70
KHÔNG LỠ BƯỚC VỚI DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI Hàm Châu và Nguyn Cẩm Ngọc 1 Nhân k nim 60 năm Ngy gii phng Th đô (10-10-1954 - 10-10-2014), Tp ch Văn Hiên trân trng gii thiu vi đc gi bi k chân dung ca Nh văn Hm Châu v Thc s Nguyn Cm Ngc vit v mt gương mt tr thc ln, hin đ ngoi 82 “tui hc”: Gio sư, Tin s khoa hc Đng Hu, Vin s Vin Hn lâm Vn ti Liên bang Nga, nguyên B trưng B Khoa hc v Công ngh, nguyên y viên Trung ương Đng Cng sn Vit Nam. Ông l ngưi đ tham gia hai cuc khng chin chng Php v chng M, cng như đ gp công xây dng nhiu công trnh ln như Đưng H Ch Minh trong nhng năm “x dc Trưng Sơn đi cu nưc”, ri Đưng dây 500 kV Bc - Nam mch 1, ri đi đu kt ni Vit Nam vi th gii qua mng Internet... 1 Nguyn Hm Châu, nhà văn, nhà báo, tạp chí đối ngoại tiếng Anh Vietnam Cultural Window (Cửa số Văn hóa Việt Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nguyn Cm Ngc, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học chính trị Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1

KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bút ký chân dung của Hàm Châu và Nguyễn Thị Cẩm Ngọc về GS.Đặng Hữu.

Citation preview

Page 1: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

KHÔNG LỠ BƯỚC

VỚI DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI

Hàm Châu và Nguyên Cẩm Ngọc 1

Nhân ky niêm 60 năm Ngay giai phong Thu đô (10-10-1954 - 10-10-2014), Tap chi Văn Hiên trân trong giơi thiêu vơi đôc gia bai ky chân dung cua Nha văn Ham Châu va Thac si Nguyên Câm Ngoc viêt vê môt gương măt tri thưc lơn, hiên đa ngoai 82 “tuôi hac”: Giao sư, Tiên si khoa hoc Đăng Hưu, Viên si Viên Han lâm Vân tai Liên bang Nga, nguyên Bô trương Bô Khoa hoc va Công nghê, nguyên Uy viên Trung ương Đang Công san Viêt Nam. Ông la ngươi đa tham gia hai cuôc khang chiên chông Phap va chông My, cung như đa gop công xây dưng nhiêu công trinh lơn như Đương Hô Chi Minh trong nhưng năm “xe doc Trương Sơn đi cưu nươc”, rôi Đương dây 500 kV Băc - Nam mach 1, rôi đi đâu kêt nôi Viêt Nam vơi thê giơi qua mang Internet...

GS Đăng Hưu, chu tich Hôi đông Quan tri Trương đai hoc Quôc tê Băc Ha

1 Nguyên Ham Châu, nhà văn, nhà báo, tạp chí đối ngoại tiếng Anh Vietnam Cultural Window (Cửa số Văn hóa Việt Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nguyên Câm Ngoc, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học chính trị Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

1

Page 2: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Không lỡ bươc trong đơiChuyến này chị bước sang ngang

  Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay …

Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính là một bài thơ lục bát giản dị như ca dao mà xúc động lòng người, viết về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, ta có thể “ngoại suy” sang một vài lĩnh vực khác, chẳng hạn, trong thuơ thiếu thời, ta lựa chọn con đường tiến thân không đúng, trót “lỡ bước sang ngang”, kết quả là làm “tan vỡ giấc mộng vàng”! Một bước đi sai thời tre - tự nguyện hay bị ép buộc - có thể khiến cho cả đời người buồn te, thậm chí chán chường tuyệt vọng:

Chị giờ sống cũng bằng không

Coi như chị đã ngang sông đắm đò…

Suốt mấy chục năm ròng cứ phải làm một công việc bất đắc dĩ, hay tệ hơn, “khổ sai”, do thời tre “lỡ bước”, có lẽ cũng buồn te chẳng kém cả cuộc đời phải sống với một người vợ hay người chồng mà mình cảm thấy… “ngán như cơm nếp nát”, hay tệ hơn, “ớn đến tận cổ”!

Rất may, Đặng Hữu đa không lỡ bước! Sự lựa chọn trong thuơ thiếu thời của ông không sai, cho nên nếu giờ đây phải làm lại, thì ông cũng vẫn cứ làm như thế mà thôi...

Đặng Hữu sinh năm 1932 tại xa Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, mới 13 tuổi, cậu bé Hữu đa náo nức tham gia sinh hoạt Đội Thiến niên Cứu quốc. Tròn 18 tuổi, anh học sinh trung học chuyên khoa sớm đứng vào đội ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương, và được tin cậy nhận về làm tại cơ quan Tỉnh ủy Bình Định.

Cuối năm 1952, vừa 20 tuổi, Đặng Hữu không ngần ngại cuốc bộ 5 tháng liền, dọc theo những lối mòn len lỏi giữa rừng già trên day Trường Sơn cheo leo vách đá, vượt qua bao núi xanh và thác bạc, từ vùng đồng bằng liên khu V ra tận huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang, dự lớp chỉnh huấn ơ nơi trước đó một năm đa họp Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương - đại hội đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam, và bầu Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành trung ương.

Vật dụng không thể thiếu trong cuộc hành trình nghìn dặm ấy là đôi dép cao-su cắt từ lốp ô-tô cũ, dạo ấy quen gọi là “dép Bình Trị Thiên”.

2

Page 3: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Sau đó, anh lên đường sang Trung Quốc, theo học Học viện Đường sắt ơ thành phố Đường Sơn.

Năm 1958, anh trơ về nước, giảng dạy tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1963, một lần nữa anh ra nước ngoài, nhưng lần này là sang “xứ sơ bạch dương”, viết luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Giao thông - Vận tải Moskva, một trong những đại học danh tiếng nhất trên đất nước Liên Xô thanh bình và hùng mạnh một thời. Luận án tiến sĩ chuyên ngành xuất sắc của anh được hội đồng chấm luận án đánh giá đạt trình độ tiến sĩ khoa học (доктор HayK), một học vị riêng của Nga, với những tiêu chí khoa học cao hơn học vị tiến sĩ của Mỹ (PhD) và nhiều nước khác.

Trơ lại Việt Nam, ông dạy tại Trường đại học Xây dựng Hà Nội, trong những năm máy bay và tàu chiến Mỹ ném bom và na pháo dữ dội miền Bắc Việt Nam. Vị tiến sĩ tân khoa dấn thân ngay vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Nhiều lần ông có mặt trên “đường mòn Hồ Chí Minh” bị quân Mỹ bắn phá suốt ngày đêm và rải chất da cam “diệt cỏ”, để khảo sát, quy hoạch và thiết kế tuyến Trường Sơn Đông, có thể cho xe tải, xe com-măng-ca chạy vào đầu mùa mưa, khi mà trên tuyến Trường Sơn Tây thác dữ bắt đầu cuồn cuộn cuốn trôi cả xe tải.

Là chuyên gia đầu ngành về đường ô-tô, ông lặn lội vào tận liên khu V và Tây Nguyên, làm việc với hai vị tướng lừng danh thao lược Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, và với vị Bí thư Liên khu ủy nức tiếng táo bạo Võ Chí Công, khi mà chiến trường còn ơ thế “cài răng lược” giữa ta và đối phương, sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc. Ngay trong chiến tranh, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đa sớm lo toan cho việc hoạch định mạng lưới đường sá ơ miền Nam sau giải phóng…

Rõ ràng Đặng Hữu là người, ngay từ thời tre, đa không lỡ bước với dân tộc suốt bao năm dài đấu tranh gian khổ “bát cơm se nửa, chăn sui đắp cùng”…

Thế còn không lỡ bước với thời đại?

Chẳng phải tất cả những ai đa không lỡ bước với dân tộc qua hai cuộc kháng chiến, sau ngày đất nước thống nhất, cũng đều còn “hơi sức” để không lỡ bước với thời đại. Nhiều người ờ độ tuổi ông đa không kịp bước lên chuyến xe của thời đại computer, Internet, email, Google, iPad, smartphone... Nhưng Đặng Hữu thì chẳng những cá nhân ông không bỏ lỡ, mà còn tạo nên chuyến xe ấy ơ nước ta để có thể đón nhiều người khác cùng đi.

3

Page 4: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Đâu là nét đặc sắc của thời đại mới đang mơ ra trước mắt chúng ta? Đó là thời đại của xa hội tin học hóa, của nền kinh tế tri thức, kinh tế thông tin, kinh tế Internet. Trên mũi nhọn “mới toanh” của khoa học và công nghệ tiên tiến ấy, ông là một trong số rất ít người đi tiên phong “khai sơn phá thạch”, mơ đường cho việc kết nối Internet ơ Việt Nam.

Những năm 1963-1966, khi đang học ơ Moskva, nghiên cứu sinh Đặng Hữu vẫn thường lên phòng máy tính của trường, làm quen với những cỗ máy tính điện tử đặt kín cả một gian phòng. Điện tử và tin học lôi cuốn ông ngay từ dạo ấy, mặc dù chuyên ngành ông sơ trường là đường ô-tô.

Những năm 1970, làm việc tại Trường đại học Xây dựng Hà Nội, ông thi thoảng viết chương trình và thuật toán để chạy trên máy tính Minsk-22, cỗ máy tính thế hệ cũ, to kềnh, chiếm trọn một gian phòng trong tầng hầm tòa nhà số 39 Trần Hưng Đạo, trụ sơ của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).

Rồi những năm 1982-1983, khi máy tính cá nhân bắt đầu xuất hiện, cũng là lúc ông được cử làm Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Rất thích thú sử dụng PC (personal computer), ông khuyến khích các bạn tre nên mạnh dạn bước ngay vào công nghệ thông tin, keo bỏ lỡ mất thời cơ đang ló rạng phía chân trời, không “để lỡ chuyến xe thời đại” đang chuyển bánh.

Những năm 1992-1993, Internet bùng nổ trên thế giới. Ở nước ta, một số nhà tin học như GS Bạch Hưng Khang, KS Trần Bá Thái… bắt đầu tìm cách truy cập qua mấy cổng điện tử ơ Australia, ơ Mỹ. GS Đặng Hữu cũng có ngay một mật khẩu để vào Internet qua điện thoại đường dài kết nối với Hong Kong, nhưng chỉ dùng khi công việc chung gấp gáp, vì quá tốn kém.

Ông cũng là người giúp Chính phủ ta soạn thảo và ban hành Nghị quyết 49-CP ngày 4-8-1993 về công nghệ thông tin, sau đó, chủ trì việc xây dựng Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin đến năm 2000, rồi làm Trương Ban chỉ đạo thực hiện chương trình ấy. Cùng với các thành viên khác trong Ban chỉ đạo như GS Phan Đình Diệu, GS Nguyễn Đình Ngọc, TS Chu Hảo, TS Mai Liêm Trực, v.v., ông đa góp phần thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin và truyền thông ơ nước ta trong vài ba thập niên vừa qua.

Là trương Ban Khoa giáo Trung ương, GS Đặng Hữu tham mưu cho Bộ Chính trị về công nghệ thông tin. Năm 1997, Bộ Chính trị có kết luận cho phép nước ta kết nối Internet với thế giới.

4

Page 5: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Năm 2003, ông được Tổ chức Công nghiệp Tính toán châu Á - châu Đại dương (Asian - Oceanian Computing Industry Organization/ ASOCIO) tặng Giải thương ASOCIO, giải thương dành tặng những người đóng góp nhiều nhất cho công nghệ thông tin. GS Đặng Hữu là người Việt Nam đầu tiên được tặng giải thương ấy.

Cuộc đời dài, phong phú và sôi nổi, thẳng tiến một mạch trên con đường mà mình đa chọn từ thuơ thiếu thời, chưa bao giờ “lỡ bước sang ngang”, của một vị trí thức tiêu biểu như GS Đặng Hữu - cuộc đời bao trùm nhiều thập niên của thế kỷ XX nối dài sang cả thế kỷ XXI - chỉ có thể được kể lại đầy đủ, tỉ mỉ trong một cuốn hồi ký dày dặn, do chính ông tự viết. Tuy nhiên, do ông quá bận rộn, lại là nhà khoa học tự nhiên không quen thể hiện mình bằng văn chương. Vậy nên, chúng tôi - Hàm Châu và Cẩm Ngọc - đành phải ghi lại một vài “lát cắt” bơi vì, nếu không, thì phí quá!…

Cuôc bô vượt nghin trùng xa ra “đất thanh”

Anh hoc sinh trung hoc Đăng Hưu, 20 tuôi, cuôc bô 5 thang liên tư liên khu V ra Viêt Băc đê "tâm sư hoc đao"

5

Page 6: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

“Ra đến Chiêm Hoá, Tuyên Quang, sau hơn 150 ngày trèo đèo lội suối, ăn cơm chấm muối với rau rừng, tôi chỉ còn nặng 39 kí, nước da xanh rớt, bước chân lảo đảo! Ngày nay, ngồi nhớ lại, chính tôi cũng không hiểu nổi tại sao dạo ấy, tụi học sinh chúng tôi lại có thể hăng say đến thế, chịu đựng được những nỗi khó khăn, vất vả tưởng chừng vượt quá sức con người! Đông-xuân năm ấy khí trời lạnh buốt, thế mà đêm đêm chúng tôi phải ngủ giữa rừng hoang, trên tấm sạp nứa nơi trạm giao liên, đắp tấm một vải mỏng thay chăn…”.

GS Đặng Hữu bồi hồi kể lại chuyến đi bộ suốt 5 tháng trời từ liên khu V vượt Trường Sơn ra Việt Bắc, bắt đầu từ trước Tết âm lịch kéo dài đến cuối xuân năm 1953, khi ông mới 20 tuổi.

Còn giờ đây, đầu đông năm 2014, giáo sư đa 82 “tuổi hạc”. Sức khỏe ông có phần giảm sút, vừa phải mổ mắt, thay thể thủy tinh, nhưng dáng ve vẫn “phong độ”, trí tuệ vẫn minh mẫn, nụ cười vẫn sáng tươi, hàm răng vẫn trắng ngà (do ông không hút thuốc lá, nên men răng không ám khói ố vàng).

Ngôi nhà hai tầng nép mình trong một ngõ vắng “ngoại ô” ơ phố Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội - ngôi nhà của một vị cựu bộ trương, nguyên ủy viên Trung ương Đảng - được bài trí đơn sơ nhưng lịch lam. Ông hẹn gặp chúng tôi vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10-10, một dịp gợi lại cho ông bao kỷ niệm…

“ Ông nội tôi thường được bà con trong xã Mỹ Tài gọi là “ông giáo Khải”, vì ông lều chõng đi thi Hương mấy lần không đỗ, đành trở về nhà dạy chữ Nho, kê đơn bốc thuốc Bắc - GS Đặng Hữu nói. Cha tôi đỗ primaire, tương đương tốt nghiệp tiểu học hiện nay, nhưng thời đó học ở trường Pháp-Việt, nên cũng đã có thể nói tiếng Pháp trôi chảy. Ông làm trong ngành hỏa xa, được đi đây đi đó. Có thể nói “của cải” duy nhất mà tôi được “thừa kế” từ ông, cha là lòng hiếu học. Chỉ thế thôi, chứ không còn gì khác nữa! Thuở nhỏ, tôi học tại Trường tiểu học An Lương. Hiệu trưởng trường này là ông Nguyễn Mỹ Tài, thân sinh anh Nguyễn Đình Tứ.

Vì cả huyện Phù Mỹ chỉ có một trường tiểu học, nên tôi phải trọ học gần trường, nhờ vậy, quen biết anh Nguyễn Đình Tứ từ khi chúng tôi còn bé. Sau này, anh Tứ trở thành một nhà vật lý thực nghiệm nổi tiếng ở Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, gần Moskva, rồi được bổ nhiệm làm bộ trưởng, được bầu vào Bộ Chính trị Đảng ta. Người em trai anh Tứ là anh Nguyễn An Lương giữ chức phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt

6

Page 7: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Nam. Anh An Lương sinh ra ở vùng An Lương, nên mới mang tên địa phương ấy…”.

