103
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1. Kế toán là gì ? Kế toán là 1 hệ thống : Thu thập, phân loại thông tin Ghi chép Tổng hợp Cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan Phục vụ cho việc ra các quyết định So sánh, dự đoán và đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của một tổ chức. Phân loại : các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần tài sản hay nguồn Căn cứ vào các giấy tờ nào để ghi chép bằng tay hoặc nhập liệu vào Lập các báo cáo Đối tượng có liên quan bao gồm : Nhà quản lý Nhà đầu tư ( hiện tại & potential ) Các cơ quan chức năng ( thuế, kiểm toán nhà 1

Bài giảng kế toán quản trị

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài giảng kế toán quản trị. Tham khảo thêm về bài giảng kế toán quản trị, bài tập kế toán quản trị và tài liệu kế toán tại http://tintucketoan.com

Citation preview

Page 1: Bài giảng kế toán quản trị

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1. Kế toán là gì ?

Kế toán là 1 hệ thống :

Thu thập,

phân loại

thông tin

Ghi chép

Tổng

hợp

Cung cấp thông tin cho các

đối tượng có liên quan

Phục vụ cho việc ra các

quyết định

So sánh, dự đoán và đánh

giá hiệu quả quản lý và sử

dụng các nguồn lực của

một tổ chức.

Phân loại :

các nghiệp

vụ kinh tế

phát sinh

thuộc phần

tài sản hay

nguồn vốn

Căn cứ vào

các giấy tờ

nào để ghi

chép bằng

tay hoặc

nhập liệu

vào các loại

sổ sách nào

Lập

các

báo

cáo

Đối tượng có liên quan

bao gồm :

Nhà quản lý

Nhà đầu tư ( hiện tại &

potential )

Các cơ quan chức năng

( thuế, kiểm toán nhà nước )

Nhà cung cấp, khách hàng

Đối tượng khác : nhân

viên, sinh viên ….

Chú ý: Kế toán phải gắn với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nghiệp vụ kinh tế là các sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến tình hình tài

chính của doanh nghiệp.

1

Page 2: Bài giảng kế toán quản trị

Ví dụ :

Nhân viên đi đặt hàng nhà cung cấp không phải là 1 nghiệp vụ kinh tế.

Nếu nhân viên đi đặt hàng nhà cung cấp và trả trước cho người bán một số

tiền tình hình tài chính trong doanh nghiệp thay đổi nghiệp vụ kinh tế.

Nếu nhân viên đi đặt hàng nhà cung cấp, nhà cung cấp giao hàng và doanh

nghiệp có nghĩa vụ phải trả nghiệp vụ kinh tế.

Các đối tượng bên ngoài quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà

đầu tư ( khi mua cổ phiếu của công ty ), các cơ quan chức năng, khách hàng,

nhà cung cấp, sinh viên…

Các đối tượng bên trong quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà

đầu tư ( khi đầu tư vào công ty và giữ chức vụ quản lý trong của công ty ),

nhà quản trị, nhân viên…

2. Vì sao lại cần có kế toán quản trị ?

Kế toán tài chính liên quan đến quá trình báo cáo hoạt động của 1 tổ chức ( doanh

nghiệp, đoàn thể, nhà nước, tổ chức nhân đạo ). Những thông tin này phản ánh các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã qua nên số liệu có tính lịch sử, không đủ để

đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà quản trị bên trong doanh nghiệp cần phải có

kế toán quản trị.

3. Mục tiêu của kế toán quản trị :

Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định nhằm sử dụng hiệu

quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó làm gia tăng giá trị

doanh nghiệp ( giá trị của cổ đông ) và gia tăng giá trị khách hàng.

2

Page 3: Bài giảng kế toán quản trị

Giá trị công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính ( ROE, EPS …) hay

khi công ty được định giá cao, giá trị thương hiệu lớn.

Gia tăng giá trị khách hàng tức là công ty cung cấp được các sản phẩm, dịch

vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Mối quan hệ giữa giá trị khách hàng và giá trị cổ đông

Không một cổ đông nào trong công ty muốn công ty mình mải lo chăm

sóc khách hàng thật tốt mà bỏ quên các cổ đông trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để gia tăng giá trị cổ đông thì một trong những yếu tố là phải

gia tăng giá trị khách hàng để mở rộng đầu ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Khi công ty muốn gia tăng giá trị khách hàng thì phải tạo ra những sản

phẩm, dịch vụ tốt hơn, mặt bằng đẹp hơn… chi phí tăng. Nếu doanh

thu không gia tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng của chi phí

lợi nhuận giảm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của cổ đông.

4. Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty

- Tầm nhìn ( Vision ) : cái mà công ty mong muốn trong tương lai mình sẽ đạt

được. Để đạt được tầm nhìn, công ty cần phải đưa ra một sứ mệnh tương ứng.

- Sứ mệnh ( Mission ) : là cái công ty thực hiện để phù hợp với tầm nhìn và để

đạt được tầm nhìn đã hướng tới. Tầm nhìn và sứ mệnh được xác định cùng lúc

và hỗ trợ lẫn nhau. Tầm nhìn và sứ mệnh kết hợp với nhau để hình thành mục

tiêu chung, mục tiêu tổng quát và giới hạn, phạm vi của mục tiêu ( để mục tiêu

không quá rộng ).

Ví dụ : Đối với ngân hàng thì giới hạn là sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mà thôi,

không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của lĩnh vực sản xuất, thương mại.

3

Page 4: Bài giảng kế toán quản trị

- Từ các mục tiêu chung, tổng quát, công ty sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể. Sau

đó công ty sẽ đưa ra các chiến lược ( 1 chuỗi các hoạt động nhằm tạo thực

hiện các mục tiêu đề ra ).

- Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược được thể hiện

qua sơ đồ sau :

SỨ MỆNH MỤC TIÊU TẦM NHÌN

CHIẾN LƯỢC

Trong kinh doanh, chiến lược:

- Là quan điểm của doanh nghiệp trong việc làm thế nào để cạnh tranh.

- Là sự cam kết để thực hiện 1 chuỗi những hành động này thay vì những

hành động khác để đạt được mục tiêu

- Là việc tạo ra vị trí duy nhất và có giá trị liên quan đến những hoạt động

khác nhau.

Để hình thành chiến lược, công ty phải xác định được :

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào ?

- Làm thế nào để cạnh tranh trong lĩnh vực công ty kinh doanh

- Công ty nên sử dụng hệ thống và cấu trúc nào

Ví dụ :

Toyota Global Vision 2020 : “ The Being Pursued For People, Society and the

Global Environment ”.

4

Page 5: Bài giảng kế toán quản trị

Có thể thấy xu hướng đặt ra tầm nhìn và chiến lược của các công ty trên thế giới

hiện nay đều muốn dính dáng đến “ thân thiện với môi trường ” đưa ra 1 tầm

nhìn mới mà người ta có thể đánh giá cao nhằm đạt tạo yếu tố tâm lý, ấn tượng tốt

đẹp cho công chúng.

Để đạt được tầm nhìn trên, sứ mệnh của công ty làm kết hợp và làm cân bằng giữa

giữa ngành ô tô và môi trường. Từ tầm nhìn và chiến lược này, công ty đưa ra các

mục tiêu cụ thể và chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

5. Kế toán quản trị hỗ trợ cho chiến lược của công ty như thế nào ?

Đóng góp trong việc xây dựng và thực

hiện kế hoạch chiến lược của DN

Lập kế hoạch ( ngắn hạn, dài hạn )

Kiểm soát việc sử dụng nguồn lực

công ty có hiệu quả không

Đóng góp cải thiện lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp

Chi phí thấp

Sản phẩm khác biệt

6. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

Giống nhau :

Đều là 1 bộ phận của kế toán nên quan tâm đến tài sản, nguồn vốn, quá trình

kinh doanh.

Sử dụng hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán.

Thể hiện trách nhiệm quản lý.

Truyền thông tin cho nhà quản lý.

5

Page 6: Bài giảng kế toán quản trị

Khác nhau :

Các tiêu thức

so sánhKế toán tài chính Kế toán quản trị

Khái niệm

Là kế toán thu nhận, xử lý và

cung cấp thông tin liên quan

đến quá trình hoạt động của

DN cho người quản lý và

những đối tượng ngoài DN,

giúp họ ra các quyết định

phù hợp với mục tiêu mà họ

quan tâm.

Là kế toán thu nhận, xử lý và

cung cấp thông tin cho những

người trong nội bộ DN sử

dụng, giúp cho việc đưa ra các

quyết định để vận hàng công

việc kinh doanh và vạch kế

hoạch cho tương lai phù hợp

với chiến lược và sách lược

kinh doanh.

Những người sử

dụng thông tin

chủ yếu

Các cá nhân, tổ chức bên

trong và bên ngoài DN.

Các cấp quản lý nội bộ khác

nhau.

Mục tiêuĐánh giá, kiểm soát hoạt

động của doanh nghiệp

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực

để đạt các mục tiêu mà doanh

nghiệp đề ra.

Nguồn thông tin

Thông tin tài chính xuất phát

từ các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh trong doanh nghiệp

Thông tin tài chính và phi tài

chính ( sản phẩm có hài lòng

khách hàng không ...)

6

Page 7: Bài giảng kế toán quản trị

Đặc điểm của

thông tin

- Phản ánh quá khứ

- Tuân thủ các nguyên

tắc kế toán.

- Biểu hiện dưới hình

thái giá trị.

- Thông tin của kế toán quản

trị thể hiện quá khứ - hiện

tại – tương lai ( chủ yếu là

hướng về tương lai )

- Linh hoạt, kịp thời và không

quy định cụ thể.

- Biểu hiện dưới hình thái giá

trị và vật chất.

Yêu cầu thông

tin

- Đòi hỏi độ chính xác,

khách quan.

- Đòi hỏi tính kịp thời cao

hơn tính chính xác.

Phạm vi báo cáo Toàn doanh nghiệp Từng bộ phận

Các báo cáo kế

toán chủ yếu

Báo cáo tài chính nhà nước

quy định

- Bảng Cân đối kế toán

- Kết quả kinh doanh

- Lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh BCTC

- Báo cáo tình hình cung

cấp, dự trữ vật tư, hàng

hóa

- Báo cáo tiến độ sản xuất,

chi phí, giá thành

- Báo cáo về tình hình bán

hàng, giá vốn, chi phí bán

hàng, doanh thu…

Kỳ hạn lập báo

cáo

Định kỳ ( tháng, quý, nửa

năm, năm )

Thường xuyên ( khi nhà quản trị

cần thì lập báo cáo )

Tính pháp lệnh Có Không có

7

Page 8: Bài giảng kế toán quản trị

7. Phân biệt Kế toán quản trị & Phân tích tài chính doanh nghiệp

Giống nhau :

Đánh giá và đưa ra các quyết định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Khác nhau :

PTTCDN là 1 mảng của kế toán quản trị. Nó sử dụng chủ

yếu các BCTC, căn cứ vào những sự kiện đã xảy ra rồi.

Nghiên cứu các sự nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một

chuỗi thời gian thấy được xu hướng của DN, từ đó đưa ra

quyết đinh cải thiện tình trạng hiện tại của công ty.

Kế toán quản trị

hướng về tương lai

nhiều hơn, lập kế

hoạch sử dụng hiệu

quả nguồn lực.

8. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý với quá trình kế toán quản trị

Các chức năng quản lý Quá trình kế toán quản trị

Xác định mục tiêu 1 Thiết lập các chỉ tiêu kinh tế

2

Lập kế hoạch 3 Dự toán

4

Tổ chức thực hiện 5 Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra đánh giá 6 Soạn thảo báo cáo và thực hiện

8

Page 9: Bài giảng kế toán quản trị

Ra quyết định

9. Các phương pháp nghiệp vụ trong kế toán quản trị

- Thông tin phải so sánh được ( quan trọng nhất )

- Phân loại chi phí

- Thiết kế thông tin dưới dạng phương trình / đồ thị.

