32

“Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh
Page 2: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BS: VÕ VĂN HÙNG

Phó Giám đốc Sở Y tế

BAN BIÊN TẬP:1. BS. Võ Văn Hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. Nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê Thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. Trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. Trương Đình Trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. Nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. Bùi Xuân Thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. Phạm Minh An

Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên9. BS. Hà Văn Thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên10. BS. Lê Tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

TRÌNH BÀY: Nghĩa Quý

Ảnh bìa 1: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

“Đơn giản” Là sự lựa chọn

Trang 29

Ngành Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động phòng chống Dịch bệnh MERS - CoV

Trang 3

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Ghi nhận từ kiểm tra thực tế

Trang 5

Y tế Long Điền và hướng đi mới

Trang 10

Quản lý bệnh viện Bài 3: Chọn hướng đi

Trang 20

Page 3: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Trung tâm TT – GDSK tổ chức tập huấn cho toàn mạng lưới về phòng chống Mers-Cov. Ảnh: THẾ PHI

PV: Dịch bệnh MERS-CoV đã xuất hiện và lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, xin ông đánh giá nguy cơ xâm nhập của dịch vào Việt Nam và tỉnh BR-VT?

Bs. NVT: Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do một chủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 06 tháng 6 năm 2015, đã có 1.195 trường hợp mắc, 448 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia, trong đó: Khu vực Trung Đông có 09 quốc gia (Ả-rập Xê-út, Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan và Iran). Châu Âu có 09 quốc gia (Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ). Châu Mỹ có 01 quốc gia là Mỹ. Châu Phi có 03 quốc gia (Ai cập, Tunisia và Algeria). Châu Á có 04 quốc gia (Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Hàn Quốc).

Qua hệ thống giám sát đến nay, nước ta và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chưa ghi nhận trường hợp nhiễm MERS - CoV.

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể

xâm nhập vào Việt Nam cũng như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng, nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do: MERS-CoV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, đặc biệt đã ghi nhận các trường hợp là các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân; Bệnh đã lây truyền từ một số nước vùng Trung Đông sang các quốc gia khác, các trường hợp mắc bệnh tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ đều có tiền sử đi du lịch tại các nước khu vực Trung Đông; Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các

khách du lịch, người lao động về từ vùng Trung Đông, Hàn Quốc... hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở hoặc đi qua vùng dịch.

Bệnh cũng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. PV: Giả sử xuất hiện ca nhiễm

MERS-CoV đầu tiên tại BR-VT thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?

BS. NVT: Khi xuất hiện ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại tỉnh BR-VT, ngành y tế sẽ cách ly điều trị bệnh nhân tại bệnh viện Bà Rịa theo phân tuyến điều trị trong ngành y tế và

NGÀNH Y TẾ BÀ RỊA – VŨNG TÀU:

Chủ động phòng chống Dịch bệnh MERS - CoV

Trước tình hình hội chứng viêm đường Hô hấp cấp vùng Trung Đông do virut Corona gây nên (MERS – CoV) đang diễn tiến hết sức phức tạp tại một số quốc gia vùng Trung Đông và đặc biệt là tại Hàn Quốc, có nguy cơ lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong đó có Việt Nam, ngành Y tế tỉnh đã chủ động lên kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm phòng chống dịch. Để hiểu rõ về điều này, phóng viên (PV) Trung tâm TT -GDSK đã có buổi phỏng vấn trực tiếp BS. Nguyễn Văn Thái - PGĐ Sở Y tế tỉnh BR –VT (BS. NVT) về nội dung trên. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

3

Page 4: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

theo phác đồ do Bộ Y tế hướng dẫn. Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác. Tổ chức khoanh vùng xử lý ổ dịch. Đồng thời lập danh sách tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị. PV: Trong công tác phòng chống

dịch nói chung phải có sự phối hợp đồng bộ trên 3 phương diện: Truyền thông – Dự phòng và Điều trị, vậy xin ông cho biết ngành y tế đã có chỉ đạo và đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực ra sao?

BS. NVT: Hiện nay ngành y tế đã xây dựng kế hoạch hành động phòng chống dịch MERS-CoV trên địa bàn tỉnh, tùy theo từng tình huống sẽ có các đáp ứng y tế cho phù hợp và kịp thời.

Khi chưa có dịch xâm nhập vào tỉnh:

Về công tác dự phòng: Phải giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu để phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, cách ly điều trị kịp thời không để lây lan thành dịch; kích hoạt hệ thống giám sát dịch bệnh các tuyến nhằm phát hiện sớm ca đầu tiên; tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế; chuẩn bị trang thiết bị, sinh phẩm y tế để lấy mẫu xét nghiệm.

Về công tác truyền thông: Phải tập trung xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh truyền tải đến các đơn vị để tuyên truyền tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng; phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin dịch bệnh, cách phòng ngừa, tăng cường các hình thức truyền thông đại chúng hướng đến mục tiêu truyền thông ngăn chặn không để dịch lây lan vào Việt Nam và BR – VT.

Về công tác điều trị: Các bệnh viện/ TTYT phải bố trí phòng khám bệnh riêng biệt để tiếp nhận khám những trường hợp viêm đường hô hấp cấp và có yếu tố dịch tễ liên quan, đồng thời thiết lập quy trình khám và di chuyển đến khu vực cách ly tránh lây nhiễm trong bệnh viện. Bố trí

khu vực cách ly điều trị bệnh nhân. Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Tập huấn quy trình chuyên môn cho cán bộ y tế.

Khi dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh:

Về công tác dự phòng: Đẩy mạnh giám sát, thu thập thông tin... dựa vào sự kiện, các kênh báo chí, các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Về công tác điều trị: Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong. Tổ chức khu cách ly riêng biệt cho điều trị MERS-CoV. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định, không để lây bệnh cho nhân viên y tế, các bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng như lây lan trong cộng đồng. Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh và có hướng dẫn, chỉ đạo cho phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

Về công tác truyền thông: Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như truyền thông tiếp cận cộng đồng, truyền thông theo dõi hành vi. PV: Xin cảm ơn ông đã có cuộc

trao đổi rất rõ ràng, cụ thể về công tác chuẩn bị phòng chống dịch, bệnh cùng chúng tôi.

Thực hiện Phỏng vấnKHÁNH CHI

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tập huấn về phòng chống Mers – Cov cho ngành Y tế tỉnh BR-VT. Ảnh: THẾ PHI

4

Page 5: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” (15/4 đến ngày 15/5/2015), đoàn

thanh, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh đã tiến hành kiểm tra các cơ sở trồng và kinh doanh rau sạch; các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm… trên địa bàn tỉnh BRVT. Cùng với đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh BR-VT, nhóm phóng viên chúng tôi đã có những ngày tham gia thực tế cùng đoàn tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Theo chân đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, ngày 12/5/2015 chúng tôi có mặt ở một số sạp hàng rau quả, bún tươi, thịt, trứng, cá tại Chợ Vũng Tàu – phường Thắng Tam và cơ sở kinh doanh trứng Phú Sỹ tại phường 7 – Tp.Vũng Tàu. Qua kiểm tra thực tế, đoàn ghi nhận, đa số các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều có ý thức chấp hành các quy định về ATTP như: có giấy phép kinh doanh, có hóa đơn nhập hàng, hàng hóa mua bán có nguồn gốc rõ ràng, môi trường xung quanh sạch sẽ, chủ cơ sở có ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP… Tiếp cận với bà Tạ Thị Kim Sinh - chủ sạp kinh doanh rau quả tại Chợ Vũng Tàu: “ở vùng quê người ta trồng rau rất an toàn. Rau trồng thì cũng phải bón phân, xịt thuốc trừ sâu, nhưng phải đảm bảo đủ thời gian mới được thu hoạch... khi mà tôi biết rau đó không đảm bảo an toàn là tôi không thu mua…”; chị Phạm Thị Đào- Chủ sạp kinh doanh thịt heo tại Chợ Vũng Tàu, cho biết: “... ở trong chợ này mà

heo không có đóng dấu kiểm dịch là bị tịch thu. Nếu bán không hết thì mang cho mấy quán cơm hoặc bán rẻ hơn 10 ngàn/kg cho hết. Cho nên tôi chỉ lấy đúng số lượng bán trong ngày...”; Ông Lê Xuân Sỹ- Chủ cơ sở kinh doanh trứng Phú Sỹ, Thành phố Vũng Tàu: “...Đơn vị chúng tôi kinh doanh các sản phẩm trứng và thịt gà, chúng tôi làm ăn giữ uy tín với khách hàng là chính nên rất kỹ về nguồn gốc, sản phẩm nào cũng lấy từ trang trại được đầu tư đạt ATVSTP...”;

Cùng ngày, đoàn kiểm tra tại Cơ sở Heo quay Lạng Sơn- Kiều Anh tại số 2- đường Nguyễn Tri Phương- phường 7- TPVT. Tại đây, đoàn đã phát hiện nhiều sai phạm về VSATTP, cụ thể: cơ sở này chưa xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, giấy phép kinh doanh, giấy khám sức khỏe của nhân viên; giấy

tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm; nhân viên thiếu kiến thức về ATTP; cơ sở chế biến kinh doanh chật hẹp, bề bộn, xuống cấp, mất vệ sinh; nhà vệ sinh, rác thải nằm trong khu vực chế biến; dụng cụ bảo quản thực phẩm bẩn; thực phẩm bảo quản không đúng quy trình; gần 40 kg thịt heo, gà, chân gà bị biến chất, không ghi hạn sử dụng.. Đoàn đã lập biên bản và yêu cầu cơ sở tiêu hủy toàn bộ số thịt sống bị biến chất này. Đối với những cơ sở vi phạm, ông Tiêu Văn Linh- Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm tỉnh cho biết: những vi phạm này bắt buộc đoàn phải có biện pháp xử lý để cải thiện chất lượng ATTP đối với những loại hình này...

