32

BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm
Page 2: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNLÊ PHÚ CƯỜNG, NGUYỄN THÀNH HẢI,

PHAN CÔNG THÀNH, NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giảng viên, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư Ban biên tập

Luật Cạnh tranhVÀ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

“Bạn đã biết đến Luật Cạnh tranh chưa?” là 1 trong số nhữngcâu hỏi được đặt ra với các doanh nghiệp và hiệp hội trong mộtkhảo sát về mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnhtranh.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ biết là 53,4%; tỷ lệ chưa biết chiếm44,8%. Con số này theo chúng tôi là phản ánh khá chính xác mứcđộ nhận biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh trong bốicảnh hiện nay. Con số 53,4% biết về sự tồn tại của Luật Cạnh tranh“trên đời” về 1 khía cạnh nào đó cho thấy qua hơn 3 năm có hiệulực thi hành, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đến được với doanh nghiệpvà hiệp hội. Nguyên nhân có thể do: (1) doanh nghiệp và hiệp hộikhông quan tâm đến việc có tồn tại hay không tồn tại một đạo luậtvề cạnh tranh; (2) doanh nghiệp và hiệp hội không có điều kiệntiếp cận với Luật Cạnh tranh. Phân tích kết quả phỏng vấn chi tiếthơn cho thấy: trong số những doanh nghiệp biết về Luật Cạnhtranh thì chủ yếu là do cán bộ của họ được giới thiệu trong nhàtrường (chiếm đến 96,6%); kế đó là thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng (7,9%); tiếp theo là hình thức tự tìm hiểu(3,6%); tiếp theo nữa là thông qua các câu lạc bộ hoặc diễn đàndoanh nghiệp (1,7%) và cuối cùng là thông qua hình thức tập huấnbởi cơ quan nhà nước (1,1%).

Thực tế trên bước đầu cho phép rút ra một nhận xét rằng sốdoanh nghiệp biết về Luật Cạnh tranh vốn đã rất ít; trong số tỷ lệít ỏi đó họ chủ yếu biết qua con đường được học trong giảngđường đại học. Ở đây phải nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhànước trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cần phải đượcđẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, phải chăng doanh nghiệpchưa quan tâm khi chưa có “va chạm lợi ích” cụ thể của họ? Và “vănhoá” sử dụng công cụ Luật cạnh tranh như là 1 phương tiện bảo vệlợi ích của doanh nghiệp còn chưa được hình thành?

Điều này càng được thể hiện qua những trao đổi rất “sơ khai”của doanh nghiệp và hiệp hội trong cuộc hội thảo “VAI TRÒ CỦAHIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNHMẠNH” do VCAD phối hợp với JICA tổ chức tại Hà Nội ngày03/3/2009. Đặc biệt, sự “lỗ mỗ” trong nhận thức của cộng đồng vềLuật Cạnh tranh còn được thể hiện trong những bình luận thiếuchính xác về những quy định và về những hành vi vi phạm LuậtCạnh tranh trong những bài viết được đăng trên các phương tiệntruyền thông sau đó.

Những bất cập từ thực tế trên đặt ra yêu cầu gắn kết chặt chẽhơn nữa mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về cạnhtranh và cộng đồng trong thời gian tới dưới nhiều hình thức. Nhờđó, kiến thức về pháp luật cạnh tranh của cộng đồng xã hội đượctừng bước nâng lên để doanh nghiệp và hiệp hội một mặt tránhnhững vi phạm Luật do thiếu hiểu biết, mặt khác sử dụng LuậtCạnh tranh như một công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệpmình.

Ban Biên tập

Page 4: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

10 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

15 TRANG QUỐC TẾ

17 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

23

24 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 CHÚNG TÔI LÀ AI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀBẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 5: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Ngày 03 tháng 3 năm 2009, tạiHà Nội, VCAD phối hợp với Cơquan hợp tác quốc tế Nhật

Bản (JICA) và Ủy ban thương mạilành mạnh Nhật Bản (Japan FairTrade Commision) đã tổ chức hộithảo với chủ đề “Vai trò của doanhnghiệp và hiệp hội trong việc thúcđẩy môi trường cạnh tranh lànhmạnh”.

Tham dự Hội thảo có Ông Vũ BáPhú, đại diện Lãnh đạo VCAD, ÔngYasuhiro Toyo Đại diện của tổ chứcJICA tại Việt Nam, Ông Katsumi Taka-hashi đại điện Ủy ban thương mạilành mạnh Nhật Bản và đông đảo đạidiện đến từ các hiệp hội ngành nghề,doanh nghiệp và các cán bộ củaVCAD.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đượcnghe đại diện của các Ban Điều tracác vụ việc hạn chế cạnh tranh, BanĐiều tra và xử lý các hành vi cạnhtranh không lành mạnh, VCAD trìnhbày giới thiệu tổng quan về LuậtCạnh tranh của Việt Nam, các vănbản hướng dẫn, các quy định liên

quan đến hiệp hội và những hành vicủa hiệp hội có thể dẫn đến vị phạmLuật Cạnh tranh cũng như vai trò củahiệp hội trong việc góp phần tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh.

Ông Katsumi Takahashi, chuyêngia của Cục điều tra, Ủy ban thươngmại lành mạnh Nhật Bản đã có bàiphát biểu chia sẻ kinh nghiệm củaNhật Bản trong việc tăng cường mốiquan hệ giữa cơ quan cạnh tranh vàcác hiệp hội, các doanh nghiệp vànhững khuyến nghị đối với Việt Nam.

Các đại biểu đã tham dự vàophiên thảo luận sôi nổi về các chủ đềđược nêu ra tại hội thảo, đặc biệt lànhững vấn đề còn vướng mắc và trởngại trong quá trình thực thi LuậtCạnh tranh nhìn từ cả góc độ các cơquan quản lý nhà nước và các hiệphội, doanh nghiệp.

Đại diện của Hiệp hội Doanhnghiệp điện tử, Hiệp hội gốm sứ,Hiệp hội Dược,…đã chia sẽ nhữngkhó khăn trong quá trình hoạt độngcủa hiệp hội mình trong bối cảnh

Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, mộtmặt các hiệp hội đã không còn đượchỗ trợ từ Chính phủ, mặt khác, phảiđối mặt với thách thức từ các công tybán lẻ nước ngoài vào Việt Nam cũngnhư giá các nguyên liệu trên thịtrường thế giới biến động bấtthường.

Qua những bài phát biểu, thamluận và thảo luận tại hội thảo; cáchiệp hội nói chung và doanh nghiệpnói riêng đã có được nhận thức rõràng hơn đối với các hoạt động củahiệp hội, tránh tình trạng vi phạmluật mà không biết mình đã vi phạm,đặc biệt là các hành vi thỏa thuận ấnđịnh giá, lạm dụng vị trí thống lĩnh,vị trí độc quyền,… Trong thời giantới, các đại biểu tham dự hội thảo sẽlà những hạt nhân phổ biến nhữngkiến thức, kinh nghiệm của mình từhội thảo tới cộng đồng doanhnghiệp thuộc hiệp hội mình, gópphấn tạo ra môi trường cạnh tranhhiệu quả hơn tại Việt Nam.

CCID

Hội thảo“VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HIỆP HỘI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀNH MẠNH”

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Page 6: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Trong khuôn khổ Dự án hợp tácgiữa VCAD và Cơ quan hợp tácQuốc tế Nhật Bản (JICA), Cục đã

phối hợp với Ủy ban Thương mạilành mạnh Nhật Bản (JFTC) tổ chứckhóa học cho các cán bộ của Cục từngày 04/3/2009 đến ngày 06/3/2009tại Hà Nội.

Khóa học có sự tham dự của ÔngTrần Anh Sơn- Phó Cục trưởng VCAD;Ông Katsumi Takahashi - điều traviên cao cấp của JFTC; Ông Morio Ka-

makura- Trưởng phòng kế hoạch củaBan nhân sự JFTC; Ông Daisuke Ya-mamoto- Phó Ban hợp tác JFTC; BàKumiko Tanaka- chuyên gia tư vấnthường trú tại VCAD; cùng các cánbộ của VCAD.

Khóa học đã tập trung đề cập tớicác vấn đề như:

- Kỹ năng điều tra vụ việc cạnhtranh: quy trình điều tra, cách thứctiến hành, thu thập thông tin, rà soátchứng cứ và cách lập báo cáo điều tra.

Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra vụ việccạnh tranh- Kinh nghiệm của Nhật Bản”

Hoạt động tập trung kinh tế trênthế giới ngày càng gia tăng chothấy việc mua lại, sáp nhập

(M&A) doanh nghiệp vẫn là cách thứcđầu tư hiệu quả nhất do tiết kiệmđược nguồn lực để thực hiện dự ánđầu tư mới và quan trọng hơn là đểthể rút ngắn thời gian thâm nhậpmột thị trường mới. Việt Nam khôngphải là một ngoại lệ của xu hướngnày, số vụ M&A tăng nhanh về cả sốlượng và quy mô trong thời gian gầnđây. Thực trạng này phản sự cởi mởvà sôi động của nền kinh tế trong quátrình hội nhập, song nó cũng tiềm ẩnnhững yếu tố hình thành các doanhnghiệp có vị trí thống lĩnh và mangđến nguy cơ giảm tính cạnh tranhcủa thị trường. Vì vậy, các hoạt độngtập trung kinh tế cần được giám sátbởi cơ quan quản lý nhà nước và điềuchỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnhtranh. Nhận thức được yêu cầu cấpbách này, từ năm 2008, VCAD vớichức năng giúp Bộ trưởng Bộ CôngThương thực hiện quản lý nhà nướcvề cạnh tranh (trong đó có nhiệm vụkiểm soát quá trình tập trung kinh tế),đã bắt tay vào thực hiện điều tra,đánh giá và xây dựng báo cáo tậptrung kinh tế hàng năm nhằm cungcấp cho cộng đồng và các bên liên

quan một bức tranh tổng thể và toàndiện về thực trạng tập trung kinh tếtại Việt Nam và công tác quản lý nhànước đối với hoạt động này. Với sự hỗtrợ của Cơ quan cạnh tranh Thụy Sỹ(COMCO), năm 2008 là năm đầu tiênVCAD thực hiện và công bố “Báo cáotập trung kinh tế”. Báo cáo gồm cácnội dung chủ yếu sau:

(1) Rà soát hệ thống pháp luật vềtập trung kinh tế;

(2) Cấu trúc các ngành kinh tếquốc dân; mức độ tập trung kinh tế;

(3) Nhận định xu hướng tập trungkinh tế trong thời gian tới đối với mộtsố ngành, lĩnh vực;

(4) Khuyến nghị đối với Chínhphủ, cơ quan quản lý nhà nước hữuquan và cộng đồng doanh nghiệp.

Trên cơ sở những nội dung vàkhuyến nghị đã được đưa ra, Báo cáolà một trong những nguồn cơ sở dữliệu đầu tiên về tập trung kinh tế củaViệt Nam, cung cấp thông tin cho cáccác tổ chức kinh tế, gồm các tập đoànkinh tế; doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài; các quỹđầu tư; công ty tư vấn; các tổ chứcquốc tế, gồm các tổ chức quốc tế tạiViệt Nam, cơ quan cạnh tranh cácnước cùng với khối nghiên cứu kinhtế và luật pháp để các đơn vị này cóthêm thông tin về thực trạng và môitrường pháp lý điều chỉnh các hoạtđộng tập trung kinh tế, qua đó có thểđịnh hướng và điều chỉnh các hoạtđộng có liên quan tới tập trung kinhtế cho phù hợp với pháp luật hiệnhành của Việt Nam nhưng vẫn đảmbảo tính hiệu quả của hoạt động tậptrung kinh tế đó nói riêng và hiệu quảtổng thể của nền kinh tế nói chung.Bên cạnh đó, Báo cáo cũng là cơ sở đểVCAD tiếp tục triển khai công táckiểm soát tập trung kinh tế một cáchhiệu quả. Báo cáo cũng góp phầnphục vụ cho công tác hoạch địnhchính sách cạnh tranh và hoàn thiệnpháp luật cạnh tranh.

Độc giả quan tâm tới nội dung chitiết của Báo cáo Tập trung kinh tế2008 có thể liên hệ với CCID hoặc truycập vào website của VCAD để cóthêm thông tin chi tiết. CCID

VCAD thực hiện và công bố “Báo cáo tập trung kinh tế năm 2008”

- Kỹ năng tiến hành nghiên cứuthị trường: tập trung vào cách thứcthu thập thông tin cho quá trìnhđiều tra.

- Tìm hiểu về hệ thống đào tạocủa JFTC: các loại hình tập huấn,phương pháp phát triển năng lực vàxây dựng kế hoạch tập huấn.

Cũng trong khóa học, các họcviên đã được tiếp cận với một số vụviệc điều tra cạnh tranh của NhậtBản, trên cơ sở đó liên hệ với cácquy định của Luật Cạnh tranh ViệtNam và các vụ việc điều tra màVCAD đã tiến hành, qua đó đưa racách thức xử lý phù hợp trong từngtrường hợp cụ thể.

Khóa học trong thời gian 03ngày đã cung cấp cho các học viênnhững kiến thức và thông tin rấthữu ích cũng như các phương phápnghiệp vụ cần thiết trong quá trìnhđiều tra các vụ việc cạnh tranh.Những thông tin và kiến thức cóđược sẽ góp phần tích cực vào việcnâng cao hiệu quả công tác điều trado VCAD tiến hành trong thời giantới.

CCID

Page 7: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Từ ngày 07/02 đến 13/02/2009,một số cán bộ của VCAD đã cóchuyến khảo sát, học tập kinh

nghiệm về công tác đào tạo, xâydựng đội ngũ điều tra viên và làmviệc với các cơ quan liên quan củaItalia.

