20
Bn Tin Hè Trà Vinh 2010 1

B n Tin Hè Trà Vinh 2010 - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/thongbao/2010_bantin_he.pdfBản Tin Hè Trà Vinh 2010 2 Hội Ái Hữu Trà Vinh 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 1

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 2

Hội Ái Hữu Trà Vinh 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683

Điện Thoại: Tường:714-895-7080, Diệu: 714-641-6995, Tín: 714-856-9202 Website: aihuutravinh.com,travinhhaingoai.com - Email: [email protected]

Sáng Lập Viên Trần Xiều, Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín Hội Đồng Cố Vấn Trần Xiều, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung , Nguyễn Anh Nhựt, Thạch Bông, Trần Hữu Quang,Võ Thành Liêm,Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang, Huỳnh Kim Tiến, Trần Thị Phụng, Trịnh Hảo Tâm Ban Chấp Hành Hội Trưởng :Văn Tường Hội Phó Ngọai Vu I : Nguyễn Văn Thành Hội Phó Ngoại Vụ II : Từ Phan One Hội Phó Nội Vu I : Nguyễn Văn Vui Hội Phó Nội Vụ II : Thạch Bông Tổng Thơ Ký : Võ Trung Tín Phó Tổng Thơ Ký : Nguyễn Văn Nhựt Thủ Quỷ : Võ Văn Diệu Các Trưởng Ban Liên Lạc : Ngô Thiết Hùng Tiếp Tân : Hàng Châu Trinh Thể Thao : Nguyễn Cao Thượng : Kiên Phi Dũng : Lâm Vĩnh Hiếu Phụ Nữ và Xã Hội : Chị Bùi Hải Đường : Hà Phi Hùng Văn Nghệ : Trần Sinh Vận Động : Kiên Phi Bằng : Ngô Văn Thành Báo Chí : Võ Trung Tín : Nguyễn Văn Nhựt Tài Chánh : Trương Bạc Xuổl Giáo Dục : Nguyễn Văn Vui Y tế : Kiều Trương Trật Tự : Hà Kim Danh Ẩm Thực : Thạch Tạo aihuutravinh.com : Ngô Đế Travinhhaingoai.com : Dương Việt Văn Nhiếp Ảnh : Huỳnh Kim Tiến : Nguyễn Văn Nhựt

Thư Mùa Hè 2010

Kính thưa quý đồng hương,

Bây giờ là tháng Bảy, khí trời oi bức, nhiệt độ nơi nào cũng cao, học trò nghỉ học, ngươì ngươì chuẩn bị một chương trình đi du lịch đó đây. Biết là Hội Trà Vinh năm nào cũng tổ chức một ngaỳ Picnic, nhiều đồng hương đã liên lạc trước với Hội để biết ngày giờ,ø điạ điểm hầu xếp đặt tham dự, trong số nầy có gia đình Bà Đỗ Thị Hà (phu nhân cố đồng hương Mạch Phước Toàn) liên lạc sớm nhất báo tin gia đình Mạch Thị Mỹ Anh từ Atlanta đã mua vé và sẽ có mặt trong ngày picnic, để vừa gặp gỡ người đồng hương, vừa ăn các thức ăn đặc sản Trà Vinh như bún nước lèo, bánh mặn .... cũng như những món ăn “ruột, gia truyền” khác do đồng hương nấu nướng mang đến. Với lòng lưu luyến nơi chôn nhao cắt rún và hướng về một quê hương Trà Vinh yêu dấu cùng thương nhớ những kỷ niệm của thời đã qua các đồng hương trong Ban Tổ Chức năm nào cũng không nệ khó nhọc bỏ công, bỏ sức duy trì thông lệ Pic nic Hè: Chọn cùng một địa điểm (Góc Warner & Euclid của Mile Square Park) cùng thời gian (Chủ nhựt, tuần lễ thứ hai của tháng bảy). Và lúc nào cũng:

“Trà Vinh họp mặt hai kỳ Hè thì tháng Bảy, Tết thì tháng Giêng”

Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi xin kính chúc quý đồng hương một ngày sinh hoạt ngoài trời vui vẻ khoẻ khoắn và gặp laị một vaì cố nhân.

Văn Tường

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 3

Ðồng hương Trà Vinh hội ngộ đầu Xuân

Monday, March 01, 2010

Múa lân khai mạc tiệc hội ngộ Trà Vinh ở nhà hàng

Paracel Seafood. (Hình: Thành Tâm) Chúc Tết bằng ba thứ tiếng Việt, Khmer,

Quảng Ðông

Thành Tâm WESTMINSTER - Mở đầu với múa lân, đốt pháo (điện!) ngay trong nhà hàng, buổi hội ngộ đầu năm của hơn 200 đồng hương quê quán tỉnh Trà Vinh đã diễn ra long trọng và vui tươi tại Westminster hôm Chủ Nhật, đúng Rằm Tháng Giêng. Nghi thức nhớ đến những người đã khuất rất bồi hồi xúc động qua giọng đọc trang nghiêm chậm rãi của bà Hải Ðường, giáo chức trường Gia Long, “Trước lá quốc kỳ, bàn thờ tổ quốc, hồn thiêng sông núi, chúng tôi những người Việt Nam xa xứ, những người đồng hương Trà Vinh từ khắp nơi hiện diện nơi đây, xin một phút cúi đầu mặc niệm đến các vị anh hùng vị quốc vong thân, các bậc tiền nhân hy sinh cho chính nghĩa, các đồng bào đã bỏ mình trên bước đường tìm tự do và mới đây các đồng bào, đồng hương đã bỏ mình trong các thiên tai, bão lụt vừa qua tại quê nhà. Nguyện cầu các anh linh liệt vị được an giấc ngàn thu, nằm yên trong lòng dân tộc.”

Hội Trưởng Văn Tường và các vị cao niên trong quốc phục cùng nhau niệm hương trước bàn thờ tổ quốc rất trang nghiêm đầy hoa quả xanh tươi, nhang đèn nghi ngút khói hương đặc trưng trong ngày Tết. Sau khi ông hội trưởng đọc thư chúc Xuân bằng tiếng Việt là lời chúc Tết bằng tiếng Khmer và tiếng Quảng Ðông là hai dân tộc địa

phương bao đời nay vẫn gắn bó cùng dân tộc Việt vun bồi cho vùng đất Trà Vinh ngày thêm tươi đẹp.

Một bản nhạc âm thanh vui tươi, lời ca nhiều ý nghĩa không thể thiếu trong không khí ngày Tết trước cũng như sau 1975 là nhạc phẩm bất hủ “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương, một người đã từng cư ngụ tại Little Saigon, đã được ban văn nghệ tuy không chuyên nghiệp nhưng cũng khá xuất sắc. Phong tục Mừng Tuổi Ông Bà, chúc Tết các vị cao niên đã được thực hiện rất trang trọng bằng những đóa hoa hồng, những bằng Thượng Thọ cho những cao niên trên 75 tuổi. Người cao tuổi nhất bên cánh các lão ông là cụ Trần Xiều 90 tuổi và bên quý lão bà là cụ Huỳnh Lệ Trang 87 tuổi được ông hội trưởng choàng vòng hoa mừng thượng thọ. Sau đó là phần lì xì cho các cháu thiếu nhi dưới 12 tuổi bằng những phong bao màu đỏ với những tờ giấy bạc mới tinh.