Sau khi thi đỗ primaire ơ Bồng Sơn, Đặng Hữu vào học Collège de Quy Nhon, trường trung học duy nhất ơ miền nam Trung bộ. Trước anh, nhiều nhà thơ danh tiếng cũng từng học trường này, như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn… Chính họ đa tạo nên một dòng thơ riêng trong văn học sử nước ta, gọi là “trường phái Quy Nhơn”. Đặc biệt, tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên, sáng tác năm 17 tuổi, viết về không gian Chăm ơ vùng Bình Định, gây ấn tượng mạnh ngay từ khi ra mắt bạn đọc cả nước.

Đặng Hữu học đến năm thứ hai, thì phải bỏ, vì xảy ra việc Nhật đảo chính Pháp, đêm 9-3-1945.

Hơn một năm sau, tối 19-12-1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Collège de Quy Nhon dời về vùng An Lương, và mang tên mới là Trường trung học Nguyễn Huệ. Năm 1949, anh Hữu thi đỗ thành chung, rồi học lên năm đầu bậc trung học chuyên khoa ngành toán. Suốt những năm trung học, anh luôn được biểu dương là học sinh xuất sắc. Thầy giáo toán Đinh Thành Chương hết lời khen ngợi anh.

Năm 1952, mặc dù chiến tranh vẫn còn diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và các vị lanh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến đa nhìn thấy trước ngày thắng lợi. Các vị chủ trương phải gấp rút đào tạo một đội ngũ trí thức mới, trí thức của cách mạng để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình.

Biết được chủ trương ấy, nhiều thanh niên có trình độ trung học chuyên khoa ơ liên khu V như Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Hường, Đặng Hữu,… hăng hái tìm đường ra Việt Bắc.

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn về Việt Bắc Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền 2...

Việt Bắc! Nơi dựng cờ tụ nghĩa của cách mạng Việt Nam! Mảnh đất sáng chói trong tâm tương của những thanh niên yêu nước nằm ơ tít phương 2 Thơ Tô Hưu: Nhà thơ này có một số câu thơ hiên nay không còn phù hợp nữa (chẳng hạn, những câu thơ về Stalin, Mao Trạch Đông), bị không ít người chỉ trích. Nhưng như thế, không có nghĩa ông chẳng có câu thơ, bài thơ nào hay cả. Trong nhiều thập niên thế kỷ XX, không ít người Việt Nam thuộc lòng nhiều câu thơ, bài thơ hay của Tố Hữu. Thật không công bằng nếu như ta muốn phủ nhận sạch trơn thơ ông, chỉ vì quan điểm chính trị của ta khác ông.

7

Page 8: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

trời phía bắc, nơi đêm đêm lấp lánh ngôi sao Bắc Cực trong chòm sao Tiểu Hùng trông tựa như chú gấu nhỏ hiện lên giữa vòm trời khuya trên con đường núi hiểm trơ qua huyện Giằng, huyện Hiên 3. Đi vòng vèo trên vùng núi phía tây liên khu V để tránh đụng phải bốt đồn Tây. Mấy dân tộc thiểu số như Ve, Cơ Tu, Tà Riềng… sống ơ đấy. Làng xa mang những cái tên rất lạ: Cà Dy, Tà Bhing, Tà Pơơ (hai chữ ơ), Đắk Pring, Đắk Pree (hai chữ e), La Dêê (hai chữ ê), Zyôih, Đắk Tôi, Chà Vài… Chỉ mới thoáng nghe người địa phương nói, bạn đa cảm thấy sự hoang vu. Nếu không có cuộc kháng chiến, thì chắc gì các bạn tre đồng bằng có cơ hội đặt chân tới vùng “khỉ ho cò gáy” này?

Một nhà sàn đơn sơ vách nứa

Bốn bên suối chảy cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi

Nơi đây sống một người tóc bạc

Người không con mà có triệu con

Nhân dân ta gọi người là Bác

Cả đời người là của nước non

Việt Bắc quê hương ta sáng chói

Đất tự do của những anh hùng

Chim bay rợp trời mây rộng rãi

Quân đi rung chuyển những sông rừng…

Năm 1950, trong bài Quê hương Việt Bắc 4, Nguyễn Đình Thi đa vẽ nên cảnh sống thanh bạch của Cụ Hồ giữa rừng xanh Việt Bắc, như một bậc đại hiền thời cổ đại ẩn mình giữa chốn sơn thủy hữu tình: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Nghe nói, cứ độ vài tháng, ông cụ lại đổi chỗ ơ một lần, và tám cán bộ gần gũi, được ông cụ đặt tên cho là Trường, Kỳ, Kháng, Chiên, Nhất, Định, Thắng, Lợi, lại cùng ông cụ dựng lên một ngôi sàn mới, cũng vẫn “đơn sơ vách nứa” và cũng vẫn 3 Tên cũ của các huyện ơ phía tây liên khu V giáp day Trường Sơn, huyện Giằng nay đổi tên là huyện Nam Giang, còn huyện Hiên thì chia thành hai huyện, mang tên mới Đông Giang và Tây Giang.

4 Bài thơ sáng tác ở Việt Bắc, nhưng được chép tay chuyền vào tận liên khu IV, liên khu V.

8

Page 9: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

“bốn bên suối chảy, cá bơi vui” - rất hợp với thuyết phong thủy phương Đông - khi thì ơ Định Hóa, lúc chuyển tới Tân Trào, qua ngọn đèo De, bên day núi Hồng, đó đây điểm xuyết những cánh rừng mơ hoa trắng, rừng phách hoa vàng…

Hình ảnh Cụ Hồ lay động tâm can nhiều bạn tre, tuổi trên dưới đôi mươi, lứa tuổi say mê lý tương, háo hức hướng về chân, thiện, mỹ, như Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Hường, Đặng Hữu… Mấy chàng thư sinh ấy đều học rất giỏi, lại xuất thân từ dòng dõi thi thư Nho học, nếu “dinh tê vào thành”, thì không thiếu cơ hội sang Âu - Mỹ du học. Nhưng, các anh không chọn con đường ấy, không “lỡ bước sang ngang”. Bơi vì, ngay từ mùa thu năm 1945, các anh đa tin chắc vào đại nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, ngưỡng mộ Cụ Hồ, “người đã sống năm mươi năm vũ bão/ vì nhận loại, người quyết dâng xương máu/ vì giang sơn, người quyết dứt gia đình”. Đó không phải là sự sùng bái cá nhân mù quáng, mà là niềm ngưỡng mộ chân thành của tuổi thanh xuân đang tìm lẽ sống, tìm “thần tượng” cho đời mình.

- Anh Hoàng Tụy, anh Nguyễn Văn Hường đi đợt trước. Đợt tôi đi, từ Bình Định chỉ có một mình tôi - GS Đặng Hữu kể tiếp. Đến Quảng Ngãi, gặp thêm 5 anh em, ra Quảng Nam thì số người cùng đi lên tới 12. Chúng tôi cử anh Trần Đình Miên làm trưởng đoàn. Cả bọn chỉ biết, khi ra tới liên khu Việt Bắc, thì tìm đến T95, nhưng chẳng biết cơ quan ấy đóng ở tỉnh nào trong cái liên khu xa tít ấy!

Giấy tờ tùy thân, thuốc sốt rét gói gọn trong bao ni-lông, bỏ vào ba-lô cùng một bộ áo quần để thay đổi, và một tấm vải xi-ta để đắp thay chăn. “Xi-ta” là loại vải bông sợi to, nhuộm màu xám thẫm, do ngành quân trang liên khu V thời chống Pháp tự dệt bằng khung cửi đạp chân. Mỗi người còn khoác chéo một cái “túi nén” đựng 5 ki-lô-gam gạo.

Con đường Trường Sơn dạo ấy chưa đủ rộng cho cả đoàn xe tải lăn bánh như sau này, vào thời chống Mỹ. Lúc bấy giờ, đó chỉ là những lối mòn len lỏi giữa rừng cây rậm rì. Cứ vào khoảng 20-30 ki-lô-mét lại đặt một trạm giao liên để cho cán bộ, bộ đội nghỉ chân hoặc ngủ lại. Một cái chòi lợp lá cây rừng, một sạp nứa rộng, đủ chỗ cho mấy chục người nằm. Không có ai tiếp đón. Ai đi qua, dù là cán bộ cấp nào, cũng phải tự nhặt củi khô, nổi lửa nấu cơm ăn.

Bọn tôi, cứ ba người, nấu một kí gạo, trong cái cà-mèn 5 mang theo. Rồi đi loanh quanh hái một dúm lá rừng xem chừng ăn không ngộ độc, nấu bát canh với muối. Thi thoảng “ăn tươi”, thì cho thêm chút bột thịt mang từ

5 Cà-mèn: Bắt nguồn từ tiếng Pháp gamelle, đồ gia dụng bằng nhôm hay sắt tráng men đựng thức ăn mang đi, về sau, thường được gọi là cặp lồng.

9

Page 10: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

nhà theo. Hôm nào trời mưa, không nhặt được củi khô đun bếp thì chỉ có đói meo!

- Thưa thầy, em muốn biết giữa rừng sâu hoang vắng, chẳng khác gì sống trong thời đại đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm, các thầy lấy lửa bằng cách nào ạ? - Cẩm Ngọc hỏi 6.

- Bọn mình có bật lửa mà. Không phải là bật lửa gas như hiện nay, mà là bật lửa dùng đá lửa. GS Hữu trả lời. Đá lửa là thứ rất khó kiếm ở vùng căn cứ kháng chiến, vùng sơn địa phía tây liên khu V. Dân buôn chuyến phải mua từ vùng duyên hải bị tạm chiếm mang lên. Để qua mắt bọn lính tẩy ở các đồn bốt dọc đường, chị em - trạc tuổi Cẩm Ngọc bây giờ - phải tìm cách che giấu. “Kỹ thuật” ngụy trang thời ấy được “đúc kết” thành câu vè “toc bông đa lửa, bụng chửa ka-ki”, nghĩa là nhét đá lửa vào mớ tóc chải bồng, buộc vải ka-ki vào bụng, dưới lớp áo khoác ngoài, trông cứ y như mang bụng chửa!

- Không chăn, màn, các thầy làm thế nào mà chịu nổi muỗi đốt và lại không bị cảm lạnh qua cái rét tiểu hàn, đại hàn? - Cẩm Ngọc hỏi tiếp.

- Tuổi trẻ mà! Dạo ấy, bọn thầy mới trên dưới hai mươi, còn trẻ hơn em bây giờ. Em sắp bảo vệ luận án tiến sĩ khoa hoc chính trị chưa, Cẩm Ngọc?

- Thưa thầy, cũng sắp rồi ạ, có lẽ vào đầu năm 2015, vì đề tái khó, nên thời gian em viết luận án hơi kéo dài... Nhưng cơ mà, em cứ nghĩ, năm 1952, dù thầy mới 20 tuổi, còn tre lắm, nhưng vẫn bị sốt rét chứ ạ? Ngủ không màn giữa rừng sâu, nhiều vực nước, lắm muỗi anopheles, chắc thầy phải bị muỗi đốt... “da man”?

- Tất nhiên... “dã man” lắm! Thầy và hai anh bạn cùng đoàn mắc phải chứng sốt rét rừng, phải nghỉ lại Thanh Hoá một tuần, ra Việt Bắc chậm hơn các bạn khác, may mà cuối cùng cũng gặp lại nhau ở T95.

- Trong chuyến cuốc bộ dài 150 ngày đó, có lần nào thầy gặp nguy hiểm chết người không? - Cẩm Ngọc lại hỏi.

- Hai lần suýt mất mạng đấy! Lần thứ nhất, đụng phải địch. Hôm ấy, bọn thầy đang ở phía tây Quảng Trị. Muốn đi tiếp ra bắc, có ba “phương án” để chọn: hoặc đi men theo con đường mòn trên sống núi cao ngất trời, tức là trên đường phân thủy; hoặc đi theo lối hẹp ở lưng chừng núi; hoặc ung dung đi ngay giữa con đường cát mịn rộng phẳng dưới chân núi. Trong ba cách ấy, thì cách đi dưới chân núi là nguy hiểm nhất, nhưng cũng...

6 Nguyễn Cẩm Ngọc thuộc thế hệ học trò của thầy Đặng Hữu. Chị từng là giảng viên tre của Trường đại học Quốc tế Bắc Hà, nơi thầy Đặng Hữu làm chủ tịch Hội đồng Quản trị.

10

Page 11: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

“nhàn” nhất! Rất dễ bất ngờ đụng phải bốt đồn Tây! Biết thế,, nhưng vì quá mệt, nên cũng đành liều một phen!

Ra đi từ sáng sớm, đến gần trưa thì lạc đường! Sương mù dày đặc, cách 5 mét, không trông rõ mặt người, chẳng còn biết lần mò theo lối nào để đến trạm giao liên! May sao gặp được một bác đứng tuổi, người địa phương, vẻ hiền lành. Thoạt nhìn ngoại hình bọn thầy, hình như bác ta đoán ngay là “dân chiến khu”... lạc đường! Không nói năng chi, bác cứ lẳng lặng dẫn bọn thầy đi suốt cả một buổi chiều, tìm đến trạm giao liên. Tối mịt, mới tới nơi. Lúc chia tay, bác thở phào nhẹ nhõm, nói: “Thật phúc đức cho các anh! Hôm nay trời mù, lính bốt không trông thấy gì, chứ trời quang, chắc chúng nó vãi đạn bắn chết các anh rồi!” Đó là lần thoát hiểm thứ nhất…

- Thế còn lần thoát hiểm thứ hai ra sao, mong thầy kể tiếp! - Cẩm Ngọc có ve sốt ruột.

- Anh Hàm Châu cũng như cô Cẩm Ngọc đã có lần nào đi dọc đường Hồ Chí Minh chưa? - GS Đặng Hữu hỏi lại.

- Cô Cẩm Ngọc chưa bao giờ đặt chân tới đó, nhưng tôi thì đa có lần cách đây khá lâu, năm 2005, khi con đường ô-tô phẳng lì nhựa bóng vừa làm xong - Hàm Châu trả lời. - Tôi vào tới Plây Cần, gần Kon Tum.

- Đường Hồ Chí Minh năm 2005, khi anh Hàm Châu đi, tất nhiên, khác hẳn “đường mòn Trường Sơn” thời chống Pháp. Tuy nhiên, anh vẫn có thể nhận ra một nét giống xưa là con đường cắt ngang rất nhiều khe suối. Có những con suối ngày thường trơ lòng đá cuội, có thể dạo bộ qua dễ dàng. Nhưng, chỉ sau một cơn mưa, nó bỗng biến thành một dòng sông hung dữ, cuốn trôi cả những thân cây rừng mấy người ôm không xuể. Hôm ấy, bọn tôi phải vượt qua một con suối cạn bỗng nhiên nước đổ về biến thành sông, để đến trạm giao liên. Trời tối rồi! Nếu ngủ lại giữa rừng hoang, nhiều thú dữ, thì dễ bị “ông ba mươi” xơi lắm! Thật kém cỏi cho tôi là không biết bơi! Thế nên bị nước cuốn phăng đi, đã tưởng chết chìm, mất xác! Đang chới với thì may quá, bấu víu được một khúc gỗ đang trôi…

Dường như “số phận” đa ưu ái Đặng Hữu? Nếu trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, không may mắn vớ được khúc gỗ kia, thì làm sao hôm nay chúng tôi còn có thể gặp ông, một vị giáo sư đầu ngành, một nhà khoa học tài đức, một vị chính khách tận tụy vì dân?

- Đặt chân đến vùng tự do liên khu IV bọn tôi cảm thấy sung sướng vô cùng! Đúng là “mây của ta, trời thắm của ta” - GS Đặng Hữu kể. Có thể ung dung dạo bước giữa ban ngày ban mặt, chẳng còn sợ đụng bốt đồn Tây. Qua Chợ Hạ, Chợ Thượng, Đức Thọ, vượt dòng sông La trong vắt, sang

11

Page 12: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Nam Đàn, ngồi đò Vạn Rú ngang sông Lam, rồi cuốc bộ dọc con đường đê, đến thị trấn “Sa Nam trên chợ dưới đò/ bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên”, quê hương của Cụ Phan Bội Châu và của Bác Hồ.