Theo chương trình, đoàn đã đượcông Piero Barucci, Phó Chủ tịch Ủyban cạnh tranh Italia tiếp xã giao. PhíaItalia đã giới thiệu sơ bộ về lịch sửhình thành và phát triển của cơ quancạnh tranh Italia. Theo đó, đây là mộtcơ quan độc lập được thành lập theoLuật số 287 ngày 10/10/1990. Banlãnh đạo bao gồm Chủ tịch và 4 Phóchủ tịch. Chủ tịch và các Phó Chủ tịchđược do Thượng viện và Hạ viện bầu.Hiện nay cơ quan có 227 nhân viên,trụ sở ở thành phố Rome, một sốtrung tâm thuộc Ủy ban nằm tại cácthành phố lớn như Venezia, Milan…

Tiếp đó, đoàn đã làm việc với BanTổ chức và điều phối nhân sự, đoàncông tác của VCAD đã được tham vấnvới các Lãnh đạo và đại diện phụtrách các nội dung công việc khácnhau của Ban. Thông qua các bàithuyết trình và thảo luận, Ban Tổ chứcvà điều phối nhân sự đã cung cấpthông tin và lý giải cho đoàn công tácvề các vấn đề: (1) So sánh, phân tíchlịch sử tổ chức của Ủy ban cạnh tranhItalia qua các giai đoạn phát triển từnăm 1990 – 2008. Theo đó, khi mớithành lập, cơ quan cạnh tranh Italiachỉ là một Vụ (Vụ thương mại lànhmạnh) thuộc Bộ Công nghiệp vàonăm 1990 đến nay đã phát triển trởthành một cơ quan độc lập trực thuộcQuốc hội với 227 nhân viên; (2) Giảithích phương pháp tổ chức cácphòng ban thuộc cơ quan cạnh tranhItalia để nâng cao hiệu quả công tácchuyên môn. Theo đó, cơ quan cạnhtranh Italia không chia các Ban theonhóm hành vi (thỏa thuận hạn chếcạnh tranh, cạnh tranh không lànhmạnh, giám sát cạnh tranh) như môhình của VCAD Việt Nam mà chiatheo các ngành, lĩnh vực của nền kinhtế, cụ thể là: Ban ngân hàng và tàichính, ban năng lượng, ban truyềnthông và mạng lưới, ban côngnghiệp, ban viễn thông, ban giaothông, ban xây dựng… Các ban

thuộc cơ quan cạnh tranh Italia đềuphụ trách thực thi cả ba nhóm hànhvi vi phạm bao gồm: thỏa thuận hạnchế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thốnglĩnh và giám sát sáp nhập, mua lại; (3)Phía Ban Tổ chức và điều phối nhânsự còn cung cấp thông tin cho đoàncông tác về phương pháp huy động,phân bổ nguồn nhân lực, kế hoạchbồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũcán bộ, công chức của Cơ quan cạnhtranh Italia.

Trong Chương trình, đoàn cũngđã tìm hiểu về Trung tâm đào tạo điềutra viên của Ủy ban cạnh tranh Italia.Trung tâm này được thành lập từ năm2000 với chức năng đào tạo mới vàbồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũđiều tra viên cạnh tranh trên cả nước.Trung tâm cũng mở các khóa đào tạovề cạnh tranh cho các đối tượng khácquan tâm đến lĩnh vực này như khóađào tạo hàng năm cho thẩm phánphụ trách giải quyết khiếu nại phúcthẩm vụ việc cạnh tranh, khóa đàotạo cho các luật sư tham gia tố tụngcạnh tranh, khóa đào tạo cho cácgiảng viên môn luật cạnh tranh tạicác trường đại học lớn tại Italia. Ngoàira, Trung tâm đào tạo điều tra viêncòn tham gia các chương trình traođổi chuyên gia với cơ quan cạnhtranh các nước trong khuôn khổMạng lưới các cơ quan cạnh tranh EU.Thông qua chương trình làm việc này,đoàn công tác của VCAD đã tìm hiểuđược nhiều nội dung liên quan đếncác lĩnh vực cần đào tạo, kỹ năng đàotạo, phương pháp tổ chức các lớp tậphuấn và thỏa thuận hạn chế cạnhtranh, nhóm hành vi lạm dụng vị tríthống lĩnh thị trường và đào tạo vềquy trình phân tích hồ sơ sáp nhập.

Trong phiên trao đổi, học tập kinhnghiệp với Ban Pháp chế, các chuyêngia của Ban Pháp chế đã cùng traođổi với đoàn công tác về các nhómđiều khoản quy định trong Luật Cạnhtranh, cụ thể như sau: (1) Quy định vềxác định thị trường liên quan trongLuật Cạnh tranh: Có nên hoàn toàndựa vào tính toán về xác định thịtrường liên quan và thị phần trongphân tích hành vi vi phạm hay không;(2) Quy định về chương trình khoandung: Vai trò của chương trình khoan

dung trong việc giải quyết các vụ việcthỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặcbiệt là các vụ việc thông đồng trongđấu thầu. Giới thiệu và phân tíchchương trình khoan dung mẫu củaItalia; (3) Quy định về ngưỡng thôngbáo và thủ tục tập trung kinh tế; (4)Mức phạt đối với hành vi vi phạm vàviệc phân bổ tiền phạt thu được. Cácnội dung mà Ban Pháp chế chia sẻ vớiđoàn công tác hoàn toàn phù hợpnhững nhóm vấn đề mà VCAD đangnghiên cứu phương án xử lý.

Trong phiên làm việc với Ban phụtrách cạnh tranh trong lĩnh vực ngânhàng, tài chính, đoàn đại biểu củaVCAD đã được nghe giới thiệu tómtắt các tiếp cận 02 vụ việc lớn mà Banđã giải quyết thành công từ đó đưa racác khuyến nghị đối với Cơ quancạnh tranh của Việt Nam. Thông quaví dụ về các vụ việc cạnh tranh này,đoàn công tác đã có những khái niệmvề các công việc cần thiết khi tiếnhành điều tra những vụ sáp nhậptrong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực hếtsức nhạy cảm đối với nền kinh tếquốc dân của bất cứ nền kinh tế nào.

Trong thời gian làm việc tại Italia,đoàn công tác đã đến làm việc vớiVăn phòng khu vực của Ủy ban cạnhtranh. Mục tiêu của buổi làm việcnhằm giúp đoàn có thêm thông tinvà kiến thức về việc xây dựng và vậnhành các văn phòng khu vực đặt tạicác địa phương, cách thức tổ chứcvăn phòng khu vực và vai trò của vănphòng khu vực khi tiến hành điều travụ việc cạnh tranh.

Trước khi kết thúc chương trìnhcông tác, đoàn đã có buổi làm việc vớiBan Hợp tác quốc tế nhằm tổng kếtlại các nội dung đã làm việc và bàn vềphương hướng hợp tác trong tươnglai giữa VCAD và Ủy ban cạnh tranhItalia. Theo đó, Cơ quan cạnh tranhItalia bày tỏ thiện chí sẵn sàng hợptác với VCAD trong việc đào tạo độingũ điều tra viên cạnh tranh. Phía Cơquan cạnh tranh Italia đồng ý sẽ gửithư cho Chương trình hợp tác củaItalia để tìm kiếm và xây dựngphương án thực hiện hoạt động hợptác.

Các chuyên gia của VCADtham gia khảo sát và học tập kinh nghiệm thực thi luật cạnh tranh tại Ủy ban cạnh tranh Italia

(Xem tiếp trang 20)

Page 8: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

VCAD-COMCO họp thường niên lần thứ Itrong khung khổ Dự án “Nâng cao

năng lực cho các cơ quan cạnh tranhViệt Nam” của Chính phủ Thụy Sĩ

Trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực cho các cơ quancạnh tranh Việt Nam” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ nhằmgiúp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả

tại Việt Nam, Cuộc họp thường niên lần thứ I của Dự án, và cáchoạt động song hành bao gồm: buổi toạ đàm: “Các nhân tốthành công trong thực thi luật cạnh tranh” và Khoá đào tạo:“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông đồng trong đấu thầu”đã được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Tham dự Cuộc họp thường niên ngày 23/02/2009 có cácbên tham gia Dự án là đại diện của Uỷ ban Cạnh tranh Thuỵ Sỹ,đại diện của VCAD, đại diện của Tổ chức quốc tế CUTS và các cơquan nhà nước, cơ quan báo chí tỉnh Lâm Đồng.

Tại Cuộc họp này, các bên tham gia Dự án đã có những báocáo vắn tắt các hoạt động đã thực thi, kết quả đã đạt được vàhiệu quả của các hoạt động này đối với môi trường cạnh tranhViệt Nam trong năm 2008. Đồng thời, đánh giá những khókhăn, vướng mắc và những biện pháp khắc phục trong thờigian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của Dự án này.

Cũng nhân dịp này, với mục đích giúp nâng cao nhận thứcvà năng lực cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nướckhu vực miền Trung về luật và chính sách cạnh tranh, vào ngày24/02/2009, Dự án đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh LâmĐồng tổ chức Hội thảo: “Luật Cạnh tranh Việt Nam và kinhnghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của Thụy Sỹ”

Hội thảo đã nhận được sự tham gia đông đảo đại diện củacác doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chítỉnh Lâm Đồng. Các đại biểu tham dự thể hiện sự quan tâm sâusắc đến các thông tin do hội thảo cung cấp liên quan tới việctạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳnggiữa các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trườnghiện nay.

Tiếp theo Hội thảo trên, ngày 24 - 25/02/2009, VCAD đã tổchức Khoá đào tạo: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thôngđồng trong đấu thầu” dành cho các cán bộ Sở Công Thươngcũng như các Thẩm phán - Tòa án nhân dân các Tỉnh miềnTrung.

Chương trình của Khoá đào tạo được xây dựng dựng rất chitiết với mục tiêu nâng cao tối đa kỹ năng chuyên môn cho cáccán bộ trong công tác điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranhvà thông đồng trong đấu thầu. Các học viên có cơ hội thựchành, trao đổi thông qua một số bài tập giả định do chuyên giađưa ra trong mối liên hệ với thực tiễn trong công tác điều tra tạiThụy Sỹ.

Hội thảo và Khoá đào tạo đã nhận được nhiều đánh giá tíchcực từ phía các học viên và cán bộ tham dự. Trong thời gian tới,Dự án sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao nhận thứccho cộng đồng doanh nghiệp và năng lực chuyên môn cho cáccán bộ Việt Nam với mục tiêu hướng tới xây dựng một môitrường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả cho các doanhnghiệp Việt Nam.

HỒNG NHUNG

Từ ngày 20-22/02/2009, đoàn công táccủa VCAD đã tham gia Cuộc họpthường niên của Nhóm công tác về

luật và chính sách cạnh tranh APEC (CPLG)do ban Thư ký APEC tổ chức tại Singapore.

Tại cuộc họp, đại diện cơ quan cạnhtranh Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,Đài Loan, Brunei, Indonesia, Thái Lan, ViệtNam, Hoa Kỳ đã báo cáo cập nhật tình hìnhthực thi và phát triển luật và chính sáchcạnh tranh của nước mình đồng thời ngheđại diện các Cơ quan cạnh tranh thànhviên APEC trình bày kết quả các hoạt độngcủa Nhóm CPLG trong năm 2008 và xâydựng kế hoạch hoạt động năm 2009.

Chương trình hành động Osaka (OAA)năm 1995 đã khẳng định khuyến khích cácnước thành viên APEC thực thi chính sáchcạnh tranh và thực hiện nới lỏng chínhsách trong 15 lĩnh vực cụ thể. Theo đó, kểtừ năm 1995, một loạt các hội thảo vềchính sách cạnh tranh đã được tổ chứcnhằm nâng cao hiểu biết về chính sáchcạnh tranh.

“Các nguyên tắc của APEC nhằm nângcao cải cách thể chế và cạnh tranh” (gọi tắtlà nguyên tắc) được thông qua tại cuộchọp cấp Bộ trưởng APEC tổ chức tại NewZealand năm 1999 ghi nhận “Việc bảo vệmôi trường cạnh tranh”, “Thực thi luật cạnhtranh” và “Xây dựng năng lực” sẽ tạo cơ sởchiến lược và quan trọng nhằm đảm bảosự phát triển bền vững trong khu vựcAPEC.

Trên cơ sở đó, năm 2000, Nhóm nớilỏng chính sách và chính sách cạnh tranh(CPDG) đã được thành lập trực thuộc Uỷban về thương mại và đầu tư APEC (CTI).Các thành viên của CPDG chủ yếu là các cơquan cạnh tranh hoặc liên quan đến cạnhtranh của mỗi nền kinh tế thành viên.

Do có sự tái tổ chức lại APEC năm 2007,CPDG đã trở thành tiểu nhóm trực thuộcUỷ Ban kinh tế APEC.

Được sự tán thành của SOM tại cuộchọp SOM3 năm 2008, CPDG đã đổi tênthành Nhóm công tác về luật và chính sáchcạnh tranh (CPLG) để thể hiện sự tập trungcủa nhóm vào lĩnh vực luật và chính sáchcạnh tranh.

VCAD tham dự cuộc họpthường niên nhóm côngtác về luật và chính sáchcạnh tranh APEC

(Xem tiếp trang 27)

Page 9: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Ngày 28 tháng 02 năm 2009 tạiTP. Hồ Chí Minh, VCAD đã tổchức hội thảo “Trao đổi kinh

nghiệm về tổ chức và hoạt động củacác tổ chức bảo vệ người tiêu dùngtại Việt Nam” nhằm tạo điều kiện đểcác cơ quan, tổ chức có liên quan traođổi, học tập kinh nghiệm trong tổchức và hoạt động bảo vệ người tiêudùng cũng như thảo luận về nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trìnhthực hiện các hoạt động này. Thamdự Hội thảo có đại diện từ Ủy banNhân dân các tỉnh và các Sở CôngThương từ Đà Nẵng trở vào và đạidiện các Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệngười tiêu dùng các địa phương.

Tại hội thảo, sau khi nghe đại diệnVCAD giới thiệu về các quy định phápluật liên quan đến tổ chức, hoạt độngcủa hội và kinh nghiệm về tổ chức vàhoạt động của các tổ chức bảo vệngười tiêu dùng tại Pháp, Malaysia vàĐài Loan; các đại biểu tham dự hộithảo đã sôi nổi thảo luận về các vấnđể nổi cộm trong hoạt động của cáchội thực hiện chức năng bảo vệ ngườitiêu dùng như kinh phí cho hoạtđộng, tổ chức hoạt động của hội tạicác địa phương.

Các đại biểu của các hội đã thẳngthắn nhận xét hoạt động của các hội

tại các địa phương hiện nay còn gặpnhiều khó khăn do số lượng ít, hoạtđộng không đồng đều, các hoạtđộng chưa đáp ứng mong đợi củangười tiêu dùng, do đó không gâyđược sự chú ý đối với người tiêu dùngvà thu hút được sự quan tâm của cáccơ quan quản lý nhà nước. Do kinhphí hạn chế, hay nói cách khác là cáchội chưa huy động được nguồn lựctài chính từ chính người tiêu dùngnhư các tổ chức bảo vệ người tiêudùng các nước khác, nên bản thâncác hội cũng không thu hút được cácnguồn lực để tổ chức các hoạt độngmột cách độc lập.

Cũng tại hội thảo, các kinhnghiệm hay về tổ chức hoạt động củacác hội cũng được chia sẻ như kinhnghiệm lồng ghép hoạt động bảo vệngười tiêu dùng với hoạt động củaHội Liên hiệp Phụ nữ, kinh nghiệmthực hiện hỗ trợ hoạt động hội từ cơquan quản lý nhà nước tại địaphương như của Bình Dương và KiênGiang được các đại biểu đánh giá cao.Các đại biểu tham dự cũng mạnh dạnkiến nghị với VCAD nhanh chóng banhành các văn bản hướng dẫn thựchiện Nghị định 55, không chỉ làThông tư hướng dẫn tổ chức và hoạtđộng của hội mà còn cần sửa đổi các

quy định về tài chính liên quan để cáchội có thể nhận được hỗ trợ kinh phítừ ngân sách nhà nước cho các hoạtđộng thực hiện nhiệm vụ của nhànước giao.