Tiếp tục cùng đoàn thanh, kiểm tra liên ngành của tỉnh, ngày 13/5/2015, chúng tôi có mặt tại

VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:

Ghi nhận từ kiểm tra thực tế

Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra ATVSTP tại Chợ mới TP. Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

5

Page 6: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

một số cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, cơ sở sản xuất rau của ông Lê Xuân Trãi tại xã Phước Bửu; cơ sở giết mổ gia súc gia cầm của bà Nguyễn Thị Ột và Khu nghỉ dưỡng Carmelia của Chi nhánh Cty TNHH Lộc Phúc tại xã Phước Thuận. Theo đánh giá của Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, các cơ sở kinh doanh thực phẩm mà đoàn đã tiến hành kiểm tra đều có ý thức chấp hành các quy định về ATTP như: có giấy phép kinh doanh, có hóa đơn nhập hàng, hàng hóa mua bán có nguồn gốc rõ ràng, môi trường xung quanh sạch sẽ, chủ cơ sở có ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP… Tại đây, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của bà

Nguyễn Thị Kiều Anh- Phó giám đốc Chi nhánh Cty TNHH Lộc Phúc về công tác an toàn thực phẩm tại khu nghỉ dưỡng: “để bảo đảm ATTP cho du khách thì chúng tôi lấy thực phẩm từ những cơ sở uy tín, được nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện... về quy trình chế biến thì chúng tôi tuân thủ theo nguyên tắc một chiều và thực hiện tốt chế độ kiểm tra 3 bước theo quy định của bên y tế. Còn về nhân viên chúng tôi cho đi tập huấn, khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên tuyên truyền về ý thức giữ gìn VSATTP.... chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, kể cả của huyện, tỉnh và Chi cục. Qua những đợt kiểm tra như vậy giúp chúng tôi biết

mình phải phát huy những gì, bổ sung những cái gì để việc thực hiện ATTP tốt hơn... “. Về phía đoàn kiểm tra, Ông Lê Hoàng Mãnh- Trưởng phòng Kỹ thuật môi trường - Sở Công thương, Phó trưởng đoàn số 3- Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh đánh giá: ...chúng tôi kiểm tra tất cả 4 cơ sở, nhìn chung tất cả các cơ sở đều có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Trong quá trình đi kiểm tra một số cơ sở thực hiện rất tốt. Ngoài giấy chứng nhận đủ điều kiện, lãnh đạo công ty và chủ cơ sở sản xuất, chế biến cũng quan tâm cho các nhân viên thuộc đối tượng phải học kiến thức ATTP và khám sức khỏe định kỳ...”.

Ngày 15/5/2015, chúng tôi theo Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Tiến hành kiểm tra hai cơ sở sản xuất rau an toàn của ông Nguyễn Văn Phúc và bà Nguyễn Thị Dung tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, đoàn ghi nhận những nỗ lực của hai chủ cơ sở trong việc đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất các loại rau sạch cung cấp ra thị trường. Chủ của hai cơ sở này đều đã được cấp chứng chỉ tập huấn vềan toàn thực phẩm, chứng chỉ đào tạo về Viet Gap, chứng chỉ nghề trồng rau an toàn. Các cơ sở này cũng đã được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và đủ điều

Người tiêu dùng chọn mua thịt heo tại chợ Vũng Tàu, phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

Chọn mua thực phẩm sạch tại siêu thị Co.op Mart. Ảnh: THẾ PHIThức ăn được bày bán ở lề đường không bảo đảm VSATTP. Ảnh: THẾ PHI

6

Page 7: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

kiện về ATTP. Theo phản ánh của chủ các cơ sở sản xuất rau an toàn này, mặc dù quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn rau an toàn, tuy nhiên, do chưa có thương hiệu nên khi cung cấp, giới thiệu ra thị trường, người tiêu dùng vẫn còn hoài nghi về chất lượng rau. Hơn nữa, do sản xuất rau an toàn phải tốn nhiều công sức hơn nên giá rau an toàn phải cao hơn giá rau thường từ 3 đến 5 ngàn đồng/kg. Chính vì vậy, sản phẩm rau an toàn bán ra khá chậm so với các loại rau trôi nổi trên thị trường hiện nay. Ghi nhận ý kiến ông Nguyễn Văn Phúc- Chủ cơ sở rau an toàn xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ: “Mình sản xuất rau đảm bảo an toàn thì mình sử dụng phân hữu cơ, hóa học khi rau còn nhỏ thôi, còn khi rau lớn thì không dùng phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu nữa, hạn chế, chỉ dùng thuốc vi sinh thôi. Bây giờ bán ra thị trường thì còn chưa được nhiều người nhìn nhận là… rau an toàn. Bán thì mình chỉ giới thiệu thôi chứ chưa được công nhận thương hiệu sản phẩm rau an toàn nên cũng chưa thuyết phục người mua. Trong khi, rau ở ngoài người ta dùng thuốc hóa học nhiều hoặc là thuốc trừ sâu nên nó tươi tốt hơn, mà tâm lý người tiêu dùng thích chọn rau tươi mà không chọn rau an toàn; Chị Nguyễn Thị Dung- Chủ cở sở rau an toàn xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ cho biết thêm: “...Tôi được UBND xã cho đi tập huấn về rau an toàn, mình cũng áp dụng quy trình rải phân phun thuốc đúng lúc, đúng thời gian, mình trồng rau như vậy bán có bao nhiêu tiền đâu, nhưng mình cứ làm theo tấm lòng của mình để trồng rau mình ăn và cho những người khác ăn để đảm bảo sức khỏe cho mọi người... Về phía đoàn kiểm tra, bà Đào Thị Hà- Phó chi cục trưởng Chi cục ATTP tỉnh cho biết: “nhìn chung các chủ hộ đã nắm rất vững những kiến thức trồng và sử dụng hóa chất để phun xịt trên rau củ quả... bằng kinh nghiệm và bằng kiến thức người ta đã học được thì người ta cũng đã áp dụng. Tuy nhiên,

chưa xây dựng được thương hiệu nên việc cung cấp rau ra thị trường còn nhiều khó khăn và việc khuyến khích người ta mở rộng mô hình rau sạch càng khó khăn hơn...”.

Ngày 19/5/2015, đoàn thanh, kiểm tra tiếp tục kiểm tra thực tế hai trường mầm non Hoàng Yến và Hoa Phượng tại Phước Tỉnh và Long Hải huyện Long Điền. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, cả hai cơ sở đều chế biến thực phẩm theo quy trình một chiều; trang thiết bị, dụng cụ chế biến sạch sẽ, hợp vệ sinh; có hệ thống xử lý nước thải hợp lý; có tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe, tập huấn kiến thức ATTP định kỳ; có hợp đồng, hóa đơn, sổ theo dõi khi mua các loại thực phẩm. Bà Ngô Thị Công- Hiệu trưởng trường mầm non Hoàng Yến, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền cho biết: “vấn đề ATTP ở các trường mầm non rất là quan trọng. Nhà trường luôn đưa vấn đề ATTP lên hàng đầu, đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chăm sóc trẻ nên trong mọi hoạt động giảng dạy, chăm sóc, nhà trường rất chú trọng đến công tác VSATTP... ví dụ như đầu năm nhà trường ký hợp đồng với các cơ sở

cung cấp thực phẩm cho nhà trường, thứ hai là trong quá trình quản lý, thường xuyên kiểm tra về khâu chế biến, quy trình chế biến cũng như khâu vận chuyển của nhân viên cấp dưỡng cho các lớp và tổ chức kiểm tra giờ ăn các cháu và các cô giáo ở trên lớp. Ông Trần Viết Buôn- Phó Chánh thanh tra –Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Thành viên BCĐ liên ngành ATTP tỉnh đánh giá: “...qua kiểm tra tại hai trường này chúng tôi thấy các trường đã thưc hiện tốt công tác VSATTP. Tuy nhiên, đối với việc tuyển chọn thịt, rau, củ, quả, chúng tôi cũng có kiến nghị các đơn vị này cần quan tâm đến các cơ sở cung cấp thực phẩm trên địa bàn được tỉnh chứng nhận và được cấp giấy đủ điều kiện ATTP để giảm thiểu các sự cố xảy ra...”.

Như vậy, qua đợt thanh kiểm tra, một mặt thắt chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, biểu dương các cơ sở chấp hành tốt luật ATTP, đồng thời cũng là đợt tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ sở về các quy định đảm bảo ATVSTP để thực hiện ngày một tốt hơn, vì sức khỏe cộng đồng.

HOA VIỆT

Lực lượng QLTT kiểm tra hàng hóa tại chợ Kim Long (huyện Châu Đức). Ảnh: THẾ PHI

7

Page 8: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Việc ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nhiều loại

“thức ngon vật lạ” và làm tăng năng suất, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo quản không rõ nguồn gốc đã gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tăng tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trong thời gian gần đây.

Nếu như trước đây, các loại quả như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm... chỉ bắt đầu xuất hiện vào khoảng giữa đến cuối mùa mưa (tức

là khoảng tháng 5, tháng 6 cho đến tháng 9), thì nay các loại quả này xuất hiện trên thị trường gần như quanh năm. Khái niệm “mùa nào thức ấy” đã trở nên mơ hồ, bởi bất kỳ loại trái cây nào cũng xuất hiện gần như 4 mùa. Việc phong phú về mặt chủng loại không làm cho các bà nội trợ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa mà còn gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ vì không hiểu những loại quả này đang ẩn chứa những nguy cơ gì?

Có mặt tại chợ phường 7, thành phố Vũng Tàu từ lúc 7 giờ sáng, nhưng hơn 8 giờ chị Lê Thị Hòa, nhà ở Chung cư 15 tầng, đường Ngô Đức

Kế vẫn loay hoay tại các sạp trái cây trong chợ. Chị cho biết: “Nhà mình có 2 con nhỏ nên trong thực đơn hàng ngày mình rất chú ý đến việc cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất để cháu phát triển toàn diện, trong đó trái cây là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin cần thiết. Giờ lại đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng, trẻ hoạt động nhiều cần phải bổ sung năng lượng thường xuyên. Nhưng nãy giờ mình cứ phân vân không biết nên chọn loại quả nào về cho con ăn, vì mình xem ti vi và đọc báo thấy người ta sử dụng các loại thuốc gì đó có xuất xứ từ Trung Quốc bôi vào núm quả sầu riêng, đu đủ, mít... chỉ để một lúc là các loại quả này chín vàng ươm trông rất đẹp mắt, rất khó phát hiện được bằng mắt thường, mà bạn thấy đấy, giờ đâu phải là thời điểm vào mùa của các loại trái cây nói trên, thế nhưng các sạp hàng lại bày bán nhan nhản như thế này...”

