22
Bài 2: Mt shàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 17 Ni dung Hàm trong Excel là công ccơ bn để thao tác trong Excel. Bài 2 gm các ni dung: Khái nim vhàm. Các đặc đim vhàm. Các cách nhp hàm. Các hàm cơ bn trong Excel. Hướng dn hc Mc tiêu Nghe ging và đọc tài liu để nm bt các ni dung chính. Làm bài tp và luyn thi trc nghim theo yêu cu ca tng bài. Liên hvà ly các ví dtrong thc tế để minh ha cho ni dung bài hc. Thc hành trên phn mm excel tt ccác ví dvà bài tp. Thi lượng hc 9 tiết. Sau khi hc bài này, các bn có th: Hiu được khái nim và đặc đim cơ bn vhàm. Sdng được nhng hàm cơ bn trong Excel. BÀI 2: MT SHÀM TRONG EXCEL

04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 17

Nội dung

Hàm trong Excel là công cụ cơ bản để thao tác trong Excel. Bài 2 gồm các nội dung:

Khái niệm về hàm.

Các đặc điểm về hàm.

Các cách nhập hàm.

Các hàm cơ bản trong Excel.

Hướng dẫn học Mục tiêu

Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.

Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài.

Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để minh họa cho nội dung bài học.

Thực hành trên phần mềm excel tất cả các ví dụ và bài tập.

Thời lượng học

9 tiết.

Sau khi học bài này, các bạn có thể:

Hiểu được khái niệm và đặc điểm cơ bản về hàm.

Sử dụng được những hàm cơ bản trong Excel.

BÀI 2: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL

Page 2: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

18 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống

Cho bảng số liệu như sau:

Stt Họ tên Mạng Bậc Hệ số NG_BD Lương Phụ cấp

1 Trần Thanh Bình 01.003 4 2.58 25/01/97 541.800 108.360

2 Phan Thanh Bình 01.003 3 2.34 30/01/98 491.400 98.280

3 Nguyễn Xuân Huy 01.009 1 1.00 01/01/99 228.900 114.450

4 Trần Văn Hùng 01.009 2 1.09 15/01/99 228.900 114.450

5 Nguyễn Anh Dũng 01.003 1 1.86 01/10/97 390.600 78.120

6 Châu Thanh Khiết 01.009 1 1.00 01/05/98 210.000 105.000

7 Lê Minh Lợi 01.009 3 1.18 01/08/98 247.800 123.900

Tổng cộng 2.320.500 733.110

Vùng tiêu chuẩn 1 Mạng Vùng tiêu chuẩn 2 Mạng Bậc

01.009 01.003 4

Hình 2.2: Bảng lương chi tiết

Câu hỏi

1. Tính tổng số tiền lương và tổng số tiền phụ cấp không dùng hàm trong Excel thì làm như thế nào?

2. Tính trong trường hợp dùng các hàm trong Excel thì làm như thế nào?

3. Theo bạn cách nào tiện lợi và phù hợp hơn?

4. Đã khi nào bạn tự hỏi giá mình học Excel càng sớm thì càng tốt không?

Page 3: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 19

2.1. Khái niệm

Hàm là một số công thức đã được định nghĩa từ trước và được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.

2.2. Các đặc điểm của hàm

Trong hàm có xử lý các hằng ký tự hoặc hằng xâu ký tự thì chúng phải được bao trong cặp dấu “ ”.

Cú pháp chung:

= TÊN HÀM ([Danh sách đối số])

Hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân cách được quy định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số đối số của hàm nhiều hay ít là tuỳ theo từng hàm cụ thể.

Các hàm số có thể lồng nhau. Ví dụ: =IF (AND (A2=10, A3>=8), “G”, IF (A2<7, “TB”, “K”))

2.3. Các cách nhập hàm

Nếu công thức bắt đầu là một hàm, thì phải có dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +) ở phía trước. Nếu hàm là đối số của một hàm khác thì không cần nhập các dấu trên.

Có 2 cách nhập hàm:

Nhập trực tiếp từ phím.

Thông qua hộp thoại Insert Function.

Cách 1: Nhập trực tiếp từ bàn phím

Chọn ô muốn nhập hàm.

Nhập dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +).

Nhập tên hàm cùng các đối số theo đúng cú pháp.

Nhấp phím Enter để kết thúc.

Cách 2: Thông qua hộp thoại Insert Function

Hình 2.3: Nhập hàm thông qua hộp thoại Paste Function

Page 4: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

20 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

2.4. Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig)

TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ

1 ABS(number) Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.

=ABS(12–20) 8

2 INT(number)

Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá number.

=INT(5.6) 5

=INT(–5.6) 5

3 MOD(number, divisor) Trả về số dư của phép chia nguyên number cho divisor (number, divisor là các số nguyên).

=MOD(5,3) 2

4 ODD(number) Làm tròn trên tới một số nguyên lẻ gần nhất.

=ODD(3.6) 5

5 PRODUCT(number1, number2, ...) Tính tích của các giá trị trong danh sách tham số.

=PRODUCT(2,–6,3,4) –144

6

RAND( )

Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1.

=RAND() số ngẫu nhiên

7

ROUND(number, num_digits)

Làm tròn số number với độ chính xác đến num_digits chữ số thập phân.

=ROUND(2.6563,2) 2.66

8 SQRT(number) Tính căn bậc 2 của một số dương number.

=SQRT(4) 2

9 SUM(number1, number2, ...) Tính tổng của các giá trị trong danh sách tham số.

=SUM(2,–6,8,4) 8

10 SUMIF(range, criteria, [ sum_range])

Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.

–range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.

–criteria: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10", ">15", "<20" , …

– sum_range: vùng được tính tổng. Các ô trong vùng này sẽ được tính tổng nếu các ô tương ứng trong vùng range thỏa điều kiện. Nếu không có sum_range thì vùng range sẽ được tính.

Ví dụ:

=SUMIF(C4:C12,">=6",F4:F12)

=SUMIF(C4:C12,">=6")

=SUMIF(B4:B12,"NV",G4:G12)

11 ACOS(Number)

Trả về giá trị Arccosine của một số. Kết quả được tính theo Radian từ 0 đến Pi

Number: Là cosine của góc muốn tìm, đối này có giá trị từ –1 đến 1

=ACOS(0.8) 0.643501

12 ACOSH(Number)

Trả về một giá trị ngược của một số

Number: Là một số thực bất kỳ lớn hơn 1.

=ACOSH(2) 1.316958

13 ASIN(Number)

Trả về giá trị Arcsine của một số. Kết quả được tính theo Radian.

Number: Là Sin của góc muốn tìm, đối này có giá trị từ –1 đến 1

=ASIN(0.8) 0.9273

Page 5: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 21

TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ

14 ASINH(Number)

Trả về một giá trị ngược của một số

Number: Là một số thực bất kỳ.

=ASINH(2) 1.443635

15 ATAN(Number)

Trả về giá trị Arctang của một số. Kết quả được tính theo Radian.

Number: Là Tang của góc muốn tìm

=ATAN(90) 1.559686

16 COS(Number)

Tính COS của một góc đã cho (góc này tính bằng Radian)

Number : Là góc đo theo đơn vị Radian

=COS(2) –0.4161468

17 COSH(Number)

Trả về Cosin hyperbolic của một số.

Number: Là một số thực bất kỳ muốn tính Cosin hyperbolic.

= COSH(34.5) 4.80983E +14

2.5. Các hàm ngày giờ (Date & Time)

TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – ví dụ Kết quả

1 DATE ()

Đổi trị gồm năm, tháng, ngày thành một ngày

= DATE (year, month, day)

= DATE (2010,1,25)

1/25/2010

2 DATEVALUE()

Đổi chuỗi ngày (mm/dd/yy) thành trị số ngày.

=DATEVALUE (date_text)

= DATEVALUE ("01/25/94")

34359

3 NOW ( ) Trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống. Không đối số.

=NOW ( )

Tùy vào ngày và giờ hiện hành của hệ thống.

4

TODAY ( )

Trả về ngày hiện hành của hệ thống.

=TODAY ( )

Tuỳ vào ngày hiện hành của hệ thống.

5 DAY ()

Trả về giá trị ngày trong tháng của biểu thức ngày date.

= DAY (serial_Number)

=DAY (DATEVALUE("04/30/75")+365*20)

25

6 MONTH ()

Trả về giá trị tháng trong năm của biểu thức ngày date.

= MONTH (serial_Number)

=MONTH(DATEVALUE("04/30/75”)+365*20)

4

7 YEAR ()

Trả về giá trị năm của biểu thức ngày date.

= YEAR (serial_Number)

=YEAR(DATEVALUE("04/30/75")+365*20)

1995

8 WEEKDAY ()

Trả về số thứ tự ngày trong tuần

Giá trị 1: Sunday, 2: Monday, … , 7: Saturday.

= WEEKDAY (serial_Number)

=WEEKDAY(DATEVALUE("04/30/75")+365*20)

4

Page 6: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

22 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

2.6. Các hàm thống kê

TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

1

MAX ()

Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.

=MAX (number1, number2, ...):

=MAX (1, 2, 3, 5)

5

2

MIN()

Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số.

=MIN (number1, number2, ...):

=MIN (1, 2, 3, 5)

1

3

AVERAGE ()

Trả về giá trị trung bình cộng của các số trong danh sách tham số.

=AVERAGE (number1, number2 ,...)

=AVERAGE (1, 2, 3, 5)

2.75

4

COUNT ()

Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số.

=COUNT (value1, value2, ...)

=COUNT (2, "hai", 4, –6)

3

5

COUNTA ()

Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham số.

=COUNTA (value1, value2, ...)

=COUNTA (2, "hai", 4, –6)

4

6

COUNTBLANK ()

Đếm số các rỗng trong vùng range.

= COUNTBLANK (range)

=COUNTBLANK (B4:B12)

Còn tùy

7

COUNTIF ()

Đếm các ô thỏa mãn điều kiện criteria trong vùng range.

range: là vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.

criteria: là chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10", ">15", "<20".

= COUNTIF (range, criteria)

=COUNTIF (B4:B12, ">=6")

Còn tùy

8

RANK ()

Trả về thứ hạng của number trong ref, với order là cách xếp hạng.

Nếu order = 0 hoặc được bỏ qua thì ref được hiểu là có thứ tự giảm.

Nếu order <> 0 thì ref được hiểu là có thứ tự tăng. =RANK (number, ref, order)

=RANK (F4, $F$4:$F$12, 0)

=RANK (G4, $G$4:$G$12, 1)

Còn tùy

9

MODE ()

Trả về số nào xuất hiện nhiều nhất trong dãy số đã cho. Nếu trong dãy số không có số nào xuất hiện lần thứ hai hàm sẽ trả về thông báo lỗi.

Number1, Number2 , …: có thể là giá trị số, địa chỉ ô hay ô, công thức. Trong hàm này ta dùng được tối đa 30 đối số.

=MODE (Number1, Number2,…)

=MODE (1, 2, 3, 5, 6, 3, 7)

3

Page 7: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 23

TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

10 CORREL()

Hệ số tương quan giữa hai chuỗi số liệu

= CORREL(array1, array2)

= CORREL({1,3,5,7,9}, {2,4,6,8,10})

1

11 COVAR()

Đồng phương sai, trung bình của tích các cặp sai lệch

= COVAR(array1, array2)

= COVAR({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1})

–0.05556

12 FREQUENCY()

Đếm số lần gặp của một mảng con trong mảng lớn

= FREQUENCY(data_array, bins_array)

= FREQUENCY({4,5,6,7,8,9},{5})

2

13 INTERCEPT()

Tung độ gốc của một đường hồi quy tuyến tính

= INTERCEPT(Known_y’s, known_x’s)

= INTERCEPT({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1})

2.4

14 MEDIAN()

Giá trị tại đó chuỗi số liệu được chia đôi sau khi sắp xếp (sorted).

=MEDIAN ()

=MEDIAN (Number1, Number2,…)

=MEDIAN (1,3,9,6,8)

=MEDIAN (1,3,9,6,8,3)

6

4.5

15 NORMDIST()

Phân phối tích lũy chuẩn hóa

= NORMDIST(x,mean,standard_dev,cumulative)

= NORMDIST(42,40,1.5,true)

0.909789

16 NORMSDIST()

Phân phối tích lũy chuẩn chuẩn hóa

=NORMSDIST(number)

=NORMSDIST(1)

=NORMSDIST(2)

=NORMSDIST(3)

0.841345

0.97725

0.99865

17 SLOPE()

Hệ số góc của một đường hồi quy tuyến tính

=SLOPE(Known_y’s, known_x’s)

=SLOPE({3,5,4,6,7}, {1,3,5,6,5})

0.5625

18 STDEV()

Ước tính độ lệch chuẩn của một mẫu

=STDEV (Number1, Number2,…)

=STDEV (4,3,12,6,8,9,11)

3.408672

19 STDEVP()

Ước tính độ lệch chuẩn của một tổng thể

=STDEVP (Number1, Number2,…)

=STDEVP (4,3,12,6,8,9,11)

3.155817

Page 8: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

24 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

2.7. Các hàm ký tự

TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

1

LOWER ()

Chuyển chuỗi text thành chữ thường =LOWER (text) =LOWER ("Dai hoc CAN Tho")

dai hoc can tho

2

UPPER ()

Chuyển chuỗi text thành chữ in hoa = UPPER (text) =UPPER ("Dai hoc CAN Tho")

DAI HOC CAN THO

3

PROPER ()

Đổi các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi text thành chữ in hoa, còn lại đều là chữ thường =PROPER (text) =PROPER ("Dai hoc CAN Tho")

Dai Hoc Can Tho

4

TRIM ()

Cắt bỏ các ký tự trống vô ích trong chuỗi text =TRIM (text) =TRIM ("Can Tho")

Can Tho

5

LEN ()

Trả về độ dài của chuỗi text (số ký tự trong chuỗi text) =LEN (text) =LEN ("Dai hoc CAN Tho")

15

6

LEFT ()

Trả về num_char ký tự bên trái chuỗi text =LEFT (text, num_chars) =LEFT ("Dai hoc CAN Tho", 7)

Dai hoc

7

RIGHT ()

Trả về num_char ký tự bên phải chuỗi text. = RIGHT (text, num_chars) =RIGHT ("Dai hoc CAN Tho", 7)

CAN Tho

8

MID ()

Trả về chuỗi ký tự có độ dài num_chars bắt đầu từ vị trí start_num của chuỗi text. = MID (text, start_num, num_chars) = MID (“Dai hoc CAN Tho”, 5, 3)

hoc

9

TEXT ()

Chuyển số value thành chuỗi theo định dạng format_text. =TEXT (value, format_text) = TEXT (1234.56, "##,###.##")

"1,234.56"

10

VALUE ()

Chuyển chuỗi có dạng số thành trị số. = VALUE (text) = VALUE ("123") + 2

125

11

FIND ()

Trả về vị trí xuất hiện (nếu có) của find_text trong within_text (bắt đầu tìm từ vị trí start_num). Chú ý: – Nếu không có start_num thì vị trí bắt đầu tìm từ đầu chuỗi. – Hàm FIND phân biệt chữ in hoa và chữ thường. – Nếu không tìm thấy find_text thì sẽ trả về lỗi #VALUE! =FIND (find_text, within_text [, start_num]) =FIND ("Excel", "Microsoft Excel") =FIND ("Excel", "Microsoft Excel", 6) =FIND ("excel", "Microsoft Excel", 6)

11 11 #VALUE!

12

SEARCH ()

Tương tự như hàm FIND nhưng không phân biệt chữ in hoa hay thường. =SEARCH (find_text, within_text [, start_num]) =SEARCH ("Excel", "Microsoft Excel") =SEARCH ("excel", "Microsoft Excel")

11 11

Page 9: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 25

2.8. Các hàm cơ sở dữ liệu

Các hàm cơ sở dữ liệu mang tính chất thống kê những mẫu tin trong cơ sở dữ liệu

có trường thỏa mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn đã được thiết lập trước.

Cú pháp chung:

=Tên hàm (database, field, criteria)

Database: địa chỉ vùng cơ sở dữ liệu (nên chọn là địa chỉ tuyệt đối cho dễ

sao chép).

Field: cột cần tính toán, field có thể là tên trường, địa chỉ của ô tên trường hoặc

số thứ tự của trường đó (cột thứ nhất của vùng cơ sở dữ liệu đã chọn tính là 1

và tăng dần sang trái).

Criteria: địa chỉ vùng tiêu chuẩn.

Danh sách các hàm:

TT Tên hàm Ý nghĩa và ví dụ

1 DSUM(database, field, criteria)

Tính tổng các giá trị trong cột field của các mẫu tin thỏa mãn điều kiện criteria.

=DSUM($A$3:$H$10, 7, C13:C14)

=DSUM($A$3:$H$10, "LUONG", C13:C14)

=DSUM($A$3:$H$10, $G$3, C13:C14)

2 DAVERAGE(database, field,

criteria)

Tính trung bình cộng các giá trị trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria.

=DAVERAGE($A$3:$H$10, 7, C13:C14)

=DAVERAGE($A$3:$H$10, $G$3, G13:H14)

3 DMAX(database, field, criteria)

Tìm trị lớn nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria.

=DMAX($A$3:$H$10, "BAC", C13:C14)

=DMAX($A$3:$H$10, 5, G13:H14)

4 DMIN(database, field, criteria)

Tìm trị nhỏ nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria.

=DMIN($A$3:$H$10, $D$3, C13:C14)

=DMIN($A$3:$H$10, 5, C13:C14)

5

DCOUNT(database, field, criteria)

Đếm các ô kiểu số trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria.

=DCOUNT($A$3:$H$10, 4, C13:C14)

=DCOUNT($A$3:$H$10, 4, G13:H14)

6 DCOUNTA(database, field,

criteria)

Đếm các ô khác rỗng trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria.

=DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, C13:C14)

=DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, G13:H14)

Page 10: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

26 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

2.9. Các hàm lôgic

TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

1

AND()

Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các điều kiện đều là TRUE.

=AND(logical1, logical2, …)

=AND(3>2, 5<8, 9>–12)

TRUE

2

OR()

Trả về giá trị TRUE nếu có ít nhất một điều kiện là TRUE.

=OR(logical1, logical2, …)

=OR(2>3, 12<8, 9>3)

=OR(2>3, 12<8, –9>3)

TRUE

FALSE

3

NOT()

Lấy phủ định của giá trị logical.

=NOT(logical)

=NOT(2>3)

TRUE

4

IF()

Trả về giá trị thứ nhất value_if_true nếu điều kiện logical_test là TRUE, ngược lại sẽ trả về giá trị thứ hai value_if_false.

=IF(logical_test,value_if_true, value_if_false)

=IF(A1 >=5, "Đậu", "Rớt")

Nếu giá trị tại A1 >= 5 thì kết quả là Đậu.

Ngược lại thì kết quả là Rớt.

5

FALSE()

Trị logic FALSE(sai)

=FALSE()

FALSE

6

TRUE()

Trị logic TRUE (đúng)

=TRUE ()

TRUE

2.10. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference)

TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

1

CHOOSE()

Trả về giá trị thứ index_num trong danh sách các tham số.

=CHOOSE(index num, value1, value2, …)

=CHOOSE(3, "Word", 2, "Excel", –8)

Excel

2

COLUMN()

Trả về số thứ tự của cột trái nhất trong vùng reference

=COLUMN(reference)

=COLUMN(C4:C12)

3

3

COLUMNS()

Trả về số cột có trong vùng array

=OLUMNS(array)

=COLUMNS(C4:F12)

4

4

ROW()

Trả về số thứ tự của hàng trên cùng trong vùng reference

=ROW(reference)

=ROW(C4:C12)

4

5

ROWS()

Trả về số hàng có trong vùng array

= ROWS(array)

=ROWS(C4:F12)

9

Page 11: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 27

TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả

6

HLOOKUP ()

Dò tìm lookup_value trên hàng đầu tiên của Table_Array và tham chiếu trị tương ứng ở hàng row_index_num.

=LOOKUP(Lokup_value,Table_array,Row_index_num, {range_lookup})

Range_lookup = 1 hoặc True: Danh sách xếp tăng dần.

Range_lookup = 0 hoặc False: Danh sách không cần thứ tự.

=HLOOKUP("SGN",{"CLN","GDH","SGN";12,24,36},2)

36

7

INDEX()

Chọn một vị trí trong mảng thông qua chỉ số hàng cột

= INDEX(array, row_num, column_num)

Array: là một dãy ô hay một hằng mảng

Row_num: là số chỉ dòng của giá trị trong mảng cần trả về. Nếu bỏ qua row_num thì buộc phải có column_num

Column_num: là số chỉ cột của giá trị trong mảng cần trả về. Nếu bỏ qua column_num thì buộc phải có row_num

= INDEX(CLN,GDH,SGN;12,24,36),2,3)

36

8

VLOOKUP ()

Tìm giá trị lookup_value trong cột trái nhất của bảng table_array theo chuẩn dò tìm range_lookup, trả về trị tương ứng trong cột thứ col_index_num (nếu tìm thấy).

range_lookup = 1 (default ):

o Tìm tương đối, danh sách phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

o Nếu tìm không thấy sẽ trả về giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn lookup_value.

range_lookup = 0:

o Tìm chính xác, danh sách không cần sắp xếp thứ tự.

o Nếu tìm không thấy sẽ trả về lỗi #N/A.

=VLOOKUP (lookup_value, table_array,

col_index_num,range_lookup)

=VLOOKUP("SGN",{"CLN",12,"GDH",24,"SGN",36},2)

12

9

MATCH()

Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, lookup_value có thể là một số, một chuỗi, một giá trị lôgic hay một tham chiếu. – Lookup_array: là vùng dò tìm, có thể là một cột hoặc một dòng, hoặc một mảng các giá trị.

– Match_type: là tùy chọn để xác định kiểu dò tìm. Có 3 tùy chọn là –1,0,1:

match_type = 0: Hàm sẽ dò tìm chính xác giá trị lookup_value trong lookup_array, nếu không tìm thấy hàm sẽ báo lỗi #N/A.

match_type = 1(hoặc để trống): Hàm sẽ dò tìm giá trị lớn nhất trong lookup_array mà có giá trị <= giá trị của lookup_value. Trường hợp này, các phấn tử trong lookup_array phải được sắp xếp từ nhỏ đến lớn (..–2,–1,0,1,2… A,B,C..Z…False, True), match_type = –1: Hàm sẽ dò tìm giá trị nhỏ nhất trong lookup_array mà có giá trị >= giá trị của lookup_value. Trường hợp này, các phần tử trong lookup_array phải được sắp xếp từ lớn đến nhỏ (True, False, Z…A,..2,1,0,–1,–2..).

= MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)

=MATCH(3,{1,2,3,5},1)

3

Page 12: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

28 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

2.11. Các hàm tài chính

TT Tên Ý nghĩa–Cú pháp – Thí dụ Kết quả

1

RATE()

Tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay.

RATE(nper,pmt,pv,fv,type)

= RATE(1,0,100,–110)

10%

2

FV()

Trị giá tương lai của tiền đầu tư

= FV(rate, nper, pmt, pv, type)

=FV(10%,1,,–100)

=FV(10%,1,,–100,1)

=FV(10%,1,–10,–100)

=FV(10%,1,–10,–100,1)

110

110

120

121

3

DDB()

Trả về giá trị khấu hao của một tài khoản cho một thời gian nhất định bằng cách dùng phương pháp kế toán giảm gấp đôi (Khấu hao với kết số giảm nhanh kép)

=DDB(Cost, Salvage, Life,Period, Factor)

=DDB(1000000,100000,6,1)

333.333

4

IRR()

Nội suất thu hồi vốn của một dòng ngân lưu

= IRR(value, guess)

= IRR({–1500,400,500,700})

3%

5

PV()

Trị giá hiện tại của tiền đầu tư

= PV(rate, nper, pmt, fv, type)

=PV(10%,3,20,100)

–124.87

6

NPV()

Giá trị hiện tại thuần của một dòng ngân lưu. Hàm này dùng để đưa dòng ngân lưu bắt đầu từ năm 1 trở đi về năm 0.

=NPV (rate, value1, value2, …)

=NPV(10%,{400,500,700})

1302.78

7

PMT()

Chi trả định kỳ một khoản không đổi

=PMT(rate, nper, pv, fv, type)

=PMT(10%,3,–1500,0)

=PMT(10%,3,–1500,0,1)

=PMT(10%,1,–1500,0,1)

603.17

548.34

1500

8

SLN()

Khấu hao tài sản theo đường thẳng

=SLN(cost,salvage,life)

= SLN(10000,2000,10)

800

9

SYD()

Khấu hao tài sản theo chỉ số tổng năm

=SYD(cost,salvage,life,per)

= SYD(10000,1000,5,1)

3000

Chú ý

Tiền bỏ ra là số âm (–), tiền nhận vào là số dương (+)

Ý nghĩa của các thông số có trong các hàm:

RATE()

Nper: Tổng số thời đoạn chi trả theo định kỳ hay hàng năm cho dự án đi vay.

Page 13: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 29

Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng không.

Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay.

Fv: Giá trị tiền phải trả ở tương lai.

Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.

FV()

Rate: Suất chiết khấu.

Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.

Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng không.

Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay, nếu bỏ trống là bằng không.

Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.

DDB()

Cost: Giá trị ban đầu.

Salvage: Giá trị còn lại.

Life: Tuổi thọ của thiết bị.

Period: Số thời đoạn tính khấu hao.

Factor: Hệ số tính khấu hao(kép), nếu bỏ trống là bằng 2.

IRR()

Values: Các giá trị của dòng tiền.

Guess: Giá trị suy đoán, nếu bỏ trống là bằng 2.

PV()

Rate: Suất chiết khấu.

Nper: Tổng số thời đoạn phải trả tính theo hàng năm.

Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng 2.

Fv: Giá trị tương lai có được.

Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.

NPV()

Rate: Suất chiết khấu cho toàn dòng tiền.

Value1: Các giá trị của dòng tiền.

Value2…: Bỏ trống nếu dòng tiền không quá 30 thời đoạn.

PMT()

Rate: Suất chiết khấu.

Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.

Pv: Giá trị tiền hiện tại tiền vay được.

Page 14: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

30 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

Fv: Giá trị tương lai còn lại chưa trả, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là đã trả hết tiền vay.

Type: Cách tính cho khoản trả đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.

SLN()

Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.

Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.

Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.

SYD()

Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.

Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.

Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.

Per: Thời đoạn tính khấu hao.

2.12. Các hàm thông tin

TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp

1

CELL ()

Lấy thông tin về định dạng, vị trí hay nội dung của ô ở góc trên bên trái trong một tham chiếu.

info_type: Đối này chứa một trong những chức năng và những chức năng này được viết dưới dạng Text (nằm giữa hai dấu nháy kép), hay tham chiếu ô chứa chức năng.

=CELL (Info_type, Reference)

2

ERROR.TYPE ()

Trả về một con số tương ứng với một trong các trị lỗi trong Excel hoặc trả về #NA! nếu không có lỗi.

Error_val: Là giá trị lỗi.

=ERROR.TYPE (Error_val)

3

INFO ()

Trả về thông tin của môi trường hoạt động lúc đang làm việc với MS Excel.

Info_text: Là chuỗi văn bản xác định thông tin cần chọn hay là tham chiếu ô chứa chuỗi.

=INFO (Info_text)

4

ISBLANK ()

Xác định xem liệu có ô trống trong dãy ô muốn kiểm tra hay không. Kết quả trả về của hàm là giá trị lôgic nếu tham đến ô trống.

Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô.

=ISBLANK (Value)

5

ISERROR ()

Hàm này kiểm tra để tìm lỗi trong Excel bất kỳ. Trả về một giá trị lôgic TRUE hoặc FALSE.

Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô.

= ISERROR (Value)

6

ISNONTEXT ()

Kiểm tra giá trị không phải là chuỗi. Nếu là chuỗi trả về giá trị FALSE, ngược lại không phải thì trả về TRUE.

Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô.

= ISNONTEXT (Value)

Page 15: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 31

TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp

7

ISNUMBER ()

Kiểm tra giá trị có phải là số hay không? Nếu phải thì trả về TRUE, ngược lại trả về giá trị FALSE.

Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô.

= ISNUMBER (Value)

8

ISTEXT ()

Kiểm tra để tìm chuỗi và trả về giá trị TRUE nếu đúng, ngược lại là FALSE.

Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô.

= ISTEXT (Value)

9

IS... ()

Gồm các hàm: ISBLANK, ISERR, ISERROR, ISLOGICAL, ISNA, ISNONTEXT, ISNUMBER, ISREF, ISTEXT. Dùng để kiểm tra dữ liệu trong Excel, tất cả đều trả về giá trị TRUE nếu kiểm tra thấy đúng và FALSE nếu kiểm tra thấy sai về loại của giá trị cần tra cứu.

= IS... (Value)

10

ISEVEN ()

Trả về TRUE nếu number là số chẵn, FALSE nếu number là số lẻ.

= ISEVEN (Number)

11

ISODD ()

Trả về TRUE nếu number là số lẻ, FALSE nếu number là số chẵn.

=ISODD (Number)

12

N()

Chuyển đổi một giá trị thành một số.

Value: Là một giá trị muốn đổi sang số. Bảng dưới đây liệt kê kết quả trả về của hàm N:

Giá trị Kết quả

Giá trị số Chính số đó

Ngày Số xê-ri

TRUE 1

Các giá trị khác 0

=N(Value)

13

NA ()

Dùng để tạo lỗi #N/A! để đánh dấu các ô rỗng nhằm tránh những vấn đề không định trước khi dùng một số hàm của Excel. Khi hàm tham chiếu tới các ô được đánh dấu, sẽ trả về lỗi #N/A!

=NA (Value)

14

TYPE ()

Trả về loại của giá trị cần tra cứu.

Value: Có thể là trị số, chuỗi, giá trị lôgic, giá trị lỗi và mảng. Hàm Type trả về một trong các kết quả sau đây:

Giá trị Kết quả

Trị số 1

Chuỗi 2

Giá trị lôgic 4

Giá trị lỗi 16

Mảng 64

=TYPE (Value)

Page 16: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

32 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài học đã trình bầy về các vấn đề liên quan tới hàm trong Excel.Sinh viên cần nắm những phần chính

của bài là:

Các đặc điểm và cách nhập hàm trong Excel.

Cách sử dụng một số hàm cơ bản:

Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig)

Các hàm ngày giờ (Date & Time)

Các hàm thống kê

Các hàm ký tự

Các hàm cơ sở dữ liệu

Các hàm lôgic

Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference)

Các hàm tài chính

Các hàm thông tin

Page 17: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 33

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hàm trong Excel là gì?

2. Cú pháp chung của hàm trong Excel như thế nào?

3. Các hàm thông dụng của nhóm hàm Toán học và lượng giác gồm những hàm nào?

4. Hàm RANK() trong nhóm các hàm thống kê dùng để làm gì?

5. Muốn chuyển một chuỗi văn bản từ chữ thường sang chữ hoa thì dùng hàm nào?

6. Bạn hãy đưa ra 5 hàm tài chính và cho ví dụ để sử dụng những hàm đó.

7. Bạn hãy so sánh sự khác nhau giữa hàm HLOOKUP() và VLOOKUP() trong nhóm các hàm tìm kiếm và tham chiếu.

8. Bạn có gặp khó khăn khi sử dụng hàm trong Excel không? Nếu có thì đó là những khó khăn gì?

9. Bạn nêu một vài phím tắt sử dụng hàm thường được sử dụng trong Excel?

10. Trong Excel có những nhóm hàm nào?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 2.1:

Cho bảng điểm như sau:

STT HỌ TÊN TOÁN LÝ HÓA TỔNG ĐIỂM ĐỖ/TRƯỢT XẾP THỨ

1 Nguyễn Văn An 4 3 5

2 Trần Văn An 6 7 8

3 Lê Thi Thơm 7 7 5

4 Nguyễn Văn Sơn 7 3 4

5 Trần Văn Long 6 6 9

6 Vũ Thị Hạnh 4 7 2

7 Đoàn Xuân Phú 6 5 5

Tổng điểm cao nhất

Tổng điểm thấp nhất

Số lượng đỗ:

1. Tính tổng điểm, tổng điểm cao nhất và tổng điểm thấp nhất của mỗi sinh viên. Xếp thứ tự sinh viên.

2. Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết sinh viên nào trượt, sinh viên nào đỗ. Biết rằng nếu tổng ba điểm toán, lý và hóa nhỏ hơn 15 thì là trượt ngược lại là đỗ.

3. Từ kết quả của câu 2 đưa ra số lượng sinh viên thi đỗ.

Page 18: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

34 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

Bài 2.2:

CỬA HÀNG MẶT HÀNG GIÁ TRỊ

CH1 Gạo 45

CH2 Xăng dầu 65

CH3 Bia rượu 90

CH4 Gạo 75

CH5 Bia rượu 60

CH6 Xăng dầu 90

CH7 Gạo 43

CH8 Xăng dầu 77

CH9 Quần áo 80

Tổng gạo:

Tính tổng lượng gạo có trong bảng số liệu.

Bài 2.3:

Cho bảng sau:

STT TÊN PHÁI NĂM SINH

TOÁN VĂN ANH NGỮ

ĐIỂM THÊM

ĐIỂM TB

ĐIỂM KQ

1 LÂM NAM 68 10.0 8.0 9.0

2 HÀ NAM 68 8.0 8.5 9.0

3 HIỆP NAM 70 9.0 8.0 7.0

4 THẢO NỮ 66 10.0 4.0 7.0

5 MINH NAM 60 9.0 5.0 6.0

6 HƯƠNG NỮ 74 6.0 6.0 8.0

7 LINH NAM 74 7.5 5.0 6.0

8 NAM NAM 71 3.0 9.0 7.0

9 DIỄM NỮ 69 4.0 5.0 5.5

10 HẠNH NỮ 74 4.0 4.5 6.0

11 NGA NỮ 74 4.5 6.0 4.0

12 KHOA NAM 73 3.0 5.0 5.0

13 SƠN NỮ 72 4.0 3.0 5.0

Tính điểm thêm cho mỗi người theo quy tắc: Chỉ xét những người có năm sinh lớn hơn 72, nữ sẽ

được cộng 0.5 điểm còn nam được cộng 0.75 điểm

Tính điểm trung bình theo cách: ((điểm toán) * 3 + (điểm văn) + (điểm anh ngữ) * 2 ) : 6

Tính điểm kết quả theo quy tắc:

Page 19: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 35

Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm trung bình là điểm kết quả.

Nếu điểm trung bình nhỏ hơn 5 thì xét:

Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm lớn hơn 5 thì lấy điểm kết quả là 5.

Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm kết quả sẽ

bằng điểm trung bình cộng điểm thêm.

Bài 2.4:

Cho bảng dữ liệu 1 và 2 như sau:

Bảng 1

STT MÃ C.TỪ NGÀY NHẬP

TÊN HÀNG SỐ

LƯỢNG ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

THUẾ ĐỘC HẠI

TỔNG CỘNG

1 bl01 10/31/2007 Sữa bột 50

2 bl02 11/2/2007 Thuốc lá 100

3 bl01 11/2/2007 Sữa bột 125

4 bl07 11/17/2007 Đường 47

5 bl01 11/18/2007 Sữa bột 50

6 bl07 11/23/2007 Đường 60

7 bl01 11/26/2007 Sữa bột 65

8 bl07 11/19/2007 Đường 80

9 bl04 11/20/2007 Rượu 90

10 bl05 11/20/2007 Bột ngọt 120

11 bl01 11/22/2007 Sữa bột 48

Bảng 2: BẢNG ĐƠN GIÁ

MÃ CHỨNG TỪ TÊN HÀNG ĐƠN GIÁ ĐỘC HẠI

bl01 Sữa bột 25000

bl02 Thuốc lá 10000 X

bl07 Đường 4500

bl04 Rượu 15000 X

bl05 Bột ngọt 20000 X

Chú thích: Mã chứng từ: MÃ C.Từ

Kết hợp với dữ liệu bảng 2 để tính:

1. Đơn giá của các mặt hàng trong bảng 1.

2. Thành tiền sẽ bằng tích số lượng mỗi mặt hàng với đơn giá tương ứng.

3. Thuế độc hại chỉ tính đối với những mặt hàng có đánh dấu X ở cột “ ĐỘC HẠI ” trong bảng 2.

Được tính theo quy tắc : (thành tiền)* 5 /100.

4. Tổng cộng sẽ bằng thành tiền cộng với thuế độc hại.

Page 20: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

36 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

Bài 2.5:

Cho bảng Thông tin phòng và bảng Biểu giá.

THÔNG TIN PHÒNG

STT HỌ VÀ TÊN LOẠI

PHÒNG NGÀY ĐẾN

NGÀY ĐITHÀNH TIỀN

SỐ TUẦN

SỐ NGÀY

LẺ

ĐƠN GIÁ

TUẦN

ĐƠN GIÁ

NGÀY

TIỀN TUẦN

TIỀN NGÀY

LẺ

1 LÝ SƠN l3.1 5/8/2007 5/21/2007

2 ĐÀO HÙNG l2.2 5/21/2007 6/9/2007

3 VŨ THANH l1.2 5/10/2007 6/17/2007

4 NGUYỄN LAN l1.1 5/24/2007 6/5/2007

5 TRẦN LỆ l1.1 5/21/2007 6/7/2007

6 PHẠM VŨ l1.2 5/11/2007 5/25/2007

7 TRẦN QUÍ l3.2 5/22/2007 6/4/2007

8 HỒNG HƯƠNG l3.1 5/22/2007 6/14/2007

9 DƯƠNG ANH l3.3 5/24/2007 6/16/2007

10 VÕ TRUNG l4.1 5/26/2007 6/16/2007

BIỂU GIÁ

LOẠI PHÒNG TUẦN NGÀY

l1 55 9

l2 50 8

l3 45 8

l4 42 7

1. Tính số tuần và số ngày lẻ.

2. Tính đơn giá tuần và đơn giá ngày.

3. Tính tiền tuần và tiền ngày lẻ theo quy tắc

Tiền tuần bằng số tuần nhân đơn giá tuần.

Tiền ngày lẻ bằng số ngày nhân đơn giá ngày.

4. Hỏi thành tiền là bao nhiêu? Biết rằng thành tiền là tổng của tiền tuần với tiền ngày.

Page 21: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

ACC201_Bai 2_v1.0011103225 37

Bài 2.6:

Cho bảng kê bán hàng và bảng giá

BẢNG KÊ BÁN HÀNG

MÃ HÀNG

TÊN HÀNG

LOẠI GIÁ SỐ

LƯỢNG NGÀY THUÊ

NGÀY TRẢ

SỐ NGÀY THUÊ

TIỀN THUÊ

b01 1 200 250 1/4/2007 1/15/2007

g02 2 140 200 1/14/2007 1/30/2007

g01 1 150 150 1/17/2007 2/5/2007

b01 1 200 250 1/19/2007 2/2/2007

k01 1 120 320 1/24/2007 7/7/2007

TỔNG CỘNG

BẢNG GIÁ

MÃ HÀNG TÊN HÀNG GIÁ LOẠI 1 GIÁ LOẠI 2

b Bếp 200 180

g Ga 150 140

k Khăn 120 100

1. Cho biết tên hàng và số ngày thuê trong BẢNG KÊ BÁN HÀNG. Biết rằng số ngày thuê được tính: Lấy số ngày trả trừ đi số ngày thuê.

2. Cho biết tiền thuê là bao nhiều và được tính theo quy cách:

Tính giá trị a = (số lượng) * (số giá) * (số ngày thuê)

Nếu số lượng mặt hàng lớn hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a – a * 90%.

Nếu số lượng mặt hàng nhỏ hoặc bằng hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a.

Bài 2.7

STT CHỦ HỘ HÌNH THỨC

SỬ DỤNG CHỈ SỐ TRƯỚC

CHỈ SỐSAU

ĐIỆN TIÊU THỤ

TIỀN ĐIỆN

TIỀN CÔNG TƠ

TỔNG SỐ TIỀN

1 Trần Hữu Long sản xuất 0 500 500 5000 50000 55000

2 Trần Văn Bình kinh doanh 0 200 200 2000 30000 32000

3 Bạch Tuấn Vũ tiêu dùng 0 150 150 1500 10000 11500

4 Bùi Văn Tú sản xuất 0 600 600 5000 50000 55000

5 Hà Văn Anh tiêu dùng 0 101 101 1500 10000 11500

6 Lê Thị Hạnh tiêu dùng 0 50 50 1500 10000 11500

7 Đinh Văn Hải kinh doanh 0 300 300 2000 30000 32000

Page 22: 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

Bài 2: Một số hàm trong excel

38 ACC201_Bai 2_v1.0011103225

LOẠI SỐ HỘ TIỀN

Sản xuất

Kinh doanh

Tiêu dùng

Biết rằng:

1. Tiền công tơ tính như sau:

Hộ sản xuất: 50000 đồng/tháng.

Hộ kinh doanh: 30000 đồng/tháng.

Hộ tiêu dùng: 10000 đồng/tháng.

2. Giá điện

Hộ sản xuất: 5000 đồng/số.

Hộ kinh doanh: 2000 đồng/số.

Hộ tiêu dùng: 1500 đồng/số.

Câu hỏi: Thống kê số hộ, số tiền theo hình thức sử dụng.