33
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 04 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 04 tháng 5 năm 2018

Page 2: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Bộ, ngành

1. Thủ tướng lưu ý giải quyết các vấn đề mới phát sinh

2. Tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên internet

3. Không để tình trạng ‘trên nóng, dưới nóng, mà ở giữa lạnh'

4. Đề án cải cách chính sách tiền lương có gì mới?

5. Hoàn thiện dự thảo Nghị định về công cụ quản lý nợ công

6. Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu

7. Những tầng nấc, góc cạnh của cải cách

8. Nghiêm cấm mua bán thuốc không rõ nguồn gốc

9. Cắt giảm thủ tục hành chính phải thực chất

10. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư y tế

11. Tiếp tục lan tỏa “sức nóng”

Địa phương

12. Tạo đà thúc đẩy tăng trưởng

13. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính

Page 3: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

1. Thủ tướng lưu ý giải quyết các vấn đề mới phát sinh Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018, Thủ tướng nhấn mạnh, tuyệt đối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành, phải sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dẫn báo cáo của một số tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay khoảng 6,5-7,1%, Thủ tướng cho rằng, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như giá dầu có thể tăng cao, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn… Một thách thức lớn là năng suất lao động trong nước còn thấp. Sức cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trước sự biến đổi của thế giới còn là vấn đề đáng lo ngại. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới, chưa quyết liệt trong công việc. Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Do đó, Thủ tướng đề nghị từng thành viên Chính phủ, các đồng chí bộ trưởng, tư lệnh các ngành phải luôn nhận thức rõ ràng trọng trách với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân, thực sự đổi mới, cầu thị, sát việc, sát thực tiễn, sát dân, theo dõi, ứng phó kịp thời với các vấn đề mới, biến động rất nhanh của bối cảnh tình hình

Page 4: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

trong nước và quốc tế. Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”.

Bên cạnh các thành quả nổi bật như tăng trưởng mạnh của khu vực công nghiệp, nông nghiệp ngư nghiệp gia tăng sản xuất, xuất khẩu, khu vực dịch vụ du lịch tiếp tục là điểm sáng, sức cầu trong nước được cải thiện…, Thủ tướng nhấn mạnh, tuyệt đối không chủ quan trong chỉ đạo, điều hành. Chú trọng giải quyết các tồn tại, vấn đề mới phát sinh.

Các cơ quan chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các đầu nậu, đối tượng phá rừng tự nhiên, buôn lậu, gian lận thương mại. Quy trách nhiệm người đứng đầu, từ cấp xã, đến kiểm lâm, quản lý thị trường.

Trước hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa trời” mà dư luận phản ánh gần đây, Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vi phạm, không để ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, gia đình.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nêu rõ, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được xác định nhất quán là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Cần rà soát cơ chế chính sách, quy định pháp luật, nếu không còn phù hợp, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội thì cần sửa ngay. Trong đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành,

Page 5: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thủ tướng đề nghị ngành tài chính phát động phong trào toàn ngành liêm chính.

Lưu ý việc khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan, Thủ tướng cho biết có nghe thông tin có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sạch tại Hà Nội trong một tháng phải đón tiếp đến 8 đoàn thanh tra, kiểm tra. Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận 3 người với quỹ lương 30 triệu đồng/tháng chỉ chuyên đón tiếp, phục vụ yêu cầu về giấy tờ, sổ sách cho các đoàn thanh tra, kiểm tra. Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội kiểm tra thông tin, chấn chỉnh tình trạng này.

Thủ tướng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì, rà soát lại các quy định thanh tra, kiểm tra, thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20 của Thủ tướng.

Thủ tướng nêu rõ, phải công khai minh bạch giá thị trường tài sản công và đất đai, không để thất thoát tài sản đất đai Nhà nước. Tiếp tục chuẩn bị nội dung cho các hội nghị chuyên đề quan trọng như cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, gắn kết doanh nghiệp trong nước và FDI…

Nhấn mạnh mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng ít nhất 6,7%, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư công. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, làm chậm tiến độ. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phải có chương trình kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm.

Page 6: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Các bộ, ngành, cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác xét duyệt, trao giải thưởng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, một việc làm cần thiết để tôn vinh, khích lệ sản xuất sản phẩm tốt, có chất lượng nhưng rất dễ bị lợi dụng làm trái như thuốc chống ung thư làm từ than tre vừa qua.

Tạo chuyển biến căn bản trong xử lý doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng đề nghị ngành y tế chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát cao trong mùa hè. Nâng cao y đức, nghiêm trị các hành vi bạo lực đối với thầy thuốc, cán bộ y tế.

Bộ LĐTB&XH đánh giá lại tình hình thất nghiệp, nhất là trong thanh niên, sinh viên tốt nghiệp mới ra trường để có giải pháp giải quyết việc làm chủ động hơn.

Bộ GD&ĐT rà soát, chuẩn bị các điều kiện, tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018.

Nhắc lại chỉ đạo về nhà vệ sinh trong trường học, trong bệnh viện phải bảo đảm hợp vệ sinh, Thủ tướng giao hai Bộ trưởng GD&ĐT, Y tế, cùng chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, đạt kết quả cụ thể, “không để tình trạng các em không dám uống nước vì nhà vệ sinh quá bẩn”. Cần chú trọng các biện pháp bảo đảm an toàn cho học

Page 7: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

sinh nghỉ hè. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn, ngăn chặn tình trạng đuối nước ở trẻ em.

Thủ tướng giao Bộ trưởng TN&MT rà soát lại Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, “phải vào cuộc ngay, không được chờ đợi, phải thúc đẩy các bộ”.

Về công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là kịp thời, bảo đảm chất lượng, thời gian các văn bản, đề án, báo cáo trình Quốc hội.

Đức Tuân

Theo chinhphu.vn

2. Tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên internet Các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên internet thận trọng khi sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ viễn thông để thanh toán trò chơi điện tử, do hiện nay căn cứ pháp lý hướng dẫn thanh toán bằng phương thức này chưa rõ ràng.

Bộ TT&TT yêu cầu các DN cung cấp game online thận trọng khi sử dụng hình thức

thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông. Ảnh minh họa

Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có văn bản khuyến cáo sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các DN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên internet thận trọng khi sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ viễn thông

Page 8: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

(thẻ cào điện thoại) để thanh toán trò chơi điện tử, do hiện nay căn cứ pháp lý hướng dẫn thanh toán bằng phương thức này chưa rõ ràng.

Các DN cần cập nhật thường xuyên, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan trong hoạt động thanh toán.

