76
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2013 Yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Tác giả: Nguyễn Thanh Phong Cell: 0918 176 546 – Email: [email protected] www.khaitrivn.wordpress.com -1-

Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiền giang

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2013

Yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh

Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Tác giả: Nguyễn Thanh Phong

Cell: 0918 176 546 – Email: [email protected]

www.khaitrivn.wordpress.com

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong hai năm trở lại đây và nhất là năm 2012, việc tuyển sinh của các trường

ĐH – CĐ ngoài công lập (NCL) cũng như một số trường công lập cấp địa phương gặp

nhiều khó khăn, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế hoạch tuyển sinh

riêng. Năm 2012, trong số hơn 80 trường NCL chỉ có một số nhỏ trường tuyển sinh

được gần đủ hoặc đủ chỉ tiêu. Phần lớn các trường tuyển được chỉ khoảng 30 - 60%,

không ít trường ở mức 20 - 30%, thậm chí có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏ

đáng kể. Trong số hàng loạt những trường không tuyển đủ chỉ tiêu như trên, có không

ít trường ĐH NCL đã được Bộ Giáo dục và đào tạo kiểm định, nhiều năm nay vẫn

thiếu chỉ tiêu mặc dù có cơ sở vật chất khá khang trang, có đội ngũ giảng viên là những

giáo sư nổi tiếng và đội ngũ lãnh đạo là những người đã từng đảm đương vai trò quản

lý chủ chốt trong ngành.[14]

Là một trong những trường công lập ở địa phương, kết quả tuyển sinh của

Trường ĐHTG năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù công tác tư vấn tuyển

sinh của Trường đã đi vào chiều sâu và chiều rộng, lớn cả về quy mô số lượng và chất

lượng, HS THPT được tư vấn tăng đến 150% nhưng số thí sinh dự thi vào Trường

ĐHTG lại không tăng theo tỉ lệ này. Công tác tổ chức tuyển sinh diễn ra an toàn,

nghiêm túc, với 3.860 hồ sơ đăng ký dự thi, tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 81,28% (đợt 1) và

78,47% (đợt 2). Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh chính thức theo học chỉ đạt 51% so với chỉ tiêu

đã đề ra. [13]

Điều gì đang diễn ra đối với công tác tuyển sinh của Trường ĐHTG? Có một

nghịch lý đang tồn tại mà tác giả muốn đi tìm câu trả lời đó là Trường ĐHTG ngày

càng lớn mạnh về mọi phương diện (Đội ngũ giảng viên tăng đáng kể cả về mặt số

lượng lẫn chất lượng; Cơ sở vật chất ngày càng hiện đại; Môi trường học tập được

hoàn chỉnh và thân thiện hơn; Mã ngành nghề đào tạo mới luôn được bổ sung cho phù

hợp với nhu cầu của xã hội…) nhưng số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển và học thực tế

tại trường ngày càng giảm, đặc biệt giảm mạnh ở năm học 2012.

-2-

Yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của Trường ĐHTG?

Đây là câu hỏi thôi thúc tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Yếu tố quyết định chọn

Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Từ

kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tuyển sinh của ĐHTG trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt ảnh

hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp công

tác tư vấn tuyển sinh của trường đạt hiệu quả hơn trong tương lai.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ

chính như sau:

- Hệ thống các lý thuyết, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây

dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

- Từ mô hình nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo lường các nhóm yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG trên cơ sở khảo sát các HS THPT trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể:

Việc chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Dự kiến khảo sát 15/34

trường THPT theo khu vực và chất lượng đào tạo như sau:

-3-

Bảng 1. Ma trận chọn trường TPTH khảo sát

Khu vực

Chất lượng đào tạo

Thành phố, thị xã

Thị trấn Xã Tổng

Cao 3 2 0 5

Trung bình 1 2 2 5

Thấp 1 1 3 5

Tổng 5 5 5 15

Thời gian nghiên cứu:

Khảo sát được tiến hành trong năm học 2013 – 2014.

6. Giả thuyết nghiên cứu

Có bốn nhóm yếu tố (Đặc điểm của Trường ĐHTG; Đặc điểm bản thân học

sinh; Các cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn trường; Nỗ lực giao tiếp với HS THPT

của Trường ĐHTG) ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

7. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp:

Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên

quan. Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết, từ đó rút ra

các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.

Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:

Tiến hành thu thập thông tin xoay quanh chủ đề quyết định chọn Trường ĐHTG

của HS THPT. Cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi tác giả sao cho các thành viên cùng

tham gia một cách sôi nổi và tự nhiên nhất. Mục đích của bước nghiên cứu định tính

này là nhằm đánh giá nhanh các cảm nhận của học sinh trong quá trình chọn lựa

Trường ĐHTG, và kết quả thu thập được từ buổi thảo luận nhóm dùng để thiết kế bảng

câu hỏi khảo sát.

-4-

Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi:

Bảng câu hỏi phục vụ khảo sát được thiết kế dựa theo mô hình nghiên cứu của

đề tài nhằm thu thập thông tin để phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm

định thang đo và mô hình nghiên cứu. Công cụ chính dùng để xử lý dữ liệu nghiên cứu

là phần mềm SPSS 16.0.

8. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của đề tài nghiên cứu

bao gồm 03 chương. Cụ thể:

Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan

Chương 2. Mô hình nghiên cứu

Chương 3. Kết quả nghiên cứu

-5-

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Nghề nghiệp và lợi ích của định hướng nghề nghiệp

1.1.1. Nghề nghiệp

Lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc quan trọng mà HS lớp 12 sẽ phải

thực hiện trong việc xác định kế hoạch tương lai và quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến họ

trong suốt cuộc đời. Bản chất của việc chọn lựa này là xoay quanh những gì mà các HS

THPT muốn làm lâu dài ở tương lai. Vậy nghề nghiệp là gì?

Nghề nghiệp là khái niệm chung dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bản

thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của họ. Nghề

nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho cơ sở tồn tại và

hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm lâu dài, miệt mài và để hoàn thành cần có

kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo tổ hợp đặc biệt.

Nghề nghiệp là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao

động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực

hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định.

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề

nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng

hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự

phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học

đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ,

v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ

sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời,…

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ

chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc

trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế

tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức

-6-

lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao

động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và

“chất lượng sức lao động” quyết định.

1.1.2. Lợi ích của định hướng nghề nghiệp

Sau 18 năm đèn sách, tất cả HS THPT phải đưa ra một quyết định quan trọng

cho cuộc đời mình là nên chọn ngành nghề gì để tiếp tục học. Khi đó các em sẽ đối mặt

với các câu hỏi: Mình đang theo đuổi ngành học vì ước mơ? Vì gia đình? Hay là do sự

cỗ vũ, động viên của bạn bè? Mình có thực sự đam mê hay thực sự thấy mình có những

phẩm chất phù hợp với ngành hay chưa? Lựa chọn ngành nghề của mình có phải là con

đường đi tốt nhất không?

Việc đi sai hướng trong nghề nghiệp sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc sống

của các em học sinh sau này. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai là

một điều cần thiết, giúp các HS THPT nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng như

như đích đến lâu dài của mình là gì. Có định hướng đồng nghĩa với việc có mục đích

và động cơ. Đi kèm theo đó sẽ là sự nỗ lực, phấn đấu và sự cố gắng kiên cường để đạt

được mục đích mà mình đã chọn. Đó cũng là một trong những tiêu chí để mọi người

nhìn vào đó có thể đoán được bạn là ai trong tương lai. Việc định hướng tốt nghề

nghiệp sẽ giúp các em đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến

thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để mang lại thành công trong công việc

mình lựa chọn sau này.

Định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai còn có thể giúp học sinh tiết

kiệm hơn công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội. Lượng vật chất các em bỏ ra sẽ không

là phí phạm và vô ích. Điều đặc biệt mà các HS THPT có được đó chính là không bị

lãng phí nhiều thời gian trong cuộc đời. Để tương lai, các em không phải hối tiếc về

quãng thời gian sinh viên tươi đẹp cũng như không phải hối hận về việc chọn lựa con

đường mình sẽ đi.

-7-

1.1.3. Các khái niệm công cụ

1.1.3.1. Lựa chọn

Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để

quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay

cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.

[4]

1.1.3.2. Chọn trường

Các em học sinh lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà trường,

gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu

nghề nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chí

như: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu xã hội, việc làm sau

khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý,... học sinh sẽ xác định cấp học phù hợp với năng

lực rồi chọn trường và làm các thủ tục đăng ký dự thi. Trong nghiên cứu này, khái

niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học, cao đẳng (học viện) để

đăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.[4]

Trước khi chọn trường, phải trả lời thật chính xác câu hỏi cơ bản nhất về chính

bản thân các em cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và

muốn gì?... tất cả những câu hỏi này phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm

bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập phương hướng cuộc

sống của chính mình.

1.1.3.3. Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh là công tác hết sức quan trọng, thông qua hoạt động

hướng nghiệp sẽ giúp các em hiểu về nghề, hiểu về chính bản thân mình để có thể lựa

chọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, hoàn

cảnh gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội. Do đó, hoạt động hướng nghiệp ngày càng

được coi trọng. Hiện nay đã có nhiều hình thức hướng nghiệp cho học sinh, bước đầu

mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh giảm bớt được lo âu, căng thẳng khi chọn ngành

học cho mình.[4]

-8-

Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem xét

hoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm này. Các

nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ

trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân; các nhà kinh tế

học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xã hội

phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù

hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội... Trong nghiên cứu này, dưới góc độ

giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự ảnh hưởng của một tổ hợp các lực lượng xã

hội, lấy sự chỉ đạo của hệ thống sư phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em

có những hiểu biết cơ bản về một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường

để có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp trong tương lai.

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông qua giáo

dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi hỏi của ngành nghề

mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo nghề tương ứng,

tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản

thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không

phù hợp với mình.

Để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả, cần phải đa dạng các hình thức hướng

nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học. Bên cạnh việc

thực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ, nhà trường cần chỉ đạo, khơi dậy tinh

thần trách nhiệm của đội ngũ sư phạm, để mỗi thầy cô là một “tư vấn hướng nghiệp”

cho học sinh. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, nhất là Đoàn Thanh

niên xen kẽ vào buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nội dung hướng nghiệp dưới nhiều

hình thức: Hái hoa dân chủ, tìm hiểu về nghề nghiệp… Tổ chức các buổi sinh hoạt

ngoại khóa với các chủ đề: Ước mơ nghề nghiệp tương lai, đại học có phải duy nhất để

lập nghiệp, để chọn được ngành nghề phù hợp… Song song đó, trên các bảng thông tin

của nhà trường cần thường xuyên cập nhật những thông tin tuyển sinh, danh mục cũng

như điểm chuẩn năm trước của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nghề… Ngoài

ra, nhà trường cần liên hệ với phụ huynh học sinh để cùng kết hợp tư vấn hướng

-9-

nghiệp cho các em. Có như vậy, hoạt động hướng nghiệp mới đi vào chiều sâu, đạt

hiệu quả cao, giúp học sinh hiểu được ngành, hiểu được nghề, hiểu được chính mình để

lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho phù hợp.

1.1.3.4. Tư vấn hướng nghiệp

Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủ

quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp

và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp. Như vậy, tư vấn

hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng

dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học

sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương

lai.

Tư vấn có hiệu quả thiết thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cuối cấp

chọn đúng trường, đúng ngành phù hợp với nguyện vọng, sở thích, năng lực học tập

của bản thân và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Chọn ngành, chọn trường thi

đúng không chỉ là khâu quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi của mỗi thí sinh mà

còn tránh lãng phí thời gian, tiết kiệm tiền của cho gia đình và xã hội. Đó là điều hết

sức cần thiết trong công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiện nay.

Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề

có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ

môn, thư viện, y tế,... Học sinh là đối tượng của hoạt động tư vấn đồng thời là chủ thể

của quá trình tiếp nhận thông tin nghề nghiệp do hoạt động tư vấn mang lại. Do đó, học

sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể tư vấn cung cấp mà cùng với

nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với năng lực, sở trường, tình

trạng sức khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

Vì vậy, công tác hướng nghiệp giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghề

nghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và của

địa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng tham

gia vào lao động sản xuất. Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốc

dân, của địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự

-10-

phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản thân để điều

chỉnh động cơ lựa chọn nghề. Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về các

mối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để các em tích cực tham gia các

hình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ lao

động, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực tiễn, từ đó kết luận về sự phù hợp nghề

nghiệp của bản thân. Phải làm cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn

nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.

1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Sau đây là một số công trình tiêu biểu trong ngoài nước có liên quan đến dạng

nghiên cứu của đề tài.

