88
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8) TIỂU DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN I KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) (Ban hành kèm theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND, ký ngày 12/8/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk ) Đắk Lắk, 2019 Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường Địa chỉ: Số 59 – Chùa Bộc – Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 84.24.35642862 Fax: 84.24.35642862 Email: [email protected]

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8)

TIỂU DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP TỈNH ĐẮK LẮK

GIAI ĐOẠN I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

(EMDP)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND, ký ngày 12/8/2019 của UBND

tỉnh Đắk Lắk )

Đắk Lắk, 2019

Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường

Địa chỉ: Số 59 – Chùa Bộc – Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội

Điện thoại: 84.24.35642862 Fax: 84.24.35642862

Email: [email protected]

Page 2: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8)

TIỂU DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP TỈNH ĐẮK LẮK

GIAI ĐOẠN I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

(EMDP)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN TƯ VẤN BAN QUẢN LÝ TIỂU DỰ ÁN SỬA CHỮA NÂNG

CAO AN TOÀN ĐẬP TỈNH ĐẮK LẮK

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Đắk Lắk, 2019

Page 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

MỤC LỤC

Giải thích thuật ngữ ................................................................................................................... 1

TÓM TẮT BÁO CÁO ............................................................................................................... 3

I. GIỚI THIỆU .......................................................................................................................... 6

1.1. Giới thiệu về Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) ......................................... 6

1.2. Giới thiệu tiểu dự án ........................................................................................................... 7

1.3. Công trình xây lắp sẽ thực hiện trong tiểu dự án ................................................................ 8

1.4. Mục tiêu của kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) ............................................... 8

II. KHUNG CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ .......................................... 10

2.1. Khung pháp lý và chính sách quốc gia về người dân tộc thiểu số .................................... 10

2.2. Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10) .......................................... 12

III. ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC XÃ KHU VỰC TDA ........ 14

3.1. Phương pháp ..................................................................................................................... 14

3.2. Đặc điểm dân tộc thiểu số khu vực tiểu dự án .................................................................. 14

3.3. Cộng đồng DTTS các xã khu vực tiểu dự án ..................................................................... 15

3.3.1. Đặc điểm chính của cộng đồng DTTS trong khu vực tiểu dự án ................................... 15

3.3.2. Khảo sát kinh tế - xã hội của các hộ DTTS trong khu vực tiểu dự án ........................... 19

3.4. Vấn đề Giới ....................................................................................................................... 25

3.5. Tác động tiềm ẩn của việc thực hiện tiểu dự án ............................................................... 26

3.5.1. Tác động tích cực ........................................................................................................... 26

3.5.2. Tác động tiêu cực ........................................................................................................... 29

3.6. Giải pháp giảm thiểu ......................................................................................................... 30

IV. THAM VẤN VỚI CỘNG ĐỒNG DTTS ........................................................................ 32

4.1. Mục tiêu ............................................................................................................................ 32

4.2. Nội dung tham vấn ............................................................................................................ 32

4.3. Phương pháp tham vấn ..................................................................................................... 32

4.4. Kết quả tham vấn .............................................................................................................. 33

4.5. Tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện EMDP ................................................... 34

V. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI DTTS ....................................................... 35

VI. CÔNG BỐ VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN ........................................................................ 38

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................................. 39

VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ............................................................................ 40

IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................................................ 42

X. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ NGÂN SÁCH .................................................................. 43

Page 4: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 45

Phụ lục 1. Phân bố dân số và dân tộc trên phạm vi các xã thuộc TDA ................................... 45

Phụ lục 2. Kết quả họp tham vấn cộng đồng DTTS ................................................................ 48

Phụ lục 3. Tóm tắt kết quả tham vấn DTTS ............................................................................ 76

Phụ lục 4. Một số hình ảnh tham vấn của tiểu dự án ............................................................... 81

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Mô tả các hồ thuộc TDA giai đoạn 1 ........................................................................... 8

Bảng 2. Văn bản pháp luật liên quan đến Dân tộc thiểu số ..................................................... 11

Bảng 3. Khảo sát kinh tế - xã hội người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực tiểu dự án ......... 14

Bảng 4. Cơ cấu hộ người DTTS các xã khu vực tiểu dự án .................................................... 15

Bảng 7. Mức sống của người DTTS ........................................................................................ 22

Bảng 89. Trình độ học vấn của những người trong hộ gia đình DTTS điều tra ...................... 23

Bảng 10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (n = 123) ..................................................... 23

Bảng 11. Tình hình sử dụng bảo hiểm y tế của các hộ DTTS khảo sát ................................... 24

Bảng 12. Tình hình sử dụng nước của các hộ DTTS khảo sát ................................................ 24

Bảng 13. Loại hình nhà ở các hộ DTTS khảo sát .................................................................... 24

Bảng 14. Phân công lao động theo giới tại khu vực tiểu dự án ............................................... 25

Bảng 15: Tóm tắt các hoạt động đề xuất và nội dung hỗ trợ ................................................... 36

Bảng 16. Chỉ số giám sát độc lập ............................................................................................ 42

Bảng 17. Kế hoạch thực hiện ................................................................................................... 43

Bảng 18. Dự toán của EMDP ................................................................................................. 44

Page 5: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

Danh sách từ viết tắt

CPMU Ban Quản lý dự án Trung ương

CPO Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi

DARD Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

DRaSIP/WB8 Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập

EM/DTTS Dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch phát triển Dân tộc thiểu số

EMPF Khung chính sách dân tộc thiểu số

KTXH Kinh tế xã hội

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MoNRE Bộ Tài nguyên Môi trường

MoIT Bộ Công thương

MoF Bộ Tài chính

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

PPMU Ban Quản lý dự án tỉnh

ICMB Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi

SVB Ngân hàng Nhà nước Việt nam

UBND Ủy ban nhân dân

Page 6: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

1

Giải thích thuật ngữ

Tác động dự án Là các tác động tích cực và tiêu cực của tất cả các hoạt động của các

hợp phần dự án đến người DTTS. Các tác động tiêu cực thường là hậu

quả tức thì của việc thu hồi một mảnh đất hoặc hạn chế việc sử dụng

các khu vực được chỉ định hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn.

Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể mất

nhà, đất trồng trọt/ chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các

phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở

hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế

tiếp cận.

Người bị ảnh

hưởng

Tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực

tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác

một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hàng Thế giới tài trợ gây ra, dẫn

đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản;

hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho

dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Thu

hồi đất bắt buộc bao gồm quyền sở hữu khi chủ sở hữu đã cho phép và

đã được hưởng lợi từ quyền sở hữu/cư trú ở một khu vực khác. Ngoài

ra, người bị ảnh hưởng là người bị hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp

cận các khu vực hợp pháp và các khu vực được bảo vệ gây tác động bất

lợi đến sinh kế; tuy nhiên dự án cũng sẽ tính đến cả trường hợp nhóm

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những tác động tích cực và tiêu cực. Ngoài

ra người di dời là người bị hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các

khu vực hợp pháp và cũng như các khu vực được bảo vệ gây tác động

bất lợi đến sinh kế;

Người bản địa Tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam và đề

cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thương, có đặc điểm xã

hội và văn hóa riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở nhiều

cấp độ khác nhau: (i) tự xác định như là thành viên của một nhóm văn

hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm

văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư trú riêng

biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại

trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên

nhiên tại các khu vực cư trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa,

xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế

tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh, và (iv) một ngôn ngữ

bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc

Page 7: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

2

vùng.

Các nhóm dễ bị tổn

thương

Được xác định là những người do đặc điểm giới tính, dân tộc, tuổi tác,

khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi về kinh tế hoặc địa vị xã

hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về tái định cư so với cộng đồng dân cư

khác và những người bị giới hạn do khả năng của họ yêu cầu được hỗ

trợ để phát triển lợi ích của họ từ dự án, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ

hộ có người phụ thuộc (không có chồng, mất chồng, chồng không còn

khả năng lao động), (ii) người khuyết tật (không còn khả năng lao

động), người già không nơi nương tựa, (iii) hộ nghèo (iv) người không

có đất đai; và (v) người dân tộc thiểu số.

Phù hợp về mặt văn

hóa

Tức là đã có xét tới mọi mặt của văn hóa và tính dễ tổn thhóng về chức

năng của chúng.

Tham vấn trước,

cung cấp đầy đủ

thông tin và tự do

tham gia

Tham vấn trước, cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia với

người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nghĩa là quá trình ra quyết định

phù hợp với văn hóa để có kết quả tham vấn ý nghĩa, tin cậy và người

tham gia được thông báo về việc chuẩn bị và thực hiện dự án. Như vậy

sẽ không tạo ra sự bất bình từ các cá nhân hoặc nhóm người.

Gắn kết theo tập

thể

Tức là nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và

vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử

dụng hay chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của

nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa

đặc biệt, ví dụ như các khu vực tâm linh, linh thiêng. “Gắn kết theo tập

thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di

chuyển/ di cư/ đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu

kì.

Các quyền về đất

và nguồn tài

nguyên theo phong

tục, tập quán

Các quyền về đất và nguồn tài nguyên theo phong tục, tập quán nói tới

các mẫu hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng đồng theo

phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người dân tộc thiểu số,

bao gồm cả việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, hơn là các quyền

hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nước ban hành.

Page 8: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

3

TÓM TẮT BÁO CÁO

Giới thiệu Dự án

1. Tiểu dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Đắk Lắk” thuộc dự án Sửa

chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm mục tiêu: (i) Đảm

bảo an toàn của công trình trong mùa mưa lũ; (ii) Chủ động cấp nước tưới cho nông nghiệp

của khu vực; và (iii) Cải thiện môi trường sinh thái; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời

sống nhân dân.

Mục tiêu của Kế hoạch Phát triển DTTS (EMDP)

2. Kế hoạch phát triển DTTS thực hiện là nhằm các mục tiêu: (i) Xác định cộng đồng

DTTS hiện diện trong khu vực TDA, (ii) Tập hợp thông tin ban đầu về nhân chủng học, đặc

điểm xã hội, văn hóa và chính trị của cộng đồng DTTS trong khu vực tiểu dự án, (iii) Đánh

giá tác động của tiểu dự án, cả tác động tích cực và tiêu cực lên cộng đồng các dân tộc thiểu

số, đặc biệt là những tác động cụ thể về đặc điểm dân tộc, (iv) để xuất các biện pháp cần thiết

để phòng tránh, giảm nhẹ, giảm thiểu hoặc bồi thường cho các ảnh hưởng để đảm bảo cộng

đồng dân tộc thiểu số nhận được lợi ích thích đáng phù hợp với bản sắc văn hóa của họ từ

tiểu dự án.

Tác động tích cực và tiêu cực

3. Tác động tích cực. Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Đắk Lắk sẽ

tiến hành sửa chữa, khắc phục và nâng cấp các hồ thủy lợi phục vụ sản xuất (công trình đập,

tràn, cống lấy nước, đường quản lý, nhà quản lý...) nhằm khôi phục năng lực phòng lũ, cấp

nước, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, sinh kế của cộng đồng phía hạ lưu.

4. Sau khi cải tạo các tuyến đường quản lý, nâng cấp mặt đập, cầu qua tràn,…sẽ phục vụ

việc đi lại của nhân dân, tiếp cận xã hội, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất, tạo điều

kiện thuận lợi cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai xảy ra.

5. Tác động tiêu cực. Theo kết quả điều tra kiểm đếm thiệt hại sơ bộ (IOL) khi việc thực

hiện tiểu dự án có tác động thu hồi đất đến 16 hộ thuộc 5/9 xã của khu vực tiểu dự án nhưng

không làm ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai và tài sản của người DTTS. Tuy nhiên, cộng đồng

trong khu vực các xã tiểu dự án (bao gồm cả những người DTTS), sẽ chịu những tác động

tiêu cực tiềm tàng trong quá trình thi công. Những tác động này được xác định như sau:

Các ảnh hưởng tạm thời tiềm tàng đối với sinh kế và thu nhập của các hộ gia đình: đất

đai, các hoạt động nông nghiệp

Ảnh hưởng giao thông đường bộ của người dân trong thời gian thi công.

Việc chuyên chở vật liệu và chất đổ thải có khả năng làm hư hại cơ sở hạ tầng.

Gia tăng các tệ nạn xã hội do sự gia tăng người tới khu vực dự án.

Page 9: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

4

6. Các biện pháp giảm thiểu. Nhằm hướng dẫn người DTTS bị ảnh hưởng chọn các

giống cây trồng có thời gian sinh trưởng phù hợp với tiến độ thi công; nâng cao nhận thức

cộng đồng về an toàn giao thông và phòng tránh tệ nạn xã hội trong giai đoạn thi công; đảm

bảo nhà thầu có các biện pháp vận chuyển vật liệu và khôi phục các công trình hạ tầng bị ảnh

hưởng trở lại hiện trạng ban đầu.

Khung pháp lý của Kế hoạch DTTS

7. Khung pháp lý của Kế hoạch DTTS. Khung pháp lý và chính sách cho việc lập và

thực hiện kế hoạch DTTS được xác định bằng các luật, nghị định và cá văn bản quy định

dưới luật có liên quan của Chính phủ Việt Nam (GOV) cho cộng đồng các DTTS và phù hợp

với hướng dẫn của chính sách dân tộc bản địa OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới (NHTG).

Điều tra kinh tế - xã hội

8. Điều tra kinh tế - xã hội đối với các hộ DTTS sinh sống trong khu vực tiểu dự án đã

được tiến hành trong hoạt động đánh giá xã hội của tiểu dự án, thực hiện vào tháng 2,3 và 12

năm 2018 cho thấy: Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh

chiếm trên 70%. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ (dân tộc bản địa): Ê Đê,

M'nông, còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh

cơ lập nghiệp như: Thái, Tày, Nùng, các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày,

Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Các hoạt động sinh kế, tạo thu nhập chính của người

DTTS xuất phát từ nguồn lực tự nhiên là đất đai, nguồn nước. Các cây trồng chủ yếu được

người dân trồng tại khu vực tiểu dự án là cafe, tiêu và lúa, cùng với cam, bơ, mít được trồng

xen canh trong vườn tiêu, cafe mới cải tạo. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng trồng cà phê,

diện tích trồng hiện nay khoảng 200.000 ha.

9. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới những năm gần

đây, điều kiện cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hạ tầng cung cấp điện, nước sạch, trường

học đã được đầu tư. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, các huyện thuộc tiểu dự án còn nhiều tuyến

đường giao thông nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp, nên điều kiện đi lại còn gặp nhiều

khó khăn.Nhiều hồ đập đã xây dựng và đang hoạt động nhưng chưa đảm bảo an toàn công

trình, an toàn cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Do đó, người dân trong vùng tiểu dự án rất

mong muốn dự án được triển khai thực hiện sớm, góp phần cải thiện giao thông nội vùng và

đảm bảo an toàn cấp nước, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, kinh tế cho người dân địa

phương, đặc biệt, với đồng bào dân tộc thiểu số. .

Các hoạt động phát triển dân tộc thiểu số trong phạm vi tiểu dự án giai đoạn 1

10. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm người DTTS tại 09 xã khu vực

tiểu dự án các hộ dân thống nhất các kế hoạch hỗ trợ phát triển dân tộc thiểu số gồm: (i) Hỗ

trợ phát triển kinh tế hộ: Tập huấn, hướng dẫn tại các xã khu vực tiểu dự án; Hội thảo giới

thiệu tiểu dự án; (ii) Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn hồ đập, phát

triển giới và bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Phổ biến thông tin qua tờ rơi, loa phát thanh xã; Hội

thảo về HIV/AIDS; phát triển giới, Các bệnh truyền nhiễm, Buôn bán phụ nữ và trẻ em, tệ

nạn xã hội khác.

Page 10: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

5

Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin

11. Việc tham vấn đối các nhóm DTTS trong vùng dự án đã được thực hiện vào tháng 2,

3 và tháng 12 năm 2018 để đánh giá tác động đến sinh kế và xác định các hoạt động/biện

pháp giảm thiểu để đáp ứng nhu cầu của của cộng đồng. Kết quả đánh giá được kết hợp trong

EMDP và thiết kế tiểu dự án. Các cộng đồng DTTS trong khu vực Tiểu Dự án đã khẳng định

sự ủng hộ đối với việc thực hiện Tiểu Dự án. Quá trình tham vấn và công bố thông tin sẽ

được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện tiểu dự án.

Tổ chức thực hiện

12. Ban quản lý tiểu dự án (PPMU), Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, đoàn thể, và

các nhà thầu sẽ có trách nhiệm thực hiện EMDP. Tổ chức thực hiện chi tiết sẽ được trình bày

trong Chương VII của tài liệu này.

Cơ chế giải quyết khiếu kiện

13. Hiện nay, những mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng DTTS được giải quyết theo

quy định của pháp luật hiện hành chứ không còn chỉ dựa theo những thiết chế xã hội truyền

thống. Do vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại cho những người DTTS BAH sẽ được thực thiện

theo cơ chế giải quyết khiếu nại áp dụng chung cho toàn bộ tiểu dự án và phù hợp với đặc

điểm truyền thống của người dân sống trong vùng TDA.

Giám sát và đánh giá

14. Việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số sẽ được PPMU giám sát và

hướng dẫn thường xuyên. Ngoài ra, dự án sẽ có giám sát độc lập về thực hiện các biện pháp

tuân thủ chính sách an toàn, trong đó có thực hiện EMDP, và Báo cáo giám sát độc lập cho

việc thực hiện EMDP sẽ được gửi cho Ban CPO và lên WB.

Ngân sách thực hiện

15. EMDP được thực hiện như một chương trình độc lập. Các chi phí thực hiện EMDP

được ước tính là 118.800.000 VNĐ tương đương 5.055 USD (tỉ giá qui đổi 23.500 VND = 1

USD). Chi phí này bao gồm chi phí thực hiện các biện pháp cụ thể, chi phí quản lý và dự

phòng. Ngân sách cho Chương trình phát triển dân tộc thiểu số sẽ được lấy từ vốn đối ứng

của tỉnh.

Page 11: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

6

I. GIỚI THIỆU

1.1. Giới thiệu về Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

16. Dự án sẽ nâng cao mức độ an toàn của đập và các công trình liên quan, cũng như sự

an toàn của người và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của các cộng đồng hạ du như đã được định

nghĩa trong Nghị định 72 về quản lý an toàn đập tại Việt Nam. Nghị định này áp dụng quy

tắc quốc tế trong việc định nghĩa các đập dựa trên chiều cao và dung tích. Đặc biệt, Nghị định

chỉ rõ các điều sau: (i) đập lớn là đập có chiều cao từ 15m hoặc có dung tích hồ 3 triệu m3 trở

lên, (ii) đập trung bình là đập có chiều cao từ 10m đến 15m hoặc có dung tích hồ chứa từ 1

đến 3 triệu m3 và (iii) đập nhỏ là đập có chiều cao từ 5m đến 10m hoặc đập có dung tích hồ

từ 50.000 đến 1 triệu m3.

17. Dự án là sự kết hợp tối ưu giữa các biện pháp công trình và phi công trình. Các biện

pháp công trình bao gồm cải tạo và nâng cấp công trình an toàn của các đập hiện có, bao gồm

cả thiết bị đo đạc, như thiết bị giám sát an toàn. Các biện pháp công trình sẽ sử dụng phần lớn

ngân sách của dự án (>80%). Các hoạt động phi công trình về an toàn đập, là một hợp phần

chính và quan trọng của các hoạt động hỗ trợ bởi Ngân hàng trong phạm vi dự án, sẽ bao

gồm hỗ trợ để tăng cường khung pháp lý và thể chế, giám sát an toàn, quy trình vận hành,

vận hành và bảo dưỡng (O&M) và sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Những biện pháp này cũng

bao gồm đánh giá các nguồn lực để đảm bảo duy trì O&M và giám sát.

Mục tiêu của Dự án

18. Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thực hiện Chương trình đảm bảo an toàn các hồ chứa

nước thông qua sửa chữa, nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý, vận hành

an toàn đập nhằm bảo vệ cho dân cư và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng hạ du.

19. Mục tiêu cụ thể của dự án nhằm:

- Khôi phục và đảm bảo an toàn công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập đã

bị xuống cấp hoặc thiếu năng lực xả lũ.

- Cải thiện thể chế, chính sách về quản lý, giám sát an toàn đập cấp quốc gia, tăng

cường năng lực quản lý, vận hành và cơ chế thông tin phối hợp trên lưu vực.

- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi dự án, quản lý môi trường và xã hội.

20. Dự kiến dự án bao gồm 3 hợp phần chính:

Hợp phần 1: Phục hồi án toàn đập (412 triệu USD)

Hợp phần này sẽ cải thiện an toàn đập thông qua phục hồi các cơ sở hạ tầng hiện có. Điều

này sẽ bao gồm hai phương pháp tiếp cận khác nhau cần thiết cho việc phục hồi đập lớn/nhỏ

và vừa có sự quản lý của cộng đồng.

Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (20 triệu USD)

Hợp phần này sẽ được thực hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công

Thương và Bộ Tài nguyên & Môi trường với mục tiêu cải thiện khung kế hoạch và vận hành

Page 12: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

7

quản lý an toàn đập để bảo vệ các cộng đồng và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực hạ

du. Ba tiểu hợp phần hỗ trợ lẫn nhau có sự tham gia của cả ba bộ bao gồm: (i) các dịch vụ kỹ

thuật và nghiên cứu chiến lược; (ii) cải thiện về thể chế, luật và các quy định; và (iii) nâng

cao năng lực và chuyên môn. Kinh phí của hợp phần này sẽ dùng cho các dịch vụ tư vấn, các

công tác và hàng hóa, thiết bị và dịch vụ phi tư vấn.

Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (11 triệu USD)

Hợp phần này sẽ cung cấp môi trường cần thiết để có thể hỗ trợ việc thực hiện dự án.

1.2. Giới thiệu tiểu dự án

Địa điểm thực hiện tiểu dự án

21. Tiểu dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1 được

thực hiện trên địa bàn sáu (06) huyện, thị xã của tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: Huyện Krông Pắk,

Huyện Krông Năng, Huyện Krông Búk, Huyện M’Drak, Huyện Ea Kar và Thị xã Buôn Hồ.

Mục tiêu dài hạn

22. Các mục tiêu dài hạn của tiểu dự án bao gồm:

- Bảo đảm an toàn hồ chứa nước, giảm thiểu nguy cơ vỡ đập lâu dài.

- Đảm bảo an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội ở hạ lưu 10 hồ chứa

nước.

- Đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế khác.

- Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng hưởng lợi.

- Thực hiện lồng ghép Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu,

phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Tạo ra bộ mặt hệ thống công trình thủy lợi hiện đại hơn, góp phần chuyển biến

nhanh và bền vững trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và cải tạo môi trường.

- Từng bước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn ngày một nâng

cao, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh trong thời kỳ đổi

mới.

Mục tiêu ngắn hạn

23. Các mục tiêu ngắn hạn của tiểu dự án như sau:

- Đảm bảo an toàn hồ chứa nước, giảm thiểu nguy cơ vỡ đập, đảm bảo an toàn tính

mạng, tài sản người dân vùng hạ du.

- Nâng cao hiệu quả tưới từ thủy lợi cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến tác

động của biến đổi khí hậu;

- Điều tiết, cân bằng nguồn nước giữa các khu vực, các vùng; giữa nguồn nước mặt

và nước ngầm.

Kết quả đầu ra

24. Kết quả đầu ra của tiểu dự án:

- Cải tạo nâng cấp 10 hồ chứa gồm các hạng mục:

Page 13: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

8

Đập đầu mối 10 công trình

Tràn xả lũ: 10 công trình

Cống lấy nước: 08 công trình

- Bảo vệ an toàn con người và tài sản của nhân dân vùng hạ lưu đập.

- Khắc phục tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra trước đây, cải thiện môi trường

sinh thái.

- Dự án sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an toàn cho hạ du, tạo

điều kiện cho người dân vùng dự án yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần vật

chất.

Nguồn kinh phí

25. Tổng mức đầu tư của tiểu dự án là: 192.012.089.000 VNĐ (8.440.091 USD);

Trong đó:

- Vốn ODA: 173.919.444.000 VNĐ (7.644.810 USD).

- Vốn đối ứng: 18.092.645.000 VNĐ (795.281 USD).

1.3. Công trình xây lắp sẽ thực hiện trong tiểu dự án

26. Tiểu dự án Đắk Lắk gồm 10 hồ chứa có các đặc điểm công trình như sau.

Bảng 1. Mô tả các hồ thuộc TDA giai đoạn 1

Tên hồ chứa Địa điểm Năm xây

dựng Flv (km2)

Dung tích (1tr

m3)

Ea Uy Thượng Xã Hòa Tiến, Huyện Krông Păk 8.3 34.43 3.76

Buôn Dung II Xã Ea Yông, huyện Krông Păk 0.53 6.8 0.47

Ea Blông Thượng Xã Dliê Ya, huyện Krông Năng 0.34 2.4 0.2

Ea Kmiên 3 Xã Phú Xuân, huyện Krông Năng

0.4 2.5 0.19

Ea Brơ II Xã Cư Pơng, huyện Krông Búk 0.75 4.8 0.48

Ea Nao Dar Xã Cư Bao – thị xã Buôn Hồ 0.25 3.4 0.22

Ea Ngách Xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ 0.22 12 0.21

C19 Xã Ea Riêng, huyện M’Đrăk 0.78 5.72 0.33

Hồ 725 (C32) Xã Ea Riêng, huyện M’Đrăk 0.49 1.25 0.22

Đội 11 Xã Ea Kmút, huyện Ea Kar 0.68 16.2 0.47

Tổng 89.5 12.74 (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi, 2018)

1.4. Mục tiêu của kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)

27. Kế hoạch được chuẩn bị theo Chính sách OP 4.10 về Dân tộc thiểu số của NHTG và

dựa trên cơ sở đánh giá xã hội (SA) đã đươc thực hiện cho tiểu dự án có sự tham vấn với

người DTTS trong khu vực TDA (chi tiết được nêu trong báo cáo SA của tiểu dự án).

Page 14: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

9

28. EMDP này nhằm a) tóm tắt các tác động tiềm tàng của dự án đối với các DTTS và các

biện pháp giảm thiểu; b) đề xuất các hoạt động phát triển cần phải được thực hiện để đảm bảo

người DTTS trong khu vực dự án nhận được lợi ích kinh tế - xã hội thích hợp với văn hóa

của họ. Các hoạt động phát triển được trình bày dưới EMDP này được đề xuất trên cơ sở

tham vấn với người DTTS nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án. Theo kết quả khảo sát

IOL trong giai đoạn lập RAP, tiểu dự án dự kiến không tác động tái định cư đến các hộ DTTS

trong khu vực tiểu dự án. EMDP nhằm cung cấp thêm lợi ích về kinh tế xã hội cho nhóm

DTTS nằm trong khu vực dự án. Những lợi ích này là nhằm bổ sung cho những lợi ích của

Tiểu dự án (TDA) đã được đề cập từ trước (nâng cao an toàn đập và đảm bảo nguồn nước

tưới).

29. Tham vấn trước, cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia với người dân tộc thiểu

số trong vùng TDA giai đoạn 1 đã được thực hiện nhằm đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi của

người DTTS đối với việc thực hiện TDA.

Page 15: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

10

II. KHUNG CHÍNH SÁCH VỀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.1. Khung pháp lý và chính sách quốc gia về người dân tộc thiểu số

30. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) ghi nhận quyền

bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam. Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định:

a) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc

cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

b) Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm

mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

c) Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ

gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của

mình.

d) Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc

thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

31. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một loạt các chính sách nhằm phát triển, nâng cao

điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân tộc thiểu số tại các khu vực miền núi, vùng

sâu, vùng xa. Sau các chương trình 124 và chương trình 125 giai đoạn 1, giai đoạn 2, Chính

phủ đã đưa ra chương trình 135 giai đoạn 3 để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở

các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi. Bên cạnh việc các chương trình

phát triển chung cho các cộng đồng DTTS, Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì hướng

dẫn các tỉnh xây dựng dự án Hỗ trợ phát triển các dân tộc có dân số dưới 1000 người như các

nhóm: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ đu. Chính phủ cũng ban hành Chương trình hỗ trợ

giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS

đang sinh sống.

32. Nghị định số 84/2012/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/10/2012 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc (CEMA). Nghị

định quy định Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công

thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. Cùng với Nghị định

05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác Dân tộc, Nghị định 84/2012/NĐ-CP được ban

hành là cơ sở pháp lý để Ủy ban Dân tộc tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng

về công tác dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy sức mạnh

đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,

nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển, giữ

gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

33. Các tài liệu của Chính phủ về vấn đề dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân cũng

liên quan trực tiếp tới Khung phát triển DTTS này. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11,

ban hành ngày 20/4/2007 (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2003) về

thực hiện dân chủ tại cấp xã, phường, và thị trấn/ thị xã cung cấp cơ sở cho sự tham gia của

cộng đồng vào việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và sự giám sát của cộng đồng tại Việt

Nam. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/4/2005 quy

Page 16: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

11

định việc giám sát đầu tư của cộng đồng. Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy

Ban Dân tộc từ năm 2013 đến năm 2016 hằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của

cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của hệ thống cơ quan làm công tác Dân tộc và

đồng bào dân tộc thiểu số.

34. Việc xây dựng chính sách kinh tế xã hội cho từng vùng miền và từng nhóm đối tượng

cần xét tới các nhu cầu của người dân tộc thiểu số. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và

Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam kêu gọi sự quan tâm đặc biệt đến người

DTTS. Chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người DTTS cũng đã được ban

hành. Khuôn khổ pháp lý đã được cập nhật vào năm 2014, tất cả tài liệu pháp lý liên quan tới

DTTS được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2. Văn bản pháp luật liên quan đến Dân tộc thiểu số

2018 Thông tư số 86/2018/TT-BTC ngày 18/09/2018 Hướng dẫn quản lý và sử dụng

kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi, vùng

dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

2018 Quyết định số 117/QĐ-UBDT ngày 12/03/2018 Phê duyệt Kế hoạch tuyên

truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động phòng, chống ma

túy, HIV/AIDS, mại dâm và chống tái trồng cây có chứa chất ma túy năm 2018

2018 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 Về tiêu chí lựa chọn, công nhận

người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc

thiểu số.

2017 Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/07/2017 Phê duyệt danh sách thôn đặc

biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020

2017 TT số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/05/2017 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số

2085/QĐ-TTg ngày 21/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai

đoạn 2017-2020

2016 Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng

dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2017-2020

2016 Nghị quyết 52/NQ-CP đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số giai

đoạn 2016- 2020

2016 Quyết định 138/QĐ-UBDT giảm thiểu tình trạng tảo hôn nhân cận huyết thống

dân tộc thiểu số 2016

2015 Quyết định 107/QĐ-UBDT ngày 9/3/2015 phê duyệt Kế hoạch xây dựng Đề án

“Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng

bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

2013 Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/05/12013 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ

đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở

xã, thôn đặc biệt khó khăn

Page 17: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

12

2013 Quyết định 151/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc ngày 29/03/2013 về việc quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Dân tộc thiểu số

2013 Thông tư liên tịch số 05/2013-TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày

18/11/2013 hướng dẫn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát

triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản

đặc biệt khó khăn.

2012 Quyết định 54/2012-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2012 về Ban

hành chính sách cho vay vốn phát triển đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó

khăn giai đoạn 2012-2015.

2012 Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc.

2012 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/1/1012 của Bộ Tư

pháp và Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc

thiểu số

2010 Nghị định số 82/2010/ND-CP ngày 20/7/2010 của chính phủ về dạy và học tiếng

dân tộc ở các trường học.

2009 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

2008 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ ngày 27/12/2008 về chương trình

hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất.

2007 Thông tư 06 ngày 20/9/2007 của Ủy ban dân tộc hướng dẫn về việc hỗ trợ các

dịch vụ, cải thiện sinh kế của người dân, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao kiến thức về

luật theo quyết định 112/2007/QD-TTg.

2007 Quyết định số 05/2007/QD-UBDT ngày 06/9/2007 của Ủy ban dân tộc chấp

thuận ba vùng dân tộc thiểu số và khu vực miền núi dựa trên tình trạng phát

triển.

2007 Quyết định số 01/2007/QD-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban dân tộc về việc

công nhận các xã, huyện ở các khu vực miền núi.

2007 Quyết định số 06/2007/QD-UBDT ngày 12/1/2007 của Ủy ban dân tộc về chiến

lược truyền thông cho chương trình 135-giai đoạn 2.

2.2. Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10)

35. Mục tiêu chính sách OP 4.10 của NHTG hướng tới việc hạn chế những yếu tố ảnh

hưởng, tác động tiêu cực tới người dân bản địa và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại

lợi ích và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của họ. NHTG yêu cầu người dân bản

địa (ở đây được hiểu là DTTS) được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia và dự án

phải được phần lớn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án ủng hộ. Tiểu dự án

được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số không phải chịu những tác động xấu của

quá trình phát triển, đặc biệt là những tác động của các dự án do NHTG tài trợ, và đảm bảo

Page 18: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

13

rằng họ sẽ được thụ hưởng những lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích này phù hợp với văn

hóa của họ.

36. Chính sách định nghĩa dân tộc thiểu số có thể được xác định trong các khu vực địa lý

đặc biệt bởi sự hiện diện về mức độ khác nhau của các đặc điểm sau:

- Tự gắn bó chặt chẽ như các thành viên của nhóm văn hóa bản địa khác biệt và được

thừa nhận về đặc điểm này bởi những người khác;

- Sống gắn bó tập trung tại môi trường khác biệt về địa lý hoặc vùng lãnh thổ do tổ tiên

để lại trong khu vực có dự án và gần với thiên nhiên tại môi trường sống và lãnh thổ

đó;

- Thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội hoặc chính trị mang tính phong tục khác biệt so với

những đặc điểm đó của văn hóa, xã hội chiếm đa số; và

- Ngôn ngữ bản địa thường khác so với ngôn ngữ chính thống của vùng hoặc nước đó.

37. Điều kiện bắt buộc để phê duyệt dự án đầu tư, OP 4.10 yêu cầu bên vay thực thiện

tham vấn và công bố thông tin với các dân tộc thiểu số có thể bị tác động và thiết lập một mô

hình hỗ trợ cộng đồng rộng lớn cho các tiểu dự án và mục tiêu của nó. Điều quan trọng cần

lưu ý rằng OP 4.10 đề cập đến nhóm xã hội và cộng đồng, không cho từng cá nhân. Các mục

tiêu chính của OP 4.10 là:

- Để đảm bảo rằng các nhóm này được dành cơ hội có ý nghĩa tham gia vào kế hoạch

hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến họ;

- Để đảm bảo rằng các nhóm có cơ hội được cung cấp lợi ích văn hóa thích hợp với họ;

- Để đảm bảo tránh những tác động bất lợi của dự án đến họ hoặc nếu không sẽ giảm

thiểu và giảm nhẹ những bất lợi đó.

38. Trong bối cảnh của tiểu dự án, các nhóm DTTS trong khu vực tiểu dự án có khả năng

nhận được những lợi ích lâu dài thông qua sửa chữa, nâng cao an toàn đập, nhưng họ có thể bị

ảnh hưởng xấu do thu hồi đất và /hoặc di dời.

Kế hoạch phát triển DTTS của tiểu dự án giai đoạn 1 này được chuẩn bị dựa trên

Khung chính sách DTTS của dự án DRASIP (EMPF) (xem chi tiết trong EMPF).

Page 19: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

14

III. ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC XÃ KHU VỰC TDA

3.1. Phương pháp

39. Tham vấn với người dân tộc thiểu số được thực hiện với cách thức: thông báo trước và

hoàn toàn tự do, để xác nhận sự ủng hộ của cộng đồng người dân tộc thiểu số đối với việc

thực hiện tiểu dự án. Dân tộc thiểu số sàng lọc được tiến hành theo quy định của Ngân hàng

Thế giới (OP 4.10), và đã được thực hiện với quy mô và phạm vi của các đánh giá xã hội và

đánh giá môi trường (OP 4.01).

Bảng 3. Khảo sát kinh tế - xã hội người dân tộc thiểu số tại các xã khu vực tiểu dự án

Thành phần dân tộc

Ê Đê Tày Nùng M’nông Dân tộc

khác

Số lượng (hộ)

% Số

lượng (hộ)

% Số

lượng (hộ)

% Số

lượng (hộ)

% Số

lượng (hộ)

%

Hòa Tiến 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Ea Yông 31 25.2 0 0 0 0 1 0,8 0 0 Dliê Ya 0 0 13 10,6 0 0 0 0 0 0 Phú Xuân 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cư Pơng 9 7.3 0 0 2 1,6 0 0 1 0,8 Cư Bao 11 8.9 0 0 0 0 0 0 0 0 Ea Drông 28 22.8 0 0 0 0 0 0 0 0 Ea Riêng 22 17.9 0 0 0 0 0 0 0 0 Ea KMút 5 4.1 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 106 86.2 13 10,6 2 1,6 1 0,8 1 0,8 (Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

3.2. Đặc điểm dân tộc thiểu số khu vực tiểu dự án

40. Tỉnh Đắk Lắk là địa bàn cư trú của 47 dân tộc bao gồm người Kinh, nhóm dân tộc tại

chỗ (Ê Đê, M'nông) và nhóm dân tộc di cư từ miền Bắc, miền Trung vào khai hoang, lập

nghiệp (Thái, Tày, Nùng...). Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số còn

lại chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân cư của tỉnh phân bố không đều, thành phố Buôn Ma

Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông

Pắk, Ea Kar, Krông Ana có mật độ cao, các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn,

Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v… có mật độ dân số thấp

41. Tỉnh Đắk Lắk là trung tâm của khu vực Tây Nguyên, nơi có nhiều dân tộc cùng chung

sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các

dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân;

kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn

T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể

quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO

công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các

truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của

Đắk Lắk.

Page 20: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

15

3.3. Cộng đồng DTTS các xã khu vực tiểu dự án

42. Theo kết quả đánh giá xã hội, tiểu dự án dự kiến không gây tác động tái định cư đến

các hộ người DTTS trong khu vực TDA. Bên cạnh đó, do tính chất của tiểu dự án và thông

qua tham vấn cho thấy việc thực hiện tiểu dự án có thể sẽ có những tác động bất lợi đến

nguồn sinh kế của các hộ DTTS trong khu vực trong thời gian thực hiện tiểu dự án.

43. Thông tin và các phân tích xã hội trong EMDP này chỉ phản ánh các hộ DTTS sinh

sống trong khu vực tiểu dự án giai đoạn 1 được tham gia phỏng vấn và thảo luận nhóm.

Bảng 4. Cơ cấu hộ người DTTS các xã khu vực tiểu dự án

Tên xã Tổng

dân số Người DTTS

Người Ê Đê

Người Tày Người DTTS khác (M’Nông, Gia Rai, Nùng, Mường,…)

Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ

Hòa Tiến 1749 0 0 0 0

Ea Yông 4000 1.840 1.535 140 165

Dliê Ya 3510 1.530 729 321 480

Phú Xuân 3993 0 0 0 0

Cư Pơng 2441 1.534 1.477 20 37

Cư Bao 2658 1.112 1.103 6 3

Ea Drong 2471 1.730 1.625 55 50

Ea Riêng 1723 9 0 9 0

Ea K’Mút 3034 323 175 86 62

Tổng 25.579 8.078 6.644 637 797

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội các xã năm 2018)

3.3.1. Đặc điểm chính của cộng đồng DTTS trong khu vực tiểu dự án

a) Người Ê Đê1

44. Dân tộc thiểu số Ê Đê là dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mã Lai từ các hải

đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương, đã chuyển cư vào miền Trung Việt

Nam rồi di dân lên vùng đất cao nguyên Tây Nguyên khoảng cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15.

45. Đặc điểm cư trú và nhà ở: Theo thống kê từ năm 2009, người Ê-đê có khoảng 331.194

người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Địa bàn cư trú tập

trung nhất là Đắk Lắk (trên 90%) cùng một số tỉnh như Gia Lai, Phú Yên, Đắc Nông, Khánh

Hòa, địa bàn cư trú của người Ê Đê tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê-đê có 5

nhóm địa phương chính, đó là Ê-đê Kpă - tự nhận là dòng chính Ê-đê, cư trú quanh thành phố

Buôn Ma Thuột; ÊĐê Adham, cư trú tại huyện Krong Buk, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ, Krông

Năng và một phần Êa Hleo của tỉnh Đắk Lắk; ÊĐê Mdhur, cư trú ở huyện M’Đrăk, phía Đông

tỉnh Đắk Lắk, huyện sông Hinh của Phú Yên. ÊĐê Bih, cư trú ven sông Krông Ana, sông

Krông Knô của tỉnh Đắc Nông; ÊĐê Krung cư trú chủ yếu ở huyện Ea Hleo, Knông Búk của

tỉnh Đắk Lắk. Nhà dài là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu

hệ của người Êđê. Là nơi ở chung có khi là của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài

1 Nguồn Internet, http://thegioidisan.vn/vi/nguoi-e-de.html

Page 21: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

16

thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. Nhà dài của người ÊĐê là

nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân

cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh.

Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Người Ê Đê thường

làm nhà theo hướng Bắc - Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Khi nói

đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao

nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.

Hình 1. Nhà sàn của người Ê Đê

46. Về đặc điểm sản xuất, sinh kế: kinh tế chủ yếu của người Ê-đê là nông nghiệp làm

nương rẫy. Cũng có nhóm làm ruộng nước theo lối truyền thống, dùng trâu dẫm đất thay cho

cày, bừa. Ngoài trồng trọt, có chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Đặc

điểm làm rẫy của người Ê-đê là chế độ luân khoảnh, với mục đích phục hồi sự màu mỡ của

nương rẫy. Ngày nay, người Ê-đê trồng cây công nghiệp là chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca

cao.

47. Đời sống văn hóa, tín ngưỡng: Trong gia đình, chủ nhà là phụ nữ, theo đó, của cải và

đất đai sẽ được chuyển từ mẹ sang con gái. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên

nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về ở với chị em gái mình.

Chỉ có con gái được thừa kế tài sản. Con gái út được thừa kế tài sản từ ông bà và phải nuôi

dưỡng cha mẹ già. Trang phục truyền thống là phụ nữ quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở

trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh,

nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Ðồ trang sức có chuỗi hạt, vòng đồng, vòng kền

đeo ở cổ và tay, chân. Nam nữ đều có tục cà răng-căng tai và nhuộm đen răng. Các nghi lễ,

phong tục của người Tây Nguyên hình thành trên nền tảng của đời sống kinh tế nông nghiệp.

Do đó, những lễ nghi tôn giáo điển hình và gắn bó nhất của người Ê Đê đều liên quan đến đời

sống sản xuất nông nghiệp, như lễ cúng hồn lúa, lễ cơm mới, lễ mẹ lúa... Tiếp đến là những lễ

nghi liên quan đến vòng đời của một con người, như lễ cầu sinh đẻ và nuôi con, lễ đặt tên, lễ

xả xui, lễ cầu sức khoẻ, lễ trưởng thành, lễ cưới hỏi, lễ cầu an, lễ mừng thọ, lễ tang ma, lễ bỏ

mả, v.v.

48. Tiếng nói của người Ê Đê: Người Ê-đê nói tiếng Ê-đê, thuộc ngữ hệ Malay-Polynesia

(ngữ hệ Nam Ðảo) và vì thế có quan hệ gần gũi với tiếng Chăm ở miền trung Việt Nam.

Page 22: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

17

Hình 2. Trang phục và nhạc cụ của người Ê Đê

b) Người M’nông

49. Cùng với người Ba Na, Ê đê, người M’ Nông là một trong những tộc người cư trú lâu

đời nhất trên mảnh đất Tây Nguyên và cũng là tộc người còn lưu giữ nhiều phong tục tập

quán văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Người M’Nông với dân số khoảng 103 nghìn người

(Tổng cục thống kê, 2017, sống phân bố tại nhiều tỉnh ở vùng đất Tây Nguyên thuộc cao

nguyên miền Trung Việt Nam như: Ðắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Quảng Nam, Lâm

Ðồng. Người M’Nông sống tập trung đông nhất vẫn là ở các huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk và

Đắk Nông. Cộng đồng dân tộc M’ Nông chia thành nhiều tộc người theo nhóm cư trú: người

M’Nông Bu Đâng, người M’Nông Kuênh, M’Nông Prâng, M’Nông Gar (Đắk Lắk), người

M’Nông Preh, M’Nông Nor, M’Nông Prâng (Đắc Nông).

50. Đặc điểm cư trú và nhà ở: Người M’nông thường làm nhà, sinh sống những nơi có địa

hình bằng phẳng, xen kẽ giữa các thung lũng và sống gần sông, suối, hồ, đầm…Họ sống tập

trung theo các Bon (còn gọi là Buôn), mỗi Bon gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ láng giềng,

quan hệ huyết thống gần gũi, chế độ mẫu hệ là nền tảng quyết định mọi quan hệ ở Bon làng.

Người M’Nông xây cất nhà trệt hoặc nhà sàn, nhà trệt hình khum có mái tranh gần sát đất và

nền đất là mặt bằng sinh hoạt, rất phổ biến ở nhóm Mnông Gar, Mnông Preh, Mnông Prâng...

còn nhà sàn thường là sàn thấp, phổ biến ở nhóm M’nông Kuênh, M’nông Chil, M’nông

Bhiêt... mỗi Bon gồm vài chục nóc nhà và tuỳ theo từng vùng. Riêng nhóm M’nông Rlâm ở

vùng hồ Lắc (Đắk Lắk) xây cất nhà sàn cao theo kiến trúc của người Ê đê. Vật liệu xây dựng

nhà sàn/ nhà trệt, mái lợp bằng cỏ tranh, khung và sườn nhà được kết hợp 2 loại nguyên liệu

là tre nứa và gỗ cây.

51. Về đặc điểm sản xuất, sinh kế: Đa số người M’nông trồng lúa nương trên rẫy bằng

phương pháp "đao canh hoả chủng"(phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt). Nhưng cũng có tộc người

M’Nông sống ven các vùng sông, hồ vùng đầm lầy lại sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa

nước: “Đồng bào M’Nông ở đây sống bằng nghề trồng lúa nước. Người M’Nông ở đây là

M’nông Rlâm, M’Nông Gar, M’Nông Chil, M’nông Preh... có văn hoá lúa nước. Người

M’Nông Rlâm xưa không làm rẫy, mà sống ven hồ, làm lúa nước rồi bắt cá, săn thú. Còn về

phong tục tập quán của người M’Nông ở đây gần giống người Ê đê, làm nhà là nhà sàn, việc

cúng bái, đánh cồng chiêng cũng khá giống người Ê đê, chỉ khi nói, có tiếng nói khác người Ê

đê thôi. (PVS Nam DTTS, 70 tuổi).

52. Về đời sống văn hóa và tín ngưỡng: Người M’Nông sống gần gũi với thiên nhiên, nên

từ xa xưa đã hình thành mối quan hệ tinh thần với rừng. Theo phong tục của đồng bào

M’nông Gar, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng tổ chức các nghi lễ, lễ hội vòng đời người,

Page 23: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

18

nhằm tạ ơn các vị thần linh trong trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà đã phù hộ cho mọi người lúa

thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Lễ hội đâm trâu là lễ hội cổ truyền được coi trọng nhất,

Trâu được hiến sinh trong hội lễ để cầu mong cho một mùa vụ mới tràn đầy hy vọng. Bên

cạnh đó, Lễ cưới là một nghi lễ truyền thống của người M’Nông cũng được coi trọng. Tuy

nhiên, hiện nay, nghi lễ này không còn nữa, phong tục gái hỏi chồng (theo nghi thức mẫu hệ),

thay vào đó là nghi thức phụ hệ (trai hỏi vợ).

53. Tiếng nói của người M’Nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Người M’Nông có nền văn hoá nghệ thuật rất đa dạng và đậm đà bản sắc: kho tàng truyện cổ,

tục ngữ, dân ca và đặc biệt là tập quán kể chuyện sử thi của người M’Nông tiềm ẩn nhiều giá

trị văn hoá quý báu. Nhạc cụ của người M’Nông với các bộ cồng chiêng, kèn bầu, kèn sừng

trâu, kèn môi, đàn độc huyền, đặc biệt đàn đá mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên vẫn

được lưu truyền đến ngày nay.

Hình 3. Trang phục truyền thống và nhạc cụ của người M’Nông tỉnh Đắk Nông

54. Tộc người thiểu số với dân số nhiều thứ hai ở tỉnh Đắk Lắk là người M’nông với dân

số khoảng 38.298 người. Người M’nông thuộc ngữ hệ Môn- Khơme, nhóm Bahnar Nam,

phân bố tập trung nhiều ở các huyện Lak, Krông Bông, Krông Nô, Buôn Đôn. Người M’nông

sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon. Mỗi bon có vài chục nóc nhà dài. Rừng và đất

bao quanh theo truyền thống phục vụ cho trồng trọt, săn bắt, khai thác gỗ, có ranh giới tự

nhiên như suối, ao hồ..v..v..Trong mỗi bon, còn có những đơn vị cư trú nhỏ hơn, ví dụ aluh

(xóm). Cũng như người Êđê, người M’nông theo chế độ mẫu hệ, những gia đình lớn sống

chung trong một ngôi nhà, đứng đầu là một người phụ nữ. Nếu người Êđê sống trong những

ngôi nhà sàn thì người M’nông lại sống ở những ngôi nhà trệt.

55. Kinh tế của người M’nông trước đây chủ yếu dựa vào luân canh ở vùng cao, nhưng

trong những thập kỷ gần đây họ đã dần dần định canh trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng

hoá sản xuất lương thực như lúa, bắp hoặc đậu và còn trồng các loại cây công nghiệp như cao

su, cà phê và hồ tiêu. Ngày nay chăn nuôi trâu, bò, gia súc, heo, gà đóng vai trò quan trọng

trong kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhặt lâm sản vẫn còn là nguồn lương thực truyền

thống quan trọng.

56. Người M’nông nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Trước đây,

voi được dùng để kéo gỗ, vận chuyển và săn bắt cũng như để lấy ngà. Ngày nay, voi còn là

Page 24: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

19

con vật thu hút khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk. Huyện Buôn Đôn đã trở thành trung tâm

chính săn bắt và thuần dưỡng voi.

c) Người Tày, Nùng

57. Đây là 2 nhóm người DTTS chủ yếu sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào Tây

Nguyên ở thời điểm năm 1954 và 1979. Người Nùng và Tày ở Tây Nguyên sống đan xen

cùng với người Kinh và người DTTS bản địa.

58. Trên địa bàn tỉnh, người Tày, Nùng sinh sống tập trung ở các huyện như Ea H’leo, Cư

M’gar, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ… Về kinh tế thì người Nùng và Tày cũng như người

DTTS bản địa sống dựa vào làm nương rẫy, trồng các cây công nghiệp có giá trị kinh tế như

cà phê, ca cao, hồ tiêu ...

59. Về văn hóa, tuy ở những địa phương khác nhau nhưng họ vẫn thường xuyên kết nối,

giao lưu và hơn hết là cùng nhau bảo tồn những giá trị văn hóa đã ăn sâu vào tâm hồn, đời

sống… Điều thể hiện rõ nhất chính là các lễ hội được tổ chức bài bản, giữ đúng tinh thần, cốt

cách mà bao đời để lại.

3.3.2. Khảo sát kinh tế - xã hội của các hộ DTTS trong khu vực tiểu dự án

Đặc điểm nhân khẩu học:

60. Theo kết quả điều tra bảng hổi kinh tế - xã hội hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học

của khu vực địa bàn tiểu dự án tương đối đa dạng với số nhân khẩu trong mỗi gia đình từ 1

cho đến hơn 9 người, nhân khẩu bình quân hộ là 4,43. Những hộ có 1, 2 người hoặc những hộ

có trên 9 người chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu là những hộ có 3 – 4 người (trên 46,3 %) và

những hộ có từ 5 – 8 người (trên 46,3 %). Trong đó số nhân khẩu bình quân cao nhất là trong

các hộ người M’Nông và Ê Đê (5,0) và thấp nhất là trong các hộ người Khơ Me (2,0). Xã Ea

Pok là xã có số nhân khẩu bình quân cao nhất (6,0) và Phú Xuân là xã có số nhân khẩu bình

quân thấp nhất (3,50). Những hộ có chủ hộ là nam giới thì có số nhân khẩu bình quân cao hơn

những hộ có chủ hộ là nữ giới.

Bảng 5. Đặc điểm nhân khẩu

Nhân khẩu bình

quân hộ (người)

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)

1-2 người 3-4 người 5-8 người 9 người trở

lên

Tổng mẫu 4,43 4,1 46,3 46,3 3,3

Ê đê 5 2,9 45,7 47,6 3,8

Khơ me 2 100 0,0 0,0 0,0

Tày 4 0,0 53,8 46,2 0,0

Nùng 4 50,0 50,0 0,0 0,0

M’Nông 5 0,0 0,0 100 0,0

Sán Chỉ 4 0,0 0,9 0,0 0,0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, năm 2018)

Page 25: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

20

61. Về cơ cấu và tổ chức xã hội, làng là tổ chức xã hội cao nhất. Mỗi thành viên trong

làng có quan hệ huyết thống với nhau thiên về bên ngoại (mẫu hệ). Trong cộng đồng người Ê

đê và người M’Nông, già làng được bầu làm người đứng đầu làng, là người khỏe mạnh, có

tiếng nói, có vốn hiểu biết và nắm rõ phong tục tập quán của làng; là người có vai trò quan

trọng trong việc hướng dẫn dân làng tổ chức đời sống sản xuất, bàn bạc giải quyết công việc

đối ngoại của làng. Trong truyền thống và hiện nay, các tộc người này theo chế độ mẫu hệ,

huyết thống tính theo dòng họ mẹ, con cái được thừa kế tài sản của gia đình, quyền hành

trong gia đình đều thuộc về người mẹ hoặc ông cậu. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã

hội, dần tổ chức đại gia đình mẫu hệ tan rã, thay thế bằng các gia đình hạt nhân. Hiện nay, sự

thay đổi trong cộng đồng hai tộc người này biểu hiện qua việc con cái có thể theo họ cha hoặc

họ mẹ, công việc trong gia đình có sự đồng thuận của cả vợ và chồng.

Hình 4. Thu thập thông tin dân số các xã

62. Hình thức hôn nhân một vợ một chồng, sau hôn nhân cư trú bên vợ là chính. Ngày

nay, do trình độ văn hóa được nâng cao hơn so với trước nên độ tuổi kết hôn cũng tăng lên,

hiện tượng tảo hôn vẫn còn nhưng không phổ biến như trước. Trong tang ma, các nghi lễ vẫn

giữ được phong tục tập quán truyền thống. Về ngôn ngữ, các dân tộc này sử dụng cả tiếng mẹ

đẻ và tiếng phổ thông.

63. Trên địa bàn các xã vùng tiểu dự án, nguồn thu nhập chính của người Ê đê và các dân

tộc khác phụ thuộc vào các hoạt động liên quan đến tài nguyên đất như trồng trọt,chăn nuôi,

khai thác lâm sản và giao khoán bảo vệ rừng. Đối với hoạt động trồng trọt, cộng đồng DTTS

tại đây hiện gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Nguồn nước chính cho trồng trọt tại khu vực

phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Tại khu vực, chưa có hệ thống thủy lợi đưa nước đến khu

vực sản xuất, nguồn nước tại chỗ không đủ cung cấp nước cho các hộ dân trong khu vực. Do

vậy, nguồn thu nhập của người DTTS tại đây rất thấp, sản lượng trong nông nghiệp chủ yếu

được sử dụng cho nhu cầu lương thực của gia đình.

64. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, một số hộ DTTS nơi đây còn có nguồn thu nhập từ

các hoạt động làm thuê, làm cỏ, thu hoạch cafe. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này thay đổi theo

từng mùa vụ.

Page 26: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

21

65. Nhìn chung, nguồn sinh kế chính của người DTTS tại đây phụ thuộc chủ yếu vào

nguồn tài nguyên đất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được xem là nguồn thu

nhập chính của các hộ. Nguồn nước và việc ổn định được nguồn nước là yếu tố quan trọng

thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn.

Nghề nghiệp

66. Theo kết quả điều tra về người DTTS trong vùng dự án (123 hộ với 587 người DTTS),

nông, lâm, ngư nghiệp là những nghề thu hút lao động trên địa bàn nhiều nhất, 58,1% số

người tham gia vào công việc này. Các nghề khác đều chiếm tỷ lệ không đáng kể: Công nhân

1,2%, cán bộ/công nhân viên nhà nước 1,7%, buôn bán 0,7% và nội trợ 0,5%.

Bảng 6. Nghề nghiệp của người DTTS (n = 123)

TT Nghề nghiệp Số lượng

(người)

Tỉ lệ

(%)

1 Mất sức lao động 8 1.4

2 Nông, lâm, ngư, nghiệp 341 58.1

3 Buôn bán, dịch vụ 4 0.7

4 Nhân viên nhà nước 10 1.7

5 Học sinh, sinh viên 124 21.1

6 Công nhân 7 1.2

7 Lực lượng vũ trang 2 0.3

8 Nội trợ 3 0.5

9 Hưu trí 8 1.4

10 Làm thuê/làm mướn 12 2.0

11 Không có việc làm 3 0.5

12 Không phù hợp 65 11.1

Tổng 587 100.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

67. Người DTTS vốn có thói quen trồng trọt và chăn nuôi, hoạt động trồng trọt của người

DTTS chủ yếu là lúa, cây ăn trái, rau màu, trồng rừng và cây công nghiệp, tuy nhiên do địa

hình chủ yếu là đồi núi cao, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới, người

DTTS phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước tự nhiên, trong nhiều năm gần đây nhiều hộ dân đã

chuyển dần sang trồng các cây ăn trái và cây công nghiệp có nhu cầu về nước tưới ít hơn. Chỉ

những vùng mà hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới cho người dân thì họ trồng lúa và rau

màu. Tuy nhiên thu nhập từ cây lúa hiện nay là tương đối thấp không đảm bảo được hết nhu

cầu sống tối thiểu của người dân cho nên nguồn thu nhập chính của người DTTS tại đây vẫn

từ các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu ...

Mức sống

68. Người dân tự đánh giá mức sống của gia đình không cao, chỉ có 0,8% cho rằng gia

đình mình thuộc diện khá giả, 38,2% trung bình, 20,3% có túng thiếu và cao nhất thuộc nhóm

nghèo đói 40,7%. Những hộ có nữ làm chủ hộ thì có mức sống thấp hơn so với những hộ có

Page 27: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

22

nam làm chủ hộ, tương tự như vậy, các hộ gia đình mà chủ hộ là người dân tộc khác (Ê Đê,

M’Nông...) thì có mức sống thấp hơn so với các hộ người Kinh. Phần lớn người trả lời

(51,2%) đánh giá xu hướng phát triển của địa phương trong vòng 3 năm qua là không thay

đổi, chỉ có 30,9% cho rằng đời sống có tốt hơn, trong khi tỉ lệ đánh giá đời sống kém đi là

17,9%.

Bảng 7. Mức sống của người DTTS

TT Mức sống Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%)

1 Phân loại mức sống 123 100.0

Khá giả 1 0.8

Trung bình 47 38.2

Có túng thiếu 25 20.3

Nghèo đói 50 40.7

2 Mức sống thay đổi trong vòng 3 năm qua 123 100.0

Không đổi 63 51.2

Tốt hơn 38 30.9

Kém đi 22 17.9

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

Thu nhập

69. Thu nhập trung bình của các hộ DTTS được khảo sát là 91,260,000đ/hộ/năm. Trong

đó hộ có thu nhập thấp nhất là 8,6 triệu/hộ/năm, hộ có thu nhập cao nhất là 790 triệu/hộ/năm.

Khoảng cách chênh lệch giữa các hộ là khá lớn. Những hộ thu nhập thấp không có đất sản

xuất, nghề nghiệp không ổn định phải đi làm thuê làm mướn, hộ người già neo đơn sống dựa

vào trợ cấp của Nhà nước. Trong khi đó các hộ có thu nhập cao là các hộ có nhiều đất sản

xuất, đầu tư trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su ... do đó tổng thu nhập là khá cao.

70. Thu nhập chia theo 5 mức của người DTTS như sau:

- Nhóm thấp nhất: dưới 30 triệu/hộ/năm tỷ lệ 19,5%

- Nhóm thu nhập thứ hai: từ 30 đến 45 triệu/hộ/năm tỷ lệ 22%

- Nhóm thu nhập thứ ba: từ 45 đến 61 triệu/hộ/năm tỷ lệ 18,7%

- Nhóm thu nhập thứ tư: từ 61 đến 114 triệu/hộ/năm tỷ lệ 20,3%

- Nhóm thu nhập cao nhất: trên 114 triệu/hộ/năm tỷ lệ 19,5%

71. Như vậy thu nhập của nhóm cao nhất gấp 4 lần so với nhóm thu nhập thấp nhất, đây là

khoảng cách tương đối lớn, do đó tiểu dự án cần có cách hoạt động khuyến nông, tạo việc làm

tăng thu nhập ưu tiên cho nhóm có thu nhập thấp để có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập của

các nhóm dân cư.

Chi tiêu

72. Chi tiêu trung bình của hộ DTTS được khảo sát là 68,8 triệu/hộ/năm, trong đó hộ có

chi tiêu thấp nhất là 8,3 triệu/hộ/năm và hộ có chi tiêu cao nhất là 720 triệu/hộ/năm.

Page 28: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

23

73. Như vậy thu nhập trừ chi phí của các hộ ở đây khoảng hơn 20 triệu/hộ/năm, với mức

thu nhập không quá cao này để các hộ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh đó là các rủi ro

trong quá trình sản xuất nông nghiệp do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chính vì vậy mà đa

số các hộ đều còn khá khó khăn, thậm chí nhiều hộ phải vay mượn để đầu tư cho sản xuất, bù

đắp vào phần chênh lệch của thu nhập và chi tiêu. Phần lớn, số hộ có số chi tiêu cao là những

hộ đi vay để đầu tư sản xuất hoặc đầu tư học tập cho con cái. Điều này thể hiện khá rõ trong

cơ cấu vay nợ của hộ gia đình.

74. Theo khảo sát thì con số vay nợ của các hộ gia đình như sau: bình quân khoản vay nợ

từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cá nhân là 71,8 triệu/hộ, trong đó hộ đang còn khoản nợ

thấp nhất là 500.000đ/hộ và hộ có khoản nợ cao nhất là 350 triệu/hộ.

Giáo dục

75. Trình độ học vấn ở cấp THCS và Tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với tỷ lệ

25,7% và 24,7%. Tỷ lệ mù chữ còn chiếm tỷ lệ cao 15,0%.

76. Tất cả các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ đi

học, nhưng số trẻ bỏ học vẫn rơi vào các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo.

Bảng 89. Trình độ học vấn của những người trong hộ gia đình DTTS điều tra

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Mù chữ 88 15.0

Tiểu học (cấp 1) 145 24.7

THCS (cấp 2) 151 25.7

THPT (cấp 3) 110 18.7

Trung cấp/dạy nghề 11 1.9

Cao đảng/đại học 19 3.2

Chưa đi học 62 10.6

Không biết 1 0.2

Tổng 587 100.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

Đất đai và quản lý đất đai

77. Theo báo cáo của UBND các xã thì mỗi năm, xã đều có kế hoạch trình lên huyện về

việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân địa phương (bao gồm đất ở và đất

sản xuất). 84,2% số hộ dân tộc Ê Đê có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây cũng là

nhóm có điều kiện sống và điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn so với các nhóm dân tộc còn

lại.

Bảng 10. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (n = 123)

Dân tộc

Có Không

Số hộ % Số hộ %

Khơ me 1 0.9 0 0.0

Tày 13 11.4 0 0.0

Page 29: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

24

Nùng 2 1.8 0 0.0

Ê Đê 96 84.2 9 100.0

M'nông 1 0.9 0 0.0

Sán Chỉ 1 0.9 0 0.0

Tổng 114 100.0 9 100.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

Bảo hiểm y tế

78. Số hộ gia đình có tham gia BHYT là 88,6%. Theo luật BHYT thì người dân tộc thiểu

số thuộc vùng khó khăn về kinh tế xã hội nằm trong diện được nhà nước hỗ trợ cho hưởng

BHYT.

Bảng 11. Tình hình sử dụng bảo hiểm y tế của các hộ DTTS khảo sát

Tình hình sử dụng Số hộ %

Có (dù loại bảo hiểm nào) 109 88.6

Không 14 11.4

Tổng 123 100.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội năm 2018)

Cấp nước

79. Nguồn nước sử dụng tương đối đa dạng. Nước uống được lấy từ giếng khoan (95,1%)

và hệ thống cung cấp nước sạch của nhà nước (2,4%). Hầu hết nước sử dụng cho tắm giặt

được lấy từ giếng (95,1%), trong khi nước sản xuất lấy từ hệ thống thủy lợi (30,9%) và hệ

thống sông suối (43,1%).

Bảng 12. Tình hình sử dụng nước của các hộ DTTS khảo sát

Lại nước

Nước uống Nước tắm giặt Nước sản xuất

Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)

Giếng khoan/đào 95.1 95.1 22,0

Sông suối tự nhiên 1.6 1.6 43,1

Hệ thống cung cấp nước sạch do nhà nước đầu tư

2.4 1.6 0

Nước mưa 0 0 2,4

Hệ thống thủy lợi 0 0.8 30,9

Nguồn nước khác 0.8 0.8 1,6

Tổng 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, năm 2018)

Loại hình nhà ở

80. Nhà ở được coi như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về mức sống của

người dân. Theo kết quả khảo sát, 48,0% số hộ sinh sống trong loại hình nhà ở bán kiên cố;

43,9 % số hộ ở nhà gỗ, lợp lá và chỉ có 4,9% số hộ ở nhà kiên cố.

Bảng 13. Loại hình nhà ở các hộ DTTS khảo sát

Page 30: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

25

TT Loại hình nhà ở Số lượng (hộ) Tỉ lệ

(%)

1 Nhà kiên cố 6 4.9

2 Nhà bán kiên cố 59 48.0

3 Nhà gỗ, lợp lá 54 43.9

4 Nhà tạm 4 3.3

Tổng 123 100.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, năm 2018)

3.4. Vấn đề Giới

81. So sánh tỷ lệ nam và nữ tham gia trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày

của các nhóm DTTS trên địa bàn tiểu dự án cho thất. Trong hoạt động trồng trọt, tỷ lệ cả hai

vợ chồng cùng tham gia của các nhóm hộ lần lượt là: Hộ dân tộc Ê Đê là 82,8%, người Tày

13,8%. Đây là một hoạt động mà hoặc là hai vợ chồng cùng tham gia hoặc là một mình nam

giới thực hiện, và vẫn có nữ giới thực hiện đơn lẻ. Hoạt động chăm sóc con cái, tỷ lệ cả hai vợ

chồng tham gia lần lượt là: Hộ người Ê Đê là 85,8%; Tày 10,8%, Khơ Me là 0,8%. Về tham

gia các hoạt động cộng đồng, tỷ lệ hai vợ chồng cùng tham gia của các nhóm dân tộc lần lượt

là: Hộ người Ê Đê là 76,2%; Tày 19%. Chi tiết phân công lao động theo giới được thể hiện

như sau (ĐVT %):

Bảng 14. Phân công lao động theo giới tại khu vực tiểu dự án

Hoạt động trồng trọt

Kinh2 Khơ me Tày Ê Đê M'nông Khác (ghi

rõ) Cả hai 3,4 0,0 13,8 82,8 0,0 0,0

Nam giới 0,0 2,7 2,7 94,6 0,0 0,0 Nữ giới 0,0 0,0 28,6 71,4 0,0 0,0 Cả hai cùng làm nhưng nam nhiều hơn nữ

0,0 0,0 15,4 79,5 2,6 2,6

Cả hai cùng làm nhưng nữ làm nhiều hơn nam

0,0 0,0 0,0 100,0 0,0 0,0

Hoạt động chăm sóc con cái

Kinh Khơ me Tày Ê Đê M'nông Khác (ghi rõ)

Cả hai 8,3 0,0 25,0 66,7 0,0 0,0

Nam giới 0,0 0,0 0,0 100,0 0,0 0,0

Nữ giới 0,0 1,6 9,4 87,5 0,0 1,6

Cả hai cùng làm nhưng nữ làm nhiều hơn nam

0,0 0,0 10,0 87,5 2,5 0,0

Tham gia họp cộng đồng

Khơ me Tày Nùng Ê Đê M'nông Khác (ghi rõ)

2 Đây là hộ duy nhất trong mẫu khảo sát chủ hộ người Kinh nhưng vợ/chồng của chủ hộ và 2 người con đều là người Tày nên vẫn được coi là hộ DTTS.

Page 31: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

26

Cả hai 0,0 19,0 0,0 76,2 0,0 0,0

Nam giới 2,4 0,0 2,4 92,7 0,0 2,4

Nữ giới 0,0 15,0 0,0 85,0 0,0 0,0

Cả hai cùng tham gia nhưng nam tham gia nhiều hơn nữ

0,0 18,5 0,0 77,8 3,7 0,0

Cả hai cùng tham gia nhưng nữ tham gia nhiều hơn nam

0,0 7,1 0,0 92,9 0,0 0,0

82. Theo các kết quả phân tích ở trên thì sự khác biệt về giới giữa nam và nữ trong các

nhóm DTTS đã được thay đổi khá rõ nét, mặc dù trong một số nhóm DTTS vẫn còn duy trì

chế độ mẫu hệ tuy nhiên cả nam và nữ đều cùng tham gia bình đẳng như nhau trong hầu hết

các công việc từ sản xuất trồng trọt chăn nuôi cho tới việc chăm sóc con cái và tham gia các

hoạt động cộng đồng. Điều này tạo cơ sở cho việc lồng ghép giới trong các hoạt động tập

huấn truyền thông của tiểu dự án đối với nhóm DTTS được thuận lợi và phát huy hiệu quả.

3.5. Tác động tiềm ẩn của việc thực hiện tiểu dự án

3.5.1. Tác động tích cực

Đảm bảo việc hưởng lợi từ TDA của người dân

83. Theo kết quả đánh giá xã hội và qua tham vấn với chính quyền địa phương, dựa trên

đánh giá về hiện trạng năng lực tưới của các hồ thì sau khi được sửa chữa nâng cao an toàn số

hộ dân dự kiến được hưởng lợi từ các hồ như sau:

Bảng 1516. Số hộ được hưởng lợi từ TDA

TT Tên hồ chứa Địa điểm Hộ được hưởng lợi

1 Ea Uy Thượng Xã Hòa Tiến, Huyện Krông Păk 720

2 Buôn Dung II Xã Ea Yông, huyện Krông Păk 160

3 Ea Blông Thượng Xã Dliê Ya, huyện Krông Năng 150

4 Ea Kmiên 3 Xã Phú Xuân, huyện Krông Năng 160

5 Ea Brơ II Xã Cư Pơng, huyện Krông Búk 300

6 Ea Nao Dar Xã Cư Bao – thị xã Buôn Hồ 120

7 Ea Ngách Xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ 200

8 C19 Xã Ea Riêng, huyện M’Đrăk 300

9 Hồ 725 (C32) Xã Ea Riêng, huyện M’Đrăk 180

10 Đội 11 Xã Ea Kmút, huyện Ea Kar 280

Tổng 2.570

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2018)

Tăng tính an toàn của công trình

84. Phần lớn các công trình thủy lợi của Việt Nam, trong đó có các công trình hồ chứa

thuộc tỉnh Đắk Lắk đều được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, qua nhiều năm sử

Page 32: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

27

dụng cho đến nay nhiều hạng mục công trình đã bị hư hỏng. Bên cạnh đó, sự thay đổi của lưu

vực các hồ, nhu cầu sử dụng hồ chứa đa mục tiêu và đặc biệt việc thay đổi các chủ quản lý và

thiếu nguồn lực để nâng cấp sửa chữa đã làm giảm đáng kể năng lực, tuổi thọ của công trình.

85. Các công trình hồ chứa thuộc giai đoạn 1 của tỉnh Đắk Lắk, đa số là các công trình

đập đất, tràn đá xây hoặc tràn đất, một số công trình không có cống lấy nước, sau nhiều năm

khai thác, không được, sửa chữa, nâng cấp đồng bộ công trình đang đã xuống cấp, giảm khả

năng tích nước và phòng lũ kém, nguy cơ mất an toàn cao.

86. Do đó, việc thực hiện tiểu dự án sẽ sửa sang lại các hạng mục đã hư hỏng của công

trình và góp phần tăng tính an toàn cho công trình.

Đảm bảo an toàn cho người dân hạ du

87. Các công trình hồ đập xuống cấp, mất an toàn có nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tính

mạng, tài sản của nhân dân vùng hạ du và vùng hưởng lợi. Bên cạnh đó, việc xả lũ vào mùa

mưa do công trình xả lũ xuống cấp, tiềm ẩn gây ra những thiệt hại cho người dân về người, tài

sản và sinh kế. Nhiều hồ chứa, trong mùa khô năm 2015 đã hỗ trợ tích cực cho các địa

phương trong phòng chống hạn cho cây cà phê trên toàn địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Tuy

nhiên, trong số 10 hồ chứa của tỉnh Đắk Lắk do nguy cơ mất an toàn nên buộc các chủ hồ

phải xả nước sớm, thiếu công trình cống lấy nước hoặc công trình bị hư hỏng nên việc trữ và

lấy nước phục vụ tưới không đảm bảo. Ngoài ra, một số hồ, mặt đập, đường quản lý vận hành

kết hợp đường giao thông nông thôn, công trình cầu qua tràn phục vụ vận hành công trình,

chưa phát huy tác dụng kết hợp giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu di

dân trong tình huống khẩn cấp. Vì vậy việc nâng cao an toàn đập, nâng cấp mặt đập, cầu giao

thông qua tràn, đường quản lý vận hành sẽ đảm bảo quản lý an toàn và thuận tiện cho người

dân trong các hoạt động sản xuất.

Đảm bảo khả năng điều tiết nguồn nước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

88. Công trình sẽ giúp ổn định và tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa khô, nhờ vậy mở

rộng được diện tích tưới tiêu, cải thiện điều kiện cấp nước cho sinh hoạt và giảm thiểu nguy

cơ mất an toàn ở vùng hạ lưu. Đảm bảo tưới cho các diện tích cây công nghiệp, đặc biệt là

cafe và thoát lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu, kiểm soát lũ, đồng thời giảm thiệt hại do lũ

gây ra.

89. Từng bước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn ngày một nâng cao,

góp phần ổn định an ninh, kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh trong điều kiện phát triển mới. Góp

phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng hưởng lợi.

90. Đắk Lắk là 01 trong 05 tỉnh chịu thiệt hại do hạn năm 2015 (Đắk Lắk, Đắk Nông,

Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận), phần lớn diện tích trồng cây cà phê và hồ tiêu chịu

thiệt hại do hạn. Do vậy nước là nhu cầu bức thiết của người dân trong vùng, thiếu nước tưới

đã khiến cho khả năng khai thác đất đai cũng rất hạn chế, nhiều hồ mất nước, hoặc bị khai

thác khô đáy, người dân phải khoan giếng, khai thác nước ngầm để tưới nhưng chi phí đắt,

nhiều giếng không có nước do mạch nước ngầm ở sâu: “Hồ cạn nước sớm do không tích

được nước, nhiều hộ đã phải thuê khoan giếng, nhưng có chỗ khoan không thấy nước lại phải

khoan lại, có khá nhiều mũi khoan thăm dò nước được thực hiện nhưng kết quả không mấy

Page 33: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

28

khả quan vì nguồn nước đã khô kiệt và không có nước”. Việc thực hiện dự án nâng cao an

toàn đập hồ chứa sẽ nâng cao năng lực tích trữ nước của hồ, từ đó tạo cơ hội cho việc xây

dựng cống tưới cho trên 1665 ha đất nông nghiệp khu vực xung quanh hồ.

Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho

người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

91. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn

hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với

những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà Rông; các nhạc

cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây

Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian

văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền

khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

92. Người M’Nông hiện theo đạo Tin Lành tương đối nhiều, điều này ảnh hưởng khá lớn

tới phong tục tập quán của họ trong đời sống xã hội từ đó cũng tác động tới khuôn mẫu giới

truyền thống. Các nhóm dân tộc theo theo đạo thiên chúa, đạo phật và các tôn giáo khác. Tập

quán sản xuất du canh, du cư vẫn còn tồn tại nhưng không nhiều.

93. Trong giao tiếp chung sử dụng tiếng Việt (Kinh), còn khi giao tiếp trong nội bộ thì

người dân tộc sử dụng tiếng của họ. Người M’Nông theo chế độ mẫu hệ, các nhóm dân tộc

khác theo chế độ phụ hệ. Việc tính toán và khả năng nắm bắt thị trường của nhóm người

M’Nông còn hạn chế và chưa thật sự phù hợp, đây cũng là nguyên nhân đặc thù dẫn tới tình

trạng kinh tế nghèo nàn của họ.

94. Hiện nay, nguồn thu chính nhằm cải thiện đời sống của người dân ở các xã của tiểu dự

án đều dựa vào cây cafe, bên cạnh nhu cầu về đất đai và vốn thì nước là vấn đề không thể

thiếu. Trong khi nguồn lực đất đai tương đối đầy đủ, vốn vay có thể được hỗ trợ từ phía ngân

hàng hay từ các cơ quan đoàn thể địa phương thì nước là một vấn đề khó khăn của người dân.

Bên cạnh đó, việc thiếu nước còn gây ra những bất tiện trong sinh hoạt của người dân địa

phương như vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng tới phụ nữ và trẻ em. Như vậy,

việc sửa chữa nâng cao an toàn đập làm nâng cao trữ lượng nước của hồ, góp phần cải tạo hệ

thống thủy lợi, tăng khả năng cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho các địa phương, từ đó,

người dân có thêm các cơ hội phát triển cây cafe, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Tác động đến vấn đề giới trên địa bàn

95. Việc thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt tạo ra rất nhiều ảnh hưởng bất lợi đến

người dân trên địa bàn. Tại nhiều khu vực, do thiếu nước, nam giới và phụ nữ ở đó thường

xuyên phải bỏ ra những khoảng thời gian nhất định trong ngày để đi lấy nước về cho gia đình

phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đối với những hộ gia đình phụ nữ đơn thân hoặc người già neo

đơn thì đây thực sự là một vấn đề khó khăn hơn những gia đình khác.

96. Thiếu nước sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về vệ sinh, môi trường,

nhà vệ sinh, việc tắm, giặt.....Phụ nữ, trẻ em trai và gái là những đối tượng chịu ảnh hưởng

nghiêm trọng bởi vấn đề này vì cấu tạo sinh học đặc trưng của họ, và việc thiếu nước là nguy

cơ khiến họ có thể mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.

Page 34: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

29

97. Như vậy, việc cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt sẽ rút ngắn thời gian chi phí

cho hoạt động sản xuất của người dân nam và nữ trên địa bàn, tạo điều kiện và cơ hội cho họ

tham gia các hoạt động xã hội. Cung cấp đủ nước cũng góp phần làm giảm gánh nặng đối với

những nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ đơn thân, người già neo đơn và làm giảm nguy cơ

mặc bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.

3.5.2. Tác động tiêu cực

Thu hồi đất và tái định cư

Tác động chung của cả tiểu dự án được xác định trong báo cáo RAP như sau:

98. Tiểu dự án sẽ thu hồi vĩnh viễn 5870 m2 đất để làm các hạng mục công trình xung

quanh khu vực đập tại 6 hồ chứa Ea Uy Thượng, Buôn Dung II, Ea Kmiên 3, C19, Hồ 725

(C32), Đội 11. Trong đó, 14 hộ sẽ bị thu hồi một phần đất trồng cây lâu năm có tổng diện tích

là 5090 m2; 1 hộ sẽ bị thu hồi 280 m2 đất thủy sản. Bên cạnh đó, 1 hộ sẽ bị ảnh hưởng đất thổ

cư với diện tích 500 m2. 14/16 có giấy CNQSD đất (sổ đỏ) cho phần đất bị ảnh hưởng tại hồ

Ea Kmiên 3: 01 hộ BAH đất ở, đất trồng cây hàng năm (đất mua, xây nhà và sử dụng từ năm

2000), 01 hộ BAH diện tích ao nuôi cá phía sau đập (đất công, nằm trong phạm vi bảo vệ an

toàn công trình).

99. Có 16 hộ sẽ bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án. Chỉ có 1 hộ BAH nặng do phải di dời nơi ở

tại hồ chứa Đội 11. Có 2 hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương do thuộc nhóm gia đình chính sách.

Riêng đối với nhóm người DTTS: khảo sát RAP xác định không có hộ DTTS bị ảnh hưởng

về thu hồi đất. Tuy nhiên các nhóm DTTS sinh sống trên địa bàn tiểu dự án được xác định có

thể gặp rủi ro về sức khỏe (lây, nhiễm bệnh từ công nhân thi công mang từ nơi khác đến, các

bệnh do bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước); mất an toàn giao thông do xe máy thi công di

chuyển qua khu dân cư, tác động tới sản xuất do thiếu hụt nguồn nước tưới. Tuy nhiên, những

rủi ro này có thể được kiểm soát và giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng.

Rủi ro về an toàn cộng đồng và sức khỏe

100. Một lượng đáng kể công nhân sẽ có mặt trên địa bàn trong thời gian thi công công

trình. Việc có mặt của người từ nơi khác tới sẽ gây ra những xáo trộn nhất định đối với đời

sống kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương.

101. Mặc dù, địa phương đã có khu vực dành riêng cho công nhân ở tập trung, nhưng một

số lượng lớn người đến sẽ nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác nhau như ăn, ở, vui chơi, giải trí,

và các nhu cầu văn hóa khác. Cũng có thể xảy ra hiện tượng những nhu cầu này khác với văn

hóa cộng đồng địa phương, do vậy tạo ra những xáo trộn nhất định đối với cộng đồng, đặc

biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số ở các xã, nơi có công trường thi công. Kế hoạch truyền

thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia (chi tiết trong Phụ lục 3 của Đánh giá xã hội

TDA), và Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng (chi tiết trong Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội

TDA) đã được lập nhằm đảm bảo các vấn đề xã hội liên quan đến sức khỏe và trật tự xã hội

do tập trung công nhân được truyền thông đúng cách và kịp thời cho những người có khả

năng bị ảnh hưởng, bao gồm cả công nhân và người dân địa phương, do vậy mà các nguy cơ

sẽ được giảm thiểu.

Page 35: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

30

102. Việc thi công công trình sẽ kèm theo các tác động tiêu cực về môi trường như bụi,

tiếng ồn....bên cạnh đó, các vấn đề bệnh tật cũng có thể nảy sinh do một lượng người từ nơi

khác kéo đến. Việc tập trung số lượng lớn công nhân có thể gây ra các vấn đề về mại dâm,

gây nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ HIV/AIDS, và các bệnh lây nhiễm qua

đường tình dục. Các vấn đề này đã được xác định và chuẩn bị trong Kế hoạch quản lý sức

khỏe cộng đồng (chi tiết trong Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội TDA).

103. Việc sử dụng một số tuyến đường để chuyên chở nguyên vật liệu sẽ gây ra những ảnh

hưởng về việc đi lại của người dân và gây nguy cơ tai nạn giao thông.

104. Do vậy, chủ đầu tư tiểu dự án, đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình cần chuẩn

bị các phương án quản lý nhân công chặt chẽ, phòng tránh tối đa các tác động bất lợi tới cộng

đồng. Về phía địa phương, cần chuẩn bị các kế hoạch truyền thông trang bị cho người dân

những kiến thức tối thiểu về các vấn đề xã hội có thể nảy sinh cũng như các mô hình bệnh tật

nhằm tạo cơ chế tự bảo vệ cho người dân trước những rủi ro đến từ bên ngoài.

Rủi ro đối với hoạt động sản xuất

105. Theo cam kết của chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị liên quan, sẽ nỗ lực

thực hiện các biện pháp nhằm tránh gián đoạn việc cấp nước thường xuyên cho sản xuất nông

nghiệp cho người dân vùng hạ lưu. Các biện pháp thi công ở giai đoạn này cho thấy việc cấp

nước sẽ đảm bảo như khi không có hoạt động thi công.

106. Kế hoạch đã được chuẩn bị để đảm bảo việc xây dựng sẽ không gây ra, hoặc gây tác

động tối thiểu đến các hoạt động nông nghiệp và sinh kế của người dân địa phương.

3.6. Giải pháp giảm thiểu

Tham vấn với các bên liên quan

107. Nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực có thể phát sinh và

nhằm thiết lập kênh thông tin liên lạc, trong quá trình chuẩn bị dự án đã tham vấn nhiều lần

với cộng đồng sở tại. Do dự án có tính chất vay vốn nước ngoài, mức bồi thường trên một địa

bàn cùng tồn tại nhiều loại vốn đầu tư với các chính sách bồi thường, hỗ trợ không nhất quán

sẽ sinh khiếu kiện do đó, quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cần

xem xét, áp dụng các văn bản hướng dẫn của tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện công tác kiểm

kê, chi trả, mức giá thay thế của dự án dựa trên khung chính sách tái định cư của dự án được

Thủ tướng phê duyệt. PPMU phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền rộng rãi trong

cộng đồng về mục tiêu đầu tư dự án, các chính sách của dự án để cộng đồng hiểu rõ về những

yêu cầu sử dụng nước làm tăng hiệu quả sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước.

Xây dựng kế hoạch nhằm giảm thiểu những thiệt hại do ngập úng hoặc hạn hán trong quá

trình thi công

108. Cần có kế hoạch cấp nước cụ thể trong quá trình thi công cũng như kế hoạch điều tiết

nước, đồng thời thông báo bản kế hoạch tới người dân địa phương tránh các thiệt hại đối với sản

xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Khuyến nghị thi công trong

khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các nhóm người dễ bị tổn thương

Page 36: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

31

109. Trong quá trình diễn ra dự án, có những tác động tiêu cực có thể nảy sinh, vì thế cần

lưu ý đặc biệt tới những nhóm dễ bị tổn thương. Cần thu hút sự tham gia của nhóm người này

trong các hoạt động truyền thông hay tham vấn để thu thập những nhu cầu của họ đối với tiểu

dự án, từ có xây dựng phương án đáp ứng kịp thời. Cần chú trọng hơn tới trẻ em trai, trẻ em

gái và nhóm người dân tộc thiểu số trong việc trang bị các kiến thức liên quan tới vấn đề sức

khỏe, các vấn đề liên quan tới an toàn cộng đồng như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự.

110. Các vấn đề về mại dâm, HIV/AIDS, và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đã

được xác định là nguy cơ đối với sức khỏe trong Đánh giá xã hội của TDA. Các biện pháp

cần được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ đối với không chỉ công nhân (là những người di cư

đến) mà còn cả cộng đồng ở hạ lưu hồ chứa, bao gồm cả người Kinh và DTTS trong vùng

TDA. Các vấn đề này đã được xác định và chuẩn bị trong Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng

đồng (Phụ lục 2 của Đánh giá xã hội TDA).

Page 37: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

32

IV. THAM VẤN VỚI CỘNG ĐỒNG DTTS

4.1. Mục tiêu

111. Là một phần của đánh giá xã hội được thực hiện cho tiểu dự án này, tham vấn người

dân tộc thiểu số trong vùng dự án đã được tiến hành một cách tự do, được thông báo trước và

có sự tham gia theo chính sách OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới.

4.2. Nội dung tham vấn

112. Nội dung tham vấn bao gồm:

a) Thông báo cho các dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án các tác động tiềm tàng

của tiểu dự án (tác động tiêu cực và và tác động tích cực): Mục tiêu đầu tư của tiểu dự án,

các hoạt động đầu tư của tiểu dự án, tác động của dự án có khả năng xảy ra;

b) Tổng hợp ý kiến phản hồi từ các dân tộc thiểu số (trên cơ sở tác động được xác

định): các cơ hội và hoạt động nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án cho cộng đồng DTTS, các

giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi; và

c) Chuẩn bị cơ sở đề xuất các hoạt động phát triển để đảm bảo người dân tộc thiểu số

trong khu vực tiểu dự án có thể nhận được các lợi ích kinh tế xã hội (từ dự án) phù hợp văn

hóa với họ, và trên cơ sở đó xác nhận sự ủng hộ rộng rãi của DTTS đối với việc thực hiện

TDA.

4.3. Phương pháp tham vấn

113. Có nhiều công cụ điều tra khác nhau, như các thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, quan

sát hiện trường và điều tra hộ gia đình, được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các

dân tộc thiểu số. Tham vấn tự do, được thông báo trước theo chính sách OP 4.10 của Ngân

hàng Thế giới được duy trì trong suốt quá trình tham vấn.

Công cụ thực hiện:

114. Khi sử dụng các công cụ điều tra trên, các chuyên gia tư vấn đã nhận ra rằng cần duy

trì việc tự do sử dụng ngôn ngữ khi tham vấn với các dân tộc thiểu số. Trước khi tiến hành

tham vấn, việc kiểm tra sở thích sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số được thực hiện và

ngôn ngữ đó được sử dụng trong suốt quá trình tham vấn. Trong tiểu dự án này, người dân

tộc thiểu số là người Ê Đê là chủ yếu, các cuộc tham vấn được tổ chức tại nhà sinh hoạt cộng

đồng, có sự chứng kiến và tham gia của buôn trưởng,... họ đã xác nhận trước khi phỏng vấn

họ cảm thấy thoải mái với ngôn ngữ là tiếng Việt (tiếng Kinh). Do đó, các cuộc tham vấn đã

được tiến hành bằng cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Để đảm bảo sự tự do ngôn ngữ cho

người dân tộc thiểu số được tham vấn, mỗi nhóm dân tộc thiểu số được tư vấn một cách riêng

biệt. Các tư vấn là những người có kinh nghiệm cơ bản về dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

115. Quá trình tham vấn: các cuộc tham vấn đã được tiến hành vào tháng 2 và 3/2018. Các

cuộc tham vấn sử dụng cả điều tra hộ gia đình, và thảo luận nhóm/họp cộng đồng (như đã đề

cập ở trên) trong suốt quá trình tham vấn. Có cả nam giới và phụ nữ tham gia tham vấn. Đặc

Page 38: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

33

biệt phụ nữ DTTS đã được khuyến khích đưa ra ý kiến/thắc mắc của mình. Khi cần thiết, nhà

văn hóa (cho họp cộng đồng) được sử dụng để thực hiện việc tham vấn (cho thảo luận nhóm/

họp cộng đồng).

4.4. Kết quả tham vấn

116. Cộng đồng người dân tộc thiểu số và những hộ gia đình dân tộc thiểu số được tham

vấn đều xác nhận rằng họ đã được thông báo về tiểu dự án. Các hộ dân tộc thiểu số đều ủng

hộ việc tiến hành thực hiện tiểu dự án.

117. Các hộ gia đình người DTTS và các cộng đồng DTTS hiểu được tác động tích cực của

tiểu dự án. Họ cũng hiểu được tác động tiêu cực của tiểu dự án và họ đã đồng ý với đề xuất

các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực cũng như những biện pháp hỗ trợ bổ sung

sẽ được thực hiện thông qua EMDP này để đảm bảo các dân tộc thiểu số hiện nay trong khu

vực tiểu dự án có thể nhận được lợi ích kinh tế xã hội phù hợp với văn hóa của họ. Trên cơ sở

đó các người DTTS và các cộng đồng DTTS thể hiện sự hỗ trợ rộng rãi cho thực hiện tiểu dự

án. Ngoài ra, họ có những ý kiến cụ thể / đề nghị tập trung vào hai lĩnh vực: (i) các kiến nghị

nghị liên quan đến quá trình thi công tiểu dự án; và (ii) các kiến nghị liên quan đến phát triển

cộng đồng. Các ý kiến cụ thể như sau:

118. Quá trình thực hiện tiểu dự án cần hạn chế việc làm ô nhiễm nguồn nước, xả nước để

giảm thiểu tác động đến nhu cầu nước tưới và sinh hoạt;

119. Hỗ trợ phát triển sinh kế hộ gia đình dựa trên các nguồn lực sẵn có của người dân;

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về quản lý thiên tai có sự tham gia của người

dân tại địa phương;

- Hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và đào tạo nghề (thu hoạch và chế biến cafe)

cho các hộ đồng bào nghèo;

- Tăng cường hoạt động truyền thông pháp luật.

120. Trên cơ sở đánh giá xã hội cho tiểu dự án, điều tra tác động tái định cư, TDA không

gây tác động thu hồi đất đến người DTTS. Các hoạt động của tiểu dự án không có tác động

bất lợi lớn nào cho các dân tộc thiểu số, các tác động bất lợi xảy ra trong quá trình thi công,

thực hiện dự án là nhỏ và có thể giảm thiểu bằng các biện pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, nhằm tối

đa hóa lợi ích của tiểu dự án, EMDP đang được lập cho tiểu dự án trên cơ sở đánh giá xã hội

và tham vấn với các dân tộc thiểu số để cung cấp các cơ hội phát triển cho các DTTS hiện

diện trong khu vực tiểu dự án.

121. Tham vấn tự do và thông báo trước với DTTS cho thấy vì không có tác động bất lợi

cho các dân tộc thiểu số, và EMDP đã được chuẩn bị để cung cấp các cơ hội phát triển cho

dân tộc thiểu số, nên đã có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng dân tộc thiểu số để thực hiện

tiểu dự án.(Biên bản tham vấn và kết quả tham vấn được nêu chi tiết ở Phụ lục 2,3 dưới đây)

Page 39: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

34

4.5. Tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện EMDP

122. Để đảm bảo việc tham vấn tự do và được thông báo trước với người dân tộc thiểu số

trong quá trình thực hiện EMDP đươc tiếp tục, khung tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số

sau đây sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện EMDP, như được tóm tắt dưới đây:

123. Cách tiếp cận tham vấn trong quá trình thực hiện EMDP cũng giống như cách tiếp cận

tham vấn đã được sử dụng trong quá trình chuẩn bị EMDP. Tư vấn sẽ dựa trên cách thức

tham vấn tự do, được thông báo trước và có sự tham gia để xem xét các cộng đồng DTTS có

bất kỳ phản hồi nào khác không, và để kiểm tra xem có bất kỳ tác động của tiểu dự án bổ

sung phát sinh mà không lường trước được trong quá trình chuẩn bị EMDP không. Trường

hợp cần thiết, EMDP được thực hiện, sẽ được tiếp tục xây dựng, hoặc cập nhật về phương

pháp để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách thích hợp cho các dân tộc thiểu số.

124. Các cộng đồng DTTS được hưởng lợi từ EMDP này nên tham gia đầy đủ vào quá

trình thực hiện và giám sát & đánh giá để tối đa hóa các mục đích của EMDP. PPMU sẽ chủ

trì trong việc thực hiện EMDP này và đảm bảo người dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình

thực hiện, giám sát và đánh giá của EMDP.

125. Trong trường hợp có tác động bất lợi được xác định trước khi thực hiện tiểu dự án,

đặc biệt là khi thiết kế kỹ thuật chi tiết có sẵn trong quá trình thực hiện Dự án, các phương

pháp tham vấn, như đã đề cập ở trên, nên được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi từ các

dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Việc thay thế thiết kế kỹ thuật nên được triển khai để tránh tác

động bất lợi. Trong trường hợp các tác động không thể tránh được, chúng nên được giảm

thiểu hoặc bồi thường cho người bị thiệt hại.

126. Trong trường hợp tác động bất lợi đã được xác định (khi các phương pháp thiết kế /

xây dựng kỹ thuật rõ ràng), DTTS bị ảnh hưởng sẽ được tư vấn và thông báo về quyền lợi của

họ. EMDP sẽ được cập nhật cho phù hợp và sẽ được công bố trước khi thực hiện EMDP.

Page 40: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

35

V. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT CHO NGƯỜI DTTS

127. Bên cạnh những tác động tích cực dự kiến, Dự án sẽ góp phần nâng cao điều kiện

sống và điều kiện sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các tác động tiêu cực cần được

giải quyết như các bệnh truyền nhiễm gồm HIV/AIDS; buôn người; bài bạc; đánh nhau; tai

nạn giao thông; lạm dụng lao động trẻ em và phụ nữ. Các hoạt động phát triển DTTS đã được

phát triển để đảm bảo rằng các nhóm DTTS nhận được những lợi ích xã hội và kinh tế phù

hợp về mặt văn hoá. Các hoạt động bao gồm các biện pháp nâng cao năng lực của các cơ

quan thực hiện dự án. Một khi thiết kế chi tiết có sẵn, sẽ có nhiều cuộc tham vấn hơn được

tiến hành một cách tự do, trước và có thông tin. Cùng với RAP, EMDP này sẽ được cập nhật

tương ứng.

128. Thành lập nhóm cộng đồng có sự tham gia và thực hiện giám sát có sự tham gia:

Một nhóm cộng đồng được thành lập giữa các nhóm DTTS ở cấp xã để nhận phản hồi từ các

cơ quan, tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng hoặc liên quan đến các hoạt động của dự án. Nhóm

có thể bao gồm đại diện từ các thôn DTTS bị ảnh hưởng, cả nam lẫn nữ, và từ các hội phụ nữ

và mặt trận tổ quốc.

129. Tổ chức các cuộc họp cộng đồng: Các cuộc họp ở mỗi xã được tổ chức để đáp ứng

các yêu cầu và làm rõ các vấn đề. Các cuộc họp sẽ được triển khai trước và trong quá trình

thực hiện dự án. Tài liệu được sử dụng cho các cuộc họp sẽ được chuẩn bị theo cách dễ hiểu,

với các thông điệp và hình ảnh rõ ràng. Thời gian và địa điểm của các cuộc họp cộng đồng

nên được bố trí thuận tiện cho người dân địa phương.

130. Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Các hoạt động nâng cao nhận thức có thể được

kết hợp vào các cuộc họp cộng đồng thường xuyên và các sự kiện cộng đồng khác. Dựa vào

tham vấn cộng đồng, các vấn đề cần nêu ra trong các hoạt động như vậy có thể bao gồm

nhưng không giới hạn trong các nội dung sau: (i) Các hoạt động của dự án; (ii) An toàn hồ

đập; (iii) Tầm quan trọng của tham vấn cộng đồng và tham gia vào từng giai đoạn của các

hoạt động của dự án, từ quy hoạch và chuẩn bị cho đến việc thực hiện và giám sát và đánh

giá; (iv) Vai trò của cộng đồng trong việc giám sát các hoạt động của dự án và trong hoạt

động và duy trì, bảo dưỡng các công trình dự án; (v) Các vấn đề về giới (ví dụ như khi phụ

nữ chăm sóc trẻ em, họ cần được thông báo/cảnh báo trước những nguy cơ tiềm ẩn trong quá

trình di dời nhà cửa); (vi) Bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục; (vii) HIV/AIDS và các bệnh

truyền nhiễm khác; (viii) Quyền của người lao động; (ix) Tầm quan trọng của việc tiếp cận

nước sạch và vệ sinh; (x) Quản lý tài sản hộ gia đình và chi tiêu; (xi) Các cơ hội giáo dục

được nâng cao để trẻ tiếp cận tốt hơn với thị trường lao động và các cơ hội tạo thu nhập; Bất

kỳ vấn đề nào khác đang nổi lên trong quá trình thực hiện dự án.

131. Các hoạt động truyền thông: Một số cá nhân và tổ chức có thể là các kênh truyền

thông hiệu quả hơn tại các khu vực dự án, như trưởng thôn, lãnh đạo, các hội phụ nữ và mặt

trận tổ quốc. Ngoài các kênh truyền thông thông thường, như các cuộc họp cộng đồng, các

nhóm tập trung và loa phóng thanh. Các tài liệu truyền thông sẽ được lưu trữ tại các nhà văn

Page 41: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

36

hóa hoặc các trung tâm cộng đồng để tham khảo để người dân có thể truy cập một cách dễ

dàng.

132. Ngoài ra, Ban QLDA có thể xem xét việc tiếp cận và chia sẻ thông tin dự án tới các

nhóm DTTS liên quan thông qua việc công bố thông tin dự án liên quan trực tiếp đến lợi ích

của các nhóm DTTS bị ảnh hưởng trên trang web của tỉnh.

133. Chính sách việc làm hỗ trợ nhóm DTTS:

Cần cung cấp thông tin tuyển dụng địa phương cho các nhóm DTTS càng sớm càng

tốt để có được sự ủng hộ và chấp nhận của cộng đồng, cho phép dự án tiến hành mà

không có bất kỳ khó khăn lớn nào.

Tích cực thúc đẩy các chính sách liên quan đến giới cho phụ nữ tham gia và hưởng lợi

từ dự án, ở tất cả các giai đoạn, bao gồm sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ, đặc

biệt là từ các nhóm DTTS bị ảnh hưởng, trong lực lượng lao động xây dựng. Tác

động của các chính sách và sáng kiến liên quan đến giới có thể là công cụ giúp phụ nữ

khắc phục những rào cản và định kiến về giới trong các cộng đồng xung quanh.

Ưu tiên đào tạo và tuyển dụng những người DTTS, gồm cả nam và nữ, và sẽ lưu ý

hai yếu tố chính: hỗ trợ việc đưa người dân DTTS địa phương vào thị trường lao động

địa phương và tạo cơ hội bình đẳng cho nam giới và phụ nữ để loại bỏ những nghi

ngờ truyền thống về khả năng của Người DTTS, đặc biệt là phụ nữ. Người DTTS, đặc

biệt là phụ nữ nên được ưu tiên làm việc trong dự án nếu cần.

Đối với người DTTS được hưởng lợi từ tiểu dự án:

134. Các khoá tập huấn sẽ được thiết kế để đảm bảo: (i) các nội dung phù hợp với văn hoá

đối với người DTTS; và (ii) khuyến khích phụ nữ tham gia với ít nhất 30% số người tham

gia.

Bảng 17: Tóm tắt các hoạt động đề xuất và nội dung hỗ trợ

Tác động Biện pháp

Nguy cơ mắc bệnh

truyền nhiễm hoặc

lây truyền qua

đường tình dục, như

HIV/AIDS

- Gia tăng dòng nhân công có thể khiến các nhà thầu nâng cao nhận

thức và đào tạo cho người lao động về các căn bệnh lây nhiễm và

bệnh qua đường tình dục và quan hệ tình dục an toàn.

- Ban QLDA phân công cán bộ để giải quyết EMDP, bao gồm giám

sát việc thực hiện EMDP và giám sát các Nhà thầu và đảm bảo

rằng vấn đề được quản lý tốt

- Nâng cao nhận thức và tập huấn cho phụ nữ DTTS sẽ được thực

hiện nhằm đảm bảo rằng phụ nữ được bảo vệ khỏi những bệnh

này.

Buôn người - Gia tăng dòng công nhân có thể dẫn đến xáo trộn xã hội gồm các

hoạt động buôn bán phụ nữ. Yêu cầu các nhà thầu cung cấp việc

nâng cao nhận thức và đào tạo cho người lao động về buôn bán

Page 42: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

37

Tác động Biện pháp

người và biện pháp giảm thiểu các vấn đề

- PMU phân công cán bộ để giải quyết EMDP, bao gồm giám sát

việc thực hiện EMDP và giám sát các Nhà thầu và đảm bảo rằng

vấn đề được quản lý tốt

- Chính quyền địa phương thông báo cho người DTTS và người dân

địa phương về nguy cơ buôn bán người

Lạm dụng trẻ em,

trả mức lương thấp

cho phụ nữ DTTS

cho cùng công việc

- Yêu cầu nhà thầu cung cấp cơ hội việc làm cho phụ nữ DTTS.

Mức lương trả cho công nhân DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS

phải bằng với tỷ lệ trả cho người lao động khác.

- Ban QLDA phân công cán bộ để giải quyết EMDP, bao gồm giám

sát việc thực hiện EMDP và giám sát các Nhà thầu và đảm bảo

rằng vấn đề được quản lý tốt

Tai nạn giao thông - Nâng cao nhận thức và tổ chức đào tạo cho người DTTS, đặc biệt

là phụ nữ, sẽ được thông báo qua loa phát thanh để đảm bảo rằng

người DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS và trẻ em nhận thức về vấn

đề tai nạn và biện pháp tự vệ.

- Nhà thầu đảm bảo rằng phương tiện của họ tuân theo các quy tắc

vận chuyển và không đi lại trong thời gian cao điểm

135. EMDP này sẽ được cập nhật trước khi được thực hiện nhằm xác định lại nhu cầu phát

triển của người DTTS và phản ánh những nhu cầu khác cần thiết khi các tác động của dự án

được xác định dựa trên thiết kế kỹ thuật cuối cùng.

Page 43: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

38

VI. CÔNG BỐ VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN

136. Trong quá trình chuẩn bị, bản EMDP/RAP cuối cùng sẽ được công bố rộng rãi trong

cộng đồng tại những nơi công cộng, bao gồm trụ sở UBND các xã/huyện, nhà văn hóa và

trình bày theo hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu cho người DTTS và tất cả những bên liên quan

có thể đọc và hiểu được.

137. Các văn bản này cũng sẽ được công bố tại Ban QLDA, UBND tỉnh Đắk Lắk và văn

phòng thông tin của WB tại Washington D.C, trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

138. Trong quá trình thực hiện dự án, Ban QLDA và chính quyền địa phương các cấp phải

đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trong khu vực dự án đi

qua sẽ nhận được đầy đủ thông tin và được mời tham dự các buổi tham vấn trong quá trình

thực hiện EMDP.

Page 44: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

39

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

139. Bên cạnh các hoạt động ở cấp Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và cấp dự

án thuộc trách nhiệm của CPO Thủy lợi, ở cấp địa phương. Ban Quản lý dự án Sửa chữa và

nâng cao an toàn đập tỉnh Đắk Lắk (PPMU) và các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm

chuẩn bị và thực hiện EMDP.

140. Trước khi thực hiện, EMDP này cần phải được cập nhật để: a) phản ánh các bước chi

tiết trong việc thực hiện các hoạt động này, b) ngân sách cần thiết cho từng hoạt động, và c)

phương pháp thực hiện để đảm bảo các hoạt động này được tiến hành theo cách có lợi nhất và

phù hợp với văn hóa các dân tộc thiểu số.

141. Nguồn nhân lực và ngân sách phù hợp và đủ để đạt mục tiêu của EMDP, đề xuất

trong bản EMDP này cần PPMU và NHTG xem xét và thông qua.

Page 45: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

40

VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

142. Cơ chế khiếu nại của Dự án được tách làm hai: một ở nội bộ các cộng đồng có liên

quan và một phần khác, liên quan đến bên thứ ba/hòa giải. Đối với mỗi địa phương, Ủy ban

giải quyết khiếu nại sẽ được thành lập từ cấp độ làng/xã tới huyện, xây dựng dựa trên các ban

bệ có liên quan hiện có, các tổ chức, đại diện phụ nữ và người dân tộc. Ở cấp độ làng, hội

đồng dựa trên cơ sở cùng quản lý kết hợp với cơ chế khiếu nại hiện có, và sẽ được chủ trì bởi

những người lãnh đạo bộ tộc/người đứng đầu giáo xứ và người già, được sự chấp nhận đa số

của cộng đồng địa phương nói chung và của nhóm DTTS nói riêng.

143. Hồ sơ khiếu nại sẽ được cung cấp cho những người hoặc những nhóm người trực tiếp

hay gián tiếp bị tác động bởi dự án, cũng như có thể quan tâm đến dự án và/hoặc có khả năng

bị ảnh hưởng đến thu nhập, cả mặt tích cực và tiêu cực. Dự án sẽ cung cấp khóa đào tạo và hỗ

trợ tăng cường cấu trúc hiện có nhằm giải quyết hiệu quả và hài hòa các khiếu nại phát sinh

trong quá trình thực hiện dự án. Mọi sự phàn nàn và khiếu nại cần được PPMU ghi vào văn

bản một cách chính xác, các bản in ấn phải được lưu giữ hồ sơ ở cấp độ cộng đồng và ở cấp

huyện.

144. Nếu người DTTS bị tác động không thỏa mãn với quy trình, biện pháp bồi thường và

giảm nhẹ, hay bất kỳ một vấn đề nào khác, thì đại diện cho người DTTS hoặc chính người

DTTS, hoặc trưởng làng có thể đệ trình khiếu nại lên PPC hoặc lên PPMU. Các vấn đề khiếu

nại cần được giải quyết một thỏa đáng phù hợp với mong muốn của người DTTS bị tác động.

Những chi phí có liên quan tới khiếu nại của người DTTS được miễn đối với người DTTS có

hồ sơ khiếu nại. PPMU và tư vấn giám sát độc lập có trách nhiệm giám sát tiến độ giải quyết

khiếu nại của người DTTS. Mọi trường hợp khiếu nại cần được ghi chép lại trong hồ sơ dự án

của PPMU, và được xem xét thường xuyên bởi tư vấn giám sát độc lập.

145. Cơ chế khiếu nại được thiết lập dựa trên pháp luật Việt Nam. Thủ tục giải quyết khiếu

nại sẽ được thực hiện như sau:

Cấp thứ nhất - Ủy ban Nhân dân Cấp xã: Người bị ảnh hưởng có thể mang đơn khiếu

nại của mình đến bộ phận Một cửa của Uỷ ban nhân dân xã/phường, bằng văn bản hoặc bằng

lời nói. Thành viên của UBND xã ở bộ phận Một cửa có trách nhiệm thông báo cho lãnh đạo

UBND cấp xã về đơn khiếu nại. Chủ tịch UBND Cấp xã, người có trách nhiệm giải quyết sẽ

gặp riêng hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại để tìm hiểu vấn đề. UBND cấp xã có 30 ngày, kể

từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại, để giải quyết vấn đề. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải

quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng

sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể

từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài

hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Văn phòng UBND Cấp xã

chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà UBND Cấp xã xử lý.

Cấp thứ 2 - Ủy ban Nhân dân Huyện: Nếu sau thời hạn trên, hộ gia đình bị ảnh hưởng

thiệt hại không nhận được thông tin từ UBND cấp xã, hoặc nếu các hộ gia đình bị ảnh hưởng

là không hài lòng với quyết định giải quyết đối với khiếu nại của mình, hộ gia đình bị ảnh

Page 46: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

41

hưởng có thể trình vụ việc, hoặc bằng văn bản hoặc bằng lời nói tới UBND huyện tại bộ phận

Tiếp dân. UBND huyện sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ việc tính từ ngày nhận được đơn

khiếu nại. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không

quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời

hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với

vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ

ngày thụ lý để giải quyết. UBND huyện chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các

khiếu nại UBND huyện xử lý và sẽ thông báo cho Hội đồng Bồi thường cấp huyện và người

bị ảnh hưởng về bất kỳ quyết định nào được thực hiện. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề

của mình tại Tòa án nếu muốn.

Cấp thứ 3 - Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đắk Lắk: Nếu sau 30 ngày người dân bị ảnh

hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi từ UBND Huyện, hoặc không thỏa mãn với

quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, hộ dân bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc của mình,

hoặc bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp, tới bất cứ cán bộ nào UBND tỉnh tại Trụ sở Tiếp

dân. UBND tỉnh sẽ có 45 ngày để giải quyết khiếu nại. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn

giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở

vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45

ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể

kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. UBND tỉnh có trách

nhiệm lưu hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà mình giải quyết. Các hộ BAH có thể đưa vấn đề

của mình tại Tòa án nếu muốn.

Cấp cuối cùng, Tòa án: Nếu sau 45 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không

nhận được phản hồi của UBND tỉnh, hoặc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu

nại của mình, vụ việc có thể được trình lên Tòa án để xem xét và đưa ra phán quyết. Quyết

định của Tòa án sẽ là quyết định cuối cùng.

146. Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ phải được gửi cho người khiếu nại và các bên có

liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở của UBND của cấp giải quyết khiếu nại

sau 03 ngày có quyết định/kết quả giải quyết khiếu nại tại cấp phường/xã/thị trấn và sau 07

ngày tại cấp huyện hoặc tỉnh.

147. Để đảm bảo cơ chế khiếu nại mô tả trên được đưa vào thực tế và được những người

DTTS bị tác động (do tiểu dự án) chấp thuận, cơ chế đó cần được tư vấn cho các nhà chức

trách địa phương và cộng đồng địa phương khi xem xét, tính toán đến yếu tố đặc thù văn hóa

cũng như truyền thống, hệ thống văn hóa có ảnh hưởng đến việc phát sinh và giải quyết phàn

nàn/khiếu nại. Nếu mục tiêu và nỗ lực của người DTTS được thực hiện nhằm xác định và

quyết định cách thức giải quyết vấn đề để họ chấp nhận được

148. Tờ rơi sẽ được phát cho người DTTS, trong đó người bị tác động bất lợi có thể xảy ra

cũng như người hưởng lợi, kèm theo thông tin về dự án (như đề cập ở trên) nhằm chỉ ra

người liên lạc tại xã và Ban QLDA nhằm hỗ trợ cho việc khiếu nại từ người DTTS được

thuận lợi, nếu có xảy ra.

Page 47: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

42

IX. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Giám sát độc lập

149. Đơn vị chịu trách nhiệm. Tư vấn giám sát độc lập được ký hợp đồng làm giám sát

việc thực hiện việc tuân thủ các chính sách an toàn ở các tiểu dự án, bao gồm cả việc thực

hiện EMDP. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến.

Giám sát độc lập được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định

đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía CPMU và PPMU.

Bảng 18. Chỉ số giám sát độc lập

Nội dung giám sát Chỉ tiêu giám sát

Thông tin cơ bản

về hộ DTTS

- Vị trí

- Số hộ người DTTS

- Số lượng trung bình của các thành viên hộ gia đình, tuổi tác, trình

độ học vấn

- Giới tính của chủ hộ

- Mức độ tiếp cận vào các dịch vụ y tế và giáo dục, các tiện ích và

dịch vụ xã hội khác

- Hiện trạng đất đai và sử dụng đất hợp pháp

- Nghề nghiệp và việc làm

- Nguồn và mức thu nhập

Mức độ thỏa mãn

của DTTS

- Người DTTS có đồng ý với việc thực hiện EMDP?

- Người dân tộc thiểu số đánh giá về mức độ phục hồi của đời sống

và sinh kế của họ?

- Mức độ nhận thức của người dân tộc thiểu về quá trình khiếu nại

và thủ tục bồi thường khiếu nại?

- Có khiếu nại của người dân tộc thiểu số được nhận và giải quyết

kịp thời và thỏa đáng theo quy định của EMPF?

Hiệu quả của hỗ

trợ

- Quyền lợi cho người dân tộc thiểu số có thỏa đáng?

- Có hỗ trợ cho các nhóm dễ bị tổn thương?

Tác động khác - Có tác động nào về việc làm hoặc thu nhập của người dân tộc

thiểu số?

- Làm thế nào những tác động không mong muốn được giải quyết

(nếu có)?

Page 48: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

43

X. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ NGÂN SÁCH

150. EMDP dự kiến sẽ được thực hiện trong thời hạn hai năm 2019 và 2020, để đảm bảo

đa số các hộ DTTS nhận lợi ích kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ gia đình,

nâng cao nhận thức về an toàn hồ đập, phát triển giới và bảo vệ sức khỏe cộng đồng (như kết

quả tham vấn cộng đồng). Đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động

của EMDP là PPMU phối hợp cùng với chính quyền địa phương các xã tham gia tiểu dự án.

Bảng 19. Kế hoạch thực hiện

Hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm Thời gian

Chuẩn bị EMDP

Lập và tham vấn EMDP tại

PPMU Đắk Lắk, các UBND

huyện, xã

PPMU Đắk Lắk Quý 1/2018

Trình WB thông và trình

UBND tỉnh phê duyệt EMDP

của TDA

WB, UBND tỉnh Quý 2/2019

Thực hiện EMDP

Phổ biến thông tin dự án đến

các hộ BAH

PPMU Quý 3/2019

Tiến hành các hoạt động dự

kiến trong EMDP

PPMU Từ Quý 3/2019

Giám sát nội bộ hàng tháng

và lập các báo cáo quý

PPMU Bắt đầu từ Quý 3/2019

Giám sát độc lập 6 tháng/lần

và lập báo cáo giám sát

Tư vấn giám sát độc lập Bắt đầu từ Quý 3/2019

151. Tất cả các chi phí cần thiết để tiến hành các hoạt động trong EMDP này nằm trong chi

phí của dự án. Nguồn kinh phí thực hiện EMDP sẽ được lấy từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh

trong khuôn khổ dự án DRASIP. Kinh phí thực hiện EMDP này mới được ước tính sơ bộ và

sẽ được cập nhật theo bản thiết kế chi tiết các hoạt động của EMDP. PPMU sẽ phối hợp cùng

chính quyền địa phương thực hiện EMDP kịp thời để đảm bảo EMDP có thể hỗ trợ các dân

tộc thiểu số có mặt trong khu vực tiểu dự án có thể nhận được lợi ích kinh tế phù hợp với văn

hóa xã hội của họ.

152. Căn cứ vào các kết quả tham vấn đã được trình bày tại mục 4 và hoạt động đề xuất

dành cho người DTTS trong mục 5 của bảo cáo này, Tư vấn đề xuất kinh phí để thực hiện

EMDP như sau:

Page 49: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

44

Bảng 20. Dự toán của EMDP

STT Chương trình Đơn vị Số

lượng Chi phí Tổng

I Hỗ trợ phát triển kinh tế cho người DTTS

54.000.000

1 Tập huấn khuyến nông tại các xã khu vực tiểu dự án

Xã 9 6.000.000 54.000.000

II

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn hồ đập, phát triển giới và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

54.000.000

1 Hỗ trợ phổ biến thông tin qua loa phát thanh xã về an toàn hồ đập, thông tin về các hoạt động dự án

Xã 9 1.000.000 9.000.000

2

Hội thảo về HIV/AIDS; phát triển giới; Các bệnh truyền nhiễm; Buôn bán phụ nữ và trẻ em; Tệ nạn xã hội.

Hội thảo/Xã

9 5.000.000 45.000.000

III Tổng (I + II) 108.000.000

IV Dự phòng (10%) 10.800.000

V Tổng (VND) 118.800.000

VI Tổng (USD, 1 USD = 23.500 VND)

5.055

(Tỉ giá: 1 USD = 23,500 VND tháng 4 năm 2019)

Page 50: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

45

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phân bố dân số và dân tộc trên phạm vi các xã thuộc TDA

STT Dân tộc

Dân số toàn

xã Người DTTS Địa bàn cư trú tập

trung Tổng

số hộ

Tổng

số

khẩu

Số

hộ

Số

khẩu

Hồ Ea Brơ II

Xã Cơ Pơng, huyện Krông Buk, Tỉnh Đắk Lắk

2.441 10.728

1 Ê đê 1477 7499 Các buôn

2 Tày 8 18 Các buôn

3 Nùng 2 5 Các buôn

4 Mường 17 42 Các buôn

5 Xơ đăng 13 32 Các buôn

6 Giarai 22 49 Các buôn

7 Thái 39 87 Các buôn

8 Dao 1 4 Các buôn

9 Cờ lao 2 Các buôn

10 Khơ mú 2 Các buôn

11 Hmông 1 Các buôn

12 Thổ 5 Các buôn

13 Giáy 1 Các buôn

Thị trấn Ea Pôk, Huyện Cư Mgar, Tỉnh Đắk Lắk

3.225 16.384

1 Kinh 1.608 7.644 Quyết Thắng, Quyết

Tiến

2 Êđê 1.527 8.579 Buôn Ea Mấp, Pốk A

3 Hrê 5 30 Toàn Thắng, Buôn Pốk

A

4 Nùng 6 26 Quyết Tiến, Toàn

Thắng 5 Hoa 1 5 Quyết Tiến

6 Khơmer 1 3 Quyết Thắng

7 Máng 2 10 Quyết Thắng

8 Tày 1 3 Thôn 4

9 Gia rai 3 15 Thôn 4

10 Cao lan 2 11 Tân Tiến

Xã Pơng Drang, huyện Krông Buk, Tỉnh Đắk Lắk

Page 51: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

46

3.893 18.307

1 Êđê 687 3323 Cư Blang

2 Nùng 21 75 Thôn 8

3 Khác 39 143 Thôn 8

Hồ Ea Ngách

Xã Ea Drông, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk

2.471 11.597

1 Êđê 1617 7890 Các buôn đồng bào

2 Kinh 519 2266 Các thôn

3 Thái 17 57 Các thôn

4 Tày 66 293 Các thôn

5 Nùng 240 1045 Các thôn

6 JaRai 4 15 Các buôn đồng bào

7 Mường 3 10 Các thôn

8 XêĐăng 3 11 Các buôn đồng bào

9 Thổ 1 6 Các thôn

Xã Xuân Phú, Huyện Ea Kar, Tỉnh Đắk Lắk

1.439 5.693

1 Kinh 1.373 5.054 Thôn 3, thôn 7

2 Tày

102 478 Thôn Hàm Long, Trung

Hòa, Hạ Điền

3 Nùng 81 397 Thôn Hàm Long, Thanh

phong, Thanh Ba

Hồ Ea Nao Đar

Xã: Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

2.658 12.384

1 Kinh 1.525 6.789 Các thôn

2 Ê Đê 1.103 5.436 6 buôn

3 Tày, Nùng,… 30 159 Xen cư ở các thôn

Hồ Ea Blông Thượng

Xã: Xã Dliêya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

3.482 14.960

1 Kinh 1.952 7.658 Các thôn

2 Ê Đê 729 3.646 9 buôn

3

Tày Nùng, Thái,

Mướng,… 801 3.656 Xen cư ở các thôn, buôn

Hồ Đội 11

Page 52: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

47

Xã: Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

3.034 13.096

1 Kinh 2.771 11.988 Các thôn

2 Ê đÊ 175 747 Buôn Ea Gar

3 Tày 86 355 Hợp thành, Điện Biên,..

Hồ C19

Xã Ea Riêng, huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk

1.685 6.521

1 Kinh 1.679 6.490 Các thôn

2 Tày, Nùng, thái

6 31 Xen cư với các thôn

Đập buôn Dung 1

Xã: Xã Ea Yông, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk

3.960 19.102

1 Ê đê, Tày Nùng,…

1.782 8.910 Các buôn

2 Kinh 2.178 10.192 Các thôn

(*) Nguồn: Tổng hợp báo cáo thu thập tại các xã của Tư vấn

Page 53: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

48

Phụ lục 2. Kết quả họp tham vấn cộng đồng DTTS

Tổng hợp thời gian và thành phần tham dự họp theo các biên bản tham vấn đã được lập. Phần

tổng hợp các nội dung tham vấn được trình bày chi tiết trong phụ lục 3 của báo cáo.

Xã Ngày tham vấn

Tổng cộng

Giới tính Số hộ DTTS

Số hộ BAH

Đại diện chính

quyền địa phương

Số hộ hưởng lợi

Nam Nữ

Cư Pơng 22-02-18 14 8 6 8 0 5 1

Ea Drông 23-02-18 15 8 7 7 0 5 3

Hòa Tiến 21-02-18 16 9 7 0 1 5 10

Dliê Ya 27-02-18 20 9 11 6 0 5 9

Phú Xuân 28-02-18 22 13 9 0 4 5 6

Ea Riêng 02-03-18 28 15 13 7 7 5 9

Cư Bao 03-03-18 17 9 8 5 0 5 7

Ea Yông 06-03-18 24 16 8 6 3 5 10

Ea Kmút 07-03-18 16 7 9 6 1 5 4

Tổng 172 94 78 45 16 45 59

Page 54: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

49

Page 55: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

50

Page 56: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

51

Page 57: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

52

Page 58: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

53

Page 59: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

54

Page 60: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

55

Page 61: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

56

Page 62: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

57

Page 63: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

58

Page 64: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

59

Page 65: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

60

Page 66: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

61

Page 67: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

62

Page 68: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

63

Page 69: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

64

Page 70: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

65

Page 71: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

66

Page 72: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

67

Page 73: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

68

Page 74: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

69

Page 75: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

70

Page 76: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

71

Page 77: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

72

Page 78: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

73

Page 79: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

74

Page 80: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

75

Page 81: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

76

Phụ lục 3. Tóm tắt kết quả tham vấn DTTS

TT Tên hồ

chứa

Địa

điểm

Kết quả tham vấn

1 Ea Uy

Thượng

Xã Hòa

Tiến,

Huyện

Krông

Păk

- Đời sống của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn,

nhất là các hộ người đồng bào DTTS ở vùng sâu vùng xa.

Để đảm bảo đời sống, người dân phải đi làm thuê để có thêm

thu nhập.

- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân được lấy chủ

yếu từ giếng khoan, giếng đào. Vào mùa khô, khoan giếng

sâu 60-70 mét cũng không có nước. Bên cạnh nguồn nước

thì tầng đất sản xuất có độ dày mỏng (có nơi chưa tới 1 mét,

phía dưới là đá bàn)

- Trên địa bàn xã có hồ thủy lợi nhưng hệ thống này đã xuống

cấp, không có nước để tưới tiêu vào mùa khô. Bên cạnh đó

hồ đập xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp, hư hỏng.

- Việc đền bù, hỗ trợ dựa trên quy định của nhà nước và của

địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người bị ảnh hưởng

khi thực hiện các hạng mục của công trình thủy lợi.

- Khi dự án thực hiện xong và đưa vào sử dụng, cần có sự bố

trí hợp lý trong việc quản lý, vận hành bão dưỡng hệ thống

thủy lợi để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người

dân địa phương.

2 Buôn

Dung II

Xã Ea

Yông,

huyện

Krông

Păk

- Mùa khô thiếu nước nên ruộng chỉ làm được một mùa. Việc

điều tiết nước của một số đập trên địa bàn không phù hợp

với lịch thời vụ của bà con. Mùa khô không xả nước nên

ruộng không có nước để sản xuất, mùa mưa lại xả lũ khiến

nước dâng cao, ngập đất sản xuất của bà con ở gần đập.

- Việc nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi cần phải

đáp ứng được như cầu tưới tiêu cho người dân sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn xã. Từ đó, góp phần đảm bảo đời sống

cho người dân địa phương.

- Việc đền bù, hỗ trợ cho người dân cần được thực hiện công

khai và dựa trên các quy định của nhà đầu tư cũng như của

địa phường nhằm đảm bảo lợi ích của các hộ gia đình nói

riêng và cộng đồng nói chung.

3 Ea

Blông

Xã Dliê

Ya,

- Dliê Yang là xã có kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,

trong đó chăn nuôi chủ yếu là gà, lợn; trồng trọt chủ yếu là

Page 82: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

77

TT Tên hồ

chứa

Địa

điểm

Kết quả tham vấn

Thượng huyện

Krông

Năng

cà phê, tiêu.

- Ở xã có khoảng 11 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, người

Kinh và người Êđê chiếm đa số.

- Vấn đề nước sinh hoạt và nước cho sản xuất của người dân

ngày càng khó khăn, nhất là trong mùa khô từ tháng 10 đến

tháng 3 hàng năm.

- Ở địa phương đang thực hiện dự án về thu gom, xử lý rác

thải, bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.

4 Ea

Kmiên

3

Xã Phú

Xuân,

huyện

Krông

Năng

- Về cơ cấu giới trong cơ quan hành chính, chính quyền cấp

xã, tỷ lệ nữ giới tham gia hoạt động là khoảng 40% trong

tổng số cán bộ ở địa phương. Hội phụ nữ xã cùng với các

đoàn thể góp phần tuyên truyền các chủ trường đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Trong sản xuất nông nghiệp, cây cà phê, cây tiêu chiếm

khoảng 25-30% trong tổng số diện tích sản xuất của toàn xã.

Trong chăm sóc cây trồng, bên cạnh bón phân, phun thuốc

diệt cỏ, thuốc trừ sâu, việc tưới nước cho cây trồng trong

một đợt tưới là khoảng 7 ngày/ha. Mỗi héc ta trồng khoảng

1100 cây, lượng nước tưới cho mỗi gốc ước tính khoảng 400

lít.

- Trong việc thu hồi đất, bồi thường cho người dân cần phải

có sự công khai, minh bạch để tránh xảy ra mâu thuẫn, bất

đồng trong nhân dân.

- Các hạng mục công trình nằm trên đất sản xuất nông nghiệp

của người dân, vì vậy, việc thực hiện thu hồi, bồi thường cần

dựa trên các quy định về bồi thường đất nông nghiệp và các

loại cây trồng trên đất.

5 Ea Brơ

II

Xã Cư

Pơng,

huyện

Krông

Búk

- Người đồng bào có mặt tại tất cả các buôn, nhiều nhất là

người Ê Đê,

- Người dân đã nhận được thông tin về dự án thông qua tivi,

đài phát thanh và cuộc họp xã thông báo;

- Người dân rất đồng thuận và ủng hộ thực hiện DA. Do Hồ

chứa EA Bơ II đã xây dựng từ năm 1988, phục vụ khoảng

200ha cây cafe đang xuống cấp, mất nước;

- Tiểu dự án có khả năng gây ản hưởng một phần đến hoạt

động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân do địa

Page 83: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

78

TT Tên hồ

chứa

Địa

điểm

Kết quả tham vấn

phương phụ thuộc vào nguồn nước của hồ. Tuy nhiên sau

khi TDA hoàn thành giúp nâng cấp hồ giúp tích nước gia

tăng phục vụ sản xuất của người dân phát triển;

- Người dân mong muốn sau khi sửa chữa và nâng cấp hồ

chứa, người dân được cung cấp nước từ hồ phục vụ sản xuất

giúp tăng kinh tế hộ gia đình;

- Quá trình ngăn đập không ảnh hưởng đến hoạt động trồng

cafe và chăn nuôi nên người dân vẫn duy trì được sinh kế;

- Quá trình xây dựng phải đảm bảo an toàn, không xáo trộn

trật tự xã hội.

- Hướng dẫn truyền truyền an toàn hồ đập, quản lý rủi ro thiên

tai cho người dân.

- Đề xuất: Trong giá trình thực hiện sửa chữa đập, mong

muốn TDA hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng trong vụ

thiếu nước (cây ngắn ngày, cây cần ít nước); Quá trình xây

dựng sửa chữa cần diễn ra nhanh để giảm tác động.

6 Ea Nao

Dar

Xã Cư

Bao – thị

xã Buôn

Hồ

- Bà con đồng bào đã sống ở đây từ lâu đời, các hoạt động văn

hóa có chuyền biến nhiều, từ năm 2000 đến nay không còn tổ

chức cúng Bến nước hay cầu mưa nữa do không còn thầy

cúng;

- Nguồn thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông

nghiệp, từ cafe, trồng lúa và đi làm thuê;

- Khi hồ được nâng cấp sẽ không ảnh hưởng gì đến việc sản

xuất cũng như sinh hoạt của bà con. Người dân cần được hỗ

trợ giống chăn nuôi như heo, bò, vay vốn để đầu te chuồng

trại;

- Sự tham gia của bà con bị hạn chế do trình độ người dân thấp,

tiếng nói không được trú trọng. Có các hoạt động tuyên truyền

pháp luật cho cán bộ và người dân;

- Nên tổ chức họp dân tại nhà cộng đồng để nói cho dân hiểu

được dự án, xem xét các ảnh hưởng đến cuộc sống của bag

con;

- Người dân ủng hộ đầu tư dự án.

7 Ea

Ngách

Xã Ea

Drông,

thị xã

- Qua họp nhóm và phỏng vấn hộ dân tại xã EA D’Rông ghi

nhận phần lớn các hộ dân ủng hộ tiểu dự án;

- Theo ý kiến của cộng đồng, TDA sẽ không ảnh hưởng đến

Page 84: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

79

TT Tên hồ

chứa

Địa

điểm

Kết quả tham vấn

Buôn Hồ các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân

do địa phương chưa phụ thuộc vào nguồn nước của hồ Ea

Ngách;

- Người dân mong muốn sau khi sửa chữa và nâng cấp hồ

chứa, người dân được cung cấp nước từ hồ Ea Ngách phục

vụ sản xuất giúp tăng kinh tế hộ gia đình;

- Quá trình xây dựng có thể ảnh hưởng đến một số hộ lấy

nước từ hồ, cũng như có thể làm mất an ninh xã hội;

- Cộng đồng DTTS thích nghe ngôn ngữ riêng của cộng đồng

và họ có thói quen ngại phát biểu trước đám đông. Vì vậy

các buổi phổ biến thông tin và tham vẫn nên sử dụng tiếng

của người đồng bào. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện DA

có thể nhờ sự hỗ trợ của các già làng trong địa phương kêu

gọi người dân hỗ trợ DA;

- Nếu được hỗ trợ tập huấn về sản xuất, thu hoạch, chế biến

nông sản cho cộng đồng DTTS có ít đất.

8 C19 Xã Ea

Riêng,

huyện

M’Đrăk

- Bên cạnh các hộ kinh doanh, buôn bán, một số hộ sản xuất

nông nghiệp, chủ yếu là cà phê, tiêu.

- Với những hộ dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, khi dự án

đi vào hoạt động sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong việc tưới

tiêu cũng như giảm chi phí đầu tư sản xuất cho người dân.

- Việc phân công lao động giữa vợ và chồng trong sản xuất

nông nghiệp ở địa phương, nam giới làm những việc đòi hỏi

sức khỏe như chở phân bón, chở sản phẩm thu hoạch, còn

phụ nữ làm các công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi khéo léo như

tỉa cành, hái quả...

- Việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trong quá

trình thu hồi đất để thực hiện các hạng mục dự án cần thỏa

đáng, kịp thời để người dân yên tâm sinh sống cũng như

không ảnh hưởng tới tiến độ của dự án.

9 Hồ 725

(C32)

Xã Ea

Riêng,

huyện

M’Đrăk

10 Đội 11 Xã Ea

Kmút,

huyện Ea

Kar

- Cơ sở hạ tầng, đường sá của xã còn khó khăn. Một số thôn

bon, đường giao thông chưa được bê tông hóa, nhựa hóa nên

mùa mưa đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

- Sinh kế chủ yếu của người dân trong xã là sản xuất nông

nghiệp. Cây cà phê, cây lúa là 2 cây trồng chính, tổng diện

tích lúa nước toàn xã là khoảng 340ha. Hiện tại ở địa

Page 85: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

80

TT Tên hồ

chứa

Địa

điểm

Kết quả tham vấn

phương đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, người dân

hiện nay đag trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao

hơn như cây tiêu, chanh dây.

- Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân được lấy chủ

yếu từ giếng khoan, giếng đào. Để tích trữ nước cho việc

tưới cây trồng, người dân đã tự đào các ao hồ tích nước với

quy mô nhỏ trong các rẫy của hộ gia đình.

- Mùa mưa, nước từ trên đồi đổ xuống gây sạt lở, ngập đường

giao thông của các thôn ở dưới chân đồi. Từ đó ảnh hưởng

không nhỏ tới đời sống, đi lại, học tập của người dân một số

thôn trong xã.

- Việc đền bù, hỗ trợ dựa trên quy định của nhà nước và của

địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích cho người bị ảnh hưởng

khi thực hiện các hạng mục của công trình thủy lợi.

Page 86: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

81

Phụ lục 4. Một số hình ảnh tham vấn của tiểu dự án

Phỏng vấn bảng hỏi hộ gia đình người DTTS

Phỏng vấn sâu cán bộ buôn/ấp tại nhà sinh hoạt cộng đồng

Thảo luận nhóm cộng đồng

Page 87: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

82

Nhà của người dân tộc E đê xã Ya Riêng

Thảo luận nhóm theo nhóm nhỏ tại nhà trưởng buôn

Tìm hiểu các vấn đề về giới

Page 88: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP)nnptnt.daklak.gov.vn/sonongnghieptinhdaklak/upload/files/WB8_ EM… · KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

83