82
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 4 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa LỜI MỞ ĐẦU TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net - Lý do chọn đề tài Đất nước ta trong thời kỳ đối mới và hoà nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy kế hoạch hoá phát triển, với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân hiện nay, được khắng định là yếu tố không thế thiếu được, nhằm thực hiện có hiệu quả sự can thiệp của Chính phủ, vào nền kinh tế thị trường. Hoà chung với kế hoạch đối mới của đất nước, ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn nói chung và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi nói riêng, cũng phải xác định cho mình một định hướng, vạch cho mình một kế hoạch cụ thế, đế hoạt động sát thực, hiệu quả góp phần vào phát triến chung của toàn xã hội. Đặc thù nước ta là một nước nông nghiệp, do vậy tác động vào nông nghiệp, cũng chính là tác động mạnh vào kinh tế xã hội, vào đời sống nhân dân. Vì vậy nhiệm vụ của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi là rất to lớn vì đây là đơn vị phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp cho nông dân và cho chính sách công nghiệp hoá - hiện hoá nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Sau khi hoàn thành chương trình học lý thuyết của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, về chuyên ngành Ke hoạch và phát triến, em đã được các thầy giáo, cô giáo truyền đạt kiến thức và đi thực tập, tiếp cận với thực tế tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia, trực thuộc công ty

Lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi tĩnh gia đến năm 2015

  • Upload
    ha-dim

  • View
    38

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 4 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

LỜI MỞ ĐẦU

TinCanBan.Com – ChoQue24H.Net

- Lý do chọn đề tài

Đất nước ta trong thời kỳ đối mới và hoà nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước. Với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng nền kinh tế

nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy kế

hoạch hoá phát triển, với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân hiện nay,

được khắng định là yếu tố không thế thiếu được, nhằm thực hiện có hiệu quả sự can thiệp

của Chính phủ, vào nền kinh tế thị trường.

Hoà chung với kế hoạch đối mới của đất nước, ngành nông nghiệp và phát triên

nông thôn nói chung và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi nói riêng, cũng phải xác

định cho mình một định hướng, vạch cho mình một kế hoạch cụ thế, đế hoạt động sát

thực, hiệu quả góp phần vào phát triến chung của toàn xã hội. Đặc thù nước ta là một

nước nông nghiệp, do vậy tác động vào nông nghiệp, cũng chính là tác động mạnh vào

kinh tế xã hội, vào đời sống nhân dân. Vì vậy nhiệm vụ của các đơn vị khai thác công

trình thủy lợi là rất to lớn vì đây là đơn vị phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp cho nông

dân và cho chính sách công nghiệp hoá - hiện hoá nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.

Sau khi hoàn thành chương trình học lý thuyết của trường Đại học kinh tế quốc dân

Hà Nội, về chuyên ngành Ke hoạch và phát triến, em đã được các thầy giáo, cô giáo

truyền đạt kiến thức và đi thực tập, tiếp cận với thực tế tại xí nghiệp khai thác công trình

thủy lợi Tĩnh Gia, trực thuộc công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Chu Thanh Hóa.

Được sự đồng ý nội dung chuyên đề và giúp đờ tận tình của PGS, TS Phạm Ngọc Linh

cùng với Ban lãnh đạo và tập thế cán bộ, nhân viên phòng Kỳ thuật - kế hoạch xí nghiệp

khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia, em đã chọn đề tài "Lập kế hoạch pháp triến sản

xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lọi Tĩnh Gia đến năm

2015"- Nội dung nghiên cứu

Nội dung chính của chuyên đề này là: nghiên cứu quá trình lập và thực hiện kế

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 5 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

hoạch SXKD của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia.

- Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tống hợp, so sánh, thống kê và phân tích. Tố chức thu thập

đầy đủ, thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Từ đó

nghiên cứu nhừng ưu điếm và rút ra những tồn tại hạn chế đế lập kế hoạch sản xuất kinh

doanh đến năm 2015, phù hợp với điều kiện hiện tại và tiềm năng trong tương lai của đơn

vị. Làm nối bật vai trò định hướng của kế hoạch ngày càng phát huy tác dụng và là công

cụ không thế thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.

- Kêt cấu chuyên đê

Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 Chương

ChưoTig 1: Một sô vân đê lý luận cơ bản về kề hoạch hoả phát triên

ChựQTig 2: Thực trạng của công tác lập kế hoạch ở đơn vị Khai thác

công trình thủy lợi Tĩnh Gia

ChưoTig 3: Giai pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch sản

xuât kỉnh doanh của xỉ nghiệp

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và thời

gian thực tập có hạn, nhất là tài liệu tham khảo còn ít nên trong đề tài tốt nghiệp của em

chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong được sự giúp đỡ,

đóng góp ỷ kiến của Ban giám đốc, cán bộ phòng kỹ thuật - kế hoạch xí nghiệp khai thác

công trình thủy lợi Tĩnh Gia và các thầy giáo, cô giáo trường Đại học kinh tế Quốc dân

Hà Nội để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,

cô giáo và PGS-TS Phạm Ngọc Linh đã trực tiếp giúp đỡ em trong học tập, cũng như

trong việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

CHƯƠNG I

MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN co BẢN VÈ KÉ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIẺN

1. Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của kế hoạch1.1. Khái niệm, bản chất của kế hoạch

1.1.1. Khải niệm của kê hoạch

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 6 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Ke hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện

cho một hoạt động tương lai. Có thế là kế hoạch cho một hoạt động, một công việc, một

dự án, có thể là kế hoạch cho sự phát triển tương lai của một cá nhân, một gia đình, hay

của một tố chức kinh tế, xã hội. Thì kế hoạch thuộc chức năng đầu tiên và quan trọng

nhất của quy trình quản lý, đó là sự thế hiện ỷ đồ quản lý của chủ thế về sự phát triến

trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp đế thực thi.1.1.2. Bán chất của kê hoạch

Dù kế hoạt động, một công việc cụ thể hay kế hoạch phát triển thì bản chất của kế

hoạch chính là sự hướng tới tương lai, được xem như là nhịp cầu nối từ hiện tại đến chỗ

mà chúng ta muốn đến trong tương lai. Tĩnh chất hướng tới tương lai trong kế hoạch thế

hiện ở hai nội dung: một là, kế hoạch dự đoán những gì sẽ xay ra, đặt ra kết quả đạt được

trong tương lai; hai là, kế hoạch thực hiện việc sắp đặt hoạt động của tương lai, các công

việc cần làm và thứ tự thực hiện các công việc đe đạt được kết quả đã định. Ke hoạch xác

định xem một quá trình phải làm gì? Làm thế nào? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Và sâu hơn

nữa làm thế đế làm gì. Ke hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường và các nền kinh tế hỗn

họp thể hiện tính thuyết phục gián tiếp là chủ yếu.1.2. Chức năng, vai trò của kế hoạch

Ke hoạch hóa phát triển là kế hoạch ở tầm vĩ mô, kế hoạch mang tính hướng dẫn và

kế hoạch thể hiện dưới dạng các chính sách phát triển. Một kế hoạch như vậy sẽ phải thực

hiện được các chức năng cơ bản sau đây:1.2.1. Chức năng điêu tiêt, phôi hợp, ôn định kinh tế vĩ mô

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, hoạt động kế hoạch hoá phải hướng tới các mục

tiêu chính luôn được tính tới là: ôn định giá cả, bảo đảm công ăn việc làm, tăng trưởng và

cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự

thiên lệch hay quá nhấn mạnh vào mục tiêu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đạt được mục

tiêu khác va cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng tống thế kinh tế. Vì vậy chức năng này

của kế hoạch thế hiện ở:

Hoạch định kế hoạch chung tổng thể của nền kinh tế, đưa ra và thực thi chính sách

cần thiết bảo đảm các cân đối kinh tế nhằm sử dụng tống hợp nguồn lực, phát huy hiệu

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 7 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

quả tống thế kinh tế - xã hội, thúc đấy tăng trưởng nhanh theo phương thức thống nhất,

bảo đảm tính chất xã hội của các hoạt độnh kinh tế.

Bảo đảm môi trường kinh tế ốn định và cân đối. Tạo nhừng điều kiện thuận lợi về

cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề và hành lang pháp

lý cho phát triển kinh tế lành mạnh.

Bảo đảm sự công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lóp dân cư bằng kế hoạch sử

dụng ngân sách và các chính sách điều tiết.

Ke hoạch hoá còn thể hiện chức năng điêu tiết nền kinh tế phù hợp với xu thế hội

nhập, toàn cầu hoá ngày càng tăng. Đe thực hiện chức năng này kế hoạch hoá phải xây

dựng những chính sách chuyên giao công nghệ thuận lợi tìm ra được hướng đi tắt đón

đầu giúp cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, rút ngắn khoảng cách với các nước

tiên tiến khác.

1.2.2. Chức năng định hướng phát triên

Đây có thế nói là chức năng thế hiện bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị

trường và chính nó đã làm cho công tác kế hoạch hoá không bị lu mờ trong cơ chế thị

trường. Chức năng này thế hiện ở:

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Công tác kế hoạch hóa phải xây dựng được các chiến lược và quy hoạch phát triển

toàn bộ nền kinh tế cũng như quy hoạch phát triển theo ngành, vùng, lãnh thố, xây dựng

kế hoạch phát triến dài hạn. Ke hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển vĩ mô về kinh

tế - xã hội, xây dựng các dự án, các chương trình, tìm các giải pháp và các phương án

thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn vv ...

nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướng phát triến, xử lý kịp thời các mất cân đối

xuất hiện nền kinh tế thị trường.

Chức năng định hướng còn thể hiện ở việc chuyển tù' cơ chế kế hoạch hoá tậpt rung

theo phương thức "giao-nhận" với hệ thống chằng chịt các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà

nước sang cơ chế kế hoạch hóa gián tiếp, định hướng phát triển. Các chỉ tiêu mà nhà

nước cần giám sát và quản lý chủ yếu là những chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô và tất nhiên nó

mang tính chất tham khảo, không cứng nhắc và không mang tính áp đặt.

1.2.3. Chức năng kiêm tra, giảm sát

Nội dung chủ yếu của chức năng này bao gồm việc chính phủ thông qua các cơ

quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiếm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch,

thực hiện và tuân thủ các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ dài.

Đánh giá kết quả của việc thực hiện các chính sách, các mục tiêu đặt ra. Phân tích hiệu

quả tài chính, hiệu quả kinh tế- xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng

các kế hoạch của các thời kỳ tiếp sau.

Các chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hoá phát triến nhấn mạnh những nội

dung khác biệt so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây. Các nguyên tắc: Thị

trường nguyên tắc hiệu quả kinh tế xã hội, chức năng điều tiết, phối hợp và ổn định kinh

tế vĩ mô thể hiện sân chơi của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường, nhấn mạnh vấn

đề: kế hoạch điều tiết thị trường, khắc phục các khuyết tật thị trường, hướng các hoạt

động thị trường theo mục tiêu của xã hội.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 9 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

2. Nội dung và sự cần thiết của công tác lập kế hoạch trong sản xuất kinh

doanh.

2.1. Nội dung của công tác lập kế hoạch

Nội dung của công tác lập kế hoạch sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của

kế hoạch phát triển. Nội dung này bao gồm các lập luận về cơ sở tồn tại của kế hoạch

trong nền kinh tế thị trường, các quan điếm, nguyên tắc và phương pháp kế hoạch hóa

phát triển, các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch hóa phát triển ở Việt Nam, nội dung

và phương pháp thực hiện các bước trong quá trình soạn lập, tổ chức thực hiện, theo dõi

và đánh giá kế hoạch.

Nội dung và phương pháp lập các kế hoạch mang tính mục tiêu phát triển lĩnh vực

kinh tế, đó là kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,

kế hoạch phát triến công nghiệp và nông nghiệp. Hệ thống các kế hoạch mang tính biện

pháp nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế được trình bày dựa trên những cân đối vĩ mô chủ

yếu trong các bản kế hoạch của Việt Nam, đó là: Ke hoạch vốn đầu tư, kế hoạch lao động

- việc làm, kế hoạch ngoại thương, kế hoạch ngân sách và kế hoạch tiền tệ. Nội dung và

phương lập các kế hoạch phát triển xã hội. Nó bao gồm kế hoạch về nâng cao phúc lợi xã

hội của tăng trưởng kinh tế và các kế hoạch phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu như:

phát triến y tế, phát triến giáo dục vv ...

2.2. Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch

Bởi vì kế hoạch phát triển là công cụ điều hành và quản lý vĩ mô, nó được đặc trưng

bằng hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thế về mục tiêu và biện pháp phát triển trong

từng thời kỳ nhất định. Cho nên trong kế hoạch, một yêu cầu mang tính nguyên tắc là

phải có khung thời gian rố ràng, có mốc thời gian cụ thể thường là trong khoảng thời gian

1 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Trong các khoảng thời gian cụ thể ấy, chúng ta phải thực hiện

được một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các bước đi của chiến lược và quy

hoạch.

Ke hoạch mang tính định lượng là cơ bản. Quản lý bằng kế hoạch mang tính cụ thể

hơn, chi tiết hơn và nó dựa trên các dự báo man tính chất ổn định hơn. Tĩnh định lượng

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 10 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

của kế hoạch đượct hế hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu, kết quả,

đầu ra hay hoạt động cần đạt được trong giai đoạn kế hoạch. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu

phản ánh nhu cầu nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.

Mục tiêu chính của kế hoạch là phải thể hiện ở tính kết quả. Vì vậy các mục tiêu,

các chỉ tiêu của kế hoạch chi tiết hơn, đầy đủ hơn và trên một mức độ nào đó ở các nước

có nền kinh tế hồn hợp thì nó còn thể hiện một tính pháp lệnh, tính cam kết nhất định.

3. Những nhân tố ảnh hưỏng đến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

3.1. Anh hưởng của môi trường bên ngoài.

Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chúng ta phải phân tích tiềm

năng và thực trạng phát triến kinh tế xã hội, bao gồm việc sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cần thiết, đế làm rõ các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế xã

hội, bao gồm: phân tích, làm rõ các lợi thế về nguồn lực của huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh

Hóa và khả năng khai thác, sử dụng nó trong kế hoạch sản xuất kinh doanh tù' năm 2010

đến năm 2015 của xí nghiệp. Đánh giá, làm rõ trình độ phát triển của địa phương về các

mặt kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, thị trường cơ bản, cả trong quá khứ và hiện

tại. Các đánh giá này sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xác định các mục tiêu và giải pháp

cho kế hoạch phát triến kinh tế xã hội trong tương lai cụ thế như

3.1.1. Điểu kiện tự nhiên

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý của địa phương, đặc điếm địa hình

tự nhiên bao gồm cả các danh lam thắng cảnh lợi thế về du lịch và ảnh hưởng của nó đến

phát triến các ngành kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, du lịch và khả

năng phục vụ của đơn vị trong các lĩnh

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Vực sản xuất kinh doanh. Các đặc điểm về thủy văn, khí hậu khu vực bắc miền trung, ảnh

hưởng của gió tây nam vào mùa nắng nóng, tài nguyên nước, bao gồm cả phần tài nguyên

nước mặt và nước ngầm.

Các yếu tố gắn liền với dất như: Tài nguyên đất cần thấy được hiện trạng về quy mô

và co cấu sử dụng đất gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng đất

hoang hóa. Khả năng khai thác quỹ đất cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cũng

cần được làm rõ. Ngoài ra do đặc thù địa lý chúng ta cần phải phân tích về tài nguyên

biển và ven biển. Tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản. Diện tích bờ biển và khả năng

khai thác cho phát triển kinh tế trên các mặt thủy sản, du lịch. Đe có thể xác định được

các tiềm năng này cần làm rõ được qui mô, khả năng khai thác phục vụ phát triến sản

xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm tới.