10. Tại sao kế toán quản trị phải quan tâm đến thông tin phi tài chính ?

Các vấn đề phi tài chính như quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kế hoạch kinh

doanh, việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, cơ cấu bộ máy nhân sự, bộ

phận kiểm soát nội bộ, trình độ & kinh nghiệm của người quản lý, lĩnh vực hoạt

động chủ yếu, thị phần trên thị trường, quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, đánh

giá của các đối tác & khách hàng, …

Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo ra quyết định chính xác, kịp

thời.

Thông tin về tình hình chính sách thương mại, chiết khấu thanh toán của

nhà cung cấp giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng hợp lý và đảm

bảo nguồn cung nguyên vật liệu để sản xuất không bị gián đoạn.

Thông tin về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có

kế hoạch marketing hợp lý để tạo sự khác biệt về sản phẩm.

Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo kiểm soát và đánh giá hoạt

động doanh nghiệp.

Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ sử

dụng Bảng khảo sát ( Questionaire ).9

Page 10: Bài giảng kế toán quản trị

Công ty muốn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu thì kiểm soát khâu

R&D thực hiện như thế nào hoặc kiểm soát việc nhân viên có tham gia đầy

đủ các lớp nâng cao trình độ hay không.

11. Tại sao nhà quản trị ở các cấp khác nhau lại cần những thông tin kế toán

quản trị khác nhau ?

Cung cấp các thông tin phù hợp cho từng cấp quản lý vì mỗi cấp quản lý phải

đưa ra quyết định. Quyết định của mỗi cấp khác nhau.

Cấp tác nghiệp: cần những thông tin kế toán xảy ra hằng ngày

Ví dụ: đối với bộ phận bán hàng để lập hạn mức tín dụng cho khách hàng, bộ

phận tác nghiệp cần thông tin về khách hàng giao dịch nhiều hay ít, quy

mô của công ty khách hàng, để từ đó hỗ trợ cho cấp trung ra quyết định.

Cấp trung: cần những thông tin của kế toán quản trị để đưa ra các quyết

định sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Cấp chiến lược: cần những thông tin về tình hình phát triển của công ty

trong tương lai, triển vọng và khả năng phát triển sản phẩm trong dài hạn

để thực hiện các mục tiêu dài hạn.

Tránh sự trùng lắp thông tin và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh

nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Bài tập : Xác định thông tin kế toán quản trị có thể hỗ trợ cho giám đốc để đưa

ra quyết định trong tình huống sau: “ Giám đốc marketing xem xét có nên nghiên

cứu và mở rộng sản phẩm mới hay không ”.

10

Page 11: Bài giảng kế toán quản trị

Thông tin tài chính :

Doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến của sản phẩm mới.

Khi áp dụng công nghệ mới thì công ty có đủ nguồn lực để vận hành hay

không.

Thông tin phi tài chính:

Nhu cầu của sản phẩm mới trên thị trường

Tình hình cạnh tranh trên thị trường

Sản phẩm mới có ảnh hưởng đến các sản phẩm hiện tại của công ty hay

không.

CHƯƠNG 2 : CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

1. Chi phí :

- Những hao phí bỏ ra trong kỳ ( tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp )

- Biểu hiện bằng tiền ( chi tiền hay không chi tiền )

- Để đạt mục tiêu của doanh nghiệp

Kế toán chi phí truyền thống ==> phân bổ chi phí cho từng hoạt động ==>

làm rất nhanh nhưng thiếu chính xác.

Kế toán chi phí hiện đại ( Activity – based costing ) : chi phí phát sinh

thuộc vào hoạt động nào thì phân bổ theo tiêu thức của hoạt động đó ==>

cách làm này chính xác hơn nhưng lại phức tạp.

Ví dụ:

11

Page 12: Bài giảng kế toán quản trị

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh từ hoạt động sàn xuất ==> phân

bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất.

Chi phí bảo trì phân bổ theo số giờ máy chạy.

2. Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí trong sản xuất : 621, 622, 627

Chi phí ngoài sản xuất : 641 ( hoa hồng, quảng cáo, bao bì ), 642 ( văn

phòng, quản lý doanh nghiệp )

Cách phân loại này nhằm dự đoán chi phí của sản phẩm và dự đoán giá vốn

hàng bán cho báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh

Chi phí sản phẩm ( toàn bộ những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản

phẩm hoặc quá trình mua hàng ) : 621, 622, 627 154 155 Giá

vốn hàng bán. Chi phí sản phẩm, khi mất đi thì nó chuyển thành 1 sản phẩm

trong doanh nghiệp.

Chi phí thời kỳ : các chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán và đem lại lợi ích

trong kỳ đó. Chi phí thời kỳ, khi tiêu tốn không tạo ra sản phẩm trong doanh

nghiệp 641, 642

12

Page 13: Bài giảng kế toán quản trị

Phân loại chi phí theo tính thích hợp cho việc ra quyết định

Chi phí kiểm soát được ( những chi phí mà doanh nghiệp có quyền quyết

định để nó phát sinh hay không phát sinh) chi phí phục vụ cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh ( 621, 622, 627, 641, 642 )

Chi phí không kiểm soát được:

Chi phí thuế ( chi phí bắt buộc theo luật định )

Trong một số trường hợp, DN không kiểm soát được giá thị trường.

Chi phí quảng cáo là chi phí thời kỳ, bởi nó làm gia tăng sự nhận biết của khách

hàng tăng doanh thu, nhưng không thể hiện thành 1 sản phẩm cụ thể nào.

Trong cách phân loại chi phí theo tính thích hợp cho việc ra quyết định thì có :

Chi phí khác biệt ( Chi phí chênh lệch ) đây là cách thức thu thập thông

tin nhanh về chi phí để ra quyết định vì không phải tất cả các chi phí liên

quan đến 2 dự án đều được thu thập. Chỉ những chi phí khác nhau giữa 2 dự

án, phương án mới được thu thập, còn những chi phí giống nhau thì không

cần thu thập số liệu.

Ví dụ: DN đang cân nhắc giữa 2 phương án: bán hàng đại lý hay bán hàng tại

doanh nghiệp. Giả định doanh thu của 2 phương án này là như nhau. Khi đó ta sẽ

xem xét chi phí khác biệt của 2 phương án.

- Chi phí khấu hao là chi phí khác biệt ( đại lý không có khấu hao, doanh

nghiệp có khấu hao ).

- Chi phí hoa hồng ( lựa chọn phương thức bán hàng đại lý thì doanh nghiệp

sẽ có chi phí hoa hồng trả cho đại lý còn bán hàng tại DN thì chi phí hoa

hồng = 0 ).

13

Page 14: Bài giảng kế toán quản trị

- ......

Mô hình như sau :

Bán hàng đại lý Bán hàng tại doanh nghiệp

Doanh thu Doanh thu

Những khoản mục chi phí giống nhau Những khoản mục chi phí giống nhau

Chi phí khác biệt A Chi phí khác biệt B

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi

phí khác biệt A

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi

phí khác biệt B

Vì doanh thu của 2 phương án trong trường hợp này là như nhau nên

phương án nào có chi phí chênh lệch khác biệt nhỏ nhất sẽ được chọn.

Chi phí chìm ( sunk cost )

Ví dụ 1 : Chi phí R & D dự án trước khi tìm nhà đầu tư.

Nếu dự án thành công Chi phí R & D đưa vào chi phí của dự án.

Nếu dự án không thành công Chi phí R & D là chi phí chìm, doanh

nghiệp không được đưa vào chi phí của dự án mà phải tự mình gánh lấy.

Ví dụ 2 : Máy móc mua về, nếu không sử dụng chi phí khấu hao là chi phí chìm.14

Page 15: Bài giảng kế toán quản trị

Chi phí cơ hội : lợi ích LỚN NHẤT bị mất đi khi thực hiện dự án này mà

không thực hiện dự án kia.

Tổng chi phí = Chi phí thực sự bỏ ra + Chi phí cơ hội

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí thể hiện sự biến động của chi

phí khi mức độ hoạt động thay đổi.

Biến phí : là chi phí xét về mặt TỔNG SỐ

thay đổi TỶ LỆ THUẬN với sự biến động

của mức độ hoạt động.

Định phí : là chi phí xét về mặt

TỔNG SỐ sẽ KHÔNG THAY ĐỔI

khi mức độ hoạt động thay đổi trong

ngắn hạn.

Công thức tính: y = a.x

( a: biến phí đơn vị, x: mức độ hoạt động )Công thức tính: y = b

15

Page 16: Bài giảng kế toán quản trị

Biến phí có mức độ hoạt động tương

ứng là số lượng sản phẩm sản xuất

621, 622, chi phí khấu hao theo số

lượng sản phẩm

Biến phí có mức độ hoạt động tương

ứng là số lượng sản phẩm tiêu thụ

chi phí khuyến mãi, chi phí lương nhân

viên bán hàng ( tính theo sản phẩm ),

chi phí bao bì, vật liệu, công cụ dụng cụ,

chi phí vận chuyển bán hàng

Biến phí có mức độ hoạt động tương

ứng là doanh thu hoa hồng bán hàng,

chi phí lương nhân viên bán hàng .

Biến phí có mức độ hoạt động tương

ứng là số giờ máy chạy 622, chi phí

lương nhân viên bảo trì, lương nhân

viên giám sát sản xuất.

Định phí bắt buộc : những định

phí không thể cắt giảm toàn bộ

ngay cả trong những thời kỳ khó

khăn nhất. Nó có tính chất dài

hạn, liên quan đến tài sản cố định,

đến cấu trúc cơ bản của DN

Lương 627, 641, 642 ( tính

theo thời gian )

Khấu hao đường thẳng

Bảo hiểm

Thuế tài sản

Tiền thuê cửa hàng

Định phí không bắt buộc là định

phí có thể cắt bỏ khi cần thiết

Quảng cáo, chi phí R & D

Chi phí dụng cụ sản xuất

Chi phí SXC bằng tiền khác

Chi phí hỗn hợp ( MC ): bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí

Công thức tính: y = a.x + b

Chi phí điện là chi phí hỗn hợp :

Điện dùng cho sản xuất biến phí

Điện phục vụ cho an ninh, quản lý định phí

Chú ý: Có những chi phí mà tùy theo trường hợp mà nó là VC, FC, hoặc MC

16

Page 17: Bài giảng kế toán quản trị

Chi phí điện thoại trả trước biến phí

Chi phí điện thoại trả sau hoặc cố định chi phí hỗn hợp. Đối với chi phí

điện thoại cố định thì trong 27.000 đồng tiền thuê bao được phép gọi tối đa

bao nhiêu cuộc gọi ( nếu gọi ít hơn số cuộc gọi tối đa thì vẫn đóng tiền

27.000 đồng ) còn nếu gọi quá số cuộc gọi cho phép thì phải đóng tiền cho

số cuộc gọi vượt trên 1 đơn giá.

Chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng định phí

Chi phí khấu hao theo số lượng sản phẩm biến phí, bởi vì:

Nguyên giá

Khấu hao = * Số lượng SP sản xuất trong kỳ

Tổng SP sản xuất theo thiết kế/ ước tính

Quảng cáo làm theo kiểu tức thời định phí không bắt buộc.

