73
Kỷ niệm 1 năm hoạt động dự án Đầu tư cho con buổi chia sẻ Cho con hai chữ Đạo đức Tr n Minh H i, tháng 10 năm 2014

Cho con hai chữ đạo đức

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Buổi chia sẻ của dự án Đầu tư cho con với chủ đề: cho con hai chữ đạo đức.

Citation preview

Page 1: Cho con hai chữ đạo đức

Kỷ niệm 1 năm hoạt động dự án Đầu tư cho con

vàbuổi chia sẻ

Cho con hai chữ Đạo đức

Tr n Minh H i, tháng 10 năm 2014ầ ả

Page 2: Cho con hai chữ đạo đức

Giới thiệu dự án: Đầu tư cho con

• Hoàn cảnh ra đời

• Nguyên tắc

• Lộ trình phát triển

• Kết quả giai đoạn 1: Chương trình học lý tưởng cho trẻ từ 0-6 tuổi

Page 3: Cho con hai chữ đạo đức

Hoàn cảnh ra đời

• Cuối năm 2012, QLDA tại VSK, đơn vị nắm bản quyền Phương án tuổi.

• Tiếp xúc với nhiều sách và tài liệu khác.

• Nhận ra 3 điều:– Giáo dục trong giai đoạn 0-6 tuổi là cực kỳ

quan trọng.– PA0T không phải là tất cả, có rất nhiều tri

thức hay từ các phương pháp khác.– Có rất nhiều tri thức về GDS có trong các

sách mà có vẻ ít người biết đến.

Page 4: Cho con hai chữ đạo đức

Hoàn cảnh ra đời

• Sau khi VSK thay đổi ban lãnh đạo, đề xuất của em về việc khởi động lại viện nghiên cứu VSK không được duyệt, em đã xin nghỉ.

• 15-10-2013, dự án chính thức được ra mắt và cũng thu hút được 20 thành viên, một kho sách hơn 300 đầu sách về GDS.

• Hôm nay, chính thức khép lại 1 năm hoạt động với nhiều thăng trầm, kết thúc giai đoạn 1 của dự án: nghiên cứu.

Page 5: Cho con hai chữ đạo đức

Tên của dự án

• Em muốn truyền thông điệp đến các bố mẹ trẻ, rằng giai đoạn 0-6 tuổi quyết định toàn bộ cuộc đời sau này của trẻ, vì thế, đầu tư cho con trong giai đoạn này là sự lựa chọn khôn ngoan nhất.

• Sự đầu tư ở đây không hẳn là tiền, mà quan trọng là thời gian, tâm trí, tình cảm và dự án Đầu tư cho con sẽ hướng dẫn mọi người cách nuôi và dạy con tối ưu nhất.

Page 6: Cho con hai chữ đạo đức

Nguyên tắc của dự án

• Tham gia tự nguyện

• Phi lợi nhuận

• Công khai

• Quyết định tập thể

• Không gây quỹ

• Tối thiểu chi phí

• Tôn trọng bản quyền

Page 7: Cho con hai chữ đạo đức

Tôn trọng bản quyền

• Nguồn tài liệu:– Sách in đã xuất bản– Sách ebook đã xuất bản hoặc chia sẻ công khai

– Các website

• Nguồn không sử dụng:– Tài liệu mua chung

– Kiến thức trong hội thảo, khóa học

• Luôn dẫn nguồn để mọi người nghiên cứu, đối chiếu

Page 8: Cho con hai chữ đạo đức

Lộ trình phát triển

• GĐ1: tập trung nghiên cứu. Mục tiêu là tạo ra được 1 chương trình học cơ bản từ 0-6 tuổi.

• GĐ2: ứng dụng và truyền thông. Mục tiêu là tạo ra bộ quy trình giúp ứng dụng thực tiễn + các công cụ hỗ trợ -> hoàn thiện chương trình học theo kiểu mỳ ăn liền.

• GĐ3: Xây dựng chương trình đào tạo, bộ test về chuyên môn, chia sẻ rộng rãi. Mục tiêu: nhân rộng ra toàn xã hội.

• GĐ4: Nhà nước quan tâm, đầu tư, ứng dụng -> chuyển giao lại cho nhà nước.

Page 9: Cho con hai chữ đạo đức

Khung chương trình học lý tưởng

• Phương pháp Montessori là hệ thống đầy đủ và toàn vẹn nhất, làm sường chính cho chương trình phát triển.

