155
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trên bất cứ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Anh Đức

LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng

dẫn của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn. Kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trên bất cứ một công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Anh Đức

Page 2: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận án với đề tài “Điều khiển tích cực dao động của hệ

thống ống dẫn dầu khí trong khai thác dầu biển”, tôi đã nhận được rất nhiều góp ý

về chuyên môn cũng như sự ủng hộ của các tổ chức, của tập thể cán bộ hướng dẫn,

của các nhà khoa học, của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin được gửi tới họ lời cảm ơn

sâu sắc.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GS. TS. Đỗ Khắc Đức đã tâm huyết

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, tập thể các nhà khoa học

Trường đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, của Viện Điện trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp quý báu, các Phòng ban của Trường

và Khoa Điện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

luận án.

Tác giả

Nguyễn Anh Đức

Page 3: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

Các ký hiệu được sử dụng vi

Các ký hiệu viết tắt viii

Bảng danh mục các hình vẽ ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết, mục đích và nhiệm vụ của đề tài 1

2. Mục tiêu của luận án 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5

6. Bố cục của luận án 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN ỐNG DẪN DẦU TRONG LÒNG BIỂN 8

1.1 Các hệ thống khai thác dầu khí ngoài đại dương 9

1.1.1 Phân loại hệ thống ống dẫn dầu khí 9

1.1.2 Hệ thống neo giữ tàu khai thác trên biển 9

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự làm việc của hệ thống ống dẫn dầu khí 11

1.1.4 Cơ cấu dẫn động của hệ thống ống dẫn dầu 12

1.2 Bài toán điều khiển ống dẫn dầu 14

1.2.1 Các giả thiết đơn giản hóa 14

1.2.2 Các điều kiện biên của ống dẫn dầu 15

1.3 Các phương pháp điều khiển biên ống dẫn dầu 17

1.3.1 Các phương pháp điều khiển kinh điển 17

1.3.2 Các phương pháp điều khiển hiện đại 19

1.3.2.1 Phương pháp điều khiển theo mô hình 19

1.3.2.2 Phương pháp điều khiển biên 20

Page 4: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

iv

1.3.3 Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khai thác dầu khí ở Việt Nam 21

1.4 Bài toán nghiên cứu điều khiển ống dẫn dầu khí của luận án 23

1.5 Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN BÙ CHUYỂN ĐỘNG DỌC TRỤC CỦA ỐNG DẪN DẦU TRONG LÒNG BIỂN 26

2.1 Các phương pháp điều khiển đã có 27

2.1.1 Bù thụ động 27

2.1.2 Bù chủ động 28

2.1.2.1 Nguyên lý chung 29

2.1.2.2 Một số phương pháp hiện đang sử dụng 30

2.2 Đề xuất hai phương pháp điều khiển bù chủ động 32

2.2.1 Chuẩn hóa mô hình và nhiệm vụ điều khiển 33

2.2.2 Đề xuất thứ nhất: Bộ điều khiển backstepping giả định rõ 37

2.2.2.1 Thiết kế bộ điều khiển phản hồi trạng thái 38

2.2.2.2 Xây dựng bộ quan sát nhiễu 41

2.2.2.3 Bộ điều khiển backstepping giả định rõ 44

2.2.2.4 Tính ổn định của hệ kín 44

2.2.2.5 Xác định các tham số bộ điều khiển để hệ thỏa mãn thêm các điều kiện ràng buộc 46

2.2.3 Đề xuất thứ hai: Bộ điều khiển tối ưu thích nghi 49

2.2.3.1 Bộ điều khiển tối ưu tiền định 49

2.2.3.2 Xây dựng khâu ước lượng các thành phần nhiễu 51

2.2.3.3 Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi 52

2.2.3.4 Tính ổn định của hệ kín 53

2.2.3.5 Khả năng thỏa mãn thêm các điều kiện ràng buộc 54

2.2.4 Đánh giá chất lượng hai bộ điều khiển đã đề xuất thông qua mô phỏng 56

2.2.4.1 So sánh và đánh giá chất lượng ước lượng thích nghi thành phần nhiễu của hai bộ điều khiển 57

2.2.4.2 So sánh và đánh giá chất lượng điều khiển bám có ràng buộc của hai bộ điều khiển 59

2.3 Kết luận 60

Page 5: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

v

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN BÙ CHUYỂN ĐỘNG HAI CHIỀU DỌC VÀ NGANG TRỤC CỦA ỐNG DẪN DẦU TRONG LÒNG BIỂN 60

3.1 Mô hình mô tả dạng uốn cong của đường ống dẫn dầu 64

3.1.1 Nguyên lý Hamilton mở rộng 65

3.1.2 Phương trình mô tả độ cong đường ống dẫn dầu trong lòng đại dương dưới tác động của ngoại lực 66

3.1.2.1 Mô hình hóa độ cong của đường ống dẫn dầu theo một chiều 67

3.1.2.2 Mô hình hóa độ cong đường ống theo cả hai chiều trong không gian 72

3.2 Thiết kế bộ điều khiển 76

3.2.1 Bộ điều khiển theo một phương ngang 77

3.2.1.1 Thiết kế bộ điều khiển 78

3.2.1.2 Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín 82

3.2.1.3 Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín 86

3.2.2 Bộ điều khiển theo cả hai phương dọc và ngang trục trong không gian 86

3.2.2.1 Thiết kế bộ điều khiển 87

3.2.2.2 Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín 92

3.2.2.3 Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín 99

3.3 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển thông qua mô phỏng 99

3.3.1 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển theo một phương ngang 100

3.3.2 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển theo cả hai phương dọc và ngang trục trong không gian 108

3.4 Kết luận 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120

Những vấn đề đã được giải quyết 121

Những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị 122

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 129

Page 6: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

vi

Các ký hiệu được sử dụng

Ký hiệu Ý nghĩa

Hm Khối lượng của cán xi-lanh của hệ thủy lực

Hx Độ dịch chuyển của cán xi-lanh (pít-tông) của hệ thủy lực

Hvx Độ dịch chuyển của van trượt

HA Diện tích bề mặt của pít-tông

HP Áp suất tải của xi-lanh

Hb Hệ số ma sát nhớt lên pít-tông

Hi Dòng điện đầu vào điều khiển của hệ thủy lực.

( )H H, , , ,t x z x zD Lực tác dụng lên cán xi-lanh từ ống dẫn dầu (nhiễu tác động lên

hệ)

Heb Mô-đun đàn hồi tác dụng

L Khoảng cách từ đầu trên của ống dẫn dầu xuống tới đáy biển

( )z t Chuyển động dọc trục của tàu/giàn khoan nổi

M Khối lượng của cơ cấu chấp hành

D , B Các hệ số liên quan đến vị trí và vận tốc của cơ cấu chấp hành

a Biến điều khiển ảo

1ex ,

2ex , … Các sai lệch vị trí

w Tốc độ chuyển động lên xuống của tàu khai thác

V Hàm Lyapunov

J Hàm mục tiêu

H Hàm Hamilton

( )1 2 ,

Tp p p= Biến đồng trạng thái của hệ

v Tín hiệu điều khiển tối ưu

T Động năng

P Thế năng

U Năng lượng tạo ra từ sự biến dạng vật chất phía bên trong

W Năng lượng chịu tải của vật chất dưới tác động của các ngoại lực

Wd Biến thiên năng lượng chịu tải của vật chất

cW Công ảo gây ra do các lực không bảo toàn

bW Sự chuyển mô-men ảo tại biên

Page 7: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

vii

A Diện tích mặt cắt ngang của ống dẫn dầu

E Hệ số đàn hồi Young

I Mô-men quán tính của mặt cắt ngang ống dẫn dầu

0P Lực hướng trục không đổi

1 2, , c d d Hệ số cản nhớt

wr Khối lượng riêng của nước

DC Hệ số vận tốc dịch chuyển ngang

D Đường kính của ống dẫn dầu

( , )z tu Căn bậc hai của tốc độ hạt nước

( , )z ta Gia tốc của hạt nước

, x zf f Các thành phần ngoại lực tác động lên ống dẫn dầu theo phương dọc và ngang trục , x z

( , )u z t Véc tơ mô tả sự biến dạng của đường ống dẫn dầu trong không gian hai chiều , x z

( , )xu z t Mô hình độ cong đường ống dẫn dầu theo phương ngang trục x bởi thành phần ngoại lực xf .

( , )zu z t Mô hình độ cong đường ống dẫn dầu theo phương dọc trục z bởi thành phần ngoại lực zf .

D Thành phần nhiễu bất định

D Khâu ước lượng nhiễu

eD Sai lệch ước lượng nhiễu

Page 8: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

viii

Các ký hiệu viết tắt

Viết tắt Ý nghĩa AHC Bộ bù chủ động Active Heave Compensator PHC Bộ bù thụ động Passive Heave Compensator BOP Bộ phận bít an toàn Blowout Preventer DP Định vị động Dynamic Positioning ISS Trạng thái ổn định ISS Input-to-State Stability

Page 9: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

ix

Bảng danh mục các hình vẽ

Hình 1.1: Mô hình hệ thống ống dẫn và tàu khai thác dầu trên biển ............................... 8

Hình 1.2: Hệ thống tàu khai thác dầu trên biển ............................................................. 10

Hình 1.3: Hệ thống ống dẫn điển hình .......................................................................... 12

Hình 1.4: Sơ đồ minh họa cấu trúc của hệ thống van và pít-tông thủy lực. .................. 12

Hình 1.5: Sơ đồ áp suất đỉnh ống dẫn dầu với thùng chứa nổi [12]. ............................. 16

Hình 1.6: Hệ thống ống dẫn biển và các thiết bị liên quan [12]. ................................... 17

Hình 2.1: Nhiệm vụ điều khiển ổn định dọc trục ống dẫn dầu ...................................... 26

Hình 2.2: Cấu trúc của hệ thống điều khiển PHC. ........................................................ 28

Hình 2.3: Mô hình hệ thống bù AHC ............................................................................ 29

Hình 2.4: Hành trình xi-lanh trong bộ AHC. ................................................................. 30

Hình 2.5: Sơ đồ minh họa của hệ thống AHC. .............................................................. 31

Hình 2.6: Hệ quy chiếu và các lực tác dụng lên ống dẫn theo phương dọc trục. .......... 33

Hình 2.7: Tốc độ chuyển động lên xuống của tàu khai thác ........................................ 40

Hình 2.8: Tín hiệu nhiễu D ........................................................................................... 41

Hình 2.9: Khoảng cách được duy trì ( )x z t L+ - .................................................... 41

Hình 2.10: Sơ đồ cấu trúc điều khiển bù chuyển động dọc trục .................................... 44

Hình 2.11: Nguyên lý bù thích nghi ở tín hiệu đầu vào ................................................ 49

Hình 2.12: Sơ đồ khối của bộ điều khiển tối ưu ............................................................ 51

Hình 2.13: Sơ đồ khối của khâu ước lượng nhiễu ......................................................... 52

Hình 2.14: Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi ......................................................... 53

Hình 2.15: Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi khi có ràng buộc về độ lớn của tín

hiệu điều khiển .......................................................................................... 56

Hình 2.16: Giá trị thực w và giá trị ước lượng w (sử dụng bộ quan sát) .................... 57

Hình 2.17: Giá trị thực D và giá trị ước lượng D (sử dụng bộ quan sát) .................... 57

Hình 2.18: Giá trị thực D và giá trị ước lượng D ........................................................ 58

Hình 2.19: Khoảng cách được duy trì ( )x z t L+ - khi sử dụng phương pháp điều

khiển cuốn chiếu ....................................................................................... 59

Page 10: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

x

Hình 2.20: Khoảng cách được duy trì ( )x z t L+ - khi sử dụng phương pháp tối ưu

thích nghi ................................................................................................... 59

Hình 3.1: Nhiệm vụ điều khiển bù dao động theo phương ngang và dọc trục ............. 61

Hình 3.2: Mô hình hóa độ cong của đường ống dẫn dầu theo phương x . ................... 68

Hình 3.3: Ý nghĩa hai phương trình (3.18), (3.17) đối với việc thiết kế điều khiển ..... 71

Hình 3.4: Nhiệm vụ của bài toán mô hình hóa độ cong của đường ống trong không gian

hai chiều .................................................................................................... 72

Hình 3.5: Giải nghĩa quan hệ (3.28), (3.29) và ý nghĩa của chúng đối với việc thiết kế

bộ điều khiển trong không gian hai chiều , x z . ...................................... 76

Hình 3.6: Cấu trúc hệ điều khiển vòng kín theo một phương ngang x . ....................... 82

Hình 3.7: Cấu trúc hệ điều khiển vòng kín theo cả hai phương dọc và ngang trục ...... 91

Hình 3.8: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khi chưa có

bộ điều khiển . ......................................................................................... 102

Hình 3.9: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khicó bộ

điều khiển . .............................................................................................. 103

Hình 3.10: Vận tốc dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu. .......... 104

Hình 3.11: Góc lệch phía dưới của ống dẫn dầu. ........................................................ 105

Hình 3.12: Kết quả mô phỏng lực điều khiển ............................................................. 106

Hình 3.13: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu. .......... 110

Hình 3.14: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khi có bộ

điều khiển ................................................................................................ 111

Hình 3.15: Biên độ dịch chuyển theo phương dọc trục z của ống dẫn dầu. .............. 112

Hình 3.16: Biên độ dịch chuyển theo phương dọc trục z của ống dẫn dầu khi có bộ

điều khiển . .............................................................................................. 113

Hình 3.17: Vận tốc dịch chuyển theo phương dọc và ngang trục , x z . ..................... 114

Hình 3.18: Góc lệch phía dưới của ống dẫn dầu theo cả hai phương dọc và ngang trục.

................................................................................................................. 115

Hình 3.19: Kết quả mô phỏng lực điều khiển theo phương ngang trục x ................. 116

Hình 3.20: Kết quả mô phỏng lực điều khiển theo phương ngang trục z ................. 116

Page 11: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

1

PHẦN MỞ ĐẦU

Ống dẫn dầu trên biển là phương tiện để vận chuyển chất lỏng hoặc khí giữa tàu

khai thác dầu nổi trên biển (hay giàn khoan, sau đây được gọi là tàu khai thác dầu) và

miệng giếng dầu tại đáy biển. Các ống dẫn dầu dùng trong khai thác dầu biển xa bờ

phải có khả năng làm việc chống chọi lại các điều kiện khắc nghiệt dưới tác động của

lực căng lớn, rung động, lực uốn và các tác động do nhiễu môi trường (sóng, gió,

dòng hải lưu) và hoạt động tại các vùng nước sâu. Thêm vào đó, do cấu tạo linh hoạt

và tỷ số giữa chiều dài và đường kính lớn nên các đường ống dẫn dầu cũng là đối

tượng của những dao động do luồng xoáy gây ra do các dòng hải lưu, dẫn đến việc

ổn định, chống lại những rung động, áp lực và lực uốn để ổn định cho ống dẫn dầu là

rất khó khăn.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà khoa học với nhiều công trình được

công bố tập trung vào việc mô hình hóa và thiết kế bộ điều khiển nhằm đảm bảo ổn

định cho hệ thống ống dẫn dầu trên biển. Đặc điểm của hệ thống tham số rải với

phương trình chuyển động được mô tả bởi các phương trình vi phân dạo hàm riêng

và phương trình vi phân thường của ống dẫn dầu đặt ra những thách thức về mặt điều

khiển. Với mục tiêu ổn định cho ống dẫn dầu, do vậy khi thiết kế điều khiển ta xét hệ

thống ống dẫn có cấu trúc dạng thanh (mềm) và ống dẫn chịu các điều kiện làm việc,

luận án thực hiện việc mô hình hóa toàn bộ hệ thống, từ đó đặt tiền đề cho việc thiết

kế bộ điều khiển để đảm bảo tính ổn định hệ thống. Do hệ thống ống dẫn trải dài trong

không gian và làm việc dưới mặt nước biển nên bộ điều khiển phải được thiết kế tại

biên trên của ông dẫn để đảm bảo tính khả thi của phương pháp đề xuất.

1. Tính cấp thiết, mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Dầu mỏ và khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia, nó có

tầm quan trọng và vai trò hết sức đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, chính

trị của mỗi quốc gia. Do việc khai thác dầu khí trên biển ngày càng được đẩy mạnh,

các mỏ dầu lớn gần bờ ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, để đảm bảo trữ lượng khai thác

thì việc khoan dò ngày càng được tiến hành ở các vùng biển xa bờ, có độ sâu ngày

Page 12: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

2

càng lớn hơn. Trên thế giới đã có những nơi đang khai thác dầu khí ở vùng biển có

độ sâu trên dưới 3000 mét. Hệ thống ống dẫn dầu khí từ các giếng khoan ở dưới đáy

biển lên các dàn hoặc các tàu khai thác dầu khí trên mặt biển đóng vai trò quan trọng

trong việc duy trì sự liên tục trong hoạt động khai thác dầu khí. Do các ống dẫn dầu

khí có độ dài lớn (đến vài nghìn mét) và đường kính khá nhỏ (nhỏ hơn 0.25 mét), nên

các ống dẫn này chính là đối tượng chịu rung động lớn dưới tác dụng của sóng, gió,

và dòng chảy biển. Nếu rung động của các ống dẫn dầu quá lớn, các ống này sẽ bị hư

hỏng như đứt, nứt và vỡ. Điều này dẫn tới việc khai thác dầu khí sẽ bị dừng lại gây

tổn thất về kinh tế và môi trường sẽ bị ô nhiễm. Vì vậy, việc hạn chế dao động và ổn

định cho hệ thống ống dẫn dầu để tránh bị phá hỏng là việc làm cần thiết. Tuy nhiên,

việc lắp đặt các thiết bị tạo mô men và lực điều khiển ở phần thân ống dẫn giữa đáy

biển và mặt biển là khó khăn và không kinh tế.

Việc ổn định dao động cho cơ cấu thanh mảnh có ý nghĩa rất lớn đối với các

công trình khai thác dầu biển ngoài khơi. Các giải pháp để tăng độ tin cậy và hiệu quả

hoạt động trong quá trình khoan dò trên biển, giảm các điều kiện bất lợi do môi trường

biển gây ra là chủ đề nghiên cứu đầy thách thức đối với ngành công nghiệp khai thác

dầu khí xa bờ. Bởi vậy, việc nghiên cứu thiết kế các hệ thống điều khiển biên lắp đặt

tại tàu khai thác và giảm dao động cho ống dẫn dầu là cấp thiết.

Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đặt ra tiền đề cho việc xử lý dao

động trong công nghiệp có liên quan đến hệ thống mềm. Một số ví dụ tiêu biểu của

các hệ thống có thể được kể đến như sau: các hệ thống nâng hạ trong công nghiệp,

chuyển động của băng giấy trong công nghiệp giấy, chuyển động của tấm thép trong

cán thép, các cơ cấu tay máy mềm.

2. Mục tiêu của luận án

Thiết lập phương trình chuyển động theo phương dọc trục của giới hạn trên ống

dẫn dầu và đề xuất phương án điều khiển.

Nghiên cứu động lực học của cơ hệ mềm tạo nền tảng cho việc thiết kế các bộ

điều khiển dập dao động.

Page 13: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

3

Nghiên cứu thiết kế các bộ điều khiển có phản hồi nhằm giảm thiểu dao động

ngang trục và các ứng suất uốn trên ống dẫn dầu, kết hợp sử dụng bộ quan sát

nhiễu để quan sát trạng thái và đánh giá, ước lượng lực tác động lên cơ cấu chấp

hành cũng như các thành phần nhiễu tác động lên hệ thống, tránh cho ống dẫn

dầu bị biến dạng hoặc đảm bảo biến dạng là nhỏ. Đồng thời đảm bảo các góc bề

mặt và góc đáy cũng như sức căng trên ống dẫn dầu nằm trong phạm vi an toàn.

Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển có phản hồi nhằm giảm thiểu dao động và các

tác động xen kênh ngang và dọc trục trên ống dẫn dầu, kết hợp sử dụng bộ quan

sát nhiễu nhằm mục đích giảm dao động cho ống dẫn dầu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các hệ thống có dạng mảnh và đàn hồi.

Xây dựng mô hình toán học mô tả bản chất vật lý của hệ thống ống dẫn dầu

(dùng trong công nghiệp khai thác dầu trên biển) khi chịu tác động bởi nhiễu

môi trường.

Thiết kế các bộ điều khiển biên để ổn định cho hệ thống ống dẫn biển tại vị trí

cân bằng. Đồng thời, trong quá trình thiết kế các bộ điều khiển biên có xem xét

và kể đến các tác động của nhiễu môi trường. Kiểm chứng bằng các mô phỏng

để thấy rõ tính hiệu quả của bộ điều khiển biên được đề xuất.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu đã

đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu lý thuyết điều khiển phi tuyến, động lực học phi của hệ thống ống

dẫn. Chỉ ra mục tiêu điều khiển cũng như các tác động xen kênh trong hệ thống.

Phân tích các dạng năng lượng của hệ thống ống dẫn dầu và phương thức tìm ra

phương trình chuyển động dựa trên nguyên lý Hamilton mở rộng.

Page 14: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

4

Xây dựng các mô hình toán học: đưa ra các khái niệm cơ bản về động lực học

và động lực học của hệ thống ống dẫn. Đưa ra dạng mô hình đồng thời đề xuất

phương pháp thiết kế các bộ điều khiển và mô phỏng hệ kín.

Thực hiện mô tả toán học chuyển động của ống dẫn dầu dưới tác động của nhiễu

môi trường.

4.2 Phương pháp thiết kế bộ điều khiển

Đối với những chuyển dịch lớn của ống dẫn dầu, điều khiển biên tại đầu trên

của ống dẫn dầu sẽ được thiết kế để tối thiểu hóa các ứng suất uốn (tĩnh) của ống và

đảm bảo cả hai góc đỉnh và đáy, và sức căng của ống dẫn nằm trong phạm vi an toàn.

Các luật điều khiển biên này sẽ là hàm của độ dịch chuyển, tốc độ và độ lệch phía

đầu trên của ống dẫn. Các ứng suất uốn tĩnh, các góc đỉnh và đáy, sức căng của ống

dẫn sẽ được mã hóa với các trọng số khác nhau trong hàm mục tiêu. Ví dụ, góc đáy

có thể sẽ được ưu tiên hơn góc đỉnh. Các luật điều khiển biên cho ống dẫn dầu sẽ

được thiết kế nhằm tối thiểu hóa hàm mục tiêu, đây là hàm có thể được xem như là

hàm năng lượng hoặc hàm Lyapunov ứng với ống dẫn dầu. Hệ quả trực tiếp của quá

trình điều khiển là đưa ống dẫn về vị trí cân bằng (thẳng đứng) khi không có tác động

của nhiễu môi trường hoặc về lân cận của vị trí cân bằng khi xuất hiện nhiễu. Các

luật điều khiển biên sau đó được mang ra sử dụng như vòng điều khiển trong cùng để

thiết kế các tín hiệu điều khiển cho hệ thống định vị động dựa trên phương pháp cuốn

chiếu hoặc các phương pháp thiết kế điều khiển khác cho các hệ thống nối tầng. Khác

với các phương pháp điều khiển kinh điển với yêu cầu phân bố cảm biến và cơ cấu

chấp hành dọc theo ống dẫn, vị trí đặt các thiết bị này nằm ở biên trên của ống dẫn

dầu. Điều này đem lại những lợi ích về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật rõ rệt của luật

điều khiển biên đề xuất. Trong thực tế, những chuyển động ở đầu trên của ống dẫn

đối với hệ tọa độ trái đất-cố định hoặc hệ tọa độ mặt biển-cố định bị ảnh hưởng trực

tiếp bởi chuyển động của thân tàu. Phương pháp này khác với luật thiết kế điều khiển

cổ điển cho hệ thống định vị động khi các tín hiệu nhiễu tác động lên hệ thống tàu

khai thác và cơ cấu chấp hành sẽ được ước lượng và xử lý trong quá trình thiết kế

điều khiển thông qua bộ quan sát nhiễu.

Page 15: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

5

4.3 Mô phỏng để kiểm chứng kết quả

Sau khi các hệ thống điều khiển phi tuyến được thiết kế xong, các mô phỏng số

sẽ được thực hiện để kiểm chứng hiệu quả của bộ điều khiển, đồng thời trợ giúp việc

hiệu chỉnh quá trình điều khiển và cập nhật các hệ số trước khi thiết lập lên mô hình

tổng thể. Trong khuôn khổ nội dung luận án, tác giả sử dụng phần mềm Matlab và

Mathematica làm công cụ mô phỏng. Các mô phỏng số học được thực hiện để chỉ ra

những hạn chế của các mô hình điều khiển hiện có và đánh giá những ưu điểm của

các bộ điều khiển mới được đề xuất.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Nâng cao sự nhận thức về động lực học phi tuyến của hệ các tàu khai thác và

các ống dẫn dầu ngoài khơi dưới sự tác động của sóng biển, gió và dòng hải lưu

về mặt thực nghiệm và phân tích, đây chính là những tác nhân then chốt cho các

bài toán điều khiển hệ ống dẫn dầu.

Đề xuất phương án thiết kế bộ điều khiển giảm dao động cho hệ thống ống dẫn

dầu. Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín cũng như khả năng thỏa mãn các

điều kiện ràng buộc, qua đó khẳng định được tính đúng đắn của bộ điều khiển

đề xuất.

Những vấn đề chính được trình bày trong luận án và kết quả của luận án cũng

có thể được mở rộng để ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống tham số rải

và là tư liệu dùng cho việc thiết kế điều khiển hệ thống tham số rải.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kiểm soát có hiệu quả những dao động trên ống dẫn dầu và tàu khai thác là biện

pháp quan trọng về mặt kỹ thuật, nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiệt hại về

kinh tế và bảo vệ môi trường từ những ô nhiễm của ngành công nghiệp khai

thác dầu và khí đốt xa bờ. Hơn nữa, các hệ thống cáp ngoài khơi cũng có thể

Page 16: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

6

trực tiếp ứng dụng những kỹ thuật điều khiển trong luận án để kiểm soát quá

trình đặt cáp hay rải cáp.

Nghiên cứu về ổn định dao động cho hệ thống ống dẫn dầu là vấn đề còn mới ở

Việt Nam. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này từ trước đến

nay ở trong nước chưa có công bố nào trong các tạp chí chuyên ngành. Chính

vì vậy, kết quả của nghiên cứu này sẽ cơ sở cho nhiều nghiên cứu tiếp theo và

là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học cũng như các nghiên cứu

sinh quan tâm nghiên cứu về ổn định dao động cho hệ thống ống dẫn dầu, hay

các hệ thống có dạng mảnh và đàn hồi.

Tạo tiền đề về mặt lý thuyết để áp dụng cho việc xử lý dao động trong công

nghiệp. Trong công nghiệp, một số hệ tham số rải có thể sử dụng trực tiếp hay

gián tiếp kết quả của luận án có thể được liệt kê như sau: i) cánh tay rô-bốt mềm;

ii) điều khiển khử rung lắc tải trọng trong cơ cấu nâng hạ; iii) giảm dao động

ngang trục trong công nghiệp giấy và cán thép; iv) xử lý dao động trong việc

chiết rót chất lỏng.

6. Bố cục của luận án

Cấu trúc của luận án bao gồm 3 chương chính với các nội dung sau: Chương 1

giới thiệu về bài toán nghiên cứu điều khiển ống dẫn dầu khí trong khai thác dầu biển

cùng những yêu cầu cơ bản của bài toán. Tiếp sau đó là nghiên cứu, đánh giá các

phương pháp điều khiển đã có, những vấn đề còn tồn tại của các phương pháp điều

khiển. Từ đó đặt ra các vấn đề chính mà luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

Trong Chương 2, luận án sẽ trình bày chi tiết vấn đề bù chuyển động dọc trục của

ống dẫn dầu trong lòng biển, các kỹ thuật thiết kế được đưa ra để đạt được mục tiêu

điều khiển đề ra là đảm bảo khoảng cách của đầu trên của ống tới miệng giếng khoan

tại đáy biển luôn là một giá trị không đổi (hoặc luôn nằm trong dải dao động hạn chế

cố định cho trước), bất chấp sự thay đổi lên xuống của tàu khai thác thay đổi theo

phương dọc trục z , gây ra bởi sóng hay thủy triều là những thành phần không xác

định được. Ở Chương 3 tiếp theo, luận án sẽ trình bày phương pháp điều khiển bù

Page 17: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

7

dao động dọc và ngang trục của ống dẫn dầu biển, tức là dao động theo hai trục , x z

ở phương ngang và dọc trục, mà nguyên nhân gây ra dao động này là sóng biển theo

chiều ngang, các dòng chảy trong lòng đại dương và tất nhiên chúng đều rất khó xác

định tường minh. Ngoài ra, luận án còn có phần mở đầu và phần kết luận cũng như

các định hướng nghiên cứu tiếp theo.

Page 18: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN ỐNG DẪN DẦU TRONG LÒNG BIỂN

Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, các hệ thống ống dẫn dầu trên biển đóng vai trò

hết sức quan trọng trong việc thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí ga khi vận chuyển các

sản phẩm dầu mỏ lên các tàu khai thác dầu trên biển. Tuy nhiên, các hệ thống ống dẫn

dầu này thường chịu tác động bởi các nhiễu phức tạp của môi trường và từ đó phát sinh

các dao động không mong muốn. Với tỷ số giữa chiều dài và đường kính của ống lớn

và ống làm việc dưới các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, nên khiến cho việc điều

khiển ống dẫn để duy trì sự ổn định và giảm thiểu các dao động là công việc rất khó

khăn, phức tạp. Vì vậy, việc hạn chế dao động và ổn định cho hệ thống ống dẫn dầu trên

biển để tránh bị phá hỏng là việc làm đầy thách thức và cần thiết.

Hình 1.1: Mô hình hệ thống ống dẫn và tàu khai thác dầu trên biển

Ví dụ về cấu trúc của ống dẫn dầu và tàu khai thác được mô tả trên Hình 1.1. Trong

đó, động lực học của ống dẫn được thể hiện như một hệ phân tán và các chuyển động

của nó được mô tả bởi hệ các phương trình vi phân đạo hàm riêng.

Page 19: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

9

1.1 Các hệ thống khai thác dầu khí ngoài đại dương

1.1.1 Phân loại hệ thống ống dẫn dầu khí

Mục đích của ống dẫn trên biển là một phương tiện vận chuyển chất lỏng hoặc khí

từ đáy biển lên tàu nổi trên biển. Các ống dẫn dầu trên biển thường được phân loại thành

các nhóm sau [34]:

Ống dẫn biển chịu lực, bao gồm: Các ống dẫn khoan, các ống dẫn sản phẩm và các

ống dẫn bảo dưỡng. Các ống dẫn biển chịu lực phải luôn có độ cứng ngang để duy

trì ứng suất xác định trong các ống dẫn.

Các ống dẫn mềm, linh hoạt: là những ống dẫn được chế tạo từ những vật liệu chịu

biến dạng đàn hồi. Sự biến dạng đàn hồi của ống dẫn được tuân theo định luật

Hooke.

Với các yêu cầu về kết cấu, ống dẫn dầu phải làm việc tốt trong các điều kiện môi

trường khắc nghiệt. Một hệ thống ống dẫn điển hình được chỉ ra như trong Hình 1.1.

Ngoài các lực gây ra bởi chuyển động của tàu khai thác, ống dẫn còn chịu sự tác động

biến thiên của dòng chảy, sóng biển.

Các dạng cơ bản của các tác động lên hệ thống ống dẫn bao gồm:

Những thay đổi trong áp lực ngang gây nên từ các ảnh hưởng kết hợp của sóng,

dòng chảy và chuyển động tàu khai thác.

Những thay đổi trong lực cản quán tính, tác động dưới dạng bình phương của sức

cản áp lực.

Những thay đổi vị trí theo phương thẳng đứng của tàu khai thác (gây ra bởi sự nhấp

nhô của sóng biển) và các dao động của ống dẫn theo phương thẳng đứng cũng sẽ

tạo lên các lực ngang trục tác động lên ống dẫn.

1.1.2 Hệ thống neo giữ tàu khai thác trên biển

Hệ thống neo giữ là một thiết bị đẩy (gồm các động cơ và chân vịt) được hỗ trợ

bởi hệ thống định vị dùng cho các tàu khai thác neo đậu ngoài khơi. Những hệ thống

như vậy thường được lắp đặt cho các tàu và các thiết bị khai thác, lưu trữ và bốc dỡ dầu

khí nổi trên biển, những thiết bị này được neo giữ xuống đáy biển bởi hệ thống neo, và

Page 20: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

10

cho phép hoạt động ở những vùng nước nông gần bờ trong thời gian tương đối dài, xem

Hình 1.2. Vì vậy, khi việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên được

tiến hành tại các vùng nước sâu dưới lòng đại dương, thì việc sử dụng các hệ thống neo

giữ (Position Mooring - PM) và các hệ thống định vị động (Dynamic Positioning - DP)

được trang bị các hệ điều khiển thông thường trở nên ngày càng khó khăn và kém hiệu

quả.

Hình 1.2: Hệ thống tàu khai thác dầu trên biển, tham khảo tại http://oilandgasprocessing.blogspot.com/

Các thiết bị này đưa ra các phương án linh động cho các công trình nổi dùng trong

các hoạt động khoan dò và khai thác khí ga và dầu mỏ. Hệ thống định vị động sử dụng

các bộ dẫn động bằng chân vịt và các thiết bị đẩy ngang được điều khiển bởi con người

hoặc hệ thống điều khiển tự động nhằm chống lại những tác động từ môi trường bên

ngoài. So với hệ thống neo giữ thông thường thì hệ thống sử dụng định vị động có nhiều

ưu điểm, chẳng hạn như mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm thời gian khi di chuyển tới

các vị trí khai thác mới, linh hoạt hơn cho những ứng dụng tại các vùng biển xa bờ, có

độ sâu lớn.

Các hệ thống định vị thông thường dùng cho các tàu khai thác dầu thường được

thiết kế để giữ vị trí dựa trên nguyên tắc định vị tự động bằng cách đưa ra vị trí và góc

lái không đổi mong muốn trên mặt phẳng ngang được đề cập đến trong [7, 19, 20].

Page 21: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

11

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự làm việc của hệ thống ống dẫn dầu khí

Hệ thống ống dẫn dầu được lắp đặt và làm việc dưới lòng đại dương luôn chịu các

tác động từ môi trường (sóng, gió, dòng chảy biển (dòng hải lưu)), các yếu tố này dễ

gây ra hậu quả là tàu khai thác (giàn khoan) di chuyển ra khỏi vị trí lắp đặt mong muốn

theo cả hai phương ngang và thẳng đứng hoặc gây nên các rung động cho ống dẫn dầu.

Điều này sẽ gây nên ảnh hưởng xấu lên ống dẫn dầu được nối giữa tàu khai thác và

miệng giếng dầu tại đáy biển (các ảnh hưởng xấu mà ống dẫn dầu có thể gặp phải như:

ống dẫn dầu có thể bị xoắn vào nhau, hoặc khi dòng chảy biển đổi chiều thì có thể làm

cho ống dẫn bị dứt đứt, hoặc nếu ống bị rung động nhiều sẽ làm cho vật liệu chế tạo ống

gặp hiện tượng mỏi gây hiện tượng ống bị bẻ gãy,…). Ngoài ra, khi các ống dẫn dầu

được lắp đặt trong lòng biển cũng không thể tránh được các tác động do luồng xoáy gây

ra do các dòng chảy biển. Mặt khác, những rung động, áp lực và lực uốn trên các cột

khoan và ống dẫn gây ra sự ăn mòn và nứt vỡ dẫn đến những hậu quả về môi trường và

thiệt hại về kinh tế. Đồng thời sẽ làm phát sinh các công việc kiểm tra và sửa chữa làm

giảm sự hiệu quả khai thác và thậm chí dẫn đến việc chấm dứt các hoạt động khoan,

khai thác.

Hơn thế nữa, trong các quá trình vận hành và khai thác, có thể gặp phải hàng loạt

những vấn đề do chuyển vị góc quá lớn tại hai đầu trên và dưới của ống dẫn. Chẳng hạn

như ở đầu phía trên mặt biển, nếu các mối ghép nối giữa ống dẫn dầu và tàu khai thác

gặp sự cố thì có thể dễ dàng dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng. Mặt khác ở phần

phía dưới đáy biển, đối với các ghép nối giữa ống dẫn và miệng giếng khoan cũng rất

dễ dàng xảy ra những rạn nứt do mối tiếp xúc giữa kim loại và kim loại có thể gây ra sự

hư hỏng của miệng giếng khoan, thậm chí trong những trường hợp xấu có thể xảy ra

hiện tượng nổ tại đáy biển. Góc lệch vừa phải của ống dẫn dầu (nằm trong phạm vi an

toàn) từ (2 4) trong [45, 46]. Khi góc lệch của ống dẫn dầu tại đáy biển lớn (từ trên

4 6), thì quá trình làm việc phải được ngắt. Trong trường hợp góc lệch của ống dẫn

dầu tiếp tục tăng (từ trên 6 7), thì phải tiến hành ngắt có điều khiển để cách ly ống

dẫn dầu khỏi miệng giếng khoan. Nếu xảy ra trường hợp góc lệch của ống dẫn dầu phía

dưới đáy biển tăng đột ngột thì việc ngắt khẩn cấp sẽ phải được tác động một cách tự

Page 22: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

12

động để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc ổn định dao

động cho ống dẫn dầu là rất quan trọng trong hoạt động khoan dò và khai thác dầu khí.

Hình 1.3 thể hiện một số thông số cần đặc biệt quan tâm khi thiết kế điều khiển

bao gồm: góc lệch của ống dẫn dầu tại đáy biển và lực uốn, dung sai của góc lệch ống

dẫn giữa miệng giếng khoan và khớp nối trên đỉnh, ứng suất cực đại nhằm tránh sự biến

dạng thường xuyên hoặc biến dạng vượt quá mức độ tới hạn của ống dẫn dầu.

Hình 1.3: Hệ thống ống dẫn điển hình khi không chịu nhiễu môi trường (Hình a) và khi chịu tác động bởi nhiễu môi trường (Hình b).

