24
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn đề gì liên quan đến nhân loại mà không liên quan đến phụ nữ. Hạnh phúc không phải là một ngoại lệ. Ở Việt Nam và trên thế giới, từ trước đến nay mặc dù có rất ít công trình nghiên cứu riêng biệt liên quan đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc, nhưng đã có khá nhiều tranh luận. Đáng tiếc, những tranh luận đó lúc đầu phần lớn là ý kiến của đàn ông. Nó chi phối quan niệm về hạnh phúc gắn liền với phẩm chất giới tính mà xã hội gán cho phụ nữ. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc chỉ thật sự thay đổi khi chính phụ nữ nhận thức lại về cái gọi là “nữ tính” của mình từ các làn sóng nữ quyền do phụ nữ khởi xướng. Kể từ đây, quan niệm về hạnh phúc trở thành cuộc tranh luận của hai giới chứ không còn là sự áp đặt của đàn ông. Có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam truyền thống, hạnh phúc từ quan niệm của người phụ nữ về căn bản hầu như không mang mầu sắc cá nhân mà gắn liền với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng. Liệu đây có phải là một “bí ẩn nữ tính” của người phụ nữ ? Bởi vì dường như không phải chỉ có người phụ nữ Việt Nam truyền thống coi gia đình, chồng con là niềm hạnh phúc duy nhất của mình mà hàng triệu cô gái Mỹ vào các thập niên 50-60 của thế kỷ XX cũng ước mơ trở thành “bà nội trợ”. Họ hãnh diện với vai trò phụ nữ của mình, và tự hào điền vào chỗ trống trong mục điều tra dân số cụm từ: “Nghề nghiệp: nội trợ” (Friedan, 2015:33). Thực tiễn này đã và đang tạo ra những tranh luận cả trong đời sống và trong khoa học xung quanh quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Trong nhiều thập kỷ đã qua, về mặt lý thuyết , ít nhất chúng ta đã chứng kiến hai trường phái đối lập nhau. Đó là trường phái chức năng và trường phái nữ quyền. Ngày nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có nhiều thay đổi, nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp diễn. Các nước Phương Tây đã có lịch sử nghiên cứu 50 năm về phụ nữ và hạnh phúc và đã đạt được các bước đi dài. Ở Việt Nam, cuộc

Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn đề gì liên quan

đến nhân loại mà không liên quan đến phụ nữ. Hạnh phúc không phải

là một ngoại lệ. Ở Việt Nam và trên thế giới, từ trước đến nay mặc dù

có rất ít công trình nghiên cứu riêng biệt liên quan đến quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc, nhưng đã có khá nhiều tranh luận. Đáng

tiếc, những tranh luận đó lúc đầu phần lớn là ý kiến của đàn ông. Nó

chi phối quan niệm về hạnh phúc gắn liền với phẩm chất giới tính

mà xã hội gán cho phụ nữ.

Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc chỉ thật sự thay đổi

khi chính phụ nữ nhận thức lại về cái gọi là “nữ tính” của mình từ các

làn sóng nữ quyền do phụ nữ khởi xướng. Kể từ đây, quan niệm về

hạnh phúc trở thành cuộc tranh luận của hai giới chứ không còn là sự

áp đặt của đàn ông.

Có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam truyền thống, hạnh

phúc từ quan niệm của người phụ nữ về căn bản hầu như không mang

mầu sắc cá nhân mà gắn liền với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng.

Liệu đây có phải là một “bí ẩn nữ tính” của người phụ nữ ? Bởi vì

dường như không phải chỉ có người phụ nữ Việt Nam truyền thống

coi gia đình, chồng con là niềm hạnh phúc duy nhất của mình mà

hàng triệu cô gái Mỹ vào các thập niên 50-60 của thế kỷ XX cũng

ước mơ trở thành “bà nội trợ”. Họ hãnh diện với vai trò phụ nữ của

mình, và tự hào điền vào chỗ trống trong mục điều tra dân số cụm từ:

“Nghề nghiệp: nội trợ” (Friedan, 2015:33).

Thực tiễn này đã và đang tạo ra những tranh luận cả trong đời

sống và trong khoa học xung quanh quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc. Trong nhiều thập kỷ đã qua, về mặt lý thuyết, ít nhất

chúng ta đã chứng kiến hai trường phái đối lập nhau. Đó là trường

phái chức năng và trường phái nữ quyền.

Ngày nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có

nhiều thay đổi, nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp

diễn. Các nước Phương Tây đã có lịch sử nghiên cứu 50 năm về phụ

nữ và hạnh phúc và đã đạt được các bước đi dài. Ở Việt Nam, cuộc

Page 2: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

2

tranh luận này dường như chỉ mới bắt đầu. Hơn thế nữa, những quan

niệm khác nhau về hạnh phúc không dừng lại ở phạm vi các “tranh

luận” mà quan trọng hơn, nó được thể hiện bằng các hành động trong

đời sống thực tiễn.

Nhìn lại các nghiên cứu về phụ nữ, ta sẽ không xa lạ gì với

những nghiên cứu về sự bất hạnh như ly hôn, bạo lực, bất bình đẳng,

trầm cảm... Những nghiên cứu về hạnh phúc lại ít nhiều bị thờ ơ. Con

người thường dễ kể về những căng thẳng, đau khổ, lo lắng hơn là

chia sẻ cách họ thụ hưởng hạnh phúc như thế nào. Dường như, chiến

lược tồn tại của con người thường là hướng đến ngăn chặn rủi ro hơn

là tìm kiếm hạnh phúc.

Có thể nhận thấy, nghiên cứu khoa học về hạnh phúc ở Việt

Nam nói chung và về người phụ nữ nói riêng còn để lại quá nhiều

khoảng trống cả về lý thuyết và thực tiễn. Luận án: “Quan niệm của

người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc” góp phần làm sáng

tỏ quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc, qua

đó cung cấp những luận cứ khoa học góp phần nâng cao hạnh phúc

của người phụ nữ và kiểm chứng tính đúng đắn của các lý thuyết xã

hội học có liên quan qua trường hợp Việt Nam.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan niệm

của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc; trên cơ sở đó

cung cấp những luận cứ khoa học nhằm nâng cao hạnh phúc của

người phụ nữ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc.

- Nhận diện quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

về hạnh phúc.

- Phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm

của người phụ nữ ở các nhóm xã hội khác nhau về hạnh phúc.

Page 3: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

3

- Cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định

hướng giá trị hạnh phúc trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói

chung và những chính sách đặc thù cho phụ nữ nói riêng.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

3.2. Khách thể nghiên cứu: Người phụ nữ tại 5 tỉnh nghiên cứu.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu: Quan niệm của

người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc được xem xét trên ba

lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên; lĩnh vực gia đình -

xã hội; và lĩnh vực đời sống cá nhân.

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: 05 tỉnh, thành phố đại

diện cho 05 vùng địa lý (Ninh Bình, Sơn La, Đắc Lắc, Tp. Hồ Chí

Minh, An Giang). Mỗi tỉnh lựa chọn 01 phường và 01 xã.

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ

Việt Nam về hạnh phúc ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Người phụ nữ hiện nay quan niệm như thế nào về hạnh phúc?

- Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau có quan niệm

khác nhau về hạnh phúc?

- Yếu tố nào tác động rõ nhất đến quan niệm của người phụ nữ

về hạnh phúc?

5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số

5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh phúc là

có thu nhập ổn định, gia đình hòa thuận và có sức khỏe tốt.

Page 4: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

4

Giả thuyết 2: Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau

có sự tương đồng nhiều hơn khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc.

Giả thuyết 3: Yếu tố mức sống có tác động rõ nhất đến quan

niệm của người phụ nữ về hạnh phúc.

5.2. Các biến số

- Biến độc lập:

Đặc điểm cá nhân: khu vực nông thôn - đô thị, nhóm tuổi, tôn

giáo, dân tộc, mức sống.

Đặc điểm hôn nhân: tình trạng hôn nhân, độ dài hôn nhân.

- Biến can thiệp: Điều kiện kinh tế - xã hội của 05 địa bàn

nghiên cứu; quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm

mục tiêu đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ.

- Biến phụ thuộc: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện

nay ở ba lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên; lĩnh vực gia

đình-xã hội; lĩnh vực đời sống cá nhân.

6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận

Luận án ứng dụng 02 lý thuyết: lý thuyết hệ thống, lý thuyết

bậc thang nhu cầu của Maslow.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này bao gồm việc sưu tầm và sử dụng các kết

quả nghiên cứu đã có, các số liệu thống kê, các tài liệu liên quan...

giúp luận án sử dụng các nguồn dữ liệu đã có theo quan điểm riêng.

6.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê có sẵn

Luận án sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Hạnh phúc

của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” để

phân tích quan niệm và các yếu tố tác động tới quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc. Đề tài tiến hành điều tra 2.500 phiếu theo

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 05 tỉnh/thành. Tuy nhiên, vì

Page 5: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

5

luận án chỉ tìm hiểu quan niệm của người phụ nữ nên sẽ tiến hành lọc

mẫu, chỉ chọn ra người trả lời là nữ để có được thông tin một cách

trực tiếp: người phụ nữ tự đưa ra quan niệm của chính mình về hạnh

phúc. Chính vì thế mẫu phân tích của luận án còn 1.443 phiếu.

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Bên cạnh phương pháp phân tích số liệu của đề tài cấp nhà

nước, luận án thực hiện riêng các phỏng vấn sâu bởi có nhiều lý do

khiến các câu hỏi định lượng không thể có được đầy đủ những thông

tin mà luận án cần thu thập.

Luận án phỏng vấn sâu 50 người phụ nữ (10 phụ nữ/tỉnh) theo

phương pháp có chủ đích và phân chia theo 5 tiêu chí chính: khu vực,

nhóm tuổi, mức sống, tôn giáo, dân tộc. Một số tiêu chí khác như trình

độ học vấn, tình trạng hôn nhân, lớp thế hệ kết hôn, độ dài hôn nhân

được lồng ghép trong 5 tiêu chí chính vừa nêu.

7. Điểm mới của luận án

- Trên thế giới, rất nhiều nghiên cứu về hạnh phúc đã được

thực hiện nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này ít được đề cập tới và chưa

có nghiên cứu riêng nào về hạnh phúc của người phụ nữ (điều này sẽ

được làm rõ trong phần tổng quan tài liệu). Vì vậy, kết quả của luận

án sẽ góp phần nhận diện quan niệm về hạnh phúc từ góc nhìn của

người phụ nữ.

- Tại Việt Nam, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về hạnh

phúc. Những công trình sử dụng mô hình hồi quy đa biến phân tích

các yếu tố tác động tới hạnh phúc còn ít ỏi hơn. Bằng việc sử dụng

mô hình hồi quy đa biến trong phân tích bộ số liệu của đề tài cấp nhà

nước đầu tiên về chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam, luận án sẽ

xác định được những yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế hạnh phúc của

người phụ nữ. Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở

cho việc định hướng giá trị hạnh phúc trong các chính sách phát triển

và gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Page 6: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

6

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

8.1. Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần nhận diện và hoàn thiện hơn khái niệm

“Hạnh phúc” từ góc nhìn của người phụ nữ.

- Thông qua việc vận dụng các lý thuyết để phân tích, giải

thích kết quả điều tra thực nghiệm quan niệm của người phụ nữ Việt

Nam hiện nay về hạnh phúc, luận án góp phần kiểm định mức độ phổ

biến, tính đúng đắn của 02 lý thuyết trong bối cảnh xã hội Việt Nam.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của luận án sẽ mang đến những nhận thức mới có

tính hệ thống về quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về

hạnh phúc, và đó là những bằng chứng quan trọng cho việc hoạch

định chính sách hoặc triển khai những biện pháp can thiệp nhằm

nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ nói riêng và những

chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

- Trên thế giới hiện nay, việc nghiên cứu về hạnh phúc đã trở

thành một ngành khoa học thực thụ nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này

dường như vẫn đang bị bỏ trống. Tác giả luận án hy vọng rằng, kết

quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ trong việc đặt nền móng cho quá

trình hình thành một chuyên ngành khoa học xã hội về hạnh phúc

trong tương lai ở Việt Nam.

- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình

nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn xã hội học gia đình, phụ nữ, giới

và phát triển…

9. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,

phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương (20 tiết).

Page 7: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu

Ở Việt Nam cho đến nay, hạnh phúc với tư cách là đối tượng

nghiên cứu của khoa học thực nghiệm, đặc biệt là xã hội học hầu như

còn vắng bóng. Do đó, luận án đã mở rộng phạm vi tìm kiếm tài liệu

ở hai khía cạnh: (1) không chỉ tìm các tài liệu về “conception of

happiness”(quan niệm hạnh phúc) mà tìm thêm các tài liệu về

“happiness” (hạnh phúc), “self-reported happiness” (hạnh phúc chủ

quan), “life satisfaction” (sự thỏa mãn về cuộc sống), “quality of

life” (chất lượng cuộc sống), “welfare/well-being” (phúc lợi) và (2)

không chỉ tìm các công trình nghiên cứu khoa học, sách, luận án,

luận văn mà còn tìm thêm các báo cáo, bài viết, tư liệu ghi chép, báo,

tạp chí và các tác phẩm văn học nghệ thuật.

1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc

Luận án tìm hiểu ba hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc:

hướng tiếp cận xã hội học, hướng tiếp cận tâm lý học và hướng tiếp

cận kinh tế học. Xã hội học chú trọng lý giải nguồn gốc và các yếu tố

tác động tới hạnh phúc từ các góc độ: cá nhân, gia đình, xã hội. Tâm

lý học chú trọng đến trị liệu và tư vấn để người phụ nữ có những cảm

xúc tích cực hơn. Kinh tế học nhấn mạnh tính thực dụng (utility) và

phúc lợi (welfare) nhằm đo lường sự mở rộng về chất lượng cuộc

sống con người (wellbeing).

1.3. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

Theo quan niệm chung của phụ nữ Mỹ đầu thế kỷ 20, hạnh

phúc là khi họ thực hiện tốt vai trò bà nội trợ hiện đại. Họ tự hào điền

vào chỗ trống trong mục điều tra dân số cụm từ: “Nghề nghiệp: nội

trợ”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: khi người phụ nữ suy nghĩ

theo quan niệm chung của xã hội về hạnh phúc, liệu họ có quan niệm

riêng của họ về hạnh phúc không? Một bà mẹ bốn con, bỏ học đại

học năm 19 tuổi để lấy chồng và đã thử mọi thứ mà người ta cho là

phụ nữ hay làm để có hạnh phúc nhưng người phụ nữ này lại không

thấy hạnh phúc. Rõ ràng người phụ nữ Mỹ giữa thế kỷ 20 đã “bị mắc

Page 8: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

8

bẫy” giữa quan niệm xã hội về “bà nội trợ Mỹ hạnh phúc” với quan

niệm của chính bản thân họ về hạnh phúc.

Một số nghiên cứu về hạnh phúc ở Châu Á cho thấy: quan

niệm của người phụ nữ về hạnh phúc không gắn với tiền bạc mà

nghiêng nhiều hơn về gia đình. Hạnh phúc là khi người phụ nữ có

những mối quan hệ tích cực.

Xã hội Việt Nam đang có biến chuyển sâu sắc, dẫn theo đó là

những biến đổi trong hệ giá trị. Những bài viết trên báo chí đã đưa ra

một thực trạng: quan niệm kiểu “hạnh phúc là một tấm chăn hẹp” hay

“chỉ có hạnh phúc khi có tiền”, “hạnh phúc của người này là khổ đau

của người kia”… đang dần len lỏi vào suy nghĩ của một bộ phận

người dân. Những yếu tố cốt yếu tạo nên hạnh phúc như sự hy sinh,

nhường nhịn, chung thủy, lòng khoan dung… có thể không còn là giá

trị quan trọng trong suy nghĩ của một bộ phận phụ nữ hiện nay.

Trên thực tế, người phụ nữ quan niệm như thế nào về hạnh

phúc? Đây là câu hỏi sẽ được giải đáp trong luận án.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ

nữ về hạnh phúc

Luận án tìm hiểu bốn yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc: mức sống, tình trạng hôn nhân, mức độ

gắn kết vợ chồng và yếu tố văn hóa. Mỗi yếu tố có mức độ ảnh

hưởng khác nhau. Thậm chí, cùng một yếu tố nhưng những nghiên

cứu khác nhau lại cho kết quả trái ngược. Ví dụ: một số nghiên cứu

khẳng định: quan niệm hạnh phúc là khi có tiền tồn tại tương đối phổ

biến. Tình trạng mất quyền và nghèo khổ thường không thể làm con

người hạnh phúc. Nghiên cứu khác lại cho rằng quan niệm “hạnh

phúc là khi có tiền” không có cơ sở rõ ràng. Hạnh phúc chỉ tăng theo

mức tăng thu nhập đến một điểm nhất định và không vượt qua điểm

mốc đó.

Những kết quả khác nhau cho thấy quan niệm hạnh phúc là

một phạm trù không dễ trở thành đối tượng mổ xẻ duy lý và định

lượng của khoa học. Vấn đề là ở chỗ, quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc dẫu phức tạp thế nào cũng không thể tách rời khỏi bối

cảnh xã hội và những đặc điểm cá nhân của chính người phụ nữ đó.

Và như thế, quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ không phải là

Page 9: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

9

một đại lượng trừu tượng. Với cách tiếp cận khoa học phù hợp, ta có

thể tìm hiểu và định lượng được nó một cách cụ thể.

1.5. Kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu của luận án

Các tài liệu phần lớn không bàn trực tiếp đến quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc mà thường được lồng ghép trong những

công trình nghiên cứu về gia đình. Một số nghiên cứu lại đưa ra

những kết quả khác nhau. Trong khi đó, quan niệm của người phụ nữ

về hạnh phúc lại được nhắc đến khá thường xuyên trên báo chí Việt

Nam. Các bài báo thường hướng tới quy chuẩn đạo đức, mang tính

chất khuyên răn, dựa trên sự chiêm nghiệm cá nhân mà ít tính học

thuật.

Sự thiếu vắng cách tiếp cận định lượng trong nghiên cứu

hạnh phúc không khỏi gây khó khăn cho việc nhận quan niệm về

hạnh phúc và xác định các yếu tố tác động đến quan niệm hạnh phúc

theo nhiều chiều cạnh, nhiều tầng lớp. Bằng việc kết hợp phương

pháp định lượng và định tính, luận án sẽ cung cấp được những luận

cứ khoa học xác thực cho vấn đề nghiên cứu.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, luận án đã tổng quan các công trình nghiên

cứu liên quan đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Ngày

nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có nhiều thay đổi,

nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp diễn trên phạm vi

toàn thế giới, từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông,

từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Hơn thế nữa, những quan niệm khác nhau về hạnh phúc

không dừng lại ở phạm vi các “tranh luận” mà quan trọng hơn, nó

được thể hiện bằng các hành động trong đời sống thực tiễn. Do đó,

rất cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu về quan niệm hạnh

phúc. Luận án sẽ nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về hạnh

phúc đặt trong tổng thể ba lĩnh vực: kinh tế-môi trường tự nhiên, gia

đình - xã hội, đời sống cá nhân.

Page 10: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

10

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Các khái niệm công cụ

Luận án làm rõ khái niệm “hạnh phúc”, sự khác biệt giữa khái

niệm “hạnh phúc” và “hài lòng”, mối quan hệ giữa “hạnh phúc” và

“bất hạnh”, sự khác biệt văn hóa và hạnh phúc. Trên cơ sở đó, luận

án xác định: “Hạnh phúc là một khái niệm chỉ rõ mức độ mà theo đó,

các cá nhân nhận thấy những mong ước trong cuộc đời họ đều có thể

đạt được” (Ruut Veenhoven, 1991). Luận án sẽ tìm hiểu các yếu tố

tạo nên hạnh phúc theo mong ước của người phụ nữ.

2.1.2. Thao tác hóa khái niệm “Quan niệm của người phụ

nữ về hạnh phúc”

Dựa trên hai cơ cở: 1- Đặc trưng bản chất của hạnh phúc (là

trạng thái cảm xúc hình thành trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu vật

chất, tinh thần và môi trường sống) và 2- Hạnh phúc chủ quan (chỉ

một đánh giá tổng thể về cuộc sống, liên quan đến những tiêu chí

trong tâm trí của con người) luận án nghiên cứu quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc trên 03 lĩnh vực: 1)- Lĩnh vực kinh tế-

môi trường tự nhiên; 2)- Lĩnh vực gia đình-xã hội và 3)- Đời sống cá

nhân. Mỗi lĩnh vực này lại được chi tiết thành 11 tiêu chí cụ thể.

2.1.3. Các lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết hệ thống: Lý thuyết này nhìn nhận sự phát triển của

mỗi cá nhân trong sự phát triển của một hệ thống cũng như hạnh

phúc của người phụ nữ vốn có quan hệ không thể tách rời với ba môi

trường sống đã nêu. Lý thuyết hệ thống là cơ sở giúp tìm được mẫu

số chung, giúp trả lời câu hỏi các yếu tố nào sẽ tạo nên hạnh phúc cho

người phụ nữ, nhìn một cách tổng thể.

- Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow: Đề tài nghiên cứu sử

dụng lý thuyết này để phân tích và lý giải trong mối tương quan giữa

nhu cầu và quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ. Cũng có khi

quan niệm thúc đẩy nhu cầu và có khi quan niệm hạn chế nhu cầu.

Đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa

hiện nay, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thể hiện trong

Page 11: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

11

mối liên hệ chặt chẽ với việc đáp ứng các nhu cầu như thế nào. Lý

thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow rất hữu ích trong việc bổ sung

cho lý thuyết hệ thống ở những điểm mà lý thuyết hệ thống không

giải thích được. Ví dụ tại sao người phụ nữ nghèo vẫn cảm thấy hạnh

phúc và người phụ nữ giàu chưa hẳn đã hạnh phúc.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội

Xã hội Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ cấu trúc xã

hội do tác động của quá trình CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhiều ngành nghề mới xuất hiện và cùng với đó là sự phân tầng xã

hội, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, sự

phân tầng này chưa triệt để, chưa đạt đến sự lắng kết cần thiết hay nói

như Bourdieu là chưa đạt đến tính liên tục và tính bền vững của văn

hóa giai cấp. Nhiều giá trị cổ truyền được hình thành trong lịch sử

vẫn được lưu giữ và tiếp tục là sự lựa chọn của đại đa số dân cư.

Các giá trị và khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, xã hội vẫn tiếp nối

các khuôn mẫu truyền thống. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến

quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ. Vì thế mặc dù đời sống kinh

tế vật chất đã có những thay đổi đáng kể và có sự khác biệt về mức

sống nhưng quan niệm về hạnh phúc của các nhóm phụ nữ trong xã

hội vẫn có sự tương đồng nhiều hơn khác biệt. Đây chính là bối cảnh

kinh tế-văn hóa-xã hội làm nền tảng cho việc nghiên cứu quan niệm

của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật định

hướng giá trị hạnh phúc trong sự phát triển của phụ nữ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ không những được nhìn

nhận như một tư tưởng chính trị mà còn là tư tưởng về xã hội và quản

lý xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới đảm bảo hạnh phúc cho

phụ nữ là nguồn sức mạnh tinh thần thúc đẩy mỗi người và cả cộng

động dân tộc.

Trong các văn bản pháp luật quốc tế, việc thực hiện các cam

kết chính trị, các mục tiêu phát triển chung của quốc gia và toàn cầu,

trong đó có mục tiêu bình đẳng giới là một giải pháp nền tảng nhằm

hướng tới mục tiêu đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ. Chỉ khi được

bình đẳng, phụ nữ mới có thể thụ hưởng hạnh phúc.

Page 12: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

12

Các văn bản pháp luật Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể

nhằm phù hợp với tinh thần các công ước quốc tế và xu thế hội nhập,

tích cực cụ thể hoá cam kết thực hiện mục tiêu chung về bình đẳng

giới và các mục tiêu phát triển toàn cầu. Nguyên tắc bình đẳng giới

được thể hiện rõ trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật

Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Chiến lược quốc

gia vì sự tiến bộ của phụ nữ…

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.

Luận án tập trung làm rõ các khái niệm công cụ và các đặc trưng chủ

yếu của hạnh phúc để tạo cơ sở cho việc thao tác hóa khái niệm.

Luận án ứng dụng hai lý thuyết, làm rõ bối cảnh văn hóa, xã

hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn bản pháp luật làm cơ sở nghiên

cứu cho luận án. Việc định hướng giá trị hạnh phúc trong các chính

sách phát triển không phải là vấn đề có tính chất kĩ thuật mà là quá

trình chính trị. Hạnh phúc không thể xem xét một cách tách rời với

những quan tâm chính trị khác và cần đặt hạnh phúc ở trọng tâm của

quản trị chính trị, gắn bó mật thiết với phát triển và hoà bình.

Chương 3

QUAN NIỆM CHUNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

3.1. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên

Các yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên được

quan niệm là tất cả những gì do con người sáng tạo, tiếp thu, lựa chọn

trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, nhằm đáp ứng các

nhu cầu sinh tồn hàng ngày. Người phụ nữ quan niệm: hạnh phúc là

khi có thu nhập ổn định, có nhà ở riêng, có công ăn việc làm đầy đủ,

an toàn vệ sinh thực phẩm tốt và môi trường tự nhiên trong lành.

Yếu tố “có thu nhập ổn định” được người phụ nữ ưu tiên lựa

chọn hàng đầu cho thấy yếu tố sinh tồn đáp ứng nhu cầu sống cơ bản

là rất quan trọng trong đảm bảo hạnh phúc.

Hiểu được mối quan hệ giữa chất lượng môi trường với hạnh

phúc chủ quan là rất quan trọng để kết nối các điều kiện môi trường

thực tế (bao gồm chất lượng nguồn không khí và mở rộng không gian

xanh) với những chính sách đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ.

Page 13: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

13

Hiểu được nhu cầu có nhà ở riêng là một thành tố quan trọng

của điều kiện vật chất trong đời sống của người phụ nữ sẽ hướng nhà

nước quan tâm hơn tới chính sách nhà ở. Người phụ nữ luôn mong

muốn có nơi ở an toàn, tạo cho họ cảm giác họ thuộc về nơi đó.

3.2. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình-xã hội

Những yếu tố thuộc lĩnh vực gia đình - xã hội phản ánh quan

hệ giữa con người với con người. Theo quan niệm của người phụ nữ,

hạnh phúc gắn liền với những mối quan hệ gia đình (gia đình hòa

thuận, con cháu chăm ngoan, quan hệ họ hàng tốt) hơn là những yếu

tố mang tính cá nhân - những giá trị tự thể hiện (có vị thế, địa vị xã

hội, được tự chủ tự quyết về bản thân).

Các nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á cho rằng trong ý thức

chung về Nho giáo, tính tập thể được bắt nguồn như một đặc điểm

quan trọng và không giống như người phương Tây luôn coi cá nhân

là trung tâm của mọi ý nghĩ, hành động. Một cuộc sống hạnh phúc

trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có đặc trưng mang tính chung,

mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước mang tính tập thể hơn

là tính cá nhân. Trong đời sống Khổng giáo, hạnh phúc chỉ xuất hiện

nếu một người có mối quan hệ tốt với mọi người và quan hệ này còn

quan trọng hơn tri thức hay tiền bạc của cá nhân đó trong việc tạo

nên hạnh phúc.

Điều này đưa đến một nhận định rằng: thay đổi bối cảnh gia

đình (hoặc các mối quan hệ gia đình) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ

đối với các thành viên trong gia đình nói chung và đối với cảm nhận

hạnh phúc của người phụ nữ nói riêng. Cách con người quan hệ với

người khác có ý nghĩa hơn những gì họ có.

3.3. Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân

Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, một khía cạnh

không thể bỏ qua trong cấu trúc hạnh phúc của con người là những

yếu tố thuộc đời sống cá nhân. Người phụ nữ quan niệm: hạnh phúc

là khi có sức khoẻ tốt; đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn; có thời

gian nghỉ ngơi, giải trí; làm được việc có ý nghĩa và có niềm tin vào

con người, xã hội.

Mặc dù sức khỏe là biến số khá phức tạp để có thể đo lường

trong các khảo sát về hạnh phúc nhưng đã có những bộ công cụ đo

Page 14: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

14

lường về sự hài lòng cuộc sống đặt trong tương quan so sánh với tình

trạng sức khỏe. Sức khỏe mang tính chất nền tảng cho mọi hoạt động

hướng đến hạnh phúc.

Yếu tố tiếp theo được lựa chọn là “có đời sống tinh thần, tâm

linh yên ổn”. Một nghiên cứu gần đây về giá trị gia đình đã chỉ ra

rằng: gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tâm linh

của mỗi người. Những giá trị mà gia đình mang đến hết sức bền

vững, ẩn sâu, lan tỏa và tạo nên giá trị tâm linh của văn hóa gia đình.

Xét đến cùng, con người cần tổ ấm gia đình tức là cần có một giá trị

tâm linh để duy trì sự sống của mình trên một bình diện văn hóa mà

chỉ ở đó con người mới có. Như phần trước đã phân tích, với người

phụ nữ, hạnh phúc luôn gắn với gia đình nên đến phần này, người

phụ nữ tiếp tục lựa chọn yếu tố đem lại hạnh phúc là có đời sống tinh

thần, tâm linh yên ổn cũng là điều hợp logic.

3.4. Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc

Sau khi đưa ra quan niệm về hạnh phúc ở ba lĩnh vực riêng rẽ

như đã phân tích ở trên, người phụ nữ tiếp tục được hỏi về quan niệm

của mình khi phải lựa chọn hai trong ba lĩnh vực. Theo quan niệm

của người phụ nữ, hai nhóm yếu tố nào trong ba nhóm (kinh tế-môi

trường tự nhiên, gia đình-xã hội, đời sống cá nhân) sẽ đem lại hạnh

phúc? Kết quả nghiên cứu cho thấy: lĩnh vực gia đình-xã hội được

lựa chọn cao nhất và lĩnh vực đời sống cá nhân được lựa chọn thấp

nhất (Biểu 1). Bước phân tích tiếp theo này tiếp tục ủng hộ kết quả

nghiên cứu ở phần trên khi chỉ ra rằng, theo quan niệm của người phụ

nữ, hạnh phúc vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia đình hơn là

những yếu tố mang tính cá nhân.

Trong các mối quan hệ gia đình, người phụ nữ đặc biệt chú ý

tới mối quan hệ vợ chồng. Hạnh phúc là khi hai vợ chồng thường

xuyên biểu lộ tình yêu, tạo cơ hội gặp nhau ngay cả khi giải quyết

mâu thuẫn và tôn trọng sự riêng tư.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 phân tích quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

trong ba lĩnh vực. Kết quả của luận án đồng thuận với một số nghiên

cứu trước đây khi chỉ ra rằng theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh

phúc vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia đình hơn là những yếu

Page 15: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

15

tố mang tính cá nhân. Giải thích điều này từ góc độ văn hóa, tác giả

P.Mus (1952) cho rằng điều này là dễ hiểu với nền văn hóa Châu Á

bởi mỗi cá nhân thuộc về làng trước khi thuộc về chính bản thân

mình. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, con người được sinh ra

và lớn lên trong ba tổ chức cộng đồng là: cộng đồng gia đình, cộng

đồng thân tộc và cộng đồng làng xã. Trong cộng đồng này, gia đình

có vị trí rất quan trọng. Gia đình không đơn thuần là địa hạt của “việc

nhận” với ý nghĩa đối ngược của “việc tạo ra” mà là một phần của

cuộc sống. Và như thế, hạnh phúc - một dạng cảm xúc chủ quan -

cũng luôn gắn với những cảm xúc được sáng tạo và tái tạo trong môi

trường gia đình.

Chương 4

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

Trong giới hạn của luận án, tác giả chỉ phân tích phụ nữ ở

một số nhóm xã hội chia theo đặc điểm cá nhân (theo khu vực nông

thôn-đô thị, nhóm tuổi, tôn giáo, dân tộc, mức sống) và trong tổng số

33 yếu tố, luận án cũng chỉ chọn ra 15 yếu tố chia đều cho cả 3 lĩnh

vực đã được người phụ nữ ưu tiên lựa chọn.

4.1. Khu vực sống và quan niệm hạnh phúc

Ở nhóm khu vực, sự lựa chọn yếu tố tạo nên hạnh phúc thể

hiện tính tương đồng nhiều hơn khác biệt khi chỉ có 4/15 yếu tố là có

ý nghĩa thống kê. Trong 4 yếu tố này, nông thôn đều có tỷ lệ lựa chọn

cao hơn nhóm đô thị. Ví dụ: ở yếu tố “có công ăn việc làm đầy đủ”,

tỷ lệ lựa chọn ở nông thôn là 73,3%, trong khi tỷ lệ lựa chọn ở đô thị

là 65,7%. Điều này có thể xuất phát từ khác biệt về thị trường việc

làm giữa nông thôn và đô thị.

So sánh sự lựa chọn trong ba lĩnh vực, kết quả cho thấy sự

khác biệt ở lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên với 2 yếu tố có ý

nghĩa thống kê, và lĩnh vực đời sống cá nhân có 2 yếu tố, trong khi

lĩnh vực gia đình - xã hội không có yếu tố nào. Điều này cho thấy

với người phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu, không phân biệt nông thôn

hay đô thị, các mối quan hệ gia đình vẫn là tiêu chí hàng đầu trong

quan niệm hạnh phúc.

Page 16: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

16

4.2. Nhóm tuổi và quan niệm hạnh phúc

Trong khi nhóm phụ nữ trẻ chú trọng nhiều hơn tới yếu tố

đem lại hạnh phúc là “có công ăn việc làm đầy đủ” thì nhóm phụ nữ

cao tuổi chú trọng nhiều hơn tới “có nhà ở riêng”. Có thể thế hệ trẻ

đang trong giai đoạn tự lập và gây dựng sự nghiệp nên dành sự quan

tâm nhiều hơn cho việc làm, còn những người cao tuổi đã đến

ngưỡng ổn định nên yếu tố việc làm không còn là điều băn khoăn

nữa. Không gian gia đình vừa là một cấu trúc tự nhiên vừa là một

cấu trúc xã hội nên không nên coi việc “có nhà ở riêng” như một

nhu cầu đơn thuần về khía cạnh kinh tế mà nên hiểu như là một

phần của sự biến đổi quan niệm cá nhân, mà đặc trưng của nó là sự

khẳng định quyền tự chủ của người cao tuổi trên con đường tìm

kiếm hạnh phúc. Trước đây, mô hình sống ưa thích là tam tứ đại

đồng đường, người cao tuổi sống cậy nhờ con cháu. Hiện nay, người

phụ nữ cao tuổi muốn có nhà ở riêng như một nhu cầu về sự riêng

tư, độc lập trong cuộc sống.

Tỷ lệ lựa chọn yếu tố “con cháu chăm ngoan, tấn tới” ở nhóm

phụ nữ trẻ thấp hơn rất nhiều nhóm cao tuổi. Trường hợp này liên

quan đến học thuyết kinh điển của William Goode (1963) rằng công

nghiệp hoá và đô thị hoá đã đẫn đến việc chuyển từ hệ thống gia

đình đa hệ sang hệ thống gia đình vợ chồng. Nhóm trẻ theo phong

cách sống hiện đại, phần nào không còn lệ thuộc quá nhiều vào các

giá trị truyền thống nên cũng ít dành sự ưu tiên cho yếu tố “con cháu

chăm ngoan, tấn tới” trong việc đem lại hạnh phúc.

Càng nhiều tuổi, người phụ nữ càng quan tâm nhiều hơn tới

thời gian nghỉ ngơi giải trí và có đời sống tinh thần tâm linh yên ổn

trong công cuộc kiếm tìm hạnh phúc. Điều này cũng rất phù hợp với

quy luật văn hóa bởi sự biến đổi văn hóa sẽ diễn ra nhiều hơn trong

những nhóm trẻ, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ. Sự

biến đổi sẽ xảy ra rộng khắp khi một thế hệ mới trẻ hơn thay thế thế

hệ già hơn trong cư dân trưởng thành của một xã hội (Inhlehart, 2008).

4.3. Tôn giáo và quan niệm hạnh phúc

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt là không nhiều trong

quan niệm về hạnh phúc cho dù thực tế phụ nữ có theo tôn giáo hay

không. Rõ ràng, hạnh phúc là một giá trị phổ quát. Sự xuất hiện của

Page 17: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

17

tôn giáo cũng không ngoài mục tiêu đem lại an lạc, hạnh phúc cho tín

đồ và loài người.

Đã có nhiều học giả bàn về vai trò của niềm tin đời thường và

niềm tin tôn giáo trong đời sống. Niềm tin tôn giáo là niềm tin trong

đời thường đã được thăng hoa thành niềm tin thiêng liêng trong các

tôn giáo lớn. Con người không thể sống mà thiếu niềm tin và cho dù là

niềm tin đời thường hay niềm tin tôn giáo cũng đều hướng con người tới

điểm đích cuối cùng là có được một cuộc sống hạnh phúc.

4.4. Dân tộc và quan niệm hạnh phúc

Người Kinh chú trọng yếu tố “môi trường tự nhiên trong lành”,

người dân tộc thiểu số chú trọng yếu tố “quan hệ họ hàng tốt” trong

việc đem lại hạnh phúc. Điều này có thể xuất phát từ đặc thù địa bàn

nghiên cứu. Ở nghiên cứu này, người Kinh cư trú trên địa bàn đô thị,

luôn phải đối diện với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng trong quá

trình đô thị hóa nên người Kinh lo lắng nhiều hơn về môi trường tự

nhiên. Trong khi đó, người dân tộc thiểu số sống ở nông thôn - nơi

chịu tác động bởi đô thị hóa ít hơn nên có thể vấn đề môi trường chưa

cần chú ý so với những nhu cầu khác của cuộc sống.

Bên cạnh đó, người dân tộc thiểu số cư trú thành các làng bản

lớn, có mối quan hệ chặt chẽ trong cộng đồng. Mối quan hệ này tạo

dựng nên những đặc trưng văn hoá truyền thống có sức sống lâu bền

trong cộng đồng các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong bối cảnh

văn hoá đó, đặt sự chú ý tới các yếu tố tạo nên hạnh phúc thuộc về

gia đình, dòng họ, cộng đồng cũng là một đặc điểm tất yếu đối với

người phụ nữ các dân tộc thiểu số.

4.5. Mức sống và quan niệm hạnh phúc

Yếu tố mức sống luôn giữ vai trò chủ điểm trong nghiên cứu

hạnh phúc. Tiền có tạo nên hạnh phúc không là câu hỏi làm đau đầu

rất nhiều các nhà nghiên cứu cũng như các nhà đạo đức và câu trả lời

không hề dễ dàng. Một quan điểm đi theo châm ngôn nổi tiếng của

Benjamin Franklin “tiền không mua được hạnh phúc”. Quan điểm

thứ hai coi thu nhập là một trong những yếu tố tạo nên hạnh phúc, sự

tăng lên của thu nhập dẫn tới hạnh phúc cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của luận án đồng thuận với quan điểm thứ

hai khi chỉ ra rằng: theo quan niệm của người phụ nữ, tiền vẫn là yếu

Page 18: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

18

tố quan trọng để hạnh phúc. Có hai cách lý giải cho vấn đề này. Cách

thứ nhất, có thể với cả phụ nữ thuộc nhóm mức sống khá giả trong

nghiên cứu này, thu nhập hiện nay của họ vẫn chưa đủ đến “điểm

hạnh phúc” (điểm mốc mà sự tăng tiền sẽ không làm tăng hạnh

phúc). Cách thứ hai, con người có thể dùng tiền để giải thoát khỏi

những trải nghiệm tiêu cực và mua thời gian hạnh phúc. Tiền mua

được thời giờ, và từ đó, có thể khiến người ta hạnh phúc. Cụ thể, tiền

có thể thuê người làm đỡ việc nhà như giặt giũ, gấp quần áo và dọn

dẹp… . và dành thời gian này cho bạn bè, cho gia đình, cho những sở

thích cá nhân…

Nghiên cứu về quan hệ đánh đổi giữa tiền bạc và thời gian đã

làm thay đổi cách con người tiêu xài thời gian để có hạnh phúc. Thời

gian chính là tiền bạc và tiền bạc cũng chính là thời gian. Thuê người

làm thay một số việc mà bản thân không thích là một trong những

cách chi tiêu đó.

Tiểu kết Chương 4

Chương bốn tìm hiểu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân tới

quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Trong quan niệm chung

của người phụ nữ hiện nay, hạnh phúc là khi có thu nhập ổn định. Rõ

ràng không phải những người hạnh phúc nhất là những người giàu có

nhất nhưng chúng ta vẫn không thoát khỏi suy nghĩ tiền có thể mua

được hạnh phúc - hay ít nhất nó cũng mang lại cho ta cảm giác

hạnh phúc.

Điểm khác biệt thể hiện ở nhóm tuổi. Người phụ nữ càng ở độ

tuổi trẻ càng đánh giá cao yếu tố “thành công” của cá nhân trong việc

đem lại hạnh phúc. Điều này cũng rất phù hợp với quy luật văn hóa

bởi sự biến đổi văn hóa sẽ diễn ra nhiều hơn trong những nhóm trẻ,

từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ.

Có thể nói quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có sự

biến đổi, không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền

thống mà còn là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại.

Page 19: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

19

Chương 5

ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN

VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

5.1. Tình trạng hôn nhân và quan niệm hạnh phúc

Người phụ nữ có gia đình lựa chọn yếu tố “có nhà ở riêng” sẽ

đem lại hạnh phúc cao hơn người phụ nữ độc thân. Với người phụ nữ

có chồng, nhà ở riêng mang ý nghĩa nhiều hơn trong quan niệm về

hạnh phúc bởi với họ nhà riêng không chỉ đơn thuần là nơi bảo vệ gia

đình mà nó còn là tượng trưng cho một cuộc sống ổn định, tự chủ,

độc lập. Bên cạnh đó, nhà riêng cũng đồng nghĩa với khoảng không

gian riêng tư mà người phụ nữ có thể thoải mái thể hiện những hành

động tình cảm với chồng.

Trong khi người phụ nữ có chồng quan niệm hạnh phúc là khi

“có thời gian nghỉ ngơi giải trí” thì người phụ nữ độc thân lựa chọn

yếu tố “có trình độ học vấn”. Có thể vì người phụ nữ độc thân chưa

bận rộn với công việc gia đình nên họ có nhiều thời gian hơn để theo

đuổi con đường học vấn và chủ động hơn trong sắp xếp thời gian

nghỉ ngơi vui chơi giải trí. Với người phụ nữ có gia đình, quỹ thời

gian trong ngày bị xé lẻ cho nhiều công việc, đặc biệt là những công

việc chăm sóc không được trả công. Việc dành nhiều thời gian cho

các công việc gia đình dẫn đến tình trạng nghèo thời gian và trực tiếp

ảnh hưởng đến quyền làm việc, quyền học tập và quyền nghỉ ngơi

của phụ nữ. Việc nhà ít khiến đàn ông bị trầm cảm nhưng đóng góp

vào sự trầm cảm của phụ nữ.

5.2. Độ dài hôn nhân và quan niệm hạnh phúc

Số năm kết hôn càng nhiều, người phụ nữ càng chú ý tới các

mối quan hệ gia đình - xã hội trong đảm bảo hạnh phúc cá nhân.

Về mặt lý thuyết, các cá nhân thường dựa vào gia đình như

nguồn lực duy nhất để tạo nền tảng hỗ trợ trước nền công nghiệp hóa

tư bản chủ nghĩa, quá trình đô thị hóa và những xu hướng cực đoan

trong giáo dục. Tuy nhiên, thiết chế gia đình yếu đi khiến các quan hệ

gia đình chuyển từ nguồn lực xã hội thành các rủi ro. Một cá nhân có

thể bị buộc phải giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình hoặc họ

hàng thay vì nhận được sự giúp đỡ của họ. Nhiều trường hợp quyết

Page 20: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

20

định hoãn kết hôn, hoãn sinh con để tránh mọi rủi ro. Giải thích cho

điều này, Chang Kyung-Sup (2010) đưa ra khái niệm “xu hướng cá

nhân nhằm tránh rủi ro”. Có thể những người kết hôn trong khoảng

1-10 năm trở lại đây ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống hơn,

trong khi lại tiếp nhận công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều hơn nên

trong quan niệm hạnh phúc của họ, các yếu tố gia đình không xếp vị

trí cao như những người kết hôn 31 năm trở lên. Họ có xu hướng

nghiêng về những yếu tố cá nhân, ví dụ yếu tố “thành công trong

cuộc sống”

Những người kết hôn 31 năm trở lên dành sự chú ý đặc biệt

cho các mối quan hệ gia đình-xã hội. Phải chăng trải qua một chặng

đường dài với rất nhiều sự kiện trong cuộc sống gia đình, vui sướng

có, khổ đau có, người phụ nữ mới nhận thức được rằng hạnh phúc

của cá nhân chỉ có được khi các mối quan hệ gia đình - xã hội được

thỏa mãn?. Những người kết hôn 31 năm trở lên chính là lớp thế hệ

đã sống và được nuôi dưỡng trong nền văn hoá truyền thống đề cao

các giá trị gia đình, đề cao tính kết nối và phụ thuộc lẫn nhau. Sự kết

nối và phụ thuộc là tâm điểm của suy nghĩ và các cá nhân được

khuyến khích hành động với cam kết về vai trò, trách nhiệm trong

các mối quan hệ sẵn có. Trong nền văn hoá truyền thống này, hạnh

phúc của người phụ nữ chính là là hy sinh cho chồng, cho con.

5.4. Đặc điểm hôn nhân, đặc điểm cá nhân và quan niệm hạnh phúc

Trong phần này, luận án phân tích đa biến logistic (logistic

regression), đưa các yếu tố thuộc đặc điểm hôn nhân và đặc điểm cá

nhân của người phụ nữ vào mô hình để đánh giá ảnh hưởng riêng của

mỗi yếu tố.

Kết quả hồi quy logistic khẳng định kết quả phân tích hai biến

khi chỉ ra rằng: mặc dù ở những nhóm xã hội khác nhau nhưng người

phụ nữ có quan niệm tương đối thống nhất về hạnh phúc trong lĩnh

vực kinh tế - môi trường tự nhiên. Trong đó quan niệm hạnh phúc là

khi có “thu nhập ổn định” và “có nhà ở riêng” là nhiều sự tương đồng

hơn cả. Hay nói cách khác, trong quan niệm chung của người phụ nữ

hiện nay, hạnh phúc là khi có thu nhập và có nhà ở.

Trong lĩnh vực gia đình-xã hội, khi đưa thêm các yếu tố đặc

trưng hôn nhân đã làm thay đổi rất nhiều mức độ tác động của các

Page 21: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

21

biến độc lập, đặc biệt là biến lớp thế hệ kết hôn và độ dài hôn nhân.

Lớp thế hệ kết hôn càng xa càng đánh giá cao các yếu tố thuộc lĩnh

vực gia đình - xã hội trong việc tạo nên hạnh phúc. Mối quan hệ của

người phụ nữ với gia đình có ý nghĩa hơn những gì họ có. Tạo dựng

một mối quan hệ với gia đình, họ hàng, cộng đồng là một trong

những cách cơ bản để người phụ nữ có thể tìm thấy tính liên tục và ý

nghĩa của xã hội.

Trong lĩnh vực đời sống cá nhân, người phụ nữ có chung quan niệm về hạnh phúc dù theo tôn giáo hay không. Xét về khía cạnh tâm lý, tất cả mọi người đều cần một nơi cất giữ an toàn cho các cung bậc cảm nhận của mình và hạnh phúc là một trong những trải nghiệm đó để duy trì chính mình - tinh thần và tâm linh - ở một tọa độ xác định, trong một trạng thái cân bằng hoàn hảo. Nếu đánh mất sự cân bằng đó, mỗi cá nhân sẽ mất sức mạnh của mình và khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Do đó, không phải là một giả thuyết buồn cười khi nói người Bali là những bậc thầy cân bằng toàn cầu, những người mà đối với họ duy thì thăng bằng hoàn hảo là một nghệ thuật, một khoa học và một tôn giáo của hạnh phúc.

Tiểu kết Chương 5

Chương năm tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm hôn nhân tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Sau đó, tất cả các yếu tố đặc điểm hôn nhân và đặc điểm cá nhân (đã được phân tích ở chương 4) được đưa vào mô hình phân tích đa biến logistic để đánh giá ảnh hưởng riêng của mỗi yếu tố.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc nhưng nhìn chung, quan niệm của người phụ nữ (dù có đặc điểm cá nhân, đặc điểm hôn nhân khác nhau) về hạnh phúc có nhiều điểm tương đồng hơn khác biệt. Dù mỗi cá nhân có nhận ra một cách rõ ràng hay không nhưng tất cả những nỗ lực trong cuộc sống đều hướng đến mục đích cuối cùng là được hạnh phúc.

Điểm khác biệt thể hiện ở lớp thế hệ kết hôn. Lớp thế hệ kết hôn càng xa càng đánh giá cao các yếu tố thuộc lĩnh vực gia đình - xã hội trong việc tạo nên hạnh phúc. Đôi khi những người phụ nữ hiện nay không thể hiểu được cách người phụ nữ ở thế hệ trước tìm thấy hạnh phúc trong một cuộc hôn nhân nhiều trách nhiệm và ràng buộc. Để hiểu được họ cần phải nhìn nhận trong bối cảnh văn hóa.

Page 22: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Những điểm chính

1.1. Hạnh phúc là một hiện tượng xã hội đa chiều và có nhiều

yếu tố. Hạnh phúc tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong

cuộc sống của mỗi người, và nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác

nhau, trong đó đáng chú ý đến vai trò riêng của các mối quan hệ

thân thiết.