• Có thể bổ sung các hoạt động kích thích não từ các phương pháp khác: Glenn Doman, Shichida, Phương án 0 tuổi, toán tư duy, v…v…

• Đạo đức và nhân cách: đạo, võ, học kỳ quân đội, v…v…

• Tư duy về tri thức và tiền: Do Thái

Page 10: Cho con hai chữ đạo đức

Phương pháp Montessori

• Phương pháp Montessori tạo ra những đứa trẻ hồn nhiên, hạnh phúc, thẳng thắn, cởi mở, tự tin, sáng tạo, tập trung, cá tính, v…v…

• Minh chứng: sáng lập của Microsoft, Amazone, Google, Facebook, Wikipedia, và rất nhiều người nổi tiếng khác.

• Tham khảo: 9 cuốn sách đã xuất bản tại Việt Nam. http://goo.gl/fLOh1r

Page 11: Cho con hai chữ đạo đức

Đặc điểm của PP Montessori

• Môi trường, học cụ, đồ dùng, … được bố trí phù hợp cho sự phát triển của trẻ 100% và có tính cá nhân hóa.

• Giáo viên là người chuẩn bị môi trường phù hợp, theo dõi, ghi chép và hỗ trợ khi cần.

• Trẻ làm chủ mọi thứ, tự quyết định mọi thứ, tự học, tự làm, tự khám phá, v…v…

• Trẻ được làm việc với nhiều lứa tuổi, tạo môi trường xã hội ngay từ nhỏ.

Page 12: Cho con hai chữ đạo đức

Các lĩnh vực của Montessori

• Thực hành cuộc sống, vận động

• Phát triển giác quan

• Toán học

• Ngôn ngữ

• Địa lý

• Lịch sử

• Văn hóa

• Khoa học

Page 13: Cho con hai chữ đạo đức

Phương pháp Glenn Doman

• Tạo ra những kích thích lên não một cách đều đặn, liên tục: mỗi hoạt động vài phút, vài lần / ngày, có sự lặp lại theo 1 lộ trình có sẵn.

• Tráo thẻ: chữ, số, chấm, giúp kết nối 2 bán cầu não, tăng sự tập trung, trí nhớ, …

• Vận động: các hoạt động chéo chi, giúp kích thích cơ và kết nối 2 bán cầu não.

• PT giác quan: kích thích mạnh cả 5 giác quan

• Thế giới xung quanh: logic và kết nối thần kinh.

• Tham khảo: 5 cuốn sách

Page 14: Cho con hai chữ đạo đức

Phương pháp Shichida

• Phát triển não phải rất mạnh, trong đó có cả những khả năng siêu phàm như nhìn xuyên thấu, linh cảm (dự đoán tương lai), truyền ý nghĩ (thần giao cách cảm), đọc sách siêu nhanh (5 phút/cuốn), chữa bệnh bằng năng lượng, v…v…

• Là một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh• Các bài tập có thể tự tập ở nhà, mỗi ngày 1h.• Tham khảo: bài viết, ebook share trên các

group và 3 cuốn sách Alpha Book đã xuất bản.

Page 15: Cho con hai chữ đạo đức

Phương án 0 tuổi

• Phương châm: học trong đời sống, học trong trò chơi, tùy cơ ứng biến.

• Hệ thống đầy đủ, tham khảo nhiều từ Montessori, Shichida và có những nét riêng.

• Tương đối phù hợp cho việc áp dụng tại Việt Nam.

• Tham khảo: Bộ 3 cuốn Phương án 0 tuổi.

Page 16: Cho con hai chữ đạo đức

Đạo đức, nhân cách

• Đạo: đạo Phật, kinh thánh, kinh Do Thái, đạo Khổng, đạo Nho, v…v… hay những bài học dân gian Việt Nam. Rất nhiều bài học đạo lý làm người.

• Võ: khỏe, ý chí, đạo quân tử

• Do Thái giáo: tôn trọng trí tuệ và tiền bạc.

Page 17: Cho con hai chữ đạo đức

Một số cuốn sách hay khác

• Em phải đến harvard học kinh tế TẬP 5. Cuốn sách do Karl Witte cha ghi lại quá trình dạy con, 9 tuổi thành thạo 6 ngoại ngữ, đạt 2 học vị tiến sĩ ở 14 và 16 tuổi.