1.1.4 Cơ cấu dẫn động của hệ thống ống dẫn dầu

Hx

1 2HP P P= -

1 2

2H

Q QQ

+=

1P 2P

1 1, P Q 2 2, P Q

0HR =HSP

Hi

Hình 1.4: Sơ đồ minh họa cấu trúc của hệ thống van và pít-tông thủy lực.

Page 23: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

13

Để tạo ra lực điều khiển tác động vào đầu phía trên của ống dẫn dầu để bù cho dịch

chuyển của ống dẫn do các tác động của môi trường, người ta thường dùng một hệ thống

cơ cấu chấp hành thủy lực được chỉ ra như Hình 1.4.

Hệ thống này bao gồm một hệ điện-thủy lực điều khiển xi-lanh kép. Ống dẫn dầu

nối với pít-tông của hệ thống thủy lực thông qua một khớp cầu. Do đó không có thành

phần mô-men uốn. Khung (giá đỡ) của hệ thống thủy lực được gắn cố định vào tàu khai

thác.

Động lực học của pít-tông theo [15], được mô tả bởi phương trình:

( )H H H H H H H H, , , ,m x A P b x t x z x z= - +D Equation Section 1(1.1)

trong đó Hm là khối lượng của phần chuyển động (trọng lượng cán xi-lanh của hệ thủy

lực); Hx là độ dịch chuyển của cán xi-lanh (pít-tông) của hệ thủy lực;

H 1 2P P P= - là

áp suất tải của xi-lanh với 1P và

2P lần lượt là áp suất của buồng dầu vào và ra của xi-

lanh như trên Hình 1.4, HA là diện tích bề mặt của pít-tông,

Hb biểu diễn hệ số ma sát

nhớt lên pít-tông và ( )H H, , , ,t x z x zD biểu diễn lực tác dụng lên cán xi-lanh từ ống dẫn

dầu.

Bỏ qua các thành phần rò trong xi-lanh và van servor, theo [39] động lực học của

cơ cấu chấp hành (hoặc xi-lanh) có thể được viết dưới dạng như sau:

HH H HT H H4 H

He

VP A x C P Q

b= - - + (1.2)

trong đó HV là tổng thể tích chứa dầu trong các buồng của xi-lanh và trên đường ống

dẫn dòng dầu thủy lực giữa xi-lanh và van servo, He

b là mô-đun đàn hồi tác dụng, HTC

là hệ số của suy hao tổng bên trong của xi-lanh do áp suất, HQ là dòng tải liên quan đến

độ dịch chuyển của van servo Hvx cho bởi tài liệu [39] như sau:

HS Hv HH HD H Hv

H

sgn( )P x PQ C W x

r

-= , (1.3)

Page 24: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

14

với HDC là hệ số dòng xả (hệ số tích lũy của dầu trên đường ống vào và ra),

HW là vùng

dốc của van trượt, H

r là tỷ trọng của dầu. HSP là áp suất cung cấp của dòng dầu thủy

lực, ở đây HSP luôn lớn hơn

HP , nghĩa là tồn tại một hằng số dương

1e sao cho:

( )HS Hv H 1sgnP x P e- ³ . (1.4)

Do vậy, phương trình (1.3) được xác định với mọi Hvx Î .

Động lực học của van servo có thể biểu diễn như sau:

Hv Hv Hv Hv Hx x k it = - + , (1.5)

trong đó Hv

t và Hvk tương ứng là hằng số thời gian và hệ số van tỷ lệ,

Hi là dòng điện

đầu vào điều khiển của hệ thủy lực.

Do HP thường rất lớn và

Hvt nhỏ, nên tỉ lệ áp lực

HP và độ dịch chuyển của van

trượt Hvx được tính toán bởi công thức:

HH

H3

PP

C= và Hv

HvH4

xx

C= , (1.6)

trong đó: H3C và

H4C là các hằng số. Lúc này toàn bộ hệ thống bao gồm phương trình

(1.1), (1.2) và (1.5) sẽ được biểu diễn lại như sau:

H 3 HH H H H H

H H H

1( , , , , )H

A C bx P x t x z x z

m m m= - + D

( )H H He HT He HD H H4 HvH H H HS Hv H

H H3 H H H H3

4 4 4sgn

A C C W C xP x P P x P

V C V V C

b b b

r= - - + -

,

HvHv H

Hv Hv H4

1 kx i

Ct t=- + (1.7)

1.2 Bài toán điều khiển ống dẫn dầu

1.2.1 Các giả thiết đơn giản hóa

Để phục vụ cho việc thiết kế điều khiển, ta đưa ra các giả thiết như sau:

1. Ống dẫn dầu mô hình hóa được dưới dạng thanh dầm, không phải dạng ống, hay

khi đường kính so với chiều dài của ống nhỏ thì ta xét ống dẫn dầu có kết cấu dạng

thanh.

Page 25: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

15

2. Bỏ qua biến dạng xoắn của ống dẫn dầu. Điều này có nghĩa là vật liệu làm đường

ống dẫn dầu có độ cứng vững đủ khả năng chịu lực để duy trì ứng xuất xác định

trong ống dẫn, không làm biến dạng kết cấu của đường ống dẫn dầu.

3. Các ống dẫn dầu là cứng cục bộ, nghĩa là mặt cắt ngang không bị biến dạng và có

thể bỏ qua hiệu ứng Poisson.

4. Vật liệu chế tạo ống dẫn dầu là đồng nhất, liên tục, đẳng hướng và đàn hồi tuyến

tính.

5. Bỏ qua các mô-men xoắn và mô-men phân tán, gây ra do các nhiễu môi trường.

6. Khớp nối hình cầu được lắp đặt ở cả hai đầu của ống dẫn dầu.

Lưu ý rằng ở đây ta chỉ đưa ra các giả thiết chung cho hệ thống ống dẫn dầu ngoài

khơi. Do vậy, khi xét đến từng trường hợp riêng đối với dao động của ống dẫn dầu thì

ta sẽ cụ thể hóa các giả thiết khác.

1.2.2 Các điều kiện biên của ống dẫn dầu

Tại đáy biển, các ống dẫn khoan và ống dẫn sản phẩm được gắn với bộ phận bít an

toàn (Blowout Preventer – BOP) thông qua một bộ phận đặc biệt được gọi là khớp áp

lực như trên Hình 1.5.

Bộ phận này được thiết kế để chống được các mô-men uốn lớn, mềm dẻo linh hoạt

để giảm thiểu ảnh hưởng từ sự dịch chuyển của ống dẫn dầu. Các khớp nối cầu hoặc các

khớp nối linh hoạt cũng được dùng để nối ống dẫn với bộ phận BOP và miệng giếng

khoan. Các kiểu nối linh hoạt có thể chịu được độ lệch lớn hơn do độ trôi của tàu và độ

võng ống dẫn lên đến 10. Do đó, đầu phía dưới của ống dẫn dầu không có sự dịch

chuyển, nhưng tùy thuộc vào các thiết bị ghép nối giữa đầu dưới của ống dẫn dầu và

miệng giếng khoan, góc lệch ở phía dưới sẽ khác không.

Tại đầu phía trên, ống dẫn dầu được kéo căng bằng lực tạo ra bởi các phao nổi

(gồm một chuỗi các thùng nổi có kết cấu rất cứng, chắc được gắn vào phía bên trên của

ống dẫn dầu) được nối cố định lên tàu khai thác. Đồng thời, ống dẫn dầu cũng được nối

với tàu khai thác nổi trên biển bởi một khớp nối cầu và khớp trượt. Chức năng cơ bản

của khớp trượt là để bù sự dịch chuyển tương đối giữa tàu và ống dẫn dầu. Khớp nối

này được nối với phần bên ngoài của ống dẫn dầu, phần ống bên trong được nối với thân

Page 26: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

16

tàu. Ngoài ra, trong lòng biển ống dẫn dầu còn được gắn thêm bộ phận làm nổi vào thân

ống để tránh hiện tượng ống dẫn bị trùng võng, hoặc ống dẫn có thể bị đứt do trọng

lượng của ống dẫn lớn.

Hình 1.5: Sơ đồ áp suất đỉnh ống dẫn dầu với thùng chứa nổi [17].

Tại đầu phía trên, ống dẫn dầu được kéo căng bằng lực tạo ra bởi các phao nổi

(gồm một chuỗi các thùng nổi có kết cấu rất cứng, chắc được gắn vào phía bên trên của

ống dẫn dầu) được nối cố định lên tàu khai thác. Đồng thời, ống dẫn dầu cũng được nối

với tàu khai thác nổi trên biển bởi một khớp nối cầu và khớp trượt. Chức năng cơ bản

của khớp trượt là để bù sự dịch chuyển tương đối giữa tàu và ống dẫn dầu. Khớp nối

này được nối với phần bên ngoài của ống dẫn dầu, phần ống bên trong được nối với thân

tàu. Ngoài ra, trong lòng biển ống dẫn dầu còn được gắn thêm bộ phận làm nổi vào thân

ống để tránh hiện tượng ống dẫn bị trùng võng, hoặc ống dẫn có thể bị đứt do trọng

lượng của ống dẫn lớn.

Sự chuyển động của tàu khai thác nói chung bao gồm có 6 bậc tự do, do khớp nối

cầu và khớp nối trượt được sử dụng, nên chỉ có các chế độ lắc ngang hay các chuyển

động lên xuống theo phương thẳng đứng của tàu (do sóng biển) là có ảnh hưởng đáng

kể lên đáp ứng của hệ thống ống dẫn. Tuy nhiên, khi thiết kế hệ thống điều khiển thì ta

giả thiết rằng tàu khai thác dầu được trang bị hệ thống định vị động (Dynamic

Positioning – DP), vì vậy tàu khai thác cũng sẽ được giả thiết là có vị trí không thay đổi

Page 27: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

17

trên mặt biển. Hệ thống định vị động được trang bị cho tàu sẽ có khả năng ổn định và

duy trì một vị trí không đổi cho tàu khai thác trên biển. Do vậy, ta có thể bỏ qua chuyển

động gây ra bởi tàu khai thác. Trên Hình 1.6 mô tả hệ thống ống dẫn trên biển đặc trưng

với các thiết bị liên quan [17].

Hình 1.6: Hệ thống ống dẫn biển và các thiết bị liên quan [17].

1.3 Các phương pháp điều khiển biên ống dẫn dầu

1.3.1 Các phương pháp điều khiển kinh điển

Nói chung các hệ cần điều khiển trong thực tế là các hệ phi tuyến có chứa các tham

số không biết trước, các phần tử phi tuyến không thể hoặc rất khó mô hình hoá trong

Page 28: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

18

quá trình xây dựng các phương trình mô tả động lực học, hơn nữa nhiễu ảnh hưởng đến

hệ từ môi trường là bất định. Các tham số không biết trước, đối với từng hệ cụ thể, có

thể là hằng số, thay đổi nhanh hoặc chậm theo thời gian.

Ống dẫn dầu trên biển là đối tượng của các nhiễu loạn phân tán gây nên bởi dòng

hải lưu theo cách thức phức tạp [23, 40, 49, 50] trên cả phương diện dẫn dắt lý thuyết

lẫn minh chứng thực nghiệm. Các nhiễu này gây nên những dao động không mong

muốn. Hiện nay, đã có một số hệ điều khiển được phát triển cho các hệ thống định vị

động nhằm đảm bảo rằng cả góc bề mặt và góc đáy, cũng như ứng suất uốn của ống dẫn

dầu nằm trong giới hạn an toàn [45, 46]. Các hệ điều khiển này được thiết kế dựa trên

việc tối thiểu hóa các góc bề mặt và góc đáy bằng cách điều khiển độ lệch vị trí giữa hai

đầu phía trên và phía dưới của ống dẫn dầu, mà không đề cập đến ảnh hưởng do dao

động của ống lên chất lượng điều khiển. Các nghiên cứu này quan tâm đến vị trí điều

khiển của tàu khai thác thông qua hệ thống định vị động. Bởi vậy, phát triển các hệ điều

khiển có hiệu quả là thật sự cần thiết nhằm giảm thiểu dao động và ứng suất uốn tổng

thể (cả tĩnh và động) của ống dẫn dầu, đồng thời phải đảm bảo cả góc bề mặt và góc

đáy, cũng như các ứng lực trên ống đều nằm trong phạm vi an toàn.

Tương tự như các ứng dụng khác của điều khiển dao động chủ động, thì việc nhận

thức rõ bản chất vật lý, chẳng hạn trạng thái cân bằng của ống dẫn dầu, các đặc tính dao

động của ống có thể bổ trợ đáng kể trong thiết kế các hệ điều khiển chủ động hay thụ

động. Dạng cân bằng của các ống dẫn dưới biển được đặc trưng bởi đồ thị đường cong,

đồ thị này được xác định bởi các vị trí và các giới hạn biên tại hai đầu nối ở phía trên,

phía dưới, khối lượng (đường ống, các khối đi kèm theo), áp lực dòng chảy cả bên trong

cũng như bên ngoài (lực đẩy) và độ cứng chịu uốn của ống dẫn dầu [9]. Ngoài ra, các

lực căng phân tán cũng tồn tại ở những đoạn cong khác nhau trên ống dẫn. Dưới sự tác

động của vòng xoáy do dòng hải lưu gây ra, ống dẫn dầu bị dao động xung quanh vị trí

cân bằng và dẫn theo cả sức căng động (được kể thêm vào với sức căng tĩnh, kết hợp lại

sẽ làm cho sức căng tổng trên ống dẫn cũng tăng). Tại các khớp nối, khi tần xuất của

dòng xoáy gần với một trong các tần số tự nhiên của ống dẫn dầu thì sức căng động cũng

sẽ tăng, theo [41].

Page 29: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

19

1.3.2 Các phương pháp điều khiển hiện đại

Động lực học của ống dẫn dầu có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống phân tán và

chuyển động của nó được kiểm soát bởi tập các phương trình đạo hàm riêng theo cả biến

không gian và thời gian, nên theo lý thuyết người ta thường sử dụng các phương pháp

điều khiển biên và điều khiển mô hình để điều khiển hệ thống ống dẫn dầu.

1.3.2.1 Phương pháp điều khiển theo mô hình

Phương pháp điều khiển theo mô hình được kể đến trong các tài liệu [23, 38], trong

các tài liệu này những hệ thống phân bố được điều khiển bằng cách điều khiển hình thái

(hay lượng mẫu nhất định) của hệ phân tán. Về cơ bản thì một hệ phân bố được rời rạc

hóa để tìm ra được một hệ thống gồm nhiều hệ con có tham số tập trung được mô tả

dưới dạng các hệ tọa độ mẫu, cho đến nay đã có nhiều nguyên lý được phát triển cho

các hệ thống có tham số tập trung như trong [29, 33] có thể được sử dụng để điều khiển

các hệ thống phân bố vì cả hai loại đều có thể được mô tả dưới dạng các tọa độ mô hình.

Ưu điểm: có thể áp dụng khá nhiều các kỹ thuật điều khiển đã có sẵn trong [11,

24], để thiết kế các bộ điều khiển khác nhau cho hệ thống có thông số tập trung cần tìm.

Nhược điểm: gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán các ma trận khuếch đại có

số chiều về lý thuyết là vô hạn. Tuy nhiên, có thể tránh được điều này bằng cách sử dụng

phương pháp điều khiển mô hình-trạng thái độc lập, nhưng phương pháp này đòi hỏi

phải có tác động điều khiển phân tán và điều này là không khả thi trong thực tế. Vì thế,

ta có thể giải quyết bài toán này bằng cách xây dựng một mô hình giảm bậc có chứa một

lượng hữu hạn các dạng và mô hình giảm bậc được xây dựng có thể có kích thước rất

lớn mới có thể đủ để mô tả đầy đủ hành vi của hệ phân tán, do đó đây không phải là

phương án khả thi. Mặt khác, phương pháp này chỉ được giới hạn để điều khiển một số

mô hình giới hạn nhất định. Đối với các mô hình khác không điều khiển được, có thể ra

hiện tượng mất ổn định [6].

Trong thực tế, việc cắt giảm các mô hình có số chiều vô hạn chia hệ thống thành

ba nhóm dạng: mô hình được và điều khiển được, mô hình được và không điều khiển

được (dư thừa), và không mô hình được. Việc thiết kế điều khiển chỉ được xét đối với

các mẫu mô hình hóa được. Thêm vào đó, đầu ra của hệ thống cần phải có bộ quan sát

cho các dạng được mô hình từ hệ thống phân tán thực và sau đó đưa các đầu ra này vào

Page 30: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

20

thiết kế điều khiển. Việc sử dụng các bộ quan sát này kết hợp với các mô hình giảm bậc

của hệ thống phân tán dẫn đến hiện tượng tràn tín hiệu, nghĩa là việc điều khiển từ các

cơ cấu chấp hành không chỉ ảnh hưởng đến các dạng điều khiển được mà còn ảnh hưởng

đến các dạng dư thừa và không mô hình được - các dạng có thể không ổn định.

1.3.2.2 Phương pháp điều khiển biên

Phương pháp điều khiển biên có tính khả thi và hiệu quả hơn so với phương pháp

điều khiển mô hình vì nó không chứa ảnh hưởng của hiện tượng tràn tín hiệu quan sát

và điều khiển. Trong phương pháp điều khiển biên, ta không cần đến các cơ cấu chấp

hành và các cảm biến phân tán. Thêm vào đó, việc thiết kế điều khiển dựa trên mô hình

PDE ban đầu thay vì mô hình giảm bậc sẽ cải thiện được chất lượng của hệ thống điều

khiển. Trong những năm gần đây, điều khiển biên đã nhận được nhiều sự quan tâm từ

phía cộng đồng điều khiển. Việc thiết kế các bộ điều khiển biên cho các hệ thống phân

tán thường dựa trên giải tích hàm và lý thuyết nửa nhóm, trong [10, 22] và phương pháp

Lyapunov trực tiếp, trong [11, 27]. Phương pháp Lyapunov trực tiếp được sử dụng rộng

rãi vì các hàm điều khiển Lyapunov liên quan trực tiếp đến động lực học và năng lượng

tiềm ẩn của các hệ phân tán. Bằng việc sử dụng phương pháp Lyapunov trực tiếp đã có

khá nhiều bộ điều khiển biên được đề xuất cho các hệ thống dạng thanh dầm mềm, được

nhắc đến trong [8, 51] đối với các bộ điều khiển biên để làm giảm sự dao động ngang

của một dây cáp chuyển động dọc trục [16, 18, 48] đối với các bộ điều khiển biên để ổn

định chuyển động ngang của dầm. Gần đây, trong [48], các tác giả đã đề xuất bộ điều

khiển biên chủ động cho thanh dầm kiểu Euler-Bernoulli, bộ điều khiển này cho phép

tạo điều kiện biên mong muốn tại các vị trí thiết kế của thanh dầm dựa trên cấu trúc ma

trận truyền đạt và các phương pháp điều khiển tối ưu. Tuy vậy, việc điều khiển biên chủ

động trong [48] được thực hiện tại nhiều vị trí của thanh dầm. Do vậy, phương pháp này

liên quan khá gần với phương pháp điều khiển mô hình mặc dù nó được gọi là bộ điều

khiển biên. Ở đây cần lưu ý tất cả các thiết kế điều khiển biên nói trên, ngoại trừ bộ điều

khiển biên được thiết kế trong [16], các tác động phân tán nhiễu bao gồm bản thân trọng

lượng của cấu trúc, chứng minh sự tồn tại và duy nhất của các nghiệm của hệ vòng kín

đã cho đều được bỏ qua. Gần đây, một số tác giả đã đề xuất một phương pháp ngắn gọn

được phát triển để ổn định phương trình nhiệt không ổn định trong [35], và áp dụng

phương pháp này để thiết kế các bộ điều khiển biên cho các dây cáp và các dầm có động

Page 31: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

21

lực học đơn giản. Ý tưởng cơ bản là đi tìm sự thay đổi hệ tọa độ để chuyển hệ thống

thanh hoặc dầm sang một hệ thống đích, để từ đó có thể ổn định được nhờ bộ điều khiển

biên. Ý tưởng này dựa trên tính khả thi về việc tìm nghiệm của phương trình đạo hàm

riêng phụ thuộc vào động lực học của hệ thống. Sự khác biệt chính giữa các bộ điều

khiển được đề xuất trong [30-32] và các bộ điều khiển biên tắt dần trong [11, 18] là các

bộ điều khiển trong [30-32] không xét đến động lực học của cơ cấu chấp hành và các

cảm biến. Tuy nhiên, phương pháp trong [30-32] khó có thể được áp dụng cho hệ thống

ống dẫn dầu được đề cập đến trong luận án do những khó khăn gặp phải trong việc giải

các phương trình đạo hàm riêng.

Trong các tài liệu [11, 18, 48, 51], các tác giả chỉ xét đến các thanh và các dầm hai

chiều, và các lực phân bố có xét đến trọng lượng của bản thân cấu trúc được bỏ qua.

Hơn thế nữa, trong [11, 18, 48, 51] không đưa ra chứng minh về sự tồn tại và duy nhất

của các nghiệm của hệ kín. Các hệ thống được mô tả bởi các phương trình vi đạo hàm

riêng thường không tồn tại nghiệm hoặc nghiệm là không duy nhất. Với bất cứ hệ thống

điều khiển nào được sử dụng trong thực tế thì sự tồn tại và tính duy nhất của các nghiệm

của hệ thống điều khiển vòng kín cũng là điều hết sức cần thiết như tính ổn định của các

hệ thống đó. Hơn thế nữa, không có các cơ cấu chấp hành nào trên thực tế có thể đưa ra

các mô-men/các lực một cách tức thì để thực hiện điều khiển tại biên của ống dẫn dầu.

Nếu bỏ qua động lực học của cơ cấu chấp hành, thì chất lượng của hệ thống được điều

khiển có thể bị suy giảm đáng kể và trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất ổn định

[43]. Do đó, cần phải xét đến động lực học của cơ cấu chấp hành trong thiết kế điều

khiển.

1.3.3 Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phục vụ khai thác dầu khí ở Việt Nam từ trước đến nay

Trong giai đoạn 1961-1975, ở Việt Nam chưa có tổ chức nghiên cứu khoa học dầu

khí hoàn chỉnh, những nghiên cứu chủ yếu được triển khai liên quan đến chương trình

nghiên cứu điều tra địa chất cơ bản và điều tra tài nguyên khoáng sản, lập bản đồ địa

chất để xác định những vùng, những thành tạo có khả năng chứa dầu khí đến các nội

dung địa chất dầu khí cùng các công nghệ liên quan. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu

khác tập trung vào lĩnh vực kinh tế, quản lý, định mức và thành lập mạng lưới vô tuyến

để quản lý điều hành công tác thăm dò, khoan dầu khí. Các kết quả nghiên cứu này là

Page 32: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

22

của các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trong giai đoạn này, các

khu vực khai thác dầu khí chủ yếu là trên đất liền và mới chuẩn bị để tiến ra thềm lục

địa, chưa có một hoạt động khoan dò ngoài đại dương nào được tiến hành.

Vào cuối năm 1966, đã có những nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho

quá trình nghiên cứu tìm kiếm dầu khí như: phân tích các mẫu nước, mẫu lõi khoan hay

các mẫu địa chất, địa hóa để xác định các chỉ số: Bitum, Bitum C, Br, Iod, NH3, hàm

lượng Phenol,… và một số chỉ tiêu khác. Đến năm 1975, Trưởng đoàn chuyên gia Liên

Xô Krimov Fedorovic đã công bố một số kết luận về các nghiên cứu của đoàn, nhưng

những công trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ đề cập tới các vấn đề: dùng phương pháp

địa chấn “điểm sâu chung” để phục vụ cho nghiên cứu các địa tầng sâu và nghiên cứu

chi tiết các cấu tạo, hay dùng phương pháp điện để nghiên cứu bề dày trầm tích, các vát

nhọn, vò nhàu cạnh đứt gãy sâu ở trũng Đông Quan, phương pháp trọng lực nghiên cứu

vùng rìa. Trong giai đoạn này cũng đồng thời tiến hành tiếp công tác nghiên cứu khoa

học về thạch học, cổ sinh, thủy động lực, địa tầng, cấu kiến tạo, các bẫy phi cấu tạo,

chọn phương pháp karota phù hợp với điều kiện thực tế, chọn giếng khoan chuẩn để

chuẩn máy karota, mở rộng nghiên cứu tính chất sinh, chứa, chắn dầu khí, nghiên cứu

công nghệ khoan (chế độ khoan, dung dịch, hóa phẩm,...), nghiên cứu kinh tế, định mức

và thành lập mạng lưới vô tuyến để quản lý điều hành công tác thăm dò, khoan,... Ngoài

ra còn có các nghiên cứu có liên quan về dầu khí của các nhà khoa học thuộc các trường

đại học cũng như các đơn vị khoa học khác. Các nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng công

nghệ, các nghiên cứu liên quan về dầu khí của các nhà khoa học trong thời gian này còn

rất ít. Trong các năm 1960-1975, các công trình nghiên cứu về dầu khí Việt Nam được

công bố trên các phương tiện thông tin khoa học quốc tế hầu như không có gì. Các bài

báo, công trình nghiên cứu khoa học có giá trị mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tìm kiếm,

thăm dò và về phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong địa chất, địa vật lý, trắc địa,

khoan, phân tích hóa, cổ sinh,… Việc trao đổi thông tin kỹ thuật cũng như thông tin dầu

khí của Việt Nam với nước ngoài chưa được đặt ra trong giai đoạn này.

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật: kể từ sau năm

1980, khi Viện Dầu khí được thành lập, nước ta mới tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp

tác với nước ngoài, tuy nhiên việc hợp tác mới chỉ tập trung chủ yếu với đối tác là Liên

Xô. Đến sau năm 1988, nước ta mới mở rộng quan hệ hợp tác với các nước như Anh,

Page 33: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

23

Pháp, Na-uy, Canada,… để cử cán bộ đi đào tạo về các chuyên ngành kinh tế năng

lượng, địa chất, địa vật lý, khoan, khai thác, chế biến,…

Các hoạt động khoa học kể các hội nghị khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia về dầu

khí trong thời kỳ 1975-1990 chỉ mới tập trung vào các chủ đề địa chất - địa vật lý truyền

thống, còn các lĩnh vực khoa học khác, nhất là lĩnh vực quản lý, kinh tế và các chuyên

đề hiện đại trong khoa học dầu khí trong thời kỳ này còn khá sơ khai, mờ nhạt [3]. Tính

đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực dầu khí trong

nước chưa có bất cứ một kết quả nghiên cứu nào được công bố liên quan đến lĩnh vực

nghiên cứu mà luận án đề cập tới. Do vậy, hướng quan tâm của luận án sẽ được trình

bày trong phần nội dung tiếp theo.

1.4 Bài toán nghiên cứu điều khiển ống dẫn dầu khí của luận án

Do việc thăm dò và khai thác các nguồn nhiên liệu tự nhiên như dầu mỏ, khí ga

được tiến hành ở các vùng biển sâu ngoài đại dương, nên việc điều khiển nhằm ổn định

dao động cho các ống dẫn dầu mềm nối giữa các giàn khoan dầu và miệng giếng khoan

ở đáy biển để tránh cho ống dẫn dầu bị các biến dạng phi tuyến gây ra bởi các nhiễu

loạn do môi trường như: sóng, gió, dòng hải lưu, các lực tác động tại đỉnh, các lực nổi

phân tán (hoặc tập trung) tại các khối làm nổi đính kèm theo ống dẫn dầu, trọng lượng

bản thân ống dẫn, các lực mô-men quán tính, các lực xoắn phân tán (hoặc tập trung) tại

các mối ghép trên ống dẫn dầu là việc làm hết sức cần thiết.

Thông qua việc phân tích và điểm lại các công trình nghiên cứu có liên quan về

điều khiển ổn định dao động ống dẫn dầu đã được công bố trên các tạp chí khoa học trên

thế giới và trong nước thời gian gần đây có thể thấy còn một số tồn tại, hạn chế nhất

định, còn nhiều vấn đề chưa thực sự được giải quyết thỏa đáng, đang là nhiệm vụ hết

sức cấp thiết, ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều kỹ sư, các nhà nghiên cứu trong

lĩnh vực điều khiển và đại dương.

Để đạt được mục tiêu đề ra của luận án và giải quyết một số vấn đề khó khăn gặp

phải khi thiết kế bộ điều khiển ổn định dao động cho ống dẫn dầu chịu các biến dạng

phi tuyến (do tác động của các nhiễu loạn phân tán gây nên bởi dòng hải lưu, dòng xoáy

lan truyền theo cách thức phức tạp, gây nên những rung động và các dao động cộng

hưởng không mong muốn cho hệ thống ống dẫn dầu), luận án đặt ra những vấn đề cần

Page 34: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

24

tiếp tục nghiên cứu về phương pháp điều khiển biên từ đó có thể ứng dụng phù hợp để

thiết kế điều khiển cho ống dẫn dầu, đó là:

- Nghiên cứu về động lực học của cơ hệ mềm (có kết cấu dạng thanh mảnh), tạo

cơ sở cho việc mô hình hóa, đưa ra được mô hình toán học của ống dẫn dầu

phục vụ cho mục đích thiết kế điều khiển.

- Cần phải có bộ quan sát trạng thái phù hợp để có thể ước lượng các nhiễu loạn

gây ra cho hệ thống một cách đầy đủ, chính xác.

- Nghiên cứu phương pháp Lyapunov trực tiếp, phương pháp cuốn chiếu

(backstepping) nhằm mục đích thiết kế bộ điều khiển phản hồi trạng thái trên

cơ sở kết hợp giữa bộ điều khiển phản hồi trạng thái và bộ quan sát nhiễu (được

nhúng một cách thích hợp trong quá trình thiết kế điều khiển).

- Kiểm tra khả năng ước lượng nhiễu của bộ điều khiển được thiết kế đối với

từng loại nhiễu ngoại sinh.

- Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín (dùng lý thuyết Lyapunov) khi hệ không

chịu nhiễu, khi chịu nhiễu bị chặn.

- Kiểm chứng, đánh giá chất lượng bộ điều khiển thông qua mô phỏng.

Trên cơ sở các công bố trong [15, 16] của các tác giả Do, K. D. và Pan, J., luận án

đã áp dụng và phát triển trực tiếp từ các kết quả nghiên cứu đó vào thực tế nghiên cứu

bài toán điều khiển ống dẫn dầu khí của luận án, với mục tiêu đơn giản hóa quá trình

thiết kế điều khiển, giảm khối lượng tính toán, đảm bảo các yêu cầu thiết kế. Cụ thể là:

- Về mặt kế thừa, áp dụng, luận án sử dụng mô hình chuyển động dọc trục của

giới hạn trên ống dẫn dầu cũng như phương pháp xây dựng phương trình

chuyển động ngang trục dưới dạng phương trình vi phân đạo hàm riêng cho hệ

thống ống dẫn dầu có tham số rải. Phương án giải quyết bài toán điều khiển hệ

tham số rải dựa trên điều khiển Lyapunov kiểu trực tiếp trong [16] cũng là cơ

sở để xây dựng, thiết kế bộ điều khiển trong luận án.

- Về mặt phát triển, luận án đã lược bỏ động học của khâu chấp hành thủy lực,

thay vào đó là một cơ cấu chấp hành có dạng tổng quát là một khâu bậc hai, từ

đó tập trung giải quyết bài toán điều khiển cho đối tượng chính là ống dẫn dầu.

Page 35: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

25

Trong Chương 2, luận án đề xuất bộ điều khiển thích nghi tối ưu cho chuyển

động dọc trục của giới hạn trên ống dẫn dầu và so sánh các kết quả với phương

án backstepping kết hợp bộ quan sát nhiễu đã được giới thiệu trong [15]. Khác

với [16], trong đó xét đến chuyển động ngang trục của ống dẫn dầu, Chương 3

xem xét động học và điều khiển ống dẫn dầu một cách toàn diện hơn theo

phương ngang trục và ngang-dọc trục.

Các nội dung nghiên cứu của luận án chủ yếu tập trung vào việc: thiết kế bộ điều

khiển bù chuyển động dọc trục ống dẫn dầu và bù chuyển động hai chiều dọc và ngang

trục cho ống dẫn dầu trong lòng biển.

1.5 Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận án đã trình bày về tổng quan những phương pháp điều khiển

cho hệ thống có tham số phân tán, bao gồm cả phương pháp điều khiển theo mô hình và

phương pháp điều khiển biên, dùng được cho các hệ có kết cấu dạng thanh mảnh (mềm)

và đàn hồi, có thể sử dụng để thiết kế điều khiển cho ống dẫn dầu biển; các đặc điểm và

yêu cầu về điều khiển ổn định dao động cho ống dẫn dầu. Đồng thời, luận án cũng đã

điểm lại và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, chưa được giải quyết thỏa đáng cũng như

những khó khăn khi thiết kế điều khiển biên cho ống dẫn dầu nhằm đảm bảo chất lượng

theo yêu cầu công nghệ khai thác. Từ đó, chỉ ra những vấn đề cấp thiết mà luận án phải

giải quyết, xác định rõ mục tiêu cần đạt được và những định hướng nghiên cứu được

trình bày ở phần cuối Chương.

Trên cơ sở các nghiên cứu bước đầu về các vấn đề điều khiển ổn định dao động

ống dẫn dầu đã được chỉ ra, trong nội dung của Chương 2 luận án sẽ đề xuất hai phương

pháp điều khiển là phương pháp backstepping thích nghi và phương pháp thích nghi

theo mô hình mẫu để “Điều khiển bù chuyển động dọc trục của ống dẫn dầu trong lòng

biển” trong điều kiện chịu nhiễu tác động của môi trường gây ra bởi sóng, gió và dòng

hải lưu. Hiệu quả của các bộ điều khiển được đề xuất cũng sẽ được đưa ra đánh giá và

kiểm chứng sau quá trình thiết kế điều khiển.

Page 36: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

26

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KHIỂN BÙ CHUYỂN ĐỘNG DỌC TRỤC CỦA ỐNG DẪN DẦU TRONG LÒNG BIỂN

Ở Chương 1 luận án đã trình bày những bài toán cơ bản của điều khiển ổn định

đường ống dẫn dầu khai thác dầu khí trên biển. Trong các bài toán điều khiển ổn định

đó có bài toán ổn định dọc trục của ống, tức là điều khiển để khoảng cách của đầu

trên của ống tới miệng giếng khoan tại đáy biển luôn là một giá trị không đổi L (hoặc

luôn nằm trong dải dao động hạn chế cố định cho trước), bất chấp sự thay đổi lên

xuống của tàu khai thác thay đổi theo chiều dọc z , gây ra bởi sóng hay thủy triều là

những thành phần không xác định được. Hình 2.1 mô tả nhiệm vụ của bài toán điều

khiển này.

Hình 2.1: Nhiệm vụ điều khiển ổn định dọc trục ống dẫn dầu

Trong chương 2 này luận án sẽ trình bày các phương pháp điều khiển áp dụng

cho bài toán trên. Trước tiên là những phương pháp điều khiển hiện có. Sau đó là hai

phương pháp điều khiển bù chủ động với tín hiệu điều khiển wu do luận án đề xuất,

gồm: phương pháp cuốn chiếu (backstepping) thích nghi được kế thừa, phát triển từ

các kết quả nghiên cứu trong [15] và phương pháp thích nghi theo mô hình mẫu. Cũng

ở chương này ta giả thiết rằng tàu khai thác được ổn định vị trí trên mặt biển bởi hệ

Page 37: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

27

thống định vị động được đề cập đến trong [14, 21, 24, 45]. Vì vậy các chuyển động

của tàu khai thác trên mặt biển theo phương ngang làm thay đổi lực căng của ống dẫn

hoàn toàn được bỏ qua. Để giảm sự ảnh hưởng của chuyển động dọc trục của các tàu

khai thác, một hệ thống bù chủ động các chuyển động dọc trục (Active Heave

Compensator – AHC) thường được dùng kết hợp với một bộ bù thụ động (Passive

Heave Compensator – PHC) để tạo ra một vị trí ổn định của khối ròng rọc cố định

xuống tới đáy biển. Hệ thống này dựa trên một xi-lanh thủy lực được lắp đặt trên đỉnh

của khối ròng rọc cố định bù thụ động. Xi-lanh được treo bởi gối đỡ hình cầu được

thiết kế đặc biệt và vận hành sao cho lực tác dụng để khối ròng rọc cố định thắng

được lực ma sát và lực tác động giữa ống dẫn và bộ bù chủ động chuyển động dọc

trục để duy trì một khoảng cách không đổi từ đầu trên của ống dẫn dầu xuống tới đáy

biển. Kết quả là vị trí của khối ròng rọc cố định đối với đáy biển là hằng số trong

phạm vi (0.1÷0.5) m với khoảng chuyển động dọc trục của tàu khai thác lên đến (4÷5)

m, theo [5]. Xi-lanh thủy lực nói trên được điều khiển thông qua tín hiệu từ cảm biến

chuyển động (ví dụ như cảm biến gia tốc 3 chiều) và từ một cảm biến vị trí của xi-

lanh thủy lực.

2.1 Các phương pháp điều khiển đã có

Trên thực tế, người ta thường sử dụng các thiết bị AHC hoặc PHC để bù cho

chuyển động dọc trục của tàu khai thác. Tùy theo yêu cầu thực tế cụ thể, ta có thể sử

dụng kết hợp một bộ AHC cùng với một thiết bị PHC, việc làm này có thể được sử

dụng để cải thiện độ chính xác. Các bộ bù chủ động cho phép hệ thống ống dẫn dầu

làm việc dưới các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

2.1.1 Bù thụ động

Tại đáy biển, các ống dẫn khoan và ống dẫn sản phẩm được gắn với bộ phận bít

an toàn (BOP) thông qua một bộ phận đặc biệt được gọi là khớp áp lực như đã trình

bày ở chương trước. Do đó, đầu phía dưới của ống dẫn dầu không có sự dịch chuyển,

nhưng tùy thuộc vào các thiết bị ghép nối giữa đầu dưới của ống dẫn dầu và miệng

giếng khoan, góc lệch của ống dẫn dầu ở phía dưới sẽ khác không.

Page 38: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

28

Tại đầu phía trên, ống dẫn dầu được kéo căng bằng lực tác động được tạo ra bởi

các phao nổi được nối cố định lên tàu khai thác. Đồng thời, ống dẫn dầu cũng được

nối với tàu khai thác nổi trên biển bởi một khớp nối cầu và khớp trượt.