Không giống như chị Hòa, chị Bình Thanh nhà tại phường 11, thành phố Vũng Tàu vốn là một người khá dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, chính vì vậy, chị đã phải trả giá khi mua trái cây trái mùa về ăn. Với chị đây là một bài học nhớ đời, chị kể: “Khoảng tháng 9 năm ngoái, tôi đi chợ. Nhìn thấy xoài cát Hòa Lộc ngon quá nên quyết định mua về ăn, dù lúc đó giá xoài trái mùa không hề rẻ (gần 90.000đ/1kg). Sau khi ăn xong, khoảng gần 2 giờ,

Là cách lựa chọn thông minh!

“Mùa nào thức ấy”

Trái cây trưng bày tại triển lãm hàng nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

8

Page 9: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

chị bắt đầu có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, một lúc sau thì bắt đầu có hiện tượng tiêu chảy liên tục. Chị mua men tiêu hóa về uống nhưng không ăn thua nên phải nhập viện trong tình trạng mất nước, huyết áp tụt...bác sĩ cho biết chị bị ngộc độc thực phẩm”. Sau lần này chị chừa hẳn và rất kỹ trong việc lựa chọn thực phẩm, với tiêu chí “mùa nào thức ấy” vừa rẻ, vừa an toàn.

Theo bà Đào Thị Hà – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh BR-VT: “Để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng nên mua trái cây đúng mùa, mùa nào thức ấy do dư lượng chất bảo quản thấp hơn trái cây trái vụ. Để lựa chọn trái cây đúng mùa, người tiêu dùng cần nắm rõ thời vụ của các loại trái cây. Bên cạnh đó, cần trang bị những kiến thức thông dụng để phân biệt các loại trái cây nội địa, trái cây nhập khẩu và trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc. Để hạn chế phần nào sự độc hại của các chất hóa học, các chất bảo quản trong trái cây, trước khi ăn nên ngâm trái cây trong chậu nước đầy có pha nước muối khoảng 30 phút và nên gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Đặc biệt khi thấy trái cây có dấu hiệu bất thường: chín không có mùi thơm, màu sắc nhợt nhạt hoặc trong ruột bị nhũn... thì không nên sử dụng.

YÊN CHÂU

Nhiều khả năng vắc xin sốt xuất huyết sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015

Theo thông tin của báo Khoa học đời sống,

tại Hội nghị thượng đỉnh về sốt xuất huyết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, các nhà khoa học của Tập đoàn Sanofi Pasteur cho biết, họ đã đạt được bước đột phá trong việc phát triển vắc xin SXH và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm 2015.

Hiện vắc xin phòng SXH đang được thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối. Trước đó, loại Vắc xin này đã được các nhà khoa học thử nghiệm tại những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao như Indonesia, Thái Lan và Mỹ Latinh. Việc thử nghiệm được tiến hành trên 10.000 người, có biên độ tuổi dao động từ 2 đến 45 tuổi. Kết quả cho thấy, số người mắc SXH đã giảm hơn một nửa.

Theo các nhà khoa học, vắc xin mới sẽ được tiêm 3 lần với khoảng cách giữa mỗi lần tiêm là 6 tháng. Vắc xin sẽ giúp cơ thể chống chọi với 4 loại virus SXH với tỷ lệ thành công khoảng 56%. Dự kiến, vắc xin SXH trên thế giới có thể sẽ được đưa vào sử dụng đầu tiên tại Singapore.

KHÁNH CHI(Tổng hợp)

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GUYỄ

N VĂ

N LO

NG

Người dân hăng hái tẩm mùng phòng ngừa muỗi chích. Ảnh: THẾ PHI

9

Page 10: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Trước nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân,

trong khi cơ sở vật chất của Trung tâm ngày càng trở nên chật chội, xuống cấp, được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh và Sở Y tế, ngày 27/4/2015, Trung tâm Y tế Long Điền đã được khánh thành và triển khai đồng bộ các hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở mới.

Cùng với cơ sở vật chất mới, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện, TTYT huyện Long Điền đã được đầu tư nhiều trang thiết bị mới, trong đó có các thiết bị hiện đại như: máy siêu âm màu, máy nội soi Dạ dày – Tá tràng cho khoa Chẩn đoán hình ảnh,… Bác sĩ Nguyễn Thế Trung, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Long Điền cho biết, tới đây, một số khoa,

phòng mới sẽ được thành lập và đi vào hoạt động. Đặc biệt đối với khoa Đông Y- PHCN trang bị thêm 01 máy massage, 01 máy điều trị từ trường cao áp, 01 máy kích thích tần số thấp, 01 máy điều trị tần số cao, 02 xe đạp nằm tập vật lý trị liệu. Ngày 1/6/2015 khoa Nhiễm và khu nội trú khoa Đông Y - PHCN sẽ đi vào hoạt động. Đơn vị đã chủ động gửi 05 nhân viên đến học tập tại khoa Nhiễm bệnh viện Bà Rịa được bổ trợ những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân Nhiễm. Đối với khoa Đông Y- PHCN, với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn đủ điều kiện để triển khai công tác khám chữa bệnh đối với khu điều trị nội trú.

Trong tương lai sẽ triển khai thêm phòng khám Tai – mũi – họng;

phòng khám Da liễu; Khai thác tối đa cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đã được đầu tư; tiếp cận với các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để mang lại những dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất cho người dân; Đồng thời Trung tâm cũng cải tiến hệ thống quản lý và làm tốt công tác bảo quản, duy tu bảo trì để công trình sử dụng lâu dài, có hiệu quả. Song song đó, đơn vị đẩy mạnh phong trào rèn luyện nâng cao y đức, quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Tin tưởng, với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của UBND tỉnh, Sở Y tế và huyện Long Điền, với khí thế của một đơn vị khánh thành cơ sở mới khang trang, hiện đại, với sự cầu tiến, cầu thị, không ngừng phấn đấu vươn lên, Trung tâm Y tế huyện Long Điền sẽ có bước chuyển mới rõ nét, mang đến cho người dân những dịch vụ y tế chất lượng, đáp lại sự kỳ vọng các cấp lãnh đạo và người dân huyện nhà.

XUÂN LÊ- KIM DUNG

Y tế Long Điền và hướng đi mớiCắt băng khánh thành TTYT huyện Long Điền. Ảnh: THẾ PHI

Tính đến thời điểm tháng 5/2015, Trung tâm Y tế Long Điền có 196 CB-CCVC, trong đó: 05 người trình độ trên Đại học; 24 Đại

học; 05 Cao đẳng; 145 trung cấp; và 17 cán bộ khác. Để phát huy tốt nhất cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại được đầu tư, Trung tâm Y tế Long Điền đã có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, mở rộng thêm các chuyên khoa…

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

10

Page 11: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Độc sâm trà: Nhân sâm thái phiến hoặc nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3-9 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà. Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết áp cao không nên dùng.

2. Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm 3-5 g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hột, hãm với nước sôi trong bình kín sau 15 phút thì dùng được. Công dụng bổ khí sinh huyết.

3. Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm 6 g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10 g đập vụn ngâm trong nước 30 phút, cho thêm ít đường phèn rồi hấp cách thủy, sau 1 giờ thì dùng được. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.

4. Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm 15 g, mạch môn 12 g, sa sâm 12 g, sinh địa 12 g, ngọc trúc 12 g. Các vị thái phiến hoặc nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.

5. Thanh hao mai đông trà: Thanh hao 15 g, ô mai 7 g, mạch môn 10 g, lá sen tươi 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.

6. Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ sao 10 g, đại táo 3 quả bỏ hột, gừng tươi 2 lát. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút thì dùng được. Có công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá, dễ bị cảm mạo.

7. Quế chi cam thảo trà: Quế chi 10 g, cam thảo sống 5 g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên dùng.

8. Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà: Ngũ vị tử 6 g, kỷ tử 6 g, toan táo nhân sao đen 6 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc, dễ căng thẳng thần kinh.

9. Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô chế 25 g, đan sâm 25 g, mật ong vừa đủ. Các vị tán vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.

10. Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà: Ba kích 20 g, ngưu tất 15 g, đỗ trọng 20 g, ngũ vị tử 9 g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều.

TRỊNH VĂN NHUẦNKhoa Đông Y – PHCN TTYT Long Điền

Chữa bệnh bằng rau Cần tâyCần tây có mùi thơm nhẹ, vị the, không độc, có

công dụng trị huyết áp cao, phong thấp, vàng da, khó tiêu. Sau đây là một số bài thuốc đơn

giản điều trị một số bệnh từ Cần tây:- Cao huyết áp: Mỗi ngày dùng 50-60g Cần tây

sắc uống 3 lần.- Vàng da: Rau Cần tây và dạ dày lợn mỗi thứ

150g, xào chung để ăn.- Khó tiêu: Mỗi ngày ăn sống 20-30g Cần tây.

- Da lở loét: Dùng 30g Cần tây giã nhuyễn đắp lên chỗ lở loét. Lấy nước cốt bôi lên vết thương đã khô để nhanh lên da non và tránh sẹo.

- Lở miệng, viêm họng: Giã nát Cần tây lấy nước súc miệng, thêm muối ngậm rồi nuốt.

- Phong thấp: Dùng cả thân, rễ, lá, sắc với nước rồi cô lại, uống nóng dần trong ngày.

TRỊNH VĂN NHUẦN Khoa Đông Y – PHCN TTYT Long Điền

Cần tây - vị thuốc dễ kiếm

10 loại trà dược chống mệt mỏiQuế chi cam thảo trà rất tốt cho người lao động ngoài trời vào mùa đông; thủ ô đan sâm trà có lợi cho người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp... Căn cứ vào tính chất công việc, thời tiết và thể chất mà người ta lựa chọn những loại trà dược hiệu quả nhất.

11

Page 12: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Toàn tỉnh đồng loạt ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết đợt I/2015

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức đồng loạt chiến dịch diệt lăng quăng trên phạm vi toàn tỉnh 2 đợt, đợt 1 vào ngày 20/5 và đợt 2 vào ngày 10/9, qua đó huy động

sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và SXH nói riêng.

