39

Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải

Embed Size (px)

Citation preview

般若波羅蜜多心經

2

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

3

Lời nói đầu

1. “Ma ha” là quảng đại, chỉ đại đạo quảng đại vô biên,bao la thiên địa, dưỡng dục quần sanh. “BátNhã là diệu trí tuệ. “Ba La Mật Đa” là đến bến bờ.“Tâm” là Đạo Tâm, bổn tánh của con người. “Kinh”là con đường, con đường phản bổn hoàn nguyên. PhậtTổ từ bi dạy cho chúng ta hàm ý của tên kinh : Conngười nên thể ngộ Đại Đạo, dựa vào diệu trí tuệ màhành Đạo mới có thể thoát ly biển khổ sinh tử mà đạtđến bến bờ, đó hoàn toàn dựa vào cái Đạo Tâm này chíthành không nghỉ ngơi để hướng đến lý vực quang minh.

2. Tâm là chủ nhân của thân, Tu Đạo là tu Tâm, BànĐạo là tận Tâm, mật bảo mà Thánh Phật truyền chínhlà Tâm Pháp.

3. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh toàn văncực ngắn, chỉ có 260 từ, có thể nói là cái cốt tủy của tấtcả Kinh bảo Điển của nhà Phật. Người tu hành nếu cóthể trả tụng và hành lễ, tức sẽ được ích lợi vô cùng.

4. Tâm kinh, Thanh Tịnh Kinh, Đại Học, Trung Dunglà Tâm pháp vô hình của Tam giáo Thánh Nhân, mượnvăn tự hữu hình để làm dẫn giải sâu sắc nhất, lời ngắngọn súc tích mà ý đầy đủ.

5. Nếu đã hiểu rõ kinh này thì nên hiểu ý của Phật màtuyên hóa rộng rãi, nhanh chóng độ người có duyên,bước lên bờ bến của Đạo, để báo đáp ơn của Phật.

般若波羅蜜多心經

4

Tâm Kinh

Có người hình dung một bộ “Kim Cang Kinh” bằng vớitất cả tinh hoa của kinh điển Phật giáo, nhưng một bộ“Tâm Kinh” lại giống như cái tinh túy được cô đọng trongcái tinh túy của “Kim Cang Kinh”.

Tâm kinh là cái tâm trong cái tâm Ba la, là chân tâm trongcái chân tâm, cái này siêu vượt cái chân tâm của pháp hữuvi, cũng chính là cái tâm trí tuệ. Nếu có thể thực hiện và sửdụng rộng rãi cái tâm trí tuệ này thì tức sẽ có thể phátrừ tam chướng (báo chướng, nghiệp chướng, phiền nãochướng).

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

5

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa, thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiếtkhổ ách. Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dịsắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng,hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bấtdiệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố khôngtrung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ,tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vônhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vôvô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ,tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đềtát-đỏa, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vôquái-ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên-đảo mộngtưởng; cứu cánh Niết-bàn, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thịđại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú,năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyếtBát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đếYết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-Đề Tát BàHa.

般若波羅蜜多心經

6

Quán tự tại Bồ Tát,

Thường xuyên quán tưởng nội tâm của chính mình, hồiquang phản chiếu xem tự mình có phải tự tại hay không.

Phản chiếu nội tâm nếu không vọng tưởng thì tự tánh tựnhiên tự tại; nếu có vọng tưởng thì tự tánh tức hình thànhchướng ngại.

Bồ tát chính là giác hữu tình, hữu tình chính là chỉ tất cảmọi chúng sanh. Quan Thế Âm Bồ Tát sớm đã chứng ngộcảnh giới đại tự tại, vì vậy còn xưng là Quán Tự Tại Bồ Tát.

Các Thánh Nhân giáo dục, dẫn dắt tất cả chúng sanh vượtthoát luân hồi, đoạn tận phiền não thì chúng ta tôn xưng họlà Bồ Tát.

- Tự tại Bồ Tát : Chủ nhân ông trong ngôi nhà của chínhmình, cũng chính là linh tánh của chính mình, thiên tính(tính cách do trời phú) của con người vốn dĩ là thuần thiện ,có thể nói là Phật, cũng có thể nói là Bồ Đề, cho nên PhậtTổ nói : “Chúng sanh giai hữu Phật tánh” (tất cả chúngsanh đều có Phật tánh).

Nói một cách dễ hiểu : Mỗi người đều có “tự tánh Phật”cũng chính là “Tự tại Bồ Tát”, tuyệt đối không được mêmuội cái “chân ngã” (cái tôi thật sự), nên thời thời khắckhắc không rời khỏi cái “tâm đạo” này, cho nên phải “trichỉ”, phải “năng quan”, đó chính là lúc không có dục niệm,phải đạt tới miệu dụng của quán tự tánh, lập công lập đức,

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

7

dĩ thân thị đạo (bản thân mình phải thể hiện đạo ra ngoài),nếu một khi dục niệm bắt đầu phát động thì phải nhanhchóng phản quan cửa khiếu của tự tánh, tu tâm luyện tánh,không tạo ra sai trái tội lỗi.

Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời,

Khi tu hành trí tuệ thâm sâu đạt đến bờ bến.

Vì sao lại có sự phân biệt trí tuệ sâu và cạn? Cái gì là trítuệ thâm sâu? Cái gì là trí tuệ nông cạn?

Nếu chỉ là những người vì liễu thoát sinh tử của bản thânmình, chỉ mang cái tốt đẹp cho bản thân mình mà khôngquan tâm đến sự chìm nổi luân hồi của chúng sanh, nhữngngười chỉ cầu mong cho bản thân mình chứng ngộ Bồ Đềthì gọi là trí tuệ nông cạn.

Chỉ duy có hành đạo Bồ Tát đại thừa, phát tâm cứu độ tâmlượng của tất cả chúng sanh mới thật sự là đại trí tuệ, trítuệ thâm sâu, mới có thể đạt đến bến bờ đại giác ngộ.

- Hành : công phu tu hành, cũng chính là tu tâmhướng đạo, đích thân thực hành.

- Thâm : Sau một thời gian dài dụng công thì công phuthâm hậu.

- Ba la : Diệu trí tuệ

- Ba la mật đa : đến bờ bến (bờ bến là chỉ đi lên bến bờ

般若波羅蜜多心經

8

thoát khỏi biển khổ)

- Thời : Thời điểm công phu tu hành đã đến mức tinh thâm(nhất tâm thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, tự nhiên tự tại,cùng Đại Đạo hợp làm một thể)

Nói một cách đơn giản : tu hành như thế, công phu lâu rồithì diệu trí tuệ tự nhiên sẽ hiển hiện ra bên ngoài, một khiđại giác đại ngộ thì có thể đạt đến bến bờ.