Để bù cho chuyển động của một tàu khai thác nổi với ống dẫn dầu để giữ cho

trọng lượng mũi khoan không đổi tại đáy giếng dầu. Các bộ PHC thường có một hoặc

hai xi-lanh thủy lực, cùng với các thiết bị đi kèm như các ống dẫn và các đường cáp

được sử dụng để cung cấp khí nén áp lực cao.

Hình 2.2: Cấu trúc của hệ thống điều khiển PHC [17].

Hình 2.2 cho ta thấy cấu trúc của một bộ PHC của ống dẫn dầu gắn trên đỉnh.

Trong đó các thành phần của hệ thống bù này bao gồm: (1)-Cấu trúc bánh lái đơn;

(2)-Hai bộ bù và bộ phân tách khí-dầu; (3)-Hệ thống cánh tay đòn cân bằng kép; (4)-

Khối ròng rọc cố định.

2.1.2 Bù chủ động

Cũng tương tự trong trường hợp trên, để bù cho chuyển động lên xuống của tàu

khai thác và giữ cho lực căng của ống dẫn dầu là không đổi, người ta thường sử dụng

một bộ bù chủ động kết hợp với một bộ PHC để tạo ra một vị trí ổn định cho khối

ròng rọc cố định so với đáy biển.

Page 39: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

29

2.1.2.1 Nguyên lý chung

Hệ thống AHC vận hành dựa vào một xi-lanh thủy lực được lắp ở trên đỉnh của

bộ PHC dùng khối ròng rọc cố định. Xi-lanh này được treo bởi ổ đỡ cầu được thiết

kế đặc biệt và đặt lực đủ lớn vào khối ròng rọc để chống lại các ma sát. Kết quả là vị

trí của khối ròng rọc cố định so với đáy biển là không đổi trong khoảng từ 0,1 ÷ 0,5

(m) trong khi độ dập dềnh của tháp khoan lên đến 4 ÷ 5 (m), theo [5]. Xi-lanh thủy

lực được điều khiển dựa trên tín hiệu đưa về từ cảm biến chuyển động dọc trục và từ

cảm biến vị trí của xi-lanh như trên Hình 2.3. Các xi-lanh làm việc được gắn trực tiếp

giữa khối ròng rọc cố định và cấu trúc của tàu khai thác. Động học của xi lanh thủy

lực cũng đã được trình bày ở (1.1) trong chương trước với:

( ) H H H H H H H H

, , , ,m x A P b x t x z x z= - +D Equation Section 2(2.1)

Hình 2.3: Mô hình hệ thống bù AHC [17].

Các thông số đặc trưng của một hệ thống AHC cụ thể được thể hiện trên Hình

2.3 với hành trình tổng bằng 7,8 (m); tốc độ bù chuyển động dọc trục cực đại bằng

1,0 (m/s) tương ứng với sự chuyển động lên xuống của tàu khai thác gây ra bởi sóng

biển bằng 2,0 (m) tại chu kỳ bằng 12 (s); lực tác dụng cực đại được bộ AHC tạo ra

bằng 23,5 (tấn).

Page 40: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

30

Hình 2.4: Hành trình của xi-lanh trong bộ AHC.

Các hệ thống bù chuyển động dọc trục thường không đối xứng, ví dụ: khoảng

cách do chuyển động dọc trục của tàu khai thác bằng không thì ống dẫn dầu bị kéo

căng. Hình 2.4 cho biết hành trình của xi-lanh như là một hàm của chuyển động

chuyển động dọc trục đối với hệ thống bù chuyển động dọc trục với các thông số đặc

trưng được trình bày ở trên. Giả thiết rằng bù chuyển động dọc trục là không đối xứng

và xi-lanh ở vị trí chính giữa của nó.

2.1.2.2 Một số phương pháp điều khiển hiện đang sử dụng

Cấu trúc của một hệ thống AHC điển hình đang sử dụng được mô tả như trong

Hình 2.5. Ở hình này, các xi-lanh được gắn trực tiếp giữa khối ròng rọc cố định và cơ

cấu cần trục của tàu khai thác. Trong khi điều khiển hệ thống định vị động nhận được

nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu thì việc điều khiển cho các hệ thống AHC lại ít

được quan tâm đến. Trong tài liệu [28], một hệ thống điều khiển dựa trên kỹ thuật

điều khiển tuyến tính đã được đề xuất cho hệ thống AHC của tàu khai thác dầu. Trong

nghiên cứu này, tàu khai thác được mô tả như một hệ thống dao động phức hợp và

dao động này được bù một cách chủ động thông qua việc đưa thêm những dao động

khác vào hệ thống.

Page 41: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

31

Hình 2.5: Sơ đồ minh họa của hệ thống AHC (http://www.oceandrilling.org).

Trong tài liệu [44], các tác giả đã đề xuất bộ điều khiển lực (vị trí) song song để

điều khiển các tải trọng trong các hoạt động hàng hải. Cấu trúc của bộ điều khiển

tương tự như kiểu điều khiển lực song song được sử dụng trong lĩnh vực rô-bốt. Bộ

điều khiển của các tác giả [44] đã đạt được sự cải thiện đáng kể về giá trị tối thiểu

của sợi thép chịu kéo so với phương pháp đồng bộ hóa sóng được sử dụng trong [25].

Theo [37], một hệ thống lái tự động sử dụng trong việc hạ cánh tự động của thiết bị

cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng trên boong (sàn) tàu chịu các chuyển động

dọc trục do tình trạng biển động được đề xuất. Chuyển động dọc trục của boong tàu

được bù bằng cách sử dụng một bộ điều chỉnh động phản hồi sai lệch dựa trên mô

hình nội.

Việc thiết kế một bộ điều khiển cho một hệ thống AHC cho ống dẫn dầu là một

việc đầy khó khăn. Điều này là do trên thực tế lực tác động giữa ống dẫn dầu và bộ

Page 42: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

32

phận AHC rất khó để mô hình hóa chính xác. Ngoài ra, do những đáp ứng phức tạp

của ống dẫn dầu, nên gây ra nhiều khó khăn, phức tạp trong việc xác định giới hạn

trên của lực tác dụng như một hàm của chuyển động pít-tông. Giới hạn trên này

thường được yêu cầu trong các phương pháp thiết kế điều khiển bền vững và thích

nghi, theo [29, 33].

2.2 Đề xuất hai phương pháp điều khiển bù chủ động

Trong mục này, tác giả tập trung nghiên cứu việc điều khiển AHC cho ống dẫn

dầu, nghĩa là hạn chế tối đa các ảnh hưởng do chuyển động dọc trục của tàu khai thác

lên ống dẫn dầu bằng cách duy trì khoảng cách từ phần trên của ống dẫn dầu xuống

đến đáy biển luôn là một hằng số L cho trước (hoặc ít nhất thì cũng dao động xung

quanh L với một sai lệch định trước).

Từ những phân tích, đánh giá về các phương pháp điều khiển đã có trong mục

2.1.2.2, có thể nhận thấy các công trình kể trên đều có đặc điểm chung là bỏ qua động

học của cơ cấu chấp hành đến hệ thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp động

học của cơ cấu chấp hành mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng của hệ thống, thậm

chí còn quyết định tính ổn định của hệ thống kín, do vậy nó cần phải được tính đến

trong quá trình thiết kế điều khiển. Hơn thế nữa, khi một hệ thống AHC làm việc

ngoài khơi thì vấn đề nhiễu tác động lên hệ thống cần phải được chú ý, hệ thống này

cần có khả năng quan sát để bù nhiễu hoặc kháng nhiễu. Từ những nhận định nêu

trên, luận án xem xét động học của cơ cấu chấp hành (được tổng quát hóa là một khâu

bậc hai) trong hệ thống, đồng thời cũng đề xuất phương án kháng nhiễu cho hệ kín.

Cụ thể, luận án sẽ:

Trình bày phương pháp thiết kế bộ điều khiển phi tuyến trên nền Lyapunov-

Backstepping cho hệ thống AHC trong đó có xét đến động lực học của cơ cấu

chấp hành trên cơ sở kế thừa và áp dụng các kết quả nghiên cứu có trong [15].

Bộ quan sát nhiễu cũng được phát triển để đánh giá lực tác động lên cơ cấu chấp

hành và tốc độ chuyển động dọc trục của tàu khai thác. Bộ quan sát nhiễu này

sẽ bổ sung vào việc thiết kế điều khiển để tạo ra một hệ thống điều khiển thích

nghi.

Page 43: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

33

Tiếp theo luận án sẽ trình bày phương pháp thiết kế điều khiển thứ hai là điều

khiển tối ưu có khả năng kháng các thành phần nhiễu và sai lệch mô hình theo

nguyên lý bù thích nghi [2]. Nếu so sánh với phương pháp thứ nhất thì ở đây ta

không cần phải sử dụng thêm khâu quan sát nhiễu.

Cuối cùng, luận án sẽ so sánh và đánh giá chất lượng của hai bộ điều khiển đề

xuất nêu trên qua thực nghiệm mô phỏng.

Cả hai phương pháp thiết kế điều khiển được luận án đề xuất để điều khiển bù

dao động dọc trục z cho ống dẫn dầu đều được xây dựng trên cơ sở sử dụng mô hình

toán đã cho ở công thức (2.1) của hệ pít-tông (cán xi lanh), trong đó có các thành

phần nhiễu bất định D và z .

2.2.1 Chuẩn hóa mô hình và nhiệm vụ điều khiển

Cấu trúc mô hình đối tượng điều khiển cho ở Hình 2.1 lúc này được biểu diễn

lại trên hệ quy chiếu theo cả ba phương ,x y ngang trục và z dọc trục như Hình 2.6.

x

1u

y

0

1x

z

Hình 2.6: Hệ quy chiếu và các lực tác dụng lên ống dẫn dầu theo phương dọc trục.

Hệ thống này bao gồm một hệ điện-thủy lực điều khiển xi-lanh kép. Ống dẫn

dầu được nối với pít-tông của hệ thống thủy lực thông qua một khớp cầu, do đó sẽ

Page 44: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

34

không có thành phần mô-men uốn. Khung (giá đỡ) của hệ thống thủy lực được gắn

cố định vào tàu/giàn khoan nổi. Biến ( )z t định nghĩa cho chuyển động dọc trục của

tàu/giàn khoan nổi, được gắn với hệ tọa độ cố định - trái đất Oxyz . Mô hình động lực

học mô tả hệ thống đã được cho bởi phương trình (2.1).

Coi Hx trong (2.1) là độ dịch chuyển của cán xi-lanh (pít-tông) của hệ thủy lực

(được gắn với hệ tọa độ cố định của thân tàu khai thác dầu), ví dụ: chuyển động của

pít-tông so với thân tàu theo phương dọc trục. Việc xây dựng mô hình toán học và

thiết kế điều khiển trong luận án được đề xuất cũng có thể dùng được cho một hoặc

nhiều hệ thủy lực khác.

Để điều chỉnh khoảng cách từ đầu trên của ống dẫn dầu xuống tới đáy biển là

hằng số L được đặt trước để ống dẫn dầu đạt được độ căng yêu cầu bất chấp sự thay

đổi độ cao ( )z t thì ta cần phải giữ cho:

( ) ( )Hx t z t L+ - (2.2)

là nhỏ nhất có thể. Với L được xác định trong quá trình hiệu chỉnh khi lắp đặt hệ

thống ống dẫn dầu. Coi Hi là đầu vào điều khiển của hệ thủy lực. Khi đó, mục tiêu

điều khiển là thiết kế đầu vào điều khiển Hi để dẫn động cho cán xi-lanh

H( )x t của

hệ thống thủy lực sao cho (2.2) được giữ đủ nhỏ có thể.

Các tham số còn lại của mô hình (2.1) gồm có: Hm là khối lượng của phần

chuyển động (trọng lượng cán xi-lanh của hệ thủy lực); H 1 2P P P= - là áp suất tải

của xi-lanh; 1 2,P P là áp suất ở buồng dầu vào và ra của xi-lanh,

HA là diện tích bề

mặt của xi-lanh, Hb biểu diễn hệ số kết hợp của lực tắt dần mô hình hóa được và lực

ma sát nhớt lên cán xi-lanh, và ( ) H H

, , , ,t x z x zD biểu diễn lực tác dụng lên cán xi-

lanh từ ống dẫn dầu. Ở đây cần lưu ý có thể có ngoại lực từ ống dẫn dầu tác động lên

cán xi-lanh trên mặt phẳng ngang. Lực này sẽ ảnh hưởng đến các chuyển động rung

và lắc. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án ta không xem xét đến các

chuyển động rung và lắc. Những chuyển động này được xem xét đến trong hệ thống

Page 45: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

35

định vị động. Việc đưa ra một công thức tường minh cho lực ( ) H H

, , , ,t x z x zD là khá

phức tạp. Lực này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: H H, , ,x z x z , sức căng ban

đầu của ống, khối lượng của ống, biên dạng và độ lớn của dòng hải lưu tác động lên

ống, và hình dạng của ống dẫn dầu. Ngoài ra, thành phần ( ) H H

, , , ,t x z x zD cũng có

thể gồm cả lực ma sát không mô hình hóa được giữa pít-tông và xi-lanh của hệ thủy

lực. Lực ma sát này cũng khó để mô hình hóa chính xác. Do đó, trong phạm vi nghiên

cứu của luận án ta coi lực ( ) H H

, , , ,t x z x zD như là một thành phần nhiễu. Ta không

bỏ qua thành phần nhiễu này mà sẽ xây dựng một bộ quan sát nhiễu dùng để đánh giá

thành phần nhiễu ( ) H H

, , , ,t x z x zD nhằm phục vụ cho mục đích thiết kế điều khiển.

Giả thiết rằng ( )z t và ( ) H H

, , , ,t x z x zD cùng các đạo hàm của chúng là bị chặn

(giả thiết này là hợp lý cho ( )z t và ( ) H H

, , , ,t x z x zD là các đại lượng vật lý và có

quán tính), ta thiết kế đầu vào điều khiển Hi để điều chỉnh khoảng cách từ đầu trên

của ống dẫn dầu đến đáy biển, nghĩa là duy trì tổng của (2.2) là đủ nhỏ có thể, với L

là hằng số đặt trước nhằm đạt được sức căng yêu cầu của ống.

Hệ thống bù chuyển động dọc trục thường được chỉnh định sao cho tại vị trí

nhấp nhô của tàu khai thác bằng không thì sức căng của ống dẫn dầu ở vị trí mong

muốn, có nghĩa là hằng số L là tồn tại và xác định trong thiết kế điều khiển, trong

phạm vi nghiên cứu này của luận án ta không xem xét đến chế độ dao động của ống

dẫn, ta có thể giả thiết tính bị chặn của ( ) H H

, , , ,t x z x zD và đạo hàm trong thiết kế

điều khiển.

Do ta giả thiết rằng ( ) H H

, , , ,t x z x zD và ( )z t là không đo được (các hệ thống

định vị chỉ thường hỗ trợ xác định vị trí theo phương dọc trục của tàu khai thác mà

không có chức năng đo tốc độ theo phương này), nên chúng sẽ được xem như nhiễu

tác động vào hệ thống. Ta sẽ sử dụng một bộ quan sát nhiễu để ước lượng thành phần

( ) H H

, , , ,t x z x zD và ( )z t trong việc thiết kế điều khiển ở phần tiếp theo.

Page 46: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

36

Ở đây để đơn giản bài toán điều khiển nhưng không làm mất đi tính tổng quát,

ta giả sử rằng, có thể chuẩn hóa mô hình hệ thống van thủy lực và pít-tông bằng một

cơ cấu chấp hành có dạng quán tính bậc 2, bằng cách thay tín hiệu điều khiển Hi bởi

zu , biến điều khiển

H( )x t thành ( )x t . Khi đó, mô hình toán học biểu diễn cho động

lực học của hệ thống bù chuyển động dọc trục của ống dẫn dầu sau chuẩn hóa sẽ là:

zu Mx Dx Bx= + + +D (2.3)

trong đó M là khối lượng của cơ cấu chấp hành, D và B là các hệ số liên quan đến

vị trí và vận tốc của cơ cấu chấp hành. Việc thay thế này thực chất ảnh hưởng đến

chất lượng của hệ thống kín vì đã giản lược động học của cơ cấu chấp hành. Tuy

nhiên điều này là chấp nhận được, hơn nữa mục đích chính của luận án không phải là

điều khiển hệ thống xi lanh thủy lực (trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu của các tác giả khác đã công bố). Ở đây, ta coi hệ thống xi-lanh thủy lực như một

cơ cấu chấp hành dạng tổng quát là một khâu bậc hai. Từ đó, nội dung của luận án sẽ

đi sâu vào vấn đề điều khiển đối tượng chính là ống dẫn dầu thay vì quan tâm quá

nhiều đến cơ cấu chấp hành.

Viết lại toàn bộ hệ thống động lực học bù chuyển động dọc trục phục vụ cho

mục đích thiết kế điều khiển cho bởi (2.3) dưới dạng phương trình trạng thái, ta có:

1 2

2 2 1

1 1z

x x

D Bx x x u

M M M M

ìï =ïïíï = - - - D+ïïî

(2.4)

hay

1 2

2 1 1 2 1( , )

x x

x u g x x

ìï =ïíï = - -Dïî (2.5)

với 1 Hx x x= = và

2 1Hx x x= = , cũng như:

1

1z

u uM

= , 1 2 2 1

( , )D B

g x x x xM M

=- - và 1

1

MD =- D (2.6)

Rõ ràng mô hình trạng thái (2.5) trên là một mô hình bất định do 1

D là không

xác định được.

Page 47: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

37

2.2.2 Đề xuất thứ nhất: Bộ điều khiển backstepping giả định rõ

Do hệ (2.5) có cấu trúc truyền ngược nên áp dụng được phương pháp

Backstepping thích nghi [1, 29], để xây dựng bộ điều khiển. Do bản thân phương

pháp Backstepping nguyên bản là để điều khiển ổn định, nên trước tiên ta sẽ chuyển

bài toán điều khiển hệ (2.5) sao cho có được (2.2) đủ nhỏ, thành bài toán điều khiển

ổn định. Để làm được điều này, ta đặt biến mới:

1 1

2 2

( )e

e

x x z t L

x x a

ìï = + -ïíï = -ïî (2.7)

với a là biến điều khiển ảo của 2x .

Đạo hàm cả hai vế phương trình thứ nhất của (2.7) ta được:

1 1

( )ex x z t= + (2.8)

Tiếp theo ta lại đặt:

( )z t w= (2.9)

Lúc này phương trình (2.8) được viết lại như sau:

1 2e ex x wa= + + (2.10)

và khi kết hợp thêm với phương trình thứ hai trong (2.7) cũng như:

2 2 1 1 2 1

( , )ex x u g x xa a= - = - -D - (2.11)

ta sẽ thu được hệ truyền ngược bất định cần phải được điều khiển ổn định như sau:

1 2

2 1 1 2 1( , )

e e

e

x x w

x u g x x

aa

ìï = + +ïíï = - -D -ïî (2.12)

Nói rằng hệ truyền ngược (2.12) là bất định vì trong nó có hai thành phần 1, wD

là không xác định được mà sau đây ta sẽ xem chúng như là nhiễu tác động vào hệ

thống.

Do hệ (2.12) cần điều khiển ổn định có chứa các thành phần nhiễu 1, wD nên

ta sẽ áp dụng nguyên lý giả định rõ để thiết kế bộ điều khiển, tức là:

Trước tiên ta sẽ giả sử là đã biết 1, wD để tìm bộ điều khiển làm nó ổn định.

Page 48: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

38

Sau đó áp dụng nguyên lý giả định rõ để ước lượng 1, wD thành

1ˆ ˆ, wD rồi từ

đó xây dựng bộ điều khiển thích nghi trên cơ sở bộ điều khiển đã có từ bước

trước.

2.2.2.1 Thiết kế bộ điều khiển phản hồi trạng thái

Với giả thiết đã có 1, wD thì từ phương trình thứ nhất trong (2.12) ta thiết kế

biến điều khiển ảo a như sau:

1 1eK x wa =- - (2.13)

với 1K là hằng số dương.

Thay phương trình (2.13) vào (2.12) ta có hệ con vòng kín đầu tiên như sau:

1 1 1 2e e ex K x x=- + . (2.14)

Phương trình (2.14) sẽ được sử dụng trong việc phân tích tính ổn định của hệ

thống vòng kín. Với biến điều khiển a là hàm trơn theo 1ex , điều này là rất quan

trọng vì trong bước thiết kế điều khiển tiếp theo yêu cầu tính khả vi của biến điều

khiển ảo a .

Mục đích tiếp theo của ta ở bước này là điều chỉnh 2ex về lân cận nhỏ của gốc

tọa độ bằng cách xét phương trình thứ 2 của hệ phương trình (2.12), sẽ được:

( ) ( )

2 1 1 2 1

1 1 2 1 1 1 21

( , )

,

e

e ee

x u g x x

u g x x K x x wx w

aa a

= - -D -¶ ¶

= - -D - - + -¶ ¶

. (2.15)

Từ phương trình (2.15), ta chọn hàm điều khiển 1u như sau:

( ) ( ) 1 1 2 1 1 1 2 2 2

1

,e e e

e

u g x x K x x w K xx w

a a¶ ¶= +D + - + + -

¶ ¶. (2.16)

Từ giá trị của biến điều khiển 1u được chọn ta thay lại kết quả của phương trình

(2.16) vào phương trình (2.15) thu được:

2 2 2e ex K x=- . (2.17)

Page 49: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

39

Như vậy, với tín hiệu điều khiển 1u đã tìm được ở phương trình (2.16) và sử

dụng bộ quan sát nhiễu được xây dựng ở bước tiếp theo để ước lượng hai thành phần

nhiễu 1, wD , ta sẽ đưa hệ thống AHC ổn định theo tiêu chuẩn Lyapunov.

Các thông số mô phỏng:

Để minh họa cho hiệu quả của các bộ điều khiển được thiết kế trong Chương 2

này, ta đi tiến hành một số mô phỏng với các thông số của ống dẫn dầu được lấy dựa

trên tài liệu [28], với: ống dẫn dầu có chiều dài 3832 mL = , đường kính

r0.14 md = , khối lượng riêng 3

r=8200 kg/mr , hệ số Young 8 2

r=2 x 10 kg/mE

và ứng suất ban đầu 0r 100 KNT = . Lực nhiễu D tác động từ ống dẫn dầu lên cơ

cấu chấp hành được cho bởi:

m

0 r r1

rN

nn

T E A n Cp d=å

æ ö÷çD = + + ÷ç ÷÷çè ø (2.18)

với nC được cho bởi:

( ) 2 2

r rd d2

r

2n n n

E AnC c C C c

nL

pd d

pr+ + = + (2.19)

với H

z x Ld = - - , 2r

r 4

dA

p= , hệ số tắt 3

d=0.01 m /sc , và ký hiệu lấy dấu

dương nếu 2, 4,6,...n = và lấy dấu âm nếu 1, 3, 5,...n = và mN là số kiểu. Chuyển

động dọc trục của tàu khai thác ( )z t được xác định tọa độ trong hệ tọa độ cố định-

trái đất và được thể hiện dưới dạng tổng của các tín hiệu hình sin với các tần số, biên

độ và pha khác nhau, theo [19, 36] ta có:

( ) ( )( )w

1sin

N

wi wi wi wii

z t L A k w t j=å= + - (2.20)

với biên độ wiA , hệ số

wik , tần số

wiw , pha

wij của sóng thứ i được cho như sau:

max min2 i iwi wi

w

w wA S

N

-= , ( ) 29.8 tanh

wi wi wik k L w= , 2 ()

wirandj p=

Page 50: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

40

max minminwi

w

w ww w i

N

-= + ,

40

41.25( / )20

5

1.25

4wiw w

wi sw

wi

wS H e

w

-= (2.21)

trong đó tần số sóng lớn nhất và nhỏ nhất có giá trị lần lượt là min

0.2 rad/sw = ,

max2.5 rad/sw = ; độ cao bước sóng

w4 m

sH = ; tần số mẫu là 0

2w

w Tp= với

chu kỳ 7.8wT = ; 10

wN = và rand() là một số ngẫu nhiên trong khoảng 0 và 1.

Đáp ứng hệ thống trong trường hợp sử dụng giả thiết giả định rõ được thể hiện

qua một số kết quả mô phỏng trên phần mềm Matlab.

Giả thiết dạng biến thiên chuyển động lên xuống ngẫu nhiên 1z của tàu khai

thác và tín hiệu nhiễu 1

D phụ thuộc vào lượng dịch chuyển của 1x là:

5

11

sin( ) cos( )i

z it it=å é ù= +ê úë û

5

1 111000 sin( ) 1000 sin( )sin

2i

itit x

é ùæ ö÷çê ú÷D = + ç ÷ê úç ÷çè øê úë û (2.22)

khi đó các kết quả mô phỏng lần lượt được cho trong Hình 2.7, Hình 2.8 và Hình 2.9.

Hình 2.7: Tốc độ chuyển động lên xuống của tàu khai thác w

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10-1.5

-1

-0.5

0

0.5

1x 10

5

Thoi gian (s)

w

Toc

do

(m/s

)

Page 51: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

41

Hình 2.8: Tín hiệu nhiễu D

Hình 2.9: Khoảng cách được duy trì (2.2)

Kết quả mô phỏng trên Hình 2.9 cho thấy tổng khoảng cách (2.2) được duy trì

quanh điểm 0. Điều này là hoàn toàn được xác định trước khi thông tin về các biến

trạng thái cũng như nhiễu trong hệ tuyến tính (2.4) được cung cấp một cách đầy đủ.

2.2.2.2 Xây dựng bộ quan sát nhiễu

Trong bộ điều khiển (2.16) thu được có hai thành phần nhiễu 1, wD nên để sử

dụng được nó ta phải ước lượng được hai thành phần này bằng bộ quan sát nhiễu.

Tương tự như trên, quá trình thiết kế điều khiển cũng bao gồm 2 bước. Tại bước

1 và 2, ta sẽ lần lượt sử dụng bộ quan sát nhiễu để ước lượng ( )w z t= và

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

5x 10

6

Thoi gian (s)

denta1

Page 52: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

42

1 2

( , , , , )t x x z zD , vì thực tế chỉ có thông tin về độ dịch chuyển dọc trục ( )z t là được

cung cấp nhờ hệ thống định vị, còn thành phần nhiễu môi trường 1 2

( , , , , )t x x z zD là

bất định và không thể đo đạc chính xác.

Từ phương trình thứ nhất trong (2.12) ta thiết kế biến điều khiển ảo a và ước

lượng w của w như sau, sử dụng [15] ta có:

1 1

1 2 1

1 2 1 2 2 2 1

ˆ

ˆ

( )

e

e

e e

K x w

w K x

K K x K x

ax

x x a

ìï = - -ïïï = +íïï = - - + +ïïî

(2.23)

với 1K và

2K là các hằng số dương.

Đạo hàm hai vế phương trình sai lệch:

ˆew w w= - (2.24)

ta có:

1 2 1

2 1 2 2 2 1 2 2

2 2 1 2 2 2 1 2 2

ˆ

ˆ

e

e

e e e

e e e e

w w w

w K x

w K K x K x K x w

w K w K x K x K x K x w

x

x a a

a a

= -= - -

é ù é ù= + + + + - + +ê ú ê úë û ë ûé ù é ù é ù= + - + + + - + +ê ú ê ú ê úë û ë û ë û

Tiếp tục biến đổi ta thu được:

2 2

2

ˆe

e

w w K w K w

K w w

= + -= - +

(2.25)

Thay các giá trị ở phương trình (2.25) vào (2.7), ta có hệ con vòng kín đầu tiên

như sau:

1 1 1 2

2

,

,e e e e

e e

x K x x w

w K w w

=- + += - +

(2.26)

trong đó ˆew w w= - . Động lực học (2.26) sẽ được sử dụng trong việc phân tích tính

ổn định của hệ thống vòng kín. Lưu ý là biến điều khiển a là hàm trơn theo 1ex và

1x , điều này rất quan trọng vì trong bước thiết kế điều khiển kế tiếp yêu cầu tính khả

vi của biến điều khiển ảo a .

Page 53: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

43

Tiếp theo ta chuyển sang bước 2. Mục đích của ta ở bước này là điều chỉnh 2ex

về lân cận nhỏ của gốc tọa độ bằng cách xét phương trình thứ 2 của hệ phương trình

(2.5). Lúc này ta cần đưa giá trị 2x bám theo giá trị của biến điều khiển ảo ở bước 1

là a . Ta xét giá trị sai lệch 2ex :

2 2ex x a= - (2.27)

Đạo hàm hai vế của phương trình (2.27) ta có:

( )( ) ( )

2 2

1 1, 2

11 1, 2 1 1 2 1

1 1

e

e e ee

x x

u g x x

u g x x K x x wx

a

aaa

xx

= -

= + +D-

¶¶= + +D+ - + + +

¶ ¶

(2.28)

Từ phương trình (2.28), ta rút ra được hàm điều khiển 1u như sau:

( ) 11 1 3 2 1 2 1 1 2 1

1 1

ˆ( , )e e e e

e

u x K x g x x K x xx

aax

x¶¶

= - - - -D- - + -¶ ¶

(2.29)

với ước lượng nhiễu D , theo [15] ta có:

2 4 2

2 4 2 4 1 2 1 4 2

ˆ

( , )e

e e

K x

K x K g x x u K x

x

x

ìïD = +ïïí é ùï = + + +ê úï ë ûïî (2.30)

Khi tìm được biến điều khiển 1u ta thay lại kết quả của phương trình (2.29) vào

phương trình (2.28) và thu được:

2 1 3 2

1e e e e e

e

x x K x wx

a¶= - - +D +

¶ (2.31)

trong đó sai lệch của thành phần nhiễu (lực tác dụng lên xi-lanh từ ống dẫn dầu) được

biểu diễn dưới dạng: ˆe

D =D-D .

2 4 2

ˆe

eK xx

D = D-D

= D- - (2.32)

Thay 2x từ (2.30) và

2ex trong (2.31) vào (2.32), ta có:

Page 54: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

44

( )

4 2 4 1 2 1 4 2

4 1 3 21

14 4

1

,

= .

e e

e e e ee

e ee

K K g x x u K x

K x K x wx

K w Kx

x

a

a

é ùD = D+ + + + -ê úë ûé ù¶ê ú- - - +D +ê ú¶ê úë û¶

D+ - D¶

(2.33)

2.2.2.3 Bộ điều khiển backstepping giả định rõ

Như vậy, với tín hiệu điều khiển 1u đã tìm được ở phương trình (2.29) và bộ

quan sát (2.23), (2.30) cho các tín hiệu ˆ ˆ, wD , ta đã đưa hệ thống AHC ổn định theo

tiêu chuẩn Lyapunov [1, 29].

Từ đó, ta có sơ đồ cấu trúc hệ điều khiển bù chuyển động dọc trục cho hệ thống

ống dẫn dầu được mô tả như trên Hình 2.10.

z

ˆˆ

, , w

aD

1 2,e ex x

1u

1 2,e ex x

Hình 2.10: Sơ đồ cấu trúc điều khiển bù chuyển động dọc trục (theo chiều z ) cho hệ thống ống dẫn dầu

2.2.2.4 Tính ổn định của hệ kín

Việc kiểm tra lại tính ổn định của hệ kín cho ở Hình 2.10 là cần thiết, vì mặc dù

bộ điều khiển (2.29) đã được thiết kế theo Lyapunov, tức là đã đảm bảo tính ổn định,

song chỉ với các giá trị thực , wD của nhiễu, mà chưa đảm bảo cũng sẽ ổn định với

các giá trị ước lượng ˆ ˆ, wD của chúng.

Các giá trị bộ ước lượng cung cấp cho quá trình thiết kế điều khiển đều ở dưới

dạng xấp xỉ của biến trạng thái w và nhiễu môi trường 1 2

( , , , , ).t x x z zD Sai lệch giữa

ước lượng và giá trị thực tế có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng

của hệ kín. Vì vậy, để kiểm tra tính đúng đắn của quá trình thiết kế điều khiển, thì sự

Page 55: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

45

ổn định của hệ kín cần phải được khảo sát. Hệ kín của hệ thống gồm các phương trình

(2.26), (2.31) và (2.25), (2.32) dưới dạng hệ phương trình trạng thái như sau:

1 1 1 2

2 1 3 21

2

14 4

1

e e e e

e e e e ee

e e

e e ee

x K x x w

x x K x wx

w K w w

K w Kx

a

a

ìï = - + +ïïï ¶ïï = - - +D +ï ¶ïïí = - +ïïïï ¶ïïD = D+ - Dï ¶ïïî

(2.34)

Để chứng minh sự ổn định của hệ thống vòng kín (2.34), xét ứng hàm Lyapunov

được chọn như sau:

( )2 2 2 21 2 1 2

1

2 e e e eV x x wd d= + + + D với

1 2, d d là các hệ số dương. (2.35)

Đạo hàm cả hai vế của phương trình (2.35) theo các nghiệm của (2.34), ta được:

1 1 2 2 1 22 2 2 2

1 1 2 2 2 1 3 2 1 2

e e e e e e e e

e e e e e e e e

V x x x x w w

K x K x K w K w w

d d

d d d d

= + + + D D

=- - - - D + + D D (2.36)

và sau một vài biến đổi, ta có:

2 2 2 2 2 21 1 2 2 3 4 5 6e e e e

V C x C x C w C C w C£- - - - D + + D (2.37)

Ta có thể viết lại V như sau:

V cV l£ - + (2.38)

với hằng số dương c và hằng số không âm l cho bởi:

1 2 3 3 4

1 2

min( , , , , )

max(1, , )

K K K c cc

d d

æ ö÷ç ÷= ç ÷ç ÷÷çè ø và ( ) 2 2

5 60

sup ( ) ( )tC w t C tl

³= + D (2.39)

Cùng với giả thiết w và D bị chặn, giải phương trình (2.38) cho thấy hàm

Lyapunov V hội tụ về tập lân cận gốc có biên là đường đồng mức V cl= . Điều

này có nghĩa là mọi quỹ đạo trạng thái của hệ (2.34) sẽ hội tụ dạng hàm mũ về lân

cận gốc tọa độ cho bởi ( )1, 2min 1,

eR cl d d= , trong đó có cả sai lệch ước lượng

nhiễu ew và

eD hội tụ.

Page 56: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

46

2.2.2.5 Xác định các tham số bộ điều khiển để hệ thỏa mãn thêm các điều kiện ràng buộc

Các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát, gồm 1 2,K K và

3K ảnh hưởng

trực tiếp lên sự làm việc của hệ thống vòng kín. Các hệ số này càng lớn thì đáp ứng

của hệ vòng kín càng nhanh với sự thể hiện của tác động điều khiển lớn hơn tại thời

gian quá độ và ngược lại. Đáng tiếc là tín hiệu đầu vào zu (hay lực tác động

zf ) không

thể lớn một cách tùy ý đối với bất cứ hệ thống thủy lực nào được sử dụng trong hệ

thống AHC thực tế. Điều này có nghĩa là ta cần phải chọn các hệ số khuếch đại điều

khiển và bộ quan sát ở trên sao cho chúng tạo ra đáp ứng của hệ vòng kín nhanh nhất

có thể và tránh được bão hòa điều khiển, nghĩa là tín hiệu đầu vào zu (hay

zf ) phải

nằm trong một phạm vi xác định, hay nói cách khác là maxz zu u£ (tương ứng với

maxz zf f£ ) với max

zu , max

zf là tín hiệu đặt, lực tác động lớn nhất của hệ thống thủy

lực, với giả thiết tín hiệu đầu vào của hệ thống thủy lực là đối xứng.

Nói chung, bão hóa cơ cấu chấp hành có thể gây hư hại đến sự làm việc tổng

thể của hệ vòng kín và thậm chí gây mất ổn định cho hệ vòng kín. Các vấn đề này sẽ

khó có thể giải quyết được, nhưng lại rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, có thể

đạt được kết quả ổn định toàn cục (hoặc bám) khi các cơ cấu chấp hành chịu tác động

của quán tính.

Khi thiết kế điều khiển biên cho ống dẫn dầu trong các phần tiếp theo: trong

trường hợp có đồng thời cả các quán tính và bão hòa biên độ cơ cấu chấp hành trong

bù chuyển động dọc trục chủ động, thì ta cần xét trường hợp có bão hòa cơ cấu chấp

hành, tiếp sau đó là đến trường hợp có quán tính cơ cấu chấp hành.

Page 57: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

47

1. Trường hợp hạn chế lực tác động của cơ cấu chấp hành

Ta ký hiệu ràng buộc của lực tác động của cơ cấu chấp hành là axmz zf f£ (do

tín hiệu điều khiển zu tỉ lệ thuận với lực tác động

zf ), sau đó tìm các giới hạn của các

hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát và các điều kiện đầu sao cho thỏa mãn

điều kiện này.

Từ phương trình của hàm điều khiển (2.29), thì điều kiện axmz zf f£ sẽ tương

đương với:

( ) ( ) ax11 3 2 1 2 1 1 2 1

1 1

ˆ, me e e e z

e

x K x g x x K x x fx

aax

x¶¶

- - - -D- - + - £¶ ¶

(2.40)

Để tìm được phạm vi có chứa các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát,

ta cần đi tính toán các biên trên của tất cả các thành phần trong vế trái của (2.40). Các

biên này phụ thuộc vào các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát và các điều

kiện đầu. Sau khi đã thế các biên vào vế trái của (2.40), ta có thể tìm được phạm vi

chấp nhận được của các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát.