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanh Curtin

University, Sarawak Malaysia, đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu

đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của “Nhóm

yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình đào tạo;

danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm và “Nhóm

yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyển sinh,

giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH. Mô hình do tác

giả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định

chọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo lường các yếu tố và kiểm định sự

phù hợp của mô hình.[9]

Russayani ISMAIL & Ctg đã thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa

chọn điểm đến giáo dục” nghiên cứu trường hợp sinh viên quốc tế tại ĐH Utara

Malaysia. Nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của việc duy trì chất lượng giáo dục

để đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn và cố gắng xác định các yếu tố có thể ảnh

hưởng đến việc ra quyết định của sinh viên quốc tế khi lựa chọn điểm đến giáo dục đại

học. Bằng cách sử dụng một mẫu khảo sát của 300 sinh viên quốc tế tại ĐH Utara

Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch vụ tuyệt vời, môi trường xã hội dễ

-11-

chịu, cơ sở vật chất, các giảng viên chất lượng cao là các nhân tố then chốt ảnh hưởng

đế quyết định của sinh viên. Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khá hoàn chỉnh, tuy

nhiên, nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng được tại các trường đại học đào tạo sinh viên

quốc tế.[11]

MeiTang, WeiPan và Mark D. Newmeyer vận dụng mô hình Lý thuyết phát

triển xã hội nghề nghiệp (Hackett & Ctg, 1994) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến xu

hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học. Nghiên cứu này cho thấy các yếu

tố như: kinh nghiệm học tập, khả năng tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, các lợi ích và

kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định

chọn nghề của học sinh trung học.[10]

Bromley H. Kniveton đã t iến hành khảo sát 384 thanh thiếu niên (190 nam

và 194 nữ) đã đưa ra kết luận rằng cả nhà trường và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Vai trò của giáo

viên là phát hiện năng khiếu và khả năng của học sinh và khuyến khích các em học các

ngành nghề phù hợp, còn vai trò của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến

quyết định chọn nghề qua việc cung cấp thông tin, các hỗ trợ. Ngoài ra còn có sự ảnh

hưởng của anh chị em trong gia đình, bạn bè…[7]

Michael Borchert đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học

Germantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố then

chốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là môi trường, cơ hội và đặc điểm cá

nhân. Trong đó, nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự chọn lựa

nghề nghiệp của học sinh trung học.

D.W.Chapman đã đề xuất mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường ĐH của

các học sinh. Qua quá trình khảo sát nhằm kiểm định mô hình đã phát hiện có 2 nhóm

yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh. Nhóm thứ nhất

là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Nhóm thứ hai là các yếu tố thuộc bên

ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các đặc điểm cố định của trường ĐH và nỗ lực giao

tiếp của trường ĐH với các học sinh.[8]

-12-

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Theo kết quả của nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn

trường Đại học Mở TP. HCM” do TS. Nguyễn Minh Hà, ThS. Huỳnh Gia Xuyên, ThS.

Huỳnh Thị Kim Tuyết, Trường Đại học Mở TP. HCM thực hiện, có 7 nhân tố ảnh

hưởng đến việc sinh viên chọn trường, chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Nghiên cứu được thực hiện với 1.894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy. 7 nhân tố

ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường bao gồm: Nỗ lực của nhà trường đưa thông

tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; Chất lượng dạy và học; Đặc điểm của bản thân

sinh viên; Công việc trong tương lai; Khả năng đậu vào trường; Người thân trong gia

đình; Người thân ngoài gia đình[3]. Nghiên cứu này được tiến hành khá công phu, là

sản phẩm đặc thù của riêng Trường Đại học Mở TP. HCM. Tuy nhiên, theo quan điểm

của tác giả, kết quả nghiên cứu vẫn còn đến 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định,

điều này không có gì sai nhưng với kết quả như vậy vận dụng vào thực tế sẽ rất khó.

Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM, đã

tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của

học sinh trung học phổ thông”. Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12

năm học 2008 – 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy 5 yếu tố bao gồm

yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học; yếu

tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của

học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học.

Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp đỡ gia

đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm định hướng có

phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các HS THPT lựa chọn trường một cách tốt

nhất có thể. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức

21,5% khi nhân rộng ra tổng thể. Vì vậy cần tăng thêm kích thước mẫu nghiên cứu,

phạm vi nghiên cứu.

Nguyễn Phương Toàn, đã thực hiện luận văn thạc sĩ “Khảo sát các yếu tố ảnh

hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.

Kết quả nghiên cứu đã đề xuất mô hình hồi quy gồm có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến

-13-

việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ mạnh đến

yếu như sau: Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; yếu tố về đặc điểm

của trường đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; yếu tố

về những nỗ lực giao tiếp của trường ĐH và yếu tố về danh tiếng của trường đại học.

Tuy nhiên, mô hình hồi quy này cũng chỉ mới giải thích được 27,6% vấn đề nghiên

cứu.[4]

PGS.TS Nguyễn Văn Tài & Ctg, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã

thực hiện khảo sát hệ thống thứ bậc động cơ chọn ngành học tại ĐHQG TP. HCM đã

kết luận: Yêu thích nghề nghiệp và có được nghề phù hợp với năng lực là lựa chọn

chính của sinh viên khi vào học tại các trường thuộc ĐHQG TP. HCM, ngược lại các

yếu tố như: điểm tuyển thấp và cơ hội vào học cao, theo ý kiến của bạn bè, theo truyền

thống gia đình không phải là động cơ thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành học. Đây là

nghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại một trường ĐH cụ thể tại Việt Nam.[4]

Nguyễn Đức Nghĩa, ĐHQG TP. HCM đã đưa ra kết luận: thí sinh dự thi ĐH

thường chọn các ngành đang hoặc có thể phát triển trong xã hội, nhưng chưa quan tâm

đến các ngành cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, thí sinh thường tập

trung chọn ngành học tại các trường ĐH có điểm chuẩn trúng tuyển thấp trong kỳ

tuyển sinh trước đó.[4]

1.3. Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu

1.3.1. Cơ sở lý thuyết

D.W.Chapman (1981) đã đề xuất mô hình tổng quát về việc chọn trường đại

học của các học sinh. Dựa vào kết quả thống kê thu thập cho thấy có 2 nhóm yếu tố

ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường. Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và

cá nhân học sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng cụ thể như

các cá nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp

của trường đại học với các học sinh.

Có rất nhiều nghiên cứu được sử dụng từ kết quả của D.W. Chapman và phát

triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn trường đại học của HS THPT. Cabera và La Nasa (1998) đã nghiên cứu mô hình

-14-

3 giai đoạn về vấn đề chọn trường đại học dựa trên nền tảng mô hình chọn trường của

D.W.Chapman và K. Freeman. Từ kết quả nghiên cứu này, Cabera và La Nasa nhấn

mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một

nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.

Joseph Sia Kee Ming (2010) đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên

cứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của

“Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình đào

tạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm và

“Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyển

sinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH.

Nhìn chung, có nhiều nhóm yếu tố ảnh hường đến quyết định lựa chọn trường

đại học của HS THPT đã được khám phá và công bố. Tuy nhiên, để tiến hành thực hiện

đề tài này, tác giả sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu trên nhưng có sự chọn lọc, điều

chỉnh và bổ sung để hình thành mô hình nghiên cứu mới sao cho phù hợp với mục đích

đặt ra của đề tài.

1.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

1.3.2.1. Nhóm yếu tố đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

Vị trí tọa lạc của trường ĐH:

Sevier (1986) qua công trình nghiên cứu của mình đã cho thấy địa điểm trường

đại học có thể là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng lựa chọn trường ĐH của

học sinh. Một số sinh viên có thể tìm kiếm trường ĐH gần nhà hoặc gần nơi làm việc

cho thuận tiện (Absher & Crawford năm 1996; Servier, 1994). Một nghiên cứu của

Kohn và cộng sự (1976) đã kết luận rằng yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinh

viên đi học đại học là do nhà của họ gần với một tổ chức giáo dục nào đó. Hossler &

Gallagher (1990) cho biết khả năng HS theo học tại các trường ĐH gần trường THPT

là khá cao dù các em chưa từng tham gia các hoạt động trong khuôn viên những trường

ĐH này. Có thể thấy rằng với một chi phí thấp, vị trí địa lý gần trường đại học là một

-15-

kích thích quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh trong việc lựa chọn môi

trường học cho mình.

Chương trình học:

Một nghiên cứu tiến hành tại Kuala Lumpur và Selangor, Malaysia Yusof et al.

(2008) cho thấy chương trình học phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong các yếu tố

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường ĐH của HS THPT.

Ford và cộng sự (1999) cũng nhận thấy rằng các vấn đề như phạm vi của

chương trình nghiên cứu, tính linh hoạt của chương trình học, linh hoạt thay đổi lớn và

nhiều lựa chọn mức độ là những yếu tố quan trọng nhất để học sinh lựa chọn các tổ

chức giáo dục đại học phù hợp. Do đó, có thể kết luận rằng có một mối quan hệ tích

cực giữa các chương trình học tập và quyết định chọn trường đại học.

Danh tiếng của trường ĐH:

Hình ảnh và uy tín có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn trường ĐH. Sinh viên

đánh giá rất cao uy tín của một trường đại học và xem nó như một yếu tố có ảnh hưởng

nhất định đến việc chọn trường (Lay & Maguire, 1981; Murphy, 1981; Sevier, 1986;

Keling, 2006). Keling (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mà sinh viên sẽ

đánh giá trong sự lựa chọn của họ về một tổ chức nào đó là danh tiếng của tổ chức. Có

một sự tồn tại về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa danh tiếng của trường đại học và quyết

định chọn trường đại học của học sinh.

Cơ sở vật chất:

Theo Absher & Crawford (1996), cơ sở vật chất giáo dục như phòng học, phòng

thí nghiệm và thư viện…đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của học

sinh đối với một trường đại học. Do đó, có thể kết luận rằng đây là một trong những

yếu tố có ảnh hưởng khá mạnh đến quyết định chọn trường của các em.

Chi phí học tập:

Joseph (2000) cho rằng vấn đề chi phí học tập có sức ảnh hưởng rất lớn trong

việc đưa ra quyết định chọn trường ĐH. Jackson (1986) đã kết luận chi phí học tập là

yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn trường đại học trong khi các hỗ trợ tài chính

-16-

để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực. Vì vậy, chi phí học tập đóng vai trò hết sức

quan trọng và quyết định khả năng chọn trường đại học của học sinh.

Hỗ trợ tài chính:

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Yusof (2008) nhận thấy yếu tố hỗ trợ tài

chính được cung cấp bởi các trường đại học là một trong bốn yếu tố then chốt ảnh

hưởng đến quyết định chọn trường. Trường ĐH nào tạo điều kiện cho học sinh có cơ

hội tiếp cận và thụ hưởng các hỗ trợ tài chính thì có nhiều khả năng được các em lựa

chọn (Jackson, 1988; Litten, 1982; Manski & Wise, 1983). Ismail (2009) đã nghiên

cứu về sự ảnh hưởng của thông tin đến việc lựa chọn trường đại học, trong đó chỉ ra

rằng sinh viên hài lòng với quyết định chọn trường dựa trên sự hài lòng về thông tin

của họ với các yếu tố tài chính liên quan, trong đó bao gồm hỗ trợ tài chính và chi phí

học tập hợp lý. Dựa vào kết quả đề cập ở trên, có thể kết luận rằng hỗ trợ tài chính có

một sức ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn trường đại học của học sinh phổ thông.

Cơ hội việc làm:

Sevier (1998) cho biết học sinh thường bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệp

sau khi tốt nghiệp. Theo Paulsen (1990), các em có xu hướng chọn trường đại học dựa

trên cơ hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Họ rất quan tâm đến cơ

hội có được việc làm và thường bị ảnh hưởng bởi chính những gì sinh viên tốt nghiệp

đang làm, những đóng góp cho xã hội của trường đại học (Sevier, 1997). Do đó, cơ hội

việc làm là một yếu tố dự báo có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn trường

đại học của học sinh.

1.3.2.2. Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG với HS THPT

Quảng cáo:

Nỗ lực tiếp thị của các trường ĐH thông qua các phương tiện truyền thông đã

phát triển rất nhiều trong thời gian qua. Báo chí, truyền hình và đài phát thanh đã được

chứng minh là các phương tiện quảng cáo có hiệu quả đặc biệt trong việc xây dựng

hình ảnh và uy tín (Hossler et al, 1990). Do đó, có thể khẳng định quảng cáo có sức

ảnh hưởng khá lớn đến khả năng chọn trường đại học của học sinh THPT.

-17-

Đại diện tư vấn tuyển sinh:

Lay & Maguire (1981) phát hiện ra rằng các chuyến thăm trường THPT của đại

diện tư vấn tuyển sinh trường đại học được đánh giá là có ảnh hưởng cực kỳ hiệu quả

trong việc thu hút học sinh. Do đó, đại diện tư vấn tuyển sinh là một trong những yếu

tố then chốt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh

thông qua kết quả nghiên cứu của Rowe (1980). Những chuyến thăm này có thể mang

lại lợi ích cho cả học sinh và đại diện tuyển sinh (Hossler và cộng sự, 1990).

Thăm khuôn viên Trường ĐHTG (Campus Visit):

Tổ chức các chuyến thăm khuôn viên trường dành cho HS THPT là công cụ

tuyển sinh tốt nhất của trường đại học. Nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình đưa

ra quyết định của học sinh (Sevier, 1992). Hossler et al. (1990) cũng nhận thấy việc

thăm khuôn viên trường là việc làm không thể thiếu ở các trường đại học vì nó có ảnh

hưởng đến quyết định nên chọn trường nào để đăng ký theo học của các em.

