảng viên và CBVC.

(2). Từng bước tiếp thu sáng tạo và biến kho tàng tri thức của nhân loại thành công nghệ và sản phẩm của người Việt Nam.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, từng bước tiếp thu sáng tạo và biến kho tàng tri thức của nhân loại thành công nghệ và sản phẩm của người Việt Nam là một định hướng quan trọng trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp.

Nhà trường đã đổi mới toàn diện công tác NCKH theo chủ trương “Kỹ sư Việt nam phải tạo ra được công nghệ của người Việt Nam”, đồng thời đổi mới cơ chế và hỗ trợ tài chính khi thực hiện các đề tài NCKH. Kết quả NCKH phải có sản phẩm thật hoặc chỉ ra được kết quả đó sẽ được ứng dụng để tạo ra công nghệ của người Việt Nam hoặc công bố khoa học trên các tạp chí uy tín.

Sự thay đổi trong công tác NCKH như trên thực sự là chiến lược lâu dài để đưa Nhà trường tiếp cận với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, là khâu quan trọng nhất để tăng cường năng lực của đội ngũ và nâng cao vị thế của Nhà trường trước xã hội.

(3). Bằng những hành động và kết quả công tác thiết thực, cụ thể, định lượng được từng bước đưa Nhà trường trở thành địa chỉ đào tạo và NCKH tin cậy của đất

Page 26: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

26

nước, đặc biệt Trường phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo đại học giảng dạy bằng tiếng Anh có uy tín trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

Đến nay, sau 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã có 10 khoa chuyên môn và 2 Trung tâm đào tạo với đội ngũ giảng viên hơn 400 và quy mô sinh viên trên 10.000 (sinh viên hệ chính quy và hệ VLVH); đào tạo hầu hết các lĩnh vực của kỹ thuật và công nghệ; từ cử nhân, kỹ sư đến thạc sỹ, tiến sỹ. Trường đã có 3 chương trình đào tạo kỹ sư giảng dạy bằng tiếng Anh trong đó có 2 Chương trình tiên tiến do Nhà nước giao. Năm học 2015-2016 nhà trường được giao chỉ tiểu tuyển sinh ngành Cử nhân ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ. Nhà trường đang chuẩn bị tổ chức 2 chương trình đào tạo đại học giảng dạy bằng tiếng Anh (Quản trị kinh doanh và Công nghệ Thông tin) liên kết với Hoa Kỳ và Australia vào năm 2016. Các chương trình đào tạo đại học và sau đại học đang được điều chỉnh thông qua việc tham khảo từ các nước tiên tiến, phù hợp với điều kiện đào tạo của Nhà trường và đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực trong thực tiễn.

Chất lượng đào tạo của Nhà trường từng bước được nâng lên, số sinh viên khá, giỏi tăng từ 18,7 năm 2010 đến 37,2% năm 2014. Nhà trường đã bước đầu thực hiện thắng lợi chuẩn tiếng Anh đối với sinh viên hệ chính quy khi tốt nghiệp (Toefl - ITP 390 đến 620) ngay từ đợt xét tốt nghiệp đầu tiên của năm 2015. Cho đến nay, Nhà trường đã có gần 2.000 sinh viên đạt chuẩn tiếng Anh của năm 2015 đến năm 2019.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBVC. Cụ thể là trong giai đoạn từ 2010 - 2015, Nhà trường đã cử 47 giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 80 CBVC đi đào tạo thạc sĩ; có 31 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 170 CBVC tốt nghiệp thạc sĩ, 06 giảng viên được công nhận chức danh phó giáo sư. Chỉ trong vòng gần ba năm (2013 - 2015), 94,5% giảng viên giảng dạy lý thuyết trong độ tuổi đạt điểm tiếng Anh Toefl - ITP từ 450 trở lên, trong đó hơn một nửa đạt 500 trở lên. Không chỉ đạt và vượt chuẩn, Nhà trường còn tiếp tục nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên như tổ chức các lớp tiếng Anh học thuật cho giảng viên đạt Toefl - ITP 500 trở lên, yêu cầu giảng viên sử dụng tiếng Anh trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Do đó, Nhà trường đã trở thành trường đại học đứng đầu cả nước về triển khai thành công đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong khối không chuyên,v.v.

5. Biến những điều không thể trong tư duy thành có thể trong thực tiễnTrong 50 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều điều kiện khó khăn của đất

nước nói chung và của Nhà trường nói riêng, mọi CBVC và giảng viên vẫn sống, vẫn làm việc theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại đó là: suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do và sự phồn vinh của Tổ quốc. Nhà trường đã hoàn thành những công việc tưởng chừng như không thể nhằm xây dựng thành công môi trường đào tạo quốc tế tại trường Đại học KTCN, làm cơ sở cho việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo góp phần đem lại tương lai tốt đẹp cho các thế hệ sinh viên của Nhà trường, góp phần làm

Page 27: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

27

cho non sông Việt Nam không phải hổ thẹn với các cường quốc năm châu. Trong chặng đường phát triển, chúng ta không thể không nhắc đến 9 dấu ấn lịch sử. Những dấu ấn này là những bằng chứng khẳng định Nhà trường đã biến được những điều tưởng chừng như không thể trong suy nghĩ thành những điều có thể trong thực tế.

