60
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (Giáo trình dùng cho các trường đại học, cao đẳng, TCCN thuộc khối ngành sư phạm) Tác giả: PGS.TS. Đặng Thị Oanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1

Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc thang 9/2012 danh cho sv

Embed Size (px)

DESCRIPTION

an toàn lao động cho ngành hóa học

Citation preview

Page 1: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

(Giáo trình dùng cho các trường đại học, cao đẳng, TCCN thuộc khối ngành sư phạm)

Tác giả: PGS.TS. Đặng Thị Oanh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1

Page 2: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

HÀ NỘI, 2012

2

Page 3: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH

LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC3 tiết (Lý thuyết: 2 tiết; Thảo luận: 1 tiết. Tự học 2 tiết)

1. Sự cần thiết của việc giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học

1.1 .Sự cần thiết phải dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phổ thông

1.1.1. Tính chất hai mặt của hóa chất. Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên 400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn 80.000 chất đang lưu hành trên thị trường. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa.

Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái. ..

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.

Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được ban hành như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về An toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN - 5507 (năm 1991) ...

1.1.2 Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động, góp phần hình thành nhân cách và thái độ của người lao động mới, coi trọng sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, có trách nhiệm đến việc giữ gìn môi trường , có thái độ thân thiện với môi trường .

1.1.3. Đối tượng giáo dục an toàn và vệ sinh lao động

Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về Giáo dục an toàn và vệ

3

Page 4: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

sinh lao động. Nó không chỉ chuẩn bị cho tương lai khi họ lan tỏa đi khắp mọi miền với các cương vị công tác sau này mà ngay bây giờ đã có thể góp phần cải thiện môi trường cộng đồng, bởi học sinh TrH, nhất là số học sinh lớp cuối cấp THCS và trong cấp THPT sinh sống ở vùng nông thôn đang là lực lượng không nhỏ tác động trực tiếp tới MT, từ những tác động tích cực đến MT như tham gia vệ sinh làm sạch, cải tạo, bảo vệ MT tới những tác động tiêu cực như tham gia khai thác, huỷ hoại rừng, thải các chất thải vào MT,….

Các thầy/cô giáo nói chung và môn hoá học nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục an toàn vệ sinh lao động cho học sinh, có trách nhiệm triển khai công tác này phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.

1. 2. Những nội dung về an toàn và vệ sinh lao động trong bộ luật lao động.

1.2.1. Những nội dung về an toàn và vệ sinh lao động được quy định trong chương IX “ An toàn lao động và vệ sinh lao động” của Bộ Luật lao động và được quy định chi tiết trong nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ.

Các nội dung của Nghị định bao gồm:

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng chương chương IX Bộ Luật lao động và nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ

+ An toàn lao động và vệ sinh lao động

+ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp….

1.2.2. Luật hoá chất của quốc hội khoá XII kì họp thứ 2 số 06/2007/QH 12 ngày 21-11-2007

Luật này quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.

Các vấn đề về phát triển công nghiệp hoá chất. Sản xuất và kinh doanh hoá chất . An toàn hoá chất. Sử dụng hoá chất . Phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất. Bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng...

2. Mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phồ thông

2.1. Mục tiêu chung:

2.1.1. Về kiến thức:

a) Bước đầu hiểu biết về một số thuật ngữ về ATVSLĐ có liên quan đến hoá chất ( từ các khái niệm hoá học trong chương trình và trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hoá học ) để biết :

Thế nào là hoá chất nguy hiểm, hoá chất độc hại , sự cố hoá chất, các đặc tính nguy hiểm của hoá chất, chất nguy hại, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có hoạt tính cao, chất có độc tính gây ung thư...)

An toàn lao động là gì? An toàn hoá chất là gì? Vệ sinh lao động và những yêu cầu về VSLĐ.

b) Biết ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của chất độc ( Biện pháp kĩ thuật , biện pháp vệ sinh y tế) .Vệ sinh lao động và an toàn vệ sinh trong phòng thí nghiệm

4

Page 5: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

c) Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường và cơ sở hoá học của một số biện pháp BV ATVSLĐ và MT

- Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó.

- Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó.

- Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó.

- Vấn đề ATVS môi trường trong thực hành thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông...

d) Biết được cơ sở hoá học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống

- Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình tiếp xúc và làm thí nghiệm ở trường phổ thông, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hoá học...

- Hoá chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Hiểu biết về luật pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động

2.1.2. Về kĩ năng:

- Có kĩ năng phát hiện vấn đề về an toàn lao động và vấn đề vệ sinh và ứng xử tích cực với các vấn đề nảy sinh

- Có hành động cụ thể để bảo vệ an toàn và vệ sinh sức khỏe của con người và môi trường.

- Tuyên truyền, vận động an toàn và vệ sinh lao động trong gia đình, nhà trường, xã hội.

- Biết tiến hành thí nghiệm an toàn và biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.

- Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.

- Biết thực hiện một số biện pháp cụ thể bảo vệ an toàn và vệ sinh cho bản thân và cộng đồng trong học tập hoá học ở trường trung học phổ thông.

2.1.3. Thái độ - Tình cảm:

- Quan tâm thường xuyên đến MT sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. - Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động

- Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động an toàn và vệ sinh lao động, phê phán hành vi gây hại cho sức khoẻ của con người trong cộng đồng.

2.2 Mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phổ thông thông qua các chủ đề

Chủ đề Mục tiêu

1. Các kiến thức cơ sở hoá học chung.

Kiến thức : HS biết được một số khái niệm hoá học cơ bản trong chương trình PT để từ đó bước đầu tìm hiểu một số thuật ngữ về an toàn hoá chất, ATVSLĐ

( Biết thế nào là các chất gây nguy hại và hoá chất độc hại, sự cố hoá chất, các đặc tính nguy hiểm của hoá chất, chất nguy hại, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có hoạt tính cao, chất có độc tính gây ung thư...)

An toàn lao động là gì? An toàn hoá chất là gì? Vệ

5

Page 6: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

sinh lao động và những yêu cầu về VSLĐ. …).

Kĩ năng : Nhận biết về tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ trong nhà trường phổ thông

2. Ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường. Ô nhiễm môi trường.

Kiến thức: Thông qua tìm hiểu tính chất của các chất hoá học biết được ảnh hưởng của các chất độc hại đến con người và môi trường. Khái niệm về chất độc và sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể con người qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu hoá.

Các biện pháp phòng ngừa ( Thay thế; Qui định khoảng cách che chắn; Thông gió; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân) Các biện pháp kiểm soát ( Nhận diện; Nhãn dán; bảo quản hoá chất)

Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoá chất gây ra. ( Ô nhiễm không khí, đất , nước)

Kĩ năng: Nhận biết ảnh hưởng của các hoá chất và có kĩ năng và hành động để ngăn ngừa các ảnh hưởng đó.

3.Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hoá chất độc hại.An toàn và vệ sinh PTN và vệ sinh môi trường

Kiến thức : Biết các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp an toàn trong phòng thí nghiệm. Bảo quản và sử dụng hóá chất.

Quy tắc về kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm . Các biện pháp vệ sinh và biện pháp BVMT

Các phương pháp xử lí khi bị tai nạn trong PTN

Kĩ năng: Biết tiến hành thí nghiệm an toàn và biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.

2.3. Mối liên hệ giữa mục tiêu hoá học với mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động

Môn Hoá học ở trường phổ thông cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người. Những tri thức này rất quan trọng, giúp HS có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo. Đồng thời cũng thông qua môn hoá học HS có những hiểu biết về mối quan hệ có tính chất 2 mặt của hoá học trong thực tiễn cuộc sống, trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và sức khoẻ của con người.

Về mục tiêu chương trình môn hoá học giúp HS đạt được:

Về kiến thức: HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: Kiến thức cơ sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ. Thông qua các kiến thức này HS cũng có được những hiểu biết về tính chất 2 mặt của các hoá chất các ứng dụng của chúng trong thực tiễn đồng thời cũng hiểu được tính chất nguy hại của chúng để từ đó hiểu rõ được vấn đề an toàn

6

Page 7: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

trong sử dụng hoá chất, vấn đề vệ sinh trong lao động có liên quan đến hoá chất, các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hoá chất.

Về kĩ năng: HS có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học gồm : Kĩ năng học tập hoá học; Kĩ năng thực hành hoá học; Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học. Đồng thời chính trong quá trình rèn luyện các kĩ năng đó HS có kĩ năng phát hiện vấn đề về an toàn lao động và vấn đề vệ sinh và ứng xử tích cực với các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Để từ đó có hành động cụ thể để bảo vệ an toàn và vệ sinh lao động cho chính bản thân và những người xung quanh, môi trường xung quanh. Tuyên truyền, vận động an toàn và vệ sinh lao động trong gia đình, nhà trường, xã hội.

Về thái độ:

HS có thái độ tích cực như: Hứng thú học tập bộ môn hoá học.Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Có ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện. Từ đó HS có thái độ thân thiện với môi trường sống và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của con người và thế giới xung quanh. Quan tâm thường xuyên đến MT sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động. Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động an toàn và vệ sinh lao động, phê phán hành vi gây hại cho sức khoẻ của con người trong cộng đồng.

Như vậy:

- Thực hiện các mục tiêu trong dạy học hoá học đồng thời cũng là thực hiện mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động.

- Thông qua các kiến thức hoá học HS được GD về an toàn và vệ sinh lao động, đồng thời ngược lại từ những kiến thưc về an toàn và vệ sinh lao động , HS hiểu biết sâu hơn về những kiến thức cơ bản của hoá học, thấy được tính chất 2 mặt của hoá học đối với cuộc sống của con người và môi trường.

3. Chương trình, nội dung môn hoá học với nội dung giáo dục: An toàn và vệ sinh lao động (ATVSLĐ)

3.1. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn hoá chất có liên quan đến nội dung môn hoá học ở trường phổ thông.[Theo điều 4. Luật hoá chất. Số 06/2007.QH12]

(1).Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

(2). Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.

(3). Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

(4). Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

7

Page 8: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

a) Dễ nổ; b) Ôxy hóa mạnh; c) Ăn mòn mạnh; d) Dễ cháy;

đ) Độc cấp tính; e) Độc mãn tính; g) Gây kích ứng với con người;

h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) Gây biến đổi gen;

k) Độc đối với sinh sản; l) Tích luỹ sinh học;

m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; n) Độc hại đến môi trường.

(5). Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này.

(6). Hoá chất mới là hóa chất chưa có trong danh mục hóa chất quốc gia, danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận.

(7). Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.

(8). Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.

(9). Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất.

(10). Đặc tính nguy hiểm mới là đặc tính nguy hiểm được phát hiện nhưng chưa được ghi trong phiếu an toàn hóa chất.

(11) Chất nguy hại (hazardous material) là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra những tác động tiêu cực.

Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất nguy hại:

• Chất dễ cháy (Ignitability): chất có nhiệt độ bắt cháy < 60oC, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất dễ cháy thường gặp nhất là các loại nhiên liệu (xăng, dầu, gas…), ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa clo…

Chất có tính ăn mòn (Corossivity): là những chất trong nước tạo môi trường pH < 3 hay pH >12,5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính axit hoặc bazơ

• Chất có hoạt tính hoá học cao (Reactivity): các chất dễ dàng chuyển hoá hoá học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axit; dễ nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt; dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm.

• Chất có tính độc hại (Toxicity): những chất mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất độc hại. Chất độc hại gồm: các kim loại nặng như

8

Page 9: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), asenic (As), chì (Pb) và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen (C6H5CH3), benzen (C6H6), axeton (CH3COCH3), cloroform…; Các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).

• Chất có khả năng gây ung thư (Carcinogenicity) và đột biến gen: dioxin (PCDD), asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo…

• Chất thải là chất (ở dạng khí, lỏng hay rắn) được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Vậy, chất thải là phần dư ra không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm hay không còn cung cấp một giá trị sản phẩm thương mại hay dịch vụ tại chỗ và đúng thời điểm xác định. Nghĩa là, chất thải là những chất bị hỏng, hay không đạt chất lượng, xuất hiện không đúng lúc, không đúng nơi. Chất thải chỉ là khái niệm tương đối, khi một chất thải được đưa đến đúng nơi sử dụng, có mặt đúng lúc, đúng yêu cầu chất lượng thì chất thải đó trở thành hàng hoá và được sử dụng. Tương tự như vậy, chất thải nguy hại cũng là một khái niệm tương đối so với hàng hoá nguy hại.

3.2. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh lao động có liên quan đến nội dung hoá học trong chương trình hoá học phổ thông

a) An toàn lao động (ATLĐ)

Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ.- Tình trạng điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm trong sản xuất (TCVN).

b)Vệ sinh lao động (VSLĐ)

Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kĩ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với người lao động.

Trong sản xuất người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp. Ví dụ nghề rèn, yếu tố tác hại là nhiệt độ cao; khai thác đá, sản xuất xi măng, yếu tố tác hại chính là tiếng ồn và bụi.

Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động ở nhiều mức

độ khác nhau như gây ra mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng

bệnh thông thường, thậm chí còn có thể gây ra bệnh nghề nghiệp.

c) An toàn hóa chất (ATHC)

Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

3 3. Một số thuật ngữ và kiến thức về an toàn và vệ sinh thực phẩm có liên quan đến nội dung hoá học trong chương trình hoá học phổ thông

a) Vệ sinh thực phẩm

9

Page 10: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố.

Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả những nội dung khác như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm.

b) An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc không chỉ ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu hoạch.

Theo nghĩa rộng, an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm một khi quốc gia gặp thiên tai hoặc một lý do nào đó. Vì thế, mục đích chính của sản xuất, vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm là phải làm sao để thực phẩm không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, không chứa độc tố sinh học, độc tố hóa học và các yếu tố khác có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

c) Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm.

Bệnh do thực phẩm gây ra có thể chia làm hai nhóm:

Bệnh gây ra do chất độc (poisonings)

Bệnh do nhiễm trùng (infections)

- Bệnh gây ra do chất độc, chất độc này có thể do vi sinh vật tạo ra, do nguyên liệu (chất độc có nguồn gốc sinh học), do hóa chất từ quá trình chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, chế biến.Các chất độc này có trong thực phẩm trước khi người tiêu dùng ăn phải.

- Bệnh nhiễm trùng do thực phẩm là trong thực phẩm có vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn này vào cơ thể bằng đường tiêu hóa và tác động tới cơ thể do sự hiện diện của nó cùng các chất độc của chúng tạo ra.

d. Những độc hại hóa học thường gây ô nhiễm trong thực phẩm như:

• Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asen, cadimi…)

• Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói.

• Các chất phụ gia sử dụng không đúng qui định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ôxy hóa, chất tẩy rửa… và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

• Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến chất ôi hỏng.

10

Page 11: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

• Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cóc…

• Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tôm… các độc hại nguồn gốc vật lý như các mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng…

Câu hỏi , bài tập

1. Vì sao cần phải giáo dục ATVSLĐ trong dạy học hóa học ở phổ thông?

2. Nội dung Luật hóa chất của Quốc hội khóa XII ngày 21 -11-2007 đề cập đến những vấn đề gì?

3. Mục tiêu chung về GDATVSLĐ thông qua dạy học hóa học ở phổ thông là gì? ( Kiến thức- Kĩ năng-Thái độ)

4. Mục tiêu cụ thể của việc GDATVSLĐ thông qua các chủ đề trong môn hóa học như :

Chủ đề “Các kiến thức cơ sở chung về GDATVSLĐ”

Chủ đề: Ảnh hưởng của hóa chất đối với con người và môi trường. Ô nhiễm môi trường

Chủ đề: Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hóa chất độc hại. An toàn vệ sinh PTN và vệ sinh môi trường.

5. Phân tích mối liên hệ giữa mục tiêu dạy học hóa học với mục tiêu GDATVSMT.

6. Giải thích một số thuật ngữ quan trọng về an toàn hóa chất như : Hóa chất nguy hiểm; Hóa chất độc ; Sự cố hóa chất; Chất nguy hại ; Các chất có đặc tính nguy hại . Thuật ngữ về an toàn và vệ sinh lao động : An toàn lao động ; vệ sinh lao động; An toàn hóa chất ; Vệ sinh thực phẩm; An toàn thực phẩm ; Ngộ độc thực phẩm;

7. Hãy tìm xem trong thực tế hiện nay những độc hại hóa học thường gây ra ô nhiễm trong thực phẩm, trong cuộc sống bao gồm những loại nào?

11

Page 12: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 2.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ

AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT

7 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, Thảo luận: 3 tiết)

1. Ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường

1.1. Khái niệm về chất độc và sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể:

Trong quá trình sản xuất nếu các nguyên liệu hay sản phẩm của nó có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người thì được gọi là chất độc.