Trong thời gian qua, hoạt động cung cấp trò chơi điện tử trên mạng diễn biến phức tạp. Tình trạng DN phát hành trò chơi chưa được phê duyệt nội dung kịch bản vẫn khá phổ biến. Có vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm vì tính chất phức tạp, mức độ ảnh hưởng đến xã hội, trong đó một phần do cơ sở pháp lý với hoạt động thanh toán trong game qua thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông chưa cụ thể, dễ bị lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị sở TT&TT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, thanh tra theo thẩm quyền; chủ động phát hiện, xử lý nghiêm DN tại địa phương không có giấy phép cung cấp dịch vụ và trò chơi không được phê duyệt nội dung. Việc thanh, kiểm tra phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tránh việc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây khó khăn cho DN.

Hiện nay, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử thường xuyên cập nhật danh sách các DN đã được cấp giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, danh sách trò chơi được cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ TT&TT (https://www.mic.gov.vn) và Trang Thông tin điện tử của Cục (http://abei.gov.vn) để các đơn vị thuận tiện trong việc tham chiếu, xử lý.

Cục yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về trò chơi điện tử, rà soát, bảo đảm phát hành các trò chơi theo đúng nội dung, kịch bản đã được phê duyệt; không phát hành trò chơi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản.

Bộ TT&TT đề nghị các DN thực hiện nghiêm các quy định về tài sản ảo, điểm thưởng trong trò chơi được quy định tại Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014. Tuyệt đối không được đổi thưởng, đổi tài sản ảo ra tiền mặt và các hiện vật có giá trị.

Theo chinhphu.vn

3. Không để tình trạng ‘trên nóng, dưới nóng, mà ở giữa lạnh'

Page 9: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Việc cải thiện môi trường kinh doanh thời gian qua có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng ‘trên nóng, dưới nóng, mà ở giữa lạnh'.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 3/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2018 của Chính phủ diễn ra hôm nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá kinh tế 4 tháng đầu năm nay tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát luôn được ưu tiên hàng đầu.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp báo chiều 3/5/2018

Bộ trưởng cũng cho biết, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đã chứng minh đánh giá trên. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chỉ tăng 0,08% so với tháng 3; bình quân 4 tháng chỉ tăng 2,08%. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định.

Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và phục hồi rõ nét, do điều kiện thời tiết thuận lợi (đàn bò tăng 2,9%, gia cầm tăng 6,8%, sản lượng thủy sản tăng 4,5%, trong đó nuôi trồng tăng 5,9%, khai thác tăng 3,2%). Tính tới thời điểm cuối tháng 4/2018, đã có 50 huyện và 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 11,4%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 14%. Nếu tháng 5 tiếp tục khánh thành lò số 2

Page 10: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Formosa sẽ có sản lượng thép tăng mạnh; lắp ráp điện tử vẫn tiếp đà tăng trưởng thì chỉ số công nghiệp sẽ đạt con số ấn tượng hơn.

Về du lịch, dịch vụ cũng phát triển mạnh với lượng khách quốc tế đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng gần 30%. Hơn nữa, tại phiên họp hôm nay, Chính phủ đã xem xét cấp visa, thị thực cho 5 quốc gia Tây Âu kể từ 1/7 tới đây. "Đây là tín hiệu đáng mừng cho khách du lịch quốc tế khu vực này có thể đến Việt Nam một cách dễ dàng hơn"-Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá.

4 tháng qua, trên cả nước đã có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 11.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng số vốn đăng ký mới bổ sung trên 1,16 triệu tỷ đồng... Điều này cũng cho thấy môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, giải thể còn lớn. Có nhiều khoản phí, lệ phí còn cao, nhất là chi phí logistics và kiểm tra chuyên ngành.

Mặc dù kết quả tích cực 4 tháng qua, nhưng Bộ trưởng cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành không chủ quan bởi đang xuất hiện các yếu tố tác động có thể kiến giá một số mặt hàng thiết yếu tăng. Đơn cử, giá dầu thô trên thị trường thế giới đang dấu hiệu tăng trở lại; giải ngân vốn đầu tư vẫn thấp do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện…

Hay như việc các nước đang xây dựng hàng rào thuế quan, bảo hộ thương mại, tăng mức thuế, đặc biệt tại các nước lớn cũng gây ra thách thức với sự phát triển kinh tế trong nước, nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều cải cách, nhưng vẫn cần mạnh mẽ, toàn diện hơn, vì nhiều chỉ số môi trường kinh doanh còn thấp so với toàn cầu.

Đặc biệt, Bộ trưởng nhắc lại vấn đề Thủ tướng nêu ra tại phiên họp Chính phủ khi cho rằng việc vào cuộc thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới nóng nhưng giữa còn lạnh”. Một ví dụ biểu hiện là tại một tỉnh, có một doanh nghiệp đến Sở Xây dựng tới 32 lần vẫn chưa thể giải quyết xong việc điều chỉnh quy hoạch một chi tiết nhỏ của dự án.

"Thủ tướng cho rằng đây là một vấn đề rất khó chấp nhận, khi đã phân cấp phân quyền về cho địa phương. Tuy nhiên, để doanh nghiệp đến tới 32 lần, đặc biệt lại là địa phương có xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao lại càng không thể chấp nhận được", Bộ trưởng nói./.

Hà Trần

Theo vov.vn

Page 11: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

4. Đề án cải cách chính sách tiền lương có gì mới?

Đề án cải cách chính sách tiền lương nêu lên hàng loạt cải cách, trong đó với khu vực công, Ban chỉ đạo Đề án xác định thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: Mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).

Tiền lương phải là thu nhập chính

Đề án nhằm xây dựng chế độ tiền lương mới thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công (là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp) từ năm 2021 bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.

Để bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình, đề án cải cách chính sách tiền lương nêu rõ quan điểm: “Tiền lương phải là thu nhập chính”. Theo đó, trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

Đề án chỉ rõ trong khu vực công, những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.

Theo đề án này, thang, bảng lương hiện hành sẽ được bãi bỏ để ban hành hệ thống bảng lương mới (quy định bằng số tiền tuyệt đối, thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở) theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Nội dung cải cách này được thực hiện trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất, mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường.

Theo đó, đề án cải cách chính sách tiền lương đưa ra thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: Mức lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương; các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương.

Ngoài ra, sẽ có hệ thống bảng lương mới được quy định bằng số tiền tuyệt đối thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh

Page 12: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường.

Cụ thể, sẽ có 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ TƯ đến cấp xã. Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.

Ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm bảng lương cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm); bảng lương cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và bảng lương cho công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Đối với những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp), Ban chỉ đạo Đề án đề xuất thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.

Doanh nghiệp được tự quyết định lương

Việc cải cách cũng hướng đến sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương. Theo đó, nNgười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt. Một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần.

Đề án cũng nêu rõ việc thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị; bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.

Đối với khu vực doanh nghiệp, đề án nêu định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.

Theo Đề án, tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của Ban điều hành trong doanh nghiệp sẽ được tách bạch; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương; từng

Page 13: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.

Để thực hiện nội dung cải cách trên, Đề án nêu giải pháp hoàn thiện xây dựng hệ thống vị trí việc làm để có cơ sở trả lương theo chức vụ, chức danh và vị trí việc làm.