Sở Y tế triển khai công tác kiểm tra, giám sát chiến dịch diệt lăng quăng đợt 1/2015 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đoàn giám sát số 1 do Bs. Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế làm trưởng đoàn, thực hiện kiểm tra, giám sát tại TP. Vũng Tàu và huyện Long Điền. Đoàn giám sát số 2 do Bs. Hà Văn Thanh – GĐ. TTYTDP tỉnh làm trưởng đoàn, thực hiện kiểm tra, giám sát tại huyện Tân Thành, huyện Châu Đức và TP. Bà Rịa. Đoàn giám sát số 3 do Bs. Nguyễn Anh Quan - PGĐ. TTYTDP tỉnh làm trưởng đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát tại huyện Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Sau khi tham dự lễ phát động tại UBND xã và trường học, đoàn giám sát đã xuống các hộ dân cư trên địa bàn tiến hành kiểm tra, giám sát các nhân viên y tế, nhân viên sức khỏe cộng đồng và các cộng tác viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân cùng tham gia diệt lăng quăng phòng chống

Xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu tổ chức tẩm mùng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, năm 2015 là năm có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) nhất là các tỉnh khu vực phía

Nam. Bà Rịa -Vũng Tàu là một trong các tỉnh có nguy cơ rất cao, đặc biệt là thành phố Vũng Tàu.

Trung tâm y tế TP Vũng Tàu đã có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết triển khai tới các TYT xã, phường thực hiện.

Xã Long Sơn là một trong những địa bàn trọng điểm về SXHD, mật độ muỗi vào mùa mưa ở đây khá cao. Trong 2 ngày 13-14/5/2015 Trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu đã phối hợp cùng Trạm y tế, nhân viên y tế thôn ấp của 11 thôn tại xã Long Sơn tổ chức tẩm mùng (màn) phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn toàn xã.

Kết quả, tại 11/11 thôn có 6.992 mùng của 2.918 hộ được tẩm hóa chất phòng chống SXHD trên tổng số 3.291 hộ của toàn xã, đạt tỷ lệ bao phủ là 88,7%, hai thôn có tỷ lệ hộ gia đình tẩm mùng cao nhất là thôn 4 và thôn Bến Điệp đều đạt 93.6 %.

Tin, ảnh: BS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trung tâm y tế Vũng Tàu

dịch bệnh Sốt xuất huyết. Đồng thời các truyền thông viên cũng phối hợp tuyên truyền, cấp phát tờ rơi hướng dẫn phòng dịch SXH, giúp người dân nâng cao hiểu biết, thực hiện các hành vi phòng chống dịch bệnh tích cực.

Tin, ảnh: T4G

Kiểm tra lăng quăng tại một hộ gia đình tại xã Bình Châu – huyện Xuyên Mộc.

Lễ phát động tại huyện Tân Thành.

Cán bộ y tế giúp người dân tẩm mùng phòng bệnh SXH.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

12

Page 13: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Huyện Tân Thành hương ứng chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết đợt I/2015

Hưởng ứng chiến dịch diệt lăng quăng đợt I/2015, ngày 20/5/2015 tại Trung tâm Văn hóa học tập cộng

đồng ở thị trấn Phú Mỹ, UBND thị trấn đã tổ chức ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết.

Tạị buổi lễ phát động, có hơn 100 người đến từ các Ban, Ngành Hội, Đoàn, các trưởng khu phố, và các đoàn viên thanh niên thị trấn. Ông Lê Văn Khương – Phó chủ tịch UBND Thị trấn Phú Mỹ đã phát biểu chỉ đạo,

Ông Lê Văn Khương – Phó chu tịch UBND Thị trấn Phú My phát biểu tại buổi lễ.

Xe hoa diễu hành.

Chiều ngày 13 và 14/5/2015 Đảng ủy Sở Y tế tổ chức Hội Nghị học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 ( Khóa XI) của Đảng cho

toàn thể đảng viên trực thuộc Đảng bộ Sở Y tế. Tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng

ủy Sở Y tế đã triển khai, quán triệt những nội dung chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 10 (khóa XI) và triển khai, góp ý, xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Khối cơ quan tỉnh lần thứ IV và

Đại hội Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XII. Đồng chí nhấn mạnh: Các đồng chí đảng viên tham dự hội nghị cần nắm vững, hiểu rõ nội dung cơ bản của các văn kiện trên. Trên cơ sở đó, tham gia góp ý xây dựng các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp một cách thiết thực và phù hợp. Các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở triển khai tổ chức học tập, quán triệt các nội dung, nhằm đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn.

Tin, ảnh: THẾ PHI

Hội nghị học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 khóa XI của Đảng

tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như: vệ sinh, giữ nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm, ngủ mùng kể cả ban ngày, loại bỏ các vật phế thải, dụng cụ chứa nước mưa không còn sử dụng; che đậy các lu khạp chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng, thả cá 7 màu vào dụng cụ chứa nước để cá ăn lăng quăng,… Sau buổi lễ, xe loa tuyên truyền trên các trục lộ đường chính và toàn thị trấn với thông điệp truyền thông “Tích cực diệt lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết”. Đồng thời các cộng tác viên trực tiếp xuống các hộ dân hướng dẫn các biện pháp diệt lăng quăng; truyền thông trực tiếp nhằm giúp thay đổi hành vi người dân, thực hiện các biện pháp phòng chống SXH.

Tin, ảnh: HOA QUỲNH

Quang cảnh hội nghị.Đồng chí Võ Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng uy Sở Y tế triển khai Nghị quyết TW 10.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

13

Page 14: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

TRUNG TÂM Y TẾ LONG ĐIỀN:

Tập huấn các biện pháp loại trừ bệnh sốt rét cho nhân viên y tế thôn ấp

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do kí sinh trùng sốt rét (Plasmodium) gây ra, truyền từ người bệnh qua người lành bởi muỗi

Anopheles (muỗi đòn xóc). Để nâng cao nhận thức về bệnh, ngày 14/ 5/ 2015 TTYT Dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với TTYT huyện Long Điền tổ chức lớp tập huấn cho nhân viên y tế thôn, ấp về các biện pháp loại trừ bệnh sốt rét.

Tại lớp tập huấn, Bs.Đặng Thị Thanh Hà - Thư ký chương trình Sốt rét TTYT Dự phòng tỉnh và Bs.Dương Văn Muôn - Phó Giám đốc TTYT huyện Long Điền đã hướng dẫn các biện pháp loại trừ bệnh sốt rét; biện pháp tiếp cận cộng đồng, vận động cộng đồng cùng tham

Hưởng ứng “Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”, ngày 17/5/2015, tại Trạm y tế xã Sông Xoài, Câu lạc

bộ Thầy thuốc trẻ huyện Tân Thành phối hợp cùng Ban Chỉ huy quân sự huyện Tân Thành tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Tham gia buổi khám từ thiện còn có sự hỗ trợ nhân viên trạm y tế, đoàn viên thanh niên xã Sông Xoài.

Tại buổi khám bệnh, các bác sĩ, các đoàn viên, hội viên Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ còn hướng dẫn tận tình cho người dân trong xã các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đây là một hoạt động đã mang lại ý nghĩa thiết thực với những trẻ em, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Sông Xoài, huyện Tân Thành.

Tin, ảnh: HOA QUỲNH

gia và biện pháp phát hiện và xử lý tình huống nhanh…Qua lớp tập huấn, các học viên có thêm kiến thức,

thực hành phòng chống bệnh sốt rét, tích cực tuyên truyền trong cộng đồng và biết cách phát hiện sớm người nghi ngờ sốt rét để hướng dẫn đi khám, điều trị kịp thời.

Tin, ảnh: PHAN VĂN QUỲNH (TTYT Long Điền)

Quang cảnh lớp tập huấn.

CÂU LẠC BỘ THẦY THUỐC TRẺ HUYỆN TÂN THÀNH:

Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2015

Khám bệnh tận tình. Dặn dò chu đáo.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

14

Page 15: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu tổ chức tập huấn an toàn tiêm chủng

Ngày 15/5/2015 Trung tâm y tế thành phố Vũng Tàu phối hợp với Trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh tổ chức tập huấn an toàn tiêm chủng cho 15 cán

bộ y tế của Trung tâm và 12 cán bộ y tế phường, xã. Tại lớp tập huấn các học viên được trang bị

thêm kiến thức về cách quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng theo thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Bộ Y tế; hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm theo quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014; và quyết định số 1730/QĐ-BYT, quyết định số 1731/QĐ-BYT, quyết định số 1830/QĐ-BYT về hướng dẫn bảo quản, tổ chức buổi tiêm chủng, giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm…

Hội thầy thuốc trẻ Long Điền làm theo lời Bác

Hưởng ứng ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, ngày 17/5/2015, Hội Thầy thuốc trẻ (HTTT) huyện

Long Điền phối hợp với HTTT tỉnh BRVT tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch truyền thông Rửa tay phòng chống bệnh Tay chân miệng tại trường Mầm non Hoàng Yến – xã Phước Tỉnh.

Ngày hội thu hút hơn 300 đối tượng là giáo viên và học sinh của các trường Mầm non trên địa bàn xã. Bên cạnh hoạt động truyền thông tại trường học, tại TYT Phước Tỉnh, HTTT còn thực hiện công tác tư vấn, khám và cấp thuốc miễn phí cho 178 người dân với kinh phí 5.000.000 đ do HTTT tỉnh hỗ trợ.

Ngày hội đã tạo được hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng, qua đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình, đồng thời đây cũng là cơ hội để các bạn thầy thuốc trẻ của huyện học tập, rèn luyện, nâng cao y đức và ý thức trách nhiệm xã hội của người thầy thuốc đối với sức khỏe cộng đồng.

KIM DUNG

Kết thúc buổi tập huấn, 100% học viên hoàn thành bài kiểm tra đạt kết quả tốt và được cấp giấy chứng nhận đã qua tập huấn về an toàn tiêm chủng và được xem như “chứng chỉ” thực hành trong tiêm chủng.

Tin , ảnh: BS NGUYỄN VĂN TRƯỜNGTTYT Vũng Tàu

Quang cảnh buổi tập huấn.

Bệnh viện Mắt: tư vấn, khám sàng lọc các bệnh lý ơ mắt cho Hội người cao tuổi huyện Long Điền

Ngày 21/5/2015, tại TTYT huyện Long Điền, Bệnh viện Mắt tổ chức tư vấn và khám sàng lọc các bệnh về mắt cho hội người cao tuổi của huyện.

