20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn Hóa, tHể tHao và Du LịcH Số 1107 ngày 25/12/2014 - Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII: Bước phát triển mới của thể thao Việt Nam (Tr.20) - Phong phú các tour du lịch đón chào năm mới 2015 (Tr.10) - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ VHTTDL (Tr.3) - Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia Việt Nam (Tr.8) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việc tại Thái Nguyên Ngày 18/12, đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về công tác VHTTDL trên địa bàn tỉnh. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định, lãnh đạo Bộ và tỉnh luôn có sự kết nối chặt chẽ và trong thời gian tới, sự phối hợp này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa. Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành tổ chức quán triệt và triển khai các Nghị quyết quan trọng được ban hành trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước... (Xem tiếp trang 2) Tối 19/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã diễn ra Lễ phát động “Chung tay vì thể lực, tầm vóc người Việt Nam” và Lễ trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu và bài hát cho Đề án 641. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương; các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. (Xem tiếp trang 6) troNG số NàY Ảnh: MINH HẰNG Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao chứng nhận đồng hành cho các nhà tài trợ, doanh nghiệp Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ Nhất tại Lai Châu Ngày 16/12 tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra buổi Họp báo giới thiệu Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ Nhất năm 2014 tại tỉnh Lai Châu với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ mới - Hội nhập và Phát triển của Đất nước” do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức. Ngày hội với sự tham gia của các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh của Lào, Trung Quốc sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 27-29/12/2014. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất mà đa dạng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. (Xem tiếp trang 15) Lễ phát động “Chung tay vì thể lực, tầm vóc người Việt Nam”

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1107 ngày 25/12/2014

- Đại hội TDTT toàn quốc lầnthứ VII: Bước phát triển mớicủa thể thao Việt Nam

(Tr.20)- Phong phú các tour du lịchđón chào năm mới 2015

(Tr.10)- Cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước thuộc Bộ VHTTDL

(Tr.3)- Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia Việt Nam

(Tr.8)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhthăm, làm việc tại Thái Nguyên

Ngày 18/12, đoàn công tác củaBộ VHTTDL do Bộ trưởng HoàngTuấn Anh dẫn đầu đã thăm và làmviệc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyênvề công tác VHTTDL trên địa bàntỉnh. Tại buổi làm việc, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh khẳng định, lãnhđạo Bộ và tỉnh luôn có sự kết nốichặt chẽ và trong thời gian tới, sựphối hợp này sẽ tiếp tục được đẩymạnh hơn nữa. Bộ trưởng đề nghịlãnh đạo tỉnh chỉ đạo các Sở, ngànhtổ chức quán triệt và triển khai cácNghị quyết quan trọng được banhành trong thời gian qua, đặc biệt làNghị quyết số 33-NQ/TW về xâydựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước...

(Xem tiếp trang 2)

Tối 19/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã diễn ra Lễ phát động “Chung tay vìthể lực, tầm vóc người Việt Nam” và Lễ trao giải cuộc thi sáng tác biểu trưng,khẩu hiệu và bài hát cho Đề án 641. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ - VũĐức Đam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Hoàng Tuấn Anh, cùng đại diện lãnh đạocác Ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương; các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệpViệt Nam. (Xem tiếp trang 6)

troNG số Này

Ảnh:

MIN

H H

ẰN

G

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao chứng nhận đồng hành cho các nhà tài trợ, doanh nghiệp

Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ Nhất tại Lai Châu

Ngày 16/12 tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra buổi Họp báo giới thiệu Ngàyhội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ Nhất năm 2014 tại tỉnh Lai Châu với chủ đề“Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ mới - Hội nhậpvà Phát triển của Đất nước” do Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh LaiChâu tổ chức. Ngày hội với sự tham gia của các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, SơnLa, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và một số tỉnh của Lào, Trung Quốcsẽ diễn ra trong 3 ngày từ 27-29/12/2014.

Đây là hoạt động nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộcThái trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất mà đa dạng, củng cố khối đại đoànkết các dân tộc.

(Xem tiếp trang 15)

Lễ phát động “Chung tay vì thể lực,tầm vóc người Việt Nam”

Page 2: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

quản lý nhà nước

2 số 1107 l 25.12.2014

UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết,năm 2014, Tỉnh đã ban hành nhiều quyhoạch, kế hoạch, đề án quan trọng pháttriển ngành như: Đề án Bảo tồn pháttriển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnhThái Nguyên đến năm 2020; quyhoạch phát triển hệ thống thiết chế vănhóa thể thao cơ sở tỉnh Thái Nguyêngiai đoạn 2014-2020, định hướng đếnnăm 2030; đề án Hỗ trợ bảo tồn, tôntạo, phát huy giá trị các di tích lịch sửvăn hóa, danh lam thắng cảnh, kiếntrúc nghệ thuật đã được xếp hạng trênđịa bàn giai đoạn 2014-2020...

Công tác quản lý, bảo vệ và phát huygiá trị các di sản văn hóa vật thể và phivật thể; thanh tra, kiểm tra các hoạt độngVHTTDL; đầu tư xây dựng hệ thốngthiết chế văn hóa cơ sở được chú trọng;tổ chức nhiều hoạt động VHTTDL vớiquy mô, nội dung phong phú... Triển

khai thực hiện tốt các hoạt động quảngbá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch;đẩy mạnh xã hội hóa... Tuy nhiên, ngànhVHTTDL địa phương vẫn còn nhữngkhó khăn cần khắc phục như: hệ thốngthiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu,một số bị xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ,lạc hậu. Lợi thế về tiềm năng du lịch vẫnchưa được khai thác hiệu quả, sản phẩmnghèo nàn, thiếu hấp dẫn; thể thao thànhtích cao chưa có kết quả tương xứng vớivị thế của một trung tâm vùng các tỉnhmiền núi phía Bắc...

Đối với các kiến nghị, đề xuất củatỉnh, Bộ trưởng đã trao đổi trực tiếp,đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho cácCục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộgiúp địa phương thực hiện một số côngviệc như: Đồ án Quy hoạch tổng thểphát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;xin ý kiến các Bộ, ngành tham gia vàoquy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo vàphát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệtATK Định Hóa, gắn với phát triển dulịch Thái Nguyên đến năm 2030; đưavào quy hoạch cho phép Thái Nguyênxây dựng Quảng trường Việt Bắc; xâydựng phù điêu nghệ thuật tại Quảngtrường Võ Nguyên Giáp...

Đối với kiến nghị Bộ có ý kiến đểThái Nguyên sớm triển khai đầu tư hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT củatỉnh, ưu tiên hỗ trợ kinh phí đầu tư haidự án sửa chữa, nâng cấp sân vận độngvà nhà thi đấu, Bộ trưởng đề nghị tỉnhnghiên cứu và lựa chọn phương án hợplý nhất để có được các thiết chế hiệnđại, đạt tiêu chuẩn và có dấu ấn, hiệuquả xã hội và phải có tầm nhìn lâu dài.

P.AnH

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh... (Tiếp theo trang 1)

Ban Tuyên giáo Trung ương vừaban hành Hướng dẫn số 138-HD/BTGTW về việc tuyên truyền kỷniệm các ngày lễ lớn trong năm 2015.

Việc tuyên truyền kỷ niệm các ngàylễ lớn trong năm 2015 nhằm giáo dụctruyền thống lịch sử, bồi dưỡng và pháthuy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùngcách mạng, tinh thần đại đoàn kết,niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cườngdân tộc; khẳng định những thành tựucủa Đảng và nhân dân ta trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hànhcông cuộc đổi mới đất nước; khẳngđịnh sự kiên định đi theo con đường xãhội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng; củng cố và tăng cường niềm tincủa nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảngvà sự quản lý điều hành của Nhà nước.Đồng thời, tăng cường sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồngthuận xã hội, cổ vũ toàn Đảng, toàn

dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghịquyết đại hội đảng bộ các cấp, thi đualập thành tích chào mừng Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Hoạt động tuyên truyền kỷ niệmđược tập trung vào các ngày lễ lớndo Ban Tổ chức cấp quốc gia chủtrì, tổ chức; các ngày lễ lớn do Bộ,ngành, tỉnh/thành chủ trì tổ chức;các ngày lễ kỷ niệm ở quy mô Ban,Bộ, ngành, tỉnh/thành và các ngàylễ quốc tế.

Để góp phần tuyên truyền hiệu quả,Ban cán sự đảng Bộ VHTTDL đượcgiao chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức cáchoạt động thông tin, cổ động, văn hoá,văn nghệ, thể thao, triển lãm, điệnảnh... phục vụ nhân dân, nhất là ở cácvùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ khángchiến; khuyến khích việc sáng tácnhững tác phẩm văn học, nghệ thuậtmới về truyền thống lịch sử, văn hoádân tộc, về những tập thể, cá nhân tiêu

biểu trong công cuộc xây dựng và bảovệ Tổ quốc.

Ngoài ra, Hướng dẫn cũng yêu cầuBan cán sự đảng Bộ Thông tin vàTruyền thông, Ban cán sự đảng BộNgoại giao, Ban Đối ngoại Trungương, Đảng đoàn ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trungương các đoàn thể chính trị-xã hội, Ủyban Toàn quốc các hội Văn học, Nghệthuật Việt Nam, Hội Nhà báo ViệtNam, các cơ quan báo, đài Trung ươngvà ngành, Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy,Thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trungương, các đoàn thể chính trị-xã hộiphối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quanlàm tốt công tác tuyên truyền, vận độngvà bám sát hướng dẫn của Ban Tuyêngiáo Trung ương để tổ chức tốt các hoạtđộng tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễlớn trong năm 2015 bằng các hình thứcphù hợp.

H.Quân

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015

Page 3: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

quản lý nhà nước

3số 1107 l 25.12.2014

Mới đây, Bộ VHTTDL đã chophép Khu di tích Chủ tịch Hồ ChíMinh tại Phủ Chủ tịch tổ chức triểnlãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. TheoCông văn số 319/DTPCT ngày02/12/2014 của Khu di tích Chủ tịchHồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch về việcđề nghị Bộ VHTTDL cho phép đơn vịđược tổ chức triển lãm với chủ đề “60năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống vàlàm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-

2014); 45 năm bảo tồn, phát huy giá trịKhu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tạiPhủ Chủ tịch (1969-2014)”, BộVHTTDL cho phép Khu di tích Chủtịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổchức triển lãm với chủ đề “60 nămChủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làmviệc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2014); 45 năm bảo tồn, phát huy giátrị Khu cli tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Phủ Chủ tịch (1969-2014)” theo

Kế hoạch, Đề cương tổ chức triển lãmvà Danh mục tài liệu, hiện vật triểnlãm dự kiến đưa ra trưng bày do đơnvị đề xuất.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Phủ Chủ tịch có trách nhiệm tổ chứcTriển lãm theo đúng yêu cầu, tiết kiệm,thiết thực, hiệu quả và báo cáo Lãnhđạo Bộ kết quả cuộc Triển lãm khihoàn thành.

Đ.AnH

Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ VHTTDL đã có Công văn số4532/BVHTTDL-VHDT ngày 11/12/2014về việc đăng cai tổ chức Ngày hội vănhoá, thể thao và du lịch đồng bàoKhmer Nam bộ lần thứ VII. Theođó, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hộinghị lần thứ chín Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về xâydựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước. Nhằmtôn vinh và bảo tồn, phát huy, pháttriển bản sắc văn hoá đồng bàoKhmer Nam bộ. Theo định kỳ tổchức Ngày hội (03 năm/lần), Bộ

VHTTDL phối hợp với UBND cáctỉnh có đồng bào Khmer ở Nam bộchỉ đạo và tổ chức (theo hình thứcluân phiên) tại các tỉnh Nam bộ từlần thứ I đến lần thứ VI, năm 2014tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thaovà du lịch đồng bào Khmer Nam bộlần thứ VI tại tỉnh Hậu Giang.

Căn cứ Công văn số 4100/UBND-VX ngày 27/11/2014 của UBND tỉnhBạc Liêu về việc đồng ý chủ trươngđăng cai Ngày hội văn hoá, thể thao vàdu lịch đồng bào Khmer Nam bộ lầnthứ VII tại tỉnh Bạc Liêu và Tờ trình số444/TTr-SVHTTDL ngày 03/12/2014của Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu về việc

xin đăng cai Ngày hội văn hoá, thể thaovà du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lầnthứ VII tại tỉnh Bạc Liêu. Bộ VHTTDLthống nhất chủ trương tỉnh Bạc Liêuđăng cai tổ chức Ngày hội văn hoá, thểthao và du lịch đồng bào Khmer Nambộ lần thứ VII, năm 2017.

Để chuẩn bị các điều kiện tổ chứcNgày hội được tốt nhất, Bộ VHTTDLđề nghị Sở VHTTDL báo cáo UBNDtỉnh Bạc Liêu và phối hợp chặt chẽ vớicác ngành chức năng xây dựng kếhoạch, kịch bản và chuẩn bị các điềukiện đảm bảo tổ chức Ngày hội đạt kếtquả tốt đẹp.

Đ.AnH

Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VII tại Bạc Liêu

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiếnchỉ đạo về phương án sắp xếp, đổi mới,cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước(DNNN) thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn2014-2015.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tụcduy trì Công ty TNHH MTV Hãng PhimTài liệu và Khoa học Trung ương làdoanh nghiệp 100% vốn nhà nước. BộVHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ:Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơquan liên quan xây dựng cơ chế tài chínhcho Hãng Phim, trong đó có cơ chế Nhànước “đặt hàng”, “mua” sản phẩm - tínhđủ chi phí tiền lương, quản lý, khấu hao

(doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích)... tạo điều kiệnđể doanh nghiệp - Hãng Phim hạch toánphát triển.

Thực hiện cổ phần hóa Công tyTNHH MTV Hãng phim Hoạt hình ViệtNam, Nhà nước nắm giữ từ trên 50%vốn điều lệ đến dưới 65% vốn điều lệ.Khoản chênh lệch chi lớn hơn thu từnăm 1997 đến hết năm 2013, xử lý theoquy định khi thực hiện cổ phần hóaCông ty này.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạosáp nhập các Nhà xuất bản: Văn hóa-Thông tin, Âm nhạc với Nhà xuất bản

Văn hóa dân tộc sau khi chuyển các Nhàxuất bản Văn hóa-Thông tin và Âm nhạcthành Công ty TNHH MTV. Người laođộng dôi dư khi thực hiện sáp nhập cácnhà xuất bản này được hưởng chế độquy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ.

Giải thể Công ty TNHH MTV Đầutư và Phát triển Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam theo quy định hiệnhành. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xâydựng phương án thoái vốn nhà nước tạicác công ty cổ phần phát hành sách, báocáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định. Đ.ngọc

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ VHTTDL

Page 4: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

4 số 1107 l 25.12.2014

quản lý nhà nước

Mới đây, tại Quyết định số 4065/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL đã ban hànhKế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn côngtác cải cách hành chính năm 2014.

