20
1 | Page PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu, “Xạng” là voi. Lạn Xạng có nghĩa là Triệu Voi. Được mệnh danh là Miền đất Triệu Voi- Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Quốc kỳ Lào Huy hiêụ 1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý - Diện tích: 236.800 km 2 - Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1835 km.

[Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

1 | P a g e

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu, “Xạng”

là voi. Lạn Xạng có nghĩa là Triệu Voi. Được mệnh danh là Miền đất Triệu Voi- Lào nằm ở nơi

giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người

dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên

một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo.

Quốc kỳ Lào Huy hiêụ

1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

- Diện tích: 236.800 km 2

- Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc

ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía nam với đường biên

giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp

với Myanma ở phía tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây

với đường biên giới dài 1835 km.

Page 2: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

2

1.1.2. Điều kiện tự nhiên: Địa hình, tài nguyên, khí hậu

Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao

2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên

giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía

đông giáp với Việt Nam.

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa

mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12

đến tháng 4 năm sau

Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi

trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc

các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có

800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.

Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.

Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.

Page 3: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

3

1.2. Văn hóa – xã hội

1.2.1. Văn hóa ăn uống

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái

Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me,

lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất

nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc

… Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo

mộc.

Ẩm thực Lào có những món được xem là đặc sản như:

Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn

chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú

đẹt điêu , tôm dâm cung, cá nướng… Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 kíp/đĩa (khoảng 60.000

đồng/đĩa).

Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luông Prabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu

chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon. Khausoy là thành phần quan trọng nhất

của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại. Thực

khách có thể ăn món này tại đường dọc sông MêKong ở Luôngprabang với giá 15.000 kíp/tô

(khoảng 30.000 đồng/tô).

1.2.2. Văn hóa lễ hội

Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương

Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết

H'mong (tháng 12).

Tết được coi là lễ hội quan trọng nhất của người Lào. Tết ở Lào có tên gọi là Bunpimay hay

còn gọi là lễ hội té nước thường được diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Với ý

nghĩa gần giống với lễ hội té nước ở Thái Lan hay Myanmar, người dân Lào té nước để cầu may,

bình yên cho cả năm, để rũ bỏ đi mọi sự đen đủi, buồn phiền của năm cũ, đem lại sự mát mẻ,

phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống.

Hội Thạt Luổng - ngôi chùa tháp lớn và đẹp nhất tại Lào, là lễ hội tôn giáo lớn nhất, đậm

nét văn hoá Lào nhất. Lễ hội được diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 âm lịch lịch, kéo dài

một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Tới lễ hội Thạt Luổng, du khách ngoài việc

Page 4: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

4

cầu phước an lành cho tất cả mọi người, tận hưởng không khí giao hòa giữa trời đất, núi sông và

thần thánh thì còn có thể tham gia mua sắm với hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm

từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả

nước, của các nước láng giềng.

Page 5: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

5

1.2.3. Văn hóa đền chùa

Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đất nước Lào xinh đẹp cũng

không ít những thắng cảnh nổi tiếng, những vùng núi hoang sơ và các vùng quê thanh bình.

Những kiến trúc cổ kính, trang nghiêm của chùa tháp có ở khắp các bản mường trên đất nước

Lào. Điển hình là ở giữa lòng thủ đô Viêng Chăn có tháp Thatluong trang nghiêm, có chùa

Sisaket, chùa Hophakeo…, ở cố đô Luông Pha Băng có chùa Xiengthong, còn nổi tiếng ở nam

Lào là Wat Phu tỉnh Pakse. Và còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác…vv

Qua hình ảnh ta thấy những ngôi chùa là sự hiện diện của Phật giáo, đó là điều không thể

thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người Lào. Hơn thế nữa tại nơi đây Phật

giáo được coi là Quốc đạo. Trên các con đường lối phố, người dân cũng có mặt từ rất sớm để đón

chào, kính lễ, cúng dương. Không chỉ người lớn mà cả nhà cùng hướng thiện, giáo dục con cái về

lòng tin đạo Phật từ rất nhỏ bằng những hành động thực tế, cả gia đình thành kính cúng dương.

Từng đoàn các nhà sư khoác tấm áo cà sa màu vàng đi thành hàng dài để khất thực. Những việc

làm hướng thiện, con người sống chan hòa với tâm niệm từ bi hỷ xả theo lời dạy của đức Phật đã

ăn sâu vào tư tưởng tiềm thức của con người nơi đây.

