30
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA VĨNH PHÚC ======================================= DỰ ÁN QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ NGẬP LỤT VĨNH PHÚC (VPFRWMP) KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ Đơn vị lập: Ban quản lý ODA Sở Kế hoạch và Đầu tư 38-40, đường Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam Hà Nội – Tháng 11, 2015

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA VĨNH PHÚC

=======================================

DỰ ÁN QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ NGẬP LỤT VĨNH PHÚC

(VPFRWMP)

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Đơn vị lập:

Ban quản lý ODA

Sở Kế hoạch và Đầu tư

38-40, đường Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Yên,

tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Hà Nội – Tháng 11, 2015

Page 2: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 1/29

LỜI NÓI ĐẦU

Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này sẽ được áp dụng cho Dự án Quản lý Nguồn nước và Ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người dân tộc thiểu số đang sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Mục tiêu của EMPF là để tránh những tác động tiêu cực tới các Dân tộc thiểu số, đảm bảo các lợi ích của dự án phù hợp với văn hóa của họ theo Chính sách OP 4.10của NHTG (Người dân tộc thiểu số) và theo quy định/luật phápcủa Chính phủ.

Người dân tộc thiểu số dễ phải chịu những rủi ro và ảnh hưởng khác nhau từ các dự án phát triển. Với tư cách là các nhóm xã hội với những đặc điểm thường khác so với nhóm người Kinh chiếm ưu thế trong xã hội, các Dân tộc thiểu số thường là những thành phần yếu thế và dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng kinh tế, xã hội, và pháp lý của họ thường khiến họ bị hạn chế về khả năng bảo vệ các quyền về đất, những nguồn sản xuất khác, đồng thời hạn chế khả năng tham gia và hưởng lợi của họ trong đầu tư phát triển. Do đó, EMPF này được chuẩn bị dựa trên kết quả và phân tích đánh giá xã hội được thực hiện trong dự án, ở đó nhóm dân tộc thiểu số được tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin dự án để thu thập những ý kiến của họ, nhu cầu và mối quan tâm của họ- và cơ bản những ảnh hưởng tiềm năng của dự án và nhu cầu phát triển của họ cần được lồng ghép vào mục tiêu và thiết kế dự án. Tham vấn với nhóm dân tộc thiểu số trong khu vực dự án nhằm khẳng định sự ủng hộ rộng rãi của họ đối với thực hiện dự án. EMPF mô tả những yêu cầu chính sách và các quy trình lập kế hoạch mà các cơ quan thực hiện dự án sẽ áp dụng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Vĩnh Phúc, Tháng 11/2015

Page 3: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 2/29

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 1

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 4

TÓM TẮT BÁO CÁO 6

I. GIỚI THIỆU 8

1.1 Bối cảnh 8

1.2 Dự án đề xuất 9

1.3 Dân tộc thiểu số trong Khu vực dự án 11

1.4 Tác động của Hợp phần 1 & 2 12

Mục tiêu của Khung Chính sách DTTS 14

II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH 15

2.1 Khung chính sách của Việt Nam về người DTTS 15

2.2 Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10) 18

III. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 19

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 22

Công bố EMPF và EMDP 23

Cơ chế giải quyết khiếu nại 24

Giám sát và đánh giá 25

V. KINH PHÍ VÀ NGÂN SÁCH 25

Phụ lục 1: Tóm tắt Biên bản tham vấn các nhóm DTTS 27

Phụ lục 2: Đề cương và thành phần Kế hoạch phát triển DTTS 28

Page 4: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 3/29

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CPC UBND xã

DMS Kiểm kê chi tiết

DPC UBND huyện

DRC Ban bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư huyện

DTTS Dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số

EMPF Khung Chính sách Dân tộc thiểu số

GOV Chính phủ Việt Nam

HH Hộ

IOL Kiểm đếm thiệt hại

LURC Chứng nhận quyền sử dụng đất

MOF Bộ Tài chính

MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NGO Tổ chức phi chính phủ

PAD Các tài liệu thẩm định dự án

Người BAH Người bị ảnh hưởng

PMU Ban quản lý dự án

PPC UBND tỉnh

RAP Kế hoạch hành động tái định cư

TOR Điều khoản tham chiếu

VNĐ Việt Nam Đồng

VPFRWMP Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc

NHTG Ngân hàng thế giới

Page 5: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 4/29

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Tác động dự án Tức là các tác động tích cực và tiêu cực của dự án có thể tạo nên từ tất các các hoạt động của dự án. Các tác động tiêu cực thường là hậu quả tức thì của việc thu hồi một mảnh đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được chỉ định hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể mất nhà, đất trồng trọt/ chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người bị ảnh hưởng Tức là những cá nhân hay tổ chức, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi dự án. Điều này có thể là kết quả từ việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Việc thu hồi đất một cách bắt buộc bao gồm việc sở hữu khi người chủ sở hữu đã cho phép và có hưởng lợi từ việc sở hữu/ cư trú ở khu vực khác. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người có sinh kế bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực được chỉ định hợp pháp và các khu vực được bảo vệ; tuy nhiên, nhóm phân loại người bị ảnh hưởng này ít có khả năng có ở khu vực đô thị.

Người bản địa Tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, tức là đề cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thương, có đặc điểm xã hội và văn hóa riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở nhiều cấp độ khác nhau: (i) tự xác định như là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cư trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh, và (iv) một ngôn ngữ bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc vùng.

Các nhóm dễ bị tổn thương

Những nhóm người riêng biệt mà có thể chịu tác động của tái định cư một cách nặng nề hơn hoặc phải đối mặt với nguy cơ bị đẩy xa thêm khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội do tác động của tái định cư và bao gồm các nhóm cụ thể sau: (i) nhóm nữ chủ hộ gia đình (góa phụ, người có chồng bị tàn tật hay không có khả năng lao động, có người

Page 6: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 5/29

già hay con nhỏ), (ii) nhóm người tàn tật hoặc người già neo đơn, (iii) người nghèo (với mức sống dưới ngưỡng nghèo đói), (iv) người không có đất, và (v) các nhóm dân tộc thiểu số.

Phù hợp về mặt văn hóa

Tức là có xét tới mọi mặt của văn hóa và tính dễ tổn thương về chức năng của chúng.

Tham vấn rộng rãi, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin

Đề cập tới quá trình ra quyết định mang tính lựa chọn và được đánh giá về mặt văn hóa,tham vấn công khai và thông báomời tham gialiên quan đến chuẩn bị và thực hiện dự án. Điều này không tạo ra quyền phủ quyết đối với nhóm hoặc cá nhân

Gắn kết tập thể Tức là nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như các khu vực thần thánh, linh thiêng. “Gắn kết tập thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di chuyển/ di cư đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì.

Các quyền về đất và nguồn tài nguyên theo phong tục, tập quán

Nói tới các mô hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng đồng theo phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người dân tộc thiểu số, bao gồm cả việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, hơn là các quyền hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nước ban hành.

Page 7: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 6/29

TÓM TẮT BÁO CÁO

1. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu sự hỗ trợ tài chính từ NHTG cho Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (VPFRWMP). Dự án đề xuất là nhằm cung cấp môi trường nước bền vững để phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, dự án sẽ tập trung vào việc đảm bảo kiểm soát lũ lụt tại lưu vực trung tâm của tỉnh và ngăn chặn sự xuống cấp nhanh chóng của chất lượng nguồn nước mặt. Mục tiêu phát triển của dự án sẽ đạt được thông qua (i) hỗ trợ các giải pháp về kiểm soát lũ lụt và cải tạo sông; (ii) cải thiện việc thu gom và xử lý nước thải tại các thị trấn và các thôn/xóm/cụm dân cư thuộc khu vực nông thôn; (iii) thiết lập hệ thống quan trắc nguồn nước, chất lượng nước, cảnh báo lũ lụt và ứng phó khẩn cấp; và (iv) phát triển thể chế, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cho các sở ban ngành địa phương và những học viên liên quan trong ngành nước nhằm quản lý lưu vực sông và lĩnh vực về nước theo mô hình lồng ghép.

2. Các hợp phần của Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (VPFRWMP) được trình bày dưới đây:

Bảng 1 – Các Hợp phần của Dự án VP-FRWMP

Hợp phần Hoạt động Mức đầu tư (triệu US$)

Hợp phần 1 Quản lý rủi ro lũ lụt 117,00 Hợp phần 2 Quản lý môi trường nước 17,00 Hợp phần 3 Hỗ trợ thực hiện dự án và Tăng cường thể chế 16,00 TỔNG 150,00 Nguồn: VP Ban QLDA, Tháng 08/2015

3. EMPF này được chuẩn bị nhằm cung cấp một khung hoạt động trong đó những tác động tiêu cực tới người DTTS được giảm thiểu và các tác động tích cực được tăng cường dựa trên các cuộc tham vấn rộng rãi, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin với người DTTS bị ảnh hưởng bởi dự án được thực hiện ở các thôn bản nơi có người DTTS đang sinh sống. EMPF thiết kế các biện pháp nhằm (a) tránh những tác động tiêu cực tiềm tàng tới các cộng đồng DTTS; hoặc (b) khi những tác động tiêu cực tiềm tàng tới người DTTS là không thể tránh khỏi thì những tác động đó phải được giảm thiểu, hạn chế, hoặc đền bù; và (c) đảm bảo rằng người DTTS nhận được các lợi ích về xã hội và kinh tế theo một cách thức phù hợp với văn hóa của họ, xét về cả khía cạnh giới và liên kết các thế hệ.

4. Dự án tiến hành đánh giá xã hội cho toàn dự án được đề xuất để thu thập các thông tin liên quan về số liệu nhân khẩu học, bao gồm dữ liệu về tình trạng kinh tế, văn hóa và xã hội; và cả những tác động kinh tế, văn hóa và xã hội. Phạm vi đánh giá các hợp phần chính bao gồm: (a) phát triển cơ sở kinh tế - xã hội cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án; (b) phân tích các bên liên quan; (c) phân tích giới của các hộ bị ảnh hưởng; và (d) sàng lọc (trong phạm vi ảnh hưởng tối thiểu của dự án) và xác nhận sự hiện diện của dân tộc bản địa (sau đây gọi là DTTS), cộng đồng dân tộc thiểu số - theo Chính sách OP 4.10 tại khu vực dự án.

5. Từ kết quả sàng lọc dân tộc thiểu số ban đầu, có thể xác nhận rằng các cộng đồng dân tộc thiểu số bao gồm: Cao Lan, Sán Dìu, Nùng và Dao hiện đang sinh sống trong khu vực dự án và có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án. Một quá trình tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin với cộng đồng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi Dự án được thực hiện trong giai đoạn thiết kế dự án đã được triển khai và sẽ được triển khai

Page 8: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 7/29

trong giai đoạn còn lại của dự án nhằm xác định đầy đủ quan điểm và xác minh sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng dành cho Dự án.