Việc tổ chức Hội nghị tập huấn côngtác cải cách hành chính năm 2014 nhằmbồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cầnthiết về cải cách hành chính; tăng cườngnăng lực cho đội ngũ cán bộ, công chứcchuyên trách cải cách hành chính, đápứng yêu cầu tham mưu, triển khai, theo

dõi công tác cải cách hành chính của cáccơ quan, đơn vị; cung cấp cho các cán bộ,công chức chuyên trách cải cách hànhchính có thêm kiến thức, kỹ năng và điềukiện tham gia có hiệu quả vào công táccải cách hành chính của NgànhVHTTDL.

Nội dung của hội nghị tập huấn gồm:Những kiến thức chung về cải cách hànhchính nhà nước; kỹ năng, nghiệp vụ vềcải cách hành chính nhà nước. Hội nghị

do lãnh đạo Bộ chủ trì, thành phần thamdự là đại biểu, học viên thuộc các cơquan, tổ chức quản lý nhà nước, đơn vịsự nghiệp thuộc và trực thuộc BộVHTTDL (thủ trưởng và chuyên viêntheo dõi công tác cải cách hành chính).

Dự kiến, Hội nghị tập huấn công táccải cách hành chính năm 2014 sẽ được tổchức từ ngày 23-24/12/2014 tại Hộitrường Thư viện quốc gia (31 Tràng Thi,Hoàn Kiếm, Hà Nội). H.Quân

Hội nghị tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2014

Mới đây, tại Quyết định số4078/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDLđã ban hành Kế hoạch thông tin, tuyêntruyền hoạt động cải cách hành chínhcủa Bộ VHTTDL năm 2015.

Việc ban hành Kế hoạch thông tin,tuyên truyền hoạt động cải cách hànhchính năm 2015 của Bộ VHTTDLnhằm thông tin, tuyên truyền các nộidung của Chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020 và Kế hoạch triển khai cácnhiệm vụ cải cách hành chính năm2015 của Bộ; nâng cao nhận thức, tinhthần trách nhiệm của lãnh đạo các cơquan, đơn vị, cán bộ, công chức, viênchức trong việc thực hiện nhiệm vụcải cách hành chính, tạo sự thống nhấttrong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ

cải cách hành chính; tăng cường côngtác phối hợp, chia sẻ thông tin giữacác cơ quan hành chính nhà nước vớicác cơ quan truyền thông để phản ánhkhách quan, kịp thời về tình hình triểnkhai và kết quả thực hiện cải cáchhành chính tại các cơ quan, đơn vị;phát huy vai trò tích cực của các cơquan tuyên truyền, cơ quan thông tinđại chúng trong việc phát hiện, phảnánh chính xác, kịp thời những mặt tíchcực cũng như những hạn chế trongcông tác cải cách hành chính.

Nội dung tuyên truyền bao gồm:Tuyên truyền, phổ biến các chủ trươngcủa Đảng, các văn bản chỉ đạo cảicách hành chính của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, của Bộ và các đơnvị thuộc Bộ; chương trình tổng thể cải

cách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020 của Chính phủ, kế hoạchcải cách hành chính năm của Bộ vàcác cơ quan, đơn vị; vai trò, tráchnhiệm của các cấp ủy đảng, đoàn thểvà thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đốivới việc triển khai thực hiện nhiệm vịcải cách hành chính; những kết quảđạt được và những tồn tại, hạn chế,nguyên nhân cũng như tình hình triểnkhai nhiệm vụ cải cách hành chính ởcác cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, qua đóbiểu dương những tập thể, cá nhânthực hiện tốt, có sáng kiến trong côngtác cải cách hành chính, phê bìnhnhững hiện tượng tiêu cực, trì trệ, cóhành vi không đúng đắn, gây khókhăn, phiền hà cho công dân, tổ chức;tuyên truyền, giáo dục về quyền và

Kế hoạch tuyên truyền hoạt động cải cách hành chính năm 2015

Kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lậpQuân đội nhân dân Việt Nam(22/12/1944-22/12/2014) và 25 nămNgày hội Quốc phòng toàn dân(22/12/1989-22/12/2014), tối 16/12,tại Trường Quân sự TP. Hồ Chí Minh,Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phốihợp cùng Bộ Tư lệnh TP. Hồ ChíMinh tổ chức Liên hoan văn nghệ vớichủ đề “Hát mãi khúc quân hành”.Liên hoan với sự tham gia của 15 độithi đại diện cho các cụm thi đua, khu

vực địa bàn dân cư, lực lượng vũtrang, công nhân lao động và trườnghọc trên địa bàn thành phố. Mỗi độisẽ tham gia dự thi dưới hình thức mộtchương trình kéo dài từ 25-30 phút,gồm tối thiểu 4 tiết mục thuộc các thểloại ca, múa, hợp xướng… với nộidung phong phú đa dạng hướng tớichủ đề ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh,Đảng Cộng sản Việt Nam; ca ngợitruyền thống đấu tranh cách mạng củadân tộc và của Quân đội nhân dân

Việt Nam; ca ngợi chiến sĩ ngày đêmđang bảo vệ biên giới, biển đảo quêhương đất nước, ca ngợi cuộc sống,tình yêu…

Ngay sau lễ khai mạc, 5 đội thi đếntừ khu vực trường học đã mang đếncho khán giả những tiết mục đặc sắcvà ấn tượng. Trong những đêm tiếptheo sẽ diễn ra phần thi của các đội thiđến từ khu vực địa bàn dân cư, lựclượng vũ trang, công nhân lao động.

Huy Long

Liên hoan “Hát mãi khúc quân hành”

Page 5: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

5số 1107 l 25.12.2014

quản lý nhà nước

- Tại Quyết định số 4116/QĐ-BVHTTDL ngày 12/12/2014, BộVHTTDL thành lập Ban Soạn thảo,Tổ Biên tập Nghị định về hoạt độngNhiếp ảnh do Thứ trưởng VươngDuy Biên làm Trưởng Ban Soạn thảo,ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng CụcMỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãmlàm Phó Trưởng Ban, 12 Ủy viên và12 thành viên Tổ Biên tập.

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 4153/QĐ-BVHTTDL ngày17/12/2014, thành lập Ban Chỉ đạo,Ban Tổ chức Lễ đón Bằng củaUNESCO ghi danh Dân ca Ví, GiặmNghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vậtthể đại diện của nhân loại do Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh và ông

Nguyễn Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủytỉnh Hà Tĩnh và ông Hồ Đức Phớc -Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An làmTrưởng Ban, ông Võ Kim Cự - Chủtịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ôngNguyễn Xuân Đường - Chủ tịchUBND tỉnh Nghệ An làm PhóTrưởng Ban và 06 Ủy viên.

- Tại Quyết định số 4150/QĐ-BVHTTDL ngày 17/12/2014, BộVHTTDL giao Bảo tàng Văn hóa cácdân tộc Việt Nam thực hiện Triển lãm“Câu chuyện gia đình dân tộc Thái”trong khuôn khổ Ngày hội văn hóadân tộc Thái lần thứ nhất, tỉnh LaiChâu năm 2014.

- Ngày 18/12/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 4159/QĐ-

BVHTTDL, cho phép Trung tâm Vănhóa Việt Nam tại Lào tổ chứcChương trình “Giới thiệu văn hóa TếtNguyên đán cổ truyền Việt Nam tạiLào, Xuân Ất Mùi 2015”. Trung tâmVăn hóa Việt Nam tại Lào có tráchnhiệm chủ động lên kế hoạch, phốihợp chặt chẽ với các cơ quan ViệtNam tại Lào, các cơ quan hữu quanphía Bạn, các đối tác triển khai tổchức chu đáo, an toàn và thành côngchương trình trên. Trung tâm Văn hóaViệt Nam tại Lào xây dựng kịch bảnbáo cáo Bộ và Đại sứ quán Việt Namtại Lào trước khi triển khai. Thờigian: từ ngày 04-06/02/2015. Địađiểm: Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

tHtt

VăN BảN MớI

nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, ý thứctổ chức, kỷ luật, đạo đức công vụ củacán bộ, công chức trong cơ quan hànhchính nhà nước...

Hình thức tuyên truyền: Thôngqua các phương tiện thông tin đạichúng và các trang thông tin điện tửcủa Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộcBộ; thông qua hình thức tổ chức các

lớp tập huấn, bồi dưỡng, quán triệt nộidung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cảicách hành chính, lồng ghép nội dungcải cách hành chính trong công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật, các cuộc thi tìm hiểu chính sáchpháp luật; thường xuyên đăng tải cáctin, bài, các văn bản về cải cách hànhchính, cập nhật đủ bộ thủ tục hành

chính mới ban hành hoặc sửa đổi, bổsung, thay thế lên Cổng thông tin điệntử của Bộ; đưa nội dung cải cách hànhchính, Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước một cách thíchhợp vào công tác tuyển dụng côngchức, viên chức và chương trình đàotạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

H.Quân

Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lầnthứ V - 2014 với chủ đề “Hương tràtrên cao nguyên Lâm Đồng” đã khaimạc sáng 21/12 tại thành phố Bảo Lộc.Đây là một trong những sự kiện lớntrong chuỗi hoạt động bế mạc Năm Dulịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - ĐàLạt. Lễ khai mạc có sự tham gia củahàng trăm diễn viên ca múa nhạc, cácnghệ nhân ngành trà và những bạn trẻcủa các làng trà B’Lao - Bảo Lộc.Điểm nhấn của chương trình là hội thi“Vận động trường” giữa các làng trànhằm miêu tả quy trình chế biến sảnphẩm trà truyền thống như hái trà, vậnchuyển trà và phương pháp sơ chế,ướp hương…

Trước đó, ngày 20/12 đã diễn ranhiều hoạt động hưởng ứng Tuần Vănhóa Trà năm 2014 như đêm trà nghệthuật, triển lãm thương mại, liên hoannghệ thuật quần chúng tại bờ hồ ĐồngNai và đua xe ô tô địa hình tại khu dulịch thác Đạm B’Ri, Bảo Lộc.

Trong khuôn khổ Tuần văn hóaTrà, các ngày 22-23/12 còn cóchương trình hội thảo tìm giải phápphát triển bền vững ngành trà LâmĐồng, Hội thi hái trà tại nông trườngTâm Châu (Bảo Lâm), cuộc thi tìmhiểu trà ướp hương và trà Oolong,chương trình nghệ thuật “Đêm TràTâm châu” (Bảo Lộc), tour du lịchtham quan vùng nguyên liệu trà chất

lượng cao… Qua các chương trìnhtrên nhằm quảng bá và đưa hình ảnhcây trà B’Lao - Lâm Đồng trên thịtrường và cả du khách trong, ngoàinước.

Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng lầnthứ V - 2014 gồm 5 chương trìnhchính và 12 chương trình hưởng ứng,diễn ra từ ngày 20-25/12, không gianchủ đạo là thành phố Bảo Lộc, ngoàira còn ở huyện Di Linh, Bảo Lâm vàthành phố Đà Lạt. Diễn ra trongnhững ngày cuối tháng 12, Tuần Vănhóa Trà Lâm Đồng được xem là mộttrong chuỗi hoạt động lớn để kết thúcNăm Du lịch quốc gia 2014.

MạnH Huân

Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng

Page 6: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

6 số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chíHoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng BộVHTTDL, Trưởng Ban Điều phốiĐề án tổng thể phát triển thể lực,tầm vóc người Việt Nam giai đoạn2011-2030 (Đề án 641) khẳng định:Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗicon người và của toàn xã hội. Bảovệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏenhân dân, trực tiếp chuẩn bị nguồnlực cho sự nghiệp xây dựng và bảovệ tổ quốc là một trong nhữngnhiệm vụ ưu tiên hàng đầu củaĐảng, và Nhà nước. Trong nhữngnăm qua, cùng với việc thực hiệncác chính sách phát triển kinh tế xãhội, Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chính sách, chương trình, kếhoạch cụ thể nhằm nâng cao sứckhỏe của nhân dân. Nhờ vậy, thểlực, tầm vóc của người Việt Nam đãcó sự phát triển trong hai thập kỷgần đây. Tuy nhiên, so với các nước

trong khu vực, châu lục và thế giới,thể lực, tầm vóc của người Việt Namta còn có sự thua kém rõ rệt.

Tại buổi lễ, thay mặt BộVHTTDL, Ban Điều phối Đề án641, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đãkêu gọi các cấp, các ngành, các đoànthể, tổ chức doanh nghiệp và nhândân cả nước, người Việt Nam đangsinh sống ở nước ngoài, cùng chungtay góp sức vì thể lực, tầm vóc củangười Việt Nam bằng nhiều hìnhthức, đặc biệt là xây dựng, hìnhthành thói quen vận động, thườngxuyên tập thể dục thể thao, kết hợpdinh dưỡng khoa học, hợp lý, giữgìn môi trường sống trong sạch, lànhmạnh để không chỉ làm cho đất nướccó một nguồn nhân lực tốt, khỏe cảvề thể chất và tinh thần mà còn vìchính chất lượng cuộc sống và hạnhphúc của mỗi gia đình Việt Namchúng ta. Đồng thời, sự tham gia

tích cực của các cấp các ngành vàtoàn xã hội có ý nghĩa hết sức quantrọng quyết định việc thực hiệnthành công cho Đề án 641.”

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã traogiải, giấy chứng nhận cho các tác giảđoạt giải trong cuộc thi sáng tác biểutrưng, khẩu hiệu và bài hát cho Đềán 641. Sau hơn một năm phát động(từ 16/7/2013), Ban Tổ chức đãchọn ra được 149 tác phẩm chấmgiải, trong đó có 32 ca khúc; 82 tácphẩm biểu trưng; và 35 sáng táckhẩu hiệu. Kết quả cuộc thi: Biểutrưng: Giải Nhất được trao cho tácgiả Hoàng Xuân Hiếu (Thừa ThiênHuế); Khẩu hiệu: Giải Nhất đượctrao cho tác giả Đỗ Văn Duy (HàNội) với tác phẩm “Hãy chung tayvì thể lực tầm vóc người Việt Nam”;Ca khúc: Ba giải Ba (Không có giảiNhất, Nhì).

Đ.AnH

Lễ phát động “Chung tay vì thể lực,...” (Tiếp theo trang 1)

Ngày 20/12, nhân Kỷ niệm 70năm Ngày Thành lập Quân đội nhândân Việt Nam, 25 năm Ngày hộiQuốc phòng toàn dân, Hội Cựuchiến binh (CCB) cơ quan BộVHTTDL đã tổ chức buổi gặp mặt,giao lưu các CCB tiêu biểu tại LàngVăn hóa - Du lịch các dân tộc ViệtNam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).Đến dự buổi gặp mặt có Thứ trưởngBộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn - Chủtịch Hội CCB cơ quan Bộ, nguyênlãnh đạo Bộ VHTTDL, lãnh đạo HộiCCB Việt Nam, cùng một số đồngchí lãnh đạo Bộ và gần 60 CCB đãnghỉ hưu hoặc đang làm việc tại cáccơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

Báo cáo về kết quả hoạt động 5năm (2009-2014), Phó Chủ tịch HộiCCB cơ quan Bộ VHTTDL -Nguyễn Quốc Quỳ cho biết, Hội

CCB cơ quan Bộ thu hút gần 350 hộiviên, gồm 32 Chi hội đã, đang tíchcực triển khai các mặt hoạt động,nhằm phát huy truyền thống cáchmạng, bản chất tốt đẹp của “Bộ độiCụ Hồ”, góp phần quan trọng vàoviệc xây dựng tổ chức các cơ sởĐảng, chính quyền và đoàn thể vữngmạnh của các đơn vị nói riêng, củaBộ VHTTDL nói chung.

Năm năm qua, với bản lĩnh đượctôi luyện và trưởng thành trong cáccuộc chiến tranh cách mạng, đa sốcác hội viên CCB của Bộ đã nỗ lựcphấn đấu để hoàn thành xuất sắccông tác chuyên môn của cơ quan,tham gia xây dựng cấp ủy Đảng; hỗtrợ chính quyền, đoàn thể, tạo dựngmối đoàn kết nội bộ; gương mẫutrong các hoạt động... Bên cạnh đó,các CCB cũng tích cực tham gia các

công tác của Hội CCB như: Pháttriển hội viên, hoạt động về nguồn:thăm Di tích Pác Bó, Khu rừng TrầnHưng Đạo (Cao Bằng), thăm lạichiến trường xưa nhân dịp Kỷ niệm60 năm Chiến thắng Điện BiênPhủ... xây dựng quỹ tình nghĩa, traotặng quà cho các CCB, ủng hộ Quỹxây dựng tượng đài Hoài niệm chiếntrường xưa và đồng đội...

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ôngLê Anh Thơ - Phó Bí thư Đảng ủyBộ đã biểu dương, ghi nhận và chúcmừng thành tích của Hội CCB cơquan Bộ trong năm năm qua, đồngthời động viên các đồng chí CCBtiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnhcủa Hội CCB cơ quan Bộ, đóng gópcho việc thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của mỗi cơ quan đơn vị trựcthuộc Bộ.

Bộ VHTTDL gặp mặt, giao lưu các cựu chiến binh tiêu biểu

Page 7: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

7số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi vớinhiều hoạt động phong phú, đa dạng,tối 21/12, tại Bảo tàng Văn hóa cácdân tộc Việt Nam (TP. Thái Nguyên,tỉnh Thái Nguyên), Chương trình“Đồng hành cùng bước chân Bộ độiCụ Hồ” đã chính thức bế mạc.

Chương trình đã kết nối 30 đơn vịvới gần 600 diễn viên chuyên vàkhông chuyên đến từ các lực lượng:Cựu chiến binh, bộ đội, công an, giáoviên, sinh viên, học sinh, nghệ nhân,cán bộ bảo tàng, cán bộ thư viện, cánbộ phát hành sách… Các hoạt độngtrải nghiệm tại 10 trại trưng bày tàiliệu hiện vật về Quân đội nhân dânViệt Nam như: Tái hiện lịch sử mộtsố trận đánh; trải nghiệm làm lính

anh nuôi, bộ đội quân y, hành quântrên dải Trường Sơn, hát cùng các côgái mở đường; phút thư giãn sau mỗitrận đánh; rèn luyện bản thân và cáctiết mục văn nghệ, đọc thơ, đọctruyện đêm khuya, hát giao lưu vềtình yêu quân dân, tấm lòng ngườichiến sĩ… đã thu hút 20.000 lượtngười tham gia. Qua đó, góp phầngiáo dục, nâng cao nhận thức vềtruyền thống, ca ngợi hình ảnh, phẩmchất cao đẹp của Anh bộ đội Cụ Hồ,tôn vinh sự cống hiến của các thế hệcha anh đi trước.

Chương trình đã tái hiện lại quátrình hình thành, phát triển của Quânđội nhân dân Việt Nam trong suốt 70năm chiến đấu và trưởng thành từ 34

chiến sĩ ban đầu, thành 5 đại đoàn chỉsau 10 năm chiến đấu. Bộ đội ta lấyít địch nhiều, đánh chắc, tiến chắc,bằng ý chí và nghị lực phi thường đãlàm nên chiến thắng Điện Biên Phủlừng lẫy năm châu, chấn động địacầu. Sau đó 30 năm, bước chân “thầntốc, bất ngờ, táo bạo và chắc thắng”của chiến sĩ các lực lượng Quân độinhân dân Việt Nam đã giải phónghoàn toàn miền Nam, thống nhất đấtnước. Ngày nay, những người línhthời bình vượt khó, tích cực rènluyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ, gópphần quan trọng trong quá trình xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa.

H. LAn

HoạT ĐộNg Kỷ NIệM 70 NăM THàNH LậP QuâN ĐộI NHâN DâN VIệT NAM:

Chương trình “Đồng hành cùng bước chân Bộ đội Cụ Hồ”

Ngày 16/12 tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tổ chức lễ tổng kết chiếndịch truyền thông “Hãy hành động đểxóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ emgái”. Phát biểu tại lễ tổng kết, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Để đạt tớimục đích thay đổi hành vi của mọingười về bạo lực gia đình, bạo lực đốivới phụ nữ và trẻ em gái cần nhiều nỗlực hơn nữa trên cả phương diện đầu tưnguồn nhân lực cũng như trí tuệ và sựbền bỉ. Bộ trưởng mong muốn trongthời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục nhận đượcnhững hỗ trợ của các Bộ, ngành, các địaphương, các tổ chức, cá nhân để ViệtNam tiến xa hơn nữa trên con đườngđảm bảo môi trường gia đình không cóbạo lực gia đình.

Chiến dịch truyền thông đã đượcđông đảo các cơ quan, Bộ, ngành Trungương, các địa phương, các tổ chức xãhội trong nước và quốc tế, các cơ quantruyền thông, báo chí hưởng ứng, vớinhiều hình thức đa dạng và phong phú,kéo dài trong suốt tháng 11 và 2 tuầnđầu tháng 12. Đến nay đã có 43 sự kiệnđược tổ chức với 22 cơ quan, tổ chức,địa phương tham gia. Đó chính là sựcam kết mạnh mẽ của Chính phủ ViệtNam; là sự chung tay tích cực của cảcộng đồng trong việc xóa bỏ bạo lực đốivới phụ nữ và trẻ em gái.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chobiết, thành công của Chiến dịch truyềnthông năm 2014 một lần nữa khẳng địnhvai trò của công tác điều phối, phối hợp

giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chínhphủ Việt Nam, các tổ chức Liên hợpquốc tại Việt Nam, các tổ chức quốc tếvà trong nước để cùng chung tay, cùnghành động góp phần xóa bỏ bạo lực đốivới phụ nữ và phòng, chống bạo lực giađình. Là cơ quan quản lý Nhà nước chịutrách nhiệm trước Chính phủ về phòng,chống bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL sẽlàm tốt vai trò của mình trong việc phốihợp, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khaicác chương trình, dự án, hoạt độngnhằm đưa luật pháp, chính sách liênquan vào cuộc sống. Đồng thời từngbước đẩy lùi bạo lực gia đình để xâydựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ,hạnh phúc.

tr.QuỳnH

Tổng kết chiến dịch truyền thông “Hãy hành động để xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”

Các CCB khẳng định sẽ tiếp tụcphát huy truyền thống tốt đẹp, tinhthần đoàn kết, sức mạnh của HộiCCB cơ quan Bộ, đóng góp cho việcthực hiện nhiệm vụ chính trị của

mỗi cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ,xây dựng cơ sở Đảng trong sạch,vững mạnh. Tại buổi gặp gỡ, giaolưu, T.Ư Hội CCB Việt Nam đã traotặng Bằng khen cho Hội CCB cơ

quan Bộ VHTTDL và tặng Bằngkhen cho Chánh Văn phòng HộiCCB cơ quan Bộ VHTTDL -Nguyễn Hữu Giới.

Đ.ngọc

Page 8: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

8 số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

Trong hai ngày 20-21/12, tại HàNội, Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổchức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIII, nhiệm kỳ 2014-2019.

Đại hội thảo luận và thông qua: Báocáo nhiệm kỳ II (2009-2014) và phươnghướng hoạt động nhiệm kỳ III (2014-2019); Báo cáo về sửa đổi, bổ sung Điềulệ Hội; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấphành, Ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ II.

Thành lập năm 2004, đến nay HộiDi sản văn hóa Việt Nam có 144 tổchức cơ sở hội, tập hợp trên 4.560 hộiviên. Hội đã có những đóng góp quantrọng trong tuyên truyền, nâng caonhận thức của toàn xã hội về vị trí, vaitrò của di sản văn hóa, huy động mọinguồn lực tham gia bảo vệ, phát huygiá trị di sản theo đúng tôn chỉ, mục

đích, thông qua nhiều hình thức phùhợp với sự tham gia tích cực của các tổchức, cá nhân trong, ngoài nước.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa Hội Di sản văn hóa Việt Nam vàcác đơn vị thành viên, sự nghiệp bảovệ, phát huy giá trị di sản văn hóa cũngđạt được những kết quả đáng ghi nhận.Việt Nam đã có 21 di sản văn hóa đượcUNESCO vinh danh; 48 di tích đượcxếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; gần10.000 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh;67 hiện vât, nhóm hiện vật được côngnhận là bảo vật quốc gia; 94 di sản vănhóa phi vật thể được đưa vào Danhmục di sản văn hóa phi vật thể quốcgia… Trong dịp này, Hội Di sản vănhóa Việt Nam vinh dự đón nhận Huânchương Lao động Hạng Ba.

Trong nhiệm kỳ mới, Hội Di sảnvăn hóa Việt Nam tập trung thực hiệncác hoạt động bảo vệ, phát huy giá trịdi sản dân tộc, góp phần xây dựng vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, xây dựng con người có nhâncách, lối sống đẹp, bảo tồn, phát huycác giá trị truyền thống, khích lệ sángtạo các giá trị văn hóa mới; nâng caonăng lực, hiệu quả hoạt động của BanThường vụ, Thường trực Hội. Hội chútrọng phát triển hội viên, nhất là ởnhững khu vực hiện chưa có tổ chứchội hoặc còn mỏng; tăng cường côngtác tuyên truyền, đặc biệt là củng cố,phát triển các tạp chí Thế giới di sản,Viet Nam Heritage và Trang Thông tinđiện tử của Hội...

K.Hoàn

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ III

Là chủ đề của Hội thảo - Tọa đàmdo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, Cục Di sản văn hóa, Trungtâm Công nghệ thông tin (BộVHTTDL) phối hợp tổ chức Sáng16/12, tại Hà Nội.

Những năm qua, Bộ VHTTDLcùng với các cấp, ngành, địa phươngđã quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệmôi trường tại các di tích và đã đạtđược những thành tựu đáng kể, gópphần phát huy giá trị di tích và nângcao nhận thức bảo vệ môi trườngcộng đồng địa phương. Tuy nhiên,công tác bảo vệ môi trường tại các ditích còn nhiều bất cập, đặc biệt là đốivới các di tích có tổ chức lễ hội, cólượng du khách lớn tập trung trongmột thời gian ngắn còn nhiều vấn đềtồn tại như thu gom, xử lý rác thải,nước thải, hệ thống nhà vệ sinh, hiệntượng cò mồi, chèn ép, lừa đảo kháchdu lịch, đốt vàng mã chưa đúng với

quy định… cần được quan tâm, cógiải pháp khắc phục.

Trước thực trạng này, Bộ VHTTDLđã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ xâydựng Bộ Tiêu chí bảo vệ môi trường,làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát vàcác ban quản lý di tích, lãnh đạo các cấplập kế hoạch đầu tư đào tạo cán bộ nhằmthực hiện tốt công tác bảo vệ môitrường, nâng cao nhận thức của cộngđồng về công tác này, đặc biệt trongmùa lễ hội. Việc xây dựng Bộ Tiêu chínày nhằm cụ thể hóa Thông tư liên tịchsố 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMTngày 30/12/2013 do Bộ VHTTDL vàBộ Tài nguyên và Môi trường ký kếtnhằm hướng dẫn bảo vệ môi trườngtrong hoạt động du lịch tổ chức lễ hội,bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Theo dự thảo được công bố tạiHội thảo, Bộ Tiêu chí bảo vệ môitrường tại các di tích sẽ áp dụng chocác di tích cấp quốc gia trong cả

nước, bao gồm di tích cấp quốc gia,di tích cấp quốc gia đặc biệt, di tíchđã được công nhận là Di sản thế giới.Bộ Tiêu chí gồm 4 tiêu chí chính: Bảovệ môi trường tự nhiên; bảo vệ môitrường nhân văn; quản lý bảo vệ môitrường tại di tích; Tuyên truyền -Quảng bá - Giáo dục.

Tại Hội thảo-Tọa đàm, các đạibiểu đều cho rằng Bộ Tiêu chí côngnhận đạt chuẩn môi trường tự nhiênvà nhân văn tương đối đầy đủ, có ýnghĩa quan trọng, nêu bật được sựcần thiết và tầm quan trọng của côngtác bảo vệ môi trường trong lĩnh vựcvăn hóa, đặc biệt là trong công tácbảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóavật thể và phi vật thể của dân tộc. BộTiêu chí sẽ trở thành thước đo đánhgiá hiện trạng để từ đó có những giảipháp quản lý và bảo vệ phù hợptrước những biến động to lớn về môitrường tự nhiên cũng như môitrường văn hóa đối với các di tích ởViệt Nam.

tr.QuỳnH

Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường tại các di tích quốc gia Việt Nam

Page 9: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

9số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 20/12, tại Nhà thi đấu đanăng tỉnh Bắc Ninh, giải Cầu lôngcác cây vợt xuất sắc toàn quốc năm2014 đã kết thúc sau 5 ngày tranh tài.Giải do Liên đoàn Cầu lông ViệtNam phối hợp với Sở VHTTDL tỉnhBắc Ninh và Hãng thể thao Li-ningtổ chức.

Hơn 40 vận động viên đã đemđến cho khán giả những cuộc tranhtài sôi nổi cùng pha đi cầu đẹp mắt.Ban Tổ chức đã trao 5 bộ huychương. Cụ thể, ở nội dung đơn nam:

Nguyễn Tiến Minh (TP. Hồ ChíMinh) giành giải nhất; nội dung đơnnữ giải nhất thuộc về Vũ Thị Trang(Bắc Giang). Nội dung đôi nam,đoàn Hà Nội giành giải nhất; giảinhất nội dung đôi nữ thuộc về đoànBắc Giang. Đoàn Hà Nội cũng giànhgiải nhất nội dung đôi nam nữ.

Theo ông Nguyễn Đương Bắc -Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh BắcNinh, giải đấu quy tụ các vận độngviên xuất sắc nhất đến từ cáctỉnh/thành, ngành trong cả nước.

Những vận động viên xuất sắc nhưNguyễn Tiến Minh (TP. Hồ ChíMinh), Vũ Thị Trang (Bắc Giang),cặp đôi Mạnh Thắng, Hà Anh (độiHà Nội)… tiếp tục giữ vững đẳngcấp, khẳng định tên tuổi và tầm ảnhhưởng của mình. Giải đấu là cơ hộicho các vận động viên trẻ được cọsát, trau dồi kinh nghiệm, qua đóphát hiện nhiều nhân tố mới để bồidưỡng tham dự các giải khu vực vàquốc tế.

