12
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƢỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 (Chương trình Chuẩn ) A. NỘI DUNG KIẾN THỨC I. Văn học sử: 1. Tổng quan văn học Việt Nam: Cần nắm được: - Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam(văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại). - Các thể loại văn học. - Con người Việt Nam qua văn học: con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia dân tộc, trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân. 2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam: nắm được: - Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. - Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. - Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX: cần nắm được: - Các thành phần và các giai đoạn phát triển. - Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. - Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. II. Đọc văn: * VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

  • Upload
    vonhi

  • View
    220

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2017 - 2018

(Chương trình Chuẩn )

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC

I. Văn học sử:

1. Tổng quan văn học Việt Nam: Cần nắm được:

- Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt

Nam(văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt

Nam(văn học trung đại và văn học hiện đại).

- Các thể loại văn học.

- Con người Việt Nam qua văn học: con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự

nhiên, trong quan hệ quốc gia dân tộc, trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.

2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam: nắm được:

- Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.

Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống

cộng đồng.

- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi,

truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè,

truyện thơ, chèo.

- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc

riêng cho nền văn học dân tộc.

3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX: cần nắm được:

- Các thành phần và các giai đoạn phát triển.

- Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm

hứng thế sự.

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

II. Đọc văn:

* VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

2

1. Chiến thắng Mtao-Mxây: Cần nắm được:

- Phân loại sử thi: sử thi anh hùng và sử thi thần thoại.

- Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn.

- Phân tích được:

Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

Cảnh ăn mừng chiến thắng.

Qua đó, thấy được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng chỉ có trong cuộc chiến

đấu vì danh dự, vì hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.

2. An Dƣơng Vƣơng và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ: Cần nắm được:

- Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết đã được

khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì làm nên sức hấp dẫn của

truyện.

- Phân tích được nhân vật: An Dương Vương, Mỵ Châu, và chi tiết: ngọc trai giếng

nước.

- Ý nghĩa của truyện: từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình

yêu của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút và trao truyền lại cho thế hệ sau bài

học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc

giữ nước.

4. Tấm Cám: cần nắm được:

- Phân loại truyện cổ tích: gồm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh

hoạt.

- Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến

trình phát triển của truyện.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở trong gia đình và ngoài

xã hội.

- Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm( từ kiếp người hoá kiếp liên tiếp thành con

vật, cây, đồ vật trở về kiếp người): thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con

người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.

- Đặc sắc nghệ thuật: thể hiện ở sự chuyển biến của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến

kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

5. Truyện cƣời: Tam đại con gà và Nhƣng nó phải bằng hai mày: Cần nắm được:

- Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói giấu dốt. Ngoài ra còn ngầm

khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

- Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: phê phán thói tham nhũng của lí

trưởng trong việc xử kiện. Qua đó thấy được tình cảnh bi hài của người lao động lâm

vào việc kiện tụng.

6. Ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa:

* Bài 1 và 2:

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

3

- Nội dung: Là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp.

- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.

* Bài 3:

- Nội dung: Là lời than đầy chua xót, đắng cay của người bị lỡ duyên xa cách. Dầu vậy

ta vẫn nhận thấy tình cảm thuỷ chung sắt son của con người bình dân Việt Nam xưa.

- Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, lối đưa đẩy gợi cảm hứng

* Bài 4:

- Nội dung: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó

còn là niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi.

- Nghệ thuật: các hình ảnh biểu tượng( khăn, đèn, mắt), lặp cú pháp.

* Bài 5:

- Nội dung: thể hiện tình yêu cùng khao khát yêu thương của người con gái.

- Nghệ thuật:hình ảnh biểu tượng độc đáo: cầu dải yếm.

* Bài 6:

- Nội dung; khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của con người.

- Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng: gừng cay- muối mặn.

7. Ca dao hài hƣớc:

* Bài 1:

- Nội dung: lời dẫn cưới và thách cưới của chàng trai, cô gái.

- Nghệ thuật: lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; cách nói đối lập.

- Ý nghĩa: là tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo, thể hiện vẻ đẹp

tâm hồn của người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống.