Từ bất đẳng thức (2.38) và định nghĩa của 1 2, , e e ex x w và

eD ta có các biên

trên trung gian dưới đây của 2 1

, ,xa x và 1x như sau:

0 01 0 2 0

1 2

01 1 1 1 1 1 0 w 1

1

02 2 1 0 1 0 w 2

1

, , ,

ˆ :

:

e e e e

Me e e

Me

x x w

K x w K x w w K C

x x K C x

d d

a ad

ad

W W£ W £W £ D £

W£ + £ + + £ W + + =

W£ + £W + W + + =

(2.41)

và 01 2 1 w 2 0 1

1

ˆ : Me

w K x C Kx xdW

£ + £ + + W =

( ) 1 2 1 2 2 1 2 1 1

0

2

:

ˆ ˆ:

Me e

Me

K K x K x

C

x x a x

dD

£ + + + =

WD = D + D £ + = D

(2.42)

Page 58: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

48

trong đó wC và CD là giá trị cực đại của w và D , độ lớn của

0W phụ thuộc vào

giá trị 1 2, , e e ex x w và

eD tại thời điểm ban đầu. Tất cả các điều kiện (2.41) và (2.42)

được suy ra từ (2.40), mà cụ thể là từ điều kiện đủ:

( ) ( ) max11 3 2 1 2 1 1 2 1

1 1

ˆ,e e e e z

e

x K x g x x K x x fx

aax

x¶¶

+ + + D + + + £¶ ¶

(2.43)

Từ các bất phương trình trên ta nhận thấy tất cả các hệ số khuếch đại điều khiển

và bộ quan sát 1 2,K K và

3K phải được thỏa mãn để đảm bảo rằng không xảy ra bão

hòa của tín hiệu điều khiển đầu vào cũng như của lực tác động của cơ cấu chấp hành

zf . Do việc trình bày một cách rõ ràng tất cả các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ

quan sát là khá phức tạp nên ta sẽ không đi trình bày các thông số đó trong khuôn khổ

luận án này. Tuy nhiên, việc các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát có chứa

phép thế đệ quy nên ta hoàn toàn có thể tiến hành lập tình bằng phần mềm để tìm ra

phạm vi cụ thể của các hệ số khuếch đại điều khiển và bộ quan sát.

2. Trường hợp có ràng buộc về quán tính của cơ cấu chấp hành

Trên thực tế, có thể coi trong hệ thống điện-thủy lực, tín hiệu điều khiển đầu

vào zu có thể được thay đổi nhanh một cách tùy ý theo [52]. Như vậy, ta chỉ cần xét

đến ràng buộc 22

( ) Mx

x t R£ với 2

MxR là giá trị tuyệt đối chấp nhận được vận tốc cực

đại của cơ cấu chấp hành 2x . Sử dụng (2.43), ta có thể suy ra điều kiện về các hệ số

khuếch đại điều khiển và bộ quan sát để đảm bảo rằng không xảy ra quán tính như

sau:

2

02 2 1 0 11 0 w 2

1

: M Me x

x x K C x RadW

£ + £W + W + + = £ (2.44)

Đây là một điều kiện bổ sung vào các điều kiện đã có để chọn được hệ số khuếch

đại điều khiển và bộ quan sát 1 2,K K và

3K sao cho tránh được quán tính và bão hòa

lực tác động của cơ cấu chấp hành.

Page 59: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

49

2.2.3 Đề xuất thứ hai: Bộ điều khiển tối ưu thích nghi

Do hệ thống tồn tại thành phần bất định 1

D nên xuất phát từ tính chất tuyến tính

của mô hình (2.5) có các tham số hằng cho bởi (2.6), bây giờ được viết lại thành:

( )1 1

x Ax b u= + -D (2.45)

với: 1

2

0 1 0, ,

1

xA b x

B M D M x

æ ö æ ö æ ö÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç= = =÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷- -ç ç ç÷ ÷ ÷è ø è ø è ø. (2.46)

cũng như đặc điểm bất định của nó là tác động của nhiễu 1

D chỉ nằm ở tín hiệu đầu

vào. Với đặc điểm như vậy, thì khi đã ước lượng được 1

D bởi 1D , ta sẽ điều khiển

bù thích nghi được thông qua tín hiệu điều khiển đầu vào 1u như Hình 2.11 mô tả

dưới đây.

v

1D

x1u

Hình 2.11: Nguyên lý bù thích nghi ở tín hiệu đầu vào

2.2.3.1 Bộ điều khiển tối ưu tiền định

Trước tiên ta đặt:

1 1v u= -D (2.47)

Trên thực tế 1

D là lực nhiễu tác động nên không thể đo được, để chứng minh

được hiệu quả của khâu quan sát nhiễu ta giả sử rằng 1

D là đo được. Khi đó, hệ (2.45)

sẽ trở thành tiền định:

x Ax b v= + ⋅ (2.48)

và nhiệm vụ điều khiển được đặt ra ở đây là phải thiết kế bộ điều khiển làm cho biến

điều khiển:

1( ) ( )x t z t L+ - (2.49)

là đủ nhỏ, với ( )z t là hàm biết trước (vì đo được) và L là hằng số tiền định (cũng

cho trước).

Page 60: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

50

Để phù hợp với mục đích điều khiển trên, luận án sẽ chọn hướng xác định bộ

điều khiển tối ưu tương ứng với hàm mục tiêu:

2 2 21 1 2 2

0

1( ) ( ) min

2J q x z L q x z rv dt

¥

ò é ù= + - + + + ê úë û (2.50)

cho bài toán điều khiển vừa nêu, trong đó 1 2, q q và r là các hằng số dương tùy chọn.

Rõ ràng hàm mục tiêu (2.50) là phù hợp với mục đích (2.49) min vì hàm dưới

dấu tích phân là xác định dương. Hơn thế nữa, do tích phân (2.50) là vô hạn nên khi

bài toán có nghiệm, chắc chắn nghiệm đó sẽ còn làm cho sai lệch (2.49) tiến về 0.

Tiếp theo, khi ta sử dụng các ký hiệu:

1

2

0, ,

0

q L zQ R r z

q z

æ ö æ ö-÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç= = =÷ ÷ç ç÷ ÷-ç ç÷ ÷è ø è ø (2.51)

thì hàm mục tiêu (2.50) sẽ trở thành dạng chính tắc của một bài toán tối ưu toàn

phương với khoảng thời gian xảy ra quá trình tối ưu là vô hạn, theo [2] ta có:

( ) ( )0

1min

2

T TJ x z Q x z v Rv dt¥

òé ù

= - - + ê úê úë û

(2.52)

trong đó ( )z t là một vector hàm đã biết, vì ( )z t là đo được và L là hằng số cho

trước. Hiển nhiên hai ma trận ,Q R trong (2.52) là đối xứng và xác định dương và

chúng là những tham số tùy chọn.

Bài toán tối ưu này (không thuộc lớp free end time) có hàm Hamilton theo [2],:

( ) ( ) ( )1

2

TT TH p Ax bv x z Q x z v Rvé ù

= + - - - +ê úê úë û

(2.53)

trong đó ( )1 2 ,

Tp p p= là biến đồng trạng thái của hệ. Theo phương pháp biến phân

của điều khiển tối ưu thì nó phải thỏa mãn điều kiện Euler-Lagrange sau đây:

( )T

T THp A p Q x z A p Qw

x

æ ö¶ ÷ç ÷= - = - + - = - -ç ÷ç ÷ç ¶è ø (2.54)

trong đó: w z x= - . (2.55)

Page 61: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

51

Ta có thể thấy (2.54) chính là một hệ tuyến tính tham số hằng điều khiển bởi tín

hiệu đầu vào w . Do đó, cũng theo [2] nghiệm của nó dễ dàng được xác định như sau:

( )( )

00

( )T TtA t A tp t e p e Qw dt t- - -

ò= - (2.56)

với 0

(0)p p= là giá trị đầu của biến đồng trạng thái. Vì bài toán tối ưu mà ta xét ở

đây có điểm đầu (0)x xác định, nên 0p là một giá trị tùy chọn.

Cuối cùng, từ điều kiện cần của phương pháp biến phân (variation technique)

ta có tín hiệu điều khiển tối ưu v theo [2] như sau:

0TH

rv p bv

¶= = -

¶ 21 1

.T T p

v p b b pr r r

= = = (2.57)

Từ đây, hai phương trình (2.54), (2.57) kết hợp thêm với vector trạng thái x lấy

từ đối tượng điều khiển (2.45) sẽ tạo thành bộ điều khiển tối ưu như được mô tả ở

Hình 2.12.

L zz

z

x

wQ

p0p

p

TA

v1 Tbr

Hình 2.12: Sơ đồ khối của bộ điều khiển tối ưu

2.2.3.2 Xây dựng khâu ước lượng các thành phần nhiễu

Giả thiết rằng tất cả các biến trạng thái x của đối tượng điều khiển (2.45) là đo

được. Khi đó từ mô hình (2.45) của hệ ta có:

2 1 2 1 1x B M x D M x u=- - + -D . (2.58)

suy ra:

1 1 1 2 2 1 2

.T

u B M x D M x x u x a xD = - - - = - - (2.59)

trong đó: ( ) , Ta B M D M= . (2.60)

Page 62: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

52

Như vậy vấn đề còn lại của việc ước lượng nhiễu 1

D chỉ còn là xác định được

giá trị đạo hàm 2x từ biến trạng thái

2x nằm trong vector trạng thái đo được

( )1 2 ,

Tx x x= .

Do khâu vi phân là không nhân quả nên để thực thi được phép tính đạo hàm, ta

sẽ đưa 2x qua khâu vi phân-quán tính bậc nhất (hệ nhân quả):

( )1

sG s

Ts=

+ (2.61)

có hằng số thời gian quán tính 0T > nhỏ tùy ý. Khi đó kết quả 2x thu được sẽ bị trễ

một khoảng thời gian T . Ký hiệu giá trị đạo hàm 2x bị trễ khoảng thời gian T đó

bằng 2x thì công thức xác định nhiễu (2.59) cũng được chuyển đổi tương ứng thành:

1 1 2

ˆ .T

u x a xD = - - (2.62)

Tb

x1u

1 2x2x

G s

Hình 2.13: Sơ đồ khối của khâu ước lượng nhiễu

Hình 2.13 minh họa công thức (2.62) cho việc ước lượng nhiễu 1

D dưới dạng

sơ đồ khối để tiện cho việc cài đặt bộ điều khiển sau này.

2.2.3.3 Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi

Toàn bộ hệ thống điều khiển phản hồi trạng thái được đề xuất với cấu trúc bù

thích nghi cho ở Hình 2.11, sẽ có bộ điều khiển gồm khối điều khiển thích nghi tiền

định cho ở Hình 2.12 và khối ước lượng nhiễu cho ở Hình 2.13 được ghép chung lại

với nhau như trên Hình 2.14.

Page 63: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

53

L z

G s

TA

Qw

Tb

0p

2x

G s

1

1uv

1

z

z

x1 Tbr

pp

2x

Hình 2.14: Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi

Khi sử dụng khối điều khiển cho ở Hình 2.12 còn có một vấn đề nảy sinh. Đó

là việc xác định giá trị đạo hàm z của hàm đo được ( )z t . Tuy nhiên vấn đề này cũng

đã được giải quyết xấp xỉ nhờ khâu vi phân-quán tính bậc nhất (2.61) giống như ta đã

làm với việc xác định 2x từ

2x . Bởi vậy, để rạch ròi rằng giá trị đạo hàm ước lượng

đó có sai lệch thời gian T so với giá trị thực ( )z t , trong sơ đồ khối điều khiển ở Hình

2.12 ta sẽ sử dụng ký hiệu z thay vì z . Hình 2.14 biểu diễn sơ đồ khối của toàn bộ

hệ thống điều khiển kín này, bao gồm bộ điều khiển tối ưu tiền định cho ở Hình 2.12

có sử dụng thêm khâu ước lượng đạo hàm z của ( )z t và khâu ước lượng nhiễu 1

D

từ trạng thái x đo được từ đối tượng điều khiển cho ở Hình 2.13.

2.2.3.4 Tính ổn định của hệ kín

Bộ điều khiển tối ưu tiền định đã tạo ra được tín hiệu điều khiển tối ưu v từ

hàm mục tiêu (2.52) nên nó đã làm cho giá trị hàm J là nhỏ nhất, tức là đã làm cho

tích phân vô hạn (2.52) hội tụ. Vậy hàm dưới dấu tích phân phải tiến về 0, tức là:

( ) ( )lim 0T T

tx z Q x z v Rv

¥

é ù- - + =ê ú

ê úë û (2.63)

Song do hàm dưới dấu tích phân là tổng các hàm xác định dương nên từng các

hàm con này cũng phải tiến về 0. Điều này dẫn đến:

( )lim 0tx z

¥- = (2.64)

hay hệ kín là ổn định khi nhiễu 1

D là xác định được chính xác.

Page 64: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

54

Trường hợp không có được 1

D mà thay vào đó là giá trị ước lượng xấp xỉ 1

D

lấy từ khâu ước lượng nhiễu, thì do toàn bộ hệ điều khiển kín là tuyến tính, tức là

nghiệm của nó liên tục theo giá trị đầu, nên sai lệch trạng thái x z- cũng sẽ liên tục

theo sai lệch ước lượng nhiễu 1 1

ˆe

D = D -D . Bởi vậy, khi sai lệch ước lượng nhiễu

eD có giá trị chặn dưới lớn nhất là d , tức là:

infet

dD = (2.65)

thì quỹ đạo sai lệch trạng thái cũng sẽ tiến về được lân cận gốc có bán kính không

lớn hơn d . Hơn thế nữa, trong suốt quá trình điều khiển, sai lệch trạng thái nay là bị

chặn. Nói cách khác kệ kín sẽ ổn định ISS, theo [1] (còn gọi là ổn định thực tế).

2.2.3.5 Khả năng thỏa mãn thêm các điều kiện ràng buộc

Bộ điều khiển tối ưu thích nghi đề xuất với cấu trúc toàn bộ hệ điều khiển kín

cho ở Hình 2.14, có các tham số tùy chọn gồm các hằng số dương 1 2, q q và r . Điều

này tạo ra cơ hội có thể lựa chọn chúng một cách hợp lý sao cho bài toán điều khiển

thỏa mãn thêm một số điều kiện ràng buộc.

Lấy ví dụ về điều kiện ràng buộc là:

x z X- £ và v V£ . (2.66)

Khi đó, từ cấu trúc hàm mục tiêu (2.50) hoặc (2.52) ta nhận thấy được rằng:

Khi 1 2, q q được chọn càng lớn, sai lệch x z- sẽ càng nhỏ.

Khi r được chọn càng lớn, biên độ tín hiệu điều khiển v càng nhỏ.

Tất nhiên ta không thể đồng thời chọn 1 2, q q và r cùng lớn, vì khi đó giá trị

hàm mục tiêu cũng sẽ lớn theo, do đó không tạo được sự thay đổi trong sai lệch

x z- và trong biên độ của v . Nói cách khác ta cần chọn tăng hay giảm các tỷ

số 1q r và 2

q r chứ không thay đổi riêng lẻ các giá trị 1 2, , q q r .

Page 65: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

55

Để tạo hiệu ứng thỏa mãn điều kiện ràng buộc tốt hơn đối với một điều kiện

ràng buộc cụ thể so với ràng buộc còn lại, việc thay đổi 1q r và 2

q r hoàn toàn

có thể thực hiện theo thời gian trong suốt quá trình điều khiển, chứ không chỉ

riêng ở thời điểm đầu tiên.

Để diễn giải, ta xét bài toán có điều kiện ràng buộc sai lệch x z X- £ được

ưu tiên hơn so với v V£ . Khi đó ở giai đoạn đầu quá trình điều khiển, sai lệch x z-

sẽ khá lớn nên ta chọn tỷ các số 1q r và 2

q r cũng lớn. Ở các giai đoạn tiếp theo,

khi đã có sai lệch x z- nằm trong khoảng cho phép, ta sẽ giảm dần 1q r và 2

q r

để hạn chế biên độ của tín hiệu điều khiển v .

Việc làm nêu trên mới chỉ là các định hướng cho việc thay đổi tham số điều

khiển 1 2, , q q r để hệ thỏa mãn thêm điều kiện ràng buộc (2.66). Việc rút ra được

một công thức tường minh mô tả quy luật thay đổi 1 2, q r q r còn đang bỏ ngỏ (luận

án chưa giải quyết được). Tuy nhiên nếu bộ điều khiển được cài đặt lên thiết bị điều

khiển số tạo thành hệ điều khiển sample data, thì do bộ điều khiển được thực hiện

theo vòng lặp, công việc chỉnh định 1 2, q r q r theo các quy tắc nêu trên sẽ hoàn

toàn thực hiện được trong các vòng lặp đó.

Riêng trong trường hợp chỉ có ràng buộc về độ lớn của tín hiệu điều khiển:

v V£ (2.67)

ta có thể thay hàm mục tiêu (2.50) có khoảng thời gian xảy ra quá trình tối ưu vô hạn

thành hàm mục tiêu có thời gian hữu hạn (cũng là biến tối ưu):

*

2 2 21 1 2 2

0( ) ( )

T

J q x z L q x z rv dtò é ù= + - + + +ê úë û (2.68)

để chuyển về bài toán tối ưu dạng free end time. Khi đó, công thức xác định v tối ưu

theo phương pháp biến phân cho ở (2.57) sẽ được thay bằng điều kiện cần của nguyên

lý cực đại Potryagin, theo [2]:

Page 66: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

56

( )( )( ) ( )( )

*

2 2 21 1 2 2

2 22

2

argmax ( , , )

argmax ( ) ( )

argmax arg max

argmax

v V

T

v V

T

v V v V

v V

v H x v p

p Ax bv q x z L q x z rv

p bv rv p v rv

v p r v

£

£

£ £

£

=

é ù= + - + - + + +ê úë û

= - = -

= - (2.69)

và do đó, sơ đồ hệ điều khiển tối ưu thích nghi ở Hình 2.14 cũng sẽ được chuyển đổi

một cách tương ứng và được thể hiện trên Hình 2.15.

TA

Qw

Tb

0p

2x

G s

1

1u*v

1

z xpp

2x

L z

G sz

Hình 2.15: Hệ thống điều khiển tối ưu thích nghi khi có ràng buộc về độ lớn của tín hiệu điều khiển

2.2.4 Đánh giá chất lượng hai bộ điều khiển đã đề xuất thông qua mô phỏng

Trong mục này luận án sẽ tiến hành đánh giá chất lượng hai bộ điều khiển đã

đề xuất gồm hệ điều khiển cho ở Hình 2.10 sử dụng bộ điều khiển thích nghi giả định

rõ và hệ điều khiển tối ưu thích nghi cho ở Hình 2.14. Do chưa có được bàn thí nghiệm

vật lý nên toàn bộ công việc kiểm chứng chất lượng sẽ chỉ được tiến hành thông qua

mô phỏng bằng phần mềm Matlab.

Nội dung của việc đánh giá chất lượng này sẽ là:

Kiểm tra chất lượng thích nghi, tức là kiểm tra khả năng ước lượng nhiễu của

cả hai bộ điều khiển đối với từng loại nhiễu ngoại sinh (hằng số từng đoạn, biến

thiên theo thời gian, ngẫu nhiên).

Kiểm tra chất lượng bám tín hiệu đặt của hai bộ điều khiển khi có hoặc không

có các điều kiện ràng buộc.

Page 67: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

57

2.2.4.1 So sánh và đánh giá chất lượng ước lượng thích nghi thành phần nhiễu của hai bộ điều khiển

Hình 2.16: Giá trị thực w và giá trị ước lượng w (sử dụng bộ quan sát)

Hình 2.17: Giá trị thực D và giá trị ước lượng D (sử dụng bộ quan sát)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10-3

-2

-1

0

1

2

3x 10

5

Thoi gian (s)

w

w mu

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6x 10

7

Thoi gian (s)

denta1

denta1 mu

Page 68: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

58

Hình 2.18: Giá trị thực D và giá trị ước lượng D

(khi sử dụng điều khiển tối ưu thích nghi)

Trong thực tế chỉ có thông tin về độ dịch chuyển z là được cung cấp đầy đủ.

Phương pháp điều khiển cuốn chiếu nói trên khả dụng khi đo lường hoặc quan sát

được đầy đủ vận tốc dịch chuyển w và nhiễu D . Kết quả của bộ quan sát nhiễu cho

thấy giá trị quan sát bám khá tốt giá trị thật. Tuy nhiên, giá trị quan sát luôn bám đuổi

giá trị thực, điều này dẫn đến sai số quan sát lớn khi tốc độ biến thiên của giá trị thực

lớn.

Đối với trường hợp sử dụng phương pháp tối ưu thích nghi, khả năng bám của

đại lượng thích nghi rất xấu, song chất lượng điều khiển bám lại rất tốt. Nó cho thấy

cơ cấu ước lượng thích nghi nhiễu không thay thế được cho khâu nhận dạng nhiễu,

nhưng lại là một thành phần trạng thái của bộ điều khiển tối ưu, giúp cho bộ điều

khiển tối ưu điều khiển bám được giá trị đặt trước trong điều kiện có nhiễu tác động.

Hơn thế nữa, ưu điểm của phương pháp này nằm ở chỗ chỉ có nhiễu D là cần phải

thích nghi, trong khi đó phương pháp cuốn chiếu (backstepping) thì cần quan sát cả

giá trị tốc độ biến thiên. Do tín hiệu nhiễu D phụ thuộc vào 1x , nên khi

1x thay đổi

thì dạng của tín hiệu nhiễu D cũng sẽ thay đổi theo.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5x 10

4

Thoi gian (s)

denta1 mu

denta1

Page 69: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

59

2.2.4.2 So sánh và đánh giá chất lượng điều khiển bám có ràng buộc của hai bộ điều khiển

Hình 2.19: Khoảng cách (2.2) được duy trì khi sử dụng phương pháp điều khiển cuốn chiếu

Hình 2.20: Khoảng cách (2.2) được duy trì khi sử dụng phương pháp điều khiển tối ưu thích nghi

Qua hai kịch bản mô phỏng được chỉ ra như Hình 2.19 và Hình 2.20 đã cho thấy

phương pháp tối ưu thích nghi cho khả năng duy trì khoảng cách (2.2) quanh điểm 0

tốt hơn so với phương pháp cuốn chiếu kết hợp bộ quan sát. Chất lượng bám của

phương pháp cuốn chiếu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng quan sát w và D , sai

lệch bám là sẽ là sai lệch cộng dồn của hai bước ước lượng. Mặt khác, đối với bộ điều

Page 70: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

60

khiển tối ưu, đại lượng duy nhất cần thích nghi là D . Mặc dù khả năng thích nghi

không thực sự tốt song những mục tiêu điều khiển đặt ra cũng đã được duy trì.

2.3 Kết luận

Vấn đề bù chuyển động dọc trục của ống dẫn dầu trong lòng biển đã được giải

quyết trong Chương 2 này. Các phương án điều khiển như điều khiển cuốn chiếu

(backstepping) kết hợp bộ quan sát và điều khiển tối ưu thích nghi đã được phân tích

và triển khai cho hệ thống nêu trên. Việc kiểm tra, khảo sát đã được tiến hành để

khẳng định tính ổn định của hệ kín. Hiệu quả của các phương án cũng đã được kiểm

chứng và đánh giá thông qua mô phỏng. Các kết quả cũng cho thấy ưu nhược điểm

của từng phương pháp trong quan sát/thích nghi cũng như khả năng đạt được mục

tiêu điều khiển. Ngoài ra, khả năng lựa chọn tham số của bộ điều khiển để tránh rơi

vào trạng thái bão hòa và hạn chế quán tính của cơ cấu chấp hành cũng đã được đề

cập cụ thể trong phần nội dung của Chương.

Với việc phát triển kết quả nghiên cứu của tác giả trong [15], luận án đã trình

bày vấn đề thiết kế điều khiển theo hướng tiếp cận mới, bài toán điều khiển được đề

xuất đơn giản hóa và chuẩn hóa mô hình của cơ cấu chấp hành bằng một cơ cấu có

dạng quán tính bậc hai đã đơn giản hóa quá trình thiết kế điều khiển, giảm khối lượng

tính toán, đảm bảo các yêu cầu thiết kế. Chất lượng của bộ điều khiển (2.29) đã được

mô phỏng để kiểm chứng trên phần mềm Matlab. Mặt khác, luận án cũng đã đưa ra

đóng góp mới là: đề xuất thêm 01 phương pháp để thiết kế điều khiển. Từ đó, luận án

đã xây dựng được bộ điều khiển tối ưu bù thích nghi có khả năng kháng các thành

phần nhiễu và sai lệch mô hình theo nguyên lý bù thích nghi mà không cần phải sử

dụng thêm khâu quan sát nhiễu, với cấu trúc bù thích nghi được xây dựng và chỉ ra

trong Hình 2.14. Qua các phân tích, đánh giá và so sánh với cấu trúc điều khiển được

thực hiện trong [15] phần nào đã cho thấy hiệu quả của phương pháp thiết kế mới

được đề xuất. Chất lượng của hệ kín trong [15], phụ thuộc nhiều vào tốc độ biến thiên

của nhiễu, sự phụ thuộc này đã được loại bỏ trong khi thiết kế bộ điều khiển tối ưu

thích nghi. Điều này đặc biệt quan trọng trong thực tế khi nhiễu hằng số rất hiếm khi

xẩy ra.

Page 71: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

61

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN BÙ CHUYỂN ĐỘNG HAI CHIỀU DỌC VÀ NGANG TRỤC CỦA ỐNG DẪN DẦU

TRONG LÒNG BIỂN

Trong nội dung Chương 2, luận án đã trình bày các phương pháp thiết kế điều

khiển để bù dao động cho ống dẫn dầu nhằm hạn chế các ảnh hưởng do chuyển động

dọc trục của tàu khai thác lên ống dẫn dầu gây ra bởi sóng biển, mà chưa quan tâm

đến các rung động của ống dẫn dầu gây ra bởi nhiễu do môi trường biển tác động.

Tiếp theo, ở Chương 3 này luận án sẽ trình bày phương pháp điều khiển bù dao động

dọc và ngang trục của ống dẫn dầu biển, tức là dao động theo hai trục , x z ở phương

ngang và dọc trục như mô tả trong Hình 3.1. Nguyên nhân gây ra dao động này là

sóng biển theo chiều ngang, các dòng chảy trong lòng đại dương và tất nhiên chúng

đều rất khó xác định tường minh.

0P

zuLt

(,

)

( , )xuL t

zx

y

x

z

0

Hình 3.1: Nhiệm vụ bài toán điều khiển bù dao động theo phương ngang và dọc trục theo hai chiều , x z cho ống dẫn dầu biển

Page 72: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

62

Nhiệm vụ điều khiển được đặt ra là giữ cho dao động dọc và ngang trục của

đỉnh ống dẫn dầu nằm trong khoảng cho phép mà không làm ứng suất tác động lên

đường ống phía dưới biển vượt quá giá trị cho phép, ống không bị xoắn và rung động

trên ống giảm. Đấy có thể được xem là điều kiện ràng buộc của bài toán và nó đảm

bảo sự uốn cong của đường ống không vượt quá mức độ tới hạn cho phép.

Để giải quyết được bài toán điều khiển nêu trên, ta cần phải có được mô hình

toán mô tả sự biến dạng của đường ống dẫn dầu dưới biển, ký hiệu bởi vector

( , ), 0u z t z L£ £ trong không gian hai chiều , x z với hai phần tử tương ứng là:

( , )( , )

( , )

x

z

u z tu z t

u z t

æ ö÷ç ÷ç= ÷ç ÷ç ÷÷çè ø Equation Section 3(3.1)

Khi đó ( , )u L t sẽ là dao động trên bề mặt đại dương của đỉnh đường ống, còn

tại điểm đường ống ở miệng giếng khai thác dầu luôn có (0, ) 0u t = , vì vị trí miệng

giếng là cố định.

Sau khi đã có ( , )u z t thì ở đỉnh đường ống trong không gian hai chiều với

,z L= hai phần tử tương ứng của nó sẽ là:

( , ) ( )( , )

( )( , )

x

z

u L t u tu L t

w tu L t

æ ö æ ö÷ç ÷ç÷ ÷ç ç= ¬÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç ÷÷÷ç è øè ø (3.2)

và bây giờ, nhiệm vụ điều khiển đặt ra là phải hiệu chỉnh hai giá trị đầu vào

( ), ( )u t w t này sao cho với nó, ta có được toàn bộ vector hàm ( , )u z t mô tả sự uốn

cong đường ống dẫn dầu trong dải 0 z L£ £ , không vượt quá độ dao động tới hạn

cho phép của đường ống.

Rõ ràng, để thực hiện được bài toán điều chỉnh đặt ra thông qua hai giá trị biên

( ), ( )u t w t của dao động ứng xuất ( , )u z t tại điểm cuối z L= như đã diễn giải ở

công thức (3.2) nêu trên, thì ta cần phải:

Page 73: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

63

a) Có được mô hình toán mô tả sự uốn cong của đường ống dẫn dầu trong lòng đại

dương, tức là có được (hệ) phương trình mô tả ( , ), 0u z t z L£ £ . Thông

thường các mô hình này đều ở dạng phương trình vi phân (đạo hàm riêng).

b) Chỉ ra được phương trình vi phân (đạo hàm riêng) đó có nghiệm ( , )u z t thỏa

mãn điều kiện đầu (0, ) 0u t = .

c) Chỉ ra được nghiệm đó là liên tục theo điều kiện cuối ( )( , ) ( ) , ( )T

u L t u t w t=

cho trước.

Hiển nhiên, chỉ sau khi có được những điều khẳng định này thì ta mới có thể tin

tưởng rằng bộ điều khiển mà ta đi tìm là tồn tại.

Về nguyên lý thiết kế điều khiển: như đã bàn luận ở phần trên, một điều hiển

nhiên mà ta có thể nhận thấy rằng hiệu quả đem lại cao nhất về chất lượng điều khiển

là ta đặt cơ cấu chấp hành và các cảm biến ở tất cả các vị trí dọc theo chiều dài ống

dẫn để ổn định dao động cho nó. Kết quả là ống dẫn sẽ giảm rung động được nhiều

nhất, nhưng trái lại nó lại gây tốn kém về mặt tài chính giành cho việc sửa chữa bảo

dưỡng,… khó khăn cho việc lắp đặt, bảo trì khi phải can thiệp vào phần thân ống ở

dưới đáy biển hoặc trong lòng biển, đồng thời sẽ làm tăng sức cản cho ống dẫn. Chính

vì thế, việc sử dụng phương pháp điều khiển biên với các cơ cấu chấp hành đặt ở đầu

trên của ống dẫn dầu sẽ là phương án khả thi để giải quyết bài toán điều khiển đặt ra.

Trình tự thiết kế điều khiển: trên thực tế ống dẫn dầu không chỉ dao động theo

phương dọc trục z , mà còn bị dịch chuyển theo cả hai phương ngang , x y . Vì vậy,

nếu ta giữ một bộ điều khiển theo phương dọc trục z và nếu có thể điều khiển theo

cả hai phương ngang , x y thì chất lượng điều khiển sẽ tốt hơn rất nhiều. Trong khuôn

khổ luận án, với mục tiêu đã đề ra, ngoài những công việc đã tiến hành trong Chương

2, trong Chương 3 này tác giả hướng đến việc ổn định dao động của ống dẫn trong

không gian hai chiều , x z (cũng tương tự với , y z ). Trước tiên, bài toán điều khiển

sẽ giải quyết các dao động của ống dẫn theo phương ngang trục mà không phải là

những dao động theo cả hai phương ngang và dọc trục. Vì trong thực tế, về mặt kỹ

Page 74: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

64

thuật có những ứng dụng tại những vùng biển với độ sâu nhất định thì chỉ cần điều

khiển theo một phương đã đảm bảo yêu cầu đề ra với một chi phí hợp lý, và về mặt

lý thuyết thì bài toán sẽ được giải quyết từng bước một theo trình tự từ đơn giản đến

phức tạp. Cụ thể:

- Thứ nhất là: với cách tiếp cận khác, luận án trình bày chi tiết các bước thiết kế

điều khiển biên bù dao động cho ống dẫn dầu theo phương ngang trục x , dựa

trên việc kế thừa, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong [16]. Bộ điều khiển biên

được thiết kế sử dụng phương pháp Lyapunov trực tiếp và phương pháp cuốn

chiếu (backstepping), với cơ cấu chấp hành (được xấp xỉ bởi một khâu bậc hai

để đơn giản cho quá trình thiết kế bộ điều khiển, mà không đi tính toán thiết kế

lại hệ thủy lực).

- Thứ hai là: bộ điều khiển biên bù dao động của ống dẫn dầu theo cả hai phương

ngang và dọc trục , x z được luận án thiết kế dựa trên việc kế thừa và ứng dụng

các kết quả nghiên cứu của tác giả trong [12], với cách tiếp cận khác của tác giả.

Tương tự phương án trên, bộ điều khiển biên sẽ được thiết kế dựa trên việc ứng

dụng phương pháp Lyapunov trực tiếp và phương pháp cuốn chiếu, với cơ cấu

chấp hành (được xấp xỉ bởi một khâu bậc hai). Ngoài ra, luận án còn sử dụng

[13], khi đó bài toán ổn định hệ thống khi xét tới chuyển động ngang và dọc trục

vẫn có thể được tiến hành mà không cần đến giả thiết lực căng của ống dẫn luôn

dương.

Từ các bộ điều khiển biên đề xuất, luận án đưa ra sơ đồ cấu trúc điều khiển của

đối tượng và thực hiện kiểm chứng lại với các kết quả mô phỏng được thực hiện trên

phần mềm Mathematica để thấy được hiệu quả của bộ điều khiển biên đã đề xuất.

3.1 Mô hình mô tả dạng uốn cong của đường ống dẫn dầu

Trong mục này luận án sẽ xây dựng mô hình toán mô tả ứng xuất tạo nên sự

uốn cong của đường ống dẫn dầu ( , ), 0u z t z L£ £ . Nguyên nhân của sự uốn cong

này là do các lực của dòng chảy trong lòng đại dương tác động lên đường ống. Mô

hình toán này là cần thiết vì nó là cơ sở cho việc xác định được điều kiện biên

Page 75: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

65

( ), ( )u t w t tại đỉnh đường ống theo cả hai chiều , x z , tức là xác định được vector

( )( , ) ( ) , ( )T

u L t u t w t= , để điều khiển ( , ), 0u z t z L£ £ của mô hình không vượt

quá độ dao động tới hạn của đường ống dẫn dầu.

Cơ sở của công việc mô hình hóa này là nguyên lý Hamilton mở rộng. Ngoài

ra, để tiện cho việc trình bày sau này, ta sẽ sử dụng ký hiệu:

2 2

z2, , , z z tz

f f ff f f

z t zz

¶ ¶ ¶= = =

¶ ¶ ¶¶ (3.3)

cho phép tính đạo hàm riêng (bậc cao) của một hàm hai biến ( , )f z t .

3.1.1 Nguyên lý Hamilton mở rộng

Ở thời điểm xuất xứ ban đầu, nguyên lý Hamilton là một nhận định cho rằng

khi xây dựng hàm mô tả chuyển động của vật chất giữa hai điểm dừng:

2

1

( ) ( , , )t

t

S q L q q t dtò= (3.4)

có 1 2

( ) ( ) 0q t q td d= = , thì hàm này thỏa mãn:

0TS

q

dd

= (3.5)

với ( )1 2, , ,

T

nq q q q= là quỹ đạo chuyển động của vật chất trong không gian n

chiều, ( , , )L q q t là hàm Lagrange của hệ và d chỉ lượng biến thiên nhỏ của hàm (cũng

như đối số), thường được gọi là lượng biến phân (variation).

Tiếp sau đó, Hamilton mở rộng nguyên lý trên để mô tả sự thay đổi nhỏ (biến

phân) về năng lượng chuyển động có để ý tới sự biến dạng của vật chất như sau:

( )2

1

0t

t

W T P U dtdò + - - = (3.6)

trong đó:

W là năng lượng chịu tải của vật chất dưới tác động của các ngoại lực,

T là động năng,

Page 76: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

66

P là thế năng,

U là năng lượng tạo ra từ sự biến dạng vật chất phía bên trong.

Nguyên lý Hamilton mở rộng (3.6) là một công thức quan trọng để biểu diễn

biến phân trong động học biến dạng vật chất. Nó cũng sẽ được luận án sử dụng để

xây dựng phương trình mô tả ứng xuất của đường ống dẫn dầu dưới tác động của các

ngoại lực bao gồm sóng, dòng chảy trong lòng đại dương, tức là để xác định phương

trình mô tả ( , )u z t .

Nếu vật liệu làm đường ống dẫn dầu được giả thiết là có độ cứng vững đủ khả

năng chịu lực để duy trì ứng xuất xác định trong ống dẫn thì năng lượng U sinh ra từ

biến dạng vật chất bên trong đường ống là có thể bỏ qua được. Khi đó nguyên lý

Hamilton mở rộng (3.6) ở trên sẽ được rút gọn lại thành:

( )2

1

0t

t

W T P dtdò + - = (3.7)

Khác với những nguyên lý mô tả chuyển động vật chất tuyệt đối cứng vững, hay

vật chất điểm trước đây, chẳng hạn như phương trình Euler-Lagrange, thì nguyên lý

Hamilton mở rộng (3.6) và (3.7) luôn bất biến với mọi phép đổi hệ trục tọa độ. Do

đó, nó cũng đúng trong không gian vô hạn chiều của các hàm liên tục.

3.1.2 Phương trình mô tả độ cong đường ống dẫn dầu trong lòng đại dương

dưới tác động của ngoại lực

Với giả thiết vật liệu chế tạo đường ống dẫn dầu có độ cứng vững đủ khả năng

chịu lực để duy trì ứng xuất xác định trong ống dẫn thì dạng công thức đơn giản (3.7)

của nguyên lý Hamilton mở rộng là sử dụng được để mô hình hóa ứng xuất của ngoại

lực lên đường ống dẫn dầu tạo thành đường cong ( , ), 0u z t z L£ £ .

Để đơn giản trong trình bày, luận án sẽ đi từ đơn giản đến tổng quát và trường

hợp đơn giản ở đây được hiểu là ( , )u z t chỉ có một thành phần ( , )xu z t sinh ra từ

thành phần ngoại lực xf chiếu trên trục x . Thành phần ngoại lực còn lại trên trục ,z

ký hiệu bởi zf được xem là bằng 0. Như vậy vector hàm ( , )u z t cũng sẽ có phần tử

Page 77: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

67

( , ) 0zu z t = . Dạng mô hình này sẽ được gọi là mô hình độ cong đường ống dẫn dầu

theo một chiều.

Sau khi đã có được ( , )xu z t thì tiếp theo luận án sẽ xây dựng mô hình độ cong

đường ống dẫn dầu theo cả hai chiều , x z , tức là mô hình cho toàn bộ vector

( , ), 0u z t z L£ £ .

