14
Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) Quý III/2015 Bản tin DEVIWAS Tài trợ bởi Thông tin liên lạc Thông qua Văn phòng Dự án DEVIWAS Địa chỉ: 65 Vân Hồ 3, Hà Nội Tel./Fax: 04 3974 3457

Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

  • Upload
    vothuan

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 1

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)

Quý III/2015Bản tin DEVIWAS

Tài trợ bởiThông tin liên lạc Thông qua

Văn phòng Dự án DEVIWAS Địa chỉ: 65 Vân Hồ 3, Hà Nội Tel./Fax: 04 3974 3457

Page 2: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)2

Lời đề tựa 2

Tin vắn 3

1. Chia sẻ kinh nghiệm Việt – Đức về vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt 4

2. Tập huấn “Quản lý tài chính và kiểm toán doanh nghiệp” cho các hội viên khu vực phía Nam 5

3. Lớp Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo cho các cán bộ quản lý hội viên Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam 6

4. Khóa đào tạo Nghi thức Cơ bản trong Giao tiếp tại Đồng Tháp 7

5. Đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam thăm và làm việc với Hiệp hội Ngành Nước Đức 8

6. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn bơm và trạm bơm ở tỉnh Bình Dương 10

7. Mô hình hiệu quả đầu tư công trình cấp nước và vệ sinh quy mô nhỏ, đánh giá từ chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ ở Việt Nam 11

Thưa quý vị độc giả,

Tới thời điểm này, dự án DEVIWAS đã triển khai tới năm thứ ba và là năm cuối cùng của giai đoạn 1. Trong ba tháng vừa qua, dự án đã tổ chức khá nhiều hoạt động có ý nghĩa, đặc biệt là chuyến thăm và làm việc ở CHLB Đức do ông Cao Lại Quang - Nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng, chủ tịch VWSA làm trưởng đoàn. 6 cán bộ còn lại của đoàn là những lãnh đạo chủ chốt của VWSA đại diện cho bốn chi hội ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.

Trong chuyến thăm này, đoàn đã được Ngài Quốc vụ khanh Gunther Adler tiếp đón tại trụ sở của Bộ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân ở Berlin. Trong cuộc gặp, ông Adler đã nêu rõ tầm quan trọng về sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.

Một lần nữa, ông khẳng định Việt Nam là đối tác chiến lược của chính phủ Đức và khẳng định các cam kết của Đức trong việc hỗ trợ chính phủ Việt Nam ở ba lĩnh vực: đào tạo nâng cao năng lực, công nghệ xanh và môi trường.

Trân trọng,

Nguyễn Đắc Hoàn

Quản lý dự án DEVIWAS

w

Mục lục Lời đề tựa

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức thông qua tổ chức Sequa đã hỗ trợ tài chính để triển khai dự án này. Hội Hợp tác ngành nước Đức (GWP) và Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) là hai đơn vị chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động và tài liệu này không phản ánh quan điểm của Bộ hợp tác kinh tế và phát triển CHLB Đức.

Page 3: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 3

w

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 3

Ngày 7/9, đoàn cán bộ cấp cao của hai hội đã có buổi gặp gỡ và làm việc tại văn phòng của GWP ở thành phố Berlin. Lãnh đạo hai bên đã tổng kết và đánh giá lại những hoạt động từ tháng 4-8/2015. Tại buổi làm việc này, lãnh đạo VWSA và GWP đều khẳng định rằng các mục tiêu của dự án đã đạt được và đi đúng hướng. Chủ tịch VWSA cũng thông báo về kế hoạch thành lập ban Chính sách và ban Hợp tác Quốc tế của Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam trong năm 2015 cũng như công tác bổ sung nhân lực cho Ban Đào tạo sắp tới với đội ngũ 10 chuyên gia hàng đầu trong ngành là thành viên các chi hội trong cả nước.

Đặc biệt, ngay trong buổi trưa ngày 7/9, đoàn lãnh đạo VWSA và GWP đã được TS. Gunther Adler - Quốc vụ khanh Bộ Liên bang về Môi trường, Xây dựng, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân tiếp đón. Chủ tịch VWSA đã báo cáo sơ bộ về những kết quả hoạt động của Dự án DEVIWAS, Dự án Đào tạo Nghề Xử lý Nước thải và những bước chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm Năng lực Ngành Nước tại Việt Nam.

Chuyến thăm của đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam tại Đức kéo dài trong 4 ngày đã kết thúc thành công với nhiều hoạt động thiết thực và đạt được những kết quả tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu sắc hơn nữa cho ngành nước của cả hai quốc gia Việt Nam và CHLB Đức.

Chiều 9/9, đoàn cán bộ VWSA đã có buổi làm việc với ông Detlef Sittel – Phó Thị trưởng thành phố Dresden.

Ngày 10/9, Đoàn cán bộ hai hội đã đến thăm TP. Hof. Tiếp đoàn có Ngài Harald Fichtner, Thị trưởng thành phố Hof và lãnh đạo công ty Wilo.

Trong tháng 9 vừa qua, đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (VWSA) đã sang CHLB Đức trong chuyến thăm và làm việc với Hiệp hội Ngành Nước Đức (GWP). Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai hội VWSA và GWP. Lãnh đạo cả hai phía đều đánh giá cao chuyến thăm này.