6. Đánh giá xã hội cho thấy trong bối cảnh dự án VPFRWMP, các nhóm dân tộc thiểu số có thể được hưởng những lợi ích lâu dài từ: (i) tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; (ii) tăng cường cơ hội cho cho các hộ nghèo trong việc ứng phó với những cú sốc thông qua việc dự án sẽ giảm ngập lụt, cải thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư; nhờ đó sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trong canh tác, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và tạo cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ, (iii) cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản tại các khu vực được chọn của tỉnh Vĩnh Phúc, tăng cường phạm vi cung cấp dịch vụ thoát nước thải tại các thị xã và thôn xóm và (iv) tăng năng suất sản xuất nông nghiệp do lũ lụt giảm, chi phí vệ sinh và chăm sóc sức khỏe giảm do công trình vệ sinh được cải thiện. Dự án cũng gây ra những tác động tiêu cực tạm thời đến hoạt động đánh bắt cá của một số hộ dân trong thời gianthi công (nạo vét), ảnh hưởng đó có thể được bồi thường trong trường hợp thiết kế kỹ thuật chi tiết không thể tránh được.

7. Ban QLDA ODA Vĩnh Phúc (gọi tắt là Ban QLDA) thuộc Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tổng thể Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, bao gồm xây dựng và tăng cường năng lực cho cơ quan thực hiện dự án và các bên liên quan. Đồng thời, để đảm bảo rằng việc thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS diễn ra một cách minh bạch và tuân thủ theo Khung chính sách DTTS và Chính sách OP 4.10 của NHTG (OP 4.10), các cơ chế bao gồm tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và chiến lược truyền thông, giám sát và đánh giá và giải quyết khiếu nại sẽ được xây dựng và thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án.

Vĩnh Phúc, Tháng 11, 2015

Page 9: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 8/29

I. GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh

1. Vĩnh Phúc là một tỉnh liền kề với Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc. Vĩnh Phúc nằm trong vị trí ba vùng phát triển trọng điểm của Việt Nam: Vùng Đồng Bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có dân số khoảng 1 triệu người (số liệu năm 2013), 22,4% dân số sống ở các khu đô thị và 77,6% sống tại các vùng nông thôn. GDP đầu người đạt 52 triệu đồng vào năm 2012, cao hơn mức GDP cả nước là 36 triệu đồng. Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh năm 2012 là 7,3% (Tổng cục Thống kê, Điều tra dựa trên thu nhập), thấp hơn so với tỷ lệ của các nước là 11,1%.

2. Vĩnh Phúc đã có sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong hai thập kỷ rưỡi qua. Hiện nay Vĩnh Phúc đang là một trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong những điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn trong cả nước. Tính đến tháng 12/2012, tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ 150 dự án đang hoạt động đạt khoảng 2,5 tỷ. Hiện nay, hàng năm Vĩnh Phúc thu hút từ 200 đến 350 triệu USD về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng một nửa GDP của tỉnh là từ lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh đóng góp nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Mức nợ công của tỉnh là không đáng kể trong suốt giai đoạn 2006 – 2011. Giá trị trung bình các khoản vay của Vĩnh Phúc chỉ vào khoảng 1% của tổng nguồn thu của tỉnh.

3. Mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh, Vĩnh Phúc đang đối mặt với một loạt các thách thức, bao gồm tình trạng úng ngập thường xuyên, ô nhiễm nước trong vùng, thiếu hạ tầng kỹ thuật và năng lực thể chế còn hạn chế, đã cản trở Vĩnh Phúc trong việc duy trì tăng trưởng cao hơn. Do cao độ địa hình của Vĩnh Phúc trong đồng bằng sông Hồng là thấp, 2/3 tỉnh có nguy cơ bị lũ lụt. Đặc biệt, các khu vực nằm trong lưu vực sông Phan, bao gồm thành phố Vĩnh Yên và hầu hết các doanh nghiệp FDI nằm trong các khu vưc này, có nguy cơ cao bị lũ lụt và lũ lụt thường xuyên đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về nông nghiệp tại các vùng nông thôn, thành phố Vĩnh Yên và các khu công nghiệp, các nhà máy, với những tổn thất đáng kể về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp - ảnh hưởng đến đời sống – và làm hư hỏng hạ tầng kỹ thuật tại cả khu vực nông thôn và thành thị. Những ước tính ban đầu do thiệt hại từ lũ lụt trong giai đoạn 2006 - 2013 là khoảng 150 triệu đô la Mỹ, bao gồm những tổn thất về sản xuất nông nghiệp khoảng 30% tổng giá trị thu hoạch. Lũ lụt cũng làm gián đoạn giao thông tại thành phố Vĩnh Yên và nhiều khu công nghiệp khác. Chi phí liên quan đến sức khỏe, y tế cũng cần được xem xét.

4. Ô nhiễm chất lượng nước tăng nhanh đã được quan sát thấy tại lưu vực sông Phan, bao gồm các sông, hồ quanh thành phố Vĩnh Yên. Ô nhiễm nước không chỉ tác động đến sức khỏe cộng đồng tại địa phương mà còn ảnh hưởng đến quy hoạch trung và dài hạn của Vĩnh Phúc để phát triển lĩnh vực dịch vụ và du lịch như là một phần của thủ đô Hà Nội.

5. UBND tỉnh cần giải quyết tất cả những thách thức có liên quan tới nguồn nước. Tuy nhiên, hiện đang có sự thiếu hụt về năng lực và hệ thống quản lý hiệu quả, đồng bộ để giải quyết những thách thức này. Ví dụ, nguồn nước và hệ thống quan trắc chất lượng nước trong lưu vực vẫn chưa được thiết lập, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc hàng năm tiến hành quan trắc chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh, trong đó có các lưu vực, nguồn nước thuộc phạm vi triển khai dự án theo mạng lưới quan trắc môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai lắp đặt 02 trạm quan trắc chất lượng tự động tại sông Phan và sông Cà Lồ và dự kiến sẽ vận hành chính thức từ năm 2015. Không có hệ thống cảnh báo lũ và ứng phó khẩn cấp, hoặc có nhưng rất hạn chế. Những yếu tố này là rất quan trọng để cung cấp thông tin

Page 10: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 9/29

kịp thời và chuẩn xác cho chính quyền nhằm quyết định và ứng phó khẩn cấp, đặc biệt là giải quyết các tình trạng lũ lụt và ô nhiễm.

6. Chính quyền tỉnh đã xác định phải giải quyết những thách thức về lũ lụt và ô nhiễm nguồn nước để phát triển lâu dài và bền vững, đặc biệt (i) cải thiện sản lượng nông nghiệp trong toàn lưu vực; (ii) đảm bảo an toàn cho khu vực nông thôn, thành phố Vĩnh Yên và các khu phát triển kinh tế; và (iii) cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI. Chính phủ và các Đối tác phát triển (DP) đang làm việc với Vĩnh Phúc để giải quyết những thách thức liên quan đến nguồn nước. Chính phủ đã hỗ trợ vốn cho một số công trình như công trình nạo vét sông Phan và đầm Vạc tại thành phố Vĩnh Yên, xây dựng một số trạm bơm nhỏ để lưu chuyển nước từ các cánh đồng ra sông Phan và mô hình thí điểm kiểm soát ô nhiễm nước tại một số làng trong lưu vực sông Phan. JICA đã xây dựng một nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) công suất 5.000m3/ng và 34km tuyến ống cấp 1 và 2 tại thành phố Vĩnh Yên và có kế hoạch mở rộng nhà máy giai đoạn hai lên 8.000 m3/ng và các tuyến cống liên quan. ADB đã có kế hoạch giúp Vĩnh Phúc thông qua Dự án Thành phố Xanh, bao gồm xây dựng tuyến ống cấp 3 và đấu nối từ hộ gia đình với dự án NMXLNT do JICA tài trợ và cải tạo 150ha các hồ tại thành phố Vĩnh Yên, bao gồm nạo vét và kè hồ. Tuy nhiên, vẫn có lỗ hổng lớn cần phải giải quyết về vấn đề lũ lụt của tỉnh và sự ô nhiễm nước tại lưu vực sông Phan. Chính quyền tỉnh đã tiếp xúc với Ngân hàng Thế giới để đề nghị hỗ trợ lấp đầy những khoảng trống đó. Dự án sẽ có tên là Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (VPFRWMP).

1.2 Dự án đề xuất

7. Mục tiêu của dự án đề xuất là nhằm cung cấp môi trường nước bền vững để phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, dự án sẽ tập trung vào việc đảm bảo kiểm soát lũ lụt tại lưu vực trung tâm của tỉnh và ngăn chặn sự xuống cấp nhanh chóng của chất lượng nguồn nước mặt. Mục tiêu phát triển của dự án sẽ đạt được thông qua (i) hỗ trợ các giải pháp về kiểm soát lũ lụt và cải tạo sông; (ii) cải thiện việc thu gom và xử lý nước thải tại các thị trấn và các thôn/xóm/cụm dân cư thuộc khu vực nông thôn; (iii) thiết lập hệ thống quan trắc nguồn nước, chất lượng nước, cảnh báo lũ lụt và ứng phó khẩn cấp; và (iv) phát triển thể chế, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cho các sở ban ngành địa phương và những học viên liên quan trong ngành nước nhằm quản lý lưu vực sông và lĩnh vực về nước theo mô hình lồng ghép.