* Bài 2, 3:

- Nội dung: phê phán, chế giễu những chàng trai không có chí khí, những chàng trai

siêng ăn nhác làm.

- Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.

* Bài 4:

- Nội dung: chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.

- Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.

* VĂN HỌC DÂN GIAN NƢỚC NGOÀI

Đoạn trích: Uy-lít-xơ trở về:

Cần nắm được:

- Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp, cụ thể là của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp thể

hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau 20 năm xa cách.

- Phân tích được tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt.

- Thấy được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực

giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

* VĂN HỌC VIẾT – VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

1. Tỏ lòng( Phạm Ngũ Lão): nắm được:

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

4

- Vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân

cách cao cả.

- Vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng ba quân với sức mạnh và khí thế hào hùng. Cần

thấy rằng vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.

- Hình ảnh hoành tráng, có sức biểu cảm mạnh mẽ, thiên về gợi tả.

2. Cảnh ngày hè( Nguyễn Trãi): nắm được:

- Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống.

- Bức tranh cuộc sống con người: ấm no, thanh bình.

- Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với

tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

3. Nhàn( Nguyễn Bỉnh Khiêm): nắm được:

- Chân dung cuộc sống: cuộc sống thuần hậu, chất phác, thanh đạm, thuận tự nhiên.

- Chân dung nhân cách: lối sống thanh cao, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung

dung, hoà nhập với tự nhiên; trí tuệ sáng suốt, uyên thâm khi nhận ra công danh, phú

quí như một giấc chiêm bao, cái quan trọng là sự thanh thản trong tâm hồn.

4. Đọc Tiểu Thanh kí( Nguyễn Du): nắm được:

- Bài thơ là tiếng khóc xót thương cho số phận của một con người bất hạnh( Tiểu

Thanh) và cũng là tiếng khóc tự thương cho chính cuộc đời mình(Nguyễn Du) cũng như

bao con người tài hoa trong xã hội từ xưa đến nay..

- Nỗi niềm trăn trở và cả khát vọng kiếm tìm tri âm của Nguyễn Du.

- Như vậy, cùng với những người phụ nữ tài hoa mệnh bạc trong một số sáng tác của

mình, Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại:

không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm

đến những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất

công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người

làm nên các giá trị văn hoá tinh thần.

5. Các bài đọc thêm: Vận nƣớc; Cáo bệnh, bảo mọi ngƣời; Hứng trở về.

* Vận nước( Pháp Thuận): nắm được:

- Tâm trạng lạc quan và niềm tự hào của tác giả trước sự phát triển thịnh vượng, hoà

bình của dân tộc.

- Đường lối trị nước thể hiện tập trung trong hai chữ “vô vi”: điều hành đất nước nên

thuận theo quy luật tự nhiên và lòng người, lấy đức mà giáo hoá dân.

- Truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc.

* Cáo bệnh, bảo mọi người( Mãn Giác thiền sư): nắm được:

- Quy luật hoá sinh, biến đổi của tự nhiên( thông qua hình ảnh hoa tàn khi xuân đi, hoa

nở khi xuân đến) và của con người( theo thời gian, con người ngày càng già đi)

- Quan niệm nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan trước cuộc sống( qua hình tượng

cành mai nở muộn trước sân)

* Hứng trở về( Nguyễn Trung Ngạn): nắm được:

- Lòng nhớ thương da diết đối với quê hương.

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

5

- Lòng yêu mến và tự hào về quê hương.

* VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI

1. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng( Lý Bạch): nắm được:

- Khung cảnh chia li đẹp nhưng buồn.

- Nỗi trăn trở, phấp phỏng của nhà thơ khi bạn ra đi: sợ rằng bạn cũng sẽ như cánh

chim Hoàng Hạc không bao giờ trở lại, lo bạn sẽ không giữ được tâm hồn thanh cao của

mình nơi phồn hoa đô hội.

- Tình bạn đằm thắm, thiết tha khi hạ bút viết hai từ “cố nhân”, khi đau đáu dõi theo

con thuyền đưa bạn đi xa, khi thấy mình cô đơn, lẻ loi giữ đất trời rộng lớn.

Bài thơ không có giọt lệ tiễn đưa mà vẫn đầm đìa nước mắt.

2. Cảm xúc mùa thu(Đỗ Phủ): nắm được:

- Cảnh sắc mùa thu: tiêu điều, hiu hắt buồn. Trong cảnh sắc thu đã thấp thoáng tâm

trạng buồn đau, bi thương của nhà thơ.

- Nỗi lòng của nhà thơ nơi trước cảnh mùa thu nơi đất khách quê người: buồn nhớ da

diết quê hương nhưng đành buộc chặt tấm lòng mình nơi đất khách; ngậm ngùi, xót xa

cho thân phận tha hương của mình.

III. Tiếng Việt:

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nắm được:

- Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

Tạo lập văn bản.

Lĩnh hội văn bản.

- Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:

Nhân vật giao tiếp.

Hoàn cảnh giao tiếp.

Nội dung giao tiếp.

Mục đích giao tiếp.

Phương tiện và cách thức giao tiếp.

- Phân tích được các nhântố giao tiếp trong một văn bản cụ thể.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: nắm được:

Các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết( trên cơ sở so sánh các đặc điểm khác

nhau về hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện diễn đạt cơ bản, các yếu tố hỗ trợ, về từ

ngữ và câu văn).

3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: nắm được:

- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

- Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản( tính cụ thể, tính

cảm xúc và tính cá thể).

- Phân tích được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong một

văn bản sinh hoạt cụ thể.

4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ: nắm được:

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

6

- Nắm được khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

- Nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập.

IV. Tập làm văn.

1.Văn bản: nắm được:

- Khái niệm và đặc điểm văn bản.

- Các loại văn bản được phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

- Phân tích được các đặc điểm của văn bản trong một văn bản cụ thể.

2. Lập dàn ý bài văn tự sự: nắm được:

- Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự, các yêu cầu trong quá trình lập dàn ý.

- Lập được một dàn ý cho bài văn tự sự cụ thể.

3. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự: nắm được:

- Khái niệm chi tiết, sự việc tiêu biểu và vai trò của chúng trong một bài văn tự sự.

- Biết cách lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong một văn bản tự sự cụ thể.

4. Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự: nắm được:

- Khái niệm: miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.

- Khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng đối với việc miêu

tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

- Chỉ ra được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng trong

một văn bản tự sự cụ thể.

5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự: nắm được:

- Khái niệm đoạn văn và nhiệm vụ của các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.

- Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

- Viết một đoạn văn tự sự cụ thể.

6. Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính: nắm được:

- Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

- Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

- Tóm tắt một văn bản tự sự cụ thể(đã học) theo nhân vật chính.

7. Trình bày một vấn đề: nắm được:

- Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.

- Các công việc chuẩn bị cho việc trình bày một vấn đề.

- Cách trình bày một vấn đề cụ thể.

B. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề gồm có hai phần:

- Phần 1: Đọc - hiểu: 3.0 điểm

liên quan đến nội dung trong đoạn ngữ liệu phần đọc hiểu.

- Phần 2: Nghị luận văn học: 7.0 điểm

C. HƢỚNG DẪN LÀM BÀI

Phần I: Đọc - hiểu

1. Về kĩ năng trả lời câu hỏi:

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

7

a. Xác định nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản (kiểu văn

bản, phong cách ngôn ngữ, phƣơng thức biểu đạt,….)

* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó các từ ngữ

nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì? Xác định được nội dung rồi

thì đặt tên cho văn bản.

b. Gọi tên các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng.

* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ

vựng như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,

thậm xưng,… và các biện pháp tu từ cú pháp như lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi

tu từ, đảo ngữ, đối,…

c. Viết đoạn văn ngắn

* Lưu ý: Yêu cầu về nội dung: gắn với nhận thức của bản thân về một vấn đề được nêu

ra (thường xuất phát từ văn bản đọc hiểu).

Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn, đảm bảo cấu trúc

đoạn (câu chủ đề, các câu triển khai), đảm bảo yêu cầu của đề bài về độ dài của đoạn,

diễn đạt súc tích, chặt chẽ, không mắc các lỗi về dùng từ, đặt câu.

Phần II: Làm văn - Nghị luận văn học:

1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần nắm:

- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích, đánh giá một nhận

định hay một vấn đề của tác phẩm văn học

- Nắm kỹ năng xử lý đề, không đơn thuần là thuộc lòng nội dung văn bản.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm

phần đọc văn thuộc mục A phần II.

D. ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1:

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.(2)

… Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

8

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven song.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(“Bài học đầu cho con” – Đỗ Trung Quân)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1 điểm)

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong khổ 2 của đoạn trích. (1 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp tác giả thể hiện trong câu: (1 điểm)

“Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”? ( Viết gọn trong 3 - 4

dòng)

Phần II: Làm văn ( 7.0 điểm)

Câu 4 (7.0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên ngày hè trong bài

Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

ĐỀ 2:

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Đề: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: “ Chú hải cẩu đi lạc rất ngộ nghĩnh và có một cái chết khá kỳ lạ. Chú làm trò khi người ta

vỗ tay. Chú chẳng tấn công ai cả cho đến lúc bị đánh chết. Có người đã đoán rằng chú bị tấn

công vì xung quanh đấy là làng chài. Có thể chú “phá phách” lưới của ngư dân hay làm cho

cá sợ nên người ta phải tiêu diệt chú. Một suy nghĩ nghe tưởng chừng rất “quy trình”.

Xác của chú hải cẩu nằm trên bờ biển. Rồi ai đó sẽ chôn cất chú, vì không thể để ô nhiễm môi

trường được. Nhưng thật may mắn, thế giới vẫn còn nhiều hải cẩu. Tại Việt Nam, nơi chú hải

cẩu bị giết, hổ Đông Dương chỉ còn vài cá thể. Cũng tại đất nước mình, nơi chú hải cẩu đi lạc

“không chốn dung thân”, con tê giác Java cuối cùng đã bị bắn để lấy sừng.

Sự tàn ác đối với những con vật hiện ra ở nhiều người Việt. Họ muốn ăn đặc sản thú rừng,

muốn uống thứ rượu ngâm động vật đẳng cấp, đeo nanh thú để cầu may mắn, dùng cao hay

sừng thú để trị bệnh. Đối với họ, đó là thú vui, là đẳng cấp.

... Đằng nào thì chú hải cẩu cũng đã chết. Đằng nào thì những động vật hoang dã cũng đã

chết. Đằng nào thì những vụ đánh nhầm cũng đã diễn ra.v.v..

… Rõ ràng đây không chỉ là hệ quả của một "sản phẩm lỗi" của riêng nền giáo dục và chuyện

giáo dục con người yêu thương lẫn nhau, yêu thương, gắn bó và bảo vệ thiên nhiên mà còn là

lỗi của cả xã hội. Giá như nếu chúng ta có những chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với

hành vi tàn ác với động vật, thiên nhiên thì đã không có những câu chuyện như thế này xảy ra.

(Trích Cái chết của chú hải cẩu và “sản phẩm lỗi”, trên Dân Việt, ngày 5.1.2017, Mai

Quốc Ấn)

Câu hỏi:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? ( 1 điểm)

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

9

Câu 2: “Đằng nào thì chú hải cẩu cũng đã chết. Đằng nào thì những động vật hoang dã

cũng đã chết. Đằng nào thì những vụ đánh nhầm cũng đã diễn ra” .

Theo em, tác giả bài báo bày tỏ thái độ gì với sự việc chú hải cẩu đã chết ? (1 điểm)

Câu 3: (1 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: (Viết gọn trong 5 – 7 dòng):

“Giá như nếu chúng ta có những chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với hành vi tàn

ác với động vật, thiên nhiên thì đã không có những câu chuyện như thế này xảy ra.”.