Hằng năm, ưu tiên dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương. Nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm, phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách tiền lương sau năm 2020.

Vân Du

Theo dantri.com.vn

5. Hoàn thiện dự thảo Nghị định về công cụ quản lý nợ công Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính đã gấp rút hoàn thiện và kịp thời trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công ban hành đúng vào thời điểm Luật Quản lý nợ công năm 2017 có hiệu lực thi hành.

Ngày 24/4/2018, Bộ Tài chính đã hoàn tất và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy

định về nghiệp vụ quản lý nợ công. Ảnh: Đức Minh

Page 14: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Tuân thủ đúng đường lối, chủ trương

Theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), Bộ Tài chính, Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Trong đó, cùng với việc giao Chính phủ quy định cụ thể thi hành các nội dung về quản lý huy động vốn vay, cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, quản lý nợ của chính quyền địa phương và quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ, Luật cũng đã đặt ra yêu cầu hướng dẫn các nội dung chung đối với các nghiệp vụ quản lý nợ công, bao gồm: Xây dựng và thực hiện các công cụ quản lý nợ công bao gồm các chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, kế hoạch quản lý nợ trung hạn 3 năm, kế hoạch vay trả nợ hằng năm; quản lý rủi ro nợ công; thống kê, báo cáo và công bố thông tin về nợ công.

"Các nội dung nói trên là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quản lý nợ công bền vững, vì vậy, việc ban hành Nghị định này là cần thiết nhằm quy định chi tiết một số nội dung được quy định trong Luật, đảm bảo tính khả thi của Luật khi đưa vào thực hiện", đại diện Cục QLN&TCĐN nhấn mạnh.

Người đại diện này cũng cho biết, trong tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính nêu rõ, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững đã chỉ rõ sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế, chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công. Việc ban hành Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công là cần thiết, là bước tiếp theo sau khi ban hành Luật Quản lý nợ công trong thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng.

Bên cạnh đó, Nghị định số 79/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2009 cũng đã quy định một số nội dung về nghiệp vụ quản lý nợ công (như các công cụ kế hoạch đối với quản lý nợ công, công tác quản lý rủi ro, công tác thống kê, báo cáo và công khai thông tin nợ công). Những nội dung này vẫn đảm bảo phù hợp, có thể kế thừa, tuy nhiên cũng có một số nội dung cần được bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017, trong đó có các nội dung như đánh giá bền vững nợ, triển khai các công cụ quản lý nợ chủ động gắn với các công cụ kế hoạch về tài chính - ngân sách, công tác quản lý rủi ro và tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý dữ liệu, kế toán, kiểm toán và công bố thông tin nợ công.

Với các nội dung giải trình trên, Bộ Tài chính thấy rằng việc ban hành Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công là cần thiết và có cơ sở pháp lý.

Page 15: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Theo Bộ Tài chính, nguyên tắc xây dựng Nghị định là kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định 79/2010/NĐ-CP, bổ sung sửa đổi một số quy định theo Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Dự thảo Nghị định được soạn thảo chi tiết để có thể thực thi ngay, hạn chế việc hướng dẫn chi tiết dưới hình thức thông tư. Đối với các quy định về thủ tục hành chính được quy định rõ ràng nội dung, hồ sơ cũng như trình tự thủ tục.

Thống nhất với nội dung dự thảo nghị định

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến của 49/74 cơ quan xin ý kiến (chiếm 65% số cơ quan xin ý kiến). Về cơ bản, hầu hết các cơ quan thống nhất với dự thảo Nghị định, trong đó 30/49 cơ quan thống nhất về sự cần thiết, bố cục và nội dung của dự thảo Nghị định.

Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với dự thảo nghị định. Tại báo cáo thẩm định số 91/BC-BTP, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung dự thảo nghị định bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013; đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời không quy định về thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; trình tự, thủ tục soạn thảo nghị đinh đã bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng phòng kế hoạch và quản lý rủi ro, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, sau khi nghiên cứu các ý kiến tham gia của các bộ, ngành có liên quan, Bộ Tài chính đã có báo cáo tiếp thu, giải trình.

Về cơ bản, Bộ Tài chính đã tổng hợp, nghiên cứu để tiếp thu hầu hết ý kiến tham gia của các cơ quan và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp liên quan đến quy trình soạn thảo, thể thức văn bản và rà soát đảm bảo sự thống nhất quy định của pháp luật giữa các văn bản, trong đó đặc biệt là thống nhất về thời gian và trình tự xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm ở cả cấp trung ương và cấp địa phương, tương ứng với việc lập kế hoạch ngân sách trong cùng giai đoạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật này.

Bộ Tài chính cũng đã giải trình rõ các nhóm ý kiến, đơn cử như: Nhóm ý kiến về đề nghị bổ sung quy định về quản lý rủi ro đối với rủi ro tín dụng của đối tượng vay lại, đối tượng được bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn giữa các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, dự thảo Nghị định

Page 16: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

về nghiệp vụ quản lý nợ công không quy định quản lý rủi ro tín dụng do đối tượng cho vay lại, đối tượng bảo lãnh Chính phủ không trả được nợ.

Đồng thời, Điều 24, khoản 2 của dự thảo nghị định cũng quy định: “việc quản lý rủi ro tín dụng của đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ”, do đó, Bộ Tài chính kiến nghị giữ nguyên như dự thảo.

Đức Minh

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

6. Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được xác định nhất quán là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 của Chính phủ.

Nhắc tới thông tin về một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sạch tại Hà Nội trong một tháng phải đón tiếp đến 8 đoàn thanh tra, kiểm tra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý cần khắc phục, sớm chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa thì lạnh”, tránh kiểm tra tràn lan.

Trước đó, chia sẻ tại Hội thảo do VCCI tổ chức mới đây lấy ý kiến doanh nghiệp về Danh mục rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đại diện một doanh nghiệp nông nghiệp sạch cho biết phải thành lập bộ phận 3 người với quỹ lương 30 triệu đồng/tháng chỉ chuyên đón tiếp, phục vụ yêu cầu về giấy tờ, sổ sách cho các đoàn thanh tra, kiểm tra. Do đó, Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội kiểm tra thông tin, chấn chỉnh tình trạng này.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì, rà soát lại các quy định thanh tra, kiểm tra, thúc đẩy cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20 của Thủ tướng.

Thủ tướng nêu rõ, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được xác định nhất quán là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo.