Thực hiện phân tích tiềm năng theo nội dung trên giúp chúng ta xác định rõ địa

phương có mặt mạnh, những cơ hội hay thách thức gì phục vụ cho quá trình phát triến

trong tương lai đế chúng ta lập kế hoạch sát với thực tế hơn.

3.1.2. Điểu kiện chỉnh trị xã hội

Đây là bước phân tích bối cảnh chung về kinh tế xã hội của Quốc gia hoặc địa

phương trước khi bước vào thời kỳ kế hoạch. Nắm được tình hình phát triển kinh tế xã

hội là yêu cầu rất quan trọng để xây dựng một kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện

tự nhiên, điều kiện chính trị xã hội hiệu quả. Nhiệm vụ hay mục tiêu chính của công việc

này là phải trả lời được câu hỏi "chúng ta đang đứng ở đâu" trong quá trình phát triến,

làm nối bật được bức tranh về thực trạng phát triển thông qua việc rút ra một cách toàn

diện những mặt mạnh, mặt yếu của địa phương.

Các nội dung chính trong đánh giá thực trạng phát triển xã hội bao gồm: các chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển kinh tế xã hội trong

thời kỳ nghiên cứu lập kế hoạch. Thực trạng thu nhập và mức sống dân cư, thu nhập bình

quân đầu người, tình hình nghèo đói.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 12 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Thực trạng về dân số, lao động và việc làm: quy mô dân số, tốc độ tăng

dân số tự' nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính và tình trạng di dân cơ học.

Tác động của quá trình đô thị hoá, tỷ lệ thất nghiệp và chất lượng của lực lượng lao động.

Các lĩnh vục xã hội khác như phong tục tập quán của người dân, thể dục thể thao, an ninh

quốc phòng, lao động, việc làm, giá cả và thu nhập của địa phương.

3.1.3. Điêu kiện kỉnh tê

Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản: đánh giá qui mô va tốc độ tăng trưởng

kinh tế trong thời gian 5 năm gần đây; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo ngành và theo khu vực đô thị và nông thôn; số vốn đăng ký và đầu tư thực tế từ các

nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Thực trạng phát triến công nghiệp: qui mô, tốc độ tăng trưởng của ngành. Nêu bật

được các lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp tiêu biểu. Tình hình phát triến các khu, cụm

công nghiệp, qui mô tiếu thủ công nghiệp và trình độ phát triển ngành xây dựng.

Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp bao gồm: Qui mô, tốc độ tăng trưởng, giá

trị sản xuất ngành nông nghiệp, tình hình chuyến dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành

nông nghiệp, cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

nông nghiệp. Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ gồm các mặt doanh số, tăng trưởng

toàn ngành dịch vụ, hệ thống các siêu thị, trong tâm thương mại và mạng lưới chợ trên

địa bàn.

3.2. Anh hưởng của môi tnrờng hên trong

3.2.1. Chủ tneong phát trỉến sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2015

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã có những chủ

trương, chính sách, biện pháp thiết thực trong công tác phát triến thuỷ lợi, đặc biệt là đầu

tư kết cấu hạ tầng, giải quyết chống úng và đảm bảo an toàn cho các hồ đập, bảo vệ an

sinh kinh tế.

Với bề dày kinh nghiệm, Công ty Thuỷ nông Sông Chu luôn là chỗ dựa vững chắc

cho phát triển nông nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 13 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Tiền thân là Ban quản trị Nông Giang thuộc Sở Giao thông - Công chính Thanh

Hoá, Công ty Thuỷ nông Sông Chu đuợc Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, khai thác các

hệ thống thuỷ nông trong tỉnh, đế tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng. Đen

nay, công ty đã mở rộng diện tích tưới tiêu cho 150 nghìn ha đất canh tác nông nghiệp

thuộc 18 huyện và thành phố Thanh Hoá. Ngoài ra, công ty còn phục vụ nước sản xuất

cho một số nhà máy như: Nhà máy đường Lam Sơn, Nông cống, thuỷ điện Thạch Bàn,

giấy Mục Sơn, nhà máy nước và cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 1 triệu dân trong vùng.

Trong công tác điều hành, quản lý sản xuất - kinh doanh, công ty gặp không ít khó

khăn mang tính đặc thù như: diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến công

tác phục vụ sản xuất nông nghiệp; kinh phí dành cho sản xuất - kinh doanh và công tác tu

sửa còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triên ngày càng cao của ngành nông

nghiệp. Bên cạnh đó, những chính sách đối với doanh nghiệp thuỷ nông còn nhiều bất

cập, chậm thay đối như: chính sách thu thuỷ lợi phí; các nghị định, thông tư hướng thực

hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, V.V..

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng công ty đã biết phát

huy hiệu quả tù- những lợi thế vốn có để tổ chức sản xuất ốn định và phát triển bền vừng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị được đầu tư cải tạo, nâng cấp; các công trình

kênh mương được kiên cố hóa ngày càng nhiều, hiệu quả phục vụ ngày càng cao. Đội

ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân bậc cao của công ty luôn được trau dồi kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo cơ bản, để có thể tiếp thu những công nghệ

tiên tiến, ứng dụng vào thực tế sản xuất và quản lý.

Từ năm 2010 đến năm 2015 công ty xác định: công tác quản lý khai thác công trình

thuỷ lợi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp và nông thôn, trực tiếp thúc đấy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương, hoàn thành mục tiêu 2 triệu tấn lương thực trong năm 2015.

Đe đạt được mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, công ty xác định: Khai thác triệt

để khả năng hiện có của các công trình đã được cải tạo, nâng cấp; ứng dụng các tiến bộ

khoa học - công nghệ để khai thác ổn định và hiệu quả hệ thống thuỷ nông trong vùng

một cách bền vững, tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực tưới tiêu nước, đảm bảo an toàn cho

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 14 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do úng lụt gây ra. Tiếp tục thực hiện quản lý

hệ thống thuỷ lợi theo chiều sâu, hiện đại hoá, công nghiệp hoá phục vụ yêu cầu thâm

canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.

Tiếp tục đầu tư kiên cố hoá kênh mương, đối mới thiết bị, máy móc; mở rộng diện

tích tưới lúa, tưới màu và tưới cây công nghiệp, đế tăng sản lượng; từng bước đa dạng

hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phấm nhằm tăng thêm nguồn thu

cho doanh nghiệp. Đấy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỳ thuật vào tưới tiêu

cùng với các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp đế nâng cao năng suất sản lượng.

Giúp nông dân thực hiện tốt các hoạt động khuyến nông có liên quan đến công tác quản

lý, khai thác công trình thuỷ lợi như: quy hoạch thuỷ lợi nội đồng, kỹ thuật tu bố, sửa

chữa và kiên cố hóa hệ thống thuỷ lợi đồng ruộng, quy trình kỹ thuật trong tưới tiêu nước

phục vụ thâm canh,... Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực đế đầu tư giải quyết những

khâu trọng yếu như kiên cố hoá kênh mương và an toàn hồ đập.

Những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 là

sự cụ thê hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ công ty lẩn thứ IX. Trong quá trình thực hiện,

bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn không ít khó khăn, song với truyền thống đoàn

kết, cần cù lao động và kinh nghiệm được đúc kết hàng chục năm nay, chắc chắn cán bộ,

công nhân viên Công ty Thuỷ nông Sông Chu sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức

mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, chung vai sát cánh cùng bà con nông dân thực hiện thắng lợi

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2. Các tiêm năng hiện cỏ của xí nghiệp

Với đặc thù là đơn vị đuợc Nhà nước giao nhiệm vụ, quản lý và khai thác các công

trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. Nên tiềm năng của đơn vị chủ yếu là nguồn tài

nguyên nước và các công trình thuỷ lợi gồm: 5 hồ chứa, 20 km kênh chính, 45 km kênh

cấp I và một trạm bơm tiêu úng Thanh Thủy.

3.2.3. Khả năng vê nhân lực, tài lực và vật lực của đơn vị

Xí nghiệp có đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng

lực quản lý, có tay nghề cao, thợ lành nghề, nhiệt tình trong lao động, hăng say trong sản

xuất đáp ứng được yêu cầu phát triển của đơn vị. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 15 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

của xí nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước nguồn doanh thu ốn định đời sống vật

chất, tinh thần của người lao động luôn được nâng cao, từ đó họ ốn định tư tưởng, an tâm

công tác phụ vụ cho sự phát triến của doanh nghiệp.

Nguồn tài chính của xí nghiệp là kết quả của sản xuất kinh doanh nguồn thu chính

chủ yếu là từ thủy lợi phí hoặc do Nhà nước trả hộ người nông dân. Nhìn chung nguồn tài

chính của xí nghiệp luôn luôn ốn định đủ đế chi trả tiền công, tiền lương và đáp ứng cho

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khi cần

Hiện tại xí nghiệp đang quản lý và khai thác 5 hệ thống công trình thủy lợi và 01

trạm bom tiêu, tưới tiêu nước phục vụ cho hơn 4.700 ha đất nông nghiệp trên dịa bàn

huyện Tĩnh Gia và 3 xã thuộc địa bàn huyện Nông cống. Với nguồn tài nguyên nước dồi

dào và phong phú xí nghiệp có thê khai thác các loại hình như: kết hợp phát triển du lịch

tại các hồ chứa, cho thuê nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước nguyên liệu cho sản xuất

công nghiệp, hoá dầu và nước sạch cho nhân dân trong vùng.CHƯƠNG II

THỤC TRẠNG CÔNG TÁC LẶP KÉ HOẠCH Ở xí NGHIỆP KHAI THÁC CÔNG

TRÌNH THỦY LỢI TĨNH GIA

1.1 - Lịch sử hình thành và phát triến của xí nghiệp khai thác công trình thủy

lọi Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia, được hình thành trong nhu cầu sử

dụng nước tưới phục vụ quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp huyện Tĩnh Gia

tỉnh Thanh Hóa.

Vào những năm 1960 do nhu cầu nước tưới cho diện tích cây nông nghiệp trên địa

bàn bốn xã gồm: Các Son, Anh Sơn, Hùng Sơn và Thanh Sơn úy ban nhân dân hành

chính huyện Tĩnh Gia, giao nhiệm vụ cho Ban nông nghiệp huyện, chỉ đạo nhân dân

trong các xã trên và huy động thêm lao động, chủ yếu là đoàn viên thanh niên trong

huyện, đắp đập chắn nước, tạo nên hồ Bòng Bòng để tưới cho khoảng 950 ha đất diện

tích cây nông nghiệp chủ yếu là cây lúa nước của 4 xã nói trên. Các năm đầu khi đập mới

đắp xong, nhân dân tự quản lý và điều tiết nước trong hồ. Do không có chuyên môn về

thủy lợi, nên việc điều hành nước không hợp lý, dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới cho

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 16 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

cây trồng vào mùa hạn hán.

Trước tình hình trên, sự cần thiết phải ra đời một đơn vị, để quản lý và điều tiết

nước tưới của hồ Bòng Bòng họp lý tiết kiệm và khoa học, năm 1964 huyện đã ra quyết

định thành lập cụm thủy nông Bòng Bòng trực thuộc Ban nông nghiệp huyện Tĩnh Gia

tỉnh Thanh Hóa.

Tuy thấy rõ việc đắp đập ngăn nước, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nhân

dân sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong điều kiện đất nước đang bị chiến tranh chia cắt,

nên mọi nguồn lực đều phải phục vụ cho công cuộc thống nhất đất nước. Đen năm 1978

sau khi đất nước được giải phóng vì nhìn nhận được lợi ích to lớn của việc đắp đập, tích

trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Nhà nước đã đầu tu đắp đập tạo

nên hồ Yên Mỹ. Hồ thuộc địa phận xã Yên Mỹ, huyện Nông cống, tỉnh Thanh Hóa. Có

tọa độ địa lý vào khoảng 19°30 Vĩ Bắc, 105°30 Kinh Đông, cách thành phố Thanh Hóa

75 km về phía Tây Nam.

Công trình được xây dựng năm 1978, đưa vào sử dụng năm 1980 và được sửa chữa

nâng cấp năm 2003. Đây là công trình cấp III, có dung tích thiết kế = 87,43 X 106m3.

Dung tích hữu ích = 84,28 X 106m3.

Nhiệm vụ của công trình là hồ điều tiết năm. cấp nước trực tiếp xuống hồ Bòng

Bòng đế tưới cho hơn 4.300 ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa trên địa bàn

18 xã phía Bắc huyện Tĩnh Gia, và 03 xã thuộc huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Ngoài

nhiệm vụ trừ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ Yên Mỹ còn có nhiệm vụ

cắt 50% tống lượng lũ của sông Thị Long, giảm tác hại xấu của lũ lụt đối với nhân dân

vùng hạ du hồ.

Đe xứng tầm với quy mô của công trình và điều tiết nước tưới cho số diện tích đất

sản xuất nông nghiệp nói trên, tháng 6 năm 1978 trạm thủy nông Tĩnh Gia ra đời, thay thế

cho cụm thủy nông Bòng Bòng, về chuyên môn do Sở thủy lợi Thanh Hóa quản lý, về tài

chính và tổ chức thì do ƯBND huyện Tĩnh Gia quản lý và điều hành.

Nhiệm vụ chính của Trạm là quản lý công trình và điều tiết nước hợp lý hệ thống

thủy nông Yên Mỹ, đế tưới cho diện tích đất trồng cây nông nghiệp phục vụ sản xuất của

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 17 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

nhân dân trong vùng phía Bắc huyện Tĩnh Gia.

Năm 1994 Nhà nước đầu tư xây dựng và bàn giao cho trạm quản lý hồ Kim Giao 2

nằm trên địa bàn xã Tân Trường huyện Tĩnh Gia. Có diện tích lưu vực là 9,7 km2 và dung

tích thiết kế là 2,37x106m3. Hồ có nhiệm vụ tưới cho 300ha đất trồng cây nông nghiệp

của xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia.

Năm 2001 tiếp tục xây dựng và bàn giao cho trạm quản lý hồ Đồng Chùa nằm trên

địa phận xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Có diện tích luu vực là 9,2 km 2, dung tích thiết

kế là 1,26 X 106m3. Hồ có nhiệm vụ tưới cho 180ha đất trồng cây nông nghiệp của xã Hải

Thượng, huyện Tĩnh Gia.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Năm 2002 Nhà nước đầu tư xây dựng và bàn giao cho trạm quản lý hồ Quế Sơn

nằm trên địa phận xã Mai Lâm. Có diện tích lưu vực là 3,1 km2, dung tích thiết kế là

485.950 m3 nước. Hồ có nhiệm vụ tưới cho 300ha đất trồng cây nông nghiệp của xã Mai

Lâm, huyện Tĩnh Gia.

Đầu năm 2010 xí nghiệp nhận bàn giao hồ Hao Hao, nằm trên địa bàn xã Định Hải,

để đưa vào quản lý và khai thác. Hồ có nhiệm vụ tưới tiêu nước cho một số diện tích của

xã Định Hải, Hải Nhân và Nguyên Bình.

Do đặc thù và yêu cầu quản lý của toàn bộ hệ thống thủy nông tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1993 ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số: 3961/QĐ-CT ngày 27

tháng 11 năm 1993 sát nhập trạm thủy nông Tĩnh Gia về công ty thủy nông Sông Chu

Thanh Hóa, mọi hoạt động của trạm đều do công ty quản lý và điều hành. Tháng 3 năm

2007 cho đến nay. Trạm thủy nông Tĩnh Gia được đôi tên thành xí nghiệp khai thác công

trình thủy lợi Tĩnh Gia theo quyết định số: 158/ỌĐ-TC-CT ngày 28 tháng 3 năm 2007

của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hừu hạn một thành viên khai thác công trình

thủy lợi Sông Chu Thanh Hóa.