1.3.2.3. Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

Khát vọng thành công:

Carpenter và Fleishman (1987), Gilmour và các cộng sự (1981), Jackson (1978)

khám phá ra nguyện vọng được học tập những ngành nghề mà bản thân học sinh thích

thú và cho rằng mình sẽ thành công trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến quyết

định chọn trường đại học có ngành đào tạo này. Nguyện vọng được học chuyên ngành

theo sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tương lai là các yếu tố quan trọng để

các em có cái nhìn tổng quát hơn khi lựa chọn trường học cho mình.

Nhận thức năng lực cá nhân:

Theo Hossler (1984), khi học sinh nhận thức được khả năng bản thân có thể học

tốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở trường của mình thì chắc hẳn các em sẽ

đăng ký dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo này. Manski & Wise (1983)

cho biết, sự lựa chọn ngành học phù hợp với cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong

quyết định chọn trường đại học của học sinh.

-18-

Kết quả học học tập ở trường THPT:

Trong một nghiên cứu của Borus (1993), kết quả học tập của học sinh là yếu tố

có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định chọn trường đại học. Vì thực tế, các em thường

có xu hướng chọn những trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của

mình. Các tác giả cho rằng kết quả học tập ở trường THPT là dấu hiệu giúp cho học

sinh thấy được khả năng vào đại học của mình và từ đó có quyết định lựa chọn trường

phù hợp.

Giới tính:

Mô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio(1995) còn cho thấy giới tính cũng có

ảnh hưởng đến quyết định chọn trường. Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trực

tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đặc trưng về giới tính của học sinh. Theo

R.E.Kallio, giới tính khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng gián tiếp khác nhau lên

quyết định chọn trường đại học của các em.

1.3.2.4. Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng

Theo D.W.Chapman (1981), trong quá trình chọn trường đại học, các học sinh

thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia

đình. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3

cách sau: (1) Ý kiến của họ về một trường đại học cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họ

cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham gia dự thi (3) Trong trường

hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn

trường của học sinh.

Hossler và Gallagher (1987) một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng của bố

mẹ thì bạn bè cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định

chọn trường. Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và

bạn bè, các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định này.

Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định

chọn trường của các em chính là các thầy cô của họ. Do vậy, gia đình, bố mẹ, anh chị,

bạn thân và thầy cô phổ thông chính là những người có ảnh hưởng nhất định trong việc

đưa ra quyết định chọn trường học cho học sinh.

-19-

1.3.3. Thang đo lường và ý nghĩa của thang đo lường

Khái niệm thang đo lường:

Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các

biểu hiện của biến. Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường được

thực hiện bằng con số. Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1)

thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đo

khoảng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale).

Giới thiệu các loại thang đo:

- Thang đo định danh (nominal scale):

Thang đo định danh phản ánh sự khác nhau về tên gọi, màu sắc, tính chất, đặc

điểm…của các đơn vị. Những con số được gán cho mỗi biểu hiện của thang đo chỉ

mang tính quy ước, nói lên sự khác biệt về thuộc tính giữa các đơn vị, chứ không nói

lên sự khác biệt về lượng giữa các đơn vị đó, vì thế không thể dùng các con số này để

tính toán. Ví dụ:

+ Giới tính của người trả lời: nữ (0), nam (1)

+ Tình trạng hôn nhân của người trả lời : đã có gia đình (1), chưa có gia đình (2)

+ Các cửa hàng mà người tiêu dùng đã đến mua sắm: cửa hàng A, cửa hàng B,

cửa hàng C, cửa hàng D…

- Thang đo thứ tự (ordinal scale):

Thang đo thứ tự phản ánh sự khác biệt về thuộc tính và về thứ tự hơn kém giữa

các đơn vị. Có thể dùng các con số xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần để biểu hiện

thang đo. Không thể tính toán trên những con số này.

Ví dụ: Mức độ ưa thích của bạn đối với các cửa hàng mà bạn đã đến mua sắm

(xếp theo thứ tự 1,2,3,…nghĩa là từ ưa thích nhất trở xuống): -cửa hàng A (4) -cửa

hàng B (1) -cửa hàng C (2) -cửa hàng D (3)

- Thang đo khoảng (interval scale):

Thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự, trong đó khoảng cách

giữa các thứ tự đều nhau. Thường dùng một dãy số đều nhau từ 1 đến 5, 1 đến 7, 1 đến

10,… để biểu hiện thang đo này. Có thể tính các tham số trong thống kê mô tả trên

-20-

thang đo như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,…; tuy nhiên không

thể làm phép chia tỷ lệ giữa các con số của thang đo, vì giá trị 0 của thang đo chỉ là con

số quy ước, có thể thay đổi tuỳ ý, nói cách khác là các giá trị số của thang đo khoảng

không có điểm gốc 0. Ví dụ: Anh (chị) hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố

sau trong một thông tin quảng cáo trên truyền hình:

Bảng 1.1: Minh họa sử dụng thang đo khoảng

Yếu tốMức độ quan trọng

rất quan trọng

khá quan trọng

quan trọng

khá không quan trọng

rất không quan trọng

Sự ngắn gọn dễ nhớ 1 2 3 4 5

Hình ảnh 1 2 3 4 5

Âm thanh 1 2 3 4 5

- Thang đo tỷ lệ (ratio scale):

Thang đo tỷ lệ là một dạng đặc biệt của thang đo khoảng, trong đó giá trị 0 của

thang đo là điểm gốc cố định. Thang đo tỷ lệ có tất cả các tính chất của thang đo định

danh, thứ tự, khoảng. Có thể làm phép chia tỷ lệ giữa các con số của thang đo và có thể

áp dụng tất cả các phương pháp thống kê cho thang đo này.

Ví dụ: Người điều tra hỏi một khách hàng: nếu cho anh ta 100 điểm cố định để

anh ta cho điểm 4 cửa hàng nghiên cứu theo mức độ ưa thích của anh ta đối với từng

cửa hàng này, thì anh ta sẽ phân bố điểm như thế nào ?

Giả sử câu trả lời là: -cửa hàng A (0 điểm) -cửa hàng B (60 điểm) -cửa hàng C (20

điểm) -cửa hàng D (20 điểm). Ta có thể hiểu: anh ta không ưa thích một chút nào đối

với cửa hàng A; mức độ ưa thích cửa hàng C và D là bằng nhau; mức độ ưa thích cửa

hàng B nhiều gấp 3 lần mức độ ưa thích cửa hàng C và cửa hàng D.

Ý nghĩa của đo lường:

Nhờ đo lường, các đặc tính của sự vật được biến thành những dạng mà nhà

nghiên cứu có thể phân tích được, chính các đặc tính khác nhau đó giúp ta phân biệt

các sự vật với nhau. Những đặc tính của một cá nhân và rất nhiều hiện tượng khác đều

-21-

là những quan tâm của người nghiên cứu cần được đo lường, đánh giá, vì thế thông tin

về chúng là rất cần thiết cho các quyết định quản trị. Bên cạnh đó, các cố gắng để gắn

số liệu cho các đặc tính sự vật là hết sức quan trọng vì phân tích tính toán và thống kê

chỉ có thể thực hiện bằng các con số.

1.4. Tóm tắt Chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua việc trình bày cơ sở lý luận cho thấy xu hướng

chọn trường, chọn nghề của HS THPT là một thành tố, nó có mối quan hệ ảnh hưởng

với nhiều thành tố khác. Phần trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước đã tập trung giới thiệu, phân tích các nghiên cứu của các tác giả trong và

ngoài nước có nội dung liên quan đến việc chọn nghề, chọn trường ĐH - CĐ của HS

THPT. Đồng thời, Chương 1 cũng đã trình bày giả thuyết các nhóm yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định chọn ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và giới thiệu

các loại thang đo lường ứng dụng trong nghiên cứu.

-22-

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Giới thiệu Trường ĐHTG

2.1.1. Lược sử hình thành Trường ĐHTG

Trường ĐHTG được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày

06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm

Tiền Giang (thành lập 9/1997 trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm và

Trường Trung học sư phạm mà tiền thân là 4 trường Sư phạm của tỉnh được thành lập

từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) và Trường Cao đẳng Cộng đồng Tiền

Giang (thành lập 8/2000, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi duỡng tại chức

liên tỉnh Tiền Giang - Long An - Bến Tre mà tiền thân là Viện Đại học Cộng đồng Tiền

Giang ra đời 1971 và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang).

Trường ĐH Tiền Giang là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống

Giáo dục Quốc dân và là trường ĐH công lập, đa cấp, đa lĩnh vực, đào tạo liên thông

theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Trường trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang và chịu

sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[14]

2.1.2. Giá trị cốt lõi và chính sách chất lượng của Trường ĐHTG

Giá trị cốt lõi

“Thiết thực – Hiệu quả - Hài hòa”, Trường ĐHTG quan tâm đặc biệt đến việc xây

dựng và cải tiến chương trình đào tạo theo hướng giảm tải và hiện đại nhằm đảm bảo

các giáo trình, chương trình học phù hợp thực tiễn, đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp có

kiến thức và kỹ năng đáp ứng được mong đợi của các nhà tuyển dụng.[14]

Chính sách chất lượng

Trường ĐHTG đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, có chất lượng cao, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu

cầu nhà tuyển dụng và hội nhập quốc tế. Để hoàn thành sứ mạng trên, Trường ĐHTG

cam kết:

1) Thường xuyên xem xét, cập nhật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, nội

dung giáo trình, bài giảng theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong xã hội.

-23-

2) Thường xuyên cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất

lượng đào tạo.

3) Chăm lo xây dựng đội ngũ CB-VC, nhất là đội ngũ giảng viên có đủ trình

độ, phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.

4) Luôn đảm bảo đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, tổ

chức môi trường Internet không dây (wireless) phủ khắp các khối nhà học tập trong

trường, máy móc thiết bị, vật tư để việc dạy và học đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu

cầu lao động xã hội.

5) Luôn lắng nghe và tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể phát triển

tiềm năng sáng tạo của mình.

6) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đối với người học.

7) Thường xuyên xem xét, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2000 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.[14]

2.1.3. Ngành nghề đào tạo

Căn cứ theo các quyết định mở ngành và chuyển đổi tên ngành của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, hiện nay trường đang đào tạo 63 chương trình đào tạo. Trong đó có 20

chương trình đại học (10 chương trình đại học chính quy, 10 chương trình liên thông);

42 chương trình Cao đẳng (21 chương trình chính quy, 21 chuyên ngành liên thông)

và 12 chương trình Trung cấp chuyên nghiệp. [14]

2.2. Chất lượng của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang hiện có 35 trường THPT, căn cứ Theo thống kê của Cục Công

nghệ thông tin - Bộ GD & ĐT, điểm trung bình (ĐTB) kỳ thi tuyển sinh đại học các

khối của các trường THPT trên địa bàn tỉnh tiền Giang với tiêu chí: xét những thí

sinh (không phân biệt năm tốt nghiệp THPT) dự thi đủ 3 môn khối A, A1, B, C và D

với những trường phổ thông có từ 30 lượt thí sinh dự thi trở lên thì Trường THPT

Chuyên Tiền Giang là 19,99, xếp thứ 33 trong top các trường THPT có điểm tuyển

sinh cao trên toàn quốc. Trường THPT Chuyên Tiền Giang có 432 thí sinh dự thi, trong

đó có 9 thí sinh từ 27 điểm trở lên. Cụ thể chất lượng kỳ thi tuyển sinh đại học các khối

của các trường THPT trên địa bàn tỉnh tiền Giang trong năm 2013 như sau:

-24-

Bảng 2.1: Thống kê ĐTB kỳ thi tuyển sinh ĐH –CĐ khối ABCD tỉnh Tiền

Giang năm 2013 (Kể cả thí sinh tự do)

Hạng Tỉnh Tên trường phổ thôngSố HS TN

2013Lượt dự thi Điểm TB

33 Tiền Giang THPT Chuyên TG 233 432 19.99

178 Tiền Giang THPT Nguyễn Đình Chiểu 741 1295 15.84

236 Tiền Giang THPT Đốc Binh Kiều 598 932 15.39

304 Tiền Giang THPT Trương Định 556 957 14.96

312 Tiền Giang THPT Tân Hiệp 422 696 14.89

320 Tiền Giang THPT Vĩnh Bình 579 898 14.83

362 Tiền Giang THPT Chợ Gạo 612 1131 14.64

418 Tiền Giang THPT Gò Công Đông 518 810 14.37

455 Tiền Giang THPT Cái Bè 592 1045 14.23

521 Tiền Giang THPT Vĩnh Kim 516 800 13.98

584 Tiền Giang THPT Phạm Thành Trung 497 696 13.73

769 Tiền Giang THPT Bình Đông 211 309 13.17

807 Tiền Giang THPT Lưu Tấn Phát 359 556 13.08

835 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Côn 362 533 12.96

847 Tiền Giang THPT Bình Phục Nhứt 223 321 12.93

932 Tiền Giang THPT Thủ Khoa Huân 356 481 12.67

1021 Tiền Giang THPT Phước Thạnh 158 125 12.46

-25-

1047 Tiền Giang THPT Phú Thạnh 158 165 12.40

1093 Tiền Giang THPT Tân Phước 160 229 12.31

1110 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Tiếp 181 320 12.28

1125 Tiền Giang THPT Long Bình 132 166 12.24

1204 Tiền Giang THPT Mỹ Phước Tây 290 409 12.05

1208 Tiền Giang THPT Dưỡng Điềm 266 424 12.05

1402 Tiền Giang THPT Trần Hưng Đạo 527 706 11.68

1418 Tiền Giang THPT Thiên Hộ Dương 273 435 11.63

1495 Tiền Giang THPT Phan Việt Thống 301 441 11.47

1764 Tiền Giang THPT Huỳnh Văn Sâm 224 293 10.87

1825 Tiền Giang THPT Trần Văn Hoài 227 253 10.74

1953 Tiền Giang THPT Tứ Kiệt 150 236 10.41

1957 Tiền Giang THPT Rạch Gầm-Xoài Mút 100 202 10.41

1995 Tiền Giang THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa 107 176 10.34

2043 Tiền Giang THPT Lê Thanh Hiền 195 301 10.23

2047 Tiền Giang THPT Gò Công 172 222 10.22

2095 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Thìn 152 152 10.09

2112 Tiền Giang THPT Ấp Bắc 142 145 10.04

TOÀN TỈNH TIỀN GIANG 11290 17464 13,56

Nguồn: Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD & ĐT.

-26-

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước như sau:

- Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitative

methodology) được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điều

chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên

cứu.

- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitative

methology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi

chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

2.3.1. Nghiên cứu khám phá (định tính)

Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm khám phá các nhóm yếu

tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT. Đối tượng

nghiên cứu là các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG. Phương

pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theo

một đề cương đã được chuẩn bị trước. Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 20 HS các

trường THPT Trần Hưng Đạo, Dưỡng Điềm, Tân Hiệp, Nguyễn Đình Chiểu.

2.3.2. Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các thang đo, kiểm định mô hình

lý thuyết các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG đã đặt ra.

Nghiên cứu này được tiến hành tại Trường ĐHTG với các mẫu khảo sát thông tin được

thu thập từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350, mục đích chính của bước

nghiên cứu này là:

- Phát hiện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

- Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên.

- Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố.

-27-

2.3.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các

thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng

Việt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế TP.HCM, trang 22.

-28-

Cơ sở lý thuyết

Thang đo

nháp

Thảo luận nhóm

Điều chỉnh

Thang đo

chính

Nghiên cứu

định lượng

Cronbach alpha

Phân tích yếu tố

Thang đo

hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy

tuyến tính bội

Kiểm tra hệ số

alpha

Kiểm tra yếu tố trích được

Kiểm tra phương sai trích được

Kiểm định mô hình

Kiểm định lý thuyết

Kiểm tra tính

đồng nhất của

biến quan sát

2.4. Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ

sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang

đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner, 1996), các

nghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman, 1991). Chúng

được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, có tất cả 04

nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn

tỉnh Tiền Giang là:

(1) Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG;

(2) Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG đến HS THPT;

(3) Đặc điểm bản thân của HS THPT;

(4) Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

Qua các bước nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu

của đề tài này như sau:

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết của đề tài

-29-

Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG đến HS THPT Quyết định chọn

Trường ĐHTG

Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

Đặc điểm bản thân của HS THPT

Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

2.5. Mã hóa biến quan sát

Bảng 2.2: Mã hóa các biến quan sát

Ký hiệu BIẾN QUAN SÁT

X1 Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

V1.1 Trường ĐHTG có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn.

V1.2 Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo có danh tiếng, thương hiệu.

V1.3Trường ĐHTG có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốt.

V1.4Trường ĐHTG thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

V1.5Trường ĐHTG có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học.

V1.6Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn được đào tạo sau khi tốt nghiệp Trường ĐHTG.

V1.7Trường ĐHTG có vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập.

X2 Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

V2.1Trường ĐHTG thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông.

V2.2 Trường ĐHTG có các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tốt.

V2.3 Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường ĐHTG.

X3 Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

V3.1Vì điểm chuẩn đầu vào của Trường ĐHTG phù hợp với năng lực cá nhân.

V3.2Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân.

V3.3 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.

V3.4 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với giới tính cá nhân.

X4Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

-30-

V4.1 Theo ý kiến của cha, mẹ.

V4.2 Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình.

V4.3Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học.

V4.4 Theo ý kiến của bạn bè

V4.5 Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh.

V4.6 Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường ĐHTG.

V4.7 Theo ý kiến của thầy/cô Trường ĐHTG.

DCU Thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết định ưu tiên của bạn.

2.6. Thông tin mẫu nghiên cứu

Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 420 phiếu. Qua bước kiểm tra có đến 70

phiếu khảo sát không hợp lệ. Do đó, tỷ lệ phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng trong

phân tích dữ liệu đạt 83,33% so với tổng số phiếu đã phát ra.

2.6.1. Giới tính

Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu này cho thấy trong 350 học sinh

tham gia trả lời phỏng vấn có 165 học sinh nam và 185 học sinh nữ tương ứng với

47,1% và 52,9%. Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện qua

bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.3: Giới tính mẫu nghiên cứu

Học sinh Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Nam 165 17.1 47.1

Nữ 185 52.9 100.0

Tổng 350 100.0

-31-

Biểu đồ 2.1: Giới tính mẫu nghiên cứu

2.6.2. Dự định thi ĐH – CĐ

Với câu hỏi: Sau khi đỗ tốt nghiệp THPT bạn có dự định thi đại học, cao đẳng

không? Kết quả thống kê sinh viên tham gia phỏng vấn được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Dự định thi ĐH – CĐ

Dự định thi ĐH – CĐ Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Có 342 97.7 97.7

Không 8 2.3 100.0

Tổng 350 100.0

2.6.3. Thời gian quyết định chọn trường ĐH - CĐ

Kết quả thống kê cho thấy thời gian học sinh bắt đầu lựa chọn trường ĐH - CĐ

để dự thi chủ yếu là từ năm lớp 12, chiếm đến 54,9%. Tuy nhiên, có đến 23,1% học

sinh có quyết định chọn trường ĐH - CĐ ngay từ khi mới học lớp 10. Kết quả thống kê

này gợi mở cho các nhà hoạch định tuyển sinh nên có chiến lược phù hợp hơn trong

công tác tuyển sinh vì có đến 38,8% học sinh đã có quyết định chọn trường ĐH - CĐ

để thi vào ngay từ lớp 10 và lớp 11. Thống kê về thời gian quyết định chọn trường ĐH

- CĐ biểu hiện qua bảng và biểu đồ sau:

-32-

Bảng 2.5: Thời gian quyết định chọn trường ĐH – CĐ

Thời gian chọn trường

ĐH – CĐTần số Phần trăm Phần trăm lũy tích

Hiện chưa có dự định gì 22 6.3 6.3

Từ lớp 10 81 23.1 29.4

Từ lớp 11 55 15.7 45.1

Từ lớp 12 192 54.9 100.0

Tổng 350 100.0

Biểu đồ 2.2: Thời gian quyết định chọn trường ĐH – CĐ

2.7. Tóm tắt Chương 2

Chương 2 này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện: nghiên cứu

khám phá (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Trong nghiên cứu khám

-33-

phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm.

Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng quyết

định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các thang đo

lường các khái niệm nghiên cứu cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính

thức. Trong nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông

qua kỹ thuật khảo sát bằng phiếu hỏi với kích thước mẫu khảo sát là n = 350. Chương 3

tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập được qua công cụ phần mềm SPSS

version 16.0.

-34-

Chương 3. YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐHTG

VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng

3.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha của phần mềm thống kê SPSS version 16.0. Thang đo được sử dụng trong

nghiên cứu này sẽ tiếp tục đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này

được phát hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp

nhất quán nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:

Với: k là số biến quan sát trong thang đo;

i là phương sai của biến quan sát thứ i,

r2

là phương sai của tổng thang đo.

Để nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cần

bảo đảm 03 tiêu chí sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;

- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total

Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);

- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item

Deleted), hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005).

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên

đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà

nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được

trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời

-35-

trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng

2005) .

Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin

cậy Cronbach’s Alpha, các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có

hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8318 đến 0.9053. Bên cạnh đó, khi xét đến hệ số

tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) thì kết quả chỉ ra rằng

không phải loại biến quan sát nào vì các biến quan sát đều đạt hệ số tương quan biến

tổng từ 0.5909 trở lên. Do đó, có thể kết luận rằng thang đo lường dùng để thu thập dữ

liệu của mô hình nghiên cứu là đạt tiêu chuẩn rất cao. Kết quả kiểm định độ tin cậy của

thang đo được trình bày ở các bảng sau đây:

Bảng 3.1: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo

Thang đoSố lượng biến

quan sátHệ số alpha

Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

07 0.9053

Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG 03 0.8318

Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh 04 0.8917

Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

07 0.9023

Bảng 3.2: Hệ số tương quan biến tổng

Biến quanHệ số tương quan biến tổng

(Corrected Item- Total Correlation)

V1.1 .6885

V1.2 .7430

V1.3 .6870

V1.4 .7782

V1.5 .6592

V1.6 .7006

-36-

V1.7 .7721

V2.1 .5909

V2.2 .7553

V2.3 .7375

V3.1 .7802

V3.2 .7668

V3.3 .8082

V3.4 .6969

V4.1 .6888

V4.2 .7499

V4.3 .6910

V4.4 .7574

V4.5 .7388

V4.6 .7161

V4.7 .6438

Sau khi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến

tổng, bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích yếu tố nhằm mục đích kiểm tra xem các

biến quan sát trong các thang đo trên có tách thành những nhóm yếu tố mới hay không,

điều này sẽ giúp chúng ta có thể tiếp tục loại bỏ các biến quan sát không đạt yêu cầu

với mục đích đảm bảo các thang đo được đồng nhất.

3.1.2. Phân tích nhân tố

Trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau.

Giả thuyết:

H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết H0

không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp.

Việc tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kê

SPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các nhân tố (phương pháp mặc định là

rút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoay

nhân tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có

-37-

hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) và

điểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.

Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ số

được dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn

(giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ số

KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Mô hình nghiên cứu gồm 4 nhóm yếu tố với 21 biến quan sát ảnh hưởng đến

từng nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0,853 >

0,5 và p = 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không có tương quan với nhau” bị bác

bỏ. Do đó, việc phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là

phương pháp phù hợp, đồng thời xác định số lượng nhóm yếu tố được trích ra trong

quá trình phân tích, sử dụng kết quả tổng phương sai giải thích được (Total Variance

Explained). Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1, kết quả cho thấy các nhóm yếu tố

vẫn giữ nguyên (không tách thành nhóm mới) và 4 nhóm yếu tố được trích ra có thể

giải thích đến 68,192% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân tích nhân tố được trình

bày tóm tắt trong các bảng sau:

Bảng 3.3: Chỉ số KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy..853

Bartlett's Test of

SphericityApprox. Chi-Square 4394.057

df 210

Sig. .000

Bảng 3.4: Tổng phương sai giải thích được

-38-

ComponentInitial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Tổng% of

VarianceCumulative

%Tổng

% of Variance

Cumulative %

16.21

429.592 29.592 6.214 29.592 29.592

23.59

817.133 46.725 3.598 17.133 46.725

32.80

913.376 60.101 2.809 13.376 60.101

41.69

98.091 68.192 1.699 8.091 68.192

5 .701 3.338 71.531

6 .632 3.010 74.541

7 .602 2.866 77.407

8 .554 2.636 80.043

9 .540 2.571 82.614

10 .481 2.293 84.907

11 .478 2.274 87.181

12 .421 2.007 89.188

13 .365 1.737 90.925

14 .319 1.519 92.443

15 .296 1.410 93.854

16 .278 1.324 95.178

17 .235 1.120 96.298

18 .232 1.103 97.402

19 .207 .987 98.389

20 .176 .840 99.229

21 .162 .771 100.000

-39-

Bảng 3.5: Ma trận xoay nhân tố

Component

1 2 3 4

V1.4 .845

V1.7 .829

V1.2 .818

V1.1 .788

V1.6 .778

V1.3 .723

V1.5 .720

V3.2 .834

V3.4 .818

V3.5 .794

V3.6 .785

V3.3 .769

V3.1 .769

V3.7 .719

V4.3 .885

V4.1 .874

V4.2 .873

V4.4 .819

V2.2 .866

V2.3 .842

V2.1 .770

Dựa vào kết quả Bảng 3.6 cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân

tố lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát tiếp tục được sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích nhân tố thu được kết quả là các biến quan sát

trong thang đo không tách thành những nhóm yếu tố mới, điều này đồng nghĩa với các

thang đo đạt tiêu chuẩn, có độ tin cậy cao.

3.1.3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

-40-

3.1.3.1. Giới thiệu mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của 04 nhóm yếu tố thu

được từ phần phân tích nhân tố khám phá (EFA), tác giả tiến hành phân tích mô hình

hồi quy tuyến tính đa biến bằng công cụ phần mềm SPSS version 16.0 với X1 (Đặc

điểm cố định của Trường ĐHTG), X2 (Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG), X3 (Đặc

điểm bản thân học sinh), X4 (Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường

ĐHTG) là các nhóm yếu tố độc lập và V (Quyết định chọn Trường ĐHTG) là biến phụ

thuộc.

Bảng 3.6: Mã hóa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

Trường ĐHTG

Nhóm yếu tố Bao gồm các biến quan sátBiến

mã hóa

Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

V1.1, V1.2, V1.3, V1.4, V1.5, V1.6, V1.7

X1

Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG V2.1, V2.2, V2.3 X2

Đặc điểm bản thân học sinh V3.1, V3.2, V3.3, V3.4 X3

Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

V4.1, V4.2, V4.3, V4.4, V4.5, V4.6, V4.7

X4

Mô hình nghiên cứu:

Quyết định chọn Trường ĐHTG = α + β1. X1 + β2.X2 + β3. X3 + β4 . X4

Với X1: Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

X2: Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

X3: Đặc điểm bản thân học sinh

X4: Cá nhân có ảnh hưởng

3.1.3.2. Kiểm tra hiện tượng Đa cộng tuyến

-41-

Hệ số Sig. = 0.00 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu. Mặt khác, độ

chấp nhận của biến (Tolerances) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation

factor – VIF) được dùng để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF

vượt quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Do đó, hệ số phóng đại phương sai (VIF)

của từng nhóm yếu tố trong mô hình kiểm định có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình

hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương quan chặt

chẽ với nhau, điều này cho phép tiếp tục đánh giá mô hình. Kết quả kiểm tra hiện

tượng Đa cộng tuyến được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.7: Kiểm tra hiện tượng Đa cộng tuyến

ModelCollinearity Statistics

Tolerance VIF

1 Constant

X1 .852 1.173

X2 .817 1.223

X3 .958 1.044

X4 .880 1.136

3.1.3.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá

độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên

dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh

càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao. Kết quả hồi quy có giá trị R2 =

0.616, giá trị này cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 61,6%

sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay 61,6% quyết định chọn Trường ĐHTG của HS

THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chịu sự ảnh hưởng bởi 4 nhóm tố trên. Do đó có thể

kết luận mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao.

Bảng 3.8: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

-42-

Model R R SquareAdjusted R

SquareStd. Error of the Estimate

1 .785(a) .616 .611 .585

a Predictors: (Constant), X4, X3, X1, X2

Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể

suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô

hình.

3.1.3.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = 0.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa bội ta dùng giá trị

F ở bàng phân tích ANOVA sau:

Bảng 3.9: Phân tích Anova

ANOVA(e)

ModelSum of Squares

df Mean Square F Sig.

1 Regression 73.200 1 73.200 91.817 .000(a) Residual 277.440 348 .797 Tổng 350.640 349 2 Regression 103.073 2 51.536 72.236 .000(b) Residual 247.567 347 .713 Tổng 350.640 349 3 Regression 120.030 3 40.010 60.029 .000(c) Residual 230.610 346 .667 Tổng 350.640 349 4 Regression 123.471 4 30.868 46.879 .000(d) Residual 227.169 345 .658 Tổng 350.640 349 a Predictors: (Constant), X1

b Predictors: (Constant), X1, X4

c Predictors: (Constant), X1, X4, X2

d Predictors: (Constant), X1, X4, X2, X3

e Dependent Variable: V

-43-

Giá trị Sig. của trị F của mô hình rất nhỏ (< mức ý nghĩa), nên bác bỏ giả thuyết

H0. Điều đó cho thấy mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn

tổng thể.

3.1.3.5. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng từng phần trong mô hình

Bảng 3.10: Xác định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficientst Sig.

BStd.

ErrorBeta

1 Constant -.706 .325 -2.172 .031

X1 .419 .064 .309 6.586 .000

X2 .306 .061 .241 5.029 .000

X3 .126 .055 .101 2.286 .023

X4 .337 .069 .226 4.892 .000

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có thể viết như sau:

Quyết định chọn Trường ĐHTG = - 0.706 + 0.419. X1 + 0.306. X2 + 0.126. X3

+ 0.337. X4

Với X1: Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

X2: Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

X3: Đặc điểm bản thân học sinh

X4: Cá nhân có ảnh hưởng

Giải thích mô hình: Các hệ số hồi quy cho biết quyết định chọn Trường ĐHTG

của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm xuống 0,706 đơn vị bởi sự ảnh hưởng

của các yếu tố khác ngoài yếu tố trong mô hình; quyết định chọn Trường ĐHTG của

HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng lên 0.419 đơn vị khi đặc điểm cố định của

Trường ĐHTG tăng lên 1 đơn vị; quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng lên 0.306 đơn vị khi nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

tăng lên 1 đơn vị; quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền

-44-

Giang tăng lên 0.306 đơn vị khi đặc điểm bản thân học sinh tăng lên 1 đơn vị và quyết

định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng lên 0.337

đơn vị khi cá nhân có ảnh hưởng tăng lên 1 đơn vị.

Kết luận: Qua mô hình hồi quy thu được cho thấy cả 04 nhóm yếu tố của mô

hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo thứ tự giảm dần như sau: Đặc điểm cố định của

Trường ĐHTG; Cá nhân có ảnh hưởng; Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG; và cuối

cùng là Đặc điểm bản thân học sinh.

3.1.4. Điểm trung bình các biến quan sát

3.1.4.1. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval

Scale)

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n

= (5 -1) / 5

= 0.8

Bảng 3.11: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1.00 - 1.80 Hoàn toàn không đồng ý

1.81 - 2.60 Không đồng ý

2.61 - 3.40 Không ý kiến

3.41 - 4.20 Đồng ý

4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý

3.1.4.2. Mức độ cảm nhận của sinh viên đối với các biến quan sát

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG gồm 21

biến thuộc 04 nhóm biến thành phần. Mỗi biến sẽ được đánh giá trên thang đo likert 5

điểm từ điểm 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến điểm 5 (Hoàn toàn đồng ý). Tương tự,

-45-

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG cũng được đo lường theo thang

likert 5 điểm như trên và áp dụng cho 04 nhóm biến của thang đo Quyết định. Kết quả

đánh giá mức độ đồng ý được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.12: Mức độ cảm nhận đối với các biến quan sát

Biến quan sát NGiá trị nhỏ

nhấtGiá trị lớn

nhấtTrung bình

Độ lệch chuẩn

V1.1 350 1 5 3.35 .939

V1.2 350 1 5 3.52 .911

V1.3 350 1 5 3.22 .979

V1.4 350 1 5 3.46 .986

V1.5 350 1 5 3.61 .898

V1.6 350 1 5 3.47 .868

V1.7 350 1 5 3.63 .902

V2.1 350 1 5 3.04 .880

V2.2 350 1 5 3.09 .962

V2.3 350 1 5 3.01 .892

V3.1 350 1 5 3.85 .921

V3.2 350 1 5 3.80 .896

V3.3 350 1 5 3.70 .911

V3.4 350 1 5 3.68 .984

V4.1 350 1 5 3.60 .880

V4.2 350 1 5 3.61 .868

V4.3 350 1 5 3.51 .882

V4.4 350 1 5 3.69 .795

V4.5 350 1 5 3.53 .807

V4.6 350 1 5 3.50 .901

V4.7 350 1 5 3.47 .920

V 350 1 5 3.36 1.002

Valid N (listwise) 350

Qua kết quả thu được từ Bảng 3.14, nhìn chung mức độ đồng ý của HS THPT

trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đối với các biến quan sát ở mức trung bình. Cụ thể, khi

-46-

được hỏi ở biến V1.3 (Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo danh tiếng, thương hiệu) thì

mức độ đồng ý trung bình chung là 3.22/5; đối với biến V3.1 (Vì điểm chuẩn đầu vào

của Trường ĐHTG phù hợp với năng lực cá nhân) thì mức độ đồng ý trung bình là

3.85/5; còn đối với biến V (Quyết định thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết

định ưu tiên của bạn) có mức độ đồng ý trung bình là 3.36/5. Qua kết quả thu được từ

nghiên cứu có thể nhận thấy rằng phần lớn HS THPT trên địa bàn tỉnh có cái nhìn về

Trường ĐHTG là khách quan, các em cũng khá nắm rõ thông tin về Trường ĐHTG và

có đánh giá khá khách quan các biến quan sát.

3.1.5. Phân tích sự khác biệt về mức độ cảm nhận của sinh viên

3.1.5.1. Kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý đối với các nhóm yếu tố theo giới

tính

Nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem liệu yếu tố giới tính của HS THPT trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố quyết định chọn Trường

ĐHTG bằng nhau không. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố

nhưng giả định để áp dụng ANOVA là phương sai giữa các nhóm phải đồng đều không

được thỏa mãn nên tác giả sẽ sử dụng kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai

tổng thể (kết quả trong bảng 3.13. có mức ý nghĩa Sig. của kiểm nghiệm Levene >

0.05, do vậy phương sai của nhóm nam và nữ là đồng đều).

Bảng 3.13: Kết quả kiểm định giả định phương sai của các nhóm

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

X1 .024 1 348 .876

X2 1.320 1 348 .251

-47-

X3 .000 1 348 .996

X4 .653 1 348 .419

Sử dụng kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể với giả

thuyết bất dị. H0: điểm trung bình đánh giá các nhóm yếu tố của HS THPT trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang nam và nữ là như nhau. Chạy số liệu bằng phần mềm SPSS, thu

được các kết quả như trong bảng dưới đây:

Bảng 3.14: Kiểm định sự khác biệt đối với các nhóm yếu tố theo giới tính

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn

X1Nữ 185 3.4803 .74935

Nam 165 3.4494 .73188

X2Nữ 185 3.0324 .75751

Nam 165 3.0626 .82524

X3Nữ 185 3.7405 .79842

Nam 165 3.8212 .81516

X4Nữ 185 3.5444 .70147

Nam 165 3.6364 .63838

Từ số liệu ở bảng 3.16, ta có thể thấy phân bố HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang theo giới tính là tương đối đồng đều. Số HS THPT nam thực hiện khảo sát là

165, HS THPT nữ là 185 với tỷ lệ 47.14% và 52.86%. Để kiểm định sự khác biệt đối

với các nhóm yếu tố theo giới tính phải căn cứ vào kết quả kiểm định Levene.

Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Levene

Levene's Test for Equality of Variancest-test for Equality

of Means

F Sig. Sig. (2-tailed)

X1 0.024 0.876 0.697

-48-

X2 1.320 0.251 .721

X3 .000 .996 .351

X4 .653 .419 .202

Qua bảng kết quả trên ta nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung

bình của 2 tổng thể vì tất cả các giá trị Sig. (2-tailed) đều lớn hơn 0.05. Nói cách khác,

nghiên cứu này muốn tìm hiểu về yếu tố giới tính của HS THPT trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG là bằng

nhau.

3.1.5.2. Kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý đối với các nhóm yếu tố theo thời

gian

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra đối với nghiên cứu này là liệu yếu tố thời gian bắt

đầu đưa ra quyết định chọn trường ĐH - CĐ của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG bằng nhau

hay không.

Sử dụng phương pháp LSD, đây là phép kiểm định dùng kiểm định lần lượt cho

từng cặp trung bình nhóm của kiểm định Post-Hoc test để thực hiện kiểm định sâu

ANOVA nhằm kiểm định giả thuyết H1: yếu tố thời gian bắt đầu đưa ra quyết định

chọn trường ĐH - CĐ của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có ảnh hưởng đến

các nhóm yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG là như nhau.

Kết quả kiểm định phương sai như sau:

Bảng 3.16: Các đại lượng thống kê mô tả

NTrung bình

Độ lệch chuẩn

Độ tin cậy 95%Giới hạn

dướiGiới hạn

trênX1 Hiện không có dự định 22 3.2792 1.00483 2.8337 3.7247

-49-

Từ lớp 10 81 3.4004 .64934 3.2568 3.5439

Từ lớp 11 55 3.5481 .60470 3.3846 3.7115

Từ lớp 12 192 3.4911 .77583 3.3806 3.6015

Tổng 350 3.4657 .74027 3.3879 3.5435

X2

Hiện không có dự định 22 2.8030 .58788 2.5424 3.0637

Từ lớp 10 81 3.0288 .75682 2.8615 3.1962

Từ lớp 11 55 3.0364 .79782 2.8207 3.2520

Từ lớp 12 192 3.0851 .81952 2.9684 3.2017

Tổng 350 3.0467 .78916 2.9637 3.1296

X3

Hiện không có dự định 22 3.3295 1.03621 2.8701 3.7890

Từ lớp 10 81 3.6235 .90149 3.4241 3.8228

Từ lớp 11 55 3.8545 .60989 3.6897 4.0194

Từ lớp 12 192 3.8737 .76147 3.7653 3.9821

Tổng 350 3.7786 .80621 3.6938 3.8633X4

Hiện không có dự định 22 3.4545 .74640 3.1236 3.7855

Từ lớp 10 81 3.5750 .64126 3.4332 3.7167

Từ lớp 11 55 3.5610 .54354 3.4141 3.7080

Từ lớp 12 192 3.6161 .71251 3.5146 3.7175

Tổng 350 3.5878 .67308 3.5170 3.6585

Bảng 3.17: Kiểm định Levene

Levene Statistic df1 df2 Sig.

X1 3.918 3 346 .009

X2 .782 3 346 .505

-50-

X3 2.550 3 346 .056

X4 .929 3 346 .427

Qua kết quả phân tích phương sai thu được, có thể nhận thấy như sau:

- Đối với các nhóm yếu tố X2 có Sig. = 0.505; X4 có Sig. = 0.427 lớn hơn mức

ý nghĩa 0.1 nên chấp nhận giả thuyết H0 hay nói cách khác, phương sai các nhóm

không khác nhau một cách có ý nghĩa.

- Đối với các nhóm yếu tố X1 có Sig. = 0.009 và X3 có Sig. = 0.056 nhỏ hơn

mức ý nghĩa 0.1 nên bác bỏ giả thuyết H0 hay có thể nói phương sai các nhóm khác

nhau một cách có ý nghĩa.

Bảng 3.18: Kết quả kiểm định Anova

Tổng bình

phương (SS)

Bậc tự do (df)

Bình phương trung bình

(MS)

Giá trị thống kê (F)

Hệ số Sig.

X1

Khác biệt giữa các nhóm 1.608 3 .536 .978 .403

Khác biệt trong từng nhóm 189.644 346 .548

Tổng 191.252 349

X2

Khác biệt giữa các nhóm 1.621 3 .540 .866 .459

Khác biệt trong từng nhóm 215.728 346 .623

Tổng 217.349 349

X3

Khác biệt giữa các nhóm 8.440 3 2.813 4.457 .004

Khác biệt trong từng nhóm 218.400 346 .631

Tổng 226.839 349

X4

Khác biệt giữa các nhóm .597 3 .199 .437 .727

Khác biệt trong từng nhóm 157.514 346 .455

Tổng 158.111 349

Kết quả kiểm định Anova ở bảng trên cho thấy tất cả các hệ số Sig. của X1, X2,

X4 đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.1 nên chấp nhận thuyết H0, tức không có sự khác biệt có

-51-

ý nghĩa về giá trị trung bình của mức độ đồng ý giữa các với các nhóm yếu tố. Riêng

hệ số Sig. của X3 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.1 nên chấp nhận thuyết H0, tức là có sự khác

biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình mức độ đồng ý giữa các với các nhóm yếu tố. Cụ

thể, kết quả kiểm định sâu ANOVA (dùng kiểm định LSD) sau đây sẽ cho thấy kết quả

nêu trên.

Bảng 3.19: Kết quả kiểm định sâu Anova (dùng kiểm định LSD)

Biến độc lập

(I) TGIAN (J) TGIAN

Sai biệt trung bình(I-J)

Sai lệch chuẩn

Hệ số Sig.

Độ tin cậy 95%

Giới hạn dưới

Giới hạn dưới

X3 Hiện chưa có dự định gì

Từ lớp 10 -.2939 .19101 .125 -.6696 .0818

Từ lớp 11 -.5250(*) .20042 .009 -.9192 -.1308

Từ lớp 12 -.5442(*) .17883 .003 -.8959 -.1924Từ lớp 10 Hiện chưa có

dự định gì.2939 .19101 .125 -.0818 .6696

Từ lớp 11 -.2311 .13881 .097 -.5041 .0419

Từ lớp 12 -.2502(*) .10526 .018 -.4573 -.0432Từ lớp 11 Hiện chưa có

dự định gì.5250(*) .20042 .009 .1308 .9192

Từ lớp 10 .2311 .13881 .097 -.0419 .5041

Từ lớp 12 -.0192 .12151 .875 -.2581 .2198Từ lớp 12 Hiện chưa có

dự định gì.5442(*) .17883 .003 .1924 .8959

Từ lớp 10 .2502(*) .10526 .018 .0432 .4573

Từ lớp 11 .0192 .12151 .875 -.2198 .2581* Khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.19 cho thấy kết quả đánh giá của HS THPT có thời gian ra quyết

định chọn trường ĐH - CĐ từ năm lớp 12 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so

với HS THPT có thời gian ra quyết định chọn trường ĐH - CĐ từ năm lớp 10 và

HS THPT hiện chưa có quyết định gì.

3.2. Nhóm các giải pháp

-52-

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị

như sau:

Quản lý chặt chẽ các yếu tố tạo nên đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm cố định của Trường ĐHTG có ảnh hưởng

lớn nhất đến quyết định chọn trường của HS THPT. Do đó, lãnh đạo Trường ĐHTG

cần quan tâm để quản lý tốt các yếu tố tạo nên đặc điểm cố định của Trường ĐHTG, cụ

thể:

- Trường ĐHTG cần khai thác tối đa lợi thế của một trường ĐH địa phương với

vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập của người học. Đây là một

trong các lợi thế hiếm hoi mà Trường ĐHTG có được khi so sánh với các trường ĐH

có thương hiệu. Bên cạnh đó, Trường ĐHTG cần phải xây dựng chiến lược quảng bá

của mình xoay quanh lợi thế này, với phương châm làm cho mọi HS THPT trên địa

bàn tỉnh nhà và các vùng ngoại tỉnh lân cận cảm nhận được ưu điểm của việc “ăn cơm

nhà học trường gần nhà”, vì đỡ phải tốn kém nhiều chi phí cũng như được học và làm

việc đúng ngành nghề mà địa phương đang cần.

- Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý dạy và học vì hoạt động này

có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà truờng. Nếu công tác dạy và học

của trường đạt kết quả tốt, tạo nhiều ấn tượng đẹp đối với sinh viên thì những ấn tượng

đó sẽ được truyền phát ra xã hội càng nhiều. Bởi vì những điều đang diễn ra ở trường

sẽ được các bạn sinh viên phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân và đặc biệt là

các em HS THPT, đó là những đối tượng mà Trường ĐHTG cần đưa thông tin đến.

Muốn thực hiện được việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý dạy và học Trường

ĐHTG nên làm tốt những nhiệm vụ sau:

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên.

+ Luôn tìm tòi phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng tham gia học, làm

cho người học cảm thấy hứng thú và tham gia tích cực mọi hoạt động học tập.

+ Xây dựng chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đáp

ứng và thỏa mãn nhu cầu của nhà sử dụng lao động. Chương trình đào tạo nên thiên về

thực hành, thực nghiệm và phải trang bị cho người học các kỹ năng làm việc hiệu quả.

-53-

+ Tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho sinh viên để các em có được những hoạt

động bổ ích và thoải mái sau mỗi buổi học, dần hoàn thiện các kỹ năng mềm có ích.

+ Không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ dạy học. Cơ sở

vật chất hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng đến chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần

phải đầu tư những máy móc thiết bị phù hợp với việc dạy và học. Mạnh dạn dầu tư các

loại máy móc thiết bị hiện đại giống với máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đang

hoạt động, tránh việc sinh viên được đào tạo dựa trên các máy móc thiết bị lạc hậu mà

các doanh nghiệp đã không còn sử dụng. Có như vậy sinh viên mới tốt nghiệp sẽ nhanh

chóng tìm được việc làm phù hợp. Điều này sẽ góp phần giúp Trường ĐHTG trở thành

địa chỉ đào tạo đáng tin cậy, nâng cao vị thế thương hiệu, tạo uy tín trong xã hội và

cuối cùng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh của Trường ĐHTG.

- Tích cực xây dựng thương hiệu Trường ĐHTG

Cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã cho thành lập, nâng cấp

các trường dân lập hay trường có vốn nước ngoài ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh

tranh khá gay gắt. Cho dù các trường ĐH – CĐ đang phải cạnh tranh với nhau ngày

càng khốc liệt nhưng chúng ta phải thừa nhận tính thị trường của nền giáo dục Việt

Nam hiện nay là một tiến bộ lớn. Đã trở thành thị trường thì ắt phải có cạnh tranh để

tiến bộ và để tồn tại thì việc xây dựng thương hiệu là điều tất yếu. Ngày nay, người học

có quyền tự do lựa chọn trường ĐH – CĐ để học, họ sẽ lựa chọn trường ĐH – CĐ nào

còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, tình cảm, sự tin tưởng của cá nhân đối với

trường ĐH – CĐ đó. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu trong giáo dục là điều cần thiết,

đặc biệt hết sức cấp thiết đối với các trường mới thành lập như Trường ĐHTG. Bởi lẽ

Trường ĐHTG còn khá non trẻ nên chưa có tên tuổi và chỗ đứng vững chắc trên thị

trường giáo dục, điều này đã được minh họa bởi kết quả thể hiện mức độ cảm nhận về

thương hiệu Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và kết quả cho

ra là khá thấp.

Tăng cường nỗ lực tuyên truyền, quảng bá:

Hoạt động truyền thông có vị trí và vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong xu

thế phát triển xã hội hiện đại ngày nay. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo,

-54-

các trường đại học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của truyền thông trong việc kết

nối với xã hội, với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các đối tác và cả với người học.

Một trường ĐH cho dù có tài chính mạnh, cơ sở vật chất tốt, có nhiều công trình

nghiên cứu khoa học có giá trị mà không kết nối được ra bên ngoài, không quảng bá

rộng rãi thì sẽ khó mà phát huy được thế mạnh của mình, không thu hút được các

nguồn lực phục vụ phát triển.

Với một đơn vị non trẻ như Trường ĐHTG thì công tác tăng cường nỗ lực tuyên

truyền, quảng bá lại càng quan trọng hơn. Muốn vậy, việc tuyên truyền quảng bá phải

được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên. Chẳng hạn

như tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình địa phương; dán các pa-nô, áp-

phích và đặc biệt là đưa thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển sinh thực

hiện. Bởi vì thông tin trên các phương tiện truyền thông không thể truyền tải hết tất cả

những thông tin chi tiết và các thông tin có liên quan khác. Để hoạt động quảng bá,

tuyên truyền có hiệu quả, Trường ĐHTG nên tiến hành một số biện pháp sau:

+ Thành lập bộ phận truyền thông và tổ chức sự kiện có nhiệm vụ cung cấp

thông tin, quảng bá hình ảnh Nhà trường. Trong xu hướng phát triển hiện đại, việc

quảng bá hình ảnh đơn vị ra bên ngoài có vai trò rất quan trọng. Ngày nay, bộ phận

truyền thông luôn được coi trọng, bởi truyền thông là mang diện mạo đơn vị quảng bá

ra bên ngoài và đầu tư truyền thông chính là một trong những cách phát triển thương

hiệu tốt nhất.

+ Thường xuyên tổ chức các chuyến thăm viếng, giao lưu văn hóa, văn nghệ,

thể dục thể thao với các trường THPT, qua đó lồng ghép hoạt động quảng bá, cung cấp

thông tin về Trường ĐHTG đến với các bạn HS THPT. Đặc biệt, Trường ĐHTG nên

mời các em viếng thăm khuôn viên nhà trường nhằm giúp các em có nhận định đúng

đắn, khách quan về các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí…

của thầy trò Trường ĐHTG.

+ Hình thành các chính sách biến tất cả cán bộ, giảng viên, sinh viên đang của

nhà trường trở thành những "tuyên truyền viên" tích cực, có vai trò quan trọng trong

công tác tuyển sinh.

-55-

+ Hoạt động tuyên truyền, quảng bá Tường ĐHTG phải được tiến hành theo

phương châm “7/24/365”, không nên đợi tới mùa tuyển sinh rồi mới đi đến lần lượt các

trường THPT để tư vấn tuyển sinh, vừa mất thời gian vừa tốn kém. Thực tế lúc ấy đã

quá muộn vì phần lớn các em HS THPT đã có quyết định chọn trường ĐH – CĐ. Nên

nhớ rằng, ở mùa tuyển sinh các trường ĐH -CĐ nào cũng tham gia tư vấn tuyển sinh,

khi đó HS THPT sẽ bị quá tải thông tin về các trường. Tệ hơn nữa, hình ảnh Trường

ĐHTG non trẻ phải trực tiếp cạnh tranh với các trường ĐH – CĐ danh tiếng. Điều này

vô tình làm cho Trường ĐHTG trở thành đối tượng được đem ra so sánh các trường

ĐH – CĐ danh tiếng khác. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, Trường ĐHTG “Hãy

suy nghĩ khác và làm khác các đối thủ cạnh tranh”, đó mới là sáng tạo, là con đường đi

đến thành công.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn tuyển sinh (CBTVTS) chuyên nghiệp:

Đội ngũ CBTVTS ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến kết

quả tuyển sinh. Trường ĐHTG cần phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tư vấn tuyển sinh

chuyên nghiệp, đáp ứng được các chuẩn mực và yêu cầu sau:

+ CBTVTS phải ý thức được công việc mình đang thực hiện ảnh hưởng trực tiếp

đến sự tồn tại và phát triển của trường. Đã là trường học mà không có sinh viên theo

học thì kết quả sớm hay muộn gì cũng giải thể, cùng với đó là hàng loạt các hệ lụy xấu

không thể lường trước được. Để làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh, điều kiện đầu tiên

là CBTVTS phải hội đủ kiến thức và các kỹ năng làm việc của “dân marketing thứ

thiệt”. Bên cạnh đó, CBTVTS phải am hiểu tường tận các ngành đào tạo của Trường

ĐHTG, các chế độ chính sách của nhà trường, các chủ trương phát triển kinh tế xã hội

cũng như các ngành nghề mà địa phương đang cần….Những điều đó sẽ giúp cho

CBTVTS giải thích, trình bày và giải quyết một cách thuyết phục đối với tất cả những

thắc mắc, kiến nghị của học sinh và những đối tượng có liên quan đến tuyển sinh, chỉ

có như vậy mới có thể giúp công tác tư vấn tuyển sinh đạt hiệu quả cao.

+ Trường ĐHTG phải có những biện pháp động viên khích lệ công tác tư vấn

tuyển sinh. Tốt nhất, nên giao khoán kinh phí và chỉ tiêu tuyển sinh cho bộ phận truyền

-56-

thông và tư vấn tuyển sinh, kèm với đó là trách nhiệm và quyền lợi cụ thể mà các cán

bộ tham gia truyền thông, tư vấn tuyển sinh được hưởng và chịu trách nhiệm thực hiện.

Thiết lập mối quan hệ hữu hảo giữa Trường ĐHTG với các đối tượng

hữu quan có liên quan:

Công tác tuyển sinh là nhiệm vụ của Trường ĐHTG. Tuy nhiên, Trường ĐHTG

không nên chỉ sử dụng nguồn nhân lực của chính mình, thay vào đó trường phải biết

tranh thủ các lực lượng bên ngoài, cụ thể như sau:

- Đối với các trường THPT:

Trường ĐHTG cần phải thiết lập các mối quan hệ tương hỗ với các trường

THPT trong các hoạt động học thuật, giao lưu vui chơi giải trí. Thiết lập hệ thống chia

sẽ dữ liệu trong các hoạt động nhằm giúp cho hoạt động tư vấn tuyển sinh được diễn ra

thuận lợi. Đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập mối quan hệ thân tình với các thầy cô

làm công tác giáo viên chủ nhiệm, tư vấn nghề nghiệp ở các trường THPT vì đây là các

cá nhân có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn trường ĐH – CĐ của HS

THPT.

- Đối với Phụ huynh học sinh:

Phụ huynh học sinh là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quyết định

của học sinh, tiếng nói của họ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn con

đường học tập của con mình. Phụ huynh học sinh là các đối tượng mà CBTVTS không

thể xem nhẹ, ngược lại họ chính là các đối tượng cần được cung cấp thông tin và tuyên

truyền mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Trường ĐHTG cần kết hợp thật tốt với các địa phương,

cán bộ thôn, xã và với một số người làm cộng tác viên cho trường trong nhiệm vụ tư

vấn tuyển sinh.

- Đối với các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp sử dụng lao động:

Các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp sử dụng lao động có vai trò quan trọng

đối với sự phát triển bền vững của Trường ĐHTG nói chung và đối với công tác tư vấn

tuyển sinh của Trường ĐHTG nói riêng. Vì vậy, Trường ĐHTG cũng cần phải có sự

phối hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp sử dụng lao động để họ

cùng tham gia tuyển sinh; tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình; tham gia

-57-

đánh giá kết quả học tập của học sinh khi tốt nghiệp và điều quan trọng là họ sẵn sàng

tiếp nhận những sinh viên sau khi tốt nghiệp từ Trường ĐHTG vào làm việc. Nếu làm

được điều này thì uy tín và thương hiệu của Trường ĐHTG sẽ ngày càng được nâng lên

và từ đó góp phần tích cực trong công tác tư vấn tuyển sinh của nhà trường.

3.3. Tóm tắt Chương 3

Chương 3 đã trình bày các kết quả nghiên cứu thu được từ việc thu thập và xử lý

dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo lường đều đạt độ tin cậy

cao và mô hình nghiên cứu được đề xuất của đề tài là thích hợp. Qua kết quả thu được

đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp hoàn thiện công tác tư vấn tuyển sinh của

Trường ĐHTG.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở mô hình lý thuyết đã được xây dựng, nghiên cứu đã thiết kế và

kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS

-58-

THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trích

thành 04 nhóm yếu tố với 24 biến quan sát đều có trọng số lớn hơn 0.719. Các giá

trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích lũy là 68.192%

biến thiên của các biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy 04 nhóm

yếu tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.5909 trở lên. Theo lý

thuyết về độ tin cậy, những hệ số Cronbach’s Alpha đủ lớn thì thang đo có thể chấp

nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Nghiên cứu này cũng đã xây dựng

thành công mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

của HS THPT THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đó là:

Quyết định chọn Trường ĐHTG = - 0.706 + 0.419. X1 + 0.306. X2 + 0.126. X3

+ 0.337. X4

Với X1: Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

X2: Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

X3: Đặc điểm bản thân học sinh

X4: Cá nhân có ảnh hưởng

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt được độ tương thích

với dữ liệu. Có 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của

học sinh từ mạnh đến yếu như sau: Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG; Cá nhân có

ảnh hưởng; Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG; và cuối cùng là Đặc điểm bản thân

học sinh. Mô hình nghiên cứu giải thích được 61.6% cho tổng thể về mối liên hệ của

04 nhóm yếu tố trên với biến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy mức độ đồng ý trung bình của HS THPT đối với

biến quan sát “Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo danh tiếng, thương hiệu” là 3.22/5,

thấp nhất so với mức độ đồng ý trung bình của các biến quan sát còn lại, còn đối với

biến quan sát “Quyết định thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết định ưu tiên

của bạn” có mức độ đồng ý trung bình là 3.36/5.

-59-

Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm HS THPT phân theo thời gian có quyết định chọn trường ĐH –

CĐ đối với các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG.

1.2. Hạn chế của nghiên cứu:

Do đây là dạng nghiên cứu ứng dụng đầu tiên được thực hiện dành riêng

cho Trường ĐHTG nên không thể so sánh kết quả với các nghiên cứu đã công

bố. Ngoài ra, có thể do hạn chế về thông tin, không gian và thời gian thực hiện nên

nghiên cứu chỉ có thể nhận diện và tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố có ảnh

hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG. Mặc dù kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra

được một số yếu tố then chốt có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG có ý

nghĩa thống kê nhưng trong thực tế và qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả phát hiện ra

rằng có thể còn những nhóm yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường

ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Khuyến nghị

Các hạn chế nêu trên cũng đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố

ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền

Giang. Trường ĐHTG nên thường xuyên tiến hành các nghiên cứu cùng dạng

với nghiên cứu này với quy mô và không gian khảo sát lớn hơn nhằm hoàn thiện

hơn các thang đo lường, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết chọn Trường

ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

-60-

[1]. Nguyễn Đức Nghĩa (2004), Một số nét về hiện trạng và kết quả đào tạo nguồn lực

trình độ ĐH– CĐ tại khu vực TP. HCM, ĐHQG TP. HCM.

[2]. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí phát triển Khoa học

& Công nghệ (số 15-2009), ĐHQG TP.HCM.

[3]. Nguyễn Minh Hà & Ctg (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn

Trường Đại học Mở TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học

Mở TP.HCM.

[4]. Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn

trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,

Luận văn thạc sỹ, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH QG Hà Nội.

[5]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Nxb Hồng Đức, TP.HCM.

Tiếng Anh:

[6]. Borchert M (2002), Career choice factors of high school students, University of

Wisconsin-Stout, USA.

[7]. Bromley H. Kniveton (2004), Influences and motivations on which students

base their choice of career, Loughborough University, UK.

[8]. Chapman D. W (1981), “ A model of student college choice”, The Journal of

Higher Education, 52(5), 490-505.

[9]. Joseph Sia Kee Ming (2010), “Institutional Factors Influencing Students’ College

Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework”, International Journal of

Business and Social Science, Vol. 1 No. 3; December 2010

[10]. Mei Tang, Wei Pan, Mark D. Newmeyer (2008), Factors influencing High

School student’s career aspriations, University of Cincinnati, USA.

[11]. Russayani ISMAIL (2010), Factors affecting choice for eduation destination: A

case study of international students at Universiti Ltara Malaysia, Department of

Economics, College of Arts and Sciences UNIVERSITI UTARA MALAYSIA.

-61-

[12]. Ruth E. Kallio (1995), Factors influencing the college choice decisions of

graduate students. Research in Higher Education, Vol. 36, No. 1.

Website:

[13]. www.dantri.com.vn

[14]. www.tgu.edu.vn

Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT

-62-

Chào bạn! Chúng tôi là nhóm giảng viên Trường ĐHTG (ĐHTG), đang thực hiện đề tài “Yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.

Mong bạn dành một ít thời gian đóng góp vào phiếu khảo sát này. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả từ khảo sát vào mục đích nghiên cứu khoa học và giữ bí mật tuyệt đối thông tin cá nhân của bạn. Xin chân thành cảm ơn.

I/ Thông tin về Quý Anh (Chị)

Xin bạn cho biết một số thông tin cá nhân sau đây:

Họ tên:…………………………………………………………………………

Học Trường THPT :…………...................……………………………………

Câu 1: Giới tính: Nam Nữ

Câu 2: Sau khi đỗ tốt nghiệp THPT bạn có dự định thi đại học, cao đẳng không?

Có Không

Câu 3: Bạn bắt đầu lựa chọn trường đại học, cao đẳng dự thi từ khi nào?

Hiện chưa có dự định gì Từ lớp 10

Từ lớp 11 Từ lớp 12

II/ Các yếu t ố ảnh hưởng đến v i ệc chọn Tr ư ờ n g đại học Tiền Giang

Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình với những phát biểu sau với các

mức độ: : Hoàn toàn không đồng ý; : Không đồng ý; : Bình thường;

: Đồng ý; : Hoàn toàn đồng ý.

STT Phát biểu

I Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

1.1Trường ĐHTG có vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập.

1.2 Trường ĐHTG có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn.

1.3 Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo danh tiếng, thương hiệu.

1.4Trường ĐHTG có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốt.

1.5Trường ĐHTG thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

1.6Trường ĐHTG có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học rất tốt.

1.7 Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn đào

-63-

tạo sau khi tốt nghiệp Trường ĐHTG.

II Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

2.1Trường ĐHTG thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông.

2.2Trường ĐHTG có các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tốt.

2.3 Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường ĐHTG.

III Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

3.1Vì điểm chuẩn đầu vào của Trường ĐHTG phù hợp với năng lực cá nhân.

3.2Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân.

3.3Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.

3.4 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với giới tính.

IV Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

4.1 Theo ý kiến của cha, mẹ.

4.2 Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình.

4.3Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học.

4.4 Theo ý kiến của bạn bè.

4.5 Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh.

4.6Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường ĐHTG.

4.7 Theo ý kiến của thầy/cô Trường ĐHTG.

5Quyết định thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết định ưu tiên của bạn.

Phụ lục 2: DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG KHẢO SÁT

-64-

STT Tên trường Địa chỉKhảo

sátMẫu

01 THPT Cái Bè TT Cái Bè H. Cái Bè X 25

02 THPT Phạm Thành Trung Xã An Hữu H. Cái Bè

03 THPT Thiên Hộ Dương Xã Hậu Mỹ Bắc A H. Cái Bè

04 THPT Huỳnh Văn Sâm TT Cái Bè H. Cái Bè

05 THPT Lê Thanh Hiền Xã An Hữu H. Cái Bè

06 THPT Đốc Binh Kiều TT Cai Lậy H. Cai Lậy X 30

07 THPT Lưu Tấn Phát Xã Tam Bình H. Cai Lậy

08 THPT Mỹ Phước Tây Xã Mỹ Phước Tây H. Cai Lậy X 25

09 THPT Tứ Kiệt TT Cai Lậy H. Cai Lậy X 20

10 THPT Tân Hiệp TT Tân Hiệp H. Châu Thành X 30

11 THPT Vĩnh Kim Xã Vĩnh Kim H. Châu Thành X 30

12 THPT Dưỡng Điềm Xã Dưỡng Điềm H. Châu Thành X 30

13 THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa TT Tân Hiệp H.Châu Thành

14 THPT Rạch Gầm-Xoài Mút Xã Vĩnh Kim H. Châu Thành X 20

15 THPT Nguyễn Đình Chiểu Phường 1 TP. Mỹ Tho X 25

16 THPT Chuyên TG Phường 5 TP. Mỹ Tho

17 THPT Trần Hưng Đạo Phường 6 TP. Mỹ Tho X 25

18 THPT Âp Bắc Phường 5 TP Mỹ Tho X 25

19 THPT Chợ Gạo Thị trấn Chợ Gạo H Chợ Gạo X 20

20 THPT Thủ Khoa Huân Xã Mỹ Tịnh An H Chợ Gạo

-65-

21 THPT Trần Văn Hoài Thị trấn Chợ Gạo H Chợ Gạo

22 THPT Vĩnh Bình Thị trấn Vĩnh Bình Gò Công Tây

23 THPT Long Bình Xã Long Bình H Gò Công Tây

24 THPT Nguyễn Văn Thìn Thị trấn Vĩnh Bình Gò Công Tây

25 THPT Trương Định Phường 1 TX Gò Công

26 THPT Gò Công Phường 2 TX Gò Công

27 THPT Nguyễn Văn Côn Thị trấn Tân Hoà Gò Công Đông

28 THPT Gò Công Đông Xã Tân Tây H Gò Công Đông X 25

29 THPT Tân Phước Thị trấn Mỹ Phước H Tân Phước X 25

30 THPT Nguyễn Văn Tiếp Xã Tân Hoà Thành H Tân Phước

31 THPT Phan Việt Thống Xã Bình Phú H Cai Lậy

32 THPT Bình Đông Xã Bình Đông TX Gò Công

33 THPT Bình Phục Nhứt Xã Bình Phục Nhứt Chợ Gạo

34 THPT Phú Thạnh Xã Phú Thạnh, H Tân Phú Đông

35 THPT NK TDTT Phường 6, TP Mỹ Tho

Phụ lục 3: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

1. Kiểm định thang đo lường nhóm yếu đặc điểm cố định của Trường ĐHTG

-66-

Item-total Statistics

Scale Scale Corrected Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted

V1.1 20.9086 20.1635 .6885 .8945V1.2 20.7400 19.9752 .7430 .8885V1.3 21.0371 19.8926 .6870 .8950V1.4 20.7971 19.1650 .7782 .8842V1.5 20.6543 20.6624 .6592 .8975V1.6 20.7914 20.5781 .7006 .8932V1.7 20.6314 19.8380 .7721 .8853

Reliability Coefficients

N of Cases = 350.0 N of Items = 7

Alpha = .9053

2. Kiểm định thang đo lường nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG

Item-total Statistics

Scale Scale Corrected Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted

V2.1 6.0971 3.0221 .5909 .8602V2.2 6.0486 2.4188 .7553 .7009V2.3 6.1343 2.6610 .7375 .7220

Reliability Coefficients

N of Cases = 350.0 N of Items = 3

Alpha = .8318

3. Kiểm định thang đo lường nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh

Item-total Statistics

-67-

Scale Scale Corrected Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted

V3.1 21.5143 16.5027 .6888 .8905V3.2 21.5000 16.2049 .7499 .8833V3.3 21.6086 16.4739 .6910 .8903V3.4 21.4229 16.6516 .7574 .8831V3.5 21.5829 16.6794 .7388 .8850V3.6 21.6114 16.1924 .7161 .8875V3.7 21.4457 17.3194 .6438 .8951

Reliability Coefficients

N of Cases = 350.0 N of Items = 7

Alpha = .9023

4. Kiểm định thang đo lường nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG

Item-total Statistics

Scale Scale Corrected Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted

V4.1 11.2629 6.0224 .7802 .8535V4.2 11.3143 6.1817 .7668 .8589V4.3 11.3343 5.9825 .8082 .8433V4.4 11.4314 6.0569 .6969 .8867

Reliability Coefficients

N of Cases = 350.0 N of Items = 4

Alpha = .8917

Phụ lục 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

KMO and Bartlett's Test

-68-

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .853

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 4394.057df 210Sig. .000

Total Variance Explained

ComponentInitial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total% of

VarianceCumulative

%Total

% of Variance

Cumulative %

Total% of

VarianceCumulative

%1 6.21

429.592 29.592

6.214

29.592 29.5924.53

521.596 21.596

2 3.598

17.133 46.7253.59

817.133 46.725

4.471

21.289 42.885

3 2.809

13.376 60.1012.80

913.376 60.101

3.062

14.579 57.464

4 1.699

8.091 68.1921.69

98.091 68.192

2.253

10.728 68.192

5 .701 3.338 71.531 6 .632 3.010 74.541 7 .602 2.866 77.407 8 .554 2.636 80.043 9 .540 2.571 82.614 10 .481 2.293 84.907 11 .478 2.274 87.181 12 .421 2.007 89.188 13 .365 1.737 90.925 14 .319 1.519 92.443 15 .296 1.410 93.854 16 .278 1.324 95.178 17 .235 1.120 96.298 18 .232 1.103 97.402 19 .207 .987 98.389 20 .176 .840 99.229 21 .162 .771 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrix(a)

-69-

Component

1 2 3 4

V1.4 .845 .091 .009 .047

V1.7 .829 .097 .072 .122

V1.2 .818 .037 .060 .058

V1.1 .788 -.007 -.017 .047

V1.6 .778 .091 .041 .066

V1.3 .723 .141 .097 .238

V1.5 .720 .090 .079 .165

V3.2 .026 .834 .071 -.014

V3.4 .046 .818 .111 .100

V3.5 .099 .794 .033 .176

V3.6 .127 .785 .021 .080

V3.3 .073 .769 .015 .118

V3.1 .148 .769 .060 .012

V3.7 .006 .719 .101 .146

V4.3 .081 .108 .885 -.014

V4.1 .079 .084 .874 .024

V4.2 .049 .057 .873 .034

V4.4 .040 .067 .819 .069

V2.2 .214 .120 -.005 .866

V2.3 .269 .124 -.030 .842

V2.1 .075 .218 .141 .770

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a Rotation converged in 5 iterations.

Phụ lục 5: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

-70-

Variables Entered/Removed(b)

ModelVariables Entered

Variables Removed

Method

1X4, X3, X1,

X2(a). Enter

a All requested variables entered.b Dependent Variable: V

Model Summary

Model R R SquareAdjusted R

SquareStd. Error of the

Estimate

1 .785(a) .616 .611 .585

a Predictors: (Constant), X4, X3, X1, X2

ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 123.471 4 30.868 46.879 .000(a)

Residual 227.169 345 .658

Total 350.640 349

a Predictors: (Constant), X4, X3, X1, X2b Dependent Variable: V

Coefficients(a)

Model

Unstandardized

CoefficientsStandardized Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

1(Constant) .706 .325 2.172 .031

X1 .419 .064 .309 6.586 .000

X2 .306 .061 .241 5.029 .000

X3 .126 .055 .101 2.286 .023

X4 .337 .069 .226 4.892 .000

a Dependent Variable: V

Phụ lục 6: KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI

-71-

1. Kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý đối với các nhóm yếu tố theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

X1 .024 1 348 .876

X2 1.320 1 348 .251

X3 .000 1 348 .996

X4 .653 1 348 .419

Group Statistics

GTINH N Mean Std. DeviationStd. Error

Mean

X1nu 185 3.4803 .74935 .05509

nam 165 3.4494 .73188 .05698

X2nu 185 3.0324 .75751 .05569

nam 165 3.0626 .82524 .06424

X3nu 185 3.7405 .79842 .05870

nam 165 3.8212 .81516 .06346

X4nu 185 3.5444 .70147 .05157

nam 165 3.6364 .63838 .04970

Independent Samples Test

-72-

Levene's Test for Equality of

Variancest-test for Equality of Means

F Sig. t dfSig.(2-tailed)

Mean Difference

Std. Error Difference

95% Confidence Interval of the

Difference

Lower Upper

X1 Equal variances assumed

.024 .876 .390 348 .697 .0310 .07936 -.12514 .18705

Equal variances not assumed

.391345.12

8.696 .0310 .07926 -.12493 .18685

X2 Equal variances assumed

1.320 .251 -.357 348 .721 -.0302 .08461 -.19660 .13622

Equal variances not assumed

-.355334.65

7.723 -.0302 .08502 -.19744 .13706

X3 Equal variances assumed

.000 .996 -.934 348 .351 -.0807 .08634 -.25049 .08915

Equal variances not assumed

-.933341.72

7.351 -.0807 .08645 -.25071 .08936

X4 Equal variances assumed

.653 .419-

1.277348 .202 -.0920 .07201 -.23359 .04966

Equal variances not assumed

-

1.284347.85

4.200 -.0920 .07162 -.23283 .04890

2. Kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý đối với các nhóm yếu tố theo thời gian

HS THPT có quyết định chọn trường ĐH-CĐ.

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic

df1 df2 Sig.

X1 3.918 3 346 .009

X2 .782 3 346 .505

X3 2.550 3 346 .056

X4 .929 3 346 .427

Descriptives

-73-

N MeanStd.

DeviationStd.

Error

95% Confidence Interval

for MeanMinimum

Maximum

Lower Bound

Upper Bound

X1 Hien chua co du dinh

223.279

21.00483 .21423 2.8337 3.7247 1.00 5.00

Tu lop 1081

3.4004

.64934 .07215 3.2568 3.5439 1.71 4.86

Tu lop 1155

3.5481

.60470 .08154 3.3846 3.7115 1.86 5.00

Tu lop 12 192

3.4911

.77583 .05599 3.3806 3.6015 1.00 5.00

Total 350

3.4657

.74027 .03957 3.3879 3.5435 1.00 5.00

X2 Hien chua co du dinh

222.803

0.58788 .12534 2.5424 3.0637 2.00 4.00

Tu lop 1081

3.0288

.75682 .08409 2.8615 3.1962 1.00 5.00

Tu lop 1155

3.0364

.79782 .10758 2.8207 3.2520 1.00 5.00

Tu lop 12 192

3.0851

.81952 .05914 2.9684 3.2017 1.00 5.00

Total 350

3.0467

.78916 .04218 2.9637 3.1296 1.00 5.00

X3 Hien chua co du dinh

223.329

51.03621 .22092 2.8701 3.7890 1.00 5.00

Tu lop 1081

3.6235

.90149 .10017 3.4241 3.8228 1.00 5.00

Tu lop 1155

3.8545

.60989 .08224 3.6897 4.0194 2.75 5.00

Tu lop 12 192

3.8737

.76147 .05495 3.7653 3.9821 1.00 5.00

Total 350

3.7786

.80621 .04309 3.6938 3.8633 1.00 5.00

X4 Hien chua co du dinh

223.454

5.74640 .15913 3.1236 3.7855 2.00 5.00

Tu lop 1081

3.5750

.64126 .07125 3.4332 3.7167 2.00 5.00

Tu lop 1155

3.5610

.54354 .07329 3.4141 3.7080 2.00 4.86

Tu lop 12 192

3.6161

.71251 .05142 3.5146 3.7175 1.14 5.00

Total 350

3.5878

.67308 .03598 3.5170 3.6585 1.14 5.00

-74-

Multiple Comparisons

LSD

Dependent Variable

(I) TGIAN (J) TGIANMean

Difference (I-J)Std.

ErrorSig.

95% Confidence Interval

Lower Bound

Upper Bound

X1

Hien chua co du dinh

Tu lop 10 -.1211 .17799.

497-.4712 .2289

Tu lop 11 -.2688 .18676.

151-.6362 .0985

Tu lop 12 -.2119 .16664.

204-.5396 .1159

Tu lop 10Hien chua co du dinh

.1211 .17799.

497-.2289 .4712

Tu lop 11 -.1477 .12935.

254-.4021 .1067

Tu lop 12 -.0907 .09809.

356-.2836 .1022

Tu lop 11Hien chua co du dinh

.2688 .18676.

151-.0985 .6362

Tu lop 10 .1477 .12935.

254-.1067 .4021

Tu lop 12 .0570 .11323.

615-.1657 .2797

Tu lop 12Hien chua co du dinh

.2119 .16664.

204-.1159 .5396

Tu lop 10 .0907 .09809.

356-.1022 .2836

Tu lop 11 -.0570 .11323.

615-.2797 .1657

X2

Hien chua co du dinh

Tu lop 10 -.2258 .18984.

235-.5992 .1476

Tu lop 11 -.2333 .19919.

242-.6251 .1584

Tu lop 12 -.2820 .17773.

113-.6316 .0675

Tu lop 10Hien chua co du dinh

.2258 .18984.

235-.1476 .5992

Tu lop 11 -.0076 .13796 .956

-.2789 .2638

-75-

Tu lop 12 -.0563 .10462.

591-.2620 .1495

Tu lop 11Hien chua co du dinh

.2333 .19919.

242-.1584 .6251

Tu lop 10 .0076 .13796.

956-.2638 .2789

Tu lop 12 -.0487 .12076.

687-.2862 .1888

Tu lop 12Hien chua co du dinh

.2820 .17773.

113-.0675 .6316

Tu lop 10 .0563 .10462.

591-.1495 .2620

Tu lop 11 .0487 .12076.

687-.1888 .2862

X3

Hien chua co du dinh

Tu lop 10 -.2939 .19101.

125-.6696 .0818

Tu lop 11 -.5250(*) .20042.

009-.9192 -.1308

Tu lop 12 -.5442(*) .17883.

003-.8959 -.1924

Tu lop 10Hien chua co du dinh

.2939 .19101.

125-.0818 .6696

Tu lop 11 -.2311 .13881.

097-.5041 .0419

Tu lop 12 -.2502(*) .10526.

018-.4573 -.0432

Tu lop 11Hien chua co du dinh

.5250(*) .20042.

009.1308 .9192

Tu lop 10 .2311 .13881.

097-.0419 .5041

Tu lop 12 -.0192 .12151.

875-.2581 .2198

Tu lop 12Hien chua co du dinh

.5442(*) .17883.

003.1924 .8959

Tu lop 10 .2502(*) .10526.

018.0432 .4573

Tu lop 11 .0192 .12151.

875-.2198 .2581

X4

Hien chua co du dinh

Tu lop 10 -.1204 .16221.

458-.4395 .1986

Tu lop 11 -.1065 .17021.

532-.4413 .2283

Tu lop 12 -.1615 .15187.

288-.4602 .1372

Tu lop 10Hien chua co du dinh

.1204 .16221.

458-.1986 .4395

Tu lop 11 .0139 .11789.

906-.2179 .2458

Tu lop 12 -.0411 .08939.

646-.2169 .1347

Tu lop 11Hien chua co du dinh

.1065 .17021.

532-.2283 .4413

Tu lop 10 -.0139 .11789.

906-.2458 .2179

-76-