(1) Quy mô tuyển sinh hệ chính quy đạt cao nhất trong 3 năm qua, trong đó tuyển sinh chương trình tiên tiến đạt gấp hơn 2 lần so với những năm trước.

(2) Chỉ trong vòng hơn hai năm (2013, 2014), 94,5% giảng viên giảng dạy lý thuyết đã đạt và vượt chuẩn tiếng Anh của Đề án Ngoại Ngữ Quốc gia 2020 theo chuẩn đánh giá của nước ngoài vào loại tin cậy nhất hiện nay ở Việt Nam là Toefl - ITP và IBT.

(3) Có 77% giảng viên đã sử dụng được giáo trình bằng tiếng Anh để soạn bài và ra bài tập cho sinh viên (60 bài tập, nhiệm vụ về nhà / 1 tín chỉ).

(4) 100% các đề tài NCKH đã tạo ra và hướng tới sản phẩm thực.(5) Bước đầu thực hiện thắng lợi chuẩn tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia

2020 đối với sinh viên hệ chính quy khi tốt nghiệp với 1744 sinh viên đạt chuẩn tiếng Anh của năm 2015 đến 2019, trong đó có 688 sinh viên đạt Toefl-ITP 430 điểm trở lên.

(6) Đổi mới toàn diện công tác quản lý sinh viên theo quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng đó là chú trọng cả dạy làm người và dạy chữ.

(7) Bước đầu xây dựng thành công môi trường, cơ sở vật chất tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện trên toàn cảnh khuôn viên trường cũng như thư viện quốc tế, khu Liên hợp Dịch vụ phục vụ sinh viên.

(8) Thực hiện tốt công bằng xã hội theo nguyên tắc lợi ích gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm trong đánh giá giảng viên, CBVC và sinh viên.

(9) Phát triển hợp tác quốc tế ngang tầm với các trường đại học của Đất nước thể hiện qua việc triển khai thành công chương trình tiên tiến và các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên.

Có thể thấy rằng, năm mươi năm trôi qua, biết bao thăng trầm đã diễn ra trong lịch sử phát triển của Nhà trường. Cho đến hôm nay, trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp đang thay đổi từng ngày theo hướng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Những đổi thay kể trên đã giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển của trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ngày nay là vươn ra khỏi biên giới quốc gia để học tập và đổi mới theo mô hình giáo dục của các nước phát triển về khoa học và công nghệ đi đôi với duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cao của một xã hội hội nhập quốc tế và Nhà trường thực sự là một địa chỉ giáo dục đào tạo tin cậy của xã hội.

Page 28: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

28

PHẦN III

THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng các Huân chương Lao động hạng Ba (1980), hạng Nhì (1985) và hạng Nhất (1995), Huân chương Độc lập hạng Ba (2000) và hạng Nhì (2005). Đặc biệt, Nhà trường đã được đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2010 nhân kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống (06/12/2010). Nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều đóng góp cho sự đào tạo của trường cũng đã được tặng thưởng các danh hiệu cao quý như Nhà giáo ưu tú, Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND các tỉnh, thành phố,v.v.

Page 29: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

29

Những thành tích to lớn kể trên đã được tổng kết đầy đủ vào các dịp kỷ niệm 40 năm (2005) và 45 năm (2010) ngày thành lập trường. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm (10/8/1965-19/8/2015) ngày thành lập, xin nhấn mạnh những thành tích đặc biệt mà Nhà trường đã đạt được từ năm 2010 đến 2015, trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược: Xây dựng trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ tiên tiến; xây dựng một môi trường đào tạo quốc tế, hội nhập với các cơ sở đào tạo trong khu vực và trên thế giới. Các thành tích Nhà trường đạt được thể hiện trên một số lĩnh vực như sau:

1. Công tác đào tạoTrường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp là trường đại học đa ngành thuộc hệ thống

các trường đại học nói riêng và hệ thống Giáo dục Việt nam nói chung. Trong lĩnh vực đào tạo, Trường thực hiện mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ sản xuất công nghiệp của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và cả nước. Nhà trường đã tổ chức nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu đào tạo theo diện rộng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội đang đổi mới từng ngày.

Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 với mục tiêu tăng qui mô hợp lý, giữ vững và nâng cao uy tín của Nhà trường bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học, Nhà trường triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho hai khoá (K41, K42), kể từ năm học 2008-2009 đến nay Nhà trường đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho tất cả các hệ đào tạo trong trường.

Từ năm 2010 Nhà trường đã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của hệ đại học đồng thời tập trung nâng cao chất lượng đào tạo với nhiều giải pháp.

Kết quả (Tính từ năm 2010 cho đến nay)Mở ngành: Mở mới được 3 chuyên ngành đào tạo kỹ sư công nghệ với thời gian đào

tạo chuẩn là 4 năm; 01 ngành đào tạo Cử nhân tiếng Anh chuyên ngành Tiếng Anh Khoa học - Công nghệ, 01 chuyên ngành thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí Động lực; 01 ngành Kỹ thuật Điện tử dạy bằng tiếng Anh liên kết với trường Đại học Kyung pook, Hàn Quốc;

Triển khai tốt 2 chương trình tiên tiến nhập khẩu từ Hoa kỳ, đã có một khóa tốt nghiệp ra trường, 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm hoặc được các trường nước ngoài cấp học bổng học thạc sĩ. Năm 2014, lần đầu tiên Nhà trường đã tuyển vượt chỉ tiêu của chương trình tiên tiến. Bước đầu thực hiện tốt việc lan tỏa từ chương trình tiên tiến sang chương trình đại trà: phần lớn các chương trình đào tạo đại trà được tham khảo từ các chương trình đào tạo tương đương của Hoa Kỳ, sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.

Chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên, số sinh viên khá giỏi tăng từ 18,7%

Page 30: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

30

năm 2010 đến 37,2% năm 2014. Nhà trường đã bước đầu thực hiện thắng lợi chuẩn tiếng Anh đối với sinh viên hệ chính quy khi tốt nghiệp. Nhà trường đã triển khai rất tốt Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 theo tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng năm 1945 là nguyên nhân chính để giúp sinh viên đạt được kết quả như trên.

Sinh viên đạt và vượt chuẩn tiếng Anh giai đoạn 2011 - 2015Chỉ có 4% sinh viên không đạt chuẩn tiếng Anh khi xét tốt nghiệp năm 2015

Biểu đồ quy mô Đào tạo

Page 31: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

31

Đổi mới thành công việc phân cấp công tác thí nghiệm, thực hành đó là: xây dựng các module thí nghiệm giao cho khoa chuyên môn phụ trách và thành lập các phòng thí nghiệm nghiên cứu phục vụ công tác NCKH và đào tạo Sau đại học.

2. Công tác Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệNgay từ những ngày đầu thành lập công tác nghiên cứu Khoa học và chuyển giao

công nghệ đã được Nhà trường quan tâm chú trọng thông qua việc triển khai các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất công nghiệp của các cơ sở kinh tế trong khu vực miền núi phía Bắc và cả nước

Kể từ năm 2010, với mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà trường thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước, Nhà trường đã triển khai đổi mới toàn diện công tác nghiên cứu khoa học, định hướng các đề tài nghiên cứu phải có sản phẩm khoa học cụ thể, khắc phục tình trạng hầu hết các đề tài sau khi nghiệm thu không ra sản phẩm hoặc không có địa chỉ ứng dụng. Trong điều kiện hạn chế về mặt tài chính, lại trải qua một thời gian quá dài việc nghiên cứu hầu như không gắn với ứng dụng thực tế nên việc triển khai chủ trương mới của Nhà trường gặp khá nhiều khó khăn. Tuy vậy, bước đầu đã có một số đề tài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên tạo ra các sản phẩm khoa học có ý nghĩa thực tiễn và phục vụ tốt cho công tác đào tạo.

Kết quả: Đã triển khai 01 đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước, 133 đề tài cấp

Bộ và cấp Bộ trọng điểm, 03 đề tài cấp tỉnh, 96 đề tài cấp Đại học, 643 đề tài cấp trường và 621 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Số liệu đề tài nghiên cứu khoa học đã triển khai qua các giai đoạn được minh hoạ dưới đây:

Biểu đồ các đề tài NCKH

Page 32: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

32

Đã công bố 103 bài báo trên các tạp chí quốc tế, 124 báo cáo tại các hội nghị quốc tế, 557 bài báo trên các tạp chí trong nước và 121 báo cáo tại các hội nghị trong nước. Số liệu các bài viết đăng trên các tạp chí và hội nghị được thể hiện qua biểu đồ dưới đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ qua các giai đoạn

Biểu đồ các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học công nghệNăm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử Nhà trường đã tổ chức thành công hội thảo cấp

trường bằng tiếng Anh.Triển khai thành công nhiều dự án chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất

kinh doanh.

3. Công tác xây dựng, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũVới bề dày truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường luôn coi việc

xây dựng, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ là nhiệm vụ hàng đầu. Đội ngũ giảng viên và cán bộ viên chức của Nhà trường ban đầu chỉ đáp ứng với 2 chuyên ngành đào tạo đại học là Cơ khí và Điện khí hoá xí nghiệp, đến nay đã đáp ứng được cho 29 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 6 chuyên ngành trình độ thạc sỹ và 3 chuyên ngành tiến sỹ. Đặc biệt từ năm 2010 đến nay, Nhà trường triển khai nhiều nội dung về công tác tổ chức và cán bộ nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ như:

Chuẩn hóa trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, tin học đối với đội ngũ giảng viên, CBVC khối văn phòng. Chăm lo việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên, đặc biệt là công tác đào tạo trình độ tiến sĩ cho đội ngũ giảng viên.