8. Các hợp phần của Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (VPFRWMP) được trình bày dưới đây:

Bảng 1 – Các hợp phần của Dự án VP-FRWMP

Hợp phần Hoạt động Mức đầu tư (triệu USD)

Hợp phần 1 Quản lý rủi ro lũ lụt 117,00

Hợp phần 2 Quản lý môi trường nước 17,00

Hợp phần 3 Hỗ trợ thực hiện, Hỗ trợ kỹ thuật và Tăng cường thể chế 16,00

Tổng cộng 150,00

Hợp phần 1Hợp phần này tăng cường khả năng quản lý ngập lụt thông qua các giải pháp kết cấu tại lưu vực B (bao gồm các tiểu lưu vực B-1, B-2 và B-3) và lưu vực C. Các giải pháp bao gồm (i)

Page 11: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 10/29

xây dựng và cải tạoba hồ trữ nước với tổng diện tích 260 ha để tăng khả năng điều tiết; (ii) xây dựng ba trạm bơm thoát nước với tổng công suất 145 m3/s và hệ thống kênh liên quan đểdẫn nước mưaquá lớn từ lưu vực B ra sông PhóĐáy và sông Hồng; (iii) nạo vét các đoạn chính dọc theo 50 km sông Phan để nâng cao khả năng xả; và (iv) xây dựng hai cổng kiểm soát lũ và kè liên quan để ngăn nước mưa từ lưu vực C chảy vào lưu vực B. Chi tiết như sau:

Lưu vực B1: (i) xây dựng cụm đầu mối trạm bơm Kim Xá, công suất khoảng 45m3/giây; (ii) nạo vét khoảng 100ha tại khu vực đầm Nhị Hoàng và đầm Sổ; (iii) cải tạo cống điều tiết Yên Lập; và (iv) Bãi đổ bùn nạo vét khoảng 10ha;

Lưu vực B2: (i) xây dựng cụm đầu mối trạm bơm Ngũ Kiên, công suất khoảng 45m3/giây, bao gồm khoảng 02 km kênh xả ra sông Hồng; (ii) nạo vét khoảng 150ha tại khu vực Đầm Rưng; (iii) nạo vét khoảng 03 km kênh dẫn từ sông Phan vào đầm Rưng; (iv) nạo vét sông Phan khoảng 28km (từ Thượng Lập đến Lạc Ý); và (v) Bãi đổ bùn nạo vét khoảng 30 ha;

Lưu vực B3: (i) xây dựng cụm đầu mối trạm bơm Nguyệt Đức, công suất khoảng 75m3/giây bao gồm khoảng 03 km kênh dẫn nối với hồ Sáu Vó, khoảng 03 km kênh xả ra sông Hồng; (ii) nạo vét khoảng 200 ha tại khu vực hồ Sáu Vó; (iii) nạo vét sông Phan khoảng 18km (từ Lạc Ý đến Cầu Sắt); và (iv) đường vận hành 6km và Bãi đổ bùn nạo vét Đồng Mong khoảng 50 ha; và

Lưu vực C: (i) xây dựng 02 cống điều tiết (Cầu Tôn và Cầu Sắt) và kè bờ dọc theo 02 sông; và nạo vét 03 sông với tổng chiều dài khoảng 66km.

Hợp phần 2Hợp phần này giúp cải tạo điều kiện môi trường tạicác thị trấn nhỏ tập trung dân cư và tại các khu vực nông thôn cũng như chất lượng nước sông Phan bằng cách cung cấp dịch vụ thoát nước và nước thải. Các giải pháp bao gồm xây dựng và cải tạohệ thống thu gom và xử lý nước thải tại bốn huyện và 33 thôn/xóm/cụm dân cư thuộc khu vực dân cư dọc theo sông Phan. Do các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ các hộ gia đình, hợp phần này sẽ tập trung vào việc ngăn chặn và xử lý nước thải. Công nghệ đơn giản với chi phí thấp, không đòi hỏi thiết bị máy móc tinh vi, không tiêu tốn điện năngvà không yêu cầu vận hành và bảo dưỡng phức tạp sẽ được áp dụng, bao gồm:

Quản lý nước thải cho các thị trấn: xây dựng công trình thu gom và xử lý nước thải quy mô nhỏ tại 04-06 thị trấn, mỗi công trình có thể phục vụ cho khoảng 15.000 - 25.000 người;

Quản lý nước thải cho cộng đồng nông thôn: Một cuộc khảo sát để xác định khu vực, dân số, dự báo nước thải phát sinh, ô nhiễm các sông, kênh, suối, cống thoát nước cho các thôn/xóm/cụm dân cư dọc sông Phan. Trên cơ sở kết quả khảo sát, sẽ đề xuất ưu tiên xây dựng 50 công trình thu gom và xử lý nước thải quy mô nhỏ. Mỗi trạm có thể phục vụ tối thiểu 500 người.

Cần lưu ý rằng trên cơ sở kết quả khảo sát điều tra sơ bộ, Tư vấn sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp cho các hạng mục đầu tư thuộc Hợp phần này.

Hợp phần 3, Hợp phần này hỗ trợ (i) thực hiện dự án, bao gồm thiết kế kỹ thuật chi tiết, giám sát thi công, giám sát an toàn và các hoạt động khác có liên quan; (ii) cảnh báo sớm lũ lụt khẩn cấp, bao gồm dịch vụ tư vấn, các công trình, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan; (iii) vận hành và bảo dưỡng (O&M) đối với tài sản được xây dựng theo dự án, bao gồm đào tạo, hướng dẫn vận hành và cung cấp các trang thiết bị cần thiết; và (iv) phát triển thể chế để quản lý lưu vực sông và các lĩnh vực liên quan đến nước theo mô hình thống nhất.

Page 12: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 11/29

1.3 Dân tộc thiểu số trong Khu vực dự án

9. Việt Nam có 54 dân tộc được chính thức công nhận như các nhóm dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 87%. 53 nhóm dân tộc thiểu số có lượng người khác nhau, từ 500.000 người tới vài trăm nghìn người mỗi nhóm. Các dân tộc thiểu số chiếm 13% tổng dân số của Việt Nam.

10. Vĩnh Phúc có 29 thành phần dân tộc thiểu số. Tính đến năm 2014, tổng số người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là khoảng 44.948 người (chiếm khoảng 4.6% dân số toàn tỉnh). Các dân tộc sống thành cộng đồng bao gồm: Dân tộc Sán Dìu (42,264 người, chiếm 89.9%), dân tộc Cao Lan (1.827 người, chiếm 3.9%), Dân tộc Nùng (911 người, chiếm 1.94%), dân tộc Dao (776 người, chiếm 1.65%). Các dân tộc còn lại chiếm số lượng ít, sống rải rác, xen kẽ giữa các cộng đồng người Kinh trên địa bàn các huyện, thành, thị1.

11. Các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở chân dãy núi Tam Đảo và dãy núi Sáng thuộc địa phần các huyện Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên

Bảng 2 – Dân tộc thiểu số tại tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện/thị xã Xã Số người DTTS trong xã Tổng dân số xã Tỷ lệ (%)

Thị xã Phúc Yên Ngọc Thanh 5.020 12.236 41,03

Bình Xuyên Trung Mỹ 4.491 7.618 58,95

Lập Thạch Quang Sơn 760 5.252 14,47

Sông Lô Lãng Công 627 6.726 9,32

Quang Yên 1.651 8.375 19,71

Tam Đảo

Hồ Sơn 1.874 6.737 27,82

Hợp Châu 3.462 8.651 40,02

Minh Quang 6.686 10.500 63,68

Tam Quan 925 12.786 7,23

Đại Đình 3.471 9.740 35,64

Bồ Lý 1.392 6.118 22,75

Yên Dương 2.669 5.635 47,36

Đạo Trù 11.920 14.165 84,15

TỔNG 44.948 114.539 39,24

Nguồn: Ban QLDA ODA – Vĩnh Phúc, tháng 08/2015

Đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng của người DTTS đang sinh sống tại Vĩnh Phúc

12. Dân tộc Sán Dìu. Trước đây, người Sán Dìu làm ruộng nước lẫn canh tác ruộng khô, phương tiện vận chuyển khá độc đáo là chiếc xe quệt làm bằng tre, do trâu, bò kéo. Hiện nay, người Sán Dìu cũng đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời thâm canh tăng vụ hoặc trồng xen canh các giống cây trồng, hoa quả cho năng suất cao. Văn hóa của người Sán Dìu rất phong phú, thể hiện trong trang phục, cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tất, truyện cổ, dân ca, ca dao, đặc biệt là làn điệu “Soọng Cô”. Do ảnh hưởng của các tôn giáo Phương Đông như Phật Giáo, Đạo Giáo nên tín ngưỡng tâm linh của người Sán Dìu rất phức tạp. Song chung quy lại, họ thường tôn thờ các vị thần linh: thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng, Thổ địa, Phật, thần Bà Mù, Vật Linh, Mộc Linh, …. phù hợp cho mùa màng bội thu.

1 Nguồn: Văn bản số 231/BDT-CS do Ban DTTS tỉnh Vĩnh Phúc phát hành ngày 25/08/2015

Page 13: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 12/29

13. Dân tộc Cao Lan. Người Cao Lan ở Vĩnh Phúc có lịch sử tồn tại khoảng 200 năm, sống tập trung ở 4 thôn: Đồng Dong, Đồng Dạ, Bản Mo, Đồng Chằm của xã Quang Yên, huyện Sông Lô. Người Cao Lan chủ yếu là tôn thờ các vị thần thuộc Phật Giáo và Đạo Giáo, Nho Giáo. Ngoài ra, họ còn thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng. Tư tưởng và tín ngưỡng chủ yếu gần với Đạo Giáo. Trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Cao Lan có những văn hóa mang đậm sắc thái lâu đời như: kho tang chuyện cổ tích, thơ ca, hò vè, lễ hội xuống đồng, …trong đó “Sình Ca” cũng là một hình thức sinh hoạt phong phú, hấp dẫn. Ngoài ra, người Cao Lan còn có những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác như: Hát ru con, hát trong đám cưới, múa trống, múa xúc tép, múa hát nương, múa đâm cá, …

14. Dân tộc Nùng: Các nhóm người Nùng đều là cư dân trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa vào

kết quả của mùa màng, cùng với nông nghiệp ruộng nước, nương rẫy ở nhiều vùng vẫn chiếm vị

trí đáng kể. Đồng thời việc làm vườn trồng cây đặc sản, chăn nuôi tiểu thủ công nghiệp, hái lượm,

săn bắt đánh cá..đều là những nghành kinh tế phụ trợ cho kinh tế ruộng nước. Người Nùng có hai

loại nhà chính đó là nhà sàn và nhà đất. Cơm gạo tẻ là thành phần chủ yếu trong những bữa ăn

thường nhật của người Nùng, lúa nếp không được cấy nhiều và chỉ được dùng vào trong những

dịp lễ tết. Lương thực phụ hàng đầu đó là ngô, sau đến sắn, khoai dùng để ăn độn với cơm hoặc ăn

vào bữa phụ.Trang phục Nùng khá phong phú và đa dạng, nhìn chung có tính thống nhất. Trong

sự thống nhất đó tuy trang phục được phân biệt theo giới tính và theo độ tuổi, theo địa vị xã hội và

theo nhóm địa phương. Đồng bào Nùng thường gọi gia đình là “Tu rườn”, đã từ lâu gia đình phụ

quyền là loại hình gia đình chủ yếu ở các vùng đồng bào Nùng. Phổ biến nhất vẫn là gia đình hai

thế hệ đó là bố mẹ và con cái chua có gia đình. Người Nùng chịu ảnh hưởng về giáo lý cũng như

lễ thức của Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo...họ suy tôn một cá nhân làm đại diện cho toàn thể

cộng đồng, người đó có thể cho là một vị thần linh đầu thai xuống trần cai trị thiên hạ, thường

được gọi là con trời.