- Nam Đàn cũng là quê hương tôi đấy, anh Đặng Hữu ạ - Hàm Châu nói. - Nhà tôi cách nhà Cụ Phó bảng Sắc, thân phụ Bác Hồ, 5 ki-lô-mét, cách nhà Cụ Giải San, tức Cụ Giải nguyên Phan Văn San (Phan Bội Châu) chỉ có 2 ki-lô-mét thôi. Thời còn học cấp hai, tôi đa mấy lần được gặp ông Cả Khiêm và cô Thanh, ông anh và bà chị của Bác Hồ…

- Thế à, bây giờ tôi mới biết anh Hàm Châu cùng quê với Cụ Phan và Bác Hồ. Năm 1953, bọn tôi - GS Hữu kể tiếp - men theo rú Đụn, phía bắc Nam Đàn, quê anh, lên Thanh Chương, Đô Lương, rẽ xuống Yên Lý, ra Cầu Bố; rồi đi tiếp về phía tây tới Nho Quan, Tu Vũ, ngồi đò ngang qua sông Đà, sông Thao lên vùng “rừng cọ, đồi chè” Phú Thọ. Tôi không đi được liền một mạch, vì mắc chứng sốt rét rừng, phải dừng lại ở Thanh Hóa một tuần.

Lên Phú Thọ rồi, mới dò la hỏi đường tới T95. Đồng bào thực hiện “ba không” - không nghe, không biết, không thấy - nên hỏi đường rất khó. Mãi mới có người bảo T95 ở tít tận trên mạn Hà Giang! Thế là liền vội vã cuốc bộ vượt đèo lên cái tỉnh biên giới “đèo heo hút gió” ấy.

Tới nơi, mới biết T95 không đóng ở đấy, mà là ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang! Thôi thì đành cuốc bộ quay trở lại! Chứ biết làm sao? Mất đứt ba ngày đường! Chiêm Hóa là nơi trước đó hai năm, đã diễn ra Đại hội II của Đảng. Chiêm Hoá cũng là nơi đóng Trường đại học Y - Dược kháng chiến, do GS Hồ Đắc Di làm hiệu trưởng, GS Tôn Thất Tùng làm giám đốc bệnh viện thực hành. GS Hoàng Tích Trí và GS Đặng Văn Ngữ cũng giảng dạy tại đấy…

Gian khô thê, sao ma lòng vẫn vui?- Ở liên khu Việt Bắc, chắc cuộc sống đỡ khó khăn hơn ơ liên khu V,

phải không anh? - Hàm Châu hỏi.

- Đâu có! Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ, trong những ngày chỉnh huấn, bọn tôi chẳng có bát sành để ăn cơm! Phải cưa ống tre thành từng đoạn ngắn, làm bát. Hôm liên hoan cuối khóa, mỗi người được một “bát” chè sắn, đã là “đời tươi” lắm rồi! Gian khổ là thế, nhưng giờ đây nhớ lại, cũng thấy lạ, tôi

12

Page 13: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

chẳng lúc nào buồn. Thế mà, sau này, khi đời sống đã đầy đủ hơn, địa vị xã hội đã cao hơn, nhiều lúc lại cảm thấy buồn! Buồn trước những hiện tượng tiêu cực ngày càng tràn lan trong xã hội ta, thế mà mình về hưu rồi, không còn đủ sức, đủ quyền để chặn lại. Nhiều cán bộ hiện nay, kể cả cán bộ cao cấp, không còn xứng đáng là những người học trò của Bác Hồ “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”! Sự nhạt phai lý tưởng thật đáng báo động!

Trong chỉnh huấn năm 1953, tôi được gặp nhiều nhà hoạt động giáo dục có tiếng như các anh Lê Văn Giạng, Hồ Trúc, chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng. Chỉnh huấn xong, 250 bạn được chọn đi Trung Quốc, 50 bạn đi Liên Xô. Tôi chỉ mới học hết năm thứ nhất trung học chuyên khoa, chưa có bằng tú tài, hay bằng tốt nghiệp phổ thông 9 năm, để vào các trường đại học nước bạn, nên muốn xin quay trở về liên khu V, tiếp tục công tác ở cơ quan Tỉnh ủy Bình Định. Nhưng anh Giạng, chị Diệu Hồng khuyên tôi cố tự học thêm, rồi cũng vào đại học được thôi mà…

Đây lại là một bước ngoặt nữa trong cuộc đời GS Đặng Hữu. Nếu khác đi, nếu ông quay về liên khu V, thì chưa chắc về sau ông đa có thể trơ thành một tài năng khoa học lớn, một nhà hoạch định chính sách khoa học có tầm nhìn xa. Thế đấy, một lần nữa “số phận dun dủi” lại ưu ái ông, ngay ơ lối rẽ cuộc đời, khiến ông không “lỡ bước sang ngang”.

GS Đặng Hữu cho biết, cuối xuân 1953, đoàn học sinh ta vừa cuốc bộ đến Mục Nam Quan (về sau đổi thành Hữu Nghị Quan), thì được ô-tô nước bạn đợi sẵn, “rước” sang Nam Ninh. Sau Chiến dịch đông-xuân 1952, vùng biên giới Việt - Trung được giải phóng. Biết rằng sang Trung Quốc, sẽ được phát áo quần, giày dép mới, nên mấy trăm bạn trong đoàn bỏ lại cho những ai còn ơ trong nước tất cả những bộ quần áo còn tạm mặc được, cả đôi dép lốp chưa mòn gót, đứt quai. Còn lại trên người toàn là những tấm áo xác xơ nhàu rách…

“Ngày nay, cuộc thế đã đổi thay! - GS Đặng Hữu trầm ngâm nói. Nhưng, dù sao, ta vẫn phải trung thực ghi nhận tình hữu nghị mà các bạn Trung Quốc dạo ấy đã dành cho lớp lưu học sinh đầu tiên của Việt Nam ta. Vừa đến Nam Ninh, bọn tôi đã được phát mỗi người hai bộ Tôn Trung Sơn gọi là “lễ phục” để mặc ngoài, và áo sơ-mi, giày dép, tất, mũ mới cứng. Áo quần cũ thay ra làm giẻ lau. Mỗi lưu học sinh Việt Nam được một cán bộ Trung Quốc chăm sóc từng li tứng tí về vật chất, tinh thần. Ăn uống gần như bạn cho hưởng theo nhu cầu, muốn gì được nấy, chỉ cốt sao cho bọn tôi lên cân, hồng hào béo tốt.

Như tôi đã kể, lúc bấy giờ tôi chỉ nặng có 39 kí, như một cậu bé lên mười hiện nay! Các bạn Trung Quốc ưu tiên dành cho “các đồng chí Việt

13

Page 14: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Nam” một cuộc sống tốt nhất, mặc dù nước bạn còn nghèo. Tình cảm quốc tế chân thành đâu phải là điều chỉ có trong sách báo thời ấy! Vả chăng, nhà cầm quyền có thể lúc thế này, khi thế khác, nhưng - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói - nhân dân Trung Quốc, cũng như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ luôn là những người bạn tốt của nhân dân ta. Nền văn học Trung Hoa là một nền văn học vĩ đại, với những tên tuổi lẫy lừng như Tư Mã Thiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục, Tô Đông Pha, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Tào Ngu, Lão Xá… Không được phân công theo học ngành ngữ văn, nhưng tôi rất ham đọc văn, thơ Trung Quốc.

Tôi còn mạnh dạn thử “tài văn chương” bằng cách dịch ra tiếng Việt cuốn sách của nhà văn Ngụy Nguy Thê nao la hanh phúc cua thanh niên? Bản dịch tôi gửi về cho Nhà xuất bản Thanh Niên in ở Hà Nội. Gần đây, tôi mới biết, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã từng đọc cuốn sách do tôi dịch, và nó đã ảnh hưởng đến anh, cũng như đến nhiều bạn trẻ cùng thề hệ với anh…”.

- Em cảm phục thế hệ các thầy hơi “bị” giỏi ngoại ngữ! - Cẩm Ngọc nói. - Trước năm 1945, thầy đa học khá thông thạo tiếng Pháp. Trong kháng chiến, sang Nam Ninh, Đường Sơn, thầy học tiếng Trung đến bậc kỹ sư. Rồi về sau, thầy bảo vệ luận án tiến sĩ ơ Moskva bằng tiếng Nga. Đến ngày tiếp quản Sài Gòn, đất nước mỏ cửa, thầy lại có dịp làm giàu thêm vốn tiếng Anh sẵn có. Chẳng bù cho thế hệ chúng em, học được một ngoại ngữ đa mệt nhoài!

- Chưa đến mức hơi “bị” giỏi ngoại ngữ như Cẩm Ngọc khen đâu - GS Đặng Hữu cười vui. - Chỉ vừa đủ dùng trong lĩnh vực chuyên môn thôi.

Năm ấy, kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, các giáo sư Trung Quốc đánh giá Đặng Hữu đủ trình độ vào thẳng bậc đại học của Học viện Đường sắt Đường Sơn (trong học viện, còn có bậc cao đẳng). Đường Sơn là một thành phố thuộc tỉnh Hà Bắc, ơ phía đông-bắc thủ đô Bắc Kinh. Không may, sau đó, vào năm 1976, một trận động đất khủng khiếp đa chôn vùi hầu như toàn bộ thành phố Đường Sơn, kể cả Học viện Đường sắt!

Trong số các lưu học sinh Việt Nam theo học tại Trung Quốc cùng thời với Đặng Hữu, về sau, nhiều người đa trơ thành những nhà khoa học có tiếng như: Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hường, Đỗ Quốc Sam, Vũ Tuyên Hoàng, Hà Học Trạc, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Cảnh Dinh, Đinh Ngọc Lân, Phạm Sĩ Liêm, Lê Quý An, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Hữu Bảo, Đoàn Nhân Lộ…

Lân lượt bươc lên nhưng nấc thang hoc vấn

14

Page 15: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

GS Đăng Hưu nhân băng Tiên si khoa hoc danh dư tai Moskva

Năm 1963, kỹ sư Đặng Hữu trơ về nước, bắt đầu giảng dạy tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội vừa mới thành lập; lúc đầu là tổ trương bộ môn, về sau, là phó chủ nhiệm khoa cầu - đường.

Khi mới thành lập, trường này do GS Trần Đại Nghĩa làm Hiệu trương. Tiếp đến là GS Tạ Quang Bửu, rồi tới ông Hoàng Xuân Tùy, sau khi GS Bửu được bổ nhiệm làm Bộ trương Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Họ tên hai nhà khoa học Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu giờ đây đa được đặt cho hai con phố quanh co uốn khúc qua trường - hai con phố tím ngắt hoa bằng lăng, đỏ tươi hoa phượng vĩ, hẳn đa để lại bao kỷ niệm vui buồn cho bao thế hệ sinh viên Bách khoa.

Để xây dựng một nền đại học đạt chuẩn quốc tế, GS Bửu - một vị bộ trương có tầm nhìn xa - sớm cử hàng loạt cán bộ giảng dạy tre đi làm nghiên cứu sinh ơ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xa hội chủ nghĩa khác. Đặng Hữu nằm trong số đó.

Ông tới Liên Xô năm 31 tuổi, viết luận án tiến sĩ tại Trường đại học Quốc gia Giao thông - Vận tải Moskva. GS Ivanov hướng dẫn ông. Miệt mài nghiên cứu, năm 1966, ông viết xong bản luận án Phương pháp cấu tạo và tính toán nền mặt đường ô-tô trong điều kiện nhiệt đới ở Việt Nam. Cái độc

15

Page 16: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

đáo của bản luận án này nằm ơ mấy chữ “trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam”.

Các công trình nghiên cứu về đường ô-tô ơ Liên Xô trước đó chưa khảo sát điều kiện nhiệt đới. Chính vì vậy, hội đồng chấm luận án đánh giá, về mặt nội dung, bản luận án luận án tiến sĩ của Đặng Hữu giàu tính khám phá, đem lại nhiều cái mới cho khoa học và kỹ thuật cầu - đường, vì thế, đa đạt tới trình độ tiến sĩ khoa học. Tuy nhiên, cần dành thêm 4 tháng nữa để viết lại, cho hợp quy cách một luận án tiến sĩ khoa học.

Lúc bấy giờ, ơ Moskva, có 3 tiến sĩ tre Việt Nam là Phan Đình Diệu, Đặng Ngọc Thanh, và Đặng Hữu được bạn đề nghị ta cho phép kéo dài thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học. Phan Đình Diệu được đề nghị ơ lại thêm 1 năm; Đặng Ngọc Thanh 2 năm; và Đặng Hữu 4 tháng. Hai ông Diệu và Thanh đều ơ lại, và đều đa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học. (Về sau, hai ông đều trơ thành Phó Viện trương Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Riêng Đặng Hữu, không ơ lại! Ông nghĩ, nếu nội dung bản luận án đa đạt trình độ tiến sĩ khoa học rồi, thì không nhất thiết phải chỉnh sửa về mặt hình thức cho hợp với quy cách, để đưa ra bảo vệ một lần nữa. Vả chăng, tình hình trong nước đang rất căng thẳng. Mỹ đánh phá dữ dội miền Bắc Việt Nam. Các trường đại học phải sơ tán khỏi Hà Nội. Trường và khoa của ông hiện đang rất cần ông trơ về.

Và thế là, ông về Hà Nội ngay. Ông nghĩ, một vài năm sau, quay trơ lại Nga, bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học, cũng chẳng muộn gì! Việc không cầm trong tay tấm bằng tiến sĩ khoa học, về sau, hình như cũng gây cho ông một ít khó khăn. Nhưng, với chân tài, thực học, ông vẫn tạo được uy tín vững chắc và lòng mến mộ chân thành trong lòng đồng nghiệp.

Ông nhận được chức danh giáo sư đại học ngay trong đợt Nhà nước ta công nhận lần đầu vào năm 1979. Ở liên ngành xây dựng - giao thông - thủy lợi, cho tới năm ấy, chỉ mới có 4 giáo sư là: Nguyễn Văn Hường, Đặng Hữu, Đố Quốc Sam, Nguyễn Văn Cung. Ba người trong số đó nay đa qua đời, chỉ còn lại một mình Đặng Hữu! Quả thật, không phải ai ai cũng có thể trường thọ bát, cửu tuần trong… “một cõi đi về”!

Là chuyên gia đầu ngành của đất nước về đường ô-tô, GS Đặng Hữu đa hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu thực sự có giá trị, đóng góp cho sự phát triển của khoa học và kỹ thuật cầu - đường, như: Lý thuyết cấu tạo và tính toán nền mặt đường ô-tô, chế độ thủy nhiệt nền đường, phương pháp thiết kế nền và mặt đường ô-tô ở Việt Nam, thiết kế nền đường trên đất yếu, đất gia cố, đất có cốt; Thiết kế không gian, thiết kế cảnh quan; Phương pháp

16

Page 17: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

quy hoạch giao thông, v.v. Ông đa góp phần nâng cao trình độ khoa học về thiết kế đường ô-tô ơ Việt Nam, bắt kịp trình độ tiên tiến thế giới.

Ông được Nhà nước ta tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất, và nhiều loại huân chương, huy chương khác. Suốt 20 năm ông là Uỷ viên Trung ương Đảng: các khoá V, VI, VII, VIII (từ 1981 đến 2001); suốt 15 năm là đại biểu Quốc hội: các khoá VIII, IX, X (từ 1987 đến 2002).

Phương pháp tính toán mặt đường ô-tô nêu lên trong bản luận án tiến sĩ của Đặng Hữu, được sử dụng làm quy phạm thiết kế đường ô-tô ơ CHDC Đức (1967), và được giới thiệu trong nhiều cuốn sách kỹ thuật xuất bản ơ Liên Xô; phương pháp tính toán nền đường trên đất yếu cũng được giới thiệu trong một số cuốn sách chuyên khảo ơ Pháp.

Giới đồng nghiệp Xô-viết đánh giá cao đóng góp của GS Đặng Hữu cho khoa học, thể hiện qua việc bầu ông làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Vận tải Liên Xô năm 1994 (nay là Viện Hàn lâm Vận tải Liên bang Nga). Sau đó, Trường đại học Quốc gia Giao thông - Vận tải Moskva tặng ông bằng Tiến sĩ khoa học danh dự và bằng Giáo sư danh dự.