Xem thêm chi tiết trang 8

TIn Vắn

Page 4: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)4

Vào ngày 23/07/2015 tại TP. Hồ Chí Minh, lĩnh vực hoạt động 3: Đào tạo nghề cho lĩnh vực xử lý nước thải thuộc Chương trình hợp tác Việt - Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam” và Dự án “Hợp tác hiệp hội Đức - Việt nhằm nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam - DEVIWAS” đồng tổ chức thành công seminar trao đổi kinh nghiệm về “Vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt”. Seminar đã thu hút được sự tham gia của các kỹ sư từ nhiều công ty thoát nước phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, là những đơn vị đang và sắp vận hành nhà máy xử lý nước thải.

Tại seminar, các công ty thoát nước đã đưa ra những bất cập trong thể chế quản lý hệ thống thoát và xử lý nước thải, ví dụ như hợp đồng vận hành được gia hạn hàng năm, khiến doanh nghiệp không chủ động được về nguồn nhân lực và đầu tư. Về vấn đề này, đại diện phía Đức, ông Norbert Lucke, chuyên gia từ công ty Thoát nước TP. Dresden, nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp nhất thiết cần thời hạn hợp đồng dài hơn để có cơ sở chắc chắn cho việc lập kế hoạch vận hành, bảo trì, duy

tu…nhằm khai thác bền vững cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ông cho biết, các công ty thoát nước tại Đức thường ký thời hạn hợp đồng vận hành phổ biến ở Đức là tối thiểu ba năm đối với các trạm xử lý nhỏ và vô thời hạn đối với nhà máy XLNT quy mô lớn.

Bên cạnh đó, các kỹ sư Việt-Đức còn thảo luận về các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải như cách điều chỉnh thời gian lưu nước trong bể sục khí, kiểm soát tuổi bùn tối ưu, cách tránh sốc tải cho NMXL khi có thay đổi về lượng nước đầu vào…

Kết thúc seminar, ông Lý Thọ Đắc, phó giám đốc công ty Thoát nước đô thị Tp. Hồ Chí Minh đại diện cho đại biểu tham dự bày tỏ: “Seminar không chỉ tạo ra một diễn đàn chuyên môn rất thiết thực mà còn mang lại nhiều thay đổi tích cực trong suy nghĩ và nhận thức, giúp cho các công ty thoát nước xây dựng đề xuất phù hợp để gửi lên chủ đầu tư”.

Chia sẻ kinh nghiệm Việt – Đức về vận hành nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt1

Page 5: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 5

Tháng 8 – 2015 – Từ thành công của lớp tập huấn “Quản lý tài chính và kiểm toán doanh nghiệp” tại Hà Nội, và xuất phát từ nhu cầu của Hội viên mong muốn nâng cao năng lực quản lý tài chính và kiểm toán tại các đơn vị, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Dự án Deviwas tiếp tục tổ chức hai lớp tập huấn “Quản lý tài chính và kiểm toán doanh nghiệp” tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, TP. Vĩnh Long (ngày 14 - 15/8/2015) cho các hội viên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và tại Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) , TP. Bình Dương (ngày 17-18/8/2015) cho các công ty cấp thoát nước tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước và Đồng Nai.

Hai lớp tập huấn thu hút sự tham gia của gần 80 học viên là các giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng, kiểm soát viên, kế toán trưởng đến từ 24 công ty hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường là hội viên của Hội tại khu vực phía Nam. Giảng viên của hai lớp tập huấn trên là TS Lê Quang Bính - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước.

Với hai chuyên đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp và

Nghiệp vụ thẩm định, kiểm toán báo cáo tài chính, giảng viên và các học viên đã đi sâu thảo luận về các vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp, phương pháp quản trị dòng tiền và dự án đầu tư, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp, tổng quan kiểm toán báo cáo tài chính, khảo sát thu thập thông tin và lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Các thông tin hướng dẫn mới về lĩnh vực tài chính-kiểm toán cũng được cập nhật cho các học viên và những vướng mắc của các học viên cũng được giải đáp trong quá trình học.

Phát biểu bế mạc khóa học tại Bình Dương, ông Nguyễn Văn Thiền – Tổng Giám đốc BIWASE khẳng định khóa học thật sự bổ ích cho các học viên, giúp các học viên nâng cao năng lực quản lý tài chính và kiểm toán của công ty mình, tạo sự phát triển mạnh và bền vững cho đơn vị. Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong muốn Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam cũng như dự án DEVIWAS sẽ tổ chức nhiều khóa học tương tự như vậy cho các công ty cấp thoát nước, giúp ngành nước Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tập huấn “Quản lý tài chính và kiểm toán doanh nghiệp” cho các hội viên khu vực phía nam 2

Page 6: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)6

Tháng 7/ 2015 – Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (CTNVN), ba lớp Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo dành cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ kế cận của các đơn vị Hội viên đã được Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, công ty Cổ phần Cấp Nước Phú Thọ và Chi hội Thoát nước Miền Nam tổ chức với sự hỗ trợ của Dự án DEVIWAS tại Phú Thọ (23 – 24/7), Hà Nội (27 – 28/7) và Bà Rịa - Vũng Tàu (30 – 31/7).

Với sự tham gia của gần 120 học viên đến từ hơn 30 đơn vị là các công ty cấp thoát nước, tư vấn vật tư và đơn vị đào tạo khu vực phía Bắc và phía Nam, các lớp bồi dưỡng là cơ hội để các học viên cập nhật xu hướng hiện đại trong công tác quản lý, những tố chất cần có của người lãnh đạo, sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý cũng như cách thức tư duy khi giải quyết các vấn đề cụ thể. Giảng viên của các lớp bồi dưỡng này là TS. Dieter Poschardt – Giảng viên cấp quốc gia CHLB Đức.

Tiếp tục phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, giảng viên đã dành nhiều thời gian cho các hoạt động thảo luận nhóm và bài tập tình huống. Các học viên rất tích cực thảo luận và hào hứng trình bày phương án giải quyết với

những ví dụ thực tế thường xảy ra trong công tác quản lý nhân sự như xung đột giữa thế hệ trẻ và già, nam và nữ... Thông qua đó, giảng viên đã truyền tải tới các học viên phương pháp phân tích, đánh giá vấn đề một cách logic, có hệ thống để tìm ra nguyên nhân cốt lõi nhằm tìm ra những giải pháp thấu đáo và linh hoạt.

Đánh giá về khóa học, các học viên nhận xét khóa học mang lại những kiến thức thiết thực, sát với thực tế hiện nay, phù hợp với nhu cầu học viên, chất lượng bài giảng rất tốt và bày tỏ mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa tập huấn do Hội CTNVN tổ chức. Thay mặt Hội CTNVN, ông Phạm Xuân Điều – Trưởng Ban Đào tạo cảm ơn sự tham gia tích cực của học viên và nhấn mạnh, trong thời gian tới, cùng với sự hỗ trợ của Dự án DEVIWAS, Hội CTNVN sẽ mở nhiều lớp bồi dưỡng và tập huấn dựa trên nhu cầu và đề xuất của các Hội viên.

Lớp Bồi dưỡng Kỹ năng lãnh đạo cho các cán bộ quản lý hội viên Hội Cấp Thoát nước Việt nam3

Page 7: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 7

Ngày 25.8.2015, khóa đào tạo “Những nghi thức cơ bản trong giao tiếp”, với sự hỗ trợ kinh phí của dự án DEVIWAS đã được chi hội Cấp Nước Miền Nam tổ chức tại khu du lịch Mỹ Trà, tỉnh Đồng Tháp. Tham gia khóa học có 40 CB.CNV đến từ 15 Công ty cấp nước các tỉnh Miền Tây Nam bộ.

Với phong cách đào tạo học mà chơi, chơi như học, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao đã giúp các học viên phá vỡ khoảng cách, bỏ qua nhưng e ngại ban đầu để cùng hòa vào nhau tạo nên bầu không khí vui vẻ cho lớp học. Tuy là cùng làm việc ở ngành cấp nước khu vực Miền Tây Nam bộ, nhưng cơ hội để gặp gỡ, làm quen với nhau như thế này là rất hiếm, nên các thành viên tận dụng cơ hội, chỉ mới trong buổi sáng, mọi người đã có thể nhớ và gọi tên nhau thân mật được rồi.

Lâu nay, các nghi thức cơ bản trong quá trình giao tiếp như đi đứng, chào hỏi, bắt tay, giới thiệu, làm quen …đều được mọi người nghĩ đơn giản, chủ yếu làm theo thói quen. Sau khi được cô Quỳnh Giao hướng dẫn, có người ồ lên, lâu nay làm “trật lấc” rồi, câu nói đậm chất Nam Bộ nghe chân thật làm

sao, đó có lẽ cũng là suy nghĩ của rất nhiều người. Theo kế hoạch, khóa học sẽ kết thúc vào lúc 16 giờ để các đơn vị ở xa có thể về không quá trễ, thế nhưng đã quá giờ mà các “người mẫu” nam nữ vẫn đang lúc cao trào, tự tin sải bước trên sàn Catwalk trước bao nhiêu ánh mắt dõi theo mà không hề ngần ngại.

“Hay quá, những kỹ năng này rất cần thiết không chỉ cho trong công việc mà cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tôi nghĩ nếu tổ chức cho tất cả CB.CNV trong từng đơn vị thì tốt quá” – anh Nguyễn Quốc Phong, Công ty Cấp Thoát Nước Long An và anh Nguyễn Văn Phúc, Cấp Nước Bạc Liêu chia sẻ.

Bên cạnh đó là sự ngạc nhiên của chị Nguyễn Ngọc Hằng - Cấp Nước Đồng Tháp – “Sao chỉ mới học và thực tập một buổi thôi mà lại có sự thay đổi lớn như thế này, trông mọi người ngồi tạo dáng giống người mẫu, đẹp và thích quá!”

Khóa đào tạo nghi thức Cơ bản trong Giao tiếp tại Đồng Tháp

“Hay quá, những kỹ năng này rất cần thiết không chỉ cho trong công việc mà cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tôi nghĩ nếu tổ chức cho tất cả CB. CNV trong từng đơn vị thì tốt quá!”

- Anh Nguyễn Quốc Phong, Công ty Cấp Thoát Nước Long An và anh Nguyễn Văn Phúc, Cấp Nước Bạc Liêu chia sẻ.