Chi phí quảng cáo trong hợp đồng dài hạn định phí bắt buộc.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nhằm:

- Phục vụ cho việc ra quyết định, lập kế hoạch và dự toán ngân sách

- Đánh giá cơ hội rủi ro hoạt động kinh doanh và kiểm soát chi phí

17

Page 18: Bài giảng kế toán quản trị

Chi phí

Y = a.x + b

Y = a.x

Y = b

Mức độ hoạt động

ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN ĐỊNH PHÍ, BIẾN PHÍ VÀ CHI PHÍ HỔN HỢP

Chú ý: đường Y = b không thể kéo dài đến vô cùng, bởi vì quy mô của công ty,

công suất hoạt động của máy móc thiết bị sẽ làm thay đổi FC.

BẢNG TỔNG HỢP MỐI QUAN HỆ GIỮA

BIẾN PHÍ, ĐỊNH PHÍ VÀ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG TƯƠNG ỨNG

Mức độ hoạt

động

Định phí Biến phí

Tổng số (TFC) Đơn vị (AFC) Tổng số (TVC) Đơn vị (AVC)

Tăng Không đổi Giảm Tăng Không đổi

Giảm Không đổi Tăng Giảm Không đổi

Ví dụ : Các chi phí phát sinh tại 1 công ty may, với mỗi khoản mục chi phí, hãy

chỉ rõ nó bao gồm những chi phí nào? Biết công ty tính khấu hao theo phương

pháp đường thẳng và tính lương nhân viên may theo lương sản phẩm. Ngoài ra

lương nhân viên sửa máy và lương nhân viên bán hàng là cố định.

18

Page 19: Bài giảng kế toán quản trị

1. Biến phí a. Chi phí vải may áo

2. Định phí b. Lương nhân viên may áo

3. Chi phí thời kỳ c. Chi phí lắp đặt bảng hiệu mới

4. Chi phí sản phẩm d. Tiền lương nhân viên sửa máy

5. Chi phí quản lý e. Chi phí điện ở bộ phận may

6. Chi phí bán hàng f. Tiền lương nhân viên bán hàng

7. Chi phí NVL trực tiếp g. Chi phí khấu hao máy may

8. Chi phí nhân công trực tiếp h. Chi phí thuê nhà xưởng

9. Chi phí sản xuất chung i. Chi phí văn phòng

10.Chi phí sản xuất j. Chi phí quảng cáo

1 a, b, e 2 c, d, f, g, h, i 3 c, f , i, j 4 a, b, d, e, g, h 5 i

6 f, j 7 a 8 b 9 d, e, g, h 10 d, e, g, h

3. Xác định công thức tính chi phí

19

Page 20: Bài giảng kế toán quản trị

a. Phương pháp điểm cao - điểm thấp

Đặt y = ax + b ( x: mức độ hoạt động, y: chi phí )

Tại điểm cao nhất : a. x max + b = y max

Tại điểm thấp nhất : a. x min + b = y min

Giải hệ phương trình trên tìm được a ( biến phí đơn vị ) và b ( định phí )

b. Phương pháp bình phương tối thiểu

Đặt y = ax + b ( x: mức độ hoạt động, y: chi phí, n: số lần xuất hiện của mức

độ hoạt động )

Giải hệ phương trình trên tìm được a ( biến phí đơn vị ) và b ( định phí )

Chi phí nhân công

trực tiếp= Số giờ lao động trực tiếp *

Chi phí cho 1 giờ lao

động

Số giờ lao động

trực tiếp=

Số lượng sản phẩm sản

xuất ( sản phẩm )*

Định mức thời gian lao

động ( giờ/ sản phẩm )

20

Page 21: Bài giảng kế toán quản trị

Lập phương trình chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm

Chi phí đơn vị = TC / Q = ( V * Q + TFC ) / Q = V + TFC / Q

Gọi Y : chi phí đơn vị sản phẩm

a: biến phí đơn vị sản phẩm ( a = TVC / Công suất tối đa )

X : sản lượng

Phương trình chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là Y = a + TFC / X

Phương trình tổng chi phí sản xuất Y = a * X + TFC

Báo cáo thu nhập theo chức năng hoạt động của chi phí hoặc Báo cáo kiểu

truyền thống ( kế toán tài chính )

Các chỉ tiêu Số tiền ( $ ) Tỷ trọng ( % )

Doanh thu Giá bán * Số lượng tiêu thụ 100

Trừ : Giá vốn hàng bán Chi phí SX * Số lượng tiêu thụ GVHB / Doanh thu

Lợi nhuận gộp

Trừ : Chi phí hoạt động

( CPBH & QLDN )

CPBH & QLDN đơn vị * Số

lượng sản phẩm sản xuất

Lợi nhuận thuần ( EBIT

của hoạt động KD chính )

Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ( ứng xử của chi phí )

hoặc Báo cáo kiểu trực tiếp

21

Page 22: Bài giảng kế toán quản trị

Các chỉ tiêu Số tiền ( $ ) Đơn vị ( $ ) Tỷ trọng(%)

Doanh thuGiá bán đơn vị * Số

lượng tiêu thụGiá bán đơn vị 100

Trừ : Biến phí

- GVHB

- Bao bì

- Biến phí vận chuyển

- Lương bán hàng....

GVHB + Chi phí bao

bì + Chi phí vận

chuyển bán hàng +

Lương nhân viên bán

hàng ( sản phẩm )

Tổng biến phí /

Số lượng sản

phẩm tiêu thụ

Biến phí /

Doanh thu

Số dư đảm phí

Trừ : Định phí

- Quảng cáo

- Khấu hao

- Định phí vận chuyển

Quảng cáo + Khấu hao

đường thẳng + Định

phí vận chuyển .....

Lợi nhuận thuần (EBIT

của hoạt động KD chính)

Tỷ lệ số dư đảm phí

= Số dư đảm phí / Doanh thu

= ( Doanh thu - Biến phí ) / Doanh thu

= ( Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị ) / Giá bán đơn vị

Ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí để phân tích kịch bản

22

Page 23: Bài giảng kế toán quản trị

∆ Lợi nhuận thuần = ∆ Doanh thu - ∆ Biến phí - ∆ Định phí

Trong đó :

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0

Lợi nhuận thuần mới = Lợi nhuận thuần trước khi thay đổi + ∆ Lợi nhuận thuần

Ví dụ: Có số liệu về hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Thúy Liên với

sản phẩm laptop hiệu 3 con gà trong tháng 9 như sau : sản lượng sản xuất và tiêu

thụ 10.000 sản phẩm, với giá bán 5$ / sản phẩm, biến phí 3$ / sản phẩm, định phí

trong tháng 17.500 $.

Kịch bản 1 : Dự đoán nhu cầu thị trường thay đổi

Qua hoạt động marketing, công ty dự đoán sản lượng bán trong tháng tới tăng 5%.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty nên thực hiện phương án này

hay không ?

Bài giải:

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 10.000 * 1,05 – 5 * 10.000 = 2.500

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 10.000 * 1,05 – 3 * 10.000 = 1.500

∆ Định phí = 0

∆ Lợi nhuận thuần = 2.500 – 1.500 = 1.000

Công ty nên thực hiện kịch bản này.

Kịch bản 2: Thay đổi định phí và doanh thu

23

Page 24: Bài giảng kế toán quản trị

Công ty hi vọng nếu tăng thêm chi phí quảng cáo mỗi tháng 3.000 $ thì doanh thu

sẽ tăng 20% ( giá bán không đổi ). Hãy xem xét quyết định này ( giả sử các yếu tố

khác không đổi ).

Bài giải:

Doanh thu = Giá bán đơn vị * Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Biến phí = Biến phí đơn vị * Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán hoặc sản lượng.

Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của giá bán ( số lượng không đổi ) thì

TVC không bị ảnh hưởng.

Nếu doanh thu thay đổi là do tác động của lượng bán ( giá bán không đổi )

thì TVC sẽ thay đổi.

Khi sản lượng thay đổi thì TFC không đổi.

Doanh thu tăng 20% ( giá bán không đổi )

P1 = P0 = 5 $ / sản phẩm , Q1 = 10.000 * ( 1 + 20% ) = 12.000

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5 * 12.000 – 5 * 10.000 = 10.000

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 12.000 – 3 * 10.000 = 6.000

∆ Định phí = 3.000

∆ Lợi nhuận thuần = 10.000 – 6.000 – 3.000 = 1.000

Công ty nên thực hiện kịch bản này.

Kịch bản 3 : Thay đổi giá bán và biến phí

24

Page 25: Bài giảng kế toán quản trị

Do tình hình khan hiếm nguyên vật liệu nên biến phí đơn vị tăng lên 3,1 $/ sản

phẩm và công ty quyết định tăng giá bán lên 5,2 $ / sản phẩm và vì vậy khối lượng

tiêu thụ giảm chỉ còn 9.000 sản phẩm. Công ty có nên chọn phương án này

không ?

Bài giải:

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0 = 5,2 * 9.000 – 5 * 10.000 = - 3.200

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3,1 * 9.000 – 3 * 10.000 = - 2.100

∆ Định phí = 0

∆ Lợi nhuận thuần = - 3.200 – ( - 2.100 ) = - 1.100

Công ty không nên thực hiện kịch bản này.

Kịch bản 4: Phương án tổng hợp

Công ty định giảm giá bán 0,4 $ / sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 5.000$.

Với kịch bản này, dự đoán khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 40%. Công ty có nên

thực hiện phương án này hay không ?

Bài giải:

∆ Doanh thu = P1 * Q1 – P0 * Q0

= ( 5 – 0,4 ) * 10.000 * 1,4 – 5 * 10.000 = 14.400

∆ Biến phí = V1 * Q1 – V0 * Q0 = 3 * 10.000 * 1,4 – 3 * 10.000 = 12.000

∆ Định phí = 5.000

∆ Lợi nhuận thuần = 14.400 – 12.000 – 5.000 = - 2.600

Công ty không nên thực hiện kịch bản này.

25

Page 26: Bài giảng kế toán quản trị

Kịch bản 5: Thay đổi kết cấu hàng bán và đơn giá bán

Công ty Bình Minh muốn mua cùng lúc 2.000 laptop hiệu 3 con gà của công ty

Sao Mai với điều kiện hai bên thỏa thuận được giá ( giá này phải nhỏ hơn giá bán

lẻ hiện tại ). Vậy công ty Sao Mai nên định giá 1 bút bi là bao nhiêu để có mức lợi

nhuận tăng thêm là 1.000 $ ?

Bài giải:

Do số dư đảm phí hiện tại đã đủ bù đắp định phí hiện tại ( không phát sinh thêm

định phí mới ). Công ty Sao Mai muốn đạt được mức lợi nhuận tăng thêm là

1.000$.

Đơn giá bán là P.

Biến phí đơn vị là 3 $ / sản phẩm.

Lợi nhuận mong muốn = ( P – 3 ) * 2.000 = 1.000 P = 3,5 $/ sản phẩm

Phương pháp xác định điểm hòa vốn

Phương pháp đại số

Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = TR – TC = 0 P * Q – ( TFC + V * Q ) =0

Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / ( P – V )

Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV

Thời gian hòa vốn = QHV / Qdự kiến

26

Page 27: Bài giảng kế toán quản trị

Phương pháp số dư đảm phí

Điểm hòa vốn là tại đó EBIT = Doanh thu - Biến phí - Định phí = 0

Số dư đảm phí = Định phí ( P – Biến phí đơn vị ) * Q = Định phí

Sản lượng hòa vốn QHV = TFC / ( P – V ) = TFC / Số dư đảm phí đơn vị

Doanh thu hòa vốn TRHV = P * QHV = TFC / Tỷ lệ số dư đảm phí

Xác định sản lượng tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mục tiêu :

Lợi nhuận thuần = ( P – V ) * Q – TFC

Qtiêu thụ = ( Lợi nhuần thuần + TFC ) / ( P – V )

Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với cơ cấu chi phí

( EBIT1 – EBIT0 ) / EBIT0

DOL =

( TR1 – TR0 ) / TR0

Hay :

EBIT + TFC Q

DOLQ = =

EBIT Q – QHV

Ý nghĩa : Khi sản lượng vượt sản lượng hòa vốn, sản lượng hay doanh thu

tăng ( giảm ) 1% thì lợi nhuận tăng ( giảm ) theo DOL % với điều kiện P, V, TFC

không đổi.