3.1.2.1 Mô hình hóa độ cong của đường ống dẫn dầu theo một chiều

Như đã trình bày ở trên thì để thiết kế một bộ điều khiển và đưa bộ điều khiển

này vào thực tế thì ta cần phải xây dựng được một mô hình toán học mô tả bản chất

vật lý của đối tượng. Mô hình của đối tượng được mô tả dưới dạng toán học được gọi

là mô hình danh định. Do vậy, việc mô hình hóa đối tượng dưới dạng các phương

trình toán học việc hết sức cần thiết trong thiết kế bộ điều khiển. Việc mô tả toán học

cho đối tượng càng sát với mô hình vật lý thì việc điều khiển nó càng đạt chất lượng

cao như mong muốn. Tuy nhiên, việc tính toán, thiết kế bộ điều khiển sẽ trở nên khó

khăn và phức tạp hơn nhiều. Nói cách khác, ở đây trong khuôn khổ luận án thì việc

mô hình hóa cần đạt được một mô hình toán không quá phức tạp, song đạt được mức

độ đủ chính xác cho ( , )xu z t đối với nhiệm vụ thiết kế bộ điều khiển sau này. Điều

này đòi hỏi cần có những giả thiết chấp nhận được trong thực tế để việc mô hình hóa

không quá phức tạp.

Trong phần này, để xây dựng được mô hình toán học biểu diễn động lực học

của hệ thống bù dao động của ống dẫn dầu theo phương ngang trục, ta phát triển các

phương trình của chuyển động của ống dẫn dầu và của hệ cơ cấu chấp hành (được

xấp xỉ bởi một khâu có đặc tính động học bậc hai). Từ đó, các phương trình này sẽ

được sử dụng cho việc thiết kế điều khiển biên trong phần tiếp theo.

Hình 3.2 mô tả nhiệm vụ mô hình hóa một phần tử ( , )xu z t trong vector ( , )u z t

của độ cong đường ống cho ở công thức (3.1). Như đã diễn giải ở trên, phần tử

( , )xu z t của vector ( , ), 0u z t z L£ £ được sinh ra bởi sự tác động lên đường ống

Page 78: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

68

của thành phần xf chiếu lên trục x của tổng tất cả các ngoại lực ngoại lực. Thành

phần thứ hai zf của ngoại lực chiếu lên trục z được xem là đồng nhất bằng 0.

x

xf ( ),xu z t

y0

( )xuL t,

z

Hình 3.2: Mô hình hóa độ cong của đường ống dẫn dầu theo phương x .

Tiếp theo, các giả thiết mà thực tế chấp nhận được, song cần phải có để có thể

đơn giản hóa mô hình được sử dụng ở đây, sẽ là:

Vật liệu làm đường ống dẫn dầu có độ cứng vững đủ khả năng chịu lực để duy

trì ứng xuất xác định trong ống dẫn, không làm biến dạng đường ống.

Ống dẫn dầu uốn cong theo một mặt phẳng thẳng đứng và bỏ qua chuyển động

dọc trục (chuyển động theo phương z ). Thành phần lực tác dụng của lực hướng

trục ống dẫn dầu gây ra bởi một hệ thống bù chủ động dao động theo phương

,z được xem là không đổi.

Các nhiễu tác động bởi môi trường bị chặn.

Mặc dù tổng các thành phần ngoại lực theo phương x là xf gồm lực dòng chảy

trong lòng đại dương, sóng và gió biển,... rất khó xác định được một cách tường

Page 79: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

69

minh, song ta vẫn có thể quan sát hay ước lượng được nó từ sự uốn cong đường

ống dẫn dầu ( , )xu z t mà nó gây nên, theo [40, 42] thông qua quan hệ:

x xD xLf f f= + (3.8)

với , xD xLf f là các lực phân bố và ngoại lực, các thành phần này lần lượt được xác

định từ ( , )xu z t như sau:

2w w

8( , ), ( , )

2

( , ) 8( , ) ( , )

4 2

xD xD t D D

xxL xt

M D

Df u z t d C z t

w D u z t Df C C z t u z t

rs

p

r p rs

p

æ ö÷ç ÷ç= -W W = + ÷ç ÷ç ÷çè ø

= +

(3.9)

trong đó c là hệ số cản nhớt, w

r là khối lượng riêng của nước, DC là hệ số vận tốc

dịch chuyển ngang, D là đường kính ống dẫn dầu, ( , )z ts là căn bậc hai của vận tốc

hạt nước ( , )xu z t .

Để thiết lập mô hình toán học của hệ thống ống dẫn dầu và cơ cấu chấp hành,

ta xét hệ thống ống dẫn dầu và giả sử rằng ngoại lực phân tán xf bị chặn với 0,z Lé ùÎ ê úë û

và 0t ³ . Khi đó các thành phần , ,W T P trong công thức (3.7) của nguyên lý

Hamilton mở rộng lần lượt là:

a) Biến thiên năng lượng chịu tải của vật chất Wd gồm hai thành phần riêng biệt:

c bW W Wd d d= + (3.10)

trong đó c

W là công ảo gây ra do các lực không bảo toàn, b

W là sự chuyển mô-

men ảo tại biên, với:

( )0

( , )

( , ) , ( , ) ( , ) ( , ) ( , )

Lx x

c

x x x x xb t t t

W f u z t dz

W u L t t u L t Du L t Bu L t u L t

d d

d d

ò=

é ù= -D - -ê úë û

(3.11)

b) Động năng T :

( ) ( )2 20

0

( , ) ( , )2 2

Lx xt t

mMT u L t u z t dzò= + (3.12)

Page 80: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

70

trong đó 0m Ar= và r là khối lượng trên đơn vị chiều dài, A là diện tích

mặt cắt ngang của ống dẫn dầu, M là khối lượng của cơ cấu chấp hành.

Suy ra: 2 2 2

1 1 1

22

1 1

2 2

11

00

0 00 0

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

t t t Lx x x xt t t t

t t t

ttx x x xt ttt t

t tL Lx x x xt tt

tt

Tdt M u L t u L t dt m u z t u z t dzdt

M u L t u L t M u L t u L t dt

m u z t u z t dz m u z t u z t dtdz

d d d

d d

d d

ò ò ò ò

ò

ò ò ò

= +

= - +

+ - (3.13)

c) Thế năng P :

( ) ( ) ( )2 2 40

0 0 0

( , ) ( , ) ( , )2 2 8

L L Lx x xzz z z

PEI EAP u z t dz u z t dz u z t dzò ò ò= + + (3.14)

có E là hệ số đàn hồi Young, I là mô-men quán tính của mặt cắt ngang ống

dẫn dầu và 0P là lực hướng trục không đổi. Trong phương trình (3.14) thành

phần thứ nhất là do mô-men uốn gây ra, thành phần thứ hai là do lực căng ống

và thành phần thứ ba là do năng lượng biến dạng gây ra. Suy ra:

00

0 0 0

0 00

( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )4

( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( , ) (

Lx x x x x xzz zz z z zzzz zzzz

LL Lx x x x x xzz z zzz zzzz

Lx x xz zz

EAP EIu z t u z t P u z t u z t u z t u z t dz

EIu z t u z t EIu z t u z t EI u z t u z t dz

P u z t u z t P u z

d d d d

d d d

d

ò

ò

é ùê ú= + +ê úë û

= - + +

+ -

( ) ( )0

3 2

00

, ) ( , )

3 ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )

2 2

Lx

LL

x x x x xz z zz

t u z t dz

EA EAu z t u z t u z t u z t u z t dz

d

d d

ò

ò

+

+ - (3.15)

Thay (3.11), (3.13) và (3.15) vào công thức (3.7) rồi tích phân từng phần ta có:

( )

2

1

0 00

2

0

0

0 ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )

3 ( , ) ( , ) ( , ) ( , )

2

( ) ( , ) ( , ) ( , ) (

t L Lx x x x x xzz zzzz zz z

t

x x x x xz zz zz

x x x xzz z

m u z t EIu z t u z t dz EIu z t u z t u z t

EAu z t u z t f u z t dz P u z t

u t Mu L t P u L t Bu z t u

d d

d

d

ò òìéïïïê= - - -íêïêïëïî

ùú+ + +úû

é ù+ - -D- -ê úë û

( )3000

, )

( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )2

LL

x x x x xzzz z z

L t

EAEIu z t u z t P u z t u z t u z t dtd d

üïé ù ïïê ú+ - + ýê ú ïïë û ïþ

(3.16)

Page 81: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

71

Do (3.16) đúng với mọi 1 2( , ), 0 , xu z t z L t t td £ £ £ £ nên sau khi cân bằng

các hệ số ta sẽ được:

( )20 0

3( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) 0

2x x x x x xtt zzzz zz z zz

EAm u z t EIu z t Pu z t u z t u z t f- - + + + = (3.17)

khi 0 z L£ £ và:

( )( )

3

0( , ) ( , ) ( , ) ( , )

2 , ( , ) ( , ) ( , ) ( )

x x x xtt zzz z z

x x xt t

EAMu L t EIu L t P u L t u L t

t u L t Du L t Bu L t u t

- + + +

+D + + = (3.18)

Phương trình vi phân đạo hàm riêng (3.17) kết hợp với (3.18) cũng như hàm mô

tả ngoại lực xf cho ở công thức (3.8), (3.9) chính là mô hình toán biểu diễn độ cong

đường ống dẫn dầu ( , )xu z t theo chiều x . Với các giá trị biên lần lượt là:

(0, ) ( , ) (0, ) 0x x xzz zzu t u L t u t= = = . (3.19)

( )u t ( ),xu L t ( ),xu z t

Hình 3.3: Ý nghĩa hai phương trình (3.18), (3.17) đối với việc thiết kế bộ điều khiển.

Trong hai phương trình trên thì phương trình (3.18) biểu diễn quan hệ giữa tín

hiệu đầu vào ( )u t với giá trị biên ( , )xu L t của độ cong đường ống. Như vậy với

phương trình (3.18) này, thông qua ( )u t ta sẽ thay đổi được ( , )xu L t . Khi thay đổi

được giá trị biên ( , )xu L t thì tương ứng, toàn bộ độ cong đường ống

( , ), 0xu z t z L£ £ cũng sẽ thay đổi theo và quy luật thay đổi này được mô tả ở

phương trình vi phân đạo hàm riêng (3.17) với điều kiện biên (3.19). Do đó cả hai

phương trình (3.17), (3.18) sẽ cùng nhau làm tiền đề cho việc thiết kế bộ điều khiển

( )u t sau này để với nó ta có được toàn bộ độ cong đường ống ( , ), 0xu z t z L£ £

nằm trong dải dao động cho phép. Hình 3.3 biểu diễn ý nghĩa của hai phương trình

(3.17), (3.18) cho bài toán thiết kế bộ điều khiển sau này.

Page 82: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

72

3.1.2.2 Mô hình hóa độ cong đường ống theo cả hai chiều trong không gian

x

xf

zf

( )zu z t,

( )xu z t,

L

0

( )xuL t,

z

( ),zu L t

Hình 3.4: Nhiệm vụ của bài toán mô hình hóa độ cong của đường ống trong không gian hai chiều

Nhiệm vụ mô hình hóa độ cong đường ống ( , ), 0u z t z L£ £ theo cả hai chiều

, x z trong không gian được minh họa ở Hình 3.4.

Để có được toàn bộ vector độ cong đường ống, ta sẽ thực hiện tương tự như đã

làm ở phần trên, nhưng bây giờ dưới tác động của cả hai thành phần ngoại lực xf và

zf theo hai chiều , x z trực giao trong không gian (Hình 3.4). Mục đích cuối cùng

của việc mô hình hóa này là ta phải có được mô hình toán mô tả mối quan hệ giữa

toàn bộ vector độ cong ( , )u z t :

( , )( , ) , 0

( , )

x

z

u z tu z t z L

u z t

æ ö÷ç ÷ç= £ £÷ç ÷ç ÷÷çè ø (3.20)

trong không gian hai chiều và hai tín hiệu đầu vào ( ), ( )u t w t .

Page 83: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

73

Tương tự như hai phương trình (3.17), (3.18) của mô hình một chiều, đích đến

là mô hình mô tả vector (3.20) trong không gian hai chiều cũng sẽ phải gồm hai thành

phần, trong đó:

Thành phần thứ nhất là để mô tả sự thay đổi các giá trị biên ( , ), ( , )x zu L t u L t

theo hai tín hiệu đầu vào ( ), ( )u t w t .

Thành phần thứ hai biểu diễn sự thay đổi của vector ( , ), 0u z t z L£ £ theo

các điều kiện biên ( , ), ( , )x zu L t u L t dưới dạng (hệ) phương trình vi phân đạo

hàm riêng.

Cơ sở cho việc xây dựng cả hai thành phần trên vẫn là nguyên lý Hamilton mở

rộng cho ở công thức (3.7).

Để có được mô hình toán mô tả mối quan hệ giữa toàn bộ vector độ cong ( , )u z t

trong không gian hai chiều phục vụ cho mục đích thiết kế điều khiển, ta bổ xung thêm

giả thiết: các nhiễu tác động bởi môi trường bị chặn.

Các thành phần biến phân của , ,W T P trong công thức (3.7) của nguyên lý

Hamilton mở rộng lần lượt được tính như sau:

a) Động năng T :

( ) ( )2 20

0( , ) ( , ) .

2

Lx zt t

mT u z t u z t dzò

é ùê ú= +ê úë û

(3.21)

trong đó 0m Ar= và r là khối lượng trên đơn vị chiều dài, A là diện tích mặt

cắt ngang của ống dẫn dầu. Suy ra:

( ) ( )2 2

1 1

2 2

00

( , ) ( , ) .t t L

x x z ztt tt

t tTdzdt m u z t u u z t u dzdtd d dò ò ò

é ùê ú= - +ê úë û

(3.22)

b) Thế năng P :

( ) ( ) ( )2

2 2 20

0 0 0

1( , ) ( , ) ( , ) ( , ) .

2 2 2 2

L L Lx x z zzz z z z

PEI EAP u z t dz u z t dz u z t u z t dzò ò ò

æ ö÷ç ÷= + + +ç ÷ç ÷çè ø

(3.23)

Page 84: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

74

trong đó E là mô-đun Young, I là mô-men mặt cắt ngang của ống. Trong công

thức (3.23), thành phần đầu tiên diễn tả lực uốn, thành phần thứ 2 diễn tả lực

căng của ống và thành phần thứ 3 diễn tả thế năng biến dạng của ống dẫn dầu.

Từ đây ta có:

( ) ( )

0 0 00

0 00 00

2 2

0 00

2

3

2 2

LL L Lx x x x x x x x xzz z zzz zzzz zz z z

LL Lx x x x z z x xz zz z zzz

LL L

x x x x z x x zz zz z z zz

P EI u u EI u u EI u u dz EI u u u

EAP u u P u u dz EAu u dz u u

EA EAu u u dz u u EA u u u dz

d d d d d

d d d d

d d d

ò

ò

ò ò

= - + + +

+ - + + -

- + - +

0 0 0

L LLx z x x z x zz z z zz zz z

EAu u u EA u u dz EA u u dzd d dò ò+ - -

(3.24)

c) Năng lượng chịu tải của vật chất được cho bởi: f mW W W= + , với:

0 0

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( ) ( , ) ( )

L Lx x z z

f

x zm

W f z t u z t dz f z t u z t dz

W u L t u t u L t w t

ò ò= +

= + (3.25)

trong đó fW ,

mW lần lượt là công ảo sinh ra bởi nhiễu môi trường, công ảo sinh

ra bởi cơ cấu chấp hành và , x zf f là các thành phần ngoại lực có thể quan sát

được từ hiệu ứng của nó lên đường ống ( , ), ( , )x zu z t u z t như sau:

,

x xD xL

z zD zL

f f f

f f f

= +

= + (3.26)

với , , , xD xL zD zLf f f f là đại diện cho hệ số suy giảm và ngoại lực lần lượt được

xác định từ ( , ), ( , )x zu z t u z t như sau:

1 1 1

2 2 2

8( , ), ( , ) ,

2

8( , ), ( , ) ,

2

xD x xwD t D D

zD z zwD t D L

Df u z t d C z t

Df u z t d C z t

rs

p

rs

p

æ ö÷ç ÷ç= -W W = + ÷ç ÷ç ÷çè øæ ö÷ç ÷ç= -W W = + ÷ç ÷ç ÷çè ø

2w w

( , ) 8( , ) ( , ),

4 2

xxL x x

M D

D z t Df C C z t z t

r p a rs u

p= +

Page 85: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

75

w 8( , ) ( , )

2zL z z

L

Df C z t z t

rs u

p= (3.27)

trong đó 1 2, d d là hệ số cản nhớt,

wr là khối lượng riêng của nước,

MC là hệ

số gia tốc theo phương ngang, DC là hệ số vận tốc dịch chuyển ngang,

LC là hệ

số lực nâng, D là đường kính ống dẫn, ( , ), ( , )x zz t z ts s là căn bậc hai của tốc

độ của hạt nước ( , ), ( , )x zz t z tu u và ( , ), ( , )x zz t z ta a là gia tốc của hạt nước

theo các phương , x z .

Cuối cùng, thay các phương trình (3.25), (3.22) và (3.24) vào công thức (3.7)

của nguyên lý Hamilton mở rộng rồi áp dụng công thức tích phân từng phần, cũng

như cân bằng hệ số của ( , ), ( , )x zu z t u z td d ở các biểu thức dưới dấu tích phân, ta sẽ

thu được hai hệ các biểu thức như sau:

( )20 0

0

30

20

x x x x x z x z x xtt zzzz zz z zz zz z z z zz

z z x x ztt zz z zz

EAm u EIu P u u u EAu u u EAu u f

m u EAu EAu u f

ìïï- - + + + + + =ïïíïï - - + + =ïïî

(3.28)

với 0 z L£ £ , trong đó , x yf f cho ở công thức (3.26) và:

( )( ) ( )

3

0

2

( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( )2

( , ) ( , )2

x x x z xzzz z z z z

z xz z

EAEIu L t P u L t u L t EAu L t u L t u t

EAEAu L t u L t w t

ìïï- + + + =ïïïíïï + =ïïïî

(3.29)

Phương trình vi phân đạo hàm riêng (3.28) kết hợp với (3.29) cũng như hàm mô

tả ngoại lực hai thành phần ngoại lực , x zf f cho ở công thức (3.26), (3.27) chính là

mô hình toán biểu diễn độ cong đường ống dẫn dầu ( , )u z t theo cả hai chiều , x z .

Với các giá trị biên lần lượt là:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ), , 0, 0, 0, 0, 0.x z x z x zzz zz zz zzu L t u L t u t u t u t u t= = = = = = (3.30)

Phương trình (3.29) biểu diễn quan hệ giữa tín hiệu đầu vào ( )( ), u t w t với các

giá trị biên ( , )u L t của độ cong đường ống. Do vậy, với phương trình (3.18) này,

thông qua ( ), ( )u t w t ta sẽ thay đổi được ( , )u z t . Khi thay đổi được các giá trị biên

Page 86: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

76

( , )u L t thì tương ứng, toàn bộ độ cong đường ống ( )( , ) ( , ) , ( , )x zu z t u z t u z t= ,

0 z L£ £ cũng sẽ thay đổi theo và quy luật thay đổi này được mô tả ở phương trình

vi phân đạo hàm riêng (3.28) với điều kiện biên (3.30). Do đó, đồng thời cả hai

phương trình (3.28), (3.29) sẽ cùng nhau làm tiền đề cho việc thiết kế bộ điều khiển

( )( ), u t w t sau này để với nó ta có được toàn bộ độ cong đường ống

( )( , ) ( , ) , ( , )T

x zu z t u z t u z t= , 0 z L£ £ nằm trong dải dao động cho phép. Trong

Hình 3.5 dưới đây minh họa mối quan hệ giữa hai hệ phương trình (3.28) và (3.29)

trong bài toán xác định sự phụ thuộc của vector độ cong của đường ống dẫn dầu

( , )u z t khi thay đổi các giá trị biên ( , )u L t thông qua hai tín hiệu đầu vào là ( )u t và

( )w t . Nói cách khác, chúng chính là mô hình toán mô tả độ cong đường ống phụ

thuộc vào hai tác động tại biên là ( )u t và ( )w t .

( )u t ( ),u L t( )w t

( ),u z t

Hình 3.5: Giải nghĩa quan hệ (3.28), (3.29) và ý nghĩa của chúng đối với việc thiết kế bộ điều khiển trong không gian hai chiều , x z .

3.2 Thiết kế bộ điều khiển

Sau khi đã có được mô hình đối tượng điều khiển là độ cong đường ống dẫn dầu

cho ở các công thức (3.17), (3.18) như ở Hình 3.4 khi chỉ xét độ cong theo một

phương x , hoặc ở các công thức (3.28) và (3.29), tức là ở Hình 3.5 khi độ cong

đường ống được xét cả theo hai chiều , x z , thì tiếp theo luận án sẽ đi xây dựng bộ

điều khiển để hiệu chỉnh ( , )u L t là điểm cuối của dao động đường ống ( , )u z t , sao

cho giảm được dao động này mà không làm ứng suất tác động lên đường ống phía

dưới đáy biển vượt quá giá trị cho phép.

Một cách cụ thể thì bộ điều khiển này sẽ được thiết kế từ phương trình động học

của đối tượng là (3.18) khi chỉ điều chỉnh một chiều theo phương x thông qua giá trị

Page 87: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

77

biên ( , )xu L t nhờ tín hiệu điều khiển ( )u t hoặc (3.29) khi được điều chỉnh theo cả

hai phương , x z thông qua hai giá trị biên tương ứng:

( )( , ) ( , ) , ( , )T

x zu L t u L t u L t= (3.31)

nhờ hai tín hiệu điều khiển ( )u t và ( )w t . Trong quá trình làm việc, bộ điều khiển sẽ

cần tới nghiệm ( , )u z t của các phương trình vi phân đạo hàm riêng (3.17), (3.28) mô

tả độ cong đường ống dẫn dầu cùng các đạo hàm riêng của nó. Những nghiệm này sẽ

được tìm nhờ các phương pháp số đã được giới thiệu trong [26, 47] về lý thuyết

phương trình vi phân đạo hàm riêng và cũng đã được cài đặt chuẩn trên những công

cụ tính toán phổ thông như Matlab hay Mathematica.

Công cụ sử dụng để thiết kế bộ điều khiển là lý thuyết Lyapunov, tức là ở đây

ta sẽ chọn trước một ứng hàm Lyapunov V (xác định dương), rồi xác định ( )u t và

( )w t để đạo hàm theo thời gian của nó là V trở thành xác định âm.

3.2.1 Bộ điều khiển theo một phương ngang

Trong mục này luận án sẽ trình bày việc thiết kế bộ điều khiển theo một phương

ngang để tạo ra được tín hiệu điều khiển ( )u t cho đối tượng ở Hình 3.4, được mô tả

bởi các phương trình (3.17), (3.18), trên cơ sở phản hồi các thành phần “trạng thái”

gồm ( , )xu L t và các đạo hàm ( , ), ( , ), ( , )x x xt z ztu L t u L t u L t của nó, nhằm:

Ổn định hóa dao động ngang của ống dẫn dầu xung quanh vị trí cân bằng thẳng

đứng.

Nếu các lực nhiễu phân tán ngoài ( xf bỏ qua tất cả các nhiễu ngoại sinh) và các

đạo hàm bị chặn thì dao động của ống dẫn dầu sẽ dần về vị trí đủ nhỏ, xung

quanh vị trí cân bằng thẳng đứng. Tức là tất cả các thành phần:

( ) ( )2 2

0 0

( , ) , ( , ) , ( , )L L

x x xz t

u z t u z t dz u z t dzò ò và ( )20

( , )L

xzzu z t dzò (3.32)

hội tụ dạng hàm mũ về một hằng số dương nhỏ với mọi 0 z L£ £ và

00t t³ > .

Page 88: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

78

Nếu các lực nhiễu phân tán ngoài bằng không ( 0xf = ) và nhiễu này là không

đổi thì tất cả các thành phần ràng buộc (3.32) của bài toán hội tụ dạng hàm mũ

về 0 với mọi 0 z L£ £ .

Công cụ sử dụng để thiết kế bộ điều khiển là lý thuyết Lyapunov.

3.2.1.1 Thiết kế bộ điều khiển

Xét ứng hàm Lyapunov:

( ) ( ) ( ) ( )2 2 4 20 0

0 0 0 02

0 0

2 2 8 2

( , ) ( , )2

L L L Lx x x xt z z zz

Lx x x xt z t z

m P EA EIV u dz u dz u dz u dz

M Lzu u dz u L t u L t

m

gg

ò ò ò ò

ò

= + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + + ÷ç ÷÷çè ø (3.33)

Sử dụng bất đẳng thức Young [16], qua các bước biến đổi, ta có:

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 2 40 0

0 0 0

22

0

0

2 2 8

, ,2 2

L L Lx x xt z z

L x x xzz t z

m L P L EAV u dz u dz u dz

EI M Lu dz u L t u L t

m

g g

g

ò ò ò

ò

- -³ + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + + ÷ç ÷÷çè ø

(3.34)

và:

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 2 40 0

0 0 0

22

0

0

2 2 8

, ,2 2

L L Lx x xt z z

L x x xzz t z

m L P L EAV u dz u dz u dz

EI M Lu dz u L t u L t

m

g g

g

ò ò ò

ò

+ +£ + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + + ÷ç ÷÷çè ø

(3.35)

trong đó g được lựa chọn sao cho: 0 01 2,

2 2

m L P Lc c

g g- -= = (3.36)

với 1c và

2c là hai hằng số dương. Với sự lựa chọn này có thể thấy hàm V là hàm số

xác định dương.

Page 89: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

79

Khi đó, đạo hàm theo thời gian của nó sẽ là:

( )30 00 0 0 0

0 0

0 0

2

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

L L L Lx x x x x x x xt tt z zt z zt zz zzt

L Lx x x xtt z t zt

x x x xt z tt zt

EAV m u u dz P u u dz u u dz EI u u dz

zu u dz zu u dz

L LM u L t u L t u L t u L t

m m

g g

g g

ò ò ò ò

ò ò

= + + + +

+ + +

æ öæ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè øè ø

(3.37)

Thế biểu thức mô hình (3.17) của đối tượng vào (3.37) ta sẽ thu được:

( )

( )

( )

2

00

3

00 0 0

2

000

3( , , , )

2

2

3 ( , , , )

2

Lx x x x x x xt zzzz zz z zz t

L L Lx x x x x xz zt z zt zz zzt

Lx x x x x x xz zzzz zz z zz t

xt

EAV u EIu P u u u f z t u dz

EAP u u dz u u dz EI u u dz

EAzu EIu P u u u f z t u dz

m

zu u

u

gu

g

ò

ò ò ò

ò

æ ö÷ç ÷= - + + +ç ÷ç ÷çè ø

+ + +

æ ö÷ç ÷+ - + + +ç ÷ç ÷çè ø

+

0 0 0

( , ) ( , ) ( , ) ( , )L

x x x x xzt t z tt zt

L Ldz M u L t u L t u L t u L t

m m

g gò

æ öæ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè øè ø

(3.38) Áp dụng tiếp công thức tích phân từng phần cho biểu thức trên thì cùng với

(3.18) của mô hình đối tượng điều khiển, ta đi đến:

( )

( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

3

0

2 40

0 0 0

2 2 2 40

0 0 00 0 0

0

( , ) ( , ) ( , ) ( , ) ( , )2

3( , ) ( , ) ( , ) ( , )

2 8

3 3( , )

2 2 2 8

x x x x xt zzz z t z

x x x xz zzz z z

L L Lx x x xt zz z z

x xt z

EAV EIu L t u L t P u L t u L t u L t

P LEI EALzu L t u L t u L t u L t

m m mPL EI EA

u L t u dz u dz u dzm m m

u zum

gg g

gg g g

g

ò ò ò

= - + +

- + + +

+ - - - +

æçç+ +ççè

( )

00 0

3

0

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( , ) ( , ) ( , )2

Lx x x x x

t z zzz z

x x x xz t zt

Lf dz u L t u L t EIu L t P u L t

m

EA LMu L t u Du L t Bu L t u L t

m

g

g

òæö æ ö÷ ÷çç÷ ÷çç+ + -÷ ÷çç÷ ÷÷ ÷ççø è øè

ö÷÷- + -D- - + ÷÷÷ø

(3.39)

Page 90: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

80

Áp dụng điều kiện biên và qua một số biến đổi ta thu được:

( ) ( ) ( )

( )

( ) ( )

( ) ( )

2 4 20

0 0

2

00 0 0

20

00

4 2

0 00

( , ) ( , ) ( , )8 2

3( , ) ( , ) ( , )

2

1( , ) ( , )

2

3

8 2

x x xz z t

Lx x x xzz t z zt

Lx x xt z

L Lx xz t t

P EAL LV u L t u L t u L t

m m

EI L LMu dz u L t u L t u u L t

m m m

PDu L t Bu L t u dz

M m

EAu dz u dz u

m

g g g

g g g

g

g g

ò

ò

ò ò

= - - + -

æ ö é÷ç ê÷ç- + + + -÷ç ê÷÷çè ø êëùú- D- - - -úû

- - +

0 0

Lx x x

zzu f dz

m

gòæ ö÷ç ÷ç + ÷ç ÷÷çè ø

(3.40)

Suy ra, một trong số các hàm ( )u t “lý tưởng” để đạo hàm V trong công thức

trên trở thành xác định âm là:

( )0

10

1( , ) ( , ) ( , )

( , ) ( , )

x x xt zt

x xt z

LMu Du L t Bu L t u L tM m

LK u L t u L t

m

g

g

= + +D - -

é ùê ú- +ê úê úë û

(3.41)

trong đó 1K là hằng số dương được chọn đủ lớn sao cho có được bất đẳng thức:

( )2

2

10

( , ) ( , ) ( , ) 02

x x xt t z

L Lu L t K u L t u L t

m

g gæ ö÷ç ÷ç- + <÷ç ÷÷çè ø (3.42)

luôn đúng với mọi ( , ), ( , )x xt zu L t u L t .

Bộ điều khiển trên được gọi là “lý tưởng” vì trong nó còn có chứa thành phần

nhiễu bất định D chưa được xác định. Do đó để hiện thực hóa bộ điều khiển này ta

cần phải bổ sung thêm khâu ước lượng nhiễu D thay cho D .

Tương tự như đã làm ở chương 2 với hai bộ điều khiển đề xuất ở đó là bộ điều

khiển thích nghi giả định rõ và bộ điều khiển tối ưu thích nghi, ở đây ta cũng có hai

phương pháp để ước lượng D cho thành phần nhiễu bất định này:

Page 91: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

81

1) Ước lượng nhiễu D theo tài liệu [13, 14] như sau:

2

2 22

ˆ ( , )

( , )

xt

xt

K u L t

K KK u L t

M M

x

x x

ìïD = - -ïïï é ùí ê úï = - - F+ï ê úï ê úï ë ûî

(3.43)

trong đó 2K là hằng số dương tùy chọn, cũng như:

( ) ( )301( , ) ( , ) ( , ) , ( , )

2x x x xt zzz z z

PD B EI EAu L t u L t u u L t u L t u L t

M M M M M MF = - + + - -

(3.44)

2) Ước lượng D trực tiếp từ mô hình (3.18) của đối tượng:

Từ mô hình đối tượng thì ở thời điểm t hiện tại, khi đã có tín hiệu điều khiển

( )u t cũng như các trạng thái: ( , ), ( , ), ( , )x x xt z zzzu L t u L t u L t của hệ giả sử là đo

được, ta sẽ có:

( )30ˆ ˆ ( , ) ( , ) ( , )

2 ( , ) ( , )

x x x xtt zzz z z

x xt

EAu Mu EIu L t P u L t u L t

Bu L t Du L t

D = - + - - -

- - (3.45)

trong đó ˆxttu là ước lượng của đạo hàm biến trạng thái ( , )xtu L t sau khi qua khâu

vi phân-quán tính bậc nhất:

( )1

sG s

Ts=

+ (3.46)

có hằng số thời gian quán tính T nhỏ tùy chọn (càng nhỏ càng tốt).

Khi đã có thành phần ước lượng D của nhiễu hoặc theo công thức (3.43) hoặc

theo (3.45), (3.46) thì bộ điều khiển lý tưởng thu được ở trên sẽ trở thành bộ điều

khiển thực thi được với thành phần trạng thái chính là khâu ước lượng nhiễu:

( )

10 0

1 ˆ( , ) ( , )

( , ) ( , ) ( , )

x xt

x x xzt t z

u Du L t Bu L tMLM Lu L t K u L t u L t

m m

g g

= + +D

é ùê ú- - +ê úê úë û

(3.47)

Page 92: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

82

( )u t ( ),xu z t

( ),xu L t

( ) ( ), , ,x xt zu L t u L t

D

Hình 3.6: Cấu trúc hệ điều khiển vòng kín theo một phương ngang x .

Hình 3.6 biểu diễn cấu trúc hệ điều khiển kín làm ổn định dao động ngang trục

theo phương x cho đường ống dẫn dầu, gồm bộ điều khiển phản hồi trạng thái (3.47)

và khâu ước lượng nhiễu (3.43) hoặc (3.45), (3.46).

3.2.1.2 Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín

Sau đây luận án sẽ đánh giá khả năng ổn định theo hàm mũ các thành phần cho

ở biểu thức (3.32) của hệ kín ở Hình 3.6, cũng như đánh giá khả năng thỏa mãn thêm

các điều kiện ràng buộc của bộ điều khiển phản hồi trạng thái trong hệ kín đó. Công

cụ sử dụng để đánh giá vẫn là lý thuyết Lyapunov.

Trước tiên, luận án sẽ ước lượng giá trị chặn trên và dưới của hàm Lyapunov

(3.33). Từ cấu trúc hàm Lyapunov đã cho và cùng với bất đẳng thức Young [16]:

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2

0 0 0 0 02 2 2 2

L L L L Lx x x x x xt z t z t z

L L L Lu dz u dz zu u dz u dz u dz

g g g gò ò ò ò ò- - £ £ +

(3.48)

sẽ được:

( ) ( ) ( )

( )

2 2 40 0

0 0 02

2

0 0

2 2 8

( , ) ( , )2 2

L L Lx x xt z z

Lx x xzz t z

m L P L EAV u dz u dz u dz

EI M Lu dz u L t u L t

m

g g

g

ò ò ò

ò

- -³ + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + + ÷ç ÷÷çè ø (3.49)

Page 93: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

83

và:

( ) ( ) ( )

( )

2 2 40 0

0 0 02

2

0 0

2 2 8

+ ( , ) ( , )2 2

L L Lx x xt z z

Lx x xzz t z

m L P L EAV u dz u dz u dz

EI M Lu dz u L t u L t

m

g g

g

ò ò ò

ò

+ +£ + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + ÷ç ÷÷çè ø (3.50)

trong đó g được lựa chọn sao cho: 012

m Lc

g-= và 0

22

P Lc

g-= . (3.51)

với 1c và

2c là hai hằng số dương. Với sự lựa chọn này có thể thấy hàm V là hàm số

dương và không bị chặn của:

( ) ( ) ( )2

2 2 2

0 0 0 0

, , , ( , ) ( , )L L L

x x x x xt z zz t z

Lu dz u dz u dz u L t u L t

m

gò ò ò

æ ö÷ç ÷ç + ÷ç ÷÷çè ø. (3.52)

Thực hiện tương tự cho giá trị đạo hàm V ta cũng có với khâu ước lượng trong

công thức (3.43):

( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )

4 4 20

0 00 0 0

4 4

0 00 02

10 0 0

3( , )

8 2

3 ( , ) ( , )

8 2

( , ) ( , )

L Lx x xz zz z

L Lx x x xz t t z e

Lx x x x xz t t z

PEAL EIV u L t u dz u dz

m m m

EA Lu dz u dz u L t u L t

m m

z Lu u f dz K L u L t u L t

m m

gg g

g g g

g gg

ò ò

ò ò

ò

£ - - - -

é ùê ú- - - + D +ê úê úë û

æ ö é ù÷ç ê ú÷ç+ + - - + -÷ç ê ú÷÷çè ø ê úë û

( ) ( )2

20

0 0

( , )2

xz

LPLu L t

m m

ggæ ö÷ç ÷ç ÷ç- - ÷ç ÷ç ÷ç ÷÷çè ø

(3.53)

trong đó ˆe

D = D -D . Do vậy, suy ra:

( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )

4 2 20

10 00 0 0

4 2

0 00 1

10 0

3( , )

8 2

3

8 2 4

( , ) ( , ) ( , ) ( , )

L Lx x xz zz D z

L Lx xDz D t

x x x xt z e t z

PEAL EIV u L t u dz L L u dz

m m m

LEAu dz u dz

m

L Lu L t u L t K L u L t u L t

m m

gg gg e g e

gg ge

e

g gg

ò ò

ò ò

æ ö÷ç ÷£ - - - - W -ç ÷ç ÷÷çè øæ öW ÷ç ÷- - +W - -ç ÷ç ÷÷çè ø

é ùê ú- + D - - +ê úê úë û

( ) ( ) ( )

2

22 2

0

00 0

1 ( , )

2

Lx xz

LPL Lu L t f dz

m m

gg ge

ò

é ùê úê úê úë û

æ ö÷ç ÷ +ç ÷ç- - +÷ç ÷ç ÷ç ÷çè ø

(3.54)

Page 94: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

84

Lúc này, ta sẽ phân biệt hai trường hợp:

1) Trường hợp thứ nhất là khi 0xf = và D bằng hằng số, tức 0D= .