Theo đó, cần rà soát cơ chế chính sách, quy định pháp luật, nếu không còn phù hợp, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội thì cần sửa ngay. Trong

Page 17: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Đặc biệt, nhấn mạnh mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nêu rõ quyết tâm phấn đấu tăng trưởng ít nhất 6,7%, lạm phát không quá 4%. Do đó, lộ trình thực hiện giá y tế, giáo dục, điện lực phải được kiểm soát chặt chẽ.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư công. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, làm chậm tiến độ. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phải có chương trình kế hoạch đưa hàng Việt Nam vào siêu thị cùng với kiểm soát an toàn thực phẩm.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác xét duyệt, trao giải thưởng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, một việc làm cần thiết để tôn vinh, khích lệ sản xuất sản phẩm tốt, có chất lượng nhưng rất dễ bị lợi dụng làm trái như thuốc chống ung thư làm từ than tre vừa qua.

Tạo chuyển biến căn bản trong xử lý doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Dẫn báo cáo của một số tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay khoảng 6,5-7,1%, Thủ tướng cho rằng, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như giá dầu có thể tăng cao, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn… Trong đó, một thách thức lớn là năng suất lao động trong nước còn thấp. Sức cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trước sự biến đổi của thế giới còn là vấn đề đáng lo ngại.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, chưa đổi mới, chưa quyết liệt trong công việc. Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp.

Do đó, Thủ tướng đề nghị từng thành viên Chính phủ, các đồng chí bộ trưởng, tư lệnh các ngành phải luôn nhận thức rõ ràng trọng trách với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân, thực sự đổi mới, cầu thị, sát việc, sát thực tiễn, sát dân, theo dõi, ứng phó kịp thời với các vấn đề mới, biến động rất nhanh của bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế.

Thy Hằng

Theo enternews.vn

Page 18: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

7. Những tầng nấc, góc cạnh của cải cách Tuần rồi, câu chuyện nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh bằng cách cắt giảm điều kiện, cải cách kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hành chính... lại tiếp tục được nhắc đến tại hội thảo cùng tên tổ chức ở TPHCM. Tiến độ của cải cách, cho đến thời điểm này vẫn rất chậm chạp so với mục tiêu. Bởi vì, có quá nhiều tầng nấc, khía cạnh, góc nhìn đang cản trở quá trình này.

“Trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng thách thức lớn hiện nay là tương lai bất định không tiên đoán được trong cải cách môi trường kinh doanh vì đã qua bốn Nghị quyết 19 (về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia) năm 2014, 2015, 2016, 2017 và chuẩn bị có Nghị quyết 19 năm 2018 nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Trong khi đó, các nước lân cận cũng cải cách, họ đặt ra mục tiêu và đã đạt được trong thời hạn yêu cầu. Vì vậy, câu chuyện lúc này là làm thế nào chấm dứt Nghị quyết 19 để sang năm 2019, mọi thứ hoàn toàn mới. “Quan trọng là tổ chức đúng thời gian, đúng yêu cầu và thực thi nghiêm túc. Nếu không, đến khi chị Thảo về hưu mà vẫn thực hiện Nghị quyết 19 mà mục tiêu cải cách vẫn là bằng ASEAN - 4”, ông Hiếu nói.

“Chị Thảo” mà ông Hiếu nhắc đến là bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh, CIEM, người trước đó vừa chia sẻ những tín hiệu, câu chuyện của cải cách. Theo bà Thảo, chỉ số môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện về điểm tuyệt đối và thứ hạng sau bốn năm thực hiện Nghị quyết 19 - thương hiệu của cải cách. Trong đó, năm 2017 là cao nhất khi Việt Nam xếp hạng 68, tăng 14 bậc so với năm trước.

Nhiều chỉ số như tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư và nộp thuế đã tăng mạnh. Nhưng, ngược lại, có hai chỉ số không có sự thay đổi nào là đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản và giải quyết phá sản khi Việt Nam vẫn đứng cuối bảng xếp hạng.

Nhìn sâu vào từng lĩnh vực, chỉ số thì sẽ thấy sự quyết tâm, tính quyết liệt rất không giống nhau giữa các bộ, ngành có liên quan. Bộ Tài chính thay đổi mạnh mẽ nhưng một số bộ ngành còn chưa động tay. Nhiều bộ,

Đã tròn 20 năm Việt Nam cải cách điều kiện kinh doanh nhưng đến nay vẫn đang loay hoay. Và với những gì đang diễn ra thì sợ rằng, 10 năm nữa, cải cách môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.

Page 19: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

ngành thì thống kê bãi bỏ được hàng trăm điều kiện kinh doanh nhưng thực tế là gộp số bãi bỏ và số sửa đổi (nhiều khi chỉ là viết lại một câu trong quy định cho gọn gàng, rõ nghĩa) hoặc mang tiếng bãi bỏ nhưng thực ra là chuyển sang phương thức thực hiện khác hay một điều kiện nhưng có nhiều điều kiện nhỏ bên trong.

Các bộ ngành cũng có nhiều cách đối phó như chuyển sang quy chuẩn, tiêu chuẩn hay nói rằng sẽ quản lý mặt hàng này bằng pháp luật khác. Cán bộ thực thi ở cấp dưới vẫn tìm nhiều cách để làm khó người thực hiện thủ tục. Các địa phương thì muốn tích cực cắt giảm các bước nhưng trung ương lại chưa có những động thái. Lãnh đạo Chính phủ liên tục chỉ đạo, đi thực tế...

Ông Hiếu gọi tình cảnh này là “trên nóng, dưới nóng nhưng giữa lạnh”, không phải là “trên nóng, dưới lạnh” như nhiều người vẫn nói lâu nay. Các bộ, ngành tham mưu chính sách hiện không theo kịp với thực tế và quyết tâm của cấp trên... Lấy ví dụ như cắt bỏ điều kiện kinh doanh, rất dễ thống nhất với chuyên viên ở cấp dưới nhưng trình lên trên thì mức độ khó khăn, phức tạp càng tăng.

Những lát cắt của cải cách

Ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, nhận xét tại diễn đàn rằng, hiện đang có phong trào “làm một cửa” nhưng mọi thứ chỉ là hình thức. Bởi lẽ, một cửa nhưng không giảm được các công đoạn, không giảm được thời gian và cũng không giảm được chi phí không chính thức. Hiện còn rất nhiều công đoạn thừa trong bộ máy.

Ví dụ như chuyện mã hóa ngành nghề kinh doanh khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Việc này mất thời gian cho cả hai bên: cơ quan đăng ký kinh doanh cần có một bộ phận để thực hiện, doanh nghiệp phải chờ đợi. Vậy nhưng, việc này không phục vụ cho ai cả, chỉ nhằm mục đích thống kê. Oái ăm thay, số liệu thống kê này sau đó cũng không để làm gì. Bởi lẽ, ví dụ như TPHCM, có 350.000 doanh nghiệp được thống kê có mã ngành nhưng chỉ 200.000 công ty đang thực sự hoạt động. Vì vậy, khi làm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì lại phải điều tra lại.