Tham gia công tác tư vấn, khám sàng lọc có đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện Mắt và sự phối hợp của nhân viên y tế TTYT Long Điền. Kết hợp trong đợt khám, đơn vị còn lồng ghép tổ chức nói chuyện sức khỏe các bệnh lý về mắt cho các hội viên.

Kết quả, bệnh viện đã tư vấn, thăm khám cho hơn 100 hội viên, giúp các hội viên biết cách chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh và dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về mắt ở người cao tuổi…

Tin, ảnh: BV MẮT

Kiểm tra thị lực cho người cao tuổi.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

15

Page 16: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Khám sàng lọc các bệnh ly về mắt cho Hội người cao tuổi huyện Long Điền.

Chiến dịch truyền thông Rửa tay phòng chống bệnh Tay chân miệng tại trường mầm non Hoàng Yến – xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.

Khám và cấp thuốc miễn phí cho người ngheo xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.

HÔI THÂY THUÔC TRE LAM THEO LƠI BAC

Ảnh: THẾ PHI

16

Page 17: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

CAC HOAT ĐÔNG NGAY VI CHÂT DINH DƯƠNG

Cho trẻ uống Vitamin A.

Khám phân loại.

Kiểm tra cân nặng cua trẻ.

Khu vực chờ.

Đo chiều cao cua trẻ.

Bàn tiếp nhận.

Ảnh: THẾ PHI

17

Page 18: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Ngày 18/5/2015 tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2015. Đến dự Hội nghị có Bs.

Nguyễn Văn Thái- PGĐ Sở Y tế.Trong những năm qua hoạt động phòng chống suy

dinh dưỡng và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đã được Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm YTDP và các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao mang lại những hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Trong năm 2014, chương trình đã hoàn thành vượt chỉ tiêu ở đợt I với tỷ lệ 98,1% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi và 96,6% bà mẹ sau sinh đã được uống Vitamin A; đợt II tương ứng 99,28% trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi và 97,9% bà mẹ sau sinh.

Hội nghị cũng đưa ra kế hoạch hoạt động cho năm 2015 với những mục tiêu: tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao kiến thức của người dân về phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Vitamin A; đảm bảo đúng quy trình tổ chức uống Vitamin A; thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ…

Thực hiện theo kế hoạch, sáng ngày 01/6/2015, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức Chiến

Ngày 25/5/2015, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phòng chống dịch – Phòng chống Sốt xuất huyết năm

2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Bs. Nguyễn Văn Thái - PGĐ Sở Y tế đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2014 công tác phòng chống dịch đã ghi nhận một số kết quả đáng khích lệ như: bệnh Dại, Viêm não vi

Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2015

dịch uống vitamin A đợt I/2015. Theo đó, đối tượng được uống vitamin A miễn phí gồm trẻ từ 6-36 tháng tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.

Chiến dịch uống vitamin A được tổ chức 2 lần 1 năm vào đầu tháng 6 và tháng 12 nhằm bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ, giúp phòng chống khô mắt, cải thiện thị lực, nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh cho trẻ, qua đó góp phần phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Tin, ảnh: LÊ XUÂN

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH:

Tổng kết chương trình phòng chống dịch - Phòng chống sốt xuất huyết năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015

rút, Sốt xuất huyết,… có số mắc giảm đáng kể, không có tử vong; Sốt xuất huyết Dengue số ca mắc giảm 51.3% so với năm 2013, giảm 31.4% so với giai đoạn 2010-2014, không có tử vong.

Mục tiêu trong năm 2015 là: Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh Tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh do Não mô cầu, bệnh Thủy đậu, bệnh Quai bị; cúm A/H5N1; tả; không để dịch bùng phát và lan rộng; chủ động ngăn chặn sự xâm nhập... đối với dịch Cúm A/H7N9, MERS-CoV, Ebola…; Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để gia tăng số mắc và xảy ra dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người...

Bs. Nguyễn Văn Thái cũng nhấn mạnh, để làm tốt công tác phòng chống dịch nói chung và phòng chống bệnh sốt xuất huyết nói riêng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi để phòng chống dịch bệnh một cách chủ động, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong tỉnh.

Tin, ảnh: PHƯƠNG THỦY

Cho trẻ uống Vitamin A.

Bs Nguyễn Văn Thái – Phó Giám đốc SYT phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

18

Page 19: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Hội nghị điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động tỉnh BR-VT, lần thứ IV, giai đoạn 2010 - 2014Ngày 19/5/2015, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức biểu dương điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) lần thứ IV, giai đoạn 2010-2014. Bà Nguyễn Thị Yến, Phó bí thư Tỉnh ủy tới dự và chỉ đạo hội nghị.

5 năm qua, phong trào thi đua trong CNVCLĐ được chú trọng đổi mới cả về nội dung, phương thức hoạt động, có bước phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều phong

trào thi đua như: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tham gia. Qua các phong trào thi đua, ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu. Ngành Y tế vinh dự có 04 tập thể 12 cá nhân được vinh danh tại hội nghị, cụ thể về danh hiệu tập thể có: Bệnh viện Lê Lợi, Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm Thần; và cá nhân có: Bs. Nguyễn Viết Giáp – Bệnh viện Mắt; Bs.Dương Thanh – Bệnh viện Mắt; Bs.Ngô Thành Phong – Bệnh viện Tâm Thần; Bs.Nguyễn Văn Lên – Trung tâm TT-GDSK; Cn.Võ Thành Sơn – Bệnh viện Lê Lợi; ĐD.Trần Thị Ái Mỹ - Bệnh viện Lê Lợi; ĐD.Trần Minh Mẫn – Bệnh viên Lê

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GUYỄ

N VĂ

N LO

NG

Lợi; Bs.Nguyễn Phương Nam – Bệnh viện Bà Rịa; Bs.Nguyễn Văn Thịnh – Bệnh viện Bà Rịa; Bs.Hồ Văn Hải – TTYT Xuyên Mộc; Bs.Vũ Văn Nam – TTYT Xuyên Mộc và Bs. Tiêu Văn Linh – Chi cục ATVSTP.

Tin, ảnh: NGUYỄN VĂN LÊN

BS Ngô Thành Phong – Giám đốc Bệnh viện Tâm Thần tại lễ vinh danh.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó bí thư Tỉnh uy phát biểu chỉ đạo tại HN.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

19

Page 20: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Bài 3: Chọn hướng đi(tiếp theo)

Khi tìm hiểu quản lý theo ISO chúng ta thấy xuất hiện những thuật ngữ: chu trình

PDCA, Zero defect, tài liệu, hồ sơ, bảng mô tả công việc, thủ tục quy trình quản lý căn bản, thủ tục quy trình quản lý tác nghiệp chuyên môn, hướng dẫn công việc… đó là những thuật ngữ cần có những kỹ năng xây dựng và quản lý chuyên biệt, phải học và hành một cách nghiêm túc chúng ta mới hình thành được kỹ năng quản lý khoa học.

Vậy kỹ năng quản lý là gì?Có nhiều cách định nghĩa khác

nhau về kỹ năng, chúng ta tạm thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó.

Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Kỹ năng bao hàm sự tiếp nối giữa kiến thức và kinh nghiệm, nghĩa là học và hành, chúng ta có thể học kiến thức quản lý bằng nhiều kênh trong thời đại thế giới trí thức động và mở như hiện nay, kinh nghiệm là sự trải nghiệm của từng bản thân hay của nhân loại đã tích lũy lại từ ngàn xưa.

Kỹ năng quản lý là toàn bộ những kiến thức và năng lực quản lý mà người quản lý, “người đứng đầu” cần phải có để sử dụng nguồn lực, tài nguyên của tổ chức một cách hiệu quả nhằm chinh phục mục tiêu, tầm nhìn đã vạch ra trước khi hành động (Hiểu một cách cơ bản nguồn lực bao gồm: nhân lực-Manpower, tài lực-Money, vật lực- Manufactor, nghĩa là 3M ).

Vậy người quản lý cần có những kỹ năng cơ bản, tối thiểu và cần thiết nào. Dưới đây là 16 kỹ năng mà “người đứng đầu” cần sở hữu để hoàn thiện.

Vậy các đồng nghiệp đang và sẽ là người đứng đầu các vị trí: giám đốc, trưởng phòng, trưởng khoa của các đơn vị trong ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chúng ta suy nghĩ gì về thuật ngữ “kỹ năng quản lý” đã nêu trên? Chúng ta đã có kiến thức và kinh nghiệm gì cho vấn đề này? Chúng ta đã có can đảm làm cuộc cách mạng tư duy cho hành động xây dựng và phát triển kỹ năng quản lý trong tương lai cho bản thân và đội ngũ của mình hay chưa?… Có ai đó đã nói: Thành công sẽ đến khi chúng ta phải muốn trước đã rồi mới làm sau, đó là triết lý muốn trước và

KHOA HỌC QUẢN LÝ

20

Page 21: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

làm sau: “Before to want and after to do When will successfully” - Không có ước muốn cháy bỏng thì khó mà chinh phục được điều ước muốn.

Hồ Chí Minh đã từng căn dặn chúng ta, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động và hành động thật quyết liệt để đi đến thành công. Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 cũng đã nhấn mạnh đến tính trung thực và trách nhiệm của người cán bộ Đảng viên là “Nói phải đi đôi với làm”.

Vậy thì chúng ta hãy hành động, nhưng trước khi hành động chúng ta cùng nhau bước sang tìm hiểu thuật ngữ khác PDCA (Plan-Do-Check-Act).

PDCA là gì ?PDCA hay Chu trình PDCA (Lập

kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming (Deming cycle)

Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:

Plan: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.

Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.Check: Dựa theo kế hoạch để kiểm

tra kết quả thực hiện.Act: Thông qua các kết quả thu

được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế,

việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng.

PLAN. Chúng ta nhận thức được rằng, cho dù bắt đầu từ một công việc rất đơn giản là viết một bảng mô tả công việc của nhân viên hộ lý, điều dưỡng, bác sĩ trong một đơn vị, cho đến viết một thủ tục quy trình, hướng dẫn bệnh nhân đi làm một xét nghiệm thử tìm nhóm máu ABO (quy trình tác nghiệp chuyên môn). Chúng ta đều phải viết thành một kế hoạch. Nếu không, việc gì sẽ xảy ra? Mỗi người sẽ tiến hành công việc theo lối nghĩ riêng, cách làm riêng không thể nào kiểm tra được đúng-sai, rất không an toàn cho bệnh nhân và khi xảy ra sự cố y khoa (mà trong quá khứ đã có đơn vị y tế của chúng ta gây ra cái chết cho bệnh nhân khi truyền nhầm nhóm máu, với lý do chưa xây dựng quy trình chuẩn khi tiến hành xác định nhóm máu và truyền máu) thì lấy đâu làm chứng cứ cho sự cố, mà ngày nay chúng ta đang xây dựng nền y học chứng cứ (basic evidence). Do đó lập kế hoạch là bước đầu tiên vô cùng quan trọng cho các hành động quản lý dịch vụ, đó là công cụ quản lý để thực hiện chuẩn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và cải tiến chất lượng quản lý y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.