Khi chất độc có tính yếu, nồng độ thấp, thời gian tiếp xúc với chất độc ngắn, sức khoẻ của người lao động tốt thì chất độc không gây ảnh hưởng rõ rệt. Ngược lại độc tính mạnh, nồng độ cao thời gian tiếp xúc lâu và sức khoẻ của người lao động yếu thì chất độc sẽ gây tác hại rất nguy hiểm có thể gây ra nhiễm độc nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong sản xuất công nghiệp chúng ta thường gặp các loại chất độc như chì (Pb) , thuỷ ngân (Hg) , sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ…chúng tồn tại ở dạng đặc, bột, bụi, lỏng , khí , hơi hay ngấm qua da.

1.2. Phân loại

Dựa vào tác hại người ta chia chất độc thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Các chất gây bỏng, kích thích da,gây niêm mạc như axít đặc hay lỏng ( axit HNO3…) , kiềm …

Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như khí clo, SO2. NH3, HCl…

Nhóm 3: Các chất gây ngạt làm mất khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu gây rối loạn hô hấp như khí CO2, khí metan. Khi hít phải các chất khí này con người sẽ bị nhiễm độc cấp tính gây đau đầu , chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi co giật rồi hôn mê. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Nhóm 4: Các chất gây tác hại đến thần kinh trung ương làm mất ngủ, giảm trí nhớ như các loại rượu, xăng, H2S.

Nhóm 5: Các chất gây hại cho đồng thời một số bộ phận của cơ thể như chì, thuỷ ngân, măngan, phot pho…

1.3. Sự độc hại của hóa chất:

Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hoá chất bao gồm độc tính , đặc tính vật lý của hoá chất , trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của yếu tố này.

1.3.1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người

+ Qua đường hô hấp: Vào cơ thể qua đường hô hấp là các hóa chất ở dạng bụi, hơi, khí. Bụi được hình thành do quá trình xay, nghiền, cắt, mài hoặc đập vỡ. Hơi nhìn chung được tạo ra bởi sự đốt nóng các chất lỏng, các chất rắn. Mù được tạo ra từ các hoạt động phun, mạ điện hoặc đun sôi. ..

12

Page 13: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

+ Qua da: Sự hấp thụ qua da thường là các hóa chất lỏng, sau khi các hóa chất này lan tràn hoặc thấm vào quần áo. Việc này có thể xảy ra khi nhúng các bộ phận, các chi tiết máy vào bình đựng hóa chất, hoặc chuyển rót, pha chế hóa chất lỏng...

+ Qua đường tiêu hoá

Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm mũi rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hoá chất xâm nhập qua đường tiêu hoá.

1.3.2. Loại hóa chất tiếp xúc.

1.3.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc

1.3.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất

1.3.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

1.3.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc

1.4. Tác hại của hoá chất đối với cơ thể con người

a. Kích thích ( kích thích đối với da, mắt,đối với đường hô hấp)

` b. Dị ứng ( Dị ứng da, dị ứng đường hô hấp)

c. Gây ngạt ( Ngạt thở đơn thuần, ngạt thở hoá học)

d. Gây mê và gây tê

e. Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể

f. Ung thư, hư thai, ảnh hưởng đến các thế hệ

2. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của chất độc

2.1. Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa

2.1.1. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát

2.1.1.1- Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Khi tiến hành các thí nghiệm trong quá trình dạy học cố gắng lựa chọn các chất ít độc hại , ít gây nguy hiểm ví dụ thí nghiệm brom tác dụng với nhôm có thể thay thế bằng thí nghiệm ít độc hơn như iot tác dụng với nhôm . Hoặc loại bỏ các chất gây nguy hiểm thí dụ thí nghiệm với thuỷ ngân hoặc asen

2.1.1.2. Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Trong dạy học các thí nghiệm độc hại hoặc dễ nổ gây nguy hiểm phải được tiến hành trong tủ hốt hoặc có tấm kính mica che phía HS, khoảng cách tiến hành các thí nghiệm không quá gần với HS…

2.1.1.3. Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù. Phòng thí nghiệm, phòng kho hoá chất…cần phải thoáng , có hệ thông hút gió , có nhiều cửa ra vào.2.1.1.4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ( HS) nhằm ngăn ngừa việc hoá chất dây vào người như : áo blu, kính bảo vệ mắt, găng tay, khẩu trang, ủng …

2.1.2. Kiểm soát hệ thống

13

Page 14: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

2.1.2.1. Nhận diện hoá chất nguy hiểm: để biết những hoá chất gì đang sử dụng hoặc sản xuất, chúng xâm nhập cơ thể bằng cách nào, gây tổn thương và bện tật gì cho con người, chúng gây hại như thế nào đối với môi trường.Thông tin này có thể thu thập qua nhãn và các tài liệu về sản phẩm.

2.1.2.2. Nhãn dán : mục đích của nhãn dán là để truyền đạt các thông tin về các nguy cơ của hoá chất những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp.

* Những thận trọng cần thiết phải thực hiện trong khi sản xuất hoặc sử dụng hóa chất:

- Đọc và hiểu những chỉ dẫn trên nhãn, trên bản dữ liệu an toàn hóa chất và các tài liệu được cấp kèm theo hóa chất, các thiết bị liên quan và phương tiện bảo vệ cá nhân;

Ví dụ: Hiểu được các kí hiệu ghi trên nhãn mác của các lọ hóa chất.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4 Hình 5 Hình 6

Hình 1 : Khu vực cấm

Hình 2: Hóa chất độc chết người.

Hình 3: Hóa chất dễ tự bốc cháy.

Hình 4: Hóa chất nguy hiểm, phải dùng găng tay, khu vực nguy hiểm

Hình 5: Hóa chất nguy hiểm cấm dùng tay.

Hình 6: Hóa chất dễ bốc cháy

- Người sử dụng hóa chất đã được huấn luyện đúng đắn cách sử dụng hóa chất và những biện pháp phải tuân theo;

- Những biện pháp ngăn ngừa như thông gió cưỡng bức, thông gió tự nhiên, che chắn, cách ly đã được thực hiện và hoạt động tốt;

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện những mối nguy hiểm có thể dẫn đến rủi ro;

14

Page 15: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Kiểm tra lại quần áo bảo vệ và các thiết bị an toàn khác bao gồm cả mặt nạ, bảo đảm đầy đủ, phù hợp, đồng bộ và đúng chất lượng;

- Có đủ các thiết bị cấp cứu cần thiết và hoạt động tốt;

2.1.2.3. Tùy theo việc sử dụng từng hóa chất mà có các quy định cụ thể hơn.

a) Hóa chất dễ cháy nổ

- Trong PTN với hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn. - Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phòng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh có ống dẫn khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất . + Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh đó. + Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương. - Tất cả các chi tiết máy động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại đều phải tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn. - Trước khi đưa vào đường ống hay thiết bị một chất có khả năng gây cháy nổ, hoặc trước và sau khi sửa chữa đều phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống cháy nổ.

- Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.

- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.

- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ...

b) Hóa chất ăn mòn

- Các thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, phải đảm bảo kín.

- Tại nơi làm việc có hóa chất ăn mòn phải có vòi nước, bể chứa dung dịch natri bicacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit axetic nồng độ 0,3% hoặc các chất khác có tác dụng cấp cứu kịp thời tại chỗ khi xảy ra tai nạn.

- Tất cả các chất thải đều phải được xử lý không còn tác dụng ăn mòn trước khi đưa ra ngoài v.v..

c) Hóa chất độc

15

Page 16: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Khi tiếp xúc với hóa chất độc, phải có mặt nạ phòng độc tuân theo những quy định sau: + Phải chứa chất khử độc tương xứng.

+ Chỉ được dùng loại mặt nạ lọc khí độc khi nồng độ hơi khí không vượt quá 2% và nồng độ ôxy không dưới 15%.

+ Đối với cacbua oxit (CO) và những hỗn hợp có nồng độ CO cao phải dùng loại mặt nạ lọc khí đặc biệt.

- Tiếp xúc bụi độc phải mặc quần áo kín may bằng vải bông dày có khẩu trang chống bụi, quần áo bảo vệ chống hơi, bụi chất lỏng độc cần phải che kín cổ tay, chân, ngực. Khi làm việc với dung môi hữu cơ hòa tan thì phải mang quần áo bảo vệ không thấm và mặt nạ cách ly.

- Cấm hút dung dịch hóa chất độc bằng miệng. Không được cầm nắm trực tiếp hóa chất độc. - Các thiết bị chứa hóa chất độc dễ bay hơi, phải thật kín và nếu không do quy trình sản xuất bắt buộc thì không được đặt cùng chỗ với bộ phận khác không có hóa chất độc v.v..

3. Ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường

3.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường hóa học

3.1.1. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn, hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi trường đó.

3.1.2. Ô nhiễm môi trường hóa học : Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những hỗn hợp chất hoặc những nguyên tố hoá học đã tác dụng vào môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái quát là "chất ô nhiễm". Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn...), chất lỏng (các dung dịch hoá chất, chất thải của dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...), chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, NO2 trong khói xe hơi, CO trong khói bếp, lò gạch...), các kim loại nặng như: chì, đồng, thuỷ ngân... (Pb, Cu, Hg...). Có thể, có lúc, có nơi có ít chất ô nhiễm, nhưng có lúc, có nơi nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ, môi trường đất phèn có thể do các cation Al3+, Fe2+ và cả anion SO4

2-, Cl- cùng với các chất khí H2S. Các chất này đồng thời tác động vào cây trồng, vào cá, tôm làm cho chúng chết. Không khí đô thị thường vừa bị bụi đất, bụi xi măng, khí SO 2, NO2 trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh bốc lên, cộng với tiếng ồn, từ trường quá mức cho phép, gây tổn hại sức khoẻ con người, thậm chí gây chết người.

3.2. Ô nhiễm môi trường

3.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí

3.2.1.1. Định nghĩa

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch như: có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).

16

Page 17: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

3.2.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia thành các nguồn cơ bản sau: nguồn ô nhiễm thiên nhiên, nguồn ô nhiễm nhân tạo.

(1) Nguồn ô nhiễm thiên nhiên

Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và gió thổi thành bụi. Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, cháy rừng cũng gây ra những đám khói lớn và bụi rộng. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Các quá trình thối rữa của xác động vật ở tự nhiên cũng đưa vào không khí các chất khí ô nhiễm.

(2) Nguồn ô nhiễm nhân tạo

Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng ô nhiễm không khí do hoạt đông công nghiêp; do hoạt động giao thông vận tải; do đun nấu của nhân dân; ô nhiễm do bụi; do ô nhiễm tiếng ồn; do các hoá chất gây ra những chất gây nguy hiểm đối với con người và khí quyển là khí CO2; SO2; CO; N2O; CFC...

3.2.2. Ô nhiễm môi trường nước

3.2.2.1 Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:

- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm diện.

- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước, thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp... vào môi trường nước.

Theo thời gian các dạng gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức thời do sự cố rủi ro.

3.2.2.2. Ô nhiễm môi trường nước mặt

Môi trường nước mặt bao gồm nước ở ao hồ, đồng ruộng, nước ở sông, suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, thuỷ sản, sản xuất nhiệt điện, luyện kim, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là các chất hữu cơ, vô cơ, các chất phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng, hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác, thường gặp ở các lưu vực nước gần khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác có tác động rất trầm trọng tới các hoạt động

17

Page 18: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn của con và động vật, gây nên những bệnh nguy hiểm... Để hạn chế ô nhiễm kim loại nặng và tác hại của nó cần quản lý chặt chẽ nguồn thải, quản lý tốt nguồn thải, sản phẩm nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm như cá rau xanh...

3.2.2.3. Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích, trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt Trái đất và có thể khai thác phục vụ cho hoạt động của con người.

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ổ nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người.

Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm có thể là:

- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng cao của Fe, Mn, As và một số kim loại khác.

- Các tác nhân nhân tạo như các anion, các kim loại nặng và các vi sinh vật...

- Suy thoái nguồn nước như mất khả năng khai thác, hạ thấp mức nước...

3.2.2.4. Ô nhiễm biển

Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chát thải từ lục địa theo các dòng chảy sông, suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong thời gian dài biển sâu còn là nơi đổ các chất độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.

3.2.3. Suy thoái ô nhiễm đất

Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm.

Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia ra:

- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều, đất bị vùi lấp do cát bay.

- Nguồn gốc nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp,...

Nét đặc thù của sự ô nhiễm đất là sự tồn tại các chất thải rắn trong các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó chất thải công nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất.Các chất thải công nghiệp có thể có các nguồn gốc khác nhau. Trước hết đó là các chất thải của ngành khai thác mỏ. Các quặng mỏ thường nằm sâu trong lòng đất, do đó để khai thác chúng, trước hết phải bóc đất đá. Đôi khi lượng đất đá còn lớn hơn lượng quặng cần khai thác. Tiếp theo, quá trình làm giầu quặng sẽ thải ra đất đá và các khoáng vật phụ, đồng hành với khoáng vật chính trong quá trình hình thành địa chất. Ví dụ, khi khai thác các quặng kim loại mầu thông thường người ta chỉ lấy được 1- 2% khoáng vật chính cần khai thác, tất cả phần còn lại được xem là chất thải.

3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường

3.3.1. Khái niệm bảo vệ môi trường:

18

Page 19: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển mạnh, việc khai thác các nguồn tài nguyên tăng lên nhanh chóng làm cho nhiều khu rừng, nhiều phong cảnh đẹp bị triệt phá. Cũng từ đó người ta mới nảy sinh ra ý niệm bảo vệ thiên nhiên. ý niệm đó lúc đầu chỉ nhằm bảo vệ các phong cảnh, khu rừng đẹp. Từ đó người ta bắt đầu xây dựng các khu rừng cấm. Sự thành lập các khu rừng cấm là nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiên một khu vực nhất định.

Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế, việc khai thác các nguồn tài nguyên ngày càng tăng nên việc bảo vệ thiên nhiên bằng cách ‘gìn giữ’ như vậy không thể phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đó là chưa kể việc bảo vệ như vậy vẫn không thể tránh khỏi sự ô nhiễm môi trường. Ngày nay với số dân tăng lên rất nhanh, nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên vẫn đang tiến hành một cách bình thường. Do đó, khái niệm bảo vệ môi trường không chỉ có ý nghĩa gìn giữ nữa, mà mang một nội dung hoàn toàn khác.

3.3.2. Bảo vệ môi trường là gì?

3.3.2.1. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái

Sử dụng hợp lý có nghĩa là sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, không lãng phí và có hiệu quả cao. Do đó việc khai thác phải có kế hoạch, đảm bảo được nhu cầu trước mắt và cả tương lai. Việc khai thác phải được giới hạn ở một mức độ nào đó, bằng những biện pháp nào đó để đảm bảo sao cho các tài nguyên không bị cạn kiệt, sự cân bằng sinh thái không bị phá huỷ và nguồn tài nguyên vẫn giữ được khả năng phục hồi bình thường.

Sử dụng hợp lý còn là sử dụng theo một phương án tối ưu, dựa trên cơ sở các quy luật phát triển của môi trường để có thể khai thác sử dụng các tài nguyên có lợi nhất và môi trường cũng tốt hơn lên.

3.3.2.2. Cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt

Đối với các lãnh thổ đã khai thác đến mức cạn kiệt, nếu không phục hồi sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Muốn phục hồi phải có biện pháp cải tạo. Mục đích của cải tạo là để phục hồi và nâng cao chất lượng của môi trường. Ngày nay, nhiệm vụ cải tạo để phục hồi các cảnh quan trở thành nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì phần lớn các cảnh quan tự nhiên đã bị con người khai thác từ lâu. Việc trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc ở nước ta thực chất là một việc cải tạo để phục hồi rừng đã bị cạn kiệt.

3.3.2.3. Chống ô nhiễm và suy thoái môi trường

Sự ô nhiễm môi trường (bao gồm không khí, nước và đất) do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây ra đang ngày càng trầm trọng. Sự ô nhiễm nặng sẽ làm cho môi trường bị suy thoái, bị phá huỷ đồng thời gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của con người và sự phát triển của mọi sinh vật. Việc chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất để ngăn chặn việc thải các chất bẩn hoặc xử lý các chất thải trước khi đổ vào môi trường.

3.3.2.4. Bảo vệ tính đa dạng sinh học và các vốn gien di truyền qúy hiếm

Sinh thái học trên trái đất rất phong phú và đa dạng, nhất là ở các vùng nhiệt đới và xích đạo ẩm ướt. Các loài động vật và thực vật hoang dại chính là nguồn cung cấp giống cây trồng và vật nuôi cho loài người. Vốn gien di truyền của chúng đã góp phần cho sản xuất nông nghiệp một nguồn giống quý giá để sản xuất ra

19

Page 20: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và nhiều mặt lợi ích khác. Các sinh vật còn là thành phần quan trọng của môi trường. Sự tồn tại của chúng sẽ làm cho sự cân bằng sinh thái của môi trường được ổn định. Việc bảo vệ sự đa dạng của sinh vật đòi hỏi phải bảo vệ các điều kiện, các nơi sinh sống và phát triển của mọi loài khác nhau.