Bên cạnh hoạt động của các hộibảo vệ người tiêu dùng, hội thảocũng có sự tham gia và chia sẻ kinhnghiệm tổ chức hoạt động của cácmô hình hoạt động khác hiện kháhiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ ngườitiêu dùng như mô hình hoạt độngcủa Câu lạc bộ Chống hàng giả vàbảo vệ người tiêu dùng do báo SàiGòn Giải phóng tổ chức và hoạt độngcủa chuyên trang “Hỗ trợ thông tinbảo vệ người tiêu dùng” của báo điệntử Vietnamnet tổ chức.

Kết thúc hội nghị, ông ĐặngHoàng Hải – Phó Cục trưởng VCADđánh giá cao các ý kiến thẳng thắncủa các đại biểu và tiếp thu các ý kiếnxác đáng để xây dựng mô hình và tổchức hoạt động của hội bảo vệ ngườitiêu dùng trong các văn bản phápluật sắp ban hành tới đây trên cơ sởkhông xóa bỏ những tổ chức hiện cóvà sẽ có những hỗ trợ cho các tổ chứchoạt động đúng tôn chỉ, mục đíchbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

P. C

VCAD tổ chức hội thảo

“Trao đổi kinhnghiệm về tổchức và hoạtđộng của các

tổ chức bảo vệngười tiêu

dùng tại Việt Nam”

Page 10: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Theo thông tin của Thương vụViệt Nam tại Canada, ngày27/02/2009 Cơ quan Biên mậu

Canada (CBSA) đã ra thông báo chínhthức tiến hành điều tra chống bánphá giá mặt hàng giày và đế giày caosu không thấm nước (waterproofrubber footwear and bottoms) cónguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vàViệt Nam vào thị trường Canada, baogồm các mã HS như sau:

6401.10.11.00 6402.19.90.906403.19.90.90 6404.11.99.906401.10.19.00 6402.91.10.006403.40.00.10 6404.19.90.206401.10.20.00 6402.91.90.916403.91.00.91 6404.19.90.916401.92.11.00 6402.91.90.926403.91.00.92 6404.19.90.926401.92.12.00 6402.91.90.936403.91.00.93 6404.19.90.936401.92.91.906401.92.92.906401.99.11.006401.99.12.006401.99.19.006401.99.20.00 Bên khởi kiện là Hiệp hội các nhà

sản xuất giày Canada (Shoe Manufac-turers' Association of Canada fromBaie d'Urfé, Québec).

Hiện nay, CBSA chưa công bốdanh sách các nhà xuất khẩu liênquan trong cuộc điều tra này. Tuynhiên, các doanh nghiệp xuất khẩugiày Việt Nam và Hiệp hội cần lưu ý vềthời gian, các hạn định và trình tự, thủtục của vụ việc chống bán phá giáthường được quy định rất chặt chẽ vànghiêm ngặt theo lịch trình đượcCBSA thông báo dưới đây, trong vụviệc này, các doanh nghiệp chỉ có 37ngày để trả lời Bản câu hỏi điều tracủa CBSA.

V C A D10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

TIẾN TRÌNH VỤ VIỆC

Thời gian Sự kiện

27/02/2009 Khởi xướng điều tra chống bán phá giá

27/02/2009 CBSA bắt đầu thu thập tài liệu sẵn có

13/3/2009 Tuyên bố lý do của việc tiến hành điều tra

20/3/2009 Nhà nhập khẩu nộp bản trả lời câu hỏi cho CBSA

06/4/2009 Nhà xuất khẩu nộp bản trả lời câu hỏi cho CBSA

28/5/2009 Kết luận sơ bộ và/hoặc Quyết định chấm dứt điều tra củaCBSA

28/5/2009 CBSA gửi Kết luận sơ bộ cho nhà xuất khẩu và nhà nhậpkhẩu

12/6/2009 Ban hành Kết luận điều tra sơ bộ và/hoặc Quyết định chấmdứt điều tra

26/8/2009 Quyết định cuối cùng và/hoặc Quyết định chấm dứt điềutra của CBSA

26/8/2009 CBSA gửi Quyết định cuối cùng cho nhà xuất khẩu và nhànhập khẩu

10/9/2009 Ban hành Quyết định điều tra cuối cùng và/hoặc Quyếtđịnh chấm dứt điều tra)

Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - VCAD

CBSA chính thức tiến hành điều tra chống bán phá giá mặt hàng giày và đế giày

cao su không thấm nước của Việt Nam

Page 11: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Nhân dịp Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 14 tại Cha-am,Petchaburi Thái Lan, cùng với

việc các nước ASEAN và Úc, Niu-Di-lân ký kết Hiệp định thành lập Khuvực thương mại tự do ASEAN-Úc, Niu-Di-lân, (AANZ FTA) ngày 27 tháng 02năm 2009, được sự ủy quyền củaChính phủ các nước, Bộ trưởngThương mại Úc, Simon Crean, và Bộtrưởng Thương mại Niu-Di-lân, TimGroser, đã ký và trao văn kiện chínhthức công nhận Việt Nam là nền kinhtế thị trường đầy đủ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương ViệtNam Vũ Huy Hoàng, thay mặt Chínhphủ Việt Nam đã tiếp nhận các vănkiện trên. Các văn kiện này nêu rõ,Chính phủ Úc và Chính phủ Niu-Di-lân chính thức công nhận Việt Nam lànền kinh tế thị trường đầy đủ và camkết không áp dụng Đoạn 255 trongBáo cáo của Ban Công tác về việc ViệtNam gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO).

Với quyết định này, Úc và Niu-Di-lân cam kết áp dụng đầy đủ các quyđịnh liên quan của WTO về chốngbán phá giá và trợ cấp đối với hànghoá xuất khẩu của Việt Nam vào hainước này một cách bình đẳng như ápdụng với các thành viên khác củaWTO. Cam kết này có ý nghĩa đặc biệttrong quá trình điều tra, xác định mứcđộ phá giá làm cơ sở ra quyết định vềmức thuế chống bán phá giá.

Cam kết này của Úc và Niu-Di-lâncó ý nghĩa to lớn về kinh tế và chínhtrị, đánh dấu một bước tiến mới trongquan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặtgiữa Việt Nam và Úc, Niu-Di-lân, gópphần tăng cường hợp tác kinh tế,thương mại, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, giữ vững môi trường pháttriển ổn định và thịnh vượng trongkhu vực Châu Á-Thái Bình Dương.Trong bối cảnh các nền kinh tế đangnỗ lực khắc phục khó khăn, vượt quathách thức của cuộc suy thoái toàncầu, cam kết này của Úc và Niu-Di-lâncùng với việc ký kết Hiệp định AANZ

FTA càng được đánh giá cao, gópphần vào nỗ lực của các nước tạo môitrường thuận lợi hỗ trợ phát triểnkinh tế.

Đồng thời, việc Úc và Niu-Di-lân,hai nước thuộc nhóm các nước kinhtế phát triển OECD công nhận ViệtNam là nền kinh tế thị trường đầy đủđã tiếp tục khẳng định những thànhtựu của chính sách nhất quán màChính phủ Việt Nam đang thực hiện,nhằm xây dựng một nền kinh tế thịtrường phát triển lành mạnh, phùhợp với các chuẩn mực và thông lệquốc tế.

Đến nay đã có 18 nước chính thứccông nhận Việt Nam là nền kinh tế thịtrường đầy đủ. Nhân dịp này, các Bộtrưởng Kinh tế ASEAN cũng đã ratuyên bố hoan nghênh quyết địnhcủa Úc và Niu-Di-lân và khuyến nghịcác đối tác khác của ASEAN sớm côngnhận Việt Nam là nền kinh tế thịtrường đầy đủ.

(Nguồn: Bộ Công thương)

Úc và Niu-Di-lân công nhận

VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ

Page 12: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Theo Pricewaterhouse Coopers,hãng cung cấp dịch vụ tư vấnmua bán sáp nhập doanh

nghiệp hàng đầu thế giới, trong năm2007, hoạt động tập trung kinh tế đãgia tăng mạnh mẽ cùng với sự pháttriển liên tục và cải tiến mạnh mẽ vềkhuôn khổ pháp lý đã hấp dẫn cácnhà đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu táicơ cấu của nội tại các doanh nghiệp,sự gia tăng nhanh của thị trườngchứng khoán. Tổng giá trị của 113 vụđược công bố trong năm đã đạt giátrị kỷ lục là 1.753 tỷ USD, so với con sốchỉ 38 vụ với giá trị 299 triệu USDđược đưa tin trong năm 2006 và tănggấp nhiều lần so với năm 2005 (18 vụ,giá trị giao dịch 61 triệu USD). Trên

3/4 tổng giá trị giao dịch (khoảng1.350 tỷ USD) thuộc lĩnh vực dịch vụtài chính. Tuy nhiên, đến nửa đầunăm 2008, cả số lượng và giá trị cácgiao dịch được công bố đều giảm.Điều này có thể được giải thích bởicác nguyên nhân như:

- Giai đoạn đầu năm thường làthời gian các giao dịch mua bán vàsáp nhập tương đối trầm lắng (tỷ lệgiá trị giao dịch của nửa đầu năm2007 chỉ chiếm 36% giá trị trong nămđó, năm 2006 thậm chí chỉ chiếm18%).

- Một số diễn biến không thuậnlợi của nền kinh tế làm cho nhiều giaodịch bị tạm dừng hoặc không côngbố rộng rãi.

Thống kê các vụ giao dịch M&A được công bố tại ViệtNam

Nguồn: Pricewaterhouse Cooper (7/2008)

Một số giao dịch M&Ađiển hình:

Bảng dưới đây tóm lược một sốgiao dịch M&A được công bố đángchú ý trong những năm gần đây.Phần lớn các giao dịch lớn thường làdo các công ty nước ngoài mua lạimột phần hoặc toàn bộ một doanhnghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanhnghiệp trong nước, tuy nhiên cũng cónhững trường hợp ngược lại khi côngty Việt Nam mua lại công ty nướcngoài. Các thương vụ thành côngđáng kể nhất có thể kể đến là trườnghợp Kinh Đô – một doanh nghiệp tưnhân lớn trong ngành sản xuất, chếbiến thực phẩm, bánh kẹo đã mua lạibộ phận kinh doanh Kem Wall’s củatập đoàn đa quốc gia Unilever và tậndụng tốt hệ thống phân phối sẵn cóđể phát triển. Ngoài ra, công ty nàycòn mua lại một phần hàng loạt cácdoanh nghiệp khác hoạt động trongnhững ngành liên quan như Công tynước giải khát Sài Gòn và có kế hoạchtiến hành sáp nhập hai công ty KinhĐô và Kinh Đô Miền Bắc. Một trườnghợp tương tự là thương vụ ICA Phar-maceuticals Việt Nam mua lại thươnghiệu Tobicom của hãng dược phẩmHàn Quốc Ahn Gook Pharm.

Hoạt động tập trung kinh tế tạiViệt Nam cũng đã xuất hiện hình thứcmua lại giữa các công ty 100% vốnnước ngoài (chẳng hạn, vụ SavillsVietnam mua lại toàn bộ ChestertonPetty trong lĩnh vực dịch vụ bất độngsản).

Hoạt động TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM trong thời gian gần đây

Page 13: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Một số giao dịch M&A điển hìnhSTT Thời điểm Bên mua Bên bán Tỷ lệ sở hữu /Giá trị giao dịch

1 2003 Vinabico CTLD Kotobuki Việt Nam

2 2003 Kinh Đô Kem Wall’s (Unilever) Không được công bố

3 2003 ICA Pharmaceuticals Tobicom (Ahn Gook Pharm) Không được công bố

4 2005 Công ty CP Kinh Đô Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn 35,60%

5 2004Vinamilk

Saigon Milk Sáp nhập và mua lại phần vốngóp trong liên doanh6 2005 Công ty Sữa Bình Định

7 2006 CTCP Doanh nghiệp trẻĐồng Nai Cheerfield Rama Không được công bố

8 2006 CTCP Giấy Hải Phòng Dệt Hải Phòng Không được công bố

9 2006 Công ty liên doanh nhà máybia VN Bia Foster’s 105 triệu USD

10 2006 Vinaland Khách sạn Hilton Hà Nội 70%

11 2006 Prudential Công ty CP Giảng Võ 65%

12 2007 Vinaland Omni Saigon 52% (21 triệu USD)

13 2007 Daiichi Mutual Life (NhậtBản) Bảo Minh CMG 100%

14 2007 Đồng Tâm Đá trang trí Vĩnh Cửu 20%

15 2007 CPR (Nhật Bản) Sara 15%

16 2007 Anco Nhà máy sữa Nestlé 100%

17 2007 Qantas (Australia) Pacific Airlines 30% cổ phần (50 triệu USD)

18 2007 Đồng Tâm CTCP Thiên Thanh 70,85% cổ phần

19 2007 PVFC, ACB, Kinh Đô,SINCO,... Eximbank 17,8% cổ phần (248 triệu USD)

20 2007 Indochina Capital CTCP Địa ốc Hoàng Quân 20% cổ phần (20 triệu USD)

21 2007 Indochina Capital VietnamHolding

CTCP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụĐịa ốc Hoàng Quân - Mekong 20% cổ phần (12 triệu USD)

22 2007 Indochina Capital VietnamHolding CTCP Vinamit 20% cổ phần

23 2007 Sojitz (Nhật Bản) Interflour Vietnam 20% cổ phần (80 triệu USD)

24 2007 HSBC Insurance HoldingLimited CTCP Bảo hiểm Việt Nam 10%

25 2007 Lotte Confectionery Co Ltd Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa 30%

26 2007 Morgan Stanley Interna-tional Holdings Công ty Tài chính Dầu khí 10%

27 2007 HSBC Techcombank 15% (33,7 triệu USD)

28 2007Prudential Vietnam Invest-ment Fund Management,Temasek Holdings…

Vinasun 41,00%

29 2007 VinaCapital, Dragon Capitalvà Temasek Holdings

CTCP Đầu tư và Xây dựng BìnhChánh 18% cổ phần

30 2007 Prudential Vietnam Investment Fund Management CTCP Âu Lạc 15,60%

31 2007 Saint Gobain Vĩnh Tường 100,00%

32 2007 Sojitz (Nhật Bản) CT TM và DV Hương Thủy 25,01%

33 2007 IDJ Venture CTCP Tài Việt 20,00%

34 2007 CT Đường Quảng Ngãi Nhà máy đường Quảng Bình 100,00%

35 2007 Savills Việt Nam Chesterton Petty Việt Nam 100,00%

Nguồn: Tổng hợp của VCAD

Page 14: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Các ngành có mức độ tậptrung kinh tế cao nhất theoCR3

Theo số liệu về doanh thu của cácdoanh nghiệp hoạt động trên thịtrường Việt Nam, 20 nhóm ngành cómức độ tập trung kinh tế cao nhấtđều có CR3 (tức tổng thị phần của 3doanh nghiệp lớn nhất) trên 50%.Một số nhóm ngành đáng chú ýtrong số đó là: ngành xử lý ô nhiễmvà quản lý chất thải đặc biệt (100%),khai thác dầu thô và khí tự nhiên(99,97%), viễn thông (85,96%), vận tảihàng không (76,25%), sản xuất sảnphẩm thuốc lá (57,74%).

