12
NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏ T Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected] BAÙ O LA Â M ÑO À NG PHA Ù T HA Ø NH THÖ Ù HAI, THÖ Ù TÖ, THÖÙ SAÙ U VAØ CUOÁ I TUAÀ N Baùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn CUOÁI TUAÀN SOÁ 188 THÖÙ BAÛY 17 - 5 2014 1 TUAÀN CON SOÁ CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG V ấn đề cuối tuần (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TRANG 2) 4 5 (XEM TRANG 9) Kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịCh hồ Chí minh Kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2014) Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi với làm” ° Hội Phụ nữ Công an tỉnh trình diễn tiết mục tham dự Liên hoan Hát ru - Hát dân ca tỉnh Lâm Đồng năm 2014 - Ảnh: Q.U Những người lưu giữ “văn hóa nhà dài” người Việt nam đầu tiên được nhật Bản phong giáo sư Không thể chấp nhận một luận văn rất phản văn hóa T háng 5 này, dư luận nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới đều nóng lên, đều bất bình bởi từ 1/5/2014 Trung Quốc dùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống giàn khoan HD 981 ngang nhiên xâm phạm, hạ đặt tại vị trí nằm sâu hơn 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải thiêng liêng của Việt Nam! Là dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý nhưng Việt Nam cũng có truyền thống kiên cường giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ. Sáng 11/5, Hội nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean) lần thứ 24 khai mạc tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) với chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”, trước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: Việt Nam cực lực phản đối các hoạt động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế! Đồng thuận với quan điểm này, các nhà lãnh đạo Asean đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); trong đó phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế và không được có hành động làm phức tạp tình hình… Thế nhưng hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không tuân theo đạo lý. Các tàu hộ tống bảo vệ HD 981 rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương. Ngày 10 và 11/5, Trung Quốc điều máy bay tiêm kích đe dọa lực lượng chấp pháp trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tấn công, bị thiệt hại nặng nề… Hành động này đang tiếp tục gia tăng với những lời thách thức vô lối… Lộng hành trên biển chưa đủ, tin tặc (hacker) nước này còn hùa theo bằng việc tấn công các trang mạng của Việt Nam. Theo Công ty BKAV: từ ngày 8 đến 11/5/2014, có 220 Website của nước ta... CầN CảNH TỉNH để GIảI QUYếT CáC TRANH CHấP BằNG BIệN PHáP HòA BìNH Tháng 4, các đơn vị lâm nghiệp trong tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch lâm sinh, phát dọn thực bì, chăm sóc cây giống chuẩn bị cho niên vụ trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2014. Đồng thời thực hiện giao khoán QLBV rừng với diện tích năm 2013 chuyển sang 376.136 ha cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức, cá nhân thuộc diện nhận khoán. Nguồn: UBND tỉnh

Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

NAÊM THÖÙ 36 TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 FAX: 3827608 E-mail: [email protected]

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNBaùo Laâm Ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

Cuoái tuaàn

SOÁ 188 THÖÙ BAÛY

17 - 5

2014

1 TUAÀN CON SOÁ

CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNGTIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG

Vấn đề cuối tuần

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TRANG 2)

4

5

(XEM TRANG 9)

Kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịCh hồ Chí minh Kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2014)

Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi với làm”

° Hội Phụ nữ Công an tỉnh trình diễn tiết mục tham dự Liên hoan Hát ru - Hát dân ca tỉnh Lâm Đồng năm 2014 - Ảnh: Q.U

Những người lưu giữ “văn hóa nhà dài”

người Việt nam đầu tiên được nhật Bản phong giáo sư

Không thể chấp nhận một luận văn rất phản văn hóa

Tháng 5 này, dư luận nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng thế giới đều nóng lên, đều bất bình bởi từ 1/5/2014

Trung Quốc dùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống giàn khoan HD 981 ngang nhiên xâm phạm, hạ đặt tại vị trí nằm sâu hơn 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải thiêng liêng của Việt Nam!

Là dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý nhưng Việt Nam cũng có truyền thống kiên cường giữ gìn, bảo vệ lãnh thổ. Sáng 11/5, Hội nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean) lần thứ 24 khai mạc tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) với chủ đề “Đoàn kết hướng tới một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng”, trước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: Việt Nam cực lực phản đối các hoạt động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế! Đồng thuận với quan điểm này, các nhà lãnh đạo

Asean đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); trong đó phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế và không được có hành động làm phức tạp tình hình… Thế nhưng hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn không tuân theo đạo lý. Các tàu hộ tống bảo vệ HD 981 rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương. Ngày 10 và 11/5, Trung Quốc điều máy bay tiêm kích đe dọa lực lượng chấp pháp trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tấn công, bị thiệt hại nặng nề… Hành động này đang tiếp tục gia tăng với những lời thách thức vô lối… Lộng hành trên biển chưa đủ, tin tặc (hacker) nước này còn hùa theo bằng việc tấn công các trang mạng của Việt Nam. Theo Công ty BKAV: từ ngày 8 đến 11/5/2014, có 220 Website của nước ta...

Cần Cảnh tỉnh để giải quyết CáC tranh Chấp bằng biện pháp hòa bình

Tháng 4, các đơn vị lâm nghiệp trong tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch lâm sinh, phát dọn thực bì, chăm sóc cây giống chuẩn bị cho niên vụ trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2014. Đồng thời thực hiện giao khoán QLBV rừng với diện tích năm 2013 chuyển sang 376.136 ha cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức, cá nhân thuộc diện nhận khoán.

Nguồn: UBND tỉnh

Page 2: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

Cuoái tuaàn Ngaøy 17 - 5 - 20142 tin töùc - söï kieän

N ói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nói thì phải làm, xây đi

cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói phải đúng chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Nói phải đi đôi với làm, không được “nói một đàng, làm một nẻo”; nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến

khó. Cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước, không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói, đã hứa thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”(1); “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”(2).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi với làm” cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Người thường nhắc nhở: Nói cái gì phải cho dân tin, nói và làm cho nhất quán. Trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nói đi đôi với làm. Ở Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức của bản thân Người.

Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...”(3); tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được...”(4). Tấm gương nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người.

Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu câu chuyện cảm động về việc nêu gương, nói đi đôi với làm, tự mình làm trước. Năm 1945, trước nạn đói trên miền Bắc, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(5)...

Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi với làm”

ª PHẠM PHÚ BÌNH

giảm giá dịch vụ du lịch từ 10% - 40% vào mùa thấp điểm

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch trong năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng cần quan tâm là: Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động khuyến mãi cho khách du lịch vào mùa thấp điểm; giảm giá các dịch vụ cho khách từ 10% - 40% vào mùa thấp điểm; tích cực tham gia vào các hội chợ thương mại, du lịch được tổ chức trong nước và quốc tế. Cùng đó, UBND các huyện và TP phải có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trên địa bàn thực hiện nếp sống văn minh đô thị, thân thiện, mến khách; xử lý tình trạng bán hàng rong mất mỹ quan ở những nơi công cộng, chèo kéo khách du lịch. Cũng trong kế hoạch này, UBND tỉnh tiếp tục phát động kế hoạch hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt. K.D

tăng cường quản lý chất thải nguy hại

Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cho biết, để bảo vệ môi trường, công tác quản lý chất thải nguy hại đang được ngành TN-MT phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai từ tỉnh tới cơ sở. Qua đó, từ đầu năm 2014 tới nay, Sở TN-MT đã tiếp nhận và xử lý 4 hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại của các doanh nghiệp gồm Công ty Sản xuất lụa tơ tằm Bảo Lộc (Viko young Corp), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thúy Thuận Đà Lạt, Công ty TNHH Trịnh Súy và của Trung tâm Y tế Đà Lạt. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại cho Công ty cổ phần Đầu tư thương mại DIC Đà Lạt; kiểm tra định kỳ công tác phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại Công ty TNHH Thành Bưởi Đà Lạt, Công ty TNHH Mai Linh Đà Lạt và Công ty TNHH Agrivina. Kết quả kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp này đều đã có khu vực chứa chất thải nguy hại riêng biệt, chất thải được phân loại và lưu giữ đúng quy định. Đức HưNg

Di LiNH: Phạt cảnh cáo 16 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng

Theo Phòng Y tế huyện Di Linh: Trên địa bàn huyện Di Linh hiện có 56 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng. Vừa qua, Đội kiểm tra liên ngành của huyện đã tiến hành kiểm tra 35 cơ sở; trong đó, đã phát hiện và xử phạt cảnh cáo 16 cơ sở vi phạm. Nội dung vi phạm là các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; sắp xếp thực phẩm chức năng không đúng theo quy định; chủ và nhân viên bán hàng chưa được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, khi kiểm tra, các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng đều chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, nên Đội kiểm tra liên ngành không lấy mẫu để xét nghiệm, kiểm tra chất lượng. XUÂN LONg

Để triển khai tốt Chỉ thị 03 - CT/TW và nhằm đưa Chỉ thị quan trọng này đi vào cuộc sống, Huyện ủy Di Linh đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, một giải pháp được đánh giá là đem lại hiệu quả thiết thực, là hàng năm, Huyện ủy Di Linh đã tổ chức các hội thi, như: Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác, Hội thi phổ biến những cách làm hay và gương điển hình tiên tiến… trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Để đa dạng và phong phú hơn các loại hình tổ chức hội thi, năm 2014 này, Huyện ủy Di Linh tổ chức và phát động Cuộc thi viết về “Điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc thi viết này, Huyện ủy phát động từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 8/2014 và sẽ tổng kết, trao

giải vào dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Cách mạng Tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9 năm nay. Mỗi ngành, mỗi tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ huyện phải phát động rộng rãi để mọi người tham gia viết. Mỗi tổ chức cơ sở Đảng chấm sơ khảo và lựa chọn ít nhất 5 bài viết đạt chất lượng gởi về Ban tổ chức cuộc thi của huyện. Cuộc thi viết này được xem là một trong các tiêu chí đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TW. Ông Hà Ngọc Duyên - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Di Linh, cho biết: Qua cuộc thi, Ban tổ chức sẽ lựa chọn những bài xuất sắc để biên soạn và in thành tài liệu để tiếp tục tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Chỉ thị 03 - CT/TW của Bộ Chính trị tại địa phương. BÙi TRưỞNg

Di LiNH: thêm một cách làm mới trong việc thực hiện Chỉ thị 03 - Ct/tw

Chiều ngày 13/5, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan Hát ru, Hát dân ca tỉnh Lâm Đồng năm 2014 với sự tham dự của 140 diễn viên không chuyên thuộc 14 đội đến từ các Hội Phụ nữ cấp huyện, thành phố, Hội Phụ nữ Công an Lâm Đồng và Hội Phụ nữ cơ quan chuyên trách Văn phòng Hội LHPN tỉnh. Đồng chí Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đã đến dự và cổ vũ.

Bà Nguyễn Thị Lệ - TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan Hát ru, Hát dân ca phát biểu khai mạc. Liên hoan được tổ chức theo đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2010-2015” góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo thể lệ của liên hoan, các

đội phải đảm bảo 2 phần thi trong 30 phút. Phần thi chào hỏi giới thiệu về địa phương, đơn vị, hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ bằng hình thức nghệ thuật dân gian như thơ, ca, hò, vè, các điệu lý, khuyến khích sáng tác cải biên. Phần thi hát ru, hát dân ca cổ truyền cần có nội dung ca ngợi người phụ nữ, tình cảm gia đình. Bắt buộc phải có ít nhất một bài hát ru, hát dân ca cổ truyền, các tiết mục còn lại có thể cải biên hoặc mang âm hưởng dân ca. Khuyến khích các đội dàn dựng thành chương trình đảm bảo tính liên kết và tính nghệ thuật.

Liên hoan diễn ra trong 2 ngày (13-14/5) với hơn 50 tiết mục hát ru, dân ca được trình bày, BTC sẽ lựa chọn đội thi xuất sắc để tham gia Liên hoan Hát ru, Hát dân ca khu vực miền Trung - Tây Nguyên tổ chức tại Thừa Thiên - Huế.

DiỆU HiỀN

Khai mạc Liên hoan hát ru và hát dân ca cấp tỉnh

° BTC trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự Liên hoan Hát ru, Hát dân ca tỉnh Lâm Đồng.

(XEM TIẾP TRANG 8)

... bị các hacker tự xưng là “tin tặc Trung Quốc tấn công”, có đợt còn đề rõ “By: China Hacked”! Bản chất của hành vi này là thủ đoạn thâm độc không mới bởi trong tháng 6/2011 khi tàu Trung Quốc xâm phạm cắt cáp tàu Bình Minh 02 thuộc PVN khi tàu đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam thì cũng là lúc hacker Trung Quốc tấn công gần 2.000 Website của nước ta!

Hòa bình, ổn định ở Biển Đông đang bị de dọa nghiêm trọng! Trước diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu hơn bao giờ hết Asean càng cần duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và trách nhiệm trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực, xử lý hiệu quả các thách thức đặt ra.

Thời gian qua, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng nhiều kênh đối thoại với các cấp khác nhau của Trung Quốc nhằm phản đối, yêu cầu quốc gia láng giềng rút ngay giàn khoan, các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển Việt Nam. Song, đến nay, Trung Quốc vẫn tỏ thái độ bất chấp dư luận, bất hợp tác và xâm phạm ngày càng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn.

Dân tộc Việt Nam vốn chú trọng mối quan hệ hữu nghị, chính vì vậy, Việt Nam tuy cực lực phản đối hành động xâm phạm, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ… nhưng cũng khẳng khái đề nghị Trung Quốc cảnh tỉnh để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và nhất là sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước! B.NgUYÊN

Cần Cảnh tỉnh... (TIẾP TRANG 1)

Page 3: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

Cuoái tuaàn Ngaøy 17 - 5 - 2014 3 kinh teá - xaõ hoäi

L ộc Châu là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào cây chè và cà phê.

Nhưng, giờ đây khi đến thôn 3 và thôn 4, chúng tôi được chứng kiến không khí nhà nhà cùng nhau đan tre nứa để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100 hộ dân đang làm nghề đan tre nứa, chiếm 30% tổng số hộ của 2 thôn. Trước đây, người làm nghề đan tre nứa tại đây chủ yếu đan các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại địa phương, như gùi hái chè, né và nong để nuôi tằm. Nhưng hiện nay, sản phẩm mà họ làm ra rất đa dạng, như

rổ đựng cá hấp, sọt đựng rau, củ quả, né nuôi tằm và lẵng cắm hoa… Trong đó, rổ đựng hấp cá chính là mặt hàng được tiêu thụ hiệu quả nhất.

Công việc đan rổ đang thu hút tới 2/3 lao động đang làm nghề đan tre nứa nơi đây tham gia. Tuy mỗi chiếc rổ chỉ bán với giá 2 ngàn đồng, nhưng đầu ra luôn ổn định, nên bà con làm nghề ai cũng phấn khởi. Bà Đoàn Thị Quyên, một hộ dân đan rổ đựng cá hấp tại thôn 4, cho hay: “Vì không có đất để sản xuất, trước đây vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Làm thuê cực lắm, nhưng cũng chỉ đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Còn từ khi bước vào đan rổ đựng cá hấp đến nay, thu nhập của 3 người trong gia đình tôi ít nhất cũng được từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày. Cũng nhờ vậy, gia đình tích góp xây được căn nhà, mua được ti vi và cả xe máy. Hiện nay, những chiếc rổ mà gia đình tôi và các hộ trong thôn làm ra đều có người đến thu mua. Vì thế, chúng tôi luôn có việc làm quanh năm và thu nhập cũng khá”.