Trong 5 năm (2010-2015) Nhà trường đã cử 47 giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 80

Page 33: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

33

CBVC đi đào tạo thạc sĩ; có 31 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 170 CBVC tốt nghiệp thạc sĩ, 6 giảng viên được công nhận chức danh phó giáo sư.

Tổ chức 43 lớp tiếng Anh cho giảng viên. Chỉ trong vòng gần 3 năm (2013 - 2015), 94,5% giảng viên giảng dạy lý thuyết trong độ tuổi đạt điểm tiếng Anh Toefl - ITP từ 450 trở lên, trong đó hơn một nửa đạt từ 500 điểm trở lên. Không chỉ đạt và vượt chuẩn Nhà trường còn tiếp tục nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên như tổ chức các lớp tiếng Anh học thuật cho giảng viên đạt Toefl-ITP500 trở lên, yêu cầu giảng viên sử dụng tiếng Anh trong đào tạo và NCKH. Nhà trường đã trở thành trường Đại học đứng đầu cả nước về triển khai thành công Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trong khối không chuyên.

Nâng cao tiêu chí tuyển dụng giảng viên, kể từ năm 2014, tiêu chí tuyển dụng giảng viên giảng dạy lý thuyết phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy với điểm TBCTL từ 3,0 trở lên và có chứng chỉ Toefl-ITP 500 trở lên, v.v…

Hiện tại, hầu hết giảng viên, CBVC đạt chuẩn IC3 trong độ tuổi phải phổ cập trình độ tin học. Cử được 27 giảng viên trẻ nâng cao kỹ năng nghề nghiệp tại trung tâm Thí nghiệm và Thực nghiệm.

4. Công tác Hợp tác quốc tếTrong những năm đầu mới thành lập và một giai đoạn khá dài, với đặc điểm tình

hình chung của đất nước và Nhà trường công tác này nhìn chung không có cơ hội để phát triển. Bắt đầu từ năm 2009 đánh dấu bước đột phá về gắn kết và liên kết quốc tế với nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường.

95% giảng viên giảng dạy lý thuyết đạt và vượt chuẩn tiếng Anh giai đoạn 2011 - 2015

Page 34: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

34

Để tăng cường năng lực của đội ngũ giảng viên trong công tác hợp tác quốc tế, Nhà trường đã cử giảng viên, CBVC đi thăm quan, học tập ở nước ngoài. Đồng thời chủ trương đẩy nhanh việc bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ mà trước hết là tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên. Nhà trường cũng tăng cường việc trao đổi giảng viên và sinh viên với nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn từ năm 2010-2015 công tác hợp tác quốc tế đã thu được một số kết quả nổi bật như sau:

Mời được trên 70 lượt giáo sư nước ngoài giảng dạy 2 chương trình tiên tiến. Đã cử được 342 lượt giảng viên, CBVC ra nước ngoài trong đó có: 76 lượt giảng viên đi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý tại một số trường đại học nước ngoài, chủ yếu là Hoa Kỳ; 247 lượt cán bộ, giảng viên và sinh viên đi thăm quan và học tập ngắn hạn ở nước ngoài; 19 lượt giảng viên sang Hoa Kỳ bồi dưỡng về tiếng Anh trong thời gian 2 tháng. Đón 53 lượt cán bộ các trường đại học nước ngoài đến trường trao đổi về công tác quản lý và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tiếp nhận 13 sinh viên Philippines, Lào và Cămpu chia đến trường học chương trình tiên tiến và cấp học bổng cho một số sinh viên Lào học các chương trình đại học chính quy đại trà. Tiếp nhận 45 sinh viên đại học, thực tập sinh của nhiều trường nước ngoài đến thực tập chuyên môn tại trường.

Triển khai thêm một chương trình liên kết đào tạo với Đại học Quốc gia Kyung Pook, Hàn Quốc. Đang triển khai mở liên kết đào tạo hệ đại học ngành Công nghệ Thông tin và Quản trị kinh doanh với Hoa Kỳ và Australia.

Số liệu thống kê công tác hợp tác quốc tế trong 3 năm trở lại đây được minh hoạ trong bảng dưới đây:

Đoàn vào (giáo sư, cán bộ quản lý, sinh viên nước ngoài…) đến giảng dạy, học tập tại trường

Page 35: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

35

5. Công tác Xây dựng cơ sở vật chất và Kế hoạch - Tài chínhSau 50 năm xây dựng và phá triển, trong thời kỳ khó khăn chung của đất nước,

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức. Khi đất nước bắt đầu mở của trong thơi kỳ hội nhập thì mất hơn 10 năm Nhà trường không được nằm trong quy hoạch của đại học Thái Nguyên. Do vậy, sự thiếu hụt về đầu tư là không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến vai trò, vị trí và sự phá triển của Nhà trường. Mặt khác kể từ năm 2013 nguồn thu giảm nhiều do ngân sách hỗ trợ giảm, quy mô sinh viên giảm hơn một nửa so với năm 2010, nhưng đội ngũ giảng viên, CBVC thì hầu như không giảm, song nhờ thực hành tiết kiệm và xác định đúng những hạng mục cần đầu tư, nên ngoài một số trang thiết bị thí nghiệm, thực hành được cấp trên đầu tư, Nhà trường cũng đã tiến hành cải tạo và xây dựng được một số cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy, học tập và một số cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao của cán bộ viên chức và sinh viên như:

Cải tạo, xây dựng lại khu vực khuôn viên từ A1-A5 làm phòng làm việc cho giảng viên (tối đa 2 giảng viên/1 phòng). Lắp điều hòa nhiệt độ cho 100% phòng làm việc của cán bộ chủ chốt từ phó trưởng đơn vị trở lên và văn phòng các khoa. Hoàn thành cải tạo khu giảng đường A9, A10 và hơn 100 phòng KTX. Cải tạo khu bãi rác gần A1 và K6 thành khu vườn ươm và hoa tươi của Nhà trường. Xây dựng sân khấu ngoài trời, sân chơi, vườn hoa giữa các nhà KTX và khu vực khuôn viên giáp với các hộ dân tạo nên môi trường, cảnh quan sạch đẹp của KTX.

Đã đưa Thư viện mới 4 tầng trang bị đầy đủ máy tính, nhiều tài liệu vào hoạt động phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Đoàn ra (Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên…) phát triển quan hệ hợp tác, thực tập chuyên môn, học tập, thăm quan và giao lưu văn hóa tại nước ngoài

Page 36: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

36

Đã đầu tư được thư viện sách tiếng Anh với hơn 4.000 cuốn trong đó có 1.040 cuốn do trường Đại học Quốc gia Kyung Pook, Hàn quốc tặng. Hiện tại, thư viện của Trường đã được kết nối với 3 nguồn học liệu mở lớn trong nước.

Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng khu liên hợp dịch vụ với 26 quầy hàng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của sinh viên trong khuôn viên trường, 02 sân bóng cỏ nhân tạo, các sân thể thao, sân chơi cho sinh viên.

Một số số liệu thống kê về xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường qua cac giai đoạn được minh hoạ dưới đây:

Biểu đồ Diện tích xây dựng

Biểu đồ về kinh phí đầu tư xây dựng

Page 37: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

37

Trong 5 năm trở lại đây, công tác thông tin và thư viện được Nhà trường quan tâm đúng mức. Nhà trường đã đầu tư mua trang web xây dựng bằng phần mềm bản quyền để đảm bảo thông tin tin cậy và thông suốt, phủ sóng wifi trên hầu khắp khuôn viên trường.

Nhà trường đã thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn tài chính đúng quy định, đúng mục đích, công khai minh bạch và đạt hiệu quả cao. Kết quả kiểm toán nhà nước, thanh tra tài chính cho thấy: Công tác quản lý, sử dụng tài chính trong trường không có sai phạm, không có biểu hiện tham ô, lãng phí.

Trong 50 năm xây dựng và phát triển nhà trường, với những bài học đã được đúc rút từ thực tế, với những thành tựu đã được xây đắp từ mồ hôi và nước mắt và cả máu của biết bao thế hệ thầy và trò, của biết bao anh chị em cán bộ công nhân viên đã hiến dâng gần trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo của trường. Có được những kết quả to lớn trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Bộ giáo dục và đào tạo, của tỉnh Thái Nguyên và của Đại học Thái Nguyên, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, sự cố gắng phấn đấu làm việc hết sức mình của tập thể cán bộ công chức, giáo viên và học sinh, sinh viên toàn trường. Sự ổn định về chính trị, đoàn kết nội bộ của trường đã tạo nên sức mạnh cho mọi hoạt động. Chúng ta phấn khởi, tự hào đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận những công lao bằng những phần thưởng, các Huân chương cao quý. Đó là những động lực để chúng ta hoàn thành sứ mệnh của mình là trung tâm đào tạo - Nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với chiến lược phát triển và sự đầu tư đúng đắn, sự tâm huyết của các nhà lãnh đạo và một đội ngũ giảng viên, cán bộ đầy nhiệt huyết và tài năng, chúng ta có quyền hy vọng về một tầm vóc lớn hơn nữa của Nhà trường trong tương lai.

Page 38: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

38

PHẦN IV

TỔ CHỨC HỘI CƠ ĐIỆN TOÀN QUỐC

Đây là một điểm hiếm có của một mái trường đại học đó là Các CBVC, giảng viên sau thời gian cống hiến cho Nhà trường được nghỉ hưu theo chế độ hoặc do hoàn cảnh mà chuyển đến môi trường công tác khác; các học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường tỏa đi làm việc khắp mọi miền tổ quốc, luôn luôn hướng về trường, nơi mà mình đã từng công tác, giảng dạy và học tập, luôn luôn dõi theo sự đổi mới và phát triển của Nhà trường. Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể theo địa phương hoặc theo vùng miền, những con người “cơ điện” gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau bằng một tình cảm đặc biệt chỉ có giữa các con người “cơ điện” với nhau, kể cả ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội tráng lệ hay giữa thành phố Hồ Chí Minh phồn hoa đông đúc, cho đến những tỉnh miền biên cương xa xôi của tổ quốc, ở đâu cũng có “hội cơ điện” với quy mô khác nhau, nhưng tâm trí luôn luôn hướng về Nhà trường .

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp (19/8/1965 - 19/8/2015) một ngày mà trùng với sự kiện lớn đó là cách mạng tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho đất nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường 50 năm qua không thể không kể đến sự đóng góp to lớn về tinh thần và vật chất của các hội cơ điện có ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Do khuôn khổ có hạn, xin được nêu một vài nét tiêu biểu của một số hội cơ điện tiêu biểu.

1. Hội làng Cơ điện nay đổi tên là hội làng Công nghiệpLà tổ chức gần gũi nhất với Nhà trường, hội làng công nghiệp bao gồm các hội viên

là CBVC và giảng viên đã được nghỉ hưu có gia đình sống ở các phường quanh trường và trong thành phố Thái Nguyên. Hội có các hoạt động thường xuyên và có dịp sinh hoạt lớn định kỳ hàng năm vào những ngày xuân sau tết nguyên đán, nội dung sinh hoạt rất bổ ích và phong phú, địa điểm sinh hoạt thường chọn là hội trường lớn và kết thúc buổi sinh hoạt, hội đều mời cơm thân mật toàn thể hội viên và đại biểu tại nhà ăn của trường.

2. Hội Cơ điện thành phố Hà NộiĐây là tổ chức hội vừa có đông hội viên và được thành lập sớm nhất. Trong ban liên

lạc đã phải phân ra các UV chuyên về các mảng hoạt động của cựu CBVC, giảng viên và mảng hoạt động của cựu HSSV. Các hoạt động lớn (đại hội bầu ban đại diện nhiệm kỳ mới, chuẩn bị cho ngày thành lập trường, lập bia kỷ niệm các liệt sỹ là cựu CBVC, cựu SV,…) của hội cơ điện Hà Nội luôn luôn có sự bàn bạc kỹ và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với Nhà trường. Hội cơ điện Hà Nội đã dành những tình cảm tốt đẹp, những sự giúp đỡ động viên to lớn và kịp thời về tinh thần và vật chất cho Nhà trường, nhất là cho các sinh viên đang học tập trong trường. Hội giữ vai trò là đầu mối liên hệ chặt chẽ giữa

Page 39: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

39

tất cả các hội cơ điện Bắc - Trung - Nam với Nhà trường.Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (19/8/1965-19/8/2015) Hội Cơ

điện Hà Nội đã tổ chức Đại hội Hội cơ điện Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2018 và gặp mặt các thế hệ cựu sinh viên của Nhà trường tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại Đại hội Hội Đại học Cơ điện Hà Nội, PGS.TS. Phan Quang Thế, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã nhấn mạnh “Truyền thống quý báu nhất của Nhà trường mà cựu cán bộ viên chức và cựu sinh viên đang tô thắm mái trường của mình đó là: Không có điều gì là không thể và tình người Cơ điện lúc nào cũng như “lửa cách mạng” không chỉ dừng lại ở tình yêu thương như anh em trong gia đình mà còn là sự dạy dỗ, bảo ban, hướng dẫn nghiêm khắc của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ sau. Đó chính là lý do tại sao hai chữ “Cơ điện” lại thiêng liêng, gắn bó với mỗi người đã từng sống, làm việc và học tập tại mái trường này”.

PGS.TS. Phan Quang Thế - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Đại hội Hội Cơ điện Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2018

Gặp mặt các thế hệ các thế hệ cựu sinh viên Nhà trường tại Đại hội Hội Cơ điện Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2018

Page 40: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

40

3. Hội Cơ điện thành phố Hồ Chí Minh Hội cơ điện thành phố Hồ Chí Minh mang phong cách của thành phố lớn phát triển

kinh tế và mọi mặt nhất của đất nước đó là luôn dẫn đầu, năng động và sáng tạo. Tuy ở khoảng cách rất xa với trường, nhưng hội luôn luôn có những đề xuất đầu tiên về những vấn đề phối hợp hoạt động nhân các sự kiện lớn của Nhà trường và của hội. Hội đã dành nhiều tình cảm, sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất trực tiếp cho nhiều đối tượng sinh viên đang học tập tại trường như các giàn máy vi tính, các suất học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, cho các sinh viên giỏi và quà tặng cho các thế hệ lãnh đạo nhà trường.

Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (19/8/1965-19/8/2015) Hội Cơ điện Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cựu sinh viên của Nhà trường tại Nhà khách Người có công 168 Hai Bà Trưng Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

4. Hội Cơ điện tỉnh Lạng SơnNếu là người cơ điện đặt chân lên tỉnh Lạng Sơn, nơi địa đầu tổ quốc thì luôn được

hội cơ điện đón tiếp nồng hậu và chân thành. Là một tỉnh biên giới của tổ quốc, hội cơ điện Lạng Sơn đã tập hợp không chỉ có cựu CBVC, cựu HSSV cơ điện mà còn có sự tham gia của các CBVC thuộc trường trung học công nghiệp miền núi (năm 1982 đã được sát nhập về trường). Hội đã có sự giúp đỡ thiết thực cho các sinh viên mới ra trường về Lạng Sơn công tác, phối hợp tốt với trường trong các hoạt động mở rộng địa bàn đào tạo không chính quy và giúp đỡ sinh viên là người Lạng Sơn đang học tập tại trường.