Xét về từng doanh nghiệp cụ thể,một số doanh nghiệp có thị phần lớnnhất trong các nhóm ngành có thể kểđến: Vietsovpetro (78% - khai thácdầu thô và khí đốt tự nhiên), VNPT(53% - viễn thông), Vietnam Airlines(51% - vận tải hàng không), Agribank(43% - dịch vụ tài chính – ngân hàng),Hualon Corporation Vietnam (33% -dệt), Nhà xuất bản Giáo dục (27% -xuất bản), Canon Vietnam (25% - sảnxuất hàng điện tử), Công ty thuốc láSài Gòn (24% - sản xuất thuốc lá),Honda Vietnam (24% - sản xuất xemáy), Toyota Vietnam (21% - sản xuấtô tô). Danh sách các ngành có mức độ

tập trung kinh tế cao có thể được cácSở Kế hoạch Đầu tư tại các địaphương tham khảo khi tiếp nhận hồsơ thay đổi giấy phép đăng ký kinhdoanh do nguyên nhân mua lại, hợpnhất, sáp nhập và liên doanh để cóhướng dẫn phù hợp cho doanhnghiệp thực hiện đúng pháp luật vềcạnh tranh.

Nhìn vào bảng các ngành có mứcđộ tập trung kinh tế cao nhất theoCR3 (mức độ tập trung kinh tế của 03doanh nghiệp có doanh thu lớn nhấttrong lĩnh vực đó), có thể thấy chỉ sốnày phản ánh khá rõ thực trạng cácngành công nghiệp của nước ta vàcũng thể hiện được đặc điểm củamột nước có nền kinh tế chuyển đổi.Cụ thể là:

- Các ngành, lĩnh vực có mức độtập trung cao (trên 65%) đều là cáclĩnh vực công ích, là các lĩnh vực màkhu vực tư nhân ít đầu tư (xử lý ônhiễm và quản lý chất thải; hoạt độngthư viện, lưu trữ và bảo tàng; hoạtđộng chăm sóc, điều dưỡng tậptrung;…) và các ngành đang dầnchuyển từ độc quyền nhà nước sangmở cửa cạnh tranh như dịch vụ tàichính, vận tải hàng không, khai thácdầu thô và khí đốt tự nhiên,…

- Đối với một nước đang chuyển

đổi, quy mô nền kinh tế còn nhỏ sovới các nước phát triển (cũng nên lưuý là việc đo lường các chỉ số tập trungở đây thường được áp dụng tại cácnước phát triển, với quy mô nền kinhtế lớn nên việc áp dụng chỉ số này đốivới Việt Nam có thể không đo lườngvà phản ánh được đầy đủ các vấn đềcạnh tranh tiềm ẩn sau các chỉ số đó),chỉ số tập trung thị trường cao tươngđối (CR3>65%) có thể là khó tránhkhỏi khi quy mô kinh tế tối thiểu trênthị trường liên quan là lớn xét theonhu cầu của thị trường. Điều nàykhông có nghĩa là không có khả năngxảy ra các hành vi phản cạnh tranh docác doanh nghiệp này thực hiện trênthị trường.

Tóm lại, trong bối cảnh của nướcta hiện nay, việc xây dựng cơ sở dữliệu các ngành có mức độ tập trungkinh tế cao nhất theo CR3 hàng nămlà hết sức cần thiết và hữu ích cho cảkhối doanh nghiệp và các cơ quanquản lý, đặc biệt là cơ quan quản lýcạnh tranh. Về phía các cơ quan quảnlý nhà nước, đây là một cơ sở dữ liệuđể cơ quan quản lý cạnh tranh lựachọn lĩnh vực thực hiện Báo cáo giámsát cạnh tranh trong lĩnh vực đó hàngnăm và phối hợp với các cơ quan cóliên quan thực hiện cũng như là cơ sởđể theo dõi và cập nhật số liệu cácgiao dịch tập trung kinh tế trong cáclĩnh vực cụ thể. Về phía khối doanhnghiệp, đây cũng là một cơ sở thôngtin tốt để doanh nghiệp lựa chọn cáclĩnh vực đầu tư hoặc mở rộng hoạtđộng sản xuất, kinh doanh.

CCID tổng hợp

Biểu đồ: Các ngành có mức độ tập trung kinh tế cao nhấttheo CR3

Nguồn: VCAD tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê

Page 15: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Trong thời điểm nền kinh tế thếgiới đang suy thoài, những hãnghàng không lớn nhất thế giới

đang tính toán sáp nhập với nhau đểmở rộng thị phần và cắt giảm chi phívà tăng hiệu quả kinh doanh.

Vụ sáp nhập đang được bàntán nhiều nhất là việc hãng hàngkhông Anh British Airways (BA) đangcùng một lúc đàm phán những vụsáp nhập và hợp tác với những hãnghàng không hàng đầu thế giới,gồm Qantas (Australia), Iberia (TâyBan Nha) và American Airlines (Mỹ).“Chúng tôi rất muốn đạt được kết quảở tất cả những vụ sáp nhập và hợptác này”, ông George Stinnes, Kế toántrưởng của BA nói: “Ở đây không cóchuyện là nếu một thỏa thuận đạtđược thì sẽ không có các thỏa thuậnkhác”.

Ngày 02/12/2008, BA và Qantasđã tuyên bố họ đang đàm phán việcsáp nhập ngang hàng với tổng giá trịdự kiến là 5,9 tỷ USD. Chính quyềnAustralia đã bày tỏ sự chấp nhận ýtưởng này miễn là nó không phảilà việc BA hoàn toàn nuốt chửngQantas. Qantas và BA là hai hãng

hàng không lớn nhất ở Australia vàAnh.

Nếu sáp nhập thành công,hãng hàng không liên kết sẽ cóquy mô 71 triệu lượt khách/năm,474 máy bay và 230 điểm đến tạichâu Âu và châu Úc. Cùng lúc này, BAcũng đang đàm phán sáp nhập vớihãng Iberia của Tây Ban Nha. Dự kiếnhãng liên kết giữa BA-Iberia-Qantassẽ cân đối tài chính chung, ban lãnhđạo tổng hợp.

Vào giữa tháng 8, BA đã bắt đầuđàm phán với American Airlines vềhợp tác trong giá vé và lịch trình bay.Hai hãng này đang trình dự án hợptác lên các nhà chức trách. Nếu hợptác, hai hãng này sẽ có tổng cộng 493điểm đến tại 121 quốc gia.

Mặc dù BA chưa tiết lộ lịch trìnhcụ thể cho việc thảo luận nhữngthương vụ trên, hãng này hy vọngviệc sáp nhập và hợp tác thành côngsẽ biến BA trở thành hãng hàngkhông lớn nhất thế giới về quy môkhách hàng, số lượng máy bay vàđiểm đến.

Cùng thời gian, Lufthansa, hãnghàng không nổi tiếng của Đức, đang

cạnh tranh với liên minh Air France(Pháp) và KLM (Hà Lan) để đạt đượcthỏa thuận hợp tác với Alitalia(Italia).

Vào cuối tháng 10, Delta Air Lines(Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines vớigiá 2,9 tỷ USD. Với vụ sáp nhập này,Delta Air Lines trở thành hãng hàngkhông lớn nhất thế giới hiện nay với75.000 nhân viên và lịch bay tới 375thành phố. Hãng này có khả năngtăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/nămdo cắt giảm chi phí và mở rộng quymô.

Theo các chuyên gia tư vấn trongngành hàng không, cuộc đua để trởthành hãng hàng không toàn cầu đầutiên trên thế giới có sức hấp dẫn ghêgớm với các hãng hàng không hiệnnay vì khả năng tăng doanh thu làkhông thể tưởng tượng nổi. Nhữnghãng hàng không sáp nhập trở thànhkhổng lồ sẽ có nhiều máy bay và điểmđến hơn.

Nhờ vậy, khả năng linh hoạt trongdịch vụ tăng lên và chi phí quản lý giảmxuống. Tình hình suy thoái kinh tế hiệnnay cũng là một áp lực khác đẩy cáchãng hàng không đến với nhau.

CCID tổng hợp

V C A D 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Trào lưu sáp nhậpCÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI

TRANG QUỐC TẾ

Page 16: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Số lượng những vụ mua bán sápnhập bị ngưng lại có tổng giá trịlà 911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị

của 870 vụ mua bán sáp nhập bị hủylà 1.160 tỷ USD.

Tổng giá trị các thương vụ tronglĩnh vực M&A trên toàn cầu ước đạt2,89 nghìn tỷ USD, mức thấp nhấttrong 3 năm qua.

Số lượng những vụ mua bán vàsáp nhập bị hủy trong năm 2008 caochưa từng có, vì thế những ngânhàng đầu tư không thu được nhiều

tiền phí như trước. Tổng số lượngnhững vụ mua bán và sáp nhập tínhtừ đầu năm 2008 cho đến nay là 3.280thấp hơn 28% so với năm 2007 bởitình hình tài chính khó khăn, việcđánh giá giá trị của các công ty biếnđộng mạnh và rủi ro tăng cao.

Số lượng những vụ mua bán sápnhập bị ngưng lại có tổng giá trị là911 tỷ USD. Năm 2007, giá trị của 870vụ mua bán sáp nhập bị hủy là 1.160tỷ USD. JP Morgan Chase đứng đầutrong việc tư vấn cho hoạt động muabán và sáp nhập doanh nghiệp. Tổng

số thương vụ hãng đã tiến hành là348 và có tổng giá trị 814,5 tỷ USD.Goldman Sachs đứng thứ 2 với 291vụ, tổng giá trị 752,2 tỷ USD. Citigroupđứng thứ 3 với 286 vụ với tổng giá trị666,7 tỷ USD.

Việc hoạt động mua bán sápnhập doanh nghiệp giảm khiếnnguồn thu của các ngân hàng đầu tưgiảm 20 tỷ USD, thấp hơn so với 28,1tỷ USD năm 2007.

Tập đoàn tài chính hàng đầu củaNhật là Nomura cũng đưa ra nhận xétvề triển vọng mua bán và sáp nhậpdoanh nghiệp năm 2009. Theo đó,hoạt động này sẽ giảm sút nhất trongnhiều năm, nguyên nhân chính là dolợi nhuận suy giảm, tín dụng khanhiếm, lòng tin giảm và biến động thịtrường mạnh. Tuy nhiên, trong năm2009, những vụ mua bán sáp nhậptrong lĩnh vực tài chính sẽ tăng bởinhiều ngân hàng và công ty bảo hiểmtăng vốn cũng như tái cơ cấu tài sản.Số lượng những vụ mua bán và sápnhập doanh nghiệp trong năm 2008có tổng giá trị 636,6 tỷ USD, trong đócó vụ Bank of America mua lại MerrillLynch với 44 tỷ USD, Lloyds TSB’s thâutóm HBOS với giá 29,3 tỷ USD.

P.V

V C A D16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Hoạt động M&A trên thế giới TRẦM LẮNG TRONG NĂM2008

Các giao dịch M&A đã được thông báo tại một sốNước/Khu vực

2008 (triệu USD)

2007 (triệu USD)

% thayđổi

Số lượnggiao dịchmua bán

2008

Số lượnggiao dịchmua bán

2007

% thayđổi

Thế giới 2,935,960 4,169,287 - 29,6% 39,597 43,817 - 9,6%

Mỹ 986,283 1,570,848 - 37,2% 9,165 11,296 - 18,9%

Trung Quốc 104,253 75,390 38,3% 2,983 2,587 15,3%

Đông NamÁ 75,176 75,675 -0,7% 2,065 2,001 3,2%

Page 17: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Gần đây dư luận quần chúngphản ánh rất nhiều về tìnhtrạng không rõ ràng và không

nhất quán về giá bán hai loại xe LEADvà Air Blade tại các cửa hàng doHonda ủy nhiệm. Trên trang web:vietnamnet.vn từ ngày 10 đến 12tháng 2 năm 2009 liên tục đăng cácbài với các tiêu đề như: "Honda yêuVN" để... ra luật riêng với người tiêudùng VN, Muốn mua xe Honda, phảitrả "chênh lệch phí"?, Xe Honda loạngiá: Kinh doanh kiểu "sống chết mặckhách hàng"?, Xe Honda được "bậtđèn xanh" loạn giá?.

Về giá công bố do hãng Hondacung cấp với dòng xe Air Blade là28.500.000 đồng, xe LEAD là30.990.000 đồng (các màu Đen - Đỏ -Trắng - Bạc) và 31.490.000 đồng (cho2 màu đặc biệt Hồng - Vàng).

Trên thực tế giá bán hai loại xenày lại cao hơn rất nhiều so với giácông bố và không thống nhất giữacác của hàng do Honda ủy thác. XeLEAD trước tết được bán với giá36.000.000- 37.000.000 vnd/xe thậmchí có chỗ bán 39.000.000 vnd/xe thìsau tết giá được bán với giá33.000.000 đến 34.500.000 vnd/xe. XeAir Blade đã có lúc bán với giá37.000.000 vnd/xe đồng hiện nayđang giao động ở mức 31.000.000 -32.000.000vnd/xe.

Với chức năng cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, VCAD đã có buổi làm việctrực tiếp với đại diện Công ty HondaViệt Nam ngày 18 tháng 02 năm 2009gồm: Ông Tetsuya Kawahara - Trưởngphòng cấp cao Phòng Bán hàng, láixe an toàn khối xe máy và Ông At-sushi Kikuchi – Giám đốc Hành chính,Tài chính Kế toán.

Tại buổi làm việc Ông TetsuyaKawahara cho biết:

Quan hệ Công ty Honda Việt Namvới các HEAD không phải là hợp đồng

với Đại lý (Agent) mà là với các cơ sởkinh doanh độc lập (Dealer). Theohợp đồng này thì mối quan hệ giữaCông ty Honda Việt Nam với cácHEAD là hai pháp nhân độc lập, Côngty Honda Việt Nam không có quyềncan thiệp giá bán xe tại HEAD nên sẽkhông thể công bố giá bán thốngnhất trên toàn quốc. Công ty HondaViệt Nam chỉ có thể đưa ra giá bán đềxuất còn giá bán thực tế do các HEADquyết định. Chính vì vậy, với một sốmẫu mã mới cung cấp ra thị trường,các HEAD của Công ty Honda thườngbán cao hơn giá đề xuất khi cungkhông đáp ứng nổi cầu.