Theo thông lệ của Hội Ái Hữu Trà Vinh, tiệc Tân Xuân cũng là dịp phát hành trình làng cùng đồng hương Ðặc San Xuân Trà Vinh được biên soạn, in ấn công phu qui tụ toàn những bài viết của những cây viết người Trà Vinh như nhà báo Huỳnh Văn Lang, nhà giáo dục Nguyễn Lưu Viên, nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài, Võ Vĩnh Kim, Vĩnh Trường, Lâm Thanh Hổ, v.v... Ðặc San Xuân Canh Dần 2010 năm nay là quyển số 10 đánh dấu tròn một thập niên Hội Ái Hữu Trà Vinh có giấy phép hoạt động văn hóa, vô vị lợi. Ðặc san năm nay cũng đặc biệt là in toàn hình màu từ trang bìa đến trang cuối với chủ đề xoay quanh “Thầy Cũ, Trường Xưa” với những tài liệu, hình ảnh xưa cũ 70, 80 năm nhằm gợi nhớ những ngôi trường ở Trà Vinh như Thánh Gioan, Trần Trung Tiên, Công Lập mà đồng hương đã từng mài rách đáy quần trên băng gỗ nhà trường và những đặc tính của các thầy cô, “thầy khó trò mới nên” những kỷ niệm được nhắc lại nhằm nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô khiến người Trà Vinh ngày nay có vị trí vững vàng ở xứ lạ quê người. Nhân dịp này nhằm gây quỹ cho giải xổ số lấy hên đầu năm, một ấn bản Ðặc San Trà Vinh Số 1 Năm 2001, mà hiện nay chỉ còn lại một vài số được đem ra bán đấu giá cho những người thích sưu tầm. Cuộc đấu giá rất hào hứng sôi nổi và người cuối cùng

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 4

mua được với giá... $400 là ông Lê Trung Trinh đến từ Dallas, Texas sau khi vượt qua giá của ông Lê Ngọc Ðiệp, chủ nhiệm tuần báo Rạng Ðông ở Atlanta, Georgia.

Chương trình liên tục với phần văn nghệ tuy “cây nhà lá vườn” nhưng cũng rất đa dạng, nhiều màu sắc với những ca khúc tân nhạc bằng tiếng Khmer của đồng hương gốc Campuchia sinh sống ở thành phố Long Beach. Những vũ điệu nói lên tình quân dân trong những ngày tháng thanh bình ở Trà Vinh trước 1975, và màn ngâm thơ tao đàn của một đồng hương đến từ Oakland miền Bắc California rất truyền cảm gợi buồn những kỷ niệm. Một tiết mục đặc biệt của dân tộc Khmer là vũ điệu cộng đồng Lâm Thôn được nhiều đồng hương tham gia hưởng ứng. Bằng những động tác nhún nhảy nhịp nhàng, đôi tay uyển chuyển trong âm thanh vui tươi sống động khiến người Trà Vinh nhớ lại những hội hè, làm phước trong hàng trăm ngôi chùa Miên ở quê nhà sau mùa gặt lúa.

TRÈO ĐÈO Sáu chục còn gân vẫn cứ trèo Dốc cao mặc dốc ráng mà leo Hai tay mò mẫm bò lên dốc Một cẳng thong dong tuột xuống đèo Kiệt lực lờ đờ ôm vách đá, Tàn hơi thim thíp ngủ lưng đèo. Tiên ông giờ đã đang say giấc. Tĩnh dậy mơ màng, vọng suối reo.

Tú Rệu 27/5/2010

35 năm sau, các Chàng trai Trà Vinh vẫn phong độ tại Đại hội LLĐB 6/2010: Đoàn Lý Đáng, Ngô

Việt Hồng, Võ Trung Tín, Nguyễn Văn Vui.

CHƯƠNG-TRÌNH PICNIC HÈ (Mile square park, Fountain Valley, July 18, 2010) I. - 10:00AM – 11:00AM : Đồng-hương tề-tưụ. II.- 11:00AM : KHAI MẠC. 1)- Chaò cờ VIỆT-MỶ. 2)- Thông qua chương-trình buổi picnic. 3)- HỘI-TRƯỞNG chào mừng đồng-hương và giới-thiệu những đồng-hương từ xa đến. 4)- Chụp hình lưu-niệm. III.-CÔNG-BỐ VÀ PHÁT GIẢI KHUYẾN-HỌC, niên-khoá 2009-2010. IV.- 12 :00PM : ĂN TRƯA, cùng thưởng-thức món ăn do đồng-hương đóng góp. (Hàn-huyên tâm-sự, văn-nghệ tự-nguyện). * Bình-chọn MÓN ĂN ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT.

V.- CÁC TRÒ CHƠI VÀ THI TÀI. 1)- Đố vui địa-danh Trà-Vinh. 2)- Thi nhảy bao. 3)- Thi kéo dây. 4)- Thi nhảy lò cò. 5)- ….(thêm trò chơi, nếu cần).

VI.- 4:00PM : Kết-thúc picnic, BTC. tuyên-bố bế-mạc.

Ghi-chú Thời-gian & diển-tiến có thể du-di.

TIN SÁCH - - - MÙA HÈ DU LỊCH - - - ĐỌC SÁCH.

Hội đồng hương Trà Vinh được nhiều người ngợi khen về tờ đặc san TV có nhiều văn thơ hay có giá trị. Điều nầy làm phấn khởi nhiều cây bút trong ban biên tập, nên chăng hằng năm, chẳng những góp bài cho tờ báo mà còn sáng tác in thành tác phẩm có giá trị được các độc giả nhiệt liệt hoan nghinh. Năm 2009, 2010 có 5 tác phẩm của người Trà Vinh cho ra đời mà hội biết được, xin trân trọng giới thiệu cùng bà con:

1. Sách Hồi Ký “ Một Cuộc Đời Là Lạ” của Cựu Nghị Viện Luật Sư Huỳnh Khắc Sử (Canada) Sách dầy 166 trang, bìa cứng bốn màu, hình bìa trước là con cọp , bìa sau là hình

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 5

tác giả. Trang ruột giấy quý màu vàng, người Trà Vinh đọc nội dung thì sẽ thấy hình ảnh của mình lảng vảng trong sách. Đọc thích thú từ trang đầu đến trang cuối. Và... thích nhứt là sách in không bán chỉ để biếu mà thôi. Cần sách liên lạc HKS 514-937-8997

2. Tập truyện “ Làng Cũ- Người Xưa” của Tiền Vĩnh Lạc (Australia). Sách dầy 216 trang, bìa cứng 4 màu. Bìa trước cảnh nhóm chợ chồm hỗm ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Bìa sau hình xe thổ mộ, ngưa kéo, tác giả gọi là “xe kiếng”? Nội dung gồm nhiều truyện ngắn, hồi ký, tài liệu quý giá...cùng nhiều kinh nghiệm sống viết ra ý chừng muốn khuyên răn con cháu, sách đọc thú vị và cần thiết để làm tài liệu nghiên cứu. Sách không bán, in để tặng . Ai cần xin gọi 618-8932-3912

3.Tập Thơ “Nỗi Buồn Còn Đó” của Huỳnh Tâm Hoài tức Huỳnh Văn Luận. Tập thơ dầy 146 trang, xinh xắn trang nhả với hình bìa trước màu xanh lá cây, với núi biển thơ mộng, bìa sau là ảnh và tiểu sử tác giả. Tập thơ giá ấn phí 10$, đã phổ biến trong ngày tân xuân hội ngộ 2009, rất đông đồng hương ủng hộ, tất cả số tiền thu đươc Anh Luận đã tặng quỷ hội Trà Vinh. Hoan hô Anh Luận. Độc giả cần tập thơ liện lạc tác gỉa E-mail [email protected] hay số phone 916- 682- 8908.

4. Ký Sự Du Lịch “Tây Âu Cổ Kính” của Trinh Hảo Tâm: Đây là tác phẩm thứ năm của tác giả. Sách dầy 336 trang, bìa màu láng, giá bán 15$, có thể mua tại nhà sách Văn Bút (714) 895-7080 hay tác giả (714) 528-1413.

5. Sách Quân Sự “ ” - Binh Chủng Nhảy Dù của hai tác giả Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên. Sách dầy trên 600 trang, bìa cứng chữ nổi mạ vàng, màu sắc tuyệt đẹp, in ấn kỷ thuật tại Đài Loan (cùng nhà in với ĐSTV số 10), giá bán 40$ trong USA, 50$ ngoài USA, muốn mua sách xin liên lạc với Mr Tín Võ (714) 856-9202.

TIN BUOÀN TRONG NAÊM.