Năm 1994, Trường đại học Giao thông tây-nam Trung Quốc ơ Thành Đô (tiền thân là Học viện Đường sắt Đường Sơn, nơi ông từng học) mời ông sang nhận bằng Giáo sư danh dự do trường này tặng. Thành Đô chính là nơi dung thân của Lưu Bị - Gia Cát Lượng thời Thục Hán, và cũng là nơi đại thi hào Đỗ Phủ từng sống trong một ngôi nhà tranh - “thảo đương” - nay trơ thành điểm du lịch nổi tiếng mà GS Đặng Hữu không muốn bỏ qua. Ông yêu văn học Trung Hoa, mê thơ Đỗ Phủ, và là người đa từng dịch sách của nhà văn Ngụy Nguy.

“Thừa tướng từ đường hà xứ tầm/ Cẩm Quan thành ngoại bách sâm sâm…” 7. Vị “thừa tướng” mà Đỗ Phủ nhắc tới với lòng cảm phục và xúc động đến mức “lệ man khâm” (nước mắt rơi ướt đầm đìa vạt áo) chính là Gia Cát Lượng. Bậc đại thần trung tín “đa mưu túc kế” của triều đình Thục Hán ấy vẫn còn ngôi nhà thờ tổ tiên ơ đâu đó trong khu rừng bách xanh um phía ngoài thành Cẩm Quan, còn gọi là Cẩm Thành - những cái tên khác của Thành Đô, do mảnh đất ấy từ xưa đa nức tiếng toàn Trung Hoa về tài dệt gấm (cẩm là gấm). GS Đặng Hữu không ngờ vốn chữ Hán học thời sinh viên, giờ đây, vẫn còn giúp ông cảm được cái hay của thơ Đường khi đến thăm Thảo đường Thành Đô, trong dịp sang thành phố này, nhận bằng Giáo sư danh dự…

7 Biết tìm đâu cho thấy ngôi từ đường của Thừa tướng? Chỉ thấy cánh rừng bách rậm rì xanh um phía ngoài thành Cẩm Quan…

17

Page 18: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Năm 1999, Tổng thống Brazil tặng GS Đặng Hữu Huân chương Chữ Thập Lớn Rio-Branco vì ông đa có công đóng góp cho nền khoa học của đất nước Nam Mỹ xa xôi ấy.

Năm 2000, Tổng thống Liên bang Nga tặng ông Huân chương Hữu nghị. Trước đó, năm 1982, Tổng thống Tiệp Khắc cũng đa tặng ông Huân chương Hữu nghi.

Suy ngẫm doc đương Trương Sơn gâp ghênh xe xoc“Cuối năm 1972, ngay khi chưa ký kết Hiệp định Paris, Đảng và Nhà

nước ta, qua Phó Thủ tướng Nguyễn Côn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, đã nhìn xa, lo cho thời kỳ hậu chiến, và chủ trương sớm điều tra về mọi mặt để lập quy hoạch tái thiết miền Nam ngay sau ngày hoàn toàn giải phóng - GS Đặng Hữu kể. Là chủ nhiệm Khoa Cầu - Đường Trường đại học Xây dựng Hà Nội, tôi được cử tham gia Đoàn cán bộ liên ngành xây dựng - giao thông - nông nghiệp - thương nghiệp - tài chính - ngân hàng, v.v. lên đường vào nam.

Đầu năm 1973, theo Hiệp định Paris vừa ký kết, quân Mỹ bắt đầu rút khỏi miền Nam nước ta. Nhưng quân đội Sài Gòn thì vẫn còn đóng đấy, trong thế “cài răng lược” với quân giải phóng. Chúng tôi vào liên khu V và quân khu Tây Nguyên. Đến vùng Trà Mi, Quảng Nam thì được gặp Tướng Chu Huy Mân và Bí thư liên khu ủy Võ Chí Công. Chỗ anh Mân cách chỗ anh Công khoảng vài ba ngày đi bộ, như thế được coi là... “gần”!

Nhiệm vụ của tôi, một thành viên trong đoàn, là hỏi ý kiến hai anh về quy hoạch giao thông liên khu V sau giải phóng. Tiếp đó, rời Quảng Nam, tôi theo đoàn tạt sang đất Lào, đi dọc theo sông Mekong, rồi rẽ vào vùng Kon Tum, Plây Cu, tìm gặp Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh quân khu Tây Nguyên, cũng là để xin ý kiến anh ấy về mạng lưới đường sá trong tương lai trên cao nguyên Trung phần.

Tôi còn nhớ khu nhà Bộ Tư lệnh quân khu đóng trên một ngọn núi cao hơn 700 mét vượt lên trên mặt bằng cao nguyên (vào khoảng 1.200 mét so với mực nước biển), ở gần ngã ba biên giới.

Vào đến đấy, tôi mới biết, các cán bộ và chiến sĩ ta hy sinh không sao kể xiết! Chết vì bom đạn một phân, ngoài ra, còn chết vì biết bao nguyên cớ khác. Chẳng hạn: sốt rét chết, cây đổ đè chết, lạc đường đói chết, trượt dốc rơi xuống vực chết, đất lở vùi chết (có khi cả một đại đội bị vùi)!… Những

18

Page 19: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

cái chết vô danh, âm thầm, không lẫy lừng, vang dội! Có lẽ vì thế, ở nhiều nước, người ta xây đài tưởng niệm Người Chiến sĩ Vô danh.

Khi lên đường vào Nam, đoàn được giao 5 chiếc com-măng-ca mới tinh. Ấy thế mà, khi trở về Hà Nội, cả 5 chiếc xe tan tành hết! Tám tháng trời, hơn 5 nghìn ki-lô-mét qua núi cao, suối xiết, thì còn gì là xe! Về tới Thủ đô, ngồi trầm ngâm, uống một li nước chanh người nhà pha cho, lên xe đạp dạo một vòng quanh Hồ Gươm, tôi cảm thấy như mình bỗng nhiên lạc vào một thế giới nào khác hẳn!…”.

Lưu lại Thủ đô dăm tháng, một lần nữa, GS Đặng Hữu quay lại đường Trường Sơn. Lần này, vào năm 1974, ông được đích thân Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh binh đoàn 559, mời vào. Vị Tư lệnh đề nghị ông giúp khảo sát, thiết kế tuyến Trường Sơn Đông, bơi vì, khi mùa mưa tới, vào khoảng tháng 10 dương lịch, trên tuyến Trường Sơn Tây không đi được nữa, nước cuốn trôi cả xe lẫn người! Lũ dâng, vài ba ngày xe không qua được. Ngay cả xe tải lớn Zil ba cầu của Liên Xô cũng phải dừng bánh.

Trên tuyến Trường Sơn Đông, ta có thể đi thêm hai tháng. GS Đặng Hữu phải thiết kế nổ mìn, mơ đường qua núi đá. Không có đường rộng, ô-tô không chạy được, thanh niên xung phong cứ phải gùi từng can xăng, vất vả quá! Miền nam thiếu xăng, thiếu súng đạn thì không thể tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền.

19

Page 20: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

GS Đăng Hưu kiêm tra Đương Hô Chi Minhmơi xây dưng sau ngay thông nhât đât nươc

Ông khe khẽ hát, theo chiếc ra-đi-ô bán dẫn mang bên mình, mấy câu thơ được phố nhạc của Phạm Tiến Duật, “con chim phượng hoàng lửa của Trường Sơn thời chống Mỹ”, về mối tình giữa anh lái xe quân đội và cô thanh niên xung phong:

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư…

Phải có tài thơ lắm mới đưa được “cái gạt nước” vô tri vô giác kia vào thơ một cách hồn nhiên, duyên dáng như thế. Cũng phải là người trực tiếp cầm vô-lăng lái xe ra tiền tuyến mới viết nối câu: “Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ”. Hiểu tâm hồn các o thanh niên xung phong Hà Tĩnh, Quảng Bình lắm, mới có câu: “Cái nhành cây gạt mối riêng tư”. Nghĩa là cái “mối riêng tư”

20

Page 21: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

kia vẫn hiện tồn ơ đáy sâu tình cảm các o, nhưng đành phải gạt đi vì công việc nổ mìn phá đá, sửa đường đang cần làm gấp.

Ngày ấy, ai nấy đều nghĩ nhiều đến sự nghiệp chung, hơn đến “nỗi nhớ”, “mối riêng tư”. Anh bạn tôi, một nhà văn, cho rằng những năm tháng “xe dọc Trường Sơn đi cứu nước” là quang thời gian quá đẹp, tựa như được “đúc bằng vàng ròng”! Tôi biết, đâu đấy vẫn vọng lại ý kiến phản bác, coi đó là sự đánh giá ‘phiến diện cường điệu”, hay thầm chí, “luận điệu tuyên truyền của cộng sản”! Rất hiển nhiên thôi! Bơi vì, giờ đây, dư luận trong và ngoài nước rất đa chiều! Ai mà cấm nổi? Nhất là trong thời buổi toàn cầu hóa, với sự phát triển như nấm sau mưa của Internet, Google, blog, website, iPad, smartphone, Facebook, Twitter…

Thì hay cứ để cho dư luận thế giới và hậu thế công bằng phán xét. Nhưng, dù sao bài học quá khứ cũng đa chỉ rõ: Những ke “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi giày mả tổ” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thồng… chưa bao giờ tìm được “chỗ đứng” trong con tim và khối óc người Việt Nam ta, dù chỉ là một người dân bình thường, một ke “thất phu” ơ chốn thôn cùng xóm vắng, chẳng thuộc làu kinh, sử.

Trương Han Siêu va “quy luât cua muôn đơi”?Danh sĩ Trương Hán Siêu, một môn khách của Trần Hưng Đạo, từng

viết trong Bạch Đằng giang phú khi đi qua cửa sông Bạch Đằng, nơi Hưng Đạo Vương trước đó từng phá tan đoàn chiến thuyền quân Nguyên - Mông bằng kế sách cắm cọc gỗ lim vạt nhọn bịt sắt xuống lòng sông, nhử quân giặc vào sâu, rồi chờ khi thủy triều rút, mới cho chiến thuyền ta ào ạt xông ra đánh đuổi. Chiến thuyền giặc tháo chạy vấp phải cọc nhọn, vỡ tan tành, chìm nghỉm. Nhớ lại chiến công ngày trước, Trương Hán Siêu cảm thán:

Sông Đằng một dải dài ghê

Sóng hồng 8 cuồn cuộn trôi về biển Đông

Những phường bất nghĩa tiêu vong

Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh …

(Bùi Văn Nguyên dịch)

Các đây bảy thế kỷ, bậc trí giả ấy đa ghi nhận một “quy luật của muôn đời” về sự “tiêu vong” không thể tránh khỏi của “phường bất nghĩa” và sự

8 Sóng hồng: chỉ sóng nước màu đỏ ơ sông Bạch Đắng, chứ không phải chỉ sóng sông Hồng (viết hoa).

21

Page 22: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

“lưu danh” muôn thuơ của đấng “anh hùng”. Đó có phải là một “quy luật muôn đời” không?

Mọi người dân ơ miền Bắc, trong những năm chống Mỹ, không ai có thể thờ ơ trước những sự kiện nóng bỏng diễn ra hằng ngày ơ nửa đất nước phía nam. Là người Bình Định, TS Đặng Hữu càng theo dõi sát sao hầu như từng giờ tin tức từ quê hương ông, không chỉ qua các báo, đài Hà Nội, mà còn qua các hang tin phương Tây, do ông thạo ngoại ngữ.

Tháng 5-1963, mấy anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn cấm các Phật tử ơ Huế treo cờ nhà Phật trong lễ Phật Đản. Thế mà, chỉ vài hôm trước đó, các tín đồ Thiên chúa giáo được phép treo lá cờ vàng - trắng của Vatican trong buổi lễ tấn phong ông Ngô Đình Thục, anh ruột ông Diệm, làm tổng giám mục.

Miền Nam thời ấy, tủy theo từng vùng, có khoảng 70-90% số dân theo Phật giáo, trong khi đó Tổng thống Ngô Đình Diệm lại là con chiên Thiên chúa giáo. Ông theo đuổi những chính sách mà, về sau, các nhà sử học cho là rất thiên vị. Có lần ông nói với một sĩ quan cao cấp của quân lực Việt Nam Cộng hòa mà quên rằng ông này theo Phật giáo: “Hay đặt những người theo đạo (tức đạo Thiên chúa) vào những vị trí nhạy cảm”. Không ít sĩ quan quân đội Sài Gòn lúc đó “cải đạo”, bỏ Phật giáo đổi sang Thiên chúa giáo, vì nghĩ rằng viễn cảnh của quân đội phụ thuộc vào tôn giáo này. Một số cha xứ thậm chí còn có quyền chỉ huy quân đội riêng của họ.

Nhà thờ là những địa chủ lớn nhất miền Nam và đất đai do nhà thờ sơ hữu được miễn thuế. Lá cờ vàng - trắng của Vatican được treo ơ nơi công cộng. Tín đồ Thiên chúa giáo, trên thực tế, được miễn thuế và được nhận phân lớn viện trợ Mỹ.

Thượng tọa Thích Trí Quang ơ chùa Từ Đàm, Huế, phản đối sự kỳ thị đó. Ông kêu gọi thực hiện quyền bình đẳng tôn giáo.

Tối 8-5-1963, trong khi 5.000 Phật tử đang tụ tập trước đài phát thanh Huế, chờ nghe bài phát biểu của thượng tọa Thích Trí Quang nhân lễ Phật Đản, thì một đoàn xe bọc thép xuất hiên, trong đó có chiếc xe ghi tên Ngô Đình Khôi, anh ruột của ông Ngô Đình Diệm. Bỗng vang lên một loạt tiếng nổ. 8 em thiếu niên không vũ trang bị thương nặng, phải chơ đi bệnh viện. Thượng tọa Thích Trí Quang không được phát biểu như dự kiến.

Bác sĩ Erich Wulff, lúc bấy giờ làm việc tại bệnh viện Huế với tư cách một chuyên gia tâm thần học Cộng hòa Liên bang Đức, đa tình cờ chứng kiến sự kiện xe bọc thép xuất hiện, rồi ngay sau đó, nghe tiếng nổ đinh tai. Ông muốn biết đích xác điều gì đa xảy ra đối với các em bé nạn nhân. Ông

22

Page 23: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

liền đến ngay bệnh viện Huế. Người gác cổng bệnh viện nói: “Nỏ có chi mô! Chỉ vài người bị thương nhẹ thôi mà”! Nhưng, một anh y tá quen biết, đến gần, nói nhỏ vào tai Erich rằng ông nên tới ngay nhà xác để tự mình kiểm chứng. Tại đây, ông thấy thi thể 8 em thiếu niên, trong đó có 5 em không còn đầu!

Tổng thống Ngô Đình Diệm đổ vấy trách nhiệm sát hại các Phật tử cho... “Việt Cộng”! Nhưng rõ ràng 5 em học sinh không còn đầu là do pháo trên xe bọc thép bắn bay mất đầu, chứ không phải do súng AK của “Việt Cộng” bắn trúng (nếu thế, thì vẫn còn đầu chứ).

Sau này, bác sĩ E. Wulff viết: “Chính ngày 8-5-1963 đa làm thay đổi cuộc đời tôi. Trước đó, tôi là một người vô tâm, sống thảnh thơi, không để ý đến những gì ngoài nghề nghiệp. Nhưng sau đêm hôm ấy, tôi đa trơ thành một nhà hoạt động chính trị”.

Ông lặng lẽ viết nhiều bức thư và gửi nhiều tấm ảnh sang châu Âu, Ân Độ và Mỹ, tố cáo hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp đẫm máu các Phật tử ơ Huế mà ông được tận mắt chứng kiến. Họ là những người yêu chuộng hòa bỉnh, đấu tranh chỉ hoàn toàn bằng phương pháp bất bạo động 9. Vì vậy, E. Wulff bị chính quyền Sài Gòn trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam.

Hành động của Thích Quảng Đức, được Norman Morisson, một tín đồ Quaker yêu chuộng hòa bình ơ Mỹ, noi theo khi tự thiêu bằng dầu hỏa, ngày 2-11-1965, dưới cửa sổ tầng 3 Lầu Năm Góc, nơi Bộ trương Bộ Quốc phòng Mỹ làm việc, để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Ngày 3-6-1963, người biểu tình diễu qua chùa Từ Đàm. Quân lực Việt Nam Cộng hòa dùng hơi cay và chó nghiệp vụ tấn công 6 lần để giải tán đám đông, nhưng không thành, cuối cùng, dùng hóa chất lỏng màu nâu tưới lên đầu những tín đồ đang cầu nguyện, khiến 67 người bị nhiễm độc, phải nhập viện.

Tiếp đó, xảy ra hàng loạt vụ quân đặc nhiệm của ông cố vấn Ngô Đình Nhu vây ráp chùa chiền, bắt bớ giam cầm hàng nghìn sư sai. Chùa Từ Đàm ơ Huế bị tấn công, tượng Phật bị phá hủy. Khi dân chúng kéo đến bảo vệ các nhà sư, quân đội và cảnh sát liền xả súng, khiến 30 thường dân thiệt mạng, 200 người khác bị thương. Sự phẫn uất dâng lên đến cùng cực…

9 Năm 2008, bác sĩ Erich Wulff cùng vợ, con đa trơ lại Việt Nam, dự lễ Phật Đản Vesak (Vesak Day) do Liên hợp quốc tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Trong dịp ấy, trả lời phỏng vấn của giới báo chí Việt Nam, ông đa kể lại rất tỉ mỉ về sự kiện tối 8-5-1963 tại đài phát thanh Huế.

23

Page 24: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Sáng 11-6-1963, tại nga tư đại lộ Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) và phố Lê Văn Duyệt (nay là Cách mạng Tháng Tám), một nga tư đông đúc giữa Sài Gòn đô hội, hòa thượng Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc xe hơi Austin Westminster cùng hai nhà sư khác. Một người đặt tấm nệm xuống đường. Người kia mơ ca-bin xe, lấy ra một bình xăng dung tích 5 ga-lông (22,5 lít). Chung quanh Thích Quảng Đức có khoảng 350 hòa thượng và ni cô tạo thành nhiều lớp vòng tròn vây kín ông. 20 vị tăng ni nằm ngang lòng đường, chặn bốn ngả đổ về giao lộ, để cho xe cứu hỏa không thể tiến vào được dập tắt ngọn lửa tự thiêu.

Thích Quảng Đức bình thản ngồi thiền trên tấm nệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức tay lần tràng hạt, miệng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” trước khi đồng đạo châm lửa từ xa. Lửa nhanh chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt vị hòa thượng. Khói đen, mùi khét bốc lên từ cơ thể của ông đang rừng rực cháy.

Bản tin của phóng viên Mỹ David Halberstam trên tờ The New York Times có đoạn viết: “Tôi đa quá sốc để khóc, quá bối rối để ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng ngay cả để suy nghĩ… Khi cơ thể cháy ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với cảnh những người chung quạnh rên rỉ khóc than”. (I was too shocked to cry, too confused to take notes or ask questions, too bewildered to even think… As he burned he never moved a muscle, never uttered a sound, his outward composure in sharp constrast to wailing people around him) 10.

Nhiều cảnh sát muốn ngăn cản vụ tự thiêu, nhưng không thể chen lách qua đám đông Phật tử vây quanh vị hòa thượng. Chỉ có một tay cảnh sát liều mình lao vào; hóa ra tay này không định ngăn cản nhà sư tự thiêu, mà quỳ lạy ông để tỏ lòng tôn kính.

Chừng mười phút sau, lửa tàn. Điều kỳ lạ là trái tim Thích Quảng Đức vẫn nguyên vẹn đỏ tươi, không cháy ra tro như các bộ phận khác của cơ thể. Trái tim ấy trông giống như một đóa hoa sen hồng; về sau, được các Phật tử đặt lên trên một chiếc cốc lễ bằng pha lê, ơ chùa Xá Lợi. Các tín đồ Phật giáo coi đó là biểu tượng diệu huyền của lòng trắc ẩn. Họ suy tôn Thích Quảng Đức lên thành Bồ tát.

10 David Halberstam, về sau, được tặng Giải Pulitzer, một giải thương danh giá được lập ra từ năm 2004 ơ Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật nhất là báo chí và văn học. Đặc biệt, trong lĩnh vực báo chí, giải Pulitzer được coi là danh giá nhất.

24

Page 25: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Ngay trong buổi chiều vị hòa thượng tự thiêu, hàng nghìn người dân Sài Gòn quả quyết rằng họ đa nhìn thấy trên vòm trời thành phố khuôn mặt từ bi của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Ngài xót thương rơi lệ…

Một số nhà khoa học Mỹ đề nghị được đến chùa Xá Lợi để kiểm tra thực hư câu chuyện trái tim không cháy. Họ yêu cầu thiêu lại bằng công nghệ Mỹ mà, theo thượng tọa Đồng Bổn chứng kiến, thì nóng tới hàng nghìn độ C. Tuy nhiên, vẫn không thể nào thiêu cháy “trái tim bất diệt” của Thích Quảng Đức!

Ngày 21-8, lực lượng đặc nhiệm của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ào ạt tấn công chùa Xá Lợi và một số ngôi chùa khác ơ miền Nam, đánh đập các nhà sư, định cướp đi bình tro di cốt Thích Quảng Đức! May sao, trước đó hai nhà sư đa kịp trốn thoát bằng cửa sau, mang theo chiếc bình tro. Tuy nhiên, lính ông Nhu đa cướp được “trái tim Xá Lợi”!

Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Nhu, em dâu ông Diệm, thường được ông Tổng thống thân mật gọi là “thím Nhu”, được báo chí Sài Gòn coi như “đệ nhất phu nhân trên thực tế” (de facto), do ông Diệm không lấy vợ. Bà chế giễu vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, coi đó là… món thịt nướng (barbecues)! Bà cho biết: “Tôi sẽ vỗ tay khi thấy diễn ra một vụ nướng sư khác” (I would clap hands at seeing another monk barbecue show). Bà thách thức: “Nếu các Phật tử muốn có thêm thịt nướng, thì tôi vui lòng cấp xăng cho” (If the Buddhists want to have another barbecue, I will be glad to supply the gasoline).

Một số tờ báo thân gia đình họ Ngô tung tin rằng không phải Thích Quảng Đức tự thiêu, mà là giới Phật tử đa chích thuốc mê cho ông hôn mê sâu, không còn hay biết gì nữa, rồi mới đem “nướng” ông bằng ngọn lửa xăng rừng rực cháy! Chính quyền Sài Gòn còn “tố cáo” nhà báo Mỹ M. Browne đa “hối lộ” Thích Quảng Đức để ông… tự thiêu… nhằm chụp ảnh giật gân, kiếm nhiều tiền! Một tờ báo Sài Gòn khác còn đặt câu hỏi: “Tại sao nhiều cô gái tre đi vào chùa Xá Lợi lúc sáng sớm, có phải để thỏa man nhu cầu tình dục cho các nhà báo như Browne, Halberstam? (!!!).

Mặc dù Malcoln Browne bị bôi nhọ, bức ảnh của ông, phóng viên hang AP (Associated Press), chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Năm sau, bức ảnh thời sự ấy được tặng Giải Pulitzer danh giá.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng khâm phục trước hành động cao cả phi thường của hòa thượng Thích Quảng Đức qua đôi câu đối:

Vị pháp vong thân vạn cổ hùng uy thiên nhật nguyệt

25

Page 26: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Lưu danh bất tử bách niên chính khí địa sơn hà.

Tổng thống Mỹ John Kennedy nhân xét: “Trong lịch sử chưa từng có bức ảnh thời sự nào lại gây nên nhiều xúc cảm trên khắp thế giới như vậy”.

Thượng nghị sĩ Mỹ Frank Church nói: “Người ta chưa từng chứng kiến cảnh hãi hùng như thế này, kể từ khi các vị thánh tuẫn đạo dắt tay nhau bước vào đấu trường La Mã nộp mình”.

Nhà sử học Seth Jacobs khẳng định Thích Quảng Đức đa “đốt cháy ra tro cuộc thí nghiệm Diệm của nước Mỹ”. Ông quả quyết: “Không có lời bào chữa nào gỡ gạc lại được danh tiếng của Ngô Đình Diệm một khi bức ảnh của Browne đã hằn sâu trong tâm trí công chúng trên thế giới”.

Tại châu Âu bức ảnh ấy được bày bán hàng loạt trên đường phố như những tấm bưu thiếp suốt thập niên 1960. Giới truyền thông đại chúng còn sử dụng bức ảnh ấy trong nhiều thập niên về sau nữa. Năm 1992, nhóm nhạc rock Rage Against the Machine dùng bức ảnh ấy làm bìa cho an-bom đĩa nhạc đầu tay của họ…

Bồ tát Thích Quảng Đức là một nhà sư, nhưng ông cũng là một vị anh hùng dân tộc. Chiếc xe Austin Westminster chơ ông tới chỗ tự thiêu ơ Sài Gòn năm 1963, nay được trưng bày tại chùa Thiên Mụ, Huế, nơi khơi đầu phong trào Phật giáo phản kháng chế độ độc tài.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một đài tương niệm hòa thượng Thích Quảng Đức đa được dựng lên nơi nga tư ông đa tự thiêu. Ở góc phía bắc nga tư, nay là một công viên dành để tương nhớ ông.

Mấy cai chêt bất đăc ky tử Tinh thần vô úy, đại lực, đại hùng, đại dũng, đại bi của Thích Quảng

Đức bình thản chấp nhận cái chết vì đạo pháp và dân tộc gây xúc động mạnh trên toàn thế giới. Đó cũng là giọt nước tràn li, làm lung lay chế độ độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo của anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu - Ngô Đình Cẩn, khiến chính quyền Mỹ phải đi đến quyết định khó khăn “thay ngựa giữa dòng”, bật đèn xanh cho quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến hành cuộc đảo chính ngày 1-11-1963.

Phần đông các tướng lĩnh tham gia đảo chính đều từng là người thân tin của gia đình ông Diệm. Tuy nhiên, ông khinh miệt họ, coi họ là đám “võ biền” vô học. Ông quen gọi họ bằng… “thằng”! Ông chỉ coi trọng tài trí của bản thân ông và những người cùng huyết thống như ông Nhu, ông Cẩn mà thôi. Ông cũng chỉ thích nâng đỡ người gốc Huế. Ông nói: “Chỉ có dân miền

26

Page 27: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Trung mới có khả năng lanh đạo. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.

Ngay từ chiều hôm trước đảo chính, Phụ tá Ngoại trương Mỹ Roger Hilsman đa gửi đến Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Henry Cabot Lodge một bức “mật thư” nêu rõ: “Chúng ta cần khuyến khích nhóm đảo chính chiến đấu đến cùng và phá tan dinh Độc Lập (nếu cần) để đạt được thắng lợi. Điều kiện cho gia đình họ Ngô là đầu hàng không điều kiện”.

Tuy nhiên, khi tiếng súng đảo chính nổ vang, thì hai ông Diệm, Nhu và đoàn tủy tùng đa kịp thời trốn thoát khỏi dinh tổng thống bằng con đường hầm bí mật đến Chợ Lớn, lánh tại nhà thờ Cha Tam.

Sáng 2-11, trước tình thế tuyệt vọng, sau khi đài phát thanh Sài Gòn đa thông báo thắng lợi của “hội đồng quân nhân cách mang”, hai ông bèn gọi điện cho lực lượng đảo chính, xin đầu hàng và được sống lưu vong ơ nước ngoài.

Tướng Dương Văn Minh phái một chiếc thiết vận xa tới nhà thờ Cha Tam, “đón” hai ông về sơ chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong sân nhà thờ Cha Tam, đại úy Nhung chỉ tay về phía chiếc thiết vận xa, nói oang oang cho tất cả những người có mặt đều nghe:

- Xin mời hai ông lên xe ngay cho!

Mặt ông Nhu đỏ bừng:

- Không được! Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được. Nhưng còn Tổng thống?

- Ở đây không còn tổng thống nào cả! Các ông là tù binh. Chúng tôi được lệnh bắt các ông.

Trong khoảng thời gian ơ trên xe, hai ông Diệm và Nhu bị trói giật cánh khuỷu, rồi giết chết bằng lưỡi lê và súng ngắn. Trên tử thi thấy có nhiều vết lưỡi lê đâm và cả vết đạn súng ngắn bắn xuyên qua. Nghe nói, tướng Minh Lớn (Big Minh) - Dương Văn Minh - người cầm đầu cuộc đảo chính và, sau đó, làm quốc trương, đa ra lệnh cho viên sĩ quan đi áp giải rằng, theo mưu lược của người Trung Hoa cổ đại, thì “diệt thảo trừ căn” (nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc”.

Trong mục “nghề nghiệp” ơ tờ giấy khai tử của ông Diệm ghi: tuần vũ. Còn ơ ông Nhu ghi: thủ thư văn khố (nghề trước năm 1945). Áo quan ông Diệm hình hộp, áo quan ông Nhu nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ đó cho biết: Vì người thân của ông Diệm gấp gáp đi mua áo quan, nên chỉ mua

27

Page 28: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

được một chiếc loại tốt dành cho “tổng thống”, còn cái dành cho “cố vấn” thì chỉ là loại thường thôi. Thi hài ông Diệm và ông Nhu được chôn trong hai ngôi mộ không tên, bên cạnh ngôi nhà của ngài đại sứ Mỹ.

Như nhiều người đa biết, ông Diệm từng tuyên bố những câu gây sốc như: “Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải”. Hoặc: “Thấy cộng sản ơ đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”. Ông công khai bác bỏ Hiệp nghị Geneva, chống lại việc tiến hành tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam năm 1956. Bơi vì, trước đó, Ngoại trương Mỹ Allen Dulles đa đệ trình lên Tổng thống Dwight Eisenhower một bản báo cáo nhận định rằng nếu bầu cử diễn ra thì “thắng lợi của ông Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể nào cản nồi”. Còn, theo Mortimer T. Cohen, thì ông Diệm không chấp nhận tổng tuyển cử, là do ông biết chắc ông sẽ thua. “Không ai có thể thắng cử Hồ Chí Minh - M. Cohen viết - vì ông Hồ là một Georges Washington của Việt Nam”.

Ông Diệm lập tòa án quân sự đặc biệt để xử những người cộng sản và kháng chiến cũ, chỉ có hai mức án: tử hình hoặc tù khổ sai. Tòa có thể đưa thẳng ra xét xử mà không cần mơ cuộc điều tra; thời hạn xét xử kéo dài tối đa là ba ngày, không có ân xá hoặc kháng án; trong các dụng cụ xử tử có cả máy chém.

Sau này, trả lời phỏng vấn của Stanley Karnow, sử gia Mỹ chuyên về chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson bực bội nói: “Như cứt, Diệm là thằng nhóc duy nhất mà chúng ta vướng phải ơ đó” (Shit, Diem is the only boy we’ve got out there).

Ngày 9-5-1964, ông Ngô Đình Cẩn, em ruột ông Ngô Đình Diệm, khét tiếng là “bạo chúa miền Trung”, cũng bị nhóm đảo chính hành quyết tại khám lớn Chí Hòa, Sài Gòn, sau khi tòa án quân sự tuyên tử hình. Ông Cẩn gửi đơn xin ân xá, nhưng bị Quốc trương Dương Văn Minh bác. Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư xin ân xá tử tội cho Ngô Đình Cẩn với lý do Cẩn đang ốm nặng, số ngày sống có thể đếm trên đầu ngón tay, cho nên không cần thiết phải hành quyết. Nhưng Dương Văn Minh bác thẳng thừng. Ông ra lệnh phải thi hành án ngay.

Cuộc hành quyết diễn ra không lâu sau đó. Đội hành quyết gồm 10 người đội mũ quân cảnh có in hai chữ MP, chia làm 2 hàng, hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Đúng 18 giờ 20 phút, cuộc hành quyết bắt đầu. Viên chỉ huy hô lớn: “Bắn!”. Một loạt súng nổ. Ngô Đình Cẩn gục người ngay lập tức. Tiếp đó, viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu colt 12 li vào tai Ngô Đình Cẩn, “bắn phát súng ân huệ”. Máu từ trên ngực

28

Page 29: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

chảy loang xuống chiếc quần trắng. Bác sĩ pháp y vội chạy ra, lấy ống nghe gí vào ngực ông Cẩn, nghe ngóng vài giây, vạch mí mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu, tỏ ý ông này đa chết 11.

Trước mấy cái chết thê thảm của ba anh em nhà họ Ngô, cũng như trước sự hy sinh cao cả của hòa thượng Thích Quảng Đức, nhiều sử gia tôn trọng sự thật khách quan ơ nước ta cũng như trên thế giới rút ra kết luận rất phù hợp với hai câu trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu:

Những phường bất nghĩa tiêu vong

Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh…

Phải chăng đó là một “quy luật của muôn đời”?

Nhà thơ họ Trương cũng đa chỉ ra một cách đúng đắn nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến đời Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông xâm lược, không phải chủ yếu là do “đất hiểm” của núi sông Đại Việt, mà là nhờ “đức cao” của hai vị “thánh quân” Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cũng như của quan Tiết chế Quốc công Trần Quốc Tuấn:

Giặc tan muôn thuở thăng bình 12

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao…

Lịch sử chỉ rõ: Đức trị kết hợp với pháp trị mới là cách trị nước vững bền. Và pháp trị phải thấm nhuần đức trị. Luật pháp được đặt ra rất nghiêm khắc nhưng không phải nhằm bảo vệ giới cầm quyền, mà là để bảo vệ mọi công dân…

Trùng phùng dâu hoa co khi…Dạo ấy, giữ chức chủ nhiệm Khoa Cầu - Đường Trường đại học Xây

dựng Hà Nội, TS Đặng Hữu cùng thầy, trò trong khoa tích cực tham gia giải quyết các vấn đề bảo đảm giao thông trong chiến tranh, đặc biệt là trên đường Trường Sơn. Bộ môn Đường do ông phụ trách được tuyên dương Đơn vị Anh hùng Lao động.

Từ đường Trường Sơn trơ về Hà Nội chưa bao lâu, ông nghe tin quân ta giải phóng Buôn Ma Thuột. Rồi ông nhận được chỉ thị tham gia Ban Quân

11 Phần viết về cuộc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức cũng về cái chết của ba ông Ngô Đình Diêm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, hoàn toàn sử dụng tư liệu của các hang truyền thông phương Tây.

12 Thăng binh: đời thái bình, thịnh trị.

29

Page 30: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

quản các trường đại học miền Nam mới giải phóng. Đáp máy bay đến Phan Rang, ông xin xe tỉnh ủy phóng thẳng vào Sài Gòn. Đến Biên Hòa ngủ lại một đêm, sáng hôm sau, 1-5-1975, ông có mặt tại Dinh Độc Lập.

Được nhà báo Lê Bá Thuyên chỉ lối, ông tới gặp Tướng Trần Văn Trà, nhận nhiệm vụ cùng TS Huỳnh Văn Hoàng tiếp quản Viện đại học Thủ Đức, rồi Trường đại học Kỹ thuật Phú Thọ trong Chợ Lớn. Đến ngày 19-5, thì có thêm TS Trần Hồng Quân, TS Huỳnh Xuân Đình và nhiều cán bộ giảng dạy khác về trường. Họ vốn là những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, nay trơ lại miền Nam. Thế là số giảng viên của ta, được đào tạo ơ các nước xa hội chủ nghĩa, đông hơn số giáo chức cũ còn ơ lại.

“Một cuộc gặp cảm động mà tôi không ngờ sớm xảy ra như thế! - GS Đặng Hữu tâm sự. - Ngay buổi tối đầu tiên vào Sài Gòn, nhân danh Ban Quân quản, tôi nói chuyện với sinh viên Viện đại học Thủ Đức. Kết thúc buổi nói chuyện, tôi hỏi thêm một câu: “Trong số các bạn ở đây, có ai quê ở Phù Mỹ, Bình Định không?” Lập tức có tiếng đáp: “Thưa thầy, có ạ, em quê ở Phù Mỹ đây.” Tôi liền mời em sinh viên kia lên phòng tôi làm việc, để hỏi chuyện thêm. Không ngờ em là con trai ông chú ruột tôi! Và điều vô cùng hạnh phúc mà tôi không sao nghĩ tới là: Em cho biết mẹ tôi đang ở… rất gần đấy!

Kỳ lạ quá, sau 23 năm xa cách, biệt vô âm tín, tôi bỗng được ôm chầm lấy mẹ, ngay trong buổi tối đầu tiên vào tiếp quản Sài Gòn! Hóa ra, chiến tranh đã xô đẩy mẹ khỏi quê hương Phù Mỹ, phiêu bạt vào tận Thủ Đức… “Trùng phùng dầu họa có khi”, chao ôi, điều tưởng chừng rất khó xảy ra ấy, thế mà đã xảy ra, ngay trong buổi tối đầu tiên tôi đặt chân vào Sài Gòn…”.

Hoach định chinh sach mang lai hiêu qua vi mô cao Miền Nam giải phóng, TS Đặng Hữu được cử làm Hiệu trương

Trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng, chỉ hơn một năm sau, ông được điều ra Hà Nội, giữ chức Thứ trương Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Bộ trương lúc bấy giờ là TS Nguyễn Đình Tứ.

Rồi những năm 1982-1996, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, rồi làm Bộ trương Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông hết sức quan tâm đến việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, hướng khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xa hội; chỉ đạo chuyển hướng tổ chức quản lý khoa học và công nghệ qua các giai đoạn: từ phân tán, tản mạn sang kế hoạch hóa (theo Nghị quyết 37 Bộ Chính trị), rồi từ kế hoạch hóa tập trung sang vận dụng cơ chế

30

Page 31: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

thị trường (theo Nghị quyêt 26 Bộ Chính trị). Ông cũng rất chú ý phát triển các mảng: tiêu chuẩn chất lượng, sơ hữu trí tuệ, thẩm định công nghệ, chuyển giao công nghệ, thương mại hoá kết quả R&D, đặc biệt là điều tra cơ bản, bảo vệ môi trường…

Từ 1996 đến 2002, GS Đặng Hữu giữ chức Trương Ban Khoa giáo Trung ương của Đảng. Ông tham mưu cho Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực…

Trong cuộc đời dài của GS Đặng Hữu, từ những năm còn tre cho đến lúc tuổi đa cao, ông luôn phải gánh vác công tác quản lý, lanh đạo, từ tổ trương bộ môn đến bộ trương, trương ban của Đảng. Mặc dù không sao tránh khỏi việc phải hội họp triền miên, viết báo cáo, thảo văn kiện thâu đêm, rồi lo toan giải quyết trăm nghìn vấn đề gay cấn của tập thể, của đất nước, ông vẫn không sao lang việc trau dồi năng lực chuyên môn, tài năng khoa học. Ông là một trong những vị giáo sư chịu khó “trước thư lập ngôn”, viết nhiều, viết đều: hơn 100 bài trên các tạp chí trong, ngoài nước, và 10 đầu sách.

Ta hay đọc lướt qua nhan đề một số công trình của ông: Giáo trình thiết kế đường ô-tô (1961, Hà Nội); Phương pháp đánh giá mặt đường theo độ võng đàn hồi (1965, Moskva, viết chung với Ivanov, Bazdo và Yakovlev); Một số vấn đề thiết kế mặt đường và nền đường ô-tô ở Việt Nam (1968, Hà Nội); Đất có cốt (1972, Hà Nội); Sổ tay thiết kế đường ô-tô (1976, Hà Nội, viết chung với Đỗ Bá Chương, Nguyễn Xuân Trục); Khoa học - công nghệ và sự phát triển kinh tế - xã hội (1989), v.v.

Ông tham gia xây dựng Đường Hồ Chí Minh trong những năm 1995-2003, qua các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu; cũng như các công trình giao thông hiện đại khác ơ nước ta trong suốt hai thập niên vừa qua, như đường Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 5, cải tạo quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau, v.v.

Nhưng tiêng noi trai chiêu gay gătLà một chuyên gia nổi tiếng trong chuyên ngành xây dựng - giao

thông, một nhà quản lý công tâm, liêm khiết, ông được tín nhiệm cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình trọng điểm quốc gia, giúp Chính phủ và Thủ tướng đánh giá, kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng quan trọng nhất ơ nước ta trong suốt hai thập niên (1983-2003). Tham gia hội đồng này, có thứ trương các bộ Xây dựng, Giao

31

Page 32: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

thông, Điện lực; ngoài ra, còn có các chuyên gia giỏi nhất ơ các bộ, ngành, các trường đại học và viện nghiên cứu được đích thân chủ tịch hội đồng mời.

Năm 1992, miền Nam và miền Trung lâm vào cảnh thiếu điện nghiêm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh luân phiên cắt điện từng quận các ngày trong tuần. Trong khi đó, ơ miền Bắc, các nhà máy điện than Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại, các tổ máy từ số 3 đến số 8 Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lần lượt vận hành, do đó, về cơ bản, miền Bắc thừa điện. Có hai phương án giải quyết: hoặc là bán điện thừa cho Trung Quốc; hoặc là xây dựng đường dây siêu cao áp truyền tải điện năng thừa từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.

Xét nhiều mặt kỹ thuật, chính trị, an ninh năng lượng, Chính phủ ta chọn phương án 2, với cấp điện áp 500 kV. Theo tính toán, Đường dây 500 kV bắc-nam mạch 1 có tổng chiều dài 1.487 km, gồm 3.437 cột điện tháp sắt, đi qua 14 tỉnh, thành phố; trong đó qua vùng đồng bằng 297 km (chiếm 20%), trung du và cao nguyên 669 km (chiếm 45%), núi cao, rừng rậm 521 km (chiếm 35%), với 7 lần vượt sông (sông Đà, sông Ma, sông Lam, sông La, sông Thạch Han, sông Hương, sông Sài Gòn) và 17 lần vượt quốc lộ. Phải tiến hành khoảng 2.000 km khảo sát, đo vẽ địa hình lập mặt cắt dọc, 500 km lập mặt cắt dọc pha; 200 ha phục vụ đo bình đồ tỉ lệ 1/200 tại các góc lái; 5.200 m khoan thăm dò ơ các vị trí có nguy cơ sạt lơ; thí nghiệm khoảng 15.000 mẫu đất đá... trên tổng chiều dài 1.487 km đường dây và 5 trạm biến áp.

Đây là đường dây 500 kV dài nhất thế giới! Hơn nữa, ơ nước ta, chưa có tiền lệ, thiếu chuyên gia giỏi. Thời hạn thi công lại quá ngắn, chỉ... 2 năm!

Đưa ra thảo luận tại Quốc hội, vang lên những ý kiến trái chiều gay gắt. Một số đại biểu cho đó là chủ trương quá “phiêu lưu mạo hiểm”, “lang phí quỹ công”. Có người còn nói như thế là “lầy tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân” (tức là gây thanh danh cho cá nhân Thủ tướng Võ Văn Kiệt)!

Không chỉ trong nước, mà cả dư luận nước ngoài cũng không thuận. Đa có bài báo ơ Thái Lan đặt câu hỏi: “Tại sao Việt Nam lại mạo hiểm đến như thế”?

Kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn, một chuyên gia gốc Việt làm việc tại Điện lực Pháp (Électricité de France/ E.D.F.) cũng gửi thư về nước phản đối.

32

Page 33: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

GS Đăng Hưu va Thu tương Vo Văn Kiêt trong thơi ky xây dưng Đương dây 500kV Băc - Nam mach 1

“Thưa Thu tương, chăc chăn lam được!”Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhà lanh đạo hầu như không có bằng cấp

trường ốc! Nhưng ông ham đọc sách, được đào luyện trong “trường đại học cuộc đời”, có đôi “mắt xanh” trời phú, khá tinh tường, không “lẫn lộn vàng thau”, biết hỏi ý kiến “phản biện” trước hết ơ các chuyên gia, chứ không phải ơ những “ông biết tuốt” - những ông việc gì cũng cho là mình đa nắm chắc, có đầy đủ thông tin, lĩnh vực nào cũng nhảy bổ vào góp ý kiến.

Trong Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn đa viết rất hay về những “ông biết tuốt”: “Họ không thích sửa mình, mà chỉ thích bàn việc nước! (…). Than ôi, tự họ chưa hẳn đã có chút tài kinh luân, nhưng cứ luận bàn bừa, làm rối trí dân!”…

Nhiều trí thức “không thích sửa mình, mà chỉ thích bàn việc nước” không hẳn là hiện tượng chỉ có dưới thời Tây Sơn, mà hình như phổ biển ơ mọi thời đại.

Không phải hễ có bằng cấp cao, giáo sư, tiến sĩ, thậm chí viện sĩ hàn lâm, Giải Nobel là cứ tự nhiên nhi nhiên có tài kinh luân! Hai Bà Trưng, Lý Bí, Ngô Quyền, Lê Lợi hay Quang Trung đâu phải là trạng nguyên, bảng nhan hay thám hoa, hoàng giáp? Trên thế giới, hình như cũng hiếm có vị

33

Page 34: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

tổng thống, chủ tịch nước nào là nhà bác học từng đoạt Giải Nobel về khoa học hay văn chương?

Ngay cả những đại bàng, chim ưng trong văn học, nghệ thuật như W. Shakespeare, H. Balzac, A. Pushkin, L. Tolstoy hay W. Mozart, L. Beethoven… cũng không có bằng tiến sĩ văn chương, hay tiến sĩ âm nhạc. Những chim ưng, đại bang ấy hầu như đều được “đào tạo” dưới “mái trường” bao la rộng lớn và vô cùng phức tạp của “đại học cuộc đời”.

Maksim Gorky, thiên tài văn học thế kỷ XX, là người đa cuốc bộ khắp nước Nga bao la và viết thiên tự truyện nổi tiếng thế giới Những trường đại học của tôi (My Universities). Những trường đại học mà nhà văn ấy học không phải là Đại học Moskva hay Đại học Saint Petersburg nổi tiếng, mà chính là “đại học cuộc đời”. Sau ông, Mikhail Sholokhov, tác giả bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ Sông Đông êm đềm, tác phẩm có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy, nhận Giải Nobel văn chương năm 1965, cũng chỉ được học ơ trường tới năm 13 tuổi, rồi gia nhập Hồng quân…

Danh nhân văn hóa Nguyễn Trai chỉ có thể đóng vài trò một anh hùng giải phóng dân tộc khi đứng dưới ngọn cờ tụ nghĩa của Lê Lợi trên đất Lam Sơn. Danh sĩ Ngô Thì Nhậm trơ nên ve vang trong sử sách, khi vui lòng phụng sự vị hoàng đế “áo vải” Quang Trung.

Coi khinh bằng cấp cũng như sùng bái bằng cấp là hai biểu hiện tương chứng trái ngược nhau của cùng một chứng “sốt vỡ gia” ơ những quốc gia “mới lớn”, tức là những nước đang phát triển.

Có học vị, chức danh khoa học cao không có nghĩa việc gì cũng giỏi, lĩnh vực nào cũng thạo, cũng đều có ý kiến phản biện xác đáng.

GS Đặng Hữu, một vị bộ trương và cũng là chuyên gia đầu ngành xây dựng - giao thông, được Thủ tướng Võ Văn Kiệt trân trọng lắng nghe. GS Hữu trả lời dứt khoát: “Thưa Thủ tướng, chắc chắn làm được! Nếu Chính phủ quyết tâm và tạo điều kiện thuận lợi, lại có sự giúp đỡ quốc tế, thì anh chị em cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân ta nhất định sẽ làm được! Đường dây 500 kV là một việc quá sức đối với đội ngũ của ta, nhưng ta vẫn làm được! Cũng như trước kia, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, ta đa xây dựng thành công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và nhiều công trình khác”.

Thủ tướng hỏi thêm ý kiến GS Hà Học Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, một chuyên gia đầu ngành về điện. GS Trạc cũng thể hiện quyết tâm kiên định như GS Hữu.

34

Page 35: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Rồi Thủ tướng tham khảo quan điểm của GS Đỗ Quốc Sam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một chuyên gia đầu ngành về kết cấu công trình. GS Sam bày tỏ một cách nhìn lạc quan.

May thay, đất nước ta ngày ấy vẫn còn có những nhà trí thức nhân cách sạch trong, phẩm chất kiên cường, tình tình điềm đạm, được dạn dày tôi luyện trong thực tiễn Việt Nam. Họ cũng chính là những nhà khoa học được đào tạo bài bản, thấu đáo tại các đại học danh tiếng của Trung Quốc, Liên Xô, am tường lý luận chuyên ngành, lại có năng lực lanh đạo, quản lý, hội tụ được nhân tâm, thu hút được nhân tài.

Chỗ dưa đang tin giưa nhưng ngay chao đaoThủ tướng liền tin cậy giao cho GS Đặng Hữu theo dõi sát sao công

trình này, coi đó là công trình trọng điểm quốc gia số một, giám sát chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế, thi công cho đến khi khánh thành. GS Hữu có trách nhiệm điều các chuyên gia giỏi từ các trường, viện về giúp Bộ Điện lực.

Tháng 1-1992, Bộ Chính trị thông qua chủ trương xây dựng công trình. Ngày 25-2-1992, Chính phủ phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật với quyết định thời gian hoàn thành là hai năm. Do thời hạn quá gấp, nên cho phép thực hiện đồng thời các khâu khảo sát - thiết kế, nhập vật tư - thiết bị, và thi công.

Là một người hành động, từng được thử thách qua đạn lửa mất còn, dám đương đầu và quyết đoán, Thủ tướng Kiệt mời GS Hữu và GS Sam tháp tùng trong chuyến thăm Australia. Phía bạn cho máy bay chơ hai giáo sư đi khảo sát đường dây 500 kV dài 800 km đang vận hành an toàn ơ nước bạn.

Thủ tướng mạnh dạn mời các bạn Australia - ngày ấy còn bị coi là các chuyên gia tư bản chủ nghĩa khó tin - sang giúp Việt Nam. Với sự tài trợ của Chính phủ Australia, Công ty PPI (Pacific Power International) bang New South Wales, và Cơ quan SECVI (State Electricity Commission of Victoria International) giúp tư vấn giám sát, đào tạo quản lý vận hành, an toàn… cho ngành điện lực nước ta.

Một số người trước đó phê phán gay gắt chủ trương xây dựng đường dây 500 kV, như kỹ sư Nguyễn Khắc Nhẫn ơ Pháp, sau khi được biết trong nước đa quyết định dứt khoát phải xây dựng, bèn quay ra góp ý chân thành về kỹ thuật cho các chuyên gia trong nước. Ông cho biết, trước đó, ông phản

35

Page 36: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

biện cũng chỉ nhằm mục đích xây dựng, chứ không hề có ý đồ chống đối Nhà nước Việt Nam.

Công trình được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khơi công phần đường dây vào ngày 5-4-1992 tại các móng số 54, 852, 2702, và khơi công phần trạm biến áp vào ngày 21-1-1993 tại trạm biến áp Phú Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

Có lẽ cũng nên nhắc thêm một vài dữ liệu để ta dễ hình dung quy mô của công trình. Tổng nhân lực huy động trên công trường xây lắp là khoảng 8.000 người, về sau, bổ sung thêm 4.000 người thi công các khối lượng chính của công trình.

Các khối lượng phụ trợ (như giải phóng tuyến, làm đường, vận chuyển...) do các đơn vị phụ trợ thực hiện, như lực lượng quân đội gồm 4.000 người; các đơn vị xây lắp tại 14 tỉnh, thành phố mà đường dây đi qua gần 7.000 người; khối lượng rà phá bom mìn trải dài trên diện tích khoảng 17.000 ha, do các đơn vị Công binh thực hiện.

Đến tháng 4-1994, về cơ bản, công trình hoàn tất, với khối lượng sơ bộ gồm lắp dựng 3.437 cột tháp sắt; căng 1.487 km dây dẫn; xây dựng 22 trạm cáp quang, 19 chốt vận hành đường dây; đổ 280.000 m3 bê-tông móng với 23.000 tấn cốt thép; 60.000 tấn cột điện, 23.000 tấn dây dẫn và 930 tấn dây chống sét; 6.300 tấn cách điện.

Phần trạm biến áp gồm 5 trạm: Hòa Bình, Hà Tĩnh (trạm bù), Đà Nẵng, Plây Cu, Phú Lâm.

Phần nhà điều hành Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, với hệ thống SCADA theo dõi thông số vận hành toàn hệ thống điện, cũng được hoàn tất vào đầu năm 1994.

Tổng chi phí đầu tư cho công trình là 5.488 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 700 triệu đô-la Australia, hay 544 triệu đô-la Mỹ) bằng nguồn vốn trong nước, thấp hơn 1% so với dự toán.

Công trình đa được khấu hao toàn bộ và quyết toán vào năm 2000.

Lanh đạo, quản lý những công trình quy mô lớn, có hàng vạn người tham gia như vậy, những vị “trí thức bàn giấy”, những chàng “thư sinh mặt trắng” chưa nhiều năm lăn lộn trong cát bụi công trường, cảm thấy phát ngợp, không đủ sức đảm đương.

Đường dây 500 kV bắc - nam mạch 1 đa hợp nhất hệ thống điện ba miền (trước đó, vận hành độc lập), nhờ vậy, tăng tính ổn định và độ tin cậy chung của toàn hệ thống, tạo cơ sơ kỹ thuật cần thiết để thực hiện trung

36

Page 37: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

ương tập quyền trong việc quản lý điện, chấm dứt sự “cát cứ” của các công ty điện lực miền. Đó cũng là một cách nhằm ngăn chặn sự “cát cứ” về chính trị - xa hội.

Để xây dựng Đường dây 500 kV bắc - nam mạch 1, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, với tư duy đổi mới mạnh mẽ, Chính phủ ta đa mạnh dạn mời nhiều tổ chức nước ngoài tham gia, không phân biệt hệ tư tương của họ, như: Viện Thiết kế lưới điện Ukraine, Viện Thiết kế lưới điện Saint Petersburg (Liên bang Nga) giúp về kỹ thuật và kiểm chứng; Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty Hydro Quebec (Canada) giúp tính toán ổn định; Công ty Tractebel (Bỉ) giúp đào tạo thí nghiệm; v.v. Về thiết bị, ta mạnh dạn mua cáp quang, thép dẹt, sứ và phụ kiện, cột thép và dây dẫn, dây chống sét, v.v của Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Ukraine…

Công trình là kết quả lao động của tập thể hàng chục nghìn con người, từ những cán bộ lanh đạo cấp cao đến các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân ta.

Trong đoạn văn trên, hai tác giả bài ký này đa đưa ra nhiều tư liệu và con số “khô khan”, vì nghĩ rằng nhiều khi những tư liệu xác đáng cũng như những con số “vô tư” lại có tiếng nói thuyết phục hơn lời lẽ văn hoa trữ tình hay thuyết giảng hùng biện của người cầm bút.

Công trình cũng thể hiện sự đổi mới tư duy dũng cảm của Chính phủ ta, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt đứng đầu, nhận được sự ủng hộ hết lòng của nhiều nhà khoa học đầu đàn dũng cảm với kiến thức khoa học - kỹ thuật vững chắc như các giáo sư, tiến sĩ Đặng Hữu, Hà Học Trạc, Đỗ Quốc Sam…

Là Bộ trương Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đồng thời, là Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình trọng điểm quốc gia, GS Đặng Hữu có trách nhiệm nặng nề. Cho nên, thật khó diễn tả nổi niềm vui của ông trong giây phút đóng cầu giao nối mạng bắc - nam, tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, bên bờ Hồ Gươm, Hà Nội. Đó là vào lúc 1 giờ sáng. Ông và nhiều người khác đa òa khóc, rồi sau đó, tay run run mơ rượu sâm-banh ăn mừng…

Tháng 4-1994, trong lễ kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh - có nhiều nhà cách mạng lao thành và đoàn ngoại giao đến dự - Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời GS Đặng Hữu phát biểu vài lời về việc khánh thành Đường dây 500 kV bắc - nam mạch 1. Hoàn toàn không chuẩn bị trước, GS Hữu ứng khẩu nhắc lại một ý: Khi Đảng và Nhà nước ta có quyết tâm cao và tạo điều kiện thuận lợi, lại được các chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, thì lực

37

Page 38: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

lượng khoa học và công nghệ nước ta hoàn toàn có thể làm chủ các công nghệ hiện đại.

Mới nghe qua, có thể có người cho rằng điều GS Hữu phát biểu giống y như một câu khẩu hiệu, chẳng có gì hùng biện, cuốn hút lòng người cả! Đúng, “hùng biện”, “cuốn hút lòng người” không phải là sơ trường của những con người hành động như GS Đặng Hữu. Không, ông chỉ nói lên chân lý. Thế mà chân lý thì giản dị thế thôi. Ông không phải là người thích đăng đàn diễn thuyết tràng giang đại hải, cũng không phải là cây bút chuyên viết báo, viết văn với những lời lẽ ướt át hay hào hùng.

Trong thực tế, anh chị em cán bộ khoa học, kỹ thuật nước ta đa làm được rất nhiều việc không nhỏ, chẳng hạn, nhanh chóng đưa công nghệ điện tử - tin học - viễn thông - Internet vào Việt Nam. Họ là những người nói ít, làm nhiều, hoặc chỉ làm mà không nói. Đất nước ta phát triển được như ngày hôm nay, chính là nhờ những việc làm lặng thầm, ích nước lợi dân của họ.

Sau Đường dây 500kV bắc - nam mạch 1, ngành điện lực Việt Nam tiếp tục xây dựng một số đường dây 500 kV khác, qua nhiều địa phương. Kết quả là, đến tháng 9-2005, đường dây 500 kV bắc-nam đa có hai mạch, nâng cao hơn độ tin cậy truyền tải điện năng giữa các vùng miền.

Đường dây 500 kV bắc -nam mạch 2 hoàn toàn do các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư và công nhân ta tự làm lấy, không cần mời chuyên gia nước ngoài, vì đa học được nhiều kinh nghiệm sau khi làm mạch 1.

Đương Hô Chi Minh ngay ấy, hôm nayĐường Hồ Chí Minh đang được thi công, là con đường thứ hai chạy từ

bắc vào nam.

Ngày 5-4-2000, Đường Hồ Chí Minh khơi công xây dựng giai đoạn 1.

Ngày 3-2-2004, Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương xây dựng Đường Hồ Chí Minh hoàn chỉnh đi qua 30 tỉnh, thành phố, với tổng chiều dài 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe, tùy theo địa hình.

Đến cuối tháng 6-2007, toàn bộ Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 đa được hoàn tất và tiến hành nghiệm thu cấp Nhà nước. Ngày 30-4-2008, thông tuyến.

38

Page 39: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

GS Đăng Hưu kiêm tra hâm Hai Vân

Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh hoàn chỉnh sẽ bắt đầu từ Pác Bó, qua thành phố Cao Bằng, thị xa Bắc Cạn, chạy dọc theo chiều dài đất nước, vào đến thành phố Cà Mau, rồi chạy tiếp tới tận Năm Căn, Đất Mũi.

Năm 2020, sẽ hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Mặc dù không còn làm bộ trương, nhưng với tư cách chuyên gia đầu ngành cầu - đường, trong nhiều năm, GS Đặng Hữu vẫn được mời giữ trọng trách Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình trọng điểm quốc gia.

Ông từng có mặt trên “đường mòn Hồ Chí Minh” trong những năm chống Mỹ, cùng thời với nhà thơ Phạm Tiến Duật, và quay lại đây nhiều lần sau khi con “đường mòn” ngày trước được xây dựng lại để trơ thành quốc lộ huyết mạch thứ hai chạy dài từ bắc vào nam.

Ngay cả sau khi đa về hưu, ông vẫn được các đồng nghiệp và học trò tìm đến hỏi ý kiến về Đường Hồ Chí Minh.

39

Page 40: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Trong suốt hai thập niên giữ trọng trách Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình trọng điểm quốc gia, ngoài công trình Đường Hồ Chí Minh, GS Đặng Hữu còn theo dõi sát nhiều công trình lớn khác, như: cầu hai dây văng Mỹ Thuận trên sông Tiền, cầu hai dây văng Cần Thơ trên sông Hậu, cầu một dây văng Bai Cháy, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy A-pa-tit Lào Cai, Nhà máy Thủy điện Trị An 4, Nhà máy Thủy điện Sơn La, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Nhà máy điện Phú Mỹ 1, hầm xuyên núi Hải Vân, v.v.

“Băt” phai lam lai, không nhân nhượngMột số công trình lớn ơ nước ta được xây dựng bằng vốn ODA; nhiều

công ty nước ngoài dễ trúng thầu thiết kế hoặc thi công.

Khi GS Đặng Hữu và các chuyên gia trong Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước phát hiện những chỗ không bảo đảm chất lượng, về sau, có thể gây sập đổ nguy hiểm, và yêu cầu họ phải thay đổi thiết kế hoặc phương án thi công, thì họ thường tìm mọi cách thoái thác, vì ngại tốn kém, mất thời gian, do đó, giảm… lợi nhuận! Kiếm tìm lợi nhuận tối đa là “quy luật thép” của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, được Karl Marx nêu lên từ lâu trong bộ Tư bản.

Nếu phía ta không kiên quyết giữ vững yêu cầu, thì rất có thể dẫn tới những hậu quả khó lường mà người phải chịu trách nhiệm chính là GS Đặng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước!

Một thí dụ: công trình cầu Bai Cháy. Đây là cây cầu nối hai phần của thành phố Hạ Long là Hòn Gai và Bai Cháy, qua Cửa Lục, nơi sông đổ ra biển. Do điều kiện thủy văn, địa chất cũng như do yếu tố kỹ thuật phức tạp, kinh phí lớn, sau 20 năm lên kế hoạch, cầu mới khánh thành. Cầu được xác định là công trình trọng điểm quốc gia, do có vị trí chiến lược về giao thông, kinh tế, quốc phòng, được Công an tỉnh Quảng Ninh bảo vệ.

Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng, rầm hộp bê-tông cốt thép dự ứng lực, có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này. Hai tháp cầu đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép, kích thước cực lớn, lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam, với công nghệ thi công tiên tiến của Nhật Bản, đúc hẫng cân bằng tại trụ cầu chính ơ độ cao 50 m; rầm cầu vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng. Công nghệ này bảo đảm cho tàu thuyền vẫn có thể đi lại bình thường trong suốt quá trình thi công.

40

Page 41: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

Điểm đầu là ki-lô-mét số 115 trên quốc lộ 18 và kết thúc tại nga ba Kênh Liêm, thành phố Hạ Long

Cầu dài 1.106 m, rộng 25,3 m (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ), gồm 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m. Kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng Việt Nam, từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Chủ đầu tư là Bộ Giao thông - Vận tải. Tư vấn thiết kế - giám sát là Viện Cầu và Kết cấu Nhật Bản. Nhà thầu thi công là Liên danh Shimizu - Sumitomo - Mitsui Nhật Bản.

Xây dựng loại cầu dây văng một dây tất nhiên tốn kém hơn, nhưng thanh mảnh hơn, đẹp hơn.

Nghiên cứu kỹ bản thiết kế, GS Đặng Hữu và những chuyên gia về cầu của ta trong Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước như GS Lê Văn Thương, hay như ông Phan Vỵ Thủy, chuyên gia cầu của Bộ Giao thông - Vận tải, đều nhận thấy: Hệ số an toàn của cây cầu này không bảo đảm! Tham khảo tư liệu thiết kế một cây cầu một dây văng ơ Pháp, các ông thấy tiết diện các sợi thép lớn hơn, trụ to hơn, mác bê-tông sử dụng cũng cao hơn. Vì thế GS Hữu và các chuyên gia ta đòi công ty Nhật Bản phải giải trình lại.

Công ty này một mực từ chối giải trình, nêu lý do là bản thiết kế đa được Quốc hội Nhật Bản thông qua, cùng một lúc với dự án viện trợ ODA.

Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước ta kiên quyết yêu cầu phải bỏ tiền ra thuê bên thứ ba thiết kế lại, nếu không, ta không cho phép thi công, bơi lẽ, rất có khả năng cầu… sập! Nguy hiểm khó tương tượng nổi!

Cuối cùng, khi bên thứ ba thiết kế lại, rõ ràng phải dùng mác bê-tông cao hơn, bản cầu, tiết diện dây thép đều phải lớn hơn. Do vậy, thời gian thi công có kéo dài, nhưng hệ số an toàn được bảo đảm.

Cây cầu khánh thành và thông xe ngày 2-12-2006.

Cầu Bai Cháy đưa vào sử dụng đa chấm dứt hoạt động thông xe chậm chạp, ì ạch của bến phà Bai Cháy trước kia.

Một số công trình khác, như tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ cũng không được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước - do GS Đặng Hữu đứng đầu - nghiệm thu. Hội đồng yêu cầu phải làm lại.

Nhưng, để các hội đồng nghiệm thu ơ mọi cấp làm việc được kiên quyết, khách quan, khoa học thì, theo GS Đặng Hữu, điều kiện tiên quyết là: Những vị có chân trong các hội đồng đó phải là những người công tâm, liêm khiết, không bị đồng tiền lung lạc, mua chuộc! Điều kiện đó thật khó thực

41

Page 42: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ơ nước ta vẫn còn hoang da. “Tiền là tiên, là phật” lắm khi làm lệch cả… “cán cân công lý”!

Lời cảnh báo gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình trạng phai nhạt lý tương chính trị, suy thoái phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ơ cấp cao, nhất là trong các ngành kinh tế, là điều thật đáng lo ngại.

Viêt Nam không thể la môt “đao hoang” đôi vơi InternetTuy nhiên, có lẽ lĩnh vực mà GS Đặng Hữu tâm đắc nhất trong những

năm làm quản lý, lanh đạo là phổ biến công nghệ thông tin - truyền thông, thúc đẩy kết nối Internet, nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế thông tin, kinh tế tri thức.

Ta hay đọc lướt qua tên một số đầu sách của ông in gần đây: Công nghệ thông tin, động lực của phát triển kinh tế - xã hội (2000, Hà Nội); Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (2000, Hà Nội); Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001, Hà Nội); Kinh tế tri thức - thời cơ và thách thức đối với Việt Nam (2004, Hà Nội); Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2009, Hà Nội, cùng viết với Hồ Ngọc Luật, Đinh Quang Ty); v.v.

Dù là nhà khoa học hay nhà hoạch định chính sách, GS Đặng Hữu luôn mong muốn tiếp cận đường biên của văn minh nhân loại.

Ông chủ trì nghiên cứu các đề tài: Việt Nam năm 2020; Khoa học và công nghệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, v.v.

Rõ ràng các nghiên cứu của ông không phải là “trò chơi trí tuệ tài tình mà xa xỉ”, “cao siêu nhưng chẳng biết để làm gì”, trái lại, rất thiết thực, sát sườn, ích nước lợi dân.

Nhớ lại những ngày đầu phát triển công nghệ thông tin ơ nước ta, GS Đặng Hữu nói:

- Thật ra thì từ những năm 1960-1970, ngay trong chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc dùng máy tính điện tử trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng. Đầu những năm 1980, ta đã có nhiều văn bản, nghị quyết coi điện tử, tin học là hướng ưu tiên hàng đầu về phát triển khoa học và công nghệ. Đầu những năm 1990, Chính phủ giao cho Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (mà tôi là chủ nhiệm), sau đó, là Bộ Khoa học, Công

42

Page 43: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

nghệ và Môi trường (mà tôi là bộ trưởng) chủ trì phối hợp cùng nhiều bộ, ngành xây dựng Chiên lược phat triển công nghê thông tin, trên cơ sở đó, chuẩn bị để Chính phủ ban hành Nghị quyết 49-CP về phát triển công nghệ thông tin trong những năm 1990. Sau đó, xây dựng Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin đến năm 2000 và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm trưởng ban, cùng các anh Phan Đình Diệu, Nguyễn Đình Ngọc, Chu Hảo, Mai Liêm Trực… làm phó trưởng ban và ủy viên thường trực.

- Giới báo chí chúng tôi có biết những sự kiện ấy - Hàm Châu nói. Đúng là nhờ Nghị quyết 49-CP và Chương trình quốc gia mà giáo sư đa giới thiệu, nhận thức trong các cấp lanh đạo có chuyển biến, các bộ, ngành, địa phương bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành và tổ chức quản lý, một số nơi làm tốt. Nhưng, thời ấy, nói chung, chỉ mới là bước tập dượt, chưa đồng bộ, kém hiệu quả …

- Đúng thế. Nhiều anh chị em tâm huyết cảm thấy hết sức sốt ruột trước tình hình công nghệ thông tin ở nước ta phát triển quá chậm, thúc giục tôi kiến nghị lên Bộ Chính trị…

- Và thế là anh đa kiến nghị?

- Khoảng tháng 9-1996, lúc bấy giờ tôi đã chuyển về làm Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, nhưng vẫn còn kiêm Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Nhân một chuyến đi công tác cùng Tổng Bí thư Đỗ Mười và Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Đức Bình để chuẩn bị Hội nghị Trung ương 2, tôi mở máy tính xách tay, xin phép nối điện thoại đường dài đến Hong Kong để hai đồng chí lướt qua một số trang web trên Internet.

Tôi thấy Tổng Bí thư có vẻ yên tâm, vì trước đó, đồng chí thường hỏi tôi về cái lợi và cái hại của Internet. Sau đó, tôi cùng anh Nguyễn Đức Bình đến Trung tâm Internet tại Bưu điện Bờ Hồ để xem việc kiểm soát Internet như thế nào. Sau chuyến thăm đó, anh Bình viết báo cáo lên Bộ Chính trị rằng nước ta kết nối Internet được. Năm 1997, Bộ Chính trị kết luận cho phép kết nối Internet với thế giới, nhưng phải có biện pháp kiểm soát.

Sau kết luận của Bộ Chính trị, số người truy cập Internet ở ta tăng rất nhanh. Lúc bấy giờ mới bộc lộ nhiều hạn chế như giá cả cao, tốc độ chậm. Bắt đầu xuất hiện nhiều đánh giá trái ngược nhau đối với Internet, nhất là khi xảy ra sự cố Y2K. Những anh em tâm huyết lại gặp tôi, bày tỏ nỗi bức xúc: Cần có định hướng chiến lược, quan điểm, nhận thức rõ ràng, có chính sách, chủ trương từ Bộ Chính trị. Việc chuẩn bị cho Bộ Chính trị ra Chỉ thị về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trở nên cần kíp. Và đó chính là công việc của Ban Khoa giáo Trung ương mà lúc đó tôi là trưởng ban.

43

Page 44: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

GS Đặng Hữu cũng là người được cử làm Trương Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng. Ông ra sức thúc đẩy thay đổi nhận thức và ứng dụng công nghệ hiện đại ơ các cơ quan của Đảng, từ trung ương đến địa phương.

Theo GS Đặng Hữu, muốn tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức thì, trước hết, phải thúc đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế thông tin. Ở nhiều nước Bắc Mỹ và Tây Âu, kinh tế thông tin (những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin) hiện đa chiếm hơn 50% GDP. Và, theo các chuyên gia Liên hợp quốc, thì đến năm 2030, các nước phát triển sẽ chuyển hẳn sang kinh tế tri thức.

Tài nguyên thiên nhiên càng khai thác càng cạn kiệt. Nhưng tri thức của con người thì không, càng khai thác càng trơ nên sâu sắc, phong phú hơn. Chứ chẳng bao giờ có thể xảy ra hiện tượng gọi là sự... “cạn kiệt tri thức”!

Nhưng “ngươi hùng ky thuât sô” ơ châu ÁVề vấn đề nối mạng Internet ơ Việt Nam, ta có thể kể thêm đóng góp

của kỹ sư điện tử Trần Bá Thái, người cộng sự gần gũi của GS Bạch Hưng Khang, nguyên viện trương Viện Công nghệ thông tin Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Năm 1992, KS Trần Bá Thái xin được tháp tùng GS Bạch Hưng Khang, sang dự Hội nghị Internet thế giới lần thứ hai tại Kobe, Nhật Bản, bằng… tiền túi cá nhân! Trơ về Hà Nội, KS Thái tự tin hơn, cùng nhóm của ông ra sức nghiên cứu Internet, loay hoay tìm các đối tác quốc tế.

Cuối cùng, nhóm liên hệ được với Đại học Quốc gia Australia. Với sự giúp đỡ của đại học này, một hệ thống email “nửa hợp pháp” đa được KS Thái cùng đồng nghiệp lặng lẽ thiết lập ơ Việt Nam.

Năm 1994, không hài lòng với tình trạng “tranh tối tranh sáng” ấy, nhóm đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, lúc bấy giờ do GS Đặng Hữu làm bộ trương, đăng ký tên miền Việt Nam. Từ đó, tên miền “.Vn” chính thức xuất hiện trên bản đồ Internet thế giới - một cuộc cách mạng trong lịch sử Internet Việt Nam.

NetNam trơ thành công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet ơ nước ta, do KS Trần Bá Thái làm giám đốc, với các email mang cái đuôi netnam.vn và, cũng từ năm 1994, nhà báo Hàm Châu bắt đầu có một địa chỉ

44

Page 45: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

email ơ mạng này, trơ thành một trong mấy nhà báo đầu tiên ơ Việt Nam sử dụng Internet.

Tháng 4-1994, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhận được yêu cầu từ Văn phòng Thủ tướng Thụy Điển về việc thiết lập một hệ thống email để Thủ tướng Carl Bildt có thể trực tiếp liên lạc, trao đổi công việc với Thủ tướng Việt Nam lúc ấy là ông Võ Văn Kiệt.

Trước đó, Thủ tướng Carl Bildt và Tổng thống Mỹ Bill Clinton là hai nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện trao đổi công việc qua email.

Thủ tướng Carl Bildt có nha ý mời một vị nguyên thủ của một nước trong Thế giới Thứ ba cùng áp dụng phương thức làm việc ấy. Lời mời được chuyển tới Thủ tướng Võ Văn Kiệt. GS Hữu giới thiệu nhóm nghiên cứu của KS Thái.

Với chiếc máy tính xách tay gọn nhẹ, KS Trần Bá Thái cùng vài đồng nghiệp đến Phủ Thủ tướng, đặt email cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ trong 30 phút, với địa chỉ [email protected]

Thế là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Carl Bildt trơ thành cặp nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới trao đổi công việc qua Internet.

Chính vì vậy, tạp chí Asiaweek mới chọn ra 3 “người hùng kỹ thuật số” (Digital Heroes) ơ châu Á là: Sugata Mitra (Ân Độ), Trân Ba Thai (Việt Nam) và Enkhbat (Mông Cổ). Thật ra, xứng đàng với danh hiệu “người hùng kỹ thuật số” thì, ngoài Trần Bá Thái, ơ nước ta, còn một số người khác nữa mà tờ Asiaweek chưa nắm được.

Để thấy rõ hơn những thành quả vượt bậc của ngành điện tử - tin học - viễn thông Việt Nam, ta có thể tham khảo thêm một vài số liệu.

Theo hang nghiên cứu thị trường ComScore thì, tính đến cuối tháng 7-2013, với 16,1 triệu người thuê bao Internet, Việt Nam là nước có “dân số trực tuyến” lớn nhất ASEAN.

Bên cạnh đó, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 148,5 triệu thuê bao điện thoại (di động chiếm 93%) so với số dân 90 triệu. Nghĩa là không ít Việt Nam người dùng 2 máy di động, được ưa chuộng nhất là các loại điện thoại thông minh của Mỹ, Hàn Quốc như iPhone, Galaxy…

Năm 2007, quán cà phê Internet đầu tiên mơ cửa tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó, xuất hiện tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác. Giờ đây, không chỉ tại các khách sạn bốn, năm sao, mà cả tại nhiều nhà nghỉ tư

45

Page 46: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

nhân ơ thôn xa cũng có wifi. Việc truy cập Internet thật dễ dàng, chóng vánh nhờ mạng cáp quang phủ khắp đất nước.

Ta cũng có thể nêu lên sự phát triển vượt bậc của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Tính đên ngày 15-5-2012, Movitel (liên doanh giữa Viettel với Công ty SPI của Mozambique) đa sơ hữu mạng di động lớn nhất, có vùng phủ sóng sâu nhất tại Mozambique.

Mạng di động Metfone (liên doanh của Viettel tại Campuchia) và Unitel (liên doanh của Viettel tại Lào) hiện đang dẫn đầu về mạng lưới hạ tầng cũng như về số lượng thuê bao. Hiên Metfone cung cấp dịch vụ cho hơn 10 triệu khách hàng, tương đương 65% số dân Campuchia. Điều này không dễ chút nào, nếu ta biết, ơ Campuchia, các công ty viễn thông Trung Quốc hoạt động rất mạnh.

Gần đây, doanh thu của Viettel đạt 6 tỷ USD/ năm, với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu, trơ thành một trong số 15 công ty lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao.

Sau những thành công nói trên, Viettel đang nhằm tới một số thị trường mới: Peru (châu Mỹ), Đông Timor (châu Á), Kenya, Ethiopia (châu Phi)…

Cùng lúc Mobifone đầu tư vào Myanmar.

Những thành tựu ấy không thể nào có được nếu thiếu những nhà hoạch định chính sách đúng đắn như GS Đặng Hữu.

Bo tay ư trươc sư “lang quên không tinh nghia”?GS Đặng Hữu gắn bó với Cách mạng Việt Nam từ những ngày đầu

Tháng Tám rợp bóng cờ bay trên quê hương Bình Định xanh dừa. Ông không ngại ngần dấn thân, ngay từ khi còn tre, vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ, sẵn sàng đương đầu với biết bao mất mát, đau thương. Ông hết mình cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ cũng như xây dựng đất nước, chưa bao giờ “xa chính đạo, sẩy chân, lạc lối”, như lời nhà đại thi hào Dante Alighieri, người Italy, nhà thơ mơ đường cho thời kỳ Phục hưng ơ châu Âu, cảnh báo trong chương Địa ngục tập Thần khúc.

Đặng Hữu thuộc lớp người biết chọn con đường đúng để đi, không “lỡ bước sang ngang”, luôn vững bước tiến lên trên “chính đạo”, không lúc nào chuệnh choạng ngả nghiêng, “sẩy chân, lạc lối”. “Chính đạo” của dân tộc ta từ thời đại các vua Hùng mơ nước cho đến hôm nay, trải qua mấy nghìn năm, vẫn là con đường yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

46

Page 47: KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại

“Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Bơi vì, “không có gì quý hơn độc lập, tự do” (Hồ Chí Minh).

Đặng Hữu không chỉ là một nhân chứng sống, vẫn còn hiện diện đến hôm nay, mà còn là một “nghệ sĩ tạo hình” đa góp công “nhào nặn nên khuôn mặt” của nước Việt Nam đương đại, làm cho đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Nhà yêu nước huyền thoại Hồ Chí Minh hằng mong ước:

Còn non còn nước còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.

Những “ke sĩ thời nay” tầm vóc như ông, vừa có danh vị “khoa bảng” cao, vừa dạn dày lửa đạn chiến trường cũng như bụi đất công trường, thượng thọ bát, cửu tuần quá ít! Tiếc thay, ông rất kiệm lời, không muốn viết hồi ký, vì e rằng rất dễ tự đề cao chính mình, bào chữa, thanh minh cho chính mình, nếu không muốn nói, tự biến mình thành một thứ diễn viên bi hài kịch “múa may quay cuồng”, chuốc lấy tiếng cười của đám người xem dễ tính, chỉ nhờ biết cách khéo léo làm cho… “thùng rỗng kêu to”!

Cuộc đời sôi nổi, phong phú của con người khiêm nhường ấy - cuộc đời trải dài hơn ba phân tư thế kỷ - nếu không được ghi lại, dù chỉ qua vài ba “lát cắt”, có nguy cơ sẽ mai mai chìm sâu xuống đáy vực của sự lang quên! Và, đó sẽ là một thiệt thòi cho đất nước, cho xa hội, nhất là cho các thế hệ tre hôm nay và mai sau. Nó sẽ tạo nên sự “đứt gay ký ức cộng đồng” rất đáng sợ, mà các nhà sử học và tâm lý học thường nhắc tới.

Chẳng lẽ, rồi đây, con cháu chúng ta không còn hay biết gì về việc ông cha chúng trước kia đa từng sống, từng hy vọng, ước mơ, từng anh dũng xả thân cho dải đất hình chữ S này như thế nào?

Chẳng lẽ chúng ta đành ngồi khoanh tay thơ dài để cho sự “lang quên không tình nghĩa” diễn ra, và coi đó như là một thứ… “quy luật”… không sao cưỡng nổi?

Sao thế được? Hay cầm lấy bút - hay ngồi vào trước bàn phím máy tính - ghi lại một cách khách quan, trung thực - không “tô hồng”, mà cũng chẳng “bôi đen” - khi vẫn còn chưa muộn, dù biết rằng những gì mình ghi được chỉ mới ơ mức sơ sài.

47