• Nuôi con không phải là cuộc chiến: tự ăn, tự ngủ, tự chơi, thông minh, sáng tạo

• 40 tuần thai giáo + thiên tài từ 280 ngày

• Đưa con trở lại thiên đường: Cần đọc để tránh nguy cơ cho bé

Page 18: Cho con hai chữ đạo đức

• Chat về nghề làm cha mẹ 2 cuốn, trao đổi nhiều vấn đề với giọng văn thú vị

• Người do thái dạy con: gần 200 câu chuyện dạy triết lý sống và đạo đức của người Do Thái.

• Liệu pháp xoa vuốt kinh lạc cho trẻ + thập chỉ đạo

• Nói sao cho trẻ chịu nghe, v…v… chia sẻ cách giao tiếp với trẻ

• Trên đỉnh núi tuyết: truyện tranh song ngữ kể về cuộc đời Đức Phật.

Page 19: Cho con hai chữ đạo đức

Rất nhiều

sách hay khác

Page 20: Cho con hai chữ đạo đức

Cho con hai chữ

đạo đức

Page 21: Cho con hai chữ đạo đức

Phần 1

• Đạo đức là gì?

• Vì sao phải có đạo đức?

• Cụ thể hơn, dạy trẻ đạo đức là dạy những nội dung gì?

• Dạy trẻ như thế nào?

• Thay đổi xã hội?

Page 22: Cho con hai chữ đạo đức

• Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. (rút g n t ọ ừWikiPedia).

Đạo đức là gì?

Page 23: Cho con hai chữ đạo đức

• Chúng ta không sống một mình mà sống trong 1 xã hội mà mọi người đều ít nhiều liên quan đến nhau.

• Mọi người bình đẳng như nhau, anh đối xử tốt với tôi thì tôi cũng đối xử tốt với anh.

• Chúng ta cần hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển.

• Đạo đức chính là vì sự sinh tồn của loài người.

Vì sao phải có đạo đức

Page 24: Cho con hai chữ đạo đức

Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu đạo đức và thực sự

rất khó sống cho tử tế.

Đạo đức chính là vì sự sinh tồn và phát triển của một cộng

đồng.

Page 25: Cho con hai chữ đạo đức

Cụ thể dạy trẻ đạo đức là dạy những nội dung gì?

Page 26: Cho con hai chữ đạo đức

Quy luật cuộc đời

• Kể cho con câu chuyện hai chú sư tử (Sách vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương)Trong một khu rừng nọ, có sư tử mẹ và hai chú sư tử con. Khi hai chú sư tử con đã đủ lớn, mẹ quyết định dạy hai chú đi săn mồi. Sư tử anh và sư tử em đều rất vui vẻ chạy rất nhanh theo mẹ. Bất chợt sư tử anh vấp phải một hòn đá, ngã lăn trên đất và bị đau chân. Sư tử mẹ thương con nên bảo sư tử anh về nhà nghỉ, mẹ và em sẽ đi săn rồi tha mồi về cho con, v….v… kết thúc câu chuyện, khi sư tử mẹ chết đi sư tử anh không thể tự kiếm mồi đã chết đi vì đói, còn sư tử em thì hàng ngày theo mẹ săn mồi nên tự do chạy nhảy và chén những bữa no say.

Page 27: Cho con hai chữ đạo đức

Con phải học cách sinh tồn

• Kết thúc, hỏi con rằng sau này con muốn như sư tử anh hay sư tử em? Sẽ đến lúc bố mẹ già và không thể chăm sóc con được,con sẽ phải tự đi trên đôi chân của mình, tự làm mọi việc, tự kiếm tiền, nuôi sống bản thân.

• Con đã gần 3 tuổi, từ bây giờ bố sẽ dạy con từng việc một nhé, để sau này con có thể tự mình làm mọi việc, tự do bay nhảy làm những điều con thích. Con có đồng ý không?

• Và các bài học bắt đầu từ đây.

Page 28: Cho con hai chữ đạo đức

1. Kính trọng

• Người lớn: một đứa trẻ từ nhỏ không biết lễ phép, kính trọng người lớn, lớn lên sẽ không coi ai ra gì.

• Những người có đạo đức: Phật, Thánh, Chúa, Bác Hồ, … hay đơn giản là một người thân trong nhà hoặc một người nổi tiếng trong lĩnh vực mà trẻ yêu thích, đó phải là người rất có đạo đức để trẻ noi theo, học tập.

Page 29: Cho con hai chữ đạo đức

2. Yêu thương

• Yêu thương bản thân• Yêu thương các thành viên trong gia đình• Yêu thương bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp• Yêu thương quê hương, đất nước, con

người• Yêu thương các loài động vật• Yêu thương thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá• Yêu đất nước, yêu con người, yêu cả nhân

loại• Tình yêu càng lớn thì đứa trẻ sẽ càng vĩ đại.

Page 30: Cho con hai chữ đạo đức

3. Biết ơn

• Cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình

• Thầy cô, bạn bè

• Những người lao công, chú bảo vệ, chú công an, chú bộ đội, bác sĩ, bác nông dân, công nhân làm đường, chú lái xe, v…v…

• Ngôi nhà, đồ dùng, dụng cụ: vì giúp ta làm mọi việc dễ dàng hơn

• Thiên nhiên, quê hương, đất nước, v…v…

Page 31: Cho con hai chữ đạo đức

4. Tôn trọng (khiêm hạ)

• Tôn trọng thân thể, quyền của mình

• Tôn trọng mọi người xung quanh

• Thân thể,quyền của người khác

• Đồ dùng của chung hoặc của người khác

• Thành quả lao động, sự vất vả của người khác

• Tôn trọng quy định, luật lệ, phép tắc, trật tự, v…v…

Page 32: Cho con hai chữ đạo đức

5. Biết nghe lời, tin đúng người

• Nghe lời mẹ hay nghe lời người lạ?

• Có những tình huống mẹ nói con phải nghe, về mẹ sẽ giải thích sau.

• Giữa mẹ và bạn bè, người lạ, con phải tin ai? Tin mẹ, vì mẹ là người yêu quý con nhất trên đời, luôn muốn những điều tốt nhất cho con.

Page 33: Cho con hai chữ đạo đức

6. Khiêm tốn

• Khiêm tốn là không thích thú, khoái trá, hả hê, sung sướng khi thấy mình hơn người khác.

• Các tình huống cần khiêm tốn:– Khi được người khác khen, chiều, cung

phụng– Giỏi hơn người khác– Hơn về địa vị, quyền lực– Hơn về tuổi tác– Hơn về tài năng, thành tích

Page 34: Cho con hai chữ đạo đức

Vì sao phải khiêm tốn

• Khiêm tốn sẽ khiến trẻ luôn phấn đấu, học hỏi và phát triển

• Khiêm tốn sẽ loại bỏ những hành vi xấu như coi thường, nói xấu, hạ thấp người khác

• Khiêm tốn sẽ loại bỏ cái tôi tự cao, về sau trẻ sẽ không ham muốn những lời khen, sự công nhận của người khác, địa vị xã hội, v…v… -> làm chủ cảm xúc của mình

• Là nền tảng của Khiêm hạ. Nếu không khiêm hạ thì sẽ dễ bị … bon chen, tức giận

Page 35: Cho con hai chữ đạo đức

7. Chăm chỉ

• Chăm chỉ: làm những việc cần làm một cách thường xuyên, trọn vẹn.

• Ví dụ: đánh răng rửa mặt, ăn cơm, quét dọn nhà cửa, chơi đồ chơi, tập thể dục, v…v…

Page 36: Cho con hai chữ đạo đức

8. Làm trọn vẹn

• Làm gì cũng phải có mục đích, có mục tiêu.

• Khi đã bắt đầu việc gì thì phải làm đến khi kết thúc xong thì mới thôi.

• Không để lại hậu quả.

Page 37: Cho con hai chữ đạo đức

9. Tập trung

• Tập trung là dành toàn tâm toàn ý vào việc mình đang làm. Tập trung đồng nghĩa với việc tại một thời điểm chỉ làm 1 việc duy nhất. Trong đầu chỉ nghĩ việc đó.

• Tập trung khiến não rơi vào trạng thái thiền, khi đó dễ phát sinh các ý tưởng sáng sạo, đột phá.

• Tập trung là một khả năng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.

Page 38: Cho con hai chữ đạo đức

10. Đoàn kết, hòa thuận

• Đoàn kết: cùng nhau làm một việc gì đó.

• Đoàn kết với bạn bè, anh chị em,

• Đoàn kết với mọi người

Page 39: Cho con hai chữ đạo đức

11. Nhường nhịn, chia sẻ

• Nhường nhịn là dành cho người khác những thứ mà mình có hoặc sẽ có.

• Cảm giác khi nhường nhịn là sự tiếc nuối, sự mất mát

• Gốc của nhường nhịn là tình yêu thương, quý trọng (lòng từ bi, tâm khiêm hạ)

• Hậu của nhường nhịn: tâm bình an, cảm giác hạnh phúc vì làm người khác vui

• Giải thích cho trẻ: bạn đang buồn, ganh tỵ, tức giận, mình nên chia sẻ với bạn

Page 40: Cho con hai chữ đạo đức

Các tình huống có thể nhường nhịn

• Chia sẻ đồ ăn, đồ chơi, v…v…• Nhường lượt chơi của mình cho bạn (ví

dụ mình chơi nhiều rồi, có thể chia sẻ cho bạn chơi cùng, mình chơi cái khác)

• Cho bạn mượn đồ của mình khi không dùng đến

• Bị bạn tranh đồ chơi, nếu mình không quá ham, có thể nhường cho bạn

• Bạn tranh công của mình để được cô khen

Page 41: Cho con hai chữ đạo đức

Các tình huống không nên nhường

• Bạn cố tình đành hanh: Bạn tranh đồ chơi của mình trong khi bạn có thể lấy đồ chơi đó ở chỗ khác

• Bạn cố tình phá: mình đang chơi mà bạn đến phá chứ không chơi

• Bạn du công: đánh mình • Giải pháp: nói với bạn chờ hoặc làm như thế

là xấu, nhờ người lớn can thiệp, bảo vệ, giúp đỡ.

• Trong trường hợp không thể làm gì, thì cũng đành nhường bạn, tuyệt đối không đánh bạn, chửi mắng bạn, căm ghét bạn, thù hận bạn.

Page 42: Cho con hai chữ đạo đức

Hóa giải hiềm khích bằng chữ tình

• Mỗi khi có thể, hãy chia sẻ đồ chơi cho bạn, giúp bạn làm việc, chủ động cười với bạn, khen bạn, v…v… để bạn thấy rằng mình quý bạn.

• Khi bạn đã quý mình thì mọi hiềm khích sẽ không còn nữa, và mọi người đoàn kết với nhau, cùng chơi vui vẻ.

Page 43: Cho con hai chữ đạo đức

12. Tiết kiệm

• Tiết kiệm là sử dụng, chi tiêu vừa đủ với nhu cầu, không để thừa, không lãng phí

• Ví dụ: – ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không để thừa– cần dùng gì thì mua, mua rồi phải dùng triệt

để– tắt đèn, tắt quạt khi không dùng, đóng vòi

nước– đồ dùng không dùng đến có thể mang cho,

hoặc tìm cách tái sử dụng

Page 44: Cho con hai chữ đạo đức

3R: reduce, reuse, recycle

• Reduce: không mua nếu không thật sự cần

• Reuse: tái sử dụng các đồ vật thừa cho mục đích khác. vd: chai lọ để trồng cây, làm đồ chơi, thức ăn thừa nuôi lợn, gà, chó (nếu có)

• Recycle: phân loại để tái chế: thủy tinh - kim loại – nhựa – giấy – đồ ăn – đất cát

• http://www.go-green.ae/

Page 45: Cho con hai chữ đạo đức

Vì sao phải tiết kiệm

• Giảm chi phí cho gia đình, dành tiền vào những việc có ích khác

• Tập luyện suy nghĩ, động não, sáng tạo và giải quyết vấn đề

• Thói quen sử dụng tối ưu nguồn lực

• Bảo vệ môi trường

• Nghĩ đến những người thiếu thốn hơn mình, phải tiết kiệm để san sẻ, cho đi

Page 46: Cho con hai chữ đạo đức

13. Trung thực

• Trung thực là nói thật: có như thế nào nói thế, không nói sai sự thật, không che giấu sự thật, không bịa đặt nói quá sự thật.

• Trẻ càng thông minh nói dối càng giỏi, nhưng cần giúp trẻ biết tình huống nào có thể nói dối, tình huống nào không.

Page 47: Cho con hai chữ đạo đức

Đôi lúc cần nói dối

• Nói thật đem lại điều tốt cho người nghe: nên.

• Nói thật không đem lại điều tốt cho người nghe: không nên. Ví dụ: gây bất hòa, gây bất an mà không giải quyết vấn đề gì

• Nói dối đem lại điều tốt cho người nghe: cũng không nên.

• Nói dối đem lại điều không tốt cho người nghe: đương nhiên không nên.

• Bài học này chỉ nên dạy sau 6 tuổi

Page 48: Cho con hai chữ đạo đức

14. Kín đáo

• Kín đáo là không nói về bản thân mình cho người khác biết, không khoe khoang.

• Có 2 kiểu kín đáo: 1 là không khoe khoang, 2 là khôn ngoan. ở đây ta chỉ xét mặt không khoe khoang.

• Có những sự thật chúng ta có thể không trả lời. Ví dụ: bố mẹ cháu có bao nhiêu tiền, vàng để ở đâu, v…v…

Page 49: Cho con hai chữ đạo đức

15. Giữ lời hứa

• Giữ lời hứa là làm những gì đã nói, hay là giữ đúng cam kết ban đầu.

• Các loại lời hứa:– Hứa với mẹ sẽ làm gì– Giao ước với mẹ một việc gì đó– Lựa chọn một thứ gì đó– Tự hứa với bản thân (định làm một việc gì đó)– Tuân thủ các quy định khi quyết định tham

gia, ví dụ luật chơi, x

Page 50: Cho con hai chữ đạo đức

Vì sao phải giữ lời hứa

• Uy tín: – Sự hợp tác là điều cần thiết– Muốn hợp tác tốt cần có sự tin tưởng– Được càng nhiều người tin tưởng thì càng uy tín

về sau.

• Trách nhiệm:– Giữ lời hứa thể hiện tinh thần trách nhiệm– Suy nghĩ trước mỗi quyết định của mình

• Nhân quả: thất hứa thì sau sẽ không ai tin mình

Page 51: Cho con hai chữ đạo đức

16. Làm chủ lời nói

• Lời nói biểu hiện nội tâm: nghe 1 người nói ta có thể biết được quan điểm, trình độ, cá tính, đạo đức, sở thích, trí tuệ của họ, v…v… Người khác và chính ta cũng qua lời của mình mà xét mình.

• Lời nói là phương tiện giao tiếp: cần lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, tránh nói sai, nói tục, nói làm tổn thương người khác. Chú ý lời hứa.

• Khi nói sai, nói xấu cần ăn năn sám hối và nguyện sửa lần sau

Page 52: Cho con hai chữ đạo đức

Nói sao cho hay

• Phải có thưa gửi ở đầu, có đủ chủ ngữ vị ngữ, có chữ ạ ở cuối

• Nên khen nhiều hơn chê• Nói vừa đủ, không nên nói nhiều• Biết cách dùng đúng từ ngữ để diễn tả điều

mình muốn nói• Cần lắng nghe để hiểu ý người đối diện• Hài hước nếu có thể• Nghĩ đến hậu quả mà cân nhắc• Để tâm nói thay cho miệng

Page 53: Cho con hai chữ đạo đức

17. Chỉ trích và chỉ lỗi• Ai cũng có lúc mắc lỗi lầm, nhận ra lỗi sai và

sửa mới là điều quan trọng. • Chỉ lỗi hành vi, không phán xét con người.• Chỉ lỗi là để sửa sai, không phải để hạ thấp.

Nên chỉ lỗi một cách kín đáo. Dùng tâm yêu thương để chỉ lỗi. Chỉ nhờ can thiệp khi cần.

• Nếu ai chỉ lỗi của mình, nên cám ơn chứ không được thù ghét hay bảo thủ.

• Cần cho đối phương cơ hội biện minh và tranh luận chỉ ra lỗi sai dựa trên tinh thần hợp tác

Page 54: Cho con hai chữ đạo đức

Chỉ lỗi

• Nếu mình chỉ trích, mang lỗi của họ rêu rao khắp nơi: đó là tâm ác độc, sau này họ sẽ không yêu và mình cũng dễ mắc những lỗi đó

• Nếu bỏ mặc: sau sẽ không ai góp ý cho mình, kiếp sau bị mù, câm, điếc.

• Cần xét tâm mình trước khi xét người khác.• Nếu phạm sai lầm cần sám hối.• Có những người tuyệt đối không nên chỉ

trích: những người được người khác yêu quý

Page 55: Cho con hai chữ đạo đức

18. Hối hận

• Hối hận là nỗi buồn khi nhận ra mình đã làm nên chuyện sai lầm về mặt Đạo đức.

• Quy trình hối hận: hiểu đạo lý -> nhận ra lỗi sai của mình -> buồn -> phát tâm không tái phạm -> sửa lỗi nếu được.

• Ba cách chuộc lỗi:– Với đối tượng mà ta đã phạm lỗi– Phát lồ trước đại chúng: nói to lỗi của mình, chấp

nhận bị xỉ vả, trừng phạt– Lễ Phật, ăn năn sám hối

• Không được coi thường và bỏ qua lỗi nhỏ.

Page 56: Cho con hai chữ đạo đức

19. Dũng cảm

• Dám chấp nhận rủi ro để làm một điều nên làm.

• Thử cái mới

• Nói ra sự thật

• Bảo vệ lẽ phải

• Bảo vệ chính mình

Page 57: Cho con hai chữ đạo đức

20. Vị tha

• Vị tha là vì người khác. • Người sống vị tha là sống vì người khác,

không còn sống vì mình nữa. Tâm vị tha càng lớn thì vị kỷ càng nhỏ.

• Cuộc sống vị tha là cuộc sống đẹp, được mọi người ca ngợi, vì đã vượt qua bản ngã vị kỷ.

• Cùng là làm lợi cho chúng sinh nhưng nếu vì chúng sinh thì là lý tưởng còn mong lợi lạc cho mình thì lại thành tham vọng

Page 58: Cho con hai chữ đạo đức

Làm thế nào để có vị tha

• Thường xuyên tìm hiểu về những tấm gương vị tha.

• Mỗi khi làm việc gì chúng ta hãy đặt lại câu hỏi: chúng ta làm thế để làm gì. Vì mình hay vì người. Ví dụ: ăn để có sức mà chiến đấu, ko phải ăn cho mình.

• Khi nhìn thấy chúng sinh, nghĩ đến thế giới, chúng ta tự hỏi mình phải làm gì?

Page 59: Cho con hai chữ đạo đức

Nhiều đức hạnh khác

• Đam mê

• Tận tụy

• Cẩn thận

• Đố kỵ

• Quyết tâm

• Giữ bình tĩnh

• Nhẫn nhục

Page 60: Cho con hai chữ đạo đức

Tám muôn tế hạnh (8 vạn)

• Đạo đức là một phạm trù rộng lớn, nhưng khi thể hiện nó có thể là những điều rất nhỏ.

• Ví dụ cách đi, cách đứng, cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách khuấy thìa, cách nhìn, cách nói chuyện, cách bắt tay, v…v… vô vàn cử chỉ đạo đức khác phải dùng tâm và trí để xét.

Page 61: Cho con hai chữ đạo đức

Chúng ta thấy

• nếu một người có đạo đức, trước tiên đó sẽ là 1 người hạnh phúc, thắng không kiêu, bại không nản, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người và sống một cuộc sống có ý nghĩa

• nếu một gia đình có đạo đức, gia đình đó sẽ yêu thương, chia sẻ, hòa thuận và hạnh phúc

• nếu một doanh nghiệp có đạo đức, doanh nghiệp đó sẽ đoàn kết, phát triển và phụng sự xã hội

• nếu một xã hội có đạo đức, đó sẽ là một xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc và thịnh vượng

• Đạo đức là vì sự sinh tồn và phát triển

Page 62: Cho con hai chữ đạo đức

Dạy con Đạo đức như thế nào?

• Từ khi còn rất nhỏ: Chúng ta gieo vào trẻ những khái niệm đạo đức: bằng ca dao, tục ngữ, câu hát, câu chuyện, v...v... chính chúng ta cũng nghĩ, nói và làm một cách có đạo đức

• 1-3 tuổi: chúng ta làm gương cho trẻ, hướng dẫn trẻ và nhắc nhở trẻ thực hiện các hành vi có đạo đức, cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau để trẻ hiểu và cảm nhận về đạo đức

Page 63: Cho con hai chữ đạo đức

Dạy trẻ trên 3 tuổi

• Chúng ta dạy trẻ về luật nhân quả, giúp trẻ tư duy và giải thích các hiện tượng trong đời sống, xã hội, dạy cho trẻ hiểu vì sao có người tốt, người xấu, và trẻ phải làm gì để yêu thương, giúp đỡ họ

• Cho trẻ rèn luyện và học tập trong các môi trường khác nhau: học võ, luyện khí công, trải nghiệm học kỳ quân đội, trải nghiệm khóa tu hè, v...v...

Page 64: Cho con hai chữ đạo đức

Dạy trẻ trên 3 tuổi

• Gieo vào lòng trẻ lòng vị tha, hòa hợp, bác ái và ý nghĩa cuộc sống, giúp trẻ phát triển sở thích và định hướng cuộc đời

• Gieo vào lòng trẻ tình yêu thương con người, dân tộc, tổ quốc, nhân loại

• Tiếp tục dìu dắt, hướng dẫn và bảo vệ để trẻ phát triển tài năng và đạo đức của mình

Page 65: Cho con hai chữ đạo đức

Tác động để thay đổi xã hội

• Vì sao? • Con có đạo đức mà những

người xung quanh con không có đạo đức thì con sẽ rất khó sống, sẽ thiệt thòi, sẽ bị cô lập và như thế có khi là phản tác dụng

Page 66: Cho con hai chữ đạo đức

Làm thế nào?

• Chia sẻ tầm nhìn về một xã hội văn minh

• Hãy chủ động nhường và giúp đỡ người khác

• Chia sẻ tri thức

• Hợp tác cùng nhau xây dựng cuộc sống mới

Page 67: Cho con hai chữ đạo đức

Chia sẻ tầm nhìn

• Về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, xã hội công bằng văn minh, một dân tộc Việt Nam đoàn kết và phát triển.

• Đó là nơi mọi người đều yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau

• Đó là nơi mọi người đều có công ăn việc làm, đủ ăn, đủ mặc, được học hành, được phát triển

• Đó là nơi mọi người đều cảm thấy hạnh phúc.

Page 68: Cho con hai chữ đạo đức

Chủ động nhường và giúp đỡ

• Hai con dê qua cầu: chúng ta có thểnhường trước, thà chậm một chút còn hơn cùng bị ngã

• Hãy nhường người khác nếu điều đó không quá khó khăn

• Hãy chủ động giúp đỡ người khác khi có cơ hội

• Hãy nói những lời hay ý đẹp, tôn trọng mọi người

• Hãy kể về những tấm gương đạo đức, việc làm đạo đức: để giúp mọi người noi theo

Page 69: Cho con hai chữ đạo đức

Chia sẻ tri thức

2 yếu tố quan trọng cần cho sự phát triển: nguồn lực: tiền, của cải vật chất, đất đai, địa vị, quyền lực, quan hệ xã hội và tri thức: sự hiểu biếtĐặc điểm của nguồn lực là hữu hạn, cho là mất nên sự chia sẻ đôi khi còn hạn chế nhưng tri thức là thứ khi chia sẻ không bị mất đi mà ngược lại khi cộng hưởng được với nhau thì tạo ra những bước phát triển nhảy vọt.

Page 70: Cho con hai chữ đạo đức

Chia sẻ gì?

• Tri thức về cuộc sống: ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, v...v... Nếu ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học thì chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều khối tiền và tránh được rất nhiều bệnh.

• Kinh nghiệm tiêu dùng: giúp nhau chọn hàng ngon, bổ, rẻ, tránh mua phải hàng kém chất lượng, giá cao, sản phẩm độc hại

• Công nghệ và giải pháp: thế giới không ngừng thay đổi và ngày càng có nhiều công cụ khiến cho mọi thứ dễ dàng hơn

• Dạy con: con chúng ta cần những người bạn thông minh, tài giỏi và đức độ, con cần cả 1 đội quân hùng mạnh

• Kiến thức chuyên môn: giúp nhau sống tốt hơn và giải quyết vấn đề của nhau

Page 71: Cho con hai chữ đạo đức

Hợp tác cùng nhau xây dựng cuộc sống mới

• Đặt lợi ích lâu dài của xã hội lên hàng đầu• Hợp tác dựa trên sự công bằng: làm nhiều

hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng

• Tạo cơ hội cho tất cả mọi người, chia việc cho người khác

• Duy trì môi trường minh bạch để đảm bảo sự công bằng, chừng nào còn công bằng và minh bạch, chừng đó mọi người còn hợp tác được với nhau

Page 72: Cho con hai chữ đạo đức

Đạo đức là chìa khóa cho mọi vấn đề của Việt Nam và cả thế giới

Có đạo đức là có hòa bìnhCó đạo đức là có sự phát triển

Có đạo đức là sẽ có tất cả

Page 73: Cho con hai chữ đạo đức

Sống đạo đức vàgieo vào xã hội

những hạt giống đạo đứcchính là một cách

để đầu tư cho con

Rất mong các anh chị, hãy cùng chia sẻ!