Trong những ngày tháng qua, hai đồng

hương sinh hoạt rất thương xuyên của Hội đã ra đi. Đó là Ông Nguyễn Bửu Việt và Ông Kiên Chệch . Khi picnic tới chắc tay bưng tô bún nước lèo, tay gắp miếng thịt heo quay, lòng ai mà không nhớ đến Hai Việt đứng chặt thịt heo quay! Rồi mỗi độ xuân về, cầm lá thư mời, nhìn những dòng chữ Khmer, ai mà không nhớ đến Thầy Kiên Chệch!

Cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Ông Châu Quốc An ở Oregon, trước khi nhắm mắt còn căn dặn cô con gái là Châu Diệp, nhớ ký check 50$ ủng hộ hội Trà Vinh, lá thư của người nhà gởi đến đươc đọc trong phiên họp, ai cũng mũi lòng. Ông Kiên Chệch, trong những ngày nằm bệnh cũng đặn con trai là Kiêên Phi Bằng nhớ nhín chút thì giờ giúp hội một tay...

Rồi bên trời Tây, bà Võ Trung Thu cũng hóa ra người thiên cổ, nhớ khi sinh thời, Hè, Tết , lần nào cũng không quên đóng góp ủng hộ cho Hội, nay đã vắng bóng rồi !

Tiếp theo là gương người còn sống. Chị Hai Hải Đường, bệnh nặng nằm nhà thương, may mắn đã bình phục, trở về lại tiếp tục công việc giúp hội như xưa nay. Đó là chưa kể đến nhiều anh chị thầm lặng, bệnh hoạn, ốm đau hay bận bịu công việc đến giúp hội, nhưng tuyệt nhiên im lặng (dấu) không cho Hội biết tình hình khó khăn riệng tư ! Thật là tấm lòng cao cả!

Có lẽ tất cả là vì tấm lòng thiết tha với quê nhà ... BBC

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 6

GIẢI KHUYẾN HỌC TRÀ VINH Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2010

Hằng năm, trong buổi sinh họat ngoài trời, Hội thường khen thưởng một số thiếu nhi thuộc gia đình của HỘI VIÊN Hội Ái Hữu Trà Vinh học giỏi ở trường Mỹ và trường Việt. Phần thưởng có tình cách tượng trưng, không đáng là bao, nhưng giá trị tinh thần thì rất quý. Tên tuổi các em được lưu vào Bản Tin Hè, vào Đặc San Xuân. Đặc San Xuân của Hội được lưu truyền ở các tủ sách thuộc gia đình Người Trà Vinh và các thư viện có người Việt Nam sinh sống trên thế giới. Điều nầy cũng rất đáng hãnh diện, tuy nhiên, giá trị thiết thực là Hội quan tâm đến những nhân tài tương lai của xứ sở Trà Vinh. Công việc nầy, Hội cố gắng duy trì, để thấy rằng, hằng năm tên các Cháu vẫn còn trong danh sách và lại có thêm những tên mới nữa...

Sau đây là danh sách Thiếu Nhi TRÀ VINH xuất sắc trong niên học 2009-2010 ở trường Mỹ và trường Việt Ngữ. Có những em đã lên Đại Học ở các UCI, UCR...mà cuối tuần vẫn đến trường Việt Ngữ, Hội vẫn có phần khen thưởng khích lệ. 1- Henry Phạm 2- Kevin Phạm, cháu nội đồng hương hội viên Phạm Văn Thận Anheim CA 3- Christina Đỗ, cháu ngoại đồng hương hội viên Phạm Văn Thận Anheim CA 4- Weston Ngô Dương, con Anh Chị Dương Văn (phụ trách trang Web Travinhhaingoai.com) 5- Jennifer Nguyễn, Cháu ngoại hội viên Dương Vĩnh Trường 6- Regina Tăng, con của đồng hương hội viên Tăng Soul, cháu của Anh Chị Nguyễn Văn Nhựt 7- Nhi Nguyễn, cháu nội của hội viên Lý Hồng Hoa Westminster 8- Katie Vũ cháu ngoại của Anh Chị Phó TTK Nguyễn Văn Nhựt 9- Justin Đỗ, 10- Johnny Đỗ, Cháu ngoại Anh Chị Phó Hội Trưởng Nguyễn Văn Thành 11- Mạch Kim Trang Carmie 12- Mạch Thiên Ân Janie cháu nội HV Đỗ Thị Hà (bà Mạch P. Tòan) 13- Ivy M. Hồng 14- Chelsea Hồng, cháu ngoại hội viên Đỗ Thị Hà (bà Mạch Phước Tòan) 15- Lê Phương Hồng Lan 16- Lê Phương Anh Tuấn, cháu ngoại Bà Bùi Hải Đường (BCH) 17- Nguyễn Quyên Phương, con ông bà Nguyễn Đức Phong, cháu của anh chị Vanessa Trương Lực Fountain Valley. California 18- Sarah Ngô Trang, 19- Kevin Ngô Minh Trí, 20- Emily Ngô Trúc, cháu ngoại anh chị thủ quỷ Võ Văn Diệu Santa Ana.California

21- Nguyễn Thu Anh, con ông bà Nguyễn văn Đông, cháu của anh chị Trương Bạc Xuỗl Westminster California 22- Alton Phạm, 23- Krista Phạm con của Phạm Đức, Hằng Văn. 24- Dennis Dương, 25- Kevin Dương con của Dương Linh, Haley Văn ( Ba cháu Alton, Dennis, Kevin là cháu ngọai của Văn TườngWestminster CA) 26- Tony Lâm, con của anh chi Lâm Vĩnh Hiếu Gardena 27- Henry Kim 28- Christine Kim con của Paul Kim Hữu Phương, Nguyễn Thị Ánh, cháu ngoại của Ông Kim Hương, Richardson, Texas. 29- Kevin Đòan 30- Lynn L. Đòan con ông bà Đòan Lý Đáng, Marietta Georgia. 31- Anderson Văn, con Văn Tường, Vũ Tuyết Mai Westminster California 32- Nathalie Thach, 33- Thúy Vi Thạch 34- Linh Thạch cháu nội anh chị hội phó Thạch Bông, Anaheim,CA 35- Tytan Lê Nguyễn, con hội viên Lê Tany và Trang San Diego 36- David Trần, con gia đình Trần Anh Tuấn, cháu nội của anh chị Trần Hữu Quang, Santa Ana, CA 37- Nguyễn Hữu Nghĩa, con của Trần Thị Thu, cháu ngọai của anh chị Trần Hữu Quang, Santa Ana, CA

DANH SÁCH Đồng Hương Mạnh Thường Quân ủng hộ cho khuyến học nhận được tại văn phòng : 1. Bà Đỗ Thị Hà (Bà Mạch Phước Tòan) 50$ 2. Bà Châu Mỹ Hồng (gia đình Châu Khuôn) 20$ 3. Ông Hồ Văn Phong (Đại Diện vùng Indio) 20$ 4. Ông Nguyễn Văn Thượng (MTQ thường trực Alameda) 50$ với lời nhắn “xin đóng góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích các cháu... để đi tới tương lai tốt đẹp” . 5. Ông Văn Tường (hội trưởng) có lời nhắn “để duy trì giải nầy, hằng năm góp 50$

Tổng cộng là 190$.

Của ít lòng nhiều, bà con nào có lòng ưu ái công việc nầy BTC rất hoan nghinh và xin gởi về Hội ...chờ và chờ.

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 7

Đi Fitness Văn Tường

Bài nầy, tiếp theo bài tuổi Bonus, cũng để thân kính tặng Thanh niên 60 hội Trà Vinh.