15. Dân tộc Dao. Người Dao làm ruộng nước lẫn canh tác ruộng khô. Trong nông nghiệp, họ cũng sử dụng những loại công cụ phổ biến như cày, bừa, hái, nhắt, gậy chọc lỗ, ….. Người Dao thờ Bàn Vương, theo quan niệm của họ, đó là Đạo tổ sinh ra Trời – Đất – Người. Người Dao cũng có những ngày lễ giống như các dân tộc khác ở Vĩnh Phúc. Nhưng có một lễ bắt buộc đó là lễ “Cấp Sắc”. Người con trai nào cũng làm lễ “cấp sắc” để cộng nhận là con cháu của Ban Vương.

1.4 Tác động của Hợp phần 1 & 2

16. Việc thực hiện dự án VPFRWMP sẽ mang lại các tác động tích cực liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực. Tuy nhiên, dự án cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực do thu hồi đất để đầu tư cho Hợp phần 1 & 2, như nạo vét hồ điều hòa, xây dựng bãi đổ thải. Tác động tiềm ẩn được đánh giá dựa trên các cuộc tham vấn và phỏng vấn sâu với các bên liên quan chính.

Tác động tích cực

- Trong giai đoạn xây dựng trạng bơm, nạo vét hồ điều hòa, cải tạo cống ngăn lũ và xây dựng bãi thải bùn, dự án dự kiến sẽ mang lại những lợi ích dưới đây cho người dân địa phương – kể cả Dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án:

- Lợi ích trực tiếp cho người dân hiện đang sống tại khu vực lưu vực thông qua (i) giảm tính dễ bị tổn thương đối với ngập lụt và tăng năng suất (kể cả người nghèo); và (ii) tạo cơ hội việc làm cho người dân.

Page 14: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 13/29

- Giúp giảm sự cố ngập lụt tại khu vực mục tiêu và giảm các chi phí liên quan; giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và thiệt hại cơ sở vật chất, tài sản, mất thu nhập.

- Cải thiện bền vững điều kiện môi trường thông qua cải thiện dịch vụ nước thải. Điều kiện môi trường được cải thiện và đa số là người nông dân có thu nhập thấp, thông qua giảm nguy cơ nhiễm bệnh liên quan đến nguồn nước và chi phí y tế liên quan.

- Cải thiện cơ hội tăng thu nhập ngắn hạn trong khu vực và cho người dân địa phương, qua đó giảm tình trạng di dân và các bệnh xã hội gây ra do di dân.

Tác động tiêu cực đối với đất đai và sinh kế:

- Thu hồi đất: Việc thực hiện các tiểu dự án tại các khu vực cụ thể sẽ không tránh khỏi yêu cầu phải thu hồi đất (cả ảnh hưởng tạm thời và vĩnh viễn). Ước tính 520ha đất sản xuấtsẽ bị thu hồi trong quá trình thực hiện các hoạt động xây lắp. Ngoài ảnh hưởng thu hồi đất, các hoạt động thi công có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương.

- Sinh kế: Dự án sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Giai đoạn 1, chỉ ảnh hưởng tạm thời và tác động nhỏ về thu hồi đất. Những nỗ lực đã được thực hiện nhằm tránh thu hồi đất đối với người dân tộc thiểu số. Điều này được thực hiện thông qua các phương án kỹ thuật thay thế nhằm tránh các tác động tiêu cực đến thu hồi đất và sinh kế của người dân địa phương. Trong suốt các tiểu dự án giai đoạn 1 không có thu hồi đất vĩnh viễn.

- Ảnh hưởng tạm thời: Hoạt động thi công có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân địa phương và chăn nuôi gia súc.

- Hạn chế sử dụng nước: Những tác động kinh tế lâu dài và tạm thời do thay đổi và hạn chế sử dụng nước, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh bắt cá. Ngoài ra, những tác động văn hóa do việc hạn chế sử dụng nước cũng được đánh giá, giảm thiểu và bồi thường có thể cản trở các hoạt động lễ hội hoặc truyền thống đối đáp liên quan đến thực tiễn của tổ tiên.

- Ảnh hưởng đến Mồ mả và Công trình văn hóa. Việc thực hiện các tiểu dự án sẽ có thể ảnh hưởng đến công trình văn hóa hoặc mồ mả của người dân địa phương, bao gồm cả người DTTS.

- Hoạt động thi công có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân địa phương và hoạt động chăn nuôi gia súc.

- Xung đột văn hóa. Xung đột văn hóa giữa người dân địa phương/DTTS và công nhân từ nơi khác đến có thể ảnh hưởng đến người dân địa phương. Lán trại công nhân có thể ảnh hưởng đến người dân địa phương và phát sinh xung đột xã hội.

Biện pháp giảm thiểu

17. Thu hồi đất. Các biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi đất sẽ được thực hiện thông qua các chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư của dự án. Dự án sẽ tiến hành tham vấn rộng rãi với cộng đồng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và các chương trình phục hồi đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương của dự án. Khi thu hồi đất không thể tránh khỏi, ngoài việc được bồi thường thỏa đáng, nhóm dân tộc thiểu số sẽ được bố trí tái định cư có xét đến các đặc điểm văn hóa và gắn kết cộng đồng. Các khu tái định cư trong cùng cộng đồng cũ hoặc tại khu tái định cư mới sẽ được tham vấn và thỏa thuận với các hộ tái định cư. Mọi tác động do thu hồi đất sẽ được giải quyết trong Kế hoạch hành động tái định cư của tiểu dự án, giải quyết các thủ tục cần thiết cho người DTTS.

Page 15: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 14/29

18. Nguồn nước phục vụ Sản xuất: Tác động tạm thời và vĩnh viễn sẽ được giải quyết, bồi thường và hỗ trợ theo Kế hoạch hành động tái định cư, giải quyết các thủ tục cần thiết cho người DTTS.

19. Ảnh hưởng Mồ mả và Công trình văn hóa: Tiến hành tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin cho các cộng đồng dân tộc thiểu số.Việc di dời hoặc phục hồi nguyên vẹn các ngôi mộ và các công trình văn hóa cần được thực hiện theo truyền thống của người bị ảnh hưởng.

20. Tác động tới Cộng đồng: Nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để ngăn ngừa/giảm thiểu tác động tiêu cực tới văn hóa của người dân tộc thiểu số. Quản lý lán trại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường được đề cập cụ thể trong Kế hoạch quản lý môi trường (đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số).

Mục tiêu của Khung Chính sách DTTS

21. Chính sách hoạt động 4.10 của Ngân hàng yêu cầu sàng lọcDTTS trong khu vực dự án. Khi người DTTS được xác định trong khu vực dự án, một đánh giá xã hội (SA) đã được thực hiện và Khung dân tộc thiểu số được chuẩn bị dựa trên kết quả của báo cáo SA.

22. EMPF này cung cấp các chỉ dẫn cách thức lập một Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) cho một tiểu dự án nhằm đảm bảo rằng:

a. Những người DTTS bị ảnh hưởng nhận được lợi ích về kinh tế - xã hôi phù hợp với văn hóa của họ;

b. Khi xuất hiện tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với người DTTS, những tác động đó cần được xác định, phòng tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ, hoặc bồi thường.

23. EMPF được xây dựng dựa trên: (a) báo cáo đánh giá tác động xã hội được chuẩn bị cho toàn Dự án VPFRWMP, bao gồm đánh giác tác động môi trường; b) tham vấn người DTTS sống tại các khu vực dự án (Xem Phụ lục 1 của tài liệu này để biết được thông tin tóm tắt của các cuộc tham vấn), và c) tham vấn với các bên liên quan tới dự án, bao gồm Sở KHĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Ban DTTS tỉnh Vĩnh Phúc và NHTG.

Sàng lọc Dân tộc thiểu số trong Khu vực dự án

24. Trong giai đoạn chuẩn bị đánh giá xã hội của dự án, các cuộc tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin đã được triển khai từ tháng 08 đến tháng 09 năm 2015 tại 21 xã dự án với sự tham gia của khoảng khoảng 90 người DTTS.

25. Kết quả khảo sát nhóm DTTS cho thấy tại các lưu vực dự án chỉ có số ít các hộ DTTS người Sán Dìu, Cao Lan tại huyện Tam Đạo và Bình Xuyên thuộc Hợp phần 2 và Lưu vực C của dự án. Do dự án nằm ở vùng trung du (không xa và/hoặc tách biệt với vùng đồng bằng) nên những người DTTS này gần đây hòa nhập với người Kinh và do đó không có nhiều khác biệt về đặc điểm sinh hoạt. Thông tin các nhóm DTTS được tóm tắt dưới đây:

- Quy mô hộ. Khảo sát cho thấy quy mô hộ DTTS trung bình là 4,2 người/hộ trong khi đó quy mô hộ của người Kinh là 3,9 người/hộ.

Page 16: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 15/29

- Nghề nghiệp và Thu nhập. Tỷ lệ người DTTS sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 85,4%, cao hơn một chút so với người Kinh (60,3%). Thu nhập bình quân của người DTTS là khoảng 1,05 triệu đồng/người/tháng.

- Tiếp cận Dịch vụ công cộng. Tất cả người DTTS được khảo sát được tiếp cận mạng lưới quốc gia trong khi đó vấn đề cấp nước sạch là một vấn đề quan trọng vì hầu hết người dân địa phương đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào và nước mưa cho sinh hoạt.

- Ngập lụt. Do địa hình vùng trung du nên ngập lụt không phải là một vấn đề quan trọng đối với người DTTS (bao gồm cả người Kinh và nhóm dân tộc thiểu số)trong khi đó trung bình 71,6% số hộ khảo sát đánh giá xã hội cho rằng vấn đề ngập lụt xảy ra nghiêm trọng tại địa phương, đặc biệt vào mùa mưa.

26. Trong các cuộc tham vấn, họ bày tỏ sự ủng hộ với việc thực hiện dự án do dự án không chỉ giúp giảm thiểu ngập lụt vào mùa mưa mà còn giúp cải thiện năng suất nông nghiệp trong khu vực dự án – nơi người DTTS Sán Dìu, Cao Lan đang sinh sống.

27. Cuộc tham vấn cũng được triển khai với các bên liên quan khác, bao gồm Ban DTTS, thảo luận về các chính sách hiện hành và hỗ trợ người DTTS tại khu vực dự án, như Chương trình xóa đói giảm nghèo (Chương trình 135 được quy định trong Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 4/4/2013), tín dụng vi mô để phát triển sản xuất cho DTTS nghèo trong giai đoạn 2012-2015 (như đề cập trong Quyết định 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012), quy định về cấp nước tập trung (được đề cập trong Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009)... Họ cũng kỳ vọng Dự án sẽ phát triển them các chương trình để hỗ trợ người DTTS cải thiện mức sống.

II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH

2.1 Khung chính sách của Việt Nam về người DTTS

28. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghịa Việt Nam (2013) công nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc tại Việt Nam. Điều 5 của Hiến pháp năm 2013 quy định:

i. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

ii. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

iii. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

iv. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

29. Việc áp dụng các chính sách xã hội và kinh tế cho phù hợp với từng vùng, với mỗi dân tộc, có quan tâm tới nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số, là một yêu cầu. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội kêu gọi sự quan tâm cụ thể tới các nhóm dân tộc thiểu số. Các chương trình lớn xác định mục tiêu là các dân tộc thiểu số bao gồm chương trình 135 (hạ tầng cơ sở cho vùng nghèo, vùng sâu vùng xa) và chương trình 134 (xóa nhà tạm). Một chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số cũng được xây dựng.

Page 17: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 16/29

Khung pháp lý được cập nhật năm 2014. Tất cả các tài liệu tham khảo được trình bày trong Bảng 2 dưới đây.

30. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một loạt các chính sách nhằm phát triển, nâng cao điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân tộc thiểu số tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sau các chương trình 124 và chương trình 125 giai đoạn 1, giai đoạn 2, Chính phủ đã đưa ra chương trình 135 giai đoạn 3 để tạo cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi. Bên cạnh việc các chương trình phát triển chung cho các cộng đồng DTTS, Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án Hỗ trợ phát triển các dân tộc có dân số dưới 1.000 người như các nhóm: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ đu. Chính phủ cũng ban hành Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS đang sinh sống.

31. Nghị định số 84/2012/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/10/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc (CEMA). Nghị định quy định Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. Cùng với Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác Dân tộc, Nghị định 84/2012/NĐ-CP được ban hành là cơ sở pháp lý để Ủy ban Dân tộc tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

32. Các tài liệu của Chính phủ về vấn đề dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân cũng liên quan trực tiếp tới Khung phát triển DTTS này. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 20/4/2007 (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2003) về thực hiện dân chủ tại cấp xã, phường, và thị trấn/ thị xã cung cấp cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng vào việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và sự giám sát của cộng đồng tại Việt Nam. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/4/2005 quy định việc giám sát đầu tư của cộng đồng. Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy Ban Dân tộc (2013 – 2016) nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của hệ thống cơ quan làm công tác Dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.

33. Việc xây dựng các chính sách kinh tế xã hội cho từng vùng miền và từng nhóm đối tượng, cần xét tới các nhu cầu của người DTTS. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam kêu gọi sự quan tâm đặc biệt đến người DTTS. Chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người DTTS cũng đã được ban hành. Tất cả các tài liệu pháp lý lien quan tới DTTS được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3: Văn bản pháp luật liên quan đến Dân tộc thiểu số

2014 Quyết định số 456/QĐ-UBDT ngày 7/11/2014 về việc ban hành kế hoạch thực

hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.

2014 Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/8/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà

nước về công tác dân tộc.

2014 Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 về việc ban hành danh mục các đơn

Page 18: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 17/29

vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

2014 Thông tư số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/1/2014 quy định chi tiết và

hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS

2014 Thông tư số 03/2014TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL ngày 15/10/2014 về sửa

đổi, bổ sung một số điều của TTLT số 02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-

BVHTTDL ngày 13/12/2012 về hướng dẫn thực hiện QĐ 2472/QĐ-TTg.

2013 Thông tư số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18/11/2013 về việc

hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định 755/QĐ-TTg..

2013 Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ

đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo ở các xã

ĐBKK giai đoạn 2013-2015

2013 Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về việc ban hành Chương trình

hành động chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020

2013 Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 về việc phê Chiến lược công tác dân

tộc đến năm 2020

2013 Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 10/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số

điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg.

2013 Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 về hướng dẫn một số điều của

Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg

2013 Thông tư liên tịch số 05/2013-TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày

18/11/2013 hướng dẫn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển

sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt

khó khăn.

2012 Quyết định 54/2012-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2012 về Ban

hành chính sách cho vay vốn phát triển đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó

khăn giai đoạn 2012-2015.

2012 Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc.

2012 QĐ số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 về tiêu chí xác đinh thôn ĐBKK, xã

vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015

2012 QĐ số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều

của QĐ số 139/2002/QĐ-TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo.

2012 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/1/1012 của Bộ Tư pháp

và Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu

số

2011 QĐ số 18/2011/QĐ-TTg ngày 03/8/2011 về chính sách đối với người có uy tín

Page 19: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 18/29

trong đồng bào DTTS

2011

QĐ số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho

vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK giai đoạn 2012-2015

2010 Nghị định số 82/2010/ND-CP ngày 20/7/2010 của chính phủ về dạy và học tiếng

dân tộc ở các trường học.

2009

TT số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 30/12/2009 về hướng dẫn thực hiến QĐ

số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người

dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn.

2009 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

2008 Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/12/2008 về

chương trình hỗ trợ cho xóa đói giảm nghèo nhanh chóng và bền vững cho 61

huyện nghèo nhất của cả nước.

2007 Thông tư 06 ban hành ngày 20/9/2007 của UB dân tộc hướng dẫn hỗ trợ các dịch

vụ, cải thiện sinh kế, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ nâng cao kiến thức về luật theo

Quyết định 112/2007/QĐ-TTg

2007 Quyết định 05/2007/QĐ-UBDT ban hành ngày 06/9/2007 của UB dân tộc về việc

chấp thuận 3 vùng dân tộc thiểu số và miền núi dựa trên tình hình phát triển

2007 Quyết định 01/2007/QĐ-UBDT ban hành ngày 31/5/2007 của Ủy ban dân tộc về

việc cộng nhận các xã, huyện miền núi

2007 Quyết định 06/2007/QĐ-UBDT ban hành ngày 12/1/2007 của UB dân tộc về

chiến lược truyền thông cho chương trình 135 – Giai đoạn 2

2.2 Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10)

34. Chính sách OP 4.10 của NHTG nhằm tránh những tác động tiêu cực tới người dân bản địa (người DTTS) và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại lợi ích có xét đến nhu cầu văn hóa của họ. NHTG yêu cầu người DTTS được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia các dự án. Dự án phải được phần lớn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án ủng hộ. Dự án được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số không bị ảnh hưởng và các biện pháp giảm thiểu được đưa ra nếu cần thiết và đảm bảo rằng người DTTS sẽ được thụ hưởng những lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích này phù hợp với văn hóa của họ. Chính sách này xác định rằng Người dân tộc thiểu số có thể được xác định theo khu vực địa lý cụ thể và các những đặc điểm như sau ở các mức độ khác nhau:

Tự coi mình là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa khác biệt và bản sắc này được các

nhóm khác công nhận;

Luôn gắn bó với những vùng địa lý nhất định hay đất đai của tổ tiên và các tài nguyên thiên

nhiên trên lãnh thổ thuộc khu vực dự án;

Page 20: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 19/29

Có thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá truyền thống khác biệt với đặc tính văn hoá

xã hội của nhóm đa số; và

Có ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ phổ thông của quốc gia hay khu vực.

35. Là yêu cầu tiên quyết cho việc phê duyệt bất kỳ dự án đầu tư nào, Chính sách hoạt động OP 4.10 đòi hỏi Bên vay phải thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin với người DTTS có khả năng bị ảnh hưởng và đạt được sự ủng hộ rộng rãi của họ cho các mục tiêu và hoạt động của dự án. Một điểm quan trọng cần lưu ý là OP 4.10 hướng tới các nhóm và cộng đồng xã hội chứ không hướng tới cá nhân. Các mục tiêu chính của OP 4.10 là:

- đảmbảorằngcácnhómDTTSđượctạocơhộitốtđểthamgiavàoviệclậpkếhoạchcác hoạt độngdựán cóảnh hưởngtới họ;

- đảmbảorằngcơhộicungcấpchonhữngnhómDTTScóxemxéttớinhữnglợiíchphù hợp vềvăn hóa củahọ; và

- đảmbảorằngbấtkỳtácđộngnàocủadựánảnhhưởngtiêucựctớihọsẽđượctránh hoặc được hạn chế, giảmthiểu, hayđền bù.

36. Theo chính sách OP 4.10, EMPF này được áp dụng cho các tiểu dự án, hướng dẫn cách thực hiện sàng lọc sơ bộ dân tộc thiểu số, đánh giá xã hội, xác định các biện pháp giảm thiểu, giải quyết khiếu nại, những vấn đề nhạy cảm về giới và giám sát. Dân tộc thiểu số dễ được hưởng những lợi ích lâu dài thông qua đầu tư Hợp phần 1 & 2 của dự án. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do thu hồi đất và/hoặc tái định cư. Chính sách cụ thể và kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn do thu hồi đất và tái định cư sẽ được giải quyết thông qua chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư của từng tiểu dự án.

37. Liên quan đến tham vấn và tham gia của người DTTS, khi các tiểu dự án ảnh hưởng đến người DTTS, cuộc tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và phổ biến thông tin sẽ đảm bảo:

a) DTTS và cộng đồng DTTS được tham vấn trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án;

b) Sử dụng phương pháp tham vấn phù hợp về văn hóa và xã hội khi tham vấn cộng đồng DTTS. Trong quá trình tham vấn, cần đặc biệt chú ý đến những mối quan tâm của phụ nữ, thanh niên, trẻ em DTTS và cơ hội tiếp cận của họ với các hoạt động phát triển; và

c) Người DTTS và cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng được cung cấp thông tin dự án (bao gồm thông tin về những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn của dự án phù hợp về văn hóa trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án, và

d) Tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và phổ biến thông tin với người DTTS để đạt được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án.

III. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

Sàng lọc DTTS để lập Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)

38. Nếu kết quả sàng lọc cho thất có người DTTS sống trong khu vực tiểu dự án liên quan đến đầu tư Hợp phần 1 và 2, Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) sẽ được xây dựng. Liên quan đến Hợp phần 1 và 2 của Dự án, các quy trình bao gồm:

Đánh giá xã hội

Page 21: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 20/29

39. Mục đích. Đánh giá tác động xã hội (SA), trong văn bản về Chính sách hoạt động 4.10 của Ngân hàng, là một nghiên cứu với mục tiêu phát hiện ra cách những hoạt động đã lên kế hoạch của dự án, thuộc tiểu dự án mà NHTG tài trợ, ảnh hưởng như thế nào tới sinh kế của người DTTS đang sinh sống tại khu vực của tiểu dự án. Mục đích của SA làm nhằm đảm bảo nếu có bất kỳ yếu tố tác động tiêu cực nào xảy ra như một kết quả của tiểu dự án, thì các biện pháp phù hợp phải được thực hiện ngay (trước khi tiến hành thực hiện tiểu dự án) nhằm tránh, giảm nhẹ, giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực này, hoặc nếu không thể tránh khỏi thì tiến hành đền bù cho những người bị ảnh hưởng. SA cũng nhằm khảo sát, dựa trên hiểu biết về đặc thù văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng DTTS, những hoạt động phát triển khả thi mà dự án có thể tiến hành (liên quan tới mục đích/mục tiêu của dự án) nhằm đảm bảo người DTTS ở những khu vực tiểu dự án nhận được lợi ích kinh tế - xã hội hợp lý nhất đối với họ.

40. Phương pháp. Đánh giá xã hội bao gồm tiến trình tham vấn được thực hiện đối với người bị ảnh hưởng tiềm năng trong khu vực dự án. Khi đó tiến hành tham vấn vơi người dân tộc thiếu số, tham vấn được thực hiện rộng rãi trước và có thông báo- như yêu cầu trong O P 4.10 của NHTG nhằm thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và viết báo cáo EMDP. Tham vấn cần tổ chức các cuộc họp với người DTTS vào những thời điểm khác nhau trong suốt chu kỳ thực hiện tiểu dự án nhằm đảm bảo dự báo tác động tiềm năng chính xác nhất có thể. Một thực tiễn tốt đó là EMDP cần được chuẩn bị dựa trên tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và phổ biến thông tin và đánh giá xã hội nhằm đảm bảo rằng tiểu dự án mang lại những lợi ích phù hợp về văn hóa cho người DTTS. Người DTTS cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về các tiểu dự án trước khi tiến hành tham vấn. Ngoài ra, nếu chủ dự án có thể dự kiến được thì các tác động tiềm tàng, cần phải cho người DTTS biết để giúp họ hiểu biết rõ về bản chất và mức độ tác động của dự án tới các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế của họ.

41. Các biện pháp tham vấn phù hợp, cụ thể với từng nhóm DTTS, cần phải được thông qua nhằm thu được phản hồi hợp lý và đáng tin cậy từ những người DTTS được tham vấn. Khi tham vấn người DTTS, cần quan tâm đặc biệt đến những nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người thuộc diện dưới chuẩn nghèo, không có đất đai, người già, phụ nữ và trẻ em. Điều quan trọng là phải có được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng trước khi thẩm định tiểu dự án để đưa vào thực hiện.

42. Thu thập dữ liệu. Có 2 loại dữ liệu cần thu thập để đánh giá tác động xã hội cho tiểu dự án. Dữ liệu có sẵn về dân số DTTS bị tác động/mục tiêu dân số DTTS là dữ liệu thứ cấp. Những dữ liệu này có thể có ở những báo cáo của chính quyền địa phương, sách thống kê, sách, báo, và tạp chí. Nhóm đánh giá tác động xã hội (có thể là nhân viên được đào tạo của BQLDA, hoặc tư vấn viên) cần kiểm tra liệu dữ liệu thứ cấp hiện có có đủ không để không thu thập trùng số liệu. Kinh nghiệm cho thấy dữ liệu đặc thù ở mức độ hộ gia đình đặc biệt không có sẵn. Do đó, những dữ liệu sơ cấp cần được thu thập từ những người bị ảnh hưởng thông qua khảo sát/phỏng vấn hộ gia đình, hoặc thông qua thảo luận nhóm tập trung, sử dụng các kỹ năng phỏng vấn phù hợp.

43. Loại dữ liệu. Khi thực hiện đánh giá tác động xã hội để phát triển một EMDP, những thông tin sau cần phải được thu thập từ cả hai nguồn thứ cấp và sơ cấp.

- Dữ liệu chung về kinh tế - xã hội của người DTTS có thể bị ảnh hưởng, xác định rõ dữ liệu nhân khẩu học, thành phần hộ gia đình, số liệu phân tách theo giới về nguồn thu nhập và nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, v.v.;

- Đặc điểm văn hóa của những nhóm DTTS;

- Các hoạt động tạo thu nhập, bao gồm các nguồn thu nhập, sự chia tách theo nhân khẩu, mùa vụ, bao gồm đất đai và tài sản sản xuất.

Page 22: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 21/29

- Hiểm họa thiên nhiên hàng năm có thể ảnh hưởng tới sinh kế và khả năng tạo thu nhập;

- Tài nguyên dùng chung, hệ thống sản xuất và sinh kế, phương thức sở hữu tài sản mà người DTTS có thể lệ thuộc;

- Quan hệ cộng đồng (tư bản xã hội, quan hệ họ hàng, mạng xã hội,...);

- Tác động tiềm ẩn (tích cực và tiêu cực) của tiểu dự án đến sinh kế của họ;

- Hỗ trợ ưu đãi cho người DTTS trong việc thực hiện các hoạt động phát triển, do dự án tài trợ (Đánh giá Nhu cầu).

- Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi.

44. Phân tích dữ liệu. Công việc này là một thách thức, từ đơn giản đến phức tạp, phụ thuộc vào loại dữ liệu được thu thập và tính phức tạp của dữ liệu, cũng như kỹ năng phân tích dữ liệu của nhóm đánh giá tác động xã hội. Đề xuất phân tích dữ liệu định tính cần được thu thập và phân tích nhằm hỗ trợ cho những tìm kiếm của việc đánh giá tác động xã hội. Phân tích định lượng cần được xem xét kỹ lưỡng trước và chỉ được thực hiện với sự hỗ trợ giúp của cán bộ được đào tạo và hỗ trợ của tư vấn bên ngoài.

Chuẩn bị Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP)

45. EMDP cho các tiểu dự án được xây dựng trên cơ sở đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng DTTS trong khu vực dự án. Tham vấn sẽ cung cấp phản hồi của các nhóm DTTS đối việc lập kế hoạch và thực hiện các tiểu dự án. Đánh giá những hoạt động tạo thu nhập cho người DTTS và sinh kế của họ sẽ giúp đặt ra các biện pháp giảm thiểu nhằm tránh, giảm thiểu các tác động tiêu cực dựa trên hiểu biết của người DTTS về mục tiêu của tiểu dự án.

46. Khi tham vấn, ngôn ngữ địa phương và kiến thức của nhóm DTTS là điều cần thiết. Những cuộc tham vấn với từng cá nhân trong nhóm DTTS sẽ đảm bảo người DTTS có thể bày tỏ quan điểm của mình trong mọi trường hợp. Phương pháp, nội dung, thời gian, địa điểm tham vấn với người DTTS cần phù hợp để đảm bảo sự tham gia của họ.

47. Kế hoạch Phát triển DTTS cần bao gồm bản đồ vị trí của các cộng đồng dân tộc thiểu số và hoạt động của tiểu dự án, vị trí lán trại và công trình phụ để đảm bảo rằng các tác động tiềm ẩn và rủi ro với DTTS được xác định/ đánh giá.

Thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin

48. Như đã nói ở trên, nhóm nghiên cứu phải đảm bảo thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin, và thúc đẩy tham gia phổ biến thông tin của các dân tộc thiểu số được tham vấn trong suốt chu kỳ của tiểu dự án. Mục đích của việc thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin là nhằm xác nhận dự án có nhận được ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng hay không. Trong trường hợp tiểu dự án có tác động tiêu cực, điều quan trọng là các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng hiểu rõ và đầy đủ các tác động tiềm ẩn để có thể cung cấp thông tin phản hồi thiết thực về cách tránh/giảm thiểu/giảm nhẹ những tác động đó và cách thức đền bù trong trường hợp các tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi.

49. Các kết quả tham vấn cần được cung cấp cho các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng để cả nhóm nghiên cứu và các dân tộc thiểu số xác nhận kết quả quá trình tham vấn, và tinh chỉnh các hoạt động đề xuất, nếu cần thiết. Việc cung cấp thông tin phản hồi từ tham vấn đặc biệt quan trọng đối với các trường hợp các tác động bất lợi đối với người dân tộc thiểu số đã được xác định (từ đánh

Page 23: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 22/29

giá xã hội), và được thảo luận với các dân tộc thiểu số trong quá trình tham vấn. Việc cung cấp thông tin phản hồi cho các dân tộc bị ảnh hưởng có thể dưới hình thức các cuộc họp cộng đồng.

Ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng

50. Ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng đối với việc thực hiện dự án là rất quan trọng, với sự đại diện tốt cho cộng đồng được ghi chép và phản ánh trong kế hoạch phát triển DTTS, đặc biệt là với các tiểu dự án có tác động lớn đối với các cộng đồng DTTS địa phương. Sự ủng hộ của các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng thể hiện ý nguyện tập thể của các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng, thông qua các cá nhân và/hoặc đại diện được công nhận của họ, trong việc ủng hộ rộng rãi các hoạt động dự án. Ủng hộ rộng rãi của cộng đồng tồn tại ngay cả khi một vài cá nhân hoặc nhóm phản đối các hoạt động của dự án.

Viết báo cáo kế hoạch phát triển DTTS

51. Một kế hoạch phát triển DTTS gồm nhiều yếu tố, tùy thuộc vào bản chất các tác động của dự án và các hoạt động phát triển được đề xuất – thống nhất với các dân tộc thiểu số được tham vấn. Bản kế hoạch phát triển DTTS cuối cùng có thông tin phản hồi cuối từ những người dân tộc thiểu số được tham vấn phải được công bố - theo yêu cầu của OP 4.10. Xem Phụ lục 2 của Khung chính sách tái định cư này để biết được đề cương gợi ý cho Kế hoạch phát triển DTTS.

Quy trình xem xét và phê duyệt Kế hoạch phát triển DTTS

52. Sau khi hoàn tất việc lập kế hoạch phát triển DTTS cho tiểu dự án, Ban QLDA tỉnh cần trình EMDP cho Ban QLDA cấp trung ương để rà soát và cho ý kiến trước khi trình nộp EMDP này cho NHTG xem xét và phê duyệt. NHTG có thể yêu cầu chỉnh sửa và cập nhật kế hoạch phát triển DTTS. Nếu có lo ngại hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật để lập Kế hoạch phát triển DTTS, cần liên lạc với nhóm công tác của Ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời. Sau khi được NHTG thông qua, các EMDP sẽ được công bố trước khi thẩm định/phê duyệt tiểu dự án.

53. Hợp phần 3 của Dự án. Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính nhằm cải thiện hiệu quả thực hiện các quy định và chính sách OP4.10 sẽ được giám sát và hỗ trợ. Các hoạt động chú trọng đến cải thiện nâng cao năng lực của BQLDA, cán bộ xã hội và tư vấn nhằm tăng cường sự tham gia và ra quyết định của người DTTS nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo lợi ích của dự án. Để thực hiện được điều đó, trong năm đầu tiên thực hiện, dự án sẽ triển khai các chiến dịch thông tin, giáo dục và truyền thông và các cuộc hội thảo đào tạo giúp cộng đồng địa phương, đặc biệt là người DTTS không chỉ ý thức rõ về thông tin cơ bản của dự án mà còn tham gia vào chuẩn bị và thực hiện dự án giúp họ có thể trực tiếp hưởng lợi từ dự án.

54. Khung quy trình. NHTG sẽ xem xét và phê duyệt Khung quy trình tiểu dự án trước khi thực hiện tiểu dự án khi có những hạn chế nghiêm ngặt mới/bổ sung về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (khu vực dự án hoặc khu vực được chỉ định), khung quy trình cần có các yếu tố chính sau: Tiêu chí đủ điều kiện thực hiện các biện pháp đền bù; phục hồi sinh kế; giải quyết xung đột; giám sát, đánh giá và ngân sách và mốc thời gian.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

55. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện cho Chính phủ, là chủ dự án. UBND tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm tổng thể đối với toàn dự án.

56. Ban QLDA, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh được thành lập để điều phối thực hiện dự án. Ban QLDA chịu trách nhiệm thực hiện tổng thể Kế hoạch phát triển DTTS được lập cho dự án và đảm bảo rằng các bên liên quan của dự án hiểu được mục đích của Khung chính sách DTTS và

Page 24: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 23/29

cách thức lập và phê duyệt Kế hoạch phát triển DTTS cho từng tiểu dự án trước khi thực hiện. Ban QLDA cũng chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển DTTS, bao gồm giám sát và đánh giá kết quả thực hiện EMDP.

57. Ban QLDA chịu trách nhiệm phân công cán bộ phù hợp và bố trí đủ ngân sách để thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS. Trong trường hợp người DTTS bị ảnh hưởng do thu hồi đất để thi công các tiểu dự án thì việc bồi thường, hỗ trợ cho Người DTTS bị ảnh hưởng sẽ được thực hiện thông qua Kế hoạch hành động tái định cư được lập cho tiểu dự án theo Khung chính sách tái định cư của Dự án.

58. Từ khi bắt đầu thực hiện dự án, cán bộ Ban QLDA sẽ được đào tạo chuyên sâu để giúp họ đảm nhiệm công tác sàng lọc người DTTS tại khu vực tiểu dự án. Trong trường hợp địa phương không đủ năng lực lập Kế hoạch phát triển DTTS thì có thể huy động các chuyên gia tư vấn có chuyên môn để hỗ trợ Ban QLDA xây dựng Kế hoạch phát triển DTTS cho các tiểu dự án. Kế hoạch phát triển DTTS cần được xây dựng theo Khung chính sách DTTS.

59. Trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS như sau:

- Ban QLDA Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm tổng thể trong công tác phối hợp và thực hiện khung chính sách DTTS. Ban QLDA sẽ thuê các chuyên gia tư vấn để phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như các Sở ngành cấp tỉnh, UBND huyện tham gia dự án và các cộng đồng bị ảnh hưởng để xây dựng Khung chính sách DTTS. Khung chính sách DTTS sẽ được NHTG thông qua và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt trước thời điểm Thương thảo Hiệp định.

- Chính sách phát triển DTTS của từng tiểu dự án sẽ do Tư vấn xã hội do Ban QLDA thuê lập trên cơ sở các nguyên tắc của Khung chính sách DTTS. UBND tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm phê duyệt và thực hiện Kế hoạch Phát triển DTTS.

- Ngân sách thực hiện Kế hoạch Phát triển DTTS của từng tiểu dự án được lấy từ vốn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ban QLDA, thông qua Phòng Môi trường và Tái định cư, chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả Khung chính sách DTTS và Kế hoạch Phát triển DTTS với sự tham vấn chặt chẽ với các ban ngành cùng cấp và các huyện dự án.

Công bố EMPF và EMDP

60. Theo yêu cầu của Ngân hàng, Khung chính sách DTTS được công bố trước khi thẩm định dự án. Bản tiếng Việt được công bố tháng 11/2015 trên website của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được công bố tại chính quyền địa phương cấp huyện, xã vào ngày sau đó. Bản tiếng Anh của Khung chính sách DTTS được công bố trên Infoshop của Ngân hàng vào tháng 11/2015.

61. Đối với Kế hoạch phát triển DTTS được xác định và xây dựng trong quá trình thực hiện dự án khi được Ngân hàng chấp thuận thì Kế hoạch phát triển DTTS cần được công bố tại địa phương trước khi thẩm định các tiểu dự án tương ứng. Kế hoạch phát triển DTTS của tiểu dự án cần được công bố tại nơi dễ tiếp cận và bằng hình thức và ngôn ngữ phù hợp để người DTTS và các bên liên quan khác có thể hiểu được. Đối với các tiểu dự án được Ngân hàng phân loại (tại thời điểm thẩm định tiểu dự án) là Nhóm A (từ kết quả sàng lọc môi trường), Kế hoạch phát triển DTTS của các tiểu dự án cần được Ban QLDA dịch sang tiếng Anh và trình nộp cho Ngân hàng công bố trên Infoshop của Ngân hàng.

Page 25: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 24/29

Cơ chế giải quyết khiếu nại

62. Cơ chế khiếu nại của Dự án được tách làm hai: một ở nội bộ các cộng đồng có liên quan và một phần khác, liên quan đến bên thứ ba/hòa giải. Đối với mỗi địa phương, Ủy ban giải quyết khiếu nại sẽ được thành lập từ cấp độ làng/xã tới huyện, xây dựng dựa trên các ban bệ có liên quan hiện có, các tổ chức, đại diện phụ nữ và người dân tộc. Ở cấp độ làng, hội đồng dựa trên cơ sở cùng quản lý kết hợp với cơ chế khiếu nại hiện có, và sẽ được chủ trì bởi những người lãnh đạo bộ tộc/người đứng đầu giáo xứ và người già, được sự chấp nhận đa số của cộng đồng địa phương nói chung và của nhóm DTTS nói riêng.

63. Cơ chế khiếu nại sẽ được áp dụng cho những người hoặc những nhóm người trực tiếp hay gián tiếp bị tác động bởi dự án, cũng như có thể quan tâm đến dự án và/hoặc có khả năng bị ảnh hưởng đến thu nhập, cả mặt tích cực và tiêu cực. Dự án sẽ cung cấp khóa đào tạo và hỗ trợ tăng cường cấu trúc hiện có nhằm giải quyết hiệu quả và hài hòa các khiếu nại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Mọi khiếu kiện và khiếu nại cần được BQLDA ghi vào văn bản một cách chính xác, các bản in ấn phải được lưu giữ hồ sơ cấp xã/huyện.

64. Nếu người DTTS bị tác động không thỏa mãn với quy trình, biện pháp bồi thường và giảm nhẹ, hay bất kỳ một vấn đề nào khác, thì đại diện cho người DTTS hoặc chính người DTTS, hoặc trưởng thôn có thể đệ trình khiếu nại lên UBND tỉnh hoặc lên BQLDA theo cơ chế khiếu nại trong bản Kế hoạch phát triển DTTS. Các khiếu nại cần được giải quyết một thỏa đáng, phù hợp về văn hóa của người DTTS bị ảnh hưởng. Người DTTS có hồ sơ khiếu nại được miễn các chi phí liên quan tới khiếu nại của người DTTS. BQLDA và tư vấn giám sát độc lập có trách nhiệm giám sát tiến độ giải quyết khiếu nại của người DTTS. Mọi trường hợp khiếu nại cần được ghi chép lại trong hồ sơ dự án của BQLDA, và được rà soát thường xuyên bởi tư vấn giám sát độc lập.

65. Cơ chế khiếu nại được thiết lập dựa trên pháp luật Việt Nam. Cơ chế và thủ tục giải quyết khiếu nại như sau:

Giai đoạn 1 - Ủy ban Nhân dân Xã. Người bị ảnh hưởng có thể mang đơn khiếu nại của mình đến bộ phận Một Cửa của Uỷ ban nhân dân xã, bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Thành viên của UBND xã ở bộ phận Một Cửa có trách nhiệm thông báo cho lãnh đạo UBND xã về đơn khiếu nại. Chủ tịch UBND Xã, người có trách nhiệm giải quyết sẽ gặp riêng hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại để tìm hiểu vấn đề. UBND xã có 30 ngày, kể từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại, để giải quyết vấn đề. Văn phòng UBND Xã chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà UBND Xã xử lý.

Giai đoạn 2 - Ủy ban Nhân dân Huyện. Nếu sau 30 ngày, hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại không nhận được tin tức gì từ UBND xã, hoặc nếu các hộ gia đình bị ảnh hưởng là không hài lòng với quyết định giải quyết đối với khiếu nại của mình, hộ gia đình bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc, hoặc bằng văn bản hoặc bằng lời nói tới UBND huyện tại bộ phận Tiếp dân. UBND huyện sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ việc tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại. UBND huyện chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại UBND huyện xử lý và sẽ thông báo cho Hội đồng Bồi thường cấp huyện và người bị ảnh hưởng về bất kỳ quyết định nào được thực hiện. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Tòa án nếu muốn

Giai đoạn 3 - Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Nếu sau 30 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi từ UBND Huyện, hoặc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, hộ dân bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc của mình, hoặc bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp, tới bất cứ cán bộ nào UBND tỉnh tại Trụ sở Tiếp dân. UBND tỉnh sẽ có 45 ngày để giải quyết khiếu nại làm hài lòng các bên có liên quan. UBND tỉnh có trách nhiệm lưu hồ

Page 26: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 25/29

sơ của tất cả các khiếu nại mà mình giải quyết. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Tòa án nếu muốn.

Giai đoạn cuối cùng - Tòa án. Nếu sau 45 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi của UBND tỉnh, hoặc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, vụ việc có thể được trình lên Tòa án để xem xét và đưa ra phán quyết. Quyết định của Tòa án sẽ là quyết định cuối cùng.

Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ phải được gửi cho người khiếu nại và các bên có liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở của UBND của cấp giải quyết khiếu nại sau 03 ngày có quyết định/kết quả giải quyết khiếu nại tại cấp phường/xã/thị trấn và sau 07 ngày tại cấp huyện hoặc tỉnh.

66. Để đảm bảo cơ chế khiếu nại mô tả trên được đưa vào thực tế và được những người DTTS bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án chấp thuận, cơ chế đó cần được tham vấn với các nhà chức trách địa phương và cộng đồng địa phương, có xét đến yếu tố đặc thù văn hóa cũng như truyền thống, cơ chế văn hóa phát sinh và giải quyết khiếu kiện/khiếu nại. Đối với các đối tượng là dân tộc thiểu số, cần nỗ lực thực hiện nhằm xác định và quyết định cách thức giải quyết vấn đề phù hợp với văn hóa của họ.

Giám sát và đánh giá

Giám sát nội bộ

67. BanQLDA chịu trách nhiệm thực hiện tổng thể và giám sát thực hiện Kế hoạch phát triển DTTS.

Giám sát độc lập

68. Tư vấn giám sát độc lập (IMC) được ký hợp đồng để thực hiện giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn xã hội của các tiểu dự án, bao gồm cả EMDP. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên NHTG để xem xét và có ý kiến. Giám sát độc lập phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định kịp thời các vấn đề có thể cần có hành động kịp thời từ phía BQLDA.

V. KINH PHÍ VÀ NGÂN SÁCH

69. Khi kết quả sàng lọc cho thấy có sự hiện diện của người DTTS trong vùng dự án và bị ảnh hưởng bởi dự án, Ban QLDA cần tiến hành thực hiện các bước chuẩn bị Kế hoạch phát triển DTTS đã được hướng dẫn tại mục III của tài liệu này. Ban QLDA cần tuyển chọn một đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động này.

70. Kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển DTTS của mỗi tiểu dự án sẽ được tính trên cơ sở các hoạt động cụ thể được đề xuất trong Kế hoạch phát triển DTTS. Kinh phí này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án.

Kế hoạch phát triển DTTS dự kiến được triển khai tại mỗi tiểu dự án/hợp phần, bao gồm:

- Truyền thông, tham vấn cộng đồng (kết hợp với các hoạt động khác của dự án);

- Tập huấn về quản lý tưới có sự tham gia (PIM), quản lý công trình thủy lợi;

- Đào tạo tăng cường nhận thức và năng lực của cộng đồng;

- Truyền thông về rủi ro thiên tai, mất an toàn hồ đập và biến đổi khí hậu;

Page 27: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ

VPFRWMP Trang 26/29

- Xây dựng bản đồ an toàn lũ cộng đồng;

- Chuyển giao kỹ thuật canh tác thích ứng khí hậu, điều kiện nguồn nước;

- Sửa chữa đường, cầu phục vụ di dân trong tình huống khẩn cấp, an toàn xả lũ.

71. Trên cơ sở 4 tiểu dự án năm đầu (trong đó 1 tiểu dự án có dân tộc thiểu số hiện diện trong khu vực dự án), ước tính có khoảng 2-3 tiểu dự án (trên tổng số ước tính 20 tiểu dự án) cần chuẩn bị một Kế hoạch phát triển DTTS. Dựa trên nhu cầu hỗ trợ phát triển từ các dân tộc thiểu số, và số đối tượng DTTS được hưởng lợi (được chỉ ra từ 4 tiểu dự án trong năm đầu tiên), ước tính cần 150.000 USD được phân bổ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển DTTS. Về dự toán chi phí và lập kế hoạch, mỗi Kế hoạch phát triển DTTS dự kiến được phân bổ 50.000 USD – sẽ được điều chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế của các dân tộc thiểu số.

Nguồn kinh phí

72. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển DTTS sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn của Ngân hàng theo dự án.

Page 28: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

Các phụ lục: Khung chính sách DTTS

VPFRWMP Trang 27/29

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tóm tắt Biên bản tham vấn các nhóm DTTS

STT. Các bên liên

quan

Thời gian Địa điểm Thành phần tham dự Kết quả tham vấn

A. Trong quá trình sàng lọc dân tộc thiểu số và chuẩn bị SA

1 Hợp Châu 8:30AM

26/8/2015

Văn phòng UBND

- Đại diện UBND xã

- Đại diện ban dân tộc

của UBND xã

- Ủng hộ việc thực hiện dự án vì dự án sẽ giảm ngập úng tại 14

thôn.

- Trên địa bàn này của tỉnh có một nhóm DTTS có số lượng lớn

(Dân tộc Sán Dìu chiếm 40% tổng số dân).

2 Minh Quang 14:00 PM

26/8/2015

Văn phòng UBND

- Đại diện UBND xã

- Đại diện ban dân tộc

của UBND xã

- Ủng hộ việc thực hiện dự án vì dự án sẽ giảm ngập úng tại xã.

- Trên địa bàn này của tỉnh có một nhóm DTTS có số lượng lớn

(Dân tộc Sán Dìu chiếm 64% tổng số dân).

3 Hồ Sơn 8:30 AM

27/8/2015

Văn phòng UBND

- Đại diện UBND xã

- Đại diện ban dân tộc

của UBND xã

- Ủng hộ việc thực hiện dự án vì dự án sẽ giảm ngập úng tại xã.

- Trên địa bàn này của tỉnh có một nhóm DTTS có số lượng lớn

(Dân tộc Sán Dìu chiếm28% tổng số dân).

B Giai đoạn chuẩn bị Kế hoạch phát triển DTTS

4 7 xã dự án bao

gồm Cao

Minh, Thiện

Kế, Hồ Sơn,

Hợp Châu,

Minh Quang,

Trung Mỹ,

Ngọc Thành

8:30 AM

17/08/2015

Văn phòng UBND

- Đại diện UBND xã

- Đại diện ban dân tộc

của UBND xã

- Người DTTS tại địa phương khẳng định họ nắm bắt được các

thông tin của Dự án thông qua các cuộc tham vấn và bày tỏ việc

ủng hộ việc thực hiện dự án vì dự án sẽ giảm ngập úng tại xã.

- Các tác động tiêu cực cũng được xác định và các biện pháp giảm

thiểu cũng được thảo luận và đề xuất.

Page 29: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

Các phụ lục: Khung chính sách DTTS

VPFRWMP Trang 28/29

Phụ lục 2: Đề cương và thành phần Kế hoạch phát triển DTTS

Tóm tắt báo cáo

Phần này mô tả ngắn gọn các dữ kiện, phát hiện quan trọng từ đánh giá xã hội và đề xuất hành động quản lý các tác động bất lợi (nếu có) và đề xuất các biện pháp can thiệp trên cơ sở kết quả đánh giá xã hội.

I. Mô tả dự án

Phần này mô tả chung về mục tiêu của dự án, hợp phần dự án, tác động tiêu cực tiềm tàng (nếu có) ở cấp độ dự án và tiểu dự án. Làm rõ tác động bất lợi được xác định ở hai cấp độ - dự án và tiểu dự án.

II. Khung thể chế và pháp lý áp dụng với các nhóm DTTS

III. Mô tả dân số khu vực tiểu dự án

Thông tin cơ bản về các đặc điểm nhân khẩu, xã hội, văn hóa và chính trị của các DTTS có khả năng bị ảnh hưởng hoặc các cộng đồng DTTS.

Hệ thống sản xuất, sinh kế, hệ thống quyền sở hữu mà các DTTS có thể dựa vào, bao gồm tài nguyên thiên nhiên họ phụ thuộc (gồm cả tài sản chung, nếu có).

Các loại hoạt động tạo thu nhập, bao gồm các nguồn thu nhập, phân chia theo thành viên trong hộ, mùa sản xuất;

Thảm họa tự nhiên hàng năm có thể ảnh hưởng sinh kế và thu nhập của họ;

Mối quan hệ cộng đồng (vốn xã hội, quan hệ họ hàng, mạng xã hội...)

IV. Đánh giá tác động xã hội

Phần này mô tả:

Phương pháp tham vấn được sử dụng để đảm bảo tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin với nhóm DTTS bị ảnh hưởng trong khu vực tiểu dự án.

Tóm tắt kết quả tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin với nhóm DTTS. Kết quả gồm hai lĩnh vực:

Tác động tiềm tàng của các tiểu dự án (tích cực và tiêu cực) đối với sinh kế của các DTTS trong khu vực dự án (cả trực tiếp và gián tiếp);

Kế hoạch hành động thực hiện các biện phápnhằm tránh, giảm thiểu tối đa, giảm thiểu, hoặc bồi thường cho những tác động tiêu cực.

Mong muốn được hỗ trợ của các DTTS (từ dự án) trong các hoạt động phát triển dành cho họ (tìm hiểu thông qua đánh giá nhu cầu trong quá trình thực hiện đánh giá xã hội)

Kế hoạch hành động thực hiện các biện phápnhằm đảm bảo các DTTS trong khu vực tiểu dự án nhận được các lợi ích kinh tế xã hội và văn hóa phù hợp với họ, bao gồm, nếu cần, các biện pháp tăng cường năng lực của các cơ quan thực hiện dự án tại địa phương.

V. Phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia:

Phần này sẽ:

Page 30: KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ · KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THIỂU SỐ VPFRWMP Trang 1/29 LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này

Các phụ lục: Khung chính sách DTTS

VPFRWMP Trang 29/29

a) mô tả việc phổ biến thông tin, tham vấn và quá trình tham gia với các DTTS bị ảnh hưởng đã được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án khi tham vấn rộng rãi, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin với các DTTS;

b) tóm tắt ý kiến của DTTS về kết quả đánh giá tác động xã hội và xác định mối quan tâm của họ trong quá trình tham vấn và cách giải quyết trong thiết kế dự án;

c) trong trường hợp các hoạt động dự án yêu cầu tiếp cận và hỗ trợ cộng đồng trên diện rộng, cung cấp tài liệu quy trình và kết quả tham vấn với các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng và các thỏa thuận đạt được từ các cuộc tham vấn cho các hoạt động của dự án và biện pháp giải quyết những tác động từ các hoạt động đó;

d) mô tả cơ chế tham vấn và tham gia được sử dụng trong quá trình thực hiện để đảm bảo người dân tộc thiểu số tham gia trong quá trình thực hiện; và

e) xác nhận công bố dự thảo và bản cuối kế hoạch phát triển DTTS cho cộng đồng các DTTS bị ảnh hưởng.

VI. Tăng cường năng lực: Phần này cung cấp các biện pháp nhằm tăng cường năng lực xã hội, pháp lý và kỹ thuật của (a) chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc thiểu số trong khu vực dự án; và (b) các tổ chức dân tộc thiểu số trong khu vực dự án để họ có thể đại diện cho các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng hiệu quả hơn.

VII. Cơ chế giải quyết khiếu kiện: Phần này mô tả quy trình để giải quyết khiếu kiện của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng, đồng thời giải thích cách tiếp cận quy trìnhcho người dân tộc thiểu số phù hợp với văn hóa và nhạy cảm giới.

VIII. Cơ cấu tổ chức: Phần này mô tả trách nhiệm tổ chức thể chế và cơ chế để thực hiện các biện pháp khác nhau của Kế hoạch phát triển DTTS, đồng thời mô tảquy trình thực hiện các biện pháp của Kế hoạch phát triển DTTS của các tổ chức có liên quan tại địa phương và các tổ chức phi chính phủ.

IX. Giám sát và đánh giá: Phần này mô tả các cơ chế và tiêu chuẩn phù hợp với dự án để giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển DTTS. Phần này cũng nêu cụ thểviệc tổ chức tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin và sự tham gia của các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong quá trình chuẩn bị và phê duyệt các báo cáo giám sát và đánh giá.

X. Ngân sách và Tài chính: Phần này cung cấp kinh phítheo các hạng mục cho tất cả hoạt động được mô tả trong Kế hoạch phát triển DTTS.

CÁC PHỤC LỤC, bao gồm bản đồ vị trí cộng đồng các DTTS và các hoạt động cơ sở hạ tầng tiểu dự án.