1.2. Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, “thu nhập ổn

định” - yếu tố sinh tồn đáp ứng nhu cầu sống cơ bản là rất quan trọng

để đem lại hạnh phúc. Tuy nhiên, khi tiền bạc đã đáp ứng được nhu

cầu của con người ở một mức nhất định thì tiền bạc không còn là

thước đo của hạnh phúc nữa. Tóm lại, tiền bạc có liên quan tới hạnh

phúc song mối quan hệ giữa chúng vô cùng phức tạp.

Trong lĩnh vực gia đình - xã hội, theo quan niệm của người

phụ nữ, hạnh phúc là “gia đình hòa thuận”. Kết quả của nghiên cứu

này đồng thuận với một số nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á khi chỉ ra

rằng hạnh phúc của phụ nữ vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia

đình hơn là những yếu tố mang tính cá nhân. Lý thuyết hệ thống đã

đúng khi cho rằng: “Các mối quan hệ của các thành viên trong gia

đình tạo ra một tổng thể (ở đây là gia đình) lớn hơn tổng từng thành

phần khác của nó cộng lại” (Holman, 1983, trích theo Rebecca Launt

Sapp, 2003:12). Như vậy, để người phụ nữ hạnh phúc, rất cần lưu ý

tới các chính sách nhằm nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong

gia đình, mang các thành viên lại gần nhau hoặc can thiệp nhằm tăng

tính tương tác giữa các thành viên trong gia đình.

Trong lĩnh vực đời sống cá nhân, ngoài yếu tố sức khỏe được

lựa chọn như yếu tố nền tảng cho mọi hoạt động hướng đến hạnh

phúc, người phụ nữ quan niệm rằng hạnh phúc là có đời sống tinh

thần, tâm linh, yên ổn. Có một điểm thú vị ở các nghiên cứu trước

đây trong khía cạnh này là “các kết quả nghiên cứu thường không

thật sự thuyết phục, có những kết luận trái ngược nhau, đa số kết luận

chỉ đúng trong những phạm vi rất hạn chế. Điều này nói lên rằng,

Page 23: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

23

hạnh phúc, vẫn như hàng nghìn năm trước đây, là đối tượng không dễ

nắm bắt và chinh phục. Và, có lẽ, chính điều này lại càng làm cho

việc nghiên cứu và chiêm nghiệm về hạnh phúc thêm phần thú vị và

cuốn hút” (Hồ Sĩ Quý, 2007:3).

1.3. Nhìn chung, quan niệm về hạnh phúc của người phụ nữ

thể hiện tính tương đồng nhiều hơn khác biệt. Tính tương đồng thể

hiện ở 3 khía cạnh: (1) Trong các chỉ báo đưa ra, số chỉ báo thể hiện

sự tương đồng chiếm chủ yếu so với chỉ báo thể hiện sự khác biệt; (2)

Với các chỉ báo thể hiện sự tương đồng, xu hướng lựa chọn giống

nhau không chỉ có trong nội tại mỗi nhóm mà còn giống nhau ở trong

cả 3 nhóm xã hội và (3) Ở những giá trị có sự khác biệt, mặc dù các

nhóm xã hội có lựa chọn khác nhau nhưng nếu đặt trong tổng thể

chung thì những yếu tố này đều có tỷ lệ lựa chọn cao hoặc thấp.

1.4. Mặc dù số chỉ báo thể hiện sự khác biệt không nhiều

nhưng cũng gợi ý rằng: mỗi nhóm xã hội với đặc thù riêng đều ẩn

chứa trong nó những sắc thái riêng gắn liền với những điều kiện cụ

thể cũng như những biến cố của chính nó. Điểm khác biệt thể hiện ở

nhóm tuổi và lớp thế hệ kết hôn. Điểm tương đồng và khác biệt về

quan niệm hạnh phúc của ba nhóm xã hội đã phân tích mới chỉ dừng

lại ở việc nhìn nhận như là những hiện tượng bề mặt. Rất cần có thêm

những nghiên cứu quy mô, với cỡ mẫu đủ lớn để tìm hiểu kỹ càng về

vấn đề này.

1.5. Trong suy nghĩ của người phụ nữ, gia đình là một tổ ấm

cho hạnh phúc cá nhân, nơi các sợi dây ràng buộc về mặt tình cảm

giữ vai trò trung tâm. Hạnh phúc cá nhân chính là sự hài hoà các mối

quan hệ trong gia đình. Việc nuôi dưỡng tốt các mối quan hệ gia đình

cũng là tạo điểm tựa cho hạnh phúc cá nhân. Điều này đưa đến một

nhận định rằng: thay đổi bối cảnh gia đình (hoặc các mối quan hệ gia

đình) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các thành viên trong gia

đình nói chung và đối với cảm nhận hạnh phúc của người phụ nữ nói

riêng. Cách con người quan hệ với người khác có ý nghĩa hơn những

gì họ có.

Page 24: Đề cương đề tài ứng dụng cấp Viện năm 2013 · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn

24

Yếu tố mức sống luôn giữ vai trò chủ điểm trong nghiên cứu

hạnh phúc. Tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là sự giàu có thường

rất dễ có thể định lượng được, và thường được các chính phủ trên thế

giới ưu tiên trong việc điều hành đất nước. Và đây là một trong

những vấn đề gây tranh cãi nhất từ trước đến nay trên toàn cầu, giữa

các nhà kinh tế và các nhà chính trị: nên ưu tiên tăng trưởng kinh tế

hay ưu tiên các vấn đề an sinh xã hội. Lý tưởng nhất là đạt được cả

hai, nhưng thực tế cho thấy điều đó là khó có thể xảy ra. Những

người ủng hộ tăng trưởng kinh tế thì cho rằng các nước dẫn đầu bảng

xếp hạng hạnh phúc đang đi trên một con đường tự sát một cách êm

ái. Vì khi hài lòng với một nền kinh tế không có động lực sẽ rất nguy

hiểm khi đối mặt với bất ổn nếu xảy ra. Còn những người ủng hộ

tăng thêm các biện pháp an sinh xã hội thì cho rằng, các nhà lãnh đạo

và nhà kinh tế đang lấy lý do về tầm quan trọng của tăng trưởng để

tước đi quyền lợi của người dân trong các vấn đề an sinh xã hội.

Rõ ràng, chúng ta vẫn còn phải đi một chặng đường dài để

khám phá sự hình thành của thực tiễn sắp xếp văn hóa, phương thức

biến đổi và những hệ quả của nó với đời sống mỗi cá nhân, đời sống

gia đình và mọi mặt của đời sống xã hội.

2. Hạn chế của luận án

Luận án sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Hạnh phúc

của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” để

phân tích quan niệm và các yếu tố tác động tới quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc của người phụ nữ. Như thế có nghĩa, các câu

hỏi định lượng không thể có được đầy đủ những thông tin mà luận án

cần thu thập. Mặc dù luận án đã bổ sung bằng phương pháp định tính

với 50 phỏng vấn sâu nhưng sự kết hợp giữa định tính và định lượng

vẫn thiếu sự nhuần nhuyễn. Trong tương lai, rất cần có thêm các

nghiên cứu được thực hiện bằng cả hai phương pháp định lượng và

định tính về quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc nói riêng và

hạnh phúc nói chung.