Page 41: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

41

PGS.TS. Trần Xuân Minh - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi gặp mặt Hội Cơ điện Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hội Cơ điện Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng học bổngcho sinh viên cho Nhà trường

Gặp mặt các thế hệ các thế hệ cựu sinh viên Nhà trường nhân dịpkỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 42: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

42

5. Hội Cơ điện tỉnh Đắc LắcKhi có cơ hội đến tỉnh Đắc Lắc, một tỉnh thưa dân của Tây Nguyên, sẽ rất bất ngờ

được hội cơ điện là các kỹ sư của công ty truyền tải điện đón tiếp. Hội tuy rất ít hội viên, nhưng đã có nhiều hoạt động thiết thực như giúp đỡ cho các sinh viên mới ra trường về Đắc Lắc công tác, nhanh chóng làm quen với công việc và địa bàn mới. Ở vùng xa xôi hẻo lánh nhưng hội vẫn luôn hướng về trường.

6. Hội khóaHội khóa là nét chung có ở nhiều trường đại học. Nét riêng hội các khóa đào tạo của

Nhà trường (nôm na gọi là hội K) là sinh hoạt rất thường xuyên và thường tập trung vào ngày truyền thống Nhà trường hàng năm (06/12), hội K không phân biệt chuyên ngành học, địa điểm hội họp thường chọn là tại trường hoặc các địa danh nổi tiếng của đất nước như thủ đô Hà Nội, bãi biển Cửa Lò hay trên núi Tam Đảo,… Hội K thường dành những tình cảm thiết thực với Nhà trường bằng các suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, quà tặng có ý nghĩa cho các Thầy là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Nhà trường.

7. Những cá nhân thành đạt từ mái trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Hội Cơ điện Hà Nội đã có sáng kiến và rất công phu sưu tầm lập danh bạ hội cơ

điện Bắc - Trung - Nam và những nhà quản lý cơ điện Bắc - Trung - Nam. Mặc dù việc thống kê có thể còn chưa đầy đủ, nhưng với hai quyển danh bạ, mỗi quyển trên dưới 100 trang, đã có hơn 700 gương mặt tiêu biểu của những con người cơ điện phấn đấu trưởng thành. Đó là những cá nhân có thành công trong công tác giảng dạy và NCKH, trong quản lý nhà nước và trong lao động sản xuất. Rất nhiều người đảm nhận các chức vụ chánh, phó Giám đốc các công ty, xí nghiệp, nhà máy; Chánh, phó Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty lớn, nhiều đồng chí đảm nhận nhiệm vụ chánh, phó giám đốc sở, Bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND và HĐND các tỉnh, thành phố, có các đồng chí trong hội đồng chính phủ, hội đồng Nhà nước,… Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường, Nhà trường không thể kể hết tên của những cựu giảng viên, CBVC và sinh viên đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng đúng như lời dạy của Bác Hồ “.. dù không được thưởng huân chương, không được đăng tên trên báo, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đó là điều rất vẻ vang”. Hàng nghìn cựu giảng viên, CBVC, sinh viên của chúng ta mãi mãi là những “anh hùng vô danh” như thế của tổ quốc và Nhà trường.

Page 43: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

43

LỜI KẾTThời gian 50 năm xây dựng và phát triển của một trường Đại học không phải là dài,

nhưng đối với những con người “Cơ điện” trước đây và “Công nghiệp” ngày nay là cả một cuộc đời cống hiến trí tuệ, sức lực và dành hết tâm huyết cho Nhà trường. Với các thế hệ sinh viên cũng có 5 năm tuổi xuân tươi đẹp được ngồi ghế Nhà trường để học tập và tu dưỡng rèn luyện. Những đóng góp đó đã được đền đáp xứng đáng là biến một khu đồi hoang sơ năm 1965 thành một mái trường đại học khang trang, hiện đại và bề thế, đã từng được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen về môi trường xanh - sạch - đẹp. Từ chỗ chỉ có hai ngành đào tạo ở bậc đại học là cơ khí và điện, đến nay đã đào tạo đa cấp, đa ngành, đã và đang phát triển cơ sở đào tạo quốc tế trong trường. Tinh thần Cơ điện “không có gì là không thể” và “tình người Cơ điện lúc nào cũng như lửa cách mạng” mãi mãi sống cùng thời gian và lịch sử của Nhà trường.

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đang triển khai thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thông qua hội nhập quốc tế toàn diện và giữ gìn bản sắc dân tộc, đang biến những điều không thể trong tư duy của nhiều người trong xã hội thành những điều có thể trong thực tiễn của Nhà trường. Con đường phía trước nhằm xây dựng Nhà trường tiếp cận với tiêu chuẩn giáo dục đào tạo của khu vực và thế giới còn rất nhiều gian nan, thách thức song bằng cả trái tim dành cho tổ quốc, sự nghiệp và Nhà trường chúng ta chắc chắn sẽ thành công.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường, Nhà trường kêu gọi: Toàn thể giảng viên, CBVC, sinh viên và những ai đã từng sống, làm việc, học tập ở mái trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp hãy chung tay, góp sức, quyết tâm xây dựng Nhà trường tiến tới là một cơ sở giáo dục Đại học Bách khoa quốc tế trên quê hương Thái Nguyên thủ đô kháng chiến.