Bên lề diễn đàn, nhiều cán bộ của ngành kiểm nghiệm, thú y chia sẻ với TBKTSG rằng, nói là cải cách thủ tục nhưng tính ra họ phải làm gấp đôi. Vì vừa phải thực hiện thủ tục điện tử vừa phải in giấy vì hàng ngàn lý do, chẳng hạn như quản lý thị trường không chấp nhận giấy tờ đi đường không có dấu mộc đỏ. Ngay như chữ ký số, hình thức tưởng đã phổ biến hàng chục năm nay mà nhiều cán bộ quản lý ở đâu đó vẫn chưa biết và chấp nhận.

Page 20: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Đại diện Sở Y tế TPHCM, người từng có nhiều năm làm ở Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm mô tả về máy quét (scan) ở cơ quan: khi đưa tài liệu vô, máy quay vòng vòng, chờ cả ba chục phút còn chưa xong nên cuối cùng, làm tay còn nhanh hơn trực tuyến. Đó là chưa kể không thể scan những tài liệu cỡ giấy A3 chi chít những chỉ số, số liệu như đăng ký thuốc... Sở dĩ như vậy vì luật đang quy định ngặt nghèo về giá trị, cấu hình của máy tính để bàn, máy scan, máy in... mà một cán bộ ở khâu thực hiện các thủ tục được phép sử dụng. Với giá tiền, cấu hình cho phép đó thì không đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu công việc thực tế. “Vậy thì làm sao mà đòi thủ tục trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4?”, vị này đặt câu hỏi.

Liên quan đến khâu kiểm nghiệm, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp thực phẩm minh bạch, nhận xét hiện có rất nhiều cơ quan kiểm nghiệm thuộc các bộ, ngành. Các bộ vẫn ôm mảng này trong khi việc cần làm là xã hội hóa, cho phép các đơn vị độc lập bên ngoài tham gia để đảm bảo bình đẳng và thực hiện kiểm soát bằng chính sách và giám sát. Và vì cứ giữ, có các dịch vụ thu tiền, nên điều kiện kinh doanh vẫn nhiều và doanh nghiệp thì không phát triển được.

Nhìn về việc các bộ, ngành đang có 5.719 điều kiện kinh doanh cho 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (theo Luật Đầu tư sửa đổi 2016), ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) lý giải, đây là bệnh nghiện quản lý của hệ thống. Nhiều lúc là thói quen, và cũng là gắn chặt với quyền lợi nhất định được hưởng. Và lý do bao giờ cũng là tăng cường quản lý nhà nước. Nhưng, đó là nhầm lẫn. Bởi lẽ, quản lý nhà nước chỉ là công cụ, không phải mục tiêu. Và có rất nhiều công cụ như đánh thuế (điều chỉnh hành vi); giám sát xã hội, thanh tra kiểm tra để thực hiện mục tiêu về môi trường trong lành, người dân được bảo vệ.

Với tình trạng cấp phép nhiều như hiện nay khiến quản lý nhà nước trở nên đắt đỏ và nhất là tạo ra nguy cơ nền kinh tế ngầm. Trong thực tế đã có một số doanh nghiệp lớn có xu hướng thay vì tập trung cải thiện chất lượng lại chuyển sang vận động chính sách để Nhà nước dựng lên những hàng rào thật cao, chặn những người mới tham gia thị trường để khỏi phải lo cạnh tranh. Không ít doanh nghiệp đang dùng tiền để tìm kiếm sự thỏa thuận từ cơ quan giám sát. Tình trạng doanh nghiệp không tuân thủ phổ biến và có thể trở thành con tin khi cơ quan nhà nước “sờ đến”. Nhưng cuối cùng thì hai bên móc ngoặc, trở thành con tin của nhau và cùng coi thường pháp luật. Lâu dài thì sẽ có tình trạng nhờn luật. “Những hiệu ứng dài như vậy thường không được tính đến. Các cơ quan quản lý ban hành thường chỉ nghĩ đến việc ra chính sách. Nhưng chính sách thì trên trời, cuộc sống ở dưới đất”, ông Tuấn nói.

Page 21: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

10 năm sau vẫn còn nói về cải cách nếu...

Ông Hiếu cho rằng, đã tròn 20 năm Việt Nam cải cách điều kiện kinh doanh nhưng đến nay vẫn đang loay hoay. Và với những gì đang diễn ra thì sợ rằng, 10 năm nữa, cải cách môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.

Vấn đề là, theo bà Thảo, nhiều nước trong khu vực đã cải cách và họ đi nhanh hơn, thực chất hơn. Indonesia là một ví dụ. Họ từng sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nhưng đến nay, các chỉ số của họ về năng lực cạnh tranh quốc gia hay môi trường kinh doanh đều đã thăng hạng (tăng 19 bậc trong năm 2017, trước đó đã tăng 15 bậc trong năm 2016 về môi trường kinh doanh). Còn Việt Nam thì vẫn kém hơn rất nhiều so với các nước đứng đầu khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia... Nhưng bà Thảo khẳng định, mục tiêu Việt Nam đặt ra tuy có cao nhưng sẽ hoàn toàn khả thi nếu các bộ ngành, địa phương vào cuộc một cách thực chất.

Ông Tuấn cho rằng, cải cách về điều kiện kinh doanh còn khó khăn vì cơ quan cấp phép đồng thời là cơ quan soạn thảo và đề xuất cắt giảm quy định về giấy phép. Đó là lý do họ tìm cách hoãn binh bằng cách này hay cách khác dù lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Vì vậy, giải pháp là phải tách rời giữa cơ quan cấp phép với cơ quan thực thi. Và để có chuyển biến cải cách thì phải hành động thực chất, quyết liệt bằng việc giám sát, xử lý các bộ, ngành không bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đã yêu cầu; kỷ luật người đứng đầu, người chịu trách nhiệm chính. Đồng thời các cơ quan độc lập còn phải tăng cường rà soát, phản biện...

Chia sẻ với TBKTSG, bà Thảo cho biết, nhìn vào đâu cũng có vấn đề. Vì vậy, phải gỡ từng nút thắt, từng mảng miếng, khó lòng kỳ vọng có thể làm được tất cả cùng lúc.

Minh Tâm

Theo thesaigontimes.vn

8. Nghiêm cấm mua bán thuốc không rõ nguồn gốc Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc.

Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở sử dụng thuốc tăng cường công tác quản lý, thực hiện đúng các quy định hiện hành về sản

Page 22: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối, sử dụng thuốc và quy định về ghi nhãn thuốc.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi kinh doanh đã dược cấp phép. Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các loại thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh phù hợp.

Các cơ sở kinh doanh triển khai, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng tại cơ sở theo đúng quy định; duy trì nghiêm túc việc kiểm tra hậu kiểm, đối chiếu hồ sơ sổ sách, đối chiếu hàng hóa, kip thời phát hiện thuốc hết hạn dùng, thuốc có nghi ngờ về chất lượng. Biệt trữ bảo quản riêng biệt đối với các thuốc có nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc thuốc hết hạn dùng.