Vũ MinH

Kết thúc giải Cầu lông các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2014

Liên Bộ Tài chính - Văn hóa, Thể thaovà Du lịch vừa ban hành Thông tư liêntịch hướng dẫn cơ chế quản lý tài chínhChương trình xúc tiến du lịch quốc giagiai đoạn 2013-2020.

Thông tư quy định rõ các nội dung chiđược hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nướcgồm hoạt động tuyên truyền, quảng bá vàxúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài vàtrong nước; phát triển marketing điện tửphục vụ xúc tiến quảng bá du lịch; tổ chứcsản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúctiến du lịch.

Đối với hoạt động tuyên truyền,quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ởnước ngoài, ngân sách nhà nước hỗ trợchi phí tổ chức các chương trình xúc tiếnđiểm đến du lịch Việt Nam ở nước ngoài;tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch quốc

tế ở các thị trường trọng điểm và tiềmnăng; quảng bá du lịch Việt Nam trên mộtsố phương tiện truyền thông quốc tế baogồm các kênh truyền hình, tạp chí du lịchvà giải trí, quảng cáo tấm lớn, quảng cáotrực tuyến; tổ chức cho các hãng lữ hànhvà đơn vị truyền thông, báo chí nướcngoài vào Việt Nam khảo sát điểm đến,sản phẩm và dịch vụ du lịch…

Đối với hoạt động tuyên truyền,quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước,ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí tổ chứccác sự kiện du lịch lớn trong nước nhưNăm Du lịch quốc gia, các sự kiện vănhóa, thể thao lớn; tuyên truyền quảng bádu lịch trên một số báo, tạp chí có uy tíntrong nước; tổ chức các hội nghị, hội thảochuyên đề về xúc tiến du lịch nhằm tăngcường sự liên kết giữa các Bộ, ngành, địa

phương, vùng, miền…Thông tư cũng nêu rõ mức hỗ trợ kinh

phí từ ngân sách nhà nước. Theo đó, hỗtrợ 100% kinh phí cho các hoạt động docơ quan Trung ương chủ trì (đối với cácđề án có kinh phí thu bên lề các hoạt độngnhư thu quảng cáo, hoa hồng, tài trợ phảiđược giảm trừ vào phần kinh phí hỗ trợtừ ngân sách nhà nước).

Hỗ trợ không quá 70% kinh phí đốivới các hoạt động do cơ quan Trung ươngchủ trì, có sự tham gia của địa phương,hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch vàcác đơn vị khác.

Hỗ trợ không quá 50% kinh phí đốivới các hoạt động do hiệp hội chuyênngành du lịch, doanh nghiệp du lịch vàcác đơn vị khác chủ trì.

Đ.AnH

Cơ chế quản lý tài chính Chương trình xúc tiến du lịch quốc giagiai đoạn 2013-2020

Bộ VHTTDL vừa ban hành quyếtđịnh xếp hạng di tích quốc gia cho 07di tích, gồm: Di tích lịch sử Địa điểmCơ quan Tổng cục Chính trị Quân độiNhân dân Việt Nam tại Đồi Thầm Tắng(1950-1954), xã Định Biên, huyệnĐịnh Hóa (Thái Nguyên); Di tích lịchsử Nơi thành lập Đại đoàn 308 (Đại

đoàn Quân Tiên phong), thị trấn Đu,huyện Phú Lương (Thái Nguyên); Ditích lịch sử Đền Mục và Chùa HươngẤp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên(Thái Nguyên); Di tích lịch sử Địađiểm chiến thắng Đồng Xoài, phườngTân Phú, thị xã Đồng Xoài (BìnhPhước); Di tích lịch sử Địa điểm diễn

ra cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được(1954), xã Bình Triều, huyện ThăngBình (Quảng Nam); Di tích lịch sử Đềnthờ Hồ Hưng Dật, xã Ngọc Sơn, huyệnQuỳnh Lưu (Nghệ An) và Di tích lịchsử Đình Tân Xuân, thị trấn Tâm Vu,huyện Châu Thành (Long An).

H.PHượng

Xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia cho 07 di tích

Page 10: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

10 số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2015 chínhthức sẽ kéo dài 4 ngày (từ 01/01 đến04/01/2015) là cơ hội tốt cho nhữngngười đam mê du lịch, khám phá vẻ đẹpthiên nhiên, văn hóa, xã hội. Nắm bắtcơ hội này, nhiều người đã lên kế hoạchcho kì nghỉ ngay từ khi biết chắc đượcnghỉ 4 ngày. Các công ty du lịch, lữhành đã chuẩn bị, chào tour từ trước đórất lâu để du khách lựa chọn.

“Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc”là chủ đề mà Tổng cục Du lịch chọn đểphát động chương trình kích cầu du lịchnội địa, khuyến khích người dân đi dulịch, khám phá vẻ đẹp quê hương đấtnước, đồng thời đóng góp cho sự pháttriển của du lịch nước nhà. Các công tydu lịch, lữ hành đã đưa ra nhiều tourtrong chương trình kích cầu này vớimức giá hợp lý để du khách chọn. Điềuđáng mừng là các bạn trẻ đã tích cựchưởng ứng việc đi du lịch trong nướcđể tăng thêm niềm tự hào dân tộc.

Theo phân tích của Phòng du lịchnội địa Vietravel Hà Nội, các tuyến biểnmiền Trung với đặc thù khí hậu ấm ápquanh năm vẫn luôn có sức hút đối vớidu khách, đặc biệt là du khách miềnBắc có tâm lý đi tránh rét. Thêm vào đó,sau khi nhà nước chính thức thông báo

số ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch là 4ngày, khách đến đăng ký tour tạiVietravel Hà Nội tăng nhanh so vớituần trước đó. Ước tính, tổng lượngkhách đi tour dịp Tết Dương lịch tăngtrung bình khoảng 18% so với cùng kỳnăm ngoái.

Tại thị trường du lịch trong nước, dukhách tập trung lựa chọn các tuyến nghỉdưỡng 3-4 ngày như Sa Pa, Mộc Châu,Hà Giang, Phú Quốc, Nha Trang, ĐàLạt, Huế, Đà Nẵng. Mộc Châu - Sơn La(3 ngày) giá từ 1,9 triệu, Sa Pa (3 ngày)giá từ 3,25 triệu và Hà Giang (4 ngày)giá từ 3,2 triệu là ba tuyến Đông-Tâybắc nổi bật của thị trường nội địaVietravel Hà Nội. Các tuyến này nămnay hút khách năm nay nhờ có lịch trìnhgắn với điểm tham quan ngắm hoa cảitrắng, tam giác mạch, hoa anh đào NhậtBản. Thêm vào đó, tuyến cao tốc HàNội - Lào Cai được đưa vào sử dụnggiúp rút ngắn thời gian di chuyển đángkể, nhiều gia đình đang có xu hướng lựachọn Sa Pa là điểm du lịch nghỉ dưỡngcuối tuần.

Theo Fiditour, Tết Dương lịch 2015,du khách đến với Phú Quốc (KiênGiang) sẽ tăng cao hơn cùng kì năm2014, nhất là khách quốc tế bởi Phú

Quốc được trang du lịch của Asianonexếp hạng nhất trong số 10 bãi biển lýtưởng nhất Châu Á. Chỉ trong 8 thángđầu năm 2014, lượng khách đến PhúQuốc đã đạt con số 660.643 lượt kháchhơn gần 50.000 lượt khách so với năm2013. Bên cạnh đó, Côn Đảo cũng làđiểm đến được nhiều du khách quốc tếlựa chọn bởi không gian ở đây vô cùngsảng khoái, trong lành cho kì nghỉ.Ngoài ra, phố biển Nha Trang cũng làcái tên đáng chú ý, có khả năng gây“cháy vé” vào dịp cuối năm. Sau hànggiờ tắm biển, lặn ngắm san hô, vui chơithỏa thích ở và thưởng thức tôm hùmhải sản, du khách sẽ được hòa nhập vớikhông khí đón năm mới 2015 cùngngười dân địa phương…

Saigontourist đã chuẩn bị hơn 50hành trình du lịch trong nước mùaGiáng sinh, năm mới 2015 nhằm phụcvụ nhu cầu của du khách cả nước.Người miền Nam thích hưởng thụkhông khí lạnh, thường hay đến Sa Paở miền Bắc, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột ởTây Nguyên. Người miền Bắc tránhlạnh hay tìm đến miền Trung tận hưởngkhông gian lung linh ở Hội An, ĐàNẵng hay Phú Quốc…

t.t.n

Phong phú các tour du lịch đón chào năm mới 2015

Ngày 20/12, Liên đoàn Bóng đáViệt Nam cho biết, Hội đồng Liên đoànBóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa họpvà thông qua kết quả bốc thăm xếp lịchthi đấu các giải bóng đá khu vực ĐôngNam Á năm 2015. Tổng Thư ký LêHoài Anh cùng Phó Chủ tịch Liên đoànBóng đá Việt Nam, Ủy viên Ban thi đấuLiên đoàn bóng đá Đông Nam Á - TrầnQuốc Tuấn tham dự cuộc họp.

Theo kết quả bốc thăm lịch thi đấu,Giải Bóng đá nữ Đông Nam Á 2015 dựkiến sẽ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vàotháng 5/2015 với sự tham dự của 8 độituyển, chia vào 2 bảng, mỗi bảng 4 đội:Bảng A gồm: Thái Lan, Australia,

Indonesia, Lào; Bảng B gồm: Việt Nam,Myanmar, Malaysia và Philippines.

Các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt, tínhđiểm xếp hạng tại mỗi bảng, chọn độixếp thứ nhất và thứ nhì tại mỗi bảng vàothi đấu tại bán kết. Hai đội thắng tại bánkết vào chung kết tranh vô địch. Hai độithua tại bán kết gặp nhau trong trậntranh giải ba.

Đối với Giải Futsal Đông Nam Á2015 dự kiến sẽ diễn ra từ 08/10 đến16/10/2015 tại Jakarta (Indonesia) vớisự góp mặt của 10 đội tuyển trong khuvực và chia làm 2 bảng. Bảng A gồm:Thái Lan, Indonesia, Timor Leste,Brunei và Myanmar; Bảng B gồm: Việt

Nam, Ausatralia, Lào, Malaysia,Philippines.

Đội xếp thứ nhất và thứ nhì tại mỗibảng sẽ giành quyền vào thi đấu bán kết.Hai đội thắng tại bán kết vào thi đấu trậnchung kết. Hai đội thua thi đấu trậntranh giải ba. Kết quả của Futsal ĐôngNam Á 2015 sẽ là kết quả vòng loại giảiFutsal Châu Á 2016.

Đối với Giải bóng đá U16 ĐôngNam Á 2015 được tổ chức tại Indonesiatừ 27/7 đến 07/8/2015. Tại giải đấu này,Đội tuyển U16 Việt Nam nằm tại bảngA cùng Malaysia, Lào, Timor Leste,Brunei và Thái Lan. Bảng B là cuộc đuacủa chủ nhà Indonesia, Australia,

Lịch thi đấu các giải bóng đá khu vực Đông Nam Á 2015

Page 11: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

11số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

* Ngày 21/12, tại thành phố HạLong (Quảng Ninh), Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh phối hợp UBNDtỉnh Quảng Ninh đã tổ chức giải chạy“Việt dã Hạ Long 2014 - Vì tình yêubiển đảo”. Đây là sự kiện nhằm tíchcực góp phần triển khai thực hiện Đềán xây dựng đảo thanh niên toàn quốc;động viên thế hệ trẻ rèn luyện sức khỏetheo gương Bác Hồ vĩ đại, kêu gọi cáctổ chức, cá nhân ủng hộ cho Đảo Trần,huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh.

Các bạn trẻ đã được tham giađường chạy sắc màu hạnh phúc, đây làmột điểm nhận của sự kiện, với cáchthức tổ chức trẻ trung, vui tươi, năngđộng, với sự tham gia khoảng 1000nam nữ thanh niên tạo thành 500 cặpđôi nắm tay nhau chạy trong đườngchạy nhiều sắc màu, thể hiện cho tìnhyêu tuổi trẻ, hạnh phúc lứa đôi, sứcsống và tinh thần quyết tâm gắn bó lậpnghiệp tại các Đảo thanh niên, gópphần xây dựng và bảo vệ vùng biểnđảo tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.Ngoài ra, các bạn thanh niên cùng thamgia tạo hình trái tim với thông điệp “Nụcười Hạ Long” là một hoạt động gópphần xây dựng hình ảnh thân thiện,mến khách của đất, người Hạ Long vàtỉnh Quảng Ninh, xây dựng thương vàquảng bá cho ngành du lịch của tỉnhngày càng phát triển. Đặc biệt, hìnhảnh Tổ quốc Việt Nam yêu dấu vớivùng biển đảo rộng lớn cùng 2 quẩnđảo Trường Sa, Hoàng Sa thiêng liêngvà gần gũi đã được 1000 bạn trẻ tạohình với chủ để “Vì tình yêu biển đảo”,thể hiện sức trẻ trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ vùngbiển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

* Sáng 21/12, Ban Tổ chức cácngày lễ lớn TP. Hồ Chí Minh và Liênđoàn Điền kinh Thành phố đã tổ chứcGiải chạy vũ trang và Giải việt dã vôđịch học sinh TP. Hồ Chí Minh nămhọc 2014-2015, thu hút gần 2.000 vậnđộng viên tham gia. Giải được chiathành nhiều nội dung cho các lựclượng, với các đợt chạy khác nhau.Trong đó, chủ lực là hai nội dung chạycủa lực lượng vũ trang. Tại nội dungchạy 3km khối quân sự (gồm Bộ Tưlệnh TP. Hồ Chí Minh, lực lượng Biênphòng, lực lượng Hải quân, lực lượngCông binh), các vận động viên của Hảiquân đã chiếm ưu thế tuyệt đối khigiành cả ba vị trí đầu tiên của Lê VănLong, Trần Ngọc Chung, Phan BảoLong. Nội dung 3km khối công an -thanh niên xung phong, các chiến sĩ lựclượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháyđã độc chiếm 3 vị trí đầu của TrầnKhắc Trường, Mai Thanh Phương,Nguyễn Hùng Trang. Ngoài ra, Giảicòn thi các nội dung: nam, nữ dân quântự vệ; nam, nữ học sinh trung học cơsở; nam, nữ THPT TP. Hồ Chí Minh.Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho10 vận động viên về đầu trong mỗi đợtchạy.