4

Page 8: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)8

Trong tháng 9 vừa qua, đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (VWSA) do ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn đã sang CHLB Đức trong chuyến thăm và làm việc với Hiệp hội Ngành Nước Đức (GWP). Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai hội VWSA và GWP. Lãnh đạo cả hai phía đều đánh giá cao chuyến thăm này.

Ngày 7/9, đoàn cán bộ cấp cao của hai hội đã có buổi gặp gỡ và làm việc tại văn phòng của GWP ở thành phố Berlin. Tiếp đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam có TS. Michael Prange – Giám đốc GWP.

Lãnh đạo hai bên đã tổng kết và đánh giá lại những hoạt động từ tháng 4-8/2015. Tại buổi làm việc này, lãnh đạo VWSA và GWP đều khẳng định rằng các mục tiêu của dự án đã đạt được và đi đúng hướng. Có những lĩnh vực đạt được hiệu quả nhiều hơn dự kiến, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nâng cao năng lực, kết nối hội viên, hợp tác quốc tế và nâng cao vị thế của VWSA.

Chủ tịch VWSA cũng thông báo đến TS. Prange về kế hoạch thành lập ban Chính sách và ban Hợp tác Quốc tế của Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam trong năm 2015 cũng như công tác bổ sung nhân lực cho Ban Đào tạo sắp tới với đội ngũ 10 chuyên gia hàng đầu trong ngành là thành viên các chi hội trong cả nước.

Trong hợp tác kết đôi giữa đối tác, hội viên của hai hội đã có những tiến triển tích cực. Nhiều đơn vị hội viên của VWSA đã sử dụng sản phẩm từ hội viên của GWP. Trong tương lai sẽ có những hợp tác kết nghĩa các doanh nghiệp với nhau nhằm

nâng cao năng lực, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và phát triển thị trường cho cả hai bên.

TS Prange đề nghị VWSA nên có những đề xuất cụ thể cho giai đoạn hai của dự án, đặc biệt tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực, đối thoại chinh sách và chuyển giao công nghệ thông qua các hợp tác kết đôi.

Đặc biệt, ngay trong buổi trưa ngày 7/9, đoàn lãnh đạo VWSA và GWP đã được TS. Gunther Adler - Quốc vụ khanh Bộ Liên bang về Môi trường, Xây dựng, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân tiếp đón. Trong buổi họp này, Chủ tịch VWSA đã báo cáo sơ bộ về những kết quả hoạt động của Dự án DEVIWAS, Dự án Đào tạo Nghề Xử lý Nước thải và những bước chuẩn bị cho việc thành lập Trung tâm Năng lực Ngành Nước tại Việt Nam.

Chủ tịch VWSA Cao Lại Quang khẳng định: “Dự án DEVIWAS đã góp phần xây dựng và nâng cao hình ảnh và uy tín của VWSA đối với các hội viên trong nước cũng như các đối tác quốc tế”. Năng lực của Hội cũng đã được nâng lên, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị hội viên, đối thoại chính sách và hợp tác quốc tế. Các đối tác trong và ngoài nước đều đánh giá cao, ghi nhận những thay đổi tích cực của VWSA. Chủ tịch VWSA gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Đức đã hỗ trợ Việt Nam nói chung và VWSA nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, cấp nước và thoát nước. Ông cũng đề nghị Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu cũng như cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt Chủ tịch VWSA mong muốn có thể giúp Việt Nam tiếp cận với công

Đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát nước Việt nam thăm và làm việc với Hiệp hội ngành nước Đức5

Page 9: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 9

nghệ xanh, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao về môi trường của Đức, đồng thời mong muốn tiếp tục được phía Đức chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo, nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam.

Về phần mình, TS. Adler nhấn mạnh “Việt Nam chính là một đối tác chiến lược của Chính phủ Đức” và cam kết rằng Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam ở những lĩnh vực trên.

Chiều 9/9, đoàn cán bộ VWSA đã có buổi làm việc với ông Detlef Sittel – Phó Thị trưởng thành phố Dresden. Trong buổi tiếp này, đoàn đã được nghe ngài phó thị trưởng giới thiệu về những tiềm năng, kết quả mà thành phố đạt được sau khi nước Đức tái thống nhất, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo, phát triển kinh tế. Ngài thị trưởng cũng đánh giá cao những đóng góp của các công dân Việt Nam cho thành phố đẹp nhất nước Đức này.

Tại đây, lãnh đạo VWSA đã đề xuất ba nội dung hợp tác kết nghĩa với TP Dresden, đó là :

• Kết nghĩa giữa hai công ty BUSADCO và Công ty Cấp Thoát nước Đô thị Dresden.

• Kết nghĩa giữa trường Đại học Kỹ thuật Dresden và một trường đại học tầm cỡ ở Việt Nam, dự kiến là Trường ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

• Kết nghĩa giữa thành phố Dresden và Tp. Bà Rịa Vũng Tàu.

Ông phó thị trưởng đồng ý về mặt nguyên tắc cho ba đề xuất trên. Tuy nhiên, trước mắt việc kết nghĩa sẽ tập trung vào kết nghĩa giữa hai công ty và hai trường đại học còn việc kết nghĩa giữa hai thành phố đòi hỏi hai bên phải có những bàn bạc cụ thể hơn.

Ngày 10/9, Đoàn cán bộ hai hội đã đến thăm TP. Hof. Tiếp đoàn có Ngài Harald Fichtner, Thị trưởng thành phố Hof và lãnh đạo công ty Wilo. Sau khi nghe thị trưởng thành phố Hof giới thiệu về những tiềm năng, vị trí kinh tế của thành phố, VWSA đề xuất hai nội dung hợp tác kết nghĩa:

• Kết nghĩa giữa Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Hof và một trường đại học tầm cỡ ở Việt Nam lấy trọng tâm là

nước và môi trường vì đây là thế mạnh của trường.

• Kết nghĩa giữa thành phố Hof và một thành phố của Việt Nam.

Thành phố Hof hàng năm có một khoản kinh phí cho hoạt động kết nghĩa này lấy trọng tâm là nước và môi trường và có một mạng lưới hợp tác về năng lực nước. Đây chính là cơ hội và trọng tâm cho sự hợp tác với VWSA sau này.

Nhân dịp này, đoàn cán bộ VWSA đã trực tiếp đến thăm và tận mắt chứng kiến toàn bộ quy trình sản xuất bơm cho lĩnh vực ngành nước của Công ty Wilo với dây chuyền hiện đại, công nghệ cao, quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng rất chặt chẽ, các chủng loại bơm phong phú và có thể cung cấp cho toàn bộ lĩnh vực về nước như cấp nước, thoát nước, chống úng lụt và xử lý nước thải. Không những vậy, các sản phẩm bơm của Wilo đều thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn và có tuổi thọ cao.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, đoàn cán bộ VWSA và GWP đã tới thăm và làm việc với ba đơn vị đang hoạt động trong ngành nước của Đức là Nhà máy nước Tegel, Công ty LAR và Công ty Cấp và Thoát nước Đô thị thành phố Dresden. Đó đều là những công ty, nhà máy lớn của Đức với với công nghệ xử lý nước tiên tiến, cũng như công tác quản lý mạng lưới nước, quản lý nhân sự, tối ưu hóa năng lượng và cấp nước an toàn.

Kết thúc chuyến đi, đã có ba công ty cấp và thoát nước Việt Nam đồng ý về mặt nguyên tắc sẽ sử dụng sản phẩm bơm của Wilo cho các dự án sắp tới của công ty. Chuyến thăm của đoàn cán bộ Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam tại Đức kéo dài trong bốn ngày đã kết thúc thành công với nhiều hoạt động thiết thực và đạt được những kết quả tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu sắc hơn nữa cho ngành nước của cả hai quốc gia Việt Nam và CHLB Đức.

Page 10: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)10

Ngày 22/9, dự án DEVIWAS phối hợp với công ty TNHH MTV Cấp thoát nước và Môi trường tỉnh Bình Dương tổ chức một Hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn bơm và trạm bơm cho các nhà máy xử lý nước thải. Đến với hội thảo là gần 40 cán bộ kỹ thuật của một số công ty cấp, thoát nước phía Nam và 5 đại diện của năm công ty bơm (Wilo, KSB, Caprari, Ebara và ABS) đến từ các quốc gia tiên tiến là Đức, Ý, Nhật và Thụy Sỹ. Mục tiêu của hội thảo nhằm giúp cho lãnh đạo, cán bộ của các công ty cấp thoát nước Việt Nam lựa chọn đúng công nghệ, đúng sản phẩm cho từng dự án cấp, thoát nước cụ thể của công ty mình.

Tại hội thảo này, các công ty đã giới thiệu từng nhóm sản phẩm, thế mạnh của mỗi chủng loại bơm. Bên cạnh đó, đã có những thảo luận chuyên sâu giữa các diễn giả với đại diện của các công ty cấp thoát nước được mời đến. Các chuyên

gia đều thống nhất một quan điểm chung liên quan tới thách thức lớn nhất trong việc sử dụng với bơm cho thoát nước là vấn đề rác và phế thải bởi vì đó là những nguyên nhân gây tắc và hỏng bơm. Bên cạnh đó, thách thức cũng đến từ sự phức tạp và đa dạng của các loại nước thải khác nhau, chứa nhiều chất ăn mòn, độc hại làm giảm tuổi thọ bơm.

Kết thúc ngày làm việc, ông Nguyễn Văn Thiền, tổng giám đốc công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi trường Bình Dương đánh giá cao chất lượng của hội thảo cũng như những kinh nghiệm thực tế mà các bên đã chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Ông cũng hi vọng sẽ tiếp tục phối hợp với dự án DEVIWAS trong thời gian tới nhằm giúp các chuyên gia kỹ thuật ở các công ty nâng cao năng lực và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn bơm và trạm bơm ở tỉnh Bình Dương6

Page 11: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 11

71. GIỚI THIỆU

Ở Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu cấp nước sinh hoạt và giải quyết nạn ô nhiễm mội trường do nước thải ở các vùng đô thị và kể cả ở nông thôn càng trở nên bức thiết. Cho đến nay, phần lớn các đô thị quy mô nhỏ đều đã được chú ý đầu tư xây dựng các cơ sở Cấp nước và các công trình vệ sinh môi trường (thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt). Tuy nhiên, việc phát triển Cấp nước và Vệ sinh môi trường tại các thị trấn, thị tứ vẫn đang là những yêu cầu bức thiết đối với phát triển và cải thiện đời sống của một bộ phận lớn dân số đô thị. Dù vậy, việc đầu tư của cộng đồng và các nhà tài trợ vào các công trình cấp nước và vệ sinh ở các Thị trấn đang còn rất hạn chế.

Do đặc điểm điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, nên có những đặc điểm khác nhau ở các khu vực đô thị. Các hệ thống Cấp nước, Vệ sinh ở các thị trấn, thị tứ đều có quy mô công suất nhỏ, việc phân phối, thu gom nước trong phạm vi rộng với điều kiện địa hình phức tạp. Do vậy, phần lớn các công trình cấp nước, vệ sinh ở thị trấn nhỏ, thị tư đều là các hệ thống cấp nước khó đáp ứng về chỉ tiêu kinh tế, suất đầu tư và chi phí quản lý vận hành cao do người dân thường sống phân tán hơn. Một đặc điểm

hết sức quan trọng là người dân ở các thị trấn nhỏ và thị tứ đều có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng chi trả hạn chế. Đó là những đặc điểm khác hẳn với các đô thị lớn. Nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn phương án đầu tư các công trình cấp nước và vệ sinh quy mô nhỏ. Những đặc điểm này ảnh hưởng không chỉ trong quá trình xây dựng mà còn ảnh hưởng đến quá trình quản lý vận hành công trình.

Đến nay, đã có nhiều công trình cấp nước và vệ sinh có quy mô vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn hỗ trợ khác nhau (Vốn đầu tư từ nhà nước, vốn từ các nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước). Nhiều công trình đã đi vào hoạt động, đang phục vụ nhu cầu nước và vệ sinh cho dân cư ở các vùng thị trấn, thị tứ. Tuy nhiên, có không ít công trình đã hư hỏng, xuống cấp nhanh; chất lượng nước cấp không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, chất lượng dịch vụ kém, chưa thỏa mãn cho người tiêu dùng. Khắc phục được vấn đề này là điều đáng quan tâm với các công trình Cấp nước và Vệ sinh có quy mô nhỏ ở các thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung ở Nông thôn.

Chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ (WSPST) ở Việt Nam là một nỗ lực chung của hai chính phủ Việt Nam và Phần Lan, nhằm hỗ trợ phát triển cấp nước sạch và vệ sinh đáp

Mô hình hiệu quả đầu tư công trình cấp nước và vệ sinh quy mô nhỏ, đánh giá từ chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ ở Việt namNguyễn Văn HồngDự án Deviwas - Hội CTNVN

Page 12: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)12

ứng nhu cầu tăng trưởng của dân số đô thị và các hoạt động kinh tế ở các thị trấn nằm trong Chương trình. Chương trình WSPST cũng là một trong những nỗ lực lớn đầu tiên để cải thiện điều kiện ngành nước và vệ sinh môi trường một cách có hệ thống tại các Thị trấn Chương trình WSPST tập trung vào các đô thị lọai V; tuy nhiên, có một số trường hợp trong các dự án được đề xuất thì vùng phục vụ lại không hoàn toàn nằm trong vùng địa lý của thị trấn mà có thể nằm gần kề với vùng nông thôn.

Mục đích của chương trình (WSPST) là nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải ở các đô thị thuộc địa bàn dự án, nhằm đáp ứng 100% nhu cầu dịch vụ và các tiêu chí chất lượng quốc gia về giảm thất thoát/ thất thu nước, năng lực tài chính và bền vững môi trường.

Chương trình WSPST được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan cấp cho Chính phủ Việt Nam, và vốn đóng góp của Việt Nam. Sau đó Chính phủ Việt Nam sẽ cho vay lại để xây dựng các công trình cấp nước ở các thị trấn. Tổng số vốn đầu tư là 35,8 triệu USD, trong đó Phần` Lan hỗ trợ 80-60%, Việt Nam đóng gióp 20-40%, theo tứng giai đoạn.

Chương trình được thực hiện từ tháng 8/2004 đến tháng 12/2016. Bộ Ngoại giao Phần Lan, đại diện bởi Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, và Bộ Xây dựng là các cơ quan có thẩm quyền trong Chương trình.

Phạm vi chương trình: bao phủ tám tỉnh/thành phố: Hải phòng, Hưng Yên, và Thái Bình trong vùng châu thổ sông Hồng; Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái ở vùng núi phía Bắc của Hà Nội, Chương trình thực hiện trong ba giai đoạn; Giai đoạn 1 từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 8/2009; Giai đoạn 2 từ tháng 9/2009 đến cuối tháng 11/2013; Giai đoạn 3, từ tháng 1/2014 đến cuối năm 2016. Tư vấn HTKT giai đoạn 3 củachương trình được lựa chọn là Liên danh ECONET (Phần Lan) & HALCOM (Việt Nam). Công việc chính trong thời gian còn lại của

chương trình là đưa các công trình vào hoạt động ổn định, công tác hướng dẫn vận hành, bảo trì công trình/thiết bị, và các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ cấp, thoát nước tiếp tục được thực hiện.

2. KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH WSPST

Cho đến nay, chương trình đã có những hiệu quả được ghi nhận trong việc thực hiện các công trình cấp nước và vệ sinh. Đã có 25 thị trấn trong tám tỉnh với 41 công trình Cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt được đầu tư xây dựng hoàn thành. Trong đó, có 22 công trình cấp nước (công suất từ 300 đến 6.000 m³/ngđ). Kết nối đường ống cấp nước sạch đến cho 27.026 hộ gia đình; và 19 công trình thoát nước/xử lý nước thải (Công suất từ 250 đến 3.200 m³/ngđ /ngđ). Đã kết nối từ 17.380 hộ gia đình đến các trạm xử lý nước thải (Ước tính 69.520 người được hưởng lợi). Chất lượng nước cung cấp đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước theo QCVN 01:2009/BYT; Các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đã và đang đưa vào hoạt động, chất nước sau xử lý đang dần dần đáp ứng nhu cầu vệ sinh theo quy định tai cột B trong QCVN 14:2008/BTNMT. Các hệ thống cấp thoát nước thuộc Chương trình WSPST đang hoạt động hiệu quả và an toàn, đáp ứng mục tiêu của dự án.

3. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ĐÃ GÓP PHẦN TẠO ĐIỀU KIỆN THÀNH CÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.

Từ các nghiên cứu và kết quả đã thực hiện thành công của các dự án Cấp nước ở Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ các dự án thực hiện cấp nước có quy mô nhỏ áp dụng với các thị trấn, thị tứ; Chương trình Nước và Vệ sinh cho các thị trấn nhỏ ở Việt Nam được đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Phần Lan đã và đang thực hiện thành công, đạt được những mục tiêu trong phạm vi chương trình.

Page 13: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS) 13

Các yếu tố tạo nên sự thành công của chương trình có thể tóm lược dưới đây:

• Cách tiếp cận của WSPST dựa trên quản lý hiệu quả, định hướng nhu cầu, tính bền vững và tính đáp ứng của các dự án. Phương thức tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong các giai đoạn của Chương trình, từ chuẩn bị đến thực hiện và đánh giá, đảm bảo rằng các kết quả của Chương trình đáp ứng những nguyện vọng của người hưởng lợi .

• Ngay từ khi đầu thực hiện chương trình, các nghiên cứu về khách hàng đã được thực hiện. Những nghiên cứu này bao gồm việc tham vấn đánh giá và cuộc phỏng vấn người tiêu dung. Mục đích là để tìm ra mô hình sử dụng nước và vệ sinh của người tiêu dùng, mong đợi của người tiêu dùng về mức độ dịch vụ, sẵn sàng đấu nối, chấp thuận giá nước và các kiến thức liên quan đến sức khỏe, thái độ và thói quen. Thành lập sự hợp tác trên thực tế với các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội phụ nữ.

• Chương trình luôn luôn nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Bộ xây dựng, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, UBND các tỉnh, và các Ban quản lý dự án thuộc phạm vi chương trình.

• Chương trình đã tuyển dụng các chuyên gia quốc tế và trong nước dài hạn là nhóm Tư vấn Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) trong suốt quá trình thực hiện. Nhóm tư vấn HTKT đã được huy động kịp thời và đã phối hợp hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu hoàn thành theo từng giai đoạn.

• Trong quá trình hoạt động thiết kế và xây dựng công trình, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định liên quan của nhà nước Việt Nam luôn được tuân thủ. Tư vấn Giám sát dự án và tư vấn Hỗ trợ Kỹ thuật luôn luôn bám sát hiện trường, đảm bảo giải quyết kịp thời những vướng mắc trong khi thi công, góp phần

đảm bảo tiến độ thực hiện.

• Chương trình thực hiện trong ba giai đoạn nối tiếp nhau, giai đoạn sau đã tiếp nhận các bài học từ giai đoạn trước để rút kinh nghiệm và phát huy thực hiện tốt hơn.

• Trong các công trình Cấp nước, nguồn nước và các quy trình xử`lý nước đã được nghiên cứu lựa chọn áp dụng phù hợp cho mỗi dự án ở mỗi tthị trấn, phù hơp với điều kiện kinh tế, và năng lực vận hành. Quy trình xử lý nước hầu hết dựa trên các quy trình tuyền thống. Dạng quy trình xử lý nước cơ bản được áp dụng là: Keo tụ + tạo bông - Lắng - Lọc – Khử trùng. Hóa chất sử dụng chủ yêu là phèn Nhôm, hóa chất trợ keo tụ PAC, Khử trùng bằng Clo lỏng hoặc nước javel. Các loại hóa chất này đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Một số bể sơ lắng đã được đầu tư xây dựng nhằm nhằm tạo điều kiện tự lắng cặn trong nước và giảm chi phí hóa chất keo tụ, Các bể này đã được áp dụng trong các công trình như ở Na Rỳ, Nà Phặc, Bằng Lũng (Bắc Kạn), Phùng Hưng (Hưng Yên), An Lão (Hải Phòng).

• Trong quá trình vận chuyển và phân phối nước, việc sử dụng điều kiện địa hình để phân phối nước bằng tự chảy đã được tận dụng. Đồng thời, việc sử dung máy biến tần trong các trạm bơm cấp nước sạch đã được đầu tư. Vì vậy, giá thành chi phí vận hành và quản lý công trình giảm đáng kể.