Cải tiến chất lượng liên tục với PDCA.

Chu trình PDCA.

KHOA HỌC QUẢN LÝ

21

Page 22: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Lập kế hoạch cũng là một kỹ năng quan trọng đầu tiên đòi hỏi người quản lý bắt buộc phải yêu cầu người thực hiện phải hoàn tất trước khi hành động, bản thân người quản lý phải phê chuẩn và ban hành kế hoạch nhằm pháp lý hóa và nâng cao trách nhiệm khi thực thi hành động, ngoài ra kế họach còn là hồ sơ pháp lý minh bạch hành động của một dịch vụ, kế hoạch còn là tài liệu huấn luyện mới đội ngũ “mới nhập môn”, đào tạo lại cho đội ngũ “ đã lụt nghề”. Nếu chưa có một kế hoạch tốt mà đã hành động là chuẩn bị cho những rắc rối và những kết quả khôn lường chắc chắn sẽ xảy ra… chỉ còn thời gian xảy ra khi nào mà thôi, trong ISO gọi đó là những kết quả không phù hợp, không mong đợi, dù vậy nó vẫn đến! (Non-comfortable result)

Đôi khi trong quản lý, ra quyết định quản lý công việc lập kế hoạch chỉ thể hiện qua lời nói, cho dù vậy kế hoạch cũng phải thể hiện xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu để nhân viên thừa hành thực hiện đúng, nhưng nói chung cần phải được ban hành và xác thực bằng văn bản (phác đồ điều trị, hướng dẫn quy trì MRI, chương trình tổ chức hội nghị chuyên môn…). Bởi vì lời nói gió thoảng mà!

Lời khuyên chia sẻ: HÃY VIẾT RA NHỮNG GÌ SẼ LÀM

DO. Một khi kế hoạch đã được ban hành là để thi hành. Những gì đã viết ra cần được thực thi hiệu lực, trung thực, trách nhiệm, hiệu quả và chính xác, mọi sự thay đổi nói chung nhất thiết phải báo lại người đã phê chuẩn ban hành hoặc người được ủy nhiệm giám sát, kiểm tra. Trong khi thực hiện kế hoạch cần làm đúng những gì viết ra trong kế hoạch.

Chúng ta đã từng biết đến sai sót của việc không thực hiện đúng quy trình bảo quản vaccin đã ban hành của một đơn vị y tế, cho nên khi tiến hành tiêm ngừa, nhân viên y tế đã tiêm nhầm thuốc gây mê cho trẻ gây nên tai nạn tử vong đáng tiếc cho trẻ đến tiêm ngừa.

Có câu chuyện dở khóc, dở cười như sau: Một nhân viên tổ chức khánh tiết cho một hội nghị quan trọng đã không thực hiện bước kiểm tra đĩa nhạc nghi lễ trước khi hội nghị khai mạc 30 phút (đã được viết trong quy trình hướng dẫn công việc) nên đã bật nhằm bài Hồn Tử Sĩ thay vì bật bài Tiến Quân Ca khi người điều khiển nghi thức hô động lệnh chào Quốc Kỳ!!!

Chúng ta luôn tâm niệm lời khuyên của các bậc Thầy trong ngành Y, mỗi sai lầm của người thầy thuốc đôi khi phải trả giá bằng cái chết của bệnh nhân, vì vậy những hành động trong quản lý dịch vụ kỹ thuật chuyên môn đã viết ra thành phác đồ thì cần và rất cần tuân thủ nghiêm ngặt, chưa nói đến dịch vụ y tế là sự kết nối của những hành động liên tục, cho nên khi làm sai ở khâu này ắt dẫn đến một chuỗi sai lầm tiếp theo và lan truyền theo hệ thống kiểu như hiệu ứng Domino (sắp quân cờ Domino tựa vào nhau chỉ cần chạm nhẹ là các quân cờ đều sụp đổ), dẫn đến sụp đổ niềm tin của bệnh nhân vào sự an toàn và chất lượng của bệnh viện.

Lời khuyên chia sẻ: HÃY LÀM ĐÚNG NHỮNG GÌ

ĐÃ VIẾT RA TRONG KẾ HOẠCH(Còn tiếp….)

BS VÕ VĂN HÙNGPhó giám đốc Sở Y tế BR-VT

BS Võ Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế (bên phải) thăm và chúc mừng bệnh viện Lê Lợi nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam. Ảnh: THẾ PHI

Không gian làm việc hiện đại, khoa học cua bệnh viện Bà Rịa. Ảnh: THẾ PHI

KHOA HỌC QUẢN LÝ

22

Page 23: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

NHÂN KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21-6

Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với hoạt động báo chí. Năm

1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình lao động, học hỏi và giác ngộ cách mạng, Bác bắt đầu quan tâm đến một phương tiện thông tin phổ biến, nhiều tác dụng là báo chí. Cuối năm 1917, khi trở lại Pháp, tuy vốn ngôn ngữ chưa đủ để viết báo nhưng với tinh thần quyết tâm cao, Bác tự học tiếng và học làm báo. Những ngày đầu, Bác được Longuet - cháu ngoại của Karl Marx, làm việc ở báo Sinh hoạt công nhân - nhiệt tình chỉ dẫn nghiệp vụ báo chí đơn giản. Những bài viết của Bác bằng tiếng Pháp dần dài hơn, chuẩn hơn và được đăng. Từ những mẩu tin, bài, tư liệu tản mạn có chủ đề nhỏ, Bác viết thành các bài có chủ đề lớn, tập trung. Những bài viết của Bác đăng trên báo cánh tả là các báo ngân quỹ ít ỏi nên hầu như không có nhuận bút, nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Vì vậy, ban ngày Bác đi làm, tối tham gia mít tinh, biểu tình, vận động cách mạng, đêm lại vẫn ngồi cặm cụi viết báo.

Ngày 28/6/1919, hội nghị các nước thắng trận trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất khai mạc tại Versailles. Thay mặt những Việt kiều, Bác viết và gửi đến hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là bài viết nổi tiếng đầu tiên của Bác được cơ quan ngôn luận Đảng Xã hội Pháp đăng dưới nhan đề Quyền các dân tộc. Trong bài này, mạnh bạo đưa ra 8 yêu sách thiết thực, Bác đấu tranh đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền độc lập tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam, trong đó có cả quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí... Năm 1921, Bác (với tên Nguyễn Ái Quốc) cùng một số chính khách thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa và năm 1922 lập ra Le Paria (Người cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội. Le Paria thể hiện tinh thần đoàn kết và giải phóng con người, số đầu xuất bản ngày 1/4/1922. Nguyễn Ái Quốc trở thành nòng cốt của tờ báo: vừa là biên tập viên chính, vừa là phóng viên, nhiếp ảnh viên kiêm việc tổ

chức, quản lý, phát hành và Bác đã viết tới 38 bài cho báo này.

Tháng 11/1924, Bác được Quốc tế Cộng sản phân công về Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng, thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, với báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận. Báo Thanh niên số 1 ra ngày 21/6/1925, đến tháng 4/1927 ra đều đặn được 88 số (kỳ) bằng tiếng Việt tại số nhà 13A, đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, in trên giấy sáp. Bác trực tiếp chỉ đạo, biên tập, trình bày và viết nhiều bài chính luận sắc bén. Báo chuyển về nước bằng đường thủy, tới các tổ chức cảm tình của Hội, các chi bộ, các cơ sở Việt kiều ở Pháp, Thái Lan, Nga. Tháng 12/1926, Bác lập ra báo Công nông cho giai cấp công nhân và nông dân nước ta. Tháng 1/1927, báo Lính kách mệnh (tiền thân của báo Quân đội nhân dân ngày nay) dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng cũng được Bác sáng lập. Các báo này đều xuất bản chủ yếu bằng tiếng Việt, nhưng còn có cả một số tin, bài bằng tiếng Hán, Pháp, Anh..., hình thức mới mẻ mà gần gũi, nội dung phong phú nhưng luôn bám sát các chủ trương, mục tiêu cách mạng.

Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, tại Hồng Kông, Bác trực tiếp tổ chức, chỉ đạo Hội nghị thống nhất các đảng phái, phong trào cộng sản ở Việt

Bác Hồ đọc báo Nhân Dân.

Nhà báoHỒ CHÍ MINH

23

Page 24: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Nam để thành lập một đảng mới với tên Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định đình bản những tờ báo riêng rẽ của các tổ chức đảng trước đây, còn lại cho xuất bản báo Tranh đấu và tạp chí Đỏ, những số đầu phát hành vào tháng 8/1930. Trong thời kỳ này, với nhiều bút danh khác nhau, Bác còn cộng tác với các báo tiến bộ trong nước, đồng thời viết hàng loạt bài cho những tờ báo cách mạng nổi tiếng thế giới: L’ Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, La Vie d’Ouvriers (Đời sống thợ thuyền) của Liên đoàn Lao động Pháp, Điện tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản III, Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô... Tháng 1/1941 Bác về nước, chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8 thành lập Mặt trận Việt Minh, cho ra tờ báo Việt Nam độc lập từ năm 1941 và báo Cứu quốc từ năm 1942. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951, Bác chỉ đạo thành lập báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng. Ngoài sáng lập, tổ chức hoạt động, Bác còn còn là cộng tác viên nhiệt tình của nhiều tờ báo lớn. Chỉ riêng với báo Nhân dân, từ số 1 ngày 11/3/1951 đến số 5526 ngày 1/6/1969, Bác đã gửi tới và được đăng 1.206 bài viết với 23 bút danh khác nhau.