Ta sử dụng hàm:

21

1

2 eV V= + D (3.55)

ta sẽ có từ (3.54):

( ) ( ) ( )

( ) ( )

( ) ( )

4 2 2

1 30 0 00 0

22

4 50 0

2 4

60 0

2

1

3 3

8 2

( , ) ( , )

( , ) ( , )8

1 1

4 4

L L Lx x xz zz z

Lx x xt t z

x xz z

EA EIV u dz u dz c u dz

m m

Lc u dz c u L t u L t

m

L LEAc u L t u L t

m m

K KK

M M

g g

gs

g g

ls s

ò ò ò

ò

£ - - - -

æ ö÷ç ÷ç- - - + -÷ç ÷÷çè ø

- - -

æ öæ öç + ÷çç ÷ç- - -ç ÷çç ÷÷çç è øçè

2.e

÷÷÷D÷÷÷÷ø

(3.56)

trong đó s là một hằng số dương tùy ý và:

( ) ( )

01 3 4

0 12

01 5 6

0

, ,2 4

, 2

DD D

P LL L c c

m

LPK L c c

m

g ggg e g e e

e

gg

æ ö æ öW÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç- W - = +W - - =÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è øæ ö÷ç ÷ç ÷ç- = - =÷ç ÷ç ÷ç ÷÷çè ø

(3.57)

với ,g e được chọn sao cho 3 4 5 6, , ,c c c c là các hằng số dương. Vậy, từ (3.50) ta

có:

1 1V Vk£ 0( )

1 1 0 0( ) ( ) , 0t tV t V t e t tk- -£ ³ ³ (3.58)

Page 95: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

85

trong đó:

2

13 4 5

0 0

0 0

3 3 1 1min , , , , ,

8 2 4 4

max , , , , ,2 2 8 2 2

K KEA EI Kc c c

m m M M

m L P L EA EI M

g g ls

s sk

g gg

æ öæ öæ ö ÷÷ç ç + ÷÷÷ç çç ÷÷÷ç ç- - -ç ÷÷÷ç çç ÷÷÷÷ç çç ÷÷è ø ÷çç ÷è øè ø=

æ ö+ + ÷ç ÷ç ÷ç ÷÷çè ø

(3.59)

có s đủ nhỏ, l đủ lớn sao cho:

5c s- và

2

11 1

4 4

K KK

M M

ls s

æ öæ ö ÷ç + ÷÷çç ÷÷ç- -ç ÷÷çç ÷÷÷çç ÷è ø ÷çè ø (3.60)

là các hằng số dương. Kết hợp các biên trên và biên dưới của 1( )V t cho trong

phương trình (3.50), ta có từ (3.58):

( ) ( ) ( ) ( )( )0

2 2 4 20 0

0 0 0 02

2 20 0

0

2 2 8 2

1 1 ( , ) ( , ) ( ) ( )

2 2 2

L L L Lx x x xt z z zz

t tx xt z e e

m L P L EA EIu dz u dz u dz u dz

M Lu L t u L t V t t e

m

k

g g

g - -

ò ò ò ò- -

+ + +

æ ö æ ö÷ç ÷ç÷ ÷ç+ + + D £ + Dç÷ ÷ç ç÷ ÷ç÷ç è øè ø

(3.61)

Do các x 0 0 0

( , ), ( , ), ( , )x x xt z zzu z t u z t u z t với mọi [0, ]z LÎ là bị chặn và đủ trơn,

nên vế phải của bất phương trình (3.61) là bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0.

Việc bị chặn tại biên và hội tụ dạng hàm mũ của vế phải phương trình (3.61) về

0 nghĩa là vế trái của bất phương trình (3.61) cũng phải bị chặn và hội tụ dạng

hàm mũ về 0. Suy ra, tất cả các thành phần:

( ) ( ) ( )2 2 2

0 0 0

, , L L L

x x xt z zzu dz u dz u dzò ò ò và ( )

etD (3.62)

cũng bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0.

Sử dụng tiếp quan hệ [16], ta có:

( ) ( ) ( )2 2 22

0 0

2 (0, ) 4L L

x x xz

u dz u t L u dzò ò£ + (3.63)

thì thành phần:

Page 96: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

86

( )20

Lxu dzò (3.64)

trong phương trình (3.63) cũng phải bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0. Tương

tự, cùng với quan hệ [16], ta có:

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2

[0, ] 0 0

max (0, ) 2L L

x x x xzz L

u u t u dz u dzÎ

ò ò£ + ⋅ (3.65)

ta cũng suy ra được tính bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0 của:

( )20

Lxzu dzò và ( )2

0

Lxu dzò (3.66)

2) Trường hợp thứ hai là khi 0xf ¹ và 0D ¹ . Lại sử dụng hàm 1V cho ở (3.55)

thì với ký hiệu:

( )20

1sup

Lx

vt

Lc f dz

ge

òæ ö+ ÷ç ÷= ç ÷ç ÷çè ø

(3.67)

ta sẽ chỉ có được bất đẳng thức sau thay vì (3.58):

2 2 vV V ck£ - +

( )0

2 2 0 0( ) ( ) , 0

t tv vc c

V t V t e t tk

k k- -

æ ö÷ç ÷ç£ - + " ³ ³÷ç ÷÷çè ø

trong đó hằng số k cho ở (3.59). Như vậy ở trường hợp thứ hai này, thay vì

hội tụ dạng hàm mũ về 0, hàm 2( )V t sẽ chỉ hội tụ dạng hàm mũ về một hằng số

dương vc k . Do đó các thành phần (3.62), (3.64) và (3.66) tương ứng cũng sẽ

chỉ hội tự dạng hàm mũ về một hằng số dương, hay hệ sẽ chỉ là ổn định thực tế

(practical stability).

3.2.1.3 Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín

Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín bao gồm các

phương trình (3.17), (3.18) và (3.47) được giới thiệu chi tiết trong PHỤ LỤC A.

3.2.2 Bộ điều khiển theo cả hai phương dọc và ngang trục trong không gian

Bộ điều khiển dập dao động đường ống theo cả hai phương dọc và ngang trục

, x z được xây dựng hoàn toàn tương tự như bộ điều khiển theo một phương x đã

thực hiện ở trên. Điểm khác biệt chỉ là mô hình đối tượng bây giờ là hệ các phương

Page 97: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

87

trình (3.28), (3.29) như biểu diễn ở Hình 3.5, chứ không phải là (3.17) và (3.18) cho

trong Hình 3.4. Mục đích của bộ điều khiển cần thiết kế là dựa vào hệ phương trình

(3.29) để xác định hai tín hiệu điều khiển đầu vào ( ), ( )u t w t nhằm hiệu chỉnh hai

giá trị biên:

( )( , ) ( , ) , ( , )T

x zu L t u L t u L t= (3.68)

sao cho nghiệm ( , )u z t của hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng (3.28) nằm trong

dải dao động cho phép, cụ thể là:

Trong trường hợp nhiễu , x zf f được bỏ qua, các thành phần:

( ) ( )2 2

0 0

( , ) , ( , ) , ( , ) , ( , )L L

x z x zz z

u z t u z t u z t dz u z t dzò ò (3.69)

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2

0 0 0 0

( , ) , ( , ) , ( , ) , ( , )L L L L

x z x zt t zz zzu z t dz u z t dz u z t dz u z t dzò ò ò ò (3.70)

hội tụ về 0 theo hàm mũ với mọi 0 z L£ £ và 0t ³ .

Trong trường hợp các nhiễu , x zf f được tính đến thì các thành phần cho ở trên

gồm (3.69) và (3.70) khi [0, ], 0z L tÎ ³ , hội tụ theo hàm mũ về một hằng số

dương.

Công cụ sử dụng để thiết kế bộ điều khiển là lý thuyết Lyapunov.

3.2.2.1 Thiết kế bộ điều khiển

Xét ứng hàm Lyapunov (là hàm xác định dương):

( ) ( ) ( ) ( )

( )

( ) ( )

2 2 2 20 0

0 0 0

2

1 20 0 0

2 22 1 4 2

1 30 0

1

2 2 2 2

+2

+ ( , ) + ( , ) .

L L Lx z x x zt t z z z

L L Lx x x z zzz t t

x z

m P EAV u u dz u dz u u dz

EIu dz u u dz u u dz

K KK u L t K u L t

m m

r r

r r

ò ò ò

ò ò ò

é ùé ù ê úê ú= + + + + +ê úê úë û ë û

+ + +

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.71)

Page 98: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

88

Khác với ứng hàm Lyapunov được sử dụng trong [15], ứng hàm trên còn chứa

một số thành phần nhằm xử lý tác động xen kênh do chuyển động ngang và dọc trục

gây ra. Sử dụng bất đẳng thức Young, qua các bước biến đổi, ta có:

( ) ( )

( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 20 1 0 2

0 0

1 2

2 22 20

0 01 1 2 2

4 2 2

0 0 0

21

2 2

4 42 2

+8 4 2

1

2

L Lx zt t

L Lx zz z

L L Lx z x xz z z zz

m mV u dz u dz

P EAL u dz L u dz

EA EA EIu dz u u dz u dz

KK

r r

g g

g r g r

r

ò ò

ò ò

ò ò ò

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç³ - + - +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è øæ ö æ ö÷ç ÷ç÷ ÷ç+ - + - +ç÷ ÷ç ç÷ ÷ç÷ç è øè ø

+ + +

+ + ( )( ) ( )( )2 21 4 2

30 0

, , .x zKu L t K u L t

m m

ræ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.72)

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 2 220 1 0 2 0

0 0 01 11 2

2 4 22

0 0 02 2

2 2 10 1

0

42 2 2

42 8 4

1

2 2

L L Lx z xt t z

L L Lz x z xz z z z

Lzz

m m PV u dz u dz L u dz

EA EA EAL u dz u dz u u dz

KEIu dz K

m

r rg r

g g

g r

r

ò ò ò

ò ò ò

ò

æ ö æ ö æ ö÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç£ + + + + +÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷÷ ÷ ÷ç ç çè ø è ø è øæ ö÷ç ÷+ + + + +ç ÷ç ÷çè ø

æçç+ + +çè( )( ) ( )( )2 2

4 23

0

, , .x zKu L t K u L t

m

rö æ ö÷ ÷ç÷ ÷ç+ +÷ ÷ç÷ ÷÷ ÷ç çø è ø (3.73)

trong đó các hằng số 1 2 1 2, , vàr r g g được lựa chọn sao cho:

0 11

12

mc

r

g- = , 0 2

22

2

mc

r

g- = , 20

1 1 34

2

PL cg r- = , 20

2 2 44 .

2

PL cg r- = (3.74)

với các hệ số ic với 1,...4i = là các hằng số dương. Trong đó, như từ trước đến nay,

các ký hiệu dưới dấu tích phân trong hàm V ở trên được hiểu là:

2

2

2

2

( , ) ( , ) ( , )( , ), , , ,

( , ) ( , ) ( , )( , ), , , ,

x x xx x x x x

t z zz

z z zz z z z z

t z zz

u z t u z t u z tu u z t u u u

t z zu z t u z t u z t

u u z t u u ut z z

¶ ¶ ¶= = = =

¶ ¶ ¶¶ ¶ ¶

= = = =¶ ¶ ¶

với [0, ], 0z L t" Î ³ và iK với 1...4i = là các hằng số dương.

Khi đó, đạo hàm theo thời gian của V trong (3.71) dọc theo các nghiệm của

phương trình chuyển động (3.28) sẽ là:

Page 99: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

89

1 2 3 4 5V A A A A A= + + + + (3.75)

trong đó:

( )

( ) ( )

2

01 0

1

0 00 0 0

3 3

000

3

2

+2 2

L x x x x x z x z xt zzzz zz z zz zz z z zz

x xLD t

L L LLx x x x x x x x

t zzzz zt zz zzt zz t t

LL x x x x xzt z t z z zt

EAA u EIu P u u u EAu u EAu u

u f dz

EIu u EIu u EI u u dz P u u

EA EAP u u dz u u u u

ò

ò

ò

æç= - + + + +çççèö÷÷-W + ÷÷÷ø

= - + - + -

- -

( )0

2

0 0 010

L x

LL L Lx z x z x x x x xL

t z z z zt z D t t

dz

EAu u u EA u u u dz u dz u f dz

ò

ò ò ò

+

+ - -W +

(3.76)

( )( )

( ) ( )

02 2

2

00

02 2

0 0 02

= +2

2

L z z x x z zLt zz z zz D t

LL

Lx x z z z xt z zt z t z

L L Lz x z z zLzt z D t t

A u EAu EAu u u f dz

EAEAu u EA u u dz u u

EAu u dz u dz u f dz

ò

ò

ò ò ò

= + -W +

- - -

- -W +

(3.77)

( )

( ) ( ) ( ) ( )

2

0 0 03 0

2 1 4 21 3

0 0

2

, , , ,

L L Lx x z z x x x xzz zt z zt z zt zz zzt

x x z zt t

uA P u u dz EA u u u u dz EI u u dz

K KK u L t u L t K u L t u L t

m m

r r

ò ò òæ ö÷ç ÷ç= + + + +÷ç ÷ç ÷çè ø

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.78)

( ) ( ))

( )

( ) ( )

2 21

0 04 1 00

1

21 1

01 0 00 0

2 21 1 0 1 0

00

0 0 0

3

2

L Lx x x x x xt zzzz zz z zz

z z z x x xLzz z z zz D t

L LL x x x x x

t zzzz z zz

LL x x x x

zz z z

EAA u dz u EIu P u u u

m

EAu u EAu u u f dz

EI EIu dz u u u u

m mEI P P

u dz u u u dzm m m

rr

r rr

r r r

ò ò

ò

ò

æç= + - + + +çççè+ + -W +

= - +

- + -

( ) ( )

( )

0

3 41 1 1

00

00 0 0

21 1 1 1

0 0 0

0 0 0

.

L

LL

Lx x x x x zz z z z

L L Lx z x x x xLDz z t

EA A EAu u u dz u u u

m m mEA

u u dz u u dz u f dzm m m

r r r

r r r

ò

ò

ò ò ò

+

+ - + -

W- - +

(3.79)

Page 100: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

90

( ) ( )

( ) ( )

( ) ( ) ( )

22

0 05 2 20

2 22 2

0 02 00 0

2 2 22 2 2

00 00 0 0

2 2 20 0

0 0

2 2 2

L Lz z z x x z zt zz z zz D t

LL Lz z z z

t z z

L LLz x z x x z

z z z

L Lz z z zLDt

A u dz u EAu EAu u u f dzmEA EA

u dz u u u dzm m

EA EA EAu u u u dz u u

m m m

u u dz u f dzm m

rr

r rr

r r r

r r

ò ò

ò ò

ò

ò ò

= + + -W +

= + - +

+ - + -

W- + .

(3.80)

Tính tích phân từng phần cho các biểu thức trên và cùng với (3.29) của mô hình

đối tượng, ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( )( ) ( ) ( ) ( ) ( )

31

00

2

0

2 2 2

0 01 1 2 2

, , , , ,2

, , , , ,

,2

x x x x xt zzz z z

z x z z zz z t z

L Lx x zz D t D t

EAV u L t u L t EIu L t P u L t u L t

m

EAu L t u L t u L t u L t EAu L tm

EAu L t u dz u dz

r

r

r rò ò

æ öæ÷ç ç÷ç= + - + + +ç÷ç ç÷ç÷ç èè øæ öö æ÷÷ ç ç÷÷ ç+ + + +ç÷÷ ç ç÷÷÷ ÷ççø èè ø

ö÷÷+ - W - - W - -÷÷÷ø

( ) ( ) ( )

( )

2 2 41 1 0 1

0 0 0

0 0 0

22 1 1 1

0 0 010 0 0

2

2

L L Lx x xzz z z

L L Lx z x x x xDz z t

EI P EAu dz u dz u dz

m m m

EAu u dz u u dz u f dz

m m m

r r r

r r rr

ò ò ò

ò ò ò

- - - -

æ ö W÷ç ÷ç- + - + -÷ç ÷÷çè ø

( )

( ) ( )

( ) ( )

22 2 2

0 0

0 0

2 2 10 0 1

0 0

4 23

0

, ,

, ,

L Lz z zDz t

L Lz zL z zL x xt t

z zt

EAu dz u u dz

m m

Ku f dz u f dz K u L t u L t

m m

KK u L t u L t

m

r r

r r

r

ò ò

ò ò

W- - +

æ ö÷ç ÷ç+ + + + +÷ç ÷÷çè øæ ö÷ç ÷ç+ + ÷ç ÷÷çè ø

(3.81)

với 0 z L£ £ , trong đó với các hàm ( ) ( ), u t w t đã cho ở công thức (3.29), ta có:

Page 101: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

91

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

1 2

0 0

2 2 21

0 0 01 1 2 20

2 4 21 0 1 2

0 0 010 0 0

, , , ,

2 2

x x z zt t

L L Lx z xD t D t zz

L L Lx x x zz z z z

V u L t u L t u t u L t u L t w tm m

EIu dz u dz u dz

m

P EA EAu dz u dz u u dz

m m m

r r

rr r

r r rr

ò ò ò

ò ò ò

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç= + + + -÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

- W - - W - - -

æ ö÷ç ÷ç- - - + -÷ç ÷÷çè ø

( )

( ) ( ) ( ) ( )

21 1 1 2

0 0 0

0 0 0

2 2 20 0 0 0

0 0

2 1 4 21 3

0 0

, , , ,

L L Lx x x x zDt z

L L L Lz z x xL z zL z zLDt t t

x x z zt t

EAu u dz u f dz u dz

m m m

u u dz u f dz u f dz u f dzm m

k KK K u L t u L t K u L t u L t

m m

r r r

r r

r r

ò ò ò

ò ò ò ò

W- + - -

W- + + + +

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.82)

Suy ra, ta có thể chọn các hàm ( ), ( )u t w t để đạo hàm V trong (3.82) xác định

âm là:

( ) ( )1 2, , ,x x

tu K u L t K u L t=- - (3.83)

và ( ) ( )3 3, , .z z

tw K u L t K u L t=- - (3.84)

trong đó iK với 1, ...4i = là các hằng số dương.

( )u t

( ),u L t( )w t

( ),u z t

( ) ( ), , ,t zu L t u L t

Hình 3.7: Cấu trúc hệ điều khiển vòng kín theo cả hai phương dọc và ngang trục , x z .

Hình 3.7 biểu diễn cấu trúc hệ điều khiển kín làm ổn định dao động theo cả hai

phương dọc và ngang trục , x z cho đường ống dẫn dầu, với bộ điều khiển phản hồi

trạng thái (3.83) và (3.84).

Page 102: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

92

3.2.2.2 Đánh giá chất lượng ổn định của hệ kín

Sau đây luận án sẽ đánh giá chất lượng hội tụ theo hàm mũ về 0 (khi bỏ qua các

nhiễu , x zf f ) hoặc về một hằng số dương (khi tính đến sự ảnh hưởng bởi , x zf f )

của các thành phần hệ kín ở Hình 3.7 gồm các giá trị cho trong hai biểu thức (3.69)

và (3.70), cũng như đánh giá khả năng thỏa mãn thêm các điều kiện ràng buộc của bộ

điều khiển phản hồi trạng thái trong hệ kín đó. Công cụ sử dụng để đánh giá vẫn là lý

thuyết Lyapunov.

Từ cấu trúc hàm Lyapunov đã cho, luận án sẽ ước lượng giá trị chặn trên và

dưới của hàm Lyapunov trong (3.71), với 0t" ³ ta có thể viết:

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 21 1

0 0 0 0 01 1 1 1 11 1

L L L L Lx x x x x xt t t

u dz u dz u u dz u dz u dzr r

g r r g rg g

ò ò ò ò ò- - £ £ +

(3.85)

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 22 1

0 0 0 0 02 2 2 2 22 1

L L L L Ly y y y y yt t t

u dz u dz u u dz u dz u dzr r

g r r g rg g

ò ò ò ò ò- - £ £ +

(3.86) với

1g và

2g là các hằng số dương.

Do các giá trị biên trong (3.30) lần lượt là ( ) ( )0, 0, 0x zu t u t= = với mọi

0,z Lé ùÎ ê úë û , nên sử dụng quan hệ [16] ta sẽ có:

( ) ( )2 22

0 01 1 1 14L Lx x

zu dz L u dzg r g rò ò£ (3.87)

( ) ( )2 22

0 02 2 2 24L Lz z

zu dz L u dzg r g rò ò£ (3.88)

Khi đó (3.85) và (3.86) sẽ được viết lại là:

( ) ( )

( ) ( )

2 22 1

0 0 01 1 11

2 22 1

0 01 11

4

4

L L Lx x x xz t t

L Lx xz t

L u dz u dz u u dz

L u dz u dz

rg r r

gr

g rg

ò ò ò

ò ò

- - £

£ + (3.89)

Page 103: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

93

( ) ( )

( ) ( )

2 22 2

0 0 02 2 22

2 22 2

0 02 22

4

4

L L Lz z z zz t t

L Lz zz t

L u dz u dz u u dz

L u dz u dz

rg r r

gr

g rg

ò ò ò

ò ò

- - £

£ + (3.90)

Từ cấu trúc hàm Lyapunov đã cho, cùng với bất đẳng thức Young trong [16],

sau một số bước biến đổi ta có:

( ) ( )

( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 20 1 0 2

0 0

1 2

2 22 20

0 01 1 2 2

4 2 2

0 0 0

21

2 2

4 42 2

+8 4 2

1

2

L Lx zt t

L Lx zz z

L L Lx z x xz z z zz

m mV u dz u dz

P EAL u dz L u dz

EA EA EIu dz u u dz u dz

KK

r r

g g

g r g r

r

ò ò

ò ò

ò ò ò

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç³ - + - +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è øæ ö æ ö÷ç ÷ç÷ ÷ç+ - + - +ç÷ ÷ç ç÷ ÷ç÷ç è øè ø

+ + +

+ + ( )( ) ( )( )2 21 4 2

30 0

, , .x zKu L t K u L t

m m

ræ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.91)

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

2 2 220 1 0 2 0

0 0 01 11 2

2 4 22

0 0 02 2

2 2 10 1

0

42 2 2

42 8 4

1

2 2

L L Lx z xt t z

L L Lz x z xz z z z

Lzz

m m PV u dz u dz L u dz

EA EA EAL u dz u dz u u dz

KEIu dz K

m

r rg r

g g

g r

r

ò ò ò

ò ò ò

ò

æ ö æ ö æ ö÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç£ + + + + +÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷÷ ÷ ÷ç ç çè ø è ø è øæ ö÷ç ÷+ + + + +ç ÷ç ÷çè ø

æçç+ + +çè( )( ) ( )( )2 2

4 23

0

, ,x zKu L t K u L t

m

rö æ ö÷ ÷ç÷ ÷ç+ +÷ ÷ç÷ ÷÷ ÷ç çø è ø (3.92)

trong đó các hằng số 1 2 1 2, , vàr r g g được lựa chọn sao cho:

0 11

12

mc

r

g- = , 0 2

22

2

mc

r

g- = , 20

1 1 34

2

PL cg r- = và 20

2 2 44

2

PL cg r- = (3.93)

với các hệ số ic với 1,...4i = là các hằng số dương. Với việc chọn các hệ số

1 2 1, , r r g và

2g như (3.93), ta có thể thấy hàm V là hàm số dương và không bị chặn

của các thành phần:

( )( )20 ,L xtu z t dzò , ( )( )20 ,L z

tu z t dzò , ( )( )20 ,L z

zu z t dzò và ( )20

L xzzu dzò . (3.94)

Tiếp theo, ta để đánh giá chất lượng hội tụ theo hàm mũ của các thành phần

trong Hình 3.7. Ta thực hiện các bước như sau:

Page 104: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

94

Từ các giá trị được chọn trong (3.83) và (3.84), ta thay ngược trở lại (3.82) sẽ

được:

( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( )

( ) ( )

( ) ( )

2 2 2 21 1 3 2

2 40 0

2 21 1 2 2

0 01 1 2 23 0 4 0

22 2

1 1 0 1 1 30 0

0 0 0

, , , ,

4

x x zt

L Lx zD DD t D t

L Lx xDzz z

K KV u L t K u L t u L t K L t

m m

u dz u dzm m

EI P Lu dz u dz

m m m

r r

r rr r

g g

r r r g

ò ò

ò ò

£ - - - - -

æ ö æ öW W÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç- W - - - W - - -÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è øæ öW ÷ç ÷ç- - - -÷ç ÷ç ÷çè ø

( ) ( )

( )

22 4

3 2 2 4 10 0

0 0 0

22 1 1 1

0 0 010 0 0

2 2 20 0 0 0

0 0

4

2

2

+

L Lz xDz z

L L Lx z x x x xLDz z t

L L L Lz z x xL z zL z zLDt t t

EA L EAu dz u dz

m m m

EAu u dz u u dz u f dz

m m m

u u dz u f dz u f dz u f dzm m

r r g r

r r rr

r r

ò ò

ò ò ò

ò ò ò ò

æ öW ÷ç ÷ç- - - -÷ç ÷ç ÷çè øæ ö W÷ç ÷ç- + - +÷ç ÷÷çè ø

W- + + .

(3.95)

Ta thấy trong (3.95) thành phần ( )2201

02

L x zz z

EAu u dz

m

rr òæ ö÷ç ÷ç + ÷ç ÷÷çè ø

có dấu không xác

định nên ta sẽ sử dụng Bổ đề 2.1 trong [13] để chỉ ra hàm V âm.

Theo Bổ đề 2.1 trong [13], ta có:

( ) ( ) ( )2 2 410

4z x x

z zu u u+ ³ (3.96)

Ta đặt:

( ) ( )

( )

22 4

3 2 2 4 10 0

0 0 0

22

010

4 =

2

2

L Lz zDz z

L x zz z

EA L EAu dz u dz

m m m

EAu u dz

m

r r g r

rr

ò ò

ò

æ öW ÷ç ÷çW - - -÷ç ÷ç ÷çè øæ ö÷ç ÷ç- + ÷ç ÷÷çè ø

(3.97)

với 2

3 2 2 41

0 0

4D

EA LG

m m

r r gæ öW ÷ç ÷ç= - ÷ç ÷ç ÷çè ø, 1

20

2

EAG

m

r= , 2

3 10

2

EAG

m

rræ ö÷ç ÷ç= + ÷ç ÷÷çè ø

. (3.98)

Với cách đặt 1 2 3, , G G G trong (3.98) phương trình (3.97) được viết lại như sau:

( ) ( ) ( )2 4 2

0 0 01 2 3 = L L Lz z x z

z z z zG u dz G u dz G u u dzò ò òW - - - (3.99)

Ta đặt:

Page 105: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

95

( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )

2 4 2*

1 2 3

2 4 2 4 4

1 2 3 3 3

2 4 2 2

1 2 3 3

=

1 1

4 41 1

4 4

z x x zz z z z

z x x z x xz z z z z z

z x x z xz z z z z

G u G u G u u

G u G u G u u G u G u

G u G G u G u u u

W - - -

= - - - - +

æ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷= - - - - +ç ç÷ ÷ç ç÷ ÷ç çè ø è ø

(3.100)

Theo (3.96), ta có thể viết lại (3.100) như sau:

2 3

10

4G G- ³ , (3.101)

thay 2G và

3G từ (3.98) vào (3.101) sẽ được:

1 21

0 0

10

2 4 2

EA EA

m m

r rræ ö÷ç ÷ç- - + ³÷ç ÷÷çè ø

. (3.102)

suy ra: 1 2

0 0

04 8

EA EA

m m

r r- - ³ , (3.103)

và cuối cùng ta được: 1 2 04 8

r r- - ³ . (3.104)

Từ đạo hàm V của phương trình (3.95), ta chọn các thông số, 2r và các hệ số

g như sau:

1 1 2 21 1 5 2 2 6

3 0 4 02

1 0 1 1 3 1 27 8

0 0

, ,

4, ,

4 8

D DD D

D

c cm m

P Lc c

m m

r rr r

g gr r g r r

W WW - - = W - - =

W- = - =

(3.105)

trong đó hệ số ic với 5...8i = là các hằng số dương.

Chú ý: ở đây ta chọn các thông số 1r ,

2r và

1 2 3, , g g g và

4g là đủ nhỏ sao cho

(3.93), (3.105) thỏa mãn.

Sử dụng giới hạn trên của hàm Lyapunov V trong (3.92), phương trình (3.95)

sẽ được viết lại như sau:

Page 106: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

96

( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( )2 2 2 21 1 3 2

2 40 0

1 30 0 0 0

0 0

, , , ,

x x z zt t

L L L Lx xL x xL z zL z zLt t

K KV u L t K u L t u L t K u L t

m m

cV u f dz u f dz u f dz u f dzm m

r r

r rò ò ò ò

£ - - - - -

- + + + +

(3.106)

với:

1 15 6 7 8 1

0 0

2 20 1 0 2 01 1 2 2 2

1 2

min , , , , , ,2

max , , 4 , 4 , , ,2 2 2 2 2 2

EI EAc c c c

m mc

m m P EA EA EIL L

r rb

r rg r g r b

g g

ì üï ïï ïí ýï ïï ïî þ=ì üï ïï ï+ + + +í ýï ïï ïî þ

(3.107) trong đó:

2 1 2 2 1 4 21 1 1 3 2 1 3

0 0 0 0 0

1 1, , , ,

2 2 2

K KEAK K K K

m m m m m

r r r r rb r b

ì ü ì üæ ö æ ö æ öï ï ï ï÷ ÷ ÷ï ï ï ïç ç ç÷ ÷ ÷ç ç ç= + = + +í ý í ý÷ ÷ ÷ç ç ç÷ ÷ ÷ï ï ï ï÷ ÷ ÷ç ç çè ø è ø è øï ï ï ïî þ î þ (3.108)

Lúc này, ta sẽ đánh giá chất lượng hội tụ của hàm mũ theo hai trường hợp:

1) Trường hợp thứ nhất là khi 0xL zLf f= =

Từ phương trình (3.106) ta có:

V cV£- (3.109)

( ) ( ) ( )00

c t tV t V t e

- -£ với 0

0t t" ³ ³ (3.110)

Sử dụng (3.110) và các điều kiện biên ( )V t , ta được:

Page 107: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

97

( )( ) ( )( ) ( )( )

( )( ) ( )( )( )

( )( ) ( )( ) ( )( )

2 2 2

0 0 01 2 3

22

2

0 04

2 2 22 1 4 2

0 1 0 3 00 0

0 1

1

, , ,

, , ,

2 2

1 , , ,

2 2

2

L L Lx z xt t z

xzL Lz z

z z

L x x zzz

c u z t dz c u z t dz c u z t dz

u z tEAc u z t dz u z t dz

K KEIu z t dz K u L t K u L t

m m

m

r r

r

g

ò ò ò

ò ò

ò

+ + +

æ ö÷ç ÷ç ÷ç ÷+ + + +ç ÷ç ÷ç ÷ç ÷÷çè øæ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + + + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

æ£ + ( )( ) ( )( )

( )( ) ( )( )

( )( )( )

2 20 2

0 00 02

2 22 20

0 01 1 0 2 2 0

22

0

0 0

, ,2

+ 4 , 4 ,2 2

z, ,

2 2

L Lx zt t

L Lx zz z

xzL z

z

mu z t dz u z t dz

P EAL u z t dz L u z t dz

u tEA EIu z t dz

r

g

g r g r

ò ò

ò ò

ò

é ö æ ö÷ ÷ç çê ÷ ÷ç ç+ + +÷ ÷êç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è øêëæ ö æ ö÷ç ÷ç÷ ÷ç + + + +ç÷ ÷ç ç÷ ÷ç÷ç è øè ø

æ ö÷ç ÷ç ÷ç ÷+ + +ç ÷ç ÷ç ÷ç ÷÷çè ø

( )( )

( )( ) ( )( ) ( )0

2

0 0

2 22 1 4 2

1 0 3 00 0

,2

1 , + ,

2

L zz

c t tx z

u z t dz

K KK u z t K u L t e

m m

r r - -

ò +

ùæ ö æ ö÷ ÷ç ç ú÷ ÷ç ç+ + +÷ ÷ úç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø úû

(3.111)

do các giá trị biên ( )0,

tu z t , ( )0

,tw z t , ( )0

,zu z t , ( )0

,zw z t và ( )0

,zzu z t với

0,z Lé ù" Î ê úë û bị chặn và đủ trơn, nên về phải của phương trình (3.111) là bị chặn

và hội tụ dạng hàm mũ về 0. Việc bị chặn tại biên và hội tụ dạng hàm mũ của

vế phải phương trình (3.111) về 0 nghĩa là vế trái của vế trái phương trình

(3.111) cũng phải bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0. Do vậy, các thành phần:

( )20L x

tu dzò , ( )20

L ztu dzò , ( )20

L xzu dzò , ( )20

L zzu dzò , ( )20

L xzzu dzò và ( )20

L zzzu dzò

(3.112) cũng bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0.

Vì ( ) ( )0, 0, 0x zu t u t= = , ta tiếp tục sử dụng quan hệ [16]:

( )( ) ( )( )2 22

0 0, 4 ,L Lx xz

u z t dz L u z t dzò ò£ (3.113)

( )( ) ( )( )2 22

0 0, 4 ,L Lz zz

u z t dz L u z t dzò ò£ (3.114)

thì thành phần:

Page 108: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

98

( )( )20 ,L xu z t dzò và ( )( )20 ,L zu z t dzò (3.115)

trong (3.113), (3.114) bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0. Tương tự, cùng với

quan hệ [16]:

( )( ) ( )( ) ( )( )2 2 2

0 00,

max , 2 , ,L Lx x xzz L

u z t u z t dz u z t dzé ùÎê úë û

ò òì üï ïï ï £í ýï ïï ïî þ

(3.116)

( )( ) ( )( ) ( )( )2 2 2

0 00,

max , 2 , ,L Lz z zzz L

u z t u z t dz u z t dzé ùÎê úë û

ò òì üï ïï ï £í ýï ïï ïî þ

(3.117)

ta cũng suy ra được tính bị chặn và hội tụ dạng hàm mũ về 0 của:

( )( )20 ,L xzu z t dzò , ( )( )20 ,L xu z t dzò , ( )( )20 ,L z

zu z t dzò và ( )( )20 ,L zu z t dzò

(3.118)

2) Trường hợp thứ hai: 0xLf ¹ và 0zLf ¹

Từ phương trình (3.106) ta có:

( )( ) ( )( ) ( )( )

( )( )

2 2 21 3 2

1 20 0

2

4

, , ,

,

x x zt

zt c

KV K u L t K u L t u L t

m m

K u L t cV

r r£ - - - -

- - +D

(3.119)

với: 1 20 0 0 0

0 0

L L L Lx xL z zL x z zLc t t

u f dzdz u f dz u dz u f dzdzm m

r rò ò ò òD = + + +

(3.120) giới hạn trên của

cD có thể viết là:

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

( ) ( )

22 2 2

10 0 05

5 0 6

2 2 26 1

0 0 070 7

22 2

8 2 20 0

0 0 8

41

1

4

L L LxL x xc t z

L L LxL zL zt

L LzL zz

Lf dz u dz u dz

m

f dz f dz u dzm

Lf dz u dz

m m

rg

g gg r

gg

g r r

g

ò ò ò

ò ò ò

ò ò

D £ + + +

+ + + +

+ +

(3.121)

Tồn tại một hằng số dương x sao cho bất đẳng thức sau thoả mãn:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( )

2 2 2 2

0 0 0 0

2 26 1 8 2

0 05 70 0

+

1 1 + +

L L L Lx x z zc z t z t

L LxL zL

u dz u dz u dz u dz

f dz f dzm m

x

g r g rg g

x x

ò ò ò ò

ò ò

æ ö÷çD £ + + + ÷ç ÷çè øæ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.122)

Từ giới hạn dưới của V chỉ ra rằng:

Page 109: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

99

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2

0 0 0 0L L L Lx x z z

z t z t

Vu dz u dz u dz u dzx x

zò ò ò òæ ö÷ç + + + £÷ç ÷çè ø

(3.123)

với 2 1 4 21 2 3 4 1 3

0 0

1 1min , , , , , , ,

8 2 2 2

K KEA EIc c c c K K

m m

r rz

ì üæ ö æ öï ï÷ ÷ï ïç ç÷ ÷ç ç= + +í ý÷ ÷ç ç÷ ÷ï ï÷ ÷ç çè ø è øï ïî þ (3.124)

Thế (3.122) và (3.123) vào (3.119) ta được:

( )( ) ( )( ) ( )( )

( )( )

2 2 21 3 2

1 20 0

2

4

, , ,

1 ,

x x zt

zt

KV K u L t K u L t u L t

m m

K u L t c V Q

r r

xz x

£- - - -

æ ö÷ç ÷- - - +ç ÷ç ÷çè ø

(3.125)

trong đó: 6 1 8 25 1 7 2

0 0

Q Q Qm m

g r g rg gæ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç= + + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(3.126)

với ( )201 0max L xL

tQ f dz

³ò= , ( )202 0

max L zL

tQ f dz

³ò= (3.127)

Nếu x được lựa chọn sao cho c cxz

= - dương, sẽ được:

1

n nV cV Q

x£- + (3.128)

Nhân cả hai vế của bất phương trình trên với cte rồi lấy tích phân thu được:

( ) ( ) ( )00

1 1c t tV t V t Q e Q

x x- -æ ö÷ç ÷£ + +ç ÷ç ÷çè ø

(3.129)

Trong trường hợp thứ hai này, thay vì hội tụ dạng hàm mũ về 0, hàm ( )V t sẽ

chỉ hội tụ dạng hàm mũ về một hằng số dương ( )1 Qx . Do đó, các thành phần trong

(3.112), (3.115) và (3.118) tương ứng cũng sẽ hội tụ dạng hàm mũ về một hằng số dương, hay hệ nói trên là ổn định.

3.2.2.3 Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín

Chứng minh tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín bao gồm các

phương trình (3.28), (3.29) và (3.30) được giới thiệu chi tiết trong PHỤ LỤC B.

3.3 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển thông qua mô phỏng

Sau đây luận án sẽ kiểm chứng chất lượng hai bộ điều khiển ổn định bù dao

động ngang đã được xây dựng ở trên bằng thực nghiệm mô phỏng. Tương tự như ở

Page 110: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

100

chương 2, ở đây, cũng vì chưa xây dựng được bàn thí nghiệm vật lý mô phỏng hệ

thống ống dẫn dầu trong khai thác dầu khí trên biển, nên công việc kiểm chứng này

chỉ thực hiện được thông qua mô phỏng trên máy tính.

3.3.1 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển theo một phương ngang trục

Để minh họa hiệu quả của bộ điều khiển (3.47) đã đề xuất được cho ở Hình 3.6,

ở phần này ta tiến hành một số kịch bản mô phỏng trên phần mềm Mathematica với

các thông số được cho như sau:

Các tham số ống dẫn dầu được giả thiết: ống dẫn dầu có chiều dài là

1000 ,L m= đường kính của ống dẫn dầu là 0.2D m= , khối lượng riêng

38200kg mr = , hệ số đàn hồi Young 8 22 10E kg m= ´ , lực căng ban đầu của

ống dẫn 40

1.1 10P N= ´ . Khối lượng riêng của nước biển 3w

1024kg mr = , hệ

số cản 1.2DC = , hệ số gia tốc 1.4

MC = , hệ số tắt dần 2

180 /

Ds mW = .