Cục Quản lý Dược nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc trôi nổi, thuốc hết hạn dùng, thuốc đã có thông báo thu hồi, thuốc của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh dược.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách thích hợp để đảm bảo truy tìm lại được cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở cung ứng cũng như cơ sở kinh doanh, sử dụng, cá nhân đã mua. Các thông tin này phải có sẵn để cung cấp cho cơ quan quản lý và nguời sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối.

Cục Quản lý dược cũng chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt, việc mua bán thuốc có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các cơ sở cá nhân vi phạm mua bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc bị thu hồi, thuốc không có hóa đơn chứng từ phù hợp, đặc biệt tập trung vào các công ty đầu mối và cơ sở bán lẻ thuốc là tuyến cuối phân phối thuốc đến tay người sử dụng.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng công an, quản lý thị trường, hải quan tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất

Page 23: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được cấp phép sản xuất lưu hành.

Nguyễn Bích Thủy

Theo baotintuc.vn

9. Cắt giảm thủ tục hành chính phải thực chất Sau khá nhiều bức xúc, phản ánh của doanh nghiệp (DN), trước khi nghỉ lễ 30-4, Bộ Y tế đã quyết định cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư kinh doanh (gần 70%) và 168/338 thủ tục hành chính (gần 50%) trong lĩnh vực y tế.

Trong số này, các quy định thuộc lĩnh vực kinh doanh an toàn thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm được đề xuất cắt giảm thủ tục nhiều nhất, như an toàn thực phẩm có 845 thủ tục, dự kiến cắt bỏ 708 thủ tục; dược phẩm và mỹ phẩm hiện có 144 thủ tục, cắt bỏ 77 thủ tục. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) này của Bộ Y tế (và trước đó của nhiều bộ khác) có thực chất hay chỉ là để làm đẹp con số?

Trước đó, đã có 5 bộ thực hiện rà soát và đưa ra phương án cắt giảm, sửa đổi các ĐKKD. Bộ Công Thương là đơn vị đầu tiên thực hiện rà soát và có phương án cắt giảm 675/1216 ĐKKD thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ (chiếm 55%). Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn đề xuất bãi bỏ 118/345 ĐKKD (chiếm 34,2%).

Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ 89/215 ĐKKD (chiếm 41,3%). Bộ Thông tin - Truyền thông đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51 ĐKKD (chiếm 16%). Tuy nhiên, theo nhiều DN việc cắt giảm điều kiện này cũng không có nhiều ý nghĩa vì nó không giúp hoạt động của DN thông thoáng hơn.

Vừa qua, theo kết quả kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng (thực hiện từ tháng 1-2017 đến tháng 2-2018), việc rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành vẫn… chưa đạt được yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ. Đa số các bộ vẫn chưa đề xuất cụ thể cách thức quản lý đối với hạng mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đang bị chồng chéo, chịu nhiều hình thức kiểm tra của nhiều bộ, hoặc nhiều cơ quan ngang bộ.

Bên cạnh đó, tình trạng độc quyền trong hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chưa được khắc phục triệt để. Nhiều ĐKKD nói là bãi bỏ nhưng lại tham chiếu một điều khoản tương tự tại văn bản khác, tức thực tế ĐKKD đó chưa bị bỏ. Hay một số ĐKKD trước đây là các ĐKKD nhỏ, nay được gộp lại thành ĐKKD lớn…

Page 24: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Theo Tổ công tác, Bộ Y tế hiện có 802 mặt hàng xuất nhập khẩu, nhưng mới cắt giảm có 7 loại sản phẩm, chưa đạt yêu cầu và cần phải cắt giảm thêm 407 sản phẩm theo Nghị quyết 01 của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa đề xuất số lượng hàng hóa cắt giảm.

Tổ công tác yêu cầu bộ này cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm mới đáp ứng được chỉ tiêu theo Nghị quyết 01. Bộ Thông tin - Truyền thông đang đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 50 mặt hàng, nhưng Tổ công tác yêu cầu cần đề xuất cắt giảm tiếp 72 sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu.

Kết quả kiểm tra cũng cho thấy một số bộ ngành chưa đề xuất cắt giảm, gồm Bộ Tài nguyên - Môi trường có 110 mặt hàng nhưng chưa đề xuất cắt giảm mặt hàng nào. Vì vậy, Tổ công tác đề xuất cần giảm 55 sản phẩm, hàng hóa. Bộ Giao thông-Vận tải bị yêu cầu cắt giảm 64 mặt hàng; Bộ Xây dựng cần cắt giảm 35 mặt hàng; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần cắt giảm 16 mặt hàng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần cắt giảm 3 mặt hàng.

Nghị quyết 01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% ĐKKD hiện hành. Nghị quyết được cộng đồng DN kỳ vọng sẽ có thêm trên 2.000 ĐKKD cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, được cắt giảm trong năm nay.

Như vậy, Chính phủ đã có những hành động quyết liệt, nhưng để chủ trương này đi vào thực tế phải được các cấp thừa hành thực hiện nghiêm túc. Phải như vậy, việc cắt giảm thủ tục hành chính mới thực chất mang lại lợi ích thiết thực cho DN và cho người tiêu dùng.

Theo saigondautu.com.vn

10. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư y tế Tại cuộc họp về xã hội hóa đầu tư y tế và sửa đổi Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Y tế xây dựng chính sách đẩy mạnh xã hội hóa để góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao, thu hút bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên.

Page 25: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Tại cuộc họp trên, Phó Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc với các hình thức xã hội hóa đầu tư y tế theo đề nghị của Bộ Y tế và ý kiến của một số Bộ. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành để thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các hình thức xã hội hóa chưa được quy định tại các các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế nghiên cứu, đưa các đề xuất này vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 85/2012/NĐ-CP để có căn

cứ pháp lý triển khai thực hiện hoặc hướng dẫn theo thẩm quyền (nếu thẩm quyền thuộc Bộ Y tế).

Về việc thuê máy của các Bệnh viện, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc (nếu có); đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 10/5/2018; bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất để các cơ sở khám, chữa bệnh chủ động trong hoạt động chuyên môn; đảm bảo minh bạch, công khai và hài hòa lợi ích giữa cơ sở khám, chữa bệnh, người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 85/2012/NĐ-CP

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012, trình Chính phủ; trong đó, lưu ý mô hình quản lý như doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với các đơn vị đã tự chủ hoàn toàn chi đầu tư và chi thường xuyên. Bộ Y tế chủ động phân tích cụ thể phương án thành lập Hội đồng quản lý và phương án không thành lập Hội đồng quản lý để kiến nghị mô hình quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và điều kiện thực tế hiện nay của các bệnh viện, phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của các bệnh viện; báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Về phương án tự chủ, xây dựng theo mức độ giao quyền tự chủ giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đồng thời, bổ sung nội dung về phân cấp tối đa nhiệm vụ quản lý công sản, đấu thầu của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo nguyên tắc Bộ Y tế giữ vai trò

Ảnh minh họa

Page 26: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

chủ đạo trong xây dựng, hoạch định chính sách; tạo chủ động cho các đơn vị trong hoạt động thường xuyên.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định; báo cáo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trước ngày 10/5/2018.