Tên giao dịch: Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia

Giấy phép kinh doanh số: 2614000023

Do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 9 tháng 5 năm 2007

Địa chỉ: Tiểu khu 6 - Thị trấn Tĩnh Gia - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: 0373.861.030

Fax: 0373.861.030

Sổ tài khoản: 3522211000031

Tại Ngân hàng nông nghiệp Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Mã số thuế: 2800111224009

Do chi cục thuế Thanh Hóa cấp ngày 22 tháng 5 năm 2007

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 19 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

1.2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp

1.2.1. Chức năng

Với chức năng là: tô chức quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi, sản

xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Tĩnh Gia thực hiện theo kế hoạch sản xuất và kinh

doanh của công ty, hạch toán phụ thuộc công ty.

Cùng các cấp, các ngành tố chức để nhân dân tham gia quản lý, khai thác bảo vệ và

tu sửa công trình thủy lợi trong địa bàn đơn vị quản lý.

1.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

1.2.2.1 - Quản lý nước

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia có nhiệm vụ quản lý và khai thác 5

hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Tĩnh Gia gồm: 5 hồ chứa nước đó là: Yên Mỹ,

Hao Hao, Đồng Chùa, Quế Sơn, Kim Giao II và 20 km kênh chính, 45 km kênh cấp I dẫn

nước tưới cho hơn 4.700 ha đất trồng cây nông nghiệp trên địa bàn 18 xã huyện Tĩnh Gia

và 3 xã trên địa bàn huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài ra xí nghiệp còn cấp nước cho trạm nước sạch cầu Hung Tĩnh Gia, ký hợp

đồng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và cho thuê mặt nước, lòng hồ để nuôi cá nước

ngọt. Lập kế hoạch tưới, tiêu nước cấp nước tùng vụ, cả năm, lập phương án chống hạn,

chống úng và phòng chống bão lụt, theo quy định của cấp trên. Căn cứ kế hoạch đã lập,

trên cơ sở hợp đồng tưới tiêu và khả năng nguồn nước, công trình thực hiện nhiệm vụ

điều hoà phân phối nước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Trên cơ sở lịch tưới của công ty, xây dựng lịch tưới cụ thể cho các tuyến kênh, các

trạm bơm. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiêm tra việc thực hiện lịch tưới đảm bảo tưới đạt hiệu

quả cao nhất, tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn nước. Bảo vệ chất lượng nước không đế gây

bị ô nhiễm, phòng chống bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây

ra làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống nhân dân trong khu vực hưởng lợi.

1.2.2.2. Quản lý công trình

Trục tiếp thực hiện quy hoạch - kế hoạch, dự án đầu tư công trình thủy lợi đã được

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 20 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

phê duyệt khi được công ty giao. Thực hiện quản lý, vận hành, bảo vệ bảo dưỡng, sửa

chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi trong địa bàn quản lý đảm bảo

đúng yêu cầu kỳ thuật, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.

Trục tiếp kiểm tra, quan trắc thường xuyên, định kỳ tình trạng làm việc của công

trình. Kiêm tra công trình trước, trong và sau lũ, kịp thời phát hiện các hư hỏng, nguy cơ

gây sự cố và làm việc không an toàn đế có biện pháp xử lý kịp thời. Lun trữ hồ sơ về

công trình thủy lợi.

Kịp thời giải toả và ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp lệnh khai thác, bảo vệ

công trình thủy lợi. Trực tiếp xử lý các sự cố nhằm bảo đảm an toàn công trình hạn chế

đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Khảo sát, thiết kế, lập dự toán trình duyệt theo quy định các hạng mục sửa chữa

thường xuyên và tố chức thực hiện thi công theo đúng đồ án thiết kế được phê duyệt đảm

bảo chất lượng và tiến độ.

Trực tiếp lập và thực hiện phương án phòng chống lụt, bão, hạn hán, bảo vệ an toàn

công trình và giảm nhẹ thiên tai.

1.2.2.3 - Quân lý kinh tế

Lập, bảo vệ và tố chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, 6 tháng

khi được Công ty phê duyệt

Lập kế hoạch thu, chi hàng tháng, quý, năm trình Chủ tịch Hội đồng thành viên

công ty phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi khi được duyệt để phục vụ sản

xuất - kinh doanh.

Áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật như: định mức sử dụng điện, định mức

tiêu hao nhiên liệu, định mức sửa chữa thường xuyên, định mức trong công tác chi phí

quản lý, các định mức trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Quản lý thu - chi theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của công

ty, xí nghiệp đã đề ra.

Cải tiến tố chức quản lý sản xuất, bố trí sử dụng lao động hợp lý đế nâng cao hiệu

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 21 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

quả quản lý kinh tế và phù hợp với trình độ chuyên môn đã được đào tạo, sử dụng đúng

người, đúng việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động

1.3. Co’ cấu tố chức và bộ máy của xí nghiệp

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia hiện có 57 lao động gồm: 39 nam

và 18 nữ.

Đang trực tiếp quản lý và khai thác 5 hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn

huyện Tĩnh Gia và 3 xã thuộc địa bàn huyện Nông cống.

Bộ máy tổ chức, quản lý của xí nghiệp được bố trí theo mô hình trực tiếp, Đứng

đầu là ban giám đốc xí nghiệp, bộ phận giúp việc gồm tố Kỹ thuật - Ke hoạch, tổ Ke toán

thống kê và tổ Hành chính - Tổ chức. Bộ phân sản xuất trực tiếp gồm: Tố quản lý hồ Yên

Mỹ, tố quản lý Kênh Chính Yên Mỹ, tố quản lý hồ Quế Sơn, Cụm thủy nông số 1, Cụm

thủy nông số 2, tổ quản lý hồ Đồng Chùa, tô quản lý hồ Kim Giao 2. Với mô hình này đã

phát huy được tính chủ động, hài hoà trong công việc của các bộ phận chuyên môn, bộ

phận sản xuất, cũng như các các bộ phận giúp việc trong toàn xí nghiệp.

Kỹ sư thủy lợi: 04 người

Trung cấp thủy lợi: 08 người

Trung cấp kế toán: 03 người

Công nhân thủy nông: 37 người

Công nhân cơ điện: 05 người

Trong đó:

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 22 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

BAN GIÁM ĐÓC XÍ NGHIỆP

TÒ TÓ QLQL KÊNH

HỒ CHÍNH

YÊN YÊN

MỸ MỸ

TỔ CỤM

QL THỦYHÒ

NÔNGQUẾ

SƠN SÓI

CỤM

THỦY

NÔNG

SỐ II

TỔ TỐ

QL QLHỒ HỒ

ĐỒNG KIM

CHÙA GIAO

Sơ ĐỒ Cơ CÁU TỐ CHỨC

VÀ Bộ MÁY QUẢN LÝ CỦA xí NGHIỆP

TỐ KỸ THUẬT TỐ KÉ TOÁN TỐ HÀNH CHÍNHKẾ HOẠCH THỐNG KÊ TỔ CHỨC

TỔ TỔ QL TỔ TỔ QL TỔ QLQL CỐNG QL TRẠM CỐNG

HỒ TIÊU HÒ BƠM TIÊU

BÒNG KÊNH HAO THANH BẾN

BÒNG THAN HAO THỦY NGAO

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 23 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

1.3.1. Giám đốc xí nghiệp: Được Hội đồng thành viên công ty bổ nhiệm.

Chịu trách nhiệm trước Pháp luật Nhà nước, Hội đồng thành viên, Tống giám đốc

về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tham mưu giúp việc cho Hội

đồng thành viên công ty và điều hành toàn bộ hoạt động của xí nghiệp đế thực hiện

đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

Tố chức bộ máy sản xuất và bố trí sử dụng lao động trong đơn vị để phục vụ

công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo sự phân cấp của công

ty. Chỉ đạo công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất - tài chính hàng năm khi đã

được phê duyệt.

1.3.2. Phó giám đốc xí nghiệp: Xí nghiệp có 1 Phó giám đốc tham mưu giúp

việc cho giám đốc xí nghiệp và trục tiếp phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, công

tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. Chỉ đạo lập kế hoạch, phương án tưới, lịch

tưới, tiêu nước trong địa bàn xí nghiệp. Trục tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế

hoạch, phương án, lịch tưới, tiêu nước và công tác kiếm tra tình trạng làm việc của

các công trình một cách thường xuyên và định kỳ theo quy định.

1.3.3. Tổ kỹ thuật - Ke hoạch: Tố có 5 người - Tham mun cho giám đốc lập,

trình duyệt kế hoạch sản xuất - tài chính. Triển khai thực hiện và giám sát thực hiện

chỉ tiêu kế hoạch của xí nghiệp.

Lập lịch tưới và điều phối nước, quản lý công trình thủy công, cơ điện, kiểm

tra công trình, lập hồ sơ sửa chữa công trình, giám sát thi công công trình, theo dõi

kết quả duy tu, sửa chữa công trình trên địa bàn toàn xí nghiệp.

1.3.4. To kế toán thong kê: Tố có 3 người - Tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp

trong công tác quản lý tài chính - kế toán, thống kê trong phạm vi được công ty

phân cấp, phân quyền. Xây dựng kế hoạch thu, chi, hàng tháng, hàng quý, 6 tháng

và cả năm trình giám đốc để trình hội đồng thành viên công ty phê duyệt làm cơ sở

thực hiện.

Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong địa bàn xí nghiệp

theo đúng luật kế toán - thống kê và hướng dẫn của công ty. Giúp giám đốc xí

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 24 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

nghiệp thực hiện việc thu - chi, thanh quyết toán tiền vốn, vật tư đúng chê độ, chính

sách của Nhà nước và quy định của công ty.

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp, Lãnh đạo công ty và Pháp luật

Nhà nước hiện hành.

1.3.5. Tô hành chỉnh - tô chức: Tô có 3 người

Đảm nhận công tác tố chức lao động, tiền lương, lễ tân, văn thư, y tế, lái xe,

bảo vệ cơ quan, quản lý trang thiết bị làm việc. Theo dõi công tác thi đua, khen

thưởng, kỷ luật, nâng lương, thi nâng bậc, công tác bảo hộ lao động, thanh tra, quân

sự và bảo quản con dấu, lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính tại xí nghiệp.

1.4. ố. Các tô, cụm sản xuất của xí nghiệp gôm 44 người có chức năng, nhiệm

vụ

Thực hiện điều tiết, phân phối, dẫn nước tưới tiêu theo hợp đồng cho hộ dùng

nước phù hợp với khả năng nguồn nước của công trình trên hệ thống chung của

công ty, của xí nghiệp theo phương án, lịch tưới đã được phê duyệt. Vận hành công

trình tưới, tiêu tốt phục vụ cho sản xuất và tiết kiệm được nguồn nước, đảm bảo đủ

nước tưới cho số diện tích đã ký họp đồng.

Quản lý bảo vệ công trình, kênh mương nhà xưởng, máy móc thiết bị, đường

dây điện trong địa bàn quản lý. Thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão, lụt, hạn hán,

giảm nhẹ thiên tai, xử lý sự cố công trình để đảm bảo an toàn cho công trình được

giao quản lý.

Lập kế hoạch lao động, duy tu bảo dưỡng công trình, quản lý sử dụng vật tư,

vật liệu, công cụ, dụng cụ trong duy tu sửa chừa đúng định mức, đúng mục đích có

hiệu quả.

Tố chức lao động có hiệu quả nhằm giảm chi phí, giảm sức lao động, nâng

cao năng suất lao động, tăng cơ cấu tưới chủ động đạt và vượt kế hoạch đã được

giao. Khai thác công trình thủy lợi để mở rộng diện tích tưới tiêu, diện tích nuôi

trồng thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất, cho sinh hoạt, công nghiệp, phát điện

để tăng nguồn thu.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 25 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

1.4. Đặc điếm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công

trình thủy lợi Tĩnh Gia.

Từ năm 2007 trở về trước xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia là

đon vị công ích có thu. Thủy lợi phí được tính bằng thóc, thu bằng tiền, nhưng giá

thóc thu thủy lợi phí lại do Nhà nước quy định, nhưng thường là thấp hơn nhiều so

với giá thóc thực tế của thị trường. Do thu theo chỉ đạo của Nhà nước nên hoạt động

của đơn vị chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân là chính, không

mang tính kinh doanh. Trong quá trình phục vụ nếu do thiên tai dẫn đến mất mùa

như: hạn hán, bão lụt, sâu bệnh, không thu được thủy lợi phí của người dân để chi

cho sản xuất thì Ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù để duy trì hoạt động của đơn vị. Từ

đặc thù đó nên hoạt động của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia mang

đặc điếm chung là phục vụ quốc kế, dân sinh theo chính sách của Đảng và Nhà

nước là chủ yếu.

2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những

năm gần đây

a. Những thuận lợi, khó khăn của xỉ nghiệp trong những năm qua

- Thuận lợi

Trong những năm qua Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho nông nghiệp và phát

triên nông thôn. Do đặc thù các đơn vị khai thác công trình thủy lợi nói chung và xí

nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia nói riêng, là đơn vị công ích, nhiệm

vụ chính chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên được Nhà nước đặc biệt

quan tâm đến việc đầu tư vốn xây dựng nâng cấp hồ đập, kiên cố hoá các tuyến

kênh cấp I, cấp II và các công trình thủy lợi khác với kinh phí lên đến hàng chục tỷ

đồng.

Được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện,

trên mọi phương diện hoạt động của xí nghiệp. Thường trực úy ban nhân dân huyện

quan tâm chỉ đạo công tác ra quân làm thủy lợi mùa khô hàng năm. Các tuyến kênh

được nạo vét ách tắc, thông dòng phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao.

Từ năm 2008 thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân theo Nghị

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 26 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

định 154/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ nên xí nghiệp có điều kiện

tập trung lao động cho công tác duy tu, bảo dưỡng công trình. Công tác tu sửa

thường xuyên công trình đã tập trung sửa chữa các hạng mục công trình bị sự cố có

tính đột xuất đế bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc vận hành hệ thống đảm bảo an

toàn.

- Khó khăn

Thời tiết khắc nghiệt là khó khăn lớn nhất của các đơn vị khai thác công trình

thủy lợi trong đó có xí nghiệp Tĩnh Gia. Đầu các năm thường là rét đậm, rét hại kéo

dài. Từ mùa xuân đến giữa vụ mùa hạn hán diễn ra gay gắt nên yêu cầu tưới rất cao,

trong khi mực nước các hồ chứa xuống thấp, đã gây rất nhiều khó khăn trong công

tác điều hành nước, phục vụ sản xuất của xí nghiệp. Cuối vụ mùa bão, lụt xảy ra ảnh

hưởng rất lớn đến công trình của đơn vị quản lý.

Các công trình nằm rải rác, chủ yếu nằm ngoài trời, chịu tác động rất lớn của

thiên nhiên và xã hội, địa bàn tưới tiêu manh mún, trên nền thố nhưỡng không đồng

nhất. Ý thức của người dân nói chung và nơi công trình đi qua còn thấp, không bảo

vệ của công, thường lấn chiếm hành lang công trình và vất rác thải, xác động vật

chết, làm khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và gây ô nhiễm môi trường cho xã

hội.

- Những tồn tại hạn chế

Tồn tại của công trình kênh chính Yên Mỹ do cát đùn, cát chảy bồi lắng làm

cao độ đáy kênh hiện tại cao hơn thiết kế từ 50 đến 60 cm, nhiều đoạn đáy kênh bị

dốc ngược, mặt cắt kênh bị thu hẹp nên lưu lượng nước chuyến xuống

đuôi kênh chính chỉ đáp ứng yêu cầu cho một trong hai kênh đó là kênh Bắc hoặc kênh

Nam. Nên khi nắng hạn kéo dài buộc xí nghiệp phải tưới luân phiên.