Trước phản ứng của người tiêudùng Công ty Honda Việt Nam đã cóthư gửi các HEAD yêu cầu bán theogiá bán lẻ đề xuất của Honda ViệtNam và cung cấp danh sách kháchhàng mua xe Air Blade và LEAD trongtháng 2 năm 2009. Công ty cũng cốgắng tăng sản lượng cung cấp sảnphẩm trong thời gian tới. Thực tế đểsản xuất ra một chiếc xe máy Công tyHonda Việt Nam phải đặt hàng, vànhập khẩu thiết bị từ nhiều nướckhác nhau, cho nên từ khi có kế

hoạch nâng sản lượng cho đến khi cósản lượng thực tế thì thời gian ít nhấtlà 2 tháng.

Với chức năng cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, VCAD khuyến nghị:

Với Công ty Honda Việt Nam nêngiám sát chặt chẽ hơn và có biệnpháp mạnh với các HEAD vi phạmhợp đồng, đồng thời nên có nghiêncứu kỹ hơn về thị trường để đảm bảonguồn cung đủ cầu tránh thiệt hạicho người tiêu dùng, tránh ảnhhưởng đến uy tín của Công ty HondaViệt Nam trên thị trường. Với 2 dòngxe Air Blade và LEAD, Công ty nên cốgắng nâng sản lượng cung cấp trongthời gian sớm nhất có thể.

Với người tiêu dùng nên bìnhtĩnh, thận trọng khi lựa chọn mua sảnphẩm, không nên vội vã nghe các tinđồn không chính xác để phải mua vớigiá đắt, mà nên tìm hiểu kỹ hơn cácthông tin. Trước mắt người tiêu dùngcó nhu cầu mua 02 loại xe trên củaHonda Việt Nam sẽ đăng ký tên vớicác HEAD để Honda Việt Nam sẽ đápứng trong thời gian tới.VŨ THỊ BẠCH NGA - ĐOÀN QUANG ĐÔNG

VCAD vào cuộc kịp thời trước ý kiến của người tiêu dùng về GIÁ BÁN MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HONDA TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

V C A D 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Page 18: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Sau hơn một thập kỷ hình thànhvà phát triển, cho đến nay về cơbản, thị trường gas Việt Nam đã

được vận hành theo cơ chế thịtrường. Hệ thống các của hàng, đại lýliên tục được mở rộng, đặc biệt là ởcác thành phố lớn và các khu côngnghiệp phát triển để đáp ứng nhucầu tiêu thụ ngày càng cao của thịtrường. Hiện có 2 nguồn gas cungcấp chính, đó là gas sản xuất trongnước do nhà máy Dinh Cố sản xuất(hơn 30 %) và gas nhập khẩu (hơn60%).

Tuy nhiên, thời gian qua, thịtrường gas đã phải đối mặt với khánhiều khó khăn từ trong và ngoàinước, đặc biệt là nỗ lực đáp ứng nhucầu tiêu dùng ngày càng cao củangười dân trong điều kiện giá gasnhập khẩu không ngừng tăng lên.Tình trạng sang chiết nạp lậu gas diễnra khá phổ biến, nhất là ở các cơ sởgas tư nhân với các phương tiện dụngcụ thô sơ, không bảo đảm an toàn, cónguy cơ cháy nổ cao gây thiệt hại chongười tiêu dùng và trở thành nỗi lochung của toàn xã hội. Trong khoảng80 công ty gas đang hoạt động, chỉ cóhơn một nửa đã đăng ký nhãn hiệubình gas, còn lại gần 30% số lượng vỏbình ga trên thị trường là giả nhãnhiệu. Hiện tượng chiếm dụng vỏ bìnhgas đang ở tình trạng báo động với 2loại vỏ bình chính do sản xuất trongnước và bình gas cũ đã qua sử dụngnhập khẩu từ thị trường bên ngoài.Có hai loại vi phạm chủ yếu như sau:

Một là, thu gom bình gas của cácdoanh nghiệp khác và tẩy xóa cácdấu hiệu, thương hiệu trên bình gas,rồi sau đó chiết nạp gas vào để bán rathị trường. Một số tổ chức và cá nhânlập ra các cơ sở đăng ký cải tạo, sửachữa vỏ bình gas nhưng thực tế là đểchiếm dụng vỏ chai gas của doanhnghiệp khác để cải tạo, thay tai sách,đóng dập lại số seri, sơn hoặc dán

logo, nhãn mác để biến thành vỏbình của mình.

Hai là, lợi dụng việc gia công chochính doanh nghiệp bị vi phạm hoặcthu gom bình gas đã sử dụng của cáctổ chức có uy tín và tiến hành chiếtnạp để bán ra thị trường kèm theo sựgian lận về trọng lượng. Bộ Khoa họccông nghệ cũng đã cảnh báo về tìnhtrạng này khi tiến hành kiểm tra cáccơ sở kinh doanh gas với hơn 60% sốcơ sở vi phạm và mức độ gian lậnkhoảng 3% ở mỗi bình gas khi giaohàng.

Bên cạnh đó, các cửa hàng, đại lýkinh doanh gas không tuân theođúng các quy định về kinh doanhnhư: không có biển quảng cáo,không có cửa thoát hiểm, bán chungvới các hàng hóa khác, không đủ cácdụng cụ cứu hỏa cần thiết. Phươngtiện vận chuyển gas chủ yếu là xe ô tôtec phần lớn đã qua sử dụng, nhậpkhẩu từ nước ngoài được tu sửa, nângcấp để vận chuyển gas, không bảođảm an toàn theo quy định. Một số cơsở kinh doanh dịch vụ vận chuyểngas không mua bảo hiểm hàng hóavà thân thể. Thêm vào đó, nhận thứccủa người tiêu dùng đối với việc sửdụng gas và quyền lợi của mình chưacao nên đã gặp phải những tổn hạikhông đáng có.

Hệ quả tất yếu của các bất cậptrên là tình trạng xảy ra các vụ cháy nổtại các sở chiết nạp lậu gas, gây thiệthại về người và tải sản của nhân dân.Các doanh nghiệp gas chân chínhkhông những bị giảm kết quả kinhdoanh mà còn bị mất uy tín dothường xuyên bị đánh cắp vỏ bình vàbị giả nhãn mác. Quyền lợi chính đángcủa người tiêu dùng bị xâm hại do gaskhông đủ trọng lượng, không đảmbảo mức độ an toàn cần thiết vàkhông được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.Môi trường đầu tư bị ảnh hưởngnghiêm trọng còn Nhà nước cũng bị

thất thu ngân sách. Hơn thế nữa, cácvụ vi phạm thương hiệu, cung cấp gaskhông đủ số lượng và chất lượng diễnra phổ biến trên thị trường đã làm mấtlòng tin ở người tiêu dùng và xã hội.

Trước thực trạng đó, cần phảinhìn nhận lại rằng hành lang pháp lývề kinh doanh gas của Nhà nước tuyđã có nhưng chưa đồng bộ; các quyđịnh đưa ra chưa cụ thể và hoànchỉnh, từ đó tạo ra nhiều kẽ hở chocác hành vi vi phạm xảy ra. Hiện naymới có Thông tư số 15/1999/TT-BTMngày 19/5/1999 của Bộ Thương Mại(nay là Bộ Công Thương) quy định vềđiều kiện kinh doanh gas đối với cửahàng bán lẻ; Quy chế quản lý kỹ thuậtan toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏngvào chai ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16tháng 10 năm 2006 của Bộ Côngnghiệp (nay là Bộ công Thương)... Tuynhiên, các quy định về quản lý kỹthuật an toàn trong các khâu kinhdoanh còn bị xem nhẹ. Các biện phápxử lý vi phạm, nhất là sang chiết nạplậu chưa đủ mạnh nên các hành viphạm vẫn tiếp tục tái diễn ngày càngtrầm trọng với mức độ và quy môngày càng lớn. Số lượng các vụ ánđược khởi tố điều tra truy tố xét xửcòn rất thấp. Các lực lượng quản lý thịtrường cũng gặp phải rất nhiềuvướng mắc trong khi thực thi nhiệmvụ. Ngoài ra, sự thiếu ý thức của cáccơ sở kinh doanh gas và nhận thứccòn hạn chế của người tiêu dùngcũng là những nguyên nhân gây racác tiêu cực kể trên. Chính vì vậy,trong thời gian tới, chúng ta cần phảitiếp tục hoàn thiện chính sách phápluật, tăng cường sự quản lý của Nhànuớc; đưa ra các chế tài xử lý nghiêmminh các hành vi vi phạm đồng thờinâng cao nhận thức trong việc bảo vệquyền lợi chính đáng của người tiêudùng Việt Nam để thị trường gas cóthể hoạt động ổn định và an toàn.

P.V

Thực trạng vi phạm pháp luật CHIẾT NẠP GAS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM và giải pháp ngăn chặn

Page 19: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬPVÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP TỚI

Các hoạt động sáp nhập và muabán doanh nghiệp, hay các hoạtđộng “tập trung kinh tế” theo

ngôn ngữ của Luật Cạnh tranh 2004của Việt Nam, đang ngày càng trở nênsôi động trong thời gian gần đây. Tuynhiên, rất nhiều người trong số chúngta cho rằng đây hoàn toàn là vấn đềquan tâm của các doanh nghiệp vàcác nhà đầu tư (như một khía cạnhcủa chiến lược đầu tư tài chính vàquản lý của các công ty) hay các cơquan quản lý cạnh tranh (trong côngtác giám sát cấu trúc và mức độ tậptrung của các thị trường). Trên thực tế,việc hai doanh nghiệp A và B quyếtđịnh sáp nhập tạo thành doanhnghiệp A-B hay C không chỉ đơnthuần là một thông tin trên thị trườngtài chính, chứng khoán, hay một vụviệc cạnh tranh, mà đó còn là một sựkiện có thể có ảnh hưởng sâu rộng vàlâu dài đến lợi ích của mỗi ngườitrong chúng ta với tư cách người tiêudùng. Đặc biệt trong trường hợp cácdoanh nghiệp chuẩn bị hay đang sápnhập đó lại là các doanh nghiệp lớn,thống lĩnh thị trường sản xuất, cungứng loại hàng hóa dịch vụ mà họ kinhdoanh.

Tại sao các doanh nghiệpsáp nhập?

Các doanh nghiệp, khi tiến hànhhay tham gia một vụ mua bán, haysáp nhập với doanh nghiệp khác,thường là vì một trong các lý do sauđây:

� Nhằm tăng cường quy mô sảnxuất, kinh doanh;

� Nhằm tăng cường hiệu quả sảnxuất, kinh doanh do tổng hợp đượcthế mạnh của các bên sáp nhập; hoặcdo sức mạnh bổ trợ cho nhau của cácbên sáp nhập, hoặc do giảm được chiphí;

� Nhằm mở rộng thị trường hoặcthâm nhập vào một thị trường mới(thị trường đó có thể là thị trườnghàng hóa, dịch vụ hoặc thị trường địalý).

Mua bán, sáp nhập doanhnghiệp và lợi ích của ngườitiêu dùng

Vậy đâu là chổ đứng cho lợi íchcủa người tiêu dùng trong tất cảnhững cân nhắc mang tính chiến lượckinh doanh, đầu tư đó của các doanhnghiệp? Theo lý thuyết kinh tế vềcạnh tranh, khi các doanh nghiệp cóthể tăng cường quy mô và hiệu quảsản xuất, kinh doanh, và cạnh tranhvới nhau, người tiêu dùng sẽ đượchưởng lợi từ giá trị tăng cao của đồngtiền họ bỏ ra cho các hàng hóa, dịchvụ; từ chất lượng hàng hóa, dịch vụ đãđược cải thiện; và từ tính đa dạng hơnhẳn của các loại hàng hóa dịch vụ đó.

Tuy nhiên, đây không nhất thiết làhệ quả cuối cùng của các vụ mua bánsáp nhập doanh nghiệp. Nếu như việcmua bán, sáp nhập doanh nghiệp cómục tiêu mở rộng thị trường, mà lạido các doanh nghiệp đứng đầu,thống lĩnh trên thị trường đó tiếnhành, thì rất có khả năng hệ quả cuốicùng mà chúng ta có được chỉ là mộtcấu trúc thị trường tập trung, hay độcquyền. Và có nhiều khả năng là cácnhà độc quyền đó sẽ lạm dụng quyềnlực mới của họ để tăng giá, hạ thấptiêu chuẩn chất lượng và ung dunghưởng lợi. Trong khi đó, người tiêudùng thì không còn khả năng chọnlựa.

Lợi íchcủangườitiêudùng

Page 20: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Đó là khi các doanh nghiệp muabán, sáp nhập thuần túy vì lợi ích pháttriển của cá nhân tổ chức họ, mà hysinh lợi ích của người tiêu dùng. Cáccơ quan quản lý cạnh tranh, khi xemxét và phê chuẩn các vụ mua bán, sápnhập, do đó, luôn hướng tới mộtđiểm cân bằng giữa lợi ích kinh tế củadoanh nghiệp (do tập trung kinh tếmang lại) và lợi ích của người tiêudùng (do cạnh tranh mang lại).

Kinh nghiệm từ nước ÚcNăm 2008 là năm quan trọng đối

với ngành ngân hàng Úc, trong đóxảy ra rất nhiều các hoạt động tậptrung kinh tế giữa các ngân hàng lớncủa quốc gia này. Vào tháng 9/2008,ngân hàng Westpac, lớn thứ 4 nướcÚc được chính phủ nước này chophép mua lại ngân hàng lớn thứ 5 tạiđây – ngân hàng St George. Tháng12/2008, ngân hàng lớn nhất toànnước Úc (Commonwealth) tiếp tục“nuốt gọn” ngân hàng lớn nhất củabang Tây Úc (BankWest). Từ rất lâutrước đó, nước Úc đã có một lịch sửlâu đời về các vụ mua bán, sáp nhậpngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vựcbán lẻ. Cho đến nay, thị trường bán lẻcủa ngành ngân hàng nước Úc đãdần dần do Bốn Đại Gia (Big Four)thống trị. Chúng ta có thể kể đến mộtvài vụ tập trung kinh tế quan trọngkhác xảy ra trước khi có các vụ muabán nêu trên. Ví dụ, ngân hàng West-pac được thành lập năm 1982, do sựsáp nhập của hai ngân hàng NewSouth Wales và ngân hàng Thươngmại Australia. Năm 1995, Westpacmua lại ngân hàng Challenge, “nuốtchửng” ngân hàng Melbourne vàonăm 1997, Tập đoàn Tài chính BT năm2002 và ngân hàng St George năm2008. Bản thân ngân hàng St Georgeđã vươn tới vị trí thứ 5 nước Úc nhờmua được ngân hàng Advance vàonăm 1997.