3.3.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường có kết quả, đòi hỏi phải có một hệ thống các hoạt động phối hợp liên hoàn với nhau theo các ngành, các lãnh thổ ở các cấp khác nhau thuộc công tác quản lý của nhà nước, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và công tác giáo dục nhằm mục tiêu BVMT. Tuy nhiên, có thể nêu một số biện pháp chủ yếu sau đây:

3.3.3.1. Xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì, muốn sản xuất phát triển phải tăng cường khai thác các tài nguyên. Nhưng nếu khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không theo một quy hoạch rõ ràng, không theo một biện pháp bảo vệ và cải tạo thì nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị suy thoái và sản xuất không thể phát triển lâu bền được. Do vậy, muốn sự phát triển ổn định và lâu dài phải có quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý. Muốn quy hoạch có cơ sở chắc chắn phải tiến hành điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên, xác định các mục tiêu của quy hoạch rồi mới đi đến lập quy hoạch cho từng ngành.

Ở nước ta, từ ngày bắt đầu xây dựng và phát triển kinh tế, Chính phủ đã rất chú ý đến vấn đề này. Việc xây dựng “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường” năm 1985 và “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền” năm 1990, chính là nhằm mục đích thực hiện các biện pháp nói trên.

3.3.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành sản xuất để chống hiện tượng gây ô nhiễm môi trường.

Những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật ngày nay có khả năng ngăn chặn các hiện tượng gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước và được thực hiện theo nhiều con đường khác nhau, như:

- Nghiên cứu và lắp đặt các máy móc khí và lọc nước trong các xí nghiệp sản xuất để lọc bụi, các chất hoà tan, khử các chất độc không cho chúng thải vào môi trường.

- Nghiên cứu các công nghệ sản xuất không chất thải, công nghệ sử dụng nước theo chu trình kín, công nghệ sử dụng ít nước và tiến tới chu trình sản xuất “khô” không cần có nước…

- Nghiên cứu thay thế các động cơ đốt trong bằng các động cơ điện, Nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng lượng nước, gió, địa nhiệt… Đặc biệt, đối với các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay tầu hoả rất cần các động cơ không gây ô nhiễm.

3.3.3.3. Luật pháp

Đối với từng quốc gia mọi biện pháp về BVMT cuối cùng phải được thể chế hoá bằng các quy định, các chính sách luật lệ do Nhà nước ban hành. ở nước ta từ

20

Page 21: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

trước đến nay đã có nhiều quy định, nhiều chính sách về môi trường, và hiện nay Luật bảo vệ môi trường đã được soạn thảo đang chờ trình Quốc hội phê chuẩn. Luật bảo vệ môi trường sẽ định rõ những điều không được phép, những điều phải thực hiện đối với mọi công dân cũng như tổ chức xã hội trong việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên, trong hoạt động sản xuất và đời sống nhằm giữ cho môi trường không bị cạn kiệt và ô nhiễm, bảo đảm cho sự phát triển của đất nước lâu bền.

Đối với quốc tế, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã mang tính toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia có trách nhiệm bảo vệ chung. Để giải quyết nhiệm vụ đó, cần có sự thống nhất và hợp tác giữa các nước trên cơ sở các luật, các công ước quốc tế. Ví dụ công ước về sự thay đổi khí hậu được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường tại Rioo đơ Gianêrô tháng 6/1992. Các nước kí vào công ước cam kết sẽ giảm bớt và ngăn ngừa việc thải các khí nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Công ước Viên về việc bảo vệ tầng ozon năm 1985, và Công ước bảo vệ tính đa dạng sinh học tại Rioo – 92 và nhiều công ước khác đều là những văn bản mang tính luật pháp quốc tế.

3.3.3.4. Xây dựng các vùng cấm, các khu bảo tồn tự nhiên

Các rừng cấm, các khu bảo tồn tự nhiên là những lãnh thổ đặc trưng cho các hệ sinh thái, các cảnh quan khác nhau nhằm bảo tồn các mẫu chuẩn thiên nhiên cho đời sau; giữ gìn phần cơ bản vốn gien di truyền, gìn giữ sinh cảnh của các động vật quí hiếm, coi như biện pháp đầu tiên bảo vệ là nơi để nghiên cứu, tìm hiểu các quy luật phát triển và biến đổi của tự nhiên. Những kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng quy hoạch cải tạo, bảo vệ cũng như dự đoán các biến đổi của tự nhiên đối với các cảnh quan tương tự.

3.3.3.5. Giáo dục bảo vệ môi trường

Là biện pháp có vai trò hết sức to lớn, vì nó giúp cho mọi người nói chung và đặc biệt cho thế hệ trẻ ở các trường học, hiểu biết tình trạng môi trường và các biện pháp BVMT. Sự hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về môi trường là nền tảng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ BVMT có kết quả.

Câu hỏi , bài tập

1. Phân tích anh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường sống.

2. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của hoá chất và bảo vệ môi trường .

3. Phân tích các nguyên nhân gây nên các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường không khí , ô nhiễm môi trường nước, suy thoái ô nhiễm môi trường đất.

4. Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và công tác Giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong nhà trường phổ thông.

5. Liên hệ với thực tế địa phương nơi đang sinh sống về vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường sống, an toàn vệ sinh lao động như thế nào? 6. Cá nhân bạn có suy nghĩ và hành động cụ thể gì về việc tham gia công tác bảo vệ an toàn vệ sinh lao động ở tại địa phương.

21

Page 22: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 3.BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN

TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

6 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, thảo luận: 2tiết. Tự học : 4 tiết)

1. Biện pháp kĩ thuật an toàn hóa chất và vệ sinh lao động trong nhà trường phổ thông:

1.1. An toàn trong phòng thí nghiệm

Những hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh h-ưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái. Các tai nạn có thể tránh được, nếu như chúng ta có phòng thí nghiệm an toàn, có hiểu biết về việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. Biết cách phòng chống cháy nổ và sơ cứu. Biết các nguyên tắc bảo quản hóa chất an toàn và tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

1.1.1. Phòng thí nghiệm an toàn :

- Có 2 lối thoát hiểm, không khóa, không để các vật cản như túi xách, ghế… trên lối thoát hiểm.

- Hóa chất chỉ lấy đủ dùng, có kho hóa chất. Bàn thí nghiệm lát gạch chịu axit, kiềm, bố trí theo hàng dọc để GV dễ kiểm soát.

- Hệ thống điện an toàn, các thiết bị điện có tiếp đất. Định kì kiểm tra an toàn điện.

- Có tủ thuốc sơ cứu, tủ hút. Có bình cứu hỏa.

- Bình quân một HS có diện tích PTN là 6m2.

1.1.2. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:

- Không ăn, uống, hút thuốc trong PTN.

- Không chạy trong PTN.

- Không để túi xách, ghế, vv… trên lối đi trong PTN.

- Mặc quần dài và áo bảo hộ khi làm TN.

- Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với axit, kiềm…

1.1.3. Cách phòng chống cháy nổ:

Sự nguy hiểm cháy, nổ thường gặp trong PTN là do:

- Hệ thống điện, thiết bị điện trong PTN

- Nguy cơ nồng độ cao các dung môi dễ cháy nổ.

- Sử dụng gas hóa lỏng không an toàn.

- Do sắp xếp bảo quản hóa chất không đúng quy định.

- Đa số các PTN không đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố.

Để có cách phòng chống cháy nổ cần phải biết sự phân loại các nhóm chất cháy:

- Nhóm A: cháy các chất hữu cơ rắn như gỗ, giấy, vv…

22

Page 23: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Nhóm B: cháy các chất lỏng như cồn, dầu mỏ, paraffin, vv…

- Nhóm C: cháy các chất khí: H2, CH4, C2H2, vv…

- Nhóm D: cháy kim loại: Na, Mg, Al, vv…

Một số quy định về phòng chống cháy nổ :

- Hệ thống điện phải được lắp đặt đảm bảo đúng yêu cầu có hộp cầu dao, dây dẫn điện đảm bảo thông số phù hợp với PTN, đờng dây dẫn điện lắp gọn gàng hợp lý.

- Sắp xếp bảo quản hoá chất đúng quy định: Tuyệt đối không được để các hoá chất dễ cháy gần những khu vực dễ phát ra nguồn điện, nguồn lửa.

- Trong PTN luôn phải có sẵn bình cứu hoả, cát.

- Trong khu vực PTN và sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải quy định chặt chẽ chế độ dùng lửa, khu vực dùng lửa, có bảng chỉ dẫn bằng chữ và ký hiệu cấm lửa để ở nơi dễ nhận thấy. Khi cần thiết phải sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn.

- Tất cả các dụng cụ điện và thiết bị điện đều phải là loại phũng chống cháy nổ. Việc dùng điện chạy máy và điện thắp sáng ở những nơi có hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không được đặt dây cáp điện trong cùng một đường rãnh của ống dẫn khí hoặc hơi chất lỏng dễ cháy nổ, không được lợi dụng đường ống này làm vật nối đất . + Khi sửa chữa, thay thế các thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện vào nhánh đó. + Thiết bị điện nếu không được bọc kín, an toàn về cháy nổ thì không được đặt ở nơi có hóa chất dễ cháy nổ.

+ Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ngoài khu vực dễ cháy nổ. Bất kỳ nhánh dây điện nào cũng phải có cầu chì hay thiết bị bảo vệ tương đương. - Tất cả các chi tiết máy hoạt động hoặc dụng cụ làm việc đều phải làm bằng vật liệu không được phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Tất cả các trang bị bằng kim loại đều phải tiếp đất., các bộ phận hay thiết bị cách điện đều phải có cầu nối tiếp dẫn. - Không dùng thiết bị, thùng chứa, chai, lọ hoặc đường ống bằng nhựa không chịu được nhiệt chứa hóa chất dễ cháy nổ.

- Không để các hóa chất dễ cháy nổ cùng chỗ với các hóa chất duy trì sự cháy. Khi đun nóng các chất lỏng dễ cháy không dùng ngọn lửa trực tiếp, mức chất lỏng trong nồi phải cao hơn mức hơi đốt bên ngoài.

- Trong quá trình sản xuất, sử dụng hóa chất dễ cháy nổ phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn lao động. Phải có ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, tránh sự ứ đọng các loại hóa chất dễ cháy nổ...

1.2. Qui tắc về kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm

1.2.1. Bảo quản và sử dụng hóa chất

Các hóa chất cần thiết cho phòng thí nghiệm hóa học thường được ghi rõ trong bảng" Hóa chất và dụng cụ cần thiết..." cho các phòng thí nghiệm ở phổ thông.

1.2.1.1. Bảo quản hóa chất

(1). Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp

Hình dạng, kích thước, màu sắc của lọ chứa hóa chất cần căn cứ vào tính chất và số lượng của từng loại hóa chất. Các lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ công thức hóa học, tên

23

Page 24: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

gọi, nồng độ (nếu là dung dịch) và ghi rõ các đặc điểm như chất độc, chất dễ bay hơi, dễ cháy.

(2). Các lọ hóa chất cần được xếp đặt một cách khoa học trong các tủ chứa

Muốn bảo quản tốt, phòng thí nghiệm phảỉ có tử đựng hóa chất.

Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa chất. Hóa chất cần sắp xếp theo loại, phân nhóm theo cation, anion.

Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để khi lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm. Không nên để nhiều và tập trung ở trong phòng thí nghiệm các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, ete cồn đốt, axeton,…

Chỉ nên để mỗi loại chất dễ cháy này từ 0,5 đến 1,0 lit và khi làm thí nghiệm phải để các chất này xa lửa. Phải chuẩn bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Cần đựng những hóa chất có tác dụng với cao su như Brom và axit nitric trong lọ có nút thủy tinh.

* Đối với những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic và hơi nước, cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin. Ví dụ : bột magie và bột sắt dễ bị oxi hóa, canxi oxit và canxi cacbua dễ bị rã hỏng trong không khí ẩm, anhidrric photphoric, canxi clorua, magie clorua, natri nitrat dễ hút nước và chảy rữa. Kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cacbonic trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và các chất tạo thành sẽ làm nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở.

* Những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như kalipemanganat, bạc nitrat, kali iotdua, nước oxi già… cần được đựng vào lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ.

* Những hóa chất độc như muối thủy ngân (clorua, nitrat, axetat), muối xianua… cần phải để trong tủ có khóa riêng và phải giữ gìn hết sức cẩn thận.

* Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, khi làm thí nghiệm nếu còn thừa một lượng nhỏ không được vứt bừa bãi vì sẽ gây ra hỏa hoạn do đó cần thu lại hoặc hủy đi. Phot pho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước. Đục hộp chứa photpho trắng phải được tiến hành trong thùng nước.

* Muối kali clorua, kali nitrat phải được đựng vào lọ sạch, không được để lẫn với các chất cháy.

* Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hóa chất ở phía ngoài các lọ đựng hóa chất. Các lọ hóa chất để ở bàn cho học sinh làm thực hành nên có hai nhãn đối diện nhau ở 2 phía của bình, lọ. Các lọ hóa chất trong cùng một nhóm nên để lọ nhỏ ở hàng trước, lọ lớn ở hàng phía sau, nhãn quay ra ngoài để dễ thấy, dễ sử dụng.

(3). Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi

Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi vì hơi hóa chất bay lên có thể làm bật nút các lọ chứa. Các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để ở nơi mát, đựng trong các lọ nút kín.

1.2.1.2. Sử dụng hóa chất

Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

a). Tiết kiệm

24

Page 25: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Nên dùng hóa chất với liều lượng vừa đủ để học sinh thấy rõ hiện tượng cần chứng minh và giảm bớt khí bay ra ngoài. Thông thường đối với hóa chất lỏng chỉ dùng khoảng 1/5 ống nghiệm.

- Không chuẩn bị dư thừa dung dịch. Chỉ pha chế một lượng dung dịch đủ dùng cho các TN, vì để lâu ngày dung dịch sẽ biến chất, mặt khác làm chật thêm phòng TN.

- Cần tận dụng các hóa chất còn dư hoặc sản phẩm của các thí nghiệm. Chẳng hạn tận dụng kẽm còn dư sau TN điều chế hiđro, thu hồi đồng (II) oxit khi phân tích malakit, thu hồi mangan đioxit khi dùng để nhiệt phân kali clorat...

b). Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất

- Trước khi lấy hóa chất từ một lọ nguyên ra, cần gạt sạch các chất rắn ở nút lọ (parafin, xi, nhựa...) để tránh hiện tượng các chất này rơi vào hóa chất khi mở lọ.

- Trước khi dùng lọ để chứa hóa chất, phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa. Nếu không thì phải rửa sạch và làm khô để đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất.

- Khi mở nút các lọ hóa chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút kèm ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hóa chất cần kẹp nút giữa hai ngón tay. Không đặt ống nhỏ giọt trên mặt bàn.

- Khi lấy hóa chất TN phải đọc kỹ nhãn và xem hóa chất đó có đúng với yêu cầu của TN không.

- Khi rót hóa chất ra khỏi bình, chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hóa chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn.

- Cần kiểm tra xem ống hút nhỏ giọt đã sạch chưa và quả bóp cao su có bị thủng không khi cho vào lọ lấy hóa chất.

- Khi lấy hóa chất rắn, cần dùng thìa sứ, thìa thủy tinh hoặc thìa nhựa đã được lau sạch và dùng riêng cho từng hóa chất. Khi dùng xong, cần đặt thìa ngay cạnh lọ chứa để tránh sử dụng lẫn hóa chất.

- Khi lấy những hóa chất dễ chảy rữa như xút ăn da hoặc hóa chất dễ bay hơi như dung dịch amoniac, axit clohiđric đặc v.v... phải nhanh tay và đậy nút ngay sau khi lấy. Khi đục hộp đựng photpho trắng phải đục ở dưới nước để tránh photpho có thể bốc cháy. Với natri kim loại, sau khi đã cắt dùng, phần còn lại phải ngâm ngay vào dầu hỏa.

- Không đổ trở lại những hóa chất dùng thừa vào các lọ chứa để đảm bảo độ tinh khiết của chúng. Cần tính toán cụ thể số lượng hóa chất cần thiết trước khi lấy ra dùng.

- Khi cân hóa chất không được đổ trực tiếp hóa chất lên đĩa cân vì như vậy có thể làm bẩn hóa chất và hỏng đĩa cân. Phải để hóa chất trên giấy lót, mặt kính đồng hồ hoặc cốc thủy tinh.

c). Đảm bảo an toàn

Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất, cần tuân theo những quy tắc sau:

1.2.2.Quy tắc về kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm

1.2.2.1. Thí nghiệm với chất độc

Trong phòng thí nghiệm hoá học có nhiều chất độc như thuỷ ngân (gây rối loạn thần kinh, làm rụng răng,…), hợp chất của asen, photpho trắng (làm mục xương hàm, làm bỏng,…), hợp chất xianua, khí cacbon oxit (thở không khí chứa 1% về thể tích khí cacbon oxit có thể làm người ta bị chết), khí hiđro sunfua (người ngửi phải không khí

25

Page 26: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

có chứa 1,2mg/l trong 10 phút cũng có thể chết), khí nitơ peoxit, khí sunfurơ, amoniac, clo, brom phá huỷ nặng cơ quan hô hấp; brom lỏng gây bỏng da, rượu metylic, phenol, axit foocmic (gây bỏng da),… Uống phải một lượng rượu metylic, khoảng 10ml, có thể gây mù mắt; benzen, xăng cũng là những chất độc. Do đó phải thận trọng khi sử dụng các chất này và phải theo đúng các quy tắc sau đây:

– Nên làm thí nghiệm với các chất khí độc ở trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng. Chỉ nên lấy lượng hoá chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm bớt khí độc bay ra.

– Không được nếm và hút các chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận trọng khi ngửi các chất. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hoá chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hoá chất vào mũi.

– Đựng thuỷ ngân trong các lọ dày, nút kín và nên có một lớp nước mỏng ở trên. Khi rót và đổ thuỷ ngân, phải có chậu to hứng ở dưới và thu hồi lại ngay các hạt nhỏ rơi vãi (dùng đũa thuỷ tinh gạt các hạt thuỷ ngân vào các mảnh giấy cứng). Nếu có nhiều hạt nhỏ rơi xuống khe bàn thì cần phải rắc một ít bột lưu huỳnh vào đó. Không được lấy thuỷ ngân bằng tay.

– Phải hạn chế, tránh thở phải hơi brom, khí clo và khí nitơ peoxit; không để luồng hơi brom, khí clo, nitơ peoxit vào mắt hoặc brom lỏng dây ra tay.

1.2.2.2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng

Có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, brom, phenol,…

Khi sử dụng các chất trên phải giữ gìn không để dây ra tay, người và quần áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát thật gần.

Không đựng axit đặc vào các bình quá to; khi rót, khi đổ không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.

Khi pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm ngược lại, phải rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều.

Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hoá chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về phía không có người).

1.2.2.3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa

Các chất dễ cháy như rượu cồn, dầu hoả, xăng, ete, benzen, axeton,… rất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó.

– Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không để những bình lớn đựng các chất đó ra bàn thí nghiệm. Phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy. Không để gần lửa và không đựng các chất đó trong bình có thành lọ mỏng hay rạn nứt và không có nút kín.

– Khi phải đun nóng các chất dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách thuỷ.

– Khi sử dụng đèn cồn, không nên để bầu đựng cồn gần cạn (vì khi cồn chỉ còn 1/4 của bầu thì có thể nổ gây ra tai nạn). Khi rót thêm cồn vào đèn phải tắt đèn trước và dùng phễu

26

Page 27: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

(hình 3.1). Không châm lửa đèn cồn bằng cách chúc ngọn đèn nọ vào ngọn đèn kia mà phải dùng đóm. Hình 3.1. Rót thêm cồn vào

đèn

1.2.2.4. Thí nghiệm với các chất dễ nổ

Các chất dễ nổ ở phòng thí nghiệm thường là các muối clorat, nitrat. Khi làm thí nghiệm với các chất đó, cần thực hiện những yêu cầu sau đây:

– Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. Không để các chất dễ nổ gần lửa.

–Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, dùng đúng liều lượng đã quy định. Không tự động thí nghiệm một cách liều lĩnh nếu chưa nắm vững kĩ thuật và thiếu phương tiện bảo hiểm.

–Chẳng hạn đập hỗn hợp nổ kali clorat và lưu huỳnh, đốt hỗn hợp nổ của etilen hoặc axetilen với oxi,…

– Tuyệt đối không cho học sinh làm những thí nghiệm quá nguy hiểm như đập hỗn hợp kali clorat và photpho khi thiếu những điều kiện bảo đảm thật đầy đủ.

– Trước khi đốt cháy một chất khí nào, hiđro chẳng hạn, phải thử thật kĩ xem chất đó đã nguyên chất chưa, vì các khí cháy được, khi trộn lẫn với không khí, thường tạo thành hỗn hợp nổ.

– Không được vứt natri, kali với lượng lớn vào chậu nước, vào bể rửa, vì dễ gây tai nạn nổ.

2. Biện pháp xử lý khi bị tai nạn trong thí nghiệm hóa học

2.1. Trường hợp bị thương

Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ (rớm máu hoặc chảy máu chậm), dùng bông thấm máu rồi dùng bông bôi thuốc sát trùng (cồn 900, thuốc tím loãng, cồn iot, thuốc đỏ,…). Có thể dùng dung dịch sắt (III) clorua để cầm máu. Sau đó băng lại.

Nếu vết thương làm rách động mạch, máu bị phun ra mạnh, phải gọi ngay cán bộ y tế đến làm ga rô. Trong khi chờ đợi, dùng dây cao su hay khăn mặt nhỏ buộc chặt ngay phía trên vết thương. Cần giữ vết thương khỏi bị nhiễm trùng bằng cách đắp bông sạch lên vết thương rồi băng kín.

2.2. Trường hợp bị bỏng

Nếu bỏng vì vật nóng (nước sôi, cháy...) cần đắp ngay lên chỗ bỏng miếng bông tẩm dung dịch thuốc tím 1%, sau đó bôi vazơlin và băng vết thương lại. Chú ý không làm vỡ các nốt phồng da để chống nhiễm trùng.

Nếu bỏng vì axit đặc thì trước hết phải dùng bình tia nước để xối nước ngay vào chỗ bị bỏng và rửa nhiều lần. Tốt nhất là dùng nước vôi trong xối mạnh vào vết bỏng từ 3 đến 5 phút. Sau đó rửa bằng dung dịch natri hiđrocacbonat 10% hoặc dung dịch amoniac loãng. Tránh rửa bằng xà phòng.

Nếu bị bỏng vì chất kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng vì axit, sau đó rửa bằng dung dịch axit xitric hoặc axit axetic 5%.

Bị bỏng vì photpho, trước khi đưa người bị bỏng đến trạm y tế phải nhúng ngay vết thương vào dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch bạc nitrat 10%, hoặc dung dịch

27

Page 28: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

đồng sunfat 5%. Không bôi vazơlin hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng vì photpho hòa tan trong các chất này.

Bị bỏng vì brom lỏng thì phải dội nước để rửa ngay rồi rửa lại vết bỏng bằng dung dịch natri thiosunfat Na2S2O3 5%, sau đó bôi vazơlin, băng lại và đem đến trạm y tế gần nhất cứu chữa.

2.3. Trường hợp bị ngộ độc

2.3.1. Ăn hoặc uống phải chất độc: Nếu ăn phải asen và hợp chất của asen, phải làm cho bệnh nhân nôn ra. Cho uống than hoạt tính hoặc cứ 10 phút thì cho uống một thìa con dung dịch sắt (II) sunfat (1 phần FeSO4 và 3 phần nước). Sau đó cấp tốc đưa bệnh nhân vào bệnh viện để rửa ruột.

Nếu ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, cần làm cho bệnh nhân nôn ra, cho uống sữa có pha lòng trắng trứng, sau đó cho bệnh nhân uống thêm than hoạt tính.

Nếu bị ngộ độc vì photpho trắng, cho uống thuốc nôn (dung dịch loãng đồng sunfat: 0,5g đồng sunfat trong 1 – 1,5 lít nước). Cho uống nước đá. Không

được uống sữa và lòng trắng trứng hoặc dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.

Nếu bị ngộ độc vì axit xianhiđric và muối xianua (có trong lá cây trúc đào và một số củ sắn làm người ta bị say) thì làm cho bệnh nhân nôn ra, uống dung dịch 1% natri thiosunfat Na2S2O3 hoặc dung dịch thuốc tím rất loãng 0,025% đã được kiềm hoá bằng natri hiđrocacbonat, làm hô hấp nhân tạo, dùng nước lạnh xoa gáy. Cho uống dung dịch đặc glucozơ hoặc đường.

Ngộ độc do hút phải kiềm (amoniac, xút ăn da...), sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh. Không cho uống thuốc tẩy. Ngộ độc do hút phải axit thì cấp cứu bằng cách cho uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (một nửa thìa trong cốc nước). Cho uống bột magie oxit trộn với

nước (29 gam trong 300ml nước và uống từ từ). Không dùng thuốc tẩy.

2.3.2. Hít phải chất độc nhiều: Khi bị ngộ độc vì các chất khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng. Cần cởi thắt lư-ng, xoa mặt và đầu người bị ngộ độc bằng nước lã, cho ngửi dung dịch amoniac.

Nếu bị ngộ độc vì clo, brom: cần đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất. Nếu cần thiết thì làm hô hấp nhân tạo.

Nếu bị ngộ độc vì hiđro sunfua: cần cho bệnh nhân thở ở chỗ thoáng, nếu cần thì cho thở bằng oxi.

Nếu bị ngộ độc amoniac: Khi hít phải quá nhiều amoniac, cần cho bệnh nhân hít hơi nước nóng. Sau đó cho uống nước chanh hay giấm.

Ngộ độc do hít phải hiđro sunfua, cacbon monooxit... cần cho nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất làm hô hấp nhân tạo khi thấy cần thiết.

Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng. Sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.

2.4. Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm

Để cấp cứu khi bị thương hay bị hỏng, phòng thí nghiệm cần có tủ thuốc đựng sẵn một số thuốc thông dụng sau đây:

1) Rượu iot 5%

28

Page 29: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

2) Dung dịch natri cacbonat axit 3%

3) Dung dịch amoniac 5%

4) Dung dịch axit boric 2%

5) Dung dịch thuốc tím loãng (đựng trong lọ màu nâu) 2-3%

6) Dung dịch đặc sắt (III) clorua

7) Dung dịch axit axetic 3%

8) Dung dịch đồng sunfat 5%

9) Các loại bông băng, gạc đã được tẩy trùng.

Câu hỏi , bài tập

1. Thế nào là an toàn trong phòng thí nghiệm? Các quy tắc an toàn khi làm việc trong PTN.

2. Các quy tắc bảo quản, sử dụng hoá chất an toàn.

3. Các quy tắc về kí thuật an toàn khi làm thí nghiệm với hoá chất độc hại, hoá chất dễ ăn da và dễ gây bỏng, hoá chất dễ cháy , dễ gây nổ.

4. .Các quy tắc kĩ thuật bảo hiểm khi làm thí nghiệm và vấn đề bảo vệ môi trường ở trường học phổ thông.

5.Trình bày các phương pháp xử lý khi bị tai nạn trong phòng thí nghiệm. (Trường hợp bị thương, bị bỏng, bị ngộ độc ...và các tai nạn khác)

6. Tại sao trong PTN tuyệt đối không được châm lửa cho đèn cồn bằng cách nghiên đèn cồn này vào đèn cồn khác đang cháy?

7. Trong khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở trong PTN chẳng may học sinh bị axit H2SO4 đặc bắn vào người, cần phải xử lý như thế nào?

8. Trong khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở trong PTN chẳng may học sinh bị cồn bốc cháy và bị bỏng cồn cần phải xử lý như thế nào?

9. Nếu chẳng may natri kim loại bốc cháy cần dập cháy như thế nào? Tuyệt đối không được dùng nước tại sao?

10. Nếu làm thí nghiệm còn dư lượng khí độc như clo, amoniac, hiđrosunfua, khí sunfuro, Nitrođioxit, nitrooxit ...làm thế nào để xử lý các khí dư đó?

29

Page 30: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 4.NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ

VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC

6 tiết (Lý thuyết: 4 tiết, thảo luận : 2 tiết)

1. Nội dung môn hoá học có thể tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động trong chương trình hoá học phổ thông.

1.1. Địa chỉ các bài có thể tích hợp GDATVSLĐ ở môn hoá học THCS

Lớp 8

Bài Nội dung GDATVSLĐ

Bài mở đầu Nhờ hoá học con người tạo ra được nhiều chất: gang, thép, axit, phân bón, thuốc…nhiều đồ vật: đồ nhựa, đồ nhôm, quần áo, giày dép…Tuy nhiên nếu sử dụng quá mức và không bảo quản tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Bài 2 Chất Biết được các vật thể đều được tạo ra từ chất; Bảo quản và sử dụng các vật thể tự nhiên và nhân tạo; Sự phân huỷ của chúng trong môi trường (gỗ, nhựa, cao su, thuỷ tinh, polime…)

Bài 4 Nguyên tử Dùng năng lượng điện nguyên tử cho hiện tại và tương lai, phục vụ đời sống và kinh tế quốc dân; Dùng trị bệnh, thăm dò chẩn đoán, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y học, …Tuy nhiên nếu sử dụng bom nguyên tử, đạn mang hạt nhân là vũ khí giết người hàng loạt và huỷ hoại môi trường; Phóng xạ hạt nhân gây ô nhiễm không khí, nước, đất, tiêu diệt các sinh vật lâu dài…

Bài 5 Nguyên tố hoá học

Biết vai trò của một số nguyên tố hoá học với đời sống con người và các sinh vật mặc dù đó chỉ là vi lượng. Nhưng nếu dùng quá liều lượng sẽ gây độc tính cao, ví dụ Zn là nguyên tố vi lượng cần để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng nếu lượng dùng vượt quá 0,78% sẽ rất độc

Bài 6 Đơn chất và hợp chất – Phân tử

Qua bài này học sinh biết được hợp chất là gì và tác dụng của chúng đối với môi trường sống ra sao ? Vai trò của một số chất đối với môi trường sống nói chung và con người nói riêng. Vấn đề sử dụng các chất, các chất gây độc hại và ô nhiễm môi trường như chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ sâu, chất độc hoá học…

Bài 7 Bài thực hành 2 - Sự lan toả của

Học sinh biết được các chất lan toả trong nước như NH3, KMnO4. Sau giờ thực hành, từ việc vệ sinh, rửa dụng cụ thí nghiệm học sinh thấy đựơc rằng các chất đã được làm thí

30

Page 31: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

chất nghiệm sẽ theo nguồn nước thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Cần giáo dục đức tính tiết kiệm hoá chất, giữ vệ sinh sạch sẽ, không tuỳ tiện vứt rác, hóa chẩt vào nguồn nước. Có thể liên hệ thực tế từ đô thị, các em hiểu ra các chất thải theo các ống cống ở các hộ gia đình đi vào nguồn nước, gây nên hôi thối, ô nhiễm. Từ đó, học sinh có thể nêu ra một số biện pháp bảo vệ môi trường như có thời gian qui hoạch, xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

Bài 13 Phản ứng hoá học

Qua bài này học sinh biết được, trong công nghiệp dựa vào phản ứng hoá học để điều chế các chất cần thiết cho đời sống và sản xuất. Trong tự nhiên, phản ứng của cây xanh diễn ra trên lá :

Khí cacbon đioxit + Nước ---> Glucôzơ + Khí oxi

(Glucôzơ có thể chỉ là chất trung gian, sản phẩm cuối cùng còn là tinh bột). Nhờ phản ứng này góp phần làm cân bằng khí CO2

và O2 mà không khí được trong lành, do chất có hại là khí CO2

giảm đi. Vì vậy cần chăm sóc, trồng và bảo vệ cây xanh.

Tuy nhiên cũng có những phản ứng xảy ra có hại như khí nổ trong các hầm lò, lên men, ôi thiu, cháy rừng, sự gỉ của kim loại…ta cần phải đề phòng

Bài 24 Tính chất của ôxi

Học sinh thấy được vai trò to lớn của ôxi trong không khí đối với đời sống. Oxi có khả năng kết hợp với chất hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hoá các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Từ đó, HS có ý thức bảo vệ môi trường không khí, đề ra và thực hiện các biện pháp như là bảo vệ cây xanh, trồng cây xanh có tác dụng điều hoà ôxi, hạn chế bụi, cản gió…

Bài 25 Sự ôxi hoá - phản ứng hoá học - ứng dụng của ôxi

Thông qua một số ứng dụng của ôxi, HS thấy rõ vai trò, sự cần thiết của ôxi trong cuộc sống sự hô hấp, sự đốt nhiên liệu… càng ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường không khí.

Bài 28 Không khí và sự cháy

Giáo dục HS trong việc phòng cháy, chữa cháy. Biết cách dập tắt sự cháy của các chất cháy. Cần lưu ý giáo dục HS sử dụng các chất dễ cháy đảm bảo an toàn. Phòng cháy, chữa cháy cũng là một trong các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, chống ô nhiễm.

Bài 31 Tính chất- ứng dụng của hidro

HS biết được hiđro có thể thay thế các nhiên liệu đốt cháy như than, củi, xăng, dầu…Nhằm hạn chế lượng CO2 thải vào trong môi

31

Page 32: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

trường. Vì H2 khi cháy tạo thành H2O chứ không phải là CO2.

- Bài 32 Phản ứng ôxi hoá- khử:

HS thấy được không phải phản ứng ôxi hoá- khử nào cũng có lợi. HS hiểu rằng phản ứng ôxi hoá- khử xảy ra hằng ngày trong cuộc sống như sự gỉ sét của kim loại, sự mục nát gây hư hại đồ vật, dụng cụ bằng sắt, các công trình xây dựng. HS cũng biết được một số biện pháp nhằm hạn chế các sự ôxi hoá đó bằng cách sơn, mạ hoặc phủ lên bề mặt các kim loại dễ bị ôxi hoá một lớp chống ôxi hoá. Mặt khác đề xuất giải pháp làm giảm lượng khí thải vào môi trường gây mưa khói bụi axit…

Bài 36 Nước: Bài này có thể lồng ghép, tích hợp trong giờ dạy hoặc có thể khai thác cho hoạt động ngoại khoá của HS với nhiều mục tiêu khác nhau. HS thấy được vai trò to lớn của nước trong đời sống và sản xuất. Từ đó ý thức tự giác trong việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý, không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông, đề xuất giải pháp xử lí nước thải, sử dụng nước.

Bài 37 Axit – Bazơ - Muối

HS biết được Axit, Bazơ, Muối là các hợp chất hoá học rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhiều sản phẩm hoá học được điều chế từ các chất này. Các cơ sở sản xuất, sửa chữa công cụ nhỏ sử dụng một lượng khá lớn axit để tẩy rửa làm sạch bề mặt. Tuy nhiên cần sử dụng một cách hợp lí tránh thải vào môi trường gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.

Bài 41 Độ tan của một chất trong nước

HS biết được Axit, Bazơ, Muối là các hợp chất hoá học rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, nhiều sản phẩm hoá học được điều chế từ các chất này. Các cơ sở sản xuất, sửa chữa công cụ nhỏ sử dụng một lượng khá lớn axit để tẩy rửa làm sạch bề mặt. Tuy nhiên cần sử dụng một cách hợp lí tránh thải vào môi trường gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.

Bài 45 Bài thực hành 7

Qua nội dung bài thực hành liên hệ thực tế, có thể lồng vào nội dung GDMT trong việc sử dụng các chất hoá học cho nông nghiệp phân bón, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc hoá học diệt cỏ… của các nông dân, tránh hiện tượng lạm dụng thuốc, phân bón gây hại cho cây trồng các loại nông sản và đặc biệt là môi trường.

1.2. Địa chỉ các bài có thể tích hợp GDATVSLĐ ở môn hoá học THPT

Lớp 10

Chương bài Nội dung giáo dục an toàn và vệ sinh lao động

Chương 1 - Bảo vệ an toàn phóng xạ: Tia phóng xạ gây đột biến, gây nên

32

Page 33: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài :Hạt nhân nguyên tử . Nguyên tố hoá học . Đồng vị

bệnh ung thư cho người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, động và thực vật

Nhận biết được phóng xạ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đất , nước và sức khoẻ của con người.

Biện pháp xử lý chất thải ở các nhà máy điện nguyên tử. Bảo vệ an toàn cho con người và môi trường sống.

Chương 5

Bài : Clo

Kiến thức: Khí clo với con người, động ,thực vật.

- Điều chế khí clo trong PTN, các thí nghiệm về clo và những chú ý về biện pháp an toàn khi tiến hành các thí nghiệm với clo, xử lý khí clo dư .

- Sản xuất clo trong CN và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.

Kĩ năng: Nhận biết được nguồn gây ô nhiễm, chất thải gây ô nhiễm.- Khử chất thải độc hại là khí clo hợp chất của clo bằng nước vôi. Chú ý an toàn khi làm TN với clo cần đeo khẩu trang.

Chương 5

Bài : Hiđro clorua. Axit clohidric và muối clorua

Kiến thức:

- Biết được: Khí HCl độc, đễ bay hơi trong không khí.

- Biết được SX axít HCl sẽ có chất thải gây ô nhiễm môi trường. - Cách nhận biết được chất ô nhiễm: dd axit HCl và muối clorua tan trong nước bằng thuốc thử AgNO3

Kĩ năng: Nhận biết được nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường của HCl.

- Đề xuất biện pháp khử chất thải độc hại là HCl và các chất khác có liên quan.Chú ý đeo khẩu trang khi làm thí nghiệm và cẩn thận không để axit dây ra tay chân, quần áo.

33

Page 34: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Chương 5

Bài: Hợp chất chứa oxi của clo

Kiến thức: Hiểu được nước Javen và clorua vôi có tác dụng

khử trùng diệt khuẩn, nấm mốc, khử chất độc hại để bảo vệ môi

trường trong sạch.

Kĩ năng: Nhận biết được chất dùng để khử trùng, diệt khuẩn.

Chương 5

Bài: Flo-Brom – Iot.

Kiến thức: Biết được flo,brom có độc tính gây hại cho sức

khỏe con người, động và thực vật

Tác dụng của Flo với các chất rất mãnh liệt dễ gây nổ ngay

cả trong bóng tối gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Kĩ năng: Tiến hành làm việc an toàn với hóa chất. Cẩn thận khi

dùng Brom

Chương5.

BàiFlo-Brom.Iot .Bài đọc thêm: Sự suy giảm tầng ozon

Ô nhiễm đất do phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật

Kiến thức: Hợp chất CFC là nguyên nhân gây nên sự phá hủy

tầng ozon. Sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật dễ

gây nên sự ô nhiễm đất , nước, không khí.

Kĩ năng: - Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng liều lượng,

đúng phương pháp để đảm bảo an toàn cho cây trồng chínhlà bảo vệ sức khoẻ cho con người.

- Xác định tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Chương 6

Bài: Oxi –ozon

Kiến thức: Hiểu được vai trò của oxi, ozon với môi trường sống.

- Vai trò của tầng ozon là ngăn không cho tia cực tím chiếu

xuống trái đất.

Kĩ năng: - Xác định tác nhân phá hủy tầng ozon.

- Xác định giải pháp giữ gìn tầng ozon.

Chương 6

Bài : Hiđro sun fua. Lưu hùynh đioxit. lưu huỳnh trioxit

Kiến thức: Biết được H2S , SO2, SO3 gây độc hại cho con người

. Là một trong những nguyên nhân gây mưa axit

- Cách sử lý chất thải là H2S, SO2, SO3 bằng nước vôi.

Kĩ năng: - xác định được nguôn gây ô nhiễm và chất thải gây

ô nhiễm.- Khử chất độ hại sau khi làm thí nghiệm.

Chương 6.

Bài Axit sunfuric và muối sunfat

Kiến thức: Hiểu được H2SO4 là một chất gây bỏng nặng đặc

biệt khi đặc, rất nguy hiểm.

Chất thải gây ô nhiễm môi trườngdo SX H2SO4 và phân supe

photphat

- Nhận biết axit và ion sunfat trong dd hoặc trong chất thải.

Kĩ năng: xác định được nguôn gây ô nhiễm và chất thải gây ô

nhiễm.Nhận biết chất thải trong thực tiễn.

Chú ý kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc biệt khi

đặc

Chương 6

Bài : Thực hành

Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về tính chất H2S , SO2, SO3

và H2SO4 là những chất gây ô nhiễm34

Page 35: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

2. Phương pháp tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phổ thông

2.1. Khái niệm tích hợp là gì?

Với đặc điểm của hệ thống kiến thức GDATVSLĐ và chương trình tích hợp GDATVSLĐ đã đưa ra ở trên,việc đưa kiến thức GDATVSLĐ vào môn học thuận lợi nhất vẫn là phương pháp tích hợp và lồng ghép.

Tích hợp là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hoá học với kiến thức GDATVSLĐ làm cho chúng nhào quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất.

Lồng ghép là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một mục, một đoạn, một số câu có nội dung GDATVSLĐ.

2.2. Các khả năng GDATVSLĐ thông qua môn hóa học:

Hoạt động GDATVSLĐ có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:

- GDATVSLĐ thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường PT

- GDATVSLĐ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội

Thông qua chương trình giảng dạy môn hóa học có 3 khả năng để tích hợp GDATVSLĐ :

a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung GDATVSLĐ.Thí dụ các bài thực hành thí nghiệm, chương: Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội môi trường.

b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDATVSLĐ. Thí dụ các thí nghiệm được tiến hành trong các giờ lên lớp.

c) Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập... được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung GDATVSLĐ. Đối với môn hóa học chủ yếu ở dạng này. Thí dụ bài Clo (SGKHH10), bài Ozon và Hiđro peoxit (SGKHH10)....

Thông qua hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức để tổ chức như hoạt động tham quan môi trường, hoạt động Câu lạc bộ về GDATVSLĐ , tổ chức các đêm diễn GDATVSLĐ...

2.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp GDATVSLĐ thông qua môn hóa học ở phổ thông

Quá trình khai thác các cơ hội GDATVSLĐ cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản.

- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài GDATVSLĐ.

- Khai thác nội dung GDATVSLĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.

- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

3. Các phương pháp dạy học tích hợp GDATVSLĐ

35

Page 36: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

3.1. Phương pháp trực quan

3.1.1. Khái niệm phương tiện trực quan:

Trong dạy học hoá học, HS nhận thức tính chất các chất và các hiện tượng hoá học không chỉ bằng mắt nhìn, mà còn bằng các giác quan khác như nghe, nhìn, sờ mó và trong một số ít trường hợp có thể nếm nữa. Như vậy tất cả các đối tượng nghiên cứu (sự vật, hiện tượng, thiết bị và mô hình đại diện cho hiện thực khách quan). Nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng đó, làm cơ sở cho sự lĩnh hội trực tiếp nhờ các giác quan những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về các sự vât và hiện tượng được nghiên cứu đều gọi là các phương tiện trực quan.

3.1.2. Phân loại phương tiện trực quan.

a/ Đối tượng, quá trình: Mẫu vật (vật thật, các chất hoá học), dụng cụ máy móc, thiết bị, các quá trình vật lí và hoá học (tức là thí nghiệm hoá học).

b/ Đồ dùng trực quan tạo hình: Mô hình, hình mẫu các thiết bị, máy móc, tranh ảnh, hình vẽ, phim đèn chiếu, sách giáo khoa,…

c/ Tài liệu trực quan tượng trưng: Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…

3.1.3. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học. (Sử dụng thí nghiệm trong dạy học, PP thực hành thí nghiệm trong dạy học hoá học)

3.1.3.1.Hình thức thí nghiệm thường được sử dụng trong nhà trường phổ thông

a/ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do GV tự tay trình bày trước HS.

b/ Thí nghiệm học sinh: do HS tự làm với các dạng sau:

- Thí nghiệm đồng loạt của HS trong khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu một vài nội dung của bài học. Khi không có điều kiện cho tất cả HS (hoặc tất cả các nhóm HS) làm thì một vài HS được chỉ định biểu diễn một vài thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới.

- Thí nghiệm thực hành ở lớp nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo làm thí nghiệm, thường được tổ chức sau một số bài học hoặc vào cuối học kì.

- Thí nghiệm ngoại khoá (ngoài lớp) như thí nghiệm vui trong các buổi học vui vẽ về hoá học.

- Thí nghiệm ở nhà, một hình thức thí nghiệm đơn giản, có thể dài ngày, giao cho HS làm ở nhà riêng.

Trong các hình thức thí nghiệm nêu ở trên, thí nghiệm của GV là quan trọng nhất.

3.1.3.2. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm.

Trong khi biểu diễn thí nghiệm hoá học, người GV nhất thiết phải tuân theo những yêu cầu sau đây:

a/ Thí nghiệm phải dảm bảo an toàn cho học sinh:

An toàn là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của mọi thí nghiệm hoá học. Đảm bảo an toàn trong thí nghiệm không chỉ cho HS mà cho cả GV. GV phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về mọi sự không may xảy ra có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của HS và của chính mình. Để đảm bảo yêu cầu này GV phải:

- Kiểm tra lại dụng cụ, hoá chất (dụng cụ sạch, hoá chất tinh khiết) trước khi làm thí nghiệm.

36

Page 37: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Tuân theo tất cả những qui định về bảo hiểm.

- Nắm vững kĩ thuật thí nghiệm (trật tự, động tác, liều lượng hoá chất,…).

- Làm đúng hướng dẫn, nói khác đi là tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của thí nghiệm (phải hiểu được vì sao lại phải làm thế này mà không làm thế kia).

- Phải trao dồi kĩ năng thí nghiệm: Sau khi đã nắm vững kĩ thuật, làm đúng hướng dẫn thì phải làm cho quen, cho thành thạo.

- Luôn bình tĩnh, cẩn thận, đề cao tinh thần trách nhiệm.

- Hiểu kĩ nguyên nhân của những trường hợp xảy ra nguy hiểm.

Thí dụ: Trong thí nghiệm điều chế C2H4 từ C2H5OH có axit H2SO4 xúc tác, GV phải hiểu vì sao phải cho rượu vào ống nghiệm trước, axit vào sau. Vì sao khi cho axit vào rượu lại phải cho từ từ từng giọt một và vừa cho vừa lắc ống nghiệm. Vì sao phải cho cát sạch hoặc cho mảnh sứ vào hỗn hợp. Vì sao không được cho hoá chất vào quá nửa ống nghiệm. Vì sao khi không thu C2H4 nữa thì phải cất ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới được cất đèn cồn,…

Hoặc trong thí nghiệm điều chế clo, thực tế có rất nhiều GV né tránh thí nghiệm này rất dễ dẫn đến tình trạng không an toàn, vì clo độc, ảnh hưởng rất độc đến đường hô hấp. Trong thí nghiệm này ngoài việc chuẩn bị thí nghiệm thật chu đáo như cốc đựng bông tẩm dung dịch kiềm để loại bỏ clo dư. Nút đậy ống nghiệm hoặc bình điều chế phải thật kín để clo không bị xì ra, đầu ống dẫn khí clo phải đưa sát đáy bình thu còn đòi hỏi tiến bộ thao tác khi thu clo phải thật nhanh mới đảm bảo được an toàn (khí clo đã đầy bình thì phải nhanh chóng đưa sang bình thu khác. Khi không còn thí nghiệm nữa thì phải nhanh chóng đưa đầu ống dẫn vào cốc có bông tẩm dung dịch kiềm và bông tẩm kiềm phải làm sao hấp thụ hết khí clo dư mới không gây ngộ độc).

Tuỳ thuộc vào cơ sở vật chất phòng thí nghiệm người GV phải chịu khó tạo, lựa dụng cụ thí nghiệm để có thể tiến hành thí nghiệm an toàn, chẳng hạn với thí nghiệm có sự tạo chất độc như SO2, NO2,… chúng ta có thể tiến hành thí nghiệm trong hệ thống kín, sau khi HS đã nhận biết được có sự tạo ra NO2, SO2,H2S,… thì chúng ta huỷ chúng ngay trong hệ thống kín bằng dung dịch kiềm (Ca(OH)2 hay NaOH,…). Thực tế cho hay việc tiến hành các thí nghiệm có sự tạo ra các chất độc nói trên tiến hành vào ống nghiệm hai nhánh, trong đó có một nhánh đựng dùng để đựng dung dịch kiềm, nếu không có ống nghiệm hai nhánh thì ống nghiệm thẳng cũng tiến hành đựoc an toàn bằng cách đậy nút có ống dẫn khí dẫn tới cốc hay ống nghiệm khác chứa dung dịch kiềm.

Ngoài ra còn có các thí nghiệm khác như natri tác dụng với nước, natri tác dụng với lưu huỳnh, natri tác dụng với clo,…

Tuy nhiên GV không nên cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm và tính độc của các hoá chất làm cho HS sợ hãi và không vì những nguy hiểm mà hạn chế việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy.

b/ Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm: Nghĩa là thí nghiệm phải có kết quả và bảo đảm tính khoa học.

Tuyệt đối tránh thí nghiệm không có kết quả làm uy tín của người GV sẽ bị xúc phạm, HS sẽ không tin vào GV, không tin vào khoa học.

* Muốn đảm bảo kết quả tốt:

37

Page 38: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- GV phải nắm vững kĩ thuật thí nghiệm, phải tuân theo đầy đủ và chính xác các chỉ dẫn về kĩ thuật khi lắp dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.

- Hơn thế, còn có kĩ năng thành thạo. Những kĩ năng biểu diễn thí nghiệm không phải tự nhiên mà có được, cũng không thể có được bằng cách đọc một vài cuốn sách hay quan sát GV có kinh nghiệm làm thí nghiệm. Muốn nắm vững kĩ thuật làm thí nghiệm, người GV phải tích luỹ kinh nghiệm, làm nhiều lần, rút đúc kinh nghiệm, có cải tiến sáng tạo.

- Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận thí nghiệm bằng cách làm thử lại nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đơn giản, đã làm quen nên không cần thử trước. Lưọng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ thích hợp khi tiến hành thí nghiệm là những yếu tố có tác dụng quyết định. GV phải kiểm tra lại thường xuyên số lượng và chất lượng của dụng cụ hoá chất, ví dụ những dụng cụ dự trữ để thay thế tránh những sơ suất nhỏ như bỏ quên diêm, đèn, nút không vừa, ống nghiệm bị thủng đáy, chai lọ hoá chất không có nhãn nên nhầm lẫn, giấy lọc rách, đèn cồn không có cồn… đều để lại những dấu ấn xấu trong HS.

Nếu thí nghiệm không thành công GV cần bình tĩnh suy nghĩ, tìm nguyên nhân và giải quyết làm như thế uy tín của GV sẽ tăng lên đáng kể khi GV giải quyết được thí nghiệm không thành công và bổ khuyết làm cho thí nghiệm được tiến hành tốt. Nhưng uy tín của GV bị giảm sút nhanh chóng nếu lừa dối HS hoặc bắt ép HS công nhận kết quả trong khi thí nghiệm không thành công. Việc lừa dối HS là một việc làm vừa phản khoa học vừa phản giáo dục.

c/ Thí nghiệm rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ:

- GV không được đứng che lấp thí nghiệm

- Kích thước dụng cụ và lượng hoá chất phải đủ lớn để HS ngồi xa trông thấy.

- Bàn thí nghiệm cao vừa phải, cần bố trí dụng cụ thí nghiệm để mọi HS đều thấy rõ.

- Nên lựa những thí nghiệm có kèm theo sự thay đổi màu sắc, có các khí sinh ra hoặc có các chất kết tủa tạo thành (nếu cần có thể dùng phông có màu sắc thích hợp, dùng thiết bị bổ sung để làm nổi bật kết quả của thí nghiệm).

d/ Các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng mỹ thuật, đồng thời phải đảm bảo tính khoa học:

Những thí nghiệm quá phức tạp có thể biểu diễn vào giờ thực hành. Nhiều GV hoá học đã phát huy sáng kiến cải tiến dụng cụ thí nghiệm cho đơn giản, dùng những hoá chất dễ kiếm và rẻ tiền để thay thế cho phù hợp với điều kiện thiết bị còn nhiều thiếu thốn của nước ta. Đó là những việc làm rất đáng khuyến khích. Đồng thời cần chú ý đảm bảo cho các dụng cụ thí nghiệm được mĩ thuật, đảm bảo tính khoa học.

e/ Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải, hợp lí:

Cần tính toán hợp lí số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài lên lớp và thời gian dành cho mỗi thí nghiệm. Không kéo dài thời gian thí nghiệm trong một tiết học. Chỉ nên chọn làm một số thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học. Chẳng hạn khi dạy tính chất hoá học của clo, chỉ cần chọn một số thí nghiệm giúp cho HS thấy rõ:

- Clo tác dụng cả kim loại mạnh và kim loại yếu.

- Clo tác dụng với hidro ở dạng tự do.

38

Page 39: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Trong đa số trường hợp trên, phản ứng toả ra một lượng nhiệt lớn.

- Clo ẩm và nước clo có tính tẩy màu.

Không nên tham lam và chạy theo những hiện tượng gây ra tiếng nổ, sự cháy sáng lạ mắt thích thú đối với HS. Không nên biểu diễn tất cả các thí nghiệm có trong bài học, nếu số thí nghiệm đó quá lớn.

g/ Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm biểu diễn với bài giảng:

Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học, giúp HS nắm vững bản chất của vấn đề và tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học.

Trước khi biểu diễn thí nghiệm GV phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích mục đích của thí nghiệm, tác dụng của từng dụng cụ, tập cho HS quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra những kết luận khoa học hướng vào những điểm cơ bản nhất của bài học.

3.2.Phương pháp dạy học theo dự án

Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế - xã hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, điều kiện vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, có thể cần sự tham gia của giáo viên nhiều môn học.

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể,...

Cốt lõi của DH theo dự án là: xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ tình huống có vấn đề. HS là người học tích cực thông qua tự giải quyết vấn đề, tự hướng dẫn- tìm ý nghĩa và xây dựng tri thức riêng của mình, học qua cộng tác và làm việc với bạn bè.

Quy trình xây dựng một dự án dạy học hoá học

(1). Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án.

- Người học thảo luận nhóm, đề xuất, xác định đề tài.

- Chú ý tới hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống của địa phương. Chú ý đến hứng thú của người học. Giáo viên là cố vấn, có thể giới thiệu các hướng đề tài cho HS...

(2). Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.

- Người học xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của dự án.

(3). Thực hiện dự án.

- Tìm khai thác các nguồn thông tin

- Sản phẩm thông tin mới được tạo ra.

- Thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài trong nhièu tuần, nhiều tháng và đòi hỏi nỗ lực rất cao của mỗi thành viên.

39

Page 40: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

(4). Thu thập kết quả và công bố sản phẩm.

- Các nhóm hoàn thành sản phẩm dự án, trình bày trước lớp.

(5). Đánh giá dự án.

- Tự đánh giá. Các nhóm đánh giá lẫn nhau. Giáo viên đánh giá.

Đối với môn hóa học việc thực hiện dạy học theo dự án thích hợp nhất là những bài học có liên quan đên thực tiễn hoặc có nội dung gdmt thí dụ như: các bài về phân bón hóa học, polime, dầu mỏ, kim loại nặng...

3.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là PPDH có nhiều khả năng tốt trongGDATVSLĐ vì nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân.

Trong thảo luận nhóm, cần chú ý:

- Vai trò của nhóm trưởng cần phải được xác định rõ.

- Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như tiến trình.

- Nếu thấy học sinh thảo luận đi xa vấn đề thì cần phải uốn nắn ngay.

- Cần khuyến khích các em tranh luận.

- Hình dung trước những ý kiến và thái độ của học sinh để khi tổng kết, học sinh nào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của nhóm, lớp.

Phương pháp làm việc nhóm được tiến hành theo 4 bước: chuẩn bị, giao nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, tổng kết (đại diện các nhóm trình bày kết quả).

3.4. Phương pháp đóng vai...

Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành những hoạt động có kịch tính. trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. các hành động kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của học sinh, không cần phải qua đợt tập dượt hay dàn dựng công phu, vì vậy đây là quá trình thông tin với đặc điểm cơ bản là trình diễn tức thời.

phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: tạo không khí để đóng vai.

việc đóng vai không phải bao giờ cũng được tất cả các học sinh chấp nhận, vì vậy bước này rất quan trọng. giáo viên cần cho học sinh nhận thức được rằng bất kỳ con người nào trong cuộc sống cũng có thể gặp các tình huống cụ thể khác nhau.

- Bước 2: lựa chọn vai

giáo viên có thể phân vai phù hợp với từng học sinh hoặc để học sinh tự nhận các vai trong vở kịch. các học sinh khác còn lại đóng vai khán giả quan sát. người quan sát cần phải chú ý xem diễn viên nhập vai như thế nào, tự đặt mình vào diễn và hình dung về tính phù hợp với thực tế của các diễn viên và cách giải quyết vấn đề, suy nghĩ xem có cách nào khác giải quyết vấn đề không.

- Bước 3: theo các vai trình diễn.

40

Page 41: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện thì giáo viên có thể cho ngừng diễn. sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn và có đánh giá vở kịch.

- Bước 4: có thể yêu cầu các diễn viên khác trình diễn vở kịch theo cách khác, với các cách giải quyết vấn đề khác.

- Bước 5: hướng dẫn học sinh trao đổi kinh nghiệm và rút ra các kết luận cần thiết về các vấn đề của vở kịch nêu lên.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm trong việc nêu nên các vấn đề của môi trường dễ bị tổn thương (sử dụng vốn đất, khai thác tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học,an toàn lao động và vệ sinh môi trường...). chúng giúp cho học sinh có định hướng tích cực về hiểu biết, thái độ và hành vi đối với các vấn đề về ATVSLĐ

4. Một số ví dụ minh họa PPDH tích hợp giáo dục an toàn và vệ sinh lao động thông qua môn hoá học phổ thông

4.1. Phương pháp tích hợp GDATVSLĐ thông qua dạy học hoá học THCS

+ Đối với loại bài thực hành: trong sách giáo khoa Hoá học lớp 8 gồm 7 bài thực hành. Nội dung GDATVSLĐ được thể hiện qua việc giáo dục cho học sinh những quy tắc, đảm bảo an toàn trong giờ thực hành, thực hiện tốt nội quy phòng thí nghiệm, biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ khi thực hành Hoá học. Cần giáo dục cho học sinh thấy rằng việc bảo quản các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, bảo quản và tiết kiệm hoá chất trong thực hành cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm bớt tác hại của rác thải hóa chất, thuỷ tinh… vào môi trường .

+ Đối với các bài luyện tập: sách giáo khoa Hoá học lớp 8 có 8 bài luyện tập. Ở một số bài tập, thông qua kết quả của bài cũng có thể liên hệ thực tế GDATVSLĐ cho học sinh. Dạng bài tập có liên quan đến các quy tắc tiến hành thí nghiệm an toàn, cách lắp ráp và sử dụng các hoá chất đảm bảo an toàn , các bài tập về khử các khí độc và phòng chống hoá chất độc hại, các bài tập có liên quan đến sản xuất hoá chất trong công nghiệp , trong đời sống sinh hoạt như an toàn vệ sinh thực phẩm…

+ Đối với bài hình thành kiến thức mới: một số bài có chứa nội dung GDATVSLĐ cụ thể thành đề mục trong bài. Cũng có bài không có đề mục nội dung GDATVSLĐ rõ ràng, nhưng trong bài có tiến hành thí nghiệm , có nội dung kiến thức hoá học liên quan vấn đề ATVSLĐ và MT đòi hỏi giáo viên tìm tòi, liên hệ thực tế tìm ra nội dung để giáo dục cho học sinh.

Ví dụ : Bài 25 “ Sự oxi hóa - phản ứng hoá hợp - ứng dụng của ôxi ”. Bài 28 “Không khí- sự cháy ”. Bài 31 “ Tính chất- ứng dụng của hidro ”. Bài 32 “Phản ứng ôxi hoá - khử ”. Bài 36 “Nước ”. Bài 37 “Axit – Bazơ - Muối ”. Bài 41 “Độ tan của một chất trong nước ”. Là những bài mà nội dung GDATVSLĐ và MT cho học sinh đã được ghi thành một mục hoặc nội dung tương đối dễ khai thác, dễ nhận thấy.

Ngoài ra, mục “ Em có biết? ” trong sách giáo khoa Hoá học 8 cũng chứa nội dung GDATVSLĐ và MT và có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác nội dung để GD cho học sinh. :

4.2. Phương pháp tích hợp GDATVSLĐ thông qua dạy học hoá học THPT

Ví dụ minh hoạ một bài dạy có nội dung tích hợp GDATVSLĐ

41

Page 42: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 30. Clo (SGKHH 10)

I. Mục tiêu

HS phải biết được vai trò quan trọng của clo và các hợp chất của clo trong cuộc sống, công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời hiểu được sự độc hại của khí clo và hợp chất của nó đối với MT sống. Từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường hạn chế ảnh hưởng của khí clo và các hợp chất của clo. Chú ý các biện pháp an toàn khi thực hiện các thí nghiệm với clo.

II. Chuẩn bị

a. Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ hoá chất thí nghiệm:

- Điều chế sẵn một số bình chứa khí clo và dung dịch nước clo.

- Chuẩn bị tờ rời.

b. Học sinh: chuẩn bị mảnh vải màu, cánh hoa hồng, con châu chấu sống.

III. Hướng dẫn các hoạt động

Hoạt động 1 (mục :I. Tính chất vật lí).

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

GV cho HS quan sát thí nghiệm (TN):

+ Quan sát màu sắc bình khí, tình trạng con châu chấu?

+ Khí clo nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Vì sao?

+ Từ hiện tượng trên chứng tỏ điều gì? Nếu thải khí Cl2 ra ngoài không khí sẽ như thế nào?

+ Clo độc như thế nào? Nếu con người hít thở phải một lượng nhỏ khí clo sẽ ra sao?

+ Biện pháp an toàn khi làm thí nghiệm ?

+Khí clo màu vàng lục, mùi xốc, con châu chấu yếu dần rồi chết.

+ Khí clo nặng hơn không khí 2,5 lần (d = 71/29 = 2,5)

+Khí clo độc, không duy trì sự sống. khí clo nặng hơn từ từ chìm xuống gây độc hại cho môi trường sống.

+ Một lượng nhỏ cũng gây kích thích mạnh đường hô hấp và viêm các niêm mạc. hít phải nhiều clo thì bị ngạt và có thể chết.

+ Cần đeo khẩu trang. Không lấy dư nhiều hoá chất. Chuẩn bị chậu đựng nước vôi để sau khi làm thí nghiệm xong cho các dụng cụ thí nghiệm vào chậu nước vôi để khử độc.

Hoạt động 2 (mục: II.Tính chất hoá học).

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

GV cho HS quan sát TN

Cho mảnh vải màu vào bình 1 đựng dd nước clo và cánh hoa hồng vào bình 2 chứa khí clo.

Nêu các hiện tượng quan sát được, giải thích bằng ptpư?

Hiện tượng:

Bình 1: mảnh vải bạc màu

Bình 2: cánh hoa nhạt màu

Giải thích: bình 1

Cl2 + H2O = HCl + HClO

HCl là axit mạnh, HClO là axit có

42

Page 43: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Rút ra nhận xét gì của clo khi tác dụng với nước?

Để đảm ảo an toàn phòng khí độc gây hại cho sức khoẻ con người, khi làm thí nghiệm cần chú ý các biện pháp an toàn như thế nào ?

tính oxi hoá rất mạnh, nó phá huỷ các chất màu vì thế clo ẩm có tác dụng tẩy màu(trong dd HClO phân huỷ tạo thành H+ và ClO- chính ion ClO- có tính chất oxi hoá mạnh)

bình 2: khí clo tác dụng với nước trong cánh hoa. Giải thích như trên.

Nhận xét: khí clo ẩm hoặc nước clo có tính tẩy màu.

Hoạt động 3: Ứng dụng và điều chế clo.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Dựa vào tính chất hóa học của clo (tính oxi hoá, tẩy màu…), nêu một số ứng dụng của nó?

+ Điều chế clo: làm thế nào để hạn chế khí clo thải ra ngoài không khí?

+Một lượng nhỏ clo để khử trùng nước clo dùng làm chất tẩy màu, điều chế chất tẩy…

+ HS thảo luận: các biện pháp xử lý khí thải:

- Quy trình sản xuất hợp lý, an toàn

- Xử lý khí thải trước khi xả vào không khí.

- Đưa các nhà máy ra ngoài khu vực dân cư.

Hoạt động 4 (nghiên cứu thêm, không bắt buộc – kiến thức nên biết).

GV: Ngoài ảnh hưởng tới môi trường sống, khí clo còn là tác nhân làm suy giảm tầng ozon.

HS: đọc thêm tờ rời:

- Clo là tác nhân gây hiện tượng suy giảm tầng ozon do các nguyên tử cl o

hoạt động:

Clo + O3 = ClO0 + O2

ClO0 + O3 = Clo + O2

Một nguyên tử Clo có thể phá huỷ hàng nghìn phân tử ozon trước khi nó hoá hợp thành chất khác.

- Clo tác dụng với nước cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

IV. Củng cố: Câu hỏi và bài tập vận dụng (hoặc về nhà)

1. Ống khói của một nhà máy thải ra ngoài không khí hỗn hợp các khí Cl 2, HCl. Hãy cho biết các khí đó sẽ bay đi đâu? Tác dụng với chất nào? Tác hại của nó?

43

Page 44: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

2.Hãy kể tên một số nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất… mà em biết có thải khí clo và các hợp chất cơ chứa clo? Nêu sự độc hại của nó?

3. Nguồn sinh ra khí clo và hợp chất có chứa clo ở đâu? Nêu biện pháp hạn chế?

4. Trong PTN để đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm với Clo cần chú ý những biện pháp gì để đảm bảo ATVS môi trường và sức khoẻ con người?

Bài 46 : Luyện tập chương 6

I. Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức về tính chất hoá học các đơn chất ( tính oxi hoá của O 2 , O3 , S ) ; tính chất hoá học của một số hợp chất : H2 O2 , H2S , SO2 ,SO3 , H2SO4 .

- HS cần phải hiểu tính chất 2 mặt của một số chất và hợp chất quan trọng những tác dụng tích cực và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ con người và môi trường thông qua các bài tập vận dụng. Đồng thời thông qua các bài tập cho HS biết được các quy tắc an toàn vệ sinh khi tiến hành các thí nghiệm

- Rèn các kỹ năng : viết phương trình hoá học chứng minh tính chất của các đơn chất , hợp chất của oxi , lưu huỳnh .

II. Chuẩn bị

GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi , bài tập , giao cho HS hoàn thành trước một số câu hỏi . GV có thể dạy bài luyện tập theo phương pháp grap, GV cho HS chuẩn bị bài theo nhóm. Ngoài các bài tập củng cố kiến thức nên bổ sung thêm một số bài tập có nội dung GDATLĐVS và MT.

Các câu hỏi yêu cầu HS chuẩn bị trước : Ngoài các bài tập luyện tập về tính chất của chương nên có các bài tập có nội dung liên quan đến ATVSLĐ và MT.

Ví dụ:

Câu 1 : So sánh cấu tạo nguyên tử , độ âm điện của oxi và lưu huỳnh ?

Câu 2 : So sánh tính chất hoá học của các đơn chất :

a. Oxi và lưu huỳnh .

b. Oxi và ozon

Viết các phương trình hoá học minh hoạ .

c. Cho biết vai trò của tầng ozon trong khí quyển và nêu nguyên nhân sự phá hủy tầng ozon?

Câu 3 : Cấu tạo, tính chất của hiđropeoxit ? Từ các chất H2O2 , O2 , H2O, hãy lập sơ đồ thể hiện tính chất hoá học của H2O2 . Viết các pthh thực hiện dãy biến hoá đó ?

Câu 4 :

a. Các hợp chất quan trọng của s là những hoá chất nào (CT, tên gọi ) ? Lập bảng tóm tắt cấu tạo, số oxi hoá , tính chất hoá học của chúng (tham khảo bảng tóm tắt trong SGK ) ?

b.Có các chất sau : SO2, SO3 ,H2S , H2SO4 , S , Na2S , Na2SO3 , Na2SO4 . Hãy lập các sơ đồ biến hoá giữa các hoá chất trên và viết các pthh thực hiện dãy biến hoá đó .

c. Theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng 132 triệu tấn SO2 thải vào khí quyển . Hãy cho biết các nguồn sinh ra và tác hại của khí SO2

Câu 5:

44

Page 45: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

H2S sinh ra là do chất hữu cơ , rau cỏ thối rữa nhất là nơi nước cạn . H 2S còn sinh ra ở các vết nứt của núi lửa, các cống rãnh , các hầm lò khai thác than . Một năm mặt biển phát ra khoảng 30 triệu tấn H2S ,mặt đất phát ra độ 60-80 triệu tấn ,sản xuất công nghiệp phát ra khoảng 3 triệu tấn . Hãy cho biết ảnh hưởng của H2S đối với môi trường. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu sự phát sinh H2S.

Câu 6. Khi pha loãng H2SO4 đặc cần lưu ý các biện pháp an toàn như thế nào?

Câu 7. Khi tiến hành các thí nghiệm có liên quan đến S, hợp chất của lưu huỳnh cần làm gì để đảm bảo an toàn cho GV và HS? Xử lý các chất dư thừa sau khi tiến hành thí nghiệm như thế nào? Làm thế nào để khử khí SO2, H2S, và dung dịch axit H2SO4 còn dư sau khi làm thí nghiệm ?

Câu 8. Cho biết các nguồn sinh ra khí SO2 , H2S và tác hại của nó đối với con người , động và thực vật ?

Bài 37. Bài thực hành số 3

Tính chất của các halogen

I. Mục tiêu bài thực hành

- Tập luyện lắp ráp một dụng cụ thí nghiệm đơn giản để làm việc với hóa chất độc như clo và halogen khác.

- Củng cố các thao tác thí nghiệm an toàn, kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng.

- Khắc sâu kiến thức về tính oxi hóa mạnh của halogen. So sánh tính oxi hóa cuả clo, brom, iot.

I. Chuẩn bị

1. Dụng cụ thí nghiệm:

- Ống nghiệm : 5

- Cặp ống nghiệm: 1

- Giá để ống nghiệm: 1

2. Hóa chất:

- KClO3 hoặc KMnO4

- dd NaCl; dd NaI; nước iot

- Bông

- Ống nghiệm nhỏ giọt: 5

- Nút cao su đục lỗ: 1

- Thìa xúc hóa chất: 1

- dd HCl đặc

- Dd NaBr; nước clo.

- Hồ tinh bột.

III. Nội dung thực hành

Hoạt động của GV HS thực hành

1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. tính tẩy màu của khí clo ẩm

- Nếu dùng KMnO4 để điều chế thì phải dùng một lượng nhiều hơn.

- Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi và khí clo rất độc vì vậy khi làm TN thì để ống nghiệm trên giá.

1.Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. tính tẩy màu của khí clo ẩm

- Cho vào ống nghiệm một lượng KClO3 bằng những hạt ngô.

- Lắp dụng cụ như hình vẽ

- Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl chảy xuống ống

45

Page 46: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

-

Clo rất độc, sau khi làm thí nghiệm xong cần phải làm gì để khử khí clo dư?

2. So sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot

- Để quan sát rõ hơn lượng brôm được tách ra trong pư ta có thể cho thêm vào ống một ít benzen để brom được tách ra hoà tan trong benzen. Lắc nhẹ ống nghiệm và để một lúc sau brom tan trong benzen sẽ tạo thành một lớp dung dịch màu nâu nổi trên mặt nước clo.

3. Tác dụng của iot với tinh bột

- Cách khác: dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt nước iot lên mặt cắt của củ khoai tây hoặc khoai lang.

Cần làm gì để khử bỏ hoá chất sau khi làm TN xong?

nghiệm.

- Cho hóa chất dư vào chậu đựng nước vôi trong hoặc xút loãng để khử độc.

2. So sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot

- Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa một trong các dung dịch NaCl; NaBr; NaI

- Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ.

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm. Giải thích và viết pthh.

- Lặp lại TN như trên nhưng thay nước clo bằng nước brom.

- Lặp lại TN lần nữa với nước iot.

3. Tác dụng của iot với tinh bột

- Cho vào ống nghiệm một ít hồ tinh bột. Nhỏ vào một giọt nước iot. Quan sát hiện tượng, nêu nguyên nhân.

Cho vào chậu nước vôi tráng rửa sạch sẽ.

Bài tập thảo luận

4.5. Hệ thống câu hỏi :

1. Phương pháp tích hợp GDATVSLĐ trong dạy học hóa học ở trường phổ thông là gì?

2. Các khả năng , các nguyên tắc GDATVSLĐ trong dạy học hóa học ở trường phổ thông?

3. Các phương pháp dạy học tích hợp GDATVSLĐ trong dạy học hóa học ở trường phổ thông?

4. Lập bảng địa chỉ và nội dung có thể tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động trong dạy học bộ môn hóa học ở một lớp trong chương trình hóa học phổ thông THCS hoặc THPT?

5. Thiết kế các bài dạy/chủ đề có sự tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động thông qua dạy học môn hóa học trong chương trình SGK Hóa học THCS và THPT (Lấy ví dụ cho các dạng bài)

a) Bài truyền thụ kiến thức mới

b) Bài luyện tập

c) Bài thực hành

46

Page 47: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

d) Một số hoạt động ngoài trời

6. Áp dụng phương pháp dạy học dự án cho một bài dạy hoặc một chủ đề có nội dung tích hợp GD an toàn lao động và vệ sinh, môi trường.

7. Trong các giờ dạy học môn hoá học ở phổ thông, khi tiến hành các thí nghiệm biểu diễn cho học sinh hoặc khi học sinh tiến hành thí nghiệm trong các giờ thực hành, là giáo viên bạn cần chú ý rèn cho học sinh các kĩ năng cũng như ý thức bảo vệ môi trường, an toàn thí nghiệm như thế nào?

8. Khi thí nghiệm xong các hoá chất dư thừa bạn cần xử lý như thế nào? Nêu một số tình huống cụ thể.

47

Page 48: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Bài 5.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN

VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN3 tiết ( Lý thuyết: 2 tiết, thảo luận : 1 tiết)

1. Khái niệm kiểm tra đánh giá

1.1. Khái niệm kiểm tra:

Trong quá trình dạy học, kiểm tra - đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này.

Kiểm tra có 3 chức năng: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.

1.2. Khái niệm đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học , mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói , bằng văn viết , bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinh... và cả thái độ của học sinh.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình phức tạp và công phu. vì vậy để đánh giá kết quả học tập đạt kết quả tốt thì quá trình đánh giá cần chú ý tới các bước sau:

- Phân tích mục tiêu học tập thành các kiến thức, kĩ năng.

- Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt các kiến thức, kĩ năng trên dựa trên những dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được.

- Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được về các yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số.

- Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đề ra rồi đánh giá xem xét kết quả học tập của học sinh, xem xét mức độ thành công của phương pháp giảng dạy của thầy... để từ đó có thể cải tiến, khắc phục nhược điểm.

1. 3. Ý nghĩa của việc kiểm tra- đánh giá.

- Việc kiểm tra đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin" liên hệ ngược trong" giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học của mình. Học sinh có thể tự mình nhận thấy mức độ kiến thức kĩ năng đã đạt được, còn " hổng" kiến thức nào cần bổ sung. Thông qua kiểm tra - đánh giá học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.

- Giúp học sinh nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên, củng cố lòng tin vào khả năng của mình.

- Cung cấp cho giáo viên những thông tin " liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy.

48

Page 49: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

- Tạo điều kiện giúp cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của từng học sinh trong lớp.

- Tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của chính mình.

1. 4. Mục tiêu dạy học, mục tiêu GDATLĐVSMT là cơ sở của việc đánh giá kết quả học tập

1.4.1. Mục tiêu dạy học là những gì mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn học, bao gồm:

+ Hệ thống kiến thức

+ Hệ thống các kĩ năng.

+ Khả năng vận dụng vào thực tiễn.

+ Thái độ, tình cảm.

1. 4.2. Mục tiêu tích hợp GDATVSLĐ là những kiến thức về ATLĐVSMT được tích hợp vào trong bài dạy học hóa học

2. Những nguyên tắc về đánh giá

2. 1.Những nguyên tắc chung về đánh giá :

- Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học ( tức là đánh giá cái gì) bao gồm cả mục tiêu GDLĐATVSMT.

- Tiến trình đánh giá phải được chọn theo mục tiêu đánh giá

- Công cụ kiểm tra đánh giá phải có tính hiệu lực.

- Phải đảm bảo độ tin cậy, bền vững và tính khách quan của đánh giá.

- Bảo đảm tính thuận tiện, bền vững sử dụng những công cụ kiểm tra đánh giá.

2.2. Những nội dung cơ bản cần kiểm tra - đánh giá

2.2.1. Đánh giá trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết một vấn đề trong bài học, một tình huống thực tế, một hoạt động thực tiễn trong đời sống. Các kiến thức cơ bản về ATLĐVSMT.

2.2.2. Đa dạng hoá các loại hình câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra:

- Bài tập trắc nghiệm khách quan (gọi tắt là bài tập trắc nghiệm) có nội dung định tính và định lượng. Đối với bài kiểm tra 45 phút hoặc đề thi học kì, bài tập trắc nghiệm chiếm khoảng 30 – 40% về thời lượng và về số điểm. Đối với bài kiểm tra 15 phút có thể hoàn toàn là trắc nghiệm hoặc tự luận.

- Bài tập tự luận định tính và định lượng chiếm khoảng 60 - 70% về thời lượng và số điểm toàn bài .

Nội dung của bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nên có câu hỏi thực hành hoá học (tư duy hoặc thao tác), câu khảo sát, tra cứu, sưu tầm, các câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn , đến GDATVSLĐ.

3. Những yêu cầu về kiểm tra - đánh giá

(1). Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hoá học, không nặng về học thuộc lòng.

(2). Nội dung kiểm tra có tính bao quát chương trình đã học và theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng. Có khoảng 10% nội dung kiểm tra có liên quan đến nội dung GDATVSLĐMT

49

Page 50: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

(3). Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tác dụng phân hoá trình độ học sinh.

(4). Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai kể cả đáp án cũng như kết quả.

(5). Việc kiểm tra, đánh giá phải có tính khả thi và có giá trị phản hồi.

3.1. Chú ý đánh giá theo tỉ lệ phù hợp 3 mức độ của nội dung hoá học : biết, hiểu, vận dụng.

Biết: HS phát biểu đựoc( nêu được, trình bày được, mô tả được...) định nghĩa, tính chất, hiện tượng hoá học, công thức, khái niệm hoá học ... thuộc hoá đại cương. vô cơ và hữu cơ .

HS trả lời câu hỏi : Thế nào? Là gì ?...

Hiểu: HS nêu và giải thích được các khái niệm, tính chất, hiện tượng hoá học, công thức...HS trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Như thế nào?...

Vận dụng: HS áp dụng những điều đã học trong các trường hợp tương tự, giải các bài tập hoá học có liên quan đến các khái niệm hoá đại cương, tính chất chất vô cơ và chất hữu cơ, giải thích hiện tượng thực tế có liên quan, áp dụng một cách sáng tạo để giải quyết một số vấn đề của thực tế..

HS trả lời câu hỏi : Tại sao? Như thế nào?, Vì sao? Bằng cách nào?

Trong một đề kiểm tra cần phải đánh giá được cả 3 mức độ trên.

3.2. Đánh giá cần tập trung vào nội dung thực hành và nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn, đến ATLĐVS và MT của HS.

Việc đánh giá nội dung thực hành, cần phải tiến hành đồng bộ với việc thực hiện nghiêm túc chương trình cả về lí thuyết và thực hành. Việc đổi mới đánh giá không chỉ dừng ở câu hỏi lí thuyết có nội dung thực nghiệm mà dần tới kiểm tra thực hành thí nghiệm khi có đủ điều kiện. Các câu hỏi bài tập nên chú ý lựa chọn những câu có nội dung liên quan đến những vấn đề thực tiễn, gắn với hiện tượng trong cuộc ssóng đến vấn đề ATLĐ VS và MT.

Chú ý đánh giá kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động cụ thể, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống , sản xuất, kĩ năng lập kế hoạch hành động, thực hiện các hoạt động cụ thể...

3.3.Chú ý đánh giá được kiến thức về phương pháp hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức hoá học.

Cần chú ý đánh giá cả quá trình, mà không chỉ chú ý tới kết quả cuối cùng. Cần chú ý đánh giá khả năng tìm tòi, khai thác thông tin, khả năng xử lí và áp dụng các thông tin thu nhận được trong các tiết học nghiên cứu tài liệu mới, trong các tiết thực hành, củng cố ôn tập.

Không chỉ đánh giá cho điểm ở đầu tiết học, mà cần đánh giá cho điểm trong quá trình HS hoạt động để xây dựng và vận dụng kiến thức.

3.4. Chú ý đánh giá khả năng hợp tác và làm việc nhóm trong quá trình học tập của HS

.Một trong những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là áp dụng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Đánh giá cũng cần được thực hiện để khuyến khích định hướng đổi

50

Page 51: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

mới phương pháp dạy học theo hướng này. Việc đánh giá này sẽ thực hiện thường xuyên trong các bài hoá học do GV thực hiện trên lớp.

3.5. Chú ý đánh giá năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề có liên quan đến thực tiễn thông qua các bài tập hoá học.

4. Đánh giá kết quả tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động thông qua dạy học môn hoá học:

Việc giáo dục ATVSLĐ không chỉ thực hiện trong các giờ lên lớp dạy bài mới, giờ thực hành mà còn có thể thực hiện thông qua các giờ luyện tập, thông qua các bài kiểm tra đánh giá, có thể thực hiện thông qua các bài kiểm tra 15 phút hoặc bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra chương hoặc học kì hoặc kết thúc năm học bằng các câu hỏi có nội dung GDATVSLĐ. Tuỳ theo mục đích kiểm tra chúng ta có thể lựa chọn các câu hỏi có nội dung GDATVSLĐ để đưa vào bài kiểm tra ( có thể chiếm khoảng 1-2 câu).

Dưới đây là một số gợi ý về các câu hỏi và bài tập TNKQ có nội dung GDATVSLĐ và môi trường.

Câu 1. Thủy ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc, khi đo nhiệt độ, chẳng may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và thủy ngân lọt xuống kẽ sàn nhà. Làm thế nào để khử độc thủy ngân?

Câu 2. Dùng một hóa chất thông thường dễ kiếm để có thể khử hết lượng brom lỏng bị làm đổ, bảo vệ môi trường.

Câu 3. Nêu phương pháp hóa học để khử khí Cl2 làm nhiễm bẩn không khí của phòng thí nghiệm. Khi làm thí nghiệm có khí clo cần chú ý những biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của mọi người?

Câu 4. Nêu phương pháp hóa học có thể dùng để loại các chất sau:

• SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp.

• Ion Pb2+ hoặc Cu2+ trong nước thải nhà máy.

Câu 5. Mưa axit là gì? nguyên nhân và tác hại của mưa axit?

Câu 6. Ozon có lợi hay có hại đối với đời sống? Tầng ozon nằm ở đâu? Nêu tác dụng của nó đối với đời sống con người và tác hại khi làm suy giảm tầng ozon? Biện pháp để giảm thiểu suy giảm tầng ozon?

Câu 7. Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Giải thích hiện tượng khí CO 2 gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

Câu 8. Khí CO và CO2 có độc không? có phải là những chất gây ô nhiễm môi trường không? Khí CO và CO2 thường được sinh ra ở đâu? Tại sao không nên để bếp lò đang ủ than trong phòng kín có người ở?

Bài tập TNKQ

Câu 9. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. Cacbon dioxit B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.

C. Ozon D. Lưu huỳnh dioxit.

Câu 10 . Sự đốt các nhiên liệu hoá thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại châu âu. Khí nào sau đây có vai trò chủ yếu gây nên mưa axit?

A. SO2. B. CH4.

51

Page 52: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

C. CO. D. O3.

Câu 11. Lưu huỳnh dioxit là một trong những chất gây ô nhiễm trong công nghiệp và gây nên mưa axit. Khối lượng riêng (tính theo g/lít) của lưu huỳnh dioxit ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? Biết KLNT : O = 16,0; S = 32,1

Thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn = 22,4 L

A. 0,35 B. 2,15

C. 2,86 D. 3,58

Câu 12. Sự có mặt của các oxit axit như nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit trong khí quyển có thể dẫn đến mưa axit. Mưa axit rất tác hại đến môi trường. Phản ứng giữa nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit gây ra một hỗn hợp cân bằng, có thể biểu diễn bằng phương trình hoá học sau đây:

NO2(k) + SO2(k) →¬ NO(k) + SO3(k)

Hằng số cân bằng xét theo nồng độ mol, Kc, của phản ứng này bằng 33 ở 250C.

Nếu 1,00 mol NO2 và 1,00 mol SO2 được đặt trong bình kín 1,00L ở 250C thì nồng độ mol của NO là bao nhiêu?

A. 0 B. 0,15

C. 0,85 D. 1,00

Câu hỏi 13 . Mưa axit gây phá huỷ rộng lớn cho rừng cây khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp hoá như Châu Âu và Bắc Mỹ. Mưa axit xảy ra chủ yếu do sự phóng thích SO2 từ sự nung chảy quặng sunfua và sự đốt cháy các nhiên liệu. Trong không khí, một phần SO2 chuyển thành SO3, được hấp thu trong nước mưa chuyển thành axit sunfuric. Giả sử rằng, Cứ hai trong số 105 phân tử nước (chứa trong 4,50 × 104 lít nước của một trận mưa) hấp thụ một phân tử SO3 và toàn bộ axit sunfuric đều tan trong lượng nước mưa nêu trên.

Dùng các thông tin này để xác định nồng độ nào dưới đây là nồng độ mol của axit sunfuric trong nước mưa?

A. 2,00 × 10-2 mol/lít. B. 2,04 × 10-4 mol/lít.

C. 1,11 × 10-3 mol/lít. D. 2,77 × 10-4 mol/lít.

Cho: H = 1,008; O = 16,00; S = 32,06; Na = 6,022 x 1023

Giả sử khối lượng riêng của nước (lỏng) ở điều kiện khí quyển là 1,00 g/ml.

Câu 14. Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:

A. Sự phá huỷ ozôn trên tầng khí quyển

B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển

C. Sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng

D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển

Câu 15. Nước biển có chứa khoảng 3,4% khối lượng là muối tan. Chỉ có 9 loại ion tạo thành trên 99% chất tan trong nước biển.

Ion Na+ Sr2+ Mg2+ Ca2+ K+ HCO 3− Br− Cl− SO 2

4−

% m 30,61 0,04 3,69 1,16 1,10 0,41 0,19 55,04 7,68

Phần trăm khối lượng của muối natri clorua hoà tan là:

A : 3,4% B : 99,99% C : 85,65% D : 30,61%

52

Page 53: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Câu 16. Cơ quan cung cấp nước xử lý nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali ( K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O ). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước?

A. Để làm nước trong B. Để khử trùng nước

C. Để loại bỏ lượng dư ion florua D. Để loại bỏ các rong, tảo

Câu 17. Cá cần có oxi để tăng trưởng tốt. Chúng không thể tăng trưởng tốt nếu nước quá ấm. Một lí do cho hiện tượng trên là:

A. Bơi lội trong nước ấm cần nhiều cố gắng hơn.

B. Phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.

C. Oxi hoà tan kém hơn trong nước ấm.

D. Trong nướn ấm sẽ tạo ra nhiều cacbon đioxit hơn.

Câu 18. Hóa chất dioxin rất độc. Người ta lo ngại về sự phát xạ của dioxin trong không khí gây nên các hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe, không chỉ ở sự gia tăng bệnh suyễn. Một số quá trình dẫn đến sự phát xạ dioxin vào khí quyển được nêu trong bảng ghi dưới. Cần phải giảm lượng dioxin phát xạ xuống các giá trị được qui định trong tương lai gần. Tù các số liệu dưới đây thì phần trăm giảm thiểu phát xạ dioxin được đề nghị là bao nhiêu?

Nguồn dioxin Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình hiện nay

Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình dự kiến

Rác thải từ thành phố

Sản xuất gang thép

Vật liệu kim loại màu

Sản xuất xi- măng

Sản xuất vôi

Hoá chất họ halogen

Đốt cháy chất thải hoá học

Lò hỏa táng

Giao thông

520

22

20

5,6

1,12

0,02

5,1

18

23

15

14

10

5,6

1,12

0,02

0,3

18

23

A. 14,2 % B. 85,8%

C. 93,1 % D. 97,1%

Câu 19. Đá vôi được tạo bởi canxi cacbonat, CaCO3. Canxi cacbnat hầu như không tan trong nước: một dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng chỉ đạt 0,006 g/lít. Khi hoà tan CO2 vào nước, canxi cacbonat có thể tan nhiều hơn. Nước mưa có hoà tan CO2

thấm ướt đất. Sau đó nước thấm qua các vết nứt đá vôi trên hang động, hoà tan một phần cacxi cacbonat, tạo thành thạch nhũ. Nếu nước thấm vào hang động có chứa 0,1 g/lít canxi cacbonat dạng hoà tan, thì lượng nước cần bay hơi là bao nhiêu để kết tnih được 1 kg can xxi cacbonat?

A. 10 lít B. 1000 lít

C. 10.000 lít D. 1.000.000 lít

53

Page 54: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Câu 20. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là

A. ozon B. oxi

C. lưu huỳnh dioxit D. cacbon dioxit

Câu 21. Australia là một trong những nước đầu tiên thên thế giới ngăn cấm việc sử dụng oxit của một số kim loại dùng trong sơn vì lí do sức khoẻ. Kim loại đề cập ở trên là kim loại nào sau đây?

A. Thuỷ ngân. B. Chì.

C. Cadimi. D. Titan.

Câu 22. Sự tồn đọng của thuốc trừ sâu trong thực phẩm là một vấn đề môi trường, kinh tế và chính trị quan trọng.Thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp phải tự huỷ, nghĩa là chúng phải tự phân rã trong môi trường thành các chất vô hại trong một thời gian ngắn sau khi dùng. Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc trừ sâu trong đất hoặc trong nước phân rã được gọi là chu kỳ bán huỷ của thuốc trừ sâu (t). Sau khi phun thuốc trừ sâu trên cánh đồng,người ta thấy nồng độ thuốc trừ sâu có trong một hồ nước gần đó là 0,10mg/lít. Nếu chu kỳ bán huỷ của thuốc trừ sâu trong nước là 14 ngày thì nồng độ của nó trong hồ nước sau 42 ngày là bao nhiêu?

A. 0,013 mg/lít . B. 0,025 mg/lít

C. 0,050 mg/lít D. 0 mg/lít

Câu 23 . Xã hội ngày nay rất quan tâm đến sự loại thải một cách an toàn các chất thải hoá học độc hại. Một phương pháp đã được thử nghiệm là đốt cháy ở nhiệt độ cao các hợp chất độc hại trên biển trong các tàu chuyên dùng để thiêu rác. Một cách lý tưởng thì sản phẩm cháy phải không chứa hoặc chứa rất ít khí độc, được phân tán trên một khu vức thoáng rộng để gây hại ít nhất cho môi trường. Các hidrocacbon thơm đa vòng (HTĐV) gây quản ngại về phương diện độc chất học vì chúng là những chất gây ung thư. Một trong những hợp chất HTĐV được khảo cứu kỹ lưỡng nhất là 3,4-benzpyren có công thức phân tử là C20H12

Có bao nhiêu phân tử cacbon dioxit được phóng thích vào khí quyển khi đốt cháy hoàn toàn 5,00 kg 3,4-bezpyren?

A. 396 B. 2,39 × 1023

C. 1,20 × 1025 D. 2,39 × 1026

Cho: H = 1,008; O = 16,00; S = 32,06; NA = 6,022 × 1023

Câu 24 . Hoá chất có tên dioxin, rất độc. Người ta lo ngại về sự phát xạ của dioxin trong không khí gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ, không chỉ ở sự gia tăng bệnh suyễn. Một số quá trình dẫn đến sự phát xạ dioxin vào khí quyển được nêu trong bảng ghi dưới. Cần phải giảm lượng dioxin phát xạ xuống các giá trị được qui định trong tương lai gần. Từ các số liệu ghi dưới đây thì phần trăm giảm thiểu phát xạ dioxin được đề nghị là bao nhiêu?

Nguồn dioxin Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình hiện nay

Số đơn vị dioxin phát xạ trung bình dự kiến

Rác thải từ thành phố 520 15

54

Page 55: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

Sản xuất gang thép 22 14

Vật liệu kim loại màu 20 10

Sản xuất xi măng 5,6 5,6

Sản xuất vôi 1,12 1,12

Hoá chất họ halogen 0,02 0,02

Đốt cháy chất thải hoá học

5,1 0,3

Lò hoả táng 18 18

Giao thông 23 23

A. 14,2% B. 85,8%

C. 93,1% D. 97,1%

Câu 25. Người ta ngày càng quan tâm đến các vấn đề mà sự ô nhiễm môi trường gây ra cho sức khoẻ. Ngay cả các cao ốc cũng có những tác hại được mô tả bằng thuật ngữ “hội chứng bệnh lí nhà cao tầng”. Nguyên nhân là do các hoá chất bao gồm fomandehit ( hay metanal) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác thoát ra từ các vật liệu như sơn, đồ gia dụng và thảm làm từ các chất liệu tổng hợp. Công thức phân tử của một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là C5H8. Hợp chất này có thể thuộc các dãy đồng đẳng nào dưới đây?

(I) ankan (II) anken (III) ankin

(IV) ankadien (V) xicloankan (VI) xicloanken

A. (III), (IV), (VI) B. (II), (IV), (V)

C. (I), (II), (VI) D. (I), (III), (V)

Câu 26. Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất?

A. Hơi nước B. Oxi

C. Cacbon dioxit D. Nitơ

Câu 27. Mỗi năm, có khoảng 100 triệu tấn lưu huỳnh đi vào khí quyển trái đất thông qua các hoạt động của con người, chủ yếu dưới dạng lưu huỳnh dioxit từ sự cháy của than và xăng dầu. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau về môi trường như mưa axit, gỉ sét, khói mù, sức khoẻ suy giảm,... Phản ứng của lưu huỳnh dioxit với oxi tạo lưu huỳnh trioxit (trong một hệ thống kín có kiểm soát) có thể biểu diễn bằng phản ứng thuận nghịch sau:

2SO2(k) + O2(k) →¬ 2SO3(k)

Khi hệ thống đạt cân bằng, phát biểu nào dưới đây sai:

A. Số mol SO3 tại cân bằng, bằng hai phần ba tổng số mol của SO2 và O2.

B. Sự thay đổi khối lượng của mỗi hợp phần trong hệ sẽ dẫn đễn thay đổi nhiệt độ của hệ.

C. Khối lượng của lưu huỳnh dioxit hiện có giữ nguyên không đổi.

55

Page 56: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

D. Lưu huỳnh trioxit liên tục bị phân huỷ.

Câu 28. Lưu huỳnh dioxit là một trong các khí gây ô nhiễm chủ yếu trong khí quyển. Nó phản ứng với nước tạo axit sunfurơ:

SO2 + H2O →¬ H2SO3

Lưu huỳnh dioxit còn được gọi là anhidrit sunfurơ. Anhidrit nitric và anhidrit sunfurơ là

A. N2O5 và SO2 B. NO và SO3-

C. NO2 và SO2 D. NO3- và SO4

2-

Câu hỏi , bài tập

1. Kiểm tra là gì? Đánh giá kết quả học tập của học sinh là gì? Phân tích quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2. Vai trò, ý nghĩa của kiểm tra đánh gía.

3. Cơ sở , nguyên tắc, yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong đó có nội dung kiến thức kĩ năng hóa học theo chuẩn và kiến thức kí năng GDATVSLĐ.

4. Tự xây dựng một số bài tập có nội dung liên quan đến giáo dục an toàn, lao động vệ sinh môi trường thông qua chương trình hoá học phổ thông.

5. Thiết kế ma trận đề và xây dựng một đề kiểm tra 15 phút và một đề 45 phút có nội dung kiểm tra sự hiểu biết về ATVSLĐ thông qua môn hoá học ở phổ thông.

Hướng dẫn thực hiện học phần- Học viên tự học ở nhà (nghiên cứu tài liệu, trả lời các câu hỏi, chuẩn bị các vấn

đề thảo luận…) ít nhất là tương đương thời gian học trên lớp;

- Giảng viên phải thông báo trước cho học viên về nội dung các buổi lên lớp lý thuyết và các nhiệm vụ cụ thể cần chuẩn bị của học viên cho từng buổi thảo luận.

- Kết thúc môn học kiểm tra: 2 tiết

56

Page 57: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cương ( 2007) Phương pháp dạy học Hoá học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh. (2005) Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học. Tập 3. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

3. Nguyễn Bát Cạn , Đặng Đức Bảo (2001) .Vệ sinh lao động. Nhà xuất bản y học Hà Nội.

4. Vũ Đăng Độ (1999). Hoá học và sự ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục

5. Trần Quốc Đắc.( 2005) Phương pháp tiến hành thí nghiệm hoá học ở trường trung học cơ sở. Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Đỗ Thị Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, lê Quý Đức ( 2006) Kĩ thuật an toàn vệ sinh lao động. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Lạc, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng, Vũ Anh Tuấn.( 2008) Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học trung học phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục

8. Thiết kế mẫu một số môđun GDMT ở trường phổ thông(2001) , Dự án VIE 98/018, Hà Nội.

9. http/www.An toàn lao động. Cục an toàn lao động- Bộ lao động thương binh xã hội.

10. http://www. chemsafety.environment-safety.com

11. http://www.oshvn.org/Thongtin/KTAntoan/Hoachat.htm

12. http://vi.wikipedia.org .

57

Page 58: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

58

Page 59: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

MỤC LỤC

Trang

Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC 1

1. Sự cần thiết của việc giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học 1

2. Mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phồ thông 2

3. Chương trình, nội dung môn hoá học với nội dung giáo dục: An toàn và vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 5

Câu hỏi , bài tập 9Bài 2.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT 10

1. Ảnh hưởng của hoá chất đối với con người và môi trường 102. Các biện pháp phòng ngừa chống tác hại của chất độc 113. Ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường 14

Câu hỏi , bài tập 19Bài 3.BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 20

1. Biện pháp kĩ thuật an toàn hóa chất và vệ sinh lao động trong nhà trường phổ thông 20

2. Biện pháp xử lý khi bị tai nạn trong thí nghiệm hóa học 25Câu hỏi , bài tập 27

Bài 4.NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN HOÁ HỌC 28

1. Nội dung môn hoá học có thể tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động trong chương trình hoá học phổ thông. 28

2. Phương pháp tích hợp giáo dục An toàn và vệ sinh lao động trong dạy học hoá học ở trường phổ thông 41

3. Các phương pháp dạy học tích hợp GDATVSLĐ 424. Một số ví dụ minh họa PPDH tích hợp giáo dục an toàn và vệ sinh

lao động thông qua môn hoá học phổ thông 47Bài 5.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍCH HỢP GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN 54

1. Khái niệm kiểm tra đánh giá 54

59

Page 60: Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv

2. Những nguyên tắc về đánh giá 553. Những yêu cầu về kiểm tra - đánh giá 55

4. Đánh giá kết quả tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động thông qua dạy học môn hoá học 57

Câu hỏi , bài tập 27Tài liệu tham khảo 63Mục lục 65

60