16
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: ĐỊA LÝ- LỚP 11 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM BÀI 10:TRUNG QUỐC. TIẾT 1:TỰ NHIÊN-DÂN CƢ-XÃ HỘI I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ - Diện tích lớn thứ 4 TG -Nằm trong khu vực Trung Á và Đông Á.Từ vĩ độ 200 B - 530 B - Giáp 14 nước ,biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc -Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á =>Ý nghĩa: Thiên nhiên đa dạng và dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đặc điểm Miền Tây Miền Đông Địa hình -Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa→ phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi. Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam→ phát triển nông nghiệp Khí hậu Ôn đới lục địa, mưa ít =>Khó khăn: Hạn hán,hình thành các hoang mạc lớn - Gío mùa: + Bắc : Ôn đới + Nam : Cận nhiệt => phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đa dạng - Khó khăn:Lũ lụt, bão. Sông ngòi It sông,là thượng nguồn các con sông chảy về phía Đông. Hạ nguồn các sông lớn : Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang, nguồn nước dồi dào => giá trị thủy lợi, thủy điện, giao thông, đánh bắt cá. Đất đai Đất núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc => không thuận lợi phát triển nông Đất phù sa màu mỡ, đất hoàng thổ => phát triển nông nghiệp.

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: …

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: ĐỊA LÝ- LỚP 11

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM

BÀI 10:TRUNG QUỐC.

TIẾT 1:TỰ NHIÊN-DÂN CƢ-XÃ HỘI

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

- Diện tích lớn thứ 4 TG

-Nằm trong khu vực Trung Á và Đông Á.Từ vĩ độ 200 B - 530 B

- Giáp 14 nước ,biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc

-Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á

=>Ý nghĩa: Thiên nhiên đa dạng và dễ dàng mở rộng mối quan

hệ với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Đặc điểm

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình

-Núi cao, các sơn

nguyên đồ sộ xen

bồn địa→ phát

triển lâm nghiệp,

chăn nuôi.

Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đông Bắc,

Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam→ phát triển nông

nghiệp

Khí hậu

Ôn đới lục địa,

mưa ít

=>Khó khăn: Hạn

hán,hình thành các

hoang mạc lớn

- Gío mùa:

+ Bắc : Ôn đới

+ Nam : Cận nhiệt

=> phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đa dạng

- Khó khăn:Lũ lụt, bão.

Sông ngòi

It sông,là thượng

nguồn các con

sông chảy về phía

Đông.

Hạ nguồn các sông lớn : Trường Giang, Hoàng Hà,

Tây Giang, nguồn nước dồi dào => giá trị thủy lợi,

thủy điện, giao thông, đánh bắt cá.

Đất đai

Đất núi cao,

hoang mạc và bán

hoang mạc =>

không thuận lợi

phát triển nông

Đất phù sa màu mỡ, đất hoàng thổ => phát triển nông

nghiệp.

nghiệp

Khóang

sản

Khí đốt, dầu mỏ,

than, sắt…→phát

triển công nghiệp

Than, dầu mỏ, sắt, thiết, đồng, bô xít…

→ phát triển công nghiệp.

III. Dân cư và xã hội

1/ Dân cư

a. Dân số:

- Đông nhất TG, tăng nhanh => chiếm 1/5 DS thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm ( năm 2005 : 0,6%)

- Dân số đô thị gia tăng nhanh hơn ở nông thôn.

* Thuận lợi:

- Nguồn nhân lực dồi dào.

- Thị trường rộng.

* Khó khăn: Gánh nặng cho nền kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô

nhiễm môi trường.

* Giải pháp: Vận động nhân nhân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

-Có trên 50 dân tộc.

b. Phân bố dân cư: Không đều.

- 63% dân sô ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37 %

- Tập trung đông ở miền đông, thưa thớt ở miền tây.

=> Miền đông người dân thiếu việc làm, nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Miền tây thiếu lao

động.

2/ Xã hội

- Có nền văn minh lâu đời.

- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục → đội ngũ lao động có chất lượng cao.

- 90% DS biết chữ

- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn phát triển

KT-XH của Trung Quốc

Tiết 2. KINH TẾ

I. KHÁI QUÁT

- Kinh tế phát triển mạnh:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP: TB >8% (cao nhất thế giới)

+ Tổng GDP: 1649.3 tỉ USD (2004 – cao thứ 7 TG)

+ GDP/người: tăng từ 276 USD năm 1985 lên 1269 USD năm 2004

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.

- Đời sống nhân dân được cải thiện

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1.Công nghiệp

a) Biện pháp phát triển công nghiệp.

- Thay đổi cơ chế quản lý.

- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Chú trọng đầu tư có trọng điểm

- Phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn.

b) Thành tựu:

- Thu hút đầu tư nước ngoài đứng hàng đầu thế giới

- Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thứ hạng cao trên thế giới: than,

xi măng, thép, phân bón, điện.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đẩy mạnh phát triển các ngành đòi hỏi trình độ kỹ

thuật cao.

- Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất hàng tiêu dùng

c) Phân bố:

- Các trung tâm phân bố chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.

- Các trung tâm CN chính: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu…

2. Nông nghiệp.

a) Biện pháp phát triển

- Thực hiện chính sách khuyến khích nông nghiệp: miễn thuế nông nghiệp, tăng giá nông

sản.

- Cải cách nông nghiệp:

+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng NN.

+ Áp dụng KHKT vào sản xuất NN, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.

b) Thành tựu:

- Tạo ra nhiều nông sản có năng suất cao.

- Một số nông sản đứng đầu thế giới: thịt lợn, lương thực, bông…

- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi.

c) Phân bố:

- Nông nghiệp tập trung chủ yếu ở đồng bằng phía đông cơ cấu đa dạng: cây lượng thực,

cây CN, chăn nuôi, thủy sản

+ Miền Tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc: cừu, ngựa, lạc đà,…

- Một số nông sản chính: lúa mì, lúa gạo, ngô, củ cải đường,…

III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM:

- Mối quan hệ truyền thống lâu đời.

- Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm 16 chữ vàng:"Láng giềng hữu nghị,

hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"

- Kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh.

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƢ, XÃ HỘI

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Nằm ở phía đông nam châu Á, cầu nối giữa ÂĐD và TBD, giữa lục địa Á – Âu và Ô-

xtrây-lia.

- Diện tích rộng, gồm 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

- Nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến.

- Gồm 1 hệ thống các bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa các biển và vịnh biển.

- Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.

2. Đặc điểm tự nhiên khu Đông Nam Á

a. Đông Nam Á lục địa

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng TB-ĐN và hướng B-N

- Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một phần lãnh thổ Bắc Mianma và Bắc VN có mùa đông

lạnh

- Khoáng sản: nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc

b. Đông Nam Á biển đảo

- Tập trung nhiều đảo

- Nhiều đồi, núi và núi lửa, ít đồng bằng

- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa

- Khoáng sản: nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...

3. Đánh giá ĐK tự nhiên của Đông Nam Á

a. Thuận lợi

- Khí hậu nóng ẩm + đất trồng phong phú, sông ngòi dày đặc phát triển nông nghiệp

nhiệt đới.

- Lợi thế về biển phát triển các ngành kinh tế biển

- Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng.

b. Khó khăn

- Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lụt, hạn hán

- Rừng và khoáng sản giàu chủng loại nhưng nhiều nơi khai thác không hợp lí

II. Dân cƣ và xã hội

1. Dân cƣ

- Số dân đông, mật độ cao (d/c)

- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (d/c)

- Phân bố dân cư không đồng đều (d/c).

2. Xã hội

- Đa dân tộc, phân bố không theo biên giới quốc gia→khó khăn trong việc quản lí

- Là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, đa tôn giáo.

- Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng→cơ sở để hợp tác cùng

phát triển.

TIẾT 2 : KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế

+ Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:

- GDP khu vực I giảm rõ rệt.

- GDP khu vực II tăng mạnh.

- GDP khu vực III tăng ở hầu hết các nước.

Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có nền công

nghiệp và dịch vụ phát triển.

II. Công nghiệp và dịch vụ

1. Công nghiệp

a. Xu hướng phát triển: Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ

nguồn vốn, công nghệ và phát triển thị trường.

b. Phát triển mạnh các ngành:

- Chế biến và lắp ráp ôtô, xe máy, điện tử (Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái lan, In-đô-nê-xi-

a, Việt Nam).

- Khai thác than, dầu (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây) và khoáng sản kim loại (Việt

Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a).

- Sản xuát giày da, dệt may, tiểu thủ công nghiệp, 5ang tiêu 5ang.

2. Dịch vụ

a. Hướng phát triển

- Phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp.

- Xây dựng đường sá, phát triển giao thông.

- Hiện đại hoá mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân 5ang, tín dụng.

b. Mục đích: Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.

III. Nông nghiệp

1. Trồng lúa nƣớc

- Lúa nước là cây trồng lâu đời của cư dân khu vực (vì phù hợp với nền nhiệt độ, ánh

5ang, chế độ mưa và đất phú sa màu mỡ) và trở thành cây lương thực chính.

- Được phát triển ở tất cả các nước nhưng sản lượng nhiều nhất ở In-đô-nê-xi-a, Thái

Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.

- Do áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng 5ang.

- Vấn đề của các nước trong khu vực: Cần sử dụng hợp lí đất gieo trồng lúa nước, tránh

tình trạng lãng phí đòi hỏi phải có quy hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với chiến

lược phát triển.

2. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

- Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước. Đông Nam Á là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu.Việt

Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới. 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Trâu, bò, lợn được nuôi ở nhiều quốc gia.

- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản phát triển.

Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính; sản lượng đánh bắt cá còn rất khiêm tốn

so với các khu vực khác trên thế giới.

Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN.

* Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN:

Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xing-

ga-po.

- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.

- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Ti-mo.

1. Mục tiêu chính của ASEAN

- Có 3 mục tiêu chính:

+ Thúc dẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.

+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.

+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ

với bên ngoài.

Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn

định, cùng phát triển”.

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN

- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,

thể thao...

Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng khu vực thương mại tự do.

Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và

mục đích cuối cùng là hoà bình, ổn định và cùng phát triển.

II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1

Thành tựu Phân tích và cho ví dụ

Về kinh tế - 10/11 quốc gia trở thành thảnh viên của ASEAN, GDP xấp xỉ 800 tỉ

USD.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.

(Xingapo; In-đô-nê-xia, Malaixia, Vnam..

Về nâng cao

mức sống

của nhân dân

- Đời sống nhân dân đã được cải thiện.

- CSHT được hiện đại hóa. (Xingapo, Gia-cac-ta, Băng -cốc, Kualo

Lăm-pơ…

Về an ninh

xã hội, ổn

định chính

trị.

Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

III. THÁCH THỨC CỦA ASEAN

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2

Khó khăn và Phân tích và cho ví dụ

thách thức

Trình độ phát

triển còn chênh

lệch.

GDP bình quân đầu người còn chênh lệch giữa các nước thành

viên: Xingapo rất cao, nhiêù nước rất thấp như Mianma,

Campuchia, Lào…

Vẫn còn tình

trạng đói nghèo

Tình trạng đói nghèo ở mỗi nước khác nhau.

Các vấn đề xã hội

khác

Tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi qgia, dịch bệnh, sử dụng

TNTN, bảo vệ MT chưa hợp lí, thất nghiệp…

IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN.

1. Tham gia của Việt Nam

- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.

- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao...

- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

2. Cơ hội và thách thức

- Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân.

Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản

phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.

Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh

của sản phẩm hàng hoá. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực

A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á.

Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?

A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông.

Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung

Quốc?

A. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì.

B. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc gia.

C. Phía đông giáp Biển Đỏ với đường bờ biển dài khoảng 9000km.

D. Các bộ phận lãnh thổ ven biển gom đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao và đảo

Đài Loan.

Câu 4. Dòng sông nào sau đây tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên khá dài giữa Trung

Quốc và LB Nga?

A. Hoàng Hà. B. Trường Giang.

C. Hắc Long Giang (A-mua). D. Vôn-ga.

Câu 5. Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là

A. Hoàng Liên Sơn. B. Hy-ma-lay-a.

C. Côn Luân. D. Thiên Sơn.

Câu 6. Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới

135°Đ, giáp 14 nước”, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là

A. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên

C. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

D. phân chia thành 22 tinh, 5 khu tự trị.

Câu 7. Với đặc điểm “Lãnh thồ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới

135°Đ, giáp 14 nước Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc

A. quản lí xuất, nhập cảnh. B. Quản lí xuất, nhập khẩu.

C. quản lí hành chính, chính quyền D. đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Câu 8. Ranh giới giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thường được phân định theo

kinh tuyến

A. 105° Tây. B. 105° Đông. C. 115°Tây. D. 115° Đông.

Câu 9. Miền tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung

Quốc là

A. miền Đông. B. miền Tâỵ C. miền Tây Bắc. D. miền Tây Nam.

Câu 10. Miền nào của Trung Quốc có đặc điểm tự nhiên sau: “gồm các dãy núi cao, các

sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt”

A. Miền Đông B. Miền Tây. C. Miền Bắc. D. Miền Nam.

Câu 11. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở vùng đồng bằng

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 12. Các đồng bằng phía đông của Trung Quốc lần lượt từ Bắc xuống Nam là

A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trang, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

D. Hoa Nam, Hoa Trang, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 13. Đồng bằng ở Trung Quốc được tạo nên bởi sông Hoàng Hà là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Đồng bằng do sông Trường Giang bồi đắp là

A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 15. Địa hình núi cao nhất của Trung Quốc tập trung ở khu vực

A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.

Câu 16. Thiếc là loại khoáng sản tập trung ở khu vực nào của Trung Quốc?

A. Phía bắc giáp Mông cổ. B. Phía đông giáp biển.

C. Phía nam giáp Việt Nam. D. Phía tây bắc giáp Ca-dắc-xtan.

Câu 17. Biết diện tích Trung Quốc là 9562,9 nghìn km2, dân số giữa năm 2015 là 1371,9

triệu người, vậy mật độ dân số của nước này là

A. 144 người/km. B. 144 người/km2.

C. 8191 người/km2. D. 10 934 người/km

2

Câu 18. Năm 2015, dân số Trung Quốc là 1371,9 triệu người, biết tỉ lệ dân thành thị

trong năm này là 54%, vậy số dân thành thị của Trung Quốc năm 2015 là

A. 740 826 triệu người. B. 25 406 triệu người.

C. 740 826 nghìn người. D. 1317,9 triệu người.

Câu 19. Các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dân số Trung Quốc?

A. 10%. B. 50%. C. 70%. D. 90%.

Câu 20. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội hiện nay ở Trung Quốc?

A. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

B. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông

C. Tỉ lệ dân nông thôn khoảng 46%.

D. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao.

Tiết 2. KINH TẾ

Câu 1. Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá và cải cách mở cửa từ năm

A. 1879. B. 1897 C. 1978. D. 1987.

Câu 2. Từ năm 1978, Trung Quốc đã có quyết sách gì quan trọng?

A. Thực hiện chính sách dân số triệt để và phân bố lại dân cư.

B. Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

C. Tiến hành hiện đại hoá và cải cách mở cửa.

D. Thực hiện cách mạng văn hoá và đại nhảy vọt.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là kết quả của công cuộc cải cách mở cửa của Trung

Quốc được thực hiện từ năm 1978?

A. Thu nhập bình quân đầu người tăng.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao.

C. Đời sống nhân dân được cải thiện.

D. Gia tăng dân số giảm

Câu 4. “Các nhà máy, xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và

tìm thị trường tiêu thụ...” là nội dung của chính sách nào ở Trung Quốc?

A. Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

B. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá

C. Cách mạng trắng.

D. Cách mạng xanh.

Câu 5. Khu công nghiệp duy nhất ở miền Tây (Urumsi) có cơ cấu ngành gồm

A. hoá chất, luyện kim đen. B. luyện kim đen, luyện kim màu.

C. luyện kim đen, hoá dầu. D. hoá chất, đóng tàu biển.

Câu 6. Về quy mô và vị trí, hai trung tâm công nghiệp của Trung Quốc là Thượng Hải và

Quảng Châu đều giống nhau ở chỗ

A. có quy mô lớn và ở ven biển.

B. có quy mô rất lớn và ở ven biển.

C. có cơ cấu ngành đa dạng và đều có ngành đóng tàu.

D. có cơ cấu ngành đa dạng và đều có đóng tàu, hoá dầu.

Câu 7. Ý nào sau đây không phải là biện pháp để Trung Quốc khuyến khích phát triển

nông nghiệp?

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

B. Cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng nông nghiệp

C. Tăng cường nhập khẩu lương thực - thực phẩm.

D. Áp đụng tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.

Câu 8. Các nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu của Trung Quốc là

A. lương thực, bông, cừu. B. lương thực, bông, bò.

C. lương thực, bò, cừu. D. lương thực, bông, thịt lợn.

Câu 9. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Trung Quốc

A. trồng trọt và chăn nuôi tương đương nhau.

B. trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.

C. chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt.

D. chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm ưu thế.

Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Câu 1. Hiện nay khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia?

A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?

A. Nằm ở phía đông nam của châu Á.

B. Là cầu nối giữa các lục địa Á-Âu - Ô-xtrây-li-a.

C. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Dại Tây Dương.

D. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội ở Đông Nam Á?

A. Giao thương buôn bán dễ dàng.

B. Giao lưu văn hoá, xã hội thuận lợi.

C. Mang lại nguồn khoáng sản và hải sản khổng lồ.

D. Mang đến nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.

Câu 4. Eo biển có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Đông Nam Á và thế giới trên

đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương là eo

A. Ma-ca-xa. B. Ma-lắc-ca C. Xun-đa. D. Ba-si

Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng nên đây là nơi

A. thường có bão và áp thấp nhiệt đới.

B. các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng

C. thường; xuyên có hoạt động núi lửa và sóng thần.

D. có nhiều tài nguyên khoáng sản và hải sản.

Câu 6. Các quốc gia Đông Nam Á lục địa gồm có

A. Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

B. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Phi-líp-pin.

C. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

D. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.

Câu 7. Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo?

A. Mi-an-ma, Đông Ti-mo, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

B. Bru-nây, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Phi-líp-pin.

C. Phi-líp-pin, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

D. Ma-lai-xi-a, Xm-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo.

Câu 8. Quốc gia Đông Nam Á có nhiều núi lửa nhất là

A. Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin. D. Đông Ti-mo.

Câu 9. Quốc gia Đông Nam Á có nhiều bão nhất là

A. Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-líp-pin. D. Việt Nam.

Câu 10. Các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Lào) đều giáp biển, tạo thuận lợi để

phát triển

A. giao thông vận tải biển. B. du lịch biển,

C. khai thác khoáng sản biển. D. tổng hợp kinh tế biển.

Câu 11. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây không có biên giới hên đất liền với các quốc

gia láng gìềng?

A. Lào. B. Thái Lan. c. Phi-líp-pin. D. Cam-pu-chia.

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi.

B. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.

C. Khí hậu cơ bản là nhiệt đới gió mùa.

D. Nhiều dầu mỏ và khí đốt

Câu 13. Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây không

thuận lợi là do eo

A. biển ngăn cách.

B. các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam.

C. phải phá nhiều rừng đặc dụng.

D. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Câu 14. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây tuy

không thuận lợi nhưng rất cần thiết để thúc đẩy

A. giao thương kinh tế giữa các nước.

B. giao lưu văn hoá giữa các nước.

C. phát triển Kinh tế - xã hội trong một nước và giữa các nước.

D. phát triển du lịch trong vùng.

Câu 15. Phần lãnh thổ có khí hậu lạnh về mùa đông ở Đông Nam Á thuộc

A. Mi-an-ma và Việt Nam. B. bắc Mi-an-ma và bắc Việt Nam.

C. Thái Lan và Lào. D. Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.

Câu 16. Đồng bằng nào sau đây không phải là đồng bằng ở Đông Nam Á

A. Cam-pa. B. Mê Nam. C. I-ra-oa-đi. D. Cửu Long.

Câu 17. Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ do

A. con người thường xuyên cải tạo hợp lí.

B. được phủ bởi các sản phẩm phong hoá từ dung nham núi lửa.

C. được phù sa của các con sông bồi đắp.

D. có lớp phủ thực vật phong phú.

Câu 18. Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt

thuận lợi với

A. trồng lúa nước. B. trồng cây công nghiệp.

C. trồng cây rau, đậu. D. trồng cây ăn quả.

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải của Đông Nam Á biển đảo?

A. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.

B. Các đồng bằng ít màu mỡ do chủ yếu là đất cát pha.

C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

D. Nhiều khoáng sản dầu mỏ và khí đốt.

Câu 20. Tính mật độ dân số của Đông Nam Á khi biết khu vực này có diện tích

4 494 047km2 và dân số 612,7 triệu người (năm 2014)?

A. 136 ngưởi/km. B. 136người/km2.

C. 608 người/km2. D. 7335 ngưcù/km

2.

Câu 21. Xu hướng biến động tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Đông Nam Á hiện nay là

A. tăng. B. giảm. C. ổn định. D. không ổn định.

Câu 23. Đông Nam Á hiện nay có cơ cấu dân số

A. trẻ. B. vàng. C. già. D. không rõ ràng.

Tiết 2. KINH TẾ

Câu 1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á kể từ sau những

năm 1990 là từ chủ yếu dựa vào

A. nông nghiệp sang công nghiệp.

B. nông nghiệp sang dịch vụ.

C. nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

D. công nghiệp sang dịch vụ.

Dựa vào hình 11.5 (SGK Địa lí 11, Cơ bản), hãy trả lời các câu hỏi từ Câu 2

đến Câu 8:

Câu 2. Nước có tỉ lệ GDP ở khu vực I cao nhất trong giai đoạn 1991 - 2004 là

A. In-đô-nê-xi-a B. Phi-líp-pin. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.

Câu 3. Nước có tỉ lệ GDP trong khu vực I giảm nhanh nhất là

A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.

Câu 4. Xu hướng chung về cơ cấu GDP trong khu vực của các nước là

A. ổn định. B. giảm. C. tăng. D. tăng nhanh.

Câu 5. Nước có tỉ lệ GDP ở khu vực II tăng nhanh nhất là

A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.

Câu 6. Nước có tỉ lệ GDP trung bình ở khu vực II cao nhất là

A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Cam-pu-chia. D. Việt Nam.

Câu 7. Hai nước có tỉ lệ GDP trong khu vực II tăng rõ rệt là

A. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. B. Cam-pu-chia và Việt Nam.

C. In-đô-nê-xi-a và Việt Nam. D. Phi-líp-pin và Cam-pu-chia.

Câu 8. Xu hướng chung về cơ cấu GDP trong khu vực III của các nước là

A. tăng. B. tăng nhẹ. C. giảm. D. giảm nhẹ.

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp

ở Đông Nam Á?

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

B. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

C. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị.

D. Tập trung phát triển công nghiệp điện lực.

Câu 10. Một số sản phẩm công nghiệp đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của

các nước Đông Nam Á là

A. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; thiết bị điện tử.

B. sản xuất ô tô, xe máy; đóng tàu.

C. cơ khí, hoá chất và vật liệu xây dựng.

D. khai thác dầu khí.

Câu 11. Sản phẩm công nghiệp của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; thiết bị điện

tử đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là do

A. đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật

B. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.

C. nguồn tài nguyên phong phú.

D. trình độ người lao động được nâng cao.

Câu 12. Ý nào sau đây không chính xác về ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hoá.

D. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

Câu 13. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. ôn đợi. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới D. hàn đới.

Câu 14. Ngành nào sau đây không phải là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của

Đông Nam Á?

A. Trồng lúa nước.

B. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

C. Trồng cây đặc sản.

D. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

Câu 15. Cây lương thực truyền thống và quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Á là

A. lúa mì B. lúa nước. C. ngô (bắp). D. Sắn (khoai mì).

Câu 16. Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng tập trung tại các đồng bằng

A. giữa núi. B. châu thổ các sông lớn.

C. ven sông. D. ven biển

Câu 17. Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng nhiều hơn tại các đồng bằng thuộc

Đông Nam Á lục địa do ở đây

A. có thị trường xuất khẩu rộng lớn.

B. có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ.

C. ít bị thiên tai, bão lụt hơn.

D. lao động có kinh nghiệm hơn.

Câu 18. Hai nước trong khu vực Đông Nam Á đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo là

A. Việt Nam và Cam-pu-chia. B. Thái Lan và Mi-an-ma.

C. Thái Lan và Việt Nam. D. Phi-líp-pin và Ma-lai-xi-a.

Câu 19. Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do

A. trước đây đã có các đồn điền. B. ít thiên tai, bão lụt.

C. đất đai và khí hậu phù hợp. D. nhu cầu thị trường lớn.

Câu 20. Các nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam đều trồng nhiều

A. cọ dầu. B. cao su. C. cà phê. D. hồ tiêu.

Câu 21. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước trồng nhiều nhất.

A. cao su và hồ tiêu. B. cà phê và cao su.

C. cà phê và hồ tiêu. D. cà phê và cọ dầu.

Câu 22. Sản phẩm từ cây công nghiệp ở Đông Nam Á chủ yếu để

A. phục vụ người dân tiêu dùng tại chỗ.

B. phục vụ công nghiệp chế biến.

C. phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường.

D. xuất khẩu thu ngoại tệ.

Phần tự luận

1. Ôn tập các dạng biểu đồ: tròn, miền, cột, đường.

2. Dựa và bảng số liệu và biểu đồ nhận xét .