Nghề đan tre nứa không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo lao động tại đây, mà nó còn giúp một số hộ mở xưởng để kinh doanh. Người trực tiếp thu mua rổ hấp cá của người dân làm ra để xuất bán đi các tỉnh

Thoát nghèo từ nghề đan tre ª KHÁNH PHÚc

Trước đây, hầu hết các hộ dân làm nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4, xã Lộc Châu (TP Bảo Lộc) đều là những hộ nghèo, không có đất sản xuất hoặc chỉ có một vài sào chè, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, chính nghề đan tre nứa đã giúp họ “vực dậy” đời sống và thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Ninh Thuận, Bình Thuận là ông Lê Quang Đức (ngụ tại thôn 4). Hiện nay, ông Đức vừa là Chi Hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa xã Lộc Châu; đồng thời, là “cầu nối” tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Ông Đức cho biết: “Rổ đựng cá hấp là sản phẩm chỉ sử dụng 1 lần, nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, với lượng rổ được người dân làm ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các ngư dân ở Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ lúc tôi đứng ra mở xưởng thu mua rổ cho bà con đến nay, chưa lúc nào hàng bị tồn kho. Đặc biệt, vào mùa biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá thì ngày nào cũng có xe ô tô lên lấy hàng”.

Cùng với rổ đựng cá hấp đang là sản phẩm thu hút nhiều lao động, thì người dân nơi đây còn tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi để đan né tằm, sọt đựng rau củ quả và cả lẵng cắm hoa. Ông Đoàn Đức Bé, người chuyên đan né tằm tại thôn 3, tâm sự: “Gia đình tôi làm nghề đan né tằm đã được hơn chục năm nay. Tôi cùng con trai lớn đảm nhiệm việc đi lấy nguyên liệu, còn vợ và con trai út ở nhà phụ trách việc đan. Hiện

nay, người thu mua né tằm nhiều hơn trước, nên đan né mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng”. Còn anh Thái Hồng Thanh, người duy nhất làm lẵng cắm hoa tại thôn 4, nói: “Hiện nay, trong cả 2 thôn, người làm nghề đan tre nứa rất nhiều, nhưng mới chỉ có mình tôi làm lẵng cắm hoa. Mỗi tháng, một mình tôi cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng từ nghề này”.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Châu, cho biết: “Trong những năm qua, nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4 đã và đang tạo việc làm cho trên 300 lao động, với mức thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với thực tế đó, nghề đan tre nứa đã giúp hàng chục hộ dân tại 2 thôn này của xã thoát được cảnh nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên. Để tạo tiền đề cho nghề đan tre nứa phát triển, năm 2009, Hội Nông dân xã đã chủ động thành lập Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa. Sau khi thành lập, Chi Hội có nhiệm vụ tìm “đầu ra”; đồng thời, tạo điều kiện để các hội viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề. Song, hiện nay khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Vì vậy, nhiều hộ dành đất trồng tre để chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ và duy trì nghề”.ª

° Đan tre nứa ở thôn 3 và thôn 4 (xã Lộc Châu).

Để bảo vệ môi trường và hạ thấp chi phí sản xuất nhằm mục tiêu tạo ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi, hiện tại

có ít nhất 4 đơn vị của Sở NN-PTNT tỉnh được Nhà nước giao nhiệm vụ chủ đầu tư hỗ trợ nông dân xây dựng các công trình khí sinh học như hầm bioga và Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (LIFSAP Lâm Đồng) là một trong các đơn vị này. Sau hơn 3 năm triển khai LIFSAP Lâm Đồng đã có thể khẳng định được hiệu quả thực tế của các hầm bioga do dự án hỗ trợ đầu tư.

Ông Phạm Ngọc Thiệp - Giám đốc LIFSAP Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2010 tới cuối năm 2013, dự án này đã hỗ trợ người chăn nuôi gia súc tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm (vùng GAHP) 744 công trình khí sinh học, trong đó có 237 hầm bioga và 507 hầm ủ phân. Với kết quả này, 75% số hộ tham gia dự án ở các nhóm thực hành quy trình chăn nuôi an toàn (VietGAHP) đã có hầm bioga và 100% số hộ chăn nuôi trong vùng GAHP đã vận hành và sử dụng các công trình khí sinh học được đầu tư có hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Kết quả điều tra của LIFSAP Lâm Đồng và các cơ quan liên quan cho thấy bình quân mỗi năm các hộ chăn nuôi có hầm bioga đã tiết kiệm được khoảng 3,5 triệu đồng/hầm chi phí nhiên liệu dùng cho đun nấu và thắp sáng; sản phẩm còn lại từ hầm bioga sau khi đã sử dụng hết khí sinh học đã được sử dụng với các phụ phẩm nông nghiệp khác như vỏ cà phê, rau hoa phế thải… kết hợp với men vi sinh để sản xuất phân bón chất lượng cao bón cho cây trồng nhằm giảm chi phí đầu tư. Nhờ môi trường yếu khí trong hầm bioga, các loại vi trùng, vi khuẩn có trong phân và nước tiểu gia súc đều bị diệt trừ nên hạn chế được việc lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi và lây lan dịch bệnh

từ vật nuôi lây sang người chăn nuôi, và theo LIFSAP Lâm Đồng thì một trong những hiệu quả dễ nhận thấy nhất là “các công trình khí sinh học, trong đó có hầm bioga đã giải quyết tốt nạn ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nông hộ, giảm căng thẳng trong mối quan hệ giữa hộ chăn nuôi với cộng đồng xung quanh khu vực chăn nuôi; tăng cường được quan hệ tình làng nghĩa xóm và xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư…”.

Cùng với triển khai các hợp phần khác, việc LIFSAP Lâm Đồng đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học mà chủ yếu là hầm bioga, đã giúp các hộ chăn nuôi gia súc trong vùng GAHP áp dụng thành công quy trình GAHP vào thực tế chăn nuôi, từ đó giảm được

các khoản chi phí đầu tư như thức ăn chăn nuôi (giảm thiểu được thất thoát thức ăn do rơi vãi), phòng chống dịch bệnh (dịch vụ thú y, thuốc thú y) và giảm công lao động; các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý đàn vật nuôi, quản lý dịch bệnh, giảm thiểu được tình trạng vật nuôi bị nhiễm dịch bệnh. Qua theo dõi của Sở NN-PTNT, chăn nuôi theo quy trình GAHP và có hầm bioga, hiệu quả kinh tế chăn nuôi nông hộ tăng từ 7% (thời điểm tháng 7/2012 lên 23% (thời điểm tháng 1/2014).

Ở tỉnh ta hiện nay, hộ chăn nuôi heo có tổng đàn thường xuyên trên 7 con là đã có đủ chất thải để xây dựng một hầm bioga dung tích 9m3. Để xây dựng một hầm bioga 9m3 cần có lượng vốn đầu tư từ 7 đến 13 triệu đồng (tùy theo hầm xây bằng gạch hay hầm compuxit), trong đó Dự án LIFSAP Lâm Đồng hỗ trợ kỹ thuật thi công và 4,5 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu. Theo kế hoạch, năm 2014 này, LIFSAP Lâm Đồng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng thêm 250 công trình khí sinh học trong đó chủ yếu là hầm bioga.ª

hiệu quả tỪ biOga

ª XUÂN Đức

Theo kế hoạch, trong năm 2014, huyện Đạ Huoai sẽ chuyển đổi và cải tạo giống cây trồng trên diện tích hơn 800ha. Diện tích chuyển đổi này nằm trong Đề án chuyển đổi cây điều và cải tạo cây ăn quả của huyện Đạ Huoai thực hiện từ năm 2010. Theo đó, trong tổng diện tích 800ha chuyển đổi và cải tạo giống, huyện tập trung chuyển đổi hơn 480ha điều già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cao su (hơn 330ha), sầu riêng (gần 140ha) và măng cụt (hơn 13ha). Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích nông dân trồng mới khoảng 145ha sầu riêng, 66ha măng cụt, 350ha cao su

và 50ha dâu lai. Tính đến nay, tổng diện tích

mà các hộ dân đăng ký hỗ trợ chuyển đổi và cải tạo giống cây trồng có giá trị kinh tế cao là hơn 500ha. Hiện, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai và UBND các xã đang tiến hành triển khai hướng dẫn cho nông dân đào và xử lý hố để chuẩn bị xuống giống. Được biết, tổng kinh phí để thực hiện việc chuyển đổi và cải tạo giống cây trồng trong năm nay của huyện Đạ Huoai là hơn 5,2 tỷ đồng. Nguồn vốn này bao gồm vốn từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, Chương trình 135 và từ ngân sách huyện. ĐÔNg ANH

ĐẠ HUOAi: hơn 5,2 tỷ đồng để chuyển đổi, cải tạo giống cây trồng

Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương. Tuy nhiên, quy trình chăm sóc dâu tây Nhật của ông Phi luôn phải

trồng dâu tây nhật chất lượng cao ở Đà Lạt

đạt “chuẩn sạch” từ khâu xuống giống (trên giá thể xơ dừa) đến khâu tưới nước, bón phân nhỏ giọt (bơm lên từ giếng nước ngầm), sử dụng máy quạt điều hòa nhiệt độ trong nhà kính, và cuối cùng là khâu thu hoạch và đóng gói, thu dọn sạch sẽ các nhánh lá, cuống trái phế phẩm… để tránh phát sinh những mầm bệnh mới. Hiện tại, ông Phi đang nhân giống dâu tây Nhật để trồng mới thêm trong diện tích 2.000m2 nhà kính…

VŨ VĂN

° Ông Vương Đình Phi trong vườn dâu tây Nhật của mình

tại Thánh Mẫu, Đà Lạt.

Page 4: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

thực hiện hoàn thiện thể chế, còn một số yếu kém. Việc xây dựng và phát triển văn hóa mới tiến hành chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, chưa tác động sâu rộng và gắn bó chặt chẽ với kinh tế và chính trị, không mang lại hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nhiệm vụ xây dựng con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm, thiếu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao, mang tính định hướng thẩm mỹ, xuất hiện tư tưởng chạy theo xu hướng “thương mại hóa”, nhất là trong một bộ phận báo chí, xuất bản và hoạt động văn hóa nghệ thuật. Một bất cập còn tồn tại là tình trạng phân hóa trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách văn hóa, cần tập trung vào một số công việc cấp bách, trong đó quan trọng là cải cách thể chế văn hóa, một hoạt động có tính tổng hợp, hệ thống cao, thể hiện mối liên hệ, gắn bó nhiều mặt như lao động,

°Giáo sư Đặng Lương Mô.

°Mô hình Đại học Quốc tế tại Đà Lạt do GS Đặng Lương Mô từng phác thảo.

Trong những năm qua, công tác quản lý, xây dựng và phát triển văn hóa đã có những

chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Nhưng quá trình đó cũng bộc lộ các bất cập khi thể chế, chính sách văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và chịu nhiều tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi cần có những cải cách phù hợp thực tế đổi mới và hội nhập quốc tế.

Để phát triển văn hóa, điều quan trọng nhất là phải cải cách thể chế văn hóa mà trước hết là đổi mới về tư tưởng, quan niệm phát triển văn hóa; kết hợp giữa phát triển sự nghiệp văn hóa công ích với phát triển các ngành kinh doanh văn hóa, đổi mới các thể chế văn hóa với đổi mới chính bản thân văn hóa, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội; giải phóng sức sản xuất văn hóa nhằm tạo động lực cho sự phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện phát triển hài hòa giữa xây dựng văn hóa với xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình

Xây dựng thể chế văn hóa phù hợp thực tế đời sống

4 CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 2014 KINH TEÁ - XAÕ HOÄI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Lời bình: Tháng 5 - Có một địa chỉ mà

muôn con tim hướng về, đó là làng Sen: Quê Bác! - Nơi đã sinh ra vị lãnh tụ kính yêu. Một làng quê Việt Nam rất bình dị, thân thương, đó là “Quê chung” cho mọi người.

Thường, các nhà thơ khi viết về Bác bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi đời thường để nói về cái lớn lao huyền thoại như: Đôi dép Bác Hồ, Tấm áo ka ki… Nhà thơ Xuân Hoài - người con Xứ Nghệ viết về quê Bác cũng là viết về quê mình. Cái duyên thơ bắt đầu từ sự mộc mạc ân tình mà lắng sâu da diết. Ông phát hiện ra một tứ thơ hay “Quê chung” bắt đầu từ những gì thân quí, thân thuộc từ khu vườn làng quê Bác. Ở đó có: “Ba gian nhà lá nghèo thôi - Chiếc chõng tre Bác ra đời từ đây”. Điệu thơ lục bát như một lời tâm tình, một “hướng dẫn viên tâm hồn” dẫn dắt chúng ta: “Lối vào nhà Bác đơn sơ - Bên hàng râm bụt, bên bờ phi lao”. Nhịp thơ thong thả, cân xứng, mềm mại như ca dao tạo ra sự cân đối mực thước, kính cẩn trong tâm thức mọi người: “Bước chân bè bạn năm châu - Đứng gần nhau, xích gần nhau lối này”. Chữ “xích” vốn là từ địa phương được dùng trong văn cảnh này thật hợp lý, chân thành để nói về một động thái vừa ấm áp tình người, vừa chung nhau một tình cảm lớn lao quy tụ thành một khối “kết đoàn” như lời bài hát Bác thường bắt nhịp. Bác chính là hạt nhân có sức hút với một từ trường từ vẻ đẹp bình dị thường ngày đến những tư tưởng nhân văn vượt ra ngoài bờ cõi.

Về thăm nhà Bác còn đó: “Bên khung cửi nhỏ ngày ngày - Gió

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

Tình cờ, tôi gặp GS Đặng Lương Mô từ TP Hồ Chí Minh lên “động thổ” xây nhà tại Đà

Lạt từ năm 2008. Ông là người thật giản dị, uyên bác, lịch lãm và kiệm lời. Do đang làm cố vấn cao cấp cho Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, nên ít khi thấy ông lên Đà Lạt. Là láng giềng gần, sáng chủ nhật vừa rồi thấy chị Ánh Xuân (phu nhân GS Đặng) chăm sóc cây kiểng trước nhà, tôi liền hỏi: “GS Đặng có lên không chị?”. Chị bảo có, nhưng trưa nay phải về Sài Gòn rồi. Tôi nói, muốn gặp GS khoảng 2 tiếng được không? Chị bảo, điện thoại cho anh ấy xem sao. Tôi liền phôn, GS Đặng bảo, 15 phút nữa mời anh qua nhà uống trà. Đúng hẹn tôi sang, đã thấy GS Đặng đứng trước vườn nhà. Tôi xin phép GS chụp mấy kiểu ảnh, rồi GS mời tôi lên phòng khách. Đó là một căn phòng rộng, được bài

Người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư

ª HÀ HỮU NẾT

Tiến sĩ Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư. Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học và sáng tạo mạch điện tử Dang Model nổi tiếng, mà cả thế giới tin dùng. GS Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “Con Chíp” điện tử đầu tiên mang thương hiệu “Made in Viet Nam”.