Phần II: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 4 (7,0 điểm): Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

E. ĐÁP ÁN CÁC ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). PCNN nghệ thuật.

HS diễn đạt gọn.

Câu 2 (1,0 điểm). HS chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng rõ của biện pháp tu từ đã

sử dụng.

- Biện pháp tu từ chính: Điệp cấu trúc hoặc HS có thể nêu là điệp từ. (0,5đ)

- Tác dụng: Cảm xúc và tình yêu chân thành, giản dị của tác giả với quê hương.

(0,5đ)

Câu 3 (1,0 điểm) HS diễn đạt gọn, xác định đúng yêu cầu câu hỏi.

Gợi ý như sau:

Thông điệp tác giả thể hiện trong câu “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi

thành người”: Tình yêu quê hương phải tồn tại sâu thẳm trong lòng mỗi người. Rồi

chuyển biến thành tính cách, đạo đức, văn hóa sống. Phải tri ân và không quay lưng với

quê hương.

Câu 4 ( 7.0 điểm) ): Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

1. Yêu

cầu về

năng

- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học.

- Diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Sáng tạo: Diễn đạt chuẩn, ít sai sót về lỗi chính tả, thể hiện suy nghĩ

sâu sắc về vấn đề nghị luận

1,0

2. Yêu

cầu về

nội

dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần

có các ý chính sau:

Mở bài - Vài nét về tác giả Nguyễn Trãi

- Tác phẩm Cảnh ngày hè

0,5

Thân Cảm nhận bức tranh ngày hè 3,0

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

10

bài

Bức tranh mùa hè: đầy sức sống và sinh động

+ Sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, mùi hương, con người và cảnh

vật hết sức sinh động: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch

lựu, hương sen, tiếng ve inh ỏi, tiếng lao xao chợ cá.

+ Thi nhân đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác,

khứu giác và sự liên tưởng, tạo nên bức tranh mùa hè sinh động, đặc

trưng, thể hiện sự giao cảm mạnh mẻ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với

cảnh vật và cuộc sống, con người.

2,0

1,0

- Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi 2,0

+ Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống

Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động đáng yêu và

đầy sức sống. Điều này bắt nguồn từ chính tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu

cuộc sống của tác giả. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản

đang xâm chiếm con người. Âm thanh rộn rã của cảnh vật, con người hay

là chính sự vui mừng rộn rã trong tâm hồn nhà thơ.

+ Tấm lòng ưu ái với dân với nước

Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết là tấm lòng của ông đối

với dân với nước. Nhìn cảnh cuộc sống của dân – người dân chài lam lũ -

được sống no đủ, Nguyễn Trãi ao ước có được chiếc đàn của vua Thuấn

để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

Câu thơ sáu chữ kết thức bài thơ như dồn nén cảm xúc của bài thơ.

Điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai không phải ở thiên nhiên, ở tạo vật mà

chính ở tâm hồn con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân

được ấm no hạnh phúc: “dân giàu đủ” nhưng đó là hạnh phúc cho tất cả

mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương”,

1,0

1,0

Kết bài Đánh giá khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 0,5

ĐỀ 2:

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

HS diễn đạt gọn.

Câu 2 (1,0 điểm).

“Đằng nào thì chú hải cẩu cũng đã chết. Đằng nào thì những động vật hoang dã cũng

đã chết. Đằng nào thì những vụ đánh nhầm cũng đã diễn ra” .

Thái độ của tác giả trước sự việc chú hải cẩu đã chết:

- Đau xót, giận dữ và lên án hành vi độc ác của con người với động vật hoang dã.

- Trăn trở, kêu gọi ý thức của mỗi người trong bảo vệ động vật hoang dã. Đồng thời,

chính phủ cần có một chế tài cứng rắn để bảo vệ động vật hoang dã.

Câu 3 (1,0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

11

“Giá như nếu chúng ta có những chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với hành vi tàn

ác với động vật, thiên nhiên thì đã không có những câu chuyện như thế này xảy ra.”. (1

điểm)

Gợi ý như sau:

- Trong nỗ lực ngăn chặn hành vi giết hại động vật hoang dã, Chính phủ cần xây dựng

chế tài nghiêm khắc. Đồng thời, nâng cao ý thức của mỗi người trong bảo vệ thiên

nhiên, môi trường.