• Đã xây dựng một số Hồ thu hồi nước rửa lọc (Hồ chứa bùn) trong các công trình xử lý nước, do vậy ảnh hưởng của bùn thải trong quá trình xử lý nước đến môi trường được hạn chế.

• Để đáp ứng nhu cầu kiểm soát chất lượng nước, các thiết bị thí nghiệm cơ bản đã được chương trình trang bị cho mỗi trạm cấp nước. Công tác đào tạo nhân sự cho thí nghiệm và vận hành, kiểm tra thiết bị cũng đã được thực hiện.

Page 14: Bản tin DEVIWAS - ge · PDF file... Việt Nâng cao năng ... trưởng đoàn. 6 cán bộ còn ... Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Nhà nước. Với hai chuyên đề:

Dự án Hợp tác hiệp hội Đức – Việt Nâng cao năng lực cho ngành nước Việt Nam (DEVIWAS)14

• Nhu cầu công suất và phương án thoát nước và xử lý nước thải cho mỗi thị trấn đã được nghiên cứu, phân tích & lựa chọn. Vị trí các công trình xử lý nước thải đều được xây dựng phù hợp với quy hoạch chung; diện tích đất xây dựng đã được cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng. Quy trình xử lý nước thải được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở từng vùng; Công nghệ xử lý nước thải đã được áp dụng với hai dạng: i) Sử dụng các chuỗi hồ sinh học tự nhiên. ii) Sử dụng bể công nghệ BASTAF & bãi lọc trồng cây. Các quy trình này đều đã được nghiên cứu và ứng dụng có kết quả tại Việt Nam. Các quy trình này có ưu điểm là thuận tiện trong quản lý, vận hành & thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư hơp lý.

• Kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT) đã được triển khai huấn luyên cho các cán bộ quản lý, vận hành nhằm xây dựng KHCNAT cho các dự án để đảm bảo an toàn nước về lâu dài, hướng tới những dịch vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Theo kế hoạch này, doanh nghiệp cấp nước phải có vai trò, trách nhiệm là sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; Chủ động ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trường, tiến tới phát triển bền vững.

• Các công trình cấp, thoát nước trong chương trình đã được nghiên cứu lựa chọn mô hình đầu tư, mô hình quản lý, vận hành phù hợp. Công tác đào tạo và hướng dẫn quản lý, vận hành các hệ thống Cấp, thoát nước trong Chương trình đã được chú trọng và đã phối hợp chặt chẽ với công tác truyền thông, giáo dục cộng đồng, nên đã mang lại hiệu quả ban đầu đáng khích lệ.

• Mô hình quản lý của các hệ thống cấp, thoát nước trong WSPST.

˝ Hầu hết các hệ thống cấp nước đều áp dụng mô hình quản lý thành lập xí nghiệp/hoặc chi nhánh cấp nước tại thị trấn trực thuộc công ty cấp nước tỉnh để vận hành hệ thống cấp

nước. Hai trường hợp ngoại lệ là hệ thống cấp nước Tiên Lãng và An Lão (thành phố Hải Phòng), mô hình quản lý được áp dụng là thành lập công ty cổ phần để vận hành hệ thống. Cụ thể, ở Tiên Lãng là một công ty công trực thuộc UBND huyện và ở An Lão là công ty cổ phần cấp nước An Lão.

˝ Mô hình quản lý được áp dụng ở hầu hết các hệ thống thoát nước của Chương trình là: UBND tỉnh/thành phố ra quyết định giao cho một đơn vị có chức năng về vận hành hệ thống để tiếp nhận hệ thống để quản lý và vận hành.

4. KẾT LUẬN:

Việc đầu tư đồng bộ của chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ (WSPST) ở Việt Nam, với sự tài trợ của Chính phủ Phần Lan là một mô hình đầu tư có hiệu quả về các công trình cấp nước & thoát nước quy mô vừa và nhỏ. Chương trình được thực hiện phù hợp theo chính sách và Chiến lược phát triển Cấp, thoát nước đô thị Việt Nam được xác định trong quyết định số 1929/QĐ-TT và Quyết định số 1930/QĐ-TT ngày 20-11-2009 của Thủ tướng Chính Phủ. Chương trình đã và đang từng bước hoàn thành và đưa các công trình vào sử dụng. Sẽ cung cấp dịch vụ cấp nước sạch ổn định cho 22 thị trấn và sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiểm môi trường gây ra do nước thải sinh hoạt ở 19 thị trấn trong phạm vi 8 tỉnh thuộc phạm vi dự án. Những nhân tố được nêu ra ở trên là những nhân tố chính tạo ra kết quả và hiệu quả đầu tư có ý nghĩa của Chương trình.

Thực tê ở Việt nam, còn nhiều khu vực đô thị, thị trấn, thị tứ và vùng dân cư tập trung ở nông thôn đang cần được cung cấp nước sạch và cần giải quyết tình trạng ô nhiễm do nước thải. Nhu cầu đầu tư các công trình cấp, thoát nước có quy mô vừa và nhỏ tương ứng với mỗi khu vực là rất lớn. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cho các công trình cấp, thoát nước tương tự, có thể nghiên cứu phát triển và áp dụng từ kết quả mô hình đầu tư này.