trí theo phong cách Nhật-Việt, thật ấm cúng và sang trọng. Biết GS bận, tôi vào đề ngay: “Xin GS cho biết vài nét về tiểu sử của mình”. Bằng chất giọng “Bắc” trầm ấm mạch lạc, GS Đặng tâm sự: Mình sinh năm 1936 tại Hải Phòng, từng học các trường Ngô Quyền (Hải Phòng), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Dương), Chu Văn An (Hà Nội). Năm 1954, cùng gia đình vào Sài Gòn, học tiếp trường Chu Văn An (Sài Gòn) và đậu tú tài đôi. Năm 1956, Trường Kỹ sư Công nghệ Sài Gòn được thiết lập, thi vào đó và đậu thủ khoa. Đồng thời, đăng ký học cả ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Cũng năm 1956, được học bổng, sang Nhật học tiếng Nhật (1 năm) đậu

thủ khoa, rồi trúng tuyển vào Đại học Tokyo (The University of Tokyo) ngành Công nghệ Điện tử (Electronic Engincering). Thời đó, ngành Điện tử còn rất mới mẻ trên toàn thế giới. Mình tiếp tục học lên, năm 1968 đỗ Tiến sĩ khoa học tại Nhật. Sau đó, đi làm cho Tập đoàn Toshiba, đến năm 1971 thì về Sài Gòn. Lúc ấy, được phong Phó Giáo sư, giảng dạy tại Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên TP Hồ Chí Minh). Năm 1973, làm Viện trưởng Học viện Quốc gia Kỹ thuật Sài Gòn (nay là Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh). Đất nước thống nhất, 1975 mình vẫn làm việc ở Sài Gòn. Năm 1976, được Nhà nước cho sang Nhật làm việc, đến năm 2002 nghỉ hưu xin về nước. Từ 2002 đến nay, làm cố vấn và giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Đang nghe ông tâm sự, thì chuông điện thoại reng. Ông quay sang xin lỗi tôi và nói qua điện thoại: “Mình đang ở Đà Lạt. Chiều nay có mặt ở Sài Gòn. Mời anh đến nhà, ta cùng bàn kỹ nha”. Tôi tạm “giải lao” uống trà và chụp ảnh. Ngại ông muộn giờ bay, tôi hỏi tiếp: “Công trình

khoa học lớn nhất của GS là gì?”. Ông kể, sau vài năm nghiên cứu, sáng tạo, năm 1979 ông công bố “Mô hình Transistor MOSFET” - mô phỏng vi mạch điện tử. Sau đó, mô hình này được Đại học California lồng vào bộ mô phỏng SPICE. Từ đó, mô hình được biết đến với tên gọi Dang Model (Mô hình họ Đặng). Bộ mô phỏng SPICE, từ năm 1980 đến nay luôn đóng vai trò chủ chốt trong thiết kế vi mạch, được cả thế giới

sử dụng. Nhờ vậy, “Dang Model” xuất hiện trên sách giáo khoa và tài liệu vi mạch toàn thế giới. Nói cho dễ hiểu “Dang Model” là công thức tính đặc tuyến linh kiện bán dẫn cơ bản trong vi mạch điện tử. “Còn việc người Nhật phong Giáo sư à?”. Ông chậm rãi kể: tôi được phong Giáo sư năm 1983, vì có nhiều công trình khoa học điện tử được áp dụng trong thực tiễn. Khi Đại học Hosei, Tokyo mở Khoa Điện tử - Tin học, cần một Giáo sư đầu đàn làm Chủ nhiệm, mình được phong Giáo sư thực thụ để đảm nhiệm vai trò này. Thật không ngờ, mình là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong Giáo sư. “Còn kỷ niệm sâu sắc nhất của GS ở nước

ngoài?” - tôi tò mò. GS Đặng tâm sự, năm 1991 lần đầu tiên GS được mời sang Leningrad (Liên Xô cũ) thuyết trình tại “Hội nghị Vi mạch Thế giới”. Được thăm điện Kremlin và nước Nga vĩ đại, nhưng rất tiếc là không được gặp Goobachop! GS Đặng “nháy” mắt cười thật tươi. Tôi tếu táo góp chuyện, thời ấy Goobachop đang lo viết kịch bản “Sự kiện 1991”, làm sao GS gặp được! Chúng tôi cùng cười vang, thật sảng khoái. “Nghe nói, GS là người thiết kế chương trình Cao học Điện tử và làm “Con Chíp” đầu tiên ở Việt Nam?”. Đúng rồi - GS Đặng khẳng định. Ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, chương trình Cao học Điện tử Vi mạch (dạy bằng tiếng Anh) do mình đề xuất và đứng tên mở năm 2007, có nhiều GS nước ngoài và Việt kiều danh tiếng giảng dạy. Đến nay, đào tạo được 5 khóa với khoảng 100 thạc sĩ Vi mạch (có người đang là giảng viên đại học trong nước, một số khác ra nước ngoài học tiếp lấy bằng tiến sĩ). Đây là những “viên gạch” tốt xây dựng ngành Điện tử Việt Nam non trẻ. Năm 2005, tôi đề xuất thiết lập Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Thiết kế Vi mạch. Mình luôn đồng hành cùng Trung tâm và góp phần tích cực với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chế tạo “Con Chíp” điện tử đầu tiên mang thương hiệu “Made in Viet Nam”... (XEM TIẾP TRANG 10)

Page 5: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

Xây dựng thể chế văn hóa phù hợp thực tế đời sống

nhân sự, tài chính, thuế, phân phối, bảo đảm xã hội, quản lý hành chính... Do đó, phải tăng cường sự lãnh đạo, nhằm thực thi đồng bộ nhiều biện pháp để tạo ra chính sách đủ mạnh cho cải cách thể chế văn hóa.

Việc cải cách thể chế văn hóa phải tiến hành đồng thời với đổi mới phương thức lãnh đạo văn hóa. Cần nhanh chóng đổi mới tư duy quản lý văn hóa, tạo dựng

quan điểm phát triển văn hóa khoa học. Theo đó, không bám lấy tính đặc thù của văn hóa với tư cách là một hình thái ý thức để phủ nhận tính sản nghiệp của nó, đồng thời không vì tính sản nghiệp của văn hóa mà phủ nhận tính hình thái ý thức của nó. Nói gọn hơn, chúng ta phải xử lý đúng mối quan hệ này. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho văn hóa về sử dụng đất đai,

mở rộng và quản lý thị trường, đầu tư lưu thông vốn, chính sách ưu đãi, nâng đỡ công nghiệp văn hóa phát triển, kiện toàn pháp chế văn hóa, tạo ra môi trường pháp luật tốt cho cải cách thể chế văn hóa.

Điều quan trọng là Nhà nước luôn phải nhấn mạnh vai trò điều hành và quản lý vĩ mô của mình đối với văn hóa, có những chính sách thích ứng kịp thời theo nhu cầu phát triển của xã hội. Để thích ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng được thể chế quản lý văn hóa: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, ngành nghề tự chủ, đơn vị doanh nghiệp sự nghiệp vận hành theo pháp luật. Đây chính là phương hướng cải cách thể chế văn hóa thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần giao quyền chủ động hơn nữa cho các cấp quản lý văn hóa, giao quyền tự chủ cho tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa; phân công trách nhiệm cụ thể, có chế độ giám sát việc sử dụng tài sản văn hóa nhà nước và yêu cầu các đơn vị văn hóa phải chấp hành pháp luật...

°Biểu diễn văn nghệ trong ngày hội của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô (Hà Nội).

CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 2014 5 VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT

ª XUÂN HOÀI

Quê chungBỗng nghe tiếng nói trăm miềnKhi con bước đến làng Sen, làng ChùaLối vào nhà Bác đơn sơBên hàng râm bụt, bên bờ phi laoBước chân bè bạn năm châuĐứng gần nhau, xích gần nhau lối nàyThời gian là chính hôm nayMà không gian cả chuỗi ngày sao nguôiBa gian nhà lá, nghèo thôiChiếc chõng tre, Bác ra đời ở đâyBên khung cửi nhỏ ngày ngàyGió còn đưa chiếc võng này, Bác ơi!Giọng ru xứ Nghệ “à ơi”Nghìn câu hát cũ bồi hồi trong conBiết lời nào của nước nonĐã cầm tay Bác thuở còn ấu thơĐồng xa lúa đã kín bờCon cò trắng muốt thẫn thờ bay bay…Tiếng ai ru cháu trưa nayCây cam cây mít đứng say quanh nhàNước non ngàn dặm đường xaChúng con về chật một nhà Bác ơi!Một quê chung của muôn nơiKhoảng trời của những khoảng trời khác nhau.

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

giao cảm giữa thiên nhiên và con người, giữa quê Bác và nước non, thế giới, giữa tiếp nối thế hệ. Và “Nước non ngàn dặm đường xa - Chúng con về chật một nhà Bác ơi!”. Nếu như chữ “xích” là sự dịch chuyển chậm thì “chật” là một vòng tay thân thiết gắn kết với nhau hướng về một cội nguồn - một con người, và cao hơn là một lý tưởng. “Quê chung” được chắp cánh bay lên cũng bắt đầu từ một điều bình dị, ân tình như thế. Hình ảnh của Bác Hồ “Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương” (Việt Phương) đã vượt ra ngoài biên giới đến với nhân loại bắt đầu từ: “Một quê chung của muôn nơi - Khoảng trời của những khoảng trời khác nhau”.

NGUYỄN NGỌC PHÚ

còn đưa chiếc võng này, Bác ơi!”. Ta cứ ngỡ hình bóng tuổi thơ của Bác vẫn còn đâu đây. Chính tình cảm quê hương xứ sở từ những câu ru “à ơi” của một “Quê chung” này đã nuôi lớn tâm hồn của một con người vĩ đại từ: “Đồng xa lúa đã kín bờ - Con cò trắng muốt thẫn thờ bay bay”. Chính sự định vị bắt đầu từ ngôi nhà đơn sơ của Bác để nhìn rộng ra với năm châu bốn bể, với sự trải rộng của không gian và cụ thể của thời gian đã tạo ra sự cộng hưởng trong cảm xúc chung, tình cảm lớn về một vĩ nhân. Câu thơ bâng khuâng, dìu dặt: “Biết lời nào của nước

non - Đã cầm tay Bác thuở còn ấu thơ” đã se thắt nghẹn lòng lắng lại bước chân khi hồi tưởng về quá khứ. Quê Bác - Quê chung không những là nơi sinh ra Người mà là cái nôi văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trí tuệ của Người.

Có một hình ảnh đột biến bất ngờ tạo cho tứ thơ bay xa hơn, nâng bổng hơn và da diết tình cảm hơn khi nhà thơ thật tinh tế nhận ra: “Tiếng ai ru cháu trưa nay - Cây cam, cây mít đứng say quanh nhà”. Đây là một trong những cặp lục bát hay nhất của bài thơ vượt ra ngoài giới hạn của tình cảm. Một sự quấn quít,

°Thiếu nữ và hoa (Tranh sơn dầu: Hoàng Khai). “Mở Miệng” là ai?Trước sự quan tâm của dư

luận, chúng tôi đã tìm đọc và đọc kỹ bản luận văn này (đã đăng trên mạng). Quả thật, khi đọc xong luận văn của Đỗ Thị Thoan, đề tài: “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của Nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, chúng tôi hết sức bức xúc. Và, có lẽ đối với những ai học ngành Văn, giảng dạy văn học, hoặc sáng tác thơ nghiêm túc sẽ cảm thấy bị xúc phạm!

Nhóm “Mở Miệng” là những ai? Sản phẩm họ “sản xuất” ra là những gì mà đã có “sức hút” để giảng viên trẻ được cho là “thông minh, tài năng” này chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình gây đình đám hiện nay? Cách đây khoảng 10 năm, một nhóm gồm 4 người: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán tụ họp lại và sáng tác những bài (tác giả luận văn gọi là “thơ”); về nội dung hết sức tục tĩu, thô bỉ, bậy bạ; hình thức, câu từ chắp vá thô thiển như thể một thứ hỗn tạp về ngôn từ. Ngoài “lắp ghép” để cho ra thứ sản phẩm gọi là “thơ” ấy, nhóm này còn giiễu nhại (nghĩa là từ một số bài thơ chính thống của những người khác, họ “thêm” vào một vài từ…) để phá phách; trong đó, kể cả việc giiễu nhại, xúc phạm đến những người mà cả dân tộc Việt Nam và thế giới kính trọng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… Theo tác giả của luận văn, tháng 6/2002, tập “Mở Miệng” gồm những “thi phẩm” của 4 người này xuất bản và nhóm “Mở Miệng” chính thức hình thành. Tất nhiên, với những thứ thơ dơ dáy, rác rưởi vô văn hóa như vậy tự bản thân nó đã không thể chấp nhận thì thử hỏi có báo, tạp chí nào hay NXB chính thống nào chấp nhận để đăng, cấp phép in ấn, phát hành (?). Bởi vậy, một “Nhà xuất bản” Giấy Vụn do chính Bùi Chát đứng ra in bằng hình thức photocopy 50 bản chuyền tay nhau ở Sài Gòn rồi bị thu hồi và tiêu hủy…

Ngoài viết những bài thơ tục tĩu mà chính Bùi Chát - một thành viên trong nhóm “Mở Miệng” đã nhận, đó chỉ là “Nghịch thơ, Thơ rác, Thơ nghĩa địa, Thơ dơ”; nhóm này còn hô hào đòi cách tân thơ, làm mới thơ cả về nội dung và hình thức. Theo họ đó là tự do đưa mọi thứ tục tĩu, rác rưởi vào thơ, tự do

Trao đổi

Không thể chấp nhận một luận văn rất phản văn hóa

ª CHÍNH TÂM

GIỮA NĂM 2013, TRÊN MỘT SỐ TỜ BÁO IN (CẢ BÁO MẠNG) ĐĂNG CÁC BÀI VIẾT PHẢN ÁNH VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA ĐỖ THỊ THOAN - GIẢNG VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI. SAU ĐÓ LẮNG XUỐNG NHỮNG TƯỞNG QUA ĐI, SONG, GẦN ĐÂY CHUYỆN VỀ LUẬN VĂN NÀY LẠI ĐƯỢC XÁO XỚI VÀ

“ẦM Ĩ” TRÊN NHIỀU TRANG MẠNG KHIẾN ĐỘC GIẢ RẤT BẤT BÌNH… TRƯỚC ĐÂY, LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN TỪNG ĐĂNG BÀI VIẾT “NHẬN DIỆN” TÁC HẠI

CỦA LUẬN VĂN NÀY, NAY THIẾT NGHĨ RẤT CẦN TRỞ LẠI THÔNG TIN VỀ CÁI GỌI LÀ NHÓM “MỞ MIỆNG” VÀ TÍNH CHẤT PHẢN VĂN HÓA CỦA LUẬN VĂN “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ: THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC

NHÌN VĂN HÓA”!

phá phách, nổi loạn và “phản ứng lại lối sinh hoạt máy móc của một cơ chế văn nghệ hết sức suy đồi…”, chủ trương tự do làm nghệ thuật. Cái tên “Mở Miệng” đã phản ánh ý tưởng của những người sáng lập ra nó, một thái độ phản ứng về việc không được tự do “mở miệng”, ở đây là không được tự do công bố tác phẩm không qua kiểm duyệt. Bùi Chát bày tỏ: “Bổn thân tôi vốn thích dùng khái niệm Nghịch thơ hơn là Làm thơ”…

Việt Nam là quốc gia thơ (thi quốc), tất cả mọi người đều có quyền tự do làm thơ... Tuy nhiên, cái gọi là “thơ” ấy liệu công chúng có “ngửi” được hay không mới là chuyện khác. Một lần nữa, Bùi Chát - người có nhiều thơ dơ nhất trong nhóm “Mở Miệng” đã thành thật thú nhận: “Nhiều người cho rằng, chúng tôi đang làm cách mạng thơ, thật ngớ ngẩn. Thử tưởng tượng nếu cả nền văn chương mà lại như chúng tôi thì sao, ai mà ngửi cho nổi”…

Không thể chấp nhận một thứ “sản phẩm” rất phản văn hóa

Dòng chảy của cuộc sống có thể ví như một dòng sông, ven bờ dòng sông ấy chắc chắn sẽ có bọt bèo và rác rưởi. Dù có được chấp nhận hay không, những cái lập dị, “khác người”, thậm chí những thứ “rác rưởi” vẫn tồn tại.

Nhóm “Mở Miệng” thực ra chỉ là 4 người có cùng “thi hướng” (làm thơ, nhại thơ, nghịch thơ); có cùng “sở trường” (làm thơ dơ, thơ rác rưởi) và tạm gọi có cùng “chí hướng” (đòi cách tân làm mới thơ, đòi hỏi tự do ngôn luận, phản ứng chế độ, “phá rối trật tự”…). Thật lạ lùng, từ một sinh viên suốt những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường ĐH theo đuổi ngành Ngữ văn, rồi trở thành giảng viên giảng dạy ở một trường ĐH có bề dày trong công tác đào tạo bao nhiêu thế hệ cán bộ, giáo viên phục vụ sự nghiệp “trồng người” cao cả, Đỗ Thị Thoan lại chọn nhóm “Mở Miệng” làm khách thể và những thứ rác rưởi kia làm đối tượng đề tài luận văn thạc sĩ - chiếc phao để vào đời của mình (?!).

Theo tác giả Nguyễn Xuân Đức (trong bài viết về luận văn của Đỗ Thị Thoan), thạc sĩ chỉ là người dự bị/tập sự khoa học (chưa phải là nhà khoa học);...