Bác đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Việt Nam và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo. Bằng chính kiến thức và

kinh nghiệm của mình, Bác tận tâm chỉ dẫn nghiệp vụ cho các nhà báo như một đồng nghiệp, một người bạn, người anh, người thầy. Ngày 17/8/1952, trong buổi nói chuyện tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở rừng Việt Bắc, Bác nêu rõ 4 vấn đề cơ bản trước những cán bộ báo chí: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?” và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn

đề đó. Bác căn dặn: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng’”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”. Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Bác cũng thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của báo chí nước nhà bấy giờ: “Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời gian của quần chúng…”, “Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta…”, “Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng…”, “Thiếu cân đối: tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn thì viết dài, tin để sau thì để trước, nên trước lại để sau…”, “Lộ bí mật - có khi quá lố bịch…”, “Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và

NHÂN KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21-6

Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950.

Trang nhất báo Le Paria (Người Cùng Khổ) số tháng 9-10 năm 1925.

24

Page 25: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

lắm khi dùng không đúng…”. Nhưng Bác luôn khẳng định giá trị to lớn của báo chí: “Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, lãnh đạo...”, “Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời...”. Về vai trò quan trọng của báo chí cách mạng, Bác nói: “Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể Đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”. Bác đánh giá và khuyên dạy: “Báo chí của ta đã có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới... Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”.

Suốt hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí, Bác để lại một sự nghiệp đồ sộ. Trên 2.000 bài viết với hàng trăm bút danh khác nhau của Bác

đã được đăng ở nhiều báo trong, ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh... với chủ đề đa dạng, sinh động; văn phong vừa độc đáo vừa gần gũi, dễ hiểu, luôn chiếm được sự mến mộ của bạn đọc. Bác là người khai sinh, thực hiện, định hướng, bảo trợ, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bác còn

Cỏ như em minh triết, dịu dàng...Và em ạ, điều này không thể giấu

nhiều khi anh mỏi mệt, bất cầnmà phía trước vẫn vô chừng giông bão

những ngả đường rớm máu đợi bàn chânBởi giận cá anh nhìn đâu cũng thớt

ngó hư vinh rụi tắt, nhục dần đềulòng đã nghẹn những lấn bồi đắng đót

quá nửa đời vừa sợ hãi vừa yêuXưa trót ném tuổi trẻ mình vào gió

vung vãi lời ca như kẻ hoang đànggiờ thành thật, anh chỉ tin vào cỏcỏ như em minh triết, dịu dàngNếu đổi được những tháng năm nhăng nhốlấy một ngày im lặng ở bên emanh sung sướng hóa thân thành cỏxanh xanh xanh... chẳng kể ngày đêm

CAO XUÂN SƠN

đưa ra các tư tưởng, phương pháp báo chí mới mẻ, tiến bộ mà phù hợp với phong trào báo chí cách mạng, báo chí hiện đại trên thế giới. Bác không những là một lãnh tụ chính trị kiệt xuất, một danh nhân văn hóa đáng khâm phục, mà còn thực sự là một nhà báo vĩ đại.

BẢO HOÀN

NHÂN KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21-6

Bác Hồ đến thăm Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội (ngày 11-5-1959).

25

Page 26: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Với mục đích đoàn kết, tập hợp lực lượng Thầy thuốc trẻ trong một tổ chức xã hội nghề

nghiệp, nhằm góp phần bồi dưỡng, phát huy tiềm năng, trí tuệ, công sức của thầy thuốc trẻ trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, từ năm 2009, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, đề xuất với Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hội Thầy thuốc trẻ. Trải qua 2 kỳ Đại hội, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã dần ổn định về tổ chức và phát huy vai trò của mình trong hoạt động tình nguyện, nghiên cứu khoa học và tập

hợp lực lượng Y, bác sĩ trẻ tham gia hoạt động Hội.

Cùng với phong trào chung của cả nước, thời gian qua Sở Y tế đã phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh Niên tỉnh BR-VT đề xuất Sở Nội vụ, tham mưu UBND tỉnh cho phép thành lập Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh BR-VT. Trong thời gian này, Hội thành lập Ban vận động và tích cực triển khai các hoạt động cũng như hoàn thiện các thủ tục để đi vào hoạt động chính thức. Đến nay, Ban vận động đã tổ chức được rất nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực và về cơ bản đã nhận được

sự thống nhất cho phép của lãnh đạo UBND tỉnh.

Nói về việc thành lập Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh BR-VT, anh Lê Văn Minh – Chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên tỉnh BR –VT cho biết: “Trong những năm qua, phong trào xung kích tình nguyện của lực lượng Y, bác sĩ trẻ từng bước được khẳng định với nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là các hoạt động khám chữa bệnh tình nguyện đến với bà con nghèo nơi vùng sâu, vùng xa. Để hoạt động này trở thành một nét đẹp của Thanh niên Việt Nam nói chung cũng như đi vào chiều sâu, thiết thực hơn,

HỘI THẦY THUỐC TRẺ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU:

Phát huy sức trẻ, trí tuệ... vì cuộc sống cộng đồng

Buổi giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế với lực lượng thầy thuốc trẻ và tuyên dương thầy thuốc trẻ tiêu biểu tỉnh BR –VT năm 2014. Ảnh: THẾ PHI

26

Page 27: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

phát huy được sức mạnh tập thể... cần có sự phối hợp giữa Hội Liên Hiệp Thanh Niên tỉnh và Sở Y tế. Và thực tế cũng cho thấy, trong thời gian hoạt động dưới danh nghĩa Ban Vận động Hội Thầy thuốc trẻ của tỉnh, sự phối hợp giữa 2 bên đã đem lại nhiều hiệu quả, với những hoạt động thiết thực như: Tổ chức tư vấn, khám và phát thuốc miễn phí cho 300 công nhân vào ngày 25/1/2014 tại Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành; Tổ chức giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành Y tế, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, lực lượng thầy thuốc trẻ trên địa bàn toàn tỉnh và tuyên dương 37 gương thầy thuốc trẻ tiêu biểu nhằm động viên, khích lệ các thầy thuốc trẻ trong công tác tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; Tổ chức Ngày Hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác vào ngày 18/5/2014 với các hoạt động như: tổ chức Ngày Hội Rửa tay và tập huấn sơ cấp cứu tại trường Tiểu học Long Mỹ- Xã Long Mỹ huyệt Đất Đỏ; tổ chức tư vấn, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 600 người già neo đơn, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số tại Xã Bàu Lâm, xã Tân Lâm huyện Xuyên Mộc. Cũng trong ngày này, tại Trung tâm Mắt tỉnh BR – VT tổ chức mổ mắt miễn phí cho 60 đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn thuộc 2 địa phương là Châu Đức và Tp. Bà Rịa; Ngày 14/6/2014 tại trại giam huyện Xuyên Mộc, Ban vận động Hội thầy thuốc trẻ đã tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn pháp luật, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho các phạm nhân trong độ tuổi thanh niên... Gần đây nhất, vào ngày 17/5/2015, Ban vận động Hội thầy thuốc trẻ của tỉnh đã tổ chức

“Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác – Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng tại huyện Long Điền với các hoạt độnh như: Khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 600 người già neo đơn, gia đình chính sách, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Long Hải và xã Phước Tỉnh và “Ngày Hội rửa tay” cho hơn 700 học sinh, phụ huynh tại trường mầm non Hoàng Yến xã Phước Tỉnh; tập huấn sơ cấp cứu cho 200 tổng phụ trách đội và lực lượng thanh niên tình nguyện của huyện...”

Bằng sự phối hợp chặt chẽ, đề ra nhiều hoạt động phong phú, có ý nghĩa thiết thực, Ban vận động Hội thầy thuốc trẻ đã thu hút được đông đảo Hội viên tham gia. Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước –Trưởng Ban vận động Hội thầy thuốc trẻ, Phó phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế cho biết: “Hiện

nay Ban vận động đã nhận được rất nhiều đơn đăng ký tham gia vào Hội thầy thuốc trẻ, gồm rất nhiều thành phần như: bác sỹ, điều dưỡng, KTV, Y tá... và không chỉ gói gọn trong phạm vi các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, có cả các Hội viên thuộc các đơn vị Y tế ngành như: Công an, quân sự, Vietsovpetro... cũng đăng ký tham gia. Nói chung về mặt lực lượng là khá phong phú và đông đảo (khoảng trên 200 Hội viên). Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện các thủ tục đề xuất việc thành lập Hội, xây dựng chương trình hoạt động sao cho phù hợp và hiệu quả nhất,

Lực lượng thầy thuốc trẻ khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Ảnh: THẾ PHI

27

Page 28: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

phát huy được sức trẻ, nhiệt huyết cũng như trí tuệ của lực lượng thầy thuốc trẻ trong các hoạt động hướng về cộng đồng”.

Từ khi Ban vận động Hội thầy thuốc trẻ được thành lập và triển khai các hoạt động, các chương trình hoạt động của Đoàn cơ sở Sở Y tế cũng gắn liền với hoạt động của Hội.

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GUYỄ

N VĂ

N LO

NG

Đánh giá về việc phối hợp này, chị Lê Thị Tuyết Nhung – Bí thư Đoàn cơ sở Sở Y tế cho rằng: “ Việc phối hợp giữa Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh BRVT với Sở Y tế đã thúc đầy mạnh mẽ các hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng. Tham gia vào các hoạt động do Ban vận động triển khai giúp các thầy thuốc trẻ có điều

kiện trau dồi về mặt chuyên môn, nghiệp vụ và y đức, có cơ hội tiếp cận với cộng đồng để tích lũy vốn sống, mở rộng hiểu biết, tính sáng tạo và nhất là mở rộng tâm hồn, phát huy sức trẻ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

Có thể nói, trong quá trình Vận động triển khai việc thành lập Hội thầy thuốc trẻ tại tỉnh BR –VT, Ban vận động của Hội – thông qua những hoạt động cụ thể, thiết thực đã làm bật lên được tôn chỉ, mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Hội, do đó đã thu hút đông đảo lực lượng thầy thuốc trẻ của tỉnh tình nguyện tham gia. Một tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp đã được đón nhận ngay từ khi xuất hiện, chứng tỏ nó đã đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của lực lượng y, bác sĩ cũng như CBCCVC trẻ đang công tác trong ngành Y tế. Thiết nghĩ, cần xúc tiến việc thành lập Hội thầy thuốc trẻ tỉnh BR –VT trong thời gian sớm nhất để hoạt động của Hội sớm đi vào ổn định, kiện toàn tổ chức, mở rộng hoạt động... phát huy những thành quả đã đạt được trong suốt chặng đường vận động thành lập Hội thời gian qua.

KHÁNH CHI

Các thầy thuốc trẻ khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho người cao tuổi. Ảnh: THẾ PHI

28

Page 29: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Chị và tôi đã có một cuộc nói chuyện vô cùng cởi mở và thú vị trong một buổi chiều Vũng

Tàu mưa tầm tã. Chị đến, vẫn ánh mắt sáng lấp lánh và gương mặt thanh thoát tựa như không điều gì trong cuộc sống này khiến chị phải vướng bận. Câu đầu tiên chị xin lỗi tôi vì trễ hẹn, do phải đi đón cậu con trai nhỏ vừa đi nhận giải 3 cuộc thi giải toán Quốc tế (bằng tiếng Anh) về. Chị nói với tôi như một lời giải thích, hoàn toàn không có ý niệm gì về sự khoe khoang như một số người mẹ khác khi nói về những đứa con “thiên tài” của mình và điều này tôi không lấy làm ngạc nhiên, vì tôi đã biết về chị từ khá lâu và đã không dưới một lần bất ngờ về cách ứng xử cũng như một số quyết định của chị trong một số thời điểm quan trọng của cuộc đời.

Chị - Người đồng nghiệp tôi đã có thiện cảm ngay từ lần đầu gặp mặt, có thể một phần do vẻ bề ngoài: dáng người dong dỏng cao, nước da trắng

hồng, ánh mắt nhanh nhẹn không tỏ ra để tâm quá nhiều vào vấn đề gì khiến người khác cảm giác đang bị xoi mói và đặc biệt giọng nói nhỏ nhẹ, khúc triết khi nói chuyện hay tư vấn cho người bệnh, khiến người tiếp xúc luôn có cảm giác an tâm và tin tưởng. Nhưng chắc hẳn đó không phải là lý do khiến tôi đặc biệt bị ấn tượng, mà có lẽ trong vô vàn những người mà tôi đã gặp, ít có người nào suy nghĩ một cách hồn hậu và giản đơn như chị. Phải chăng vì thế mà trong dòng chảy của cuộc đời, chị không bao giờ gặp những khúc cua hoặc những đoạn xoáy gấp mà cứ thuận theo dòng chảy để êm đềm xuôi mái. Những xô bồ, khắc nghiệt của cuộc đời, tự động trôi dạt trên con đường chị qua. Nhìn vẻ bề ngoài, ít ai đoán chị chạm ngưỡng 50, dù chỉ 2 năm nữa chị đã nghỉ hưu, sau hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Chị là Nguyễn Thị Kim Dung, sinh năm 1962, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh BR –VT. Sinh ra và lớn lên tại huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, học xong Ngoại Sản tại trường Y Thái Bình (năm 1985), chị vào công tác tại Khoa sản bệnh viện Ninh Bình. Sau đó chị lấy chồng và chuyển công tác về khoa sản bệnh viện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Năm 1997, chị theo chồng vào định cư tại tỉnh BR –VT và tiếp tục làm chuyên môn tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Bà Mẹ & Trẻ Em (tiền thân của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản hiện nay). Thời điểm đó, Trung tâm chưa phân ra các phòng ban như bây giờ. Vào làm được vài tháng, chị được cử đi học lớp siêu âm tại bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM. Tốt nghiệp xong, chị về phụ trách khám sản phụ khoa và siêu âm. Với chuyên môn vững vàng và những nỗ lực cống hiến, tháng 12 năm 2000 chị được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm cho tới nay.

HOA ĐẸP NGÀNH Y

“Đơn giản” Là sự

lựa chọnBs Kim Dung đang thực hiện một

ca đình sản tại Trung tâm CSSKSS. Ảnh: NGUYỄN TẤN THANH TUYỀN

29

Page 30: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

HOA ĐẸP NGÀNH Y

Mặc dù ở vị trí lãnh đạo, song do đơn vị thiếu trầm trọng nguồn nhân lực bác sĩ, chị vẫn phải trực tiếp làm chuyên môn và quản lý chương trình Vị thành niên - Thanh niên. Bệnh nhân đến với chị dù thuộc thành phần nào, lứa tuổi nào cũng đều hài lòng với thái độ tận tâm, nhã nhặn, ân cần của bác sĩ. Nếu không liên hệ về mặt hành chính, chẳng ai biết chị là lãnh đạo của Trung tâm. Khi xuống cộng đồng, chị thật sự là người bạn của những cán bộ chuyên trách tuyến cơ sở. Chị luôn gần gũi, chân tình trong việc hướng dẫn tuyến dưới cách quản lý chương trình hiệu quả, chia sẻ những kinh nghiệm về mặt chuyên môn...Nhưng điều khiến chị cảm thấy thú vị nhất là những buổi nói chuyện về sức khỏe sinh sản VTN tại các trường phổ thông hay các buổi sinh hoạt chuyên đề sức khỏe sinh sản cho thanh niên...bởi ở đây các bạn trẻ luôn khiến chị bất ngờ với những câu hỏi táo bạo và cả những chia sẻ thầm kín mà chị bảo: “nếu không đủ bản lĩnh, rất dễ sốc”. Chính nhờ những buổi đối thoại trực tiếp với thanh niên đã khiến chị nhận ra rằng: thanh niên ngày nay rất nhanh nhạy trong việc tiếp cận

thông tin, họ có nhiều kênh để tìm hiểu về những vấn đề mà ở thế hệ của chị rất ít đề cập đến. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nếu không có một nền tảng kiến thức vững vàng, một cái đầu biết phân loại, tiếp cận vấn đề thông minh thì rất dễ bị nhiễu thông tin và sai lệch về nhận thức. Trong nhiều năm làm chuyên môn, đã không ít lần chị gặp phải những trường hợp đau lòng, đó là những cô bé ở độ tuổi 13, 14 tìm đến xin phá thai vì lỡ dại, vì không biết cách tự bảo vệ mình... Từ thực tế này, chị tự xây dựng một chương trình nói chuyện phù hợp, với những thông tin được chắt lọc đơn giản, dễ hiểu và một cách truyền thông linh hoạt với từng đối tượng, giúp các em hiểu đúng, hiểu đủ những vấn đề về giới và sức khỏe sinh sản, tránh được những hậu quả đáng tiếc do nhận thức sai lầm.

Những thành công mà chị gặt hái trong công việc, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn phải kể đến sự hậu thuẫn của gia đình, đó là sự sẻ chia, thấu hiểu của chồng, sự chăm ngoan của 2 con trai, giúp chị có nền tảng vững chắc và động lực để có

thể tiến xa hơn. Tuy nhiên, chị đã dừng lại. Dừng lại để có thời gian chăm lo cho gia đình, hoàn thành thiên chức của người phụ nữ. Chị không nói với tôi một cách cụ thể về sự lựa chọn của chị, nhưng trong câu chuyện bâng quơ giữa hai chị em, tôi hiểu những điều chị muốn chia sẻ: “Khi đứng trước một quyết định, chúng ta thường tự hình dung ra rất nhiều con đường và cảm thấy vô cùng khó khăn để lựa chọn, nhưng thực tế, chúng ta không có nhiều con đường như vậy. Nếu có, cũng là do chúng ta đã suy nghĩ quá nhiều thành ra suy diễn mà thôi... Chị ví dụ thế này: Em đang sống với một gã chồng không ra gì và em muốn từ bỏ anh ta. Em sẽ nghĩ ra đủ những hệ luỵ sau cuộc chia tay và cho rằng có nhiều con đường buộc em phải lựa chọn, do vậy em cảm thấy lo lắng và do dự. Còn thực tế, em chỉ có 2 con đường: tiếp tục sống chung hay không sống chung nữa, thế thôi. Bởi vậy, trong tất cả mọi tình huống chị đều cố gắng suy nghĩ và lựa chọn một cách đơn giản. Việc gì mình có thể làm tốt nhất thì mình làm, đừng cường điệu hóa và biến những chuyện đơn giản thành phức tạp. Đó là phương châm sống của chị.

“Thái độ sống quyết định số phận chứ không phải bất kỳ điều gì khác”, đó là những điều tôi chiêm nghiệm được từ cuộc đời chị và tôi chợt nhớ đến một câu trong khế kinh của đức Phật “tri túc chi nhân, tuy ngọa địa thượng du vi an lạc. Bất tri túc chi nhân, tuy xứ thiên đường diệc bất xứng ý” nghĩa là: người biết đủ dù nằm trên đất vẫn thấy an lạc, trái lại người không biết đủ dù ở trên trời cũng không vừa ý. Trong sự xoay vần của con tạo và số phận, chị bình thản đón nhận và lựa chọn một con đường phù hợp nhất với tiêu chí đơn giản nhất và cứ thế, hạnh phúc lặng lẽ tìm về.

KHÁNH CHI

Bs Kim Dung siêu âm cho bệnh nhân. Ảnh: THẾ PHI

30

Page 31: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

ĐD Trần Minh Mân - BV Lê Lợi.

Bs Nguyễn Văn Lên - Giám đốc Trung Tâm TT-GDSK.

Bs Ngô Thành Phong - Giám đốc BV Tâm Thần.

Bs Tiêu Văn Linh - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP.

Bs Hồ Văn Hải - Giám đốc TTYT Xuyên Mộc.

Bs Nguyễn Viết Giáp - Giám đốc BV Mắt.

CÁC GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TIÊU BIỂU CỦA NGÀNH Y TẾ VINH DANH TAI HÔI NGHỊ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN TRONG CNVCLĐ

TINH BR - VT LẦN THỨ IV, GIAI ĐOAN 2010 - 2014

Ảnh: THẾ PHI

Page 32: “Đơn giản”soyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/0/BTSK 109.pdfchủng vi rút mới của họ vi rút Corona gây nên (gọi tắt là MERS-CoV). Trường hợp bệnh

Ảnh: THẾ PHI

Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2014 và tổng kết Tháng hành động vì ATTP năm 2015.

Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP tỉnh tiến hành thanh kiểm tra tại các địa điểm buôn bán và chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Chọn mua thực phẩm an toàn.

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI CAC HOAT ĐÔNG THANG HANH ĐÔNG VI AN TOAN THỰC PHÂM NĂM 2015