Page 44: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

44

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

VÀ SAU ĐẠI HỌC

1. Chương trình tiên tiến hệ đại học chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh

Mechanical Engineering

Đại học hệ chính quy

Đai học bang NewYork tại Buffalo,

USA

1 năm học tiếng Anh

4 năm chuyên môn

Electrical Engineering Đại học hệ chính quy

Đại học bang Oklahoma,

Hoa kỳ

1 năm học tiếng Anh

4 năm chuyên môn

2. Chương trình liên kết đào tạo quốc tế hệ đại học giảng dạy bằng tiếng Anh

Electronics Engineering

2+2 hoặcTNUT

Đại học quốc gia Kyung Pook,

Hàn Quốc

Bằng đại học Hàn Quốc

hoặc TNUT

Information Technology

2+2 hoặcTNUT

Đại học Swinburne, Australia (2015)

Bằng đại học Australia

hoặc TNUT

Business administration

2+2 hoặcTNUT

Đại học Georgia Gwinnett, Hoa Kỳ

(2015)

Bằng đại học Hoa Kỳ

hoặc TNUT

3. Chương trình liên kết ĐT quốc tế hệ đại học giảng dạy bằng tiếng Trung Quốc

Kinh tếvà Thương mại QT 2+2

Đại họcKhoa học - Công nghệ

Sơn Đông, TQ

Bằng đại họcTrung Quốc

Kỹ thuật Điện và Tự động hóa 2+2

Cơ khí và Điện tử 2+2

Page 45: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

45

1. Chương trình đào tạo Thạc sỹ

Kỹ thuật Cơ khí

Đào tạo 1,5 năm tại trường đối với Thạc sỹ khoa học

Đào tạo 1,5 năm tại cơ sở liên kết đào tạo

Bằng Thạc sỹ Khoa học

Bằng Thạc sỹ Kỹ thuật

Cơ kỹ thuật

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Kỹ thuật Điện

Kỹ thuật Điện tử

Kỹ thuật Cơ khí động lực

2. Chương trình đào tạo tiến sỹ

Kỹ thuật Cơ khí3-4 năm Bằng Tiến sỹ Kỹ thuật

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Page 46: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

46

NGÀNH CHUYÊN NGÀNH GHI CHÚ

1. ĐÀO TẠO 4 - 4,5 NĂM CẤP BẰNG KỸ SƯ

Kỹ thuật cơ khí

Thiết kế và chế tạo cơ khí

Cơ khí chế tạo máy

Cơ khí động lực

Cơ khí Luyện kim - Cán thép

Kỹ thuật vật liệu Kỹ thuật vật liệu

Kỹ thuật Cơ - Điện tử Cơ điện tử

Kỹ thuật điện, điện tử

Kỹ thuật điện

Hệ thống điện

Thiết bị điện

Kỹ thuật điều khiển

và Tự động hóa

Tự động hóa xí nghiệp Công nghiệp

Kỹ thuật điều khiển

Kỹ thuật điện tử,

truyền thông

Điện tử viễn thông

Kỹ thuật điện tử

Kỹ thuật máy tính Tin học công nghiệp

Page 47: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

47

NGÀNH CHUYÊN NGÀNH GHI CHÚ

Kỹ thuật môi trường Kỹ thuật môi trường

Kỹ thuật công trình xây dựng Xây dựng dân dụng và công nghiệp

Kỹ thuật xây dựng

Công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng

Công trình giao thông

2. ĐÀO TẠO 4 - 4,5 NĂM CẤP BẰNG CỬ NHÂN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Sư phạm kỹ thuật

công nghiệp

Sư phạm kỹ thuật Cơ khí

Sư phạm kỹ thuật Điện

Sư phạm kỹ thuật Tin học

3. ĐÀO TẠO 3,5 - 4 NĂM CẤP BẰNG KỸ SƯ CÔNG NGHỆ

Công nghệ chế tạo máy Công nghệ gia công cắt gọt

Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ ô tô

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện

4. ĐÀO TẠO 3,5 - 4 NĂM CẤP BẰNG CỬ NHÂN

Kinh tế công nghiệpKế toán doanh nghiệp công nghiệp

Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

Quản lý công nghiệp Quản lý công nghiệp

Ngôn ngữ AnhTiếng Anh Khoa học Kỹ thuậtvà công nghệ

Page 48: 50 NĂM - tnut.edu.vn · Đi đầu trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục vào đào tạo thông qua hội nhập Quốc tế sâu rộng đi đôi với

HỘI NHẬP QUỐC TẾ, GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI CỦA ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Địa chỉ: Số 666, đường 3-2, Tích Lương, TP Thái NguyênTel: (84)280 3847 145, Fax: (84) 280 3847 403

Website: http://tnut.edu.vn