Phương Nhi

Theo chinhphu.vn

11. Tiếp tục lan tỏa “sức nóng” Đến thời điểm này, cả nước đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2018. Có thể thấy, điểm nổi bật là tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đã đạt kết quả toàn diện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chỉ tăng 0,08% so với tháng 3, bình quân 4 tháng chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; mặt bằng lãi suất, tỷ giá ngoại hối ổn định. Đặc biệt là tổng dự trữ ngoại hối của đất nước đã đạt mức gần 63 tỷ USD. Chỉ trong hơn hai năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua được trên 32 tỷ USD là điều đáng mừng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới đầy rẫy biến động.

Thế nhưng, cũng trong chặng đường vừa qua, đã nảy sinh những vụ việc gây bức xúc xã hội như cà phê nhuộm pin (tỉnh Đắk Nông), sản xuất thực phẩm chức năng làm từ than tre (Hải Phòng)… đến những vụ tham nhũng, vi phạm pháp luật. Đáng mừng là các vụ việc đã được phát hiện kịp thời, khởi tố, góp phần bảo đảm kỷ cương và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật. Những “tín hiệu vui” đó đã tạo được bức tranh về kinh tế - xã hội tươi sáng để chúng ta vững bước trong chặng đường còn lại của năm 2018.

Đạt được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương với việc ban hành các kế hoạch hành động cụ thể, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc công việc được giao. Thế nhưng, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước còn thấp; thu hút đầu tư xã hội chậm, nhất là vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh các cường quốc trên thế giới đang có những thay đổi về chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, với ưu thế vượt trội về công nghệ để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một số sự việc liên quan tới đạo đức giáo dục, y tế... đáng suy nghĩ. Vẫn còn đó những tồn tại, khó khăn cần sớm giải quyết và đòi hỏi sự quyết tâm cao hơn, lan tỏa "sức nóng" kiến tạo phát triển, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Page 27: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Một trong những việc phải làm trước mắt là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể là giảm chi phí logistics và chi phí khác cho doanh nghiệp; chấn chỉnh việc có những doanh nghiệp bị kiểm tra nhiều lần trong năm. Mặc dù thời gian qua, một số bộ đã nỗ lực cắt giảm từ hơn 40 đến 70% thủ tục hành chính, song vẫn còn nhiều đơn vị lại xao nhãng việc này. Do vậy, thời gian tới, đây vẫn là yêu cầu bức thiết để “cởi trói”, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.

Ngoài ra, cũng cần ưu tiên giải quyết những vấn đề có thể gây bức xúc xã hội như cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trường học; tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các trạm thu phí BOT; khắc phục thực trạng giao vốn, giải ngân vốn đầu tư chậm; đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi phá rừng; xử lý tồn tại trong phòng, chống cháy nổ tại các chung cư ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

Để hóa giải những khó khăn, hạn chế trên, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, và mỗi cán bộ, công chức không được thỏa mãn với kết quả đạt được mà phải "xắn tay" vào cuộc quyết liệt, với tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Như mong muốn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Sức nóng” phải lan tỏa toàn bộ máy, trong đó cấp trung gian là vụ, cục, sở, huyện phải chuyển biến mạnh mẽ hơn thì cả bộ máy mới chuyển biến được.

Duy Biên

Theo hanoimoi.com.vn

12. Tạo đà thúc đẩy tăng trưởng

Tiếp đà tăng trưởng của quý I, trong tháng 4 vừa qua, kinh tế Thủ đô duy trì những dấu hiệu tích cực. Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp “kích cầu” để đạt các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.

Theo báo cáo mới nhất, bốn tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 8.409 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.043 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước bốn tháng ước đạt 70.294 tỷ đồng (32,2% dự toán), tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Hầu hết các quận, huyện, thị xã đều thu đạt và vượt kế hoạch, một số đơn vị đạt cao như quận Hoàn Kiếm tăng 33,4%, quận Hà Đông 32%, quận Bắc Từ Liêm 30%...

Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, chỉ số PCI năm 2017 tăng một bậc, đứng thứ 13 trong số 63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước đến nay.

Page 28: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, thủ tục hải quan điện tử đạt 100%. Trong bốn tháng qua, Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho hơn 5.100 doanh nghiệp thành lập mới. Dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới là khối bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô-tô, xe máy với gần 2.000 doanh nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, dưới 100 doanh nghiệp. Nhằm thực hiện mục tiêu có 400.000 doanh nghiệp đăng ký vào năm 2020, năm nay, Hà Nội đặt mục tiêu số doanh nghiệp thành lập mới tăng từ 12%.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc chia sẻ: Cộng đồng doanh nghiệp đã có sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của TP Hà Nội với nhiều cơ chế, chính sách tốt. Tuy vậy, để giải quyết các thách thức đặt ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hà Nội cần có chủ trương, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khi trong tiến trình hội nhập năm 2018, thuế suất nhiều mặt hàng giảm về 0. Cần nghiên cứu, khảo sát môi trường đầu tư mang tính đặc thù với các tiêu chí ngắn gọn, sát tình hình thực tế của TP Hà Nội.

Những lực cản đã được nhận diện như mức tăng trưởng còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước; một bộ phận cán bộ, công chức chưa làm việc hết trách nhiệm, còn gây phiền hà với người dân và doanh nghiệp... Do vậy, lãnh đạo UBND thành phố khẳng định, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển năm 2018, nhất là kế hoạch tăng trưởng từ 7,3 đến 7,8%, ngay từ đầu tháng 5-2018, TP Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính theo chiều sâu, toàn diện hơn. Thành phố yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu công dân, doanh nghiệp. Với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, lãnh đạo thành phố cũng đề nghị các doanh nghiệp tạo mọi điều kiện cho các cá nhân khởi nghiệp thành công. Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, thành phố sẽ phân tích, đánh giá lại các chỉ số tăng trưởng, tập trung vào các chỉ số đạt thấp thời gian qua như công nghiệp điện tử, nông nghiệp. Để đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả các cấp, các ngành xây dựng chương trình hành động để nâng cao chỉ số PCI, phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội lọt vào tốp 10 thành phố dẫn đầu cả nước. Trong đó, tập trung cải thiện năm chỉ số quan trọng là gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, môi trường cạnh tranh bình đẳng. Các ngành chức năng tổ chức đối

Page 29: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

thoại với doanh nghiệp ở các cấp, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Trung Vũ

Theo nhandan.com.vn

13. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính

Không chỉ người đứng đầu mà tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong

ảnh: Cán bộ, công chức “một cửa” huyện Tây Hòa giải quyết thủ tục hành chính cho

người dân - Ảnh: PHẠM THÙY

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công

tác cải cách hành chính (CCHC) và đạt được một số kết quả bước

đầu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực hiệu

quả quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi trong đầu tư sản

xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác CCHC của

tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó chủ yếu là do người đứng đầu

cơ quan nhà nước các cấp chưa quán triệt sâu sắc và thực sự

quan tâm đúng mức đối với công tác chỉ đạo điều hành về vấn đề

này.