- Giải pháp cụ thể…

HS diễn đạt gọn, xác định đúng yêu cầu câu hỏi.

Phần II: LÀM VĂN

Câu 4: Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

1. Yêu cầu

về kĩ năng

- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học.

- Diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

2. Yêu cầu

về nội dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài

viết cần có các ý chính sau:

Mở bài

Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5

- Là danh tướng thời Trần.

- Có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-

Nguyên

- Là người văn võ song toàn.

Tỏ lòng là một trong hai bài thơ hiện còn của Phạm Ngũ Lão.

- Vẻ đẹp của con người và thời đại nhà Trần (Câu 1, 2)

+ Hình ảnh vị tướng anh hùng (Câu 1)

Tư thế: “hoành sóc” - Cầm ngang ngọn giáo hiên ngang, lẫm liệt,

vững chãi, Cây giáo như đo cả chiều dài đất nước. Con người xuất

hiện trong tư thế vũ trụ kì vĩ.

Thời gian: mấy thu, thời gian trải dài theo tháng năm.

→ Hình ảnh trang nam nhi với tư thế sẵn sàng, hiên ngang, lẫm liệt

với quyết tâm bền bỉ, sắt đá trường tồn với thời gian → vẻ đẹp của

con người đời Trần→ hào khí Đông A

+ Khí thế quân đội anh hùng (Câu 2)

- “Ba quân như hổ báo khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”: tác giả sử

dụng biện pháp so sánh (quân đội nhà Trần như hổ báo) và nghệ

thuật phóng đại cường điệu (nuốt trôi trâu) khí thế dũng mãnh của

quân đội.

→ Phản ánh sức mạnh quân đội với hùng khí bừng bừng là sức

mạnh tinh thần, là lòng yêu nước cháy bỏng, là tinh thần căm thù

giặc sâu sắc, là quyết tâm nghìn người như một tiêu diệt giặc bảo vệ

đất nước → lời thơ ước lệ hào hùng làm toát lên hào khí Đông A.

2,0

2,0

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - pct.edu.vnpct.edu.vn/files/Bo Mon/Van/OntapHK1_van10_1718.pdf · ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 ... - Phân loại sử thi:

12

- Khát vọng hoài bão cao đẹp của Phạm Ngũ Lão( Câu 3, 4)

+ Nhà thơ ý thức mình đang còn “vương nợ” với non sông. Ý

thức này cho thấy chí khí của người anh hùng. Câu thơ như một lời

nhắc nhở, thúc giục con người phải suy tư, sống và hành động cho

xứng đáng.( câu 3)

+ Nhà thơ nghe chuyện người xưa, thẹn vì bản thân không

bằng họ và ý thức rõ về trách nhiệm, bổn phận của mình đối với đất

nước. Câu thơ cuối đề cao cái đức, cái tâm của một người dân yêu

nước. Cái thẹn của Phạm Ngũ Lão là cái thẹn của một nhà nho có

nhân cách lớn. (Câu 4).

( Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão và ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong bài

thơ Thuật Hoài.

- Nỗi lòng của tác giả trong bài thơ là niềm trăn trở khôn nguôi

về trách nhiệm của kẻ làm trai “Công danh nam tử còn vương nợ “

câu thơ thể hiện ý chí, khát vọng cao đẹp : Muốn cống hiến, được

làm tròn phận sự của làm trai đối với đất nước .

- Nỗi thẹn : Nếu không thực hiện được hoài bão cứu nước giúp

đời, không lập được công danh, kẻ làm trai thấy hổ thẹn khi nghe

chuyện Vũ Hầu. Nỗi thẹn của nhân cách lớn. Nỗi thẹn ấy giúp con

người biết vươn tới lẽ sống cao cả.

1,0

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Sáng tạo: Diễn đạt chuẩn, ít sai sót về lỗi chính tả, thể hiện suy

nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.5

1,0