* Ngày 21/12, tại thành phố HảiDương đã diễn ra Giải việt dã HảiDương mở rộng lần thứ 23 năm 2014“Cùng Sacombank chạy vì sức khỏecộng đồng”. Giải được chia thành 2 nộidung Giải chạy phong trào và Giảichạy nâng cao. Giải phong trào có trên

150 vận động viên tham dự đến từ cáchuyện, thị xã, thành phố trong tỉnh HảiDương và các vận động viên thuộcTrường Cao đẳng Du lịch và Thươngmại Hải Dương, Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh Hải Dương. Các vận động viên thiđấu các nội dung cá nhân, đồng đội,toàn đoàn với các cự ly là nhi đồngnam, nữ chạy 1.500m; thiếu niên nam,nữ chạy 3.000m; thanh niên nam, nữchạy 3.000m.

Ở Giải nâng cao, các vận động viênđến từ 8 tỉnh/thành là: Quảng Ninh,Thái Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên,Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang vàHải Dương. Các vận động viên ở Giảinâng cao thi đấu các nội dung cá nhân,đồng đội, toàn đoàn ở các cự ly nam5.000m; nữ 3.000m.

Nội dung phong trào, Ban Tổ chứcđã trao giải Nhất toàn đoàn cho huyệnKinh Môn, giải Nhì cho thành phố HảiDương và giải Ba cho thị xã Chí Linh.

Ở nội dung nâng cao, giải Nhất toànđoàn thuộc về đội Hải Dương, giải Nhìthuộc về đội Bắc Giang và giải Bathuộc về đội Quảng Ninh.

Nội dung cá nhân nâng cao dànhcho vận động viên nam, giải Nhấtthuộc về vận động viên Lê Văn Thao(Thanh Hóa). Ở nội dung cá nhân nângcao dành cho vận động viên nữ, BanTổ chức đã trao giải Nhất cho vận độngviên Nguyễn Thị Mỹ Thương (TháiBình). Nội dung đồng đội nâng caonam giải Nhất thuộc về đoàn HảiDương; nội dung đồng đội nâng cao nữgiải Nhất thuộc về đoàn Thái Bình.

M.Huân- H.LAn

Đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT trong cộng đồng

Singapore, Philippines, Campuchia vàMyanmar. Các đội thi đấu vòng tròn 1lượt, tính điểm xếp hạng tại mỗi bảng,chọn đội xếp thứ nhất và thứ nhì tại mỗibảng vào thi đấu tại bán kết. Hai độithắng tại bán kết vào chung kết tranh vôđịch; hai đội thua gặp nhau trong trậntranh giải Ba.

Vòng chung kết AFF Suzuki Cupnăm 2016 sẽ được tổ chức tạiMyanmar và Philippines. Trước đó,vòng loại với sự tham dự của 4 độituyển gồm: Campuchia, Lào, Brunei vàTimor Leste sẽ diễn ra tại Campuchiađể xác định suất vé duy nhất vào Vòngchung kết.

Như vậy, Vòng chung kết AFFSuzuki Cup năm 2016 sẽ quy tụ 8 độituyển gồm: Việt Nam, Thái Lan,Malaysia, Indonesia, Singapore,Myanmar (đồng chủ nhà), Philippines(đồng chủ nhà) và đội xếp thứ nhất tạivòng loại.

n.AnH

Page 12: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

Sự kiện vấn đề

12 số 1107 l 25.12.2014

Việt Nam đã đạt mức sinh thay thếmột cách vững chắc. Ngày nay, “gánhnặng sinh đẻ” của phụ nữ Việt Nam chưabằng 1/3 so với cách đây 50 năm. Việcsinh đẻ đã chuyển từ hành vi mang tínhtự nhiên, bản năng sang có kế hoạch, vănminh; từ bị động sang chủ động; từ sốlượng nhiều, chất lượng sống thấp sangsố lượng ít, chất lượng sống ngày càngcao; từ sinh đẻ ít trách nhiệm sang sinhđẻ có trách nhiệm hơn. Đây thực sự làmột biến đổi xã hội sâu sắc trong nửa thếkỷ qua ở nước ta và tác động mạnh mẽđến nhiều mặt của quá trình phát triển ởViệt Nam.

Mức sinh giảm nhanh sớm hơn kế hoạch

Giảm sinh được xác định là một “giảipháp cơ bản” để hiện thực hóa việc nângcao chất lượng cuộc sống. Điều này thểhiện rõ trong đường lối, luật pháp, chínhsách, chiến lược của Đảng và Nhà nướccác cấp cũng như sự lựa chọn của các cặpvợ chồng. Kết quả là mức sinh của ViệtNam đã giảm nhanh, đặc biệt là từ nửacuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Quanửa thế đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình,mức sinh ở nước ta đã giảm rõ rệt. Số contrung bình của một bà mẹ tính đến hếttuổi sinh đẻ đã giảm từ 6,81 con giai đoạn(1965-1969) xuống còn 2,12 con (mứcsinh thay thế) vào năm 2003, sớm hơn 12năm so với mục tiêu đề ra trong Nghịquyết Trung ương 4, sớm hơn 39 quốcgia có trình độ phát triển cao hơn. Trong10 năm liền (2003-2012) tổng tỷ suấtsinh luôn ở mức 2,1 trở xuống.

Năm 2010, Việt Nam có 86,8 triệungười, thấp hơn nhiều so với mục tiêu89 triệu người do Chiến lược Dân số2001-2010 đề ra. Nếu giữ nguyên mứcsinh như năm 1989, tức là mỗi phụ nữđến hết tuổi sinh đẻ có 3,8 con thì cóthể ước tính rằng đến năm 2009 dân số

Việt Nam sẽ là 104,4 triệu người. Nhờgiảm sinh, 20 năm qua Việt Nam đãhạn chế được 18,6 triệu người; tốc độtăng dân số đã được kiềm chế, tác độngtích cực đến các chỉ tiêu kinh tế, xã hội,môi trường.

Theo ước tính của Điều tra biếnđộng dân số-kế hoạch hóa gia đình01/4/2012, dân số Việt Nam có88.526.883 người. Nếu với tỷ suất sinhthô 30,04‰ như năm 1992 thì số phụ nữsinh con là 2.659.348 người. Các sốtương ứng của năm 2012 là 18,3‰ và1.620.042 người. Như vậy, so với số casinh (giả định) với mức sinh năm 1992,số sinh của năm 2012 đã giảm hơn 1triệu ca. Nghĩa là mỗi năm, giảm hàngtriệu phụ nữ mang thai, sinh đẻ. Do đó,đã hoàn toàn tránh được nguy cơ tử vongdo thai sản. Đối với những người sinh đẻtrong năm, do đẻ ít, đẻ thưa, nguy cơ tửvong cũng giảm đi.

Nhờ những thành tựu kinh tế, xã hội,“Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi” (IMR) ởnước ta giảm nhanh, từ 45,20‰ năm1994 xuống 16‰ năm 2009. Có mốiquan hệ đồng biến khá chặt chẽ giữamức sinh và mức chết trẻ em. Trước hết,có thể nhận thấy rằng, những tỉnh cómức sinh cao nhất cũng lại là những tỉnhcó mức chết trẻ em dưới 1 tuổi cao.Ngược lại, những tỉnh có mức sinh thấpnhất cũng lại là những tỉnh có mức chếttrẻ em dưới 1 tuổi thấp. Điều này chothấy, giảm thấp mức sinh đã có tác độngmạnh đến giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới1 tuổi. Do đó, bên cạnh nỗ lực phát triểnkinh tế, xã hội, y tế, cần đẩy mạnh kếhoạch hóa gia đình ở các tỉnh có mứcsinh cao để góp phần giảm thấp mứcchết trẻ em.

Vẫn còn nhiều thách thức

Năm 1993, Chính phủ ban hành“Chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia

đình (DS-KHHGĐ) đến năm 2000”,DS-KHHGĐ trở thành Chương trìnhmục tiêu quốc gia. Nếu năm 1992, tỷsuất sinh thô là 30,04‰ thì đến năm1999 chỉ còn 19,9‰. Tổng tỷ suất sinhgiai đoạn này cũng giảm từ 3,9 xuống2,33. Điều đáng tiếc là kết quả giảm sinh,một phần khá lớn là do nạo phá thai kháphổ biến. Nước ta được xếp vào nhómnước có mức nạo phá thai cao nhất trênthế giới. Đặc biệt trong số này, vị thànhniên và thanh niên trẻ chiếm khoảng300.000 ca”.

Mức sinh thấp chứng tỏ xã hội đãchấp nhận mô hình 1 hoặc 2 con. Vớiquy mô dân số gần 100 triệu người, nhucầu tránh thai của Việt Nam rất lớn. Vìvậy, nếu phương tiện, dịch vụ tránh thaikhông đầy đủ, kịp thời, an toàn, hữu hiệuvà dễ tiếp cận, dễ xảy ra “bùng nổ pháthai”. Kinh nghiệm những năm 90 củathế kỷ trước đã chứng minh điều này.Ngày nay, tuy mang thai, sinh đẻ ítnhưng phụ nữ vẫn là lực lượng chủ yếuđảm nhận vai trò KHHGĐ và chịu sứcép “phải có con trai”, nuôi con nhỏ,chăm sóc người cao tuổi. Vì vậy, nhànước cần có giải pháp khuyến khích đadạng hóa sản xuất phương tiện, dịch vụtránh thai có chất lượng cao; đa dạng hóakênh phân phối và đa dạng hóa chế độchi trả (miễn phí, giá rẻ, giá thị trường),kể cả việc mời gọi các nhà sản xuất, đầutư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cầnphát triển tư vấn, dịch vụ cho phụ nữtrước, trong khi mang thai, khi sinh vàchăm sóc bà mẹ, trẻ em sau sinh; tíchcực triển khai luật Bình đẳng giới; tuyêntruyền, vận động, giáo dục nam giới chiasẻ việc nhà; mở rộng dịch vụ hỗ trợ giađình, nhất là dịch vụ nuôi dạy trẻ.

Tỷ lệ người cao tuổi của Việt Namnăm 2012 đã đạt mức 10,1%, cả nướchiện có khoảng 9 triệu người cao tuổi, tứclà đã bước vào giai đoạn “già hóa”. Có

NHâN Ngày DâN số VIệT NAM 26/12:

Việt Nam đạt được mức sinh thay thế vững chắc

Page 13: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

13số 1107 l 25.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Theo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk,hiện tỉnh chỉ còn gần 2.000 nhà sàn,giảm trên 600 nhà so với năm 2012.Nhiều buôn làng của đồng bào dân tộcÊđê ở các huyện Cư Kuin, Krông Pắk,Krông Búk, Ea Kar nay không còn cácngôi nhà dài truyền thống.

Từ năm 1980 trở lại đây, tỉnh ĐắkLắk chủ trương thực hiện việc tách hộ,phát triển kinh tế vườn, tạo điều kiệncho đồng bào dân tộc phát triển kinhtế, xã hội nâng cao đời sống. Tuynhiên, đây cũng là thời điểm nhữngcăn nhà sàn dài bị xâm hại và đứngtrước nguy cơ bị “xoá sổ”. Đồng bàosau khi tách hộ, mỗi gia đình đượctỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện mua vật liệulàm nhà, nhưng đa số đồng bào chỉxây dựng nhà cấp 4. Từ những năm1990 trở lại đây, do ảnh hưởng củavăn hoá đương đại, đô thị hoá nôngthôn, nguồn vật liệu chủ yếu là gỗngày càng khan hiếm, đắt đỏ nên đồngbào đổ xô vào xây dựng nhà theo kiếntrúc của người Kinh.

Ngay các căn nhà sàn còn lại, kiểu

kiến trúc cũng đã thay đổi nhiều.Không còn các ngôi nhà có chiều dàicả trăm mét thay vào đó là các căn nhàchỉ còn dài từ 25m đến 45m, mái lợpbằng tôn, bằng ngói. Cầu thang lênxuống không còn hình dáng mẫu hệnhư xưa, thay vào đó là cầu thang vớinhững mảnh ván ghép lại giống nhưcầu thang của đồng bào Kinh, dân tộckhác, cách bài trí các gian nhà cũngkhác đi nhiều không còn giữ đượcnhững nét truyền thống như xưa….

Theo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk,nhà sàn dài truyền thống của đồng bàodân tộc Êđê làm bằng nguyên liệu từnúi rừng Tây Nguyên: Khung nhà bằnggỗ, xương mái lợp bằng tranh, với haiđầu hồi nhọn nhô ra phía sàn hiên trướcvà sau nhà. Sàn nhà được làm bằng tre,nứa, vách bao quanh nhà cũng làmbằng tre, nứa đập dập, đan kết lại.Khung nhà có hai hàng cột, mỗi hàngcó 7 cặp, lòng nhà rộng từ 4,5m-5,3m.Nhà sàn dài nằm trong các buôn đều cóđòn nóc nằm theo hướng Bắc - Nam.Cửa vào nhà có hai đầu hồi, cửa trước

có hai cầu thang lên xuống: cầu thangđực và cầu thang cái. Mỗi cầu thang có7 bậc được làm bằng gỗ tốt, chủ yếu làcẩm lai, hương, cà te, có độ rộng từ0,8m-1,2m, phía đầu cầu thang nơi tiếpgiáp với hiên nhà thường tạc các hìnhmặt trăng lưỡi liềm, cặp ngà voi, haibầu vú tượng trưng cho sức sống, uyquyền của mẫu hệ… Bên trong nhà sàndài là gian lớn, giáp với hiên nhà đượcdùng làm phòng khách - nơi tổ chức cácsinh hoạt gia đình, cộng đồng như đánhchiêng, các nghi lễ, tiếp khách….

Theo bà Linh Nga Niê Kdăm - nhànghiên cứu Văn hoá Tây Nguyên, vănhoá nhà sàn dài của đồng bào dân tộcÊđê đang bị mất dần trong sự pháttriển của xã hội hiện đại. Tỉnh ĐắkLắk nên sớm có biện pháp giữ gìn,bảo tồn kiến trúc nhà sàn dài nhằmgóp phần bảo tồn, phát huy giá trị vănhoá truyền thống của đồng bào cácdân tộc thiểu số Tây Nguyên nóichung, Đắk Lắk nói riêng để trườngtồn với thời gian.

MạnH Huân

Bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào Êđê

thể thấy rằng, già hóa là do tuổi thọ tănglên và mức sinh giảm xuống. Vì tuổi thọnâng lên thì người cao tuổi tăng còn mứcsinh giảm sẽ làm cho số trẻ em (bộ phậndân số thuộc mẫu số) sẽ giảm. Những tácđộng này đều làm cho tỷ lệ người caotuổi tăng lên. Tính toán trên số liệu thựctế trong 25 năm qua cho thấy, mức sinhgiảm nhanh có tác động mạnh nhất đếnquá trình già hóa ở nước ta.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê,Việt Nam sẽ có dân số già vào năm2038, còn dự báo của Tổng cục DS-KHHGĐ là năm 2035. Tuy nhiên, sựchuẩn bị cho một xã hội có dân số giàdường như còn đơn sơ cả về phươngdiện chính sách, cơ sở vật chất và tâm lýxã hội.