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC

Page 30: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

Theo đồng chí Nguyễn Chí Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó

Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, người đứng đầu có vai trò rất quan

trọng trong công tác CCHC. Chính vì vậy, nhằm nâng cao trách nhiệm

của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn

vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC, từ năm 2011,

UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Quyết định 1886 về quy định

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân

làm nhiệm vụ tham mưu trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC.

Bên cạnh đó, trong quá trình chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh cũng đã ban

hành nhiều văn bản hoặc lồng ghép các nội dung chỉ đạo về CCHC,

trong đó tập trung chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đề cao

vai trò, trách nhiệm, tiền phong, gương mẫu trong thực hiện kỷ luật, kỷ

cương hành chính; chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan, lãnh đạo

cấp trên nếu để xảy ra sai phạm trong đơn vị hoặc giải quyết công việc

chậm thời gian, sai quy định. Đồng thời quy định người đứng đầu cơ

quan, đơn vị phải thực hiện thư xin lỗi đối với những trường hợp giải

quyết thủ tục hành chính sai sót, trễ hạn.

Ông Nguyễn Tấn Chân, Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, cho biết: Thời

gian qua, tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực

thuộc UBND huyện và UBND các xã, thịtrấn ổn định. Theo đó, các đơn

vị chỉ đạo có kết quả công tác xây dựng chính quyền, CCHC nhà nước

gắn với thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU ngày 3/6/2013 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy và Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 8/12/2016 của UBND tỉnh về tăng

cường trách nhiệm của người đứng đầu về CCHC và nâng cao kỷ

cương, kỷ luật trong các cơ quan nhà nước các cấp. Đồng thời tiếp tục

chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan, đơn vị

huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt phương châm: “Biết chào hỏi,

biết lắng nghe, biết giải thích, biết xin lỗi, biết cảm ơn” và “Thân thiện,

nghĩa tình; tận tụy, trách nhiệm; kỷ cương, kỷ luật” trong ứng xử, giải

quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. Còn theo ông Lơ Mô Tu, Bí thư

Huyện ủy Sông Hinh, đối với công tác CCHC, huyện luôn chỉ đạo thực

hiện toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó, địa phương thường xuyên

củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý,

điều hành, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan,

đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hiệu quả phối

hợp giữa các cấp, ngành.

Ngoài ra, theo báo cáo của UBND tỉnh, để tạo sự cạnh tranh, nâng cao

năng lực lãnh đạo, điều hành của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa

phương tạo động lực CCHC mạnh mẽ hơn, UBND tỉnh đã ban hành kế

Page 31: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

hoạch xây dựng và triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh

cấp sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong năm

2018 và những năm tiếp theo. Đồng thời ban hành quy chế thi đua khen

thưởng của tỉnh có quy định kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC làm tiêu

chí thực hiện bình xét thi đua, khen thưởng đối với thủ trưởng các sở,

ban, ngành; đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ theo quý đối

với thủ trưởng các sở, ban, ngành khối nhà nước… Qua đó góp phần

nâng cao công tác CCHC trên địa bàn tỉnh; khắc phục tình trạng chậm

trễ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, nâng cao chỉ số PAPI, PCI.

Bộ phận “một cửa” Kho bạc Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính cho người dân -

Ảnh: NGỌC HÂN

Tiếp tục phát huy vai trò người đứng đầu

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh, công tác CCHC của tỉnh vẫn

còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tạo được bước đột phá; bước đầu đã

có những chuyển biến về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cấp lãnh

đạo quản lý nhưng cấp thừa hành vẫn còn chậm; việc chấp hành chỉ

đạo, điều hành của UBND tỉnh của một số cơ quan, địa phương chưa

nghiêm; nhiều nhiệm vụ chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện chưa

đúng tiến độ; kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước, tinh thần thái độ

Page 32: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

phục vụ nhân dân ở một số cơ quan, đơn vị và một số cán bộ, công

chức, viên chức, người lao động còn yếu làm giảm uy tín của cán bộ

công chức nhà nước đối với nhân dân và doanh nghiệp. Những hạn chế

nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do người đứng đầu

cơ quan nhà nước các cấp chưa quán triệt sâu sắc và thực hiện sự

quan tâm đúng mức đối với công tác chỉ đạo điều hành về công tác hành

chính; chưa thật chủ động tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được

giao, còn có tư tưởng ỷ lại vào cấp trên.

Theo đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, để tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, nâng cao ý

thức trách nhiệm hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

tại cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong thời gian

tới, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành đơn vị sự nghiệp,

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện

Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương

trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Kết luận 45 và Chỉ thị 23

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành

chính trong hoạt động các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời

tăng cường triển khai kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực khách

quan kết quả thực hiện các nội dung của công tác CCHC theo quy định,

xem đây là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn

thành nhiệm vụ, xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của

người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức từng cơ quan, đơn vị.

Song song đó, rà soát bổ sung hoàn chỉnh nội quy, quy chế quy trình

làm việc, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung,

thay thế những quy định bất hợp lý. Đổi mới phương pháp, cách thức tổ

chức lãnh đạo chỉ đạo điều hành trong quản lý, chủ động xây dựng và tổ

chức chương trình kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được

giao gắn với thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nâng cao trách nhiệm thủ

trưởng cơ quan trong phối hợp xử lý các nội dung có liên quan. Nghiêm

túc thực hiện công việc nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót

nhiệm vụ được phân công, không đùn đẩy trách nhiệm khi tiếp nhận văn

bản chỉ đạo giao nhiệm vụ của cấp trên; tăng cường trách nhiệm của

người đứng đầu trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực

hiện nghiêm về xử lý trách nhiệm cá nhân vi phạm và trách nhiệm liên

đới trước cơ quan quản lý cấp trên.

Kiên quyết xử lý, thay thế, chuyển đổi vị trí công tác những cán bộ, công

chức, viên chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực công

tác hạn chế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, có biểu hiện

Page 33: a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1429/DB...Chúng ta phải sớm chấm dứt tình trạng

gây phiền hà sách nhiễu doanh nghiệp, người dân. Tăng cường đối

thoại giữa cơ quan nhà nước với cá nhân tổ chức để giải thích hướng

dẫn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về trách nhiệm quản lý giải

quyết thủ tục hành chính…

Phạm Thùy

Theo baophuyen.com.vn