32
ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ TỰ KỶ BS CẦM BÁ THỨC

Bai giang tu ky bs thuc2

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI CƯƠNG

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẺ TỰ KỶ

BS CẦM BÁ THỨC

1. Mục tiêu

Hiểu thế nào là tự kỷ Những dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ Tiêu chuẩn chẩn đoán và chẩn đoán mức độ của tự kỷ Các nguyên tắc phục hồi chức năng trẻ tự kỷ

2. Tổng quan1. Định nghĩa: tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm phát

triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội; (Hội nghị toàn quốc về tự kỷ ở Hoa Kỳ 1999).

2. Tự kỷ là một trong những nguyên nhân gây tàn tật ở trẻ em, trẻ mắc tự kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những hành vi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội;

2. Tổng quan

3. Thuật ngữ: Autistic Disorder: Rối loạn tự kỷ Autistic Spectrum Disorder: Rối loạn phổ tự kỷ CHAT: Checklist for Autism in Toddlers: Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ trẻ em; M-CHAT: Modified Checklist for Autism in Toddlers: Bảng kiểm sàng lọc tự

kỷ trẻ em sửa đổi; CARS: Childhood Autism Rating Scale: Thang điểm chẩn đoán tự kỷ ở trẻ em ADI-R: Autism Diagnosis Interview – Revisised: Bảng phỏng vấn tự kỷ có

điều chỉnh; ADOS: Autism Diagnosis Observation Schedule: Bảng quan sát tự kỷ GARS: Gillian Autism Rating Scale: Thang điểm chẩn đoán tự kỷ của Gillian DSM: Diagnosis and Statistical Manual of Mental Disorder: Sổ tay chẩn đoán

và thống kê các rối loạn tâm thần.

Tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ thay đổi theo thời gian:

Lotter (1966) là 0,5 ‰,

Baird và cộng sự (1999) là 3 ‰,

Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh của Hoa Kỳ/CDC (2007) là 6,6 ‰ (1/150 trẻ sơ sinh sống) và (2009) là 9,1 ‰ (1/110 trẻ sơ sinh sống) và cứ 1 trong 4 gia đình có ít nhất 1 trẻ tự kỷ;

Young Shin Kim và cộng sự (2011) là 2,6% (1/38 trẻ từ 7-12 tuổi tại Hàn Quốc).

2. Tổng quan

2. Tổng quanMed J Aust. 2005 07 tháng hai; 182 (3): 108-11.Williams K và CS tại Westmead, Sydney, NSW. Mục tiêu: Để xác định tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em Úc.Địa điểm, thời gian: New South Wales (NSW) và Western Australia (WA), tháng 7 năm 1999 đến tháng 12 năm 2000.KẾT QUẢ:Trong Western Australia (WA), 252 trẻ em từ 0-14 tuổi được xác định bị rối loạn phổ tự kỷ (169 với rối loạn tự kỷ và 83 rối loạn Asperger). Số liệu so sánh ở NSW là 532, 400 và 132, tương ứng. Hầu hết trẻ em được công nhận với rối loạn tự kỷ trước tuổi đi học (tuổi trung bình, 4 năm ở WA và 3 năm ở NSW). Tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ trong 0-4 năm tuổi là 5,5 trên 10.000 trong WA và 4,3 trên 10.000 ở NSW

Việt nam chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc tự kỷ. Tuy nhiên số liệu của Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy số trẻ đến khám và chẩn đoán tự kỷ tăng nhanh trong khoảng 10 năm gần đây (2004-2012).

Nghiên cứu sàng lọc từ kỷ ở trẻ 18-24 tháng tuổi tại Thái Bình (N.T.H Giang và T.T.T. Hà, 2011) cho thấy tỷ lệ mắc tự kỷ là 4,6/ 1000 trẻ sơ sinh sống.

Tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ theo giới tính: Nam/ Nữ = 4,3/ 1

2. Tổng quan

2. Tổng quan

Nghiªn cøu vÒ tù kû

ThÕ giíi: cã nhiÒu nghiªn cøu vÒ TK DÞch tÔ L©m sµng, CËn l©m sµng Ph¸t hiÖn sím

ViÖt Nam: mét vµi nghiªn cøu nhá vÒ trÎ TK

M« t¶ l©m sµng Rèi lo¹n t©m lý, hµnh vi

Nguy cơ mắc tự kỷ • Yếu tố sinh học: Mẹ > 34 tuổi, con thứ 1

• Yếu tố trước sinh: mẹ nhiễm VR trong thời kỳ mang thai

• Yếu tố trong sinh: Trẻ đẻ già tháng; ngạt khi sinh.

• Yếu tố sau sinh: Trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường; Trẻ xem vô tuyến trên 3 giờ/ngày; Trẻ được chăm sóc bởi người

giúp việc.

2. Tổng quan

(1) Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 0-6 tháng

Thờ ơ với âm thanh (cảm giác như trẻ bị điếc)

Hành vi bất thường: Tăng động (Kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.

Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.

Bất thường về vận động và trương lực: Tăng trương lực, giảm hoạt động, tư thế bất thường không thích hợp khi được bế

3. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

(2) Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 6-12 tháng

Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và bàn tay ở trước mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…

Không chú ý đến người khác

Không phát âm hoặc rất ít

Bất thường về vận động: cơn giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá mức

Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào/ tạm biệt, chỉ tay…)

3. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

(3) Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ trên 12 tháng Khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp và xã hội: Đáp ứng với âm thanh: Mất/ không đáp ứng với âm thanh Giao tiếp không lời: Không có/ giảm kỹ năng giao tiếp không lời (Giao

tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu..). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp)

Giao tiếp bằng lời nói: Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…

Xã hội và chơi: Hoạt động theo nhóm giảm; Khó tham gia vào các trò chơi; Kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ. Trẻ mê say một số đồ chơi, một số hoạt động khác thường (lánh sáng đèn quảng cáo, âm thanh của chương trình quảng cáo trên TV và âm nhạc).

Hành vi bất thường: Tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân,…), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục,…)

3. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

(4) Năm dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ (Mỹ)

Viện Hàn lâm thần kinh học của Hoa Kỳ và Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Thần kinh Trẻ em về sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ (Filipek PA, 2000) đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ đỏ báo động tự kỷ như sau:

Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng,

Không biết nói từ đơn khi 16 tháng,

Không biết đáp lại khi được gọi tên,

Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng,

Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ

4. CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ Ở TRẺ EMCác thang điểm thường dùng chẩn đoán: CHAT: Checklist for Autism in Toddlers: Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ

trẻ em; M-CHAT: Modified Checklist for Autism in Toddlers: Bảng kiểm

sàng lọc tự kỷ trẻ em sửa đổi; CARS: Childhood Autism Rating Scale: thang điểm chẩn đoán tự kỷ ở

trẻ em ADI-R: Autism Diagnosis Interview – Revisised: bảng phỏng vấn tự

kỷ có điều chỉnh; ADOS: Autism Diagnosis Observation Schedule: bảng quan sát tự kỷ GARS: Gillian Autism Rating Scale: thang điểm chẩn đoán tự kỷ của

Gillian DSM - III; DSM – IV; DSM - V

DSM: Diagnosis and Statistical Manual of Mental Disorder: Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần.

4. CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ Ở TRẺ EM 4.1. CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ Ở TRẺ EM :DSM-IV (1)

Tiêu chuẩn 1: Có ít nhất 6 dấu hiệu từ các mục (1), (2), (3) sau:

(1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội(2) Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp(3) Mối quan tâm gò bó, định hình, trùng lặp và hành vi bất thường

Tiêu chuẩn 2: Chậm hoặc có rối loạn ở 1 trong các lĩnh vực sau trước 3 tuổi:

(1) Quan hệ xã hội(2) Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp xã hội(3) Chơi mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng

4. CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ Ở TRẺ EM4.2. CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ Ở TRẺ EM : DSM-IV (2)

5. CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ TỰ KỶ Ở TRẺ EM (The Childhood Autism Rating Scale - CARS)

1. Quan hệ với mọi người.

2. Bắt chước.

3. Đáp ứng tình cảm.

4. Động tác cơ thể.

5. Sử dụng đồ vật.

6. Thích nghi với sự thay đổi.

7. Phản ứng thị giác.

8. Phản ứng thính giác.

9. Phản ứng qua vị giác và khứu giác.

10. Sự sợ hãi hoặc hồi hộp.

11. Giao tiếp bằng lời.

12. Giao tiếp không lời.

13. Mức độ hoạt động.

14. Đáp ứng trí tuệ.

15. ấn tượng chung về Tự kỷ.

CÁCH ĐÁNH GIÁ:Từ 15-30 điểm: Không Tự kỷTừ 31-36 : Tự kỷ nhẹ và trung bìnhTừ 37-60 : Tự kỷ nặng

CÁCH CHO ĐIỂM:1. Bình thường so với tuổi của trẻ 2. Bất thường nhẹ3. Bất thường vừa4. Bất thường nghiêm trọng

6. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TỰ KỶ - ASQ(Ages & Stages Questionnaires)

Gồm 19 bộ câu hỏi của trẻ từ 4 - 60 tháng tuổi

1. Kỹ năng Giao tiếp

2. Kỹ năng Vận động thô

3. Kỹ năng Vận động tinh

4. Kỹ năng bắt chước và học

5. Kỹ năng Cá nhân-Xã hội

6. Đánh giá chung

7. Nghiên cứu dịch tễ học trẻ nhỏ tự kỷ

Tuổi của mẹ khi sinh con; Nghề nghiệp của bố, mẹ Trình độ văn hóa của bố, mẹ Giới Thứ tự con trong gia đình Yếu tố sinh đôi

1. Các yếu tố xã hội và sinh học của bố, mẹ

Nghiên cứu dịch tễ học trẻ nhỏ tự kỷ

Tiền sử bất thường của mẹ Bệnh tật của mẹ khi mang thai Tiền sử gia đình

3. Các yếu tố trong sinh

2. Các yếu trước sinh

Can thiệp sản khoa Đẻ non tháng Cân nặng khi sinh thấp Ngạt sau sinh

4. Các yếu tố sau sinh

Nghiên cứu dịch tễ học trẻ nhỏ tự kỷ

Vàng da sơ sinh bất thường Chảy máu não-màng não sơ sinh Các bệnh sau sinh Suy hô hấp nặng Yếu tố môi trường Năm dấu hiệu cờ đỏ nhận biết sớm

8. Phục hồi chức năngTop 10- Liệu pháp hàng đầu điều trị Tự kỷ

Tác giả Lisa Jo Rudy :

8.1. Ứng dụng Phân tích hành vi ( ABA-   Applied Behavioral

Analysis ): Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là phương pháp

điều trị lâu đời nhất và được nghiên cứu đầy đủ nhất, phát triển

đặc biệt cho chứng tự kỷ. ABA là một hệ thống đào tạo rất

chuyên sâu dựa trên phần thưởng để tập trung vào giảng dạy

các kỹ năng cụ thể. Liệu pháp điều trị chứng tự kỷ-cụ thể được

cung cấp bởi nhà trường và/ hoặc thuộc phạm vi bảo hiểm y tế

chi trả.

8.2. Liệu pháp ngôn ngữ (Speech Therapy).

Hầu hết những người có chứng tự kỷ  gặp vấn đề với  lời nói và ngôn ngữ. Đôi khi tình trạng này là hiển nhiên; nhiều người  với chứng tự kỷ không  nói  được hoặc sử dụng ngôn từ rất kém. Đôi khi, có vấn đề liên quan không do phát âm, ngữ pháp mà là "ngữ dụng của lời nói" (sử dụng ngôn từ để xây dựng các mối quan hệ xã hội). Mặc dù trên bình  diện chung, lời nói và ngôn ngữ trị liệu là có thể sẽ hữu ích cho những người mắc chứng tự kỷ.

8. Phục hồi chức năng

8.3. Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy).

Liệu pháp này tập trung vào xây dựng các kỹ năng sống hàng

ngày. Do nhiều người mắc chứng tự kỷ có sự chậm phát triển

kỹ năng vận động, Liệu Pháp vận động có thể rất quan trọng.

Chuyên viên Trị liệu cũng có thể dùng bài huấn luyện để

điều trị chức năng tích hợp cảm giác - một kỹ thuật có thể

giúp những người mắc chứng tự kỷ  quen dần với việc quá

nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, và vấn đề do xúc giác

8. Phục hồi chức năng

8. Phục hồi chức năng

8.4. Trị liệu Kỹ năng xã hội  (Social Skills Therapy).

Một trong những "suy kém cốt lõi" của chứng tự kỷ là thiếu

kỹ năng xã hội và giao tiếp. Nhiều trẻ em bị chứng tự kỷ cần

giúp đỡ trong việc xây dựng các kỹ năng cần thiết để tổ chức

một cuộc trò chuyện, kết nối với một người bạn mới, hoặc

thậm chí làm quản trò các sân chơi. Kỹ năng xã hội trị liệu

có thể giúp thiết lập và tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác

xã hội dựa trên giao hữu với bạn bè cùng trang lứa.

8. Phục hồi chức năng8.5. Vật lý trị liệu (Physical Therapy). Tự kỷ là một "trì hoãn phát triển lan tỏa". Nhiều người mắc chứng

tự kỷ bị chậm phát triển về vận động thô, và một số bị  trương lực cơ thấp ( bị yếu một cách bất thường ). Vật lý trị liệu có thể xây dựng sức mạnh, sự phối hợp, và kỹ năng cơ bản các môn thể thao (tập vận động và tham gia hoạt động giải trí).

8.6. Liệu pháp trò chơi (Play Therapy).Thật lạ lùng khi nghe điều này, trẻ tự kỷ cần được giúp học cách để chơi. Và chơi cũng có thể xem như là một công cụ để xây dựng  nên lời nói, giao tiếp, và kỹ năng xã hội. Liệu pháp trò chơi có thể được đào tạo đặc biệt với kỹ thuật điều trị như Floortime (Trò chơi tại nhà cho trẻ tự kỷ) hoặc trò chơi có tổ chức- hoặc họ có thể kết hợp liệu pháp trò chơi trong các liệu pháp điều trị khác như: lời nói, vận động hoặc vật lý trị liệu.

8. Phục hồi chức năng

8.7. Trị liệu hành vi (Behavior Therapy)

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường cảm thấy thất vọng. Họ mắc

phải những hiểu lầm, có khó khăn để giao tiếp  cho nhu cầu của

họ, bị quá mẫn cảm với ánh sáng, âm thanh và va chạm vào da

(xúc giác),…...đôi khi  không có gì ngạc nhiên về hành động

của họ ! Chuyên viên Trị liệu hành vi được đào tạo để tìm ra 

những gì nằm đằng sau hành vi tiêu cực, và đề nghị thay đổi

môi trường và thói quen để cải thiện hành vi.

8. Phục hồi chức năng

8.8.  Các Liệu pháp Phát Triển ( Developmental Therapies).

Floortime, Son-rise, và Can thiệp Phát triển mối quan hệ (RDI-  Relationship Development Intervention) tất cả được coi là "phương pháp điều trị phát triển." Điều này có nghĩa là họ xây dựng từ hứng thú, thế mạnh của chính đứa trẻ và mức độ phát triển để tăng cảm xúc, khả năng xã hội và trí tuệ. Phương pháp điều trị phát triển thường trái ngược với phương pháp trị liệu hành vi, tốt nhất được sử dụng để dạy cho đứa trẻ các kỹ năng cụ thể như :buộc giày, đánh răng, vv.

8. Phục hồi chức năng

8.9. Các liệu pháp dựa vào trực quan (Visually-Based Therapies) .

Nhiều người mắc chứng tự kỷ là những nhà tư tưởng/thị giác.

Một số người tiếp nhận rất tốt với các hệ thống giao tiếp dựa

trên hình ảnh như Pécs (Picture Exchange Communication). Mô

hìnhVideo , trò chơi video và hệ thống thông tin giao tiếp điện

tử cũng dựa vào thế mạnh tiếp thụ hình ảnh của những người tự

kỷ để xây dựng các kỹ năng xã hội và giao tiếp

8. Phục hồi chức năng8.10. Những liệu pháp Y sinh học (Biomedical Therapies). 

Phương pháp điều trị y sinh học có thể bao gồm dược phẩm, nhưng thường xuyên nhất phương pháp điều trị y sinh học cho chứng tự kỷ dựa trên the Defeat Autism Now!  (DAN!) với tiếp cận điều trị chứng tự kỷ. Các bác sĩ được đào tạo trong DAN! "Giao thức" quy định các chế độ ăn đặc biệt, bổ sung, và phương pháp điều trị thay thế. Những phương pháp điều trị đã không  được FDA hoặc CDC chấp thuận ; tuy nhiên, có rất nhiều giai thoại nói về kết quả điều trị là tích cực.

Lưu ý: tất cả các phần này đều có băng video trên Youtube

Xin cảm ơn đã lắng nghe !

Med J Aust. 2005 07 tháng hai; 182 (3): 108-11.Tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em tại hai bang của Úc.Williams K1, Glasson EJ, Wray J, Tuck M, Helmer M, Bower CI, Mellis CM. Bệnh viện 1Children tại Westmead, Sydney, NSW. [email protected]ục tiêu: Để xác định tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em Úc.Địa điểm, thời gian: New South Wales (NSW) và Western Australia (WA), tháng 7 năm 1999 đến tháng 12 năm 2000.KẾT QUẢ:Trong Western Australia (WA), 252 trẻ em từ 0-14 tuổi được xác định bị rối loạn phổ tự kỷ (169 với rối loạn tự kỷ và 83 rối loạn Asperger). Số liệu so sánh ở NSW là 532, 400 và 132, tương ứng. Hầu hết trẻ em được công nhận với rối loạn tự kỷ trước tuổi đi học (tuổi trung bình, 4 năm ở WA và 3 năm ở NSW). Tỷ lệ mắc rối loạn tự kỷ trong 0-4 năm tuổi là 5,5 trên 10.000 trong WA và 4,3 trên 10.000 ở NSW