1. Lời tặng mở đầu Thời xa xưa, thi sĩ Đỗ Phủ nhận xét “nhân

sinh thất thập cổ lai hy” (người thọ 70 xưa nay hiếm). Điều nầy, ngày hôm nay đã không còn đúng nữa rồi, nhất là con người sinh sống ở xứ văn minh. Muốn thấy rõ điều nầy, ta chỉ cần lật các trang báo hằng ngày đọc mục phân ưu, cáo phó thấy cụ ông cụ bà nào qua miền vĩnh hằng cũng xấp xỉ 100, có cụ còn vượt mức nầy. Over 100 ! Chúc các thanh niên có râu 60 của Hội over như vậy. Bác Hai Trần Xiều, Bác Huỳnh Văn Lang cầm cờ chiến thắng đi đầu , chúng ta xếp hàng nối đuôi...

fitness models

2. Viết tặng thời khóa biểu mới về sinh họat thường nhật Vẫn sinh sống theo như sự trình bày trong bài tuổi Bonus: Hằng ngày uống canh dưỡng sinh ¼ lít, tập 5 thức của Suối Nguồn Tươi Trẻ lúc 6 giờ sáng và lúc 10 giờ đêm.. Buổi sáng thêm phần chạy 30 phút, thẩy banh 30 phút, tối chơi bóng bàn 30 phút. Và ...khác hơn bài viết trước là ăn uống tự nhiên, không còn kiêng khem nữa. Lý do tại sao? Tôi xin được trình bày sau đây: Nói vắn tắt là nhờ “Đi Fitness”.

Trong đời sống đôi khi có một duyên may tình cờ nào đó giúp mình thay đổi kiến thức hạn hẹp bảo thủ có từ lâu của mình.. Điều nầy đến với tôi vào đầu năm 2010. Thường khi Anderson, con trai út , sau khi đi tập về khoe bắp thịt to, khoe 6 cục ở bụng...lần nầy Anderson còn khoe thêm “ Ba, bửa nay con gặp Bác Tín ở phòng tập, Bác Tín nói, sao con không rủ Ba con đi tập”

Tôi ngạc nhiên vì nghĩ rằng thanh niên trai trẻ cò tràn đầy sức lực mới vô club tập, ông già nầy vô đó làm chi? Tôi cười vả lả với con.. Một tuần sau, Anderson nói, Ba ơi có chỗ tập mới nầy nó free hai ngay cuối tuần để quảng cáo, Ba đi với con nghe. OK. Đi thì đi. Khi đến nơi thì thấy quan niệm của mình hồi đó tới giờ sai bét. Club có đủ lứa tuổi, đủ sắc dân, nam nữ, trẻ già tất cả hăng say luyện tập. Club nầy ở góc đường Talbert / Brookhurst có hơn 200 máy tập. Mỗi máy chuyên trị một phần nhỏ của cơ thể. Thí dụ như máy tập các gân cổ, máy tập vai, máy tập khủy tay, máy tập bàn chân, máy tập đầu gối, máy tập cái hip...Tôi hằng ngày tập 39 máy trong 2 tiếng, mỗi máy tập vài phút. Sau cùng là ngâm mình trong bồn Spa, thích thú và hữu ích nhất là vào phòng heat xông hơi nóng, tại đây chỉ cần 5 phút, mồ hội trong cơ thể tuôn ra ướt cả thân mình. Tiếp theo là vô tắm hơi, người cảm thấy khỏe khoắn, không còn thấy gì là mệt nhọc sau hai tiếng tập luyện.

Theo sự suy nghĩ của tôi, hằng ngày mồ hôi trong cơ thể xuất ra hết, thì chất xấu làm hại các bộ phận cũng theo mồ hôi mà ra hết, do vậy tôi ăn uống bớt kiêng cử để có nhiều chất bổ hầu nuôi dưỡng các cơ quan và bắp thịt. Đây là lý do chính yếu mà có sự thay đổi một chút trong bài Tuổi Bonus.

3. Lời Kết Bài viết nầy nhằm tặng các thanh niên 60 nào chưa đi fitness, còn như quý cụ Tín, cụ Tâm ...thì xin lỗi tôi chỉ “múa rìu qua mắt thợ” phải không hè!

Văn Tường Mùa Hè 2010

Treadmill Running or Walking

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 8

Strock Tự Trào

“Xì Trốc” đột nhiên đến với tôi . Thế gian đảo lộn kể như rồi. Miệng câm, liệt nảo, chân tay cóng.. Khẩn cấp nhà thương bao tháng rồi.. Quyết chí phục hồi mau hết bệnh Siêng năng thể dục ngày ngày trôi. Sống vui thanh khiết đời còn lại. Khát uống đói ăn, tâm tịnh thôi.

Lucky

HỌA VẦN “ ÔI ”

Chẳng những đột nhiên đến với tôi Mà cả trần gian phải thế thôi Đột quỵ Việt Nam là trúng gió Chưa biết tại sao đã chết rồi Ngày nay qua Mỹ, vì huyết áp Mạch máu bể ra hết thuốc bồi Chỉ còn một nước là Sức Sống Ý chí, exersise mới vãn hồi.

của Bác Sĩ Nhựt

Đột quị phụng họa

Đột quị thường khi đến bất ngờ Bổng nhiên ngả ngửa té ra trơ Ú ớ tay chân đà rủ riệt Êm re trí nảo đã như mờ Cấp cứu kịp thời nên thoát nạn Thuốc hay đúng lúc đã yên bờ Chắc hẳn không còn như ngày trước Ráng lo luyện tập chớ bỏ ngơ...

Lục Tuần (Huỳnh Luận)

Người Ở Lại Hoàng Liên Sơn Sau ngày 30/4/1975, Tôi và Hạnh gặp

nhau ở hậu cứ Trung đoàn 33 nằm ở Trà Nóc tỉnh

Cần Thơ. Khi tất cả sỉ quan cấp Đại Úy của VNCH ở các tỉnh thuộc vùng 4 chiến thuật bị tập trung về đây, chừng khoảng 3000 người, chia làm 3 trại. Tôi và Hạnh ở trại 2 nhưng khác láng. Láng của Hạnh và tôi nằm song song , hai phòng đâu mặt và cách nhau cái rào thấp.

Cách hai tháng sau Tết 76, trại chia làm 2. Trại 1 đi Bắc .Trại 2 xuống Nam. Chúng tôi gặp nhau trước khi Hạnh đi Bắc. Tôi cho tất cả số thuốc B1 của tôi cho Hạnh, vì biết Hạnh đang bị bịnh phù thủng và phong thấp. Không ngờ đó là lần cuối cùng gặp nhau. Hạnh ra đi và vỉnh viển nằm ở lại Hoàng Liên Sơn !

Ngày chia tay buồn ơi! rơi nước mắt Mầy ra ngoài Bắc tao ở phương Nam Chung phận tù ngày tháng đó sao quên Chung hửu Hạnh! gặp nhau lần cuối đó Lịch sử sang trang bọn mình tuyệt lộ Ôi vô cùng bầm nát trái tim đau Ba ngàn tên hào khí một buổi nào* Nay đành nuốt mối sầu thân chiến bại Ngày tháng đi qua - mấy lần chuyển trại Tao U Minh mầy ra ở Hoàng Liên Sơn Rừng núi bao la vai áo đã sờn Mầy ở đó chắc vùng cao gió lạnh Rét miền Bắc núi đồi ôi! buốt tận Mầy ngoài kia sao chịu thấu cơn đau Miền núi cao xơ xác bóng mây sầu Cơn thấp khớp đã làm mầy kiệt sức Một ngày kia nghe tin mầy vội mất Xác mầy đành vùi dập ở sườn non Mầy ngủ ngàn năm ở Hoàng Liên Sơn Chào vỉnh biệt ! xin chào mày -Vỉnh biệt!

Trà Vinh79 Huỳnh Tâm Hoài

* * * * * * * * From: thy mai <[email protected]> Wed, June 30, 2010 7:59:28 PM Subject: Tin Tức về việc bốc mộ anh Hạnh

Anh Luận thân ! Báo tin anh hay là chiều qua tôi nhận được

tin là Mộ Anh Hạnh đã bốc xong cùng với 6 ngôi mộ khác. Đặc biệt mộ anh Hạnh còn dạng cả xương sườn, răng và xương cốt. Điều lạ lùng, ngạc nhiên theo như anh Thành cho tôi biết đó là một sự hi hữu chưa từng thấy trước đây.

