46
DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2 HỒ SƠ DỰ ÁN “EAT A - Z” Tp. Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 9 năm 2018 GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN 1 | Page TÍCH HỢP LIÊN MÔN: 1. Tự nhiên – Xã hội 2.Tiếng Việt 3.Toán 4.Tiếng Anh 5. Kỹ năng sống 6.Mỹ thuật 7.Âm nhạc 8.Tin học 9.Thể dục NGƯỜI SOẠN: Giáo viên: Tạ Thị Thu Lớp : 2.3 Thực hiện dự án: Giáo viên và học sinh khối lớp 2 Trường: Wellspring

msenmediastorage.blob.core.windows.net€¦  · Web viewTheo báo cáo của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư Việt Nam, tỉ lệ người bệnh mới bị ung

  • Upload
    ngodan

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

HỒ SƠ DỰ ÁN

“EAT A - Z”

Tp. Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 9 năm 2018

CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG DỰ ÁN

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN1 | P a g e

TÍCH HỢP LIÊN MÔN:

1. Tự nhiên – Xã hội2. Tiếng Việt3. Toán4. Tiếng Anh5. Kỹ năng sống6. Mỹ thuật7. Âm nhạc8. Tin học9. Thể dục

NGƯỜI SOẠN:

Giáo viên: Tạ Thị ThuLớp : 2.3Thực hiện dự án: Giáo viên và học sinh khối lớp 2Trường: Wellspring Sài Gòn

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

I. LÍ DO THỰC HIỆN DỰ ÁN .......................................................................4 1. Thực trạng sức khỏe con người do ăn uống gây ra.......................................4

2. Thực trạng về suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của thanh thiếu niên........5

3. Thực trạng về thói quen ăn ít rau quả, lười vận động....................................6

4. Vai trò của dinh dưỡng ở giai đoạn Tiền dậy thì.......................................... 6

II. MÔ TẢ DỰ ÁN...........................................................................................7

1. MỤC TIÊU DỰ ÁN ...................................................................................7

1.1........................................................MỤC TIÊU KIẾN THỨC................................................................................................................7

1.1.1Kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2........................... 7

1.1.2Kiến thức mở rộng...................................................................... 8

1.1.3Kiến thức liên môn.......................................................................8

1.2..........................................................MỤC TIÊU KỸ NĂNG................................................................................................................9

1.3............................................................MỤC TIÊU THÁI ĐỘ..............................................................................................................10

1.4........................................................MỤC TIÊU SẢN PHẨM..............................................................................................................11

2. PHÂN VAI VÀ NHIỆM VỤ....................................................................12

III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG................................................................14

1. NHÓM BÁC SĨ DINH DƯỠNG NHÍ......................................................14

2. NHÓM HUẤN LUYỆN VIÊN NHÍ.........................................................14

3. NHÓM ĐẦU BẾP NHÍ.............................................................................15

4. NHÓM NGHỆ NHÂN NHÍ......................................................................15

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN2 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

5. NHÓM PHÓNG VIÊN NHÍ.....................................................................16

6. NHÓM NÔNG DÂN NHÍ.........................................................................17

IV. ĐỒI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN.........................................................17

1. Học sinh.....................................................................................................17

2. Giáo viên...................................................................................................17

3. Phụ huynh..................................................................................................18

4. Các bộ phận hỗ trợ.....................................................................................18

V. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC....................................................................19

1. Dạy học theo dự án.....................................................................................19

2. Dạy học tích hợp liên môn..........................................................................19

3. Dạy học theo định hướng Stem, Steam......................................................19

4. Một số kỹ thuật dạy học tích cực................................................................19

VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................20

1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ..........................................................................20

2. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG........................................................21

3. GIAI ĐOẠN TRẢI NGHIỆM...................................................................22

4. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNH.....................................................................23

5. TỔNG KẾT DỰ ÁN.................................................................................24

6. HOẠT ĐỘNG LAN TỎA DỰ ÁN...........................................................25

VII. Ý NGHĨA DỰ ÁN..................................................................................26

1. Đối với học sinh..........................................................................................27

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN3 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

2. Đối với gia đình/ Phụ huynh.......................................................................27

3. Đối với nhà trường.....................................................................................28

4. Đối với xã hội.............................................................................................28

I. LÍ DO THỰC HIỆN DỰ ÁN

Ăn uống lành mạnh để có cơ thể khỏe mạnh là một đề tài không mới nhưng

vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện xoay quanh chuyện ăn uống, nhất là

trong thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay cũng như thói quen ăn uống của giới

trẻ hiện nay.

1. Thực trạng sức khỏe con người do ăn uống gây ra

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu và Phòng chống ung thư Việt Nam, tỉ lệ

người bệnh mới bị ung thư của nước ta tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000

lên 126.000 năm 2010. Và dự kiến đến năm 2020 con số này sẽ vượt qua

190.000 ca. Trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 315 người chết vì ung

thư, gấp hơn 7 lần so với tai nạn giao thông.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN4 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Tổ chức WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ

ung thư thế giới (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, trong số 172 quốc

gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, nước ta đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết

vì ung thư là 110 ca/100.000 người, tương đương với các quốc gia Somalia,

Phần Lan và Turmenistan. Còn so với một số nước trong khu vực thì tỉ lệ

người chết vì ung thư của nước ta cao hơn. Đặc biệt là so với Thái Lan

(105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia (96/100.000),

Philippines (94/100.000), Brunei (84/100.000)…

Các bệnh về tiêu hóa đứng hàng đầu ở tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là các

bệnh loét đường tiêu hóa chiếm hơn 50% trong cộng đồng

Gần 10% dân số nước ta mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà hệ lụy có thể

dẫn đến ung thư. Các bệnh ung thư thường gặp là: ung thư dạ dày, ung thư

đại tràng, ung thư gan.

Hơn 20% dân số mắc bệnh viêm đại tràng.

Hơn 4 triệu người mắc bệnh đại tràng mãn tính, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc

bệnh trung bình trên toàn cầu, lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn

châu Âu.

70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn HP, nguyên nhân gây viêm, loét dạ

dày, tá tràng, thậm chí ung thư.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt

Nam là 211%, cao gấp 3 lần tỉ lệ gia tăng trung bình của thế giới. Mỗi ngày

có 150 người Việt chết vì đái tháo đường.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN5 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có xu hướng gia tăng, trong đó điển

hình là ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng… số bệnh nhân trẻ tuổi

chiếm tỷ lệ khá lớn.

Có đến 33% số người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ việc ăn

uống thiếu lành mạnh.

2. Thực trạng về suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì của thanh thiếu niên

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính

chung cả nước mỗi năm chỉ giảm được 1,0%; hiện vẫn còn ở mức cao

chiếm 24,6% (năm 2015)

Tình trạng thừa cân - béo phì, rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ

sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em và

người trưởng thành.

Theo số liệu năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em trên toàn quốc là

5,3%, đặc biệt tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ

Chí Minh đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua từ 3,7% lên 11,5%; tỷ lệ

này ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi từ 11,6% lên 21,9%.

3. Thực trạng về thói quen ăn ít rau quả, lười vận động

khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa số người trưởng

thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với

khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN6 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Trẻ em thường thích ăn những thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ (pizza, gà rán,

khoai tây chiên, uống nước có ga…); ít vận động và ít uống nước. Các em

không thích ăn canh, rau trong bữa ăn…

4. Vai trò của dinh dưỡng ở giai đoạn Tiền dậy thì

Những năm gần đây, học sinh thường có xu hướng dậy thì sớm do các em

có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt. Có những học sinh nữ đã dậy thì từ

lớp 3/4/5. Việc chuẩn bị dinh dưỡng cho học sinh trước khi bước vào giai

đoạn dậy thì là rất quan trọng và cần thiết.

Tuổi dậy thì muốn đạt được chiều cao và vóc dáng lý tưởng, trước hết phải

hiểu được quá trình vận động, phát triển của cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng, thể

chất trong mỗi giai đoạn.

Ở giai đoạn dậy thì, chiều cao phát triển nhanh nhất. Do đó, để đạt được

chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, các em học sinh và phụ huynh cần đặc

biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, và xây dựng lối sống lành

mạnh.

Từ những thực trạng trên, các bạn nhỏ học sinh khối lớp 2 trường Wellspring

Sài Gòn mong muốn thực hiện dự án “EAT A – Z” nhằm đưa ra một chương

trình hành động vì sức khỏe cộng đồng, với mong muốn:

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh theo 4 tiêu chí: Ăn đúng, ăn đủ,

ăn sạch, ăn lành mạnh; góp phần tạo nên một cộng đồng người Việt trẻ có

sức khỏe tốt, giảm các nguy cơ mắc bệnh.

- Cung cấp cho học sinh, phụ huynh những kiến thức quan trọng về dinh

dưỡng, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất,

giúp tạo nên một đội ngũ công dân trẻ Việt Nam vừa có thể lực tốt, vừa

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN7 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

có sự vượt trội về chiều cao, trí tuệ, đủ năng lượng học tập, vui chơi và

làm việc và cống hiến cho đất nước.

- Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thể dục thể thao

hợp lí để đem lại sức khỏe, niềm vui cho chính bản thân, gia đình. Thông

qua các hoạt động dự án giúp các bạn học sinh có cơ hội gắn kết thành

viên gia đình qua các bữa ăn và tự tạo được niềm vui thích, tự giác trong

ăn uống hàng ngày.

II. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. MỤC TIÊU DỰ ÁN “EAT A – Z”

1.1MỤC TIÊU KIẾN THỨC1.1.1 Kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 2

- Nắm vững và khắc sâu các kiến thức về hoạt động của cơ quan vận

động, cơ quan tiêu hóa.

- Biết sự cần thiết phải hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở

sạch. (Chương 1: Con người và sức khỏe – TNXH lớp 2)

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu

hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.

- Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm

nhai kỹ, uống nước sạch, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ

sinh.

- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng bệnh giun.

1.1.2 Kiến thức mở rộng- Học sinh biết bảo vệ sức khỏe bản thân.

- Biết phân biệt và nói không với những món ăn không tốt cho sức

khỏe.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN8 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Biết ích lợi của việc ăn nhiều rau xanh, trái cây

- Biết quan tâm đến sức khỏe của mọi người trong gia đình

- Biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

- Có thêm những kiến thức về thực trạng bệnh do ăn uống không lành

mạnh gây ra

- Có thêm kiến thức về luyện tập thể dục thể thao hợp lí để có cơ thể

khỏe mạnh, kết hợp chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng.

- Có thêm những kiến thức về dinh dưỡng liên quan đến phát triển chiều cao, chuẩn bị cho giai đoạn Tiền dậy thì ở thanh – thiếu niên.

1.1.3 Kiến thức liên môn

Dạy học theo định hướng STEM, STEAM, thể hiện qua sản phẩm của

nhóm Đầu bếp nhí, Nông dân nhí, Nghệ nhân nhí.

Vận dụng kiến thức môn Tự nhiên –Xã hội để cung cấp kiến thức nền

cho học sinh về sức khỏe, cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, ăn uống

lành mạnh

Thực hành kiến thức môn Tiếng Việt về các chủ đề Bạn bè, Trường học,

Gia đình… Tăng thêm vốn từ vựng về thức ăn, về chăm sóc sức khỏe, về

dinh dưỡng lành mạnh.

Vận dụng kiến thức môn Toán để tính toán số tiền, cân đo, chia khẩu

phần, mua thức ăn theo thực đơn khi đi siêu thị.

Vận dụng và thực hành vốn kiến thức, từ vựng môn Tiếng Anh về chủ đề

Junk food và Healthy food trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm

vụ dự án.

Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để thực hiện các sản phẩm: Tháp dinh

dưỡng, Sơ đồ tiêu hóa thức ăn, các bộ trang phục biểu diễn, mô hình các

món ăn bằng đất sét, vải nỉ; trang trí và trưng bày sản phẩm.

Vận dụng kiến thức môn Thể dục để xây dựng các bài tập, tư vấn tập

luyện thể dục thể thao hợp lí để có cơ thể khỏe mạnh.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN9 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để tập luyện các bài biểu diễn, trình

diễn thời trang trên nền nhạc, chọn các bài hát phù hợp với chủ đề dự án

Vận dụng kiến thức môn ICT để tìm kiếm thông tin trên internet, thiết

kế các sản phẩm 3D trên máy tính về bữa ăn, các món ăn; dùng email để

tương tác với giáo viên, thực hiện các nhiệm vụ dự án …

Vận dụng kiến thức môn Kỹ năng sống để giáo dục đạo đức lối sống,

cho học sinh cơ hội thực hành các nội dung đã học về ăn uống hợp vệ

sinh; lịch sự trên bàn ăn, những thói quen tốt khi ăn uống…

Vận dụng kiến thức từ môn Science và Tự nhiên – Xã hội lớp 1 (chương

Tự nhiên) để thực hành gieo trồng, chăm sóc vườn rau.

1.2 MỤC TIÊU KỸ NĂNG

- Phát triển kỹ năng phỏng vấn, quay phim, làm phóng sự, viết bài cảm

nhận.

- Phát triển kỹ năng điều tra, thu thập số liệu thống kê.

- Phát triển kỹ năng xử lí thông tin, giải quyết các tình huống học tập.

- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác, phân công công việc trong

nhóm.

- Phát triển kỹ năng lập kế hoạch, đặt mục tiêu và làm việc theo kế hoạch

thông qua các Phiếu kiểm mục.

- Phát triển kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy mindmap

- Phát triển kỹ năng tự phục vụ trong các giờ ăn.

- Phát triển kỹ năng xử lí và sơ chế thức ăn, nấu ăn

- Phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet để phục vụ cho các

nhiệm vụ của dự án.

- Phát triển kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Việt/Tiếng Anh lưu loát, tự tin,

ấn tượng.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN10 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Phát triển kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ

học tập: Word, powerpoint , gmail, google drive, google seach, OneNote,

Phát triển …

- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong dự án vào cuộc sống một

cách hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và lan tỏa dự án đến gia

đình, lối xóm, cộng đồng.

1.3MỤC TIÊU THÁI ĐỘ

Có ý thức ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng và rèn luyện thói

quen ăn uống lành mạnh.

Có ý thức bảo vệ, chăm lo cho sức khỏe của chính mình và những người

thân trong gia đình.

Có ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe

mạnh

Biết ngủ sớm để các cơ quan tiêu hóa làm việc đào thải. Biết giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. Tập ăn rau, trái cây và những món ăn tốt cho sức khỏe. Biết ngủ sớm để các cơ quan tiêu hóa làm việc đào thải và giúp phát triển

chiều cao.

Biết tuyên truyền, kêu gọi các bạn cùng khối, cùng trường cùng hành

động với mình để bảo vệ sức khỏe, thay đổi thói quen ăn uống cho lành

mạnh.

Có ý thức tự giác trong việc tham gia bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh, những

bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, có những hành động thiết thực để chia

sẻ với cộng đồng.

Có thái độ tích cực, hợp tác khi tham gia hoạt động nhóm/tập thể.

Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ dự án được giao.

Có kỹ năng tự đánh giá sản phẩm của mình và của người khác.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN11 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Yêu thích học tập, làm việc chủ động và hiệu quả với Phương pháp học

tập theo dự án.

1.4MỤC TIÊU SẢN PHẨM

Bộ sản phẩm mà học sinh cần hoàn thành sau khi làm dự án bao gồm:

TÊN NHÓM YÊU CẦU SẢN PHẨM

BÁC SĨ

DINH DƯỠNG NHÍ

- Sơ đồ tiêu hóa thức ăn

- Sơ đồ tháp dinh dưỡng

- Cẩm nang dinh dưỡng

- Thực đơn dinh dưỡng các bữa ăn trong ngày

- Phòng tư vấn dinh dưỡng học đường

ĐẦU BẾP NHÍ - Thực đơn bữa sáng, trưa, xế ở trường và ở nhà.

- Kế hoạch chi tiết cho buổi đi siêu thị

- Bữa cơm hoàn chỉnh tại trường

- Hoạt động thực hiện nấu ăn cùng ba/mẹ ở nhà

- Clip hướng dẫn cách nấu ăn một vài món đơn giản

- Bài nhảy “Chiếc bụng đói” trong ngày Tổng kết dự án

PHÓNG VIÊN NHÍ

- Kết quả khảo sát Thói quen ăn uống trước khi thực hiện dự án

- Kết quả khảo sát Thói quen ăn uống trong khi thực hiện dự án

- Kết quả khảo sát Thói quen ăn uống sau khi kết thúc dự án

- Video, hình ảnh phỏng vấn, điều tra về thói quen ăn uống: ở nhà, ở trường (5 khối lớp, hs cấp 2, cấp 3).

- Buổi trình diễn thời trang về Healthy food trong ngày Tổng kết dự án

NGHỆ NHÂN NHÍ

- Mô hình tháp dinh dưỡng bằng đất sét và bìa cacton.

- Các sản phẩm rau, củ, quả làm từ đất sét, vải nỉ

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN12 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Mô hình quầy trưng bày thức ăn, rau quả sạch bằng bìa giấy

- Poster, tranh tuyên truyền

- Trang phục trình diễn theo chủ đề Healthy Food trong buổi tổng kết

HUẤN LUYỆN VIÊN NHÍ

- Các bài tập khởi động chung trước giờ bơi

- Các bài tập khởi động chung trước giờ đá banh

- Bài tập thể dục giữa giờ cho toàn trường

- Video quay lại bài tập luyện ở nhà.

- Cẩm nang thể thao và sức khỏe

NÔNG DÂN NHÍ - Vườn rau sạch tại trường, tại nhà.

- Quầy rau củ bán gây quỹ từ thiện trong Hội Xuân.