(XEM TIẾP TRANG 6)(XEM TIẾP TRANG 11)

Page 6: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

6

Vaên hoùa - ngheä thuaätCUOÁI TUAÀN Ngaøy 17 - 5 - 2014

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

... theo đó, luận văn thạc sĩ chưa yêu cầu là một công trình khoa học (chỉ cần nó có tính khoa học, nhất là phương pháp tiếp cận, xử lý vấn đề); và ông có lý khi lý giải: nếu luận văn là “công trình khoa học” và người viết nó là “nhà khoa học”, chắc chẳng cần có người hướng dẫn? Cứ cho việc Đỗ Thị Thoan làm nghiên cứu khoa học đi, thì theo tác giả Đinh Quang Tốn “việc chọn đề tài nghiên cứu là quyền tự do của mọi người. Đối tượng nghiên cứu có thể là tác giả, tác phẩm, nhóm, trào lưu văn chương tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mục đích của việc nghiên cứu thì

không thể lẫn lộn…”.Điều đáng nói ở đây là Đỗ Thị

Thoan đã “lẫn lộn” có chủ đích! Từ những “thi phẩm” (cách nói của Đỗ Thị Thoan) là những thứ tạp nhạp, hỗn độn rác rưởi, tục tĩu, quái dị mà bản thân các “cha đẻ” của nó không dám gọi là “thơ” đã bị xã hội phê phán, lên án và rơi rớt đâu đó dưới cống, gầm cầu, vỉa hè…, Đỗ Thị Thoan đã cố công tìm “vớt” lên và “gán” cho nó cái tên rất “thơm tho” - Thơ. Những tác giả của các sản phẩm ấy cũng được Đỗ Thị Thoan “phong” danh hiệu “nhà thơ”, trong khi đó Bùi Chát đã thú nhận: “Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ làm thơ để cố

gắng hoàn thiện một bài thơ hay một tập thơ…”. Như đã nói trên, “Mở Miệng” chẳng qua là một nhóm những người bình thường thích làm thơ để “chơi”, để phá phách, để giải trí trong những cuộc tán gẫu nơi quán bar, quán nhậu, quán cà phê, vỉa hè… Cớ chi tác giả luận văn đã hết lời cổ súy, tâng bốc, cường điệu họ một cách quá đáng, gán cho họ những mỹ từ này, danh hiệu kia; khen họ “có tài”, thơ của họ hay và tự tiện cho rằng nhóm “Mở Miệng” là một trào lưu thơ cách tân, hiện tượng văn học, nghệ thuật, một hiện tượng văn hóa có tính đột phá …

Mặt khác, “tiếng nói” của họ

Không thể chấp nhận... (TIẾP TRANG 5)

° Ban mai hồ Xuân Hương(Đà Lạt)Ảnh:NGÂN LIÊN

cũng chỉ là những tiếng nói đơn lẻ, ý kiến của họ cũng chỉ là ý niệm về thơ nhưng lại được Đỗ Thị Thoan thổi phồng, “đẩy lên” và cho đó là “những tiếng nói ngầm”. Và, bằng lý luận nghèo nàn của mình, Đỗ Thị Thoan cố chứng minh rằng, từ “những tiếng nói ngầm”, từ cái “ngoại biên” này sẽ phá vỡ cái “trung tâm”, thay thế cái trung tâm, đồng nghĩa nó trở thành cái trung tâm. Cái trung tâm ở đây được hiểu là nền văn học cách mạng Việt Nam. Cũng cần nói thêm, từ “vị trí kẻ bên lề” được tác giả luận văn gắn vào thuyết “trung tâm và ngoại biên” rồi tập trung phân tích “giải trung tâm”, cường điệu, thổi vấn đề lên cho to tát, chứ thực ra nhóm “Mở Miệng” họ tự nhận ra vị trí của mình, của thứ thơ dơ, thơ nghĩa địa, thơ rác rưởi ấy chỉ để chơi, để quậy phá chẳng thể đi đến đâu, thay thế cho cái gì(!). Họ chẳng phải đã tự nhận: “Ở khía cạnh nào đó chúng tôi cổ vũ cho cái gọi là tính thiểu số trong nghệ thuật”. “Chúng tôi chấp nhận thế đứng bên lề”…

Đọc luận văn, ngoài một mớ những lý luận, phân tích… (gọi là luận cứ, luận chứng) mà tác giả đưa ra ngồn ngộn, rối rắm, nhất là việc cố ý trích dẫn những bài thơ tục tĩu của nhóm “Mở Miệng” cộng với cá tính thích “nổi loạn”, thích “phá rối trật tự” của tác giả được cộng hưởng đã cường điệu, cổ súy cho nhóm này khiến độc giả rất khó chịu. Đặc biệt, điều khiến người đọc cảm thấy rất thẹn và thực sự ngỡ ngàng trong hàng

loạt các trang (66, 67, 68, 69…) của luận văn Đỗ Thị Thoan tràn ngập những từ ngữ hết sức tục tằn nói về vùng kín, bộ phận nhạy cảm của con người và mô tả những cử chỉ ân ái, làm tình quái dị… (xin lỗi, chúng tôi không thể viết ra được). Đồng thời, tác giả tỏ thái độ hứng khởi, say sưa khi phân tích và biểu đạt bằng thứ ngôn ngữ cũng hết sức dung tục, thậm chí dâm đãng! Chả lẽ như thế là cách tân? Là văn hóa? Là “hậu hiện đại”? Thật xấu hổ, giống động vật cái còn biết lấy cái đuôi để che… thì sao con người (mà là con người có học) lại nói huỵch toẹt cái kín đáo kia mà không biết ngượng? Thiết nghĩ, một nữ giảng viên ở một trung tâm văn hóa, một môi trường giáo dục lớn, tuổi đời chưa đến 30 sao lại quá táo tợn và trơ trẽn đến vậy? Có phải tác giả là người không bình thường mới đưa vào “con đẻ tinh thần” của mình những từ ngữ vô cùng bẩn thỉu mà có lẽ chỉ những kẻ vô văn hóa mới “văng” một cách tùy tiện như vậy (!).

Miễn bàn đến những khía cạnh “khác”, một luận văn đã góp nhặt từ những sản phẩm vô văn hóa để nhào nặn, chế biến thành một “sản phẩm” phản văn hóa là điều không thể chấp nhận. Lẽ ra, luận văn này phải được ngăn chặn ngay từ khi nó manh nha chứ không phải để nó được hướng dẫn, bảo vệ và chấm điểm tuyệt đối (!). Vậy nên, thu hồi bằng, hủy luận văn thạc sĩ, cắt hợp đồng giảng dạy đối với Đỗ Thị Thoan là việc làm đúng, tuy hơi muộn…ª

Tháng 5/2006, tôi có dịp sang chơi Trung Quốc ở một thị trấn nhỏ - thị trấn Hà Khẩu, đối diện với thành phố Lào Cai của Việt Nam qua sông

Nậm Thi. Vì là lần thứ hai sang chơi thị trấn này, nên tôi không mấy quan tâm tới những món hàng hóa giá rẻ nhưng kém chất lượng của Trung Quốc, mà ghé thăm một hiệu sách nhỏ để tìm một cuốn sách gì đó về lịch sử hay văn hóa của Trung Quốc mà tôi muốn xem từ nguyên bản. Tuy không có cuốn sách nào vừa ý, nhưng bù lại, ở đó có bán bản đồ Trung Quốc mà tôi cũng đang háo hức để làm đồ dùng trực quan cho các bài giảng liên quan tới lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Ngay lập tức cầm lấy một tấm và trả tiền. Không ngờ, cô nhân viên bán hàng hỏi tôi: “Anh là người Việt Nam?”. Tôi trả lời: “Đúng”. Ngay lập tức cô nhân viên bán hàng nói luôn: “Không bán cho người Việt Nam!”. Tôi hỏi lại: “Tại sao?”. “Không bán là không bán. Không giải thích” - cô nhân viên bán hàng trả lời dứt khoát.

Không mua được, tôi ra ngoài, tìm đến cô hướng dẫn viên tham quan (người Việt), hậm hực kể lại câu chuyện vừa rồi. Cô hướng dẫn viên tham quan bảo tôi: “Không sao, em sẽ nhờ bác lái xe điện đây mua hộ thầy”. Người lái xe điện vui vẻ nhận lời và độ chừng năm bảy phút sau trở lại với tấm bản đồ trên tay. Ông đưa cho tôi tấm bản đồ với vẻ mặt hết sức căng thẳng và dặn kỹ: “Không được nói với ai là tôi mua tấm bản đồ này hộ anh”. Tôi cám ơn và hứa sẽ không nói điều đó với bất kỳ ai. Đương nhiên là tôi rất vui vì có được tấm bản đồ ưng ý (cũng nói thêm là tôi có thói quen là khi đến một vùng đất lạ, bao giờ tôi cũng tìm mua một tấm bản đồ về vùng đất đó và ở Việt Nam cho đến nay tôi vẫn chưa thấy ở đâu bán bản đồ Trung Quốc), song

cũng rất thắc mắc: Tại sao người ta lại không bán bản đồ cho người Việt Nam?

Về tới Lào Cai, việc đầu tiên là tôi giở tấm bản đồ ra với hy vọng sẽ ra tìm câu trả lời cho thắc mắc đó. Đó là tấm bản đồ bình thường. Kích thước vừa phải, khổ 65 x 98,5 cm (không tính lề). Phía trên là dòng chữ lớn: Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc địa đồ. Lề bên phải ghi theo hàng dọc: Giao thông bản. Phía dưới bản đồ cũng ghi lại những chữ như thế với cỡ chữ nhỏ hơn. Tóm lại, đây là loại bản đồ giao thông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nơi xuất bản: Thành Đô địa đồ xuất bản xã. Chịu trách nhiệm biên tập là Trương Quốc Dũng. Ngày ấn hành hàng loạt: 20/3/2004. Số lượng bản in (ấn số): 245.001 - 255.000, giá bán 8 nguyên (tương đương 16 ngàn VNĐ vào thời điểm đó. Chung quy lại, đây cũng chỉ là một loại bản đồ thông thường như bao tấm bản đồ khác, tại sao họ kiên quyết không bán cho người Việt Nam (và rất có thể là với người nước ngoài nói chung)?

Tôi tiếp tục xem kỹ hơn các chi tiết trong bản đồ và cuối cùng đã tìm ra câu trả lời: Đó chính là phần phụ lục Nam Hải chư đảo (“Các đảo ở Nam Hải”, tức biển Đông của Việt Nam) ở góc phải phía dưới bản đồ với “hình lưỡi bò 9 đoạn” mà lâu nay chúng ta thường nghe nói, nhưng điều quan trọng hơn là phần chú thích bản đồ (đồ lệ) giải thích ký hiệu của 9 đoạn đó là: vị định quốc giới, nghĩa là vùng lãnh địa chưa xác định thuộc quốc gia nào. Và như thế mọi việc đã rõ ràng, cho đến năm 2004, Trung Quốc vẫn chưa dám khẳng định với nhân dân Trung Quốc, vùng biển Đông (mà họ gọi là Nam Hải), bao gồm cả “Tây Sa quần đảo” (tức quần đảo Hoàng Sa) và “Nam Sa quần đảo” (tức quần đảo Trường Sa),

kéo dài cho tới sát đảo lớn Kalimantan của Inđônêxia, là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Phải chăng nhà cầm quyền Trung Quốc sợ lộ thông tin đó ra bên ngoài, nhất là với Việt Nam, nên đã chỉ đạo để các nhân viên bán hàng kiên quyết không bán tấm bản đồ loại này cho người Việt Nam (và có thể là với người nước ngoài nói chung)? Còn với tôi, như vậy là đã có thêm một cứ liệu để khẳng định, chí ít là cho tới tháng 3/2004, Trung Quốc vẫn chưa dám khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Từ lâu tôi đã định công bố thông tin này trên các phương tiện truyền thông đại chúng, song vì đã hứa với người lái xe điện mua giùm tấm bản đồ, phần vì mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang hết sức nỗ lực vun đắp lâu nay theo tinh thần “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, nên cứ lưỡng lự, mấy lần cầm bút định viết, rồi lại thôi.

Nay nhân việc nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, trực tiếp là Công ước về biển của Liên Hiệp Quốc 1982 mà họ là một nước tham gia, ngang ngược đặt dàn khoan HD 981 nằm sâu vùng thềm lục địa của nước ta, xâm phạm đến chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, bội ước lại những điều họ đã cam kết gần đây với cộng đồng các nước ASEAN, xin lỗi vì đã thất hứa với người lái xe điện năm xưa, tôi phải lên tiếng.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh. Một quốc gia dù lớn tới đâu, tiềm lực kinh tế, quân sự có hùng mạnh đến mấy, cũng tuyệt đối không có quyền xâm phạm tới chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của một nước khác. Bài học về sự ngông cuồng muốn thống trị thế giới bằng vũ lực của phát xít Đức năm nào vẫn còn đó cho tất cả những kẻ ôm mộng bá quyền. Chiến thắng bao giờ cũng thuộc về những người chính nghĩa.ª

Về một tấm bản đồ Trung Quốc ấn hành 2004ª CAO THẾ TRÌNH

Page 7: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

7 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 17 - 5 - 2014

Vaên hoùa - ngheä thuaät

N ền nghệ thuật dân tộc nói chung và âm nhạc dân tộc bản địa Lâm Đồng nói riêng đang gánh chịu sự tác động

mạnh mẽ bởi cơ chế thị trường. Âm nhạc truyền thống bản địa đang dần mai một bản sắc, vắng bóng người nghe và xem. Nhiều giá trị dân gian đang ngày một phai mờ, dẫn đến việc bảo tồn và phát huy ca múa nhạc truyền thống bản địa gặp nhiều khó khăn, bất cập. Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chư a đạt được kết quả

Để nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuậtca múa nhạc dân tộc ở Lâm Đồng ª THANH TRUYỀN

nh ư mong muốn. Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính hình thức, việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức. Thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian vào đời sống xã hội. Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn

ch ưa thu hút được đông đảo công chúng quan tâm thực sự. Kinh phí đầu tư cho phát triển Đoàn còn nhiều hạn chế.

Từ những thực tế trên, đặt ra sự cần thiết phải có một hội thảo để tìm giải pháp xây dựng và phát triển Đoàn Ca múa nhạc trong thời gian tới là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, mang lại luồng gió mới cho âm nhạc bản địa Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua hội thảo, cần chú trọng vào việc bảo tồn, khai thác bản sắc văn hóa của dân tộc bản

địa để làm mới các chương trình hoạt động nghệ thuật. Đồng thời, từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật; xã hội hóa hoạt động âm nhạc chính là đưa âm nhạc có giá trị đến với công chúng, điều này bảo đảm cho tính định hướng của chương trình có chất lượng và giá trị thẩm mỹ cao, đúng luật. Xã hội hóa càng mạnh, tính định hướng càng phải được thể hiện rõ nét. Hội thảo cần tập trung giải quyết 3 vấn đề chính:

Thứ nhất: Cần bảo tồn nguyên vẹn Ca múa nhạc dân tộc bản địa. Nếu phát huy, cải biên nhiều sẽ làm sai lệch, phai nhạt văn hóa, nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Đồng thời, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Lâm Đồng cả về mặt thành tích cũng như những khó khăn, hạn chế làm cơ sở cho việc định hướng phát triển Đoàn trong thời gian tới.

Thứ hai: Vừa bảo tồn, vừa

phát triển (cải biên) nhưng phải phù hợp bản sắc văn hóa bản địa, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thu hút tài năng nghệ thuật; tăng thêm nguồn lực… để phát triển Đoàn. Cần lưu giữ những tư liệu sống còn lại trong nhân dân, tổ chức truyền dạy trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền, vận động sáng tác, giới thiệu tác giả, tác phẩm, gương nghệ nhân điển hình; tổ chức các cuộc giao lưu, hội thi, hội diễn... nhằm tìm tòi, quảng bá âm nhạc dân tộc đến với công chúng.

Thứ ba: Phải lấy “chất liệu” từ các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc bản địa để dàn dựng mới những tiết mục, vở diễn có chất lượng cao nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phục vụ công tác chuyên môn, phục vụ các khu - điểm du lịch để thu hút du khách; tham gia hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và giao lưu văn hóa đối ngoại.ª

Trong những năm qua, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Lâm Đồng đã không ngừng phát huy thế mạnh của loại hình ca - múa - nhạc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm để dàn dựng mới các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa; tham gia hội diễn các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Là đơn vị nghệ thuật luôn mạnh dạn thể nghiệm những tiết mục có tính đột phá về đề tài và hình thức để chương trình thêm phong phú, đa dạng. Sự tồn tại các hình thức thể hiện đã được các nghệ sỹ chắt lọc từ nghệ thuật truyền thống kết hợp với nghệ thuật đương đại tạo nên những tác phẩm độc đáo, mới lạ, có chất lượng. Tuy nhiên, dù hay, đặc sắc, độc đáo đến mấy thì các loại hình âm nhạc dân tộc cũng trong tình trạng chung là đang dần bị mai một bởi nhiều nguyên nhân.