27

Page 28: Bài giảng kế toán quản trị

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Bảng 1 : DỰ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM X NĂM N

( Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất và Doanh nghiệp thương mại )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số lượng sản phẩm tiêu thụ ( Sản phẩm )

Đơn giá ( đồng / sản phẩm )

Doanh thu ( đồng )

TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC KỲ ( đồng )

Tiền thu được trong 1 kỳ

Tiền thu được sau 1 kỳ

Tổng tiền thu được

Chú ý: Tiền thu được sau 1 kỳ = Tiền phải thu của kỳ trước

Nếu đề bài yêu cầu lập dự toán lịch thu tiền mặt thì lập như sau :

TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC KỲ ( đồng )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Tiền thu được trong 1 kỳ

Tiền thu được sau 1 kỳ

Tổng tiền thu được

Ví dụ 1:

28

Page 29: Bài giảng kế toán quản trị

Tại công ty Tường Hà, dự kiến tổng sản phẩm K tiêu thụ trong năm 20X1 là

100.000 sản phẩm với giá bán dự kiến 20 đồng/ sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu

thụ từng quý lần lượt là 10.000, 30.000, 40.000, 20.000 sản phẩm.

Tiền bán hàng được thu ngay bằng tiền mặt trong kỳ phát sinh chiếm 70% doanh

thu, số còn lại sẽ thu hết trong quý sau. Khoản phải thu của khách hàng quý 4 năm

trước thể hiện trên Bảng cân đối kế toán ngày 31 / 12 / 20X0 là 90.000 đồng.

Yêu cầu lập dự toán tiêu thụ sản phẩm K của năm 20X1.

DỰ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM K NĂM 20X1

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

( Sản phẩm )10.000 30.000 40.000 20.000 100.000

Đơn giá ( đồng / sản phẩm ) 20 20 20 20 20

Doanh thu ( đồng ) 200.000 600.000 800.000 400.000 2.000.000

TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC QUÝ ( đồng )

Tiền thu được trong 1 quý 140.000 420.000 560.000 280.000 1.400.000

Tiền thu được sau 1 quý 90.000 60.000 180.000 240.000 570.000

Tổng tiền thu được 230.000 480.000 740.000 520.000 1.970.000

Bảng 2: DỰ TOÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM X NĂM N

( Áp dụng cho doanh nghiệp SẢN XUẤT )

29

Page 30: Bài giảng kế toán quản trị

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số lượng sản phẩm tiêu thụ ( Sản phẩm ) ∑

Tồn kho thành phẩm cuối kỳ ( Sản phẩm ) Kỳ cuối cùng

Tồn kho thành phẩm đầu kỳ ( Sản phẩm ) Kỳ đầu tiên

Số lượng sản phẩm cần sản xuất (Sản phẩm)

= Tiêu thụ + Cuối kỳ - Đầu kỳ

Chú ý: Số lượng sản phẩm cuối kỳ này = Số lượng sản phẩm đầu kỳ sau

Bảng 3: DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

VẬT LIỆU X NĂM N

( Áp dụng cho doanh nghiệp SẢN XUẤT )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số lượng sản phẩm cần sản xuất (Sản phẩm) Lấy ở bảng 2 ∑

Tiêu hao NVL / sản phẩm ( kg / sản phẩm ) Định mức NVL

NVL cần cho sản xuất = Số SP cần sản xuất

* Định mức NVL ∑

Tồn kho NVL cuối kỳ Kỳ cuối cùng

30

Page 31: Bài giảng kế toán quản trị

Tồn kho NVL đầu kỳ Kỳ đầu tiên

Lượng NVL cần mua = NVL cần cho sản

xuất + NVL cuối kỳ - NVL đầu kỳ∑

Trị giá NVL cần mua = Lượng NVL cần

mua * Đơn giá mua∑

LỊCH CHI TIỀN ( đồng )

Tiền chi trả trong 1 kỳ ∑

Tiền chi trả sau 1 kỳ ∑

Tổng chi cho nguyên vật liệu ∑

Chú ý:

Tồn kho NVL cuối kỳ này = Tồn kho NVL đầu kỳ sau

Tiền chi trả sau 1 kỳ = tiền còn thiếu của kỳ trước

Bảng 4 : DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

( Áp dụng cho doanh nghiệp SẢN XUẤT )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số lượng sản phẩm cần sản xuất (Sản phẩm) Lấy ở bảng 2 ∑

Định mức thời gian lao động (giờ/sản phẩm)

31

Page 32: Bài giảng kế toán quản trị

Số giờ lao động trực tiếp( giờ ) = Số SP cần

sản xuất * Định mức thời gian lao động ∑

Chi phí cho 1 giờ lao động Đơn giá 1 giờ công

Tổng chi phí nhân công trực tiếp = Số giờ

lao động trực tiếp * Đơn giá 1 giờ công∑

Bảng 5: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

( Áp dụng cho doanh nghiệp SẢN XUẤT )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Số giờ lao động trực tiếp ( giờ ) Lấy ở bảng 3 ∑

Biến phí SXC ( đ/giờ ) = Đơn giá phân bổ

phần biến phí = Tổng biến phí SXC / Tổng

số giờ máy hoạt động hoặc tổng số giờ công

lao động trực tiếp

Tổng biến phí sản xuất chung ( đ ) ∑

Định phí SXC ( đ ) ( đã bao gồm khấu hao ) ∑

Tổng chi phí sản xuất chung ( đ ) = Tổng

biến phí sản xuất chung + Định phí SXC ∑

32

Page 33: Bài giảng kế toán quản trị

Chi phí khấu hao ( đ ) ∑

Chi tiền chi phí sản xuất chung ( đ ) = Tổng

chi phí sản xuất chung - Chi phí khấu hao ∑

Bảng 6: DỰ TOÁN TỒN KHO THÀNH PHẨM CUỐI KỲ

( Áp dụng cho doanh nghiệp SẢN XUẤT )

Chỉ tiêu Mức hao phí Đơn giá

Tổng cộng

= Mức hao phí

* Đơn giá

Chi phí NVL trực tiếp

( đ/sp )

Bảng 3 Định

mức NVL

Bảng 3 Đơn

giá mua NVL

Chi phí NCTT ( đ/sp )

Bảng 4 Định

mức thời gian cho

1 sản phẩm

Bảng 4 Đơn

giá 1 giờ công

lao động

Biến phí sản xuất

chung ( đ/sp )

Bảng 4 Định

mức thời gian cho

1 sản phẩm

Bảng 5 Biến

phí SXC

33

Page 34: Bài giảng kế toán quản trị

Định phí sản xuất

chung ( đ/sp )

Bảng 4 Định

mức thời gian cho

1 sản phẩm

Bảng 5

∑ Định phí SXC

/ ∑ Số giờ lao

động trực tiếp

Chi phí sản xuất 1 đơn

vị sản phẩm ( đ/ sp )

= Tổng chi phí

NVLTT + Tồng

chi phí NCTT +

Tổng biến phí

SXC + Tổng

định phí SXC

Thành phẩm tồn kho

cuối kỳ

Bảng 2 Sản

phẩm tồn kho cuối

kỳ

= Chi phí sản

xuất 1 đơn vị sản

phẩm * Thành

phẩm tồn kho

cuối kỳ

Ví dụ 2 :

Tại doanh nghiệp sản xuất cùi bắp Lâm Hiếu dự kiến tổng sản phẩm K tiêu

thụ trong năm 20X1 là 100.000 sản phẩm với số lượng sản phẩm tiêu thụ từng quý

lần lượt là 10.000, 30.000, 40.000, 20.000 sản phẩm. Công ty căn cứ vào kế hoạch

34

Page 35: Bài giảng kế toán quản trị

tiêu thụ sản phẩm K, dự kiến sản phẩm tồn kho cuối quý bằng 20% nhu cầu tiêu

thụ của quý sau, dự kiến tồn kho cuối năm là 3.000 sản phẩm.

Để sản xuất sản phẩm K trên, công ty lập dự toán vật liệu R và chi phí nhân

công trực tiếp như sau:

- Yêu cầu tồn kho vật liệu cuối quý bằng 10% nhu cầu vật liệu cần cho sản

xuất ở quý sau, tồn kho vật liệu cuối năm là 7.500 kg.

- Giá trị NVL được trả ngay bằng tiền mặt 50% trong quý, số còn lại trả vào

quý sau. Khoản nợ phải trả người bán năm 20X0 là 25.800 đ.

- Định mức NVL cho kỳ kế hoạch là 5kg/ sản phẩm

- Đơn giá mua NVL là 0,6 đ/ kg.

- Định mức thời gian cho một sản phẩm K : 0,4 đ/ giờ

- Đơn giá một giờ công lao động : 15 đ/giờ

Ngoài ra, công ty Lâm Hiếu có chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm

K theo số giờ lao động trực tiếp. Đơn giá phân bổ phần biến phí 4đ/giờ. Tổng định

phí sản xuất chung dự kiến phát sinh hàng quý là 60.600 đ, trong đó khấu hao

TSCĐ hàng quý là 15.000 đ.

Yêu cầu lập dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự

toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung và dự toán thành

phẩm cuối kỳ.

Bài giải:

DỰ TOÁN SẢN XUẤT

Sản phẩm K – năm 20X1

35

Page 36: Bài giảng kế toán quản trị

Chỉ tiêuQuý

Tổng1 2 3 4

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

( Sản phẩm )10.000 30.000 40.000 20.000 100.000

Tồn kho thành phẩm cuối kỳ

( Sản phẩm )6.000 8.000 4.000 3.000 3.000

Tồn kho thành phẩm đầu kỳ

( Sản phẩm )2.000 6.000 8.000 4.000 2.000

Số lượng sản phẩm cần sản xuất

( Sản phẩm ) 14.000 32.000 36.000 19.000 101.000

Dự toán sản phẩm tồn kho đầu quý 1 năm nay = Dự toán sản phẩm

tồn kho cuối quý 4 ( năm trước ) = 20% * Nhu cầu tiêu thụ của quý 1 năm

nay = 20% * 10.000 = 2.000

Dự toán sản phẩm tồn kho cuối quý 4 năm nay = Đề cho ( căn cứ vào kế

hoạch của công ty ).

DỰ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

VẬT LIỆU R NĂM 20X1

Chỉ tiêuQuý

Tổng1 2 3 4

Số lượng sản phẩm cần sản

xuất ( Sản phẩm ) 14.000 32.000 36.000 19.000 101.000

36

Page 37: Bài giảng kế toán quản trị

Tiêu hao NVL / sản phẩm 5 5 5 5 5

NVL cần cho sản xuất 70.000 160.000 180.000 95.000 505.000

Tồn kho NVL cuối kỳ 16.000 18.000 9.500 7.500 7.500

Tồn kho NVL đầu kỳ 7.000 16.000 18.000 9.500 7.000

Lượng NVL cần mua 79.000 162.000 171.500 93.000 505.500

Trị giá NVL cần mua 47.400 97.200 102.900 55.800 303.300

LỊCH CHI TIỀN ( đồng )

Tiền chi trả trong 1 kỳ 23.700 48.600 51.450 27.900 151.650

Tiền chi trả sau 1 kỳ 25.800 23.700 48.600 51.450 149.550

Tổng chi cho nguyên vật liệu 49.500 72.300 100.050 79.350 301.200

Dự toán nguyên vật liệu đầu quý 1 năm nay = Dự toán nguyên vật

liệu cuối quý 4 ( năm trước ) = 10% * Nhu cầu vật liệu cần cho sản xuất

của quý 1 năm nay = 10% * 70.000 = 7.000

Dự toán nguyên vật liệu cuối quý 4 năm nay = Đề cho ( căn cứ vào kế

hoạch của công ty ).

DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Chỉ tiêuQuý

Tổng1 2 3 4

37

Page 38: Bài giảng kế toán quản trị

Số lượng sản phẩm cần sản

xuất ( Sản phẩm ) 14.000 32.000 36.000 19.000 101.000

Định mức thời gian lao

động

( giờ/sản phẩm )

0,4 0,4 0,4 0,4 0,4

Số giờ lao động trực tiếp

( giờ ) 5.600 12.800 14.400 7.600 40.400

Chi phí cho 1 giờ lao động 15 15 15 15 15

Tổng chi phí nhân công

trực tiếp 84.000 192.000 216.000 114.000 606.000

DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chỉ tiêuQuý

Tổng1 2 3 4

Số giờ lao động trực tiếp

( giờ )5.600 12.800 14.400 7.600 40.400

Biến phí SXC ( đ/giờ ) 4 4 4 4 4

Tổng biến phí

sản xuất chung ( đ ) 22.400 51.200 57.600 30.400 161.600

Định phí SXC ( đ ) 60.600 60.600 60.600 60.600 242.400

Tổng chi phí

sản xuất chung ( đ ) 83.000 111.800 118.200 91.000 404.000

Chi phí khấu hao ( đ ) 15.000 15.000 15.000 15.000 60.000

38

Page 39: Bài giảng kế toán quản trị

Chi tiền chi phí sản xuất

chung ( đ ) 68.000 96.800 103.200 76.000 344.000

DỰ TOÁN TỒN KHO THÀNH PHẨM CUỐI KỲ

Chỉ tiêu Mức hao phí Đơn giá Tổng cộng

Chi phí NVL trực tiếp ( đ/sp ) 5 0,6 3

Chi phí NCTT ( đ/sp ) 0,4 15 6

Biến phí SXC ( đ/sp ) 0,4 4 1,6

Định phí SXC ( đ/sp ) 0,4 242,4 / 40,4 = 6 2,4

Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản

phẩm ( đ/ sp )

3 + 6 + 1,6 +

2,4 = 13

Thành phẩm tồn kho cuối kỳ 3000 39.000

Doanh nghiệp sản xuất thì lập bảng 2, 3, 4, 5, 6 còn doanh nghiệp thương

mại thì lập Bảng dự toán giá trị mua hàng như sau:

Bảng 2’ : DỰ TOÁN GIÁ TRỊ MUA HÀNG

HÀNG HÓA X NĂM N

39

Page 40: Bài giảng kế toán quản trị

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

Doanh thu ∑

Giá vốn hàng bán trong kỳ

( chiếm % doanh thu )∑

Giá vốn hàng bán cuối kỳ

( Dự trữ hàng hóa cuối kỳ )Kỳ cuối cùng

Giá vốn hàng bán đầu kỳ ( Tồn kho đầu kỳ ) Kỳ đầu tiên

Giá trị hàng mua = GVHB trong kỳ +

GVHB cuối kỳ - GVHB đầu kỳ∑

LỊCH CHI TIỀN MUA HÀNG ( đồng )

Tiền chi trả trong 1 kỳ ∑

Tiền chi trả sau 1 kỳ ∑

Tổng chi mua hàng hóa ∑

Chú ý: Giá vốn hàng bán cuối kỳ này = Giá vốn hàng bán đầu kỳ sau.

Bảng 7 : DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

( CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG ) NĂM N

( Áp dụng cho cả Doanh nghiệp sản xuất và DN thương mại )

Chỉ tiêu Tháng / Quý Tổng

40

Page 41: Bài giảng kế toán quản trị

Tổng biến phí BH và QLDN ( đ )Biến phí đơn vị * Số lượng SP

tiêu thụ∑

Tổng định phí BH và QLDN ( đ )Tổng Quảng cáo + Lương + Bảo

hiểm + Khấu hao + Thuế tài sản∑

- Quảng cáo ∑

- Lương quản lý ∑

- Bảo hiểm ∑

- Khấu hao ∑

- Thuế tài sản ∑

Tổng chi phí BH và QLDN= Tổng biến phí BH và QLDN

+ Tổng định phí BH và QLDN ∑

Trừ : chi phí khấu hao ∑

Chi tiền chi phí BH và QLDN

( chi phí hoạt động )∑

Ví dụ 3:

Tiếp theo ví dụ 2, công ty Lâm Hiếu phân bổ chi phí bán hàng và QLDN theo số

lượng sản phẩm tiêu thụ, biến phí 1,8đ/sp. Định phí bán hàng và QLDN gồm

quảng cáo : 20.000 đ/quý, lương quản lý : 55.000 đ/quý, bảo hiểm : 10.000 đ/quý,

41

Page 42: Bài giảng kế toán quản trị

thuế tài sản : 4.000 đ/quý, khấu hao : 10.000 đ/quý. Yêu cầu lập dự toán chi phí

BH và QLDN năm 20X1.

DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP – 20X1

Chỉ tiêuTháng / Quý

Tổng1 2 3 4

Tổng biến phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp ( đ )18.000 54.000 72.000 36.000 180.000

Tổng định phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp ( đ )99.000 99.000 99.000 99.000 396.000

- Quảng cáo 20.000 20.000 20.000 20.000 80.000

- Lương quản lý 55.000 55.000 55.000 55.000 220.000

- Bảo hiểm 10.000 10.000 10.000 10.000 40.000

- Khấu hao 10.000 10.000 10.000 10.000 40.000

- Thuế tài sản 4.000 4.000 4.000 4.000 16.000

Tổng CPBH & QLDN 117.000 153.000 171.000 135.000 576.000

Trừ : chi phí khấu hao 10.000 10.000 10.000 10.000 40.000

Chi tiền CPBH & QLDN

( chi phí hoạt động )107.000 143.000 161.000 125.000 536.000

Bảng 8.1 : DỰ TOÁN TIỀN MẶT ( LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT )

NĂM N

( Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất )

Chỉ tiêu Bảng Tháng / Quý

42

Page 43: Bài giảng kế toán quản trị

1/ Phần thu trong kỳ

Thu từ bán hàng ( thu tiền của kỳ

này + thu tiền của kỳ trước )

Thu khác

1

Tổng thu = Thu từ bán hàng + Thu khác

2/ Phần chi trong kỳ

- Chi phí NVL trực tiếp3 Tổng chi cho

NVL

- Chi phí nhân công trực tiếp4 Tổng chi phí

NCTT

- Chi phí sản xuất chung5 Chi tiền chi

phí SXC

- Chi phí bán hàng và QLDN 7 Chi tiền chi

phí BH& QLDN

- Chi mua trang thiết bị

Đề cho ( căn cứ vào

kế hoạch mua trang

thiết bị của công ty)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Trả cổ tức cổ phầnĐề cho ( căn cứ vào

dự kiến chia cổ tức )

Tổng chi

43

Page 44: Bài giảng kế toán quản trị

Chênh lệch thu – chi

Tiền mặt tồn đầu kỳGiá trị tiền cuối kỳ

trước

Tiền mặt tồn cuối kỳĐầu kỳ + Chênh

lệch thu chi

Định mứcYêu cầu tồn quỹ cuối

mỗi kỳ

Thừa / thiếu = Tiền mặt tồn

cuối kỳ - Định mức

Bảng 8.2: DỰ TOÁN TIỀN MẶT ( LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT )

NĂM N

( Áp dụng cho Doanh nghiệp thương mại )

Chỉ tiêu Bảng Tháng / Quý

1/ Phần thu trong kỳ

Thu từ bán hàng ( thu tiền của kỳ

này + thu tiền của kỳ trước )

Thu khác

1

44

Page 45: Bài giảng kế toán quản trị

Tổng thu = Thu từ bán hàng + Thu khác

2/ Phần chi trong kỳ

- Chi tiền mặt khi mua hàng hóa2’ Tổng chi mua

hàng hóa

- Chi tiền chi phí hoạt động

7 Chi tiền chi phí

BH& QLDN ( chi

phí hoạt động )

- Chi mua trang thiết bị

Đề cho ( căn cứ vào

kế hoạch mua trang

thiết bị của công ty)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Trả cổ tức cổ phầnĐề cho ( căn cứ vào

dự kiến chia cổ tức )

Tổng chi

Chênh lệch thu – chi

Tiền mặt tồn đầu kỳGiá trị tiền cuối kỳ

trước

Tiền mặt tồn cuối kỳĐầu kỳ + Chênh lệch

thu chi

Định mứcYêu cầu tồn quỹ cuối

mỗi kỳ

45

Page 46: Bài giảng kế toán quản trị

Thừa / thiếu = Tiền mặt tồn

cuối kỳ - Định mức

Khi lập dự toán tiền mặt, chúng ta còn lập LỊCH VAY VÀ TRẢ NỢ

LỊCH VAY VÀ TRẢ NỢ

Tháng / Quý VayLãi

( tính trên dư nợ )Trả nợ Dư nợ cuối kỳ

Kỳ đầu tiên Số tiền vay Số tiền vay

Kỳ tiếp theoSố tiền

vay thêm

Lãi suất * Dư

nợ cuối kỳ trước

= Dư nợ đầu kỳ

( Dư nợ cuối kỳ

trước ) + Số tiền

vay thêm + Lãi -

Trả nợ

Bảng 9 : DỰ TOÁN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM N

(Theo kế toán tài chính )

[ Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất và DN thương mại ]

Chỉ tiêu Bảng Số tiền

Doanh thu 1 Tổng doanh thu Tổng SP tiêu thụ * Giá bán

46

Page 47: Bài giảng kế toán quản trị

( - ) Giá vốn hàng bán

Doanh nghiệp sản xuất :

Bảng 6

Tổng SP tiêu thụ * Chi phí

sản xuất 1 đơn vị sản phẩm

Doanh nghiệp thương

mại : Bảng 2’ Giá vốn hàng bán trong kỳ

( = ) Lợi nhuận gộp

( - ) Chi phí bán hàng

và QLDN

7 Tổng chi phí BH

và QLDN

( = ) Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh

( - ) Thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp8

Tổng thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp

( = ) Lợi nhuận sau thuế

( - ) Trả cổ tức 8

( = ) Lợi nhuận giữ lại

Bảng 10 : DỰ TOÁN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM N

(Theo kế toán quản trị )

[ Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất và DN thương mại ]

Chỉ tiêu Số tiền ( đ ) Đơn vị Tỷ trọng (%)

Doanh thu Tổng SP tiêu thụ * Giá bán Giá bán 100%

47

Page 48: Bài giảng kế toán quản trị

( - ) Biến phí

Tổng Giá vốn hàng bán

( Bảng 9 ) + Tổng Biến

phí BH & QLDN (Bảng 7)

∑ Biến phí /

∑ Sản phẩm

tiêu thụ

Biến phí /

Doanh thu

( = ) Số dư đảm phíSố dư đảm phí

/ Doanh thu

( - ) Định phíTổng Định phí BH &

QLDN ( Bảng 7 )

∑ Định phí /

∑ Sản phẩm

tiêu thụ

Định phí /

Doanh thu

( = ) Lợi nhuận

thuần từ HĐKD

( - ) Thuế TNDN

phải nộp

Tổng thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp

( = ) Lợi nhuận sau

thuế

( - ) Trả cổ tức

( = ) Lợi nhuận giữ

lại

Ví dụ 4:

Tiếp theo ví dụ 1, 2, 3, hãy lập bảng dự toán tiền từng quý và dự toán kết quả hoạt

động kinh doanh theo kế toán tài chính và kế toán quản trị năm 20X1 với các số

liệu bổ sung sau:

Yêu cầu tồn quỹ cuối mỗi quý : 30.000 đ.