Số liệu thống kê năm 2011 cho

thấy, quá trình già hóa ở nước ta diễnra nhanh, đa số người cao tuổi khôngcó bảo hiểm xã hội, 58% đánh giá sứckhỏe kém. Trong điều kiện quy mô giađình nhỏ, phụ nữ tham gia hoạt độngkinh tế, di cư nhiều, việc chăm sócngười cao tuổi trong gia đình gặp nhiềukhó khăn… Do đó, Việt Nam cần tíchcực chuẩn bị thích ứng với xã hội “giàtrước khi giàu”; đẩy mạnh nghiên cứucác vấn đề của người cao tuổi và xã hộidân số già; rà soát, chỉnh sửa, bổ sungvà hoàn thiện chính sách về người caotuổi, trong đó nhấn mạnh việc pháttriển hệ thống an sinh, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc xã hội hóa phụngdưỡng, chăm sóc và tạo việc làm chongười cao tuổi...

Như vậy, mức sinh giảm, thấp một

cách bền vững không chỉ mang lại cơ hộimà còn tạo ra những thách thức mới chosự phát triển của Việt Nam hiện tại cũngnhư tương lai, ở tầm vĩ mô cũng nhưtrong phạm vi gia đình. Việc bổ sung, đổimới chính sách dân số từ giai đoạn mứcsinh cao sang giai đoạn mức sinh thấp làhoàn toàn cần thiết để nâng cao hiệu lực,hiệu quả của những chính sách này. Bởinhiều chính sách phù hợp với thế kỷ XXnhưng không còn phù hợp với thế kỷXXI. Nhiều vấn đề dân số trong thế kỷtrước còn mờ nhạt, thậm chí chưa xuấthiện, thế kỷ này đã nảy sinh và ngàycàng rõ nét. Do đó, cần những chínhsách mới để tận dụng thời cơ, vượt quathách thức, thúc đẩy sự phát triển bềnvững ở nước ta…

t.t.n

Page 14: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

14 số 1107 l 25.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Bảo tàng Điêu khắc Chăm ĐàNẵng hiện lưu giữ hàng nghìn hiện vậtquý của nền văn hóa Chăm-pa cổ xưa.Trong đó, có ba hiện vật đã được Thủtướng Chính phủ ký quyết định côngnhận là Bảo vật quốc gia gồm: Đài thờMỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu vàTượng Bồ tát Tara.

Ngoài các bộ sưu tập cũ, Bảo tàngđã bổ sung nhiều hiện vật mà giá trịnhất Tượng Bồ tát Tara và bộ sưu tậpcác tượng ở di tích An Mỹ (QuảngNam) có khả năng có niên đại từ thếkỷ VI-VII, từng được đưa đi trưng bàyở Pháp, Mỹ… Lâu nay chỉ chủ yếunghiên cứu, khảo cổ di tích Chăm trênmặt đất, gần đây, Bảo tàng lần đầu tiêntổ chức khảo cổ, nghiên cứu dưới đáytháp Chăm ở Phong Lệ (phường HòaThọ Đông, quận Cẩm Lệ) và Cấm Mít(xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang). Đểtrưng bày các hiện vật được tìm thấytrong các đợt khai quật này, Bảo tàngsẽ mở thêm Phòng Di tích Chăm tạiĐà Nẵng, dự kiến sẽ khai trương vàocuối năm nay nhằm tiến tới kỷ niệm100 năm Ngày Thành lập Bảo tàng.Việc trưng bày các hiện vật mới này

cùng với các hiện vật đã được pháthiện trước đó ở Tháp Quá Giáng, MiếuBà Khuê Trung… sẽ chứng minh rằngngay trên địa bàn thành phố cũng pháthiện nhiều hiện vật Chăm giá trị.

Gần đây nhất, vào ngày 25/11/2014,sau buổi khảo sát thực tế quần thể ditích Chăm Phong Lệ tại tổ 3, phườngHòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ),UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạosớm xây dựng Dự án khảo cổ và bảotồn, phát huy giá trị di tích ChămPhong Lệ. Theo đó, giao Sở VHTTDLphối hợp với các Sở, ban, ngành liênquan lập dự án khảo cổ, bảo tồn vàphát huy quần thể di tích Chăm tạiPhong Lệ trong mối quan hệ vớinhững di tích lịch sử, văn hóa lân cận.

Qua khảo sát thực tế, quần thể ditích Chăm Phong Lệ hiện không còncấu trúc nguyên vẹn trên mặt đất màtồn tại ở dạng nền móng ẩn sâu dướinhiều tầng đất. Đây là căn cứ đểnghiên cứu và hình dung về toàn bộkiến trúc khu đền tháp Chăm-pa cóniên đại hơn 1.000 năm tuổi, ẩn chứanhiều giá trị lịch sử, văn hóa.

Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵngcho biết, theo sơ đồ khảo sát, có đến7 địa điểm di tích Chăm chính tại AnSơn, Cấm Mít, Khuê Trung, NgũHành Sơn, Phong Lệ, Quá Giáng vàXuân Dương cùng một số địa điểmkhác có phát hiện những dấu vết ít ỏicủa kiến trúc Chăm… Tại các di tíchnày, chủ yếu chỉ thực hiện khai quậtđể nghiên cứu, sưu tầm hiện vật vàsau đó hoàn thổ, trả lại mặt bằng đểsử dụng vào các mục đích dân sinh,phát triển xã hội.

Hiện nay, ngành văn hóa đề xuấtchọn Phong Lệ là địa chỉ duy nhất đểduy trì, bảo tồn các phát lộ khai quậtkhảo cổ, làm cơ sở cho hoạt độngtham quan, nghiên cứu về lịch sử vănhóa địa phương. Để phục vụ nhu cầutham quan, tìm hiểu về bảo tàng, Bảotàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừađưa vào sử dụng dịch vụ thuyết minhtai nghe (audioguide) đồng thời nhằmhướng đến sự đa dạng và nâng caochất lượng hướng dẫn, giới thiệuphục vụ du khách khi đến tham quanbảo tàng.

Văn Sơn

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ nhiều hiện vật quý

Năm 2014, nhiều khu nghỉ dưỡng,nghỉ mát trên địa bàn thành phố ĐàNẵng như Furama Resort, Fusion MaiaResort, Pullman Danang BeachResort… liên tục đoạt các giải thưởngquốc tế. Gần đây nhất, trang mạng uytín của Mỹ chuyên tư vấn về những địađiểm du lịch đáng chú ý trên thế giớiTripAdvisor chọn Đà Nẵng là vị trí dẫnđầu trong top 10 điểm mới nổi sáng giánhất thế giới cho năm 2015.

Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốcSở VHTTDL Đà Nẵng cho biết:Những sự kiện, danh hiệu trên đánhdấu sự phát triển tích cực của ngành dulịch Đà Nẵng trong năm 2014. Phát

huy những thành quả đó, ngành du lịchthành phố sẽ triển khai các hoạt độngtruyền thông, khai thác thông điệp “ĐàNẵng - Điểm đến mới nổi nhất thếgiới” làm dấu ấn riêng.

Để hưởng ứng thông điệp này,Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Sunland chính thức giớithiệu các dự án mới của Bà Nà Hillscũng như Sun Group trong năm mới2015. Theo đó, các dự án Cụm côngtrình nghỉ dưỡng mới mang tên kháchsạn French Village, hai công trình mớitại Khu du lịch Tâm Linh là chùa Bắcvà Trú Vũ Đại, 9 vườn hoa cũng sẽđược hoàn thiện và đưa vào hoạt động.

Công ty cũng công bố chính sách giámới của Bà Nà Hills trong năm 2015,theo đó giá vé cáp treo Bà Nà sẽ tănglên là 550.000 VND. Mức giá này baogồm được miễn phí thêm nhiều tròchơi mới.

Trước mắt, Bà Nà Hills sẵn sàngchào đón một mùa Giáng sinh ấntượng. Từ tòa tháp 5 tầng của kháchsạn French Village, các nhà thiết kếđã tạo nên một cây thông vô cùng độcđáo. Cây thông tại Bà Nà Hills có 3 tánlá, với chiều cao 25m, đường kính13,4m, nổi bật trên đỉnh núi Chúa caogần 1.500m.

Văn Sơn

Đà Nẵng: Năm 2015, đưa vào sử dụng nhiều dự án về du lịch

Page 15: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

15số 1107 l 25.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Trong 2 ngày 19-20/12, tại Trungtâm Hội nghị huyện Thường Xuân(Thanh Hóa) đã diễn ra liên hoan bảotồn Khặp Thái tỉnh Thanh Hóa, vớisự tham gia của 5 huyện miền núitrong tỉnh gồm: Thường Xuân, QuanHóa, Quan Sơn và Lang Chánh. Liênhoan nhằm giới thiệu những nét sinhhoạt văn nghệ dân gian độc đáo gắnbó chặt chẽ với đời sống lao độngsản xuất và bảo vệ Tổ quốc của nhândân dân tộc Thái Thanh Hóa, đồngthời góp phần bảo tồn và phát huynét văn hóa đặc sắc truyền đời củađồng bào Thái Thanh Hóa.

Tại Liên hoan, các nghệ nhân tâmhuyết giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc Thái như: bà Lang Thị Pen, LữVăn Lượng, Lò Thị Sản, Vi ĐứcThái, Lò Thị Loan... cùng các thế hệkế cận đã làm sống lại một khônggian Khặp Thái tiêu biểu với việcdiễn xướng những làn điệu Khặp cổnhư “Cá sa, sằng khan” (múa câybông), “Sống chụ xôn xao” (Tiễndặn người yêu), “Mời pí noong mứagiam bản giam mường” (Mời anh chịem tới thăm bản thăm mường),“Chum kháu mớ” (Mừng cơm mới),“Nhảy sạp”... Liên hoan cũng góp

phần không nhỏ trong việc giớithiệu, quảng bá nét đẹp văn hóatruyền thống độc đáo của anh em dântộc Thái tới đông đảo du khách trongvà ngoài tỉnh.

Hát Khặp của người Thái là loạihình sinh hoạt, diễn xướng văn nghệdân gian rất thông dụng và phổ biếntrong đời sống người Thái, đượctruyền từ đời này sang đời khác vớiý nghĩa ngợi ca quê hương, đất nước,ca tụng công lao của tổ tiên, gia đình,cá nhân tiêu biểu trong cộng đồngdân cư, bày tỏ tình yêu đôi lứa, khíchlệ mọi người vượt qua hoạn nạn khókhăn, có thêm sức mạnh để xây dựngcuộc sống với tinh thần yêu thương,đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Khặptrở thành một hình thức sinh hoạttinh thần không thể thiếu trong đờisống của đồng bào dân tộc Thái. LờiKhặp được lấy từ những câu chào,câu dặn, lời khặp ngắn gọn, dễ nhớ,có thể sáng tạo, ứng tác tùy theohoàn cảnh. Khặp Thái có rất nhiềuloại, có Khặp mừng đón năm mới,mùa mới, nhà mới, đám cưới; Khặpbày tỏ tấm lòng; Khặp thăm hỏi;Khặp chúc mừng; Khặp giaoduyên... Khặp nghĩa thực là hát,

nhưng còn có nghĩa là thơ ca, cáchtrình diễn thơ ca…

Những lời Khặp có vần, vè nhưthơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạcđiệu và tiết tấu rất cao. Nhưng ngàynay lớp trẻ đã không còn mặn mà vớihát Khặp, Khặp đang dần bị maimột, các làn điệu Khặp cũng từ đómà mất dần đi bản sắc vốn có.

Những nội dung và ý nghĩa nhânvăn sâu sắc ấy đã khiến hát Khặp trởthành một loại hình văn hóa phi vật thểđặc sắc cần được bảo tồn và lưu giữ.Chính vì thế từ năm 2012, SởVHTTDL Thanh Hóa đã triển khai dựán “Bảo tồn hát Khặp dân tộc TháiThanh Hóa” nhằm bảo tồn, phát huygiá trị văn hóa phi vật thể của ngườiThái, từng bước xây dựng phong tràovăn hóa, văn nghệ quần chúng ở địaphương, góp phần cụ thể hóa các nộidung trong Đề án bảo tồn và phát triểnvăn hóa các dân tộc thiểu số tỉnhThanh Hóa đến năm 2020.

Tới đây, cùng với 7 tỉnh/thành cóđồng bào người Thái sinh sống,Thanh Hóa cũng sẽ tham gia “Ngàyhội Văn hóa dân tộc Thái” lần thứ Itổ chức tại Lai Châu (27-29/12/2014). tHAnH MAi

Đồng thời cũng là dịp để các tỉnhtham gia học tập, trao đổi kinhnghiệm, nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của các cấp, các ngành vàđồng bào dân tộc trong việc giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc Thái nóiriêng, 54 dân tộc Việt Nam nóichung, góp phần xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Namđáp ứng yêu cầu và phát triển bềnvững đất nước.

Theo kế hoạch, các hoạt độngdiễn ra trong khuôn khổ Ngày hộigồm hai phần là phần Lễ và phầnHội. Phần Lễ sẽ có các hoạt động

như: Lễ dâng hoa Tượng đài “BácHồ với đồng bào các dân tộc tỉnh LaiChâu”; Lễ Khai mạc, bế mạc Ngàyhội. Phần Hội gồm: Liên hoan nghệthuật quần chúng, trình diễn trangphục dân tộc Thái; Trình diễn, giớithiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức,sinh hoạt văn hóa; Không gian trưngbày giới thiệu, quảng bá sản phẩmvăn hóa và du lịch; trình diễn múaxòe, múa sạp. Bên cạnh đó, trongkhuôn khổ Ngày hội còn diễn ra cáchoạt động thể thao dân tộc Thái, hoạtđộng du lịch tham quan một số tuyếnđiểm du lịch trên địa bàn Lai Châu;

Trưng bày, triển lãm giới thiệu “Câuchuyện gia đình dân tộc Thái” và “Disản văn hóa dân tộc Thái”…

Đồng thời, Ban Tổ chức cũng tổchức các chương trình tham quan mộtsố tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnhLai Châu (Bản Văn hóa Du lịch: VàngPheo, Bản Hon, Nà Luồng, San Thàng1, Danh thắng Pusamcap…). Đồngthời tổ chức tập huấn cho Hướng dẫnviên và các công tác viên du lịch phụcvụ Ngày hội và tại các điểm có đoànđến tham quan để nâng cao chất lượngcác sản phẩm du lịch tại đây.

H.PHượng

Liên hoan bảo tồn Khặp Thái tỉnh Thanh Hóa

Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái... (Tiếp theo trang 1)

Page 16: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

16 số 1107 l 25.12.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục phốihợp với các Bộ, ngành Trung ương, cáctổ chức quốc tế, các nhà khoa họcnghiên cứu về kiến trúc Chăm dướinhiều khía cạnh nhằm củng cố thêm cơsở lý luận và thực tiễn để tu bổ, phụchồi một cách khoa học và đồng bộ Disản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Trướcmắt, tỉnh chỉ gia cố, chống đỡ nhằmbảo vệ nguyên trạng quần thể di sản,tránh tình trạng khai quật khảo cổ, làmxuất lộ di tích mà chưa có giải pháp tubổ kế tiếp, làm cho di tích càng xuốngcấp hơn. Đối với phố cổ Hội An, tỉnhsẽ có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho các ditích thuộc sở hữu tập thể, sở hữu tưnhân và có chính sách giải quyết nguồngỗ quý vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầutu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cho ditích. Đây là nội dung kết luận của PhóChủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam -Nguyễn Chín tại hội nghị về công tácbảo tồn và phát huy giá trị di sản HộiAn và Mỹ Sơn sau 15 năm đượcUNESCO công nhận là Di sản văn hoá

thế giới. Hội nghị do UBND tỉnhQuảng Nam tổ chức, ngày 16/12.