Trên chiếc lưng còng, Hoàng Sa như đứa con mẹ cõng tìm cha giữa biển Đông…Kìa Trường Sa,theo chân mẹ mênh môngđêm hú gọi Hoàng Sa

tình anh em ruột thịtThương Lý Sơn,sắp vào bờ còn đứng ngóng đợi

Hoàng Sa đầy ắp cá ban mai

Biển đảo quê chatheo nỗi nhớ rộng dài

mẹ không để đứa con nào lạc mất!Đi dọc Trường Sơn,dong cánh buồm Tổ quốcbiển không xa đâuôi biển rất gần…

Biển là hơi thở,là nhịp đập bên thềm lục địacó thể nào nguôi thương nhớ

trong tim

Bao thế hệ thường dạy chúng tôi:Hãy cùng nhau mãi yêu Tổ quốc này,Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm

văn hiến.Tôi tự hào khi lắng ngheTiếng cha ông ngày trước,Tiếng trống trận Đống Đa dồn dập,Tiếng đoàn quân đi rầm rập,Tiếng gươm khua trên ải Chi lăng,Tiếng hò dô ta cắm cọc Bạch Đằng,Tiếng đạn réo Điện Biên Phủ…Ở trong tôi luôn dồn tụHai chữ Việt Nam!

Tổ quốc ta như rồng thiêng ở biển, Từ thuở Hùng VươngVùng vẫy Thái Bình DươngUy linh - Bất khuất!Ngẩng đầu lên phương Bắc:Hiên ngang!Quẫy đuôi về phương Nam:

Kiêu dũng!Ưỡn ngực ra biển Đông:Dậy sóng!Ôi! Rồng thiêng Việt Nam.Ôi! Tổ quốc Việt Nam!Bốn ngàn năm

chưa chịu khuất phục bao giờ!

Sáng hôm nay,Tình cờ nghe tin có kẻ ngượcngang cắm cọc vào lòng đất nước, Chúng đòi hút sinh khí Rồng thiêng!

Tôi không thể ngồi yên…Khi ngoài kia sóng biển

Nha Trang vỗ bờ cát trắng.Biển vẫn xanh,

xanh một màu xanh hi vọng.Mặt trời nhô lên

như giọt máu hồng tươi,Tươi nguyên màu cờ Tổ quốc.

Giữa màu xanh bất tậnThấp thoáng bóng áo xanhChị công nhân cần mẫnĐẩy chiếc xe… nặng trôiNgày ngày chị quét dọnCho thành phố sạch xanh

Một trái tim chân thànhVới ước mơ giản dịNuôi hai con của chịMai khôn lớn trưởng thànhĐôi mắt thoáng long lanhQuên đi bao gian khó

Sáng nay trời trở gióHãy nghỉ chút chị ơi!Chị làm đẹp cho đờiVì màu xanh vĩnh cửu.

° Điện thờ Phật Mẫu trên đảo Lý SơnẢnh: T.N.TRÁC

ª NGUYỄN THÁNH NGÃ

Thương nhớ Hoàng Sa

(*) lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi

Từ trời cao,những vẩy mực tiền nhânthảo nét chữ Nôm lấm chấm sơn hàđảo từ đó thành tên,

thành cột mốc chủ quyềnlưu dấu tích vào bốn phương,

vào hồn thiêng mộc bản…

thương nhớ ơi hời, thương nhớ biển…biển bên ta vẫn thương nhớ

trùng khơimỗi cánh buồm cha dong biển

có mặt trên đờimỗi mẻ lưới nhớ câu hò bả trạomỗi mùa hoa nhớ

“thế lính khao lề…”(*)

Hoàng Sa ơi!những đảo xa của mẹbài hát về cánh cò góa bụacõng vầng trănghạt nước mắt khô rơibiển mặn hơn mọi thời!

ª TƯỜNG HUY

Tổ quốc

Trời giăng màn sương trắngChe lấp cả rặng thôngTrông xa như dãy núiChập chùng giữa hư không

Trời giăng màn sương trắngÔm choàng thân tháp xưaTrông xa tựa tấm lụaNhẹ nhàng bay trong mưa

Trời giăng màn sương trắngMặt hồ khói nhẹ lênHuyền ảo nên cổ tíchBóng dáng ai… nàng tiên

Trời giăng màn sương trắngKhông tỏ mặt người thươngBình minh bừng tia nắngSương tan… tan... vấn vương…

ª L.THÁI

Sương sớm Thầm lặng(Tặng chị Dương, công nhân dọn rác

ở dọc hồ Xuân Hương)

Page 8: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

VÒNG QUANH ĐẤT VIỆT

8

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 17 - 5 - 2014 DU LÒCH

Danh tiếng của The Nam Hải như là thiên đường cho trẻ nhỏ được khẳng định thêm khi khu nghỉ dưỡng này

giới thiệu gói du lịch mùa hè với các hoạt động thú vị cho trẻ em: cưỡi trâu du ngoạn trên các đồng lúa của vùng quê Hội An, tập làm diều và thả diều trên một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn vào năm 2010. The Nam Hải luôn là điểm đến lý tưởng, nằm trong top 5 khách sạn hàng đầu dành cho các gia đình tại khu vực châu Á, do Tạp chí Travel + Leisure bình chọn vào tháng 11 năm 2013.

Hè năm nay, The Nam Hải triển khai gói “Du lịch Gia đình” với nhiều ưu đãi áp dụng cho khách lưu trú tại khu nghỉ dưỡng ít nhất 3 đêm trong thời gian từ ngày 1 tháng 6 đến 31 tháng 10 năm 2014.

Ông Anthony Gill, Tổng Giám Đốc The Nam Hải phát biểu, “Từ những hoạt động cho trẻ em như xây lâu đài cát, làm lồng đèn, chơi bóng rổ hoặc săn tìm kho báu, có thể nói rằng không hề thiếu những hoạt động vui chơi mang tính giáo dục tại khu nghỉ dưỡng này. Các bậc phụ huynh cũng rất hài lòng với những hoạt động dành cho con cái của họ khi nghỉ

dưỡng tại đây, bởi họ có thêm thời gian riêng tư để khám phá khu nghỉ dưỡng cũng như phong cảnh địa phương mà không cần phải lo lắng liệu con cái mình có được chăm sóc cẩn thận hay không”.

Kể từ khi đi vào hoạt động tháng 12 năm 2006 trên bờ biển Đông đến nay, khu nghỉ dưỡng The Nam Hải (www.thenamhaihoian.com) luôn là địa điểm du lịch nổi bật dành cho các gia đình.

Chỉ cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 phút, The Nam Hải có 100 biệt thự riêng biệt, với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp để giám sát tất

cả các hoạt động hàng ngày tại khu trò chơi rộng 100m2 được xây dựng theo kiến trúc cổ của miền Trung Việt Nam với rất nhiều trò chơi, sách tham khảo, nguyên vật liệu cắt dán thủ công và phim ảnh nhằm thu hút sự yêu thích của trẻ nhỏ. Một trong những hoạt động thú vị nhất tại The Nam Hải là tham quan vườn rau hữu cơ của khu nghỉ dưỡng, nơi trẻ con vừa được đội chiếc nón lá truyền thống của người Việt Nam vừa học cách gieo hạt, trồng cây và thu hoạch các loại rau mùi, dưa leo, và nhiều loại rau, quả đa dạng khác. HƯƠNG LAN

Trải nghiệm tuyệt vời cùng gia đình tại The Nam HảiBẠN CẦN BIẾT

T rước khi khám phá Động Thiên Đường, theo cung đường nội bộ dài gần 2km, du khách được len lỏi trong

cánh rừng nguyên sinh xanh ngát, có thể dạo bộ hoặc ngồi trên xe điện chạy chầm chậm, ngắm những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nghe muôn loài chim hót lảnh lót, véo von. Lộ trình tiếp theo, du khách chinh phục 524 bậc cấp bằng đá như một kiểu du lịch

leo núi khá thú vị và hết sức thiết thực cho sức khỏe; có thể nghỉ chân trước cây cổ thụ hóa thạch hàng ngàn năm tuổi, trên đó nhìn thấy in dấu hình loài cây dương xỉ sống ký sinh từ thời cổ đại.

Theo chân người hướng dẫn viên du lịch, từng du khách lần luợt đi qua một cửa hang nhỏ hẹp để vào một không gian huyền ảo rộng lớn bên trong. Thả chân trên chiếc cầu gỗ “khứ - hồi” hơn 2km,

chúng tôi lạc vào chốn mê cung mát lạnh khoảng 16 độ C, lớp lớp đường thạch nhũ được thiên nhiên kiến tạo hàng trăm triệu năm, để lại những tuyệt tác cho con người hình dung với những tên gọi như: Nhà Rông Tây Nguyên, Ruộng Bậc thang Tây Bắc, Tượng Phật Bà Quan Âm, Cổ tháp, Tháp Liên Hoa, Cung Quần Tiên Hội Tụ, Voi Ma Mút, Tỳ Hươu...

Cũng theo người hướng dẫn

Thiên Đường có 2 kỷ lụcª VĂN VIỆT

Cách trung tâm thành phố Đồng Hới, Quảng Bình khoảng 70km, Động Thiên Đường nằm sâu trong lòng dãy núi đá vôi thuộc quần thể của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản Thiên nhiên Thế giới. Động Thiên Đường được xác lập 2 kỷ lục của Việt Nam vào tháng 5/2011 là Động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất và Động có chiếc cầu gỗ dài nhất.

viên du lịch, năm 2005, ông Hồ Khanh (ngụ tại xã Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phát hiện và hướng dẫn Hiệp hội Nghiên cứu Hang động Anh quốc khám phá hang động dài 31,4km với vẻ kỳ ảo của nhũ đá tự nhiên nên đặt tên là Động Thiên Đường. Đây là hang động khô lớn nhất châu Á, chiều cao từ 60 - 80m, chiều rộng từ 30 - 100m. Đến tháng 9 năm 2010, Động Thiên Đường được Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư khai thác du lịch, xây dựng hoàn thành cây cầu gỗ Táu dài hơn 1km làm đường đi thuận tiện cho du khách chiêm ngưỡng “Hoàng cung trong lòng đất”. Được biết vừa qua, Động Thiên Đường tiếp tục mở rộng với chiều dài tới 7km cho những du khách có đủ các điều kiện tham quan thám hiểm, khám phá…ª

° Cây cầu gỗ Táudài nhất Việt Nam tronghang động.

° Động Thiên Đường đạt kỷ lục Động khô dài có hệ thống thạch nhũđộc đáo nhất Việt Nam.

... Những năm Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, khi kinh tế khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khó, mọi người ăn cơm độn ngô, khoai, sắn, Người đề nghị nhà bếp là: cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, nấu cơm độn cho Người từng ấy, giống như cán bộ, nhân dân.

Trong nhiều chuyến thăm các địa phương, nhất là các chuyến đi trong ngày, Hồ Chí Minh mang theo cơm nắm với muối vừng. Người nói: Người ta dọn ra một bữa cơm sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng: Đấy, Bác Hồ đến thăm còn làm một bữa cơm sang, còn điều người này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi. Thế là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi thịt. Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc.

Khi ăn cơm, không bao giờ Người để rơi cơm, Bác bảo một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ không để rơi một hạt cơm. Bởi vì, Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ đức lớn hài hòa ở một con người.

Về chỗ ở, Người khước từ ở ngôi nhà sang trọng của Toàn quyền Đông Dương trước đây mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân phục vụ; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng chiếc ô tô cũ, mà coi đó là “cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Mùa hè nóng bức, Hồ Chí Minh dùng chiếc quạt lá cọ, “để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt cho nhân dân”.

Hồ Chí Minh làm những việc như thế, để thực hiện điều Người nói: Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện, cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: Ai chẳng muốn no cơm, ấm áo, nhưng cuộc sống vật chất hết đời người là hết. Còn tiếng tăm tốt xấu truyền đến ngàn đời sau. Cán bộ, đảng viên nếu làm theo được những việc như trên sẽ thật sự quan liêm - mà quan liêm thì dân hạnh phúc và sẽ đẩy thuyền đi; và sẽ chẳng có những loại quan tham - mà quan tham nhiều thì dân khổ, nước nguy.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần sâu sắc đặc trưng truyền thống văn hóa phương Đông là “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn thuyết” nên nhiều khi Người đã giải thích lý luận bằng thực tiễn, bằng hành động, bằng việc làm, thấy làm đúng, làm phải, mọi người khắc làm theo. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nhận xét: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể ”. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động.

Phẩm chất nói đi đôi với làm của Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta về lẽ sống “thật”, đối lập với giả, với dối như Người đã cảnh báo: “Có những người miệng thì nói phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”(6).

Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm” là công việc thường xuyên, lâu dài, quan trọng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi mà Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong việc “nói đi đôi với làm”, góp phần tích cực, thiết thực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.ª

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.430. (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.108, 250. (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.552. (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.59. (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.59. (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.494.

Chủ tịch Hồ Chí Minh…(TIẾP TRANG 2)

Page 9: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

9 CUOÁI TUAÀN Ngaøy 17 - 5 - 2014

gia ñình - ñôøi soáng

Nhà dài là một trong những nét bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo riêng có của đồng bào các DTTS Nam Tây

Nguyên. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống này ở các vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một. Qua tìm hiểu thực tế, nhà dài trên địa bàn huyện Di Linh hiện tồn tại rất hiếm hoi, chỉ đếm “trên đầu ngón tay”.

Được UBND xã Bảo Thuận giới thiệu, tôi đến thăm một số ngôi nhà truyền thống còn “sót” lại và hầu như những ngôi nhà này ít nhiều cũng đã bị biến hóa, không còn nguyên vẹn nét riêng có. Ông K’Brệp (ở thôn Kròt Sớk) cho biết rằng, đã hơn 60 mùa rẫy rồi, nhưng ông luôn cảm thấy tự hào và hạnh phúc. Một hạnh phúc khá đơn giản là vì ông còn lưu giữ được ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Điều đó cũng phải thôi, bởi 1.431 nóc nhà ở xã Bảo Thuận nay chỉ có ngôi nhà của ông và một vài (rất ít) ngôi nhà khác, tuy không còn nguyên vẹn, nhưng ít nhiều vẫn còn “dáng dấp” là nhà dài truyền thống. Vì nó không dài (chỉ dài độ 16 - 18 mét) như những ngôi nhà dài truyền thống của ông cha thuở xưa (dài tới vài chục mét).

Những người lưu giữ “văn hóa nhà dài”ª NDONG BRỪM

Những năm qua, khi đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được nâng lên đáng kể, dưới tác động của kinh tế thị trường, cùng với sự giao thoa văn hóa, đồng bào đã đầu tư xây dựng nhiều ngôi nhà xây rất khang trang. Trong khi nhiều hộ dân đã phá bỏ những ngôi “nhà dài” truyền thống của dân tộc mình, thì đâu đó vẫn còn có một số ít hộ lưu giữ được những đẹp “văn hóa nhà dài”.

“Nhà dài cũng là tài sản quí của gia đình tôi, nên tôi không phá bỏ mà phải giữ lại nó cũng như tất cả các sản vật quí mà ông bà tổ tiên để lại như chiêng, chóe, mâm đồng… với mong muốn để giúp cho con cháu sau này hiểu được mỹ tục của ông cha thời xưa cũng như những nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình” - Ông K’Brệp nói.

Cất được ngôi nhà dài phải mất nhiều năm trời, ông và dòng tộc vào rừng kiếm những cây gỗ quí hàng trăm năm tuổi, có độ bền chắc như gỗ sao, cà chí, dầu... Một số cây gỗ được cưa xẻ từ năm 1968. Với ông, ngôi nhà là một niềm tự hào và là một “gia tài” vô giá, chẳng những của riêng ông mà còn cho cả thế hệ con cháu mai sau. Trong ngôi nhà của ông hiện vẫn còn lưu giữ chiêng và khoảng 50 cái chóe lớn, nhỏ giá

trị. Năm 2009, ông K’Brệp đầu tư xây dựng ngôi nhà mới trị giá trên 400 triệu đồng. Nếu so với ngôi nhà mới này, thì ngôi nhà dài làm bằng gỗ, mái lợp tôn của ông chẳng thể so bằng, nhưng giá trị về mặt văn hóa truyền thống của một tộc người, quả là vô giá.