Vận tốc của hạt nước theo phương ngang trục, theo [40] ta có:

( ) ( )( ) ( )1

1

cosh, sin

sinh

wNwi

wi wi wi wii

wi

k zu z t A w w t

k Lj

=

æ ö÷ç ÷ç= å + ÷ç ÷ç ÷÷çè ø (3.130)

với biên độ Awi

, số sóng wik , tần số

wiw , pha

wij của sóng thứ i là:

min max2 i iwi wi

w

w wA S

N

-= , ( ) 29.8 tanh

wi wi wik k L w= , 2 ()

wirandj p=

min maxminwi

w

w ww w i

N

-= + ,

40

41.25( / )20

5

1.25

4wiw w

wi sw

wi

wS H e

w

-= (3.131)

Trong (3.131), tần số sóng lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là min0.1w rand s=

và max1.5w rand s= , độ cao sóng

w4 m

sH = , tần số mô hình là 0

2w

w Tp= với

chu kỳ 7.8wT = , 5

wN = và ()rand là một số ngẫu nhiên trong khoảng (0÷1). Các

hệ số khuếch đại bộ điều khiển được chọn là 1

500K = , 2

1000K = . Ta có thể kiểm

Page 111: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

101

tra lại các hệ số khuếch đại bộ điều khiển thỏa mãn kiện trong (3.51) và (3.57) với

31 2 3 1 2 3 4, , , , , , 10r r r g g g g -= .

Với các điều kiện đầu:

00t = , ( ) ( )0 0

, , 0x yu z t u z t= = và ( ) ( )0 0, , 0x y

t tu z t u z t= = .

Mô phỏng được thực hiện để đánh giá chất lượng bộ điều khiển (3.47) đã đề

xuất được cho ở Hình 3.6 khi hệ chịu tác động của nhiễu giả định có dạng:

( )( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )( ) ( )

Cosh 1.5 CoshSin 0.01 1 2.5 Sin 0.02 0.5

Sinh 1.5 Sinh 1

Cosh 0.5 Sin 0.03 .

Sinh 0.5

xz z

f t tz

zt

= + + + +

+

(3.132)

Các kịch bản mô phỏng được chỉ ra như từ Hình 3.8 đến Hình 3.12.

Page 112: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

102

Hình 3.8: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khi

chưa có bộ điều khiển và tại vị trí ( ) ( ) ( ) ( )250 ;500 ;750 ;1000z m m m m= .

Page 113: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

103

Hình 3.9: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khi: A) Có bộ điều khiển với 500K = ; B) Có bộ điều khiển với 1000K =

và tại vị trí ( ) ( ) ( ) ( )250 ;500 ;750 ;1000z m m m m= .

Page 114: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

104

500K =

1000K =

Hình 3.10: Vận tốc dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu.

Page 115: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

105

500K =

1000K =

Hình 3.11: Góc lệch phía dưới của ống dẫn dầu.

Page 116: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

106

Hình 3.12: Kết quả mô phỏng lực điều khiển với hệ số K1=K2=1000.

Nhận xét:

Các kịch bản mô phỏng được tiến hành để minh họa cho hiệu quả của bộ điều

khiển phản hồi trạng thái (3.47) đã thiết kế khi hệ chịu tác động của nhiễu giả định

theo phương ngang trục x , được cho trong Hình 3.6. Sự ổn định của ống dẫn dầu

trong trường hợp không có bộ điều khiển và có bộ điều khiển được thể hiện thông

qua các kết quả mô phỏng bao gồm: biên độ dịch chuyển của ống dẫn dầu (trên toàn

bộ chiều dài ống dẫn dầu và tại các vị trí cắt mẫu ( ) ( ) ( )250 , 500 , 750L m m m=

và ( )1000 m , vận tốc dịch chuyển và góc lệch ở đầu phía dưới đáy biển của ống dẫn

dầu, lực điều khiển tác động lên đầu trên của ống dẫn dầu. Qua các kịch bản mô

phỏng được thực hiện ta thấy:

1) Trường hợp không có bộ điều khiển:

Biên độ dịch chuyển của ống dẫn dầu theo phương ngang trục x được chỉ ra

như Hình 3.8. Tại thời điểm sau gần ( )100 s đầu tiên ống dẫn dầu bị rung động khá

mạnh (biên độ dao động lớn nhất tính theo trục x khoảng hơn ( )4.0 m so với vị trí

cân bằng) do chịu tác động của nhiễu giả định (3.132) tại vị trí ( )1000L m= . Ở các

vị trí gần đáy biển hơn (do đầu phía dưới của ống dẫn dầu được cố định bằng khớp

nối cầu tại đáy biển), biên độ rung động của ống dẫn dầu dần nhỏ đi: tại vị trí

( )750L m= biên độ dao động giảm không đáng kể, còn khoảng ( )3.5 m» , tại vị trí

( )500L m= khoảng dao động còn ( )1.8 m» và nhỏ hơn nữa tại ( )250L m= với

Page 117: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

107

khoảng dao động còn khoảng ( )1.4 m . Những rung động này giảm và dần trở về vị

trí cân bằng của ống sau khoảng thời gian ( )250t s> . Trong trường hợp ống dẫn

dầu không tiếp tục chịu nhiễu tác động từ môi trường thì các rung động này giảm và

tắt dần sau khoảng thời gian ( )400t s³ .

Hình 3.10 và Hình 3.11 lần lượt biểu diễn kết quả của vận tốc và góc lệch phía

đáy biển của ống dẫn dầu. Cũng tương tự như với các kết quả mô phỏng biên độ rung

động của ống dẫn dầu, tốc dịch chuyển của ống lớn ở đầu phía trên, giảm dần ở các

vị trí gần đáy biển hơn và bằng không tại miệng giếng dầu (do cố định bởi khớp nối

cầu), thời gian suy giảm tốc độ diễn ra khá chậm ở thời điểm ( )200t s> .

2) Trường hợp có bộ điều khiển với các hệ số của bộ điều khiển khi 500K = và

1000K = :

Biên độ dịch chuyển của ống dẫn dầu theo phương ngang trục x khi có bộ điều

khiển với các hệ số 500K = và 1000K = được chỉ ra như trên Hình 3.9. Trong

hai trường hợp này ta thấy khá rõ hiệu quả của bộ điều khiển (3.47), biên độ rung

động ở phần đầu phía trên của ống dẫn dầu đã giảm đi một cách rõ rệt so với trường

hợp không điều khiển. Các rung động trên ống dẫn đã tắt dần sau khoảng thời gian

( )200t s³ , biên độ của những rung động này suy giảm nhanh hơn nữa khi ta tăng

hệ số K lên 1000 . Sau khoảng thời gian ( )400t s³ , ống dẫn dầu được ổn định về

vị trí lân cận điểm cân bằng. Các kết quả mô phỏng cũng chỉ ra vận tốc dao động theo

phương ngang trục x của ống dẫn dầu (Hình 3.10), cũng như góc lệch phía dưới đáy

biển (Hình 3.11) đã suy giảm khá nhanh trong trường hợp có điều khiển. Kết quả mô

phỏng lực điều khiển biên được chỉ ra như trên Hình 3.12.

Page 118: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

108

3.3.2 Kiểm chứng chất lượng bộ điều khiển theo cả hai phương dọc và ngang

trục trong không gian

Để minh họa hiệu quả của bộ điều khiển phản hồi trạng thái (3.83) và (3.84) đã

đề xuất được cho trong Hình 3.7, ở phần này ta tiến hành một số kịch bản mô phỏng

trên phần mềm Mathematica với các thông số được cho như sau:

Các tham số ống dẫn dầu được giả thiết: ống dẫn dầu có chiều dài là

1000 ,L m= đường kính của ống dẫn dầu là 0.2D m= , khối lượng riêng

38200kg mr = , hệ số đàn hồi Young 8 22 10E kg m= ´ , lực căng ban đầu của

ống dẫn 40

1.1 10P N= ´ . Khối lượng riêng của nước biển 3w

1024kg mr = , hệ số

vận tốc 1.2DC = , hệ số gia tốc 1.4

MC = , hệ số lực nâng 0.6

LC = , hệ số tắt dần

theo phương ngang trục x là 21

80 /D

s mW = và theo phương dọc trục z là

22

60 /D

s mW = .

Vận tốc của hạt nước theo phương ngang trục, theo [40] ta có:

( ) ( )( ) ( )2

1

cosh, sin

sinh

wNwi

wi wi wi wii

wi

k zu z t A w w t

k Lj

=

æ ö÷ç ÷ç= å + ÷ç ÷ç ÷÷çè ø (3.133)

với biên độ Awi

, số sóng wik , tần số

wiw , pha

wij của sóng thứ i là:

min max2 i iwi wi

w

w wA S

N

-= , ( ) 29.8 tanh

wi wi wik k L w= , 2 ()

wirandj p=

min maxw mini

w

w ww w i

N

-= + ,

40

41.25( / )20

5

1.25

4wiw w

wi sw

wi

wS H e

w

-= (3.134)

Trong (3.134), tần số sóng lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là min0.1w rand s=

và max1.5w rand s= , độ cao sóng

w4 m

sH = , tần số mô hình là 0

2w

w Tp= với

chu kỳ 7.8wT = , 5

wN = và ()rand là một số ngẫu nhiên trong khoảng (0÷1). Các

hệ số khuếch đại bộ điều khiển được chọn là 1

500K = , 2

1000K = . Ta có thể kiểm

Page 119: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

109

tra lại các hệ số khuếch đại bộ điều khiển thỏa mãn kiện trong (3.93) và (3.105) với

31 2 3 1 2 3 4, , , , , , 10r r r g g g g -= . Với các điều kiện đầu:

00t = , ( ) ( )0 0

, , 0x yu z t u z t= = và ( ) ( )0 0, , 0x y

t tu z t u z t= = .

Mô phỏng được thực hiện để đánh giá chất lượng bộ điều khiển phản hồi trạng

thái (3.83) và (3.84) đã đề xuất được cho trong Hình 3.7 khi hệ chịu tác động của

nhiễu giả định có dạng:

( )( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )( ) ( )

Cosh 1.5 CoshSin 0.01 1 2.5 Sin 0.02 0.5

Sinh 1.5 Sinh 1

Cosh 0.5 Sin 0.03

Sinh 0.5

xz z

f t tz

zt

= + + + +

+

(3.135)

và:

( )( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )( ) ( ) ( )

( )( ) ( ) ( )

( ) ( )

( )( )

Cosh 1.5 Cosh0.01 Sin 0.01 1 Sin 0.02 0.5

Sinh 1.5 Sinh 1

Cosh 0.5 Sin 0.03 Sin 0.04 0.1

Sinh 0.5

Cosh 0.5 Cosh Sin 0.01 1 Sin 0.02 0.2

Sinh 0.5 sinh 1

Cosh 0.5 Sin 0.

Sinh 0.5

zz z

f t t

zt t

z zt t

z

éê= + + + +êêë

+ + + +

+ + + + +

+ ( ) ( )03 Sin 0.04 0.01 .t tùú+ + úúû

(3.136) Các kịch bản mô phỏng được chỉ ra như trên các Hình 3.13 đến Hình 3.20.

Page 120: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

110

Hình 3.13: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu.

Page 121: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

111

Hình 3.14: Biên độ dịch chuyển theo phương ngang trục x của ống dẫn dầu khi: A) Có bộ điều khiển với 500K = ; B) Có bộ điều khiển với 1000K =

và tại vị trí ( ) ( ) ( ) ( )250 ;500 ;750 ;1000z m m m m= .

Page 122: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

112

Hình 3.15: Biên độ dịch chuyển theo phương dọc trục z của ống dẫn dầu.

Page 123: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

113

Hình 3.16: Biên độ dịch chuyển theo phương dọc trục z của ống dẫn dầu khi: A) Có bộ điều khiển với 500K = ; B) Có bộ điều khiển với 1000K =

và tại vị trí ( ) ( ) ( ) ( )250 ;500 ;750 ;1000z m m m m= .

Page 124: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

114

500K =

1000K =

Hình 3.17: Vận tốc dịch chuyển theo phương dọc và ngang trục , x z của ống dẫn dầu.

Page 125: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

115

500K =

1000K =

Hình 3.18: Góc lệch phía dưới của ống dẫn dầu theo cả hai phương dọc và ngang trục.

Page 126: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

116

Hình 3.19: Kết quả mô phỏng lực điều khiển theo phương ngang trục x với K1=K2=K2=K4=1000

Hình 3.20: Kết quả mô phỏng lực điều khiển theo phương ngang trục z với K1=K2=K2=K4=1000

Nhận xét:

Các kịch bản mô phỏng được tiến hành để minh họa cho hiệu quả của bộ điều

khiển phản hồi trạng thái (3.83) và (3.84) đã thiết kế khi hệ chịu tác động của nhiễu

giả định theo cả hai phương dọc và ngang trục , x z , được cho trong Hình 3.7. Sự ổn

định của ống dẫn dầu trong trường hợp không có bộ điều khiển và có bộ điều khiển

được thể hiện thông qua các kết quả mô phỏng bao gồm: biên độ dịch chuyển của

ống dẫn dầu (trên toàn bộ chiều dài ống dẫn dầu và tại các vị trí cắt mẫu

( ) ( ) ( )250 , 500 , 750L m m m= và ( )1000 m , vận tốc dịch chuyển và góc lệch ở

đầu phía dưới đáy biển của ống dẫn dầu, lực điều khiển tác động lên đầu trên của ống

dẫn dầu.

Page 127: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

117

Qua các kịch bản mô phỏng được thực hiện ta thấy:

1) Trường hợp không có bộ điều khiển:

Biên độ dịch chuyển của ống dẫn dầu theo cả hai phương dọc và ngang trục

, x z được chỉ ra trên Hình 3.13 và Hình 3.15. Tại thời điểm sau khoảng ( )100 s đầu

tiên ống dẫn dầu bị rung động khá mạnh (biên độ dao động lớn nhất tính theo trục x

khoảng hơn ( )4.0 m và khoảng ( )2.4 m tính theo trục z ) do chịu tác động của nhiễu

giả định (3.135) và (3.136) tại vị trí ( )1000L m= . Ở các vị trí gần đáy biển hơn,

biên độ rung động của ống dẫn dầu dần nhỏ đi: tại vị trí ( )750L m= biên độ dao

động giảm không đáng kể, còn khoảng ( )3.5 m» theo trục x , ( )2.0 m» theo trục

z ; tại vị trí ( )500L m= khoảng dao động còn ( )1.8 m» theo trục x , ( )1.6 m»

theo trục z và nhỏ hơn nữa tại ( )250L m= với khoảng dao động trong phạm vi

( )1.4 m» theo trục x , ( )0.8 m» theo trục z . Những rung động này giảm và dần

trở về vị trí cân bằng của ống sau khoảng thời gian ( )250t s> . Trong trường hợp

ống dẫn dầu không tiếp tục chịu nhiễu tác động từ môi trường thì các rung động này

giảm và tắt dần sau khoảng thời gian ( )400t s³ .

Hình 3.17 và Hình 3.18 lần lượt biểu diễn kết quả của vận tốc và góc lệch phía

đáy biển của ống dẫn dầu. Cũng tương tự như với các kết quả mô phỏng biên độ rung

động của ống dẫn dầu, tốc dịch chuyển của ống lớn ở đầu phía trên, giảm dần ở các

vị trí gần đáy biển hơn và bằng không tại miệng giếng dầu (do cố định bởi khớp nối

cầu), thời gian suy giảm tốc độ diễn ra khá chậm ở thời điểm ( )200t s> . Các đại

lượng này giảm về một giá trị khá nhỏ trong trường hợp giả định không còn nhiễu do

môi trường tác động.

2) Trường hợp có bộ điều khiển với các hệ số của bộ điều khiển khi 500K = và

1000K = :

Page 128: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

118

Biên độ dịch chuyển của ống dẫn dầu theo cả hai phương dọc và ngang trục

, x z khi có bộ điều khiển với các hệ số 500K = và 1000K = được chỉ ra như

trên Hình 3.14 và Hình 3.16. Trong hai trường hợp này ta thấy khá rõ hiệu quả của

bộ điều khiển phản hồi trạng thái (3.83) và (3.84), biên độ rung động ở phần đầu phía

trên của ống dẫn dầu đã giảm đi một cách rõ rệt so với trường hợp không điều khiển.

Các rung động trên ống dẫn đã tắt dần sau khoảng thời gian ( )200t s³ , biên độ của

những rung động này suy giảm nhanh hơn nữa khi ta tăng hệ số K lên 1000 . Sau

khoảng thời gian ( )400t s³ , ống dẫn dầu được ổn định về vị trí lân cận điểm cân

bằng. Các kết quả mô phỏng cũng chỉ ra vận tốc dao động theo cả hai phương dọc và

ngang trục , x z của ống dẫn dầu (Hình 3.17), cũng như góc lệch phía dưới đáy biển

(Hình 3.18) đã suy giảm khá nhanh trong trường hợp có điều khiển.

Kết quả mô phỏng lực điều khiển biên theo cả hai phương dọc và ngang trục

, x z của ống dẫn dầu được chỉ ra như trên Hình 3.19 và Hình 3.20.

3.4 Kết luận

Trong chương 3, dựa trên những kết quả của các tác giả Do, K. D. (2017) đã

công bố trong [12, 13], và của Do, K. D. và Pan, J. (2018) trong [16], luận án đã áp

dụng và phát triển trực tiếp từ các kết quả nghiên cứu đó vào thực tế nghiên cứu của

bài toán điều khiển bù chuyển động hai chiều dọc và ngang trục của ống dẫn dầu. Từ

đó, luận án đã giải quyết được nhiệm vụ đề ra của bài toán điều khiển: các bộ điều

khiển biên (3.47) và bộ điều khiển (3.83), (3.84) được thiết kế dựa trên việc ứng dụng

phương pháp Lyapunov trực tiếp và phương pháp cuốn chiếu (backstepping) theo

trình tự từ đơn giản đến tổng quát. Trong đó có kể đến việc áp dụng thành công Bổ

đề 2.1 trong [13], để khẳng định rằng bài toán ổn định hệ thống khi xét tới chuyển

động ngang và dọc trục vẫn có thể được tiến hành mà không cần đến giả thiết lực

căng của ống dẫn luôn dương.

Page 129: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

119

Qua những nhận định và đánh giá về những nghiên cứu liên quan, nội dung của

luận án, dựa trên những kết quả của các tác giả Do, K. D. và Pan, J. (2008) đã công

bố trong [15, 16], luận án đã áp dụng và phát triển trực tiếp từ các kết quả nghiên cứu

đó vào thực tế nghiên cứu bài toán điều khiển ống dẫn dầu khí của luận án,

Ngoài ra, việc kiểm chứng lại các kết quả mô phỏng bằng phương pháp số trên

phần mềm Mathematica cho thấy hiệu quả của các bộ điều khiển (3.47) và (3.83),

(3.84) đã thiết kế thông qua các thông số như biên độ dịch chuyển, vận tốc và góc

lệch của ống dẫn dầu cho chất lượng đáp ứng đầu ra khá tốt.

Page 130: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

120

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, việc ổn định dao động cho hệ thống ống dẫn

dầu trên biển đóng vai trò hết sức quan trọng thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí ga khi

vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ lên các tàu khai thác dầu trên biển. Điều này luôn

thúc đẩy các nhà khoa học có những nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp để tăng

độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của các thiết bị phục vụ khai thác trong quá trình

khoan dò trên biển, giảm các điều kiện bất lợi do môi trường biển gây ra. Trên thực

tế, đã có rất nhiều công trình được công bố nghiên cứu về ổn định dao động cho các

đối tượng có kết cấu dạng thanh dầm, dạng mảnh,… Tuy nhiên, trong các nghiên cứu

này còn tồn tại nhiều hạn chế như: Việc thiết kế điều khiển biên được thực hiện tại

nhiều vị trí của thanh dầm [48], yêu cầu phải lắp đặt các thiết bị tạo mô-men và lực

điều khiển dọc theo thân ống dẫn dầu, điều này gây tốn kém về mặt kinh tế và khó

khăn trong việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng. Ngoài ra, trong nhiều công trình

nghiên cứu khi thiết kế bộ điều khiển biên thì các tác giả còn chưa quan tâm đến các

tác động phân tán nhiễu bao gồm bản thân trọng lượng của cấu trúc của đối tượng và

bỏ qua việc chứng minh sự tồn tại và duy nhất của các nghiệm của hệ vòng kín. Mặt

khác, các bộ điều khiển trong [30-32] chưa xét đến động học của cơ cấu chấp hành,

và khó áp dụng được cho hệ thống ống dẫn dầu vì gặp phải khó khăn trong việc giải

các phương trình đạo hàm riêng. Việc bỏ qua động học của cơ cấu chấp hành dẫn đến

chất lượng của hệ thống được điều khiển bị suy giảm và trong một số trường hợp có

thể dẫn đến mất ổn định, như trong [43].

Với mục tiêu nghiên cứu của luận án là phát triển mô hình toán học thích hợp

cho hệ ống dẫn dầu, từ đó mở ra hướng giải quyết cho việc thiết kế và mô phỏng.

Đồng thời, đưa ra các phương pháp để thiết kế các bộ điều khiển biên có phản hồi

nhằm giảm thiểu dao động và các ứng suất uốn trên ống dẫn dầu, đảm bảo các góc bề

mặt và góc đáy cũng như sức căng trên ống dẫn dầu nằm trong phạm vi an toàn, duy

trì trạng thái làm việc ổn định của ống dẫn dầu. Việc đánh giá, ước lượng được các

nhiễu do môi trường biển tác động lên hệ thống và thiết kế được bộ điều khiển biên

Page 131: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

121

nhằm ổn định dao động của ống dẫn dầu quanh vị trí cân bằng sẽ tránh cho ống dẫn

dầu tránh bị hư hỏng, nứt vỡ, tránh được các hiểm họa cho môi trường do sự cố tràn

dầu; giảm thiểu được thiệt hại về kinh tế do hoạt động khoan dầu bị ngừng trệ; giảm

thời gian và chi phí cho việc bảo dưỡng; tăng hiệu quả của hoạt động khai thác dầu

ngoài khơi.

Nghiên cứu thiết kế các hệ thống điều khiển biên để ổn định dao động cho ống

dẫn dầu là một vấn đề còn mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu, công trình công bố trước

đây về lĩnh vực dầu khí nếu có chỉ tập trung vào các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và

các phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong địa chất, địa vật lý, trắc địa, khoan,…

Chính vì thế, các tài liệu tham khảo về lĩnh vực mà luận án đề cập đến chưa có nhiều,

đây chính là những khó khăn cơ bản của tác giả khi thực hiện đề tài luận án.

Những vấn đề đã được giải quyết

Trong quá trình thực hiện các nghiên cứu của luận án, qua việc phân tích và

đánh giá về các nghiên cứu liên quan như đã đề cập ở trên, dựa trên những kết quả

của các tác giả Do, K. D. (2017) đã công bố trong [12, 13], và của Do, K. D. và Pan,

J. (2018) trong [15, 16], luận án đã áp dụng và phát triển trực tiếp từ các kết quả

nghiên cứu đó vào thực tế nghiên cứu của bài toán điều khiển chuyển động ống dẫn

dầu khí trong lòng biển, nhằm đơn giản hóa quá trình thiết kế điều khiển, giảm khối

lượng tính toán, đảm bảo các yêu cầu thiết kế. Với cách thức tiếp cận và giải quyết

vấn đề khác, luận án bước đầu đã đạt được một số kết quả như sau:

1) Phân tích và xây dựng mô hình toán học cho đối tượng để giải quyết từng bài

toán cụ thể được đề cập trong Chương 2 và Chương 3.

2) Xây dựng được bộ điều khiển để bù chuyển động dọc trục của ống dẫn dầu trong

lòng biển. Ngoài phương án thiết kế điều khiển được chỉ ra như trong [16], luận

án đã đề xuất thêm được một bộ điều khiển tối ưu bù thích nghi có khả năng

kháng các thành phần nhiễu và sai lệch mô hình theo nguyên lý bù thích nghi mà

không cần phải sử dụng thêm khâu quan sát nhiễu. Ngoài ra, ưu điểm không thể

phủ nhận được của phương án này là tính chất không phụ thuộc vào tốc độ biến

Page 132: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

122

thiên của nhiễu, trong khi khả năng quan sát của khâu quan sát nhiễu trong [15]

phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố này.

Kiểm chứng, đánh giá lại các kết quả mô phỏng thông qua phần mềm Matlab.

Từ đó, khẳng định được hiệu quả của các bộ điều khiển được đề xuất, đáp ứng

mục tiêu đề ra của luận án.

3) Xây dựng được bộ điều khiển để bù chuyển động dọc và ngang trục của ống dẫn

dầu trong lòng biển. Các bộ điều khiển biên (3.47) và bộ điều khiển (3.83), (3.84)

được thiết kế dựa trên việc ứng dụng phương pháp Lyapunov trực tiếp và phương

pháp cuốn chiếu (backstepping).

Luận án đã áp dụng thành công Bổ đề 2.1 trong [13], để khẳng định rằng bài

toán ổn định hệ thống khi xét tới chuyển động ngang và dọc trục vẫn có thể

được tiến hành mà không cần đến giả thiết lực căng của ống dẫn luôn dương.

Kiểm chứng lại các kết quả mô phỏng bằng phương pháp số trên phần mềm

Mathematica. Các bộ điều khiển (3.47) và (3.83), (3.84) cho chất lượng đáp ứng

đầu ra khá tốt thông qua các thông số được đánh giá như: biên độ dịch chuyển,

vận tốc và góc lệch của ống dẫn dầu. Các kết quả mô phỏng một lần nữa khẳng

định tính đúng đắn và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế, đáp ứng được

mục tiêu đề ra của luận án. Đóng góp chủ yếu của luận văn thể hiện ở mô hình

cũng như cách thức thiết kế bộ điều khiển cho ống dẫn dầu khi xét tới chuyển

tác động xen kênh của chuyển động ngang và dọc trục.

Những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị

Luận án chỉ tập trung vào ống dẫn dầu mà chưa quan tâm đến ống khoan dầu

trong công nghiệp khai thác và thăm dò. Đối với ống dầu khai thác và thăm dò, do

hoạt quay của ống khoan, hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của mô-men xoắn. Sự

xuất hiện của mô-men xoắn sẽ gây ra những tác động xen kênh giữa chuyển động

tịnh tiến và chuyển động quay. Do tác động xen kênh này, việc mô hình hóa cũng

như mô phỏng hệ thống sẽ có nhiều khác biệt với phương thức đã đề xuất trong luận

án. Việc xét đến động học của ống dầu khai thác và thăm dò sẽ đặt ra những thử thách

Page 133: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

123

không dễ giải quyết trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Ngoài ra, đối với bộ

điều khiển tối ưu thích nghi được đề cập đến ở Chương 2, việc rút ra được một công

thức tường minh mô tả quy luật thay đổi của các tỷ số 1 2

, q r q r còn chưa giải

quyết được.

Mặc dù tính khả thi của bộ điều khiển đã được phân tích và chứng minh qua

thực nghiệm mô phỏng, nhưng những kết quả này vẫn cần được kiểm chứng qua thực

nghiệm tại hiện trường. Việc thực nghiệm tại hiện trường sẽ tốn rất nhiều thời gian

và công sức, do vậy thực nghiệm với mô hình phòng thí nghiệm sẽ khả thi. Việc xây

dựng mô hình thí nghiệm cũng như cài đặt các thuật toán điều khiển đã đề xuất sẽ là

cơ sở vững chắc để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Luận án sẽ là cơ sở

để tiến hành những nghiên cứu xử lý dao động khác trong công nghiệp nơi mà tính

mềm của đối tượng luôn tồn tại như dao động của dây tời hệ thống nâng hạ, hệ thống

vận chuyển chất lỏng, hệ thống băng tải,…

Page 134: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

124

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH

1 Nguyễn Anh Đức (2015), “Điều khiển dập dao động cho ống khai thác dầu trong

không gian 3 chiều”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên,

tập 144(14), tr. 233-238.

2 Anh Duc Nguyen, Tung Lam Nguyen (2016), “Heave compensation for subsea

hoisting systems with control input constraint”, Journal of Science and

Technology Technical University, (115), pp. 026-031.

3 Nguyễn Anh Đức (2017), “Điều khiển phi tuyến ống dẫn dầu với tác động xen

kênh dọc và ngang trục”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên,

tập 162(02), tr. 183-188.

4 Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Tùng Lâm (2017), “Điều khiển tối ưu bù thích nghi

chuyển động dọc trục cho ống dẫn dầu biển”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Đại học Thái Nguyên, tập 169(09), tr. 201-207.

Page 135: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

125

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Doãn Phước (2012), Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến, Nxb Bách Khoa Hà Nội.

2. Nguyễn Doãn Phước (2016), Tối ưu hóa trong điều khiển và điều khiển tối ưu, Nxb Bách Khoa Hà Nội.

3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010, Vol. tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Tiếng Anh

4. Adams, R. A. and Fournier, J. J. (2003), Sobolev spaces, Vol. 140, Academic press, New York.

5. Aker, M.H (1998), "Active heave compensator", Technical Bulletin,

Kristiansand, Norway.

6. Balas, M. J. (1978), "Active control of flexible systems", Journal of Optimization theory and Applications. 25(3), pp. 415-436.

7. Balchen, J. G., Jenssen, N. A., and Sælid, S. (1976), Dynamic positioning using Kalman filtering and optimal control theory, IFAC/IFIP symposium on automation in offshore oil field operation, p. 186.

8. Curtain, R. F. and Zwart, H. J. (1995), An Introduction To Infinite-Dimensional Linear Systems Theory, Springer-Verlag, New York.

9. Chakrabarti, S. K. (2002), The theory and practice of hydrodynamics and vibration, World Scientific.

10. Chen, G., Lasiecka, I., and Zhou, J. (2001), Control of nonlinear distributed parameter systems, Vol. 218, CRC Press.

11. De Queiroz, M. S., Dawson, D. M., Nagarkatti, S. P., and Zhang, F. (2012), Lyapunov-based control of mechanical systems, Springer Science & Business Media.

12. Do, K. D. (2017), "Boundary control design for extensible marine risers in three dimensional space", Journal of Sound and Vibration. 388(Supplement C), pp. 1-19.

13. Do, K. D. (2017), "Stochastic boundary control design for extensible marine risers in three dimensional space", Automatica. 77, pp. 184-197.

Page 136: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

126

14. Do, K. D., Jiang, Z. P., and Pan, J. (2002), "Universal controllers for stabilization and tracking of underactuated ships", Systems & Control Letters. 47(4), pp. 299-317.

15. Do, K. D. and Pan, J. (2008), "Nonlinear control of an active heave compensation system", Ocean Engineering. 35(5), pp. 558-571.

16. Do, K. D. and Pan, J. (2008), "Boundary control of transverse motion of marine risers with actuator dynamics", Journal of Sound and Vibration. 318(4), pp. 768-791.

17. Fard, M. P. (2001), Modelling and control of mechanical flexible systems, PhD thesis, Norwegian University of Science and Technology, Norway.

18. Fard, M. P. and Sagatun, S. I. (2001), "Exponential stabilization of a transversely vibrating beam by boundary control via Lyapunov’s direct method", Journal of Dynamic Systems, Measurement, and Control. 123(2), pp. 195-200.

19. Fossen, T. I. (1994), Guidance and control of ocean vehicles, John Wiley & Sons Inc.

20. Fossen, T. I. (2002), Marine control systems: guidance, navigation and control of ships, rigs and underwater vehicles, Marine Cybernetics.

21. Fossen, T. I. and Strand, J. P. (2001), "Nonlinear passive weather optimal positioning control (WOPC) system for ships and rigs: experimental results", Automatica. 37(5), pp. 701-715.

22. Fung, R. F. and Tseng, C. C. (1999), "Boundary control of an axially moving string via Lyapunov method", Journal of Dynamic Systems, Measurement, and Control. 121(1), pp. 105-110.

23. Gawronski, W. K. (2004), Dynamics and control of structures: a modal approach, Springer Science & Business Media.

24. Grimble, M. J., Patton, R. J., and Wise, D. A. (1980), "The design of dynamic ship positioning control systems using stochastic optimal control theory", Optimal Control Applications and Methods. 1(2), pp. 167-202.

25. Johansen, T. A., Fossen, T. I., Sagatun, S. I., and Nielsen, F. G. (2003), "Wave synchronizing crane control during water entry in offshore moonpool operations-experimental results", IEEE Journal of Oceanic Engineering. 28(4), pp. 720-728.

26. John, V. (2013), "Numerical Methods for Partial Differential Equations", Lecture notes.

Page 137: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

127

27. Junkins, J. L. and Kim, Y. (1993), Introduction to Dynamics and Control of Flexible Structures. Washington, DC: American Institute of Aeronautics and Astronautics, Editor^Editors, Inc.

28. Korde, U. A. (1998), "Active heave compensation on drill-ships in irregular waves", Ocean engineering. 25(7), pp. 541-561.

29. Krstic, M., Kanellakopoulos, I., and Kokotovic, P. V. (1995), Nonlinear and adaptive control design, Wiley.

30. Krstic, M., Siranosian, A. A., Balogh, A., and Guo, B. Z. (2007), Control of strings and flexible beams by backstepping boundary control, IEEE, American Control Conference, 2007. ACC'07, pp. 882-887.

31. Krstic, M., Siranosian, A. A., and Smyshlyaev, A. (2006), Backstepping boundary controllers and observers for the slender Timoshenko beam: Part I-Design, American Control Conference, IEEE, pp. 2412-2417.

32. Krstic, M., Siranosian, A. A., Smyshlyaev, A., and Bement, M. (2006), Backstepping Boundary Controllers and Observers for the Slender Timoshenko Beam: Part II---Stability and Simulations, Decision and Control, 2006 45th IEEE Conference, IEEE, pp. 3938-3943.

33. Khalil, Hassan K. (2002), "Nonlinear systems, 3rd", New Jewsey, Prentice Hall. Vol. 9.

34. Larsen, C. M. (1995), Marine riser analysis, Technical Report NA550/655, Department of Naval Architecture and Marine Engineering, The University of Michigan.

35. Liu, W. (2003), "Boundary feedback stabilization of an unstable heat equation", SIAM journal on control and optimization. 42(3), pp. 1033-1043.

36. Lloyd, A. R. J. M. (1998), "Seakeeping Ship behaviour in Rough Weather. ARJM Lloyd, 26 Spithead Avenue, Gosport", Hampshire, United Kingdom.

37. Marconi, L., Isidori, A., and Serrani, A. (2002), "Autonomous vertical landing on an oscillating platform: an internal-model based approach", Automatica. 38(1), pp. 21-32.

38. Meirovitch, L. (1997), Principles and techniques of vibrations, Vol. 1, Prentice Hall New Jersey.

39. Merritt, H. E. (1967), Hydraulic control systems, John Wiley & Sons.

40. Niedzwecki, J. M. and Liagre, P. Y. (2003), "System identification of distributed-parameter marine riser models", Ocean Engineering. 30(11), pp. 1387-1415.

Page 138: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

128

41. Norton, M. P. and Fahy, F. J. (1988), "Experiments on the correlation of dynamic stress and strain with pipe wall vibrations for statistical energy analysis applications", Noise Control Engineering Journal. 30(3), pp. 107-117.

42. Sarpkaya, T. and Isaacson, M. (1981), "Mechanics of wave forces on offshore structures".

43. Sepulchre, R., Jankovic, M., and Kokotovic, P. V. (2012), Constructive nonlinear control, Springer Science & Business Media.

44. Skaare, B. and Egeland, O. (2006), "Parallel force/position crane control in marine operations", IEEE Journal of Oceanic Engineering. 31(3), pp. 599-613.

45. Sørensen, A. J. (2005), "Structural issues in the design and operation of marine control systems", Annual Reviews in Control. 29(1), pp. 125-149.

46. Sørensen, A. J., Leira, B., Peter Strand, J., and Larsen, C. M. (2001), "Optimal setpoint chasing in dynamic positioning of deep‐water drilling and intervention vessels", International Journal of Robust and Nonlinear Control. 11(13), pp. 1187-1205.

47. Tadmor, E. (2012), "A review of numerical methods for nonlinear partial differential equations", Bulletin of the American Mathematical Society. 49(4), pp. 507-554.

48. Tanaka, N. and Iwamoto, H. (2007), "Active boundary control of an Euler–Bernoulli beam for generating vibration-free state", Journal of sound and vibration. 304(3), pp. 570-586.

49. Trim, A. D., Braaten, H., Lie, H., and Tognarelli, M. A. (2005), "Experimental investigation of vortex-induced vibration of long marine risers", Journal of fluids and structures. 21(3), pp. 335-361.

50. Yamamoto, C. T., Meneghini, J. R., Saltara, F., Fregonesi, R. A., and Ferrari, J. A. (2004), "Numerical simulations of vortex-induced vibration on flexible cylinders", Journal of fluids and structures. 19(4), pp. 467-489.

51. Yang, K. J., Hong, K. S., and Matsuno, F. (2004), "Robust adaptive boundary control of an axially moving string under a spatiotemporally varying tension", Journal of Sound and Vibration. 273(4), pp. 1007-1029.

52. Yao, B., Bu, F., and Chiu, G. T. (2001), "Non-linear adaptive robust control of electro-hydraulic systems driven by double-rod actuators", International Journal of Control. 74(8), pp. 761-775.

Page 139: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

129

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A

Chứng minh sự tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín (3.17), (3.18)

và (3.47).

Lời chứng minh này là của tác giả Do và cộng sự (2008), được lấy ở tài liệu:

Do, K. D. and Pan, J. (2008), “Boundary control of transverse motion of marine

risers with actuator dynamics”, Journal of Sound and Vibration, 318(4), pp. 768–791.