Tổ chức CHOICE, tổ chức bảo vệngười tiêu dùng hàng đầu của Úc, vớihơn 200.000 thành viên, đã lên tiếngbày tỏ các quan ngại của mình về cácvụ sáp nhập và mua lại này. TheoCHOICE, các vụ mua bán và sáp nhậpnói trên được cho phép (trên cơ sởmột số điều kiện như “giảm thiểu cácquan ngại của cộng đồng về vụ sápnhập, cũng như các ảnh hưởng củanó tới khách hàng và cộng đồng”) màchưa có sự xem xét kỹ lưỡng từphương diện cạnh tranh, cũng nhưviệc chúng sẽ làm phương hại tới lợiích của người tiêu dùng một cách

đáng kể. CHOICE cho rằng, trong bốicảnh khủng hoảng tài chính toàn cầuhiện nay, quyền lực thị trường tăngvọt của các ngân hàng này sẽ vượtquá mức có thể kiểm soát, đặc biệtkhi vắng đi sự cạnh tranh của các đốithủ là các tổ chức tín dụng phi ngânhàng. Hậu quả là cạnh tranh trên cácthị trường như giao dịch liên ngânhàng, tiết kiệm, đầu tư quỹ và cho vaysẽ bị hạn chế đáng kể, dẫn đến:

� Hạn chế mức độ gia nhập mớivào các thị trường này;

� Chất lượng dịch vụ đối vớikhách hàng bị suy giảm;

� Nhân công ngân hàng khôngcòn hài lòng với công việc của mình;

� Các loại phí ngân hàng tăng vọt,cũng như lãi suất;

� Khả năng khách hàng chuyểnđổi giữa các ngân hàng khác nhaugiảm hẳn;

� Tốc độ cải tiến sản phẩm nghèonàn;

� Khả năng tiếp cận của đông đảoquần chúng tới các dịch vụ ngânhàng thiết yếu giảm đi;

� Giảm tính đa dạng về nhà cungcấp dịch vụ ngân hàng cũng nhưchọn lựa trong các thị trường địaphương (phạm vi địa lý hẹp).

CHOICE cũng đưa ra các dẫnchứng cho các luận điểm của mình từthực tế thị trường; và đề nghị chínhphủ Úc cho phép Ủy ban Cạnh tranhvà Người Tiêu dùng Úc (ACCC) xemxét thêm về các vụ sáp nhập và mualại trước khi cho phép các ngân hàngtham gia tiến hành thực hiện.

Tình hình Việt NamSố lượng ngân hàng tại Việt Nam

hiện nay là tương đối nhiều, so với sốdân khoảng 85 triệu người và tổnggiá trị sản phẩm quốc dân (GDP) là 65tỉ USD. Theo Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, tính đến cuối tháng 6/2008,tại Việt Nam có 95 ngân hàng các loại(thương mại nhà nước, Chính sách xãhội, Phát triển, liên doanh, thươngmại cổ phần, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, và 100% vốn nước ngoài)và 1021 tổ chức tín dụng-tài chính phingân hàng.

Do đó, cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu đang xảy ra hiện naycũng là một thời điểm thích hợp đểcho phép các hoạt động hợp nhất,sáp nhập, mua lại giữa các ngân hàngđể tăng cường sức cạnh tranh, tái cơcấu, tránh đổ vỡ liên hoàn hệ thốngtài chính quốc gia. Tuy nhiên, khi xemxét các hồ sơ sáp nhập, bên cạnh cácưu tiên kinh tế, các cơ quan quản lýcạnh tranh cũng sẽ có sự xem xétthích đáng đối với các quan ngại củangười tiêu dùng, đặc biệt trong cácphân khúc thị trường nhỏ, chuyênbiệt và các thị trường địa phương,cũng như tương quan cạnh tranhtrong dài hạn, để tránh trường hợpnói trên của nước Úc. Các tổ chức bảovệ người tiêu dùng cũng như các cánhân quan tâm, cũng có thể chủđộng tiến hành các đánh giá và thuthập ý kiến của người tiêu dùng đểgửi tới các cơ quan quản lý cạnh tranhvề vấn đề này.

P.V

Đánh giá kết quả sau chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm, các chuyêngia của VCAD nhận thấy Cơ quan cạnh tranh Italia là một cơ quan cạnh tranhlớn trong khối EU, với địa vị pháp lý là một cơ quan độc lập không nằm tronghệ thống cơ quan chính phủ mà trực tiếp trực thuộc Quốc hội Italia và nhiềunăm kinh nghiệm thực thi Luật do đó VCAD có thể tiếp thu nhiều kinhnghiệm bổ ích về các vấn đề khác nhau liên quan đến việc thực thi luật vàchính sách cạnh tranh. Ngoài ra, mô hình cơ quan cạnh tranh Italia cũng cóchức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng giống chức năngcủa VCAD. Do đó, ngoài việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh,VCAD và Ủy ban cạnh tranh Italia có thể hướng tới trao đổi kinh nghiệmtrong lĩnh vực xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam. Bên cạnhcác kiến thức chuyên môn, thông qua chuyến công tác, VCAD đã thiết lậpđược quan hệ hợp tác chính thức với Ủy ban cạnh tranh Italia, từ đó mở rahướng hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới.

AN VŨ – TRUNG VŨ

CÁC CHUYÊN GIA CỦA VCAD...(Tiếp theo trang 7)

Page 21: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

>> Câu 1: Hành vi nàocủa doanh nghiệp là hành vitập trung kinh tế?

✓ Trả lờiLuật Cạnh tranh không đưa ra

định nghĩa về tập trung kinh tế màchỉ liệt kê các loại hình hành vi. Cụthể, Điều 16 Luật Cạnh tranh quyđịnh tập trung kinh tế là hành vi củadoanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh

nghiệp; 5. Các hành vi tập trung khác

theo quy định của pháp luật.

>> Câu 2: Có những hìnhthức tập trung kinh tế nào?

✓ Trả lờiCó 3 hình thức tập trung kinh tế:- Tập trung kinh tế theo chiều

ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mualại hoặc liên doanh của các doanhnghiệp trong một thị trường liênquan (sản phẩm và không gian).

- Tập trung kinh tế theo chiềudọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lạihoặc liên doanh giữa các doanhnghiệp có quan hệ người mua -người bán với nhau.

- Tập trung kinh tế theo đườngchéo (conglomerate): là sự hợp nhất,sáp nhập, mua lại, liên doanh của cácdoanh nghiệp không cùng hoạtđộng trên một thị trường sản phẩmđồng thời cũng không có mối quanhệ khách hàng với nhau. Mục tiêucủa việc hợp nhất này thường làphân bổ rủi ro vào những thị trườngkhác nhau hoặc từ những lý do chiếnlược thị trường của các doanhnghiệp này.

>> Câu 3: Các hành vi tậptrung kinh tế khác nhau nhưthế nào?

✓ Trả lờiĐiều 17, đưa ra định nghĩa cho

từng hành vi như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc

một hoặc một số doanh nghiệp

chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩavụ và lợi ích hợp pháp của mình sangmột doanh nghiệp khác, đồng thờichấm dứt sự tồn tại của doanhnghiệp bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc haihoặc nhiều doanh nghiệp chuyểntoàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ vàlợi ích hợp pháp của mình để hìnhthành một doanh nghiệp mới, đồngthời chấm dứt sự tồn tại của cácdoanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là việc mộtdoanh nghiệp mua toàn bộ hoặcmột phần tài sản của doanh nghiệpkhác đủ để kiểm soát, chi phối toànbộ hoặc một ngành nghề của doanhnghiệp bị mua lại.

Liên doanh giữa các doanh nghiệplà việc hai hoặc nhiều doanh nghiệpcùng nhau góp một phần tài sản,quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp phápcủa mình để hình thành một doanhnghiệp mới.

>> Câu 4: Những hành vinào được coi là vi phạm quyđịnh của pháp luật về tậptrung kinh tế?

✓ Trả lờiNhững hành vi được coi là vi

phạm quy định của pháp luật về tậptrung kinh tế bao gồm:

- Hành vi không thông báo về tậptrung kinh tế;

- Tập trung kinh tế trước khi cóquyết định cho hưởng miễn trừ củacơ quan có thẩm quyền;

- Vi phạm quy định cấm tiến hànhtập trung kinh tế.

>> Câu 5: Doanh nghiệpvi phạm quy định về tậptrung kinh tế sẽ bị xử lý nhưthế thế nào?

Trên cơ sở xem xét các yếu tố nhưmức độ gây hạn chế cạnh tranh dohành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệthại do hành vi vi phạm gây ra, khảnăng gây hạn chế cạnh tranh của cácđối tượng vi phạm, thời gian thựchiện hành vi vi phạm, khoản lợinhuận thu được từ việc thực hiệnhành vi vi phạm và các tình tiết giảmnhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghịđịnh số 120/2005/NĐ-CP), các doanh

nghiệp vi phạm quy định về tậptrung kinh tế có thể phải chịu cáchình thức xử lý vi phạm sau:

Phạt tiền với mức phạt tối đa 10%tổng doanh thu của các doanhnghiệp vi phạm trong năm tài chínhtrước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Phạt bổ sung: như thu hồi giấychứng nhận đăng ký kinh doanh đãcấp cho doanh nghiệp hợp nhất, thuhồi giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh đối với các liên doanh vi phạmpháp luật cạnh tranh.

Các biện pháp khắc phục hậuquả như chia, tách doanh nghiệp đãsáp nhập, hợp nhất; buộc bán lạiphần doanh nghiệp đã mua...

Mức phạt, các hình thức xử phạtbổ sung và biện pháp khắc phục hậuquả đối với các hành vi vi phạm quyđịnh về tập trung kinh tế được quyđịnh cụ thể trong Luật cạnh tranh vàNghị định số 120/2005/NĐ-CP.

>> Câu 6: Thủ tục thôngbáo tập trung kinh tế nhưnào?

✓ Trả lời- Nộp Hồ sơ thông báo việc tập

trung kinh tế lên cơ quan QLCT (Điều21)

- Trong vòng 7 ngày: Yêu cầu bổsung (nếu có) (Điều 22)

- Trong vòng 45 ngày (có thể giahạn tối đa 60 ngày): Phải trả lời bằngvăn bản cho doanh nghiệp hồ sơ(Điều 23)

- Chỉ được thực hiện tập trungkinh tế sau khi có văn bản trả lời củacơ quan QLCT kết luận không thuộctrường hợp bị cấm (Điều 24)

CCID

V C A D 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

HỎI ĐÁP VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ

Page 22: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Quy trình thông báo và xin hưởng miễn trừ tập trungkinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh

Chú thích:

Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan nhỏ hơn 30%

Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% đến 50%

Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan lớn hơn 50%

Trước khi tiến hành:- Sáp nhập- Hợp nhất- Mua lại- Liên doanh

Bị cấm: Không đượctiến hành tập trung

kinh tếNếu không thỏa mãn

(I) và (II)

Nếu một hoặc nhiềubên tham gia tập trungkinh tế đang trong nguycơ bị giải thể hoặc lâmvào tình trạng phá sản

Nếu việc tập trung kinhtế có tác dụng mở rộngxuất khẩu hoặc gópphần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ thuật,công nghệ

VCAD

Bộ trưởng BộCông Thương

Thủ tướngChính phủ

Trảlời

Khôngchấpthuận

Chấpthuận

(II)

Không phải thông báotập trung kinh tế

VCAD

Nếu không thỏa mãn (I)

Nộp hồ sơ thông báo

Nộp hồsơ xin

miễn trừ

30%

50%

Thị phần kết hợp trênthị trường liên quan

Không bị cấm

Bị cấm: Không được tiếnhành tập trung kinh tế

Tiến hành tập trungkinh tế

Nếu doanh nghiệpsau khi tập trung kinhtế:- Có vốn đăng ký khôngquá 10 tỷ đồng hoặc- Số lao động trungbình hàng năm khôngquá 300 người

(I)

Page 23: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Quý IV năm 2008, VCAD đã tiếnhành khảo sát mức độ nhậnthức của cộng đồng đối với

Luật Cạnh tranh. Cuộc khảo sát bắtđầu từ 01/11/2008 và kết thúc ngày31/12/2008.

Mục đích của khảo sát này là nhằmđánh giá mức độ nhận biết của cộngđồng bao gồm khối doanh nghiệp,các hiệp hội và cơ quan quản lý nhànước đối với các quy định pháp luật vềcạnh tranh. Hoạt động khảo sát doVCAD quản lý phối hợp với Công tyTNHH tư vấn và phát triển kinh doanhIDV thực hiện tại một số địa phương ởcả 3 miền Bắc, Trung và Nam: Miền Bắcbao gồm Lạng Sơn và Hà Nội; miềnTrung bao gồm Đà Nẵng và Đắk Lắk;và miền Nam gồm thành phố Hồ ChíMinh và Tây Ninh. Phương pháp tiếnhành là phỏng vấn sâu (50 cuộc) vàgửi phiếu điều tra (1000 phiếu điềutra). Trong quá trình khảo sát, nhómnghiên cứu đã tiến hành thu thậpnhững số liệu và tài liệu liên quan đếnviệc nhận thức của cộng đồng về LuậtCạnh tranh, việc thực hiện Luật Cạnhtranh tại địa phương. Đồng thời vớiviệc thu thập tài liệu thứ cấp, nhómnghiên cứu đã tiến hành khảo sátbằng bảng hỏi (questionnaire-basedsurvey) và phỏng vấn sâu (indepth in-terview) trên nhiều đối tượng thuộcnhiều nhóm. Sau hơn một tháng tiếnhành khảo sát bằng phiếu hỏi qua thưvà phỏng vấn trực tiếp, IDV Consult-ants đã thu được 1.004 bảng hỏi từ cácđối tượng khảo sát. Kết quả khảo sátđã cung cấp một bức tranh tổng quátvề nhận thức của cộng đồng đối vớiLuật Cạnh tranh. Mức độ đánh giáđược thể hiện các cấp độ hiểu biết vềpháp luật cạnh tranh, hiểu về cácnhóm hành vi do Luật Cạnh tranh điềuchỉnh, nắm được trình tự thủ tục giảiquyết các vụ việc vi phạm, hiểu biết vềvai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh,thấy được sự cần thiết phải phối hợpvới cơ quan quản lý cạnh tranh trong

quá trình thực thi Luật Cạnh tranh, tiếntới đánh giá ý nghĩa và tác động củaLuật trong nền kinh tế hiện nay.

Từ kết quả khảo sát cho thấy hiểubiết của cộng đồng đối với Luật Cạnhtranh mới dừng lại ở mức độ “biết LuậtCạnh tranh mới ra đời”. Các đối tượngđược hỏi cũng thể hiện sự hiểu biết sơbộ các khái niệm về hành vi cạnhtranh không lành mạnh, hành vi hạnchế cạnh tranh. Tuy nhiên số doanhnghiệp có hiểu chi tiết về Luật Cạnhtranh như biết về ngưỡng thị phần bịcấm, mức phạt và thủ tục giải quyết vụviệc cạnh tranh còn khá khiêm tốn. Khinhận thức về Luật còn chưa cao thìnhận thức về cơ quan quản lý cạnhtranh cũng không hơn là bao, điều nàyđã được kết quả khảo sát bộc lộ. Mộttrong những lý do chính là do bảnthân kết quả hoạt động của cơ quanquản lý cạnh tranh còn chưa tạo đượcnhững con số ấn trượng, như số lượngvụ việc kết thúc điều tra xét xử chỉ cócạnh tranh không lành mạnh, chưakết thúc điều tra xét xử các vụ việc hạnchế cạnh tranh.