Còn với vợ chồng ông K’Điệp (97 tuổi) và bà Ka Hiều (ở thôn Hàng Kàr, xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm), vợ chồng ông đều là những người tham gia cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, trở về với cuộc sống đời thường, ông bà tích cực vận động bà con DTTS ở địa phương tham gia lao động sản xuất, xây dựng đời sống mới. Với vai trò là già làng của xã, cùng với việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước, ông cũng thường xuyên nhắc nhở bà con mình cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh ngôi nhà xây, ông bà vẫn lưu giữ ngôi nhà dài (nhà sàn) truyền thống cùng với kho thóc… Không gian nhà ông bà sống động của một cư dân sống trên núi rừng Tây Nguyên. Ngoài việc lưu giữ nhà dài, ông bà còn truyền dạy cho con cháu biết các lễ hội “cúng rẫy”, “gieo hạt” và lễ hội “Nhô rơhe”; hướng dẫn cách lấy vỏ cây rừng, pha trộn với một số nguyên liệu khác để ủ rượu cần…

Ông K’Điệp cho biết: “Trước đây, nhà dài của người Châu Mạ nó rất dài và có nhiều thế hệ chung sống với nhau. Hiện nay, rất khó để tìm thấy những ngôi nhà dài còn đúng nguyên bản như thời xa xưa. Còn nhà dài của tôi chỉ mang tính chất tượng

trưng. Vì đây là bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nên cần được lưu giữ. Khi có khách, tôi tiếp đón khách ở nhà xây. Còn mọi lễ nghi, sinh hoạt trong gia đình đều diễn ra trên nhà dài. Bởi ở đó nó có bếp lửa, chiêng, chóe và các vật dụng sinh hoạt khác đã nhiều năm gắn bó với các thế hệ trong gia đình. Mỗi khi vào ngôi nhà dài, tôi cảm thấy rất ấm cúng và gần gũi”.

Một điều đã được khẳng định, với đồng bào DTTS bản địa ở Lâm Đồng, nhà dài không chỉ là nơi sinh hoạt hàng ngày của gia đình, dòng tộc mà nó còn là không gian thiêng, không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Bởi nó không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp mà còn là nơi tổ chức các nghi lễ thờ cúng thần linh. Có thể nói, nhà dài đồng bào DTTS là một sản phẩm vật thể rất độc đáo, không chỉ về mặt kiến trúc, kết cấu phù hợp với cuộc sống, sinh tồn của những tộc người sống trên núi rừng Tây Nguyên, mà còn ở cách thức khai thác không gian sinh hoạt và hình thức tổ chức xã hội trong một ngôi nhà của một gia đình và của một dòng tộc.

Trong những năm gần đây, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa cùng với sự giao thoa văn hóa, văn hóa nhà dài đã bị mai một. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã phá bỏ những ngôi nhà dài truyền thống để xây dựng những ngôi nhà bằng gạch, bằng bê tông đẹp khang trang phù hợp với xu thế cuộc sống hôm nay là điều tất yếu. Tiếp cận “cái mới” là chuyện dĩ nhiên, nhưng cũng cần phải biết chọn lọc “cái cũ” để bảo tồn, gìn giữ cho hậu thế; trong đó, có “nhà dài”, một nét văn hóa không thể thiếu. Cách nghĩ và việc làm của ông K’Brệp, ông K’Điệp là điều rất đáng được trân trọng.ª

° Ông K’Điệp bên

ngôi nhà dàitruyền thống.

Nội dung này vừa được Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Ngọc Quỳnh gửi cho Sở LĐTB&XH Lâm Đồng. Cụ thể như sau:

1. Đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam cho 125 ứng viên đủ tiêu chuẩn, thời gian 12 tháng (bắt đầu từ giữa tháng 7 năm 2014) để lấy chứng chỉ B2. Thời gian học, học viên được bố trí chỗ ở miễn phí và cung cấp 3 bữa ăn từ thứ 2 đến thứ 6. Chi phí trong thời gian học tiếng, phía Đức tài trợ 2/3, số còn lại do học viên đóng góp 1,8 triệu đồng/tháng. Ứng viên đỗ chứng chỉ B2 tiếng Đức được sang CHLB Đức học chuyên môn 3 năm về điều dưỡng chăm sóc người già (phía Đức chi trả lệ phí visa và vé máy bay). Học bổng hàng tháng mỗi học viên như sau: năm thứ nhất, tương đương 23 triệu đồng; năm thứ 2, tương đương 25,3 triệu đồng và năm thứ 3 tương đương 28,5 triệu đồng. Học viên phải đóng một số khoản như tiền nhà (tối đa 300 ơ rô/tháng) và bảo hiểm xã hội.

2. Làm việc tại CHLB Đức: Điều dưỡng viên sẽ làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già của Đức và được hưởng mức lương như người lao động Đức, tương đương từ 51,5 triệu đồng đến 65 triệu đồng/tháng. Điều dưỡng viên phải đóng các khoản thuế, bảo hiểm và tự túc chi phí ăn ở, sinh hoạt.

3. Điều kiện tham gia: Tốt nghiệp THPT; tuổi từ 21 đến 25 (sinh từ ngày 01/01/1989 đến 31/12/1993). Đang học hoặc đã tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Đủ sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài.

4. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ LĐTB&XH, số 41B, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời gian từ ngày 06/5/2014 đến 20/5/2014 (tính theo dấu bưu điện). Thông tin chi tiết hơn có tại website: dolab.gov.vn hoặc www.molisa.gov.vn. Điện thoại: 04.39366633; 04.38249517 (máy lẻ 511, 513). M.ĐẠO

BẠN CẦN BIẾT

Đánh bạc dưới hình thức đá gàCông an thành phố Bảo Lộc cho biết, mới đây, Đội Cảnh sát

điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã tổ chức vây bắt 1 vụ đánh bạc dưới hình thức đá gà tại thôn 12, xã Đam Bri (thành phố Bảo Lộc). Tuy nhiên, khi phát hiện lực lượng cảnh sát đến, nhóm người tham gia đá gà chạy trốn, bỏ lại tại hiện trường 6 chiếc xe máy. Số xe máy này, Công an thành phố Bảo Lộc đang tạm giữ, nhưng hiện vẫn chưa có người đến khai báo để xử lý.

Cũng theo Công an thành phố, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố đã phát sinh tình trạng đá gà dẫn đến vi phạm pháp luật, do cá độ và sát phạt nhau bằng tiền, trong đó một số vụ đã bị truy tố và đưa ra xét xử. XUÂN LONG

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đồng ý cho Bệnh viện II Lâm Đồng điều chỉnh, cắt giảm khối lượng một số hạng mục thuộc Dự án Bệnh viện II Lâm Đồng đang được xây mới tại phường B’Lao (TP Bảo Lộc). Theo đó, các hạng mục cắt giảm theo đề nghị của Bệnh viện II Lâm Đồng, gồm: Sân tenis, hồ bơi, bồn hoa, đường đi dạo, nhà sửa chữa thiết bị, máy biến áp, hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Ngoài ra, một số khối nhà cũng cắt giảm như: Khối hội trường, khối nhiệt đới, khối giải phẫu bệnh lý, khối nhà xe… Một số hạng mục khác được điều chỉnh về chủng loại vật liệu hoàn thiện như: Vật liệu ốp cầu thang, gạch lót nền và ốp chân tường, vật liệu lợp mái, cửa sổ, cửa chính và khối lượng ốp chì các phòng chụp X-Quang. Đối với đường giao thông nội bộ cũng được điều chỉnh theo hướng giảm 30% diện tích và thay đổi kết cấu đường từ bê tông nhựa nóng sang bê tông đá 1x2.

Theo bác sỹ Huỳnh Văn Thiên, Giám đốc Bệnh viện II

DỰ ÁN BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG:Giảm và điều chỉnh nhiều hạng mục

Lâm Đồng, lý do phải cắt giảm một số hạng mục công trình của dự án là do nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho dự án không đổi, trong khi đó, sau 4 năm khởi công xây dựng, do ảnh hưởng của việc “trượt” giá nên buộc phải cắt giảm và điều chỉnh một số hạng mục không cần thiết để tập trung cho những hạng mục trọng yếu. Số tiền giảm được từ việc điều chỉnh và cắt giảm này là khoảng 80 tỷ đồng. Hiện tại, dự án đã chậm so với tiến độ đề ra (dự kiến hoàn thành vào năm 2013). Nguyên nhân

chủ yếu là do nguồn vốn chuyển về chậm. Riêng trong năm 2014, Chính phủ vẫn chưa có kế hoạch “rót” vốn về cho dự án này. Theo tiến độ như hiện tại, phải đến tháng 9/2015, dự án mới có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Dự án Bệnh viện II Lâm Đồng khởi công xây dựng từ tháng 7/2010. Dự án được đầu tư đồng bộ với quy mô 500 giường bệnh và nhiều trang thiết bị tiên tiến hiện đại. Dự án được xây dựng trên diện tích 10ha với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. HỮU SANG

Tuyển điều dưỡng viên học và làm việc tại CHLB Đức

Page 10: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 201410 11 CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 2014toøa soaïn baïn ñoïc

“Thu thuế phải thu được lòng dân”ª HẢI UYÊN

Làm đổ hàng rào còn đánh người gây thương tích

ª ĐÔNG ANH - KHÁNH PHÚC

Theo trình bày của bà Bùi Thị Hương (ngụ tại xóm 3, thôn 3, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc), vào ngày 12/10/2013, trong khi người lái xe máy cày đi vào

đường xóm là Lê Văn Hiếu (ngụ cùng xóm) đã làm đổ mấy cây thần tài trồng làm hàng rào vườn nhà bà Hương. Ngày hôm sau, bà Hương có gặp Hiếu để nói chuyện và yêu cầu trồng lại hàng rào. Không đồng ý, Hiếu còn chửi, đánh đấm và dọa lái xe máy cày đâm sập nhà bà Hương. Sự việc đã được nhiều người hàng xóm kịp thời can ngăn. Sau đó, Hiếu đã lên xe máy cày với ý định chạy về nhà. Vừa lúc này, chồng bà Hương là ông Sáng về tới và hai vợ chồng định đi sang nhà bố vợ của Hiếu để nói chuyện phải trái. Thấy vậy, Hiếu đã xuống xe và cầm theo 1 cây xà beng đánh tới tấp vào người ông Sáng. Thấy chồng bị đánh, bà Hương đã vào can ngăn. Bà Hương kể lại: “Hiếu cầm xà beng dài khoảng 0,8m vụt túi bụi vào người cả hai vợ chồng. Chồng tôi cố né nhưng 2 lần bị xà beng trúng vào bả vai. Hiếu quay sang vụt vào đầu và người tôi. Tôi giơ tay lên đỡ thì bị gãy tay. Lúc này, bà con hàng xóm can ngăn và giằng được cây xà beng của Hiếu. Hiếu lấy đá ném chồng tôi và nhặt khúc gỗ bên đường tiếp tục tấn công chồng tôi ”. Ông Nguyễn Văn Viễn, một trong những hàng xóm đến can ngăn Hiếu, xác nhận chính ông là người giằng lấy xà beng và khúc gỗ từ tay Hiếu, sau đó khuyên Hiếu trở về nhà. Chị Hương phải đi bệnh viện băng bó vết thương vì bị gãy tay.

Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện II Lâm Đồng, bà Hương bị gãy 1/3 dưới xương trụ trái, sưng nề vai, lưng và vùng hạ sườn do bị đánh. Từ căn cứ này, Cơ quan Pháp y Công an tỉnh Lâm Đồng đã xác định tỷ lệ thương tật đối với bà Hương là 4%. Sau khi điều trị tại Bệnh viện II Lâm Đồng 5 ngày, bà Hương xin về để điều trị ngoại trú; sau đó, về TP Hồ Chí Minh để tái khám. Ban đầu, gia đình Hiếu cũng đã bồi thường cho bà Hương 5 triệu đồng để lo chi phí điều trị. Lúc này, bà Hương yêu cầu Hiếu phải có trách nhiệm bồi thường cho bà tổng số tiền 14 triệu đồng để lo chi phí đi lại và thuốc điều trị. Tuy nhiên, sau nhiều lần tái khám, các bác sỹ cho rằng vết thương của bà Hương phải điều trị lâu dài. Bản thân bà Hương cũng cho rằng bà còn vết thương ở đầu nhưng trước đây chưa phát hiện và tỷ lệ giám định thương tật 4% là chưa thỏa đáng. Do đó, bà Hương đã nhiều lần làm đơn đề nghị Công an TP Bảo Lộc, Viện KSND TP Bảo Lộc cho bà được giám định lại tỷ lệ thương tật và đề nghị khởi tố hành vi đánh người gây thương tích đối với Lê Văn Hiếu.

Ông Nguyễn Xuân Nhã, Trưởng Công an xã Đại Lào, cho biết: “Sau khi nắm bắt vụ việc, công an xã đã đến hiện trường. Theo ghi nhận, bản thân Lê Văn Hiếu đã có hành vi sai trái là sử dụng hung khí nguy hiểm đánh người gây thương tích. Tuy nhiên, do tỷ lệ thương tật chưa đủ để khởi tố hình sự, nên Công an xã đã tiến hành hòa giải nhiều lần. Do hòa giải không thành và theo yêu cầu của bà Hương, ngày 18/12/2013, chúng tôi đã chuyển hồ sơ lên Công an TP Bảo Lộc giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Theo Công an TP Bảo Lộc, sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Công an xã Đại Lào, Công an TP Bảo Lộc đã tiến hành khởi tố vụ án, nhưng chưa thể khởi tố bị can đối với Lê Văn Hiếu. Hiện, Công an TP Bảo Lộc đang phối hợp với VKSND TP Bảo Lộc để điều tra thêm chứng cứ nhằm củng cố hồ sơ của vụ án. Công an TP Bảo Lộc cũng cho biết, Cơ quan Pháp y tỉnh Lâm Đồng xác định tỷ lệ thương tật của bà Hương 4% là đúng, nên không thể giải quyết yêu cầu của bà Hương xin giám định lại thương tật.ª

SAU KHI LÁI XE MÁY CÀY LÀM ĐỔ HÀNG RÀO CỦA HÀNG XÓM, CHỦ XE KHÔNG NHỮNG KHÔNG ĐỀN BÙ THIỆT HẠI THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ NHÀ, MÀ CÒN HÀNH HUNG GÂY THƯƠNG TÍCH

CHO CẢ CHỒNG LẪN VỢ GIA CHỦ. SỰ VIỆC XẢY RA TỪ GIỮA THÁNG 10/2013, NHƯNG ĐẾN NAY, VIỆC XỬ LÝ CỦA CƠ QUAN

CHỨC NĂNG VẪN CHƯA NGÃ NGŨ.

°Bà Hương tiếp tục yêu cầu được giám định lại tỷ lệ thương tật.

... Rất mừng là, Chính phủ đã quyết định Công nghệ Vi mạch (ở vị trí hàng đầu) trong 46 ngành công nghệ cao được ưu tiên phát triển tại Việt Nam. “Chắc GS còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác?” - tôi hỏi. GS Đặng tâm sự, ông đã vận động thành lập Câu lạc bộ Khoa học Kỹ thuật Việt kiều, Hội Công nghệ Vi mạch TP Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học Vi mạch (gọi tắt là Hội nghị 4S tổ chức 2 năm 1 lần), Quỹ học bổng Toshiba của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ông đã dùng khá nhiều lương hưu ủng hộ quỹ). Các tổ chức này hoạt động rất hiệu quả, góp phần thúc đẩy KT-XH đất nước phát triển. “Nghe nói, trước đây GS tham gia xây dựng dự án Đại học Quốc tế tại Đà Lạt?” - tôi tò mò hỏi. Vào nửa đầu thập niên 70 thế kỷ XX - GS Đặng nhớ lại, người Nhật đã xây dựng đề án Đại học Công nghệ Đông Nam Á (South East Asian College of Engineering) tại Đà Lạt, với chi phí khoảng 400 triệu USD (thời bấy giờ lớn lắm). Địa điểm là Trường Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt). Rất tiếc, dự án này bị rơi vào quên lãng. Gần đây, thời ông Huỳnh Phong Tranh làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, mình tham gia một dự án khác - xây dựng Đại học Quốc tế tại Đà Lạt. Mình đã hướng dẫn nhóm ông Huỳnh Phong Tranh sang Nhật tham quan vài trường đại học có cơ sở, điều kiện địa lý vùng đồi núi (giống như Đà Lạt) với mục đích, tìm kinh nghiệm để xây dựng Đại học Quốc tế tại Đà Lạt. “Đi nhiều biết nhiều, xin GS có lời khuyên để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch Đà Lạt?”

