05 Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

05

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển

Page 2: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

MỤC LỤCTỔNG QUANVẤN ĐỀ NỔI BẬTBốn nhóm giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh doanh của Chính phủChuyển đổi số giúp doanh nghiệp có sức chống chịu tốt hơnDịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến sản xuất: Bộ Công Thương tìm hướng tháo gỡSản xuất công nghiệp vẫn tăng dù khó khăn do Covid-19Hoà Bình thêm sức hút cho phát triển công nghiệp hỗ trợTHÔNG TIN CHUYÊN ĐỀSản xuất công nghiệp của Anh phục hồi trở lại từ tháng 3/2021Sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng mạnhẤn Độ hướng tới trở thành trung tâm sản xuất công nghệ caoCanada dẫn đầu các nước về việc áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất công nghiệpXuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm hướng tới kim ngạch tỷ USDXuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởngĐiện thoại tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt NamNgành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triểnCách mạng công nghệ 4.0 giúp ngành phân bón của Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩmTHÔNG TIN CHÍNH SÁCH Bộ Công Thương chỉ thị rà soát xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lượcKINH NGHIỆM QUỐC TẾ

233

56

79101014151923

27

31

34

37

40

42

42

43

Giấy phép xuất bản: Số 46/GP-XBBT Cấp ngày 19/8/2021

Ý kiến phản hồi đề nghị liên hệ:Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Địa chỉ: Tầng 6 - 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm - Hà NộiTel: (024) 37152585Fax: (024) 37152574

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

SỐ 05 NĂM 2021

Page 3: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

2 2

TỔNG QUAN

Trong tháng 8/2021, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất, tác động tiêu cực đến

hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã giảm kim ngạch trong tháng 8/2021 do nhiều nhà máy đóng cửa. Trong đó, hàng dệt, may giảm 14,9%, gỗ, sản phẩm gỗ giảm 39,1%, giày dép giảm 40,2%, hàng thủy sản giảm 30,3%... đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 27,23 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 8/2021 cũng chỉ đạt 27,34 tỷ USD, giảm 6,1% so với tháng trước. Mặc dù vậy, nhờ tốc độ tăng trưởng cao trong những tháng trước đó nên tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 213,52 tỷ USD, tăng 21,8% (tương ứng tăng 38,15 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 216,15 tỷ USD, tăng 33,7% (tương ứng tăng 54,47 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm hụt 2,63 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 13,69 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Dự báo hoạt động ngoại thương trong những tháng tiếp theo tiếp tục gặp nhiều khó

khăn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam buộc phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội khiến cho hoạt động sản xuất tại nhiều doanh nghiệp bị giảm sản lượng, giao thông vận tải, hậu cần và logistics bị gián đoạn. Tác động của đợt giãn cách xã hội trong tháng 7 và tháng 8 đến hoạt động xuất nhập khẩu có thể sẽ được phản ánh rõ nét hơn qua số liệu tháng 9/2021.

Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), kết quả tổng thể của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9/2021 để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV/2021. Vì vậy, WB cho rằng, ưu tiên đặt ra là đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số trưởng thành. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, cũng là cách để giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm.

Một số thông tin đáng chú ý- Sản xuất công nghiệp vẫn tăng dù khó khăn do Covid-19

- Sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh

- Điện thoại tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

- Nhiều thách thức cho ngành dệt may Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

TỔNG QUAN

Page 4: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

3

VẤN ĐỀ NỔI BẬT

Ngày 9/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết của Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã,

hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Không thêm giấy phép “con”Nghị quyết của Chính phủ đưa ra 4 nhóm

giải pháp chủ yếu để hỗ trợ cho nhóm đối tượng nêu trên vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.

Nhóm thứ nhất là thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng chống dịch. Để thực hiện việc này, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc-xin phòng Covid-19. Đồng thời, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng cơ chế, tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu vắc-xin; nhà nước kiểm tra chất lượng, cấp phép, bảo quản và tổ chức tiêm miễn phí cho người dân.

Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ giao nhiệm vụ khẩn trương phổ biến, tập huấn và đẩy mạnh triển khai kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa tới 100% cấp huyện, xã; ban hành sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó với Covid-19. Đồng thời, xây dựng nền tảng công nghệ số để tích hợp, hướng dẫn triển khai từ trung ương đến địa phương phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.

Về nhóm giải pháp thứ hai, Chính phủ yêu cầu bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó giao Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt.

Không quy định thêm các điều kiện, giấy

BỐN NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHỤC HỒI KINH DOANH của Chính phủ

Page 5: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

4

VẤN ĐỀ NỔI BẬTphép cản trở lưu thông hàng hóa, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo, các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thu mua, tạm trữ thóc, gạo, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với các địa phương, Chính phủ yêu cầu sớm thống nhất với các doanh nghiệp về phương án tổ chức sản xuất - kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh tại địa phương. Trong việc lưu thông hàng hóa, Chính phủ yêu cầu các địa phương không tạo ra các loại giấy phép “con”, các điều kiện cản trở lưu thông hàng hóa, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Tháo gỡ khó khăn về dòng tiềnTrong nhóm giải pháp thứ ba, Chính phủ

yêu cầu các bộ, ngành liên quan hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho nhóm đối tượng này. Trước tiên, yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương trình cấp có thẩm quyền về việc ban hành chính sách liên quan đến giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ BHXH ngắn hạn nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động và các đối tượng sử dụng lao động, hoàn thành trong tháng 9-2021.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức triển khai việc hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện. Bộ Tài chính tập trung vào các chính sách về giãn, giảm thuế,

phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.

Cũng tại nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày còn 30 ngày.

Cùng với đó, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian áp dụng chính sách.

Nhóm giải pháp cuối cùng Chính phủ đưa ra trong nghị quyết là tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia. Chính phủ “chốt” thời hạn trong tháng 9 này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng chống dịch. Bên cạnh đó, cũng trong tháng 9, nghiên cứu đề xuất về việc cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch với điều kiện bảo đảm tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Page 6: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

5

VẤN ĐỀ NỔI BẬT

Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, người dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh đó, những doanh

nghiệp sớm triển khai chuyển đổi số có sức chống chịu tốt hơn. Đồng thời, việc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sẵn sàng thích nghi “sống chung với dịch”, tận dụng cơ hội để bứt phá.

Năm 2021, những tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với năm 2020.

Quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp, mô hình quản lý truyền thống sang doanh nghiệp số, Chính phủ số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… đã thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa quản lý tại các cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh đầy thách thức đó, làn sóng chuyển đổi số lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cộng đồng doanh nghiệp đã chủ động, tích cực tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong vận hành doanh nghiệp để có thể duy trì tối đa hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mô hình nền kinh tế số đang hiện hữu rõ ràng hơn lúc nào hết. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh

nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) còn chưa nắm bắt rõ khi định hướng và triển khai hoạt động sản xuất - kinh doanh theo mô hình kinh tế số.

Trên 80% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết, khoảng 65% lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đầu tư cho chuyển đổi số. Những giải pháp ưu tiên cao trong doanh nghiệp hiện nay là làm việc từ xa ở quy mô lớn, an ninh mạng, thương mại và tiếp thị điện tử, cũng như tự động hóa quy trình.

Theo đại diện của VNPT-IT, 3 yếu tố quyết định chuyển đổi số thành công là con người, thể chế, công nghệ; thay đổi thói quen là khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số; nhận thức và nhận thức đúng là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần đánh giá phân tích rủi ro của riêng mình, trong đó có thể bao gồm những rủi ro như an toàn, an ninh mạng, quản trị dữ liệu, tính riêng tư, chất lượng giảm, giảm việc làm...

Chuyển đổi số thực sự đã tạo ra sự thay đổi tích cực cho toàn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng trải nghiệm cho người tiêu dùng, hỗ trợ vận hành sản xuất và canh tác bền vững, đem đến một môi trường làm việc an toàn, hiệu suất và có tính kết nối nhiều hơn cho nhân viên.

Chuyển đổi số GIÚP DOANH NGHIỆP có sức chống chịu tốt hơn

Page 7: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

6

VẤN ĐỀ NỔI BẬT

Trong 4 tháng cuối năm 2021, một trong những hoạt động trọng tâm mà Bộ Công Thương đề ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các khu công nghiệp nhằm duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Đối với ngành dầu khí, phối hợp với các địa phương để chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ chủ đầu tư các dự án trọng điểm dầu khí trong việc triển khai các hoạt động thi công ngoài hiện trường đáp ứng tiến độ đề ra, trên nguyên tắc đảm bảo tuyệt đối an toàn về phòng chống dịch Covid-19 đặc biệt là các Dự án Kho cảng LNG Thị Vải, Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam. Đôn đốc tiến độ triển khai các dự án trọng điểm về dầu khí.

Tăng cường công tác sản xuất, điều tiết việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp tình hình không để gián đoạn, đứt gãy nguồn cung các sản phẩm thiết yếu (dầu thô, khí tự nhiên, xăng dầu, phân bón...); Hiệp hội Xăng dầu, Tập đoàn Xăng dầu, các Tập đoàn, Tổng công ty các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu chia sẻ hoạt động với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn từ các nhà máy lọc dầu trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.

Đối với nhóm ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, chế biến thủy sản, điện tử… tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tối đa để các nhà máy duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất nhằm giữ được chân hàng, chuỗi cung ứng, trước mắt là để hoàn thành các đơn hàng đã ký kết và tranh thủ những đơn đặt hàng phục vụ dịp mua sắm cuối năm ở các thị trường khu vực châu Âu, Mỹ để gia tăng sản lượng.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia (như Samsung, Toyota...) tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Thường xuyên cập nhật, nâng

cấp hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, nhằm hình thành mạng lưới kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến ngành công nghiệp, hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

Đối với nhóm ngành sản xuất thép, phân bón, khai thác quặng, Bộ Công Thương cho biết sẽ chỉ đạo và phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, Ủy ban quản lý vốn nhà nước và những Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp sản xuất lớn trong các ngành rà soát, xem xét liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có biện pháp để tăng năng suất, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao. Rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất nhập khẩu mặt hàng sắt thép, phân bón, quặng sắt.

Dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến sản xuấtBỘ CÔNG THƯƠNG tìm hướng tháo gỡ

Page 8: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

7

VẤN ĐỀ NỔI BẬT

Tuy sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2021 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, giảm 4,2% so với tháng trước, nhưng tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2021 chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 tiếp

tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VẪN TĂNG DÙ KHÓ KHĂN

do Covid-19

Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam qua các tháng năm 2020 - 2021

(ĐVT: %)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,4%; ngành chế biến, chế tạo giảm 9,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ

năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,7%), đóng góp 5,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất 8 tháng đầu năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công

Page 9: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

8

VẤN ĐỀ NỔI BẬTnghiệp cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất kim loại tăng 30,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 23,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 9,2%; dệt và sản xuất giường, tủ, bàn ghế cùng tăng 8,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,8%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu tăng 7,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 6%; sản xuất trang phục tăng 5,9%.

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 13,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 7,6%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3,6%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 1,7%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 1%; khai thác than cứng và than non giảm 0,9%.

Một số sản phẩm công nghiệp đặc biệt tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như thép cán tăng 48,3%; linh kiện điện thoại tăng 43,9%; ô tô tăng 27,9%; sắt, thép thô tăng 13,7%; giày, dép da tăng 12,5%; phân hỗn hợp NPK tăng 12,3%; sữa bột tăng 11,1%; khí hóa lỏng LPG tăng 10,6%; điện thoại di động tăng 10%; thức ăn cho gia súc tăng 9,2%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 6,7%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm lại giảm như tivi các loại giảm 27,1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,3%; đường kính giảm 9,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,2%; bột ngọt giảm 5,7%; thủy hải sản chế biến giảm 5,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 5%.

Chỉ số sản xuất tháng 8/2021 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Bến Tre giảm 60,1%; Đồng Tháp giảm 59,1%; TP HCM giảm 49,2%; Vĩnh Long giảm 41,5%; Tây Ninh giảm 36,9%; Sóc Trăng giảm 31,4%; Hậu Giang giảm 29,5%; Khánh Hòa giảm 28,6%; Tiền Giang giảm 27%; Cần Thơ giảm 25,9%; Kiên Giang giảm 25,6%; Long An giảm 20,9%; Đà Nẵng giảm 17,1%; An Giang và Quảng Nam cùng giảm 15,5%; Đồng Nai giảm 13,3%; Bình Dương giảm 12,6%; Hà Nội giảm 6,4%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 3,7%.

Một số địa phương có chỉ số IIP tăng như: Hải Phòng tăng 21,2%; Hà Nam tăng 18,5%; Hải Dương tăng 17,8%; Quảng Ninh tăng 17,5%; Thái Bình tăng 15,8%; Nghệ An tăng 14,9%; Ninh Thuận và Nam Định cùng tăng 14,2%; Quảng Trị tăng 13,7%; Bắc Giang tăng 13,1%; Kon Tum tăng 12,5%; Quảng Ngãi tăng 11,4%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm ngày 01/8/2021 giảm 5,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 10,6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,8% và giảm 4,3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 5,6% và giảm 9,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6% và giảm 12%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 5,8% và giảm 11,4%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí giảm 0,1% và tăng 2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,7% và giảm 4,1%.

Page 10: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

9

VẤN ĐỀ NỔI BẬT

UBND tỉnh Hoà Bình đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 với những cơ chế khuyến khích hấp dẫn, tạo thêm sức hút đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp còn chưa được khai thác nhiều này.

Công nghiệp hỗ trợ là ngành giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp của Hoà Bình nhưng hiện trạng phát triển lại còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nhưng phần lớn là gia công, nguyên phụ liệu đầu vào đều do các đối tác nước ngoài cung cấp; ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn về quy mô với số lượng lao động bình quân 500 lao động/doanh nghiệp nhưng lại chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, rất ít sự góp mặt của doanh nghiệp trong nước.

Những năm qua, Hoà Bình đã từng bước tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn hoạt trong ngành này như: Công ty TNHH SANKO Việt Nam sản xuất linh kiện điện tử, Công ty TNHH nghiên cứu R Việt Nam sản xuất thấu kính quang học… nhưng hiệu quả đạt được chưa như mong muốn. Để phát triển ngành công nghiệp nền tảng này, Hoà Bình xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là một trong những nhân tố quan trọng. Do đó, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng này tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm bổ sung kiến thức cho đội ngũ quản lý, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động. Xã hội hoá đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hoá sâu trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Hòa Bình cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp nhằm thu

hút các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp. Nâng cao tính minh bạch của môi trường sản xuất kinh doanh để phát triển thêm nhiều doanh nghiệp mới theo mục tiêu đã đề ra, cũng như thu hút ở mức độ cao đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mới đây, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt, kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành công nghiệp nền tảng này. Thông qua chương trình, Hoà Bình định hướng thu hút, mời gọi đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp lớn có tiềm năng về công nghệ, thị trường và vốn để đầu tư xây dựng những dự án quy mô lớn, làm nền tảng, có tính lan tỏa cao, từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Dù vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với bảo vệ môi trường vẫn là điều kiện tiên quyết, Hoà Bình ưu tiên cho các dự án, doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong sản xuất, đổi mới công nghệ, có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm. Bố trí các doanh nghiệp hợp lý để nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

HOÀ BÌNH THÊM SỨC HÚT CHO PHÁT TRIỂN công nghiệp hỗ trợ

Page 11: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

10

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ bình quân giảm 1,1%. Trong năm 2020, do ảnh hưởng

bởi dịch Covid-19 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh chỉ đạt 90,9 điểm, giảm 7,9 điểm phần trăm so với năm 2019 và giảm 6,4 điểm phần trăm so với năm 2016.

Sản xuất công nghiệp CỦA ANH phục hồi trở lại từ tháng 3/2021

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giai đoạn năm 2016 - 2020(Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100)

Nguồn: ONS

Tốc độ giảm mạnh nhất là ngành sản xuất, giảm 1,5% góp phần làm giảm chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh trong giai đoạn năm 2016 - 2020. Trong đó, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng có tốc độ giảm như hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da giảm 3% trong giai đoạn năm 2016 - 2020; tiếp theo là sản phẩm gỗ, giấy và in ấn giảm 2,2%; sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 2,2%; Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại giảm 3,1%; thiết bị điện giảm 3,4%.

Do Chính phủ Anh áp lệnh phong toả nghiêm ngặt và kéo dài để chống chọi với đợt dịch đầu tiên trong năm 2020, khiến kinh tế nước Anh gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2020, kinh tế Anh có mức giảm mạnh nhất trong hơn 300 năm. Việc thực hiện lệnh giãn cách khiến hoạt động sản xuất của quốc gia này ngưng trệ, năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh giảm mạnh nhất là 8,0%. Trong đó, ngành sản xuất có mức giảm mạnh nhất là 9,5% so với năm 2019. Hầu hết các mặt hàng sản xuất đều

giảm mạnh trong năm 2020, trong đó hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da giảm 10,5%; sản phẩm gỗ và giấy, in ấn giảm 10,4%: than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 19,1%...

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Page 12: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

11

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀChỉ số sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp của Anh năm 2016 - 2020

(Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100, ĐVT: % tăng trưởng so với năm trước)

Năm 2016 (%)

Năm 2017 (%)

Năm 2018 (%)

Năm 2019 (%)

Năm 2020 (%)

Tăng trưởng bình quân

2016 - 2020 (%)

Tổng (B+C+D+E) 1,1 1,8 0,9 -1,2 -8,0 -1,1B. Khai thác mỏ và khai khoáng -2,3 0,7 5,3 -0,9 -7,6 -1,0C. Sản xuất 0,3 2,3 1,1 -1,8 -9,5 -1,5Sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá 0,2 1,9 1,8 1,6 -5,1 0,1Hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da -2,2 -0,4 -1,8 -0,3 -10,5 -3,0Sản phẩm gỗ và giấy và in ấn -1,2 0,8 -1,1 0,9 -10,4 -2,2Than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế -1,0 1,1 -4,1 3,0 -19,1 -4,0Hóa chất và sản phẩm hóa chất -6,2 2,1 1,4 -1,3 3,4 -0,1Các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản 2,9 -1,4 2,1 6,5 13,6 4,7Sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại

2,3 -0,8 -1,7 -2,9 -8,1 -2,2

Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại -3,2 0,6 -0,4 -2,3 -10,0 -3,1Sản phẩm máy tính, điện tử và quang học -0,9 4,6 13,9 -0,5 -9,6 1,5Thiết bị điện -4,3 2,9 -5,1 -1,2 -9,5 -3,4Máy móc và thiết bị chưa được phân vào đâu -0,8 6,7 2,3 -7,5 -19,7 -3,8Thiết bị vận tải 4,3 3,2 -0,7 -6,2 -24,0 -4,7Sản xuất và sửa chữa khác 4,7 6,3 1,3 -4,0 -9,7 -0,3

D. Điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí 3,6 -2,1 -1,2 1,1 -4,0 -0,5E. Cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải 6,3 2,3 -1,4 0,4 -1,3 1,3

Nguồn: ONSĐợt phong toả thứ hai vào tháng 1/2021

ngắn hơn và vẫn cho phép các nhà máy và doanh nghiệp khác duy trì hoạt động với điều kiện thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đầy đủ. Chính vì vậy, kể từ tháng 3/2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh đã phục hồi trở lại tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, tháng 4/2021 tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2020; tháng 5/2021 tăng 20,7% so với tháng 5/2020. Tuy nhiên, tháng 6/2021 chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh tăng chậm lại so với tháng

5/2021, nhưng vẫn tăng 8,3% so với tháng 6/2020. Tháng 7/2021 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,8% so với tháng 7/2020.

Trong tháng 7/2021 ngành sản xuất tăng 6,0%; điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,1% và cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải tăng 5,1%, bù đắp mức giảm mạnh của ngành khai thác mỏ và khai khoáng, do đó chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giảm tốc mạnh so với tháng trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Anh theo tháng năm 2020 - 2021(ĐVT: % so với cùng kỳ năm 2020)

-6,7 -4,7 -4,8 -4,6 -2,7 -2,3 -4,1 -3,7

3,1

27,420,7

8,33,8

-10-505

1015202530

T7/2020 T8 T9 T10 T11 T12 T1/2021 T2 T3 T4 T5 T6 T7

Nguồn: ONS

Page 13: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

12

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀTrong tháng 7/2021, các ngành sản xuất

đều tăng mạnh, trừ ngành các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản. Trong đó, các ngành hàng tiêu dùng hoạt động sản xuất đang tăng do nhu cầu tiêu thụ trrong nước và quốc tế phục hồi, sau khi lệnh giãn cách tại nhiều quốc

gia được nới lỏng như; ngành hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da tăng 2,9%; Sản phẩm gỗ và giấy và in ấn tăng 10,7%; sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 8,7%; kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại tăng 9,6%...so với tháng 7/2020.

Chỉ số sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp của Anh từ tháng 1 đến tháng 7/2021 (Số liệu điều chỉnh theo mùa, năm cơ sở 2018 = 100, so với cùng kỳ năm 2020)

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7Tổng (B+C+D+E) -4,1 -3,7 3,1 27,4 20,7 8,3 3,8B. Khai thác mỏ và khai khoáng -11,1 -13,0 -4,7 -17,8 -17,5 -32,4 -15,3C. Sản xuất -4,8 -4,5 4,1 39,4 28,2 13,9 6,0Sản phẩm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá -5,7 -6,6 -4,6 12,9 11,3 8,4 2,6Hàng dệt, may mặc và các sản phẩm da 10,3 2,9 32,0 164,9 75,6 22,9 2,9Sản phẩm gỗ, giấy và in ấn -7,1 -4,6 0,7 42,6 34,9 18,4 10,7Than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế -24,0 -28,2 -20,2 7,4 22,7 29,0 23,6Hóa chất và sản phẩm hóa chất 8,8 9,3 3,5 15,1 10,5 11,9 6,0Các sản phẩm và chế phẩm dược phẩm cơ bản 15,9 5,0 -2,9 -17,8 3,3 -8,4 -9,3Sản phẩm cao su, nhựa và sản phẩm từ khoáng phi kim loại

-0,3 1,4 16,8 100,6 47,4 16,9 8,7

Kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại -6,9 -7,9 1,0 40,1 27,8 15,8 9,6Sản phẩm máy tính, điện tử và quang học -7,2 -1,7 8,5 26,0 11,9 7,5 3,8Thiết bị điện 2,6 8,0 9,2 54,0 35,4 21,9 10,9Máy móc và thiết bị khác -5,8 -4,4 19,5 87,3 56,8 30,4 17,0Thiết bị vận tải -20,6 -16,4 4,9 123,8 73,0 17,5 5,3Sản xuất và sửa chữa khác -4,7 -4,1 2,4 45,9 33,0 23,3 10,9

D. Điện, gas, hơi nước và điều hòa không khí 2,0 3,4 2,5 13,7 16,1 9,2 3,1E. Cấp nước, thoát nước và quản lý chất thải 0,6 2,6 2,6 10,9 11,0 5,9 5,1

Nguồn: ONS

Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá tại thị trường trong nước và quốc tế phục hồi nhờ việc nới lỏng lệnh giãn cách, hoạt động sản xuất và thương mại của Anh trong nửa đầu năm 2021 đều phục hồi mạnh. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 6 tháng đầu năm 2021, thương mại hàng hoá của Anh đạt 550 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Thâm hụt thương mại trong 6 tháng đầu năm 2021 ở mức 96,2 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 226,9 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu đạt 323,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Anh trong nửa đầu năm 2021 gồm: ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đá quí hoặc đá nửa quí, kim loại quí, kim loại mạ kim loại quí và các sản phẩm của chúng; đồ kim hoàn giả; tiền kim loại dẫn đầu về kim ngạch đạt 36,8 tỷ USD, tăng 45,6%; Tiếp theo là lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên dẫn đầu

về kim ngạch xuất khẩu đạt 31,6 tỷ USD, tăng 5%; Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng đạt 21,5 tỷ USD, tăng 44,4%...

Về nhập khẩu, Anh đẩy mạnh nhập khẩu hầu hết các mặt hàng trong nửa đầu năm 2021. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Anh tăng mạnh như: Nhựa và các sản phẩm từ nhựa đạt 10 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2020; Các sản phẩm hoá chất đạt 7,4 tỷ USD, tăng 139,7%; Đồ nội thất (mã HS 94) đạt 6,8 tỷ USD, tăng 48,6%; quần áo và hàng may mặc sẵn, dệt kim, đan hoặc móc đạt 5,1 tỷ USD, tăng 18,9%...

Đối với Việt Nam, Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn năm 2016 - 2020, thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Anh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 0,6%/năm. Việt Nam luôn giữ vững mức thặng dư thương mại lớn tại thị trường này. Trong năm

Page 14: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

13

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ2020, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Anh đạt 5,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 4,95 tỷ USD và nhập khẩu đạt 687,4 triệu USD, thặng dư 4,3 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh đạt 4,47 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu đạt 565,5 triệu USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2020. Thặng dư thương mại trong 8 tháng đầu năm 2021 là 3,3 tỷ USD.

Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá sang Anh trong 8 tháng đầu năm 2021 như: xuất khẩu sắt thép các loại đạt 326,7 triệu USD, tăng 1.403,2% so với cùng kỳ năm 2020; sản phẩm từ sắt thép đạt 58,4 triệu USD, tăng 236,9%; cao su đạt 3,3 triệu USD, tăng 87,6%; Hàng rau quả đạt 11,4 triệu USD, tăng 73,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 84,2 triệu USD, tăng 71,7%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 31 triệu USD, tăng 71,7%... Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối

cảnh xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy, Hiệp định UKVFTA đã tạo ra động lực quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh trong năm 2021

Dư địa tăng trưởng thị trường tại Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn bởi tất cả các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm 0,8% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa mỗi năm trung bình đạt 654,5 tỷ USD của Anh trong giai đoạn 2016- 2020 (theo số liệu thống kê từ ITC). Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. Nhiều mặt hàng có trị giá xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… còn nhiều dư địa tăng trưởng, thậm chí đồ gỗ của Việt Nam còn được đánh giá có sức cạnh tranh khá tốt tại thị trường này. Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA tiếp tục góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Anh.

Page 15: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

14

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế Hàn Quốc năm 2021 vươn lên vị trí thứ 10 thế giới và thứ 4 châu Á, bất chấp diễn

biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Để đạt được kết quả khả quan trên là nhờ sự đầu tư nghiêm túc và kiên trì trong việc áp dụng công nghệ 4.0 vào tất cả các ngành sản xuất công nghiệp của nước này. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng với hướng mới về số hóa sản xuất. Năm 2017, khu vực tư nhân và nhà nước Hàn Quốc đã đồng ý tăng số lượng nhà máy thông minh trong nước, với mục tiêu có hơn 30.000 nhà máy hoạt động với công nghệ phân tích và kỹ thuật số mới nhất vào năm 2025. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) đã củng cố các kế hoạch của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp họ áp dụng và mở rộng các công nghệ nhà máy thông minh. Hơn 99% công ty ở Hàn Quốc là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dữ liệu của Chính phủ nước này cho thấy xuất khẩu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục tăng. Chính phủ sẽ hỗ trợ để giúp đào tạo 40.000 công nhân lành nghề để vận hành các cơ sở sản xuất hoàn toàn tự động thông qua các chương trình giáo dục khác nhau, đồng thời đa dạng hóa hỗ trợ. Mục tiêu là 30.000 nhà máy thông minh vào năm 2025 đã được tăng lên so với mục tiêu trước đó là 10.000 nhà máy vào năm 2020, để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của số hóa và tự

động hóa hoàn toàn trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Năm 2020, để khôi phục lại nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 414,4 triệu USD vào các dự án R&D để khuyến khích các công ty vừa và nhỏ phát triển và nâng cao công nghệ tự động. Trong đó, Samsung Electronics và SK Hynix, các nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, có kế hoạch đầu tư 32,8 tỷ USD vào ngành này vào năm 2024 (Samsung Electronics 19 tỷ USD, SK Hynix 13,8 tỷ USD)… Các nhà máy thông minh đang hướng nhiều hơn đến việc có các cơ sở sản xuất tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát thời gian thực bằng các thiết bị công nghiệp Internet of Things (IIoT). Các dự án nghiên cứu và thử nghiệm được tài trợ bởi quỹ chính phủ bao gồm dữ liệu lớn, hệ thống vật lý mạng, cảm biến thông minh, mạng không dây và rô bốt cộng tác. Theo kế hoạch của Chính phủ Hàn Quốc, trong 10 lĩnh vực chính, mỗi lĩnh vực sẽ có 4.500 nhà máy thông minh vào năm 2025. Những công ty vận hành các nhà máy thông minh sau khi nhận được đầu tư từ Chính phủ cho biết năng suất của họ đã cải thiện 25%, trong khi tỷ lệ mất chức năng giảm 27%.

Bước sang năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên sự phục hồi kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ việc liên tục đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu phát triển vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng đầu như: điện tử, ô tô, viễn thông, đóng tàu, hóa chất… Hàn Quốc đã khẳng định vị trí là một trong những nước có ngành điện tử tiêu dùng phát triển nhất thế giới. Hiện nay, thế mạnh của Hàn Quốc là các thiết bị điện thoại thông minh, bảng hiển thị, chip, bộ nhớ, vi mạch… Thực tế, Hàn Quốc đã đưa ngành điện tử và công nghệ thông tin trở thành động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Định hướng của Chính phủ Hàn Quốc thời gian tới là đưa sản xuất chất bán dẫn trở

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA HÀN QUỐC TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

tăng mạnh

Page 16: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

15

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀthành ngành chiến lược quan trọng gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Nhớ hướng đi đúng trong việc áp dụng công nghệ 4.0, sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc liên tục tăng trưởng trong 5 năm gần đây. Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, giai đoạn 2016 - 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc tăng trưởng bình quân 0,97%/năm, từ 102,3 điểm vào năm 2016 tăng lên 106,3 điểm vào năm 2020. Trong đó, sản xuất lĩnh vực chế tạo tăng trưởng bình quân 0,49%/năm, từ 102 điểm năm 2016 tăng lên 104 điểm vào 2020; sản xuất hàng hóa cuối cùng tăng mạnh từ 102,4 điểm năm 2016 lên 112,2 điểm năm 2020; sản xuất chất bán dẫn tăng mạnh từ 109,4 điểm năm 2016 lên mức cao kỷ lục 183,9 điểm năm 2020; sản xuất đồ nội thất tăng từ 103 điểm năm 2016 lên 105,5 điểm năm 2020; sản xuất

đồ thể thao tăng từ mức thấp 99,2 điểm năm 2016 lên 117,1 điểm năm 2020. Ngược lại, sản xuất hàng hóa trung gian của Hàn Quốc giảm từ 101,3 điểm năm 2016 xuống mức thấp nhất 98,9 điểm năm 2020. Đối với nhóm hàng dệt may, sản xuất hàng dệt may, trừ quần áo giảm từ 104,4 điểm năm 2016 xuống 93,9 điểm năm 2020; sản xuất kéo sợi và chế biến chỉ và sợi giảm từ 96,9 điểm năm 2016 xuống 77,7 điểm năm 2020; sản xuất các sản phẩm dệt giảm từ 99,7 điểm năm 2016 xuống 93 điểm năm 2020; sản xuất nhuộm và hoàn thiện hàng dệt may giảm từ 105,1 điểm năm 2016 xuống 91,4 điểm năm 2020. Bên cạnh đó, sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp khác giảm, như: các mặt hàng giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giấy và sản phẩm từ giấy, cao su, sản phẩm từ cao su và nhựa, sản xuất thép, kim loại cơ bản, linh kiện điện tử, máy tính.

Chỉ số sản xuất của toàn bộ ngành công nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng đầu năm 2021 (Đvt: điểm chỉ số)

Nguồn: Cơ quan Thống kê Hàn Quốc

Ghi chú: Năm 2015 là năm cơ sở

7 tháng đầu năm 2021, sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc tăng mạnh 5% so với 7 tháng đầu năm 2020, lên 108,7 điểm, mặc dù gặp tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Trong đó, sản xuất lĩnh vực chế tạo tăng 1,57%, lên 105,3 điểm; hàng hóa cuối cùng tăng 2,73%, lên 114,78 điểm; hàng hóa trung gian tăng 7,87%, lên 104,42 điểm; sản xuất đồ uống tăng 1,11%, lên 102,5 điểm; sản

xuất chất bán dẫn tăng 12,4%, lên 201,7 điểm; sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế tăng 4,14%, lên 114,2 điểm; sản xuất thiết bị điện tăng 0,47%, lên 104,9 điểm. Ngược lại, sản xuất hàng dệt may, trừ quần áo giảm 0,52%, xuống 93,5 điểm; sản xuất giày dép và các bộ phận của giày dép giảm 8,45%, xuống 37,9 điểm; sản xuất các sản phẩm từ gỗ, ngoại trừ đồ nội thất giảm 1,32%, xuống 94,9 điểm …

Page 17: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

16

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀChỉ số sản xuất một số nhóm ngành hàng thuộc lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc trong

giai đoạn 2016- 2020 và 7 tháng đầu năm 2021 (Đvt: Điểm chỉ số)

Nguồn: Cơ quan Thống kê Hàn Quốc

Ghi chú: Năm 2015 là năm cơ sở

Dữ liệu sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc cho thấy, sản xuất công nghiệp của nước này trong 7 tháng đầu năm 2021 phục hồi mạnh mẽ. Do đó, Hàn Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến và tiêu dùng nội địa.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, giai đoạn 2016 - 2020, nhập khẩu hàng hóa của Hàn Quốc tăng trưởng bình quân 4,2%/năm, từ mức thấp nhất 406,06 tỷ USD năm 2016 tăng lên 467,54 tỷ USD năm 2020.

Nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc giai đoạn năm 2016 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 (ĐVT: Tỷ USD)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế

Page 18: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

17

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀNửa đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa

của Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh 24,1% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 285,17 tỷ USD. Tốc độ nhập khẩu nhiều mặt hàng thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng của Hàn Quốc tăng mạnh. Đơn cử, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi và các bộ phận của chúng (HS 84) tăng 29,1%, đạt gần 36 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đạt 1,47 tỷ USD, tăng 74%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 31,9% trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi và các bộ phận của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 4,1%

trong 6 tháng đầu năm 2021.

6 tháng đầu năm 2021 so với 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần, áo, không dệt kim hoặc móc (HS 62) của Hàn Quốc tăng 11,7%, đạt 3,54 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đạt 819 triệu USD, tăng 6,2%, cao hơn so với tốc độ nhập khẩu bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần mặt hàng may mặc và phụ kiện quần, áo, không dệt kim hoặc móc của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 32,17% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu các nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam vào Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

Mã HS

Hàn Quốc nhập khẩu từ thế giới Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam Thị phần của Việt

Nam (%)

Năm 2020 (Triệu USD)

Tăng/giảm bình quân giai

đoạn 2016 - 2020

(%)

6 tháng 2021 (Triệu USD)

So với 6 tháng 2020 (%)

Năm 2020 (Triệu USD)

Tăng/giảm bình quân giai đoạn

2016 - 2020 (%)

6 tháng 2021

(Triệu USD)

So với 6 tháng

2020 (%)

6 tháng 2021

6 tháng

2020

Tổng 467.540 4,2

285.172 24,1 20.579 14,0 11.602 15,6 4,07 4,37

85 94.107 5,8 52.358 19,8 8.781 18,3 4.629 2,5 8,84 10,3384 57.361 7,0 35.966 29,1 2.015 31,9 1.476 74,0 4,10 3,0562 5.388 1,3 2.545 11,7 1.929 4,5 819 6,2 32,17 33,8361 3.697 6,6 1.933 19,1 1.137 13,1 607 13,2 31,38 33,0264 3.076 5,2 1.807 13,6 1.019 13,4 622 10,8 34,44 35,3144 2.947 -0,5 1.825 22,7 627 13,4 379 14,5 20,75 22,2503 4.575 4,2 2.348 6,2 558 5,0 267 7,1 11,36 11,2794 3.710 5,4 2.092 21,6 411 11,0 220 9,1 10,51 11,7290 19.381 3,7 11.356 24,3 404 24,3 257 36,8 2,26 2,0663 1.547 22,9 654 -20,5 335 17,7 183 17,7 27,94 18,8739 11.484 3,5 6.977 26,5 272 22,8 177 45,2 2,53 2,2187 18.203 4,6 10.593 30,7 180 28,0 134 52,9 1,26 1,0872 11.120 -4,7 7.828 27,8 175 7,6 109 25,1 1,39 1,4276 5.755 2,2 3.874 36,3 171 7,0 90 3,2 2,31 3,0542 3.245 10,0 1.943 34,6 150 3,0 79 5,5 4,05 5,1773 6.137 -1,2 3.391 9,6 146 13,7 94 31,7 2,77 2,3040 2.642 3,2 1.644 29,1 135 10,0 97 44,4 5,92 5,29

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tếQua số liệu thống kê trên có thể thấy, Hàn

Quốc tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và trong nửa đẩu năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc. Điều này có thể thấy Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung

ứng hàng hóa cho Hàn Quốc.

Nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi tốt nhờ được hỗ trợ bởi ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, giúp xuất khẩu hàng hóa của nước này tăng trưởng khả quan. Sự phục hồi kinh tế của Hàn Quốc giúp nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và thực phẩm tăng cao. Đây là cơ hội để Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế

Page 19: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

18

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀcạnh tranh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hàng thủy sản; giày dép các loại; xơ, sợi dệt các loại …

Cập nhật số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 12% so với 7 tháng đầu năm 2020, đạt 12,15 tỷ USD. Trong đó, có tới 36/40 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng. Đáng chú ý, có 3 mặt hàng xuất khẩu

sang Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 3 con số như: Cao su (tăng 100,1%); đá quý, kim loại quý và các sản phẩm (tăng 140%); than các loại (tăng 190,6%). Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao, như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 35,9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (tăng 47,5%); xơ, sợi dệt các loại (tăng 57,6%); kim loại thường khác và sản phẩm (tăng 42,2%); sản phẩm từ chất dẻo (tăng 44,1%); dây điện và dây cáp điện (tăng 41,2%); sắt thép các loại (tăng 47,1%); sản phẩm từ sắt thép (tăng 36,1%); hóa chất (tăng 60%).

10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt kim ngạch cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2021

Mặt hàng 7 tháng 2021

(Triệu USD)

7 tháng 2020

(Triệu USD)So sánh

(%)Tỷ trọng tính theo trị giá (%) 7 tháng 2021 7 tháng 2020

Tổng 12.151 10.849 12,0 100,00 100,00Điện thoại các loại và linh kiện 2.592 2.951 -12,2 21,33 27,20Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.113 1.555 35,9 17,39 14,33Hàng dệt, may 1.492 1.487 0,4 12,28 13,70Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1.299 1.097 18,5 10,69 10,11Gỗ và sản phẩm gỗ 534 457 17,0 4,40 4,21Hàng thủy sản 438 422 3,7 3,60 3,89Phương tiện vận tải và phụ tùng 385 261 47,5 3,17 2,41Giày dép các loại 345 337 2,2 2,84 3,11Xơ, sợi dệt các loại 304 193 57,6 2,50 1,78Kim loại thường khác và sản phẩm 208 146 42,2 1,71 1,35

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 20: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

19

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Trong 5 năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Ấn Độ, thúc

đẩy nước này tập trung đầu tư, phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nhằm mở rộng quy mô cũng như tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ trên thị trường thế giới.

Thúc đẩy bởi chương trình “Make in India”, Ấn Độ đang trên con đường trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao khi những nhà sản xuất hàng đầu toàn cầu như GE, Siemens, HTC, Toshiba và Boeing đã thành lập hoặc đang trong quá trình thiết lập sản xuất các nhà máy ở Ấn Độ. Theo Cơ quan xúc tiến xuất nhập khẩu của Ấn Độ, lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ có tiềm năng đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Việc thực hiện Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ đưa Ấn Độ trở thành thị trường với GDP là 2,5 nghìn tỷ USD cùng với dân số 1,32 tỷ người, đây sẽ là một điểm thu hút lớn cho các nhà đầu tư. Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA) dự đoán rằng Ấn Độ có tiềm năng mở rộng năng lực sản xuất máy tính xách tay và máy tính bảng tích lũy lên 100 tỷ USD vào năm 2025 thông qua các biện pháp can thiệp chính sách…

Để định vị Ấn Độ là trung tâm toàn cầu về Thiết kế và Sản xuất Hệ thống Điện tử (ESDM) và thúc đẩy tầm nhìn xa hơn của Chính sách Quốc gia về Điện tử (NPE) năm 2019, ba kế hoạch cụ thể đã được Ấn Độ đưa ra là: Đề án Khuyến khích Liên kết Sản xuất (PLI); Đề án

Thúc đẩy Sản xuất linh kiện điện tử và chất bán dẫn (SPECS) và Đề án cụm sản xuất điện tử sửa đổi (EMC 2.0) đã được thông báo vào tháng 4/2020. Kế hoạch thứ tư là Đề án khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) cho Phần cứng công nghệ thông tin đã được thông báo vào tháng 3/2021. Theo các kế hoạch phát triển trên, Ấn Độ đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Một số khoản đầu tư và phát triển trong lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ trong thời gian gần đây là: Tháng 5/2020, Chính phủ Ấn Độ đã tăng FDI vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng theo lộ trình tự động từ 49% lên 74%; Trong năm tài chính 2020-21, Ấn Độ nhận được tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 81,72 tỷ USD, tăng 10% so với năm tài chính 2019-20; Tháng 2/2021, Amazon Ấn Độ thông báo bắt đầu sản xuất các sản phẩm điện tử tại Ấn Độ, khởi đầu là sản xuất thanh truyền hình Amazon Fire TV. Công ty có kế hoạch bắt đầu sản xuất với nhà sản xuất theo hợp đồng Cloud Network Technology, một công ty con của Foxconn ở Chennai vào cuối năm 2021; Đáng chú ý, trong tháng 4/2021, nhiều công ty đã thực hiện kế hoạch đầu tư sản xuất tại Ấn Độ như: Samsung Display Noida- công ty sản xuất điện thoại thông minh của Hàn Quốc đã đầu tư Rs. 4.825 crore (650,42 triệu USD) để chuyển nhà máy sản xuất màn hình di động và công nghệ thông tin từ Trung Quốc đến Uttar Pradesh, và công ty đã nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ Ấn Độ; Bharti Enterprises Ltd. và Dixon Technologies (India) Ltd., đã thành lập một liên doanh để tận dụng kế hoạch Liên kết sản xuất (PLI) của Chính phủ Ấn Độ để sản xuất các sản phẩm mạng và viễn thông; Tháng 4/2021, Godrej Appliances cũng đưa ra một loạt máy điều hòa không khí Made in India (AC). Công ty có kế hoạch đầu tư Rs. 100 crore (13,48 triệu USD) trong các đơn vị sản xuất (đặt tại Shirwal và Mohali) để nâng công suất sản xuất AC lên 8 vạn đơn vị vào năm 2025.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển sản xuất công nghệ cao, Chính phủ Ấn Độ đã

ẤN ĐỘ HƯỚNG TỚI TRỞ THÀNH trung tâm sản xuất công nghệ cao

Page 21: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

20

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀđưa ra một loạt các sáng kiến như: Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch PLI cho 16 nhà máy làm nguyên liệu chính ban đầu (KSM)/thuốc trung gian và dược phẩm hoạt tính (API). Việc thành lập 16 nhà máy này sẽ dẫn đến tổng vốn đầu tư là Rs. 348,70 crore (47,01 triệu USD) và tạo ra gần 3.042 việc làm. Việc phát triển thương mại của những nhà máy này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4/2023; Tháng 3/2021, Chính phủ Ấn Độ đã công bố các khoản tài trợ trị giá 1 tỷ USD tiền mặt cho mỗi công ty bán dẫn thành lập các đơn vị sản xuất trong nước. Đây là một phần trong nỗ lực mở rộng ngành lắp ráp điện thoại thông minh và cải thiện chuỗi cung ứng thiết bị điện tử của Ấn Độ; Ngân sách Liên minh năm tài chính 2021-22 được kỳ vọng sẽ nâng cao tăng trưởng của Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và các lĩnh vực khác. Trong đó, phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, môi trường hậu cần và tiện ích cho lĩnh vực sản xuất là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu…

Với những chương trình, kế hoạch đã đặt ra, cùng với đó là nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ đã tăng liên tục trong những năm

gần đây. Theo thống kê từ Bộ Thống kê và Thực thi Chương trình Ấn Độ (MOSPI), chỉ số sản xuất công nghiệp của Ấn Độ đã tăng từ mức 119,2 điểm chỉ số trong năm tài chính 2016-17 lên 114,5 điểm chỉ số năm 2020-21.

Trong các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp là hàng tiêu dùng lâu bền vừa là lĩnh vực có chỉ số sản xuất cao nhất, vừa là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm qua, từ mức 126,5 điểm chỉ số năm tài chính 2016-17 lên 145,3 điểm chỉ số trong năm tài chính 2019-20.

Trong năm tài chính 2020-21, cũng như 4 tháng đầu năm tài chính 2021-22, ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 khiến chỉ số sản xuất nhiều lĩnh vực của Ấn Độ đều tăng chậm lại, theo đó các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ lực của Ấn Độ như sản xuất ô tô, máy tính, điện tử, ô tô… đều bị ảnh hưởng, thay vào đó, Ấn Độ lại đẩy mạnh sản xuất hàng hóa là hàng thiết yếu như thực phẩm, dược phẩm… Kết quả là chỉ số sản xuất hàng hóa vốn và hàng tiêu dùng lâu bền của Ấn Độ giảm đáng kể, trái lại, chỉ số sản xuất lĩnh vực hàng hóa thiết yếu và hàng hóa trung gian vẫn tăng.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ qua các năm tài chính(Đvt: điểm chỉ số, năm 2011-12=100)

-20,00 40,00 60,00 80,00

100,00 120,00 140,00 160,00

Năm 2016-17 Năm 2017-18 Năm 2018-19 Năm 2019-20 Năm 2020-21 Quý I/2021-22

Sản xuất chung Hàng hóa thiết yếuHàng hóa vốn Hàng hóa trung gianHàng hóa cơ sở hạ tầng/xây dựng Hàng hóa tiêu dùng lâu bềnHàng hóa tiêu dùng không lâu bền

Nguồn: Tính toán từ số liệu của MOSPI

(Ghi chú: Một năm tài chính của Ấn Độ được tính từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau)

Page 22: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

21

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀTrong năm tài chính 2020-21, do tác động

của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất của các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ đều giảm, chỉ có 3 nhóm ngành hàng có chỉ số sản xuất tăng là nhóm ngành sản xuất thực phẩm, sản xuất dược phẩm, hóa dược và các sản phẩm từ thực vật; sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học.

Đáng chú ý, àn sóng dịch Covid-19 mới tại Ấn Độ vào tháng 4/2021 với biến chủng Delta mới, đã làm ngưng trệ tất cả các hoạt động sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ, điều này khiến chỉ số sản xuất nhiều nhóm ngành sản xuất thuộc ngành công

nghiệp chế biến chế tạo của Ấn Độ đã giảm mạnh trong quý đầu năm tài chính 2021-22 so với cả năm tài chính 2020-21 như sản xuất các sản phẩm thuốc lá; sản xuất da và các sản phẩm liên quan; sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ; sản xuất các sản phẩm bằng kim loại đã được chế tạo, trừ máy móc và thiết bị; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc và thiết bị khác; sản xuất thiết bị vận tải khác. Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất của nhiều nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ lại tăng như ngành sản xuất hàng dệt, may mặc; ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; ngành sản xuất kim loại cơ bản; ngành sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học.

Chỉ số sản xuất các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Ấn Độ(Đvt: Điểm chỉ số, năm tài chính 2011-12 là năm cơ sở)

Ngành sản xuấtNăm

2016-17Năm

2017-18Năm

2018-19Năm

2019-20Năm

2020-21Quý I năm

2021-22Sản xuất thực phẩm 98,9 108,1 121,3 123,7 120,4 117,1Sản xuất đồ uống 106,3 105,4 109,2 106,4 78,9 75,9Sản xuất các sản phẩm thuốc lá 115,9 95,1 94,2 95,4 81,8 73,2Sản xuất hàng dệt may 117,4 117,1 118,7 115,7 91,1 110,3Sản xuất quần áo 151,7 137,5 154,2 154,6 108,4 129,0Sản xuất da và các sản phẩm liên quan 122,3 123,9 125,0 122,7 100,6 88,3Sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ và nứa, trừ đồ nội thất; sản xuất các sản phẩm bằng rơm và vật liệu tết bện

93,1 92,4 105,1 113,8 91,5 88,7

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 114,0 108,9 104,1 90,8 69,6 81,0In và tái tạo phương tiện đã ghi 106,0 99,7 97,6 90,7 65,3 68,3Sản xuất than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế

119,1 123,5 126,7 126,7 111,2 114,1

Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 116,5 116,1 119,0 118,5 116,0 114,4Sản xuất dược phẩm, hóa dược và các sản phẩm từ thực vật

172,3 212,1 215,5 215,2 218,7 217,1

Sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa 120,5 110,6 108,0 100,0 96,3 100,9Sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

109,9 113,9 123,6 121,3 105,7 116,5

Sản xuất kim loại cơ bản 130,6 138,0 143,3 159,1 149,8 163,0Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại đã được chế tạo, trừ máy móc và thiết bị

105,5 107,9 106,2 90,6 78,2 74,0

Sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học

126,7 148,5 168,7 151,0 132,0 113,5

Sản xuất thiết bị điện 122,6 107,4 110,1 105,2 92,3 77,9Sản xuất máy móc và thiết bị chưa được phân vào đâu

114,1 120,5 123,4 107,7 92,5 89,8

Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc

101,7 114,5 122,7 100,2 81,1 83,1

Sản xuất thiết bị vận tải khác 117,5 133,9 145,7 136,6 112,0 88,6Sản xuất đồ nội thất 176,2 196,6 212,6 197,3 142,2 133,1Sản xuất khác 125,6 106,2 92,8 81,2 62,9 78,8

Nguồn: Tính toán từ số liệu của MOSPI

Page 23: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

22

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀĐi đôi với đẩy mạnh sản xuất ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo, Ấn Độ cũng tăng cường nhập khẩu các nhóm hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và và hàng hóa là tư liệu sản xuất... Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, năm tài chính 2019-20 và năm 2020-21, Ấn Độ đã tăng mạnh nhập khẩu các nhóm hàng như vật liệu và sản phẩm hóa học; sản phẩm cao su; sản phẩm khoáng phi kim loại; kim loại màu; máy móc thiết bị vận tải; máy móc thiết bị phát điện; máy văn phòng và xử lý dữ liệu tự động; máy móc thiết bị điện…

Với quyết tâm trở thành trung tâm công nghệ cao của thế giới, lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghệ cao được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời

gian tới, kéo theo nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng như các sản phẩm dùng làm tư liệu sản xuất của Ấn Độ sẽ tăng lên, đây sẽ là cơ sở để cho các quốc gia đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vào Ấn Độ, trong đó có Việt Nam.

Các mặt hàng Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ thời gian tới phải kể đến là sắt thép; kim loại màu; máy móc và thiết bị vận tải; máy móc và thiết bị điện; đồ nội thất và các bộ phận của chúng, bộ đồ giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông tương tự; hàng du lịch, túi xách và các vật chứa tương tự; các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo...

Một số nhóm ngành sản xuất thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Ấn Độ có chỉ số sản xuất tăng trong năm tài chính 2019-20 và 2020-21

(Đvt: điểm chỉ số, tính theo trị giá nhập khẩu, năm cơ sở 2012-13)

Nhóm ngành sản xuất Năm 2020-21

Năm 2019-20

Thực phẩm 138,22 129,50Cork và và gỗ 122,39 121,57Quặng kim loại và phế liệu kim loại 110,35 92,72Hóa chất và các sản phẩm liên quan, n.e.s. 111,95 108,29Hóa chất vô cơ 104,09 100,82Vật liệu nhuộm, thuộc da và tạo màu 134,55 132,14Dược phẩm và các sản phẩm dược phẩm 111,31 108,93Phân bón (trừ những loại thuộc nhóm 272) 87,71 85,82Nhựa ở dạng nguyên sinh 115,51 106,18Nhựa ở dạng không nguyên sinh 165,85 152,13Vật liệu và sản phẩm hóa học 148,44 128,69Da và các sản phẩm liên quan 95,20 87,89Sản phẩm cao su 209,96 169,31Cork và gỗ (không bao gồm đồ nội thất) 130,84 120,17Sợi dệt, vải, các sản phẩm làm từ vải thô, và các sản phẩm liên quan 127,98 123,35Sản xuất khoáng phi kim loại, n.e.s. 201,70 168,98Sắt và thép 129,47 124,30Kim loại màu 124,54 105,32Sản xuất kim loại, n.e.s. 149,76 130,28Máy móc và thiết bị vận tải 136,28 126,05Máy móc thiết bị phát điện 157,57 139,99Máy móc chuyên dụng cho các ngành công nghiệp cụ thể 114,50 93,67Máy móc gia công kim loại 109,87 100,07Máy móc và thiết bị công nghiệp nói chung, n.e.s. và các bộ phận máy móc, n.e.s. 114,35 103,75Máy văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động 148,18 133,45Máy móc, thiết bị và thiết bị điện và các bộ phận điện của chúng (bao gồm cả các bộ phận không dùng điện của thiết bị điện loại gia dụng) 133,75 117,33Phương tiện giao thông đường bộ (kể cả phương tiện đệm khí) 180,46 147,35Đồ nội thất và các bộ phận của chúng; bộ đồ giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông tương tự 120,86 100,16Hàng du lịch, túi xách và các vật chứa tương tự 103,35 97,49Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo 114,39 95,31Các công cụ và thiết bị khoa học và kiểm soát, n.e.s. 110,77 105,53Máy chụp ảnh, thiết bị, vật tư và hàng hóa quang học, n.s; đồng hồ 147,12 139,73Các mặt hàng sản xuất khác, n.e.s. 119,64 91,48

Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ

Page 24: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

23

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành xu hướng chính và giúp thay đổi các hình thức sản xuất công nghiệp và

kinh doanh truyền thống. Canada hiện là một trung tâm cho công nghệ sáng tạo. Điều này bao gồm mọi thứ từ blockchain đến AI (một chuỗi các khối có chứa thông tin) để hoàn thành quá trình số hóa. Chính phủ Canada thậm chí còn triển khai trên blockchain trong thông tin liên lạc của họ. Với thời gian và sự chuẩn bị, Canada có thể đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất trên toàn cầu.

Công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp của Canada. Với mong muốn đảm bảo một khu vực sản xuất lành mạnh và đa dạng hóa các nguồn lực, ngành sản xuất công nghiệp Canada đang áp dụng công nghệ tiên tiến, phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, cảm biến, thuật toán thông minh để chuyển đổi hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị cho sản phẩm của chính họ và khách hàng của họ. Theo khảo sát về việc áp dụng công nghiệp 4.0 vào sản xuất công nghiệp, mức độ số hóa trung bình của các công ty nhỏ và vừa của Canada ước tính tăng từ 33% lên 72% trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trên thế giới, chỉ 10% công ty trong các lĩnh vực chính như sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng, điện tử và thiết bị công nghiệp có thể nắm vững

những thay đổi về văn hóa, chiến lược và hoạt động cần thiết để hỗ trợ Công nghiệp 4.0. Các nhà sản xuất Canada đang ở một vị trí thuận lợi để nắm bắt chuyển đổi kỹ thuật số. Đặc biệt, Tây Nam Canada có vị trí thuận lợi để dẫn đầu ngành sản xuất tiên tiến và Công nghiệp 4.0 ở Canada và trên toàn cầu, vì đây là quê hương của một số ngành công nghiệp — bao gồm sản xuất ô tô — cũng như các tổ chức học thuật hàng đầu, các công ty khởi nghiệp và các công ty thành lập đang phát triển các công cụ kỹ thuật số và các giải pháp.

Theo Cơ quan Thống kê Canada, trong giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất công nghiệp của Canada theo xu hướng tăng dần, từ mức thấp nhất 97,31 điểm vào tháng 4/2016 tăng lên mức cao nhất 111,79 điểm vào tháng 4/2019, sau đó có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến sản xuất công nghiệp của Canada giảm xuống mức thấp kỷ lục 93,20 điểm vào tháng 4/2020, sau đó có xu hướng phục hồi trở lại.

Trong quý II/2021, các ngành công nghiệp của Canada hoạt động với 82% công suất, tăng từ 81,4% trong quý I/2021. Đây là mức tăng hàng quý thứ tư liên tiếp sau sự sụt giảm mạnh do đóng cửa các nhà máy liên quan đến đại dịch Covid-19 trong quý II/2020. Sự gia tăng trong quý II/2021 được thúc đẩy bởi lợi nhuận trong lĩnh vực chế tạo và xây dựng, bù đắp cho sự sụt giảm của ngành khai thác dầu khí.

Trong lĩnh vực xây dựng, công suất sử dụng đã tăng quý thứ tư liên tiếp, lên 93,3% trong quý II/2021. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ quý 3 năm 1990. Mức tăng trong quý II/2021 đồng thời với tỷ lệ thế chấp thấp và những diễn biến thuận lợi về nhu cầu nhà ở.

Sau khi tăng mạnh trong quý I/2021, tỷ lệ sử dụng công suất trong ngành khai khoáng (trừ dầu khí) tăng 1,5 điểm phần trăm lên 84%

CANADA DẪN ĐẦU CÁC NƯỚC VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 vào sản xuất công nghiệp

Page 25: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

24

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

trong quý II/2021. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi mức độ hoạt động cao hơn trong các hoạt động hỗ trợ khai thác mỏ và ngành khai thác dầu khí, bao gồm cả dịch vụ khoan và giàn khoan.

So với quý II/2020, tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất tăng 13,2 điểm phần trăm lên 77% trong quý II/2021, nhưng vẫn thấp hơn so với quý II/2019 (80,2%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, việc sử dụng công suất đã tăng lên 20 trong số 21 ngành sản xuất chính, chiếm khoảng 95% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực sản xuất.

Tỷ lệ sử dụng công suất của ngành sản xuất thiết bị giao thông vận tải tăng 24,9 điểm phần trăm lên 68,2% trong quý II/2021. Tuy nhiên, mức hiệu suất sử dụng vẫn thấp hơn so với quý II/2019 (84,1%). Ngành công nghiệp này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu chip bán dẫn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 buộc một số nhà máy sản xuất ô tô phải đóng cửa khiến nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Ngoài ra, nhập khẩu xe có động cơ và phụ tùng đã giảm 17,7%.

Quý II/2021, tỷ lệ sử dụng công suất trong ngành sản xuất máy móc tăng 12,1 điểm phần trăm so với quý II/2020, lên 76,2%, nhưng vẫn thấp hơn so với 80,2% trong quý II/2019. Theo Khảo sát Hàng tháng về sản xuất, ngành công nghiệp này đã trải qua tình trạng thiếu nguyên liệu thô, bao gồm cả chip bán dẫn và sự chậm trễ trong các chuyến hàng.

Trong số các nhà sản xuất xăng dầu và sản phẩm than, tỷ lệ sử dụng công suất tăng 15 điểm phần trăm so với quý II/2020 lên 81,9% trong quý II/2021, nhưng vẫn thấp hơn so với 85,9% trong quý II/2019.

So với quý II/2020, ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Canada đã tăng 16,8 điểm phần trăm trong quý II/2021. Tỷ lệ sử dụng công suất ngành gỗ đạt 86,5%. Sự gia tăng này là do nhu cầu xây dựng khu dân cư liên tục. Xuất khẩu lâm sản và vật liệu xây dựng, bao bì tăng 15,3% trong quý II/2021. Sự tăng trưởng này đồng thời với nhu cầu xây dựng khu dân cư đang diễn ra và nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ. Sản xuất sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021, với doanh số đạt mức cao nhất vào tháng 3/2021.

Chỉ số sản xuất của toàn bộ ngành công nghiệp của Canada từ tháng 1/2016 - tháng 1/2021 (Đvt: điểm chỉ số)

Nguồn: Cơ quan Thống kê Canada

Ghi chú: Năm 2015 là năm cơ sở

Page 26: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

25

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀDữ liệu sản xuất công nghiệp của Canada

cho thấy, sản xuất công nghiệp của nước này có xu hướng phục hồi trong năm 2021 nhờ việc mở rộng hoạt động của các nhà máy. Các đơn hàng mới và sản lượng tăng mạnh, được củng cố bởi nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu tăng mạnh. Do đó, Canada tăng nhập khẩu hàng hóa nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chế

biến và tiêu dùng nội địa.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, giai đoạn 2016 - 2020, nhập khẩu hàng hóa của Canada tăng trưởng bình quân 0,4%/năm, từ mức thấp nhất 402,64 tỷ USD năm 2016 tăng lên mức cao nhất 466,11 tỷ USD vào năm 2018, nhưng sau đó giảm dần xuống 404,28 tỷ USD năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Nhập khẩu hàng hoá của Canada giai đoạn 2016 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 (ĐVT: Tỷ USD)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Canada tiếp tục tăng mạnh 25,8% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 235 tỷ USD. Tốc độ nhập khẩu nhiều mặt hàng thuộc lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng của Canada tăng mạnh. Đơn cử, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất, giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông (HS 94) tăng 38,3%, đạt trên 5 tỷ USD. Trong đó, Canada nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đạt 326 triệu USD, tăng 80,6%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 13,9% trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần mặt hàng đồ nội thất, giường, đệm, giá đỡ đệm, đệm và đồ nội thất nhồi bông của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada chiếm 6,45% trong 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 4,94% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Bên cạnh đó, Canada tăng mạnh nhập khẩu các nhóm hàng có thể mạnh xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép (HS 61, 62, 64), sắt thép (HS 72). 6 tháng đầu năm 2021 so với

6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần, áo, dệt kim hoặc móc (HS 61) của Canada tăng 41,1%, đạt 2,4 tỷ USD. Trong đó, Canada nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam đạt 311 triệu USD, tăng 53,26%, cao hơn so với tốc độ nhập khẩu bình quân 11%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Thị phần mặt hàng may mặc và phụ kiện quần, áo, dệt kim hoặc móc của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu của Canada chiếm 12,99% trong 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn so với 11,93% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Page 27: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

26

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀNhập khẩu các nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam vào Canada giai đoạn 2016 - 2020

và 6 tháng đầu năm 2021

Mã HS

Canada nhập khẩu từ thế giới Canada nhập khẩu từ Việt NamThị phần

nhập khẩu từ Việt Nam (%)

Năm 2020 (Triệu USD)

Tăng/giảm bình quân giai

đoạn 2016 - 2020 (%)

6 tháng 2021 (Triệu USD)

So với 6 tháng 2020 (%)

Năm 2020 (Triệu USD)

Tăng/giảm bình quân giai

đoạn 2016 - 2020 (%)

6 tháng 2021 (Triệu USD)

So với 6 tháng 2020 (%)

6 tháng 2021

6 tháng 2020

Tổng 404.275 0,4 235.000 25,8 6.078 13,2 3.652 50,5 1,55 1,3085 39.523 0,2 20.811 24,6 2.200 20,9 1.239 68,6 5,95 4,4061 4.348 -0,5 2.394 41,1 501 11,0 311 53,6 12,99 11,9384 61.090 0,0 34.967 20,3 498 18,9 315 85,5 0,90 0,5864 1.821 -5,3 988 12,6 458 4,9 275 9,1 27,88 28,7862 4.292 0,5 1.821 6,4 457 9,8 213 14,6 11,70 10,8694 8.297 -1,2 5.059 38,3 433 13,9 326 80,6 6,45 4,9403 2.014 -0,6 946 9,7 157 2,9 79 4,2 8,31 8,7595 4.097 1,3 2.399 72,6 137 24,3 86 53,5 3,57 4,0142 1.358 -3,0 698 13,7 106 -1,1 58 10,1 8,33 8,6173 8.821 1,8 5.368 25,3 96 15,0 45 -7,9 0,84 1,14

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế

Qua số liệu thống kê trên cho thấy, Canada tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và trong nửa đẩu năm 2021. Tuy nhiên, nhập khẩu các mặt hàng trên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada. Do đó, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada trong thời gian tới, nhất là những mặt hàng chủ lực, gồm: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, hạt điều, túi xách, va li, ô dù, sản phẩm từ chất dẻo, hàng rau quả.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang

Canada ghi nhận mức tăng mạnh 33,5% so với 7 tháng đầu năm 2020, đạt 2,94 tỷ USD. Trong đó, có tới 24/26 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng. Đáng chú ý, có tới 4 mặt hàng xuất khẩu sang Canada ghi nhận mức tăng trưởng 3 con số như: kim loại thường khác và sản phẩm tăng 142,3%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 126%; cao su tăng 224,5%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 776,7%. Có 8/10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Canada đều ghi nhận mức tăng trưởng khả quan, như: Hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, giày dép các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ và sản phẩm gỗ, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hàng thủy sản, hạt điều …

10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt kim ngạch cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2021

STT Mặt hàng7 tháng 2021

(Triệu USD)

7 tháng 2020

(Triệu USD)So sánh

(%)

Tỷ trọng tính theo trị giá (%)

7 tháng 2021

7 tháng 2020

Tổng 2.945 2.207 33,5 100,00 100,00 1 Hàng dệt, may 544 424 28,2 18,46 19,22 2 Điện thoại các loại và linh kiện 443 392 13,0 15,04 17,76 3 Giày dép các loại 245 209 16,8 8,31 9,49 4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 222 136 63,0 7,52 6,16 5 Gỗ và sản phẩm gỗ 157 105 49,5 5,32 4,75 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 156 104 50,2 5,28 4,69 7 Hàng thủy sản 151 130 16,7 5,14 5,88 8 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 150 179 -16,1 5,09 8,09 9 Hạt điều 66 51 29,6 2,25 2,32

10 Sản phẩm từ sắt thép 54 57 -5,6 1,83 2,59Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 28: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

27

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành sản xuất mây, tre, cói, thảm nói riêng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn và được coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong các năm tới.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm trong năm

2020 tăng 2,3 lần so với năm 2016, đạt 610,69 triệu USD. Ước tính, trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 591 triệu USD, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng, thì kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm trong năm 2021 dự báo đạt gần 900 triệu USD. Cơ hội phát triển thị trường mới cho nhóm hàng mây, tre, cói, thảm của Việt Nam thời gian tới là rất khả quan, có khả năng chiếm được 8 - 10% thị trường thế giới và ngành chế biến mây, tre, cói, thảm Việt Nam có thể vươn tới 1 tỷ USD trong tương lai không xa.

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI, THẢM hướng tới kim ngạch tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và 8 tháng đầu năm 2021

(Đvt: triệu USD)

262,8 271,92347,69

483,38

591610,69

0

140

280

420

560

700

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 8T/2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thị trường xuất khẩu:Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung

xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Australia, Hàn Quốc… Đáng chú ý, trong năm 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang hầu hết các thị trường vẫn tăng trưởng.

Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang

thị trường Mỹ có xu hướng tăng; trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU và Nhật Bản có xu hướng giảm.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang thị trường Mỹ tăng mạnh, từ mức 19,7% trong năm 2017, đã tăng hơn 2 lần lên mức 43,2% trong 7 tháng đầu năm 2021. Ngược lại, tỷ trọng kim ngạch mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại giảm mạnh, từ mức 16,3% trong năm 2016, giảm mạnh xuống mức 6,8% trong 7 tháng đầu năm 2021.

Page 29: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

28

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀTỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói,

thảm sang thị trường EU cũng có xu hướng giảm, từ mức 34,1% trong năm 2017, giảm xuống 24,7% trong 7 tháng đầu năm 2021.

Tỷ trọng kim ngạch sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực (Đvt: %)

0102030405060708090

100

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 7T/2021

EU Mỹ Nhật Bản Anh Thị trường khác

Nguồn: Tính toán theo số liệu từTổng cục Hải quan

- Thị trường Mỹ: Mỹ là 1 trong những thị trường xuất khẩu chủ lực sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam. Năm 2017, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang Mỹ giảm 13,3% so với năm 2017, nhưng đã tăng mạnh trở lại trong những năm sau đó. Đặc biệt, trong năm 2019, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang thị trường Mỹ tăng mạnh ở mức 3 con số, đưa thị trường này vượt qua EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này của Việt Nam, đạt 146,445 triệu USD, tăng 101,5% so với năm 2018. Tính chung trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang thị trường Mỹ tăng trưởng bình quân 38,6%/năm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, đạt 225,25 triệu USD, tăng 100,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu các chủng loại mây, tre, cói, thảm sang thị trường Mỹ đều tăng. Tuy nhiên, cơ cấu chủng loại mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn này có sự dịch chuyển lớn, khi xuất khẩu thảm sang thị trường này tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 346,4%/năm trong giai đoạn năm 2016 - 2020, từ kim ngạch chỉ 322 nghìn USD

trong năm 2016 đã tăng 397 lần, đạt 128,06 triệu USD trong năm 2020. Trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu thảm sang Mỹ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh, đạt 129,11 triệu USD, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm 2020.

- Thị trường EU: Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm của Việt Nam sang EU tăng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020, năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15,9%/năm; trong đó, năm tăng trưởng mạnh nhất là năm 2019, tăng 27,8% so với năm 2018. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang EU tăng mạnh, đạt 128,92 triệu USD, tăng 60,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang EU trong thời gian qua có xu hướng giảm. Trong giai đoạn 2016 - 2018, EU là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mây, tre, cói, thảm của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 32%; nhưng kể từ năm 2018 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam sang EU giảm liên tục - đưa thị trường này xuống vị trí thứ 2 (sau thị trường Mỹ), với tỷ trọng trong năm 2020 giảm xuống 25,4%, và trong 7 tháng đầu năm 2021 giảm xuống còn 24,7%.

Page 30: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

29

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀCơ cấu chủng loại mây, tre, cói, thảm xuất

khẩu sang EU trong giai đoạn vừa qua cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Tre đan, cói đan và lục bình đan là những chủng loại được xuất khẩu nhiều sang EU trong giai đoạn 2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 8,6%/năm, 24,3%/năm và 7,2%/năm.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu thảm sang EU tăng mạnh với tốc độ bình quân 131,5%/năm, và từ năm 2020 đến nay là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thảm sang EU vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 36,04 triệu USD, tăng 139,9% so với cùng kỳ năm 2020.

- Nhật Bản: Trong giai đoạn 2016 - 2019, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang thị trường Nhật Bản tăng liên tục, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,8%/năm. Năm

2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang Nhật Bản giảm 8,5% so với năm 2019 - là thị trường duy nhất giảm trong số các thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang Nhật Bản tăng trưởng trở lại, đạt 35,64 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ cấu chủng loại mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang Nhật Bản tương đối ổn định, với thảm là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 70%). Giai đoạn năm 2016 - 2019, xuất khẩu thảm sang Nhật Bản liên tục tăng, với tốc độ tăng trung bình đạt 19,4%/năm. Năm 2020, xuất khẩu thảm sang thị trường này giảm 4,7% so với năm 2019, đạt 43,18 triệu USD. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thảm sang Nhật Bản tăng trưởng trở lại, đạt 25,59 triệu USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng đầu năm 2021

Thị trường Năm 2016(nghìn USD)

Năm 2020(nghìn USD)

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 (%)

7 tháng năm 2021

(nghìn USD)

So với 7 tháng năm 2020 (%)

Tổng 262.796 610.692 23,5 521.404 68,8EU 85.465 154.021 15,9 128.915 60,9 Đức 32.012 37.064 3,7 21.455 12,8 Pháp 8.193 20.950 26,5 16.556 42,2 Hà Lan 12.590 20.523 13,0 16.989 73,0 Tây Ban Nha 7.113 18.821 27,5 18.446 82,1 Bỉ 2.474 13.775 53,6 21.104 150,4 Thụy Điển 5.331 11.310 20,7 7.455 33,0 Italia 5.715 10.122 15,4 7.167 59,7 Ba Lan 4.066 7.395 16,1 5.478 58,6 Đan Mạch 2.781 6.384 23,1 5.467 70,4 Hy Lạp 295 2.055 62,5 2.398 101,1 Ai Len 363 1.175 34,1 1.884 109,8Mỹ 61.894 228.592 38,6 225.245 100,7Nhật Bản 42.918 61.050 9,2 35.640 15,5Anh 9.732 25.737 27,5 29.740 84,8Australia 8.093 25.483 33,2 15.208 35,6Hàn Quốc 11.276 21.209 17,1 13.760 16,5Ấn Độ 1.573 16.194 79,1 14.795 138,0Canada 5.972 11.302 17,3 13.645 126,0Trung Quốc 7.289 11.138 11,2 5.378 -7,5Ả Rập Xê út 621 8.672 93,3 4.055 -13,4UAE 1.481 5.239 37,1 2.754 7,3Đài Loan 7.729 4.553 -12,4 2.110 -20,5Nga 743 3.935 51,7 2.931 33,3Thái Lan 672 2.566 39,8 1.783 29,3Chilê 1.543 2.446 12,2 1.942 30,6Nam Phi 475 1.752 38,6 1.224 129,2Thổ Nhĩ Kỳ 990 1.566 12,1 1.004 0,2Braxin 984 1.338 8,0 1.560 200,0

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Page 31: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

30

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀCơ cấu chủng loại xuất khẩu

Nhìn chung, xuất khẩu các chủng loại mây, tre, cói, thảm xuất khẩu trong giai đoạn 2016 - 2020 đều có xu hướng tăng; trong đó, các chủng loại: thảm, lục bình đan, cói đan và mây đan tăng trưởng ở mức 2 con số. Đáng chú ý, xuất khẩu thảm liên tục tăng mạnh ở mức 2 con số trong những năm qua; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thảm đã tăng gần 8 lần so với năm 2016, đạt 289,07 triệu USD. Tính trung bình trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu thảm tăng trưởng 67,6%/năm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thảm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đạt 274,36 triệu USD, tăng 82,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thảm tăng liên tục trong những năm qua và ngày càng chiếm

tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch mây, tre, cói, thảm xuất khẩu của cả nước. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thảm chỉ chiếm 13,9%, đến năm 2020 đã chiếm 48,1%; và 7 tháng đầu năm 2021 tăng lên 52,6%.

Xuất khẩu lục bình đan và cói đan trong giai đoạn 2016 - 2020 cũng tăng trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 13,6%/năm và 22,3%. Trong khi đó, xuất khẩu tre đan biến động nhẹ. Năm 2016, tre đan là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, nhưng kim ngạch xuất khẩu chủng loại này đã giảm liên tiếp trong năm 2017 và năm 2018, và chỉ tăng nhẹ trở lại trong năm 2019 và năm 2020. Tính trung bình trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu tre đan tăng 1,8%/năm. 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tre đan đạt 44,0 triệu USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng đầu năm 2021

Chủng loạiNăm 2016

(nghìn USD)Năm 2020

(nghìn USD)

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 (%)

7 tháng năm 2021(nghìn USD)

So với 7 tháng năm 2020 (%)

Tổng 262.796 610.692 23,5 521.404 68,8Thảm 36.597 289.065 67,6 274.357 82,2Lục bình đan 47.337 78.763 13,6 60.624 66,6Cói đan 30.612 68.503 22,3 51.527 53,8Tre đan 53.581 57.442 1,8 43.996 45,6Mây đan 25.382 39.838 11,9 29.736 50,8Loại khác 69.287 77.082 2,7 61.165 59,3

Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan

Triển vọng xuất khẩu

Nhu cầu mua sắm các mặt hàng quà tặng, kỉ niệm nhân các dịp Lễ Tết, Giáng sinh, năm mới… thường tăng cao. Những dịp Lễ, Tết nhu cầu tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng có những khác biệt. Ví dụ, ở các nước Bắc Âu, vào mùa Xuân, người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngoài trời để phục vụ việc trang trí sân vườn.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp khiến nhiều tỉnh, thành phố buộc phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, giao thông vận tải, hậu cần và logistics bị gián đoạn.

Để thúc đẩy xúc khẩu trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định

thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu. Trước mắt, tận dụng sự phục hồi của thị trường Mỹ và Châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là phục vụ dịp mua sắm tăng cao trong cuối năm.

Để tham gia vào thị trường thế giới một cách mạnh mẽ và tương xứng với tiềm năng, ngành chế biến mây, tre cần phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản phẩm một cách hợp lý. Trong tương lai, cơ cấu sản phẩm của ngành chế biến mây, tre nên là 30% cho các sản phẩm truyền thống và 70% sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm mới như tre ép khối, ván sàn tre, tấm lót đường từ tre...Với cơ cấu sản phẩm này, các sản phẩm mây, tre sẽ nhanh chóng tiếp cận được các thị trường tiềm năng, nhất là các thị trường của các nước đang phát triển và số lượng, giá trị của các sản phẩm này cũng nhanh chóng được tăng lên.

Page 32: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

31

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Phương tiện vận tải và phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong hơn 5 năm trở lại đây và luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng đã tăng mạnh 50% từ 6,1 tỷ USD của năm 2016 lên mức 9,1 tỷ USD trong năm 2020.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng bình quân khoảng 9,4%/năm.

Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua khi tăng tới 34,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 7,2 tỷ USD.

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng CỦA VIỆT NAM

tiếp tục đà tăng trưởng

Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong giai đoạn năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam sang hầu hết thị trường chủ lực đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái như: Nhật Bản tăng 19,4%, Mỹ tăng 46,4%, Hàn Quốc tăng 44,9%, Thái Lan tăng 39%...

Nhưng xét trong giai đoạn từ năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2021, cơ cấu thị trường xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định.

Trong đó, Nhật Bản vẫn đứng đầu về thị trường xuất khẩu phương tiện vận tải của Việt Nam sau 8 tháng đầu năm 2021 với 1,7

tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng đã giảm xuống 23,8% so với mức 31,5% của năm 2016.

Trong khi đó, thị phần của Mỹ trong tổng xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đã tăng lên mức 22,2% trong 8 tháng đầu năm 2021 so với 13,1% của năm 2016.

Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc trong tổng xuất khẩu của nhóm hàng này cũng đang tăng lên.

Page 33: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

32

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀCơ cấu thị trường xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong năm

2016 và 8 tháng đầu năm 2021 (%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tăng trưởng xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam sang một số thị trường trong giai đoạn năm 2016 - 8 tháng năm 2021

Thị trường

Năm 2016

so với năm 2015 (%)

Năm 2017

so với năm 2016 (%)

Năm 2018 so với năm

2017 (%)

Năm 2019 so với năm

2018 (%)

Năm 2020 so với năm 2019 (%)

Tăng trưởng

bình quân 2016 -

2020 (%)

8 tháng năm 2021

(nghìn USD)

8T/2021 so với

8T/2020 (%)

Tổng kim ngạch 3,7 15,8 14,3 6,1 6,9 9,4 34,4Nhật Bản -1,6 13,9 14,1 4,1 -8,1 4,5 19,4Mỹ 16,2 48,4 11,7 28,6 7,1 22,4 46,4Hàn Quốc -3,9 1,2 4,5 43,6 25,4 14,2 436.656 44,9Thái Lan -5,2 3,9 14,0 4,3 -0,3 3,4 325.416 39,0Trung Quốc 58,2 21,8 6,8 7,0 28,9 24,6 305.463 39,6Canada 8,3 32,9 -5,2 40,5 10,0 17,3 243.854 43,9Italia 64,8 14,2 -4,1 19,0 9,2 20,6 173.146 29,6Hà Lan 21,1 88,4 -23,6 26,0 -7,2 20,9 150.571 17,7Mexico -28,6 38,4 41,3 27,6 15,7 141.394 70,5Malaysia -25,8 -3,1 11,7 12,6 -8,5 -2,6 118.702 -1,9Đức 13,6 -3,6 18,1 -11,3 33,8 10,1 112.648 55,1Panama 61,5 -15,9 1.058,8 -94,4 6.439,6 1.489,9 127.167 100,5Indonesia 7,9 23,5 -1,7 -31,7 -0,4 107.415 71,4Anh -0,5 2,8 53,1 166,4 -28,2 38,7 84.243 71,7Australia 62,0 -46,0 70,8 -20,4 13,3 79.625 102,1Pháp -6,1 -8,5 1,9 23,6 -27,9 -3,4 79.106 93,1Singapore -57,9 71,0 105,2 -23,6 -8,2 17,3 70.517 -63,8Braxin 55,1 7,4 -3,1 -3,9 -17,5 7,6 75.563 87,4Ấn Độ 1,7 80,6 32,6 -43,1 -25,4 9,3 69.206 63,5Philippin 17,0 -15,6 -11,3 28,9 3,8 69.262 72,3Đài Loan 1,1 12,6 86,8 -42,7 8,5 13,2 52.378 29,0Thổ Nhĩ Kỳ 1,2 -8,8 -18,9 12,0 42,7 5,7 36.157 185,2Tây Ban Nha 138,4 4,0 -18,2 71,3 -18,6 35,4 35.886 171,0Campuchia -37,6 11,3 7,5 31,2 -17,7 -1,1 33.540 9,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Page 34: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

33

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀTăng trưởng xuất khẩu một số phương

tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam cao hơn tăng trưởng nhập khẩu của thế giới

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng xuất khẩu nhiều mặt hàng thuộc nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đều cao hơn tốc độ nhập khẩu chung của thế giới trong cùng giai đoạn.

Điều này cho thấy, đang có sự chuyển dịch sản xuất nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng từ các nước khác sang Việt Nam.

Theo đó, xuất khẩu các bộ phận, phụ tùng của máy kéo, xe có động cơ chở từ 10 người trở lên… (HS 8708) của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn năm 2016 - 2020 trong khi nhập khẩu thế giới đối với

mặt hàng này giảm 1%/năm trong cùng giai đoạn.

Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng mã HS 8702 và HS 8712 của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao trong giai đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý, xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 8702), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua (HS 8703) đạt mức tăng trưởng lên đến 215%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, tỷ trọng các phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới nhìn chung vẫn còn thấp, nhiều mặt hàng chỉ chiếm không quá 3% thị phần của thế giới. Do đó, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng thị phần trong thời gian tới.

Tăng trưởng xuất khẩu một số phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2016-2020

Mã HS

Tên mặt hàngNăm 2020

(nghìn USD)

Tăng trưởng XK bình quân của Việt Nam giai

đoạn 2016 - 2020 (%/năm)

Tăng trưởng nhập khẩu hàng năm của thế giới giai đoạn 2016-2020 (%/năm)

Tỷ trọng xuất khẩu

trên thế giới (%)

8708 Các bộ phận, phụ tùng của máy kéo, xe có động cơ chở từ 10 người trở lên…

1.310.796 7,0 -1,0 0,4

‘8711 Mô tô (kể cả moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng.

855.587 10,0 10,0 2,8

‘8714 Các bộ phận và phụ tùng cho xe máy, xe đạp và xe cho người tàn tật . . .

654.129 17,0 6,0 2,9

‘8703 Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.

112.906 215,0 -2,0 0,00

‘8712 Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ.

98.536 51,0 3,0 1,00

‘8716 Rơmoóc và bán rơmoóc; xe khác, không có cơ cấu đẩy cơ khí; các bộ phận của chúng.

71.839 17,0 2,0 0,3

‘8713 Các loại xe dành cho người tàn tật, có hoặc không lắp động cơ hoặc cơ cấu đẩy cơ khí khác.

22.404 -14,0 0,0 1,6

‘8701 Máy kéo (trừ máy kéo thuộc nhóm 8709) 15.626 8,0 1,0 0,00‘8702 Phương tiện cơ giới chuyên chở> = 10

người, bao gồm người lái xe10.654 95,0 0,0 0,1

‘8707 Thân xe, bao gồm ca-bin dùng cho máy kéo, xe cơ giới chở từ 10 người trở lên , . . .

2.688 17,0 -1,0 0,00

Nguồn: ITC

Page 35: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

34

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Theo Ericsson, số lượng đăng ký điện thoại trên toàn thế giới vượt qua con số 6 tỷ người và dự báo đến năm 2026, số lượng đăng ký điện thoại thông minh sẽ tăng lên 7,516 tỷ người. Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là những quốc gia có số lượng người dùng điện thoại cao nhất thế giới. Ngành công nghiệp điện thoại thế giới đã và đang phát triển ổn định, cả về quy mô thị trường và mẫu mã. Theo Statisa, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu đạt 1.495,96 triệu chiếc trong năm 2016, năm 2019 đạt 1.540,66 triệu chiếc, dự báo sẽ khoảng đạt 1.556,67 triệu chiếc vào năm 2026, đạt tốc độ CAGR là 1,69% trong giai đoạn năm 2021 - 2026. Sự tăng trưởng do một số yếu tố như nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số đang tăng tốc từ thị trường trên thế giới, nhu cầu gia tăng từ các ứng dụng WFH và tự động hóa công nghiệp cũng như sự xuất hiện của mạng 5G, công nghệ AI tiên tiến và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Trong đó, các yếu tố như tăng thu nhập khả dụng, sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông, sự xuất hiện của điện thoại mạng 5G là nhân tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường điện thoại.

Theo Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng (CTA), doanh thu từ điện thoại thông minh đạt 77,5 tỷ USD trong năm 2019, do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2020 doanh thu trên toàn cầu đạt 71

tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2019. CTA dự báo ngành công nghiệp điện thoại thông minh sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021, đạt 78 tỷ USD. Triển vọng của người tiêu dùng, học tập và làm việc tại nhà, cùng với nhu cầu bị dồn nén từ năm 2020, đang thúc đẩy doanh số bán điện thoại vào năm 2021. Ngoài ra, người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu cho các mặt hàng khi tình hình đại dịch được cải thiện ở nhiều nơi thế giới và thị trường được mở ra với việc mạng 5G được mở rộng nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã phá vỡ nghiêm trọng sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường điện thoại. Vì Trung Quốc là trung tâm sản xuất toàn cầu của hầu hết các thiết bị và linh kiện này, lĩnh vực sản xuất điện thoại đã bị ảnh hưởng bất lợi bởi các lô hàng bị trì hoãn và sự phát triển yếu kém của các sản phẩm thế hệ tiếp theo. Sự thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất điện thoại do cung cầu sẽ không cân bằng và có thể làm tăng giá bán trung bình của điện thoại thông minh trên toàn cầu. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh, đặc biệt là phân khúc cao cấp đã chứng kiến sự sụt giảm do xu hướng cắt giảm chi tiêu xa xỉ của khách hàng và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu do đại dịch.

ĐIỆN THOẠI TIẾP TỤC LÀ ĐIỂM SÁNG trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Doanh số điện thoại thông minh trên toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 và dự báo năm 2021ĐVT: Triệu chiếc

Nguồn: Statisa

Page 36: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

35

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀTình hình xuất khẩuHiện nay tăng trưởng của mặt hàng điện

thoại và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước bởi đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Điện thoại có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm. Năm 2020, mặc dù toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 51,184 tỷ USD, vẫn đứng ở vị trí thứ nhất, chiếm 18,1% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu

thì từ đầu năm 2021 đến nay, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam.

Theo ước tính kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2021 đạt 5,9 tỷ USD, tăng 24,9% so với tháng trước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 35,677 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 7/2021 đạt 4,724 tỷ USD, tăng 43,4% so với tháng 6/2021, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 29,777 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nhưng sản xuất nhóm linh kiện điện thoại tăng tới 40%; sản xuất điện thoại di động các loại tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020 và trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã sản xuất trên 128 triệu chiếc điện thoại các loại và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện

Hiện thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện có mức độ phân bố xuất khẩu tương đối tốt tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, UAE, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Anh, ASEAN chiếm 79,5% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016, đến năm 2020 chiếm 86,1%, tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019, do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng thiết bị liên lạc tăng hơn trong thời gian giãn cách xã hội.

Điện thoại từ Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 50 thị trường trên thế giới và khai thác tốt các thị trường truyền thống và tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Dẫn đầu tiêu thụ nhóm điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng đầu năm 2021 là Trung Quốc đạt 8,062 tỷ USD, chiếm 22,8% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp đến là Mỹ đạt 6,240 tỷ USD, chiếm 17,7% tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng điện thoại

các loại và linh kiện, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020; Thị trường EU-27 đứng thứ 3 về kim ngạch đạt 4,723 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,4% tỷ trọng xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện. Hàn Quốc đạt 3,168 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đạt 2,139 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài thị trường Trung Quốc, UAE vẫn tăng mạnh mua điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu hàng điện thoại của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông tăng mạnh 62,2% so với cùng kỳ năm 2020 với 1,684 tỷ USD.

Đặc biệt, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đang tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng tại các khu vực như châu Phi có: Nigiêria, Ai Cập, Nam Phi; Khu vực Mỹ Laitinh có Chilê, Côlombia, Pêru, Achentina; Các nước khu vực Trung Đông và Ấn Độ… trong 8 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam vẫn giữ được sự

Page 37: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

36

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀổn định và tăng trưởng tốt, tiếp tục thể hiện là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đây là những tín hiệu đáng mừng, sẽ đóng

góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang các thị trường giai đoạn 2016 - 2020 và 8 tháng đầu năm 2021

ĐVT: triệu USD

Thị trườngNăm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Tăng trưởng trung

bình giai đoạn

2016-2020 (%)

8T/2021

So với

8T/2020

(%)Tổng 34.316 45.271 49.219 51.374 51.184 10,5 35.326 11,9

Trung Quốc 800 7.152 9.375 8.293 12.343 98,2 8.062 64,5Mỹ 4.303 3.703 5.411 8.897 8.791 19,6 6.240 0,8EU-27 9.112 9.758 10.920 10.222 8.521 -1,7 4.732 -19,6Hàn Quốc 2.730 3.971 4.504 5.145 4.578 13,8 3.168 -6,0UAE 3.832 3.894 3.894 3.400 2.529 -9,9 2.139 35,2Hồng Kông 1.561 2.183 1.783 1.200 1.729 2,6 1.684 62,2Âo 2.152 3.149 3.474 2.755 2.339 2,1 1.481 -8,7Anh 1.886 2.020 2.195 1.987 1.382 -7,5 898 -8,5Ấn Độ 379 546 814 1.274 1.367 37,8 821 -5,9Nga 716 1.093 1.102 1.017 1.091 11,1 671 -15,3Đức 1.743 1.672 1.944 1.657 1.469 -4,2 694 -34,3Hà Lan 1.058 1.217 1.275 1.217 1.086 0,7 628 -9,4Nhật Bản 416 791 798 805 938 22,5 590 3,1ASEAN 1.549 1.896 1.502 1.143 782 -15,7 584 13,5Thái Lan 716 1.231 1.397 1.180 695 -0,7 413 -37,2Italia 1.383 735 805 1.220 982 -8,2 473 -29,4Pháp 1.073 1.131 1.305 1.248 907 -4,1 1.198 8,0Thị trường khác 7.355 8.472 7.988 9.282 8.119 2,5 5.747 3,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Triển vọng xuất khẩu

Những diễn biến thời gian gần đây như căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Điển hình có thể kể đến hàng loạt đối tác gia công lớn của Apple, LG như Foxcon, Luxshare, GoerTek, Compal đều có các nhà máy đặt tại Việt Nam hoặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang.

Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 gần đây tại khu vực châu Á gây gián đoạn chuỗi cung ứng điện thoại di động, có thể làm giảm lượng hàng xuất xưởng và làm chậm trễ việc giao hàng trong những tháng cuối năm 2021. Các nhà sản xuất điện thoại và các nhà cung cấp linh kiện đang cố gắng giảm bớt tác động của Covid-19, nhưng tình trạng thiếu lao động và nguyên liệu thô, linh kiện đầu vào, cũng như hạn chế vận chuyển đang gây áp lực lên hoạt động sản xuất và hậu cần. Trong đó, tác động lớn nhất đến thị trường điện thoại là linh kiện bán dẫn đang trong tình trạng khan hàng và giá tăng. Sự

thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến các ngành sản xuất từ ô tô đến máy chơi trò chơi điện tử, máy tính và điện thoại sẽ tiếp theo trong danh sách. Dù vậy, ngành sản xuất điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Giai đoạn hậu Covid-19, sẽ có sự chuyển dịch sản xuất cơ học của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử sang Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để trở thành vệ tinh, cung cấp linh kiện, phụ kiện cho họ.

Năm 2021 xuất khẩu điện thoại của Việt Nam tiếp tục sẽ tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc, truyền thông cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội tăng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tới ngành sản xuất điện tử trong nước. Dự báo kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn tăng trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2021 sẽ đạt khoảng 53 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2020.

Page 38: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

37

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,1%/năm. Kim ngạch xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt 916,7 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh đạt mức cao nhất trong năm 2017, giảm mạnh trong năm 2019, tới năm 2020 mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 879,3 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2019 và tăng 4,8% so với năm 2016.

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh CỦA VIỆT NAM

có nhiều tiềm năng phát triển

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh trong giai đoạn 2016 - 2020 (ĐVT: Triệu USD)

100

300

500

700

900

1.100

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

838,91.028,6 995,1

841,7 879,3

Nguồn: Tổng cục Hải quanTheo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan,

trong giai đoạn 2016 - 2020, mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh xuất khẩu chủ yếu tới khu vực Đông Nam Á, kim ngạch xuất khẩu tới khu vực này tăng trưởng bình quân 7% trong giai đoạn năm 2016 - 2020, với tỷ trọng chiếm 72,6% trong năm 2020, từ mức 58,9% trong năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất là sang thị trường Singapore và Malaysia, trong năm 2020 tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang các thị trường này chiếm 70,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, từ mức 56,5% trong năm 2016. Như vậy, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang khu vực Đông Nam Á ngày càng mở rộng. Ngoài khu vực Đông Nam Á, thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh còn xuất khẩu tới các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,

Hàn Quốc… nhưng kim ngạch ngạch xuất khẩu sang các thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tiềm năng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh sang các thị trường này rất lớn, bởi nhu cầu nhập khẩu cao.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh (mã HS 70) lớn nhất trên thế giới trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt trung bình 7,5 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 3,6%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, chiếm 10,8% tổng trị giá nhập khẩu mã HS 70 của thế giới trong năm 2020, tăng từ mức 9,7% trong năm 2016. Tiếp theo là các thị trường như Mỹ, Đức, Pháp, thị trường Hồng Kông, Canada… Như vậy, vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Page 39: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

38

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀXuất khẩu thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh tới các thị trường trong

giai đoạn 2016 - 2020

Thị trườngTốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

2016 -2020 (%)

Tỷ trọng (% theo kim ngạch)Năm

2016

Năm

2017Năm 2018

Năm

2019

Năm

2020Tổng 2,1 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0Đông Nam Á 7,0 58,9 55,2 62,0 67,6 72,6Singapore 9,9 37,5 34,6 31,4 41,5 50,3Malaysia 5,9 19,0 19,2 27,5 23,7 20,1Philippine 26,0 1,3 0,7 2,2 1,2 1,2Thái Lan 15,9 0,5 0,4 0,6 0,6 0,8Campuchia 4,1 0,5 0,2 0,3 0,7 0,3

Mỹ 10,2 6,6 6,4 6,4 7,8 9,1Nhật Bản -9,8 10,3 8,8 9,5 11,7 5,3Trung Quốc -7,1 7,9 6,5 3,8 2,4 3,7Hàn Quốc 122,7 2,1 12,7 10,0 3,4 1,8Đài Loan 0,5 1,1 1,8 1,0 0,7 0,6Canada 2,0 0,5 0,6 0,6 0,6 0,5

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh trong năm 2020 giảm so với năm 2019. Đến năm 2021 tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát tại nhiều thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại là lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh của Việt Nam tăng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh đạt 747,86

triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam, khiến tình hình sản xuất bị ngưng trệ, hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh dự báo sẽ chậm lại trong ngắn hạn.

Tình hình xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh qua các tháng năm 2020 - 2021 (ĐVT: Triệu USD)

20

70

120

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12Năm 2020 Năm 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quanKim ngạch xuất khẩu thuỷ tinh và các sản

phẩm thuỷ tinh tới thị trường Đông Nam Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong 8 tháng đầu năm 2021, đạt 490,5 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang khu

vực Đông Nam Á giảm 6,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh có xu hướng tăng sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ và thị trường Đài Loan.

Page 40: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

39

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀXuất khẩu thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh tới các thị trường trong tháng 8

và 8 tháng đầu năm 2021

Thị trườngTháng 8/2021 (Nghìn USD)

So với tháng 8/2020 (%)

8 tháng 2021 (Nghìn USD)

So với 8 tháng 2020

(%)

Tỷ trọng 8 tháng (%)

Năm 2021 Năm 2020

Tổng 96.429 25,4 747.855 34,0 100,0 100,0Đông Nam Á 62.236 12,2 490.457 22,5 65,6 71,7Singapore 42.212 10,5 326.252 17,6 43,6 49,7Malaysia 16.211 0,8 146.478 29,7 19,6 20,2Thái Lan 1.038 46,7 7.179 55,4 1,0 0,8Campuchia 2.229 689,9 6.942 645,4 0,9 0,2Philipine 545 168,3 3.606 -19,1 0,5 0,8Mỹ 4.750 -33,5 64.395 36,9 8,6 8,4Trung Quốc 6.523 403,3 52.703 103,2 7,0 4,6Nhật Bản 10.731 102,2 44.061 29,6 5,9 6,1Hàn Quốc 2.809 88,5 14.738 31,4 2,0 2,0Đài Loan 1.353 218,2 14.420 355,4 1,9 0,6Canada 672 54,5 3.389 38,7 0,5 0,4

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan

Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Trước hết, là nhờ nhu cầu lớn từ thị trường thế giới, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh (mã HS 70) trên thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 74,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,9%/năm. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 1,2% tổng trị giá nhập khẩu trên toàn thế giới. Tiếp theo Việt Nam là đất nước có vùng nguyên liệu cát trắng với trữ lượng lớn trải dài từ Bắc tới Nam, đây là điều kiện thuận lợi để các nhà máy sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh lựa chọn vùng nguyên liệu và là thế mạnh trong sản xuất.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, một số dự án công nghệ cao đã thành công, giúp doanh nghiệp nhanh chóng làm chủ các công nghệ

cao tiên tiến trên thế giới, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội tích cực. Trong đó, việc làm chủ công nghệ sản xuất sợi thuỷ tinh thông tin quang, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hội chẩn y tế từ xa và kết nối liên thông dữ liệu các bệnh viện, ứng dụng công nghệ cao trong y sinh hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh ở người…

Tuy nhiên, thực trạng phát triển của ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt Nam đang tập trung ở các lĩnh vực sản phẩm chiếu sáng, thuỷ tinh dân dụng, thủy tinh bao bì và một tỷ lệ rất nhỏ là thuỷ tình dùng cách điện, điện tử và quang học. Nhiều lĩnh vực thủy tinh khác như: cách nhiệt, chịu nhiệt, chịu hóa chất, chịu mài mòn, điện tử chưa phát triển. Do đó, cần phải tái cơ cấu ngành công nghiệp thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số.

Page 41: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

40

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ Cách mạng công nghệ 4.0

GIÚP NGÀNH PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM nâng cao chất lượng sản phẩm

Ngành phân bón thế giới và trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng ngành chậm lại, đặt ra thách thức cho động lực phát triển của ngành phân bón giai đoạn tới. Thế kỷ 21 đi liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng nông nghiệp hữu cơ, khiến việc sử dụng phân bón chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sử dụng tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường được coi trọng hơn. Xu hướng sử dụng phân NPK chất lượng cao kết hợp với các loại phân bón hữu cơ, vi sinh kỳ vọng là động lực tăng trưởng cho ngành phân bón thế giới và Việt Nam trong giai đoạn tớí…

Nhờ chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, cũng như những thay đổi về tái cơ cấu ngành phân bón, Việt Nam từ quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong khoảng nhiều năm trở lại đây, ngành phân bón Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, chủ động được nguồn cung và thậm chí xuất khẩu sản phẩm sang hơn 20 quốc gia.

Mặc dù đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước nhưng thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất phân bón chỉ chú trọng vào số lượng chứ chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cấp chất lượng sản phẩm. Cả ba loại phân bón chủ lực là: phân lân, phân urê, phân bón hỗn hợp NPK đang phải đối mặt với nhiều hạn chế, thách thức. Sức cạnh tranh của ngành phân bón Việt Nam vẫn thấp vì những vướng mắc trong công nghệ.

Ðối với phân NPK, giống như nhiều quốc gia khác, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam cũng sản xuất theo ba phương pháp chính: phối trộn cơ

học, vê viên tạo hạt và phương pháp hóa học. Chỉ một số ít các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hóa học vào sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp phối trộn cơ học và vê viên tạo hạt do quy trình sản xuất này đơn giản, không đòi hỏi công nghệ hiện đại, vốn đầu tư ít. Chính vì điều này mà hiện nay công nghệ sản xuất của nhiều nhà máy NPK trong nước đã lạc hậu. Hệ quả, mặc dù phân NPK của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng chất lượng chưa cao, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, dễ bị làm nhái, làm giả.

Ðối với phân urê, đây là loại phân đạm được sản xuất nhiều tại Việt Nam do hàm lượng Ni-tơ cao và công nghệ sản xuất phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhiều nhà máy phân bón urê xây dựng lâu năm đến nay đã trở nên cũ kỹ, công nghệ sản xuất lỗi thời. Các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Ðối với phân lân, ngành phân bón của Việt Nam đã sản xuất được bốn loại phân lân, chia làm hai nhóm chính. Nhóm phân lân đơn gồm phân supe lân và phân lân nung chảy. Nhóm thứ hai là DAP và phân MAP. Trong các sản phẩm nêu trên, phân DAP và MAP có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi công nghệ hiện đại. Các nhà máy sản xuất DAP, MAP trong nước hiện tại đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến với chi phí đầu tư lớn. Ðối với phân lân đơn, công nghệ sản xuất của Việt Nam chưa được đánh giá cao. Cụ thể, phân supe lân là loại phân bón đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, các nhà máy được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Hiện, các nhà máy này đã cũ, công nghệ ở mức trung bình, tiêu hao nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm không cao.

Nhu cầu phân bón vô cơ trong nước và thế giới đang chững lại, tình trạng dư cung tiếp tục diễn ra. Các sản phẩm phân bón trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của hàng nhập khẩu. Nguyên nhân là do các nước có lợi thế công nghệ sản xuất và một số nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN). Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây nên tình trạng hạn hán và xâm nhập

Page 42: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

41

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀmặn kéo dài trên diện rộng khu vực đồng bằng sông Cửu Long làm giảm diện tích canh tác, giảm nhu cầu sử dụng phân bón của người nông dân. Giá phân bón thời gian qua biến động tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá dầu và chi phí vận chuyển cũng tăng, gây ảnh hưởng đến giá và sức tiêu thụ phân bón… Trước những thực tế nêu trên, để phát triển ngành phân bón bền vững, việc nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón là xu thế tất yếu.

Ðể tăng năng lực sản xuất cũng như chất lượng phân bón các doanh nghiệp ngành phân bón trong nước đã nỗ lực ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển sản xuất.

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, như vậy, công suất sản xuất của ngành phân bón Việt Nam gấp 3 lần so với nhu cầu tiêu thụ.

8 tháng đầu năm 2021, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,86 triệu tấn phân bón,

tăng gần 228.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 3,97 triệu tấn phân bón. Trong 8 tháng đầu năm 2021 nhập khẩu 3,5 triệu tấn, tăng 7.650 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu trên cho thấy, năng lực sản xuất vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do đó, không có sự chênh lệch cung cầu và đây không phải là nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam tăng trưởng chậm trong giai đoạn 2015 – 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2015 – 2020, đạt 273 triệu USD/năm.

Khu vực Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu phân bón chính của Việt Nam với tỷ trọng đang tăng dần. Trong đó nhu cầu tiêu thụ chính đến từ Campuchia, Malaysia, Indonesia. Các thị trường này sẽ tiếp tục là các thị trường tiềm năng của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ cao trong những năm tới.

Kim ngạch xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 và 8 tháng đầu năm 2021

(Đvt: triệu USD)

-50

50

150

250

350

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 8T Năm 2021*

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Năm 2020 được xem là một năm thuận lợi đối với việc xuất khẩu phân bón của Việt Nam. Tiếp đà tăng trưởng năm 2020, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam đạt 290 triệu USD, tăng mạnh 43,7% so với cùng kỳ. Yếu tố tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu phân bón của Việt Nam đến từ tình hình hoạt động của thị trường phân bón Trung Quốc. Do tình hình xung đột về chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng trở nên phức

tạp, Ấn độ đã cấm các nhà cung cấp phân Ure từ Trung Quốc tham gia vào các gói thầu cung cấp. Ngoài ra tình trạng lụt lội và dịch bệnh đã làm sụt giảm sản lượng khai thác than và chế biến phân Ure tại Trung Quốc, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung đối với các gói thầu cung cấp phân Ure, vốn là thế mạnh của các nhà phân phối Trung Quốc

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều nền tảng công nghệ cho doanh nghiệp trong sản xuất phân bón và

Page 43: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

42

THÔNG TIN CHÍNH SÁCHnâng cao chất lượng sản phẩm đóng góp cho sự phát triển của ngành phân bón, tiến tới ứng dụng những công nghệ then chốt, tạo động lực phát triển cho ngành, đồng thời nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của công nghệ tiên tiến khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần đầu tư tập trung, áp dụng công nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Ðẩy mạnh phát triển phân bón hữu cơ đang là xu thế tất yếu của thế giới và là chủ trương lớn của Chính phủ, do đó các doanh nghiệp cần có kế hoạch,

chủ động, tích cực, từng bước chuyển dần một phần sang sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ nhằm cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, đáp ứng nhu cầu của người nông dân; hướng đến các mặt hàng chất lượng cao, an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách để tạo môi trường công bằng cho ngành sản xuất phân bón trong nước phát triển, chủ động nguồn cung, mang lại lợi ích cho người nông dân. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, xây dựng thương hiệu, ưu đãi trong giao và thuê đất cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất phân bón, nhất là sản xuất phân bón hữu cơ…

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Đây được coi là việc làm cấp bách, kịp thời trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố với quy mô lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chỉ thị nêu rõ, hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm 2021 đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than đá, sắt thép, phân bón... đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá; cụ thể như việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu (như xăng dầu, than đá, gạo); một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước (như sắt thép, phân bón).

Để góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc Bộ, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân

BỘ CÔNG THƯƠNG CHỈ THỊ RÀ SOÁT XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU một số mặt hàng chiến lược

Page 44: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

43

KINH NGHIỆM QUỐC TẾđầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.

Rà soát cơ chế xuất nhập khẩu mặt hàng gạo, đường, phân bón, thép, than...

Chỉ thị nêu rõ, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và đại dịch Covid-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu truyền thống khởi nguồn từ Trung Quốc. Sự gián đoạn của thương mại quốc tế đã đòi hỏi phải có những điều chỉnh về chuỗi cung ứng.

Trước đó, các chuỗi cung ứng được thiết lập nhằm hướng tới chi phí thấp. Sau những tác động của đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng đang được điều chỉnh lại để giảm nguy cơ gián đoạn trong tương lai.

Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và có hai thách thức là khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương do đại dịch Covid-19 và đảm bảo rằng xung đột thương mại với Mỹ không làm tăng tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng. Việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đang đưa đến cơ hội cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Cộng đồng quốc tế đang tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước khác. Đại dịch là một lời cảnh tỉnh cho các công ty phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Đa dạng hóa nhà cung cấp là một cách để tăng cường khả năng phục hồi, có nghĩa là ít nhất một số dây chuyền sản xuất có thể phải chuyển vĩnh viễn đi nơi khác. Nhưng thực tế việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung

Quốc rất phức tạp.

Theo báo cáo quý 2/2021 của công ty cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng QIMA, Việt Nam và Ấn Độ nổi lên là các nguồn cung ứng thay thế.

Báo cáo của QIMA cũng cho thấy, nhu cầu tìm nguồn cung ứng từ Ấn Độ đang tăng lên, nhưng thách thức vẫn còn là làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới nhất có thể làm chậm quá trình mua sắm từ nước này. Ấn Độ là thị trường được đánh giá cao đối với các sản phẩm khuyến mại, giày dép, kính mắt, đồ trang sức và phụ kiện. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào cách Ấn Độ kiểm soát đại dịch.

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã cho phép tối đa 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất theo hợp đồng, với trọng tâm là tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong tổng số vốn FDI.

Ngoài ra, nước này dự kiến chi khoảng 1,85 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cảng thiết yếu trong nước. Chính phủ Ấn Độ tiếp tục cho phép tới 100% FDI vào các dự án liên quan đến cảng và ưu đãi thuế 10 năm đối với việc xây dựng và bảo trì các cảng và bến cảng, nhằm tăng cường đầu tư.

ẤN ĐỘ ĐỨNG TRƯỚC NHỮNG CƠ HỘI khi chuỗi cung ứng dịch chuyển

Page 45: Ngành công nghiệp thuỷ tinh và sản phẩm thuỷ tinh của Việt

44

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân.

Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới.

Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ việc giao - đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester, năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.

Tại Báo cáo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh thực hiện năm 2021, Công ty tư vấn tài chính Hoa Kỳ - LBMC nhận định, các ngành đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19, một số ngành như công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp ít bị ảnh hưởng hơn

do đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z - thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.

Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động toàn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai.

Theo UNCTAD, doanh số thương mại điện tử năm 2019 đạt 26,7 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, bao gồm cả doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Năm 2021, theo eMarketer, thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,89 nghìn tỷ USD.

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới

Chính phủ Nhật Bản đã từng bước ban hành và triển khai các chính sách để thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2013, “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” đã được Nhật Bản đưa ra, trong đó tập trung thúc đẩy thông minh hóa, hệ thống hóa và toàn cầu hóa. Cùng với đó, các công nghệ trọng tâm cũng được ưu tiên phát triển trong Chiến lược là công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường.

Đặc biệt, việc phổ biến và phát triển công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) và cách mạng công nghiệp 4.0 đã được Nhật Bản đẩy mạnh. Tháng 4/2014, Bộ phận Hệ thống sản xuất của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Nhật Bản (JSME-MSD) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI)

cùng hợp tác thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác với nhau, xây dựng mô hình kết nối chung, kết quả là tổ chức “Sáng kiến Chuỗi giá trị ngành công nghiệp” (IVI) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2015. Tháng 01/2016, “Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ 5 giai đoạn 2016 - 2020” được công bố, trong đó đề xuất xây dựng một xã hội siêu thông minh hay còn gọi là “Xã hội 5.0”. Mục tiêu chính của “Xã hội 5.0” là giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách kết nối các hệ thống sử dụng công nghệ số làm nền tảng hợp nhất không gian thực và không gian số. Đây là xã hội cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của từng cá nhân.

Chính sách phát triển CÔNG NGHIỆP 4.0 của Nhật Bản