Những ý kiến về các bất cập vàkhó khăn trong quá trình thực thi LuậtCạnh tranh là cơ sở của những đề xuấtvà khuyến nghị để hoàn thiện vềkhung pháp lý và thể chế của cơ quancạnh tranh. Các đề xuất chủ yếu tậptrung vào bốn vấn đề chính: công táctuyên truyền phổ biến pháp luật, quyđịnh rõ hơn một số điều của Luật đểxác định hành vi, xác định mức phạt vàvai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh.Các kết quả cụ thể thu được từ khảosát cũng đưa ra gợi ý về một số hoạtđộng tiếp theo của VCAD nhằm nângcao nhận thức, nâng cao hiệu quảthực thi Luật. Độc giả quan tâm tới nộidung chi tiết của Báo cáo kết quả khảosát có thể liên hệ với CCID hoặc truycập vào website của VCAD để có thêmthông tin chi tiết.

CCID

VCAD chuẩn bị công bố Báo cáo Kết quả khảo sát MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦACỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LUẬT CẠNH TRANH

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Page 24: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Giới thiệuĐịnh lượng cấu trúc thị trường là

một trong những vấn đề quan trọngtrong phân tích tác động cạnh tranhcủa một vụ việc tập trung kinh tế. Cấutrúc thị trường ảnh hưởng đến hành vivà kết quả hoạt động của doanhnghiệp. Mức độ tập trung kinh tế đượccoi là thước đo chính để xác định cấutrúc thị trường. Cấu trúc của một ngànhđược xác định bằng: (1) số lượng doanhnghiệp trong ngành tại một thời điểmnhất định, và mức độ nhận thức về sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các doanhnghiệp đó; và (2) sự phân bố quy môcủa các doanh nghiệp. Chẳng hạn, mộtngành có 10 doanh nghiệp quy môtương đương nhau sẽ được nhìn nhậnrất khác với một ngành có 1 doanhnghiệp thống lĩnh và 9 doanh nghiệpnhỏ. Do đó, bất kỳ một cách thức xácđịnh mức độ tập trung có giá trị nàocũng phải ghi nhận được tầm quan

trọng của số lượng và quy mô tươngđối của các doanh nghiệp trong mộtngành. Mức độ tập trung càng chínhxác thì bức tranh tổng thể về tình hìnhcạnh tranh trong ngành sẽ càng rõ néthơn. Một ngành có tập trung kinh tếhay không được quyết định bởi nhiềuyếu tố, trong đó đáng kể nhất là khảnăng gia nhập và rút lui khỏi thị trường,chính sách của chính phủ và chiến lượcmà các doanh nghiệp đang hoạt độngtheo đuổi.

Bài viết này bàn về các cách thứcxác định mức độ tập trung kinh tế nhìntừ góc độ kinh tế học với các nội dungchính sau:

Phần 2 nói về phương pháp xácđịnh thị trường và ngành.

Phần 3 trình bày các cách thức ghinhận mức độ tập trung kinh tế, baogồm Tỷ lệ tập trung (CR), Chỉ sốHerfindahl-Hirschman, Hệ số Gini vàcác cách đo khác.

TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNGBÙI NGUYỄN ANH TUẤN

Page 25: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

Phần 4 nói về các vấn đề khi tínhtoán chỉ số tập trung kinh tế.

Phần 5 bàn về các yếu tố làmthay đổi mức độ tập trung kinh tếtrong các ngành cũng như vai trò củacác yếu tố đó trong sự biến đổi củangành.

2. Xác định ngành/thịtrường

Trước hết cần phải định nghĩa thếnào là ngành/thị trường. Theo lýthuyết kinh tế học vi mô, một ngànhđược coi là tập hợp các doanh nghiệpcùng sản xuất và kinh doanh một sảnphẩm tương đồng, sử dụng cùngcông nghệ và cạnh tranh về các yếutố sản xuất trên cùng thị trường. Cáccơ quan điều tiết cạnh tranh thườngsử dụng khái niệm thị trường liênquan, bao gồm thị trường sản phẩmvà thị trường địa lý để xác định xemcác doanh nghiệp có cạnh tranh vớinhau hay không. Đây là cách tiếp cậntừ phía người mua, theo đó, có sựthay thế gần nhau từ phía cầu trên thịtrường. Chẳng hạn, thị trường bia cóthể gồm nhiều thị trường khác nhaunhư bia cao cấp, bia trung cấp hoặcbia bình dân,… hoặc thị trườngmang tính địa phương, vùng haytoàn quốc. Rất khó để có thể có mộtđịnh nghĩa chính xác tuyệt đối về mộtthị trường.

Một ngành thường được nhìnnhận như một nhóm các sản phẩmcó sự thay thế gần nhau từ góc độ củanhà cung cấp. Ví dụ, tất cả các thiết bịviễn thông có thể được nhóm thànhmột ngành vì chúng sử dụng cùngnguyên liệu thô, công nghệ, kỹ nănglao động,…Trong hầu hết các trườnghợp, ngành là nhóm rộng hơn một thịtrường, mặc dù đôi khi chúng có thểđược hiểu theo nghĩa tương đươngnhau.

Từ góc độ lý thuyết, một ngành cóthể được định nghĩa theo một trongcác cách sau đây:

a) Loại sản phẩm: Sử dụng độ cogiãn chéo về cầu (Cross Elasticity ofDemand) để tính sự thay đổi về sốlượng cầu của một hàng hóa khi giácủa hàng hóa khác thay đổi. Côngthức tính là:

%ΔQACED = ---------------

%ΔPB

Nếu độ co giãn chéo về cầu mangdấu dương và lớn hàm ý rằng haihàng hóa đang xét có thể thay thếgần nhau và có thể được nhóm vào

một ngành. Ngược lại, giá trị đó mangdấu âm và có giá trị tuyệt đối lớn hàmý rằng hai hàng hóa là bổ sung gầnnhau, và cũng có thể coi là cùng nằmtrong một ngành.

b) Loại quy trình sản xuất: Quytrình sản xuất hàng hóa và dịch vụ cóthể sử dụng để phân loại doanhnghiệp vào một ngành nhất định. Tuynhiên, điều này có thể dẫn đến việcmột ngành được xác định quá rộng.

c) Loại nguyên vật liệu đầu vào:Loại nguyên vật liệu sử dụng cũng cóthể là thước đo để nhóm các doanhnghiệp vào một ngành. Tuy nhiên,phương thức này cũng có nhữngđiểm không hợp lý.

Trên thực tế, các cách tiếp cậntrên đều đã đơn giản hóa vấn đề quámức. Nhiều doanh nghiệp hoạt độngtrên nhiều ngành, đa dạng hóa vớinhiều sản phẩm, kinh doanh trênnhiều thị trường khác nhau. Có mộtsố phương pháp được đề xuất để xửlý vấn đề này. Chẳng hạn, John Kay(2)

(1990) đề xuất khái niệm thị trườngchiến lược, được định nghĩa là khuvực địa lý hoặc sản phẩm nhỏ nhấtmà một doanh nghiệp có thể cạnhtranh thành công trong đó. Với giảđịnh rằng thị trường tập trung vàocác điều kiện từ phía cầu còn ngànhtập trung vào các điều kiện từ phíacung thì thị trường chiến lược là tổnghợp của cả hai yếu tố đó. Elzinga vàHogarty(3) (1973, 1978) hướng đếnkiểm nghiệm giá trị biên để xác địnhthị trường địa lý có phù hợp haykhông. Kiểm nghiệm được tiến hànhbằng cách đánh giá xem khi nào thìngười tiêu dùng trong một vùng nhất

định mua sản phẩm từ nhà sản xuấttrong vùng (giao dịch nội vùng) hoặctừ nhà sản xuất bên ngoài vùng đó(giao dịch ngoại vùng). Nếu tỷ lệ giaodịch nội vùng trên tổng số giao dịchcao (trên 75%) thì thị trường được coilà xác định phù hợp. Còn nếu tỷ lệ đóthấp thì thị trường là xác định sai vàcần phải được xác định lại (4).

Mặc dù còn tồn tại những vấn đềtrong xác định ngành, các nước vẫncần phải áp dụng một hệ thống phânloại ngành nào đó. Tại Việt Nam, Bảngphân ngành kinh tế mới nhất đượcban hành năm 2007 (VSIC07) đượcphát triển trên nền tảng và tươngthích với bảng phân ngành chuẩnquốc tế phiên bản 4.0 (ISIC) ở cấp độ3 chữ số. Bảng phân ngành này đãđược áp dụng trong cuộc Tổng điềutra kinh tế lần thứ 3.

3. Các phương pháp đomức độ tập trung kinh tế

3.1. Tỷ lệ tập trung kinh tếTỷ lệ tập trung kinh tế (Concentra-

tion Ratio) đo thị phần của N doanhnghiệp hàng đầu trong một ngành,trong đó N thường được lấy giá trị 3,4hoặc 8. Tỷ lệ này được biểu diễn bằngcông thức:

N

CRN = Σ xii=1

trong đó xi là thị phần của doanhnghiệp thứ i. Thị phần có thể đượctính bằng doanh thu hoặc tài sản,hoặc số lượng lao động (5).

Hình dưới đây là một số ngành cótỷ lệ tập trung CR3 lớn tại Việt Namtheo dữ liệu thống kê kinh tế năm2006 (6).

Hình 1: Một số ngành có tỷ lệ tập trung kinh tế cao theo CR3 tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007)

Page 26: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

3.2. Chỉ số Herfindahl - Hirschman (HHI)

Chỉ số Hirschman - Herfindahl (HHI)được định nghĩa là tổng bình phươngthị phần của tất cả các doanh nghiệptrong ngành và có giá trị từ 0 đến10.000. HHI của ngành có giá trị gần 0thì thị trường được coi là có rất nhiềudoanh nghiệp có quy mô nhỏ và với giátrị bằng 10.000 có nghĩa là ngành chỉ cómột nhà sản xuất duy nhất. Khi chỉ sốnày giảm thì nhìn chung có nghĩa làkhả năng quyết định giá của doanhnghiệp giảm và tăng cạnh tranh; vàngược lại khi chỉ số này tăng.

Công thức: N

HHI = Σ xi2

i=1

trong đó xi là thị phần của doanhnghiệp thứ i.

Nhiều nước, chẳng hạn như Hoa Kỳsử dụng chỉ số HHI để xác định xem liệumột vụ tập trung kinh tế có được chophép hay không. Tùy từng trường hợp,nhưng nói chung, nếu sau một vụ sápnhập, chỉ số HHI tăng quá 100 thì rất cóthể vụ tập trung kinh tế đó sẽ trở thànhđối tượng để rà soát kỹ. Bộ Tư pháp HoaKỳ đánh giá cấu trúc thị trường bằngchỉ số HHI như sau:

HHI < 1.000: Thị trường khôngmang tính tập trung

1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tậptrung ở mức độ vừa phải

HHI > 1.800: Thị trường tập trung ởmức độ cao

Điểm mạnh chính của chỉ số HHI sovới cách đo khác (như tỷ lệ tập trungkinh tế) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đốivới các doanh nghiệp lớn. Giả sử có 2trường hợp trong đó 6 doanh nghiệp

lớn nhất chiếm thị phần 90% về sảnlượng:

- Trường hợp 1: Cả 6 doanh nghiệpđều có thị phần 15%.

- Trường hợp 2: Một doanh nghiệpchiếm 80%, và 5 doanh nghiệp còn lạichỉ chiếm 2% thị phần.

Giả định rằng 10% sản lượng còn lạiđược chia đều cho 10 doanh nghiệpquy mô bằng nhau. Tỷ lệ tập trung của6 doanh nghiệp đều là 90% đối với cả 2trường hợp, nhưng ở trường hợp 1cạnh tranh có thể quyết liệt hơn, còntrường hợp 2 có thể coi là gần như độcquyền. Chỉ số HHI cho thấy rõ điều này:

Trường hợp 1: HHI = 6*152 + 10*12 =1.360

Trường hợp 2: HHI = 82 + 5*22 +10*12=6.430

Đối với vụ việc tập trung kinh tế,đây là chỉ số ban đầu để xét đến sự thayđổi về cấu trúc thị trường.

3.3. Các cách đo khácNgoài các chỉ số thường dùng trên,

một số các chỉ số khác cũng được ápdụng để đo lường mức độ tập trungkinh tế, trong đó có thể kể đến: Chỉ sốHannah-Kay, Đường cong Lorentz vàHệ số Gini, Hệ số entropy, Chỉ số Rosen-bluth, Chỉ số tập trung hỗn hợp (Com-prehensive concentration index), Chỉ sốLinda.

4. Những vấn đề khi ápdụng các chỉ số tập trung kinhtế

Định nghĩa chính xác về ngànhthị trường:

Khi tính toán chỉ số tập trung kinhtế thường phải dựa vào số liệu kinh tế lànhững số liệu rất nhạy cảm theo nghĩa:một thị trường được xác định phù hợpcần phải bao gồm tất cả các loại sảnphẩm thay thế. Chẳng hạn, định nghĩathị trường “đường thốt nốt” có thể làquá hẹp để tính các chỉ số tập trung vìđường làm từ mía rất có thể sẽ thay thếdễ dàng đường thốt nốt. Vấn đề là rấtkhó phân định rạch ròi để thu hẹp thịtrường đến đâu là đủ, ngay kể cả khi sửdụng các công cụ như SSNIP. Nếu giớihạn quá chặt thì hầu như mọi doanhnghiệp có thể bị (hay được) coi là nắmgiữ vị trí độc quyền.

Quy mô thị trường: Điều này tác động đến mức độ

quan trọng của một doanh nghiệp vàthị trường. Thị trường liên quan củamột doanh nghiệp có thể chỉ trongphạm vi một địa phương nhỏ. Mức độtập trung trên toàn quốc có xu hướng

V C A D26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 27: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

nhỏ hơn trên phạm vi địaphương. Chẳng hạn, thị trường xebus có thể gồm các nhà độcquyền ở từng tỉnh, thành phố,nhưng trên quy mô toàn quốc thìmức độ tập trung có thể là rấtthấp.

Vấn đề loại trừ xuất khẩu vànhập khẩu:

Nếu loại trừ hàng hóa nhậpkhẩu, mức độ tập trung sẽ đánhgiá cao quá mức tầm quan trọngcủa các doanh nghiệp hàng đầu.Ví dụ nếu CR4 bằng 60% và hànghóa nhập khẩu chiếm 40% thịphần thì CR “thực sự” sẽ là 36%(0.6*60%). Điều ngược lại xảy rakhi loại trừ hàng hóa xuất khẩu.

Vấn đề đa dạng hóa sảnphẩm:

Các số liệu thống kê có thểkhông tính đến việc các doanhnghiệp hoạt động trên nhiều thịtrường và sản xuất nhiều sảnphẩm. Một doanh nghiệp đượccoi là nằm trong một ngành hoặcmột thị trường theo sản phẩmchính. Chẳng hạn, nếu một doanhnghiệp sản xuất 60% sản phẩmtrong ngành A và 40% sản phẩmtrong ngành B, thì toàn bộ doanhnghiệp đó (quy mô, công suất,sản lượng, lao động,…) đều đượctính vào ngành A. Do đó CR có thểvượt quá hoặc dưới mức độ tậptrung thực sự trong ngành.