1.2.4. Văn hóa trang phục

Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn

chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông” màu, kẻ ô vuông. Những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y

phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Xưa kia cũng như ngày

nay phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu,

không quá ngắn hoặc quá dài.

1.3. Chính trị

Thể chế chính trị: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân. Lào là nước theo thể chế chính

trị một đảng lãnh đạo, thực thi hình thức dân chủ tập trung nên mọi việc đều thống nhất theo chỉ

đạo từ trên xuống dưới.

Hiến pháp: Thông qua ngày 14-8-1991

Cơ quan Hành pháp: Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước; Chủ tịch nước do Quốc hội

bầu, nhiệm kỳ 5 năm.

Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng; Thủ tướng do Chủ tịch nước đề cử, Quốc hội biểu

quyết, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan Lập pháp: Quốc hội một viện, gồm 99 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu.

Cơ quan Tư pháp: Tòa án nhân dân Tối cao. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao do Quốc hội bầu.

Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu; cử tri từ 18 tuổi trở lên.

Page 6: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

6

PHẦN II:

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA CHDCND LÀO

2.1. Các giai đoạn phát triển kinh tế

2.1.1. Trước năm 1975

- Bối cảnh

Trong Thế chiến thứ hai, người Nhật chiếm Đông Dương. Khi Nhật đầu hàng, những người

quốc gia Lào tuyên bố độc lập, nhưng tới đầu năm 1946, quân Pháp tái chiếm nước này và chỉ

trao cho họ một số quyền tự trị hạn chế. Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Đảng cộng

sản Đông Dương đã lập ra tổ chức kháng chiến Pathet Lào nhằm giành độc lập cho Lào. Lào

hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những người cộng sản Việt Nam đánh bại và sau Hội nghị

Genève năm 1954.

Từ năm 1954-1975: Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai

- Thực trạng

Trong giai đoạn này Lào là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, có nền kinh tế

kém phát triển và hầu như không tăng trưởng.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ 2, hơn 85% dân số Lào vẫn canh tác nông nghiệp lạc

hậu, sản phẩm làm ra không đủ sống. Công nghiệp phát triển rất yếu, Lào phải nhập khẩu hầu hết

các nhu cầu của người dân về sản phẩm sản xuất. Phân phối hàng hóa bị hạn chế hoàn toàn vào

Viêng chăn và một số thị trấn chủ yếu khác. Thậm chí tại đây mức tiêu thụ hàng hóa cũng rất

thấp.

Về cơ sở hạ tầng, chỉ có 5.000km đường đất và điện tín; công tác y tế còn lạc hậu, chưa đáp

ứng yêu cầu. Y tế cơ sở tại các vùng sâu, vùng xa rất thiếu, nhất là tại các địa phương nghèo

Giáo dục đào tạo: cả nước có 1 trường trung học, 6 trường tiểu học tập trung ở thủ đô

Viêng Chăn và các thị xã lớn. Các trường học này chủ yếu dành cho con em quan lại phong kiến.

Tầng lớp khá giả của Lào thường qua Pháp, qua Việt Nam học tập. Hơn 90% trẻ em ở độ tuổi đi

học không được cắp sách đến trường. .

2.1.2. Giai đoạn 1975-1979

- Bối cảnh:

Ngày 2/12/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật

đổ chế độ Quân chủ lập hiến. Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ra đời.

Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của

Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất

nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí,

vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ

trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội.

Page 7: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

7

- Chính sách, thực trạng:

Sau năm 1975, Chính phủ mới đã áp dụng những chính sách kinh tế mới theo cơ chê tập

trung, bao cấp. Các xí nghiệp nhỏ được quốc hữu hóa, cơ quan thương mại nhà nước thay thế cho

thương mại tư nhân.

Đến năm 1978, Lào thực hiện cải cách nông nghiệp. Biểu hiện: xây dựng các hợp tác xã

nông nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên, phong trào hợp tác hóa này không tồn tại được lâu, với kết

quả sản xuất không những không tăng mà còn giảm so với trước khi tiến hành hợp tác hóa.Vì

vây, chính sách này đã bị bãi bỏ vào năm 1979.

=> Cơ chê bao cấp đã đẩy nền kinh tế Lào rơi vào suy thoái, nền kinh tế đi xuống và lâm vào bế

tắc do thu hoạch kém, lạm phát tăng lên nhanh chóng.

2.1.3. Giai đoạn 1979 – nay

- Bối cảnh:

Đứng trước tình trạng suy thoái của nền kinh tế, Chính phủ Lào đã quyết tâm thi hành

những cuộc cải cách kinh tế trên pham vi lớn hơn.

Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế

giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn

diện, xây dựng và phát triển đất nước

- Chính sách, thực trạng:

Cuộc cải cách kinh tế mới vào năm 1986 ‘’Cơ cấu kinh tế mới’’ được cho là sự phân quyền

trong quyền kiểm soát giá cả, sản lượng chỉ tiêu và vấn đề lương.

Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài được công bố. Đến giưã thập niên 90, khu vực kinh tế

tư nhân bắt đầu vững chắc hơn. Từ đó, kinh tế Lào tiếp tục phát triển và đạt được những thành

công nhất định.

Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan vào giữa năm 1997 ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế

còn non yếu của Lào lúc bấy giờ bởi Thái Lan là đối tác thương mại lớn và nhà đầu tư chính của

Lào.

Tháng 02/2013: Lào đã trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Để

đạt được kết quả quan trọng này, Lào đã đệ đơn gia nhập WTO từ năm 1997; thực hiện rất nhiều

cuộc đàm phán song phương với các thành viên quan tâm, trong đó có Australia, Canada, Trung

Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Ukraine. Gia nhập WTO sẽ giúp

Lào được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở mức độ nhất định. Đặc biệt, Lào sẽ phải tuân

thủ mức trần thuế đối với hàng hóa, các giới hạn trợ cấp cho nông nghiệp, và khả năng tiếp cận

các thị trường dịch vụ

Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng

xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn, gồm: ngoại thương,

sản xuất sản phẩm và quản lý xuất- nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị trường

Page 8: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

8

và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính; tăng cường hợp tác kinh tế

khu vực và tích cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

2.2. Thành tựu đạt được

CHND Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện kể từ sau ngày cả nước hoàn toàn

giải phóng 2/12/1975. Đặc biệt, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế 1986 đến nay, Lào từ một

trong những nước chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nền

kinh tế quốc dân vững mạnh.

(Đvt: Tỷ kíp)

Hình 2.1. GDP của Lào từ 2000- 2010

Gía trị GDP, xuất nhập khẩu của Lào tăng qua các năm từ năm 2000- 2010. Năm 2000, GDP

theo giá thị trường thực tế chỉ đạt 12917.5 tỉ kíp , đến năm 2010 đạt 5428.6 tỉ kíp, tăng 41365.1 (gấp

4 lần). Gía trị xuất nhập khẩu đề tăng qua các năm, tuy nhiên cán cân thương mại vẫn thâm hụt ( năm

2000 thâm hụt 314 triệu USD).

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào 2000- 2010

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP

GDP

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Page 9: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

9

(Đvt:Triệu USD)

Hình 2.2. Cán cân thương mại của Lào 2000- 2010

-1000

-500

0

500

1000

1500

2000

2500

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

XK

NK

Cán cân TM

1.GDP

(Tỉ

kíp)

12917.5 14854.2 17682.0 21287.0 2515.5 28947.8 35980.9 39345.5 44777,8 47225,3 54282,6

2. XK

(Triệu

USD)

330 320 301 336 363 553 882 923 1092 1053 1746

NK 535 510 447 462 713 882 1060 1065 1403 1461 2060

Cán

cân

TM -205 -190 -146 -126 -350 -329 -178 -142 -311 -408 -314

Nông

nghiệp

(nghìn

tấn)

2202 2335 2417 2375 2529 2568 2664 2710 2970 3145 3006

6. Năng lượng

Than

(ngìn

tấn)

220 210 270 250 300 320 319,2 682 392 466

-

Điện

(Tr.kwh

)

3678 3590 3602 3179 3348 3492 3606 3362 3705 3427

-

Page 10: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

10

Trong năm tài khóa 2011- 2012, Lào đã khắc phục những khó khăn như lũ lụt, lạm phát cũng

như những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế…để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong năm tài khóa này, GDP của Lào tăng 8.3% so với cùng kỳ, đạt 620.000 tỉ kíp (7.74 tỷ USD),

GDP/người: 9.64 triệu kíp (1.203 USD).

Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với

GDP tăng bình quân 7,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013-2014.

Những thành tựu đó tạo thuận lợi để Chính phủ Lào thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội năm năm lần thứ 7 trong năm nay cũng như các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Kể từ khi Lào thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay, nước này đã thu hút được

hơn 22 tỷ USD với hơn 4.500 dự án của các nhà đầu tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó,

lĩnh vực đầu tư nhiều nhất vẫn là khoáng sản với giá trị đầu tư lên đến 5,7 tỷ USD, tiếp đến là điện

lực 5,1 tỷ USD, nông nghiệp 2,7 tỷ USD và dịch vụ hơn 2,3 tỷ

USD...

Một thành tựu quan trọng khác là quan hệ hợp tác giữa Lào và các quốc gia khác ngày càng mở

rộng. Hiện nay, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng

lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở Niu York, giơnevơ và có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các

nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM…)

2.3. Vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát triển Lào

2.3.1. Những vấn đề cần đươc đặt ra với nước Lào

Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện.

Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc

hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ

thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông

trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.

Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng

80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế

(IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông

nghiệp và khai khoáng. Điều này chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực của Lào còn rất yếu kém

và nguồn tài chính vẫn còn phụ thuộc bên ngoài nhiều.

2.3.2. Những giải pháp nhằm phát triển Lào

- Cần có chính sách đổi mới nền kinh tế phù hợp. Kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển

nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực;

phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập

thể được củng cố và phát triển vững mạnh

Page 11: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

11

- Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh

đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng

kém phát triển;

- Tập trung phát triển chất lượng nguồn nhân lực theo hướng hiện đại hóa.

2.4. Quan hệ của Lào với các tổ chức Kinh tế

2.4.1. Quan hệ với WTO

Theo thông báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào ngày 2/2/2013, Lào chính

thức trở thành thành viên thứ 158 của tổ chức thương mại đa phương này.

Việc gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho “đất nước triệu voi” mở rộng quan hệ thương mại và

thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, tạo ra những cơ sở vững chắc để thực hiện

những mục tiêu thoát nghèo, ngày càng phát triển đi lên.

Cú hích mới cho tăng trưởng

Lào là một trong số ít những nước đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiện vẫn còn nằm

trong danh sách các nước kém phát triển nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới

(WB), trong giai đoạn 1993-2011, nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân tới

6,9%/năm. Tuy nhiên, vào năm 1997, vẫn có tới 38,6% số dân nước này trong tình trạng đói

nghèo. Mặc dù tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27,6% năm 2008 nhưng con số vẫn rất cao

Vì vậy, để tạo ra động lực mới cho tăng trưởng và thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo,

tháng 7/1997, Lào đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Tuy nhiên, quá trình đàm phán chính thức chỉ

bắt đầu từ năm 2004. Tám năm sau đó, ngày 26/10/2012, Đại hội đồng WTO đã thông qua thỏa

thuận về việc tư cách thành viên WTO của Lào. Ngay sau đó, Bộ trưởng Công thương kiêm

Trưởng đoàn đàm phán của Lào Nam Viyaketh và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã Nghị

định thư về việc Lào gia nhập WTO. Và vào ngày 3/1/2013, Lào thông báo với WTO về việc

nước này đã phê chuẩn thỏa thuận về việc gia nhập WTO. Điều này đồng nghĩa với việc Lào

chính thức trở thành thành viên thứ 158 của WTO vào ngày 2/2

Các nhà phân tích cho rằng việc gia nhập WTO sẽ khiến Lào trở nên hấp dẫn hơn trong mắt

các nhà đầu tư nước ngoài. Các dòng vốn nước ngoài đổ vào đây sẽ giúp đổi mới cơ cấu của nền

kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp và khai khoáng, đồng thời giúp hiện đại hóa

cơ sở hạ tầng kém phát triển của nước này.

Ông Prachit Xayavong, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp thủ đô Vientiane,

nói: “Tư cách thành viên WTO cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ thu hút thêm vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) và có quyền lực hơn để thương lượng với các đối tác thương mại."

Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng sẽ giúp Lào mở rộng quan hệ thương mại, tạo ra các động

lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế nước này. Bà Keiko Miwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân

Page 12: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

12

hàng Thế giới (WB) tại Lào, cho rằng với việc gia nhập WTO, Lào đã “phát đi tín hiệu mạnh mẽ

rằng nước này đang mở cửa cho hoạt động thương mại."

“Quan trọng hơn, việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng đối với Lào khi nước này

đang đi theo con đường phát triển của mình. Các cam kết gia nhập WTO sẽ giúp nước này đa

dạng hóa và giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, thu hút vốn đầu tư có chất lượng

vào các lĩnh vực phi tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm việc làm và giảm nghèo”, bà Miwa nhấn

mạnh.

Trong đàm phán gia nhập WTO, có một điều thuận lợi với Lào là nước này vẫn đang nằm trong

danh sách các nước “kém phát triển nhất” thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ cam kết

của Lào sẽ thấp hơn so với nhiều quốc gia khác và Lào có nhiều thời gian hơn để thực hiện đầy

đủ các cam kết theo quy định của WTO.

Vẫn còn những thách thức

Một trong số các cam kết quan trọng của Lào khi gia nhập WTO đó là nước này sẽ phải hạn

chế trợ cấp cho ngành nông nghiệp. Cam kết này sẽ tạo ra các thách thức không nhỏ đối với

Chính phủ Lào bởi vì, có tới 85% dân số Lào đang sống bằng nghề nông.

Bên cạnh đó, nước này phải mở cửa 10 lĩnh vực cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có

các ngành ngân hàng, viễn thông, phân phối, các dịch vụ y tế và môi trường, du lịch, xây dựng và

vận tải hàng không. Mức thuế suất trung bình đối với các hàng hóa nhập khẩu được giới hạn ở

mức tối đa 18,8%. Điều này làm gia tăng khả năng hàng hóa nhập khẩu sẽ tràn ngập thị trường

Lào và bót nghẹt nền kinh tế mang tính cạnh tranh thấp của nước này.

Mặt khác, trong quá trình thương lượng về việc gia nhập WTO, Lào đã thông qua/sửa đổi

hơn 90 luật và quy định để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức này. Tuy nhiên, Lào sẽ gặp phải các

thách thức không nhỏ để hoàn thiện hệ thống pháp luật vẫn còn yếu kém của mình. Các chuyên

gia phân tích cho rằng Lào sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thực thi các cải cách thực chất nhằm giúp

hệ thống luật pháp phù hợp với các thỏa thuận của WTO.

Chuyên gia về thương mại Richard Record của WB ở Vientiane nhận định: “Việc gia nhập

WTO chỉ mang lại lợi tích thực sự (cho Lào) khi các cuộc cải cách và các cam kết được thực hiện

một cách đầy đủ. Điều này đồng nghĩa với việc các lợi ích sẽ không tự động đến, và để đảm bảo

rằng đầu tư và thương mại tiếp tục tăng trưởng, Lào cần phải nỗ lực để theo đuổi (các cuộc cải

cách và cam kết đó)”

2.4.2. Lào với ASEAN

Thứ trưởng Alounkeo Kittikhoun cho biết việc Lào chính thức gia nhập ASEAN năm 1997

là minh chứng cho chính sách đối ngoại của Lào, đó là hòa bình, mở rộng hợp tác và hữu nghị

với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước láng giềng trong khu vực. Trong

thời kỳ toàn cầu hóa như ngày nay, không quốc gia nào đứng riêng rẽ được, vì thế, mọi quốc gia,

mọi châu lục đều tham gia hợp tác khối và Lào cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Page 13: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

13

Việc gia nhập ASEAN đã góp phần nâng cao vị thế của Lào không chỉ trong khu vực mà cả

trên trường quốc tế, bởi ASEAN có tới 10 quốc gia đối tác, đối thoại.

Thông qua diễn đàn ASEAN mở rộng, vị thế của Lào đã được nâng lên, có thêm nhiều hợp

tác đa phương với thế giới, không chỉ trong hợp tác về chính trị mà cả về kinh tế và xã hội.

Sự tham gia của Lào vào ASEAN đã khẳng định chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương

hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng NDCM Lào từ Đại hội IV theo

tinh thần "CHDCND Lào muốn làm bạn của tất cả các nước".

Cho tới năm 2004, Lào đã tham gia trên bình diện rộng các hoạt động của ASEAN về chính

trị, an ninh như trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Á-Âu (ASEM),

tham gia Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) góp phần củng cố và

nâng cao uy tín của ASEAN, kiên trì nguyên tắc cùng ASEAN khắc phục sự bất đồng nội bộ, hạn

chế sự can thiệp của bên ngoài dưới chiêu bài các vấn đề như nhân quyền, dân chủ.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Lào đã từng bước tham gia vào ASEAN, mở

rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như khu Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Chương trình

Thuế quan ưu đãi hiêu lực chung (CEPT), ký Hiệp đinh khung về việc thiết lập Khu vực Đầu tư

ASEAN (AIA,10/1998), tham gia các hiệp định và nghị định thư của ASEAN về hợp tác dịch vụ,

nông, lâm và ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và

du lịch.

Đặc biệt, về hợp tác phát triển tiểu vùng trong ASEAN, Lào đã chủ động có những sáng

kiến quan trọng như: Chương trình hợp tác phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc

hành lang Đông-Tây(WEC), được ghi nhận trong Chương trình Hành động Viêng Chăn, thúc đẩy

ASEAN triển khai chương trình hợp tác ASEAN về phát triển lưu vực sông Mê Công.

Đóng góp tích cực và chủ động của CHDCND Lào được ghi nhận tại các cuộc hội nghị Bộ

trưởng Ngoại giao ASEAN, giữa Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN với Bộ trưởng Ngoại

giao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và hội nghị sau Hội

nghị Bộ trưởng (PMC) giữa ASEAN và 10 nước đối thoại.

Trong nhiệm khóa tháng 7/2004 đến 7/2005, Lào chính thức tiếp nhận chức vụ Chủ tịch Ủy

ban Thường trực ASEAN và sẽ đăng cai Hội nghị Thượng định ASEAN vào cuối năm nay tại thủ

đô Viêng Chăn, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM), Hội nghị Diễn đàn

khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị giữa Bộ trưởng ASEAN với Bộ trưởng các nước đối thoại

(PMC).

Theo Báo Paxaxôn (Lào) số ra ngày 22/7/2005, Lào đang triển khai phối hợp hành động

giữa các nhóm công tác, chuẩn bị ngân sách hoạt động, lễ tân và nội dung cho các cuộc hội thảo,

đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước thành viên trong việc đảm bảo an toàn cho đại biểu

tham dự hội nghị.

Page 14: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

14

Năm 2007, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thoonglun Sisoulith đã thay mặt

Chính phủ Lào trao tặng ông Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong Huân chương hữu nghị của

Nhà nước Lào nhân dịp ông sắp kết thúc nhiệm kỳ công tác ở ASEAN và đang có chuyến thăm

Lào. Việc làm này đã góp phần củng cố tình hữu nghị cũng như thể hiện sự tích cực của Lào

trong khối đoàn kết.

SEA Games 25 năm 2009 được tổ chức tại Lào cũng là kỷ niệm 50 năm của Đại hội thể

thao các nước ASEAN. Đây là lần đầu tiên đất nước Triệu Voi tổ chức sự kiện thể thao lớn của

khu vực. Đoàn kết, cùng nắm tay nhau tiến lên phía trước là thông điệp của Đại hội SEA Games

25 mà nước chủ nhà Lào muốn gửi tới 10 nước ASEAN.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế châu Á công bố vào tháng 7, Ngân hàng ADB dự

báo kinh tế Lào sẽ tăng trưởng mạnh 7.7% trong năm 2011 và 7.8% trong năm 2012, tốc độ gia

tăng mạnh nhất trong khu vực.

Dự báo của ADB vẫn còn thấp hơn so với ước tính 8.6% của Ngân hàng Thế giới (WB) và

kỳ vọng 8.3% của Chính phủ Lào. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là cả WB, ADB và Chính

phủ Lào đều thừa nhận khai khoáng và thủy điện là hai động lực của nền kinh tế.

Dự báo của ADB về tăng trưởng GDP năm 2011 và 2012 của các quốc gia ASEAN:

Nguồn: ADB

Ngày 16/12/2013, Hội nghị các quan chức cấp cao GTVT ASEAN lần thứ 36 (STOM 36)

đã khai mạc tại tỉnh Pakse, CHDCND Lào.

Ngày 24/7/2014, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, phối hợp với Tiểu ban Thông tin Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ASEAN tại thủ đô

Viêng Chăn, hướng tới cuộc thi tìm hiểu về ASEAN cấp khu vực lần thứ 6, nhằm gia tăng hiểu

biết của nhân dân Lào về khối đại đoàn kết.

Page 15: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

15

Bàn về những ưu tiên của Lào khi đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2015,

ông Alounkeo Kittikhoun cho hay cuối năm 2014, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức ra đời với 3

trụ cột gồm trụ cột an ninh, chính trị; trụ cột kinh tế và trụ cột văn hóa xã hội. Cũng trong cuối

năm nay, ASEAN sẽ phê chuẩn tầm nhìn và kế hoạch hành động trong 10 năm tới. Do đó, trên

cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2016, chắc chắc Lào sẽ triển khai tầm nhìn và kế hoạch hành

động của ASEAN trong 10 năm tới.

Ngày 24/3/2015, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham

dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại Brunei, theo lời mời của Quốc vương Hassanal

Bolkiah.

Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong (Ảnh AP)

Chuyến đi này là cơ hội để Lào cảm ơn các nước thành viên ASEAN, các đối tác đối thoại và các

tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 2 năm

nay. Theo Thủ tướng Lào, đây là cơ hội để Lào hội nhập kinh tế thế giới và vững bước trở thành

thành viên Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Trong hội nghị lần này, đoàn đại biểu Lào quan tâm tới các tiến bộ đạt được trong xây dựng

Cộng đồng ASEAN; Các nhóm bao gồm 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN,

Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN.

Lào thảo luận về các sáng kiến hội nhập ASEAN và Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN.

Ngoài ra, tại Hội nghị này, Lào quan tâm thảo luận về hợp tác trong ASEAN và hợp tác giữa

ASEAN và các đối tác đối thoại, cũng như tiến trình ASEAN tiến đến năm 2015.

2.5. Mối quan hệ Việt Nam – Lào

Page 16: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

16

Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã

được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và đặc biệt

trong hơn bảy thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân

dân hai nước Việt Nam – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phom-vi-hẳn đặt

nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày

công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của hai

nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Trong thời kỳ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, hai nước đã thành

lập Liên quân Việt – Lào để cùng chung sức chiến đấu chống kẻ thù chung. Những chiến sĩ quân

tình nguyện Việt Nam đầu tiên đã sang Lào cùng chiến đấu sát cánh bên lực lượng vũ trang Pa-

thét Lào. Quyết tâm, hy sinh xương máu và sự phối hợp chặt chẽ giữa những người con ưu tú của

hai dân tộc đã góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống thực dân cũ của hai nước đi đến thắng

lợi vẻ vang, với việc ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.

Thời kỳ sau đó, tinh thần đoàn kết Việt Nam – Lào lại càng được hun đúc và tôi luyện hơn

khi hai nước nhịp nhàng hỗ trợ nhau trên các mặt trận quân sự và đối ngoại, làm thất bại âm mưu

phá hoại và tiến hành chiến tranh do chủ nghĩa thực dân mới gây ra.

Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một giai

đoạn mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt –

Lào ngày càng được tăng cường và dãy Trường Sơn hùng vĩ với hai nửa Trường Sơn Đông –

Trường Sơn Tây đã trở thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi,

cọng rau bẻ nửa” trong những năm tháng gian khổ nhưng đầy vinh quang, cùng góp phần to lớn

giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh

cao là Đại thắng Mùa Xuân 1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2-12-1975 tại Lào.

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình và quá độ đi lên CNXH,

quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến đấu chống kẻ thù chung sang quan hệ

hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam và

Đảng NDCM Lào. Ngày 18-7-1977, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Hiệp ước có ý

nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan

hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong thời kỳ mới; tạo cơ sở để hai bên tiến tới ký kết hàng loạt các

thỏa thuận hợp tác sau này giữa hai nước. Trong quá trình hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sau chiến

tranh, Việt Nam đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang giúp bạn bảo đảm an ninh, ổn định đời sống,

khôi phục sản xuất và phát triển kinh tế. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ đó được thực hiện trên

cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao ý chí tự lực, tự cường,

hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.

Trong công cuộc đổi mới của mỗi nước ngày nay, cả hai nước Việt Nam và Lào đều giành

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế, xã hội, đối ngoại. Quan hệ hợp tác

gắn bó giữa hai nước Việt – Lào cũng được đẩy mạnh và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ

chính trị giữa hai nước đã và đang phát triển trên một nền tảng sâu rộng và ngày càng vững chắc.

Đến nay, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và địa

phương hai bên được tiến hành thường xuyên; Ủy ban liên Chính phủ thường niên được duy trì

Page 17: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

17

và củng cố. Giao lưu giữa các tổ chức, các tầng lớp nhân dân ngày càng nhộn nhịp, hình thức

ngày càng phong phú.

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong

những năm gần đây ngày càng khởi sắc, bước đầu tạo nền tảng vật chất để liên kết và củng cố

mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ các chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên

thương mại Việt Nam – Lào tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Tổng kim ngạch xuất,

nhập khẩu giữa hai nước từ năm 2001 đến 2005 ước đạt 687,8 triệu USD, bình quân 137,56 triệu

USD/năm. Năm 2006, tổng kim ngạch hai chiều đạt 260 triệu USD. Theo số liệu thống kê của

Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2011-2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-

Lào tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định ở mức 30,08%.