Đang chờ hình ảnh cùng tin tức từ chị Hạnh. Có biết thêm chi tiết nào sẽ thông báo đến anh sau

Thi Mai

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 9

Làm sao mà quên được hởi Trà Vinh Đường me xưa con đường vẫn còn xanh Trái me rớt trên hàng cây khi gió tạt Bao năm qua còn đó dấu chưa quên

Bóng che mát đi về ngôi trường học Áo em bay quấn quít gót chân khua Đôi guốc nhỏ dường như em bước chậm Thấy anh nhìn chúm chím mắt trao đưa

Chiếc cặp đệm hai tay ôm trước ngực Lá me rơi bám dòng tóc thả hai hàng Thời gian ấy hình như dường mới..có...? Thoáng bây giờ mà đã mấy chục năm…!

Nhớ Trà Vinh nhớ hàng cây dầu lớn Bông xoay rơi trong gió thả bay bay Nhớ Trà Vinh nhớ Đầu Bờ xướt mía Giếng nước trong mát rượi uống ngọt ngây

Nhớ Trà Vinh nhớ Ao Vuông hò hẹn Đi quanh bờ âu yếm những nụ hôn Trong khuất lấp những rể thân che kín Đôi tình nhân lần vụn dại trao thân Nhớ Trà Vinh nhớ nhà lồng chợ sớm Chồm hỗm ngồi lua bún ớt cay cay Mấy thằng bạn mặc toàn quần xà lỏn Nhiều khi hớ hên…cười rộ vui thay! Nhớ Trà Vinh nhớ ngôi chùa Ông Bổn Mỗi năm rầm tháng tám mấy đoàn lân Đám trẻ vui tranh nhau đồ phát chẩn Pháo nổ đùng lân nhảy múa rất hăng Nhớ Trà Vinh nhớ tiếng nhạc ngũ âm Chùa Ông Mẹt uốn vòng cong mái ngói Lê dâng bông mặc xà rông màu sặc sở Đìệu Lâm thôn dịu quặt bước chân son Tiếng bòn ơi! của cô gái lai lờ lợ *Sa laanh bòn …em chum chím cười duyên Theo bước ai uốn éo nhạc vang rền Buổi ăn ót miệng nhai đầy cớm dẹp Nhớ Trà Vinh ba sắc dân trộn sống Bao đời rồi nối kết Việt, Tàu, Miên Pọng tịa, cải xá pấu hột vịt chiên* Mấm bò hóc thịt quay xi nụm choốc*

Nhớ Trà Vinh nhớ bài ca vọng cổ Lục huyền cầm hộp tấu chiếc đàn tranh Tiếng từng tưng của cây độc huyền cầm Ai ca đó.. Ôi! thiệt mùi hết mạng

Chú ba kéo cây đờn cò tiểu tấu Khúc Tiều Châu vời vợi nhớ Quang Chung* *Chế tư Húa chìu chíu hát nhạc trăng Áo lụa mỏng cổ cao khuy nút thắt

Nhớ Trà Vinh nhớ bao đồng khắp chốn Qua Cầu Ngang, Bến Đái, xuống Long Toàn Về Đôn Châu, Trà Cú rẻ Tiểu Cần Cầu Quan, Càng Long, Vũng Liêm, Bến Có..

Vàm Trà Vinh cửa sông ngày tháng củ Đưa thuyền chui biệt xứ mấy chục năm Tưởng như chừng trái tim bung vở nát Cửa sông chờ vở vụn biển xa xâm

Nhớ Trà Vinh nhớ ơi là nhớ quá Cứ hẹn hoài.. mai mốt trở về thăm Trà Vinh ơi! ta vẫn nhắc ta thầm Có xa mấy cũng ráng về môt chuyến.

Ghi Chú :

* Sa laanh bòn: thương anh * Ăn Ót: Lể hội ăn cốm dẹp vào tháng tư sau mùa gặt xong * Pọng tịa:Trứng vịt * Xa pấu: Củ cải muối * Mắm bò hóc: loại mắm làm bằng cá cơm theo cách của người Khơme. * Xi nụm choốc: Ăn bún mắm * Quang Chung: phát âm của tiếng Quảng Đông * Chế: chị (Tiều Châu) * Chìu chíu : giọng hát như chử líu lo

Huỳnh Tâm Hoài

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 10

CẢM-NGHỈ VỀ HỌP-MẶT HÈ Cùng quý đồng-hương thân-mến ! Năm nay Hội ÁI-HƯỦ TRÀ-VINH LÊN MUỜI TUỔI,cũng la muơì lần chúng ta có cuộc PICNIC HÈ, cùng tại một địa-điểm : Góc đường Euclide & Warnner, thành-phố Fountain Valley. Mười lần picnic Hè cuả một Hội Ái-Hữu đồng-hương tại hải-ngoại là một THÀNH-TÍCH, dù chúng ta chưa dám tự-hào, song cũng phải nhìn nhận là không có mấy hội-đoàn đã làm được ! Danh-xưng chính-thức chúng ta vẩn thường dùng là PICNIC HÈ. Vì thực-tế, nó đúng nghiả là một buổi picnic: Có các cuộc vui ngoài trời, có thức ăn… trong một ngày Hè trời trong gió mát. Với người lớn thì là một ngày nghĩ ngơi thoải-mái, tạm gác lại sau lưng những nổi nhọc nhằn, những lo-toan cùng sự tất-bật cuả cuộc sống thường nhật. Với các cháu thiếu-niên, thiếu-nhi thì thời-gian NGHỈ HÈ cũng vừa mới bắt đầu, sau những ngày dài miệt maì đèn sách… các cháu thật sự cần những ngày vui chơi đúng nghiả.

Thoải mái dưới bóng mát

Tuy nhiên, thưa quý-vị và các bạn, chẳng hiểu vì sao trong tâm-tư, tôi vẩn thích dùng chử HỌP-MẶT-HÈ để nói về sự-kiện này. Chỉ vì, theo tôi nghĩ, hơn cả ý-nghỉa cuả một buổi picnic như đã nói trên, đây còn là một cơ-hội để đồng-hương chúng ta hội-ngộ, tay bắt mặt mừng, hàn-huyên tâm-sự. Dù rằng chúng ta đã có cuộc HỌP-MẶT-XUÂN, song cái khung cảnh trong một nhà hàng rỏ ràng nó có nhiều gò bó, nên có những người bạn chúng ta muốn trò chuyện với họ thật nhiều, thế nhưng nếu chẳng may…lở không được ngồi chung bàn ! Trái lại, nơi công-viên, trong một ngày Hè nắng vàng rực rở, ngồi cạnh nhau trên bải cỏ, thức ăn pot luck đậm nghiả đậm tình…chuyện hàn-huyên…tưởng chừng không cạn với thời-gian ! Cùng quý đồng-hương TRÀ-VINH thân mến ! Ngày xưa Thi-hào NGUYỄN-DU nói qua nhân-

vật THÚY-KIỀU: “Chử trinh còn một chút này…”, chúng ta ngày nay có một nổi-niềm cũng na ná : Tình đồng-hương còn một chút này….Quả thật, chúng ta ra đi đã bỏ lại Việt-Nam tất cả: người thân, làng xóm, mồ mả tổ-tiên, kể cả những kỷ-niệm cuả một quảng đời…Giờ này, nơi đây, đất-khách quê-người…chúng ta tìm nhau… “tìm lại tâm-tình cố-hương…”. Một chút tình cố-hương còn lại, thật đáng cho chúng ta NÂNG NIU và QUÝ TRỌNG ! Đó cũng chính là động-lực khiến chúng ta tìm đến với nhau trong hai kỳ họp-mặt hàng năm cuã HỘI ÁI-HƯỦ TRÀ-VINH. Tôi xin nhại lời bài ca-dao cuả một vùng quê Miền Bắc, nhắc nhở dân làng nhớ về với lể hội ‘chọi-trâu’ truyền-thống cuả họ, đê kính gởi đến quý đồng-hương TRÀ-VINH :

Dù ai buôn bán đâu đâu Nhớ ngày HỌP-MẶT rủ nhau cùng về Dù ai bận rộn trăm bề Nhớ ngày HỌP MẶT cũng về với nhau !

CHÂN-THÂN NVT/HÉ 2010

Cụ Đồ Vui và những Măng Non

Giải khuyến học

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 11

Người Lính Không Có Số Quân Trần như Xuyên

Tối đó, tôi dẫn Đại Đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu Đoàn, người Đại Đội Trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.

Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu Úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai Đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến…, có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung Đội hay là Trung Đội Trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại Đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ Binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu Đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại Đội xử lý là một Chuẩn Úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại Đội thì tối thiểu phải là Thiếu Úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung Đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà Lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu Đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại Đội Trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu Đoàn Phó nên vị Tiểu Đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.

Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng

quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội,

thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu Học: - Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây? - Thưa Thiếu Úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó. - Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được. - Thiếu Uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu Úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa. - Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.

Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện: - Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại Đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao? - Thưa Thiếu Úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo Đại Đội, thấy cũng bất tiện, em biết chứ. Nở thực hiện lời “em biết chứ”, vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.

Một hôm, Hạ Sĩ Quan quân số cầm về xấp thư của Đại Đội đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi Đại Đội thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung Đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5, 6 người, tôi nói Trung Sĩ Hiển, Hạ Sĩ Quan CTCT mua tập vở về dậy họ học, “ngày mãn khóa”, tôi kêu từng người đưa tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.

Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại Đơn Vị.

Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:

Long Xuyên, ngày….

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 12

Anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.

Em, Ba.

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các Tiểu Đoàn Bộ Binh thường có ba Đại Đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu Đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ Đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê Xuân Sơn (ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.

Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi

mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công.Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.

Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.

Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)

Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.

Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 13

qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.

Tôi gọi Nở lên: - Vợ cậu có bầu phải không? - Dạ, thưa Trung úy. - Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta. - Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già. - Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng

quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng: - Gì vậy Nở?

Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào: - Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!

Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên: - Chết rồi Trung úy.

Tiếng thằng Năm trong toán đại liên: - Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.

Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.

Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

* * * * * Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị

mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.

Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 14

Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc

một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.

Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.

Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

Trần như Xuyên

Thăm Cha nơi chiến hào

Hội Ái Hữu Trà Vinh 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Điện Thoại: Tường:714-895-7080, Diệu: 714-641-6995,

Tín: 714-856-9202 Website: aihuutravinh.com, travinhhaingoai.com - Email: [email protected]

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 15

Thể thơ Đường là một thể thơ độc đáo, tuyệt vời, vì đã đóng góp một phần rất lớn vào kho tàng thi ca của Tàu và kể cả thi ca Việt Nam. Hồn thơ nhẹ nhàng, ý tình lai láng, các tác giả thường ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, sự kiện, con người…nhưng lồng vào đó là ý tứ sâu xa của riêng mình. Chỉ có “đồng hội đồng thuyền” nên những khách thơ cùng tâm trạng, mới cảm nhận hết nghĩa tình trọn vẹn này. Nhiều bài thơ Đường cũng như nhiều câu có nội dung phổ biến đã được người đời sau sử dụng trong những tình huống, hoàn cảnh khác nhau và có nội dung phóng khoáng hơn. Ví dụ điển hình như bài thơ “hoa đào năm ấy” [Đào hoa nữ] của Thôi Hộ. Nhiều thế hệ sau đó, khi nhắc về dĩ vãng, nhắc về những người thân yêu đã một thời sum họp, nhưng nay không thấy nhau nữa; người đời vẫn dễ dàng dùng câu: “đào hoa y cựu tiếu đông phong” để nói lên ý tưởng nhớ đến quá khứ.

Bài thơ viết theo lối thảo:

In theo lối chân phương:

Nguyên âm

Đề đô thành nam trang Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong Thôi Hộ

Bản dịch thoát ý Thơ đề ở phía Nam đô thành

Năm ngoái hôm nay ở cửa này, Hoa đào má phấn đỏ hây hây. Người đi đâu mất, hoa còn đó,

Ghẹo gió đông cười, hoa ngất ngây.

Bản dịch của Võ Vĩnh Kim Năm ấy ngày nầy tại cửa trong Đào hoa má phấn cũng tươi hồng Hồng nhan giờ đã tìm đâu thấy

Chỉ thấy Hoa Đào giởn gió Đông.

Câu chuyện về nội dung bài thơ : Thôi Hộ, một thi nhân sống vào đời Đường bên Tàu, nhân tiết thanh minh một mình đi chơi về phía Nam đô thành, thấy một trang trại chung quanh đầy hoa đào. Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến, người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng, tình ý dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết Thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ này. Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi đau bệnh tương tư mà chết. Chợt Thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh rồi sống lại. Ông cha bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ . Cũng do từ điển tích này, người ta thường ví mặt người con gái đẹp với hoa đào.

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 16

Trang Thô

của Trần Sinh

“Trà Vinh thương nhớ , người yêu hởi” Anh hát bài tình khúc năm xưa Nào ngờ đâu nắng sớm ban trưa Em bỏ lại tình anh nơi đất lạ “Em gái Trà Vinh” anh họp ca Thương mãi người xưa phải xa nhà, Mạ non hương tóc xuyên trong gió Ba Động nắng chiều đẹp thướt tha. Quê hương tre vòng quanh xóm nhỏ Gái trai cùng hát điệu “Làm Thon” “Tiểu Cần Quê T6i” ngàn năm nhớ, Tiếng cười vui khắp mãi trong hồn. Hoa đào năm ngoái cười gió đông Bài thơ “Thôi Hộ” má vẫn hồng Anh càng tha thiết khi ngâm lại Tình khúc “yêu hoa” vương vấn lòng. “Chúc nắng quê hương” ở xứ nầy Phương trời góc biển chốn heo mây Tìm em nào biết nơi em sống? Để cuộc tình ta mãi dâng đầy. Xa cách phương trời anh ở đâu? “Nhớ về anh” thấy dạ ưu sầu Cố hương rau đắng ươm đồng nội Núi biển sông hồ hẹn kiếp sau “Quê nhà” không phải của riêng ai, Sông, rạch, ruộng, nương lúa vàng đồng Bao năm xa xứ càng nhung nhớ Càng xa càng nhớ, nhớ thương thay.

Trần Sinh

Xa xôi ngàn dậm nhớ về Nam Quê mẹ Trà vinh bát ngát Vàm Cuồn cuộn phù sa dâng khói sóng Sâm Nghiêm thắng địa rợp Chùa Am Con chung Đức Phật tình Miên Việt Ao rộng Bà Om sắc biết Chàm Nghe sóng trong hồn Ba Động mãi Bao giờ trở lại Bến Già Lam Ngọc Hân

THƠ BẠN GỞI

Hồi Tết đến nhận E-mail của bạn Gởi từ trong nước bạn nhắn sang Bạn nói: bọn tụi tao quay quần lại Nhậu một chầu rượu đế gốc Gò Đen

Thằng cụt tay quơ quơ thòng khúc áo Thằng cụt chân nhịp nhịp một đoạn chân Chiếc bàn nhỏ đặt bên hè khu phố Mấy con khô đưa rượu uống không ngừng Mầy nhớ không cũng đoạn đường nầy đó Hồi tụi mình còn mang áo nhà binh Mấy thằng Bộ Binh gặp thằng Mủ Đỏ Cùng độc thân cọc cạch tụi mình Cụng ly rượu đứa chưởi thề văng tục Nhớ một thằng bỏ xác ở U Minh Mặt đỏ lừ một thằng đanh sắc mặt Mai tao về rửa hận quyết sang bằng Vào Năm Căn quyết truy càng bọn giặc Qua Thới Bình cày nát những trảng mương Chuyện hồi đó kể hoài nhưng không hết Những gian nan đời lính của một thời Giờ nheo nhóc một đoàn quân bại trận Đứa đi xa, đứa ở lại thương đau Tiền mầy gởi tụi tao rưng nước mắt Xớt chia nầy thấm tình nghĩa với nhau Xuân ở đó tụi mầy vui không nhỉ? Cả bọn tao ngồi nhắc đến tên mầy Bao giờ trở về thăm quê hương củ Rượu tương phùng chắc phải uống thật say... Tâm Hoài ( Viết qua ý mail của bạn )

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 17

Về Trà Vinh

Về Duyên Hải nhớ ghé Trà Vinh Thăm ruộng xanh luồn giữa rạch kinh

Ba Động đêm trăng vờn lóng lánh Ao Vuông chiều nắng ngã lung linh Bánh canh bến Có nồng hương lúa Bún nước lèo Krmer ngọt lịm tình

Tiền, Hậu phù sa bồi đất mặn Tiểu Cần vọng mãi khúc thanh bình

Tiểu Vũ Vi

Lái xe cẩn thận

Trên xa lộ liên bang 10 , một xe police hú còi và chặn lại một chiếc xe Chevrolet đen . Anh tài xế quay kiếng xe xuống , từ tốn hỏi : - Có chuyện gì hở ông cảnh sát .