48

Page 49: Bài giảng kế toán quản trị

Tồn quỹ tiền mặt cuối năm trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X0 :

42.500 đ.

Kế hoạch mua trang thiết bị quý 1 : 50.000 đ, quý 2 : 40.000 đ, quý 3 :

20.000 đ và quý 4 : 20.000 đ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào cuối mỗi quý : 7.750 đ.

Dự kiến chia cổ tức cho cổ đông góp vốn : 8.000 đ/quý

Bài giải :

DỰ TOÁN TIỀN MẶT ( LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT ) – 20X1

Chỉ tiêuBảng

Tháng / Quý

1 2 3 4

1/ Phần thu trong kỳ

Thu từ bán hàng

Thu khác

1 230.000

0

480.000

0

740.000

0

520.000

0

Tổng thu 230.000 480.000 740.000 520.000

2/ Phần chi trong kỳ

- Chi phí NVL trực tiếp 3 49.500 72.300 100.050 79.350

- Chi phí nhân công trực

tiếp4 84.000 192.000 216.000 114.000

- Chi phí sản xuất chung 5 68.000 96.800 103.200 76.000

49

Page 50: Bài giảng kế toán quản trị

- Chi phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp7 107.000 143.000 161.000 125.000

- Chi mua trang thiết bị 50.000 40.000 20.000 20.000

- Thuế thu nhập doanh

nghiệp7.750 7.750 7.750 7.750

- Trả cổ tức cổ phần 8.000 8.000 8.000 8.000

Tổng chi 374.250 559.850 616.000 430.100

Chênh lệch thu – chi -144.250 - 79.850 124.000 89.900

Tiền mặt tồn đầu kỳ 42.500 - 101.750 -181.600 - 57.600

Tiền mặt tồn cuối kỳ -101.750 -181.600 - 57.600 32.300

Định mức 30.000 30.000 30.000 30.000

Thừa / thiếu -131.750 - 211.600 - 87.600 2.300

DỰ TOÁN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM N

(Theo kế toán tài chính )

Chỉ tiêu Bảng Số tiền

50

Page 51: Bài giảng kế toán quản trị

Doanh thu 1 2.000.000

( - ) Giá vốn hàng bán 6 13 * 100.000 = 1.300.000

( = ) Lợi nhuận gộp 700.000

( - ) Chi phí bán hàng

và QLDN 7 576.000

( = ) Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh124.000

( - ) Thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp8 7.750 * 4 = 31.000

( = ) Lợi nhuận sau thuế 93.000

( - ) Trả cổ tức 8 32.000

( = ) Lợi nhuận giữ lại 61.000

DỰ TOÁN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM N

(Theo kế toán quản trị )

Chỉ tiêu Số tiền ( đ ) Đơn vị Tỷ trọng (%)

Doanh thu 2.000.000 20 100%

51

Page 52: Bài giảng kế toán quản trị

( - ) Biến phí1.300.000 + 180.000

= 1.480.000

1.480.000 /

100.000 =

14,8

1.480.000 /

2.000.000 =

74 %

( = ) Số dư đảm phí 520.000 5,2 26 %

( - ) Định phí 396.000 3,96 19,8 %

( = ) Lợi nhuận

thuần từ HĐKD124.000

( - ) Thuế TNDN

phải nộp31.000

( = ) Lợi nhuận sau

thuế93.000

( - ) Trả cổ tức 32.000

( = ) Lợi nhuận giữ

lại61.000

Bảng 11 : LẬP DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM N

Nguyên tắc :

Giá trị cuối kỳ = Giá trị đầu kỳ ( Giá trị cuối kỳ trước ) + Giá trị phát sinh trong kỳ

Lập giá trị TIỀN MẶT CUỐI NĂM

52

Page 53: Bài giảng kế toán quản trị

Căn cứ vào số liệu Bảng 8

Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4 = Tiền đầu kỳ quý 1 ( Số liệu ở Bảng CĐKT năm

trước chuyển sang ) + Tiền phát sinh ( Thu – Chi ) ở quý 1 , 2, 3, 4 Tiền

định mức thì giá trị Tiền mặt trên Bảng CĐKT cuối năm báo cáo = Tiền

định mức và giá trị Đầu tư ngắn hạn phát sinh = Tiền tồn cuối kỳ ở

quý 4 - Tiền định mức

Tiền tồn cuối kỳ ở quý 4 Tiền định mức thì giá trị Tiền mặt trên Bảng

CĐKT cuối năm báo cáo = Tiền định mức và giá trị Đầu tư ngắn hạn

phát sinh = 0, giá trị khoản vay nợ = Tiền định mức - Tiền tồn cuối kỳ ở

quý 4

Lập giá trị PHẢI THU KHÁCH HÀNG CUỐI NĂM

Căn cứ vào số liệu Bảng 1

Phải thu khách hàng cuối năm = Phải thu khách hàng của quý 4

= Doanh thu bán hàng trong quý 4 - Số tiền đã thu được trong quý 4

Lập giá trị TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU CUỐI NĂM

53

Page 54: Bài giảng kế toán quản trị

Căn cứ vào số liệu Bảng 3

Tồn kho NVL cuối năm

= Tồn kho NVL cuối kỳ của quý 4 ( kg ) * Đơn giá mua NVL ( đ/kg )

Lập giá trị TỒN KHO THÀNH PHẨM CUỐI NĂM

Căn cứ vào số liệu Bảng 6

Tồn kho thành phẩm cuối năm

= TỔNG thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Lập giá trị MÁY MÓC THIẾT BỊ CUỐI NĂM

= Giá trị máy móc thiết bị đầu năm ( giá trị cuối năm trước )

+ TỔNG chi mua trang thiết bị của 4 quý ( Bảng 8 )

54

Page 55: Bài giảng kế toán quản trị

Lập giá trị HAO MÒN LŨY KẾ CUỐI NĂM ( ghi số âm )

= Giá trị hao mòn lũy kế đầu năm ( giá trị cuối năm trước )

+ TỔNG chi phí khấu hao ở bộ phận sản xuất chung ( Bảng 5 )

+ TỔNG khấu hao ở bộ phận BH & QLDN ( Bảng 7 )

Lập giá trị PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CUỐI NĂM

Căn cứ vào số liệu Bảng 3

Phải trả người bán cuối năm = Phải trả người bán của quý 4

= Trị giá NVL cần mua trong quý 4 - Số tiền đã chi trả trong quý 4

Lập giá trị LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CUỐI NĂM

= Giá trị lợi nhuận giữ lại đầu năm ( giá trị cuối năm trước )

+ Lợi nhuận giữ lại ( Bảng 9 hoặc 10 )

Ví dụ 5:

55

Page 56: Bài giảng kế toán quản trị

Có tài liệu về Bảng cân đối kế toán công ty Lâm Hiếu ngày 31/12/20X0 và

căn cứ vào số liệu từ các ví dụ 1, 2, 3, 4, hãy dự toán Bảng cân đối kế toán ngày

31/12/20X1.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – 31/12/20X0

Đơn vị tính : đồng

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 162.700 A. Nợ phải trả 25.800

Tiền mặt 42.500 Phải trả người bán 25.800

Phải thu khách hàng 90.000 B. Vốn chủ sở hữu 624.900

Tồn kho NVL 4.200 Cổ phiếu thường 475.000

Tồn kho thành phẩm 26.000 Lợi nhuận giữ lại 149.900

B. Tài sản dài hạn 488.000

Đất 80.000

Nhà xưởng và thiết bị 700.000

Hao mòn lũy kế ( 292.000 )

Tổng cộng 650.700 Tổng cộng 650.700

Bài giải:

DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – 31/12/20X1

Đơn vị tính : đồng

56

Page 57: Bài giảng kế toán quản trị

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 195.800 A. Nợ phải trả 27.900

Tiền mặt 30.000Phải trả

người bán

55.800 – 27.900

= 27.900

Đầu tư ngắn hạn32.300 – 30.000 =

2.300

Phải thu khách hàng400.000 – 280.000

= 120.000

B. Vốn chủ

sở hữu685.900

Tồn kho NVL7.500 * 0,6 =

4.500Cổ phiếu thường 475.000

Tồn kho thành phẩm 39.000 Lợi nhuận giữ lại149.900 + 61.000

= 210.900

B. Tài sản dài hạn 518.000

Đất 80.000

Nhà xưởng và thiết bị700.000 + 130.000

= 830.000

Hao mòn lũy kế

( 292.000 ) +

(60.000)+(40.000)

= ( 392.000 )

Tổng cộng 713.800 Tổng cộng 713.800

Ví dụ 6:

Công ty Danh Huy đang trong quá trình xây dựng dự toán cho quý 2. Các tài liệu

thu thập trong quý 2 như sau:

57

Page 58: Bài giảng kế toán quản trị

Bảng cân đối kế toán quý 1 ( 31/3) như sau :

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Tiền mặt 9.000.000 Các khoản phải trả 18.300.000

Các khoản phải thu 48.000.000 Vốn cổ đông 190.000.000

Tồn kho 12.600.000 Lợi nhuận giữ lại 75.400.000

Tài sản dài hạn 214.100.000

Tổng cộng 283.700.000 Tổng cộng 283.700.000

Doanh thu tháng 3 và kế hoạch dự kiến tiêu thụ các tháng 4, 5, 6,7 như sau :

Tháng 3 ( thực hiện ) : 60 triệu, Tháng 4 ( kế hoạch ) : 70 triệu, Tháng 5 ( kế

hoạch ) : 85 triệu, Tháng 6 ( kế hoạch ) : 90 triệu, Tháng 7 ( kế hoạch ) : 50

triệu.

Có 20% doanh thu được trả ngay, số còn lại được trả chậm trong tháng kế

tiếp.

Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 60% doanh thu.

50% giá trị mua hàng phải trả ngay trong tháng, số còn lại trả trong tháng

tiếp theo.

Dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% nhu cầu tiêu thụ của tháng sau ( theo

giá vốn ).

58

Page 59: Bài giảng kế toán quản trị

Các chi phí hoạt động trong tháng dự kiến như sau : tiền lương 7,5 triệu

đồng/tháng, quảng cáo 7,5 triệu đồng/tháng, vận chuyển bằng 6% doanh thu,

khấu hao 2 triệu đồng/tháng, chi phí khác bằng 6% doanh thu.

Công ty dự kiến mua tài sản cố định trong tháng 4 là 11,5 triệu đồng, tháng 5

là 3 triệu đồng.

Tổng số tiền cổ tức cổ đông dự kiến là 3,5 triệu đồng và sẽ được công bố chi

trả tháng cuối quý 2.

Công ty cần duy trì lượng tiền mặt tối thiểu là 8 triệu đồng/tháng. Các quá

trình vay vốn được thực hiện vào ngày đầu quý và trả vào cuối quý. Lãi suất

phải trả là 3%/ quý.

Yêu cầu :

Câu 1 : Lập dự toán lịch thu tiền mặt theo từng tháng trong quý và cả quý.

Câu 2 : Lập dự toán giá trị mua hàng và lịch chi tiền đối với hàng hóa mua theo

từng tháng trong quý và cả quý.

Câu 3 : Lập dự toán cho các chi phí dự kiến hoạt động theo từng tháng trong quý

và cả quý.

Câu 4 : Lập dự toán Báo cáo thu nhập cho quý 2 ( bỏ qua thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp ).