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng

hóa với quốc gia láng giềng này, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt

khá cao. Đáng lưu ý là trong năm 2013, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ

Lào (tăng 50,4% so với năm 2012), mức nhập siêu tăng lên đến 210,8 triệu USD, cao gấp 1,5 lần

so với mức 23,3 triệu USD của 1 năm trước đó.

Mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng hóa giữa

Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước. Tổng kim ngạch hàng hóa

xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%). Về phía Lào, theo số liệu thông kê tổ

chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này

là 4,6 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam chỉ chiếm khoảng

16% tổng trị giá giao dịch thương mại hàng hóa của nước này.

Về xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường

Lào liên tục giữ ở mức cao trong những năm qua nhưng quy mô sản xuất sang thị trường tiềm

năng này vẫn còn rất nhỏ bé. Trong năm 2013, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị

trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 458 triệu USD, tăng 8,6% so với

năm 20112. Xét trong nội khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Malaysia và

Brunây.

Page 18: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

18

Biểu đồ: Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam-Lào trong giai đoạn

2011-2013 và 5 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong năm 2013 là

xăng dầu các loại với lượng xuất khẩu đạt 106 nghìn tấn, trị giá 107 triệu USD, chiếm 23% tổng

trị giá hàng hóa nhập khẩu của Lào từ Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao

bao gồm: sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; ngô…

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2014,

tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia láng giềng này gần 7 triệu dân này là gần

196 triệu USD, giảm 4,6% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ một năm trước đó.

Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong các thị trường cung cấp hàng hóa cho

Việt Nam năm 2013 với tổng trị giá nhập khẩu là 668 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN thì

Lào xếp thứ 6 (tăng 2 bậc so với năm 2012) và chiếm 3,13% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các

quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2014,

tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào vào Việt Nam đạt 444 triệu USD, tăng

mạnh 94% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ, sản phẩm gỗ là nhóm hàng chính mà các doanh nghiệp

Việt Nam nhập khẩu từ Lào trong những năm qua, tính chung chiếm trên 60% tổng kim ngạch

nhập khẩu từ thị trường này. Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng lớn

Page 19: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

19

nhất này có xuất xứ từ Lào đạt gần 356 triệu USD, giảm nhẹ 2,4% so với cùng thời gian năm

2013.

Cùng với tăng trưởng thương mại là sự tiến bộ vượt bậc của hợp tác đầu tư. Cho đến nay,

Việt Nam đã có 71 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 500 triệu USD và trở thành nước

lớn thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào. Các dự án đầu tư của ta vào Lào tập trung có hiệu

quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp…

Không chỉ giới hạn trong hợp tác kinh tế, hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng được quan tâm thúc

đẩy. Hợp tác giáo dục, đào tạo đã và đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và được nâng lên cả

về số lượng và chất lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và

phát triển nông thôn. Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc đẩy, với việc

hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Hợp tác

an ninh – quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ tin cậy cao.

Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và

Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như LHQ, Hiệp hội các quốc gia

Đông – Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu

vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam

(CLMV). Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camp-chia; góp phần nâng cao uy tín và vị thế

của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và

yêu cầu phát triển của mỗi nước, hai nước đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ hữu

nghị truyền thống tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt – Lào lên tầm cao mới, theo

phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng

kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt

được mục tiêu này, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí quyết tâm và thỏa thuận chỉ đạo các

cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hai nước phấn đấu phối hợp làm tốt những trọng

tâm sau:

- Không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị

đặc biệt hiếm có không chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà thấm sâu xuống các tầng lớp nhân dân, đặc

biệt là thế hệ trẻ.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp

sẵn có. Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền hai nước và hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu

tiên, ưu đãi đã dành cho nhau. Chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: Chính phủ với Chính phủ,

địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn

nhau giữa hai nền kinh tế. Trong từng thời kỳ, xác định một số trọng tâm hợp tác kinh tế cụ thể,

phù hợp với khả năng, nhu cầu của mỗi nước và mang lại lợi ích cho cả hai phía; tập trung tổ

chức thực hiện triệt để, đồng thời thường xuyên theo dõi giám sát để tháo gỡ kịp thời các vướng

mắc phát sinh.

Page 20: [Kinh tế ASEAN] Kinh tế Lào

20

- Tiếp tục tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và cùng phối hợp

nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi

nước, chia rẽ quan hệ hai nước.

- Tích cực trao đổi thông tn về tình hình quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn

quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên.