14
297 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0084 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 297-310 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THC TRNG HTRTRRI LON PHTKTẠI GIA ĐÌNH TRONG THI GIAN NGHDCH COVID-19 Đỗ Th Tho 1 , Nguyn NTâm An 1 , Nguyễn Hoài Thương 1 , Trn Tuyết Anh 1 , Ngô ThNguyt Anh 2 , Nguyn ThHin 3 Đỗ Xuân Dũng 3 1 Khoa Giáo dc Đặc bit, Trường Đại học Sư phạm Hà Ni 2 Phòng Giáo dc và Đào t o quận Hai Bà Trưng, Hà Ni 3 Vin Phát trin Công nghGiáo dc Đặc bit Tóm tt. Bài viết tiến hành kho sát trên 140 cha m(CM) thông qua Google biu mẫu đã chra rng: phn ln trri lon phtk(RLPTK) gp nhiều khó khăn trong các vấn đề: giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh; khó khăn thích nghi với những thay đổi ca cuc sống, gia tăng các hành vi không phù hợp; khó khăn duy trì các thói quen, kĩ năng cũ và trxut hin mt svấn đề sc khe, thcht như ri lon gic ng, táo bón, béo phì. Trước tình hình đó, CM đã hỗ trcon mt sn ội dung cơ bản theo các cách thc: CM đã sdng câu chuyn xã hi (CCXH) gii thích cho con hiu sthay đổi của môi trường; sdng lch trình hình nh, thquy định hành vi; đồng thời quy định thi gian thc hi n các hoạt động và hướng dn tích cc cho con thc hin năng mới; bên cạnh đấy sdng các trò chơi, thực hin hoạt động điều hòa cảm giác giúp con thư giãn, giải trí, vận động và kết ni liên lc với người thân, bn bè; phi hp cht chvi GV trong vic xây dng kế hoch, thiết kế hoạt động và đánh giá kết qu. Tuy nhiên, trong quá trình thc hin CM gp rt nhiều khó khăn, chính vì thế CM mong mun: có shtrchuyên môn của các chương trình, khóa đào tạo trc tuy ến; GV htrtrong quá trình xây dng kế hoch giáo dc, các bài tập điều hòa cm giác, cung cấp các trò chơi; cộng đồng xã hi hiu và htrkp thi giúp trthích nghi. Đồng thi, khảo sát cũng chỉ ra các yếu tảnh hưởng cơ bản đến quá trình htrtrẻ, trong đó các yếu tchquan đóng vai trò ảnh hưởng quan trng. Tkhóa: trri lon phtk, thc trng, htr, dch Covid-19. 1. Mđầu Trong tình hình hin ti, nhiu trường hc trên thế giới đã bị đóng cửa vì đại dch Covid-19 (Cahapay, M. B., 2020) [1]. Cuc khng hoảng đã cản trđến vic hc tp c a trem nói chung và trRLPTK nói riêng, khiến quá trình can thip càng trnên khó khăn và gặp nhiu trngi (United Nations Human Rights 2020) [2]. COVID-19 có khnăng làm gia tăng lo âu, trầm cm cho trRLPTK. Môi trường thay đổi làm ảnh hưởng ti vic duy trì các thói quen hng ngày ca tr, gây ra tình trng lo lắng, căng thẳng kéo dài (Fuld. S. 2018) [3]. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh có quá nhiều lượng thông tin khác nhau khiến trgặp khó khăn trong việc tiếp thu và xlí. Đồng thi, trong các tình hung thc tế, CM và người chăm sóc không đưa ra các tín hiu thông báo vsthay đổi sp xy ra khiến trrơi vào trạng thái cô lp và lo âu kéo dài (Bull, 2017) [4]. Ngày nhn bài: 20/7/2021. Ngày sa bài: 23/8/2021. Ngày nhận đăng: 30/8/2021. Tác giliên h: Đỗ ThTho. Địa che-mail: [email protected]

Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

297

HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0084

Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 297-310

This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ TẠI GIA ĐÌNH

TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19

Đỗ Thị Thảo1, Nguyễn Nữ Tâm An1, Nguyễn Hoài Thương1, Trần Tuyết Anh1,

Ngô Thị Nguyệt Anh2, Nguyễn Thị Hiền3 và Đỗ Xuân Dũng3

1Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3Viện Phát triển Công nghệ Giáo dục Đặc biệt

Tóm tắt. Bài viết tiến hành khảo sát trên 140 cha mẹ (CM) thông qua Google biểu mẫu đã

chỉ ra rằng: phần lớn trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề: giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh; khó khăn thích nghi với những thay đổi của

cuộc sống, gia tăng các hành vi không phù hợp; khó khăn duy trì các thói quen, kĩ năng cũ

và trẻ xuất hiện một số vấn đề sức khỏe, thể chất như rối loạn giấc ngủ, táo bón, béo phì.

Trước tình hình đó, CM đã hỗ trợ con ở một số nội dung cơ bản theo các cách thức: CM đã

sử dụng câu chuyện xã hội (CCXH) giải thích cho con hiểu sự thay đổi của môi trường; sử

dụng lịch trình hình ảnh, thẻ quy định hành vi; đồng thời quy định thời gian thực hiện các

hoạt động và hướng dẫn tích cực cho con thực hiện kĩ năng mới; bên cạnh đấy sử dụng các

trò chơi, thực hiện hoạt động điều hòa cảm giác giúp con thư giãn, giải trí, vận động và kết

nối liên lạc với người thân, bạn bè; phối hợp chặt chẽ với GV trong việc xây dựng kế

hoạch, thiết kế hoạt động và đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CM gặp

rất nhiều khó khăn, chính vì thế CM mong muốn: có sự hỗ trợ chuyên môn của các chương

trình, khóa đào tạo trực tuyến; GV hỗ trợ trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, các

bài tập điều hòa cảm giác, cung cấp các trò chơi; cộng đồng xã hội hiểu và hỗ trợ kịp thời

giúp trẻ thích nghi. Đồng thời, khảo sát cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến quá

trình hỗ trợ trẻ, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò ảnh hưởng quan trọng.

Từ khóa: trẻ rối loạn phổ tự kỉ, thực trạng, hỗ trợ, dịch Covid-19.

1. Mở đầu

Trong tình hình hiện tại, nhiều trường học trên thế giới đã bị đóng cửa vì đại dịch Covid-19 (Cahapay, M. B., 2020) [1]. Cuộc khủng hoảng đã cản trở đến việc học tập của trẻ em nói chung

và trẻ RLPTK nói riêng, khiến quá trình can thiệp càng trở nên khó khăn và gặp nhiều trở ngại (United Nations Human Rights 2020) [2]. COVID-19 có khả năng làm gia tăng lo âu, trầm cảm cho trẻ RLPTK. Môi trường thay đổi làm ảnh hưởng tới việc duy trì các thói quen hằng ngày

của trẻ, gây ra tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài (Fuld. S. 2018) [3]. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh có quá nhiều lượng thông tin khác nhau khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu và xử lí. Đồng thời, trong các tình huống thực tế, CM và người chăm sóc không đưa ra

các tín hiệu thông báo về sự thay đổi sắp xảy ra khiến trẻ rơi vào trạng thái cô lập và lo âu kéo dài (Bull, 2017) [4].

Ngày nhận bài: 20/7/2021. Ngày sửa bài: 23/8/2021. Ngày nhận đăng: 30/8/2021.

Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thảo. Địa chỉ e-mail: [email protected]

Page 2: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

298

Để khắc phục tình trạng này, trên thế giới đã tăng cường các phương thức hỗ trợ tại nhà

giúp trẻ và CM vượt qua thời kì khó khăn này (Rose và cộng sự, 2020) [5]. Nghiên cứu của

Smile, S.C. năm 2020 đã đề xuất một số các biện pháp, chương trình hỗ trợ trẻ và CM thực hiện

các hoạt động học tập, sinh hoạt tại nhà trong mùa dịch Covid-19 (Smile, 2020) [6], Shumba, C.

và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích hiểu sâu hơn về tác động của

COVID-19 đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, đề xuất các chiến lược, chương trình và

chính sách nhằm định hướng lại việc chăm sóc, nuôi dưỡng và ngăn ngừa các yếu tố tác động

bất lợi liên quan đến môi trường [7].

Ở Việt Nam hiện nay, còn thiếu vắng các nghiên cứu hỗ trợ trẻ RLPTK và CM trong mùa

dịch Covid-19. Đây là thời điểm vô cùng khó khăn và nhạy cảm đối với trẻ, xuất hiện rất nhiều

các vấn đề về hành vi và dễ rơi vào trầm cảm, căng thẳng. Chính vì vậy, cần thiết nghiên cứu về

thực trạng những khó khăn của trẻ RLPTK và những việc làm của họ hỗ trợ cho trẻ RLPTK,

trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm giúp CM dễ dàng vận dụng, giáo dục trẻ

một cách hiệu quả nhất.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Một số khó khăn của trẻ rối loạn phổ tự kỉ và cha mẹ trẻ gặp phải trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Khó khăn của trẻ RLPTK trong thời gian nghỉ dịch Covid-19: Trẻ RLPTK có nhiều khó

khăn về giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ và giải quyết tình huống (Kristy Anderson, Alice

Kuo, Paul Shattuck, 2018) [8]. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trẻ gặp một số vấn

đề như: phải nghỉ học, cấu trúc sinh hoạt đột ngột thay đổi, thói quen bị phá vỡ, một số khó

khăn nổi bật của trẻ đó là: (1) Khó khăn trong giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh:

Trẻ em và thanh niên RLPTK có các vấn đề về giao tiếp, duy trì các tương tác xã hội và các

kiểu hành vi lặp đi lặp lại bất thường. Sự thay đổi của môi trường khiến các em căng thẳng, lo

lắng, bối rối và gặp nhiều vấn đề trong quá trình giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh

(Wong, D. và cộng sự, 2007) [9]; (2) Khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi của

cuộc sống: Phải ở nhà, tuân thủ theo quy tắc 5K… Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã dẫn đến

sự thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội, làm gia tăng những khó khăn cho trẻ RLPTK.

Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi việc cách li kéo dài, hạn chế khi thích nghi với các thói quen, kĩ năng

mới, đặc biệt các em thường rất khó khăn trong việc thay đổi, thích ứng với các điều kiện xung

quanh (Liu và cộng sự, 2020) [10]; (3) Gia tăng các hành vi không phù hợp: Tất cả những thay

đổi của môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em và thanh thiếu niên RLPTK cũng như gia

đình và anh chị em của họ. Việc giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến các nguy cơ gia tăng các hành

vi gây rối: la hét, khóc lóc, đập phá… và xuất hiện nhiều biểu hiện trầm cảm, lo lắng, khó khăn

trong các mối quan hệ đồng trang lứa biểu hiện bằng sự cô lập, tức giận và hung hăng. Việc tiếp

xúc cơ thể và xã hội hóa là nên tảng hạnh phúc của tất cả con người nhưng trẻ RLPTK dễ bị tổn

thương vì những thay đổi của môi trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội, nhận

thức của các em. Thanh thiếu niên RLPTK dễ xuất hiện các triệu chứng lo âu, trầm cảm, đặc

biệt trong một số trường hợp, có các hành vi ám ảnh cưỡng chế (Liu và cộng sự, 2020) [10]. Sự

thay đổi của môi trường và gián đoạn của các thói quen có thể gây cảm giác khó chịu cho trẻ

RLPTK, dẫn đến trầm trọng thêm chứng lo âu hiện có hoặc các triệu chứng lo âu mới xuất hiện

(Fegert, 2020; Lee. J. (2020) [11, 12], (4) Duy trì các thói quen, kĩ năng cũ: Trong quá trình

giãn cách xã hội, các em không có cơ hội được thực hành các thói quen, kĩ năng cũ hằng ngày

nên các thói quen bị mai một và mất đi. Khi các trường học quay trở về trạng thái ban đầu, các

em sẽ gặp rất nhiều khó khăn để hình thành và duy trì các thói quen đã có; (5) Xuất hiện một số

vấn đề về sức khỏe thể chất: rối loạn giấc ngủ, táo bón, béo phì. Như chúng ta đã thấy, những

Page 3: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

299

thay đổi trong thói quen hàng ngày và những hạn chế của môi trường làm gián đoạn một số lĩnh

vực như sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và các yếu tố gia đình. Ví dụ, rối loạn điều hòa

giấc ngủ, giảm khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ RLPTK tiếp

thu hàm lượng thức ăn kém, dinh dưỡng gặp nhiều hạn chế hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề

đào thải và táo bón, Việc hạn chế tiếp cận với các chương trình, hoạt động thể chất làm tăng

nguy cơ béo phì đối với trẻ RLPTK (Ameis, 2020) [13].

Khó khăn của CM trong thời gian trẻ RLPTK nghỉ dịch Covid-19: (1) Khó khăn trong việc

can thiệp, giáo dục, hỗ trợ con tại nhà. Các chỉ thị về giãn cách xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự

thay đổi các thói quen hằng ngày và cuộc sống gia đình, đòi hỏi trẻ và gia đình phải thích nghi

với những hoàn cảnh sống mới. Chính vì vậy, trong thời điểm này, CM trở thành lực lượng

chính trong việc giáo dục, hỗ trợ con. Tuy nhiên, các CM gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và

sử dụng các phương pháp giáo dục, các kĩ thuật hỗ trợ một cách hiệu quả. Điều này khiến khó

khăn trong vấn đề giáo dục càng trở nên trầm trọng hơn. Việc chuyển đổi sang học trực tuyến

cũng khiến các CM trở nên căng thẳng, bất kể chương trình nào chuyển đổi sang học trực tuyến

đều yêu cầu trẻ hoàn thành lượng bài tập khác nhau và bắt buộc phải có sự tham gia của CM. Vì

vậy, CM thường phải hoàn thành các vai trò của GV, người hỗ trợ, thậm chí là chuyên gia hành

vi để giúp con tiếp tục làm việc và hoàn thành lượng bài tập mỗi ngày (Kalvin và cộng sự,

2021) [14]; (2) Áp lực về kinh tế khiến CM trở nên căng thẳng. Trong thời gian này CM buộc

phải nghỉ làm ở nhà và gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Hơn nữa, các chi phí về sinh hoạt, giáo

dục cho con vẫn phải đảm bảo. Chính vì thế, những điều này càng khiến CM gia tăng áp lực,

mệt mỏi và chán nản trong quá trình giáo dục con tại nhà (Carroll và cộng sự, 2020) [15];

(3) CM gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác với con. Rất nhiều CM cảm thấy vô cùng

áp lực trong vấn đề giao tiếp và hiểu các nhu cầu hằng ngày của con. Họ đều không nắm được

các phương thức tương tác với con, không hiểu khi con yêu cầu và cảm thấy mất kiên nhẫn khi

giải thích một vấn đề cho con hiểu (Singh DS và cộng sự, 2020) [16]; (4) Gặp khó khăn trong

quá trình giúp con luyện tập các bài tập điều hòa cảm giác. Đa số các hoạt động này đều do các

chuyên gia và kĩ thuật viên thực hiện, trong thời kì giãn cách xã hội, các CM sẽ trở thành những

lực lượng chính làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đó là phần lớn đều gặp khó khăn

trong việc thực hiện các kĩ thuật chính xác và hiệu quả. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất,

gây trở ngại nghiêm trọng đến quá trình giáo dục con (Moore SA và cộng sự, 2020) [17].

2.2. Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

2.2.1. ổ chức khảo s t

- Mục đ ch kh o s t Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng khó khăn của trẻ RLPTK và

những việc làm của gia đình khi hỗ trợ trẻ RLPTK trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, từ đó rút

ra một số bài học kinh nghiệm giúp cha mẹ thực hiện hỗ trợ con tốt hơn tại gia đình.

- Nội dung kh o sát: (1) Những khó khăn của trẻ RLPTK khi nghỉ dịch Covid-19 tại gia

đình; (2) Các khó khăn của CM trong quá trình hỗ trợ con tại nhà và những hoạt động của CM

(nội dung, cách thức) trong quá trình hỗ trợ con tại gia đình; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình trong quá trình hỗ trợ giáo dục, can thiệp cho trẻ.

- Phư ng ph p kh o s t Sử dụng Google biểu mẫu khảo sát nhận thức của CM về các mức

độ khó khăn khi can thiệp, hỗ trợ con tại nhà. Xử lí số liệu bằng thống kê toán học, phỏng vấn

CM bằng hình thức online (Email, Zoom, Zalo…) để làm rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng.

- Địa àn và kh ch thể kh o s t Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 140 CM trẻ RLPTK có

con đang theo học tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thời gian kh o sát: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020.

Page 4: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

300

2.2.2. Kết quả khảo sát

* Độ tuổi của trẻ rối loạn phổ tự kỉ và mức độ khó khăn của trẻ trong quá trình giáo dục,

can thiệp tại gia đình trong dịch Covid-19

Phần lớn các trẻ RLPTK trong khảo sát đều nằm ở độ tuổi 2 - 3 tuổi (chiếm 33,8%) và 3 - 6 tuổi (chiếm 42,5%). Bên cạnh đó, độ tuổi 6 - 12 tuổi (chiếm 15%) và 12 - 16 tuổi (8,7%) cũng

chiếm một số lượng đáng kể. Trong thời gian nghỉ dịch, đa số các CM đều cho rằng trẻ RLPTK gặp rất nhiều khó khăn (chiếm 58,8%), khó khăn (chiếm 30%) và ít gặp khó khăn (chiếm

11,2%). Như vậy, giai đoạn này khá nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Một vấn đề đặt ra đó là cần có các biện pháp hỗ trợ giúp CM và trẻ vượt qua thời gian khó khăn này.

Hình 1. Độ tuổi và mức độ khó khăn của trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong quá trình can thiệp

tại gia đình trong dịch Covid-19

* Những vấn đề trẻ rối loạn phổ tự kỉ và cha mẹ gặp phải trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Bảng 1. Các khó khăn trẻ rối loạn phổ tự kỉ gặp phải trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

(1 ≤ M ≤ 3)

Stt

Khó khăn

Rất khó

khăn Khó khăn

Ít khó

khăn M SD Thứ

bậc SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Khó khăn trong giao tiếp, tương tác với mọi người

xung quanh.

121 86,4 19 13,6 0 0 2,86 0,344 2

2 Khó khăn trong việc thích nghi

những thay đổi của cuộc sống.

129 92,1 8 5,7 3 2,1 2,90 0,366 1

3 Gia tăng các hành

vi không phù hợp. 118 84,3 18 12,9 4 2,9 2,81 0,458 3

4 Duy trì các thói

quen, kĩ năng cũ. 113 80,7 22 15,7 5 3,6 2,77 0,500 4

5 Xuất hiện một số vấn đề sức khỏe,

thể chất: rối loạn giấc ngủ, táo bón, béo phì…

110 78,6 23 16,4 7 5,0 2,74 0,545 5

Điểm trung bình M 84,4 12,9 2,7 2,82 0,443

33,8

42,5

15 8,7

Độ tuổi

2 - 3 tuổi 3 - 6 tuổi

6 - 12 tuổi 12 - 16 tuổi

58,8 30

11,2

Mức độ khó khăn

Rất khó khăn Khó khăn Ít khó khăn

Page 5: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

301

Như vậy, khó khăn lớn nhất đối với trẻ RLPTK trong thời gian nghỉ dịch Covid -19 đó là “Khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi của cuộc sống” (M = 2,90); tiếp theo đó là khó khăn “Trầm trọng h n khó khăn trong giao tiếp, tư ng t c xã hội” (M = 2,86); xếp thứ 3

đó là “Gia tăng c c hành vi không phù hợp” (M = 2,81); xếp thứ 4 đó là trẻ có nhiều “Nguy c mất thói quen, kĩ năng cũ” (M = 2,77); cuối cùng đó là khó khăn “Xuất hiện một số vấn đề sức khỏe, thể chất: rối loạn giấc ngủ, t o ón, éo phì…” (M = 2,74). Chị N.T.H. mẹ bé A chia sẻ:

“Khi ở nhà, con gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi của môi trường, con không hiểu và tuân thủ theo những quy định, nội quy phòng dịch. Vì vậy, con luôn

thể hiện bằng các hành vi cáu gắt, ăn vạ và tự xâm hại b n thân. Chúng tôi rất khi vọng có chư ng trình và c c iện ph p giúp đỡ CM trong việc hỗ trợ, giáo dục con tại nhà”.

Bảng 2. Các khó khăn cha mẹ gặp phải trong quá trình hỗ trợ con tại gia đình (1 ≤ M ≤ 3)

Stt Khó khăn của CM

Rất khó

khăn Khó khăn

Ít khó

khăn M SD Thứ

bậc SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Khó khăn khi lên kế hoạch, xây dựng

các hoạt động can thiệp, giáo dục con

tại nhà.

132 94,3 8 4,3 0 0 2,94 0,233 2

2 Khó khăn trong việc vận dụng các

kiến thức chuyên môn hỗ trợ con.

133 95,0 7 5,0 0 0 2,95 0,219 1

3 Khó khăn khi giao

tiếp, tương tác với con.

127 90,7 8 4,3 5 3,6 2,87 0,430 6

4 Khó khăn trong quá

trình giúp con luyện tập các bài tập điều hòa cảm giác.

127 90,7 11 5,9 2 1,4 2,89 0,354 5

5 Khó khăn về kinh tế, chi phí sinh hoạt.

103 73,6 30 21,4 7 5,0 2,69 0,564 7

6 Khó khăn trong việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ

một cách bài bản, đúng kĩ thuật và mang lại hiệu quả

cao.

130 92,9 10 7,1 0 0 2,93 0,258 3

7 Khó khăn trong việc kết nối, thống

nhất các biện pháp, cách thức hỗ trợ

giữa các thành viên trong gia đình.

128 91,4 11 7,9 1 0,7 2,91 0,315 4

Điểm trung bình M 89,8 8,0 1,6 2,9 0,339

Page 6: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

302

Có thể nói, thời gian nghỉ dịch Covid-19, CM gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hỗ trợ, giáo dục con tại nhà, nổi bật nhất là các khó khăn như sau: “Khó khăn trong việc vận dụng các kiến thức chuyên môn hỗ trợ con” (M = 2,95); xếp thứ 2 đó là khó khăn “Khi lên kế hoạch,

xây dựng các hoạt động can thiệp, giáo dục con tại nhà” (M = 2,94); tiếp theo CM gặp khó khăn “Trong việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ một cách bài b n, đúng kĩ thuật và mang lại hiệu qu cao” (M = 2,93); xếp thứ 4 đó là các khó khăn “Trong việc kết nối, thống nhất các

biện pháp, cách thức hỗ trợ giữa c c thành viên trong gia đình” (M = 2,91); tiếp theo CM gặp khó khăn “Trong qu trình giúp con luyện tập các bài tập điều hòa c m gi c” (M = 2,89); xếp

thứ 6 đó là CM gặp khó khăn “Khi giao tiếp, tư ng t c với con” (M = 2,87); cuối cùng đó là CM gặp vấn đề “Khó khăn về kinh tế, chi phí sinh hoạt” (M = 2,69). Như vậy, đa số CM đều cảm thấy rất khó khăn khi giáo dục cho con tại gia đình, đặc biệt vấn đề vận dụng các kiến thức

chuyên môn trong việc hỗ trợ còn rất hạn chế. Chính vì thế, CM thường lúng túng trong việc lên kế hoạch, xây dựng các hoạt động can thiệp, giáo dục cho con tại nhà. Chị N.T.Q. mẹ bé H có chia sẻ: “Trong thời gian nghỉ dịch, chúng tôi trở thành lực lượng chính trong quá trình hỗ trợ

con, vì thế mọi hoạt động học tập, sinh hoạt, can thiệp hằng ngày chúng tôi đều ph i thực hiện, Thời điểm này rất khó khăn vì kiến thức chuyên môn giáo dục con ít ỏi, áp lực kinh tế khiến chúng tôi vô cùng căng thẳng”.

*Thực trạng hỗ trợ của cha mẹ và gia đình trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

Bảng 3. Nội dung hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong mùa dịch Covid-19 (1 ≤ M ≤ 3)

Stt Nội dung hỗ trợ

hường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ M SD

Thứ

bậc

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Kiến thức về

những thay đổi của môi trường

50 26,6 77 55,0 13 6,9 2,26 0,619 5

2 Duy trì thói quen, kĩ năng cũ

80 57,1 46 32,9 14 10,0 2,47 0,673 2

3 Học các kĩ năng

mới: đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng

cách…

83 59,3 41 29,3 16 11,4 2,48 0,694 1

4 Điều hòa cảm giác cho con

78 55,7 24 17,1 38 27,1 2,29 0,867 4

5 Lịch trình sinh hoạt, hoạt động

69 49,3 52 37,1 19 13,6 2,36 0,710 3

6 Thư giãn, giải trí 59 42,1 56 40,0 25 17,9 2,24 0,738 6

7 Liên lạc với người thân

39 27,9 63 45,0 38 27,1 2,01 0,744 7

Điểm trung bình M 45,4 36,6 16,3 2,30 0,721

Như vậy, trong quá trình giáo dục con tại nhà, CM đã hỗ trợ trên rất nhiều nội dung nhằm

giúp con thích nghi tốt nhất với sự thay đổi của môi trường và tăng cường hiệu quả giao dục. Nội dung được CM lựa chọn nhiều nhất đó là “Hướng dẫn con thực hiện các kĩ năng mới: rửa

tay, đeo khẩu trang…” (M = 2,48); đây được xem là một trong những kĩ năng quan trọng trong mùa dịch, giúp con đảm bảo an toàn cho chính bản thân và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, Tiếp theo, CM thường xuyên lựa chọn nội dung hỗ trợ trong việc “Duy trì thói quen, kĩ năng cũ”

Page 7: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

303

(M = 2,47), việc duy trì thói quen, kĩ năng cũ giúp trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách thường xuyên, đều đặn và đảm bảo sau khi hết dịch quay trở lại trường học một cách nhất nhất. Nội dung tiếp theo CM lựa chọn đó là “Lịch trình sinh hoạt, hoạt động” (M = 2,36), sử

dụng lịch trình giúp trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày một cách hiệu quả, theo đúng trình tự và giảm thiểu cảm giác lo lắng, bất an cho trẻ. Bên cạnh đấy, một nội dung vô cùng quan trọng mà CM chú trọng hỗ trợ con đó là “Điều hòa c m gi c” (M = 2,29), đối với trẻ RLPTK việc

đáp ứng các nhu cầu giác quan sẽ giúp trẻ thoải mái thực hiện các hoạt động can thiệp và giảm thiểu các hành vi không mong muốn. Tiếp theo, CM cũng chú trọng thực hiện các hoạt động

nhằm cung cấp “Kiến thức về những thay đổi của môi trường” (M = 2,26) giúp trẻ hiểu những thay đổi và đáp ứng một cách phù hợp nhất. Nội dung thứ 6 đó là CM chú trọng vào “Thư giãn, gi i tr ” (M = 2,24) nhằm giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi cho con trong mùa dịch. Cuối cùng

đó là các CM hỗ trợ trẻ “Liên lạc với người thân” (M = 2,01) nhằm tạo cảm giác gần gũi, thoải mái nhất cho trẻ trong thời gian giãn cách. Như vậy, các CM đã sử dụng rất nhiều các nội dung hỗ trợ cho con tại nhà vào thời gian nghỉ dịch, tuy nhiên tần suất sử dụng chưa cao, Chị N.T.H

có chia sẻ: “Chúng tôi đã tiến hành hỗ trợ cho con khá nhiều, tuy nhiên với tần suất chưa cao và việc áp dụng các kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế vì vậy chưa thực sự mang lại hiệu qu như mong muốn. Chính vì vậy, tôi cần rất nhiều sự tư vấn, hỗ trợ của các GV trong quá

trình can thiệp cho con tại nhà”.

Bảng 4. Cách thức hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong mùa dịch Covid-19 (1 ≤ M ≤ 3)

Stt Cách thức hỗ trợ

hường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ M SD Thứ

bậc SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Sử dụng CCXH giải thích cho con hiểu sự

thay đổi của môi trường.

14 7,3 121 63,4 5 2,6 2,06 0,364 8

2 Sử dụng lịch trình

hình ảnh, thẻ quy định hành vi.

84 60,0 49 35,0 7 5,0 2,55 0,592 1

3 Quy định thời gian

thực hiện các hoạt động.

65 46,4 61 43,6 14 10,0 2,36 0,659 4

4 Hướng dẫn con thực hiện kĩ năng mới.

77 55,0 50 35,7 13 9,3 2,46 0,661 3

5 Sử dụng các trò chơi

giúp con thư giãn, giải trí, vận động.

70 50,0 50 35,7 20 14,3 2,36 0,720 5

6 Thực hiện các hoạt

động điều hòa cảm giác.

87 62,1 41 29,3 12 8,6 2,54 0,651 2

7 Kết nối liên lạc với

người thân, bạn bè. 50 35,7 70 50,0 20 14,3 2,21 0,676 7

8 Phối hợp chặt chẽ với

GV trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế hoạt động, đánh giá

kết quả.

54 38,6 68 48,6 18 12,9 2,26 0,672 6

Điểm trung bình M 44,4 42,7 9,63 2,35 0,624

Page 8: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

304

Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, CM đã sử dụng nhiều cách thức trong việc hỗ trợ trẻ

RLPTK, Đặc biệt, CM sử dụng “Lịch trình hình nh, thẻ quy định hành vi” (M = 2,55) nhằm

giúp trẻ thực hiện các hoạt động theo lịch trình hằng ngày nhằm tạo thói quen tốt và giảm thiểu

các hành vi không phù hợp, Tiếp theo, CM sử dụng “C c hoạt động điều hòa c m gi c” (M = 2,54)

với mục tiêu giúp trẻ cân bằng các giác quan và thoải mái khi thực hiện các hoạt động ở nhà.

Xếp thứ 3 CM đã sử dụng cách thức “Hướng dẫn con thực hiện kĩ năng mới” (M = 2,46). giúp

con tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ lây bệnh từ môi trường sống xung quanh. Đồng

thời, CM “Quy định thời gian thực hiện các hoạt động” (M = 2,36) đảm bảo lịch trình diễn ra

có hiệu quả và phù hợp nhất. Bên cạnh đó, CM thường xuyên “Sử dụng c c trò ch i giúp con

thư giãn, gi i trí, vận động” (M = 2,36), các trò chơi tăng cường cảm xúc vui vẻ, động lực thực

hiện nhiệm vụ ở nhà. Vấn đề không thể thiếu đó là CM đã “Phối hợp chặt chẽ với GV trong

việc xây dựng kế hoạch, thiết kế hoạt động, đ nh gi kết qu ” trong quá trình can thiệp cho con

(M = 2,26), tuy nhiên hoạt động này chưa được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục do

sự tác động của rất nhiều các yếu tố. Tiếp theo, CM đã sử dụng tối đa hiệu quả của công nghệ

với mục tiêu “Kết nối liên lạc với người thân, bạn è” (M = 2,21) tạo cơ hội cho trẻ trò chuyện,

tương tác với người thân, giảm thiểu các cảm giác lo lắng, bất an của trẻ. Cuối cùng đó là CM

“Sử dụng CCXH gi i thích cho con hiểu sự thay đổi của môi trường” (M = 2,06). CM gặp

nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn, thiết kế và sử dụng các CCXH trong quá trình giúp

con hiểu sự thay đổi của môi trường. Như vậy, CM đã sử dụng rất nhiều các cách thức hỗ trợ

con tại nhà, tuy nhiên tần suất sử dụng chưa nhiều và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Chính

vì thế rất cần các biện pháp hỗ trợ đưa ra chỉ dẫn, cách thực hiện chi tiết, bài bản nhằm tác động

tích cực đến mỗi cá nhân trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hỗ trợ, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong mùa

dịch Covid-19

Quá trình hỗ trợ trẻ RLPTK trong thời gian nghỉ dịch chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ

quan (CM và người chăm sóc) và các yếu tố khách quan (bản thân trẻ; cơ sở vật chất, trang thiết

bị; cộng đồng xã hội). Bên cạnh đó, sự tác động của các yếu tố chủ quan lớn hơn yếu tố khách

quan (M = 2,95 > M = 2,56).

Sự nh hưởng của các yếu tố chủ quan: Yếu tố “Khó khăn khi phối hợp các lực lượng hỗ

trợ con tại nhà” (M = 2,97) có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hỗ trợ trẻ RLPTK tại nhà, tiếp

theo đó là yếu tố “Không iết cách giao tiếp, tư ng t c với con hiệu qu ” (M = 2,96); xếp thứ 3

là yếu tố “Kiến thức, kĩ năng hạn chế trong quá trình hỗ trợ, giáo dục con” và yếu tố “Khó

khăn khi lên kế hoạch và hướng dẫn thực hiện” có cùng M = 2,94.

Sự nh hưởng của các yếu tố khách quan: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất “Trẻ có nhiều vấn đề

về hành vi, nhu cầu về gi c quan” (M = 2,93). Trẻ RLPTK có rất nhiều vấn đề về hành vi và

giác quan, hơn nữa trong thời điểm dịch bệnh và thay đổi của môi trường khiến trẻ khó khăn

trong việc thích nghi. Vì thế, đây là nguyên nhân bùng nổ nhiều hành vi có vấn đề và các nhu

cầu giác quan không được đáp ứng khiến trẻ dễ nổi cáu và chống đối CM trong quá trình học

tập và sinh hoạt. Tiếp theo, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất “C sở vật chất, trang thiết bị dạy học”

(M = 2,94). Tại gia đình, vấn đề thiếu các đồ dùng, trang thiết bị kĩ thuật là khó khăn lớn của

các CM, Cộng đồng xã hội. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất “Không tạo điều kiện cho trẻ RLPTK

thực hiện kĩ năng cùng nhóm trẻ tại khu dân cư” (M = 2,89). Lực lượng cộng đồng và toàn xã

hội chưa có những hiểu biết đúng đắn về trẻ RLPTK. Chính vì thế, rất hạn chế trong việc tạo

các điều kiện thuận lợi, phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình thực hiện.

Page 9: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

305

Bảng 5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hỗ trợ, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ

trong mùa dịch Covid-19 (1 ≤ M ≤ 3)

Stt Các yếu tố

Ảnh

hưởng

nhiều

Ít ảnh

hưởng

Không

ảnh

hưởng M SD Thứ

bậc

SL Tỉ

lệ SL

Tỉ

lệ SL

Tỉ

lệ

A. YẾU TỐ CHỦ QUAN

CM và người chăm sóc

1 Kiến thức, kĩ năng hạn chế trong quá trình hỗ trợ, giáo dục con.

131 93,6 9 6,4 0 0 2,94 0,246 3

2 Không biết cách giao tiếp, tương tác với con

hiệu quả.

134 95,7 6 4,3 0 0 2,96 0,203 2

3 Khó khăn khi lên kế hoạch và hướng dẫn

thực hiện.

132 94,3 8 4,3 0 0 2,94 0,233 4

4 Khó khăn khi phối hợp các lực lượng hỗ trợ con

tại nhà.

136 97,1 4 2,9 0 0 2,97 0,167 1

Điểm trung bình A = 2,95

B. YẾU TỐ KHÁCH QUAN

1. Bản thân trẻ

1 Trẻ có nhiều vấn đề về hành vi, nhu cầu về giác

quan.

130 92,9 10 7,1 0 0 2,93 0,258 1

2 Trẻ khó khăn trong quá

trình giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh.

122 87,1 13 9,3 5 3,6 2,84 0,459 3

3 Khả năng tập trung chú ý thấp và thực hiện theo lịch trình khó khăn.

126 90,0 6 4,3 8 5,7 2,84 0,499 4

4 Khó khăn trong việc tự quản lí hành vi.

125 89,3 12 8,6 3 2,1 2,87 0,395 2

5 Khó khăn khi thích nghi

với môi trường xung quanh.

118 84,3 12 8,6 10 7,1 2,77 0,567 5

Điểm trung bình M1 = 2,85

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

1 Thiếu đồ dùng, trang thiết bị dạy học.

134 95,7 4 2,9 2 1,4 2,94 0,288 1

2 Bố trí không gian dạy

học tại gia đình chưa đảm bảo các điều kiện dạy học.

125 89,3 5 3,6 10 7,1 2,82 0,540 2

Page 10: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

306

Điểm trung bình M2 = 2,88

3. Cộng đồng xã hội

1 Thiếu thiện cảm và có những hỗ trợ cần thiết

với RLPTK.

119 85,0 8 5,7 13 9,3 2,76 0,601 2

2 Không tạo điều kiện cho trẻ RLPTK thực hiện kĩ

năng cùng nhóm trẻ tại khu dân cư.

127 90,7 10 7,1 3 2,1 2,89 0,381 1

Điểm trung bình M3 = 2,83

Điểm trung bình B = 2,56

* Mong muốn của cha mẹ và gia đình trong quá trình giáo dục, hỗ trợ trẻ rối loạn phổ

tự kỉ tại nhà

Bảng 6. Những mong muốn của cha mẹ và gia đình trong quá trình hỗ trợ

trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại nhà (1 ≤ M ≤ 3)

Stt Mong muốn

Rất mong

muốn

Mong

muốn

Không

mong

muốn M SD Thứ

bậc

SL Tỉ

lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1 Có nhiều thời gian trong việc hỗ trợ, giáo dục con

tại nhà.

121 86,4 19 13,6 0 0 2,86 0,344 8

2 Có các biện pháp

hỗ trợ chi tiết, cụ thể trong quá trình thực hiện.

132 94,3 8 5,7 0 0 2,94 0,233 2

3 Có sự hỗ trợ chuyên môn của các chương trình,

khóa đào tạo trực tuyến.

136 97,1 4 2,9 0 0 2,97 0,167 1

4 Có sự hỗ trợ của

GV trong quá trình xây dựng kế

hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục.

129 92,1 11 7,9 0 0 2,92 0,270 3

5 GV cung cấp, hỗ trợ CM cách sử dụng CCXH, lịch

trình hình ảnh, thẻ hành vi,,, trong quá trình

giáo dục con.

125 89,3 15 10,3 0 0 2,89 0,310 4

Page 11: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

307

6 GV hỗ trợ CM tập các bài tập điều hòa cảm giác

cho con tại nhà.

124 88,6 15 10,7 1 0,7 2,88 0,349 5

7 GV cung cấp các

trò chơi, hoạt động vui chơi giải trí giúp con thư

giãn.

125 89,3 12 8,6 3 2,1 2,87 0,395 6

8 Cộng đồng xã hội hiểu và hỗ trợ kịp

thời giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi.

125 89,3 11 7,9 4 2,9 2,86 0,419 7

Điểm trung bình M = 90,8 6,75 0,71 2,90 0,311

Có thể nói, các trong quá trình hỗ trợ con tại nhà CM gặp nhiều khó khăn, hạn chế, vì thế CM có một số mong muốn để việc hỗ trợ trở nên dễ dàng hơn. Trong đó, mong muốn chiếm đa số đó là “Có sự hỗ trợ chuyên môn của c c chư ng trình, khóa đào tạo trực tuyến” (M = 2,97),

thời gian dịch bệnh việc đào tạo trực tuyến cho CM rất cần thiết, giúp CM có những kiến thức cơ bản nhằm hỗ trợ con tốt hơn, bên cạnh đó, CM sẽ có các kì vọng phù hợp và giảm áp lực lên trẻ. Tiếp theo, CM mong muốn “Có các biện pháp hỗ trợ chi tiết, cụ thể trong quá trình thực

hiện” (M = 2,94), các biện pháp hỗ trợ là một trong những giải pháp tối ưu giúp CM có thể vận dụng linh hoạt, giúp trẻ phát triển giao tiếp, hạn chế các hành vi không phù hợp. Mong muốn

thứ 3 của CM đó là “Có sự hỗ trợ của GV trong quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục” (M = 2,92), việc GV hỗ trợ vô cùng cần thiết, bởi GV sẽ định hướng kế hoạch và xây dựng các hoạt động phù hợp với trẻ nhất. Bên cạnh đó, CM cũng mong muốn “GV cung

cấp, hỗ trợ CM cách sử dụng CCXH, lịch trình hình nh, thẻ hành vi, trong quá trình giáo dục con” (M = 2,89). CM gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng CCXH, lịch trình hình ảnh…do vậy rất cần sự hỗ trợ từ các GV trong quá trình thực hiện. Đồng thời, CM cũng mong

muốn “GV hỗ trợ CM tập các bài tập điều hòa c m giác cho con tại nhà” (M = 2,88), vấn đề cảm giác rất quan trọng, vì thế CM cần đảm bảo các nhu cầu cảm giác để con có thể tập trung vào các hoạt động học tập và sinh hoạt. Tiếp theo, các CM mong muốn “GV cung cấp các trò

ch i, hoạt động vui ch i gi i tr giúp con thư giãn” (M = 2,87), CM có nhiều hạn chế trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho con tại nhà, các hoạt động này đảm bảo cho trẻ tâm trạng thoải mái nhất để thực hiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, CM cũng mong

muốn “Cộng đồng xã hội hiểu và hỗ trợ kịp thời giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi” (M = 2,86), cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ, quan trọng giúp trẻ thực hiện các kĩ năng. Cuối cùng CM mong muốn “Có nhiều thời gian trong việc hỗ trợ, giáo dục con tại nhà” (M = 2,86), trong thời gian

nghỉ dịch, CM đôi khi phải thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, ngoài việc hỗ trợ trẻ RLPTK, CM cần làm việc và chăm sóc các thành viên khác. Vì thế, đôi khi họ cảm thấy rất áp lực và không có nhiều thời gian dành cho trẻ.

2.3. Bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở khái quát thực trạng những khó khăn của trẻ RLPTK và việc hỗ trợ con tại nhà của CM trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, chúng tôi rút ra một số bài học nhằm nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ trẻ như sau:

Page 12: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

308

Cha mẹ cần được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch và thiết kế hoạt động giáo dục một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đấy, cần hỗ trợ CM các chiến lược can thiệp hành vi, thực hiện các hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ

RLPTK.

Đảm bảo rằng CM là lực lượng chính trong quá trình hỗ trợ con tại nhà, vì vậy CM cần sắp

xếp công việc hợp lí, tránh căng thẳng, lo lắng và thường xuyên thư giãn nhằm tạo những thói quen phù hợp, tích cực, hỗ trợ con một cách thoải mái nhất.

Cần huy động sự phối hợp tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, các lực lượng quan trọng trong quá trình giáo dục. Thống nhất trong việc xây dựng mục tiêu và cách thức hỗ trợ trẻ RLPTK để đạt được kết quả khả quan nhất.

Các gia đình nên chuẩn bị hệ thống cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị, phòng học rộng rãi, thoáng mát, tránh tiếng ồn, đảm bảo nhu cầu về mặt giác quan cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thực hiện hoạt động.

Trong quá trình hỗ trợ, CM cần nhất quán trong cách xử lí và đưa ra nhiệm vụ. Kiên trì, chỉ hỗ trợ khi thực sự cần thiết và chờ đợi trẻ chủ động trong khi thực hiện.

Thống nhất và duy trì trong việc sử dụng lịch trình và hệ thống thẻ quy định hành vi nhằm giúp trẻ hình thành các thói quen, kĩ năng một cách hiệu quả.

Xây dựng và thống nhất các biện pháp hỗ trợ một cách cụ thể và chi tiết, Các GV hướng dẫn, hỗ trợ các CM cách thức tương tác, giao tiếp với con một cách hiệu quả. Các GV cung cấp, hướng dẫn cách thực hiện các hoạt động điều hòa cảm giác nhằm giúp CM hỗ trợ trẻ thực hiện.

Các cơ sở giáo dục cần xây dựng các khóa đào tạo, hướng dẫn cha mẹ trực tuyến cách can thiệp và cho trẻ tại gia đình. Tổ chức các diễn đàn, group để CM có thể trao đổi, chia sẻ các kinh

nghiệm, cách thức hỗ trợ trẻ.

Cộng đồng xã hội hiểu và tạo các điều kiện thuận lợi giúp trẻ RLPTK thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

3. Kết luận

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trẻ RLPTK rất hạn chế trong việc thích nghi xã hội và đáp ứng sự thay đổi của môi trường, các vấn đề giao tiếp, giác quan, duy trì

thói quen cũ và học các kĩ năng mới trở thành một trong những thách thức vô cùng lớn trong giai đoạn này. Kết quả khảo sát thực trạng thu được, một trong những khó khăn lớn nhất của trẻ trong thời gian nghỉ dịch đó là khó khăn trong việc thích nghi những thay đổi của cuộc sống;

CM hạn chế trong việc vận dụng các kiến thức chuyên môn hỗ trợ con. Nhằm khắc phục những khó khăn trong thời gian nghỉ dịch, CM đã tiến hành dạy con cách thực hiện kỹ năng mới: đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách...thông qua việc sử dụng CCXH, lịch trình hoạt động, ôn

tập, củng cố...Tuy nhiên, CM gặp rất nhiều khó khăn và việc hỗ trợ chưa thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Chính vì vậy, phần lớn CM đều mong muốn có sự hỗ trợ chuyên môn của các chương trình, khóa đào tạo trực tuyến nhằm triển khai có hiệu quả và giúp đỡ trẻ giảm bớt khó

khăn. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã đặt ra các yêu cầu cấp thiết đó là: Cần xây dựng chương trình giáo dục, hỗ trợ cho con tại nhà một cách hiệu quả, tiến hành đào tạo CM qua hình thức online trực tuyến các cách thức tương tác, can thiệp, giao tiếp, quản lý hành vi, điều hòa cảm

giác cho con. Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các thành viên gia đình giúp trẻ tự tin, thoải mái trong thời gian nghỉ dịch. Trong giai đoạn này, sự tham gia của các GV đóng vai

trò vô cùng quan trọng, giúp CM định hướng, xây dựng cách thức can thiệp, tổ chức hoạt động và triển khai các biện pháp can thiệp một cách hiệu quả nhất.

Page 13: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Thực trạng hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình trong thời gian nghỉ dịch covid-19

309

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cahapay, M, B, 2020. How Filipino parents home educate their children with autism during COVID-19 period. International Journal of Developmental Disabilities, 1-4.

[2] United Nations Human Rights, 2020. COVID-19 and the rights of persons with

disabilities: Guidance. Available at: http://www.ohchr.org/Documents/Issues/Disabiity/ COVID-19 and The Rights of Persons with Disabilities.pdf.

[3] Fuld, S., 2018. Autism spectrum disorder: the impact of stressful and traumatic life events and implications for clinical practice. Clinical Social Work Journal, 46(3), 210-219.

[4] Bull. L. E., Oliver. C., & Woodcock. K. A, 2017. Signalling changes to individuals who

show resistance to change can reduce challenging behaviour. Journal of Behavior Therapy and Experimental Psychiatry, 54, 58-70.

[5] Rose, J., Willner, P., Cooper, V., Langdon, P. E., Murphy, G. H., & Stenfert Kroese, B.,

2020. The effect on and experience of families with a member who has Intellectual and Developmental Disabilities of the COVID-19 pandemic in the UK: developing an investigation. International Journal of Developmental Disabilities, 1-3.

[6] Smile, S. C., 2020. Supporting children with autism spectrum disorder in the face of the COVID-19 pandemic. CMAJ, 192(21), E587-E587.

[7] Shumba, C., Maina, R., Mbuthia. G., Kimani, R., Mbugua, S., Shah, S & Ndirangu, E.,

2020. Reorienting nurturing care for early childhood development during the COVID-19 pandemic in Kenya: A review. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(19), 7028.

[8] Kristy Anderson, Alice Kuo, Paul Shattuck, 2018. Transition of Individuals With Autism to Adulthood: A Review of Qualitative Studies, April 2018. Pediatrics 141(Supplement 4):

S318-S327, DOI: 10.1542/peds.2016-4300I.

[9] Wong, D. L., Hockenberry, M. J., & Wilson, D., 2007. Wong's nursing care of infants and

children. Mosby/Elsevier. [10] Liu, J. J., Bao, Y., Huang. X., Shi, J., & Lu, L., 2020. Mental health considerations for

children quarantined because of COVID-19. The Lancet Child & Adolescent Health, 4(5),

347-349. [11] Fegert, J. M., Vitiello, B., Plener, P. L., & Clemens, V., 2020. Challenges and burden of

the Coronavirus 2019 (COVID-19) pandemic for child and adolescent mental health: a

narrative review to highlight clinical and research needs in the acute phase and the long return to normality. Child and adolescent psychiatry and mental health, 14, 1-11.

[12] Lee, J., 2020. Mental health efects of school closures during COVID19. The Lancet Child

and Adolescent Health, 4(6), 421, https:// doi.org/10.1016/s2352-4642(20)30109-7. [13] Ameis, S. H., Lai, M. C., Mulsant, B. H., & Szatmari, P., 2020. Coping, fostering

resilience, and driving care innovation for autistic people and their families during the

COVID-19 pandemic and beyond. Molecular Autism, 11(1), 1-9. [14] Kalvin, C. B., Jordan, R. P., Rowley, S. N., Weis, A., Wood, K. S., Wood, J. J.&

Sukhodolsky, D. G., 2021. Conducting CBT for anxiety in children with autism spectrum

disorder during COVID-19 pandemic. Journal of autism and developmental disorders, 1-9 [15] Carroll, N., Sadowski, A., Laila, A., Hruska, V., Nixon, M., & Ma, D. W. L., & Haines, J.,

2020. The impact of covid-19 on health behavior, stress, financial and food security among middle to high income Canadian families with young children.

[16] Singh, S., Roy, M. D., Sinha, C. P. T. M. K., Parveen, C. P. T. M. S., Sharma, C. P. T. G.,

& Joshi, C. P. T. G., 2020. Impact of COVID-19 and lockdown on mental health of

Page 14: Đỗ ầ ế Hi Đỗ Xuân Dũng - stdb.hnue.edu.vn

Đ, T, Thảo, N, N, T, An, N, H, Thương, T, T, Anh, N, T, N, Anh, N, T, Hiền, Đ, X, Dũng

310

children and adolescents: A narrative review with recommendations. Psychiatry research, 113429.

[17] Moore, S. A., Faulkner, G., Rhodes, R. E., Brussoni, M., Chulak-Bozzer, T., Ferguson, L.

J., & Tremblay, M. S., 2020. Impact of the COVID-19 virus outbreak on movement and play behaviours of Canadian children and youth: a national survey. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity, 17(1), 1-11.

ABSTRACT

The status of supporting children with autism spectrum disorders (ASD) in families

during the covid-19 period

Do Thi Thao1, Nguyen Nu Tam An1, Nguyen Hoai Thuong1, Tran Tuyet Anh1,

Ngo Thi Nguyet Anh2, Nguyen Thi Hien3 and Do Xuan Dung3

1Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education 2Department of Education and Training, Hai Ba Trung District, Hanoi

3Institute of Technology Development for Special Education

The Covid-19 pandemic has had a significant impact on the daily lives and academic pursuits of children with autism spectrum disorders (ASD). The article performed a survey on

140 parents through a Google form has found that the majority of children with ASD encounter many difficulties in issues such as: difficulties communicating and interacting with others; difficulty adapting to life changes; increasing inappropriate behavior; It's tough to keep old

habits and skills, and the child is suffering from several health and physical issues, such as sleep disorders, constipation, and obesity. Faced with this predicament, parents have provided basic content support to their children in the following ways: Parents have used social stories to

explain environmental changes to their children. Use picture schedule or a card that dictates behavior while also setting aside time for activities and actively guiding children in the practice of new abilities. Besides employing games, performing sensory conditioning activities to help

children relax, entertain, exercise and connect with relatives and friends; Working together with teachers in planning, organizing activities and evaluating results. Parents, on the other hand, had

numerous challenges during the implementation process, which is why they desired: expert support from the programs; online training courses are available; Teachers help with individual educational plans, sensory conditioning exercises, and game supply; the social community

understands and supports children's adaptation in a timely manner. Simultaneously, the survey also identified the fundamental influencing variables on the child support process, in which subjective factors play an important role.

Keywords: children with autistic spectrum disorders, challenging situations, lessons learnt, support, the Covid-19 pandemic.