Sau 15 năm được UNESCO côngnhận là Di sản văn hoá thế giới, di tíchMỹ Sơn và phố cổ Hội An đã được đầutư trên 502 tỷ đồng từ nguồn kinh phícủa Nhà nước, kinh phí tài trợ của cáctổ chức quốc tế và nguồn vốn từ côngtác xã hội hoá bảo tồn di tích. Vớinguồn kinh phí này, đã có 1.145 lượt ditích được tu bổ, chống xuống cấp mộtcách có hiệu quả. Với những cơ chế phùhợp, nhất là việc sử dụng có hiệu quảcác nguồn kinh phí trong việc trùng tu,tôn tạo di tích, trong 15 năm qua, Di sảnvăn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn đãgiải quyết hài hoà được mối quan hệgiữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tếxã hội, tạo được sự chuyển biến rõ rệttrong nhận thức của cộng đồng về bảotồn di sản văn hoá là nền tảng động lựcphát triển kinh tế-xã hội.

Để tiếp tục thực hiện tốt Quy hoạchBảo tồn và phát huy giá trị khu di tíchMỹ Sơn giai đoạn 2008-2020 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vàocuối năm 2008 và Quy hoạch tổng thểbảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sảnvăn hoá thế giới đô thị cổ Hội An gắnvới phát triển thành phố Hội An và dulịch giai đoạn 2012-2025 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt đầu năm2012, tỉnh Quảng Nam đang xúc tiếnxây dựng cơ chế đặc thù về chính sáchđầu tư, nguồn kinh phí và các thủ tụctrong công tác bảo tồn di sản trình Chínhphủ phê duyệt; tiếp tục thực hiện có hiệuquả các chương trình hợp tác quốc tếtranh thủ được nguồn vốn và công nghệtrong công tác bảo tồn di sản.

Tỉnh Quảng Nam cũng sẽ thực hiệntốt quy chế quản lý, bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hoá thế giới trên địabàn tỉnh gắn với phát triển kinh tế-xãhội của địa phương; tăng cường quảngbá hình ảnh di sản đến bạn bè trên thếgiới, thúc đẩy phát triển du lịch nhằmtạo nguồn kinh phí tái đầu tư cho bảotồn và tôn tạo di tích.

nguyễn cúc

Quảng Nam: Xây dựng cơ chế đặc thù bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Ngày 11/12, Bộ VHTTDL đã cóCông văn số 4534/BVHTTDL-KHTCthỏa thuận phê duyệt dự án bảo tồnlàng truyền thống dân tộc K’ho Cil, xãĐưng K’nớ, huyện Lạc Dương, tỉnhLâm Đồng. Theo đó, về chủ trươngđầu tư, dự án bảo tồn làng truyềnthống dân tộc K’ho Cil, xã ĐưngK’nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh LâmĐồng là dự án được đầu tư từ Chươngtrình mục tiêu quốc gia về văn hóanhằm giữ gìn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống tốt đẹp củangười dân tộc K’ho Cil, bảo tồn cácnghề truyền thống góp phần nâng caomức hưởng thụ về văn hóa và quảngbá du lịch, đẩy mạnh phát triển kinh

tế xã hội tại địa phương của dân tộcthiểu số, ít người.

Dự án bảo tồn làng truyền thốngdân tộc K’ho Cil, xã Đưng K’nớ,huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng doSở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng làm chủđầu tư, bao gồm các nội dung chủ yếu:Phục dựng nhà truyền thống dân tộcK’ho Cil; Phục dựng nhà sinh hoạtcộng đồng; Bảo tồn các nghề truyềnthống, trang phục, công cụ sinh hoạtvà công cụ lao động truyền thống; Bảotồn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểucủa dân tộc K’ho Cil: dân ca, dân vũ,dân nhạc, phong tục tập quán, lễ hộitruyền thống; các nội dung còn lại nêutrong dự án được phê duyệt sẽ triển

khai ở những giai đoan tiếp theo.Năm 2014 Chương trình mục tiêu

quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ 2 tỷđồng, đầu tư cho dự án bảo tồn làngtruyền thống dân tộc K’ho Cil, xãĐưng K’nớ, huyện Lạc Dương, tỉnhLâm Đồng, do vậy đề nghị SởVHTTDL tỉnh Lâm Đồng báo cáoUBND tỉnh cân đối ngân sách của địaphương và huy động các nguồn vốnhợp pháp khác để tham gia thực hiệndự án. Bộ VHTTDL đề nghị SởVHTTDL trình UBND tỉnh LâmĐồng phê duyệt dự án và tổ chức triểnkhai theo đúng quy định pháp luậthiện hành.

H.PHượng

Lâm Đồng: Bảo tồn làng truyền thống dân tộc K’ho Cil

Page 17: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

17số 1107 l 25.12.2014

nhân tố mới

Cùng với thực hiện Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”, quận Tây Hồ đồng thời triểnkhai xây dựng Phường văn hóa và trởthành địa phương đầu tiên của thànhphố Hà Nội tổ chức mô hình này.

Phường văn hóa phải đảm bảo 5 nộidung, 25 tiêu chí về: Xây dựng đờisống kinh tế ổn định, phát triển bềnvững; xây dựng đời sống tinh thầnphong phú, lành mạnh; xây dựng nếpsống văn minh đô thị; xây dựng cơ sởvật chất hạ tầng xã hội tốt; xây dựng hệthống chính trị trong sạch, vững mạnh,thực hiện đường lối chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và trậttự an toàn xã hội.

Phong trào xây dựng Phường vănhóa triển khai từ năm 2009, cụ thể hóabằng một đề án của Quận ủy Tây Hồvà được triển khai trong toàn hệ thốngchính trị trên địa bàn quận. Trong quátrình triển khai, quận Tây Hồ thườngxuyên đôn đốc, nhắc nhở, kịp thời tổng

hợp đánh giá việc triển khai thực hiệncủa các đơn vị liên quan, hàng nămphát hành tài liệu liên quan đến phongtrào xây dựng Phường văn hóa, đánhgiá việc triển khai xây dựng phongtrào. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,nhân dân trong quận đã tích cực truyêntruyền, triển khai đề án, triển khai cácnhiệm vụ liên quan đến xây dựngPhường văn hóa, lồng ghép với Phongtrào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”. Đảng ủy các phường đãquán triệt đề án tới các cán bộ, đảngviên, xây dựng tổ chức cơ sở vữngmạnh làm cơ sở cho việc phát huy vaitrò của hệ thống chính trị và chi bộ khudân cư đối với nhiệm vụ xây dựngPhường văn hóa.

Quận ủy Tây Hồ cho biết: Toànquận có 7/8 phường đăng ký tham giaxây dựng Phường văn hóa. Đến nay,phường Quảng An đã hoàn thành xâydựng Phường văn hóa và đã được côngnhận cuối năm 2013; phường Nhật Tân

đã hoàn thành việc thẩm định, đangchuẩn bị công nhận. Các phường PhúThượng, Xuân La, Thụy Khuê, Bưởitriển khai và hoàn thành trong giaiđoạn 2013-2016; phường Yên Phụtriển khai và hoàn thành trong giaiđoạn 2014-2017. Riêng phường TứLiên chưa triển khai do tiêu chí về cơsở vật chất trường học chưa đảm bảo.Phong trào xây dựng Phường văn hóađang trở thành phong trào chung củacác phường trong quận. Người dân ýthức được sự cần thiết của phong tràonày, đã tích cực tham gia xây dựng.Các đoàn thể tại các phường cũng xâydựng các mô hình phù hợp với đoànthể mình như: Mô hình tự quản đảmbảo an ninh trật tự của hội cựu chiếnbinh, mô hình phụ nữ không sinh conthứ ba… Nhìn chung, phong trào có sựgắn kết giữa người dân và các đoàn thểchính trị, tạo khí thế thi đua sôi nổi trênđịa bàn.

trần nguyện

Hà Nội: Nhân rộng mô hình “Phường văn hóa”

Lần đầu tiên xác định tầng vănhóa đầy đủ nhất có niên đại kéo dàitừ thế kỷ VIII-IX đến thế kỷ XIX-XX ở trục Trung tâm Hoàng ThànhThăng Long là thông tin đưa ra tạiHội nghị báo cáo kết quả khai quậtthăm dò khu vực chính điện KínhThiên thuộc Trung tâm HoàngThành Thăng Long tổ chức ngày16/12.

Theo Trung tâm Bảo tồn di sảnThăng Long, thông qua cuộc khaiquật này, lần đầu tiên xác địnhđược các dấu tích kiến trúc ở trụcTrung tâm có niên đại kéo dài từthời Lý đến thời hiện đại. Trongđó, đã bước đầu làm xuất lộ dấutích kiến trúc lớn thời Lý nhưmóng kiến trúc, móng tường, sângạch và đặc biệt là đường nước

lớn. Một mặt, các nhà khảo cổ cũngbước đầu xác định được một phầnkhông gian Chính điện Kính Thiênở khu vực Trung tâm như: Ngựđạo, sân Đan Trì, móng kiến trúc(hành lang), đặc biệt các di tích nàyđều xác định rõ hai giai đoạn Lê Sơvà Lê Trung Hưng chồng xếp lênnhau. Riêng dấu tích kiến trúc thờiTrần nhiều nhưng bị phá hủynghiêm trọng.

Các di vật cũng phong phú vớisố lượng lớn là loại hình vật liệukiến trúc so với đồ sành và gốm sứ.Đáng chú ý là ngói men xanh, vàngthời Lê sơ xuất hiện nhiều ở các hốthám sát.

Theo giáo sư Phan Huy Lê - Chủtịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,quá trình khai quật khảo cổ khu trung

tâm Hoàng Thành Thăng Long dựatrên cơ sở những lần khai quật từ năm2011 đến nay và thực hiện theohướng từ Nam đến Bắc, từ Đôngsang Tây. Diện tích khai quật hiệnnay còn ít nên cần mở rộng để cónhững nhận thức tổng thể, tránh phánđoán. Trong khi đặc trưng của di tíchrất phức tạp, nhìn từng tầng rất khó.Yêu cầu của các cơ quan liên quan làvừa khai quật, vừa bảo tồn. Kết quảkhai quật không chỉ làm rõ các tầngvăn hóa mà quan trọng hơn phải giảiquyết được hai vấn đề cơ bản: Thứnhất, Trung tâm Cấm thành ở đâu vàgiải pháp trên cơ sở khoa học để làmrõ mối tương quan giữa trục Trungtâm và khu khảo cổ học 18 HoàngDiệu. Thứ hai, có nhận thức toàn diện,

(Xem tiếp trang 19)

Xác định tầng văn hóa tại Hoàng Thành Thăng Long

Page 18: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

18 số 1107 l 25.12.2014

nhân tố mới

Sưu tầm đồ cổ không chỉ là niềmđam mê, “thú chơi” tốn kém thời gian,tiền của, mà nó đã trở thành nét vănhóa độc đáo góp phần lưu giữ lạinhững giá trị văn hóa vật thể cho thếhệ sau. Ở Bắc Giang có không ít ngườibất chấp gian nan, vất vả sẵn sàng dốchết hầu bao để “cháy” cùng niềm đammê này.

Ngôi nhà của ông Trần Ngọc Sơnnằm trong ngõ nhỏ của đường NguyễnĐình Tuân, phường Hoàng Văn Thụ,thành phố Bắc Giang không lớn, songcó hình dáng lạ thường khiến ngườikhác tò mò. Trong ngôi nhà này, bộsưu tập tem, tiền cổ cùng nhiều văn tự,giấy tờ được gia chủ lưu giữ, sưu tầmmấy chục năm nay.

Ngay từ thời trẻ, ông Trần NgọcSơn đã đam mê gìn giữ và sưu tầm cổvật, đặc biệt là sưu tầm tem, tiền vàvăn tự. Đến nay, bộ sưu tập của ông cóđầy đủ các loại tem, tiền xu, tiền giấycủa Việt Nam từ những thời kỳ đầu, sốlượng lên tới vài nghìn loại. Từ nhữngtờ tiền thời kỳ đầu như tiền ThànhThái, đến những tờ tiền Đông Dương,tờ tiền thời Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, Việt Nam Cộng hòa, đến thờiCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namđều được ông tập hợp và viết ghi chúrõ ràng.

Ông Sơn cho biết: “Mỗi một mónđồ cổ là bóng hình xứ sở, là câuchuyện lịch sử và thời đại sản sinh ranó, vì thế chơi đồ cổ không những cầncó tiền, có đam mê mà phải có cả kiếnthức hiểu biết về những thứ mìnhchơi”. Với nhiều người, khi xem bộsưu tập tiền nếu không được ông giảithích sẽ không biết rõ niên đại và nộidung ý nghĩa được in trên mặt tiền. Đóchính là những giá trị lịch sử trườngtồn của dân tộc ta trong suốt các thờikỳ dựng nước và giữ nước; là hình ảnhnhững trận chiến thắng vĩ đại, là cuộcsống, sinh hoạt của đồng bào hai miền

Nam, Bắc trước và sau giải phóng... Đáng chú ý, trong bộ sưu tập của

mình, ông Sơn trân trọng hơn cả là bộsưu tập hình ảnh Bác Hồ trên tem, tiềnViệt Nam. Mỗi giai đoạn khác nhaucủa đất nước, hình ảnh Bác được intrên tem, tiền không giống nhau,nhưng tất cả những hình ảnh ấy đềuphản ánh một con người, một dáng vẻcủa Người cả đời vì dân vì nước. Cũnggiống như nhiều nhà sưu tầm đồ cổ,ông Sơn coi mỗi cổ vật như kho báucủa mình, bởi mỗi chiếc tem, mỗiđồng tiền đều gắn liền với những hànhtrình tìm kiếm, sưu tầm đáng nhớ thậmchí có những đêm chỉ vì một con temmà ông trằn trọc không ngủ. Ông tâmsự: “Chơi cái này nếu đã thích rồi thìcó tốn kém mấy cũng nhất định phảimua cho bằng được, không thì tronglòng cứ nóng như lửa đốt”.

Không chỉ chơi tem, tiền trong bộsưu tập của ông Trần Ngọc Sơn khôngthiếu những văn tự, giấy tờ như bưuthiếp, phong bì thư, sổ gạo, chứngminh thư, giấy thông hành, tem phiếuthời bao cấp... Trong số những văn tự,giấy tờ ấy có nhiều cái được chính ônglưu giữ lại cách đây mấy chục năm, từnhững thứ nhỏ nhất như vé đi tàu điệnHà Nội, vé đi tàu, đi phà đến nhữngphong bì thư có tựa đề người nhận“Trần Ngọc Sơn”. Đối với nhiềungười, đó có thể là những giấy tờ vôgiá trị khi lịch sử đã đi qua nhưng vớiông Sơn đây là cách ông thể hiện niềmđam mê của mình, hơn thế đó là sựtrân trọng tình cảm của bạn bè, ngườithân và trân trọng quá khứ.

Từ lâu đã nghe danh ông chủ hiệuảnh Vinh Hoa, thành phố Bắc Giang cócả một bảo tàng nhà quê, đến giờchúng tôi mới có dịp mục sở thị nhữngmón đồ cổ ấy. Khác với những món đồcổ có hình thù nhỏ như tem, tiền chỉcần sắp xếp trên những cuốn albumcủa ông Sơn, thì cổ vật của ông

Nguyễn Quang Mạnh lại cần có mộtkhông gian trưng bày lớn hơn. Cổ vậtcủa ông chủ yếu là những vật dụngsinh hoạt, công cụ sản xuất của ngườinông dân Việt Nam từ xa xưa, minhchứng cho một nền văn minh lúa nướccó từ nghìn đời của dân tộc Việt.

Trong gia tài của mình, ông Mạnhcó hàng trăm chiếc cối xay với đủ hìnhhài, vóc dáng gắn với các thời kỳ khácnhau. Những chiếc cối xay này đượcông sưu tầm ở khắp các vùng quê rồiđem về sắp xếp theo ý tưởng riêng củamình. Chúng đều gợi cho mỗi ngườivề hình ảnh người phụ nữ Việt Nam,dáng bà, dáng mẹ, dáng chị một thờitần tảo giã gạo. Những chiếc cối xù xì,đã nhuốm màu thời gian, tưởng chừngnhư vô tri, vô giác nhưng dưới con mắtcủa một nhiếp ảnh gia, dưới bàn taycủa một người yêu lao động chúng lạitrở thành những hình thù hữu hồn,mang giá trị tín ngưỡng phồn thực củadân tộc Việt Nam. Ngoài cối xay, ôngMạnh còn có hàng trăm chiếc bình vôi,rìu đồng và những vật dụng khá thô sơnhư liềm, dao, rỏ cua, nơm cá... Tất cảđã hiện lên một bức tranh phong cảnhlàng quê nằm giữa chốn thị thành náonhiệt. Ông Mạnh cho biết: Những đồvật thân quen một thuở của người nôngdân giờ đứng trước nguy cơ mai một,vì vậy ông muốn lưu giữ lại để chonhững thế hệ sau có thể phần nào hiểuđược cuộc sống cũng như cách sinhhoạt của người nông dân thời đã qua.

Sẵn có tố chất nghệ thuật nhiếpảnh, mỗi khi sưu tầm được một vậtdụng, ông Mạnh lại kỳ công chụp lạihình dáng của nó, những tấm hình đóđược ông tâm đắc hơn cả. Những chiếccối xay có vẻ ngoài giản dị nhưng dướigóc ảnh của một ông chủ hiệu ảnh cótiếng lại trở nên sống động hơn bao giờhết. Có lẽ đây cũng chính là cách ôngtrân trọng những tác phẩm của mình.

MạnH Huân

Lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc qua cổ vật

Page 19: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

19số 1107 l 25.12.2014

nhân tố mới

Với thâm niên hơn 15 năm chuyênsưu tầm, phục chế cổ vật mà chủ yếulà đồ đồng và gần 10 năm theo nghềđúc trống đồng bằng phương pháp thủcông truyền thống, anh Nguyễn MinhTuấn, phường Đông Vệ, thành phốThanh Hóa được nhắc đến như mộtnghệ nhân trẻ nhất ở xứ Thanh đã thànhcông với nghề đúc trống đồng truyềnthống của cha ông.

Vốn là người đam mê sưu tầm cổvật, việc tìm thấy những đồ đồng cùngnhững hoa văn, họa tiết kỳ lạ của ngườixưa đã dấy lên trong Tuấn một niềmsay mê khác, đó là mày mò nghiên cứuphục chế những cổ vật, trong đó cótrống đồng. Từng có trong tay bộ sưutập trống đồng Đông Sơn đủ kiểu dáng,chủng loại, Tuấn cùng các cộng sự bắttay nghiên cứu, phục dựng những họatiết, hoa văn trên mặt trống, thân trốngvà tái tạo lại trên những phiên bản mới.Dưới sự giúp đỡ của Liên chi hội Disản văn hóa Lam Kinh và Hội cổ vậtThanh Hóa, Nguyễn Minh Tuấn đãđược tiếp xúc nhiều hơn với cácnguyên bản trống đồng và các chuyêngia về trống đồng của xứ Thanh cũngnhư của Việt Nam. Sau một thời giandài, dần dần anh đã rút ra quy trình cơbản để phục dựng trống đồng.

Năm 2010, Tuấn đã thành lập Côngty TNHH Trông đông Viêt để truyềntâm huyêt của mình cho nhiều anh embạn bè cùng nhau nghiên cứu, phụcdựng, phát triển nghề truyền thống củacha ông. Từ khi thành lập đến nay,Công ty nhiều lần tham gia và thànhcông trong các cuộc thi, các cuộc trình

diễn đúc trống đồng bằng phương phápthủ công truyền thống tại Festival Huế,Liên hoan Văn hóa Việt - Nhật… Cơsở của Tuấn còn đúc rất nhiều trốngđồng phục vụ cho các lê hôi, sự kiêntrọng đại của tỉnh và đât nước như: đúc50/100 chiêc trông để dâng Đại lễ1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, trongđó chiếc trống to nhất có đường kínhmặt trống 1m, cao 79cm có họa tiết1.000 con rồng mang tên gọi “ThiênLong hội tụ”; đúc trống đồng dâng lênKhu di tích đền Hùng và các khu tưởngniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhiềuvùng miền trong nước… Mới đây nhất,cơ sở của Tuấn đã vinh dự được đúcsúng thân công, trống đồng và kiếmlệnh dâng vào Khu tưởng niêm Đạitướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa(Quảng Bình). Nguyễn Minh Tuấn cònnhiều lần được nhận kỷ lục GuinnessViệt Nam cho các sản phẩm độc đáo vàsáng tạo của mình.

Hiện nay, ngoài cơ sở chính tạithành phô Thanh Hóa, Công ty TNHHTrông đông Viêt còn có xưởng đúc tạixã Quảng Ninh (huyện Quảng Xương),tạo việc làm thường xuyên cho 20 laođông chính và khoảng 20-30 lao độngthời vụ khác. Để duy trì niềm đam mêđúc trống đồng, Công ty của Tuấn còntiến hành sản xuất một số sản phẩmkhác từ chất liệu đông theo yêu câu củakhách hàng như tượng đồng, chuôngđồng, tranh phong thủy, tranh phongcảnh…

Với mong muôn để đông đảo ngườidân có thể tiếp cận với trống đồng xứThanh, Nguyên Minh Tuân đang đâu

tư hơn 3 tỷ đông lắp đặt dây chuyênđúc đông bán công nghiêp, thực hiệndự án phát triển nghề đúc trống đồngmỹ nghệ, đúc những mặt hàng trốngđồng cỡ nhỏ, giá thành thấp phục vụnhu cầu quà tặng lưu niệm. Viêc ápdụng dây chuyên đúc đông bán côngnghiêp đánh dâu bước phát triên mớitrong kỹ thuât đúc đông của người conxứ Thanh, đưa trống đồng xứ Thanhđến gần hơn với bạn bè trong và ngoàinước. Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ:Không thể so sánh trống đúc bằngphương pháp thủ công truyền thốngvới trống đúc bằng phương pháp đúcbán công nghiệp bởi việc đúc trống thủcông đòi hỏi nghệ nhân làm hoàn toànbằng tay. Để khắc, vẽ hoa văn, họa tiếtđòi hỏi phải kiên trì, tỉ mẩn có khi đếncả tháng trời. Đúc trống đồng thủ côngphải tuân thủ một quy trình phức tạp từviệc chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụsản xuất, đến khi hoàn thiện sản phẩm.Người thợ chủ yếu dựa vào kinhnghiệm nghề nghiệp chứ không thểtheo một công thức hoặc thiết kế nàocó sẵn...

Với Nguyễn Minh Tuấn, viêcnghiên cứu dây chuyên đúc đông báncông nghiêp là một thử thách mới. Nếuthành công, đây sẽ là nguồn động lựctiếp thêm sức mạnh cho Tuấn và cáccộng sự tiếp tục với đam mê bảo tồnnghề đúc đồng, phục hồi văn hóa Việt,tôn vinh giá trị di sản truyền thốngtrong không gian văn hoá trống đồngĐông Sơn ở Thanh Hóa.

trần nguyện

Niềm đam mê mang tên “Trống đồng Việt”

Xác định tầng văn hóa... tổng thể, cụ thể về cấu trúc của Trungtâm Hoàng Thành Thăng Long. Giáosư Phan Huy Lê cho rằng kết quả thuđược của lần khảo cổ này mới lànhững viên gạch đầu tiên.

Trung tâm Bảo tồn di sản ThăngLong và Viện khảo cổ học kiến nghị,năm 2015 mở rộng các hố khai quậtvề phía Đông nối tiếp các hố đào2012-2013 để tìm hiểu các dấu tích

kiến trúc của các thời kỳ và đặc biệtlà tìm hiểu kiến trúc thời Lý, Trầntrong đó có dấu tích Cổng thời Lý ởchính giữa Đoan Môn thời Lê.

A.tùng

(Tiếp theo trang 17)

Page 20: Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107

Sự kiện vấn đề

20 số 1107 l 25.12.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHaN ĐìNH TâN

Biên tậpTruNG kIêN, THế HùNG

Địa chỉ51 Ngô Quyền - Hà Nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicôNG Ty TNHH MộT THàNH vIêN

IN và văN Hóa PHẩM

Sau những ngày thi đấu quyết liệt,sôi nổi với tinh thần trung thực, đoàn kếtvà cao thượng, Đại hội TDTT toàn quốclần thứ VII năm 2014 đã chính thức khéplại. Phần lớn dư luận nhân dân và giớichuyên môn đều đánh giá Đại hội TDTTtoàn quốc năm nay thành công tốt đẹptrên các khía cạnh như: Công tác tổchức, nhiều kỷ lục quốc gia được xáclập, các địa phương đã quan tâm nhiềuhơn đến công tác đào tạo vận động viên,cơ sở vật chất dành cho cả thể thaophong trào và thành tích cao được chỉnhtrang đàng hoàng hơn...

Đánh giá về công tác tổ chức Đại hộiTDTT toàn quốc lần thứ VII, ông VươngBích Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cụcThể dục thể thao cho biết: Đại hội thànhcông tốt đẹp khi tạo ra cuộc vận động lớntrong toàn ngành cũng như trong toàn xãhội về công tác tổ chức, được các cấp,ngành và xã hội hưởng ứng. Các ngành,địa phương đã thực sự quan tâm đếncông tác đào tạo, huấn luyện vận độngviên... So với các kỳ Đại hội trước haynhững thành tích gần đây, phải nói rằngthành tích và trình độ của các vận độngviên tham gia Đại hội lần này đã đượcnâng lên một bước khi có 57 kỷ lục quốcgia, trong đó có 1 kỷ lục thế giới và hơn100 lượt kỷ lục Đại hội được xác lập.Những thành tích này có thể giúp ViệtNam chuẩn bị lực lượng vận động viêntham dự SEA Games 28 năm 2015, cũngnhư tham gia các cuộc thi đấu vòng loạiOlympic 2016. Thông qua Đại hội TDTTcác cấp và toàn quốc lần này, các địaphương cũng đã quan tâm nhiều đếncông tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụĐại hội TDTT các cấp lần tới. Các địaphương tham gia tổ chức Đại hội cũng đãquan tâm xây dựng mới, nâng cấp một sốcông trình thể thao, trang bị thêm nhiềutrang thiết bị mới để phục vụ việc đàotạo, huấn luyện vận động viên sau này.

Thành công nữa của Đại hội là nângcao năng lực tổ chức, điều hành cáchoạt động thi đấu của các ban tổ chứcđịa phương, cán bộ điều hành và trọngtài. Bên cạnh đó, thông qua Đại hộiTDTT toàn quốc năm nay, chất lượngcông tác tổ chức được nâng lên, chuyênnghiệp hóa hơn so với các kỳ đại hộitrước. Đa số các cuộc thi đấu đều đượctổ chức, điều hành đảm bảo tính côngbằng, khách quan, được dư luận, cácvận động viên đánh giá tốt hơn so vớicác đại hội trước.

Ông Vương Bích Thắng đánh giá,Đại hội TDTT toàn quốc được tổ chức 4năm một lần là sự kiện lớn diễn ra trênđịa bàn rộng, với sự tham gia của hơn10.000 vận động viên, huấn luyện viên,cán bộ... do đó không thể tránh khỏinhững sơ suất, cần rút kinh nghiệm nhưđã xảy ra va chạm ở môn vật. Ngay sausự cố, Ban Tổ chức đã làm việc với cácbên liên quan, nghiêm túc rút kinhnghiệm, đồng thời kiên quyết xử lýnghiêm và kịp thời.

Hướng tới các cuộc tranh tài chuyênnghiệp hơn nữa và không có bệnh thànhtích tại Đại hội tới ở An Giang vào năm2018, ông Vương Bích Thắng cho biết,Ban Tổ chức có kế hoạch điều chỉnh sao

cho hiệu quả hơn; sau đại hội sẽ rà soát,tập trung vào các môn trọng điểm thamdự Olympic, ASIAD.

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIInăm 2014 quy tụ 65 đoàn thể thao của63 tỉnh/thành và hai đoàn Công an vàQuân đội, thu hút 7.493 vận động viênthi đấu ở 36 môn thi. Đại hội được tổchức tại 10 tỉnh/thành, trong đó NamĐịnh là địa phương đăng cai tổ chứcchính. Đây là dịp tốt để tổng rà soát lạilực lượng thể thao nước nhà trên phạmvi toàn quốc, từ đó đưa ra những kếhoạch và định hướng hợp lý cho tươnglai của thể thao Việt Nam, nhất là mảngthể thao thành tích cao.

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIInăm 2014 đã chứng kiến nhiều kỷ lụcquốc gia được xác lập, cho thấy thể thaonước nhà đang từng bước được pháttriển. Từ góc độ chuyên môn của Đạihội, các địa phương mạnh như Hà Nội,TP. Hồ Chí Minh hay những đơn vị cònyếu về thể thao sẽ tự rút ra kinh nghiệmtrong công tác đầu tư cho lĩnh vực thểdục thể thao. Bên cạnh đó, sau mỗi kỳĐại hội, cơ sở vật chất - kỹ thuật thể dụcthể thao ở nhiều địa phương lại đượcnâng thêm một bước.

Vũ MinH

Nhiều kỷ lục của môn điền kinh bị phá tại Đại hội là tín hiệu mừng cho thể thao Việt Nam

ĐạI HộI TDTT ToàN QuốC LầN THứ VII

Bước phát triển mới của thể thao Việt Nam