- Vegetables day (Ngày hội rau củ) trong buổi Tổng kết dự

án

SẢN PHẨM CHUNG

- Cây Sức khỏe (Healthy tree) tại sảnh trường

- Nhật kí Healthy Food cá nhân

- Đại sứ EAT A-Z

- Tình nguyện viên phục vụ Bếp ăn trường

2. PHÂN VAI VÀ NHIỆM VỤ

TÊN NHÓM NHIỆM VỤ

BÁC SĨ

DINH DƯỠNG

NHÍ

- Nghiên cứu về cơ chế tiêu hóa thức ăn, những nguyên nhân gây bệnh do chế độ ăn uống không lành mạnh

- Xây dựng khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng phug hợp theo độ tuổi

- Nghiên cứu Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo độ tuổi

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN13 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Tư vấn dinh dưỡng cho các bạn trong khối

- Thiết ké Cẩm nang dinh dưỡng

ĐẦU BẾP NHÍ - Dựa vào Tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn bữa sáng, trưa, xế ở trường và ở nhà.

- Nghiên cứu các quy trình sơ chế, chế biến, bảo quản thức ăn để thực hiện những buổi nấu ăn hoàn chỉnh

- Biểu diễn một tiết mục trong Tổng kết dự án

PHÓNG VIÊN NHÍ

- Phỏng vấn các đối tượng: người thân, hàng xóm, bạn học trong khối, các bạn khối lớp khác… về thói quen ăn uống, chế độ tập luyện thể dục thể thao để viết bài, thống kê…

- Trìn diễn thời trang tuyên truyền về ăn uống lành mạnh: các trang phục Healthy food

NGHỆ NHÂN NHÍ

- Vận dụng kiến thức Mĩ thuật, ICT để tạo ra các sản phẩm mô tả dự án, là tháp dinh dưỡng, mô hình thức ăn, rau củ, trang phục biểu diễn

- Trang trí sản phẩm, tuyên truyền về dự án

HUẤN LUYỆN VIÊN NHÍ

- Đưa ra các bài hướng dẫn tập luyện, cách vận động hợp lí để có cơ thể khỏe mạnh.

- Xây dựng Cẩm nang tập luyện, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lí

NÔNG DÂN NHÍ - Tìm hiểu về thực phẩm sạch; cách tạo ra thực phẩm sạch;

- Thực hành quy trình làm vườn, trồng sau sạch, cung cấp thực phẩm sạch cho các bữa ăn tại trường/gia đình

III. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG1. NHÓM BÁC SĨ DINH DƯỠNG NHÍ

o Cơ quan tiêu hóa gồm có những bộ phận chính nào?

o Hãy chỉ ra vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa?

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN14 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già như thế

nào?

o Thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh?

o Những thói quen ăn uống nào gây ảnh hưởng không tốt cho sức

khỏe?

o Có những bệnh tiêu hóa phổ biến nào ở người lớn và trẻ em?

o Để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, cần có có thói quen ăn uống

như thế nào?

o Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giun ở trẻ em?

o Thực phẩm được chia thành những nhóm chính nào? Những nhóm

thực phẩm nào tốt cho sức khỏe?

o Lập kế hoạch về khẩu phần ăn hợp lí cho lứa tuổi từ 6 – 8 tuổi?

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người rèn thói ăn uống

những thực phẩm tốt cho sức khỏe?

2. NHÓM HUẤN LUYỆN VIÊN NHÍ

o Cơ quan vận động gồm những bộ phận chính nào?

o Phải làm gì để cơ và xương phát triển tốt?

o Sau khi ăn no cần phải làm gì?

o Tập thể dục, thể thao mang lại những lợi ích nào cho sức khỏe?

o Những nhóm thực phẩm nào tốt cho cơ và xương?

o Những nhóm thực phẩm nào giúp phát triển chiều cao?

o Những nhóm thực phẩm nào giúp phát triển trí não?

o Chế độ ăn, ngủ và tập luyện như thế nào là hợp lí để có cơ thể khỏe

mạnh?

o Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian nào để tập thể dục/chơi thể

thao?

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN15 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Em có thể tập luyện những môn thể thao nào?

o Em thường tập thể thao cùng với ai?

o Em thường sử dụng dụng cụ gì khi tập thể thao?

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người rèn thói quen tập

luyện thể thao?

3. NHÓM ĐẦU BẾP NHÍ

o Mỗi ngày có bao nhiêu bữa ăn?

o Mỗi bữa ăn nên ăn uống như thế nào?

o Ăn như thế nào gọi là ăn uống đủ chất?

o Bữa ăn ở trường có được gọi là đủ chất không? Tại sao?

o Bữa ăn sáng có vai trò quan trọng như thế nào?

o Bữa ăn sáng như thế nào là hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng?

o Bữa ăn trưa cần những món nào để đảm bảo dinh dưỡng? Những món

đó cung cấp những chất gì cho cơ thể?

o Theo em có cần thiết phải ăn xế không? Nên ăn như thế nào là đủ cho

bữa xế?

o Bữa ăn tối cần những món nào để đảm bảo dinh dưỡng? Thời gian và

lượng thức ăn như thế nào là hợp lí?

o Để chế biến món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng cần những yếu tố

nào?

o Em hãy lên thực đơn cho 1 bữa ăn tại gia đình em.

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người rèn thói quen ăn đủ

bữa, đúng giờ?

4. NHÓM NGHỆ NHÂN NHÍ

o Vai trò của tháp dinh dưỡng?

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN16 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Cách dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn?

o Cách tạo mô hình tháp dinh dưỡng từ đất sét và bìa form?

o Phân loại các nhóm thực phẩm dựa theo Tháp dinh dưỡng?

o Để làm một mô hình trưng bày thức ăn, rau quả handmade, cần chuẩn

bị những gì? Cách thức thực hiện?

o Có thể thiết kế những bộ trang phục như thế nào cho buổi trình diễn

thời trang theo chủ đề Healthy Food?

o Những vật liệu cần dùng để thiết kế trang phục? Cách thực hiện?

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người biết quan tâm và ăn

đủ các nhóm thực phẩm quan trọng theo Tháp dinh dưỡng?

5. NHÓM PHÓNG VIÊN NHÍ

o Để tiến hành một buổi phỏng vấn, em cần chuẩn bị những gì?

o Để phỏng vấn các bạn khối lớp 1 về thói quen ăn uống, em sẽ đặt câu

hỏi như thế nào?

o Để phỏng vấn các bạn khối lớp 2 về thói quen ăn uống, em sẽ đặt câu

hỏi như thế nào?

o Để phỏng vấn các anh chị khối lớp 3,4,5 về thói quen ăn uống, em sẽ

đặt câu hỏi như thế nào?

o Để phỏng vấn các anh chị khối lớp 6,7,8,9 về thói quen ăn uống, em

sẽ đặt câu hỏi như thế nào?

o Để phỏng vấn các anh chị khối lớp 10,11,12 về thói quen ăn uống, em

sẽ đặt câu hỏi như thế nào?

o Để phỏng vấn người thân, hàng xóm… về thói quen ăn uống, em sẽ

đặt câu hỏi như thế nào?

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN17 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Trong quá trình phỏng vấn, em sẽ làm những công việc gì? Em cần

những ai hỗ trợ để thực hiện bài phỏng vấn? công việc cụ thể cần hỗ

trợ?

o Em dự định phỏng vấn vào khoảng thời gian nào?

o Em sẽ tổng hợp và trình bày các số liệu đã thống kê như thế nào?

o Em dùng cách nào để lưu các thông tin phỏng vấn? Cách chuyển kết

quả phỏng vấn cho giáo viên hướng dẫn?

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người rèn thói quen chăm

lo sức khỏe cho bản thân và gia đình?

6. NHÓM NÔNG DÂN NHÍ

o Thế nào là ăn sạch? Uống sạch?

o Trước khi ăn/uống, em cần thực hiện quy trình làm sạch đồ ăn/đồ

uống như thế nào?

o Tác hại của việc ăn thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh?

o Ích lợi của việc ăn nhiều rau, củ, trái cây?

o Thế nào là rau củ/trái cây sạch?

o Có thể tạo ra rau, củ /trái cây sạch bằng cách nào?

o Quy trình gieo hạt và chăm sóc cây/rau?

o Nên chọn gieo trồng những loại rau nào? tại sao?

o Cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu nào trước khi gieo hạt?

o Mỗi ngày cần chăm sóc, tưới rau như thế nào để rau lớn, xanh tốt?

o Em sẽ đưa ra những lời khuyên nào để mọi người rèn thói quen ăn

nhiều rau xanh, củ/quả?

IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN1. Học sinh:

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN18 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Toàn bộ học sinh khối lớp 2 trường song ngữ quốc tế Wellspring Sài Gòn.

- Tổng số lớp: 8 lớp

- Tổng số học sinh: 170 học sinh, được chia thành 6 nhóm theo 6 vai nhiệm vụ

2. Giáo viên:

8 giáo viên chủ nhiệm + 1 gv dự khuyết + các giáo viên bộ môn

o Nguyễn Phương Quỳnh Trâm: 2.1

o Lê Thị Quỳnh Duyên: 2.2

o Tạ Thị Thu: 2.3 – Người soạn dự án và điều phối thực hiện chung

o Lê Thị Lực: 2.4

o Phạm Thị Thùy Ngân: 2.5

o Nguyễn Thị Hằng: 2.6

o Đoàn Thị Yến Nhi: 2.7

o Trần Thị Mỹ Linh: 2.8

o Phạm Thị Thanh Nhi: dự khuyết

o Nguyễn Thị Lệ Ngọc: gv Thư viện

o Nguyễn Thị Hoàng Anh: gv Mĩ thuật k2

o Tạ Ngọc Trâm: gv Aerobics

o Nguyễn Hoàng Nam: gv Thể dục

o Nguyễn Thị Thủy: gv Kỹ năng sống

o Lê Hoàng Quân: gv ICT

o Mr Keithway: ELA teacher

3. Phụ huynh:

- Nhóm phụ huynh - cộng tác viên dự án

- Phụ huynh học sinh các lớp từ 2.1 đến 2.8

4. Các bộ phận hỗ trợ:

o Ban Giám hiệu Tiểu học

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN19 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Phòng Marketting

o Bếp ăn trường

o Tổ chăm sóc vườn trường

o Các chuyên gia: Bác sĩ Dinh dưỡng, Nhà Sinh vật học, nhà Thiết kế

thời trang, Huấn luyện viên, Nhân viên Chăm sóc vườn cây, Bếp

trưởng

V. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Để thực hiện dự án EAT A-Z, giáo viên đã két hợp sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để định hướng, hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Dạy học theo dự ánGiáo viên định hướng để học sinh tự tiếp nhận các kiến thức liên quan đến chủ đề “con người và sức khỏe”, giải quyết nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp liên môn, tạo ra các sản phẩm theo từng vai cụ thể, được giới thiệu, công bố và lan tỏa dự án trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường.

- Dạy học tích hợp liên mônTích hợp kiến thức nhiều môn học, giúp học sinh vận dụng để hoàn thành các nhiệm vụ dự án, bao gồm các môn học: Tự nhiên – Xã hội, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Toán, Mĩ thuật, Thể dục, Âm nhạc, Công nghệ thông tin (ICT), Kĩ năng sống.

- Dạy học theo định hướng STEM, STEAMTrang bị kiến thức nền về Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kỹ thuật, giúp học sinh vận dụng vào thực hành, sáng tạo ra những sản phẩm phục

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN20 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

vụ cho cuộc sống. (Sách Cẩm nang dinh dưỡng, vườn rau sạch, dụng cụ tập thể dục tự tạo, quy trình nấu ăn, tháp dinh dưỡng…)

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện dự án:o Phiếu khảo sáto Phiếu tự đánh giá của học sinho Phiếu đánh giá của giáo viêno Phiếu kiểm mụco Học sinh gửi sản phẩm cho giáo viên qua email, facebook,

Onenote… theo đúng tiến độ và nhiệm vụ đươc phân công trong bản KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

o GV quan sát, nhận xét, đưa câu hỏi gợi ý để HS chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm

o Thường xuyên kiểm tra tiến độ thời gian, nhắc nhở HS nộp các sản phẩm theo đúng thời gian

o GV ghi nhận sự tích cực hợp tác, thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm của các nhóm

o Khuyến khích học sinh sáng tạo, làm thêm những sản phẩm trong nhiệm vụ của nhóm khác

- Một số kỹ thuật dạy học tích cực- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm:

o Kỹ thuật động nãoo Kỹ thuật thảo luận viếto Kỹ thuật tia chớpo Sơ đồ tư duyo Kỹ thuật XYZo Kỹ thuật ổ bio Kỹ thuật mảnh ghépo Kỹ thuật khăn phủ bàno Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi

- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động cá nhâno Kỹ thuật KWLo Kỹ thuật 3-2-1o Kỹ thuật động não ABC

- Các kỹ thuật tổ chức thu thập thông tin phản hồio Kỹ thuật 3 lần 3o Kỹ thuật khảo sát (Survey)

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN21 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

VI. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Dự án diễn ra trong vòng 5 tuần, từ 8/10/2018 – 9/11/2018) và được chia thành 5 giai đoạn:1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

Thời gian: Từ 8/10/2018 đến 12/10/2018- Thông qua Ban Giám hiệu về kế hoạch thực hiện dự án- Đề xuất các vấn đề cần hỗ trợ- Giới thiệu dự án: giáo viên trong khối, giáo viên bộ môn,

học sinh, phụ huynh- Định hướng cho học sinh tự tìm kiếm các kiến thức liên

quan đến chủ đề dự án.- Lập các biểu mẫu, phiếu khảo sát, tiêu chí đánh giá học

sinh- Khảo sát năng lực học sinh qua các bài khảo sát- Khảo sát thực trạng, thói quen ăn uống của học sinh trong

trường để có định hướng hành động.- Lên kế hoạch kết nối với các chuyên gia: bác sĩ dinh dưỡng,

nhà thiết kế thời trang, nhà Sinh vật học, Bác làm vườn, Huấn luyện viên thể thao, Biên đạo, Bếp trưởng.

2. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO KỸ NĂNGThời gian: Từ 15/10/2018 đến 19/10/2018

Dựa vào kết quả khảo sát và phiếu đăng kí tham gia dự án để chia nhóm, phân vai

Đào tạo kĩ năng chung: o Kỹ năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin:

cách sử dụng Onenote trên Ipad để lưu trữ thông tin,

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN22 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

chụp hình, gửi hình, soạn thảo văn bản, cách gửi mail, cách tham gia lớp học trực tuyến Skype, cách sử dụng Google seach để tự tìm kiếm kiến thức…

o Kỹ năng tự xây dựng mục tiêu, tự xây dựng các kiểm mục tuần

o Kỹ năng làm việc nhóm, phân công công việc trong nhóm, kỹ năng hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ

o Kỹ năng làm việc theo kế hoạch, cách sử dụng phiếu tự đánh giá và các tiêu chí đánh giá

o Kỹ năng thuyết trình, đứng trước đám đông Đào tạo kỹ năng riêng theo nhóm:

o Bác sĩ dinh dưỡng: Kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy, kỹ năng tìm kiếm thông tin và đánh giá thực trạng, kỹ năng phân loại thực phẩm theo tháp dinh dưỡng, kỹ năng xác định khẩu phần ăn phù hợp theo độ tuổi…

o Đầu bếp nhí: Kỹ năng xây dựng thực đơn, kỹ năng đii siêu thị mua đồ ăn, kỹ năng sơ chế thức ăn, kỹ năng bảo quản thực phẩm, kỹ năng nấu ăn…

o Phóng viên nhí: kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng chụp hình, quay phim, kỹ năng thống kê số liệu khảo sát…

o Huấn luyện viên nhí: kỹ năng vận động, kỹ năng bơi lội, kỹ năng viết cẩm nang tập luyện, kỹ năng thiết kế các dụng cụ tập luyện phù hợp

o Nghệ nhân nhí: kỹ năng thiết kế trang phục biểu diễn từ vải nỉ, đồ tái chế, kỹ năng tạo hình từ đất sét, kỹ

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN23 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

năng làm poster, kỹ năng trưng bày và trang trí sản phẩm

o Nông dân nhí: kỹ năng làm đất, gieo hạt và chăm sóc cây; kỹ năng thu hoạch, phân loại và giới thiệu sản phẩm; kỹ năng định giá và bán sản phẩm…

Cung cấp kiến thức nền cho từng nhóm, liên quan đến nhiệm vụ đặc thù của mỗi nhóm.

Giáo viên theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, điều chỉnh và gợi ý nếu cần.

Họp nhóm ngày 19/10: tổng kết hoạt động tuần 2, đánh giá những công việc đã hoàn thành và khó khăn cần khắc phục.

3. GIAI ĐOẠN TRẢI NGHIỆMThời gian: Từ 22/10/2018 đến 26/10/2018

Gặp gỡ các chuyên gia:o Bác sĩ dinh dưỡng nhí: giao lưu với bác sĩ dinh dưỡng

về chủ đề Dinh dưỡng lành mạnh, trải nghiệm các kiến thức về sức khỏe ăn uống

o Đầu bếp nhí: giao lưu Bếp trưởng trường, trải nghiệm quy trình sơ chế, chuẩn bị thực phẩm cho một Bữa ăn dinh dưỡng tại trường

o Phóng viên nhí: giao lưu MC các event của trường, trải nghiệm cách phỏng vấn, tư thế sân khấu, cách trình bày trước đám đông

o Huấn luyện viên nhí; giao lưu Huấn luyện viên Bóng rổ, tìm hiểu về cách thức rèn luyện thể thao

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN24 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Nghệ nhân nhí: giao lưu Trưởng câu lạc bộ Nhà thiết kế thời trang, trải nghiệm về cách thiết kế trang phục từ vải nỉ và sản phẩm tái chế

o Nông dân nhí: giao lưu bác làm vườn, trải nghiệm các bước làm đất, ngâm hạt, gieo hạt, chăm tưới cây trồng

Học sinh thực hiện các nhiệm vụ cuối tuần tại nhà Họp nhóm ngày 26/10 rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho

tuần thực hành.

4. GIAI ĐOẠN THỰC HÀNHThời gian: Từ 22/10/2018 đến 9/11/2018

Các nhóm thực hành, hoàn thành sản phẩm của nhóm mình:

o Bác sĩ dinh dưỡng: sơ đồ tư duy về quá trình tiêu hóa thức ăn, bảng cân nặng và chiều cao phù hợp theo độ tuổi, cẩm nang dinh dưỡng

o Đầu bếp nhí: Thực đơn các bữa ăn tại trường (thực đơn tháng 11), buổi nấu ăn tại trường, tiết mục biểu diễn ngày tổng kết

o Phóng viên nhí: Kết quả khảo sát trước, trong và sau khi thực hiện dự án về thói quen ăn uống của học sinh trong trường; các bài viết tuyên truyền; clip phỏng vấn ở trường, ở nhà.

o Huấn luyện viên nhí: Bài tập khởi động trước giờ bơi, bài tập thể dục giữa giờ, cẩm nang tập luyện và ăn uống

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN25 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Nghệ nhân nhí: mô hình tháp dinh dưỡng bằng đất sét, trang phục biểu diễn từ vải nỉ, mark book chủ đề Healthy food, đồ lưu niệm hình trái cây, rau củ, đồ ăn làm từ vải nỉ.

o Nông dân nhí: kỹ năng làm đất, gieo hạt và chăm sóc cây; kỹ năng thu hoạch, phân loại và định giá sản phẩm…

GV kiểm tra và cho HS trình bày sản phẩm thử trên lớp GV và HS chuẩn bị phương tiện công nghệ cần thiết cho

việc trình chiếu sản phẩm của HSHS nhận xét, cho điểm nhóm bạn, tham gia thảo luận, trao đổi, góp ý.

5. TỔNG KẾT DỰ ÁNThời gian: Từ 11/11/2018 đến 6/11/2018

Tổng kết dự án trong khối:- Học sinh hoàn thiện sản phẩm, tập dượt cho buổi trình

diễn- Các nhóm nhỏ trong từng nhóm trình bày sản phẩm

trong khối- Học sinh theo dõi phần trình bày của nhóm bạn, đặt câu

hỏi, thảo luận, chất vấn và tự rút ra những kiến thức cần thiết.

- Giáo viên chấm điểm, lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho buổi tổng kết dự án trước Ban Giám hiệu.

- Các cá nhân hoàn thiện Nhật kí dinh dưỡng của mình để chuẩn bị trưng bày trong Hoạt động tổng kết dự án.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN26 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Khảo sát lại thói quen ăn uống của học sinh trong trường sau khi thực hiện dự án

- Kết nối với dự án Nông sản sạch vùng cao để giao lưu, cộng tác để học sinh có cơ hội chia sẻ, cải thiện bữa ăn cho các bạn nhỏ ở vùng cao còn nhiều khó khăn.

Báo cáo – Tổng kết dự án toàn trường:- Trưng bày sản phẩm của học sinh trong Hội trường: Cẩm

nang dinh dưỡng, Cẩm nang tập luyện, Nhật kí dinh dưỡng cá nhân, Mô hình Tháp hình dưỡng bằng đất sét, quầy rau củ quả, đồ lưu niệm làm từ vải nỉ, bookmark, rau sạch….

- Chương trình biểu diễn của học sinh:o Trình diễn thời trang: Heạlthy food fashion showo Hoạt cảnh tư vấn dinh dưỡng của nhóm Bác sĩ dinh

dưỡngo Trình diễn dụng cụ nhà bếp: bài nhảy Chiếc bụng đóio Trình diễn bài khởi động và thể dục đồng diễno Trình diễn các món ăn làm từ đất sét, vải nỉo Trình diễn sản phẩm rau củ sạch thu hoạch từ vườn

rau6. HOẠT ĐỘNG LAN TỎA DỰ ÁN Tổ chức lớp học Skype để kết nối với các lớp học tại

trường Vinschool, trường Wellspring Hà Nội, các trường học trong nước và nước ngoài để giới thiệu dự án, kêu gọi cùng hành động

Kết nối với nhóm bác sĩ của dự án Dĩa cơm trên tường, tổ chức hoạt động nghệ thuật nhằm gây quỹ từ thiện, giúp

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN27 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

đỡ các bệnh nhân nghèo có bữa cơm đầy đủ tại các bệnh viện

kết nối dự án Nông sản sạch vung cao, mua các sản phẩm nông sản của những bạn học sinh vùng cao, góp phần cải thiện bữa ăn cho các bạn nhỏ ở vùng cao.

Thực hiện các hoạt động Đại sứ Eat A-Z tại bếp ăn, kêu gọi, nhắc nhở các bạn khác trong việc lấy thêm rau, canh, ăn thêm trái cây, không bỏ đồ ăn…

Tham gia ý kiến cùng Bếp ăn trường trong việc lên thực đơn hàng tháng.

Duy trì Vườn rau sạch của trường, tiếp tục gieo hạt, chăm sóc để có các sản phẩm rau sạch, đóng góp cho thực đơn của bếp trường trong các bữa ăn trưa.

Duy trì Câu lạc bộ Đầu bếp nhí, hướng dẫn các bạn học sinh cách nấu/làm những món ăn đơn giản: sinh tố trái cây, nước ép, các món bánh, salad…

Duy trì các câu lạc bộ Thể thao như: bơi lội, bóng đá, bóng rổ, yoga, Aerobics để các bạn học sinh tích cực tham gia tập luyện

Tạo nên Cây sức khỏe và đặt ở sảnh Tiểu học, ke gọi mọi người cùng thể hiện hành động của mình trong việc bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh. (Healthy tree)

Tổ chức chuyên đề Dinh dưỡng toàn trường, bao gồm cả phụ huynh và học sinh, cung cấp cho phụ huynh những kiến thức quan trọng về Dinh dưỡng lành mạnh, nhất là dinh dưỡng của những thời điểm vàng, giúp phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN28 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

Quầy hàng Healthy Food trong ngày Hội xuân, bán sản phẩm thức ăn dinh dưỡng lành mạnh, gây quỹ từ thiện cho bệnh nhân tim ở bệnh viện Nhi đồng 1, Tp. HCM.

Lễ hội trái cây, rau củ nhân dịp Quốc tế phụ nữ, 8/3/2019VII. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN

“EAT A - Z ” là một dự án học tập của học sinh khối Hai. Thông qua

việc giao nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh tự

chiếm lĩnh các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện

chế độ dinh dưỡng lành mạnh và kết hợp tập luyện thể thao hàng ngày để

có một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, từ những việc làm nhỏ trong dự án,

hình thành nên ý thức và thói quen tốt để các em học sinh tự lan tỏa dự

án, có những hoạt động từ thiện, mang tính nhân văn, nhằm mang lại

những lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Cụ thể:

1. Đối với học sinh:

Tìm hiểu các kiến thức về hệ tiêu hóa, từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe cơ

thể cũng như tôn trọng sức khỏe của bản thân.

Tìm hiều và thấy được thực trạng bệnh tật, những thói quen ăn uống

không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, những tác hại do bệnh tật gây

ra cho bản thân, gia đình, xã hội… từ đó có động lực muốn hành động để

thay đổi thực trạng.

Được vận dụng các kiến thức đã và đang học trong các môn: TNXH,

Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Kỹ năng sống, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ

thuật để ứng dụng giải quyết các nhiệm vụ dự án, thông qua đó càng khắc

sâu và mở rộng thêm những kiến thức được học về chủ đề dự án.

Có cơ hội được thực hành, củng cố kỹ năng của thế kỉ 21: chủ động, làm

việc có kế hoạch; hợp tác, giao tiếp thích nghi với môi trường; có kỹ năng

giải quyết vấn đề; rèn luyện tư duy phản biện, tư duy sáng tạo; biết ứng

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN29 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

dụng CNTT vào việc tìm kiếm, trao đổi, trình bày, tổ chức thông tin và

dữ liệu một cách hiệu quả. Qua những việc làm cụ thể như:

Chủ động đăng kí nhóm thực hiện nội dung phù hợp nhu cầu, năng lực

bản thân.

Chủ động tìm kiếm, tìm hiểu thông tin cần thiết và liệt kê kiến thức

mình muốn tìm hiểu thêm.

Có kế hoạch, làm việc nhóm online, offline hiệu quả.

Thảo luận, phản biện ý kiến của bản thân, điều chỉnh cho phù hợp với

nhu cầu, mục đích của cả nhóm.

Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả vào quá trình làm việc và hoàn

thiện sản phẩm nhóm.

Học sinh thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân và lên được

kế hoạch hành động của cá nhân vì sức khỏe cộng đồng.

Yêu thích việc học tập qua dự án.

2. Đối với gia đình/ phụ huynh:

o Thông qua việc giúp con thực hiện các nhiệm vụ dự án sẽ có cơ hội

trải nghiệm, tìm hiểu thực trạng và tự điều chỉnh lại các thói quen ăn

uống, sinh hoạt, thể dục… của chính bản thân và các thành viên trong

gia đình.

o Gắn kết thành viên gia đình thông qua các hoạt động: giúp con lên kế

hoạch thực đơn, cùng đi chợ, cùng chuẩn bị bữa ăn, cùng ăn…đem lại

niềm vui cho gia đình qua các bữa ăn.

o Tham gia buổi nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng, được trang bị

thêm những kiến thức về dinh dưỡng cần thiết: dinh dưỡng giúp phát

triển chiều cao, tăng cường sức đề kháng, giúp phát triển trí não; dinh

dưỡng cho con khi bước vào tuổi dậy thì…

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN30 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

o Hiểu rõ hơn về năng lực, tính cách của con thông qua những biểu

hiện khi con thực hiện các nhiệm vụ dự án ở nhà, từ đó có cách để

khuyến khích và điều chỉnh kịp thời cho con.

3. Đối với nhà trường:

- Có cái nhìn tổng thể về thói quen ăn uống, sở thích ăn uống của học sinh

thông qua các số liệu điều tra của nhóm dự án.

- Có cơ sở để xây dựng, điều chỉnh thực đơn phù hợp với của học sinh

- Nâng cao ý thức cho học sinh về thói quen ăn uống lành mạnh, ý thức thực

hiện các giờ ăn, ý thức tự chăm sóc sức khỏe, tập luyện thể dục thể thao…

một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Có thêm những sáng kiến hoạt động cho các câu lạc bộ, các chương trình

phát triển tiềm năng học sinh thông qua các ý tưởng và hoạt động của dự án

- Tạo sự gắn kết giữa học sinh các khối lớp, giữa các bộ phận hỗ trợ thông qua

quá trình thực hiện dự án.

- Góp phần tạo ra một cộng đồng học sinh khỏe mạnh, có thể chất tốt, có tích

cực, tràn đầy năng lượng để tham gia học tập, vui chơi…

4. Đối với xã hội:

- Tuyên truyền, cảnh tỉnh người dân về những thói quen ăn uống sai lầm, có

hại cho sức khỏe.

- Tác động đến những nhà cung cấp thực phẩm để họ biết đặt lợi ích của

khách hàng lên hàng đầu, có tính nhân văn trong việc cung cấp những sản

phẩm sạch, lành mạnh.

- Hoạt động từ thiện của nhóm dự án giúp hỗ trợ những trường hợp bệnh nhân

mắc bệnh hiểm nghèo/ung thư…, cải thiện bữa ănn cho những trẻ em vùng

cao, đem đến bữa ăn cho các bệnh nhân khó khăn tại các bệnh viên…như

một sự chia sẻ với cộng đồng.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN31 | P a g e

DỰ ÁN HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LỚP 2

- Góp phần nâng cao ý thức, thói quen ăn uống cho mọi người, bắt đầu từ mỗi

cá nhân, gia đình, trường học, lối xóm, khu phố…và nhân rộng lên toàn xã

hội.

- Góp phần hiện thực hóa ước mơ về việc tạo ra một thế hệ trẻ Việt Nam có

thể lực tốt và trí tuệ cao, sánh tầm với các quốc gia trên thế giới.

GIÁO VIÊN: TẠ THỊ THU – LỚP 2.3 – TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ WELLSPRING SÀI GÒN32 | P a g e