Ông police mỉm cười và nói : - Không có gì amigos ! Từ nãy tôi đã quan sát cách thức ông chạy xe , rất là cẩn thận . Đầu năm mới sở cảnh sát có treo giải thưởng 5000 đô cho ai chạy xe cẩn thận nhất . Và tôi nghĩ rằng ông được trúng giải . Nhân tiện tôi hỏi ông định làm gì với số tiền này ?

Anh tài xế có làn da ngăm ngăm , hớn hở cười tươi: - Dạ , em định qua bên Los Angeles rồi thi lấy bằng lái xe .

Một bà ngồi kế bên , có lẽ là vợ hắn , nói xen vào : - Thầy đừng nghe lời nó nói , nó say xỉn nói bậy bạ

Bên băng ghế đằng sau có tiếng nói vọng lên : - Đã nói mấy cha rồi . Đừng có dùng xe bị ăn cắp mà lái mà .

Ông police chưa kịp bấm máy walky- talky, nghe vài tiếng dọng cốp đằng sau xe đùng đùng: - Ê tụi bay ! Qua biên giới tới El Paso chưa ?

Thầy phù thủy cuối cùng Monday, June 28, 2010

Nguyễn Thị Hàm Anh/Người Việt

Nghi thức cúng ngoài biển trong lễ Nghinh Ông

Trong các cuộc cúng bái nơi đình đền, miếu mạo miền Nam từ xưa đến nay đều không thể thiếu sự có mặt thầy cúng, một nhân vật vô cùng quan trọng.

Ðó là người am tường cách tế lễ tâm linh, đứng ra thực hiện cũng như hướng dẫn các nghi thức ấy.

Thầy cúng không tiến hành tất cả nghi lễ trong buổi lễ, mà các hoạt động khác nhau sẽ do nhiều người khác nhau đảm nhiệm: dâng trà rượu thuộc đội học trò lễ, dâng lễ vật hoa quả thuộc nhóm bóng, đọc sớ bởi chánh tế...

Lễ Nghinh Ông ở miễu Bà Chúa Xứ Mỹ Long, trong các cuộc lễ tổ chức ngoài biển và trong miễu, đều có pháp sư đứng đầu. Thầy pháp ở đây không đọc sớ cầu quốc thái dân an như thầy cúng thông thường mà giữ nhiệm vụ quan trọng hơn. Ðó là việc chủ trì những buổi lễ rước vong.

Bắt đầu được từ miễu, đoàn rước đến bờ biển, giong ghe ra khơi đón “quan tướng” và “quân binh” là những oan hồn trên biển về miễu dự hội. Sau một ngày ở lại miễu dự đầy đủ các cuộc tế lễ, “quan quân” được rước tiễn trở về trùng khơi với hàng ngàn người nô nức đi theo hộ tống. Hằng

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 18

năm cứ đều đặn như thế, người dương không quên cõi âm. Hẳn là những linh hồn thác oan nơi biển cả cũng ngậm cười.

Làm chiếc cầu giao nối hai cõi âm dương là thầy pháp. Duy thầy pháp mới có khả năng và quyền lực làm công việc ấy.

Miền Nam xưa là miền mới khai phá đất thưa người ít. Ðời sống con người thường xuyên bị đe dọa bởi rừng rậm, đầm lầy, chướng khí, thú dữ tung hoành. Thật nhỏ bé và yếu đuối trước thiên nhiên hoang dã đó, con người chỉ còn biết nương dựa vào niềm tin ban sơ. Gốc cây, tảng đá, muông thú... đều ẩn chứa những bất trắc không ngờ. Trong khung cảnh đó, thầy pháp xuất hiện để trấn áp hiểm nguy, trấn an tinh thần họ...

Thầy pháp trước kia vùng nào cũng có. Khi đời sống ngày càng văn minh, hình ảnh thầy pháp cùng với bóng tối của cõi u minh phai dần đi. Nhưng trong lễ Nghinh Ông Mỹ Long hằng năm, vẫn xuất hiện một vị làm chủ lễ.

Ðó là ông Hồ Văn Tiên, năm nay bảy mươi sáu tuổi, sinh ở xã Phú Khánh, ấp Phú Lợi, huyện Thành Phú, Bến Tre.

Khi tưởng nhớ lại, ông cho biết từ nhỏ trong gia đình đã thấy cha và ông nội đều là thầy pháp, ngược lên ông cố, ông sơ cũng thế. Những người con trai liên tiếp nhiều đời đều làm thầy pháp. Không biết đây là nghề quen thuộc cha truyền con nối hay là bổn phận giao tiếp giữa hai cõi âm dương mà Trời đã chọn một số người đặc biệt để giao phó nhiệm vụ.

Một thời gian dài, người ta thường xem thầy pháp tương đương với sự mê tín dị đoan. Ông Tiên bực tức phản đối:

“Công việc của thầy pháp rất khó khăn. Do nhiều người không biết gì vẫn hành nghề quàng xiên nên mới gây tai tiếng cho giới pháp sư.”

Ðể trở thành một pháp sư chân chính, ông Tiên đã được cha dạy chữ Nho từ năm lên tám tuổi cùng với việc học thuộc lòng các câu thần chú, cách thức vẽ bùa từ dễ lên khó. Việc học kéo dài cho đến năm ông bốn mươi, có ba mặt con rồi, chữ Nho vẫn luyện không ngưng. Vì thế, ông có thể đọc trôi chảy các bài cúng từ những quyển sách chữ Nho truyền lâu đời in trên giấy bản cũ mèm rách bươm, long bìa.

Bắt đầu giờ hành lễ, ông choàng chiếc áo dài đen, đầu chụp khăn bịt đen, ông đưa tay dắt ba nén nhang lên vành khăn để cầu thầy tổ, cha mẹ và các vong khuất mặt độ cho công việc được trôi chảy. Dải lụa đỏ có in ấn tổ quấn quanh cổ thả dài

trước ngực xuống gần mắt cá chân, có khi khoác qua tay nhằm tăng thêm sức mạnh cho cầu nối hai bờ âm dương, ông bước ra trước bàn thờ. Trong tiếng nhạc réo rắt của phường nhạc ngồi một bên, ông vừa đọc bài chú, tay tung chiếc khăn ấn, bước chân thoăn thoắt xoay uyển chuyển phảng phất theo điệu của hát bộ.

Các món đồ nghề của pháp sư. (Hình: NTHA)

Ngồi trên mũi ghe lướt phăng phăng ra biển trong lễ Tống Tàu, ông mở chiếc va li nhỏ đựng đồ nghề bày ra sách, chiêng, mõ, dùi và cả một con dao ngà để trừ tà.

Thầy pháp có thể nhiều nhưng pháp sư thật sự như ông Tiên rất hiếm. Chỉ có ông mới đủ quyền “điểm nhãn” cho chiếc ghe mã chở lễ vật thả ra ngoài biển, chỉ ông hai giờ khuya gióng chiêng trống làm lễ khao quân, phát lương để “quan tướng” có lương thực, lộ phí lên đường, chỉ có ông hộ kiệu dẫn đám rước nghinh Ông về và tiễn Ông đi. Ở miền quê nơi văn hóa phương xa chưa lan tràn ảnh hưởng đến, các buổi tế lễ vẫn được tổ chức theo đúng các nghi thức cổ truyền, và linh hồn cho cả một kỳ lễ hội sống động ấy chính là vị pháp sư. Khi được hỏi có đệ tử nào được thu nhận chưa vì ông tuổi cũng đã cao, ông Tiên trả lời ngay:

“Tôi không thể nhận đệ tử được vì không ai chịu học chữ Nho.”

Ông cho biết chữ Nho khó và phải học rất lâu trong nhiều năm nên không ai theo đuổi nổi. Các bài cúng cũng như bùa chú bắt buộc phải đọc nguyên văn chữ Hán. Nếu đọc phiên âm Hán Việt viết ra dưới dạng chữ quốc ngữ thì không... linh.

Ngoài chữ Nho, để thành thạo, một người cần phải chăm chỉ học nghề hằng mấy chục năm. Ông Tiên theo phụ cha ông từ lúc đầu còn để chỏm, trong khi cha bắt ấn thì cậu bé Tiên đọc chú, người cha pháp sư chỉ dẫn kỹ lưỡng từng chút. Học

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 19

từng câu chữ của bài cúng, học từng cử chỉ, động tác của nghi lễ cúng tế. Sau này cha qua đời, ông tiếp tục theo phụ thầy Hai Nhỏ ở Hàm Luông cho mãi đến tận năm năm mươi hai tuổi, khi thầy Hai Nhỏ mất, ông mới trở thành thầy Cả, tức là một mình tự điều khiển, chủ trì các buổi đại lễ trang trọng và phức tạp.

Chân dung ngoài đời của thầy Hồ Văn Tiên.

Ông thủ từ xác nhận vùng này trước đây có mười mấy thầy pháp nhưng từ từ khuất cả. Nếu không có ông Tiên, miễu chỉ làm lễ “chay,” cúng bái đơn giản chứ không ai biết hoặc dám thực hành các nghi lễ rắc rối dành riêng cho pháp sư cao tay. Vì thế nơi nào tổ chức lễ hội to đều phải vời đến ông. Suốt năm ông đi cúng hết Cà Mau, Rạch Giá, Bến Tre, Trà Vinh... lên cả Saigon. Ông lắc đầu trầm ngâm:

“Tôi là thầy phù thủy cuối cùng.” Bởi vì ông không phải chỉ cúng đình miễu

mà còn đảm đương nhiều việc khác. Ông chữa bệnh điên, chữa trẻ con giật mình, vớt người té giếng... Không phải phái Thần quyền giao đấu bằng võ bùa, không phải phái Lỗ Ban mà là Phù thủy vẽ bùa lưỡi. Ông giải thích bằng cách le lưỡi di động theo nhiều hướng để vẽ bùa, đồng thời niệm chú thầm trong đầu. Ông nói:

“Tôi thuộc lòng bảy trăm câu chú.” Bao nhiêu câu chú là bấy nhiêu trường

hợp: đau bụng, nóng lạnh cho đến tự vẫn... Chú Ngụy Trưng trừ tà sát quỷ. Nếu không thành công thì bắt ấn Cao Biền, qua chữa Thằng Bố, dùng Ðàng Dưới, bắt Thần Vòng...

Ngoài đa số chú Nho, còn có những bài tiếng Việt đọc lên du dương trầm bổng thành câu hát:

Ðêm vàng văng vẳng kiếu thiên hô Phát phát địa hầu dơ dơ cả tiếng kêu Cô Sáu buông lời triệu thiên linh Xưa nàng đà con gái làm tinh Mười ba tuổi thanh tân thục nữ Sáu ngươi ơi, ai sao khỏi hai đường sinh tử Số mạng này nàng lại hồi tiên...

Một kỳ lễ hội có khi kéo dài hai ba ngày gồm nhiều cuộc cúng tế khác nhau. Người đi lễ chen chân đông đúc ồn ào, tiếng đàn nhạc qua thùng loa vang dội ra tận ngoài sân, ông Tiên ráng cất tiếng cho át từng ấy âm thanh nên giọng ông lúc nào cũng khàn khàn, khản đặc.

“Tôi muốn bỏ nghề. Tôi giành giật người bệnh, người chết từ tay ma quỷ nên chúng không ưa, chúng trù lại. Dường như tất cả phù thủy đều là con một và cuộc sống thường không khá là vậy. Họ phải trả giá...” Ông Hồ Văn Tiên vẫn một mình đi đi về về căn nhà nhỏ ở Bến Tre mọc đầy rêu mốc, cỏ hoang lan vào tận trong nhà. Vợ ông từ lâu dọn ở riêng, con cái đi làm ăn xa không gần gụi. Tuy nói vậy nhưng ông không bỏ nghề được, máu phù thủy đã năm đời lưu chảy trong huyết quản thấm sâu vào da thịt, làm sao từ bỏ. Giờ chẳng ai nhờ tới phù thủy trục ma, chữa bệnh nữa, ông chỉ chuyên tâm một việc cúng đình, cúng biển. Nếu không có ông, những vong hồn bơ vơ sẽ bị lãng quên và tập quán tế lễ của cha ông truyền lại sẽ bị mai một. Hầu đồng đã được chính thức thừa nhận là di sản văn hóa VN. Còn ông, không biết có ai đến tìm hiểu ông để kịp lưu giữ lại một trong những hoạt động rất đặc biệt của nền văn hóa tâm linh miền Nam còn sót lại, trước khi thầy phù thủy cuối cùng này trôi vào trú ngụ vĩnh viễn trong thế giới của truyện cổ tích.

Vì lý do bất khả kháng năm nay món bún nước lèo và thịt heo quay không thực hiện được, thay vào đó là bánh mì thịt, xôi, bánh cuốn.... ( Thợ nấu chuyên nghiệp là Bà Thạch Tạo, mẹ bệnh nặng, phải về Trà Vinh gấp

Bản Tin Hè Trà Vinh 2010 20

Sách - Sách - Sách

Binh Chủng Nhảy Dù

Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên

* Đã phát hành kể từ ngày 30/4/2010 *

* Quyển sách ghi nhận chi tiết trên 40 trận chiến khốc liệt của các chiến sĩ Nhảy Dù đã làm cho đối phương kinh hoàng trên khắp các mặt trận trong suót 20 năm:

Từ Hạ Lào sang Kampuchea nắng cháy da người đến chiến trường Tây Bắc giá buốt.

Từ Chiến Khu D, Đồng Tháp, Tam Biên hay mật khu Dương Minh Châu cho đến Tây Nguyên khói súng mịt mù.

Từ những trận chiến ác liệt giửa trung tâm thành phố Sài Gòn, Huế, Quảng Trị đến những địa danh xa xôi hẻo lánh Khe Sanh, Ia Drang, Cồn Tiên…

* Quyển sách ghi lại những trận đánh hào hùng mà bao nhiêu chàng trai thế hệ đã hãnh diện góp phần xương máu để “bảo quốc an dân” và được xưng tán là :

THIÊN THẦN SÁT ĐỊCH * Quyển sách ghi lại những chiến tích oanh liệt của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một cách trung thực bằng kinh nghiệm bản thân của hai người lính Dù: Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên với sự tham khảo cùng các chiến hữu trong Binh Chủng và các tài liệu xác thực.

* Quyển sách xứng đáng với lòng mong đợi trên 30 năm qua của những ai đã từng khoác chiến y ‘Hoa Rừng - Mủ Đỏ’ của Binh Chủng Nhảy Dù và không thể thiếu vắng trong tủ sách gia đình của mọi người Việt.

* Sách dày trên 600 trang, bìa dầy, chữ nổi mạ bạc, giấy láng, màu sắc tuyệt đẹp, ấn loát với kỷ thuật tân kỳ tại Đài Loan.

* Giá sách cộng luôn cước phí: * Tại Hoa Kỳ : $ 40.00 USD / một quyển * Ngoài Hoa Ky : $ 50.00 USD / một quyển

* Mua sách xin vui lòng gởi Cashier check hay Money order và đề tên : Hai Vo

thư về địa chỉ: Mr. Vo : PO Box 9072 Fountain Valley CA 92728.

* Mọi liên lạc về quyển sách vui lòng email đến địa chỉ: [email protected] hoặc điện thoại: 714-856-9202.