- tôi hỏi. GS Đặng bảo, Đà Lạt là thành phố trên núi, khí hậu ôn hòa, rất lý tưởng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc tế. Nên học cách làm du lịch của Nhật Bản. Tuy nhiên, để Đà Lạt hấp dẫn du khách, cần nhanh chóng nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt, mở thêm các tuyến bay, nâng cấp các khu du lịch, vui chơi giải trí, mua sắm, khách sạn, nhà hàng, công viên, rừng hoa, thắng cảnh gắn với văn hóa-lễ hội-hội thảo khoa học), chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ chế hấp dẫn thu hút đầu tư vào Đà Lạt… Chuông điện thoại của GS lại reng. Tôi chờ GS đàm thoại xong (bằng tiếng Nhật) rồi xin phép ra về.

GS Đặng tiễn tôi ra tận cổng ngôi biệt thự nghỉ mát sang trọng, đậm phong cách kiến trúc Việt-Nhật. Lúc bắt tay GS, lòng tôi dâng lên niềm cảm phục, quý mến vị GS họ Đặng đã lao động không ngừng nghỉ, dâng hiến hơn 300 công trình khoa học cho nhân loại. GS.TS Đặng Lương Mô được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học New York, Hội viên thượng cấp Hội Kỹ sư Điện-Điện tử-Tin học Hoa Kỳ. Ông được trao tặng “Giải thưởng Vinh danh nước Việt”, là nhà khoa học tiên phong phát triển ngành Vi mạch Điện tử Việt Nam. Ông có tên trong danh sách Người nổi tiếng Thế giới (Marquis Who’s Who In The World). Thật tự hào, nước ta có GS.TS Đặng Lương Mô - nhà khoa học Vi mạch Điện tử nổi tiếng thế giới, đã làm rạng danh nước Việt mến yêu!ª

Người Việt Nam... (TIẾP TRANG 10)

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là yếu tố quan trọng hàng đầu

trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, từ năm 2013, Chi cục

Thuế Bảo Lộc đẩy mạnh công tác phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố trong việc tham gia quản lý

thuế. Sự phối hợp này đã mang lại kết quả khích lệ.

Năm 2013, dù chỉ tiêu thu ngân sách không đạt theo kế hoạch, nhưng là năm ngành thuế Bảo

Lộc đạt tỷ lệ thu cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng thu NSNN trong năm là 364 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch và bằng 125% so năm trước. Trong đó, chỉ tiêu thuế phí là 234 tỷ đồng, đạt 101% và bằng 133% so năm trước. Theo ông Đặng Vũ Du - Phó Chi cục Thuế Bảo Lộc, kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Ủy ban MTTQ thành phố và các tổ chức thành viên. Đối với việc phối hợp thu hồi số thuế nợ đọng, Chi cục Thuế cung cấp danh sách nợ thuế, chậm nộp thuế để Ủy ban MTTQ chỉ đạo các đoàn thể đôn đốc, động viên để người nộp thuế chấp hành. Ngoài ra, Ủy ban MTTQ các cấp còn tham gia giám sát việc công khai chính sách thuế, mức nộp thuế; nhờ đó, hạn chế thắc mắc, khiếu nại của người nộp thuế.

Ông Nguyễn Văn Quyên - Phó

Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường I, cho biết: “Địa phương xác định việc thu thuế không phải là nghĩa vụ của riêng ngành thuế. Năm 2013, chúng tôi đã thành lập Tổ chống thất thu thuế cùng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của phường và Ban Nhân dân các tổ dân phố trực tiếp xuống địa bàn thăm nắm thông tin; qua đó, đã phát hiện và đưa vào lập bộ 235 hộ kinh doanh không có thuế, với tổng số tiền truy nộp là 185 triệu đồng”.

Thông qua công tác phối hợp, cán bộ Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã giúp cơ quan thuế thực hiện công tác quản lý thu tại cơ sở. Ông Bùi Văn Vấn - Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ 18, phường B’Lao, là một điển hình trong công tác vận động thu thuế đất phi nông nghiệp. Hàng năm, tổ dân phố đều vận động thu đạt và vượt chỉ tiêu thu thuế đất phi nông nghiệp; riêng năm 2013, thu ngân sách đạt 103% kế hoạch”. Theo ông Vấn, muốn thu được thuế, phải nắm được “túi tiền” của dân; nghĩa là biết lúc nào dân thu, dân chi để chọn thời điểm phù hợp đến vận động và biết hoàn cảnh của từng hộ dân để thăm hỏi, động viên trong lúc khó khăn. Khi dân hiểu, dân tin thì họ sẽ sẵn sàng nộp thuế. Ông Nguyễn Văn Chính, người tích cực nộp thuế ở tổ 8, phường B’Lao, trao đổi: “Vẫn biết việc nộp thuế là nghĩa vụ của công dân, nhưng gặp những cán bộ Mặt trận gần dân, hiểu dân, bản thân tôi tin

tưởng và luôn sẵn sàng hợp tác”.Đội thuế liên phường, xã số 3

thuộc Chi cục Thuế thành phố Bảo Lộc được phân công quản lý thuế phường B’Lao, phường Lộc Tiến, xã Lộc Châu và xã Đại Lào. Năm 2013, Đội được giao kế hoạch thu 26,3 tỷ đồng thuế và phí. Kết quả thu cuối năm đạt 100% kế hoạch. Theo ông Nguyễn Đình Thông, Đội trưởng Đội thuế số 3, một trong những giải pháp quan trọng giúp hoàn thành nhiệm vụ thu của Đội, đó là tích cực phối hợp với Hội đồng Tư vấn Thuế các phường, xã để tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; thường xuyên ghi nhận những ý kiến phản hồi, sau khi thực hiện công khai thuế để đề nghị điều chỉnh mức thuế khoán phù hợp với thực tế kinh doanh và đảm bảo công bằng về thuế.

Bà Nguyễn Thị Lan, Đội trưởng Đội Tuyên truyền - Tổng hợp, trao đổi: “Trong năm 2013, cơ chế chính sách thuế liên tục thay đổi nhằm triển khai thực hiện các NQ của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Do đó, khối lượng công việc trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ là khá lớn. Cùng với đó, Đội thường xuyên rà soát các biểu mẫu, tờ khai thuế để kiến nghị loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong kê khai thuế, nhằm đơn giản tối đa việc kê khai thuế cho người dân. Cũng nhờ đó, người dân tìm đến với đội để nhờ tư vấn thuế nhiều hơn, giảm bớt áp lực về hỗ trợ kê khai thuế cho các phường, xã”.

Cũng trong năm 2013, lần đầu tiên Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng và các Chi cục Thuế địa phương phối hợp triển khai chương trình Tuần lễ “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế”. Đây là kênh thông tin quan trọng để tạo mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế; qua đó, giúp nắm bắt kịp thời những ý kiến phản ánh của người nộp thuế, góp phần tháo gỡ và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Tất cả những nỗ lực hướng về dân trong thực hiện chính sách thuế, cũng chính là quyết tâm của ngành thuế để thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Thu thuế phải thu được lòng dân”.ª

°Ông Bùi Văn Vấn (bên trái) lắng nghe ý kiến người nộp thuế.

Page 11: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 201410 11 CUOÁI TUAÀN 17 - 5 - 2014 nhìn ra boán phöông

... Nhà nước tạo điều kiện để các đơn vị văn hóa thực hiện các hoạt động về văn hóa căn cứ vào yêu cầu thị trường để hạch toán và cân đối chi thu. Nhà nước chỉ đặt hàng trực tiếp khi cần thiết đối với những sản phẩm văn hóa phục vụ công ích. Như vậy, sự quản lý của Nhà nước phải được quy phạm hóa theo pháp luật. Những vấn đề nào mà cơ chế thị trường có khả năng giải quyết tốt thì Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế thực hiện. Chỉ những vấn đề cơ chế thị trường không giải quyết được thì Nhà nước mới tham gia và phải phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường và ứng xử bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Điều này có nghĩa là chức năng quản lý nhà nước phải có quy định phù hợp về chế độ xét duyệt hành chính, coi chức năng chủ yếu là phục vụ sự nghiệp văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sáng tạo văn hóa, theo đúng quy định của pháp luật; đặt trọng tâm quản lý là quản lý xã hội và giám sát thị trường, thực

hiện tốt việc quản lý định hướng, nguyên tắc, quy hoạch, cơ chế, chất lượng dịch vụ về văn hóa...

Vấn đề cuối cùng là công tác đào tạo và phát triển hiệp hội ngành nghề văn hóa nhằm tổ chức môi giới văn hóa có tính chuyên nghiệp cao, giao chức năng và quyền hạn cụ thể để các hiệp hội có tư cách pháp nhân, trở thành tổ chức quản lý ngành nghề hợp pháp, có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp.

Chúng ta cần khuyến khích phát triển các loại tổ chức môi giới văn hóa, lập những tổ chức môi giới văn hóa và đại lý như: công ty môi giới văn hóa tổng hợp, công ty môi giới trình diễn, công ty đấu giá nghệ thuật, công ty giới thiệu tài năng trẻ.

Hình thành cơ chế: Nhà nước giám sát chỉ đạo, hiệp hội ngành nghề giám sát quản lý, tổ chức môi giới tự xây dựng quy chế hoạt động tự chủ. TS (HỒ VIỆT HÀ

- Theo Báo Nhân Dân điện tử)

Xây dựng thể chế... (TIẾP TRANG 5)

Tân Hoa xã dẫn nguồn Bộ Y tế A-rập Xê-út xác

nhận, tính đến ngày 12/5, nước này có tổng cộng 491 người nhiễm virút hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), trong đó có 147 ca tử vong. Sáu trường hợp mắc mới tập trung tại thủ đô Ri-át và TP Giê-đa nằm bên bờ Biển Đỏ và thánh địa Mê-đi-na. A-rập Xê-út là quốc gia có số ca nhiễm vi-rút MERS cao nhất thế giới, với các ca nhiễm mới và tử vong diễn ra hằng ngày.

Vi-rút MERS được phát hiện lần đầu hồi giữa năm 2012 và đã nhanh chóng lây lan từ các quốc gia vùng Vịnh sang Bắc Phi, Đông - Nam Á và châu Âu, làm hàng trăm người chết.

* Theo Roi-tơ, Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch

Số ca tử vong do vi-rút MERS tiếp tục tăng

bệnh của Mỹ (CDC) xác nhận trường hợp thứ hai bị nhiễm vi-rút MERS tại nước này là một nam giới mang quốc tịch A-rập Xê-út, đang được điều trị tại bệnh viện ở bang Phlo-ri-đa.

Bệnh nhân trên là một nhân viên y tế từng sinh sống và làm việc tại một bệnh viện của A-rập Xê-út, nơi được xác định là nguồn gốc bùng phát MERS.

CDC ước tính có ít nhất 500 người có thể đã ở gần bệnh nhân mới này cần phải được theo dõi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm này để xem vi-rút MERS có truyền từ người sang người không. CDC đã khuyến cáo người dân Mỹ thận trọng cân nhắc các chuyến du lịch tới các nước vùng bán đảo A-rập.

TS (Theo Báo Nhân Dân)

40 năm không ngủ nhưng sức khỏe phi thường

Người phụ nữ đặc biệt này tên là Lý Chiếm Anh (56 tuổi) sống tại thành phố Trịnh

Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Suốt 40 năm qua cô không ngủ nhưng vẫn có thể làm việc liên tục 3 đến 4 tiếng mà không thấy mệt.

Hiện tượng bất thườngCô Lý Chiếm Anh cao 1,6m, có dáng người

dong dỏng và trông như bao phụ nữ nông thôn lam lũ bình dị.

Khi còn bé khoảng 5, 6 tuổi, chị đã mắc chứng mất ngủ, cứ nằm xuống giường là mắt mở trừng trừng. Kể cả có nhắm mắt, lấy chăn chùm đầu thì chị vẫn tỉnh như sáo. Lúc đó vì không ngủ được nên cô Lý thường dậy sớm nấu cơm cho em gái ăn, rồi đến từng nhà các bạn cùng lớp rủ đi học.

Năm 1980, cô Lý Chiếm Anh kết hôn nhưng vì tính cách hướng nội nên vẫn không kêu ca với ai, ngay cả các con trai và chồng.

Một lần, cô liều lĩnh uống liền 4 viên thuốc ngủ nhưng cũng không có kết quả. Mặc dù sức khỏe vẫn hoàn toàn bình thường, suốt 40 năm qua không mắc bệnh nhưng cô quả thực rất muốn được ngủ như người khác.

Cụ Lý Chấn Minh, 78 tuổi cho biết, cả thôn có 800

nhân khẩu song không có trường hợp nào như vậy.Ba cậu con trai từng nhiều lần khuyên mẹ nên

đi khám nhưng cô Lý Chiếm Anh cho rằng mình vẫn rất khỏe mạnh. Chồng cô - ông Lưu Tỏa Cần lúc đầu thấy vợ cả đêm xoay qua xoay lại không ngủ rất khó chịu nhưng dần dà cũng quen. Ông hy vọng sẽ có bác sĩ giúp vợ khắc phục hiện tượng kỳ lạ này.

Ăn chay, mất ngủ nhưng sức khỏe phi thường

Ngoài rau xanh, Lý Chiếm Anh không ăn được các loại thịt, cá, trứng, đậu, mỳ hay các loại quả. Trước đây, có một lần gia đình ăn tối xong còn thừa hai miếng thịt gà, vì tiếc của không dám bỏ, cô liền ăn nốt nhưng sau đó có cảm giác muốn ói mửa kéo dài, đi bệnh viện khám, uống thuốc không khỏi. Cuối cùng Lý Chiếm Anh nấu một bát rau rừng ăn thì bệnh hết. Từ đó cô không dám ăn thịt nữa.

Trong khi những thành viên gia đình say giấc, cô Lý Chiếm Anh vẫn chăm chỉ làm việc. Cô còn có sức khỏe phi thường, chỉ cần hai tiếng đồng hồ từ 2 giờ đến 4 giờ sáng đã dọn hết 2 tấn lúa lên sân thượng phơi mà không hề mệt. Tiếp đó cô vác cuốc ra cánh đồng lạc rộng 10 mẫu dọn cỏ suốt 4 tiếng đồng hồ không cần nghỉ ngơi. Cô không có cảm giác đau lưng hay mỏi chân như mọi người.

Chuyên gia phân tíchChủ nhiệm Khoa thần kinh bệnh viện thành

phố Trịnh Châu cho rằng cô Lý Chiếm Anh mắc bệnh rối loạn giấc ngủ.

Kết quả thí nghiệm khoa học chứng minh, nếu con người không ngủ suốt 92 tiếng đồng hồ sẽ chết. Việc cô Lý Chiếm Anh suốt 40 năm qua không ngủ một chút nào là điều không thể xảy ra.

Cũng có thể do thời gian cô Lý chợp mắt được rất ngắn nên sinh ra nhầm lẫn. Hiện tại, cơ thể cô Lý có thể vẫn khỏe mạnh nhưng đến khi già dễ dẫn đến trầm cảm.

Còn ông Hồ Hùng, Viện phó Bệnh viện Nhân dân số 8 thành phố Trịnh Châu cho rằng, đứng trên phương diện y học thì rất khó để giải thích được nguyên do hiện tượng cô Lý Chiếm Anh mắc phải. Còn về việc cô làm việc không biết mệt thì có khả năng chức năng cảm nhận của Lý Chiếm Anh đang có vấn đề. TS (Theo Tin tức 24h.com)

° Một người đàn ông trong thôn chỉ vào mấy khúc gỗ to trong sân kể, mỗi khúc nặng khoảng 70 kg, dài 3m đều do Lý Chiếm Anh vác về.

Tây Ban Nha công bố danh sách dự World Cup: Torres vẫn được gọiBất chấp việc trải qua một mùa

giải không mấy thành công, Fernando Torres liên tiếp đón nhận tin vui khi được HLV Jose Mourinho giữ lại ở Chelsea, còn tại đội tuyển Tây Ban Nha, chân sút có duyên làm “Vua phá lưới” này tiếp tục được trao cơ hội trên hàng tấn công của đội vô địch thế giới.

Trong số 30 cầu thủ có tên trong danh sách sơ bộ đội tuyển Tây Ban Nha vừa được công bố hôm 13-5, sự vắng mặt duy nhất và hợp lý nhất đã thuộc về chân sút Roberto Soldado, người còn phải trải qua một mùa giải tệ hại hơn so với Torres, khi anh không thể chứng minh được năng lực của mình ở Tottenham Hotspur.

Chân sút 30 tuổi Fernando Torres mùa này chỉ ghi vỏn vẹn 5 bàn ở Premier League, nâng tổng số lần lập công cho Chelsea kể từ khi anh chuyển đến với giá kỷ lục 50 triệu bảng là… 20 bàn thắng! Dẫu vậy, với duyên ghi bàn ở những giải đấu lớn, “el Nino” vẫn được HLV Vicente del Bosque nhớ đến và trao cho anh một cơ hội, tất nhiên, chưa phải chính thức khi danh sách sơ bộ sẽ còn phải loại 7 vị trí vào ngày 25/5 trước khi lên đường sang Brazil.

Cùng với Torres, 7 thành viên giải Ngoại hạng Anh khác gồm David De Gea, Juan Mata (Man United), David Silva, Alvaro Negredo, Jesus Navas (Man City), Cesar Azpilicueta (Chelsea), Santi Cazorla (Arsenal) cũng có tên trong đợt triệu tập đông đảo và hùng hậu lần này, mà theo giới chuyên môn, gần như toàn diện và không bỏ sót bất kỳ gương mặt khả dĩ nào.

Về phía các “nội binh”, hai gương mặt mới Dani Carvajal và Ander Iturraspe tuy có chút bất ngờ nhưng cũng là sự lựa chọn hợp lý. Carvajal đã thi đấu rất hay mùa này trong màu áo Real Madrid và “lấy” luôn chỗ của đồng đội Alvaro Arbeloa. Tiền vệ trẻ Iturraspe cũng thi đấu thành công trong thành phần Athletic Bilbao, đội bóng xếp thứ tư La Liga và giành suất tham dự Champions League mùa tới.

Dani Carvajal là một trong 4 cầu thủ Real góp mặt trong danh sách sơ bộ, cùng với Iker Casillas, Sergio Ramos, Xabi Alonso trong khi đội dẫn đầu La Liga là Atletico Madrid cũng có 4 thành viên, gồm Juanfran, Koke, Diego Costa và David Villa. Đội vô địch Bundesliga Bayern Munich đóng

góp hai cầu thủ cho hàng tiền vệ là Javi Martinez và Thiago Alcantara trong khi đội vô địch Serie A cũng có một thành viên trong danh sách này là chân sút Fernando Llorente. Không có nổi một danh hiệu nào mùa này nhưng Barcelona “áp đảo” với 7 trụ cột, cũng là những gương mặt từng góp sức mang về hai danh hiệu vô địch Euro và chức vô địch thế giới cách đây 4 năm.

Tại Brazil 2014, đội đương kim vô địch Tây Ban Nha sẽ ở chung bảng

Ander Iturraspe (Athletic Bilbao), Xavi (Barcelona), Thiago Alcantara (Bayern Munich), Pedro (Barcelona), Jesus Navas (Manchester City), David Silva (Manchester City), Cesc Fabregas (Barcelona), Juan Mata (Manchester United), Santi Cazorla (Arsenal), Andres Iniesta (Barcelona)

Tiền đạo: Diego Costa (Atletico Madrid), David Villa (Atletico Madrid), Alvaro Negredo (Manchester City), Fernando Torres (Chelsea), Fernando Llorente (Juventus).

B với Hà Lan, Chile và Úc, không quá khó để họ có thể lọt tiếp vào giai đoạn hai của vòng chung kết năm nay.

Danh sách tuyển Tây Ban Nha

Thủ môn: Iker Casillas (Real Madrid), Pepe Reina (Napoli), David De Gea (Manchester United)

Hậu vệ: Cesar Azpilicueta (Chelsea), Gerard Pique (Barcelona), Sergio Ramos (Real Madrid) Jordi Alba (Barcelona), Alberto Moreno (Sevilla), Javi Martinez (Bayern Munich), Raul Albiol (Napoli), Juanfran (Atletico Madrid), Dani Carvajal (Real Madrid)

Tiền vệ: Sergio Busquets (Barcelona), Xabi Alonso (Real Madrid), Koke (Atletico Madrid),

°Duyên ghi bàn giữ Torres lại đội tuyển Tây Ban Nha lần này

Page 12: Chủ tịch hồ Chí minh - tấm gương sáng ngời về “nói đi đôi ...baolamdong.vn/upload/others/201405/9405_so_cuoi_tuan_ngay_17.5.2014.pdf · có bao nhiêu câu chuyện

CUOÁI TUAÀN Ngaøy 17 - 5 - 201412

GIAÙ3.200ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

“ Thể thao

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG CẠNH TRANH

- Bên mời thầu: HỌC VIỆN LỤC QUÂN- Tên gói thầu: Mua sắm doanh cụ trang bị cho các nhà ở

học viên- Nguồn vốn: Ngân sách Quốc phòng thường xuyên- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh

trong nước- Thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu: Từ 7h ngày 15/5/2014

đến trước 16h ngày 18/5/2014- Địa điểm phát hành hồ sơ yêu cầu: Ban Doanh trại -

Phòng Hậu cần - Học viện Lục quân.- Địa chỉ: Số 01 Lý Thường Kiệt - Phường 9 - Đà Lạt - Số điện thoại: 0633.825184 Fax: 0633.550246 - Thời gian đóng thầu: 16h ngày 18/5/2014

° Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bảo Lâm nhận được hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Trần Văn Tâm và bà Trần Thị Thoa tại thửa đất số 80, bản đồ 21, diện tích 10.403m2 đất trồng cây lâu năm (CLN). Nguồn gốc nhận sang nhượng của ông Trần Văn Hoành vào 20/3/2004 bằng giấy viết tay, nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định. Hiện nay, hộ ông (bà) Trần Văn Hoành đã đi khỏi địa phương không rõ địa chỉ thường trú, nay Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ ông (bà) Trần Văn Hoành đang ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Văn phòng ĐKQSD đất huyện Bảo Lâm, UBND xã Lộc Ngãi để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi hồ sơ về Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày mà không có tổ chức, cá nhân nào khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bảo Lâm sẽ tham mưu lập hồ sơ cho Phòng TN&MT trình UBND huyện Bảo Lâm giải quyết theo luật định. Cụ thể như sau:

1. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông (bà) Trần Văn Hoành, số hiệu T267538 số vào sổ theo dõi cấp giấy số 02571/QSDĐ đã được UBND huyện Bảo Lâm cấp tại Quyết định ssố 620/QĐ-UBND, ngày 27/12/2000 của UBND huyện Bảo Lâm.

2. Đăng ký nhận QSD đất và cấp giấy CN.QSD đất cho ông Trần Văn Tâm và bà Trần Thị Thoa sử dụng đất tại thôn 09, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm; Với nguồn gốc nhận sang nhượng giấy tay từ hộ ông (bà) Trần Văn Hoành vào năm 2004 tại thửa 80, tờ bản đồ địa chính số 21 xã Lộc Ngãi theo hồ sơ địa chính đã được phê duyệt năm 2012.

Thông báo cấp GCN QSD đất

Thông báo tuyển chọn Trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại Khu kinh tế quốc phòng bắc Lâm Đồng

Thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Tăng cường Trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các Khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”. Đoàn kinh tế quốc phòng Lâm Đồng thông báo tuyển chọn Trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại Khu kinh tế quốc phòng bắc Lâm Đồng giai đoạn 2014 -2016 như sau:

1. Đối tượng:Thanh niên nam, nữ có tuổi đời từ 20 - 30 tuổi, đã tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng

và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy; có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tình nguyện đến công tác tại vùng dự án khu kinh tế quốc phòng bắc Lâm Đồng.

2. Ngành nghề: Kinh tế, tài chính; Trồng trọt, chăn nuôi, nông lâm, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng; Tổng số chỉ tiêu 32 người.

3. Hồ sơ gồm:1. Đơn tình nguyện đến công tác tại Khu kinh tế quốc phòng bắc Lâm Đồng, có xác nhận

của tổ chức Đoàn nơi sinh hoạt.2. Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa phương cấp xã (phường) nơi cư trú. 3. Giấy khám sức khoẻ, thời gian từ ngày khám đến ngày nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

(Có kết quả xét nghiệm máu).4. Bản phô tô, công chứng các chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp (sau khi trúng tuyển trình

văn bằng, chứng chỉ chính thức).4. Nơi nhận hồ sơ: Đoàn kinh tế quốc phòng Lâm Đồng. Thôn Trung Tâm xã Phi Liêng

- huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng.5. Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 1/6/2014 đến ngày 31/8/2014. Cần liên hệ gặp đồng chí:

Phạm Tuấn Anh - cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ. Số điện thoại: 0983 114 664. ĐOÀNKINHTẾQUỐCPHÒNGLÂMĐỒNG ĐOÀNTRƯỞNG(đã ký)

Đại tá Nguyễn Văn Minh

Ñó là võ sư Nguyễn Việt Hùng, người đã có trên 18 năm dạy võ trên đất Đơn Dương.

Nghiệp võ đến với ông từ nhỏ. Ông sinh năm 1949 ở Đơn Dương, là con trai trong nhà nên qua bậc tiểu học gia đình gửi ông xuống Sài Gòn để đi học tiếp lên cao hơn. Vốn người thấp, nhỏ con nên ông mỗi tối đi học võ thêm cho khỏe, cho đỡ ai “ăn hiếp” mình. Ông chọn võ cổ truyền hay còn gọi là võ Ta nư cách gọi thời đó (để phân biệt với võ Tàu). Nơi ông đến thụ giáo là võ đường Từ Thiện - Tân Khánh Bà Trà, khá gần nơi ông ở.

Từ Thiện là tên của một vị sư cũng là võ sư, ngoài đời là Võ Văn Lành, vào chùa qui y có pháp danh Từ Thiện. Thầy Từ Thiện học võ của môn phái Tân Khánh - Bà Trà và về mở lò võ để dạy cho mọi người trong vùng để làm phúc. Còn Tân Khánh là một địa danh và Bà Trà lại là tên của vị võ sư vốn là phái nữ với tên đầy đủ là Võ Thị Trà, rất nổi danh thời bấy giờ. Bà Trà đứng ra lập môn phái riêng tại vùng Tân Khánh, ghép tên địa danh với tên mình thành võ đường. Xuất phát của lò võ Tân Khánh - Bà Trà chính là từ võ Tây Sơn - Bình Định. Theo võ sư Nguyễn Việt Hùng, các bài quyền nội phái của Tân Khánh - Bà Trà tuy có khác đôi chút với võ Tây Sơn - Bình Định nhưng về tổng thể hầu như như nhau.

Tại võ đường Từ Thiện này, ông đã học võ trong suốt thời gian đi học chữ trên đất Sài Gòn, học cho đến bậc Tú Tài ngày đó. Càng học võ ông càng thấy mê, không chỉ vì sức khỏe nâng lên rõ rệt nhưng cái chính là sự ảo diệu của võ thuật. Cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975, ông giã từ Sài Gòn về lại Đơn Dương, lập gia đình, trở thành một nhà nông, ngày ngày lam lũ với ruộng vườn, nhưng thỉnh thoảng những đêm trăng vắng ông ôn lại những bài quyền cho đỡ nhớ.

Sự nghiệp dạy võ bắt đầu với ông từ năm 1996. Những năm này phong trào luyện võ bắt đầu trở lại trong tỉnh và ông chính là người đầu tiên ở Đơn Dương mở võ đường dạy võ cổ truyền. Ông xin phép mở lớp ở Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện tại thị trấn Thạnh Mỹ, học vào buổi chiều tối. Vị võ sư nông dân ngày ngày lặn lội với ruộng vườn nhưng tối về trong trang phục nhà võ ông trở thành một người hoàn toàn khác hẳn. Những bài quyền ông đi vừa thanh thoát vừa hùng dũng. Học trò được ông chỉ bảo tận tình. Sự nhiệt tình của ông đã chinh phục

Võ cổ truyền ở Đơn Dương ªVIẾTTRỌNG

Mỗi tối khi ánh đèn lên, võ đường Việt Hùng tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Đơn Dương lại rộn rịp người đến luyện võ. Ở đó, hằng đêm có một võ sư miệt mài đưa võ cổ

truyền của cha ông đến với bao thế hệ.

được người học. Lớp học võ của ông đã thu hút môn sinh càng đông.

Hiện võ đường Việt Hùng tại Trung tâm VHTT Đơn Dương có khoảng 200 môn sinh, chủ yếu là học sinh các trường học phổ thông trong vùng. Gần đây, theo đề nghị của nhiều bậc phụ huynh, bên cạnh lớp dạy võ này ông đã mở thêm một lớp tại Nhà Văn hóa xã Quảng Lập với trên 100 võ sinh cho “học sinh đi học gần hơn buổi tối”. Riêng ông, khi kinh tế gia đình ổn định, ông đã nghỉ hẳn nghề làm nông để chuyên tâm cho việc dạy võ: “Lớn tuổi rồi, cũng cần thời gian tập trung nghiên cứu võ thuật những điều mình thích” - ông nói.

Cho đến nay, sau 18 năm dạy võ, võ sư Nguyễn Việt Hùng đã đào tạo rất nhiều thế hệ trên đất Đơn Dương. Chính ông đã góp phần không nhỏ để đưa phong trào võ cổ truyền nơi đây phát triển, đưa Đơn Dương trở thành một đơn vị rất mạnh về võ cổ truyền của tỉnh Lâm Đồng. Trong nhiều năm ông là Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Võ cổ truyền Lâm Đồng, mang về cho Thể thao Lâm Đồng rất nhiều huy chương từ các giải quốc gia, khi lớn tuổi ông xin nghỉ chuyển công việc này lại cho thế hệ trẻ hơn. Học trò của ông không ít người theo đuổi nghiệp võ như ông, có người trở thành huấn luyện viên, võ sư, mở võ đường riêng; có không

ít học trò của ông hiện nay là thành viên của đội tuyển quốc gia như Nguyễn Phú Hiển trong đội tuyển Muay Thái từng giành Huy chương Bạc tại Sea Games gần đây. Trong đội tuyển võ cổ truyền Lâm Đồng hiện có 2 thành viên là học trò do ông trực tiếp đào tạo tại Đơn Dương là Đinh Nguyễn Huyền Trân và Trần Văn Đạt. 2 VĐV này đã liên tục giành rất nhiều huy chương quốc gia cho đội tuyển võ cổ truyền Lâm Đồng nội dung quyền thuật những năm gần đây, trong đó có cả Huy chương Vàng.

Đánh giá cao những đóng góp của võ sư Nguyễn Việt Hùng trong phong trào võ cổ truyền của tỉnh, võ sư Trương Văn Bảo, Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Lâm Đồng nhận xét: “Phong trào Võ cổ truyền Lâm Đồng có mạnh lên được như hiện nay là nhờ những thành viên tích cực như võ sư Nguyễn Việt Hùng”. Nhiệt tình, năng động, đam mê, võ sư Nguyễn Việt Hùng đang cùng rất nhiều võ sư trong tỉnh chung sức giữ gìn phát huy di sản võ cổ truyền của người Việt chảy suốt qua các thế hệ.ª

° Võ sư Nguyễn Việt Hùng. ° Đinh Nguyễn Huyền Trân - VĐV người Đơn Dương mang rất nhiều huy chương về cho Thể thao Lâm Đồng trong các giải võ cổ truyền quốc gia.