Hành lang công trình bị xâm phạm, lấn chiếm và xây dựng trái phép trong

phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn xí nghiệp quản lý. Do thiếu kiểm

tra, kiểm soát nên không ngăn chặn kịp thời, chưa nghiêm, chưa dứt điểm, nên hiệu

quả còn thấp, ảnh hưởng đến an toàn công trình và hiệu quả của công tác quản lý.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 27 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Gây rất nhiều khó khăn phức tạp khi giải quyết sự việc.

Công tác tưới tiêu nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông

nghiệp. Chất lượng tưới được nâng lên và có giải pháp điều hành tích cực, song

chưa thực sự ổn định và hiệu quả

Công tác điều hành nước còn lúng túng khi gặp hạn hán. Thời gian tưới kéo

dài do bất cập trong việc điều hành nước vào các tuyến kênh cấp 2. Gây thiếu nước

đối với các xã vùng đuôi kênh, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triên của cây

lúa.

- Thành tựu của đơn vị đã đạt được

Tuy có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức.

Trong những năm qua, sự chủ động phát huy nội lực và tinh thần cố gắng lao động

sản xuất của công nhân viên chức xí nghiệp, đã tạo thành sức mạnh tống hợp phấn

đấu đạt được những thanh tựu trên các lĩnh vực sau đây:

Xí nghiệp luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất - tài

chính mà công ty giao cho cụ thế như: Diện tích tưới tiêu, tu sửa thường xuyên, bảo

vệ an toàn công trình hồ đập đều đạt và vượt kế hoạch, phòng chống bão lụt, hạn

úng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đời sống vật chất và việc làm của người lao động trong xí nghiệp được ốn

định và phát triến, thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Mọi chính sách của người

lao động được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ chính sách của công ty và theo quy

định của luật lao động.

Quản lý, điều hành tưới tiêu đảm bảo ốn định vững chắc cho 100% diện tích

có công trình đi qua. Áp dụng tưới tiêu khoa học, phục vụ cho nhu cầu thâm canh

ngày càng cao trong nông nghiệp.

Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án tưới tiêu

cho lúa, cây mầu cho năng suất cao, phưoưg án chống hạn, chống bão lụt. duy trì

lịch tưới luân phiên cùng với việc điều hành họp lý trên từng địa bàn, tùng tuyến

kênh việc dẫn nước, tưới nước, tu sửa công trình phục vụ sản xuất kịp thời vụ, xoá

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 28 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

bỏ hạn cục bộ trong hệ thống. Khai thác triệt đế năng lực thực tế của công trình.

Xí nghiệp cần quan tâm tăng tốc độ, đa dạng hóa các sản phẩm, trong sản xuất

kinh doanh ngoài sản xuất chính như: Liên doanh nuôi cá nước ngọt, cho thuê mặt

nước, lòng hồ đế nuôi trồng thủy sản. Chú trọng công tác xã hội hoá trong công tác

quản lý và khai thác các công trình thủy lợi. Hợp đồng trông coi bảo vệ với người

dân ở gần các công trình nằm gần khu dân cư.

Đe nghị với nhà nước kiên cố hoá kênh chính đoạn bị cát đùn cát chảy gây ảnh

hưởng đến sản xuất. Tuyên truyền, vận động nhân dân nói chung và người dân nơi

công trình đi qua. về việc thực hiện Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi và ý

thức trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ tài sản của Nhà nước.

2.1. Những kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong 5 năm gần đây

Với đặc thù hoạt động sản xuất của đoư vị luôn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết,

thủy văn, khí hậu của thiên nhiên và thiên tai bất lợi như: hạn hán, bão lụt, sâu bệnh

diễn ra suốt 5 năm qua. Tuy có những khó khăn thách thức. Song với tinh thần đoàn

kết và nhừng kinh nghiệm đã có, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo xí nghiệp, tinh thần

lao động của cán bộ công nhân viên, xí nghiệp đã vượt qua khó khăn, phấn đấu luôn

hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, năm sau luôn cao hơn năm

trước. Góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông

nghiệp và phát triến nông thôn. Trực tiếp góp phần phát triến kinh tế xã hội và thực

hiện mục tiêu an toàn lương thực cho xã hội. Với nhừng nỗ lực không ngừng 5 năm

qua xí nghiệp đã đạt được nhũưg kết quả cụ thể như sau:

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát trien

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 29 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

1.665.469.0

đồng 1.484.000

đồng

219.220.000 đồng

56 người

829.920.0 đồng.

2.1.1. Năm 2005

- Diện tich tưới tiêu cả năm đạt: 4.070ha/4.012ha = 101,4% kế hoạch công ty

giao cao hon năm 2004 là 132 ha.

- Sản lượng thủy lợi phí nghiệm thu cả năm đạt: 915.048kg/894.457kg =

102,3% kế hoạch. Vượt kế hoạch công ty giao 20.591 kg, cao hon năm 2004 là

27.466kg.

- Giá trị sản lượng thực thu cả năm: 1.666.953.000 đồng

Trong đó: Thu thủy lợi phí:

Thu khác (lãi tiền gửi)

- Ket quả sửa chữa thường xuyên:

- Lao động có mặt bình quân:

- Quỹ lương thực hiện :

Tương ứng 100,54 điểm khoán của

công ty.

- Thu nhập bình quân: 1.235.000 đồng/người/tháng

- Tổng chi phí trong năm: 1.372.839.000 đồng

- Nộp điều tiết về công ty: 294.114.000 đồng2.1.2. Năm 2006

- Diện tich tưới tiêu cả năm đạt: 4.197ha/4.193ha = 100,1% kế hoạch công ty

giao cao hơn năm 2005 là 127 ha.

- Sản lượng thủy lợi phí nghiệm thu cả năm đạt: 948.540kg/943.342kg =

100,55% kế hoạch. Vượt kế hoạch công ty giao 5.198kg, cao hơn năm 2005 là

33.492kg.

- Giá trị sản lượng thực thu cả năm: 1.918.944.000 đồng

Trong đó: Thu thủy lợi phí: 1.917.053.000 đồng

Thu khác (lãi tiền gửi) 1.891.000 đồng- Kết quả sửa chữa thường xuyên: 321.703.000 đồng

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 30 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

- Lao động có mặt bình quân: 56 người

- Quỹ lương thực hiện : 895.672.000 đồng.

Tương ứng 99,63 điểm khoán của công ty.

- Thu nhập bình quân: 1.332.000 đồng/người/tháng

- Tổng chi phí trong năm: 1.550.233.000 đồng

- Nộp điều tiết về công ty: 368.711.000 đồng2.1.3. Năm 2007

- Diện tích tưới tiêu cả năm đạt: 4.229ha/4.224ha = 100,1% kế hoạch công ty giao

cao hơn năm 2006 là 32 ha.

- Sản lượng thủy lợi phí nghiệm thu cả năm đạt: 952.543kg/943.11 lkg = 100,1%

kế hoạch. Vượt kế hoạch công ty giao 9.432kg, cao hơn năm 2006 là 4.003kg.

- Giá trị sản lượng thực thu cả năm: 2.333.451.000 đồng

Trong đó: Thu thủy lợi phí: 2.329.967.000 đồng

Thu khác (lãi tiền gửi + phế liệu) 3.484.000 đồng

- Ket quả sửa chữa thường xuyên: 273.220.000 đồng

- Lao động có mặt bình quân: 56 người

- Quỹ lương thực hiện : 1.175.607.000 đồng.

Tương ứng 99,85 điểm khoán của công ty.

- Thu nhập bình quân: 1.749.000 đồng/người/tháng

- Tổng chi phí trong năm: 1.754.522.000 đồng

- Nộp điều tiết về công ty: 578.929.000 đồng

2.1.4. Năm 2008

- Diện tich tưới tiêu cả năm đạt: 4.430ha/4.430ha = 100% kế hoạch công ty giao

cho xí nghiệp. Cao hơn năm 2007 là 201 ha.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 31 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Trong đó: Được miễn thu:

Thu khác: Cho thuê lòng hồ

2.873.288.000 đồng

Lãi ngân hàng

- Kết quả sửa chữa thường xuyên:

7.381.0 đồng

1.090.0 đồng

- Lao động có mặt bình quân:

- Quỹ lương thực hiện :

386.100.000 đồng

57 người

1.484.964.000 đồng.

Lãi ngân hàng 1.520.000 đồng

- Giá trị sản lượng thực thu cả năm: 2.881.759.000 đồng

Tương ứng 100,7 điểm khoán của công ty.

- Thu nhập bình quân: 2.171.000 đồng/người/tháng

- Tổng chi phí trong năm: 1.871.064.000 đồng

Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân

theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ. Nên xí

nghiệp không phải thu thủy lợi phí, mà chỉ nghiệm thu số diện tích tưới tiêu được, làm

căn cứ để Nhà nước trả hộ thủy lợi phí cho người nông dân trực tiếp về công ty và công

ty cấp điều tiết theo kế hoạch chi phí đã được công ty phê duyệt. Phần sửa chừa lớn và

nâng cấp hoặc xây dựng mới các công trình có nguồn kinh phí lớn đều do công ty cân đối

nguồn vốn và ghi kế hoạch đầu tư cho xí nghiệp.

2.1.5. Năm 2009

- Diện tich tưới tiêu cả năm đạt: 4.746ha/4.746ha = 100% kế hoạch công ty giao.

Cao hơn năm 2008 là 316 ha.

- Giá trị sản lượng thực thu cả năm: 4.296.766.000 đồng

Trong đó: Được miễn thu: 4.283.876.000 đồng

Thu khác: Cho thuê lòng hồ 11.370.000 đồng

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 32 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

-Kết quả sửa chữa thường xuyên: 327.500.000 đồng

-Lao động có mặt bình quân: 57 người

-Quỹ lương thực hiện : 1.570.843.000 đồng.

Tương ứng 100,2 điểm khoán của công ty.

-Thu nhập bình quân: 2.296.000 đồng/người/tháng

-Tổng chi phí trong năm: 1.898.343.000 đồng

2.2. Phân tích kết quả đã đạt được trong 5 năm

Ket quả 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh của đon vị chúng ta thấy các chỉ tiêu phân

Bảng so sánh kết quả qua các nămTT Chỉ tiêu Đ.v Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1Diện tích tưới

tiêuha 4.070 4.197 4.229 4.430 4.746

2Doanh thu trong

nămlOOOđ 1.666.95

3 1.918.9442.333.451 2.873.288 3.958.095

3Lao động bình

quânngười 56 56 56 57 57

4Tông quỹ tiền

lươnglOOOđ 829.920 895.672 1.175.607 1.484.964 1.570.843

5Lương bình

quân ng/thánglOOOđ 1.235 1.332 1.749 2.171 2.296

6

Sửa chữa

thường xuyên

công trình và

kiên cố hoá

kênh mương

lOOOđ 219.220 321.703 273.220 490.100 327.500

7

Nộp điều tiết về

công ty theo quy

định

lOOOđ 294.114 368.711 578.929 * *

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 33 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

tích của xí nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thê như ta có bảng phân tích sau

Nhìn và bảng phân tích chúng ta thấy được Diện tích tưới tiêu năm 2009 so với năm

2005 đã tăng 676 ha. Tương ứng tốc độ tăng 17%. Đây là do nỗ lực của toàn thể người lao

động trong xí nghiệp đã nâng cao hiệu quả phục vụ cho sản xuất, dẫn nước và tưới nước khoa

học, tiết kiệm nước, nâng cao diện tích tưới tiêu, khai thác triệt đế số diện tích có thế phục vụ

được.

Doanh thu của xí nghiệp năm 2009 so với năm 2005 đã tăng lcn 2.291.142.000 đồng,

tương ứng tốc độ tăng 137%. Đây là số diện tích tưới tiêu đã tăng lên, làm cho doanh thu

tăng. Một phần là nhà nước quy định giá thu

thủy lợi phí mới tăng hơn so với giá cũ nên tù' đó mà tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ

tăng của phần diện tích.

Lao động của xí nghiệp trong kỳ tương đối ổn định. Quỹ tiền lương và lương bình quân

của người lao động, tăng trên 80% là do kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị đã đạt được

cao nên tiền công, tiền lương cũng được cải thiện tịnh tiến theo. Một phần là do lộ trình lương

của chính phủ quy định phần lương tối thiểu năm sau cao hơn năm trước, đã làm cho lương

Bảng phân tích kết quả đã đạt đưọc trong 5 năm 2005-2009

TT Chỉ tiêu Đ.v Năm 2005 Năm 2009 +/-Tỷ lệ tăng

(%)

1Diện tích tưới

tiêuha 4.070 4.746 676 17

2Doanh thu trong

nămlOOOđ 1.666.953 3.958.095 2.291.142 137

3Lao động bình

quânngười 56 57 1 0.02

4Tông quỹ tiền

lươnglOOOđ 829.920 1.570.843 740.923 89

5Lương bình

quân ng/thánglOOOđ 1.235 2.296 1.061 86

6Sửa chữa

thường xuyên

công trình

lOOOđ 219.220 327.500 108.280 49

7Nộp điều tiết về

công tylOOOđ 294.114 * * *

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 34 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

của người lao động trong xí nghiệp tăng cao.

2.3. Đánh giá chung kết quả đã đạt được

Ket quả của xí nghiệp trong 5 năm qua năm sau luôn cao hơn năm trước. Công việc và

thu nhập của người lao động ốn định, người lao động yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với

xí nghiệp. Mọi chính sách chế độ như bảo hiếm xã hội, bảo hiểm Y tế, công đoàn, bảo hộ, an

toàn lao động, trích lập các quỹ như khen thưởng, phúc lợi, khám sức khoẻ định kỳ và các chế

độ ốm đau, lễ tết, đều đuợc xí nghiệp quan tâm và thực hiện theo đúng Bộ luật lao động và

các quy định khác của nhà nước.

Do đặc thù của đơn vị là đơn vị công ích, nên phần đầu tư xây dựng cơ bản như nâng

cấp hồ đập, kiên cố hoá kênh mương, sửa chữa lớn công trình đều do Nhà nuớc đầu tư, nên

phần tài sản cố định chuyên ngành chủ yếu là công trình hồ đập, kênh mương và trạm bơm

tiêu, bơm tưới, chỉ mở số sách theo dõi không phải tính trích khấu hao.

Phần diện tích tưới tiêu năm sau cao hơn năm trước là do được đầu tư, phát triến mới

kênh mương, hoặc kênh mương được kiên cố hóa từ đó việc dẫn nước, tưới nước được mở

rộng làm tăng diện tích đất được tưới tăng thêm.

Phần doanh thu tăng cao một phần do tăng diện tích nên giá trị sản lượng thu thủy lợi

phí được tăng lên, cũng một phần do Nhà nước quy định giá thóc thủy lợi phí thu năm đó tăng

theo giá thực tế của thị trường. Riêng từ năm 2008 trở đi do Nhà nước trả hộ thủy lợi phí cho

người dân. Vì vậy theo quy định mới của Chính phủ: thủy lợi phí tính theo số diện tích tưới

tiêu được nhân với số tiền Nhà nước đã quy định của diện tích đó.

Lao động của đơn vị luôn ổn định, thay đổi không nhiều, là do đặc thù sản xuất của đơn

vị không thay đối, nên nhu cầu sử dụng lao động cũng không biến động. Chỉ biến động khi có

cán bộ, công nhân viên hết tuổi lao động về nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội, thì đơn vị mới tuyển

bố sung thêm.

Năm 2008 năm 2009 do Nhà nước trả hộ thủy lợi phí cho người dân, nên doanh thu của

toàn đơn vị được cấp trực tiếp về công ty, công ty cấp điều tiết vốn về xí nghiệp để hoạt động

sản xuất kinh doanh. Vì vậy xí nghiệp không phải nộp điều tiết về công ty nữa.

Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên phí nghiệp được chi phí sản xuất theo kế

hoạch đã được phê duyệt và tập hợp chi phí. Việc tính giá thành, lợi nhuận và phân bố lợi

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 35 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

nhuận, cũng như trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đều do công ty hạch toán.

3. Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

3. ì Quy trình và thời gian lập kế hoạch sản xuất kỉnh doanh

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh gia là đơn vị hạch toán phụ thuộc, cho nên

bộ phân kế hoạch không tách riêng, mà được tháp chung với tổ kỹ thuật, do đó hoạt động của

kế hoạch đều gắn liền với nhiệm vụ công tác của tố kỹ thuật và trong hoạt động chung của

đơn vị.

về quy trình: Lập và duyệt một bản kế khoạch, trước hết Nhân viên phụ trách kế hoạch

phải tổng họp các chỉ tiêu, họp cán bộ chủ chốt của xí nghiệp để trình bầy và lấy ý kiến, sau

đó tống hợp chọn lọc các ỷ kiến sát thực và có tính thuyết phục cao. Tham mun cho lãnh đạo

xí nghiệp trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xin ý kiến và trực tiếp lập kế

hoạch sản xuất, kế hoạch tưới tiêu hàng vụ và cả năm của xí nghiệp, thông qua Giám đốc xí

nghiệp và

bảo vệ với công ty chủ quản, để công ty phê duyệt kế hoạch sản xuất tài chính hàng năm của đơn

vị.

về thời gian: Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia theo quy định của công ty

chủ quản thì kế hoạch sản xuất tài chính lập hàng năm. Ke hoạch sửa chữa thuờng xuyên thì

lập và báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng.

3.1.1. Xác định căn cứ

Căn cứ vào các chính sách của nhà nước và chủ trương phát triến sản xuất kinh doanh

của công ty, tình hình thực tế về hiện trạng các công trình thuộc phạm vi quản lý khai thác và

diện tích tưới tiêu có khả năng khai thác tối đa của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi

Tĩnh Gia. Các khả năng khác về các nguồn lực như nhân lực, tài lực và vật lực có thể khai

thác được của đơn vị.

Căn cứ các Nghị định, quy định của Chính phủ, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên

quan và các quy định của công ty. Xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất và tài chính năm

năm tiếp theo đế trình công ty phê duyệt và thực hiện.

3.1.2. Xác định mục tiêu

Mục tiêu chính của bản kế hoạch là nhiệm vụ mà đơn vị phải thực hiện trong kỳ, cụ thế

như các chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu pháp lệnh như thuế các khoản trích nộp vào ngân sách và

chỉ tiêu về tài chính. Muốn xác định đúng mục tiêu chúng ta phải thu thập tài liệu có liên quan

đến việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm của cụm tổ và của xí

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 36 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

nghiệp. Lập kế hoạch đó và thông qua tố trưởng trình Giám đốc xí nghiệp phê duyệt để có cơ

sở cho các cụm tố trong đơn vị thực hiện. Tống hợp, phân tích các tài liệu đã thực hiện, làm

cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo.

Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đó. Tham mưu cho tố trưởng và

lãnh đạo xí nghiệp trong công tác kế hoạch, hợp đồng kinh tế, dự toán và các công việc có

liên quan khác. Lập dự toán các hạng mục công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn do

xí nghiệp làm chủ đầu tư đế tố trưởng trình Giám đốc xí nghiệp. Tống hợp kết quả các hợp

đồng kinh tế, kết quả nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước và kết quả sửa chữa

thường xuyên, sửa chữa lớn mà đơn vị đã thực hiện trong kỳ trong quý.3.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ò’ đon vị

3.2.1. Xác định nhu cầu

Đe có một bản kế hoạch sát với thực tế và có tính khả thi cao, chúng ta phải xác

định được nhu cầu của đơn vị, cần phải thực hiện nội dung nào và định hướng phát triển

trong thời kỳ kế hoạch. Cụ thể hoá các chỉ tiêu như chỉ tiêu về sản xuất gồm: tiền vốn,

vật tư. Chỉ tiêu về lao động và tiền lương, các chỉ tiêu pháp lệnh như thuế và các khoản

trích nộp khác cho Nhà nước.

3.2.2. Xác định khả năng

Quá trình thu thập số liệu liên quan đã đầy làm cơ sở ban đầu, chúng ta xác định

được các khả năng hiện có của đơn vị, đế làm cơ sở lập bản kế hoạch sản xuất tài chính.

Sau khi xác định được nhu cầu và khả năng thực có của đơn vị chúng ta đi đến lập một

bản kế hoạch chi tiết cho kỳ tiếp theo và trình duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ

sở thực hiện cụ thể như sau:

* Nội dung chính Ke hoạch của đơn vị năm 2010

CONG TY KTCTTL SONG CHU rAivr; un* YÃ 14Í11 { ' 14I I I V ( ' 14ĩA V117T IV\ I\fxí NGHIẸP KTCTTL TINH GIA CỘNG HOÀ XẢ HỤÍ CHỮ NGHĨA VIỆT NAM

SỔ: 01 /KTCTTL-TG Độc lập - Tụ do - Hạnh phúc

Tĩnh Gia ngày 16 thảng 11 năm 2009

TỜ TRÌNHXin phê duyệt kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010

Kính gửi: Công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Chu Thanh Hóa

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 37 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

- Thực hiện công văn số: 1303/KTCTTL.SC-KHKD ngày 20 tháng 10 năm 2009

của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty về việc lập kế hoạch sản xuất và tài chính năm

2010.

- Căn cứ vào tình hình thực tế về hiện trạng các công trình thuộc phạm vi quản lý

khai thác và diện tích tưới tiêu có khả năng khai thác tối đa của xí nghiệp KTCTTL Tĩnh

Gia.

- Căn cứ các Nghị định của Chính phủ, các định mức kinh tê kỹ thuật có liên quan

và các quy định của công ty. Xí nghiệp KTCTTL Tĩnh Gia xây dựng kế hoạch sản xuất

và tài chính năm 2010 trình công ty phê duyệt như sau:

I) Diện tích tưới tiêu phục vụ SXNN: 4.733,3876 ha

Tống quỹ tiền lương 1.606.406.000 đồng

Tiền điện phục vụ sx (bơm tiêu) 24.321.000 đồng

- Số đề nghị công ty cấp 3.066.015.000 đồng

(Toàn hộ có phụ lục chi tiết kèm theo)

1) Diện tích được miên TLP: 4.733,3876 ha

Trong đó: Vụ chiêm xuân 2.192,5876 ha

Vụ mùa 2.305,8 ha

Vụ đông 235 ha

II) Tổng doanh thu trong năm

1) Phần được miễn TLP:

Trong đó: Vụ chiêm xuân

Vụ mùa Vụ đông

2) Thu khác (thu HĐ nuôi trồng TS lòng hồ)

III) Tổng chi phí trong năm:

Trong đó: s/c thường xuyên công trình

3.990.458.560 đồng

3.978.958.560 đồng

1.859.490.480 đồng

1.971.688.080 đồng

83.284.0 đồng

11.500.0 đồng

3.469.843.000 đồng

758.000.000 đồng

IV) Chỉ tiêu lao động:

1) Tống số LĐ hiện tại hưởng lương56 người

V) Sản lưong điện tiêu thụ: (Bom tiêu) 33.000 kw

VI) Thực chi tại địa bàn trong năm là:

- Thực thu tại địa bàn

3.077.515.000 đồng

11.500.000 đồng

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 38 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

CÔNG TY KTCTTL SÔNG CHU BẢNG TỎNG HƠPXI NGHIẸP KTCTTL TINH GIA CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2010

(Phụ lục kèm theo tờ trình số: 01 /KTCTTL-TG)

Kỉnh đê nghị Chủ tịch HĐTV công ty xem xét phê duyệt./.Nơi nhân:- Như KG- Lưu TV-KH

GIÁM ĐỐC XN

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 39 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

TT Các chỉ tiêu kế hoạch Đ.V

Phần thực hiện kế hoạch năm 2009

Ke hoach

năm 2010

KHnăm

2009Thực hiện

đến 30/10

Ước TH đến

31/12/2009

1 2 3 4 5 6 7

Phần I: Chỉ tiêu sản xuất

I Diện tích tưới tiêu trong năm ha 4.746 4.511,09 4.746,04 4.733,3876

1 Diện tích được miễn thúy lợi phí ha 4.746 4.511,09 4.746,04 4.733,3876

Vụ chiêm xuân // 2.197 2.197,09 2.197,04 2.192,5876

Vụ mùa // 2.314 2.314 2.314 2.305,8

Vụ đông // 235 235 235

2 DT không được miễn thủy lợi phí ha 0

Vụ chiêm xuân // 0

Vụ mùa // 0

II SL nước phục vụ sx công nghiệp m3

Phần II: Chi tiêu tài chính

I Doanh thu l.OOOđ

3.882.452 3.867.842 3.958.095 3.990.458

A Thủy lợi phí 3.870.952 3.839.092 3.922.376 3.978.958

a Phần nhà nước trả hộ nông dân 3.870.952 3.839.092 3.922.376 3.978.958

Vụ chiêm xuân l.OOOđ

1.851.726 1.863.417 1.863.417 1.859.490

Vụ mùa // 1.935.942 1.975.675 1.975.675 1.971.688

Vụ đông // 83.284 83.284 83.284

Nuôi trồng TS // 0 35.719

b Phần thu khác đ 0

Vụ chiêm xuân // 0

Vụ mùa // 0

II Cấp nước cho SXCN và sinh hoạt // 0

III Giá trị sản lượng khác l.OOOđ

11.500 11.505 11.500

B Phần NN cấp để chi trả cho TC-DN 0

Vụ chiêm xuân // 0

Vụ mùa // 0

Vụ đông // 0

c Tống họp chi phí đ 4.772.857 3.469.843

a Chi phí sản xuất l.OOOđ

4.506.039 1.746.587 2.544.804 3.196.843

1 Chi NNVL và chi phí chống hạn // 15.000 4.305,504 15.000 17.000

2 Phụ tùng thay thế // 5.000 0 5.000 8.100

3 Tiền điện phục vụ sản xuất // 24.321 10.000 24.321

4 Tổng quĩ tiền lương // 1.600.905 1.242.736 1.600.905 1.606.406

5 BHXH+BHYT tính vào giá thành // 278.470 273.089

6 Ăn giữa ca // 65.000 52.360 65.000 77.280

7 Bảo hộ lao động // 20.200 18.206 20.200 40.331

8 Tổng công tác phí // 70.000 56.332,7 70.000 74.880

9 Đàm thoại phí điều hành sx // 6.500 6.059,9 9.000 11.760

10 Chi phí sửa chừa lớn // 1.700.000 0 0 0

11 Tu sửa thường xuyên // 490.100 210.854,2 490.100 758.000

12 Trích KHTSCĐ vào giá thành // 67.240 64.309,1 100.240 115.000

13 Chi trả cho các xã, HTX dùng nước // 0 0 0

14 Chi phòng chống thiên tai // 5.000 8.936 8.936 20.000

15 Nghiên cúư, ứng dụng KHKT // 5.200 4.785 5.200 5.000

16 Chi phí điều tra DT, ký họp đồng // 62.223 11.066 62.223 64.180

17 Chi phí quản lý // 65.000 54.132 65.000 78.400

18 Phân bổ CCDC và hực tiếp khác // 18.000 12.504 18.000 18.000

19 Thuế các loại // 7.880 7.880

b Trích quỹ khen thưởng+phúc lợi // 266.817 273.000

III Chỉ tiêu nộp về công ty l.OOOđ

104.345 119.328

1 Thuế các loại 6.880 6.880

1 BHXH và BHYT 7% 97.465 112.448

2 Phần III: Chỉ tiêu biện pháp

Lao động có mặt bình quân 56 56

1 Tổng quỳ lương người 1.600.905 1.606.406

2 Trong đó: Lưong sản phấm đ 1.542.298 1.547.596

Lương tăng giờ // 27.761 27.856

Lưong bô sung // 30.846 30.954

Xã hội hoá // 0 0 0 0

II Điện phục vụ sản xuất //

1 Điện năng tiêu thụ 33.000 33.000

a Điện năng phục vụ tưới kwh 0 0

a Vụ chiêm xuân // 0 0

Vụ mùa 0 0

Vụ đông 0 0

b Điện tiêu kwh 33.000 33.000

2 Tiền điện đ 24.321 24.321

- Điện tưới

- Điện tiêu 24.321 24.321

- Điện kinh doanh 0 0

Cân đối kế hoạch tài chính trong năm3.990.458.560đồng3.978.958.560đồng

11.500.000đồng3.469.843.000đồng3.196.843.000đồng

273.000.000đồng3.077.515.000đồng

11.500.000đồng3.066.015.000đồng

GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP

Lê Ngọc Hợi

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 40 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

I Tổng doanh thuTrong đó: Nhà nước trả Thu

tại địa bànII Tổng chi phí trong năm

Trong đó: Chi phí sản xuất Trích quỹ KT+PL

III Thực chi tại địa bànThực thu tại địa bàn Đe nghị công ty cấp

NGUỜI LẶP BIẺU

Lê Quang Thảo

4.733,3876 ha

2.192,5876 ha

2.305,8 ha

= 8.100.

OOOđ =

6.100.000đ =

l.OOO.OOOđ

= 500.000đ

= 500.000đ

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 41 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Phụ lụcKèm theo kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010

A - Chỉ tiêu sản xuất

1, Diện tích tưới tiêu năm 2010

Trong đó: - Vụ chiêm xuân

- Vụ mùa

- Vụ đông 235 ha

2, Tổng giá trị sản lượng trong năm: 3.990.458.560đ

Trong đó: - Giá trị TLP được miễn 3.978.958.560đ

- Giá trị TLP phải thu (nuôi cá) 11.500.000 đ

B - Kế hoạch chi phí trong năm1 - Kế hoạch cung ứng và sử dụng vật tư:

2, Ke hoạch phụ từng thay thế:

- Phụ tùng thay thế cho 61 ổ khoá X lOO.OOOđ/bộ

- Phụ tùng thay thế cho trạm bơm tiêu Th.Thủy

- Phụ tùng thay thế cho hệ thống tiêu Kênh Thanh

- Phụ tùng thay thế cho hệ thống tiêu Ben Ngao

TT

Tên vật tư Đ.v Sốlượng

Đơngiá

Thành tiền T.gian dự kiến mua

Nguồncungứng

1 Phục vụ cống tiêu Kênh Thanh 3.020.000 Q1 Muangoài- Dầu Diêzen lít 200 2.700.000

- Dầu nhờn // 10 320.000

2 Phục vụ cống tiêu Ben Ngao 3.020.000 Q1 Muangoài- Dầu Diêzen lít 200 2.700.000

- Dầu nhờn // 10 320.000

3 BD định kỳ cho các TB đóng mở 4.400.000 Q1 Muangoài

- Dầu nhờn lít 50 1.600.000-Mỡ CN kg 100 2.800.000

4 NL phục vụ cho MB chống hạn 6.600.000 Q2 Muangoài- Dầu Diêzen lít 400 5.400.000

- Dầu nhờn // 20 640.000- Mỡ CN kg 20 560.000

Tổng cộng 17.040.000

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 42 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

3, Ke hoạch tiêu thụ điện năng phục vụ sản xuất:- Diện tích bơn tiêu: 1 .lOOha X 30kw/ha = 33.000 kw

- Tiền điện phải trả: 33.000kw X 737đ/kw = 24.32 l.OOOđ

4, Ke hoạch lao động và quĩ lương:- Lao động có mặt bình quân = 56 người

Quỹ tiền lương:

- Hệ số lương BQ 175,07x720.000xl2T = 1.512.ố04.800đ

- Dự kiến nâng lương cho 11 CBCNV trong năm 2010

4,05x720.000x12T = 34.992.OOOđ- Tổng lương cơ bản và phụ cấp = 1.547.596.800đ

- Lương tăng giờ và lương BS 3,8% = 58.809.678đ

- Tống quĩ tiền lương = 1.606.406.478đ

5, Trích BHXH và Ytế + KPCĐ tổng quỹ lưong X 24% = 385.537.000d

Trong đó: Tính vào giá thành 17% = 273.089.000d

CBCNV phải nộp 7% = 112.448.OOOđ6, Tiền ăn ca: 6.440.000đ/Txl2T = 77.280.OOOđ

7, Ke hoạch BHLĐ (cỏ phụ lục chỉ tiết kèm theo) = 40.33 l.OOOđ

8, Công tác phí khoán: 6.240.000đ/thángxl2T9, Đàm thoại phí phục vụ sản xuất:

— 75.480.000đ

14 máy X 70.000đ/máy/tháng X 12 tháng = 11.760.000đ10, Tu sửa thường xuyên = 758.000.000d

Trong đó: Xây lát = 404.000.000d

Phần đất = 354.000.000d

11, Trích khấu hao TSCĐ vào giá thành = 115.000.000d

12, Chi dự phòng, phòng chống thiên tai = 20.000.000đ13, Chi nghiên cứu, ứng dụng KHKT và ĐTDN = 5.000.000đ

14, Chi phí ký và thanh lý HĐ tưới tiêu = 64.180.000đ

Trong đó: 3.978.958.560đxl ,6% = 63.663.337đ

11.500.000x4,5% = 518.000đ

15, Chi phí quản lý: = 78.400.000đTrong đó: NL cho xe Uoát đi công tác trong năm: = 17.884.800đ

- Xăng: 450 km X 12 tháng X 0,2L/km X 15.600đ/L = 16.848.000đ- Dầu phụ: 3% = 32,4 lít X 32.000đ/L = 1.036.800đ

+ Chi phí sửa chữa nhỏ phục vụ cho công tác QL = 5.000.000đ

Trong đó: s/c nhở xe Uóat = 3.500.000đs/c nhỏ 3 máy vi tính = 1.500.000đ

+ Chi mua văn phòng phâm: = 11.357.000đTrong đó: Giấy A4: 5g X 50.000đ X 12 th = 3.000.000đ

Giấy viết 22 tập X 12 th X 3000đ 792.000đ

Băng dính các loại 15 cuộn X ó.OOOđ 90.000đGim bấm+Gim dập 15 hộp X 5000đ = 75.000đ

Mực in máy vi tính 3 hộp X 800.000đ = 2.400.OOOđPô tô in ấn tài liệu trong năm = 5.000.000đ

+ Chi phí điện sinh hoạt: 6.014.000đ

TT Tên cụm tổSL điện sử dụng

Đơn giá(đ)

Thành tiền

(đ)Ghi chú

1 Văn phòng XN 160x12=1920

2 Cụm Yên Mỹ 100x12=12003 Hồ Bòng Bòng 50x12=600

4 Tổ Duy Tu 50x12=600

5 Cụm 2 70x12=840

6 Ben Ngao 50x12=600

7 Kênh Than 50x12=600

8 Quế Sơn 50x12=600

9 TB Thanh Thủy 50x12=600

10 Kim giao 2 50x12=600

Cộng 8.160 kw 73 7đ/kw 6.014.000

= 312.000đ

= 6.480.000đ

= 3.600.000đ =

15.000.000đ =

1.800.000đ =

1.300.000đ =

2.500.000đ =

5.000.000đ

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 43 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

- Dầu thắp sáng cho tổ QL Đồng Chùa

Dầu hoả 2 lít X 13.000đ/L X 12 th

- Tiền chè nước cho toàn xí nghiệp:

Chè 6kg X 12 th X 90.000đ/kg

+ Đàm thoại phí phục vụ công tác quản lý

- Máy điện thoại VPXN 2 máy 180.000 X 12 th

+ Chi phí hội nghị và tiếp khách

Trong đó: - Giao ban Th: 15ng xl2T xlO.OOOđ -

Hội nghị tổng kết:65 ng X 20.000đ + Chi mua

công cụ, dụng cụ cho công tác QL + Đại hội tống

kết năm

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 44 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế phát triến, xí nghiệp đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:

Sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện về co chế cũng như đầu tư cơ sở vật

chất của Trung ương và địa phương, của công ty chủ quản, thể hiện tư duy chiến

lược của Đảng trong việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; đầu tư cho nông

nghiệp - nông thôn là đầu tư để đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và đưa nông

dân đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với nền sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao như ở Tĩnh Gia thì

việc phục vụ tưới tiêu nước cho nông nghiệp cần phải ưu tiên cả về kinh phí lẫn

nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyến đối cơ chế từ việc xí nghiệp tụ -

thu thủy lợi phí tù' nông dân để phục vụ cho sản xuất kinh doanh sang Nhà nước chi

trả hộ thủy lợi phí cho nông dân, lãnh đạo xí nghiệp cần đối mới tư duy quản lý,

không ngùng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, biết khơi gợi tinh

thần lao động của cán bộ công nhân viên, lấy hiệu quả phát triến kinh tế địa phương

và phục vụ nông nghiệp nông thôn làm mục tiêu tối thượng.

Gắn kết hài hòa giữa lợi ích kinh tế địa phương với lợi ích tập thế, lợi ích cá

nhân, bên cạnh tưới tiêu cho cây lúa là trọng tâm trọng điếm, thì cần thiết mở rộng

phục vụ sang một số lĩnh vực khác như: tưới cho cây công nghiệp, cấp nước cho

sản xuất công nghiệp và cấp nước nguyên liệu cho các nhà máy nước sạch phục vụ

dân sinh, du lịch sinh thái... Đó là hướng đi đúng trong tiến trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.

4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị

trong 5 năm tói

4.1. Anh hưởng của môi trường bên ngoài.

4.1.1. Điêu kiện tự nhiên

Tĩnh Gia là huyện nằm ở vị trí cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp

huyện Quảng Xương, phí Tây giáp huyện Như Xuân, phía Nam giáp huyện Quỳnh

Lưu nghệ an, phía Đông giáp biển đông.

Diện tích tự nhiên: 43.817,22 ha

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 45 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Trong đó: Đất nông nghiệp 10.111,18 ha

Đất lâm nghiệp và rừng 19.367,13 ha

Đất chuyên dùng 4.254,16 ha

Đất khác và sông suối 10.084,75 ha

Vùng trung du và đồng bằng ven biển diện tích gần 25.309 ha, chiếm 57,7%

diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là núi thấp xen kẽ thung lũng. Đồng ruộng chủ

yếu tập trung ven sông, ven biển. Thành phần của đất chủ yếu là cát pha, tầng đất

chủ yếu là đất cát có mầu xám sáng, thoát nước tốt, hấp thụ nước tốt và dễ tiêu cho

nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước, đất chua mặn, đất bặc mầu. Từ nền thố

nhưỡng trên, cho chúng ta biết được để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của

đơn vị trên địa bàn huyện là cực kỳ khó khăn và phức tạp, tù' đó chúng ta có thể xác

định được và có cách khắc phục khó khăn tưới tiêu nước tiết kiệm, hợp lý tuyên

truyền nhân dân đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước giữ nước và trữ’ nước đế chống

hạn trong sản xuất nông nghiệp.

Vùng núi: có độ cao từ 100-350m so với mặt nước biến, độ dốc trên 15%, đất

đai chủ yếu là sét pha. Đây là nguồn sinh lợi phù sa mầu mỡ điện tích vùng này chỉ

có 9.469 ha chiếm khoảng 21,6% diện tích đất tự nhiên. Rừng ở đây chủ yếu là

rùng trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ, rừng có vai trò quan trọng để hạn chế lũ lụt

và điều tiết nguồn nước, giải quyết tốt môi trường sinh thái làm giảm đến mức thấp

nhất thiệt hai do thiên nhiên gây ra.

Vùng biển: diện tích 8.039 ha chiếm 18,3% diện tích tự nhiên của huyện. Địa

hình chủ yếu trải dài dọc ven bò' biển Quốc gia, có ruộng màu bằng phang, dân cư

ở đây chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy hải

sản xuất khâu, làm muối. Một bộ phận còn lại là sản xuất cây mầu như: sản xuất

cây lạc, cây khoai lang, câu ngô và cây đậu dọc theo các cánh đồng ven biển.

Vùng đảo lớn tập trung ở khu vực đảo Hòn Mê, đảo Nghi Sơn đó là một chũi

đảo kéo dài về phía Nam gồm: Hòn Bung, Hòn Sở, Hòn Sập, Hòn Sảnh, Hòn Luời

Hải, Hòn Đái Đè, Hòn Bảng. Đất vùng này chủ yếu là cát pha núi đá và rùng cây

tái sinh. Không có sản xuất nông nghiệp lớn mà chủ yếu là trồng trọt rau mầu phục

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 46 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

vụ đời sống cu dân là chính.

Khí hậu nằm ở vị trí cực nam tỉnh Thanh Hóa, khí hậu Tĩnh Gia một mặt

mang những nét đặc trung khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh huởng của biển nên

nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm nằm khoảng 27,5°c, mùa hè

nhiệt độ cao nhất lên đến 40°c, mùa đông nhiệt độ thấp nhất là 10°c. Lương mưa

trung bình hàng năm 2.700 - 3.000 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6

đến tháng 10, độ ấm không khí trung bình 81%.

Tài nguyên khoáng sản của huyện Tĩnh Gia gồm có tài nguyên đất, tài nguyên

biển, khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên nước.

về tài nguyên đất, được phong hóa từ đất đồi thích hợp cho việc trồng rùng,

trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế vườn đồi diện tích khoảng 10.000 ha. Đất mặn

trồng sú vẹt và đất dùng vào nuôi trồng hải sản khoảng 1.900 ha.

về tài nguyên biến, với chiều dài bờ biến trên 41 km có vùng biến rộng, diện

tích bãi biển lớn, là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản quý có giá trị cao như: tôm

He, tôm Hùm, có Song Bào ngư, Cua, hải sản vv ... trữ lượng hàng năm khai thác

khoảng 13.000 tấn đến 14.000 tấn, diện tích bãi triếu và các sác mặn đu điều kiện

phát triển và nuôi trồng thủy sản, hải sản do biển mang lại nhiều sản phấm phong

phú mà còn được nhìn nhận ở góc độ phát triến du lịch, bãi biển Hải Hoà, bãi biển

vùng khu công nghiệp Nghi Sơn đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng

khu nghỉ mát sinh thái. Toàn bộ khu vục này bãi cát trắng mịn với chiều dài gần 18

km có nét riêng biệt, độc đáo và tuyệt đẹp. Tài nguyên biển Tĩnh Gia đã tạo đà, tạo

thế cho nền kinh tế nhân lên gấp bội.

Tài nguyên rừng, diện tích rùng huyện Tĩnh Gia 10.770 ha chiếm 24,5% diệnt

ích đất tự nhiên. Trong đó rùng phục hồi 4.765 ha, rùng trồng mới 6.005

ha. Hệ thực vật có nhiều loại, nhiều loại động vật, chim muông. Rừng đã tạo nên nguồn

kinh tế lớn và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái.

Tòm lại: Điều kiện tụ’ nhiên và tình hình phát triển của Tĩnh Gia có nhiều

thuận lợi và thế mạnh cho việc phát triển kinh tế đa ngành nghề của đơn vị thể hiện

trên các mặt như sau:

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 47 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Có khu công nghiệp Nghi Sơn, hệ thống cảng biến Nghi Sơn có thế giao lưu

buôn bán với các nước trong khu vực. Hiện nay Tĩnh Gia là vùng xây dựng phát

triển công nghiệp trọng điểm tập trung như: Cảng nước sâu, Nhà máy xi măng Nghi

Sơn, Nhà máy bê tông đúc sẵn, Nhà máy cán thép Hải Thượng, Nhà máy nước sạch

Bình Minh, Nhà máy nước sạch cầu Hung, sản xuất gạch Tuy Nen, cảng cá Lạch

Bạng. Chính phủ đã phê duyệt đầu tư xây dựng khu công nghiệp hoá lọc dầu số 2

tại khu công nghiệp Nghi Sơn.

Sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nhà máy và khu công nghiệp trong

khu kinh tế Nghi Sơn đặc biệt là 2 nhà máy nước sạch Bình Minh và cầu Hung là

những cơ hội quý giá chúng ta phải nắm bắt triệt để và phải xây dựng kế hoạch phù

họp, phục vụ nước nguyên liệu cho các nhà máy và khu công nghiệp. Đây là một

thị trường tiềm năng, nguồn doanh thu không nhở của đơn vị trong những năm tới.

4.1.2. Điêu kiện chỉnh trị xã hội

- Cơ cấu dân sổ và ỉao động: Huyện Tĩnh Gia có 34 đơn vị xã, thị trấn, 4 xã

miền núi, 14 xã thuộc vùng biến đảo, có 261 khu dân cư, có 47.804 hộ, tống dân số

217.707 người trong đó nam 106.214 người chiếm 48,79%, nữ 111.493 người

chiếm 51,21%. Bình quân một năm tỷ lệ tăng dân số vào khoảng 13,59%. Lịch sử

phát triển Tĩnh Gia cho thấy, sự phát triển dân số phụ thuộc vào mức độ phát triển

kinh tế. Mật độ dân số phân bố không đồng đều, khu vục đô thị 450 người/km2,

vùng núi 127 người/km2. Nguồn lao động xã hội trong độ tuổi đang làm việc trong

các ngành kinh tế quốc dân là 91.014 người chiếm 41,81 % dân số toàn huyện.

Người lao động tham gia trực tiếp trong các ngành kinh tế chiếm 84,5% số lao

động trong độ tuổi lao động, người lao động tham gia vào quản lý hành chính và

lao động gián tiếp 15,5% lực lượng lao động của huyện. Lực lượng lao động trong

nông nghiệp 68.240 người chiếm 74,9% trong tổng số lao động. Đây là một tỷ

trọng rất lớn vì huyện Tĩnh gia là một huyện thuần nông, nông nghiệp cực kỳ quan

trọng, nó tác động trục tiếp đến đời sống nhân dân trong vùng vì vậy phục vụ tốt

cho sản xuất nông nghiệp, cũng là góp một phần không nhở vào việc làm giầu quê

hương đất nước. Đây cùng là điếm quan trọng đế chúng ta khi xây dựng kế hoạch

cho 5 năm tới xác định được tầm quan trọng của công tác phục vụ cho nông nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 48 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

để đưa ra quyết định thích hợp nhất.

- Văn hoá xã hội và thế dục thế thao: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2

khoá VĨII về phát triển giáo dục, đào tạo coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng

đầu. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện tiếp tục có bước phát triển toàn diện, số

lượng học sinh các cấp ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng dạy và học,

toàn huyện có 01 trường trung cấp nghề Nghi Sơn và 81 trường học phố thông các

cấp trong đó: tiếu học cơ sở có 38 trường, trung học phô thông 35 trường, phô

thông trung học 5 trường, 01 trường trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường

trung tâm giáo dục chính trị, 01 tường trung tâm giáo dục mầm non. Với tống số

học sinh là 58.619 học sinh, tỷ lệ học sinh so với dân số chiếm 27%, hệ thống giáo

dục mầm non được quan tâm phát triến. Đội ngũ giáo viên cơ bản 0 định và đã

được đào tạo bồi dường chuẩn hoá, chất lượng giáo dục được nâng lên cả về đạo

đức và kiến thức. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giảng dạy được quan tâm

đúng mức đế xứng tầm với công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho mọi ngành

nghề trong huyện.

Xây dựng đời sống dân cư, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng

làng văn hóa có chuyến biến tích cực, đến nay 261/261 làng đã xây dựng được quy

ước 192/261 thôn xây dựng được nhà văn hóa thôn với tông giá trị lên đến 23 tỷ

đồng. Đài phát thanh và truyền hình duy trì tốt việc phát tin phản

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 49 Lớp: Ke hoạch KỈỌ Thanh Hóa

ánh các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước. Huyện có 3

trạm thu phát lại truyền hình, 35 đài phát thanh và 100% xã thị trấn có đài phát

thanh đã đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thông tin công tác lãnh đạo và nhu cầu

giải trí của nhân dân. Hầu hết các khu vục dân cư đã phủ sóng phát thanh truyền

hình, góp phần tuyền truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

4.1.3. Điêu kiện kỉnh tế

Từ năm 1991 về trước, Tĩnh Gia là vùng kinh tế nghèo, chủ yếu là sản xuất

nông nghiệp, một phần lao động ngư nghiệp, diêm nghiệp. Sản xuất mang tình tự

cấp, tự túc dựa vào cơ chế bao cấp. Hàng năm nguồn thu ngân sách không đáng kế,

chi tiêu ngân sách chủ yếu do ngân sách tỉnh trợ cấp. Từ khi Nhà nước có chủ

trương kinh tế mở. đảng bộ chính quyền các đoàn thể và nhân dân trong huyện đã

nắm bắt kịp thời và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và của tỉnh, huyện Tĩnh Gia đã phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương,

với truyền thống cần cù, năng động sáng tạo đã làm chuyến biến mạnh mẽ các mặt

đời sống tế - xã hội.

Trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao giai đoạn

2005 - 2010 tăng trưởng 12,5%. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ

ngành công nghiệp tăng nhanh, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại

dịch vụ có chiều hướng tăng dần theo nhịp độ phát triển kinh tế của toàn huyện.

Năm 2000 Nông Lâm nghiệp, Hải sản chiếm 76% thì năm 2005 chỉ còn là

53%. Tỷ trọng ngành công nghiẹp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 11%

năm 2000 lên 17,5% năm 2005. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng tù’ 13%

năm 2000 lên 30,08% năm 2005

Thực trạng các ngành sản xuất - kinh doanh trên địa bàn toàn huyện cụ thể

như sau:

- về nông nghiệp: nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, thời gian

qua huyện đã tập trung đầu tư lớn cho sản xuất nông nghiệp thông qua đầu tư các

công trình thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Công tác khuyến nông, các

nguồn vốn đầu tư khuyến klhích sản xuất. Chỉ tính riêng cho thủy lợi phục vụ sản

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 50 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

xuất trên 28 tỷ đồng. Trong đó nâng cấp các hồ chứa, đầu tư kiên cố hoá kênh

mương cho các xã trên 8 tỷ đồng. Đen năm 2009 tống diện tích gieo ttrồng trên toàn

huyện 25,7 ha, trong đó diệnt ích cấy lúa 12.850 ha. Tống sản lượng lương thực

49.148 tấn.

- về thủy sản: Kinh tế biển được đẩy mạnh, phát triển đa dạng hoá ngành

nghề. Phương tiện khai thác được đầu tư đóng mới phù hợp dần với ngư trường và

trình độ quản lý, toàn huyện có trên 1600 chiếc thuyền gắn máy, trong đó có 210

chiếc có công suất lớn từ 55 cv trở lên, khai thác được cả vùng lộng và vùng khơi

xã. Các dự án nuôi tôm công gnhiệp ngày càng được mở rộng, xây dựng quy hoạch

phát triển, cơ chế thuê đất, giao đất nuôi trồng thủy sản, tăng cường cán bộ kỹ thuật

khuyến ngư hướng dẫn công tác nuôi trồng thủy sản.

Tông diện tích nuôi thả 1.840 ha. Trong đó nuôi tôm công gnhiệp 750 ha. Còn

lại bán thâm canh, tống sản lượng đánh bắt hải sản và nuôi trồng năm 2003 là

14.337 tấn. Trong đó sản lượng nuôi trồng 3.680 tấn, sản lượng khai thác đánh bắt

là 10.657 tấn. Nhưng thực tế hiện nay trong ngành hải sản vẫn còn nhiều vấn đề bất

cập, chưa giải quyết dứt khoát đó là công tác bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, bảo vệ

ngư trường, tình trạng khai thác thủy hải sản bằng chất nổ, xung điện, bằng các chất

độc hại vẫn tiếp diễn, việc quản lý ngăn chặn chưa có hiệu quả đã làm tốn hại đến

nguồn lợi của hải sản và môi trường sinh thái.

- về lầm nghiệp:Trồng rừng tính đến năm 2009 toàn huyện có 2.530 rừng

trồng tập trung và rừng khoanh nuôi trên 740 ha, phong trào phát triên trồng cây

gây rừng có chuyến biến tích cực. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phòng chống cháy

rừng chuyến theo hướng Lâm nghiệp nhân dân đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày

càng cao, Chương trình cải tạo vườn tạp, phong trào trồng cây ăn quả, phát triển

vườn đồi có chuyển biến. Công tác quy hoạch, giao đất, giao rừng đã kịp thời đế

nhân dân yên tâm đầu tư phát triến sản xuất. Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng, phòng

chống cháy ròng, bảo vệ xâm hại rùng đầu nguồn đế bảo vệ môi trường sinh thái

cũng là vấn đề đáng quan tâm.

về công gnhiệp, tiểu thủ công gnhiệp: hiện đang là ngành kinh tế đầy triển

vọng, thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 51 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

huyện. Đen nay đã có 230 công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp, sản xuất kinh

doanh trên địa bàn với tổng sản lượng hàng hoá lên tới hàng ngìn tỷ đồng. Một số

hàng phát triển mạnh như: hàng mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân

dụng, may mặc. Chưa tính đến các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh

nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn huyện. Huyện đang xúc tiến xây dựng 3 khu công

nghiệp, tiếu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở Nguyên Bình, Tân Dân, Thanh

Sơn. Hệ thống điện lưới Quốc gia đã được đấu nối 100% trên hầu hết các xã, thị

trấn thuộc địa bàn huyện và đầu tư xây dựng 225 km đường dây cao áp, trung áp và

hạ áp 0,4 kv, 110, 35 kv, các trạm biến áp 220 kv, 110 kv.

- về thương mại, dịch vụ: đây là ngành làm tăng trưởng kinh tế nhanh đem lại

sự giàu có cho nhân dân trong huyện và giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp

nhân dân trên địa bàn. Tổng giá trị sản lượng năm 2009 chiếm 31,5% tống thu nhập

toàn huyện. Hàng hoá xuất khấu tăng cao, bao gồm hàng chế biến nông lâm thủy

sản. Dịch vụ thương mại năng động và đa dạng hơn, hàng hoá pong phú, giá cả ốn

định, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Lĩnh vực thương mại

và dịch vụ tiếp tục đầu tư mở rộng, chợ trung tâm huyện đã được nâng cấp thu hút

trên 800 hộ kinh doanh, mở rộng các hệ thống chợ các cụm dân cư, lập quy hoạch

chi tiết đầu tư xây dựng khu nghỉ mát Hải Hoà, Nghi Sơn. Tiếp tục đấy mạnh phát

triền và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở

nông thôn, nâng cao chất

lượng hoạt động du lịch nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội và đời sống nhân dân.

- về giao thông vận tải, hmi điện: Mạng lưới giao thông vận tải của huyện Tĩnh

Gia khá đa dạng. Đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển, có trục giao

thông Quốc lộ 1A từ Bắc tới Nam xuyên qua trung tâm huyện dài 38 km đường bê

tông nhựa rộng 12m, có 28 km đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện. 42 km đường

sông ừ cầu Ghép giáp ranh huyện Qủng Xương đến huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, có

đường biển dài là hệ thống giao thông giao thông đường thủy thuận lợi, giao thông

nội huyện từ trung tâm đến các xã đã được rải nhựa thuận tiện cho việc đi lại của

nhân dân trong huyện. Giao thông đường biến có cảng nước sâu Nghi Sơn đi được

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 52 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

tất cả các nước trong vùng và các nước có đường biển trên thế giới. Có 3 nhà ga xe

lửa tạo thuận lợi cho việc vận chuyên giao lưu hàng hoá và đi lại cho nhân dân,

đường sông tuy chưa có hệ thống vận chuyển khách nhưng vận chuyển hàng hoá

tàu thuyền đi lại dễ dàng mở ra nhiều tiềm năng giao lưu kinh tế, thương mại, dịch

vụ ở khu vực.

Hoạt động thông tin liên lạc, Bưu chính viễn thông đã tiếp cận thành tưu khoa

học kỹ thuật hiện đại, phát triến với tốc độ nhanh đáp ứng kịp thời thông tin liên lạc

phục vụ mọi hoạt động của nhân dân trong vùng. Năm 2005 là 15 máy/100 hộ dân

thì đến năm 2009 đã có 65 máy điện thoại/100 hộ dân, chua kế điện thoại di động

và các thiết bị thông tin liên lạc khác như Bộ Đàm, máy định vị, Internet vv... Toàn

huyện đã 34/34 xã thị trấn có điếm bưu điện văn hoá xã thuận tiên cho công tác

thông tin liên lạc trong nhân dân.

4.2. Anh hưởng của môi trường bên trong

4.2.1. Chủ trương phát triến sản xuất kỉnh doanh của tông công ty đền năm

2015

Bám sát phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nghị quyết Hội nghị sơ kết

giừa nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh, tập thể Ban Lãnh đạo Công ty xác định rồ phương

hướng và mục tiêu bao gồm: Đối mới tư duy quản lý, chủ động, sáng tạo hơn nữa

trong công tác điều hành; tăng cường tham mưu, tư vấn cho các cấp uỷ đảng, chính

quyền địa phương về qui hoạch, xây dựng công trình thuỷ lợi nội đồng, tiêu úng,

ngăn mặn.

ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để khai thác ốn định và hiệu quả

hệ thống thuỷ nông trong vùng một cách bền vững; tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh

vực tưới tiêu nước, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại

do úng lụt gây ra. Thực hiện quản lý hệ thống thuỷ lợi theo chiều sâu, hiện đại hoá,

công nghiệp hoá phục vụ yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong

nông nghiệp.

Đầu tư kiên cố hoá kênh mương, đổi mới thiết bị, máy móc; mở rộng diện tích

tới lúa, tới màu và tới cây công nghiệp đê tăng sản lượng; từng bước đa dạng hoá

sản phẩm nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 53 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

học đế áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc phát triển hệ thống tưới tiêu

theo phương pháp hiện đại cho diện tích tăng sản mà không chiếm mất đất canh tác;

phục vụ tưới cây công nghiệp, góp phần đáp ứng chuyến đối cơ cấu cây trồng trên

địa bàn tỉnh.

Giúp nông dân thực hiện tốt các hoạt động khuyến nông như: quy hoạch thuỷ

lợi nội đồng, kỹ thuật tu bố, sửa chữa và kiên cố hóa hệ thống thuv lợi đồng ruộng,

quy trình kỹ thuật trong tới tiêu nước phục vụ thâm canh. Tiếp tục quan tâm tới việc

đầu tư nâng cấp, xây mới một số cơ sở để đảm bảo yêu cầu cung ứng nước cho

những nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là khu kinh tế Nghi Sơn.

Liên doanh với các công ty du lịch đế đầu tư du lịch tại một số hồ chứa nước,

có tiềm năng về du lịch trong phạm vi quản lý của Công ty, phát triển nuôi trồng

thủy sản trong lòng hồ, để làm cho các hồ này không chỉ có công năng chứa nước,

mà còn trở thành những thắng cảnh, du lịch sinh thái thu hút khách tham quan du

lịch trong và ngoài nước, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu

ngoài công ích cho công ty.CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẶP KÉ HOẠCH SẢN

XUẤT KINH DOANH CỦA xí NGHIỆP

1. Định hưóng, mục tiêu phát triến của xí nghiệp đến năm 2015

1.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh duy trì kêt quả đã đạt được

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước đã có

những chủ trương, chính sách, biện pháp thiết thực trong công tác phát triển thuỷ

lợi, đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết chống úng và đảm bảo an toàn cho

các hồ đập, bảo vệ an sinh kinh tế. Với bề dày kinh nghiệm, xí nghiệp khai thác

công trình thủy lợi Tĩnh Gia luôn là chỗ dựa vũng chắc của bà con nông dân, đóng

góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

trên địa bàn.

Năm năm tới, toàn bộ người lao động trong xí nghiệp tập trung cao độ, phải

nỗ lực để khai thác tốt hơn các tiềm năng tiềm tàng của đơn vị, thực sự trở thành

một đơn vị phát triển, năng động, gắn kết với các doang nghiệp khác trong vùng

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 54 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

kinh tế trọng điếm Bắc miền trung. Tiếp tục xây dựng và phát triến một cơ cấu kinh

tế hợp lý, bền vừng có hiệu quả theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Phấn

đấu duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10 đến 12 % năm. Ưu tiên

xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Giải quyết có hiệu quả

việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, việc làm ổn định đời sống vật chất

ngày một được nâng cao.

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia có nhiệm vụ quản lý và khai

thác 5 hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Tĩnh Gia gồm: 5 hồ chứa nước đó là:

Yên Mỹ, Hao Hao, Đồng Chùa, Quế Sơn, Kim Giao II và 20 km kênh chính, 45 km

kênh cấp I dẫn nước tưới cho hơn 4.700 ha đất trồng cây nông nghiệp trên địa bàn

18 xã huyện Tĩnh Gia và 3 xã trên địa bàn huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa

Ngoài ra xí nghiệp còn cấp nước cho trạm nước sạch cầu Hung Tĩnh Gia, ký

hợp đồng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và cho thuê mặt nước, lòng hồ đế nuôi

cá nước ngọt. Lập kế hoạch tưới, tiêu nước cấp nước tùng vụ, cả năm, lập phưong

án phòng chống bão lụt, hạn, úng theo quy định. Căn cứ kế hoạch đã lập, trên cơ sở

hợp đồng tưới tiêu và khả năng nguồn nước, công trình thực hiện nhiệm vụ điều

hoà phân phối nước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Tiền thân là xí nghiệp thủy nông Tĩnh Gia được công ty giao nhiệm vụ quản

lý, khai thác 5 hệ thống thuỷ nông trên địa bàn đế tưới tiêu phục vụ sản xuất nông

nghiệp trong vùng. Đen nay, xí nghiệp đã mỏ' rộng diện tích tưới tiêu cho hơn

4.700 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc 18 xã huyện Tĩnh Gia và 3 xã thuộc huyện

Nông cống. Trong công tác điều hành, quản lý sản xuất - kinh doanh, xí nghiệp gặp

không ít khó khăn mang tính đặc thù như: diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng

trực tiếp đến công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp; kinh phí dành cho sản xuất -

kinh doanh và công tác tu sửa còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triến

ngày càng cao của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân chưa

thấy hết được tầm quan trọng của thủy lợi đối với nông nghiệp nên nhiều người còn

vi phạm Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi hoặc không có ý thức tạo điều kiện

cho đơn vị trong khi phục vụ nhân dân V.V..

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng xí nghiệp đã biết

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 55 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

phát huy hiệu quả từ những lợi thế vốn có đế tố chức sản xuất ốn định và phát triến

bền vừng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị được đầu tư cải tạo, nâng cấp;

các công trình kênh mương được kiên cố hóa ngày càng nhiều, hiệu quả phục vụ

ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân bậc cao của xí

nghiệp luôn được trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tiếp thu

những công nghệ tiên tiến, ứng dụng vào thực tế sản xuất và quản lý.1.2. Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động các lĩnh vực là thế mạnh của đơn vị

Xí nghiệp xác định: công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ

vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và

nông thôn, trục tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

hoàn thành mục tiêu lương thực trong năm 2015. Đảm bảo an ninh lương thực trong

tỉnh. Đảm bảo đời sống nhân dân trong vùng.

Đe đạt được mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, xí nghiệp xác định: Khai

thác triệt để khả năng hiện có của các công trình đã được cải tạo, nâng cấp; ứng

dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ đế khai thác ổn định và hiệu quả hệ thống

thuỷ nông trong vùng một cách bền vũng, tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực tưới

tiêu nước, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão

lụt, hạn hán gây ra. Tiếp tục thực hiện quản lý hệ thống thuỷ lợi theo chiều sâu,

hiện đại hoá, công nghiệp hoá phục vụ yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu

cây trồng trong nông nghiệp.

Tiếp tục đầu tư kiên cố hoá kênh mương, đối mới thiết bị, máy móc; mở rộng

diện tích tưới lúa, tưới màu và tưới cây công nghiệp để tăng sản lượng; từng bước

đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh

việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào tưới tiêu cùng với các biện pháp

thâm canh trong nông nghiệp đế nâng cao năng suất sản lượng. Giúp nông dân thực

hiện tốt các hoạt động khuyến nông có liên quan đến công tác quản lý, khai thác

công trình thuỷ lợi như: quy hoạch thuỷ lợi nội đồng, kỹ thuật tu bổ, sửa chữa và

kiên cố hóa hệ thống thuỷ lợi đồng ruộng, quy trình kỳ thuật trong tưới tiêu nước

phục vụ thâm canh,... Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực đế đầu tư giải quyết

những khâu trọng yếu như kiên cố hoá kênh mương và an toàn hồ đập.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 56 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện là rất cần thiết cho sự phát

triển không ngừng vươn lên của xí nghiệp. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh

những mặt thuận lợi cũng còn không ít khó khăn, song với truyền thống đoàn kết,

cần cù lao động và kinh nghiệm được đúc kết hàng chục năm nay, chắc chắn người

lao động trong xí nghiệp sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu, nhiệm vụ

đã đề ra, chung vai sát cánh cùng bà con nông dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ốn định sản xuất, ốn định

đời sống người lao động và phát triến bền vững

2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.1 Quy trình lập kê hoạch sản xuât kỉnh doanh đến năm 2015

Qui trình lập kế hoạch là nội dung tuần tự các công việc cần thực hiện đế soạn

thảo các chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và các chính sách áp

dụng trong thời gian 5 năm từ 2010 đến 2015. Trong đó đế lập một bản kế hoạch

sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đến năm 2015 chúng ta phải thực hiện 4 bước

gồm các bước sau:

Bước 1: Bộ phận kế hoạch của xí nghiệp phải xác định các chỉ tiêu kế hoạch

tống hợp, phát triến sản xuất kinh doanh, dựa trên việc đánh giá tình hình thực hiện

kế hoạch năm trước và những dự báo mang tính tống quát có xét đến điều kiện phát

triển của tổng công ty và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi đơn vị hoạt

động, nhằm xác định được cụ thế mức độ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và

môi trường bên trong. Xác định các cân đối lớn như: cân đối tích luỹ, mức độ sử

dụng vốn, cân đối tài chính, cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cân đối vật tư

hàng hoá còn tồn kho hoặc dự kiến cung ứng và các chỉ tiêu cụ thể như: chỉ tiêu sản

xuất, chỉ tiêu về tài chính, chỉ tiêu về lao động, chỉ tiêu về quỹ lương và các chỉ tiêu

pháp lệnh giao nộp cho nhà nước.

Bước 2: Sau khi tính toán tống thể tất cả các chỉ tiêu liên quan. Bộ phận phụ

trách kế hoạch của xí nghiệp, tổ chức hội nghị các cán bộ chủ chốt của đơn vị, đế

thuyết trình lấy ý kiến nhận xét, bố sung, phân tích nhừng thuận lợi những tiềm

năng và khó khăn tiềm ẩn để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh

doanh đến năm 2015.

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 57 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Bước 3: Sau hội nghị, bộ phận kế hoạch tổng hợp, phân tích, lựa chọn, các ý

kiến, các giải pháp tối ưu có tính thuyết phục, sát với thực tế và có tính khả thi cao,

xây dựng thành bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của đơn vị thông

qua Giám đốc xí nghiệp, lập Tò' trình. Trình Hội đồng thành viên công ty phê duyệt

đế xí nghiệp có cơ sở thực hiện. Bản kế hoạch này sau đó được triển khai đến tất cả

các cụm tổ, các bộ phận và toàn thẻ người lao động trong toàn xí nghiệp thực hiện.

Bước 4: Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của đơn vị hàng tháng,

hàng quý, hàng năm chúng ta phải theo dõi, phải thu thập dừ liệu, tình hình một

cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh

doanh đang được thực hiện, đế những người quản lý và các đối tượng liên quan có

thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và sử dụng các nguồn lực được

phân bố phù hợp với tiến độ đã đạt được.

Từ kết quả theo dõi trên chúng ta phải đánh giá sát sao để đề ra các giải pháp

điều hành kế hoạch cho từng mốc thời gian cụ thế. Đánh giá có nghĩa là việc xác

định, phản ánh kết quả của những gì đã được thực thi và xét đoán giá trị của chúng.

Đánh giá được thực hiện bởi nhừng người có trách nhiệm quản lý (tự đánh giá) hay

bởi những người bên ngoài có liên quan (đánh giá có sự tham gia) hoặc cả hai.

Đánh giá là một quá trình tông hợp, phân tích một cách có hệ thống kế hoạch sản

xuất kinh doanh đến năm 2015 của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia

đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong, bao gồm việc lập kế hoạch, quá trình

thực hiện và kết quả đạt được của quá trình thực hiện.

2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015

Thực hiện nội dung và kết quả cụ thể của từng bước mà các phòng ban và cán

bộ phụ trách kế hoạch phải thực hiện. Phải có phương pháp lập kế hoạch sản xuất

kinh doanh của xí nghiệp đến năm 2015 dễ hiểu, dễ thực hiện và đảm bảo được các

nội dung cần thiết theo hướng đổi mới là một trong yêu cầu quan

trọng giúp tăng cường sự thống nhất trong quá trình xây dựng kế hoạch và nâng cao hiệu

quả thực thi.

2.3. Hoàn thiện nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015

2.3.1. Nhận dinh tình hình

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 58 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Trong 5 năm tới công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi có vị trí

quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát

triến nông thôn, trực tiếp góp phần phát triến kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu

an toàn lương thực Quốc gia. Đe có cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

thực hiện trong những năm tiếp theo, chúng ta cần nhận định những khó khăn,

thuận lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:

- về thuận lợi: Tình hình tố chức, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí

nghiệp, việc làm, đời sống của người lao động vẫn ốn định và có khả năng ngày

càng phát triên nâng cao. Những thành tích đã đạt được và những kinh nghiệm thợc

tế trong lao động sản xuất được phát huy, tính ưu việt của hệ thống, cơ sở hạ tầng

công trình kênh mương được nâng cấp, kiên cố hoá, cùng với máy móc thiết bị

được đối mới đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Tư tưởng người lao động ổn định,

nội bộ đoàn kết thống nhất. Thực hiện tốt quy chế dân chủ đó là những điều kiện

thuận lợi rất cơ bản để xí nghiệp phát huy nội lực, tạo ra bước phát triến mới, bền

vững.

- về khó klĩăn: Vừa phải khắc phục những tồn tại của các năm trước và đối

mặt với những biến động về giá cả vật tư, năng lượng tăng, vừa phải giải quyết

những khó khăn mới nảy sinh kế cả những điều dự đoán được, những điều chưa dự

đoán được. Đặc biệt là tình hình thời tiết đang diễn biến theo hướng ngày càng

phức tạp có thể gây ra bão lụt, hạn, úng, làm thiệt hại đến công trình, đến sản xuất

nông nghiệp. Tình hình đó chúng ta cần nắm chắc thực tế, phát huy nội lực, tiếp tục

đổi mới trên mọi lĩnh vực, khắc phục khó khăn để tập trung xây dựng và thực hiện

kế hoạch 5 năm đạt được kết quả cao.2.3.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yêu từ nay đến năm 2015

2.3.1.1. Mục tiêu tông quát

Tiếp tục đối mới nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống công trình thủy lợi

hiện có đã được khôi phục, cải tạo, nâng cấp và xây mới của xí nghiệp. Đe điều

hành tứi tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững - chất lượng - an toàn, giảm

thiểu những thiệt hại do hạn hán, mưa úng bất lợi gây ra. Phát huy tiềm năng tính

ưu việt của hệ thống công trình thủy lợi của xí nghiệp quản lý đế đây mạnh tốc độ

mở' rộng đa dạng hoá sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 59 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

chính, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động để củng cố, xây dựng

và phát triển xí nghiệp ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

2.3.1.2. Những chỉ tiêu chủ yếu

a. Sản xuất chính

+ Diện tích tưới tiêu 2 vụ chính hàng năm tăng từ 3% đến 5% so với thực hiện

của các năm trước. Năm sau tăng thêm từ 150 ha trở lên so với năm trước.

+ Doanh thu hàng năm tăng tù' 5% đến 7% so với thực hiện của năm trước.

Năm sau tăng thêm từ 0,19 tỷ đồng trở lên so với năm liền kề.

+ Nộp nghĩa vụ cho Nhà nước hoàn thành 100% chỉ tiêu giao nộp năm sau

cao hơn năm trước.

b. Sán xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính

- Cho thuê lòng hồ để nuôi cá nước ngọt, nuôi trồng thủy sản. Doanh thu

hàng năm đạt trên 250 triệu đồng.

- Cung cấp nước sạch cho nhà máy nước cầu Hung và nhà máy nước Bình

Minh. Doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng.

- Liên doanh với các dơn vị du lịch phát triến du lịch sinh thái ở hồ Yên Mỹ,

hồ Đồng Chùa và hồ Kim Gia 2 vào năm 2015 để tăng doanh thu và tạo thêm việc

làm cho người lao động.Bảng tông hợp các chỉ tiêu kê hoạch từ năm 2010 đên năm 2015

CÔNG TY KTCTTL SÔNG CHU BẢNG TỐNG HƠPXI NGHIẸP KTCTTL TINH GIA CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TỪ NẢM 2010 ĐÉN 2015

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 60 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

TT Các chỉ tiêu kế hoạch Đ.V

NĂM

2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 2 3 4 5 6 7

Phần I: Chỉ tiêu sản xuất

I Diện tích tưới tiêu trong năm ha 4.733,3876

1 Diện tích được miễn thủy lợi phí ha 4.733,3876

Vụ chiêm xuân // 2.192,5876

Vụ mùa // 2.305,8

Vụ đông // 235

2 DT không được miễn TLP ha

Vụ chiêm xuân //

Vụ mùa //

II SL nuớc phục vụ SXCN m3

Phần II: Chi tiêu tài chính

I Doanh thu l.OOOđ

3.990.458

A Thúy lợi phí 3.978.958

a Phần nhà nước trả hộ nông dân 3.978.958

Vụ chiêm xuân l.OOOđ

1.859.490

Vụ mùa // 1.971.688

Vụ đông // 83.284

Nuôi trồng TS //

b Phần thu khác đ

Vụ chiêm xuân //

Vụ mùa //

IICấp nước cho SXCN và sinh

hoạt

//

III Giá trị sản lượng khác l.OOOđ

11.500

B Phần NN cấp Cho TC-DN 0

Vụ chiêm xuân // 0

Vụ mùa // 0

Vụ đông // 0

c Tổng họp chi phí đ 3.469.843

a Chi phí sản xuất l.OOOđ

3.196.843

1 Chi NNVL và chi phí chống hạn // 17.000

2 Phụ tùng thay thế // 8.100

3 Tiền điện phục vụ sản xuất // 24.321

4 Tống quĩ tiền lương // 1.606.406

5 BHXH+BHYT tính giá thành // 273.089

6 Ản giữa ca // 77.280

7 Bảo hộ lao động // 40.331

8 Tong công tác phí // 74.880

9 Đàm thoại phí điều hành sx // 11.760

10 Chi phí sừa chừa lớn // 0

11 Tu sửa thường xuyên // 758.000

12 Trích KHTSCĐ vào giá thành // 115.000

13 Chi trả cho các xã, dùng nước // 0

14 Chi phòng chống thiên tai // 20.000

15 Nghiên cứu, ứng dụng KHKT // 5.000

16 Chi phí điều tra DT, ký họp đồng

// 64.180

17 Chi phí quản lý // 78.400

18Phân bổ công cụ dụng cụ và trực

tiếp khác

// 18.000

19 Thuế các loại // 7.880

b Trích quỳ khen thưởng+phúc lợi // 273.000

IU Chi tiêu nộp về công ty l.OOOđ

119.328

1 Thuế các loại 6.880

1BHXH và BHYT tính và giá

thành

112.448

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 61 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

2 Phần III: Chi tiêu biện pháp

Lao động có mặt bình quân 56

1 Tổng quỳ lương người 1.606.406

2 Trong đó: Lương sản phâm đ 1.547.596

Lương tăng giờ // 27.856

Lương bổ sung // 30.954

Xã hội hoá // 0

II Điện phục vụ sán xuất //

1 Điện năng tiêu thụ 33.000

a Điện năng phục vụ tưới kwh 0

a Vụ chiêm xuân // 0

Vụ mùa 0

Vụ đông 0

b Điện tiêu kwh 33.000

2 Tiền điện đ 24.321

- Điện tưới 0

- Điện tiêu 24.321

- Điện kinh doanh 0

NGƯỜI LẬP BIÉU GIÁM ĐÓC XN

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 62 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

KẾT LUẬN

Trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước

không thế thiếu vai trò của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Với vị trí quan

trọng như vậy, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi luôn được Nhà nước quan

tâm đầu tư tương xứng. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị,

luôn gắn liền và ảnh hưởng trục tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Do đó

công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là công cụ đắc lực trong điều hành và quản lý.

Nó ảnh hưởng trục tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế hoạch tại xí nghiệp khai thác

công trình thủy lợi Tĩnh Gia. Được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên

tổ kỹ thuật - kế hoạch xí nghiệp, sự giúp đỡ của: PGS,TS Phạm Ngọc Linh, cùng

với những kiến thức lý thuyết đã được học trong nhà trường. Bước đầu em đã được

làm quen với công việc của một cán bộ kế hoạch. Tìm hiểu tố chức bộ máy cũng

như phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tài chính tại xí nghiệp.

Việc nghiên cứu về tổ chức bộ máy kế hoạch và phương pháp lập kế hoạch

sản xuất - tài chính của một đơn vị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều

hoạt động, nhiều số liệu, đòi hỏi phải được đầu tư nhiều thời gian và công sức. Do

trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít nên Báo cáo thực tập tống

hợp của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được các thầy giáo,

cô giáo và tập thế Ban giám đốc xí nghiệp, To Kỹ thuật - Ke hoạch xí nghiệp tiếp

tục giúp đon em trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập chuyên ngành.

Em xin chân thành cảm ơn PGS,TS Phạm Ngọc Linh và Ban Lãnh đạo xí

nghiệp cùng tập thể cán bộ tổ Kỹ thuật - Ke hoạch xí nghiệp khai thác công trình

thủy lợi Tĩnh Gia đã đướng dẫn, giúp đõ' em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp

này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong báo cáo này tài liệu tham khảo gồm:

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Chiến 63 Lớp: Ke hoạch KỊỌ Thanh Hóa

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kế hoạch và phát triển

1 - Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ huyện Tĩnh Gia lần thứ XXIII

2 - Giáo trình kế hoạch hoá phát triển - truờng đại học KTỌD

3 - Báo cáo hội nghị người lao động công ty khai thác công trình thủy lợi

Sông Chu năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

4 - Định hướng phát triến sản xuất kinh doanh của công ty KTCTTL Sông

Chu đến năm 2020.

5 - Báo cáo hội nghị người lao động xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi

Tĩnh Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

6 - Báo cáo quyết toán tài chính xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh

Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

7 - Ke hoạch sản xuất - tài chính xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi

Tĩnh Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

8 - Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp KTCTTL

Tĩnh Gia đến năm 2020.

9 - Diễn văn kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đơn vị (1964-2009)

10 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Yên Mỹ

11 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước QuếSơn

12 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Đồng Chùa

13 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Kim Giao II

14 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước HaoHao