A.1 Chứng minh tồn tại Equation Section (Next)

Đặt ( )2 0,H L là không gian Hilbert thông thường [4]. Việc phân tích dựa trên

không gian Sobolev:

( )( )

2

0, 00,x

S u tV u H L

== Î (A.1)

với chuẩn 2

x xS zz

u V u= , và:

( ) ( ) ( )4 0, 0, 0, , 0x x xS S zz zzW u V H L u t u L t= Î Ç = = (A.2)

với chuẩn 2 2

x x xS zz zzzz

u W u u= + trong đó p là ký hiệu của chuẩn pL .

Thực hiện nhân cả hai vế của (3.17) với f , sau đó lấy tích phân từ 0 đến L ta

thu được:

( )20 0 0 0 00 0

3

2L L L L Lx x x x x xtt zzzz zz z zz

EAm u dz EI u dz P u dz u u dz f dzf f f f fò ò ò ò ò=- + + +

(A.3)

Ta sẽ sử dụng xấp xỉ hóa Galerkin để chỉ ra rằng với mọi SVf Î , tồn tại

xS

u VÎ sao cho (A.3) luôn đúng. Ta đặt jf là véc-tơ có thành phần của hệ trực giao

hoàn toàn của SW , trong đó ( ) ( ){ } { }1 2

0 0, , , Span ,x x

tu z t u z t f fÎ . Với mỗi ,n NÎ

Page 140: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

130

ta đặt { }1 2span , ,..., nSnW f f f= . Ta sẽ tìm một hàm ( ) ( ) ( )1

,n

x n j jj

u z t K t f== S

sao cho với mọi SnWf Î luôn thỏa mãn các phương trình sau:

( ) ( ) ( )( ) ( ) ( )

0 0 00 0

2

0 0

3

2

n n nL L Lx x x

tt zzzz zz

n n nL Lx x x

z zz

m u dz EI u dz P u dz

EAu u dz f dz

f f f

f f

ò ò ò

ò ò

= - + +

+ +

( )( )

3

0( , ) ( , ) ( , ) ( , )

2 , ( , ) ( , ) ( , ) ( )

x x x xtt zzz z z

x x xt t

EAMu L t EIu L t P u L t u L t

t u L t Du L t Bu L t u t

- + + +

+D + + = (A.4)

với các điều kiện đầu:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )0 0 0 0, , , , ,

n nx x x x

t tu z t u z t u z t u z t= = . (A.5)

Các điều kiện đầu này hoàn toàn khả thi vì ( ) ( )( )0 0, , , Wx x

t Snu z t u z t Î với

2n ³ . Ở đây ta lưu ý rằng, phương trình (A.4) và (A.5) trong thực tế là hệ các phương

trình vi phân thường theo biến t , có nghiệm cục bộ trong )0,ntéêë . Sau khi tiến hành

ước lượng, nghiệm gần đúng sẽ được mở rộng ra khoảng 0,Té ùê úë û với mọi 0T > cho

trước.

Ước lượng 1: Từ giá trị chặn trên của tích phân ( ) ( )2 2

0 0

n nL Lx x

t zzu dz u dzò ò+

trong phương trình (A.4), ta chọn nt

f h= và xét hàm Lyapunov sau:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2 2 4 20 0

0 0 0 02

2

0 0

2 2 8 2

( , ) ( , )2 2

L L L Ln n n nx x x xt z z zz

L n n n nx x x x nt z t z e

m P EA EIV u dz u dz u dz u dz

M Lz u u dz u L t u L t

m

g lg

ò ò ò ò

ò

= + + +

æ ö÷ç ÷ç+ + + + D÷ç ÷÷çè ø (A.6) với g là hằng số dương xác định như ở phần thiết kế điều khiển; l là hằng số dương.

Đạo hàm hàm V trong phương trình (A.6) theo các nghiệm của (A.4), rồi áp

dụng các bước tương tự như trong phần thiết kế điều khiển, ta có:

Page 141: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

131

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2 4 2

0 0 030 0

22

04 50

2 4

60 0

2

2 1

2

3 3

8 2

, ,

, ,8

1 1 1

4 4

n n nL L Lx x x

z z zz

n n nL x x x

t t z

n nx xz z

n

nH H H

EA EIV c u dz u dz u dz

m m

Lc u dz c u L t u L t

m

L LEAc u L t u L t

m m

K KK

m m m

g g

gs

g g

als sa

ò ò ò

ò

£ - - - -

æ ö÷ç ÷ç- - - + -÷ç ÷÷çè ø

- - -

æ ö¶ +÷ç ÷ç- - -÷ç ÷ç ÷ç¶è ø

( )

2

2

22

0

1

4

1 ,

4 4

ne

nLn xLLf dz

ss

l gs e

ò

æ ö÷æ öç ÷÷ç ç ÷÷ç ç - - D -÷÷ç ç ÷÷÷ç ç ÷è øç ÷çè ø+

+ D +

(A.7)

trong đó các hằng số dương 3c ,

4c và

5c là các hằng số dương và s là hằng số dương

tùy ý. Phương trình (A.6) và (A.7) luôn tồn tại một giá trị s đủ nhỏ và một giá trị l

đủ lớn, sao cho:

n n n nW c W Q£- + (A.8)

với nc là một hằng số dương và

nQ là giá trị lớn nhất của:

( ) ( )( ) ( ) 22

04 1 4n

Ln xLL f dzl s g e òD + + (A.9)

bị chặn bởi một số hằng số không âm.

Khi đó, từ bất phương trình vi phân (A.9), ta có: ( ) ( )( )0n n n nW t w t Q C£ -

nghĩa là tồn tại một hằng số không âm 1M sao cho:

( ) ( ) ( )2 2 2

0 0 0 1

n n nL L Lx x x

t z zzu dz u dz u dz Mò ò ò+ + £ (A.10)

với 0,t

Té ù" Î ê úë û , n NÎ .

Ước lượng 2: Cũng tương tự, từ giá trị chặn trên của tích phân ( )0,x

ttu z t trong

chuẩn 2L . Trong phương trình đầu của (A.4), ta chọn ( )0,z

ttu z tf = và

0t t= ta được:

Page 142: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

132

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( )( ) ( )

2

0 00 0 0 0

00 0 0

2

0 0 0 0

, , ,

, ,

3 , , ,

2

n n nL Lx x x

tt zzzz tt

n nL x x

zz tt

n n nL x x x

z zz tt

m u z t dz EI u z t u z t dz

P u z t u z t dz

EAu z t u z t u z t dz

ò ò

ò

ò

= - +

+ +

+ +

( ) ( ) ( )0

0 0 , .

n nL x x

t t ttf u z t dz=ò+

(A.11) Sau một số biến đổi, ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( )( ) ( ) ( )0

22

2 2 20

0 0 00 1 0 0 01 1

24 2 2

0 00 01 1

4 , , ,4 4

3 1 1 , ,

2 4 4

n n nL L Lx x x

tt zzzz zz

n n nL Lx x x

z zz t t

EI Pm u z t dz u z t dz u z t dz

EAu z t u z t dz f dz

mm m

m m =

ò ò ò

ò ò

- £ +

æ ö÷ç ÷+ +ç ÷ç ÷çè ø (A.12) với

1m là một hằng số dương tùy ý.

Do các giá trị đầu ( )0,xu z t và ( )0

,xtu z t là đủ trơn và ( ) ( )

2

0 ,n

L xtu z t dzò ,

( ) ( )2

0 ,n

L xzu z t dzò , ( ) ( )

2

0 ,n

L xzzu z t dzò bị chặn, nên từ phương trình (A.12), việc lấy

1m

nhỏ hơn so với 0

4m sẽ tồn tại một hằng số không âm 2

M sao cho:

( ) ( )2

0 0 2,

nL x

ttu z t dz Mò £ với 0,

tTé ù" Î ê úë û , n NÎ . (A.13)

Ước lượng 3: Từ giá trị chặn trên của ( ),xttu z t và ( ),x

zztu z t trong chuẩn 2L . Để

ước lượng biên trên của các thành phần này, ta sử dụng phương pháp vi phân. Ta

chọn t và x sao cho T tx < - . Lúc này, đạo hàm của phương trình đầu của (A.4)

với t t x= + và t t= , và đặt ( ) ( ) ( ) ( )n n

x xt tu t u tf x= + - , ta sẽ được:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

20

0

2

0 1 2

, ,2

, , 02

n nL x x

t t

n nL x x

zz zz

m du z t u z t dz

dt

EI du z t u z t dz

dt

x

x

ò

ò

æ ö÷ç + - +÷ç ÷çè øæ ö÷ç+ + - +W +W =÷ç ÷çè ø

(A.14)

Page 143: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

133

trong đó:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

20

10

2

0

22

, ,2

, , ,4

, , , ,

L n nx xz z

L n nx x xz z z

n n nx x xz z z

P du z t u z t dz

dt

EAu z t u z t u z t

du z t u z t u z t dz

dt

x

x x

x

ò

ò

æ ö÷çW = + - ÷ç ÷çè øæçç+ + + + +ççè

öæ ö÷÷ç ÷+ + - ÷ç ÷÷ç ÷è øø

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )( )

( ) ( )( )) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

2

: :0

, , , ,

, ,

, , .

n nx x n ntt tt t t

nx xt t

L n n n nx x x x

t t t t t t

M u L t u L t D u L t u L t

B t t u L t u L t

f f u L t u L t dzx

x x

x x

x= + =ò

æ æ ö÷ç çW = + - + + -÷ç ç ÷çç è øèæ ö÷ç- + - + - ÷ç ÷çè ø

æ öæ ö÷ ÷ç ç- - + -÷ ÷ç ç÷ ÷ç çè øè ø

(A.15)

Do các điều kiện đầu ( )0,xu z t và ( )0

,xtu z t đủ trơn, nên ta có ( )0, 0xu t = ,

( )0, 0xzzu t = , ( ), 0x

zzu L t = với mọi x

Su WÎ và khi đó tất cả các thành phần

( ) 2

0

nL x

tu dzò , ( ) ( )

2

0 ,n

L xzu z t dzò , ( ) ( )

2

0 ,n

L xzzu z t dzò bị chặn. Sử dụng định lý giá trị

trung bình, Bổ đề 3 và Bổ đề 4 trong [16], ta thấy rằng tồn tại các hằng số không âm

31M và

32M sao cho:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2

1 2 310

2

320

, ,

, ,

L n nx x x

t t

L n nx xzz zz

M u u z t u z t dz

M u z t u z t dz

x

x

ò

ò

æ ö÷çW + W £ + - ÷ç ÷çè øæ ö÷ç+ + - ÷ç ÷çè ø

(A.16)

Từ (A.16) ta có thể viết lại (A.14) dưới dạng như sau:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )33 033 0

, , , ,n

M t tndt M t t t e

dtx x x x -F

£ F F £ F (A.17)

với 33M là hằng số không âm, và:

Page 144: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

134

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2

00

2

0

, , ,

+ , ,

L n nn x x

t t

L n nx xzz zz

t m u z t u z t dz

EI u z t u z t dz

x x

x

ò

ò

æ ö÷çF = + - +÷ç ÷çè øæ ö÷ç + - ÷ç ÷çè ø

(A.18)

Chia cả 2 vế của bất phương trình cuối của (A.17) cho 2x sau đó lấy giới hạn

2 0x ta được:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )0

2 2 2

0 0 00 0 0

2 33

0 0

, , ,

,

n n nL L Lx x x

tt zzt tt

n M t tL xzzt

m u z t dz EI u z t dz m u z t dz

EI u z t dz e-

ò ò ò

ò

éê+ £êë

ùú+úû

(A.19)

với mọi 0

0 t t T£ £ £ . Lúc này từ các ước lượng đã có trong phương trình (A.10)

và (A.12), ta có thể suy ra từ (A.19) rằng: tồn tại 3

0M ³ phụ thuộc vào T sao cho:

( ) ( ) ( ) ( )2 2

0 00 3, ,

n nL Lx x

tt zztm u z t dz EI u z t dz Mò ò+ £ (A.20)

Từ các ước lượng cho trong (A.10), (A.13) và (A.19), ta có thể sử dụng định lý

Lions-Aubin, ta thấy hệ phi tuyến (A.4) có thể tiến đến giới hạn, do đó có thể chứng

minh được sự tồn tại của các nghiệm toàn cục trong khoảng 0,Té ùê úë û .

A.2 Chứng minh tính duy nhất

Đặt u và v là hai nghiệm của hệ thống vòng kín (3.17).

Tiếp theo, ta đặt u vv = - , khi đó ta có ( )0, 0z tv = và ( )0

, 0tz tv = , từ

phương trình (A.3) ta có thể viết lại như sau:

( ) ( ) ( )00

0 02 2

0 0

3 .

2

tt zzzz zz

x x x

L LL x x x

L Lx x x x x xz zz z zz u u u v

m dz EI dz dz

EAu u v v dz f f dz

v f v f v f

f f= =

ò ò ò

ò ò

= - + +

æ ö÷ç+ - + -÷ç ÷çè ø

(A.21)

Ta đặt ( ),tz tf v= và bỏ qua giới hạn của các ước lượng trong (A.10), (A.12)

và (A.19), ta có:

Page 145: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

135

( ) ( )2 2 2 20 0 0 04

,L L L Lt ss t ss

ddz dz M dz dz

dtv v v vò ò ò ò+ £ + (A.22)

với 4

M là hằng số dương. Do ( )0, 0z tv = và ( )0

, 0tz tv = , sử dụng Bổ đề

Gronwall ta có 0v = nghĩa là u v= với mọi 0

0t t³ ³ và 0,z Lé ùÎ ê úë û .

PHỤ LỤC B

Chứng minh sự tồn tại và duy nhất của nghiệm hệ thống vòng kín (3.28), (3.29)

và (3.30).

Lời chứng minh được tiến hành tương tự như trong PHỤ LỤC A.

B.1 Chứng minh tồn tại Equation Section (Next)

Gọi ( )2 0,H L là không gian Hilbert thông thường. Để chứng minh sự tồn tại và

tính duy nhất ta sử dụng không gian Sobolev như sau:

( )( )

2

0, 00,

S tV H L

qq

== Î (B.1)

với chuẩn 2 2ss ssssWS

q q= + , và:

( )( ) ( )

4

0, 0, , 00,

ss ssS S t L tW V H L

q qq

= == Î Ç (B.2)

Sử dụng chuẩn W 2 2S

ss ssssq q= + , trong đó

p mô tả chuẩn pL . Thực hiện

phép nhân hai vế của hai phương trình đầu (3.28) với 1 2,

SVf f Î và lấy tích phân từ

0 đến L , ta thu được:

( )

( ) ( ) ( )

3

0 0 0 00 1 0 1 1

0 0 01 1 1 1

1 2 1

2

, , , 0

L L L Lx x x xtt zz zz z z z z

L L Lx z x xLD t z z z

x xt

EAm u dz EI u dz P u dz u dz

u dz EA u u dz f dz

K u L t K u L t L t

f f f f

f f f

f

ò ò ò ò

ò ò ò

- - - -

-W - +é ù- + =ê úë û

(B.3)

Page 146: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

136

( )( ) ( ) ( )

2

0 0 0 00 2 2 2 2 2

0 2 5 6 2

2 , , , 0

L L L Lz z x ztt z z z z D t

L zL z zt

EAm u dz EA u dz u dz u dz

f dz K u L t K u L t L t

f f f f

f f

ò ò ò ò

ò

- + - -W

é ù+ - + =ê úë û

(B.4)

Sử dụng phương pháp xấp xỉ Galerkin ta thấy với mọi 1 2,

SVf f Î sẽ tồn tại

xS

u WÎ và zS

u VÎ sao cho (B.3) và (B.4) luôn đúng.

Đặt 1jf và

2jf là các phần tử của các hệ trực giao hoàn toàn của

SW và

SV , với

mỗi ( ) ( ){ }0 0, , ,x x

tu z t u z t Î { }1 2

1 1 1Span , ,..., nf f f và ( ) ( ){ }0 0

, , ,z zt

u z t u z t Î

{ }1 22 2

Span ,f f . Tương ứng với mỗi n NÎ , ta đặt { }1 21 1 1

Span , ,..., nSnW f f fÎ và

{ }1 21 1 1

Span , ,..., nSnV f f fÎ , ta sẽ đi tìm các hàm ( ) ( ) ( )1 1 1

,n

x j jnju s t K t f=å= và

( ) ( ) ( )1 3 2,

nz j jn

ju s t K t f=å= sao cho với mọi 1 SWf Î và

2 SnVf Î luôn thỏa mãn các

phương trình sau:

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

3

0 0 0 00 1 1 0 1 1

0 0 01 1 2

1 2 1

2

, , , 0

n n n nL L L Lx n x n x n x n

tt zz zz z z z z

n n n n nL L Lx n z x n xL x

D t t z z

n nx z n

t

EAm u dz EI u dz P u dz u dz

u dz EA u u dz f u dz

K u L t K u L t L t

f f f f

f f

f

ò ò ò ò

ò ò ò

- - - -

-W - + -é ùê ú- + =ê úë û

(B.5)

( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

2

0 0 00 2 2 2

0 02 2 2

5 6 3

2

, , , 0

n n nL L Lz n z n x n

tt z z z z

n nL Lz n zL n

D t

n nz z n

t

EAm u dz EA u dz u dz

u dz f dz

K u L t K u L t L t

f f f

f f

f

ò ò ò

ò ò

- + - -

-W + -é ùê ú- + =ê úë û

(B.6)

Ước lượng 1: Từ giá trị chặn trên của tích phân ( ) ( )2 2

0L x z

t tu u dzò

æ ö÷ç + ÷ç ÷çè ø và tích

phân ( ) ( ) ( )2 2 2

0 0L Lx z x

z z zzu u dz u dzò ò

æ ö÷ç + +÷ç ÷çè ø, ta chọn

1ntuf = và

2ntwf = trong các

phương trình (B.3) và (B.4), khi đó các phương trình trên được viết dưới dạng sau:

Page 147: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

137

( ) ( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

0 0 00 0

3 2

0 01

0 0

1 2

2

, , , 0

n n n n nL L Lx x x n x x

tt t zz zzt z zt

n n nL Lx x x

z zt D t

n n n nL Lz x xL x

z z t

n n nx x x

t t

m u u dz EI u dz P u u dz

EAu u dz u dz

EA u u dz f u dz

K u L t K u L t u L t

fò ò ò

ò ò

ò ò

- - - -

- -W -

- + -é ùê ú- + =ê úë û

(B.7)

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

2

0 0 00

2

0 02

5 6

2

, , , 0

n n n n n nL L Lz z z z x z

tt t z zt z zt

n n nL Lz zL z

D t t

n n nz z z

t t

EAm u u dz EA u u dz u u dz

u dz f u dz

K u L t K u L t u L t

ò ò ò

ò ò

- + -

-W +é ùê ú- + =ê úë û

(B.8)

Xét hàm Lyapunov sau:

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )

2 2 20 0

0 0

22

2

0 0

0 01 2

22 1

1 30

2 2

2 2 2

, +

n n nL Lx z z

n t t z n

nx

n nzL Lz xz zz

n n n nL Lx x z z

t t

nx

m PV u u dz u dz V

uEA EIu dz u dz

u u dz u u dz

KK u L t K

m

r r

r

ò ò

ò ò

ò ò

æ ö÷ç= + + +÷ç ÷çè øæ ö÷ç ÷ç ÷ç ÷+ + + +ç ÷ç ÷ç ÷ç ÷çè ø

+ + +æ ö÷ç ÷+ +ç ÷ç ÷÷çè ø

( ) ( )2

4 2

0

, n

zKu L t

m

ræ ö÷ç ÷+ç ÷ç ÷÷çè ø

(B.9)

trong đó 1r ,

2r và

iK với 1...4i = là các hằng số dương.

Đạo hàm ở phương trình (B.9) dọc theo các nghiệm của (B.7) và (B.8) rồi áp

dụng các bước tương tự như trong phần thiết kế điều khiển, ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( )

2 2 21 3 2

1 20 0

2

4

, , ,

,

n n nx x z

n t

nzt n cn

KV K u L t K u L t u L t

m m

K u L t cV

r r£- - - -

- - +D

(B.10)

trong đó:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

1 20 0

0 0

0 0

n n n nL Lx xL z zL

cn

n n n nL Lx xL z zL

t t

u f dz u f dzm m

u f dzdz u f dz

r rò ò

ò ò

D = +

+ +

(B.11)

Page 148: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

138

Giá trị chặn trên c

D có thể được viết là:

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( )

( ) ( )

22 2 2

10 0 05

5 0 6

2 2 26 1

0 0 070 72

2 22 8 2

0 0

0 8 0

41

1

4

n n nL L Lx xL x

cn t z

n n nL L LxL z zL

t

n nL Lz zL

z

Lu dz f dz u dz

m

f dz u dz f dzm

Lu dz f dz

m m

rg

g gg r

gg

r g r

g

ò ò ò

ò ò ò

ò ò

D £ + + +

+ + + +

+ +

(B.12)

tồn tại một hằng số dương x sao cho bất đẳng thức sau thoả mãn:

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( )

2 2 2 2

0 0 0 0

2 26 1 8 2

0 05 70 0

1 1 +

n n n nL L L Lx x z z

cn z t z t

n nL LxL zL

u dz u dz u dz u dz

f dz f dzm m

x

g r g rg g

x x

ò ò ò ò

ò ò

æ ö÷çD £ + + + ÷ç ÷çè øæ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷ç ç+ + +÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(B.13)

Từ giá trị chặn dưới của hàm V , ta có:

( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2

0 0 0 0

n n n nL L L Lx x z z

z t z t

Vu dz u dz u dz u dzx x

zò ò ò òæ ö÷ç + + + £÷ç ÷çè ø

(B.14)

trong đó:

2 1 4 21 2 3 4 1 3

0 0

1 1min , , , , , ,

8 2 2 2

K KEA EIc c c c K K

m m

r rz

ì üæ ö æ öï ï÷ ÷ï ïç ç÷ ÷= + +ç çí ý÷ ÷ç ç÷ ÷ï ï÷ ÷ç çè ø è øï ïî þ (B.15)

Thay (B.13) và (B.14) vào (B.10) được:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( )

2 2 21 3 2

1 20 0

2

4

, , ,

1 ,

nx x z

n t

nzt n n

KV K u L t K u L t u L t

m m

K u L t c V Q

r r

xz x

£- - -

æ ö÷ç ÷- - - +ç ÷ç ÷çè ø

(B.16)

với 6 1 8 25 1 7 2

0 0n n nQ Q Q

m m

g r g rg gæ ö æ ö÷ ÷ç ç÷ ÷= + + +ç ç÷ ÷ç ç÷ ÷÷ ÷ç çè ø è ø

(B.17)

và ( ) ( )2 2

0 01 20 0max , max

n nL LxL zL

n nt tQ f dz Q f dz

³ ³ò ò= = (B.18)

Nếu x được lựa chọn sao cho c cxz

= - là dương, khi đó:

Page 149: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

139

1n n nV cV Q

x£- + (B.19)

Nhân cả hai vế của bất phương trình trên với cte rồi lấy tích phân thu được:

( ) ( ) ( ) ( )00 2 0

1 1,

c t t nn n n n ttV t V t Q e Q w z tf

x x- -æ ö÷ç ÷£ + + =ç ÷ç ÷çè ø

(B.20)

Từ (B.20) có thể kết luận rằng tồn tại một hằng số không âm 1M sao cho:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )2 2 2 2 2

0 0 0

n n n n nL L Lx z x z x

t t z z zzu u dz u u dz u dzò ò ò

æ ö æ ö÷ ÷ç ç+ + + +÷ ÷ç ç÷ ÷ç çè ø è ø (B.21)

với 0,T ,t n Né ù" Î Îê úë û .

Ước lượng 2: Từ giá trị chặn trên của ( ) ( )2

0 0,

nL x

ttu z t dzò và ( ) ( )

2

0 0,

nL z

ttu z t dzò

trong chuẩn 2L . Ta chọn ( )1 0,n

ttu z tf = , và

0t t= . Từ phương trình (B.3) và (B.4)

tương ứng, ta sẽ có:

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )

2

0 00 0 0 0

3

0 00 0 0 0 0

0 0 0 0

0 01 0 0 0 0

, , ,

, , , ,2

, , ,

, , , ,

n n nL Lx x x

tt zz zztt

n n n nL Lx x x x

zz ztt z ztt

n n nL z x x

z z ztt

n n n nL Lx x zL x

D t tt tt

m u z t dz EI u z t u z t dz

EAu z t u z t dz P u z t u z t dz

EA u z t u z t u z t dz

u z t u z t dz f z t u z t dz

ò ò

ò ò

ò

ò ò

- - -

- - -

- -

-W + -

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )1 0 2 0 0 0 , , , , 0

n n n nx x x x

t tt ttK u L t K u L t u L t u L té ùê ú- + =ê úë û

(B.22) và:

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

2

0 00 0 0 0

2

0 0 0

0 02 0 0 0 0

5 0 6 0 0

, , ,

, ,2

, , , ,

, , , 0

n n nL Lz z z

tt z ztt

n nL x x

z ztt

n n n nL Lz z zL z

D t tt tt

n n nz z z

t tt

m u z t dz EA u z t u z t dz

EAu z t u z t dz

u z t u z t dz f z t u z t dz

K u L t K u L t u L t

ò ò

ò

ò ò

- +

-

-W +é ùê ú- + =ê úë û

(B.23) Lấy tích phân từng phần (B.22) và (B.23) và áp dụng điều kiện tương hợp:

Page 150: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

140

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

3

0 0 0 0 0

1 0 2 0

, , , ,2

, ,

n n n nx x x zzzz z z z

n nx x

t

EAEI u L t P u L t u L t EA u L t

K u L t K u L t

- + + +

=- -

và ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )2

0 0 3 0 4 0, , , ,

2

n n n nz x z zz z t

EAEA u L t u L t K u L t K u L t+ =- -

và các điều kiện biên, ta sẽ có:

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( )( ) ( )

( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )

2

0 00 0 0 0

00 0 0

2

0 0 0 0

0 0 0 0

0 0 0

, , ,

, ,

3 , , ,

2

, , ,

, , 0

n n nL Lx x x

tt zzzz tt

n nL x x

zz tt

n n nL x x x

tt z zz

n n nL z x x

zz z tt

n nL xL x

tt

m u z t dz EI u z t u z t dz

P u z t u z t dz

EAu z t u z t u z t dz

EA u z t u z t u z t dz

f z t u z t dz

ò ò

ò

ò

ò

ò

-

+

+

+

+ =

(B.24)

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( ) ( )( )( ) ( )

2

0 00 0 0 0

0 0 0

02 0 0

0 0 0

, , ,

, ,

, ,

, , 0

n n nL Lz z z

tt zz tt

n nL x x

z zz

n nL z z

D t tt

nL zL z

tt

m u z t dz EA u z t u z t dz

EA u z t u z t dz

u z t u z t dz

f z t u z t dz

ò ò

ò

ò

ò

- - +

+ -

-W +

+ =

(B.25)

Từ (B.24) và (B.25), ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

( )( ) ( )( ) ( )

22 2

0 00 1 0 01

2 22 2

0 10 00 0

1 12

4 2

0 0 0 01

7 , ,

, ,

3 1 , , ,

2

n nL Lx x

tt zzzz

n nL Lx xD

zz t

n nL x x

z zz

EIm u z t dz u z t dz

Pu z t dz u z t dz

EAz t u z t u z t dz

mm

m m

m

ò ò

ò ò

ò

- £

W+ -

æ ö÷ç ÷+ç ÷ç ÷çè ø

( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( )

22

0 0 01

22

0 0 01

2

0 01

, ,

, ,

1 , 0

n nL z x

zz z

n nL z x

zz zz

nL xL

EAu z t u z t dz

EAu z t u z t dz

f z t dz

m

m

m

ò

ò

ò

+

+

+ =

(B.26)

Page 151: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

141

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )2

2 2

0 00 2 0 03

4 , ,n n

L Lz ztt zz

EAm u z t dz u z t dzm

mò ò- £

( ) ( ) ( )( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

22 2

0 0 03

22 2

20 00 0

3 3

, ,

1 , , 0

n nL x x

z zz

n nL Lz zLD

t

EAu z t u z t dz

u z t dz f z t dz

m

m m

ò

ò ò

+

W- + =

(B.27) trong đó

1m và

2m là các hằng số dương. Ta có tìm được các giá trị chặn của

( ) ( )2 2

0

n nL x z

t tu u dzò

æ ö÷ç + ÷ç ÷çè ø, ( ) ( )2 2

0

n nL x z

z zu u dzò

æ ö÷ç + ÷ç ÷çè ø và ( )20

L xzzu dzò vì các giá trị ban

đầu ( ) ( )0 0, ,x zu z t u z t , ( )0,x

tu z t và ( )0

,zu z t là đủ trơn, từ các bất phương trình (B.26)

và (B.27), có thể kết luận rằng:

( ) ( )2

0 0 2,

nL x

ttu z t dz Mò £ (B.28)

( ) ( )2

0 0 3,

nL z

ttu z t dz Mò £ (B.29)

với mọi 0,t Té ùÎ ê úë û, n NÎ , trong đó

2M và

3M là các hằng số không âm, sao cho

1m

và 2

m được chọn nhỏ hơn 0

7

m và 0

4

m.

Ước lượng 3: Giới hạn trên của ( ) ( )2

0 0,

nL x

ttu z t dzò và ( ) ( )

2

0 ,n

L zttu z t dzò trong

chuẩn 2L . Để ước lượng giới hạn trên của các thành phần này, ta chọn giá trị t , 0x >

sao cho T tx < - . Đạo hàm các phương trình (B.3) và (B.4) với t t x= + và

t t= và thay thế 1

f và 2

f bằng ( ) ( ) ( ) ( )n n

x xt tu t u tx+ - và

( ) ( ) ( ) ( )n n

z zt tu t u tx+ - , ta được:

Page 152: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

142

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

20

0

2

0 1

, ,2

, , 02

n nL x x

t t

n nL x x

zz zz

m du z t u z t dz

dt

EI du z t u z t dz

dt

x

x

ò

ò

é ùê ú+ -ê úë û

é ùê ú+ + - +W =ê úë û

(B.30)

trong đó:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

01 0

2

0

0

, , , ,

, ,2

, , , ,

, ,

n n n nL x x x x

D z z zt zt

n nL x x

z z

n n nL xL xL x x

t t

n nz zz z

P u z t u z t u z t u z t dz

EAu z t u z t dz

f z t f z t u z t u z t

EA u z t u z t

x x

x

x x

x

ò

ò

ò

é ù é ùê ú ê úW = + - + -ê ú ê úë û ë û

é ùê ú+ + - -ê úë û

é ù é ùê ú ê ú- + - + - +ê ú ê úë û ë û

+ + - ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

0 , ,

, ,

n nL x x

z z

n nx xzt zt

u z t u z t dz

u z t u z t dz

x

x

òé ù é ùê ú ê ú+ -ê ú ê úë û ë û

é ùê ú´ + - +ê úë û

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

1 1 2

2

, , ,

, , ,

n n nx x x

t

n n nx x xt t t

K u L t K u L t K u L t

K u L t u L t u L t

x x

x

éæçê+ + - + + -ççêèëùö é ù÷ú ê ú- + -÷÷ú ê úø ë ûû

(B.31)

( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

20

0

2

2

, ,2

, , 02

n nL z z

t t

n nz zt t

m du z t u z t dz

dt

EA du z t u z t

dt

x

x

òé ùê ú+ -ê úë û

é ùê ú+ + + +W =ê úë û

(B.32)

trong đó:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )

2 2

02 0 0 0 0

2

0 01

3 3

, , , ,2

, , , ,

, , , ,

n n n nL x x z z

D z z z z

n n n nL Lz z zL zL

D t t

n n n nz z z zt t

EAu z t u z t u z t u z t dz

u z t u z t dz f z t f z t

u z t u z t dz K u L t K u L t

x x

x x

x x

ò

ò ò

é ù é ùê ú ê úW = + - + -ê ú ê úë û ë û

é ù é ùê ú ê ú+ W + - - + -ê ú ê úë û ë û

é ù æê ú´ + - + + -ê ú èë û

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )4 4 , , , ,

n n n nz z z zt t t t

K u L t K u L t u z t u z t dzx x

é ö÷çê ÷ç ÷çê øëùæ ö é ù÷ç ú ê ú+ + - + -÷ç ÷ç ú ê úè ø ë ûû

(B.33)

Page 153: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

143

Lấy tích phân 1

W và 2

W với điều kiện đầu ( )0,xu z t , ( )0

,xtu z t , ( )0

,zu z t và

( )0,z

tu z t đủ trơn, ( )0, 0xu t = , ( )0, 0x

zzu t = , ( ), 0x

zzu L t = , ( )0, 0z

zu t = ,

( )0, 0zzzu t = , ( ), 0z

zzu L t = với mọi ( ),x

Su z t WÎ và ( ),x

Su z t VÎ . Thêm vào đó,

( ),xtu z t và đạo hàm trong không gian của ( ),xu z t bị chặn đến bậc 4. Sử dụng Bổ

đề 3 và Bổ đề 4 trong [16], ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )2

0 01 31 32, , , ,

n n n nL Lx x x x

t t zz zzM u z t u z t dz M u z t u z tx xò ò

é ù é ùê ú ê úW £ + - + + -ê ú ê úë û ë û

(B.34)

( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )2 2

0 02 33 34, , , ,

n n n nL Lz z x x

t t zz zzM u z t u z t dz M u z t u z t dzx xò ò

é ù é ùê ú ê úW £ + - + + -ê ú ê úë û ë û

(B.35)

trong đó: 3i

M , với 1...4i = là các hằng số không âm.

Thay các giá trị ở phương trình (B.34) và (B.35) vào (B.30) và (B.32), ta có:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )35 01

35 1 1 1 0

,, , ,

nM t tn

d tM t t t e

dt

xx x x -F

£ F F £ F (B.36)

( ) ( ) ( ) ( ) ( )36 02

36 3 3 2 0

,, , ,

nM t tn

d tM t t t e

dt

xx x x -F

£ F F £F (B.37)

trong đó 35

M và 36

M là các hằng số không âm và:

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2

01 0

2

0

, , ,

, ,

n nLn x x

t t

n nL x x

zz zz

t m u z t u z t dz

EI u z t u z t dz

x x

x

ò

ò

é ùê úF = + -ê úë û

é ùê ú+ + -ê úë û

(B.38)

( ) ( ) ( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( )

2

02 0

2

0

, , ,

, ,

n nLn z z

t t

n nL z z

zz zz

t m u z t u z t dz

EI u z t u z t dz

x x

x

ò

ò

é ùê úF = + -ê úë û

é ùê ú+ + -ê úë û

(B.39)

Chia cả hai vế của (B.36) và (B.37) cho 2x và lấy giới hạn 0x ta được:

Page 154: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

144

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( ) ( )35 0

2 2

0 00

2 2

0 00 0 0

, ,

, ,

n nL Lx x

tt zzt

n n M t tL Lx xtt zzt

m u z t dz EI u z t dz

m u z t dz EI u z t dz e-

ò ò

ò ò

+é ùê ú£ +ê úë û

(B.40)

( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) ( ) ( ) ( )36 0

2 2

0 00

2 2

0 00 0 0

, ,

, ,

n nL Lz z

tt zzt

n n M t tL Lz ztt zzt

m u z t dz EI u z t dz

m u z t dz EI u z t dz e-

ò ò

ò ò

+é ùê ú£ +ê úë û

(B.41)

Từ các Ước lượng 1 và Ước lượng 2 có thể nhận thấy sự tồn tại của các hằng số

không âm 5

M , 6

M và 7

M ở bất đẳng thức trên phụ thuộc vào T sao cho:

( ) ( ) ( ) ( )2 2

0 00 4, ,

n nL Lx x

tt zztm u z t dz EI u z t dz Mò ò+ £ (B.42)

( ) ( ) ( ) ( )2 2

0 00 5, ,

n nL Lz z

tt zztm u z t dz EI u z t dz Mò ò+ £ (B.43)

Từ các Ước lượng 1, 2 và 3 và áp dụng định lý Lions-Aubin, ta thấy hệ phi tuyến

(B.5) và (B.6) có thể tiến đến giới hạn, do đó chứng minh được sự tồn tại của các

nghiệm toàn cục.

B.2 Chứng minh tính duy nhất

Đặt u , w và u , w là hai bộ nghiệm khác nhau cho hệ thống vòng kín ở phương

trình (4.19). Độ lệch giữa hai bộ số là 1u uq = - và

2u wq = - . Cần chứng minh

( ) ( )1 0 2 0, , 0z t z tq q= = và ( ) ( )1 0 2 0

, , 0t tz t z tq q= = , và:

( ) ( ) ( )

30 0 0 0 00 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1

0 02 1 1 1 1 1 2 1 1

2 , , , 0

L L L L Lxtt zz zz z z z z D t

L L xLz z z t

EAm dz EI dz P u dz dz dz

EA dz f dz K L t K L t L t

q f q f f q f q f

q q f f q q f

ò ò ò ò ò

ò ò

- - - - -W -

é ù- ++ - + =ê úë û

(B.44)

( ) ( ) ( )

20 0 0 00 2 2 2 2 1 2 2 2 2

0 2 5 2 6 2 2

2 , , , 0

L L L Ltt z z z z D t

L xLt

EAm dz EA dz dz dz

f dz K L t K L t L t

q f q f q f q f

f q q f

ò ò ò ò

ò

- + - -W

é ù+ - + =ê úë û

(B.45)

Lấy tương ứng ( )1 1,

tz tf q= và ( )2 2

,tz tf q= trong (B.44), (B.45) và tiến hành

các bước làm tương tự như trong Ước lượng 3, ta được kết quả như sau:

Page 155: LỜI CAM ĐOAN - tnut.edu.vn

145

2 2 2 20 0 0 01 1 6 1 1L L L Lt zz t zz

ddz dz M dz dz

dtq q q qò ò ò òé ù é ù+ £ +ê ú ê úë û ë û (B.46)

2 2 2 20 0 0 02 2 7 2 2L L L L

t z t z

ddz dz M dz dz

dtq q q qò ò ò òé ù é ù+ £ +ê ú ê úë û ë û (B.47)

trong đó: 6

M và 7

M là các hằng số dương. Sử dụng bổ đề Gronwall và các điều kiện

đầu 1 2

0q q= = để chứng minh được sự duy nhất của lời giải cho vấn đề cần giải quyết.