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không,

Dùng trí tuệ thâm sâu để quán chiếu sắc, thụ, tưởng, hành,thức thì có thể phát hiện ngũ uẩn này thì ra tất cả đềulà tính không.

Thân thể giống như một ngôi nhà, sống trong ngôi nhà nếunhư bạn nói rằng ngôi nhà này là của bạn thì e rằng mọingười đều sẽ cười bạn đấy.

Cái sắc thân mà chúng ta chấp chước chẳng qua chỉ là dođất, gió, nước, lửa, nhân duyên hòa hợp lại mà thành.

Còn những cái khác như thụ, tưởng, hành, thức cũng ychang như sắc uẩn vậy, khi chưa hiểu được cái tính khôngcủa nó thì có rất nhiều phiền não, vọng tưởng, nếu hiểu rồithì có thể chuyển Thức thành Tri, tức có thể chân khôngsinh diệu hữu, có tác dụng lớn không thay đổi vì ngoạicảnh.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

9

- Uẩn : tàng, tích

- Ngũ uẩn giai không : Chúng sanh vì ngũ uẩn mà mêmuội mất đi cái chân ngã, phiêu bạt trong vòng sanh tử,không được giải thoát.

. Uẩn sắc : quái ngại. Nếu gặp phải cảnh vật, không chướckhông nhiễm, tức là sắc không.

. Uẩn thụ : lãnh nạp. Khi gặp phải tất cả thanh sắc mà tâmkhông lãnh nạp thì là thụ không.

. Uẩn tưởng : từ vọng tưởng mà có tham, sân, si, ái. Nếunhư tà tâm trước đây có thể đoạn trừ, hiện tại được như ý,tương lai không vọng tưởng thì là tưởng không.

. Uẩn hành : chảy qua, tâm niệm không ngừng. Nếu thờithời khắc khắc mà tâm không thả ra bên ngoài, niệm khôngphiền loạn, không bị vật chuyển, không bị cảnh lưu, niệmniệm (mỗi một ý niệm) không rời khỏi nơi ấy, tức là hànhkhông.

. Uẩn thức : phân biệt thân, sơ, tốt, xấu, bị tứ tướng tróibuộc. Nếu có thể không nhìn thấy tất cả mọi cảnh vật,không một tí phân biệt, không có thân, sơ, tất cả đều xemnhư bình đẳng, đến thì ứng, đi thì không theo, thì là thứckhông.

Nói một cách dễ hiểu : Lúc này chân thiên tâm thanh tịnh

般若波羅蜜多心經

10

quang minh, tự nhiên phát ra diệu trí tuệ quảng đại, quánchiếu tất cả, khiến cho ngũ ẩn bị nhiễm bẩn trước đây toànbộ đều tiêu tan biến mất, lúc này đây lục căn sẽ thanh tịnh,tức có thể hoàn lại cho ta bản lai diện mục.

Độ nhất thiết khổ ách.

Biết được đạo lý Ngũ uẩn giai không, tiến thêm một bướcvẫn phải tu hành triệt để mới có thể độ thoát tất cả khổ ách.

Tất cả những khổ ách này bao gồm tam khổ (ba thứkhổ) : bát khổ, và vô lượng chư khổ. Tam khổ là chỉvề Khổ thụ, Lạc thụ, Bất khổ Bất Lạc thụ.

Bát khổ là chỉ Sanh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổvà Ái biệt ly khổ (yêu mà phải chia ly, xa cách) , oán tănghội khổ (ghét mà cứ gặp hoài), Cầu bất đắc khổ (muốn màkhông được), Ngũ âm xí thịnh khổ (Kềm giữ ham muốndục tính là một việc khó khăn, và khổ sở. Nhất là khi đòihỏi dâng cao.)

- Độ : độ hóa tất cả những khổ nan của chúng sanh.

- Khổ ách : Các loại đau khổ, phiền não, tai nạn.

Nói một cách dễ hiểu : Đó là có thể cứu độ tất cả tai ươngđau khổ của bản thân và chúng sanh, thoát rời khỏi vô vànsanh tử, trực siêu lý vực (về thẳng Tây thiên cực lạc), miễnchịu lục đạo luân hồi.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

11

Xá lợi tử,

Xá lợi Tử là tượng trưng cho trí tuệ kiên cố, Xá lợi tử còngọi là Xá lợi Phất, cũng là tên gọi của một đệ tử đại trí tuệcủa Phật.

Trước đây mẹ của Xá Lợi Phất, khi chưa mang thai ngàiXá Lợi Phất trong bụng, mỗi luận biện luận đều nói khônglại cậu của ngài.

Sau đó khi mẹ ngài mang thai ngài (Xá Lợi Phất) trongbụng, chú của ngài dù tranh cãi biện luận với mẹ ngài đềtài gì đi nữa cũng nói không lại mẹ ngài.

Sở dĩ Xá Lợi Phất từ trong bụng mẹ mà đã có được đại trítuệ như vậy, nguyên nhân là do ngài đời đời kiếp kiếp đềutu giới, định, huệ, đây là trí tuệ chân thật mà ai ai cũngcó, chẳng qua là do bỏ quên mà thôi.

Sắc bất dị không, không bất dị sắc,

Tất cả những thứ có hình có tướng có thể nhìn thấy đượcvà tất cả những thứ không có hình không có tướng khôngnhìn thấy được đều không có gì khác biệt.

Ví như vị trí đậu dừng của một chiếc xe, đồng thời đã baohàm chiếc xe có hình có tướng và vị trí trống không vôhình vô tướng xuất hiện sau khi đã dời đi chỗ khác.

Thế nhưng, chỗ trống có sắc hay không? nơi có chỗ trống

般若波羅蜜多心經

12

chính là căn bản của sắc, trong cái hư không bao hàm cáisắc trần mà mắt thịt không thể nhìn thấy được, phân tích tỉmỉ thì sắc trần này là do nguyên tử và phân tử kết cấuthành. Mà tất cả mọi thứ có hình có tướng khi phân tíchđến nhỏ nhất đều do nguyên tử và phân tử kết cấu mà thành,nếu tiếp tục phân tích kết cấu này tỉ mỉ hơn thì chỉ còn tầnsóng, do vậy mà sắc và không chẳng có gì khác biệt.

Sắc tức thị không, không tức thị sắc,

Hữu hình đồng nghĩ với vô hình, vô hình cũng đồng nghĩavới hữu hình.

Thân thể của chúng ta thuộc về sắc pháp, tâm của chúng tathuộc về không pháp. Núi, sông, đất lớn đều thuộc sắcpháp,đều là do tâm thức phân biệt của chúng ta mà biếnhiện ra bên ngoài. Cái sắc thân hữu hình do tứ đại giảhợp (đất, nước, lửa, không khí) tổ thành này khi chết, cáitứ đại này mỗi thứ đều phải hoàn trả, tương lai rồi cũngquy về tánh không.

Khi mà trên cái lý không tu chứng đến một cảnh giới nhấtđịnh thì cái cảm giác khoái lạc đó thường sẽ mạnh hơn cáikhoái lạc hữu hình hữu tướng trên thế gian đến hàng tỉ lần,vì thế sắc và không là hai mặt của một thể.

- Xá lợi tử : đạo tâm, tự tánh. Chân linh tánh vốn có tronghình hài con người.

- Bất dị : không rời

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

13

- Sắc bất dị không, sắc tức thị không : sắc là hình sắc, cóhình tượng, có thể nhìn thấy, nhưng tất cả hình tướng đềulà hư giả không thật, rốt cuộc rồi cái gì cũng không có, dođó gọi là sắc bất dị không, sắc tức thị không.

- Không bất dị sắc, không tức thị sắc : không tướng vốn dĩkhông, nhưng có thể sinh ra diệu hữu (diệu hữu chính làsắc), diệu hữu chính là hiển hiện của không tướng (chânkhông thật tướng là vĩnh hằng, là vạn kiếp bất hoại).

Sắc, không : hình sắc là tất cả các hình tướng (sắc thân),không tướng là thực thể của hình tướng này (vô tướng phápthân). Sắc dựa vào Không mà tồn tại, không cũng phải dựavào sắc mà hiển dương, hai thứ phối hợp với nhau mà hìnhthành đại địa vạn hữu sinh sôi không ngừng.

Dịch nghĩa : Người có đạo hành động theo thiên tính (Phậttính, thiên lý lương tâm) có thể nhận biết thấu đạo lý huyềndiệu : “sắc tướng không rời khỏi ảo tưởng hão huyền, chânkhông diệu tướng không rời khỏi sắc tướng, sắc tướng rốtcuộc chỉ là không, chứ không phải là thực, chân không diệutướng tuy không có hình dạng, nhưng mà thể bao vạn vật,diệu dụng vô biên (có vô vàn tác dụng kỳ diệu), có thể hiệnsắc tướng”

Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

- Thọ, tưởng, hành, thức, những tác dụng phân biệt này

般若波羅蜜多心經

14

cuối cùng rồi cũng phải quy về tánh không. Ví dụ như nỗiđau khi bị thương rất rõ ràng, thế nhưng vết thương khilành thì cảm giác đau đớn đó tự nhiên quy về không tịch.

Ăn uống một bữa ăn phong phú thì cái cảm xúc hợp khẩusinh ra vài giây lúc ăn đó sau khi nuốt vào cổ họng thì cáicảm giác hợp khẩu đó cũng biến mất theo.

Thất tình, làm ăn thất bại và những trở ngại lớn khác, lúcbấy giờ thì đau khổ không thể chịu nỗi, sau khi trải qua vàinăm rồi thì có thể thể hội được nỗi đau khổ lúc bấy giờ rấthư giả, nhỏ bé.

Kể cả mọi thứ vọng niệm, tạp tưởng, hành vi, ý thức...cũngsẽ sau một khoảng thời gian mà quy về tánh không.

- Sắc là vật.

- Thọ, tưởng, hành, thức là tác dụng của tâm, do sắc màcó.

- Diệc phục như thị : cũng giống như sắc vậy:

. Thụ bất dị không, không bất dị thụ, thụ tứcthị không, không tức thị thụ.

. Tưởng bất dị không, không bất dị tưởng, tưởng tứcthị không, không tức thị tưởng.

. Hành bất dị không, không bất dị hành, hành tức thị không,

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

15

không tức thị hành.

. Thức bất dị không, không bất dị thức, thức tứcthị không, không tức thị thức.

Dịch nghĩa : Đối với thụ, tưởng, hành, thức cũng đều nhìnthấu suốt, biết được đó là hư giả không thật, không có tínhvĩnh hằng, cuối cùng tất yếu phải kết thúc với số không.(Ngũ uẩn đã là không như thế, vậy thì nên truy cầu cáichân thật. Cái gì là chân thật vậy? Đó chính là Phật tínhvốn dĩ thanh tịnh).

Xá lợi tử, thị chư pháp không tướng

Lại hô một tiếng xá lợi tử, xin bạn chú ý lắng nghe, tất cảcác pháp hữu vi của thế gian đều là không tướng mà vô tựtánh.

Những người không rõ Phật pháp nhìn thấy không thì chấpchước không, nhìn thấy có thì chấp chước có.

Không và có vốn dĩ không phải là hai, chính là mộtthứ diệu dụng chân không diệu hữu không phân biệt aitrước ai sau.

Dựa vào cách nói của khoa học hiện tại, không và hữu tứclà chất, một loại tác dụng có thể thay đổi cho nhau.

- Chư pháp không tướng : thật tướng trong cái chân không

般若波羅蜜多心經

16

của bên trong chư pháp giới. Cái chân không thật tướngnày tức là cái bổn lai diện mục (bộ mặt vốn có) của chúngsanh. Nói cách khác, đó chính là chân linh tánh của chúngsanh.

bất sinh bất diệt,

Long Thụ Bồ Đề từng nói : “Dĩ sanh vô hữu sanh”, vínhư một cái cây đã sinh ra, từ lúc này thì không thể lạidùng từ “sinh ra” để hình dung. “Mạt sinh dĩ vô sinh” ýnghĩa là cái mà vẫn chưa sinh ra vốn dĩ là không có, lạicàng không có cái hình dung gọi là “sinh”. “Ly dĩ sanhmạt sanh”, rời khỏi cái dĩ sanh và mạt sanh mà đã thuật ởtrên.

“Sanh thời tức vô sanh”. Liễu ngộ cái thứ đạo lý sanh diệtvô thường mà không thể đắc này, khi sanh thì đồng nghĩavới chưa sanh, cũng như tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vịlai bất khả đắc là cùng một thứ đạo lý.

- Bất sanh bất diệt : chân thân bên ngoài thân, hư linh pháptướng, làm gì có sinh diệt?

bất cấu bất tịnh,

Tự tính vốn dĩ bất cấu bất tịnh, nhưng mà khi ra đời làmngười thì có cấu có tịnh, mà loại cấu tịnh này cũng là bấtcấu bất tịnh.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

17

Cũng giống như tay của chúng ta, nếu không cẩn thận đụngphải phân và nước tiểu, sau khi rửa tay thì cho là đã sạchrồi. Thế nhưng nếu là chiếc khăn đụng phải phân và nướctiểu, cho dù dùng xà bông rửa qua, tâm lý vẫn có cảm giáckhông sạch sẽ, vì thế mà sẽ vứt bỏ cái khăn chứ không cắtbỏ cái tay.

Xác chết thối rửa và phân tiện cho con người cái ấn tượnglà dơ nhất, thế nhưng trong thế giới của con giòi, nhữngthứ khiến con người ghê tởm này lại là đồ ăn phong phúnhất của chúng, vì vậy, chân lý vốn dĩ không có sự phânbiệt gọi là cấu tịnh.

- Bất cấu bất tịnh : Phật tính vốn tròn đầy, diệu tướng tồntại vĩnh hằng, thanh tịnh vô nhiễm, làm gì có sạch hay bẩn.

Bất tăng bất giảm,

Nếu thấy có người qua đời, trong lòng chúng ta sẽ nảy sinhmột ấn tượng “Giảm ”; nếu thấy có người ra đời, tronglòng chúng ta lại nảy sinh một ấn tượng “tăng”. Nếu nóirằng thế gian là thường, vậy thì sao không nhìn thấy đượcngười xưa? Nếu nói thế gian vô thường, lương thực và gạomà chúng ta ăn là sự nối tiếp của lương thực và gạo màngười xưa đã từng ăn.

Mặt trời khiến cho nước hồ bốc hơi, hình thành mây trêntrời, mây va chạm hình thành mưa sấm, lại rơi xuống hồ, tựtánh chính là giống như vậy, không tăng cũng chẳng giảm.

般若波羅蜜多心經

18

Chân lý là bao gồm vô hạn, chỉ người phàm mới so đo tínhtoán ít một nghìn hoặc tăng mười nghìn; vô hạn giảm đimột nghìn thì bằng vô hạn, vô hạn thêm mười nghìn bằngvô hạn, không tăng cũng chẳng giảm.

- Bất tăng bất giảm : chân tánh là thật, vĩnh viễn khôngthay đổi, ở nơi Thánh (trên trời) không tăng, ở phàm (phàmtrần) không giảm, tam giới thập phương, tất cả đều bìnhđẳng.

Dịch nghĩa : Xá lợi tử (Phật tánh) này là chân không thậttướng của bản thân chúng sanh chư pháp giới, là thật,không có sinh diệt, dơ sạch, tăng giảm, là vĩnh viễn khôngbao giờ thay đổi.

Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức,

Trong cái lý thể chân không thật tướng, vốn dĩ là khôngtịch, không có ngũ uẩn như sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Cóngười nhất định sẽ hỏi những tác dụng sắc, thụ, tưởng,hành, thức này rõ ràng là chân thật như thế, làm sao lạikhông có, chúng ta hãy làm một thực nghiệm, tức có thểthể hội rõ ràng.

Trước tiên nặn ra 7 loại màu nước : đỏ, cam, vàng, xanh,lam, chàm, tím với lượng đều nhau, lại dùng bút lông vàmột ít nước quét những màu đó thành 7 phần trên cánhquạt.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

19

Kết quả khởi động cánh quạt, màu sắc trên cánh quạt lại làmàu trắng. Màu trắng giống như làthật tướng của chânkhông, bảy màu giống như ngũ uẩn hư ảo không thật.

Dịch nghĩa : Cho nên trong cái chân không diệu tướng,không có một thứ gì cả, vốn dĩ không có ngũ uẩn như sắc,thụ, tưởng, hành, thức trộn lẫn trong đó.

Vô nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý,

Trong cái lý thể của chân không thật tướng cũng khôngcó lục căn : nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý; lục trần : sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Lại làm một thực nghiệm khác để giải thích rõ cái chânkhông thật tướng này. Tin rằng tất cả mọi người chắc hẳnđã thấy qua trên thị trường có một loại sách 3D (3 chiều) ,thoạt nhìn, mỗi một bản phác thảo cũng chỉ là những khốimàu tạp loạn và dày đặc tổ hợp thành.

Muốn đem những khối màu tạp loạm này tổ hợp biến thànhmột bức tranh lập thể 3 chiều xinh đẹp, biện pháp duy nhấtlà làm cho tiêu cự của mắt sai lệch đến một mức độ nào đóthì có thể tiến vào thế giới lập thể 3 chiều.

Những khối màu tạp loạn cũng giống như sự vô minh củaPhật tính, cũng do sự sai loạn của tự tánh mới khiến cho taxem lục căn, lục trần giống như lập thể 3 chiều này như là

般若波羅蜜多心經

20

chân thật.

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, không có thứ gì, cũngkhông có thói xấu lục căn như nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý

Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp,

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, không có một thứ gì,vốn dĩ thanh tĩnh, bất nhiễm nhất trần (không nhiễm tí bụi),cho nên cũng không có sự ô nhiễm của lục trần như sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới,

Trong cái lý thể của chân không thật tướng cũng khôngcó pháp hư vọng như nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệtthức, thân thức, ý thức.

. Lục căn: nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý là do vô minh sinh màra;

. Lục trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là bị vấy bẩn;

. Lục thức : là sự phân biệt nảy sinh giữa Lục căn Lục trần,hợp lại gọi là thập bát giới.

Nhục nhãn của chúng ta ngay đến tia hồng ngoại hoặc tiatử ngoại cơ bản nhất cũng không nhìn thấy, lại càng khôngphải nói đến những động thái vô hình; nhãn thức là có hạnvà hư vọng, cho nên đừng quá chấp chước những gì mình

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

21

nhìn thấy được.

Khi chích thuốc mê thì cảm giác đau của thần kinh toànthân cũng tạm thời biến mất, cho đến nhĩ thức, tị thức, ýthức tất cả đều hư vọng không thật như thế; các thức phânbiệt này trong cái chân không thật tướng cũng đều là khôngtồn tại.

- Giới : cảnh

- Nãi chí : mãi cho đến lúc… chính là nói bắt đầu từ nhãngiới cho đến ý thức giới mới thôi.

. Nhãn giới, nhĩ giới, tỵ giới, thiệt giới, thân giới, ýgiới là lục căn;

. Sắc giới, thanh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, phápgiới là lục trần;

. Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỵ thức giới, thiệt thức giới,thân thức giới, ý thức giới là lục thức.

Lục căn là nội lục nhập, lục trần là ngoại lục nhập, hợpthành thập nhị nhập.

Lục căn, lục trần, lục thức hợp lại thành thập bát giới.

Dịch nghĩa : Trong cái chân không diệu tánh vốn dĩ khôngcó nhãn giới, nhĩ giới…mãi cho đến những trở ngại củathập bát giới như ý thức giới…

般若波羅蜜多心經

22

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận,nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận,

- Vô minh là sự bắt đầu của pháp thập nhị nhân duyên,bởi vì sự vô minh của tự tánh mà sản sinh hành vi hồ đồ,vọng hành này lại hình thành ý thức hư vọng mà sản sinhra sắc tướng.

Chấp chước về sắc tướng, theo sau là sản sinh tác dụng củanhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý một cách hồ đồ, theo sau đó màcó vọng niệm tiếp xúc hồ đồ.

Sau khi tiếp xúc thì có tác dụng hưởng thụ hồ đồ, có hưởngthụ rồi thì có ái chấp, có ái chấp rồi thì có vọng niệmgiành lấy (đạt được).

Khi muốn đạt được thì có vọng niệm muốn đạt được, có cáingã chấp đạt được thì sẽ hình thành kiếp sau, có kiếp sauthì sẽ sản sinh lão, bệnh, tử, tất cả những nhân duyên nàyđều quy về sự vô minh của tự tánh, trong cái chân khôngthật tướng là không có vô minh, tự nhiên sẽ không cócái thuyết vô minh diệt.

Hành vi giao hợp của Nam và Nữ chính là sự tiếp diễn củatự tánh vô minh, có những hành vi này rồi thì hấp dẫn mộtloại thức hồ đồ, loại thức này chính là thân trung ấm.

Khi Nam Nữ giao hợp sẽ sản sinh một đường ánh sáng rấtđặc biệt, có thể hấp dẫn thân trung ấm đang ở tại bất kỳnơi xa xôi nào, cũng giống như sức hấp dẫn của ánh đèn

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

23

đối với bướm đêm (con thiêu thân) vậy.

Thân trung ấm sau khi đầu thai tức khắc hình thành TứUẩn : Thọ, Tưởng, Hành, Thức, khi thai nhi hình thànhrồi thì có sắc tướng.

Một khi sắc tướng hình thành, nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ýcũng sản sinh theo sau, tiếp tục y chang xúc, thụ, ái, thủ(lấy), hữu (có), sinh, lão, tử của pháp thập nhị nhân duyên.Trong cái chân không thật tướng không có lão, tử, lại càngkhông có Lão, Tử diệt.

- Vô Vô Minh : Không có “vô minh”, tức vạn duyên khôngsinh, tự tánh quang minh.

- Vô Vô minh tận : không có “vô minh tận”, tức tự tánhquang minh không có hắc ám, sáng đến cực kỳ, không cómột tí bí mật riêng tư đáng xấu hổ (do mê thì điên đảovọng tưởng, là nghiệp tâm vô minh, ngộ thì chuyển phàmthành thánh, là giác tính viên minh)

- Vô lão tử tận : không có “lão tử tận”, tức bất sinh bất tử,vượt qua sinh tử. (hữu tận là sắc thân cõi mộng, Vô lão tửlà chân không pháp tướng).

Thập nhị nhân duyên mà nhà Phật nói chính là 12 thứ :“Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ(lấy), hữu (có) sinh, lão tử”

般若波羅蜜多心經

24

Dịch nghĩa : Chân không diệu tánh, bổn vô nhất vật, làmgì có vô minh? tức là vô “vô minh”, cũng không có nhữngcái như là “vô minh tận”, mãi cho đến thập nhị nhân duyên“lão tử” cũng không có, thậm chí cũng không có cái gọi là“lão tử tận”

Vô khổ, tập, diệt, đạo,

Trong cái lý thể trí tuệ chân không không có cái cảm giác“khổ” sinh tử, nhưng mà thế nhân cứ là chịu bị bức báchđủ thứ tam khổ, bát khổ và vô lượng chư khổ.

Trong cái thật tướng không có cái nhân “Tập” của tham áikhả đoạn, nhưng mà thế nhân lại cứ thu thập vô lượngphiền não để ràng buộc tự mình.

Trong cái thật tướng, không có niết bàn của tịch “diệt” khảchứng, A La Hán nhập niết bàn chứng đắc niềm vui TịchDiệt, vẫn chưa đoạn vô minh, thay đổi sinh tử vẫn tồn tại.

Trong thật tướng cũng không có pháp “Đạo” giải thoát khảtu. Phật tánh vốn dĩ mọi người đều có đủ, chỉ là do vô minhcủa luỹ kiếp che lấp, thành đạo không phải là “đắc” đạo,mà là “hiển” đạo.

- Khổ : Nỗi khổ của nhân sinh (có thân khổ, tâm khổ, hậuthế khổ và những cái thường gọi là Bát khổ)

- Tập : tập hợp, thu thập (Tâm và kết nghiệp tương ứng sẽ

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

25

triệu tập nỗi khổ sinh tử).

- Diệt : liễu, diệt trừ đủ loại khổ (kết nghiệp liễu tận thì sẽkhông có vướng vào nổi khổ sở của sinh tử)

- Đạo : Tu đạo để trừ bỏ đi khí chất không tốt của hậu thiên(vô khổ tập diệt đạo tức là tự nhiên vô vi, cho đến cao vôthượng). “Khổ, tập, diệt, đạo là “Tứ Thánh Đế” (Đế là chânlý mà Bậc Thánh nhìn thấy)

Dịch nghĩa : Chân không diệu tính, tự tại cực lạc, vô ưu vôsầu, cho nên không có khổ, tập, diệt, đạo, là tự nhiên vôvi (người tu hành thích hợp bắt tay vào từ hữu vi, nhưngnên biết hữu vi nên đạt đến chỗ vô vi)

Vô trí diệc vô đắc,

Người học Phật đều muốn học trí tuệ, có trí tuệ rồi thì cóthể chứng quả Phật, bây giờ cái trí Ba La này đã không còn,Phật quả muốn đắc được cũng không thể có.

Vậy là Không rồi chứ? không phải đâu, không phải khôngcó Trí, cũng không phải không có được, chỉ là không chấpchước cái trí tuệ này, không chấp chước cái mà ta có được.

Cái mà Tạng Giáo Bồ Tát tu là pháp môn hữu trí hữu đắc,sự lục độ có chỗ chấp chước, chấp chước có chúng sinhkhả độ, có Phật đạo khả thành.

Viên giáo Bồ Tát cũng hành Lục độ, nhưng không có thứ

般若波羅蜜多心經

26

để chấp chước, hiểu rõ đạo lý thí mà không thí, độ màkhông độ cho nên gọi là Vô tri diệc vô đắc .

- Trí : Trí tuệ, là một trong Lục độ. Lục độ là 6 thứ : Bốthí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ.

- Vô đắc : Chân như bổn tánh, tự hàm vạn hữu, cần gì phảitham cầu, vì thế gọi là Vô đắc.

Dịch nghĩa : Chân không diệu tính tự hàm diệu trí, tự hàmvạn hữu, cho nên không cần phải thêm vào cái “trí “ tuệ,cũng không cần phải đi tham cầu giành “được” những thứbên ngoài.

Chú thích thêm : Đạo Tâm (linh tánh, tự tánh) vốn dĩkhông có ngũ uẩn, không có thập bát giới, không có thậpnhị nhân duyên, không có Tứ Thánh Đế, không có Lục độpháp, là giữa cái có và không.

Trước tiên phá sự xoắn bện buộc chặc của ngũ uẩn, kế đếnphá thập nhị nhập, thập bát giới, thập nhị nhân duyên, TứThánh Đế, Lục Độ Pháp, để thấy ngay tại chỗ, nhìn thấybổn tánh, liễu ngộ bổn lai diện mục (bộ mặt vốn có).

Dĩ vô sở đắc cố,

Tông chỉ của Tâm Kinh chính là phá trừ sự chấp chước củachúng ta, để cho chúng ta không có cái tâm chấp chướcnhững gì mình có được, phải chứng mà không chứng,

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

27

không chứng mà chứng.

Bồ Tát chứng quả nhưng không chấp chước quả vị, đạtđến cảnh giới vô tu vô chứng vô đắc mới là niết bàn cứucánh chân chính.

Bồ Tát vốn dĩ cũng là một trong các chúng sanh, bởi vìngài giác ngộ trước, không muốn độc hưởng lợi ích giảithoát sinh tử, cho nên nguyện dùng thời gian vô lượng đểgiác ngộ tất cả chúng sanh.

Bồ Tát vì cảnh giới của tâm lượng mà có phân biệt : Tâmlượng nhỏ một tí thì là Tạng Giáo Bồ Tát, lớn một tí thìlà Thông Giáo Bồ Tát, nếu tâm lượng lớn vô hạn thì vớicác vị Đại Bồ Tát như Phổ Hiền, Văn Thù, Quan Âm, ĐịaTạng Bồ Tát không có gì khác biệt.

- Dĩ : bởi vì

- Vô sở đắc : chân không diệu tính, thật tướng vô tướng,bao hàm vạn hữu, cho nên không cần phải cầu lấy giànhđược bất kỳ vật ngoài thân nào trên thế gian.

Dịch nghĩa : Bởi vì chân không diệu tính bao hàm vạn hữu,thật sự không cần thiết có lý do hướng ra ngoài thân màtham đắc bất kỳ giả tướng nào. (Thật ra chúng ta đến vớitay không, đi cũng tay không).

Bồ-đề tát-đỏa, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại,

般若波羅蜜多心經

28

Dựa theo Bát Nhã Ba La Mật Đa loại pháp thâm trí tuệ nàymà tu có thể đạt được đại tự tại vô quái ngại. Con ngườibởi vì có cái cơ thể này mới hình thành đủ thứ quải ngại.Thân thể này chính là báo chướng của chúng ta hình thànhtừ vô thuỷ kiếp đến nay.

Con người cứ có thói quen làm nô lệ của thân thể, tốn rấtnhiều tinh thần và thời gian cả đời để chăm sóc cái cơ thểnày, tất cả danh lợi và quyền thế, chỉ là vì cung cấp cho sựhưởng thụ của thân thể, tất cả hình dáng và diện mạo bênngoài, chỉ vì để thoả mãn cái hư vinh của cơ thể.

Khổ vui như một, sinh tử như một, thuận nghịch như một,không có tất cả chuyện có thể làm cho tâm dao động, lúcnày thì thoát khỏi báo chướng, đạt đến cảnh giới vô quảingại.

- Bồ Đề Tát Đoả : gọi tắt là Bồ Tát. Bồ Đề là giác lộ, Phậtđạo, pháp không, tu huệ.

- Tát Đoả : là hữu tình, thành tựu chúng sanh, nhân không,tu phúc. Bồ Tát có thể dựa vào Phật Pháp làm thức tỉnhchúng sinh, khiến cho chúng sinh từ trong mê hoặc mà tỉnhngộ, là người hành đạo phước huệ song tu, tài pháp songthí. Bồ Tát cũng có thể dịch thành “Giác hữu tình “. Nóimột cách đơn giản, Bồ Tát là dựa vào Phật đạo để thànhtựu chúng sanh.

- Quái : lưu luyến, tâm niệm không dứt

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

29

- Ngại : chia cách , ma chướng

Dịch nghĩa : Bồ Tát bởi vì có thể dựa theo tâm pháp “BátNhã Ba La Mật Đa “mà tu hành, cho nên mới có thể phát raánh sang diệu trí tuệ, ứng đối với tất cả, trong tâm tự tại annhiên, do vậy mà không có trở ngại níu kéo gì.

Vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố,

Có người nói là cái gì mình cũng không nghĩ đến, chỉ nghĩđến Bố Mẹ, tuy là hiếu đạo, nhưng cũng là một thứ quảingại.

Lại càng có những nhà tu hành hành Bồ Tát Đạo không nỡnhìn thấy khổ nạn tật bệnh của người thế gian, tuy là tâm từbi, nhưng cũng là một thứ quải ngại.

Thường nhìn thấy ti vi hoặc điện ảnh diễn ra một người khivừa chết, linh thức vì không về được nhục thân ở nhân gianmà ngập tràn trong nỗi sợ hãi, chủ yếu nhất là vì sợ mộtloại đoạn diệt tướng, là cái gì cũng không có, nhưng lạikhông nghĩ đến cái niệm đầu biết được không thể trở vềnhân gian đó chẳng phải là một loại hình thái riêng của“sinh” hay sao?

Bồ Tát độ chúng sinh, biết rõ thật tướng thể không, do vậymà dùng tâm đại bi vô quải ngại, phàm phu có quá nhiềuthứ buông không xuống, vì thế mà hình thành quải ngại vàkhủng bố.

般若波羅蜜多心經

30

Dịch nghĩa : Bởi vì thiên tâm viên minh (trong sáng trònđầy) , lương tâm trong sáng, không có phiền não quải ngại,biết được sinh cũng giống như ký thác tạm bợ, xem chếtnhư là trở về , cho nên cũng không có cảm giác sợ hãi sinhtử.

Viễn ly điên đảo mộng tưởng, Cứu cánh niết bàn.

Thế giới của chúng sanh thật ra vốn dĩ là một thế giới điênđảo. Biết rõ ràng là hút thuốc, uống rượu làm trở ngại chosức khỏe, thế mà có người thà rằng hủy hoại sức khỏe, biếtrõ là ăn thịt nhiều sẽ sản sinh bệnh tật, thế mà lại có ngườithà là cứ tạo thành bệnh tật.

Biết rõ là hút chích sẽ làm hủy hoại sinh mệnh, thế mà lạicó người thà rằng hủy hoại sinh mệnh, biết rõ ràng luân hồilà khổ, lại có người thà rằng luỹ kiếp chịu khổ.

Mọi người nhất định đã từng có một trải nghiệm, chính làmơ thấy một cơn ác mộng, không dễ dàng làm cho tự mìnhtỉnh giấc, kết quả thì ra lại là một giấc mộng khác : mộngtrong mộng, chưa thật sự tỉnh hẳn, thế giới của chúng sanhthì giống như thứ mộng tưởng điên đảo này vậy.

- Niết có nghĩa là không sinh, Bàn có nghĩa là không tử,người không hiểu về Phật Pháp thì bào Niết Bàn chính làchết rồi, cái chết này và cái chết kia là không giống nhau;một cái là không biết và không muốn chết, còn Niết Bànthì là biết rõ ràng, lựa chọn thoát khỏi luân hồi mà được đại

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

31

tự tại.

Ngạ quỷ cả đời nằm mơ thấy đói, súc sinh cả đời nằm mơngu si, địa ngục cả đời làm giấc mộng chịu khổ hình. Tu Lacả đời làm mộng tranh đấu, người cả đời làm giấc mộngđiên đảo, Thần tiên cả đời làm giấc mộng an lạc.

Viên Giác cả đời làm giấc mộng độc thiện kỳ thân (mìnhgiải thoát là được rồi). A La Hán cả đời làm giấcmộng niết bàn hữu dư thiên về không. Chỉ có chư Phật vàđại Bồ Tát đã đoạn trừ tất cả giấc mộng hư ảo, cho nên mớigọi là cứu cánh niết bàn.

- Điên đảo : mê muội cho cái thật là giả, cho cái giả là thật ;chấp mê thanh sắc thì gọi là điên đảo.

- Cứu cánh Niết Bàn : cứu cánh là giới hạn cực điểm. Niếtnghĩa là không sanh, Bàn nghĩa là không tử; là nóiđến cảnh giới cùng tận, nên vào quê hương cõi bất sanh bấtdiệt mà vĩnh chứng quả vị liên đài.

Dịch nghĩa : Có thể thoát ly tránh xa điên đảo tội nghiệp,mê mộng hoang tưởng, mà có thể hợp với Tiên thiên, tiêudiêu tự tại, quả đích thức là đạt đến cảnh giới viên mãn caonhất.

Tam thế chư Phật, y Bát Nhã Ba La Mật Đa, cố đắc Anậu Đa La tam miệu tam bồ đề.

般若波羅蜜多心經

32

- Tam thế chư Phật : tức là chư Phật quá khứ, chư Phậthiện tại, Phật vị lai cũng là dựa theo pháp môn cứu cánhnày để tu hành.

Giữa Phật và Phật rốt cuộc có chỗ nào khác biệt, đã thànhPhật đã đạt đến cứu cánh rồi, sao lại có sự phân biệt cácloại Phật hiệu?

Lấy ví dụ nói rõ : có 2 cái túi chứa đầy không khí, một cáilà túi A, một cái là túi B, khi mở hai túi ra, không khí trongtúi hợp thành nhất thể với không khí rộng lớn, lúc này thìkhông có sự phân biệt không khí túi A và túi B nữa. Danhxưng trước khi thành Phật cũng giống như túi A và túi Bvậy, sau khi thành Phật rồi thì giống như không khí một thể,không có phân biệt.

Eo biển Đài Loan như A Di Đà Phật, eo biển Malaccagiống như Phật Dược Sư, Thái Bình Dương giống như PhậtThích Ca Mâu Ni, tuy là danh xưng có khác nhau, nhưngbản chất của nước biển là hoàn toàn giống nhau và thôngnhau. Phật hiệu cũng giống như tên gọi của eo biển, Phậttính giống như nước biển.

A nậu Đa La tam miệu tam Bồ Đề : nếu phiên dịch thànhnghĩa tiếng hoa thì là Vô Thượng Chánh Đẳng ChánhGiác. Vậy thì cái gì gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng ChánhGiác đây?

Vô thượng có nghĩa là không có cái gì khác có thể cao hơnnó nữa, là cái gì đây? chính là cảnh giới của Phật. Chánh

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

33

đẳng có nghĩa là hành Đạo đại thừa Bồ Tát, có thể tự giácgiác tha (tự mình giác ngộ rồi giúp cho người khác giácngộ), tự độ độ tha (tự độ bản thân rồi độ người khác), tựlợi lợi tha (mình được lợi ích mà người khác cũng được lợiích).

Chánh giác chính là giống như sự giác ngộ chân chính màThanh Văn, Duyên giác đắc được.

Tam thế : đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai.

A nậu Đa La Tam miệu tam Bồ Đề :

- A : nghĩa là Vô;

- Nậu Đa La : nghĩa là Thượng;

- Tam : nghĩa là chánh;

- Miệu : nghĩa là đẳng;

- Tam : nghĩa là chánh ;

- Bồ Đề là Giác.

Dịch thành “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, tức là“Đạo”.

Dịch nghĩa : Tam thế thập phương chư Phật, có thể siêusinh liễu tử mà nhập niết bàn, độ hóa chúng sinh, là vì họcũng có thể dựa theo pháp môn “Bát Nhã Ba La Mật Đa”

般若波羅蜜多心經

34

này, cho nên cuối cùng đều đăng đạo quả Vô thượng chánhđẳng chánh giác.

Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú,

Cho nên biết rằng cái pháp diệu trí tuệ Bát Nhã Ba La MậtĐa có thể đạt đến bến bờ này là đại thần chú.

Cái lớn này là cái lớn mà không có gì có thể lớn hơn đượcnữa, nếu vẫn còn có cái lớn phía bên ngoài cái lớn này thìkhông đủ để cho là lớn.

Thần là chỉ ý bất khả tư nghì, cũng có thể gọi là thầnthông, cái thông này cũng có ý là động, muốn biết tất cảmọi chuyện trong vũ trụ, chỉ cần động cái niệm đầu này làcó thể thông đạt.

Nếu có thể không động thì có thể quan sát rõ ràng tất cả,hiểu rõ tất cả, cái này là cảnh giới càng siêu vượt hơn đạithần thông, chỉ có chư Phật và Đại Bồ Tát có thể đạt đếncảnh giới này.

- Chú : pháp môn, chân ngôn, mật trì, tổng trì.

Dịch nghĩa : Cho nên, có thể biết “Bát Nhã Ba La Mật Đa”là thần diệu khôn lường mà có thể ứng biến vô cùng, là đạipháp môn có thể độ tận chúng sinh trong thiên hạ.

Thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳngchú,

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

35

Chú này có thể đả phá vô minh phiền não, là một loại chúđại quang minh.

Chú này có thể trực tiếp đạt đến cảnh giới niết bàn, có tìmcũng không tìm thấy bất kỳ một pháp môn thế gian nào cóthể siêu vượt hơn nó nữa.

Nó là một loại chú chí cao vô thượng, càng là một loại chúvô song (không gì có thể sánh bằng).

Nhờ vào sức mạnh của chú, có thể minh tâm, rời khỏi tấtcả tâm vọng tưởng, lúc trì chú tuy là không hiểu, trongcái không hiểu đó kích phát cái hiểu rõ thật sự, cho nênnhờ chú này mà có thể minh tâm kiến tính.

- Thị đại minh chú : là đại pháp môn chính đại quangminh mà có thể trừ tận ngũ uẩn, chiếu thấu suốt tam giớithập phương.

- Thị vô thượng chú : là đại pháp môn chí cao vô thượngmà có thể giải thoát luân hồi, đạt đến cứu cánh niết bàn.

- Thị vô đẳng đẳng chú : là đại pháp môn cao nhất và cũngkhông có bất kỳ một con đường tắt nào có thể nhanh hơn.

Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Công lực của thần chú này có thể trừ đi tất cả nỗi khổ, đâyđều là chân thật chứ không có một tí hư giả nào.

般若波羅蜜多心經

36

Muốn trừ đi tất cả khổ ách của thế gian, phương pháp cănbản nhất chính là phải liễu thoát khỏi sinh tử, thoát xuấtluân hồi.

Phân đoạn sinh tử đã liễu rồi, biến dị sinh tử cũng đã liễurồi, mới gọi là thật sự trừ đi tất cả nỗi khổ, ngừng luân hồi,từ cái ngày sinh ra cho đến ngày chết đi là một đoạn sinhtử.

Tứ quả A La Hán đã đoạn phân đoạn sinh tử, nhưngchưa liễu biến dị sinh tử. Biến dị sinh tử là một niệm sinhra mà sống, một niệm diệt mà chết, thuộc sự sinh diệt của ýniệm, không thuộc sự diệt của cái nhục thân. Đại Bồ Tátmới có thể liễu biến dị sinh tử.

Dịch nghĩa : Chúng sanh thể hội sâu sắc “Bát nhã ba lamật đa” mà vĩnh viễn chân thành phấn đấu bỏ công ra thựchành thì có thể trừ đi tất cả khổ nạn. Đây là lời nói hoàntoàn thật, chứ không phải là lời nói hư vọng.

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú,

Chú là thuộc về Mật giáo, không thể dùng một loại tưtưởng để nghĩ nó rốt cuộc là thế nào, là chân lý của cứucánh thì ngôn ngữ không thể nào diễn tả thành lời, chỉ cóthể cảm nhận chứ không thể diễn đạt bằng lời.

Chú cũng giống như khẩu lệnh bí mật trong quân đội, cómột khẩu lệnh như vậy mới không đến nỗi lấy pháp củangoại đạo xem làm chánh pháp, chú cũng có công dụng

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

37

như thế.

Một khi đã tiến vào diệu lý đại thừa, thì không có tâm phânbiệt gì hết, rời khỏi tất cả pháp, rời khỏi tất cả tướng, chodù là chú thì cũng tùy thuyết tùy liễu.

Dịch nghĩa : Cho nên cuối cùng phải nói ra nơi pháp môn“Bát nhã ba la mật đa” để chỉ dẫn soi sáng cho con người,để cho người đốn ngộ Vô thượng Bồ Đề.

Tức thuyết chú viết :

Tâm kinh không chỉ có thể tự độ (độ tự mình) mà còn cóthể độ người khác, khiến tự mình liễu thoát sinh tử, lạicàng có thể cùng đại chúng cộng độ (độ chung với nhau)cùng lúc thoát khỏi sinh tử .

Việc liễu thoát sinh tử không nên là cá nhân mình độchưởng, nên cùng chúng nhân hưởng chung vui, đạt đến bờbến chân lý niết bàn.

Chú giống như tâm ấn của chư Phật, chỉ có Phật mới biếtđược, những chúng sanh khác đều không hiểu, cho nêncũng chẳng cần cất công phiên dịch.

Người tuy không dễ dàng hiểu được chú, nhưng nhữngchúng sinh khác như quỷ, thần, tu la...lại kính sợ chú, chonên hễ khi niệm chú này, họ cũng ngờ nghệch.

- Tức thuyết chú viết : bèn ngắn gọn mà nói ra then chốt

般若波羅蜜多心經

38

của pháp môn này : đó chính là :

Yết đế yết đế,

- Yết : mở ra

- Đế : diệu đế, tức là “huyền quan diệu đế” . Đế : nói đếlà vương, là chủ

Ở đây là chỉ về tâm tánh, bởi vì tâm tánh là chủ của chúngta, sự kỳ diệu ấy khó mà nói, cho nên nói là diệu đế.

Dịch nghĩa : cầu Minh Sư mở ra Huyền Quan diệu đế củamình, nhất thiết phải mở ra huyền quan diệu đế này.

Ba la yết đế,

- Ba la : bờ bến

Dịch nghĩa : Thụ Minh sư chỉ mở ra pháp môn HuyềnQuan, là con đường tắt nhất định phải trải qua để đến đượcbờ bến.

Ba la tăng yết đế,

- Tăng là tịnh, là chúng

Dịch nghĩa : chỉ có nguyện chúng sanh quay đầu hướngthiện, huyền quan diệu khiếu của mọi người đều có thể gặpđược Minh sư điểm khai, mọi người đều tín thụ phụnghành (sau khi cầu đạo thì dễ hành “Bát nhã ba la mật đa” ,

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh _ Sơ Lược Chú Giải

39

siêu sinh liễu tử mà đạt được cảnh giới của Phật.)

Bồ Đề tát bà ha.

- Bồ Đề : là giác ngộ. Giác tính viên minh, linh quang quánthiên địa, không bị vật trên thế gian làm mê muội trói buộc.

- Tát bà ha : chúng sinh thành tựu, lợi lạc vô cùng

Dịch nghĩa : Mọi người nhanh chóng tự giác ngộ và giúpngười khác giác ngộ, để tất cả chúng sinh đều có thể dựatheo “Bát nhã ba la mật đa” mà khom lưng tiến hành, phổtất thành tựu, mãi mãi vui vẻ không ưu sầu, hóa nhân tâmthành Phật tâm, hóa thế giới thành liên bang.

Ghi chú thêm : Lúc này đang là lúc đại khai phổ độ, nhữngPhật tử có duyên tất cả đều có thể lên bờ, người đắc đạocần mẫn tu đạo bàn đạo, có thể hành Bồ Tát Đạo, thì là thếgiới Phật sống, ngày đó có thể mong đợi và sắp đến, đó lànguyện vọng lớn nhất của Phật Tổ. Nghiên cứu Tâm Kinhnày tức có thể ngộ rõ.