Câu 5 : Lập dự toán tiền mặt qua các tháng trong quý.

Bài giải:

Câu 1 : Lập dự toán lịch thu tiền mặt ( Đơn vị tính : triệu đồng )

59

Page 60: Bài giảng kế toán quản trị

TIỀN MẶT THU ĐƯỢC QUA CÁC THÁNG TRONG QUÝ 2 ( đồng )

Chỉ tiêuTháng

Tổng cả quý4 5 6

Tiền thu được trong 1 kỳ 20% * 70 = 14 17 18 49

Tiền thu được sau 1 kỳ 80% * 60 = 48 56 68 172

Tổng tiền thu được 62 73 86 221

Câu 2 : Lập dự toán giá trị mua hàng và lịch chi tiền mua hàng hóa

Chỉ tiêuTháng

Tổng 4 5 6

Doanh thu 70 85 90 245

Giá vốn trong kỳ 42 51 54 147

Giá vốn cuối kỳ 30% * 51=15,3 16,2 30%*(60%*50)=9 9

Giá vốn đầu kỳ 30%*(60%*70)=12,6 15,3 16,2 12,6

Giá trị hàng mua 44,7 51,9 46,8 143,4

LỊCH CHI TIỀN MUA HÀNG ( đồng )

Tiền chi trả trong 1kỳ 22,35 25,95 23,4 71,7

Tiền chi trả sau 1 kỳ 18,3( BCĐKT quý 1) 22,35 25,95 66,6

Tổng chi mua hàng 40,65 48,3 49,35 138,3

Câu 3 : Lập dự toán cho các chi phí dự kiến hoạt động

Chỉ tiêuTháng

Tổng4 5 6

60

Page 61: Bài giảng kế toán quản trị

Tổng biến phí BH và QLDN ( đ ) 8,4 10,2 10,8 29,4

- Vận chuyển ( 6% doanh thu ) 4,2 5,1 5,4 14,7

- Chi phí khác (6% doanh thu) 4,2 5,1 5,4 14,7

Tổng định phí BH và QLDN ( đ ) 17 17 17 51

- Quảng cáo 7,5 7,5 7,5 22,5

- Lương 7,5 7,5 7,5 22,5

- Khấu hao 2 2 2 6

Tổng chi phí BH và QLDN 25,4 27,2 27,8 80,4

Trừ : chi phí khấu hao 2 2 2 6

Chi tiền chi phí hoạt động 23,4 25,2 25,8 74,4

Câu 4 : Lập dự toán Báo cáo thu nhập cho quý 2

Các chỉ tiêu Số tiền ( $ ) Tỷ trọng ( % )

Doanh thu 70 + 85 + 90 = 245 100

Trừ : Biến phí 147 + 29,4 = 176,4 72

Số dư đảm phí 68,6 28

Trừ : Định phí 51 21

Lợi nhuận thuần (EBIT) 17,6 7

Câu 5 : Lập dự toán tiền mặt

Chỉ tiêuTháng

4 5 6

61

Page 62: Bài giảng kế toán quản trị

1/ Phần thu trong kỳ

Thu từ bán hàng

Thu khác

62

0

73

0

86

0

Tổng thu 62 73 86

2/ Phần chi trong kỳ

- Chi tiền mặt mua hàng hóa 40,65 48,3 49,35

- Chi tiền chi phí hoạt động 23,4 25,2 25,8

- Chi mua trang thiết bị 11,5 3 0

- Trả cổ tức cổ phần 0 0 3,5

Tổng chi 75,55 76,5 78,65

Chênh lệch thu – chi -13,55 - 3,5 7,35

Tiền mặt tồn đầu kỳ 9 - 4,55 - 8,05

Tiền mặt tồn cuối kỳ - 4,55 - 8,05 - 0,7

Định mức 8 8 8

Thừa / thiếu - 12,55 - 16,05 - 8,7

LỊCH VAY VÀ TRẢ NỢ

Tháng Vay Lãi Trả nợ Dư nợ cuối kỳ

4 12,55 12,55

62

Page 63: Bài giảng kế toán quản trị

5 16,05 – 12,55 = 3,5 1% *12,5512,55+ 3,5+ 0,1255=

16,1755

6 0,16175516,05 – 8,7

= 7,35

16,1755 + 0,161755 -

7,35 = 8,987255

Ví dụ 6: Thiên Vị là công ty có quy mô trung bình chuyên sản xuất đồ chơi trẻ

em. Mức doanh thu thay đổi theo mùa rất nhiều, cao điểm ở tháng 9 lúc mà các nhà

bán lẻ mua dự trữ để bán vào mùa giáng sinh.

Hàng hóa của công ty được bán với thời gian nợ tối đa là 60 ngày. Nếu

khách hàng trả tiền trước thời hạn 30 ngày, khách hàng sẽ được chiết khấu

trên giá mua hàng. Tuy nhiên, công ty cũng như đa số DN khác nhận thấy

rằng, khách hàng thường kéo dài thời hạn trả nợ lên đến 90 ngày.

Kinh nghiệm cho thấy:

20% doanh thu được trả trong vòng 30 ngày.

70% doanh thu được trả trong vòng 60 ngày.

10% doanh thu được trả trong vòng 90 ngày.

Doanh thu dự toán vào những tháng cuối năm ( Đơn vị tính : triệu đồng )

Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12

Turnover 10 10 20 30 40 20 20 10

Mức sản xuất của công ty thường phải căn cứ vào mức doanh thu trong

tương lai. Vật tư và phụ tùng mà công ty phải mua chiếm 70% doanh thu và

công ty mua vật tư và phụ tùng một tháng trước ngày công ty dự trù bán sản

phẩm. Đồng thời có thời hạn một tháng để thanh toán việc mua hàng.

63

Page 64: Bài giảng kế toán quản trị

Lương công nhân, chi phí thuê mướn và các chi phí tiền mặt khác được liệt

kê như sau : Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu / tháng 7 8 9 10 11 12

Chi bằng tiền :

- Lương công nhân 1,5 2,0 2,5 1,5 1,5 1

- Thuê mướn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

- Chi phí khác 0,2 0,3 0,4 0,2 0,2 0,1

Vào tháng 8, công ty nộp thuế là 8 triệu đồng. Để đảm bảo lượng sản xuất

trong tháng 9, công ty phải đầu tư thêm TSCĐ trị giá 10 triệu đồng. Chi phí

khấu hao hàng tháng là 2 triệu đồng. Biết tồn quỹ tiền mặt đầu tháng 7 là 6

triệu, công ty dự kiến định mức tồn quỹ là 5 triệu đồng nhằm đáp ứng nhu

cầu chi tiêu hằng ngày.

Yêu cầu :

Câu 1 : Lập ngân sách tiền mặt theo từng tháng cho 6 tháng cuối năm.

Câu 2 : Lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn cho công ty vào 6 tháng cuối năm, giả sử

nhu cầu vốn thiếu được sử dụng với hình thức vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất

1%/ tháng.

Bài giải:

Câu 1 : Lập ngân sách tiền mặt

Chỉ tiêu Tháng

7 8 9 10 11 12

64

Page 65: Bài giảng kế toán quản trị

1/ Phần thu trong kỳ

Thu từ bán hàng 12 21 31 35 22 18

Thu trong tháng 4 6 8 4 4 2

Thu sau 1 tháng 70% *10 = 7 14 21 28 14 14

Thu sau 2 tháng 10% *10 = 1 1 2 3 4 2

Thu khác 0 0 0 0 0 0

Tổng thu 12 21 31 35 22 18

2/ Phần chi trong kỳ

Chi tiền mua vật tư,phụ tùng 14 21 28 14 14 7

Lương công nhân 1,5 2,0 2,5 1,5 1,5 1

Thuê mướn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Chi phí khác 0,2 0,3 0,4 0,2 0,2 0,1

Thuế 0 8 0 0 0 0

Mua tài sản cố định 0 0 10 0 0 0

Tổng chi 16,2 31,8 41,4 16,2 16,2 8,6

Chênh lệch thu – chi -4,2 -10,8 -10,4 18,8 5,8 9,4

Tiền mặt tồn đầu kỳ 6 1,8 -9 -19,4 -0,6 5,2

Tiền mặt tồn cuối kỳ 1,8 - 9 -19,4 -0,6 5,2 14,6

Định mức 5 5 5 5 5 5

65

Page 66: Bài giảng kế toán quản trị

Thừa / thiếu -3,2 -14 -24,4 -5,6 0,2 9,6

Nhu cầu bổ sung -3,2 -10,8 -10,4 18,8 5,8 9,4

Câu 2 : Lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn cho công ty

Tháng Vay Lãi Trả nợ Dư nợ cuối kỳ

7 3,2 3,2

8 10,8 1% * 3,2 = 0,0323,2 + 10,8 + 0,032

= 14,032

9 10,4 1% * 14,032 = 0,1403214,032 + 10,4 + 0,14032

= 24,57232

10 0,2457232 18,824,57232 + 0,2457232 -

18,8 = 6,018

11 1% * 6,018= 0,06018 5,86,018 + 0,06018 – 5,8

= 0,27818

12 0,0027818

0,27818 +

0,0027818 =

0,2809618

0

Đến tháng 12, công ty còn thừa số tiền : 9,4 - 0,2809618 = 9,119 triệu đồng

CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ

Trong kế toán tài chính: Giá bán = Giá thành + Chi phí BH&QLDN + Lợi

nhuận mong muốn, còn trong kế toán quản trị có các trường hợp sau:

TRƯỜNG HỢP 1: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT

66

Page 67: Bài giảng kế toán quản trị

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO

PHƯƠNG PHÁP TOÀN BỘ ( GIÁ THÀNH ĐẦY ĐỦ )

Giá thành đơn vị sản phẩm Z = ∑ Giá vốn hàng bán / Số lượng SP sản xuất =

Tổng chi phí ngoài sản xuất ( chi phí BH & QLDN ) = Định phí BH & QLDN

+ Biến phí BH & QLDN

Tỷ lệ bổ sung =

Mà: EBIT = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = EAT + I + T

= ROI * Tổng nguồn vốn bình quân ( bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu )

Giá bán = Z + Z * Tỷ lệ bổ sung

Chú ý : EBIT + Tổng chi phí ngoài sản xuất = Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán

67

Page 68: Bài giảng kế toán quản trị

ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO

PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP ( SỐ DƯ ĐẢM PHÍ )

Tổng biến phí TVC = Số lượng sản phẩm tiêu thụ * Biến phí đơn vị

= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH&QLDN

Tổng định phí = Định phí SXC + Quảng cáo + Bảo hiểm + Khấu hao +

Lương bán hàng và quản lý ( tính theo thời gian ) + Tiền thuê cửa hàng …..

Tỷ lệ bổ sung =

Mà : Lợi nhuận mong muốn = ROI * Nguồn Vốn bình quân ( Tài sản bình quân )

Giá bán = Biến phí đơn vị + Biến phí đơn vị * Tỷ lệ bổ sung

Ví dụ 7: Có tài liệu về chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm

ở công ty Hà Mã như sau:

Tài sản đầu tư : 2 tỷ đồng

Giá thành đơn vị sản phẩm : 30.000 đ/ sản phẩm

Chi phí bán hàng và quản lý : 0,7 tỷ đồng

ROI mong muốn : 25%

Tỷ lệ bổ sung =

68

Page 69: Bài giảng kế toán quản trị

Giá bán = 30.000 + 30.000 * 80% = 54.000 đ/sản phẩm

Ví dụ 8: Có tài liệu về công ty Hiệp Gà như sau: Để sản lượng sản xuất và tiêu

thụ hàng năm là 50.000 sản phẩm thì công ty cần đầu tư 2 tỷ đồng. Bộ phận kế

toán đã ước tính:

Biến phí đơn vị sản phẩm : 20.000 đ/sản phẩm.

Định phí : 1 tỷ đồng

ROI mong muốn = 25%

Tỷ lệ bổ sung =

Giá bán = 20.000 + 20.000 * 1,5 = 50.000 đ/sản phẩm

Một số lưu ý khi định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt

69

Page 70: Bài giảng kế toán quản trị

Công ty cần phải căn cứ vào tình hình thị trường : cạnh tranh, quan hệ cung cầu,

thế mạnh và chiến lược phát triển của công ty để điều chỉnh giá bán thích hợp

nhằm thu được lợi nhuận thỏa đáng.

Công ty có thế mạnh trong cạnh tranh thì có thể định giá bán sản phẩm theo

mục tiêu.

Công ty muốn hoàn vốn nhanh thì có thể điều chỉnh giảm giá bán để kích

cầu, tăng vòng quay vốn.

Điều chỉnh số tiền bổ sung tùy loại sản phẩm sao cho phù hợp : các sản

phẩm có chu kỳ sống ngắn ( sản phẩm thời trang ) hay sản phẩm nhanh lỗi

thời ( sản phẩm điện tử ) thường điều chỉnh tăng.

Ví dụ 9: Công ty Khoa Lộc dự kiến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, giá bán dự

kiến trên thị trường là 60.000 đ/sản phẩm, để sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm/

năm, công ty cần đầu tư một lượng vốn là 2 tỷ đồng. Dự kiến chi phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm này một năm là 700.000.000 đồng,

trong đó phần biến phí là 200.000.000 đồng. Công ty yêu cầu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

tối thiểu của sản phẩm này là 15%.

Yêu cầu :

Câu 1 : Tính chi phí sản xuất tối đa cho 1 sản phẩm ( giá thành đơn vị sản phẩm ).

Câu 2 : Giả sử trong chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm tính được ở trên có 50% là

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, 25% là chi phí nhân công trực tiếp, trong tổng chi

phí sản xuất chung có 20% là biến phí, còn lại là định phí. Bằng phương pháp định

giá trực tiếp, hãy xác định lại giá bán của một sản phẩm.

70

Page 71: Bài giảng kế toán quản trị

Bài giải :

Câu 1 : Giá thành đơn vị sản phẩm Z = 2 tỷ / 50.000 = 40.000 đ/sản phẩm

Câu 2 :

Tổng biến phí

= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH & QLDN

= 50 % * 2 tỷ + 25 % * 2 tỷ + ( 25 % * 2 tỷ ) * 20% + 200 triệu = 1800 triệu đồng

Tổng định phí = Định phí SXC + Định phí BH & QLDN

= ( 25 % * 2 tỷ ) * 80% + 500 triệu = 900 triệu đồng

Tỷ lệ bổ sung = ( 15% * 2 tỷ + 900 triệu ) / 1800 = 2/3

Biến phí đơn vị = 1800 triệu / 50.000 = 36.000 đ/ s Giá bán = 60.000 đ/sp

Ví dụ 10 : Có các tài liệu về kế hoạch sản xuất và kinh doanh đối với 20.000 sản

phẩm áo đi mưa tại công ty Huy Hoàng như sau:

Chi phí NVLTT = 7.000 đồng/sản phẩm. Chi phí NCTT = 5.000 đồng/sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung = 3.000 đồng/sản phẩm, trong đó biến phí = 1.000 đồng/sản

phẩm và định phí 2.000 đồng/sản phẩm

Bao bì đóng gói = 2.000 đ/sản phẩm. Hoa hồng bán hàng = 1.000 đ/sản phẩm.

Tổng chi phí quảng cáo một năm = 10 triệu đồng. Khấu hao tài sản cố định của bộ

phận bán hàng và quản lý một năm = 86 triệu đồng. Tiền lương trả cho bộ phận

bán hàng và quản lý một năm = 54 triệu đồng. Vốn hoạt động bình quân trong năm

là 300 triệu đồng. Doanh nghiệp mong muốn ROI của sản phẩm = 20%.

Định giá sản phẩm theo phương pháp toàn bộ ( giá thành đầy đủ )

71

Page 72: Bài giảng kế toán quản trị

Z = 7.000 + 5.000 + 3.000 = 15.000 đ/ sản phẩm

Tổng chi phí BH & QLDN

= ( 2.000 + 1.000 ) * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 210 triệu đồng

Tỷ lệ bổ sung = ( 20% * 300 triệu + 210 triệu ) / ( 20.000 * 15.000 ) = 90%

Giá bán = 15.000 + 15.000 * 90% = 28.500 đ/sản phẩm

Định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp ( số dư đảm phí )

Tổng biến phí = ( 7.000 + 5.000 + 1.000 + 2.000 + 1.000 ) * 20.000

= 16.000 * 20.000 = 320 triệu đồng

Tổng định phí = 2.000 * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 190 triệu

Tỷ lệ bổ sung = ( 190 triệu + 20% * 300 triệu ) / ( 320 triệu ) = 78,125 %

Gia bán = 16.000 + 16.000 * 78,125 % = 28.500 đ/sản phẩm

TRƯỜNG HỢP 2: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm của các ngành như : du lịch, dịch vụ

truyền hình, bưu chính viễn thông, tư vấn luật, dịch vụ sửa chữa ô tô, kiểm

toán …

Giá bán các sản phẩm dịch vụ được thực hiện trên 2 cơ sở: một là căn cứ

trên giá thời gian lao động và hai là căn cứ trên giá các NVL sử dụng khi

thực hiện dịch vụ.

Định giá sản phẩm dịch vụ chính là xác định giá trị của 2 yếu tố trên sao cho

đạt được lợi nhuận mong muốn.

72

Page 73: Bài giảng kế toán quản trị

Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá thời gian lao động + Giá NVL sử dụng

Trong đó:

Giá thời gian lao động

= Số giờ lao động để hoàn thành 1 dịch vụ * Giá 1 giờ công lao động

Giá NVL sử dụng

= Chi phí NVL, phụ tùng sử dụng để hoàn thành 1 dịch vụ + Số tiền bổ sung

Giá 1 giờ công lao động = Chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao

động + Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động + Lợi nhuận

mong muốn tính trên 1 giờ lao động

Quy trình định giá sản phẩm dịch vụ

Bước 1: Xác định chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao động

=

Bước 2: Xác định chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động = ( Lương

nhân viên quản lý + Lương nhân viên văn phòng + Các khoản trích theo lương của

nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng + Chi phí phục vụ + Khấu hao tài sản cố

định + Các chi phí khác có liên quan ) / Tổng số giờ lao động trực tiếp

Bước 3: Xác định Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 giờ công lao động

Bước 4: Xác định Giá 1 giờ công lao động = Chi phí nhân công trực tiếp tính trên

1 giờ lao động + Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động + Lợi nhuận

mong muốn tính trên 1 giờ lao động

73

Page 74: Bài giảng kế toán quản trị

Bước 5: Xác định Giá thời gian lao động = Số giờ lao động để hoàn thành 1 dịch

vụ * Giá 1 giờ công lao động

Bước 6: Xác định chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng sử dụng khi

thực hiện dịch vụ = Lương nhân viên quản lý nguyên vật liệu, phụ tùng + Lương

nhân viên văn phòng + Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và nhân

viên văn phòng + Chi phí phục vụ + Khấu hao tài sản cố định + Các chi phí khác

có liên quan

Bước 7: Xác định lợi nhuận mong muốn tính trên trị giá NVL, phụ tùng đưa ra

sử dụng

Bước 8: Xác định tỷ lệ bổ sung = ( Chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng

sử dụng khi thực hiện dịch vụ / Tổng trị giá NVL, phụ tùng đưa ra sử dụng ) + Lợi

nhuận mong muốn tính trên trị giá NVL, phụ tùng đưa ra sử dụng

Bước 9: Xác định giá của NVL, phụ tùng sử dụng = Chi phí NVL, phụ tùng sử

dụng để hoàn thành 1 dịch vụ * ( 1 + Tỷ lệ bổ sung )

Bước 10: Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá thời gian LĐ + Giá NVL sử dụng

Ví dụ 11:

Tại công ty dịch vụ sửa chữa xe hơi và kinh doanh phụ tùng Cẩn Thận có 30

công nhân sửa chữa làm việc trong 40 giờ/tuần, một năm làm việc 50 tuần.

Công ty dự kiến đạt được lợi nhuận 10.000 đ cho một giờ công sửa chữa và

15% lợi nhuận trên trị giá số phụ tùng đưa ra sử dụng. Trị giá mua nguyên

vật liệu theo hóa đơn dự kiến đưa ra sử dụng trong năm là 1,2 tỷ đồng.

Công ty sử dụng phương pháp định giá bán sản phẩm theo thời gian lao

động và nguyên vật liệu sử dụng.

Giả sử trong thực tế 1 công việc sửa chữa bình quân tiêu hao 10 giờ công lao

động trực tiếp và 1.500.000 chi phí phụ tùng.

74

Page 75: Bài giảng kế toán quản trị

Yêu cầu : Định giá dịch vụ sửa chữa này, biết các chi phí phát sinh trong năm công

ty dự kiến như sau :

Chỉ tiêu Dịch vụ sửa chữa Kinh doanh phụ tùng

- Lương công nhân sửa chữa 900.000.000

- Lương quản lý dịch vụ sửa chữa 120.000.000

- Lương quản lý phụ tùng 108.000.000

- Lương nhân viên văn phòng 50.000.000 42.000.000

- BHXH, BHYT, KPCĐ ( 19% ) 203.300.000 28.500.000

- Chi phí phục vụ 90.000.000 81.500.000

- Khấu hao tài sản cố định 270.000.000 100.000.000

- Chi phí khác 61.700.000

Bài giải :

1. Chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao động

2. Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động

( 120.000.000 + 50.000.000 + 170.000 * 19% + 90.000.000 + 270.000.000

+ 61.700.000 ) / 60.000 = 10.400 đ/giờ

75

Page 76: Bài giảng kế toán quản trị

3. Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 giờ công lao động = 10.000 đ/giờ

4. Giá 1 giờ công lao động = 17.850 + 10.400 + 10.000 = 38.250 đ/giờ

5. Giá thời gian lao động = 38.250 * 10 = 382.500 đồng.

6. Chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng sử dụng khi thực hiện

dịch vụ = 108.000.000 + 42.000.000 + 28.500.000 + 81.500.000 +

100.000.000 = 360.000.000 đ

7. Lợi nhuận mong muốn tính trên trị giá phụ tùng đưa ra sử dụng = 15%

8. Tỷ lệ bổ sung = ( 360.000.000 / 1.200.000.000 ) + 15 % = 45 %

9. Giá của NVL, phụ tùng sử dụng = 1.500.000 * ( 1 + 45 % ) = 2.175.000 đ

10. Giá của công việc sửa chữa = 382.500 + 2.175.000 = 2.557.500 đồng

TRƯỜNG HỢP 3: ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Một số trường hợp đặc biệt Phương pháp định giá

76

Page 77: Bài giảng kế toán quản trị

Công ty nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn

sản phẩm, nhưng với giá đặc biệt và chỉ mua 1 lần.

Công ty nhận được một đơn đặt hàng trong trường

hợp công ty còn năng lực nhàn rỗi.

Cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm.

Công ty phải hoạt động trong điều kiện khó khăn,

buộc phải giảm giá bán….

Sử dụng phương

pháp trực tiếp mà

không dùng phương

pháp toàn bộ.

Tài liệu tham khảo:

- Lớp học kế toán tổng hợp

- Lớp học kế toán thuế

- Lớp học kế toán thực hành

77