Mặc dù tất cả các chỉ số trênđều có hạn chế nhưng chúngthường tương quan cao với nhau(7). Tuy nhiên, không một chỉ sốriêng rẽ nào có thể hàm chứađược 3 yếu tố quyết định củacạnh tranh: quy mô ngành, mứcđộ bất bình đẳng về thị phần vàliên kết tiềm ẩn.

Xét riêng biệt từng chỉ số tậptrung kinh tế không thể cho biếtmột cách thích đáng mức độ cạnhtranh có trong một thị trườngnhất định. Trong một ngành cóthể chỉ có một số ít doanh nghiệpnhưng có thể họ không hề phụthuộc lẫn nhau và có những địnhhướng chiến lược khác hẳn nhau.Cũng cần phải chú ý đến đặc tínhvà tình hình ngành/ thị trường vàmục tiêu của giới quản lý doanhnghiệp trong ngành. Các chỉ sốtập trung kinh tế không đo đượccác yếu tố trên.

(Còn nữa)

(1) Chuyên viên VCAD đang theo họcThạc sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp Leeds(Vương quốc Anh). Email:[email protected]. Bài viết thể hiệnquan điểm riêng của người viết và khôngphản ánh quan điểm của VCAD Việt Nam.

(2) Kay, J.A. (1990) Identifying the strate-gic market, Business Strategy Review, 1/2, 2-24

(3) Elzinga, K.G và Hogarty, T.F. (1973),The problem of geographic delineation inanti-merger suits, Antitrust Bulletin, 18, 45-81 Elzinga, K.G và Hogarty, T.F. (1978), Theproblem of geographic delineation revis-ited: the case of coal, Antitrust Bulletin, 23,1-18

(4) Tham khảo “Kiểm soát tập trung kinhtế: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại ViệtNam”, VCAD (2007) – NXB Chính trị quốc gia

(5) Luật Cạnh tranh Việt Nam quy địnhthị phần được tính bằng doanh thu trên thịtrường liên quan.

(6) Lưu ý rằng các ngành được tính toántheo cấp độ 2, nghĩa là ngành được xácđịnh tương đối rộng. Nếu phân chia nhỏhơn nữa (đến cấp độ 3 hoặc 4) và tính đếntừng thị trường thì sẽ có một số ngành nhỏcó CR3 lớn hơn nhiều.

(7) Về hệ số tương quan của các chỉ sốCR3, CR5 và HHI trong các ngành tại ViệtNam, xem thêm Báo cáo “Tập trung kinh tếtại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo” - 2009.

VCAD THAM DỰ...(Tiếp theo trang 8)

CPLG được xem như mộtdiễn đàn cho các chuyên gia vàcơ quan cạnh tranh thành viênAPEC:

- Trao đổi thông tin về luật và chínhsách cạnh tranh;

- Phát triển và nâng cao hiểu biết vềluật và chính sách cạnh tranh của các nềnkinh tế APEC;

- Chia sẻ kinh nghiệm và chuyên mônvề các hoạt động liên quan đến việc thựcthi luật và chính sách cạnh tranh;

- Kiểm tra khi có thể, tác động của luậtvà chính sách cạnh tranh đối với thươngmại và các dòng đầu tư;

- Xác định các lĩnh vực nâng cao nănglực và hợp tác kỹ thuật trong việc thực thiluật và chính sách cạnh tranh;

- Rà soát định kỳ các Kế hoạch hànhđộng tập thể của Nhóm;

- Tiến hành hoạt động tuyên truyềnvà PR đến các bên có lợi ích của APEC vềcác thành tựu đạt được của Nhóm khithuận tiện.

Trong việc hợp tác với các diễn đàn cóliên quan khác của APEC và khu vực kinhdoanh, CPLG sẽ hoạt động như một diễnđàn:

- Hợp tác và thảo luận khi thích hợpviệc thực thi các sáng kiến hợp tác nhưngkhông hạn chế đối với việc cải cách cơcấu với các diễn đàn khác có liên quantrong khuôn khổ APEC, ví dụ như Uỷ bankinh tế và các tổ chức quốc tế có liênquan;

- Báo cáo tiến độ và kết quả của từngsáng kiến hợp tác cho Uỷ ban kinh tế, vàkhi cần thiết có thể đưa ra các khuyếnnghị kèm theo;

- Mời các diễn đàn có liên quan kháctrong khuôn khổ APEC như Hội đồng tưvấn kinh doanh APEC (ABAC) và cácchuyên gia có liên quan tham dự với tưcách quan sát viên các hoạt động củaNhóm.

Theo sự định hướng của Kếhoạch hành động tổng thể,CPLG sẽ triển khai các hoạtđộng sau:

- Báo cáo cập nhật của các thành viênvề sự phát triển và thực thi chính sáchcạnh tranh;

- Tổ chức khóa đào tạo về chính sáchcạnh tranh;

- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệuluật và chính sách cạnh tranh.

Page 28: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh là bộ phận trực thuộc VCAD giúp Cục trưởng thực hiện chức năng giám sát thựcthi pháp luật cạnh tranh.Với đội ngũ cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm lại được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, luật, Ban Giám sát và

Quản lý cạnh tranh đã góp phần tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, năng động, thân thiện và đoàn kết cho VCAD.Các thành viên của Ban gồm:

Cùng với các đơn vị khác thuộc VCAD thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến và thực thiLuật Cạnh tranh, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, dự ánvề bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh;

- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễntrừ cũng như rà soát các quyết định miễn trừ đã được ban hành;

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị tríthống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranhtrong hiệp hội và về các trường hợp miễn trừ.

Trong mục tiêu chung của VCAD nhằm tạo lập và duy trì môi trườngcạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả doanhnghiệp trên thị trường, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh đã và đangtừng bước hoàn thiện đội ngũ nhân sự, nâng cao năng lực của mỗi cá nhânđể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Trong năm 2008 vừa qua, Ban Giámsát và Quản lý cạnh tranh đã hoàn thành các báo cáo nghiên cứu cấu trúc thịtrường, giám sát hoạt động cạnh tranh trong một số ngành, lĩnh vực như viễn thông,dược phẩm. Bên cạnh đó, Ban cũng tiến hành cuộc Khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồngđối với Luật Cạnh tranh. Năm 2008 là năm đầu tiên Ban cho xuất bản Báo cáo tập trung kinh tế nhằmcung cấp cho cộng đồng và các bên liên quan một bức tranh tổng thể và toàn diện về thực trạngtập trung kinh tế tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này.

Trương Thùy LinhCử nhân Bách Khoa, trởthành thành viên của VCADtừ năm 2007, tham gianghiên cứu trong nhiều báocáo đánh giá cạnh tranh,đánh giá cấu trúc thị trườngvề các ngành và lĩnh vực ởViệt Nam, hiện đang giữ chứcvụ Phó Ban.

Phạm Thị Hồng HạnhThạc sỹ kinh tế tại trường Đại họcKyung Hee (Hàn Quốc), gia nhậpVCAD từ năm 2006 và đang là mộttrong số những điều tra viên củaVCAD, hiện đang tham gia xây dựngSổ tay cạnh tranh cho ASEAN.

Trần Phương NhungTốt nghiệp trường Đại học LuậtHà Nội, cũng là một điều tra viêncủa VCAD, tham gia thực hiệnnhiều nghiên cứu về hoạt độngcạnh tranh trong các lĩnh vực củanền kinh tế.

Phan Vân HằngThạc sỹ kinh tếtại trường Đạihọc Nottingham(Malaysia) làthành viên mớicủa VCAD từ đầunăm 2009.

NguyễnMạnh LinhHiện đang theohọc thạc sỹ kinhtế tại trường Đạihọc Kinh tế quốcdân, là thànhviên mới củaVCAD từ năm2008.

Bùi Nguyễn Anh TuấnCử nhân kinh tế trường Đại họcNgoại thương, gia nhập VCAD từnăm 2007, hiện đang theo họcchương trình thạc sỹ kinh tế tạitrường Đại học Need (Vươngquốc Anh), đã có nhiều nghiêncứu chuyên sâu về hoạt động tậptrung kinh tế tại Việt Nam cả lýluận và thực tiễn.

Tập thể thành viên Ban giám sátvà quản lý cạnh tranh - Ảnh: A.V.

BAN GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CẠNH TRANH

V C A D28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

CHÚNG TÔI LÀ AI ?

Trần Phương LanThạc sỹ kinh tế chương trình Cao học Việt -Bỉ trường Đại học Kinh tế quốc dân, gianhập VCAD từ tháng 11 năm 2005 và hiệnđang là Trưởng Ban. Là một cán bộ dày dạnkinh nghiệm, công tác tại Bộ Thương mại(cũ) nay là Bộ Công Thương từ năm 1996,đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác vềcạnh tranh trong các khuôn khổ hợp tácquốc tế khu vực và quốc tế như ASEAN,APEC, UNCTAD, ADB…

Page 29: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

HOẠT ĐỘNG: Hội thảo công bố kết quả và lấy ý kiếnđóng góp đối với Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnhhành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dượcphẩm tại thị trường Việt Nam”

THỜI GIAN:- Ngày 18/03/2009 tại Hà Nội- Ngày 20/3/2009 Tại Thành phố Hồ Chí MinhNỘI DUNG: Lấy ý kiến đóng góp từ các bên liên quan

và cộng đồng doanh nghiệp đối với Báo cáo “Pháp luậtcạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệthống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam”.

THÀNH PHẦN THAM DỰ:Đại diện VCAD, Cục Quản lý Dược, World Bank, Sở

Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế cùng các công tykinh doanh và phân phối dược phẩm.

ĐỊA ĐIỂM:- Ngày 18/03/2009 tại Khách sạn Horison,40 Cát Linh Hà Nội

- Ngày 20/3/2009 tại Khách sạn Continental số 132-134 Đồng Khởi Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG: Tọa đàm về cácvấn đề bảo vệ quyền lợi ngườingười tiêu dùng

THỜI GIAN: Ngày 16/3/2009NỘI DUNG: Trao đổi, thảo luận

về các kinh nghiệm trong hoạtđộng bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

THÀNH PHẦN THAM DỰ:- Chủ trì: Thứ trưởng Lê Danh

Vĩnh- Lãnh đạo VCAD, Cục An toàn

vệ sinh thực phẩm, Tổng Cục TC-ĐL-CL, Cục Quản lý thị trường, Hội Tiêuchuẩn và Bảo vệ người tiêu dùngViệt Nam, Hiệp hội chống hàng giảvà bảo vệ thương hiệu Việt Namcùng các phương tiện thông tin đạichúng.

ĐỊA ĐIỂM: Phòng họp Bộ CôngThương, 25 Ngô Quyền Hà Nội

Thán

g 3

Thán

g 4

HOẠT ĐỘNG: Tọa đàm cạnhtranh

THỜI GIAN: Tháng 4/2009NỘI DUNG: Tổ chức tọa đàm

về chủ đề cạnh tranh nhằm tạomối liên kết giữa các cơ quanquản lý, cộng đồng doanhnghiệp và xã hội, nâng cao hiệuquả thực thi luật cạnh tranh vàhướng tới hình thành Mạng lướicạnh tranh quôc gia (VCN)

THÀNH PHẦN THAM DỰ:Đại diện Cục quản lý cạnh tranhvà các đại biểu từ các Cơ quan,Bộ/Ngành, Cục, Vụ, Viện, Nhànghiên cứu, Trường đại học,…

ĐỊA ĐIỂM: Phòng họp BộCông Thương, 21 Ngô Quyền, HàNội

HOẠT ĐỘNG: Tọađàm về cơ chế giải quyếttranh chấp, khiếu nại củangười tiêu dùng

THỜI GIAN: Ngày15/4 đến 17/4/2009

NỘI DUNG: Trao đổi,thảo luận về các nộidung liên quan đến cơchế, cách thức giải quyếtcác tranh chấp và khiếunại của người tiêu dùng

THÀNH PHẦNTHAM DỰ: Thành viênBan soạn thảo và tổ biêntập Luật BVNTD

ĐỊA ĐIỂM: Huế

HOẠT ĐỘNG: CCIDthảo luận khả năng hợptác với Trung tâm pháttriển Thương mại điện tử(Ecomviet) trong lĩnh vựctư vấn, hòa giải các khiếunại của người tiêu dùng

THỜI GIAN: Tháng4/2009

NỘI DUNG: Hợp tácthành lập Nhóm tư vấnthông tin, giải đáp thắcmắc liên quan tới quyềnlợi người tiêu dùng quacổng thông tin điện tửtrustvn.org.vn

THÀNH PHẦN THAMDỰ: CCID, EcomViet

ĐỊA ĐIỂM: Hà Nội

Page 30: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

TẢN MẠN

Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xáchgiỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗcá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ. Lại đi hai ba

vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, “mèn ơi…”. Bạnđoán coi chị đang nghĩ gì? A. không biết mua gì; B. đang lo lắngvì giá lên mau như một cái chớp mắt; C. làm sao để chuẩn bị mộtbữa ngon cho cả nhà. Tôi chọn D, chị nghĩ tới tất cả các điều trên.

Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phảimình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạctượng chị. Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượngđài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳnghồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lolắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻtrống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thươngyêu. Chị còn làm khó tôi - một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắtngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình.Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì…

Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đennhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đànbà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nềnchợ. Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóaê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà. Chịcó mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt,củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình.Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cảixanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ). Thằngcon lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với đĩa dưa giá là nhăn mặttoan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọnlựa. Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấynhững gì. Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứnày có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu? Ngó con gà nằm trênsạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm.

Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (ngườitrong nhà thì không). Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canhnghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở suýt xoa để vui, đểquên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấynăm, mắc chán. Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lạinhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhàhưởng ứng. Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bíthòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì.

Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùnvụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua đượcnửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áynáy thì ngược lại, lớn ngợp lòng. Người nào rời mâm cơm trướcchị cũng bần thần hỏi với theo, “bộ đồ ăn không ngon hả ?”. Trờiơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào?

Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giácbồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắcnhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ănngon cho cả nhà. Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiềnlại nhẹ hẫng trên tay. Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụngcông suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn… viết văn. Nhiều lúc quênđây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, haymấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầumùa mưa, hay những trái mãng cầu chín… là kỷ niệm tuổi thơkéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấcdậy động trong lòng.

Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vàiba con cá, anh gắt “Đi cả buổi…”, nhưng anh biết không, trongcái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu…

NGUYỄN NGỌC TƯ

Tần ngầngiữa chợ

Tạp văn

Page 31: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

V C A D 31CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 3 - 2009

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ký ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Tập thể cán bộ CCID

Page 32: BỘ CÔNG THƯƠNG - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/canhtranh_03.pdf · Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phátluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn