36
1. Phạm Thị Hoàng Yến 2. Trần Thị Thùy Hương Lớp QT13A COMPUTER VIRUS

Vi-rút máy vi tính

Embed Size (px)

Citation preview

1. Phạm Thị Hoàng Yến2. Trần Thị Thùy Hương

Lớp QT13A

COMPUTER VIRUSCOMPUTER VIRUS

Là một chương trình máy tính có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng lây nhiễm này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, đĩa mềm...), và chương trình đó mang tính phá hoại.

Năm 1949: John von Neuman (1903-1957) phát triển nền tảng lý thuyết tự nhân bản của một chương trình cho máy tính.

Vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 đã xuất hiện trên các máy Univax 1108 một chương trình gọi là "Pervading Animal" tự nó có thể nối với phần sau của các tập tin tự hành. Lúc đó chưa có khái niệm virus.

Năm 1981: Các virus đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành của máy tính Apple II

Năm 1983: Tại Đại Học miền Nam California, tại Hoa Kỳ, Fred Cohen lần đầu đưa ra khái niệm computer virus như định nghĩa ngày nay.

Năm 1987: Virus đầu tiên tấn công vào command.com là virus "Lehigh"

Năm 1988: Virus Jerusalem tấn công đồng loạt các đại học và các công ty trong các quốc gia vào ngày thứ Sáu 13. Đây là loại virus hoạt động theo đồng hồ của máy tính (giống bom nổ chậm cài hàng loạt cho cùng một thời điểm).

Tháng 11 cùng năm, Robert Morris, 22 tuổi, chế ra worm chiếm cứ các máy tính của ARPANET, làm liệt khoảng 6.000 máy. Morris bị phạt tù 3 năm và 10.000 dollar. Mặc dù vậy anh ta khai rằng chế ra virus vì "chán đời"

Năm 1990: Chương trình thương mại chống virus đầu tiên ra đời bởi Norton

Năm 1991: Virus đa hình (polymorphic virus) ra đời đầu tiên là virus "Tequilla". Loại này biết tự thay đổi hình thức của nó, gây ra sự khó khăn cho các chương trình chống virus.

Năm 1995: Virus văn bản (macro virus) đầu tiên xuất hiện trong các mã macro trong các tệp của Word và lan truyền qua rất nhiều máy.

Năm 2000: Virus Love Bug, còn có tên ILOVEYOU, đánh lừa tính hiếu kì của mọi người.

Năm 2002: Tác giả của virus Melissa, David L. Smith, bị xử 20 tháng tù.

Năm 2003: Virus Slammer, một loại worm lan truyền với vận tốc kỉ lục, truyền cho khoảng 75 ngàn máy trong 10 phút.

Năm 2004: Đánh dấu một thế hệ mới của virus là worm Sasser. Với virus này thì người ta không cần phải mở đính kèm của điện thư mà chỉ cần mở lá thư là đủ cho nó xâm nhập vào máy.

Phần mềm gây hại có kích thước rất nhỏ nhẹ, chúng hầu như vô hình khi hoạt động, bạn không có cách nào phát hiện ra chúng

Ghi lại những gì bạn gõ từ bàn phím và gửi thông tin đó tới kẻ đã bằng cách này hay cách khác cài Keylogger lên máy tính bạn sử dụng.

Keylogger đặc biệt nguy hiểm bởi nó được sử dụng chủ yếu nhằm đánh cắp các loại thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, mật khẩu…

Ở Việt Nam, Keylogger được dùng chủ yếu đánh cắp các tài khoản game trực tuyến và mật khẩu email, chat… Điều này gây thiệt hại tiền bạc hoặc uy tín trực tiếp cho nạn nhân.

Không thể tự nhân bản. Không có khả năng tự gắn kết với một

phần mềm thông thường hợp lệ nào. Nó lây vào chính hệ thống.

Là 1 loại trojan. Một khi được kích hoạt, nó cho phép chủ nhân điều khiển máy tính của người khác thông qua mạng Internet mà không bị phát hiện.

Những trojan loại này thường được nhúng vào các tập tin với nhiệm vụ đánh cắp mật khẩu. Thông thường các tiện ích bẻ khóa phần mềm rất hay bị đính kèm với trojan kiểu này.

Bom Logic sẽ thực hiện các tác vụ phá hoại hoặc bẻ gãy hàng rào bảo mật của hệ thống khi nhận được tín hiệu điều khiển thích hợp.

DOS Trojan khi lây vào một máy tính sẽ gửi những thông tin được định sẵn tới đích (thường là một website nào đó) để gây nghẽn băng thông mạng.

Thông thường, một hacker có thể sử dụng vài chục đến hàng ngàn máy tính với trojan cài sẵn để tiến hành tấn công.

Là các chương trình cũng có khả năng tự nhân bản tự tìm cách lan truyền qua hệ thống mạng (thường là qua hệ thống thư điện tử).

Ngoài tác hại thẳng lên máy bị nhiễm, nhiệm vụ chính của worm là phá các mạng (network) thông tin, làm giảm khả năng hoạt động hay ngay cả hủy hoại các mạng này.

Robert Morris – ngươi tao ra worm nôi tiêng năm 1988

Rootkit là phần mềm (hoặc một nhóm các phần mềm) với khả năng kiểm soát gốc của một hệ thống máy tính mà không cần bất cứ sự cho phép nào của chủ nhân máy.

Rootkit không mấy khi điều khiển trực tiếp phần cứng mà nó chỉ kiểm soát hệ điều hành hoặc phần mềm chạy trên một thiết bị phần cứng nhất định.

Phần mềm gián điệp là một công cụ máy tính, sau khi được cài đặt lên một PC, nó sẽ chiếm một số quyền điều khiển của người dùng.

Các loại phần mềm gián điệp : spyware, adware,…

Thu thập thông tin cá nhân của chủ nhân chiếc máy mà nó được cài vào ví dụ như thói quen sử dụng Internet, các trang web truy cập…

Can thiệp vào việc sử dụng máy của người dùng ví dụ như tự cài đặt thêm phần mềm, chuyển hướng các lệnh website, truy cập những trang web có virus một cách tự động.

Đây không hẳn là một loại Virus phá hoại nhưng cũng phiền toái không kém, nó thường được tích hợp trong các phần mềm miễn phí hoặc dùng thử để giúp tác giả kiếm chác chút đỉnh thông qua việc hiển thị các thông điệp quảng cáo nhất định.

Sử dụng phần mềm diệt virus

Cập nhật các bản sửa lỗi của hệ điều hành.

Vận dụng kinh nghiệm sử dụng máy tính. Phát hiện sự hoạt động khác thường của máy tính.

Bảo vệ dữ liệu máy tính. Sao lưu theo chu kỳ.

Phạm Thị Hoàng Yến Trần Thị Thùy Hương

Lớp QT13A

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM !