48
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- Đề tài : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2014 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa Lớp HP : 210707101 Sinh viên thực hiện : Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng MSSV : 11065151 (DHQT7B) CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hiện nay tài liệu chia sẻ trên mạng còn hạn chế. Chưa có nguồn miễn phí, nhất là những môn chuyên ngành như này. Thấu hiểu việc khó khăn khi làm chuyên đề nên mình đăng bài này lên mong muốn giúp các bạn có tài liệu tham khảo. Về quy tắc định dạng, cũng như bố cục, kết cấu nội dung làm cũng khá tốt. Hy vọng giúp các bạn dễ dàng tiếp cận hơn với môn học này làm tiền đề để làm tốt báo cáo thực tạp hay luận văn... Ngọc Hưng

Citation preview

Page 1: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH--------

Đề tài:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2014

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Ngọc HoaLớp HP : 210707101Sinh viên thực hiện : Hoàng Nguyễn Ngọc HưngMSSV : 11065151 (DHQT7B)

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2014BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

Page 2: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH--------

Đề tài:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2014

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Ngọc HoaLớp HP : 210707101Sinh viên thực hiện : Hoàng Nguyễn Ngọc HưngMSSV : 11065151 (DHQT7B)

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2014

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC

Page 3: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vì đã

tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các

loại sách thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin.

Giảng viên bộ môn, thầy Nguyễn Hữu Khoa đã giảng dạy tận tình, chi tiết để

tôi có đủ kiến thức để vận dụng chúng trong báo cáo này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài nên không thể tránh khỏi những thiếu sót

và hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy cô để đề tài này được

hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn quý Thầy cô

Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 4: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................1

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................2

KẾT CẤU ĐỀ TÀI...........................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................3

1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU........3

1.1.1 Ý nghĩa của môn học quản trị xuất nhập khẩu................3

1.1.2 Mục đích môn học...........................................................3

1.1.3 Nội dung môn học...........................................................3

1.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM.................7

1.2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam.........................................7

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế Việt

Nam.........................................................................................8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÌNH HÌNH XUẤT

KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU NĂM 2014

.....................................................................................11

2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM.......................11

2.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu...........................11

2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu......................................12

2.1.3 Về thị trường xuất khẩu.................................................16

2.2 NHẬN XÉT............................................................................16

2.2.1 Thuận lợi.......................................................................16

2.2.2 Khó khăn.......................................................................17

2.3 GIẢI PHÁP............................................................................19

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 5: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

2.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước...........................19

2.3.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản...............21

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC................23

3.1 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN (MÔN HỌC)......................................23

3.1.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên..........................23

3.1.2 Cơ sở vật chất...............................................................23

3.1.3 Tính hữu ích, thiết thực môn học...................................23

3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP............................................................24

KẾT LUẬN......................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................26

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 6: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

BẢNG 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt

Nam từ 01/01 đến 15/05/2014 và so sánh với cùng kì năm 2013

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)...........................................................9

ĐỒ THỊ 2.1 - Nhập khẩu cá ngừ Nhật Bản (Nguồn: vasep.com)....13

ĐỒ THỊ 2.2 – Xuất khẩu mực, bạch tuột 3 tháng đầu năm 2012-

2014 (Nguồn: vasep.com)............................................................15

ĐỒ THỊ 2.3 - Xuất khẩu thủy sản sang 4 thị trường chính 4 tháng

đầu năm giai đoạn 2012-2014 (Nguồn: vasep.com).....................16

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 7: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Chữ viết tắt

Nội dung

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU Liên minh Châu Âu

GDP Tổng thu nhập quốc nội

HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

NK Nhập khẩu

QTKD Quản trị kinh doanh

USD Đơn vị tiền tệ đôla Mĩ

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WTO Tổ chức thương mại thế giới

XK Xuất khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 8: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giao thương

với quốc tế, đem lại lợi nhuận lớn hàng năm. Hiện nay Việt Nam đã mở rộng được

quan hệ với rất nhiều đối tác như Anh, Mỹ, Nhật Bản… Các mặt hàng chủ lực như

như lúa gạo, thủy sản, cà phê… vẫn được ưa chuộng cộng với sự gia tăng về số

lượng của các mặt hàng điện thoại và các loại linh kiện, phương tiện vận tải trong

những năm gần đây cho thấy sự tăng trưởng tốt trong ngành.

Ngành thủy sản trong những năm gần đây (2013 - 2014) cũng có những tăng trưởng

rõ rệt. Tuy nhiên vấn đề Biển Đông trong vài tháng trở lại đây rất có thể sẽ ảnh

hưởng tới sản lượng ngành trong thời gian tới. Báo cáo sơ bộ tình hình xuất khẩu,

nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2014 của Tổng cục thống kê

cho thấy kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 2.537 triệu USD, tăng 601 triệu USD,

tương đương 31,1 % so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy vẫn có sự tăng trưởng tốt

của thủy sản.

Hiện nay, đẩy mạnh xuất nhập khẩu đang là lối đi chính của nước ta trong những

năm gần đây. Tuy nhiên để đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì

thật sự còn khá nhiều khó khăn, bất cập. Vì lẽ đó tôi chọn ngành thủy sản và môn

học xuất nhập khẩu trong đề tài “Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn

nửa đầu năm 2014” với hy vọng sẽ phần nào làm rõ những vấn đề trên.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục đích của việc thực hiện đề tài này, trước hết là để hiểu rõ hơn về nội dung môn

học, giúp tôi có điều kiện thực tế để vận dụng chúng một cách có hiệu quả, phân

tích được tình hình hiện nay của ngành thủy sản Việt và đề xuất những giải pháp

hợp lí.

Những mục tiêu mà tôi mong muốn đạt được:

Mục tiêu 1: Hoàn thành chuyên đề mang tính thực tế, phản ánh đúng thực

trạng nghiên cứu.

Mục tiêu 2: Vận dụng những kiến thức của môn Quản trị Xuất nhập khẩu đã

được giảng dạy để nghiên cứu và tìm hiểu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Mục tiêu 3: Đưa ra những kiến nghị và đề xuất về các vấn đề gặp phải trong

quá trình chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn gần đây.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 9: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là những thuận lợi và khó khăn trong quá

trình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiện nay, giai đoạn nửa đầu năm 2014.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, những thuận lợi và mặt khó

khăn gặp phải trong quy trình xuất khẩu hàng ra nước ngoài.

- Thời gian: giai đoạn nửa đầu năm 2014.

- Nội dung nghiên cứu: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xây dựng một đề tài chặt chẽ, có tính logic, dựa trên cơ sở lý luận chắc chắn và

mang tính thực tế cao, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu:

- Dùng Internet là phương tiện chủ đạo để tìm kiếm số liệu, thông tin và trích

nguồn dẫn chứng cho nội dung vì đây là nguồn tài liệu dễ tìm kiếm và đa

dạng nhất.

- Dùng các loại sách về xuất nhập khẩu, bài giảng mình đã từng học để tìm

kiếm thêm thông tin và số liệu vì giáo trình là tài liệu chuẩn để tra cứu và tìm

hiểu về thông tin.

- Dùng phương pháp suy luận trực tiếp và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp.

- Nhờ ý kiến tư vấn của quý chuyên gia, quý thầy cô trong trường Đại học

Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh vì các thầy cô có nhiều kinh nghiệm và kĩ

năng cao có thể hướng dẫn làm báo cáo tốt, không đi sai hướng.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận

CHƯƠNG 2. Thực trạng và giải pháp tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai

đoạn nửa đầu năm 2014

CHƯƠNG 3. Nhận xét và đánh giá môn học

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 10: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP

KHẨU

1.1.1 Ý nghĩa của môn học quản trị xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động mũi nhọn của quốc gia, giúp khai thác hiệu quả lợi thế

của đất nước, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Nó còn giúp thúc đẩy phát

triển quan hệ đối ngoại với nhiều nước, giúp chuyển giao vốn và công nghệ vào

trong quốc gia, phát triển trình độ sản xuất cả doanh nghiệp và lao động, tạo ra việc

làm, kinh nghiệm… Và còn nhiều lợi ích khác. Đất nước muốn phát triển phải mở

rộng ngoại thương, giao dịch xuyên biên giới. Công cụ để thực hiện điều đó chính là

xuất nhập khẩu.

Vì những vai trò to lớn trên cho thấy việc nghiên cứu và vận dụng môn học Quản trị

xuất nhập khẩu vào thực tiễn là hết sức cần thiết, cũng như nhấn mạnh tầm quan

trọng của bộ môn. Chính vì vậy, tất cả các nhà quản trị đều phải nghiên cứu quản trị

xuất nhập khẩu. Đây là một môn học mà không thể thiếu trong các trường kinh tế,

quản trị kinh doanh trong nhiều nước trên thế giới.

1.1.2 Mục đích môn học

- Nghiên cứu chủ yếu vào các quy trình, thủ tục, những quy ước riêng trong

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm những điều kiện thương mại

quốc tế (Incoterms), thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu,

chứng từ xuất nhập khẩu. Và các vấn đề liên quan đến việc đàm phán, ký kết

và thực hiện các hợp đồng ngoại thương.

- Giúp sinh viên có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động xuất nhập khẩu đang diễn

ra trong thực tế nhằm có kế hoạch xây dựng, tổ chức và triển khai các hoạt

động liên quan đến xuất nhập khẩu trong tương lai.

1.1.3 Nội dung môn học

Nội dung chính của môn học dưới sự giảng dạy của thầy Nguyễn Hữu Khoa được

truyền tải qua 6 chương:

Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 11: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Chương 2: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)

Chương 3: Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu

Chương 4: Chứng từ xuất nhập khẩu

Chương 5: Hợp đồng ngoại thương

Chương 6: Chuẩn bị giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương

Sau đây là phần tóm tắt nội dung cụ thể nội dung môn quản trị xuất nhập khẩu qua

tùng chương:

Chương 1: Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới

Giới thiệu về các phương thức giao dịch hiện có và phổ biến trên thị trường thế giới.

Thứ tự được sắp xếp theo mức độ phổ biến giảm dần. Bao gồm chín phương thức

giao dịch:

Giao dịch thông thường

Giao dịch qua trung gian

Buôn bán đối lưu

Gia công quốc tế

Giao dịch tái xuất khẩu

Đấu giá – đấu thầu quốc tế

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá

Giao dịch tại hội chợ và triển lãm quốc tế

Giao dịch nhượng quyền thương hiệu

Nội dung chương cho thấy mức độ đa dạng của các phương thức giao dịch. Mỗi

phương thức có ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp nên tính toán lựa chọn

phương án phù hợp nhất đảm bảo lợi nhuận cho mình.

Chương 2: Các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)

Incoterms là bộ qui tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích

các điều kiện thương mại quốc tế. Doanh nghiệp cần phải nắm vững Incoterms để

đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu.

Chức năng chính của Incoterms là nhằm cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để

giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương, làm

rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng

từ người bán đến người mua.

Incoterms được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, cho đến nay đã được sửa đổi,

bổ sung bảy lần, Incoterms sau thì hoàn thiện hơn Incoterms trước. Phổ biến nhất là

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 12: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Incoterms 2000 và 2010. Incoterms không phải là luật nên muốn áp dụng thì phải

ghi rõ trong hợp đồng và ghi rõ Incoterms năm nào.

Incoterms 2010 có 11 điều kiện, được phân chia thành 2 nhóm: 1) Áp dụng cho mọi

phương thức vận tải (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP); 2) Áp dụng cho

vận tải đường biển và đường thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF).

Cần nghiên cứu kĩ Incoterms để lựa chọn, vận dụng thích hợp cho tình hình doanh

nghiệp, đem lại hiệu quả cao.

Chương 3: Thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu

Phương thức thanh toán quốc tế là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện

thanh toán quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Doanh

nghiệp cần nắm vững các phương thức này để vận dụng tốt trong mua bán quốc tế.

Các phương thức thanh toán chủ yếu:

Trả tiền mặt (In Cash): Người mua thanh toán tiền mặt cho người bán khi người

bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn hàng của người mua.

Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản (Open account): Người bán mở

một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã

hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, định kỳ người mua trả tiền cho người bán.

Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade): là hoạt động trao đổi hàng

hoá trực tiếp trong thương mại quốc tế.

Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment): là phương thức thanh

toán trong đó người bán khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch

vụ cho người mua sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở

người mua nhờ thu.

Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức mà trong đó khách hàng yêu

cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một

địa điểm nhất định bằng phương tiện vận chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD): là phương

thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác

(Trust Account) để thanh toán cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ

những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

sẽ trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.

Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (letter of credit - L/C): Thanh toán bằng

thư tín dụng là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín

dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 13: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát sinh trong phạm vi số

tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp

với những quyết định để nhập khẩu trong thư tín dụng.

Chương 4: Chứng từ xuất nhập khẩu

Bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, lệnh phiếu) và chứng từ thương mại (chứng

từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ Bảo hiểm).

Xuất nhập khẩu làm việc chủ yếu với hàng hóa hữu hình nên loại chứng từ chủ yếu

là chứng từ hàng hóa, bao gồm:

- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Cerfiticate of Origin),

- Phiếu đóng gói (Packing List),

- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, phẩm chất (Certificate of Weight,

Quantity and Quality),

- Giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch động vật, thực vật (Sanitary,

Phytosanitory and Veterinary Certificate),

- Các chứng từ khác….

Lập và kiểm tra bộ chứng từ là một công việc quan trọng của nhà nhập khẩu. Nếu

biết cách kiểm tra được bộ chứng từ sẽ giảm rủi ro được trong thanh toán. Trong

từng trường hợp cần phải nghiên cứu kĩ về chứng từ mình sẽ sử dụng để có thể tăng

tốc quy trình xuất nhập khẩu.

Chương 5: Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động cuộc sống kể cả xuất nhập

khẩu.

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh

ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu (Bên Bán) có nghĩa vụ

chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (Bên Mua) một

tài sản nhất định gọi là hàng hóa; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu là: Tên hàng; Chất lượng; Số

lượng; Giao hàng; Giá cả; Thanh toán. Ngoài ra trong hợp đồng còn có các điều

kiện và điều khoản khác như: Bao bì và kí mã hiệu; Bảo hành; Phạt; Bảo hiểm; Bất

khả kháng; Khiếu nại; Trọng tài…

Hợp đồng xem như bản cam kết quyết định quyền lợi, nghĩa vụ cũng như rủi ro của

hai bên. Bất cứ điểm sơ hở nào cũng dễ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp. Cho

nên phải hết sức cẩn thận khi ký kết hợp đồng.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 14: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Chương 6: Chuẩn bị giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương

Quá trình đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm nhiều giai đoạn: Chuẩn bị;

Tiếp xúc; Đàm phán; Kết thúc – Ký kết hợp đồng; Rút kinh nghiệm. Mỗi giai đoạn

đều có vị trí và tầm quan trọng riêng. Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị kĩ

càng áp dụng kĩ thuật thích hợp trong từng giai đoạn đàm phán. Trong quá trình

đàm phán cần giữ vững các nguyên tắc sau:

Tách con người ra khỏi vấn đề đàm phán, làm việc một cách khoa học.

Luôn tập trung vào lợi ích đôi bên và cố gắng mở rộng lợi ích đó.

Có nhiều phương án khác nhau để lựa chọn, đàm phán uyển chuyển đạt hiệu

quả cao.

Cần dựa vào tiêu chuẩn khách quan, khoa học để đánh giá kết quả đàm phán.

1.2 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

1.2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam

Thủy sản nước ta chủ yếu là cá biển, giáp xác, nhuyễn thể và rong biển. Tiềm năng

phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa,

300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng

trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi trồng thủy sản

mới chỉ bằng 10% - 25% năng suất của các nước trong khu vực.

Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có

giá trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa

khoảng trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình

hình cụ thể của các loài cá:

- Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%.

- Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%.

- Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.

Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau:

- Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn

(chiếm 16,3%).

- Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn

(chiếm 14,3%).

- Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456

tấn (chiếm 49,3%).

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 15: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn

(chiếm 12,1%).

Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác không

đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có

tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000 - 60.000 tấn tôm, 30.000 - 40.000 tấn mực.

Mặc dù vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đã nêu

trên, trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đứng trước

nhu cầu mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất

nước đã có những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành

kinh tế then chốt của đất nước.

1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh

tế Việt Nam

Đối với nền kinh tế quốc dân

- Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu

dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu

của nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đã

được xác định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.

- Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông

lạnh thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai

trò to lớn hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu

hút nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật

sinh sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp

hơn 1 tỷ tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các

công nghệ để chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du

nhập nghề mới từ nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.

- Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn

nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ

chế “Lấy phát triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho

khai thác và nuôi trồng” qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở

cửa đến nay, sản phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng

lãnh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan

trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực công nghệ đã góp phần để có kết quả

vừa nêu.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 16: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu

của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu

thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Tỷ trọng tương

ứng của ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh trong các

ngành khác của nền kinh tế. Song sự đóng góp của ngành thủy sản đối với ổn định

xã hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của ngành

thủy sản ở các vùng nông thôn. Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các

vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả

thiểu số ở vùng cao.

Đối với hoạt động xuất khẩu

Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đã có sự bù đắp

lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất

khẩu thủy sản nước ta qua các năm đã không ngừng tăng lên, đóng vai trò là một

trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm qua và

trong nhiều năm tiếp theo, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất

khẩu cả nước. Từ năm 2009 đến 2014, năm nào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng

chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 2014, tỷ

trọng này là 31,1%.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng

Page 17: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

BẢNG 1.1 - Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất

của Việt Nam từ 01/01 đến 15/05/2014 và so sánh với cùng

kì năm 2013

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)

Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực đông.

Năm 2012, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 5,8 triệu tấn tăng 8,5% so với

năm 2011, trong đó, sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt

3,2 triệu tấn. kim ngạch xuất khẩu đạt 6,09 tỷ USD.

Vai trò của trong việc tạo công ăn việc làm

Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho

khoảng 3,5 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2011, số lao động thủy sản là 3,53

triệu người. Khoảng 4 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 7,5 triệu người chiếm 8,3% dân số sống phụ

thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.

Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các

ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra,

đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu

nhập phụ cho hơn 20 triệu người.

Theo dự tính, số lao động trong ngành thủy sản năm 2015 sẽ là 3,6 triệu người

(trong đó: khai thác hải sản khoảng 435.000 người, nuôi trồng thủy sản khoảng

559.364 người, chế biến thủy sản: 58.768 người, lao động dịch vụ nghề cá khoảng

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 10

Page 18: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

1.992.868 người). Số dân số dựa vào nghề cá đã tăng lên khoảng 8,5 triệu người vào

năm 2010 và 11 triệu người vào năm 2012. Hơn nữa, thu nhập trực tiếp của những

người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ tăng

trung bình 16%/năm trong thời gian nêu trên. Trên 1,3 triệu người trong các hộ gia

đình phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản sẽ có thêm thu nhập vào năm

2014. Điều đó có nghĩa là số dân được ngành thủy sản hỗ trợ sẽ tăng 3 triệu người.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 11

Page 19: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÌNH HÌNH XUẤT

KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU

NĂM 2014

2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu (XK) thủy sản của cả nước trong tháng 4 tiếp tục tăng hơn 9,53% về kim

ngạch so với tháng 3, đạt 672,48 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản

4 tháng đầu năm đạt trên 2,28 tỷ USD, tăng 31,97% so với cùng kỳ.

Trong tháng 4/2014, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng

mạnh, nhưng xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường kim ngạch nhỏ. XK tôm chân

trắng vẫn duy trì tăng trưởng khả quan 151% trong tháng 4 với 185 triệu USD, đưa

tổng XK 4 tháng lên 666 triệu USD, tăng 192% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong

khi đó, XK tôm sú tăng 15,5% trong tháng 4, đạt 121 triệu USD, tổng XK 4 tháng

đạt 381 triệu USD, tăng 14%.

Trừ cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, XK các mặt hàng hải sản khác đều tăng. XK

mực, bạch tuộc có xu hướng phục hồi mạnh, tăng 36% trong tháng 4 đạt gần 45

triệu USD. XK 4 tháng đầu năm tăng 14% đạt 136,5 triệu USD. XK cua ghẹ và giáp

xác khác cùng tăng trưởng 2 con số: tháng 4 tăng 19%, 4 tháng đầu năm tăng 14%

đạt trên 26 triệu USD. XK các loại cá biển khác cũng tăng 23% trong tháng 4 và

tăng 20,5% trong 4 tháng đạt 292 triệu USD.

XK cá ngừ tiếp tục giảm không chỉ ở phân khúc sản phẩm cá nguyên liệu mà cả sản

phẩm cá hộp. Tổng XK cá ngừ 4 tháng giảm 21% đạt 163 triệu USD, trong đó cá

ngừ hộp giảm 11,4%, cá nguyên liệu giảm 27%. Nguyên nhân: sản lượng khai thác

cá ngừ giảm trong quý I, thiếu cá ngừ cho chế biến sản phẩm phẩm cấp cao.

XK cá tra giảm gần 6% trong tháng 4 và 4 tháng tăng 2,1% đạt 546 triệu USD. Diện

tích và sản lượng cá tra giảm đang tác động đến kết quả XK. Theo báo cáo của Bộ

NN và PTNT, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 4 tháng

đầu năm ước đạt 5.300 ha với sản lượng 243 ngàn tấn. Theo báo cáo của các Sở

NN&PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long, diện tích và sản lượng cá tra một số

tỉnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái: Vĩnh Long diện tích 419 ha (-3,6%), sản lượng

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 12

Page 20: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

30.400 tấn (-27,8%), An Giang diện tích 476 ha (-38,9%), sản lượng 45.689 tấn (-

30,8%), Đồng Tháp diện tích 1.149 ha (-0,7%), sản lượng 83.102 tấn (-7,9%)…

Tính chung cả 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản của

Việt Nam, chiếm 23,64% tổng kim ngạch, đạt 538,65 triệu USD, tăng mạnh 62,35%

so với cùng kỳ; tiếp đến Nhật Bản chiếm 14,09%, đạt 320,97 triệu USD, tăng

8,97%; Hàn Quốc chiếm 7,79%, đạt 177,62 triệu USD, tăng mạnh 50,54%; Trung

Quốc chiếm 5,91%, đạt 134,67 triệu USD, tăng 43,82%.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường 4 tháng đầu năm đều

tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở

các thị trường nhỏ như: xuất sang I rắc (+255,48%), Séc (+179,32%), Indonesia

(+149,59%), Đông Timo (+313,93%).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang đối mặt

với ko ít những khó khăn. Đó là việc nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn

vốn vay sản xuất, chế biến và đặc biệt là tình trạng thiếu nguyên liệu, nhân công.

Những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn để lại hệ quả, làm

tăng giá nguyên liệu đầu vào, cước vận tải, bao bì, lãi suất ngân hàng… Ngoài ra là

những tác động của thiên tai, dịch bệnh và các rào cản thương mại từ các nước nhập

khẩu. Do vậy nhiều chuyên gia đã cảnh báo nếu Việt Nam không đưa ra các chính

sách phù hợp để ứng phó với tình hình thị trường, đặc biệt là làm tốt vấn đề vệ sinh

an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thì mới hướng đến mục tiêu phát triển bền

vững cho toàn ngành, hướng đến xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản

Việt Nam.

2.1.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Về mặt hàng tôm đông lạnh

Tháng 4-2014, XK tôm tiếp tục tăng mạnh 69%, kéo XK 4 tháng đầu năm tăng tới

82% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 1,12 tỷ USD. Tôm chân trắng tiếp tục vượt

xa tôm sú với giá trị XK đạt gần gấp đôi.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Quý I-

2014, XK tôm đạt trên 798 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm là

mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản XK chính

của Việt Nam.

XK tôm sang các thị trường lớn đều tăng “chóng mặt” như sang Mỹ tăng 104,4%,

sang EU tăng 140,7% (trong đó, XK sang Bỉ tăng trên 212%), sang Trung Quốc

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 13

Page 21: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

tăng 170%... Nhật Bản là thị trường duy nhất trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ tôm

chính của Việt Nam giảm nhập khẩu (NK) trong tháng 4-2014.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2014, XK tôm sang Nhật Bản tăng mạnh so với cùng kỳ

năm 2013 với mức tăng trên 60%/tháng. Tuy nhiên, sang tháng 3-2014, XK tôm

sang Nhật Bản chỉ tăng 1,2% so với tháng 3-2013. Tháng 4-2014, XK tiếp tục giảm

15%.

Nguyên nhân chính dẫn đến XK tôm sang Nhật Bản sụt giảm là do phát hiện thấy

Oxytetracycline trong 2 lô lôm NK từ Việt Nam, Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm

tra đối với 100% tôm nuôi và các sản phẩm chế biến từ tôm nuôi NK từ Việt Nam

về chỉ tiêu chất này với mức giới hạn 0,2ppm từ giữa tháng 3-2014.

Hiện nay, các DN đã tăng cường kiểm nghiệm Oxytetracycline trong tôm XK sang

Nhật Bản, tuy nhiên DN chế biến và XK khó có thể kiểm hết được nếu như từ khâu

nuôi không được ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ. Do đó, XK tôm sang Nhật Bản

có thể sẽ tiếp tục giảm trong Quý II này.

Về mặt hàng cá ngừ

Tính từ đầu năm tới giữa tháng 4/2014, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản

vẫn chưa khả quan hơn, tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2013. Tổng giá trị XK

cá ngừ của Việt Nam sang đây chỉ đạt hơn 8 triệu USD, giảm gần 67% so với cùng

kỳ 2013.

ĐỒ THỊ 2.1 - Nhập khẩu cá ngừ Nhật Bản (Nguồn:

vasep.com)

Vấn đề của Việt Nam là ở năng lực khai thác cá ngừ và giá bán của sản phẩm.

Trong số các nước xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản (Đài Loan, Hàn Quốc,

Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines) thì giá bán của Việt Nam vẫn ở

mức cao và năng lực cung cấp kém hơn nên khả năng cạnh tranh không cao.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 14

Page 22: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyên nhân là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế

cao hơn hẳn so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và

Hàn Quốc.

Ngoài Nhật Bản thì Mỹ và EU là hai thị trường lớn của cá ngừ Việt Nam. Trong khi

XK cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, nhưng mức xuất

sang thị trường EU vẫn duy trì tăng trưởng dương, dù chỉ với mức tăng khiêm tốn

1,7% trong quý I/2014.

Tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang các nước EU trong 3 tháng đầu năm đạt

hơn 33,4 triệu USD. Như mọi năm, trong quý đầu năm, EU chủ yếu NK thăn cá ngừ

đông lạnh nguyên liệu phục vụ cho sản xuất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam (mã

HS0304), nên tổng giá trị NK mặt hàng này của Việt Nam tăng hơn 54% so với

cùng kỳ năm trước, đạt hơn 20,7 triệu USD. Còn lại XK các mặt hàng cá ngừ khác

của Việt Nam sang EU đều giảm. XK cá ngừ tươi/sống/ đông lạnh giảm 95%, cá

ngừ đóng hộp giảm 24%, cá ngừ chế biến khác giảm 76%.

Dự báo XK cá ngừ Việt Nam sang EU trong những tháng tới sẽ tiếp tục phát huy

thế mạnh trong phân khúc sản phẩm tươi/sống/đông lạnh, tuy nhiên do nguồn

nguyên liệu hạn chế nên mức tăng trưởng sẽ không cao như năm ngoái.

Về mặt hàng cá tra

Kết thúc quý I/2014, XK cá tra đạt giá trị 388,49 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng

kỳ năm 2013. Cá tra được XK sang 126 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng so với 123

thị trường NK của cùng kỳ năm 2013.

Mặc dù, các DN sản xuất và chế biến cá tra Việt Nam rất năng động nhưng XK mặt

hàng cá tra vẫn mới chỉ dừng lại ở phân khúc XK philê đông lạnh. XK cá tra philê

đông lạnh trong quí I/2014 đạt 405,011 triệu USD, chiếm 99% tỷ trọng XK cá tra

Việt Nam, tăng 4,9% so với quý I/2013. Trong khi đó, XK cá tra hàng giá trị gia

tăng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và chỉ có những DN lớn mới tham gia sản xuất

và XK mặt hàng này. Tuy nhiên, XK cá tra hàng giá trị gia tăng đã tăng mạnh trong

quý đầu năm nay. Trong quý I/2014 XK cá tra hàng GTGT đạt 3,55 triệu USD,

chiếm 1% tỷ trọng XK cá tra Việt Nam, tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2013. Đây

cũng là mức tăng trưởng cao của mặt hàng này trong những năm gần đây.

XK cá tra sang EU và Mỹ vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kim

ngạch XK cá tra chung. Mỹ vẫn là thị trường NK cá tra lớn nhất, chiếm 20,5% tổng

kim ngạch, với giá trị đạt gần 84 triệu USD, tiếp đến là thị trường EU với giá trị đạt

83 triệu USD, chiếm 20,3% tổng kim ngạch XK cá tra của Việt Nam. Mỹ và EU

hiện là 2 thị trường có tỷ trọng XK cá tra gần tương đương nhau. Tuy nhiên, XK cá

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 15

Page 23: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

tra sang EU vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, trong khi thị trường Mỹ có khả năng sẽ

NK cá tra chậm lại trong thời gian tới.

Tại thị trường Mỹ, trong quý đầu năm đã có 2 "sự kiện" tác động tới cá tra Việt

Nam. Ngày 7/2/2014, Tổng Thống Obama đã chính thức ký quyết định ban hành

Luật Nông trại 2014, trong đó có nội dung chuyển chức năng giám sát cá da trơn,

trong đó có cá tra của Việt Nam, từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ

(FDA) sang Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Mặc dù, Farm Bill chưa ảnh hưởng đến

DN cá tra trong năm nay nhưng cũng là một trở ngại đối với cá tra trong tương lai

gần. Trong khi đó, ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả

cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9) vụ kiện chống bán phá giá

cá tra tại thị trường Hoa Kỳ áp dụng đối với các lô hàng XK trong giai đoạn từ

1/8/2011- 31/7/2012. Hầu hết các DN đều bị áp mức thuế cao, chính vì vậy chỉ có

một số DN có mức thuế suất thấp vẫn XK cá tra vào thị trường này.  

Về mặt hàng mực, bạch tuột

So với quý I/2013, XK mực, bạch tuộc 3 tháng đầu năm nay đã có dấu hiệu hồi

phục. Tính đến hết giữa tháng 4/2014, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc đạt 111,8

triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trong tháng 3, giá trị XK

đạt 38,9 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013.

ĐỒ THỊ 2.2 – Xuất khẩu mực, bạch tuột 3 tháng đầu năm

2012-2014

(Nguồn: vasep.com)

Mặc dù, giá trị XK tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng tình hình XK sang 3 thị

trường chính vẫn chưa thực sự tốt (nhất là sang Nhật Bản và EU) do các tiêu chuẩn

chất lượng khắt khe. Trong khi đó, giá trị XK sang các thị trường XK tiềm năng lớn

là: Nga, Đài Loan, Australia và Mỹ vẫn tiếp tục nằm trong mức tăng trưởng âm.

Tính đến giữa tháng 4/2014, Hàn Quốc là thị trường NK lớn nhất của mực, bạch

tuộc Việt Nam, chiếm gần 36,1% tổng giá trị XK với giá trị XK đạt 40,35 triệu

USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Chiếm tỷ lệ này, Hàn Quốc đã vượt xa

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 16

Page 24: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

thị trường Nhật Bản trong cơ cấu thị trường XK nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam.

Tuy nhiên do bị đánh thuế cao, sản lượng của Việt Nam vẫn kém Trung Quốc tại

đây.

Trong quý I/2013, thì có đến 2 tháng liên tiếp giá trị XK sang 4 thị trường đều giảm

từ 5,8 - 56% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, trong quý II/2014, giá trị XK sang

Nga và Australia tăng dần, tuy nhiên XK sang Đài Loan chững. Do sự bấp bênh của

những “hướng đi” đi này nên nhiều DN XK nhuyễn thể chân đầu Việt Nam vẫn tiếp

tục chọn 3 thị trường chính là: Hàn Quốc, Nhật Bản và EU để đẩy mạnh hoạt động

XK và gia tăng kim ngạch.

2.1.3 Về thị trường xuất khẩu

Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản

chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Theo

thống kê sơ bộ 3 tháng đầu năm 2014 thị trường EU vẫn đang dẫn đầu với 150,856

triệu USD, tiếp theo là Mỹ với 146,474 triệu USD và Nhật Bản với 101,315 triệu

USD. Các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Koong,

ASEAN, Australia, Canada,… Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu

thâm nhập vào thị trường mới phát triển như Đông Âu, Trung Đông, Châu Mỹ La

Tinh.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 17

Page 25: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

ĐỒ THỊ 2.3 - Xuất khẩu thủy sản sang 4 thị trường chính 4

tháng đầu năm giai đoạn 2012-2014 (Nguồn: vasep.com)

2.2 NHẬN XÉT

2.2.1 Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi của nước ta: Bờ biển dài hơn 3260 km. Vùng

biển Việt Nam nằm trong vùng có nguồn lợi phong phú, đa dạng. Nước ta

còn có nhiều sông suối, ao, hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn… thích hợp nuôi

trồng thủy sản cả nước ngọt lẫn nước mặn hoặc nuôi ở biển đều được.

- Chất lượng ngày càng được nâng cao: Các doanh nghiệp Việt ngày càng

nâng cao tính chuyên nghiệp trong khai thác và chế biến thủy sản, ngang với

các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới.

Những điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt là: nhanh nhạy hơn với công

nghệ, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cở

sở hạ tầng nâng cấp thường xuyên, công nghệ chế biến được cải tiến đáp ứng

tiêu chuẩn HACCP. Điểu đó giúp thủy sản Việt Nam có chỗ đứng vững chắc

trên thị trường quốc tế, đáp ứng các thị trường khắc khe như Mỹ, Nhật Bản,

EU.

- Sản lượng khai thác của các nước nhập khẩu giảm: Nhật Bản vừa qua phải

chịu đợt thảm họa động đất sóng thần làm năng lực khai thác thủy sản phục

vụ nhu cầu trong nước giảm nên buộc phải tăng mạnh nhập khẩu từ các nước

khác trong đó có Việt Nam. Hoặc ở các nước khác những quy định liên quan

đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường ngày càng nghiêm ngặt nên cũng trở nên

phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.

- Thuận lợi về chính sách: Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu thủy sản ở một

số thị trường. Ở EU, Việt Nam được hưởng chế độ thuế GSP do đáp ứng

được các tiêu chuẩn của EU nên làm giảm thuế nhập khẩu khi với hàng thủy

sản Việt Nam. Một phần cũng do EU có nhu cầu nhập khẩu thủy sản cao nên

thường không dùng biện pháp chống bán phá giá như ở Mỹ.

- Thủy sản Việt Nam đa dạng về chủng loại và có mức trung bình khá rẻ: do

điều kiện nuôi trồng nhiều, nguồn nhân lực rẻ và được thiên nhiên ưu đãi nên

rất có lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

- Chính sách khuyến khích xuất khẩu từ chính phủ cũng là một yếu tố thúc đẩy

sản lượng xuất khẩu thủy sản. Việc đánh thuế xuất khẩu bằng 0 cho đa số

mặt hàng xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan đơn giản hóa đang là những nỗ

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 18

Page 26: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

lực của nhà nước Việt Nam nhằm kích thích xuất khẩu trong nước phát triển

đặc biệt là ngành thủy sản.

2.2.2 Khó khăn

Có những khó khăn chính đối với ngành thủy sản nước ta cần khắc phục như sau:

Thứ nhất là thiếu nguyên liệu đầu vào, do:

- Mặc dù có thuận lợi về tự nhiên cho việc khai thác và đánh bắt thủy sản

nhưng cũng chính tự nhiên gây bất lợi cho nước ta. Giai đoạn 2013 – 2014,

biến đổi khí hậu đẩy nước mạnh xâm nhập vào đất liền gây đe dọa đến nghề

nuôi thủy sản trong nước vì đa số thủy sản nước ta thuộc loại nước ngọt.

- Dịch bệnh: dịch bệnh với giống tôm đã gây nhiều thiệt hại cho ngành vì tôm

là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực của nước ta.

- Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ. Đa

số ngư dân vẫn đánh bắt theo hình thức nhỏ lẻ, đặc biệt là việc nuôi trồng và

đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ, kĩ thuật còn hạn chế nên sản lượng thu

được không cao, thậm chí còn hư hỏng trên đường về vì không có biện pháp

bảo quản tốt.

- Về chính sách phát triển: Mô hình công nghiệp còn ít, vấn đề quy hoạch còn

chồng chéo nên không thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.

Thứ hai là sự không ổn định về giá. Vấn đề này đã được nói vài lần trong phần thực

trạng nêu trên. Nguyên nhân là do:

- Sự liên kết lỏng lẻo giữa các chủ thể trong ngành (đối với mặt hàng cá tra)

gây nhiều đợt đỉnh giá, tạo nên biên độ giá lớn.

- Dịch bệnh gây khan hiếm nguyên liệu xuất khẩu (đối vói mặt hàng tôm) gây

tăng giá tôm lên cao ngất ngưởng.

- Giá thức ăn thủy sản tăng hơn 7 lần (03/2014), mỗi lần 200-300 đ/kg, tăng

40% so với đầu năm. Ngoài ra theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, gần

80% thị trường thức ăn chăn nuôi do cá công ty có yếu tố nước ngoài kiểm

soát. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng giá thức ăn.

Thứ ba là mẫu mã, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, chất lượng chưa đảm bảo.

Nguyên nhân do:

- Công nghệ chế biến thủy sản tuy có tiến bộ nhưng so với mặt bằng chung thế

giới thì còn tụt hậu khá xa. Hàng chúng ta đem đi xuất khẩu vẫn chỉ là thủy

sản thô, sơ chế nên không đạt lợi nhuận cao và không được hưởng ưu đãi về

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 19

Page 27: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

thuế mà hiệp định khung đem lại cho các mặt hàng chế biến sâu, giá trị gia

tăng.

- Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng như là cá tra, ca basa, cá mực và cá

ngừ.

- Mẫu mã còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng chưa được kiểm

định chặt chẽ.

Thứ tư là do ngành sản xuất thủy sản Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô

nhỏ, tài chính hạn chế, năng suất lao động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản

xuất không ổn định. Thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với

nhau, hầu như đơn độc trước các đối thủ nước ngoài gây thiếu thông tin cà dẫn đến

cạnh tranh không lành mạnh làm hạn chế phát triển.

Thứ năm là do những hạn chế về năng lực quản lý và thông tin. Nguyên nhân do:

- Đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng công nhân chế biến chưa được quan

tâm đúng mức, đảm bảo các kĩ năng cần thiết, làm giảm hiệu quả sản xuất.

- Nước ta luôn ở trong tình trạng thiếu thông tin thị trường, khả năng phát triển

hệ thống kinh doanh và phản ứng với sự thay đổi chính sách thị trường chậm.

Thứ sáu, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước phát triển

ngày cảng chặt chẽ hơn. Tuy được giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan nhưng

điều này lại tạo ra nhiểu bất lợi cho các nước đang phát triển:

- Làm tăng chi phí sản xuất, trở thành rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu

nước ta.

- Sản phẩm theo quy định mới phải sạch ngay từ giai đoạn con giống ko như

trước. Nhật Bản thì tăng cường tần suất kiểm tra enroflosaxin từ 30% lên

100% tháng 06/2011. EU cũng đưa ra quy định quy định doanh nghiệp áp

dụng hiệu quả HACCP thì mới được phép xuất khẩu sang thị trường này.

Thứ bảy, sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam còn yếu. Hiện nay các thị trường

lớn đang nới lỏng quy định xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam sẽ phải gặp phải cạnh

tranh nhiều hơn từ các nước khác như Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ,… Hơn nữa thị

trường tự do thương mại còn làm nhều đối thủ xuất hiện hơn nữa. Nguyên nhân là

do:

- Năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu.

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn bất hợp lí, cơ chế thị trường còn nhiều vấn

đề chưa được giải quyết.

- Hệ thống tài chính còn nhiều bất cập.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 20

Page 28: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- Trình độ công nghệ còn thấp, cải cách chậm chạp, tư duy còn thấp gây hạn

chế trong tiếp cận, thâm nhập thị trường nước ngoài.

- Cơ sở vật chất lạc hậu, vận dụng yếu kém yếu tố công nghệ, tiến bộ kĩ thuật,

nuôi trồng thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

- Sản xuất chưa tự động hóa, giá thành chưa ổn định.

- Sản phẩm mới chỉ qua sơ chế hay đông lạnh.

- Chưa xây dựng được thương hiệu có uy tín nhưng bán giá thấp làm ảnh

hưởng gây ảnh hưởng tới hình ảnh thủy sản Việt Nam.

Thứ tám, vấn đề đăng kí nhãn hiệu và thương hiệu hàng thủy sản vẫn chưa được

quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc chưa có nhãn hiệu nào được đăng

kí chính thức trên thị trường quốc tế. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ

giảm thiểu được nhiều rủi ro và nâng cao được uy tín của hàng thủy sản Việt Nam

trên thương trường quốc tế.

2.3 GIẢI PHÁP

2.3.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

- Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo thuận

lợi cho xuất khẩu thủy sản. Rà soát và thay đổi những quy định không còn

phù hợp với thời đại ngày nay để làm thông thoáng hơn các điều kiện xuất

khẩu thủy sản.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thủy sản từ trung ương

đến địa phương, xóa bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây mất thời gian, công sức

của doanh nghiệp, nhà xuất khẩu.

- Nhà nước cần kí kết các hiệp định đa phương và song phương, đẩy mạnh

quan hệ quốc tế để mở rộng thị trường, tạo nhiều điều kiện thuận lợi, ưu đãi

cho ngành thủy sản.

- Tăng cường độ tin cậy và phủ sóng của các phương tiện truyền thông, thông

tin. Đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để cải thiện chất lượng dự báo thời tiết.

Cũng như có chính sách nhập khẩu công nghệ và khuyến khích các doanh

nghiệp trong nước áp dụng công nghệ mới. Điều này giúp cải thiện được tình

hình dịch bệnh và thiên tai làm giảm nguồn nguyên liệu đầu vào đã nêu trong

khó khăn thứ nhất.

- Hỗ trợ tốt hơn thông tin cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nhiều kênh

thông tin và cập nhật thường xuyên như ấn phẩm, website,… Tuyên truyền

rộng rãi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đến các doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản làm tăng ý thức của doanh nghiệp hơn.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 21

Page 29: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về tín dụng vì hầu hết các doanh

nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đều là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, tiềm

lực và sức cạnh tranh không cao. Đặc biệt là nên hỗ trợ vay ngân hàng với lãi

suất thấp.

- Bộ Thủy sản cần phối hợp với Bộ kế hoạch dầu tư và các bộ, ngành có liên

quan để phối hợp tận dụng tốt nguồn vốn tài trợ từ trong và ngoài nước.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng chung cho ngành thủy sản, đổi mới trang thiết bị, chủ

động nhập khẩu công nghệ mới về nước, đặc biệt là các công nghệ chế biến

thức ăn nhập khẩu, để giảm bớt áp lực về chi phí đầu vào làm tăng giá bán,

mất tính cạnh tranh của ngành.

- Đầu tư nghiên cứu nhu cầu thị trường, tập trung nuôi trồng và xuất khẩu mặt

hàng lợi thế đúng yêu cầu để đạt lợi nhuận cao nhất.

- Phát triển các trung tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề

thiếu nhân lực tay nghề cao hiện nay. Đặc biệt là nguồn cán bộ, kĩ sư có tay

nghề, kĩ thuật chuyên môn cao chưa kể đến đội ngũ luật gia chuyên về pháp

lý giúp thủy sản tránh khỏi nhiều vụ kiện tụng bị bán phá giá hay chưa đạt

tiêu chuẩn như mong muốn.

- Hiệp hội thủy sản Việt Nam và các cơ quan liên quan cần giám sát chặt chẽ,

tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến,

bảo quản thủy sản. Phát hiện những sai phạm để răn đe, hạn chế việc cạnh

tranh không lành mạnh làm giảm giá trị xuất khẩu. Bắt buộc áp dụng các quy

trình quản lý chất lượng vào trong nuôi trồng, chế biến như HACCP,…

- Tăng cường hợp tác quan hệ với các nước bạn đề mở rộng thị trường cho

ngành thủy sản nước ta.

- Về vấn đề thương hiệu thủy sản Việt thì Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng và

phát triển tốt hơn nữa bằng các biện pháp như cho phép các mặt hàng chủ lực

được sử dụng thương hiệu quốc gia…

2.3.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

- Các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp kinh doanh nên sự nỗ lực từ chính bản

thân doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết. Các doanh nghiệp cần nắm rõ quy

định và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh thủy sản tại các nước

nhập khẩu đối tác để đưa ra chiến lược phù hợp và hiệu quả.

- Doanh nghiệp phải chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào, tìm nhiều nhà

cung cấp với giá rẻ để tránh làm tăng giá thủy sản giảm cạnh tranh. Hơn nữa

phải chủ động liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp để giúp vượt qua khó khăn.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 22

Page 30: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- Giữa doanh nghiệp với nhau và với Nhà nước nên thiết lập mối quan hệ chặt

chẽ hơn, phối hợp và tạo điều kiện tốt cho nhau trong việc sản xuất, chế biến

và nuôi trồng thủy sản nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh và tạo chỗ

đứng vững chắc cho thủy sản Việt Nam.

- Bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu

nhu cầu thị trường để tổ chức lại sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối tốt

hơn.

- Doanh nghiệp cần phải cải thiện về vệ sinh an toàn thực phẩm của thủy sản.

Đây là vấn đề gay gắt trong những năm qua vì nó liên quan đến chất lượng,

rào cản chính khi thủy sản Việt muốn thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Chuẩn bị tốt chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Quá trình nuôi trồng phải thực

hiện đúng thao quy định của Bộ Thủy sản về liều lượng kháng sinh, bảo

quản, không sử dụng các loại thuốc cấm. Về chế biến phải thực hiện nghiêm

chỉnh theo quy định nhà nước, đảm bảo không gây hại cho người sử dụng.

- Cần tuyển dụng các nhà quản lý có trình độ và đội ngũ nhân viên kĩ sư có tay

nghề cao, lành nghề. Doanh nghiệp cũng nên tổ chức các khóa đào tạo huán

luyện cho sát với tiêu chuẩn đề ra.

- Doanh nghiệp cần tiến hành phát triển công tác R&D, mrketing hiệu quả hơn

với đội ngũ nhận viên chuyên nghiệp.

- Để thâm nhập tốt hơn vào thị trường nước ngoài và mở rộng kênh phân phối

hơn các doanh nghiệp có thể chú ý tới phương pháp là tận dụng cộng đồng

người Việt tại các quốc gia đó. Hoặc các doanh nghiệp lớn hơn có thể liên

doanh hoặc trở thành công ty con của các công ty đa quốc gia nhằm tiếp cận

được gần hơn với khách hàng và dĩ nhiên sẽ bán được nhiều thủy sản hơn.

- Vấn đề thương hiệu các doanh nghiệp cũng cần phải để mắt tới vì thương

hiệu là cái sống còn lâu dài và bền vững trong dài hạn. Xây dựng thương

hiệu mạnh kèm theo là cam kết về chất lượng và an toàn mới có thể thu hút

được các khách hàng quốc tế, những người có thu nhập cao và nhu cầu cao

nên khó tính.

- Doanh nghiệp nên đẩy mạnh thương mại điện tử trong thời đại công nghệ

hiện nay bới vì thông qua trang web doanh nghiệp khách hàng có thể hiểu

phần nào về doanh nghiệp qua đó xây dựng uy tín và đẳng cấp cho doanh

nghiệp.

- Doanh nghiệp cần có những chiến lược sản phẩm hiệu quả, cân đối giữa chất

lượng và giá cả.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 23

Page 31: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

CHƯƠNG 3:

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

3.1 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN (MÔN HỌC)

3.1.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên

Tôi đang học lớp Quản trị Xuất nhập khẩu, mã HP 210704302, do thầy Nguyễn

Hữu Khoa giảng dạy. Tôi có vài nhận xét như sau:

- Giáo trình: Cung cấp nhiều thông tin, giải thích nhiều thuật ngữ rõ ràng, nêu

nhiều ví dụ dễ hiểu, thiết kế nội dung hợp lí. Nhưng chưa có nhiều giáo trình

khác tương tự để tham khảo.

- Tài liệu môn học: gồm có giáo trình, bài giảng và nhiều tài liệu trên lớp do

giảng viên cung cấp, nhưng chưa có thêm tài liệu tham khảo cho môn học, dẫn

đến một số phần kiến thức của môn học còn chưa đầy đủ, rõ nghĩa lắm.

- Giảng viên: có kiến thức sâu và thực tế, truyền đạt dễ hiểu, thân thiện, nhiệt

tình trao đổi và giải đáp thắc mắc cho sinh viên, hướng dẫn tiểu luận rõ ràng,

khách quan. Nhưng trên lớp chưa có nhiều điều kiện cho sinh viên làm việc

nhóm, và giảng dạy hơi nhanh với nội dung nhiều làm một số phần chưa rõ

nghĩa và khó tiếp thu.

3.1.2 Cơ sở vật chất

Các thiết bị vật chất, đèn, máy chiếu, bảng… có chất lượng tốt, không ảnh hưởng

nhiều đến quá trình học tập và tiếp thu môn học.

Phòng học sạch sẽ, có nhân viên thu dọn thường xuyên. Tuy nhiên số lượng quạt

máy chưa đủ mát, khi vào mùa nóng phòng học đông sinh viên gây nên khá ngột

ngạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Ngoài ra, vì số lượng sinh viên trong phòng quá nhiều nên gây khó khăn trong việc

quản lý của giảng viên, cộng thêm việc các sinh viên xao nhãn trong việc học, khó

tiếp thu bài khi ngồi bàn quá xa giảng viên.

3.1.3 Tính hữu ích, thiết thực môn học

Quản trị Xuất nhập khẩu là một trong những môn học quan trọng của ngành QTKD,

giúp cho sinh viên có những kiến thức căn bản, hướng dẫn cách tiếp cận thực tế

hoạt động kinh doanh quốc tế và vận dụng kiến thức để đánh giá và xử lý tốt tình

huống đặt ra.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 24

Page 32: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Sinh viên khoa QTKD cần nắm vững kiến thức và nội dung môn học để có thể vận

dụng tốt vào thực tiễn, giúp giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra khi tham gia hoạt

động xuất nhập khẩu, một hoạt động có tính năng động nhưng chứa nhiều rủi ro khi

giao thương quốc tế nhằm đạt được thành công khi kinh doanh.

3.2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Giảng viên nên chủ động gợi ý sinh viên nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo

khác để nghiên cứu đồng thời đặt nhiều tình huống và bài tập thực tế hơn để

tăng tính sinh động. Ngoài ra cần phân phối thời lượng giảng dạy hợp lý, dãn

thời gian cho các chương có nội dung khó, giảng giải chậm rãi hơn để sinh

viên dễ tiếp thu.

Nhà trường cần phân bổ lớp với số lượng sinh viên hợp lý, đồng thời nâng cấp

sửa chữa cũng như trang bị thêm số lượng quạt máy thường xuyên để tạo điều

kiện tốt nhất cho sinh viên tiếp thu môn học.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 25

Page 33: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

KẾT LUẬN

Chúng ta đã thấy những kiến thức tổng quát về môn học “Quản trị xuất nhập khẩu”

và sự cần thiết của môn học trong phần lý thuyết. Đặc biệt là đã áp dụng chúng để

tìm hiểu thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu năm 2014.

Ngành thủy sản nước ta có những lợi thế riêng tuy nhiên cũng có những khó khăn

nhất định khi tiến hành xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Để giảm thiểu những khó

khăn đó, người nông dân, nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần có một sự hợp

tác mạnh mẽ hơn nữa. Quan trọng là để đưa ngành xuất khẩu tiêu của nước ta phát

triển mạnh thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ, đặt biệt là quản trị quá trình xuất

khẩu. Môn học Quản trị xuất nhập khẩu sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ đắc

lực cho những nhà quản lý trong lĩnh vực ngoại thương. Cụ thể hơn bản thân sinh

viên khi nghiên cứu môn học Quản trị xuất nhập khẩu cũng cần nắm rõ nội dung

môn và các quy định để vận dụng tốt vào thực tế hơn.

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 26

Page 34: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt, Quản trị ngoại thương,

NXB Lao động xã hội, 2009.

2. TS. Nguyễn Văn Hùng, Marketing Xuất Nhập Khẩu, NXB Kinh tế, 2010.

3. Nguyễn Hữu Khoa, Bài giảng Quản trị Xuất nhập khẩu, Đại học Công

Nghiệp TP HCM, 2014.

4. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, “Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động xuất

khẩu”, http://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-y-nghia-cua-hoat-dong-xuat-

khau/1cd470a8

5. Liên Phương, “Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trong khó khăn”, ngày

13/06/2014, http://www.baomoi.com/Xuat-khau-thuy-san-tang-truong-trong-

kho-khan/45/14052426.epi

6. Ngọc Thủy, “Xuất khẩu cá tra quý I/2014: sản phẩm giá trị gia tăng tăng

mạnh”, ngày 09/05/2014,

http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1018_35403/Xuat-khau-ca-tra-quy-

I2014-san-pham-gia-tri-gia-tang-tang-manh.htm

7. Nguyễn Hà, “Xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn khả quan”, ngày 29/05/2014,

http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1019_35648/Xuat-khau-ca-ngu-sang-EU-

van-kha-quan.htm

8. Nguyễn Thu Hồng, “Hiện trạng thủy sản Việt Nam”,

http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/nvantu/file/B%C3%A0i%20gi%E1%BA

%A3ng%20TSDC/TSDC%202-Hien%20trang%20Thuy%20san%20Viet

%20Nam.pdf

9. Tạ Hà, “Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng nhẹ 8,2%”, ngày 20/05/2014,

http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/1020_35549/Xuat-khau-muc-bach-tuoc-

tang-nhe-82.htm

10. Thanh Nguyễn, “Xuất khẩu tôm tiếp tục tăng mạnh”, ngày 05/06/2014,

http://www.baohaiquan.vn/pages/xuat-khau-tom-tiep-tuc-tang-manh.aspx

11. Thủy Chung, “Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm tăng gần

32%”, ngày 10/06/2014, http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.231054.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau-

thuy-san-4-thang-dau-nam-tang-gan-32.asmx

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 27

Page 35: Chuyên đề môn học - Đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014

Chuyên đề môn học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

12. “Vai trò của xuất khẩu thủy sản”, http://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-xuat-

khau-thuy-san/5045f461

13. Vasep, “Khó đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản”, ngày 20/05/2014,

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.229898.gpside.1.gpnewtitle.kho-day-manh-xuat-

khau-ca-ngu-sang-nhat-ban.asmx

14. “Quí I/2014: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 30,14%”,

http://canthopromotion.vn/home/index.php/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB

%87u/tt-x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t-tm-dl/11-xuat-nhap-

khau/1372-qu%C3%AD-i-2014-kim-ng%E1%BA%A1ch-xu%E1%BA%A5t-

kh%E1%BA%A9u-th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n-t%C4%83ng-30,14

SVTH: Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng 28